Phụng Vụ - Mục Vụ
Các Con hãy nên Thánh
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
00:31 31/10/2018
Lễ các Thánh Nam Nữ
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II có lòng tôn kính đặc biệt đối với các Thánh, nhất là các Thánh tử đạo. Ngài là vị Giáo hoàng đạt kỷ lục trong việc tôn phong các Thánh và Chân phước. Ngài tôn phong 1.322 Chân phước và 457 vị Hiển thánh, trong đó có 117 vị Thánh tử đạo Việt Nam và 120 vị thánh tử đạo Trung Hoa. Con số vị Thánh và Chân phước được Ngài tôn phong hơn tổng số các vị mà các Giáo hoàng tiền nhiệm của Ngài tôn phong trong vòng 400 năm trước đó.
Trong dọc dài lịch sử, Giáo hội đã tôn phong rất nhiều vị Thánh.Thế nhưng, so với vô vàn các thánh trên trời, thì những người được Giáo Hội tuyên phong Chân phước và hiển Thánh chỉ là con số rất nhỏ. Theo lời Sách Khải Huyền, các thánh trên trời là “một đoàn người đông đúc, không sao đếm nổi”, thuộc mọi dân, mọi nước, mọi ngôn ngữ. Các Ngài đang chúc tụng Thiên Chúa, Đấng ngự trên ngai và Con Chiên, là Chúa.
Hôm nay Giáo hội mừng lễ Các Thánh. Đây là thành quả Ơn Cứu Độ của Chúa Kitô : “Lòng thương xót của Chúa trải rộng từ đời nọ đến đời kia”. Lời Kinh Tiền Tụng trong sách lễ Rôma cầu nguyện như sau:Vinh quang Cha rạng ngời nơi cộng đoàn các thánh. Và khi tuyên dương công trạng các ngài là Cha biểu dương chính hồng ân Cha ban. Cha dùng đời sống các ngài làm gương cho chúng con học đòi, bắt chước; Cha cho chúng con được chung phần gia nghiệp nhờ hiệp thông với các ngài; Cha phù trợ chúng con nhờ lời các ngài cầu thay nguyện giúp.
Như thế việc tuyên phong các thánh có mục đích:
- Tôn vinh Thiên Chúa: nếu các thánh là "thánh thiện", "quyền năng" ... thì Thiên Chúa càng quyền năng thánh thiện hơn biết chừng nào! Ðời sống các ngài phản ánh đời sống của chính Chúa, cho dù chỉ là một cách mờ nhạt.
- Nêu gương mẫu mực cho người Kitô hữu.
- Củng cố niềm hy vọng của chúng ta. Nếu các thánh là những con người cũng đầu đen máu đỏ như ta và cũng yếu đuối như bất cứ ai, nhưng nhờ biết cộng tác với ơn Chúa mà đã được hưởng một gia nghiệp vinh quang như thế, thì tại sao ta lại không thể được?
- Ðể các thánh cầu bầu cho ta trước mặt Chúa,và chắc chắn lời cầu bầu đó là rất hiệu nghiệm.
Lễ Các Thánh hằng năm nhắc nhở chúng ta rằng, lý tưởng làm thánh không dành riêng cho thành phần nào trong dân Chúa, nhưng hết thảy mọi người Kitô hữu đều được kêu gọi nên thánh như nhau.Nhiều người quen nghĩ rằng làm thánh là việc dành riêng cho các nhà tu hành, còn giáo dân thì làm sao có thể mơ tới lý tưởng cao cả ấy được? Quả thực, có một thời người ta đã lấy các vị đan sĩ, tu sĩ làm mẫu mực cho lý tưởng Kitô giáo, và ai ai trong Giáo hội, từ các giáo sĩ đến giáo dân cũng phải gắng sức xích lại gần mẫu mực ấy được chừng nào hay chừng ấy.Công đồng Vatican II đã nhắc lại rằng, tất cả mọi thành phần Giáo Hội đều được mời gọi nên thánh, nhưng mỗi người tùy theo đấng bậc, tùy theo khả năng và hoàn cảnh riêng mà mang một vẻ thánh thiện riêng, khiến cho Giáo Hội được trau dồi bằng những vẻ đẹp muôn màu muôn sắc. Mẫu mực thánh thiện chỉ có một nhưng cách "hoạ lại" mẫu mực ấy thì thiên hình vạn trạng.Thánh Phanxicô đệ Salê đã nói một câu rất đẹp theo ý ấy: "Bất kỳ Chúa trồng bạn ở đâu, bạn hãy trổ những bông hoa đẹp nhất cho Người ở đó".
Mỗi nơi có những điều kiện riêng, nơi ẩm nơi khô, nơi phì nhiêu nơi sỏi đá, nơi thấp nơi cao… mỗi đấng bậc, mỗi hoàn cảnh, mỗi tính tình cũng tương tự như thế. Chúa chỉ đòi hỏi ta ở chỗ nào thì tuỳ theo điều kiện cụ thể chỗ ấy mà trổ bông đẹp tức là nên thánh (Cố Lm Nguyễn Hồng Giáo, ofm).
Chỉ mình Thiên Chúa mới là Đấng Thánh, còn con người được mời gọi trở nên thánh khi tham dự vào sự thánh thiện duy nhất của Thiên Chúa. Các Thánh được tuyên phong lên bậc hiển thánh bởi vì cuộc đời các ngài là một tấm gương phản chiếu sự thánh thiện của Thiên Chúa. Ai giống Đức Kitô, người ấy trở nên thánh thiện. Ai thực hiện những giá trị Tin mừng, người ấy trở nên thánh thiện. Một sự thánh thiện như thế rất có thể được thực hiện trong một đời sống rất bình thường. Giáo hội hướng tới một sự thánh thiện tỏa rộng, một hình thức thánh thiện vừa bình dân, vừa gần gũi lại vừa có thể được thực hiện cho hết mọi người, thay vì một hình thức thánh thiện chọn lọc, dành riêng cho một thiểu số. Đó là thành quả Ơn Cứu Độ của Chúa Kitô. Giáo Hội không phong thánh cốt để mà thờ, nhưng để tôn vinh Thiên Chúa, để khuyến khích chúng ta noi theo và bắt chước.
Lễ Các Thánh là lễ của niềm vui. Chúng ta vui mừng vì các thánh chính là tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè, những người thân yêu của chúng ta đã được hưởng nhan thánh Chúa. Lễ Các Thánh là lễ của niềm hy vọng. Các Thánh là những con người bình thường như chúng ta nhưng các ngài đã đạt tới hạnh phúc Nước Trời.
Con đường nên thánh được Chúa Giêsu nói đến trong bài Tin Mừng hôm nay là con đường Tám Mối Phúc Thật. Có thể quy tất cả tám đức tính ấy vào một đức tính căn bản là "Tâm hồn nghèo". Người có tâm hồn nghèo là người: không màng đến và không cậy dựa vào tiền bạc của cải, danh lợi lạc thú trần gian, không ăn thua hơn thiệt đời này; chỉ ước ao sống tốt theo ý Thiên Chúa và được hưởng những ơn lành của Thiên Chúa.Vì căn bản hạnh phúc là có tâm hồn nghèo, nên có thể nói: hạnh phúc đích thực của người kitô hữu là từ bỏ hết những gì mình có để được lấp đầy bằng chính Chúa.Một cuộc sống khó nghèo đến tận cùng của Thánh Phanxicô Assisi đã làm cho thế giới hiểu được thế nào là phúc cho những người nghèo khó. Một cái chết thay cho người bạn tù mà Thánh Kolbe đã tự nguyện đón nhận đã trở thành một chứng từ hùng hồn về giới răn yêu thương của Đức Giêsu. Nhân loại mãi mãi trân trọng Mẹ thánh Têrêxa Calcutta cũng như những ai sống nhiệt thành phục vụ, dấn thân sống Tin Mừng, bao dung hy sinh, xây dựng tình thương cho tha thân, nhất là người cùng khổ.
Mọi người Kitô hữu đều được mời gọi nên thánh. Đó là một ơn gọi rất cao cả như lời Chúa Giêsu: "Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Ðấng hoàn thiện" (Mt 5,48). Công Ðồng Vatican II cũng lập lại ý tưởng đó: "Mọi Kitô hữu, dù ở địa vị nào, bậc sống nào, đều được Chúa kêu gọi đạt tới sự trọn lành thánh thiện như Chúa Cha trọn lành, tùy theo con đường của mỗi người" (GH 11.3). Trong các thư của Thánh Phaolô, ngài gọi các tín hữu là những vị thánh. Qua Bí Tích Rửa Tội, mọi tín hữu được tham dự vào sự thánh thiện của Thiên Chúa. Thánh Gioan Phaolô II nói rằng: thành công đẹp nhất của một cuộc đời là sự thánh thiện. Tin Chúa, yêu Chúa và sống theo lời Chúa dạy qua Tám Mối Phúc Thật, mọi tín hữu sẽ nên thánh.
Trong Năm Phụng Vụ, Giáo hội tôn kính nhiều vị Thánh có tên tuổi. Ngày lễ các Thánh Nam Nữ, Giáo hội tôn kính tất cả các vị Thánh, trong đó có ông bà cha mẹ, những người thân yêu đã ra đi trước chúng ta và đã trở nên thánh nhân, mặc dù chưa được Giáo hội tuyên phong.
Mừng lễ Các Thánh Nam Nữ, chúng ta hân hoan chúc tụng các Thánh hạnh phúc trên Thiên đàng và xin các ngài cầu thay nguyện giúp cho chúng ta nhận biết mình cũng được Chúa mời gọi nên thánh như các ngài, và cố gắng vươn lên giống như các ngài.
Nguyện xin các Thánh Nam Nữ giúp chúng con tập sống mỗi ngày,thăng tiến trên con đường trọn lành như lời mời gọi của Chúa Giêsu : các con hãy nên thánh như Cha trên trời là Đấng Thánh.Amen.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II có lòng tôn kính đặc biệt đối với các Thánh, nhất là các Thánh tử đạo. Ngài là vị Giáo hoàng đạt kỷ lục trong việc tôn phong các Thánh và Chân phước. Ngài tôn phong 1.322 Chân phước và 457 vị Hiển thánh, trong đó có 117 vị Thánh tử đạo Việt Nam và 120 vị thánh tử đạo Trung Hoa. Con số vị Thánh và Chân phước được Ngài tôn phong hơn tổng số các vị mà các Giáo hoàng tiền nhiệm của Ngài tôn phong trong vòng 400 năm trước đó.
Trong dọc dài lịch sử, Giáo hội đã tôn phong rất nhiều vị Thánh.Thế nhưng, so với vô vàn các thánh trên trời, thì những người được Giáo Hội tuyên phong Chân phước và hiển Thánh chỉ là con số rất nhỏ. Theo lời Sách Khải Huyền, các thánh trên trời là “một đoàn người đông đúc, không sao đếm nổi”, thuộc mọi dân, mọi nước, mọi ngôn ngữ. Các Ngài đang chúc tụng Thiên Chúa, Đấng ngự trên ngai và Con Chiên, là Chúa.
Hôm nay Giáo hội mừng lễ Các Thánh. Đây là thành quả Ơn Cứu Độ của Chúa Kitô : “Lòng thương xót của Chúa trải rộng từ đời nọ đến đời kia”. Lời Kinh Tiền Tụng trong sách lễ Rôma cầu nguyện như sau:Vinh quang Cha rạng ngời nơi cộng đoàn các thánh. Và khi tuyên dương công trạng các ngài là Cha biểu dương chính hồng ân Cha ban. Cha dùng đời sống các ngài làm gương cho chúng con học đòi, bắt chước; Cha cho chúng con được chung phần gia nghiệp nhờ hiệp thông với các ngài; Cha phù trợ chúng con nhờ lời các ngài cầu thay nguyện giúp.
Như thế việc tuyên phong các thánh có mục đích:
- Tôn vinh Thiên Chúa: nếu các thánh là "thánh thiện", "quyền năng" ... thì Thiên Chúa càng quyền năng thánh thiện hơn biết chừng nào! Ðời sống các ngài phản ánh đời sống của chính Chúa, cho dù chỉ là một cách mờ nhạt.
- Nêu gương mẫu mực cho người Kitô hữu.
- Củng cố niềm hy vọng của chúng ta. Nếu các thánh là những con người cũng đầu đen máu đỏ như ta và cũng yếu đuối như bất cứ ai, nhưng nhờ biết cộng tác với ơn Chúa mà đã được hưởng một gia nghiệp vinh quang như thế, thì tại sao ta lại không thể được?
- Ðể các thánh cầu bầu cho ta trước mặt Chúa,và chắc chắn lời cầu bầu đó là rất hiệu nghiệm.
Lễ Các Thánh hằng năm nhắc nhở chúng ta rằng, lý tưởng làm thánh không dành riêng cho thành phần nào trong dân Chúa, nhưng hết thảy mọi người Kitô hữu đều được kêu gọi nên thánh như nhau.Nhiều người quen nghĩ rằng làm thánh là việc dành riêng cho các nhà tu hành, còn giáo dân thì làm sao có thể mơ tới lý tưởng cao cả ấy được? Quả thực, có một thời người ta đã lấy các vị đan sĩ, tu sĩ làm mẫu mực cho lý tưởng Kitô giáo, và ai ai trong Giáo hội, từ các giáo sĩ đến giáo dân cũng phải gắng sức xích lại gần mẫu mực ấy được chừng nào hay chừng ấy.Công đồng Vatican II đã nhắc lại rằng, tất cả mọi thành phần Giáo Hội đều được mời gọi nên thánh, nhưng mỗi người tùy theo đấng bậc, tùy theo khả năng và hoàn cảnh riêng mà mang một vẻ thánh thiện riêng, khiến cho Giáo Hội được trau dồi bằng những vẻ đẹp muôn màu muôn sắc. Mẫu mực thánh thiện chỉ có một nhưng cách "hoạ lại" mẫu mực ấy thì thiên hình vạn trạng.Thánh Phanxicô đệ Salê đã nói một câu rất đẹp theo ý ấy: "Bất kỳ Chúa trồng bạn ở đâu, bạn hãy trổ những bông hoa đẹp nhất cho Người ở đó".
Mỗi nơi có những điều kiện riêng, nơi ẩm nơi khô, nơi phì nhiêu nơi sỏi đá, nơi thấp nơi cao… mỗi đấng bậc, mỗi hoàn cảnh, mỗi tính tình cũng tương tự như thế. Chúa chỉ đòi hỏi ta ở chỗ nào thì tuỳ theo điều kiện cụ thể chỗ ấy mà trổ bông đẹp tức là nên thánh (Cố Lm Nguyễn Hồng Giáo, ofm).
Chỉ mình Thiên Chúa mới là Đấng Thánh, còn con người được mời gọi trở nên thánh khi tham dự vào sự thánh thiện duy nhất của Thiên Chúa. Các Thánh được tuyên phong lên bậc hiển thánh bởi vì cuộc đời các ngài là một tấm gương phản chiếu sự thánh thiện của Thiên Chúa. Ai giống Đức Kitô, người ấy trở nên thánh thiện. Ai thực hiện những giá trị Tin mừng, người ấy trở nên thánh thiện. Một sự thánh thiện như thế rất có thể được thực hiện trong một đời sống rất bình thường. Giáo hội hướng tới một sự thánh thiện tỏa rộng, một hình thức thánh thiện vừa bình dân, vừa gần gũi lại vừa có thể được thực hiện cho hết mọi người, thay vì một hình thức thánh thiện chọn lọc, dành riêng cho một thiểu số. Đó là thành quả Ơn Cứu Độ của Chúa Kitô. Giáo Hội không phong thánh cốt để mà thờ, nhưng để tôn vinh Thiên Chúa, để khuyến khích chúng ta noi theo và bắt chước.
Lễ Các Thánh là lễ của niềm vui. Chúng ta vui mừng vì các thánh chính là tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè, những người thân yêu của chúng ta đã được hưởng nhan thánh Chúa. Lễ Các Thánh là lễ của niềm hy vọng. Các Thánh là những con người bình thường như chúng ta nhưng các ngài đã đạt tới hạnh phúc Nước Trời.
Con đường nên thánh được Chúa Giêsu nói đến trong bài Tin Mừng hôm nay là con đường Tám Mối Phúc Thật. Có thể quy tất cả tám đức tính ấy vào một đức tính căn bản là "Tâm hồn nghèo". Người có tâm hồn nghèo là người: không màng đến và không cậy dựa vào tiền bạc của cải, danh lợi lạc thú trần gian, không ăn thua hơn thiệt đời này; chỉ ước ao sống tốt theo ý Thiên Chúa và được hưởng những ơn lành của Thiên Chúa.Vì căn bản hạnh phúc là có tâm hồn nghèo, nên có thể nói: hạnh phúc đích thực của người kitô hữu là từ bỏ hết những gì mình có để được lấp đầy bằng chính Chúa.Một cuộc sống khó nghèo đến tận cùng của Thánh Phanxicô Assisi đã làm cho thế giới hiểu được thế nào là phúc cho những người nghèo khó. Một cái chết thay cho người bạn tù mà Thánh Kolbe đã tự nguyện đón nhận đã trở thành một chứng từ hùng hồn về giới răn yêu thương của Đức Giêsu. Nhân loại mãi mãi trân trọng Mẹ thánh Têrêxa Calcutta cũng như những ai sống nhiệt thành phục vụ, dấn thân sống Tin Mừng, bao dung hy sinh, xây dựng tình thương cho tha thân, nhất là người cùng khổ.
Mọi người Kitô hữu đều được mời gọi nên thánh. Đó là một ơn gọi rất cao cả như lời Chúa Giêsu: "Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Ðấng hoàn thiện" (Mt 5,48). Công Ðồng Vatican II cũng lập lại ý tưởng đó: "Mọi Kitô hữu, dù ở địa vị nào, bậc sống nào, đều được Chúa kêu gọi đạt tới sự trọn lành thánh thiện như Chúa Cha trọn lành, tùy theo con đường của mỗi người" (GH 11.3). Trong các thư của Thánh Phaolô, ngài gọi các tín hữu là những vị thánh. Qua Bí Tích Rửa Tội, mọi tín hữu được tham dự vào sự thánh thiện của Thiên Chúa. Thánh Gioan Phaolô II nói rằng: thành công đẹp nhất của một cuộc đời là sự thánh thiện. Tin Chúa, yêu Chúa và sống theo lời Chúa dạy qua Tám Mối Phúc Thật, mọi tín hữu sẽ nên thánh.
Trong Năm Phụng Vụ, Giáo hội tôn kính nhiều vị Thánh có tên tuổi. Ngày lễ các Thánh Nam Nữ, Giáo hội tôn kính tất cả các vị Thánh, trong đó có ông bà cha mẹ, những người thân yêu đã ra đi trước chúng ta và đã trở nên thánh nhân, mặc dù chưa được Giáo hội tuyên phong.
Mừng lễ Các Thánh Nam Nữ, chúng ta hân hoan chúc tụng các Thánh hạnh phúc trên Thiên đàng và xin các ngài cầu thay nguyện giúp cho chúng ta nhận biết mình cũng được Chúa mời gọi nên thánh như các ngài, và cố gắng vươn lên giống như các ngài.
Nguyện xin các Thánh Nam Nữ giúp chúng con tập sống mỗi ngày,thăng tiến trên con đường trọn lành như lời mời gọi của Chúa Giêsu : các con hãy nên thánh như Cha trên trời là Đấng Thánh.Amen.
Lễ Các Thánh Nam Nữ 1/11 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
03:56 31/10/2018
Bài Ðọc I: Kh 7, 2-4, 9-14
"Tôi đã nhìn thấy đoàn người đông đảo không thể đếm được, họ thuộc đủ mọi nước, mọi chi họ, mọi dân tộc và mọi thứ tiếng".
Trích sách Khải Huyền của Thánh Gioan.
Tôi là Gioan đã nhìn thấy một thiên thần khác từ phía mặt trời mọc đi lên, tay cầm ấn Thiên Chúa hằng sống, và lớn tiếng kêu gọi bốn thiên thần được lệnh tàn phá đất và biển mà rằng: "Chớ có tàn phá đất, biển và cây cối trước khi ta đóng ấn trên trán những tôi tớ của Thiên Chúa chúng ta". Và tôi đã nghe biết số người được đóng ấn là một trăm bốn mươi bốn ngàn người, thuộc mọi chi tộc Israel.
Sau đó, tôi đã nhìn thấy đoàn người đông đảo không thể đếm được, họ thuộc đủ mọi nước, mọi chi họ, mọi dân tộc và mọi thứ tiếng. Họ đứng trước ngai vàng và trước mặt Con Chiên, mình mặc áo trắng tinh, tay cầm nhành lá thiên tuế. Họ lớn tiếng tung hô rằng: "Kính lạy Thiên Chúa chúng tôi, Ðấng ngự trên ngai vàng, và Con Chiên".
Rồi tất cả các thiên thần đến đứng chung quanh ngai vàng, và các trưởng lão cùng bốn con vật sấp mình xuống trước ngai mà thờ lạy Thiên Chúa rằng: "Amen! Chúc tụng, vinh hiển, khôn ngoan, cảm tạ, vinh dự, uy quyền và dũng lực cho Thiên Chúa chúng tôi muôn đời. Amen". Rồi một trong các trưởng lão lên tiếng hỏi rằng: "Những người mặc áo trắng này là ai vậy? Và họ từ đâu mà đến?" Tôi đáp lại rằng: "Thưa ngài, hẳn ngài đã rõ". Và người bảo tôi rằng: "Họ là những người từ đau khổ lớn lao mà đến, họ giặt áo và tẩy áo trắng trong máu Con Chiên".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 23, 1-2. 3-4ab. 5-6
Ðáp: Lạy Chúa, này là dòng dõi của những kẻ tìm Chúa
Xướng: Trái đất và muôn loài trên mặt đất là của Chúa, hoàn cầu và muôn vật trên địa cầu. Vì chưng Chúa đã xây dựng nền móng trái đất trên biển cả, và Người đã tạo dựng nó trên các sông ngòi.
Xướng: Ai sẽ được trèo lên núi Chúa? Ai sẽ được dừng bước trong thánh điện? Ðó là người có bàn tay vô tội và tâm hồn trong sạch, không để lòng xuôi theo sự giả trá.
Xướng: Người đó sẽ hưởng phúc lành của Chúa và lượng từ bi của Chúa, Ðấng giải thoát họ. Ðấy là dòng dõi của những kẻ tìm Người, những kẻ tìm tôn nhan Thiên Chúa của Giacóp.
Bài Ðọc II: 1 Ga 3, 1-3
"Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy".
Trích thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.
Các con thân mến, các con hãy coi: Tình yêu của Thiên Chúa Cha đối với chúng ta thế nào, khiến chúng ta được gọi là con Thiên Chúa và thực sự là thế. Vì đó mà thế gian không nhận biết chúng ta, vì thế gian không biết Người. Các con thân mến, hiện nay, chúng ta là con Thiên Chúa, còn chúng ta sẽ ra sao thì vẫn chưa được tỏ ra. Chúng ta biết rằng: khi được tỏ ra, thì chúng ta sẽ giống như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy như vậy. Và bất cứ ai đặt hy vọng nơi Người, thì tự thánh hoá mình cũng như Người là Ðấng Thánh.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Mc 11, 28
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Tất cả hãy đến với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các con". - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 5, 1-12a
"Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người. Bấy giờ Người mở miệng dạy họ rằng:
"Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. - Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được Ðất Nước làm cơ nghiệp. - Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an. - Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả. - Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương. - Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa. - Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. - Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ.
"Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con, và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác. Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời".
Ðó là lời Chúa.
"Tôi đã nhìn thấy đoàn người đông đảo không thể đếm được, họ thuộc đủ mọi nước, mọi chi họ, mọi dân tộc và mọi thứ tiếng".
Trích sách Khải Huyền của Thánh Gioan.
Tôi là Gioan đã nhìn thấy một thiên thần khác từ phía mặt trời mọc đi lên, tay cầm ấn Thiên Chúa hằng sống, và lớn tiếng kêu gọi bốn thiên thần được lệnh tàn phá đất và biển mà rằng: "Chớ có tàn phá đất, biển và cây cối trước khi ta đóng ấn trên trán những tôi tớ của Thiên Chúa chúng ta". Và tôi đã nghe biết số người được đóng ấn là một trăm bốn mươi bốn ngàn người, thuộc mọi chi tộc Israel.
Sau đó, tôi đã nhìn thấy đoàn người đông đảo không thể đếm được, họ thuộc đủ mọi nước, mọi chi họ, mọi dân tộc và mọi thứ tiếng. Họ đứng trước ngai vàng và trước mặt Con Chiên, mình mặc áo trắng tinh, tay cầm nhành lá thiên tuế. Họ lớn tiếng tung hô rằng: "Kính lạy Thiên Chúa chúng tôi, Ðấng ngự trên ngai vàng, và Con Chiên".
Rồi tất cả các thiên thần đến đứng chung quanh ngai vàng, và các trưởng lão cùng bốn con vật sấp mình xuống trước ngai mà thờ lạy Thiên Chúa rằng: "Amen! Chúc tụng, vinh hiển, khôn ngoan, cảm tạ, vinh dự, uy quyền và dũng lực cho Thiên Chúa chúng tôi muôn đời. Amen". Rồi một trong các trưởng lão lên tiếng hỏi rằng: "Những người mặc áo trắng này là ai vậy? Và họ từ đâu mà đến?" Tôi đáp lại rằng: "Thưa ngài, hẳn ngài đã rõ". Và người bảo tôi rằng: "Họ là những người từ đau khổ lớn lao mà đến, họ giặt áo và tẩy áo trắng trong máu Con Chiên".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 23, 1-2. 3-4ab. 5-6
Ðáp: Lạy Chúa, này là dòng dõi của những kẻ tìm Chúa
Xướng: Trái đất và muôn loài trên mặt đất là của Chúa, hoàn cầu và muôn vật trên địa cầu. Vì chưng Chúa đã xây dựng nền móng trái đất trên biển cả, và Người đã tạo dựng nó trên các sông ngòi.
Xướng: Ai sẽ được trèo lên núi Chúa? Ai sẽ được dừng bước trong thánh điện? Ðó là người có bàn tay vô tội và tâm hồn trong sạch, không để lòng xuôi theo sự giả trá.
Xướng: Người đó sẽ hưởng phúc lành của Chúa và lượng từ bi của Chúa, Ðấng giải thoát họ. Ðấy là dòng dõi của những kẻ tìm Người, những kẻ tìm tôn nhan Thiên Chúa của Giacóp.
Bài Ðọc II: 1 Ga 3, 1-3
"Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy".
Trích thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.
Các con thân mến, các con hãy coi: Tình yêu của Thiên Chúa Cha đối với chúng ta thế nào, khiến chúng ta được gọi là con Thiên Chúa và thực sự là thế. Vì đó mà thế gian không nhận biết chúng ta, vì thế gian không biết Người. Các con thân mến, hiện nay, chúng ta là con Thiên Chúa, còn chúng ta sẽ ra sao thì vẫn chưa được tỏ ra. Chúng ta biết rằng: khi được tỏ ra, thì chúng ta sẽ giống như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy như vậy. Và bất cứ ai đặt hy vọng nơi Người, thì tự thánh hoá mình cũng như Người là Ðấng Thánh.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Mc 11, 28
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Tất cả hãy đến với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các con". - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 5, 1-12a
"Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người. Bấy giờ Người mở miệng dạy họ rằng:
"Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. - Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được Ðất Nước làm cơ nghiệp. - Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an. - Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả. - Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương. - Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa. - Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. - Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ.
"Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con, và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác. Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời".
Ðó là lời Chúa.
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Các Thánh Nam Nữ 1.11.2018
Lm Francis Lý văn Ca
16:25 31/10/2018
ÐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Cùng với Giáo Hội khắp nơi trên thế giới, chúng ta mừng kính trọng thể Lễ Các Thánh Nam Nữ. Với niềm vui chung với toàn thể Giáo Hội, chúng ta mừng kính Các Thánh ở trên trời, trong số đó có ông bà, cha mẹ, bà con họ hàng, bạn hữu đã an nghỉ trước chúng ta. Các Ngài đang được hưởng kiến nhan thánh Chúa. Chúng ta hãnh diện vì được Các Ngài cầu bầu cho chúng ta trước tòa Thiên Chúa.
Hôm nay, cũng là ngày áp lễ kính Các Linh Hồn. Theo tinh thần phụng vụ mới của Giáo Hội, thì lễ kính Các Linh Hồn không còn là lễ trọng buộc theo luật của Giáo Hội nữa. Nhưng theo lòng hiếu thảo, chúng ta là con cái của những tiền nhân đã yên nghỉ trước chúng ta, đòi buộc chúng ta phải dâng lễ, xin lễ và cầu nguyện cho Các Ngài khi chúng ta còn được may mắn hơn Các Ngài. Nếu Các Ngài không vào số Các Thánh chúng ta mừng lễ hôm nay, thì qua những công đức của chúng ta dâng cho Các Ngài, Chúa sẽ ban cho Các Ngài ơn siêu thoát.
Giờ đây, với niềm vui của Ngày Mừng Chư Thánh Hiển Vinh, cùng với ca đoàn, chúng ta xướng lên bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Ðoạn sách chúng ta sắp nghe có ý an ủi những tín hữu trong thời bị bách hại. Những con số được nêu ra chỉ là tượng trưng cho một đoàn lũ đông đảo những người đã được cứu rỗi do máu của Con Chiên.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Gioan nhắc nhở chúng ta phải tin tưởng vào Thiên Chúa, vì chúng ta được nhận biết Thiên Chúa qua Giáo Hội.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Làm thế nào để nên thánh? Ðường lối nên thánh được chỉ vẽ qua 8 mối Phúc Thật mà Chúa Giêsu đã rao giảng. Con đường đó đòi hỏi nơi chúng ta những hy sinh, chịu đựng gian khổ.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Cùng hiệp nhau, mừng kính thành trì của Giáo Hội được xây dựng do cộng đoàn của Các Thánh, qua lời chuyển cầu của Các Ngài, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện sau đây:
1. Xin cho Ðức Thánh Cha Phanxicô và Các Phẩm Trật của Giáo Hội luôn hướng dẫn Giáo Hội Lữ Hành Trần Thế luôn tiến bước trên đường trọn lành. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin Chúa giúp chúng ta biết chu toàn đời sống của một người Kitô hữu, trong việc tuân giữa các giới răn của Chúa và Giáo Hội, để ngày sau chúng ta cũng được hợp đoàn với Các Thánh của Chúa trong nước vinh hiển. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho Giáo Hội luôn là Hiền Thê hoàn hảo của Ðức Kitô, để các dân tộc nhìn thấy hình ảnh khả ái của Ðức Kitô trong nhiệm thể của Giáo Hội hữu hình. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta nhớ đến từng vị thánh mà chúng ta đã chọn, hoặc cha mẹ hay người đỡ đầu đã chọn cho chúng ta, dịp rửa tội hay thêm sức. Xin cho những gương sáng nơi từng vị thánh, là đèn soi bước cho chúng ta trong cuộc lữ hành trần thế. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Cùng với Giáo Hội Hoàn Vũ, chúng ta đã bước vào tháng Các Linh Hồn. Xin cho những công đức chúng ta dâng trong tháng nầy sẽ là những huân nghiệp cứu thoát Các Ngài, qua tình thương và lượng hải hà của Cha trên trời. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, là niềm vui, là niềm hoan lạc của các tôi trung đang hưởng kiến nhan thánh của Chúa. Qua ơn thánh trợ lực của Chúa và lời của cha ông cầu bầu, ngày sau chúng con sẽ được hợp tiếng với Các Ngài mà ca tụng Chúa trên thiên quốc. Chúng con cầu xin, nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Cùng với Giáo Hội khắp nơi trên thế giới, chúng ta mừng kính trọng thể Lễ Các Thánh Nam Nữ. Với niềm vui chung với toàn thể Giáo Hội, chúng ta mừng kính Các Thánh ở trên trời, trong số đó có ông bà, cha mẹ, bà con họ hàng, bạn hữu đã an nghỉ trước chúng ta. Các Ngài đang được hưởng kiến nhan thánh Chúa. Chúng ta hãnh diện vì được Các Ngài cầu bầu cho chúng ta trước tòa Thiên Chúa.
Hôm nay, cũng là ngày áp lễ kính Các Linh Hồn. Theo tinh thần phụng vụ mới của Giáo Hội, thì lễ kính Các Linh Hồn không còn là lễ trọng buộc theo luật của Giáo Hội nữa. Nhưng theo lòng hiếu thảo, chúng ta là con cái của những tiền nhân đã yên nghỉ trước chúng ta, đòi buộc chúng ta phải dâng lễ, xin lễ và cầu nguyện cho Các Ngài khi chúng ta còn được may mắn hơn Các Ngài. Nếu Các Ngài không vào số Các Thánh chúng ta mừng lễ hôm nay, thì qua những công đức của chúng ta dâng cho Các Ngài, Chúa sẽ ban cho Các Ngài ơn siêu thoát.
Giờ đây, với niềm vui của Ngày Mừng Chư Thánh Hiển Vinh, cùng với ca đoàn, chúng ta xướng lên bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Ðoạn sách chúng ta sắp nghe có ý an ủi những tín hữu trong thời bị bách hại. Những con số được nêu ra chỉ là tượng trưng cho một đoàn lũ đông đảo những người đã được cứu rỗi do máu của Con Chiên.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Gioan nhắc nhở chúng ta phải tin tưởng vào Thiên Chúa, vì chúng ta được nhận biết Thiên Chúa qua Giáo Hội.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Làm thế nào để nên thánh? Ðường lối nên thánh được chỉ vẽ qua 8 mối Phúc Thật mà Chúa Giêsu đã rao giảng. Con đường đó đòi hỏi nơi chúng ta những hy sinh, chịu đựng gian khổ.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Cùng hiệp nhau, mừng kính thành trì của Giáo Hội được xây dựng do cộng đoàn của Các Thánh, qua lời chuyển cầu của Các Ngài, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện sau đây:
1. Xin cho Ðức Thánh Cha Phanxicô và Các Phẩm Trật của Giáo Hội luôn hướng dẫn Giáo Hội Lữ Hành Trần Thế luôn tiến bước trên đường trọn lành. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin Chúa giúp chúng ta biết chu toàn đời sống của một người Kitô hữu, trong việc tuân giữa các giới răn của Chúa và Giáo Hội, để ngày sau chúng ta cũng được hợp đoàn với Các Thánh của Chúa trong nước vinh hiển. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho Giáo Hội luôn là Hiền Thê hoàn hảo của Ðức Kitô, để các dân tộc nhìn thấy hình ảnh khả ái của Ðức Kitô trong nhiệm thể của Giáo Hội hữu hình. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta nhớ đến từng vị thánh mà chúng ta đã chọn, hoặc cha mẹ hay người đỡ đầu đã chọn cho chúng ta, dịp rửa tội hay thêm sức. Xin cho những gương sáng nơi từng vị thánh, là đèn soi bước cho chúng ta trong cuộc lữ hành trần thế. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Cùng với Giáo Hội Hoàn Vũ, chúng ta đã bước vào tháng Các Linh Hồn. Xin cho những công đức chúng ta dâng trong tháng nầy sẽ là những huân nghiệp cứu thoát Các Ngài, qua tình thương và lượng hải hà của Cha trên trời. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, là niềm vui, là niềm hoan lạc của các tôi trung đang hưởng kiến nhan thánh của Chúa. Qua ơn thánh trợ lực của Chúa và lời của cha ông cầu bầu, ngày sau chúng con sẽ được hợp tiếng với Các Ngài mà ca tụng Chúa trên thiên quốc. Chúng con cầu xin, nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Các Linh Hồn 2.11.2018
Lm Francis Lý văn Ca
16:28 31/10/2018
ÐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Mùa Báo Hiếu - Tháng Các Linh Hồn - đã trở về theo chu kỳ của Mùa Phụng Vụ hằng năm. Ðây là dịp để chúng ta tưởng nhớ và cầu nguyện cho những nguời đã yên nghỉ trước chúng ta. Họ đã chẳng được vào số Các Thánh chúng ta mừng lễ hôm qua, do bụi trần mà họ còn phải tạm đền nơi lửa luyện tội. Họ đang chờ những lời cầu nguyện, những thánh lễ chúng ta dâng cầu cho họ trong Mùa Báo Hiếu Nầy.
Tháng Các Linh Hồn trở về cũng là dịp để cộng đoàn tín hữu tỏ tình bác ái đối với những Kitô hữu khác - đã ra đi trước chúng ta - trong Hội Thánh thông công giữa thiên đàng, luyện ngục và trần gian qua những việc làm phúc đức. Ðồng thời, người tín hữu trong dịp nầy, cũng nghĩ đến thân phận của con người trước cái chết phải đón nhận với tinh thần tỉnh thức và cầu nguyện. Chúng ta cũng không quên nhớ đến những nạn nhân đã nằm xuống qua những diễn biến của các cuộc khủng bố và thanh trừng đã và đang diễn ra chung quanh chúng ta.
Giờ đây, cùng với ca đoàn, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Người tín hữu luôn sẵn sàng đón nhận cái chết trong sự tỉnh thức. Chúa gọi chúng ta lúc nào cũng an vui đáp lại tiếng Ngài. Dựa vào bài đọc hôm nay trích từ sách Khôn Ngoan chúng ta sẽ suy nghĩ thêm về cái chết của các bậc thánh nhân và người công chính.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô củng cố niềm tin của người tín hữu qua sự chết và sống lại của Ðức Kitô. Chính Ðức Kitô là niềm tin và hy vọng cho tất cả những ai đã được tái sinh qua giếng nước rửa tội.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Ðoạn Tin Mừng, chúng ta sắp nghe được trích từ Lời Nguyện Hiến Tế của Ðức Kitô trong bữa Tiệc Ly, Ngài cầu xin cho những ai sẽ thuộc về Ngài qua máu Ngài sắp đổ ra trên thập giá, được đoàn tụ với Ngài trên thiên quốc.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Hiệp ý trong những lời nguyện sau đây, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những tâm tinh của cộng đoàn chúng ta cầu xin Ngài trong ngày lễ hôm nay:
1. Chúng ta nhớ đến các phẩm trật trong Giáo Hội Mẹ Việt Nam đã yên nghỉ: Các Cố Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Linh Mục và tất cả những tu sĩ nam nữ. Xin cho Các Ngài được dự Tiệc Thánh muôn đời trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho Ông Bà Tổ Tiên, cha mẹ, những vị có công sinh thành dưỡng dục. Chúng ta cũng nhớ đến những vị đã có công lao lớn đối với Dân Tộc và Tổ Quốc Việt Nam. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta nhớ đến những đồng bào đã chết trên con đường tìm tự do. Xin cho vong linh của những người con Việt luôn phù hộ cho chúng ta, là con cháu của Các Ngài, luôn sống xứng đáng là những người con của Giáo Hội và Tổ Quốc Việt Nam. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta cầu nguyện cho những linh hồn mồ côi, không còn ai dâng lễ, xin lễ và những linh hồn thân bằng quyến thuộc được nghỉ yên trong nhà Chúa muôn đời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Qua những cuộc khủng bố đã và đang diễn ra khắp nơi trên thế giới, đã có biết bao vong linh đã nằm xuống một cách oan kiên. Xin cho hồn thiêng bất tử của những nạn nhân vô tội được an nghỉ trên quê trời vĩnh cửu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Trong giây phút linh thiêng nầy, chúng con dâng lên Chúa những lời van xin lượng hải hà của Chúa, mà tha phần phạt cho các tôi trung của Chúa, qua những việc đạo đức chúng con dâng trong tháng nầy, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria. Chúng con cầu xin, nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Mùa Báo Hiếu - Tháng Các Linh Hồn - đã trở về theo chu kỳ của Mùa Phụng Vụ hằng năm. Ðây là dịp để chúng ta tưởng nhớ và cầu nguyện cho những nguời đã yên nghỉ trước chúng ta. Họ đã chẳng được vào số Các Thánh chúng ta mừng lễ hôm qua, do bụi trần mà họ còn phải tạm đền nơi lửa luyện tội. Họ đang chờ những lời cầu nguyện, những thánh lễ chúng ta dâng cầu cho họ trong Mùa Báo Hiếu Nầy.
Tháng Các Linh Hồn trở về cũng là dịp để cộng đoàn tín hữu tỏ tình bác ái đối với những Kitô hữu khác - đã ra đi trước chúng ta - trong Hội Thánh thông công giữa thiên đàng, luyện ngục và trần gian qua những việc làm phúc đức. Ðồng thời, người tín hữu trong dịp nầy, cũng nghĩ đến thân phận của con người trước cái chết phải đón nhận với tinh thần tỉnh thức và cầu nguyện. Chúng ta cũng không quên nhớ đến những nạn nhân đã nằm xuống qua những diễn biến của các cuộc khủng bố và thanh trừng đã và đang diễn ra chung quanh chúng ta.
Giờ đây, cùng với ca đoàn, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Người tín hữu luôn sẵn sàng đón nhận cái chết trong sự tỉnh thức. Chúa gọi chúng ta lúc nào cũng an vui đáp lại tiếng Ngài. Dựa vào bài đọc hôm nay trích từ sách Khôn Ngoan chúng ta sẽ suy nghĩ thêm về cái chết của các bậc thánh nhân và người công chính.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô củng cố niềm tin của người tín hữu qua sự chết và sống lại của Ðức Kitô. Chính Ðức Kitô là niềm tin và hy vọng cho tất cả những ai đã được tái sinh qua giếng nước rửa tội.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Ðoạn Tin Mừng, chúng ta sắp nghe được trích từ Lời Nguyện Hiến Tế của Ðức Kitô trong bữa Tiệc Ly, Ngài cầu xin cho những ai sẽ thuộc về Ngài qua máu Ngài sắp đổ ra trên thập giá, được đoàn tụ với Ngài trên thiên quốc.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Hiệp ý trong những lời nguyện sau đây, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những tâm tinh của cộng đoàn chúng ta cầu xin Ngài trong ngày lễ hôm nay:
1. Chúng ta nhớ đến các phẩm trật trong Giáo Hội Mẹ Việt Nam đã yên nghỉ: Các Cố Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Linh Mục và tất cả những tu sĩ nam nữ. Xin cho Các Ngài được dự Tiệc Thánh muôn đời trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho Ông Bà Tổ Tiên, cha mẹ, những vị có công sinh thành dưỡng dục. Chúng ta cũng nhớ đến những vị đã có công lao lớn đối với Dân Tộc và Tổ Quốc Việt Nam. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta nhớ đến những đồng bào đã chết trên con đường tìm tự do. Xin cho vong linh của những người con Việt luôn phù hộ cho chúng ta, là con cháu của Các Ngài, luôn sống xứng đáng là những người con của Giáo Hội và Tổ Quốc Việt Nam. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta cầu nguyện cho những linh hồn mồ côi, không còn ai dâng lễ, xin lễ và những linh hồn thân bằng quyến thuộc được nghỉ yên trong nhà Chúa muôn đời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Qua những cuộc khủng bố đã và đang diễn ra khắp nơi trên thế giới, đã có biết bao vong linh đã nằm xuống một cách oan kiên. Xin cho hồn thiêng bất tử của những nạn nhân vô tội được an nghỉ trên quê trời vĩnh cửu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Trong giây phút linh thiêng nầy, chúng con dâng lên Chúa những lời van xin lượng hải hà của Chúa, mà tha phần phạt cho các tôi trung của Chúa, qua những việc đạo đức chúng con dâng trong tháng nầy, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria. Chúng con cầu xin, nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 31 Mùa Quanh Năm B 4.11.2018
Lm Francis Lý văn Ca
16:33 31/10/2018
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Phúc âm hôm nay kể cho chúng ta câu chuyện người luật sĩ cảm thấy phân vân về luật đạo cũ có nhiều giới răn phức tạp, đã đến thỉnh ý Đức Kitô. Ngài đã trả lời một cách rõ ràng không có giới răn nào trọng hơn giới răn nào. Tất cả đều tóm trong 2 giới răn chính đó là mến Chúa và yêu người.
Tân Ước và Cựu Ước bổ túc cho nhau. Cả hai đều là Lời Chúa, chúng ta cần lãnh hội Lời Sống đó, như là của ăn thường nhật như lời Chúa Giêsu phán: “Người ta sống không nguyên bởi bánh mà còn bởi LỜI do miệng Thiên Chúa phán ra”.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây.
TRƯỚC BÀI I:
Điều được Thiên Chúa hài lòng là sự siêng năng đọc kinh cầu nguyện. Chúng ta thử tự hỏi chính mình: có bao nhiêu gia đình trong cộng đoàn-xứ đạo đọc kinh tối chung với con cái?
TRƯỚC BÀI II:
Chức linh mục trong giao ước mới do Chúa Giêsu thiết lập. Chức linh mục đó ngày nay được trao ban cho con người. Họ được Chúa tuyển chọn giữa anh em đồng loại. Chúng ta cầu nguyện cho các linh mục của Chúa cách riêng khi nghe bài đọc sau đây.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Chúa nối kết hai tư tưởng cũ và mới: Mến Chúa và Yêu Người thành một giới răn. Với ơn Chúa giúp, chúng ta cố gắng thực thi 2 điều nầy song song trong cuộc sống.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Tình yêu Thiên Chúa đươc biểu lộ nơi Đức Kitô một cách hoàn hảo. Là những Kitô hữu, chúng ta đang thể hiệntình yêu ấy nơi anh em đồng loại. Chúng ta cầu xin Chúa ban ơn để mỗi ngày tình yêu ấy càng biểu lộ rõ nét gương mặt của Chúa Kitô hơn:
1. Xin Chúa giúp cho chúng ta biết thể hiện tình yêu Chúa, qua việc tuân giữ các giới răn, phụng sự Chúa trong tình con thảo. Đặc biệt là việc tuân giữ Ngày Chúa Nhật, Ngày của Chúa. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin Chúa giúp chúng ta thể hiện điều răn thứ II cũng quý trọng như điều răn thứ I. Yêu thương anh em, chia sẻ tình người và tạo sự đoàn kết giữa nhau. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho tình thân ái giữa chúng ta mỗi ngày được triển nở thông cảm nhau nhiều hơn, để tất cả chúng ta dùng nhiệt huyết tô đậm tình anh em nghĩa đồng bào. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta đang ở trong Mùa báo Hiếu, xin cho chúng ta biết gia tăng những việc đạo đức, hy sinh trong cuộc sống để cầu nguyện cho những tiền nhân đã ra đi trước chúng ta được hưởng nhan thánh Chúa. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta dùng it giây thinh lặng để nhớ đến những linh hồn mồ côi… họ không còn ai để nguyện cầu…
* Thinh lặng ít giây… đọc câu sau đây như thường lệ…
Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Chúa mời gọi chúng con sống hai giới răn Mến Chúa và Yêu Người. Xin Chúa giúp chúng con thực hiện hai điều căn bản mà Chúa mời gọi chúng con thể hiện trọng cuộc sống hằng ngày. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Phúc âm hôm nay kể cho chúng ta câu chuyện người luật sĩ cảm thấy phân vân về luật đạo cũ có nhiều giới răn phức tạp, đã đến thỉnh ý Đức Kitô. Ngài đã trả lời một cách rõ ràng không có giới răn nào trọng hơn giới răn nào. Tất cả đều tóm trong 2 giới răn chính đó là mến Chúa và yêu người.
Tân Ước và Cựu Ước bổ túc cho nhau. Cả hai đều là Lời Chúa, chúng ta cần lãnh hội Lời Sống đó, như là của ăn thường nhật như lời Chúa Giêsu phán: “Người ta sống không nguyên bởi bánh mà còn bởi LỜI do miệng Thiên Chúa phán ra”.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây.
TRƯỚC BÀI I:
Điều được Thiên Chúa hài lòng là sự siêng năng đọc kinh cầu nguyện. Chúng ta thử tự hỏi chính mình: có bao nhiêu gia đình trong cộng đoàn-xứ đạo đọc kinh tối chung với con cái?
TRƯỚC BÀI II:
Chức linh mục trong giao ước mới do Chúa Giêsu thiết lập. Chức linh mục đó ngày nay được trao ban cho con người. Họ được Chúa tuyển chọn giữa anh em đồng loại. Chúng ta cầu nguyện cho các linh mục của Chúa cách riêng khi nghe bài đọc sau đây.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Chúa nối kết hai tư tưởng cũ và mới: Mến Chúa và Yêu Người thành một giới răn. Với ơn Chúa giúp, chúng ta cố gắng thực thi 2 điều nầy song song trong cuộc sống.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Tình yêu Thiên Chúa đươc biểu lộ nơi Đức Kitô một cách hoàn hảo. Là những Kitô hữu, chúng ta đang thể hiệntình yêu ấy nơi anh em đồng loại. Chúng ta cầu xin Chúa ban ơn để mỗi ngày tình yêu ấy càng biểu lộ rõ nét gương mặt của Chúa Kitô hơn:
1. Xin Chúa giúp cho chúng ta biết thể hiện tình yêu Chúa, qua việc tuân giữ các giới răn, phụng sự Chúa trong tình con thảo. Đặc biệt là việc tuân giữ Ngày Chúa Nhật, Ngày của Chúa. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin Chúa giúp chúng ta thể hiện điều răn thứ II cũng quý trọng như điều răn thứ I. Yêu thương anh em, chia sẻ tình người và tạo sự đoàn kết giữa nhau. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho tình thân ái giữa chúng ta mỗi ngày được triển nở thông cảm nhau nhiều hơn, để tất cả chúng ta dùng nhiệt huyết tô đậm tình anh em nghĩa đồng bào. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta đang ở trong Mùa báo Hiếu, xin cho chúng ta biết gia tăng những việc đạo đức, hy sinh trong cuộc sống để cầu nguyện cho những tiền nhân đã ra đi trước chúng ta được hưởng nhan thánh Chúa. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta dùng it giây thinh lặng để nhớ đến những linh hồn mồ côi… họ không còn ai để nguyện cầu…
* Thinh lặng ít giây… đọc câu sau đây như thường lệ…
Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Chúa mời gọi chúng con sống hai giới răn Mến Chúa và Yêu Người. Xin Chúa giúp chúng con thực hiện hai điều căn bản mà Chúa mời gọi chúng con thể hiện trọng cuộc sống hằng ngày. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Tình Yêu Chúa
Lm Vũdình Tường
20:19 31/10/2018
Nhờ có tình yêu Chúa ban mà chúng ta có thể sống trọn vẹn hạnh phúc, tạo được mối giây liên kết mật thiết với Chúa, với tạo vật và với tha nhân. Tình yêu con người thường ích kỉ và có điều kiện. Chúng ta yêu mến thân nhân, thân thuộc và thân hữu và những ai yêu mến ta. Ngoài những người đó ra người khác ta hoặc không có cảm tình hoặc làm ngơ, coi như họ không tồn tại. Tình yêu Chúa giúp ta nhìn thấy Đức Kitô trong mọi người và như thế yêu mến Đức Kitô một cách chân thành là yêu mến tất cả mọi người, không phân biệt ai. Chính sự phân biệt này khiến người Kinh Sư gặp khó khăn làm thế nào để yêu tất cả, nên ông đến hỏi Đức Kitô
Điều răn nào quan trọng hơn cả c.28
Ông hỏi thế bởi phong tục của ông hướng dẫn là có những điều răn tối quan trọng và có những điều cấm kị vì thế họ chia lề luật ra thành nhóm bắt buộc phải tuân thủ và nhóm cần thực hành trong cuộc sống. Điều này gây tranh cãi trong lịch sử dân tộc và đưa ra nhiều giải thích, luật buộc khác nhau. Người Kinh Sư mất nhiều giờ nghiên cứu, tìm hiểu và ông không đồng thuận với những khác biệt kia vì thế ông đến gặp Đức Kitô xin sự khôn ngoan nơi Ngài.
Sau khi nghe Đức Kitô giảng giải ông hiểu rõ điều các tiên tri dậy, điều ông từng nghiên cứu nhưng không hiểu thấu đáo, nay được Đức Kitô khai sáng.
Điều Ta muốn là tình yêu chứ không phải hy lễ, thích được các ngươi nhận biết hơn là của lễ toàn thiêu Hs 6,6
Chúa yêu mến công bình, nhân nghĩa và tâm hồn khiêm nhường Mk 6,6-8
Đức Kitô nói với người Kinh Sư
Đức Chúa,Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình c.32
Đức Kitô đã dùng những điều dậy trong Cựu Ước để giải thích cho người Kinh Sư hiểu rõ hơn về giáo huấn của Chúa. Câu trả lời của Đức Kitô tóm tắt tinh thần giáo huấn của sách Deuteronomy 6,4-5 và sách Levi 19,18. Trong đó hướng dẫn yêu mến Thiên Chúa và yêu mến tha nhân luôn đi chung với nhau. Điều này không thể tách biệt. Tình yêu phải thể hiện qua hành động cụ thể. Chính hành động cụ thể biến tình yêu thành hiện thực. Không ai chứng minh được tình yêu nhưng qua hành động cụ thể con người có thể cảm nhận, nhận biết hành động yêu thương. Nếu chỉ yêu mến người khác bằng cảm nghiệm thì tình yêu đó vừa mông lung vừa trống rỗng bởi nó không có hành động giúp đỡ kèm theo. Yêu người khác bằng hành động cụ thể như giúp đỡ, che chở, bảo bọc trong khả năng của mình chính là làm cho tình yêu Chúa trong ta trở nên thực tế hơn với người cần ta giúp đỡ.
Điều Đức Kitô hướng dẫn người Kinh Sư là giải thích mới mẻ, thực tế và mang tính cách đổi mới. Thời đó người ta tin việc hiến tế súc vật là dấu chỉ lòng yêu mến thần thánh vì thế người ta không thể nào hiểu được làm thế nào không hiến tế súc vật mà có thể lòng yêu mến. Điều này hiện nay vẫn còn xảy ra qua hình thức dâng cúng gia súc, đốt vàng mã. Đức Kitô dậy Ngài muốn tình yêu chứ không phải hy lễ. Ngài muốn nhân nghĩa và khiêm nhường. Chính nhữn giáo huấn mới mẻ này làm cho người Kinh Sư kinh ngạc và nhận ra giáo lí mới của Đức Kitô. Mặc dù rất khâm phục giáo lí và sự khôn ngoan của Đức Kitô nhưng không thấy bằng chứng nào cho biết người Kinh Sư trở thành môn đệ Đức Kitô. Kính trọng và thán phục chỉ là bước đầu dẫn đến tin theo. Để có thể dấn thân, tin theo cần con tim yêu mến chân thành. Chính tình yêu chân thành phát xuất tự tim thúc đẩy chúng ta bước theo Đức Kitô. Tin theo được thể hiện bằng hành động phục vụ Giáo Hội Chúa và phục vụ tha nhân. Thiếu dấn thân phục vụ chỉ là tin nửa vời.
TiengChuong.org
God's gifts
God's gifts are given to us to enable us to live life to the full and to have relationships with God and with God's creations and with others. Human love is selfish and conditional and that means our love is limited. Apart from the love for members of a family and relatives and friends we don't love everyone else as we should. It is the power of God's love given to us freely that enables us to love everyone freely.
Jesus gave insights to one of the Scribes who approached him with the assumption that God's commandments have different degrees.
Which is the first of all the commandments?v.28
The question raised probably came from different interpretations of the traditions. They grouped their laws into minor and major groupings, the minor ones were less strict while the major ones were strictly observed. This thorny issue was embedded throughout the history of the nation. The Scribe had laboured hard to reconcile the traditions but it seemed to him that his hard work could go nowhere. He approached Jesus for wisdom. After hearing the teaching of Jesus, the Scribe seemed to see the insights of the teachings of the prophets. Prophet Hosea taught that
What God want is love, not sacrifice; knowledge of God, not holocausts Hs 6,6.
Prophet Mica claims that
This is what Yahweh asks of you: to act justly, to love tenderly and to walk humbly with God Mi 6,6-8
Jesus told the Scribe that
To love God with all your heart, with all your understanding and with strength and to love your neighbour as yourself, is far more important than any holocaust or sacrifice v.32.
Jesus interpreted the ancient traditions in the light of scriptural traditions, citing Deuteronomy and Leviticus that loving God and loving others are unseparated.
Yahweh our God is the one Yahweh. You shall love Yahweh your God with all your heart, with all your soul, with all your strength -Deut 6,4-5
You must love your neighbour as yourself- Levi 19,18
It is God's love that empowers our human love to feel and to act. We need to put God's love for others both in emotion and action- oriented rather than simply emotion- oriented. Having love others only with emotion is an empty word. It has no substance. Loving people who are in needs within your capacity to act by providing services for them is the way to make God's love real and relevant to the life of others. It is to make God's love in motion.
Jesus' teaching was new and revolutionary because their traditions taught them to offer burnt animals offering as the way to show their love for God. They couldn't understand the concept of showing love to their gods without animal sacrifices. Jesus praised the Scribe for his astute response:
You are not far from the kingdom of God.v.33
There was no evidence indicating that the Scribe followed Jesus. Being wise in having knowledge of God was insufficient for joining Jesus. It is the love deep rooted in our heart we have for God that makes us a believer. Probably the Scribes had the knowledge of God and the love and wisdom of Jesus but to follow Jesus was another matter. Having the knowledge of God was the door lead us to follow but passing the threshold with love in our heart that is what it counts. It is our love for God, not knowledge that leads us to seek opportunities to serve God.
Điều răn nào quan trọng hơn cả c.28
Ông hỏi thế bởi phong tục của ông hướng dẫn là có những điều răn tối quan trọng và có những điều cấm kị vì thế họ chia lề luật ra thành nhóm bắt buộc phải tuân thủ và nhóm cần thực hành trong cuộc sống. Điều này gây tranh cãi trong lịch sử dân tộc và đưa ra nhiều giải thích, luật buộc khác nhau. Người Kinh Sư mất nhiều giờ nghiên cứu, tìm hiểu và ông không đồng thuận với những khác biệt kia vì thế ông đến gặp Đức Kitô xin sự khôn ngoan nơi Ngài.
Sau khi nghe Đức Kitô giảng giải ông hiểu rõ điều các tiên tri dậy, điều ông từng nghiên cứu nhưng không hiểu thấu đáo, nay được Đức Kitô khai sáng.
Điều Ta muốn là tình yêu chứ không phải hy lễ, thích được các ngươi nhận biết hơn là của lễ toàn thiêu Hs 6,6
Chúa yêu mến công bình, nhân nghĩa và tâm hồn khiêm nhường Mk 6,6-8
Đức Kitô nói với người Kinh Sư
Đức Chúa,Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình c.32
Đức Kitô đã dùng những điều dậy trong Cựu Ước để giải thích cho người Kinh Sư hiểu rõ hơn về giáo huấn của Chúa. Câu trả lời của Đức Kitô tóm tắt tinh thần giáo huấn của sách Deuteronomy 6,4-5 và sách Levi 19,18. Trong đó hướng dẫn yêu mến Thiên Chúa và yêu mến tha nhân luôn đi chung với nhau. Điều này không thể tách biệt. Tình yêu phải thể hiện qua hành động cụ thể. Chính hành động cụ thể biến tình yêu thành hiện thực. Không ai chứng minh được tình yêu nhưng qua hành động cụ thể con người có thể cảm nhận, nhận biết hành động yêu thương. Nếu chỉ yêu mến người khác bằng cảm nghiệm thì tình yêu đó vừa mông lung vừa trống rỗng bởi nó không có hành động giúp đỡ kèm theo. Yêu người khác bằng hành động cụ thể như giúp đỡ, che chở, bảo bọc trong khả năng của mình chính là làm cho tình yêu Chúa trong ta trở nên thực tế hơn với người cần ta giúp đỡ.
Điều Đức Kitô hướng dẫn người Kinh Sư là giải thích mới mẻ, thực tế và mang tính cách đổi mới. Thời đó người ta tin việc hiến tế súc vật là dấu chỉ lòng yêu mến thần thánh vì thế người ta không thể nào hiểu được làm thế nào không hiến tế súc vật mà có thể lòng yêu mến. Điều này hiện nay vẫn còn xảy ra qua hình thức dâng cúng gia súc, đốt vàng mã. Đức Kitô dậy Ngài muốn tình yêu chứ không phải hy lễ. Ngài muốn nhân nghĩa và khiêm nhường. Chính nhữn giáo huấn mới mẻ này làm cho người Kinh Sư kinh ngạc và nhận ra giáo lí mới của Đức Kitô. Mặc dù rất khâm phục giáo lí và sự khôn ngoan của Đức Kitô nhưng không thấy bằng chứng nào cho biết người Kinh Sư trở thành môn đệ Đức Kitô. Kính trọng và thán phục chỉ là bước đầu dẫn đến tin theo. Để có thể dấn thân, tin theo cần con tim yêu mến chân thành. Chính tình yêu chân thành phát xuất tự tim thúc đẩy chúng ta bước theo Đức Kitô. Tin theo được thể hiện bằng hành động phục vụ Giáo Hội Chúa và phục vụ tha nhân. Thiếu dấn thân phục vụ chỉ là tin nửa vời.
TiengChuong.org
God's gifts
God's gifts are given to us to enable us to live life to the full and to have relationships with God and with God's creations and with others. Human love is selfish and conditional and that means our love is limited. Apart from the love for members of a family and relatives and friends we don't love everyone else as we should. It is the power of God's love given to us freely that enables us to love everyone freely.
Jesus gave insights to one of the Scribes who approached him with the assumption that God's commandments have different degrees.
Which is the first of all the commandments?v.28
The question raised probably came from different interpretations of the traditions. They grouped their laws into minor and major groupings, the minor ones were less strict while the major ones were strictly observed. This thorny issue was embedded throughout the history of the nation. The Scribe had laboured hard to reconcile the traditions but it seemed to him that his hard work could go nowhere. He approached Jesus for wisdom. After hearing the teaching of Jesus, the Scribe seemed to see the insights of the teachings of the prophets. Prophet Hosea taught that
What God want is love, not sacrifice; knowledge of God, not holocausts Hs 6,6.
Prophet Mica claims that
This is what Yahweh asks of you: to act justly, to love tenderly and to walk humbly with God Mi 6,6-8
Jesus told the Scribe that
To love God with all your heart, with all your understanding and with strength and to love your neighbour as yourself, is far more important than any holocaust or sacrifice v.32.
Jesus interpreted the ancient traditions in the light of scriptural traditions, citing Deuteronomy and Leviticus that loving God and loving others are unseparated.
Yahweh our God is the one Yahweh. You shall love Yahweh your God with all your heart, with all your soul, with all your strength -Deut 6,4-5
You must love your neighbour as yourself- Levi 19,18
It is God's love that empowers our human love to feel and to act. We need to put God's love for others both in emotion and action- oriented rather than simply emotion- oriented. Having love others only with emotion is an empty word. It has no substance. Loving people who are in needs within your capacity to act by providing services for them is the way to make God's love real and relevant to the life of others. It is to make God's love in motion.
Jesus' teaching was new and revolutionary because their traditions taught them to offer burnt animals offering as the way to show their love for God. They couldn't understand the concept of showing love to their gods without animal sacrifices. Jesus praised the Scribe for his astute response:
You are not far from the kingdom of God.v.33
There was no evidence indicating that the Scribe followed Jesus. Being wise in having knowledge of God was insufficient for joining Jesus. It is the love deep rooted in our heart we have for God that makes us a believer. Probably the Scribes had the knowledge of God and the love and wisdom of Jesus but to follow Jesus was another matter. Having the knowledge of God was the door lead us to follow but passing the threshold with love in our heart that is what it counts. It is our love for God, not knowledge that leads us to seek opportunities to serve God.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tối Cao Pháp Viện Pakistan tha bổng Asia Bibi, Hồi Giáo cực đoan lập tức nổi loạn
Đặng Tự Do
16:19 31/10/2018
Tối Cao Pháp Viện Pakistan đã tha bổng một phụ nữ Công Giáo đã từng bị kết án tử hình vì tội phỉ báng vào năm 2010.
Asia Bibi bị kết tội xúc phạm Mohammed trong một cuộc cãi vã với những người hàng xóm của cô.
Chánh án Mian Saqib Nisar nói Bibi được phóng thích khỏi nhà tù Sheikupura ngay lập tức nếu cô không liên quan đến một vụ án nào khác.
Các thẩm phán cho biết việc kết án tử hình cô trước đây được dựa trên những bằng chứng mỏng manh, và công tố viên đã “không thể chứng minh được sự nghi ngờ hợp lý trong trường hợp này”.
Phóng viên BBC cho biết cảnh sát hiện diện dày đặc bên ngoài Tòa án Tối cao, và tại những địa điểm thường xảy ra các cuộc biểu tình tại Karachi, Lahore và Peshawar.
Bạo động lập tức nổ ra tại nhiều thành phố Pakistan sau khi chánh án Saqib Nisarm tuyên bố quyết định của Tối Cao Pháp Viện Pakistan.
Hồi đầu tháng này, Tối Cao Pháp Viện Pakistan đã đi đến quyết định tha bổng Asia Bibi nhưng thấy trước phản ứng của người Hồi Giáo nên họ đã hoãn lại việc công bố phán quyết để chờ cho các cơ quan an ninh có các biện pháp ngăn chặn bạo động.
Thủ tướng Pakistan Imran Khan là người nhiều lần tuyên bố ủng hộ các luật chống báng bổ khắc nghiệt của quốc gia này. Tuy nhiên, ngay sau tuyên bố của Tối Cao Pháp Viện Pakistan, các đài truyền hình của nhà nước đã phát hình lời kêu gọi của ông cảnh cáo rằng chính quyền Pakistan sẽ thẳng tay thi hành chức trách của mình là bảo vệ an ninh xã hội, kiên quyết chống tất cả các hành vi quấy rối.
Trong khi đó, tại Lahore, lệnh cấm tụ tập trên 4 người, cấm biểu tình bằng xe gắn máy, cấm mang hung khí được thông báo trên các phương tiện truyền thông.
Những biện pháp này cho thấy nhà cầm quyền Pakistan đã được thông báo trước về bản án của Tòa Án Tối Cao Pakistan.
Gia đình Bibi nói rằng họ lo sợ cho sự an toàn của mình và bây giờ họ chỉ mong có thể rời khỏi Pakistan càng sớm càng tốt.
Trong phiên họp hôm 31 tháng 10, các dân biểu Anh đã lên tiếng yêu cầu thủ tướng Theresa May ban cấp tư cách tị nạn cho Asia Bibi, chồng và con gái cô.
Năm 2009, Bibi bị buộc tội đưa ra những nhận xét phỉ báng tiên tri Hồi giáo Muhammad sau một cuộc tranh luận bắt nguồn từ một ly nước. Bibi đang thu hoạch quả dâu với các công nhân nông trại khác khi được yêu cầu đi lấy nước từ giếng.
Một người nhìn thấy cô uống nước từ một cái ly mà trước đó đã được những người Hồi giáo sử dụng. Người ấy nói với Bibi rằng một Kitô hữu không thể sử dụng chung một ly nước với người Hồi Giáo, vì Kitô hữu là người ô uế. Một cuộc cãi vã xảy ra sau đó, và năm ngày sau đó người ta báo cáo với một giáo sĩ Hồi giáo rằng Bibi đã phỉ báng Muhammad. Bibi và gia đình cô là những Kitô hữu duy nhất trong khu vực, và đã phải đối mặt với những áp lực buộc cải đạo sang Hồi giáo.
Cô bị kết tội phạm tội phạm thượng vào năm 2010, và bị kết án tử hình bằng cách treo cổ. Cô kháng cáo ngay lập tức. Tòa án Tối cao Lahore đã y án vào năm 2014, sau đó cô đã kháng cáo lên Tòa án Tối cao của Pakistan. Tòa án tối cao đã đồng ý nghe kháng cáo của cô vào năm 2015 nhưng khất lần hẹn nữa cho đến nay mới xử.
Kể từ khi bị bắt giữ, Bibi đã nhận được sự hỗ trợ từ nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho cô, bao gồm cả Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 và Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Vào năm 2015, Đức Phanxicô đã tiếp chồng và con gái cô và cầu nguyện cho cô.
Ở Pakistan, những người Hồi giáo cứng rắn đã kêu gọi tử hình cô ngay từ khi cô bị kết tội lần đầu. Luật phỉ báng của Pakistan áp đặt hình phạt nghiêm khắc đối với những người xúc phạm Kinh Qur'an hoặc phỉ báng Mohammed. Hồi giáo là quốc giáo của Pakistan, và khoảng 97% dân số là người Hồi giáo.
Source: Catholic Herald - Asia Bibi: Pakistan acquits Christian woman sentenced to death
Asia Bibi bị kết tội xúc phạm Mohammed trong một cuộc cãi vã với những người hàng xóm của cô.
Chánh án Mian Saqib Nisar nói Bibi được phóng thích khỏi nhà tù Sheikupura ngay lập tức nếu cô không liên quan đến một vụ án nào khác.
Các thẩm phán cho biết việc kết án tử hình cô trước đây được dựa trên những bằng chứng mỏng manh, và công tố viên đã “không thể chứng minh được sự nghi ngờ hợp lý trong trường hợp này”.
Phóng viên BBC cho biết cảnh sát hiện diện dày đặc bên ngoài Tòa án Tối cao, và tại những địa điểm thường xảy ra các cuộc biểu tình tại Karachi, Lahore và Peshawar.
Bạo động lập tức nổ ra tại nhiều thành phố Pakistan sau khi chánh án Saqib Nisarm tuyên bố quyết định của Tối Cao Pháp Viện Pakistan.
Hồi đầu tháng này, Tối Cao Pháp Viện Pakistan đã đi đến quyết định tha bổng Asia Bibi nhưng thấy trước phản ứng của người Hồi Giáo nên họ đã hoãn lại việc công bố phán quyết để chờ cho các cơ quan an ninh có các biện pháp ngăn chặn bạo động.
Thủ tướng Pakistan Imran Khan là người nhiều lần tuyên bố ủng hộ các luật chống báng bổ khắc nghiệt của quốc gia này. Tuy nhiên, ngay sau tuyên bố của Tối Cao Pháp Viện Pakistan, các đài truyền hình của nhà nước đã phát hình lời kêu gọi của ông cảnh cáo rằng chính quyền Pakistan sẽ thẳng tay thi hành chức trách của mình là bảo vệ an ninh xã hội, kiên quyết chống tất cả các hành vi quấy rối.
Trong khi đó, tại Lahore, lệnh cấm tụ tập trên 4 người, cấm biểu tình bằng xe gắn máy, cấm mang hung khí được thông báo trên các phương tiện truyền thông.
Những biện pháp này cho thấy nhà cầm quyền Pakistan đã được thông báo trước về bản án của Tòa Án Tối Cao Pakistan.
Gia đình Bibi nói rằng họ lo sợ cho sự an toàn của mình và bây giờ họ chỉ mong có thể rời khỏi Pakistan càng sớm càng tốt.
Trong phiên họp hôm 31 tháng 10, các dân biểu Anh đã lên tiếng yêu cầu thủ tướng Theresa May ban cấp tư cách tị nạn cho Asia Bibi, chồng và con gái cô.
Năm 2009, Bibi bị buộc tội đưa ra những nhận xét phỉ báng tiên tri Hồi giáo Muhammad sau một cuộc tranh luận bắt nguồn từ một ly nước. Bibi đang thu hoạch quả dâu với các công nhân nông trại khác khi được yêu cầu đi lấy nước từ giếng.
Một người nhìn thấy cô uống nước từ một cái ly mà trước đó đã được những người Hồi giáo sử dụng. Người ấy nói với Bibi rằng một Kitô hữu không thể sử dụng chung một ly nước với người Hồi Giáo, vì Kitô hữu là người ô uế. Một cuộc cãi vã xảy ra sau đó, và năm ngày sau đó người ta báo cáo với một giáo sĩ Hồi giáo rằng Bibi đã phỉ báng Muhammad. Bibi và gia đình cô là những Kitô hữu duy nhất trong khu vực, và đã phải đối mặt với những áp lực buộc cải đạo sang Hồi giáo.
Cô bị kết tội phạm tội phạm thượng vào năm 2010, và bị kết án tử hình bằng cách treo cổ. Cô kháng cáo ngay lập tức. Tòa án Tối cao Lahore đã y án vào năm 2014, sau đó cô đã kháng cáo lên Tòa án Tối cao của Pakistan. Tòa án tối cao đã đồng ý nghe kháng cáo của cô vào năm 2015 nhưng khất lần hẹn nữa cho đến nay mới xử.
Kể từ khi bị bắt giữ, Bibi đã nhận được sự hỗ trợ từ nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho cô, bao gồm cả Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 và Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Vào năm 2015, Đức Phanxicô đã tiếp chồng và con gái cô và cầu nguyện cho cô.
Ở Pakistan, những người Hồi giáo cứng rắn đã kêu gọi tử hình cô ngay từ khi cô bị kết tội lần đầu. Luật phỉ báng của Pakistan áp đặt hình phạt nghiêm khắc đối với những người xúc phạm Kinh Qur'an hoặc phỉ báng Mohammed. Hồi giáo là quốc giáo của Pakistan, và khoảng 97% dân số là người Hồi giáo.
Source: Catholic Herald - Asia Bibi: Pakistan acquits Christian woman sentenced to death
Phản ứng của Asia Bibi sau phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Pakistan
Đặng Tự Do
17:41 31/10/2018
“Tôi không thể tin được những gì tôi đang nghe. Tôi có thể ra khỏi tù ngay bây giờ được không? Liệu họ có cho tôi ra ngoài không?” Đó là những lời Asia Bibi nói qua điện thoại với thông tấn xã AFP.
Tòa án tối cao của Pakistan đã bác bỏ án tử hình các tòa dưới dành cho Asia Bibi, một người phụ nữ Công Giáo Pakistan và là người mẹ của năm đứa con đã bị giam giữ từ năm 2009 và bị kết án tử hình vào tháng 11 năm 2010 về tội phỉ báng chống lại tiên tri Mohammed. Cô luôn phủ nhận những cáo buộc và khẳng định sự vô tội của mình.
Chánh phán Mian Saqib Nisar, và hai vị thẩm phán Asif Saeed Khosa và Mazhar Alam Khan, đã đưa ra phán quyết vào ngày 31 tháng 10. Theo phán quyết của tòa Asia Bibi có thể được trả tự do ngay lập tức từ một nhà tù gần Lahore, nơi cô đang bị giam giữ trong tám năm qua.
Đây là một quyết định can đảm của các thẩm phán Pakistan, những người đã dám đưa ra phán quyết của mình bất chấp những cuộc biểu tình mạnh mẽ hồi đầu tháng này, do nhóm Hồi giáo cực đoan Tehreek-e-Labaik chủ xướng.
Chồng cô, Ashiq Masih, bày tỏ niềm vui của gia đình mình sau bản án mang tính bước ngoặt. “Chúng tôi rất hạnh phúc. Đây là tin tuyệt vời. Chúng tôi cảm tạ Thiên Chúa rất nhiều vì Người đã nhậm lời cầu nguyện của chúng tôi và những lời cầu nguyện của rất nhiều người khác” ông nói với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ.
Rizvi, một thầy giảng kinh Qu’ran, lãnh đạo của Tehreek-e-Labbaik, đã cảnh cáo các thẩm phán, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ địa phương cũng như quốc tế về hậu quả “thảm khốc” nếu Asia Bibi được trả tự do. Hắn ta cũng đe dọa Saiful Malook, luật sư đại diện cho Asia Bibi tại tòa án. Rizvi thông báo rằng phong trào của hắn sẽ “tổ chức các cuộc biểu tình lớn và không để yên cho chính phủ nếu nhà cầm quyền trả tự do cho Asia Bibi để làm vừa lòng Hoa Kỳ.”
Trường hợp của Asia Bibi đã thu hút sự chú ý rất lớn của quốc tế. Hơn 400,000 người trên toàn thế giới đã ký một bản kiến nghị trả tự do cho Bibi. Vào năm 2010, đích thân Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã kêu gọi hủy bỏ các cáo buộc chống lại Asia Bibi.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một trong số những người cầu nguyện và hoạt động cho việc trả tự do cho Asia Bibi. Đầu năm nay, Đức Giáo Hoàng đã gặp chồng và con gái của bà, Eisham Ashiq. Ngài nói với cô con gái của Asia Bibi, “Cha thường nghĩ đến mẹ con, và cha cầu nguyện cho bà ấy.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô gọi Asia Bibi là “một vị tử vì đạo” trong thời đại chúng ta.
Cô Ashiq nói với Đức Giáo Hoàng: “Khi con gặp mẹ con trước khi rời Pakistan, bà yêu cầu con tặng Đức Thánh Cha một nụ hôn.” Rồi cô ôm hôn Đức Thánh Cha Phanxicô.
Khi ông Masih, chồng của Asia Bibi, gặp Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc gặp gỡ tại thư viện riêng của Đức Thánh Cha tại dinh Tông Tòa của Vatican sáng hôm đó, ông nói, “Thưa Đức Thánh Cha, con cầu xin ngài cầu nguyện cho vợ con và cho tất cả các Kitô hữu bị bách hại.”
Phóng viên BBC cho biết, ngay sau khi phán quyết của tòa án được đưa ra các cuộc biểu tình bạo động của những người Hồi Giáo cực đoan đã nổ ra tại Karachi, Lahore, Peshawar và Multan. Vùng Red Zone của thủ đô Islamabad, nơi đặt trụ sở của Tòa án Tối cao, đã bị cảnh sát phong tỏa để bảo vệ mạng sống của các vị thẩm phán.
Source: America The Jesuit Review Pakistani Christians fear violence after Asia Bibi’s blasphemy death sentence is overturned
Tòa án tối cao của Pakistan đã bác bỏ án tử hình các tòa dưới dành cho Asia Bibi, một người phụ nữ Công Giáo Pakistan và là người mẹ của năm đứa con đã bị giam giữ từ năm 2009 và bị kết án tử hình vào tháng 11 năm 2010 về tội phỉ báng chống lại tiên tri Mohammed. Cô luôn phủ nhận những cáo buộc và khẳng định sự vô tội của mình.
Chánh phán Mian Saqib Nisar, và hai vị thẩm phán Asif Saeed Khosa và Mazhar Alam Khan, đã đưa ra phán quyết vào ngày 31 tháng 10. Theo phán quyết của tòa Asia Bibi có thể được trả tự do ngay lập tức từ một nhà tù gần Lahore, nơi cô đang bị giam giữ trong tám năm qua.
Đây là một quyết định can đảm của các thẩm phán Pakistan, những người đã dám đưa ra phán quyết của mình bất chấp những cuộc biểu tình mạnh mẽ hồi đầu tháng này, do nhóm Hồi giáo cực đoan Tehreek-e-Labaik chủ xướng.
Chồng cô, Ashiq Masih, bày tỏ niềm vui của gia đình mình sau bản án mang tính bước ngoặt. “Chúng tôi rất hạnh phúc. Đây là tin tuyệt vời. Chúng tôi cảm tạ Thiên Chúa rất nhiều vì Người đã nhậm lời cầu nguyện của chúng tôi và những lời cầu nguyện của rất nhiều người khác” ông nói với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ.
Rizvi, một thầy giảng kinh Qu’ran, lãnh đạo của Tehreek-e-Labbaik, đã cảnh cáo các thẩm phán, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ địa phương cũng như quốc tế về hậu quả “thảm khốc” nếu Asia Bibi được trả tự do. Hắn ta cũng đe dọa Saiful Malook, luật sư đại diện cho Asia Bibi tại tòa án. Rizvi thông báo rằng phong trào của hắn sẽ “tổ chức các cuộc biểu tình lớn và không để yên cho chính phủ nếu nhà cầm quyền trả tự do cho Asia Bibi để làm vừa lòng Hoa Kỳ.”
Trường hợp của Asia Bibi đã thu hút sự chú ý rất lớn của quốc tế. Hơn 400,000 người trên toàn thế giới đã ký một bản kiến nghị trả tự do cho Bibi. Vào năm 2010, đích thân Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã kêu gọi hủy bỏ các cáo buộc chống lại Asia Bibi.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một trong số những người cầu nguyện và hoạt động cho việc trả tự do cho Asia Bibi. Đầu năm nay, Đức Giáo Hoàng đã gặp chồng và con gái của bà, Eisham Ashiq. Ngài nói với cô con gái của Asia Bibi, “Cha thường nghĩ đến mẹ con, và cha cầu nguyện cho bà ấy.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô gọi Asia Bibi là “một vị tử vì đạo” trong thời đại chúng ta.
Cô Ashiq nói với Đức Giáo Hoàng: “Khi con gặp mẹ con trước khi rời Pakistan, bà yêu cầu con tặng Đức Thánh Cha một nụ hôn.” Rồi cô ôm hôn Đức Thánh Cha Phanxicô.
Khi ông Masih, chồng của Asia Bibi, gặp Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc gặp gỡ tại thư viện riêng của Đức Thánh Cha tại dinh Tông Tòa của Vatican sáng hôm đó, ông nói, “Thưa Đức Thánh Cha, con cầu xin ngài cầu nguyện cho vợ con và cho tất cả các Kitô hữu bị bách hại.”
Phóng viên BBC cho biết, ngay sau khi phán quyết của tòa án được đưa ra các cuộc biểu tình bạo động của những người Hồi Giáo cực đoan đã nổ ra tại Karachi, Lahore, Peshawar và Multan. Vùng Red Zone của thủ đô Islamabad, nơi đặt trụ sở của Tòa án Tối cao, đã bị cảnh sát phong tỏa để bảo vệ mạng sống của các vị thẩm phán.
Source: America The Jesuit Review Pakistani Christians fear violence after Asia Bibi’s blasphemy death sentence is overturned
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lễ mừng kính các Thánh nam nữ
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
10:12 31/10/2018
Lễ mừng kính các Thánh nam nữ
Hằng năm vào ngày 01. Tháng Mười Một, Giáo Hội Công Giáo mừng kính trọng thể lễ các Thánh nam nữ trên trời.
Lễ trọng mừng kính này có nguồn gốc trong dòng lịch sử đạo đức thần học từ thế kỷ thứ tư nơi Giáo hội Hylạp, họ mừng lễ chung kính các Thánh vào ngày Chúa Nhật sau lễ Đức Chúa Thánh Thần, để nhắc nhớ tôn kính các Thánh tử đạo.
Ngày 13.05.609 Đức Giáo Hoàng Bonifatius IV. đã khánh thành, hay đúng hơn „ rửa tội“ đền thờ Pantheon ở Roma, nơi người Roma thời xưa kính thờ các Thần người Roma, cho trở thành thánh đường Công Giáo nhận Đức Mẹ đồng trinh Maria và toàn thể các Thánh là quan thầy phù trợ.
Từ ngày đó hằng năm có lễ mừng kính vào ngày thứ Sáu sau lễ Phục sinh tưởng nhớ tất cả các Thánh.
Đến thời Đức Giáo Hoàng Gregor III. (thế kỷ thứ tám) đã khánh thành nhà nguyện trong đền thờ Thánh Phero ở Roma dâng kính tất cả các Thánh, và qui định ngày 01. Tháng Mười Một hằng năm là ngày lễ kính các Thánh.
Từ thế kỷ thứ Tám lễ mừng này được mừng các nơi trong nước Pháp. Và đến năm 839 thời Đức Giáo Hoàng Gregor VI. lễ mừng này phổ biến khắp nơi trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo.
Lễ trọng mừng toàn thể các Thánh thể hiện tâm tình lòng cung kính của con người, nhưng nội dung ngày lễ vượt qua các ranh giới về thời gian và không gian với tâm trí con người. Vâng, ngày lễ mừng kính trải rộng dài lên tới tận trên trời cao.
Ngay từ thưở Giáo hội sơ khai lúc ban đầu, những thành phần trong Giáo hội được xưng tụng là „Thánh", như Thánh Phaolo đã viết gửi Giáo đoàn Côrinthô: „Kính gửi Hội Thánh của Thiên Chúa ở Cô-rin-tô, những người đã được hiến thánh trong Đức Ki-tô Giê-su, được kêu gọi làm dân thánh, cùng với tất cả những ai ở bất cứ nơi nào kêu cầu danh Chúa của chúng ta, Đức Giê-su Ki-tô, là Chúa của họ và của chúng ta. ( 1 Cor 1,2).
Người tín hữu Chúa Kitô trở nên thánh nhờ bí tích rửa tội trong Chúa Giêsu Kitô đã chết và sống lại.
Tất cả mọi người được kêu gọi nên thánh, vì Thiên Chúa là đấng Thánh đã tạo dựng con người giống hình ảnh của ngài.
Căn bản là như thế. Nhưng làm thế nào nhận ra đời sống thánh thiện nơi một vị Thánh? Hay thế nào là một đời sống thánh thiện.
Câu chuyện ngụ ngôn về một người có lòng kính sợ Thiên Chúa giúp phần nào trả lời cho vấn nạn thắc mắc này.
„ Một ngày kia, Thiên Thần đến gặp người đạo đức có lòng kính sợ Thiên Chúa và nói với anh ta: Thiên Chúa sai ta đến gặp anh. Vậy anh có mong muốn điều gì , Ngài sẽ cho anh được toại nguyện. Anh có muốn có được khả năng chữa lành không?
Anh ta trả lời “ Không, chính thiên Chúa ra tay chữa lành thì tốt hơn.“
Thiên Thần : Vậy anh có muốn có khả năng thuyết phục đưa kẻ có tội trở về đường chính nẻo ngay không?
Anh ta cũng nói: Không, tôi không thể đụng chạm tới được trái tim tâm hồn con người. Điều này các Thiên Thần làm được.
Vậy anh có muốn trở nên một mẫu gương tốt, để những người khác bắt chước noi theo không?
Không, như thế tôi sẽ kéo những người khác chú ý tập trung vào chính tôi thôi.
Thiên Thần hỏi tiếp: Vậy anh muốn gì? Phải chăng ơn Chúa.
Anh ta đáp: Nếu tôi có được điều đó, là tôi có tất cả. Đó là điều tôi mong muốn.
Thiên Thần: Nhưng anh phải mong muốn một điều gì khác lạ thường chứ! hay là điều gì cần thiết cho đời sống của anh.
Anh ta đáp: Vậy thì tôi mong muốn điều này: Xin cho sự tốt đẹp xảy ra qua đời sống tôi, mà tôi không nhận biết ra điều đó!
Sau cùng đi đến quyết định, nơi bóng rợp của con người thánh thiện này phát toả ra sức mạnh chữa lành. Luôn luôn khi bóng của anh ta phủ xuống đâu, sự chữa lành phát tỏa ra , người bệnh được lành mạnh trở lại, ruộng vườn trở nên mầu mỡ tươi tốt, những lo âu buồn phiền biến đổi thành niềm vui mừng. Nhưng vị sống thánh thiện này không hay biết gì về điều xảy ra. Vì sự chú ý của những người khác tập trung vào bóng phủ rợp của vị thánh, đến nỗi họ quên luôn vị thánh . Và như thế điều mong muốn của vị thánh được thực hiện tròn đầy: Xin cho những điều tốt xảy ra qua đời sống mình, mà chính mình không biết.“ ( Theo chuyện kể suy tư của Anthony de Mello).
Sự thánh thiện không là một tình trạng đạo đức khẩn trương bất bình thường. Sự thánh thiện xảy ra ngay trong đời sống hằng ngày. Sự thánh thiện làm cho đời sống hằng ngày từ mầu đen tối u buồn biến thành mầu sắc ánh sáng rực rỡ mang lại niềm vui niềm hy vọng cho đời sống.
Mỗi người trong nghề nghiệp sinh sống, trong gia đình, nơi cộng đồng xã hội được Thiên Chúa tạo dựng nên, kêu mời cùng ban cho khả năng trở nên thánh qua việc chu toàn bổn phận trong đời sống của mình cho hôm nay và ngày mai.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hằng năm vào ngày 01. Tháng Mười Một, Giáo Hội Công Giáo mừng kính trọng thể lễ các Thánh nam nữ trên trời.
Lễ trọng mừng kính này có nguồn gốc trong dòng lịch sử đạo đức thần học từ thế kỷ thứ tư nơi Giáo hội Hylạp, họ mừng lễ chung kính các Thánh vào ngày Chúa Nhật sau lễ Đức Chúa Thánh Thần, để nhắc nhớ tôn kính các Thánh tử đạo.
Ngày 13.05.609 Đức Giáo Hoàng Bonifatius IV. đã khánh thành, hay đúng hơn „ rửa tội“ đền thờ Pantheon ở Roma, nơi người Roma thời xưa kính thờ các Thần người Roma, cho trở thành thánh đường Công Giáo nhận Đức Mẹ đồng trinh Maria và toàn thể các Thánh là quan thầy phù trợ.
Từ ngày đó hằng năm có lễ mừng kính vào ngày thứ Sáu sau lễ Phục sinh tưởng nhớ tất cả các Thánh.
Đến thời Đức Giáo Hoàng Gregor III. (thế kỷ thứ tám) đã khánh thành nhà nguyện trong đền thờ Thánh Phero ở Roma dâng kính tất cả các Thánh, và qui định ngày 01. Tháng Mười Một hằng năm là ngày lễ kính các Thánh.
Từ thế kỷ thứ Tám lễ mừng này được mừng các nơi trong nước Pháp. Và đến năm 839 thời Đức Giáo Hoàng Gregor VI. lễ mừng này phổ biến khắp nơi trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo.
Lễ trọng mừng toàn thể các Thánh thể hiện tâm tình lòng cung kính của con người, nhưng nội dung ngày lễ vượt qua các ranh giới về thời gian và không gian với tâm trí con người. Vâng, ngày lễ mừng kính trải rộng dài lên tới tận trên trời cao.
Ngay từ thưở Giáo hội sơ khai lúc ban đầu, những thành phần trong Giáo hội được xưng tụng là „Thánh", như Thánh Phaolo đã viết gửi Giáo đoàn Côrinthô: „Kính gửi Hội Thánh của Thiên Chúa ở Cô-rin-tô, những người đã được hiến thánh trong Đức Ki-tô Giê-su, được kêu gọi làm dân thánh, cùng với tất cả những ai ở bất cứ nơi nào kêu cầu danh Chúa của chúng ta, Đức Giê-su Ki-tô, là Chúa của họ và của chúng ta. ( 1 Cor 1,2).
Người tín hữu Chúa Kitô trở nên thánh nhờ bí tích rửa tội trong Chúa Giêsu Kitô đã chết và sống lại.
Tất cả mọi người được kêu gọi nên thánh, vì Thiên Chúa là đấng Thánh đã tạo dựng con người giống hình ảnh của ngài.
Căn bản là như thế. Nhưng làm thế nào nhận ra đời sống thánh thiện nơi một vị Thánh? Hay thế nào là một đời sống thánh thiện.
Câu chuyện ngụ ngôn về một người có lòng kính sợ Thiên Chúa giúp phần nào trả lời cho vấn nạn thắc mắc này.
„ Một ngày kia, Thiên Thần đến gặp người đạo đức có lòng kính sợ Thiên Chúa và nói với anh ta: Thiên Chúa sai ta đến gặp anh. Vậy anh có mong muốn điều gì , Ngài sẽ cho anh được toại nguyện. Anh có muốn có được khả năng chữa lành không?
Anh ta trả lời “ Không, chính thiên Chúa ra tay chữa lành thì tốt hơn.“
Thiên Thần : Vậy anh có muốn có khả năng thuyết phục đưa kẻ có tội trở về đường chính nẻo ngay không?
Anh ta cũng nói: Không, tôi không thể đụng chạm tới được trái tim tâm hồn con người. Điều này các Thiên Thần làm được.
Vậy anh có muốn trở nên một mẫu gương tốt, để những người khác bắt chước noi theo không?
Không, như thế tôi sẽ kéo những người khác chú ý tập trung vào chính tôi thôi.
Thiên Thần hỏi tiếp: Vậy anh muốn gì? Phải chăng ơn Chúa.
Anh ta đáp: Nếu tôi có được điều đó, là tôi có tất cả. Đó là điều tôi mong muốn.
Thiên Thần: Nhưng anh phải mong muốn một điều gì khác lạ thường chứ! hay là điều gì cần thiết cho đời sống của anh.
Anh ta đáp: Vậy thì tôi mong muốn điều này: Xin cho sự tốt đẹp xảy ra qua đời sống tôi, mà tôi không nhận biết ra điều đó!
Sau cùng đi đến quyết định, nơi bóng rợp của con người thánh thiện này phát toả ra sức mạnh chữa lành. Luôn luôn khi bóng của anh ta phủ xuống đâu, sự chữa lành phát tỏa ra , người bệnh được lành mạnh trở lại, ruộng vườn trở nên mầu mỡ tươi tốt, những lo âu buồn phiền biến đổi thành niềm vui mừng. Nhưng vị sống thánh thiện này không hay biết gì về điều xảy ra. Vì sự chú ý của những người khác tập trung vào bóng phủ rợp của vị thánh, đến nỗi họ quên luôn vị thánh . Và như thế điều mong muốn của vị thánh được thực hiện tròn đầy: Xin cho những điều tốt xảy ra qua đời sống mình, mà chính mình không biết.“ ( Theo chuyện kể suy tư của Anthony de Mello).
Sự thánh thiện không là một tình trạng đạo đức khẩn trương bất bình thường. Sự thánh thiện xảy ra ngay trong đời sống hằng ngày. Sự thánh thiện làm cho đời sống hằng ngày từ mầu đen tối u buồn biến thành mầu sắc ánh sáng rực rỡ mang lại niềm vui niềm hy vọng cho đời sống.
Mỗi người trong nghề nghiệp sinh sống, trong gia đình, nơi cộng đồng xã hội được Thiên Chúa tạo dựng nên, kêu mời cùng ban cho khả năng trở nên thánh qua việc chu toàn bổn phận trong đời sống của mình cho hôm nay và ngày mai.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Lễ cầu cho các Linh Hồn
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
10:13 31/10/2018
Lễ cầu cho các Linh Hồn
Hằng năm vào ngày 02. Tháng Mười Một Giáo Hội Công Giáo kêu mời mọi người tín hữu tưởng nhớ cầu nguyện cho các Linh hồn, họ là thân nhân của gia đình, họ là những người đang còn chịu thanh luyện trong lửa luyện tôi. Vì nào ai biết được số phận đời sống của người đã qua đời ra sao.
Nên tưởng nhớ cầu nguyện cho họ là lòng bác ái đạo đức cùng thể hiện lòng hiếu thảo biết ơn người xưa kia đã cách này cách khác đã cầu nguyện làm ơn cho ta.
Ngay từ thế kỷ thứ nhất sau khi đạo Kitô giáo thành hình trong xã hội đã không thể có ngày lễ mừng kính riêng cho các vị Thánh. Dần dần trong thời gian bắt đầu có nhiều lễ mừng kính các Thánh hơn là lễ mừng Chúa Giesu Kitô, với mục đích tôn kính các Thánh Tử Đạo.
Trước hết, Các Thánh, và các Linh hồn được tưởng nhớ chung , như Đức Thánh Cha Bonifatius IV. đã ấn định vào ngày 13.05.610 để tưởng nhớ chung các Vị đã qua đời là Thánh.
Lễ cầu cho các Linh hồn vào năm 998 do Đức Viện phụ Odilo của tu viện Cluny chọn ngày 2. Thánh Mười Một để tưởng nhớ cằu nguyện cho tất cả các người đã qua đời mà linh hồn họ còn đang chịu thanh luyện trong lửa luyện tội.
Lễ này trước hết mừng cử hành trong vòng Tu viện Cluny thôi. Nhưng từ đầu thế kỷ 14. Giáo hội bên Roma bất đầu công nhận, Và từ đó ngày lễ cầu cho các Linh hồn được lan rộng mừng trong toàn thể Giáo hội.
Theo tiếng latinh ngày lễ Cầu cho các Linh Hồn có tên: In commemoratione omnium fidelium defunctorum.
Các Tín hữu Chúa Giêsu Kitô từ chiều ngày 01. Thánh Mười Một thăm viếng phần mộ người qúa cố nơi nghĩa trang, đốt thắp hoa nến đọc kinh cầu nguyện. Có nhiều xứ đạo tổ chức viếng nghĩa trang chung cùng với nghi lễ có Linh mục đi đến các phần mộ đọc kinh làm phép rẩy nước Thánh nơi mộ tưởng nhớ cầu nguyện cho người qúa cố.
Ngày 02. Tháng Mười Một ngày lễ cầu nguyện cho các Linh Hồn, theo luật Phụng vụ có ba thánh lễ trong ngày này với phẩm phục mầu đen hoặc mầu tím.
Giáo hội khuyến khích người tín hữu cầu nguyện thăm viếng, cầu nguyện cho người qúa cố qua việc dâng Thánh lể, đọc kinh, ăn chay hãm mình , làm việc bác ái bố cầu chỉ ch các linh hồn.
Mỗi khi nhớ đến người thân yêu đã qúa cố không chỉ hình ảnh, lời nói cử chỉ, những biến cố, những kỷ niệm ngày xưa đã cùng chung sống trải qua với nhau như cuốn phim xuất hiện trở lại trong trí óc tâm hồn người còn sống trên trần gian, nhưng còn cả sứ điệp của họ như lời nhắn nhủ vang lên trong tâm trí ta:
„- Tôi ra đi bây giờ nằm sâu dưới lòng đất, hay đã được thiêu thành tro bụi. Nhưng tôi tin rằng tôi trở về cùng Thiên Chúa, Ðấng sinh thành ra tôi.
- Tôi nằm sâu trong lòng nấm mồ này. Nhưng tôi vẫn hằng hy vọng trông mong Thiên Chúa sẽ cứu độ tôi và sẽ cho tôi sống lại được hưởng đời sống bất diệt, như Ngài đã cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết.
Tôi bây giờ nằm chôn sâu trong nấm mồ xây kín bằng xi-măng cát đá, hay thân xác tôi đã được thiêu ra thành tro bụi. Nhưng tôi hằng có tâm tình yêu mến Thiên Chúa của tôi, vì ngài là Cha đời tôi, Ngài hằng yêu mến tôi.
Và tôi tâm niệm rằng:
- Những gì ngày xưa tôi xây dựng làm ra, giờ này tôi phải bỏ lại.
- Những gì ngày xưa tôi thu góp tích lũy để dành, giờ này tôi không mang đi được.
- Nhưng chỉ những gì ngày xưa tôi đã cho đi, bây giờ tôi nhận lãnh trở lại.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hằng năm vào ngày 02. Tháng Mười Một Giáo Hội Công Giáo kêu mời mọi người tín hữu tưởng nhớ cầu nguyện cho các Linh hồn, họ là thân nhân của gia đình, họ là những người đang còn chịu thanh luyện trong lửa luyện tôi. Vì nào ai biết được số phận đời sống của người đã qua đời ra sao.
Nên tưởng nhớ cầu nguyện cho họ là lòng bác ái đạo đức cùng thể hiện lòng hiếu thảo biết ơn người xưa kia đã cách này cách khác đã cầu nguyện làm ơn cho ta.
Ngay từ thế kỷ thứ nhất sau khi đạo Kitô giáo thành hình trong xã hội đã không thể có ngày lễ mừng kính riêng cho các vị Thánh. Dần dần trong thời gian bắt đầu có nhiều lễ mừng kính các Thánh hơn là lễ mừng Chúa Giesu Kitô, với mục đích tôn kính các Thánh Tử Đạo.
Trước hết, Các Thánh, và các Linh hồn được tưởng nhớ chung , như Đức Thánh Cha Bonifatius IV. đã ấn định vào ngày 13.05.610 để tưởng nhớ chung các Vị đã qua đời là Thánh.
Lễ cầu cho các Linh hồn vào năm 998 do Đức Viện phụ Odilo của tu viện Cluny chọn ngày 2. Thánh Mười Một để tưởng nhớ cằu nguyện cho tất cả các người đã qua đời mà linh hồn họ còn đang chịu thanh luyện trong lửa luyện tội.
Lễ này trước hết mừng cử hành trong vòng Tu viện Cluny thôi. Nhưng từ đầu thế kỷ 14. Giáo hội bên Roma bất đầu công nhận, Và từ đó ngày lễ cầu cho các Linh hồn được lan rộng mừng trong toàn thể Giáo hội.
Theo tiếng latinh ngày lễ Cầu cho các Linh Hồn có tên: In commemoratione omnium fidelium defunctorum.
Các Tín hữu Chúa Giêsu Kitô từ chiều ngày 01. Thánh Mười Một thăm viếng phần mộ người qúa cố nơi nghĩa trang, đốt thắp hoa nến đọc kinh cầu nguyện. Có nhiều xứ đạo tổ chức viếng nghĩa trang chung cùng với nghi lễ có Linh mục đi đến các phần mộ đọc kinh làm phép rẩy nước Thánh nơi mộ tưởng nhớ cầu nguyện cho người qúa cố.
Ngày 02. Tháng Mười Một ngày lễ cầu nguyện cho các Linh Hồn, theo luật Phụng vụ có ba thánh lễ trong ngày này với phẩm phục mầu đen hoặc mầu tím.
Giáo hội khuyến khích người tín hữu cầu nguyện thăm viếng, cầu nguyện cho người qúa cố qua việc dâng Thánh lể, đọc kinh, ăn chay hãm mình , làm việc bác ái bố cầu chỉ ch các linh hồn.
Mỗi khi nhớ đến người thân yêu đã qúa cố không chỉ hình ảnh, lời nói cử chỉ, những biến cố, những kỷ niệm ngày xưa đã cùng chung sống trải qua với nhau như cuốn phim xuất hiện trở lại trong trí óc tâm hồn người còn sống trên trần gian, nhưng còn cả sứ điệp của họ như lời nhắn nhủ vang lên trong tâm trí ta:
„- Tôi ra đi bây giờ nằm sâu dưới lòng đất, hay đã được thiêu thành tro bụi. Nhưng tôi tin rằng tôi trở về cùng Thiên Chúa, Ðấng sinh thành ra tôi.
- Tôi nằm sâu trong lòng nấm mồ này. Nhưng tôi vẫn hằng hy vọng trông mong Thiên Chúa sẽ cứu độ tôi và sẽ cho tôi sống lại được hưởng đời sống bất diệt, như Ngài đã cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết.
Tôi bây giờ nằm chôn sâu trong nấm mồ xây kín bằng xi-măng cát đá, hay thân xác tôi đã được thiêu ra thành tro bụi. Nhưng tôi hằng có tâm tình yêu mến Thiên Chúa của tôi, vì ngài là Cha đời tôi, Ngài hằng yêu mến tôi.
Và tôi tâm niệm rằng:
- Những gì ngày xưa tôi xây dựng làm ra, giờ này tôi phải bỏ lại.
- Những gì ngày xưa tôi thu góp tích lũy để dành, giờ này tôi không mang đi được.
- Nhưng chỉ những gì ngày xưa tôi đã cho đi, bây giờ tôi nhận lãnh trở lại.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Những gi còn lại trong tôi hôm nay ?
Linh Xuân Thôn
09:38 31/10/2018
Những Gì Còn Lại Trong Tôi Hôm Nay?
Sau chuyến hành hương “Về bên Mẹ medjugorje”, hôm nay ngồi nhớ lại những bữa ăn ngon miệng ở vùng Barcelona, ở thành phố cổ Dubronik…Những cảnh đẹp thơ mộng của vùng biển Mostar, những rặng núi cao chót vót của vùng trời Makarska…Những tiếng cười nói rộn ràng chọc phá nhau ở thành phố biển Split, và buổi tối cuối cùng dạo phố Trogir với bữa ăn tối quá sức ngon miếng…Tất cả đã qua đi.
Nhớ lại những ngày hồng phúc bên Mẹ Medjugorje. Buổi chiều viếng thăm Mẹ ở Blue Cross, và đàng Thánh Giá ở Cross Moutain với nhiều việc lạ lùng đã xảy ra. Buổi tối đọc kinh Mân Côi và chặng đàng Thánh Giá với tượng Chúa chảy dầu…Giống như mọi người, tôi xắp hàng để bước lên đứng bên tượng Chúa, tôi gục đầu vào thân mình của Ngài với niềm cảm súc trào dâng …Tất cả đã qua đi.
Nhớ lại Bí tích Thánh Thể mà tôi đã lãnh nhận trong thánh lễ với nhiều cảm đông. Cầm Mình Thánh Chúa trong tay, tôi bẻ Mình Thánh Chúa ra thành ba bốn miếng nhỏ và tôi bắt đầu cầu nguyện với mẹ tôi, người đã mất cách đây gần hai năm: “Mẹ ơi, mẹ không có mặt ở đây với con hôm nay, nhưng con sẽ thay thế mẹ rước Mình Thánh Chúa, để xin Mình Thánh Chúa dẫn đưa mẹ về với Ngài”. Tôi cũng rước mình Thánh Chúa cho các con của tôi, mỗi miếng Mình Thánh nhỏ là cho mỗi đứa con, và tôi cũng dâng lời cầu nguyện cho chúng…Niềm cảm xúc dạt dào đó cũng đã qua đi
Nhớ lại buổi tối chầu Thánh Thể ngoài trời với biết bao niềm cảm súc dâng trào…Ngoài trời gió lạnh nhưng lòng tôi thật ấm, ấm vì biết rằng trên cao đó Mẹ đang nhìn xuống, và chắc hẳn Mẹ đã nhìn thấy tôi, tôi cúi đầu thật thấp, lòng thổn thức một niềm vui, vui vì tôi đang hiện diện trước mặt Mẹ. Trong thinh lặng tôi thì thầm với Mẹ: “Mẹ ơi! Con đây…Con về bên Mẹ đây”. Cổ tôi bắt đầu nghèn nghẹn, và có giọt nước mắt chảy dài trên gò má từ lúc nào tôi không hay biết. Tôi cố nén súc động, nhưng niềm cảm mến vẫn cứ trào dâng. Tôi cố ngăn lại những giọt nước mắt, nhưng sao chúng cứ tuôn trào, cứ chảy dài trên gò má. Phải chăng đây là giọt nước mắt của hồng ân? Là dấu chỉ Mẹ đang ở bên cạnh tôi? Là bằng chứng sự đụng chạm của Con Mẹ vào cung lòng của tôi? Niềm cảm mến sâu xa đó; giọt nước mắt hồng ân đó …Tất cả cũng đã qua đi.
Khi tôi còn là trẻ con, mỗi khi làm điều gì đó tốt đẹp, tôi thường được người lớn cho bánh kẹo để khuyến khích dạy bảo tôi tiếp tục làm tốt hơn. Nhưng khi tôi đã là người lớn, tôi không còn cần đến bánh kẹo để khuyến khích thúc dục tôi nữa. Tương tự như vậy, khi đến với Chúa, tôi không đi tìm kiếm những cảm súc dạt dào và những giọt nước mắt, bởi vì đó là bánh kẹo Chúa dành cho tôi, để khuyến khích mời gọi tôi tiếp tục đến với Ngài. Chẳng lẽ tôi lại đi tìm kiếm bánh kẹo của Chúa, thay vì đi tìm kiếm chính Chúa hay sao? Bánh kẹo ăn rồi cũng hết, nhưng chính Chúa thì còn lại mãi mãi.
Qua rồi chuyến “hành hương về bên Mẹ”. Tất cả đã qua đi, nhưng có còn lại gì trong tôi hôm nay không? Có vẻ như những cảm mến sâu xa đã nhạt mờ, những giọt nước mắt hồng ân không còn nữa. Thay vào đó, những khô khan nguội lạnh tâm hồn bắt đầu nhen nhúm trong lòng tôi. Những lười biếng và mệt mỏi thân xác đang rình mò bước vào cuộc sống của tôi. Chẳng lẽ không còn lại gì trong tôi hay sao? Sau chuyến hành hương, tôi nghe nói người bạn này được ơn này, người bạn kia được ơn kia, phần tôi thì chẳng còn lại được bao nhiêu, bị trắng tay hay sao? Có lẽ không thể như vậy được, vì Mẹ đã hứa :“ Không ai chạy đến với Mẹ mà về tay không “.
Khô khan nguội lạnh đang chờ đợi tôi, lười biếng mệt mỏi cũng đang đến gần ngay bên, nhưng có lẽ với ơn ban của Mẹ còn lại trong tôi, đã thúc dục tôi cố gắng đến với thánh lễ, và một câu của bài đọc trong thánh lễ hôm nào đã đánh động lòng tôi: “Chúng ta là tác phẩm của Thiên Chúa, qua Đức Kitô Giêsu“ (Eph.2:10). Mấy ngày qua, tôi cứ suy đi nghĩ lại nhiều lần về câu nói ấy. “We are His handiwork, in Christ Jesus”. Tác phẩm của Thiên Chúa chắc phải là tác phẩm đẹp nhất, tuyệt vời nhất. Nhưng làm sao tôi có thể trở thành tác phẩm tuyệt vời của Ngài? Có thể trở thành His handiwork? Để làm cho tôi trở thành tác phẩm của Thiên Chúa, Ngài sẽ làm việc một mình? Hay Ngài muốn tôi cùng cộng tác làm việc chung với Ngài? Công việc nào Ngài muốn tôi làm chung? Có phải Ngài muốn mời gọi tôi cùng với Ngài “nhìn vào chính mình tôi ” ?
Nhìn vào chính mình để nhận ra những sai sót mà sửa chữa, những dư thừa để cắt bỏ, những méo mó lệch lạc để uốn nắn cho ngay thẳng, những yếu đuối vấp ngã để cầu xin ơn tha thứ và trợ giúp.
Nhìn vào chính mình để nhận ra mỗi sáng thức dậy tôi vẫn còn sống, vẫn còn được hít thở không khí trong lành của buổi sáng, để dâng một lời tạ ơn, để khắc ghi trong lòng niềm cậy trông phó thác.
Nhìn vào chính mình để nhận ra hoa trái nào đang đơm bông kết trái trong cuộc sống của tôi hôm nay? Có phải là hoa thơm trái ngọt? Hay hoa tàn trái thối? Hoa thơm trái ngọt Ngài trao ban là: yêu thương, tha thứ, khiêm nhường, nhẫn nhục, vui mừng, bình an, nhân hậu, trung tín, hiền hoà và tiết độ. (Gl. 5:22). Trái ngược với những điều trên là hoa tàn trái thối, chúng không phải là quà tặng của Ngài, không đến từ Ngài…Nhìn vào chính mình để cảm tạ tri ân khi nhận ra những hoa thơm trái ngọt của Ngài trao ban, và cũng để tha thiết cầu xin ơn thay đổi, mỗi khi nhận thấy những hoa tàn trái thối còn sót lại trong cuộc sống.
Nhìn vào chính mình để nhận ra có Ngài ở ngay bên, có Ngài chung đường chung lối, có Ngài chia sẻ vui buồn cuộc sống, và cũng để nhận ra những lúc không có Ngài, tôi gặp biết bao gian nan khốn khó, không ai hướng dẫn, không ai để cậy dựa bao bọc chở che. Không có Ngài tôi không làm được việc gì cho trọn vẹn, ngay cả việc đến lãnh nhận ơn Ngài trao ban.
Nhìn vào chính mình không phải là một lần trong năm, hay một lần trong tháng, mà là nhìn vào chính mình mỗi ngày, liên tục cho tới lúc nhắm mắt xuôi tay trở về với Ngài.
Chắc hẳn còn biết bao cái nhìn vào chính mình mà Ngài mời gọi tôi cộng tác làm việc chung với Ngài. Mỗi lần nhìn vào chính mình để biến đổi, là mỗi lần làm cho “tác phẩm của Ngài” trở nên hoàn hảo hơn, là mỗi bước đi đến gần với Ngài hơn, trở nên giống Ngài nhiều hơn.
Phải chăng nhìn vào chính mình là những gì còn lại trong tôi hôm nay? Là ơn ban Ngài để lại trong tôi sau chuyến hành hương?
Sau thánh lễ hôm qua, ngồi lại một mình trong thinh lặng, tôi cúi đầu thật thấp và thì thầm nói chuyện với Ngài: ”Chúa ơi, con biết Chúa thương con, nhưng thương nhiều hay thương ít ?”. Tôi chờ đợi tiếng trả lời, nhưng Ngài im lặng không nói. Ngước nhìn lên thập giá Đức Giêsu, tôi thấy Ngài giang rộng đôi tay như thầm nói với tôi :“Thương nhiều”, rồi gục đầu tắt thở.
Cổ tôi bắt đầu nghèn nghẹn, và giọt nước mắt lại một lần nữa chảy dài trên gò má.
Linh Xuân Thôn
Nhớ lại những ngày hồng phúc bên Mẹ Medjugorje. Buổi chiều viếng thăm Mẹ ở Blue Cross, và đàng Thánh Giá ở Cross Moutain với nhiều việc lạ lùng đã xảy ra. Buổi tối đọc kinh Mân Côi và chặng đàng Thánh Giá với tượng Chúa chảy dầu…Giống như mọi người, tôi xắp hàng để bước lên đứng bên tượng Chúa, tôi gục đầu vào thân mình của Ngài với niềm cảm súc trào dâng …Tất cả đã qua đi.
Nhớ lại Bí tích Thánh Thể mà tôi đã lãnh nhận trong thánh lễ với nhiều cảm đông. Cầm Mình Thánh Chúa trong tay, tôi bẻ Mình Thánh Chúa ra thành ba bốn miếng nhỏ và tôi bắt đầu cầu nguyện với mẹ tôi, người đã mất cách đây gần hai năm: “Mẹ ơi, mẹ không có mặt ở đây với con hôm nay, nhưng con sẽ thay thế mẹ rước Mình Thánh Chúa, để xin Mình Thánh Chúa dẫn đưa mẹ về với Ngài”. Tôi cũng rước mình Thánh Chúa cho các con của tôi, mỗi miếng Mình Thánh nhỏ là cho mỗi đứa con, và tôi cũng dâng lời cầu nguyện cho chúng…Niềm cảm xúc dạt dào đó cũng đã qua đi
Nhớ lại buổi tối chầu Thánh Thể ngoài trời với biết bao niềm cảm súc dâng trào…Ngoài trời gió lạnh nhưng lòng tôi thật ấm, ấm vì biết rằng trên cao đó Mẹ đang nhìn xuống, và chắc hẳn Mẹ đã nhìn thấy tôi, tôi cúi đầu thật thấp, lòng thổn thức một niềm vui, vui vì tôi đang hiện diện trước mặt Mẹ. Trong thinh lặng tôi thì thầm với Mẹ: “Mẹ ơi! Con đây…Con về bên Mẹ đây”. Cổ tôi bắt đầu nghèn nghẹn, và có giọt nước mắt chảy dài trên gò má từ lúc nào tôi không hay biết. Tôi cố nén súc động, nhưng niềm cảm mến vẫn cứ trào dâng. Tôi cố ngăn lại những giọt nước mắt, nhưng sao chúng cứ tuôn trào, cứ chảy dài trên gò má. Phải chăng đây là giọt nước mắt của hồng ân? Là dấu chỉ Mẹ đang ở bên cạnh tôi? Là bằng chứng sự đụng chạm của Con Mẹ vào cung lòng của tôi? Niềm cảm mến sâu xa đó; giọt nước mắt hồng ân đó …Tất cả cũng đã qua đi.
Khi tôi còn là trẻ con, mỗi khi làm điều gì đó tốt đẹp, tôi thường được người lớn cho bánh kẹo để khuyến khích dạy bảo tôi tiếp tục làm tốt hơn. Nhưng khi tôi đã là người lớn, tôi không còn cần đến bánh kẹo để khuyến khích thúc dục tôi nữa. Tương tự như vậy, khi đến với Chúa, tôi không đi tìm kiếm những cảm súc dạt dào và những giọt nước mắt, bởi vì đó là bánh kẹo Chúa dành cho tôi, để khuyến khích mời gọi tôi tiếp tục đến với Ngài. Chẳng lẽ tôi lại đi tìm kiếm bánh kẹo của Chúa, thay vì đi tìm kiếm chính Chúa hay sao? Bánh kẹo ăn rồi cũng hết, nhưng chính Chúa thì còn lại mãi mãi.
Qua rồi chuyến “hành hương về bên Mẹ”. Tất cả đã qua đi, nhưng có còn lại gì trong tôi hôm nay không? Có vẻ như những cảm mến sâu xa đã nhạt mờ, những giọt nước mắt hồng ân không còn nữa. Thay vào đó, những khô khan nguội lạnh tâm hồn bắt đầu nhen nhúm trong lòng tôi. Những lười biếng và mệt mỏi thân xác đang rình mò bước vào cuộc sống của tôi. Chẳng lẽ không còn lại gì trong tôi hay sao? Sau chuyến hành hương, tôi nghe nói người bạn này được ơn này, người bạn kia được ơn kia, phần tôi thì chẳng còn lại được bao nhiêu, bị trắng tay hay sao? Có lẽ không thể như vậy được, vì Mẹ đã hứa :“ Không ai chạy đến với Mẹ mà về tay không “.
Khô khan nguội lạnh đang chờ đợi tôi, lười biếng mệt mỏi cũng đang đến gần ngay bên, nhưng có lẽ với ơn ban của Mẹ còn lại trong tôi, đã thúc dục tôi cố gắng đến với thánh lễ, và một câu của bài đọc trong thánh lễ hôm nào đã đánh động lòng tôi: “Chúng ta là tác phẩm của Thiên Chúa, qua Đức Kitô Giêsu“ (Eph.2:10). Mấy ngày qua, tôi cứ suy đi nghĩ lại nhiều lần về câu nói ấy. “We are His handiwork, in Christ Jesus”. Tác phẩm của Thiên Chúa chắc phải là tác phẩm đẹp nhất, tuyệt vời nhất. Nhưng làm sao tôi có thể trở thành tác phẩm tuyệt vời của Ngài? Có thể trở thành His handiwork? Để làm cho tôi trở thành tác phẩm của Thiên Chúa, Ngài sẽ làm việc một mình? Hay Ngài muốn tôi cùng cộng tác làm việc chung với Ngài? Công việc nào Ngài muốn tôi làm chung? Có phải Ngài muốn mời gọi tôi cùng với Ngài “nhìn vào chính mình tôi ” ?
Nhìn vào chính mình để nhận ra những sai sót mà sửa chữa, những dư thừa để cắt bỏ, những méo mó lệch lạc để uốn nắn cho ngay thẳng, những yếu đuối vấp ngã để cầu xin ơn tha thứ và trợ giúp.
Nhìn vào chính mình để nhận ra mỗi sáng thức dậy tôi vẫn còn sống, vẫn còn được hít thở không khí trong lành của buổi sáng, để dâng một lời tạ ơn, để khắc ghi trong lòng niềm cậy trông phó thác.
Nhìn vào chính mình để nhận ra hoa trái nào đang đơm bông kết trái trong cuộc sống của tôi hôm nay? Có phải là hoa thơm trái ngọt? Hay hoa tàn trái thối? Hoa thơm trái ngọt Ngài trao ban là: yêu thương, tha thứ, khiêm nhường, nhẫn nhục, vui mừng, bình an, nhân hậu, trung tín, hiền hoà và tiết độ. (Gl. 5:22). Trái ngược với những điều trên là hoa tàn trái thối, chúng không phải là quà tặng của Ngài, không đến từ Ngài…Nhìn vào chính mình để cảm tạ tri ân khi nhận ra những hoa thơm trái ngọt của Ngài trao ban, và cũng để tha thiết cầu xin ơn thay đổi, mỗi khi nhận thấy những hoa tàn trái thối còn sót lại trong cuộc sống.
Nhìn vào chính mình để nhận ra có Ngài ở ngay bên, có Ngài chung đường chung lối, có Ngài chia sẻ vui buồn cuộc sống, và cũng để nhận ra những lúc không có Ngài, tôi gặp biết bao gian nan khốn khó, không ai hướng dẫn, không ai để cậy dựa bao bọc chở che. Không có Ngài tôi không làm được việc gì cho trọn vẹn, ngay cả việc đến lãnh nhận ơn Ngài trao ban.
Nhìn vào chính mình không phải là một lần trong năm, hay một lần trong tháng, mà là nhìn vào chính mình mỗi ngày, liên tục cho tới lúc nhắm mắt xuôi tay trở về với Ngài.
Chắc hẳn còn biết bao cái nhìn vào chính mình mà Ngài mời gọi tôi cộng tác làm việc chung với Ngài. Mỗi lần nhìn vào chính mình để biến đổi, là mỗi lần làm cho “tác phẩm của Ngài” trở nên hoàn hảo hơn, là mỗi bước đi đến gần với Ngài hơn, trở nên giống Ngài nhiều hơn.
Phải chăng nhìn vào chính mình là những gì còn lại trong tôi hôm nay? Là ơn ban Ngài để lại trong tôi sau chuyến hành hương?
Sau thánh lễ hôm qua, ngồi lại một mình trong thinh lặng, tôi cúi đầu thật thấp và thì thầm nói chuyện với Ngài: ”Chúa ơi, con biết Chúa thương con, nhưng thương nhiều hay thương ít ?”. Tôi chờ đợi tiếng trả lời, nhưng Ngài im lặng không nói. Ngước nhìn lên thập giá Đức Giêsu, tôi thấy Ngài giang rộng đôi tay như thầm nói với tôi :“Thương nhiều”, rồi gục đầu tắt thở.
Cổ tôi bắt đầu nghèn nghẹn, và giọt nước mắt lại một lần nữa chảy dài trên gò má.
Linh Xuân Thôn
Tháng 11 Tháng Cầu Cho Các Linh Hồn
Phan Hoàng Phú Quý
17:46 31/10/2018
Tháng 11 Tháng Cầu Cho Các Linh Hồn
Hằng năm giáo hội hòan vũ chọn tháng 11 để cầu cho các linh hồn.
Các linh hồn là những người đã chết, trong đó có ông bà, cha me, anh chị em của mỗi người chúng ta. Theo giáo lý Công Giáo thì sau khi chết ít có người được lên Thiên Đàng ngay sau khi Chúa gọi về vì sự yếu đuối của con người khi còn sống đã vấp ngã, sai phạm nhiều lỗi lầm nên đã bị giam phạt nơi chốn luyện hình chờ đợi sự cầu nguyện của mọi người chúng ta và cậy trông vào lòng thương xót của Chúa, do đó chúng ta luôn phải nhớ đến các linh hồn, đặc biệt là trong thánh 11 này
Những nuối tiếc mà các linh hồn đã đánh mất khi còn tại thế đó là :
Thời Gian:- Họ không bao giờ nghĩ rằng thời gian thật là quý giá, chóng qua, và không thể lấy lại được. Nếu biết trước họ đã không lãng phí thời gian vô ích, dùng thời gian đó cho việc tôn thờ Thiên Chúa, thánh hóa bản thân và giúp đỡ tha nhân, họ đã dùng thời gian đó để gây thêm tội lỗi, để hưởng thụ và những đam mê khác.
Quà Tặng:- Những quà tặng mà Chúa ban mà họ đã phung phí như sức khỏe, tài năng, gia sản, vị thế xã hội. Lẽ ra, với tất cả những thứ ấy, họ đã có thể xử dụng như một phương tiện quý báu và hiệu quả để cứu rỗi các linh hồn và vinh danh Chúa.
Ân Huệ:- những ân huệ mà họ đã khinh chê, đạo Chúa, ơn thiên triệu, các bí tích, lời Chúa, những nguồn hứng khởi thánh thiện, những gưong sáng, những ơn lành Chúa ban. Ôi bao nhiêu ân huệ mà họ đã từ chối, hay miễn cưỡng nhận lấy hoặc vùi dập.
Điều Xâu Xa:- Họ nuối tiếc những điều xấu xa mà họ đã làm, lúc ấy sao mà dễ dàng phạm tội quá, họ đã nhận chìm sự hối lỗi trong lạc thú. Bây giờ sức mạnh của những điều xấu xa khiến họ tàn tạ, sự cay đắng của những điều đó là nỗi đau khổ của họ, ký ức về những điều xấu ấy đang đeo đuổi họ và làm hồn họ tan nát. Giờ đây thật là trể để hiểu được những hậu quả tai hại của lỗi lầm và sai trái.
Lời Gièm Pha:- những lời gièm pha, nói xấu mà họ đã gây ra. Ưóc gì những hậu quả của việc gièm pha chấm dứt khi họ chết và không còn ảnh hưởng thêm về những sai trái trong một thời gian lâu dài.
Ăn Năn Hối Lỗi:- Họ nuối tiếc vì đã không ăn năn hối lỗi đủ, lúc còn sống thì thật là dễ dàng để thống hối, giờ đây thật là đau lòng khi họ phải sống trong lửa luyện tội. Mọi nỗi thống khổ nhất trên trái đất không thể sánh với một nỗi đau nhỏ ở luyện ngục.
Bố Thí và Cầu Nguyện:- Họ nuối tiếc vì đã không bố thí đủ và cầu xin cho các linh hồn nơi luyện ngục, những lời cầu nguyện, ăn năn, bố thi, công tác từ thiện, chịu Mình Thánh Chúa, dự thánh lễ, yêu mến Thánh Tâm Chúa vv,
Giờ đây tuy đã nhận ra được những thiếu sót, những vấp ngã, những lỗi lầm của mình, nhưng các linh hồn không thể làm gì khác hơn mà chỉ trong chờ vào lời cầu nguyện, vào việc làm bác ái, vào sự hãm mình hy sinh, siêng năng lần hạt và nhất là hiệp dâng thánh lễ mỗi ngày của mỗi người chúng ta hầu xin Chúa tha bớt phần phạt cho các linh hồn đang trong chốn luyện ngục, và xin cậy trông vào lòng thương xót Chúa sớm đưa các linh hồn vào hưởng Thánh Nhan Ngài.
Trong tháng 11 này chúng ta cũng không quên nhớ đến linh hồn của các Chiến Sĩ Trận Vong, những người đã hy sinh để bảo vệ lý tưởng tự do và hòa bình của quê hương dân tộc.
Chúng ta cũng không quên nhớ đến cố Tổng Thống Việt Nam Cọng Hòa Ngô Đình Diệm, người đã có công lãnh đạo đất nước, sáng lập nền Đệ Nhất Cọng Hòa và đem lại sự tự do ấm no cho Miền Nam Việt Nam trong suốt 9 năm .
Nói đến cố TT Ngô Đình Diệm thiết tưởng nhân dịp nầy cũng nên nhắc lại một ít lời của Linh mục Thiên Hổ trên tờ nhật báo Xây Dựng xuất bản tại Sài Gòn trong số ra ngày 17-8-1971 dưới đề mục ‘BẤT KHUẤT Linh mục Thiên Hổ viết:
Thế nào là tinh thần Ngô Đình Diệm? Ông Ngô Đình Diệm là một người quốc gia. Ông bị giết với người em của ông cũng vì hai chữ Ái Quốc, bị giết bởi bàn tay lông lá của Mật vụ Mỹ qua hành động lầm lỡ của một nhóm người quốc gia, ngày nay đã nhận ra dụng tâm của người Mỹ lúc bấy giờ. Điều nầy bây giờ không còn ai dám phủ nhận. Độc tài, gia đình trị, đàn áp Phật giáo, tất cả chỉ là cái cớ, tấm bình phong che đậy một âm mưu thâm độc của người Mỹ. Lật đổ và giết đi vì đã dám chống lại Mỹ, đã không muốn chống cộng kiểu Mỹ, đã nhất định không cho Mỹ đổ quân vào Miền Nam, dùng bom đạn cày nát xứ sở và làm băng hoại xã hội Miền Nam.
Như vậy, tinh thần Ngô Đình Diệm là cái truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam qua những hành động của biết bao anh hùng trong lịch sữ như Bà Trưng, Bà Triệu,Trần Hưng Đạo.v.v...
Mỗi lần kỷ niệm các chiến sĩ bỏ mình vì nước thì cái truyền thống bất khuất cuả Dân Tộc qua những hành động chống Mỹ của TT Ngô Đình Diệm lại được dịp nhắc tới, hun đúc lên và đây quả là điều đáng lưu ý
Gần đây,trong một dịp nói đến sự nghiệp các vị lãnh đạo quốc gia và Giáo Hội Công Giáo VN. Một nhà báo khi nhắc lại giòng họ Ngô Đình đã ghi lại những dòng thật chính xác và rất đáng lưu tâm.
Như mọi người điều biết: Tại Việt nam giòng họ Ngô Đình là một vọng tộc đã hiến dâng cho Giáo Hội và Tổ Quốc những vị lãnh đạo xuất chúng, những vị đã nắm vận mạng Dân tộc và giáo hội trong những giai đoạn cục kỳ nghiêm trọng.
Đời sống cũng như cái chết của con cháu giòng họ nầy là những nét đặc thù trong lịch sữ Việt nam. Con cháu của giòng họ nầy đã lấy chính máu của mình để viết nên những trang sữ vẻ vang ghi lại những đãu tranh cam go trong cuộc giải phóng con người toàn diện. Với một ý chí can trường và một tinh thần bất khuất trước mọi thế lực tàn bạo, giòng họ nầy xứng đáng tiếp nối sự nghiệp các đứng anh hùng cũng như các vị tử đạo đang đưọc lưu danh ngàn đời.
Từ vực sâu u tối con nguyện xin Chúa, Chúa ơi !
Từ vực sâu thương đau, con nguyện xin Chúa nhậm lời.
Phan Hoàng Phú Quý
Hằng năm giáo hội hòan vũ chọn tháng 11 để cầu cho các linh hồn.
Các linh hồn là những người đã chết, trong đó có ông bà, cha me, anh chị em của mỗi người chúng ta. Theo giáo lý Công Giáo thì sau khi chết ít có người được lên Thiên Đàng ngay sau khi Chúa gọi về vì sự yếu đuối của con người khi còn sống đã vấp ngã, sai phạm nhiều lỗi lầm nên đã bị giam phạt nơi chốn luyện hình chờ đợi sự cầu nguyện của mọi người chúng ta và cậy trông vào lòng thương xót của Chúa, do đó chúng ta luôn phải nhớ đến các linh hồn, đặc biệt là trong thánh 11 này
Những nuối tiếc mà các linh hồn đã đánh mất khi còn tại thế đó là :
Thời Gian:- Họ không bao giờ nghĩ rằng thời gian thật là quý giá, chóng qua, và không thể lấy lại được. Nếu biết trước họ đã không lãng phí thời gian vô ích, dùng thời gian đó cho việc tôn thờ Thiên Chúa, thánh hóa bản thân và giúp đỡ tha nhân, họ đã dùng thời gian đó để gây thêm tội lỗi, để hưởng thụ và những đam mê khác.
Quà Tặng:- Những quà tặng mà Chúa ban mà họ đã phung phí như sức khỏe, tài năng, gia sản, vị thế xã hội. Lẽ ra, với tất cả những thứ ấy, họ đã có thể xử dụng như một phương tiện quý báu và hiệu quả để cứu rỗi các linh hồn và vinh danh Chúa.
Ân Huệ:- những ân huệ mà họ đã khinh chê, đạo Chúa, ơn thiên triệu, các bí tích, lời Chúa, những nguồn hứng khởi thánh thiện, những gưong sáng, những ơn lành Chúa ban. Ôi bao nhiêu ân huệ mà họ đã từ chối, hay miễn cưỡng nhận lấy hoặc vùi dập.
Điều Xâu Xa:- Họ nuối tiếc những điều xấu xa mà họ đã làm, lúc ấy sao mà dễ dàng phạm tội quá, họ đã nhận chìm sự hối lỗi trong lạc thú. Bây giờ sức mạnh của những điều xấu xa khiến họ tàn tạ, sự cay đắng của những điều đó là nỗi đau khổ của họ, ký ức về những điều xấu ấy đang đeo đuổi họ và làm hồn họ tan nát. Giờ đây thật là trể để hiểu được những hậu quả tai hại của lỗi lầm và sai trái.
Lời Gièm Pha:- những lời gièm pha, nói xấu mà họ đã gây ra. Ưóc gì những hậu quả của việc gièm pha chấm dứt khi họ chết và không còn ảnh hưởng thêm về những sai trái trong một thời gian lâu dài.
Ăn Năn Hối Lỗi:- Họ nuối tiếc vì đã không ăn năn hối lỗi đủ, lúc còn sống thì thật là dễ dàng để thống hối, giờ đây thật là đau lòng khi họ phải sống trong lửa luyện tội. Mọi nỗi thống khổ nhất trên trái đất không thể sánh với một nỗi đau nhỏ ở luyện ngục.
Bố Thí và Cầu Nguyện:- Họ nuối tiếc vì đã không bố thí đủ và cầu xin cho các linh hồn nơi luyện ngục, những lời cầu nguyện, ăn năn, bố thi, công tác từ thiện, chịu Mình Thánh Chúa, dự thánh lễ, yêu mến Thánh Tâm Chúa vv,
Giờ đây tuy đã nhận ra được những thiếu sót, những vấp ngã, những lỗi lầm của mình, nhưng các linh hồn không thể làm gì khác hơn mà chỉ trong chờ vào lời cầu nguyện, vào việc làm bác ái, vào sự hãm mình hy sinh, siêng năng lần hạt và nhất là hiệp dâng thánh lễ mỗi ngày của mỗi người chúng ta hầu xin Chúa tha bớt phần phạt cho các linh hồn đang trong chốn luyện ngục, và xin cậy trông vào lòng thương xót Chúa sớm đưa các linh hồn vào hưởng Thánh Nhan Ngài.
Trong tháng 11 này chúng ta cũng không quên nhớ đến linh hồn của các Chiến Sĩ Trận Vong, những người đã hy sinh để bảo vệ lý tưởng tự do và hòa bình của quê hương dân tộc.
Chúng ta cũng không quên nhớ đến cố Tổng Thống Việt Nam Cọng Hòa Ngô Đình Diệm, người đã có công lãnh đạo đất nước, sáng lập nền Đệ Nhất Cọng Hòa và đem lại sự tự do ấm no cho Miền Nam Việt Nam trong suốt 9 năm .
Nói đến cố TT Ngô Đình Diệm thiết tưởng nhân dịp nầy cũng nên nhắc lại một ít lời của Linh mục Thiên Hổ trên tờ nhật báo Xây Dựng xuất bản tại Sài Gòn trong số ra ngày 17-8-1971 dưới đề mục ‘BẤT KHUẤT Linh mục Thiên Hổ viết:
Thế nào là tinh thần Ngô Đình Diệm? Ông Ngô Đình Diệm là một người quốc gia. Ông bị giết với người em của ông cũng vì hai chữ Ái Quốc, bị giết bởi bàn tay lông lá của Mật vụ Mỹ qua hành động lầm lỡ của một nhóm người quốc gia, ngày nay đã nhận ra dụng tâm của người Mỹ lúc bấy giờ. Điều nầy bây giờ không còn ai dám phủ nhận. Độc tài, gia đình trị, đàn áp Phật giáo, tất cả chỉ là cái cớ, tấm bình phong che đậy một âm mưu thâm độc của người Mỹ. Lật đổ và giết đi vì đã dám chống lại Mỹ, đã không muốn chống cộng kiểu Mỹ, đã nhất định không cho Mỹ đổ quân vào Miền Nam, dùng bom đạn cày nát xứ sở và làm băng hoại xã hội Miền Nam.
Như vậy, tinh thần Ngô Đình Diệm là cái truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam qua những hành động của biết bao anh hùng trong lịch sữ như Bà Trưng, Bà Triệu,Trần Hưng Đạo.v.v...
Mỗi lần kỷ niệm các chiến sĩ bỏ mình vì nước thì cái truyền thống bất khuất cuả Dân Tộc qua những hành động chống Mỹ của TT Ngô Đình Diệm lại được dịp nhắc tới, hun đúc lên và đây quả là điều đáng lưu ý
Gần đây,trong một dịp nói đến sự nghiệp các vị lãnh đạo quốc gia và Giáo Hội Công Giáo VN. Một nhà báo khi nhắc lại giòng họ Ngô Đình đã ghi lại những dòng thật chính xác và rất đáng lưu tâm.
Như mọi người điều biết: Tại Việt nam giòng họ Ngô Đình là một vọng tộc đã hiến dâng cho Giáo Hội và Tổ Quốc những vị lãnh đạo xuất chúng, những vị đã nắm vận mạng Dân tộc và giáo hội trong những giai đoạn cục kỳ nghiêm trọng.
Đời sống cũng như cái chết của con cháu giòng họ nầy là những nét đặc thù trong lịch sữ Việt nam. Con cháu của giòng họ nầy đã lấy chính máu của mình để viết nên những trang sữ vẻ vang ghi lại những đãu tranh cam go trong cuộc giải phóng con người toàn diện. Với một ý chí can trường và một tinh thần bất khuất trước mọi thế lực tàn bạo, giòng họ nầy xứng đáng tiếp nối sự nghiệp các đứng anh hùng cũng như các vị tử đạo đang đưọc lưu danh ngàn đời.
Từ vực sâu u tối con nguyện xin Chúa, Chúa ơi !
Từ vực sâu thương đau, con nguyện xin Chúa nhậm lời.
Phan Hoàng Phú Quý
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Nở Bên Đường
Vũ Đình Huyến Lm.
08:19 31/10/2018
Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm. (CRM)
Ngắm hoa đua nở bên đường
Nghiệm ra Thượng đế yêu thương loài người
(bt)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01/11/2018: Quỷ dữ đang tấn công Mẹ Giáo Hội, Đức Thánh Cha cảnh báo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:45 31/10/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Chỉ vài ngày sau khi Giáo Hội Công Giáo tuyên bố Tổng Giám mục Salvador Oscar Arnulfo Romero là một vị thánh, một thẩm phán ở El Salvador đã ra lệnh lùng bắt một cựu Thiếu Tá trong quân đội El Salvador bị tình nghi đã ra lệnh giết vị thánh vào năm 1980 trong khi ngài cử hành Thánh lễ.
Hôm thứ Ba 23 tháng 10, thẩm phán Rigoberto Chicas đã công bố lệnh lùng bắt được gởi đến các nhà chức trách quốc gia và quốc tế nhằm bắt giữ Alvaro Rafael Saravia, người đã nhiều năm là nghi can chính trong vụ giết người này. Ông ta vẫn còn tại đào và được tin là đang trốn tránh. Đây không phải là lần đầu tiên lệnh này được ban hành đối với Saravia.
Năm 1987, ông ta bị bắt tại Miami và đã phải đối mặt với nhiều thủ tục tố tụng pháp lý tại El Salvador trong nhiều năm. Nhưng các tiến trình tố tụng này đã không đi đến đâu vì luật ân xá ngăn chặn những cáo buộc vi phạm nhân quyền của quân đội trong cuộc chiến từ 1980 đến 1992.
Tuy nhiên, luật miễn tố ban hành năm 1993 đã bị tòa án tối cao của El Salvador bác bỏ năm 2016 và vụ án giết hại Đức Tổng Giám Mục Romero đã được mở trở lại vào năm sau.
Một ngày trước khi bị ám sát tại San Salvador, vào ngày 24 tháng 3 năm 1980, Thánh Romero đã yêu cầu những người lính ngưng ngay việc giết hại những người dân vô tội và hô hào chấm dứt bạo lực đang nhận chìm đất nước Trung Mỹ này. Cuộc xung đột tiếp tục kéo dài thêm 12 năm nữa, khiến 70,000 người dân bị thiệt mạng.
Khi ban hành lệnh lùng bắt, thẩm phán Chicas nói rằng các nhà chức trách có đủ bằng chứng để buộc tội Saravia là thủ phạm chính trong vụ án. Ủy ban Sự thật của Liên Hợp Quốc cáo buộc một sĩ quan khác, là Đại Tá Roberto D’Aubuisson, một nhà lãnh đạo cánh hữu bị nghi ngờ tổ chức các đội hành quyết tử thần khét tiếng của đất nước, là đạo diễn chính trong vụ ám sát Đức Tổng Giám Mục Romero. D’Aubuisson đã chết vì ung thư vào năm 1992 và không bao giờ bị đưa ra tòa.
Lệnh bắt giữ được công bố chín ngày sau khi Đức Tổng Giám Mục được tuyên bố là một vị thánh trong một buổi lễ tại Vatican vào ngày 14 tháng 10. Maria Luisa de Martinez, em gái của D’Aubuisson và là người sáng lập Quỹ Tổng Giám mục Romero Foundation, đã tham dự lễ tuyên thánh.
2. Phiên họp cuối cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên
Trong phiên họp cuối cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng kêu gọi tất cả những người Công Giáo hãy bảo vệ Giáo Hội khỏi những tấn kích bởi những người bị ảnh hưởng bởi ma quỷ đang tìm cách tiêu diệt Giáo Hội.
Đức Thánh Cha đã cám ơn các thành viên của Thượng Hội Đồng, các quan sát viên và các chuyên gia sau cuộc bỏ phiếu về tài liệu cuối cùng. Ngài nói thêm rằng dù các tín hữu trong Giáo Hội là những người tội lỗi, “Giáo Hội mẹ của chúng ta là thánh thiện”. Tuy nhiên, ma quỷ thường lợi dụng tội lỗi của chúng ta để tấn Công Giáo Hội.
Ở một số nơi trên thế giới, các Kitô hữu đang bị bách hại vì đức tin vào Chúa Giêsu. Đồng thời lại có “một hình thái bách hại khác – đó là những cáo buộc liên tục – nhằm bôi nhọ Giáo Hội. Giáo Hội không thể bị bôi nhọ. Con cái Giáo Hội, là tất cả chúng ta đều dơ bẩn, đúng thế, nhưng Mẹ Giáo Hội thì không. Vì thế, đây là thời gian chúng ta phải bảo vệ Mẹ mình”
“Đây là một thời điểm khó khăn, bởi vì qua chúng ta, ma quỷ muốn tấn công Mẹ Giáo Hội.”
Trước khi kết thúc cuộc họp cuối cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục, Đức Hồng Y Louis Raphael Sako, là Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê thành Babylon, phát biểu rằng Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên “là một ân sủng cho chúng ta và cho toàn thể Giáo hội.”
Đức Hồng Y Sako cũng kêu gọi Đức Giáo Hoàng, các thành viên của Thượng Hội Đồng Giám Mục và những người trẻ đừng quên hoàn cảnh của các Kitô hữu ở Trung Đông.
“Nếu Trung Đông không còn các Kitô hữu nữa, Kitô giáo mất đi vùng đất căn cội của mình. Chúng tôi cần sự hỗ trợ nhân đạo và tinh thần của quý vị cũng như tình đoàn kết, tình bạn và sự gần gũi của quý vị cho đến khi cơn bão này tan biến.”
Đức Thượng Phụ cũng nhắc lại sự ủng hộ của các giám mục trên thế giới dành cho Đức Thánh Cha Phanxicô. Trích dẫn một phương ngôn Ảrập, Đức Hồng Y Sako nói với Đức Thánh Cha rằng “cây nào trổ sinh hoa trái thì thường bị ném đá.”
“Hãy tiến lên với sự dũng cảm và tín thác,” ngài nói với Đức Giáo Hoàng. “Con thuyền của Phêrô không giống như các thuyền khác. Con thuyền của Phêrô, bất chấp những cơn sóng, vẫn vững chắc bởi vì Chúa Giêsu ở trong con thuyền ấy, và Ngài sẽ không bao giờ rời bỏ nó.”
Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, tổng thư ký của Thượng Hội Đồng Giám Mục, cũng bày tỏ “tình cảm hiếu thảo và sự gắn bó sâu sắc đối với sứ vụ Phêrô” của Đức Thánh Cha.
Phát biểu với những người trẻ có mặt trong Thượng Hội Đồng Giám Mục với tư cách là các quan sát viên, Đức Hồng Y Baldisseri cảm ơn họ vì “sự hiện diện, những đóng góp, những ý kiến và những đề xuất của họ. Họ đã cho chúng ta thấy sự tươi trẻ của tuổi trẻ, sự quảng đại, trí tưởng tượng và sự tháo vát của họ. “
Trong một phát biểu ứng khẩu, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng cám ơn những người nam nữ trẻ có mặt trong Thượng Hội Đồng Giám Mục “để mang âm nhạc của họ đến đây cho chúng ta trong hội trường này.”
Một nhận xét bông đùa của Đức Thánh Cha đã khiến những người hiện diện bật cười và vỗ tay:
“Âm nhạc là từ ngữ ngoại giao để nói về sự náo động”.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng “Thượng Hội Đồng này không phải là một quốc hội” mà là “một không gian được bảo vệ trong đó Chúa Thánh Thần tác động”.
Thành quả của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên không chỉ là một tài liệu cuối cùng cho người Công Giáo trên khắp thế giới, mà còn là một công việc của Chúa Thánh Thần trước tiên “làm điều gì đó nơi chúng ta, và phải tác động trong chúng ta.”
“Chúng ta là những người đón nhận tài liệu cuối cùng. Tài liệu này chủ yếu là cho chúng ta. Vâng, tài liệu sau cùng sẽ giúp cho nhiều người khác, nhưng chúng ta là những người được đón nhận đầu tiên. Chúa Thánh Thần đã làm điều này giữa chúng ta. Xin đừng quên điều này.”
“Chính Chúa Thánh Thần đã ban cho chúng ta tài liệu này, cho tất cả chúng ta, kể cả bản thân tôi, để chúng ta suy ngẫm về những gì Ngài muốn nói với chúng ta.”
3. Tuần tĩnh tâm của các Giám Mục Hoa Kỳ để suy tư về tình trạng Giáo Hội hiện nay
Các Giám Mục Hoa Kỳ sẽ gặp nhau trong một khóa tĩnh tâm kéo dài một tuần để suy tư về tình hình hiện tại của Giáo Hội tại Mỹ. Tuần tĩnh tâm sẽ diễn ra vào đầu năm tới.
Trong một tuyên bố do Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, công bố hôm 23 tháng 10, Đức Hồng Y Daniel DiNardo, chủ tịch USCCB và là Tổng Giám mục Galveston-Houston, nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm vị giảng thuyết viên của ngài làm vị hướng dẫn tuần tĩnh tâm.
Đức Hồng Y DiNardo viết: “Đức Thánh Cha đã vui lòng ban cho chúng ta vị giảng thuyết viên của Phủ Giáo hoàng, là cha Raniero Cantalamessa, O.F.M. Cap. Ngài sẽ hướng dẫn tĩnh tâm khi chúng ta đến với nhau để cầu nguyện trước những vấn đề cam go đang phải đối diện. Vì điều này, tôi rất biết ơn ngài”.
Các Giám Mục Hoa Kỳ sẽ tập trung tại Đại học St. Mary of the Lake ở Mundelein, Illinois, từ ngày 2 đến ngày 8 tháng Giêng. Trường đại học này cũng là nơi tọa lạc chủng viện chính của Tổng Giáo Phận Chicago, thường được gọi đơn giản là Chủng viện Mundelein.
Đức Hồng Y DiNardo cũng bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với Đức Hồng Y Blase Cupich của Chicago vì đã đề nghị tổ chức sự kiện này ở đây.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề nghị các Giám Mục Hoa Kỳ tổ chức một cuộc tĩnh tâm khi các ngài cân nhắc cách thức ứng phó với những cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục mà Giáo Hội vẫn đang phải đối diện.
Hôm 13 tháng 9, Đức Hồng Y DiNardo đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô tại Rôma, cùng với các nhà lãnh đạo khác của USCCB, để thảo luận về những vụ tai tiếng khác nhau đang diễn ra tại Hoa Kỳ. Đức Hồng Y DiNardo cũng đã gặp Đức Thánh Cha vào đầu tháng này trong một khuôn khổ được Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ mô tả như là một “chuyến thăm thường xuyên theo lịch trình” đến Giáo triều Rôma.
Thông báo về tuần tĩnh tâm đã được đưa ra trong khi các Giám Mục Mỹ chuẩn bị gặp nhau tại Baltimore vào tháng 11 cho trong hội nghị khoáng đại Mùa Thu. Cuộc họp đó được kỳ vọng rộng rãi sẽ tập trung vào cách thức Giáo hội phản ứng với những tai tiếng xung quanh Tổng Giám mục Theodore McCarrick và tình trạng ngày càng có nhiều những cuộc điều tra về các cáo buộc lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ ở các tiểu bang trên khắp nước Mỹ.
Các nhà chức trách ở 14 tiểu bang khác nhau, bao gồm cả Columbia DC, đã công bố hoặc đã bắt đầu điều tra về việc lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên. Chính quyền liên bang ở Pennsylvania cũng đã mở một cuộc điều tra về các giáo phận trong tiểu bang đó.
Vào tháng Chín, Ủy ban Hành chính USCCB đã công bố một loạt các chính sách nhằm giải quyết khủng hoảng tình dục và tăng cường trách nhiệm giải trình cũng như sự minh bạch trong cách thức các Giám Mục ứng phó với các cáo buộc, bao gồm cả những cáo buộc chống lại chính các ngài. Các chính sách này bao gồm cơ chế báo cáo của một thành phần thứ ba, quy tụ chủ yếu là anh chị em giáo dân, được đề xuất trong mỗi vụ cáo buộc; một quy tắc ứng xử cho các giám mục; và các tiêu chuẩn mới đối với các giám mục phải từ chức hoặc bị bãi miễn khỏi chức vụ sau các cáo buộc lạm dụng.
4. Cảnh sát Bartow, Florida bắt giam hai đứa bé gái 11 và 12 tuổi về tội âm mưu giết 15 bạn học để uống máu trong một nghi thức Satan
Hai bé gái đang theo học tại trường trung học Bartow đã bị buộc tội âm mưu giết các bạn cùng trường.
Cảnh sát quận Bartow cho biết hai đứa bé này đã mang theo kéo, dao, và thậm chí cả một máy cắt bánh pizza để giết và sau đó phanh thây các học sinh trong nhà vệ sinh của nhà trường hôm thứ Ba 23 tháng 10.
“Chúng muốn giết chết ít nhất 15 trẻ em và đang chờ đợi trong nhà vệ sinh để có cơ hội giết những những đứa trẻ nhỏ hơn mà chúng có thể chế ngự được”, Cảnh sát trưởng Joe Hall của quận Bartow, tiểu bang Florida nói trong một cuộc họp báo hôm 24/10.
Theo các nhà điều tra, hai đứa bé gái này chỉ mới 11 và 12 tuổi, đã lên kế hoạch mang theo các hung khí và một chiếc ly lớn để uống máu các nạn nhân theo đúng trong một nghi thức thờ phượng Satan.
Chúng nói với cảnh sát rằng chúng đã đưa ra kế hoạch khủng khiếp này vào cuối tuần và muốn làm điều đó để thờ phượng Satan.
Cảnh sát trưởng Joe Hall nói: “Đêm qua khi tôi ngồi xem cuộc lấy lời khai của chúng, tôi tin rằng đây không phải là một trò đùa đâu.” Do đó, cảnh sát quận Bartow đã chính thức bắt giam hai đứa bé này, lập hồ sơ khởi tố vụ án, tăng cường tuần tra trường trung học Bartow, và mở cuộc điều tra để lùng bắt các tòng phạm và đặc biệt là những kẻ nào đã xúi giục hai đứa bé đi vào con đường thờ phượng Satan.
May mắn là trước khi chúng kịp ra tay, hiệu phó nhà trường đã tìm ra được hai đứa bé gái này trong nhà vệ sinh sau khi có các báo cáo là chúng biến mất khỏi lớp học.
Các nhà điều tra cho biết họ tìm thấy trên điện thoại di động của hai đứa bé những trao đổi chi tiết về kế hoạch tấn công. Hai đứa bé được tìm thấy trong đúng phòng vệ sinh mà chúng đã thảo luận trước với nhau.
Sau khi hai đứa bé bị bắt giam, các nhà điều tra lục soát nhà của chúng và tìm thấy một bản đồ vẽ tay của Trường Trung Học Bartow với dòng chữ: “Hãy giết trong nhà vệ sinh”
Một trong những lời lẽ thảo luận trong điện thoại cho biết: “Chúng ta sẽ để lại các cơ phận của chúng ở cổng ra vào trường và sau đó sẽ tự sát,” cảnh sát nói.
Cô tổng giám thị Jacqueline Byrd, là người thay mặt cho nhà trường hiện diện trong cuộc họp báo nói:
“Tôi rất lo lắng, không chỉ là một nhà giáo dục mà còn là một giám thị và là một phụ huynh, nhưng tôi muốn các phụ huynh biết rằng chúng tôi sẽ làm mọi thứ để giữ an toàn cho con cái của quý vị”.
Cảnh sát đã tăng cuờng an ninh trong và ngoài khuôn viên nhà trường.
Cả hai đứa bé, một đứa học lớp 6, một đứa học lớp 7, phải đối mặt với nhiều cáo buộc của cảnh sát bao gồm cả tội âm mưu giết người cấp một.
5. Đức Thánh Cha bãi nhiệm Đức Cha Martin Holley - diễn biến gây ngạc nhiên cho nhiều người
Hôm thứ Tư 24/10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bãi nhiệm Đức Giám Mục Martin Holley khỏi các trách nhiệm mục vụ tại Giáo phận Memphis và bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Joseph E. Kurtz của Louisville làm Giám Quản Tông Tòa cho đến khi có thông báo mới. Đức Cha Martin Holley là một Giám Mục rất có khả năng về nhiều mặt và được nhiều người yêu mến. Do đó, quyết định này khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Trong tuyên bố hôm 24 tháng 10, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô “đã miễn cho” Đức Giám Mục Holley khỏi “các trách nhiệm mục vụ của giáo phận Memphis” và bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Kurtz là “Giám Quản Tông Tòa Sanctae Sedis”, có nghĩa là “chờ sự định đoạt Tòa Thánh.”
Việc bãi nhiệm này diễn ra sau một cuộc thanh tra tông tòa tại Giáo phận Memphis vào tháng Sáu để giải quyết những lo ngại về những thay đổi lớn mà Đức Cha Holley, 63 tuổi, đã thực hiện. Theo những báo cáo của các phương tiện truyền thông địa phương, trong số những thay đổi này có sự thuyên chuyển đến hai phần ba trong số 60 linh mục đang hoạt động mục vụ trong giáo phận.
Cuộc thanh tra tông tòa đã được thực hiện bởi Đức Tổng Giám Mục Wilton D. Gregory của Atlanta và Đức Tổng Giám Mục Bernard A. Hebda của tổng giáo phận St. Paul-Minneapolis. Các vị đã trải qua ba ngày “tìm hiểu thực tế” trong giáo phận, bao gồm cả việc tiến hành các cuộc phỏng vấn với hàng giáo sĩ và giáo dân ở Memphis. Tờ The Commercial Appeal của Memphis cho biết như trên.
Kết quả thanh tra tông tòa đã không được công bố.
Đức Cha Holley được bổ nhiệm làm Giám Mục Memphis ngày 19 tháng 10 năm 2016, sau 12 năm làm Giám Mục Phụ Tá của Washington, D.C.
Vào tháng Bảy vừa qua, ngài là một trong ba giám mục Tennessee đã gửi một lá thư cho thống đốc tiểu bang, yêu cầu đừng tử hình Billy Irick, là người sau đó đã bị tiêm thuốc cho chết hôm 9 tháng Tám.
Ngài nhấn mạnh giá trị của tất cả cuộc sống con người, thậm chí là của những người bị kết án về những tội ác khủng khiếp, và tự nguyện làm một nguồn cho Thống đốc tham khảo về bất cứ câu hỏi nào liên quan đến giáo huấn Công Giáo về chủ đề này.
Khi còn ở Washington, Đức Giám Mục Holley đã phục vụ trong nhiều ủy ban như ủy ban Đa Văn hóa, cũng như các ủy ban cho Châu Phi; ủy ban giáo dân, phụ nữ, trẻ em và thanh thiếu niên; và ủy ban người di cư.
Ngài cũng là thành viên của nhiều tổ chức Công Giáo Quốc tế về các dịch vụ cho người điếc và là thành viên trong một số ủy ban của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, bao gồm Ủy ban về Giáo dân, Hôn nhân, Đời sống Gia đình và Thanh niên; Ủy ban các hoạt động Phò sinh; và Ủy ban cho các vấn đề của người gốc Tây Ban Nha.
Đức Cha Holley sinh ngày 31 tháng 12 năm 1954, tại Pensacola, Florida và được thụ phong linh mục tại giáo phận Pensacola-Tallahassee năm 1987.
6. Cộng sản Trung Quốc hung hăng hơn bao giờ, trong vài ngày san bằng hai đền thánh Đức Mẹ
Bọn cầm quyền Trung Quốc đã san bằng hai đền thờ kính Đức Mẹ là Đền kính Đức Mẹ Bảy Sự Sầu Bi ở Dongergou (Sơn Tây), và Đền Đức Mẹ Làm Cho Chúng Con Vui Mừng, hay còn được gọi là Đền Đức Mẹ trên Núi, ở Anlong (Quý Châu).
Hai địa điểm hành hương, được cả hai cộng đồng chính thức và thầm lặng sử dụng, đã bị phá hủy chỉ một vài tuần sau khi Trung Quốc và Vatican ký một thỏa thuận về việc bổ nhiệm các Giám Mục.
Các báo cáo và video vì sự phá hoại này đã được công bố hôm thứ Năm 25 tháng 10.
Một số tín hữu Công Giáo nói với AsiaNews rằng đền thờ Đức Mẹ Bảy Sự Sầu Bi ở Sơn Tây đã bị phá hủy nhân danh chiêu bài “Trung Hoa hóa”. Đối với chính quyền, địa điểm này có “quá nhiều thánh giá” và “quá nhiều bức tranh thánh” và vì thế nó phải biến mất.
Ngôi đền của Đức Mẹ trên Núi ở Anlong đã bị phá hủy vì bọn cầm quyền cho rằng ngôi đền này thiếu các giấy phép xây dựng cần thiết.
Một tuần trước, các tín hữu ở Anlong đã yêu cầu người Công Giáo trên khắp thế giới cầu nguyện cho đền thờ của họ khỏi bị hủy diệt.
Kể từ khi hiệp định Trung quốc-Vatican được ký kết, tốc độ bách hại đã tăng lên rất chóng mặt.
7. Đức Thượng Phụ Karekin II của Giáo Hội Armenia Tông Truyền viếng thăm Đức Thánh Cha Phanxicô
Thông cáo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết hôm thứ Tư 24 tháng 10, Đức Thượng Phụ Karekin II của Giáo Hội Armenia Tông Truyền đã viếng thăm Đức Thánh Cha Phanxicô.
Giáo Hội Armenia Tông Truyền đã chấm dứt sự hiệp thông với Rôma sau Công Đồng Chalcedon vào năm 451. Tuy nhiên, các liên lạc đại kết giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Tông Truyền Armeni rất thân tình và đã bắt đầu hồi thập niên 1970. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã gặp gỡ Đức Thượng Phụ Vazguen I năm 1970. Sau đó đã có các cuộc viếng thăm chính thức của Đức Thượng Phụ Guaréguin I tại Vatican.
Năm 1999 cuộc triển lãm Roma-Armenia đã được tổ chức trong nhà nguyện Sistina nhân kỷ niệm 1,700 năm dân nước Armenia được rửa tội. Trong 17 năm tại chức Đức Guaréguin II cũng đã gặp gỡ thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 và Đức Thánh Cha Phanxicô. Chuyến viếng thăm cuối cùng là ngày 12 tháng 4 năm 2015, nhân dịp Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành thánh lễ tưởng niệm 100 năm cuộc diệt chủng Armeni tại đền thờ thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha cũng đã viếng thăm Armenia từ 24 đến 26 tháng 6, 2016. Trước khi từ giã Armenia, sau 3 ngày viếng thăm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cùng Thượng Phụ Tối Cao Karekin II ký một bản tuyên bố chung bày tỏ ước muốn hiệp nhất trọn vẹn, và kêu gọi một giải pháp hoà bình cho vùng Nagorno-Karabakh. Bản tuyên bố cũng nhắc tới “việc tận diệt một triệu rưỡi Kitô Hữu Armenia, thường được nhắc đến như cuộc diệt chủng đầu tiên trong thế kỷ 20”.
Trong bản tuyên bố trên, hai nhà lãnh đạo cầu nguyện cho việc thay đổi cõi lòng nơi tất cả những người sử dụng bạo lực, cũng như nài nỉ các nhà lãnh đạo các quốc gia lắng nghe tiếng kêu của những người “đang rất cần cơm bánh, chứ không phải súng đạn”.
8. Quốc Hội Anh yêu cầu chính phủ bài trừ phim ảnh khiêu dâm
Các thành viên của Quốc hội đã thách thức chính phủ Anh giải quyết nạn quấy rối tình dục phụ nữ bằng cách hạn chế các nội dung khiêu dâm trên các phương tiện truyền thông.
Ủy ban Phụ nữ và Bình đẳng của Hạ Viện Anh cho biết quấy rối tình dục có liên hệ nhân quả với cách thức phụ nữ được mô tả trong các nội dung khiêu dâm và cả trong các lĩnh vực khác của truyền thông chính mạch – bao gồm truyền thông xã hội, phim ảnh và quảng cáo.
Ủy ban đã trích dẫn nghiên cứu nói rằng các cô gái và phụ nữ trẻ thường bất mãn với cách thức các phương tiện truyền thông mô tả về phụ nữ, và nhiều phụ nữ trẻ ở Anh tin rằng các nội dung khiêu dâm đang góp phần vào tệ nạn quấy rối tình dục, và tình trạng bạo hành phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
Ủy ban cũng đề cập đến các cuộc điều tra trong đó 85% phụ nữ ở lứa tuổi 18 đến 24 và 64% phụ nữ nói chung báo cáo đã từng bị quấy rối tình dục ở những nơi công cộng.
Các nghị sĩ đặc biệt nhấn mạnh tác động xã hội có hại của nội dung khiêu dâm, và lưu ý rằng ngày nay nhiều người coi đó là một chuyện bình thường và có thể chấp nhận được.
Theo báo cáo này các nội dung khiêu dâm thúc đẩy những ảo tưởng tình dục, làm gia tăng “những thái độ quan hệ tình dục xem thường phụ nữ, bao gồm cả những hành vi bạo lực” và gợi ý rằng cần có nhiều nghiên cứu hơn về đề tài này.
Ủy ban đã so sánh thiệt hại của nội dung khiêu dâm với tác hại của việc hút thuốc lá, là điều “được giải quyết thông qua các chiến dịch y tế công cộng và những khoản đầu tư lớn nhằm giảm thiểu và ngăn chặn những tác hại đó”.
Các dân biểu nói: “Chính phủ nên có một cách tiếp cận tương tự, dựa trên bằng chứng để giải quyết các tác hại của nội dung khiêu dâm”.
9. Cuộc khủng hoảng di dân từ Honduras
Một nhóm gồm 4,000 người từ Honduras, Guatemala và El Salvador đang cùng nhau tiến về Mexico với niềm hy vọng họ sẽ được phép vào Mỹ. Trong khi đó, tổng thống Trump đe dọa sẽ đóng cửa biên giới Hoa Kỳ, và chính quyền Mễ Tây Cơ đã yêu cầu Ủy ban Liên hợp quốc về người tị nạn trợ giúp.
Bà Christine Reis, Giám đốc Viện Nhân quyền tại Đại học Thánh Thomas ở Miami, Florida giúp chúng ta hiểu những quyền pháp lý mà người di cư có quyền mong đợi từ Mễ Tây Cơ, Mỹ và Liên Hiệp Quốc.
Bà Christine cho hay: “Đóng cửa biên giới không phải là một quyết định chung cuộc. Yêu cầu của Hoa Kỳ là bất kỳ một cá nhân nào đến biên giới xin tị nạn hoặc xin bảo vệ” phải chứng minh rằng đất nước của họ không có an ninh. Theo công pháp quốc tế, quốc gia tiếp nhận “có nghĩa vụ phải thẩm định tư cách tỵ nạn của cá nhân đến biên giới xin giúp đỡ”.
Khi được hỏi về mối đe dọa đóng cửa biên giới Hoa Kỳ của Tổng Thống Trump trước đoàn người di cư; bà Christine khẳng định rằng “mọi quốc gia đều có quyền kiểm soát biên giới của họ”. Tuy nhiên, bà cũng cho hay việc kiểm soát này cần phải “nhân đạo, công bằng và cân nhắc về sự an toàn và an sinh của những người di tản đang cần được bảo vệ”.
Bà Christine cho hay: “Cắt giảm viện trợ cho các nước có người di tản không phải là một giải pháp, điều đó chỉ có thể làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn!”
Bà cho hay: “Rất nhiều quốc gia đang dựa vào tài trợ mà chúng ta cung cấp hầu cải thiện được tình trạng tồi tệ của đất nước họ. Vì vậy, giảm viện trợ hoặc cắt viện trợ hoàn toàn, sẽ tạo nên một hiệu ứng trái ngược lại và tạo nên nguyên cớ cho nhiều người di cư hơn nữa!”
Bà Christine cho hay Mễ Tây Cơ đã yêu cầu Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc giúp họ trước làn sóng người tỵ nạn tại biên giới Mễ Tây Cơ và Guatemala. Trong trường hợp này, Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc có thể thiết lập các trại tỵ nạn và giúp thanh lọc xem ai thực sự là những người tỵ nạn. Sau khi đậu thanh lọc những người đó sẽ được chính phủ Mễ Tây Cơ tiếp nhận, và được phép vào Mễ Tây Cơ, ở đó họ có thể được các quốc gia khác đón nhận như những người tỵ nạn”.
Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc cũng có thể liên hệ với những quốc gia muốn đón nhận họ. Trong trường hợp này, Hoa Kỳ sẽ được yêu cầu nhận một số, nhưng không phải là tất cả.
Nhóm di dân đầu tiên xuất phát từ San Pedro Sula ở Honduras, khoảng 160 người. Theo bà Christine, thành phố này là “một trong những thành phố nguy hiểm nhất, nguy hiểm nhất trên thế giới”. Trên đường di tản có nhiều người Honduras khác, cả những người Guatemala và có thể người El Salvador đã gia nhập với nhóm phát xuất từ đây.
Bà Christine cho hay nhiều tin tức được thêu dệt trong thời gian diễn ra cuộc tranh luận bầu cử tại Mỹ khiến cho tình trạng thêm nóng hơn! Theo bà thì “Thông tin liên quan đến đoàn người di cư này đang bị kích động trước những nỗi hoảng sợ. Chúng tôi tin rằng đoàn di dân này không phải đầy những tội phạm, những người đau yếu, hoặc những người có thể gây ra các thảm họa tương tự. Chúng tôi biết có nhiều trẻ em, và một số em không người thân đi cùng”
10. Các Nghị Phụ Ba Lan nói Tài Liệu Sau Cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên sẽ khả quan hơn Tài Liệu Làm Việc rất nhiều
Trong thông cáo báo chí đưa ra hôm 25 tháng 10, Hội Đồng Giám Mục Ba Lan cho biết các nghị phụ Ba Lan tin rằng Tài Liệu Sau Cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên sẽ khả quan hơn Tài Liệu Làm Việc rất nhiều.
Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gadecki, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan nói:
“Trong các cuộc thảo luận, các sửa đổi bổ sung cho Tài Liệu Sau Cùng đã được đệ trình. Nhiều ý kiến cho rằng văn bản của Tài Liệu Sau Cùng tốt hơn rất nhiều so với Tài Liệu Làm Việc.”
“Các bổ sung cho văn bản cuối cùng liên quan đến việc dạy giáo lý, và những chú ý nhất định đến vai trò và việc đào tạo các giáo lý viên, cũng như những điều khác nữa”.
Nhiều nghị phụ lên tiếng về việc huấn luyện tâm linh cho người trẻ; có những lời khuyên thiết thực, chẳng hạn như việc hình thành một hình thức Kinh Nhật Tụng chỉ dành cho những người trẻ tuổi.
Ngài cho biết thêm “cũng có một diễn từ thần học thật thú vị trong đó diễn giả lưu ý rằng đồng hành với người trẻ không nên hiểu là một chiến lược sư phạm, nhưng cần phải xem là một sự kiện thần học xuất phát từ mầu nhiệm Nhập Thể. Chúa Giêsu đã trở thành một người phàm, sống giữa chúng ta như một người bạn đồng hành của các Kitô hữu trên con đường dương thế của họ, trước hết bằng cách chấp nhận cơ thể con người và số phận của con người để từ đó hướng con người đến những mầu nhiệm cao cả của Nước Trời”.
Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên cũng chỉ ra rằng một phần của cuộc khủng hoảng trong giới trẻ là do các điều kiện xã hội và chính trị gây ra, chứ không chỉ là lỗi của Giáo Hội.
11. Kinh Thánh là sách được đọc nhiều nhất tại Phi Luật Tân
Hàng thế kỷ sau khi được những nhà truyền giáo Tây Ban Nha giới thiệu với người Phi Luật Tân, Kinh Thánh vẫn là cuốn sách được đọc nhiều nhất tại quốc gia này trong năm qua. Hội đồng Phát triển Sách Quốc gia, gọi tắt là NBDB, một cơ quan của chính phủ Phi Luật Tân, đã cho biết như trên.
Trong bài thuyết trình của ông tại thành phố Quezon về kết quả của cuộc khảo sát độc giả do NBDB thực hiện vào năm 2017, Tiến sĩ Dennis S. Mapa cho biết 72.25% người trưởng thành tại Phi Luật Tân cho biết Kinh Thánh là cuốn sách được họ đọc nhiều nhất. Như vậy là có sự gia tăng đáng kể so với con số 58% trong cuộc thăm dò trước đó của NBDB vào năm 2012.
Nếu tính theo độ tuổi, Kinh Thánh là lựa chọn hàng đầu của 72.4% những người trẻ từ 25 đến 34; 75.1% trong độ tuổi 35 đến 44; 72.1% trong độ tuổi 45 đến 54 và 78.4% đối với những người từ 55 tuổi trở lên.
Sách hình và sách truyện cho trẻ em đứng thứ hai, ở mức 53%, trong số những người được khảo sát, tiếp theo là truyện ngắn cho trẻ em ở mức 52.08%.
Sách về tình yêu và lãng mạn chiếm 48.17%, so với 25% trong cuộc điều tra vào năm 2012; sách tham khảo (bách khoa toàn thư, niên giám, từ điển, và bản đồ) – là thể loại hàng đầu trong số những người trẻ từ 18 đến 24 tuổi ở mức 70.4%.
Sách dạy nấu ăn và sách về thực phẩm giành được 42.83%. Sách về y tế, sức khỏe và y học chiếm 38.58%.
“Cuộc khảo sát cho thấy 82.10% người Phi Luật Tân đọc sách của các tác giả người Phi lẫn người nước ngoài. Tuy nhiên, các tác giả người nước ngoài được những người lớn ưa chuộng hơn”, NBDB cho biết thêm.
Theo cuộc thăm dò mới nhất, 49.2% người trả lời cho biết họ đọc sách ít nhất một lần trong một tuần; 22.1% đọc mỗi tháng một lần; 17% đọc hàng ngày; 7.8% không bao giờ đọc sách; và 3.8% đọc mỗi năm một lần.
12. Chỉ trong một tháng 2 linh mục Pháp tự tử
“Hôm thứ Bảy 20 tháng 10, Cha Pierre-Yves Fumery được tìm thấy đã chết trong nhà xứ của ngài ở Gien, bên Pháp. Rõ ràng là ngài đã tự kết liễu mạng sống của mình. Cha Pierre-Yves, 38 tuổi, là linh mục phụ trách các giáo xứ ở Gien.”
Đức Cha Jacques Blaquart, Giám Mục Orléans, đã cho biết như trên trong một thông báo gởi cho hàng giáo sĩ và anh chị em giáo dân trong giáo phận. Cha Pierre-Yves là một linh mục từ năm 2014 cho đến nay.
“Chúng ta bị sốc trước diễn biến này nhưng chúng ta biết ngài đã trải qua một thời gian khó khăn”, Đức Cha Blaquart đưa ra nhận xét trên nhưng không đưa ra lời giải thích vì những khó khăn nào mà vị linh mục đã quẫn trí đến mức tự tử, nhưng ngài trích dẫn một câu của Thánh Phaolô: “Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau” (1 Cr 12:26).
Trong thông cáo này, Đức Cha Blaquart cũng nói về “thời gian khó khăn đối với giáo phận”, khi đề cập đến việc một linh mục trong giáo phận bị cáo buộc tấn công tình dục một trẻ vị thành niên và vị Giám Mục về hưu của Orléans là Đức Cha André Louis Fort đã không báo cáo vụ việc với nhà chức trách nên sẽ phải ra tòa vào ngày 30 tháng 10. Đức Cha André Louis Fort đã cai quản giáo phận Orléans từ năm 2003 đến 2010.
Giáo phận Orléans có 445,000 tín hữu Công Giáo, chiếm 67.8% dân số. Theo thông kê 2016, giáo phận có 133 linh mục gồm 96 linh mục triều và 37 linh mục dòng, 39 phó tế vĩnh viễn, 59 nam tu sĩ không có chức linh mục và 128 nữ tu.
Hướng những suy nghĩ của ngài đến các cha mẹ, các gia đình, các linh mục và anh chị em tín hữu trong giáo phận và đặc biệt là các giáo xứ ở Gien, Đức Cha Blaquart kêu gọi mọi người “cầu nguyện cho nhau và tin tưởng vào Chúa Kitô, Đấng là hy vọng duy nhất của chúng ta”.
Hôm 18 tháng 9, một linh mục khác cũng 38 tuổi, là Cha Jean-Baptiste Sebe, đã tự sát ở Rouen.
13. Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về vụ thảm sát người Do Thái tại Pittsburgh
Mười một người đã bị thiệt mạng và một số người khác bị thương sau vụ thảm sát tại hội đường Do Thái ở Squirrel Hill, Pittsburgh vào sáng thứ Bảy 27/10.
Theo báo cáo của cảnh sát, hung thủ, Robert Bowers, 48 tuổi, đã bước vào tòa nhà và hét lên: “Tất cả người Do Thái phải chết hết.”
Bowers trang bị một khẩu tiểu liên tự động AR-15 và ba khẩu súng lục.
Cảnh sát được báo cáo về vụ tấn công vào khoảng 9 giờ 45 giờ sáng và đã đến hiện trường trong vòng một phút.
Khi cảnh sát đến, hung thủ đã giao tranh với họ, và bắn bị thương 4 người cảnh sát. Bowers được tường thuật là đã cố gắng thoát khỏi tòa nhà nhưng gặp phải một viên cảnh sát mặc đồng phục nên y quay trở lại bên trong và tiếp tục chiến đấu cho đến khi bị bắn hạ và bị bắt ở tầng thứ ba của tòa nhà.
Sau khi được tường trình về biến cố bi thảm này, Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo của Galveston-Houston, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ, đang có mặt tại Vatican để tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên đã đưa ra tuyên bố sau kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân và đòi hỏi những người có trách nhiệm phải có những hành động cụ thể để chấm dứt bạo lực súng đạn.
Dưới đây là toàn văn bản tuyên bố của ngài:
“Bạo lực sáng hôm nay, một lần nữa, đã xảy ra tại một trong những cộng đồng của chúng ta, lần này ở Pittsburgh, Pennsylvania. Nhiều người đã mất mạng trong một cuộc tấn công tại hội đường Do Thái Tree of Life. Chúng tôi đứng bên cạnh các bạn, những anh chị em Do Thái của chúng tôi. Chúng tôi lên án tất cả các hành vi bạo lực và thù hận, và lại một lần nữa mời gọi quốc gia và các viên chức công quyền của chúng ta đối diện với tai ương của bạo lực súng đạn. Bạo lực được dùng để giải quyết các dị biệt về chính trị, chủng tộc, và tôn giáo cần phải được đối phó với tất cả các nỗ lực có thể được. Thiên Chúa không dung thứ cho bất kỳ hình thái bạo lực nào. Ngài khẩn khoản yêu cầu mọi người chúng ta quay lại với cộng đồng nhân loại như những con cái của Ngài.
Tôi phó dâng lên Chúa chúng ta những nạn nhân, bao gồm cả những người ứng cứu ban đầu, và xin ơn an ủi cho gia đình họ. Cầu xin Thiên Chúa Toàn Năng ở bên họ và mang đến cho họ niềm ủi an vào thời điểm bi thảm này.”
Chỉ vài giờ sau vụ thảm sát kinh hoàng này, Đức Cha David Zubik, Giám Mục Pittsburgh cũng đã đưa ra một tuyên bố. Ngài viết:
“Xin Chúa giải thoát chúng ta khỏi sợ hãi và hận thù, và gieo trồng hòa bình trong cuộc sống của chúng ta, cộng đồng, và thế giới của chúng ta,”
“Tất cả chúng ta đều bị đau buồn trước vụ thảm sát sáng nay tại hội đường Tree of Life. Tâm hồn và lời cầu nguyện của tôi đặc biệt hướng về các anh chị em Do Thái và các viên chức thực thi pháp luật là những người đã phải liều mình lao vào hiểm nguy.”
14. Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc: Mỗi ngày Giáo Hội Công Giáo vẫn tiếp tục làm phép lạ
Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc là khách mời danh dự tại buổi tiệc gây quỹ cho Tổng Giáo Phận New York, tổ chức ngày 18 tháng Mười. Trong bữa tối để giúp thu hàng triệu đô la cho các hoạt động từ thiện của Giáo Hội tại thành phố New York, Haley nói rằng những nỗ lực bác ái mà cô đã nhìn thấy “vượt xa” phạm vi của thành phố lớn nhất nước Mỹ này.
Trong thời gian làm đại sứ, Haley nói rằng cô đã từng đến một số “nơi tối tăm thực sự”, nơi mà những đau khổ mà nhiều người phải chịu đựng “vượt quá trí tưởng tượng của hầu hết người Mỹ.”
“Tôi đã đến biên giới giữa Colombia và Venezuela, nơi mọi người phải đi bộ 3 giờ mỗi chiều trong ánh mặt trời rực rỡ để có được bữa ăn duy nhất cho ngày hôm đó. Ai cung cấp những bữa ăn đó? Đó là Giáo Hội Công Giáo,” cô nói.
“Tôi đã từng đến các trại tị nạn ở Trung Phi, nơi những thiếu niên bị bắt cóc và buộc phải trở thành những người lính nhi đồng và là nơi các cô gái trẻ bị cưỡng hiếp như cơm bữa. Ai là người đi đầu trong việc thay đổi thứ văn hóa băng hoại và bạo lực này? Đó là Giáo Hội Công Giáo.”
Haley cũng thừa nhận những cuộc khủng hoảng tình dục lạm dụng đã làm rung chuyển Giáo hội, cả ở Hoa Kỳ và trên toàn cầu. Cô nói mình sẽ thiếu sót nếu không đề cập đến những vụ tai tiếng gần đây. Nhưng cô lưu ý rằng lạm dụng tình dục và bạo lực không phải là một vấn đề giới hạn trong Giáo hội mà là một trong những vấn đề có “liên hệ sâu sắc đến gia đình người Mỹ”. Chính trong bối cảnh gia đình, lạm dụng tình dục và bạo lực là những vấn nạn trầm trọng nhất. Và đó là một vấn đề ít được đề cập đến.
Cô ghi nhận Giáo Hội đã có nghĩa vụ với nạn nhân. “Vị thế của Giáo Hội là bên cạnh các nạn nhân đang phải chịu đựng nỗi đau với họ. Tôi biết các nhà lãnh đạo Giáo Hội nhận ra trách nhiệm sâu sắc của mình trong việc giải quyết thất bại đạo đức này, và Giáo Hội đang hành động,” cô nói. Đồng thời, vị đại sứ nói thêm rằng sẽ là “bi thảm” nếu vụ tai tiếng lạm dụng này khiến thế giới mù lòa trước “những điều tốt đẹp tuyệt vời Giáo Hội Công Giáo đang thực hiện mỗi ngày.”
Đại sứ Haley gọi các công trình toàn cầu của Giáo Hội trong các lãnh vực từ thiện, giáo dục và chăm sóc sức khỏe là những “phép lạ hàng ngày” và nói rằng “những phép lạ đó là con đường của Giáo Hội.”
Sự kiện thường niên này nhằm quyên góp cho Quỹ Alfred E. Smith, phục vụ những “trẻ em nghèo nhất trong Tổng Giáo Phận New York, bất kể chủng tộc, tín ngưỡng hay mầu da.” Mỗi năm, bữa ăn tối lại mời một chính trị gia nổi bật đến nói chuyện; trong những năm bầu cử tổng thống, cả hai ứng cử viên chính đều được mời.
Nikki Haley là một người Mỹ gốc Ấn. Gia đình cô theo đạo Sikh. Sau khi lấy chồng, cô theo đạo Tin Lành Methodist. Tuần trước, cô thông báo rằng cô sẽ từ bỏ vai trò của mình tại Liên Hợp Quốc vào cuối năm 2018 để trở lại với chính trường Hoa Kỳ. Haley đã làm Đại sứ Liên Hợp Quốc kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump. Trước đó cô là thống đốc bang South Carolina.
Bữa ăn tối vừa qua thu được gần 4 triệu Mỹ Kim.
15. Nhà thờ Saint-Antoine-l'Ermite bị phạm thánh
Thật bất ngờ đối với anh chị em giáo dân, sáng Chúa Nhật 21 tháng 10 vừa qua, khoảng 8:15 sáng, lúc họ mở cửa vào nhà thờ Saint-Antoine-l'Ermite, tức là nhà thờ Thánh Antôn ẩn tu, tại thành phố Vaugneray miền Đông nước Pháp, họ thấy cửa trước nhà thờ bị phá đổ.
Nhìn vào nhà thờ họ thấy nhà tạm bị mở tung, mọi thứ bị ném xuống đất nhưng các bánh thánh vẫn còn trong bình đựng bánh thánh làm bằng bạc. Chiếc bình trông có vẻ cũ, không thể bán được nên bọn trộm không lấy đi.
Cung thánh bị phá tan hoang, tất cả các ngăn kéo bị lục tung và giấy tờ bị bị ném đầy mặt đất.
Tên trộm hoặc những kẻ trộm, có lẽ đang tìm kiếm tiền sau lễ thêm sức cho bảy giáo dân được cha Tổng Đại Diện Yves Baumgarten cử hành vào đêm thứ Bảy.
Chúng tìm cách mở két sắt của nhà thờ nhưng bất thành.
Được báo cáo, lực lượng cảnh sát miền Vaugneray đã ngay lập tức đến hiện trường. Họ đã thực hiện những điều tra bước đầu tại hiện trường và một cuộc điều tra chính thức đã được mở ra.
16. Thượng Hội Đồng 2018 là Thượng Hội Đồng “hòa bình” hơn cả
Hai Thượng Hội Đồng về gia đình năm 2014 và 2015 bị lèo lái một cách cố ý hơn hết trong lịch sử, đến nỗi, ở đầu phiên họp thứ hai, 13 vị Hồng Y đã viết một lá thư lên Đức Giáo Hoàng Phanxicô chỉ để tố cáo các người thao túng muốn tạo ra “những kết quả định trước cho một số vấn đề quan trọng được tranh luận”.
Đó là nhận định của nhà báo Sandro Magister, một quan sát viên theo dõi các vấn đề tại Vatican lâu năm. Trọng điểm, theo ông, là kết quả của hai Thượng Hội Đồng đã được quyết định trước khi khai mạc. Và đỉnh cao là tông huấn hậu Thượng Hội Đồng “Amoris Laetitia”; với tông huấn này, Đức Phanxicô đã đồng ý cho phép một số người Công Giáo ly dị và tái hôn theo dân luật được rước lễ, bất chấp việc có đến hơn 1 phần 3 các nghị phụ Thượng Hội Đồng lên tiếng chống lại việc cho phép này.
Nhưng theo Magister, lần này có khác. Thượng Hội Đồng về người trẻ, một Thượng Hội Đồng sẽ bế mạc Chúa Nhật ngày 28 tháng Mười này xem ra là Thượng Hội Đồng hòa bình hơn cả, như chưa từng bao giờ có.
Hòa bình đến nỗi ngay lập luận có tính nổ bùng nhất của những người muốn mang ra thảo luận, liên quan đến việc phán đoán về đồng tính luyến ái, trên thực tế, đã bị “tháo ngòi”.
Các cuộc thảo luận tại phòng họp được giữ bí mật. Nhưng căn cứ vào các cuộc họp báo công khai, không hề có tuyên bố nào ủng hộ việc thay đổi giáo huấn của Giáo Hội về đồng tính luyến ái.
Trong khi Tài Liệu Làm Việc dường như muốn gây tranh luận lớn khi nói ở đoạn 197: “Một số người trẻ LGBT (đồng tính và đổi tính), qua nhiều đóng góp khác nhau mà Văn Phòng Tổng thư ký Thượng Hội đồng đã nhận được, mong muốn ‘được hưởng ích từ việc xích lại gần hơn’ và cảm nhận được sự chăm sóc nhiều hơn của Giáo hội, trong khi một số Hội Đồng Giám Mục tự hỏi nên đề nghị điều gì với ‘những người trẻ quyết định tạo lập một cặp đồng tính luyến ái thay vì dị tính luyến ái và, trên hết, muốn được gần gũi với Giáo Hội’».
Thế nhưng, đã không có gì diễn ra. Và khi đến lúc thảo luận đoạn này ở tuần lễ thứ ba của Thượng Hội Đồng, ngay các nghị phụ có tiếng là cải cách cũng không lên tiếng công khai gì.
Trái lại, khi đọc một ít hàng dành cho chủ đề này bởi các nhóm nhỏ, nhóm có khuynh hướng cải cách hơn cả là Nhóm B nói tiếng Anh, do Đức Hồng Y Blase J. Cupich cầm đầu, người ta hết sức ngạc nhiên thấy nhóm minh nhiên trích dẫn giáo lý truyền thống về đồng tính luyến ái trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo.
Thực vậy, trong phúc trình đệ trình ngày 20 tháng Mười của nhóm này, khi nói đến những người trẻ “đang trải nghiệm sự lôi cuốn bởi người đồng tính”, ta thấy viết: “chúng tôi đề nghị phải có một tiết riêng dành cho vấn đề này và mục tiêu chính của tiết này là việc đồng hành về mục vụ cho những người này theo đường hướng của tiết liên hệ trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo”.
Thành thử, nếu không thay đổi một dấu chấm của Sách Giáo Lý nói về người đồng tính, thì các đoạn 2357-2359 nói rằng “họ phải được chấp nhận với lòng tôn trọng, cảm thương và nhậy cảm” nhưng họ cũng “được kêu gọi sống khiết tịnh” vì “xu hướng” của họ “là vô trật tự một cách khách quan”.
Các nhóm nhỏ khác cũng có thảo luận đoạn này, nhưng luôn nhấn mạnh đến sự tốt lành trong viễn kiến truyền thống của Giáo Hội và đến việc các người đồng tính phải “hồi tâm” trở lại đời sống khiết tịnh.
Do đó, với những tiền đề trên, xem ra có phần chắc là tài liệu sau cùng của Thượng Hội Đồng, hiện đang được thảo luận từ ngày 23 tháng Mười và sẽ được đem ra biểu quyết vào thứ Bẩy, ngày 27 tháng Mười, sẽ không đánh dấu một bước ngoặt nào về vấn đề đồng tính luyến ái.
Magister nhận định rằng chính vì những người đạp thắng bao gồm các nghị phụ Thượng Hội Đồng thân cận nhất với Đức Giáo Hoàng, nên người ta có lý khi cho rằng sự thất bại biểu kiến này không hẳn là vì các hoài bão của ngài không thành mà trái lại, quyết định của ngài đã sinh hoa trái.
Quyết định đó có lẽ đã được đưa ra trong lúc Thượng Hội Đồng đang nhóm họp, xét vì Giáo Hội và triều giáo hoàng đang trải qua giờ phút cảm kích nhất trên diễn đàn thế giới, giữa những biến động lớn lao mà đỉnh cao là chính các sinh hoạt đồng tính bừa bãi của một số thừa tác viên có chức thánh.
Theo qui định, vị giáo hoàng không bao giờ can thiệp vào việc soạn thảo tài liệu sau cùng, một tài liệu, thay vào đó, phải được đệ trình lên ngài vào lúc kết thúc Thượng Hội Đồng.
Nhưng lần này, Đức Phanxicô đã thay đổi qui định để có thể theo dõi việc soạn thảo tài liệu này càng sâu sát bao nhiêu càng tốt. Điều này được tiết lộ bởi tờ Quan Sát Viên Rôma trong ấn bản chiều thứ Ba, 23 tháng Mười, trong đó, họ viết rằng trong việc soạn thảo tài liệu này “vào chiều thứ Hai, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã đích thân dự phần”.
Trong cuộc họp báo ngày 23 tháng Mười, trả lời câu hỏi liệu tài liệu sau cùng có bắt chước Tài Liệu Làm Việc trong việc lồng đoạn nói về “người trẻ LGBT” hay không, thì Đức Hồng Y Tagle, người Phi Luật Tân, một nhân vật hàng đầu thuộc giới thân cận nhất của Đức Phanxicô, đã trả lời rằng “vấn đề sẽ hiện diện trong tài liệu, nhưng dưới hình thức nào và bằng cách tiếp cận nào thì tôi không biết”, hàm ý cho thấysẽ không có việc lặp lại kiểu viết tắt LGBT, một kiểu nói vốn làm nhiều người cau mày trước khi Thượng Hội Đồng khai mạc.
Đức Hồng Y Tagle cung cấp một câu trả lời khác rất phù hợp với truyền thống đối với vấn đề phải làm gì với sự hiện diện khá phổ biến của các ứng viên đồng tính tại các chủng viện. Ngài cho hay dù “với lòng tôn trọng không ngừng đối với nhân phẩm, vẫn có một số nhu cầu và đòi hỏi mà ta phải xem xét”, để họ không thể “mâu thuẫn với việc thi hành thừa tác vụ”.
Tại cuộc họp báo ngày hôm sau, Đức Hồng Y người Đức, Reinhard Marx, một nhà lãnh đạo cấp tiến khác và là thành viên nặng ký của Hội Đồng Hồng Y (C9), đã đóng chiếc đinh cuối cùng cho cỗ quan tài LGBT. Ngài nói “Vấn đề đồng tính luyến ái không bao giờ nằm trong số các chủ đề chính của Thượng Hội Đồng”. Và ngài loại hẳn khả thể kiểu viết tắt LGBT được sử dụng trong tài liệu sau cùng. Ngài nói: “chúng ta không nên để mình bị ảnh hưởng bởi áp lực ý thức hệ hoặc sử dụng các công thức có thể bị khai thác”.