Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:19 13/11/2024
20. Chỉ có những người không ngừng khẩn cầu, tìm kiếm và gõ cửa thì mới có thể được, mới có thể đi vào bên trong.
(Thánh Louis Grignion of Montfort)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:24 13/11/2024
92. ĐẦU CÒN MỀM
Có một thợ hớt tóc cắt tóc cho khách, vừa cầm dao thì làm xướt một đường máu chảy ra, bèn cáo từ ông khách và nói:
- “Cái đầu của ông còn mềm không thể chịu đựng dao, tạm qua một thời gian đợi nó già rồi lại hớt cũng được”.
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 93:
Hớt tóc chứ không phải hớt đầu, nhưng nó lại có liên quan đến cái đầu, chẳng hạn như người đầu tròn thì cạo trọc cũng dễ coi, người đầu méo thì chớ có dại mà cạo trọc vì coi nó như...trái dưa bị méo, xấu lắm, cho nên người thợ hớt tóc có một vai trò quan trọng là cố vấn cho khách hàng của mình nên hớt tóc kiểu nào cho phù hợp với khuôn mặt, cái đầu của họ. Hớt tóc là một nghề nghiệp và cũng là một chuyên viên tạo mốt đem lại niềm vui cho mọi người, cho nên cần phải luyện tay nghề và kỹ xảo cho tinh vi, nếu không thì sẽ làm cho da đầu của khách bị chảy máu.
Tóc dài quá thì làm mất vẻ đẹp của khuôn mặt, cạo trọc láng thì coi không...hiền lành, bù xù quá thì như...con nhím... Đời sời sống tâm linh của người Ki-tô hữu cũng giống như những sợi tóc trên đầu, thông minh quá thì sinh ra kiêu ngạo, nhiều tiền bạc quá thì sinh ra nhiều gương xấu, nghèo quá thì dễ tự đánh mất phẩm chất của mình.v.v...cho nên cần phải đến với người thợ của đời sống tâm linh để điều chỉnh lại cuộc sống đời thường cho phù hợp với tinh thần của Tin Mừng, mà người thợ “hớt tóc” tâm linh này trước hết chinh là Đức Chúa Giê-su, Ngài là người thợ tuyệt vời vể kỹ thuật làm cho tâm hồn chúng ta đẹp ra khi chúng ta đến với Ngài trong bí tích hòa giải, và nhất là sau khi kết hợp với Ngài trong bí tích Thánh Thể; tiếp đến là giáo hội qua các linh mục của Đức Chúa Giê-su, các ngài là những người thợ hữu hình để giúp chúng ta điều chỉnh lại tâm hồn của mình cho đẹp hơn giửa xã hội hôm nay...
Hớt tóc đôi lúc cũng rát lắm vì dao cạo, vì thuốc cồn sát trùng, nhưng bù lại sẽ có một đầu tóc đẹp lịch sự.
Học làm người khiêm tốn khó lắm vì phải tạm quên mất mình trong một vài trường hợp; học làm người gương mẫu thì cũng khó khi mình có lắm tiền bạc, và học để giữ chính mình cho khỏi rơi vào vòng quỷ đạo của tội lỗi khi quá nghèo thì lại càng khó hơn, bởi vì tất cả chúng ta đều là con người với nhiều tham, sân, si.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một thợ hớt tóc cắt tóc cho khách, vừa cầm dao thì làm xướt một đường máu chảy ra, bèn cáo từ ông khách và nói:
- “Cái đầu của ông còn mềm không thể chịu đựng dao, tạm qua một thời gian đợi nó già rồi lại hớt cũng được”.
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 93:
Hớt tóc chứ không phải hớt đầu, nhưng nó lại có liên quan đến cái đầu, chẳng hạn như người đầu tròn thì cạo trọc cũng dễ coi, người đầu méo thì chớ có dại mà cạo trọc vì coi nó như...trái dưa bị méo, xấu lắm, cho nên người thợ hớt tóc có một vai trò quan trọng là cố vấn cho khách hàng của mình nên hớt tóc kiểu nào cho phù hợp với khuôn mặt, cái đầu của họ. Hớt tóc là một nghề nghiệp và cũng là một chuyên viên tạo mốt đem lại niềm vui cho mọi người, cho nên cần phải luyện tay nghề và kỹ xảo cho tinh vi, nếu không thì sẽ làm cho da đầu của khách bị chảy máu.
Tóc dài quá thì làm mất vẻ đẹp của khuôn mặt, cạo trọc láng thì coi không...hiền lành, bù xù quá thì như...con nhím... Đời sời sống tâm linh của người Ki-tô hữu cũng giống như những sợi tóc trên đầu, thông minh quá thì sinh ra kiêu ngạo, nhiều tiền bạc quá thì sinh ra nhiều gương xấu, nghèo quá thì dễ tự đánh mất phẩm chất của mình.v.v...cho nên cần phải đến với người thợ của đời sống tâm linh để điều chỉnh lại cuộc sống đời thường cho phù hợp với tinh thần của Tin Mừng, mà người thợ “hớt tóc” tâm linh này trước hết chinh là Đức Chúa Giê-su, Ngài là người thợ tuyệt vời vể kỹ thuật làm cho tâm hồn chúng ta đẹp ra khi chúng ta đến với Ngài trong bí tích hòa giải, và nhất là sau khi kết hợp với Ngài trong bí tích Thánh Thể; tiếp đến là giáo hội qua các linh mục của Đức Chúa Giê-su, các ngài là những người thợ hữu hình để giúp chúng ta điều chỉnh lại tâm hồn của mình cho đẹp hơn giửa xã hội hôm nay...
Hớt tóc đôi lúc cũng rát lắm vì dao cạo, vì thuốc cồn sát trùng, nhưng bù lại sẽ có một đầu tóc đẹp lịch sự.
Học làm người khiêm tốn khó lắm vì phải tạm quên mất mình trong một vài trường hợp; học làm người gương mẫu thì cũng khó khi mình có lắm tiền bạc, và học để giữ chính mình cho khỏi rơi vào vòng quỷ đạo của tội lỗi khi quá nghèo thì lại càng khó hơn, bởi vì tất cả chúng ta đều là con người với nhiều tham, sân, si.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 14/11: Tôi chờ Triều Đại nào đến? - Lm. Antôn Nguyễn Thế Nhân, SSS
Giáo Hội Năm Châu
02:32 13/11/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Khi ấy, người Pha-ri-sêu hỏi Đức Giê-su bao giờ Triều Đại Thiên Chúa đến. Người trả lời: “Triều Đại Thiên Chúa không đến một cách hiển nhiên có thể quan sát được. Và người ta sẽ không nói: ‘Ở đây này!’ hay ‘Ở kia kìa!’, vì này Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông.”
Rồi Đức Giê-su nói với các môn đệ: “Sẽ đến thời anh em mong ước được thấy một trong những ngày của Con Người thôi, mà cũng không được thấy. Người ta sẽ bảo anh em: ‘Người ở kia kìa!’ hay ‘Người ở đây này!’ Anh em đừng đi, đừng chạy theo. Vì ánh chớp chói loà chiếu sáng từ phương trời này đến phương trời kia thế nào, thì Con Người cũng sẽ như vậy trong ngày của Người. Nhưng trước đó, Người phải chịu đau khổ nhiều và bị thế hệ này loại bỏ.”
Đó là lời Chúa
Mọi người được mời gọi nên thánh
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:47 13/11/2024
LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ (01/11)
Kh 7,2-4.9-14; 1 Ga 3,1-3; Mt 5,1-12a
MỌI NGƯỜI ĐƯỢC MỜI GỌI NÊN THÁNH
Phụng vụ hôm nay mừng trọng thể lễ các Thánh Nam Nữ trên trời. Lễ Các Thánh là ngày cử hành niềm vui của chúng ta, bởi vì Các Thánh là những thành viên trong gia đình, giáo xứ, cộng đoàn chúng ta. Các ngài đã được vinh thăng.
1. Các Thánh Nam Nữ
Họ là ai? Họ không chỉ là những vị đã được phong thánh bởi Giáo Hội và được ghi trong lịch phụng vụ hằng năm. Họ là tất cả những người đã được cứu độ và nay đang được hưởng hạnh phúc trong Thiên Đàng. Họ là những người đã sống một cuộc đời thánh thiện trong sự âm thầm, hy sinh và phục vụ mà nhiều người không biết đến nhưng đã được Thiên Chúa vinh thăng, thưởng công cho họ. Họ làm thành “một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ” (Kh 7,9).
Làm sao họ được vinh thăng? Sách Khải Huyền cho chúng ta biết: Họ “đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao. Họ là những người đã giặt áo mình trong máu Con Chiên” (Kh 7,14). Các Thánh là những người đã trung thành và kiên nhẫn sống các giá trị Tin Mừng, đặc biệt sống trọn vẹn các mối phúc như được nói ở bài Tin Mừng. Các Thánh đã sống tinh thần nghèo khó vì Nước Trời. Các Thánh là những người hiền lành vì Nước Trời. Các Thánh là những người phải chịu sầu khổ vì Nước Trời. Các Thánh là những người chịu bách hại vì sống công chính vì Nước Trời là của họ (x. Mt 5,10).
Khi nói về gương của các Thánh Nam Nữ, thánh Bênađô cho rằng: “Chúng ta không được chậm trễ trong việc bắt chước các Thánh là những người mà chúng ta vui mừng cử hành.” Vì thế, đây là cơ hội lý tưởng để chúng ta suy niệm về “ơn gọi phổ quát của mọi Kitô hữu tới sự thánh thiện.”
2. Quan niệm về việc nên thánh
Điều đầu tiên chúng ta phải làm khi nói về ơn gọi nên thánh là chúng ta phải loại bỏ trong tâm trí chúng ta những suy nghĩ và nỗi sợ hãi này: nên thánh là lời mời gọi chỉ dành cho các linh mục và các nữ tu mà thôi, vì họ có điều kiện sống gần Chúa hơn, còn giáo dân sống giữa đời ô trọc đủ thứ bụi đời, chân lấm tay bùn, không thể nào nên thánh được. Hoặc có người suy nghĩ rằng nên thánh là hiện tượng ngoại thường và phi thường dành cho những ai có ơn gọi đặc biệt. Công Đồng Vaticanô II nhắc nhở chúng ta rằng: “Mọi người đều được mời gọi nên thánh.” Nên thánh nằm trong khả năng của mỗi người và làm nên sự bình thường của đời sống Kitô hữu.
Tất cả chúng ta đều được mời gọi nên thánh bởi vì Thiên Chúa là Đấng Thánh: “Anh em hãy nên thánh bởi vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi là Đấng Thánh (Lv 19,2). Thiên Chúa là “Đấng Thánh” và là “nguồn mọi sự thánh thiện.”
Trong Cựu Ước, từ Qadosh gợi lên sự tách biệt và khác biệt. Thiên Chúa là thánh và ba lần thánh bởi vì Người hoàn toàn khác biệt so với những gì con người có thể nghĩ, nói hay làm. Theo đó, ý nghĩa thánh thiện trước hết được hiểu theo nghĩa luân lý và phụng tự. Trung gian sự thánh thiện của Thiên Chúa là những đồ vật, nơi chốn và những lề luật. Chẳng hạn như núi thánh, sách thánh, đồ thánh trong đền thờ…
Vào thời đại Chúa Giêsu, ý tưởng này vẫn còn thống trị nơi những người Pharisêu. Họ cho rằng sự thánh thiện và công chính hệ tại ở sự thanh sạch thuộc phụng tự và việc cẩn thận tuân giữ lề luật.
Trong Tân Ước, chúng ta thấy có một sự thay đổi sâu xa. Sự thánh thiện không còn hệ tại ở phạm vi nghi lễ và luân lý nữa, mà còn thuộc phạm vi bản tính và ơn gọi; nên thánh không chỉ đến từ bàn tay, nhưng đến từ trái tim; nó không phát xuất từ bên ngoài nhưng đến từ bên trong con người, và nó được tóm tắt trong đức ái. Trung gian sự thánh thiện Thiên Chúa không còn là những nơi chốn (Đền Thờ Giêrusalem, hoặc là Núi Thánh), các nghi lễ, đồ vật hay lề luật, nhưng là một con người, Đức Giêsu Kitô. Trở nên thánh thiện không còn hệ tại trong việc phải tách biệt khỏi điều này điều kia, nhưng là hệ tại trong việc kết hợp với Chúa Giêsu Kitô. Trong Chúa Kitô, sự thánh thiện đích thực của Thiên Chúa ban cho chúng ta trong một con người, chứ không phải qua việc hồi tưởng lại những biến cố xa xôi. Chúa Giêsu là “Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Ga 6,69). Người là Đấng làm cho chúng ta nên thánh thiện.
3. Cách thế nên thánh
Nhờ Chúa Kitô, chúng ta được nên thánh thiện theo hai cách thế.
Cách thế thứ nhất là nhờ ân sủng và cách thế thứ hai là nhờ sự bắt chước. Sự thánh thiện trước hết là ân sủng, là hồng ân. Chúa Kitô đã đến, chết và phục sinh để làm cho chúng ta trở nên thánh thiện. Người thuộc về chúng ta và cho chúng ta. Vì thế, thánh Phaolô dạy chúng ta rằng sự công chính của chúng ta hay sự thánh thiện không phải do việc giữ luật, nhưng là do đức tin vào Chúa Kitô (x. Pl 3,5-10). Chúa Kitô trở thành sự công chính, sự thánh thiện và ơn cứu độ chúng ta (x. 1 Cr 1,30). Chúng ta có thể nói rằng sự thánh thiện của Chúa Giêsu là của chúng ta. Nên chúng ta cần kết hợp với Chúa Giêsu để được nên thánh thiện như Người và Người tiếp tục làm cho chúng ta nên thánh qua các bí tích mà chúng ta cử hành.
Cách thế thứ hai là bắt chước Chúa Giêsu. Chính Người là mẫu gương tuyệt hảo cho chúng ta. Vì thế, nên thánh cũng có nghĩa là nên giống Người, noi gương và sống như Người, tuân giữ những gì Người đã truyền dạy và nhất là thực thi bác ái đối với tha nhân. Thánh Phaolô căn dặn:
“Ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh, tức là xa lánh gian dâm… để sống cách thánh thiện và trong danh dự” (1 Tx 4,3-4).
Theo nghĩa này, sự thánh thiện cũng chính là kết quả của sự cố gắng của bản thân mỗi người chúng ta. Như Chúa đã mời gọi:
“Hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,29).
Kết luận
Như thế, ơn gọi nên thánh vừa là lời mời gọi của Chúa dành cho mọi người, vừa là sự đòi buộc cao cả, hay là sự đòi hỏi tự bản tính con người. Sinh ra để nên thánh. Vì chúng ta được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa và được mời gọi nên giống Người. Đây không còn là vấn đề luân lý nữa, mà là vấn để thuộc bản tính và ơn gọi. Nếu không nên thánh, chúng ta thất bại và là kẻ thất bại nhất trong đời. Đó là sự vong thân nền tảng. Mẹ Têrêxa đã có lý khi trả lời với một nhà báo hỏi về sự thánh thiện, mẹ nói: “Sự thánh thiện không phải là điều xa xỉ, nó là sự cần thiết.” Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Kh 7,2-4.9-14; 1 Ga 3,1-3; Mt 5,1-12a
MỌI NGƯỜI ĐƯỢC MỜI GỌI NÊN THÁNH
Phụng vụ hôm nay mừng trọng thể lễ các Thánh Nam Nữ trên trời. Lễ Các Thánh là ngày cử hành niềm vui của chúng ta, bởi vì Các Thánh là những thành viên trong gia đình, giáo xứ, cộng đoàn chúng ta. Các ngài đã được vinh thăng.
1. Các Thánh Nam Nữ
Họ là ai? Họ không chỉ là những vị đã được phong thánh bởi Giáo Hội và được ghi trong lịch phụng vụ hằng năm. Họ là tất cả những người đã được cứu độ và nay đang được hưởng hạnh phúc trong Thiên Đàng. Họ là những người đã sống một cuộc đời thánh thiện trong sự âm thầm, hy sinh và phục vụ mà nhiều người không biết đến nhưng đã được Thiên Chúa vinh thăng, thưởng công cho họ. Họ làm thành “một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ” (Kh 7,9).
Làm sao họ được vinh thăng? Sách Khải Huyền cho chúng ta biết: Họ “đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao. Họ là những người đã giặt áo mình trong máu Con Chiên” (Kh 7,14). Các Thánh là những người đã trung thành và kiên nhẫn sống các giá trị Tin Mừng, đặc biệt sống trọn vẹn các mối phúc như được nói ở bài Tin Mừng. Các Thánh đã sống tinh thần nghèo khó vì Nước Trời. Các Thánh là những người hiền lành vì Nước Trời. Các Thánh là những người phải chịu sầu khổ vì Nước Trời. Các Thánh là những người chịu bách hại vì sống công chính vì Nước Trời là của họ (x. Mt 5,10).
Khi nói về gương của các Thánh Nam Nữ, thánh Bênađô cho rằng: “Chúng ta không được chậm trễ trong việc bắt chước các Thánh là những người mà chúng ta vui mừng cử hành.” Vì thế, đây là cơ hội lý tưởng để chúng ta suy niệm về “ơn gọi phổ quát của mọi Kitô hữu tới sự thánh thiện.”
2. Quan niệm về việc nên thánh
Điều đầu tiên chúng ta phải làm khi nói về ơn gọi nên thánh là chúng ta phải loại bỏ trong tâm trí chúng ta những suy nghĩ và nỗi sợ hãi này: nên thánh là lời mời gọi chỉ dành cho các linh mục và các nữ tu mà thôi, vì họ có điều kiện sống gần Chúa hơn, còn giáo dân sống giữa đời ô trọc đủ thứ bụi đời, chân lấm tay bùn, không thể nào nên thánh được. Hoặc có người suy nghĩ rằng nên thánh là hiện tượng ngoại thường và phi thường dành cho những ai có ơn gọi đặc biệt. Công Đồng Vaticanô II nhắc nhở chúng ta rằng: “Mọi người đều được mời gọi nên thánh.” Nên thánh nằm trong khả năng của mỗi người và làm nên sự bình thường của đời sống Kitô hữu.
Tất cả chúng ta đều được mời gọi nên thánh bởi vì Thiên Chúa là Đấng Thánh: “Anh em hãy nên thánh bởi vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi là Đấng Thánh (Lv 19,2). Thiên Chúa là “Đấng Thánh” và là “nguồn mọi sự thánh thiện.”
Trong Cựu Ước, từ Qadosh gợi lên sự tách biệt và khác biệt. Thiên Chúa là thánh và ba lần thánh bởi vì Người hoàn toàn khác biệt so với những gì con người có thể nghĩ, nói hay làm. Theo đó, ý nghĩa thánh thiện trước hết được hiểu theo nghĩa luân lý và phụng tự. Trung gian sự thánh thiện của Thiên Chúa là những đồ vật, nơi chốn và những lề luật. Chẳng hạn như núi thánh, sách thánh, đồ thánh trong đền thờ…
Vào thời đại Chúa Giêsu, ý tưởng này vẫn còn thống trị nơi những người Pharisêu. Họ cho rằng sự thánh thiện và công chính hệ tại ở sự thanh sạch thuộc phụng tự và việc cẩn thận tuân giữ lề luật.
Trong Tân Ước, chúng ta thấy có một sự thay đổi sâu xa. Sự thánh thiện không còn hệ tại ở phạm vi nghi lễ và luân lý nữa, mà còn thuộc phạm vi bản tính và ơn gọi; nên thánh không chỉ đến từ bàn tay, nhưng đến từ trái tim; nó không phát xuất từ bên ngoài nhưng đến từ bên trong con người, và nó được tóm tắt trong đức ái. Trung gian sự thánh thiện Thiên Chúa không còn là những nơi chốn (Đền Thờ Giêrusalem, hoặc là Núi Thánh), các nghi lễ, đồ vật hay lề luật, nhưng là một con người, Đức Giêsu Kitô. Trở nên thánh thiện không còn hệ tại trong việc phải tách biệt khỏi điều này điều kia, nhưng là hệ tại trong việc kết hợp với Chúa Giêsu Kitô. Trong Chúa Kitô, sự thánh thiện đích thực của Thiên Chúa ban cho chúng ta trong một con người, chứ không phải qua việc hồi tưởng lại những biến cố xa xôi. Chúa Giêsu là “Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Ga 6,69). Người là Đấng làm cho chúng ta nên thánh thiện.
3. Cách thế nên thánh
Nhờ Chúa Kitô, chúng ta được nên thánh thiện theo hai cách thế.
Cách thế thứ nhất là nhờ ân sủng và cách thế thứ hai là nhờ sự bắt chước. Sự thánh thiện trước hết là ân sủng, là hồng ân. Chúa Kitô đã đến, chết và phục sinh để làm cho chúng ta trở nên thánh thiện. Người thuộc về chúng ta và cho chúng ta. Vì thế, thánh Phaolô dạy chúng ta rằng sự công chính của chúng ta hay sự thánh thiện không phải do việc giữ luật, nhưng là do đức tin vào Chúa Kitô (x. Pl 3,5-10). Chúa Kitô trở thành sự công chính, sự thánh thiện và ơn cứu độ chúng ta (x. 1 Cr 1,30). Chúng ta có thể nói rằng sự thánh thiện của Chúa Giêsu là của chúng ta. Nên chúng ta cần kết hợp với Chúa Giêsu để được nên thánh thiện như Người và Người tiếp tục làm cho chúng ta nên thánh qua các bí tích mà chúng ta cử hành.
Cách thế thứ hai là bắt chước Chúa Giêsu. Chính Người là mẫu gương tuyệt hảo cho chúng ta. Vì thế, nên thánh cũng có nghĩa là nên giống Người, noi gương và sống như Người, tuân giữ những gì Người đã truyền dạy và nhất là thực thi bác ái đối với tha nhân. Thánh Phaolô căn dặn:
“Ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh, tức là xa lánh gian dâm… để sống cách thánh thiện và trong danh dự” (1 Tx 4,3-4).
Theo nghĩa này, sự thánh thiện cũng chính là kết quả của sự cố gắng của bản thân mỗi người chúng ta. Như Chúa đã mời gọi:
“Hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,29).
Kết luận
Như thế, ơn gọi nên thánh vừa là lời mời gọi của Chúa dành cho mọi người, vừa là sự đòi buộc cao cả, hay là sự đòi hỏi tự bản tính con người. Sinh ra để nên thánh. Vì chúng ta được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa và được mời gọi nên giống Người. Đây không còn là vấn đề luân lý nữa, mà là vấn để thuộc bản tính và ơn gọi. Nếu không nên thánh, chúng ta thất bại và là kẻ thất bại nhất trong đời. Đó là sự vong thân nền tảng. Mẹ Têrêxa đã có lý khi trả lời với một nhà báo hỏi về sự thánh thiện, mẹ nói: “Sự thánh thiện không phải là điều xa xỉ, nó là sự cần thiết.” Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Sống gửi thác về
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:50 13/11/2024
LỄ CÁC LINH HỒN (02/11)
G 19,1.23-27; Rm 5,5-11; Ga 6,37-40
SỐNG GỬI THÁC VỀ
Hôm qua chúng ta mừng trọng thể lễ các Thánh Nam Nữ trên trời. Hôm nay chúng ta kính nhớ các Đẳng linh hồn trong luyện ngục. Cả hai thánh lễ này đều có chung một ý nghĩa, đó là nói về đời sau, về sự sống mai hậu. Nếu ngày lễ Các Thánh gợi lên trong tâm trí chúng ta về cuộc sống vĩnh cửu, thì thánh lễ cầu cho các linh hồn nói về cuộc sống trần gian là tạm bợ, chóng qua. Bởi thế, trong thánh lễ này, chúng ta tìm hiểu về ý nghĩa của cuộc sống trần gian và sự sống mai sau, cũng như lý do tại sao phải cầu nguyện cho các linh hồn.
1. Trần gian chỉ là quán trọ
Khi nói vệ sự tạm bợ của kiếp người, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có những ca từ rất ý nghĩa:
“Con chim ở đậu cành tre,
Con cá ở trọ trong khe nước nguồn…
Tôi nay ở trọ trần gian,
Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời” (bài Ở Trọ).
Với những lời này, người nhạc sĩ tài ba này muốn nói lên rằng: trần gian là quán trọ, là tạm bợ; kiếp sống con người được ví:
“Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi,
để một mai tôi về làm cát bụi.”
Ở bên trời Tây, trước đó, triết gia Công Giáo Blaise Pascal cũng có những suy tư tương tự như thế về phận người. Ông cho rằng: “Con người chỉ là cây sậy phất phơ trước gió, nhưng là cây sậy biết suy tư.” Con người yếu đuối mỏng dòn, chỉ một ngọn gió hay một giọt nước cũng đủ giết chết một phận người. Nhưng con người được Thiên Chúa tạo dựng theo hình ảnh Người với lý trí, tự do, với hồn thiêng bất tử, nên con người rất cao cả. Dẫu phải bồng bềnh giữa cái hữu hạn và cái vô hạn, giữa bất tất và vĩnh cửu, con người trổi vượt hơn con vật ở chỗ con người biết mình chết và biết chuẩn bị chết.
Về điều này, Kinh Thánh cung cấp cho chúng ta một cái nhìn rõ ràng hơn cả về kiếp người. Thánh Vịnh 103 diễn tả:
“Đời sống con người chóng qua như cỏ,
như bông hoa nở trong cánh đồng,
một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi,
nơi nó mọc cũng không còn mang vết tích”
(x. Tv 103,15-16).
Khi nói về đời sống con người mong manh và ngắn ngủi trên trần gian, Thánh Vịnh 90 nói:
“Tính tuổi thọ, trong ngoài bảy chục,
mạnh giỏi chăng là được tám mươi,
mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khổ,
cuộc đời thấm thoát, chúng con đã khuất rồi” (Tv 90,10).
Như thế, cuộc sống con người trên đời quá ngắn ngủi: có khi vừa mời chào đời đã phải lìa thế, có khi được một năm, mười năm, hay ba mươi năm thì đã ra đi rồi, nếu có sống lâu cũng chỉ được bảy mươi, may mắn lắm được tám mươi hoặc hơn một chút rồi cũng ra đi. Con người đến rồi đi, sinh ra rồi chết như là quy luật tất yếu. Không ai sống mãi ở trần gian này. Mọi người đều phải chết. Nay anh mai tôi. Trần gian chỉ là quán trọ, là chuyến đò chở ta qua sông.
2. Thiên Đàng mới là nơi vĩnh cửu
Vậy nếu cuộc đời này vắn vỏi, trần gian là tạm bợ, thì sau cái chết có gì nữa không? Có cái gì tồn tại? Hay có gì vĩnh cửu không? Tại sao chúng ta sinh ra? Tại sao chúng ta phải chết? Và chết rồi đi về đâu? Đó là những câu hỏi luôn day dứt lương tâm con người mọi thời.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dù có tài ba mấy cũng chỉ nói được rằng: “Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời.” Ông chỉ mường tượng rằng chết là về chốn xa xăm nào đó mà không xác định được rõ ràng.
Xưa nay, người Việt vẫn thường quan niệm: “Sống gửi, thác về.” Sau cái chết, con người về với ông bà tổ tiên, về cõi nghìn thu vĩnh hằng. Đại thi hào Nguyễn Du tóm tắt đạo lý đó trong câu thơ: “Thác là thể phách, còn là tinh anh.” Nghĩa là khi chết, thân xác sẽ hư hoại, nhưng tinh thần, linh hồn vẫn tồn tại.
Người Phật Giáo quan niệm về luân hồi sau cái chết, con người sẽ về cõi Niết Bàn, nếu được giải thoát, nếu chưa được giải thoát, thì linh hồn tiếp tục đầu thai vào một kiếp khác để tiếp tục tu thân tích đức.
Đạo lý Kitô Giáo dạy rằng:
“Sự sống này chỉ thay đổi chứ không mất đi, và khi nơi trú ngụ dưới trần bị tiêu hủy, chúng ta được về hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trên quê trời.”
Kitô giáo nhìn hữu thể con người như là “hữu thể vì sự vĩnh cửu.” Chính Chúa Kitô đến mạc khải cho chúng ta biết cách rõ ràng và dứt khoát sau cái chết có thiên đàng, luyện ngục và hỏa ngục. Thiên Đàng chính là quê hương đích thực, là phần thưởng cho những người công chính đã an giấc. Đó là Giáo Hội chiến thắng. Còn luyện ngục là nơi các Đẳng linh hồn còn phải tôi luyện một thời gian nữa để được vào Thiên Đàng. Đây là Giáo Hội thanh luyện. Còn chúng ta thuộc Giáo Hội chiến đấu, đang ở trong thời gian lập công đức, chúng ta có bổn phận cầu nguyện và xin thánh lễ cho các linh hồn, để các ngài sớm được hưởng ơn cứu độ. Còn có một nơi khác là hỏa ngục, chốn trầm luân đời đời dành cho những người xấu mất ơn nghĩa với Thiên Chúa.
Chúng ta tin vào sự sống đời đời dựa trên nền tảng là cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô. Thánh Phaolô loan báo nhân tố quyết định này như sau:
“Nếu vì một người duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người” (Rm 5,15).
Cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô mang lại niềm hy vọng và ơn giải thoát cho chúng ta. Khi an ủi các tín hữu của mình, thánh Phaolô quả quyết:
“Nếu chúng ta tin rằng Đức Giêsu đã chết và đã sống lại, thì chúng ta cũng tin rằng những người đã an giấc trong Đức Giêsu sẽ được Thiên Chúa đưa về cùng Đức Giêsu” (1 Tx 4,14).
Để kết thúc, chúng ta nghe lại câu chuyện rất cảm động của Đại Đế Alexander (356-323 TCN). Ông là một vị minh quân đánh đông dẹp tây, sở hữu trong tay mọi quyền lực, giàu sang phú quý, nhưng rốt cuộc những thứ đó không giúp ông được trường thọ, ông chết khi còn rất trẻ mới 33 tuổi, do một cơn sốt rét. Trước khi băng hà, ông cho triệu tập các quan trong triều đình đến để trối lại ba điều cuối cùng. Ông truyền: “Điều thứ nhất: Quan tài của ta phải được chính các ngự y giỏi nhất khiêng đi. Điều thứ hai: Tất cả vàng bạc châu báu của ta phải được rải dọc theo con đường dẫn đến ngôi mộ của ta. Điều thứ ba: Đôi bàn tay của ta phải được để thò ra khỏi quan tài để mọi người nhìn thấy.”
Một vị cận thần rất đỗi ngạc nhiên về yêu cầu kỳ lạ như thế nên hỏi ông tại sao lại muốn như thế. Alexander giải thích: 1) Ta muốn chính các vị ngự y giỏi nhất phải khiêng quan tài của ta để nói cho mọi người biết rằng những ngự y tài giỏi nhất cũng phải bó tay trước cái chết; 2) Ta muốn châu báu của ta được vung vãi trên mặt đất để mọi người biết rằng mọi tài sản ta gom góp được ở thế gian này sẽ mãi mãi ở lại trên thế gian này; 3) Ta muốn bàn tay của ta chìa ra ngoài quan tài để mọi người thấy rằng ta sinh ra với hai bàn tay trắng, và lìa trần, ta cũng chỉ có hai bàn tay trắng mà thôi!
Kết luận
Như thế, con người sống để chết và chết để sống. Trần gian là quán trọ và thiên đàng mới là quê hương vĩnh cửu của chúng ta. Cuộc sống trần gian này là chuẩn bị cho cuộc sống mai sau. Mọi sự thế gian chúng ta bỏ lại khi chết, chỉ còn lại công đức và đức hạnh đi theo ta. Vì thế, chúng ta sống sao cho có chất, sống sao cho xứng danh là người, là con cái Chúa, và xin cho mỗi người chúng ta “biết đếm những ngày mình sống, ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan” (Tv 90,12) và khi Chúa gọi về, chúng ta luôn sẵn sàng. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
G 19,1.23-27; Rm 5,5-11; Ga 6,37-40
SỐNG GỬI THÁC VỀ
Hôm qua chúng ta mừng trọng thể lễ các Thánh Nam Nữ trên trời. Hôm nay chúng ta kính nhớ các Đẳng linh hồn trong luyện ngục. Cả hai thánh lễ này đều có chung một ý nghĩa, đó là nói về đời sau, về sự sống mai hậu. Nếu ngày lễ Các Thánh gợi lên trong tâm trí chúng ta về cuộc sống vĩnh cửu, thì thánh lễ cầu cho các linh hồn nói về cuộc sống trần gian là tạm bợ, chóng qua. Bởi thế, trong thánh lễ này, chúng ta tìm hiểu về ý nghĩa của cuộc sống trần gian và sự sống mai sau, cũng như lý do tại sao phải cầu nguyện cho các linh hồn.
1. Trần gian chỉ là quán trọ
Khi nói vệ sự tạm bợ của kiếp người, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có những ca từ rất ý nghĩa:
“Con chim ở đậu cành tre,
Con cá ở trọ trong khe nước nguồn…
Tôi nay ở trọ trần gian,
Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời” (bài Ở Trọ).
Với những lời này, người nhạc sĩ tài ba này muốn nói lên rằng: trần gian là quán trọ, là tạm bợ; kiếp sống con người được ví:
“Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi,
để một mai tôi về làm cát bụi.”
Ở bên trời Tây, trước đó, triết gia Công Giáo Blaise Pascal cũng có những suy tư tương tự như thế về phận người. Ông cho rằng: “Con người chỉ là cây sậy phất phơ trước gió, nhưng là cây sậy biết suy tư.” Con người yếu đuối mỏng dòn, chỉ một ngọn gió hay một giọt nước cũng đủ giết chết một phận người. Nhưng con người được Thiên Chúa tạo dựng theo hình ảnh Người với lý trí, tự do, với hồn thiêng bất tử, nên con người rất cao cả. Dẫu phải bồng bềnh giữa cái hữu hạn và cái vô hạn, giữa bất tất và vĩnh cửu, con người trổi vượt hơn con vật ở chỗ con người biết mình chết và biết chuẩn bị chết.
Về điều này, Kinh Thánh cung cấp cho chúng ta một cái nhìn rõ ràng hơn cả về kiếp người. Thánh Vịnh 103 diễn tả:
“Đời sống con người chóng qua như cỏ,
như bông hoa nở trong cánh đồng,
một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi,
nơi nó mọc cũng không còn mang vết tích”
(x. Tv 103,15-16).
Khi nói về đời sống con người mong manh và ngắn ngủi trên trần gian, Thánh Vịnh 90 nói:
“Tính tuổi thọ, trong ngoài bảy chục,
mạnh giỏi chăng là được tám mươi,
mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khổ,
cuộc đời thấm thoát, chúng con đã khuất rồi” (Tv 90,10).
Như thế, cuộc sống con người trên đời quá ngắn ngủi: có khi vừa mời chào đời đã phải lìa thế, có khi được một năm, mười năm, hay ba mươi năm thì đã ra đi rồi, nếu có sống lâu cũng chỉ được bảy mươi, may mắn lắm được tám mươi hoặc hơn một chút rồi cũng ra đi. Con người đến rồi đi, sinh ra rồi chết như là quy luật tất yếu. Không ai sống mãi ở trần gian này. Mọi người đều phải chết. Nay anh mai tôi. Trần gian chỉ là quán trọ, là chuyến đò chở ta qua sông.
2. Thiên Đàng mới là nơi vĩnh cửu
Vậy nếu cuộc đời này vắn vỏi, trần gian là tạm bợ, thì sau cái chết có gì nữa không? Có cái gì tồn tại? Hay có gì vĩnh cửu không? Tại sao chúng ta sinh ra? Tại sao chúng ta phải chết? Và chết rồi đi về đâu? Đó là những câu hỏi luôn day dứt lương tâm con người mọi thời.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dù có tài ba mấy cũng chỉ nói được rằng: “Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời.” Ông chỉ mường tượng rằng chết là về chốn xa xăm nào đó mà không xác định được rõ ràng.
Xưa nay, người Việt vẫn thường quan niệm: “Sống gửi, thác về.” Sau cái chết, con người về với ông bà tổ tiên, về cõi nghìn thu vĩnh hằng. Đại thi hào Nguyễn Du tóm tắt đạo lý đó trong câu thơ: “Thác là thể phách, còn là tinh anh.” Nghĩa là khi chết, thân xác sẽ hư hoại, nhưng tinh thần, linh hồn vẫn tồn tại.
Người Phật Giáo quan niệm về luân hồi sau cái chết, con người sẽ về cõi Niết Bàn, nếu được giải thoát, nếu chưa được giải thoát, thì linh hồn tiếp tục đầu thai vào một kiếp khác để tiếp tục tu thân tích đức.
Đạo lý Kitô Giáo dạy rằng:
“Sự sống này chỉ thay đổi chứ không mất đi, và khi nơi trú ngụ dưới trần bị tiêu hủy, chúng ta được về hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trên quê trời.”
Kitô giáo nhìn hữu thể con người như là “hữu thể vì sự vĩnh cửu.” Chính Chúa Kitô đến mạc khải cho chúng ta biết cách rõ ràng và dứt khoát sau cái chết có thiên đàng, luyện ngục và hỏa ngục. Thiên Đàng chính là quê hương đích thực, là phần thưởng cho những người công chính đã an giấc. Đó là Giáo Hội chiến thắng. Còn luyện ngục là nơi các Đẳng linh hồn còn phải tôi luyện một thời gian nữa để được vào Thiên Đàng. Đây là Giáo Hội thanh luyện. Còn chúng ta thuộc Giáo Hội chiến đấu, đang ở trong thời gian lập công đức, chúng ta có bổn phận cầu nguyện và xin thánh lễ cho các linh hồn, để các ngài sớm được hưởng ơn cứu độ. Còn có một nơi khác là hỏa ngục, chốn trầm luân đời đời dành cho những người xấu mất ơn nghĩa với Thiên Chúa.
Chúng ta tin vào sự sống đời đời dựa trên nền tảng là cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô. Thánh Phaolô loan báo nhân tố quyết định này như sau:
“Nếu vì một người duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người” (Rm 5,15).
Cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô mang lại niềm hy vọng và ơn giải thoát cho chúng ta. Khi an ủi các tín hữu của mình, thánh Phaolô quả quyết:
“Nếu chúng ta tin rằng Đức Giêsu đã chết và đã sống lại, thì chúng ta cũng tin rằng những người đã an giấc trong Đức Giêsu sẽ được Thiên Chúa đưa về cùng Đức Giêsu” (1 Tx 4,14).
Để kết thúc, chúng ta nghe lại câu chuyện rất cảm động của Đại Đế Alexander (356-323 TCN). Ông là một vị minh quân đánh đông dẹp tây, sở hữu trong tay mọi quyền lực, giàu sang phú quý, nhưng rốt cuộc những thứ đó không giúp ông được trường thọ, ông chết khi còn rất trẻ mới 33 tuổi, do một cơn sốt rét. Trước khi băng hà, ông cho triệu tập các quan trong triều đình đến để trối lại ba điều cuối cùng. Ông truyền: “Điều thứ nhất: Quan tài của ta phải được chính các ngự y giỏi nhất khiêng đi. Điều thứ hai: Tất cả vàng bạc châu báu của ta phải được rải dọc theo con đường dẫn đến ngôi mộ của ta. Điều thứ ba: Đôi bàn tay của ta phải được để thò ra khỏi quan tài để mọi người nhìn thấy.”
Một vị cận thần rất đỗi ngạc nhiên về yêu cầu kỳ lạ như thế nên hỏi ông tại sao lại muốn như thế. Alexander giải thích: 1) Ta muốn chính các vị ngự y giỏi nhất phải khiêng quan tài của ta để nói cho mọi người biết rằng những ngự y tài giỏi nhất cũng phải bó tay trước cái chết; 2) Ta muốn châu báu của ta được vung vãi trên mặt đất để mọi người biết rằng mọi tài sản ta gom góp được ở thế gian này sẽ mãi mãi ở lại trên thế gian này; 3) Ta muốn bàn tay của ta chìa ra ngoài quan tài để mọi người thấy rằng ta sinh ra với hai bàn tay trắng, và lìa trần, ta cũng chỉ có hai bàn tay trắng mà thôi!
Kết luận
Như thế, con người sống để chết và chết để sống. Trần gian là quán trọ và thiên đàng mới là quê hương vĩnh cửu của chúng ta. Cuộc sống trần gian này là chuẩn bị cho cuộc sống mai sau. Mọi sự thế gian chúng ta bỏ lại khi chết, chỉ còn lại công đức và đức hạnh đi theo ta. Vì thế, chúng ta sống sao cho có chất, sống sao cho xứng danh là người, là con cái Chúa, và xin cho mỗi người chúng ta “biết đếm những ngày mình sống, ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan” (Tv 90,12) và khi Chúa gọi về, chúng ta luôn sẵn sàng. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Ở giữa
Lm Minh Anh
14:40 13/11/2024
Ở GIỮA
“Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông!”.
“Tôi không nản chí hay buồn phiền; tôi từ chối thất vọng! Vì tôi có một Thiên Chúa toàn trí, toàn tri và toàn trị hằng yêu thương tôi. Bệnh tật làm tôi suy yếu, cúi thấp đầu; tôi kêu cầu, ngã vào tay Ngài và bước đi. Hoàn cảnh đe doạ tôi, Ngài kéo tôi sát ngực. Khi mọi nỗ lực của tôi không còn, tim tôi tan chảy và yếu đuối chiếm ưu thế, Ngài ôm tôi, xoa dịu trái tim và tâm hồn. Ngài ‘ở giữa’ tôi và nghịch cảnh, giúp tôi chiến thắng!” - Lita Kurtzer.
Kính thưa Anh Chị em,
“Ngài ‘ở giữa!’”. Ý tưởng của Lita được gặp lại trong Lời Chúa hôm nay. Những người biệt phái hỏi Chúa Giêsu, bao giờ Triều Đại Thiên Chúa đến? Ngài đáp, “Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông!”; nói như thế, khác nào nói, “Triều Đại Thiên Chúa chính là tôi, đang ở giữa các ông!”.
Trong tâm trí người đương thời, Triều Đại Thiên Chúa là thời điểm bất ngờ khi một vị Thiên Sai toàn thắng xuất hiện, tiêu diệt sự dữ và kẻ ác. Chúa Giêsu cho biết, không hẳn thế! Triều Đại đó chính là Ngài - Đấng Messia của Thiên Chúa - đến tỏ bày trong sự dạy dỗ có thẩm quyền, trong uy phép chữa lành bệnh tật, trong việc giải thoát con người khỏi quyền lực sự dữ và trong lòng thương xót đối với tội nhân và những kẻ bị ruồng bỏ. Tất cả đó là bằng chứng sự trị vì của một Triều Đại Thiên Chúa đang ‘ở giữa’ họ.
Phần chúng ta, thay vì tập trung vào một thời khắc nào đó về “Ngày” của Chúa, bạn và tôi nên tập trung vào thực tế hiện tại, nơi Triều Đại Thiên Chúa có thể dễ dàng được nhận ra trong cuộc sống mình cũng như cuộc sống người khác. Ở đó, tình bác ái được thể hiện với một tầm nhìn mới, tầm nhìn vĩnh cửu vốn phản ánh các giá trị Tin Mừng. Qua mọi thời, đã có những con người sống như thế được tìm thấy khắp nơi, bất kể họ là ai, theo tôn giáo nào, cũng không cần phải giới hạn trong Giáo Hội.
Ngày nay, chúng ta thường dễ choáng ngợp bởi những điều xấu xa của thế giới đến nỗi bỏ lỡ sự hiện diện của Triều Đại Thiên Chúa. Vậy mà, nó đang ‘ở giữa’ thế giới đó bằng vô số cách, trong vô số con người. “Đâu có tình yêu thương, ở đó có Đức Chúa Trời!”. Bài đọc một cho thấy, Phaolô xin Philêmôn đón nhận Onêsimô, đứa con ngài sinh ra trong xiềng xích, “Xin anh đón nhận nó, không phải như một người nô lệ, nhưng như một người anh em rất thân mến”. Bằng cách này, Triều Đại Thiên Chúa đang ‘ở giữa’ nhà tù; hiện diện nơi Philêmôn khi bác ái đang giục giã ông làm theo lời vị tông đồ.
Anh Chị em,
“Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông!”. “Thiên Chúa đến thiết lập quyền thống trị của Ngài trong lịch sử của chúng ta, ‘ở giữa’ chúng ta, hôm nay, mỗi ngày, trong cuộc sống. Ở đó - nơi được chào đón bằng đức tin và sự khiêm nhường - tình yêu, niềm vui và hoà bình nở rộ. Điều kiện để bước vào và trở thành một phần của Vương Quốc này là thực hiện một sự thay đổi trong cuộc sống mình, đó là hoán cải mỗi ngày, tiến lên mỗi ngày. Đó là vấn đề từ bỏ những cách thức thoải mái nhưng gây hiểu lầm của các ngẫu tượng thế gian. Thay vào đó, chuẩn bị một con đường cho Chúa, điều này không tước đi tự do, nhưng mang lại cho chúng ta hạnh phúc đích thực!” - Phanxicô.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, với thế giới hôm nay, ước gì con cũng mạnh mẽ nói được rằng, “Triều Đại Thiên Chúa chính là tôi, đang ở giữa các ông!”, “Một Giêsu khác đây!””, Amen.
(Tgp. Huế)
“Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông!”.
“Tôi không nản chí hay buồn phiền; tôi từ chối thất vọng! Vì tôi có một Thiên Chúa toàn trí, toàn tri và toàn trị hằng yêu thương tôi. Bệnh tật làm tôi suy yếu, cúi thấp đầu; tôi kêu cầu, ngã vào tay Ngài và bước đi. Hoàn cảnh đe doạ tôi, Ngài kéo tôi sát ngực. Khi mọi nỗ lực của tôi không còn, tim tôi tan chảy và yếu đuối chiếm ưu thế, Ngài ôm tôi, xoa dịu trái tim và tâm hồn. Ngài ‘ở giữa’ tôi và nghịch cảnh, giúp tôi chiến thắng!” - Lita Kurtzer.
Kính thưa Anh Chị em,
“Ngài ‘ở giữa!’”. Ý tưởng của Lita được gặp lại trong Lời Chúa hôm nay. Những người biệt phái hỏi Chúa Giêsu, bao giờ Triều Đại Thiên Chúa đến? Ngài đáp, “Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông!”; nói như thế, khác nào nói, “Triều Đại Thiên Chúa chính là tôi, đang ở giữa các ông!”.
Trong tâm trí người đương thời, Triều Đại Thiên Chúa là thời điểm bất ngờ khi một vị Thiên Sai toàn thắng xuất hiện, tiêu diệt sự dữ và kẻ ác. Chúa Giêsu cho biết, không hẳn thế! Triều Đại đó chính là Ngài - Đấng Messia của Thiên Chúa - đến tỏ bày trong sự dạy dỗ có thẩm quyền, trong uy phép chữa lành bệnh tật, trong việc giải thoát con người khỏi quyền lực sự dữ và trong lòng thương xót đối với tội nhân và những kẻ bị ruồng bỏ. Tất cả đó là bằng chứng sự trị vì của một Triều Đại Thiên Chúa đang ‘ở giữa’ họ.
Phần chúng ta, thay vì tập trung vào một thời khắc nào đó về “Ngày” của Chúa, bạn và tôi nên tập trung vào thực tế hiện tại, nơi Triều Đại Thiên Chúa có thể dễ dàng được nhận ra trong cuộc sống mình cũng như cuộc sống người khác. Ở đó, tình bác ái được thể hiện với một tầm nhìn mới, tầm nhìn vĩnh cửu vốn phản ánh các giá trị Tin Mừng. Qua mọi thời, đã có những con người sống như thế được tìm thấy khắp nơi, bất kể họ là ai, theo tôn giáo nào, cũng không cần phải giới hạn trong Giáo Hội.
Ngày nay, chúng ta thường dễ choáng ngợp bởi những điều xấu xa của thế giới đến nỗi bỏ lỡ sự hiện diện của Triều Đại Thiên Chúa. Vậy mà, nó đang ‘ở giữa’ thế giới đó bằng vô số cách, trong vô số con người. “Đâu có tình yêu thương, ở đó có Đức Chúa Trời!”. Bài đọc một cho thấy, Phaolô xin Philêmôn đón nhận Onêsimô, đứa con ngài sinh ra trong xiềng xích, “Xin anh đón nhận nó, không phải như một người nô lệ, nhưng như một người anh em rất thân mến”. Bằng cách này, Triều Đại Thiên Chúa đang ‘ở giữa’ nhà tù; hiện diện nơi Philêmôn khi bác ái đang giục giã ông làm theo lời vị tông đồ.
Anh Chị em,
“Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông!”. “Thiên Chúa đến thiết lập quyền thống trị của Ngài trong lịch sử của chúng ta, ‘ở giữa’ chúng ta, hôm nay, mỗi ngày, trong cuộc sống. Ở đó - nơi được chào đón bằng đức tin và sự khiêm nhường - tình yêu, niềm vui và hoà bình nở rộ. Điều kiện để bước vào và trở thành một phần của Vương Quốc này là thực hiện một sự thay đổi trong cuộc sống mình, đó là hoán cải mỗi ngày, tiến lên mỗi ngày. Đó là vấn đề từ bỏ những cách thức thoải mái nhưng gây hiểu lầm của các ngẫu tượng thế gian. Thay vào đó, chuẩn bị một con đường cho Chúa, điều này không tước đi tự do, nhưng mang lại cho chúng ta hạnh phúc đích thực!” - Phanxicô.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, với thế giới hôm nay, ước gì con cũng mạnh mẽ nói được rằng, “Triều Đại Thiên Chúa chính là tôi, đang ở giữa các ông!”, “Một Giêsu khác đây!””, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài Giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Đức Maria và Chúa Thánh Thần
Vũ Văn An
13:42 13/11/2024
Theo tin Tòa Thánh, sáng nay, 13 tháng Mười Một, 2024, trong buổi tiếp kiến chung tại Quảng trường Nhà thờ Thánh Phê-rô, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về Chúa Thánh Thần và Cô dâu. Chúa Thánh Thần hướng dẫn dân Chúa đến với Chúa Giêsu, hy vọng của chúng ta; ngài nhấn mạnh tới Đức Maria và Chúa Thánh Thần. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý tuần này của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Trong số nhiều phương tiện khác nhau mà Chúa Thánh Thần thực hiện công cuộc thánh hóa của Người trong Giáo hội – Lời Chúa, các Bí tích, lời cầu nguyện – có một phương tiện hoàn toàn đặc biệt, đó là lòng sùng kính Đức Mẹ Maria. Trong truyền thống Công Giáo có câu châm ngôn này, câu nói này: “Ad Iesum per Mariam”, nghĩa là “đến với Chúa Giêsu qua Đức Maria”. Đức Mẹ cho chúng ta thấy Chúa Giêsu. Mẹ luôn mở cửa cho chúng ta! Đức Mẹ là người mẹ cầm tay dẫn dắt chúng ta đến với Chúa Giêsu. Đức Mẹ không bao giờ chỉ vào chính mình, Đức Mẹ chỉ vào Chúa Giêsu. Và đây là lòng sùng kính Đức Mẹ Maria: hướng về Chúa Giêsu qua bàn tay của Đức Mẹ. Đấng trung gian đích thực và duy nhất giữa chúng ta và Chúa Kitô, được chính Chúa Giêsu chỉ ra, là Chúa Thánh Thần. Đức Maria là một trong những phương tiện mà Chúa Thánh Thần sử dụng để đưa chúng ta đến với Chúa Giêsu [1].
Thánh Phaolô định nghĩa cộng đồng Kitô hữu là “một bức thư của Chúa Kitô được chúng ta quản lý, không phải viết bằng mực nhưng bằng Thánh Thần của Thiên Chúa hằng sống, không phải trên những tấm bia đá nhưng trên những tấm bia bằng thịt” (2 Cr 3:3). Là môn đệ đầu tiên và là hình ảnh của Giáo hội, Đức Maria cũng là một bức thư được viết bằng Thánh Thần của Thiên Chúa hằng sống. Chính vì lý do này, Đức Maria có thể “được mọi người biết đến và đọc được” (2 Cr 3:2), ngay cả những người không biết đọc sách thần học, những “người bé nhỏ”, những người mà Chúa Giêsu nói rằng những mầu nhiệm của Vương quốc, vốn ẩn giấu đối với những người khôn ngoan, đã được tiết lộ cho họ (x. Mt 11:25).
Khi nói “Xin vâng” – khi Đức Maria chấp nhận và nói với Thiên thần, “Vâng, xin ý Chúa được thực hiện” và chấp nhận làm mẹ của Chúa Giêsu – thì cũng giống như Đức Maria đã nói với Thiên Chúa: “Này con đây, con là tấm bia để Chúa viết: xin Chúa viết những gì Chúa muốn, xin Chúa làm cho con những gì Chúa Tể muôn loài mong muốn” [2]. Vào thời đó, người ta viết trên những tấm bia bằng sáp; ngày nay chúng ta có thể nói rằng Đức Maria hiến mình như một trang giấy trắng mà Chúa có thể viết bất cứ điều gì Người muốn. Lời “Xin Vâng” của Đức Maria với Thiên Thần – như một nhà chú giải nổi tiếng đã viết – tượng trưng cho “đỉnh cao của mọi hành vi tôn giáo trước mặt Chúa, vì Mẹ thể hiện, theo cách cao nhất, sự sẵn sàng thụ động kết hợp với sự sẵn sàng chủ động, sự trống rỗng sâu sắc nhất đi kèm với sự viên mãn lớn nhất” [3].
Vậy thì, đây chính là cách Mẹ Thiên Chúa trở thành công cụ của Chúa Thánh Thần trong công trình thánh hóa của Người. Giữa vô vàn lời nói và văn bản về Chúa, Giáo hội và sự thánh thiện (mà rất ít người hoặc không ai có thể đọc và hiểu đầy đủ), Mẹ gợi ý một vài lời mà mọi người, ngay cả những người đơn giản nhất, đều có thể nói trong bất cứ dịp nào: “này đây” và “xin hãy thực hiện”. Đức Maria là người đã nói “Xin Vâng” với Chúa, và với tấm gương và lời chuyển cầu của Mẹ, Mẹ thúc giục chúng ta cũng hãy nói “Xin Vâng” với Người, bất cứ khi nào chúng ta phải đối diện với một hành động vâng phục cần thực hiện hoặc một thử thách cần vượt qua.
Trong mọi thời đại của lịch sử chúng ta, nhưng đặc biệt là vào thời điểm này, Giáo hội thấy mình trong cùng một tình huống như cộng đồng Kitô giáo sau khi Chúa Giêsu lên trời. Giáo hội phải rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc, nhưng đang chờ đợi "quyền năng từ trên cao" để có thể làm được điều đó. Và chúng ta đừng quên rằng, vào thời điểm đó, như chúng ta đọc trong Công vụ Tông đồ, các môn đệ đã tụ họp xung quanh "Maria, mẹ của Chúa Giêsu" (Công vụ 1:14).
Đúng là cũng có những người phụ nữ khác cùng với Đức Mẹ trong Phòng Tiệc Ly, nhưng sự hiện diện của ngài khác biệt và độc đáo giữa tất cả họ. Giữa ngài và Chúa Thánh Thần có một mối liên kết độc đáo và vĩnh cửu không thể phá hủy, đó chính là con người của Chúa Kitô, "người đã được thụ thai bởi Chúa Thánh Thần và sinh ra bởi Đức Trinh Nữ Maria", như chúng ta đọc trong Kinh Tin Kính. Tác giả sách Tin Mừng Luca cố tình nhấn mạnh mối tương quan giữa sự hiện xuống của Chúa Thánh Thần trên Đức Maria trong Biến cố Truyền tin và sự hiện xuống của Người với các môn đệ vào Lễ Ngũ tuần, sử dụng một số cách diễn đạt giống hệt nhau trong cả hai trường hợp.
Thánh Phanxicô thành Assisi, trong một trong những lời cầu nguyện của ngài, đã chào Đức Mẹ là “con gái và nữ tỳ của Chúa Cha trên trời, Vua toàn năng, Mẹ của Chúa Giêsu Kitô, Chúa tối cao chúng ta, và là Hiền thê của Chúa Thánh Thần” [4]. Con gái của Chúa Cha, Hiền thê của Chúa Thánh Thần! Mối quan hệ độc nhất giữa Đức Maria và Chúa Ba Ngôi không thể được minh họa bằng những từ ngữ đơn giản hơn.
Giống như mọi hình ảnh, hình ảnh này về “Hiền thê của Chúa Thánh Thần” không được coi là tuyệt đối, nhưng phải được hiểu theo lượng chân lý mà nó chứa đựng, và đó là một chân lý rất đẹp. Mẹ là cô dâu, nhưng trước đó, Mẹ là môn đệ của Chúa Thánh Thần. Hiền thê và môn đệ. Chúng ta hãy học từ Mẹ cách ngoan ngoãn với những linh hứng của Chúa Thánh Thần, đặc biệt là khi Người gợi ý cho chúng ta “hãy đứng dậy vội vã” và đi giúp đỡ những ai cần chúng ta, như Mẹ đã làm ngay sau khi thiên thần rời khỏi Mẹ (x. Lc 1:39). Cảm ơn anh chị em!
__________________________________
[1] Cfr H. Mühlen, Una mystica persona, Paderborn 1967: Bản dịch tiếng Ý Rome 1968, 575ss.
[2] Bình luận về Phúc âm Luca, đoạn trích. 18 (GCS 49, tr. 227).
[3] H. Schürmann, Das Lukasevangelium, Friburgo ở Br. 1968: Bản dịch tiếng Ý Brescia 1983, 154. [4] Fonti Francescane, Assisi 1986, no. 281.
Về kết quả bầu cử tổng thống, các giám mục Hoa Kỳ nhấn mạnh các ưu tiên mục vụ lâu dài
Vũ Văn An
14:13 13/11/2024
John Lavenburg của tạp chí Crux, ngày 13 tháng 11 năm 2024, tường trình bình luận về việc cựu Tổng thống Donald Trump đắc cử nhiệm kỳ tổng thống thứ hai, của Đức Cha Michael Burbidge, Giám mục của Arlington, để nhắc nhở rằng bất kể ai nắm giữ Nhà Trắng thì sự ủng hộ và các ưu tiên của Giáo hội sẽ không thay đổi.
“Bất kể kết quả cuộc bầu cử hôm thứ Ba là gì, chúng ta biết vào thứ Tư rằng điều gì đó sẽ không thay đổi – đó là chúng ta là một quốc gia dưới sự bảo vệ của Chúa,” ĐC Burbidge nói. “Bất kể điều gì xảy ra hôm thứ Ba, với tư cách mục tử, chúng ta vẫn duy trì nhiệm vụ công bố, tôn vinh Tin Mừng của sự sống, là trọng tâm của việc bảo vệ và che chở tất cả mọi người từ lúc thụ thai cho đến khi chết tự nhiên”.
ĐC Burbidge, chủ tịch Ủy ban Hoạt động Bảo vệ Sự sống của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, đã đưa ra những bình luận tại cuộc họp thường niên của các giám mục vào mùa thu tại Baltimore, diễn ra trong năm nay từ ngày 11 đến 14 tháng 11. Giống như ĐC Burbidge, những phát biểu về cuộc bầu cử tại phiên họp công khai ngày 12 tháng 11 đã được cân nhắc, tập trung vào các ưu tiên vận động của Giáo hội và vai trò trong xã hội đối lập với chính Trump.
Đức Hồng Y Christophe Pierre, sứ thần tòa thánh tại Hoa Kỳ, chỉ đề cập đến cuộc bầu cử trong các phát biểu trước các giám mục Hoa Kỳ khi nói rằng “chúng ta đã trải qua một chu kỳ bầu cử căng thẳng, điều này đã thách thức chúng ta làm chứng cho Tin Mừng hòa bình trong bối cảnh bầu không khí chính trị có vẻ giống như một cuộc chiến tranh”.
Trong khi đó, liên quan đến cuộc bầu cử, Đức Tổng Giám Mục Timothy Broglio – trong bài phát biểu của ngài với tư cách là chủ tịch Hội Đồng Giám mục Hoa Kỳ – đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc công bố Tin Mừng và tập hợp mọi người lại với nhau.
“Là những Người kế vị các Tông đồ và là đại diện của Chúa Kitô trong các giáo phận của chúng ta, chúng ta không bao giờ lùi bước hoặc từ bỏ giáo lý rõ ràng của Tin Mừng”, ĐTGM Broglio, người lãnh đạo Tổng giáo phận Quân đội Hoa Kỳ, cho biết.
“Chúng ta phải nhấn mạnh đến phẩm giá của con người từ khi còn trong bụng mẹ cho đến khi chết, không ngừng cam kết… nhìn thấy Chúa Kitô nơi những người cần nhất, bảo vệ và nâng đỡ người nghèo, và khuyến khích cải cách nhập cư, trong khi chúng ta tiếp tục chăm sóc những người cần vượt biên giới của chúng ta”, ngài nói tiếp.
“Đồng thời, chúng ta phải khuyến khích mọi người cùng nhau làm việc, lắng nghe nhau và trong bất đồng quan điểm, đừng bao giờ quên rằng người khác được tạo ra theo hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa, do đó, đáng được tôn trọng”, ngài nói. “Chúng ta phải tăng gấp đôi nỗ lực để đưa sự lịch sự vào các cuộc thảo luận hàng ngày”.
Trong khi ĐHY Pierre và ĐTGM Broglio đưa ra bình luận trong phiên họp công khai, ĐC Burbidge đưa ra bình luận của ngài trong một cuộc thảo luận có sự điều phối giữa trưa dành cho các nhà báo mà ngài tham gia cùng ĐTGM Broglio và ĐC Mark Seitz của El Paso, chủ tịch Ủy ban Di cư của Hội Đồng Giám mục Hoa Kỳ.
Bình luận từ ba vị giám mục về cuộc bầu cử phần lớn tránh đề cập cụ thể đến Ông Trump và các chính sách có thể có của ông, và tập trung nhiều hơn vào vai trò của họ với tư cách là mục tử để công bố Tin Mừng và tập hợp mọi người lại với nhau. Tuy nhiên, ĐC Seitz và ĐTGM Broglio đã thẳng thắn hơn khi được hỏi về cách tiếp cận có thể có của Trump đối với các vấn đề nhập cư.
Khi được hỏi về khả năng trục xuất hàng loạt, ĐC Seitz cho biết nếu điều đó trở thành chính sách, hội đồng sẽ "lên tiếng [một cách] to tiếng, đồng thời nói thêm rằng cách thức diễn ra sẽ là "một phép thử đối với quốc gia của chúng ta".
ĐC Seitz hỏi "Chúng ta có thực sự là một quốc gia dựa trên luật pháp, trên những luật cơ bản nhất về quyền của con người hay chúng ta không là?". “Và chúng ta không có lực lượng cảnh sát hay quân đội hay bất cứ thứ gì tương tự, nhưng chúng ta chắc chắn sẽ cố gắng hết sức phát biểu điều đó, và sau đó cũng đồng hành cùng những người bị đe dọa bởi những hành động cuối cùng sẽ là bất công đối với một số người.”
ĐC Seitz cũng thừa nhận về chủ đề đó rằng có những người nhập cư ở Hoa Kỳ không tôn trọng cơ hội nhập cảnh vào đất nước này và hệ thống tư pháp cần phải “hành động theo cách phù hợp” để giải quyết những người đã bị kết án phạm tội.
ĐTGM Broglio, về các cuộc trục xuất hàng loạt, cho rằng chúng có vẻ “không lành mạnh về mặt kinh tế”. Về vấn đề nhập cư nói chung, ngài cho biết hội đồng hy vọng chính quyền mới sẽ thực hiện các bước hướng tới cải cách nhập cư toàn diện, cũng như tôn trọng phẩm giá của con người.
“Chúng tôi chắc chắn không khuyến khích nhập cư bất hợp pháp, nhưng chúng tôi chắc chắn sẽ chăm sóc những người đến đất nước này và thực sự đại diện cho khuôn mặt của Chúa Kitô trong nhu cầu của họ, vì vậy tôi nghĩ rằng khi chúng ta tiến về phía trước, chúng ta hy vọng sẽ có một nỗ lực nghiêm túc để sửa đổi luật nhập cư ở đất nước này, và cũng sẽ có sự tôn trọng mới đối với phẩm giá của con ngườ,” ĐTGM Broglio nói.
Giống như bình luận của ĐC Burbidge lúc đầu, câu trả lời mà ngài đưa ra cho một câu hỏi bao quát về những bất đồng có thể xảy ra giữa hội đồng với chính quyền Trump sắp tới về phá thai, thụ tinh trong ống nghiệm và nhập cư, có lẽ tóm tắt cách tiếp cận của hội đồng.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại với các quan chức được bầu của mình như chúng tôi vẫn luôn làm với tất cả các chính quyền, để nắm bắt cơ hội giáo dục ở nơi chúng tôi có thể có một cuộc trò chuyện tôn trọng,” ĐC Burbidge nói. “Nhưng nhiệm vụ thì giống nhau và chúng tôi sẽ tiếp tục những nỗ lực đó.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đ0ÀN THIẾU NHI THÁNH THỂ THÁNH VINH SƠN LIÊM 6 NĂM THÀNH LẬP 7/11/2018-7/11/2024
Lm JB Nguyễn Đức Vượng o.p
03:53 13/11/2024
Đ0ÀN THIẾU NHI THÁNH THỂ THÁNH VINH SƠN LIÊM 6 NĂM THÀNH LẬP 7/11/2018-7/11/2024
Giáo xứ Thánh Vinh Sơn Liêm tại Clagary Canada đã có Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể được 6 năm 2018-2024.
Photos:
Vào dịp lễ Thánh Vinh Sơn Liêm 7/11/2018. Sau khi nhận giáo xứ Thánh Vinh Sơn Liêm vào thàng 8/2027, cha xứ JB Nguyễn Đức Vượng và Cha phó Giuse Phạm Công Liêm đã thành lập đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể vì nhận thấy tầm quan trọng và cần được huấn luyện các bạn trẻ được biết Hy Sinh, Cầu Nguyện, Rước Lễ và làm Việc Tông Đồ như là châm ngôn giúp các bạn trẻ gần gũi với Chúa, với Thánh Đường và lớn lên trong tình yêu của gia đình Việt Nam.
Việc thành lập đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể đã được các phụ huỳnh, một số các trưởng đã từng sinh hoạt bên Việt Nam định cư hay du học cùng vây quanh để xây dựng Đoàn TNTT này. Chỉ hơn 1 năm thì cuối năm 16/3/2019 đại dịch Covid 19 đã hoành hành; việc sinh hoạt tạm dừng, chỉ còn trên Zoom với nhau để đọc kinh cầu nguyện. Vào tháng 19/7/2020 Đại dịch đã biến mất và phong trào trở lại với mức độ cực kỳ nhanh chóng. Các dự trưởng đi các đòan TNTT Canada giúp đỡ tạo nên được 14 trưởng, 20 dự trưởng và các em ngày càng gia tăng. Cũng ngay sau khi đại dịch chấm dứt, Đức Giám Mục Giáo Phận Calgary chấp thuận cho được có thánh lễ lúc 4:15 cho giới trẻ.
Tính ngược lại thì đoàn TNTT phục vụ sinh hoạt theo chương trình dài hạn và chung của liên Đoàn Thiếu Nhi trên thế giới. Các Trưởng đã nhận lời học 1 khóa tu nghiệp Việt Ngữ do Ban Giám Hiệu Trường Việt Ngữ Người Việt tại đây giúp đỡ, nên kể từ năm 2022 phụ trách chương trình Việt Ngữ cho đến nay. Với việc sinh hoạt và học tập đoàn TNTT nay đã có 220 thành viên và ngay lập tức năm 2022đã thành lập ca đoàn TNTT lấy bổn mạng Thánh Teresa Hài Đồng Giesu. Đoàn còn có Ban Kèn Đồng để thổi trước và sau thánh lễ của các em. Ban Trắc của nhiều em phục vụ vào mỗi dịp Đại Hội Thánh Mẫu. Trưởng đã cùng với Ban Giáo Lý Thiếu Nhi D(ức Tin phân chia để dọc sách, xin tiền giỏ làm Thừa Tác Viên Thánh Thể. Một nhận xét của quý Đức Giám Mục và linh mục Tu sĩ tại Canada khi họp tại Surry từ Thứ Hai 8/9-12/9, đây là đoàn TNTT đang có số đông và hoạt động đều hòa mỗi tuần.
Một niềm hy vọng ngày càng phát triển nhờ ơn Chúa, Thánh Bổn Mạng Vinh Sơn Liêm sự giúp đỡ nhiệt tình của các phụ huynh và những vị ân nhân, các em có được mỗi buổi chiều thứ Bảy Sinh hoạt, học Việt ngữ, học giáo lý, tham dự thánh lễ rồi ở lại tập hát và lúc 7 giờ sau khi ca đoàn tập hát xong có một bữa ăn Không Đồng Thánh Teresa. Thật hạnh phúc cho giới trẻ tại đây và các nơi. Chúng ta cùng tạ ơn Chúa
Vinceté Phạm Đào Quốc Duy tường trình
Giáo xứ Thánh Vinh Sơn Liêm tại Clagary Canada đã có Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể được 6 năm 2018-2024.
Photos:
Vào dịp lễ Thánh Vinh Sơn Liêm 7/11/2018. Sau khi nhận giáo xứ Thánh Vinh Sơn Liêm vào thàng 8/2027, cha xứ JB Nguyễn Đức Vượng và Cha phó Giuse Phạm Công Liêm đã thành lập đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể vì nhận thấy tầm quan trọng và cần được huấn luyện các bạn trẻ được biết Hy Sinh, Cầu Nguyện, Rước Lễ và làm Việc Tông Đồ như là châm ngôn giúp các bạn trẻ gần gũi với Chúa, với Thánh Đường và lớn lên trong tình yêu của gia đình Việt Nam.
Việc thành lập đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể đã được các phụ huỳnh, một số các trưởng đã từng sinh hoạt bên Việt Nam định cư hay du học cùng vây quanh để xây dựng Đoàn TNTT này. Chỉ hơn 1 năm thì cuối năm 16/3/2019 đại dịch Covid 19 đã hoành hành; việc sinh hoạt tạm dừng, chỉ còn trên Zoom với nhau để đọc kinh cầu nguyện. Vào tháng 19/7/2020 Đại dịch đã biến mất và phong trào trở lại với mức độ cực kỳ nhanh chóng. Các dự trưởng đi các đòan TNTT Canada giúp đỡ tạo nên được 14 trưởng, 20 dự trưởng và các em ngày càng gia tăng. Cũng ngay sau khi đại dịch chấm dứt, Đức Giám Mục Giáo Phận Calgary chấp thuận cho được có thánh lễ lúc 4:15 cho giới trẻ.
Tính ngược lại thì đoàn TNTT phục vụ sinh hoạt theo chương trình dài hạn và chung của liên Đoàn Thiếu Nhi trên thế giới. Các Trưởng đã nhận lời học 1 khóa tu nghiệp Việt Ngữ do Ban Giám Hiệu Trường Việt Ngữ Người Việt tại đây giúp đỡ, nên kể từ năm 2022 phụ trách chương trình Việt Ngữ cho đến nay. Với việc sinh hoạt và học tập đoàn TNTT nay đã có 220 thành viên và ngay lập tức năm 2022đã thành lập ca đoàn TNTT lấy bổn mạng Thánh Teresa Hài Đồng Giesu. Đoàn còn có Ban Kèn Đồng để thổi trước và sau thánh lễ của các em. Ban Trắc của nhiều em phục vụ vào mỗi dịp Đại Hội Thánh Mẫu. Trưởng đã cùng với Ban Giáo Lý Thiếu Nhi D(ức Tin phân chia để dọc sách, xin tiền giỏ làm Thừa Tác Viên Thánh Thể. Một nhận xét của quý Đức Giám Mục và linh mục Tu sĩ tại Canada khi họp tại Surry từ Thứ Hai 8/9-12/9, đây là đoàn TNTT đang có số đông và hoạt động đều hòa mỗi tuần.
Một niềm hy vọng ngày càng phát triển nhờ ơn Chúa, Thánh Bổn Mạng Vinh Sơn Liêm sự giúp đỡ nhiệt tình của các phụ huynh và những vị ân nhân, các em có được mỗi buổi chiều thứ Bảy Sinh hoạt, học Việt ngữ, học giáo lý, tham dự thánh lễ rồi ở lại tập hát và lúc 7 giờ sau khi ca đoàn tập hát xong có một bữa ăn Không Đồng Thánh Teresa. Thật hạnh phúc cho giới trẻ tại đây và các nơi. Chúng ta cùng tạ ơn Chúa
Vinceté Phạm Đào Quốc Duy tường trình
VietCatholic TV
Đại tang của Nga: 24h 1950 lính tử trận cùng 23 xe tăng, 81 thiết giáp. Xử lính Mỹ lộ bí mật cho Nga
VietCatholic Media
04:03 13/11/2024
1. Con số đàn ông Nga tử trận ở Ukraine vượt quá tỷ lệ sinh hàng ngày
Nước Nga mất nhiều nam giới trong một ngày hơn cả tỷ lệ sinh nam hằng ngày gần đây, khi nước này đạt số thương vong cao nhất trong một ngày kể từ khi Mạc Tư Khoa xâm lược Ukraine.
Theo bản cập nhật mới nhất của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine, có khoảng 1.950 binh sĩ Nga đã thiệt mạng vào hôm Thứ Hai, 11 Tháng Mười Một.
Con số này cao hơn số lượng trung bình nam giới sinh ra mỗi ngày vào năm 2022, năm gần đây nhất mà Phòng nghiên cứu Statista ghi lại dữ liệu. Vào năm 2022, có khoảng 670.200 bé trai được sinh ra, trung bình mỗi ngày có 1.836 bé trai.
Điều đáng chú ý là năm 2022 chứng kiến sự sụt giảm về số ca sinh ở cả bé gái và bé trai, trong bối cảnh khủng hoảng tỷ lệ sinh trên toàn quốc, được cho là do tử vong trong chiến tranh Nga-Ukraine. Tỷ lệ sinh trung bình hàng ngày của bé trai trong năm 2021 và 2020 là trên 1.950.
Theo báo cáo của tờ The Economic Times, trùm mafia Vladimir Putin đang xem xét việc mở một bộ mới trong chính phủ Nga gọi là “bộ tình dục”. Danh xưng này khiến người ta kinh hoàng. Một số nhà phê bình cho rằng cách thức nhà độc tài Vladimir Putin đặt tên cho một cơ quan cấp bộ phản ánh rõ nét nhất rằng Nga không phải là một quốc gia Kitô Giáo như Thượng Phụ Kirill vẫn rêu rao. Nó là một quốc gia duy vật băng hoại về mọi mặt.
Bộ mới này phụ trách khuyến khích các nữ sinh viên trong độ tuổi từ 18 đến 23 ở một số khu vực, bao gồm Khabarovsk, có con. Họ sẽ được trả 900 bảng Anh (khoảng 1.160 đô la) để sinh một đứa con. Một số nhà đạo đức đã tỏ ra băn khoăn vì ở độ tuổi đó hầu hết phụ nữ chưa lập gia đình. Họ có thể có bạn trai nhưng chưa muốn kết hôn và có cuộc sống gia đình ổn định. Nhiều linh mục Chính Thống Giáo cáo buộc rằng đây là một chính sách thương thiên hại lý gây nguy hiểm cho đạo đức xã hội.
Vào tháng 9, Nga ghi nhận tỷ lệ sinh thấp nhất trong 25 năm qua trong sáu tháng đầu năm 2024, với số ca sinh trẻ sơ sinh giảm xuống dưới 100.000.
Tỷ lệ sinh hiện tại của Nga là 1,5 trẻ em trên một phụ nữ, so với 1,8 trẻ em trên một phụ nữ ở Hoa Kỳ. Tỷ lệ sinh cần thiết là 2,1 để duy trì dân số.
Mức trợ cấp khi sinh một đứa con khác nhau ở các vùng khác nhau của Nga, trong đó mức trợ cấp khi sinh một đứa con lên tới 8.500 bảng Anh (gần 11.000 đô la) cho đứa con đầu lòng tại thành phố Chelyabinsk.
Chính phủ Nga đã thảo luận và thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích để thuyết phục người dân sinh thêm con. Mạc Tư Khoa thậm chí còn đề xuất sử dụng tiền công quỹ để chi trả cho đêm tân hôn của các cặp đôi mới cưới tại khách sạn, lên tới 26.300 rúp (khoảng 275 đô la), nhằm thúc đẩy việc mang thai.
Ngoài việc trả tiền cho sinh viên nữ để sinh con, chính phủ Nga còn nỗ lực tăng số lượng trẻ em được sinh ra bằng cách khuyến khích phụ nữ thụ thai khi đang làm việc.
Bộ trưởng Y tế khu vực Yevgeny Shestopalov phát biểu trên truyền hình Nga rằng phụ nữ nên “sinh con vào những thời điểm nghỉ phép”.
“ Bận rộn với công việc không phải là lý do chính đáng mà là cái cớ khập khiễng. Bạn có thể sinh con trong thời gian nghỉ giải lao, vì cuộc sống trôi qua quá nhanh”, ông nói thêm.
Năm ngoái, thành viên Duma Nga Valery Seleznyov đã thúc đẩy việc thả tù nhân nữ để sinh con nhằm tăng tỷ lệ sinh của đất nước. Phần còn lại của bản án của họ sẽ bị hủy bỏ vì làm như vậy.
Thứ Hai là ngày thứ hai liên tiếp số thương vong của Nga phá vỡ kỷ lục, nâng tổng số thương vong lên 1.770 người mà Kyiv báo cáo vào Chúa Nhật.
Trước hai ngày tổn thất lớn cuối cùng, kỷ lục trước đó được lập vào giữa tháng 5, khi có báo cáo rằng Mạc Tư Khoa phải chịu 1.740 thương vong chỉ trong một ngày.
[Newsweek: Russia's Loss of Men in Ukraine Surpasses Daily Birth Rate]
2. Tổng Tư Lệnh quân đội Anh: Tháng 10 là tháng tồi tệ nhất đối với Nga kể từ khi bắt đầu chiến tranh Ukraine
Hôm Chúa Nhật, 10 Tháng Mười Một, Tổng tham mưu trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh Tony Radakin cho biết tháng trước, Nga đã phải chịu tổn thất quân sự lớn nhất kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine trong khi vẫn giành được thêm lãnh thổ.
Radakin cho biết trong một cuộc phỏng vấn với BBC rằng quân đội của Putin “trung bình có hơn 1.500 người thiệt mạng hoặc bị thương mỗi ngày”.
Radakin cho biết: “Nga đang phải trả giá đắt cho cuộc xâm lược của Putin” và “sắp có 700.000 người thiệt mạng hoặc bị thương”.
Radakin cho biết trong khi những thành quả của Nga đang gây áp lực lên mặt trận Ukraine, thì Mạc Tư Khoa lại đang phải chịu tổn thất “vì những vùng đất nhỏ bé”.
Điện Cẩm Linh không cung cấp số liệu về tác động của cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022 đối với quân đội Nga. Một báo cáo của tờ Wall Street Journal vào tháng 9 cho biết hơn một triệu người ở cả hai bên đã bị thương hoặc thiệt mạng kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu. Các quan chức Hoa Kỳ đã nói với các phóng viên vào tháng trước rằng Nga đã phải chịu hơn 600.000 người chết hoặc bị thương.
Con số thương vong ước tính của quân đội Nga cao gấp 40 lần so với số thương vong mà họ phải chịu trong cuộc xâm lược Afghanistan kéo dài một thập niên vào những năm 1980.
Radakin phát biểu sau khi một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa lớn làm rung chuyển Mạc Tư Khoa và vùng ngoại ô vào sáng sớm Chúa Nhật, trong khi một làn sóng máy bay điều khiển từ xa lớn của Nga nhắm vào Ukraine. Thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergey Sobyanin cho biết tổng cộng 32 máy bay điều khiển từ xa đã bị bắn hạ ở vùng ngoại ô thủ đô Nga.
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết vào Chúa Nhật rằng Nga đã “phóng với mức độ kỷ lục 145 chiếc Shahed và các máy bay điều khiển từ xa tấn công khác vào Ukraine”.
Trong vài tuần qua, Ukraine đã phải vật lộn để ngăn chặn Nga tiến vào khu vực Donetsk. Tháng trước, quân đội Nga đã giành được quyền kiểm soát hoàn toàn thị trấn quan trọng Vuhledar của Ukraine sau hơn hai năm nỗ lực để làm được điều đó.
Trong tuần cuối cùng của tháng 10, Nga đã chiếm giữ nhiều đất đai của Ukraine hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ khi chiến tranh bắt đầu, Bloomberg đưa tin.
Vào cuối ngày thứ Bảy, Putin đã ký thành luật một hiệp ước với Bắc Hàn, buộc hai nước phải cung cấp viện trợ quân sự ngay lập tức bằng “mọi cách” nếu một trong hai bên bị tấn công. Thỏa thuận này đánh dấu mối liên kết mạnh mẽ nhất giữa Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
[Politico: October was worst month for Russia since start of Ukraine war, UK official says]
3. Người tiết lộ thông tin Ngũ Giác Đài Jack Teixeira bị kết án 15 năm tù
Một thẩm phán liên bang hôm thứ Ba đã tuyên án kẻ tiết lộ bí mật của Ngũ Giác Đài Jack Teixeira mức án 15 năm tù.
Teixeria, 22 tuổi, là lính Không quân Vệ binh Quốc gia đến từ Massachusetts, đã nhận tội vào tháng 3 vì tiết lộ các tài liệu quân sự tuyệt mật liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine.
Dư luận tại Ukraine cho rằng bản án quá nhẹ. Những tiết lộ của Teixeria đã khiến Nga giành được nhiều lợi thế quan trọng và nhiều người Ukraine đã phải chết vì trò ngu xuẩn của tên này. Đặc biệt là khi tòa tuyên án, Teixeria thản nhiên không một chút xúc động, nếu không muốn nói là khá tự hào về việc đã có thể đẩy được một số lớn quân dân Ukraine vào chỗ chết.
Tháng Tư năm ngoái, 2023, FBI đã bắt giữ Teixeria bị nghi ngờ chịu trách nhiệm về vụ rò rỉ các tài liệu quốc phòng mật của Hoa Kỳ tiết lộ bí mật quân sự và làm xáo trộn mối quan hệ của Washington với các đồng minh chủ chốt.
Teixeira có cấp bậc binh nhất không quân (Airman first class) thuộc Cánh Tình báo 102 của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Không quân Massachusetts với chức danh “người hành trình hệ thống vận tải mạng”, chịu trách nhiệm duy trì hoạt động của Internet tại các căn cứ không quân. Anh ta gia nhập đội cận vệ vào năm 2019.
Teixeira được xác định là người đứng đầu một nhóm trò chuyện trực tuyến, nơi lần đầu tiên tải lên hàng trăm bức ảnh về các tài liệu bí mật và tối mật, từ cuối năm ngoái đến tháng 3. Nhóm trực tuyến tự gọi mình là Thug Shaker Central, bao gồm 20 đến 30 thanh thiếu niên tập hợp lại với nhau bởi niềm đam mê súng ống, quân trang và trò chơi điện tử. Ngôn ngữ phân biệt chủng tộc là một đặc điểm chung của nhóm.
Các cựu thành viên của Thug Shaker Central đã nói với tổ chức báo chí điều tra Bellingcat, Washington Post và New York Times rằng các tài liệu được chia sẻ với mục đích rõ ràng là nhằm gây ấn tượng với những người còn lại trong nhóm, hơn là để đạt được bất kỳ kết quả chính sách đối ngoại cụ thể nào.
New York Times cho biết họ đã xem khoảng 300 tài liệu, chỉ một phần trong số đó được báo cáo cho đến nay, cho thấy thiệt hại về an ninh quốc gia có thể tồi tệ hơn những gì đã được thừa nhận cho đến nay.
Một trong những cách vụ rò rỉ có thể ảnh hưởng đến an ninh của Hoa Kỳ là nó khiến các đồng minh cảnh giác trong việc chia sẻ thông tin tình báo với Mỹ.
Phát ngôn nhân của Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Patrick Ryder cho biết: “Chúng ta có các quy tắc. Mỗi người trong chúng ta đều ký một thỏa thuận không tiết lộ, vì vậy tất cả các dấu hiệu cho thấy đây là một hành vi phạm tội.”
Một phần của cuộc điều tra về vụ rò rỉ sẽ xem xét làm thế nào một vệ binh quốc gia không quân 21 tuổi, đeo lon binh nhất, ở Massachusetts lại có thể truy cập vào tài liệu tuyệt mật quan trọng đối với lợi ích an ninh của Hoa Kỳ và đồng minh, bao gồm cả việc triển khai chiến trường ở Ukraine. Ngũ Giác Đài cho biết họ đang xem xét các chính sách của mình về bảo vệ tài liệu được phân loại, bao gồm cập nhật danh sách phân phối và đánh giá cách thức và nơi chia sẻ thông tin tình báo.
“Điều quan trọng là phải hiểu rằng đây không chỉ là về Bộ Quốc phòng. Đây là về chính phủ Hoa Kỳ,” Ryder nói. “Đây là về cách chúng ta bảo vệ và giữ gìn thông tin mật. Chúng ta có các quy trình nghiêm ngặt, vì vậy bất cứ khi nào xảy ra sự việc đều có cơ hội để xem xét và tinh chỉnh nó.”
[Newsweek: Pentagon Leaker Jack Teixeira Sentenced to 15 Years in Prison]
4. Tổng thống đắc cử Donald Trump lựa chọn Ngoại trưởng và Cố vấn An ninh Quốc gia đều là những người ủng hộ Ukraine
Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Ông Donald Trump đã quyết định trao các vị trí Ngoại trưởng và Cố vấn An ninh Quốc gia cho Marco Rubio và Michael Waltz. Những chính trị gia này thuộc phe chủ chiến của đảng và có xu hướng ủng hộ Ukraine hơn là những người theo chủ nghĩa biệt lập.
Thượng nghị sĩ Marco Rubio của Florida, phó chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện, đồng thời là thành viên cao cấp của Ủy ban Đối ngoại, được cho là sẽ được đề cử làm nhà lãnh đạo Bộ Ngoại giao, cơ quan chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
Thượng nghị sĩ Florida Rick Scott nói: “Rubio sẽ khôi phục lại vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ trên toàn thế giới.”
Theo luật của Hoa Kỳ, Ngoại trưởng tương lai sẽ được Quốc hội xác nhận vào năm tới. Đồng thời, một cơ quan truyền thông nhấn mạnh rằng xét đến sự lựa chọn đã đưa ra và thực tế là Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ kiểm soát cả Thượng viện và Hạ Viện, cho nên quyết định về nhân sự này sẽ không gặp bất kỳ vấn đề nào.
Rubio đã bỏ phiếu ủng hộ gói viện trợ năm 2024 cho Ukraine và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hỗ trợ gói này, thậm chí còn công khai chỉ trích các thành viên trong đảng của mình vì đã đặt câu hỏi về nhu cầu giúp đỡ Ukraine. Gần đây, ông đã thay đổi cách diễn đạt về cách chấm dứt chiến tranh nhưng vẫn nằm trong phe Cộng hòa ủng hộ Ukraine hơn.
Nghị sĩ Michael Waltz, cũng được bầu từ Florida, sẽ trở thành cố vấn an ninh quốc gia. Waltz, giống như Rubio, được biết đến với quan điểm chính sách đối ngoại diều hâu, trái ngược với lập trường biệt lập. Ông là con trai của những người nhập cư Cuba và đã xây dựng hình ảnh của mình bằng cách ủng hộ việc lật đổ các chính phủ độc tài trên khắp thế giới.
Tờ European Pravda đưa tin rằng Waltz là cựu chiến binh Quân đội Hoa Kỳ và là lính Mũ nồi xanh đầu tiên được bầu vào Quốc hội. Ông từng phục vụ trong Lực lượng đặc nhiệm của Quân đội Hoa Kỳ. Waltz có kinh nghiệm làm cố vấn tại Ngũ Giác Đài và cũng từng làm việc trong lĩnh vực quốc phòng với tư cách là giám đốc điều hành tại một nhà thầu của Bộ Quốc phòng. Ông đã làm việc tại Hạ viện về việc chống lại Trung Quốc và giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên của Trung Quốc và được coi là một trong những người chỉ trích Trung Quốc gay gắt nhất về các thành tích bất hảo về tự do tôn giáo.
Mặc dù thiếu kinh nghiệm trong chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump, Waltz vẫn duy trì mối quan hệ thân thiện với tổng thống đắc cử - một phần là vì Waltz đã tích cực bảo vệ cựu tổng thống trong các lần xuất hiện trên Fox News - và cố vấn cho ông về các vấn đề an ninh quốc gia.
Ông ủng hộ việc tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine, nhưng nhấn mạnh vào việc kiểm soát việc chi tiêu tiền đóng thuế của người dân Hoa Kỳ.
[Kyiv Independent: Trump's choice of candidates for Secretary of State and National Security Advisor support Ukraine]
5. Cuộc chiến ở Ukraine gây ra mối đe dọa cho nước Mỹ, nhà lãnh đạo NATO nhấn mạnh trong thông điệp gửi Tổng thống đắc cử Donald Trump
Tổng thư ký NATO Mark Rutte hôm thứ ba đã phát biểu trong một thông điệp rõ ràng gửi tới Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Ông Donald Trump rằng cuộc chiến của Nga với Ukraine cũng là mối đe dọa an ninh đối với Hoa Kỳ.
“Nga đang ngày càng xích lại gần các đồng minh Iran, Bắc Hàn và Trung Quốc... Điều này không chỉ đe dọa Âu Châu mà còn cả Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Bắc Mỹ”, Rutte phát biểu trước cuộc gặp song phương với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Paris.
Đây không phải là lần đầu tiên kể từ khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tái đắc cử, Rutte nhấn mạnh rằng cuộc xâm lược Ukraine của Nga là vấn đề an ninh đối với Hoa Kỳ — và thế giới. Tuần trước, ông cho biết sự tham gia của Bắc Hàn đe dọa khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Các nhà lãnh đạo quốc phòng Âu Châu đang rất muốn Tổng thống đắc cử Donald Trump tiếp tục giúp Ukraine chống lại Nga, vì tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ - người hoài nghi sâu sắc về NATO - có khả năng ngừng viện trợ quân sự, rút khỏi Âu Châu và thay vào đó tập trung vào Trung Quốc.
Vào cuối tuần, con trai ông, Ông Donald Trump Jr., đã chế giễu Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy về việc “mất tiền trợ cấp”.
Trong khi tên của Tổng thống đắc cử Donald Trump không được nhắc đến tại Paris, những tuyên bố của Rutte và Macron đều chứa đầy ẩn ý nhắm vào tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ.
Tổng thư ký NATO rất muốn nhắc đến Iran và Trung Quốc — hai quốc gia mà Tổng thống đắc cử Donald Trump có quan điểm cứng rắn — và cho biết việc Nga chia sẻ công nghệ hỏa tiễn với Bắc Hàn có thể gây ra “mối đe dọa trực tiếp” đối với Hoa Kỳ. “Chúng ta phải đoàn kết lại... Để làm như vậy, chúng ta phải giữ cho liên minh xuyên Đại Tây Dương của mình vững mạnh”, ông nói.
Macron cho biết ưu tiên là bảo đảm Ukraine, Âu Châu và NATO vẫn “mạnh mẽ”.
Trong những gì có vẻ như là một lời cảnh báo dành cho Tổng thống đắc cử Donald Trump - người đã tuyên bố trong chiến dịch tranh cử rằng ông có thể chấm dứt chiến tranh của Nga chỉ trong một ngày - tổng thống Pháp đã nói: “Sẽ không có gì được quyết định về Ukraine nếu không có người Ukraine, cũng như các quyết định về Âu Châu nếu không có người Âu Châu.”
Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng Âu Châu từ lâu đã giao phó vấn đề an ninh của mình cho Hoa Kỳ - mặc dù ông nói thêm rằng Pháp không làm như vậy - và một lần nữa kêu gọi Âu Châu trở nên mạnh mẽ hơn trong NATO - nơi mà Pháp và Đức gọi là “trụ cột Âu Châu” của liên minh.
“Đó là những gì chúng ta mong đợi từ chính quyền Mỹ và điều đó hoàn toàn đúng”, Macron nói, đồng thời một lần nữa kêu gọi Âu Châu tăng cường năng lực quân sự của riêng mình.
Chuyến thăm Paris của Rutte diễn ra sau chuyến đi tới Berlin và Rôma vào tuần trước khi ông đảm nhiệm vai trò mới là nhà lãnh đạo NATO.
[Politico: Ukraine war poses threat to America, NATO chief stresses in message to Trump]
6. Jake Sullivan cho biết Tổng thống Biden sẽ tiếp tục thúc đẩy viện trợ cho Ukraine và lệnh ngừng bắn ở Gaza
Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan cho biết hôm Chúa Nhật rằng trong 71 ngày cuối cùng tại Tòa Bạch Ốc, chính quyền Tổng thống Biden sẽ tiếp tục thúc đẩy hỗ trợ cho Ukraine.
Sullivan trả lời người dẫn chương trình Margaret Brennan trên chương trình “Face the Nation” của CBS rằng: “Đường lối của chúng tôi vẫn giống như trong hai năm rưỡi qua, đó là đưa Ukraine vào vị thế mạnh nhất có thể trên chiến trường để cuối cùng họ sẽ có vị thế mạnh nhất có thể tại bàn đàm phán”.
Sullivan nói vào Chúa Nhật. “Ukraine nên tự quyết định về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình khi nào và bằng cách nào để đi đến bàn đàm phán”. “Ukraine nên tự quyết định về Hoa Kỳ và liên minh các quốc gia mà chúng ta đã xây dựng để tiếp tục cung cấp cho Ukraine các phương tiện để tự vệ trước sự xâm lược tàn bạo của Nga”.
Tổng thống Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump có kế hoạch gặp nhau vào thứ Tư để thảo luận các vấn đề chính sách đối nội và đối ngoại hàng đầu, bao gồm “những gì đang diễn ra ở Âu Châu, Á Châu và Trung Đông”, Sullivan nói thêm.
Ông nhấn mạnh rằng đến ngày 20 tháng Giêng, Tổng thống Biden có kế hoạch chi toàn bộ số nguồn lực và viện trợ cho Ukraine mà Quốc hội đã phê duyệt, cũng như trình bày với chính quyền sắp tới rằng Hoa Kỳ nên tiếp tục cung cấp khoản viện trợ đó.
Sullivan nói tiếp: “Bỏ rơi Ukraine có nghĩa là sẽ có nhiều bất ổn hơn ở Âu Châu và cuối cùng, như thủ tướng Nhật Bản đã nói, nếu chúng ta rời khỏi Ukraine ở Âu Châu, câu hỏi về cam kết của Hoa Kỳ đối với các đồng minh của chúng ta ở Á Châu sẽ ngày càng lớn”.
Khi được hỏi liệu Nga có phải đối mặt với hậu quả khi can thiệp vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ hay không, ông cho biết việc giúp đỡ Ukraine “đã gây ra nhiều tổn thất đáng kể cho Nga” và nhấn mạnh đến các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Nga.
Sullivan cũng nói về sự tham gia của Hoa Kỳ vào cuộc xung đột ở Trung Đông có thể thay đổi như thế nào dưới thời chính quyền mới, đồng thời nhấn mạnh rằng tại thời điểm này, Hamas đang ngăn cản một thỏa thuận ngừng bắn với Israel ở Gaza.
Sullivan nói với Brennan rằng: “Điều chúng ta cần làm là khiến phần còn lại của thế giới tiếp tục gia tăng áp lực buộc Hamas phải ngồi vào bàn đàm phán để đạt được thỏa thuận ở Gaza, vì chính phủ Israel đã tuyên bố rằng họ đã sẵn sàng thực hiện một bước đi tạm thời theo hướng đó”.
Sullivan cho biết ông tin rằng “vào một thời điểm nào đó, chính phủ Israel muốn thực hiện một thỏa thuận đưa công dân của mình trở về nhà. Tôi không nghĩ rằng họ thực hiện thỏa thuận đó vì chính trị Hoa Kỳ. Tôi nghĩ rằng họ thực hiện thỏa thuận đó để cố gắng bảo vệ Israel, và tôi hy vọng trong những tuần tới, chúng ta sẽ thấy tiến triển”. Ông cũng cho biết rằng Hoa Kỳ cũng đã tích cực tham gia vào các cuộc thảo luận với chính phủ Israel liên quan đến cuộc xung đột của nước này với Li Băng.
[Politico: Biden will continue to push for Ukraine aid, Gaza cease-fire, Jake Sullivan said]
7. Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử đại sứ Hoa Kỳ mới tại Liên Hiệp Quốc với hồ sơ hơi lộn xộn về viện trợ cho Ukraine
Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Ông Donald Trump đã đề cử nữ nghị sĩ đảng Cộng hòa Elise Stefanik làm Đại sứ Hoa Kỳ tiếp theo tại Liên Hiệp Quốc, theo tuyên bố của ông vào ngày 10 tháng 11. Ông nói: “Elise là một chiến binh Mỹ vô cùng mạnh mẽ, cứng rắn và thông minh”.
Stefanik đã thể hiện quan điểm trái chiều về viện trợ của Ukraine trong vài năm qua. Trong khi bà từng ủng hộ việc tăng cường viện trợ quân sự của Hoa Kỳ cho Ukraine và thậm chí còn đồng tác giả luật áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga trước khi cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine bắt đầu, thì kể từ đó bà lại phản đối các gói viện trợ tiếp theo.
Vào tháng 4, bà đã bỏ phiếu chống lại gói viện trợ 61 tỷ đô la cho Ukraine, với lý do bà muốn ưu tiên các vấn đề trong nước như tình hình biên giới Hoa Kỳ-Mexico.
Chính quyền Tổng thống Biden đã cam kết gửi cho Kyiv số tiền viện trợ quân sự còn lại là 6 tỷ đô la trước khi nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống đắc cử Donald Trump bắt đầu. Sullivan cho biết số tiền đó sẽ được gửi “đúng hạn và đầy đủ” trước ngày 20 tháng Giêng.
[Ukrainska Pravda: Trump nominates new US ambassador to UN with mixed record on Ukraine aid]
8. Moldova phản đối Mạc Tư Khoa can thiệp bầu cử, bắn hạ máy bay điều khiển từ xa của Nga
Bộ Ngoại giao Moldova cho biết vào ngày 12 tháng 11 rằng họ đã trao công hàm phản đối cho Đại sứ Nga mới được bổ nhiệm, Oleg Ozerov, về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống gần đây và việc bắn hạ hai máy bay điều khiển từ xa của Nga trên lãnh thổ Moldova.
Chính quyền Moldova, các nhà quan sát độc lập và các quan chức từ Liên Hiệp Âu Châu và Hoa Kỳ đã chỉ ra một chiến dịch gây ảnh hưởng xấu liên quan đến các mạng lưới tội phạm và các nhóm chính trị có liên hệ với Nga. Các nhà lập pháp Moldova tuyên bố rằng Mạc Tư Khoa đã chi hàng triệu đô la để tài trợ cho Alexandr Stoianoglo, một ứng cử viên thân Nga đã thua Tổng thống Maia Sandu trong cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11.
Bộ Ngoại giao đã phản đối đại sứ Nga về “sự can thiệp bất hợp pháp của Nga vào các cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý ở Moldova nhằm làm sai lệch kết quả, phá hoại và làm mất tính hợp pháp của tiến trình dân chủ ở Moldova”.
“Bộ Ngoại giao đã nhiều lần kêu gọi chính quyền Nga ngay lập tức chấm dứt các hành động này và kiềm chế mọi hành động can thiệp vào công việc nội bộ của Moldova trong tương lai”, tuyên bố viết.
Ngoài ra, Moldova lên án hành động vi phạm không phận của nước này của máy bay điều khiển từ xa Nga vào ngày 10 tháng 11. Chính quyền Moldova đã tìm thấy hai máy bay điều khiển từ xa của Nga ở các quận Căușeni và Rîșcani sau một cuộc tấn công hàng loạt bằng máy bay điều khiển từ xa của Nga nhằm vào Ukraine.
“Những cuộc xâm nhập hung hăng như vậy là hành vi vi phạm nghiêm trọng và là cử chỉ không thân thiện của Liên bang Nga và gây nguy hiểm đến tính mạng của thường dân”, tuyên bố viết.
Vào tối ngày 12 tháng 11, lực lượng thực thi pháp luật Moldova đã xác nhận việc bắn hạ thêm một máy bay điều khiển từ xa nữa ở nước này, đây là máy bay thứ ba trong ba ngày qua.
Máy bay điều khiển từ xa được phát hiện ở ngoại ô làng Coșernița, thuộc quận Florești, miền trung Moldova.
[Kyiv Independent: Moldova protests to Moscow over election interference, downing of Russian drones]
9. Đồng minh NATO cho rằng việc cắt giảm viện trợ cho Ukraine có thể là ‘giải pháp’ cho cuộc xung đột
Theo thủ tướng một quốc gia thành viên NATO, các đồng minh của Ukraine đang kéo dài cuộc chiến bằng cách tiếp tục ủng hộ nước này. Ông ta đã bày tỏ quan điểm ủng hộ khả năng thay đổi chính sách đối ngoại dưới thời chính quyền của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Thủ tướng Slovakia Robert Fico cho biết hôm thứ Bảy rằng việc cắt giảm viện trợ của Hoa Kỳ sẽ “là con đường dẫn đến giải pháp”, đồng thời nói thêm rằng “cuộc chiến sẽ không kết thúc chừng nào phương Tây còn ủng hộ mạnh mẽ Ukraine”.
Theo Viện Kiel, kể từ khi Nga xâm lược nước láng giềng vào năm 2022, Ukraine đã nhận được hơn 200 tỷ đô la hỗ trợ quân sự, tài chính và nhân đạo từ Hoa Kỳ và các cường quốc Âu Châu, với 90 tỷ đô la nữa được cam kết giúp nước này đẩy lùi lực lượng của Mạc Tư Khoa.
Trong cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình và phát thanh Slovakia, gọi tắt là STVR, một đài truyền hình công cộng do nhà nước tài trợ, Fico bày tỏ sự hoài nghi về hiệu quả của việc duy trì mức hỗ trợ cao này.
Trước đây là một phần của Tiệp Khắc trong Khối phía Đông do Liên Xô kiểm soát, Slovakia, tên chính thức là Cộng hòa Slovakia, đã trở thành một quốc gia độc lập vào ngày 1 Tháng Giêng năm 1993 và có chung biên giới với Ukraine, Hung Gia Lợi, Ba Lan, Áo và Cộng hòa Tiệp.
Hoa Kỳ hiện là nhà tài trợ lớn nhất của Ukraine, cung cấp phần lớn viện trợ quân sự trực tiếp cho quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá này, cũng như một khoản tiền hỗ trợ nhân đạo đáng kể.
Nhưng việc Ông Donald Trump tái đắc cử gần đây đã dẫn đến suy đoán rằng Hoa Kỳ có thể sớm rút lại sự hỗ trợ này, vì những nghi ngờ mà ông và những người đại diện nêu ra về việc sử dụng tiền của Hoa Kỳ cho một cuộc xung đột ở nước ngoài.
Cố vấn An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CBS News hôm Chúa Nhật rằng Tổng thống Biden quyết tâm rằng chính quyền tiếp theo sẽ không “rời xa Ukraine”, điều mà ông cho là có thể làm dấy lên nghi ngờ về cam kết của Mỹ đối với các đồng minh toàn cầu khác.
Tuy nhiên, theo báo cáo về cuộc phỏng vấn của ông trên trang web Euractiv, Fico cho biết ngay cả khi Hoa Kỳ ngừng hỗ trợ cho Ukraine, Liên minh Âu Châu cũng không nên phải lấp đầy khoảng trống này.
Bản thân Fico, một tên xã hội chủ nghĩa thân Nga, là người hoài nghi sâu sắc về sự hỗ trợ của Ukraine, đồng thời là người ủng hộ việc cải thiện quan hệ với Mạc Tư Khoa.
Vào tháng 10 năm 2023, Fico mới đắc cử đã tuyên bố rằng chính phủ của ông sẽ “không còn cung cấp vũ khí cho Ukraine”, phù hợp với những lời hứa trong chiến dịch tranh cử của thủ tướng, bao gồm cả việc giảm lệnh trừng phạt đối với Nga và khôi phục quan hệ với nước này sau chiến tranh.
“Tôi sẽ ủng hộ việc không viện trợ quân sự cho Ukraine… Việc dừng ngay lập tức các hoạt động quân sự là giải pháp tốt nhất mà chúng ta có cho Ukraine,” Fico nói. “Liên Hiệp Âu Châu nên thay đổi từ một nhà cung cấp vũ khí thành một người gìn giữ hòa bình.”
Tuy nhiên, vào tháng 4, Euractiv đưa tin rằng Fico đã khẳng định sự ủng hộ của mình đối với toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và lên án hành động của Nga là “vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế”.
Nhưng Fico được biết đến là một trong những nhà lãnh đạo thân Điện Cẩm Linh nhất Âu Châu, cùng với Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban.
Trong cuộc phỏng vấn với STVR vào thứ Bảy, Fico đã bảo vệ sự xuất hiện gần đây của mình trên đài truyền hình nhà nước Nga Rossiya 1. Cuộc phỏng vấn ngày 30 tháng 10 đã bị chỉ trích rộng rãi ở Slovakia, khi cựu thủ tướng Igor Matovič gọi Fico là “con chồn phản bội khủng khiếp”.
Trong cuộc phỏng vấn với Rossiya 1, Fico cũng nói với nhà báo Nga Olga Skabeyeva rằng phương Tây đã “kéo dài chiến tranh” bằng cách hỗ trợ Ukraine.
[Newsweek: NATO Ally Suggests Reducing Ukraine Aid Could Be 'Solution' to the Conflict]
10. ‘Hoàn toàn là hư cấu’ — Điện Cẩm Linh phủ nhận Putin và Tổng thống đắc cử Donald Trump đã thảo luận về Ukraine qua điện thoại sau chiến thắng bầu cử
Điện Cẩm Linh đã phủ nhận thông tin cho rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump đã nói chuyện trực tiếp với Putin qua điện thoại vào ngày 7 tháng 11, coi tuyên bố này là “hoàn toàn bịa đặt”.
Tờ Washington Post trích dẫn nguồn tin thân cận với vấn đề này, đưa tin vào ngày 10 tháng 11 rằng cuộc gọi đã diễn ra, đồng thời khẳng định Tổng thống đắc cử Donald Trump đã khuyên Putin không nên leo thang chiến tranh ở Ukraine và nhấn mạnh sự hiện diện quân sự đáng kể của Washington ở Âu Châu.
Theo một số nguồn tin, Tổng thống đắc cử Donald Trump và Putin cũng thảo luận về tầm quan trọng của hòa bình ở Âu Châu, trong đó Tổng thống đắc cử Donald Trump bày tỏ mong muốn tiếp tục các cuộc đối thoại nhằm “sớm giải quyết cuộc chiến ở Ukraine”.
Phát biểu vào ngày 11 tháng 11, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov đã bác bỏ các báo cáo.
“Đây là ví dụ sinh động nhất về phẩm chất thông tin hiện đang được công bố, đôi khi thậm chí còn được đăng trên các cơ quan truyền thông khá uy tín”, ông nói với Interfax.
“Điều này hoàn toàn không đúng sự thật. Đây hoàn toàn là hư cấu, đây chỉ là thông tin sai lệch.”
Tờ Washington Post cũng đưa tin rằng Ukraine đã được thông báo về cuộc gọi này trước khi nó diễn ra, một tuyên bố bị Bộ Ngoại Giao Ukraine phủ nhận.
“Các báo cáo cho rằng phía Ukraine đã được thông báo trước về cuộc gọi bị cáo buộc là sai. Sau đó, Ukraine không thể chấp thuận hoặc phản đối cuộc gọi”, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Heorhii Tykhyi nói với Reuters vào ngày 11 tháng 11.
Cuộc gọi được cho là diễn ra trong bối cảnh có nhiều bất ổn về đường lối của Tổng thống đắc cử Donald Trump trong việc điều chỉnh lại mối quan hệ của Hoa Kỳ với các đồng minh và đối thủ toàn cầu sau chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 5 tháng 11.
Vào ngày 7 tháng 11, Tổng thống đắc cử Donald Trump nói với NBC rằng ông đã nói chuyện với khoảng 70 nhà lãnh đạo thế giới kể từ khi thắng cử, bao gồm cả Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, và Elon Musk cũng tham gia cuộc gọi đó.
Trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã cam kết sẽ chấm dứt ngay lập tức cuộc chiến ở Ukraine nhưng không đưa ra kế hoạch cụ thể.
[Kyiv Independent: 'Pure fiction' — Kremlin denies Putin and Trump discussed Ukraine by phone after election victory]
11. Người đàn ông bị bắt bên ngoài quốc hội Anh sau khi có báo cáo về người mang theo dao
Một người đàn ông đã bị bắt giữ sau khi có báo cáo về một người mang theo dao bên ngoài Tòa nhà Quốc hội Anh.
Lực lượng cảnh sát Luân Đôn cho biết trong một tuyên bố rằng các sĩ quan của Sở Cảnh sát Thủ đô đã được triệu tập lúc 2 giờ 01 phút chiều thứ Ba và bắt giữ một người đàn ông 34 tuổi vì tình nghi tàng trữ vũ khí tấn công ở nơi công cộng.
Khu vực xung quanh Carriage Gate — một lối vào nổi bật của Tòa nhà Quốc hội — đã bị phong tỏa. Cảnh sát cho biết không có thương vong nào được báo cáo.
Phát ngôn nhân của Sở Cảnh sát Thủ đô cho biết thêm: “Ở giai đoạn điều tra ban đầu này, vụ việc không được coi là liên quan đến khủng bố”.
Phát ngôn nhân của quốc hội Anh cho biết: “Chúng tôi biết về một vụ việc xảy ra bên ngoài Cổng xe ngựa. An ninh quốc hội và Cảnh sát đô thị đang có mặt và giải quyết tình hình.”
[Politico: Man arrested outside UK parliament after report of person with knives]
Kursk: Chỉ 6 ngày, 3 tiểu đoàn Nga-Bắc Hàn tử trận. Sợ bị bắt, Putin không dám đến Brazil phó hội
VietCatholic Media
16:45 13/11/2024
1. Quân đội Ukraine đã tiêu diệt ba tiểu đoàn Nga trong sáu ngày tại Kursk
Cuộc phản công của Nga tại Kursk, miền tây nước Nga đã bắt đầu đẫm máu và hỗn loạn. Sau sáu ngày, người điều khiển máy bay điều khiển từ xa Ukraine Kriegsforscher đã xác định được 77 xe thiết giáp của Nga bị phá hủy dọc theo rìa phía tây bắc của khu vực rộng 1.300km vuông mà quân đội Ukraine chiếm được tại Kursk.
Số lượng thiết bị này đủ cho ba tiểu đoàn Nga. Và theo Kriegsforscher, đó chỉ là những gì “có thể nhìn thấy và xác nhận bằng video”. Tổn thất thực tế của Nga có thể cao hơn nhiều.
Hôm Thứ Ba, 12 Tháng Mười Một, bộ tham mưu Ukraine đã báo cáo rằng Nga đã mất kỷ lục trong một ngày với 1.950 quân lính thiệt mạng và bị thương cũng như 104 xe thiết giáp bị phá hủy trên toàn bộ tuyến đầu dài 1290 km của cuộc chiến tranh rộng lớn hơn của Nga với Ukraine.
Trận chiến đang diễn ra ở Kursk chiếm một phần không cân xứng trong số những tổn thất này, vì cuộc giao tranh ở đó dữ dội gấp đôi so với các cuộc giao tranh ở các khu vực khác, theo Trung tâm Chiến lược Quốc phòng Ukraine, gọi tắt là CDS. “Lực lượng Nga duy trì tần suất tấn công cao ở Kursk, tiến hành các cuộc tấn công cách nhau từ 10 đến 15 phút”, CDS lưu ý.
Điện Cẩm Linh đã xây dựng lại một số trung đoàn và lữ đoàn bằng các phương tiện mới và quân tiếp viện của Bắc Hàn, bao gồm Lữ Đoàn Dù 51 và Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 810, sau đó ném chúng vào mỏm đá Kursk vào thứ năm.
“Nói chung, họ đang nỗ lực chiếm giữ càng nhiều càng tốt, vì nhiều lý do”, nhà phân tích Andrew Perpetua đã viết về người Nga. “Đầu tiên, họ đang cạn kiệt nguồn lực để chiến đấu; thứ hai, nền kinh tế của họ tồi tệ; thứ ba, họ coi Ukraine là dễ bị tổn thương; thứ tư, họ coi Hoa Kỳ là hoàn toàn bất lực”.
Gần một tuần sau, Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 810 đã củng cố các vị trí của mình xung quanh thị trấn Pogrebki, ở rìa mỏm đá. Nhưng họ đã làm như vậy với cái giá phải trả là hàng chục phương tiện—bao gồm cả xe BTR-82 mới xuất xưởng—và hàng trăm người.
Một bộ ba lữ đoàn mạnh mẽ của Ukraine, bao gồm Lữ đoàn cơ giới hạng nặng số 17 mới được tổ chức lại, đang trừng phạt Thủy Quân Lục Chiến và lính dù Nga cho mỗi mét họ tiến lên. Thật khó tin, các lực lượng Ukraine địa phương thậm chí còn phản công được ở một vài nơi dọc theo tuyến đầu ở Kursk, cuối cùng tiến “một chút” gần Novoivanovka, theo CDS.
Cuộc giao tranh không có dấu hiệu dừng lại. Giữa sự bất ổn của những tổn thất cực độ và không bền vững cùng sự thay đổi chính trị toàn cầu, người Nga đang dốc toàn lực ở Kursk.
[Forbes: Ukrainian Troops Destroyed Three Russian Battalions In Six Days In Kursk]
2. Tổng thống đắc cử Donald Trump từ chối Pompeo, Haley trong Nội các mới
Tổng thống đắc cử Donald Trump hôm thứ Bảy tuyên bố ông sẽ không yêu cầu cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo và đại sứ Liên Hiệp Quốc Nikki Haley tham gia nội các của mình, hai cựu thành viên nội các được cho là có lòng trung thành với ông bị lung lay.
Trong bài đăng trên Truth Social hôm thứ Bảy, cựu tổng thống đã viết rằng ông sẽ không mời Haley hoặc Pompeo tham gia chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump. Ông nói thêm: “Tôi rất thích và trân trọng khi được làm việc với họ trước đây, và muốn cảm ơn họ vì đã phục vụ cho đất nước chúng ta. LÀM CHO NƯỚC MỸ VĨ ĐẠI TRỞ LẠI.”
Thông báo này cho thấy mức độ mà lòng trung thành sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump thứ hai. Haley đã chạy đua với Tổng thống đắc cử Donald Trump để giành chức tổng thống vào năm 2024 và không vận động tranh cử cùng ông mặc dù bà đã được đề nghị. Pompeo, người cũng từng là giám đốc CIA của Tổng thống Donald Trump, đã đề xuất một cuộc chạy đua vào vị trí tổng thống của riêng mình vào năm 2024, nhưng đã chọn không thách thức cựu Tổng thống Trump để giành đề cử của Đảng Cộng hòa. Cả hai cũng đã ủng hộ Tổng thống đắc cử Donald Trump vào cuối chu kỳ này hơn các cựu quan chức chính quyền Tổng thống Trump khác.
Không rõ liệu Haley có đang tìm kiếm một vị trí trong chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump thứ hai hay không. Nhưng hai người quen thuộc với các cuộc thảo luận đã nói với POLITICO rằng Pompeo, người đã vận động cho cựu Tổng thống Trump, đang nỗ lực để được bổ nhiệm vào vị trí bộ trưởng quốc phòng. Cả hai đều được giấu tên để thảo luận về các cuộc thảo luận nhạy cảm.
Hai người này nói thêm rằng nỗ lực của Pompeo nhằm trở thành bộ trưởng quốc phòng đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ các đồng minh thân cận của cựu tổng thống, bao gồm con trai ông, Donald Trump Jr., và nhà bình luận cực hữu kiêm cựu người dẫn chương trình của Fox News, Tucker Carlson.
Bài đăng của Tổng thống đắc cử Donald Trump xuất hiện nửa giờ sau khi POLITICO yêu cầu nhóm chuyển giao bình luận về câu chuyện đang được chuẩn bị về việc nỗ lực của Pompeo bị Tổng thống đắc cử Donald Trump Jr. và Carlson ngăn chặn.
“Có một mong muốn là không để những người có tham vọng trở thành tổng thống” sử dụng các chức vụ trong nội các của Tổng thống đắc cử Donald Trump làm bệ phóng, một trong hai người, một cựu quan chức cao cấp của chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết. “Ông ấy đã bị Mike và Haley thiêu đốt trước đây, và quan điểm chính sách đối ngoại của ông ấy không phù hợp với tổng thống.”
Pompeo, một cựu sinh viên tốt nghiệp West Point và cựu thành viên Hạ viện, từ lâu đã nằm trong số ít cái tên được công khai lưu hành với tư cách là bộ trưởng quốc phòng có thể có trong chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump thứ hai. Lĩnh vực đó đã thu hẹp lại trong tuần này khi Thượng nghị sĩ Tom Cotton (R-Ark.), một cựu chiến binh Lục quân và là người theo chủ nghĩa diều hâu quốc phòng, đã rút tên mình khỏi danh sách cân nhắc cho một công việc trong chính quyền.
Tuy nhiên, có một cặp nhà lập pháp Hạ viện đang trong cuộc đua. Dân biểu Michael Waltz (R-Fla.) – cựu Thủy Quân Lục Chiến và gần như luôn xuất hiện trên các bản tin truyền hình để bảo vệ Tổng thống đắc cử Donald Trump – được coi là ứng cử viên sáng giá cho vị trí cao nhất tại Ngũ Giác Đài. Dân biểu Mike Rogers (R-Ala.), người chủ trì Ủy ban Quân vụ Hạ viện, cũng là ứng cử viên sáng giá cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
“Đại sứ Haley tự hào được làm việc với Tổng thống đắc cử Donald Trump khi bà bảo vệ nước Mỹ tại Liên Hiệp Quốc. Bà chúc ông và tất cả những người phục vụ sẽ thành công rực rỡ trong việc đưa chúng ta tiến tới một nước Mỹ mạnh mẽ và an toàn hơn trong bốn năm tới”, phát ngôn nhân của Haley Chaney Denton cho biết.
Phát ngôn nhân của Pompeo không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận. Carlson và phát ngôn nhân của Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận.
[Politico: Trump rejects Pompeo, Haley for Cabinet]
3. Tổng thống Phần Lan cho biết kế hoạch của Tổng thống đắc cử Donald Trump về cuộc chiến của Nga ở Ukraine cần được xem xét nghiêm chỉnh
Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb trả lời Bloomberg vào ngày 12 tháng 11 rằng Ông Donald Trump nên được coi trọng khi ông nói về việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã bảo đảm chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2024, gây nhiều lo lắng cho Ukraine liên quan đến tương lai của viện trợ quân sự phương Tây và khả năng phòng thủ của nước này trước cuộc xâm lược toàn diện đang diễn ra của Nga.
Nhưng sau cuộc gọi với Tổng thống đắc cử Donald Trump vào ngày 11 tháng 11, Stubb cho biết ý định của ông sau khi nhậm chức vào Tháng Giêng năm 2025 là rõ ràng.
Ông nói: “Chúng tôi ở Âu Châu và phần còn lại của thế giới cần hiểu rằng Ông Donald Trump rất nghiêm chỉnh trong việc đạt được một thỏa thuận hòa bình càng sớm càng tốt”.
“Có một cơ hội cho các cuộc đàm phán này giữa ngày bầu cử và ngày nhậm chức.”
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã nhiều lần hứa sẽ chấm dứt chiến tranh “trong vòng 24 giờ” và mặc dù ông vẫn chưa đưa ra kế hoạch cụ thể, nhưng nhiều người âu lo kế hoạch này sẽ bao gồm việc Ukraine nhượng đất cho Nga.
Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg, Stubb đã đưa ra bốn điều kiện tiên quyết cho hòa bình ở Ukraine, bao gồm lãnh thổ, nơi “chúng ta không biết mọi thứ sẽ ổn định ở đâu”, bảo đảm an ninh, công lý và “kết quả dễ đạt được... tái thiết”.
Trong một dấu hiệu cho thấy sự thay đổi so với đường lối chính sách đối ngoại của người tiền nhiệm, Tổng thống đắc cử Donald Trump dự kiến sẽ chỉ định Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio làm ngoại trưởng tiếp theo của Hoa Kỳ.
Rubio phát biểu trên sóng truyền hình ngay sau chiến thắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump rằng cuộc chiến toàn diện của Nga chống lại Ukraine đã đi đến “bế tắc” và “cần phải kết thúc”.
Ông cũng bỏ phiếu chống lại gói viện trợ 61 tỷ đô la của Hoa Kỳ dành cho Ukraine, gói này cuối cùng đã được thông qua vào tháng 4 năm 2024.
[Kyiv Independent: Trump's plan for Russia's war in Ukraine needs to be taken seriously, Finnish president says]
4. Nga phạt tù bác sĩ nhi khoa 68 tuổi 5 năm vì cáo buộc bình luận về chiến tranh
Nga đã kết án một bác sĩ nhi khoa 68 tuổi hơn năm năm tù sau khi bị cáo buộc chỉ trích cuộc chiến Nga-Ukraine.
Chuyện gì đã xảy ra thế?
Bác sĩ Nadezhda Buyanova, sinh ra ở miền tây Ukraine, đã bị kết án vào thứ Ba vì phát tán thông tin sai lệch về quân đội Nga và bị kết án 5 năm rưỡi tù.
Vụ việc bắt đầu vào tháng 2 khi Anastasia Akinshina, mẹ của một trong những bệnh nhân của Buyanova, báo cáo rằng bác sĩ đã nói rằng chồng cũ của bà ta đã tử trận ở Ukraine là “mục tiêu hợp pháp” của lực lượng Ukraine và đã đổ lỗi cho Mạc Tư Khoa về cuộc chiến.
Buyanova, 68 tuổi, đã phủ nhận những cáo buộc này khi bà bị bắt vào tháng 2 và khẳng định bà chưa bao giờ đưa ra những bình luận như vậy.
Theo một số cơ quan truyền thông độc lập của Nga, bác sĩ Buyanova là một người cẩn thận, biết chắc rằng mình là người Ukraine, và sẽ gặp nguy hiểm nếu tố cáo cuộc xâm lược của Nga khi bà đang hành nghề trên đất Nga. Khi Anastasia Akinshina than thở về chồng cũ đã chết, bác sĩ Buyanova chỉ lỡ buột miệng nói “стоило того” /Stoi-lô tô-gô/, dịch sang tiếng Việt là “đáng lắm”. Tuy nhiên, bác sĩ Buyanova vẫn còn chỗ để xoay sở. “Đáng lắm” có thể hiểu một cách tiêu cực là chết như thế là “đáng đời”. Cũng có thể thể hiểu một cách tích cực là một cái chết “xứng đáng”.
Tuy nhiên, bà người Nga Anastasia Akinshina cố tình dựng nên câu chuyện là bác sĩ Buyanova đã thảo luận chi tiết để tòa hiểu rằng vị bác sĩ nói theo nghĩa thứ nhất: Chồng bà ta tham gia cuộc xâm lược, chết là “đáng đời”.
Ngoài ra, theo trang tin tức độc lập của Nga Mediazona, nơi đưa tin về tất cả các phiên điều trần trong phiên tòa, bên bào chữa của Buyanova lập luận rằng bên công tố không có bằng chứng về bất kỳ cuộc trò chuyện nào như vậy và cáo buộc rằng người buộc tội cô đã bịa đặt câu chuyện vì lòng thù địch với người Ukraine.
Luật sư của bà, Oscar Cherdzhyev, sau đó nói với các phóng viên rằng bản án này “khắc nghiệt đến bất ngờ” và “vô cùng tàn ác”.
“Chúng tôi không mong đợi điều này,” ông nói thêm.
Tưởng cũng nên biết thêm, chỉ mấy tháng sau khi chồng cũ qua đời bà người Nga Anastasia Akinshina ẵm được một số tiền bồi thường lớn, đã kết hôn với một người đàn ông khác.
Tác động của vụ án
Vụ án đã gây ra sự phản đối dữ dội của công chúng, với hơn 6.500 người ký vào bản kiến nghị yêu cầu trả tự do cho bà khi những người ủng hộ bà chỉ trích phán quyết này là quá đáng.
Trong một tuyên bố kết thúc đầy nước mắt, Buyanova đã bác bỏ các cáo buộc, bày tỏ sự tổn thương sâu sắc và tuyên bố, “Một bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ nhi khoa, không có khả năng muốn làm hại một đứa trẻ, mẹ của đứa trẻ hoặc gây chấn thương tâm lý cho đứa trẻ. Chỉ có một con quái vật mới có khả năng này—và buông ra những lời mà tôi được cho là đã nói với họ”, Mediazona trích lời Buyanova nói.
Điều này xảy ra khi “phát tán thông tin sai lệch” về quân đội đã trở thành một tội hình sự kể từ tháng 3 năm 2022 sau khi Nga thông qua một loạt luật. Điều này đã dẫn đến hơn một ngàn trường hợp bị bắt giữ vì lý do chính trị với cáo buộc liên quan đến việc lên tiếng hoặc hành động chống lại chiến tranh, theo OVD-Info, một trong những nhóm nhân quyền hàng đầu của Nga theo dõi các vụ bắt giữ vì lý do chính trị.
Những sự việc tương tự
Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Mạc Tư Khoa đã nỗ lực hết sức để truy tố những cá nhân chỉ trích cuộc chiến. Những người bất đồng chính kiến nổi tiếng đã phải đối mặt với những bản án nghiêm khắc, một số nhân vật nổi tiếng đã bị đưa ra nước ngoài như một phần của cuộc trao đổi tù nhân gần đây với các nước phương Tây.
Ngoài ra, việc bắt giữ vì tội làm gián điệp và thu thập dữ liệu nhạy cảm ngày càng trở nên thường xuyên hơn ở Nga kể từ khi chiến tranh bắt đầu.
Gần đây, một tòa án Nga đã kết tội và tuyên án nhà nghiên cứu người Pháp Laurent Vinatier ba năm tù vì cáo buộc thu thập dữ liệu quân sự.
Vinatier, 48 tuổi, đã bị bắt tại Mạc Tư Khoa vào tháng 6 và thừa nhận tội lỗi, đẩy nhanh phiên tòa xét xử. Các công tố viên cáo buộc ông đã không ghi danh là “điệp viên nước ngoài” trong khi thu thập dữ liệu về các hoạt động quân sự của Nga, mà chính quyền tuyên bố là gây nguy cơ cho an ninh quốc gia.
Các cáo buộc chống lại Vinatier xuất phát từ một loạt các cuộc họp với công dân Nga từ năm 2021 đến năm 2022. Mặc dù bản cáo trạng không nêu tên những người cộng sự của ông, nhưng tuyên bố thông tin ông thu thập được có thể được sử dụng để chống lại lợi ích an ninh của Nga.
Ban đầu, các công tố viên đề nghị mức án 3 năm 30 phút tù cho Vinatier, sau đó giảm nhẹ vì ông đã hợp tác và thú nhận ngay lập tức.
Những cáo buộc của Vinatier liên quan đến luật về đặc vụ nước ngoài của Nga, yêu cầu các cá nhân và tổ chức tham gia vào nghiên cứu hoặc thu thập dữ liệu liên quan đến quân sự phải ghi danh với chính quyền.
Tuy nhiên, các nhà hoạt động nhân quyền cho rằng luật này, cùng với các biện pháp pháp lý gần đây khác, là một phần trong chiến dịch đàn áp rộng lớn hơn của Điện Cẩm Linh nhằm kiềm chế bất đồng chính kiến và kiểm soát các diễn biến xung quanh sự can dự của Nga vào Ukraine.
[Newsweek: Russia Jails 68-Year-Old Pediatrician for 5 Years Over Alleged War Comments]
5. Tổng thống đắc cử Donald Trump và Thủ tướng Tiệp đề cập đến chiến tranh ở Ukraine trong cuộc hội đàm
Thủ tướng Tiệp Petr Fiala đã thảo luận về quan hệ song phương, tình hình Trung Đông và cuộc chiến ở Ukraine với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump.
ČTK, một hãng thông tấn của Tiệp, trích dẫn cuộc trò chuyện của Fiala với các nhà báo bên lề hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP29 ở Baku, theo báo cáo của European Pravda
Fiala lưu ý rằng cuộc trò chuyện của ông với Tổng thống đắc cử Donald Trump “khiến tôi ngạc nhiên ở hai khía cạnh”.
“Đó là một cuộc thảo luận thực sự cởi mở. Ông Donald Trump đã hỏi tôi về quan điểm của tôi về cuộc xung đột Nga-Ukraine và cách giải quyết. Tôi cũng ngạc nhiên về sự thân thiện và gần gũi của cuộc trò chuyện.”
Thủ tướng Tiệp nói thêm rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đề cập đến mối quan hệ cá nhân của ông với Cộng hòa Tiệp và nói tích cực về mối quan hệ của ông với đất nước này.
Khi được hỏi liệu Tổng thống đắc cử Donald Trump, người trước đây đã hứa sẽ chấm dứt cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine trước khi nhậm chức, có chia sẻ bất kỳ chi tiết nào về kế hoạch của mình không, Fiala từ chối cung cấp thông tin cụ thể. Tuy nhiên, ông bày tỏ sự tin tưởng rằng mọi người sẽ công khai nói những gì họ muốn truyền đạt.
“Chắc chắn, việc đối phó với hành động xâm lược của Nga ở Ukraine, giải quyết tình hình này sẽ không dễ dàng – tôi nghĩ tất cả chúng ta đều biết điều đó,” Thủ tướng Fiala tuyên bố.
Ông Donald Trump, người được bầu làm Tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ, đã có cuộc điện đàm với một số nhà lãnh đạo thế giới.
Tuần trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tuyên bố ông đã có cuộc điện đàm đầu tiên “tuyệt vời” với Tổng thống đắc cử Donald Trump sau khi ông tái đắc cử.
Tuy nhiên, Kyiv và các đồng minh lo ngại rằng Hoa Kỳ có thể giảm hỗ trợ quân sự sau khi đảng Cộng hòa nhậm chức vào tháng Giêng. Đặc biệt, Kyiv tin rằng chiến thắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ đã làm giảm cơ hội Ukraine được mời gia nhập NATO.
[Ukrainska Pravda: Trump and Czech PM mention war in Ukraine in their talks]
6. Cố vấn Hải quân của Putin nêu tên ‘Hồ NATO’ là ưu tiên hàng đầu
Cố vấn hải quân của Putin đã gọi 'Hồ NATO' là nhiệm vụ quân sự và an ninh quan trọng nhất của đất nước.
Nikolai Patrushev, chính trị gia người Nga và là thành viên trong nhóm thân cận của nhà độc tài Vladimir Putin, đã chia sẻ với cơ quan truyền thông Kommersant về kế hoạch của Nga nhằm nâng cao vai trò của nước này ở Biển Baltic.
NATO đã liên tục tăng cường kiểm soát Biển Baltic, hiện thường được gọi là Hồ NATO. Biển này, ở Bắc Âu, gần như hoàn toàn khép kín và rất quan trọng đối với thương mại, chiến lược quân sự và cơ sở hạ tầng năng lượng, với độ mặn thấp hơn do dòng nước ngọt chảy vào từ các con sông.
Nó giáp với các nước Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Đức, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Nga và Thụy Điển. Nước thành viên duy nhất không thuộc NATO giáp với Biển Baltic hiện nay là Nga, sau khi Phần Lan và Thụy Điển gia nhập vào năm 2023.
Patrushev giữ chức thư ký Hội đồng An ninh Nga từ năm 2008 đến năm 2024. Ông ta đóng vai trò chủ chốt trong việc sáp nhập Crimea năm 2014 và cuộc xâm lược Ukraine năm 2022.
Phát biểu với tờ báo Kommersant của Nga hôm thứ Hai, Patrushev cho biết: “Người Mỹ và các đồng minh Âu Châu của họ đã thực hiện một lộ trình hướng tới việc quân sự hóa Biển Baltic”
Ông cho biết đây là một “chiến lược truyền thống” của phương Tây và “các thủy thủ vùng Baltic của chúng ta luôn đập tan kế hoạch của những kẻ xâm lược”.
Patrushev cho biết: “Bảo đảm an ninh ở Baltic là nhiệm vụ quân sự-chính trị quan trọng nhất. Kể từ khi Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, và cũng trong bối cảnh Nord Streams bị phá hoại, Nga đã thực hiện các biện pháp bổ sung để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền kinh tế của mình.”
“Chúng ta phải nâng cao vai trò của mình trong Đại dương Thế giới”, ông nói. “Tăng cường năng lực của chính mình, đồng thời tăng cường hợp tác với các nước bạn bè”.
Patrushev cũng cho biết các nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) có “tiềm năng to lớn trong lĩnh vực hàng hải”.
Ông cho biết, đặc điểm địa lý của các nước BRICS có nghĩa là họ cần phải hợp tác chung trên các đại dương trên thế giới để duy trì sự ổn định và an ninh trong giao thông hàng hải, tập trung nỗ lực vào đóng tàu, phát triển cơ sở hạ tầng cảng, đào tạo nhân sự và giới thiệu các công nghệ mới.
“Hồ NATO” đã làm gia tăng căng thẳng giữa Nga và liên minh.
Sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Phần Lan và Thụy Điển đã gia nhập NATO. Điều này dẫn đến việc Biển Baltic hiện đang bị bao quanh bởi các thành viên NATO.
Hạm đội Baltic của Nga có trụ sở chính tại vùng đất tách biệt Kaliningrad. Nằm giữa các thành viên NATO là Ba Lan và Lithuania, đây sẽ là tiền tuyến trong bất kỳ cuộc xung đột nào giữa Mạc Tư Khoa và liên minh.
Patrushev cũng cáo buộc Hoa Kỳ và Anh có ý định phá hoại các tuyến cáp internet dưới nước và có kế hoạch gây bất ổn cho hoạt động thương mại năng lượng trên biển.
Ông cũng nói với Kommersant rằng Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đứng sau các cuộc tấn công vào tháng 9 năm 2022 vào đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 và Nord Stream 2 vẫn còn là ẩn số—và đang lên kế hoạch cho các vụ tấn công khác.
Ông cho biết “các lực lượng đặc biệt của Mỹ và Anh” sẽ có đủ thiết bị và nhân sự cần thiết để thực hiện một hoạt động như vậy, như một phương tiện “thúc đẩy lợi ích kinh tế của họ”.
[Newsweek: Putin's Navy Advisor Names 'NATO Lake' As Top Priority]
7. Nghị viện Âu Châu sẽ họp để đánh dấu 1.000 ngày giai đoạn hoạt động của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine, Zelenskiy sẽ có bài phát biểu
Nghị viện Âu Châu sẽ họp để đánh dấu 1.000 ngày giai đoạn hoạt động của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine, Zelenskiy sẽ có bài phát biểu
Nghị viện Âu Châu sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn cấp vào thứ Ba tuần tới, ngày 19 tháng 11, để đánh dấu 1.000 ngày kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Roberta Metsola, Chủ tịch Nghị viện Âu Châu, cho biết như trên.
Metsola cho biết trong phiên họp toàn thể bất thường, các Nghị sĩ Âu Châu sẽ kỷ niệm “1.000 ngày dũng cảm và can đảm của người dân Ukraine”.
“Tổng thống Volodymyr Zelenskiy sẽ cùng chúng tôi có bài phát biểu đặc biệt từ Ukraine”, bà nói thêm.
Nghị viện Âu Châu và chủ tịch của nghị viện, Roberta Metsola, là một trong những tổ chức ủng hộ tích cực nhất của Ukraine tại Liên Hiệp Âu Châu.
Vào tháng 9, các Nghị sĩ Âu Châu đã yêu cầu các nước Liên Hiệp Âu Châu dỡ bỏ các hạn chế hiện hành đang ngăn cản Ukraine sử dụng hệ thống vũ khí của phương Tây chống lại các mục tiêu quân sự hợp pháp ở Nga.
Vào mùa hè, họ lên án những nỗ lực “xây dựng hòa bình” của Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán.
[Ukrainska Pravda: European Parliament will hold meeting to mark 1,000 days of active phase of Russo-Ukrainian war, Zelenskyy to give speech]
8. Người Nga tìm người thay thế Putin đại diện cho Nga tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Brazil
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ dẫn đầu phái đoàn Nga tới hội nghị G20 ở Rio de Janeiro, thay vì Vladimir Putin, người mà Brazil buộc phải bắt giữ theo lệnh của Tòa án Hình sự Quốc tế.
Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS cho biết như trên dẫn lời đại sứ Nga Marat Berdyev.
Putin đã tuyên bố vào tháng trước rằng ông sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 ở Brazil. Nhà cầm quyền Nga đã hợp lý hóa sự lựa chọn của mình bằng cách tuyên bố rằng ông không muốn “phá vỡ hoạt động bình thường của diễn đàn này”.
Nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh cũng cam kết sẽ tìm một người “có thể đại diện đầy đủ cho lợi ích của đất nước chúng ta tại Brazil ở cấp độ cao”.
Ngoại trưởng Nga đã đại diện cho Putin tại một số sự kiện cao cấp, bao gồm các phiên họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và Hội nghị thượng đỉnh G20 năm ngoái tại Ấn Độ.
Tổng thống Brazil Lula da Silva trước đó đã tuyên bố rằng ông sẽ mời nhà lãnh đạo Nga tới hội nghị thượng đỉnh năm nay và Brazil cũng tuyên bố rằng “không có khả năng” thực hiện yêu cầu bắt giữ của ICC. Tuy nhiên, khác với ở Mông Cổ, hệ thống tư pháp của Brazil có thể bắt giữ Putin và cả những người Brazil nào dám cản trở lệnh bắt giữ đó, kể cả nếu người đó là Tổng thống Brazil.
Tháng 9, Putin đã tới Mông Cổ, quốc gia cũng ký kết Quy chế Rôma, nhưng đã tìm cách né tránh lệnh bắt giữ.
Các quan sát viên cho rằng ý muốn hiện nay của trùm mafia Vladimir Putin là hạ cánh an toàn. Cụ thể, giờ đây sau gần 3 năm chiến tranh, hắn ta nhận ra lực lượng Nga không thể chiếm được Ukraine. Ước muốn của hắn ta hiện nay là một cuộc ngừng bắn trong đó hắn ta sẽ chiếm được ít nhất 20% lãnh thổ của Ukraine, lấy lại được tỉnh Kursk, không phải bồi thường chiến phí, và phương Tây phải dỡ bỏ hết tất cả các lệnh trừng phạt đối với Nga; và đặc biệt là giải ngân toàn bộ số tiền đã tịch thu của Nga cũng như bãi bỏ lệnh bắt giữ hắn ta, một điều sẽ là vô cùng khó khăn vì tính chất độc lập của Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC.
[Ukrainska Pravda: Russians find replacement for Putin to represent Russia at G20 Summit in Brazil]
9. Đại sứ Anh hy vọng Hoa Kỳ sẽ giữ nguyên quan điểm về Ukraine
Hôm Chúa Nhật, 10 Tháng Mười Một, Đại sứ Anh tại Hoa Kỳ cho biết bà hy vọng Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không bỏ rơi Ukraine khi ông trở thành tổng thống một lần nữa, nhưng thừa nhận rằng không có cách nào biết được điều gì sẽ xảy ra.
“Tôi không nghĩ bất kỳ nhà lãnh đạo Âu Châu nào có thể nói Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể làm gì,” Bà Karen Pierce phát biểu trên chương trình “Face the Nation” của CBS. “Tôi nghĩ chúng ta cần nghe Tổng thống đắc cử Donald Trump nói về các kế hoạch của chính quyền mới sau lễ nhậm chức.”
Phát biểu với người dẫn chương trình Margaret Brennan, Pierce đã đáp lại những bình luận của Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán, một đồng minh của Putin, người đã nói rõ rằng ông ta không muốn Âu Châu ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến với Nga.
“Tình hình ở mặt trận là rõ ràng, đã có một thất bại quân sự. Người Mỹ sẽ rút khỏi cuộc chiến này,” Orbán phát biểu hôm thứ sáu tại Budapest.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã nhiều lần nói rằng ông hy vọng có thể chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine ngay sau khi nhậm chức, điều này làm dấy lên suy đoán rằng ông có xu hướng đứng về phía Putin khi nói đến lãnh thổ bị tạm chiếm của Ukraine.
Nhưng đại sứ cho biết bà tin rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump vẫn chưa cam kết thực hiện một hành động cụ thể nào.
“Theo kinh nghiệm của tôi,” bà nói, “Tổng thống đắc cử Donald Trump là một người rất độc lập. Ông ấy sẽ lắng nghe rất nhiều lời khuyên, một số được yêu cầu, một số không được yêu cầu, và ông ấy sẽ cân nhắc những ưu và nhược điểm, và ông ấy sẽ tự đưa ra quyết định. Nhưng tôi luôn thấy ông ấy và nhóm của ông ấy rất sẵn lòng lắng nghe quan điểm của chúng tôi.”
Pierce cho biết khi Hoa Kỳ và Âu Châu có chung quan điểm về chính sách đối ngoại thì kết quả sẽ rất tích cực.
“Khi Mỹ và Âu Châu hợp tác với nhau, đó là lúc bạn đạt được thành công. Đó là lúc bạn đạt được sự thống nhất trong chính sách”, bà nói.
Pierce cũng cho biết bà không nghĩ đó là vấn đề khi David Lammy, hiện là ngoại trưởng Anh, gọi Tổng thống đắc cử Donald Trump là “kẻ bệnh hoạn ghét phụ nữ, đồng cảm với chủ nghĩa phát xít mới”. Trong số những lời chỉ trích khác, Lammy cũng gọi Tổng thống đắc cử Donald Trump là “kẻ ảo tưởng, không trung thực, bài ngoại, tự ái” và “kẻ đáng xấu hổ, cố chấp và hèn nhát”.
“Theo kinh nghiệm của tôi,” Pierce nói với Brennan, “các chính trị gia thường tiếp thu những bình luận như vậy như một phần của sự hao mòn trong đời sống chính trị. Điều quan trọng là mối quan hệ hiện tại.
[Politico: British ambassador hopes US stays on same page about Ukraine]
Ngôi nhà thờ phi thường ở Buenos Aires nơi đã xảy ra đến 3 Phép Lạ Thánh Thể
VietCatholic Media
17:25 13/11/2024
1. Ngôi nhà thờ phi thường ở Buenos Aires nơi xảy ra đến 3 Phép Lạ Thánh Thể
Giáo xứ Đức Bà ở Buenos Aires là một địa điểm phi thường vì là nơi diễn ra 3 Phép lạ Thánh Thể xảy ra vào năm 1992, 1994 và 1996. Giáo sư Ricardo Castafion Gomez được Tổng giám mục Buenos Aires lúc bấy giờ, không ai khác chính là Đức Giáo Hoàng Phanxicô hiện tại, triệu tập để phân tích Phép lạ xảy ra vào ngày 15 tháng 8 năm 1996.
Năm 1992, sau Thánh lễ ngày thứ Sáu 1 tháng 5, trong khi chuẩn bị bình đựng Mình Thánh, một thừa tác viên Thánh Thể đã tìm thấy một số mảnh Mình Thánh đã được thánh hiến trên khăn thánh. Theo những gì Giáo hội quy định phải làm trong những tình huống này, vị linh mục đã cho chúng vào một bình đựng nước, sau đó đặt trong nhà tạm để chờ chúng tan. Trong những ngày tiếp theo, một số linh mục đã đến kiểm tra và các ngài nhận ra rằng không có gì thay đổi.
Bảy ngày sau, vào thứ Sáu ngày 8 tháng 5, 1992 các ngài mở nhà tạm và thấy rằng các mảnh Mình Thánh đã chuyển sang màu đỏ trông giống như máu. Chúa Nhật tiếp theo, ngày 10 tháng 5, trong hai Thánh lễ buổi tối, một số giọt máu nhỏ đã được phát hiện trên đĩa đựng Mình Thánh mà các linh mục dùng để phân phát Mình Thánh Chúa.
Vào Chúa Nhật ngày 24 tháng 7 năm 1994, trong Thánh lễ dành cho trẻ em, khi thừa tác viên Thánh Thể lấy các bánh thánh từ nhà tạm, ông đã nhìn thấy một giọt máu chảy dọc theo một bên của nhà tạm.
Vào ngày 15 tháng 8 năm 1996, trong Thánh lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, một Bánh Thánh đã được thánh hiến, rơi xuống đất trong lúc trao Mình Thánh, phải được đặt lại vào một bình nước để nó tan ra. Vài ngày sau, vào ngày 26 tháng 8, một thừa tác viên Thánh Thể mở nhà tạm và thấy Bánh Thánh đã biến thành Máu.
Đức Thánh Cha Phanxicô, khi đó là Hồng Y Tổng Giám Mục Buenos Aires, đã yêu cầu Giáo sư Ricardo Castafion Gomez mở cuộc điều tra. Ông đã phỏng vấn các linh mục đã chứng kiến trực tiếp các biến cố. Các ngài xác nhận rằng có hai bánh thánh đã được thánh hiến chảy máu vào tháng 5 năm 1992. “Các ngài đã cho các bánh thánh này vào nước để hòa tan” theo chỉ dẫn của giáo luật. Sau đó, các ngài đã yêu cầu một nữ giáo dân là một nhà hóa học, phân tích các bánh thánh đang chảy máu. Bà bác sĩ phát hiện ra rằng đó là máu người và điều này cho thấy toàn bộ bạch cầu. Bà nói rằng rất ngạc nhiên khi tìm thấy các tế bào bạch cầu hoạt động, thông thường chỉ có xung quanh trong giai đoạn tiền nhiễm trùng. Tuy nhiên, nữ bác sĩ đã không thể thực hiện xét nghiệm di truyền vì vào thời điểm đó, việc này không dễ thực hiện.
Source:miracolieucaristici.org
2. Đức Tổng Giám Mục Broglio: Nhân phẩm, kinh tế là chìa khóa cho sự ủng hộ của Công Giáo đối với Tổng thống đắc cử Donald Trump
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB cho rằng mối quan tâm đến phẩm giá con người và nền kinh tế có thể là lý do khiến phần lớn người Công Giáo bỏ phiếu cho Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Tổng giám mục Timothy Broglio, người cũng là nhà lãnh đạo Tổng giáo phận Quân đội Hoa Kỳ, trong chương trình “The World Over with Raymond Arroyo” của EWTN phát sóng vào thứ năm đã bình luận về cuộc bầu cử lịch sử, trong đó phần lớn người Công Giáo — 56% theo một số cuộc thăm dò ý kiến cử tri — đã bỏ phiếu cho Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Đức Tổng Giám Mục Broglio nói với Arroyo rằng: “Tôi nghĩ chắc chắn mối quan tâm lớn nhất của chúng ta đối với phẩm giá của con người là một điều có thể tác động đến những cử tri đó”.
“Tôi nghĩ mọi người cũng không chắc chắn về nền kinh tế. Tôi nghĩ đó sẽ là một yếu tố khác. Tôi nghĩ cũng theo nghĩa rất thực tế, người Công Giáo đã thấy những gì chính quyền Tổng thống Trump đầu tiên đã làm để hỗ trợ sự sống của con người. Tôi nghĩ có lẽ đó chắc chắn sẽ là một yếu tố ảnh hưởng nữa”, Đức Cha Broglio nói.
Đức Cha Broglio cũng lưu ý rằng chiến dịch của Phó Tổng thống Kamala Harris “không có chỗ cho bất kỳ quyền tự do lương tâm nào” liên quan đến vấn đề phá thai.
“Ngoài ra, theo nghĩa rất thực tế, Phó Tổng thống Harris đã đưa quyền phá thai gần như trở thành vấn đề trung tâm của chiến dịch,” Broglio nói thêm. “Tôi nghĩ rằng điều đó sẽ rất có thể làm nản lòng nhiều, rất nhiều người Công Giáo.”
Khi được hỏi về những ưu tiên của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ khi chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump lên nắm quyền, Đức Cha Broglio cho biết những ưu tiên này “thực sự không thay đổi”.
Ngài nói: “Tất nhiên, có sự quan tâm đến phẩm giá của con người từ lúc thụ thai cho đến khi chết tự nhiên: đó vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các giám mục”.
Đức Cha Broglio cũng nhấn mạnh “mối quan tâm to lớn” đối với người nghèo và người vô gia cư trong nước.
“Chúng ta là một quốc gia rất may mắn, và chúng ta có rất nhiều, rất nhiều lợi thế. Tuy nhiên, đôi khi ở các thành phố lớn của chúng ta, chúng ta thấy rất nhiều người vô gia cư. Chúng tôi biết rằng có những người khác gặp khó khăn trong việc kiếm sống vào cuối mỗi tháng. Chúng tôi muốn lưu tâm để theo dõi họ và cố gắng giúp đỡ họ, chắc chắn là thông qua hoạt động bác ái, nhưng cũng có thể là thông qua việc cố gắng tìm ra giải pháp cho các vấn đề gốc rễ khiến mọi người vẫn sống trong cảnh nghèo đói.”
Di cư cũng là một vấn đề quan trọng đối với Đức Tổng Giám Mục Broglio và các giám mục Hoa Kỳ — cả ở biên giới và các vấn đề ở nước ngoài.
“Mối quan tâm thứ ba là cố gắng cải cách chính sách di cư hoặc luật di cư ở quốc gia này để việc di cư có thể diễn ra có trật tự, hợp pháp và một số tình trạng bất ổn mà chúng ta đã trải qua ở biên giới có thể được giải quyết”.
Cùng với mối quan ngại này là “vai trò của Hoa Kỳ trên trường quốc tế”, Đức Tổng Giám Mục cho biết.
“Chúng ta nên giải quyết một số vấn đề buộc mọi người phải cân nhắc rời bỏ quê hương để đi nơi khác. Nếu chúng ta có thể giúp giải quyết một số vấn đề liên quan đến vấn đề đó, thì đó có thể là một cách khác từ bên ngoài để giảm bớt căng thẳng ở biên giới.”
Khi được hỏi về việc Tổng thống đắc cử Donald Trump ủng hộ lệnh thụ tinh trong ống nghiệm, gọi tắt là IVF, Đức Cha Broglio nhấn mạnh rằng công nghệ sinh sản như vậy trái ngược với giáo lý của Giáo hội.
Đức Tổng Giám Mục Broglio cho biết: “Chúng tôi sẽ cố gắng tiếp tục nhắc lại những gì Giáo hội dạy - rằng đứa trẻ chưa chào đời trong bụng mẹ có quyền được sống, có quyền được sinh ra và rằng việc thụ thai phải là kết quả của sự kết hợp tự nhiên giữa vợ và chồng - và do đó IVF thực sự không phải là giải pháp”.
Đầu năm nay, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đề xuất chính phủ trả tiền cho các dịch vụ IVF. Ông cũng đã rút lại lập trường ủng hộ sự sống của mình, hứa sẽ phủ quyết việc bảo vệ trẻ em chưa chào đời trên toàn quốc.
Trong một cuộc phỏng vấn trước đó với Arroyo vào tháng 10, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã bày tỏ sự cởi mở của mình đối với các miễn trừ tôn giáo đối với lệnh thụ tinh trong ống nghiệm, ông nói rằng: “Với tôi, đó có vẻ là một ý tưởng khá hay”.
Đức Cha Broglio cho biết: “Chúng tôi sẽ cố gắng tiếp tục truyền đạt giáo huấn của Giáo Hội với hy vọng rằng chúng tôi sẽ nhận được sự ủng hộ trong chính quyền mới”.
Source:Catholic News Agency
3. Chiến thắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump là tin tốt lành cho các tín hữu
Russell Ronald Reno (sinh năm 1959), được biết đến với tên R. R. Reno hoặc Rusty Reno, là một nhà thần học người Mỹ và là biên tập viên của tạp chí First Things. Trước đây ông là giáo sư thần học và đạo đức tại Đại học Creighton.
Ông vừa có bài viết nhan đề “Trump’s Victory Is Good News for Religious Believers”, nghĩa là “Chiến thắng của Donald Trump là tin tốt lành cho các tín hữu”.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Tín hữu các tôn giáo thở phào nhẹ nhõm vào sáng thứ Tư. Tự do tôn giáo không phải là vấn đề quan trọng trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Nhưng không thể nghi ngờ rằng chính quyền của ông sẽ dung thứ cho sự bất đồng chính kiến về tôn giáo, thay vì sử dụng áp lực pháp lý và hành chính để áp đặt sự tuân thủ các ý thức hệ cực đoan, như chính quyền Obama và Tổng thống Biden đã làm.
Tuy nhiên, có những lý do sâu xa hơn khiến các tín hữu vui mừng với kết quả bầu cử. Ba thế hệ trước, Theodor Adorno và một nhóm các nhà khoa học xã hội đã xuất bản The Authoritarian Personality – Tính Cách Độc Tài, vào năm 1950, một cuốn sách tuyên bố xác định các đặc điểm của những người ủng hộ những kẻ mị dân độc đoán. Trong số những đặc điểm này có sự chấp nhận các chuẩn mực đạo đức truyền thống, đặc biệt liên quan đến tình dục và đời sống gia đình, và sự sẵn lòng tuân theo mệnh lệnh của những người có thẩm quyền. Mặc dù nghiên cứu không nhắm vào các tín hữu, nhưng theo lý giải này, một Kitô hữu trung thành tuân theo lời dạy đạo đức của Kinh thánh và công nhận thẩm quyền của Chúa là tối cao sẽ bị coi là một “người theo chủ nghĩa phát xít nguyên thủy”.
Khung phát triển trong The Authoritarian Personality được chấp nhận rộng rãi và định hình nên quan điểm của giới tinh hoa Mỹ. Những người theo chủ nghĩa tự do chính thống đã chấp nhận giả định rằng một chủ nghĩa độc đoán mới chớm nở đang ẩn núp trong dân chúng Mỹ. Nhiều người đã chấp nhận ý tưởng chia xã hội làm 2 phe của Manichean trong cuốn sách năm 1945 của Karl Popper, có nhan đề The Open Society and Its Enemies - Xã Hội Cởi Mở Và Những Kẻ Thù Của Nó. Sự phản đối chủ nghĩa bảo thủ được coi là cuộc đấu tranh văn hóa quyết định giữa “Middle America” lạc hậu, bảo thủ - Archie Bunkers - và những người cấp tiến hướng tới tương lai, cởi mở.
Trong môi trường này, lời chỉ trích cũ hơn, duy lý cho rằng niềm tin tôn giáo thiếu nền tảng lý trí đã nhường chỗ cho lời phản đối về mặt đạo đức rằng đức tin truyền thống thấm nhuần sự phục tùng nô lệ. Nó duy trì chế độ gia trưởng, kỳ thị người đồng tính và các tội lỗi khác chống lại tham vọng tiến bộ nhằm lật đổ các nhà cầm quyền cũ và xóa bỏ các rào cản truyền thống. Đức tin mãnh liệt đã bị coi là mối đe dọa nguy hiểm.
Tôi nhớ mình đã đi tàu điện ngầm ở New York ngay sau khi Rick Santorum thắng cử tại Iowa năm 2012. Một phụ nữ trẻ và bạn trai cô ấy đang nói về ông ta. Với giọng nhấn mạnh, cô ấy tuyên bố, “Ông ta là một tên rất nguy hiểm”. Không có khả năng là cô ấy đã đọc hoặc thậm chí biết đến những cuốn sách của Popper và Adorno. Nhưng những ý tưởng tìm thấy trong đó đã hình thành nên mối quan tâm của cô ấy về Santorum. Về bản chất, một tín hữu tôn giáo tuân thủ lời dạy đạo đức của Kinh thánh và công nhận thẩm quyền của Chúa là một “kẻ phát xít nguyên thủy” khao khát sự an toàn của một xã hội “đóng”. Người ấy trở nên “một tên rất nguy hiểm’, một kẻ độc đoán, đối phương của sự đa dạng và hòa nhập có thể có được nhờ một xã hội “cởi mở”.
Tổng thống đắc cử Donald Trump không biểu lộ niềm tin tôn giáo sâu sắc. Các chủ đề và nhân vật tôn giáo rõ ràng không đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch của ông. Nó cũng không đóng vai trò gì trong chiến dịch của Harris. Cuộc chiến bầu cử gần đây chứng kiến ít tham khảo nhất về tôn giáo trong lịch sử Hoa Kỳ, ngoại trừ những lời quảng cáo của báo chí ủng hộ Harris, người đã rêu rao về mối nguy hiểm của “chủ nghĩa dân tộc Kitô giáo da trắng”.
Tuy nhiên, sự coi thường Tổng thống đắc cử Donald Trump và những người ủng hộ ông lại phù hợp với tâm lý đã định hình nên The Authoritarian Personality. Các chính trị gia đảng Dân chủ và các nhà báo đảng phái thường xuyên đưa ra những lời buộc tội rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump là một nhân vật theo chủ nghĩa Hitler, một nhà độc tài toàn diện sẽ vi phạm Hiến pháp và phá hoại nền dân chủ Hoa Kỳ. Anne Applebaum và những người khác coi ông là sự tái sinh của Hitler.
Những gợi nhớ cuồng loạn về năm 1939 này không hợp lý như những mối nguy hiểm theo nghĩa đen. Tuy nhiên, chúng là những phản ứng hùng biện có thể dự đoán được đối với vai trò của Tổng thống đắc cử Donald Trump trong nền văn hóa chính trị của Mỹ vào đầu thế kỷ 21. Ba lập trường đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng của ông: hạn chế nhập cư, thiết lập các rào cản thương mại để bảo vệ người lao động Mỹ và phản đối ý thức hệ chuyển giới. Nói cách khác, khẳng định và củng cố biên giới—giữa các quốc gia và giữa các giới tính. Nền tảng này đi ngược lại với lý tưởng về một xã hội “cởi mở”, và do đó, giới tinh hoa của chúng ta cho rằng, hấp dẫn đối với khuynh hướng mà Adorno và nhóm của ông xác định là “nguyên phát xít”.
Chiến thắng áp đảo của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang tính quyết định. Và ông đã chiến thắng trước những lời buộc tội liên tục về chủ nghĩa độc tài và chủ nghĩa phát xít. Kết quả này cho thấy rõ ràng rằng bầu không khí dư luận mô tả chính trị như một cuộc chiến giữa xã hội cởi mở và đối phương của nó đang mất dần giá trị. Do đó, những bài thuyết trình của giới tinh hoa cáo buộc đức tin tôn giáo là nguy hiểm và áp bức cũng đang trở nên không thuyết phục.
Tín hữu các tôn giáo có thể đồng ý hoặc không đồng ý với Tổng thống đắc cử Donald Trump về vấn đề nhập cư hoặc thương mại. Và họ có thể có nhiều quan điểm khác nhau về cách ứng phó với sự nhầm lẫn của xã hội ta về ý nghĩa của việc trở thành đàn ông hay phụ nữ. Nhưng họ nên hoan nghênh sự xói mòn chung của sự đồng thuận xã hội cởi mở và những lời buộc tội sẵn sàng của nó về chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa độc đoán. Về vấn đề đó, bất kể người ta nghĩ gì về con người hoặc nền tảng của ông, thành công trong cuộc bầu cử của Tổng thống đắc cử Donald Trump là tin tốt lành cho những người trong chúng ta nghĩ rằng hành động cao cả nhất, cao quý nhất và giải phóng nhất là đầu hàng bản thân, trái tim, trí óc và tâm hồn, cho Chúa.
Source:First Things