Ngày 25-11-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 26/11: Dấu chỉ sự sống - Linh mục Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
02:44 25/11/2021

PHÚC ÂM: Lc 21, 29-33

“Khi các con xem thấy những sự đó xảy ra, thì hãy biết rằng nước Thiên Chúa đã gần đến”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ thí dụ này rằng: “Các con hãy xem cây vả và mọi thứ cây cối. Khi chúng đâm chồi nảy lộc, thì các con biết rằng mùa hè đã gần đến. Cũng thế, khi các con xem thấy những sự đó xảy ra, thì hãy biết rằng nước Thiên Chúa đã gần đến. Thầy bảo thật các con, thế hệ này sẽ chẳng qua đi cho đến khi mọi sự ấy xảy đến. Trời đất sẽ qua đi; nhưng lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu”.

Ðó là lời Chúa.
 
Ngợi khen và tán tạ
Lm. Minh Anh
05:07 25/11/2021

NGỢI KHEN VÀ TÁN TẠ
“Hãy ngợi khen và tán tạ Chúa tới muôn đời!”.

J. S. Bach nói, “Tất cả âm nhạc không nên có một mục đích nào khác hơn là vinh danh Thiên Chúa và tươi mới cho tâm hồn; ở đâu điều này không được nhớ đến, sẽ không có âm nhạc thực sự, mà chỉ có huyên náo của ma quỷ!”. Sáng tác đầu tiên ông là “J. J.!”, “Jesus Juva!”, “Giêsu, Giúp Con!”; sáng tác cuối cùng của ông là “S. D. G.” “Soli Dei Gratia”, “Chỉ Chúa Mới Đáng Tán Tạ!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Hôm nay, Lễ Tạ Ơn, Thanksgiving, phụng vụ Lời Chúa cũng muốn nói, “Chỉ Chúa Mới Đáng Tán Tạ!”, cho dẫu Lời Chúa vừa nói đến “ngày báo oán”, vừa nói đến “giờ cứu rỗi”. Đó là ngày Đaniel bị quăng vào hầm sư tử, cũng là ngày ông được cứu sống; đó là ngày tận thế, cũng là ngày Con Thiên Chúa giáng lâm. Chúa Giêsu nói, “Khi những điều đó bắt đầu xảy đến, các con hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên, vì giờ cứu rỗi các con đã gần kề!”, và danh Thiên Chúa được tôn vinh, “Hãy ‘ngợi khen và tán tạ’ Chúa tới muôn đời!” như lời Thánh Vịnh đáp ca.

Bài đọc Cựu Ước cống hiến cho chúng ta câu chuyện ly kỳ của Đaniel; ông cầu nguyện, và vì lý do đó, ông bị ném xuống hầm sư tử. Nhưng Chúa đã khoá hàm sư tử, Ngài ở cùng Đaniel và ông được bình an. Và điều đáng nói là, Đariô, vị vua đã ném Đaniel vào đó, sau khi chứng kiến phép lạ cả thể này, đã ra chiếu chỉ rằng, “Ai nấy đều phải kính sợ Thiên Chúa của Đaniel. Chính Ngài mới là Thiên Chúa hằng sống, và hằng có đời đời!”. Thái độ của Đariô được ví như thái độ của đại đế Constanine thế kỷ thứ tư đối với Kitô giáo, vì nhờ ông, danh Chúa được ‘ngợi khen và tán tạ’.

Với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu nói đến “ngày báo oán” của Giêrusalem, ngày mà các tầng trời rung chuyển, khiến muôn dân hồn xiêu phách lạc. Nhưng, với con cái Thiên Chúa, đây cũng là “ngày cứu độ”. Những gì Chúa Giêsu nói hầu như đang xảy ra; chúng ta chứng kiến một thế giới bất an, bất ổn và bất minh hơn bao giờ hết; từ chiến tranh, khủng bố đến di dân, buôn người, thiên tai, dịch bệnh… và tự hỏi, tại sao thế giới lại trở nên một nơi khó chịu; cuộc sống không thể dễ dàng hơn; hoặc tại sao nhiều người vô tội phải chịu đựng đến thế? Than ôi! Thiên Chúa cũng đặt những câu hỏi tương tự. Câu trả lời là, tất cả những điều ác, những huỷ hoại đều bắt nguồn từ tội nguyên tổ, từ sa ngã của Ađam. Trong kế hoạch của Thiên Chúa, không hề có những sự dữ này. Thế nhưng, Ngài cho phép chúng xảy ra vì Ngài tôn trọng tự do của con người. Ngài cho phép vì Ngài biết, Ngài có thể mang lại điều tốt từ những tai ương đó; và con cái Ngài, những ai có niềm tin, sẽ được lớn lên qua các biến cố đó, để họ lại ‘ngợi khen và tán tạ’ Ngài!

Chúa Giêsu tiên báo “Giêrusalem sẽ bị các dân ngoại chà đạp dưới chân”, không có nghĩa là Thiên Chúa bỏ rơi đền thánh. Phải, trọng tâm của niềm tin tôn giáo sẽ không còn là đền thờ; nó sẽ có một trọng tâm mới, đó là Chúa Kitô. ‘Giờ định mệnh’ của mỗi người sẽ đến, nhưng cũng là giờ Chúa Giêsu sẽ đến với họ cách tỏ tường hơn, cũng như Ngài đang đến mỗi ngày thực sự trong Bí tích Thánh Thể; bàn thờ và nhà tạm sẽ là trung tâm mới, nơi Thiên Chúa, Đấng đáng được ‘ngợi khen và tán tạ’ đang hiện diện giữa dân Ngài!

Anh Chị em,

“Hãy ngợi khen và tán tạ Chúa tới muôn đời!”. Lịch sử loài người, lịch sử Giêrusalem, cũng như lịch sử của mỗi người chúng ta, không thể được hiểu là một chuỗi những sự kiện vô nghĩa. Nó cũng không được phép giải thích theo định mệnh thuyết, như thể mọi sự được sắp đặt vốn đã loại bỏ bất kỳ khoảng trống nào cho tự do, ngăn chúng ta đưa ra những lựa chọn đúng đắn cho mình. Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cho biết, lịch sử các nước và lịch sử của mỗi cá nhân đều có một mục đích để hoàn thành; đó là cuộc gặp gỡ dứt khoát với Chúa Giêsu. Thiên Chúa không cho phép chúng ta suy sụp trong đau khổ, nhưng kêu gọi chúng ta trở lại trách nhiệm của mình; trách nhiệm đối với Thiên Chúa, biết tạ ơn Ngài; trách nhiệm đối với tha nhân, quảng đại và yêu thương; trách nhiệm đối với môi trường và thế giới, trân trọng và gìn giữ. Có như thế, chúng ta sẽ “đứng thẳng và ngẩng đầu lên” vào ngày Chúa đến, ngày ‘ngợi khen và tán tạ’ uy danh Ngài!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin giúp con biết phân định những giá trị thực và những gì là phù du, để con sống phù hợp với điều Chúa muốn, hầu có thể ‘ngợi khen và tán tạ’ Chúa hôm nay và mai ngày”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:38 25/11/2021

74. Phàm là người cam tâm tự nguyện hy sinh hoan lạc hạnh phúc của cuộc sống hôm nay, thì nhất định ôm được hy vọng sự sống đời đời, tránh đi cùng đường của người tội lỗi, nhiệt tâm với sự chí thiện của Thiên Chúa.

(Thánh John Climacus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:41 25/11/2021
21. GOM KHÔNG ĐƯỢC

Một vị công tử đi thi, làm một bài văn mà suy nghĩ rất lâu nhưng cũng không viết ra được.

Hai người đầy tớ chạy đến cổng trường thi, thì thấy các thí sinh đang ồn ào ra cổng, trời đã nhuộm tối, công tử vẫn cứ ngồi thộn mặt ra trong trường thi, đầy tớ vội chạy vào trong nhìn chung quanh.

Đầy tớ Giáp hỏi:

- “Một bài văn chương cần bao nhiêu chữ?”

Đầy tớ Ất nói:

- “Có lẽ cần đến năm, sáu trăm chữ”.

Đầy tớ Giáp lại hỏi:

- “Lẽ nào trong bụng thiếu gia ngay cả năm sáu trăm chữ mà cũng không có?”

Đầy tớ Ất đáp:

- “Có thì có, nhưng chỉ sợ thiếu gia nhất thời gom không được một chỗ mà thôi”.

(Tiếu Đảo)

Suy tư 21:

Chữ thì có, nhưng vì những con chữ cũng đi chơi, đi hát karaoke, đi uống cà phê ôm với thiếu gia nên gom lại không được, cho nên chẳng có chữ để viết bài thi.

Có một vài người Ki-tô hữu có tâm tình cầu nguyện khi đi dự thánh lễ, nhưng lại cầm lòng cầm trí không được để cầu nguyện: có người lòng trí để cả nơi sòng bạc; có người lòng trí để cả nơi bàn nhậu; có người lòng trí để cả nơi áp phe làm ăn; có người lòng trí để cả nơi cuộc hẹn hò sắp đến với người yêu; có người lòng trí để cả nơi cửa hàng buôn bán.v.v...cho nên họ không thể gom lại một chổ để bên ngoài cửa nhà thờ khi dự thánh lễ.

Làm bài văn thi thì chỉ cần khoảng năm sáu trăm chữ là cùng; cầu nguyện không cần phải nói dài dòng, chỉ cần tấm lòng thành và thưa với Chúa: “Lạy Chúa, con yêu mến Chúa”, ngắn gọn mà đầy đủ tất cả tấm lòng kính mến yêu thương.

Nhưng, hỏi có mấy ai làm được như thế, nếu không phải là người Ki-tô hữu luôn đặt Lời Chúa trước mặt mình mà suy gẫm !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Rất gần nhưng cũng rất xa
Lm. Minh Anh
22:51 25/11/2021


RẤT GẦN NHƯNG CŨNG RẤT XA
“Nước Thiên Chúa đã gần đến!”.

Nhà thơ người Mỹ, Douglas Malloch, viết, “Những ngọn đồi phía trước trông dốc, cao và xa; chúng được nhìn với những tiếng thở dài. Nhìn từ xa, chúng ta ngao ngán! Thế nhưng, khi đến gần, chúng thực sự không quá dốc, đỉnh không quá cao, và đến đó cũng không quá xa. Rõ ràng, những ngọn đồi phía trước trông ‘khó hơn’ chúng nhiều. Chúng ‘rất gần nhưng cũng rất xa’ là vì thế!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Thật thú vị, những ngọn đồi ‘rất gần nhưng cũng rất xa’ của Douglas Malloch được sánh với Nước Thiên Chúa trong Tin Mừng hôm nay. Chúa Giêsu nói, “Nước Thiên Chúa đã gần đến!”; tuy nhiên, Nước ấy có thể ‘rất gần nhưng cũng rất xa’. Nó gần theo nghĩa gấp đôi, gần đến hai lần; nhưng cũng rất xa, xa đến không biết bao nhiêu lần. Chúng ta sẽ lần lượt xét xem!

Mỗi ngày, đọc Kinh Lạy Cha, chúng ta cầu xin “Nước Cha trị đến”; như thế, Nước Thiên Chúa ‘rất gần’, nó chỉ cách chúng ta một lời cầu nguyện! Chúng ta cầu xin và ước mong Thiên Chúa được nhận biết trong thế giới, ngự trị trong các tâm hồn, nhất là trong tâm hồn của chính chúng ta; cùng lúc, chúng ta tin Chúa Giêsu sẽ trở lại trong tất cả sự huy hoàng và vinh quang của Ngài, làm cho mọi vật trở nên mới mẻ; và như thế, Vương Quốc vĩnh viễn của Ngài được thiết lập. Nguyên chỉ việc dâng một lời cầu xin và ước được như thế, thì quả Nước Thiên Chúa đã ‘rất gần’ chúng ta!

Thứ hai, còn hơn một lời cầu nguyện; Nước Thiên Chúa sẽ ở gần chúng ta hơn bao giờ hết một khi chúng ta hành động theo ý muốn của Ngài! Đó cũng là điều Chúa Giêsu ước được nhìn thấy nơi mỗi người khi Ngài dạy chúng ta đọc Kinh Lạy Cha, “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Tâm hồn chúng ta sẽ là ‘cõi đất’, nơi đầu tiên thánh ý Chúa được thể hiện, trước tất cả những nơi đâu khác trên trời hay dưới đất. Như vậy, chỉ cần một lời cầu nguyện chân thành; một hành động đầy yêu mến làm theo ý Thiên Chúa, thì Nước Thiên Chúa lập tức ‘rất gần’ chúng ta. Có Ngài, trái tim và tâm hồn chúng ta được tươi mới; bấy giờ, lòng hoan hỷ, miệng reo vui, chúng ta hân hoan cất lời tán tạ, “Hãy ngợi khen và tán tạ Chúa tới muôn đời” như lời Thánh Vịnh đáp ca.

Tuy nhiên, Nước Thiên Chúa sẽ ở ‘rất xa’ vì thật không may, chúng ta thường không cho Ngài đi vào tâm hồn mình; chúng ta không ước ao, cũng không cầu xin cho điều này xảy ra. Chúng ta đọc Kinh Lạy Cha một cách hời hợt, và Ngài trở nên xa lạ khi tâm hồn chúng ta hướng về đâu đâu và bận tâm đến tất cả những thứ gì khác ngoại trừ Ngài. Vì thế, chúng ta thường giữ Ngài ở một khoảng cách xa xôi, hoặc cùng lắm, để cho Ngài đi tới đi lui trong tâm trí đang khi trái tim chúng ta thì vẫn cửa đóng then cài. Chúng ta thường do dự trong việc đón nhận Ngài, ôm lấy Ngài và cho phép Vương Quốc của Ngài được thiết lập trong chính tâm hồn mình; bởi lẽ, chúng ta sợ phải thay đổi một điều gì đó khi có sự hiện diện của Ngài.

Anh Chị em,

“Nước Thiên Chúa đã gần đến!”. Giá mà chúng ta biết được nỗi khao khát của Chúa Giêsu đến mức nào khi Ngài muốn đi vào linh hồn của mỗi người! Bấy giờ, có lẽ, mọi sự đã thay đổi và cuộc sống chúng ta đã nên thánh từ lâu. Ngài là vị Vua toàn năng, Đấng có thể biến chúng ta thành một tạo vật mới, một ‘vị thánh’; Đấng có thể mang lại sự bình yên và hoà hợp hoàn hảo cho tâm hồn. Chúa Giêsu có thể làm những điều tuyệt vời và đẹp đẽ trong trái tim chúng ta. Chỉ cần nói, “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến!”; bấy giờ, Nước Ngài sẽ hiển trị và Ngài sẽ đến! Ngài đang chực sẵn ngoài cửa linh hồn mỗi người, “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta!”. Tại sao việc Ngài đến lại cần kíp như vậy? Bởi lẽ, Chúa Giêsu không chỉ là điểm đến của cuộc hành hương trần gian của mỗi người, Ngài còn là sự hiện diện thường xuyên trong cuộc sống của chúng ta; Ngài ở bên cạnh chúng ta, Ngài luôn hiệp hành. Đó là lý do tại sao khi nói về tương lai và hướng bản thân về Ngài, điều đó luôn dẫn chúng ta trở lại hiện tại. Ngài ở bên chúng ta; trong chúng ta, đi cùng chúng ta; vì Ngài yêu thương chúng ta!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa Giêsu, Chúa ở ‘rất gần nhưng cũng rất xa’ con, điều này tuỳ thuộc hoàn toàn vào con. Xin Chúa đến chiếm hữu linh hồn con; nhờ đó, con sẽ được trở nên một tạo vật mới”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Chúa Nhật I Mùa Vọng C
Lm. Jude Siciliano, OP
22:56 25/11/2021
CHÚA NHẬT I M. VỌNG -C-

Giêrêmia 33: 14-16; Tvịnh 25; I Thêsalônica. 3: 12-4:2; Luca 21: 25-28, 34-36

"Chúa mới biết" đó là một câu trả lời ngắn khi chúng ta bị hỏi một câu mà chúng ta không có câu trả lời hay thậm chí không có một dữ liệu về manh mối nào cả. như: "Khi nào thì John ngừng hút thuốc?", "Khi nào thì đội banh bầu dục Jet thắng trận banh toàn quốc?" "Chúa mới biết".

Khi chúng ta bắt đầu Mùa Vọng, chúng ta thử nhớ lại nhiều câu hỏi khác, như: "Khi nào thì sẽ có sự công chính trên trái đất?"; "Khi nào thì chiến tranh chấm dứt và vũ khí trang bị cho quân đội sẽ được biến thành nông cụ để dưỡng cho những người đói khổ? Khi nào thì các quốc gia nghèo nhất có thuốc vaccin để chủng ngừa cho người dân? Khi nào thì Chúa Kitô trở lại để mang sự sung mãn hoàn toàn cho vương triều Thiên Chúa?" "Chúa mới biết!". Chúng ta có thể không có câu câu trả lời cho những câu hỏi đó. Nhưng, hình như Thiên Chúa có chương trình để những việc xấu cứ tiếp diễn mãi. Thiên Chúa sẽ làm gì để đối kháng với việc thế giới hình như thường xuyên nghiêng về phía những kẻ xử dụng quyền lực và lạm dụng.

Phúc âm hứa rằng Chúa Giêsu sẽ trở lại. Một số người đã thử tính toán dựa vào những mạc khải trong Kinh Thánh để cố gắng xác định ngày Chúa Giêsu quang lâm. Có thể là họ đã đọc bài phúc âm hôm nay và quan sát những sự kiện đang xảy ra trên trái đất, như dịch Covid, động đất, chiến tranh, sóng thần, sự nóng lên của địa cầu, nhật thực che đậy mặt trăng v.v... Như thế đó là điềm báo để họ tính ra ngày Chúa Giêsu sẽ trở lại. Họ đã sai. Chúng ta vẫn đang chờ đợi. Rõ ràng là các diễn tả trong Kinh Thánh về sự trở lại của Chúa Giêsu không dành cho những người tính sự kiện theo toán học. Trái lại, các lời đó nói lên những hy vọng cho chúng ta và những gì chúng ta sẽ làm trong khi chờ đợi.

Cộng đoàn tín hữu thánh Luca, vì đức tin, họ đã phải chịu đựng sự truy bắt trong đau khổ, và họ nóng lòng mong thấy được sự kết thúc của những đau khổ từ sự trở lại lập tức của Chúa Giêsu. Họ đã thất vọng. Nếu Chúa Giêsu trả lại các tín hữu tiên khởi; có thể họ đã nói với các người đồng thời với họ rằng: "Thấy chưa, chúng tôi đã nói với các bạn như thế!" Họ sẽ không bớt vẻ ngớ ngẩn trong đức tin của họ. Trái lại, họ đã tiếp tục giử vững niềm tin cho dù có những dấu chỉ chống đối tiêu cực mà họ phải chịu đựng do sự ngược đãi trong truy bắt, bị chế nhạo và những nghi ngờ trong anh em của họ.

Còn chúng ta thì sao? Chúng ta vẫn còn chờ đợi. Đức tin của chúng ta có vẻ cả tin và ngây thơ trong một thế giới đầy nghi ngờ trong chúng ta phải không? Còn đối với các bạn đồng nghiệp, các người láng giềng của chúng ta thì sao? Nếu Chúa Giêsu không trở lại sớm hơn thì chúng ta làm sao có thể minh chứng giá trị đức tin của chúng ta cho những người đang ngóng theo chúng ta? Trong khi Chúa Giêsu vẫn chưa trở lại để kéo bức màn cuối cùng, vẫn còn một bằng chứng là Ngài vẫn ở với giáo hội của Ngài đó là dấu hiệu của Chúa Giêsu hiện diện. Chúa Giêsu có thể còn lâu mới đến. Nhưng chắc chắn Ngài đã hiện diện khi các môn đệ của Ngài thực hiện các việc lạ lùng như Ngài đã làm: Tha thứ cho kẻ lỗi phạm; tận hiến cuộc sống của họ giúp chăm sóc người nghèo và người bệnh; thách thức các cường quốc trên thế giới sống hòa bình; chia sẽ vaccin ngừa Covid với các quốc gia cần; nuôi dưỡng gia đình tốt đẹp trong điều kiện khó khăn; lên tiếng với chính quyền địa phương và quốc gia về luật; đấu tranh cho một chương trình y tế cho người nghèo v.v...

Đây chỉ là một số cách thức mà chúng ta có thể thực hiện những gì Chúa Giêsu nói với chúng ta trong phúc âm hôm nay: "Hãy tỉnh thức trong mọi hoàn cảnh và cầu nguyện…" cho đến khi Ngài trở lại. Đó là cách mà mọi người sẽ biết sự hiên diện của Chúa Kitô trong thế gian - qua các dấu chỉ mạnh mẽ được thực hiện nơi các môn đệ của Ngài. Như lời Ngài đã hướng dẫn, chúng ta sẽ tập tỉnh thức cho đến khi Ngài trở lại, và theo dõi việc thể hiện đức tin mà chúng ta tuyên xưng trong bí tích Thánh Thể trong nhà thờ hôm nay.

Điều đó có làm cho chúng ta thất vọng không; có làm cho chúng ta bị mất cảnh giác hay không? Việc Chúa Giêsu trở lại trong vinh quang như đã hứa ở đâu? Chúng ta cần phải mở con mắt đức tin của chúng ta để nhìn thấy. Đã có những tín hữu mà đức tin của họ đã cho thấy Chúa Kitô trong vinh quang như: Đức Tổng Giám Mục Romero, bà Dorothy Day, ông Thomas Merton, thánh Gioan Phao lô đệ Nhị (nhất là trong những ngày sau chót, ngài can đảm chịu đựng căn bệnh), thánh Frances Cabrini, các nữ tu tử đạo dòng Maryknoll v.v... Theo một cách nào đó, đời sống của các vị đó thật ngoạn mục tương tự như phúc âm diễn tả sự trở lại của Chúa Giêsu - vinh quang và rạng rở cho những ai nhìn thấy hay nghe được ("Và sau đó, bạn sẽ thấy Con Người đến trong đám mây với quyền thế và vinh quang rạng ngời").

Tuy nhiên, các tín hữu Kitô giáo hằng ngày sống một đời sống bình lặng, để minh chứng cho "vinh quang rạng rỡ" phản ánh sự hiện diện của Chúa Giêsu. Chúng ta sống đời sống như các môn đệ, hy vọng hành vi của chúng ta phản ánh triều đại của Ngài đã hiện diện trong thế giới. Nếu tất cả chúng ta điều sống trung thành hằng ngày như các môn đệ, chúng ta sẽ trở nên một động lực mạnh mẽ biến đổi thế giới. Vậy khi điều như thế xảy ra; có thúc đẩy sự trở lại của Chúa Giêsu trong vinh quang hay không? "Chúa mới biết!" Những điều đó chắc chắn cho thấy sự hiện diện của Ngài với chúng ta.

Chúa Giêsu nói với chúng ta "... các quyền thế trên trời sẽ bị lay chuyển". Ngay cả những điều có vẻ an toàn nhất cũng sẽ sụp đổ. Đó là điều được lập đi lập lại trong dự đoán của ngày... của đêm tiếp theo sau v.v... Các tố chất cơ bản cũng sẽ bị lay chuyển. Những người đã trải qua kiếp nạn sẽ cảm thấy bối rối khi ngày và đêm nhìn người thân qua tấm kính ngăn cách giữa thân nhân với người sắp chết vì nhiễm Covid, họ có thể làm chứng rằng họ cảm thấy bối rối mỏi mòn thật sự cả ngày và đêm. Đêm không ngủ được, ngày mệt mỏi bần thần không làm gì được. Thánh Luca nói với chúng ta rằng một sự hổn độn giữa đúng sai như thế sẽ đương nhiên sụp đổ “trên toàn cầu". Và một thế giới sẽ trở nên mất định hướng, và chính điều này là do bởi sự lo âu trong đời sống hằng ngày. Những điều cần phải chấm dứt trước nhất chính là sự sống phóng túng của mổi người thứ đến là những người không thể vượt qua sự khó khăn hằng ngày làm cho họ không nhìn thấy sự hiện diện của Chúa Giêsu đang ở trong đời sống của họ.

Thế giới có thể sụp đổ như Chúa Giêsu diễn tả. Có thể không chỉ vì những thiên tai, mà còn là những hậu quả của sự cuồng loạn và hung ác của con người như: Chúng ta coi thường những tín hiệu của trái đất đang nóng dần lên; ngày càng nhiều quốc gia dùng năng lượng nguyên tử để so kè tranh chấp; bọn khủng bố bí mật họp nhau để tìm cách phá hoại và lật đổ; tầng ôzôn suy giảm; sông hồ bị ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên do đánh bắt cá vượt quá nhu cầu v.v... Chúng ta không thể đoán trước được những chương trình của Thiên Chúa dành cho toàn thế giới cho thời kỳ cuối, cho dù chúng ta có thể phân tích và vận dụng những văn bản nói về thời cánh chung. Nhưng chúng ta với tư cách cá nhân có thể làm việc cùng với các cộng đoàn tôn giáo để chặn đứng các mối đe dọa cho sự sống con người. Chúng ta có thể cùng với các người thiện nguyện để trân trọng những thành quả của tất cả mọi người như bảo tồn môi trường tự nhiên của chúng ta; ở đó chính sự sống của chúng ta phụ thuộc vào.

Điều cảnh báo về sự thảm khốc của phúc âm hôm nay là, cho dù thế giới của cá nhân hay của cộng đoàn đến hồi kết thúc, chúng ta phải luôn tỉnh thức và "đứng trước Đấng Con Người"; làm điều gì chúng ta cần phải gìn giử đức tin và chú trọng vào Chúa Kitô. Chúng ta tin là Thiên Chúa của chúng ta là Đấng điều khiển, không những chỉ về những ngày cuối cùng của chúng ta, nhưng là mỗi ngày cho đến khi "Đấng Con Người" trở lại. Đến lúc đó lòng tin của chúng ta vào Thiên Chúa sẽ được vững chắc. Trong lúc chờ đợi, chúng ta sẽ không bị thất bại bởi sự dữ hay thảm họa vì chúng ta đã đặt niềm tin vào một Thiên Chúa trung thành, như ngôn sứ Gêrêmia diễn tả, Đấng đã thực hiện lời hứa của Ngài. Đó có thể là lý do tại sao thánh Luca không nhấn mạnh đến những khía cạnh tiêu cực, nhưng lại là vinh quang của Chúa Kitô trở lại.

Hôm nay thánh Luca đưa chúng ta đến tương lai khi những lời hứa của Thiên Chúa sẽ được thực hiện và Chúa Giêsu trở lại. Nhưng chúng ta không nên sống trong tương lai, mặc dù những ngày trước lễ Giáng Sinh sẽ có xu hướng làm quá tải mỗi người chúng ta trong những lo lắng làm sao tổ chức ngày lễ như thế nào vào những ngày sau cơn đại dịch, trong một thế giới đầy thương tổn. Thay vào đó, chúng ta được mời gọi hãy hy vọng vào tương lai, hãy đầu tư sức lực cho hiện tại. Mỗi ngày chúng ta làm việc và hãy hướng đến sự quang lâm của Chúa Kitô trong mọi biến cố và thử thách đã cấu thành cuộc sống của chúng ta.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

1st SUNDAY OF ADVENT -C-

Jeremiah 33: 14-16; Psalm 25; I Thess. 3: 12-4:2; Luke 21: 25-28, 34-36

"Lord knows!" It’s a shorthand response when we are asked a question and don’t have an answer, or even a clue. "When will John stop smoking?" "Lord knows!" "When will the Jets win another Super Bowl?" "Lord knows!"

As we begin the Advent season we recall more serious and persistent questions: "When will there be justice on the earth? When will wars cease and military weapons be melted down to farm equipment to feed the hungry? When will the poorest countries get the vaccine? When will Christ return to bring about the fullness of God’s kingdom?" "Lord knows!" We may not have the answers to these questions, but God seems to have a plan not to let bad things go on and on. God will do something about the way the world seems tilted in favor of the already-powerful and abusive.

The gospel promises that Jesus will return. Some people have tried, through calculations, supposedly based on biblical revelation, to precise the exact day of his return. They probably read today’s gospel and observed events on earth – pandemics, earthquakes, wars, tidal waves, global warming, eclipses of the sun and moon, etc. and figured they knew precisely the moment of Jesus’s arrival. They were wrong; we are still waiting. Obviously the biblical description of Jesus’ return isn’t meant for people prone to mathematical calculations. Instead, it speaks to our hope and what we do while we wait.

Because of their faith Luke’s community was enduring terrible suffering and was anxious to see the end of it all with Jesus’ immediate return. They were disappointed. If he had returned those first Christians could have said to their contemporaries, "See, we told you so!" They would have looked less foolish in their faith. Instead, they had to hold on to their belief despite the negative signs they were enduring – persecution, ridicule and their own doubts.

And what about us? We are still waiting. Does our faith also seem gullible and naïve to our unbelieving world? To our neighbors and co-workers? To our families? If Jesus doesn’t come back soon how can we prove the validity of our faith to observers? While Jesus has not returned to draw the final curtain, still one proof that he is already with his church are the signs of his presence. Jesus may be a long time in coming, but he certainly is already present when his disciples mirror his extraordinary acts like: forgiving the offender; dedicating their lives to caring for the poor and infirmed; challenging world powers to pursue peace; sharing the vaccine with the neediest nations; raising a good family under stressful conditions; speaking up to local and national governments for just legislation; struggling to get a health plan for the poor etc.

These are just some ways we can practice what Jesus tells us in today’s gospel, "Be vigilant at all times and pray...," until he returns. That’s how people will know the already-presence of Christ in the world – by the powerful signs at work in his disciples. As he instructed us, we will practice vigilance till he returns and be on the watch for ways to put into action the faith we profess here in church today.

Does that disappoint us; leave us feeling let down? Where is the spectacular return Jesus promised? We need to open the eyes of our faith and see. There have been Christians whose faith has shown Christ in splendor for all to see: Archbishop Romero, Dorothy Day, Thomas Merton, St. John Paul II (especially in his courageous, infirmed last days), Frances Cabrini, the martyred Maryknoll sisters etc. In a way their lives were spectacular, similar to the gospel’s description of Jesus’s return – brilliant and obvious to anyone who saw or heard them. ("And then you will see the Son of Man coming in a cloud with power and great glory.")

Nevertheless, everyday Christians live quiet lives that witness to the "great glory" that reflects Jesus’ presence. We live our calling as disciples, hoping our behavior reflects his kingdom already present in the world. If we all lived faithful lives of daily discipleship we would be a powerful force for the transformation of the world. Would that hasten Jesus’ spectacular return? "Lord knows!" But it certainly would show his already-presence with us.

Jesus tells us "... the powers of the heavens will be shaken." Even those things that feel most secure will collapse. The predictable rhythms of day... following night... following day etc. – the most basic patterns, will be shaken. People who have gone through trauma, staring through a glass partition at a loved one dying from Covid, will attest that their nights and days get confused; sleepless nights, bone-weary days merge so that they have trouble separating day from night. Luke tells us that a similar confusion and collapse will be universal – "coming upon the world"; especially a world that has become "drowsy from carousing and drunkenness and the anxieties of daily life." The former need to cease their dissolute living; the latter shouldn’t be so overwhelmed by the daily stresses that they lose sight of Christ’s entrance and already-presence in their lives.

The world just might collapse as Jesus describes, perhaps not just because of natural calamities, but the results of human folly and aggression as: we ignore the warnings of global warming; more countries go nuclear in competition with their enemies; terrorists meet clandestinely to subvert and destroy; the ozone layer deteriorates; rivers and lakes become contaminated and seas depleted by our over-fishing, etc. We can’t predict God’s schedule for the end-time, no matter how much we analyze and overwork these eschatological texts. But we can work as individuals and a religious community to stop the threats to human l existence. We can join our efforts with people of goodwill to cherish the gifts of all people as well as preserve our natural environment upon which all our survival depends.

What comes through the gospel’s dire warnings is that, whether our personal or universal world comes to an end, we must be vigilant and "stand before the Son of Man"; do what we must to maintain our faith and keep our focus on Christ. We trust that our God is in charge, not only over our final days, but each and every day till the "Son of Man returns." At that time our confidence in God will be confirmed. Meanwhile we will not be defeated by evil or catastrophe since we have placed our trust in a faithful God who, as Jeremiah has described, fulfills promises. That may be why Luke doesn’t emphasize the negative aspects, but the glory of the returning Christ.

Today Luke directs us to the future when God’s promises will come to completion and Jesus returns. But we ought not live in the future, though these pre-Christmas days do tend to be overloaded with planning and worrying about how we will celebrate the holidays in a post-pandemic, but deeply wounded world. Instead we are invited to have hope in the future, but invest our energies in the present. Each day we work and look for the coming of Christ in all the events and challenges that constitute our lives.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các nhà truyền giáo Hoa Kỳ cho biết 2 trong số 17 người bị bắt cóc đã được trả tự do ở Haiti
Đặng Tự Do
02:55 25/11/2021


Hai trong số 17 thành viên của một nhóm truyền giáo bị bắt cóc hơn một tháng trước đã được trả tự do ở Haiti và an toàn, “trong trạng thái tinh thần tốt và được chăm sóc”, Christian Aid Ministries có trụ sở tại Ohio thông báo vào hôm Chúa Nhật.

Christian Aid Ministries đã đưa ra một tuyên bố cho biết họ không thể cung cấp tên của những người được thả, lý do họ được trả tự do hoặc các thông tin khác.

“Trong khi chúng tôi vui mừng với sự ra mắt này, trái tim của chúng tôi hướng về 15 người vẫn đang bị giam giữ”.

Hôm 25 tháng 10, Tòa Bạch Ốc cho biết, một chiến dịch tình báo nhằm giải cứu các con tin tại Haiti đang được tiến hành. Các quan sát viên cho rằng đó sẽ là thách đố lớn nhất về tình báo dưới thời ông Joe Biden. Đến nay vì lý do an ninh của 15 người vẫn đang bị giam giữ không thể nào biết được hai người được trả tự do là do chiến dịch quân sự của Hoa Kỳ hay vì một số tiền chuộc đã được trả cho bọn bắt cóc.

Theo một tổ chức nhân quyền địa phương, các nhà truyền giáo đã bị băng đảng 400 Mawozo bắt cóc vào ngày 16 tháng 10. Có 5 đứa trẻ trong nhóm gồm 16 công dân Hoa Kỳ và một người Canada, trong đó có một đứa trẻ 8 tháng tuổi. Tài xế Haiti của họ cũng bị bắt cóc.

Thủ lĩnh của băng đảng 400 Mawozo đã đe dọa sẽ giết các con tin trừ khi yêu cầu của hắn được đáp ứng. Các nhà chức trách cho biết băng đảng này đang đòi 1 triệu đô la mỗi người, mặc dù không rõ là yêu sách này có bao gồm trẻ em trong nhóm hay không.

Người phát ngôn của Cảnh sát Quốc gia Haiti, Gary Desrosiers, xác nhận với hãng tin AP rằng hai con tin đã được thả vào hôm Chúa Nhật.

FBI, cơ quan đang giúp chính quyền Haiti tìm kiếm những người bị bắt, đã từ chối bình luận.

Việc trả tự do co hai nhà truyền giáo đã diễn ra trong bối cảnh Haiti đang phải vật lộn với tình trạng gia tăng bạo lực và bắt cóc liên quan đến băng đảng, với việc chính phủ Mỹ gần đây đã thúc giục công dân Mỹ rời khỏi Haiti trong bối cảnh tình trạng bất an ngày càng trầm trọng và tình trạng thiếu nhiên liệu do các băng nhóm ngăn chặn các trạm phân phối khí đốt. Hôm thứ Sáu, Canada thông báo họ sẽ rút tất cả những nhân viên khỏi đại sứ quán của mình trừ ra những người thiết yếu.

Tình trạng thiếu nhiên liệu đã buộc các bệnh viện không dám thu nhận bệnh nhân và giao thông công cộng tê liệt, một số trường học phải đóng cửa và các doanh nghiệp phải rút ngắn giờ làm việc của họ.

Haiti cũng đang cố gắng phục hồi sau vụ ám sát Tổng thống Jovenel Moise ngày 7 tháng 7 và trận động đất 7.2 độ richter xảy ra vào giữa tháng 8, khiến hơn 2,200 người thiệt mạng và hàng chục nghìn ngôi nhà bị phá hủy.
Source:Crux
 
Phẫu thuật tim cho Đức Giám Mục Robert McElroy của San Diego
Đặng Tự Do
02:55 25/11/2021


Giám mục Robert McElroy của San Diego đã có một cuộc phẫu thuật bắc cầu mạch vành vào hôm thứ Hai 22 tháng 11. Ngài dự kiến sẽ bình phục hoàn toàn, mặc dù ngài cho biết sẽ không trở lại làm việc cho đến sau Giáng Sinh.

“Tôi rất tin tưởng vào các nhân viên y tế đang thực hiện ca phẫu thuật này và nhìn chung, bệnh nhân có thể trở lại làm việc sau khoảng bốn tuần,” ngài nói với các linh mục của giáo phận trong một bức thư.

“Tất nhiên, Chúa sẽ phụ trách tất cả những điều này,” ngài nói thêm.

Vị giám mục 67 tuổi đã bắt đầu thảo luận về khả năng phẫu thuật với các bác sĩ sau khi ngài nhận được kết quả từ các cuộc kiểm tra y tế trong mùa hè. Giáo phận cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu.

Đức Cha McElroy sinh tại San Francisco và được thụ phong linh mục ở đó vào năm 1980. Ngài từng là Giám Mục Phụ Tá cho Tổng giáo phận San Francisco từ năm 2010 đến năm 2015, khi được bổ nhiệm làm Giám mục San Diego.

Ngài hiện là chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo California và là thành viên của Bộ Dịch Vụ Phát Triển Nhân Bản Toàn Diện của Vatican.

Người tiền nhiệm của ngài ở San Diego, là Đức Cha Cirilo Flores, qua đời vào tháng 9 năm 2014 ở tuổi 66 chỉ sau một năm tại vị. Đức Cha Flores từng bị đột quỵ và đang điều trị ung thư tuyến tiền liệt thì qua đời.
Source:Catholic News Agency
 
Cây thông Giáng Sinh năm 2021 đã đến quảng trường Thánh Phêrô
Đặng Tự Do
02:54 25/11/2021


Cây thông Giáng Sinh từ Dolomites cao hơn 28 thước và nặng 8 tấn đã được đưa đến quảng trường Thánh Phêrô hôm 23 tháng 11 để đi cùng với Cảnh Chúa Giáng Sinh của Peru, quốc gia đang kỷ niệm 200 năm lập quốc.

Cây thông Giáng Sinh năm nay đến từ làng Andalo, một ngôi làng nhỏ với khoảng 1,000 cư dân nằm ở thành phố Dolomites thuộc tỉnh Paganella. Adige, tờ báo địa phương trong khu vực, đưa tin rằng phải mất 12 giờ để chặt cây.

Tờ báo cũng giải thích rằng cây thông sẽ được trang trí bằng 600 quả bóng gỗ được tạo ra bằng tay bởi các thợ thủ công của Andalo.

Việc thắp sáng khung cảnh Giáng Sinh sẽ diễn ra vào thứ Sáu, ngày 10 tháng Mười Hai.

Vatican đã chọn một khung cảnh Chúa Giáng Sinh được thực hiện bởi cộng đồng người Peru ở Chopcca, một thị trấn nhỏ ở vùng Huancavelica thuộc Andean. Vào ngày lễ khánh thành, một phái đoàn của các cộng đồng Peru sẽ được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến để trình bày các món quà.

Đức Giáo Hoàng cũng sẽ tiếp các đại diện đến từ vùng Trentino.

Cảnh Giáng Sinh của Peru chắc chắn sẽ không làm Đức Thánh Cha thất vọng như Cảnh Giáng Sinh hết sức kỳ cục hồi năm ngoái.

Năm ngoái, lễ Giáng Sinh ở Vatican, đối với một số người, đến từ ngoài không gian; vào năm 2021, nó đến từ Andes.

Máng cỏ năm 2021 sẽ được đặt tại quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican để chào mừng Giáng Sinh sẽ đến từ thị trấn Chopcca, Peru, một thị trấn nhỏ nép mình trên dãy Andes cao hơn 12,000 feet, tức là 3657m.

“ Kể từ ngày 15 tháng 12 và trong 45 ngày, hơn 100 triệu khách du lịch và những người theo dõi các phương tiện truyền thông sẽ chú ý đến cảnh Giáng Sinh ở Tòa Thánh xoay quanh máng cỏ vùng núi Andes”, một thông báo từ hãng thông tấn Andina cho biết. Andina là phương tiện truyền thông chính thức của Peru.

Cảnh Chúa Giáng Sinh năm ngoái, một tập hợp 54 nhân vật có niên đại từ những năm 1960 và 1970, đã gây ra các tranh cãi trên mạng xã hội. Một số người mô tả nó là “một số bộ phận xe hơi, đồ chơi trẻ em và một phi hành gia”. Phản ứng đối với cảnh Giáng Sinh năm ngoái tại quảng trường Thánh Phêrô là rất tiêu cực. Thông thường, sau buổi hát Kinh Chiều Tạ Ơn Tedeum vào chiều cuối năm, Đức Giáo Hoàng sẽ ra viếng hang đá. Năm ngoái, ngài đã không làm như thế. Trước đó, trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 20 tháng 12, Đức Giáo Hoàng đã hai lần kêu gọi du khách đến xem một cuộc triển lãm 100 cảnh Chúa Giáng Sinh truyền thống ở các hàng cột của quảng trường, mà không nhắc một lời nào đến Cảnh Giáng Sinh được trưng bày tại giữa quảng trường Thánh Phêrô.

Vatican vẫn chưa công bố thông tin chi tiết, nhưng hãng thông tấn địa phương đã công bố một đoạn video với hình ảnh 3 chiều dựng lại cảnh Chúa Giáng Sinh.

Cảnh Giáng Sinh của Chopcca sẽ có hơn 30 tác phẩm và sẽ được thực hiện bởi 5 nghệ sĩ nổi tiếng của Huancavelica. Huancavelica là một thị trấn nằm giữa Lima và Cusco.
Source:Aleteia
 
Các vị thánh thời đại: Chân phước Titus Brandsma trên bước đường phong thánh
Thanh Quảng sdb
22:33 25/11/2021
Các vị thánh thời đại: Chân phước Titus Brandsma trên bước đường phong thánh

Đức Thánh Cha Phanxicô đã châu phê một loạt các Sắc lệnh của Bộ Phong thánh bao gồm việc công nhận phép lạ của Chân phước Tito Brandsma, người đã bị giết “vì thù hận đức tin” trong trại tập trung Dachau vào năm 1942.

(Tin Vatican)

Thông cáo Báo chí Tòa Thánh hôm thứ Năm (25/11/2021) cho hay Đức Thánh Cha Phanxicô đã châu phê các nguyên do cho tiến trình phong thánh cho một số ứng viên do Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng Trưởng Thánh Bộ Phong Thánh đề đạt, đó là:

Chân phước Titus Brandsma, sinh năm 1881, một nhà thần học, nhà báo và học giả người Hòa Lan, đã mạnh mẽ phản đối và lên tiếng chống lại các luật lệ bài Do Thái mà Đức Quốc xã ban hành thời Thế chiến thứ hai. Ngài là linh mục Dòng Cát Minh, bị bắt khi Đức quốc xã xâm chiếm Hòa Lan và hứa sẽ cho ngài sống cuộc sống yên bình trong tu viện, nếu ngài đồng ý cho đăng các bài tuyên truyền về Đức Quốc xã trên báo Công Giáo. Cha Titus đã từ chối, nên bị bắt và đầy đi khổ sai và chết trong trại tập trung Dachau vào ngày 26 tháng 7 năm 1942. Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nâng Ngài lên hàng Chân Phước vào năm 1985.

Henri Planchat, Ladislas Radigue, và 3 bạn đồng hành, các linh mục của Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, cũng bị giết "vì thù hận đức tin" vào ngày 26 tháng 5 năm 1871 trong cuộc nổi dậy của Công xã Paris. Sự tử đạo của ngài đã được công nhận.

Chân phước Nữ tu Maria của Chúa Giêsu, tên khai sinh là Carolina Santocanale, người sáng lập dòng các sơ của Trái tim Mẹ Lộ Đức, Sơ đã xả thân cho những người bệnh tật, nghèo khó, tàn tật và bị bỏ rơi. Sơ được Đức Thánh Cha Phanxicô phong chân phước vào ngày 12 tháng 6 năm 2016. Một phép lạ do sơ bầu cử đã được công nhận.

Các sắc lệnh công nhận các nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa:

- Antonio Bello, Giám mục Giáo phận Molfetta, Ý, qua đời năm 1993;

- Giorgio Guzzetta, linh mục Ý thuộc Tu đoàn Thánh Filippo Neri;

- Natalina Bonardi, sáng lập Dòng các Nữ tỳ Mẹ Maria Loreto;

- Maria Dositea Bottani, Bề trên Tổng quyền của Tu hội Ursulines thành Gandino;

- Và Odette Vidal Cardoso, một em bé gái chín tuổi, có lòng đạo đức sâu sắc, đã qua đời tại Brazil vào ngày 25 tháng 11 năm 1939.
 
Chuyến tông du thứ 35 của Đức Thánh Cha: Giới thiệu đất nước và Giáo Hội tại Síp
Đặng Tự Do
23:19 25/11/2021


Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du Síp và Hy Lạp từ ngày 2 đến ngày 6 tháng 12. Đây là chuyến tông du thứ 35 của Đức Thánh Cha trong triều Giáo Hoàng của ngài, và là chuyến tông du thứ ba sau khi đại dịch coronavirus bùng phát trên thế giới làm gián đoạn các chuyến tông du của ngài trong 15 tháng.

Tổng quan

Síp, tiếng Anh là Cyprus /saɪ-pɹəs/, có tên gọi chính thức là Cộng hòa Síp, là một đảo quốc có chủ quyền nằm tại phần phía đông của biển Địa Trung Hải. Đây là đảo có diện tích và dân số lớn thứ 3 trong biển này chỉ sau Sicily và Sardinia của Ý. Diện tích tổng cộng là 9,250 km2, trong đó có 10km2 là lãnh hải.

Síp nằm về phía nam của Thổ Nhĩ Kỳ, phía tây của Syria và Li Băng, cách bờ biển Nam Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 80 km. Vị trí bao quát và thuận lợi trên các đường dẫn đến kênh đào Suez đã nâng cao tầm quan trọng về chiến lược của đảo quốc này. Hai dãy núi Kyrenias trải dài ở bờ biển phía Bắc và dãy Troodhos phía Tây Nam chiếm phần lớn đất đai trên đảo, bị phân cách bởi đồng bằng trũng trải dài ở giữa.

Theo các bằng chứng khảo cổ học thì con người đã có những hoạt động đầu tiên trên đảo từ khoảng thiên niên kỷ thứ 10 trước Chúa Giáng Sinh và nơi đây có một số di tích giếng nước thuộc vào hàng cổ nhất trên thế giới. Người Hy Lạp bắt đầu đến định cư tại đảo vào thiên niên kỷ 2 trước Chúa Giáng Sinh. Do có vị trí chiến lược, hòn đảo đã lần lượt bị nhiều thế lực lớn chiếm đóng, như Đế quốc Assyriô, Ai Cập và Ba Tư, Đế quốc Ottoman, và sau đó là người Anh.

Ngày nay Síp là một quốc gia có chủ quyền, và là một địa điểm du lịch lớn, nổi tiếng tại Địa Trung Hải. Síp có một nền kinh tế tiên tiến với thu nhập cao, đồng thời có chỉ số phát triển nhân văn rất cao. Cộng hoà Síp là một thành viên của Khối Thịnh vượng chung Anh từ năm 1961 và là một thành viên tham gia sáng lập của Phong trào không liên kết tuy nhiên, nước này đã rời khỏi phong trào khi gia nhập Liên minh Âu Châu vào năm 2004.

Dân số của Síp là 776,000 dân trong đó 77% là người Hy Lạp, 18% là người Thổ Nhĩ Kỳ và số còn lại nhập cư từ các quốc gia khác, nhiều nhất là người Li Băng. Tháng 7 năm 2006, hòn đảo trở thành một thiên đường an toàn cho những người Li Băng tị nạn vì cuộc xung đột giữa Israel và quân du kích Hezbollah.

78% dân số theo Chính Thống Giáo Hy Lạp và 18% theo Hồi Giáo.

Lịch sử cận đại

Đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ đã cai trị hòn đảo này từ năm 1571 đến 1878. Sau đó, Síp nằm dưới quyền quản trị của Đế quốc Anh vào năm 1878 và chính thức bị Anh Quốc thôn tính vào năm 1914. Sau giai đoạn đấu tranh giành độc lập bằng hình thức dân tộc chủ nghĩa bạo lực trong thập niên 1950, Síp chính thức được trao trả độc lập vào năm 1960.

Năm 1963, bạo lực giữa hai cộng đồng người Síp gốc Hy Lạp và gốc Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu nổ ra, rồi sau đó kết thúc khi đại diện của cộng đồng gốc Thổ Nhĩ Kỳ có được vị trí trong chính phủ. Ngày 15 tháng 7 năm 1974, các phần tử dân tộc chủ nghĩa gốc Hy Lạp tiến hành đảo chính trong nỗ lực nhằm hợp nhất hòn đảo vào Hy Lạp.

Động thái này dẫn tới việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân đội xâm chiếm Síp 5 ngày sau đó. Thổ Nhĩ Kỳ chiếm được một phần lãnh thổ nay là Bắc Síp. Ước tính có trên 150,000 người Síp gốc Hy Lạp và 50,000 người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ phải di chuyển chỗ ở. Một nhà nước ly khai của người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập vào năm 1983. Tuy nhiên, động thái này bị cộng đồng quốc tế lên án và chỉ có duy nhất Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia công nhận nhà nước mới này. Tranh chấp vẫn tiếp tục diễn ra cho đến tận ngày nay.

Chính trị

Síp là một quốc gia cộng hoà theo Tổng thống chế. Lãnh đạo nhà nước và lãnh đạo chính phủ là Tổng thống, tổng thống được bầu qua một quá trình phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 5 năm. Quyền hành pháp do chính phủ đảm nhiệm và quyền lập pháp thuộc Nghị viện trong khi nhánh Tư pháp độc lập với cả nhánh lập pháp và hành pháp.

Hiến pháp năm 1960 quy định hành pháp, do một Tổng thống Síp gốc Hy Lạp và một Phó tổng thống Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu. Hai người này được các cộng đồng của mình bầu lên với nhiệm kỳ 5 năm và mỗi người đều có quyền phủ quyết đối với một số quyết định hành pháp và lập pháp. Quyền lập pháp thuộc Nghị viện, với các đại biểu cũng được bầu lên trên căn bản tỷ lệ người Síp gốc Hy Lạp và gốc Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng thống Síp hiện nay là ông Nicos Anastasiades. Ông sinh ngày 27 tháng 9 năm 1946 đã giữ chức Tổng thống Síp từ năm 2013. Ông tái đắc cử vào năm 2018. Trước đó, ông là lãnh đạo của Đảng Dân chủ từ năm 1997 đến năm 2013 và là Thành viên Quốc hội thuộc đơn vị Limassol từ năm 1981 đến năm 2013.

Ông theo Chính Thống Giáo Hy Lạp, đã kết hôn với Andri Moustakoudi vào năm 1971 và họ có hai con gái. Ông có một anh trai sinh đôi và một em gái. Gia đình Anastasiades đã hai lần bị dính líu vào các tai tiếng liên quan đến thị thực nhập cảnh. Năm 2001, anh trai sinh đôi của anh, là Pambos Anastasiades, bị kết án 18 tháng tù giam vì vai trò của anh ta trong một vụ bê bối về giấy phép lao động, được giới truyền thông gọi là “thị thực màu hồng”, cụ thể là giấy phép lao động cho phụ nữ nước ngoài làm việc trong ngành mại dâm bất hợp pháp. Năm 2019, gia đình Anastasiades lại dính líu với vụ “thị thực vàng” thu tiền của các doanh nhân Nga được cấp quyền công dân Síp.

Giáo Hội Công Giáo tại Síp

Đa số người Síp gốc Hy Lạp là thành viên của Giáo hội Chính thống Hy Lạp, trong khi hầu hết người Síp Thổ Nhĩ Kỳ là tín đồ Hồi giáo Sunni. Síp được kể là một trong những quốc gia có số người vô thần ít nhất tại Liên minh Âu Châu, cùng với Malta, Rumani, Hy Lạp và Ba Lan.

Tổng thống đầu tiên của Síp, Makarios III, là một Đức Tổng Giám Mục Chính Thống Giáo. Giáo hội Chính thống Síp được coi là quốc giáo.

Sự hiện diện của người Armenia ở Síp có từ năm 578. Hiện tại, Giáo Hội Armenia Tông Truyền vẫn duy trì được sự hiện diện đáng chú ý của mình với khoảng 3,500 người, chủ yếu sinh sống ở các khu vực đô thị Nicosia, Larnaca và Limassol.

Các tu sĩ dòng Phanxicô đã có mặt ở Síp kể từ khi Dòng Phanxicô được thành lập. Thật vậy, Thánh Phanxicô thành Assisi sinh năm 1182 và qua đời năm 1226, đấng sáng lập Dòng Phanxicô, đã đi qua Síp trong chuyến hành trình đến các Thánh Địa. Vào ngày 24 tháng 6 năm 1219, Thánh Phanxicô khởi hành từ Ancona, Ý, để đi đến Akko, một thị trấn phía bắc của Palestine trước khi đến Damietta, Ai Cập. Vào thời đó, tàu chủ yếu là tàu tuần duyên, tức là tầu chạy dọc theo bờ biển chứ không có tầu lớn vượt biển. Thời đó, từ Ancona muốn đến các bờ biển của Palestine, thì phải đáp một con tàu chạy dọc theo các cảng dọc theo bờ biển của Ý, Hy Lạp, xung quanh bán đảo Peloponese, Crete, quần đảo Cyclades, bờ biển Anatolia, đảo Rhodes, Cyprus, và cuối cùng đến Akko.

Người ta tin rằng Thánh Phanxicô đã dừng chân ở Síp một thời gian và nhìn thấy hòn đảo xinh đẹp này. Trong nhà thờ Công Giáo ở Kyrenia có một viên đá cẩm thạch nhỏ được chạm khắc những hình ảnh tượng trưng cho Thánh Phanxicô và một số anh em của ngài xuống tàu tại bến cảng Kyrenia. Có một điều chắc chắn là các tu sĩ Phanxicô đã ở Síp khi Thánh Phanxicô vẫn còn sống.

Hiện nay, Giáo Hội tại Síp có bốn giáo xứ, thuộc Tòa Thượng Phụ Latinh Giêrusalem. Đó là Nhà thờ Thánh Giá ở thủ đô Nicosia, Nhà thờ Thánh Catêrina ở quận Limassol, Nhà thờ Đức Mẹ Đầy Ân Phúc ở quận Larnaca, Nhà thờ Thánh Phaolô ở quận Paphos.

Người Công Giáo chỉ mới có mặt một cách đáng kể tại Síp từ tháng 7 năm 2006, sau cuộc giao tranh kinh hoàng giữa Israel và quân du kích Hezbollah, khiến người Công Giáo Li Băng chạy qua đây. Đến nay, có khoảng 10,000 người Công Giáo ở Síp, tương ứng với hơn 1% dân số. Hầu hết người Công Giáo ở Síp theo nghi lễ Maronite.

Chuyến tông du của Đức Thánh Cha

Theo dự trù, ngày thứ Năm, 2 tháng 12, Đức Thánh Cha sẽ rời Rôma để bay đến quốc đảo Síp, hạ cánh xuống Sân bay Quốc tế Larnaca lúc 3 giờ chiều, nơi sẽ có lễ nghi chào đón chính thức. Vào lúc 4 giờ chiều, ngài sẽ gặp gỡ các linh mục, những người thánh hiến, phó tế, giáo lý viên, và các thành viên của các hiệp hội Tông đồ hiện diện ở Síp tại Nhà thờ Đức Mẹ Đầy Ân Phúc của Công Giáo nghi lễ Maronite. Sau đó lúc 17h15, sẽ có lễ nghi đón tiếp tại Phủ Tổng thống Nicosia. Kế đó, là cuộc gặp gỡ xã giao với Tổng thống Síp và cuộc gặp gỡ với chính quyền địa phương, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn.

Ngày hôm sau, vào sáng thứ Sáu, Đức Giáo Hoàng sẽ có chuyến thăm xã giao tới Đức Tổng Giám Mục Chrysostomos II, Tổng Giám mục Chính thống của Síp tại Tòa Tổng Giám mục ở Nicosia, sau đó là cuộc gặp với Thánh Công Đồng tại Nhà thờ Chính thống ở Nicosia. Kế tiếp, Đức Thánh Cha sẽ cử hành một thánh lễ tại “Sân vận động GSP” ở Nicosia. Vào buổi chiều, ngài sẽ tham dự một buổi Cầu nguyện Đại kết với những người Di cư tại Nhà thờ Giáo xứ Thánh Giá ở Nicosia.

Thứ Bảy, 4 tháng 12, Đức Giáo Hoàng sẽ rời Síp để bay đến thủ đô Hy Lạp là Athens, hay còn gọi là Nhã Điển.
Source:Wiki
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Mừng bổn mạng Hội đồng Mục vụ ngày 24.11.2021
Văn Minh
10:59 25/11/2021
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Mừng bổn mạng Hội đồng Mục vụ ngày 24.11.2021

“Các Thánh tử đạo là những con người như chúng ta, tuy nhiên, tất cả các ngài đều có một chung là sống chết vì tình yêu Đức Kitô”

Trên đây là lời chia sẻ của linh mục (Lm) Gioakim Lê Hậu Hán – Chánh xứ Vĩnh Hòa – trong Thánh lễ mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam – Bổn mạng của Hội đồng Mục vụ (HĐMV) giáo xứ Vĩnh Hòa – diễn ra lúc 17g30 thứ Tư ngày 24.11.2021 do ngài chủ sự.

Xem Hình

Trước Thánh lễ, đại diện quý chức trong HĐMV, các em Ban Lễ sinh rước Lm chủ tế từ trước sân nhà thờ vào trong thánh đường để hiệp dâng Thánh lễ.

Sau bài Tin Mừng, Lm Gioakim chia sẻ: Các Thánh tử đạo là những con người như chúng ta, tuy nhiên, tất cả các ngài đều có một điểm chung là sống chết vì tình yêu Đức kitô. Tại quê hương Việt Nam chúng ta có 117 vị Thánh tử đạo và một Chân phước Anrê Phú Yên. Trong đó có 58 vị là hàng giáo sĩ, và 59 vị là hàng giáo dân.

Các ngài đã tử đạo qua sáu kiểu chết sau :

o Thứ nhất là treo cổ

o Thứ hai là chặt tay chân

o Thứ ba là chặt đầu

o Thứ tư là tùng xẻo

o Thứ năm là thiêu sống

o Thứ sáu là rủ tù

Như tấm gương Thánh Philipphê Phan Văn Minh, bị trảm quyết ngay tại cây đa ngoài bờ sông gần Trung tâm Hành hương Đình Khao thuộc Giáo phận Vĩnh Long.

Qua mùa đại dịch Covid-19 vừa qua, chúng ta cũng cảm nhận được sự hy sinh của các vị trùm trong giáo xứ đã không quản ngại khó khăn lo cho gia đình có người qua đời vì dịch bệnh, lập danh sách các hộ có hoàn cảnh khó khăn để cùng giáo xứ giúp cho họ những con cá, bó rau, cùng các vật dụng tiêu dùng cần thiết khác...

Kết thúc bài giảng, Lm Gioakim mời gọi cộng đoàn cầu nguyện thêm cho các vị trong HĐMV được nhiều sức khỏe và bình an xác hồn.

Thánh lễ tiếp nối với phần phụng vụ Thánh Thể.

Sau lời nguyện hiệp lễ, ông cố Giuse Phạm Văn An - Chủ tịch - thay mặt HĐMV ngỏ lời cảm ơn các Linh mục·Chánh xứ cùng mọi thành phần dân Chúa đã hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho giáo xứ và HĐMV.

Đáp từ, Lm Gioakim cảm ơn và chúc mừng các vị trong HĐMV được nhiều hồng ân, lòng hăng say phục vụ giáo xứ để cùng nhau làm sáng Danh Chúa.

Nhân đây, Lm Chánh xứ thông báo về thư mục vụ của ĐTGM gởi cho cộng đoàn dân Chúa trong TGP Mùa vọng và Giáng sinh 2021-2022 hướng đến một Hội thánh hiệp thành, hiệp thông, tham gia, sứ vụ.

Thánh lễ khép lại lúc 18g30. Sau Thánh lễ, Lm Chánh xứ cùng các vị trong HĐMV đã chụp chung tấm hình kỷ niệm ngay trước thềm Cung thánh.

 
Hội đồng mục vụ giáo xứ Tân Việt mừng bổn mạng
Vinh Sơn Trần Văn Đẩu
21:59 25/11/2021
“ Hồi chuông dứt tiếng đầu rơi chốn pháp trường. Hồn thiêng lâng lâng về thiên quốc xa vời”… Lời bài ca nhập lễ đã giúp cộng đoàn sốt sáng tham dự Thánh lễ kính trọng thể các Thánh tử đạo VN, bổn mạng HĐMV giáo xứ và cũng là ngày giáo xứ đón Linh mục phụ tá Giuse Nguyễn Minh Duy được Đức Tổng Giuse bài sai về giáo xứ Tân Việt ngày 28/10/2021 diễn ra lúc 17g30 thứ tư 24/11/2021. Thánh lễ do Lm Chánh xứ Đa minh chủ tế, đồng tế với ngài là tân Linh mục phụ tá Giuse Nguyễn Minh Duy và linh mục nghĩa phụ Vinh sơn Trần văn Hòa.

Xem Hình

17g30 sau ba hồi chiêng cổ, Quý chức và đại diện các đoàn thể đón doàn đồng tế lên bàn thờ bắt đầu Thánh lễ tạ ơn.

Qua bản văn Tin mừng, Lm chủ tế chia sẻ: Chiêm ngắm các Thánh Tử đạo, chúng ta được mời gọi học tập và sống theo gương các ngài. Tử đạo là một ơn mà Thiên Chúa ban cho các ngài. Ngày nay chúng ta cần sống niềm tin, sống cho Chúa và làm chứng cho Chúa đó là chu toàn bổn phận của mình ở gia đình, trong giáo hội và ngoài xã hội.

Ngài kết luận: Xin các Thánh Tử Đạo VN cha ông chúng ta cầu bầu cho quê hương dất nước được sống trong bình an.

Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện tín hữu và dâng lễ vật.

Trước khi lãnh phép lành cuối lễ, vị đại diện chúc mừng linh mục phụ tá mới được bài sai về giáo xứ cùng với bó hoa tươi thắm và tiếng vỗ tay của cộng đoàn dân Chúa.

Linh mục GIuse chia sẻ: Con cám ơn quý cha cùng cộng đoàn đã dón nhận con như một thành viên trong cộng đoàn giáo xứ. Trong xứ vụ đầu đời Linh mục, xin cộng đoàn cầu nguyện cho con để con hoàn thành sứ vụ như lòng Chúa mong ước.

Thánh lễ kết thúc lúc 18g30. Quý cha cùng quý chức chụp hình lưu niệm với Tân Linh mục phụ tá.

Vinh sơn Trần văn Đẩu
 
Hình ảnh Lễ Tạ Ơn quá tải tại Gx Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Garland, TX
Trần Mạnh Trác
22:46 25/11/2021
Xem hình

Buổi sáng Thanksgiving gần giờ đi rước kiệu mà khuôn viên Gx DMHCG còn trống lắm. Một vài 'quí chức' đi lại thử 'haut parleurs' và anh em ban trật tự đứng chờ 'công việc' một cách hững hờ, khác xa những bận rộn cuả nhiều năm trước.

Nhân viên trật tự có vẻ đông hơn giáo dân đang đi tới.

Nạn 'đại dịch' cuả Tàu vẫn còn đe dọa và thời tiết Dallas tiên đoán có mưa, do đó nhiều người tránh đi lễ chăng? Dù sao thì cái cảnh tiêu điều do 'đại hoạ' Covid gây ra, thêm vào cảnh lá đổ muà Thu, làm cho tôi động lòng cảm xúc như ông Nguyễn Trãi ngày xưa, khi than thở về việc không đủ nhân tài để giải phóng dân tộc như sau:

"Lại ngặt vì: Tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu..." (Bình Ngô Đại Cáo)

Cuộc rước kiệu lúc 9g thưa thớt, gió có lúc lộng lên đến 20 miles/giờ, cờ quạt tung bay tất bật và những giáo dân kiên trì đã phải co ro trong những bộ áo ấm dày cộm.

Rất may là cuộc rước chỉ đi có nửa đoạn đường rồi trở về, kéo dài khoảng 15 phút, và sự tích gương tử đạo cuả Thánh Phaolô Trần Văn Hạnh do các Sơ dòng Đa Minh Tam Hiệp tập dượt đã được trình diễn trong khung cảnh an toàn cuả ngôi nhà thờ ấm cúng.

Hình như gió đã đổi chiều vào lúc nửa chừng cuả cuộc trình diễn (hay là từ trí tưởng tượng cuả tôi vẽ ra chăng?), mà người ta bắt đầu đổ tới và lấp đầy các chỗ trống trong nhà thờ, rồi đám đông từ từ tràn ra tiền sảnh phía trước. Các ông Liên Minh Thánh Tâm bắt đầu vất vả lo trật tự và cũng bắt đầu than thở: "Có nhiều bà giữ tới hai ba chỗ thì làm sao mà xếp ghế cho ngươì mới đây?"...

Và cứ thế khi buổi lễ bắt đầu vào lúc 10g thì nhà thờ chật ních tới những bức tường, kể cả phòng tiền sảnh, tràn ra khu tháp chuông và ra tới tận sân hoa (xin coi hình).

Buổi lễ trọng kính Các Thánh Tử Đạo VN và cũng là ăn mừng ngày Tạ Ơn cuả Hoa Kỳ đã được cha chánh xứ, Lm Phaolô Nguyễn Tất Hải, DCCT, cử hành với sự đồng tế cuả Cha Gioan B. Đoàn Bá Thịnh, DCCT, phó xứ, và các cha khách là:

Lm Joe Apisit, DCCT, Cựu Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thể Thái Lan,

Lm Antôn Nguyễn Nam Việt, DCCT, giám đốc ơn gọi DCCT,

Lm Gioakim Nguyễn Duy Lộc, DCCT, thư ký toà soạn Nguyệt San ĐMHCG.

Hai thày phó tế Vincent Đoàn Hữu Thư (vĩnh viễn) và thầy Nguyễn Hải Đăng, DCCT, cũng phụ giúp trong buổi lễ.

Buổi lễ nhiều sự kiện thăng trầm đã kết thúc lúc 11g, nhưng hình như 'bà con ta' đã không về ngay như thường lệ mà nhiều người còn nán lại để chụp hình kỷ niệm. Hy vọng rằng muà Covid chấm dứt, và...

"Xã tắc từ đây vững bền

Giang sơn từ đây đổi mới

...

Xa gần bá cáo,

Ai nấy đều hay" (Bình Ngô Đại Cáo)
 
Văn Hóa
Hans Urs von Balthasar: Kitô hữu là ai? Chương Hai, Xu hướng Đại kết
Vũ Văn An
18:27 25/11/2021

Xu hướng Đại kết

Sự chia rẽ các Giáo hội là một tai tiếng công khai lớn nhất của Kitô giáo, và không gì có thể bào chữa cho điều đó, cả về nguyên nhân lẫn hậu quả, tức việc mất khả tín trong việc truyền giáo hướng nội và hướng ngoại của Kitô giáo. Bất cứ điều gì giúp đảo ngược nó chắc chắn phải đi theo hướng được định sẵn bởi ý chí cứu rỗi của Thiên Chúa. Việc ý niệm này giúp người ta tin rằng họ thực sự có thể làm được một điều gì đó trong vấn đề này; và sau cùng, họ có thể làm cho cái băng giá vô vọng đã có từ xưa này đến chỗ chẩy tan, ý niệm này không thể hiểu được nếu không có một phép lạ của ân sủng Chúa Thánh Thần, Đấng, trong quyền tự do của Người, cuối cùng khấng nghe các lời khẩn cầu và thống khổ của các Kitô hữu, ở cả hai phía.



Chúng ta hãy làm mọi điều trong khả năng của mình, đừng gán cho bản thân mình mà gán mọi sự cho thiên tài sáng tạo của Thiên Chúa Toàn Năng. Và do đó, ở khởi đầu hy vọng, chúng ta hãy không ngừng cung ứng điều kiện tiên quyết của hy vọng, là chống lại mọi trở ngại, mọi bất khả tỏ tường. Chỉ có Thần Khí Chúa Kitô mới có thể phá bỏ các bức tường chia rẽ, chứ không phải chúng ta, dù là với mọi thiện chí, mọi ngoại giao thần học khéo léo của chúng ta. Sẽ là một điều tốt, nhất là ở đây, nếu chúng ta nhìn một cách hết sức ngờ vực tính lưỡng nghĩa [ambivalence] tiềm ẩn trong các sáng kiến của chúng ta và bắt chúng phục tùng, ngay bây giờ và sau này, phán quyết [krisis] của Lời Thiên Chúa. Dù sao, đây không phải là một đòi hỏi dễ dàng thỏa mãn, nghĩa là làm mọi điều bản thân chúng ta có thể làm để cổ vũ Thần khí hiệp nhất của Chúa Kitô, trong khi không làm gì có thể cản trở Thần khí này “về mặt kỹ thuật” hoặc “ma thuật”, theo cung cách hoàn toàn nhân bản.

Điều xem ra quá hiển nhiên khi nói rằng: Chúng ta hãy nhấn mạnh những gì hợp nhất chúng ta và gạt bỏ những gì chia rẽ chúng ta. Điều này có thể chỉ có tác dụng với Tin Lành, vì ở nơi họ, điều chia rẽ chúng ta hệ nhiều ở điều tiêu cực hơn ở điều tích cực, điều sau được gán cho người Công Giáo chúng ta như một sự thêm thắt không chính đáng vào sứ điệp Tin Mừng thuần túy. Đối với Tin lành, điều khó là hiểu được rằng có thể làm cho “điều tích cực” của Công Giáo này trở thành trong sáng đối với Tin Mừng. Do đó, nhiệm vụ của người Công Giáo là phải cho thấy sự trong sáng này khả hữu ra sao và sau đó chứng minh sự trong sáng này trong thực hành. Nhưng bằng cách nào? Thực sự có thể nói rằng mọi điều thuộc về Giáo hội, kể cả những công thức tín điều, đều tương đối – nghĩa là trong tương quan với mạc khải tuyệt đối của Thiên Chúa trong Chúa Kitô. Thân thể tương đối so với Đầu; Bí tích Thánh Thể tương đối so với Bữa Tiệc Ly và Thánh Giá; Người Mẹ tương đối so với Người Con; Luyện ngục tương đối so với Sự phán xét của Chúa Kitô; Chức vụ trong Giáo hội chắc chắn tương đối so với Chức linh mục của Chúa Kitô, và đối với những người nắm giữ chức vụ trong giáo hội, điều không kém đích thực hơn so với những người khác là “Các con chỉ có một thầy, còn tất cả các con đều là anh em”. Và mọi tín điều đều tương đối so với sự thật mạc khải mà nó tìm cách diễn tả, một cách diễn giải, tóm tắt; một cách hợp lệ, nhưng không thấu đáo. Tính tương đối chính đáng này được chứng tỏ tốt nhất cho các anh em ly khai của chúng ta trong đức tin một cách hiện sinh, như Đức Gioan XXIII đã làm chứng sống động một cách đầy ấn tượng về tính tương đối này ngay khi ngồi ở chức vụ cao nhất trong Giáo hội. Hoặc cũng giống như mọi công đồng của Giáo hội từng chứng tỏ tính tương đối thực sự của một tín điều bằng cách đặt nó, mà không gây nguy hiểm cho nó, trong một bối cảnh mới, khám phá những quan điểm mới, để tính tuyệt đối biểu kiến của nó tan biến và chan hòa trở lại dòng suy nghĩ của con người và nói về Lời Thiên Chúa. Do đó, cả bây giờ cũng thế, và không kém phần gây ấn tượng, giáo huấn của Giáo hội về Đức Mẹ đã được lồng vào bối cảnh bao trùm của giáo huấn tổng quát về Giáo hội.

Nhưng chính điển hình cuối cùng trên đây đã trình bầy rõ với chúng ta môt phương thức thay thế. Trong bối cảnh này, việc tương đối hóa như vậy thực sự có ý nghĩa gì? Trong tinh thần nào, với ý định nào, với động cơ thầm kín nào, nó đã được theo đuổi? Có phải đó là ý định để các tín điều về Đức Mẹ đơn giản mờ nhạt đi, không được chú ý, hoặc thậm chí khiến chúng biến mất, bằng cách trình bầy những ánh sáng khác, quan trọng hơn — giống như các ngôi sao mờ dần và biến mất khi mặt trời mọc? Có phải vì thế mà chúng ta công bố rằng rốt cuộc chúng ta đã nhầm lẫn và, trong thực tế, không những chỉ là những thất bại thỉnh thoảng xẩy ra do thiếu khôn ngoan và cường điệu phát sinh từ một lòng sùng kính một chiều và thiếu soi sáng (điều mà không người hợp lý nào có thể tranh cãi), mà ngay trong lý thuyết, chúng ta đã tự mình đi quá xa? Một phương thức như vậy sẽ là một phương pháp trừ khử hoặc san bằng đã đề cập ở trên. Đây là kiểu phương thức mà, nếu được coi là đương nhiên, sẽ khiến tâm trí con người ở cả hai phía không ổn định. Về phía Công Giáo, vì chính người Công Giáo cũng không thể hiểu nổi làm thế nào Giáo hội bây giờ lại có thể từ bỏ những điều mà mình vốn bảo vệ một cách quyết liệt như vậy hàng thế kỷ nay, thậm chí hàng thiên niên kỷ nay. Về phía bên kia, vì nó trông quá giống một mưu kế ngoại giao thiếu chân thành, một mưu kế mà họ thẩy đều sẵn sàng tin đây là một Vatican làm chính trị. Há việc làm vui lòng biểu kiến này không đơn giản hời hợt và trên thực tế, là một cái bẫy sẽ bất ngờ đóng sập ngay khi người ta mạo hiểm khám phá hoạt động bên trong của nó đó sao?

Không, con đường thứ hai này không phải là con đường để bước vào về phương diện đại kết. Phải là con đường đầu tiên, đòi hỏi nhiều hơn và đầy thách thức về trí thức mà chúng ta phải theo đến cùng. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi nơi người Công Giáo một nỗ lực thần học đào sâu gấp đôi. Mặt khác, việc thừa nhận chân thực mọi khía cạnh thần học, thuyết giảng và sùng kính ấy có thể được coi như biểu thức hợp lệ, tuy khác nhau, của mạc khải Kitô giáo mà chúng ta cùng thừa nhận. Còn đối với vấn đề từng gây chia rẽ sâu xa về công chính hóa, việc suy tư cần thiết đã được theo đuổi một cách đáng kể; bây giờ nó cần phải được đưa đến một kết luận hợp luận lý của nó. Sau đó, và điều này cũng áp dụng vào phía bên kia, cần phải có sự suy tư thấu đáo về các chủ trương riêng của chúng ta, bằng cách khám phá chiều sâu của chúng, có lẽ chúng ta sẽ tiếp nhận chủ trương của phía bên kia. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi một mức độ nỗ lực trí thức mà chắc chắn không phải dành cho mọi người và trước hết, không thể dành cho giáo dân, mặc dù việc lý luận và kết luận liên quan đến nó phải được những người sẵn lòng xem xét chúng tiếp cận một cách rộng rãi, để mọi người có thể hiểu được sự hội tụ của các ý tưởng mà không có lý do gì để phàn nàn về những thỏa hiệp đáng ngờ và hành động ngoại giao khéo léo.

Nhưng quan trọng xiết bao khi cả hai bên tham gia đối thoại đều có Thiên Chúa ở trước mặt chứ không phải ở sau lưng họ, như một điều kiện tiên quyết cho một công trình như thế! Thay vào đó, họ phải cố gắng hướng về Người, như Đấng mãi vĩ đại và mầu nhiệm hơn, Đấng, theo lời Thánh Augustinô, là “vô hạn, để luôn vẫn là đối tượng tìm kiếm của chúng ta” (Tractate 63, 1) (ut inventus quaeratur immensus est). Có lẽ người Công Giáo ngày nay, bị lung lay nghiêm trọng trong thái độ đối với cuộc sống và suy nghĩ tôn giáo của họ, đang dần dần hiểu lại ý nghĩa của cụm từ này. Có lẽ từ thực tại đối thoại đại kết, họ đang học biết điều này: mạc khải của Thiên Chúa không bao giờ có thể được hút hết, đóng chai gọn gàng và cất giữ trong hầm rượu và những câu trả lời họ sản xuất ra từ những kho chứa như vậy đơn giản không phù hợp với càc vấn đề chính xác của ngày hôm nay; bất chấp truyền thống và Huấn quyền không thể sai lầm của Giáo hội, lịch sử thế giới vẫn tiến bước không ngừng; chỉ có thể nắm được giờ phút định mệnh bằng một quyết định hoàn toàn mang tính bản vị; và, đây quả là một nhiệm vụ khó khăn! toàn bộ truyền thống lần nào cũng phải tan hòa trở lại vào thời điểm lịch sử và trên cơ sở thời điểm này, được tái diễn giải và tái hình thành. Chỉ khi đó, chúng ta mới được bảo đảm có sự hỗ trợ của Chúa Thánh Thần; chỉ khi đó Người mới trở nên hiện diện với chúng ta; chỉ khi đó, chúng ta mới tri nhận được ý nghĩa của điều thực sự tạo nên truyền thống và là điều, nếu không có phúc tử đạo, không có cuộc phiêu lưu sinh tử của một nhân chứng toàn diện, không bao giờ có thể thành hình.

Tuy nhiên, Kitô hữu là gì là điều mà trong các cuộc thảo luận như vậy phải hiện diện sâu sắc trước mắt chúng ta và không được nằm sau lưng như một điều gì đó đã được giả định và không cần phải xem xét nữa. Vì điều này, như sẽ xuất hiện sau này, chính là điều trong những cuộc đàm luận như vậy, vẫn còn gây tranh cãi, vì đối với người Công Giáo, điều đáng kể nhất ở đây là họ không nên định giá thấp bản thân họ, trừ đi và loại bỏ điều tích cực của họ, nhưng đúng hơn, không nên ngừng nghỉ cho đến khi họ đã suy nghĩ thấu đáo về nó theo cốt lõi của Tin Mừng.

Kỳ tới: Xu hướng Thế giới “Trần thế”

 
VietCatholic TV
ĐTGM Paris Michel Aupetit bị bôi nhọ trong mưu toan làm nhục Giáo Hội. Bài giáo lý của ĐTC về Thánh Giuse
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:49 25/11/2021


1. Đức Tổng Giám Mục Paris bị bôi nhọ trong mưu toan làm nhục Giáo Hội

Sau báo cáo đáng kinh ngạc của Jean-Marc Sauvé, trong đó cho rằng có khoảng 216,000 trẻ em bị các linh mục lạm dụng kể từ năm 1950, và hơn 100,000 trẻ em khác bị lạm dụng bởi các nhân viên giáo dân của các cơ sở giáo hội, đang có những cố gắng để thừa dịp này hạ gục luôn Giáo Hội Công Giáo tại Pháp.

Hôm thứ Tư, 24 tháng 11, tờ Le Parisien đã dành hẳn một trang để tấn công Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit của Paris với một cáo buộc rằng ngài có quan hệ với một người phụ nữ.

Cáo buộc đó không có gì lạ, đã được tờ Le Point tung ra vào năm 2012, và Đức Tổng Giám Mục, khi đó còn là một linh mục tổng đại diện của Paris, đã phủ nhận. Tờ Le Parisien chỉ thêm vào một chi tiết cho rằng cáo buộc của tờ Le Point là đúng vì cho đến nay, Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit vẫn chưa được phong Hồng Y. Thực ra, vấn đề phong Hồng Y hay không là do Đức Thánh Cha quyết định, và ngài có cách hành động riêng của ngài. Đức Tổng Giám Mục José Gómez của tổng giáo phận Los Angeles nhậm chức Tổng Giám Mục từ ngày 1 tháng Ba 2011, kế vị Hồng Y Mahony, trước cả Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit, vẫn chưa được tấn phong Hồng Y, mặc dù ngài được các Giám Mục Hoa Kỳ đánh giá rất cao bầu làm Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Mỹ.

Hơn thế nữa, sau cáo buộc vào năm 2012, ngày 2 tháng Giêng 2013, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 mới nâng ngài lên hàng Giám Mục và bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Phụ Tá Paris. Ngày 04 tháng Tư 2014, ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm giám mục Nanterre. Ngày 7 tháng 12, 2017, ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Tổng giám mục Paris, kế nhiệm Đức Hồng Y André Vingt-Trois. Tất cả các bổ nhiệm này chứng tỏ cáo buộc năm 2012 là vô nghĩa và bịa đặt.

Lý do người ta nhắm vào Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit cũng dễ hiểu. Ngài là tác giả nhiều tác phẩm y khoa và thần học, và giống như Đức Hồng Y George Pell của Úc, Đức Tổng Giám Mục Paris rất thích tranh luận trong các diễn đàn công khai.

Trong các báo cáo từ Pháp, David Abiker của Radio Classique có bài nhận định sau, có tính cách trung dung. Nguyên bản tiếng Pháp có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Tờ Le Parisien sáng nay, thứ Tư 24 tháng 11, đã quay trở lại với những tin đồn của tờ Le Point xung quanh mối quan hệ được cho là mật thiết giữa Đức Tổng Giám Mục Paris Michel Aupetit và một phụ nữ. Một liên kết mà Đức Tổng Giám Mục đã kiên quyết phủ nhận.

Ngài đã là một bác sĩ y khoa cho đến năm 39 tuổi, mới đến với thiên chức linh mục một cách muộn màng.

Trong các bài tranh luận đăng trên tờ Le Figaro, Đức Hồng Y Robert Sarah đã quảng bá cuốn sách mới nhất của mình có nhan đề “Pour l’éternité”, nghĩa là “Cho sự vĩnh cửu” được nhà xuất bản Fayard phát hành, và tuyên bố rằng “đại đa số các linh mục đã trung thành với chức tư tế của các ngài. Nhưng không ai nói về điều đó”. Đó là sự thật, không ai nói về hàng ngàn linh mục này, những người không có gì phải xấu hổ. Báo chí chỉ quan tâm đến những linh mục, những người, giống như những chuyến tàu, không đến đúng giờ. Do đó, có thể hiểu tại sao Tờ Le Parisien dành hẳn một trang sáng nay cho Tổng giám mục Paris, là người vào năm 2012 bị cáo buộc có quan hệ thân mật với một phụ nữ, theo một cuộc điều tra được tờ Le Point công bố trước đó. Đức Tổng Giám Mục mạnh mẽ phủ nhận “sự tồn tại của một mối quan hệ thân mật và quan hệ tình dục”. Và tờ báo hỏi nhà khoa học chính trị Philippe Portier, một chuyên gia về Giáo hội và chủ nghĩa thế tục, câu hỏi này: “Đức Tổng Giám Mục bị nghi ngờ có quan hệ với một phụ nữ, điều đó có nghiêm trọng không?” Anh ta trả lời rằng mọi thứ rất tồi tệ sau khi báo cáo Sauvé được công bố, cho nên tình hình là nghiêm trọng “ngay cả khi những gì được đề cập ở đây là mối quan hệ giữa những người trưởng thành.”

Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Đệ Thấp áp đặt luật độc thân linh mục vào thế kỷ 11

Tuy nhiên, theo Philippe Portier, vụ việc mà Đức Tổng Giám Mục phủ nhận thẳng thừng này, một lần nữa đặt ra câu hỏi về luật độc thân linh mục và sự thanh sạch của các linh mục. Nó cũng mời gọi các bạn có cái nhìn khác và thanh thản hơn về con đường của Đức Tổng Giám Mục Aupetit. Là một bác sĩ đa khoa cho đến năm 39 tuổi, ngài đã chấp nhận chức linh mục muộn, đã thăng lên rất cao trong hàng giáo phẩm nhưng vẫn chưa được làm Hồng Y. Nếu người đàn ông này đã kết hôn hoặc đang ở trong một mối quan hệ thông thường, liệu điều đó có làm thay đổi sự cống hiến và đức tin của anh ta không?

Khi được hỏi về luật độc thân linh mục, nhà khoa học chính trị nhớ lại điều này: trong thiên niên kỷ đầu tiên của kỷ nguyên Kitô Giáo, các linh mục có thể kết hôn. Ở phương Tây, chính Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Đệ Thất là người đã áp đặt luật độc thân linh mục vào thế kỷ 11, nhằm làm rõ vị trí tối cao của sự thánh thiện đối với hàng giáo sĩ, khôi phục kỷ luật trong hàng giáo phẩm và ngăn không cho tài sản của Giáo Hội lọt ra ngoài từ lòng của nhà thờ để làm giàu cho những người thừa kế có thể có của họ. Sự độc thân của các linh mục vì một giáo hội đạo đức hơn là ý định ngay từ đầu. Đối với một số nhà quan sát, luật độc thân linh mục này hiện được coi là một trở ngại cho ơn gọi. 1000 năm đã trôi qua kể từ thời Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Đệ Thất.


Source:Radio Classique

2. Bài giáo lý của Đức Thánh Cha Phanxicô về Thánh Giuse

Lúc 9 giờ sáng, thứ Tư ngày 24 tháng Mười Một, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến chung các tín hữu hành hương.

Lần đầu tiên từ đầu đại dịch Covid-19, vì số đông tín hữu hành hương, nên Đức Thánh Cha đã tiếp các tín hữu tại hai nơi. Trước tiên tại Đền thờ thánh Phêrô, dành cho ba đoàn hành hương người Ý. Sau đó lúc quá 9 giờ, tại Đại thính đường Phaolô Đệ Lục ở Nội thành Vatican, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ gần 5,000 tín hữu hành hương thuộc nhiều nhóm khác nhau, nhưng đông nhất vẫn là người Ý.

Đây là buổi tiếp kiến chung thứ 37 tính từ đầu năm nay.

Sau khi Đức Thánh Cha làm dấu thánh giá khai mạc, tám linh mục lần lượt đọc tám ngôn ngữ đoạn Tin mừng theo thánh Mathêu (1:12-16): “Sau thời lưu đày tại Babilon, Ieconia sinh Salatiel, Salatiel sinh Zorobabele, Zorobabele sinh Abiúd, Abiúd sinh Eliachim, Eliachim sinh Azor, Azor sinh Sedoc, Sadoc sinh Achim, Achem sinh Eliúd, Eliúd sinh Eleazar, Eleazar sinh Mattan, Mattan sinh Giacob, Giacob sinh ra Giuse, hôn phu của Đức Maria, từ Người Chúa Giêsu sinh, được gọi là Đức Kitô.”

Tiếp đó là bài giáo lý về thánh Giuse. Bài thứ hai này tựa đề là: “Thánh Giuse trong lịch sử cứu độ”.

Mở đầu, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!

Thứ Tư tuần trước, chúng ta đã bắt đầu một chu kỳ giáo lý về Thánh Giuse - năm dành riêng kính ngài sắp kết thúc. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục cuộc hành trình này, tập chú vào vai trò của ngài trong lịch sử cứu độ.

Chúa Giêsu trong các Tin Mừng được gọi là “con ông Giuse” (Lc 3:23; 4: 22; Ga 1:45; 6:42) và “con bác thợ mộc” (Mt 13:55; Mc 6: 3). Thuật lại thời thơ ấu của Chúa Giêsu, các Thánh sử Mátthêu và Luca dành chỗ nói về vai trò của Thánh Giuse. Cả hai thánh sử đều thu thập một “gia phả” nhằm làm nổi bật tính lịch sử của Chúa Giêsu. Ngỏ lời trước hết với những người theo Kitô giáo gốc Do Thái, Thánh Mátthêu bắt đầu từ Ápraham và kết thúc ở Thánh Giuse, được xác định là “chồng của bà Maria, là người mà từ ngài Chúa Giêsu đã sinh ra, Đấng được gọi là Kitô” (1:16). Thánh Luca, mặt khác, đã ngược trở lại tới tận Ađam, bắt đầu trực tiếp với Chúa Giêsu, Đấng “là con trai của Giuse”, nhưng nói rõ hơn: “thiên hạ vốn coi” như thế (3:23). Do đó, cả hai Thánh sử đều trình bầy Thánh Giuse không như cha đẻ, nhưng dù sao, hoàn toàn là cha của Chúa Giêsu. Qua thánh nhân, Chúa Giêsu hoàn thành lịch sử giao ước và cứu rỗi giữa Thiên Chúa và loài người. Đối với Thánh Mátthêu, lịch sử này bắt đầu với Ápraham; đối với thánh Luca, lịch sử này bắt đầu với nguồn gốc loài người, nghĩa là, với Ađam.

Thánh sử Mátthêu giúp chúng ta hiểu rằng con người của Thánh Giuse, tuy bề ngoài có vẻ ở ngoài lề, kín đáo và ở hậu trường, nhưng thật ra là một yếu tố trung tâm trong lịch sử cứu độ. Thánh Giuse sống vai trò của mình mà không bao giờ tìm cách chiếm lãnh khung cảnh. Nếu chúng ta suy nghĩ thì hẳn thấy, “Cuộc sống của chúng ta được dệt nên và duy trì bởi những người bình thường, những người thường bị bỏ qua. Những người không xuất hiện trên hàng tít lớn của báo chí và tập san. … Có biết bao nhiêu người cha, người mẹ, ông bà và thầy cô đang chỉ cho con cái chúng ta, bằng những cách nhỏ nhặt và hàng ngày, biết cách chấp nhận và xử lý cuộc khủng hoảng bằng cách điều chỉnh các thông lệ, nhìn về phía trước và khuyến khích việc thực hành cầu nguyện. Biết bao người đang cầu nguyện, hy sinh và cầu bầu cho thiện ích của mọi người ”(Tông thư Patris corde, 1). Như thế, ai cũng có thể tìm thấy nơi Thánh Cả Giuse, con người không ai lưu ý, con người hiện diện hằng ngày, hiện diện kín đáo và giấu ẩn, một vị cầu thay nguyện giúp, một vị nâng đỡ và hướng dẫn trong những lúc khó khăn. Ngài nhắc nhở chúng ta rằng tất cả những người xem ra bị che giấu hoặc ở “hàng ghế thứ hai” đều là những nhân vật chủ đạo vô song trong lịch sử cứu độ. Thế giới cần những người đàn ông và đàn bà này: những người đàn ông và đàn bà ở hàng ghế thứ hai, nhưng là những người hỗ trợ sự phát triển cuộc sống của chúng ta, của mọi người trong chúng ta, và là những người, bằng việc cầu nguyện và bằng gương sáng của họ, bằng sự dạy dỗ của họ, đang nâng đỡ chúng ta trên nẻo đường cuộc sống.

Trong Tin Mừng thánh Luca, thánh Giuse xuất hiện như là người bảo vệ Chúa Giêsu và Đức Maria. Và vì lý do này, ngài cũng là “Người bảo vệ Giáo Hội”: nhưng, nếu ngài là người bảo vệ Chúa Giêsu và Đức Maria, ngài vẫn làm việc, dù nay ngài đang ở trên trời, và vẫn tiếp tục là người bảo vệ, trong trường hợp này là bảo vệ Giáo hội, vì Giáo hội là sự nối dài của Nhiệm thể Chúa Kitô trong lịch sử, ngay cả tình mẫu tử của Đức Maria cũng được phản ảnh trong tình mẫu tử của Giáo hội. Trong việc tiếp tục bảo vệ Giáo hội, xin anh chị em đừng quên điều này: ngày nay, Thánh Giuse vẫn đang bảo vệ Giáo hội, và bằng cách tiếp tục bảo vệ Giáo hội, ngài tiếp tục bảo vệ cả con lẫn mẹ của con”(sđd, 5). Khía cạnh này trong vai trò bảo vệ của Thánh Giuse là câu trả lời tuyệt vời cho câu chuyện của sách Sáng thế. Khi Thiên Chúa yêu cầu Cain giải trình về mạng sống của Abel, anh ta trả lời: " Con là người giữ em con hay sao?" (4: 9). Với cuộc đời của mình, dường như thánh Giuse muốn nói với chúng ta rằng chúng ta luôn được mời gọi cảm nhận rằng chúng ta là người canh giữ anh chị em của chúng ta, những người bảo vệ những người thân cận với chúng ta, những người mà Chúa đã trao phó cho chúng ta trong nhiều hoàn cảnh của đời sống.

Một xã hội như xã hội của chúng ta, vốn được định nghĩa là “lỏng”, dường như nó không có tính nhất quán… Tôi xin điều chỉnh nhà triết học đã đưa ra câu định nghĩa này bằng cách nói rằng: hơn cả lỏng, nó là khí, một xã hội khí đúng nghĩa. Cái xã hội lỏng và khí này tìm thấy nơi câu chuyện của Thánh Giuse một dấu chỉ rất rõ ràng về tầm quan trọng của mối liên hệ giữa con người với nhau. Thật vậy, Tin Mừng cho chúng ta biết gia phả của Chúa Giêsu, không những chỉ vì lý do thần học, mà còn để nhắc nhở mỗi người chúng ta rằng cuộc sống của chúng ta được tạo nên bởi những mối dây liên kết đến trước và đồng hành với chúng ta. Con Thiên Chúa đã chọn đến thế gian bằng con đường của những ràng buộc như vậy, con đường của lịch sử: Người không xuống thế gian bằng ma thuật, không. Người đã đi theo con đường lịch sử mà tất cả chúng ta đều đi.

Anh chị em thân mến, tôi nghĩ đến rất nhiều người khó tìm thấy mối dây liên kết có ý nghĩa trong cuộc sống của họ, và vì điều này mà họ lao đao, cảm thấy đơn độc, thiếu sức mạnh và dũng khí để tiếp tục bước đi. Tôi muốn kết thúc bằng một lời cầu nguyện để giúp họ, và tất cả chúng ta, tìm thấy nơi Thánh Giuse một đồng minh, một người bạn và một chỗ dựa.

Lạy Thánh Giuse,

ngài là người đã bảo vệ mối liên hệ với Đức Maria và Chúa Giêsu,

xin giúp chúng con biết quan tâm đến các mối liên hệ trong cuộc sống của chúng con.

Xin cho không một ai phải trải nghiệm cảm giác bị bỏ rơi vì cô đơn.

Xin cho mỗi người chúng con được hòa giải với lịch sử của chính chúng con,

với những người đã đi trước,

và nhận ra cả trong các sai lầm đã mắc phải

một con đường qua đó Chúa Quan phòng đã mở ra,

và cái ác không có lời quyết định cuối cùng.

Xin ngài tỏ mình là bạn của những người đang lao đao nhất,

và như ngài từng nâng đỡ Đức Maria và Chúa Giêsu trong những lúc khó khăn,

Xin nâng đỡ chúng con trong cuộc lữ hành của chúng con. Amen.
<
 
Tin Vui: Hai nhà truyền giáo được giải cứu. Vatican bừng sáng với cây thông Giáng Sinh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:53 25/11/2021


1. Cây thông Giáng Sinh năm 2021 đã đến quảng trường Thánh Phêrô

Cây thông Giáng Sinh từ Dolomites cao hơn 28 thước và nặng 8 tấn đã được đưa đến quảng trường Thánh Phêrô hôm 23 tháng 11 để đi cùng với Cảnh Chúa Giáng Sinh của Peru, quốc gia đang kỷ niệm 200 năm lập quốc.

Cây thông Giáng Sinh năm nay đến từ làng Andalo, một ngôi làng nhỏ với khoảng 1,000 cư dân nằm ở thành phố Dolomites thuộc tỉnh Paganella. Adige, tờ báo địa phương trong khu vực, đưa tin rằng phải mất 12 giờ để chặt cây.

Tờ báo cũng giải thích rằng cây thông sẽ được trang trí bằng 600 quả bóng gỗ được tạo ra bằng tay bởi các thợ thủ công của Andalo.

Việc thắp sáng khung cảnh Giáng Sinh sẽ diễn ra vào thứ Sáu, ngày 10 tháng Mười Hai.

Vatican đã chọn một khung cảnh Chúa Giáng Sinh được thực hiện bởi cộng đồng người Peru ở Chopcca, một thị trấn nhỏ ở vùng Huancavelica thuộc Andean. Vào ngày lễ khánh thành, một phái đoàn của các cộng đồng Peru sẽ được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến để trình bày các món quà.

Đức Giáo Hoàng cũng sẽ tiếp các đại diện đến từ vùng Trentino.

Cảnh Giáng Sinh của Peru chắc chắn sẽ không làm Đức Thánh Cha thất vọng như Cảnh Giáng Sinh hết sức kỳ cục hồi năm ngoái.

Năm ngoái, lễ Giáng Sinh ở Vatican, đối với một số người, đến từ ngoài không gian; vào năm 2021, nó đến từ Andes.

Máng cỏ năm 2021 sẽ được đặt tại quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican để chào mừng Giáng Sinh sẽ đến từ thị trấn Chopcca, Peru, một thị trấn nhỏ nép mình trên dãy Andes cao hơn 12,000 feet, tức là 3657m.

“ Kể từ ngày 15 tháng 12 và trong 45 ngày, hơn 100 triệu khách du lịch và những người theo dõi các phương tiện truyền thông sẽ chú ý đến cảnh Giáng Sinh ở Tòa Thánh xoay quanh máng cỏ vùng núi Andes”, một thông báo từ hãng thông tấn Andina cho biết. Andina là phương tiện truyền thông chính thức của Peru.

Cảnh Chúa Giáng Sinh năm ngoái, một tập hợp 54 nhân vật có niên đại từ những năm 1960 và 1970, đã gây ra các tranh cãi trên mạng xã hội. Một số người mô tả nó là “một số bộ phận xe hơi, đồ chơi trẻ em và một phi hành gia”. Phản ứng đối với cảnh Giáng Sinh năm ngoái tại quảng trường Thánh Phêrô là rất tiêu cực. Thông thường, sau buổi hát Kinh Chiều Tạ Ơn Tedeum vào chiều cuối năm, Đức Giáo Hoàng sẽ ra viếng hang đá. Năm ngoái, ngài đã không làm như thế. Trước đó, trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 20 tháng 12, Đức Giáo Hoàng đã hai lần kêu gọi du khách đến xem một cuộc triển lãm 100 cảnh Chúa Giáng Sinh truyền thống ở các hàng cột của quảng trường, mà không nhắc một lời nào đến Cảnh Giáng Sinh được trưng bày tại giữa quảng trường Thánh Phêrô.

Vatican vẫn chưa công bố thông tin chi tiết, nhưng hãng thông tấn địa phương đã công bố một đoạn video với hình ảnh 3 chiều dựng lại cảnh Chúa Giáng Sinh.

Cảnh Giáng Sinh của Chopcca sẽ có hơn 30 tác phẩm và sẽ được thực hiện bởi 5 nghệ sĩ nổi tiếng của Huancavelica. Huancavelica là một thị trấn nằm giữa Lima và Cusco.
Source:Aleteia

2. Các nhà truyền giáo Hoa Kỳ cho biết 2 trong số 17 người bị bắt cóc đã được trả tự do ở Haiti

Hai trong số 17 thành viên của một nhóm truyền giáo bị bắt cóc hơn một tháng trước đã được trả tự do ở Haiti và an toàn, “trong trạng thái tinh thần tốt và được chăm sóc”, Christian Aid Ministries có trụ sở tại Ohio thông báo vào hôm Chúa Nhật.

Christian Aid Ministries đã đưa ra một tuyên bố cho biết họ không thể cung cấp tên của những người được thả, lý do họ được trả tự do hoặc các thông tin khác.

“Trong khi chúng tôi vui mừng với sự ra mắt này, trái tim của chúng tôi hướng về 15 người vẫn đang bị giam giữ”.

Hôm 25 tháng 10, Tòa Bạch Ốc cho biết, một chiến dịch tình báo nhằm giải cứu các con tin tại Haiti đang được tiến hành. Các quan sát viên cho rằng đó sẽ là thách đố lớn nhất về tình báo dưới thời ông Joe Biden. Đến nay vì lý do an ninh của 15 người vẫn đang bị giam giữ không thể nào biết được hai người được trả tự do là do chiến dịch quân sự của Hoa Kỳ hay vì một số tiền chuộc đã được trả cho bọn bắt cóc.

Theo một tổ chức nhân quyền địa phương, các nhà truyền giáo đã bị băng đảng 400 Mawozo bắt cóc vào ngày 16 tháng 10. Có 5 đứa trẻ trong nhóm gồm 16 công dân Hoa Kỳ và một người Canada, trong đó có một đứa trẻ 8 tháng tuổi. Tài xế Haiti của họ cũng bị bắt cóc.

Thủ lĩnh của băng đảng 400 Mawozo đã đe dọa sẽ giết các con tin trừ khi yêu cầu của hắn được đáp ứng. Các nhà chức trách cho biết băng đảng này đang đòi 1 triệu đô la mỗi người, mặc dù không rõ là yêu sách này có bao gồm trẻ em trong nhóm hay không.

Người phát ngôn của Cảnh sát Quốc gia Haiti, Gary Desrosiers, xác nhận với hãng tin AP rằng hai con tin đã được thả vào hôm Chúa Nhật.

FBI, cơ quan đang giúp chính quyền Haiti tìm kiếm những người bị bắt, đã từ chối bình luận.

Việc trả tự do co hai nhà truyền giáo đã diễn ra trong bối cảnh Haiti đang phải vật lộn với tình trạng gia tăng bạo lực và bắt cóc liên quan đến băng đảng, với việc chính phủ Mỹ gần đây đã thúc giục công dân Mỹ rời khỏi Haiti trong bối cảnh tình trạng bất an ngày càng trầm trọng và tình trạng thiếu nhiên liệu do các băng nhóm ngăn chặn các trạm phân phối khí đốt. Hôm thứ Sáu, Canada thông báo họ sẽ rút tất cả những nhân viên khỏi đại sứ quán của mình trừ ra những người thiết yếu.

Tình trạng thiếu nhiên liệu đã buộc các bệnh viện không dám thu nhận bệnh nhân và giao thông công cộng tê liệt, một số trường học phải đóng cửa và các doanh nghiệp phải rút ngắn giờ làm việc của họ.

Haiti cũng đang cố gắng phục hồi sau vụ ám sát Tổng thống Jovenel Moise ngày 7 tháng 7 và trận động đất 7.2 độ richter xảy ra vào giữa tháng 8, khiến hơn 2,200 người thiệt mạng và hàng chục nghìn ngôi nhà bị phá hủy.
Source:Crux

3. Phẫu thuật tim cho Đức Giám Mục Robert McElroy của San Diego

Giám mục Robert McElroy của San Diego đã có một cuộc phẫu thuật bắc cầu mạch vành vào hôm thứ Hai 22 tháng 11. Ngài dự kiến sẽ bình phục hoàn toàn, mặc dù ngài cho biết sẽ không trở lại làm việc cho đến sau Giáng Sinh.

“Tôi rất tin tưởng vào các nhân viên y tế đang thực hiện ca phẫu thuật này và nhìn chung, bệnh nhân có thể trở lại làm việc sau khoảng bốn tuần,” ngài nói với các linh mục của giáo phận trong một bức thư.

“Tất nhiên, Chúa sẽ phụ trách tất cả những điều này,” ngài nói thêm.

Vị giám mục 67 tuổi đã bắt đầu thảo luận về khả năng phẫu thuật với các bác sĩ sau khi ngài nhận được kết quả từ các cuộc kiểm tra y tế trong mùa hè. Giáo phận cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu.

Đức Cha McElroy sinh tại San Francisco và được thụ phong linh mục ở đó vào năm 1980. Ngài từng là Giám Mục Phụ Tá cho Tổng giáo phận San Francisco từ năm 2010 đến năm 2015, khi được bổ nhiệm làm Giám mục San Diego.

Ngài hiện là chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo California và là thành viên của Bộ Dịch Vụ Phát Triển Nhân Bản Toàn Diện của Vatican.

Người tiền nhiệm của ngài ở San Diego, là Đức Cha Cirilo Flores, qua đời vào tháng 9 năm 2014 ở tuổi 66 chỉ sau một năm tại vị. Đức Cha Flores từng bị đột quỵ và đang điều trị ung thư tuyến tiền liệt thì qua đời.
Source:Catholic News Agency
 
Tin buồn: Bất chấp các khuyên bảo, Giám Mục Novell chính thức lấy vợ. Nhận định của HĐGM Tây Ban Nha
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:20 25/11/2021


1. Giám mục Tây Ban Nha chính thức lấy vợ qua thủ tục kết hôn dân sự

Giám mục Xavier Novell, người bất ngờ từ chức giám mục giáo phận Solsona, Tây Ban Nha vào tháng 8, đã kết hôn dân sự với Silvia Caballol vào ngày 22 tháng 11.

Ông Xavier Novell say rượu trên đường về nhà. Courtesy: Catalan TV3

Như đài truyền hình Catalan TV3 đã đưa tin, hôn lễ diễn ra vào hôm thứ Hai tại tòa án ở Suria, tỉnh Barcelona và chỉ có sự tham dự của hai nhân chứng.

Cũng theo nguồn tin này, vào hôm thứ Sáu tuần trước, hai người này đã yêu cầu cơ quan Công Chứng thành phố cho tổ chức đám cưới vào hôm thứ Hai ngoài giờ bình thường, vì cơ quan dân sự này của Suria chỉ mở cửa từ thứ Ba đến thứ Sáu.

Một linh mục hoặc giám mục chưa được hồi tục khỏi tình trạng giáo sĩ từ Vatican được xem là vi phạm giáo luật khi kết hôn dân sự, vì điều đó trái với lời thề độc thân của đương sự khi lãnh nhận bí tích truyền chức thánh.

Điều 194, triệt 3 của Bộ Giáo luật quy định rằng “giáo sĩ đã mưu toan kết hôn, dù chỉ là hôn nhân theo luật dân sự,” sẽ “bị loại khỏi chức vụ Giáo hội.”

Điều 1394, triệt 1, nói thêm rằng “một giáo sĩ mưu toan kết hôn, dù chỉ là hôn nhân dân sự, thì bị vạ huyền chức tiền kết; nếu đương sự không hối cải và vẫn tiếp tục gây gương xấu, sau khi đã bị cảnh cáo, thì có thể phải chịu những hình phạt tước đoạt càng ngày càng nặng, và kể cả việc sa thải khỏi bậc giáo sĩ.”

Sau khi biết ý định kết hôn của Novell, Đức Hồng Y Juan José Omella, tổng giám mục của Barcelona, cho biết hôm 19 tháng 10 trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Cadena SER ở Catalonia rằng Novell “chỉ có thể có một cuộc hôn nhân dân sự, bởi vì anh ta vẫn còn một giám mục. Và nếu anh ta làm điều này, anh ta đã biết điều gì sẽ đến tiếp theo. Nhưng tôi không đi vào phán xét và lên án. Câu chuyện khốn nạn này đối với tôi rất tệ rồi và có lên án thì cũng chẳng giúp ích được gì cho những người có đức tin “.

Đức Thánh Cha Phanxicô chấp nhận đơn từ chức giám mục của Novell vào ngày 23 tháng 8.

Ngay sau đó, người ta biết rằng việc từ chức được thúc đẩy bởi mối quan hệ giữa Novell và Silvia Caballol, 38 tuổi, một bà mẹ hai con đã ly hôn từ cuộc hôn nhân trước. Ngoài ra, người phụ nữ này còn là tác giả của những cuốn tiểu thuyết khiêu dâm với âm bội satanic.

Vào ngày 6 tháng 9, Giáo phận Solsona đã công bố một thông cáo nói rằng “Giáo hội giáo phận, trong sự hiệp thông với vị Giám Quản Tông Tòa, là Đức Cha Romà Casanova, tiếp tục cầu nguyện cho vị Giám mục với tất cả niềm hy vọng đặt nơi Chúa.”

Vào ngày 7 tháng 10, Cơ quan đăng ký dân sự của Suria, theo yêu cầu của các quy định, đã công bố ý định kết hôn của Novell và Caballol để tất cả những người có thể biết “bất kỳ trở ngại pháp lý nào” đối với việc cử hành hôn lễ “trình bày bằng văn bản, hoặc bằng miệng với tòa án trong thời hạn 15 ngày”.

Sau đó, truyền thông Tây Ban Nha đưa tin Silvia Caballol có thể đang mang thai, và là một song thai.

Novell sinh năm 1969 tại tỉnh Lérida của Tây Ban Nha.

Ông có bằng kỹ sư kỹ thuật nông nghiệp tại Đại học Lleida, bằng cử nhân thần học tại Đại học Giáo hoàng Gregorian năm 1997, và bằng tiến sĩ năm 2004.

Ông được thụ phong linh mục của giáo phận Solsona vào năm 1997, và vào năm 2010, ông được phong làm giám mục và được bổ nhiệm làm Giám Mục chính tòa của cùng giáo phận.

Sau khi Novell từ chức, Giám mục Romà Casanova Casanova của Vic được bổ nhiệm làm giám quản tông tòa của Solsona.
Source:Catholic News Agency

2. Tờ Quan Sát Viên Rôma lên tiếng về sự qua đi của một Giám Mục Trung Quốc

Hôm 20 tháng 11, tờ Quan Sát Viên Rôma đã có bài thương tiếc một Giám Mục Trung Quốc đã chết trước đó hơn một tháng. Do nhu cầu đối thoại với Trung Quốc, Tòa Thánh dưới triều Đức Thánh Cha Phanxicô thường tránh không gây ra những vấn đề có thể gây tranh cãi với Bắc Kinh.

Trong bài “Lutto nell’episcopato”, nghĩa là “Thương tiếc một Giám Mục”, tờ báo viết như sau:

Vào đêm 13 tháng 10 năm 2021, Đức Cha Stêphanô Dương Hướng Hải (Yang Xiangtai, 楊祥太) Giám mục Đại Danh (Daming, 大名), tên chính thức của chính quyền là giáo phận Hàm Đan (Handan, 邯郸) thuộc thành phố Vĩnh Niên (Yongnian, 永年), tỉnh Hà Bắc. Ngài sinh ngày 3 tháng Giêng năm 1923 trong một gia đình Công Giáo sùng đạo ở quận Cao Thôn (Gaocun, : 高村) của thành phố Vũ An (Wu'an, 武安),nay là Hà Bắc. Ngài được rửa tội khi còn nhỏ. Năm 1935, ngài vào Tiểu Chủng viện Vệ Huy (Weihui, 卫辉) và năm 1940, ngài chuyển đến Đại Chủng viện Khai Phong(Kaifeng, 开封). Ngày 27 tháng 8 năm 1949, ông được thụ phong linh mục.

Vào cuối năm 1950, Đức Cha Mario Civelli, giám mục của Vĩ Huy, một nhà truyền giáo khác của PIME, đã bổ nhiệm ngài làm cha sở ở Vũ An. Mùa xuân năm 1954, công an Trung Quốc bắt giữ Cha Dương, đưa ra xét xử, nhưng sau đó ngài đã có thể tiếp tục công việc của mình khi lén lút, khi công khai. Tháng 7 năm 1966, trong cuộc Cách mạng Văn hóa, ngài lại bị bắt và bị công an đánh đập tàn bạo và giam cầm không xét xử cho đến tháng 10 năm 1970, khi ngài bị kết án 15 năm tù. Đầu tiên, ngài bị giam trong các trại lao động ở Cù Châu (Quzhou, 衢州); sau đó bị đưa đến nhà máy gạch Hàm Đan và cuối cùng là nhà máy muối Đường Sơn.

Cuối năm 1978, Đặng Tiểu Bình phát động cải cách và mở cửa, Đức Cha Dương được phục hồi và được trả tự do vào ngày 15 tháng 3 năm 1980, được xử trắng án về mọi tội danh. Ngài đã làm việc tại các quận Hàm Đan, Tư Hiền (Cixian, 慈贤), Xã Tiên (Shexian, 社仙) và Vũ An, là những khu vực hành chính mới được chuyển thành tỉnh Hà Bắc và thuộc giáo phận Hàm Đan. Năm 1988, ngài trở thành hiệu trưởng của chủng viện giáo phận và là tuyên úy của Dòng Chúa Thánh Thần An Ủi. Đức Cha Trần Bạch Lộ (Chen Bailu, 陈白露) đã bổ nhiệm ngài làm tổng đại diện giáo phận.

Vào ngày 30 tháng 11 năm 1996, Đức Cha Trần Bạch Lộ đã tấn phong Cha Dương làm Giám Mục Phụ Tá cho ngài tại nhà thờ Tào Trang (Caozhuang, 枣庄), Quận Vĩnh Niên (Yongnian, 永年). Vào ngày 17 tháng 9 năm 1999, khi Đức Cha Trần nghỉ hưu, Đức Cha Dương trở thành giám mục chính tòa của Giáo phận Hàm Đan.

Vào ngày 21 tháng 6 năm 2011, tại Nhà thờ Phi Tường (Feixiang, 飞翔) ngài đã tấn phong bí mật cho Cha Giuse Tôn Kế Căn (Sun Jigen, 孙继根) làm Giám Mục Phụ Tá của mình. Khi Đức Cha Tôn Kế Căn bị công an Trung Quốc bắt cóc, Đức Cha Dương đã bị đột quỵ vì quá lo buồn. Mãi 6 năm sau, vào năm 2017, Trung Quốc mới công nhận Đức Cha Tôn Kế Căn.

Hôm thứ Ba, 12 tháng 10, một thông báo xin cầu nguyện của giáo phận Hàm Đan được đăng trên mạng Duy Thân (Weixin, 维信) của Trung Quốc, nhưng đã bị lấy xuống ngay.

Giáo phận Hàm Đan đã thông báo công khai về cái chết của ngài như sau: “Đức Cha Dương đã thể hiện lòng trung thành mãnh liệt với Chúa, và nhân từ với tất cả mọi người, sống giản dị và không ngừng cống hiến cho đàn chiên của mình, và điều này đã được chứng thực sau 72 năm tư tế của ngài. Giờ đây ngài đã hoàn thành cuộc lữ hành trần thế của mình, chúng tôi mời các giáo sĩ, nam nữ tu sĩ và các tín hữu cầu nguyện cho linh hồn ngài được yên nghỉ và xin Đức Mẹ cầu bầu cho ngài sớm được nhanh chóng vào nơi an nghỉ vĩnh hằng”.
Source:Osservatore Romano

3. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói chuyện với các giám mục Công Giáo của Ý trong cuộc họp 'hoàn toàn riêng tư'

Theo một tuyên bố ngắn gọn của Vatican, khi bắt đầu cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trao cho 210 giám mục một tấm thiệp có hình ảnh Vị Mục Tử Nhân Lành và một bài suy niệm mang tên “Các Mối Phúc của Giám Mục”.

Tám “mối phúc”, tương ứng một cách nào đó với tám mối phúc được Chúa Giêsu nói trong Bài giảng trên núi, dường như bắt nguồn từ Đức Tổng Giám Mục Domenico Battaglia của Napoli.

Đức Cha Battaglia, 58 tuổi, trở thành tổng giám mục của Napoli vào tháng 12 năm 2020. Trước khi được bổ nhiệm, ngài là một linh mục quản xứ ở một tổng giáo phận miền nam nước Ý, là tổng giáo phận Catanzaro-Squillace, nơi ngài được gọi là “Don Mimmo” và được biết đến như một “linh mục đường phố, là người quan tâm đến những người bị thiệt thòi.

Đức Cha Battaglia đã phác thảo tám phẩm chất của một giám mục trong bài giảng lễ phong chức ba Giám Mục Phụ Tá cho tổng giáo phận Napoli vào ngày 31 tháng 10.

Cuộc họp kín diễn ra sáu tháng sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô phát biểu trước hội đồng giám mục Ý vào ngày 24 tháng Năm.

Cuộc họp tháng 5 được phát trực tiếp cho đến khi nguồn cấp dữ liệu video đột ngột bị Vatican Media cắt khoảng 5 phút sau đó. Trước khi đưa ra những nhận xét về phiên khoáng đại của Hội Đồng Giám Mục Ý, có thể nghe thấy Đức Thánh Cha Phanxicô hỏi qua micrô những người trên sân khấu liệu các nhà báo có mặt trong phòng hay không. Sau khi chắc chắn rằng giới truyền thông không có mặt, Đức Giáo Hoàng trả lời: “Tốt, vì vậy chúng ta có thể tự do nói chuyện.”

Trước đó cùng ngày, ngài đã đến thăm các văn phòng của Bộ Truyền thông Vatican và nói chuyện trực tiếp trên Đài phát thanh Vatican về tầm quan trọng của phương tiện truyền thông Vatican đối với người dân.

Trong buổi phát thanh, ngài đặt câu hỏi về số lượng thính giả của đài cũng như số người đọc tờ Quan Sát Viên Rôma của Vatican, được thành lập vào năm 1861.

Hội nghị mùa thu của Hội Đồng Giám Mục Italia diễn ra từ ngày 22 đến ngày 25 tháng 11 với chủ đề “Đường lối Thượng hội đồng của Giáo hội ở Ý”.
Source:Catholic News Agency