Ngày 05-11-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:12 05/11/2016
62. CHỮ THẢO CỦA THỪA TƯỚNG.
Trương thừa tướng rất thích viết loại chữ thảo, nhưng càng viết thì càng không ra thể thống gì, người ta cười chế nhạo ông, nhưng thừa tướng lại không để ý đến chuyện cười cợt ấy.
Một hôm, đột nhiên ông ta chợt nhớ đến một câu thơ nổi tiếng, bèn kêu đem giấy mực lại, phấn chấn viết như phượng múa rồng bay nét chữ thảo đầy cả trang giấy.
Sau đó ông ta bảo đứa cháu sao chép lại câu thơ ấy, khi chép đến những nét quái dị thì đứa cháu không nhìn ra được là chữ gì, bèn ôm cả bản thảo đi tìm ông để hỏi.
Thừa tướng tỉ mỉ nhận từng chữ rất lâu, nhưng ngay cả mình viết mà cũng không biết là chữ gì, bèn trách mắng đứa cháu:
- “Tại sao mày không đến hỏi sơm sớm chút xíu hả, để đến nỗi ta quên mất tiêu rồi !”
(Lãnh Trai Dạ Lạc)

Suy tư 62:
Người Kitô-hữu-có-đức-tin thì luôn nhận ra ý Chúa trong người anh em chị em của mình, bởi vì Thiên Chúa thì không hiện ra để dạy bảo chúng ta nhưng qua người anh em chị em, qua các biến cố và hoàn cảnh Ngài nói cho chúng ta biết thánh ý của Ngài, các thánh tổ phụ trong thời cựu ước cũng như các thánh trong thời tân ước đều hiểu như thế, nên các ngài đã nên thánh vì vâng theo thánh ý Chúa.
Người Ki-tô hữu ngày hôm nay cũng hiểu như thế, nhưng hể ai nói đến cái sai của mình thì gân cổ lên mà bào chữa, dù rằng cái sai đã rành rành ra đó.
Các tu sĩ nam nữ ngày hôm nay cũng hiểu như thế, nhưng cũng có một số người ở trong “nhà Đức Chúa Trời” không hề thấy ra cái sai lầm của mình trong cung cách sống với mọi người. Khi họ được nghỉ phép về nhà thì bắt người trong gia đình phải lo cho họ một phòng riêng để đọc kinh, khi mà trong nhà anh em chỉ có chỗ để ngủ chung với nhau; phải có phòng tắm riêng để tắm khi mà anh em trong nhà phải ra giếng tắm; họ đòi phải có thời giờ ngủ trưa, đừng làm ồn khi họ nguyện ngắm, khi mà trong nhà cháu chắt em út phải học hành, làm việc mệt nhọc...
Các linh mục ngày hôm nay cũng hiểu như thế, nhưng hể giáo dân góp ý không đúng với kế hoạch của mình thì quát tháo, nạt nộ ầm lên và tuyên bố: “Ai là cha sở ở đây ?”
Tôi cũng hiểu như thế, nhưng đã nhiều lần trong cuộc sống tôi đã vì “cái tôi” của mình mà la lối thóa mạ anh em chị em của tôi; tôi cũng đã hiểu như thế và tôi cũng đã giảng dạy cho giáo dân của tôi như thế, nhưng chính tôi đã là người đầu tiên không nhìn thấy thánh ý của Chúa nơi những lời góp ý chân thành của người khác, vì tôi “sống rất tháo” nên không nhớ những gì mình đã biết đã học và đã giảng dạy...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 32 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:15 05/11/2016
Chúa Nhật 32 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng : Lc 20, 27-38
“Đức Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống.”


Anh chị em thân mến,
Trong bài Tin Mừng hôm nay Đức Chúa Giê-su đã mạc khải cho chúng ta một điều là Thiên Chúa mà chúng ta tôn thờ không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống. Đó là một mạc khải vui mừng và hy vọng cho nhân loại và cho chúng ta –những người Ki-tô hữu- tin vào sự sống đời sau.

Thiên Chúa là sự sống
Thiên Chúa của kẻ sống, cũng có nghĩa Ngài là chủ sự sống của mọi loài tạo vật, chính Ngài đã tạo dựng và đem sự sống vào trần gian với tất cả sự cao quý của nó. Từ một cõi hoang vu hỗn độn, Thiên Chúa đã làm cho trái đất trở nên tốt lành bởi những mầm sống của thảo mộc, của thú vật và của con người.

Những người thuộc nhóm Xa-đốc đã không tin có sự sống lại nên đã đến hỏi Đức Chúa Giê-su , và Ngài đã trả lời rất minh bạch cho họ nghe rồi Ngài kết luận: đối với Thiên Chúa tất cả đều đang sống.

Một cánh rừng xanh tươi tốt đẹp đang bị cày phá vì ích kỷ của con người, một bông hoa đang nở chưa đến lúc tàn thì bị con người thô bạo ngắt đi đem về thưởng thức một mình, một sự sống đang hình thành trong bụng mẹ đã bị chính mẹ và cha nó giết đi vì muốn sống ích kỷ hưởng thụ.v.v… cây cỏ cũng có sự sống của loài cây cỏ, thú vật cũng có sự sống của loài thú vật, con người cũng có sự sống của con người, tất cả sự sống này đều được Thiên Chúa ban cho, nhất là con người, để chia sẻ tình yêu và vinh quang của Thiên Chúa đang thực hiện giữa loài người trong vũ trụ này.

Con người ta vì một lý do duy nhất là ích kỷ và hưởng thụ, nên đã phá rừng làm hại môi trường, và trong một ngày –trên thế giới- đã giết hàng trăm ngàn thai nhi đang còn trong bụng mẹ, con số này nhiều hơn cả chiến tranh hạt nhân bùng nổ…

Thiên Chúa là nguồn gốc của sự sống, nên tất cả những gì được xuất phát từ văn hoá sự chết đều trở thành kẻ đối đầu với Thiên Chúa, văn hoá sự chết là hưởng thụ ích kỷ, là cổ võ phá thai, là sống vô luân, là hôn nhân đồng tính và cổ võ cuộc sống này cho mọi người. Họ quên mất rằng Thiên Chúa là chủ sự sống và mỗi con người trên thế gian này đều có bổn phận góp tay với Ngài để bảo vệ sự sống, dù sự sống này đang tiến triển để hình thành con người hoặc chưa hình thành đang còn trong bụng mẹ nó…

Đức Chúa Giê-su, Đấng tái sinh con người
Sự chết đã nhập vào thế gian do tội lỗi, đó là lời dạy của thánh Phao-lô tông đồ, và như thế chúng ta có thể khẳng định rằng, ma quỷ là những kẻ đã gieo rắc văn hoá sự chết vào trong thế gian với những đam mê dục vọng và thích lối sống hưởng thụ ích kỷ.

Đức Chúa Giê-su –Đấng Thiên Chúa làm người- đã rành mạch tuyên bố: “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. Quả thật, họ không chết nữa…” . Được sống đời sau là ai, đó là những người đã được Máu Con Chiên là Đức Chúa Giê-su rửa sạch, là những người tin vào Đức Chúa Giê-su là Đấng cừu độ, là những người biết trân trọng và biết loan truyền văn hoá sự sống của Thiên Chúa cho tha nhân, bởi vì Thiên Chúa thì làm cho sống còn ma quỷ thì làm cho chết, và ai thuộc về Đức Chúa Giê-su thì sẽ được sống đời đời, đó là chân lý và là nền tảng của văn hoá sự sống.

Anh chị em thân mến,
Có hôm qua, hôm nay và ngày mai;
có năm ngoái, năm nay và sang năm;
có quá khứ, hiện tại và tương lai;
thì đương nhiên cũng có đời trước, đời nay và đời sau .

Đời sau là sự sống lại với Thiên Chúa để sống đời đời, hoặc là để chết đời đời trong hoả ngục với ma quỷ.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:52 05/11/2016

10. Sau khi rước lễ, để chúng ta không mất đi cơ hội xin ơn tốt như thế, thì Thiên Chúa sẽ không bạc đãi những người đón tiếp Ngài.

(Thánh Teresa of Avila)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Khi sống lại, người ta…
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
09:21 05/11/2016
Khi sống lại, người ta…

Cách đây ít lâu, trong giờ giáo lý về đề tài “Tứ chung, những sự cuối cùng,” dành cho các anh chị sắp theo Đạo… Tôi giật mình khi có một chị giơ tay phát biểu : “Em không tin.” Chả là hôm đó đang nói về đề tài : “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại”… nên phát biểu “Em không tin” tức là “Em không tin có sự sống lại”.

Không phải chỉ có cô học viên đó mà cả tỉ người hiện nay cũng chẳng tin. Mà không chỉ thời nay, thời đại khoa học kỹ thuật, mà thời xưa, thời Đức Giêsu, cũng đã có không ít người chẳng tin, trong đó có phái Sađốc mà hôm nay Luca ghi lại cho chúng ta hay. Tin xác loài người ngày sau sống lại là một niềm tin khó nuốt nhất của Kitô giáo, của Đạo chúng ta.

Bởi vì nếu tin xác loài người sẽ sống lại, thì cả nghìn câu hỏi sẽ đặt ra mà không giải đáp : Sống lại tất cả chỗ đâu mà ở ? Lấy gì mà sống ? Lấy xác nào mà sống lại: xác ông già nếu mình chết lúc già, xác trẻ thơ nếu mình chết khi còn măng sữa, xác xồn xồn nếu mình tắt thở tuổi trung niên, hay là xác nào ? Hoặc xác không còn một tí gì nữa : hoả thiêu rồi, trở thành bụi mùn theo thiên niên kỷ, hoặc vung vãi tứ tung không thu được thì lấy xác nào mà sống lại ? Và khi sống lại rồi như vậy chuyện vợ chồng xưa sẽ ra làm sao ? Đúng là cả trăm câu hỏi. Chỉ xin dừng lại ở câu hỏi cuối phù hợp với bài Tin Mừng hôm nay : khi sống lại chuyện cưới vợ gả chồng sẽ thế nào – nếu như người Sađốc đặt vấn nạn cho Chúa : một bà kia lần lượt lấy 7 anh em ruột. Khi sống lại, bà là vợ của ai, vợ anh cả hay vợ của em út ?

Cũng phải cám ơn phái Sadoc vì nhờ một hạch hỏi có vẻ không tưởng của họ : 7 anh em ruột phải lấy một vợ, mà ta có được câu trả lời là bài dạy duy nhất của Chúa Giêsu về sự sống lại sẽ thế nào.

Một vài lần Đức Giêsu có nói về sống lại: Ta là sự Sống lại. Nhưng sống lại sẽ thế nào, thì đây là bài dạy duy nhất của Chúa Giêsu trả lời cho bè Sadoc : khi sống lại không còn dựng vợ gả chồng nữa.

Câu trả lời đầy đủ của Chúa Giêsu là : Con cái đời này mới cưới vợ lấy chồng, chứ những ai xét là xứng đáng hưởng hạnh phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ lấy chồng nữa, vì họ giống như các thiên thần. Họ là con cái của sự sống lại.

Từ câu trả lời của Chúa, ta thử đặt thành 2 vế :

1. Vế xuôi : Tại sao khi sống lại, người ta không còn dựng vợ gả chồng nữa ? Chúa Giêsu đưa ra 2 lý do :

a) Vì họ không chết nữa. Tai sao không chết lại liên quan tới chuyện hôn nhân ? Vì hôn nhân là nhằm sinh con đẻ cái, một hành động kéo dài cuộc sống của mình. Khi mình chết đi thì sự sống của mình sẽ nằm nơi con cái. Nói cách khác, sinh con đẻ cái, cha truyền con nối là muốn mình được sống mãi trong con cái. Bố họ Nguyễn con họ Nguyễn cháu nội họ Nguyễn chắt nội họ Nguyễn ; Bố là Ken-nơ-đy, con là Kennedy, cháu cũng Kennedy…. Có con cái thì chết mà vẫn sống.

Vậy khi sống lại, không còn chết nữa thì chẳng cần gì phải kéo dài sự sống nơi con cái, do đó chẳng có chuyện hôn nhân nữa. Nhưng lý lẽ này ít thuyết phục được ai, nên Chúa Giêsu đưa thêm một lý lẽ nữa, đó là :

b) Khi sống lại người ta không còn dựng vợ gả chồng nữa, vì người ta sống như các thiên thần. Chúng ta giải thích thêm : Chúa nói : khi sống lại, người ta sống tựa như các thiên thần.

Chữ “như” ở đây không phải là giống hệt đâu. Bởi vì thiên thần là loài thiêng liêng – và chỉ thiêng liêng mà thôi. Còn con người là thiêng liêng và cả xác thể nữa, dù cho xác đó là xác phục sinh. Con người sống lại vẫn khác thiên thần. Vì thế chữ NHƯ mà Chúa Giêsu nói nhằm đến “công việc” : như các thiên thần, nghĩa là chẳng còn mải lo chuyện gì khác ngoài việc phụng sự tán dương yêu mến Chúa. Do đó cũng chẳng còn lo chi đến chuyện cưới gả chồng con vợ cái. Để hoá giải những thắc mắc mà trong phần đầu chúng ta đề ra : nào là chỗ đâu mà ở, lấy gì mà sống, hồn nhập xác nào đây, xác Mỹ hay xác Việt, xác già hay trẻ, xác gãy chân cụt tay hay xác lành lặn tươi tốt; hay đã tiêu tán ra ma, lấy gì mà nhập lại, thì chữ “như” các thiên thần trong câu trả lời của Chúa giúp ta thảnh thơi.

“Như” có nghĩa là tựa tựa, hao hao. Thiên thần là loài thiêng liêng, sáng láng. Ta sống lại cũng hao hao sáng láng như vậy. Đến đây ta nghe các nhà khoa học – mà là khoa học cao cấp: khoa học nguyên tử lên tiếng về xác sống lại : Họ nói : chuyện xác sống lại không phải là chuyện khó tin vì vật chất và ánh sang có họ gần với nhau.

Khi đạt đến một điều kiện nào đó thì vật chất biến thành ánh sáng (đây là khởi điểm của bom nguyên tử) và ánh sáng kết tinh lại là vật chất.

Vậy tại sao chúng ta lại ngạc nhiên, lại khó tin khi theo chương trình của Tạo Hoá : thân xác vật chất của chúng ta sẽ biến thành ánh sáng. Nếu uranium, plutonium huỷ đi, phải vỡ nguyên tử nó ra thì mới biến thành sức nóng năng lượng ánh sáng chói loà được, thì thân xác của chúng ta cũng phải chết đi, huỷ ra, tan ra, mới trở thành thân xác sáng láng vinh quang được. Chúa Giêsu và thánh Phaolô đã lấy hình ảnh hạt lúa để so sánh với sự sống lại. Hạt lúa có chết đi có huỷ tan mới nảy sinh cây lúa.

Vậy chẳng có gì khó tin khi đến một ngày nào đó thân xác tan rã của chúng ta biến thành thân xác sáng láng tựa như thiên thần.

Ta đã bước vào tín điều khó nuốt nhất: xác loài người sống lại. Nếu xác sống lại cũng giống như xác bây giờ, cũng ăn cũng ngủ cũng lập gia đình… thì quả khó tin; nhưng nếu là xác sáng láng thì lại được, khả tín, có thể tin.

2. Vế ngược. Để kết thúc, ta từ câu trả lời của Chúa ta mở ra một góc cạnh khác. Nếu khi sống lại trên thiên quốc, người ta không còn dựng vợ gả chồng nữa, thì khi đang sống tại trần gian, những người không lấy vợ lấy chồng, họ là ai ? Thưa họ là những người sống trước, những người tiên báo cuộc sống phục sinh mai sau. Đó chính là các tu sĩ với lời khấn khiết tịnh, các linh mục với lời hứa độc thân. Cuộc sống của họ minh chứng và tiên báo cho sự sống lại mai sau. Nhưng ngoài họ ra, tất cả những ai đang sống độc thân, tự nguyện hay do cảnh ngộ, những người không lấy ai, hay chẳng ai lấy, những người ở vậy nuôi con và những người không đi bước nữa, họ cũng cách này cách khác sống trước mầu nhiệm phục sinh. Tất cả đều có thể là dấu chỉ cho sự phục sinh mai sau. Vì khi thân xác sống lại, người ta không còn dựng vợ gả chồng nữa. Amen.

LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
 
Đối Với Thiên Chúa, Tất Cả Luôn Sống
Lm. Vinh Sơn. scj
19:56 05/11/2016
Chúa Nhật XXXII Thường Niên C: Đối Với Thiên Chúa, Tất Cả Luôn Sống

2Mcb 7,1-2.9-14; 2Tx 2,16-3,5; Lc 20,27-38

Khi được hỏi về cuộc sống mai sau…

Đức Khổng Tử đã trả lời: Chuyện đời này còn chưa nắm hết, nói gì đến chuyện đời sau…

Theo các nhà khoa học nghiên cứu về tuổi thọ của con người, trong cả đời một người, trung bình mỗi tế bào phân hóa vào khoảng 50.000 lần và sau đó không phân hóa nữa. Bác sĩ Lêôna Hêphric, người tham gia công trình nghiên cứu phát biểu về quá trình lão hóa nói rằng: “Trong thân xác con người có một chiếc đồng hồ chết. Bao lâu khoa học chưa tìm ra được phương thức làm cho quá trình sinh hóa cứ tiếp tục mãi thì bấy lâu chúng ta vẫn chưa có được một cuộc sống bất tử…”

Con người mong bất tử và luôn tìm kiếm nhưng khoa học qua mọi thời đại vẫn bất lực trước đồng hồ sinh học của con người: sẽ ngừng vào một thời điểm trong đời, vì thế con người sẽ chết và họ không thể bất tử…

Nhưng với Thiên Chúa, con người dù có đi vào cõi chết, cuộc sống con người không chấm hết… Anh em nhà Macabê tin có sự sống lại sau khi chết nên đã anh dũng hy sinh vẹn toàn trung nghĩa với luật Chúa (x. 2Mcb 7,1-2.9-14).

Người tin Chúa, sẽ đạt đến chỗ bất tử như Chúa nói: “Ta là sự Phục Sinh, là sự Sống. Người nào Tin Ta dù đã chết cũng sẽ sống, còn ai sống mà tin Ta sẽ không bao giờ chết” (Ga 11, 25). Đối với Thiên Chúa mọi người đều luôn sống và sự chết trần gian chỉ là một sự chuyển tiếp…sang sự sống mới, tươi hơn, sáng hơn.

Chính Chúa Kitô đã làm cho con người Phục sinh tươi sáng như Thánh Phaolô khẳng định rằng Ðức Kitô Phục sinh “mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu” (1Cr 15,20), điều mà sách Gióp đã được mặc khải mở đường cho niềm tin phục sinh: “Tôi biết rằng Đấng bênh vực tôi vẫn sống, và sau cùng, Người sẽ đứng lên trên cõi đất. Sau khi da tôi đây bị tiêu huỷ, thì với tấm thân, tôi sẽ được nhìn ngắm Thiên Chúa” (G 19,25-26).

Niềm tin vào sự sống vĩnh cửu sau cái chết đã được mặc khải trước trong Cựu Ước. Tuy nhiên Nhóm Sađốc là những con cháu của Zadok (x. 2Sm 8,17; Ed 40,46; 43,19) lãnh trách nhiệm tư tế trong đền thờ Giêrusalem, chỉ tin luật Torah bằng văn tự mới có giá trị. Họ không tin có sự sống lại vì Giáo huấn về sự sống lại không tìm thấy trong Sách Luật của Môsê, mà chỉ thấy ở những sách khác, với họ lời dạy phục sinh không được dạy rõ ràng (x. G 19,26; Tv 16, 9.11; Is 26,19; Tv 6,5; 88, 10.11; 115,17; Hc 9,4-10; Is 38,18. 19), cho nên không nhất thiết phải tin vào điều này; trong khi đó, người Pharisêu luôn tin có sự sống lại (x. Cv 23,8).

Nhưng người Sađốc dựa vào luật hôn nhân kế tục Lêvi (x. Đnl 25,5): Khi một người đàn ông chết không con nối dõi, em trai (hay anh trai) người này phải cưới người vợ góa đó và sinh con để nối dòng cho người thân quá cố. Họ kể về câu chuyện gia đình có bảy người con trai lần lượt qua đời, cho nên người vợ của anh cả lấy em chồng theo phong tục hôn nhân kế vị và tất cả đều qua đời. Họ đặt câu hỏi: trong bảy người đàn ông ai sẽ là chồng trên trời của người vợ. Qua câu hỏi “hóc búa” khó có thể có câu trả lời rõ ràng, người Sađốc hy vọng Chúa Giêsu sẽ chối niềm tin về sự sống lại mà đối với họ cho là lố bịch. Sau này theo Sách Công vụ Tông đồ, người Sađốc vẫn can thiệp nhiều lần phủ nhận sự sống lại (x. Cv 23,6-9; 4,1…).

Chúa Giêsu đã đưa ra một câu trả lời xác tín chân lý vĩnh cửu: có sự sống lại và Ngài nói chúng ta không nên hiểu về trời theo cách suy luận, hiểu biết của trần thế theo phương cách: “dựng vợ gả chồng” như người Sađốc. Sự sống vĩnh cửu sẽ hoàn toàn khác trong mầu nhiệm hiệp thông với cái chết và phục sinh của Đức Kitô. Cuộc sống mới được Chúa Giêsu gói gọn bằng hình ảnh: “được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại” (Lc 20,36).

Sau này thấm nhuần niềm tin sống lại qua mầu nhiệm sự chết và phục sinh của Đức Kitô, được Thần Linh thúc đẩy thánh Phaolô đã xác tín rõ về hiện thực của sự sống vĩnh cửu, dù rằng Ngài chưa được nghiệm thấy: “Điều mà Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai mến yêu Người là điều mà mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ được” (1Cr 2,9).

Qua câu trả lời cho người Sađốc, Chúa Giêsu khẳng định quyền năng của Thiên Chúa, Ngài không bất lực trước sự chết như người Sađôc theo cách nghĩ riêng. Thiên Chúa luôn Hằng Sống (Cv 14,15). Thiên Chúa Hằng Sống của các tổ phụ, mà càc Tông đồ sau này tuyên tín: Người làm cho các tổ phụ sống lại (Cv 5, 30) làm cho Chúa Giêsu “chỗi dậy” (Lc 24,6.34; Cv 3, 15; 4,10; 5,30). Nhờ thế con người cũng được sống lại: “Vậy tất cả đang sống trong Người” (Lc 20,38b). Cho nên Thánh Phaolô xác tín tất cả mọi người đều được chọn để sống trong Thiên Chúa: “Trong Ðức Kitô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người”(Ep 1,4).

Vì thế chết không là hết, nhưng lại mở ra cuộc sống khác ở bên kia cái chết cho nên thánh Phaolô đã tin rằng: “Gieo xuống thì hư nát, mà chỗi dậy thì bất diệt; gieo xuống thì hèn hạ, mà chỗi dậy thì vinh quang; gieo xuống thì yếu đuối, mà chỗi dậy thì mạnh mẽ; gieo xuống là thân thể có sinh khí, mà chỗi dậy là thân thể có thần khí” (1Cr 15,43-44).

Tuy nhiên sự sống mới sẽ khác, như sách Đanien cũng đã khẳng định: “Đám đông những người đã ngủ yên trong lòng đất sẽ trỗi dậy để được sống vĩnh cửu hay phải đau khổ muôn đời” (Đn 12,2). Cuộc sống mới như thư Rôma và sách Khải huyền viết: “Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tuỳ theo việc họ làm” (Rm 2,6; Kh 2,23). Nghĩa là sự sống lại có thưởng phạt công minh. Điều mà sách Đệ Nhị Luật đã nói rõ trước đó trong Cựu Ước: “Trong số những kẻ an nghỉ trong bụi đất, nhiều người sẽ trỗi dậy: người thì để hưởng phúc trường sinh, kẻ thì để chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời” (Đnl 12,2), Chúa Giêsu đã khẳng định: “Ai đã làm điều lành, thì sẽ sống lại để được sống; ai đã làm điều dữ, thì sẽ sống lại để bị kết án” (Ga 5,29).

Cho nên ngay từ nhưng giây phút ở đời này chúng ta sống theo tâm tình của Phaolô gợi ý: “sống là Đức Kitô và chết là một mối lợi” (Pl 1,21).

Vâng, sống theo lời Chúa được Đức Kitô dạy, để khi chết là được mối lợi như Phanxico Asisi tâm niệm: “chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”.

Trong niềm tin phục sinh: dù sống hay dù chết, đối với Thiên Chúa tất cả đều đang sống… Và chính “Chúa làm cho lòng anh em bền vững trong mọi việc làm và lời nói tốt lành” (2Tx 2,17).

Nhờ đó, mọi lúc trong cuộc đời, chúng ta sống như Phaolô mời gọi:

“Anh em phải chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời” (Pl 2,15b).

Lm. Vinh Sơn scj

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tiếp hoàng tộc Habsburg
LM. Trần Đức Anh OP
14:14 05/11/2016
VATICAN. Sáng 5-11-2016, ĐTC đã tiếp kiến 300 người thuộc hoàng tộc Habsburg và ngài ca ngợi tấm gương chân phước Carlo của Áo thuộc dòng tộc này.

Habsburg là hoàng tộc thuộc hàng quan trọng nhất ở Âu Châu kể từ thế kỷ 13 với nhiều vị hoàng đế và vua tại Áo, Hungari, Tây Ban Nha, Bồ đào nha và nhiều nước khác. 300 người thuộc dòng tộc này về Roma hành hương nhân dịp Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC nhắc đến mẫu gương của chân phước Carlo hoàng đế nước Áo, lên ngôi cách đây 100 năm, trong thời thế chiến thứ I, và tỏ ra nhạy cảm đối với những lời kêu gọi của ĐGH Biển Đức 15, hết sức tìm kiếm hòa bình, đến độ không được nhiều người hiểu và còn bị nhạo cười. ĐTC nói: Trong lãnh vực này, chân phước Carlo mang lại cho chúng ta một mẫu gương thời sự hơn bao giờ hết và chúng ta có thể cầu khẩn ngài như vị chuyển cầu để xin Chúa ban hòa bình cho toàn thể nhân loại”.

ĐTC cũng ghi nhận nhiều người xuất thân từ hoàng tộc Habsburg đang giữ những vai trò lãnh đạo trong các tổ chức liên đới và thăng tiến nhân bản và văn hóa, cũng như hỗ trợ dự án xây dựng Âu Châu như Căn nhà chung dựa trên các giá trị nhân bản và Kitô. Ngoài ra cũng có nhiều ơn gọi Linh mục và đời sống thánh hiến xuất phát từ gia tộc này. Ngài cảm tạ Chúa và gọi sự kiện đó tái xác nhận gia đình Kitô là thửa đất đầu tiên trong đó các hạt giống ơn gọi có thể nảy mầm và tăng trưởng (SD 5-11-2016)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
LM Vinh Sơn Phạm Văn Mầm : Tân Bề Trên Giám Tỉnh Dòng Tên Việt Nam
Giuse Phạm Đình Ngọc SJ
09:08 05/11/2016
Roma thứ sáu, 04-11-2016: Cha bề trên cả Dòng Tên, Arturo Sosa chính thức bổ nhiệm cha Vinh Sơn Phạm Văn Mầm làm Giám tỉnh Dòng Tên Việt Nam.

Năm nay cha Vinh Sơn 61 tuổi. Ngài gia nhập Dòng Tên ngày 16 tháng 07 năm 1976 và chịu chức linh mục ngày 06 tháng 09 năm 1997. Trước khi là Giám tỉnh, cha Vinh Sơn là Viện Trưởng Học Viện Thánh Giuse, Dòng Tên tại Thủ Đức, Tp HCM.

Xin tạ ơn Thiên Chúa vì Người đã đoái thương ban cho Tỉnh Dòng Tên Việt Nam một Giám Tỉnh mới.

Hiệp thông với Anh Em trong Tỉnh Dòng Tên Việt Nam, chúng ta cầu nguyện cho cha tân Giám Tỉnh Vinh Sơn được tràn đầy Chúa Thánh Thần trong sứ mạng phục vụ mới.

Tỉnh Dòng cũng cám ơn cha Giuse Phạm Thanh Liêm đã phục vụ Dòng suốt thời gian 6 năm qua trong cương vị Giám Tỉnh với biết bao hoa trái.

Nguyện xin Chúa tiếp tục dẫn dắt Tỉnh Dòng qua cha Giám Tỉnh mới trên bước đường phục vụ Thiên Chúa và Hội Thánh. Đặc biệt, xin Chúa ban đầy sự khôn ngoan của Thánh Thần và sức khỏe dồi dào cho cha tân Giám Tỉnh Vinh Sơn Phạm Văn Mầm.
 
Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm Melbourne mừng bổn mạng thứ 36
Trần Văn Minh
14:59 05/11/2016
Sau nhiều ngày mong đợi và chuẩn bị. Vào lúc 5 giờ 15 chiều Thứ Bảy Ngày 5 Tháng 11 Năm 2016. Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, đã long trọng khai mạc lễ hội thường niên, mừng kính Thánh Vinh Sơn Liêm là bổn mạng Cộng đoàn và kỷ niêm 36 năm ngày thành lập Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm tại Melbourne.

Mời xem hình

Trời Melbourne hôm nay không được đẹp, lúc có nắng vàng, lúc lắc rắc mưa và có những cơn gió khiến mọi người lo lắng. Tuy vậy, trong ngày mọi người vẫn quyết tâm làm các việc trang trí cho thánh lễ ngoài trời tại khuôn viên Trung tâm, cờ xí lộng bay trong gió, kèm theo các trái bóng màu treo khắp nơi trông thật đẹp, khu vực lễ đài được che bởi chiếc dù hoa thật lớn. May mắn thay, khi sắp tới giờ lễ trời trở nên tốt hơn, gió giảm dần và không mưa. Mọi người từ muôn phương tụ về thật đông đảo, ai cũng ăn mặc chỉnh tề, từ các cụ phải đi xe đẩy, chống gậy, cho đến các em bé được cha mẹ bồng ẵm về hiệp dâng Thánh Lễ mừng kính bổn mạng. Liên Ca đoàn Babylon và Belem với những bài thánh ca thật xuất sắc phụng vụ thánh lễ đã giúp mọi người nâng tâm hồn lên cách sốt mến để vinh danh, cảm tạ Thiên Chúa.

Trước khi cử hành Thánh lễ, linh mục quản nhiệm đã tiến đến Đài Thánh Vinh Sơn Liêm mới được xây dựng xong để xông hương, làm phép, và thắp hương để kính nhớ vị Thánh Tử đạo Việt Nam là bổn mạng của cộng đoàn. Một vị đại diện cộng đoàn đã lên đọc tiểu sử của Thánh Vinh Sơn Liêm, một tấm gương về lòng trung tín với Chúa, đã tiến ra pháp trường Đồng Mơ để chịu hành hình làm chứng cho đức tin vào đạo Chúa.

Đoàn đồng tế do linh mục Trần Ngọc Tân quản nhiệm cộng đoàn chủ tế, cùng với quý cha khách và quý thầy phó tế đồng tế. Đã nâng buổi lễ nên thật trọng thể trong ngày lễ mừng bổn mạng của cộng đoàn lần thứ 36. Thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho cộng đoàn với cả một tâm tình biết ơn. Trong bài chia sẻ lời Chúa, linh mục chủ tế đã nói về Thánh Bổn mạng, và cũng nhân dịp làm phép đài Thánh Vinh Sơn Liêm, xin mọi người luôn hướng về ngài là trung tâm điểm của cộng đoàn, để đến và cầu nguyện xin ngài cầu bầu cho cộng đoàn mỗi ngày thêm bền vững.

Phần cám ơn của ông Lê Văn Miện, trưởng ban mục vụ cộng đoàn, đã lên cám ơn cha quản nhiệm, quý cha khách, quý thầy phó tế, quý tu sỹ nam nữ, ban mục vụ cộng đồng, và toàn thể cộng đoàn đã cùng về hiệp thông dâng thánh lễ mừng kính Thánh Vinh Sơn Liêm là bổn mạng cộng đoàn. Trước khi kết thúc thánh lễ, nhân Tháng Mười Một, đoàn đồng tế cùng toàn thể cộng đoàn đã hướng về Vườn Phục Sinh để đọc kinh cầu cho các linh hồn.

Trong niềm vui chung, cộng đoàn có các gian hàng cung cấp thức ăn thật da dạng, để mọi người cùng nhau thưởng thức bữa ăn, vừa ngồi xem phần văn nghệ thật đặc sắc, do các tài năng và sự đóng góp của các Giáo khu, ca đoàn với sự góp mặt của các diễn viên nhỏ tuổi thuộc Ca đoàn Belem cho đến các diễn viên cao tuổi của các giáo khu, đoàn thể, trong mọi thể loại nghệ thuật từ hoạt cảnh, ca, múa, song ca, tốp ca vv. Với âm thanh, ánh sáng được trang trí đầy thẩm mỹ làm cho lễ đài thật lộng lẫy và đẹp hơn.

Một lễ hội thật đầy đủ, sốt sắng trong Thánh lễ và vui vẻ cùng lễ hội, gặp lại nhau sau những ngày làm việc, những tiếng nói, nụ cười trên môi, những lời chào hỏi thân thương trong cộng đoàn thắm tình đoàn kết thương yêu. Được biết, Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm là một trong những cộng đoàn được thành lập đầu tiên khi người Việt Công Giáo đặt chân đến định cư tại Tổng Giáo phận Melbourne hơn 36 năm trước.
 
Cảm nhận về lớp giáo lý hôn nhân khoá IV tại giáo họ Bồng Điền
Maria Nguyễn Thị Lý
20:02 05/11/2016
CẢM NHẬN VỀ LỚP GIÁO LÝ HÔN NHÂN KHÓA IV

Lớp Giáo Lý Hôn Nhân khóa 4 năm 2016 được tổ chức tại Giáo Họ Bổng Điền, cũng là nơi đặt Trụ Sở của quý cha Dòng Chúa Cứu Thế, nơi Hành Hương kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Lớp do Cha Giuse Phạm Thanh Quang và Cha phụ tá Saviô Lại Văn Sử phụ trách giảng dạy. Trong quá trình học tập, lớp Giáo Lý Hôn Nhân Khóa 4 quy tụ 73 học viên theo học, thuộc các xứ, các họ Tường Loan, Nghĩa chính, Thượng Điền, Phú Lễ, Nguyệt Lãng,… Lớp được khai giảng vào ngày 25/04/2016, học vào các tối thứ 2, 4, 6 hàng tuần.

Chương trình học của lớp Giáo lý Hôn nhân bao gồm 2 phần Giáo lý căn bản và Giáo lý Hôn Nhân. Đây là một lớp rất đặc biệt, bởi các bạn học viên không chỉ được học những kiến thức về tiền hôn nhân, trang bị cho đời sống gia đình sau này mà còn được ôn lại những kiến thức giáo lý căn bản để thêm hiểu biết về Chúa, về Hội Thánh Công Giáo cũng như củng cố thêm niềm tin Kitô giáo của mình. Các bạn học viên còn được tham gia các buổi chia sẻ, các hoạt động ngoại khóa, đi tham quan Tòa Giám Mục Thanh Hóa, cùng nhau vui chơi, sinh hoạt tập thể tại biển Sầm Sơn.

Lớp Giáo lý Hôn nhân khóa 4 được các bậc phụ huynh, các quý Cha đặc biệt quan tâm, lo lắng. Bởi đây là khoảng thời gian cho mỗi học viên được tích lũy kiến thức, học tập kinh nghiệm cũng như rèn luyện nhân cách trước khi bước vào đời sống hôn nhân gia đình. Lớp được vinh dự đón Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ - Giám Mục Giáo Phận Thái Bình về chia sẻ những băn khoăn, những lo lắng của Ngài đối với đời sống Hôn Nhân Công Giáo. Ngài đặc biệt quan tâm đến những gia đình trẻ - Hội Thánh nhỏ trong tương lai của Giáo Phận. Hơn hết, lớp luôn được sự lo lắng, chăm sóc của Cha Giuse Phạm Thanh Quang và Cha Savio Lại Văn Sử. Các Ngài đã luôn đồng hành và dành nhiều tâm sức để truyền đạt những kiến thức, hiểu biết của mình cho các học viên. Không chỉ vậy, các Ngài luôn hướng dẫn, đưa ra những lời khuyên cho những băn khoăn, những vấn đề mà các bạn gặp phải trong đời sống thường ngày. Ngày 30/10/2016 Chúa Nhật 31 Thường niên, các Ngài đã dâng lễ Tạ ơn, cầu nguyện, trao bằng cho các học viên trong khóa học và bế mạc lớp Giáo lý Hôn nhân khóa 4.

Mặc dù thời gian học tương đối dài, nhiều bạn còn vướng bận đi làm, đi học nhưng các bạn vẫn cố gắng đi học đầy đủ. Mỗi bạn đều nỗ lực thu nhận cho mình thật nhiều kiến thức bổ ích để chuẩn bị cho cuộc hành trình dài – hành trình đời sống hôn nhân gia đình. Mỗi người đều ý thức được cuộc sống hôn nhân gia đình sẽ có rất nhiều thử thách, chông gai. Quý Cha và mỗi người đều hi vọng cuộc sống hôn nhân của mỗi học viên sau này sẽ có thật nhiều niềm vui, nhiều hoa hồng, nhiều hạnh phúc, ít thử thách, ít đau khổ. Để được như vậy, các bạn đều tự nhủ và ý thức được rằng bản thân phải cố gắng thật nhiều, sống yêu thương, hi sinh và tha thứ cho nhau, để xây dựng gia đình mình như mục đích của Hôn Nhân Công Giáo: “vợ chồng trọn đời yêu thương nhau, sinh sản và giáo dục con cái, cùng giúp nhau nên thánh”.

Nguyện xin Chúa ban ơn và cùng đồng hành cùng chúng con trong suốt hành trình sắp tới. Xin cho chúng con luôn biết tin tưởng, phó thác vào Chúa, để Ngài hướng dẫn chúng con những lúc thử thách, đau thương như lời của Cha Giuse Phạm Thanh Quang trong bài giảng: “Sống trong Thiên Chúa, thử thách không còn là vấn đề”.

Maria Nguyễn Thị Lý
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
“Đạo đức” Hồ chí Minh là cái gì?
Bảo Giang
16:35 05/11/2016
“Đạo đức” Hồ chí Minh là cái gì?

Câu hỏi lạ, mà không lạ. Bởi lẽ, đã lâu lắm rồi, không phải chỉ riêng tôi, cũng không phải chỉ có người dân ở miền bắc, nhưng cả người miền nam nữa, sau ngày 30 tháng 4-1975 đều phải nghe VC tuyên truyền về một câu ranh ngôn của họ “học tập theo gương “đạo đức“ Hồ chí Minh”. Tiếc rằng, nghe xong, chẳng ai hiểu nó muốn noí đến cái gì. Nay nhân một cựu học sinh của trường Văn Khoa Sài gòn trước năm 1975 hiện là cột trụ của tập đoàn cộng sản BV, có lẽ đã học được “đạo đức” HCM, nên đã kêu gọi thanh thiếu niên Việt Nam học tập theo gương “ đạo đức” này. Nghe thế, tôi muốn hỏi bạn xem. Bạn có biết “đạo đức” Hồ chí Minh là cái gì không? Và có phải những kẻ kêu gọi thanh niên Việt Nam học tập theo gương “đạo đức” của Hồ, họ đã thực hiện trên chính bản thân của mình?

Ai cũng biết, ngày xưa, ngay từ khi trẻ cắp sách đến trường, mọi em, mọi cấp lớp đều thuộc lòng những bài học: “Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn đạo hiếu mới là đạo con”. Hoặc gỉa: “ Nhiễu điều phủ lấy gía gương, người trong một nước phải thương nhau cùng!”. Nay bước ra đường hay ngồi trong nhà, gìa trẻ lớn bé đều phải nghe tuyên truyền là “ học tập theo gương đạo đưc Hồ chí Minh”. Càng nghe, càng thấy nhan nhản các loại tội đại ác xảy ra ở khắp mọi nơi, chẳng kể sơn khê, đồng hoang hay thành thị, nó ngay trước mắt mọi ngưòi. Như thế, “đạo đức” Hồ chí Minh là cái gì? Có phải cái “đạo đức” này là nguyên nhân chính đưa đến các loại tội đại ác trong xã hội Việt Nam hôm nay không?

Trong câu chuyện cũ, chắc bạn còn nhớ. Ngay từ khi cộng sản chưa kiếm được chỗ dung thân nơi đất bắc, chúng đã mở ra những cuộc đấu tố trời sầu đất thảm. Trong đó có rất nhiều cảnh con cái phải đấu cha mẹ, và kẻ nhận ơn đấu chết người làm ơn. Rồi sau nhiều cái chết oan nghiệt gây nhiều phản ứng, trong đó có vụ đấu tố bà Nguyễn thị Năm, Hồ chí Minh lau nước mắt nhận lỗi. Những tưởng rằng, cuộc giết người của y buộc phải dừng lại sau khi Y lau mặt. Kết qủa, đó chỉ là câu chuyện lừa người bịp đời. Để sau đó, Y vỗ tay tuyên bố đây là cuộc chiến thắng “ long trời lở đất” để cướp của giết người.

Kế đến, ngay sau cuộc “long trời lỏ đất” với gía máu của hơn 172000 người Việt Nam do Hồ chí Minh thực hiện, người dân Quỳnh Lưu đã nổi dậy. Nơi đây đã mở ra cuộc chiến với cộng sản mà số thương vong về phía ngưòi dân Qùynh Lưu là không dưới một ngàn người bị giết. Cùng lúc đó, ở trong một góc tối khác, CS say máu, hân hoan nhảy “son, đố, mì… yêu đồng bào, yêu tổ quốc, toàn dân đoàn kết…” để ăn mừng chiến thắng. Khi CS mừng chiến thắng, toàn cảnh xã hội miền bắc chìm trong u tối, chết chóc. Trước hết, hơn 172000 ngàn gia đình chết ngất trong cảnh tang chế lặng lẽ, không một áo quan cho cha. Nơi huyệt lạnh trong chiều tà, giữa đêm đen, ngập nước mắt. Nhưng không có lấy một tiếng thút thít thành lời của vợ con, thân nhân, bởi sợ cộng sản quy cho tội khóc thương bọn “trí phú địa hào”!

Chuyện người chết chưa yên, hàng trăm ngàn gia đình khác đã nghẹn ngào trong chia lìa vì người nhà bị bắt. Bị đưa đi các trại tù nơi rừng thiêng chờ chết vì mộng cướp của giết người, mộng chà đạp, mộng phá nát đời sống gia đình và đời sống xã hội Việt Nam của HCM. Dẫu là thế, xem ra những hình ảnh tang thương này chỉ là nét vờn vẽ nhỏ trong cuộc khởi đầu của cộng sản mà thôi. Bởi vì, sau hàng trăm ngàn người bị giết trong oan khiên ấy, cộng sản bắt đầu truyền vào xã hội VN một hiệu lệnh mà chúng gọi là “học tập theo gương đạo đức Hồ chí Minh”? Hỏi xem, “ đạo đức Hồ chí Minh” là cái gì? Nó có phải là chứng từ để triệt hạ nền luân lý, đạo đức trong gia đình và trong xã hội Việt Nam hay không? Hỏi xem, đây có phải là bước đầu trong việc CS áp đặt sách lược Vô Gia Đình, Vô Tổ Quốc, và Vô Tôn Giáo vào xã hội Việt Nam hay không?

I. “Đạo đức Hồ chí Minh” là cái gì?

Đến nay, hơn 70 năm qua rồi, CS vẫn luôn hò hét, theo nhau đưa ra khẩu hiệu sáo rồng này. Nhưng xem ra bản thân của chúng cũng không hề biết đạo đức là cái gì. Theo đó, chẳng bao giờ CS có thể đưa ra đưọc một nét nhỏ nào để chứng minh Hồ chí Minh là người có đạo đức, để Y trở nên bài học cho thanh thiếu niên. Trái lại, chỉ như cái thùng rỗng, đánh bóng tội ác. Bởi lẽ, tập đoàn vô đạo này biết rõ Hồ chí Minh có thừa những loại tội, mà chỉ cần phạm một trong những trọng tội ấy thì cũng đã quá đủ để buộc cối đá vào cổ Y mà quăng xuống biển rồi. Tuy nhiên, vì miếng ăn, vì danh lợi, họ đều phải theo nhau đánh bóng tội ác. Đua nhau chà đạp lên nền luân lý dân tộc. Như thế, đây là cái họa hay phúc cho dân tộc này?

A. Đối với Tổ Quốc.

Nào, mời bạn nói đi, “đạo đức Hồ chí Minh là cái gì”? Là yêu tổ quốc chăng? Với tôi, đạo đức của Hồ chí Minh với tổ quốc Việt Nam là một chương rất đặc biệt. Bất cứ một người nào khi đọc được lá thư của Hồ chí Minh cầu khẩn Liên Sô thì đều hiểu chữ “ tổ quốc”, chữ “ đồng bào” trong lòng Y là cái gì? Có lẽ nó không hơn 150 dollars Mỹ!

• Thư ngày 06-6-2038, Hồ gởi Stalin.

“Đồng chí hãy phân tôi đi đâu đó, hay là giữ tôi ở lại đây. Hãy giao cho tôi một việc làm gì mà theo đồng chí cho là có ích.”. “ Riêng về việc tiêu dùng hàng ngày của tôi, dù dè xẻn lắm cũng mất mấy đồng một ngày…. Xin cho tôi lương tháng 150 Đôla…” ( HCM toàn tập, tập 3 trang 90). Bạn hãy nhìn cho thật tường tận cung cách của kẻ xin làm nô lệ của Hồ chí Minh thì bạn sẽ hiểu được việc Y giết đồng bào mình để lấy lòng cộng sản, được hưởng lương 150 đôla một tháng là đáng kinh tởm như thế nào? Hỏi xem, một kẻ tự xin làm nô lệ cho ngoại bang như thế thì Y còn biết đến chữ đồng bào, chữ tổ quốc hay không? Hỏi xem, việc mỗi tháng Y xin được cấp dưỡng 150 đô la Mỹ để tự mình giết đồng bào Việt Nam, cũng là điều có ích chăng?

• Thư đề ngày 31-10-1952.

Minh viết: “Đồng chí Stalin kính mến, Tôi gởi cho đồng chí đề án cải cách ruộng đất của đảng Lao Động Việt Nam (tên của đảng cộng sản lúc bấy giờ). Đề án này tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ của hai đồng chí Liu Shaoshi và Van szia-Sian. Đề nghị đồng chí tìm hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án này”. Hỏi xem, khi viết lá thư này, Minh có coi tập thể người Việt Nam là đồng bào với Y hay không? Hay mạng sống của người dân Việt sẽ tuỳ thuộc vào 150 Dolars là lương tháng mà Stalin đã phát cho Y? Và còn tệ hơn thế, cách giết dân trong cái đề án này lại do Tàu cộng chỉ đạo! HCM là ai đây? Người Việt hay là kẻ thờ Tàu?

Thực tế hơn, người đời kết án Phạm văn Đồng bán nước khi ký bản Công Hàm theo lệnh của Hồ chí Minh. Nhưng xem ra cái chuyện Phạm văn Đồng và công hàm về Trường Sa và Hoàng Sa để trả nợ chỉ là tờ giấy… rách, nếu đem so với tiếng nói chính thức của Hồ chí Minh với Chu ân Lai. Bởi vì “Ngoài văn bản ký kết của Phạm Văn Đồng công nhận lãnh hải của Trung Quốc năm 1958, quan trọng nhất là Văn kiện Hồ Chí Minh xác nhận Việt Nam chính là 1/2 tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc, sẽ được Lê Duẩn kế thừa Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu giao trả dần Bắc phần đến Trung phần cho Trung Quốc kể từ ngày 19/05/2005 ngày kỷ niệm 115 năm sinh nhật Hồ. Văn kiện này được Hồ Chí Minh Bí mật ký kết tại Quảng Tây, Trung Quốc” (Người buôn gío, Nguyễn ái Quốc hơi nhiều tiền)

Đến nay, mọi người đều biết. Từ những bản văn này, nó khai mở ra cho những kẻ đi sau Y đưa đất nước vào những hiệp thương biên giới 1999 và 2000. Ở đó Việt Nam đã mất hẳn hơn 15000km2 biên giới vào tay Trung cộng (diện tích của nước Việt Nam ngày nay không phải là con số 326,000 KM2 như chúng ta đã học. Trái lại, chỉ còn là 310,000km2 mà thôi! Tuy nhiên, đó vẫn còn là chuyện nhỏ. Bởi lẽ, thành qủa của hội nghị Thành Đô do những Phạm văn Đồng, Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười, Nguyễn mạnh Cầm… theo Hồ ly để ký vào năm 1990 sẽ còn đưa Việt Nam vào một bước vào đường nô lệ cho TC vào năm 2020? Chuyện thật hư thế nào nay chưa rõ. Nhưng thông tin và những diễn tiễn cho thấy việc Việt cộng đưa Việt Nam vào vòng cương tỏa của Tàu cộng không phải là chuyện hoang đường. Trái lại, là một sự thật đang đến và nghiêm trọng.

B. Đối với nền tảng gia đình.

1. Theo Hồ phá bỏ đạo hiếu làm con ư?

Trong Đèn Cù của Trần Đĩnh có viết lại những yêu cầu mà Hồ (đảng cộng sản) đòi hỏi các đảng viên phải thực hành là: “Thứ hai, phải vạch ra mọi thủ đoạn đàn áp, bóc lột nông dân cùng tộí ác của bố mẹ, gia đình, họ hàng…. Thứ ba trên cơ sở thành khẩn khai báo kia mà tuyên bố là căm thù bố mẹ, tỏ ra đã dứt khoát lập trường vô sản, đoạn tuyệt với kẻ thù giai cấp. Không đạt yêu cầu căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ thì bản tổng kiểm thảo bị “phá sản,” học viên đó phải ngồi học lại cho tới khi nào lập trường vô sản, lập trường nông dân thắng, anh ta công khai tuyên bố căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ mình ( mới thôi). ( trang 74-75). Rồi sau khi học viên đã “ công khai tuyên bố căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ” là người Việt Nam, người đảng viên còn phải thể hiện mình theo bản điều lệ đảng, trong ấy có ghi rõ “lấy tư tuởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam,” (tr. 49)”

Kim chỉ nam cho thấy Hồ chí Minh vì chủ trương căm thù bố mẹ, nên Y đã không lập thân theo họ bố đẻ là ông Nguyễn sinh Huy cựu quan lại triều đình Huế. Thay vào đó là lấy họ Hồ theo Hồ Quang người Hẹ? Cũng thế, vì căm thù bố mẹ, Y cũng không muốn nhận anh em với hai người anh chị ruột là ông Nguyễn sinh Khiêm và bà Nguyễn thị Thanh ? Hồ chỉ “tiếp kiến” ông Khiêm dưới đèn mờ chừng năm ba phút cho có lệ khi hai người này tìm ra Hà Nội, rồi tình tuyệt từ đây cho đến chết không bao giờ gặp lại! Mãi sau này, khi Nguyễn sinh Khiêm chết, người nhà mới nhận được thư chia buồn của HCM. Tại sao anh em như thể tay chân mà tình…. nhạt thế? Có phải một người nói tiếng Tàu lớ và một người nói tiếng rặt Nghệ nên khó hiểu nhau hay không?



“Đạo đức Hồ chí Minh” với gia đình là thế đó. Chủ tịch quốc hội Việt cộng Nguyễn thị Kim Ngân đang kêu gọi thanh thiếu niên Việt Nam (chắc có cả con cháu của thị nữa) học tập theo tấm gương “đạo đức” này đấy! Có ai muốn học theo không? Ấy là tôi chưa kể đến phần “lấy tư tưởng Mao trạch Đông làm kim chỉ nam”, nghĩa là lấy “ sách Tàu, người Tàu” mà triệt hạ người Việt, văn hóa Việt của Y đấy. Chỉ hỏi xem một kẻ dùng sách Tàu tiêu diệt người Việt, văn hóa Việt thì kẻ ấy là Tàu hay Việt?

2. Theo Hồ giết vợ, từ con ư?

Câu hỏi này căng qúa! Hồ giết vợ từ con thì được coi là kẻ “đạo đức”, nhưng bạn khéo mà vào tù đấy! Ở trên, rõ ràng Hồ chí Minh có chủ trương không cha không mẹ đã là kẻ Vô loại, không mấy người dám theo. Nay đến người, dù không cưới làm vợ, nhưng Hồ đã ăn ở với Thị và sinh con. Sau đó, Hồ trở mặt, Y sai Trần quốc Hoàn, BT Công An, làm nhục thị, rồi giết quăng xác ra ngoài đường giả làm như tại nạn giao thông để sạch nợ, phủi tay. Hỏi xem, đây có phải là tội đại ác mà từ ngàn xưa người Việt Nam ta đã lên án và gọi đó là hành vi của kẻ vô loại, vô đạo, cùng hung cực ác, theo lối sống Vô Gia Đình không? Nếu phải, tại sao Nguyễn thị K Ngân và CS ca cẩm là đạo đức HCM, và đưa vào chương học mở đầu rèn luyện cho đoàn đảng viên cộng sản noi theo?

Rồi hỏi xem, có lạ lắm không? vợ của chủ tịch nước ra đường bị xe đụng chết đã không đưa đám, ma chay, mà việc tra hỏi, biên bản chỉ là mấy tờ giấy nháp như thế thôi sao? Hỏi xem, việc Y đã giết vợ, rồi từ con đỏ, không nuôi với mục đích để lừa người, phỉnh đời, ta là kẻ độc thân, không biết đến đàn bà con gái, có phải là phong cách “đạo đức” Hồ chí Minh mà Cộng sản ca tụng không? Hỏi xem, những hành vi tội ác này đã đủ nặng để buộc cối đá vào cổ Y chưa?

C. Với xã hội, “đạo đức” là khai tử tình nghĩa đồng bào?

Mỗi khi nhắc đến tên Hồ chí Minh, không một người Việt Nam nào không biết đến hai tội ác của Y đối với người dân Việt Nam. Đó là cuộc đấu tố thảm sát đồng bào tại miền bắc từ 1953-56 và cuộc thảm sát đồng bào Huế (1968). Có phải những loại tội ác nghiêm trọng này được gọi là “yêu” đồng bào không?

1. Cuộc đấu tố 1953-1956 tại miền bắc

Sau những đêm dài, trằn trọc, viết “ đia chủ ác ghê” để trả ơn, trả nghĩa cho một người đàn bà đã làm ơn, làm phúc, có thể nói là nhiều nhất cho đảng và cho các đảng viên cao cấp của mình. Hồ chí Minh, một mặt sai người mang cáo trạng đến đọc trước mặt phạm nhân để khai mạc mùa đấu tố. Một mặt khác lén lút “ che râu bịt mặt đi dự một buổi” đấu để trả ơn. Kết qủa, nhờ cáo trạng của Hồ, người đàn bà đã có công lao rất lớn trong việc đóng góp tài lực cho CS nhận được mấy viên đạn tiểu liên “trả ơn” từ phía sau lưng. Bà chết không kịp trối! Hỏi xem, hành động này có phải là chương mở đầu cho bài học “đạo đức” Hồ chí Minh trong quan hệ xã hội, mà Nguyễn thị Kim Ngân muốn nói đến và khuyên đoàn đảng CS cùng gắng sức noi theo chăng? Sở dĩ tôi nhắc đến đoàn đảng viên trước là vì theo lệ của ta, bao giờ trong nhà đã đầy mới tràn ra ngoài. Như thế, nếu trong đảng chưa học, chưa thực hành theo Hồ, làm sao có thể chỉ dạy ra ngoài?

Trở lại cuộc đấu tố, Trần Đĩnh viết toạc ra là: “ cụ Hồ che râu đi dự một buổi”. Ai cũng biết, chỉ cần tám chữ này đã đủ xác minh cái man rợ của Hồ chí Minh trong việc viết bải “ địa chủ ác ghê” để cho người mang đến đọc và giết bà Nguyễn thị Năm mở màn cho mùa đấu tố của Y. Ở Việt Nam ta có những từ rất xúc tích để diễn tả toàn bộ con người cũng như việc làm của Y như trường hợp này, bạn còn nhớ xin mách dùm cho. Đặc biệt, những nhà “ trí thức” Việt cộng chắc là hay chữ lắm, xin nhắc dùm! Với tôi thì đơn giản hơn. Chỉ sau tám chữ của Trần Đĩnh, bộ mặt của Hồ chí Minh đã bị phơi nắng và hàng nghìn tấn sách, báo của làng thổi ống đu đủ, ễnh ương viết về cái gọi là đạo đức HCM đã thành đống giấy dơ bẩn, đống rác đầy ký sinh. Nó phải bị đào thải. Bởi:

a. Sự độc ác và man rợ tự bản thân Y,

Với xã hội, có thể nói một cách chính xác là cái “đạo đức” của Hồ chí Minh về cả hai diện luân lý và con người đã được Y diễn đạt đầy đủ trong bài “địa chủ ác ghê”. Từ đó, người ta không cần đến bất cứ một bài viết, một chữ nào nữa thì cũng đã có trong tay dư thừa những tội chứng và bằng chứng để quy kết về cái tâm địa độc ác, man rợ và bất lương của Y rồi. Và qua hành động che râu đi dự nữa, tôi cho rằng, có lẽ Y không mang dòng máu Việt Nam thật. Bởi vì, không ai có thể tưởng tượng ra hình dạng một người VN lại chất chứa lòng thù hận với đồng bào mình như thế.

b. Lối gian trá và bất lương có nguồn.

Trong Đèn Cù là Trần Đĩnh kể lại. Nay trong “ giấc ngủ mười năm” Trần Lực viết: “Tháng 10 năm 1947, đội của tôi (Trần Lực) lại được điều đi đánh tại đường số 4.“ Tây nó ác quá. Chúng bắt được đàn bà con gái, thì 7 tuổi đến 70 nó chẳng từ ai. Năm bảy thằng tranh nhau hiếp. Hiếp không chết, thì nó chặt đầu, móc mắt, mổ bụng, rạch trôn. Có khi chúng bắt con trai hiếp mẹ, cha hiếp con gái, cho chúng nó coi và cười. Không nghe thì chúng giết cả nhà.

Có khi bắt được đàn bà có thai, chúng nó trói lại như trói lợn, rồi đánh đố với nhau. Thằng thì đoán chửa con trai. Thằng thì đoán chửa con gái. Rồi chúng nó mổ bụng người đàn bà chửa, móc đứa con trong bụng ra coi. Thằng nào đoán trúng thì được tiền hoặc thuốc lá.

Có khi chúng nó bắt đàn bà, trói chân, trói tay lại, lột truồng hết áo quần rồi cho chó con bú cụt cả đầu vú…” ( Trần Lực, tức Hồ chí Minh, Giấc ngủ mườì năm, 1949).

Có lẽ, bạn cũng như tôi, chúng ta không thể tưởng tượng ra đó là những dòng chữ có thật! Lại càng không thể tưởng tượng ra tác gỉa là lãnh đạo tối cao của Việt Minh. Từ đó cho thấy, những chuyện ghê tởm, phi cầm, phi thú, không ai có thể tưởng tượng ra hoặc dám viết, đã có Hồ chí Minh. Rồi khi nhà nước cộng sản lưu truyền những dòng chữ bại hoại này lại trong sách sử của họ thì cũng chính là cách họ khẳng định rằng, những chuyện làm bại hoại gia phong và luân lý đạo đức của gia đình, của xã hội Việt Nam đã có Trần Lực gánh vác hay chỉ điểm, hướng dẫn. Hoặc gỉa, Y là một ngọn đèn, là một cấp số riêng mở ra cho các đoàn đảng viên VC học tập, tiếp bước theo sau?

Bạn có biết tác gỉa Trần Lực là ai không? Là Hồ chí Minh đấy. Bạn có thấy một chủ tịch nước nào trên thế giới gian manh, xảo trá và bất lương như chủ tịch Hồ chí Minh ở miền bắc Việt Nam chưa? Tôi thì chưa. Nay đọc được bài này của Y, chân tóc bỗng đứng ngược lên. Đã kinh hoảng cái dã tâm lớn của Y, lại thêm bàng hoàng vì lời kêu gọi đồng hành và học tập theo gương “đạo đức Hồ chí Minh” của Nguyễn thị Kim Ngân! Thị kêu gọi thanh niên Việt Nam “ Xây dựng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành nền tảng và chuẩn mực thời đại mới” để phá nát xã hội nhân bản VN chăng?

2. Nỗi chết ỡ miền nam và Tết Mậu Thân ở Huế.

Ngoài bắc là thế, trong nam cũng bị họa lây. Trong chiến tranh khó tránh được những nạn nhân của binh đao, nhưng nạn nhân Việt Nam tại Huế trong tết Mậu thân năm 1968, thì không phải là do nạn binh đao, nạn tên bay đạn lạc, nhưng là phát xuất từ lòng “đạo đức” Hồ chí Minh! Ở đó, nhờ những sợi giây rợ của giải phóng, những mã tấu, Ak, lựu đạn của Hồ chí Minh, mà bọn Hoàng phủ ngọc Tường, Ngọc Phan, Nguyễn đắc Xuân, Tôn thất Dương Tiềm, Hoàng văn Giàu, Nguyễn Đóa, Nguyễn Thiết, Nguyễn thị đoan Trinh (theo Nguyễn thu Trâm) đã nổi danh là những đồ tể của thời đại. Những kẻ này đã biến Huế thành một thành phố kinh hoàng trong nỗi chết. Người chết không phải vì chiến tranh. Nhưng chết vì loài dã thú của thời đại mang tên cộng sản. Sau đó còn nghiệt ngã hơn. Tất cả những kẻ giết người này đều trở thành những công thần ăn trên ngồi trốc khi Việt cộng chiếm được Huế và miền nam vào 30-4-1975! Như thế, tôi tin rằng Huế còn là nỗi đau ngàn đời của ngưòi dân Việt, và tên của những dã nhân kia cũng còn được lưu lại trong sách vở với những vụ thảm xát đẫm máu này

II. Câu chuyện bên lề.

Có một điều rất lạ là đã hơn nửa thế kỷ nay, CS luôn luôn tìm cách lên án Tổng thống Ngô đình Diệm và tuyên truyền ông là người bán nước, theo thực dân, hãm hiếp, giết hại đồng bào, trong khi chúng say sưa thổi bong bóng cho Hồ chí Minh. Chúng tuyên truyền ông Diệm lê máy chém đi khắp miền nam trong nhiều năm và giết rất nhiều người yêu nước. Kết quả, ngày nay người ta đã chứng minh là cái máy chém của Pháp để lại ấy đả chỉ chém đầu một kẻ duy nhất là Hoàng Lệ Kha, một tên cộng sản có thành tích bất hảo, phá rối ở Tây Ninh. Y là người bị xử tử bằng máy chém vào ngày 12/3/1960. Ngay sau đó, chính ông Ngô Đình Diệm đã ra lệnh không được sử dụng biện pháp tử hình này nữa.

Về chuyện này, lẽ nào nhà nước cộng sản không biết? Tuy nhiên, vốn dĩ của họ có từ thời còn ăn lông ở lỗ là cứ cuốn miếng tôn làm loa mồm truyền đi gian trá từ đầu làng tới cuối xóm. Nếu ai không tin thì đem dao mã tấu đến tận nhà, gọi tên, không tin cũng phải yên. Nhưng nay là hệ thống thông tin toàn cầu. Mỗi nhà đều có thể trở thành một cơ sở truyền tin và nhận tin chính xác. Từ đó, ngay đứa trẻ chưa đi học đã biết:

- Tổng Thống Ngô đình Diệm là ngưòi đạo đức, tín trung, tranh đấu giữ gìn, bảo vệ chủ quyền đất nước ra sao. Trong khi đó, Hồ chí Minh và Việt cộng bán nước, hại dân thế nào, không dấu được ai.

- Tổng Thống Ngô đình Diệm yêu dân, lo cho dân cho nước thế nào? Mọi ngưòi đều rõ. Hồ chí Minh bạo tàn giết người, tạo ra một tầng lớp trộm đạo ra sao, chẳng dấu được ai. Lẽ nào cái loa rè của chúng còn là chủ lực một chiều để lừa bịp người dân? Hỏi xem, nó hơn gì cái thúng rách lại đem che mặt trời. Tuy biết thế, nhưng lạ là chúng vẫn phải nuôi nhau bằng gian trá và lừa đảo truyền nhau mà sống!. Bởi lẽ, không sống trong gian trá, cộng sản bị đào thải ngay lập tức.



III. Gương xưa và nay.

Viết đến đây, tôi nhớ đến Trần đức Thảo, một nhà “trí thức” đã bỏ Pháp, bỏ nhân bản về theo Việt Minh. Kết quả là thân tàn ma dại với những dòng cuối đời ăn năn và cho biết: “những người chỉ đạo cuộc cải cách ruộng đất tại miền bắc ngoài HCM ra là các cán bộ cao cấp của TC”. Tại sao lãnh đạo lại là người của TC? Trước hết, cần được xác định ngay, tập đoàn lãnh đạo CSBV chỉ là một bọn đánh thuê cho bọn giặc Tàu vào cướp nước Việt mà thôi. Theo đó, vụ việc có hơn 172000 ngàn người bị Hồ chí Minh và đám cố vấn này giết phải được coi là phương cách chúng trả thù cho gò Đống Đa của Quang Trung năm nào! Riêng việc mở cuộc chiến vào nam thì Hồ chí Minh và tập đoàn cộng sản BV chỉ là những con tốt hủi! Để rồi, Trường Sa, Hoàng Sa phải ký nhượng cho Tàu như là một giấy trừ nợ. Đường biên giới thì “ co “ lại, bỏ cọc mốc từ xưa để nhường trước cho Tàu có 15000km2! Còn tổng thể thì chờ đến kỳ hạn của hội nghị Thành Đô vào năm 2020? Hỏi xem, ai là người Việt Nam có tủi lòng không?

Tóm lại, trong suốt ba phần tư thế kỷ qua, CS biết rõ ràng một điều: Nếu chúng không còn khả năng truyền đi những loại văn hóa và đời sống gian trá theo gương Hồ chí Minh, CS tức khắc bị tiêu diệt. Từ đó, chúng phải theo nhau truyền đi những tín hiệu như tội ác này cho đến chết. Trong khi đó ở một chiều ngược lại cho thấy. Nếu người Việt Nam không có khả năng đạp đổ nền văn hóa vô đạo của CS, chúng ta cũng không có cơ hội xây dựng lại đất nước Việt Nam theo tinh thần nhân bản, dân tộc và độc lập của cha ông chúng ta.

Bảo Giang

2-11-2016
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Trên nền tảng suy tư của Giáo Hội Tin Lành Luthero
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
09:34 05/11/2016
Trên nền tảng suy tư của Giáo Hội Tin Lành Luthero

Ngày 31.10.1517 Linh mục Dòng Thánh Augustino Martin Luther đã công bố bản tuyên ngôn 95 đề tài ở nhà thờ Wittenberg bên Đức phản đối việc lạm dụng ơn toàn xá, và những việc vật chất hóa ơn thánh Chúa trong đời sống Giáo Hội Công Giáo, đồng thời kêu gọi cải cách trong Giáo Hội.

Từ thời điểm đó Giáo Hội thệ phản Luthero thành hình tách riêng ra khỏi Giáo Hội Công Giáo, và dần lan rộng khắp cả thế giới.

1. Martin Luther là ai?

Martin Luther mở mắt chào đời ngày 10. 11. 1483 ở Eisleben bên nước Đức. Martin Luther được mẹ giáo dục rất cẩn thận nghiêm khắc. Theo sử sách, Ông là một học sinh chăm chỉ, nhưng tính tình rụt rè như có vẻ sợ sệt sự gì.

Năm 1501 Luther bắt đầu học đại học ở Erfurt. Cha của Martin muốn con mình học môn Luật để sau này có thể trở thành luật sư. Nhưng Ông lại đi theo con đường khác. Năm 1505 Ông xin đi tu, gia nhập Dòng khổ tu Augustino ở Erfurt.

Năm 1507 Luther được nhận chức Linh mục. Ông học thần học và 1512 trở thành giáo sư ở đại học Wittenberg. Là giáo sư thần học, Ông nghiên cứu kinh thánh rất kỹ, nhất là thư của Thánh Phaolo gửi Giáo đoàn Roma.Và từ hiểu biết của nguồn đó Ông nhận ra chỉ nhờ ơn Chúa con người được công chính chứ không phải do công trạng việc làm của con người.

Điều nhận thức đó trái ngược với giáo huấn về mua bán ơn toàn xá trong Giáo Hội thời lúc đó, và đã thúc đẩy Luther đưa ra 95 luận đề ngày 31.10.1517 ở Wittenberg muốn phản bác cùng cải tổ lối sống lạm dụng trong Giáo Hội Công Giáo Roma.

Những luận đề này gây tranh cãi quyết liệt giữa Linh mục Martin Luther và Giáo Hội cùng phe nhóm ủng hộ Luther. Và sau cùng đi đến phạt vạ cho nhau gây ra chia rẽ ly giáo.

Năm 1521 Martin Luther dịch Kinh Thánh từ nguyên bản tiếng Hy Lạp sang tiếng Đức. Đây có thể nói vào thời điểm lúc đó là một cuộc cách mạng trong lòng Giáo Hội Công Giáo.Vì vào thời điểm lúc đó Kinh Thánh chỉ được chính thức đọc bằng tiếng Latinh.

Linh mục Martin Luther lên tiếng muốn cải tổ Giáo Hội, nhưng từ phong trào cải cách đã trở thành đạo Tin lành thệ phản Luther bên Đức, và trên toàn thế giới song song hay đối nghịch với Giáo Hội Công Giáo Roma.

Martin Luther tiếp tục giảng dậy viết sách bênh vực cho công cuộc cải cách xây dựng Giáo Hội Tin lành thệ phản mới cho tới khi qua đời ngày 18.02.1546 ở Eisleben.

2. Nền tảng đạo giáo theo Giáo Hội tin lành thệ phản Luther

Sự phân chia tách rời Giáo Hội thệ phản Luthero khỏi Giáo Hội Công Giáo được chính nhà cải cách Martin Luther xây dựng đặt trên bốn yếu tố nền tảng: Sola gratia, solus Christus, sola scrpitura, et sola fide.

Sola gratia - duy chỉ một mình ơn Chúa - theo M. Luther, con người được cứu chuộc không do tự sức của công việc riêng mình, nhưng cho tất cả và cho từng người do bởi ơn của Chúa mà thôi.

Thiên Chúa là đấng cứu chuộc con người. Ngài là Đấng Tạo hoá nên con người. Và ngài cũng là Đấng Tạo hóa mới sau khi con người chết. Ngài trao tặng con người không vì thành tích của con người đạt được hay làm ra. Ngài ban tặng con người sự công chính.

Duy chỉ ơn Chúa ban tặng con người chúng ta, nên chúng ta được cứu rỗi, và chúng ta được quyền tin tưởng vào ơn của Chúa thôi.

Solus Christus - duy chỉ một mình Chúa Kitô - Người tín hữu chỉ gắn bó chỉ với một mình Chúa Kitô của Thiên Chúa thôi, không với đức mẹ Maria, không với các Thánh hay với con người nào, không với công cụ, vật chất nào, không với hành hương rước kiệu hay bất cứ hình thức nào.

Duy chỉ riêng một mình Chúa Kitô mà chúng ta tuyên xưng, ngài là hiện thân của Thiên Chúa nơi trần gian cho con người, là người mang đến Lời Chúa cho taâ, và sau cùng hy sinh hiến thân chịu chết trên thập tự và sống lại. Đó là đức tin và niềm hy vọng cho chúng ta.

Sola scriptura - duy chỉ kinh thánh - không bị làm cho sai lệch là căn bản nói về sự chân thật, loan truyền sứ điệp phúc âm.

Không truyền thống nào, không bài giáo lý nào của Giáo hoàng, của Giám mục là điều quyết định hay bắt buộc cả. Duy chỉ kinh thánh thôi.

Nơi Kinh thánh chứa đựng Lời của Chúa với toàn thể sức lực và sự trong sáng. Sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô là trung tâm điểm của Kinh Thánh và diễn tả về lòng thương xót của Thiên Chúa. Kinh thánh là thước đo cho đời sống Kitô giáo và đồng thời cũng là quan tòa thẩm phán về những việc làm của con người.

Kinh Thánh là căn bản cho giáo huấn, cho những việc làm và truyền thống của Giáo Hội.

Sola Fide - duy chỉ đức tin - Nhờ đức tin con người bất toàn yếu đuối được cứu chuộc. Không việc làm, không lời cầu thay phù hộ nào của các Thánh, không sự trung gian qua Giáo Hội, không nhờ thánh lễ, không nhờ hành hương rước kiệu, không nhờ ơn toàn xá hay bất cứ việc làm gì khác, mà con người đạt được ơn cứu rỗi của Chúa, nhưng chỉ duy nhờ đức tin.

Đức tin trước hết và sau đó đến những việc làm tốt lành, đến đời sống, lời nói và hành động ngay lành.

Ơn Chúa, tin vào Chúa Kitô, tin tưởng vào Kinh Thánh và đức tin làm thành nền tảng, bức tường và mái nhà cho ngôi nhà đức tin. Hướng mắt và tâm hồn lên duy chỉ ơn Chúa với lòng tin tưởng, duy chỉ đến cùng Chúa Kitô với niềm tuyên xưng xác tín, duy chỉ nơi Kinh Thánh làm điểm tựa cho suy nghĩ hành động, và duy chỉ đức tin mang đến gía trị cùng sự thánh đức.

Thầy Dòng Linh mục Martin Luther với luận cứ thần học như vậy đã trở thành Nhà-cải-cách trong lòng Giáo Hội Công Giáo. Ông phủ nhận trật tự phẩm trật, các truyền thống trong Giáo Hội Công Giáo Roma. Và do bị Giáo Hội Công Giáo không chấp nhận cùng bị lên án, Nhà cải cách Martin Luther đã trở thành nhà sáng lập ra đạo Tin lành thệ phản Luther.

Martin Luther căn cứ suy tư của mình dựa trên nền tảng Kinh Thánh nơi thư của Thánh Phaolo gửi Giáo đoàn Roma: „ Vì trong Tin Mừng, sự công chính của Thiên Chúa được mặc khải, nhờ đức tin để đưa đến đức tin, như có lời chép: Người công chính nhờ đức tin sẽ được sống.“ ( Rm 1,17).

3. Nền tảng đời sống đức tin của Giáo Hội Công Giáo

Giáo Hội Công Giáo Roma từ khi Chúa Giêsu thành lập trong dòng thời gian lịch sử từ năm thứ 1. sau Chúa giáng sinh luôn đặt nền tảng trên giáo huấn của các Thánh Tông đồ Chúa Giêsu và của phẩm trật cùng các truyền thống trong Giáo Hội.

Các Đức Giáo Hoàng, các Giám mục là những người kế vị các Thánh Tông Đồ có trách nhiệm cai quản Giáo Hội, xây dựng đời sống thiêng liêng. Những giáo huấn của Giáo Hội trong dòng thời gian tạo thành truyền thống trong nếp sống cho đời sống Giáo Hội.

Ơn Chúa là căn bản tiên quyết tối thượng cho đời sống thiêng liêng có được ơn cứu chuộc. Nhưng con người cũng cần phải cộng tác vào để ơn Chúa sinh hiệu qủa nơi con người. Ơn Chúa cần, nhưng không có sự cộng tác của con người cũng không được. Khi con người từ chối tiếp nhận ơn Chúa, Thiên Chúa không dùng sức mạnh can thiệp bắt buộc họ phải nhận.

Con người không có thể dựa vào thành tích công trạng việc làm của mình trước mặt Chúa. Trong Giáo Hội có những vị Thánh lớn. Dù có đời sống hy sinh tốt lành thánh thiện, họ cũng vẫn luôn luôn nhận mình là người tội lỗi, người yếu đuối khiếm khuyết và cần đến ơn Chúa trợ giúp. Có thế họ mới trở nên những người tốt lành thánh thiện.

Ơn Chúa và sự cộng tác của con người luôn cần thiết làm vinh danh Thiên Chúa và mang đến hạnh phúc ơn cứu chuộc cho con người.

Chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa, đấng cứu độ trần gian. Ngài là con đường dẫn tới Thiên Chúa. Ngài là lương thực cho đời sống thiêng liêng. Ngài là ánh sáng trong trần gian, là cửa vào nhà Chúa Cha. Ngài là nhịp cầu nối liền Thiên Chúa và con người.

Nhưng không chỉ có một mình Chúa Giêsu trong đức tin của người Công Giáo, mà có Thiên Chúa Cha và Chúa Thánh Thần nữa.

Qua Chúa Giêsu Kitô chúng ta nhận biết khuôn mặt Đấng Tạo Hóa, gìn giữ công trình thiên nhiên, đấng Cứu Chuộc và Thần Linh Chúa, người thổi hơi vào cho đời sống được duy trì. Nên chúng ta phải nói lên đức tin solus Deus, solus Christus solus spiritus - duy chỉ Thiên Chúa, duy chỉ Chúa Kitô, duy chỉ Chúa Thánh Thần.

Kinh Thánh là những cuốn sách chứa đựng Lời Chúa làm căn bản cho những chỉ dẫn cho đời sống thực hành của người tín hữu Chúa Kitô. Nhưng sách Kinh Thánh không phải là cuốn sách từ trời cao rơi đáp xuống trần gian. Mà trong đó mang đậm những nét văn hóa, ngôn ngữ và cách thế hiểu, cách sống đức tin vào Thiên Chúa của con người ở thời đại sách được gom góp viết ra thành văn bản. Như thế có thể nói được Lời Chúa được đúc kết gói ẩn trong ngôn ngữ lời nói của con người.

Trong sách Kinh Thánh chứa đựng những tường thuật truyền thống về đức tin. Những truyền thống này được thành hình dần dà trong thời gian đời sống cùng với nếp sống thần học văn hóa thời đại.

Vì thế, môn khoa nghiên cứu Kinh Thánh, dẫn giải Kinh Thánh luôn cần thiết để hiểu nhận ra ý nghĩa thần học chứa đựng trong đó cho thời đại con người hôm qua cũng như hôm nay.

Đức tin vào Chúa là quan trọng nền tảng cho đời sống thiêng liêng của Kitô giáo. Nhưng đâu phải chỉ có duy đức tin không, mà chúng ta ngoài đức tin ra còn có đức mến, đức cậy nữa.

Như thế cần phải nói sola Fide, sola caritas, sola spes. Ba nhân đức thần thánh nền tảng này diễn tả về ba khuôn mặt của Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Việc đi hành hương, rước kiệu, lần hạt kính Đức Mẹ Maria, kính các Thánh xin ơn phù giúp cầu bầu, cầu nguyện cho người qúa cố hay tạ ơn…không phải là công trạng thành tích để có được ơn cứu chuộc. Nhưng là cung cách sống đức tin xin phù giúp kéo ơn Chúa xuống cho đời sống tâm hồn đức tin của mình, đồng thời cũng là cung cách sống truyền giáo cho tình yêu Chúa giữa lòng xã hội con người. Và điều đó cũng nói lên cung cách sống của tâm hồn có lòng khiêm nhượng.

Nhớ đến cầu nguyện cho người qúa cố là cung cách sống lòng đạo đức tình liên đới, văn hóa lòng biết ơn với người đã qua đời: Tôi tin các Thánh cùng thông công.

===================

Hằng năm ngày 31.10. là ngày mừng kỷ niệm Phong trào cải cách của Giáo Hội Tin Lành thệ phản Luther. Từ hơn 50 năm nay phong trào đại kết được nhấn mạnh. Những cuộc đối thoại trao đổi giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Tin Lành đã có những bước tiến khả quan xích lại gần nhau nhiều về phương diện thần học, như công nhận Bí Tích Rửa tội, cùng nhau cử hành phụng vụ Lời Chúa…

Ngày 31.10.2016 vừa qua Đức Giáo Hoàng Phanxico của Giáo Hội Công Giáo đã sang Thụy Điển thành phố Lund để cùng khai mạc 500 năm kỷ niệm Phong trào cải cách ngày xưa Martin Luther đã khởi xướng 1517- 31.10.- 2017.

”Với tuyên ngôn chung này, chúng tôi, các tín hữu Công Giáo và Luther, bày tỏ lòng biết ơn vui mừng đối với Thiên Chúa vì ơn được cầu nguyện chung tại Nhà thờ Chính tòa Lund nhân dịp khai mạc năm kỷ niệm 500 năm cuộc Cải Cách. 50 năm đối thoại đại kết song phương liên tục và có thành quả giữa Công Giáo và Luther đã giúp vượt thắng nhiều khác biệt và đã kiến tạo sự cảm thông lẫn nhau và tín nhiệm giữa chúng tôi. Đồng thời chúng tôi đã tiến đến gần nhau trong việc cùng phục vụ những người thân cận của chúng tôi, thường ở trong bối cảnh đau khổ và bị bách hại. Vì thế, qua đối thoại và cùng làm chứng tá, chúng tôi không còn là những người xa lạ nữa. Trái lại, chúng tôi đã học biết rằng có nhiều điều liên hết chúng tôi hơn là những điều chia rẽ.“ ( Tuyên ngôn chung Thụy Điển ngày 31.10.2016)

Tháng 11. 2016 cầu cho các Linh hồn.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 
Từ Tranh Chấp Tới Hiệp Thông, Kỷ Niệm 500 Năm Phong Trào Cải Cách(7)
Vũ Văn An
22:55 05/11/2016
Thừa tác vụ

Cái hiểu của Luther về chức linh mục chung của các người chịu phép rửa và các người được thụ phong

162. Trong Tân Ước, chữ hiereus (linh mục; chữ Latinh, sacerdos) không chỉ một chức vụ trong cộng đoàn Kitô hữu, cho dù Thánh Phaolô mô tả thừa tác vụ tông đồ của ngài như là thừa tác vụ của một linh mục (Rm 15:16). Chúa Kitô là vị linh mục tối cao. Luther hiểu mối liên hệ của các tín hữu với Chúa Kitô như là một "trao đổi hân hoan", trong đó người tín hữu được dự phần vào các tài sản của Chúa Kitô, và do đó cũng tham dự vào chức linh mục của Người. "Giờ đây, như Chúa Kitô, do sinh quyền của Người, thủ đắc được hai đặc quyền này thế nào, thì Người cũng ban chúng và chia sẻ chúng với mọi người tin vào Người theo luật hôn nhân đã nói ở trên, theo đó người vợ sở hữu bất cứ điều gì thuộc về người chồng. Do đó, tất cả chúng ta, những người tin vào Chúa Kitô, đều là linh mục và là vua trong Chúa Kitô, như thư 1 Phêrô 2 [: 9] đã nói: "Anh em là một chủng tộc được lựa chọn, là dân Thiên Chúa, là hàng tư tế vương giả, là vương quốc tư tế’" (56). " [Chúng ta] hết thẩy là các linh mục được thánh hiến nhờ phép rửa"(57).

163. Mặc dù trong cái hiểu của Luther, tất cả các Kitô hữu đều là linh mục, nhưng ông không coi họ tất cả đều là các thừa tác viên. "Đúng là mọi Kitô hữu đều là linh mục, nhưng không phải tất cả đều là mục tử. Vì muốn là một mục tử, người ta không những phải là Kitô hữu và là linh mục, nhưng còn phải có một chức vụ (office) và một lĩnh vực làm việc được ủy thác cho họ. Ơn gọi và mệnh lệnh này tạo ra các mục tử và các nhà giảng thuyết"(58).

164. Khái niệm thần học của Luther rằng tất cả các Kitô hữu đều là linh mục mâu thuẫn với việc sắp đặt xã hội đã trở nên phổ biến thời Trung Cổ. Theo Gratian, có hai loại Kitô hữu, giáo sĩ và giáo dân (59). Với học thuyết của ông về chức linh mục chung, Luther có ý định xóa bỏ cơ sở của sự phân rẽ này. Điều người Kitô hữu là trong tư cách linh mục phát sinh từ việc họ tham dự vào chức linh mục của Chúa Kitô. Bất kể là nam hay nữ, họ đều mang các quan tâm của người ta vào lời cầu nguyện dâng lên Thiên Chúa và các quan tâm của Thiên Chúa tới người khác qua việc thông truyền tin mừng.

165. Luther hiểu chức vụ của người được thụ phong như một việc phục vụ công cộng cho tòan thể Giáo Hội. Mục tử là các ministri (đầy tớ). Chức vụ này không cạnh tranh với chức linh mục chung của mọi người đã chịu phép rửa nhưng, đúng hơn, nó phục vụ họ để mọi người Kitô hữu đều có thể là các linh mục cho nhau.

Thiên Chúa thiết lập thừa tác vụ

166. Trong hơn 150 năm, một trong những cuộc tranh luận trong nền thần học Luthêrô là xét xem liệu thừa tác vụ thụ phong lệ thuộc việc Thiên Chúa thiết lập hay do con người ủy nhiệm. Tuy nhiên, Luther nói tới "chức vụ mục tử, mà Thiên Chúa đã thiết lập, một chức vụ phải cai quản cộng đoàn bằng các bài giảng và các bí tích" (60). Luther coi chức vụ này bắt nguồn từ sự đau khổ và cái chết của Chúa Kitô: "Thực vậy, tôi hy vọng rằng các tín hữu, những người muốn được gọi là Kitô hữu, biết rất rõ rằng phẩm cấp (estate) thiêng liêng này đã được thành lập và định chế hóa bởi Thiên Chúa, không phải bằng vàng hay bạc nhưng bằng huyết báu và cái chết cay đắng của Con Một Người, là Chúa Giêsu Kitô [1 Pr 1 : 18-19]. Quả vậy, từ các vết thương của Người đã tuôn chảy các bí tích [...] Người đã trả giá đắt để người ở khắp mọi nơi có được chức vụ giảng giải, làm phép rửa, tha, buộc, ban bí tích, an ủi, cảnh báo, và khuyên răn bằng lời Chúa, và bất cứ điều gì khác thuộc về chức vụ mục vụ này [...]. Phẩm cấp tôi đang nghĩ đến, đúng hơn, là một phẩm cấp có chức vụ giảng dạy và phục vụ lời Chúa và các bí tích và là chức vụ thông ban Thánh Thần và ơn cứu độ. "(61). Như thế, đối với Luther, rõ ràng Thiên Chúa đã thiết lập ra chức vụ thừa tác viên.

167. Luther tin rằng, không ai có thể tự thiết lập mình vào chức vụ này; người ta phải được kêu gọi mới bước vào nó được. Bắt đầu từ năm 1535, các cuộc tấn phong đã được thực hiện ở Wittenberg. Chúng đã diễn ra sau một cuộc kiểm tra về tín lý và cuộc sống của các ứng viên và nếu có lời mời gọi phục vụ một cộng đoàn. Nhưng việc phong chức không được thực hiện ở cộng đoàn mời gọi nhưng tập trung ở Wittenberg, vì phong chức là phong chức để phục vụ toàn thể Giáo Hội.

168. Các cuộc tấn phong được cử hành bằng việc cầu nguyện và đặt tay. Như lời nguyện khởi đầu, tức lời nguyện xin Thiên Chúa gửi người làm tới thu hoạch mùa gặt (Mt 09:38) -và lời nguyện xin Chúa Thánh Thần đều cho thấy rõ, Thiên Chúa là Đấng thực sự đang hành động trong lễ phong chức. Trong lễ phong chức, lời mời gọi của Thiên Chúa bao trùm toàn thể con người. Với niềm tín thác rằng lời cầu nguyện sẽ được Thiên Chúa đáp ứng, việc sai đi đã diễn ra với những lời của thư 1 Pr 5:. 2-4 (62). Một trong các công thức phong chức viết thế này: "Đối với mọi Giáo Hội, chức vụ trong Giáo Hội là một điều rất vĩ đại và quan trọng và được một mình Thiên Chúa phú ban và duy trì"(63).

169. Bởi vì định nghĩa của Luther về bí tích chặt chẽ hơn định nghĩa chung của thời Trung Cổ, và bởi vì ông nhận thấy bí tích truyền chức thánh của Công Giáo chủ yếu để phục vụ việc thực hành hy tế Thánh Lễ, nên ông không còn xem việc truyền chức như một bí tích nữa. Tuy nhiên, Melanchthon đã phát biểu trong bản Biện Hộ cho Tuyên Tín Augsburg rằng: "Nhưng nếu việc truyền chức được hiểu là để phục vụ Lời Chúa, thì chúng ta không phản đối gọi việc truyền chức là một bí tích. Vì thừa tác vụ Lời Chúa có mệnh lệnh của Thiên Chúa và có những lời hứa tuyệt vời như thư Rôma 1:16 nói: Tin Mừng ‘là sức mạnh của Thiên Chúa để được cứu độ đối với mọi người có đức tin'. Cũng thế, I-sai-a 55: 11, ' ... thì lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó…’ Nếu việc truyền chức được hiểu theo cách này, chúng ta sẽ không phản đối gọi việc đặt tay là một bí tích. Vì Giáo Hội được ủy thác việc bổ nhiệm các thừa tác viên, một việc hẳn phải làm chúng ta hài lòng rất nhiều bởi vì chúng ta biết rằng Thiên Chúa chấp thuận thừa tác vụ này và hiện diện trong đó"(64).

Thừa tác vụ giám mục

170. Vì các giám mục từ chối tấn phong các ứng viên có cảm tình với phong trào Cải Cách, nên các nhà cải cách đã thực hành việc truyền chức bởi các linh mục (mục sư). Điều 28 của Tuyên Tín Augsburg than phiền rằng các giám mục đã từ chối việc truyền chức. Điều này buộc các nhà cải cách phải lựa chọn giữa việc duy trì để các giám mục truyền chức hoặc trung thành với điều họ hiểu là sự thật của tin mừng.

171. Các nhà cải cách có thể thực hành được việc để các linh mục truyền chức vì họ đã học được từ cuốn Các Quan Điểm (Sentences) của Peter Lombard; cuốn này cho rằng các khoản luật của Giáo Hội chỉ công nhận hai chức thánh bí tích trong các chức thánh chính mà thôi, đó là chức phó tế và chức linh mục, và, theo cái hiểu rộng rãi thời Trung cổ, việc phong chức của các giám mục, tự nó, không thông ban bất cứ đặc tính bí tích nào (65). Các nhà cải cách minh nhiên nhắc đến một bức thư của Thánh Giêrôm; vị thánh này xác tín rằng theo Tân Ước, các chức vụ linh mục và giám mục y như nhau chỉ trừ việc các giám mục có quyền phong chức. Theo nhận định của các nhà cải cách, bức thư gửi cho Evangelus này đã được thừa nhận trong bộ Decretum Gratiani (Bộ Giáo Luật của Gratianô) (66).

172. Luther và các nhà cải cách nhấn mạnh rằng chỉ có một thừa tác vụ thụ phong, một chức vụ công bố tin mừng công khai và ban phát các bí tích, mà bởi chính bản chất của chúng vốn là các biến cố công cộng. Tuy nhiên, ngay từ đầu, đã có một sự dị biệt hóa về chức vụ. Ngay từ những cuộc thăm viếng đầu tiên, chức vụ giám sát đã được khai triển; chức vụ này có nhiệm vụ đặc biệt là giám sát các mục tử. Philip Melanchthon đã viết vào năm 1535: "Bởi vì trong Giáo Hội, cần có các vị cai quản; các vị này sẽ khảo sát và phong chức cho những người được kêu gọi đảm nhận các chức vụ trong Giáo Hội, tuân giữ luật Giáo Hội và giám sát việc giảng dậy của các linh mục. Và nếu không có các giám mục, người ta sẽ vẫn phải tạo ra các ngài"(67).

Mối quan tâm của Công Giáo đối với chức linh mục chung và việc truyền chức

173. Phẩm giá và trách nhiệm của mọi người đã chịu phép rửa trong và vì đời sống của Giáo Hội đã không được nhấn mạnh đủ vào cuối thời trung cổ. Mãi tới Công đồng Vatican II, huấn quyền mới trình bày được một nền thần học coi Giáo Hội như là dân Thiên Chúa và khẳng định sự "bình đẳng thực sự của mọi người về phẩm giá và hành động chung của mọi người để xây dựng thân thể Chúa Kitô” (LG 32).

174. Trong khuôn khổ này, Công đồng đã khai triển khái niệm chức linh mục của người đã chịu phép rửa và giải quyết mối liên hệ của nó với chức linh mục thừa tác. Trong thần học Công Giáo, thừa tác viên thụ phong được ban quyền bí tích để hành động nhân danh Chúa Kitô cũng như nhân danh giào hội.

175. thần học Công Giáo xác tín rằng chức giám mục thực hiện một đóng góp không thể thiếu vào sự hợp nhất của Giáo Hội. Người Công Giáo nêu ra câu hỏi nếu thiếu chức vụ giám mục, làm thế nào duy trì được sự hợp nhất này lúc có tranh chấp. Họ cũng lo ngại rằng học thuyết đặc biệt của Luther về chức linh mục chung không duy trì thỏa đáng cơ cấu phẩm trật của Giáo Hội, được xem như là do Thiên Chúa thiết lập.

Cuộc đối thoại Luthêrô-Công Giáo về thừa tác vụ

176. Cuộc đối thoại Công Giáo-Luthêrô đã nhận diện được nhiều điểm chung với nhau cũng như khác biệt nhau liên quan tới thần học và hình thức định chế của các chức vụ thụ phong, trong đó có việc truyền chức cho phụ nữ, hiện đang được nhiều Giáo Hội Luthêrô thực hành. Một trong những vấn đề còn lại là liệu Giáo Hội Công Giáo có thể thừa nhận thừa tác vụ của các Giáo Hội Luthêrô không. Cùng nhau, người Luthêrô và người Công Giáo có thể giải quyết được mối liên hệ giữa trách nhiệm công bố Lời Chúa và ban phát các bí tích và chức vụ của những người được phong chức cho công tác này. Cùng nhau, họ có thể khai triển các sự phân biệt giữa các tác vụ như episkopé (giám sát) và các chức vụ địa phương và có tính miền nhiều hơn.

Cái hiểu chung về thừa tác vụ

Chức linh mục của người đã chịu phép rửa

177. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào tính chuyên biệt trong các trách vụ của các người thụ phong được xác định đúng đắn trong mối liên hệ với chức linh mục chung của mọi tín hữu đã chịu phép rửa. Tài liệu nghiên cứu tựa là Tính Tông Truyền của Giáo Hội (The Apostolicity of the Church) quả quyết như sau, "Người Công Giáo và người Luthêrô hiện nhất trí rằng mọi người đã chịu phép rửa để tin vào Chúa Kitô đều dự phần vào chức linh mục của Chúa Kitô và do đó được ủy nhiệm việc 'rao giảng các hành vi quyền năng của Đấng đã gọi anh em ra khỏi bóng tối mà vào ánh sáng lạ lùng của Người "(1 Pr 2: 9). Do đó không có thành viên nào thiếu phần đóng trong sứ mệnh của toàn bộ thân thể "(ApC 273).

Nguồn gốc thần linh của thừa tác vụ

178. Trong việc hiểu biết chức vụ thụ phong, có một niềm xác tín chung về nguồn gốc thần linh của nó: "Người Công Giáo và người Luthêrô cùng nhau khẳng định rằng Thiên Chúa thiết lập ra thừa tác vụ và thừa tác vụ là điều cần thiết cho sự hiện hữu của Giáo Hội, vì lời Thiên Chúa và việc công bố nó cách công khai bằng lời nói và bí tích là điều cần thiết để đức tin vào Chúa Giêsu Kitô có thể phát sinh và được gìn giữ và cùng với điều này để Giáo Hội hiện hữu và được gìn giữ như những tín hữu hợp thành thân thể Chúa Kitô trong sự hợp nhất của đức tin"(ApC 276).

Thừa tác vụ Lời Chúa và bí tích

179. Tính Tông Truyền của Giáo Hội coi trách vụ nền tảng của các thừa tác viên thụ phong đối với cả người Luthêrô lẫn người Công Giáo là loan báo Tin Mừng: "Các thừa tác viên thụ phong có một trách vụ đặc biệt bên trong sứ mệnh của Giáo Hội như một toàn thể" (ApC 274). Đối với cả người Công Giáo lẫn người Luthêrô "bổn phận và ý hướng nền tảng của thừa tác vụ thụ phong là công khai phục vụ Lời Thiên Chúa, tức Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, mà Ba Ngôi Thiên Chúa đã ủy nhiệm cho Giáo Hội loan báo cho toàn thế giới. Mọi chức vụ và mọi người giữ chức vụ phải được đánh giá theo nghĩa vụ này "(ApC 274).

180. Việc nhấn mạnh vào trách vụ thừa tác phải công bố Tin Mừng này là điều có chung giữa người Công Giáo và người Luthêrô (x ApC 247, 255, 257, 274). Người Công Giáo định vị nguồn gốc của thừa tác vụ linh mục ở việc loan báo Tin Mừng. Sắc Lệnh về Các Linh Mục (Presbyterorum ordinis) tuyên bố rằng "Dân Thiên Chúa được tụ tập thành một trước nhất bởi lời của Thiên Chúa hằng sống, một điều người ta khá đúng khi mong chờ từ miệng các linh mục. Vì không ai có thể được cứu rỗi mà trước nhất đã không tin tưởng, trách vụ đầu tiên của các linh mục trong tư cách người cùng làm việc với các giám mục là rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa cho mọi người" (PO 4, được trích dẫn trong ApC 247). "Người Công Giáo cũng tuyên bố rằng trách vụ của các thừa tác viên thụ phong là tập hợp Dân Thiên Chúa lại với nhau bằng lời Thiên Chúa và công bố việc này đến mọi người để họ có thể tin" (ApC 274). Tương tự như vậy, cái hiểu của người Luthêrô là "thừa tác vụ có nền tảng và tiêu chuẩn của nó trong việc thông truyền Tin Mừng cho toàn thể cộng đoàn một cách thuyết phục đến nỗi sự bảo đảm của đức tin được đánh thức và biến thành khả thể" (ApC 255).

181. Người Luthêrô và người Công Giáo cũng đồng ý về trách nhiệm của giới lãnh đạo thụ phong trong việc ban phát các bí tích. Người Luthêrô nói rằng: "Tin Mừng ủy nhiệm cho những người chủ trì các Giáo Hội quyền công bố Tin Mừng, tha thứ tội lỗi, và ban phát các bí tích" (ApC 274). (68). Người Công Giáo cũng tuyên bố rằng các linh mục được giao nhiệm vụ ban phát các bí tích, điều họ coi như "gắn liền với Thánh thể" và hướng về nó như là "nguồn mạch và tột đỉnh của mọi việc rao giảng Tin Mừng" (PO 5, được trích dẫn trong ApC 274.).

182. Tính Tông Truyền của Giáo Hội còn nhận định thêm rằng "Điều đáng làm là lưu ý sự giống nhau giữa các mô tả về chức năng thừa tác của linh mục và của giám mục. Khuôn khổ y như nhau của ba chức vụ rao giảng, phụng vụ, lãnh đạo, đều được sử dụng cho các giám mục và linh mục, và trong đời sống cụ thể của Giáo Hội, chính các linh mục đảm nhiệm việc thi hành thông thường các chức năng này qua đó Giáo Hội được bồi đắp, trong khi các giám mục đảm nhiệm việc giám sát đối với việc giảng dạy và chăm sóc sự hiệp thông giữa các cộng đoàn địa phương. Tuy nhiên các linh mục thi hành thừa tác vụ của họ trong sự lệ thuộc các giám mục và trong sự hiệp thông với các ngài"(ApC 248).

Nghi thức phong chức

183. Liên quan đến việc bổ nhiệm vào chức vụ đặc biệt này, có sự tương đồng như sau: "việc bổ nhiệm (induction) vào thừa tác vụ này diễn ra bởi việc phong chức, trong đó một Kitô hữu được kêu gọi và ủy nhiệm, bằng lời cầu nguyện và đặt tay, cho thừa tác vụ của công khai rao giảng Tin Mừng bằng lời nói và bí tích. Lời cầu nguyện này khẩn xin lãnh nhận được Chúa Thánh Thần và các ơn của Người; một lời cầu nguyện được thực hiện trong niềm tin chắc chắn rằng nó sẽ được lắng nghe "(ApC 277).

Thừa tác vụ địa phương và khu miền

184. Người Luthêrô và người Công Giáo có thể cùng nhau nói rằng sự dị biệt hóa chức vụ "thành một chức vụ có tính địa phương và khu miền nhiều hơn nhất thiết phát sinh từ ý định và trách vụ của thừa tác vụ muốn là một thừa tác vụ hợp nhất trong đức tin" (ApC 279). Trong các Giáo Hội Luthêrô, trách vụ của episkopé (giám sát viên) được biết dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở một số nơi, những người thi hành thừa tác vụ siêu cộng đoàn được chỉ định bằng các tước vị khác với tước hiệu giám mục, chẳng hạn như, ephorus, chủ tịch Giáo Hội, tổng giám sát, hay mục sư thượng hội đồng. Người Luthêrô hiểu rằng thừa tác vụ của episkopé cũng được thi hành không chỉ một cách cá thể mà còn dưới các hình thức khác thế, như thượng hội đồng, trong đó cả các thành viên thụ phong cũng như không thụ phong cùng tham gia (69).

Tính tông truyền

185. Mặc dù người Công Giáo và người Luthêrô coi các cơ cấu thừa tác của họ là để thông truyền tính tông truyền của Giáo Hội cách khác nhau, nhưng họ đồng ý với nhau rằng "sự trung thành với tin mừng tông truyền là điều ưu tiên trong sự tương tác giữa traditio (chuyển giao), successio (tiếp nối) và communio (hiệp thông)" (ApC 291). Cả hai đều đồng ý rằng "Giáo Hội là tông truyền dựa trên sự trung thành với tin mừng tông truyền" (ApC 292). Sự nhất trí này đem lại hậu quả là người Công Giáo Rôma thừa nhận rằng các cá nhân "thi hành chức vụ giám sát, là chức vụ, trong Giáo Hội Công Giáo Rôma, được thi hành bởi các giám mục" cũng "mang một trách nhiệm đặc biệt đối với tính tông truyền của tín lý trong Giáo Hội của họ" và do đó không thể bị loại ra khỏi "vòng của những người mà sự đồng thuận là dấu chỉ tính tông truyền của tín lý, theo quan điểm Công Giáo"(ApC 291).

Phục vụ Giáo Hội phổ quát

186. Người Luthêrô và người Công Giáo đồng ý rằng thừa tác vụ là để phục vụ Giáo Hội phổ quát. Người Luthêrô "giả thiết rằng cộng đoàn tụ họp để thờ phượng nằm trong mối liên hệ chủ yếu đối với Giáo Hội phổ quát", và mối liên hệ này có tính nội tại đối với cộng đoàn thờ phượng, chứ không phải là một cái gì phụ thêm vào nó (ApC 285). Dù cho các giám mục Công Giáo Rôma "thi hành việc quản trị mục vụ của họ trên một phần Dân Chúa được trao phó cho họ chăm sóc, chứ không phải trên các Giáo Hội khác hay trên Giáo Hội phổ quát", nhưng mỗi giám mục đều có nghĩa vụ phải "ân cần lo lắng cho toàn thể Giáo Hội" (LG 23). Do chính chức vụ của mình, Giám Mục Rôma là "mục tử của toàn thể Giáo Hội" (LG 22).

Các khác biệt trong cách hiểu thừa tác vụ

Hàng giám mục

187. Các khác biệt đáng kể liên quan tới cách hiểu thừa tác vụ trong Giáo Hội vẫn còn đó. Tính Tông Truyền của Giáo Hội thừa nhận rằng đối với người Công Giáo, chức giám mục là hình thức trọn vẹn của thừa tác vụ thụ phong và do đó là điểm khởi đầu cho việc giải thích thần học về thừa tác vụ trong Giáo Hội. Tài liệu này trích dẫn Lumen Gentium 21: "hơn nữa, thánh công đồng dạy rằng sự viên mãn của Bí Tích Truyền Chức Thánh được trao ban bởi việc thánh hiến giám mục ... Cùng với chức vụ thánh hóa, [Việc thánh hiến này] trao ban các chức vụ giảng dạy và cai quản; tuy nhiên, do chính bản chất của chúng, các chức vụ này chỉ có thể được thi hành trong sự hiệp thông có tính phẩm trật với người đứng đầu và các thành viên của hợp đoàn (giám mục)"(trích trong ApC 243).

188. Công Đồng Vatican II khẳng định lại cái hiểu của mình "rằng, do sự thiết lập của Thiên Chúa, các giám mục chiếm địa vị của các tông đồ như những mục tử của Giáo Hội một cách khôn ngoan đến nỗi ai nghe các ngài là nghe Chúa Kitô và bất cứ ai bác bỏ các ngài là bác bỏ Chúa Kitô và Đấng đã sai Chúa Kitô" (LG 20). Tuy nhiên, tín lý Công Giáo dạy “rằng một giám mục cá nhân không ở trong sự kế thừa tông truyền nhờ là một phần trong một chuỗi việc đặt tay có thể kiểm chứng được về lịch sử và không bị gián đoạn qua các vị tiền nhiệm ngược tới một trong các tông đồ", nhưng thay vào đó ngài ở "trong sự hiệp thông với toàn bộ trật tự giám mục, một trật tự, như một toàn bộ, đã thừa nhiệm toàn thể hợp đoàn tông đồ và sứ mệnh của nó"(ApC 291).

189. Quan điểm này về thừa tác vụ, tức quan điểm bắt đầu với chức giám mục, nói lên một sự thay đổi từ việc Công đồng Trent tập chú vào chức linh mục và nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ đề kế thừa tông đồ, cho dù Lumen Gentium nhấn mạnh tới khía cạnh thừa tác vụ của việc kế thừa này nhưng không phủ nhận chiều kích tín lý, truyền giáo, và hiện sinh của nó (ApC 240). Vì lý do này, người Công Giáo đồng nhất hóa Giáo Hội địa phương với giáo phận, coi các yếu tố chủ chốt của Giáo Hội là lời Chúa, bí tích, và thừa tác vụ tông đồ trong con người của giám mục (ApC 284).

Hàng linh mục

190. Người Công Giáo khác với người Luthêrô ở việc họ giải thích bản sắc bí tích của linh mục và mối liên hệ của chức linh mục bí tích với chức linh mục của Chúa Kitô. Họ khẳng định rằng các linh mục được "biến thành người tham dự một cách đặc biệt vào chức linh mục của Chúa Kitô và, nhờ thi hành các chức năng thánh, đã hoạt động như là các thừa tác viên của Đấng, qua Thần Khí của Người, đã liên tục thi hành vai trò linh mục của mình vì lợi ích của chúng ta trong phụng vụ" (PO 5).

Tính viên mãn của dấu chỉ bí tích

191. Đối với người Công Giáo, các vụ phong chức của người Luthêrô thiếu sự viên mãn của dấu chỉ bí tích. Trong tín lý Công Giáo, "cùng với thừa tác vụ ba chiều, thực hành và tín lý kế thừa tông đồ trong hàng giám mục là một phần của cơ cấu trọn vẹn của Giáo Hội. Sự kế thừa này được thể hiện một cách hợp đoàn khi các giám mục được nhận vào hợp đoàn giám mục Công Giáo và do đó có quyền phong chức. Do đó giáo lý Công Giáo cũng dạy rằng trong các Giáo Hội Luthêrô, dấu chỉ bí tích của việc truyền chức không hiện diện trọn vẹn bởi vì những người tấn phong không hành động trong sự hiệp thông với hợp đoàn Giám mục Công Giáo. Bởi thế, Công đồng Vatican II nói tới một defectus sacramenti ordinis (thiếu trật tự bí tích) (UR 22) trong các Giáo Hội này"(ApC 283) (70).

Thừa tác vụ toàn thế giới

192. Cuối cùng, người Công Giáo và người Luthêrô khác nhau trong cả chức vụ lẫn thẩm quyền của thừa tác vụ và quyền lãnh đạo vượt ra ngoài bình diện miền. Đối với người Công Giáo, Đức Giáo Hoàng có "quyền lực trọn vẹn, tối cao, và phổ quát khắp Giáo Hội" (LG 22). Hợp đoàn giám mục cũng thi hành quyền lực tối cao và trọn vẹn khắp Giáo Hội phổ quát "cùng với đầu của nó, là Giám Mục Rôma, và không bao giờ mà không có đầu này" (LG 22). Tính Tông Truyền của Giáo Hội lưu ý một số quan điểm khác nhau của người Luthêrô về "năng quyền của các cơ phận lãnh đạo cao hơn bình diện các Giáo Hội cá thể và sức mạnh trói buộc trong các quyết định của họ" (APC 287).

Các xem xét

193. Trong cuộc đối thoại, người ta thường lưu ý điều này: mối liên hệ của các giám mục và linh mục vào đầu thế kỷ mười sáu đã không được hiểu như sau này Công Đồng Vatican II hiểu. Do đó, việc truyền chức linh mục vào thời cải cách cần được xem xét bằng cách tham chiếu các điều kiện của thời kỳ đó. Điều cũng quan trọng là: trách vụ của các người Công Giáo và các người Luthêrô giữ các chức vụ tương hợp với nhau một cách tổng quát.

194. Trong dòng lịch sử, chức vụ thừa tác của người Luthêrô đã có khả năng hoàn thành trách vụ của mình trong việc gìn giữ Giáo Hội trong sự thật đến nỗi gần năm trăm năm sau ngày khởi đầu Phong Trào Cải Cách, ta đã có thể công bố một sự đồng thuận Công Giáo-Luthêrô về các sự thật cơ bản của tín lý công chính hóa. Theo phán quyết của Công Đồng Vatican II, nếu Chúa Thánh Thần sử dụng "các cộng đồng Giáo Hội" như phương tiện cứu rỗi, thì xem ra công trình này của Chúa Thánh Thần sẽ có nhiều hệ luận đối với một số công nhận thừa tác vụ của nhau. Do đó, chức vụ thừa tác cho thấy cả các trở ngại đáng kể đối với cái hiểu chung lẫn các viễn ảnh đầy hy vọng được xích lại gần nhau (71).

Kỳ sau: Chương IV (tiếp theo): Thánh Kinh và truyền thống
 
Văn Hóa
Mai ta quyết sẽ không làm cát bụi
Sơn Ca Linh
08:55 05/11/2016
MAI TA QUYẾT SẼ KHÔNG LÀM CÁT BỤI

(Một chút cảm nhận về sứ điệp Tin Mừng Lc 20,27-38 – CN 32 TN C)

Cho dẫu biết cuộc đời như thoáng chốc,
Gió thoảng, mây bay, cát bụi phù du,
Nẻo tương lai dài tít tắp sương mù,
Đường hiện tại ngập chông chênh sỏi đá !

Cho dẫu thấy thuyền đời ta rất lạ !
Đến từ đâu rồi xuôi cập bến nào ?
Lênh đênh hoài giữa biển động xôn xao,
Rồi hóa kiếp hư vô thành cát bụi !

Cho dẫu muốn xanh hoài theo sông núi,
Để mà nghe từng chớp bể mưa nguồn,
Để mà xem hoa nở nhụy khoe hương,
Để mà ngắm trăng lên chim về tổ…

Cho dẫu thương đau đường lên cổ mộ,
Tiễn người thương mà muối xát trong lòng.
Nghe vọng về bao kiếp phận long đong,
Đời sao chỉ đắng cay và oan nghiệt !

Cho dẫu nghe bao hờn căm da diết,
Những phận đời tràn tủi nhục đắng cay.
Máu đổ đầu rơi vạ gió tai bay,
Làm sao thấy được ngày “chung hữu báo” ?

Cho dẫu xuyến xao xoay vần con tạo,
Mạnh được yếu thua bao chuyện trêu ngươi.
Ai giàu sang hưởng thụ cả phận đời,
Ai khốn khó lầm than hoài suốt kiếp !

Cho dẫu phải tháng năm dài kế tiếp,
Vẫn còn bao oan nghiệt cuối chân trời,
Ngàn đau thương muôn bất hạnh nơi nơi,
Thân lữ khách đường thênh thang rong rủi.

Mai ta quyết sẽ không làm cát bụi,
“Làm thông reo” hay “chim hót giữa trời”.
Vì ta tin mình có một cơ ngơi,
Nơi bến đỗ Nước Trời quê bất diệt !

Sơn Ca Linh

 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 05/11/2016: Chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Thụy Điển
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:02 05/11/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha đến Thụy Điển

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến Thụy Điển trong khuôn khổ một chuyến tông du hai ngày 31/10 và 1/11. Ngài rời sân bay Fiumicino của Roma lúc 08:20 sáng thứ Hai 31 tháng 10 và đến thành phố Malmö ở phía nam Thụy Điển lúc 11:00.

Ra đón Đức Thánh Cha tại sân bay có Thủ tướng Thụy Điển là ông Stefan Löfven, và bà Alice Bah-Kuhnke, Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Dân chủ. Hai vị này đã có cuộc gặp riêng với Đức Thánh Cha tại sân bay. Ra đón Đức Thánh Cha tại sân bay còn có một số vị lãnh đạo tôn giáo, đặc biệt là các Giám Mục Công Giáo Bắc Âu và một số thành viên Liên Hiệp Tin Lành Luther thế giới.

Sau nghi thức chào đón chính thức, Đức Thánh Cha đến thành phố Lund lân cận và thăm xã giao vua Thụy Điển Carl Gustav thứ 16 và Hoàng hậu Silvia, tại Cung điện Kungshuset của Hoàng gia ở Lund.

Sau đó, cùng với người đứng đầu Liên đoàn Luther Thế giới, ngài chủ trì một buổi cầu nguyện đại kết ở nhà thờ Lund lúc 2h15 giờ địa phương.

Buổi chiều, Đức Thánh Cha tham gia vào một sự kiện đại kết thứ hai tại Malmo và gặp gỡ các phái đoàn của các Giáo Hội Kitô khác nhau có mặt trong dịp này.

Sáng thứ Ba, Lễ Các Thánh Nam Nữ, Đức Thánh Cha cử hành Thánh Lễ tại Malmö cho cộng đồng Công Giáo nhỏ bé của Thụy Điển.

Chào mừng các ký giả cùng đi trên chuyến bay đến Malmo vào sáng thứ Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của chuyến tông du này và yêu cầu các nhà báo giúp công chúng hiểu lý do ngài sang Thụy Điển để kỷ niệm 500 năm phong trào Cải Cách Tin Lành.

Đức Thánh Cha nói: “Cuộc hành trình này là quan trọng bởi vì nó là một cuộc hành trình của Giáo Hội, nó rất có tính Giáo Hội trong lĩnh vực đại kết. Công việc của anh chị em sẽ là một đóng góp to lớn trong việc bảo đảm cho mọi người có thể hiểu nổi”.

Chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Thụy Điển là chuyến tông du thứ 17 của ngài bên ngoài Ý Đại Lợi để đánh dấu kỷ niệm 500 năm phong trào Cải Cách. Sự kiện này được coi là đỉnh cao của những tiến bộ đại kết giữa Công Giáo và Tin Lành Luther sau 50 năm đối thoại, với những thành quả nổi bật như việc ký kết Tuyên bố chung về Công Chính Hóa vào năm 1999, và việc công bố một lịch sử chung về cuộc cải cách Tin Lành vào năm 2013 trong tài liệu có tựa đề “Từ xung đột đến Hiệp Thông”.

[Quảng cáo cho Đại Hội 20 Năm VietCatholic tại Orange County – Xin xem mẫu thầy Đạt đã làm http://vietcatholic.net/News/Html/199551.htm ]

“Xin trân trọng kính mời quý vị và anh chị em tham dự lễ kỷ niệm 20 năm hoạt động tông đồ truyền giáo của VietCatholic tại Orange County, California, Hoa Kỳ vào ngày thứ Sáu 25 tháng 11 sắp tới.

Thánh lễ tạ ơn sẽ được diễn ra vào lúc 3 giờ 30 chiều tại nhà thờ Holy Spirit số 17270 Ward Street - Fountain Valley, California 92708.

Sau đó là tiệc mừng và chương trình văn nghệ đặc sắc vào lúc 5 giờ 30 chiều cùng ngày do các ca nhạc sĩ Công Giáo trình diễn tại Sea Food Palace số 6731 Westminster Avenue, California 92683.

Sự hiện diện của quý vị và anh chị em là niềm khích lệ trân quý đối với chúng tôi.”

2. Chuyến tông du gây nhiều tranh cãi

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Như chúng tôi vừa tường trình, Đức Thánh Cha đã yêu cầu các ký giả giúp công chúng hiểu lý do ngài sang Thụy Điển tham dự kỷ niệm 500 năm phong trào Cải Cách. Đức Thánh Cha nói như thế vì việc ngài tham dự kỷ niệm 500 năm phong trào Cải Cách Tin Lành gặp nhiều chống đối ngay trong lòng Giáo Hội Công Giáo.

Những người chỉ trích việc Công Giáo tham gia vào những hoạt động mừng 500 năm cuộc Cải Cách Tin Lành nói rằng cuộc cải cách này là một cái gì đó để than khóc, chứ không phải là để tổ chức ăn mừng.

Tổng trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, là Đức Hồng Y Gerhard Müller, nói trong một cuộc phỏng vấn hôm 31 tháng Ba, 2016 rằng: “Người Công Giáo chúng ta không có lý do để ăn mừng ngày 31 tháng 10 năm 1517, ngày đó được coi là sự khởi đầu của cuộc cải cách dẫn đến sự rạn vỡ của Kitô giáo phương Tây.”

Thực vậy, cuộc Cải Cách Tin Lành không chỉ xâu xé Công Giáo; nhưng cũng khiến nhiệm thể của các tín hữu Kitô lâm vào vào những cuộc ly giáo bất tận, với hàng ngàn giáo phái Tin Lành. Phong trào Cải Cách đã dẫn đến những thập kỷ chiến tranh, cách mạng, những cuộc tranh giành vô tận và phân chia tan nát châu Âu.

5 thế kỷ trước đây, sau khi Phong Trào Cải Cách Thệ Phản thắng thế ở đây, theo sau cuộc nổi loạn của Martin Luther, người Công Giáo bị bách hại công khai tại Thụy Điển. Những ai không chấp nhận bỏ đạo để theo Tin Lành Lutheran bị trừng phạt nặng nề: tù đày, phát vãng, treo cổ.

3. Đức Hồng Y Kurt Koch nhận định chuyến thăm Thụy Điển cuả Đức Thánh Cha có thể mở đường cho sự hiệp thông trọn vẹn

Khi Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu chuyến thăm hai ngày tại Thụy Điển, để tham dự lễ tưởng niệm 500 năm cuộc cải cách Tin Lành Luther, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo nói rằng chuyến đi của Đức Giáo Hoàng có thể là một bước quan trọng hướng tới việc phục hồi đầy đủ sự hiệp thông trọn vẹn giữa người Công Giáo và người Tin Lành Luther.

Đức Hồng Y Kurt Koch nói rằng thật là “một dấu chỉ tốt đẹp” khi người Công Giáo và người Tin Lành Luther có thể tham gia một buổi cầu nguyện chung vào ngày kỷ niệm của phong trào Cải Cách. Trong quá khứ, ngài cho biết, cả hai nhóm có xu hướng tiếp cận với vấn đề theo kiểu luận chiến dịp kỷ niệm này, thay vì tìm kiếm nền tảng chung. Sự kiện trong tuần này, theo Đức Hồng Y, phản ánh những tiến bộ đạt được trong “50 năm đối thoại thần học sâu rộng.”

“Tôi hy vọng sự kiện này sẽ là một con đường tốt cho tương lai”, Đức Hồng Y Koch nói.

Sự hiệp nhất Kitô Giáo là dấu chỉ quan trọng nhất đối với sứ vụ truyền giảng Tin Mừng cho một thế giới đang ngày càng trở nên thế tục hoá và thờ ơ với đức tin. Những chia rẽ giữa các Kitô hữu là một dấu chỉ phản chứng của niềm tin Kitô.

Tuy nhiên, có một thực tế là, những nỗ lực mị dân và a dua theo quần chúng của Tin Lành Luther tại Thụy Điển nhằm thích ứng với các quan điểm cấp tiến của người Thụy Điển về phá thai, chuyển đổi giới tính, quyền đồng tính, và trợ tử khiến cho con đường hiệp nhất còn rất xa mờ.

4. Giáo Hội Công Giáo tại Thụy Điển

Thụy Điển rộng với 450 ngàn cây số vuông và dân số gần 9 triệu 750 ngàn dân, đa số theo Tin Lành Luther, vốn là quốc giáo tại Thụy Điển cho đến năm 2000.

Như đã nói trên đây, 5 thế kỷ trước, sau khi Phong Trào Cải Cách Thệ Phản thắng thế ở đây, theo sau cuộc nổi loạn của Martin Luther, người Công Giáo bị bách hại công khai tại Thụy Điển.

Giáo Hội Công Giáo chỉ được tái lập vào cuối thế kỷ 18 tại Thụy Điển và các tín hữu chỉ được hành đạo riêng tư. Hiện nay, Cộng đoàn Công Giáo tại đây họp thành một giáo phận duy nhất là giáo phận Stockholm với 115 ngàn tín hữu ghi danh chính thức và con số thực tế nhiều gấp đôi nếu kể cả những người không ghi danh. Họ thuộc 44 giáo xứ do 127 linh mục coi sóc, cùng với 30 phó tế vĩnh viễn và 168 nữ tu, theo niên giám mới nhất của Tòa Thánh..

Giáo Hội Công Giáo tại Thụy Điển là Giáo Hội gồm những người nhập cư với khoảng hơn 80 ngôn ngữ khác nhau trong các giáo xứ. Các thứ tiếng có nhiều tín hữu nhất là Arập, Eritreo, Croat, Ba Lan, Sloveni, Ucraina và Việt Nam. Hơn 80% các tín hữu Công Giáo tại nước này là người nhập cư hoặc con cái của những người nhập cư. Có một số nhỏ là người Tin Lành Thụy Điển trở lại Công Giáo.

5. Giáo Hội Tin Lành Luther tại Thụy Điển

Theo thống kê vào tháng 7 năm 2016, Thụy Điển có 9,880, 640 dân trong đó 87% dân theo Tin Lành Luther.

Tin Lành Luther tại Thụy Điển đã mất 740,000 hoặc 11 phần trăm số thành viên trong thời gian từ năm 2005 và 2015. Việc suy giảm này vẫn đang tiếp diễn bất chấp các nỗ lực mị dân của Giáo Hội này nhằm thích ứng các quan điểm cấp tiến của người Thụy Điển về phá thai, chuyển đổi giới tính, quyền đồng tính, và trợ tử. Các Giáo Hội chị em tại các lân bang Na Uy và Đan Mạch cũng đang mất dần các thành viên, nhưng không nhanh chóng như tại Thụy Điển.

Trong Tin Lành Luther tại Thụy Điển, nhiều người ủng hộ cho các nỗ lực tháo thứ này bất chấp việc a dua, theo đuôi quần chúng này mâu thuẫn trầm trọng với Phúc Âm.

Giám Mục Stockholm là Eva Brunne tự hào nói rằng “Chúng tôi vẫn còn 6.1 triệu thành viên. Đây là một trong ba Giáo Hội Tin Lành Luther lớn nhất thế giới”.

Liên hiệp Tin Lành Luther thế giới hiện qui tụ 145 Giáo Hội Tin Lành Luther tại 98 quốc gia trên thế giới với tổng số 74 triệu tín đồ.

Là một giám mục đầu tiên của Thụy Điển công khai sống đồng tính, Brunne, 62 tuổi, đại biểu cho khuôn mặt một Giáo Hội hiện đại chuyên thích ứng với thời thế.

Nhưng trong Tin Lành Luther tại Thụy Điển cũng có những người nhận định rằng Giáo Hội này đã đi quá trớn và chính việc thích ứng này không cứu nổi Giáo Hội này nhưng còn làm cho nhiều người chán ngán.

Sara Skyttedal, chủ tịch giới trẻ của Đảng Dân Chủ Kitô Giáo, một đảng nhỏ ở quốc hội, nói rằng “Về căn bản, Tin Lành Luther đã đánh mất nội dung cốt lõi của nó”.

Skyttedal, người đã làm chuyện họa hiếm ở Thụy Điển là trở lại Đạo Công Giáo, nói rằng người Tin Lành Luther Thụy Điển tha thiết muốn thích ứng với một hệ thống lý tưởng và niềm tin có thể làm động lực cho các hành động xã hội đến nỗi đã gây nguy hại cho các tín điều căn bản của Kitô Giáo.

Skyttedal nói rằng “Dù chúng ta cần sự tiến bộ trong xã hội về nhiều phương diện, nhưng ta cũng cần có điều gì đó bất biến chứ. Đó là điều làm tôi bị lôi cuốn về phía Giáo Hội Công Giáo”.

6. Nhà thờ chính tòa giáo phận Lund của Tin Lành Luther

Lễ tưởng niệm có chủ đề là “Từ xung đột đến hiệp thông - Liên kết trong hy vọng” và diễn ra tại nhà thờ chính tòa giáo phận Lund lúc 2h15 chiều. Việc tham dự lễ tưởng niệm cũng là chủ đích nguyên thủy và chính yếu trong chuyến viếng thăm đại kết của Đức Thánh Cha tại Thụy Điển. Sau đó, chương trình được bổ sung thêm với thánh lễ ngài cử hành cho cộng đoàn Công Giáo Thụy Điển sáng ngày 1-11-2016, lễ Các Thánh.

Lund chỉ có 82 ngàn dân cư, được chọn làm nơi cử hành buổi lễ tưởng niệm, vì đây là nơi các Giáo Hội Tin Lành Luther trên thế giới đã nhóm họp năm 1947 để thành lập Liên Hiệp Tin Lành Luther thế giới, năm tới là kỷ niệm 70 năm thành lập. Ngày 31-10 được chọn để nhắc lại ngày cải cách: 31-10 năm 1517, Martin Luther yết thị 95 mệnh đề của ông tại cửa Nhà thờ lâu đài Wittemberg bên Đức.

Nhà thờ chính tòa giáo phận Lund rất cổ kính, có từ hơn 1 ngàn năm nay, được xây cất hồi năm 1080.

7. Buổi tưởng niệm tại Lund

Khi đến nhà thờ chính tòa giáo phận Lund, lúc gần 2 giờ 30, Đức Thánh Cha đã được bà Tổng Giám Mục Antje Jackelén, giáo chủ Tin Lành Luther Thụy Điển và Đức Giám Mục Công Giáo Anders Arborelius của giáo phận Stockholm chào đón tại cửa thánh đường và cùng đi rước tiến lên bàn thờ chính. Cùng thuộc đoàn rước này có các đại diện của Liên hiệp Luther thế giới.

Trong số 600 khách mời hiện diện tại buổi cầu nguyện có hoàng gia Thụy Điển và chính quyền nước này.

Trong buổi cầu nguyện, hai đại diện của Tin Lành Luther và Công Giáo đã nhìn nhận những đau thương các tín hữu hai Giáo Hội đã gây ra cho nhau trong lịch sử và cầu xin ơn tha thứ của Chúa.

Sau các bài đọc sách thánh, là bài giảng của Mục Sư Martin Junge, Tổng thư ký Liên Hiệp Tin Lành Luther thế giới. Mục sư diễn giải ý nghĩa bài đọc Tin Mừng theo thánh Gioan về lời Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ ở lại trong Người như nhánh gắn vào thân cây nho.

Mục sư Junge nói: Khi thấy Chúa Giêsu Kitô ở giữa chúng ta, chúng ta bắt đầu nhìn nhau một cách khác. Chúng ta nhìn nhận có rất nhiều điều liên kết chúng ta hơn là những điều chia rẽ. Chúng ta là một trong bí tích rửa tội. .. Chúng ta họp nhau nơi đây và sẵn sàng tái khám phá chúng ta là ai trong Chúa Kitô. .. Phép rửa tội là lời loan báo ngôn sứ chữa lành và hiệp nhất giữa thế giới bị tổn thương của chúng ta, nhờ đó biến thành một hồng ân hy vọng giữa một cộng đoàn nhân loại khao khát sống an bình trong công lý và trong sự khác biệt được hòa giải. Thật là một mầu nhiệm sâu xa dường nào: điều mà các dân tộc và cá nhân đang sống trong những tình trạng bạo lực và áp bức đang kêu gào cũng là điều phù hợp với điều mà Thiên Chúa nói nhỏ vào tai chúng ta qua Chúa Giêsu Kitô, là gốc nho đích thực mà chúng ta được gắn liền vào. Khi kết hiệp với gốc nho ấy, chúng ta sẽ mang lại hoa trái an bình, công lý, hòa giải, thương xót và liên đới mà dân Chúa đang cầu xin và Thiên Chúa tạo nên.

8. Bài giảng của Đức Thánh Cha

Về phần Đức Thánh Cha, trong bài giảng, ngài đi từ câu Chúa Giêsu nói với các môn đệ trong bữa Tiệc Ly: “Các con hãy ở lại trong Thầy và Thầy ở trong các con” (Ga 15,4) để nói lên ước muốn này: Cũng như Chúa Giêsu hiệp nhất với Chúa Cha, cả chúng ta cũng phải hiệp nhất với Chúa nếu chúng ta muốn mang lại hoa trái. Ngài nói:

“Trong cuộc gặp gỡ cầu nguyện này ở thành Lund này, chúng ta muốn biểu lộ ước muốn chung của chúng ta hiệp nhất với Chúa để có sự sống. Chúng ta cầu xin: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con bằng ơn thánh của Chúa, để chúng con hiệp nhất hơn với Chúa để cùng nhau làm chứng tá tin cậy mến hữu hiệu hơn”. Và đây cũng là lúc cảm tạ Thiên Chúa vì sự dấn thân của bao nhiêu anh chị em chúng ta, thuộc các cộng đoàn Giáo Hội khác nhau, không cam chịu sự chia rẽ, nhưng đã duy trì sinh động niềm hy vọng hòa giải giữa tất cả những người tin nơi Chúa duy nhất”.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng: “Người Công Giáo và Luther chúng ta đã bắt đầu đồng hành trên con đường hòa giải. Giờ đây, trong bối cảnh kỷ niệm chung cuộc cải cách năm 1517, chúng ta có cơ hội mới để đón nhận một hành trình chung, đã hình thành trong 50 năm qua, với cuộc đối thoại đại kết giữa Liên hiệp Tin Lành Luther thế giới và Giáo Hội Công Giáo. Chúng ta không thể cam chịu sự chia rẽ và xa cách mà sự chia rẽ đã tạo ra nơi chúng ta. Chúng ta có thể sửa chữa trong một thời điểm quan trọng của lịch sự chúng ta, vượt thắng những tranh cãi và hiểu lầm thường ngăn cản chúng ta cảm thông nhau...

“Chúng ta cũng cần nhìn lại quá khứ của chúng ta trong tinh thần yêu thương và lương thiện và nhìn nhận lỗi lầm, rồi xin lỗi: chỉ có Thiên Chúa là thẩm phán. Với cùng tinh thần yêu và lương thiện, chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng sự chia rẽ của chúng ta xa rời trực giác nguyên thủy của Dân Chúa, vốn tự nhiên mong ước điệp hiệp nhất, và sự chia rẽ ấy được kéo dài trong lịch sự do những người quyền thế ở trần gian này hơn là do ý muốn của dân trung thành, luôn luôn và tại mỗi nơi, họ đang cần được vị Mục Tử Nhân Lành hướng dẫn một cách vững chắc và dịu dàng. Tuy nhiên có một ý chí chân thành từ cả hai bên muốn tuyên xưng và bảo vệ đức tin chân chính; và chúng ta cũng ý thức rằng chúng ta khép kín nơi chính mình vì sợ hãi hoặc vì thành kiến đối với đức tin mà người khác tuyên xưng với sắc thái và ngôn ngữ khác nhau. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 đã từng nói: “Chúng ta không được để cho mình bị hướng dẫn do ý hướng muốn đặt mình làm người xét xử lịch sử, nhưng chỉ do ý hướng hiểu rõ hơn những biến cố và trở thành những người mang chân lý” (Sứ điệp gởi Đức Hồng Y Johannes Willebrands, 31-10-1983). Thiên Chúa là chủ vườn nho, và với lòng yêu thương bao la, Ngài nuôi dưỡng và bảo vệ vườn nho; chúng ta hãy để cho mình cảm động vì cái nhìn của Thiên Chúa; điều duy nhất mà Chúa muốn, đó là chúng ta hiệp nhất như cành nho gắn vào Chúa Giêsu Con của Ngài”.

Sau buổi cầu nguyện vào lúc gần 4 giờ chiều, Đức Thánh Cha giã từ hoàng gia, rồi cùng đoàn xe tiến về thành phố Malmoe cách đó 28 cây số về hướng đông nam để cử hành phần thứ 2 của lễ tưởng niệm cải cách. Phần này có sự tham dự của 10 ngàn tín hữu, kể cả đại diện của nhiều Giáo Hội Kitô khác.

9. Lễ các Thánh Nam Nữ tại tại Malmö

Lúc 9h30 sáng thứ Ba 1 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành lễ Các Thánh Nam Nữ cho cộng đoàn Công Giáo tại Thụy Điển tại sân túc cầu Swedbank. Khoảng 18,000 tín hữu Công Giáo đã tham dự thánh lễ này.

Sân túc cầu Swedbank, người Thụy Điển gọi là Swedbank Stadion có sức chứa tối đa là 18,000 người. Đây là địa điểm lớn nhất mà giáo phận Stockholm là giáo phận Công Giáo duy nhất tại Thụy Điển có thể tìm được. Giáo phận Stockholm hiện có 115,000 tín hữu Công Giáo nhưng vì sức chứa của sân vận động nên chỉ có 18,000 người được tham dự. Vé tham dự được phát miễn phí tại giáo xứ Vår Frälsare tại Malmö.

Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha khẳng định rằng nên thánh là ơn gọi của tất cả mọi kitô hữu. Các Mối Phúc Thật diễn tả gương mặt của Chúa Giêsu và là con đường nên thánh, trong đó có sự hiền dịu diễn tả tình yêu thương của Ngài, làm cho chúng ta giống Ngài và loại bỏ tất cả những gì chia rẽ khiến cho chúng ta chống đối nhau, để tiến bước trên con đường hiệp nhất.

Khi mừng kính các Thánh chúng ta không chỉ tưởng nhớ các vị đã được tôn phong hiển thánh trong dòng lịch sử, nhưng cũng tưởng niệm biết bao anh chị em đã sống cuộc đời kitô trong đức tin tràn đầy và tình yêu qua cuộc sống đơn sơ và kín ẩn. Chắc chắn trong số đó có nhiều người thân, bạn bè quen thuộc của chúng ta. Đức Thánh Cha nói:

Như thế ngày hôm nay chúng ta cử hành lễ của sự thánh thiện. Sự thánh thiện mà đôi khi không lộ hiện trong các công trình to lớn hay các thành công ngoại thường, nhưng biết sống một cách trung thành mỗi ngày các đòi hỏi của bí tích Rửa Tội. Một sự thánh thiện được làm bằng tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân. Tình yêu trung tín cho tới chỗ quên chính mình để tận hiến hoàn toàn cho các người khác, như cuộc sống của các bà mẹ, các người cha hy sinh cho gia đình, bằng cách biết sẵn sàng từ bỏ biết bao nhiêu điều, và biết bao dự tính hay các chương trình riêng, mặc dù đó không luôn luôn là điều dễ dàng.

Nhưng nếu có điều gì đó định tính các thánh, thì đó là các vị thực sự là những người có phúc. Các ngài đã khám phá ra bí mật của niềm hạnh phúc đích thật, ở sâu trong tâm hồn và bắt nguồn từ tình yêu của Thiên Chúa. Vì thế các thánh được gọi là các người có phúc. Các Mối Phúc Thật là con đường, là đích điểm là quê hương của các ngài. Các Mối Phúc Thật là con đường cuộc sống mà Chúa chỉ cho chúng ta, để chúng ta có thể theo vết chân Ngài. Trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta đã lắng nghe Chúa Giêsu công bố chúng như thế nào trước một đám đông trên một ngọn núi gần hồ Galilea.

Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha nói: Các Mối Phúc Thật là gương mặt của Chúa Kitô và vì thế là gương mặt của kitô hữu. Trong các Phúc Thật ấy tôi muốn minh nhiên “Phúc cho những kẻ hiền dịu”. Chính Chúa Giêsu nói Ngài là người hiền dịu: “Các con hãy học cùng Thầy, là người hiền dịu và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,29). Đó là nét tinh thần của Ngài và nó vén mở cho chúng ta thấy tình yêu phong phú của Ngài. Đức Thánh Cha giải thích sự hiền dịu như sau:

Sự hiền dịu là một kiểu hiện hữu và sống đưa chúng ta tới gần Chúa Giêsu và hiệp nhất giữa chúng ta với nhau; nó làm cho chúng ta từ bỏ tất cả những gì chia rẽ, làm cho chúng ta đối nghịch nhau, và khiến cho chúng ta luôn luôn tìm các phương thế mới để tiến triển trên con đường hiệp nhất, như các người con nam nữ của vùng đất này đã làm, trong đó có thánh nữ Maria Elidabétta Hasselblad, mới được phong thánh, và thánh nữ Brigida, Brigitta Vadstena, đồng Bổn Mạng Âu châu. Các ngài đã cầu nguyện và làm việc để thắt các mối dây hiệp nhất và hiệp thông giữa các kitô hữu. Có một dấu chỉ rất hùng hồn đó là chính tại đây, trong quê hương của các ngài được định tính bởi sự chung sống của các dân tộc rất khác nhau, chúng ta đang cùng nhau tưởng niệm 500 năm Cải Cách. Các Thánh có được các thay đổi nhờ sự hiền dịu của con tim. Với sự hiền dịu chúng ta hiểu sự cao cả của Thiên Chúa và chúng ta thờ lậy Ngài với lòng chân thành. Ngoài ra đó cũng là thái độ của người không có gì để mất, bởi vì sự giầu có duy nhất của họ là Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha nói thêm trong bài giảng: Các Mối Phúc Thật trong một kiểu nào đó là thẻ căn cước của kitô hữu, nhận diện họ như là người theo Chúa Giêsu. Chúng ta được mời gọi là những người có phúc, môn đệ của Chúa Giêsu, bằng cách đương đầu với các khổ đau và âu lo trong thời đại chúng ta với tinh thần và tình yêu của Chúa Giêsu. Trong nghĩa đó chúng ta sẽ có thể chỉ cho thấy nhiều tình trạng mới giúp sống chúng với tinh thần canh tân và luôn luôn thời sự: phúc cho những người chịu đựng với lòng tin những sự dữ mà người khác gây ra cho họ và sẵn sàng tha thứ; phúc cho những người nhìn vào mắt những ngưòi bị loại bỏ và gạt ra bên lề, bằng cách cho họ thấy sự gần gũi; phúc cho những ai nhận ra Thiên Chúa nơi từng người và chiến đấu để cho người khác cũng nhận ra như vậy; phúc cho những ai che chở và săn sóc căn nhà chung; phúc cho những ai từ bỏ sự giầu sang của mình vì thiện ích của người khác; phúc cho những ai cầu nguyện và làm việc cho sự hiệp thông tràn đầy của các kitô hữu. Tất cả những người đó là những người mang lòng thương xót và sự hiền dịu của Thiên Chúa, và chắc chắn họ sẽ nhận được từ Ngài phần thưởng xứng đáng.

Anh chị em thân mến, ơn gọi nên thánh là cho tất cả mọi người và cần nhận lãnh nó từ Chúa với tinh thần đức tin. Các Thánh khích lệ chúng ta với cuộc sống và lời bầu cử của các vị bên Thiên Chúa, và chúng ta cần nhau để trở nên thánh. Chúng ta hãy cùng nhau xin ơn biết tiếp nhận lời mời gọi này với niềm vui và hiệp nhất làm việc để đưa nó tới chỗ thành toàn. Chúng ta hãy phó thác cho Mẹ Thiên Quốc, Nữ Vương các Thánh, các ý chỉ của chúng ta và cuộc đối thoại để tìm ra sự hiệp nhất trọn vẹn giữa tất cả mọi kitô hữu, để chúng ta được chúc phúc trong các nỗ lực của chúng ta và đạt tới sự thánh thiện trong hiệp nhất.

Vào cuối thánh lễ trước khi đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành cho tín hữu Đức Thánh Cha đã cám ơn Đức Cha Anders Arborelius Giám Mục Stockholm, vị chủ tịch và tổng thư ký Liên hiệp Luther thế giới và Đức Tổng Giám Mục của Giáo Hội Thụy Điển cũng như ngoại giao đoàn và tất cả những ai hiệp ý trong buổi cử hành Thánh Thể này. Ngài đặc biệt cám tạ Thiên Chúa đã cho ngài có thể đến thăm vùng đất này và gặp gỡ mọi người, có người đến từ nhiều nơi trên thế giới. Như là tín hữu Công Giáo chúng ta là thành phần của một đại gia đình, được nâng đỡ bởi cùng một sự hiệp thông. Tôi khích lệ anh chị em sống đức tin của anh chị em trong lời cầu nguyện, trong các Bí Tích và việc quảng đại phục vụ những người đau khổ và cần được giúp đỡ. Tôi cũng khích lệ anh chị em là muối và ánh sáng trong các tình trạng sống của anh chị em, với kiểu hiện hữu và hành động theo kiểu của Chúa Giêsu và với sự kính trọng lớn lao đối với tất cả những người thiện chí. Trong cuộc sống chúng ta không cô đơn, nhưng luôn luôn có sự trợ giúp và đồng hành của Đức Trinh Nữ Maria, mà hôm nay được giới thiệu với chúng ta như vị đầu tiên giữa các Thánh, môn đệ đầu tiên của Chúa. Chúng ta phó thác cho sự che chở của Mẹ và chúng ta dâng lên Mẹ các vui buồn, âu lo và khát vọng của chúng ta. Chúng ta tất cả hãy đặt mình dưới sự chở che của Mẹ, với sự chắc chắn rằng Mẹ nhìn chúng ta và lo lắng cho chúng ta với tình hiền mẫu. Đức Thánh Cha xin mọi người đừng quên cầu nguyện cho ngài. Tiếp đến ngài đọc Kinh Truyền Tin rồi ban phép lành cho mọi người.

Sau khi từ gĩa tín hữu lúc 11 giờ 45 Đức Thánh Cha đã đi xe tới phi trường Malmoe cách đó 29 cây số, để đáp máy bay trở về Roma.

Bà Alice Bah-Kuhnke, bộ trưởng Văn hóa và Dân chủ đã tiếp đón Đức Thánh Cha tại phòng khách của phi trường. Tiếp đến hai vị đã đi bộ tới nơi diễn ra buổi lễ tạm biệt và hai phái đoàn chào nhau.

Máy bay chở Đức Thánh Cha đã cất cánh lúc 12 giờ 45 và bay qua không phận của các nước Thụy Điển, Đức, Áo và Italia. Đức Thánh Cha đã về tới phi trường Ciampino sau 2 giờ 45 phút bay kết thúc chuyến viếng thăm Thụy Điển hai ngày và cũng là chuyến công du thứ 17 của Đức Thánh Cha ngoài Italia.