Phụng Vụ - Mục Vụ
Tâm Sự Với Chúa Mõi Ngày - Tuần I Mùa Vọng Năm A
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
20:44 26/11/2010
Thứ Hai sau Chúa nhật I Mùa vọng
Mt 8,5-11
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là Đấng chúng con mến yêu vô cùng. Chúa luôn thi ân giáng phúc cho từng cuộc đời chúng con. Chúa luôn sẵn lòng phù giúp những ai kêu cầu Chúa. Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng con. Chúng con xin cảm tạ và tri ân sự quan phòng đầy tình yêu thương của Chúa.
Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng con biết nhìn nhận và nói được như thánh nữ Têrêsa: Tất cả đều là Hồng ân. Vui - buồn – sướng – khổ, giầu có hay nghèo nàn, đều là ân ban của Chúa. Và ân ban vô giá là chính sự hiện diện của Chúa ở giữa chúng con. Ôi, còn có gì hạnh phúc và êm đềm hơn khi được chính Chúa cùng chia sẻ buồn vui trong những thăng trầm của cuộc đời. Sự hiện diện của Chúa như người cha luôn mang lại cho con cái niềm tin, nghị lực, sức phấn đấu và sự ủi an. Vâng, sự hiện diện của Chúa, tựa như đá tảng vững chắc cho chúng con nương nhờ, như thành lũy chở che cho chúng con trong những đêm trường băng giá của cuộc đời đầy khắc nghiệt và gian truân.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể! Giờ đây Chúa đang ngự trong tâm hồn chúng con, chúng con xin phó dâng cuộc đời cho Chúa. Xin ban ơn soi sáng để chúng con luôn nhận ra ý Chúa và mau mắn thi hành cho đẹp lòng Chúa. Xin gìn giữ chúng con khỏi những đam mê trần gian để tâm hồn chúng con luôn hướng về trời cao là quê hương đích thực của chúng con. Xin giúp chúng con đừng bao giờ để mình bị ngụp lặn trong tội lỗi, nhưng luôn sống có mục đích, biết phấn đấu vươn lên không ngừng, biết tránh xa tội lỗi và chu toàn bổn phận của mình. Xin giúp chúng con luôn tỉnh thức đón chờ Chúa đến trong cuộc sống và cả giờ lâm tử của cuộc đời chúng con. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật 1 Mùa vọng
Lc 10,21-24
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con tin Chúa là Chúa tể muôn loài, muôn vật. Chúng con tin Chúa là Đấng Emanuel đã đến trần gian để ở cùng chúng con. Chúa đã đến mạc khải Nước trời cho những kẻ bé mọn. Chúa đã chấp nhận mục nát đời mình trở nên nguồn ơn cứu độ cho muôn người. Chúng con xin tạ ơn, chúc tụng Chúa.
Lạy Chúa, Chúa đã hứa với những ai thành tâm thiện chí cùng Chúa rằng: “Ai xin thì sẽ được. ai tìm sẽ thấy. Ai gõ cửa sẽ mở cho”. Xin ban cho chúng con được lòng khiêm tốn và kiên trì tìm kiếm giá trị Nước trời trong thung lũng bể khổ trần gian. Xin đừng để chúng con thất vọng trước những nghịch cảnh cuộc sống. Cho dẫu cuộc đời có lắm truân chuyên. Cho dẫu đường đời có gập ghềnh bởi biết bao chướng ngại, xin cho chúng con biết chạy đến cùng Chúa để nhờ ơn Chúa chúng con vượt qua những gian nan và thử thách.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin ban cho chúng con quả tim đơn sơ như trẻ nhỏ, sẵn sàng đón nhận những gì Chúa ban tặng cho chúng con, và can đảm phó thác cuộc đời trong sự quan phòng của Chúa. Chúng con xin được nép mình bên Chúa như trẻ thơ nép mình trong vòng tay của mẹ. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 1 mùa vọng
Mt 15,29-37
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Qua bí tích Thánh Thể Chúa ở lại với chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Chúa ở lại để chia sẻ buồn vui với kiếp người chúng con. Chúa ở lại để nâng đỡ và hộ phù chúng con. Chúng con xin hết lòng cảm tạ Chúa. Xin ban cho chúng con đức tin đủ để chúng con trao phó đời mình cho lòng thương xót của Chúa.
Lạy Chúa, chúng con vẫn biết rằng “được lời lãi cả thế gian, chết mất linh hồn nào ích gì?” Nhưng Chúa ơi! sao chúng con vẫn quyến luyến của cải, danh vọng trần gian hơn là Nước trời mai sau. Chúng con vẫn chạy theo đồng tiền, chạy theo danh vọng để rồi xa lìa Chúa. Chúng con vẫn làm tôi cho tiền của hơn là làm tôi cho Thiên Chúa. Xin Chúa tha thứ cho những chọn lựa sai lầm của chúng con. Xin giúp chúng con vượt thắng cám dỗ của đồng tiền để luôn trung thành theo lề luật Chúa. Xin giúp chúng con biết chọn lựa Chúa hơn là những vinh hoa phú quý trần gian. Xin giúp chúng con đừng vì đam mê vật chất mà đánh mất lương tri của một con người, nhất là mất đi nước trời mai sau.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con yêu mến giá trị nước trời và biết sống theo những đòi hỏi của tin mừng. Xin cho chúng con cũng trở thành chứng nhân cho tin mừng của Chúa. Xin cho lời con nói, việc con làm luôn thể hiện đức bác ái yêu thương, ngõ hầu chúng con luôn xứng đáng là môn đệ của Chúa giữa thế giới hôm nay. Amen
Thứ Năm sau Chúa nhật 1 Mùa vọng
Mt 7,21.24-27
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể !
Giờ đây Chúa đang ngự trong tâm hồn chúng con. Chúng con xin tri ân cảm tạ Chúa. Chúng con xin phó dâng cuộc đời trong sự quan phòng của Chúa. Xin giúp chúng con biết sống trung tín với Chúa như người đầy tớ luôn chu toàn bổn phận của mình.
Lạy Chúa, mùa vọng mời gọi chúng con tỉnh thức và sẵn sàng đón chờ Chúa đến. Xin giúp chúng con luôn tỉnh thức để lắng nghe và thực hành lời Chúa trong cuộc sống hằng ngày. Xin ban ơn soi sáng và nghị lực để trong từng phút giây của cuộc sống, chúng con luôn nhận ra ý Chúa và biết sống đẹp lòng Chúa. Xin gìn giữ chúng con khỏi những đam mê trần gian, để tâm hồn chúng con luôn hướng về trời cao, và biết tích lũy kho tàng trên quê hương thiên đàng. Xin giúp chúng con đừng bao giờ để mình bị ngụp lặn trong tội lỗi, nhưng luôn sống có mục đích, biết phấn đấu vươn lên không ngừng, biết tránh xa tội lỗi và chu toàn bổn phận của mình. Nhờ vậy, chúng con mới xứng đáng lãnh triều thiên sự sống, trong lần sau hết khi Chúa đến với mỗi người chúng con vào giờ lâm tử.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết yêu thương anh em như Chúa đã yêu chúng con, để muôn dân sẽ nhận biết chúng con là môn đệ của Chúa, là anh em con một Cha trên trời. Amen
Thứ sáu sau Chúa nhật I mùa vọng
Mt 9,27-31
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là ánh sáng thế gian. Chúa đã soi sáng cho nhân trần ánh sáng của chân lý và tình thương. Xin soi sáng lòng trí chúng con khỏi những mê muội tội lỗi. Xin mở mắt tâm hồn để chúng con nhận ra tha nhân là hình ảnh của Chúa. Xin soi sáng để chúng con luôn bước đi trong chân lý và bình an.
Nhưng Chúa ơi, xin tha thứ cho những lần chúng con cố tình sống trong cảnh mù quáng của bản thân. Sự mù quáng của lòng tham, của ích kỷ, của thiển cận hẹp hòi đã khiến chúng con gây bao nỗi khổ cho anh em. Sự mù quáng của thành kiến, của bảo thủ đã làm chúng con xa rời anh em. Xin giúp chúng con sám hối ăn năn. Xin cho chúng con can đảm sống theo ánh sáng của lề luật, của lương tâm ngay lành. Xin giúp chúng con khắc phục những khiếm khuyết của bản thân để chúng con luôn sống dưới cái nhìn của Chúa.
Lạy Chúa, Chúa đã tạo dựng chúng con giống hình ảnh Chúa. Xin giúp chúng con biết nhận ra nhau là anh em, và biết nhận ra vẻ đẹp của tha nhân để chúng con luôn yêu mến và tôn trọng lẫn nhau. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật I Mùa vọng
Mt 9,35-10,1.6-8
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là tình yêu. Trái tim Chúa luôn động lòng trắc ẩn trước biết bao cơ cực của nhân trần. Xin cho chúng con biết học nơi Chúa để có cái nhìn cảm thông, yêu thương với tha nhân. Xin Mình Máu Thánh Chúa hòa tan trong chúng con để chúng con mang hơi ấm tình thương của Chúa đến cho những mảnh đời bất hạnh bên lề đường.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, mùa vọng luôn mời gọi chúng con sửa lại lối đi. Lối đi có những cỏ dại ven đường là những đam mê bất chính. Lối đi có những đá tảng gồ ghề là những kiêu căng tự mãn. Lối đi có những ngã rẻ không đến được với tha nhân, khiến chúng con chỉ sống trong ngõ cụt của ích kỷ tầm thường. Xin giúp chúng con can đảm sửa lại cách sống của mình cho phù hợp với lối đường của Chúa. Xin giúp chúng con biết ra khỏi lòng mình để đến với tha nhân. Xin cho lối đường chúng con đi luôn tìm đến với tha nhân trong sự cảm thông nâng đỡ, trong bác ái dấn thân và trong yêu thương phục vụ.
Lạy Chúa, Chúa đã ban cho chúng con biết bao ân huệ hồn xác, xin giúp chúng con biết quảng đại với anh em. Xin cho chúng con một con tim rộng mở để gieo yêu thương trên mọi nẻo đường chúng con đi. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Mt 8,5-11
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là Đấng chúng con mến yêu vô cùng. Chúa luôn thi ân giáng phúc cho từng cuộc đời chúng con. Chúa luôn sẵn lòng phù giúp những ai kêu cầu Chúa. Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng con. Chúng con xin cảm tạ và tri ân sự quan phòng đầy tình yêu thương của Chúa.
Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng con biết nhìn nhận và nói được như thánh nữ Têrêsa: Tất cả đều là Hồng ân. Vui - buồn – sướng – khổ, giầu có hay nghèo nàn, đều là ân ban của Chúa. Và ân ban vô giá là chính sự hiện diện của Chúa ở giữa chúng con. Ôi, còn có gì hạnh phúc và êm đềm hơn khi được chính Chúa cùng chia sẻ buồn vui trong những thăng trầm của cuộc đời. Sự hiện diện của Chúa như người cha luôn mang lại cho con cái niềm tin, nghị lực, sức phấn đấu và sự ủi an. Vâng, sự hiện diện của Chúa, tựa như đá tảng vững chắc cho chúng con nương nhờ, như thành lũy chở che cho chúng con trong những đêm trường băng giá của cuộc đời đầy khắc nghiệt và gian truân.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể! Giờ đây Chúa đang ngự trong tâm hồn chúng con, chúng con xin phó dâng cuộc đời cho Chúa. Xin ban ơn soi sáng để chúng con luôn nhận ra ý Chúa và mau mắn thi hành cho đẹp lòng Chúa. Xin gìn giữ chúng con khỏi những đam mê trần gian để tâm hồn chúng con luôn hướng về trời cao là quê hương đích thực của chúng con. Xin giúp chúng con đừng bao giờ để mình bị ngụp lặn trong tội lỗi, nhưng luôn sống có mục đích, biết phấn đấu vươn lên không ngừng, biết tránh xa tội lỗi và chu toàn bổn phận của mình. Xin giúp chúng con luôn tỉnh thức đón chờ Chúa đến trong cuộc sống và cả giờ lâm tử của cuộc đời chúng con. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật 1 Mùa vọng
Lc 10,21-24
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con tin Chúa là Chúa tể muôn loài, muôn vật. Chúng con tin Chúa là Đấng Emanuel đã đến trần gian để ở cùng chúng con. Chúa đã đến mạc khải Nước trời cho những kẻ bé mọn. Chúa đã chấp nhận mục nát đời mình trở nên nguồn ơn cứu độ cho muôn người. Chúng con xin tạ ơn, chúc tụng Chúa.
Lạy Chúa, Chúa đã hứa với những ai thành tâm thiện chí cùng Chúa rằng: “Ai xin thì sẽ được. ai tìm sẽ thấy. Ai gõ cửa sẽ mở cho”. Xin ban cho chúng con được lòng khiêm tốn và kiên trì tìm kiếm giá trị Nước trời trong thung lũng bể khổ trần gian. Xin đừng để chúng con thất vọng trước những nghịch cảnh cuộc sống. Cho dẫu cuộc đời có lắm truân chuyên. Cho dẫu đường đời có gập ghềnh bởi biết bao chướng ngại, xin cho chúng con biết chạy đến cùng Chúa để nhờ ơn Chúa chúng con vượt qua những gian nan và thử thách.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin ban cho chúng con quả tim đơn sơ như trẻ nhỏ, sẵn sàng đón nhận những gì Chúa ban tặng cho chúng con, và can đảm phó thác cuộc đời trong sự quan phòng của Chúa. Chúng con xin được nép mình bên Chúa như trẻ thơ nép mình trong vòng tay của mẹ. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 1 mùa vọng
Mt 15,29-37
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Qua bí tích Thánh Thể Chúa ở lại với chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Chúa ở lại để chia sẻ buồn vui với kiếp người chúng con. Chúa ở lại để nâng đỡ và hộ phù chúng con. Chúng con xin hết lòng cảm tạ Chúa. Xin ban cho chúng con đức tin đủ để chúng con trao phó đời mình cho lòng thương xót của Chúa.
Lạy Chúa, chúng con vẫn biết rằng “được lời lãi cả thế gian, chết mất linh hồn nào ích gì?” Nhưng Chúa ơi! sao chúng con vẫn quyến luyến của cải, danh vọng trần gian hơn là Nước trời mai sau. Chúng con vẫn chạy theo đồng tiền, chạy theo danh vọng để rồi xa lìa Chúa. Chúng con vẫn làm tôi cho tiền của hơn là làm tôi cho Thiên Chúa. Xin Chúa tha thứ cho những chọn lựa sai lầm của chúng con. Xin giúp chúng con vượt thắng cám dỗ của đồng tiền để luôn trung thành theo lề luật Chúa. Xin giúp chúng con biết chọn lựa Chúa hơn là những vinh hoa phú quý trần gian. Xin giúp chúng con đừng vì đam mê vật chất mà đánh mất lương tri của một con người, nhất là mất đi nước trời mai sau.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con yêu mến giá trị nước trời và biết sống theo những đòi hỏi của tin mừng. Xin cho chúng con cũng trở thành chứng nhân cho tin mừng của Chúa. Xin cho lời con nói, việc con làm luôn thể hiện đức bác ái yêu thương, ngõ hầu chúng con luôn xứng đáng là môn đệ của Chúa giữa thế giới hôm nay. Amen
Thứ Năm sau Chúa nhật 1 Mùa vọng
Mt 7,21.24-27
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể !
Giờ đây Chúa đang ngự trong tâm hồn chúng con. Chúng con xin tri ân cảm tạ Chúa. Chúng con xin phó dâng cuộc đời trong sự quan phòng của Chúa. Xin giúp chúng con biết sống trung tín với Chúa như người đầy tớ luôn chu toàn bổn phận của mình.
Lạy Chúa, mùa vọng mời gọi chúng con tỉnh thức và sẵn sàng đón chờ Chúa đến. Xin giúp chúng con luôn tỉnh thức để lắng nghe và thực hành lời Chúa trong cuộc sống hằng ngày. Xin ban ơn soi sáng và nghị lực để trong từng phút giây của cuộc sống, chúng con luôn nhận ra ý Chúa và biết sống đẹp lòng Chúa. Xin gìn giữ chúng con khỏi những đam mê trần gian, để tâm hồn chúng con luôn hướng về trời cao, và biết tích lũy kho tàng trên quê hương thiên đàng. Xin giúp chúng con đừng bao giờ để mình bị ngụp lặn trong tội lỗi, nhưng luôn sống có mục đích, biết phấn đấu vươn lên không ngừng, biết tránh xa tội lỗi và chu toàn bổn phận của mình. Nhờ vậy, chúng con mới xứng đáng lãnh triều thiên sự sống, trong lần sau hết khi Chúa đến với mỗi người chúng con vào giờ lâm tử.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết yêu thương anh em như Chúa đã yêu chúng con, để muôn dân sẽ nhận biết chúng con là môn đệ của Chúa, là anh em con một Cha trên trời. Amen
Thứ sáu sau Chúa nhật I mùa vọng
Mt 9,27-31
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là ánh sáng thế gian. Chúa đã soi sáng cho nhân trần ánh sáng của chân lý và tình thương. Xin soi sáng lòng trí chúng con khỏi những mê muội tội lỗi. Xin mở mắt tâm hồn để chúng con nhận ra tha nhân là hình ảnh của Chúa. Xin soi sáng để chúng con luôn bước đi trong chân lý và bình an.
Nhưng Chúa ơi, xin tha thứ cho những lần chúng con cố tình sống trong cảnh mù quáng của bản thân. Sự mù quáng của lòng tham, của ích kỷ, của thiển cận hẹp hòi đã khiến chúng con gây bao nỗi khổ cho anh em. Sự mù quáng của thành kiến, của bảo thủ đã làm chúng con xa rời anh em. Xin giúp chúng con sám hối ăn năn. Xin cho chúng con can đảm sống theo ánh sáng của lề luật, của lương tâm ngay lành. Xin giúp chúng con khắc phục những khiếm khuyết của bản thân để chúng con luôn sống dưới cái nhìn của Chúa.
Lạy Chúa, Chúa đã tạo dựng chúng con giống hình ảnh Chúa. Xin giúp chúng con biết nhận ra nhau là anh em, và biết nhận ra vẻ đẹp của tha nhân để chúng con luôn yêu mến và tôn trọng lẫn nhau. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật I Mùa vọng
Mt 9,35-10,1.6-8
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là tình yêu. Trái tim Chúa luôn động lòng trắc ẩn trước biết bao cơ cực của nhân trần. Xin cho chúng con biết học nơi Chúa để có cái nhìn cảm thông, yêu thương với tha nhân. Xin Mình Máu Thánh Chúa hòa tan trong chúng con để chúng con mang hơi ấm tình thương của Chúa đến cho những mảnh đời bất hạnh bên lề đường.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, mùa vọng luôn mời gọi chúng con sửa lại lối đi. Lối đi có những cỏ dại ven đường là những đam mê bất chính. Lối đi có những đá tảng gồ ghề là những kiêu căng tự mãn. Lối đi có những ngã rẻ không đến được với tha nhân, khiến chúng con chỉ sống trong ngõ cụt của ích kỷ tầm thường. Xin giúp chúng con can đảm sửa lại cách sống của mình cho phù hợp với lối đường của Chúa. Xin giúp chúng con biết ra khỏi lòng mình để đến với tha nhân. Xin cho lối đường chúng con đi luôn tìm đến với tha nhân trong sự cảm thông nâng đỡ, trong bác ái dấn thân và trong yêu thương phục vụ.
Lạy Chúa, Chúa đã ban cho chúng con biết bao ân huệ hồn xác, xin giúp chúng con biết quảng đại với anh em. Xin cho chúng con một con tim rộng mở để gieo yêu thương trên mọi nẻo đường chúng con đi. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:35 26/11/2010
TIỀN LÌ XÌ
Khi tết đến, sau khi ăn cơm tối thì thời khắc các trẻ em mong đợi đã đến, thông thường vào giờ này thì các trưởng bối (người lớn tuổi) nghiêm chỉnh trang trọng ngồi ở gian từ đường (phòng khách) để đón nhận lễ lạy tiễn năm cũ của các vãn bối (người vai vế nhỏ). Khi tiễn năm cũ, thì các trẻ em phải nói những lời may mắn chúc các trưởng bối, các trưởng bối bèn lấy bao lì xì màu đỏ đã chuẩn bị trước phát cho các trẻ em. “Bao màu đỏ” chính là “tiền lì xì”.
Tập tục tết đến phát “lì xì” bắt đầu từ đời nhà Thanh.
Điểm chú trọng của người nhà là dùng sợi dây lụa ngũ sắc xâu tiền thành hình con rồng (ngày xưa dùng đồng tiền xu có cái lỗ ở giữa) móc trên đầu giường của trẻ em, hoặc là móc trên cái mùng, theo truyền thuyết thì có thể đuổi ma tránh quỷ, trấn áp ác tà.
(Thanh gia lục)
Suy tư:
Năm mới tết đến thì ai ai cũng vui vẻ phấn khởi vì hy vọng qua năm mới mọi sự đều bình an, gia đạo yêu vui, gia đình hòa thuận, công việc làm ăn được thuận lợi. Tiền lì xì mà người Trung Quốc nói là “壓歲錢ya-sui-qian” dịch sát nghĩa là “tiền đè tuổi”, tức là tuổi năm này đè lên năm kia, nhưng thực ra là “tiền mừng tuổi”, tức mừng trẻ em mỗi năm thêm một tuổi và sẽ trưởng thành.
Năm mới trẻ em (và cả người lớn) đều thích tiền lì xì, vì đó là cái lộc của năm mới.
Thời đại của Chúa Giê-su không có tiền lì xì mỗi khi năm mới đến, nhưng khi lên mười hai tuổi thì Ngài được phép theo luật lên đền thánh Giê-ru-sa-lem để cùng với mọi người thờ lạy và ca tụng Thiên Chúa, đó là “tiền mừng tuổi” có ý nghĩa nhất của Ngài, bởi vì Ngài trở về nhà của Cha mình, và thánh Lu-ca đã nói về Ngài như sau: “Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài…” “Còn Đức Giê-su ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta” (Lc 2, 51-52).
Ước gì mỗi gia đình Ki-tô hữu khi phát tiền lì xì cho con cháu, ông bà cha mẹ và những người lớn đều nói: chúc con càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan trước mặt Thiên Chúa và mọi người.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Khi tết đến, sau khi ăn cơm tối thì thời khắc các trẻ em mong đợi đã đến, thông thường vào giờ này thì các trưởng bối (người lớn tuổi) nghiêm chỉnh trang trọng ngồi ở gian từ đường (phòng khách) để đón nhận lễ lạy tiễn năm cũ của các vãn bối (người vai vế nhỏ). Khi tiễn năm cũ, thì các trẻ em phải nói những lời may mắn chúc các trưởng bối, các trưởng bối bèn lấy bao lì xì màu đỏ đã chuẩn bị trước phát cho các trẻ em. “Bao màu đỏ” chính là “tiền lì xì”.
Tập tục tết đến phát “lì xì” bắt đầu từ đời nhà Thanh.
Điểm chú trọng của người nhà là dùng sợi dây lụa ngũ sắc xâu tiền thành hình con rồng (ngày xưa dùng đồng tiền xu có cái lỗ ở giữa) móc trên đầu giường của trẻ em, hoặc là móc trên cái mùng, theo truyền thuyết thì có thể đuổi ma tránh quỷ, trấn áp ác tà.
(Thanh gia lục)
Suy tư:
Năm mới tết đến thì ai ai cũng vui vẻ phấn khởi vì hy vọng qua năm mới mọi sự đều bình an, gia đạo yêu vui, gia đình hòa thuận, công việc làm ăn được thuận lợi. Tiền lì xì mà người Trung Quốc nói là “壓歲錢ya-sui-qian” dịch sát nghĩa là “tiền đè tuổi”, tức là tuổi năm này đè lên năm kia, nhưng thực ra là “tiền mừng tuổi”, tức mừng trẻ em mỗi năm thêm một tuổi và sẽ trưởng thành.
Năm mới trẻ em (và cả người lớn) đều thích tiền lì xì, vì đó là cái lộc của năm mới.
Thời đại của Chúa Giê-su không có tiền lì xì mỗi khi năm mới đến, nhưng khi lên mười hai tuổi thì Ngài được phép theo luật lên đền thánh Giê-ru-sa-lem để cùng với mọi người thờ lạy và ca tụng Thiên Chúa, đó là “tiền mừng tuổi” có ý nghĩa nhất của Ngài, bởi vì Ngài trở về nhà của Cha mình, và thánh Lu-ca đã nói về Ngài như sau: “Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài…” “Còn Đức Giê-su ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta” (Lc 2, 51-52).
Ước gì mỗi gia đình Ki-tô hữu khi phát tiền lì xì cho con cháu, ông bà cha mẹ và những người lớn đều nói: chúc con càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan trước mặt Thiên Chúa và mọi người.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN I MV A)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:39 26/11/2010
CHỦ NHẬT I MÙA VỌNG
(Năm A)
Tin mừng: Mt 24, 37-44
“Anh em hãy canh thức để được sẵn sàng”.
Anh chị em thân mến,
Lại thêm một năm phụng vụ mới bắt đầu, với lời cảnh cáo của Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe: “Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ thì Con Người sẽ đến”.
Giờ phút không ngờ là sự chờ đợi của hy vọng.
Trong hai tuần này, giáo xứ chúng ta có hai giáo dân được Chúa gọi về: một người được gọi khi đang ngủ, và người kia Ngài gọi khi bệnh ung thư đến ngày cuối, cả hai người này, theo cái nhìn của một mục tử thì tôi thấy họ đã chuẩn bị rất kỹ cho mình trong những giây phút cuối: một người đón nhận ơn thánh của Thiên Chúa trên giường bệnh rất thảnh thơi, lạc quan và tin tưởng vào Thiên Chúa; và một người khác đã chuẩn bị cho mình vì không biết lúc nào thì “ra đi”, cho nên đã sắp xếp rất chu đáo cho gia đình và cho sự ra đi của mình, và Chúa đến gọi bà khi bà ta đang ngủ, một giấc ngủ bình an dài thiên thu...
Cả hai trường hợp trên đây nếu chúng ta thật tâm suy tư thì thật là đáng sợ, bởi vì mạng sống của con người không tùy thuộc vào con người, nhưng tùy thuộc vào Đấng đã làm cho bùn đất trở thành con cái của Ngài. Không có gì đáng lo sợ cho bằng “giờ phút không ngờ”, thật ra nó không phải là bất ngờ, nhưng đã được Chúa Giê-su báo trước, và cái “giây phút không ngờ ấy” đã trở thành “giây phút chờ đợi trong hy vọng” của chúng ta.
Có người chờ đợi trong lo âu và sợ hãi, cho nên họ tìm đến những thú vui để che lấp những lỗ hổng trong khi chờ đợi, họ không nhẫn nại chờ đợi Đấng luôn trung tín đã hứa với họ rằng Ngài sẽ đến.
Có người chờ đợi trong hân hoan và hy vọng, họ chờ đợi với tất cả tin tưởng và yêu mến, cho nên dù sống trong cảnh xô bồ của thế gian, thì tâm hồn của họ vẫn hướng đến Đấng mà họ đang chờ đợi, đó là Chúa Giê-su –Đấng cứu độ nhân loại.
Vì chờ đợi trong hy vọng nên họ -người Ki-tô hữu-biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn với tha nhân,
vì chờ đợi trong hy vọng nên họ biết phục vụ anh chị em với tất cả nhiệt tình,
vì chờ đợi trong hy vọng nên họ biết tha thứ những lỗi lầm cho nhau...
Vì chờ đợi trong hy vọng nến giờ phút bất ngờ sẽ không bất ngờ nữa đối với họ nữa, nhưng là giây phút linh thiêng nhất, thánh thiện nhất của người Ki-tô hữu tại trần gian này.
Anh chị em thân mến,
Theo Kinh Thánh, ông No-ê đóng tàu một trăm năm mới hoàn thành, một trăm năm là giây phút chờ đợi và cũng là một cơ hội để mọi người có dư đủ thời gian xét mình, ăn năn tội, và sửa đỗi tính tình của mình, nhưng họ không muốn nghe và cũng chẳng muốn thấy, nên đại họa hồng thủy thình lình ập đến...
Chủ nhật thứ nhất Mùa Vọng đã bắt đầu, cũng là thời điểm mỗi người Ki-tô hữu đi sâu vào đời sống nội tâm, nghe và thực hành lời của Chúa cách đặc biệt hơn, để chúng ta có đủ thời gian chuẩn bị, có thời gian vui mừng trong hy vọng của đợi chờ ngày Chúa đến...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
(Năm A)
Tin mừng: Mt 24, 37-44
“Anh em hãy canh thức để được sẵn sàng”.
Anh chị em thân mến,
Lại thêm một năm phụng vụ mới bắt đầu, với lời cảnh cáo của Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe: “Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ thì Con Người sẽ đến”.
Giờ phút không ngờ là sự chờ đợi của hy vọng.
Trong hai tuần này, giáo xứ chúng ta có hai giáo dân được Chúa gọi về: một người được gọi khi đang ngủ, và người kia Ngài gọi khi bệnh ung thư đến ngày cuối, cả hai người này, theo cái nhìn của một mục tử thì tôi thấy họ đã chuẩn bị rất kỹ cho mình trong những giây phút cuối: một người đón nhận ơn thánh của Thiên Chúa trên giường bệnh rất thảnh thơi, lạc quan và tin tưởng vào Thiên Chúa; và một người khác đã chuẩn bị cho mình vì không biết lúc nào thì “ra đi”, cho nên đã sắp xếp rất chu đáo cho gia đình và cho sự ra đi của mình, và Chúa đến gọi bà khi bà ta đang ngủ, một giấc ngủ bình an dài thiên thu...
Cả hai trường hợp trên đây nếu chúng ta thật tâm suy tư thì thật là đáng sợ, bởi vì mạng sống của con người không tùy thuộc vào con người, nhưng tùy thuộc vào Đấng đã làm cho bùn đất trở thành con cái của Ngài. Không có gì đáng lo sợ cho bằng “giờ phút không ngờ”, thật ra nó không phải là bất ngờ, nhưng đã được Chúa Giê-su báo trước, và cái “giây phút không ngờ ấy” đã trở thành “giây phút chờ đợi trong hy vọng” của chúng ta.
Có người chờ đợi trong lo âu và sợ hãi, cho nên họ tìm đến những thú vui để che lấp những lỗ hổng trong khi chờ đợi, họ không nhẫn nại chờ đợi Đấng luôn trung tín đã hứa với họ rằng Ngài sẽ đến.
Có người chờ đợi trong hân hoan và hy vọng, họ chờ đợi với tất cả tin tưởng và yêu mến, cho nên dù sống trong cảnh xô bồ của thế gian, thì tâm hồn của họ vẫn hướng đến Đấng mà họ đang chờ đợi, đó là Chúa Giê-su –Đấng cứu độ nhân loại.
Vì chờ đợi trong hy vọng nên họ -người Ki-tô hữu-biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn với tha nhân,
vì chờ đợi trong hy vọng nên họ biết phục vụ anh chị em với tất cả nhiệt tình,
vì chờ đợi trong hy vọng nên họ biết tha thứ những lỗi lầm cho nhau...
Vì chờ đợi trong hy vọng nến giờ phút bất ngờ sẽ không bất ngờ nữa đối với họ nữa, nhưng là giây phút linh thiêng nhất, thánh thiện nhất của người Ki-tô hữu tại trần gian này.
Anh chị em thân mến,
Theo Kinh Thánh, ông No-ê đóng tàu một trăm năm mới hoàn thành, một trăm năm là giây phút chờ đợi và cũng là một cơ hội để mọi người có dư đủ thời gian xét mình, ăn năn tội, và sửa đỗi tính tình của mình, nhưng họ không muốn nghe và cũng chẳng muốn thấy, nên đại họa hồng thủy thình lình ập đến...
Chủ nhật thứ nhất Mùa Vọng đã bắt đầu, cũng là thời điểm mỗi người Ki-tô hữu đi sâu vào đời sống nội tâm, nghe và thực hành lời của Chúa cách đặc biệt hơn, để chúng ta có đủ thời gian chuẩn bị, có thời gian vui mừng trong hy vọng của đợi chờ ngày Chúa đến...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:46 26/11/2010
N2T |
8. Vinh quang giả dối thì giống như ôn dịch, là huyền hoặc trong hư không, làm cho con người lìa xa vinh quang thật mà mất đi thánh sủng bởi trời.
(sách Gương Chúa Giê-su)Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:49 26/11/2010
CŨNG LÀ LINH MỤC
Em trai nói với anh là linh mục:
- “Cũng là linh mục như anh, cùng một nhà dòng với anh, cùng ở nước ngoài như anh, mà sao cha ấy lại giàu như thế, có tiền đem về Việt Nam xây nhà mua đất riêng cho gia đình, còn anh sao không có gì hết vậy ?”
Người anh cười trả lời:
- “Vì anh là linh mục”.
Cũng là linh mục như nhau, nhưng sao lại khác nhau thế nhỉ ?
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Em trai nói với anh là linh mục:
- “Cũng là linh mục như anh, cùng một nhà dòng với anh, cùng ở nước ngoài như anh, mà sao cha ấy lại giàu như thế, có tiền đem về Việt Nam xây nhà mua đất riêng cho gia đình, còn anh sao không có gì hết vậy ?”
Người anh cười trả lời:
- “Vì anh là linh mục”.
Cũng là linh mục như nhau, nhưng sao lại khác nhau thế nhỉ ?
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mùa Vọng những dấu chỉ dọn đường
+ Giám Mục Gioan B. Bùi Tuần
00:08 26/11/2010
Mùa Vọng là thời gian mong chờ Chúa Cứu thế. Tâm tình mùa Vọng là cầu nguyện, kêu van. Việc đó phải rất chân thành. Ngoài ra, việc làm mùa Vọng còn là bắt chước những việc của các nhân vật quan trọng dọn đường cho Chúa.
Mỗi nhân vật có một việc được đề cao. Có thể coi những việc đó là những dấu chỉ dọn đường cho Chúa đến.
Dưới đây xin kể vắn tắt những việc làm đó.
1. Đức Mẹ Maria đi thăm viếng bà thánh Elisabet
Phúc Âm kể: "Hồi ấy, bà Maria lên đường vội vã, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào bà Elisabet" (Lc 1,39-40).
Từ Nadarét là quê Đức Mẹ đến làng Ain-Karim là quê bà Elisabet, đường xa khoảng 150 kilômét.
Đi bộ phải mất 4 ngày 4 đêm.
Đức Mẹ Maria bấy giờ là một cô gái rất trẻ. Sự thường với sức khoẻ của tuổi ấy, Đức Mẹ không dám lên đường. Nhưng Đức Mẹ đã vội vã khởi hành. Sức mạnh nào đã thúc đẩy Maria? Thưa Chúa Thánh Thần.
Cuộc hành trình có 3 giai đoạn: Xuất hành, qua miền núi như qua sa mạc và tới Đất Hứa. Suốt chuyến đi, Mẹ Maria vừa giữ tâm hồn chiêm niệm, vừa ngắm cảnh, vừa vui vẻ chào hỏi những người mình gặp.
Mẹ mang niềm vui có Chúa trong lòng. Niềm vui của Mẹ là được chia sẻ niềm vui ấy, và thấy niềm vui ấy trong ánh mắt và thái độ nơi những người khác.
Vừa gặp bà Elisabet, Mẹ Maria chào bà. Từ lời chào ấy, bà Elisabet cảm nhận được một niềm vui lạ lùng khôn tả.
Mẹ Maria đã trao tặng bà Elisabet niềm vui cứu độ. Chứng tỏ rằng: điều quan trọng trong bác ái không phải là cho đi, mà là cho đi cái gì. Đức Mẹ ở lại nhà bà Elisabet 3 tháng, để chăm sóc cho bà.
Chia sẻ niềm vui cứu độ và làm các việc bác ái, đó là một dấu chỉ dọn đường cho Chúa.
2. Bà Elisabet cảm nhận được ơn thánh hoá
Phúc Âm kể: "Bà Elisabet vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được tràn đầy Chúa Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng và nói rằng: Em được chúc phúc hơn mọi người nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc" (Lc 1,41-42).
Bà Elisabet, khi được ơn Chúa Thánh Thần, đã trở nên con người nhạy bén. Bà cảm thấy những việc thánh hoá Chúa làm, dù những việc đó xảy ra kín đáo. Bà nghiệm được những kỳ công của Chúa, dù những kỳ công đó là do đức tin. Bà nói với Đức Mẹ: "Em thực có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em" (Lc 1,45).
Bà nhận ra những ai là kẻ được Chúa chúc phúc. Đó là Đức Mẹ và con của Đức Mẹ, bản thân bà và con của bà. Bà nhận ra một cách chắc chắn với niềm vui sướng hồn nhiên, khiêm tốn, đầy cảm tạ. Từ đó, bà gợi ý cho Đức Mẹ nói lên lời ca tụng chan chứa niềm hy vọng: "Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa. Thần trí tôi hớn hở vui mừng, vì Thiên Chúa Đấng Cứu độ tôi..." (Lc 1,46-55).
Cảm nhận được ơn thánh hoá của Chúa và chúc tụng Chúa, đó là dấu chỉ dọn đường cho Chúa.
3. Ông Dacaria nói về con trẻ Gioan
Phúc Âm kể: Khi làm phép cắt bì cho con trẻ Gioan, ông Dacaria "được đầy Thánh Thần, liền nói tiên tri rằng:. .. Hài nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu là ngôn sứ của Đấng Tối Cao. Con sẽ đi trước Chúa mở lối cho Người, làm cho dân Chúa biết: Người sẽ cứu độ là tha cho họ hết mọi tội lỗi" (Lc 1,76-77).
Con trẻ Gioan sau này là Gioan Tiền Hô, cũng gọi là Gioan Baotixita. Ngài nổi tiếng về việc hay giảng về tội, như ăn năn tội, chừa tội, rửa tội, đền tội.
Nhưng cũng có một cách khác để nói về việc thánh Gioan dọn đường cho Chúa, đó là Ngài giúp người ta cảm nghiệm được tình Chúa xót thương tha thứ tội lỗi.
Ông Dacaria đã nói về Gioan như một tiên tri về lòng Chúa thứ tha: "Người sẽ cứu độ là tha thứ cho họ hết mọi tội lỗi. Thiên Chúa ta đầy lòng trắc ẩn" (Lc 1,77-78).
Để nếm được ơn tha tội, người ta cần biết mình tội lỗi, mà tội lỗi là cái gì xấu xa tồi tệ. Nhưng khi người ta biết mình và sám hối, Chúa sẽ tha thứ. Thứ tha là niềm vui của Chúa giàu lòng thương xót.
Hơn nữa, Chúa đi tìm người tội lỗi, để tha thứ cho họ. Chỉ cần họ biết đón nhận ơn tha thứ, bằng cách sửa mình và tín thác vào tình yêu Chúa.
Lo việc sám hối và gẫm suy về sự Chúa xót thương tha thứ tội lỗi, đó là dấu chỉ dọn đường cho Chúa.
4. Nhìn vào Hội Thánh Việt Nam hôm nay
Nhìn vào hiện tình Hội Thánh Việt Nam, chúng ta thấy phong trào đón mừng lễ Chúa Giáng sinh là rất rầm rộ.
Rầm rộ, như làm hang đá, trang trí nhà thờ, gửi thiệp chúc mừng, tặng quà Noel.
Chúng ta rất mừng, vì bên cạnh những tổ chức bề ngoài, vẫn có những dấu chỉ dọn đường như nói ở trên, tức là
- chia sẻ Tin Mừng cứu độ và làm việc bác ái dưới nhiều hình thức,
- xưng tụng các việc thánh hoá Chúa đã làm,
- đón nhận sự tha thứ của lòng thương xót Chúa.
Điều cần quan tâm là, hãy làm hết sức để đi vào chiều sâu khi làm ba việc đó.
Đi vào chiều sâu là thực sự có ơn Chúa Thánh Thần trong mình, khi làm bác ái, khi xưng tụng những việc Chúa thánh hoá, khi nói về sự đón nhận ơn Chúa thứ tha.
Đi vào chiều sâu là thực sự có sự sống Thiên Chúa trong mình, khi thực hiện những việc làm có tính cách là dấu chỉ dọn đường cho Chúa.
Sự khiêm nhường và sự nghèo khó là đặc điểm của tình yêu dâng hiến nơi Đức Mẹ Maria, thánh Elisabet và thánh Gioan Tiền Hô. Các người dọn đường cho Chúa sau này cũng vậy.
Tình hình Hội Thánh Việt Nam hôm nay là rất phức tạp. Chúa đang đến để cứu. Người cứu bằng tình yêu khiêm tốn, tự hạ, quên mình. Người đòi sự cộng tác của Hội Thánh. Nếu chúng ta không tỉnh thức đón nhận Người và cách Người giải cứu, thì hậu quả sẽ là tai hoạ khôn lường. Tuy nhiên, chúng ta tin vào sự khôn ngoan của Hàng Giám mục Việt Nam chúng ta.
Xin thân ái cầu chúc cho nhau một mùa Vọng như lòng Chúa mong ước.
www.liendoanconggiao.net
Mỗi nhân vật có một việc được đề cao. Có thể coi những việc đó là những dấu chỉ dọn đường cho Chúa đến.
Dưới đây xin kể vắn tắt những việc làm đó.
1. Đức Mẹ Maria đi thăm viếng bà thánh Elisabet
Phúc Âm kể: "Hồi ấy, bà Maria lên đường vội vã, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào bà Elisabet" (Lc 1,39-40).
Từ Nadarét là quê Đức Mẹ đến làng Ain-Karim là quê bà Elisabet, đường xa khoảng 150 kilômét.
Đi bộ phải mất 4 ngày 4 đêm.
Đức Mẹ Maria bấy giờ là một cô gái rất trẻ. Sự thường với sức khoẻ của tuổi ấy, Đức Mẹ không dám lên đường. Nhưng Đức Mẹ đã vội vã khởi hành. Sức mạnh nào đã thúc đẩy Maria? Thưa Chúa Thánh Thần.
Cuộc hành trình có 3 giai đoạn: Xuất hành, qua miền núi như qua sa mạc và tới Đất Hứa. Suốt chuyến đi, Mẹ Maria vừa giữ tâm hồn chiêm niệm, vừa ngắm cảnh, vừa vui vẻ chào hỏi những người mình gặp.
Mẹ mang niềm vui có Chúa trong lòng. Niềm vui của Mẹ là được chia sẻ niềm vui ấy, và thấy niềm vui ấy trong ánh mắt và thái độ nơi những người khác.
Vừa gặp bà Elisabet, Mẹ Maria chào bà. Từ lời chào ấy, bà Elisabet cảm nhận được một niềm vui lạ lùng khôn tả.
Mẹ Maria đã trao tặng bà Elisabet niềm vui cứu độ. Chứng tỏ rằng: điều quan trọng trong bác ái không phải là cho đi, mà là cho đi cái gì. Đức Mẹ ở lại nhà bà Elisabet 3 tháng, để chăm sóc cho bà.
Chia sẻ niềm vui cứu độ và làm các việc bác ái, đó là một dấu chỉ dọn đường cho Chúa.
2. Bà Elisabet cảm nhận được ơn thánh hoá
Phúc Âm kể: "Bà Elisabet vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được tràn đầy Chúa Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng và nói rằng: Em được chúc phúc hơn mọi người nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc" (Lc 1,41-42).
Bà Elisabet, khi được ơn Chúa Thánh Thần, đã trở nên con người nhạy bén. Bà cảm thấy những việc thánh hoá Chúa làm, dù những việc đó xảy ra kín đáo. Bà nghiệm được những kỳ công của Chúa, dù những kỳ công đó là do đức tin. Bà nói với Đức Mẹ: "Em thực có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em" (Lc 1,45).
Bà nhận ra những ai là kẻ được Chúa chúc phúc. Đó là Đức Mẹ và con của Đức Mẹ, bản thân bà và con của bà. Bà nhận ra một cách chắc chắn với niềm vui sướng hồn nhiên, khiêm tốn, đầy cảm tạ. Từ đó, bà gợi ý cho Đức Mẹ nói lên lời ca tụng chan chứa niềm hy vọng: "Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa. Thần trí tôi hớn hở vui mừng, vì Thiên Chúa Đấng Cứu độ tôi..." (Lc 1,46-55).
Cảm nhận được ơn thánh hoá của Chúa và chúc tụng Chúa, đó là dấu chỉ dọn đường cho Chúa.
3. Ông Dacaria nói về con trẻ Gioan
Phúc Âm kể: Khi làm phép cắt bì cho con trẻ Gioan, ông Dacaria "được đầy Thánh Thần, liền nói tiên tri rằng:. .. Hài nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu là ngôn sứ của Đấng Tối Cao. Con sẽ đi trước Chúa mở lối cho Người, làm cho dân Chúa biết: Người sẽ cứu độ là tha cho họ hết mọi tội lỗi" (Lc 1,76-77).
Con trẻ Gioan sau này là Gioan Tiền Hô, cũng gọi là Gioan Baotixita. Ngài nổi tiếng về việc hay giảng về tội, như ăn năn tội, chừa tội, rửa tội, đền tội.
Nhưng cũng có một cách khác để nói về việc thánh Gioan dọn đường cho Chúa, đó là Ngài giúp người ta cảm nghiệm được tình Chúa xót thương tha thứ tội lỗi.
Ông Dacaria đã nói về Gioan như một tiên tri về lòng Chúa thứ tha: "Người sẽ cứu độ là tha thứ cho họ hết mọi tội lỗi. Thiên Chúa ta đầy lòng trắc ẩn" (Lc 1,77-78).
Để nếm được ơn tha tội, người ta cần biết mình tội lỗi, mà tội lỗi là cái gì xấu xa tồi tệ. Nhưng khi người ta biết mình và sám hối, Chúa sẽ tha thứ. Thứ tha là niềm vui của Chúa giàu lòng thương xót.
Hơn nữa, Chúa đi tìm người tội lỗi, để tha thứ cho họ. Chỉ cần họ biết đón nhận ơn tha thứ, bằng cách sửa mình và tín thác vào tình yêu Chúa.
Lo việc sám hối và gẫm suy về sự Chúa xót thương tha thứ tội lỗi, đó là dấu chỉ dọn đường cho Chúa.
4. Nhìn vào Hội Thánh Việt Nam hôm nay
Nhìn vào hiện tình Hội Thánh Việt Nam, chúng ta thấy phong trào đón mừng lễ Chúa Giáng sinh là rất rầm rộ.
Rầm rộ, như làm hang đá, trang trí nhà thờ, gửi thiệp chúc mừng, tặng quà Noel.
Chúng ta rất mừng, vì bên cạnh những tổ chức bề ngoài, vẫn có những dấu chỉ dọn đường như nói ở trên, tức là
- chia sẻ Tin Mừng cứu độ và làm việc bác ái dưới nhiều hình thức,
- xưng tụng các việc thánh hoá Chúa đã làm,
- đón nhận sự tha thứ của lòng thương xót Chúa.
Điều cần quan tâm là, hãy làm hết sức để đi vào chiều sâu khi làm ba việc đó.
Đi vào chiều sâu là thực sự có ơn Chúa Thánh Thần trong mình, khi làm bác ái, khi xưng tụng những việc Chúa thánh hoá, khi nói về sự đón nhận ơn Chúa thứ tha.
Đi vào chiều sâu là thực sự có sự sống Thiên Chúa trong mình, khi thực hiện những việc làm có tính cách là dấu chỉ dọn đường cho Chúa.
Sự khiêm nhường và sự nghèo khó là đặc điểm của tình yêu dâng hiến nơi Đức Mẹ Maria, thánh Elisabet và thánh Gioan Tiền Hô. Các người dọn đường cho Chúa sau này cũng vậy.
Tình hình Hội Thánh Việt Nam hôm nay là rất phức tạp. Chúa đang đến để cứu. Người cứu bằng tình yêu khiêm tốn, tự hạ, quên mình. Người đòi sự cộng tác của Hội Thánh. Nếu chúng ta không tỉnh thức đón nhận Người và cách Người giải cứu, thì hậu quả sẽ là tai hoạ khôn lường. Tuy nhiên, chúng ta tin vào sự khôn ngoan của Hàng Giám mục Việt Nam chúng ta.
Xin thân ái cầu chúc cho nhau một mùa Vọng như lòng Chúa mong ước.
www.liendoanconggiao.net
Sống Và Chia Sẻ Lời Chúa - Tôi Canh Thức Để Được Sẵn Sàng...
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
03:55 26/11/2010
SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA-CN 1 MV/A Dành cho Cá nhân-Gia đình-Nhóm-Hội đoàn-Phong trào “TÔI CANH THỨC ĐỂ ĐƯỢC SẴN SÀNG”
VÌ LÚC BẠN KHÔNG NGỜ THÌ CON NGƯỜI ĐẾN
A- Mùa vọng có hai Ý Nghiã:
1/Mùa Chuẩn bị mừng Chúa Giáng sinh, kính nhớ Con Chúa là Đức Giêsu đến lần thứ nhất để cứu chuộc nhân loại.
2/ Mùa kính nhớ này, các Tín hữu trông đợi Chúa Cứu Thế đến lần thứ hai trong ngày Cánh chung, ngày Tận thế.
Vì thế, Mùa Vọng được coi là Mùa sốt sắng và hân hoan trông đợi.
B- Giáo Huấn số 01 về Ý Nghĩa của Ngày Chúa Nhật:
Ngày Chúa Nhật được gọi là Ngày của Chúa từ thời các thánh Tông đồ, ngày đặc biệt quan trọng trong lịch sử Giáo hội, liên quan mật thiết đến mầu nhiệm Kitô giáo:
1/ Nhắc nhớ đến ngày Đức Kitô sống lại, đó là Lễ Vượt qua hàng tuần, để cùng Đức Kitô cử hành sự chiến thắng tội lỗi và sự chết.
2/ Ngày để thờ phượng và tạ ơn và trông đợi Ngày Cuối Cùng, khi Đức Kitô đến lần thứ hai trong vinh quang để đổi mới hoàn toàn.
Khi LM đọc: Đây là mầu nhiệm đức tin: Mọi người hát: Con tuyên xưng Chúa đã chết đi, con tuyên xưng Ngài đã sống lại, trong vinh quang, mai Ngài lại đến, đón chúng con lên trời về với Chúa Cha.
Lời ca tụng của Thánh vịnh 118, 24 thật xứng đáng để ta cùng hát lên: Hôm nay là ngày Thiên Chúa dựng nên, chúng tôi vui mừng sung sướng triền miên. Hôm nay ánh sáng bình minh, chói lọi trên đầu những kẻ lòng thánh…Mùa Vọng liên kết với Ngày Chúa Nhật.
C- Bài đọc 1: I-sai-a: 2:1-5 = Chúa đoàn tụ muôn dân:
Bài này nói lên thời gian Chúa Giêsu đến trên mặt đất: Ngài sẽ tỏ hiện là Đấng Mê-si-a, mà tiên tri I-sai-a đã thấy, Đức Kitô, Chúa Cứu Thế Đấng Thiên Chúa đã sức dầu. Ngài đứng làm trọng tài giữa các quốc gia và phân xử công minh cho muôn dân tộc. (c. 4).
1/ Tôi đang chuẩn bị đón Chúa bằng đổi mới đời sống như thế naò?
2/ Bạn đã thực hành Hiến chế, Giáo huấn,Tông huấn được tới đâu?
D- Bài đọc 2: Rôma: 13:11-14a = Hãy thức dậy! Chúa đang đến:
Thức dậy bằng cách bỏ việc làm xấu xa, mờ ám, bám lấy Lời Chúa là khí giới của sự sáng để chiến đấu: Không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, không ghen tương, nóng giận, cãi cọ, nói xấu…Không chiều theo xác thịt để thỏa mãn dục vọng vủa mình. (c. 14)
1/ Tôi quyết tâm từ bỏ vài tật xấu mà tôi đã lỗi phạm để đón Chúa?
2/Những tật xấu nào hiện còn đang khống chế bạn đến với Chúa?
E- Tin Mừng: Mát-thêu 24: 37-44= Hãy canh thức:
Ngày Chúa đến bất ngờ như nạn hồng thuỷ thời ông Nô-ê, người ta mải mê ăn chơi không hay biết gì, đến khi hồng thủy ập tới cuốn đi hết tất cả, như sóng thần ta thường thấy xảy ra. Hình ảnh hai người đàn ông làm ruộng làm ruộng, hai người đàn bà xay bột, cho ta thấy một sự bất ngờ, cái chết hay tận thế đến không chừa một ai.
1/ Tôi sẽ gặp Đức Giêsu làm sao khi Ngài đến bất ngờ như hôm nay?
2/ Những biến cố đang xảy ra trên thế giới đang nói với bạn điều gì ?
3/ Tại sao gia đình tôi vẫn chưa làm hoà để sẵn sàng đón Chúa ?
* Câu Kinh Thánh Bạn và tôi chọn để Sống: (The Best God’s Word)
ANH EM HÃY CANH THỨC, VÌ ANH EM KHÔNG BIẾT NGÀY NÀO CHÚA CỦA ANH EM ĐẾN. (Mt 24: 42)/ Stay awake, therefore ! You cannot know the day your Lord is coming.
* Bạn và tôi cùng cầu nguyện với Lời Chúa: (Prayer in Action)
Lạy Cha, Đức Giêsu đã dạy: anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến. Xin giúp con hàng ngày biết loại bỏ những việc làm đen tối, ăn ở đứng đắn như sống giữa ban ngày, tránh ăn uống say sưa, không chơi bời lêu lổng, không ghen tương nóng nẩy, để xứng đáng đón mừng Chúa đến. Con lắng nghe Lời Chúa và đem ra thực hành như Mẹ Maria.
Lời hay ý đẹp: HÃY KHEN LỚN TIẾNG VÀ TRÁCH CỨ NHỎ NHẸ./ Praise loudly, blame softly
Chúa phải được lớn lên, còn tôi nhỏ đi (Ga 3,30)
Phó tế: GB. Maria Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
VÌ LÚC BẠN KHÔNG NGỜ THÌ CON NGƯỜI ĐẾN
A- Mùa vọng có hai Ý Nghiã:
1/Mùa Chuẩn bị mừng Chúa Giáng sinh, kính nhớ Con Chúa là Đức Giêsu đến lần thứ nhất để cứu chuộc nhân loại.
2/ Mùa kính nhớ này, các Tín hữu trông đợi Chúa Cứu Thế đến lần thứ hai trong ngày Cánh chung, ngày Tận thế.
Vì thế, Mùa Vọng được coi là Mùa sốt sắng và hân hoan trông đợi.
B- Giáo Huấn số 01 về Ý Nghĩa của Ngày Chúa Nhật:
Ngày Chúa Nhật được gọi là Ngày của Chúa từ thời các thánh Tông đồ, ngày đặc biệt quan trọng trong lịch sử Giáo hội, liên quan mật thiết đến mầu nhiệm Kitô giáo:
1/ Nhắc nhớ đến ngày Đức Kitô sống lại, đó là Lễ Vượt qua hàng tuần, để cùng Đức Kitô cử hành sự chiến thắng tội lỗi và sự chết.
2/ Ngày để thờ phượng và tạ ơn và trông đợi Ngày Cuối Cùng, khi Đức Kitô đến lần thứ hai trong vinh quang để đổi mới hoàn toàn.
Khi LM đọc: Đây là mầu nhiệm đức tin: Mọi người hát: Con tuyên xưng Chúa đã chết đi, con tuyên xưng Ngài đã sống lại, trong vinh quang, mai Ngài lại đến, đón chúng con lên trời về với Chúa Cha.
Lời ca tụng của Thánh vịnh 118, 24 thật xứng đáng để ta cùng hát lên: Hôm nay là ngày Thiên Chúa dựng nên, chúng tôi vui mừng sung sướng triền miên. Hôm nay ánh sáng bình minh, chói lọi trên đầu những kẻ lòng thánh…Mùa Vọng liên kết với Ngày Chúa Nhật.
C- Bài đọc 1: I-sai-a: 2:1-5 = Chúa đoàn tụ muôn dân:
Bài này nói lên thời gian Chúa Giêsu đến trên mặt đất: Ngài sẽ tỏ hiện là Đấng Mê-si-a, mà tiên tri I-sai-a đã thấy, Đức Kitô, Chúa Cứu Thế Đấng Thiên Chúa đã sức dầu. Ngài đứng làm trọng tài giữa các quốc gia và phân xử công minh cho muôn dân tộc. (c. 4).
1/ Tôi đang chuẩn bị đón Chúa bằng đổi mới đời sống như thế naò?
2/ Bạn đã thực hành Hiến chế, Giáo huấn,Tông huấn được tới đâu?
D- Bài đọc 2: Rôma: 13:11-14a = Hãy thức dậy! Chúa đang đến:
Thức dậy bằng cách bỏ việc làm xấu xa, mờ ám, bám lấy Lời Chúa là khí giới của sự sáng để chiến đấu: Không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, không ghen tương, nóng giận, cãi cọ, nói xấu…Không chiều theo xác thịt để thỏa mãn dục vọng vủa mình. (c. 14)
1/ Tôi quyết tâm từ bỏ vài tật xấu mà tôi đã lỗi phạm để đón Chúa?
2/Những tật xấu nào hiện còn đang khống chế bạn đến với Chúa?
E- Tin Mừng: Mát-thêu 24: 37-44= Hãy canh thức:
Ngày Chúa đến bất ngờ như nạn hồng thuỷ thời ông Nô-ê, người ta mải mê ăn chơi không hay biết gì, đến khi hồng thủy ập tới cuốn đi hết tất cả, như sóng thần ta thường thấy xảy ra. Hình ảnh hai người đàn ông làm ruộng làm ruộng, hai người đàn bà xay bột, cho ta thấy một sự bất ngờ, cái chết hay tận thế đến không chừa một ai.
1/ Tôi sẽ gặp Đức Giêsu làm sao khi Ngài đến bất ngờ như hôm nay?
2/ Những biến cố đang xảy ra trên thế giới đang nói với bạn điều gì ?
3/ Tại sao gia đình tôi vẫn chưa làm hoà để sẵn sàng đón Chúa ?
* Câu Kinh Thánh Bạn và tôi chọn để Sống: (The Best God’s Word)
ANH EM HÃY CANH THỨC, VÌ ANH EM KHÔNG BIẾT NGÀY NÀO CHÚA CỦA ANH EM ĐẾN. (Mt 24: 42)/ Stay awake, therefore ! You cannot know the day your Lord is coming.
* Bạn và tôi cùng cầu nguyện với Lời Chúa: (Prayer in Action)
Lạy Cha, Đức Giêsu đã dạy: anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến. Xin giúp con hàng ngày biết loại bỏ những việc làm đen tối, ăn ở đứng đắn như sống giữa ban ngày, tránh ăn uống say sưa, không chơi bời lêu lổng, không ghen tương nóng nẩy, để xứng đáng đón mừng Chúa đến. Con lắng nghe Lời Chúa và đem ra thực hành như Mẹ Maria.
Lời hay ý đẹp: HÃY KHEN LỚN TIẾNG VÀ TRÁCH CỨ NHỎ NHẸ./ Praise loudly, blame softly
Chúa phải được lớn lên, còn tôi nhỏ đi (Ga 3,30)
Phó tế: GB. Maria Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:11 26/11/2010
ĐÃ LÀM THÌ LÀM ĐẾN CÙNG
Vào thời Đường Đức Tông có một đội quân đứng lên tạo phản, Đức Tông sợ cuống quýt tháo chạy nên phản binh bèn đề cử Chu Thử làm hoàng đế, đại thần của triều đình nhà Đường là Trương Quang Trình cho rằng nhà Đường phải bị diệt vong nên quy thuận Chu Thử.
Về sau, Chu Thử bị bại trận, Trương Quang Trình nhìn thấy tình thế bất lợi thì giết Chu Thử rồi đầu hàng tướng lãnh nhà Đường là Lý Trình, Lý Trình cho rằng Trương Quang Trình là một tên tiểu nhân bất trung bất nghĩa, nên không những không tha thứ cho ông ta mà lại còn ra lệnh đưa ông ta ra pháp trường xử tội chết. Trương Quang Trình trước khi chết thì cảm thấy rất hối hận, bèn nói: “Đệ nhất mạc tố, đệ nhị mạc hưu”. Ý nói là: hoặc là mới bắt đầu thì không nên phản loạn, hoặc là nên phản loạn từ đầu đến cuối, bằng không thì kết cục rất bi thảm”.
(Phụng thiên lục)
Suy tư:
Số phận cay đắng nhục nhã thì luôn dành cho những kẻ lừa thầy phản bạn, bởi vì một khi đã lừa thầy phản bạn thì nơi họ không còn tình người cách chân thật; số phận giam cầm đời đời trong hỏa ngục thì luôn dành cho người ở thế gian này chối bỏ tình yêu thương của Thiên Chúa dành cho họ, bởi vì một khi đã từ chối tình yêu của Thiên Chúa thì họ đã đi trong hận thù và bóng đêm.
“Không nên phản loạn, hoặc phản loạn từ đầu đến cuối” là lời nói hối hận muộn màng của người phản loạn giết vua, khi đã nhận ra cái sai cái tội của mình.
Trung thành với Chúa Giê-su Ki-tô, trung thành với đức tin công giáo, trung thành với giáo huấn của Giáo Hội là con đường đưa người Ki-tô hữu đến phúc trường sinh vinh quang, dù cho cuộc sống có nhiều đau khổ và thử thách.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Vào thời Đường Đức Tông có một đội quân đứng lên tạo phản, Đức Tông sợ cuống quýt tháo chạy nên phản binh bèn đề cử Chu Thử làm hoàng đế, đại thần của triều đình nhà Đường là Trương Quang Trình cho rằng nhà Đường phải bị diệt vong nên quy thuận Chu Thử.
Về sau, Chu Thử bị bại trận, Trương Quang Trình nhìn thấy tình thế bất lợi thì giết Chu Thử rồi đầu hàng tướng lãnh nhà Đường là Lý Trình, Lý Trình cho rằng Trương Quang Trình là một tên tiểu nhân bất trung bất nghĩa, nên không những không tha thứ cho ông ta mà lại còn ra lệnh đưa ông ta ra pháp trường xử tội chết. Trương Quang Trình trước khi chết thì cảm thấy rất hối hận, bèn nói: “Đệ nhất mạc tố, đệ nhị mạc hưu”. Ý nói là: hoặc là mới bắt đầu thì không nên phản loạn, hoặc là nên phản loạn từ đầu đến cuối, bằng không thì kết cục rất bi thảm”.
(Phụng thiên lục)
Suy tư:
Số phận cay đắng nhục nhã thì luôn dành cho những kẻ lừa thầy phản bạn, bởi vì một khi đã lừa thầy phản bạn thì nơi họ không còn tình người cách chân thật; số phận giam cầm đời đời trong hỏa ngục thì luôn dành cho người ở thế gian này chối bỏ tình yêu thương của Thiên Chúa dành cho họ, bởi vì một khi đã từ chối tình yêu của Thiên Chúa thì họ đã đi trong hận thù và bóng đêm.
“Không nên phản loạn, hoặc phản loạn từ đầu đến cuối” là lời nói hối hận muộn màng của người phản loạn giết vua, khi đã nhận ra cái sai cái tội của mình.
Trung thành với Chúa Giê-su Ki-tô, trung thành với đức tin công giáo, trung thành với giáo huấn của Giáo Hội là con đường đưa người Ki-tô hữu đến phúc trường sinh vinh quang, dù cho cuộc sống có nhiều đau khổ và thử thách.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:12 26/11/2010
N2T |
8. Vinh quang giả dối thật giống ôn dịch, là hảo huyền trong hư không, khiến người ta xa cách vinh quang thật và mất đi thánh sủng của trời cao".
(sách Gương Chúa Giê-su)Bách hại hôm nay
M.T
09:26 26/11/2010
BÁCH HẠI HÔM NAY
Mừng lễ các Thánh tử đạo Việt Nam - Bổn mạng giới trẻ giáo xứ Tuy Hòa hôm nay là dịp để người trẻ khẳng định lại niềm tin vào Đức Kitô của mình. Niềm tin mà trong “ký ức của hơn 400 năm hành trình sống đạo”, trong trang sử uy hùng đó, cha ông chúng ta ngày xưa đã đánh đổi và để lại cho cháu con bằng chính mạng sống mình.
Chúng ta đang sống trong một thế giới đã tiến vào thiên niên kỷ thứ 3, một thế giới mà hầu như còn rất ít nơi tái diễn lại những khổ hình mà các thánh tử đạo phải chịu như bá đao, lăng trì, thiêu sinh, xử trảm, xử giảo, chết rũ tù…; không còn thường xuyên chứng kiến cảnh đầu rơi máu đổ, gông cùm, gươm giáo, voi giày…. Nói cách khác, cho dù đây đó vẫn còn những cuộc bách hại do não trạng chính trị hoặc cuồng tín tôn giáo, thì cách chung, các Kitô hữu hôm nay không còn cúi đầu chịu đựng cảnh bách hại vì đạo Chúa cách công khai và tàn bạo như kiểu bạo chúa Nêrô hay dưới triều Minh Mạng-Tự Đức…
Thế nhưng, cuộc sống “tử đạo”, thì thời nào cũng xảy ra. Bởi chưng, cuộc “bách hại” hôm nay lại mang nhiều hình thức khác, đòi hỏi chúng ta phải tỉnh táo nhận diện và can đảm đối đầu để dấn thân làm chứng nhân cho Tin mừng, một hình thức “tử đạo mới” trong cuộc “bách hại mới”.
Nhận diện đâu là những cuộc “bách hại mới” trong cuộc sống hôm nay, và tìm ra những cách thế để hoàn thành cuộc sống chứng tá (sống mầu nhiệm tử đạo), đó chính là chủ đề và nội dung cho ngày mừng lễ các thánh Tử Đạo Việt Nam, Bổn mạng của giới trẻ giáo xứ Tuy Hoà năm 2010 nầy.
Các bạn trẻ đã nhận diện “cuộc bách hại mới” và đề ra những giải pháp sống đạo như sau:
1. Sự giàu sang và nghèo túng đều có thể trở thành một thứ “bách hại” khi hai mãnh lực nầy đều có thể biến chúng ta thành kẻ nô lệ để sẵn sàng “đạp qua Thánh Giá Chúa Kitô”. Trước cuộc bách hại ”tinh vi” nầy, các bạn trẻ noi gương các thánh Tử Đạo Việt Nam, như thánh tử đạo Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh, người đã dùng tài sản và khả năng Chúa ban là để phục vụ mọi người, ngài nói: “Tôi chưa thấy những ai hay giúp đỡ kẻ nghèo khó lại túng bấn bao giờ. Chúa đã cho chúng ta sống, tất sẽ quan phòng cho ta đủ dùng”. Hoặc như Thánh Đaminh Ninh chỉ mới 21 tuổi là một nông dân nghèo, khi bị bắt, quan hưa sẽ thay đổi cuộc đời anh nếu chịu bước qua thánh giá nhưng ngài trả lời: “Nếu làm con cái không được phép sỉ nhục cha mẹ mình, thì làm sao người Kitô hữu lại được phép chà đạp hình ảnh của Đấng tạo thành trời đất”.
Trước bao nhiêu cơn cám dỗ ham muốn tiền tài vật chất hay thất vọng vì nghèo túng vất vả, các bạn trẻ quyết tâm cố gắng hài lòng và sống với những gì Chúa đã ban cho, còn lại là sẻ chia, yêu thương và phục vụ. Sống như thế không là một “chứng từ tử đạo” đó sao ?
2. Tình cảm và tình yêu nam nữ cũng có thể trở thành một thứ “bách hại”; vì mãnh lực nầy có thể sẽ làm cho ta trở nên mù quáng, “đạp lên những giá trị luân lý ngàn đời của Phúc âm”, không còn tỉnh táo để phân biệt được đâu là một tình cảm tốt đẹp, một tình yêu chân chính và đâu là cơn đam mê và dục vọng xấu xa, đê hèn. Trước cuộc bách hại nầy, các bạn trẻ luôn phải tỉnh thức để xây dựng một tình bạn chân tình, tình yêu tốt đẹp; đó là khi họ biết hy sinh cho nhau, giúp đỡ nhau để cả hai “cùng nhìn về một hướng” tương lai tươi đẹp, cùng giúp nhau sống trong Chúa vì Thiên Chúa chính là tình yêu. Thánh Phêrô Vũ Truật 21 tuổi, quan chê anh dại dột để lãng phí tuổi thanh xuân, ngài nói: “chưa chắc là tôi dại, ai khôn mới biết hiến mình cho chân lý, để chiếm hữu phần gia nghiệp muôn đời”. Thánh Laurenso Ngôn 22 tuổi, nếu bước qua thánh giá thì được thả về với gia đình nhưng ngài nói: “Thập giá là phương thế Thiên Chúa đã dùng để cứu độ nhân loại, tôi chỉ có thể hôn kính chứ không bao giờ chà đạp”. Nói xong, ngài quì phục xuống và kính cẩn thờ lạy Thánh Giá.
3. Việc làm, bằng cấp trong xã hội hôm nay cũng có thể trở thành một thứ “bách hại”, vì nó có thể áp lực lên cuộc đời của nhiều người, khiến họ trở thành không trong sạch, gian dối, vụ lợi, thiếu công bằng…Chấp nhận sống “tử đạo” trong chiều kích nầy đó là sống như Thánh Tôma Trần Văn Thiện 18 tuổi, khi quan án khuyên: “nếu ngươi bỏ đạo, ta sẽ gả con gái cho và lo liệu cho làm quan.”. Anh Thiện trả lời: “Tôi chỉ mong chức quyền trên trời, chứ không màng chi danh vọng trần thế”.
Phải chăng những chứng từ đó đã vọng lại từ chính lời Tin Mừng của Chúa Giêsu: “Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì được ích gì (Mt 16,26)
4. Môi trường và trào lưu của xã hội cuộc sống hôm nay có thể trở thành một thứ “bách hại”, vì nó có thể trở thành một mãnh lực đè bẹp cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của bao nhiêu bạn trẻ hôm nay. Các bạn đang sống trong một môi trường xã hội bị ô nhiễm trầm trọng bởi bao nhiêu gương mù gương xấu và những đồi truỵ băng hoại của cuộc sống luân lý (dối trá, tham lam, cá nhân chủ nghĩa, coi trọng giá trị vật chất…). Thêm vào đó là một dòng thác những trào lưu xấu như tục hoá, lãnh đạm-vô cảm với nhu cầu đức tin, tinh thần, đua đòi hưởng thụ, ham mê sắc dục với phong trào sống thử tiền hôn nhân…
Các thánh tử đạo cũng đã bị cám dỗ mọi thứ, cũng có những người vấp ngã nhưng rồi họ đã lấy lại niềm tin, như chúng từ của Thánh Stêphano Nguyễn Văn Vinh 25 tuổi là một dự tòng khi bị bắt vẫn chưa được rửa tội: “Tôi thà chết chứ không bao giờ chịu đạp lên thập giá, vì tôi biết đạo Chúa Giêsu là đạo thật”.
Vâng, sống “tử đạo” trong cuộc sống hôm nay đó chính là can đảm bước đi trên những phúc thật của Tin Mừng: khó nghèo, hiền lành, trong sạch, xây dựng hoà bình…Là vững tin vào Chúa trước mọi nghịch cảnh với tâm hồn và cuộc sống tin yêu phó thác; là can đảm chấp nhận những mất mát thua thiệt với tâm hồn quảng đại biết thứ tha, chia sẻ và quên mình. Là như Á Thánh Anê Phú Yên, từng ngày “lấy tình yêu đáp lại tình yêu”, một tình yêu được đong đầy bằng những lao đao vất vả, những mệt nhọc âm thầm, những nhỏ nhoi hy sinh và chấp nhận.
Mừng lễ các Thánh tử đạo Việt Nam - Bổn mạng giới trẻ giáo xứ Tuy Hòa hôm nay là dịp để người trẻ khẳng định lại niềm tin vào Đức Kitô của mình. Niềm tin mà trong “ký ức của hơn 400 năm hành trình sống đạo”, trong trang sử uy hùng đó, cha ông chúng ta ngày xưa đã đánh đổi và để lại cho cháu con bằng chính mạng sống mình.
Chúng ta đang sống trong một thế giới đã tiến vào thiên niên kỷ thứ 3, một thế giới mà hầu như còn rất ít nơi tái diễn lại những khổ hình mà các thánh tử đạo phải chịu như bá đao, lăng trì, thiêu sinh, xử trảm, xử giảo, chết rũ tù…; không còn thường xuyên chứng kiến cảnh đầu rơi máu đổ, gông cùm, gươm giáo, voi giày…. Nói cách khác, cho dù đây đó vẫn còn những cuộc bách hại do não trạng chính trị hoặc cuồng tín tôn giáo, thì cách chung, các Kitô hữu hôm nay không còn cúi đầu chịu đựng cảnh bách hại vì đạo Chúa cách công khai và tàn bạo như kiểu bạo chúa Nêrô hay dưới triều Minh Mạng-Tự Đức…
Thế nhưng, cuộc sống “tử đạo”, thì thời nào cũng xảy ra. Bởi chưng, cuộc “bách hại” hôm nay lại mang nhiều hình thức khác, đòi hỏi chúng ta phải tỉnh táo nhận diện và can đảm đối đầu để dấn thân làm chứng nhân cho Tin mừng, một hình thức “tử đạo mới” trong cuộc “bách hại mới”.
Nhận diện đâu là những cuộc “bách hại mới” trong cuộc sống hôm nay, và tìm ra những cách thế để hoàn thành cuộc sống chứng tá (sống mầu nhiệm tử đạo), đó chính là chủ đề và nội dung cho ngày mừng lễ các thánh Tử Đạo Việt Nam, Bổn mạng của giới trẻ giáo xứ Tuy Hoà năm 2010 nầy.
Các bạn trẻ đã nhận diện “cuộc bách hại mới” và đề ra những giải pháp sống đạo như sau:
1. Sự giàu sang và nghèo túng đều có thể trở thành một thứ “bách hại” khi hai mãnh lực nầy đều có thể biến chúng ta thành kẻ nô lệ để sẵn sàng “đạp qua Thánh Giá Chúa Kitô”. Trước cuộc bách hại ”tinh vi” nầy, các bạn trẻ noi gương các thánh Tử Đạo Việt Nam, như thánh tử đạo Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh, người đã dùng tài sản và khả năng Chúa ban là để phục vụ mọi người, ngài nói: “Tôi chưa thấy những ai hay giúp đỡ kẻ nghèo khó lại túng bấn bao giờ. Chúa đã cho chúng ta sống, tất sẽ quan phòng cho ta đủ dùng”. Hoặc như Thánh Đaminh Ninh chỉ mới 21 tuổi là một nông dân nghèo, khi bị bắt, quan hưa sẽ thay đổi cuộc đời anh nếu chịu bước qua thánh giá nhưng ngài trả lời: “Nếu làm con cái không được phép sỉ nhục cha mẹ mình, thì làm sao người Kitô hữu lại được phép chà đạp hình ảnh của Đấng tạo thành trời đất”.
Trước bao nhiêu cơn cám dỗ ham muốn tiền tài vật chất hay thất vọng vì nghèo túng vất vả, các bạn trẻ quyết tâm cố gắng hài lòng và sống với những gì Chúa đã ban cho, còn lại là sẻ chia, yêu thương và phục vụ. Sống như thế không là một “chứng từ tử đạo” đó sao ?
2. Tình cảm và tình yêu nam nữ cũng có thể trở thành một thứ “bách hại”; vì mãnh lực nầy có thể sẽ làm cho ta trở nên mù quáng, “đạp lên những giá trị luân lý ngàn đời của Phúc âm”, không còn tỉnh táo để phân biệt được đâu là một tình cảm tốt đẹp, một tình yêu chân chính và đâu là cơn đam mê và dục vọng xấu xa, đê hèn. Trước cuộc bách hại nầy, các bạn trẻ luôn phải tỉnh thức để xây dựng một tình bạn chân tình, tình yêu tốt đẹp; đó là khi họ biết hy sinh cho nhau, giúp đỡ nhau để cả hai “cùng nhìn về một hướng” tương lai tươi đẹp, cùng giúp nhau sống trong Chúa vì Thiên Chúa chính là tình yêu. Thánh Phêrô Vũ Truật 21 tuổi, quan chê anh dại dột để lãng phí tuổi thanh xuân, ngài nói: “chưa chắc là tôi dại, ai khôn mới biết hiến mình cho chân lý, để chiếm hữu phần gia nghiệp muôn đời”. Thánh Laurenso Ngôn 22 tuổi, nếu bước qua thánh giá thì được thả về với gia đình nhưng ngài nói: “Thập giá là phương thế Thiên Chúa đã dùng để cứu độ nhân loại, tôi chỉ có thể hôn kính chứ không bao giờ chà đạp”. Nói xong, ngài quì phục xuống và kính cẩn thờ lạy Thánh Giá.
3. Việc làm, bằng cấp trong xã hội hôm nay cũng có thể trở thành một thứ “bách hại”, vì nó có thể áp lực lên cuộc đời của nhiều người, khiến họ trở thành không trong sạch, gian dối, vụ lợi, thiếu công bằng…Chấp nhận sống “tử đạo” trong chiều kích nầy đó là sống như Thánh Tôma Trần Văn Thiện 18 tuổi, khi quan án khuyên: “nếu ngươi bỏ đạo, ta sẽ gả con gái cho và lo liệu cho làm quan.”. Anh Thiện trả lời: “Tôi chỉ mong chức quyền trên trời, chứ không màng chi danh vọng trần thế”.
Phải chăng những chứng từ đó đã vọng lại từ chính lời Tin Mừng của Chúa Giêsu: “Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì được ích gì (Mt 16,26)
4. Môi trường và trào lưu của xã hội cuộc sống hôm nay có thể trở thành một thứ “bách hại”, vì nó có thể trở thành một mãnh lực đè bẹp cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của bao nhiêu bạn trẻ hôm nay. Các bạn đang sống trong một môi trường xã hội bị ô nhiễm trầm trọng bởi bao nhiêu gương mù gương xấu và những đồi truỵ băng hoại của cuộc sống luân lý (dối trá, tham lam, cá nhân chủ nghĩa, coi trọng giá trị vật chất…). Thêm vào đó là một dòng thác những trào lưu xấu như tục hoá, lãnh đạm-vô cảm với nhu cầu đức tin, tinh thần, đua đòi hưởng thụ, ham mê sắc dục với phong trào sống thử tiền hôn nhân…
Các thánh tử đạo cũng đã bị cám dỗ mọi thứ, cũng có những người vấp ngã nhưng rồi họ đã lấy lại niềm tin, như chúng từ của Thánh Stêphano Nguyễn Văn Vinh 25 tuổi là một dự tòng khi bị bắt vẫn chưa được rửa tội: “Tôi thà chết chứ không bao giờ chịu đạp lên thập giá, vì tôi biết đạo Chúa Giêsu là đạo thật”.
Vâng, sống “tử đạo” trong cuộc sống hôm nay đó chính là can đảm bước đi trên những phúc thật của Tin Mừng: khó nghèo, hiền lành, trong sạch, xây dựng hoà bình…Là vững tin vào Chúa trước mọi nghịch cảnh với tâm hồn và cuộc sống tin yêu phó thác; là can đảm chấp nhận những mất mát thua thiệt với tâm hồn quảng đại biết thứ tha, chia sẻ và quên mình. Là như Á Thánh Anê Phú Yên, từng ngày “lấy tình yêu đáp lại tình yêu”, một tình yêu được đong đầy bằng những lao đao vất vả, những mệt nhọc âm thầm, những nhỏ nhoi hy sinh và chấp nhận.
Maranatha, lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:32 26/11/2010
Chúa Nhật I Mùa Vọng
Bài đọc 1 Chúa nhật I Mùa Vọng trích sách Ngôn sứ Isaia: “Người sẽ đứng làm trọng tài giữa các quốc gia và phân xử cho muôn dân tộc. Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau, và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến. Hãy đến đây, nhà Gicop hỡi, ta cùng đi, nhờ ánh sáng ĐỨC CHÚA soi đường” (Is 2,1-5).
Ngôn sứ Isaia ước mơ về một tương lai thế giới hoà bình, không còn đánh nhau, không còn chinh chiến nữa, gươm đao giáo mác trở nên liềm hái làm dụng cụ lao động. Bức tranh về một nền hoà bình tuyệt đẹp: sói với chiên con sẽ cùng nhau ăn cỏ, sư tử cũng ăn rơm như bò (Is 65,25), trẻ con thọc tay vào hang rắn lục …
Isaia hướng nhân loại về niềm hy vọng: Này đây Ta sáng tạo trời mới đất mới, không còn ai nhớ đến thuở ban đầu và nhắc lại trong tâm trí nữa. Nhưng thiên hạ sẽ vui mừng và luôn mãi hỷ hoan (Is 65,17-18).
Khát vọng của Ngôn sứ Isaia cũng như của nhân loại ngàn đời là một nền hoà bình vĩnh cữu. Chính trong niềm khát vọng ấy mà Tu sĩ Hermann Schaluck, Ofm đã ước mơ đến:Trình Thuật Mới Về Công Việc Sáng Tạo:
- Và Thiên Chúa nhìn thấy cách thức loài người khắp cõi trần, từ Đông sang Tây, từ Nam chí Bắc, không phân biệt nòi giống, nam nữ, đang khởi công liên hệ cùng nhau cách chân tình. Các dân tộc tự chọn giữa họ những người nam nữ tốt lành nhất và gởi họ tới lâu đài trứ danh bằng kính trên hòn đảo Manhattan (Trụ sở Liên Hiệp Quốc), nơi mở cửa đón tiếp tất cả các quốc gia hoàn cầu. Tại đây, họ lắng nghe đối thoại thân mật, thông cảm lẫn nhau và khai triển những dự án cộng đồng.
Và Thiên Chúa phán: “Như thế là tốt”. Và đây là ngày đầu tiên của kỷ nguyên mới.
- Và Thiên Chúa nhìn thấy cách các chiến sĩ hoà bình tách biệt các đạo quân đang lâm chiến với nhau, các tranh chấp được dàn xếp bằng lẽ phải và điều đình, chứ không phải bằng khí giới. Các nhà lãnh đạo quốc gia biết lắng nghe tiếng nói của các dân tộc, biết cùng nhau khởi sự coi trọng lợi ích toàn cầu và hoà bình thế giới kết hợp với lợi ích riêng biệt.
Và Thiên Chúa phán: “Như thế là tốt”. Và đó là ngày thứ hai của hành tinh mới.
- Và Thiên Chúa nhìn thấy cách loài người bắt đầu yêu chuộng và bảo vệ thay vì khai thác tạo vật: bầu khí quyển với lớp ozon, nước sông, nước biển, trái đất và nguyên liệu cũng như tất cả những gì sinh sống và phát triển tại đó. Và Thiên Chúa cũng thấy rằng bắt đầu loài người không còn thống trị và khai thác lẫn nhau, nhưng tự coi là con một Cha duy nhất và đối xử đồng đều với nhau.
Và Thiên Chúa phán: “Như thế là tốt”. Và đó là ngày thứ ba của kỷ nguyên tư tưởng mới.
- Và Thiên Chúa thấy cách loài người khắp hoàn cầu khởi công khám phá và loại trừ các nguyên nhân gây nên đói khát, bệnh tật, dốt nát và nghèo đói bất công. Họ khởi sự san sẻ cùng nhau những gì thuộc về tất cả và vì lợi ích chung và sự sống còn của toàn cầu, họ khởi sự xem xét các khía cạnh tích cực và quan điểm chung của các dân tộc và tôn giáo.
Và Thiên Chúa phán: “Sự việc phải như vậy”. Và đó là ngày thứ tư của cuộc sáng tạo mới.
- Và Thiên Chúa thấy cách loài người, với một ý thức hoàn hảo, có trách nhiệm chứ không vì ham muốn quyền lực, khởi sự sử dụng tài nguyên thiên nhiên được giao phó cho mình, đặc biệt là chất đốt rút ra từ lòng đất và năng lượng nguyên tử. Thiên Chúa thấy cách lương tâm họ luôn thức tỉnh thúc đẩy họ tự vấn xem lại các dự án mới mà họ định nghiên cứu có thích hợp với việc phục vụ Thiên Chúa và nhân loại không. Họ từ bỏ ương ngạnh để chủ trương tế nhị, từ bỏ tham lam để chủ trương không vụ lợi, ích kỷ cá nhân và quốc gia để chủ trương tinh thần liên đới.
Và Thiên Chúa phán: “Như thế là tốt”. Đó là ngày thứ năm của một thế giới nhân đạo hơn.
- Và Thiên Chúa thấy cách loài người năm châu khởi sự tháo gỡ và phá bỏ các dàn phóng hoả tiễn, các kho bom đạn, vũ khí hoá học, vi trùng cũng như các vệ tinh do thám và hệ thống truy tầm, giải phóng quân đội và vì thế phổ biến trong học đường và chương trình giáo dục những mô hình sư phạm về hoà bình minh bạch và hữu hiệu đến nỗi các cuộc tranh chấp có thể được giải quyết bằng đường lối hoà bình.
Và Thiên Chúa phán: “Tất cả như thế là tốt”. Đó là ngày thứ sáu của một bầu trời mới.
- Và Thiên Chúa nhận thấy cách loài người bắt đầu tái nhận biết Ngài nơi mọi sự, Ngài, Thiên Chúa hằng yêu quý sự sống. Họ coi cuộc tranh đấu cho sự sống, cho phẩm giá và cho việc nhìn nhận quyền lợi mỗi cá nhân là một việc phụng vụ Thiên Chúa. Và mỗi lần một trong những ý thức hệ họ sụp đổ, lúc thảo lại một hiến pháp mới, họ ghi vào đó rằng: Ta đừng bao giờ quên lãng Thiên Chúa là nguồn gốc và tận cùng một thế giới công bình và nhân đạo. Và họ nhìn nhận con người được sống và được giải phóng là dấu chỉ của Thiên Chúa trong lịch sử.
Và Thiên Chúa phán: “Bây giờ, tất cả đều trở nên tốt lành”. Đó là ngày thứ bảy của việc sáng tạo hoàn cầu. Từ đây hoàn cầu đồng thuộc về nhân loại mới và Thiên Chúa.
Một nền hoà bình đích thực dẫn đưa con người đến “trời mới, đất mới” (Kh 21,1) hiệp thông với Đấng là sự Thật và là Sự Sống. Loại bỏ những việc làm đen tối (Rm 13,13), mặc lấy Chúa Giêsu Kitô (Rm 13,14), nhân loại sẽ xây dựng được nền hoà bình vĩnh cửu. Niềm hy vọng một nền hòa bình vĩnh cửu gắn liền với lòng tin vào Đức Giêsu Kitô, Đấng cứu độ nhân loại bởi lẽ: Kitô giáo là tôn giáo của hy vọng vì dựa trên lời hứa của Thiên Chúa. Thiên Chúa hứa và Ngài sẽ thành tín thực hiện lời hứa. Thiên Chúa thực hiện từng giai đoạn và ngày càng trọn vẹn hơn. Vì thế người Kitô hữu luôn hướng về tương lai chờ đợi lời hứa cứu độ đã được thực hiện trong lịch sử và sẽ hoàn tất sau lịch sử. Chờ đợi hướng về tương lai tức là hy vọng. Hy vọng luôn gắn liền với lòng tin. Không có đức tin hy vọng chỉ là ảo tưởng. Không có hy vọng đức tin sẽ chết khô. Nhờ đức tin chúng ta chọn đúng hướng. Nhưng chỉ có hy vọng mới làm cho ta đi tới cùng đường.Thiên Chúa hy vọng vào con người là để cho con người được hy vọng vào Thiên Chúa, và bởi Thiên Chúa luôn hy vọng vào con người qua những đường đến bất ngờ, nên con người chỉ có cách là hy vọng vào Thiên Chúa qua niềm tỉnh thức không mỏi mệt của mình.
Thiên Chúa là Sự Sống, là Tình Yêu. Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa làm Người. Đức Giêsu Kitô chính là Tin Mừng Sự Sống và Tình Yêu.Tin Mừng cứu độ mà Đức Giêsu loan báo cho loài người là Tin Mừng Sự Sống, Tin Mừng Tình Yêu. Ngài luôn mời gọi mọi người thiện tâm chung sức kiến tạo nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương.
Trong thư gửi Dân Chúa Việt Nam ngày 7.10.2010, HĐGMVN mời gọi người Công Giáo Việt Nam hãy chung sức xây đắp nếp sống hiếu trung đối với Cha trên trời, hiệp thông huynh đệ đối với mọi người anh em đồng đạo, đồng bào và đồng loại, nhằm chung sức vun đắp nếp sống văn hoá sự sống và văn minh tình thương trên quê hương đất nước hôm nay.
Trong sứ điệp nhân ngày Thế Giới Truyền Giáo 24.10.2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđitô XVI cũng kêu gọi người Công Giáo xây dựng sự hiệp thông trong Giáo Hội, đó là chìa khoá loan Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, hướng đến hạnh phúc và hòa bình cho con người thời đại hôm nay.
Kết thúc Đại Hội Dân Chúa 2010, Đêm Hạnh Ngộ 25.11.2010, tại TTMV TGP Sài gòn, ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm, GM Phụ tá TGPSG, Tổng thư ký Đại Hội Dân Chúa 2010 công bố sứ điệp ĐHDC 2010. Sứ điệp kết thúc bằng lời cầu nguyện: “Maranatha, lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến” (Kh 22,20). Đây vừa là lời cầu xin vừa diễn tả niềm khao khát và hi vọng của đại hội. Nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ La Vang và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin Chúa ngự đến trong tâm hồn mỗi người chúng con và biến đổi chúng con thành môn đệ đích thực của Chúa. Xin Chúa ngự đến trong mỗi gia đình công giáo, để gia đình trở thành cộng đoàn thờ phượng Chúa, hiệp nhất yêu thương nhau và cùng nhau làm chứng cho Tin Mừng Nước Trời. Xin Chúa ngự đến và hiệp nhất tất cả chúng con trong cùng một sứ mạng yêu thương và phục vụ, quyết tâm xây dựng nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương, để dung nhan Chúa bừng sáng trên quê hương Việt Nam chúng con. “Maranatha, lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến”. (Sứ điệp của Đại Hội Dân Chúa Việt Nam 2010, Số 8).
Phụng Vụ Giáo Hội bước vào Mùa Vọng. Tâm tình thiết tha ngân vang trong mỗi tâm hồn Kitô hữu: Xin cho lòng chúng con luôn mở rộng chờ mong Chúa đến, xin cho lòng chúng con luôn thắm đượm một tình yêu mến, xin cho lòng chúng con luôn ước ao, luôn khát khao, một thế giới sướng vui dạt dào, một thế giới không còn khổ đau….để Chúa đến trong cuộc đời, để Chúa đến mang ơn trời, nguồn hạnh phúc cho con người, nguồn cứu rỗi cho mọi nơi…
Bài đọc 1 Chúa nhật I Mùa Vọng trích sách Ngôn sứ Isaia: “Người sẽ đứng làm trọng tài giữa các quốc gia và phân xử cho muôn dân tộc. Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau, và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến. Hãy đến đây, nhà Gicop hỡi, ta cùng đi, nhờ ánh sáng ĐỨC CHÚA soi đường” (Is 2,1-5).
Ngôn sứ Isaia ước mơ về một tương lai thế giới hoà bình, không còn đánh nhau, không còn chinh chiến nữa, gươm đao giáo mác trở nên liềm hái làm dụng cụ lao động. Bức tranh về một nền hoà bình tuyệt đẹp: sói với chiên con sẽ cùng nhau ăn cỏ, sư tử cũng ăn rơm như bò (Is 65,25), trẻ con thọc tay vào hang rắn lục …
Isaia hướng nhân loại về niềm hy vọng: Này đây Ta sáng tạo trời mới đất mới, không còn ai nhớ đến thuở ban đầu và nhắc lại trong tâm trí nữa. Nhưng thiên hạ sẽ vui mừng và luôn mãi hỷ hoan (Is 65,17-18).
Khát vọng của Ngôn sứ Isaia cũng như của nhân loại ngàn đời là một nền hoà bình vĩnh cữu. Chính trong niềm khát vọng ấy mà Tu sĩ Hermann Schaluck, Ofm đã ước mơ đến:Trình Thuật Mới Về Công Việc Sáng Tạo:
- Và Thiên Chúa nhìn thấy cách thức loài người khắp cõi trần, từ Đông sang Tây, từ Nam chí Bắc, không phân biệt nòi giống, nam nữ, đang khởi công liên hệ cùng nhau cách chân tình. Các dân tộc tự chọn giữa họ những người nam nữ tốt lành nhất và gởi họ tới lâu đài trứ danh bằng kính trên hòn đảo Manhattan (Trụ sở Liên Hiệp Quốc), nơi mở cửa đón tiếp tất cả các quốc gia hoàn cầu. Tại đây, họ lắng nghe đối thoại thân mật, thông cảm lẫn nhau và khai triển những dự án cộng đồng.
Và Thiên Chúa phán: “Như thế là tốt”. Và đây là ngày đầu tiên của kỷ nguyên mới.
- Và Thiên Chúa nhìn thấy cách các chiến sĩ hoà bình tách biệt các đạo quân đang lâm chiến với nhau, các tranh chấp được dàn xếp bằng lẽ phải và điều đình, chứ không phải bằng khí giới. Các nhà lãnh đạo quốc gia biết lắng nghe tiếng nói của các dân tộc, biết cùng nhau khởi sự coi trọng lợi ích toàn cầu và hoà bình thế giới kết hợp với lợi ích riêng biệt.
Và Thiên Chúa phán: “Như thế là tốt”. Và đó là ngày thứ hai của hành tinh mới.
- Và Thiên Chúa nhìn thấy cách loài người bắt đầu yêu chuộng và bảo vệ thay vì khai thác tạo vật: bầu khí quyển với lớp ozon, nước sông, nước biển, trái đất và nguyên liệu cũng như tất cả những gì sinh sống và phát triển tại đó. Và Thiên Chúa cũng thấy rằng bắt đầu loài người không còn thống trị và khai thác lẫn nhau, nhưng tự coi là con một Cha duy nhất và đối xử đồng đều với nhau.
Và Thiên Chúa phán: “Như thế là tốt”. Và đó là ngày thứ ba của kỷ nguyên tư tưởng mới.
- Và Thiên Chúa thấy cách loài người khắp hoàn cầu khởi công khám phá và loại trừ các nguyên nhân gây nên đói khát, bệnh tật, dốt nát và nghèo đói bất công. Họ khởi sự san sẻ cùng nhau những gì thuộc về tất cả và vì lợi ích chung và sự sống còn của toàn cầu, họ khởi sự xem xét các khía cạnh tích cực và quan điểm chung của các dân tộc và tôn giáo.
Và Thiên Chúa phán: “Sự việc phải như vậy”. Và đó là ngày thứ tư của cuộc sáng tạo mới.
- Và Thiên Chúa thấy cách loài người, với một ý thức hoàn hảo, có trách nhiệm chứ không vì ham muốn quyền lực, khởi sự sử dụng tài nguyên thiên nhiên được giao phó cho mình, đặc biệt là chất đốt rút ra từ lòng đất và năng lượng nguyên tử. Thiên Chúa thấy cách lương tâm họ luôn thức tỉnh thúc đẩy họ tự vấn xem lại các dự án mới mà họ định nghiên cứu có thích hợp với việc phục vụ Thiên Chúa và nhân loại không. Họ từ bỏ ương ngạnh để chủ trương tế nhị, từ bỏ tham lam để chủ trương không vụ lợi, ích kỷ cá nhân và quốc gia để chủ trương tinh thần liên đới.
Và Thiên Chúa phán: “Như thế là tốt”. Đó là ngày thứ năm của một thế giới nhân đạo hơn.
- Và Thiên Chúa thấy cách loài người năm châu khởi sự tháo gỡ và phá bỏ các dàn phóng hoả tiễn, các kho bom đạn, vũ khí hoá học, vi trùng cũng như các vệ tinh do thám và hệ thống truy tầm, giải phóng quân đội và vì thế phổ biến trong học đường và chương trình giáo dục những mô hình sư phạm về hoà bình minh bạch và hữu hiệu đến nỗi các cuộc tranh chấp có thể được giải quyết bằng đường lối hoà bình.
Và Thiên Chúa phán: “Tất cả như thế là tốt”. Đó là ngày thứ sáu của một bầu trời mới.
- Và Thiên Chúa nhận thấy cách loài người bắt đầu tái nhận biết Ngài nơi mọi sự, Ngài, Thiên Chúa hằng yêu quý sự sống. Họ coi cuộc tranh đấu cho sự sống, cho phẩm giá và cho việc nhìn nhận quyền lợi mỗi cá nhân là một việc phụng vụ Thiên Chúa. Và mỗi lần một trong những ý thức hệ họ sụp đổ, lúc thảo lại một hiến pháp mới, họ ghi vào đó rằng: Ta đừng bao giờ quên lãng Thiên Chúa là nguồn gốc và tận cùng một thế giới công bình và nhân đạo. Và họ nhìn nhận con người được sống và được giải phóng là dấu chỉ của Thiên Chúa trong lịch sử.
Và Thiên Chúa phán: “Bây giờ, tất cả đều trở nên tốt lành”. Đó là ngày thứ bảy của việc sáng tạo hoàn cầu. Từ đây hoàn cầu đồng thuộc về nhân loại mới và Thiên Chúa.
Một nền hoà bình đích thực dẫn đưa con người đến “trời mới, đất mới” (Kh 21,1) hiệp thông với Đấng là sự Thật và là Sự Sống. Loại bỏ những việc làm đen tối (Rm 13,13), mặc lấy Chúa Giêsu Kitô (Rm 13,14), nhân loại sẽ xây dựng được nền hoà bình vĩnh cửu. Niềm hy vọng một nền hòa bình vĩnh cửu gắn liền với lòng tin vào Đức Giêsu Kitô, Đấng cứu độ nhân loại bởi lẽ: Kitô giáo là tôn giáo của hy vọng vì dựa trên lời hứa của Thiên Chúa. Thiên Chúa hứa và Ngài sẽ thành tín thực hiện lời hứa. Thiên Chúa thực hiện từng giai đoạn và ngày càng trọn vẹn hơn. Vì thế người Kitô hữu luôn hướng về tương lai chờ đợi lời hứa cứu độ đã được thực hiện trong lịch sử và sẽ hoàn tất sau lịch sử. Chờ đợi hướng về tương lai tức là hy vọng. Hy vọng luôn gắn liền với lòng tin. Không có đức tin hy vọng chỉ là ảo tưởng. Không có hy vọng đức tin sẽ chết khô. Nhờ đức tin chúng ta chọn đúng hướng. Nhưng chỉ có hy vọng mới làm cho ta đi tới cùng đường.Thiên Chúa hy vọng vào con người là để cho con người được hy vọng vào Thiên Chúa, và bởi Thiên Chúa luôn hy vọng vào con người qua những đường đến bất ngờ, nên con người chỉ có cách là hy vọng vào Thiên Chúa qua niềm tỉnh thức không mỏi mệt của mình.
Thiên Chúa là Sự Sống, là Tình Yêu. Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa làm Người. Đức Giêsu Kitô chính là Tin Mừng Sự Sống và Tình Yêu.Tin Mừng cứu độ mà Đức Giêsu loan báo cho loài người là Tin Mừng Sự Sống, Tin Mừng Tình Yêu. Ngài luôn mời gọi mọi người thiện tâm chung sức kiến tạo nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương.
Trong thư gửi Dân Chúa Việt Nam ngày 7.10.2010, HĐGMVN mời gọi người Công Giáo Việt Nam hãy chung sức xây đắp nếp sống hiếu trung đối với Cha trên trời, hiệp thông huynh đệ đối với mọi người anh em đồng đạo, đồng bào và đồng loại, nhằm chung sức vun đắp nếp sống văn hoá sự sống và văn minh tình thương trên quê hương đất nước hôm nay.
Trong sứ điệp nhân ngày Thế Giới Truyền Giáo 24.10.2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđitô XVI cũng kêu gọi người Công Giáo xây dựng sự hiệp thông trong Giáo Hội, đó là chìa khoá loan Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, hướng đến hạnh phúc và hòa bình cho con người thời đại hôm nay.
Kết thúc Đại Hội Dân Chúa 2010, Đêm Hạnh Ngộ 25.11.2010, tại TTMV TGP Sài gòn, ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm, GM Phụ tá TGPSG, Tổng thư ký Đại Hội Dân Chúa 2010 công bố sứ điệp ĐHDC 2010. Sứ điệp kết thúc bằng lời cầu nguyện: “Maranatha, lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến” (Kh 22,20). Đây vừa là lời cầu xin vừa diễn tả niềm khao khát và hi vọng của đại hội. Nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ La Vang và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin Chúa ngự đến trong tâm hồn mỗi người chúng con và biến đổi chúng con thành môn đệ đích thực của Chúa. Xin Chúa ngự đến trong mỗi gia đình công giáo, để gia đình trở thành cộng đoàn thờ phượng Chúa, hiệp nhất yêu thương nhau và cùng nhau làm chứng cho Tin Mừng Nước Trời. Xin Chúa ngự đến và hiệp nhất tất cả chúng con trong cùng một sứ mạng yêu thương và phục vụ, quyết tâm xây dựng nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương, để dung nhan Chúa bừng sáng trên quê hương Việt Nam chúng con. “Maranatha, lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến”. (Sứ điệp của Đại Hội Dân Chúa Việt Nam 2010, Số 8).
Phụng Vụ Giáo Hội bước vào Mùa Vọng. Tâm tình thiết tha ngân vang trong mỗi tâm hồn Kitô hữu: Xin cho lòng chúng con luôn mở rộng chờ mong Chúa đến, xin cho lòng chúng con luôn thắm đượm một tình yêu mến, xin cho lòng chúng con luôn ước ao, luôn khát khao, một thế giới sướng vui dạt dào, một thế giới không còn khổ đau….để Chúa đến trong cuộc đời, để Chúa đến mang ơn trời, nguồn hạnh phúc cho con người, nguồn cứu rỗi cho mọi nơi…
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nam Hàn: “Không nên rơi vào cơn lốc bạo lực”
Bùi Hữu Thư
10:55 26/11/2010
Một giám mục Nam Hàn nhấn mạnh
ROME, 25 tháng 11, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Hôm sau ngày các lực lượng vũ trang Pyongyang đã tấn công hòn đảo của Nam Hàn Yeonpyeong, khiến cho hai binh sĩ Nam Hàn và hai thường dân bị thiệt mạng, theo các ước tính cuối cùng, các giám mục Nam Hàn đã kêu gọi quốc gia của họ và Bắc Hàn, bị chia cách bởi vĩ tuyến thứ 38 kể từ năm 1948, đừng rơi vào cơn lốc bạo lực.
Đức Giám Mục Phêrô Kang U-il, chủ tịch hội đồng giám mục Nam Hàn và cũng là giám mục giáo phận Cheju, đã tuyên bố với cơ quan thông tấn Fides: “Chúng tôi cầu xin Thiên Chúa ban cho tất cả các vị lãnh tụ và cho tất cả chúng tôi sức mạnh và ánh sáng để vượt qua cuộc khủng hoảng này.”
Trước khi kêu gọi các chính quyền miền bắc và nam gặp gỡ để tìm kiếm con đường đối thoại, ngài tiếp: “Ngày nay chúng ta sống trong một thời điểm rối loạn và hãi sợ lớn lao,”
Về việc tấn công ngày hôm trước khiến cho tình hình căng thẳng tại bán đảo Đại Hàn, Đức Giám Mục đã cho hay chính phủ Nam Hàn vẫn không biết rõ lý cho khiến cho có vụ tấn công này, nhưng có thể đây là một “chiến thuật chính trị” nhằm “xoay hướng sự chú tâm của thế giới đến các vấn đề khủng hoảng trong nội bộ của họ.”
Đức giám mục tiếp: “Với những tin tức chúng tôi nhận được rất ít về Bắc Hàn, chúng tôi biết rằng tình trạng kinh tế rất khó khăn và hiện đang có nạn đói khát và lầm than. Ngài nghĩ rằng: “Các nhà lãnh tụ miền bắc biết rằng chiến tranh không mang lại gì cả, và sẽ chỉ là một tai họa khiến cho dân chúng phải chịu đau khổ.”
Đức giám mục đã mong ước có một sự can thiệp của cộng đồng thế giới, để tìm hiểu những gốc rễ và nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này; nhất là Trung Quốc, vì ngài nói, quốc gia này có “uy thế tạo ảnh hưởng đối với Bắc Hàn.”
Đức giám mục Phêrô Kang U-il cũng mong đợi nơi Giáo Hội hoàn vũ, “một sự nâng đỡ bằng lời cầu nguyện cho hòa bình,” ngài nhắc rằng “hòa bình không chỉ là kết qủa của ý chí của con người hay do các hoạt động chính trị, mà con là nhờ sự trợ giúp của Thiên Chúa.”
Ngài đã nhấn mạnh: “Niềm hy vọng không mất đi,” vì “chúng tôi tiếp tục tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa.”
Ngài đã kết luận: “Một cuộc chiến sẽ chỉ mang lại sự tàn phá, trong khi dựa trên nền hòa bình, người ta có thể xây dựng tương lai.”
ROME, 25 tháng 11, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Hôm sau ngày các lực lượng vũ trang Pyongyang đã tấn công hòn đảo của Nam Hàn Yeonpyeong, khiến cho hai binh sĩ Nam Hàn và hai thường dân bị thiệt mạng, theo các ước tính cuối cùng, các giám mục Nam Hàn đã kêu gọi quốc gia của họ và Bắc Hàn, bị chia cách bởi vĩ tuyến thứ 38 kể từ năm 1948, đừng rơi vào cơn lốc bạo lực.
Đức Giám Mục Phêrô Kang U-il, chủ tịch hội đồng giám mục Nam Hàn và cũng là giám mục giáo phận Cheju, đã tuyên bố với cơ quan thông tấn Fides: “Chúng tôi cầu xin Thiên Chúa ban cho tất cả các vị lãnh tụ và cho tất cả chúng tôi sức mạnh và ánh sáng để vượt qua cuộc khủng hoảng này.”
Trước khi kêu gọi các chính quyền miền bắc và nam gặp gỡ để tìm kiếm con đường đối thoại, ngài tiếp: “Ngày nay chúng ta sống trong một thời điểm rối loạn và hãi sợ lớn lao,”
Về việc tấn công ngày hôm trước khiến cho tình hình căng thẳng tại bán đảo Đại Hàn, Đức Giám Mục đã cho hay chính phủ Nam Hàn vẫn không biết rõ lý cho khiến cho có vụ tấn công này, nhưng có thể đây là một “chiến thuật chính trị” nhằm “xoay hướng sự chú tâm của thế giới đến các vấn đề khủng hoảng trong nội bộ của họ.”
Đức giám mục tiếp: “Với những tin tức chúng tôi nhận được rất ít về Bắc Hàn, chúng tôi biết rằng tình trạng kinh tế rất khó khăn và hiện đang có nạn đói khát và lầm than. Ngài nghĩ rằng: “Các nhà lãnh tụ miền bắc biết rằng chiến tranh không mang lại gì cả, và sẽ chỉ là một tai họa khiến cho dân chúng phải chịu đau khổ.”
Đức giám mục đã mong ước có một sự can thiệp của cộng đồng thế giới, để tìm hiểu những gốc rễ và nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này; nhất là Trung Quốc, vì ngài nói, quốc gia này có “uy thế tạo ảnh hưởng đối với Bắc Hàn.”
Đức giám mục Phêrô Kang U-il cũng mong đợi nơi Giáo Hội hoàn vũ, “một sự nâng đỡ bằng lời cầu nguyện cho hòa bình,” ngài nhắc rằng “hòa bình không chỉ là kết qủa của ý chí của con người hay do các hoạt động chính trị, mà con là nhờ sự trợ giúp của Thiên Chúa.”
Ngài đã nhấn mạnh: “Niềm hy vọng không mất đi,” vì “chúng tôi tiếp tục tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa.”
Ngài đã kết luận: “Một cuộc chiến sẽ chỉ mang lại sự tàn phá, trong khi dựa trên nền hòa bình, người ta có thể xây dựng tương lai.”
200 Bề trên Tổng Quyền được Đức Thánh Cha tiếp kiến
LM Trần Đức Anh OP
19:35 26/11/2010
VATICAN -. ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi canh tân đời sống thánh hiến, khởi hành từ Phúc Âm, tăng cường đời sống huynh đệ và sứ mạng truyền giáo.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 26-11-2010, dành cho 200 nam Bề trên Tổng Quyền tham dự khóa họp bán niên tại Roma của Hiệp hội các Bề trên Tổng quyền dòng nam về đề tài 'tương lai đời sống thánh hiến tại Âu Châu'. Hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có ban chấp hành Liên hiệp các Bề trên Tổng quyền dòng nữ.
Trong bài huấn dụ, ĐTC nhấn mạnh tới 3 khía cạnh trong việc canh tân đời tu: trước tiên phải khởi hành từ vị trí trung tâm của Lời Chúa, và cụ thể hơn là từ Tin Mừng, vốn là qui luật tối thượng cho tất cả các tu sĩ. Ngài nói: ”Tin Mừng được sống hằng ngày là yếu tố mang lại sức thu hút và vẻ đẹp của đời sống thánh hiến và trình bày anh em trước thế giới như một con đường khác đáng tin cậy. Điều mà xã hội ngày nay và Giáo Hội đang chờ đợi nơi anh em, đó là trở thành Tin Mừng sống động”.
Khía cạnh thứ hai cần quan tâm trong việc canh tân đời tu là đời sống huynh đệ. ĐTC nói: ”Đời sống huynh đệ là một trong những khía cạnh được người trẻ tìm kiếm nhiều nhất khi họ đến gần cuộc sống của anh em; đó là một yếu tố ngôn sứ quan trọng mà anh em trao tặng trong một xã hội chịu ảnh hưởng nặng nề của cá nhân chủ nghĩa.. Nếu không có sự phân định, kèm theo kinh nguyện và suy tư, thì đời sống thánh hiến có nguy cơ chiều theo những tiêu chuẩn của thế gian này, đó là chủ nghĩa cá nhân, duy tiêu thụ và duy vật. Những tiêu chuẩn ấy làm suy yếu tình huynh đệ và khiến cho đời sống thánh hiến mất đi sức thu hút và bị tàn lụi”.
Yếu tố sau cùng được ĐTC đề cao trong việc canh tân đời sống thánh hiến là sứ vụ truyền giảng Tin Mừng. Ngài nói: ”Việc truyền giáo là lối sống của Giáo Hội và đời sống thánh hiến.. Sứ vụ này thúc đẩy anh em mang Tin Mừng cho mọi người, không biên giới. Việc truyền giáo, được nâng đỡ nhờ sự cảm nghiệm mạnh mẽ về Thiên Chúa, cùng với sự huấn luyện vững chắc và đời sống huynh đệ trong cộng đoàn, chính là một chìa khóa để hiểu và hồi sinh đời sống thánh hiến. Vậy anh em hãy ra đi và hãy coi thách đố tái truyền giảng Tin Mừng cũng là thách đố của anh em. Hãy canh tân sự hiện diện của anh em nơi các diễn trường ngày nay để rao giảng Thiên Chúa chưa được người ta biết tới, như thánh Phaolô đã làm tại diễn trường thành Athènes”.
Sau cùng ĐTC nhắc nhở các Bề trên, đứng trước những khó khăn và sự suy giảm ơn gọi, không nên quên rằng đời thánh hiến bắt nguồn từ Chúa, chính Chúa muốn có đời sống ấy để xây dựng và thánh hóa Giáo Hội, vì thế đời sống thánh hiến sẽ không bao giờ bị thiếu”. (SD 26-11-2010)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 26-11-2010, dành cho 200 nam Bề trên Tổng Quyền tham dự khóa họp bán niên tại Roma của Hiệp hội các Bề trên Tổng quyền dòng nam về đề tài 'tương lai đời sống thánh hiến tại Âu Châu'. Hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có ban chấp hành Liên hiệp các Bề trên Tổng quyền dòng nữ.
Trong bài huấn dụ, ĐTC nhấn mạnh tới 3 khía cạnh trong việc canh tân đời tu: trước tiên phải khởi hành từ vị trí trung tâm của Lời Chúa, và cụ thể hơn là từ Tin Mừng, vốn là qui luật tối thượng cho tất cả các tu sĩ. Ngài nói: ”Tin Mừng được sống hằng ngày là yếu tố mang lại sức thu hút và vẻ đẹp của đời sống thánh hiến và trình bày anh em trước thế giới như một con đường khác đáng tin cậy. Điều mà xã hội ngày nay và Giáo Hội đang chờ đợi nơi anh em, đó là trở thành Tin Mừng sống động”.
Khía cạnh thứ hai cần quan tâm trong việc canh tân đời tu là đời sống huynh đệ. ĐTC nói: ”Đời sống huynh đệ là một trong những khía cạnh được người trẻ tìm kiếm nhiều nhất khi họ đến gần cuộc sống của anh em; đó là một yếu tố ngôn sứ quan trọng mà anh em trao tặng trong một xã hội chịu ảnh hưởng nặng nề của cá nhân chủ nghĩa.. Nếu không có sự phân định, kèm theo kinh nguyện và suy tư, thì đời sống thánh hiến có nguy cơ chiều theo những tiêu chuẩn của thế gian này, đó là chủ nghĩa cá nhân, duy tiêu thụ và duy vật. Những tiêu chuẩn ấy làm suy yếu tình huynh đệ và khiến cho đời sống thánh hiến mất đi sức thu hút và bị tàn lụi”.
Yếu tố sau cùng được ĐTC đề cao trong việc canh tân đời sống thánh hiến là sứ vụ truyền giảng Tin Mừng. Ngài nói: ”Việc truyền giáo là lối sống của Giáo Hội và đời sống thánh hiến.. Sứ vụ này thúc đẩy anh em mang Tin Mừng cho mọi người, không biên giới. Việc truyền giáo, được nâng đỡ nhờ sự cảm nghiệm mạnh mẽ về Thiên Chúa, cùng với sự huấn luyện vững chắc và đời sống huynh đệ trong cộng đoàn, chính là một chìa khóa để hiểu và hồi sinh đời sống thánh hiến. Vậy anh em hãy ra đi và hãy coi thách đố tái truyền giảng Tin Mừng cũng là thách đố của anh em. Hãy canh tân sự hiện diện của anh em nơi các diễn trường ngày nay để rao giảng Thiên Chúa chưa được người ta biết tới, như thánh Phaolô đã làm tại diễn trường thành Athènes”.
Sau cùng ĐTC nhắc nhở các Bề trên, đứng trước những khó khăn và sự suy giảm ơn gọi, không nên quên rằng đời thánh hiến bắt nguồn từ Chúa, chính Chúa muốn có đời sống ấy để xây dựng và thánh hóa Giáo Hội, vì thế đời sống thánh hiến sẽ không bao giờ bị thiếu”. (SD 26-11-2010)
Tông huấn "Lời Chúa" của Đức Bênêđictô XVI (11)
Vũ Văn An
22:54 26/11/2010
PHẦN BA: LỜI CHÚA CHO THẾ GIỚI (VERBUM MUNDO)
"Chưa có ai thấy Thiên Chúa bao giờ. Chính Con Một vốn là Thiên Chúa, Đấng ở gần tâm hồn Chúa Cha, đã tỏ cho chúng ta biết Người”(Ga 1:18)
Sứ Mệnh của Giáo Hội: Công Bố Lời Chúa cho Thế Giới
Lời Chúa đến từ Chúa Cha và trở về cùng Chúa Cha
Thánh Gioan đã phát biểu một cách mạnh mẽ sự nghịch lý căn bản trong đức tin của Giáo Hội. Một đàng, ngài nói rằng “chưa có ai thấy Thiên Chúa bao giờ” (Ga 1:18; xem 1 Ga 4:12). Trí tưởng tượng của ta, các ý niệm của ta hay ngôn từ của ta không hề bao giờ xác định được hay nắm được thực tại vô biên của Đấng Tối Cao. Người luôn luôn là Deus semper maior (Thiên Chúa luôn luôn cao cả). Ấy thế nhưng, Thánh Gioan cũng bảo ta rằng Ngôi Lời quả thực đã “trở nên xác phàm” (Ga 1:14). Con Một duy nhất, Đấng hằng ở với Chúa Cha, đã tỏ cho chúng ta biết Thiên Chúa, Đấng “chưa có ai thấy bao giờ” (Ga 1:18). Chúa Giêsu Kitô đến với chúng ta “đầy tràn ân sủng và sự thật” (Ga 1:14), để ban cho chúng ta các hồng ân ấy (xem Ga 1:17); và “từ nguồn viên mãn của Người, ta nhận được hết ơn này đến ơn khác” (Ga 1:16). Trong Tự Ngôn Tin Mừng của mình, Thánh Gioan đã chiêm ngưỡng Ngôi Lời từ lúc ở với Thiên Chúa cho tới khi trở nên xác phàm và trở về cùng Chúa Cha với nhân tính của chúng ta, mà Người đã mặc lấy mãi mãi. Trong việc từ Thiên Chúa mà đến và trở về cùng Thiên Chúa này (xem Ga 13:3; 16;28; 17:8, 10), Chúa Kitô được trình bày như Đấng “nói với ta” về Thiên Chúa (xem Ga 1:18). Thực vậy, như Thánh Irênê thành Lyons từng nói, Chúa Con “là Đấng mạc khải Chúa Cha” (310). Có thể nói rằng Chúa Giêsu thành Nadarét là “người chú giải” Thiên Chúa, Đấng “chưa ai thấy bao giờ”. “Người là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình” (Cl 1:15). Ở đây, ta thấy ứng nghiệm lời tiên tri Isaia về tính đầy hiệu quả của lời Chúa: như mưa và tuyết từ trời rơi xuống để tưới và làm cho trái đất ra mầu mỡ, lời Chúa cũng thế “sẽ không tay không trở về với Ta, nhưng sẽ hoàn thành điều Ta dự trù, và sẽ thịnh nở trong điều vì đó ta đã gửi lời ấy đến” (xem Is 55:10 và tiếp theo). Chúa Giêsu Kitô là chính lời dứt khoát và có hiệu quả ấy, một lời đã đến từ Chúa Cha và trở về cùng Người, hoàn toàn thực hiện được ý Người trong thế giới.
Công bố cho thế giới “Lời” của hy vọng
Lời Chúa đã ban xuống trên ta sự sống Thiên Chúa, một sự sống đã hiển dung khuôn mặt thế giới, làm mọi sự nên mới (xem Kh 21:5). Lời của Người làm ta dấn thân không phải chỉ như người nghe mạc khải Thiên Chúa, mà còn là sứ giả của nó nữa. Đấng Chúa Cha đã sai đến để thực hiện ý của Người (xem Ga 5:36-38; 6:38-40; 7:16-18) lôi kéo chúng ta tới Người và làm chúng ta thành một thành phần trong cuộc sống và sứ vụ của Người. Thần Khí Đấng Phuc Sinh ban cho ta sức mạnh để công bố lời Chúa khắp nơi bằng chính chứng tá cuộc sống chúng ta. Điều này đã được cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên cảm nghiệm, họ thấy lời Chúa được truyền bá nhờ giảng dạy và làm chứng (xem Cv 6:7). Ở đây, ta có thể nghĩ riêng tới cuộc đời của Tông Đồ Phaolô, người được chiếm cứ hoàn toàn bởi Chúa (xem Pl 3:12) - “Không còn phải là tôi sống nữa, mà là Chúa Kitô sống trong tôi” (Gl 2:20) - và bởi sứ mạng của Người: “vô phúc cho tôi nếu tôi không công bố Tin Mừng!” (1 Cor 9:16). Thánh Phaolô biết rõ rằng điều được mạc khải nơi Chúa Kitô thực là ơn cứu rỗi cho mọi người, giải phóng họ khỏi ách nô lệ tội lỗi hầu được hưởng tự do dành cho con cái Thiên Chúa. Điều được Giáo Hội công bố cho thế giới chính là Lời của Hy Vọng (xem 1 Pr 3:15); để có thể sống trọn vẹn từng giây phút, con người cần “niềm hy vọng lớn lao” vốn là “Thiên Chúa, Đấng có khuôn mặt con người và đã “yêu ta đến tận cùng’ (Ga 13:1)” (311). Đó là lý do tại sao Giáo Hội, tự bản chất, vốn có tính truyền giáo. Ta không thể giữ riêng cho ta các lời có sự sống đời đời từng được ban cho ta nhờ cuộc gặp gỡ của ta với Chúa Giêsu Kitô: chúng được dự kiến dành cho mọi người, mọi người đàn ông và mọi người đàn bà. Mọi người ngày nay, bất luận biết hay không biết, đều cần sứ điệp này. Cũng như vào thời tiên tri Amos, xin Chúa làm trổ sinh giữa chúng ta lòng thèm khát lời Chúa (xem Am 8:11). Trách nhiệm của chúng ta là phải nhờ ơn Chúa, chuyển giao cho người khác điều chính chúng ta đã tiếp nhận được.
Lời Chúa là nguồn suối sứ mệnh của Giáo Hội
Thượng Hội Đồng đã mạnh mẽ tái khẳng định nhu cầu phải có một cuộc canh tân trong Giáo Hội đối với ý thức truyền giáo vốn có nơi Dân Chúa từ buổi đầu. Các Kitô hữu đầu tiên đã coi việc giảng giải có tính truyền giáo của họ như một cấp thiết bắt nguồn từ chính bản chất đức tin của họ: Thiên Chúa mà họ tin chính là Thiên Chúa của mọi người, Thiên Chúa duy nhất chân thật, Đấng đã tự mạc khải trong lịch sử Israel và sau cùng nơi Con Một của Người. Như thế, Con Một này đã đưa ra lời đáp trả mà mọi con người, cả nam lẫn nữ, vốn chờ mong trong hữu thể sâu thẳm của họ. Các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi cảm thấy rằng đức tin của họ không phải là thành phần của một truyền thống văn hóa đặc thù, khác biệt từ dân tộc này qua dân tộc khác, nhưng thay vào đó, nó thuộc lãnh vực chân lý, là điều liên quan đến mọi người như nhau.
Một lần nữa, cũng chính Thánh Phaolô đã dùng cả đời mình mà làm sáng tỏ ý nghĩa của sứ mệnh Kitô Giáo và tính phổ quát nền tảng của nó. Ở đây, ta có thể nghĩ tới đoạn Sách Tông Đồ Công Vụ liên quan tới Hội Đồng Arêôpagô ở Athêna (xem 17:16-34). Vị Tông Đồ Dân Ngoại mở cuộc đối thoại với nhiều người thuộc các nền văn hóa khác nhau vì ngài ý thức rõ rằng mầu nhiệm Thiên Chúa, Đấng ai cũng biết nhưng không biết rõ, Đấng mọi người đều biết, nhưng biết một cách mù mờ, thực sự đã được mạc khải trong lịch sử: “Đấng quí vị không biết mà vẫn tôn thờ, thì tôi xin rao giảng cho quí vị” (Cv 17:23). Trên thực tế, sự mới mẻ trong lời công bố của Kitô Giáo là thế này ta có thể nói với mọi dân tộc: “Thiên Chúa đã tự tỏ mình ra. Bằng người thật. Và giờ đây, đường dẫn tới Người đã được mở ra. Tính mới lạ của sứ điệp Kitô Giáo không hệ ở một ý niệm mà là một sự kiện: Thiên Chúa đã tự tỏ mình ra” (312).
Lời Chúa và Nước Chúa
Thành thử, không nên coi sứ mệnh của Giáo Hội như một yếu tố tùy thích hay phụ thuộc trong đời sống Giáo Hội. Đúng hơn, nó hàm nghĩa để cho Chúa Thánh Thần hội nhập ta vào chính Chúa Kitô và do đó, chia sẻ cùng một sứ mệnh riêng của Người: “Như Cha Ta đã sai Ta, Ta cũng sai các con đi” (Ga 20:21) để chia sẻ lời Chúa bằng trọn cả đời sống ta. Chính lời Chúa đang thúc đẩy ta hướng về anh chị em chúng ta: chính lời Chúa đang soi sáng, thanh tẩy, làm ta hồi tâm; ta chỉ là đầy tớ của nó.
Như thế, ta cần khám phá ra như mới tính khẩn trương và vẻ đẹp của việc công bố lời Chúa cho Nước Chúa hiện đến, Nước mà chính Chúa Kitô đã rao giảng. Nhờ thế, ta càng hiểu rõ hơn điều, mà các Giáo Phụ biết rất rõ, là việc công bố Lời Chúa lấy Nước Chúa làm nội dung (xem Mc 1:14-15), Nước mà theo thuật ngữ đáng ghi nhớ của Origen (313), vốn là chính con người Chúa Giêsu (Autobasileia). Người ban tặng sự cứu rỗi cho mọi người thuộc mọi thời đại. Tất cả chúng ta đều nhìn nhận ánh sáng Chúa Kitô cần chiếu rọi đến bao nhiêu mọi lãnh vực của đời sống con người: gia đình, trường học, văn hóa, việc làm, việc giải trí và nhiều khía cạnh khác của đời sống xã hội (314). Đây không hẳn là vấn đề rao giảng lời an ủi, mà đúng hơn là lời làm gián đoạn, là lời mời gọi người ta trở lại và là lời mở lối cho cuộc gặp gỡ với Đấng mà nhờ Người một nhân loại mới đang nở hoa.
Mọi người đã rửa tội đều có trách nhiệm đối với việc công bố này
Vì toàn Dân Chúa đều là người được “sai” đi, nên Thượng Hội Đồng tái khẳng định rằng “sứ mệnh công bố lời Chúa là trách nhiệm của mọi môn đệ Chúa Giêsu Kitô căn cứ vào Phép Rửa của họ” (315). Không một người tin Chúa Kitô nào lại có thể cảm thấy mình được miễn chuẩn khỏi trách nhiệm này, một trách nhiệm vốn phát sinh từ sự kiện ta thuộc về Nhiệm Thể Chúa Kitô một cách bí tích. Phải làm sống lại một ý thức về điều ấy trong mọi gia đình, mọi giáo xứ, cộng đoàn, hiệp hội và phong trào trong Giáo Hội. Như thế, trong tư cách một mầu nhiệm hiệp thông, Giáo Hội hoàn toàn có tính truyền giáo và tùy theo bậc sống riêng của mình, mọi người đều được kêu gọi đóng góp rõ ràng vào việc công bố Chúa Kitô.
Phù hợp với sứ mệnh đặc thù của mình, các giám mục và linh mục là những người đầu tiên được kêu gọi sống một cuộc sống hoàn toàn phục vụ lời Chúa, công bố Tin Mừng, cử hành các bí tích và đào tạo tín hữu trong việc nhận thức Thánh Kinh một cách chân chính. Các phó tế cũng phải cảm thấy mình được kêu gọi hợp tác vào trách vụ phúc âm hóa này, phù hợp với sứ mệnh riêng của họ.
Trong suốt lịch sử Giáo Hội, lối sống thánh hiến vốn nổi bật trong việc minh nhiên đảm nhiệm trách vụ công bố và rao giảng lời Chúa trong công tác missio ad gentes (sai đi tới các dân tộc, tức truyền giáo) và trong nhiều hoàn cảnh hết sức khó khăn, đã luôn sẵn sàng thích ứng với các tình thế mới cũng như can đảm và mạnh dạn tiến bước vào những con đường mới mẻ để đương đầu với các thách đố mới nhằm công bố lời Chúa cách hữu hiệu (316).
Giáo dân cũng được kêu gọi thực thi vai trò tiên tri riêng của mình, một vai trò phát sinh trực tiếp từ Phép Rửa của họ, và làm chứng cho Tin Mừng trong đời sống hàng ngày, nơi họ sinh sống. Về phương diện này, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng bày tỏ “lòng quí mến, biết ơn và khích lệ lớn lao nhất đối với công tác phục vụ việc phúc âm hóa mà rất nhiều tín hữu giáo dân, nhất là nữ giới nói riêng, đang cung cấp một cách quảng đại và đầy dấn thân trong các cộng đoàn của họ trên khắp thế giới, theo gương Thánh Nữ Maria Mađalêna, chứng nhân đầu hết của niềm vui Phục Sinh” (317). Thượng Hội Đồng cũng nhìn nhận với lòng biết ơn các phong trào trong Giáo Hội và nhiều cộng đoàn mới mẻ đang là một lực lượng lớn lao cho việc phúc âm hóa trong thời đại ta và là một động viên lớn cho việc khai triển thêm nhiều cách mới để công bố Tin Mừng (318).
Sự cần thiết của truyền giáo ( "missio ad gentes")
Khi kêu gọi mọi tín hữu công bố lời Chúa, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng tái khẳng định nhu cầu cần có dấn thân dứt khoát vào việc truyền giáo, cả trong thời đại ta nữa. Giáo Hội không thể nào tự giới hạn công tác mục vụ của mình vào việc chỉ chăm sóc những người đã biết Tin Mừng của Chúa Kitô rồi. Việc vươn tay ra truyền giáo là dấu chỉ rõ ràng một cộng đoàn Giáo Hội nào đó đã trưởng thành. Các Nghị Phụ cũng nhấn mạnh rằng lời Chúa là sự thật cứu rỗi mà mọi người thuộc mọi thời đại cần được nghe. Vì lý do đó, nó cần được minh nhiên công bố. Giáo Hội phải ra đi để gặp mỗi người trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần (xem 1 Cor 2:5) và tiếp tục việc bênh vực có tính tiên tri đối với quyền và sự tự do được nghe lời Chúa của người ta, trong khi vẫn không ngừng tìm ra những phương cách hữu hiệu nhất để công bố lời Chúa, dù liều mình bị bách hại” (319). Giáo Hội cảm thấy có bổn phận phải công bố cho mọi người nam nữ lời cứu rỗi (xem Rm 1:14).
Việc công bố và việc tân phúc âm hóa
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, khi tiếp nhận các lời có tính tiên tri của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI trong Tông Huấn Evangelii Nuntiandi, đã có nhiều cách khác nhau để nhắc nhở tín hữu nhớ tới nhu cầu phải có một mùa truyền giáo mới cho toàn thể Dân Chúa (320). Ở bình minh thiên niên kỷ thứ ba, không những vẫn còn nhiều người chưa biết Tin Mừng, nhưng ngay cả một số đông Kitô hữu vẫn cần lời Chúa một lần nữa được công bố một cách đầy thuyết phục cho họ, để họ cảm nhận được một cách cụ thể sức mạnh của Tin Mừng. Nhiều anh chị em của ta “đã được rửa tội, nhưng chưa được phúc âm hóa một cách tạm đủ” (321). Trong nhiều trường hợp, có những dân tộc có thời rất phong phú về đức tin và ơn gọi, nhưng nay đang mất dần căn tính của mình vì ảnh hưởng của nền văn hóa bị thế tục hóa (322). Nhu cầu tân phúc âm hóa, một nhu cầu mà vị Tiền Nhiệm đáng kính của tôi cảm nhận một cách sâu xa, cần được tái khẳng định một cách dũng cảm, trong niềm chắc chắn rằng lời Chúa là lời hữu hiệu. Vốn chắc chắn về lòng trung thành với Chúa của mình, Giáo Hội không bao giờ mỏi mệt trong việc công bố tin mừng của Phúc Âm và mời gọi mọi Kitô hữu khám phá như mới sự quyến rũ trong việc theo chân Chúa Kitô.
Lời Chúa và chứng nhân Kitô hữu
Các chân trời mênh mông trong sứ mệnh của Giáo Hội và sự phức tạp trong tình hình ngày nay đòi phải có những cách thế mới để thông truyền lời Chúa cách hữu hiệu. Chúa Thánh Thần, Đấng chủ đạo của mọi việc phúc âm hóa, luôn hướng dẫn Giáo Hội của Chúa Kitô trong hoạt động này. Ấy thế nhưng, điều quan trọng là mọi hình thức công bố, trước nhất, phải ghi nhớ mối tương quan nội tại giữa việc thông truyền lời Chúa và việc làm chứng của Kitô hữu. Tính khả tín của việc công bố của ta tùy thuộc điều ấy. Một đàng, lời Chúa phải thông truyền mọi điều chính Chúa đã nói với ta. Đàng khác, điều không thể nào miễn chước được là bằng việc làm chứng, ta phải làm cho lời kia được khả tín, kẻo nó chỉ xuất hiện như một thứ triết lý đẹp đẽ hay một điều không tưởng, thay vì là một thực tại có thể sống và ban sự sống. Tính hỗ tương giữa lời Chúa và việc làm chứng này phản ảnh cách thế Thiên Chúa dùng để tự thông truyền chính mình qua việc nhập thể của Lời Người. Lời Chúa đến với mọi người “qua cuộc gặp gỡ và làm chứng chân chính của người trưởng thành, qua ảnh hưởng tích cực của bạn bè và trong tình đồng hành của cộng đoàn Giáo Hội” (324).
Có một tương quan gần gũi giữa lời chứng của Sách Thánh, trong tư cách tự chứng thực lời Chúa, và việc làm chứng bằng đời sống các tín hữu. Điều này bao hàm và dẫn tới điều kia. Việc làm chứng của Kitô hữu thông truyền lời đã được chứng thực trong Sách Thánh. Về phần mình, Sách Thánh giải thích việc làm chứng mà Kitô hữu được mời gọi đưa ra bằng chính cuộc sống họ. Những ai gặp được các chứng nhân khả tín của Tin Mừng như thế sẽ hiểu được rằng lời Chúa hữu hiệu biết bao đối với những ai tiếp nhận nó.
Trong hành động qua lại giữa chứng nhân và lời Chúa, ta hiểu được điều Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã viết trong Tông Huấn Evangelii Nuntiandi. Trách nhiệm của ta không giới hạn vào việc gợi ra các giá trị chung cho thế giới; đúng hơn, ta cần tiến tới chỗ minh nhiên công bố lời Chúa. Chỉ bằng cách đó, ta mới trung thành với mệnh lệnh của Chúa Kitô: “Tin Mừng được các chứng nhân bằng đời sống công bố chẳng chóng thì chày cũng phải được lời của sự sống công bố. Không có việc phúc âm hóa thực sự nếu thánh danh, giáo huấn, cuộc đời, các lời hứa, Vương Quốc và mầu nhiệm Chúa Giêsu Thành Nadarét, Con Thiên Chúa, không được công bố” (325).
Sự kiện việc công bố lời Chúa đòi phải có sự làm chứng bằng đời sống là một dữ kiện vốn hiện diện một cách rõ ràng trong ý thức Kitô hữu từ buổi đầu. Chính Chúa Kitô đã là một chứng nhân trung thành và chân thực (xem Cv 1:5; 3:14), chính Người đã làm chứng cho Sự Thật (xem Ga 18:37). Ở đây, tôi muốn nhắc lại man vàn chứng từ mà chúng ta đã có hồng ân nghe được trong suốt cuộc họp của Thượng Hội Đồng. Chúng ta hết sức cảm động được nghe các câu truyện của những người sống đức tin của mình và làm chứng một cách xuất sắc cho Tin Mừng dù dưới các chế độ thù nghịch với Kitô Giáo hay trong các tình thế bị bách hại. Không hoàn cảnh nào như thế làm ta sợ hãi. Chính Chúa Giêsu đã nói cùng các môn đệ của Người: “Tôi tớ không lớn hơn chủ mình. Nếu họ bách hại Thầy, họ cũng sẽ bách hại các con” (Ga 15:20). Vì lý do này, tôi muốn cùng với toàn hể Giáo Hội dâng lên Thiên Chúa một ca khúc ngượi khen vì chứng tá của nhiều anh chị em chúng ta, những người, ngay trong thời đại ta, đã hiến mạng sống mình để thông truyền sự thật về tình yêu Thiên Chúa từng được mạc khải cho ta trong Chúa Kitô chịu đóng đinh và đã sống lại. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn của toàn thể Giáo Hội đối với các Kitô hữu đã không lùi bước trước trở ngại và cả bách hại nữa vì Tin Mừng. Tôi cũng ôm hôn với tình âu yếm anh em sâu đậm các tín hữu của mọi cộng đồng Kitô Giáo, nhất là tại Á Châu và Phi Châu, những người hiện đang liều mạng sống của mình hay kỳ thị xã hội vì đức tin của mình. Ở đây, ta gặp tinh thần đích thực của Tin Mừng, một tinh thần từng công bố là hạnh phúc bất cứ ai chịu bách hại vì danh Chúa Giêsu Kitô (xem Mt 5:11). Làm thế rồi, một lần nữa chúng ta kêu gọi chính phủ các quốc gia hãy bảo đảm nền tự do lương tâm và nền tự do tôn giáo, cũng như khả năng được phát biểu đức tin của người ta cách công khai (326).
"Chưa có ai thấy Thiên Chúa bao giờ. Chính Con Một vốn là Thiên Chúa, Đấng ở gần tâm hồn Chúa Cha, đã tỏ cho chúng ta biết Người”(Ga 1:18)
Sứ Mệnh của Giáo Hội: Công Bố Lời Chúa cho Thế Giới
Lời Chúa đến từ Chúa Cha và trở về cùng Chúa Cha
Thánh Gioan đã phát biểu một cách mạnh mẽ sự nghịch lý căn bản trong đức tin của Giáo Hội. Một đàng, ngài nói rằng “chưa có ai thấy Thiên Chúa bao giờ” (Ga 1:18; xem 1 Ga 4:12). Trí tưởng tượng của ta, các ý niệm của ta hay ngôn từ của ta không hề bao giờ xác định được hay nắm được thực tại vô biên của Đấng Tối Cao. Người luôn luôn là Deus semper maior (Thiên Chúa luôn luôn cao cả). Ấy thế nhưng, Thánh Gioan cũng bảo ta rằng Ngôi Lời quả thực đã “trở nên xác phàm” (Ga 1:14). Con Một duy nhất, Đấng hằng ở với Chúa Cha, đã tỏ cho chúng ta biết Thiên Chúa, Đấng “chưa có ai thấy bao giờ” (Ga 1:18). Chúa Giêsu Kitô đến với chúng ta “đầy tràn ân sủng và sự thật” (Ga 1:14), để ban cho chúng ta các hồng ân ấy (xem Ga 1:17); và “từ nguồn viên mãn của Người, ta nhận được hết ơn này đến ơn khác” (Ga 1:16). Trong Tự Ngôn Tin Mừng của mình, Thánh Gioan đã chiêm ngưỡng Ngôi Lời từ lúc ở với Thiên Chúa cho tới khi trở nên xác phàm và trở về cùng Chúa Cha với nhân tính của chúng ta, mà Người đã mặc lấy mãi mãi. Trong việc từ Thiên Chúa mà đến và trở về cùng Thiên Chúa này (xem Ga 13:3; 16;28; 17:8, 10), Chúa Kitô được trình bày như Đấng “nói với ta” về Thiên Chúa (xem Ga 1:18). Thực vậy, như Thánh Irênê thành Lyons từng nói, Chúa Con “là Đấng mạc khải Chúa Cha” (310). Có thể nói rằng Chúa Giêsu thành Nadarét là “người chú giải” Thiên Chúa, Đấng “chưa ai thấy bao giờ”. “Người là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình” (Cl 1:15). Ở đây, ta thấy ứng nghiệm lời tiên tri Isaia về tính đầy hiệu quả của lời Chúa: như mưa và tuyết từ trời rơi xuống để tưới và làm cho trái đất ra mầu mỡ, lời Chúa cũng thế “sẽ không tay không trở về với Ta, nhưng sẽ hoàn thành điều Ta dự trù, và sẽ thịnh nở trong điều vì đó ta đã gửi lời ấy đến” (xem Is 55:10 và tiếp theo). Chúa Giêsu Kitô là chính lời dứt khoát và có hiệu quả ấy, một lời đã đến từ Chúa Cha và trở về cùng Người, hoàn toàn thực hiện được ý Người trong thế giới.
Công bố cho thế giới “Lời” của hy vọng
Lời Chúa đã ban xuống trên ta sự sống Thiên Chúa, một sự sống đã hiển dung khuôn mặt thế giới, làm mọi sự nên mới (xem Kh 21:5). Lời của Người làm ta dấn thân không phải chỉ như người nghe mạc khải Thiên Chúa, mà còn là sứ giả của nó nữa. Đấng Chúa Cha đã sai đến để thực hiện ý của Người (xem Ga 5:36-38; 6:38-40; 7:16-18) lôi kéo chúng ta tới Người và làm chúng ta thành một thành phần trong cuộc sống và sứ vụ của Người. Thần Khí Đấng Phuc Sinh ban cho ta sức mạnh để công bố lời Chúa khắp nơi bằng chính chứng tá cuộc sống chúng ta. Điều này đã được cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên cảm nghiệm, họ thấy lời Chúa được truyền bá nhờ giảng dạy và làm chứng (xem Cv 6:7). Ở đây, ta có thể nghĩ riêng tới cuộc đời của Tông Đồ Phaolô, người được chiếm cứ hoàn toàn bởi Chúa (xem Pl 3:12) - “Không còn phải là tôi sống nữa, mà là Chúa Kitô sống trong tôi” (Gl 2:20) - và bởi sứ mạng của Người: “vô phúc cho tôi nếu tôi không công bố Tin Mừng!” (1 Cor 9:16). Thánh Phaolô biết rõ rằng điều được mạc khải nơi Chúa Kitô thực là ơn cứu rỗi cho mọi người, giải phóng họ khỏi ách nô lệ tội lỗi hầu được hưởng tự do dành cho con cái Thiên Chúa. Điều được Giáo Hội công bố cho thế giới chính là Lời của Hy Vọng (xem 1 Pr 3:15); để có thể sống trọn vẹn từng giây phút, con người cần “niềm hy vọng lớn lao” vốn là “Thiên Chúa, Đấng có khuôn mặt con người và đã “yêu ta đến tận cùng’ (Ga 13:1)” (311). Đó là lý do tại sao Giáo Hội, tự bản chất, vốn có tính truyền giáo. Ta không thể giữ riêng cho ta các lời có sự sống đời đời từng được ban cho ta nhờ cuộc gặp gỡ của ta với Chúa Giêsu Kitô: chúng được dự kiến dành cho mọi người, mọi người đàn ông và mọi người đàn bà. Mọi người ngày nay, bất luận biết hay không biết, đều cần sứ điệp này. Cũng như vào thời tiên tri Amos, xin Chúa làm trổ sinh giữa chúng ta lòng thèm khát lời Chúa (xem Am 8:11). Trách nhiệm của chúng ta là phải nhờ ơn Chúa, chuyển giao cho người khác điều chính chúng ta đã tiếp nhận được.
Lời Chúa là nguồn suối sứ mệnh của Giáo Hội
Thượng Hội Đồng đã mạnh mẽ tái khẳng định nhu cầu phải có một cuộc canh tân trong Giáo Hội đối với ý thức truyền giáo vốn có nơi Dân Chúa từ buổi đầu. Các Kitô hữu đầu tiên đã coi việc giảng giải có tính truyền giáo của họ như một cấp thiết bắt nguồn từ chính bản chất đức tin của họ: Thiên Chúa mà họ tin chính là Thiên Chúa của mọi người, Thiên Chúa duy nhất chân thật, Đấng đã tự mạc khải trong lịch sử Israel và sau cùng nơi Con Một của Người. Như thế, Con Một này đã đưa ra lời đáp trả mà mọi con người, cả nam lẫn nữ, vốn chờ mong trong hữu thể sâu thẳm của họ. Các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi cảm thấy rằng đức tin của họ không phải là thành phần của một truyền thống văn hóa đặc thù, khác biệt từ dân tộc này qua dân tộc khác, nhưng thay vào đó, nó thuộc lãnh vực chân lý, là điều liên quan đến mọi người như nhau.
Một lần nữa, cũng chính Thánh Phaolô đã dùng cả đời mình mà làm sáng tỏ ý nghĩa của sứ mệnh Kitô Giáo và tính phổ quát nền tảng của nó. Ở đây, ta có thể nghĩ tới đoạn Sách Tông Đồ Công Vụ liên quan tới Hội Đồng Arêôpagô ở Athêna (xem 17:16-34). Vị Tông Đồ Dân Ngoại mở cuộc đối thoại với nhiều người thuộc các nền văn hóa khác nhau vì ngài ý thức rõ rằng mầu nhiệm Thiên Chúa, Đấng ai cũng biết nhưng không biết rõ, Đấng mọi người đều biết, nhưng biết một cách mù mờ, thực sự đã được mạc khải trong lịch sử: “Đấng quí vị không biết mà vẫn tôn thờ, thì tôi xin rao giảng cho quí vị” (Cv 17:23). Trên thực tế, sự mới mẻ trong lời công bố của Kitô Giáo là thế này ta có thể nói với mọi dân tộc: “Thiên Chúa đã tự tỏ mình ra. Bằng người thật. Và giờ đây, đường dẫn tới Người đã được mở ra. Tính mới lạ của sứ điệp Kitô Giáo không hệ ở một ý niệm mà là một sự kiện: Thiên Chúa đã tự tỏ mình ra” (312).
Lời Chúa và Nước Chúa
Thành thử, không nên coi sứ mệnh của Giáo Hội như một yếu tố tùy thích hay phụ thuộc trong đời sống Giáo Hội. Đúng hơn, nó hàm nghĩa để cho Chúa Thánh Thần hội nhập ta vào chính Chúa Kitô và do đó, chia sẻ cùng một sứ mệnh riêng của Người: “Như Cha Ta đã sai Ta, Ta cũng sai các con đi” (Ga 20:21) để chia sẻ lời Chúa bằng trọn cả đời sống ta. Chính lời Chúa đang thúc đẩy ta hướng về anh chị em chúng ta: chính lời Chúa đang soi sáng, thanh tẩy, làm ta hồi tâm; ta chỉ là đầy tớ của nó.
Như thế, ta cần khám phá ra như mới tính khẩn trương và vẻ đẹp của việc công bố lời Chúa cho Nước Chúa hiện đến, Nước mà chính Chúa Kitô đã rao giảng. Nhờ thế, ta càng hiểu rõ hơn điều, mà các Giáo Phụ biết rất rõ, là việc công bố Lời Chúa lấy Nước Chúa làm nội dung (xem Mc 1:14-15), Nước mà theo thuật ngữ đáng ghi nhớ của Origen (313), vốn là chính con người Chúa Giêsu (Autobasileia). Người ban tặng sự cứu rỗi cho mọi người thuộc mọi thời đại. Tất cả chúng ta đều nhìn nhận ánh sáng Chúa Kitô cần chiếu rọi đến bao nhiêu mọi lãnh vực của đời sống con người: gia đình, trường học, văn hóa, việc làm, việc giải trí và nhiều khía cạnh khác của đời sống xã hội (314). Đây không hẳn là vấn đề rao giảng lời an ủi, mà đúng hơn là lời làm gián đoạn, là lời mời gọi người ta trở lại và là lời mở lối cho cuộc gặp gỡ với Đấng mà nhờ Người một nhân loại mới đang nở hoa.
Mọi người đã rửa tội đều có trách nhiệm đối với việc công bố này
Vì toàn Dân Chúa đều là người được “sai” đi, nên Thượng Hội Đồng tái khẳng định rằng “sứ mệnh công bố lời Chúa là trách nhiệm của mọi môn đệ Chúa Giêsu Kitô căn cứ vào Phép Rửa của họ” (315). Không một người tin Chúa Kitô nào lại có thể cảm thấy mình được miễn chuẩn khỏi trách nhiệm này, một trách nhiệm vốn phát sinh từ sự kiện ta thuộc về Nhiệm Thể Chúa Kitô một cách bí tích. Phải làm sống lại một ý thức về điều ấy trong mọi gia đình, mọi giáo xứ, cộng đoàn, hiệp hội và phong trào trong Giáo Hội. Như thế, trong tư cách một mầu nhiệm hiệp thông, Giáo Hội hoàn toàn có tính truyền giáo và tùy theo bậc sống riêng của mình, mọi người đều được kêu gọi đóng góp rõ ràng vào việc công bố Chúa Kitô.
Phù hợp với sứ mệnh đặc thù của mình, các giám mục và linh mục là những người đầu tiên được kêu gọi sống một cuộc sống hoàn toàn phục vụ lời Chúa, công bố Tin Mừng, cử hành các bí tích và đào tạo tín hữu trong việc nhận thức Thánh Kinh một cách chân chính. Các phó tế cũng phải cảm thấy mình được kêu gọi hợp tác vào trách vụ phúc âm hóa này, phù hợp với sứ mệnh riêng của họ.
Trong suốt lịch sử Giáo Hội, lối sống thánh hiến vốn nổi bật trong việc minh nhiên đảm nhiệm trách vụ công bố và rao giảng lời Chúa trong công tác missio ad gentes (sai đi tới các dân tộc, tức truyền giáo) và trong nhiều hoàn cảnh hết sức khó khăn, đã luôn sẵn sàng thích ứng với các tình thế mới cũng như can đảm và mạnh dạn tiến bước vào những con đường mới mẻ để đương đầu với các thách đố mới nhằm công bố lời Chúa cách hữu hiệu (316).
Giáo dân cũng được kêu gọi thực thi vai trò tiên tri riêng của mình, một vai trò phát sinh trực tiếp từ Phép Rửa của họ, và làm chứng cho Tin Mừng trong đời sống hàng ngày, nơi họ sinh sống. Về phương diện này, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng bày tỏ “lòng quí mến, biết ơn và khích lệ lớn lao nhất đối với công tác phục vụ việc phúc âm hóa mà rất nhiều tín hữu giáo dân, nhất là nữ giới nói riêng, đang cung cấp một cách quảng đại và đầy dấn thân trong các cộng đoàn của họ trên khắp thế giới, theo gương Thánh Nữ Maria Mađalêna, chứng nhân đầu hết của niềm vui Phục Sinh” (317). Thượng Hội Đồng cũng nhìn nhận với lòng biết ơn các phong trào trong Giáo Hội và nhiều cộng đoàn mới mẻ đang là một lực lượng lớn lao cho việc phúc âm hóa trong thời đại ta và là một động viên lớn cho việc khai triển thêm nhiều cách mới để công bố Tin Mừng (318).
Sự cần thiết của truyền giáo ( "missio ad gentes")
Khi kêu gọi mọi tín hữu công bố lời Chúa, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng tái khẳng định nhu cầu cần có dấn thân dứt khoát vào việc truyền giáo, cả trong thời đại ta nữa. Giáo Hội không thể nào tự giới hạn công tác mục vụ của mình vào việc chỉ chăm sóc những người đã biết Tin Mừng của Chúa Kitô rồi. Việc vươn tay ra truyền giáo là dấu chỉ rõ ràng một cộng đoàn Giáo Hội nào đó đã trưởng thành. Các Nghị Phụ cũng nhấn mạnh rằng lời Chúa là sự thật cứu rỗi mà mọi người thuộc mọi thời đại cần được nghe. Vì lý do đó, nó cần được minh nhiên công bố. Giáo Hội phải ra đi để gặp mỗi người trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần (xem 1 Cor 2:5) và tiếp tục việc bênh vực có tính tiên tri đối với quyền và sự tự do được nghe lời Chúa của người ta, trong khi vẫn không ngừng tìm ra những phương cách hữu hiệu nhất để công bố lời Chúa, dù liều mình bị bách hại” (319). Giáo Hội cảm thấy có bổn phận phải công bố cho mọi người nam nữ lời cứu rỗi (xem Rm 1:14).
Việc công bố và việc tân phúc âm hóa
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, khi tiếp nhận các lời có tính tiên tri của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI trong Tông Huấn Evangelii Nuntiandi, đã có nhiều cách khác nhau để nhắc nhở tín hữu nhớ tới nhu cầu phải có một mùa truyền giáo mới cho toàn thể Dân Chúa (320). Ở bình minh thiên niên kỷ thứ ba, không những vẫn còn nhiều người chưa biết Tin Mừng, nhưng ngay cả một số đông Kitô hữu vẫn cần lời Chúa một lần nữa được công bố một cách đầy thuyết phục cho họ, để họ cảm nhận được một cách cụ thể sức mạnh của Tin Mừng. Nhiều anh chị em của ta “đã được rửa tội, nhưng chưa được phúc âm hóa một cách tạm đủ” (321). Trong nhiều trường hợp, có những dân tộc có thời rất phong phú về đức tin và ơn gọi, nhưng nay đang mất dần căn tính của mình vì ảnh hưởng của nền văn hóa bị thế tục hóa (322). Nhu cầu tân phúc âm hóa, một nhu cầu mà vị Tiền Nhiệm đáng kính của tôi cảm nhận một cách sâu xa, cần được tái khẳng định một cách dũng cảm, trong niềm chắc chắn rằng lời Chúa là lời hữu hiệu. Vốn chắc chắn về lòng trung thành với Chúa của mình, Giáo Hội không bao giờ mỏi mệt trong việc công bố tin mừng của Phúc Âm và mời gọi mọi Kitô hữu khám phá như mới sự quyến rũ trong việc theo chân Chúa Kitô.
Lời Chúa và chứng nhân Kitô hữu
Các chân trời mênh mông trong sứ mệnh của Giáo Hội và sự phức tạp trong tình hình ngày nay đòi phải có những cách thế mới để thông truyền lời Chúa cách hữu hiệu. Chúa Thánh Thần, Đấng chủ đạo của mọi việc phúc âm hóa, luôn hướng dẫn Giáo Hội của Chúa Kitô trong hoạt động này. Ấy thế nhưng, điều quan trọng là mọi hình thức công bố, trước nhất, phải ghi nhớ mối tương quan nội tại giữa việc thông truyền lời Chúa và việc làm chứng của Kitô hữu. Tính khả tín của việc công bố của ta tùy thuộc điều ấy. Một đàng, lời Chúa phải thông truyền mọi điều chính Chúa đã nói với ta. Đàng khác, điều không thể nào miễn chước được là bằng việc làm chứng, ta phải làm cho lời kia được khả tín, kẻo nó chỉ xuất hiện như một thứ triết lý đẹp đẽ hay một điều không tưởng, thay vì là một thực tại có thể sống và ban sự sống. Tính hỗ tương giữa lời Chúa và việc làm chứng này phản ảnh cách thế Thiên Chúa dùng để tự thông truyền chính mình qua việc nhập thể của Lời Người. Lời Chúa đến với mọi người “qua cuộc gặp gỡ và làm chứng chân chính của người trưởng thành, qua ảnh hưởng tích cực của bạn bè và trong tình đồng hành của cộng đoàn Giáo Hội” (324).
Có một tương quan gần gũi giữa lời chứng của Sách Thánh, trong tư cách tự chứng thực lời Chúa, và việc làm chứng bằng đời sống các tín hữu. Điều này bao hàm và dẫn tới điều kia. Việc làm chứng của Kitô hữu thông truyền lời đã được chứng thực trong Sách Thánh. Về phần mình, Sách Thánh giải thích việc làm chứng mà Kitô hữu được mời gọi đưa ra bằng chính cuộc sống họ. Những ai gặp được các chứng nhân khả tín của Tin Mừng như thế sẽ hiểu được rằng lời Chúa hữu hiệu biết bao đối với những ai tiếp nhận nó.
Trong hành động qua lại giữa chứng nhân và lời Chúa, ta hiểu được điều Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã viết trong Tông Huấn Evangelii Nuntiandi. Trách nhiệm của ta không giới hạn vào việc gợi ra các giá trị chung cho thế giới; đúng hơn, ta cần tiến tới chỗ minh nhiên công bố lời Chúa. Chỉ bằng cách đó, ta mới trung thành với mệnh lệnh của Chúa Kitô: “Tin Mừng được các chứng nhân bằng đời sống công bố chẳng chóng thì chày cũng phải được lời của sự sống công bố. Không có việc phúc âm hóa thực sự nếu thánh danh, giáo huấn, cuộc đời, các lời hứa, Vương Quốc và mầu nhiệm Chúa Giêsu Thành Nadarét, Con Thiên Chúa, không được công bố” (325).
Sự kiện việc công bố lời Chúa đòi phải có sự làm chứng bằng đời sống là một dữ kiện vốn hiện diện một cách rõ ràng trong ý thức Kitô hữu từ buổi đầu. Chính Chúa Kitô đã là một chứng nhân trung thành và chân thực (xem Cv 1:5; 3:14), chính Người đã làm chứng cho Sự Thật (xem Ga 18:37). Ở đây, tôi muốn nhắc lại man vàn chứng từ mà chúng ta đã có hồng ân nghe được trong suốt cuộc họp của Thượng Hội Đồng. Chúng ta hết sức cảm động được nghe các câu truyện của những người sống đức tin của mình và làm chứng một cách xuất sắc cho Tin Mừng dù dưới các chế độ thù nghịch với Kitô Giáo hay trong các tình thế bị bách hại. Không hoàn cảnh nào như thế làm ta sợ hãi. Chính Chúa Giêsu đã nói cùng các môn đệ của Người: “Tôi tớ không lớn hơn chủ mình. Nếu họ bách hại Thầy, họ cũng sẽ bách hại các con” (Ga 15:20). Vì lý do này, tôi muốn cùng với toàn hể Giáo Hội dâng lên Thiên Chúa một ca khúc ngượi khen vì chứng tá của nhiều anh chị em chúng ta, những người, ngay trong thời đại ta, đã hiến mạng sống mình để thông truyền sự thật về tình yêu Thiên Chúa từng được mạc khải cho ta trong Chúa Kitô chịu đóng đinh và đã sống lại. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn của toàn thể Giáo Hội đối với các Kitô hữu đã không lùi bước trước trở ngại và cả bách hại nữa vì Tin Mừng. Tôi cũng ôm hôn với tình âu yếm anh em sâu đậm các tín hữu của mọi cộng đồng Kitô Giáo, nhất là tại Á Châu và Phi Châu, những người hiện đang liều mạng sống của mình hay kỳ thị xã hội vì đức tin của mình. Ở đây, ta gặp tinh thần đích thực của Tin Mừng, một tinh thần từng công bố là hạnh phúc bất cứ ai chịu bách hại vì danh Chúa Giêsu Kitô (xem Mt 5:11). Làm thế rồi, một lần nữa chúng ta kêu gọi chính phủ các quốc gia hãy bảo đảm nền tự do lương tâm và nền tự do tôn giáo, cũng như khả năng được phát biểu đức tin của người ta cách công khai (326).
Đêm canh thức cầu nguyện vì sự sống
Liên Đoàn
23:18 26/11/2010
Thứ Bẩy, ngày 27 tháng 11, Năm 2010 Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI sẽ khai mạc năm phụng vụ mới bằng việc cử hành Canh Thức Cầu Nguyện cho Mọi Trẻ Sơ Sinh (A Vigil for All Nascent Human Life) tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Đức Thánh Cha yêu cầu “tất cả các giám mục giáo phận chủ sự các nghi thức tương tự với sự tham dự của tín hữu trong các giáo xứ, các cộng đoàn tôn giáo, các đoàn thể và các phong trào trong giáo phận.”
Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích cũng như Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình đã đưa ra một đại cương cho buổi Canh Thức này. Vì tầm quan trọng của lời yêu cầu của Đức Thánh Cha, Văn Phòng Phụng Tự Thánh và Hoạt Động Phò Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã hợp tác hoàn thành tài liệu cầu nguyện cho các giáo xứ, tu hội và tổ chức.
Vì Buổi Canh Thức Cầu Nguyện cho Thai Nhi rơi vào ngày thứ Bẩy của tuần lễ Tạ Ơn và nhiều giáo xứ đã có các chương trình Thánh Lễ vào tối thứ Bẩy, nên bốn hình thức cầu nguyện khác nhau được đưa ra:
Cách Đầy Đủ I: Kinh Chiều, Lần Chuỗi và Chầu Thánh Thể
Cách Đầy Đủ II: Kiệu Đức Mẹ, Lần Chuỗi, Kinh Chiều và Chầu Thánh Thể
Cách Đơn Giản I: Kinh Chiều và Chầu Thánh Thể (không có Lần Chuỗi)
Cách Đơn Giản II: Kiệu Đức Mẹ, Lần Chuỗi và Chầu Thánh Thể (không có Kinh Chiều)
***
LỜI CẦU NGUYỆN ĐÊM CANH THỨC VÌ SỰ SỐNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI
Lậy Chúa Giêsu,
Đấng luôn trung tín viếng thăm và đổ tràn đầy bằng sự Hiện Diện của Ngài, trên Giáo Hội và lịch sử con người. Là Đấng trong Bí tích đáng ca tụng Mình Máu Thánh Ngài, cho chúng con dự phần vào Sự Sống của Thiên Chúa, và cho chúng con được nếm trước niềm vui sự sống đời đời, chúng con thờ lạy Chúa và chúng con chúc tụng Chúa.
Sấp mình trước mặt Ngài, nguồn sự sống và là Đấng yêu mến sự sống, Đấng hiện diện và hằng sống thật sự giữa chúng con, chúng con nài xin Chúa:
Xin hãy đánh thức trong lòng chúng con sự tôn trọng đối với mọi sự sống con người đang nảy sinh.
Xin hãy làm cho chúng con có khả năng nhìn ra trong hoa trái lòng người mẹ, công trình kỳ diệu của Đấng Tạo Hoá.
Xin hãy cho tâm hồn chúng con sẵn sàng đón nhận quảng đại mọi con cái đến với sự sống.
Xin hãy chúc lành cho các gia đình, Xin hãy thánh hoá sự kết hợp vợ chồng, Xin hãy làm cho tình yêu họ đơm hoa kết trái dồi dào.
Xin hãy ban ánh sáng Thần Khí Chúa cho những chọn lựa của các hội đồng lập pháp, để các dân các nước nhìn nhận và tôn trọng tính chất thánh thiêng của sự sống, của mọi sự sống con người.
Xin hãy hướng dẫn công việc của các nhà khoa học và các thầy thuốc, để sự tiến bộ góp phần vào thiện ích trọn vẹn của con người, để không hữu thể nào bị huỷ diệt hoặc phải chịu bất công.
Xin hãy ban một đức bác ái sáng tạo cho các nhà quản lý và những người cung cấp tài chính, để họ biết cảm nhận và xúc tiến những phương tiện khả dĩ, hầu cho các gia đình trẻ có thể mở ra một cách an lành cho sự ra đời của những đứa con mới và trong lòng nhân hậu của Ngài, xin hãy khấng ban!
Xin hãy dạy hết thảy chúng con chăm sóc các trẻ em mồ côi và bị bỏ rơi, để chúng có thể hưởng được hơi ấm tình thương của Ngài, được hưởng sự an ủi của Trái Tim cực thánh của Ngài.
Kính chào Đức Maria, Mẹ Ngài, Đấng có lòng tin vĩ đại, Chúa đã mặc lấy bản tính con người chúng con trong cung lòng Mẹ, chúng con chờ mong từ Ngài, Điều Thiện Hảo và là Đấng Cứu Độ độc nhất và thật sự của chúng con.
Xin hãy ban cho chúng con sức mạnh yêu thương và phục vụ sự sống, trong khi chờ được sống mãi mãi trong Ngài, trong sự hiệp thông của Ba Ngôi Cực Thánh. Amen.
Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích cũng như Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình đã đưa ra một đại cương cho buổi Canh Thức này. Vì tầm quan trọng của lời yêu cầu của Đức Thánh Cha, Văn Phòng Phụng Tự Thánh và Hoạt Động Phò Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã hợp tác hoàn thành tài liệu cầu nguyện cho các giáo xứ, tu hội và tổ chức.
Vì Buổi Canh Thức Cầu Nguyện cho Thai Nhi rơi vào ngày thứ Bẩy của tuần lễ Tạ Ơn và nhiều giáo xứ đã có các chương trình Thánh Lễ vào tối thứ Bẩy, nên bốn hình thức cầu nguyện khác nhau được đưa ra:
Cách Đầy Đủ I: Kinh Chiều, Lần Chuỗi và Chầu Thánh Thể
Cách Đầy Đủ II: Kiệu Đức Mẹ, Lần Chuỗi, Kinh Chiều và Chầu Thánh Thể
Cách Đơn Giản I: Kinh Chiều và Chầu Thánh Thể (không có Lần Chuỗi)
Cách Đơn Giản II: Kiệu Đức Mẹ, Lần Chuỗi và Chầu Thánh Thể (không có Kinh Chiều)
***
LỜI CẦU NGUYỆN ĐÊM CANH THỨC VÌ SỰ SỐNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI
Lậy Chúa Giêsu,
Đấng luôn trung tín viếng thăm và đổ tràn đầy bằng sự Hiện Diện của Ngài, trên Giáo Hội và lịch sử con người. Là Đấng trong Bí tích đáng ca tụng Mình Máu Thánh Ngài, cho chúng con dự phần vào Sự Sống của Thiên Chúa, và cho chúng con được nếm trước niềm vui sự sống đời đời, chúng con thờ lạy Chúa và chúng con chúc tụng Chúa.
Sấp mình trước mặt Ngài, nguồn sự sống và là Đấng yêu mến sự sống, Đấng hiện diện và hằng sống thật sự giữa chúng con, chúng con nài xin Chúa:
Xin hãy đánh thức trong lòng chúng con sự tôn trọng đối với mọi sự sống con người đang nảy sinh.
Xin hãy làm cho chúng con có khả năng nhìn ra trong hoa trái lòng người mẹ, công trình kỳ diệu của Đấng Tạo Hoá.
Xin hãy cho tâm hồn chúng con sẵn sàng đón nhận quảng đại mọi con cái đến với sự sống.
Xin hãy chúc lành cho các gia đình, Xin hãy thánh hoá sự kết hợp vợ chồng, Xin hãy làm cho tình yêu họ đơm hoa kết trái dồi dào.
Xin hãy ban ánh sáng Thần Khí Chúa cho những chọn lựa của các hội đồng lập pháp, để các dân các nước nhìn nhận và tôn trọng tính chất thánh thiêng của sự sống, của mọi sự sống con người.
Xin hãy hướng dẫn công việc của các nhà khoa học và các thầy thuốc, để sự tiến bộ góp phần vào thiện ích trọn vẹn của con người, để không hữu thể nào bị huỷ diệt hoặc phải chịu bất công.
Xin hãy ban một đức bác ái sáng tạo cho các nhà quản lý và những người cung cấp tài chính, để họ biết cảm nhận và xúc tiến những phương tiện khả dĩ, hầu cho các gia đình trẻ có thể mở ra một cách an lành cho sự ra đời của những đứa con mới và trong lòng nhân hậu của Ngài, xin hãy khấng ban!
Xin hãy dạy hết thảy chúng con chăm sóc các trẻ em mồ côi và bị bỏ rơi, để chúng có thể hưởng được hơi ấm tình thương của Ngài, được hưởng sự an ủi của Trái Tim cực thánh của Ngài.
Kính chào Đức Maria, Mẹ Ngài, Đấng có lòng tin vĩ đại, Chúa đã mặc lấy bản tính con người chúng con trong cung lòng Mẹ, chúng con chờ mong từ Ngài, Điều Thiện Hảo và là Đấng Cứu Độ độc nhất và thật sự của chúng con.
Xin hãy ban cho chúng con sức mạnh yêu thương và phục vụ sự sống, trong khi chờ được sống mãi mãi trong Ngài, trong sự hiệp thông của Ba Ngôi Cực Thánh. Amen.
Top Stories
Corée: « Ne tombons pas dans une spirale de violence »
Le Monde vu de Rome
10:09 26/11/2010
Souligne un évêque de Corée du sud
ROME, Jeudi 25 novembre 2010 (ZENIT.org) - Au lendemain de l'attaque des forces de Pyongyang contre l'île sud-coréenne de Yeonpyeong, faisant deux morts parmi les soldats de Corée du sud et tuant deux civils, selon les dernières estimations, les évêques de Corée du sud ont invité leur pays et la Corée du nord, séparés par le 38° parallèle depuis 1948, à ne pas tomber dans une spirale de violence.
« Nous prions afin que la situation ne s'aggrave pas et qu'elle ne se transforme pas en conflit ouvert. Nous prions afin que le Seigneur donne à tous les leaders et à nous tous la force et la lumière afin de surmonter cette crise », a déclaré le président des évêques sud-coréens et évêque de Cheju, Mgr Peter Kang U-il, à l'agence Fides.
« Nous vivons aujourd'hui un moment de grande désorientation et de peur », a-t-il ajouté avant d'appeler les gouvernants du sud et du nord à se rencontrer et à chercher des chemins de dialogue.
A propos de l'attaque survenue la veille et qui a fait monter la tension dans la péninsule coréenne, l'évêque a rapporté que le gouvernement du sud ne connaissait pas encore très bien les raisons de son déclenchement, mais qu'il pourrait s'agir d'une « tactique politique » pour « détourner l'attention de problèmes intérieurs dramatiques ».
« Du peu d'informations dont nous disposons sur le nord, nous savons que la situation économique est très difficile et qu'y règnent la faim et la misère », a poursuivi l'évêque qui se dit certain que « les leaders du nord savent que la guerre ne portera à rien, que ce n'est qu'une catastrophe qui fait souffrir les civils ».
L'évêque a dit souhaiter une intervention de la communauté internationale, et de la Chine en particulier qui, a-t-il dit « a un pouvoir d'influence sur la Corée du nord », afin de comprendre les racines et les causes de cette crise.
Mgr Peter Kang U-il attend aussi de l'Eglise universelle, « un soutien par la prière en faveur de la paix », rappelant que « la paix n'est pas seulement le fruit de la volonté des hommes ou d'actions diplomatiques mais aussi de l'aide de Dieu ».
« L'espérance ne meurt pas », a-t-il souligné, car «nous continuons à avoir confiance dans la Providence de Dieu ».
« Un conflit serait seulement porteur de destruction alors que, sur la base de la paix, l'on peut construire l'avenir », a-t-il conclu.
ROME, Jeudi 25 novembre 2010 (ZENIT.org) - Au lendemain de l'attaque des forces de Pyongyang contre l'île sud-coréenne de Yeonpyeong, faisant deux morts parmi les soldats de Corée du sud et tuant deux civils, selon les dernières estimations, les évêques de Corée du sud ont invité leur pays et la Corée du nord, séparés par le 38° parallèle depuis 1948, à ne pas tomber dans une spirale de violence.
« Nous prions afin que la situation ne s'aggrave pas et qu'elle ne se transforme pas en conflit ouvert. Nous prions afin que le Seigneur donne à tous les leaders et à nous tous la force et la lumière afin de surmonter cette crise », a déclaré le président des évêques sud-coréens et évêque de Cheju, Mgr Peter Kang U-il, à l'agence Fides.
« Nous vivons aujourd'hui un moment de grande désorientation et de peur », a-t-il ajouté avant d'appeler les gouvernants du sud et du nord à se rencontrer et à chercher des chemins de dialogue.
A propos de l'attaque survenue la veille et qui a fait monter la tension dans la péninsule coréenne, l'évêque a rapporté que le gouvernement du sud ne connaissait pas encore très bien les raisons de son déclenchement, mais qu'il pourrait s'agir d'une « tactique politique » pour « détourner l'attention de problèmes intérieurs dramatiques ».
« Du peu d'informations dont nous disposons sur le nord, nous savons que la situation économique est très difficile et qu'y règnent la faim et la misère », a poursuivi l'évêque qui se dit certain que « les leaders du nord savent que la guerre ne portera à rien, que ce n'est qu'une catastrophe qui fait souffrir les civils ».
L'évêque a dit souhaiter une intervention de la communauté internationale, et de la Chine en particulier qui, a-t-il dit « a un pouvoir d'influence sur la Corée du nord », afin de comprendre les racines et les causes de cette crise.
Mgr Peter Kang U-il attend aussi de l'Eglise universelle, « un soutien par la prière en faveur de la paix », rappelant que « la paix n'est pas seulement le fruit de la volonté des hommes ou d'actions diplomatiques mais aussi de l'aide de Dieu ».
« L'espérance ne meurt pas », a-t-il souligné, car «nous continuons à avoir confiance dans la Providence de Dieu ».
« Un conflit serait seulement porteur de destruction alors que, sur la base de la paix, l'on peut construire l'avenir », a-t-il conclu.
Rice bread baking machine a hit for Japan firm
Elaine Lies
11:30 26/11/2010
TOKYO (Reuters) – Give us this day our daily bread -- made from rice.
A home breadmaking machine that grinds rice and bakes a loaf of fresh bread at the push of a button has proved such a hit in Japan that its maker, overwhelmed by demand, will temporarily stop taking orders less than three weeks after putting the machine on sale.
Despite a hefty price of around 50,000 yen ($600), Sanyo Electric Co said on Thursday that orders for its Gopan breadmaker were likely to hit 58,000 by the end of the month, its original sales target for the end of March next year.
Though a Sanyo spokeswoman said she thought novelty was behind the machine's popularity, food analyst Hisao Nagayama attributed it to changing eating habits -- a trend toward more Western food and busy lives that make it harder to find the time to cook rice, consumption of which has gone down.
"People can eat the bread easily and it tastes good. But Japanese have been eating rice for thousands of years, so there's something about this bread that's satisfying down to the levels of our DNA," he said.
Users place ordinary washed rice and other ingredients in the Gopan, whose name is a combination of the Japanese for "rice" and "bread," and press the start button. The machine does the rest, from milling the rice to the kneading, rising and baking that other home breadmaking machines also do. Concerns about food safety and allergies are also part of is popularity, Nagayama added.
"There's a lot of people who are getting more nervous about what's in their food, especially things like bread that could contain additives. This allows them to see exactly what goes in."
Sanyo is likely to resume taking orders for the Gopan next April after beefing up production.
Japan has experimented with rice and bread before, most notably the hamburger chain that offers the "rice burger" -- in which a hamburger patty is sandwiched between two halves of a "bun" made out of pressed rice.
(Source: http://news.yahoo.com/s/nm/20101126/od_nm/us_japan_breadmaker)
A home breadmaking machine that grinds rice and bakes a loaf of fresh bread at the push of a button has proved such a hit in Japan that its maker, overwhelmed by demand, will temporarily stop taking orders less than three weeks after putting the machine on sale.
Despite a hefty price of around 50,000 yen ($600), Sanyo Electric Co said on Thursday that orders for its Gopan breadmaker were likely to hit 58,000 by the end of the month, its original sales target for the end of March next year.
Though a Sanyo spokeswoman said she thought novelty was behind the machine's popularity, food analyst Hisao Nagayama attributed it to changing eating habits -- a trend toward more Western food and busy lives that make it harder to find the time to cook rice, consumption of which has gone down.
"People can eat the bread easily and it tastes good. But Japanese have been eating rice for thousands of years, so there's something about this bread that's satisfying down to the levels of our DNA," he said.
Users place ordinary washed rice and other ingredients in the Gopan, whose name is a combination of the Japanese for "rice" and "bread," and press the start button. The machine does the rest, from milling the rice to the kneading, rising and baking that other home breadmaking machines also do. Concerns about food safety and allergies are also part of is popularity, Nagayama added.
"There's a lot of people who are getting more nervous about what's in their food, especially things like bread that could contain additives. This allows them to see exactly what goes in."
Sanyo is likely to resume taking orders for the Gopan next April after beefing up production.
Japan has experimented with rice and bread before, most notably the hamburger chain that offers the "rice burger" -- in which a hamburger patty is sandwiched between two halves of a "bun" made out of pressed rice.
(Source: http://news.yahoo.com/s/nm/20101126/od_nm/us_japan_breadmaker)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Để thay lời tiễn biệt ông bạn đồng môn xưa: LM. Dũng Lạc Trần Cao Tường
Trần Vinh / Nguyễn Long Thao
09:16 26/11/2010
Để thay lời tiễn biệt ông bạn đồng môn xưa: LM. Dũng Lạc Trần Cao Tường
Nếu Triết gia Kim Định là người tiên phong đi tìm gốc rễ Triết Việt, đã nỗ lực xây dựng nền Việt Triết hay Việt Nho để làm nền tảng cho tinh thần dân tộc Việt thì Dũng Lạc Trần Cao Tường là một trong những chiến sĩ nhiệt thành nhất cầm ngọn đuốc trao từ tay Triết gia Kim Định đi gieo rắc cái hồn Việt theo khảo hướng và lí tưởng của riêng ông.
Trong lời kết bài giảng lễ an táng Linh mục Kim Định tại nguyện đường Dòng Đồng Công, Missouri ngày 01.4.1997, Linh mục Trần Cao Tường đã nói: ‘Như trong một cuộc chạy đua tiếp sức, người chạy trước là Thầy Kim Ðịnh đã cố gắng hết sức làm xong một nhiệm vụ trong một quãng đường đời. Bây giờ bó đuốc lửa Việt này được trao lại cho người chạy tiếp. Mỗi người trong những vị thế khác nhau, xin nhận lấy mà làm một cái gì cho dân mình ngóc đầu lên đi chứ!’
Dũng Lạc Trần Cao Tường nói thế và ông đã thực hành lời ông nói.
Thật vậy, tuy cả hai vị đều là linh mục Công giáo, nhưng trong hầu như toàn bộ 33 cuốn sách đã xuất bản, Triết gia Kim Định chỉ bàn chuyện Triết Việt, Triết lí an vi; ông không bàn chuyện đạo, không nói chuyện tôn giáo (Công giáo). Đang khi đó Linh mục Dũng Lạc Trần Cao Tường, qua hàng trăm bài viết, tập hợp trong 12 cuốn sách, lại nỗ lực không ngừng Đi Tìm Nét Văn Hóa Việt. Từ đó, với thiên chức linh mục, ông ‘xiển dương’ nét văn hoá ấy vào trong các giảng khóa linh thao, nhằm huấn luyện người giáo dân Việt Nam sống đạo Chúa theo nét văn hoá Việt, theo cách của người Việt, nghĩa là sống Đức Tin trong bản sắc văn hoá Việt, đem đạo Chúa hội nhập vào nền văn hoá Việt (Đạo Sống Dũng Lạc, Về Nguồn Việt Đạo, Đường Nở Hoa Lê Thị Thành, Suối Nguồn Tình Yêu, Đường Đi Tới Nguồn, Nẻo Bước Vươn Cao).
Xin chuyển sang một ý khác. Linh mục Triều Ân Trần Công Nghị là người tiên phong xử dụng phương tiện điện tử thời đại để làm truyền thông Công giáo qua việc sáng lập ra mạng lưới VietCatholic.net ngay từ năm 1995, nhằm chuyển đạt tin tức Giáo hội hoàn vũ, tin tức Giáo hội Việt Nam, các bài giảng thuyết, trang văn hoá, trang ảnh nghệ thuật, mục tài liệu - sưu khảo… đến từng cá nhân, từng gia đình, từng đoàn thể Công giáo Việt Nam trong cũng như ngoài nước, sinh ra ơn ích rất lớn.
Mười năm sau, năm 2005, nối tiếp Lm.Trần Công Nghị, Lm. Trần Cao Tường sáng lập ra mạng lưới dunglac.org chuyên về văn hoá hơn là tôn giáo (như VietCatholic.net đang làm). Lm Trần Cao Tường viết: ‘Mạng Lưới mang tên thánh Dũng Lạc, vị thánh tiêu biểu các thánh Việt đã được thế giới tuyên dương, tức là trân trọng cả một đạo sống đức tin Công giáo trong tinh thần Việt, trong căn cước và lý lịch Việt, với một đường hướng hội nhập văn hóa, cũng như góp phần thăng tiến văn hóa Việt’.
Chủ trương như thế, mạng lưới Dunglac kêu gọi sự đóng góp bài vở của những nhà cầm bút Công giáo cũng như ngoài Công giáo vì sự nghiệp ‘thăng tiến văn hoá Việt’. Về điểm này, Lm.Trần Cao Tường rất thành công nhờ vào tính tình ông cởi mở và vì ông luôn quý trọng mọi người. Do đó, trên Dunglac.org người ta thấy tên tuổi của bất cứ tác giả nào, dù họ không cùng một quan điểm, dù họ khác chính kiến nhau, miễn là công trình của họ có giá trị văn hoá và có tính xây dựng.
Ngoài ra, Dunglac còn là nơi tàng trữ các tác phẩm văn hoá có giá trị, nhất là các tác phẩm và tư liệu về văn hóa và văn học Công giáo từ khi đạo Chúa mới truyền vào nước ta cho tới nay.
Để nuôi dưỡng mầm non văn hoá, Dunglac mở thêm những trang Văn Thơ Trẻ, như trang Đồng Xanh Thơ, Vườn Ô-liu, Góp nhặt Thơ Văn.
Sau hơn 5 năm hoạt động, Dunglac khởi đi từ những bước non trẻ chập chững, nay đã trở thành một mạng lưới phong phú cả về số lượng lẫn phẩm chất và tiếng dội của nó đã vang vọng rất xa. Số lượt độc giả truy câp càng ngày càng đông.
Một độc giả gửi ra từ trong nước nhận xét như sau: ‘Tôi là một độc giả rất quý trọng trang web dunglac vì mục đích của trang web cũng như số lượng dồi dào các tài liệu đáng tin cậy, có giá trị. Theo tôi biết chính xác, thì hiện nay ở VN nhiều nhà trí thức hàng đầu, không Công giáo, cũng tham khảo trang web này. Đó là vinh dự và trách nhiệm cao của Ban Biên tập dunglac’.
Ông bạn Dũng Lạc Trần Cao Tường qúy mến ơi,
Ngày mai ông ra đi vĩnh viễn về nhà Cha trên trời. Trọn đời ông đã nguyện ‘dâng hồn xác làm của lễ toàn thiêu…làm của lễ tình yêu’. Vậy thì không có lí do gì Cha nhân từ không thương yêu ông.
Nếu như ông còn vấn vương chi chuyện những đứa con tinh thần, những đứa con văn hóa của ông thì xin ông hãy hoan hỉ, bởi vì những gì thuộc về văn hoá thì sẽ trường tồn cùng nền văn hoá, những đứa con văn hoá mang ‘thịt xương Việt’ sẽ trường tồn với giống nòi Việt và những đứa con tinh thần phục vụ Giáo hội Việt Nam sẽ trường tồn cùng với Giáo hội Việt Nam.
Vậy xin ông hãy thanh thản đi về nhà Cha. Trên nước trời, xin ông nhớ đến chúng tôi.
Trần Vinh
Nguyễn Long Thao
Trong lời kết bài giảng lễ an táng Linh mục Kim Định tại nguyện đường Dòng Đồng Công, Missouri ngày 01.4.1997, Linh mục Trần Cao Tường đã nói: ‘Như trong một cuộc chạy đua tiếp sức, người chạy trước là Thầy Kim Ðịnh đã cố gắng hết sức làm xong một nhiệm vụ trong một quãng đường đời. Bây giờ bó đuốc lửa Việt này được trao lại cho người chạy tiếp. Mỗi người trong những vị thế khác nhau, xin nhận lấy mà làm một cái gì cho dân mình ngóc đầu lên đi chứ!’
Dũng Lạc Trần Cao Tường nói thế và ông đã thực hành lời ông nói.
Thật vậy, tuy cả hai vị đều là linh mục Công giáo, nhưng trong hầu như toàn bộ 33 cuốn sách đã xuất bản, Triết gia Kim Định chỉ bàn chuyện Triết Việt, Triết lí an vi; ông không bàn chuyện đạo, không nói chuyện tôn giáo (Công giáo). Đang khi đó Linh mục Dũng Lạc Trần Cao Tường, qua hàng trăm bài viết, tập hợp trong 12 cuốn sách, lại nỗ lực không ngừng Đi Tìm Nét Văn Hóa Việt. Từ đó, với thiên chức linh mục, ông ‘xiển dương’ nét văn hoá ấy vào trong các giảng khóa linh thao, nhằm huấn luyện người giáo dân Việt Nam sống đạo Chúa theo nét văn hoá Việt, theo cách của người Việt, nghĩa là sống Đức Tin trong bản sắc văn hoá Việt, đem đạo Chúa hội nhập vào nền văn hoá Việt (Đạo Sống Dũng Lạc, Về Nguồn Việt Đạo, Đường Nở Hoa Lê Thị Thành, Suối Nguồn Tình Yêu, Đường Đi Tới Nguồn, Nẻo Bước Vươn Cao).
Xin chuyển sang một ý khác. Linh mục Triều Ân Trần Công Nghị là người tiên phong xử dụng phương tiện điện tử thời đại để làm truyền thông Công giáo qua việc sáng lập ra mạng lưới VietCatholic.net ngay từ năm 1995, nhằm chuyển đạt tin tức Giáo hội hoàn vũ, tin tức Giáo hội Việt Nam, các bài giảng thuyết, trang văn hoá, trang ảnh nghệ thuật, mục tài liệu - sưu khảo… đến từng cá nhân, từng gia đình, từng đoàn thể Công giáo Việt Nam trong cũng như ngoài nước, sinh ra ơn ích rất lớn.
Mười năm sau, năm 2005, nối tiếp Lm.Trần Công Nghị, Lm. Trần Cao Tường sáng lập ra mạng lưới dunglac.org chuyên về văn hoá hơn là tôn giáo (như VietCatholic.net đang làm). Lm Trần Cao Tường viết: ‘Mạng Lưới mang tên thánh Dũng Lạc, vị thánh tiêu biểu các thánh Việt đã được thế giới tuyên dương, tức là trân trọng cả một đạo sống đức tin Công giáo trong tinh thần Việt, trong căn cước và lý lịch Việt, với một đường hướng hội nhập văn hóa, cũng như góp phần thăng tiến văn hóa Việt’.
Chủ trương như thế, mạng lưới Dunglac kêu gọi sự đóng góp bài vở của những nhà cầm bút Công giáo cũng như ngoài Công giáo vì sự nghiệp ‘thăng tiến văn hoá Việt’. Về điểm này, Lm.Trần Cao Tường rất thành công nhờ vào tính tình ông cởi mở và vì ông luôn quý trọng mọi người. Do đó, trên Dunglac.org người ta thấy tên tuổi của bất cứ tác giả nào, dù họ không cùng một quan điểm, dù họ khác chính kiến nhau, miễn là công trình của họ có giá trị văn hoá và có tính xây dựng.
Ngoài ra, Dunglac còn là nơi tàng trữ các tác phẩm văn hoá có giá trị, nhất là các tác phẩm và tư liệu về văn hóa và văn học Công giáo từ khi đạo Chúa mới truyền vào nước ta cho tới nay.
Để nuôi dưỡng mầm non văn hoá, Dunglac mở thêm những trang Văn Thơ Trẻ, như trang Đồng Xanh Thơ, Vườn Ô-liu, Góp nhặt Thơ Văn.
Sau hơn 5 năm hoạt động, Dunglac khởi đi từ những bước non trẻ chập chững, nay đã trở thành một mạng lưới phong phú cả về số lượng lẫn phẩm chất và tiếng dội của nó đã vang vọng rất xa. Số lượt độc giả truy câp càng ngày càng đông.
Một độc giả gửi ra từ trong nước nhận xét như sau: ‘Tôi là một độc giả rất quý trọng trang web dunglac vì mục đích của trang web cũng như số lượng dồi dào các tài liệu đáng tin cậy, có giá trị. Theo tôi biết chính xác, thì hiện nay ở VN nhiều nhà trí thức hàng đầu, không Công giáo, cũng tham khảo trang web này. Đó là vinh dự và trách nhiệm cao của Ban Biên tập dunglac’.
Ông bạn Dũng Lạc Trần Cao Tường qúy mến ơi,
Ngày mai ông ra đi vĩnh viễn về nhà Cha trên trời. Trọn đời ông đã nguyện ‘dâng hồn xác làm của lễ toàn thiêu…làm của lễ tình yêu’. Vậy thì không có lí do gì Cha nhân từ không thương yêu ông.
Nếu như ông còn vấn vương chi chuyện những đứa con tinh thần, những đứa con văn hóa của ông thì xin ông hãy hoan hỉ, bởi vì những gì thuộc về văn hoá thì sẽ trường tồn cùng nền văn hoá, những đứa con văn hoá mang ‘thịt xương Việt’ sẽ trường tồn với giống nòi Việt và những đứa con tinh thần phục vụ Giáo hội Việt Nam sẽ trường tồn cùng với Giáo hội Việt Nam.
Vậy xin ông hãy thanh thản đi về nhà Cha. Trên nước trời, xin ông nhớ đến chúng tôi.
Trần Vinh
Nguyễn Long Thao
Tường thuật Lễ hội bế mạc Đại Hội Dân Chúa: Đêm Hạnh Ngộ
Nguyễn Hoàng Thương
09:57 26/11/2010
Tường thuật Lễ hội bế mạc Đại Hội Dân Chúa: Đêm Hạnh Ngộ
Sau ngày làm việc cuối cùng với Thánh Lễ Bế Mạc vào lúc 15g30, tối Thứ Năm 25/11/2010, tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn đã diễn ra buổi diễn nguyện mang tên "Đêm Hạnh Ngộ", qua đó công bố Sứ điệp Đại Hội Dân Chúa Việt Nam 2010. Đêm diễn đã khai mạc trễ hơn 30 phút, lúc 19g30, sau khi Sài Gòn mưa rất to gần cả giờ đồng hồ. Tuy nhiên, ngay từ lúc 17 giờ các thành phần Dân Chúa Sài Gòn đã đến hơn nửa khoảng sân rất rộng của Trung Tâm Mục Mục Vụ. Khi các công việc lau dọn sân khấu sau cơn mưa hoàn tất, cũng chính là lúc các chỗ ngồi đã chật kín, cả các khoảng hành lang của các dãy nhà, từ dưới trệt lên đến lầu đều kín người.
Xem hình ảnh lễ bế mạc - Photos by daihoidanchua.net
Bắt đầu chương trình, Cha Giuse Tiến Lộc đã chào mừng quan khách và mọi thành phần Dân Chúa đến tham gia đêm diễn nguyện, ngài cũng không quên nói lời xin lỗi vì chương trình bắt đầu khá trễ so với dự định.
Sau phần biểu diễn hợp ca “Hợp Nhau Trong Khúc Hát” do Ca đoàn Tổng Hợp trình bày, Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Giáo phận Phan Thiết, Chủ tịch Ủy Ban Văn Hoá của HĐGMVN, đồng thời là Trưởng ban Tổ chức Lễ Hội đã tuyên bố khai mạc đêm diễn nguyện với chủ đề “Đêm Hạnh Ngộ” trong tràng pháo tay cổ vũ của mọi thành phần Dân Chúa tham dự. Đến tham dự đêm hội còn có đại diện của Lãnh sự quán các nước và đại diện các cơ quan nhà nước thành phố và trung ương. Sau lời khai mạc, bài hát chủ đề “Một Chút Duyên, Một Chút Tình” được dàn đồng ca hát bằng tâm tình thắm thiết trong điệu múa cử điệu của các bạn trẻ.
Theo Ban Tổ Chức, “Đêm Hạnh Ngộ” được gợi hứng từ câu chuyện Chúa Giêsu gặp gỡ người phụ nữ Samari bên giếng Giacóp trong Tin Mừng Gioan 4,3-42. Khác với sự khinh bỉ và thù địch của người Do Thái đối với người Samari, thái độ lắng nghe, chấp nhận và cảm thông của Chúa Giêsu không những mở đường cho người phụ nữ bộc lộ tâm tư và khát vọng, mà còn giúp chị thay đổi và canh tân cuộc sống. Nhờ cuộc gặp gỡ ấy, chị trở thành con người mới: cởi mở và trung thực hơn với chính mình cũng như với mọi người.
“Đêm Hạnh Ngộ” còn được gợi hứng từ hình ảnh Giáo Hội như giếng nước đầu làng. Giếng nước không chỉ là nơi cung cấp nước, mà còn là nơi dân làng hò hẹn, chuyện trò. Giếng nước cũng là nơi khách bộ hành dừng chân nghỉ ngơi sau chặng đường dài, mỏi mệt. Như giếng nước đầu làng, Giáo Hội muốn là điểm hẹn, nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa và gặp gỡ nhau.
“Đêm Hạnh Ngộ” mong thể hiện phần nào ước muốn của Đại Hội Dân Chúa Việt Nam: xây dựng Giáo Hội của Chúa Giêsu giữa lòng Quê hương Việt Nam, một Giáo Hội thực sự là dấu chỉ và là khí cụ hiệp thông giữa con người với Thiên Chúa, cũng như giữa con người với nhau, một Giáo Hội nỗ lực thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng qua gặp gỡ và đối thoại với những người nghèo, với nền văn hóa dân tộc và với các tôn giáo bạn.
Tiểu phẩm “Bên Giếng Giacóp” đã minh họa cho đoạn Tin Mừng Gioan 4,3-42 của 2.000 năm trước, được chuyển thể bằng cách hội nhập vào văn hóa Việt Nam với vai diễn Chúa Giêsu trong trang phục áo dài khăn đóng như những ông đồ xưa, còn các môn đệ trong những bộ áo dài như các sĩ tử khăn gói lên đường và người dân trong những trang phục bà ba chân chất.
26 giáo phận của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã cử đại diện để quy tụ về Đại Hội Dân Chúa để chia sẻ, thảo luận những ưu tư và đồng thời học hỏi từ Tài Liệu Làm việc, từ những bài tham luận nhằm có kinh nghiệm giúp thăng tiến Giáo Hội trong tương lai. Những đóa hoa Hướng Dương với tên của các giáo phận được các em thiếu nhi rước ra trước lễ đài bằng trang phục đặc trưng của 3 miền mà 3 giáo tỉnh tọa lạc: áo tứ thân, áo dài khăn đóng, trang phục bà ba. Tu phục của các dòng tu tại Việt Nam cũng được các em thiếu nhi trình bày trong đêm hội nhằm cổ võ cho ơn gọi tu trì được triển nở.
Phần đỉnh điểm của đêm hội, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Trưởng Ban Thư Ký của Đại Hội Dân Chúa 2010 đã long trọng công bố Sứ điệp Đại Hội Dân Chúa gởi toàn thể Giáo Hội Việt Nam. Phần mở đầu, Sứ Điệp khái quát thành phần tham dự Đại Hội Dân Chúa gồm 32 giám mục, 300 đại biểu linh mục, tu sĩ, giáo dân thuộc 26 giáo phận và các dòng tu trên cả nước. Ngoài ra, tham dự Đại hội còn có những khách mời là các vị đại diện đến từ các Giáo hội Canada, Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pháp, Thái Lan, và đại diện các cộng đoàn công giáo Việt Nam hải ngoại.
Sứ Điệp nhấn mạnh sứ mạng của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam: “Hội Thánh Chúa Kitô tại Việt Nam có sứ mạng loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa, tiếp nối sứ mạng yêu thương và phục vụ của Chúa Kitô, góp phần kiến tạo nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương trên quê hương đất nước này”.
Sứ Điệp cũng kêu gọi mọi thành phần Dân Chúa hợp tác chặt chẽ với nhau, tham gia vào đời sống và sứ vụ của Giáo Hội bằng khả năng chuyên môn của mình, kêu gọi các gia đình, giới trẻ, các giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân dấn thân làm tròn trách nhiệm của mình để góp phần xây dựng và canh tân Giáo Hội Việt Nam.
Để dấn thân xây dựng xã hội trần thế, Sứ Điệp khẳng định Hội Thánh “không hề muốn thay thế Chính Quyền, nhưng chỉ mong rằng trong tinh thần đối thoại và hợp tác tôn trọng lẫn nhau, Hội Thánh có thể góp phần mình vào đời sống của Đất nước, nhằm phục vụ tất cả mọi người dân”.
Nhấn mạnh đến nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương trong bối cảnh đất nước ngày nay, Sứ Điệp nói đến các vấn nạn trong xã hội đáng lo ngại cho tiền đồ của dân tộc: “Nạn phá thai, ly dị, ma túy, mãi dâm, sự gia tăng cách biệt giầu nghèo, tình trạng bất công, bóc lột, tham nhũng, tàn phá môi sinh… tất cả đang có chiều hướng gia tăng và là những dấu hiệu cụ thể của “nền văn hóa sự chết”. Xác tín rằng Tin Mừng là “men của tự do và tiến bộ, nguồn của tình huynh đệ, của khoan dung và hòa bình”, nên hơn ai hết, người Công Giáo Việt Nam có sứ mạng kiến tạo nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương trên đất nước này, đồng thời sẵn sàng đối thoại chân thành và cộng tác lành mạnh với mọi người thiện chí, không phân biệt tôn giáo hay chính kiến, nhằm phục vụ sự phát triển toàn diện của mọi người trong xã hội, nhất là những người nghèo khổ và bị bỏ rơi”. Sứ Điệp thiết tha lặp lại nguyện vọng bấy lâu nay của Giáo Hội đối với Nhà Nước: “chúng tôi đề nghị Chính quyền Việt Nam mở rộng cánh cửa cho các tôn giáo tham gia vào việc giáo dục học đường và y tế cộng đồng, vì ích lợi của người dân và của cả dân tộc”.
Sứ điệp đi đến kết luận: “Đại hội Dân Chúa Việt Nam kết thúc nhưng lại mở ra cho những bước chân hy vọng, niềm hy vọng được khơi nguồn và hoàn tất nơi Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Tất cả những ý kiến của đại hội sẽ được đúc kết thành những đề nghị, là chất liệu chính của văn kiện hậu đại hội, nhằm đưa ra những định hướng và kế hoạch mục vụ của Hội Thánh Việt Nam trong những năm sắp tới”. Sứ Điệp đưa ra lời cầu xin Chúa: “Maranatha, lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến (Kh 22,20)” để xin Chúa ngự đến và biến đổi tâm hồn mỗi người Công Giáo Việt Nam trở thành môn đệ đích thực của Chúa, hiệp nhất yêu thương nhau và cùng nhau làm chứng cho Tin Mừng Nước Trời nhằm xây dựng nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương, để dung nhan Chúa bừng sáng trên quê hương Việt Nam.
(Xin xem toàn văn Sứ Điệp Đại Hội Dân Chúa Việt Nam 2010 tại đây: http://vietcatholic.org/News/Html/85570.htm )
Sau khi Sứ Điệp được công bố, ông Huỳnh Đảm, Chủ tịch Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam đã đại diện chính quyền phát biểu chúc mừng Đại Hội Dân Chúa. Trong phát biểu của mình, ông đã nhấn mạnh đến việc đồng hành cùng dân tộc của người Công Giáo Việt Nam. Ông mong muốn người Công Giáo tiếp tục thực hiện Thư Chung năm 1980 của HĐGMVN, huấn từ và Sứ Điệp của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI gởi HĐGMVN để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ông cũng không quên nhắc nhở người Công Giáo phải thực hiện tốt chính sách pháp luật của nhà nước, ông cũng hứa hẹn điều mà nhà nước từng hứa hẹn là sẽ thực hiện tự do tín ngưỡng tôn giáo để tạo điều kiện cho Giáo Hội Công Giáo đóng góp cho đất nước.
Chương trình đêm hội được tiếp tục với hợp xướng “Lưu Danh Thiên Thu” để nhớ đến và ca ngợi các vị Thánh Tử Đạo Việt Nam đã anh dũng bảo vệ đức tin, nêu gương trung kiên vào Thiên Chúa Hằng Sống. Tiết mục “Anh Em Một Nhà” với phần múa minh họa trong sắc phục của 54 dân tộc Việt Nam đã cho cộng đoàn Dân Chúa thấy được sự đa dạng của người dân Việt để từ đó hội nhập và tìm cách truyền bá Tin Mừng cho mọi dân tộc anh em. Sự đa dạng đó còn được thể hiện nơi tiết mục “Lý Mười Thương” mang đậm âm hưởng Huế do nữ ca sĩ Hồng Vân trình bày, “Lý Kéo Chài” với bản sắc Nam Bộ do hai nghệ sĩ Văn Tài và Ngọc Điệp biểu diễn, tiết mục múa cồng chiêng và hát ngợi khen Chúa bằng tiếng dân tộc của người Công Giáo đến từ Tây Nguyên, cùng với vũ điệu Hân Hoan Hiệp Thông của Nhóm múa Giáo xứ Phaxicô Xaviê (Nhà thờ Cha Tam) mang đậm nét dân tộc Hoa.
Chương trình được nối tiếp bằng Video clip phóng sự về hoạt động đối thoại trong cuộc sống đời thường, sau đó là bản hợp xướng Hồn Tông Đồ của Liên dòng Mến Thánh Giá Việt Nam. Cũng nhân dịp này các Dòng Mến Thánh Giá có dịp để giới thiệu các địa điểm mà các dòng có mặt trên khắp Việt Nam. Vở kịch Trái tim Việt Nam nói về cuộc đời của linh mục Cardière đã làm lay động lòng người, với những minh hoạ sống động cho đời sống và cung giọng của người dân xứ Huế. Tiếp đến là Nhạc kịch Giếng nước Sài Gòn, tiết mục này đã kép lại phần văn nghệ.
Đức Hồng Y Gioan Baotixita - Trưởng ban tổ chức Năm Thánh đã thay mặt Đại Hội cảm ơn mọi giới đã đến tham dự bế mạc Đại Hội Dân Chúa. Sau đó, các Tổng Giám Mục đứng đầu ba giáo tỉnh tặng quà cho các vị khách quốc tế, các vị đại diện chính quyền và ngoại giao đoàn, các vị ân nhân đã giúp đỡ của cải vật chất, tinh thần cho công việc tổ chức Đại Hội Dân Chúa.
Để hướng về La Vang, cộng đoàn Dân Chúa đã xem Video clip về La Vang và thưởng thức tiết mục Thánh vụ La Vang do các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán thể hiện. Kết thúc đêm hội, Đức Tổng Giám Mục Huế đã đại diện Ban Tổ Chức mời cộng đoàn Dân Chúa hội ngộ tại La Vang để tham dự Lễ Bế Mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam vào các ngày từ 04 đến 06/01/2011.
Những ngày Đại Hội Dân Chúa đã kết thúc, các đại biểu đã sống và làm việc trong ân sủng Chúa. Đêm hội bế mạc là dịp để nhìn lại những thành quả mà Đại Hội mang lại qua Sứ Điệp đúc kết, các thành viên Giáo Hội sẽ ý thức được phần việc của mình trong một Giáo Hội của Mầu Nhiệm, Hiệp Thông và Sứ Vụ.
Sài Gòn, ngày 16 tháng 11 năm 2010
Sau ngày làm việc cuối cùng với Thánh Lễ Bế Mạc vào lúc 15g30, tối Thứ Năm 25/11/2010, tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn đã diễn ra buổi diễn nguyện mang tên "Đêm Hạnh Ngộ", qua đó công bố Sứ điệp Đại Hội Dân Chúa Việt Nam 2010. Đêm diễn đã khai mạc trễ hơn 30 phút, lúc 19g30, sau khi Sài Gòn mưa rất to gần cả giờ đồng hồ. Tuy nhiên, ngay từ lúc 17 giờ các thành phần Dân Chúa Sài Gòn đã đến hơn nửa khoảng sân rất rộng của Trung Tâm Mục Mục Vụ. Khi các công việc lau dọn sân khấu sau cơn mưa hoàn tất, cũng chính là lúc các chỗ ngồi đã chật kín, cả các khoảng hành lang của các dãy nhà, từ dưới trệt lên đến lầu đều kín người.
Xem hình ảnh lễ bế mạc - Photos by daihoidanchua.net
Bắt đầu chương trình, Cha Giuse Tiến Lộc đã chào mừng quan khách và mọi thành phần Dân Chúa đến tham gia đêm diễn nguyện, ngài cũng không quên nói lời xin lỗi vì chương trình bắt đầu khá trễ so với dự định.
Sau phần biểu diễn hợp ca “Hợp Nhau Trong Khúc Hát” do Ca đoàn Tổng Hợp trình bày, Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Giáo phận Phan Thiết, Chủ tịch Ủy Ban Văn Hoá của HĐGMVN, đồng thời là Trưởng ban Tổ chức Lễ Hội đã tuyên bố khai mạc đêm diễn nguyện với chủ đề “Đêm Hạnh Ngộ” trong tràng pháo tay cổ vũ của mọi thành phần Dân Chúa tham dự. Đến tham dự đêm hội còn có đại diện của Lãnh sự quán các nước và đại diện các cơ quan nhà nước thành phố và trung ương. Sau lời khai mạc, bài hát chủ đề “Một Chút Duyên, Một Chút Tình” được dàn đồng ca hát bằng tâm tình thắm thiết trong điệu múa cử điệu của các bạn trẻ.
Theo Ban Tổ Chức, “Đêm Hạnh Ngộ” được gợi hứng từ câu chuyện Chúa Giêsu gặp gỡ người phụ nữ Samari bên giếng Giacóp trong Tin Mừng Gioan 4,3-42. Khác với sự khinh bỉ và thù địch của người Do Thái đối với người Samari, thái độ lắng nghe, chấp nhận và cảm thông của Chúa Giêsu không những mở đường cho người phụ nữ bộc lộ tâm tư và khát vọng, mà còn giúp chị thay đổi và canh tân cuộc sống. Nhờ cuộc gặp gỡ ấy, chị trở thành con người mới: cởi mở và trung thực hơn với chính mình cũng như với mọi người.
“Đêm Hạnh Ngộ” còn được gợi hứng từ hình ảnh Giáo Hội như giếng nước đầu làng. Giếng nước không chỉ là nơi cung cấp nước, mà còn là nơi dân làng hò hẹn, chuyện trò. Giếng nước cũng là nơi khách bộ hành dừng chân nghỉ ngơi sau chặng đường dài, mỏi mệt. Như giếng nước đầu làng, Giáo Hội muốn là điểm hẹn, nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa và gặp gỡ nhau.
“Đêm Hạnh Ngộ” mong thể hiện phần nào ước muốn của Đại Hội Dân Chúa Việt Nam: xây dựng Giáo Hội của Chúa Giêsu giữa lòng Quê hương Việt Nam, một Giáo Hội thực sự là dấu chỉ và là khí cụ hiệp thông giữa con người với Thiên Chúa, cũng như giữa con người với nhau, một Giáo Hội nỗ lực thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng qua gặp gỡ và đối thoại với những người nghèo, với nền văn hóa dân tộc và với các tôn giáo bạn.
Tiểu phẩm “Bên Giếng Giacóp” đã minh họa cho đoạn Tin Mừng Gioan 4,3-42 của 2.000 năm trước, được chuyển thể bằng cách hội nhập vào văn hóa Việt Nam với vai diễn Chúa Giêsu trong trang phục áo dài khăn đóng như những ông đồ xưa, còn các môn đệ trong những bộ áo dài như các sĩ tử khăn gói lên đường và người dân trong những trang phục bà ba chân chất.
26 giáo phận của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã cử đại diện để quy tụ về Đại Hội Dân Chúa để chia sẻ, thảo luận những ưu tư và đồng thời học hỏi từ Tài Liệu Làm việc, từ những bài tham luận nhằm có kinh nghiệm giúp thăng tiến Giáo Hội trong tương lai. Những đóa hoa Hướng Dương với tên của các giáo phận được các em thiếu nhi rước ra trước lễ đài bằng trang phục đặc trưng của 3 miền mà 3 giáo tỉnh tọa lạc: áo tứ thân, áo dài khăn đóng, trang phục bà ba. Tu phục của các dòng tu tại Việt Nam cũng được các em thiếu nhi trình bày trong đêm hội nhằm cổ võ cho ơn gọi tu trì được triển nở.
Phần đỉnh điểm của đêm hội, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Trưởng Ban Thư Ký của Đại Hội Dân Chúa 2010 đã long trọng công bố Sứ điệp Đại Hội Dân Chúa gởi toàn thể Giáo Hội Việt Nam. Phần mở đầu, Sứ Điệp khái quát thành phần tham dự Đại Hội Dân Chúa gồm 32 giám mục, 300 đại biểu linh mục, tu sĩ, giáo dân thuộc 26 giáo phận và các dòng tu trên cả nước. Ngoài ra, tham dự Đại hội còn có những khách mời là các vị đại diện đến từ các Giáo hội Canada, Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pháp, Thái Lan, và đại diện các cộng đoàn công giáo Việt Nam hải ngoại.
Sứ Điệp nhấn mạnh sứ mạng của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam: “Hội Thánh Chúa Kitô tại Việt Nam có sứ mạng loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa, tiếp nối sứ mạng yêu thương và phục vụ của Chúa Kitô, góp phần kiến tạo nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương trên quê hương đất nước này”.
Sứ Điệp cũng kêu gọi mọi thành phần Dân Chúa hợp tác chặt chẽ với nhau, tham gia vào đời sống và sứ vụ của Giáo Hội bằng khả năng chuyên môn của mình, kêu gọi các gia đình, giới trẻ, các giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân dấn thân làm tròn trách nhiệm của mình để góp phần xây dựng và canh tân Giáo Hội Việt Nam.
Để dấn thân xây dựng xã hội trần thế, Sứ Điệp khẳng định Hội Thánh “không hề muốn thay thế Chính Quyền, nhưng chỉ mong rằng trong tinh thần đối thoại và hợp tác tôn trọng lẫn nhau, Hội Thánh có thể góp phần mình vào đời sống của Đất nước, nhằm phục vụ tất cả mọi người dân”.
Nhấn mạnh đến nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương trong bối cảnh đất nước ngày nay, Sứ Điệp nói đến các vấn nạn trong xã hội đáng lo ngại cho tiền đồ của dân tộc: “Nạn phá thai, ly dị, ma túy, mãi dâm, sự gia tăng cách biệt giầu nghèo, tình trạng bất công, bóc lột, tham nhũng, tàn phá môi sinh… tất cả đang có chiều hướng gia tăng và là những dấu hiệu cụ thể của “nền văn hóa sự chết”. Xác tín rằng Tin Mừng là “men của tự do và tiến bộ, nguồn của tình huynh đệ, của khoan dung và hòa bình”, nên hơn ai hết, người Công Giáo Việt Nam có sứ mạng kiến tạo nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương trên đất nước này, đồng thời sẵn sàng đối thoại chân thành và cộng tác lành mạnh với mọi người thiện chí, không phân biệt tôn giáo hay chính kiến, nhằm phục vụ sự phát triển toàn diện của mọi người trong xã hội, nhất là những người nghèo khổ và bị bỏ rơi”. Sứ Điệp thiết tha lặp lại nguyện vọng bấy lâu nay của Giáo Hội đối với Nhà Nước: “chúng tôi đề nghị Chính quyền Việt Nam mở rộng cánh cửa cho các tôn giáo tham gia vào việc giáo dục học đường và y tế cộng đồng, vì ích lợi của người dân và của cả dân tộc”.
Sứ điệp đi đến kết luận: “Đại hội Dân Chúa Việt Nam kết thúc nhưng lại mở ra cho những bước chân hy vọng, niềm hy vọng được khơi nguồn và hoàn tất nơi Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Tất cả những ý kiến của đại hội sẽ được đúc kết thành những đề nghị, là chất liệu chính của văn kiện hậu đại hội, nhằm đưa ra những định hướng và kế hoạch mục vụ của Hội Thánh Việt Nam trong những năm sắp tới”. Sứ Điệp đưa ra lời cầu xin Chúa: “Maranatha, lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến (Kh 22,20)” để xin Chúa ngự đến và biến đổi tâm hồn mỗi người Công Giáo Việt Nam trở thành môn đệ đích thực của Chúa, hiệp nhất yêu thương nhau và cùng nhau làm chứng cho Tin Mừng Nước Trời nhằm xây dựng nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương, để dung nhan Chúa bừng sáng trên quê hương Việt Nam.
(
Sau khi Sứ Điệp được công bố, ông Huỳnh Đảm, Chủ tịch Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam đã đại diện chính quyền phát biểu chúc mừng Đại Hội Dân Chúa. Trong phát biểu của mình, ông đã nhấn mạnh đến việc đồng hành cùng dân tộc của người Công Giáo Việt Nam. Ông mong muốn người Công Giáo tiếp tục thực hiện Thư Chung năm 1980 của HĐGMVN, huấn từ và Sứ Điệp của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI gởi HĐGMVN để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ông cũng không quên nhắc nhở người Công Giáo phải thực hiện tốt chính sách pháp luật của nhà nước, ông cũng hứa hẹn điều mà nhà nước từng hứa hẹn là sẽ thực hiện tự do tín ngưỡng tôn giáo để tạo điều kiện cho Giáo Hội Công Giáo đóng góp cho đất nước.
Chương trình đêm hội được tiếp tục với hợp xướng “Lưu Danh Thiên Thu” để nhớ đến và ca ngợi các vị Thánh Tử Đạo Việt Nam đã anh dũng bảo vệ đức tin, nêu gương trung kiên vào Thiên Chúa Hằng Sống. Tiết mục “Anh Em Một Nhà” với phần múa minh họa trong sắc phục của 54 dân tộc Việt Nam đã cho cộng đoàn Dân Chúa thấy được sự đa dạng của người dân Việt để từ đó hội nhập và tìm cách truyền bá Tin Mừng cho mọi dân tộc anh em. Sự đa dạng đó còn được thể hiện nơi tiết mục “Lý Mười Thương” mang đậm âm hưởng Huế do nữ ca sĩ Hồng Vân trình bày, “Lý Kéo Chài” với bản sắc Nam Bộ do hai nghệ sĩ Văn Tài và Ngọc Điệp biểu diễn, tiết mục múa cồng chiêng và hát ngợi khen Chúa bằng tiếng dân tộc của người Công Giáo đến từ Tây Nguyên, cùng với vũ điệu Hân Hoan Hiệp Thông của Nhóm múa Giáo xứ Phaxicô Xaviê (Nhà thờ Cha Tam) mang đậm nét dân tộc Hoa.
Chương trình được nối tiếp bằng Video clip phóng sự về hoạt động đối thoại trong cuộc sống đời thường, sau đó là bản hợp xướng Hồn Tông Đồ của Liên dòng Mến Thánh Giá Việt Nam. Cũng nhân dịp này các Dòng Mến Thánh Giá có dịp để giới thiệu các địa điểm mà các dòng có mặt trên khắp Việt Nam. Vở kịch Trái tim Việt Nam nói về cuộc đời của linh mục Cardière đã làm lay động lòng người, với những minh hoạ sống động cho đời sống và cung giọng của người dân xứ Huế. Tiếp đến là Nhạc kịch Giếng nước Sài Gòn, tiết mục này đã kép lại phần văn nghệ.
Đức Hồng Y Gioan Baotixita - Trưởng ban tổ chức Năm Thánh đã thay mặt Đại Hội cảm ơn mọi giới đã đến tham dự bế mạc Đại Hội Dân Chúa. Sau đó, các Tổng Giám Mục đứng đầu ba giáo tỉnh tặng quà cho các vị khách quốc tế, các vị đại diện chính quyền và ngoại giao đoàn, các vị ân nhân đã giúp đỡ của cải vật chất, tinh thần cho công việc tổ chức Đại Hội Dân Chúa.
Để hướng về La Vang, cộng đoàn Dân Chúa đã xem Video clip về La Vang và thưởng thức tiết mục Thánh vụ La Vang do các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán thể hiện. Kết thúc đêm hội, Đức Tổng Giám Mục Huế đã đại diện Ban Tổ Chức mời cộng đoàn Dân Chúa hội ngộ tại La Vang để tham dự Lễ Bế Mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam vào các ngày từ 04 đến 06/01/2011.
Những ngày Đại Hội Dân Chúa đã kết thúc, các đại biểu đã sống và làm việc trong ân sủng Chúa. Đêm hội bế mạc là dịp để nhìn lại những thành quả mà Đại Hội mang lại qua Sứ Điệp đúc kết, các thành viên Giáo Hội sẽ ý thức được phần việc của mình trong một Giáo Hội của Mầu Nhiệm, Hiệp Thông và Sứ Vụ.
Sài Gòn, ngày 16 tháng 11 năm 2010
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết muốn gặp mặt đại diện các thành phần GHCG nhưng lại nói qua UBĐKCG!
PV VietCatholic
10:23 26/11/2010
HÀ NỘI - Hội nghị lần thứ 3 mới đây của Uỷ ban ĐKCGVN tổ chức ngày 4-11-2010 tại Hà nội nhằm khơi dậy hoạt động càng ngày càng mất thế đứng của mình, nhưng đã không mang lại ảnh hưởng nào. Ngoại trừ có sự kiện là Phó Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Thiện Nhân đã đến dự và phát biểu trong đại hội.
Trong lời phát biểu tại hội trường Khách sạn Kim Liên, ông Nhân nói rằng, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết rất mong muốn có cuộc gặp với các đại diện phía Công giáo là các Giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân để trao đổi về hai vấn đề quan trọng hiện nay là giải quyết những bức xúc trong quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội Công giáo ở Việt Nam đồng thời thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Vatican vào dịp mừng lễ Giáng sinh năm 2010.
Theo một nhân vật tham dự đại hội này tiết lộ cho chúng tôi biết: LM Nguyễn Công Danh- Chủ tịch Uỷ ban ĐKCGVN đáp lời ông Nhân, đã nói rằng: "hết sức cảm ơn thiện chí của Chủ tịch nước và nói sẽ sẵn sàng tham gia, trao đổi với Chủ tịch nước về những vấn đề trên".
Bên hành lang Đại hội Dân Chúa, chúng tôi trao đổi thông tin trên với mấy Giám mục (xin miễn nêu tên), các Ngài đều cho rằng, đó là ý tưởng hay nhằm tìm ra tiếng nói chung để giải quyết tốt quan hệ giữa đạo và đời. Thế nhưng, nếu Chủ tịch nước muốn đối thoại mà lại qua Uỷ ban ĐKCGVN thì chằng ích lợi gì, vì Ủy ban này không đại diện Giáo hội CGVN. Đàng khác UBĐKCG là do Nhà nước lập ra và chí phối, nên cũng chỉ là “quân ta” thành ra làm sao mà nói là đối thoại được!
Một vị giám mục khác khẳng định là "nếu cuộc đối thoại lại do Uỷ ban ĐKCGVN đứng ra tổ chức, thì chắc chắn chúng tôi sẽ không tham gia".
Những người theo dõi quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội Công giáo Việt Nam gần đây đều thấy có sự lạnh nhạt sau biến cố Đức TGM Ngô Quang Kiệt. Thông thường, sau mỗi kỳ đại hội các GMVN, đều có đoàn đại diện ra chào thăm phía chính quyền. Đại hội XI vừa qua không có chuyện đó. Có lẽ một phần cũng là do đại đa số dư luận người Công giáo cho rằng các Giám mục không cần thiêt phải "chào thăm" làm gì. Chỉ nên gặp khi có những vấn đề hệ trọng cần trao đổi. Sự gặp gỡ xã giao đôi khi trở nên cái cớ để bị lợi dụng cho rằng tình hình giao hảo giữa Nhà nước và Giáo hội vẫn tốt đẹp!
Phía Nhà nước cũng e ngại tiếp xúc. Bằng chứng là Đức TGM Nguyễn Văn Nhơn ra Hà Nội hơn 7 tháng mà chỉ có duy nhất ông Vũ Trọng Kim- Phó Chủ tịch MTTQVN vào chào thăm, còn chính quyến Hà Nội thì không. Mãi tới ngày 19-11-2010 vừa qua Đức TGM Nhơn mới ra chào ông Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo.
Lễ khai mạc Năm thánh trọng thể của Giáo hội Công giáo Việt Nam tổ chức ở Sở Kiện tháng 11-2009 rất hoành tráng mà phía chính quyền chỉ cử ông Hà Văn Núi- Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc (không phải Uỷ viên Trung ương đảng) tới dự trong khi phía Phật giáo lễ hội nào cũng có các vị Uỷ viên Bộ Chính trị xuất hiện.
Về quan hệ với Vatican, sau hội nghị hỗn hợp vòng 2 ở Roma, chưa hề có một bước tiến nào. Một nguồn tin thông thạo cho biết, Vatican đã gửi danh sách 2 ứng viên vào chức vụ đại diện không thường trực của Toà thánh tại Việt nam, nhưng cả 2 ứng viên đều bị phía Việt Nam từ chối.
Như vậy có thể thấy Việt Nam không mặn mà gì với biến cố này. Cũng có ý kiến nói rằng, do Vatican chưa tích cực đáp ứng những đề nghị của Việt Nam như vẫn để TGM Kiệt về nước và không đôn đốc các GMVN ra một Thư chung kêu gọi "người Công giáo tốt" phải tích cực xây dựng Nhà nước. Và nay Uỷ ban ĐKCGVN phải đứng ra kêu gọi.
Ông Nhân phát biểu tại Hội nghị UBĐKCG |
Theo một nhân vật tham dự đại hội này tiết lộ cho chúng tôi biết: LM Nguyễn Công Danh- Chủ tịch Uỷ ban ĐKCGVN đáp lời ông Nhân, đã nói rằng: "hết sức cảm ơn thiện chí của Chủ tịch nước và nói sẽ sẵn sàng tham gia, trao đổi với Chủ tịch nước về những vấn đề trên".
Bên hành lang Đại hội Dân Chúa, chúng tôi trao đổi thông tin trên với mấy Giám mục (xin miễn nêu tên), các Ngài đều cho rằng, đó là ý tưởng hay nhằm tìm ra tiếng nói chung để giải quyết tốt quan hệ giữa đạo và đời. Thế nhưng, nếu Chủ tịch nước muốn đối thoại mà lại qua Uỷ ban ĐKCGVN thì chằng ích lợi gì, vì Ủy ban này không đại diện Giáo hội CGVN. Đàng khác UBĐKCG là do Nhà nước lập ra và chí phối, nên cũng chỉ là “quân ta” thành ra làm sao mà nói là đối thoại được!
Một vị giám mục khác khẳng định là "nếu cuộc đối thoại lại do Uỷ ban ĐKCGVN đứng ra tổ chức, thì chắc chắn chúng tôi sẽ không tham gia".
Những người theo dõi quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội Công giáo Việt Nam gần đây đều thấy có sự lạnh nhạt sau biến cố Đức TGM Ngô Quang Kiệt. Thông thường, sau mỗi kỳ đại hội các GMVN, đều có đoàn đại diện ra chào thăm phía chính quyền. Đại hội XI vừa qua không có chuyện đó. Có lẽ một phần cũng là do đại đa số dư luận người Công giáo cho rằng các Giám mục không cần thiêt phải "chào thăm" làm gì. Chỉ nên gặp khi có những vấn đề hệ trọng cần trao đổi. Sự gặp gỡ xã giao đôi khi trở nên cái cớ để bị lợi dụng cho rằng tình hình giao hảo giữa Nhà nước và Giáo hội vẫn tốt đẹp!
Phía Nhà nước cũng e ngại tiếp xúc. Bằng chứng là Đức TGM Nguyễn Văn Nhơn ra Hà Nội hơn 7 tháng mà chỉ có duy nhất ông Vũ Trọng Kim- Phó Chủ tịch MTTQVN vào chào thăm, còn chính quyến Hà Nội thì không. Mãi tới ngày 19-11-2010 vừa qua Đức TGM Nhơn mới ra chào ông Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo.
Lễ khai mạc Năm thánh trọng thể của Giáo hội Công giáo Việt Nam tổ chức ở Sở Kiện tháng 11-2009 rất hoành tráng mà phía chính quyền chỉ cử ông Hà Văn Núi- Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc (không phải Uỷ viên Trung ương đảng) tới dự trong khi phía Phật giáo lễ hội nào cũng có các vị Uỷ viên Bộ Chính trị xuất hiện.
Về quan hệ với Vatican, sau hội nghị hỗn hợp vòng 2 ở Roma, chưa hề có một bước tiến nào. Một nguồn tin thông thạo cho biết, Vatican đã gửi danh sách 2 ứng viên vào chức vụ đại diện không thường trực của Toà thánh tại Việt nam, nhưng cả 2 ứng viên đều bị phía Việt Nam từ chối.
Như vậy có thể thấy Việt Nam không mặn mà gì với biến cố này. Cũng có ý kiến nói rằng, do Vatican chưa tích cực đáp ứng những đề nghị của Việt Nam như vẫn để TGM Kiệt về nước và không đôn đốc các GMVN ra một Thư chung kêu gọi "người Công giáo tốt" phải tích cực xây dựng Nhà nước. Và nay Uỷ ban ĐKCGVN phải đứng ra kêu gọi.
Chuyện ''dzui dzui'' xẩy ra trong đêm bế mạc Đại Hội Dân Chúa
PV VietCatholic
11:04 26/11/2010
Sau khi GM Nguyễn văn Khảm công bố Sứ Điệp Đại Hội Dân Chúa 2010, cha Tiến Lộc, với tư cách là MC, nói lời cám ơn ĐC Khảm và lại nói thòng thêm: "Với Sứ Điệp này chúng con về chắc là phải học tập cả năm nay may ra mới hiểu hết được, cô đọng quá, súc tích quá, nhìn các em thiếu nhi ở dưới nó nghe nó chả hiểu gì cả!". (mọi người cười ồ).
Cha Tiến Lộc khi giới thiệu ông Huỳnh Đảm lên phát biểu, nói: "Thưa tất cả qúy vị, vì một lý do đặc biệt, chương trình thay đổi đôi chút. Ông Nguyễn Đảm (Huỳnh Đảm mới đúng), ủy viên Trung Ương Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, Chủ tịch UBTU Mặt trận Tổ Quốc VN, vì lý do đặc biệt phải lên tàu bay bây giờ, phải đi công tác, cho nên ông muốn lên đây để có đôi lời và nhất là nhận sự cám ơn của Ban Tổ Chức, xin kính mời ông Nguyễn Đảm."
Trong bài phát biểu, ông Huỳnh Đảm hay xưng hô với các Đức Giám Mục là các Cụ, thế nên sau khi phát biểu xong, cha Tiến Lộc nói: "Chúng tôi xin hết lòng cảm ơn cụ Huỳnh Đảm, Chủ tịch UBTUMTTQVN, là Ủy viên TW BCH TWĐ".
Sau khi ông HĐ tặng hoa cho ĐC Nhơn, cha Lộc nói tiếp: "Chúng con xin mời ĐHY có một chút quà tặng cho cụ Huỳnh Đảm" (mọi người cười ồ).
Có một chi tiết mọi người đều thấy rõ là sau khi nhận lẵng hoa một cách hờ hững, ĐC Nhơn bỏ lẵng hoa xuống đất ngay, thế là một cô tiếp tân mới cầm lẵng hoa sau lưng ông Huỳnh Đảm và ĐC Nhơn để chụp hình tiếp, lúc này ai nhìn thấy mặt ông Đảm cũng nhận ra là có vẻ hơi ngượng ngượng.
Sau đó, ĐHY Mẫn tặng quà cho ông, chụp hình xong, ông lại đưa cho quà cho cha Tiến Lộc đứng cạnh đó, cha Tiến Lộc có lẽ tưởng ông đưa cầm dùm một chút để nói chuyện, chẳng dè ông đi thẳng xuống sân khấu nên cha TL phải chạy vội theo để đưa lại ông món quà đó.
Thế là ý nghĩa tường tận về đêm bế mạc Đại hội Dân Chúa.
Cha Tiến Lộc khi giới thiệu ông Huỳnh Đảm lên phát biểu, nói: "Thưa tất cả qúy vị, vì một lý do đặc biệt, chương trình thay đổi đôi chút. Ông Nguyễn Đảm (Huỳnh Đảm mới đúng), ủy viên Trung Ương Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, Chủ tịch UBTU Mặt trận Tổ Quốc VN, vì lý do đặc biệt phải lên tàu bay bây giờ, phải đi công tác, cho nên ông muốn lên đây để có đôi lời và nhất là nhận sự cám ơn của Ban Tổ Chức, xin kính mời ông Nguyễn Đảm."
Trong bài phát biểu, ông Huỳnh Đảm hay xưng hô với các Đức Giám Mục là các Cụ, thế nên sau khi phát biểu xong, cha Tiến Lộc nói: "Chúng tôi xin hết lòng cảm ơn cụ Huỳnh Đảm, Chủ tịch UBTUMTTQVN, là Ủy viên TW BCH TWĐ".
Sau khi ông HĐ tặng hoa cho ĐC Nhơn, cha Lộc nói tiếp: "Chúng con xin mời ĐHY có một chút quà tặng cho cụ Huỳnh Đảm" (mọi người cười ồ).
Có một chi tiết mọi người đều thấy rõ là sau khi nhận lẵng hoa một cách hờ hững, ĐC Nhơn bỏ lẵng hoa xuống đất ngay, thế là một cô tiếp tân mới cầm lẵng hoa sau lưng ông Huỳnh Đảm và ĐC Nhơn để chụp hình tiếp, lúc này ai nhìn thấy mặt ông Đảm cũng nhận ra là có vẻ hơi ngượng ngượng.
Sau đó, ĐHY Mẫn tặng quà cho ông, chụp hình xong, ông lại đưa cho quà cho cha Tiến Lộc đứng cạnh đó, cha Tiến Lộc có lẽ tưởng ông đưa cầm dùm một chút để nói chuyện, chẳng dè ông đi thẳng xuống sân khấu nên cha TL phải chạy vội theo để đưa lại ông món quà đó.
Thế là ý nghĩa tường tận về đêm bế mạc Đại hội Dân Chúa.
Cộng Đoàn Thánh Anrê Dũng Lạc mừng Lễ Quan Thầy
Trà Phú
15:10 26/11/2010
Mười bảy năm, vâng đúng mười bảy năm về trước, thoạt đầu cộng đoàn chỉ có vài chục gia đình gia nhập vào Giáo Xứ Mỹ và Linh Mục Antôn Nguyễn đình Phúc Dòng Chúa Cứu Thế thuộc Tỉnh Dòng Mỹ đến dâng thánh lễ tiếng Việt. Ngành điện tử phát triển tại hai vùng Beaverton và Hillsboro vì thế số Giáo dân tăng trưởng dần, nhu cầu phòng ốc dùng cho các em học Giáo Lý và Việt ngữ gặp khó khăn vì thế Cộng Đoàn phải tìm nơi thờ phượng cũng để đáp ứng nhu cầu phòng ốc cho các em học tập. Năm 2004 được Giáo xứ Holy Trinity giang rộng cánh tay giúp đỡ và Cộng đoàn sinh hoạt từ đó cho đến nay. Cũng vào năm này Tòa Tổng Giám Mục Portland chính thức thành lập Cộng Đoàn với tên gọi là “Cộng Đoàn Thánh Anrê Dũng Lạc” trực thuộc Giáo Xứ thể nhân Đức Mẹ Lavang tại Portland.
Dàn nhạc thiếu niên tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam – Arlington Virginia
Phạm Dương Hãn
23:35 26/11/2010
Trong ngày lễ Kitô Vua 11/20/2010 vừa qua, dàn nhạc thiếu niên tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam – Arlington Virginia đã kỷ niệm 4 năm ngày thành lập của mình. Dàn nhạc được qui tụ lại trong dịp hát lễ mừng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam năm 2006. Sau sự thành công đáng kể của ngày lễ đó, dàn nhạc đã tụ họp một lần nữa để đàn cho lễ Vọng Giáng Sinh 2006. Sau đó các thành viên trong dàn nhạc và ca đoàn mong muốn dàn nhạc được đàn hằng tuần như là một nét chấm phá mới cho thánh lễ 6 giờ chiều thứ bảy tại giáo xứ. Thánh lễ này do ca đoàn Thánh Tâm mà phần lớn thành viên là thành viên của Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Tâm tại giáo xứ đảm trách phần hát phụng vụ trong gần 20 năm qua. Từ 7 thành viên vào ngày đầu thành lập, dàn nhạc hiện nay là nơi sinh hoạt cho 36 thành viên. Đối với giáo xứ, dàn nhạc thiếu niên này là hội đoàn duy nhất mà thành viên mới phải ghi tên trước để chờ đến lượt của mình tham gia (waiting list). Đối với cộng đồng Việt Nam trên thế giới, đây có lẽ là dàn nhạc thiếu niên lớn nhất đàn lễ hằng tuần trong một giáo xứ. Thành viên trong ban nhạc bao gồm độ tuổi từ 7 cho đến 22. Phần lớn các em là đoàn viên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Vào các chiều thứ bảy, các em đến giáo xứ để sinh hoạt, sau đó các em đi học giáo lý, và cuối cùng là đàn cho thánh lễ. Tinh thần phục vụ của các em rất cao bằng chứng là trong những tuần các em được nghỉ giáo lý hay vào những tháng hè, phần lớn các em vẫn đến đàn lễ cho giáo xứ.
Điều đặc biệt về dàn nhạc trẻ này là các em rất ít tập luyện chung với nhau. Nhận thấy việc đưa đón các em sẽ gây thêm gánh nặng cho các vị phụ huynh cho nên các bài hát sau khi được phối khí sẽ post lên website riêng http://www.hanpham.com/thanhca/orchestra.htm để các em có thể tự tải bài hát xuống và tự tập tại nhà. Thành viên trong dàn nhạc cũng là những thành viên ưu tú tại dàn nhạc ở trường nơi các em đi học. Một số em còn là những thành viên trong của tổ chức như National Junior Honor Society hay đang theo học tại trường đại học với học bổng toàn phần.
Trong 4 năm qua, bên cạnh các lễ lớn tại giáo xứ như lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Giáng Sinh, dàn nhạc đã vinh dự được đàn lễ 2 lần tại Nhà Thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (National Shrine of The Immaculate Conception) tại thủ đô Washington DC trong dịp hành hương Đức Mẹ La Vang do Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức. Thánh đường nơi các em đàn là nơi đã được chọn để Đức Giáo Hoàng Benedict XVI gặp gỡ với hội đồng giáo mục Hoa Kỳ trong chuyến viếng thăm của Ngài vào tháng 04/2008. Đặc biệt nhất là ngày 20/6/2010 vừa qua khi giáo xứ khánh thành nhà thờ mới, một công trình với kinh phí lên đến gần 6 triệu dolards. Các em đã được trao trọng trách trình diễn cho Đức Giám Mục địa phận và quan khách. Dàn nhạc đã phối hợp với đoàn TNTT để trình bày vở nhạc kịch Tôma Thiện. Vở nhạc kịch ngắn gọn, rất xúc tích đã làm cho nhiều người khóc trong đó đó có Đức Giám Mục địa phận. Khi vở kịch chấm dứt, khán giả đã đứng lên vỗ tay tán thưởng dàn nhạc và ban kịch rất lâu.
Trong thánh lễ kỷ niệm 4 năm thành lập, cha chánh xứ Gioan Baotixita Nguyễn Đức Vượng, O.P. đã chúc mừng cho dàn nhạc trẻ và ngài đã thay mặt cho giáo xứ để khen ngợi sự phục vụ tận tình của ban nhạc cho các công cuộc của giáo xứ. Trong lời nguyện giáo dân, cha đã xin Chúa trả công bội hậu cho các thành viên trong ban nhạc cùng với gia đình của các em. Sau thánh lễ, nhân có đoàn TNTT tổ chức bán phở để gây quĩ cho việc đi tham dự Đại Hội Giới Trẻ Năm 2011 tại Spain, cha xứ đã ưu ái khoản đãi cho dàn nhạc. Các em đã có một bữa phở free thật ngon miệng.
Xin kính mời quí vị cùng nghe các bài hát đã được chọn trong thánh lễ 4 năm thành lập của dàn nhạc trẻ này.
http://www.youtube.com/watch?v=7XULBbkks-E Kitô Vua Chiến Thắng
http://www.youtube.com/watch?v=SqGHI0AhNAU Alleluia – Phạm Dương Hãn
http://www.youtube.com/watch?v=UUjlHoH39f4 Dâng Hiến – Thy Yên
http://www.youtube.com/watch?v=_OGmmo18zEg Thánh Thánh – Phạm Dương Hãn
http://www.youtube.com/watch?v=qjbaOjTnWlM Lord Of The Dance
http://www.youtube.com/watch?v=b-W5WUOpwm8 Lạy Đức Mẹ La Vang
Điều đặc biệt về dàn nhạc trẻ này là các em rất ít tập luyện chung với nhau. Nhận thấy việc đưa đón các em sẽ gây thêm gánh nặng cho các vị phụ huynh cho nên các bài hát sau khi được phối khí sẽ post lên website riêng http://www.hanpham.com/thanhca/orchestra.htm để các em có thể tự tải bài hát xuống và tự tập tại nhà. Thành viên trong dàn nhạc cũng là những thành viên ưu tú tại dàn nhạc ở trường nơi các em đi học. Một số em còn là những thành viên trong của tổ chức như National Junior Honor Society hay đang theo học tại trường đại học với học bổng toàn phần.
Trong 4 năm qua, bên cạnh các lễ lớn tại giáo xứ như lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Giáng Sinh, dàn nhạc đã vinh dự được đàn lễ 2 lần tại Nhà Thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (National Shrine of The Immaculate Conception) tại thủ đô Washington DC trong dịp hành hương Đức Mẹ La Vang do Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức. Thánh đường nơi các em đàn là nơi đã được chọn để Đức Giáo Hoàng Benedict XVI gặp gỡ với hội đồng giáo mục Hoa Kỳ trong chuyến viếng thăm của Ngài vào tháng 04/2008. Đặc biệt nhất là ngày 20/6/2010 vừa qua khi giáo xứ khánh thành nhà thờ mới, một công trình với kinh phí lên đến gần 6 triệu dolards. Các em đã được trao trọng trách trình diễn cho Đức Giám Mục địa phận và quan khách. Dàn nhạc đã phối hợp với đoàn TNTT để trình bày vở nhạc kịch Tôma Thiện. Vở nhạc kịch ngắn gọn, rất xúc tích đã làm cho nhiều người khóc trong đó đó có Đức Giám Mục địa phận. Khi vở kịch chấm dứt, khán giả đã đứng lên vỗ tay tán thưởng dàn nhạc và ban kịch rất lâu.
Trong thánh lễ kỷ niệm 4 năm thành lập, cha chánh xứ Gioan Baotixita Nguyễn Đức Vượng, O.P. đã chúc mừng cho dàn nhạc trẻ và ngài đã thay mặt cho giáo xứ để khen ngợi sự phục vụ tận tình của ban nhạc cho các công cuộc của giáo xứ. Trong lời nguyện giáo dân, cha đã xin Chúa trả công bội hậu cho các thành viên trong ban nhạc cùng với gia đình của các em. Sau thánh lễ, nhân có đoàn TNTT tổ chức bán phở để gây quĩ cho việc đi tham dự Đại Hội Giới Trẻ Năm 2011 tại Spain, cha xứ đã ưu ái khoản đãi cho dàn nhạc. Các em đã có một bữa phở free thật ngon miệng.
Xin kính mời quí vị cùng nghe các bài hát đã được chọn trong thánh lễ 4 năm thành lập của dàn nhạc trẻ này.
http://www.youtube.com/watch?v=7XULBbkks-E Kitô Vua Chiến Thắng
http://www.youtube.com/watch?v=SqGHI0AhNAU Alleluia – Phạm Dương Hãn
http://www.youtube.com/watch?v=UUjlHoH39f4 Dâng Hiến – Thy Yên
http://www.youtube.com/watch?v=_OGmmo18zEg Thánh Thánh – Phạm Dương Hãn
http://www.youtube.com/watch?v=qjbaOjTnWlM Lord Of The Dance
http://www.youtube.com/watch?v=b-W5WUOpwm8 Lạy Đức Mẹ La Vang
Thông Báo
Giới Thiệu Đêm Dạ Ca Giáng Sinh 2010 tại Sydney
Lm. Paul Chu Văn Chi
18:44 26/11/2010
Văn Hóa
Cây Đức Tin Nở Hoa
Vọng Sinh
23:41 26/11/2010
Cây Đức Tin, ba trăm năm nươi năm
Sao vẫn chưa là đại thụ vẻ vang?
Như vẫn đang cố vươn mình soi bóng
Giữa đất trời khắc nghiệt thuở hồng hoang.
Bao hạt giống đã gieo trồng sự sáng
Mãi mọc lên kết trái đơm bông
Dẫu trái mùa, trái vẫn thơm chín mọng!
Dẫu phong ba, hoa vẫn ngát hương thơm!
Bao Anh Hùng trên khắp Quê Hương
Mãi nêu cao Đức Tin phi thường
Có xá gì xác thân phàm tục
Đầu rơi máu chảy vẫn can trường.
Này kìm kẹp thịt nát tan xương
Này dầu sôi lửa bỏng đốt đau thương
Này ngựa xé voi giầy tan tác
Bao cực hình thân xác đớn đau!
Muôn thương đau Tin Yêu vẫn ngất cao
Giữa cùng cực gian lao
Chẳng chút nào nao núng
Mãi vươn cao Tin Cậy Mến đẹp sao !
Ôi Tổ Tiên! Chúng con mang Giòng Máu
Máu Anh Hùng Máu Tử Đạo liệt oanh
Máu Thánh Nhân viết trang sử lưu danh
Đấng ngàn đời rạng soi gương người thế.
Để hôm nay Đại Thụ đã đâm rễ
Rạo rực khắp trời! Phanxicô Xaviê. *
Hương thơm khắp nơi! Người Tôi Tớ Chúa.
Người Con của Giòng Máu Tử Đạo Việt Nam.
Người tử đạo không đổ chút máu đào
Cùng Cha Ông đã vượt thắng gian lao
Xin phù giúp chúng con trần thế
Noi gương xưa Tin Cậy vững chẳng nao!
Cho mau thấy Người * Hiển Thánh trên Trời.
*Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.
Sao vẫn chưa là đại thụ vẻ vang?
Như vẫn đang cố vươn mình soi bóng
Giữa đất trời khắc nghiệt thuở hồng hoang.
Bao hạt giống đã gieo trồng sự sáng
Mãi mọc lên kết trái đơm bông
Dẫu trái mùa, trái vẫn thơm chín mọng!
Dẫu phong ba, hoa vẫn ngát hương thơm!
Bao Anh Hùng trên khắp Quê Hương
Mãi nêu cao Đức Tin phi thường
Có xá gì xác thân phàm tục
Đầu rơi máu chảy vẫn can trường.
Này kìm kẹp thịt nát tan xương
Này dầu sôi lửa bỏng đốt đau thương
Này ngựa xé voi giầy tan tác
Bao cực hình thân xác đớn đau!
Muôn thương đau Tin Yêu vẫn ngất cao
Giữa cùng cực gian lao
Chẳng chút nào nao núng
Mãi vươn cao Tin Cậy Mến đẹp sao !
Ôi Tổ Tiên! Chúng con mang Giòng Máu
Máu Anh Hùng Máu Tử Đạo liệt oanh
Máu Thánh Nhân viết trang sử lưu danh
Đấng ngàn đời rạng soi gương người thế.
Để hôm nay Đại Thụ đã đâm rễ
Rạo rực khắp trời! Phanxicô Xaviê. *
Hương thơm khắp nơi! Người Tôi Tớ Chúa.
Người Con của Giòng Máu Tử Đạo Việt Nam.
Người tử đạo không đổ chút máu đào
Cùng Cha Ông đã vượt thắng gian lao
Xin phù giúp chúng con trần thế
Noi gương xưa Tin Cậy vững chẳng nao!
Cho mau thấy Người * Hiển Thánh trên Trời.
*Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.
Chiến đấu nội tâm
Phan Du Sinh góp nhặt
18:52 26/11/2010
Linh thao ngày thứ hai, cha giảng phòng cho chúng tôi suy gẫm về các tội và nhắc nhở chúng tôi xét mình cận thận. Ngài khuyên chúng tôi xưng lại các tội mà trước đó mình đã xưng rồi. Nghe đến từ xưng lại, lòng tôi vô cùng e ngại, vì xưng lại là bắt tôi phải lục soát lại quá khứ của mình. Mà trong đời tôi, tôi phạm một tội ngay hồi nhỏ, tôi chưa có ý thức đó là tội trọng. Nhưng khi lớn lên nghĩ lại, tôi cảm thấy áy náy lương tâm. Lớn lên tôi cũng đã xưng tội đó, nhưng tôi nói cho qua chuyện, nói làm sao để tránh né chứ không nói thẳng.
Và hôm nay nó lại cứ ám ảnh tôi. Tôi biện lý do: “Mình đã xưng rồi. Chúa đã tha thứ rồi. Hơn nữa mình còn nhỏ, chưa biết đó là tội”, nên tôi quyết không nhớ nó và cố quên đi.
Nhưng khổ một nỗi, lời cha giảng phòng cứ văng vẳng bên tai tôi, trong lòng tôi: “Đây là cơ hội thuận tiện cho các con. Các con hãy tín thác vào lòng thương xót của Chúa. Đừng để ma quỷ lợi dụng. Hãy làm ngược lại ý muốn của mình để chiến thắng cám dỗ. Dầu tội lỗi có đỏ như son cũng trắng như tuyết. Hãy tin điều đó.”
Khi xét mình, tôi cứ bị giằng co: xưng hay không xưng. Và tôi quyết xưng lại các tội, trừ cái tội đó ra. Rồi tôi làm thủ tục để xưng tội. Nhưng sao giờ đó, tôi cứ cảm thấy bất an. Rồi lời cha giảng phòng cứ ám ảnh tôi: “Đây là cơ hội thuận tiện để tẩy rửa linh hồn. Đừng ngăn cản ơn Chúa đến với mình.” Suốt mấy tiếng đông hồ xét mình mà tôi cứ bị ám ảnh, bị giằng co bởi quyết định đó. Tôi phải làm gì bây giờ? Được hay mất? Rồi tôi xin Chúa ban cho tôi sức mạnh, can đảm để xưng tội đó. Thế rồi, tôi quyết xét mình lại và quyết tâm xưng lại tội đó. Tôi viết tội tôi ra giấy, và viết tội đó đầu tiên trong tất cả các tội xưng lại.
Ôi! Không ngờ rằng, chính khi tôi quyết định và viết tội đó xong, lòng tôi cảm thấy nhẹ nhỏm, bình an. Và tôi quyết đi xưng tội, không giấu tội đó nữa.
Giờ đây, tôi mới cảm nghiệm được thế nào là chiến đấu nội tâm, và khi vượt qua được mới cảm nghiệm được thế nào là bình an thật sự.
Tạ ơn Chúa, cám ơn cha.
Và hôm nay nó lại cứ ám ảnh tôi. Tôi biện lý do: “Mình đã xưng rồi. Chúa đã tha thứ rồi. Hơn nữa mình còn nhỏ, chưa biết đó là tội”, nên tôi quyết không nhớ nó và cố quên đi.
Nhưng khổ một nỗi, lời cha giảng phòng cứ văng vẳng bên tai tôi, trong lòng tôi: “Đây là cơ hội thuận tiện cho các con. Các con hãy tín thác vào lòng thương xót của Chúa. Đừng để ma quỷ lợi dụng. Hãy làm ngược lại ý muốn của mình để chiến thắng cám dỗ. Dầu tội lỗi có đỏ như son cũng trắng như tuyết. Hãy tin điều đó.”
Khi xét mình, tôi cứ bị giằng co: xưng hay không xưng. Và tôi quyết xưng lại các tội, trừ cái tội đó ra. Rồi tôi làm thủ tục để xưng tội. Nhưng sao giờ đó, tôi cứ cảm thấy bất an. Rồi lời cha giảng phòng cứ ám ảnh tôi: “Đây là cơ hội thuận tiện để tẩy rửa linh hồn. Đừng ngăn cản ơn Chúa đến với mình.” Suốt mấy tiếng đông hồ xét mình mà tôi cứ bị ám ảnh, bị giằng co bởi quyết định đó. Tôi phải làm gì bây giờ? Được hay mất? Rồi tôi xin Chúa ban cho tôi sức mạnh, can đảm để xưng tội đó. Thế rồi, tôi quyết xét mình lại và quyết tâm xưng lại tội đó. Tôi viết tội tôi ra giấy, và viết tội đó đầu tiên trong tất cả các tội xưng lại.
Ôi! Không ngờ rằng, chính khi tôi quyết định và viết tội đó xong, lòng tôi cảm thấy nhẹ nhỏm, bình an. Và tôi quyết đi xưng tội, không giấu tội đó nữa.
Giờ đây, tôi mới cảm nghiệm được thế nào là chiến đấu nội tâm, và khi vượt qua được mới cảm nghiệm được thế nào là bình an thật sự.
Tạ ơn Chúa, cám ơn cha.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Về Trời
Nguyễn Đức Cung
09:40 26/11/2010
VỀ TRỜI
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Thân kính nghiêng mình tiễn đưa linh hồn
Linh Mục Trần Cao Tường trên đường về nước Trời.
“Ấy tuổi đời, Chúa đo cho vài gang tấc,
kiếp sống này, Chúa kể bằng không.
Đứng ở đời, thật con người chỉ như hơi thở,
thấp thoáng trên đường tựa bóng câu”
(Trích Thánh vịnh của vua Đa-vít 39-38)
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/ Niệm/ Thiền
Làng Văn Hữu Dũng Lạc
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Thân kính nghiêng mình tiễn đưa linh hồn
Linh Mục Trần Cao Tường trên đường về nước Trời.
“Ấy tuổi đời, Chúa đo cho vài gang tấc,
kiếp sống này, Chúa kể bằng không.
Đứng ở đời, thật con người chỉ như hơi thở,
thấp thoáng trên đường tựa bóng câu”
(Trích Thánh vịnh của vua Đa-vít 39-38)
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/ Niệm/ Thiền
Làng Văn Hữu Dũng Lạc
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n