Ngày 27-11-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:26 27/11/2021

75. Chúng ta nên dùng vật chất trần thế như ý Chúa muốn để đạt tới sự sống đời đời; sự sống đời đời là do Thiên Chúa ban cho; vật chất trần thế là do Thiên Chúa ban thêm, chỉ là để tô điểm cho đẹp mà thôi.

(Thánh Gregory)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:30 27/11/2021
22. NHÂN NGHĨA TRUNG HẬU

Có một tên trộm, ban đêm trèo vào trong sân của một gia đình nọ, chuẩn bị chôm đồ.

Chủ nhà này rất cẩn thận, đem tất cả đồ vật cất giấu vào trong kho, khiến cho tên trộm không lấy được gì. Tên trộm rất hận nghiến răng ken két, lớn tiếng chửi:

- “Cái nhà này thật không nhân nghĩa”.

Chủ nhà ở trong nghe được, cũng lớn tiếng đáp lại:

- “Lão huynh cũng không thấy được trung hậu đâu !”

(Tiếu Đảo)

Suy tư 22:

Nhân nghĩa và trung hậu thường đi đôi với nhau, hể có nhân nghĩa thì tất phải có lòng trung hậu; mà nhân nghĩa thì ở trong lòng chứ không ở nơi của cải vật chất, cho nên đừng thấy người nghèo không có của cải mà nói là họ không có nhân nghĩa !

Người không có nhân nghĩa chính là tên ăn trộm, và người ta đừng tìm thấy trung hậu nơi những người như thế.

Ma quỷ là tên ăn trộm linh hồn của con người, cho nên đừng tin vào lời cám dỗ của ma quỷ, dù cho lời đó ngọt ngào hơn cả lời của người yêu, vì nó không nhân nghĩa; và cũng đừng tìm nơi ma quỷ lòng trung hậu, dù cho nó đem tặng cả thế giới này cho chúng ta với lời hứa là sẽ được hạnh phúc.

Nhân nghĩa trung hậu là phẩm chất cốt cách tốt đẹp và cao thượng của con người, nhưng nó càng đẹp hơn, khi người Ki-tô hữu biết dùng Lời Chúa mà thực hành nhân nghĩa trung hậu trong đời sống thường ngày của mình.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN I MV năm C)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:32 27/11/2021
CHÚA NHẬT 1 MÙA VỌNG (Năm C)

Tin mừng: Lc 21, 25-28; 34-36

“Anh em sắp đựoc ơn cứu độ”.


Bạn thân mến,

Hôm nay chúa nhật thứ nhất mùa vọng, tức là bắt đầu một năm phụng vụ mới, năm C.

Mùa vọng là mùa trông đợi, ai đã từng trông đợi thì đều cảm nghiệm được sự bồn chồn lo lắng, hồi hộp pha lẫn niểm vui của đợi chờ:

- như em bé đợi mẹ đi chợ về,

- như người yêu đợi người tình,

- như nhà nông đợi ngày thu hoạch,

- như ruộng khô hạn trông mưa.


Đức Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay đã đưa ra cho chúng ta thấy một viễn cảnh tương lai ngày Con Người đến trong vinh quang, Ngài mời gọi chúng ta hãy tỉnh thức và đợi chờ, trong lúc đợi chờ ngày trọng đại ấy đến thì sẽ có nhiều điềm thiêng dấu lạ xuất hiện trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao (Lc 21, 25), nhân loại sẽ lo âu và sợ hãi khi ngày ấy đến.

1. Dấu hiệu của thời đại.

Dấu hiệu của thời đại ngày càng rõ rệt hơn, ứng nghiệm với lời cảnh báo của Đức Chúa Giê-su trong bài tin mừng hôm nay, dấu hiệu trước tiên mà nhân loại có thể thấy được, sờ được, đó chính là chiến tranh, đói khát và ôn dịch, với dấu hiệu ấy, người Ki-tô hữu chỉ có một thái độ duy nhất là ngẫng đầu lên vì ơn cứu độ đã đến.

Nhưng thực ra, ơn cứu độ đã đến hơn hai ngàn năm nay rồi, và thời viên mãn của nó cũng đang đến gần khi những điềm thiêng dấu lạ mà Đức Chúa Giê-su đã loan báo đã và đang xảy đến.

Người Ki-tô hữu là những người nhạy bén nhất trước những hiện tượng xảy ra của thời đại, bởi vì hằng ngày họ đều được nghe và suy gẫm lời dạy của Đức Chúa Giê-su, và vì thế họ từng giây từng phút tỉnh thức và chuẩn bị ngày quang lâm của Ngài.

2. Tỉnh thức và đề phòng

Đức Chúa Giê-su mời gọi chúng ta tỉnh thức và cầu nguyện, tức là Ngài muốn chúng ta phải sẵn sàng luôn trong mọi hoàn cảnh và tình huống, bởi vì:

- Có những người tỉnh thức nhưng không đề phòng, đó là những người ăn thua đủ bên canh bạc thâu đêm.

- Có những người tỉnh thức nhưng không đề phòng, đó là những người đang say đắm trong đam mê xác thịt, thân xác thì thức để chờ đợi và thỏa mãn cơn khát vọng của nhục dục, nhưng tâm hồn thì đã ngủ mê trong tội lỗi.

- Có những người tỉnh thức nhưng không đề phòng cảnh giác, đó là những người kiêu ngạo, họ tỉnh thức trong kiến thức hạn hẹp của mình khi ai đó phê bình góp ý cho việc làm của mình, nhưng tâm hồn thì đã thoả mãn trong sự đắc thắng của mình...


Người Ki-tô hữu không thức tỉnh để ăn thua với canh bạc, vì đó là chuyện của con cái tối tăm; người Ki-tô hữu cũng không tỉnh thức để chờ đợi cuộc nhậu thâu đêm, bởi vì đó là chuyện của con cái ma quỷ, nhưng người Ki-tô hữu tỉnh thức để chờ đợi ngày sum họp với Đức Chúa Giê-su, Đấng đã và đang đến trong cuộc sống của họ...

Bạn thân mến,

Mùa vọng không những giúp cho chúng ta biết thức tỉnh và chờ đợi ngày Chúa đến trong vinh quang để phán xét, mà còn thức tỉnh chờ đợi Chúa đến với mỗi người chúng ta nữa, bởi vì dấu hiệu của thời đại trước hết không ở đâu xa, mà nó ở ngay trong con người của mình, chính là:

- Khi chúng ta sung sướng hưởng thụ vật chất là dấu hiệu của những ngày đói khổ của linh hồn.

- Khi chúng ta phê bình chỉ trích anh em chị em, là dấu hiệu ngày phán xét công thẳng và kinh khiếp đối với linh hồn và thân xác.

- Khi chúng ta kiêu căng ngạo mạn với mọi người, là dấu hiệu của người bị hạ xuống tận cùng vực sâu.

- Khi chúng ta vu oan giá hoạ cho người, thì đó là dấu chỉ cơn thịnh nộ của Thiên Chúa lên án trong ngày chung thẩm...

Người biết chờ đợi, tỉnh thức và nhìn dấu chỉ của thời đại là người khôn ngoan và hạnh phúc, bởi vì họ đã sẵn sàng...

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Thánh Lễ Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng 28/11/2021 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
01:15 27/11/2021

BÀI ĐỌC I: Gr 33, 14-16

“Ta sẽ làm nảy sinh cho Ðavít một chồi công chính”.

Bài trích sách Tiên tri Giêrêmia.

Ðây lời Chúa phán: Ðã đến ngày Ta sẽ thực hiện tin mừng Ta loan báo về nhà Israel và nhà Giuđa. Trong những ngày đó và trong thời gian đó, Ta sẽ làm nảy sinh cho Ðavít một chồi công chính, Ngài sẽ xét xử và thi hành công lý trong xứ sở. Trong những ngày đó, Giuđa sẽ được cứu thoát, Giêrusalem sẽ sống yên ổn. Và đây là tên người ta sẽ gọi Ngài: “Thiên Chúa, Ðấng Công Chính của chúng tôi”.

Ðó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 24, 4bc-5ab. 8-9. 10 và 14

Ðáp: Lạy Chúa, con vươn linh hồn lên tới Chúa (c. 1b).

1) Lạy Chúa, xin chỉ cho con đường đi của Chúa; xin dạy bảo con về lối bước của Ngài. Xin hướng dẫn con trong chân lý và dạy bảo con, vì Chúa là Thiên Chúa cứu độ con.

2) Chúa nhân hậu và công minh, vì thế Ngài sẽ dạy cho tội nhân hay đường lối. Ngài hướng dẫn kẻ khiêm cung trong đức công minh, dạy bảo người khiêm cung đường lối của Ngài.

3) Tất cả đường nẻo Chúa là ân sủng và trung thành, dành cho những ai giữ minh ước và điều răn Chúa. Chúa thân mật với những ai tôn sợ Chúa, và tỏ cho họ biết lời minh ước của Ngài.

BÀI ĐỌC II: 1 Tx 3, 12 – 4, 2

“Xin Chúa làm cho lòng anh em nên dũng cảm khi Chúa Kitô đến”.

Bài trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Thêxalônica.

Anh em thân mến, xin Chúa gia tăng và ban cho anh em tràn đầy lòng thương yêu nhau, và thương yêu mọi người như chúng tôi đối với anh em, để lòng anh em được bền vững trên đường thánh thiện, không có gì đáng trách trước mặt Thiên Chúa là Cha chúng ta, trong ngày Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, ngự đến cùng với tất cả các Thánh. Amen.

Anh em thân mến, ngoài ra, tôi còn van nài anh em trong Chúa Giêsu điều này, là như anh em được chúng tôi bảo cho biết phải sống thế nào cho đẹp lòng Chúa, anh em đang sống như vậy, xin anh em cứ tiến thêm nữa. Vì anh em biết rõ huấn thị chúng tôi nhân danh Chúa Giêsu đã ban cho anh em.

Ðó là lời Chúa.

ALLELUIA: Tv 84, 8

All. All. – Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con, và ban ơn cứu rỗi cho chúng con. – All.

PHÚC ÂM: Lc 21, 25-28, 34-36

“Giờ cứu rỗi các con đã gần đến”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao; dưới đất, các dân tộc buồn sầu lo lắng, vì biển gầm sóng vỗ. Người ta sợ hãi kinh hồn chờ đợi những gì sẽ xảy đến trong vũ trụ, vì các tầng trời sẽ rung chuyển. Lúc đó, người ta sẽ thấy trên đám mây, Con Người hiện đến đầy quyền năng và uy nghi cao cả. Khi những điều đó bắt đầu xảy đến, các con hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên, vì giờ cứu rỗi các con đã gần đến. Các con hãy giữ mình, kẻo lòng các con ra nặng nề, vì chè chén say sưa và lo lắng việc đời, mà ngày đó thình lình đến với các con, như chiếc lưới chụp xuống mọi người sống trên mặt đất. Vậy các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người!”

Ðó là lời Chúa.
 
Tỉnh Táo
Lm Vũđình Tường
02:57 27/11/2021
Trí óc con người luôn thay đổi giữa tỉnh táo và phân tâm bởi nó mau mỏi mệt. Trí óc tỉnh táo khi nó chú tâm trong chốc lát. Nếu phải chú tâm quá lâu nó mệt mỏi và đòi tịnh dưỡng. Tỉnh táo trong Kinh Thánh không chú trọng nhiều đến việc làm của khối óc, mà chính là mức độ tình yêu ta dành cho Thiên Chúa. Tỉnh táo tâm linh là điều cần thiết cho đời sống đức tin. Hàng năm Giáo Hội dùng Mùa Vọng nhắc nhở con cái mình luôn tỉnh thức, tỉnh táo để nhận ra dấu chỉ Thiên Chúa nói với từng cá nhân. Tỉnh táo để nhắc nhở mình ngoài vấn đề lo cho thân xác, ta còn có đời sống tâm linh. Tỉnh táo chính là hành động đức tin, tin vào điều Đức Kitô hứa, Ngài sẽ trở lại lần thứ hai. Trước khi Ngài trở lại sẽ có điềm báo từ trên không, từ trời cao, từ biển sâu, từ rừng rậm. Khi chúng đến con người không có chỗ trốn an toàn. Con người cảm thấy bất lực trước sức mạnh thiên nhiên, quá nhỏ so với đất trời. Ngoài tư tưởng ngông cuồng, con người là chi so với vũ trụ.

Phần đầu bài Phúc âm, Đức Kitô kêu gọi môn đệ Ngài tỉnh thức để nhận ra dấu chỉ thời gian. Nhận ra dấu chỉ thời gian là một hồng ân. Nhận ra dấu chỉ thời gian dành riêng cho những ai chuyên tâm cầu nguyện. Kitô hữu cầu nguyện bởi Kitô hữu yêu mến và tin vào lời Đức Kitô. Tỉnh thức trong cầu nguyện đi chung vai sát cánh với nhau. Cầu nguyện giúp Kitô hữu tỉnh thức và tỉnh thức trong cầu nguyện để luôn chú tâm.

Phần hai Đức Kitô cho Kitô hữu biết hiệu quả của việc tỉnh thức trong cầu nguyện. Hai kết quả trước mắt của tỉnh thức trong cầu nguyện. Một là có được sức mạnh nội tâm để đứng vững trong thời gian chuyển tiếp này. Hai là đời sống cầu nguyện giúp Kitô hữu sống tỉnh thức, sống tin tưởng, và sống trong tinh thần phó thác.

Cuộc sống mới nào cũng đến sau oằn oại, đau khổ, đổ vỡ và xáo trộn. Để có được măng non, măng đó làm chồi đất, trước khi nó rẽ đất chui lên. Để có con gà con, nó phải phá vỡ vỏ trứng, thoát thân chui ra. Để có con bướm nhỏ nó phải phá bỏ lớp màng bảo vệ kén. Đức kitô loan báo trời mới đất mới, cuộc sống mới, cuộc sống thiên quốc đến sau khi bầu trời u ám, ảm đạm, sấm nổ vang trời, đất rung chuyển, con người khiếp sợ rồi mới có đất mới, trời mới.
Cuộc đời rao giảng công khai, Đức Kitô tóm gọn lề luật trong hai điều mến Chúa, yêu người. Trong nước mới lề luật này còn tóm gọn hơn nữa, chỉ còn mến Chúa mà thôi, bởi tất cả đều sống thảnh thơi, thoải mái. Mọi nhu cầu cần thiết cho thân xác không cần nữa, bởi thân xác đó đã biến đổi. Không còn đói khát, chèn ép, đè bẹp nhau; không còn bất công, không còn goá phụ vì thế mọi việc mục vụ trần gian đều chấm dứt nơi thiên quốc.

Không ai biết ngày giờ chung cuộc của đất trời. Tuy nhiên không ai chối bỏ được ngày cá nhân hoàn thành cuộc lữ hành trần thế. Vì thế, từng cá nhân, nên cẩn trọng chuẩn bị cho ngày chung cuộc đời mình. Thiếu chuẩn bị cho ngày này chính là một chọn lựa thiếu khôn ngoan. Bởi không chuẩn bị tâm linh, sẽ dùng toàn thời gian chuẩn bị cho thân xác. Thân xác chắc chắn sẽ qua đi. Chậm chuẩn bị cho tâm linh cũng là một sai lầm, bởi không biết khi nào ngày đó đến. Vì thế cần sẵn sàng. Đức Kitô kêu gọi Kitô hữu hãy sẵn sàng để bất cứ khi nào sự việc xảy đến, Kitô hữu đó đã sẵn sàng. Thứ đến ngày đó đến mang theo lo sợ, bàng hoàng, khủng hoảng. Kitô hữu chuẩn bị sẵn cũng sợ nhưng lo sợ trong hy vọng. Hy vọng được đón vào trời mới đất mới. Đức Kitô kêu gọi môn đệ Ngài chuẩn bị sẵn, luôn sống trong tinh thần tỉnh thức và cầu nguyện. Thứ nhất cho thời gian đó mau qua. Thứ hai, cầu nguyện tăng thêm sức mạnh đứng vững trước sức tàn phá của thiên tai. Thứ ba, cầu nguyện tin vào điều Đức Kitô hứa ở cùng môn đệ cho đến khi tận thế. Người không tin vào Chúa lo sợ mất hết của cải, vật chất một đời gom góp. Lo sợ hơn người khác bởi không nơi bám víu, bởi của cải vật chất không giữ được mạng sống. Lo sợ lớn nhất là chết, mất hết mọi sự. Kitô hữu hãy đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô, hy vọng được chung sống với Ngài sau cuộc lữ hành trần thế.

TiengChuong.org

Alertness

Our mind is moving forward and backward between being fully awake and drowsiness, and in between, is distraction. A mind is able to focus for only a short period of time. If the focus is too long, the mind gets tired and requires relaxation. Alertness in the Bible is less about the work of a mind, but more about how much we love God. It is only in spiritual alertness we need to be ready. The Church annually reminds us to examine our heart at Advent to really know about our faith in Jesus. Alertness of oneself to welcome God is an act of faith. Having faith in Jesus and His teaching means to believe His second coming is certain. Before it happens there will be signs of extraordinary thunder and roaring from above and below. People could have nowhere to hide, but all have to endure the tribulations, and feel powerless before the force of nature.

In the first part of today's Gospel, Jesus called His disciples to stay awake to recognize the signs of His second coming. Recognizing the signs of His second coming is a great blessing. This heavenly blessing is given to those who pray. We pray because we believe in Jesus' words. We pray because we need and love God. Staying awake and praying go hand in hand. Praying helps us stay awake, and staying awake helps us to pray in focus.

In the second part of the Gospel, Jesus told His disciples to stay awake and pray for the strength to survive this challenging time, stay awake and pray to stand with confidence, that Jesus is our Saviour. Every new birth requires some form of chaos to break through before the arrival of a new life. The natural world shows, that a new shoot breaks through soil to have a new life; a chick breaks though its shell to come a free living chick. The sun and moon and stars will lose their lights with much chaos. These signs happen before Jesus' disciples are reborn into God's kingdom.

In His public ministry, Jesus summed up all the commandments into two commands: Love God and love neighbour. The two commandments are simplified to be one single command in God's kingdom- Love God. In God's kingdom, human ambitions cease to exist. There is no need for any kind of mission. All live in God's love, and all are satisfied, and they lack nothing. Everyone enjoys justice and peace. It is a perfect kingdom.

At the universal level, we don't know when the end of the world is going to happen. It may not happen in our time. At an individual level, Advent reminds us that we are not on this earth forever. We will leave this earth one day, and we need to be ready whenever it comes. The end of each individual is certain, and it is wise to be ready. Delay is an unwise option. Whenever it comes we must be ready. Without such preparation we are bogged down by worldly glory, and lose the heavenly inheritance. Furthermore, Jesus' second coming brings deadly fear upon all. For Jesus' disciples His coming brings hope. His second coming makes hope real for His disciples. It is the hope for them to enter God's kingdom. The losing light of the sun, moon and stars is a great fear for us all. No one would escape being shaken before the force of nature, where things are destructive and loss of life is real. To lessen the fear, Jesus told His disciples to stay awake, and pray for the strength to survive. His advice is for everyone, including those who follow the way of the world. If they take heed of His words; they too, can benefit from praying. There is another fear and that is the fear of losing all that they have gathered. The fear of losing their possessions is great, but the fear of losing their own lives is even greater. For Jesus' disciples the greatest fear of all is to lose faith in Christ. Let our hearts desire of God's love.
 
Mùa Vọng mở lòng tiến bước
Lm. Nguyễn Xuân Trường
06:10 27/11/2021

MÙA VỌNG MỞ LÒNG TIẾN BƯỚC

Năm Phụng Vụ mới đã tới, Mùa Vọng bắt đầu, mùa chuẩn bị đón mừng Chúa giáng sinh và Chúa quang lâm. Mùa Vọng năm nay rất đặc biệt vì là thời điểm Giáo hội tại Việt Nam cử hành Thánh Lễ khai mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục cấp giáo phận với chủ đề: “Hướng tới một Hội Thánh hiệp hành: hiệp thông – tham gia – sứ vụ.” Trong khung cảnh này, chúng ta cần có tâm trạng, tâm thế và tâm hồn ra sao?

1. Tâm trạng. Mùa Vọng là mong đợi Chúa đến thế nên tâm trạng phải hy vọng vui mừng đón Chúa cứu thế, chứ không phải tâm trạng lo sợ đến hồn xiêu phách lạc vì ngày tận thế kinh hoàng sắp ập đến.

2. Tâm thế. Tâm thế tấn tới trong việc sống đẹp lòng Chúa. Không phải tâm thế của 1 kẻ khom lưng cúi mặt mải mê lo lắng sự đời, làm nô lệ cho vật chất, nhưng là tâm thế “đứng thẳng và ngẩng đầu lên” của người con tự do được Chúa giải thoát.

3. Tâm hồn. Như lời Đáp Ca “Lạy Chúa, con nâng tâm hồn lên cùng Chúa.” Đó là một tâm hồn “tỉnh thức và cầu nguyện luôn”, một tâm hồn rộng mở để đón Chúa ngự vào lòng, vào gia đình, vào cộng đoàn mỗi chúng ta. Có Chúa, tâm hồn chúng ta trở nên thánh thiện và tràn đầy yêu thương.

Thượng Hội Đồng Giám Mục lần này hướng tới 1 Giáo hội hiệp hành cũng trùng với ý nghĩa Mùa Vọng đón mừng Con Chúa nhập thể cùng toàn nhân loại cất bước hành trình qua việc “gặp gỡ, lắng nghe và phân định.” Đây là cơ hội cho mọi người hiệp thông tham gia như các chi thể trong một thân thể có Chúa làm đầu. Nhờ đó, Mùa Vọng này khơi lên niềm hy vọng nơi Chúa, nơi Hội thánh và nơi mỗi người chúng ta. Amen.
 
Chờ đợi Chúa trong sự yêu thương
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
09:56 27/11/2021
Chờ đợi Chúa trong sự yêu thương

(Suy niệm Chúa nhật I Mùa Vọng năm C)

Một người nông dân oằn mình dưới cái nắng của mùa hè chạy chiếc xe ba gác chất đầy những trái dừa tươi mát lạnh và chỉ bán với giá 10 ngàn đồng/trái. Một cô gái xinh đẹp, ăn mặc sang trọng chạy chiếc xe hơi dừng lại hỏi: “nhiêu tiền một trái?”.

Người nông dân mừng rỡ liền báo giá 10 ngàn/trái. Cô gái quay ngắt đi và nói: “sao đắt thế, 15 ngàn hai trái, bán không?”. Người bán dừa vội trả lời: “Cô lấy đi, 15 ngàn 2 trái, tôi nghĩ như vậy cũng tốt rồi bởi vì cả ngày nay tôi chưa bán được cho ai cả” cô gái lấy 2 trái dừa và bỏ đi với cảm giác của một người chiến thắng.

Cô ấy bước vào xe hơi và đi đón cô bạn, cả 2 cùng tới một quán ăn sang trọng. 2 cô gái ngồi xuống bàn và gọi những thứ họ thích. Họ chỉ ăn một ít và để lại rất nhiều thứ mà họ gọi ra. Sau đó cô ta thanh toán hóa đơn. Hóa đơn là 950k, cô gái đưa hẳn 1 triệu và nói với ông chủ quán: “Khỏi thối!“.

Sự việc này có vẻ rất bình thường đối với ông chủ quán giàu có. Nhưng nó lại rất đau đớn cho người bán dừa tội nghiệp.Tại sao chúng ta thể hiện sự tính toán chi li từng đồng một mỗi khi chúng ta mua hàng của những người nghèo khổ tội nghiệp? Và tại sao chúng ta lại quá hào phóng với những người không cần tới sự hào phóng của chúng ta?

Vậy tại sao cô gái ấy phải trả tiền đúng với giá mà người bán hàng đã đề sẵn lên mỗi sản phẩm? Tại sao người bán dừa cũng đề giá lên sản phẩm đó mà cô gái này vẫn kì kèo trả giá? Tại sao tại các chợ bình dân người mua có thể trả giá mà trong các quán ăn sang trọng thì không? Cũng là một bó rau cải bán ngoài chợ giá 5 ngàn thì người mua được trả giá xuống 3-4 ngàn, nhưng vẫn bó rau đó trong siêu thị thì người mua cứ phải móc đủ 5 ngàn đồng để trả mà không đòi giảm giá?

Nếu đã mua được của người giàu thì xin đừng trả giá với người nghèo. Họ khổ cực một nắng hai sương, họ bỏ sức lao động, lấy cần cù, chịu khó để kiếm chút lời nuôi sống bản thân và gia đình. Vậy tại sao ta không trả giá với những người giàu, sao không nói họ bán vậy là đắt, tại sao biết đắt mà vẫn mùa và không cần trả giá? Do ta cứ nghĩ họ mặc định sẵn giá đó ta không mua thì thôi, họ bán cho người khác. (sưu tầm internet).

Chúng ta bắt đầu bước vào Chúa nhật thứ nhất Mùa Vọng. Mùa Vọng là thời gian mời gọi các ki-tô hữu chuẩn bị tâm hồn để đón chờ Chúa Cứu Thế đến. Có người sẽ hỏi Chúa đã đến cách đây hơn 2000 năm rồi, sao còn phải chờ đợi? Chúa đã đến lần thứ nhất cách đây hơn 2000 năm, nhưng Chúa sẽ đến lần thứ hai để xét xử chúng ta trong ngày tận thế. Vậy chúng ta phải chờ đợi như thế nào? Trong tinh trạng ngủ quên hay tỉnh thức? Trong tình trạng vui vẻ hay buồn sầu? Trong sự bị động hay chủ động? Trong thái độ bất an, vô cảm, tội lỗi hay yêu thương, quảng đại và thanh sạch tội lỗi?...Trong suốt thời gian 4 Tuần, chúng ta sẽ được Lời Chúa mời gọi tỉnh thức và cầu nguyện để chuẩn bị tâm hồn xứng đáng hầu có thể đón gặp Chúa đến bất ngờ.

Con người được dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa, thế nhưng vì con người đã bị ma quỷ là cha của sự dối gian và là kẻ thù không đội trời chung của Thiên Chúa, lôi kéo và cám dỗ phạm tội chống lại Thiên Chúa, là Đấng luôn luôn yêu thương và mong muốn con người được hạnh phúc cũng như được sống. Thế nên, Giáo hội Mẹ của chúng ta, là hiền thê của Đức Giê-su Ki-tô, đã không ngừng kêu gọi và răn dạy để con cái của mình biết nhận ra con người tội lỗi mà biết hối cải và trở về với Thiên Chúa, là Cha đầy lòng xót thương hầu được cứu độ và giải thoát. Giáo hội dùng nhiều phương thế để giúp con cái của mình tìm đến sự bình an và hạnh phúc đích thực. Mùa vọng là một trong những thời gian tốt nhằm nhắc nhở các ki-tô hữu tỉnh thức và cầu nguyện luôn hầu có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người. (x. Lc 21, 36).

Tuy nhiên, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc tỉnh thức, cầu nguyện và nhận ra tội lỗi của bản thân mà than thân, khóc lóc và dứt khoát khử trừ với hình thức bề ngoài. Điều quan trọng nơi mỗi người là thay đổi con tim, thay đổi cõi lòng cách chân thành và thiết thực. Chúng ta không dừng lại ở việc chuẩn bị đón Chúa ngang qua việc tô vẽ, làm hang đá rùm beng, điện đài hoành tráng, trang trí tốn phí mà trong lòng không chịu thay đổi mà còn chất chứa những tính mê nết xấu, tội lỗi xấu xa.

Hơn nữa, chúng ta chờ đợi Chúa Cứu Thế không chỉ trong thái độ tiêu cực là diệt trừ quá khứ tội lỗi, loại bỏ con người cũ, cái tôi ích kỷ,…mà chúng ta còn được mời gọi sống điều tích cực là dấn thân phục vụ và yêu thương anh chị đồng loại, nhất là những hoàn cảnh nghèo khổ và bệnh tật. Có thể nói thái độ mà Chúa mong muốn trong tâm tình Mùa vọng là đón chờ Chúa trong niềm vui, trong hân hoan và phấn khởi cõi lòng ngang qua các việc lành phúc đức đối với tha nhân hơn là chờ đợi trong ưu sầu, buồn bã và vô cảm.

Chúa là Đấng Công Chính, là Đấng sẽ đem lại niềm vui, bình an và hạnh phúc đích thực cho nhân loại, lẽ nào chúng ta lại không khao khát và mong chờ đón gặp Ngài hay sao? Phải chăng chúng ta đang tìm kiếm ai khác? Cái gì khác? Phải chăng chúng ta đang bị những đam mê tiền, tình, danh, lợi bao phủ và lôi kéo? Đây chỉ là những thứ mau qua và dẫn đến cái chết, chết vĩnh cửu. Còn Chúa, nơi bảo tồn sự sống, sự sống đời đời, chúng ta lại bâng quơ, phớt lờ và lười biếng để tìm gặp và chờ mong. Mùa vọng như là lời mời gọi mỗi chúng ta hãy thức tỉnh để biết chọn lựa điều lành tránh điều dữ, tìm kiếm gặp gỡ Chúa hơn là những thú vui hay đam mê khác; biết quan tâm và bao dung hơn là chia rẽ và loại trừ anh chị em. Vì đón Chúa là đón anh chị em mình. Tìm gặp Chúa nơi anh chị em, nhất là nơi những hoàn cảnh éo le, già cả neo đơn, ốm đau bệnh tật thì đúng hơn và ý nghĩa hơn trong tâm tình Mùa vọng.

Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
 
CN I Mùa Vọng : Vọng Tử
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, OFM
10:14 27/11/2021
CN I Mùa Vọng : Vọng Tử

Năm nay Mùa Vọng đến khá sớm, nghĩa là còn khá lâu mới tới Noel. Đầu Mùa Vọng mà vẫn còn dính 4 ngày của tháng 11, tháng cầu cho các những người đã chết. Bởi đó, dựa vào giao thoa của thời gian, ta sẽ suy nghĩ về đề tài chờ (mùa vọng) chết (tháng 11). Chờ chết. Vọng tử

Vương Nguyên Mỹ dọn tiệc mời khách, có một người khách rất tinh thông thuật số, gieo quẻ đoán vận, nên khách khứa hăng say bu vào hỏi về tử vi bói toán số mạng. Vương Nguyên Mỹ chủ nhân mới nói : “Tôi tự mình cũng biết coi bói vậy”. Có người hỏi ông ta xem thử thế nào, họ Vương trả lời: “Tôi và các ngài ai cũng phải chết”. (trích Hài Tùng)

Đúng, đó là chân lý. Là sự thật, dẫu là phũ phàng: tất cả mọi người đều phải chết.

Vì thế có thể nói cách bi quan rằng: sống là chờ chết (như người bệnh nặng hết thuốc chữa chỉ còn nằm giường chờ chết). Triết hiện sinh còn quan niệm bi quan hơn thế: "Con người là hữu thể để chết". Sein zum Tode (Heidegger). Càng sống thêm một ngày càng đi gần tới nấm mồ. Càng thở thêm một phút càng thấy quan tài rõ hơn một chút. Đó là cái nhìn bi quan.

Còn cái nhìn hy vọng của Kitô hữu: sống là chờ Chúa đến.

Con người ta ai cũng phải chết. Con người ai cũng phải đối diện với ngày Chúa đến. Đó là chân lý bất di bất dịch. Nhưng ngày giờ nào thì không ai rõ. Không ai biết được!

Bởi thế Chúa mới nói phải tỉnh thức. Tức là phải sống trong tư cách của người tỉnh thức.

1) Thức mà không tỉnh

Có nhiều cái thức mà không tỉnh. Có nhiều người thức mà mê chứ chẳng tỉnh tí nào. Họ là ai?

-Họ là những kẻ thức thâu đêm tới sáng để ăn thua đủ bên canh bạc trên chiếu. Họ thức mà không tỉnh, nhưng mê ông bác thằng bần.

-Những kẻ thức mà mê chứ không tỉnh. Họ là người mê làm giàu: làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm, Chúa nhật làm thêm cũng được. Họ không nhớ lời Chúa : trước hết tìm kiếm Nước Trời, còn mọi sự đời sẽ được cho sau.

-Những kẻ thức mà mê chứ không tỉnh là những kẻ thức trong mê man say đắm xác thịt. Thân xác thì thức để chờ đợi thỏa mãn cơn khát vọng của nhục dục, nhưng tâm hồn thì đã ngủ mê trong tội lỗi.

-Những kẻ thức mà mê chứ không tỉnh, đó là những người có kiến thức, có tri thức rồi trở nên kẻ kiêu ngạo, họ thức trong kiến thức hạn hẹp của mình để lên án chỉ trích người này người kia. Họ quên lời Vua Kitô: Ai xét đoán anh em, sẽ bị xét đoán.

-Cũng có những kẻ xem ra thực thi đúng lời Chúa hôm nay: tỉnh thức và cầu nguyện, nhưng lại trong một cung cách sai :

Cha Anthony de Mello, nhà tu đức nổi tiếng người Ấn Độ kể:

Một hôm con trai của Giáo chủ đạo Bà La Môn bên Ấn Độ được mời vào một gia đình khá giả. Bà chủ nhà vốn có lòng hiếu khách, trổ tài nấu ăn cho vui lòng khách quý.

Tiếc thay khi dọn bữa lên, bà khiêm tốn xin lỗi khách vì cái mùi khen khét của các món ăn. Bà phân trần vì muốn bữa cơm thật ngon nên trong khi nấu nướng, bà lo cầu nguyện, quên chú tâm vào việc nấu ăn.

Vị khách mỉm cười đáp: “Việc cầu nguyện là điều rất cần và rất tốt. Nhưng lần sau khi làm bếp, bà hãy cầu nguyện với quyển sách dạy nấu ăn hơn là cuốn Kinh Thánh Koran.”

Thế giới sẽ ra sao, nếu gần 2 tỉ người Kitô giáo thức dậy là vào ngay nhà thờ cầu nguyện, và mê man với việc ở lại trong Nhà Thờ, chỉ trừ có giờ ăn, giờ ngủ !

CĐ Vatican gọi một trong những tội của thời đại này, là con người đã xao nhãng việc trần thế. Dĩ nhiên có cách thức vừa làm việc vừa cầu nguyện được, nhưng chắc hẳn không phải là ở mãi trong Nhà Thờ : lấy ai đi chợ, lấy ai dọn bàn.

Người ta nói rằng tôn giáo là một thứ thuốc phiện ru ngủ tín đồ. Tuy nói thế là không đúng, nhưng sở dĩ có người nói thế một phần cũng là do chúng ta : nhiều người trong chúng ta chỉ coi tôn giáo là một nơi an ủi (chỉ đến với Chúa khi gặp chuyện buồn phiền) và một chỗ bảo hiểm an toàn (đọc kinh cầu nguyện để được Chúa che chở, cứu nguy). Họ đến nhà thờ để tìm kiếm những chuyện siêu nhiên (phép lạ, ơn đặc biệt) trong khi quá lơ là với những trách nhiệm trần thế. Đạo như thế đúng là thuốc phiện và người giữ đạo như thế đúng là người thức mà như đang mê ngủ.

Trên đây ta đã tạm liệt kê những người thức chờ Chúa đến mà không tỉnh. Họ thức trong mê: mê đỏ đen, mê làm giàu, mê lạc thú, kể cả mê cầu nguyện mà quên việc bổn phận hằng ngày…, cũng vẫn là thức mà không tỉnh.

2) Cái tỉnh đúng đắn

-Cái tỉnh đúng đắn là nhận chân rằng : số phận vĩnh cửu của ta tùy thuộc cách sống hiện tại của ta. Cuộc sống hiện tại trong thời gian là mầm cho cuộc sống vĩnh cửu mai sau. Mầm tốt sẽ trở thành cây tốt, mầm xấu sẽ trở thành cây xấu. Khi chết rồi là không thể sữa chữa được nữa.

-Cái tỉnh đúng đắn nhất là biết sẵn sàng đón tiếp Chúa đến bất cứ lúc nào. Nói cách khác, sống mà như sẵn sàng chết. Một câu nói lừng danh : BẠN CHƯA SẴN SÀNG SỐNG CHO TỚI KHI NÀO BẠN SẴN SÀNG CHẾT. “You are not ready to live until you’re ready to die”. Tức là: Bạn chưa biết sống nếu bạn chưa biết chết. Bạn sẽ không biết sống thế nào, nếu bạn chưa biết ta chết làm sao. Chết là lúc gặp Chúa.

Hãy thử xem bạn muốn gặp Chúa ra sao, thì bạn sẽ sống theo như vậy.

Một bà đạo đức được Chúa hứa đến thăm vào ngày bà cầu xin.

Sáng sớm hôm đó, bà lo dọn dẹp nhà cửa, trang hoàng thật lộng lẫy, rồi ngồi chờ Chúa. Nghe tiếng gõ cửa, bà tin là Chúa đến, vội chạy ra mở cửa... Nhưng đó là người ăn xin. Bà buồn bã đóng cửa lại.

Một lúc sau lại có tiếng gõ cửa. Bà vội mở cửa nhanh hơn vì chắc là Chúa đến... Nhưng đó là một người mù. Và cửa đóng lại.

Mấy phút trôi qua, lại có tiếng gõ cửa. Bà nghĩ nhất quá tam, chắc chắn Chúa đến nên chạy nhanh mở cửa. Thì ra là một người ăn mặc rách rưới, bà vừa buồn vừa giận, nói: Tôi bận đón Chúa, tôi không giúp anh được!

Rồi màn đêm xuống cũng chưa thấy Chúa đến. Bà buồn rầu than:

- Chẳng biết Chúa bận việc gì mà quên lời hứa. Mòn mỏi quá bà ngủ quên và thấy Chúa đến nói:

Ta đã đến với con 3 lần, mà cả 3 lần đều bị con đuổi đi !...

Trên bia mộ trong một nghĩa trang, có mấy dòng chữ đáng ta suy nghĩ.

Những gì tôi có, nay đã thuộc về người khác.

Những gì tôi đã mua sắm, nay người khác hưởng dùng.

Những gì tôi làm phúc và cho đi, nay thuộc về tôi.

Đó chính là cách thức tỉnh thức thích hợp khi ta chờ Chúa đến.

LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm

 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:39 27/11/2021

76. Tâm hồn không tham lam quyến luyến bất cứ vật chất trần thế nào thì rất yên ổn, trái lại linh hồn nào tham lam lưu luyến vật chất trần thế, thì thường trầm luân với vật chất trần thế, tuyệt đối không yên ổn bình tĩnh.

(Thánh Gregory)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:43 27/11/2021
23. ĂN MÀY CHỬI CHÓ

Một người ăn mày cái chân bị thối đang nằm trên hè phố, có con chó đến liếm chân anh ta. Người ăn mày nổi giận chửi:

- “Súc sinh, làm gì mà gấp gáp thế, dứt khoát đây là thức ăn của mày, mày vội vàng để làm gì vậy hử?”

(Tiếu Đảo)

Suy tư 23:

Người ăn mày nằm trên hè phố chưa có cơ hội ăn thức ăn ngon, nên không vội vàng; con chó đã có cơ hội được liếm cái chân thối, nhưng nó vẫn vội vàng, vì nó là con vật ăn uống theo bản năng con vật.

Con chó vội vàng ăn và ăn vội vàng.

Có một vài người Ki-tô hữu khi đi dự tiệc Nước Trời là thánh lễ thì nhẫn nha nhẫn nhơ dù cho thánh lễ đến phần nào cũng không cần biết, nhưng khi đến nhà thờ rồi thì đọc kinh vội vàng, thỉnh thoảng đưa tay lên coi đồng hồ, lòng trí trông cho mau hết giờ, khi linh mục cho rước lễ thì vội vàng lên rước lễ, thánh lễ chưa kết thúc thì đã vội vàng đi về...

Họ không vội vàng ăn nhưng ăn vội vàng, mà ăn vội vàng thì làm gì biết thưởng thức cái ngon cái lạ nơi lương thực Hằng Sống chứ?

Thật uổng cho họ quá chừng chừng...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
24 giờ với các diễn biến hết sức mau lẹ về biến thể mới Omicron của coronavirus
Đặng Tự Do
17:42 27/11/2021


Một biến thể coronavirus mới có tên Omicron đã gây lo ngại trên toàn thế giới, sau khi nó được báo cáo lần đầu tiên ở Nam Phi. 24 giờ qua, thế giới chứng kiến hàng loạt các tuyên bố đóng cửa biên giới của các quốc gia vì biến thể tai hại này.

Hôm thứ Bảy, Tổ chức Y tế Thế giới, đã gọi biến thể mới này là một trong những mối quan tâm vì “số lượng lớn các đột biến” của nó.

Biến thể mới, còn được gọi là B.1.1.529, đã xảy ra một số quốc gia bao gồm Úc Đại Lợi, Mỹ và Anh khiến các lệnh cấm hoặc hạn chế đi lại được liên tục đưa ra.

Omicron là một biến thể mới “đáng quan tâm”. Cho đến nay, Tổ chức Y tế Thế giới, gọi tắt là WHO, chỉ công nhận bốn biến thể là đáng quan tâm. Biến thể Omicron là biến thể thứ 4.

Biến thể này được báo cáo lần đầu tiên ở Botswana, Nam Phi, vào ngày 24 tháng 11 và kể từ đó đã được tìm thấy ở Nam Phi, Hương Cảng, Bỉ và Israel.

Cho đến nay, chúng ta biết rằng nó có số lượng đột biến gấp đôi so với biến thể Delta. Tuy nhiên, các cơ quan y tế đang làm việc để xác định xem nó có khả năng lây truyền hoặc lây nhiễm nhanh hơn các biến thể khác hay không.

Tuy nhiên, các nhà khoa học có thể phải mất nhiều tuần để hiểu đầy đủ về biến thể này.

Giáo sư Lawrence Young, nhà virus học tại trường đại học Warwick của Vương quốc Anh nhận định rằng “Biến thể mới này của COVID-19 rất đáng lo ngại. Đó là phiên bản virus đột biến nguy hiểm nhất mà chúng tôi từng thấy cho đến nay”.

“Có một số đột biến tương tự như những thay đổi mà chúng tôi đã thấy ở các biến thể khác mà chúng tôi quan tâm vì có liên quan đến khả năng lây nhiễm cao, cũng như khả năng chống lại một phần khả năng miễn dịch do việc tiêm chủng hoặc do miễn dịch tự nhiên.”

Nó có ý nghĩa gì đối với vắc xin?

Ở giai đoạn này, BioNTech cho biết họ đang mong đợi nhiều dữ liệu hơn về biến thể mới trong vòng hai tuần để giúp xác định liệu vắc-xin được sản xuất với Pfizer có cần phải được làm lại hay không.

Hôm thứ Sáu, Pfizer và BioNTech cho biết họ chỉ có thể xuất xưởng một loại vắc-xin mới phù hợp với biến thể mới này trong khoảng 100 ngày, nếu điều đó là cần thiết.

“Chúng tôi hiểu mối quan tâm của các chuyên gia và đã ngay lập tức bắt đầu điều tra về biến thể B.1.1.529,” BioNTech cho biết trong một tuyên bố.

“Chúng tôi hy vọng sẽ có thêm dữ liệu từ các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm chậm nhất là hai tuần nữa. Dữ liệu này sẽ cung cấp thêm thông tin về việc liệu B.1.1.529 có thể là một biến thể nguy hiểm vượt qua được vắc xin, và có thể yêu cầu phải điều chỉnh vắc xin của chúng tôi nếu biến thể này lây lan trên toàn cầu.”

Moderna cũng đang làm việc để thúc đẩy một vắc xin tăng cường phù hợp với biến thể mới này. Họ cũng đang thử nghiệm một liều lượng cao hơn.

Moderna cho biết trong tuyên bố: “Một liều tăng cường của vắc-xin có thể là chiến lược duy nhất hiện có để tăng cường khả năng miễn dịch đang suy yếu”.

Johnson và Johnson cho biết họ cũng đang theo dõi chặt chẽ các chủng COVID-19 mới nổi và đang kiểm tra tính hiệu quả của thuốc trong việc chống lại Omicron.

Hôm thứ Bảy, Bộ trưởng Y tế Úc Đại Lợi Greg Hunt đã đưa ra năm “biện pháp an ninh biên giới phòng ngừa bổ sung” để chống lại biến thể này, bao gồm các quy tắc kiểm dịch chặt chẽ hơn và lệnh cấm đi lại đối với một số quốc gia Phi Châu.

Thứ nhất, bất kỳ ai không phải là công dân của Úc, và những người phụ thuộc của họ cũng không phải là công dân Úc sẽ không thể nhập cảnh vào Úc nếu họ đã đến thăm chín quốc gia Phi Châu trong vòng 14 ngày qua. Lệnh này có hiệu lực ngay lập tức. Các quốc gia này bao gồm Nam Phi, Namibia, Zimbabwe, Botswana, Lesotho, Eswatini, The Seychelles, Malawi và Mozambique.

Thứ hai, bất kỳ công dân hoặc cư dân Úc nào và những người phụ thuộc của họ đến từ các quốc gia đó sẽ phải tiến hành kiểm dịch có giám sát ngay lập tức trong 14 ngày, tùy thuộc vào các yêu cầu của tiểu bang mà họ đến.

Những hạn chế này cũng áp dụng cho sinh viên quốc tế và những người di cư có tay nghề cao đến Úc.

Bất kỳ ai đã đến Úc và đã ở bất kỳ quốc gia nào trong số chín quốc gia trên trong vòng 14 ngày qua cũng phải cách ly, xét nghiệm và ở trong tình trạng cách ly trong 14 ngày kể từ khi họ rời khỏi quốc gia đó.

Cuối cùng, chính phủ sẽ ngay lập tức đình chỉ tất cả các chuyến bay từ 9 quốc gia Phi Châu đó.

Ông Hunt xác nhận hiện tại không có trường hợp nào được biết đến về biến thể Omicron ở Úc, tuy nhiên, một người trong trại cách ly Howard Springs ở Lãnh thổ phía Bắc đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 sau khi đến từ Nam Phi. Bộ Y tế vẫn chưa xác nhận bệnh nhân đó có biến thể Omicron hay không.

“Nếu các bằng chứng y tế cho thấy cần phải thực hiện các hành động khác, chúng tôi sẽ không ngần ngại thực hiện chúng. Và điều đó có thể liên quan đến việc tăng cường hoặc mở rộng các hạn chế. Nó có thể liên quan đến việc giảm bớt các hạn chế và các biện pháp tạm thời mà chúng tôi đã áp dụng,” Ông Hunt cho biết trong một cuộc họp báo vào chiều thứ Bảy 27 tháng 11.

Các nhà chức trách toàn cầu đã phản ứng với báo động vào hôm thứ Sáu. Mỹ, Canada, Liên Minh Âu Châu và Vương quốc Anh nằm trong số những quốc gia thắt chặt kiểm soát biên giới.

Một quan chức cấp cao của chính quyền Hoa Kỳ cho biết Hoa Kỳ sẽ hạn chế việc đi lại từ Nam Phi và các nước láng giềng có hiệu lực vào ngày thứ Hai.

Đi xa hơn, Canada cho biết họ đã đóng cửa biên giới của mình với các quốc gia đó, sau lệnh cấm các chuyến bay do Vương quốc Anh, Liên minh Âu Châu và các nước khác công bố.

Một số quốc gia khác bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sĩ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng đã áp dụng các biện pháp hạn chế du lịch.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nam Phi Joe Phaahla gọi các hạn chế đi lại là “không hợp lý” mặc dù ông cũng cho biết các nghiên cứu sơ bộ cho thấy biến thể mới có thể dễ lây lan hơn.

WHO cũng đã cảnh báo về việc hạn chế du lịch ngay lập tức.

Những lo ngại về biến thể mới đã ảnh hưởng mạnh đến thị trường tài chính, với cổ phiếu dầu mỏ, hãng hàng không và những ngành khác trong lĩnh vực du lịch hiện đang giảm.
Source:Independent
 
Giáo hội Hàn Quốc tặng hài cốt thánh linh mục tử đạo đầu tiên cho Burkina Faso
Đặng Tự Do
17:44 27/11/2021


Hôm 23 tháng Mười Một vừa qua, Đức Hồng Y Anrê Liêm Chu Chính (염수정, Andrew Yeom Soo-jung), Tổng giám mục hiệu tòa của Hán Thành, đã trao thánh tích của Cha Anrê Kim Đại Kiến (Andrew Kim Tae-gon, 김대건 안드레아), linh mục Công Giáo đầu tiên của Hàn Quốc đã tử đạo vì đức tin vào thế kỷ 19 và được tuyên thánh vào năm 1984, cho Đức ông Julien Kabore, Đại biện Tòa Sứ thần tại Manila, để chuyển lại cho Giáo hội tại Burkina Faso.

Thánh tích sẽ được đặt tại Nhà thờ Chính tòa thánh Giuse thuộc Tổng giáo phận Koupela, mới được kiến thiết ở miền đông nước Burkina, với sự tài trợ của Cộng đoàn Công Giáo tại Hán Thành.

Tổng giáo phận Hán Thành cho biết Đức ông Julien Kabore, người Burkina Faso, đã xin Đức Hồng Y Liêm Chu Chính thánh tích của thánh Anrê Kim để đặt tại Nhà thờ Chính tòa Koupela, nhân dịp kỷ niệm 200 năm sinh nhật của thánh linh mục đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo Hàn Quốc.

Thánh tích hài cốt của thánh Kim Đại Kiến hiện nay đã được phân phối và tôn kính tại 200 nơi ở Hàn Quốc và nước ngoài, trong đó có Roma, Macau và Indonesia. Cuối tuần 27 và 28 tháng Mười Một vừa qua, các thánh đường và nhà nguyện trên toàn Hàn Quốc đều cử hành thánh lễ kết thúc năm kỷ niệm 200 năm sinh nhật thánh Kim Đại Kiến.

Cha Anrê Kim Đại Kiến, sinh năm 1821, là con trai của những người cải đạo theo đạo Công Giáo. Ngài được rửa tội ở tuổi 15. Sau đó ngài đến một chủng viện ở Ma Cao, Trung Quốc, và trở về quê hương sau sáu năm qua ngã Mãn Châu. Cùng năm đó, ngài vượt biển Hoàng Hải đến Thượng Hải, nơi ngài được thụ phong linh mục.

Cha Kim được giao nhiệm vụ sắp xếp cho nhiều nhà truyền giáo vào Hàn Quốc một cách bí mật bằng con đường ven biển để tránh các cuộc tuần tra biên giới. Ngài bị bắt, bị tra tấn và bị chặt đầu trên sông Hàn gần Hán Thành vào năm 1846.

Đền các thánh tử đạo ở Sa Nam Cơ (Saenamteo, 새남터) ở Nhị Thôn Động (Ichon-dong, 이촌동) thuộc quận Long Sơn (Yongsan, 용산구) của thủ đô Hán Thành là nơi chứa các thánh tích về cuộc tử đạo của vị thánh. Cha Kim hiện là vị thánh bảo trợ của hàng giáo sĩ ở Hàn Quốc.

Trong những ngày đầu của Kitô Giáo ở Hàn Quốc, đất nước được cai trị bởi triều đại Tiên Quốc kéo dài từ 1392 đến 1910. Đây là một triều đại tôn sùng Phật Giáo, luôn coi các tín hữu Kitô như một mối họa cho ngai vàng của mình. Hàng ngàn người Công Giáo đã bị sát hại vì không chịu từ bỏ đức tin.

Năm 1984, trong chuyến thăm Hàn Quốc, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phong thánh cho 103 vị tử đạo trong đó có Cha Anrê Kim, Ông Ignatius cha của ngài, Thánh Phaolô Trang (Chong, 총) và bảy nhà truyền giáo người Pháp đã tử đạo vào thế kỷ 19.
Source:Korean Times
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Huynh Đoàn Giáo Dân Đa Minh Thánh Martin, Victoria mừng bổn mạng
Trần Văn Minh
04:13 27/11/2021
Melbourne, vào lúc 10 giờ 30 sáng Thứ Bảy, 27/11/2021. Trong một ngày đẹp trời. Huynh Đoàn Giáo Dân Đa Minh Thánh Martin đã cùng với Liên Huynh Đa Minh Victoria, quy tụ về ngôi Nhà thờ thân thương Our Lady quen thuộc, thuộc Giáo xứ Thánh Gia để cùng nhau dâng Thánh lễ tạ ơn, mừng Thánh Martin de Porres là Bổn mạng của Huynh đoàn Thánh Martin khu vực Miền Tây Melbourne.

Xem hình

Sau khi đại diện của huynh đoàn Bà Đỗ Thị Nhơn lên đọc tiểu sử của Thánh Martin. Mọi người đã cùng nhau đọc kinh Thần vụ trước giờ lễ 30 phút thật sốt sắng.

Thánh lễ do Linh mục Phê Rô Nguyễn Văn Toàn OP. Là Chánh xứ Nhà thờ Thánh Đa Minh Victoria, cũng là Linh mục đặc trách Liên huynh Đa Minh Việt Nam Victoria dâng lễ. Ngoài đại diên Liên Huynh Victoria và một số các đoàn viên từ các Huynh đoàn Đa Minh bạn, các hội viên Legio, Giáo khu Phanxico Xavier, Ca đoàn Nữ Vương của giáo xứ phụ trách thánh ca. Còn có sự tham dự của Ông Nguyễn Hoa Kỳ trưởng Ban Phục vụ Liên Huynh Việt Nam Úc Châu. Ông Lê Quang Thụy Trưởng Ban Phục vụ Liên Huynh Victoria. Và các ban phục vụ của sáu huynh đoàn hiệp dâng thánh lễ cùng huynh đoàn mừng bổn mạng.

Ca đoàn Nữ Vương phụ trách phần thánh ca thánh lễ bổn mạng các huynh đoàn, luôn xuất sắc dùng lời ca, tiếng đàn để ca khen, tôn vinh Chúa qua Thánh Tổ phụ Đa Minh làm cho buổi lễ thêm long trọng và sốt sắng hơn.

Trong bài giảng, trích Lời Chúa nói về muối đất và ánh sáng. Xin tóm tắt: Thánh Martin là vị thánh có một địa vị thấp hèn trong xã hội, gia đình nghèo khó, thánh nhân đi học nghề hớt tóc để giúp đỡ gia đình, và vào thời đó, muốn làm nghề hớt tóc, thánh nhân phải học thêm nghề y tá. Nhờ vào công việc y tá mà thánh nhân đã biết chăm sóc và xót thương kẻ khó nghèo hơn mình. Ngài là vị thánh rất khiêm nhường, luôn xót thương và giúp đỡ những kẻ khó nghèo, kể cả những thú vật ngoài đồng cũng được thánh nhân thương xót đến. Nói về Thánh Martin, một con người bị cha mình từ bỏ, nhưng không vì thế mà Ngài thiếu niềm tin. Ngài đã tin mình có người Cha trên trời và Ngài đã sống hết mình, sống và làm việc bác ái nên gương sáng của Ngài còn lưu lại mãi với đời.

Cuối lễ, sau khi cảm ơn cha và mọi người, huynh đoàn đã giới thiệu ban phục vụ nhiệm kỳ mới gồm có quý chị Chinh, Nhơn, Ty và Linh.

Được biết, đây là Thánh lễ mừng bổn mạng của huynh đoàn sau hai năm bị dịch Covid Wu-Han bắt mọi người phải cách ly trong toàn tiểu bang. Vì vẫn còn phải phòng ngừa dịch. Một bữa ăn trưa được tổ chức mừng bổn mạng của huynh đoàn thật đơn sơ nhưng thấm đậm tình huynh đệ, đã được toàn thể mọi người tham dự đón nhận trước khi chia tay ra về.




 
Như chim phượng hoàng tung cánh tái sinh, Gx Lộ Đức Houston TX tái lập Hội Chợ Muà Tạ Ơn.
Trần Mạnh Trác
14:10 27/11/2021
Xem hình

Cùng nhịp với các giáo xứ khác ở Hoa Kỳ trong việc phục hồi sinh hoạt hội đoàn, Gx Lộ Đức Houston TX cũng vừa khai mạc 3 ngày Hội Chợ 'Tạ Ơn' từng rất là nổi tiếng của họ, vào 6g chiều thứ Sáu, ngày 26 tháng 11, hôm qua.

Nghi lễ khai mạc đã được cha chánh xứ Lm. Đaminh Trịnh Thế Huy, O.P. chủ sự với sự hiện diện cuả 2 vị phó xứ là Lm. Gioan Hoàng Thanh Sơn, O.P. và Lm. Phêrô Phạm Duy Khánh, O.P.

Và với sự góp mặt cuả quí vị quan chức đang gánh vác việc tổ chức Hội Chợ là các ô. Chủ Tịch Mục Vụ Đinh Đức Hiệp, Chủ Tịch Tài Chánh Nguyễn Trọng Thịnh và ô. trưởng ban Tổ Chức, Tổng Thư Ký Mục Vụ Nguyễn Bảo Michael.

Sau 2 năm co rút vì đại dịch, các giáo xứ VN tại HK hình như đã vùng dậy một cách vinh quang giống như hình ảnh những con chim phượng hoàng thần thoại, vươn cánh tái sinh từ đống tro tàn.

Rỉêng trường hợp Gx Lộ Đức Houston thì sự vùng lên trong dịp lễ Tạ Ơn này nên được mô tả thêm là 'Giữa Tiếng Kèn Vang'.

Nói như thế có ngoa lắm không? Xin thưa Không vì theo lời cuả Cha phó Khánh trong thánh lễ sáng thứ Bảy, thì ngài thông báo cho biết là buổi khai mạc đã vượt quá dự trù cuả mọi người và kết quả thâu lượm được đã hơn hẳn tất cả các năm trước đây.

Đó là chưa kể vào hôm thứ Năm, ngày lễ Tạ Ơn, số giáo dân đi lễ đã đứng chật nhà thờ, đứng ra ngoài sân 'vòng trong vòng ngoài' (theo lời một vị cao niên) và 'chưa hề thấy như vậy bao giờ' (theo lời một vị cao niên khác).

Chúng tôi đã từng nghe đến những ngày Hội Chợ nổi tiếng cuả Gx Lộ đức từ lâu nhưng chưa có dịp chứng kiến tận mắt. Một diễn biến bất ngờ đã đưa chúng tới tới Houston đúng vào dịp này, và do sự giới thiệu cuả vợ chồng (cô em Chú Bác) H. và S. chúng tôi đã có cơ hội gặp gỡ cha phó Gioan Hoàng Thanh Sơn để xin phép làm phóng sự và cũng gặp nhiều 'hướng dẫn viên' khác đưa chúng tôi đi tham quan và giới thiệu các sinh hoạt cuả Gx.

Mặc dù chưa bao giờ gặp nhau, nhưng khi nói tới VietCatholic thì tất cả đều hoan hỉ đón tiếp và hướng dẫn chúng tôi một cách tận tình. Riêng điều đó mà thôi đã đủ là cớ để 'Tạ Ơn' cho anh chị em cộng sự viên VietCatholic chúng tôi.

Và chắc chắn Gx Lộ Đức Houston cũng có nhiều điều để tạ ơn, như có một hàng ngũ đông đảo thiện nguyện viên hăng say với mọi lứa tuổi, mà trong đó có nhiều người không bao giờ ra mặt như các vị 'xông pha khói lửa' nơi nhà bếp, cho đến các thanh niên thiếu nữ 'volunteers' không quản ngại rác rưởi đi dọn dẹp trong 3 ngày hội chợ.

Hội chợ kéo dài 3 ngày, mọi người đều nói với chúng tôi rằng thứ Bảy (hôm nay) và Chuá Nhật sẽ còn nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc và số người tham dự sẽ còn đông đảo hon nhiều...Chúng tôi sẽ thông báo thêm nếu có những biến chuyển mới.
 
Nguyệt San dân Chúa Úc Châu Chính Thức Đình Bản
Trần Văn Minh
20:34 27/11/2021
Melbourne, lúc 8 giờ tối Ngày 26/11/21. Tại Hội trường Giáo xứ Saint Margaret Mary, Brunswick. Linh mục Nguyễn Hữu Quảng Chủ nhiệm Nguyệt San dân Chúa Úc Châu mở một buổi họp với toàn thể Ban Biên tập và trị sự của Nguyệt San dân Chúa Úc Châu, sau hai năm với tổng cộng 6 đợt lockdown của chính phủ, mọi người phải hầu như nằm nhà để tránh dịch Tầu Wu-Han, Covid-19.
Xem hình
Mọi người vui mừng gặp gỡ chào hỏi nhau sau bao ngày xa cách, cho đến khi buổi họp quan trọng bắt đầu, ai cũng buồn hiện rõ trên nét mặt khi nghe tin Cha Chủ Nhiệm nghẹn ngào thông báo chính thức đình bản Nguyệt San dân Chúa Úc Châu, chấm dứt phát hành sau 36 năm hiện diện tại Úc Châu và vùng Nam Thái Bình Dương. Thêm một nỗi buồn đè nặng lên Cha Chủ nhiệm là không thể thực hiện số cuối cùng từ giã bạn đọc thân thương đã từng ủng hộ nguyệt san trong 36 năm qua.
Cha Chủ Nhiêm đã xúc động đến không thể cầm được nước mắt, khi đọc bài “Nỗi đau đình bản” Xin trích đăng nguyên văn như sau:
“Ba Mươi Sáu Năm Nguyệt san dân Chúa Úc Châu hiện diện (1985-2021)
Nỗi đau đình bản
Linh mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB
(Chủ nhiệm)
Biến cố 1975 của quê hương dân tộc đã đẩy đưa 2 triệu người Việt ra đi vượt trùng khơi hay rừng sâu nguy hiểm để kiếm tìm tự do… Trong số đó có nhiều người Công Giáo. Đi tới đâu người Việt cũng lo trước tiên tới vấn đề thiêng liêng, trí thức rồi mới đến vật chất.
Là những người tỵ nạn, chúng ta còn nhớ sau những chuyến hải trình vượt biển hãi hùng, tới được các trại tỵ nạn hay định cư, việc đầu tiên chúng ta lo cho có nơi thờ phượng, trường sở giáo dục cho con cái, công ăn việc làm và truyền thông báo chí cũng như truyền thanh và truyền hình.
Trong lãnh vực truyền thông tôn giáo, tờ dân Chúa Mỹ Châu đã được phát hành ngay trong năm đầu định cư 1975 của người Việt tại Mỹ. Tiếp theo là dân Chúa Âu Châu được phát hành vào năm 1981.
Riêng tại Úc Châu, từ Giáng Sinh năm 1985 tờ dân Chúa Úc Châu (DCUC) đã được phát hành tại Sydney do linh mục Nguyễn Đức Sách lúc đó làm chủ nhiệm, nhưng chỉ sau 8 số tờ báo phải đình bản vì nợ nần chồng chất!
Sau hai ba năm đình bản, tờ dân Chúa Úc Châu lại được Linh mục Giuse Bùi Đức Tiến vực dậy và cá nhân chúng tôi giữ chức vụ Chủ bút, tờ dân Chúa được phát hành và phát hành được 12 số rồi đình bản… Lý do cũng giống nhau vì nợ nần chồng chất!...
Thế là dân Chúa đã đi vào yên tịch một thời gian dài (1988-1994) tưởng chừng không có ngày tái bản cho tới năm 1993, lúc đó cá nhân chúng tôi giữ chức chủ tịch Tuyên Úy Đoàn và ý tưởng làm sống lại tờ dân Chúa với quyết tâm và sự trợ giúp của các đơn vị Legio Mariae, phụ trách khâu phân phối. Quý cha đều đồng thuận và trao phó cho cá nhân chúng tôi lo tái bản và trông coi tờ dân Chúa…
Tháng 4/1994 mùa Phục sinh năm đó tờ dân Chúa được phục sinh và tuần tự vươn lên, thăng tiến phát hành đều đặn, mặc dù các phương tiện điện toán và tin tức đầy dẫy trên internet… đã làm cho dân Chúa Mỹ Châu và Âu Châu tuần tự đình bản vào những năm 2010, nhưng dân Chúa Úc Châu vẫn đều đặn ra trình làng cho tới 4/2019 khi cơn đại dịch Covid-19 bùng phát! Các cộng đoàn bị cách ly, phụng vụ thánh lễ bị cấm hoặc giới hạn, mọi sinh hoạt cộng đoàn hầu như bị tê liệt! Nhà thờ bị đóng cửa thì báo dân Chúa Úc Châu cũng tạm đình bản…
Giờ đây, dù cơn đại dịch chưa qua, nhưng ánh sáng vượt thoát cơn đại dịch đã được nhem nhúm với thuốc chủng vacine nhiều hứa hẹn… Tuy vậy, việc trở lại đời thương như trước đây vẫn là điều không tưởng và nhiều khó khăn, giới hạn về giao tiếp, di chuyển… May mắn thay với thời đại truyền thông Internet, điện toán và máy điện thoại thông minh như mở ra cho chúng ta và toàn cầu một cách thức giao tế thông tin mới, nhanh chóng như chúng ta đang sống tại hiện trường thế giới!
Các trang mạng toàn cầu, quốc gia và cộng đoàn giúp thu hẹp thế giới chúng ta sinh sống vào như một xóm làng, thôn xóm thân quen hay xóm làng nhỏ bé của chúng ta! Rồi các trang mạng như Vietcatholic.net, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Vatican, Zenit, Fides, CNA và các websites của các cộng đoàn v.v… như phương tiện chuyển tải tin tức tới chúng ta từng giây phút chứ không nói tới giờ, tới ngày nữa!…
Vì vậy Báo dân Chúa sau khi cân nhắc kỹ lưỡng trước thực trạng còn rất ít người đọc báo giấy nên, chúng ta đành phải quyết định đình bản! Tuy vậy, vì ích lợi của quí vị và các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam, dân Chúa Úc Châu sẽ tiếp tục phát hành Lịch Công Giáo treo tường hàng năm.
Trước khi đình bản vĩnh viễn, dân Chúa Úc Châu muốn thực hiện một số dân Chúa đặc biệt về sự hình thành và phát triển các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Úc Châu, như một kỷ niệm và tạm biệt… Để thực hiện số đặc biệt và cuối cùng này, chúng tôi xin quí cha phụ trách các cộng đoàn viết bài “Những Chặng Đường Hình Thành Cộng Đoàn……..” kèm theo các hình ảnh (digital quality hay scan hình) gửi về cho dân Chúa trước tháng 10 để chúng tôi có thể hình thành số dân Chúa đặc biệt này vào dịp Giáng Sinh 2021.
dân Chúa Úc Châu xin cám ơn quí đọc giả và quí vị cộng tác viên và ban biên tập đã không ngừng nghỉ đồng hành vui buồn với cá nhân chúng tôi trong suốt 27 năm qua.
Trước quyết định đau buồn này, dân Chúa Úc Châu sẽ cố gắng hoàn trả lại cho quí đọc giả dài hạn số tiền mà báo dân Chúa còn thiếu quí vị, xin quí vị liên lạc với Dân Chúc Úc Châu (cha Quảng 0412 560 445) hay các phân phối viên tại địa phương.
Cầu mong sức sống và bình an của Chúa Giêsu Giáng sinh và Mẹ thánh Người thương phù giúp quí vị và ban cho quí quyến nhiều hồng ân may lành.
Chân thành trong Chúa Kitô
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
(chủ nhiệm)
25/3/2021”
Buổi họp kết thúc bằng bữa ăn tối trong cái lạnh bất thường của Melbourne. Sau khi chụp hình lưu niệm, mọi người chia tay nhau về lúc 10 giờ 30 đêm trong cái lạnh không khác mùa Đông. Đúng như Cha Chủ nhiệm viết “Nỗi Đau Đình Bản!”
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đạo Nào Cũng Như Đạo Nào ?
Lm.Anphong Nguyễn Công Vinh
10:08 27/11/2021
Đạo Nào Cũng Như Đạo Nào?

Lm.Anphong Nguyễn Công Vinh

Công Giáo Cũng Giống Như Các Đạo Khác Đều Dạy Ăn Ngay Ở Lành?

1.Con người là tạo vật đã được Thiên Chúa sáng tạo để được hạnh phúc với Người. Vì thế trong lịch sử của mình, con người luôn bày tỏ khát vọng tìm kiếm Thiên Chúa bằng nhiều hình thức diễn tả niềm tin của mình. Mặc dầu còn nhiều thiếu sót, các hình thức bày tỏ nầy đã hết sức phổ biến, đến nỗi chúng ta có thể gọi con người là một hữu thể tôn giáo. Trong Diễn Từ trước Hội Đồng Arê-ô-pa-gô, thánh Phaolô đã nói: “Từ một người duy nhất, Thiên Chúa đã tạo thành toàn thể nhân loại, để họ ở trên khắp mặt đất; Người đã vạch ra những thời kỳ nhất định và những ranh giới cho nơi ở của họ. Như vậy là để họ tìm kiếm Thiên Chúa; may ra họ dò dẫm mà tìm thấy Người, tuy rằng thật sự người không ở xa mỗi người chúng ta”.

2.Những hình thức tỏ bày niềm khát vọng đó, có thể là có tính cách cá nhân, riêng lẻ mà ta gọi là tín ngưỡng hoặc có tính cách tập thể, có người sáng lập, có giáo lý, có quy luật hướng dẫn và có nhiều người gia nhập mà ta gọi là Tôn Giáo. Tín ngưỡng hoặc Tôn giáo đều nhằm mục đích cố gắng giải đáp những bí ẩn về thân phận con người và những khát vọng của họ bằng những diễn tả riêng, và đồng thời đưa ra những giáo thuyết, quy luật giúp họ sống tốt đẹp hơn. Trong các tôn giáo nầy, thực ra có nhiều người, qua nếp sống tốt lành của họ, một cách tiềm ẩn, mặc nhiên đã đón nhận Chúa Kitô và thực hiện giáo huấn của Người. Thánh Phaolô trong thư gửi Do Thái : “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ”. Thánh Phaolô nói với người Do Thái, nhưng khi ấy họ chưa có niềm tin vào Đức Kitô, nên phát biểu nầy cũng được hiểu cho lương dân. Nhiều lần nhiều cách, nhưng là những lần còn chưa trọn vẹn.

3.Tuy nhiên, những cách bày tỏ về niềm tin vào thần thánh của con người bằng nhiều hình thức, mặc dầu có nhiều điều khác biệt với giáo huấn của Giáo Hội, nhưng cũng có thể đem lại ánh sáng cho chân lý, chân lý chiếu soi cho hết mọi người. Dầu vậy, đó cũng chỉ là những chuẩn bị nào đó cho Tin Mừng Đức Kitô mà thôi. Những chuẩn bị nầy còn có nhiều hạn chế, thiếu sót, nên cũng có thể làm méo mó hình ảnh của Thiên Chúa nơi con người. Vì thế, để tập họp các con cái mình bị tội lỗi đưa vào con đường lầm lạc và tản mác, Thiên Chúa đã muốn triệu tập tất cả nhân loại trong Giáo Hội của Con Chúa là Đức Giêsu Kitô. Chỉ nơi Người mới có “Con Đường, Sự Thật và Sự Sống”. Đây là chân lý mà Giáo Hội có bổn phận phải kiên trì rao giảng. Do đó, mà Chúa Quan Phòng để cho có nhiều tôn giáo, và có những tôn giáo phát triển mạnh mẽ ở những thời điểm nào đó trong lịch sử. Đến lúc nào đó, khi Chúa muốn thì sẽ “chỉ có một đàn chiên và một Chủ chăn”. Hãy nhớ rằng nơi Thiên Chúa không có thời gian, nên phải kiên nhẫn xác quyết vào niềm tin của mình, nỗ lực cầu nguyện và truyền bá Tin Mừng để “Tất cả mọi người được ơn cứu độ và đạt tới sự nhận biết chân lý”.

4. Khi nói Đạo nào cũng như Đạo nào thì chỉ đúng được một phần nhỏ thôi. Công Giáo chủ yếu giúp con người thiết lập mối tương giao mật thiết với Đấng Tối Cao, là Thượng Đế, là Thiên Chúa toàn năng, nhưng cũng giàu lòng yêu thương, tình thương giữa người cha đối với con cái. Mối tương giao nầy có được, chủ yếu nhờ Ngôi Hai Thiên Chúa làm người đó là Chúa Giêsu Kitô: “Không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho”; “Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Con của Người”; “Chúa Cha đã sai Con của Người đến làm Đấng cứu độ thế gian”; “Thật vậy, nhờ Người…chúng ta được liên kết trong một Thần Khí duy nhất mà đến cùng Chúa Cha”. Chúa Ngôi Con đến cứu độ thế gian bằng cái chết và phục sinh của Người, đồng thời nhắc nhở mọi người, về phần mình, phải nỗ lực tuân giữ những giáo huấn của Chúa Giêsu để có điều kiện tạo mối tương giao mật thiết với Thiên Chúa Cha. Những giáo huấn của Chúa Giêsu gồm tóm trong Tin Mừng, trong Mười Giới răn và Tám Mối Phúc Thật, nói đến bổn phận kính tin thờ phượng Thiên Chúa và nghĩa vụ yêu thương tha nhân. Nghĩa vụ yêu thương tha nhân được coi như phần nào giống với phần luân lý, khuyến thiện của tín ngưỡng tự nhiên và các tôn giáo là ăn ngay ở lành, làm điều tốt.

5. Công Giáo, như vậy, không chỉ nhằm khuyến thiện, mà cốt yếu là chiều kích thần linh. Riêng phần luân lý hay khuyến thiện của Công Giáo cũng không hoàn toàn giống như chủ trương của các tôn giáo khác. Những giáo huấn về luân lý nầy do Thiên Chúa truyền dạy, có tính cách tích cực và siêu nhiên vì quy về Thiên Chúa mọi hành động của mình, chứ không chỉ nằm ở bình diện con người tự nhiên. Sự giải thoát cũng không đạt được do nỗ lực tự nhiên của mình, mà cần đến ân sủng và lòng tin vào Thiên Chúa. Ân sủng ấy tràn đầy nhờ việc Nhập Thể, Giáng Sinh và Cuộc Tử Nạn Phục sinh của Chúa Giêsu Kitô:

“Biến cố ấy thiết định một sự can thiệp của Thiên Chúa vào lịch sử, biến đổi kiếp người và cấu thành một sự mới lạ tuyệt đối. Đó là điểm làm cho Kitô giáo khác biệt hẳn các tôn giáo khác”.



*Xin chia sẻ cho người khác.
 
Văn Hóa
Giọt Nến Hồng Mùa Vọng
Sơn Ca Linh
10:18 27/11/2021
Giọt Nến Hồng Mùa Vọng

Tâm tình ca Mùa Vọng

Gió bấc chợt về mang chút lạnh,
Cây xoan trơ cành lặng ngắm sông.
Bỗng dưng mùa nầy nghe hơi ấm,
Thì ra trời đất đã sang đông !

Thấp thoáng bên làng vươn tháp cũ,
Giáo đường nhè nhẹ tiếng chuông rơi.
Đường vắng ai qua tà áo tím,
Hình như Mùa Vọng đã lên rồi !

Văng vẳng cung trầm vang rất nhẹ,
Lời ca quen “trời đổ sương mai” !
Lại nhớ bóng hình xa xưa ấy,
Nhà tiên tri cô độc vai gầy !

Lại nghe những bài ca kinh cũ,
“Đường cong uốn lại”, nối quê xa…,
“Lũng thấp đồi cao”, con đường mới,
“Sa mạc hoang tàn đã đơm hoa”…

Cung thánh chiều nay vương sắc tím,
Như căn phòng đợi giữa đêm thâu !
Bài giảng thao thao “chờ ai đến”,
Hồng lên giọt nến sáng nhiệm mầu.

Sơn Ca Linh (CN I MV 2021)
 
Hans Urs von Balthasar: Kitô hữu là ai? Chương Ba
Vũ Văn An
14:09 27/11/2021
III Thiên Chúa ở trước chúng ta, hay Kitô hữu là ai?

Đi thẳng vào tâm điểm



Ngay từ đầu, chúng ta đã nói rõ cần phải nhớ quy tắc luận lý đơn giản này: nhận thức về một điều gì đó chỉ được thiết lập rõ ràng nhất khi nó được trình bầy dưới hình thức tinh ròng nhất (1). Bất cứ ai khi muốn khám phá bản chất thật của con ngựa hoặc của con lừa mà lại đi kiểm tra con la, thì tất nhiên sẽ gặp khó khăn. Bất cứ ai muốn nghiên cứu yếu tính của một Kitô hữu bằng cách phân tích một người không thể quyết định xem mình có nên trở thành một Kitô hữu hay không, tức một người hiểu phần nào các đòi hỏi của việc này nhưng thiếu can đảm để đáp ứng chúng; người biết hoặc cảm nhận họ không thể tạo ra được một khuôn dạng đủ sáng sủa để thuyết phục bản thân hoặc người khác, thì quả họ đang điều tra một đối tượng lầm lẫn. Điều này rõ ràng đối với đối tượng của chúng ta, tức Kitô hữu, thậm chí dứt khoát rõ ràng hơn những đối tượng khác vì, theo lời của chính Chúa Kitô, bản chất của họ liên tục được xác định bởi một lựa chọn căn bản. Chúa Kitô cho chúng ta sự lựa chọn này, một sự lựa chọn không nên bị coi như một con đường đơn thuần dẫn vào cuộc sống Kitô hữu (như thể nằm ở bên ngoài nó) nhưng như một điều gì đó trùng hợp với cuộc sống này, cả ở lúc khởi đầu lẫn trong bản chất yếu tính của nó. Nếu suy nghĩ theo thang đi lên của các thái độ khả hữu Kitô hữu, từ thỏa hiệp thấp nhất còn được chấp nhận như thành phần của hiện sinh Kitô hữu, cho đến hình thức cao nhất, ít thoả hiệp nhất, thì tất cả chúng ta sẽ thấy ý niệm này càng tỏa rạng sức mạnh và bằng chứng soi sáng của nó một cách rõ ràng, thì hình thức Kitô hữu càng chiếm ưu thế một cách nhất quán hơn trong đời sống ta. Vị “thánh” ngay thẳng (vì cũng có những vị thánh quanh co) là người chúng ta không thể nghi ngờ. Có lẽ, đôi khi người ta có thể nghe thấy những lời như, “Ước chi các ngài cũng giống như bạn... ”. Ở đây, chúng ta nên lưu ý điều này: vị “thánh” (tức người thánh thiện), người cố gắng hết lòng sống đời sống Kitô hữu, cũng là người hiểu rõ nhất và sâu sắc nhất bản thân mình là người tội lỗi biết chừng nào. Những người khác có người coi nhẹ khoảng cách phân chia hoặc cam chịu bất cứ điều gì ngăn cách họ khỏi sự dấn thân trọn vẹn. Có người tự làm theo lương tâm của họ. Còn thánh nhân thì cố gắng nhìn mình trong ánh sáng tinh ròng của ân sủng và điều răn yêu thương của Thiên Chúa, và do đó, cuối cùng đã hoàn toàn khiêm hạ và tước bỏ mọi ảo tưởng, bao xa có thể. Kitô hữu là ai? Nếu chúng ta muốn tiến đến một câu trả lời, thì chúng ta không nên lãng phí thời gian vào những điều bên lề thấp hơn hoặc ở bên ngoài (như “một người đã được rửa tội”, “một người chu toàn nhiệm vụ mùa Phục sinh của mình”, v.v.) mà phải đi thẳng vào tâm điểm. Người chủ trương tối thiểu [minimalist] là người rất rắc rối, vì không ai hiểu họ được, họ mờ mịt, từ họ, người ta không mong có được một thông tri nào rõ ràng. Ngược lại, người chủ trương tối đa [maximalis], nếu hạn từ này thích hợp ở đây, nhưng thực ra không thích hợp, đại diện cho một con người đơn giản, sáng sủa, thực sự đơn giản đến mức họ là người duy tối thiểu thực sự, vì mọi phức tạp đã được tích hợp trong họ. Như Thánh Phaolô nói với chúng ta, đối với người duy tối thiểu, một danh sách cấm cản vô tận đã được đặt ra, đến nỗi người ta khó hiểu được đâu là các vấn đề quan trọng hơn; đối với người duy tối đa, nghĩa là người phấn đấu hướng về Chúa Kitô, tất cả những giới luật tiêu cực này được rút gọn thành một giới luật duy nhất, và bất cứ ai chu toàn giới luật này là chu toàn mọi giới luật khác, dù như thể qua loa. Và, Chúa Kitô nói với chúng ta, giới luật này không khó.

Trước hết, cần phải phác thảo viễn ảnh phương pháp luận này, trước khi thăm dò các vấn đề liên quan đến một định nghĩa thực sự cho các thuật ngữ.

Làm thế nào hòa giải những điều không thể hòa giải?

Hạn từ “Kitô hữu” bắt nguồn từ Chúa Kitô. Yếu tính Kitô hữu thăng trầm với yếu tính của Chúa Kitô. Điều này phần lớn rõ ràng. Nhưng bây giờ câu hỏi lấp ló phía sau được đặt ra: Mối liên hệ chủ yếu nào, kiểu hiệp thông nào có thể hiện hữu giữa Chúa Kitô và Kitô hữu?

Quả quyết đầu tiên và không thể bỏ qua đối với tất cả những ai thực sự tin vào con người và việc làm của Chúa Kitô là: Chúa Kitô là Con Một của Đức Chúa Cha, Đấng Trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người, Đấng Cứu Chuộc duy nhất, Đấng trên Thập giá đã đền tội cho mọi người; cũng là “Con đầu lòng” của những người từ cõi chết sống lại, Đấng, theo thánh Phaolô, là người “ưu việt” trong mọi sự (Cl 1:18). Điều Người là, điều Người làm, những gì được Người tạo ra, đều được chứa đựng trong tính độc đáo hoàn toàn của phẩm giá thần linh và phàm nhân của Người. Người tích cực cứu chuộc chúng ta: chúng ta là những người được cứu chuộc một cách thụ động nhờ Người. Mọi sự chúng ta làm sau đó, một cách tích cực, để đáp trả, mãi mãi hệ ở tính thụ động khởi đầu này, thừa nhận nó bằng đức tin, công bố nó bằng chứng tá. Làm chứng là điều mang lại hình thức thống nhất cho trọn việc chúng ta là và làm trong tư cách Kitô hữu. Đó là quả quyết rõ ràng đến nỗi Thệ Phản chính thống dừng lại ngay tại đó. Đối với mọi điều có thể thêm vào sau đó dường như làm cho nó trở nên ít rõ ràng hơn.

Tuy nhiên, sẽ là một điều tốt nếu ta ghi nhớ các trình thuật của Tin Mừng về khía cạnh này. Thoạt nhìn, theo quan điểm trên, có vẻ như đây là một người xuất hiện trước mọi người, có tài tiên tri, người trong lời rao giảng của mình công bố Nước Thiên Chúa, người, qua các phép lạ, ra lệnh phải tôn trọng sứ mệnh Thiên Chúa chỉ định cho Người và sau cùng là đức tin vào chính con người của Người, người cũng tập hợp xung quanh mình một nhóm nhỏ bạn đồng hành, những người mà Người đã chọn để chứng kiến và ghi lại những lời nói và việc làm của Người và cuối cùng, sau khi Người chết và sống lại, để “trở thành nhân chứng của Thầy ở Giêrusalem và ở khắp miền Giuđê và Samari và cho đến tận cùng trái đất ”(Cv 1: 8). “Tầng” [stratum] đầu tiên của tư cách môn đệ Kitô hữu này chắc chắn hiện hữu và còn kéo dài cho đến tận cùng. Mệnh lệnh làm chứng đã kết thúc các Tin Mừng Mátthêu và Luca và khai mở Sách Công vụ, là sách cùng với các Thư chứa đựng trình thuật về việc làm chứng này.

Và nó không dừng lại ở đó. Chúa Kitô không chỉ nói và hành động trước mặt người ta, nhưng Người thực sự còn đi với họ và mời họ cùng đi với Người. Điều này được biểu lộ dưới hình thức hết sức hiển hiện trong việc kêu gọi các tông đồ. “Và Người... đã gọi đến với Người những người mà Người mong muốn; và họ đã đến với Người. Người đã cử mười hai người ở với Người và sai đi rao giảng ”(Mc 3:13–14). Trong các trình thuật khác của việc kêu gọi, cụm từ sequere me đã xuất hiện, mà ta có thể dịch một cách đại cương là “hãy theo sau tôi”, miễn là người ta hiểu chữ “sau”, không theo nghĩa lẽo đẽo đi theo Người, mà như một liên hệ Thầy trò, trong đó đệ tử, khi theo Thầy, được nhận vào thế giới bên trong của Thầy và được dẫn dắt về mặt tâm linh trong đó. Càng nhìn xa hơn, “việc ở cùng” này càng có vẻ là hình thức phổ biến của cuộc sống của Chúa Kitô trên trái đất. Người bắt đầu sự hiện hữu của Người trong lòng Mẹ, đấng đã tuyên bố Lời xin vâng của ngài đối với Lời Thiên Chúa; Người dành cả tuổi trẻ của mình trong lòng một gia đình, nơi Người rời bỏ vài ngày để lưu lại “giữa các bậc thầy”, lắng nghe và đặt câu hỏi. Người bắt đầu cuộc sống công khai của mình bằng việc thành lập một cộng đồng môn đệ; Người biến hình trước mặt ba môn đệ này, cùng với Môsê và Êlia, và tỏ ra buồn khổ trước mặt cùng ba môn đệ này ở Vườn Cây Dầu. Người bị đóng đinh với hai tên tội phạm, những người bị treo bên phải và bên trái Người. Cả trong sự Phục sinh của Người, Người cũng không cô độc, nhưng, khi các ngôi mộ được mở tung vào Thứ Sáu Tuần Thánh, “nhiều thi hài của các thánh vốn yên nghỉ trước đó đã sống lại, và ra khỏi mộ sau khi Người sống lại, họ đi vào thành thánh và đã hiện ra với nhiều người ”(Mt 27: 51– 53). Và, sau khi Phục sinh, khi Người bước đi và nói chuyện với các môn đệ trên đường quê dẫn đến Emmaus, Người bày tỏ đến cùng mong muốn được ở với họ.

Nhưng mức độ “ở cùng” này thúc đẩy họ tiến lên, không ngừng hiện hữu, lên tới mức độ thứ ba của tình thân mật tối thượng, mức “ở bên trong”, hay ngụ cư ở bên trong [indwelling], điều mà Người hoàn toàn thể hiện trong mầu nhiệm Bánh và Rượu, điều mà Người vốn “ao ước” và trước đây đã ám chỉ bằng nhiều dấu hiệu và lời hứa và là điều được Người coi như kết hợp với cái chết cứu chuộc của Người. Cả điều này nữa, Người cũng đã dự ứng, bằng thẩm quyền tối cao, và, khi sắp chết, đã tự chia mình cho những kẻ thuộc về Người, làm Sự sống trường tồn, nay hiện diện khắp mọi thời đại. Lời cầu nguyện cuối cùng của Người với Chúa Cha rõ ràng đã đóng ấn cho việc ngụ cư bên trong đã đạt được này, họ thẩy đều là một trong Người và Người ở trong họ, cũng như Người là một với Chúa Cha. Và Người đặt trọn hy vọng của Người vào “việc nên một” qua “việc ở trong” này, vì nhờ việc này, thế giới nhận ra sứ mệnh thần linh của Người. Các môn đệ, vẫn còn lững thững trong sứ mệnh làm chứng của họ, lấy được sức mạnh từ ý thức đầy đức tin về việc họ ngụ cư trong “trong Chúa” và việc Người ngụ cư trong họ (“Chúa Kitô sống trong tôi”).

Chúng ta đã quá quen thuộc với những khái niệm này đến nỗi gần như chúng ta không còn tri nhận được bản chất nghịch lý của chúng. Vì theo mức các môn đệ làm chứng cho cách thức Người độc đáo hiện diện trước mặt họ, Người cũng mãi “ở với” họ, thậm chí ở trong họ — cho đến tận cùng, Đấng Duy Nhất này; quả thế, chúng ta còn phải đi xa hơn nữa và nói rằng: Người càng ở với họ, họ càng mở rộng tầm mắt trước tính độc đáo của Người; Người càng ở trong họ, họ càng sống nhờ và chia sẻ sự sống của Người, họ càng ít nhầm lẫn họ với Người, Người càng nâng Người lên trên họ, như Kyrios, như Chúa. Với sự gần gũi, ý thức cách biệt càng gia tăng; với sự hiểu biết sâu sắc về việc tự hạ mình khôn lường của Người, sự hiểu biết càng tăng rằng, mọi sự vĩ đại không thể tưởng tượng được của Người đều ở chính chỗ này và được hiển thị. Người càng dồn sức mạnh của Người vào sự bất lực của đau khổ, người ta càng thấy rõ rằng chỉ một mình Người mới có quyền “hy sinh mạng sống mình vì đàn chiên của mình” và “lấy lại mạng sống đó” (x. Ga 10: 15–18), rằng một mình Người, nhân danh mọi người còn lại, có thể chịu đau đớn và chết và sống lại từ cõi chết. Và vì thế, người môn đệ, người mà nhờ tình thân mật với Chúa Giêsu, nắm được điều này trong đức tin, đã được điều hướng nhiều lần hướng tới và, có thể nói như thế, bị ném trở lại nhiệm vụ làm chứng.

Kitô giáo ngày nay, mệt mỏi với các thực hành thuần túy bề ngoài, nên đã tập trung tình yêu và sự chú ý của mình vào việc làm chứng cho Chúa Kitô. Témoignage [chứng từ] là chữ chúng ta nghe thấy ở Pháp từ đủ các bên và thường gần như phát chán. Đời sống của các linh mục thợ là témoignage, cuộc sống của các Tiểu Đệ và Tiểu Muội là témoignage, cuộc sống của cộng đồng tân thế giới được nhìn như vậy, cũng như mọi hình thức sống Kitô giáo nghiêm túc trong Giáo hội và thế giới. Bất kể diễn tiến này sốt sắng đến đâu so với thứ tôn giáo giả hình của giai cấp tư sản hâm hấp, và bất luận thuật ngữ “làm chứng” cũng có thể bao gồm cả việc “ở cùng” và “ở trong” (theo nghĩa đầy đủ nhất là tử vì đạo) đến mức nào, nếu xét trong chính nó, nó cũng là một việc có thể được giải thích theo nghĩa duy tối thiểu, như thể làm chứng cho một biến cố đã hoàn tất về phương diện lịch sử. Theo nghĩa này, trong trường hợp cực đoan, ngay một người không tin cũng có thể làm chứng cho việc đóng đinh và “ngôi mộ trống”. Và việc cử hành thánh thể cũng có thể được giải thích như một cử hành tưởng niệm, để tưởng nhớ một cách biết ơn ơn cứu chuộc đã hoàn tất, đúng hơn như hành động hiển hách của Giuđít chống quân địch được dân Israel hân hoan cử hành hàng năm và “được người Hípri đón nhận trong số ngày thánh... từ thời đó cho đến ngày nay ”(Gdt 16:31, Bản Phổ Thông). Nhưng lối hiểu như vậy về việc cử hành cộng đồng rõ ràng là không đủ; không chỉ vì các Kitô hữu khi làm như vậy hẳn đã cảm nghiệm Lời Chúa như một lời hiện diện và thăng tiến (trong Chúa Thánh Thần), mà còn bởi vì khi Truyền phép và khi Rước lễ, Chúa “được tưởng niệm” hiện diện trong thực tại thể xác và thiêng liêng của Người, trước họ, với họ, trong họ.

Các Tin Mừng dạy chúng ta rằng điều này là như thế, và Kitô hữu tin như vậy. Tuy nhiên, họ cố gắng tìm hiểu những gì họ tin: Làm thế nào có thể có việc thực tại độc đáo, không thể so sánh của Chúa Kitô không những ở trước mặt chúng ta mà còn ở với chúng ta và ở trong chúng ta? Làm thế nào có thể có việc chúng ta thực sự là một phần của hành động này mà nó không cần phải ngưng là yếu tính và hành động của Thiên Chúa duy nhất? Ở đây cần lưu ý rằng đây không phải là vấn đề tinh tế vô nghĩa mà đúng hơn, là trọng điểm cần được làm sáng tỏ nếu một câu trả lời cần phải đem lại cho câu hỏi tiêu đề của chúng ta. Cũng cần lưu ý rằng trong cuộc đối thoại đại kết với phe Thệ Phản, các vấn đề có tính quyết định nằm chính ở chỗ này chứ không phải ở chỗ nào khác.

Kỳ sau: Điểm mấu chốt
 
VietCatholic TV
Đất nước và Giáo Hội Síp trước thềm chuyến tông du lịch sử của Đức Thánh Cha Phanxicô
Giáo Hội Năm Châu
05:44 27/11/2021

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du Síp và Hy Lạp từ ngày 2 đến ngày 6 tháng 12. Đây là chuyến tông du thứ 35 của Đức Thánh Cha trong triều Giáo Hoàng của ngài, và là chuyến tông du thứ ba sau khi đại dịch coronavirus bùng phát trên thế giới làm gián đoạn các chuyến tông du của ngài trong 15 tháng.

Tổng quan

Síp, tiếng Anh là Cyprus /saɪ-pɹəs/, có tên gọi chính thức là Cộng hòa Síp, là một đảo quốc có chủ quyền nằm tại phần phía đông của biển Địa Trung Hải. Đây là đảo có diện tích và dân số lớn thứ 3 trong biển này chỉ sau Sicily và Sardinia của Ý. Diện tích tổng cộng là 9,250 km2, trong đó có 10km2 là lãnh hải.

Síp nằm về phía nam của Thổ Nhĩ Kỳ, phía tây của Syria và Li Băng, cách bờ biển Nam Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 80 km. Vị trí bao quát và thuận lợi trên các đường dẫn đến kênh đào Suez đã nâng cao tầm quan trọng về chiến lược của đảo quốc này. Hai dãy núi Kyrenias trải dài ở bờ biển phía Bắc và dãy Troodhos phía Tây Nam chiếm phần lớn đất đai trên đảo, bị phân cách bởi đồng bằng trũng trải dài ở giữa.

Theo các bằng chứng khảo cổ học thì con người đã có những hoạt động đầu tiên trên đảo từ khoảng thiên niên kỷ thứ 10 trước Chúa Giáng Sinh và nơi đây có một số di tích giếng nước thuộc vào hàng cổ nhất trên thế giới. Người Hy Lạp bắt đầu đến định cư tại đảo vào thiên niên kỷ 2 trước Chúa Giáng Sinh. Do có vị trí chiến lược, hòn đảo đã lần lượt bị nhiều thế lực lớn chiếm đóng, như Đế quốc Assyriô, Ai Cập và Ba Tư, Đế quốc Ottoman, và sau đó là người Anh.

Ngày nay Síp là một quốc gia có chủ quyền, và là một địa điểm du lịch lớn, nổi tiếng tại Địa Trung Hải. Síp có một nền kinh tế tiên tiến với thu nhập cao, đồng thời có chỉ số phát triển nhân văn rất cao. Cộng hoà Síp là một thành viên của Khối Thịnh vượng chung Anh từ năm 1961 và là một thành viên tham gia sáng lập của Phong trào không liên kết tuy nhiên, nước này đã rời khỏi phong trào khi gia nhập Liên minh Âu Châu vào năm 2004.

Dân số của Síp là 776,000 dân trong đó 77% là người Hy Lạp, 18% là người Thổ Nhĩ Kỳ và số còn lại nhập cư từ các quốc gia khác, nhiều nhất là người Li Băng. Tháng 7 năm 2006, hòn đảo trở thành một thiên đường an toàn cho những người Li Băng tị nạn vì cuộc xung đột giữa Israel và quân du kích Hezbollah.

78% dân số theo Chính Thống Giáo Hy Lạp và 18% theo Hồi Giáo.

Lịch sử cận đại

Đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ đã cai trị hòn đảo này từ năm 1571 đến 1878. Sau đó, Síp nằm dưới quyền quản trị của Đế quốc Anh vào năm 1878 và chính thức bị Anh Quốc thôn tính vào năm 1914. Sau giai đoạn đấu tranh giành độc lập bằng hình thức dân tộc chủ nghĩa bạo lực trong thập niên 1950, Síp chính thức được trao trả độc lập vào năm 1960.

Năm 1963, bạo lực giữa hai cộng đồng người Síp gốc Hy Lạp và gốc Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu nổ ra, rồi sau đó kết thúc khi đại diện của cộng đồng gốc Thổ Nhĩ Kỳ có được vị trí trong chính phủ. Ngày 15 tháng 7 năm 1974, các phần tử dân tộc chủ nghĩa gốc Hy Lạp tiến hành đảo chính trong nỗ lực nhằm hợp nhất hòn đảo vào Hy Lạp.

Động thái này dẫn tới việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân đội xâm chiếm Síp 5 ngày sau đó. Thổ Nhĩ Kỳ chiếm được một phần lãnh thổ nay là Bắc Síp. Ước tính có trên 150,000 người Síp gốc Hy Lạp và 50,000 người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ phải di chuyển chỗ ở. Một nhà nước ly khai của người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập vào năm 1983. Tuy nhiên, động thái này bị cộng đồng quốc tế lên án và chỉ có duy nhất Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia công nhận nhà nước mới này. Tranh chấp vẫn tiếp tục diễn ra cho đến tận ngày nay.

Chính trị

Síp là một quốc gia cộng hoà theo Tổng thống chế. Lãnh đạo nhà nước và lãnh đạo chính phủ là Tổng thống, tổng thống được bầu qua một quá trình phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 5 năm. Quyền hành pháp do chính phủ đảm nhiệm và quyền lập pháp thuộc Nghị viện trong khi nhánh Tư pháp độc lập với cả nhánh lập pháp và hành pháp.

Hiến pháp năm 1960 quy định hành pháp, do một Tổng thống Síp gốc Hy Lạp và một Phó tổng thống Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu. Hai người này được các cộng đồng của mình bầu lên với nhiệm kỳ 5 năm và mỗi người đều có quyền phủ quyết đối với một số quyết định hành pháp và lập pháp. Quyền lập pháp thuộc Nghị viện, với các đại biểu cũng được bầu lên trên căn bản tỷ lệ người Síp gốc Hy Lạp và gốc Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng thống Síp hiện nay là ông Nicos Anastasiades. Ông sinh ngày 27 tháng 9 năm 1946 đã giữ chức Tổng thống Síp từ năm 2013. Ông tái đắc cử vào năm 2018. Trước đó, ông là lãnh đạo của Đảng Dân chủ từ năm 1997 đến năm 2013 và là Thành viên Quốc hội thuộc đơn vị Limassol từ năm 1981 đến năm 2013.

Ông theo Chính Thống Giáo Hy Lạp, đã kết hôn với Andri Moustakoudi vào năm 1971 và họ có hai con gái. Ông có một anh trai sinh đôi và một em gái. Gia đình Anastasiades đã hai lần bị dính líu vào các tai tiếng liên quan đến thị thực nhập cảnh. Năm 2001, anh trai sinh đôi của anh, là Pambos Anastasiades, bị kết án 18 tháng tù giam vì vai trò của anh ta trong một vụ bê bối về giấy phép lao động, được giới truyền thông gọi là “thị thực màu hồng”, cụ thể là giấy phép lao động cho phụ nữ nước ngoài làm việc trong ngành mại dâm bất hợp pháp. Năm 2019, gia đình Anastasiades lại dính líu với vụ “thị thực vàng” thu tiền của các doanh nhân Nga được cấp quyền công dân Síp.

Giáo Hội Công Giáo tại Síp

Đa số người Síp gốc Hy Lạp là thành viên của Giáo hội Chính thống Hy Lạp, trong khi hầu hết người Síp Thổ Nhĩ Kỳ là tín đồ Hồi giáo Sunni. Síp được kể là một trong những quốc gia có số người vô thần ít nhất tại Liên minh Âu Châu, cùng với Malta, Rumani, Hy Lạp và Ba Lan.

Tổng thống đầu tiên của Síp, Makarios III, là một Đức Tổng Giám Mục Chính Thống Giáo. Giáo hội Chính thống Síp được coi là quốc giáo.

Sự hiện diện của người Armenia ở Síp có từ năm 578. Hiện tại, Giáo Hội Armenia Tông Truyền vẫn duy trì được sự hiện diện đáng chú ý của mình với khoảng 3,500 người, chủ yếu sinh sống ở các khu vực đô thị Nicosia, Larnaca và Limassol.

Các tu sĩ dòng Phanxicô đã có mặt ở Síp kể từ khi Dòng Phanxicô được thành lập. Thật vậy, Thánh Phanxicô thành Assisi sinh năm 1182 và qua đời năm 1226, đấng sáng lập Dòng Phanxicô, đã đi qua Síp trong chuyến hành trình đến các Thánh Địa. Vào ngày 24 tháng 6 năm 1219, Thánh Phanxicô khởi hành từ Ancona, Ý, để đi đến Akko, một thị trấn phía bắc của Palestine trước khi đến Damietta, Ai Cập. Vào thời đó, tàu chủ yếu là tàu tuần duyên, tức là tầu chạy dọc theo bờ biển chứ không có tầu lớn vượt biển. Thời đó, từ Ancona muốn đến các bờ biển của Palestine, thì phải đáp một con tàu chạy dọc theo các cảng dọc theo bờ biển của Ý, Hy Lạp, xung quanh bán đảo Peloponese, Crete, quần đảo Cyclades, bờ biển Anatolia, đảo Rhodes, Cyprus, và cuối cùng đến Akko.

Người ta tin rằng Thánh Phanxicô đã dừng chân ở Síp một thời gian và nhìn thấy hòn đảo xinh đẹp này. Trong nhà thờ Công Giáo ở Kyrenia có một viên đá cẩm thạch nhỏ được chạm khắc những hình ảnh tượng trưng cho Thánh Phanxicô và một số anh em của ngài xuống tàu tại bến cảng Kyrenia. Có một điều chắc chắn là các tu sĩ Phanxicô đã ở Síp khi Thánh Phanxicô vẫn còn sống.

Hiện nay, Giáo Hội tại Síp có bốn giáo xứ, thuộc Tòa Thượng Phụ Latinh Giêrusalem. Đó là Nhà thờ Thánh Giá ở thủ đô Nicosia, Nhà thờ Thánh Catêrina ở quận Limassol, Nhà thờ Đức Mẹ Đầy Ân Phúc ở quận Larnaca, Nhà thờ Thánh Phaolô ở quận Paphos.

Người Công Giáo chỉ mới có mặt một cách đáng kể tại Síp từ tháng 7 năm 2006, sau cuộc giao tranh kinh hoàng giữa Israel và quân du kích Hezbollah, khiến người Công Giáo Li Băng chạy qua đây. Đến nay, có khoảng 10,000 người Công Giáo ở Síp, tương ứng với hơn 1% dân số. Hầu hết người Công Giáo ở Síp theo nghi lễ Maronite.

Chuyến tông du của Đức Thánh Cha

Theo dự trù, ngày thứ Năm, 2 tháng 12, Đức Thánh Cha sẽ rời Rôma để bay đến quốc đảo Síp, hạ cánh xuống Sân bay Quốc tế Larnaca lúc 3 giờ chiều, nơi sẽ có lễ nghi chào đón chính thức. Vào lúc 4 giờ chiều, ngài sẽ gặp gỡ các linh mục, những người thánh hiến, phó tế, giáo lý viên, và các thành viên của các hiệp hội Tông đồ hiện diện ở Síp tại Nhà thờ Đức Mẹ Đầy Ân Phúc của Công Giáo nghi lễ Maronite. Sau đó lúc 17h15, sẽ có lễ nghi đón tiếp tại Phủ Tổng thống Nicosia. Kế đó, là cuộc gặp gỡ xã giao với Tổng thống Síp và cuộc gặp gỡ với chính quyền địa phương, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn.

Ngày hôm sau, vào sáng thứ Sáu, Đức Giáo Hoàng sẽ có chuyến thăm xã giao tới Đức Tổng Giám Mục Chrysostomos II, Tổng Giám mục Chính thống của Síp tại Tòa Tổng Giám mục ở Nicosia, sau đó là cuộc gặp với Thánh Công Đồng tại Nhà thờ Chính thống ở Nicosia. Kế tiếp, Đức Thánh Cha sẽ cử hành một thánh lễ tại “Sân vận động GSP” ở Nicosia. Vào buổi chiều, ngài sẽ tham dự một buổi Cầu nguyện Đại kết với những người Di cư tại Nhà thờ Giáo xứ Thánh Giá ở Nicosia.

Thứ Bảy, 4 tháng 12, Đức Giáo Hoàng sẽ rời Síp để bay đến thủ đô Hy Lạp là Athens, hay còn gọi là Nhã Điển.
Source:Wiki
 
Có xứ sở nào khốn nạn như thế không? UB Công lý và Hòa bình Pakistan hỏi. Ông Trump của Chí Lợi
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:50 27/11/2021

1. Có xứ sở nào khốn nạn như thế này không? Ủy ban Công lý và Hòa bình Pakistan hỏi

Trẻ em gái và phụ nữ thuộc các nhóm tôn giáo thiểu số tiếp tục là nạn nhân của việc cưỡng bức cải đạo và kết hôn ở Pakistan, với một số lượng đáng kể các trường hợp xảy ra hàng năm. Giờ đây, với sự hỗ trợ của Tổ chức tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, gọi tắt là ACN, Ủy ban Công lý và Hòa bình Công Giáo Quốc gia ở Lahore, gọi tắt là NCJP, đang đấu tranh để phá bỏ tình trạng bất công đối với trẻ nữ vị thành niên hoặc phụ nữ bị bắt cóc, hãm hiếp, cưỡng bức cải đạo, và kết hôn với những kẻ bắt cóc họ.

Trong khi thảm kịch này ảnh hưởng đến các cô gái từ tất cả các cộng đồng tôn giáo, các cô gái theo đạo Thiên chúa và đạo Hindu đặc biệt dễ bị tổn thương vì họ bị nhắm mục tiêu buộc phải cải sang đạo Hồi và ít được xã hội và pháp luật ủng hộ hơn.

Trường hợp của bé gái Anna Chand, được báo cáo bởi NCJP, cho thấy một ví dụ tàn bạo. Bé gái Kitô Hữu này, chỉ mới ba tuổi, đã bị cưỡng hiếp một cách tàn nhẫn bởi chồng của hiệu trưởng trường học của bé ở Raiwind, Lahore. Được tài trợ bởi UNICEF, trường hoạt động trong nhà của Muhammad Saleem với khoảng 30 học sinh vào ban ngày, tăng gấp đôi vào buổi tối.

Merab Arif, điều phối viên truyền thông của NCJP cho biết: “Anna đang phải trải qua tình trạng đau khổ tâm lý nghiêm trọng và liên tục gặp phải khủng hoảng, trong khi gia đình bé đấu tranh cho công lý”.

Pakistan là một bên ký kết Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và đã phê chuẩn Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ, trong đó nghiêm cấm việc kết hôn với trẻ vị thành niên. Nó cũng đã phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em, trong đó xác định mọi người dưới 18 tuổi là trẻ em. Điều chín của Công ước bảo vệ quyền của trẻ em không bị chia cắt khỏi cha mẹ trái với ý muốn của chúng. Điều 14 của Công ước tuyên bố thêm rằng các thành viên của nhà nước cần tôn trọng quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo của trẻ em. Hiến pháp Pakistan cũng bảo đảm quyền tự do tôn giáo.

Merab Arif giải thích: “Nhìn bề ngoài, mọi thứ đều ổn, nhưng thật đáng buồn, trong nhiều trường hợp, gia đình một cô gái thường phải đương đầu với thái độ thù địch của cảnh sát khi họ cố gắng đệ trình các khiếu nại liên quan đến các vụ bắt cóc hoặc cưỡng hiếp,” Merab Arif giải thích. “Đồn cảnh sát địa phương thường đơn giản là từ chối nhận đơn khiếu nại. Ngay cả trong trường hợp cha mẹ thành công trong việc nộp đơn khiếu nại, cảnh sát thường không giải cứu được cô gái. Chỉ trong vài ngày, giấy chứng nhận cải đạo cùng với hôn thú của cô gái được trao cho cha mẹ nhằm chấm dứt mọi hy vọng giải cứu con của họ”.

Merab Arif nhấn mạnh rằng việc bắt cóc, cưỡng hiếp và ép buộc cải đạo trình bày một khuôn mặt nhơ nhuốc của Pakistan. “Trên thế giới này có xứ sở nào khốn nạn như thế này không?”
Source:Aleteia

2. Ông Trump của Chí Lợi kinh ngạc vì chiến thắng bất ngờ của mình trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống

José Antonio Kast, một chính trị gia Công Giáo ủng hộ các chính sách bảo thủ về mặt xã hội và nền kinh tế thị trường tự do, đã giành chiến thắng bất ngờ vào Chúa Nhật trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống Chí Lợi. Anh tỏ ra kinh ngạc trước thắng lợi bất ngờ của mình.

Giờ đây, anh sẽ phải đối đầu với Gabriel Boric, thủ lĩnh của một liên minh cánh tả, vào ngày 19 tháng 12.

Kast, 55 tuổi, con trai của những người nhập cư Công Giáo Đức. Cha mẹ ông đã thành lập một doanh nghiệp làm xúc xích rất thành công tại Chí Lợi. Kast là cha của chín người con và luôn luôn là một người ủng hộ thẳng thắn quyền sống của thai nhi, hôn nhân truyền thống, và các quyền của phụ huynh liên quan đến giáo dục của con cái họ.

Ông cũng là một thành viên của phong trào Công Giáo Schoenstatt, được thành lập ở Đức vào năm 1914 và có một sự hiện diện mạnh mẽ ở Chí Lợi.

Kast bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình với tư cách là một nghị sĩ đại diện cho Liên minh Dân chủ trung hữu. Vào năm 2016, ông rời đảng và trở thành một người độc lập cho đến năm 2019, khi ông thành lập đảng của riêng mình, Đảng Cộng hòa Hành động.

Khi Kast tranh cử tổng thống lần đầu tiên vào năm 2017, ông chỉ giành được 6% phiếu bầu, khi tranh cử với khẩu hiệu “Giảm thuế, giảm guồng máy chính phủ, và phò sinh”.

Theo các nhà phân tích địa phương, chiến thắng bất ngờ của Kant là phản ứng trước cuộc khủng hoảng do các cuộc biểu tình bạo lực bắt đầu vào tháng 10 năm 2019, thúc đẩy bởi nhu cầu về mức lương cao hơn, lương hưu được cải thiện và sự tham gia nhiều hơn của nhà nước để bình đẳng lĩnh vực kinh tế.

Tổng thống sắp mãn nhiệm Sebastián Piñera, người bảo thủ, đã buộc phải kêu gọi một cuộc họp toàn thể đã quyết định ủng hộ việc viết lại hiến pháp hiện hành.

Chí Lợi cho đến gần đây được coi là quốc gia ổn định và phát triển nhất ở Mỹ Latinh. Nhưng các cuộc biểu tình bạo lực đang diễn ra đã khiến nhiều người Chí Lợi bỏ phiếu cho Kast, người hứa hẹn sự ổn định, phục hồi kinh tế và ủng hộ các giá trị truyền thống.

Kast đã giành được 28% số phiếu bầu, theo sau là cựu lãnh đạo cuộc biểu tình Boric với 25%. Người theo chủ nghĩa tự do được giáo dục tại Mỹ, Franco Parisi đứng ở vị trí thứ ba, với 14% số phiếu bầu, mặc dù anh ta vẫn sống ở Mỹ và đã không bay về Chí Lợi để tham gia cuộc bầu cử.

Do thông điệp bảo thủ của anh, các nhà phê bình đã gọi Kast là “Trump của Chile” và “Bolsonaro của Chile,” theo tên Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro. Họ cũng nhấn mạnh rằng anh đã nhận được sự hỗ trợ từ một số sĩ quan quân đội đã nghỉ hưu và người anh cả của anh đã từng giữ một số chức vụ bộ trưởng trong chế độ độc tài khét tiếng của Augusto Pinochet.

Kast tự thể hiện mình là nhà lãnh đạo của một phong trào chính trị mới ở Chí Lợi dựa trên ba trụ cột: tự do, sức mạnh của gia đình truyền thống và bảo vệ luật pháp và trật tự. Rút kinh nghiệm của hai tổng thống Trump và Bolsonaro, Kast được biết đến với cách cư xử lịch sự và tôn trọng các đối thủ và những người chỉ trích ý thức hệ của anh.

Trong một bài phát biểu vào đêm khuya sau chiến thắng của mình, Kast đã nói với đám đông những người ủng hộ: “Điều đầu tiên là tôi cảm ơn Chúa, bởi vì đây là một ngày bình yên... và sau khi tạ ơn Chúa, tôi muốn cảm ơn gia đình tôi, vợ tôi và mỗi đứa con của tôi”.

Gabriel Boric là một người cánh tả, lãnh đạo các cuộc biểu tình bạo động trên đường phố trong đó có những vụ đốt phá và hôi của các nhà thờ Công Giáo, kể cả nhà thờ chính tòa Santiago de Chile. Viễn cảnh Gabriel Boric thắng cử là một mối âu lo đối với người Công Giáo Chí Lợi.
Source:Catholic Word Report

3. Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha tiếp tục hy vọng Đức Thánh Cha viếng thăm Santiago de Compostela

Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha tiếp tục hy vọng Đức Thánh Cha Phanxicô có thể đến thăm Đền thánh Giacôbê, nhân dịp Năm thánh đang tiến hành tại Santiago de Compostela cho đến cuối năm tới, 2022; tuy nhiên các giám mục không chắc chắn.

Đức Cha Luis Arguello, Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha cho biết như trên, trong cuộc họp báo hôm 19 tháng Mười Một vừa qua, tại Santiago de Compostela vào cuối cuộc hành hương của các giám mục Tây Ban Nha, tại Đền thánh Giacôbê này nhân dịp kết thúc khóa họp thứ 118 vừa qua tại Madrid.

Đức Cha Arguello cũng cho biết có khoảng 10.000 người sẽ tham dự cuộc hành hương của giới trẻ Âu châu tại Đền thánh Santiago, từ ngày 04 đến ngày 08 tháng Tám năm tới, 2022. Đức Cha nói: “tuy việc ghi danh tham dự cuộc hành hương này chỉ được chính thức khởi đầu vào tháng Hai năm tới, nhưng các cuộc thăm dò cho thấy có khoảng 10,000 bạn trẻ Âu châu sẽ tham dự cuộc hành hương này, nhân dịp Năm thánh Giacôbê. “Chúng tôi cầu xin thánh Giacôbê tông đồ để đại dịch giảm bớt và có thể cử hành cuộc gặp gỡ này của giới trẻ”.

Trong khóa họp thứ 118 vừa qua, các giám mục Tây Ban Nha đã quyết định sẽ công bố các qui luật để phòng ngừa và bài trừ nạn giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, nhưng không mở cuộc điều tra quá khứ, như Hội đồng Giám mục Pháp đã làm, mặc dù có nhiều sức ép trên các giám mục Tây Ban Nha về vấn đề này. Các giám mục nước Ý cũng từ chối mở các cuộc điều tra về quá khứ những vụ lạm dụng mấy thập niên về trước, và chủ trương rằng không cần thực hiện các cuộc cải tổ dựa trên các con số thống kê những vụ lạm dụng trong quá khứ
 
Những điều hi hữu trong biến cố phong thánh cho 117 vị tử đạo Việt Nam - Cha Gioan Trần Mạnh Duyệt
Giáo Hội Năm Châu
16:23 27/11/2021
 
Cẩn thận: 24 giờ với các diễn biến dồn dập vì biến thể cô vít mới. Hàng loạt nước đóng cửa biên giới
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:41 27/11/2021


24 giờ với các diễn biến hết sức mau lẹ về biến thể mới Omicron của coronavirus

Một biến thể coronavirus mới có tên Omicron đã gây lo ngại trên toàn thế giới, sau khi nó được báo cáo lần đầu tiên ở Nam Phi. 24 giờ qua, thế giới chứng kiến hàng loạt các tuyên bố đóng cửa biên giới của các quốc gia vì biến thể tai hại này.

Hôm thứ Bảy, Tổ chức Y tế Thế giới, đã gọi biến thể mới này là một trong những mối quan tâm vì “số lượng lớn các đột biến” của nó.

Biến thể mới, còn được gọi là B.1.1.529, đã xảy ra một số quốc gia bao gồm Úc Đại Lợi, Mỹ và Anh khiến các lệnh cấm hoặc hạn chế đi lại được liên tục đưa ra.

Omicron là một biến thể mới “đáng quan tâm”. Cho đến nay, Tổ chức Y tế Thế giới, gọi tắt là WHO, chỉ công nhận bốn biến thể là đáng quan tâm. Biến thể Omicron là biến thể thứ 4.

Biến thể này được báo cáo lần đầu tiên ở Botswana, Nam Phi, vào ngày 24 tháng 11 và kể từ đó đã được tìm thấy ở Nam Phi, Hương Cảng, Bỉ và Israel.

Cho đến nay, chúng ta biết rằng nó có số lượng đột biến gấp đôi so với biến thể Delta. Tuy nhiên, các cơ quan y tế đang làm việc để xác định xem nó có khả năng lây truyền hoặc lây nhiễm nhanh hơn các biến thể khác hay không.

Tuy nhiên, các nhà khoa học có thể phải mất nhiều tuần để hiểu đầy đủ về biến thể này.

Giáo sư Lawrence Young, nhà virus học tại trường đại học Warwick của Vương quốc Anh nhận định rằng “Biến thể mới này của COVID-19 rất đáng lo ngại. Đó là phiên bản virus đột biến nguy hiểm nhất mà chúng tôi từng thấy cho đến nay”.

“Có một số đột biến tương tự như những thay đổi mà chúng tôi đã thấy ở các biến thể khác mà chúng tôi quan tâm vì có liên quan đến khả năng lây nhiễm cao, cũng như khả năng chống lại một phần khả năng miễn dịch do việc tiêm chủng hoặc do miễn dịch tự nhiên.”

Nó có ý nghĩa gì đối với vắc xin?

Ở giai đoạn này, BioNTech cho biết họ đang mong đợi nhiều dữ liệu hơn về biến thể mới trong vòng hai tuần để giúp xác định liệu vắc-xin được sản xuất với Pfizer có cần phải được làm lại hay không.

Hôm thứ Sáu, Pfizer và BioNTech cho biết họ chỉ có thể xuất xưởng một loại vắc-xin mới phù hợp với biến thể mới này trong khoảng 100 ngày, nếu điều đó là cần thiết.

“Chúng tôi hiểu mối quan tâm của các chuyên gia và đã ngay lập tức bắt đầu điều tra về biến thể B.1.1.529,” BioNTech cho biết trong một tuyên bố.

“Chúng tôi hy vọng sẽ có thêm dữ liệu từ các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm chậm nhất là hai tuần nữa. Dữ liệu này sẽ cung cấp thêm thông tin về việc liệu B.1.1.529 có thể là một biến thể nguy hiểm vượt qua được vắc xin, và có thể yêu cầu phải điều chỉnh vắc xin của chúng tôi nếu biến thể này lây lan trên toàn cầu.”

Moderna cũng đang làm việc để thúc đẩy một vắc xin tăng cường phù hợp với biến thể mới này. Họ cũng đang thử nghiệm một liều lượng cao hơn.

Moderna cho biết trong tuyên bố: “Một liều tăng cường của vắc-xin có thể là chiến lược duy nhất hiện có để tăng cường khả năng miễn dịch đang suy yếu”.

Johnson và Johnson cho biết họ cũng đang theo dõi chặt chẽ các chủng COVID-19 mới nổi và đang kiểm tra tính hiệu quả của thuốc trong việc chống lại Omicron.

Hôm thứ Bảy, Bộ trưởng Y tế Úc Đại Lợi Greg Hunt đã đưa ra năm “biện pháp an ninh biên giới phòng ngừa bổ sung” để chống lại biến thể này, bao gồm các quy tắc kiểm dịch chặt chẽ hơn và lệnh cấm đi lại đối với một số quốc gia Phi Châu.

Thứ nhất, bất kỳ ai không phải là công dân của Úc, và những người phụ thuộc của họ cũng không phải là công dân Úc sẽ không thể nhập cảnh vào Úc nếu họ đã đến thăm chín quốc gia Phi Châu trong vòng 14 ngày qua. Lệnh này có hiệu lực ngay lập tức. Các quốc gia này bao gồm Nam Phi, Namibia, Zimbabwe, Botswana, Lesotho, Eswatini, The Seychelles, Malawi và Mozambique.

Thứ hai, bất kỳ công dân hoặc cư dân Úc nào và những người phụ thuộc của họ đến từ các quốc gia đó sẽ phải tiến hành kiểm dịch có giám sát ngay lập tức trong 14 ngày, tùy thuộc vào các yêu cầu của tiểu bang mà họ đến.

Những hạn chế này cũng áp dụng cho sinh viên quốc tế và những người di cư có tay nghề cao đến Úc.

Bất kỳ ai đã đến Úc và đã ở bất kỳ quốc gia nào trong số chín quốc gia trên trong vòng 14 ngày qua cũng phải cách ly, xét nghiệm và ở trong tình trạng cách ly trong 14 ngày kể từ khi họ rời khỏi quốc gia đó.

Cuối cùng, chính phủ sẽ ngay lập tức đình chỉ tất cả các chuyến bay từ 9 quốc gia Phi Châu đó.

Ông Hunt xác nhận hiện tại không có trường hợp nào được biết đến về biến thể Omicron ở Úc, tuy nhiên, một người trong trại cách ly Howard Springs ở Lãnh thổ phía Bắc đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 sau khi đến từ Nam Phi. Bộ Y tế vẫn chưa xác nhận bệnh nhân đó có biến thể Omicron hay không.

“Nếu các bằng chứng y tế cho thấy cần phải thực hiện các hành động khác, chúng tôi sẽ không ngần ngại thực hiện chúng. Và điều đó có thể liên quan đến việc tăng cường hoặc mở rộng các hạn chế. Nó có thể liên quan đến việc giảm bớt các hạn chế và các biện pháp tạm thời mà chúng tôi đã áp dụng,” Ông Hunt cho biết trong một cuộc họp báo vào chiều thứ Bảy 27 tháng 11.

Các nhà chức trách toàn cầu đã phản ứng với báo động vào hôm thứ Sáu. Mỹ, Canada, Liên Minh Âu Châu và Vương quốc Anh nằm trong số những quốc gia thắt chặt kiểm soát biên giới.

Một quan chức cấp cao của chính quyền Hoa Kỳ cho biết Hoa Kỳ sẽ hạn chế việc đi lại từ Nam Phi và các nước láng giềng có hiệu lực vào ngày thứ Hai.

Đi xa hơn, Canada cho biết họ đã đóng cửa biên giới của mình với các quốc gia đó, sau lệnh cấm các chuyến bay do Vương quốc Anh, Liên minh Âu Châu và các nước khác công bố.

Một số quốc gia khác bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sĩ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng đã áp dụng các biện pháp hạn chế du lịch.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nam Phi Joe Phaahla gọi các hạn chế đi lại là “không hợp lý” mặc dù ông cũng cho biết các nghiên cứu sơ bộ cho thấy biến thể mới có thể dễ lây lan hơn.

WHO cũng đã cảnh báo về việc hạn chế du lịch ngay lập tức.

Những lo ngại về biến thể mới đã ảnh hưởng mạnh đến thị trường tài chính, với cổ phiếu dầu mỏ, hãng hàng không và những ngành khác trong lĩnh vực du lịch hiện đang giảm.
Source:Independent

2. Đức Tổng Giám Mục Paris yêu cầu Đức Thánh Cha Phanxicô quyết định tương lai của ngài

Chiều thứ Sáu 26 tháng 11, Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit đã yêu cầu Đức Thánh Cha Phanxicô quyết định xem liệu ngài có nên tiếp tục làm Tổng giám mục Paris hay không.

Vị tổng giám mục 70 tuổi, đã được bổ nhiệm vào thủ đô của Pháp vào năm 2018, nói với nhật báo Công Giáo La Croix rằng ngài đã viết thư cho giáo hoàng vì những lo ngại liên quan đến việc duy trì sự hiệp nhất của tổng giáo phận Paris.

“Từ ngữ ‘từ chức’ không phải là từ ngữ mà tôi đã sử dụng. Từ chức có nghĩa là từ bỏ chức vụ của mình. Không, trên thực tế, tôi đang giao điều đó cho Đức Thánh Cha vì chính Ngài là người đã trao sứ vụ này cho tôi.”

Ngài nói thêm: “Tôi làm điều đó để bảo tồn giáo phận, bởi vì với tư cách là một giám mục, tôi phải phục vụ cho sự hiệp nhất.”

Đức Cha Aupetit, có ơn gọi linh mục rất muộn ở tuổi 39 sau một thời gian hành nghề bác sĩ y khoa, đã phát biểu như trên sau khi tạp chí Le Point của Pháp xuất bản một báo cáo miêu tả ngài là một nhân vật độc đoán và chia rẽ.

Báo cáo cũng nêu lên những lo ngại về các cuộc tiếp xúc của Đức Cha Aupetit với một phụ nữ vào năm 2012, khi ngài là tổng đại diện của tổng giáo phận Paris.

Đức Cha Aupetit đã khẳng định với tờ Le Point rằng ngài không có quan hệ tình cảm với người phụ nữ.

Ngài nói: “Hành vi của tôi đối với cô ấy có thể có những điều không rõ ràng, do đó nảy sinh ý tưởng rằng giữa chúng tôi tồn tại một mối quan hệ thân mật và quan hệ tình dục, là điều mà tôi mạnh mẽ bác bỏ. Tôi đã quyết định không gặp lại cô ấy và tôi đã thông báo cho cô ấy”.

Đức Cha Aupetit nói với tờ La Croix rằng ngài đã nói chuyện với Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ Giám mục Vatican, về tình hình của ngài, cũng như với Đức Tổng Giám Mục Celestino Migliore, Sứ thần Tòa thánh tại Pháp.

Giải thích về lá thư yêu cầu Đức Thánh Cha Phanxicô quyết định tương lai của ngài, Đức Tổng Giám Mục Aupetit cho biết điều đó không liên quan gì đến người phụ nữ mà báo chí tại Pháp đang khai thác mạnh để câu độc giả. Ngài nói:

“Đây không phải là vì những gì tôi nên hay không nên làm trong quá khứ - nếu có gì sai trái thì tôi đã bị loại từ lâu - vấn đề là tôi muốn tránh gây chia rẽ, nếu chính tôi là nguồn gốc của sự chia rẽ”.

Sau báo cáo đáng kinh ngạc, và đáng nghi ngờ của Jean-Marc Sauvé, trong đó cho rằng có khoảng 216,000 trẻ em bị các linh mục lạm dụng kể từ năm 1950, và hơn 100,000 trẻ em khác bị lạm dụng bởi các nhân viên giáo dân của các cơ sở giáo hội, đang có những cố gắng để thừa dịp này hạ gục luôn Giáo Hội Công Giáo tại Pháp.

Hôm thứ Tư, 24 tháng 11, tờ Le Parisien đã dành hẳn một trang để tấn công Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit của Paris với một cáo buộc rằng ngài có quan hệ với một người phụ nữ.

Cáo buộc đó không có gì lạ, đã được tờ Le Point tung ra vào năm 2012, và Đức Tổng Giám Mục, khi đó còn là một linh mục tổng đại diện của Paris, đã phủ nhận. Tờ Le Parisien chỉ thêm vào một chi tiết cho rằng cáo buộc của tờ Le Point là đúng vì cho đến nay, Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit vẫn chưa được phong Hồng Y. Thực ra, vấn đề phong Hồng Y hay không là do Đức Thánh Cha quyết định, và ngài có cách hành động riêng của ngài. Đức Tổng Giám Mục José Gómez của tổng giáo phận Los Angeles nhậm chức Tổng Giám Mục từ ngày 1 tháng Ba 2011, kế vị Hồng Y Mahony, trước cả Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit, vẫn chưa được tấn phong Hồng Y, mặc dù ngài được các Giám Mục Hoa Kỳ đánh giá rất cao bầu làm Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Mỹ.

Hơn thế nữa, sau cáo buộc vào năm 2012, ngày 2 tháng Giêng 2013, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 mới nâng ngài lên hàng Giám Mục và bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Phụ Tá Paris. Ngày 04 tháng Tư 2014, ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm giám mục Nanterre. Ngày 7 tháng 12, 2017, ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Tổng giám mục Paris, kế nhiệm Đức Hồng Y André Vingt-Trois. Tất cả các bổ nhiệm này chứng tỏ cáo buộc năm 2012 là vô nghĩa và bịa đặt.

Lý do người ta nhắm vào Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit cũng dễ hiểu. Ngài là tác giả nhiều tác phẩm y khoa và thần học, và giống như Đức Hồng Y George Pell của Úc, Đức Tổng Giám Mục Paris rất thích tranh luận trong các diễn đàn công khai.
Source:Catholic News Agency

3. Giáo hội Hàn Quốc tặng hài cốt thánh linh mục tử đạo đầu tiên cho Burkina Faso

Hôm 23 tháng Mười Một vừa qua, Đức Hồng Y Anrê Liêm Chu Chính (염수정, Andrew Yeom Soo-jung), Tổng giám mục hiệu tòa của Hán Thành, đã trao thánh tích của Cha Anrê Kim Đại Kiến (Andrew Kim Tae-gon, 김대건 안드레아), linh mục Công Giáo đầu tiên của Hàn Quốc đã tử đạo vì đức tin vào thế kỷ 19 và được tuyên thánh vào năm 1984, cho Đức ông Julien Kabore, Đại biện Tòa Sứ thần tại Manila, để chuyển lại cho Giáo hội tại Burkina Faso.

Thánh tích sẽ được đặt tại Nhà thờ Chính tòa thánh Giuse thuộc Tổng giáo phận Koupela, mới được kiến thiết ở miền đông nước Burkina, với sự tài trợ của Cộng đoàn Công Giáo tại Hán Thành.

Tổng giáo phận Hán Thành cho biết Đức ông Julien Kabore, người Burkina Faso, đã xin Đức Hồng Y Liêm Chu Chính thánh tích của thánh Anrê Kim để đặt tại Nhà thờ Chính tòa Koupela, nhân dịp kỷ niệm 200 năm sinh nhật của thánh linh mục đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo Hàn Quốc.

Thánh tích hài cốt của thánh Kim Đại Kiến hiện nay đã được phân phối và tôn kính tại 200 nơi ở Hàn Quốc và nước ngoài, trong đó có Roma, Macau và Indonesia. Cuối tuần 27 và 28 tháng Mười Một vừa qua, các thánh đường và nhà nguyện trên toàn Hàn Quốc đều cử hành thánh lễ kết thúc năm kỷ niệm 200 năm sinh nhật thánh Kim Đại Kiến.

Cha Anrê Kim Đại Kiến, sinh năm 1821, là con trai của những người cải đạo theo đạo Công Giáo. Ngài được rửa tội ở tuổi 15. Sau đó ngài đến một chủng viện ở Ma Cao, Trung Quốc, và trở về quê hương sau sáu năm qua ngã Mãn Châu. Cùng năm đó, ngài vượt biển Hoàng Hải đến Thượng Hải, nơi ngài được thụ phong linh mục.

Cha Kim được giao nhiệm vụ sắp xếp cho nhiều nhà truyền giáo vào Hàn Quốc một cách bí mật bằng con đường ven biển để tránh các cuộc tuần tra biên giới. Ngài bị bắt, bị tra tấn và bị chặt đầu trên sông Hàn gần Hán Thành vào năm 1846.

Đền các thánh tử đạo ở Sa Nam Cơ (Saenamteo, 새남터) ở Nhị Thôn Động (Ichon-dong, 이촌동) thuộc quận Long Sơn (Yongsan, 용산구) của thủ đô Hán Thành là nơi chứa các thánh tích về cuộc tử đạo của vị thánh. Cha Kim hiện là vị thánh bảo trợ của hàng giáo sĩ ở Hàn Quốc.

Trong những ngày đầu của Kitô Giáo ở Hàn Quốc, đất nước được cai trị bởi triều đại Tiên Quốc kéo dài từ 1392 đến 1910. Đây là một triều đại tôn sùng Phật Giáo, luôn coi các tín hữu Kitô như một mối họa cho ngai vàng của mình. Hàng ngàn người Công Giáo đã bị sát hại vì không chịu từ bỏ đức tin.

Năm 1984, trong chuyến thăm Hàn Quốc, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phong thánh cho 103 vị tử đạo trong đó có Cha Anrê Kim, Ông Ignatius cha của ngài, Thánh Phaolô Trang (Chong, 총) và bảy nhà truyền giáo người Pháp đã tử đạo vào thế kỷ 19.
Source:Korean Times