Ngày 23-11-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tỉnh thức đón chờ Chúa Kitô tái lâm
Lm. Đan Vinh
01:09 23/11/2021

CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG C
Gr 33,14-16; 1Tx 3,12-4,2; Lc 21,25-28.34-36
TỈNH THỨC ĐÓN CHỜ CHÚA KI-TÔ TÁI LÂM

I.HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 21,25-28.34-36

(25) Khi ấy Đức Giê-su phán cùng các môn đệ rằng: “Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét. (26) Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển. (27) Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến. (28) Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc”. (34) Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em, (35) vì ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất. (36) Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người.

2. Ý CHÍNH:

Bài Tin mừng hôm nay là một phần trong diễn từ cánh chung của Đức Giê-su và được viết theo lối văn khải huyền (x. Lc 21,5-36). Trong đó Đức Giê-su cho biết sẽ có những điềm lạ trên trời dưới đất, tiên báo việc Con Người sẽ đến trên đám mây, đầy quyền uy cao cả. Người cũng dạy các tín hữu phải tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để chờ đón ngày ấy. Cần tránh sa đà vào các đam mê, để khi Chúa đến bất ngờ, họ sẽ không lo bị phạt, và có thể đứng vững trước mặt Vua thẩm phán Giê-su.

3. CHÚ THÍCH:

- C 25-26: + Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao: Người Do thái thời xưa quan niệm không gian có ba tầng: Trời, đất và biển. Qua câu này, Đức Giê-su muốn dùng những hình ảnh có tính khải huyền, để diễn tả sự can thiệp dứt khoát của Thiên Chúa trên vũ trụ mà Ngài sắp giải thoát chúng khỏi sự dữ (x. Rm 8,19). Vì thế sự rung chuyển của ba tầng trời là dấu chỉ báo hiệu sự sụp đổ của chúng trong ngày tận thế (x. Kh 21,1-8).
- C 27-28: + Con Người: Đức Giê-su xưng mình bằng danh hiệu “Con Người”, vì danh hiệu này thể hiện đúng sứ mệnh Thiên Sai của Người. Danh hiệu Con Người có hai ý nghĩa khác nhau nhưng bổ túc cho nhau: Một là: “Người Tôi Tớ của Đức Gia-vê” sẽ phải chịu đau khổ để đền tội thay cho nhân loại (x. Mc 8,31); Hai là “Chúa Con sẽ được đưa lên trời ngự bên hữu Chúa Cha” (x. Tv 110,1), và sẽ tái lâm đến trên mây trời vào ngày tận thế, để trở thành Thẩm Phán tối cao xét xử thế gian, và thiết lập một “Vương quyền vĩnh cửu” (x. Đn 7,13-14). +Ngự trên đám mây: Mây được coi như xa giá của Thiên Chúa. Câu này cho biết Đức Ki-tô sẽ ngự đến trong uy quyền và vinh quang như Thiên Chúa. +Anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên: Trong ngày đó, thái độ của các tín hữu sẽ là “đứng thẳng” và “ngẩng đầu lên” trong niềm hy vọng và vui mừng vì sắp nhận được ơn cứu độ. Trong Tân ước, cứu độ không những ám chỉ cuộc Tử nạn và Phục sinh của Đức Giê-su thực hiện trên núi Sọ (x. Rm 3,24-26), mà còn ám chỉ công trình Người sẽ hoàn tất vào lúc cuối thời, khi Người quang lâm và làm cho mọi xác phàm được sống lại (x. Lc 21,28).
- C 34-35: + Đề phòng: Đồng nghĩa với cảnh giác. Đức Giê-su nhắn nhủ các tín hữu phải luôn cảnh giác vì tính cách bất ngờ của ngày tận thế. +Chiếc lưới bất thần chụp xuống: Giờ chết của mỗi người hay ngày tận thế chung toàn nhân lọai ví như chiếc lưới bất thần chụp xuống như ngư phủ chài lưới bắt cá. Việc chụp lưới này mang ý nghĩa là không ai tránh thoát được.
- C 36: + Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn: Tỉnh thức là không mê ngủ, là luôn ở tư thế “thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn” để chu toàn bổn phận được trao phó (x. Lc 12,35-48). Tỉnh thức còn là sự trung tín với Chúa. “Cầu nguyện luôn” nghĩa là cầu nguyện không ngừng (x. Lc 18,1), không nhàm chán hay nản chí (x. Lc 18,1). Cầu nguyện luôn là cách biểu hiện một đức tin mạnh mẽ sống động. +Đứng vững trước mặt Con Người: Nếu biết tỉnh thức và cầu nguyện không ngừng thì các tín hữu sẽ được cứu khỏi cơn gian nan thử thách sắp xảy đến và có thể đứng vững vào ngày tận thế trước toà phán xét.

4. CÂU HỎI:

1) Sự rung chuyển của ba tầng trời là dấu chỉ tiên báo điều gì sắp xảy đến?
2) Trong Thánh Kinh từ ngữ “Con Người” mang ý nghĩa thế nào?
3) Tại sao Đức Giê-su lại tự xưng là Con Người?
4) Tỉnh thức khác với ngủ mê ra sao?
5) Làm sao có thể cầu nguyện luôn khi người ta phải lo toan quá nhiều công việc hằng ngày?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa” (Lc 21,34).

2. CÂU CHUYỆN:

1) GIA ĐÌNH ÔNG LÓT ĐƯỢC CỨU THOÁT NHỜ SỐNG TỈNH THỨC:

Ngày xưa có một ông cụ già cố cứu kinh thành Sôđôm khỏi bị Chúa tiêu diệt bằng cách mỗi ngày đi gặp người dân trong thành để cảnh cáo và kêu gọi mọi người tin Chúa, thờ Chúa cho khỏi bị tiêu diệt. Không ai chịu nghe lời ông cụ mà còn chế diễu là mê tín dị đoan nữa. Ông cụ vẫn bền chí đi hết nhà này sang nhà nọ để kêu gọi họ thống hối ăn năn. Thấy chuyện vô tích sự của cụ, nên có người hỏi:
– Tại sao cụ nói cho họ biết làm gì cho mệt. Họ có nghe cụ và thay đổi gì đâu? Nói với họ cũng như nước đổ đầu vịt!
Ông cụ bình tĩnh đáp:
– Có lẽ tôi không thuyết phục nổi ai, cũng không thay đổi được ai đâu. Nhưng làm như thế cũng là giúp tôi, để tôi đừng lao mình vào cuộc sống sa đoạ giống như họ.
Câu truyện trên chính là chuyện ông Lót trong kinh thành Sô-đôm. Ông đã thất bại khi ra sức cảnh báo người đương thời hãy tích đức hành thiện. Và cuối cùng chỉ gia đình ông Lót được cứu thoát khỏi cơn bão lửa tiêu diệt cả thành Sô-đôm.

2) VỀ NGÀY CÙNG TẬN BẤT NGỜ CỦA CON TÀU TI-TA-NIC :

Đêm 15.04.1912 các báo đài trên thế giới đồng loạt đưa tin về con tàu Ti-ta-nic nổi tiếng bị đắm. Bấy giờ tàu này đang chạy trên vùng phía Bắc Đại Tây Dương, không may đụng phải một tảng băng ngầm. Sự va chạm mạnh khiến thành tàu bị lủng một miếng lớn, và bị nước ào vào các khoang trong hầm tàu. Mấy tiếng đồng hồ sau thì con tàu đã bị gãy ra làm đôi và chìm xuống đáy biển, mang theo phần lớn hành khách và toàn bộ thủy thủ đoàn.
Ti-ta-nic là một con tàu vĩ đại: dài 271 mét, rộng 28 mét, cao 22 mét với 8 tầng lầu và mỗi phòng đều có đầy đủ tiện nghi. Trên tàu có phố chợ, hồ bơi, sân chơi thể thao, rạp hát, vườn bông, nhà hàng... Số hành khách có mặt trên tàu khi gặp nạn vào khoảng 1500 người. Hầu hết là các người có địa vị cao trong xã hội như các ông hoàng bà chúa, chính khách, đại phú gia, nghệ sĩ, thương gia... Con tàu Ti-ta-nic này khi hạ thủy đã được đánh giá là có độ an toàn tuyệt đối, thách thức được mọi thời tiết. Nhưng trong thực tế khi mới khởi hành được mấy ngày thì tàu đã gặp phải một tai nạn thảm khốc nhất trong lịch sử hàng hải thế giới.
Gần đây, trong dịp kỷ niệm biến cố đắm tàu Ti-ta-nic, một tạp chí tôn giáo kia, sau khi nhắc lại thảm họa, đã nêu ra câu hỏi để độc giả suy nghĩ như sau: “Giả như chúng ta có mặt trên con tàu Ti-ta-nic khi nó đang bị chìm, thì chúng ta có tiếp tục vui chơi ăn uống khiêu vũ... mà quên rằng mình sắp bị chết chìm hay không?”.

3) HÃY LÀM NGAY NHỮNG GÌ CẦN LÀM CHỨ ĐỪNG TRÌ HOÃN:

Giai thoại về tướng quân Archais của Hy Lạp năm xưa. Ông là một vị tướng giỏi, đánh trận nào thắng trận đó. Sau một trận thắng lớn, ông khao quân lính một bữa tiệc thịnh soạn. Giữa cuộc vui, một sứ giả đem đến cho ông bức thư khẩn báo tin là ông đang bị mưu sát và cần phải đề phòng. Thay vì mở thư ra đọc và cảnh giác, ông lại nhét lá thư vào túi, rồi vẫn tiếp tục cuộc nhậu và tự nhủ mình rằng: “Thôi cứ để ngày mai hãy tính”. Ngay trong đêm đó, ông đã bị kẻ gian giết chết.

Câu chuyện gợi nhắc lời Chúa trong Tin mừng hôm nay: “Anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em” (Lc 21, 34). Điều mỗi người chúng ta cần lưu ý là: “Điều cấp bách cần làm hôm nay thì đừng trì hoãn để đến ngày mai kẻo muộn”.

4) TỈNH THỨC ĐỒNG NGHĨA VỚI LỐI SỐNG NGHIÊM TÚC:

Một vị thanh tra kia khi đến thăm một trường tiểu học đã nói với các em học sinh như sau: “Hôm nay thầy thấy có nhiều học sinh đã để bàn học mất trật tự, lớp học thì ồn ào và rác rến vung vãi mất vệ sinh. Vậy thầy quyết định sẽ trở lại đây để kiểm tra các em một lần nữa. Từ nay tới hôm thầy trở lại, em nào giữ được bàn học sạch sẽ, sách vở ngăn nắp sẽ được thưởng”. Bấy giờ có mấy em hỏi: “Thưa thầy, khi nào thầy sẽ trở lại ạ?”. Thầy đáp: “Thầy sẽ trở lại. Nhưng không cho các em biết ngày giờ chính xác”.
Sau khi thầy thanh tra đi, một cô bé liền nói với mấy đứa bạn rằng mình quyết tâm sẽ dành được phần thưởng của thầy. Các bạn khác nghe vậy liền cười ồ chế diễu, vì cô bé này ít khi nào có thái độ chỉnh tề ngăn nắp. Có bạn hỏi rằng: “Bàn học của bạn chẳng khi nào chỉnh tề mà bạn lại đòi được lãnh phần thưởng hay sao?” Nhưng cô bé trả lời: “Từ ngày mai, mỗi buổi sáng tớ sẽ thu xếp dọn dẹp bàn học ngay khi mới đến là sẽ gọn gàng ngay thôi mà”. Bạn kia lại hỏi: “Thế nếu thầy thanh tra đến vào buổi chiều hay tối thì sao?” Cô bé im lặng suy nghĩ một lát rồi nói: “Thôi, mình hiểu rồi. Như thế là lúc nào mĩnh cũng phải giữ cho bàn học thứ tự gọn gàng và sạch sẽ phải không các bạn?”.

3. SUY NIỆM:

Hôm nay lịch phụng vụ bắt đầu Mùa Vọng, là thời gian trông mong Chúa lại đến. Chúng ta được nghe Lời Chúa nhắc nhở : “Anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em” (Lc 21,34).

1) CÁI CHẾT THƯỜNG ĐẾN BẤT NGỜ :

Lời Chúa hôm nay đề cập đến sự bất ngờ như sau: “Anh em phải đề phòng, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em” (Lc 21,34). Nơi khác Chúa Giê-su cũng nói: “Anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến... Anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến” (Mt 24,42.44).

2) NHƯNG KHÔNG HOÀN TOÀN BẤT NGỜ:

Vì Chúa vẫn thương yêu chúng ta. Người luôn cho chúng ta nhiều tín hiệu báo trước về cái chết, để chúng ta kịp thời chuẩn bị. Mỗi khi thấy một người chết vì bệnh tật hay bị tai nạn... thì đó chính là tín hiệu do Chúa gửi tới để nhắc chúng ta về cái chết của mỗi người chúng ta. Khi ta không may té xe bị thương nhẹ, hoăc bị trơn trượt té ngã cầu thang; rồi khi phát hiện ra mấy sợi tóc bạc xuất hiện trên đầu, một chiếc răng sâu làm đau đến nha sĩ xin nhổ; Đôi mắt ta ngày càng nhìn mờ đi, cần phải đi cắt kiếng cận để đeo; Tay chân ta bị bệnh thấp khớp sưng lên khiến ta đi lại khó khăn, hoặc một cơn đau tim nhẹ xuất hiện... Đó chính là những tín hiệu cho thấy sức khỏe chúng ta suy yếu và tiên báo thần chết đang đến gần! Chúng ta không nên cố tình bịt tai nhắm mắt trước những tín hiệu ấy, nhưng hãy tìm hiểu ý nghĩa và chuẩn bị tâm hồn để sẵn sàng đón Chúa đến trong giờ chết bất cứ lúc nào.

3) PHẢI LÀM GÌ TRONG NHỮNG NGÀY MÙA VỌNG NÀY?

- Phải canh thức và đề phòng:
Đừng để cho những đam mê lạc thú bất chính, những nhu cầu của thể xác như cơm, áo, gạo, tiền... chi phối chúng ta, làm cho chúng ta quên đi cùng đích cuộc đời là được về Nhà Cha trên trời. Trong khi chờ đợi ngày ấy, chúng ta cần phó thác cuộc sống trong tay Chúa Quan Phòng và ưu tiên tìm kiếm Nước Trời như Lời Chúa phán: “Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: Ta sẽ ăn gì, uống gì hay mặc gì đây?” (Mt 6,31). Vậy “trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người. Còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33).

- Phải tỉnh thức và cầu nguyện luôn:

* Tỉnh thức là không “chè chén say sưa”, không mê đắm hưởng thụ các đam mê xác thịt đời này. Tỉnh thức là không “lo lắng sự đời”, nghĩa là không mê say tìm kiếm những giá trị tạm bợ nhất thời là « danh, lợi, thú ». Tỉnh thức là biết chuẩn bị cho đời sau bằng cách vươn tâm hồn lên những chân trời cao thượng. Tỉnh thức còn là thái độ trung tín : tuy đang còn sống trong thế giới hôm nay nhưng tâm hồn phải hướng về những giá trị thiêng liêng vĩnh cửu ở đời sau.

* Cầu nguyện: Ta phải cầu nguyện vì “tinh thần thì hăng say, nhưng thể xác lại yếu hèn." (Mt 26,41. Cầu nguyện để luôn thức tỉnh. không mê ngủ, nhưng luôn “thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn” để đón Chúa đến bất cứ lúc nào (x. Lc 12,35-48). Cầu nguyện luôn nghĩa là cầu nguyện không ngừng (x. Lc 18,1), không nhàm chán hay nản chí (x. Lc 18,1). Cầu nguyện luôn là cách biểu hiện một đức tin mạnh mẽ sống động. Vì khi cầu nguyện là ta tách lìa khỏi các ràng buộc của thế giới vật chất để hướng tới các sự cao siêu trên trời. Nhất là cầu nguyện còn để xin ơn Chúa trợ giúp. Vì xác thịt dễ bị các thú vui đam mê lôi kéo. Chỉ khi được Chúa ban ơn giúp đỡ, chúng ta mới hy vọng sống siêu thóat, vượt thắng được sự quyến luyến lạc thú đời này để vươn tới cuộc sống hạnh phúc vĩnh hằng ở đời sau.

4) THỰC HÀNH LỜI CHÚA THẾ NÀO TRONG NHỮNG NGÀY NÀY? :

* Năng tưởng nhớ đến Chúa: Chúng ta hãy làm những việc bổn phận thường ngày kèm theo một lời nguyện tắt như: « Lạy Chúa. Con xin làm việc này để cầu cho một người quen được sớm nhận biết tin yêu Chúa ». Mỗi ngày có biết bao giờ phút có thể gặp gỡ Chúa mà chúng ta lại bỏ qua, như: Khi phải ngồi chờ người bạn đến trễ; Khi dừng xe ở ngã tư để chờ đèn xanh; Khi món quà mới mua đang được đóng gói; Khi đang trong thang máy để lên phòng làm việc; Khi đang ngồi máy tính mà bất ngờ bị cúp điện... Những lúc ấy, thay vì sốt ruột bực tức, chúng ta hãy thưa chuyện với Chúa: “Lạy Chúa Giê-su. Xin dạy con yêu mến Chúa”.- “Lạy Chúa. Xin cho cha mẹ, chồng vợ, con cái, anh em con luôn khỏe mạnh và bình an ”.

* Năng đến nhà thờ dự lễ và dọn mình rước lễ mỗi ngày : Khi tham dự thánh lễ, chúng ta sẽ được nghe Lời Chúa, đón nhận được sức sống của Chúa, nhờ đó sẽ ngày một hoàn thiện nên giống như Chúa Cha trên trời (x. Mt 5,48).

* Luôn tỉnh thức đón chờ Chúa đến: Khi tổ chức mừng thọ 60, 70 tuổi… chúng ta cần ý thức ngày giờ Chúa đến có thể đã gần bên cửa. Hãy nhớ rằng khi chết, chúng ta không thể mang theo vàng bạc vật chất trần gian. Chỉ những của cải thiêng liêng như các việc từ thiện bác ái và các đóng góp để “làm cho danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến” mới có giá trị trước tòa Chúa phán xét (x Mt 25,34-40). Do đó ta cần phải cấp thời lo hòan thành những gì đang còn dở dang hoặc các công trình văn hóa muốn lưu truyền cho con cháu. Ngòai ra các bậc làm cha mẹ hay các vị có trách nhiệm lãnh đạo cộng đòan cũng cần làm di chúc. Cần liệu sao để bản di chúc có giá trị pháp lý và ủy thác cho người có uy tín đứng ra thi hành, hầu tránh tình trạng tranh chấp tài sản giữa các thành viên trong gia đình ruột thịt.

4. THẢO LUẬN :

Bạn có đồng ý với lời dạy của thánh nữ Tê-rê-sa : “Làm những việc bình thường bằng một cách thức phi thường” không? Tại sao?

5. NGUYỆN CẦU:

LẠY CHÚA GIÊ-SU. Con thường nghĩ mình không có giờ cầu nguyện, không có giờ đi vào sa mạc để trò chuyện với Chúa. Nhưng thật ra sa mạc luôn ở ngay bên và ở trong lòng con. Chỉ cần một chút cố gắng là con có thể tạo ra sa mạc cho mình. Mỗi ngày có biết bao giờ phút có thể gặp gỡ Chúa mà con lại bỏ qua… Xin cho con năng dâng lời nguyện tắt lên Chúa để được sống kết hiệp với Chúa và có sự bình an trong tâm hồn. Thật hạnh phúc cho chúng con nếu khi Chúa đến bất ngờ, mà thấy chúng con đang tỉnh thức cầu nguyện và đang trong tư thế sẵn sàng đón chờ Chúa đến.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

 
Thánh Lễ Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 24/11/2021 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
03:10 23/11/2021

BÀI ĐỌC 1

Trích sách Khôn Ngoan.

Linh hồn những người công chính ở trong tay Chúa, và đau khổ sự chết không làm gì được các ngài. Ðối với con mắt của người không hiểu biết, thì hình như các ngài đã chết và việc các ngài từ biệt chúng ta, là như đi vào cõi tiêu diệt. Nhưng thật ra các ngài sống trong bình an. Và trước mặt người đời, dầu các ngài có chịu khổ hình, lòng trông cậy của các ngài cũng không chết. Sau một giây lát chịu khổ nhục, các ngài sẽ được vinh dự lớn lao; vì Chúa đã thử thách các ngài như thử vàng trong lửa, và chấp nhận các ngài như của lễ toàn thiêu.

Khi đến giờ Chúa ghé mắt nhìn các ngài, các người công chính sẽ sáng chói và chiếu toả ra như ánh lửa chiếu qua bụi lau. Các ngài sẽ xét sử các dân tộc, sẽ thống trị các quốc gia, và Thiên Chúa sẽ ngự trị trong các ngài muôn đời. Các ngài đã tin tưởng ở Chúa, thì sẽ hiểu biết chân lý, và trung thành với Chúa trong tình yêu, vì ơn Chúa và bình an sẽ dành cho những người Chúa chọn.

Đó là Lời Chúa.

BÀI ĐỌC 2

Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma

Thưa anh em, có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta? Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tiếc, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta? Ai sẽ buộc tội những người Thiên Chúa đã chọn? Chẳng lẽ Thiên Chúa, Đấng làm cho nên công chính? Ai sẽ kết án họ? Chẳng lẽ Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã chết, hơn nữa, đã sống lại, và đang ngự bên hữu Thiên Chúa mà chuyển cầu cho chúng ta? Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? Như có lời chép: Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh. Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta.Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm, hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.

Đó là Lời Chúa.

TUNG HÔ TIN MỪNG Mc 11:9-10

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a.

Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ

Ha-lê-lui-a.

TIN MỪNG

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca

Khi ấy, Đức Giê-su nói với mọi người: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì? Ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các thánh thiên thần.

Đó là Lời Chúa.
 
Bao Đồng
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa –
10:04 23/11/2021
Bao Đồng

(Thứ Sáu sau Chúa Nhật XXXIV TN – Đn 7,2-14; Lc 21,29-33)

Quá nhiều thông tin đó đây, Giáo hội quốc gia này, quốc gia kia, thậm chí là ngay tại thủ phủ Rôma, xem ra không được vui theo cái nhìn nhân loại. Sự đáng kính của những đấng bậc vai cao, vị trọng trong Giáo hội dường như bị suy giảm cách nào đó với những hiện tượng dính với chuyện pháp đình. Và thế là có nhiều tín hữu Công Giáo cảm thấy hoang mang lo lắng trước tình cảnh Giáo hội hiện nay. Các dữ kiện không mấy hay ấy có thể là do hậu ý của giới truyền thông khi thổi phồng “xì căng đan” cách một chiều hoặc cũng có thể là sự thật dù chắc chắn không thể nào chính xác 100% như thông tin đưa tải.

Một chút hoang mang lo lắng trước các dữ kiện “tiêu cực” không chỉ liên quan đến Giáo hội mà cả với xã hội là chuyện bình thường. Tuy nhiên nếu vì lo lắng thái quá mà dẫn đến trạng thái buồn phiền, bi quan thì thật không đáng có. Giáo hội không phải là riêng vị này hay đấng bậc kia, cũng không phải là riêng Hội đồng này hay Hội đồng nọ. Giáo hội là đoàn dân Thiên Chúa, là tập thể những người tin vào Chúa Kitô, Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, là Đấng Cứu Độ, là Đấng Trung Gian duy nhất dẫn đưa nhân loại đến hạnh phúc vĩnh tồn. Một chút lo lắng thì không sao, nhưng xin chớ quá bao đồng mà quên rằng Giáo Hội là do Chúa Kitô thiết lập. Và chính Người đã khẳng định rằng thế lực của thần dữ sẽ không hề lay chuyển được (x.Mt 16,13-19).

Các bài đọc Lời Chúa hôm nay, ngày thứ Sáu sau Chúa Nhật XXXIV TN giúp chúng ta xác tín rằng dù đã, đang và sẽ có đó nhiều thử thách gian truân, nhưng rồi vương quyền của Thiên Chúa sẽ hiển trị. Trong thị kiến, ngôn sứ Đanien đã thấy thần dữ qua hình ảnh bốn con thú hung ác đã bị tiêu diệt và Thiên Chúa qua hình ảnh vị Bô Lão đã trao vương quyền vĩnh cửu trên trời dưới đất cho Con Người là Đức Kitô. Bài Tin Mừng tường thuật lời Chúa Giêsu dặn dò các môn đệ là khi thấy các hiện tượng hỗn độn trong thiên nhiên hay trong xã hội thì hãy vững vàng cậy trông vì “Nước Thiên Chúa đã gần đến”.

Chớ lầm tưởng rằng mình đã từng nhân danh Chúa mà giảng dạy, mà cử hành các bí tích, mà làm phép lạ… thì đã là công dân Nước Trời. Chính Chúa Giêsu đã từng cảnh báo rằng chính Người trong ngày phán xét có thể sẽ nói thẳng với một số người trong trường hợp này rằng: “Ta không biết các ngươi từ đâu tới. Hãy xéo khỏi mặt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác!” (x.Mt 7,21-27). Chớ lầm tưởng rằng mình đã chịu bí tích Thánh Tẩy, đã từng nhiều lần đọc kinh, tham dự Thánh Lễ…là mình thuộc đàn chiên của Thiên Chúa. Vì rất có thể có nhiều người trong hợp này lại chuốc lấy lời cảnh báo của Chúa Giêsu: “Thiên hạ từ Đông chí Tây, từ Bắc chí Nam sẽ vào dự tiệc Nước Thiên Chúa, còn các ngươi thì bị loại ra ngoài, hỡi những người làm điều gian ác” (x.Lc 13,22-30).

Nước Thiên Chúa là do Thiên Chúa thiết lập. Với Thiên Chúa thì không có sự gì là không thể. Sao chúng ta phải quá băn khoăn lo lắng? Xin chớ quá “bao đồng” cách thiếu niềm tin. Điều đáng lo hơn cả là hãy xét xem chúng ta có thực là một thành viên của đàn chiên Thiên Chúa là Giáo hội không. Hãy xét xem chúng ta chúng ta phải sống thế nào để thực sự là công dân của Nước Trời. Với những lời cảnh báo trên của Chúa Giêsu thì chắc chắn trước hết phải khử trừ khỏi cuộc sống chúng ta tình trạng tiêu cực là các hành vi gian dối, ác độc. Đồng thời phải nỗ lực thu tích điều tích cực là bảo vệ công lý, loan truyền chân lý và sống tình liên đới, yêu thương tha nhân như chính bản thân mình. Không bao đồng việc của Thiên Chúa, nhưng hãy biết lo cho việc của mình.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:39 23/11/2021

72. Nếu như có lúc con cảm thấy hưng phấn với hoan lạc của thế tục và vinh hoa giả dối của cuộc sống này, thậm chí với những quyền thế tạm thời và trống rỗng, thì con nên hướng tâm hồn lên, đem tất cả những gì của thế gian nhìn nó như phân bùn.

(Thánh Jerome)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:43 23/11/2021
19. MONG CHÁU TRẢ THÙ

Con trai hư hỏng thường đánh bố nó, nhưng ông bố lại rất cưng chiều cháu nội của mình.

Hàng xóm nói:

- “Con trai ông đánh ông, tại sao ông lại cưng chiều con của nó vậy?”

Ông ta trả lời:

- “Tôi phải nuôi thằng cháu nội cho mau lớn, để nó thay tôi trả thù !”

(Tiếu Đảo)

Suy tư 19:

Người ta nói: “Quân tử mười năm trả thù cũng không muộn”, thì quả là quân tử…thù dai, không nên bắt chước và cũng không thèm làm quân tử kiểu Tàu đó.

Trên thế gian này có rất nhiều người làm quân tử Tàu, cho nên thế giới vẫn cứ loạn lạc, bởi vì trong thời gian mười năm chờ đợi, họ đã chế tạo không biết là bao nhiêu là thứ vũ khí ghê gớm, và trong tâm hồn họ chất chứa biết bao nhiêu là thù hận…

Chúa Giê-su dạy rằng, nếu chúng ta không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-siêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.

Ăn ở như các kinh sư và người Pha-ri-siêu chính là kiểu của quân tử Tàu: làm bộ làm tịch yêu yêu thương thương bên ngoài mười năm, nhưng trong bụng thì vẫn luôn đợi thời cơ để trả thù anh em, cũng như ông nội nuôi cháu cho mau lớn để nó thay mình trả thù đánh ba nó, tức là đánh con của mình, thì quả là thâm hiểm…

Chiến tranh thù hận cũng từ đó –gia đình- mà ra cả !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một thiếu niên Công Giáo bị đình chỉ chỉ vì bảo vệ giáo huấn Công Giáo
Đặng Tự Do
06:33 23/11/2021


Một thiếu niên Công Giáo đã bị đình chỉ đơn thuần vì nói rằng có hai giới tính nam và nữ mà thôi. Em đang nộp đơn kiện khu học chánh công lập New Hampshire.

Tờ The Portsmouth Herald đưa tin rằng đơn kiện, được đệ trình lên một tòa án tiểu bang vào ngày 4 tháng 11, nói rằng việc thiếu niên bị đình chỉ chơi bóng đá vào tháng 9 đã vi phạm quyền tự do ngôn luận của thanh thiếu niên này, cũng như Tuyên ngôn Nhân quyền của New Hampshire.

Thiếu niên, chỉ được xác định là MP, là học sinh năm nhất tại trường trung học Exeter, một trường trung học công lập ở Exeter, New Hampshire.

Đơn kiện, được đệ trình lên Tòa án Tối cao Rockingham thông qua một luật sư của tổ chức Kitô giáo Cornerstone, mô tả MP là “một người Công Giáo tin tưởng, tuân theo giáo lý Kitô về lịch sử rằng Chúa tạo ra con người nam và nữ”.

Trích dẫn tài liệu năm 2019 của Bộ Giáo dục Công Giáo Vatican về “Nam và Nữ do Ngài tạo ra”, tài liệu kiện cho biết: “Các giáo lý chính thức của Giáo Hội Công Giáo bác bỏ rõ ràng mọi 'nỗ lực phủ nhận tính hai mặt nam nữ của bản tính con người'.”

Vụ kiện này thách thức chính sách “Học sinh chuyển đổi giới tính và không chuyển đổi giới tính” của học khu, trong đó tuyên bố rằng “Học sinh có quyền được gọi bằng tên và đại từ tương ứng với nhận dạng giới tính của học sinh ấy.”

Cornerstone lập luận rằng chính sách này trừng phạt những học sinh, xuất phát từ niềm tin tôn giáo, từ chối đối xử với các học sinh khác bằng đại từ giới tính ưa thích của họ, thay vì đại từ tương ứng với giới tính sinh học của họ.

Chính sách này quy định rằng: “Việc cố ý hoặc kiên trì từ chối tôn trọng nhận dạng giới tính của học sinh khác, ví dụ: như cố ý chỉ kêu tên học sinh ấy thay vì các đại danh từ giới tính hoặc dùng các đại danh từ không tương ứng với nhận dạng giới tính của học sinh, là vi phạm chính sách này.”

Vụ kiện liên quan đến một lớp học tiếng Tây Ban Nha vào ngày 9 tháng 9, trong đó một giáo viên yêu cầu học sinh giới thiệu bản thân. Một học sinh đã sửa lưng giáo viên, bắt cô giáo dùng đại danh từ “they” thay vì “he” và “she”.

Đơn kiện cho biết MP không tranh cãi gì với học sinh này, nhưng đã nói chuyện với hai người bạn thân trên xe buýt của nhà trường về việc sử dụng đại từ ngôi thứ ba trong tiếng Tây Ban Nha.

Đơn kiện khẳng định rằng một nữ sinh đã nghe lén cuộc trò chuyện và xen vào: “Có hơn hai giới tính!”

MP trả lời: “Không, không có: chỉ có hai giới tính.”

MP đã nhận được tin nhắn sau đó từ nữ sinh này muốn tìm cách tiếp tục thảo luận.

“Hai người sau đó đã có một cuộc trao đổi bằng văn bản trên điện thoại về vấn đề gây tranh cãi này”. Đơn kiện cho biết, điều này diễn ra “ngoài giờ học và ngoài sân trường.”

Đơn kiện cho biết nữ sinh đã nộp các văn bảno cho ban giám hiệu nhà trường và khiến MP bị đình chỉ.

Đơn kiện lập luận rằng chính sách của khu học chánh và chuỗi sự kiện dẫn đến việc đình chỉ là không trung lập với tôn giáo.

“Thay vào đó, họ buộc MP phủ nhận các nguyên lý lịch sử về đức tin của mình bằng cách khẳng định bản sắc giới tính không phải là nhị phân và buộc sử dụng các thuật ngữ có tính chất ý thức hệ như dùng từ 'they' để chỉ một người”.

“Các chính sách và hành động làm mất tác dụng thể hiện tín ngưỡng của hàng chục triệu tín đồ Công Giáo ở Hoa Kỳ, cũng như của vô số các tín hữu Kitô truyền thống, người Hồi giáo và người Do Thái chính thống.”
Source:Catholic News Agency
 
Đức Tổng Giám Mục Coakley khen ngợi thống đốc tiểu bang Oklahoma rất can đảm khi ân xá cho tử tù Julius Jones
Đặng Tự Do
06:34 23/11/2021


Đức Tổng Giám Mục Paul S. Coakley của Thành phố Oklahoma đã ca ngợi Thống đốc Kevin Stitt của Đảng Cộng Hòa vì “lòng dũng cảm to lớn” của ông trong việc ân xá cho kẻ sát nhân bị kết án tử hình Julius Jones chỉ vài giờ trước khi đương sự bị hành quyết theo lịch trình vào ngày 18 tháng 11.

Đức Cha Coakley nói trong một tuyên bố được đưa ra ngay sau khi thống đốc giảm án tử hình của Jones xuống tù chung thân mà không có khả năng ân xá.

“Tôi hoan nghênh cam kết của thống đốc trong việc tìm kiếm công lý trong khi cung cấp cho những người bị kết án một cơ hội để chuộc lỗi. Phản đối án tử hình không phải là mềm mỏng đối với tội phạm. Đúng hơn, đó là mạnh mẽ đối với phẩm giá của cuộc sống”.

Trước đó vào hôm thứ Năm, Đức Cha Coakley đã tweet rằng ngài “đã dâng thánh lễ sáng nay cho Julis và Thống đốc Stitt. Bây giờ mọi sự nằm trong tay Chúa”. Tổng giáo phận Thành phố Oklahoma đã lên kế hoạch thực hiện một số buổi cầu nguyện đồng loạt trên toàn giáo phận trong một giờ trước khi Jones bị xử tử.

Jones bị kết án tử hình năm 2002 vì tội giết Paul Howell năm 1999. Vụ này đã thu hút sự chú ý của quốc tế và anh ta đã khẳng định rằng mình vô tội. Howell bị bắn hai phát vào đầu trên lối ra vào nhà cha mẹ mình, trước mặt các con gái. Jones, 19 tuổi, bị buộc tội bắn Howell trong mưu toan cướp chiếc SUV của cô ấy.

Gia đình của Howell tin rằng Jones phải chịu trách nhiệm về vụ giết người.

Hội đồng ân xá Oklahoma đã đề nghị vào ngày 1 tháng 11 rằng Jones nên được ân xá. Tuy nhiên, bất chấp lời khuyến cáo này, quyết định có giảm án xuống tù chung thân hay không tùy thuộc hoàn toàn vào thống đốc Stitt. Ông đã quyết định giảm án tử hình thành tù chung tân mà không có khả năng được ân xá.

Stitt đã giảm án ngay sau buổi trưa theo giờ Trung Bộ Hoa Kỳ vào hôm thứ Năm. Theo lịch trình, Jones bị xử tử lúc 4 giờ chiều, tức là chỉ vài giờ sau đó.

“Sau khi cầu nguyện cân nhắc và xem xét các tài liệu được trình bày bởi tất cả các bên của vụ án này, tôi đã quyết định giảm án cho Julius Jones thành tù chung thân mà không có khả năng được ân xá,” thống đốc Stitt cho biết trong một tuyên bố được đưa ra sau khi ông quyết định giảm án.

Trong gần hai thập kỷ kể từ khi Jones bị kết án tử hình, ngày càng có nhiều phong trào yêu cầu ngăn chặn việc hành quyết anh ta. Dự án Innocence, nghĩa là Vô Tội. cũng như nhiều nhân vật nổi tiếng, đã thu hút sự chú ý của quốc tế đến trường hợp của anh ta.

Một bản kiến nghị trên Change.org kêu gọi bang Oklahoma ngừng cuộc hành quyết đã được hơn sáu triệu rưỡi người ký tên.
Source:Catholic News Agency
 
Sinh viên đại học Alabama tổ chức lễ rước Thánh Thể phạt tạ
Đặng Tự Do
06:34 23/11/2021


Ngày xưa, khi quan quân bắt được các tín hữu Công Giáo ở Việt Nam, họ thường yêu cầu các tín hữu bước qua thánh giá. Ai chịu “quá khoá”, tức là chịu bước qua thánh giá, thì được tha. Các thánh tử đạo Việt Nam là những người can đảm thà chết không bước qua thánh giá.

Hôm 8 tháng 10, tại Đại Học St. Louis của Dòng Tên ở Missouri [Vandalism of cross-shaped pro-life display at Catholic university caught on video - https://www.catholicnewsagency.com/news/249569/vandalism-of-cross-shaped-pro-life-display-at-catholic-university-caught-on-video], các sinh viên phò sinh đã mất nhiều công để cắm 800 cây cờ làm thành một thánh giá tưởng niệm các thai nhi bị giết vì phá thai. Chỉ một vài giờ sau đó, như quý vị và anh chị em có thể thấy trong video này, hai nữ sinh nhào vào dẫm nát cây thánh giá. Họ xưng mình là Công Giáo nhưng phá thánh giá vì muốn bảo vệ cái gọi là quyền phá thai của phụ nữ.

Diễn biến này, gây đau buồn tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, liên quan đến các sinh hoạt Đại Học, cũng có một diễn biến đáng phần khởi. Trung tâm sinh viên Công Giáo tại Đại học Nam Alabama ở Mobile đã tổ chức cuộc rước Thánh Thể đầu tiên của nhà trường vào tối ngày 18 tháng 11.

“Chúng tôi rất vinh dự được tham gia vào cuộc rước Thánh Thể đầu tiên trong khuôn viên trường,” Millie Martorana, một sinh viên cơ sở chuyên ngành Quản lý Kinh doanh, người tham dự Thánh lễ tại trung tâm sinh viên cho biết.

Sự kiện được ấn định bắt đầu bằng Thánh lễ trước Sân vận động Hancock Whitney của trường lúc 6 giờ chiều, sau đó là cuộc rước Thánh Thể. Mọi người sẽ dừng lại ở giữa khuôn viên tại Tháp Moulton để cầu nguyện, và sẽ kết thúc tại nhà nguyện Thánh Tâm Chúa Giêsu của Trung tâm Sinh viên Công Giáo. Các nhà tổ chức cho biết sự kiện này dành cho tất cả sinh viên và bất kỳ ai ở ngoài khuôn viên trường muốn tham gia.

Martorana nói với CNA rằng cô ấy vui mừng nhất về cơ hội “dâng lời cầu nguyện mạnh mẽ này cho tất cả các sinh viên trong khuôn viên trường và làm chứng cho sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể.”

“Tôi hy vọng rằng sự kiện này sẽ cho phép các sinh viên gặp gỡ Chúa Giêsu qua sự tôn kính, vẻ đẹp và lời cầu nguyện ở bất cứ đâu,” cô nói thêm.

Cha Norbert Jurek, tuyên úy tại trung tâm sinh viên, nói với CNA rằng sau khi nói chuyện với các tuyên úy tiền nhiệm của ngài, cha phát hiện ra rằng đây có thể là lần đầu tiên một cuộc rước Thánh Thể được diễn ra trong khuôn viên trường Đại học ở phía Nam Alabama.

“Chúng tôi thực sự vui mừng vì chúng tôi đã có thể kết hợp lại với nhau trong năm nay và hy vọng đây sẽ là một việc làm thường xuyên,” Cha Jurek nói, và nói thêm rằng các sinh viên thường không có mặt trong khuôn viên nhà trường trong Lễ Mình Máu Thánh Chúa, là một ngày mà các cuộc rước Thánh Thể được tổ chức rộng rãi trên toàn thế giới.

Toàn bộ Alabama có dân số gần 5 triệu người, chỉ có khoảng 7% trong số đó là người Công Giáo, với đại đa số người Alabama theo đạo Tin lành.

Đức Tổng Giám Mục Thomas Rodi của Mobile đã tuyên bố “Năm Thánh Thể và Giáo xứ,” kết thúc vào ngày 21 tháng 11 năm 2021. Do đó, trung tâm sinh viên Công Giáo được truyền cảm hứng để thực hiện một cuộc rước Thánh Thể để kết thúc năm, Cha Jurek nói.

Cha Jurek cũng cho biết rằng do có những báo cáo “đáng tiếc” về tỷ lệ phần trăm lớn người Công Giáo không tin vào sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, nên Trung tâm quyết định rước kiệu Thánh Thể như là một cách tuyệt vời để chứng tỏ niềm tin của họ.

Các sinh viên và cựu sinh viên hiện tại đã liên hệ với Cha Jurek để chia sẻ sự phấn khích của họ về cuộc rước kiệu này, mang lại cho ngài “rất nhiều phản hồi tích cực”.

“Tôi phải nói rằng trường đại học cũng rất hữu ích trong việc tổ chức nó, phê duyệt toàn bộ sự kiện, vì vậy điều đó cũng rất tuyệt vời,” ngài nói.

Martorana cho biết cô nghĩ rằng sự kiện này “sẽ khuyến khích tất cả những người có liên quan sống theo đoạn Phúc Âm theo Lu-ca nói rằng “Không ai thắp đèn mà giấu nó vào một chiếc bình hoặc đặt nó dưới gầm giường; đúng hơn, người ấy nên đặt nó trên một chân đèn để những ai bước vào có thể nhìn thấy ánh sáng’. Cuộc rước kiệu này chia sẻ và công bố món quà là sự hiện diện thực sự của Mình, Máu, Linh hồn và Thần tính của Chúa Giêsu”.
Source:Catholic News Agency
 
Ánh sáng Giáng sinh tỏa sáng đẩy lui bóng tối của đại dịch
Thanh Quảng sdb
17:55 23/11/2021
Ánh sáng Giáng sinh tỏa sáng đẩy lui bóng tối của đại dịch

Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ những người tham gia cuộc thi âm nhạc Giáng sinh sắp tới, một buổi hòa nhạc Giáng sinh trong đó những người trẻ trình tấu những bản nhạc Giáng sinh truyền thống. ĐTC chia sẻ với những người tham dự rằng cung điệu Giáng sinh không "lạc nhịp" với những thử thách mà chúng ta vẫn còn đang đối diện với đại dịch.

(Tin Vatican - Francesca Merlo)

Hôm thứ Hai (29/11/2021), Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ những người tham gia cuộc thi Hòa nhạc Giáng sinh sắp tới. Sự kiện do Tổ chức Giáo dục Giáo Hoàng và Hội Truyền giáo Don Bosco ở Valdocco tổ chức, nói lên tiếng lòng của những người trẻ qua những sáng tác mới mà họ cảm hứng được từ Lễ và các mầu nhiệm của lễ Giáng sinh.

Mùa Vọng và Covid

Đức Thánh Cha bày tỏ niềm vui được gặp gỡ tất cả những người trẻ "trước ngưỡng cửa của Mùa Vọng, thời kỳ mà hàng năm nhắc nhở cho chúng ta về Lễ và Mầu nhiệm Giáng Sinh."

ĐTC cũng lưu ý rằng năm nay, ánh đèn Giáng sinh dường như bị mờ đi do hậu quả của đại dịch, điều mà Đức Thánh Cha nói nó "vẫn còn đè nặng lên thời đại của chúng ta."

Đức Thánh Cha cho biết những lý do tại sao chúng ta được kêu gọi để tự vấn bản thân và không đánh mất đi niềm hy vọng, khi mô tả ngày lễ Chúa giáng sinh không "lạc nhịp" với thử thách mà chúng ta đang trải qua, "bởi vì đây chính là ngày lễ của lòng trắc ẩn, của sự dịu dàng, vẻ đẹp của nó là khiêm tốn và đầy tình người. "

Tinh thần của lễ Giáng sinh

Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục nhấn mạnh rằng vẻ đẹp của Lễ Giáng sinh tỏa sáng qua việc chia sẻ những cử chỉ nhỏ bé của những yêu thương cụ thể.

"Nó không xa lánh; không hời hợt hay trốn tránh! Trái lại, nó mở rộng trái tim để đón nhận mọi sự xảy ra cho bản thân, cũng như những gì có thể làm đảo lộn văn hóa, xã hội và giáo dục."

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Đây là tinh thần mà Giáo hội cống hiến sức sống cho các Hiệp hội Giáo dục Toàn cầu”. ĐTC mô tả nó như một liên minh giáo dục rộng rãi "để đào tạo những con người trưởng thành, có khả năng vượt qua những cản ngăn cá nhân và đối chọi cộng đồng hầu xây dựng lại cơ cấu các mối quan hệ cho một nhân loại huynh đệ hơn."

Dũng cảm và sáng tạo

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nói: "để đạt được những mục tiêu này, cần phải có lòng can đảm: 'Lòng can đảm đặt con người làm trung tâm' và 'phục vụ cộng đồng'."

Đức Thánh Cha nói thêm: Cần phải có lòng can đảm và sự sáng tạo. "Ví dụ bạn sáng tác các bài hát Giáng sinh mới và chia sẻ chúng cho một dự án lớn hơn, một dự án tin vào vẻ đẹp như một cách phát triển con người, để cùng nhau ước mơ về một thế giới tốt đẹp hơn."

Làm đẹp để tránh tuyệt vọng

Khi kết thúc sứ điệp của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lặp lại lời của Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI: 'Thế giới mà chúng ta đang sống cần vẻ đẹp để không rơi vào tuyệt vọng'.

Nhưng vẻ đẹp nào? Đức Thánh Cha tự hỏi. "Chắc chắn không phải là giả dối, được tạo ra bởi vẻ bề ngoài và của cải trần thế, trống rỗng và dẫn tới cái trống vắng. Không, mà là vẻ đẹp của một vị Chúa đã trở thành xác phàm, vẻ đẹp của khuôn mặt, của những câu chuyện; của những tạo vật làm nên ngôi nhà chung của chúng ta và con người - như Thánh Phanxicô đã dậy – tất cả hãy ca tụng Đấng Tối Cao. "

ĐTC Phanxicô kết thúc bài phát biểu bằng cám ơn những người trẻ, những nghệ sĩ, vận động viên thể thao nam nữ "đã không quên trở thành những người gìn giữ vẻ đẹp này, điều mà Lễ Giáng sinh của Chúa làm tỏa sáng qua mọi nghĩa cử yêu thương, chia sẻ và phục vụ hàng ngày."
 
Cha Michael Nazir-Ali: Hãy cảnh giác các trường hợp giả vờ theo đạo để được cấp quy chế tị nạn
Đặng Tự Do
18:05 23/11/2021


Các Giáo Hội sẽ ngây thơ nếu họ ủng hộ yêu cầu xin tị nạn của những người di cư Hồi giáo tìm cách tránh không bị trục xuất bằng cách cải đạo sang Kitô Giáo, một cựu giám mục Anh giáo cao cấp, nay là một linh mục Công Giáo, đã nói như trên một vụ đánh bom thất bại ở Liverpool.

Cha Michael Nazir-Ali cho biết các báo cáo rằng những kẻ buôn người đang khuyên người di cư củng cố đơn xin tị nạn của họ bằng cách trở thành Kitô Hữu là hoàn toàn “có cơ sở”.

Cha Nazir-Ali, cựu Giám mục Anh Giáo của Rochester, là người được thụ phong linh mục Công Giáo, cho biết mặc dù các Giáo Hội có vai trò trong việc cung cấp viện trợ nhân đạo và các lời cố vấn, họ không nên có quan điểm ngây thơ nhất mực bênh vực phe ta trong việc đánh giá các yêu cầu tị nạn để khỏi bị lừa như trong trường hợp vừa xảy ra trong tuần trước.

Vị giáo sĩ gốc Pakistan cảnh báo các Giáo Hội rằng việc đánh giá tính hợp lệ của các đơn xin cá nhân là nghĩa vụ của nhà nước, mà theo ông, họ “phải tính đến lợi ích rộng lớn hơn của quốc gia và lợi ích chung”.

Ngài cho biết cuộc tấn công Ngày Tưởng nhớ đã thất bại ở Liverpool bởi kẻ đánh bom tự sát Emad Al Swealmeen, một người Jordan đã trở thành một tín hữu Anh giáo vào năm 2015, “đã đặt ra câu hỏi về vai trò của các Giáo Hội và liệu, ngoài mong muốn làm điều tốt, họ có thể ngây thơ trong việc ủng hộ các yêu cầu xin tị nạn của những người cải đạo sang Kitô Giáo”.

Ngài viết trên tờ Daily Telegraph rằng việc cải đạo sang Kitô Giáo đã cho phép những người di cư Hồi giáo có khả năng được tị nạn mong manh “nói rằng họ sẽ bị ngược đãi nếu trở về quê hương của mình” và như thế họ được nhảy lên hàng ưu tiên.

“Có phải đôi khi các Giáo Hội tin cậy một cách quá đáng không?” ngài hỏi. “Điều quan trọng là các nhà lãnh đạo, các giáo sĩ và giáo dân phải phân biệt động cơ đằng sau những người đến với Giáo Hội và yêu cầu được rửa tội và gia nhập”.

“Một cách để đánh giá liệu một tuyên bố cải đạo có chính xác hay không là xem xét liệu mối quan tâm đến Kitô Giáo nảy sinh trước, hay sau khi một yêu cầu xin tị nạn đã bị từ chối”.

“Ví dụ, kẻ tấn công Liverpool đã cải đạo sau khi anh ta bị từ chối tị nạn. Các nhà lãnh đạo Giáo hội cũng nên bảo đảm một cách hợp lý và có cơ sở rằng và bất kỳ người cải đạo nào cũng đã có sự chuẩn bị đầy đủ để trở thành thành viên của cộng đồng của mình. Họ có luôn làm điều này không? “

Cha Nazir-Ali, người theo đạo Công Giáo vào ngày 29 tháng 9 và được thụ phong linh mục trong Lễ Truyền chức tại Giáo Hạt Tòng Nhân Đức Mẹ Walsingham vào ngày 30 tháng 10, nói thêm rằng có nhiều Kitô Hữu ở nước ngoài đã bị đàn áp và tiếng kêu của họ bị chìm trong quên lãng giữa cảnh bách hại kinh hoàng.

Ngài nói: “Đất nước này đã không làm đủ để cung cấp nơi trú ẩn cho các tín hữu Kitô từ Syria hoặc Iraq, những người không thể sống trong các trại do Liên hợp quốc bảo trợ, nơi bị các phần tử Hồi giáo thống trị”

“Tương tự như vậy, những người bị đàn áp ở Pakistan, vì luật báng bổ, hoặc vì chế độ thần quyền của Iran, ít tìm được thiện cảm với các quy trình giải quyết người tị nạn của Anh.”

Nhận xét của ngài được đưa ra trong bối cảnh lo ngại rằng những người nhập cư bất hợp pháp đang “đánh lừa hệ thống” bằng cách chuyển đổi sang Kitô Giáo để có cơ hội ở lại Vương quốc Anh tốt hơn.

Al Swealman, 32 tuổi, đã thất bại trong đơn xin tị nạn và bị Bộ Nội vụ từ chối vào năm 2014 - một năm trước khi anh đến trình diện tại Nhà thờ Anh giáo của Liverpool để xin trở thành một Kitô Hữu.

Anh ta đã được rửa tội vào năm 2015 và được xác nhận vào năm 2017, nhưng sau đó anh ta hoàn toàn biến mất, chấm dứt mọi liên lạc với Anh Giáo vào năm 2018. Nhưng cảnh sát cho biết anh ta đã thờ phượng tại một nhà thờ Hồi giáo trong bốn năm qua - cho đến thời điểm anh ta thực hiện vụ tấn công.

Anh ta đã thiệt mạng khi quả bom khổng lồ, chứa đầy đạn bi, mà anh ta đang mang theo kích nổ trên một chiếc taxi trên đường đến mục tiêu đã định.

Theo báo chí đưa tin, chỉ riêng tại Liverpool, hàng trăm người di cư Hồi giáo đã được chào đón vào Anh Giáo trong những năm gần đây sau khi hoàn thành khóa học ngắn hạn kéo dài 5 tuần tại Nhà thờ Liverpool.

Bên cạnh việc cho phép họ tuyên bố rằng họ sẽ bị ngược đãi nếu bị trục xuất về nước, việc chuyển đổi sang Kitô Giáo cũng có thể là bằng chứng về sự thành công của một ứng viên trong việc hòa nhập vào xã hội phương Tây.

Theo Daily Telegraph, Giáo Hội Anh Giáo tại Liverpool đã tích cực hỗ trợ đơn xin tị nạn cho một số người tìm cách ở lại Vương quốc Anh.

Vụ tấn công khủng bố tại Liverpool đã thất bại như sau:

Một hành khách lên xe của tài xế anh hùng David Perry yêu cầu anh ta chở đến Nhà thờ Liverpool, nơi đang tổ chức Lễ tưởng niệm Chiến Sĩ Trận Vong vào hôm Chúa Nhật, với sự tham dự của 1,200 quân nhân. Buổi lễ nhằm tri ân các cựu chiến binh, bao gồm một số người gần đây đã phục vụ tại Afghanistan và Iraq. Các giao thức an ninh đã hạn chế dòng xe cộ gần địa điểm xảy ra sự kiện đã tạo ra một vụ tắc nghẽn giao thông lớn trên toàn thành phố. Vì thế, cuối cùng, người hành khách này đã yêu cầu Perry quay lại và đưa anh ta đến Bệnh viện Phụ nữ Liverpool.

Đó là khi Perry lần đầu tiên nghi ngờ hành khách có thể đang có ý định tấn công khủng bố. Sau khi người hành khách yêu cầu David Perry quay xe theo hướng ngược lại, để đến Bệnh viện Phụ nữ Liverpool, anh ta bắt đầu sinh nghi nên thường xuyên nhìn vào kính chiếu hậu và phát hiện người hành khách đang nối các dây điện vào quả bom. Anh tấp vào lề ở một khúc đường vắng vẻ. Nhảy ra khỏi xe, bấm remote control để khoá cửa xe, rồi vừa chạy vừa la làng. Tên khủng bố biết không xong, đã cho bom nổ. Sức công phá mạnh đến mức chiếc xe nổ tan tành, và một lực rất mạnh đập vào lưng anh, xô anh ngã sấp mặt xuống lề đường. May mắn là người tài xế anh hùng chỉ bị thương nhẹ.
Source:Catholic Herald
 
Tại sao khi người nhà đang hấp hối, cần thiết là chúng ta phải ở bên cạnh họ, nhiệt thành cầu nguyện cho họ và với họ?
Đặng Tự Do
18:07 23/11/2021

Đức Ông Stephen Rossetti, linh mục trừ tà của Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ kể lại câu chuyện sau trong bài “Exorcist Diary #164: Mentally Tormented by the Devil”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 164: Bị ma quỷ dày vò về mặt tinh thần”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.

“Cơn đau khổ của Thánh Antôn” được cho là bức tranh đầu tiên được biết đến của Michelangelo khi ông mới 12 hoặc 13 tuổi.

Tôi thấy rõ rằng nhiều người bị dày vò tinh thần bởi tội lỗi và những thất bại trong quá khứ thực sự đang phải chịu đựng những ám ảnh của ma quỷ.

Có một loại rối loạn ám ảnh cưỡng chế rất thực, trong đó một người bị ám ảnh cứ nhai đi nhai lại về một thất bại có thật trong quá khứ hoặc thậm chí chỉ là do tưởng tượng mà ra. Điều này có thể thấy rất rõ nơi những người đi xưng tội cứ lặp đi lặp lại một tội lỗi đã xưng thú trước đó, như thể họ không tin vào quyền năng tha tội của ơn xá giải. Đó vẫn còn là nhẹ. Trong những trường hợp nghiêm trọng, những suy nghĩ và cố gắng không thành công nhằm loại bỏ chúng có thể khiến người ấy suy nhược. Những người như vậy thường được điều trị tốt nhất bằng cách kết hợp với Liệu pháp Nhận thức-Hành vi và thuốc men.

Nhưng đôi khi, ma quỷ có thể ngụy trang một cuộc tấn công trong những cạm bẫy lừa đảo của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Một nhà trừ tà có thâm niên ước tính rằng 25 phần trăm dân số đang phải chịu một số hình thức ma quỷ ám ảnh. Tôi không có lý do gì để tin rằng con số đó là phóng đại.

Ví dụ, “John” bị dày vò bởi những suy nghĩ xấu xa và bỉ ổi đến mức không thể hoạt động bình thường được nữa. Khi đứng trước một người phụ nữ, bất kể là ai, những suy nghĩ xấu xa và bỉ ổi lại bật lên, khiến anh lo sợ sẽ xúc phạm người ấy. Nhiều năm trị liệu tâm lý không hề thuyên giảm. Đáng chú ý là những ám ảnh này bắt đầu sau khi anh ta tái nghiện phim ảnh khiêu dâm. Xưng tội, sửa đổi cuộc sống, và một số phiên trừ tà giải thoát, tất cả hợp lại mới dập tắt được những ám ảnh tinh thần.

Tương tự như vậy, “Alicia” bị dày vò với những suy nghĩ về hận thù và tuyệt vọng, thường đưa cô đến bờ vực tự tử. Trong khi các liệu pháp tâm lý tỏ ra có chút hữu ích, các cuộc tấn công tinh thần rất dữ dội, trái ngược với trạng thái tâm lý bình thường của cô, xảy ra bất cứ khi nào cô cố gắng cầu nguyện hoặc đi lễ. Cô cũng chỉ tìm thấy sự nhẹ nhõm đáng kể thông qua các buổi cầu nguyện giải thoát sau đó.

Trong cả hai trường hợp, những ám ảnh về tinh thần không hoàn toàn biến mất, vì gốc rễ của chúng là ở những điểm yếu tâm lý bình thường của họ. Nhưng rõ ràng là Satan, là một kẻ cơ hội, đang khai thác những điểm yếu này của con người. Nó phóng đại những điểm yếu này đến mức hoàn toàn rối loạn chức năng, tuyệt vọng và tự tử. Giờ đây, Alicia và John trở lại là những người bình thường. Sự dữ dội của ma quỷ trong các cuộc tấn công đã tiêu tan.

Những ám ảnh ma quỷ có thể được phân biệt với những ám ảnh tâm lý bởi cường độ của chúng, không tương xứng với trạng thái của con người và thường xảy ra khi tham gia vào các thực hành thánh. Ngoài ra, thường có một sơ hở cho ma quỷ lợi dụng, có thể được xác định, đặc biệt là trong các thực hành tội lỗi gần đây hoặc các thực hành huyền bí. Cuối cùng, cường độ của các cuộc tấn công tinh thần tan biến sau những lời cầu nguyện giải cứu.

Vào cuối cuộc đời của một người, sự tấn công ám ảnh của ma quỷ không còn được che giấu. Khi một người bước vào cuộc phán xét cuối cùng, Satan, kẻ tố cáo vĩ đại, buộc tội linh hồn về tất cả sự bất trung của linh hồn ấy trong cuộc sống. Hắn ta muốn linh hồn ấy phải sa hỏa ngục. Như Thánh Catêrina thành Siena kể lại trong cuốn The Dialogue, Chúa đã mạc khải cho thánh nữ rằng: “Trong khoảnh khắc của cái chết... Ma quỷ buộc tội họ với nỗi kinh hoàng và bóng tối... Ma quỷ hành hạ linh hồn ấy bằng sự bất trung để đưa anh ta đến tuyệt vọng.”

Trong những giờ sau hết, sự cầu cứu của các linh hồn phải hết sức nhiệt thành và luôn luôn hướng đến lòng thương xót của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã trả giá cho tội lỗi của chúng ta. Chúng ta được cứu trong đời này, và đời sau, bởi Tình yêu của Thiên Chúa nhân từ của chúng ta.
Source:Catholic Exorcism
 
Đức Hồng Y Sarah kêu gọi các linh mục Công Giáo đổi mới tinh thần trong cuốn sách mới
Đặng Tự Do
18:08 23/11/2021

Trong một cuốn sách mới, Đức Hồng Y Robert Sarah kêu gọi các linh mục đổi mới tâm linh, và nói rằng hoán cải sẽ không đến qua những thay đổi về cấu trúc, nhưng thông qua việc khám phá lại sứ mệnh và căn tính của linh mục, là sự hiện diện của Chúa Kitô trong thế giới.

“Chúa Kitô không bao giờ tạo ra các cấu trúc. Tất nhiên, tôi không nói rằng chúng không cần thiết. Việc tổ chức là điều hữu ích trong xã hội, nhưng nó không phải là điều tối thượng,” Đức Hồng Y Sarah nói trong một cuộc phỏng vấn ngày 16 tháng 11 với tuần báo Công Giáo Pháp Famille Chrétienne.

“Điều quan trọng nhất là lời đầu tiên của Chúa Kitô trong Phúc âm theo Thánh Máccô: ‘Hãy hoán cải và tin vào Tin Mừng’”.

Đức Hồng Y nguyên tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích của Vatican đã xuất bản cuốn “Pour l'éternité: Médences sur la figure du prêtre” (“Cho cuộc sống vĩnh cửu: Suy niệm về Hình ảnh của Linh mục”) ở Âu Châu vào ngày 17 tháng 11.

Cuốn sách, hiện chỉ có bằng tiếng Pháp, bao gồm các đoạn văn của các vị thánh và các Giáo phụ nhằm khuyến khích suy niệm về việc canh tân sứ vụ linh mục, mà theo Đức Hồng Y, là một bước cần thiết trên con đường giải quyết cuộc khủng hoảng trong Giáo Hội Công Giáo.

“Nếu các linh mục, nếu xã hội nhìn vào Chúa, thì tôi nghĩ mọi thứ sẽ thay đổi,” ngài nói với Famille Chrétienne. “Nếu trái tim không thay đổi bởi Tin Mừng, chính trị sẽ không thay đổi, kinh tế sẽ không thay đổi, các mối quan hệ của con người sẽ không thay đổi. Chính Chúa Kitô là hòa bình của chúng ta, Đấng sẽ tạo ra những mối quan hệ nhân loại huynh đệ hơn, trong sự cộng tác, trong sự hợp tác”.

Các cấu trúc “cũng thường là một mối nguy hiểm, bởi vì chúng ta ẩn náu đằng sau chúng,” ngài nói. “Thiên Chúa sẽ không hỏi đến trách nhiệm của một hội đồng giám mục, một thượng hội đồng… Chính chúng ta, các giám mục, phải chịu trách nhiệm cá nhân trước mặt Chúa: ngươi đã quản lý giáo phận của mình như thế nào, ngươi đã yêu thương các linh mục của mình ra sao, ngươi đã đồng hành với họ về mặt thiêng liêng như thế nào? “

Đức Hồng Y Sarah đã kết thúc nhiệm kỳ hơn sáu năm với tư cách là tổng trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích vào tháng Hai vừa qua.

Đức Hồng Y Sarah năm nay 76 tuổi đến từ Guinea đã viết một cuốn sách về chức linh mục, luật độc thân linh mục và cuộc khủng hoảng của Giáo Hội Công Giáo, có nhan đề “From the Depths of Our Hearts”, nghĩa là “Từ Thẳm Sâu Trái Tim Chúng Ta”, vào năm 2020. Cuốn sách thu hút nhiều tranh cãi xoay quanh việc Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô XVI có phải là đồng tác giả hay không.

Đức Hồng Y Sarah nói rằng trong cuốn sách mới của mình, ngài muốn bày tỏ tình cảm và sự khích lệ của mình đối với các linh mục đang gặp khó khăn và cả những người cảm thấy mạnh mẽ trong ơn gọi của mình.

Ngài giải thích: “Đó là về việc khuyến khích các linh mục đừng để mất Thiên Chúa, nhưng có can đảm theo Chúa Kitô như các ngài đã chấp nhận ngay từ đầu, vào ngày thụ phong. Bởi vì cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang trải qua ngày nay trong Giáo hội về cơ bản phụ thuộc vào cuộc khủng hoảng của các linh mục.”

Đức Hồng Y cũng bình luận về các tai tiếng lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ, và nói rằng Giáo hội “không được sợ sự thật”.

“Chúng ta phải cảm thấy tổn thương sâu sắc, đau khổ vì điều đó như Chúa Kitô đã phải chịu đựng khi Giuđa phản bội Người, khi Phêrô chối bỏ Người.” Ngài nhấn mạnh thêm rằng Giáo hội và các linh mục của Giáo hội phải là các tấm gương, và chỉ cần một trường hợp lạm dụng thôi là đã quá nhiều.

“Việc khám phá ra rất nhiều tội lỗi đã phạm khiến chúng ta hiểu rõ hơn về kém hiệu quả rõ rệt của các Giáo Hội địa phương của chúng ta. Làm sao chúng ta có thể đơm hoa kết trái khi căn bệnh ung thư như vậy đang gặm nhấm chúng ta từ bên trong? Chúng ta phải khám phá lại ý nghĩa của việc sám hối và ăn năn, thúc giục việc tôn thờ Chúa Giêsu trong Mình Thánh Chúa để phạt tạ cho những tội lỗi đã xúc phạm hình ảnh của Ngài trong tâm hồn trẻ em.”

Tuy nhiên, Đức Hồng Y Sarah nói thêm rằng người Công Giáo không nên ngã lòng vì phần lớn các linh mục đều trung thành, đó là lý do để tạ ơn Chúa.

Ngài nói: “Sự trung tín hằng ngày trong lặng lẽ của các ngài không gây ồn ào, nhưng nó âm thầm mang theo những hạt giống sâu sắc của sự đổi mới”.

Đức Hồng Y nhận định tiếp rằng: “Mọi việc tùy thuộc vào việc các linh mục phạm tội có bị trừng phạt hay không, có được chăm sóc, chữa lành, đồng hành hay không, để những hành vi như thế không xảy ra một lần nữa. Trên hết, chúng ta không được để những nỗi kinh hoàng này khiến các linh hồn xa lánh Chúa Giêsu Kitô và giam cầm rất nhiều nạn nhân vô tội trong đau khổ.”

Cuốn sách của Đức Hồng Y Sarah dành riêng cho các chủng sinh và ngài nói rằng ngài cũng muốn khuyến khích họ, bởi vì họ đang học để trở thành linh mục vào một thời điểm khó khăn.

Đức Hồng Y cho biết ngài muốn nói với họ rằng nếu Chúa Kitô đã kêu gọi họ gia nhập chức tư tế Công Giáo, thì Chúa cũng sẽ ban cho họ phương tiện để thực sự theo Ngài.

“Hãy cố gắng thực hiện ơn gọi này một cách nghiêm túc. Chúa gọi bạn sẽ không để bạn một mình. Ngài sẽ ủng hộ bạn với ân sủng của Người, nhưng bản thân bạn phải là một người đàn ông nhận thức đầy đủ, một người đàn ông chân chính, trung thực, ngay thẳng và có tất cả các phẩm chất của con người.”

Ngài lưu ý, gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các linh mục, khuyến khích mọi người mời các linh mục vào nhà để cầu nguyện và trò chuyện.

Ngài nói rằng một đời sống cầu nguyện mạnh mẽ là điều cần thiết cho mỗi linh mục, trích dẫn gương của các thánh như Thánh Gioan Vianney, Cha Sở thành Ars.

Khi người phỏng vấn Đức Hồng Y chỉ ra rằng “nước Pháp của Cha Sở thành Ars không phải là nước Pháp của thế kỷ 21,” Đức Hồng Y Sarah trả lời: “Đúng thế, nhưng con người cũng vậy. Con người không thay đổi. Con người có cùng tham vọng, những khuyết điểm giống nhau, cùng những tệ nạn từ Adam cho đến tận ngày nay”.

“Chỉ có những hoàn cảnh mà chúng ta đã tạo ra có thể khiến chúng ta bối rối, nhưng con người không thay đổi,” ngài nhấn mạnh và nói thêm rằng “Người Pháp vào thời Cha Sở thành Ars là Người Pháp của ngày hôm nay, với sự khác biệt là Người Pháp ngày nay có điện thoại di động... Nhưng về tham vọng, về tệ nạn và về lỗi lầm của mình, cũng đều giống như nhau thôi. Chúng ta vẫn cần những linh mục thánh thiện được đồng nhất với Chúa Kitô”.

Đức Hồng Y cũng bình luận về cách mà Pháp và các nước phương Tây khác đã khép mình với Chúa.

“Nếu nước Pháp, nếu phương Tây, nhờ thừa tác vụ của các linh mục, tái khám phá ra rằng Thiên Chúa đã đến giữa chúng ta, rằng Ngài yêu thương chúng ta, rằng Ngài muốn chúng ta được cứu rỗi, rằng Ngài muốn chúng ta tái khám phá sự thật và rằng sự thật này sẽ giúp chúng ta, thì sứ vụ truyền giáo là khả thi”.

“Nhưng đừng tuyệt vọng. Đó là lý do tại sao các linh mục phải tái khám phá sứ mệnh của mình, các linh mục phải khám phá lại căn tính của các ngài. Các ngài phải nhớ mình là sự hiện diện của Chúa Kitô ở giữa thế giới này. Nếu các ngài ứng xử tốt, nếu các ngài là sự hiện diện của Chúa Kitô, thì nước Pháp và phương Tây có thể dần dà tái khám phá Chúa Kitô”.
Source:Catholic News Agency
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Mừng bổn mạng ca đoàn Cêcilia ngày 22.11.2021
Văn Minh
09:58 23/11/2021
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Mừng bổn mạng ca đoàn Cêcilia ngày 22.11.2021

“Ca hát bằng tiếng reo vui, và khi hát thì phải bằng cả tấm lòng của mình”. Đó là lời nhắn nhủ của linh mục (Lm) Gioakim Lê Hậu Hán - Chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa - trong Thánh lễ mừng kính Thánh Cêcilia Trinh Nữ Tử Đạo - Bổn mạng và kỷ niệm ba mươi năm thành lập ca đoàn Cêcilia giáo xứ Vĩnh Hòa (1991-2021), diễn ra lúc 17g30 thứ Hai ngày 22.11.2021 do ngài chủ sự.

Xem Hình

Do dịch bệnh Covid-19 chưa chấm dứt, ngoài các thành viên trong ca đoàn còn có một số người đại diện đến hiệp dâng Thánh lễ và giữ khoảng cách nhất định.

Trong phần giảng lễ, Lm Gioakim đã tóm tắt bài Tin Mừng (Lc 21,1-4) qua gương người đàn bà góa nghèo dâng hết đồng xu ít ỏi của mình vào trong Đền thờ. Quả thật, Thiên Chúa không để ý đến những của cải dâng từ bên ngoài, mà đón nhận những của dâng lên bằng tấm lòng chân thành của con người chúng ta. Có câu: “Của cho không bằng cách cho”.

Cũng vậy, Thánh nữ Cêcilia là một thiếu nữ trẻ sống đời đạo đức và khấn hứa với Chúa giữ bậc đồng trinh trọn đời. Nhờ đó, thánh nữ đã cảm hóa được chồng và nhiều người trở lại đạo Chúa Kitô. Ngoài ra, thánh nhân còn đi giúp đỡ cho những người nghèo khổ, mang cơm cho những người tù đày và chôn xác kẻ chết...

Kết thúc bài giảng, Lm Gioakim nhắn nhủ: Mừng lễ Thánh Cêcilia, ca hát bằng tiếng reo vui, và khi hát thì phải bằng cả tấm lòng của mình.

Thánh lễ tiếp nối với lời nguyện tín hữu và dâng của lễ.

Sau lời nguyện hiệp lễ, chị Maria Đàm Thị Tuyết Minh – Đoàn trưởng – thay mặt ca đoàn ngỏ lời cảm ơn Lm Chánh xứ cùng cộng đoàn dân Chúa đã đến hiệp dâng Thánh lễ để cầu nguyện cho ca đoàn Cêcilia. Đáp từ, Lm Chánh xứ Gioakim thay mặt cộng đoàn chúc mừng bổn mạng ca đoàn bằng một tràng pháo tay giòn giã của cộng đoàn.

Thánh lễ khép lại lúc 18g30, cộng đoàn hân hoan lãnh nhận ơn bình an và cùng nhau hát vang bài “Tán tụng hồng ân”.

Được biết ca đoàn Cêcilia hiên nay có 25 thành viên, hát lễ lúc 5g00 sáng thứ Năm và lúc 17g30 chiều Chúa nhật hàng tuần.
 
Văn Hóa
Hans Urs von Balthasar: Kitô hữu là ai? Chương Hai, Xu hướng Phụng vụ
Vũ Văn An
04:14 23/11/2021

Xu hướng Phụng vụ

Một lần nữa, bình minh mới của việc quan tâm tới phụng vụ trong Giáo hội quả là một phát triển hết sức đáng hoan nghênh. Nó đã vượt qua sức phản kháng thế tục, khôi phục những điều từng bị trấn áp từ những ngày đầu của Kitô giáo, và bắt đầu tạo ra những điều hiển nhiên mới mẻ mà đáng lẽ ra phải luôn như vậy. Và điều phát khởi từ việc cải tiến các cử hành phụng vụ, từ một biến cố xem ra cô lập trong Giáo hội, nay đang gây ảnh hưởng liên tục đến chiều kích rộng lớn hơn của cơ cấu Giáo hội và do đó, đối với việc Giáo hội tự hiểu biết một cách sống động về mình như Dân Thiên Chúa, Thân thể và Nàng Dâu của Chúa Kitô. Nói tóm lại, người ta đã đụng tới dây thần kinh trung ương, và do đó, toàn bộ cơ thể đang phản ứng nơi mọi chi thể của nó.



Ở đây, không phải hàng giáo sĩ mà là cộng đồng, là Ekklesia [Giáo Hội] đang tập hợp và tự tỏ mình ra, cử hành Tiệc Tưởng niệm, trong đó Chúa tự làm cho Người trở nên hiện diện bằng thân xác, và, theo nghĩa căn bản nhất, kết hợp bằng thể xác vào chính mình Người các chi thể đang tập hợp, những người vốn tự nuôi sống mình bằng thân thể của Người, tự biến họ thành Cơ thể của chính Người.

Giả sử điều trên được thực hiện một cách có trật tự như Thánh Phaolô mong muốn (1Cr 11–14); mặc dù ở đây vẫn chưa có bóng dáng của các nhà phụng vụ học chính thức) và điều chúng ta thấy được phát biểu một cách đẹp đẽ nhất với Thánh Inhaxiô thành Antiôkia (cộng đoàn tụ họp quanh vị Episkopos [giám mục] của nó), với việc phân bổ rộng rãi các chức vụ và vai trò, mà sự đa dạng tương ứng một phần với các đặc sủng của Giáo hội; giả sử Kinh Thánh được trình bầy cho người ta bằng một ngôn ngữ họ có thể hiểu và được giải thích cho họ trong một bài giảng, và bài giảng này do đó là một lời trình bầy trung thực chứ không chỉ là bất cứ loại “nói chuyện” hay “giảng thuyết long trọng” [sermon] nào về bất cứ chủ đề nào xuất hiện trong đầu; xa hơn nữa, giả sử không gian phụng vụ, ngay khi nó nhất thiết phải vượt quá các giới hạn của một phòng riêng, thực sự tương ứng với các yêu cầu của một cuộc tập hợp cộng đồng xung quanh Bàn Tiệc của Chúa, về cách bố trí căn bản của nó, thứ tự chỗ ngồi, bàn thờ, gian cung thánh [chancel], giếng rửa tội, vật trang trí khác biệt và hữu ích, v.v...thì ngày nay, bằng cách tập trung chú ý trở lại vào những điều cốt yếu, ai lại không thấy tất cả những điều này đã tới sự thật khách quan, sự thật tự nó nói cho chính nó?

Tuy nhiên, không phải tất cả những điều trên đều đơn giản. Ta thấy rõ điều đó ngay từ bên ngoài, trong cách những người lớn tuổi hơn, những người không thể hoặc không muốn tuân theo luật mới của Thánh lễ, chống lại nó, và không những chỉ vì muốn bám lấy truyền thống, mà còn bởi vì họ tiếc nuối và thậm chí thấy rằng các giá trị thân yêu nhất đối với họ xem ra đang bị lên án, buộc phải bị quên lãng. Như thế, họ tiếc nuối điều gì? Chắc hẳn, họ tiếc nuối không gian yên tĩnh thiêng liêng mà chúng ta vốn dùng để che giấu Mầu nhiệm? Há đó không phải là điều khó lường nhất đang xảy ra ở đây hay sao? Há đó không phải là thời điểm, vượt quá mọi không gian và thời gian lịch sử, khi chính trung tâm của thời gian được làm cho hiện diện, khi Con Thiên Chúa, gánh chịu tội lỗi của thế giới, tội lỗi của chính tôi, và bị đánh bằng tia sét phán xét của Thiên Chúa, bước vào đêm vĩnh hằng đó sao? Trong biến cố này, vẫn chưa có “cộng đồng” nào; không có gì cả, ngoại trừ đủ thứ nguyên tử tội lỗi, mà tôi vốn cũng là một. Và làm thế nào cộng đồng tiếp theo đó, mà ánh sáng được thắp lên bởi tia sét của nhật thực tận thế, làm thế nào cộng đồng này có thể kỷ niệm giờ sinh của chính nó và đúng hơn, cử hành nó, trong đức tin và bí tích, như hiện diện ở đây mà không tan hòa vào việc tôn thờ sâu sắc nhất?

Nhưng tìm được ở đâu việc tôn thờ ấy, trong các buổi phụng vụ gần đây nhất của chúng ta? Vì tin rằng một là điều đó dư thừa hai là những người đi nhà thờ chưa đủ trưởng thành, nên trí tưởng tượng của các giáo sĩ đã được vận dụng để lấp đầy thời gian trống, cho tới giây phút cuối cùng, một cách vừa hữu dụng vừa giải trí. Bởi thế, mà không ngừng có những tiếng ồn ào ở hiện trường và ngoài hiện trường. Khi không đọc các lời nguyện hoặc Sách Thánh không được đọc lên và giải thích, thì phải có các bài hát và các đáp ca. Lễ quy thậm chí cũng thường được đọc to và diễn giải từ bục giảng bằng cách sử dụng micrô. Chúng ta nên nhớ rằng hiếm có ai trong số những người hiện diện có thời gian hoặc cơ hội trong tuần để hồi tâm sâu sắc hơn; trong Phụng vụ Chúa nhật, linh hồn họ cũng cần được phục hồi và hít thở; Thiên Chúa nói với họ trước hết trong im lặng; và, mặc dù Phụng vụ Lời Chúa thực sự lên khuôn Lời Chúa, như việc công bố và cầu nguyện, nhưng hành động giữ lấy nó, việc tự khẳng định mình trong im lặng, là điều không thể thiếu, kẻo mọi hạt giống sẽ rơi trên đá trơ trọi hoặc giữa những bụi gai.

Chắc chắn, một thánh lễ đẹp đẽ của giáo xứ cũng tạo được một loại cảm giác hài lòng nào đó. Linh mục hài lòng với cộng đoàn khi họ đã tham gia một cách có năng khiếu; cộng đoàn hài lòng với chính mình vì đã tổ chức một cử hành thiêng liêng tốt đẹp như vậy. Chính “Giáo Hội” cảm thấy hài lòng với chính mình; có thể nói là một sự tự khoan dung của cộng đồng đối với chính mình về phương diện thiêng liêng, một điều chúng ta từng chê trách các buổi lễ duy mộ đạo [pietistic] và tự do của Thệ Phản. Điều gì sẽ xảy ra nếu những phân tích tinh quái của Karl Barth, rốt cuộc, chính xác khi gộp Schleiermacher (*) và Đạo Công Giáo lại với nhau - như một Corpus Mysticum [Nhiệm Thể] tự tôn vinh mình? Hoặc, đúng hơn, những lời kỳ lạ của Arnold Gehlen, cũng nhắm cùng một điều:

“Theo ý kiến tôi, trong nhiều tâm hồn, Thiên Chúa đã trở thành quá nhân bản, và có một kiểu thế tục hóa tôn giáo mới, lần này, không phát xuất qua tính thế gian vật chất, nhưng qua tính luân lý. Do đó, con người trở thành cả chủ thể lẫn đối tượng của việc họ tự tôn vinh chính mình, nhưng một cách không biết gì tới Kitô giáo của tình yêu... Luân lý tính của người trí thức, được xếp đặt trong liên kết ý thức với thế giới, tự biểu lộ chính nó... dưới cả hai hình thức: hình thức thứ nhất, theo cách thức của Phong trào Ánh sáng, như là một đạo đức học liên đới thuộc đời này và được cho là tiến bộ, và hình thức thứ hai, trong việc tôn vinh chính nhân loại của tân Kitô giáo đã nói trên đây, nhân danh Thiên Chúa" (1).
____________________________________________________
(*) Một nhà thần học, triết học và học giả Kinh thánh người Đức thuộc phái Luthêrô

Kỳ sau: Xu hướng Đại kết
 
VietCatholic TV
Tử tù được tha vào giờ thứ 25 cám ơn chuỗi Mân Côi của Tổng Giáo Phận
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:31 23/11/2021


1. Một thiếu niên Công Giáo bị đình chỉ chỉ vì bảo vệ giáo huấn Công Giáo

Một thiếu niên Công Giáo đã bị đình chỉ đơn thuần vì nói rằng có hai giới tính nam và nữ mà thôi. Em đang nộp đơn kiện khu học chánh công lập New Hampshire.

Tờ The Portsmouth Herald đưa tin rằng đơn kiện, được đệ trình lên một tòa án tiểu bang vào ngày 4 tháng 11, nói rằng việc thiếu niên bị đình chỉ chơi bóng đá vào tháng 9 đã vi phạm quyền tự do ngôn luận của thanh thiếu niên này, cũng như Tuyên ngôn Nhân quyền của New Hampshire.

Thiếu niên, chỉ được xác định là MP, là học sinh năm nhất tại trường trung học Exeter, một trường trung học công lập ở Exeter, New Hampshire.

Đơn kiện, được đệ trình lên Tòa án Tối cao Rockingham thông qua một luật sư của tổ chức Kitô giáo Cornerstone, mô tả MP là “một người Công Giáo tin tưởng, tuân theo giáo lý Kitô về lịch sử rằng Chúa tạo ra con người nam và nữ”.

Trích dẫn tài liệu năm 2019 của Bộ Giáo dục Công Giáo Vatican về “Nam và Nữ do Ngài tạo ra”, tài liệu kiện cho biết: “Các giáo lý chính thức của Giáo Hội Công Giáo bác bỏ rõ ràng mọi 'nỗ lực phủ nhận tính hai mặt nam nữ của bản tính con người'.”

Vụ kiện này thách thức chính sách “Học sinh chuyển đổi giới tính và không chuyển đổi giới tính” của học khu, trong đó tuyên bố rằng “Học sinh có quyền được gọi bằng tên và đại từ tương ứng với nhận dạng giới tính của học sinh ấy.”

Cornerstone lập luận rằng chính sách này trừng phạt những học sinh, xuất phát từ niềm tin tôn giáo, từ chối đối xử với các học sinh khác bằng đại từ giới tính ưa thích của họ, thay vì đại từ tương ứng với giới tính sinh học của họ.

Chính sách này quy định rằng: “Việc cố ý hoặc kiên trì từ chối tôn trọng nhận dạng giới tính của học sinh khác, ví dụ: như cố ý chỉ kêu tên học sinh ấy thay vì các đại danh từ giới tính hoặc dùng các đại danh từ không tương ứng với nhận dạng giới tính của học sinh, là vi phạm chính sách này.”

Vụ kiện liên quan đến một lớp học tiếng Tây Ban Nha vào ngày 9 tháng 9, trong đó một giáo viên yêu cầu học sinh giới thiệu bản thân. Một học sinh đã sửa lưng giáo viên, bắt cô giáo dùng đại danh từ “they” thay vì “he” và “she”.

Đơn kiện cho biết MP không tranh cãi gì với học sinh này, nhưng đã nói chuyện với hai người bạn thân trên xe buýt của nhà trường về việc sử dụng đại từ ngôi thứ ba trong tiếng Tây Ban Nha.

Đơn kiện khẳng định rằng một nữ sinh đã nghe lén cuộc trò chuyện và xen vào: “Có hơn hai giới tính!”

MP trả lời: “Không, không có: chỉ có hai giới tính.”

MP đã nhận được tin nhắn sau đó từ nữ sinh này muốn tìm cách tiếp tục thảo luận.

“Hai người sau đó đã có một cuộc trao đổi bằng văn bản trên điện thoại về vấn đề gây tranh cãi này”. Đơn kiện cho biết, điều này diễn ra “ngoài giờ học và ngoài sân trường.”

Đơn kiện cho biết nữ sinh đã nộp các văn bảno cho ban giám hiệu nhà trường và khiến MP bị đình chỉ.

Đơn kiện lập luận rằng chính sách của khu học chánh và chuỗi sự kiện dẫn đến việc đình chỉ là không trung lập với tôn giáo.

“Thay vào đó, họ buộc MP phủ nhận các nguyên lý lịch sử về đức tin của mình bằng cách khẳng định bản sắc giới tính không phải là nhị phân và buộc sử dụng các thuật ngữ có tính chất ý thức hệ như dùng từ 'they' để chỉ một người”.

“Các chính sách và hành động làm mất tác dụng thể hiện tín ngưỡng của hàng chục triệu tín đồ Công Giáo ở Hoa Kỳ, cũng như của vô số các tín hữu Kitô truyền thống, người Hồi giáo và người Do Thái chính thống.”
Source:Catholic News Agency

2. Đức Tổng Giám Mục Coakley khen ngợi thống đốc tiểu bang Oklahoma rất can đảm khi ân xá cho tử tù Julius Jones

Đức Tổng Giám Mục Paul S. Coakley của Thành phố Oklahoma đã ca ngợi Thống đốc Kevin Stitt của Đảng Cộng Hòa vì “lòng dũng cảm to lớn” của ông trong việc ân xá cho kẻ sát nhân bị kết án tử hình Julius Jones chỉ vài giờ trước khi đương sự bị hành quyết theo lịch trình vào ngày 18 tháng 11.

Đức Cha Coakley nói trong một tuyên bố được đưa ra ngay sau khi thống đốc giảm án tử hình của Jones xuống tù chung thân mà không có khả năng ân xá.

“Tôi hoan nghênh cam kết của thống đốc trong việc tìm kiếm công lý trong khi cung cấp cho những người bị kết án một cơ hội để chuộc lỗi. Phản đối án tử hình không phải là mềm mỏng đối với tội phạm. Đúng hơn, đó là mạnh mẽ đối với phẩm giá của cuộc sống”.

Trước đó vào hôm thứ Năm, Đức Cha Coakley đã tweet rằng ngài “đã dâng thánh lễ sáng nay cho Julis và Thống đốc Stitt. Bây giờ mọi sự nằm trong tay Chúa”. Tổng giáo phận Thành phố Oklahoma đã lên kế hoạch thực hiện một số buổi cầu nguyện đồng loạt trên toàn giáo phận trong một giờ trước khi Jones bị xử tử.

Jones bị kết án tử hình năm 2002 vì tội giết Paul Howell năm 1999. Vụ này đã thu hút sự chú ý của quốc tế và anh ta đã khẳng định rằng mình vô tội. Howell bị bắn hai phát vào đầu trên lối ra vào nhà cha mẹ mình, trước mặt các con gái. Jones, 19 tuổi, bị buộc tội bắn Howell trong mưu toan cướp chiếc SUV của cô ấy.

Gia đình của Howell tin rằng Jones phải chịu trách nhiệm về vụ giết người.

Hội đồng ân xá Oklahoma đã đề nghị vào ngày 1 tháng 11 rằng Jones nên được ân xá. Tuy nhiên, bất chấp lời khuyến cáo này, quyết định có giảm án xuống tù chung thân hay không tùy thuộc hoàn toàn vào thống đốc Stitt. Ông đã quyết định giảm án tử hình thành tù chung tân mà không có khả năng được ân xá.

Stitt đã giảm án ngay sau buổi trưa theo giờ Trung Bộ Hoa Kỳ vào hôm thứ Năm. Theo lịch trình, Jones bị xử tử lúc 4 giờ chiều, tức là chỉ vài giờ sau đó.

“Sau khi cầu nguyện cân nhắc và xem xét các tài liệu được trình bày bởi tất cả các bên của vụ án này, tôi đã quyết định giảm án cho Julius Jones thành tù chung thân mà không có khả năng được ân xá,” thống đốc Stitt cho biết trong một tuyên bố được đưa ra sau khi ông quyết định giảm án.

Trong gần hai thập kỷ kể từ khi Jones bị kết án tử hình, ngày càng có nhiều phong trào yêu cầu ngăn chặn việc hành quyết anh ta. Dự án Innocence, nghĩa là Vô Tội. cũng như nhiều nhân vật nổi tiếng, đã thu hút sự chú ý của quốc tế đến trường hợp của anh ta.

Một bản kiến nghị trên Change.org kêu gọi bang Oklahoma ngừng cuộc hành quyết đã được hơn sáu triệu rưỡi người ký tên.
Source:Catholic News Agency

3. Sinh viên đại học Alabama tổ chức lễ rước Thánh Thể phạt tạ

Ngày xưa, khi quan quân bắt được các tín hữu Công Giáo ở Việt Nam, họ thường yêu cầu các tín hữu bước qua thánh giá. Ai chịu “quá khoá”, tức là chịu bước qua thánh giá, thì được tha. Các thánh tử đạo Việt Nam là những người can đảm thà chết không bước qua thánh giá.

Hôm 8 tháng 10, tại Đại Học St. Louis của Dòng Tên ở Missouri [Vandalism of cross-shaped pro-life display at Catholic university caught on video - https://www.catholicnewsagency.com/news/249569/vandalism-of-cross-shaped-pro-life-display-at-catholic-university-caught-on-video], các sinh viên phò sinh đã mất nhiều công để cắm 800 cây cờ làm thành một thánh giá tưởng niệm các thai nhi bị giết vì phá thai. Chỉ một vài giờ sau đó, như quý vị và anh chị em có thể thấy trong video này, hai nữ sinh nhào vào dẫm nát cây thánh giá. Họ xưng mình là Công Giáo nhưng phá thánh giá vì muốn bảo vệ cái gọi là quyền phá thai của phụ nữ.

Diễn biến này, gây đau buồn tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, liên quan đến các sinh hoạt Đại Học, cũng có một diễn biến đáng phần khởi. Trung tâm sinh viên Công Giáo tại Đại học Nam Alabama ở Mobile đã tổ chức cuộc rước Thánh Thể đầu tiên của nhà trường vào tối ngày 18 tháng 11.

“Chúng tôi rất vinh dự được tham gia vào cuộc rước Thánh Thể đầu tiên trong khuôn viên trường,” Millie Martorana, một sinh viên cơ sở chuyên ngành Quản lý Kinh doanh, người tham dự Thánh lễ tại trung tâm sinh viên cho biết.

Sự kiện được ấn định bắt đầu bằng Thánh lễ trước Sân vận động Hancock Whitney của trường lúc 6 giờ chiều, sau đó là cuộc rước Thánh Thể. Mọi người sẽ dừng lại ở giữa khuôn viên tại Tháp Moulton để cầu nguyện, và sẽ kết thúc tại nhà nguyện Thánh Tâm Chúa Giêsu của Trung tâm Sinh viên Công Giáo. Các nhà tổ chức cho biết sự kiện này dành cho tất cả sinh viên và bất kỳ ai ở ngoài khuôn viên trường muốn tham gia.

Martorana nói với CNA rằng cô ấy vui mừng nhất về cơ hội “dâng lời cầu nguyện mạnh mẽ này cho tất cả các sinh viên trong khuôn viên trường và làm chứng cho sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể.”

“Tôi hy vọng rằng sự kiện này sẽ cho phép các sinh viên gặp gỡ Chúa Giêsu qua sự tôn kính, vẻ đẹp và lời cầu nguyện ở bất cứ đâu,” cô nói thêm.

Cha Norbert Jurek, tuyên úy tại trung tâm sinh viên, nói với CNA rằng sau khi nói chuyện với các tuyên úy tiền nhiệm của ngài, cha phát hiện ra rằng đây có thể là lần đầu tiên một cuộc rước Thánh Thể được diễn ra trong khuôn viên trường Đại học ở phía Nam Alabama.

“Chúng tôi thực sự vui mừng vì chúng tôi đã có thể kết hợp lại với nhau trong năm nay và hy vọng đây sẽ là một việc làm thường xuyên,” Cha Jurek nói, và nói thêm rằng các sinh viên thường không có mặt trong khuôn viên nhà trường trong Lễ Mình Máu Thánh Chúa, là một ngày mà các cuộc rước Thánh Thể được tổ chức rộng rãi trên toàn thế giới.

Toàn bộ Alabama có dân số gần 5 triệu người, chỉ có khoảng 7% trong số đó là người Công Giáo, với đại đa số người Alabama theo đạo Tin lành.

Đức Tổng Giám Mục Thomas Rodi của Mobile đã tuyên bố “Năm Thánh Thể và Giáo xứ,” kết thúc vào ngày 21 tháng 11 năm 2021. Do đó, trung tâm sinh viên Công Giáo được truyền cảm hứng để thực hiện một cuộc rước Thánh Thể để kết thúc năm, Cha Jurek nói.

Cha Jurek cũng cho biết rằng do có những báo cáo “đáng tiếc” về tỷ lệ phần trăm lớn người Công Giáo không tin vào sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, nên Trung tâm quyết định rước kiệu Thánh Thể như là một cách tuyệt vời để chứng tỏ niềm tin của họ.

Các sinh viên và cựu sinh viên hiện tại đã liên hệ với Cha Jurek để chia sẻ sự phấn khích của họ về cuộc rước kiệu này, mang lại cho ngài “rất nhiều phản hồi tích cực”.

“Tôi phải nói rằng trường đại học cũng rất hữu ích trong việc tổ chức nó, phê duyệt toàn bộ sự kiện, vì vậy điều đó cũng rất tuyệt vời,” ngài nói.

Martorana cho biết cô nghĩ rằng sự kiện này “sẽ khuyến khích tất cả những người có liên quan sống theo đoạn Phúc Âm theo Lu-ca nói rằng “Không ai thắp đèn mà giấu nó vào một chiếc bình hoặc đặt nó dưới gầm giường; đúng hơn, người ấy nên đặt nó trên một chân đèn để những ai bước vào có thể nhìn thấy ánh sáng’. Cuộc rước kiệu này chia sẻ và công bố món quà là sự hiện diện thực sự của Mình, Máu, Linh hồn và Thần tính của Chúa Giêsu”.
Source:Catholic News Agency
 
Giả vờ theo đạo để được cấp quy chế tị nạn, rồi đặt bom nhà thờ chính tòa thành phố
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:02 23/11/2021


1. Giả vờ theo đạo để được cấp quy chế tị nạn, rồi đặt bom chính nhà thờ chính tòa thành phố

Các Giáo Hội sẽ ngây thơ nếu họ ủng hộ yêu cầu xin tị nạn của những người di cư Hồi giáo tìm cách tránh không bị trục xuất bằng cách cải đạo sang Kitô Giáo, một cựu giám mục Anh giáo cao cấp, nay là một linh mục Công Giáo, đã nói như trên một vụ đánh bom thất bại ở Liverpool.

Cha Michael Nazir-Ali cho biết các báo cáo rằng những kẻ buôn người đang khuyên người di cư củng cố đơn xin tị nạn của họ bằng cách trở thành Kitô Hữu là hoàn toàn “có cơ sở”.

Cha Nazir-Ali, cựu Giám mục Anh Giáo của Rochester, là người được thụ phong linh mục Công Giáo, cho biết mặc dù các Giáo Hội có vai trò trong việc cung cấp viện trợ nhân đạo và các lời cố vấn, họ không nên có quan điểm ngây thơ nhất mực bênh vực phe ta trong việc đánh giá các yêu cầu tị nạn để khỏi bị lừa như trong trường hợp vừa xảy ra trong tuần trước.

Vị giáo sĩ gốc Pakistan cảnh báo các Giáo Hội rằng việc đánh giá tính hợp lệ của các đơn xin cá nhân là nghĩa vụ của nhà nước, mà theo ông, họ “phải tính đến lợi ích rộng lớn hơn của quốc gia và lợi ích chung”.

Ngài cho biết cuộc tấn công Ngày Tưởng nhớ đã thất bại ở Liverpool bởi kẻ đánh bom tự sát Emad Al Swealmeen, một người Jordan đã trở thành một tín hữu Anh giáo vào năm 2015, “đã đặt ra câu hỏi về vai trò của các Giáo Hội và liệu, ngoài mong muốn làm điều tốt, họ có thể ngây thơ trong việc ủng hộ các yêu cầu xin tị nạn của những người cải đạo sang Kitô Giáo”.

Ngài viết trên tờ Daily Telegraph rằng việc cải đạo sang Kitô Giáo đã cho phép những người di cư Hồi giáo có khả năng được tị nạn mong manh “nói rằng họ sẽ bị ngược đãi nếu trở về quê hương của mình” và như thế họ được nhảy lên hàng ưu tiên.

“Có phải đôi khi các Giáo Hội tin cậy một cách quá đáng không?” ngài hỏi. “Điều quan trọng là các nhà lãnh đạo, các giáo sĩ và giáo dân phải phân biệt động cơ đằng sau những người đến với Giáo Hội và yêu cầu được rửa tội và gia nhập”.

“Một cách để đánh giá liệu một tuyên bố cải đạo có chính xác hay không là xem xét liệu mối quan tâm đến Kitô Giáo nảy sinh trước, hay sau khi một yêu cầu xin tị nạn đã bị từ chối”.

“Ví dụ, kẻ tấn công Liverpool đã cải đạo sau khi anh ta bị từ chối tị nạn. Các nhà lãnh đạo Giáo hội cũng nên bảo đảm một cách hợp lý và có cơ sở rằng và bất kỳ người cải đạo nào cũng đã có sự chuẩn bị đầy đủ để trở thành thành viên của cộng đồng của mình. Họ có luôn làm điều này không? “

Cha Nazir-Ali, người theo đạo Công Giáo vào ngày 29 tháng 9 và được thụ phong linh mục trong Lễ Truyền chức tại Giáo Hạt Tòng Nhân Đức Mẹ Walsingham vào ngày 30 tháng 10, nói thêm rằng có nhiều Kitô Hữu ở nước ngoài đã bị đàn áp và tiếng kêu của họ bị chìm trong quên lãng giữa cảnh bách hại kinh hoàng.

Ngài nói: “Đất nước này đã không làm đủ để cung cấp nơi trú ẩn cho các tín hữu Kitô từ Syria hoặc Iraq, những người không thể sống trong các trại do Liên hợp quốc bảo trợ, nơi bị các phần tử Hồi giáo thống trị”

“Tương tự như vậy, những người bị đàn áp ở Pakistan, vì luật báng bổ, hoặc vì chế độ thần quyền của Iran, ít tìm được thiện cảm với các quy trình giải quyết người tị nạn của Anh.”

Nhận xét của ngài được đưa ra trong bối cảnh lo ngại rằng những người nhập cư bất hợp pháp đang “đánh lừa hệ thống” bằng cách chuyển đổi sang Kitô Giáo để có cơ hội ở lại Vương quốc Anh tốt hơn.

Al Swealman, 32 tuổi, đã thất bại trong đơn xin tị nạn và bị Bộ Nội vụ từ chối vào năm 2014 - một năm trước khi anh đến trình diện tại Nhà thờ Anh giáo của Liverpool để xin trở thành một Kitô Hữu.

Anh ta đã được rửa tội vào năm 2015 và được xác nhận vào năm 2017, nhưng sau đó anh ta hoàn toàn biến mất, chấm dứt mọi liên lạc với Anh Giáo vào năm 2018. Nhưng cảnh sát cho biết anh ta đã thờ phượng tại một nhà thờ Hồi giáo trong bốn năm qua - cho đến thời điểm anh ta thực hiện vụ tấn công.

Anh ta đã thiệt mạng khi quả bom khổng lồ, chứa đầy đạn bi, mà anh ta đang mang theo kích nổ trên một chiếc taxi trên đường đến mục tiêu đã định.

Theo báo chí đưa tin, chỉ riêng tại Liverpool, hàng trăm người di cư Hồi giáo đã được chào đón vào Anh Giáo trong những năm gần đây sau khi hoàn thành khóa học ngắn hạn kéo dài 5 tuần tại Nhà thờ Liverpool.

Bên cạnh việc cho phép họ tuyên bố rằng họ sẽ bị ngược đãi nếu bị trục xuất về nước, việc chuyển đổi sang Kitô Giáo cũng có thể là bằng chứng về sự thành công của một ứng viên trong việc hòa nhập vào xã hội phương Tây.

Theo Daily Telegraph, Giáo Hội Anh Giáo tại Liverpool đã tích cực hỗ trợ đơn xin tị nạn cho một số người tìm cách ở lại Vương quốc Anh.

Vụ tấn công khủng bố tại Liverpool đã thất bại như sau:

Một hành khách lên xe của tài xế anh hùng David Perry yêu cầu anh ta chở đến Nhà thờ Liverpool, nơi đang tổ chức Lễ tưởng niệm Chiến Sĩ Trận Vong vào hôm Chúa Nhật, với sự tham dự của 1,200 quân nhân. Buổi lễ nhằm tri ân các cựu chiến binh, bao gồm một số người gần đây đã phục vụ tại Afghanistan và Iraq. Các giao thức an ninh đã hạn chế dòng xe cộ gần địa điểm xảy ra sự kiện đã tạo ra một vụ tắc nghẽn giao thông lớn trên toàn thành phố. Vì thế, cuối cùng, người hành khách này đã yêu cầu Perry quay lại và đưa anh ta đến Bệnh viện Phụ nữ Liverpool.

Đó là khi Perry lần đầu tiên nghi ngờ hành khách có thể đang có ý định tấn công khủng bố. Sau khi người hành khách yêu cầu David Perry quay xe theo hướng ngược lại, để đến Bệnh viện Phụ nữ Liverpool, anh ta bắt đầu sinh nghi nên thường xuyên nhìn vào kính chiếu hậu và phát hiện người hành khách đang nối các dây điện vào quả bom. Anh tấp vào lề ở một khúc đường vắng vẻ. Nhảy ra khỏi xe, bấm remote control để khoá cửa xe, rồi vừa chạy vừa la làng. Tên khủng bố biết không xong, đã cho bom nổ. Sức công phá mạnh đến mức chiếc xe nổ tan tành, và một lực rất mạnh đập vào lưng anh, xô anh ngã sấp mặt xuống lề đường. May mắn là người tài xế anh hùng chỉ bị thương nhẹ.
Source:Catholic Herald

2. Tại sao khi người nhà đang hấp hối, cần thiết là chúng ta phải ở bên cạnh họ, nhiệt thành cầu nguyện cho họ và với họ?

Đức Ông Stephen Rossetti, linh mục trừ tà của Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ kể lại câu chuyện sau trong bài “Exorcist Diary #164: Mentally Tormented by the Devil”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 164: Bị ma quỷ dày vò về mặt tinh thần”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.

“Cơn đau khổ của Thánh Antôn” được cho là bức tranh đầu tiên được biết đến của Michelangelo khi ông mới 12 hoặc 13 tuổi.

Tôi thấy rõ rằng nhiều người bị dày vò tinh thần bởi tội lỗi và những thất bại trong quá khứ thực sự đang phải chịu đựng những ám ảnh của ma quỷ.

Có một loại rối loạn ám ảnh cưỡng chế rất thực, trong đó một người bị ám ảnh cứ nhai đi nhai lại về một thất bại có thật trong quá khứ hoặc thậm chí chỉ là do tưởng tượng mà ra. Điều này có thể thấy rất rõ nơi những người đi xưng tội cứ lặp đi lặp lại một tội lỗi đã xưng thú trước đó, như thể họ không tin vào quyền năng tha tội của ơn xá giải. Đó vẫn còn là nhẹ. Trong những trường hợp nghiêm trọng, những suy nghĩ và cố gắng không thành công nhằm loại bỏ chúng có thể khiến người ấy suy nhược. Những người như vậy thường được điều trị tốt nhất bằng cách kết hợp với Liệu pháp Nhận thức-Hành vi và thuốc men.

Nhưng đôi khi, ma quỷ có thể ngụy trang một cuộc tấn công trong những cạm bẫy lừa đảo của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Một nhà trừ tà có thâm niên ước tính rằng 25 phần trăm dân số đang phải chịu một số hình thức ma quỷ ám ảnh. Tôi không có lý do gì để tin rằng con số đó là phóng đại.

Ví dụ, “John” bị dày vò bởi những suy nghĩ xấu xa và bỉ ổi đến mức không thể hoạt động bình thường được nữa. Khi đứng trước một người phụ nữ, bất kể là ai, những suy nghĩ xấu xa và bỉ ổi lại bật lên, khiến anh lo sợ sẽ xúc phạm người ấy. Nhiều năm trị liệu tâm lý không hề thuyên giảm. Đáng chú ý là những ám ảnh này bắt đầu sau khi anh ta tái nghiện phim ảnh khiêu dâm. Xưng tội, sửa đổi cuộc sống, và một số phiên trừ tà giải thoát, tất cả hợp lại mới dập tắt được những ám ảnh tinh thần.

Tương tự như vậy, “Alicia” bị dày vò với những suy nghĩ về hận thù và tuyệt vọng, thường đưa cô đến bờ vực tự tử. Trong khi các liệu pháp tâm lý tỏ ra có chút hữu ích, các cuộc tấn công tinh thần rất dữ dội, trái ngược với trạng thái tâm lý bình thường của cô, xảy ra bất cứ khi nào cô cố gắng cầu nguyện hoặc đi lễ. Cô cũng chỉ tìm thấy sự nhẹ nhõm đáng kể thông qua các buổi cầu nguyện giải thoát sau đó.

Trong cả hai trường hợp, những ám ảnh về tinh thần không hoàn toàn biến mất, vì gốc rễ của chúng là ở những điểm yếu tâm lý bình thường của họ. Nhưng rõ ràng là Satan, là một kẻ cơ hội, đang khai thác những điểm yếu này của con người. Nó phóng đại những điểm yếu này đến mức hoàn toàn rối loạn chức năng, tuyệt vọng và tự tử. Giờ đây, Alicia và John trở lại là những người bình thường. Sự dữ dội của ma quỷ trong các cuộc tấn công đã tiêu tan.

Những ám ảnh ma quỷ có thể được phân biệt với những ám ảnh tâm lý bởi cường độ của chúng, không tương xứng với trạng thái của con người và thường xảy ra khi tham gia vào các thực hành thánh. Ngoài ra, thường có một sơ hở cho ma quỷ lợi dụng, có thể được xác định, đặc biệt là trong các thực hành tội lỗi gần đây hoặc các thực hành huyền bí. Cuối cùng, cường độ của các cuộc tấn công tinh thần tan biến sau những lời cầu nguyện giải cứu.

Vào cuối cuộc đời của một người, sự tấn công ám ảnh của ma quỷ không còn được che giấu. Khi một người bước vào cuộc phán xét cuối cùng, Satan, kẻ tố cáo vĩ đại, buộc tội linh hồn về tất cả sự bất trung của linh hồn ấy trong cuộc sống. Hắn ta muốn linh hồn ấy phải sa hỏa ngục. Như Thánh Catêrina thành Siena kể lại trong cuốn The Dialogue, Chúa đã mạc khải cho thánh nữ rằng: “Trong khoảnh khắc của cái chết... Ma quỷ buộc tội họ với nỗi kinh hoàng và bóng tối... Ma quỷ hành hạ linh hồn ấy bằng sự bất trung để đưa anh ta đến tuyệt vọng.”

Trong những giờ sau hết, sự cầu cứu của các linh hồn phải hết sức nhiệt thành và luôn luôn hướng đến lòng thương xót của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã trả giá cho tội lỗi của chúng ta. Chúng ta được cứu trong đời này, và đời sau, bởi Tình yêu của Thiên Chúa nhân từ của chúng ta.
Source:Catholic Exorcism

3. Đức Hồng Y Sarah kêu gọi các linh mục Công Giáo đổi mới tinh thần trong cuốn sách mới

Trong một cuốn sách mới, Đức Hồng Y Robert Sarah kêu gọi các linh mục đổi mới tâm linh, và nói rằng hoán cải sẽ không đến qua những thay đổi về cấu trúc, nhưng thông qua việc khám phá lại sứ mệnh và căn tính của linh mục, là sự hiện diện của Chúa Kitô trong thế giới.

“Chúa Kitô không bao giờ tạo ra các cấu trúc. Tất nhiên, tôi không nói rằng chúng không cần thiết. Việc tổ chức là điều hữu ích trong xã hội, nhưng nó không phải là điều tối thượng,” Đức Hồng Y Sarah nói trong một cuộc phỏng vấn ngày 16 tháng 11 với tuần báo Công Giáo Pháp Famille Chrétienne.

“Điều quan trọng nhất là lời đầu tiên của Chúa Kitô trong Phúc âm theo Thánh Máccô: ‘Hãy hoán cải và tin vào Tin Mừng’”.

Đức Hồng Y nguyên tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích của Vatican đã xuất bản cuốn “Pour l'éternité: Médences sur la figure du prêtre” (“Cho cuộc sống vĩnh cửu: Suy niệm về Hình ảnh của Linh mục”) ở Âu Châu vào ngày 17 tháng 11.

Cuốn sách, hiện chỉ có bằng tiếng Pháp, bao gồm các đoạn văn của các vị thánh và các Giáo phụ nhằm khuyến khích suy niệm về việc canh tân sứ vụ linh mục, mà theo Đức Hồng Y, là một bước cần thiết trên con đường giải quyết cuộc khủng hoảng trong Giáo Hội Công Giáo.

“Nếu các linh mục, nếu xã hội nhìn vào Chúa, thì tôi nghĩ mọi thứ sẽ thay đổi,” ngài nói với Famille Chrétienne. “Nếu trái tim không thay đổi bởi Tin Mừng, chính trị sẽ không thay đổi, kinh tế sẽ không thay đổi, các mối quan hệ của con người sẽ không thay đổi. Chính Chúa Kitô là hòa bình của chúng ta, Đấng sẽ tạo ra những mối quan hệ nhân loại huynh đệ hơn, trong sự cộng tác, trong sự hợp tác”.

Các cấu trúc “cũng thường là một mối nguy hiểm, bởi vì chúng ta ẩn náu đằng sau chúng,” ngài nói. “Thiên Chúa sẽ không hỏi đến trách nhiệm của một hội đồng giám mục, một thượng hội đồng… Chính chúng ta, các giám mục, phải chịu trách nhiệm cá nhân trước mặt Chúa: ngươi đã quản lý giáo phận của mình như thế nào, ngươi đã yêu thương các linh mục của mình ra sao, ngươi đã đồng hành với họ về mặt thiêng liêng như thế nào? “

Đức Hồng Y Sarah đã kết thúc nhiệm kỳ hơn sáu năm với tư cách là tổng trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích vào tháng Hai vừa qua.

Đức Hồng Y Sarah năm nay 76 tuổi đến từ Guinea đã viết một cuốn sách về chức linh mục, luật độc thân linh mục và cuộc khủng hoảng của Giáo Hội Công Giáo, có nhan đề “From the Depths of Our Hearts”, nghĩa là “Từ Thẳm Sâu Trái Tim Chúng Ta”, vào năm 2020. Cuốn sách thu hút nhiều tranh cãi xoay quanh việc Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô XVI có phải là đồng tác giả hay không.

Đức Hồng Y Sarah nói rằng trong cuốn sách mới của mình, ngài muốn bày tỏ tình cảm và sự khích lệ của mình đối với các linh mục đang gặp khó khăn và cả những người cảm thấy mạnh mẽ trong ơn gọi của mình.

Ngài giải thích: “Đó là về việc khuyến khích các linh mục đừng để mất Thiên Chúa, nhưng có can đảm theo Chúa Kitô như các ngài đã chấp nhận ngay từ đầu, vào ngày thụ phong. Bởi vì cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang trải qua ngày nay trong Giáo hội về cơ bản phụ thuộc vào cuộc khủng hoảng của các linh mục.”

Đức Hồng Y cũng bình luận về các tai tiếng lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ, và nói rằng Giáo hội “không được sợ sự thật”.

“Chúng ta phải cảm thấy tổn thương sâu sắc, đau khổ vì điều đó như Chúa Kitô đã phải chịu đựng khi Giuđa phản bội Người, khi Phêrô chối bỏ Người.” Ngài nhấn mạnh thêm rằng Giáo hội và các linh mục của Giáo hội phải là các tấm gương, và chỉ cần một trường hợp lạm dụng thôi là đã quá nhiều.

“Việc khám phá ra rất nhiều tội lỗi đã phạm khiến chúng ta hiểu rõ hơn về kém hiệu quả rõ rệt của các Giáo Hội địa phương của chúng ta. Làm sao chúng ta có thể đơm hoa kết trái khi căn bệnh ung thư như vậy đang gặm nhấm chúng ta từ bên trong? Chúng ta phải khám phá lại ý nghĩa của việc sám hối và ăn năn, thúc giục việc tôn thờ Chúa Giêsu trong Mình Thánh Chúa để phạt tạ cho những tội lỗi đã xúc phạm hình ảnh của Ngài trong tâm hồn trẻ em.”

Tuy nhiên, Đức Hồng Y Sarah nói thêm rằng người Công Giáo không nên ngã lòng vì phần lớn các linh mục đều trung thành, đó là lý do để tạ ơn Chúa.

Ngài nói: “Sự trung tín hằng ngày trong lặng lẽ của các ngài không gây ồn ào, nhưng nó âm thầm mang theo những hạt giống sâu sắc của sự đổi mới”.

Đức Hồng Y nhận định tiếp rằng: “Mọi việc tùy thuộc vào việc các linh mục phạm tội có bị trừng phạt hay không, có được chăm sóc, chữa lành, đồng hành hay không, để những hành vi như thế không xảy ra một lần nữa. Trên hết, chúng ta không được để những nỗi kinh hoàng này khiến các linh hồn xa lánh Chúa Giêsu Kitô và giam cầm rất nhiều nạn nhân vô tội trong đau khổ.”

Cuốn sách của Đức Hồng Y Sarah dành riêng cho các chủng sinh và ngài nói rằng ngài cũng muốn khuyến khích họ, bởi vì họ đang học để trở thành linh mục vào một thời điểm khó khăn.

Đức Hồng Y cho biết ngài muốn nói với họ rằng nếu Chúa Kitô đã kêu gọi họ gia nhập chức tư tế Công Giáo, thì Chúa cũng sẽ ban cho họ phương tiện để thực sự theo Ngài.

“Hãy cố gắng thực hiện ơn gọi này một cách nghiêm túc. Chúa gọi bạn sẽ không để bạn một mình. Ngài sẽ ủng hộ bạn với ân sủng của Người, nhưng bản thân bạn phải là một người đàn ông nhận thức đầy đủ, một người đàn ông chân chính, trung thực, ngay thẳng và có tất cả các phẩm chất của con người.”

Ngài lưu ý, gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các linh mục, khuyến khích mọi người mời các linh mục vào nhà để cầu nguyện và trò chuyện.

Ngài nói rằng một đời sống cầu nguyện mạnh mẽ là điều cần thiết cho mỗi linh mục, trích dẫn gương của các thánh như Thánh Gioan Vianney, Cha Sở thành Ars.

Khi người phỏng vấn Đức Hồng Y chỉ ra rằng “nước Pháp của Cha Sở thành Ars không phải là nước Pháp của thế kỷ 21,” Đức Hồng Y Sarah trả lời: “Đúng thế, nhưng con người cũng vậy. Con người không thay đổi. Con người có cùng tham vọng, những khuyết điểm giống nhau, cùng những tệ nạn từ Adam cho đến tận ngày nay”.

“Chỉ có những hoàn cảnh mà chúng ta đã tạo ra có thể khiến chúng ta bối rối, nhưng con người không thay đổi,” ngài nhấn mạnh và nói thêm rằng “Người Pháp vào thời Cha Sở thành Ars là Người Pháp của ngày hôm nay, với sự khác biệt là Người Pháp ngày nay có điện thoại di động... Nhưng về tham vọng, về tệ nạn và về lỗi lầm của mình, cũng đều giống như nhau thôi. Chúng ta vẫn cần những linh mục thánh thiện được đồng nhất với Chúa Kitô”.

Đức Hồng Y cũng bình luận về cách mà Pháp và các nước phương Tây khác đã khép mình với Chúa.

“Nếu nước Pháp, nếu phương Tây, nhờ thừa tác vụ của các linh mục, tái khám phá ra rằng Thiên Chúa đã đến giữa chúng ta, rằng Ngài yêu thương chúng ta, rằng Ngài muốn chúng ta được cứu rỗi, rằng Ngài muốn chúng ta tái khám phá sự thật và rằng sự thật này sẽ giúp chúng ta, thì sứ vụ truyền giáo là khả thi”.

“Nhưng đừng tuyệt vọng. Đó là lý do tại sao các linh mục phải tái khám phá sứ mệnh của mình, các linh mục phải khám phá lại căn tính của các ngài. Các ngài phải nhớ mình là sự hiện diện của Chúa Kitô ở giữa thế giới này. Nếu các ngài ứng xử tốt, nếu các ngài là sự hiện diện của Chúa Kitô, thì nước Pháp và phương Tây có thể dần dà tái khám phá Chúa Kitô”.
Source:Catholic News Agency
 
Hung thủ đã bị bắt. Tiết lộ mới nhất của cảnh sát về biến cố Waukesha. ĐTC bày tỏ sự bàng hoàng.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:37 23/11/2021


1. Đức Giáo Hoàng gửi lời chia buồn đến các nạn nhân trong cuộc diễn hành Giáng Sinh ở Waukesha

Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ lời chia buồn với các nạn nhân của vụ tấn công thảm khốc tại cuộc diễn hành Giáng Sinh ở Waukesha, Wisconsin, cướp đi sinh mạng của 5 người và khiến hàng chục người bị thương.

Trong một thông điệp do Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, gửi cho Đức Tổng Giám Mục Jerome E. Listecki của Milwaukee, Đức Thánh Cha bảo đảm “sự gần gũi thiêng liêng của ngài đối với tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi biến cố bi thảm vừa diễn ra ở Waukesha”.

Trong thông điệp được Vatican công bố ngày 23 tháng 11, Đức Giáo Hoàng “phó dâng linh hồn của những người đã chết cho lòng nhân từ yêu thương của Thiên Chúa Toàn năng và cầu xin các ân sủng thiêng liêng là ơn chữa lành và ơn an ủi cho những người bị thương và tang quyến. Ngài hiệp cùng anh chị em trong việc cầu xin Chúa ban cho mọi người sức mạnh tinh thần để chiến thắng bạo lực và chiến thắng cái ác bằng điều thiện,”

Hôm 22 tháng 11, các nhà chức trách cho biết rằng 5 người đã chết khi một chiếc SUV màu hạt dẻ lao qua rào chắn vào khoảng 4:40 chiều giờ địa phương và lao xuống con phố nơi diễn ra cuộc diễn hành.

Một đoạn video được đăng trên trang web của Milwaukee Journal Sentinel cho thấy một chiếc SUV đang lao nhanh trên đường nhắm thẳng vào giữa những người tham gia diễn hành và những khán giả đang ngồi hoặc đứng trên lề đường.

Nhà chức trách cho biết ít nhất 48 người, trong đó có 18 trẻ em, bị thương trong vụ tấn công.

Cảnh sát đã bắt được Darrell E. Brooks Jr., một người Milwaukee có tiền sử phạm tội, bao gồm nhiều trọng tội bạo lực. Theo New York Times, nhà chức trách cho biết Brooks đã rời khỏi hiện trường trong một vụ ẩu đả trong nhà trước khi vụ tấn công xảy ra và hiện đang phải đối mặt với 5 tội danh cố ý giết người.

Cuộc diễn hành là một trong những sự kiện thường niên lớn nhất và được yêu thích nhất của thành phố, thu hút người xem và những người tham gia từ khắp vùng đông nam Wisconsin.


Source:Crux

2. Hung thủ Darrell Brooks trong vụ tấn công đoàn diễn hành Giáng Sinh là một tên tội phạm từng bị kết án nhiều tội danh

Theo hồ sơ, nghi phạm trong vụ tấn công cuộc diễn hành Giáng Sinh gây chết người ở Waukesha, Wisconsin là một tên tội phạm tình dục bị kết án, người đã có con với một cô gái mới 15 tuổi.

Theo Văn phòng Cảnh sát trưởng Hạt Washoe, Darrell Brooks, 39 tuổi, bị kết án năm 2006 vì quan hệ tình dục với một cô gái vị thành niên ở Nevada, là người sau đó đã sinh ra một đứa con của anh ta.

Anh ta đã nhận tội và bị quản chế.

Nghi phạm sau đó lại bị bắt vào năm 2016. Anh ta được tại ngoại nhưng không đến trình diện trước tòa, nên bị cảnh sát bắt giữ anh ta.

Brooks bị liệt vào danh sách không tuân thủ do không ghi danh hoặc cập nhật thông tin cá nhân của mình như địa chỉ và chủ nhân, theo hồ sơ từ Cơ quan đăng ký tội phạm tình dục Nevada.

Anh ta bị bắt vào năm 2016, nhưng đã được tại ngoại và đã có lệnh bắt giữ kể từ đó. Cơ quan thực thi pháp luật tin rằng anh ta đang ở Wisconsin, nhưng không thể xác nhận.

Brooks đã bị bắt và bị buộc tội với 5 tội danh cố ý giết người trong vụ tấn công chết người hôm Chúa Nhật, khiến 5 người thiệt mạng và ít nhất 48 người khác bị thương. Anh ta bị cáo buộc đã lái xe hơi của mình vào một cuộc diễn hành Giáng Sinh trong thành phố trong khi chạy trốn một tội ác khác.

Vào đầu tháng này, anh ta đã được trả tự do sau khi nộp tiền bảo lãnh 1,000 đô la vì tội bạo hành gia đình từ ngày 2 tháng 11. Brooks bị cáo buộc đã đấm mẹ của đứa con mình và “dùng xe đâm vào cô ta” trong một cuộc ẩu đả ở bãi đậu xe.

Văn phòng Biện lý Quận Milwaukee hôm thứ Hai thừa nhận khoản tiền bảo lãnh tại ngoại là “thấp một cách không thích hợp” do tiền sử phạm tội quá sức đen tối của anh ta.

Brooks có một vụ án khác đang chờ giải quyết ở Milwaukee từ tháng 7 năm ngoái, trong đó anh ta bị buộc tội lái xe liều lĩnh gây nguy hiểm và sở hữu bất hợp pháp một khẩu súng. Anh ta bị cáo buộc đã nổ súng trong một cuộc tranh cãi với cháu trai của mình.

Brooks đã bị quy kết 5 tội danh cố ý giết người cấp độ một trong vụ tấn công bằng xe chết người trong cuộc diễu hành Giáng Sinh ở Waukesha, cảnh sát cho biết tại một cuộc họp báo.

Cảnh sát trưởng Daniel Thompson xúc động cho biết cảnh sát đã loại trừ khủng bố như là động cơ gây ra vụ việc thảm khốc, nhưng xác nhận rằng Darrell Brooks, đã bị bắt giữ và hiện đã bị buộc tội.

“Đối tượng đã bị tạm giữ cách hiện trường một đoạn ngắn và chúng tôi tin rằng anh ta đã hành động một mình,” Thompson nói với các phóng viên. “Không có bằng chứng cho thấy đây là một vụ khủng bố.”

Anh ta nói rằng Brooks đã tham gia vào một “vụ cãi vã trong gia đình” trước khi vụ tấn công xảy ra. Khi cảnh sát đến nhà, Brooks đã bỏ đi và cảnh sát đang truy lùng anh ta.

Cảnh sát trưởng cũng xác nhận rằng một cảnh sát Waukesha đã nổ súng vào chiếc xe của Brooks, vì thế cảnh sát viên này đã bị nghỉ hành chính, theo quy định của Bộ Cảnh Sát.

Thompson, giọng xúc động, cũng xác định 5 người thiệt mạng, có độ tuổi từ 39 đến 81.

Ông cho biết có 48 người bị thương, trong đó có hai trẻ em đang trong tình trạng nguy kịch.

Chiếc SUV Ford Escort màu hạt dẻ đã vượt qua hàng rào an ninh của cảnh sát và tiến vào tuyến đường diễn hành Giáng Sinh Waukesha vào khoảng 4:40 chiều Chúa Nhật và tông vào hơn 40 người diễn hành và khán giả, bao gồm cả chục trẻ em.

Sáu trẻ em bị thương trong vụ tấn công hiện đang trong tình trạng nguy kịch tại Bệnh viện Nhi đồng Wisconsin và ba trẻ khác đang trong tình trạng nghiêm trọng, theo các quan chức bệnh viện.

Bệnh viện cho biết tổng cộng đang điều trị cho 18 trẻ em từ 3 đến 16 tuổi, trong đó có 3 em là anh chị em với nhau.

Bác sĩ Amy Drendel, giám đốc y tế của khoa cấp cứu của bệnh viện, cho biết các vết thương từ xây xát đến gãy xương và chấn thương đầu nghiêm trọng - với tám thanh niên được phẫu thuật vào Chúa Nhật và Thứ Hai.

Trong số những người thiệt mạng có các thành viên của Milwaukee Dancing Grannies. Trong một bài đăng trên Facebook, nhóm này nói thêm rằng họ “bị tàn phá bởi thảm kịch khủng khiếp này.”

Brooks, một người da đen, là một ca sĩ nhạc rap nghiệp dư có tên Mathboi Fly, có quá khứ phạm tội và đã được ra tù chỉ hai ngày trước đó, theo báo cáo và hồ sơ tòa án.
Source:New York Post