Ngày 01-12-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Anh em hãy đứng thẳng: chu toàn trách nhiệm
Pt GB Nguyễn văn Định
06:02 01/12/2009
Chuyện kể: Vào năm 79 SC. Pompeii một trong những thành phố đẹp nhất của Ý đã bị phà hủy bởi núi lửa Vesuvius. Rất nhiều người đã bị chôn vùi khi hàng tấn dung nham đổ ập lên họ.

Nhiều thế kỷ sau, khi ngành khảo cổ trở nên tiến bộ, người ta bắt đầu đào xới lòng đất nhằm tìm hiểu thêm về những người thời đại trước. Tại thành phố Pompeii cổ này người ta rất nhiều thi thể đã hóa thạch. Người thì đang ngủ, người thì đang định chạy trốn., có người đang gom góp của cải, có người đang ăn..thì núi lửa bùng phát. Thế nhưng có một thi thể hoá thạch đã làm cho đoàn khảo cổ phải chú ý, không phải trong tư thế chạy trốn như những người khác. Anh là người lính La mã đứng trước cổng thành, anh vẫn đứng nơi vị trí của mình đã bị chôn vùi tại đó. Có lẽ anh đã được giao nhiệm vụ đứng canh nơi ấy, trong khi cả biển dung nham và tro bụi tràn xuống, anh vẫn đứng thẳng, chu toàn nhiệm vụ với vũ khí trên tay.

Tại đó, hơn 16 thế kỷ sau, anh được tìm thấy như vẫn còn đang thi hành nhiệm vụ, anh đã đứng thẳng và ngẩng đầu lên ( Lc 21, 36)

Một phút hồi tâm: Bất cứ tổ chức, cơ quan đoàn thể nào cũng có những thành viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, những người không ngại khó khăn vất vả, ngay cả hy sinh mạng sống của mình.

Bạn rất dễ bị cám dỗ để đi tìm một chỗ trú an khi thế giới chung quanh trở nên hỗn loạn. Lời Chúa nói: “Anh em chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời; kẻo ngày ấy bất thần như một chiếc lưới chụp ngay đầu anh em (Lc 21, 34). Trong thời cuối cùng này, khi mọi người bị cuốn đi trong cơn khủng hoảng, đó mới chính là lúc người Tín hữu phải nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình để sám hối, tỉnh thức và cầu nguyện luôn.

Sám hối và tỉnh thức là bạn hãy giữ lòng mình cho ngay thẳng, trong sạch, không để thung lũng, lồi lõm, núi đồi là những việc làm bất chính, ăn gian, nói dối, lừa đảo, kiêu ngạo, cửa quyền…

Lời Chúa tôi nhớ: Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, mọi núi đồi phải bạt cho thấp thấp, khúc quanh co phải uốn cho ngay. (Lc 3, 5)
 
Thánh Phanxicô Xaviê, Chứng Nhân Truyền Giáo
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
06:25 01/12/2009
Thánh Phanxicô chào đời tại Tây Ban Nha năm 1506. Ngài qua đời trên đảo Xan-xi-an, ngoài khơi bờ biển Quảng Đông Trung Quốc năm 1552. Thánh nhân được Đức Giáo Hoàng Grégoire XV phong thánh cùng thời với thánh Ignatiô Loyola, năm 1622; được ghi tên vào lịch Rôma năm 1623 và được tuyên phong là bổn mạng Ấn Độ và các nước Viễn Đông năm 1748. Cùng với thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, năm 1927, ngài được Đức Giáo hoàng Piô XI tuyên phong là bổn mạng các xứ truyền giáo.

Nói đến thánh Phanxicô Xaviê, người Kitô hữu ngày nay nghĩ ngay đến một trong những chứng nhân tiêu biểu nhất của lòng nhiệt thành truyền giáo. Thánh nhân như dấu chỉ Thiên Chúa dùng để chứng tỏ cho nhân loại thấy được tính phổ quát của Giáo hội mà Đức Kitô đã lập và không ngừng tác động cho nó tăng triển sâu rộng. Huấn lệnh mà Tôn Sư Giêsu đã mời gọi Nhóm Mười Một xưa vẫn luôn mới mẻ và thúc bách suốt dòng lịch sử: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16, 15). Cảm nghiệm được giá trị và tầm vóc của sứ vụ mà Thầy Chí Thánh kêu mời, Thánh Phanxicô đã kịp thời đáp trả trong tinh thần yêu mến, dám sẵn sàng chấp nhận mọi nghịch cảnh trên hành trình rao giảng.

Nét đẹp trong tinh thần truyền giáo của Thánh Phanxicô phải kể đến trước hết, đó là thái độ từ khước danh vọng trần thế để được nhận lãnh gia tài vĩnh cữu nhờ việc hoán cải những tâm hồn. Vì thế, ngài đã nghiệm thấu lời vàng từ người bạn thân là thánh Inhatio Loyola: “Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào ích lợi gì ?”. Khi đã chiến thắng được tham dục, ngài không ngừng sám hối theo Tin Mừng để triệt trừ tính kiêu căng trỗi dậy đòi ngài phải khuất phục trước cuồng vọng của xác thịt. Đây chính là khởi bước quan trọng giúp thánh nhân có thể tập chú tới việc cộng tác đắc lực cứu rỗi các linh hồn, làm cho Nước Chúa được rộng lan.

Chứng nhân truyền giáo thể hiện nơi Thánh Phanxicô đạt tới một chiều kích cao sâu hơn, ở việc ngài dám đối diện trước khó khăn, nghịch cảnh trên bước đường truyền giáo với niềm tín thác tuyệt đối vào tình thương Thiên Chúa. Khi được chỉ định sang Ấn Độ truyền giáo, Phanxicô đã rất vui mừng mừng. Nghiệm trước những khó khăn, Ngài đã bộc bạch với một người bạn: “ Tôi đã thấy rằng: phải chịu khổ nạn cho vinh danh Chúa Giêsu Kitô. Trước mặt tôi là những hoang đảo, những miền đất báo cho tôi biết trước cơn đói, cơn khát và cả đến cái chết dưới hàng ngàn hình thức. Tôi ao ước được chịu khổ hình hơn nữa". Ước muốn được dâng hiến trọn vẹn vì tình yêu Thập giá, Ngài đã cam chịu cách vui vẻ trước những khác biệt, hiểm nguy, cay đắng nơi vùng đất lạ. Ngài không sợ bị đe doạ đến tính mạng để cứu được nhiều linh hồn. Khi ngài muốn tới truyền giáo tại đảo More, người ta đã ngăn cản không cho ngài đi, vì đây là một hòn đảo nổi tiếng nguy hiểm; ngài đã khẳng khái trả lời: “Thì tôi bơi tới vậy…tôi sẽ chịu khổ gấp ngàn lần để cứu lấy một linh hồn thôi !”. Quyền năng Thiên Chúa đã thực thi thiện ý của ngài. Tại đảo More ngày nay, người ta vẫn còn gặp được những cộng đoàn Kitô giáo phồn thịnh đã từng được chính thánh Phanxicô Xaviê đem đến cho họ hạt giống Tin Mừng đầu tiên. Ở vương quốc Travance, khi nhóm người man-di muốn tràn ngập, thánh Phanxicô đã cầm thánh giá trong tay với một số ít tín hữu đã làm cho họ phải tháo lui. Vượt lên trên mọi thử thách hiểm nguy, thánh nhân đã sống đời vị tha cao cả, hy sinh nhẫn nại trong việc cải hoá các tâm hồn, như lời ngài trong thư gửi thánh Inhatio: “…Từ khi đến đây, tôi chẳng ngưng lúc nào: tôi rảo khắp các làng mạc, làm phép rửa cho nhiều trẻ em chưa được lãnh bí tích này…Khi tôi đến các làng ấy, trẻ em không để cho tôi đọc kinh nhật tụng, ăn uống, ngủ nghỉ, nếu tôi chưa dạy cho chúng một kinh. Vì thế, tôi bắt đầu hiểu tại sao Nước Trời lại là của những người giống như chúng…Tại các miền ấy, có nhiều người không được làm Kitô hữu, chỉ vì không có ai làm cho họ trở thành Kitô hữu. Nhiều lần tôi đã có ý định đi tới các đại học ở Châu âu, trước hết là đại học Pari, mà kêu gào khắp nơi như một kẻ mất trí mà thúc đẩy những người chỉ nghiên cứu học thuyết hơn là thực hành bác ái rằng: Tiếc thay chỉ vì lỗi các ông mà biết bao linh hồn thay vì lên thiên đàng lại phải xuống hoả ngục…” (Các Bài Đọc Kinh Sách, tr.635-636). Cư dân nơi thánh Phanxicô đặt bước chân truyền giáo bị đánh động không chỉ do các phép lạ giúp củng cố lời giảng của ngài, mà hơn hơn hết, chính bởi đức tin và lòng can đảm của thánh nhân.

Khát vọng đem Tin Mừng Chúa đến khắp mọi nơi thường trực trong con tim say nồng truyền giáo của thánh Phanxicô. Bước chân nhiệt thành tông đồ đã đưa ngài đến bao vùng đất tại Á đông. Không chỉ tung gieo những hạt mầm đức tin tại Ấn Độ, Malacca (Mã lai), Moluques, Nhật Bản…, thánh nhân đã từng ủ ấp giấc mộng chinh phục đại lục Trung Hoa. Ngài đã thành công khi đặt bước chân lên đảo Xan-xi-an, cửa ngõ vào Trung Quốc. Nhưng đáng tiếc thay, vị chứng nhân truyền giáo vĩ đại của chúng ta đã kiệt lực và nằm xuống bởi thời tiết mùa đông khắc nghiệt. “Ngài tắt thở trong khi cầu khẩn Chúa Ba Ngôi, danh thánh Chúa Giêsu và Đức Mẹ, tay cầm một cây nến. Ngài chỉ mới bốn mươi sáu tuổi. Trong mười một năm tám tháng truyền giáo, bằng những phương tiện của thời ấy, ngài đã đi khoảng tám mươi ngàn kilô mét, chỉ với một mục đích duy nhất là rao giảng Tin Mừng và thiết lập Hội Thánh” (Enzo Lodi, Chư Thánh theo lịch Rôma II, tr.334)

Thánh Phanxicô là chứng nhân và mẫu gương lý tưởng trong đời sống truyền giáo cho mọi Kitô hữu, đặc biệt là những người trẻ ở thời đại hôm nay. Trong khi phải đối diện với bao nhiêu thúc bách, đòi hỏi của lối sống tiện nghi vật chất, huấn lệnh truyền giáo của Đức Kitô vẫn không ngừng thúc giục chúng ta: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16, 15). Liệu chúng ta có đủ can đảm khởi bước qua ngưỡng cửa của cái tôi vốn chất chứa bao tư lợi, tham vọng, để hướng tới việc sống - làm chứng cho sứ điệp yêu thương của Đức Kitô. Ở đó ta biết khước từ những gì là tạm bỡ, để can đảm, hy vinh vì lợi ích các linh hồn như thánh Phanxicô.
 
Ta vẫn chờ người
Jos. Tú Nạc, NMS
06:27 01/12/2009
Chốn hư vô hay tinh cầu xa lạ?
Ta vẫn chờ Người khắc khoải cô đơn
Thân phận con người u tối chập chờn,
Người sẽ đến đưa bàn tay thánh hóa.

Người sẽ đến giữa đông buồn hiu hắt,
Trong lạnh lùng hoang vắng cánh đồng xa,
Để sưởi ấm muôn lòng đang thổn thức,
Nơi gian trần rét mướt những hồn ma.

Người sẽ đến cùng hành trang Thánh Ái,
Đem yêu thương ấp ủ mọi hồn hoang.
Người dấn thân xây dựng lại hoang tàn
trong đổ nát một lâu đài thân ái.

Người sẽ đến từ Ngôi Lời Mặc Khải,
Thế giới hôm nay, một, thế giới ngày mai
Giữa vũ trụ bao la bao huyền diệu,
Một tinh cầu thực thể với muôn loài.

Trong cơn mê, ta hỏi Người có đến?
Tự xa xôi giọt sương nào tỉnh thức,
Đưa ta về với đau buốt cơn đau,
Bàng hoàng bờ môi lay nhẹ nguyện cầu.

Ta mở mắt bốn bề sao vắng lặng?
Thực hay hư mà trắng xóa mênh mông,
Thấp thoáng bên ta thiên thần áo trắng,
Hàm tiếu nụ cười tin phúc mùa đông.

Người sẽ đến đưa bàn tay thánh hóa
Đời con!

(1/ 12/ 09 – ngày xuất viện)
 
''Hãy theo thầy'': Lễ Thánh Phanxicô Xaviê
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
06:29 01/12/2009
Đọc Phúc Âm ta nghe âm vang lời mời gọi “Hãy theo Thầy”. Tiếng gọi của Chúa Giêsu luôn để lại những âm vang làm chuyển biến cuộc đời. Những ngư phủ đã trở thành Tông đồ. Những kẻ chuyên nghề đánh bắt cá đã trở nên người chuyên nghiệp bủa lưới các tâm hồn.

Ngày 3.12, Giáo Hội mừng lễ Thánh Phanxicô Xaviê, một nhà truyền giáo vĩ đại, người tiên phong cho cuộc truyền giáo thời đại mới. Đọc lại tiểu sử để thấy cuộc đời ngài được dệt bằng những tiếng gọi “Hãy Theo Thầy”.

1. Cuộc đời

Thánh nhân sinh năm 1506 tại lâu đài Xaviê trong một gia đình quyền quý của vương quốc Navarre nhỏ bé miền bắc nước Tây Ban Nha ngày nay. Khi ngài 5 tuổi, nước Tây Ban Nha thôn tính và sát nhập Navarre khiến gia đình ngài lâm cảnh nước mất nhà tan. Muốn tiến thân bằng con đường trí thức, năm 17 tuổi ngài đến Paris học (1525-1536).

Tại Paris ngài sống trong cùng một căn phòng với chân phước Phêrô Favre và sau đó với thánh Ignaxiô. Lần lượt Phêrô Favre rồi Phanxicô Xaviê được thánh Ignatiô thu phục. Năm 28 tuổi ngài cùng với nhóm bạn của thánh Ignatiô khấn sống khó nghèo, khiết tịnh và làm việc tông đồ. Năm 31 tuổi, ngài chịu chức linh mục tại Venezia miền đông bắc nước Ý năm 1537. Năm 35 tuổi ngài xuống tàu đi truyền giáo ở vùng Đông Á theo lệnh Đức Thánh Cha Phaolô III.

Tháng 4.1541 ngài xuống tàu tại Lisbon và mãi 14 tháng sau mới đến được Goa bên Ấn độ. Trong suốt 10 năm truyền giáo (1542-1552) ngài đã đi cả trăm ngàn cây số. Trong 7 năm đầu, ngài truyền giáo ở mũi Cormorin, sau đó ở Ceylan, Malaisia và từ đó đến Indonésia. Là vị giám tỉnh đầu tiên của tỉnh dòng đầu tiên ngoài Châu Âu, ngài yêu mến và gắn bó keo sơn với Chúa Giêsu, tha thiết với Dòng và anh em trong Dòng, kính trọng và tuân phục thánh Ignatiô, nhiệt thành lạ lùng với việc tông đồ. Ngài đã rửa tội cho hàng trăm ngàn tân tòng và gầy dựng nhiều cộng đoàn tín hữu khắp nơi. Thành quả tông đồ của ngài đã tạo nên một đỉnh cao trong lịch sử truyền giáo của Hội thánh.

Trong vòng 2 năm (1549-1551), ngài đã thành lập một cộng đoàn tín hữu ở Nhật Bản; trước khi ra đi ngài trao lại cho cho một linh mục Bồ Đào Nha; 20 năm sau cộng đoàn này đã lên đến 30 ngàn người. Cuối cùng vì muốn vào Trung Quốc truyền đạo, ngài đã đến đảo Thượng Xuyên ngay cửa khẩu Quãng Châu, để chờ thuyền lén lút đưa ngài vào Trung Quốc. Tiếc rằng tại đây ngài ngã bệnh và qua đời trong một chòi tranh chỉ có anh thanh niên trẻ thông dịch viên bên cạnh. Vài tuần lễ sau, người ta từ Goa đến tìm xác ngài, đem về Goa để chôn cất.

Thánh Phanxicô Xaviê qua đời ngày 3.12.1552, trên đảo Xanxian, ngoài khơi bờ biển Quảng Đông Trung Quốc. Ngài được Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XV phong thánh cùng với thánh Ignatiô vào năm 1622. Ngài được ghi tên vào lịch Rôma năm 1623 và được tuyên phong là bổn mạng Ấn Độ và các nước Viễn Đông năm 1748. Cùng với thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, năm 1927, Ngài được Đức Giáo Hoàng Piô XI tuyên phong là bổn mạng các xứ truyền giáo.

2. Tiếng gọi.

a. Tiếng gọi từ Lời Chúa.

Đức Giêsu hỏi: "Có lợi ích gì nếu được cả thế gian mà mất sự sống?" (Mt 16,26a). Câu hỏi trên đã trở thành lời tâm niệm của một giáo sư triết trẻ tuổi, với một tương lai đầy hứa hẹn trong giới kinh viện mà sự thành công, uy tín và vinh dự đang chờ đón.

Sinh ra trong gia đình quyền quý nhưng Phanxicô Xaviê luôn nuôi trong mình những ước vọng bay cao, ngài tìm thăng tiến qua nẻo đường học hành.

Phanxicô Xaviê lên Paris theo đuổi khoa bảng dùi mài kinh sử để cuối cùng trở thành giáo sư môn Triết học. Nhưng trên đỉnh cao danh vọng ấy, một lần tiếp cận Tin Mừng, gặp được câu: “lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn liệu ích gì?” và dù không quen cân đo đong đếm kinh tế, ngài cũng đặt tất cả lên cán cân giá trị; lời lãi trần thế mà đời sống linh hồn trống rỗng không có gì thì là lỗ vốn, đạt được ước vọng trong cuộc sống này mà đời sau lại mất hết thì là bể bụi cuộc đời trắng tay sự nghiệp. Vì thế mà thánh Phanxicô Xaviê đã suy nghĩ lựa chọn định hướng đời mình sao cho có lợi cho đời sống Thiên Chúa. Phanxicô Xaviê không muốn dừng lại hưởng thụ cuộc sống đầy đủ muốn gì được nấy, nhưng luôn được kích thích bởi ước vọng vươn lên; không muốn một cuộc đời chật hẹp gò bó dù luôn có kẻ hầu người hạ mà lại thích vất vả khai phá lên đường; không muốn ngày ngày làm quen với vũ khí chiến đấu phòng thủ hoặc tấn công chỉ vì lãnh địa đồi núi hoang sơ, nhưng lại ham thích vũ khí tinh thần là sách vở kiến thức không gây bực bội tinh thần và cũng chẳng hôi tanh mùi máu.

Lời Chúa ở đây quả là lựa chọn đã trở thành sức mạnh giúp thánh nhân định hướng đời sống.

b. Tiếng gọi đến từ môi trường bè bạn.

Lời Chúa gọi khi Phanxicô Xaviê mới 24 tuổi, đang sinh sống và giảng dạy ở kinh thành Paris tráng lệ. Ngài không thay đổi ngay lập tức khi nghe những lời ấy, nhưng tất cả là nhờ ở người bạn tốt, Cha Ignatiô ở Loyola đã liên lỉ thuyết phục và sau cùng đã chiếm được người thanh niên ấy cho Ðức Kitô. Sau đó, Phanxicô tập luyện đời sống tâm linh dưới sự hướng dẫn của Cha Ignatiô, và năm 1534 ngài gia nhập cộng đoàn nhỏ bé của Cha Ignatiô (là Dòng Tên thời tiên khởi). Tại Montmartre, các ngài khấn sống khó nghèo, khiết tịnh và hoạt động tông đồ dưới sự hướng dẫn của Đức Giáo Hoàng.

Bạn bè có một ảnh hưởng không nhỏ đến chọn lựa của Phanxicô Xaviê. Đó là tiếng gọi thứ hai.

Ở Paris sống đời sinh viên trau dồi trí thức, Phanxicô Xaviê đã gặp gỡ Ignaxiô trong tình thân bạn bè. Sự thân thiết này đã giúp ngài cởi mở cõi lòng, tâm sự chia sẻ cuộc sống tinh thần. Nhận biết Phanxicô là con người đầy cao vọng, nhất là những ước vọng lành thánh, Inhaxiô một hôm nói với Phanxicô rằng: “Con người nhiều cao vọng như anh mà chịu dừng lại trong vinh quang trần thế thì qúa uổng. Thiết nghĩ chỉ có vinh quang Thiên Chúa mới xứng với tầm cao ước vọng của anh”.

Câu nói của Ignatiô tác dụng như một liều thuốc mạnh có sức công phá không gì có thể cầm lại được. “ Chỉ có vinh quang Thiên Chúa mới xứng với khát vọng khôn cùng”, Phanxicô Xaviê đã coi đây như châm ngôn để ngài dấn thân phục vụ Giáo Hội trong Giáo Hội và theo đường lối của Giáo Hội. Ngài từ bỏ tất cả công danh sự ngthiệp, nhận chức Linh mục, rồi sau đó cùng với Ignaxiô thành lập Dòng Tên với khẩu hiệu “ cho vinh danh Chúa hơn”.

Nhắc lại vài đoạn trong bút tích Thánh Phanxicô Xaviê cũng đủ thấy tình anh em bạn bè luôn nâng đỡ ngài trên hành trình truyền giáo. Tất cả anh em trong Dòng hiện diện liên lỉ trong tâm trí tôi (Bt 48,1);( bút tích Thánh Phanxicô Xaviê, tài liệu 48 số 1); Ở Ấn Độ, để giải trí, tôi rất thường nhớ đến anh em trong Dòng, và nhớ đến thời gian, vì Chúa quá thương, tôi đựoc biết anh em và sống với anh em. Nhờ lời anh em cầu nguyện, và vì anh em luôn nhớ đến tôi, Chúa ban cho tôi ơn rất lớn là dù xa cách anh em về thể xác, nhưng nhờ anh em nâng đỡ và giúp đỡ, Chúa cho tôi cảm thấy muôn vàn tội lỗi của mình, và cho tôi sức mạnh để đến giữa dân ngoại (Bt 20,14)…Để đừng bao giờ quên anh em trong Dòng, và lúc nào cũng nhớ đặc biệt đến anh em, tôi đã cất tên của anh em trong các thư từ chính tay anh em viết cho tôi, tôi có thể luôn luôn mang trên mình, cùng với lời khấn của tôi. Điều này đem lại cho tôi nhiều an ủi…Tôi cảm thấy sung sướng khi mang tên của anh em trên mình (Bt 55,10). Gặp anh em thì tâm hồn tôi đựơc an ủi hơn nhiều. Vậy mà tôi cứ phải viết thư cho anh em, lại không chắc thư đến, vì từ Ấn Độ đến Roma xa quá…Tôi nghĩ mình không lầm khi nói xa cách phần xác không làm cho chúng ta, vốn yêu mến nhau trong Chúa bớt yêu mến và nghĩ đến nhau (Bt 48,1). Đặc biệt đối với Cha Ignatiô, Phanxicô đã xúc động thổ lộ tâm tư. Chúa đã ban ân huệ lớn lao khi cho tôi được biết Cha Ignatiô. Bao lâu còn sống, không bao giờ tôi trả được món nợ đối với ngài (Bt,16)…Trong số nhiều lời thánh thiện và an ủi của ngài, tôi đọc được những lời thế này: “hoàn toàn thuộc về nhau. Không bao giờ quên được nhau”. Tôi đã rơi lệ khi đọc những chữ ấy, và cũng rơi lệ khi kể lại, vì nhớ lại thời gian đã qua, nhớ đến ngài đã và vẫn luôn luôn rất thương tôi, và nhờ những lời khẩn nguyện thánh thiện của ngài, Thiên Chúa đã cho tôi thoát đựoc bao gian nan, bao nguy hiểm (Bt 97,1)…Đó là một con người hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa, đời sống không có gì chê trách đựoc (Bt 1,7).

c. Tiếng gọi đến từ nhu cầu truyền giáo.

Ban đầu nhận công tác đi tìm Vinh Danh Chúa qua việc phục vụ các bệnh nhân, nhưng chừng như chưa đủ, Phanxicô Xaviê vẫn khát vọng xa hơn là hiến thân loan báo Tin Mừng tận miền sâu miền xa của địa cầu. Tiếng gọi thứ ba đến từ nhu cầu truyền giáo.

Từ Venice, là nơi ngài thụ phong linh mục năm 1537, Cha Phanxicô Xaviê đến Lisbon và từ đó ngài dong buồm đến Ấn Ðộ, cập bến làng Goa ở bờ biển phía tây nước Ấn. Trong vòng 10 năm tiếp đó, ngài đã tích cực hoạt động để đem đức tin đến cho rất nhiều dân tộc, trong đó có người Ấn Ðộ, Mã Lai và Nhật Bản. Cha Phanxicô đến các quần đảo ở Mã Lai, và Nhật Bản. Ngài học tiếng Nhật và rao giảng cho các người dân chất phác, dạy giáo lý và rửa tội cho họ, cũng như thành lập các trụ sở truyền giáo cho những người muốn giúp đỡ công cuộc của ngài. Từ Nhật Bản, ngài mơ ước đến Trung Hoa, nhưng dự tính này không bao giờ thực hiện được. Ngài đã từ trần trước khi đặt chân đến phần đất này.

Tới Goa ngày 6.5.1542, Phanxicô rong ruổi khắp nơi, nhiệt tình rao giảng cho người ta biết con người Nagiaret nghèo nàn kia chính là Thiên Chúa ở giữa loài người. Trong 7 năm (1542-1549), Ngài là nhà truyền giáo rửa tội đựơc nhiều nhất, tới 100.000 người, “có những buổi chiều nhức mỏi cả cánh tay” như thánh nhân viết. Từ Malaca, Ngài đến Nhật, xứ sở mặt trời. Ngài muốn gặp gỡ tìm hiểu trao đổi để Lời Chúa sáng ngời qua đối thoại. Ngài dự định đến tận kinh đô Nhật, vào các Đại học, gặp gỡ các nhà Sư để trao đổi. Phanxicô hoạt động nhiều nhất tại Kagoshima, Hirado, Bungo trên đảo Kyushu, lên Yamaguchi, từ đó đi hai tháng lên khinh đô Myako (tức Kyoto). Sau hai năm ở Nhật, Phanxicô trở về Goa, trao công việc truyền giáo lại cho cha Torres và tu huynh Fernandez.

Ngày 14.4.1552 nhà truyền giáo lên tàu, tháng 8 năm đó ngài tới đảo Thượng Xuyên, cửa ngõ Trung Hoa. Ba tháng sau Phanxicô bị sốt nặng, lòng vẫn ngong ngóng đựơc nhà cầm quyền Quãng Đông cho phép vào đất liền. Thật bất ngờ, ngài qua đời vào 2-3 giờ sáng ngày 3.12.1552, mới 46 tuổi đời. Nói theo “thói thế gian”, đó là vỡ mộng, mọi việc còn dang dỡ…Nhưng đối với Thiên Chúa thì Phanxicô đã làm trọn ý Người và mọi sự đã hoàn thành, dù chưa đựơc phép bước vào nước Đại Minh thời đó với dân số dưới 200 triệu người.

Bất cứ chỗ nào ngài đến, ngài đều sống với người nghèo, chia sẻ thức ăn và các phương tiện thô sơ với họ. Ngài dành rất nhiều thời giờ để chăm sóc người đau yếu, nghèo khổ, nhất là người cùi. Rất nhiều khi ngài không có thời giờ để ngủ hoặc ngay cả để đọc kinh nhật tụng, nhưng qua các thư từ ngài để lại chúng ta được biết, ngài luôn luôn tràn ngập niềm vui.

Hành trình không mệt mỏi, Phanxicô Xaviê rong ruổi những nẻo đường Á Châu, một miền xa lạ và xôi xa. Nhưng mặc kệ. Sợ gì! Đối với thánh nhân:Tôi không sợ ai ngoại trừ Thiên Chúa, chỉ sợ Người phạt vì chểnh mảng trong việc phục vụ Người, vì vụng về và vô dụng trong việc truyền bá danh Chúa Giêsu giữa những kẻ chưa biết Người (Bt 78,2). Ở đâu có vinh quang Thiên Chúa, Phanxicô Xaviê sẳn sàng lên đường. Mỗi một tâm hồn chinh phục được là một niềm vui cho vinh quang Thiên Chúa, mỗi một hao mòn trong thân xác là “một vốn” bỏ ra để có “bốn lời” cho cuộc sống mai hậu. Mỗi một thời khắc sống cho Tin Mừng, cũng chính là một cách đong đầy cho khát vọng cống hiến tìm Vinh Danh Chúa.

Chính vì thế mà Phanxicô Xaviê đã không mỏi mệt ra đi, dấn bước lên đường: từ Nhật đến Ấn Độ, từ Goa đến biên giới Trung Quốc. Mỗi chặng đường đi qua, lại là một lời “còn nữa” vang lên không ngừng. Tiếng gọi từ nhu cầu truyền giáo đã hớp lấy tâm hồn Phanxicô Xaviê. Thánh nhân đã sống do và cho tiếng gọi này đến hơi thở cuối cùng trên con đường sang Trung Quốc. Đúng là một con người đầy cao vọng nhưng là một cao vọng đích thực chỉ mình Thiên Chúa mới có thể đong đầy, mới làm no thỏa.

3. “Hãy theo Thầy”

Nhìn cuộc đời thánh Phanxicô Xaviê trong ba tiếng gọi: Lời Chúa, bè bạn và nhu cầu truyền giáo cũng là một cách học tập đời sống của ngài để họa lại trong đời sống của mình.

Đời mỗi tín hữu cũng đong đầy những tiếng gọi như thế.

Xin cho những tiếng gọi của Lời Chúa được ta lắng nghe chân thành và thực thi trung thành, bởi đó là ánh sáng soi lối ta đi. Xin cho những tiếng gọi từ những người xung quanh không bị ta quên lãng, bởi tưởng như tầm thường, nhưng đó lại là tiếng gọi nhiều khi rất quý hiếm cho vững bước đi lên. Và xin cho nhu cầu truyền giáo của Giáo Hội luôn là tiếng gọi ta phải quan tâm để ý, bởi đó là sự sống và là sự sống còn của Giáo Hội.

Tất cả mọi người chúng ta đều được mời gọi “ Hãy theo Thầy” để "ra đi và rao giảng cho muôn dân" (Mt 28,19). Chúng ta không nhất thiết phải đi đến những nơi xa xôi để rao giảng, mà hãy rao giảng ngay trong gia đình, cho con cái, vợ chồng, và những người cùng làm việc với chúng ta. Rao giảng không chỉ bằng lời nói, nhưng còn qua đời sống hàng ngày. Chính nhờ sự hy sinh, từ bỏ tất cả những gì của riêng mình, mà Thánh Phanxicô mới có tự do để đem Tin Mừng đến cho người khác. Hy sinh là quên đi cái tôi của mình vì lợi ích cao cả hơn, lợi ích của sự cầu nguyện, lợi ích khi giúp đỡ người có nhu cầu, lợi ích khi lắng nghe người khác. Món quà lớn nhất của cuộc đời chúng ta là Ơn Chúa.Thánh Phanxicô đã đón nhận hồng ân ấy, rồi làm trổ sinh hoa trái trong suốt năm tháng truyền giáo. Lời khuyên và cũng là lẽ sống của ngài cho chúng ta: Không ai là người yếu đuối, nếu biết tận dụng Ơn Chúa ban cho mình (Bt 90,8.9).

Ơn Chúa có thể đến bất cứ từ nơi đâu, trong mọi cảnh huống cuộc đời, lúc vui mừng hay đau khổ, lúc thành công hay khi thất bại. Ðiều quan trọng là chúng ta biết nhận ra đó là ân ban của Chúa. “Hãy theoThầy” là tiếng gọi âm vang trong suốt hành trình cuộc đời mỗi người.
 
Dọn đường cho Chúa đến
LM Inhaxiô Trần Ngà
08:53 01/12/2009
Chúa Nhật II Mùa Vọng (Lc 3, 1-6)

Có vô vàn ngăn trở khiến con người không thể đến được với nhau.

Ngăn cách vì tường cao luỹ sâu, vì đồi núi chập chùng hiểm trở, có một thời là trở ngại lớn cản trở nhiều người, nay không còn là vấn đề đối với phương tiện đi lại tân tiến hôm nay.

Ngăn cách vì đường xa thiên vạn lý đã dần dần bị thu ngắn lại; hai người ở cách nhau nửa quả địa cầu có thể gặp nhau sau vài ngày du hành bằng máy bay.

Thậm chí ngăn cách giữa các hành tinh xa xôi diệu vợi cũng đã được bắc cầu.

Bên cạnh những ngăn cách về không gian, về đường sá thì ngăn cách về quan điểm, về ý thức hệ đáng quan ngại hơn nhiều.

Đã có thời, ngăn cách bởi ý thức hệ (cộng sản và tư bản), bởi những quan điểm đối nghịch và những chủ trương khác nhau, đã tạo nên những chia cắt rất sâu sắc giữa cộng đồng nhân loại, tạo nên những khoảng cách tưởng chừng không bao giờ có thể vượt qua. Vậy mà hôm nay những ngăn cách như thế xem ra đã được thu hẹp rất nhiều.

Rốt cuộc, chỉ còn ngăn cách vô hình trong lòng người, do lòng hận thù, do ghen tị, do hiểu lầm nhau mới là ngăn cách đáng quan ngại nhất và tồn tại lâu dài nhất trong lịch sử loài người.

Những ngăn cách loại nầy đã khiến cho hai người láng giềng cách nhau một bức vách không thể đến với nhau được; khiến cho hai người bạn cùng chung sở làm không nhìn mặt nhau; thậm chí hai anh em ruột thịt, hai vợ chồng chung sống dưới một mái nhà, ngồi quanh một mâm cơm, nhưng tâm hồn xa nhau vạn dặm.

Con người đã xây dựng được nhiều nhịp cầu thật dài và kiên cố, bắc qua những dòng sông rộng mênh mông, để nối kết đôi bờ; nhưng ai có thể xây dựng những nhịp cầu thiêng liêng để kết nối những tâm hồn xa cách?

Thánh Gioan Tẩy Giả là người được sai đến để dựng xây những nhịp cầu như thế.

Theo Tin Mừng hôm nay, Ngài được sai đến làm tiền hô, làm kẻ bắc cầu, dọn đường cho Chúa đến:

"Có tiếng người hô trong hoang địa: hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho phẳng." (Lc 3, 4-5)

Phải dọn đường đón tiếp Chúa thế nào đây?

Người con cái Chúa rất sùng mộ Thiên Chúa uy linh ngự trên cõi trời cao thẳm nhưng lại hay lãng quên các chi thể của Người đang sống kề cận quanh mình; thế nên việc dọn đường đón tiếp những chi thể của Thiên Chúa đang sống quanh ta là điều đáng được thực hiện ngay không trì hoãn.

Chúa Giê-su luôn nhắc nhở chúng ta nhớ rằng Người đang hiện diện trong các anh chị em chung quanh và những gì chúng ta làm cho những người chung quanh là làm cho chính Người. (Mt 25, 40)

Vậy thì dọn đường Chúa đến với ta không gì khác hơn là dọn đường cho anh chị em chung quanh có thể đến được với mình.

Các chủ quán Bê-lem hôm xưa khước từ hai người lữ hành lạc lõng đi tìm chỗ trọ (thánh Giu-se và Mẹ Maria) là trực tiếp khước từ Thiên Chúa.

Hài Nhi Giê-su phải sinh trong chuồng bò vì con người đã không tiếp nhận con người.

Tất cả những ai hành xử như thế với người chung quanh sẽ bị Chúa Giê-su cảnh cáo: "Ta là khách lạ mà các ngươi không tiếp rước" (Mt 25, 43)

Vậy thì đón tiếp Chúa là sẵn lòng tiếp nhận mọi người không trừ ai.

Dọn đường đón Chúa là xoá bỏ đi những ngăn cách do chúng ta dựng lên giữa mình với tha nhân mà chúng ta giáp mặt hằng ngày.

Chỉ khi nào giữa chúng ta và mọi người chung quanh không còn phân li ngăn cách, ấy mới là lúc đường sá đã dọn xong và Chúa mới có thể đến được với mình.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:55 01/12/2009
BUỒN CHÁN

N2T


Một ông lão rất chân thành mỗi ngày cầu nguyện năm lần, người bạn cùng làm việc với ông ta thì từ trước đến nay không đến nhà thờ. Trong ngày sinh nhật tám mươi tuổi của mình, ông lão đã cầu nguyện như sau:

- “Lạy Thiên Chúa của con, từ lúc con còn trẻ đến nay, mỗi ngày con thường cầu nguyện năm lần theo giờ nhất định, con không có một động tác nào, không có quyết định một điều gì, không có kêu tên thánh danh Chúa. Và bây giờ con đã già, càng thêm sự thành kính, ngày đêm không ngừng cầu nguyện với Chúa. Nhưng, con vẫn cứ là một tên nghèo kiết xác, nhưng người bạn cùng hội với con đó, vừa ăn vừa uống vừa đánh bạc vừa đĩ điếm, già rồi mà không từ bỏ, tiến bạc thì càng ngày càng nhiều, con hoài nghi không biết nó có cầu nguyện hay không. Lạy Chúa, con không xin Chúa trừng phạt nó, bởi vì đó không phải là quan niệm của người Ki-tô hữu, nhưng, xin nói cho con biết: Tại...tại...tại sao Ngài lại cho nó giàu có như thế, còn con thì Ngài lại đối xử như thế này.”

Thiên Chúa trả lời:

- Bởi vì con là một cục buồn chán chỉ biết theo sách vở mà làm việc.”

(Lắng nghe của loài ếch)

Suy tư:

Có những người khi cầu nguyện thì không thành tâm cầu nguyện, không chuyên tâm cầu nguyện và không khiêm tốn cầu nguyện, bởi vì khi cầu nguyện họ thường đem mình so sánh với người khác, hoặc phân bì với những gì mà người khác có còn mình thì không có...

Có những người mỗi ngày đều theo giờ cố định để cầu nguyện, có người khi cầu nguyện thì đọc hết những lời cầu nguyện trong sách này đến sách khác, nhưng họ không chịu cầu nguyện bằng chính tâm hồn của họ...

Cầu nguyện theo giờ giấc nhất định là điều rất tốt, nhưng không phải vì thế mà phán đoán anh chị em mình là không cầu nguyện; cầu nguyện theo giờ cố định thì rất tốt, nhưng không phải vì thế mà than trách với Chúa là mình thì chuyên cần cầu nguyện, còn người khác thì không cầu nguyện...

Cầu nguyện là điều rất nên làm như Chúa Giê-su đã dạy: phải cầu nguyện luôn kẻo sa chước cám dỗ. Nhưng cầu nguyện luôn không có nghĩa là chỉ đúng giờ quy định, nhưng là mọi nơi mọi lúc, bất kỳ trong hoàn cảnh nào cũng đều có thể cầu nguyện được với Chúa.

Cầu nguyện là để cầu xin ơn Chúa giúp để đứng vững trước những cơn cám dỗ, để tăng thêm sức mạnh cho tâm hồn, để chấp nhận thánh ý của Chúa xảy ra trong cuộc sống của mình, bằng không thì lời cầu nguyện của mình sẽ buồn chán lắm vậy.

---------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:56 01/12/2009
N2T


27. Nhẫn nại là hiến tế hoàn thiện chúng ta có thể dâng tặng Thiên Chúa, bởi vì khi gặp hoàn cảnh gian khó, thì chẳng qua là từ trong tay Ngài tiếp nhận thánh giá mà Ngài ban cho chúng ta.

(Thánh Alphonsus de Liguori)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:57 01/12/2009
N2T


305. Học vấn là tích lũy những kinh nghiệm, mới có thể là nhẫn nại khắc khổ.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Benedict XVI cầu nguyện cho trẻ em trên thế giới
Bùi Hữu Thư
05:42 01/12/2009
Và mời gọi tất cả mọi người Công Giáo hiệp nhất với ngài trong lời cầu nguyện

Rôma, Thứ Hai 30 tháng 11, 2009 (Le Monde vu de Rome) – Trong suốt tháng 12, Đức Thánh Cha Benedict XVI cầu nguyện cho tất cả mọi trẻ em trên thế giới và mời gọi người Công Giáo hiệp nhất với ngài.

Ngài cũng đề nghị một ý chỉ cầu nguyện truyền giáo là xin cho tất cả mọi dân nước được biết đến Chúa Kitô Đấng Cứu Chuộc.

Do đó hai ý chỉ cầu nguyện của Đức Thánh Cha Benedict XVI đều liên hệ tới ngày lễ Giáng Sinh của Chúa Giêsu Hài Đồng tại Bê Lem.

Ý chỉ cầu nguyện “chung” là:

“ Xin cho mọi trẻ em được tôn trọng và yêu mến, xin cho chúng không trở thành nạn nhân của mọi sự lợi dụng khai thác dưới mọi hìnhthức.”

Ý chỉ cầu nguyện về truyền giáo của Đức Thánh Cha Benedict XVI là:

“Xin cho vào dịp Lễ Giáng Sinh, tất cả mọi dân nước được biết đến Ngôi Lời Nhập Thể là nguồn ánh sáng chiếu soi mọi dân nước và xin cho mọi quốc gia mở cửa đón tiếp Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc thế gian.”
 
Thông điệp của Đức Thánh Cha cho ngày quốc tế phòng chống sida
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
06:30 01/12/2009
Trang tin HĐGM Pháp, ngày 30 tháng 11 năm 2009- Nhân ngày quốc tế phòng chống sida, 01/12 Đức Thánh Cha Bênêdicto XVI đã cầu nguyện cho những người mắc căn bệnh hiểm nghèo này, cách đặc biệt cho các nạn nhân của căn bệnh này là những trẻ em, người nghèo và những người bị ruồng bỏ.

Trong bức thông điệp của Đức Thánh Cha có đoạn viết: « Ngày 1 tháng 12 tới đây là ngày quốc tế phòng chống sida. Những ý nghĩ và những lời cầu nguyện của tôi dành cho tất cả những ai mang trong mình căn bệnh này, cách riêng cho các trẻ em, người nghèo và những người bị loại ra bên lề. Về phần mình, hoặc gián tiếp qua các thể chế hoặc trực tiếp qua sự dấn thân của các tổ chức, Giáo Hội không ngừng làm bao nhiêu có thể để chống lại căn bệnh sida. Tôi mời gọi tất cả cùng đóng góp hoặc bằng lời cầu nguyện, hoặc bằng những hành động cụ thể để cho những bệnh nhân sida nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng mang đến cho họ nguồn trợ lực ủi an và niềm hy vọng. Ước mong sau hết trong khi tăng về số lượng và điều phối những nỗ lực, chúng ta đi đến việc ngăn chặn và khống chế căn bệnh này ».
 
Đức Thánh Cha Benedict XVI trình bầy sứ vụ của Thánh Phêrô
Bùi Hữu Thư
17:31 01/12/2009
Rôma, Thứ Ba ngày 1 tháng 12, 2009 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI trình bầy sứ vụ của Thánh Phêrô không bằng từ ngữ “quyền bính” nhưng bằng danh từ “hiệp thông.”

Đức Thánh Cha đã gửi một điệp văn cho Thượng Phụ Bartholomêo I, Thượng Phụ Constantinốp nhân dịp lễ Thánh Anrê, em cuả Thánh Phêrô, và là người bảo vệ giáo đoàn đại kết Constantinốp.

Vào cuối Thánh lễ ngày thứ hai tại Phanar, Istanbul, Đức Hồng Y Walter Kasper, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Hiệp Nhất Kitô Hữu, và là đặc sứ của Đức Thánh Cha, đã chuyển đến Thượng Phụ điện văn có chữ ký của Đức Thánh Cha Benedict XVI.

Đức Thánh Cha đã nhắc đến công trình của Uỷ Ban Song Phương Quốc Tế về Đối Thoại Thần Học, mới tổ chức kỳ họp khoáng đại tại Chypre tháng vừa qua: về vai trò của Đức Giám Mục thành Rôma trong sự hiệp thông với Giáo Hội của Thiên Niên Kỷ thứ nhất. Đức Thánh Cha công nhận công việc này rất “phức tạp” và cần có một “cuộc nghiên cứu toàn vẹn,” và một “cuộc đàm thoại kiên nhẫn.”

Đức Thánh Cha giải thích: “Giáo Hội Công Giáo hiểu sứ vụ của Thánh Phêrô như một ân sủng của Thiên Chúa ban cho Giáo Hội. Sứ vụ này không được giải thích theo chiều hướng quyền lực, nhưng phải được đặt bên trong một Giáo Hội Học về Hiệp Thông, như một dịch vụ về hiệp thông trong sự thật và đức ái.”

Đức Thánh Cha đã nhắc lại những giáo huấn dành cho các tín hữu tiên khởi của những Thế Kỷ đầu tiên: “Giám Mục của Giáo Hội Rôma, chủ trì đức ái (Thánh I-Nhã thành Antiôkia,) được hiểu là Người Đầy Tớ của Thiên Chúa (Thánh Grêgoriô Cả.)”

Ngài cũng nhắc lại lời tuyên bố của Đức Gioan Phaolô II và chính cuộc viếng thăm của ngài tại Phanar: “Cũng như vị tiền nhiệm khả kính của tôi, Người Đầy Tớ của Thiên Chúa Gioan Phaolô II đã viết, và như chính tôi đã lập lại khi tôi viếng thăm Phanar vào tháng 11 năm 2006, vấn đề là phải cùng tìm kiếm trong khi được linh hứng bởi gương sáng của Thiên Niên Kỷ thứ nhất, những hình thức trong đó sứ vụ của Giám Mục thành Rôma có thể hoàn tất một dịch vụ cuả Tình Yêu được mỗi người và tất cả nmọi người nhận biết (xem. Ut Unum Sint, 95)".

Nhưng sau đó, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người “làm một nhân chứng chung trong khi cộng tác để phục vụ nhân loại, nhất là để bảo vệ phẩm giá con người, để khẳng định các giá trị đạo đức căn bản, để cổ võ cho công lý và hòa bình, và để đối phó với những khổ đau đang tiếp tục tấn công thế giới chúng ta, đặc biệt là nạn đói, sự nghèo khó, sự thất học, và sự bất công trong việc phân phối các nguồn nhiên liệu.”

Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cùng cộng tác “để bảo vệ tạo vật.”

Trong khung cảnh của sự trao đổi các phái đoàn đại biểu trong các ngày lễ của hai Thánh quan thầy, ngày 29 tháng 6 tại Rôma – cho Lễ Thánh Phêrô và Phaolô – và ngày 30 tháng 11 tại Istanbul – cho thánh lễ Thánh Anrê, Đức Hồng Y Walter Kasper đã hướng dẫn phái đoàn của Tòa Thánh.

Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Hiệp Nhất Kitô Hữu có Đức Giám Mục Brian Farrell, thư ký của hội đồng, và Linh Mục Andrea Palmieri, một thành viên của hội đồng, tháp tùng. Tại Istanbul, Đức Giám Mục Antonio Lucibello, sứ thần Tòa Thánh tại Thổ Nhĩ Kỳ đã gia nhập đoàn đại biểu.

Phái đoàn của Tòa Thánh đã tham dự Thánh Lễ trọng thể ngày hôm qua, thứ hai 30 tháng 11, do Thượng Phụ Bartholomeô I chủ tế trong Nhà thờ chánh tòa Phanar.
 
Top Stories
CHINE: Shanxi: des peines de prison ferme pour les responsables d’une communauté protestante « clandestine »
Eglises d'Asie
06:56 01/12/2009
Le 25 novembre dernier, le Tribunal populaire du district de Yaodu, de la ville de Linfen, dans la province du Shanxi, a condamné à des peines de prison, allant de trois à sept ans, cinq responsables d’une importante communauté protestante « clandestine ». Après treize heures d’audience, les juges ont condamné à trois ans de prison le pasteur responsable du groupe, le Rév. Wang Xiaoguang, et son épouse, Yang Rongli, à sept ans de prison. Selon Me Zhang Kai, l’un des six avocats du groupe, les trois autres prévenus, Yang Xuan, Cui Jiaxing et Zhang Huamei, ont été condamnés à des peines allant de trois ans et demi à cinq ans et demi de détention.

Les charges retenues contre les cinq leaders protestants étaient de deux ordres: occupation illégale de terres agricoles et rassemblement de foule provoquant un obstacle à la circulation, auxquelles il faut ajouter une inculpation pour fraude fiscale retenue contre l’un des cinq accusés. A aucun moment, il n’a été question d’accusations à caractère religieux, souligne l’avocat, qui précise que ses clients n’ont cessé de clamer leur innocence devant les juges et qu’aucune preuve irréfutable n’a été produite par l’accusation au cours du procès. Yang Rongli a déclaré au tribunal: « Même si vous nous condamnez à vingt ans de prison, nous resterons fermes dans notre foi car nous en sommes comptable devant Dieu. »

Le couple formé par le pasteur Wang et son épouse Yang dirigeait une communauté protestante implantée dans la région de Linfen depuis une trentaine d’années. Refusant d’adhérer au Mouvement des trois autonomies, qui est aux protestants ce que l’Association patriotique des catholiques chinois est aux catholiques, le couple avait développé une importante « Eglise domestique », au sens où la communauté qui y pratiquait sa foi n’avait pas d’existence légale. Quelque 50 000 fidèles, issus de Linfen et des villages alentours, en étaient membres. Le 13 septembre dernier, la destruction par la police d’un lieu de culte récemment bâti avait marqué le début d’une phase de répression; des forces de police avaient été dépêchées sur place pour empêcher 5 000 fidèles de venir assister au culte sur les lieux de l’église détruite et, le 25 septembre, les cinq leaders de la communauté étaient arrêtés.

Pour Me Zhang Kai, si la répression s’est abattue sur « l’Eglise domestique » de Lifen, c’est parce qu’elle était devenue trop importante aux yeux des autorités. « Ils ont vu que la [nouvelle] église était grande et faisait impression. Ils ont réalisé que les fidèles étaient nombreux. Le gouvernement s’est estimé contraint d’agir. Mais tout ceci constitue une très sérieuse violation de la liberté religieuse », a déclaré l’avocat. Signe du caractère sensible de l’affaire, un millier de policiers avaient été déployés autour du tribunal lors du procès et l’atmosphère était tendue.

Interrogé par le South China Morning Post (1), Fan Yafeng, professeur de droit et membre éminent de l’Académie chinoise des sciences sociales, a estimé que les condamnations prononcées étaient les plus lourdes depuis plusieurs années et qu’elles témoignaient d’une intensification de la répression menée contre les « Eglises domestiques ». D’autres commentateurs mettent en avant le fait que le gouvernement, soucieux d’éviter les critiques émises à son encontre en Occident, fait désormais en sorte de ne pas recourir à des chefs d’inculpation à caractère religieux; les leaders des communautés religieuses poursuivies sont condamnés au titre de crimes et délits à caractère civil. Selon le professeur Fan, « le gouvernement fait de la loi un instrument de persécution ».

Trois jours avant que le tribunal de Linfen ne prononce sa sentence, une autre importante « Eglise domestique », à Shanghai cette fois, faisait l’objet d’une action policière. Ses dirigeants ont été interpellés et interrogés au motif qu’ils organisaient des « rassemblements non autorisés ».

(1) South China Morning Post, 27 novembre 2009.

(Source: Eglises d'Asie, 1er décembre 2009)
 
CHINE: A Tianjin, des religieuses catholiques, en grève de la faim pour protester au sujet d’une affaire foncière, ont dû être hospitalisées
Eglises d'Asie
08:55 01/12/2009
Le 24 novembre dernier, sept religieuses catholiques ont dû être hospitalisées à Tianjin, souffrant de déshydratation avancée. Elles faisaient partie d’un groupe de vingt religieuses menant une grève de la faim depuis cinq jours pour protester contre l’accaparement par les autorités locales d’une propriété foncière appartenant à l’Eglise catholique.

La propriété en question est connue localement sous le nom de Charity Mansion. Elle appartient aux Filles de la Charité de Saint Vincent de Paul, lesquelles y ont tenu, du XVIIIe siècle jusqu’en 1950, un important orphelinat. Située non loin de la grande église de Wanghailou (1), la bâtisse actuelle n’est pas le bâtiment d’origine. Celui-ci a été détruit par un incendie lors de ce qui est resté dans l’Histoire comme « l’incident de l’église de Tianjin »: en 1870, dans le contexte des traités imposés par les puissances occidentales à la Chine impériale, une rumeur avait pris corps selon laquelle les religieuses achetaient des enfants pour peupler leurs orphelinats et leur y faire subir de mauvais traitements. A Tianjin, la rumeur gonfla au point qu’en juin 1870, une foule en colère investit les lieux et massacre deux prêtres, dix religieuses et plusieurs dizaines d’enfants. Reconstruit aux frais des autorités chinoises, l’orphelinat de Charity Mansion fut à nouveau détruit lors de l’insurrection des Boxers, en 1900. Reconstruit une seconde fois, en 1903, l’orphelinat recommença à fonctionner, toujours sous la direction des Filles de la Charité, jusqu’au début des années 1950, période où les missionnaires étrangers furent expulsés par le pouvoir communiste.

Sous le nouveau régime, le bâtiment sombre dans l’oubli. Jusqu’en 2003, date à laquelle un journal local publie un article à son sujet. En 2005, les Filles de la Charité réinvestissent les lieux, à peu près au même moment où la municipalité du district de Nankai les vend à un promoteur immobilier. A partir de ce moment, les religieuses n’auront de cesse de faire valoir auprès des autorités leur titre de propriété sur le bien immobilier, multipliant les démarches pour empêcher le démarrage des travaux. En 2006, la municipalité fait couper l’eau et l’électricité, ce qui ne décourage pas les religieuses, qui se réapprovisionnent en eau potable auprès de l’église voisine et qui utilisent un groupe électrogène la nuit tombée. Mais, en septembre dernier, l’affaire s’envenime après qu’une religieuse ait été blessée par un ouvrier, membre d’une équipe de démolition envoyée sur place avec des bulldozers.

Selon l’agence Ucanews (2), la santé des sœurs hospitalisées le 24 novembre n’est pas en danger; elles ont recommencé à s’alimenter avec des soupes, et les catholiques de la paroisse voisine ont appelé les treize autres religieuses à cesser leur grève de la faim. « Mon cœur était brisé de les voir ainsi agenouillées, poursuivre leur jeûne alors qu’il gèle », a témoigné un paroissien, tandis que plusieurs sites Internet catholiques ont, dans le pays, appelé à prier pour les religieuses, avant d’être bloqués par les autorités.

Après ce nouveau développement de l’affaire, Sr Yang, supérieure de la congrégation, a rencontré des représentants des autorités et des négociations ont été engagées. En échange de l’abandon de Charity Mansion, le gouvernement propose un terrain de 400 m² avec un droit de construction d’un bâtiment de 200 m². La supérieure a refusé l’offre, en soulignant que Charity Mansion occupait un terrain d’une surface de 6 000 m².

A la faveur des réformes, les litiges immobiliers se sont multipliés en Chine populaire. Là où l’arbitraire du pouvoir et de l’argent ne s’impose pas, la loi stipule que les biens fonciers doivent être utilisés conformément à leur usage social; ceux qui ont été confisqués ou spoliés doivent être rendus à leur propriétaire légitime. En 2005, une affaire similaire à celle de Tianjin avait eu lieu: des religieuses franciscaines missionnaires de Marie avaient été sévèrement frappées par les hommes de main d’un promoteur immobilier, avant qu’un arrangement financier ne soit finalement conclu.

(1) Edifiée en 1773, l’église de Wanghailou est l’une des deux plus grandes églises catholiques de Tianjin, l’autre étant celle de Laoxikai, bâtie entre 1914 et 1917. Dédiée en 1869 à Notre Dame des Victoires, Wanghailou a été complètement incendiée le 21 juin 1870, lors de « l’incident de l’église de Tianjin », avant d’être rebâtie en 1897. En 1900, lors de la révolte des Boxers, elle est à nouveau rasée. En 1904, elle est reconstruite pour la seconde fois. Sérieusement endommagée lors de la Révolution culturelle (1966-1976), elle est très fortement ébranlée par le tremblement de terre de Tangshan (1976). Finalement, elle est rendue à l’Eglise en 1984 et, après travaux, rouverte au culte le 8 décembre 1985, fête de l’Immaculée Conception.

(2) Ucanews, 25 novembre 2009.

(Source: Eglises d'Asie, 1er décembre 2009)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Năm Thánh Đức Mẹ TàPao Hội Thi Giáo Lý Giáo Phận Phan Thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
06:23 01/12/2009
Toà Ân Giải Tối Cao đã ban sắc lệnh cho phép Giáo Phận Phan Thiết được tổ chức Năm Toàn Xá nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày khánh thành và làm phép tượng đài Đức Mẹ TàPao (8/12/1959-8/12/2009).

Năm Thánh Đức Mẹ TàPao 2009 là dịp để Giáo phận bày tỏ lòng tri ân và cảm tạ Thiên Chúa với bao hồng ân mà Ngài đã ban qua Đức Maria, đồng thời là dịp cổ vũ lòng yêu mến Chúa, Đức Mẹ và Giáo hội.

Hình ảnh thi giáo lý

Lễ khai mạc Năm Thánh đã tổ chức ngày 8/12/2008. Lễ bế mạc sẽ được tổ chức vào ngày 8.12.2009. Mỗi tháng hành hương trong năm thánh được phân chia cho các giới từ giáo sĩ, tu sĩ, đến gia trưởng, hiền mẫu, giới trẻ, thiếu nhi và các hội đoàn trong giáo phận.

Ban tổ chức mở cuộc thi văn thơ nhạc họa về Đức Mẹ TàPao từ khởi đầu năm thánh. Có rất nhiều tác phẩm từ văn chương thi phú đến hội họa nhạc phẩm gởi về. đủ mọi thành phần từ trong nước đến hải ngoại. Một ban giám khảo làm việc tích cực trong nhiều tháng để công bố kết quả vào tối 7.12 sắp tới.

Ban giáo lý giáo phận cũng đã gởi đến mỗi gia đình một tập sách “Dưới mái trường Đức Maria” để mọi thành phần Dân Chúa cùng học giáo lý về Đức Mẹ. Học chung trong nhà thờ, học chung các giới các hội đoàn, học riêng từng gia đình từng cá nhân. Học để hiểu biết. Càng hiểu càng thêm yêu mến Đức Trinh Nữ Maria.

Tháng 9, các Giáo xứ tổ chức hội thi giáo lý, tuyển chọn những ứng sinh xuất sắc tham dự hội thi giáo lý Giáo hạt vào tháng 10. Cuối tháng 11, Chúa nhật 1 Mùa Vọng, ban giáo lý tổ chức hội thi giáo lý cấp giáo phận. Các ứng sinh qua hai vòng thi tuyển đã được chọn lựa, đại diện cho các giáo hạt nô nức về dự hội thi với chủ đề “Đức Maria thầy dạy đức tin, đức cậy, đức mến”. Các cha hạt trưởng, đại diện các giới, ban giáo lý giáo hạt và đông đảo cổ động viên cùng nhiệt thành tham dự. Chủng viện Nicolas dành hội trường và các thiết bị máy móc cho ngày hội lớn.

Đức Giám Mục giáo phận đã đến chia sẽ niềm vui và động viên các thí sinh. Ngài ngỏ lời chào mừng đến tất cả mọi thành viên trong Giáo phận về đây để tham gia hội thi rất đặc biệt kính nhớ Mẹ Tàpao hôm nay.
Ngài nêu lên vài ghi nhận.

Ghi nhận trước hết: Các ứng sinh tuyển chọn từ các giáo hạt về đây ngày hôm nay góp với nhau trong một tinh thần thi đấu vừa phấn khởi vừa vút lên cao trào và chính trên đỉnh cao trào đó, chúng ta gặp được Đức Trinh Nữ Maria.

Ghi nhận thứ hai là các anh chị em đến đây hôm nay theo như lời hẹn ước mà Giáo phận đã đề nghị với các Giáo xứ cũng như mỗi người chúng ta trong suốt Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao; chỉ còn hơn một tuần lễ nữa là khép lại Năm Thánh về Đức Mẹ. Chúng ta đã sống trong những cao trào, những kỷ niệm mà hội đoàn hoặc giới chúng ta đã tham gia hành hương tại địa danh trung tâm Thánh Mẫu của Giáo phận. Nhưng hôm nay, gặp nhau tại đây, có thể chúng ta sẽ bắt gặp được về phương diện chân tình xã hội trong mối tương giao trong Giáo xứ hay Giáo hạt nhưng còn gặp nhau nữa trong tinh thần khác, tinh thần ấy có thể có sự cọ sát một chút ở trong thi đua nhưng vẫn là một tinh thần hiệp nhất. Ở trên đầu chúng ta vẫn có Đức Mẹ, nhìn xuống và bên cạnh chúng ta vẫn có quý Cha hạt trưởng cũng như những Cha đã có mối chân tình tụ tập về. Đó là ghi nhận thứ hai.

Ghi nhận thứ ba là nếu như trong diễn từ của Liên Hiệp Quốc khi nói đến vấn đề học tập, người ta nói là phải quan tâm đến mục đích của học tập, học chữ nghĩa nhào nặn nói chung trước hết là học để được biết, thứ hai học để hành, thứ ba học để thăng tiến và thứ tư học để sống chung. Tất cả những hướng đi của việc học tập ấy ngày hôm nay đã gặp gỡ tại môi trường này. Khi nhìn vào gương mặt của tất cả các bạn đến từ các Giáo xứ, chúng tôi cũng đoán ra được mình đã cách này các khác đi từng bước theo mục đích của cuộc học tập này. Cho dù học tập ở đây đã có chủ đề rất rõ: học về trinh nữ Maria, học về Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa cũng là mẹ của mỗi người chúng ta. Đây là một cuộc học tập một mặt để nêu cao nhận thức về sự hiểu biết, bởi vì vô tri thì bất mộ, mình có biết Đức Maria thì bấy giờ mình mới biểu tỏ lòng yêu mến Mẹ một cách chân xác hơn. Không phải chỉ là học biết mà còn là học hành làm theo gương của Đức Mẹ. Điều này cũng đã nhận ra rõ ở trong chủ đề của Năm Thánh, học ngay trường Đức Maria những nhân đức quan trọng của đời sống, thiết yếu là tin cậy mến. Thứ ba là học để thăng tiến: mỗi người chúng ta được bước vào mái trường của Đức Maria cũng mong muốn lập lại những bước chân của Mẹ để rồi Mẹ đến đâu, đầu đến đâu thì đuôi cũng được đến đó. Đầu xuôi thì đuôi lọt. Mẹ như người đi đầu cho ta được tiếp bước. Mẹ như người đi trước cho ta được theo sau. Mẹ như người đi mau cho ta được níu kéo dắt dìu. Tất cả những hình ảnh đó, ngày hôm nay được hội tụ tại đây và giống như chủ đích của vấn đề học tập là mong việc sống chung thì dưới mái trường Đức Maria như là chủ đề mà Giáo phận chúng ta đã chọn để có buổi thi ngày hôm nay thì cuộc thi đã nhận ra mình là con cùng một mẹ thì không lý do gì mà không thể sống chung với nhau được. Anh sẽ bắt tay em, chị sẽ nắm lấy tay em và làm nên một vòng tròn lớn. Trong vòng tròn ấy tất nhiên trên đầu vẫn là Đức Kitô, nhưng gần gũi mình, bên cạnh mình vẫn là Đức Maria và hạnh phúc cho những ai có Mẹ, hạnh phúc cho những ai được yêu và biết Mẹ, chúng ta thường thể hiện mối tương giao qua tình yêu. Như vậy cuộc thi hôm nay cũng chính là cuộc thi để mỗi người chúng ta dẫu cọ xát với nhau nhưng vẫn là nắm lấy tay nhau và cùng tiến.

Cầu chúc cho tất cả quý ông bà anh chị em từ các Giáo hạt, các Giáo xứ trong suốt năm qua đã vật lộn với những câu hỏi liên quan đến vai trò của Đức Trinh Nữ Maria trong đời sống Giáo hội, đời sống tín hữu cách riêng trong đời sống của Giáo phận chúng ta, thì hôm nay chúng ta cũng gặt hái được những thành quả có thể là ở mức độ cao để làm cho niềm vui của chúng ta đã thúc đẩy bước chân mình đến với ngôi trường này cũng sẽ khiến chúng ta đến mọi ngõ ngách cuộc đời để sống tình yêu, kết quả đã đạt được. Có thể là kết quả ở mức vừa phải, chính đây là lúc ta trao cho nhau những nụ cười xúc cảm, trao cho nhau những tiếng hát sum vầy và trao cho nhau cả mối tình mà chính Đức Trinh Nữ Maria đã liên kết chúng ta trong tinh thần học hỏi. Và cho dẫu đến đây với nhiều ước vọng mà khi về chúng ta không thu được kết quả nào đi nữa thì cũng chẳng sao cả, bởi vì điều lớn lao trong mỗi cuộc thi đấu không phải là kết quả cho bằng hạnh phúc là mình được tranh tài với nhau. Chính trong niềm hạnh phúc ấy có lẽ Chúa đã chúc lành cho chúng ta.

Gợi lên những điều này để cầu chúc cho cuộc hội thi hôm nay được Đức Mẹ chúc lành và cũng gặt hái được nhiều kết quả, thành quả cho toàn thể Giáo hạt, Giáo xứ, thành quả cho cá nhân, những thành quả trong đời sống của Giáo phận mãi mãi được thăng tiến dưới cái nhìn yêu thương của Đức Maria.

Nội dung thi gồm 5 phần và trải dài suốt thời gian một ngày. Tranh tài qua từng vòng thi. Ứng sinh và cổ động viên hăng say reo hò khi đạt kết qủa, thất vọng tiếc nuối khi chưa đạt. Sau mỗi vòng thi có chương trình ca hát múa phụ họa ngợi khen Đức Mẹ TàPao.

Kết quả: hạt Hàm tân đạt giải nhất, hạt Hàm Thuận Nam giải nhì, các hạt còn lại đồng hạng.
Hội thi giáo lý đã góp phần làm nên sự phong phú của Năm Thánh Đức Mẹ TàPao.
Năm Thánh sắp kết thúc nhưng ơn lành của Đức Maria luôn mãi chan hòa trong tâm hồn đoàn con cái.

Thể lệ và nội dung hội thi như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG:
- Mỗi Giáo hạt là 01 đội dự thi, mỗi đội có 08 thành viên; gồm 02 gia trưởng, 02 bà mẹ, 02 giới trẻ và 02 thiếu nhi.
- Gồm 05 phần thi, tính điểm từng phần. Điểm tổng cộng cả 05 phần sẽ là cơ sở xếp hạng cho toàn đội và từng giới.

II. THỂ LỆ CỤ THỂ TỪNG VÒNG:

1. Phần 1: Nagiarét
a. Vòng 1: “Truyền Tin”
+ Mỗi giới trong mỗi đội bắt thăm để trả lời 1 câu hỏi; Mỗi câu trả lời trong vòng 1 phút.
+ Đáp án phải đúng từng chữ, từng câu trong bài đã cho học.
+ Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Trả lời sai (thiếu, thừa) không điểm.
+ Có một hình nền ở sau mỗi ô chữ, sau khi trả lời xong câu hỏi, nếu đoán được đúng hình nền sẽ được cộng thêm 2đ. Có 10 giây suy nghĩ để đoán hình.
+ Điểm vòng 1 là tổng điểm các giới trong đội.
b. Vòng 2: “Thăm Viếng”
+ Có 8 ô chữ và 1 ô đặc biệt.
+ Trong mỗi ô chữ có chứa chữ cái thuộc ô chữ đặc biệt.
+ Mỗi ô chữ đều có liên quan đến ô chữ đặc biệt.
+ Mỗi đội có quyền chọn 1 ô chữ. Tất cả các đội đều trả lời ô chữ vào bảng nhỏ theo gợi ý của giám khảo trong vòng 30 giây. Đội chọn trả lời đúng được 10đ, các đội khác được 5đ, sai không có điểm.
+ Còn 3 ô chữ còn lại, giám khảo sẽ chọn để các đội trả lời, đúng được 5đ, sai không có điểm.
+ Đội nào dành quyền trả lời ô chữ đặc biệt khi chưa mở hết một nửa số ô chữ mà đúng thì được 20đ, khi đã quá nửa số ô chữ thì được 15đ; sai sẽ không có điểm và mất quyền trả lời ô chữ đặc biệt.
+ Mở hết các ô chữ mà chưa mở được ô đặc biệt, giám khảo sẽ đưa ra gợi ý, các đội dành quyền trả lời bằng cách bấm chuông, đúng được 10đ và sai bị trừ 5đ.
+ Cho dù mở được ô đặc biệt khi chưa mở được các ô chữ, các đội còn lại vẫn tiếp tục mở các ô còn lại để hưởng điểm.

2. Phần 2: Bêlem- “Giáng Sinh”
+ Có 10 câu hỏi trắc nghiệm. Mỗi câu hỏi có 3 hoặc 4 đáp án lựa chọn.
+ Sau khi Giám khảo đọc câu hỏi, các đội có 5 giây để suy nghĩ, hết 5 giây, các đội giơ bảng trả lời.
+ Câu trả lời đúng được 10đ, sai không có điểm.

3. Phần 3: Giêrusalem
a. Vòng 1: “Vào Đền Thánh”
+ Mỗi giới trong đội bốc thăm 1 câu hỏi để trả lời; Mỗi câu trả lời trong vòng 1 phút.
+ Đáp án phải đúng từng chữ, từng câu trong bài đã cho học.
+ Mỗi câu trả lời đúng được 30 điểm. Trả lời sai (thiếu, thừa) không điểm.
b. Vòng 2: “Thi Ghép Hình”
+ Có 5 tấm hình, được đánh số thứ tự 1,2,3,4,5.
+ Mỗi đội sẽ lần lượt bốc thăm số, chọn cho đội mình số thứ tự của tấm hình.
+ Sau khi bốc thăm, giám khảo sẽ trao cho mỗi đội những tấm hình tương đương với số mà mỗi đội đã bốc.
+ Những tấm hình này đã được chia làm nhiều phần. Mỗi đội phải có nhiệm vụ là phải ghép những phần đó thành tấm hình hoàn thiện mà đội mình đã bốc.
+ Thời gian quy định cho vòng này là 2 phút.
+ Số điểm tối đa là 50đ cho 1 tấm hình được ghép hoàn thiện.
+ Sai 1 chi tiết trừ 5đ.

4. Phần 4: Cana
a. Vòng 1: “Họ Hết Rượu Rồi”
+ Mỗi đội được phát 10 thẻ đáp án; sau đó sẽ được giám khảo phát cho một bộ gồm 10 câu hỏi gợi ý.
+ Các đội có 60 giây sắp xếp các đáp án vào bảng nhỏ sao cho đúng thứ tự với gợi ý. Mỗi đáp án gắn đúng được 5đ. Đội nào đúng 100% sẽ được cộng thêm 5đ.
b. Vòng 2: “Hãy Làm Theo”
+ Mỗi đội sẽ bốc thăm để nhận một bộ gồm 12 chữ cái tương đương với đáp án.
+ Các đội có 2 phút sắp xếp các chữ lại với nhau để thành 1 câu hoàn thiện, liên quan đến các biến cố về Đức Mẹ.
+ Sắp xếp hết 12 chữ cái đúng với đáp án thì được 30 điểm. Đúng 1 từ thì được 5đ.

5. Phần 5: Canvê
“Trên Đỉnh Canvê”
+ Có 10 câu hỏi.
+ Giám khảo lần lượt đọc từng câu hỏi, mỗi câu hỏi đọc 1 lần và kết thúc bằng chữ “hết”.
+ Các đội dành quyền bằng chuông sau chữ “hết”, phạm luật sẽ mất quyền thi đấu câu đó.
+ Sau khi bấm chuông, trong vòng 5 giây không trả lời sẽ mất quyền và bị trừ điểm, quyền trả lời sẽ thuộc về đội khác.
+ Đội dành quyền mà trả lời đúng 100% nội dung đáp án thì được 20đ. Trả lời sai hoặc chưa đủ nội dung sẽ bị trừ 10đ. Dành quyền trả lời khi chọn “Thánh giá vinh quang” sẽ được nhân đôi số điểm hoặc cũng bị trừ gấp đôi số điểm. Mỗi đội chỉ được chọn “Thánh giá vinh quang” 1 lần.
+ Sẽ có một lần dành quyền trả lời cho các đội còn lại nếu đội trước không được điểm. Tuy nhiên nếu đúng chỉ được 10đ và sai bị trừ 5đ, vẫn được dành “Thánh giá vinh quang” với thể lệ như trên.

III. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN

1. Phần 1:

a. Vòng 1:


+ Câu 1:
Đức Maria có vai trò nào trong chương trình cứu độ?
Để thực hiện chương trình cứu độ loài người, “Khi thời gian đến hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình làm con một người nữ và sống dưới lề luật để chuộc những ai sống dưới lề luật, hầu cho họ được ơn làm nghĩa tử của Thiên Chúa” (Gl 4,4). Trước lời sứ thần truyền tin, Đức Maria đã ưng thuận qua lời xin vâng (Lc 1,38). Từ giây phút đó, Con Thiên Chúa đã nhập thể trong lòng Đức Trinh Nữ bởi quyền phép Chúa Thánh Thần và Đức Maria trở thành Mẹ Đức Kitô và là Mẹ Thiên Chúa. Trong suốt đời làm mẹ, Đức Maria hằng liên kết mật thiết với Chúa Giêsu trong công trình cứu độ, đặc biệt hiệp thông với hy tế của Người trên thập giá.
Hình: Chặng thứ 5: Ông Simon vác thánh giá đỡ Đức CGS.

+ Câu 2:
Đức Maria là ai?
Đức Maria là mẹ đã cưu mang và sinh ra Đấng Kitô Cứu thế do quyền phép Chúa Thánh Thần. Mẹ luôn liên kết và cộng tác với Chúa Giêsu, Con Mẹ, trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
Hình: Chặng thứ 9: Đức CGS ngã xuống đất lần thứ ba.

+ Câu 3:
Lời chào của thiên thần trong biến cố truyền tin
có ý nghĩa gì?
Đang khi Maria cầu nguyện, sứ thần Gabriel xuất hiện với lời chào: “Vui lên, hỡi Maria đầy ân sủng, Chúa ở cùng Bà”. Lời chào trang trọng và đầy ý nghĩa sâu xa, khiến Maria bỡ ngỡ và bối rối. “ Đầy ân sủng” có nghĩa là tràn đầy ơn thánh hóa và hoàn toàn đẹp lòng Thiên Chúa. “Hãy vui lên” vọng lại sấm ngôn của Sôphônia loan báo ngày Chúa đến viếng thăm dân Người (Sp 3,14tt). “Chúa ở cùng Bà” nhắc lại lời Chúa hứa với những người được tuyển chọn như một đảm bảo cho sứ mệnh được trao phó. Lời chào trên ngụ ý cho biết đã đến lúc Thiên Chúa thực hiện lời hứa ban Đấng Thiên sai mà các ngôn sứ đã từng loan báo. Maria được Chúa tuyển chọn đại diện cho toàn dân Chúa để đón nhận. Vì thế, Chúa đã thương ban cho Maria khỏi tội nguyên tổ và hằng gìn giữ khỏi mọi tỳ ố tội lỗi.
Hình: Chặng thứ 13: Tháo đanh Đức CGS xuống mà phó ở tay Đức Mẹ.

+ Câu 4:
Lời thứ nhất có ý nghĩa gì?
Lời thứ nhất trong biến cố Truyền tin cho thấy Đức Maria biết rõ mình chỉ là một thiếu nữ hèn mọn trước Thiên Chúa đầy quyền năng, và biết mình sống khiết trinh để chỉ hoàn toàn thuộc về Chúa mà không hề biết đến việc vợ chồng. Lời này dạy ta noi gương Mẹ để luôn biết mình - vị trí, vai trò, sứ mệnh của mình - và không nên biết những gì xa lạ với phẩm giá làm người và làm con Thiên Chúa trong đời sống Kitô hữu.
Hình: Chặng thứ 11: Quân dữ đóng đanh Đức CGS.

+ Câu 5:
Lời thứ hai dạy ta bài học nào?
Lời thứ hai trong biến cố truyền tin là lời Xin Vâng, cho thấy Đức Maria đã hết lòng khiêm nhường và đầy lòng tin tưởng phó thác để hoàn toàn hiến dâng và vâng phục ý Chúa được truyền đạt qua sứ thần. Lời xin vâng này kéo dài trong suốt cuộc đời Mẹ và đạt đỉnh cao khi Mẹ đứng kề bên thập giá của Con Mẹ. Lời này dạy ta biết noi gương Mẹ để sống vâng phục thánh ý Chúa trong cả cuộc đời.
Hình: Chặng thứ 4: Đức Mẹ gặp Đức CGS vác Thánh giá.

+ Câu 6:
Lời thứ ba diễn tả điều gì?
Lời thứ ba là lời chào của Đức Maria khi đến viếng thăm bà Elisabét đang mang thai trong tuổi già. Lời chia sẻ niềm vui, lời khích lệ niềm tin, lời chúc tụng tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa. Lời này dạy ta biết sống tình bằng hữu chân thật, dùng lời mang đến bình an, hy vọng và niềm vui.
Hình: Chặng thứ 1: Quan Philatô luận giết Đức CGS.

+ Câu 7:
Lời thứ tư có vị trí nào trong bảy lời của Đức Maria?
Đây là bài ca Magnificat, lời ngợi khen Thiên Chúa của Đức Maria, chiếm vị trí trung tâm trong bảy lời của Đức Mẹ. Bài ca diễn tả niềm tin vào quyền năng và lòng nhân hậu đến muôn đời của Thiên Chúa đối với Dân Người, biểu lộ lòng biết ơn sâu thẳm của Mẹ là phận nữ tỳ, thay cho tất cả những người công chính, đối với lòng thương vô tận của Thiên Chúa, và mở cho thấy đường lối cứu độ của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại.
Hình: Chặng thứ 8: Đức CGS đứng lại yên ủi con thành Giêrusalem.

+ Câu 8:
Đức Maria có vai trò nào trong chương trình cứu độ?
Để thực hiện chương trình cứu độ loài người, “Khi thời gian đến hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình làm con một người nữ và sống dưới lề luật để chuộc những ai sống dưới lề luật, hầu cho họ được ơn làm nghĩa tử của Thiên Chúa” (Gl 4,4). Trước lời sứ thần truyền tin, Đức Maria đã ưng thuận qua lời xin vâng (Lc 1,38). Từ giây phút đó, Con Thiên Chúa đã nhập thể trong lòng Đức Trinh Nữ bởi quyền phép Chúa Thánh Thần và Đức Maria trở thành Mẹ Đức Kitô và là Mẹ Thiên Chúa. Trong suốt đời làm mẹ, Đức Maria hằng liên kết mật thiết với Chúa Giêsu trong công trình cứu độ, đặc biệt hiệp thông với hy tế của Người trên thập giá.
Hình: Chặng thứ 14: Táng xác Đức CGS trong hang đá.

+ Câu 9:
Lời chào của thiên thần trong biến cố truyền tin
có ý nghĩa gì?
Đang khi Maria cầu nguyện, sứ thần Gabriel xuất hiện với lời chào: “Vui lên, hỡi Maria đầy ân sủng, Chúa ở cùng Bà”. Lời chào trang trọng và đầy ý nghĩa sâu xa, khiến Maria bỡ ngỡ và bối rối. “ Đầy ân sủng” có nghĩa là tràn đầy ơn thánh hóa và hoàn toàn đẹp lòng Thiên Chúa. “Hãy vui lên” vọng lại sấm ngôn của Sôphônia loan báo ngày Chúa đến viếng thăm dân Người (Sp 3,14tt). “Chúa ở cùng Bà” nhắc lại lời Chúa hứa với những người được tuyển chọn như một đảm bảo cho sứ mệnh được trao phó. Lời chào trên ngụ ý cho biết đã đến lúc Thiên Chúa thực hiện lời hứa ban Đấng Thiên sai mà các ngôn sứ đã từng loan báo. Maria được Chúa tuyển chọn đại diện cho toàn dân Chúa để đón nhận. Vì thế, Chúa đã thương ban cho Maria khỏi tội nguyên tổ và hằng gìn giữ khỏi mọi tỳ ố tội lỗi.
Hình: Chặng thứ 2: Đức CGS vác Thánh giá.

+ Câu 10:
Đức Maria là ai?
Đức Maria là mẹ đã cưu mang và sinh ra Đấng Kitô Cứu thế do quyền phép Chúa Thánh Thần. Mẹ luôn liên kết và cộng tác với Chúa Giêsu, Con Mẹ, trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
Hình: Chặng thứ 12: Đức CGS sinh thì trên Thánh giá.

+ Câu 11:
Lời thứ nhất có ý nghĩa gì?
Lời thứ nhất trong biến cố Truyền tin cho thấy Đức Maria biết rõ mình chỉ là một thiếu nữ hèn mọn trước Thiên Chúa đầy quyền năng, và biết mình sống khiết trinh để chỉ hoàn toàn thuộc về Chúa mà không hề biết đến việc vợ chồng. Lời này dạy ta noi gương Mẹ để luôn biết mình - vị trí, vai trò, sứ mệnh của mình - và không nên biết những gì xa lạ với phẩm giá làm người và làm con Thiên Chúa trong đời sống Kitô hữu.
Hình: Chặng thứ 3: Đức CGS ngã xuống đất lần thứ nhất.

+ Câu 12:
Lời thứ tư có vị trí nào trong bảy lời của Đức Maria?
Đây là bài ca Magnificat, lời ngợi khen Thiên Chúa của Đức Maria, chiếm vị trí trung tâm trong bảy lời của Đức Mẹ. Bài ca diễn tả niềm tin vào quyền năng và lòng nhân hậu đến muôn đời của Thiên Chúa đối với Dân Người, biểu lộ lòng biết ơn sâu thẳm của Mẹ là phận nữ tỳ, thay cho tất cả những người công chính, đối với lòng thương vô tận của Thiên Chúa, và mở cho thấy đường lối cứu độ của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại.
Hình: Chặng thứ 7: Đức CGS ngã xuống đất lần thứ hai.

+ Câu 13:
Lời thứ ba diễn tả điều gì?
Lời thứ ba là lời chào của Đức Maria khi đến viếng thăm bà Elisabét đang mang thai trong tuổi già. Lời chia sẻ niềm vui, lời khích lệ niềm tin, lời chúc tụng tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa. Lời này dạy ta biết sống tình bằng hữu chân thật, dùng lời mang đến bình an, hy vọng và niềm vui.
Hình: Chặng thứ 10: Quân dữ lột áo Đức CGS.
+ Câu 14:
Lời thứ hai dạy ta bài học nào?
Lời thứ hai trong biến cố truyền tin là lời Xin Vâng, cho thấy Đức Maria đã hết lòng khiêm nhường và đầy lòng tin tưởng phó thác để hoàn toàn hiến dâng và vâng phục ý Chúa được truyền đạt qua sứ thần. Lời xin vâng này kéo dài trong suốt cuộc đời Mẹ và đạt đỉnh cao khi Mẹ đứng kề bên thập giá của Con Mẹ. Lời này dạy ta biết noi gương Mẹ để sống vâng phục thánh ý Chúa trong cả cuộc đời.
Hình: Chặng thứ 6: Bà Veronica trao khăn cho Đức CGS lọt mặt.

+ Câu 15:
Đức Maria có vai trò nào trong chương trình cứu độ?
Để thực hiện chương trình cứu độ loài người, “Khi thời gian đến hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình làm con một người nữ và sống dưới lề luật để chuộc những ai sống dưới lề luật, hầu cho họ được ơn làm nghĩa tử của Thiên Chúa” (Gl 4,4). Trước lời sứ thần truyền tin, Đức Maria đã ưng thuận qua lời xin vâng (Lc 1,38). Từ giây phút đó, Con Thiên Chúa đã nhập thể trong lòng Đức Trinh Nữ bởi quyền phép Chúa Thánh Thần và Đức Maria trở thành Mẹ Đức Kitô và là Mẹ Thiên Chúa. Trong suốt đời làm mẹ, Đức Maria hằng liên kết mật thiết với Chúa Giêsu trong công trình cứu độ, đặc biệt hiệp thông với hy tế của Người trên thập giá.
Hình: Trên đường trốn sang Ai cập.

+ Câu 16: Lời chào của thiên thần trong biến cố truyền tin có ý nghĩa gì?
Đang khi Maria cầu nguyện, sứ thần Gabriel xuất hiện với lời chào: “Vui lên, hỡi Maria đầy ân sủng, Chúa ở cùng Bà”. Lời chào trang trọng và đầy ý nghĩa sâu xa, khiến Maria bỡ ngỡ và bối rối. “ Đầy ân sủng” có nghĩa là tràn đầy ơn thánh hóa và hoàn toàn đẹp lòng Thiên Chúa. “Hãy vui lên” vọng lại sấm ngôn của Sôphônia loan báo ngày Chúa đến viếng thăm dân Người (Sp 3,14tt). “Chúa ở cùng Bà” nhắc lại lời Chúa hứa với những người được tuyển chọn như một đảm bảo cho sứ mệnh được trao phó. Lời chào trên ngụ ý cho biết đã đến lúc Thiên Chúa thực hiện lời hứa ban Đấng Thiên sai mà các ngôn sứ đã từng loan báo. Maria được Chúa tuyển chọn đại diện cho toàn dân Chúa để đón nhận. Vì thế, Chúa đã thương ban cho Maria khỏi tội nguyên tổ và hằng gìn giữ khỏi mọi tỳ ố tội lỗi.
Hình: Ba Vua theo ánh sao lạ đến hang Bêlem.

+ Câu 17: Đức Maria là ai?
Đức Maria là mẹ đã cưu mang và sinh ra Đấng Kitô Cứu thế do quyền phép Chúa Thánh Thần. Mẹ luôn liên kết và cộng tác với Chúa Giêsu, Con Mẹ, trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
Hình: Thánh nữ Cécilia.

+ Câu 18: Lời thứ nhất có ý nghĩa gì?
Lời thứ nhất trong biến cố Truyền tin cho thấy Đức Maria biết rõ mình chỉ là một thiếu nữ hèn mọn trước Thiên Chúa đầy quyền năng, và biết mình sống khiết trinh để chỉ hoàn toàn thuộc về Chúa mà không hề biết đến việc vợ chồng. Lời này dạy ta noi gương Mẹ để luôn biết mình - vị trí, vai trò, sứ mệnh của mình - và không nên biết những gì xa lạ với phẩm giá làm người và làm con Thiên Chúa trong đời sống Kitô hữu.
Hình: Thiên Thần truyền tin cho Đức Maria.

+ Câu 19: Lời thứ tư có vị trí nào trong bảy lời của Đức Maria?
Đây là bài ca Magnificat, lời ngợi khen Thiên Chúa của Đức Maria, chiếm vị trí trung tâm trong bảy lời của Đức Mẹ. Bài ca diễn tả niềm tin vào quyền năng và lòng nhân hậu đến muôn đời của Thiên Chúa đối với Dân Người, biểu lộ lòng biết ơn sâu thẳm của Mẹ là phận nữ tỳ, thay cho tất cả những người công chính, đối với lòng thương vô tận của Thiên Chúa, và mở cho thấy đường lối cứu độ của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại.
Hình: Bà Thánh Anna.

+ Câu 20: Lời thứ ba diễn tả điều gì?
Lời thứ ba là lời chào của Đức Maria khi đến viếng thăm bà Elisabét đang mang thai trong tuổi già. Lời chia sẻ niềm vui, lời khích lệ niềm tin, lời chúc tụng tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa. Lời này dạy ta biết sống tình bằng hữu chân thật, dùng lời mang đến bình an, hy vọng và niềm vui.
Hình: Thiên Thần truyền tin cho Đức Maria.

b. Vòng 2:
1. (4 chữ cái) – Chữ thứ tư trong bài hát: “Lời Ru Truớc Ngàn Năm Mới” (RỪNG).
2. (9 chữ cái) – Lễ Trọng về Đức Mẹ trong tháng 3 (TRUYỀN TIN).
3. (10 chữ cái) – Hội Thánh đã dùng thánh ca này trong giờ kinh phụng vụ ban chiều để cùng với Mẹ chúc tụng Chúa (MAGNIFICAT).
4. (8 chữ cái) – Đây là địa danh thuộc miền Galilê (NAGIARÉT).
5. (9 chữ cái) – Lễ về Đức Mẹ cuối tháng 5 (THĂM VIẾNG).
6. (6 chữ cái) – Giáo xứ có tước hiệu về Đức Mẹ thuộc hạt Hàm Tân (MÂN CÔI)
7. (8 chữ cái) – Muốn hưởng ơn toàn xá phải đọc một trong những kinh này (TIN KÍNH).
8. (5 chữ cái) – Chữ thứ 6 và 7 trong kinh Đức Mẹ Tàpao (CHÍ ÁI).
* (13 chữ cái) - Lời kinh về Đức Mẹ mà mọi Kitô hữu thường đọc (KÍNH MỪNG MARIA).

2. Phần 2

1. Đức Maria là ai?
a. Mẹ đã cưu mang và sinh ra Đấng Cứu Thế.
b. Là Đấng liên kết và cộng tác với Chúa Giêsu.
c. Cả a và b là đúng.

2. Tín điều Đức Maria Hồn Xác lên Trời được Đức Giáo Hoàng Piô XII công bố ngày:
a. 01/11/1950 b. 01/11/1951
c. 01/11/1952 d. 01/11/1953

3. Đức Maria hành hương Đền Thờ Giêrusalem lạc và tìm lại được con trong Đền Thờ, lúc Đức Giêsu được bao nhiêu tuổi?
a. 10 tuổi c. 12 tuổi
b. 11 tuổi d. 13 tuổi

4. Điền vào chỗ trống. Sau khi Chúa về trời, Đức Maria …… với các tông đồ đón chờ Chúa Thánh Thần ngự xuống.
a. Đồng hành b. Hướng dẫn
c. Cầu nguyện d. Tham dự

5. Trong Tin Mừng Mc, Mẹ Maria xuất hiện 1 lần khi Mẹ và các anh em muốn gặp Chúa Giêsu với mục đích đề cao Mẹ là người trổi vượt trong việc:
a. Vâng phục và tin tưởng tuyệt đối vào Chúa.
b. Lắng nghe và thực hành Lời Chúa.
c. Khiêm tốn và thực hành lời Chúa.
d. Cả 3 đều đúng.

6. Trong Phụng Vụ, tháng 8 có những lễ nào kính Đức Mẹ?
a. Đức Mẹ sầu bi – Đức Mẹ Mân Côi
b. Đức Mẹ lên trời – Đức Maria Trinh Nữ Vương
c. Sinh nhật Đức Mẹ – Đức Mẹ lên trời
d. Cả 3 đều đúng.

7. Biến cố truyền tin xảy ra tại căn nhà bé nhỏ của Ông Bà Gioakim - Anna, cô thôn nữ Maria đang làm gì ?
a. Làm việc b. Đang ngủ
c. Cầu nguyện d. Cả a,b,c đều sai
8. Thiên Chúa chọn Đức Maria làm Mẹ Đấng Thiên Sai Cứu Thế, Thiên Chúa thực hiện sấm ngôn của Tiên Tri nào về một Trinh Nữ thụ thai và sinh hạ Đấng Emmanuel ?
a. Tiên Tri Mikêa b. Tiên Tri Giêrêmia
c. Tiên Tri Êlia d. Tiên Tri Isaia

9. Trước những sự kiện diễn ra trong đêm Giáng Sinh, Đức Mẹ có thái độ nào ?
a. Mẹ chiêm ngắm tình thương bao la của Thiên Chúa
b. Đức Maria hằng ghi nhớ những điều ấy và suy niệm trong lòng
c. Mẹ ngày càng khám phá sâu xa hơn mầu nhiệm nhập thể của Con Thiên Chúa.
d. Cả 3 đều đúng.

10. Đức Maria được phúc không phải chỉ vì sinh hạ và làm Mẹ Đấng Cứu Thế theo xác thịt, nhưng cao trọng hơn đó là vì:
a. Mẹ được Thiên Chúa tuyển chọn
b. Mẹ được ơn vô nhiễm nguyên tội
c. Mẹ đã tin vào lời Chúa phán
d. Cả a, c đều đúng.

3. Phần 3

a. Vòng 1:


+ Câu 1: Vì sao Đức Mẹ dâng Con vào Đền Thánh?
Theo luật Do thái, sau khi sinh con trai 40 ngày, phải dâng cho Thiên Chúa trong Đền thánh, và chuộc lại bằng một lễ vật, nếu nhà nghèo thì cặp chim gáy hay bồ câu. Đức Mẹ đã tuân hành luật cách nghiêm túc. Đức Giêsu được dâng vào Đền thánh vừa là con của Đức Mẹ, vừa là con thật của Chúa Cha trên trời. Tại đây, Đức Mẹ đã gặp ông Simêon và bà Anna Phanuel.

+ Câu 2: Ông Simêon đã nói gì với Đức Mẹ?
Ông Simêon hằng ở trong Đền thờ và chờ mong Đấng Thiên sai. Bồng Chúa Giêsu trên đôi tay già run rẩy, ông Simêon được Chúa Thánh Thần soi sáng, sung sướng cất lời ca chúc tụng Thiên Chúa và công bố Chúa Giêsu là Ánh Sáng cho dân ngoại và Vinh quang của dân Israel. Ông nói với Đức Maria: “Trẻ này sẽ nên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên, là dấu hiệu cho người đời chống báng. Còn bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn Bà”(Lc 2,25-35). Đức Maria ngạc nhiên về những gì ông Simêon loan báo, và hiểu được đôi phần về định mệnh của Chúa Giêsu và của chính mình trong công trình cứu độ của Con mình.

+ Câu 3: Đức Maria lạc mất Chúa Giêsu thế nào?
Lên 12 tuổi, Giêsu được kể như công dân Do thái và được tham dự mọi sinh họat cộng đoàn. Năm ấy, Giêsu cùng với cha mẹ lên Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua. Tan lễ, Maria và Giuse nghĩ rằng Giêsu cùng về với các bạn đồng trang lứa. Nhưng sau đó không tìm thấy trong đám bà con thân thích. Hai ông bà hoảng hốt đi tìm con và khi trở lại Đền thánh sau ba ngày, ông bà vô cùng sửng sốt thấy con đang ngồi đàm đạo giữa các thầy tiến sĩ. Mừng rỡ, Maria trách yêu con: Sao con làm thế ? Con không thấy cha mẹ phải lo lắng tìm con sao ? (Lc 2, 41-48). Mẹ yêu con biết chừng nào !

+ Câu 4: Lời thứ năm (Lc 2,48) diễn tả điều gì?
Lời thứ năm cho thấy nỗi băn khoăn quay quắt của Mẹ khi lạc mất con, đồng thời nói lên niềm vui trào dâng khi tìm thấy con đang ngồi trong Đền thờ giữa các tiến sĩ. Tìm kiếm và gặp gỡ Chúa Giêsu vẫn luôn là điều tiên quyết trong đời sống Kitô hữu.

+ Câu 5: Đức Maria là Mẹ của Đức Giêsu tại sao gọi là Mẹ Thiên Chúa?
Vì Đức Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa; vì thế Đức Maria cũng là mẹ Thiên Chúa (Theotokos). Đó là lời tuyên tín của Công đồng Ephêsô (431).

+ Câu 6: Tại sao Hội Thánh tuyên xưng Đức Maria là Mẹ của Hội Thánh?
Hội thánh là Nhiệm thể của Đức Kitô, mà Đức Kitô là Đầu. Không thể tách Đầu khỏi thân, vì thế Hội thánh quả quyết Đức Maria là Mẹ của Nhiệm Thể Đức Kitô, tức là Hội thánh.

+ Câu 7: Đức Maria là gương mẫu Đức tin thế nào?
Đời sống của Đức Maria là một hành trình đức tin giữa muôn vàn thử thách. Mẹ luôn vững tin và trung thành phó thác cho Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, từ lời xin vâng ngày Truyền tin đến sự xin vâng tột đỉnh khi kề bên thập giá để thông hiệp thâm sâu vào sự hiến tế của Chúa Giêsu. Bà Êlisabét đã chúc tụng Mẹ có phúc vì đã tin Lời Chúa phán sẽ được thực hiện (Lc 1,45). Chúa Giêsu đã đề cao lòng tin của Mẹ vì hơn ai hết Mẹ đã biết lắng nghe và thực hành ý Chúa (Mc 3,35). Bài ca Magnificat là một lời tuyên xưng đức tin vững mạnh vào Thiên Chúa quyền năng cứu độ. Tin vào Chúa Giêsu, Mẹ đã xin Người cứu giúp tiệc cưới Cana và bảo các gia nhân hãy làm theo những gì Người bảo. Mẹ đã tiến bứơc vững vàng trong đức tin và phó thác khi trung thành kết hiệp với Con trong cuộc khổ nạn.

+ Câu 8: Đức Maria là gương mẫu Đức tin thế nào?
Đời sống của Đức Maria là một hành trình đức tin giữa muôn vàn thử thách. Mẹ luôn vững tin và trung thành phó thác cho Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, từ lời xin vâng ngày Truyền tin đến sự xin vâng tột đỉnh khi kề bên thập giá để thông hiệp thâm sâu vào sự hiến tế của Chúa Giêsu. Bà Êlisabét đã chúc tụng Mẹ có phúc vì đã tin Lời Chúa phán sẽ được thực hiện (Lc 1,45). Chúa Giêsu đã đề cao lòng tin của Mẹ vì hơn ai hết Mẹ đã biết lắng nghe và thực hành ý Chúa (Mc 3,35). Bài ca Magnificat là một lời tuyên xưng đức tin vững mạnh vào Thiên Chúa quyền năng cứu độ. Tin vào Chúa Giêsu, Mẹ đã xin Người cứu giúp tiệc cưới Cana và bảo các gia nhân hãy làm theo những gì Người bảo. Mẹ đã tiến bứơc vững vàng trong đức tin và phó thác khi trung thành kết hiệp với Con trong cuộc khổ nạn.

+ Câu 9: Tại sao Hội Thánh tuyên xưng Đức Maria là Mẹ của Hội Thánh?
Hội thánh là Nhiệm thể của Đức Kitô, mà Đức Kitô là Đầu. Không thể tách Đầu khỏi thân, vì thế Hội thánh quả quyết Đức Maria là Mẹ của Nhiệm Thể Đức Kitô, tức là Hội thánh.

+ Câu 10: Ông Simêon đã nói gì với Đức Mẹ?
Ông Simêon hằng ở trong Đền thờ và chờ mong Đấng Thiên sai. Bồng Chúa Giêsu trên đôi tay già run rẩy, ông Simêon được Chúa Thánh Thần soi sáng, sung sướng cất lời ca chúc tụng Thiên Chúa và công bố Chúa Giêsu là Ánh Sáng cho dân ngoại và Vinh quang của dân Israel. Ông nói với Đức Maria: “Trẻ này sẽ nên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên, là dấu hiệu cho người đời chống báng. Còn bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn Bà”(Lc 2,25-35). Đức Maria ngạc nhiên về những gì ông Simêon loan báo, và hiểu được đôi phần về định mệnh của Chúa Giêsu và của chính mình trong công trình cứu độ của Con mình.

+ Câu 11: Vì sao Đức Mẹ dâng Con vào Đền Thánh?
Theo luật Do thái, sau khi sinh con trai 40 ngày, phải dâng cho Thiên Chúa trong Đền thánh, và chuộc lại bằng một lễ vật, nếu nhà nghèo thì cặp chim gáy hay bồ câu. Đức Mẹ đã tuân hành luật cách nghiêm túc. Đức Giêsu được dâng vào Đền thánh vừa là con của Đức Mẹ, vừa là con thật của Chúa Cha trên trời. Tại đây, Đức Mẹ đã gặp ông Simêon và bà Anna Phanuel.

+ Câu 12: Ông Simêon đã nói gì với Đức Mẹ?
Ông Simêon hằng ở trong Đền thờ và chờ mong Đấng Thiên sai. Bồng Chúa Giêsu trên đôi tay già run rẩy, ông Simêon được Chúa Thánh Thần soi sáng, sung sướng cất lời ca chúc tụng Thiên Chúa và công bố Chúa Giêsu là Ánh Sáng cho dân ngoại và Vinh quang của dân Israel. Ông nói với Đức Maria: “Trẻ này sẽ nên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên, là dấu hiệu cho người đời chống báng. Còn bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn Bà”(Lc 2,25-35). Đức Maria ngạc nhiên về những gì ông Simêon loan báo, và hiểu được đôi phần về định mệnh của Chúa Giêsu và của chính mình trong công trình cứu độ của Con mình.

+ Câu 13:
Đức Maria lạc mất Chúa Giêsu thế nào?
Lên 12 tuổi, Giêsu được kể như công dân Do thái và được tham dự mọi sinh họat cộng đoàn. Năm ấy, Giêsu cùng với cha mẹ lên Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua. Tan lễ, Maria và Giuse nghĩ rằng Giêsu cùng về với các bạn đồng trang lứa. Nhưng sau đó không tìm thấy trong đám bà con thân thích. Hai ông bà hoảng hốt đi tìm con và khi trở lại Đền thánh sau ba ngày, ông bà vô cùng sửng sốt thấy con đang ngồi đàm đạo giữa các thầy tiến sĩ. Mừng rỡ, Maria trách yêu con: Sao con làm thế ? Con không thấy cha mẹ phải lo lắng tìm con sao ? (Lc 2, 41-48). Mẹ yêu con biết chừng nào !

+ Câu 14:
Lời thứ năm (Lc 2,48) diễn tả điều gì?
Lời thứ năm cho thấy nỗi băn khoăn quay quắt của Mẹ khi lạc mất con, đồng thời nói lên niềm vui trào dâng khi tìm thấy con đang ngồi trong Đền thờ giữa các tiến sĩ. Tìm kiếm và gặp gỡ Chúa Giêsu vẫn luôn là điều tiên quyết trong đời sống Kitô hữu.

+ Câu 15: Đức Maria là Mẹ của Đức Giêsu tại sao gọi là Mẹ Thiên Chúa?
Vì Đức Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa; vì thế Đức Maria cũng là mẹ Thiên Chúa (Theotokos). Đó là lời tuyên tín của Công đồng Ephêsô (431).

+ Câu 16: Tại sao Hội Thánh tuyên xưng Đức Maria là Mẹ của Hội Thánh?
Hội thánh là Nhiệm thể của Đức Kitô, mà Đức Kitô là Đầu. Không thể tách Đầu khỏi thân, vì thế Hội thánh quả quyết Đức Maria là Mẹ của Nhiệm Thể Đức Kitô, tức là Hội thánh.

+ Câu 17: Đức Maria là gương mẫu Đức tin thế nào?
Đời sống của Đức Maria là một hành trình đức tin giữa muôn vàn thử thách. Mẹ luôn vững tin và trung thành phó thác cho Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, từ lời xin vâng ngày Truyền tin đến sự xin vâng tột đỉnh khi kề bên thập giá để thông hiệp thâm sâu vào sự hiến tế của Chúa Giêsu. Bà Êlisabét đã chúc tụng Mẹ có phúc vì đã tin Lời Chúa phán sẽ được thực hiện (Lc 1,45). Chúa Giêsu đã đề cao lòng tin của Mẹ vì hơn ai hết Mẹ đã biết lắng nghe và thực hành ý Chúa (Mc 3,35). Bài ca Magnificat là một lời tuyên xưng đức tin vững mạnh vào Thiên Chúa quyền năng cứu độ. Tin vào Chúa Giêsu, Mẹ đã xin Người cứu giúp tiệc cưới Cana và bảo các gia nhân hãy làm theo những gì Người bảo. Mẹ đã tiến bứơc vững vàng trong đức tin và phó thác khi trung thành kết hiệp với Con trong cuộc khổ nạn.

+ Câu 18: Đức Maria là gương mẫu Đức tin thế nào?
Đời sống của Đức Maria là một hành trình đức tin giữa muôn vàn thử thách. Mẹ luôn vững tin và trung thành phó thác cho Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, từ lời xin vâng ngày Truyền tin đến sự xin vâng tột đỉnh khi kề bên thập giá để thông hiệp thâm sâu vào sự hiến tế của Chúa Giêsu. Bà Êlisabét đã chúc tụng Mẹ có phúc vì đã tin Lời Chúa phán sẽ được thực hiện (Lc 1,45). Chúa Giêsu đã đề cao lòng tin của Mẹ vì hơn ai hết Mẹ đã biết lắng nghe và thực hành ý Chúa (Mc 3,35). Bài ca Magnificat là một lời tuyên xưng đức tin vững mạnh vào Thiên Chúa quyền năng cứu độ. Tin vào Chúa Giêsu, Mẹ đã xin Người cứu giúp tiệc cưới Cana và bảo các gia nhân hãy làm theo những gì Người bảo. Mẹ đã tiến bứơc vững vàng trong đức tin và phó thác khi trung thành kết hiệp với Con trong cuộc khổ nạn.

+ Câu 19: Tại sao Hội Thánh tuyên xưng Đức Maria là Mẹ của Hội Thánh?
Hội thánh là Nhiệm thể của Đức Kitô, mà Đức Kitô là Đầu. Không thể tách Đầu khỏi thân, vì thế Hội thánh quả quyết Đức Maria là Mẹ của Nhiệm Thể Đức Kitô, tức là Hội thánh.

+ Câu 20: Ông Simêon đã nói gì với Đức Mẹ?
Ông Simêon hằng ở trong Đền thờ và chờ mong Đấng Thiên sai. Bồng Chúa Giêsu trên đôi tay già run rẩy, ông Simêon được Chúa Thánh Thần soi sáng, sung sướng cất lời ca chúc tụng Thiên Chúa và công bố Chúa Giêsu là Ánh Sáng cho dân ngoại và Vinh quang của dân Israel. Ông nói với Đức Maria: “Trẻ này sẽ nên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên, là dấu hiệu cho người đời chống báng. Còn bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn Bà”(Lc 2,25-35). Đức Maria ngạc nhiên về những gì ông Simêon loan báo, và hiểu được đôi phần về định mệnh của Chúa Giêsu và của chính mình trong công trình cứu độ của Con mình.

4. Phần 4

a. Vòng 1:


1. Lời thứ sáu của Đức Mẹ mà Tân ước ghi lại (HỌ HẾT RƯỢU RỒI).
2. Lời thứ bảy của Đức Mẹ mà Tân ước ghi lại (NGƯỜI BẢO GÌ HÃY LÀM THEO).
3. Lễ ĐM dâng CGS trong Đền thánh còn được gọi là: (LỄ NẾN).
4. “Họ hết rượu rồi” là đề tài ngày hành hương nào? Ngày mấy? Có mấy Đức Cha? (HĐMV – 13/11 – CÓ 3 ĐỨC CHA).
5. Những nhân vật nổi bật nhất trong tiệc cưới Cana là ai? (CHÚA GIÊSU VÀ ĐỨC MẸ).
6. Danh xưng Maria còn có nghĩa này: (NỮ HOÀNG HAY CÔNG CHÚA).
7. Ngày lễ kính Đức Mẹ Hằng cứu giúp (27/6).
8. “Người bảo gì, hãy làm theo” là đề tài ngày hành hương nào? Ngày mấy? Có mấy Đức Cha? (GIÁO LÝ VIÊN – 13/7 – CÓ 1 ĐỨC CHA).
9. Lễ về Đức Mẹ kính ngày 08/9 hàng năm (SINH NHẬT ĐỨC MẸ).
10. Lễ về Đức Mẹ kính ngày 16/7 hàng năm (ĐỨC MẸ NÚI CAMÊLÔ).

b. Vòng 2:
1. HỌ HẾT RƯỢU RỒI.
2. TRÊN ĐỒI CANVÊ.
3. LẦN HẠT MÂN CÔI.
4. BƯỚC THEO CHÚA.
5. NGỢI KHEN CHÚA.

5. Phần 5

+ Câu 1: Phụng vụ có những lễ nào kính Đức Mẹ? Hãy kể 3 ngày lễ kính Đức Mẹ?
Có 17 lễ về Đức Mẹ:
Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa (1.1). Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong Đền thánh (2.2). Đức Mẹ Lộ đức (11.2). Lễ Truyền tin (25.3). Đức Mẹ Fatima (13.5). Đức Mẹ thăm viếng (31.5). Trái tim vô nhiễm Đức Mẹ (20.6). Đức Mẹ hằng cứu giúp (27.6). Đức Mẹ núi Camêlô (16.7). Đức Mẹ lên trời (15.8). Đức Maria Trinh Nữ vương (22.8). Sinh nhật Đức Mẹ (8.9). Đức Mẹ sầu bi (15.9). Danh thánh Đức Maria (12.9). Đức Mẹ Mân côi (7.10). Đức Mẹ dâng mình vào Đền thờ (21.11). Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội (8.12).

+ Câu 2:
Lời phản ứng của Đức Maria với sứ thần Gabriel
là lời thứ mấy trong 7 lời của Đức Maria?
Lời thứ nhất.

+ Câu 3: Biến cố truyền tin xảy ra tại đâu?
Nagiarét.

+ Câu 4: Bêlem thuộc miền nào?
Miền Giuđa.

+ Câu 5: Theo Matthêu, các đạo sĩ đến Bêlem gặp ai?
Hài Nhi và Đức Maria.

+ Câu 6: Hai cuộc hiện ra của Đức Mẹ đã được Hội Thánh Công nhận ?
Tại Fatima và Lộ Đức.

+ Câu 7: Đức Cha Marcello Piquet, Giám Mục giáo phận Nha Trang đã cử hành lễ Đặt tượng Đức Mẹ tại TàPao ngày, tháng, năm nào ?
8/12/1959.

+ Câu 8: Việc sùng kính Đức Mẹ Mân Côi và Kinh Mân Côi ngày càng được phổ biến trong Giáo Hội qua các triều đại Giáo hoàng, đặc biệt Đức Giáo Hoàng nào đã ban hành nhiều Tông Thư về Kinh Mân Côi ?
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

+ Câu 9: Trong năm Thánh Đức Mẹ TàPao, ngoài trung tâm Đức Mẹ TàPao, toà ân giải còn cho phép mở 5 địa điểm (Nhà thờ) tại năm giáo hạt để thuận tiện cho việc tham dự các buổi cử hành phụng vụ ban ơn toàn xá. Đó là các Nhà thờ:
- Võ Đắt.
- Thanh Xuân.
- Chính Tòa.
- Hiệp Đức.
- Long Hà

+ Câu 10: Trong cuộc hiện ra ở Lộ Đức, Đức Mẹ tỏ mình là Đấng…
Đấng vô nhiễm nguyên tội.
 
Ngày Thế Giới Phòng Chống AIDS, Nhóm Emmaus dâng Thánh Lễ cầu nguyện và thăm viếng bệnh nhân có HIV
Paulus Lê Sơn
06:35 01/12/2009
HÀ NỘI - Ngày 1/12/09 là ngày thế giới phòng chống AIDS, Nhóm Emmaus TGP Hà Nội, với sứ vụ thông truyền kiến thức HIV cho cộng đồng, giảm thiểu kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người có HIV. Quí cha và nhóm cùng dâng thánh lễ tại nhà nguyện Têresa tòa giám mục Hà Nội cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời và những người bạn đang sống chung cùng với HIV.

Hình ảnh ngày thế giới phòng chống Sida tại Hà Nội

Thánh lễ đồng tế có quí cha Bruno Phạm Bá Quế, trưởng ban bác ái Tgp Hà Nội, cha F.X Nguyễn Kim Phùng dcct Hà Nội cùng đầy đủ anh chị em tình nguyện viên và những người bạn có H.

Một hiện tượng đặc biệt trong thánh lễ này có sự xuất hiện của ông Lê Nhân Tuấn, giám đốc trung tâm phồng chống HIV thành phố Hà Nội cùng có Bác sĩ Trần Quốc Tuấn và thạc sĩ Nguyễn Thu Hương. Mục đích của các vị đến với nhóm Emmaus TGP Hà Nội vì lẽ, trong công cuộc phòng chống HIV và giảm thiểu kỳ thị với người có H nhóm Emmaus đã làm được nhiều hơn những gì mà một tổ chức xã hội lớn đã làm. Cho dù mới bước theo sứ vụ đến với những người bạn có H nhưng Nhóm Emmaus TGP Hà Nội do Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt khởi xướng đã có những thành quả hơn mong đợi. Trong khi đó, những công việc mà nhóm đang làm cho xã hội vẫn luôn bị những mặt hạn chế do cơ chế xã hội đem lại. Thấy được điều đó, có lẽ cái trung tâm phòng chống HIV của thành phố Hà Nội đã thật sự mong muốn nhóm Emmaus cộng tác cùng với họ để công việc phòng chống, giảm thiểu kỳ thị & phân biệt đối xử với người có H đạt kết quả tốt nhất.

Chưa đầy 2 năm làm việc nhưng nhóm Emmaus đã tìm đến hàng ngàn lượt bệnh nhân có H tại các bệnh viện, đi thăm hỏi và tặng quà đến các gia đình. Chăm sóc trực tiếp các bệnh nhân, chung tay tẩm liệm, chôn cất những bệnh nhân qua đời. Thành lập một số cơ sở bác ái, những mái nhà chung cho bệnh nhân có H, những con người đau ốm bệnh tật bị bỏ rơi không nơi nương tựa.

Kết thúc thánh lễ mọi người đi đến các bệnh viện có bệnh nhân HIV. Như bệnh viện 09, bệnh viện bệnh mai, bệnh viện đống đa. Tình yêu thương và tấm lòng quảng đại trong công việc mà Thiên Chúa trao phó cho nhóm Emmaus gửi đến cho anh chị em có H đã khiến cho họ tìm lại được bình an và sức sống cho chính mình. “Những món quà dù bé nhỏ nhưng tấm lòng của quí cha, quí sơ cùng anh chị em tình nguyện viên đến với chúng con là điều ý nghĩa nhất trong những ngày tháng chúng con điêu tàn” Đó là lời chia sẻ của một bệnh nhân.

Hà Nội 1/12/09
 
Hội thảo tại TTMV Saigòn - Người trẻ mong đợi gì nơi: Thánh lễ - Giáo lý - Linh mục
Hạt Cát ghi nhận
06:54 01/12/2009
SAIGÒN - Trong xu hướng phát triển và hội nhập kinh tế, văn hoá ngày nay, giá trị sống của con người bị đảo lộn, nhiều người trẻ bị cuốn vào những cơn thác loạn của cuộc đời và sớm đánh mất chính mình... Các phương tiện truyền thông thường đưa tin về những vấn nạn của một bộ phận người trẻ, đề cập đến sự vô tâm, vô can…. của họ. Nhưng những người trẻ tại TTMV chiều 28/11/2009 là những chứng nhân lội ngược dòng.

Hình ảnh sinh hoạt và hội thảo Giới Trẻ

Tại Hội Trường Lầu I của Trung Tâm Mục Vụ, Tổng Giáo Phận Tp HCM, hơn 200 tham dự viên gồm sinh viên, phụ huynh, các nhà giáo dục, Linh mục và rất nhiều nam nữ tu sĩ tham dự.

Thuyết trình chính trong phần đầu của chương trình là các bạn sinh viên lớp Kỹ Năng Sống. Những ai có mặt tại TTMV chiều nay sẽ vô cùng ngạc nhiên và khâm phục cách thuyết trình khá chuyên nghiệp, đầy ấn tượng và nội dung trình bày rất thuyết phục, trong lần đầu tiên “ra khơi thả lưới” của các bạn trẻ.

Ba tuần là khoảng thời gian không dài và các bạn của chúng ta đã làm việc rất tích cực từ khâu tổ chức, chia tổ đi phỏng vấn, quay phim, viết bài, lên powerpoint, làm tiểu phẩm….

Bị giới hạn về thời gian và với một khối lượng công việc đồ sộ như vậy, đòi hỏi các bạn phải năng động, suy tư, nhiều sáng tạo và có tinh thần làm việc nhóm cao.

Nội dung trình bày rõ ràng và mang đậm tính thực tế. Buổi thuyết trình của các bạn gửi đến tất cả những ai có mặt tại hội trường nói riêng và các vị có thẩm quyền nói chung, những suy nghĩ, những ưu tư, niềm mong mỏi của người trẻ ngõ hầu Thánh Lễ trở nên sinh động và lôi cuốn họ.

Một loạt hình phỏng vấn “Lý do người trẻ không thích đến Thánh Lễ” được ghi nhận tại nhiều địa điểm với nhiều đối tượng thanh thiếu niên nam, nữ khác nhau. Ý kiến khảo sát phong phú và chi tiết.

Một trong những khó khăn mà các bạn trẻ của chúng ta gặp phải trong quá trình ghi hình, là có khoảng 30% thanh thiếu niên từ chối trả lời phỏng vấn bằng thái độ thờ ơ, lãnh cảm. Con số này phản ảnh một xu hướng thực tế mất mát và đáng buồn! Tuy nhiên, chúng ta có quyền hy vọng lịch sử sẽ sang trang, đâu đó lửa vẫn cháy. Chúng ta hy vọng các cấp có thẩm quyền liên quan, các bậc phụ huynh và bộ phận người trẻ năng động sẽ thắp lên ngọn lửa lòng của mình, để cùng nhau xua đi băng giá của cơn bão Makeno đang bao trùm xã hội và Giáo hội.

Để Thánh Lễ hấp dẫn người trẻ:

Mở đầu bằng dẫn chứng hai hình ảnh đối lập về quang cảnh của Thánh Lễ, các bạn dẫn khán giả đi tìm câu trả lời của vấn đề: “Để Thánh Lễ hấp dẫn người trẻ”. Đây là phần trình bày của hai bạn Kim Quyên và Tạ Uyên.

1. Bài giảng:

Ngoài mục vụ, một trong những phần chính của Thánh Lễ là phần bài giảng. Thực tế cho thấy rằng để có được một bài giảng có tính thiêng liêng, không mang nặng sắc thái sách vở và xa rời thực tế, đòi hỏi các vị Linh mục phải sống đời tu cách nghiêm túc, gắn bó mật thiết với Thiên Chúa, có chiều sâu nội tâm và trải nghiệm sống.

Người trẻ cho rằng để Thánh Lễ hấp dẫn họ, bài giảng nên là một bài suy niệm ngắn, mang tính trẻ trung, có liên hệ thực tế, đụng chạm đến những vấn đề của họ và lồng vào đó những vấn đề nóng bỏng của thời cuộc.

Gợi ý suy tư bằng cách đặt câu hỏi, sẽ góp phần làm cho Thánh Lễ trở nên sinh động và tạo tính chủ động nơi người dự Lễ.

Vị trí uy quyền của các vị Linh mục nơi toà giảng làm cho người trẻ cảm thấy các Ngài thiếu gần gũi còn bản thân người trẻ bị lạc lõng ngay trong nhà của Cha mình.

2. Âm nhạc:

Tuổi trẻ vốn năng động và vui tươi. Âm nhạc là một phần trong đời sống của đại đa số người trẻ. Đến Thánh đường, người trẻ không những có nhu cầu muốn cất lời ca tiếng hát qua những bài Thánh ca, mà còn qua kinh nguyện. Đọc kinh theo phương cách truyền thống không khơi gợi cho họ sự sung mãn trong đời sống nội tâm.

3. Các nghi thức khác:

Lời nguyện Giáo dân vốn quy củ và cứng nhắc. Các bạn trẻ muốn dâng thêm một vài lời nguyện tự phát, để nói lên tâm tình con thảo của mình.

Không muốn là những pho tượng biết đọc kinh, người trẻ ước ao cộng đoàn hãy nắm tay nhau và hát vang lời Kinh Lạy Cha, để mỗi người đều cảm nhận mình là một phần của Giáo hội và là anh em cùng một Cha trên trời.

Chúc bình an là giây phút mà cộng đoàn trao tặng cho nhau ánh mắt thương yêu, nụ cười thân thiện. Là phút giây mà mỗi người thừa nhận sự hiện diện và cảm nhận tình liên đới với những người bên cạnh. Tuy nhiên, không ít lần chúng ta bắt gặp thái độ thờ ơ, những cái gật đầu lạnh ngắt hoặc sự thinh lặng vô cảm.

Sẽ thật ấm áp tình người và cảm thấy được tôn trọng khi có ai đón tiếp và ổn định chỗ ngồi cho chúng ta, bằng sự ân cần và thái độ tử tế.

Bằng tâm tình của những người con, các bạn đã nói lên những thao thức và ưu tư của mình. Chúng ta – những người lớn – phải rất vui mừng vì Giới trẻ có những ưu tư như thế.

Làm sao thu hút người trẻ đến với các lớp Giáo lý và các hoạt động của Giáo xứ:

Bằng cách hỏi-đáp và lời văn sôi nổi, Ngô Hải đã gây ấn tượng với phần đầu của đề tài “Làm sao thu hút người trẻ đến với các lớp Giáo lý và các hoạt động của Giáo xứ”. Bạn đã đưa ra một bức tranh sẫm màu về thực trạng của các hoạt động giáo lý dành cho người trẻ hiện nay: các lớp giáo lý thường được đóng khung trong 4 bức tường vôi ngả màu; Cơ sở vật chất thiếu thốn, thiếu phương tiện truyền thông; Phương pháp dạy cổ hủ, lạc hậu, thiếu đổi mới, thiếu hào hứng; Thiếu sự đầu tư và quan tâm….

Thực trạng trên cho thấy, buồn chán và bị động là những lý do chính khiến cho nhiều người trẻ sẵn sàng lựa chọn cho mình một sân chơi khác như chát, game online, nhà nghỉ,…..

Bên cạnh đó, một bức tranh khác mô tả những hạn chế trong chính đội ngũ Giáo lý viên: không đoàn kết, chia rẻ, cục bộ… So với tổng số các em tham gia chương trình giáo lý, số lượng giáo lý viên quá ít và ngày càng có chiều hướng giảm dần. Ước tính trung bình có 30 em/GLV. Với một tỉ lệ như vậy, GLV thực sự không có thời gian để quan tâm đủ đến các em. Áp lực này là nguyên nhân của thái độ cau có, thiếu nhiệt tâm, thiếu thấu hiểu.

Bên cạnh những khó khăn nêu trên, Ngô Hải đưa ra bức tranh thứ ba với nhiều gram màu đỏ, màu của căng thẳng và áp lực:

- Các Cha, các cấp trên dường như chỉ chú trọng đến kết quả của việc học giáo lý, nhưng lại thiếu sự quan tâm đồng hành và đầu tư thích đáng.

- Bản thân các GLV là học sinh, sinh viên và người trưởng thành. Do đó các bạn cũng cần thời gian, sức khoẻ và tiền bạc để chú trọng đến trách nhiệm xã hội của mình: đó là chuyện học hành, công việc và đôi khi là con cái.

- Nhiều người trẻ muốn đóng góp cho Giáo hội trong vai trò GLV, nhưng họ bị ngăn cấm và không nhận được sự ủng hộ từ phía gia đình bởi một trong những vấn đề là cơm, áo, gạo, tiền.

- Kế đến là sự bất hợp tác của các em thiếu nhi có thái độ gây hấn và không vâng lời.

- Phụ huynh cũng đóng vai trò gây áp lực cho GLV bằng sự vô tình hay phản ứng thiếu cảm thông.

Qua ba bức tranh dẫn chứng trên, có thể thấy người trẻ trong vai trò của một GLV chịu nhiều thiệt thòi, mệt mỏi và áp lực. Chính lòng yêu mến Giáo hội và ý muốn dấn thân phục vụ, mà ngày nay đội ngũ GLV trẻ vẫn còn tồn tại. Lửa lý tưởng của người trẻ đối với Giáo hội vẫn còn đó. Nếu không được giữ gìn và lan toả, ngọn lửa âý sẽ sớm lụi tàn.

Là đòi hỏi chính đáng để các bạn GLV có được sự quan tâm, hỗ trợ, khuyến khích, đồng hành.. .đúng mức từ các cha, các cấp trên, gia đình và xã hội. Sau đây là một vài giải pháp đề nghị được nêu lên:

- Về mặt nhân sự:

Kêu gọi sự dấn thân phục vụ.

Cải tiến hình thức họp GLV để tăng tính chủ động và sáng tạo.

Có sự đồng hành của các cấp có thẩm quyền trong công tác giảng dạy.

- Chuyên môn:

Cần tạo điều kiện để nâng cao các kỹ năng mền cho đội ngũ GLV như kỹ năng sinh hoạt nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tổ chức, kỹ năng đối thoại, kỹ năng giải quyết vấn đề… bằng cách mời các huynh trưởng hoặc người có chuyên môn đến để đào tạo và huấn luyện đội ngũ GLV địa phương.

Đầu tư vào trang thiết bị dùng để giảng dạy như: đồ chơi, video, film, truyện tranh các Thánh, các giáo trình có nội dung liên hệ với đời sống hiện tại.

Người trẻ có nhiều nhu cầu chính đáng như: giao lưu bạn bè, học hỏi điều mới, thể hiện bản thân…. Do đó cần tổ chức thi đua, giao lưu các GLV giữa các giáo hạt, giáo phận.

- Cở sở vật chất:

Cần có sự đầu tư cho các phòng học, nơi sinh hoạt,…

Bảo trì các hệ thống cở sở vật chất hiện có.

Đầu tư công nghệ thông tin trong giảng dạy (nếu có điều kiện)

Để nâng cao công tác giảng dạy GL ở các Giáo xứ, thiết nghĩ cần có một định hướng nhằm hỗ trợ ổn định đời sống, nâng cao kiến thức và khả năng phục vụ của GLV. Tiếp lời Ngô Hải, bạn Tâm Anh nêu lên một vài đề nghị cụ thể hỗ trợ cho GLV như sau:

- Vật chất: hỗ trợ kinh phí đi lại, liên lạc cho GLV. Điều này làm thoả mãn nhu cầu cơ bản trong phục vụ và mang tính khả thi.

Chính sách khen thưởng khi có sự nỗ lực xứng đáng (hiện vật: sách, vở, bút viết…). Tổ chức các buổi giao lưu, picnic cho GLV

Chăm lo đời sống cá nhân GLV bằng những hoạt động thiết thực như trợ cấp học bổng, cho vay vốn với lãi suất thấp hoặc bằng không.

- Tinh thần: thường xuyên được quan tâm, thăm hỏi, đối thoại từ các Cha và các cấp trên.

Tổ chức các nhóm, các CLB hỗ trợ việc học tập

Giới thiệu công ăn việc làm cho GLV

Không chỉ chú trọng về kiến thức xã hội, người trẻ còn cưu mang những ưu tư, thao thức xây dựng Giáo hội theo cách trẻ trung và ao ước dấn thân thực hiện sứ vụ tông đồ của mình. Tuy nhiên, lòng can đảm lãnh nhận trách nhiệm này, không được các vị chủ chăn, các vị Linh mục, các bậc làm cha mẹ lắng nghe và đón nhận một cách thoả đáng. Xin trích dẫn thư của một bạn trẻ như sau: “Cha muốn nghe người trẻ, nhưng lại chẳng hề tạo cho người trẻ một cơ hội để nói. Cha đối với người trẻ, xa lạ và uy quyền lắm. Cha muốn chúng con cộng tác, nhưng lại ngại tuổi tác và kinh nghiệm non trẻ của chúng con. Con thiết nghĩ rằng, không thử 1 lần, không té ngã, sẽ chẳng bao giờ có kinh nghiệm, và rồi người trẻ mãi mãi vẫn chỉ đứng ngoài lề mà thôi.”

Phần tiếp theo của chương trình là một tiểu phẩm ngắn với sự diễn xuất của 5 bạn trẻ. Bằng ngôn từ hài hước nhưng thực tế, các bạn đã diễn rất xuất sắc, nêu lên thực trạng đời thường và đời sống tâm linh của các gia đình thời @: Người già trở nên cô đơn và lẻ loi, xunh đột xảy ra liên quan đến đời sống tôn giáo giữa các thế hệ. Các bậc làm cha mẹ chạy theo công việc làm ăn, thiếu quan tâm giáo dục con cái. Cơn bão KTTT và hội nhập đang cuốn phăng người trẻ ra khỏi mái nhà và Giáo xứ của họ. Chương trình giáo dục nặng nề và bất cập gây nhiều áp lực, mệt mỏi. Nhà thờ không đủ sức thu hút sự quan tâm của họ. Người trẻ dễ dàng lựa chọn cho mình những thú vui chóng qua và đôi khi vô bổ.

Giới trẻ mong đợi gì ở các vị Linh mục, Tu sĩ thời @:

Hai bạn Trương Đức Hiệp và Châu Hoàng Anh Phương phối hợp ăn ý, trình bày đề tài “Giới trẻ mong đợi gì ở các vị Linh mục, tu sĩ thời @?”

Trong xã hội ngày nay, không khó để người ta nhìn thấy nhiều người già vẫn còn buôn gánh bán bưng để mưu sinh, hay cô đơn ngay trong chính gia đình của mình. Không khó để thấy các bậc làm cha mẹ đuổi theo những cơn sóng bất tận của công ăn việc làm…thay vì dành thời gian ở cùng và giáo dục con cái. Không khó để thấy hình ảnh của nhiều người trẻ ở các quán café, phòng Karaoke, dịch vụ internet…. thay vì lớp học

Giới trẻ là tương lai của Giaó hội. Giữa xã hội ngày nay đầy vẫy những cơn sóng biến động, người trẻ luôn khao khát được nhìn thấy những ngọn đèn hải đăng để định hướng cho con thuyền cuộc đời của mình. Họ cần được tôi luyện để làm muối, làm men cho đời. Vì thế, họ có lý do chính đáng để mong đợi sự dấn thân và thiện chí nơi các vị chủ chăn, các vị Linh mục, Tu sĩ.

Họ cần được các Ngài lắng nghe bằng đôi tai thứ ba, bằng cái tâm để thấu hiểu những diễn biến phức tạp trong đời sống nội tâm và những khát vọng muốn nên Thánh, để được đồng hành.

Họ cần được đối thoại để chia sẻ những suy nghĩ, những ước muốn phục vụ và kê vai gánh vác trách nhiệm theo khả năng.

Họ cần những nhân chứng sống phản chiếu khuôn mặt của Đức Kitô, hơn là các thầy giảng để lay động những con người còn đang chìm sâu trong giấc ngủ của tối tăm và thờ ơ.

Họ cần ở các Ngài lòng quan tâm và tình yêu của một người Cha.

Sau buổi thuyết trình đầy bức xúc và ấn tượng của các bạn lớp KNS, do giới hạn về thời gian, giới phụ huynh không có cơ hội để nói lên cảm nhận của mình về lòng tự hào, lời cảm ơn và lời xin lỗi vì đã quá vô tình với các bạn trẻ.

Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn-Trưởng BMVHNGD Tổng giáo phận Tp.HCM và Cha Giuse dòng Donbosco phát biểu một vài suy nghĩ ngắn. Các Ngài ngỏ lời khâm phục việc dấn thân và khả năng của người trẻ. Đồng thời cũng chia sẻ một vài khó khăn trong đời mục tử và kết thúc bằng câu: “I love you and I am sorry”.

Thái độ cởi mở, lắng nghe của các Ngài bày tỏ lòng quý mến và thiện chí đối thoại. Tuy nhiên, điều thực sự đáng tiếc là thời gian quá hạn chế và chỉ có hai vị Linh mục hiện diện trong giảng đường ngày hôm nay. Một vấn đề mang tính thực tế, đầy bức xúc và nhạy cảm như thế này, thiết nghĩ cần có sự hiện diện, quan tâm và đối thoại của các vị chủ chăn, các Đức giám mục, nhiều vị Linh mục và Tu sĩ. Đây là cơ hội để các Ngài lắng nghe người trẻ nghĩ gì, cần gì, mong chờ gì. Đồng thời đây cũng là thách đố cho Giáo hội trong việc giành lấy người trẻ từ những vòng xoay điên đảo của xã hội.

Với tư cách là người đồng hành với các bạn trẻ, Sr Hồng Quế đã cảm ơn các bạn đã “can đảm” chia sẻ “nỗi lòng” để các “bậc cha mẹ’ có cơ hội hiểu các bạn và yêu thương các bạn một cách thích hợp hơn. Có những bạn không mấy hài lòng (nếu không muốn nói là bất mãn) với Giáo Hội, với Cha xứ, với các tu sĩ…Sr xin các bạn hãy thắp lên ngọn lửa của mình hơn là nguyền rủa bóng đêm, hãy bắt tay vào làm những việc gì trong khả năng và tầm tay của các bạn, giúp cho Giáo Hội của chúng ta tốt hơn. Sr gởi đến các bạn câu nói để đời của Tổng Thống Kennedy: “Đừng hỏi đất nước đã làm gì cho bạn, nhưng hãy tự hỏi bạn đã làm gì cho đất nước”. Chúng ta có thể thay chữ “đất nước” trong câu đó bằng chữ “Giáo Hội” và chúng ta sẽ có một câu tương tự: “ Đừng hỏi Giáo Hội đã làm gì cho bạn, nhưng hãy tự hỏi bạn đã làm gì cho Giáo Hội”. Hãy dùng hết năng lực, nhiệt tâm và sáng kiến của bạn cộng tác cho giáo xứ của các bạn mỗi ngày một tốt hơn.

Hãy tự tu luyện cho mình có một đời sống nội tâm. Trên con đường đi theo Chúa tìm kiếm Chúa, chắc chắn chúng ta sẽ gặp những chướng ngại, chán nản và muốn buông xuôi từ nhiều phía nhưng nếu có Chúa trong ta và cùng đồng hành với ta, ta không còn sợ chi. Chúng ta hãy mạnh mẽ tin yêu vào Đức Kitô. Không ai, và không có khó khăn, thử thách nào có thể tách lìa chúng ta khỏi Tin Yêu Chúa Ki.tô. Bạn Quang Trung đã giúp cho cả Hội Trường cùng hát và làm cử điệp bài “Xin Tin Yêu” của Nhạc sĩ Gia Ân với những cử điệu rất mạnh mẽ, dứt khoát, đầy tin tưởng và hy vọng.

Có thể nói, buổi thuyết trình của các bạn lớp KNS rất thành công, mỗi bạn đã đóng góp hết mình từ nội dung đến hình thức (point, video, cầu nguyện, diễn kịch, hát cầu nguyện). Chúng tôi cảm phục và biết ơn những gì các bạn đã làm. Chúng tôi cũng ước mong mọi người dành chút thời gian nghe bài hát “Xin Tin Yêu” http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=0HHQ2amc0Z. Nó cho chúng tôi nhìn thấy sức sống mạnh mẽ của Giáo hội và niềm hy vọng vào một tương lai đầy hứa hẹn. Chúng tôi không quên gởi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả những người đã vất vả đồng hành và cho các bạn cơ hội để được thể hiện.
 
Hình ảnh Hội Ái Hữu Cựu Viên Chức họp mặt mừng lễ Quan Thầy thánh Phanxicô Xaviê
William Nguyễn
07:02 01/12/2009
LITTLESAIGÒN - Theo thông lệ hàng năm Hội Ái Hữu Cựu Viên Chức họp mặt mừng Thánh Quan Thầy Phanxico Xavie của Hội. Năm nay cùng với Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam, Hội Ái Hữu Cựu Viên Chức Tổ Chức Thánh Lễ kính Thánh Bổn Mạng và cũng để tưởng nhớ đến Quý Cha Quý Soeur và Quý Cựu Viên Chức đã qua đời và tri ân quí cựu viên chức đã dấn thân phục vụ Cộng Đồng, các Cộng Đoàn trong suốt 30 năm qua.

Hình ảnh sinh hoạt và thánh lễ

Cha Nguyễn Uy Sỹ, Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ và Ông Nguyễn Văn Liêm Chủ Tịch Ban Chấp hành Cộng Đồng. Cha Phạm Ngọc Hùng, Linh Hướng và Bác sĩ Nguyễn Đức Tuấn, Hội trưởng Hội Ái Hữu Cựu Viên Chức.
 
Lễ khai mạc Năm Thánh 2010 tại giáo phận Hưng Hóa
Ban TTGP Hưng Hóa
07:09 01/12/2009
SƠN TÂY (28.11.2009) – Ngay sau ngày Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội tại Trung tâm Lễ hội Đền Hùng, sáng thứ bảy 28-11-2009, giáo phận Hưng Hoá đã cử hành Thánh Lễ Khai mạc Năm Thánh tại Nhà thờ Chính toà Sơn Lộc. Đông đảo các linh mục, tu sĩ và giáo dân đã tề tựu chung quanh Đức Giám mục để cử hành Thánh Lễ kính các Thánh Tử đạo Việt Nam với bộ lễ và thánh ca đã vang lên tại Sở Kiện.

Trong bài giảng, Đức Giám mục Giáo phận đã tóm tắt “Thư Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi cộng đồng dân Chúa công bố Năm Thánh 2010” và “Văn thư của Toà Ân giải Tối cao”, đồng thời công bố 7 nhà thờ được ấn định tại 7 giáo hạt. Đức Giám mục nhấn mạnh đến việc “học hỏi về mầu nhiệm Giáo Hội, không chỉ nhằm mục đích cung cấp một số kiến thức lý thuyết, nhưng còn nhằm thúc đẩy sự tham gia của tất cả Dân Chúa vào đời sống Giáo Hội”, đặc biệt là việc truyền
giáo trong giáo phận. Ngài nhắc nhớ phương hướng xây dựng giáo hội tại địa phương, cụ thể là xây dựng cộng đoàn gia đình, giáo họ, giáo xứ, giáo phận trở thành một cộng đoàn đức tin, một cộng đoàn phượng tự, một cộng đoàn bác ái, để trở thành một cộng đoàn truyền giáo.

Đức Giám mục kêu gọi mọi người quan tâm đến việc đổi mới đời sống là điều kiện để được hưởng ơn toàn xá. Ngài cho biết: trong Năm Thánh, kết hợp với Năm Linh mục, 2/3 linh mục trong giáo phận đã tự nguyện đăng ký đi tĩnh tâm theo phương pháp linh thao một tuần. Sau Thánh Lễ, các giáo xứ đã nhận 50.000 “tờ bướm” do Uỷ ban Năm Thánh phát hành để gửi đến từng gia đình công giáo trong giáo phận.
 
Bài giảng Thánh lễ khai mạc Năm Thánh 2010 Giáo phận Phát Diệm
+ GM Giuse Nguyễn Năng
07:16 01/12/2009
Bài giảng Thánh lễ khai mạc Năm Thánh 2010 Giáo phận Phát Diệm

tại Đền Thánh tử đạo Phúc Nhạc ngày 25-11-2009

Hôm nay chúng ta họp nhau để mừng lễ các thánh Tử Đạo Việt Nam tại xứ Phúc Nhạc này theo truyền thống hằng năm, và đồng thời cũng để tiếp nối một biến cố lớn lao của Giáo Hội Việt Nam. Quả vậy, hôm qua Giáo Hội Việt Nam đã long trọng khai mạc Năm Thánh 2010 tại giáo xứ Sở Kiện, với sự hiện diện của hầu hết các giám mục, hàng ngàn linh mục và hàng vạn giáo dân. Và hôm nay, chúng ta khai mạc Năm Thánh 2010 tại giáo phận Phát Diệm.

Đây không phải là một lễ hội, nhưng là một biến cố của Giáo Hội Việt Nam, một biến cố trọng đại ghi dấu một chặng đường của Giáo Hội tại Việt Nam. Giáo Hội lữ hành trong lịch sử đã đi qua một chặng đường, và giờ đây chúng ta dừng chân nhìn lại với tâm tình tạ ơn để chuẩn bị bước sang giai đoạn mới.

Theo tinh thần Thư Chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam về việc công bố Năm Thánh 2010, xin được chia sẻ một vài tâm tình:

1. Trước hết, chúng ta tạ ơn Chúa

Tạ ơn Chúa vì chặng đường đã đi qua, tạ ơn vì biết bao hồng ân Chúa ban, tạ ơn vì những hy sinh của các bậc tiền nhân, các ân nhân cũng như các chứng nhân đức tin.

Giáo Hội lữ hành đi vào lịch sử các dân tộc, khởi đầu từ Giêrusalem, tới vùng Tiểu Á, đến Châu Âu và Châu Phi; sang thiên niên kỷ thứ hai, Tin Mừng đã lan tới lục địa Châu Mỹ và Châu Á. Và Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã đề nghị trong thiên niên kỷ thứ ba này, Tin Mừng còn phải tiếp tục thấm nhập vào các nền văn hóa của châu Á.

Riêng tại Việt Nam, năm 1533, khởi đầu chỉ có thương nhân I-ni-khu là một Kitô hữu đã đến Việt Nam, nhưng sau đó con số Kitô hữu tăng nhanh, để rồi ngày 09 tháng 09 năm 1659, Tòa Thánh đã thiết lập hai giáo phận tông tòa: giáo phận Đàng Ngoài và Đàng Trong. Từ đó đến nay tròn 350 năm, Giáo Hội tại Việt Nam vẫn không ngừng phát triển. Hiện nay, con số Kitô hữu công giáo đã lên tới hơn sáu triệu người, hiện diện trong 26 giáo phận, với hàng trăm giám mục Việt Nam, hàng ngàn linh mục và hàng vạn tu sĩ. Đến năm 1960, hàng Giáo Phẩm của Giáo Hội tại Việt Nam đã được thành lập, và Năm Thánh 2010 này có mục đích đánh dấu 50 năm thành lập ấy.

Giáo Hội đã lữ hành xuyên qua những thăng trầm của lịch sử, đôi khi với những bước chân chậm chạp và do dự, nhưng Chúa Thánh Thần luôn luôn hướng dẫn để Giáo Hội từng bước hòa nhập và ăn sâu vào lịch sử cũng như văn hóa của các dân tộc. Chính vì vậy, chúng ta phải dâng lời tạ ơn Chúa.

Chúng ta tạ ơn đặc biệt vì các chứng nhân đức tin: hơn 100.000 chứng nhân đã đổ máu mình ra để làm chứng cho Đức Tin, trong số đó 117 vị đã được phong hiển thánh và một chân phước là Á thánh Anrê Phú Yên. Chúng ta hãnh diện bởi vì giáo phận Phát Diệm cũng đóng góp nhiều người con đã đổ máu mình ra để làm chứng cho đức tin. Sở dĩ chúng ta cử hành thánh lễ khai mạc Năm Thánh tại giáo xứ Phúc Nhạc này, là vì nơi đây có hài cốt của cha thánh Phaolô Phạm Khắc Khoan đã từng là cha chánh xứ Phúc Nhạc, và của thánh Anê Lê Thị Thành, một giáo dân gương mẫu xuất sắc, một người con của Phúc Nhạc. Và còn nhiều thánh khác cũng đang hiện diện trước mặt chúng ta đây.

Các chứng nhân đức tin gồm đủ mọi thành phần từ giám mục, linh mục, tu sĩ, tới giáo dân. Có vị là quan trong triều đình, có người là thường dân, có vị là thương nhân, nông dân, vv…

Tất cả các ngài chính là ân nhân của chúng ta trong đức tin. Quả vậy, tử đạo không phải là sự thất bại của niềm tin Kitô giáo, tử đạo cũng không phải là thua cuộc vì chúng ta yếu thế không có quyền lực. Trái lại, tử đạo chính là hồng ân Chúa ban. Khơi dậy niềm tin của các thánh tử đạo trong bối cảnh bị bách hại như vậy, không phải là để khơi dậy mối oán thù. Sứ điệp của ngày hôm nay là sứ điệp hòa bình, như lúc đầu lễ chúng ta đã thả những con chim bồ câu để làm biểu tượng cho hòa bình, cho thái độ an hòa của tình thương Kitô giáo.

Chúng ta muốn cảm tạ hồng ân đức tin, như trong bài Tin Mừng Chúa Giêsu đã nói: “Hạt lúa mì rơi xuống đất nếu không mục nát đi, sẽ chỉ trơ trọi một mình; nhưng nếu mục nát đi, nó mới sinh nhiều bông hạt”. Tertulliano đã nói: “Máu các thánh tử đạo là hạt giống trổ sinh các Kitô hữu”. Máu các thánh tử đạo đã đổ xuống trên quê hương đất nước Việt Nam, chính nhờ vậy, ngày nay chúng ta mới được chứng kiến sự phát triển, sự trưởng thành của Giáo Hội Việt Nam. Nhờ các cuộc thử thách ấy, Giáo Hội Việt Nam đã trưởng thành trong đức tin và không ngừng lớn mạnh qua mọi thời đại.

Trong chương VIII của Hiến chế tín lý về Giáo Hội, Công đồng Vaticano II dạy: Giáo Hội lữ hành trong khó nghèo và bách hại, Giáo Hội bước đi giữa cơn bách hại của thế gian và trong niềm an ủi của Thiên Chúa. Tuy nhiên Giáo Hội được vững mạnh nhờ thần lực của Chúa Phục sinh để chiến thắng các khó khăn sầu muộn, chiến thắng không phải bằng vũ lực, nhưng bằng yêu thương và kiên trì.

2. Chúng ta tạ ơn Chúa, nhưng đồng thời chúng ta cũng nhìn lại lịch sử của Giáo Hội để sám hối.

Giáo Hội lữ hành trong lịch sử, có nghĩa là đang bước đi trên con đường vẫn còn pha trộn bóng tối và ánh sáng. Giáo Hội là thánh thiện nhưng ôm ấp trong lòng những tội nhân là chúng ta đây. Khi nhìn lại lịch sử, chúng ta nhìn nhận rằng chính chúng ta, những người con của Chúa, chúng ta chưa sống thánh thiện, chưa sống đúng Tin Mừng của Chúa. Vì thế, như Đức Giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã nói trong Tông thư “Ngàn Năm Mới Đang Đến” để chuẩn bị bước vào năm 2000: Giáo Hội không thể bước vào ngàn năm mới nếu không thanh tẩy ký ức, nếu không biết sám hối. Và quả thực, nhân danh toàn thể Giáo Hội, Đức Giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã xin lỗi, xin lỗi Chúa, xin lỗi nhân loại, xin lỗi anh chị em.

Do đó, khi kỷ niệm 350 năm thành lập hai giáo phận đầu tiên và mừng 50 năm thành lập Hàng Giáo phẩm, chúng ta cũng không thể bước vào giai đoạn mới nếu hôm nay chúng ta không nhìn lại để sám hối tội lỗi của mình.

Trong nghi thức sám hối đầu lễ, chúng ta đã nói lên lời xin lỗi Chúa, xin lỗi anh chị em, về biết bao nhiêu lỗi lầm. Chúng ta đã làm tổn thương sự hợp nhất của Giáo Hội, đã làm hoen ố hình ảnh tươi đẹp và dung nhan tinh tuyền của Hiền Thê Đức Kitô. Chúng ta đã hèn yếu thoái thác trong công cuộc rao giảng Tin Mừng. Chúng ta chưa biết nhìn nhận các đấng bề trên là đại diện của Chúa. Chúng ta đã giận hờn ghen ghét, đã tạo ra những nghi kị trong lòng Giáo Hội và làm tổn thương tình đoàn kết đối với anh chị em đồng bào. Chúng ta đã không quan tâm đến các thành phần trong xã hội để phục vụ và yêu thương với tinh thần Phúc âm của Chúa.

Cần nhìn lại thực tế đau buồn đó để thanh tẩy ký ức, để xin lỗi. Nhờ xin lỗi và sám hối, chúng ta sẽ bước vào giai đoạn mới của lịch sử Giáo Hội Việt Nam. Càng khiêm tốn thống hối, bộ mặt Giáo Hội lại càng tinh tuyền và xinh đẹp. Giáo Hội là thánh thiện không phải vì chúng ta không bao giờ phạm tội. Trái lại, Giáo Hội là thánh thiện bởi vì chúng ta đã từng phạm tội, nhưng chúng ta biết sám hối và quyết tâm hoán cải để sống thánh thiện hơn. Càng biết nhìn nhận lỗi lầm của mình, Giáo Hội của Chúa càng đáng tin và đáng mến. Càng thanh luyện, Giáo Hội càng có thêm sức mạnh để bước vào chặng đường mới.

3. Chúng ta sám hối để tiếp tục lữ hành trong lòng lịch sử Việt Nam hôm nay.

Ngày nay, chúng ta đang sống trong một bối cảnh mới, không còn những cảnh bách hại đẫm máu như 300 năm về trước, nhưng chúng ta đang đối diện với những thách đố mới, những khó khăn mới. Những khó khăn và thách đố hôm nay của chúng ta là gì?

Thưa ngay trong lòng cộng đoàn chúng ta đây, nhiều người theo lối sống duy vật và duy lợi nhuận, tranh thủ làm giàu và làm giàu với bất cứ giá nào, đôi khi liều mình đánh mất nhân phẩm và đè bẹp người khác để kiếm đồng tiền. Người ta giành giật nhau, hố sâu ngăn cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng sâu đậm. Người giàu càng ngày càng giàu hơn và người nghèo càng ngày càng nghèo thêm.

Thách đố của chúng ta hôm nay là não trạng hưởng thụ, đi tìm dễ dãi an nhàn cho cuộc sống, đi tìm lạc thú tính dục; một số người theo lối sống thác loạn, tìm thú vui trước mắt và không lường tới hậu quả ngày mai.

Thách đố của hôm nay là chúng ta đang đối diện với những bất công, những gian dối, thái độ coi thường người thấp cổ bé miệng.

Thách đố của chúng ta hôm nay là những khủng hoảng ngay trong lòng gia đình mỗi người: hôn nhân nhiều gia đình bị tan vỡ, nạn phá thai, ly dị, giới trẻ chạy theo lối sống tự do và buông thả.

Hôm nay, Giáo Hội của Chúa đang lữ hành giữa một bối cảnh đầy khó khăn như vậy. Nếu ngày xưa các thánh tử đạo Việt Nam đã phải đối diện với những thế lực muốn loại trừ Thiên Chúa, thì hôm nay cũng có những hình thức mới của ngẫu tượng và những lối sống mới muốn loại trừ Thiên Chúa.

Và thách đố đặt ra cho chúng ta là: chúng ta, Giáo Hội của Chúa, những môn đệ của Chúa Kitô, chúng ta có dám sống trung thành với niềm tin của mình không? Chúng ta có dám noi gương các thánh tử đạo để đặt nền tảng đức tin trên mầu nhiệm thập giá không? Chúng ta có dám bước theo con đường thánh giá mà Chúa Giêsu đã đi và đã mời gọi chúng ta không? Chúng ta có dám sống theo tinh thần tám mối phúc thật, nghĩa là tinh thần của yêu thương, của khó nghèo, hiền hòa, của lòng thương xót, bao dung, của sự tha thứ và phục vụ khiêm tốn không? Chúng ta, Giáo Hội của Chúa, chúng ta có dám chấp nhận chết đi cho tội lỗi của mình, chết đi cho tính ích kỷ để sống cho Thiên Chúa và tha nhân không?

Bao nhiêu câu hỏi đặt ra cho chúng ta. Thật không dễ trả lời một chút nào hết; hay nói đúng hơn, chúng ta có thể trả lời bằng môi miệng nhưng rất khó thể hiện bằng đời sống của từng cá nhân, từng cộng đoàn.

4. Chính vì vậy, bước vào Năm Thánh, chúng ta phải có những quyết tâm mới.

Chắc chắn chúng ta có những cuộc cử hành nghi lễ tôn giáo, có những buổi học hỏi để hiểu biết về mầu nhiệm Giáo Hội, nhưng chúng ta phải có những quyết tâm cụ thể để canh tân bản thân và canh tân Giáo Hội.

Cần phải cầu nguyện nhiều để xin Chúa trợ giúp, cầu nguyện để lắng nghe tiếng Chúa Thánh Thần nói với Giáo Hội và nói với lòng của mỗi người. Chúng ta phải cầu nguyện và học hỏi để biết sống đức tin vững mạnh, không để cho những cám dỗ vật chất và lạc thú quật ngã chúng ta. Chúng ta phải sống thế nào để làm chứng về các giá trị tinh thần và đạo đức, làm chứng về niềm hạnh phúc được làm môn đệ của Chúa cho dù phải chấp nhận hy sinh. Là Kitô hữu, chúng ta phải cảm thấy hạnh phúc trong niềm tin của mình.

Chúng ta cầu nguyện và học hỏi để có thể góp phần xây dựng Giáo Hội thành một gia đình, một cộng đoàn yêu thương hiệp nhất, một cộng đoàn biết cảm thông và liên đới, trong đó mọi người chia sẻ hợp tác với nhau để xây dựng Nhiệm thể Chúa Kitô.

Chúng ta cầu nguyện và cố gắng để mỗi Kitô hữu thực sự tham gia vào công cuộc của Giáo Hội, tích cực dấn thân vào đời sống Giáo Hội. Mỗi Kitô hữu, từ giám mục, linh mục, tu sĩ tới từng người anh chị em giáo dân, tất cả chúng ta đều đồng trách nhiệm về Giáo Hội. Giáo Hội không phải của riêng hàng giáo sĩ mà là của tất cả chúng ta, và mỗi người phải góp phần xây dựng Giáo Hội tùy theo ơn gọi và đặc sủng Thiên Chúa ban cho mình.

Chúng ta cần nỗ lực rất nhiều để mỗi Kitô hữu thực sự là tông đồ có khả năng làm chứng về Chúa bằng chính đời sống của mình, bằng chính hành động bác ái, chia sẻ, phục vụ anh chị em, nhất là những người nghèo, người bị bỏ rơi, các bệnh nhân, những người xấu số. Khi hạt giống Tin Mừng mới được gieo vào đất nước chúng ta, thì Kitô giáo đã được gọi là “đạo của những người yêu thương nhau”. Bước vào Năm Thánh 2010 này, chúng ta cũng hãy làm sống dậy tên gọi ấy, làm sao cho đạo công giáo có thể được gọi là đạo của những người yêu thương nhau.

Rồi chúng ta cần phải cầu nguyện học hỏi để trở nên muối của thế gian, là men của xã hội. Chúng ta hãy góp phần tích cực để thánh hóa thế giới, cụ thể là để đổi mới đất nước Việt Nam. Hãy có những hành động cụ thể để xây dựng công lý, hòa bình và liên đới. Chúng ta còn phải làm cho mọi người nhận biết và tin vào Chúa Kitô.

Đó là cả một chương trình lớn lao vĩ đại, một chương trình hành động đòi hỏi nơi mỗi người một quyết tâm cụ thể. Ước gì hôm nay mỗi người hãy nói lên những lời hứa quyết tâm đối với Chúa và với anh chị em mình.

Hôm nay chúng ta vui mừng bởi vì Giáo Hội đã đi qua một chặng đường. Rồi Giáo Hội lại tiếp tục lên đường như một kẻ lữ hành hướng về tương lai. Ngày mai không biết sẽ ra sao, nhưng chúng ta tin rằng Chúa là Chúa của lịch sử luôn dẫn dắt Giáo Hội, dẫn dắt lịch sử, để thế giới đi tới hạnh phúc đích thực. Ngày mai phải được xây dựng từ bây giờ. Dung mạo Giáo Hội ngày mai được viết bằng nỗ lực của mỗi người ngay từ hôm nay, những nỗ lực nhỏ bé hằng ngày với quyết tâm đổi mới Giáo Hội và bản thân. Như vậy, ngày lễ hôm nay không phải là một lễ hội, và Năm Thánh 2010 sẽ thực sự là một biến cố cứu độ cho chúng ta và cho anh chị em chúng ta. Xin Chúa chúc lành và đồng hành với chúng ta. Amen.
 
Giáo phận Vĩnh Long khai mạc Năm Thánh
GP Vĩnh Long
07:28 01/12/2009
VĨNH LONG - Sáng nay 27.11. 2009 Giáo Phận Vĩnh Long long trọng tổ chức Thánh Lễ Khai mạc Năm Thánh 2010 tại Nhà Thờ Chánh Toà Vĩnh Long

Hoà cùng với tâm tình chung của Giáo hội Việt Nam, Thánh lễ khai mạc Năm Thánh được cử hành cuối Tuần Cấm Phòng Thường Niên Linh mục Giáo phận nên còn được mang thêm ý nghĩa Tạ ơn Thiên Chúa vì Hồng Ân Linh Mục của tất cả các Giám mục, linh mục trong giáo phận trong Năm Thánh Linh Mục. Đặc biệt là mừng 60 năm linh mục của Cha Phêrô Đinh Tài Tướng, 50 năm linh mục của hai Cha Matthêu Nguyễn Văn Sánh và Augustinô Nguyễn Đức Nhân.

Hình ảnh Thánh Lễ Khai mạc Năm Thánh

Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân cử hành thánh lễ cùng với hơn 160 linh mục, hơn 400 tu sĩ nam nữ và hàng ngàn anh chị em tín hữu quy tụ về Nhà thờ Chánh toà Vĩnh Long hoà tâm tình tạ ơn với Giáo phận và với Giáo hội Việt nam.

Trong bài giảng lễ Đức Cha Tôma nhắc lại lịch sử hạt giống đức tin được gieo vãi trên quê hương Việt nam, đặc biệt là tại Vĩnh long với biết bao công ơn của Quý Đức Cha, Quý cha, Quý tu sĩ nam nữ cùng với nhiều anh chị em tín hữu đã làm trổ sinh bông hạt là nhiều người được đức tin vào Chúa.

BÀI GIẢNG KHAI MẠC NĂM THÁNH 2010 TẠI VĨNH LONG

Sáng ngày 24.11.2009, HĐGMVN đã khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện, TGP Hà Nội. Hôm nay, tại Nhà Thờ Chính Tòa Vĩnh Long, chúng ta bước vào Năm Thánh, với Thánh Lễ đồng tế của các Linh Mục trong Giáo Phận sau Tuần Tĩnh Tâm thường niên.

Năm 2000, Hội Thánh Công Giáo cử hành Đại Năm Thánh mừng Con Thiên Chúa làm Người cứu chuộc nhân loại. Trong dòng lịch sử của Hội Thánh trải dài 20 thế kỷ, có những cột mốc liên hệ đến chúng ta, liên hệ đến Giáo Hội tại Việt Nam, như việc các Nhà Truyền Giáo đầu tiên đặt chân lên đất nước chúng ta vào đầu thế kỷ 16 (giáo sĩ Inêkhu đến Ninh Cường năm 1533), việc Tòa Thánh thiết lập hai Giáo phận Tông Tòa Đàng Ngoài và Đàng Trong ngày 9.9.1659, và ngày 11.6.1933, tấn phong người Việt Nam đầu tiên làm giám mục là Đức Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng.

Năm nay, Giáo Hội tại Việt Nam lấy cột mốc 24.11.1960 ngày Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII ban tông hiến nâng các Giáo Phận Tông Tòa tại Việt Nam lên Giáo Phận Chính Tòa và thiết lập 3 Tòa Tổng Giám Mục tại Hà Nội, Huế và Sài Gòn, để vừa tạ ơn khi nhìn lại 50 năm qua Giáo Hội phát triển như thế nào dưới quyền lãnh đạo của hàng Giám mục Việt Nam: nhiều Giáo Phận được thiết lập sau năm 1960, số các tín hữu, cũng như số ơn gọi không ngừng gia tăng, rồi cũng muốn kiểm điểm đời sống của Giáo Hội, để tiếp tục xây dựng tình hiệp thông và hướng nhìn về tương lai với sứ mạng loan báo Tin Mừng.

Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thánh trước tiên là để tạ ơn. Hiệp thông với Giáo Hội tại Việt Nam, Vĩnh Long chúng ta muốn ôn lại thời gian qua để hân hoan tạ ơn. Năm 1960, cùng với việc thiết lập hàng giáo phẩm, Tòa Thánh đã nới rộng lãnh thổ của Vĩnh Long, bao gồm các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long và Sa Đéc, đồng thời bổ nhiệm cho Vĩnh Long một giám mục mới, là Đức Cha Antôn Nguyễn Văn Thiện, nay ngài được hơn 103 tuổi, và đang nghỉ hưu tại Mougins, miền Nam Nước Pháp, Thời gian ngài điều hành Địa phận xem ra ngắn ngủi, nhưng với đường hướng sáng suốt, rõ rệt. Để mở mang Địa Phận, ngài đã nghĩ đến việc truyền giáo và đào tạo nhân sự, lập Trung Tâm Truyền Giáo và trao cho cha Raphae Nguyễn Văn Diệp làm giám đốc, vừa lo huấn luyện Quới Chức, vừa lo huấn luyện Nhóm anh em Truyền Giáo, thiết lập các Điểm Truyền Giáo. Chúng ta ghi nhớ công ơn của Đức Cha Raphae đã tận tình phục vụ lúc làm giám đốc Truyền Giáo cũng như khi làm Giám Mục Phó suốt 25 năm. Đức Cha Antôn đã khai giảng Đại Chủng Viện Vĩnh Long năm 1964 để đào tạo hàng giáo sĩ. Rất tiếc thời cuộc khó khăn công việc gặp nhiều trở ngại, các Điểm truyền giáo không tồn tại, Đại Chủng Viện bị tịch thu năm 1977 làm chỗ sinh hoạt vui chơi, giải trí cho đến nay! Thời gian từ năm 1968-2001 là những năm khói lửa và, sau đó, những năm bước vào chế độ chính trị mới, đoàn chiên Chúa trải qua biết bao gian khổ với nhiều hy sinh, nhiều mất mát về tài sản cũng như về nhân sự. Hơn bao giờ hết, vào thời điểm nầy, Vĩnh Long sống mầu nhiệm thập giá, với Chúa Giêsu bị đóng đinh, bị tước đoạt danh dự, bị vu khống và treo lên giữa hai tên trộm cướp, không một mảnh vải che thân. Thế nhưng đây là thời kỳ mà gia đình Giáo Phận lại hợp nhất với nhau hơn. Và, nhờ ơn Chúa Thánh Thần hướng dẫn, nâng đỡ, với sự trợ giúp của Tòa Thánh, của các Hội Truyền Giáo, Địa phận đã dần dần phục hồi sức sống, tiếp tục phát triển.

Ngày nay, không riêng gì ở Việt Nam, do ảnh hưởng của xu hướng theo chủ nghĩa duy khoái lạc, tại Châu Âu, người ta chối bỏ nguồn gốc Kitô giáo của nền văn minh của họ, muốn tháo gỡ Thánh Giá khỏi nơi công cộng; họ cho rằng đặt Thánh Giá nơi công cộng là vi phạm đến tự do tín ngưỡng của những người theo tôn giáo khác. Than ôi ! cái văn minh duy vật đã làm cho con người ra mê muội, chối bỏ Chúa Kitô là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống.

“Đấng bị treo trên Thánh Giá không gây ra một sự kỳ thị nào. Đấng chịu đóng đinh vẫn thinh lặng. Đấng chịu đóng đinh đại diện hết mọi người. Bởi vì, Trước Chúa Kitô, chưa có ai nói được rằng mọi người đều bình đẳng và tất cả là anh chị em của nhau, kẻ giàu cũng như người nghèo, người có tín ngưỡng cũng như không tín ngưỡng, Do Thái hay không phải Do Thái, da đen hay da trắng” (Natalia Ginzburg trong Osservatore Romano 10.11.2009,tr.1.5).

Dầu cho có ai muốn loại trừ Chúa Giêsu Kitô, muốn tiêu diệt Hội Thánh của Ngưới, tất cả chúng ta nài xin cho được ơn bền lòng theo Chúa Kitô, để cùng với anh chị em Công Giáo Việt Nam, xây dựng một cộng đoàn hiệp thông, cộng đoàn sống đức tin và loan báo Tin Mừng, và mong cho mọi người đón nhận Chúa Kitô, được quy tụ trong Nước Chúa, là Nước của sự thật và sự sống, yêu thương và an bình. “ Lạy Cha chí thánh, xin gìn giữ chúng con trong danh Cha” (Gioan 17, 11).

+ Tôma Nguyễn Văn Tân, Giám Mục Vĩnh Long


Thánh lễ được kết thúc với Kinh Te Deum được Đức Cha, Quý cha cùng với anh chị em cất lên một cách long trọng và thánh thiện.

Sau đó, Đức Cha ban phép lành cuối lễ và Ơn Toàn Xá trong dịp cử hành lễ Khai Mạc Năm Thánh. Anh chị em tín hữu ra về trong bầu không khí hân hoan vì sự hiệp thông và yêu thương trong Giáo phận, ai ai cũng thấy Vị Chủ Chăn của Giáo phận thật gần gũi và thân thương. Tạ ơn Thiên Chúa và xin Người ban cho Giáo phận Vĩnh long sống Năm Thánh 2010 cách thánh thiện và hiệp nhất.
 
Nhóm Bông Hồng Xanh đi tìm Ông Già Noel
Maria Vũ Loan
09:05 01/12/2009
Gần đến mùa Giáng Sinh mà nhóm Bông Hồng Xanh chúng chẳng nhận được cái i-meo, i-méo nào của ông già Noel cả. Sốt ruột quá, chúng tôi quyết định chia thành từng tốp nhỏ để đi tìm ông, vì nếu không có ông “nói vun vào” thì mùa Giáng Sinh này e rằng chúng tôi chẳng có nhiều quà mà rong duỗi vùng sâu vùng xa.

Đi tìm ông già Noel

Tốp của chúng tôi đi qua vùng lũ lụt, nhiều người dân vẫn đang khắc phục hậu quả thiên tai. Hỏi thăm một vài người, không ai biết gì hết nhưng khi ngồi vào quán cóc ven đường uống nước thì bà bán quán nói: “Hổng thấy ông, bà già Noel nào hết!” Một thanh niên ngồi gần đấy nói chen vào: “À, chỉ có một cụ già râu tóc bạc phơ, vai đeo một cái túi trắng đựng đủ mọi thứ tiền, nào là Đô-la, Ơ-rô, bảng Anh rồi tiền Việt mình nè! Ông dò hỏi gia đình nào nghèo, ghé vào thăm rồi lại đi nhanh lắm, hổng ai đuổi kịp, lạ ghê!”

Chúng tôi mừng thầm trong bụng vì đó là ông già Noel chứ ai; những người ở Thiên Đàng khi xuống trần gian thường đi như bay, bọn xấu không tài nào cướp giựt hay làm gì được.

Đi qua vùng khác, chúng tôi thấy nhà nào cũng xây mới, giả bộ hỏi thăm thì có một chị nông dân chân chất trả lời: “Mèng ơi, đúng rồi! Có ông cụ già vào vùng này, thấy nhà nào bằng lá hay lụp xụp, ông cho tiền làm nhà xây hết trơn, xóm này dzui quá xá!” Lòng chúng tôi bồi hồi xúc động, không ngờ niềm ao ước này của nhóm đã thành hiện thực trên quê hương đất nước.

Nhắm thấy mình khó có thể đi được nữa, chúng tôi cầu nguyện rồi theo “đường tắt” (mà ông già Noel đã chỉ đường năm ngoái) để đến cổng Thiên Đàng.

- Dạ, chúng con kính chào thánh Phêrô ạ!
- Mấy má con đi đâu đó? Trông mặt thấy quen quen!
- Dạ, hổng phải là má con! Đây là trưởng nhóm công tác xã hội Bông Hồng Xanh, còn hai đứa con là thành viên. Nhóm chúng con hay làm công tác xã hội….
- Thôi, khỏi cần “quảng cáo” hay PR nữa! Ở Thiên Đàng này các thánh ngày nào cũng mở VietCatholic hết, quen quá mờ! Mà nè, ở trần gian nhiều người Việt trên khắp thế giới cũng mở Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo phải không? Cha Giám đốc và mấy anh chị Ban Biên Tập có khỏe không?
- Dạ, Cha và quí anh chị biên tập hình như khỏe lắm ạ, có lúc con vừa gửi bài khoảng 15 phút là đã được đăng trên Net rồi! Bài vở, bản tin được đăng nhiều lắm! Con cộng tác sáu năm mà được một số người quí mến quá chời! Con thấy mình giống ngôi sao hollywood quá! Ước gì con có nhiều tiền để giúp vốn cho những thanh niên bụi đời phạm pháp vừa từ các trại giáo dưỡng của Nhà Nước được thả ra, có điều kiện vươn lên, ổn định cuộc sống…
- Ui dza, con hổng đẹp mà sao chảnh quá dzậy, lúc nào cũng muốn làm diễn viên điện ảnh! Thôi, muốn gì nói đi, thánh giúp cho.
- Dạ chúng con xin số điện thoại của ông già Noel…để xin quà ạ!
- Rồi, nghe đọc nè! 1 000 000 000, cứ bấm là được ngay, điện thoại ở Thiên Đàng không bao giờ hết pin, không bao giờ trục trặc, vì nếu Chúa gọi là phải alô ngay!
- Sao số này toàn số 0 thôi ạ!
- Thì cụ già Noel cho người nghèo hàng tỷ tỷ đồng thì số đó là đúng rồi! Số điện thoại của thánh Têrêsa Hài Đồng là 24 bông hoa hồng! Còn số của thánh Phêrô đây, cứ bấm con gà trống là đúng rồi. Số điện thoại trên Thiên Đàng này không giống như ở trần gian!

Bỗng thánh Phêrô nhìn xoáy vào trưởng nhóm:

- Lúc này con sao rồi, có gì lạ không? Sao viết lách có vẻ nhát quá vậy?
- Dạ, con hơi bận rộn nhưng vẫn tăng cân, nếu con khỏe và rảnh rang một chút, con sẽ viết một cuốn sách gồm nhiều truyện ngắn hoặc hồi ký gì đó, con sẽ tặng thánh một vài quyển.
- Ờ, mang lên Thiên Đàng bán cho các thánh, lấy tiền làm xã hội từ thiện cho vui.
- Dạ, chúng con cám ơn. Xin tạm biệt Ngài, hẹn ngày “Cánh Chung” chúng con sẽ gặp lại.

Một cuộc trò chuyện thú vị

- Reng… reng….
- À lố, ông già Noel nghe đây!
- Nhóm Bông Hồng Xanh chúng con kính chào ông ạ!
- À hà, muốn xin quà Noel phải không?
- Dạ! Những ngày tháng qua, đi đến nhiều vùng, làm việc thiện khắp nơi chắc ông đã thấm mệt, chúng con muốn phụ ông chia quà Giáng Sinh cho một số vùng sâu vùng xa ạ!

À hà, đúng rồi, từ tháng 8 đến giờ, ông đi qua nhiều nơi, rồi đến những vùng bị lũ lụt, ông mệt phờ râu. Vừa xong công việc thì bay đi dự lễ khai mạc Năm Thánh ở các giáo phận tại Việt Nam, vui quá các con ơi, quên hết mệt nhọc rồi! Nè, nhiều nơi bước vào Năm Thánh rất hoành tráng, cũng có nơi đơn sơ mà ý nghĩa, quan trọng là giáo dân rất nhiệt thành. Hết mùa Giáng Sinh, chắc là ông ở lại Việt Nam cho hết thời điểm của năm đặc biệt này quá!

Chậc! Đất nước của con có nhiều chuyện phức tạp khó nói quá! Thôi thì ông cứ làm việc thiện, không phân biệt tuổi tác, tôn giáo, quan điểm, còn những chuyện khác thì phó thác cho Chúa hén! Dẫu vậy, quê hương đất nước của các con thật đáng yêu và các con cũng dễ thương quá!

- Vâng, theo tinh thần Huấn từ của Đức Thánh Cha thì chúng con được mời gọi “dấn thân cách trung thực nhằm xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và phù hợp với lẽ phải…..và chứng minh rằng người công giáo tốt cũng là người công dân tốt.”
- Nhưng còn nhiều chuyện lấn cấn quá!
- Vâng, sẽ có một sự “đối thoại và hợp tác lành mạnh để phục vụ sự phát triển con người toàn diện và sự phát triển của Đất Nước” (x. HT, đ.6, đ.7).
- Thôi được rồi các cháu thay ông phát quà cho vùng xa nhé! Năm nay định đi đâu vậy?
- Có nhiều quà, chúng con đi xa, có ít thì đi gần thôi ạ! Có thể là một vùng Tây Nguyên và một vùng sông nước.
- Thật tình mà nói đến thời điểm này túi ông đã cạn nhưng ông sẽ “phôn” cho các thánh; nếu các con mà được Đức Maria và thánh Giuse chú ý thì “ngon lành” quá vì có nhiều người mang tên thánh là Giuse hay Maria, vào ngày lễ bổn mạng, họ dâng lên quà thiêng liêng rất nhiều, hai Ngài làm phép lạ, biến thành quà thật, thế là ai xin thì cứ ban cho, tuyệt vời lắm các con ạ! Vậy con đọc lại địa chỉ và số điện thoại đi, ông sẽ nhắn tin cho khắp Thiên Đàng, hy vọng các con sẽ được mùa.
- Dạ, xin các thánh gởi quà trực tiếp về:

Nhóm Bông Hồng Xanh
Vũ thị Loan
154/69 Phạm Văn Hai
Phường 3 quận Tân Bình
Saigòn – VIỆT NAM
Điện thoại 0985 279910
EMAIL: yeutrehepho@yahoo.com


- Nhớ báo cáo rõ ràng nhé! Thôi ông cúp máy đây!

Sóng điện thoại được ngắt, chúng tôi vẫn còn bồi hồi vui khi nghĩ về chuyến đi vào vùng sâu, vì lúc trao quà, chính chúng tôi được vui hơn cả người nhận và gặp gỡ trẻ em thì như được gặp các Thiên Thần vậy! Thật tuyệt vời!

Mùa Giáng Sinh 2009 sắp đến, Bông Hồng Xanh chúng tôi xin hẹn bài tường thuật sau chuyến đi.
 
TGM Toronto và GM phụ tá tham dự Tiệc Mừng Giáng Sinh 2009 của Giáo Xứ Việt Nam
Dominic David Tran
13:24 01/12/2009
TORONTO - Mỗi độ Xuân về, theo văn hóa Việt Nam chúng ta cầu xin Thượng Đế ban cho một năm mới nhiều may mắn, mưa thuận gío hoà. Ở bầu thì tròn ở ống thì dài nên bên trời Bắc Mỹ những người Công Giáo Việt Nam cũng chia xẻ thêm dự cảm rằng cứ mỗi năm đến muà Giáng Sinh có nhiều tuyết rơi là sẽ có mưa thuận gió hòa, làm ăn thuận tiện (White Christmas) trong năm tới.

Hình ảnh Tiệc Mừng (Photo: Chu Trí Ngãi-Lan

Từ trước 7giở chiều thứ Bảy 28/11/2009; ngày áp Lễ Chuá Nhật thứ I Mùa Vọng hơn 600 người đã đến tham dự Tiệc Mừng Tình Yêu Giáng Sinh năm 2009 của Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam được tổ chức tại Nhà hàng 888 Dundas East Mississauga. Tuy kinh tế chưa phục hồi, trời không đổ tuyết nhưng mọi người vẫn cố gắng góp sức vì việc chung: Gây qũy tu sửa St. Cecilia’s Church of Toronto nhân dịp kỷ niệm 100 năm xậy dựng ngôi Thánh Đường này (1909-2009). Nơi đây cũng là ngôi nhà chung của các Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại khu vực Đại thủ phủ Toronto.

Dù rất bận rộn nhưng Đức Cha Thomas Collin, Tổng Giám Mục Toronto và Đức Giám Mục tân cử Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu đã dành thời gian đến chung vui với cộng đoàn Công giáo Việt Nam. Bên cạnh các Linh mục Phòng bộ của Đức Tổng Giám Mục Thomas Collin, qúy Linh Mục Phêrô Phạm Hoàng Bá-Mississauga, Giuse Nguyễn Ngọc Duy-Etobicoke, Phaolo Nguyễn Duy và Soeur Rosa Trần Thị Hải từ Hamilton, Dominic Bùi Quyền từ Orillia, Phó Tế Anthony Trần Vĩnh và qúy Linh Mục quản xứ tiền nhiệm trong Cộng đoàn Irish của St. Cecilia cũng đến chia vui với Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Cha Sở Giuse Trần Tập. Sau nghi thức khai mạc và lời chào mừng của Cha Sở Giuse, Đức Tổng Giám Mục Thomas Collin đã ban huấn từ trước khi ban phép lành bữa tiệc. Đức Tổng Giám Mục Toronto đã nhắc nhở cho mọi người tham dự tiệc mừng nhớ lại ý nghĩa đích thực của Mùa Vọng và mầu nhiệm Chúa Giáng Sinh.

Mùa Giáng Sinh không chỉ là những chuỗi ngày tiệc tùng vui vẻ, qùa tặng qua lại, áo quần mới đẹp, viết những lời hay ý đẹp trên những thiệp mừng. Thiên Chúa đã vì tình yêu xót thương nhân loại nên đã sai Con một của Người đến, giáng sinh để cứu độ thế gian. Đức Chúa Giêsu đã ra đời trong đêm đông nhiều tuyết lạnh, được đặt trong máng cỏ của hang lừa, đã lớn lên trong gia đình Thánh gia lao đông và sau cùng với cuộc khổ nạn trên Thập giá để cứu độ nhân loại. Vì vậy trong mùa Vọng này chúng ta phải suy nghĩ thêm về mầu nhiệm Giáng Sinh, trước hết tạ ơn Thiên Chuá và liền sau đó nên thực thi đức bác ái Công giáo, hãy nhớ đến những người cơ cực, kém may mắn và hãy san xẻ những gì anh em có cho họ và làm cho họ cũng được chung vui Tình Yêu Giáng Sinh. Vì Thiên Chúa chính là Tình Yêu, và Kính Chúa thì phải Yêu người. Chúng ta hãy yêu người và làm điều tốt lành cho người khác vì anh em kính yêu Chúa.

Cha Sở Giuse Trần Tập dùng song ngữ Anh-Việt đã trình bày dự án tu sửa Thánh đường Cecilia, Toronto qua các slideshow về lược sử xây dựng ngôi thánh đường từ năm 1909 và hiện trạng của nhà thờ, các yêu cầu và trình tự đấu thầu-thi công trong các năm 2010-2011. Cha Sở Giuse cũng trình báo với Đức Tổng Giám Mục rằng cho đến hôm nay hai Cộng đoàn Irish và Việt Nam đã gây quỹ được 1.2 Triệu Gia kim trong tổng kinh phí dự trù là 2.2 Triệu Giakim. Cha Sở rất mong được Đức Tổng Giám Mục và mọi người quan tâm giúp đỡ để phục hồi St. Cecilia’s church of Toronto, một trong những ngôi thánh đường đẹp nhất của Tổng Giáo phận Toronto.

Sự quan tâm của Đức Tổng Giám Mục Thomas Collin đến cộng đoàn Công giáo Việt Nam vốn rất khiêm tốn trong một Tổng Giáo Phận rộng lớn đa sắc tộc, đa văn hoá như Toronto đã gây xúc động đến Cộng đồng ngừơi Việt Nam trên toàn thế giới và tại Canada. Đức Tổng Giám Mục Thomas Collin luôn nhớ đến và ủng hộ Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Chính ngài đã viết thư đến đại diện của Chính phủ CSVN tại Ottawa để phản đối những gì họ đã đối xử tại Giáo Xứ Thái Hà và đồng thời yêu cầu họ phải tôn trọng quyền của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, người huynh đệ đồng nhiệm đáng kính của ngài. Cộng đồng thế giới sê không quên những gì mà chính phủ Việt Nam đã và đang xử sự.

Đức Tổng Giám Mục Collin đã chủ tế ngày Hành hương Kính trọng thể Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Đền Thánh Quốc gia Các Thánh Tử Đạo Canada ở Midland. Đức Tổng Giám Mục Thomas Collin đã kính trình lên Đức Giáo Hoàng Benedicto thứ 16 để xin chọn Linh Mục Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, một trong những Linh mục trẻ tuổi nhiều năng lực, và là một thuyền nhân Việt Nam thuộc thế hệ thứ nhất làm Giám Mục phụ tá cho Tổng Giáo phận Toronto. Và chiều nay Đức Tổng Giám Mục Thomas Collin đã dành hẳn 3tiếng để chia xẻ Tình Yêu Giáng Sinh với Cộng Đoàn Công Giáo Viêt Nam. Ngài rất vui được thưởng thức các tiết mục văn nghệ Việt Nam. Ngài đã tận tay ký tên lên trên những tranh thánh và ban phép lành, chụp ảnh với những gia đình đã có phước ‘’ chuộc được các tranh thánh’’ trong tiệc.

Nhà hàng rất cảm động vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử các nhà hàng phục vụ thức ăn sắc tộc lại được vinh dự phục vụ Đấng bản quyền của Tổng giáo phận Toronto và Đức Giám Mục tân cử Canada gốc Việt Nam. Tiệc mừng đã thành công tốt đẹp về nhiều phương diện- về mặt tài chánh công thu tất cả các khoản bán vé dự tiệc, đấu giá, ký sổ vàng và qùa tặng xổ số được $70,000.00 Gia kim.

Phần văn nghệ giúp vui rất hào hứng và sôi động. Anh chị Nguyễn Ngọc Duy-Hân MC đã dẫn chưong trình rất trang trọng và vui nhộn. Khởi đầu bằng danh khúc AveMaria của Schubert qua phần trình bày lời Việt của Bích Yến, White Christmas lời Anh do Quốc Vũ, đan xen giữa các tiết mục của cặp nghệ sĩ Nguyên Khang-Diễm Liên là các màn vũ tự biên bởi Tyty do các em thanh thiếu niên trình diễn rất duyên dáng và tự hào cùng với các ca khúc của ca sĩ Anh Đào.

Tiệc mừng chấm dứt đúng 12giờ khuya, sau lời cảm ơn Cha Sở Giuse Trần Tập cũng nhắc mọi người chuẩn bị tham gia Tĩnh tâm Muà Vọng sẽ bắt đầu từ ngày 02 /12 sắp đến. Trong giai điệu vui tươi của bài hát chung Felix Navidas mọi ngừơi cầu chúc cho công cuộc tu sửa thánh đường sẽ thành công, chúc nhau Lễ Chuá Giáng Sinh nhiều tình thương và phúc lành của Thiên Chúa, trong an bình và hạnh phúc.
 
Bài giảng Lễ khai mạc Năm Thánh tại TGP Saigòn
+ GM Phêrô Nguyễn Văn Khảm
15:11 01/12/2009
LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH 2010

(Bài giảng tại Trung Tâm Mục Vụ Công giáo Saigòn, ngày 27.11.2009)

Qua những phương tiện truyền thông, không chỉ người công giáo mà cả anh chị em ngoài công giáo cũng biết rằng trong những ngày này, Giáo Hội Công giáo tại Việt Nam đang tưng bừng mở hội Năm Thánh. Lễ khai mạc Năm Thánh vừa được cử hành thật trọng thể và hoành tráng tại Sở Kiện thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, thì ngay sau đó lại đến lượt các giáo phận tổ chức lễ khai mạc trong giáo phận của mình. Ai cũng nói đến Năm Thánh nhưng nếu được người ngoài công giáo hỏi về ý nghĩa Năm Thánh, liệu chúng ta sẽ trả lời ra sao ?

Ý nghĩa Năm Thánh

Thông thường, nói đến “thánh”, ai cũng dễ nghĩ đến sự thánh thiện về mặt đạo đức luân lý: Ong này “thánh” lắm vì ngày nào cũng đi lễ, không sót buổi kinh nào; bà ấy “thánh” lắm, chẳng thấy mở miệng nói xấu ai bao giờ… Dĩ nhiên ý nghĩa ấy không sai, tuy nhiên Thánh Kinh cung cấp cho ta một tầm nhìn sâu xa và nền tảng hơn. Trong Thánh Kinh, “thánh” có nghĩa là được tách riêng ra để dành cho Chúa là Đấng Thánh. Dân Israel được gọi là dân thánh vì là dân được tách riêng ra để dành cho Chúa; Thánh Phaolô gọi các tín hữu là các thánh vì trong bí tích Rửa tội, họ đã thuộc về Chúa; các vật dụng trong cử hành phụng vụ được gọi là chén thánh, dĩa thánh, khăn thánh vì được dùng cho việc thờ phượng Chúa … Cho nên ý nghĩa căn bản của “thánh” là thuộc về Chúa. Và chính trên nền tảng này, ta mới hiểu được ý nghĩa “thánh” về mặt luân lý, đạo đức. Vì thuộc về Chúa và vì Chúa là Đấng Thánh nên người tín hữu phải nên thánh, phải nên giống Chúa là Đấng Thánh.

Theo ý nghĩa trên, Năm Thánh là Năm thuộc về Chúa là Đấng Thánh, là thời gian được dành đặc biệt cho Chúa. Như thế, sống Năm Thánh là làm sao để cuộc đời ta thực sự thuộc trọn về Chúa, để Chúa thực sự Chúa làm chủ cuộc đời ta về mọi mặt

Để Chúa làm chủ cuộc đời cá nhân mỗi người

Câu hỏi trước tiên được đặt ra là: Cuộc đời tôi có thực sự thuộc trọn về Chúa ? Có thực sự Chúa làm chủ đời tôi ? Có người nhận xét rằng trên đồng đô-la của Mỹ có in dòng chữ “In God we trust” (Chúng con tín thác vào Chúa). Quả là một dân tộc đạo đức, đến cả đồng tiền cũng tuyên xưng đức tin! Có thể đó là ý nghĩ lành thánh ban đầu của những nhà lập quốc, diễn tả niềm tín thác trọn vẹn nơi Chúa ngay cả trong sinh hoạt kinh tế. Thế nhưng ngày nay hình như vị Chúa mà người ta tín thác không phải là Đấng Thiên Chúa hằng sống mà cha ông tuyên xưng nhưng là chính đồng tiền người ta đang cầm trong tay và coi đó là Chúa của mình: Có tiền mua tiên cũng được. Còn Đấng Thiên Chúa hằng sống lại bị gạt ra bên lề cuộc sống.

Câu chuyện trên có lẽ không chỉ để kể cho vui nhưng cách nào đó cũng diễn tả thực tế đời sống của mỗi tín hữu lúc này lúc khác. Vẫn giữ Đạo theo nghĩa đi lễ đi nhà thờ đầy đủ nhưng không hẳn Chúa đã là Chủ cuộc đời ta. Cụ thể là trong những chọn lựa của đời sống, ta chọn lựa dựa trên chuẩn mực nào ? Có phải chuẩn mực của Chúa hay chuẩn mực của thế gian ? Ghé thăm Đài Loan cách đây ít ngày, một linh mục Việt Nam đang làm mục vụ tại đây kể cho nghe về tình trạng của anh chị em Việt Nam hiện dang lao động tại Đài Loan. Và để minh hoạ nỗi khó khăn của các bạn trong việc sống Đạo, ngài kể về một bạn trẻ đến nói với ngài: con xin Chúa cho con nghỉ giữ đạo 3 năm… rồi sẽ tính tiếp! Giữ Đạo mà cũng có lúc nghỉ sao ? Chính ở đây, Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là gương mẫu tuyệt vời cho ta. Khi phải đối diện với chọn lựa quyết liệt của đời sống, chọn lựa giữa sự sống và sự chết, các ngài đã dám chọn Chúa cho dù phải chấp nhận thiệt thòi đến độ mất cả mạng sống. Năm Thánh là cơ hội để mỗi người nhìn lại và củng cố đời sống đức tin, để Chúa thực sự làm chủ đời ta, để dám chọn Chúa trong những chọn lựa của đời sống hằng ngày.

Để Chúa làm chủ cộng đoàn

Cộng đoàn trước hết là cộng đoàn gia đình. Chúa có thực sự làm chủ gia đình ta không ? Để trả lời câu hỏi này cách cụ thể, nên nhìn vào những tương quan trong gia đình: tương quan vợ chồng, tương quan cha mẹ và con cái. Những tương quan đó được xây dựng theo định hướng Chúa dạy hay cũng chỉ là những tính toán thế gian? Năm Thánh mời gọi mỗi gia đình nhìn lại để đánh giá và củng cố đời sống gia đình trên nền tảng Lời Chúa, nhất là trong hoàn cảnh hiện tại khi tình trạng đổ vỡ gia đình càng lúc càng thường xuyên hơn. Cũng ở đây ta hiểu được lý do tại sao Đức Hồng y Tổng giám mục đề nghị với các gia đình công giáo trong thành phố cố gắng duy trì và phát huy giờ kinh tối trong gia đình, bởi lẽ đó chính là những giây phút sống và kinh nghiệm sự hiện diện của Chúa trong gia đình, nhìn nhận Ngài là Chủ của gia đình và để gia đình thực sự thuộc về Chúa.

Cộng đoàn ở đây còn được hiểu xa hơn là Giáo Hội. Chúa có thực sự làm Chủ của Giáo Hội ? Một câu hỏi tưởng như quá thừa nhưng lại là câu hỏi cần thiết. Hầu như người công giáo nào cũng quen với câu chuyện kể về thánh Phêrô định trốn khỏi thành Rôma khi cuộc bách hại ác liệt ập xuống trên Giáo Hội Rôma. Có thể vì ngài sợ hãi và cũng có thể vì ngài tính toán khôn ngoan theo kiểu thế gian, phải trốn đi để tiếp tục điều hành Giáo Hội. Ngờ đâu trên đường trốn chạy, lại gặp Chúa Giêsu chống gậy đi vào, và khi Phêrô hỏi Chúa “Thầy đi đâu?” thì Người trả lời: Ta vào thành Rôma để chịu đóng đinh một lần nữa! Hoá ra nhiều khi chúng ta nhiệt tâm gìn giữ, bảo vệ và xây dựng Giáo Hội, nhưng có thể chỉ là một giáo hội theo ý nghĩ và sở thích của mình chứ không phải Giáo Hội của Chúa Kitô, Đấng chịu đóng đinh trên thập giá.

Vì thế, Năm Thánh là cơ hội cho mỗi cộng đoàn lớn nhỏ (giáo xứ, dòng tu, giáo phận) xem xét lại để thực sự đón nhận Chúa làm chủ. Cách cụ thể là xây dựng đời sống cộng đoàn thành cộng đoàn hiệp nhất yêu thương theo lời mời gọi của vị chủ chăn trong giáo phận: “Chúng tôi ước mong mọi người, mọi gia đình, mọi cộng đoàn tín hữu trong thành phố này, chung sức cùng nhau viết lại định nghĩa “Đạo Chúa là Đạo yêu thương”, “người công giáo là người ý thức mình được Chúa yêu thương, đồng thời là người biết yêu thương mọi người anh em đồng đạo và đồng bào”, vì tất cả là con một Cha, là anh em một nhà. Chúng ta hãy quyết tâm trong thời gian tới cùng nhau ghi lại định nghĩa đó vào trong cuộc sống xã hội cùng truyền thống văn hoá lành mạnh của dân tộc chúng ta” (TGP. Tp. HCM, Thư Công bố Khai mạc Năm Thánh 2010 trong gia đình giáo phận).

Để Chúa làm chủ xã hội

Điều này xem ra xa lạ với phần đông người công giáo vì nói đến Năm Thánh, ta chỉ nghĩ đến việc hưởng ơn toàn xá về mặt thiêng liêng thôi chứ không nghĩ đến âm hưởng xã hội nào. Thế nhưng nếu đọc lại Kinh Thánh, sẽ thấy âm hưởng xã hội của Năm Thánh rất rõ. Năm Thánh là năm Chúa làm chủ đời sống xã hội, nghĩa là tinh thần của Chúa phải thấm vào đời sống xã hội; vì thế Năm Toàn Xá trong Cựu Ước là năm tái lập sự hài hoà trong đời sống xã hội và cả sự hài hoà trong tương quan giữa con người với thiên nhiên vạn vật. Sách Lêvi viết: “Trong Năm toàn xá, mỗi người trong các ngươi sẽ trở về phần sở hữu của mình. Nếu các ngươi bán cái gì cho người đồng bào hoặc mua cái gì từ tay người đồng bào, thì đừng ai làm thiệt hại người anh em mình … Không ai trong các ngươi được làm thiệt hại người đồng bào, nhưng các ngươi phải kính sợ Thiên Chúa các ngươi, vì Ta là Chúa, Thiên Chúa của các ngươi” (Lêvi 25, 13-18). Hơn thế nữa, Năm Toàn Xá còn là năm tái lập sự hài hoà giữa con người với thiên nhiên, là năm đất đai được giải phóng: “Trong năm toàn xá, các ngươi không được gieo, không được gặt lúa tự nhiên mọc, không được hái trong vườn nho không cắt tỉa” (Lêvi 25,11) vì đó là năm đất nghỉ. Đến hôm nay, nhân loại mới ý thức tầm quan trọng của vấn đề môi sinh nhưng Thánh Kinh đã nói đến điều này từ rất lâu.

Thiên Chúa là Đấng Tạo dựng trái đất này và tài nguyên của trái đất được Ngài ban cho tất cả mọi người, để tất cả đều được sống trong bình an, hạnh phúc và bình đẳng với nhau. Nếu đời sống xã hội tạo ra những bất công và bất bình đẳng thì phải có thời gian để tái lập. Năm Toàn Xá trong Cựu Ước chính là năm tái lập sự công bằng, bình đẳng, liên đới trong xã hội, để xã hội được vận hành theo đúng ý hướng ban đầu của Đấng Tạo Hoá, và để mỗi con người được sống đúng với phẩm giá của mình. Như thế, Năm Thánh phải là năm chúng ta góp phần xây dựng xã hội mình đang sống được công bằng hơn, bình đẳng hơn, liên đới hơn… và chúng ta góp phần vào công việc đó bằng những hành động nhỏ bé hằng ngày của mình như tôn trọng người khác vì chính họ chứ không chỉ vì chức quyền hay tiền của, cương quyết không làm điều gì thiệt hại cho tha nhân, can đảm đấu tranh cho công bằng xã hội, giữ gìn vẻ đẹp và vệ sinh của môi trường sống. Nếu y nghĩa căn bản của từ martus (mà ta dịch là tử đạo) là chứng nhân, thì khi cố gắng sống tinh thần trên cũng là đang sống tinh thần tử đạo.

Kết luận

Năm Thánh là Năm được dành riêng cho Chúa. Sống Năm Thánh là đón nhận Chúa đến làm chủ đời ta về mọi mặt và trong mọi lãnh vực. Được như thế, Năm Thánh sẽ không chỉ là những lễ hội bên ngoài - dù sầm uất nhưng cũng sẽ qua đi – nhưng sẽ là thời gian thuận lợi để xây dựng và củng cố Giáo Hội trong cả ba chiều kích đã được Giáo Hội Việt Nam nhấn mạnh: mầu nhiệm, hiệp thông, sứ vụ.
 
Chuyên đề: Nguyên tắc giáo dục con cái trong gia đình
Xuân Thái & Thanh Phong
15:39 01/12/2009
SAIGÒN - Hồi 14 giờ, ngày 21/11/2009, tại Hội Trường PX Nguyễn Văn Thuận thuộc Trung tâm Mục vụ Sàigòn, với sự tham dự của hơn 200 cử tọa, đã diễn ra buổi nói chuyện về đề tài: “Nguyên tắc giáo dục con trong gia đình”, do Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng thuyết trình.

Cử tọa bao gồm nhiều thành phần nam nữ giáo dân, có nhiều vị tóc đã bạc, nhưng đông hơn cả, vẫn là các bạn trẻ, sinh viên học sinh và không ít tu sĩ nam nữ. Đặc biệt có sự tham dự của linh mục Phạm Sĩ Sản (dòng Don Bosco), các Mục sư Hoàng Thanh Hải (Giáo hội Agapé), Mục sư Nguyễn văn Kiêm (Giáo hội Luther) cùng một số tín đồ đạo Phật và đạo ông bà.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng (Đại học Sư phạm) là một diễn giả nổi tiếng. Buổi nói chuyện thật sinh động, lôi cuốn và bổ ích, đã kết thúc vào hồi 17 giờ cùng ngày. Chuyên đề: Nguyên tắc giáo dục con trong gia đình - Nguyên tắc giáo dục con cái trong gia đình.

Vô số những lô cốt mọc lên khắp nơi làm tình trạng kẹt xe kinh niên của đường phố Sàigòn thêm trầm trọng hơn cả Bangkok, vì vậy, dù cố gắng hết sức Tiến sĩ Bích Hồng cũng phải đến trễ 10 phút. Nhưng Ban Tổ chức không để lãng phí thời giờ, 10 phút chờ đợi được các linh hoạt viên biến thành một khoảng thời gian ý nghĩa với các trò chơi thú vị. Trò chơi chính là công cụ của giáo dục.

Giáo dục, đặc biệt là giáo dục con cái, là một khoa học nhưng cũng là một nghệ thuật nên không thể đóng khung thành công thức để áp dụng cho cho tất cả mọi trường hợp. Tuy nhiên, cũng giống như các môn nghệ thuật, khiêu vũ, ca múa,…, để trình diễn những điệu vũ bay bướm, đẹp mắt phải bắt đầu từng bước, mà muốn vậy, cần phải nắm vững và tập luyện đúng quy tắc và cách thức để trước hết không bị vấp ngã. Cũng thế, để có thể giáo dục con cái một cách hiệu quả, cần phải biết rõ và hành xử những nguyên tắc phù hợp.

Chung sức.

Phần cầu nguyện kết hợp với một bài hát cộng đồng, nhạc đệm chỉ là tiếng đàn ghita thùng, đơn sơ, nhẹ nhàng, gần gũi và sâu lắng.

Khởi đầu, cử tọa xem “slide show” Chung sức “Những nguyên tắc giáo dục con …”, một trò chơi vui và nổi tiếng trên truyền hình do nghệ sĩ Tạ Minh Tâm phụ trách.

Ai có con mà không phải dạy dỗ, nhưng dạy dỗ cách nào để có hiệu quả lại là một nghệ thuật lớn, cần phải nắm rõ những nguyên tắc đã được đúc kết từ nhiều công trình nghiên cứu giá trị và nhất là, đã được rút ra từ thực tế cuộc sống của thời đại hôm nay.

Có 8 nguyên tắc cơ bản:

1/ Ý THỨC TẦM MỨC QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ GIÁO DỤC GIA ĐÌNH:

Các bậc cha mẹ thừa nhận tầm quan trọng của việc dạy dỗ con cái, nhưng không phải tất cả đều ý thức và thực hiện đầy đủ điều này, nhất là trong thời buổi kinh tế, thị truòng, nhà nhà, người người đều hối hả, vất vả đáp ứng nhu cầu vật chất, chạy theo đồng tiền. Vì vậy, đã xảy ra nhiều điều nghịch lý và đáng tiếc, cười ra nước mắt. Không có thời gian dành cho con cái; thậm chí, nhiều gia đình đã phải thuê người…chơi với con, để mình có thời gian đi… chơi với người khác giải quyết nhu cầu công việc. Hoặc ỷ lại rồi giao phó chuyện dạy dỗ con cái cho ông bà, cô chú và ngay cả người giúp việc nhà…

Một khi ý thức đúng đắn việc giáo dục con cái có tầm quan trọng hàng đầu, trên cả sự nghiệp, tiền của thì, dù ai cũng chỉ có 24 giờ một ngày, không hơm kém, mỗi người vẫn tìm thêm được thời gian dành cho con cái.

2/ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU GIÁO DỤC CON:

Không có mục tiêu rõ ràng, hoặc mục tiêu theo thị hiếu thời thượng, bất chấp hoàn cảnh, điều kiện gia đình, khả năng, khuynh hướng và ý thích của con cái sẽ là tai họa thay vì hạnh phúc cho con. Đặc biệt, việc cha mẹ áp đặt ý chí của mình lên con cái, sẽ gây rất nhiều bất lợi, có thể làm cho con cái suy sụp, mặc cảm rồi oán hận cha mẹ.

3/ THỐNG NHẤT:

Ông bà, cha mẹ, cô dì, chú bác phải thống nhất quan điểm, rồi xác định vai trò của mình và đề ra cách thức hướng dẫn con cháu. Thiếu sự thống nhất này sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ, trẻ sẽ hoang mang không biết nghe ai, tin ai, rồi tự xoay sở, thăm dò, cuối cùng ngả theo người quyền lực nhất trong nhà. Từ đó, trẻ sẽ dần biến thành một kẻ cơ hội, giỏi đối phó nhưng thiếu trung thực.

Gia đình cần đặt lợi ích của con cái lên hàng đầu, thay vì áp đặt ý chí và kỳ vọng của cha mẹ lên con cái.

4/ CHA MẸ LÀM GƯƠNG:

Làm gương khác với “mẫu gương”- tấm gương mẫu mực, tuyệt hảo; cha mẹ không hoàn hảo nhưng phải chân thành, cầu tiến. Khi sai lỗi, cha mẹ phải dũng cảm thừa nhận, xem như một cách thức giáo dục và giúp con có thái độ đúng trước các sai lỗi tương tự. Không cần phải hoàn hảo như một “mẫu gương”, nhưng làm gương cho con cái thì cha mẹ nào cũng làm được nếu thực sự muốn xây dựng một gia đình hạnh phúc trong đó con cái được giáo dục đầy đủ.

5/ TỔ CHỨC CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH:

Nếu quốc gia có quốc pháp thì gia đình cũng phải có gia phong. Khác với luật pháp quốc gia nghiêm minh nhưng lạnh lùng, luật lệ của gia đình được hình thành trên tinh thần YÊU THƯƠNG, và thể hiện bằng những hành động bao dung, thông cảm, tránh dừng lại ở những lời nói suông. Từ đó hình thành một nề nếp văn hóa và nhân bản trong gia đình.

6/ TÔN TRỌNG SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA CON:

Tôn trọng đích thực là bảo vệ và tạo điều kiện cho sự phát triển của con, nghĩa là biết lắng nghe mà không áp đặt, không xúc phạm, vùi dập và làm tổn hại con ( ép học). Hiểu rõ quy luật phát triển, hồn nhiên của tuổi thơ, nghịch ngợm của tuổi trẻ, nhiệt tình của thanh niên.

7/ YÊU THƯƠNG – NGHIÊM KHẮC:

Nhờ Yêu thương, trẻ cảm nhận ngay được điều này để từ đó thấy mình có giá trị, tự tin và tự trọng. Qua Nghiêm khắc, trẻ biết giới hạn và điều chỉnh để tiến bộ.

Quá Yêu thương nhưng ít nghiêm khắc, trẻ sẽ ỷ lại và yếu đuối, thiếu tự lập.

Quá Nghiêm khắc, ít yêu thương, trẻ sẽ trở nên nhu nhược, chai lỳ.

Phải gia giảm, điều chỉnh cho phù hợp với mỗi tình cảm và khuynh hướng của từng trẻ. Để biết rõ khuynh hướng và tình cảm ấy cần phải có thời gian để gần gũi, chia sẻ và chơi đùa với chúng.

8/ HIỂU CON ĐỂ CÓ PHƯƠNG PHÁP PHÙ HỢP:

Khác với những kiểu áp đặt, coi con cái như “vật sở hữu” để áp đặt nhào nặn con cái theo ý muốn và khuynh hướng riêng mình, cha mẹ phải tự trang bị những kiến thức và kỹ năng giáo dục con, hiểu tâm lý theo từng lứa tuổi và nhất là, những đặc điểm của từng đứa con trong gia đình. Một công việc không hề là nhẹ nhàng, đơn giản, nhưng cũng thật thú vị và hấp dẫn cho những ai muốn xây dựng một gia đình đúng nghĩa.

Thảo luận, 12 tổ với 3 câu hỏi:

Buổi nói chuyện của TS Bích Hồng sinh động ngay từ đầu, tạo được sự “cùng tham gia và cộng hưởng” của mọi người, sôi nổi với các câu hỏi và những câu trả lời không chỉ từ diễn giả mà còn trực tiếp từ cử tọa. Nhiều tràng pháo tay tán thưởng liên tục vang lên, thêm nhiều trận cười ồ lên thú vị khi có những câu trả lời dí dỏm, chen vào vài câu lạc đề.

Sau đó là phần thảo luận theo tổ.

Ba câu hỏi như sau:

1/ Vì sao cha mẹ phải làm gương? Để làm gương, cha mẹ có bắt buộc phải là người toàn hảo? Nếu cha mẹ đã từng sai sót, thì họ có thể làm gương cho con cái bằng cách nào?

2/ Những biểu hiện thiếu tôn trọng sự phát triển nhân cách của con? Tác hại?

3/ Những sai sót của cha mẹ trong việc biểu lộ tình thương yêu và sự nghiêm khắc đối với con cái? Tác hại của những sai sót đó?

(12 tờ giấy khổ lớn, 12 cây bút lông đã được phát ra cho 12 người của 12 Nhóm.)

Ba câu hỏi này nếu chỉ nhằm trả lời để chấm điểm thì có vẻ dễ dàng vì đã được nghe diễn giả triển khai. Nhưng vì là thảo luận, nên đã có những đúc kết rất phong phú đầy bất ngờ. Sau đây là lược ghi các nội dung chính:

Câu hỏi 1: Cha mẹ phải làm gương cho con cái, vì “Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo”. Trẻ em thích bắt chước còn cha mẹ là người thày đầu tiên, là người trẻ tin cậy nhất do đó ảnh hưởng rất lớn trên con cái. Không ai hoàn hảo, nên khi sai lỗi, cha mẹ cần dũng cảm, chân thành nhận lỗi để hiện tượng không bị lập lại và giúp con phòng tránh. Từ sự dũng cảm đó, cha mẹ sẽ hoàn thiện chính mình, biết chấp nhận sự bất toàn nơi mình và kẻ khác, để dễ tha thứ và sửa sai.

Câu hỏi 2: Việc thiếu tôn trọng sự phát triển nhân cách của con, có thể thấy rõ những biểu hiện và tác hại:

Biểu hiện: la mắng con trước mặt người khác; luôn xem con là “trẻ con”; không tin tưởng dẫn đến không giao việc, hoặc giao việc nhưng nhiều nhắc nhở quá mức cần thiết; không lắng nghe con; thường la mắng khi con phạm lỗi dù chưa tìm hiểu nguyên nhân; quen dùng bạo lực (tinh thần và thân thể); đánh giá thấp khả năng của con; áp đặt suy nghĩ của mình lên con; không thừa nhận con là thành viên bình đẳng trong gia đình; “dán nhãn” cho con; so sánh và hạ thấp con mình với con người khác.

Tác hại: con cái bị mặc cảm, thu mình, ngại giao tiếp hoặc tìm sự tin tưởng nơi người ngoài hoặc thú vui thiếu lành mạnh ngoài gia đình khi có dịp.Từ đó tạo khoảng cách giữa cha mẹ và con cái; đánh mất sự tôn trọng và yêu thương đối với cha mẹ; gia đình trở nên tù ngục; con cái bất mãn với cha mẹ, trở nên lỳ lợm; sống miễn cưỡng; không phát huy những năng khiếu; tự ti, thấy mình vô dụng, lạc lõng, cô đơn ngay trong nhà mình; ảnh hưởng đến tâm và sinh lý, mặc cảm và dễ sa đà vào các tệ nạn xã hội. Trẻ sẽ nói dối để đối phó và qua mặt cha mẹ. Tình trạng căng thẳng - “stress”, dẫn đến chống đối lại cha mẹ, khởi đầu là những xung đột trong ý nghĩ, tư tưởng, rồi chống đối ngầm và ra mặt ( tùy theo điều kiện và hoàn cảnh)

Câu hỏi 3: Nuông chiều con, cho tiền vượt quá nhu cầu; vô tình hoặc cố ý dung túng các hành vi sai trái; phục vụ quá đáng, hãnh diện quá đáng đến như tôn sùng con cái. Hoặc nghiêm khắc quá mức như mệnh lệnh, áp đặt, bạo lực, khô khan, không biểu lộ tình thương...

Tất cả những biểu hiện thái quá như vậy dẫn đến những tác hại; trẻ không hiểu rõ và tôn trọng đúng mức giá trị đồng tiền; thấy mình như “ông hoàng, bà chúa” ngay từ khi còn bé; con cái sẽ ỷ lại, vô kỷ luật dẫn đến dễ dàng phạm pháp.

Khi khen thưởng con không đúng, hoặc thưởng tiền mỗi khi làm xong việc bổn phận hoặc thiên vị giữa các đứa con cũng sẽ dẫn đến những tác hại không nhỏ: trẻ sẽ khó phân biệt giá trị đúng sai, trẻ sẽ làm bổn phận vì tiền thay vì chứng tỏ trách nhiệm và nghị lực, con cái trong nhà nảy sinh những đố kỵ, bất hòa.

Sau khi đúc kết và phân tích những thảo luận của các nhóm, diễn giả đã bày tỏ sự phấn khởi trước nhiệt tình tham gia của mọi người, đặc biệt, diễn giả đã bất ngờ trước sự phong phú và sâu sắc trong các ý kiến của các nhóm được họ trình bày thật sinh động.

Buổi nói chuyện kết thúc hồi 17 giờ cùng ngày.

Câu chuyện bên lề

Vội theo chân ra ngoài hành lang để kịp gặp cha Phạm Sĩ Sản (dòng Don Boscô), được nghe những lời chí tình của Ngài: “Tôi từ Gia Kiệm về đây để dự lớp học này. Vì rất có ích cho tôi, các giáo dân của tôi rất cần những điều này. Tôi không ngờ giáo dân hôm nay trình độ quá, giỏi giang quá. Quãng đường Sàigòn – Gia Kiệm là 80 cây số đó.”

Không có thời gian để trò chuyện, chỉ có được những cái bắt tay với 2 vị Mục sư Tin Lành và đón nhận một câu rất ngắn, thật ấm lòng: “Ai cũng cần phải học và học mãi đến suốt đời, nhưng chúng tôi không có được hoàn cảnh và điều kiện, nên chúng tôi phải đến đây, vì vậy…”

Lại nhớ đến 2 Phật tử gặp trong giờ giải lao, tâm đắc với ý kiến của ông Trần Thanh Tài: “Đạo Chúa thật vui và đã cho chúng tôi những kiến thức rất bổ ích và thiết thực. Nhất định tôi sẽ kêu gọi các thân hữu và con cháu tôi tham gia những lớp học rất cần thiết này… ”

Chiều nay, gió lồng lộng, không gian thoáng mát, rời Phòng hội Nguyễn văn Thuận của Trung Tâm Mục vụ Sàigòn, lòng đầy cảm xúc, chúng tôi nhớ câu nói của một chị theo đạo ông bà: “Từ lâu tôi đã thấy sự ích lợi của mục chuyên đề cuối tuần, đặc biệt là chủ đề lần này về giáo dục con cái, nên tôi đã đến dự chuyên đề này, thay cho buổi ‘gặp nhau cuối tuần’ trên tivi ”.
 
Thuyết trình: Các nguyên tắc giáo dục con trong gia đình
Josephine Trần
15:43 01/12/2009
SAIGÒN - Giáo dục con trong gia đình có vai trò quan trọng trong quá trình lớn lên và hình thành nhân cách của trẻ. Trong thời đại đầy đủ tện nghi vật chất ngày nay, nhiều người trẻ bị cuốn vào nhịp sống nhanh và nhiễm các căn bệnh thời @. Bên cạnh đó, sự buông xuôi, bỏ mặc hay lúng túng, bất lực của các bậc làm cha mẹ trong việc giáo dục con cái trở thành một đề tài rất được quan tâm.

Có những bậc làm cha mẹ thiếu chuẩn bị và thiếu kinh nghiệm, nên thường phản ứng theo bản năng. Hơn nữa, nhiều bậc làm cha mẹ có quan niệm cho rằng con cái là sở hữu riêng, nên họ có quyền quyết định phương thức giáo dục chúng. Đôi khi đó là cách thức tùy hứng và sai lầm. Cách giáo dục quá nuông chiều con hay quá nghiêm khắc đều để lại những chấn thương trong nhân cách trẻ.

Thời gian gần đây, con số thanh thiếu niên vi phạm pháp luật ngày càng cao và càng mang tính nghiêm trọng. Điều này là một dẫn chứng thuyết phục để đặt lại vấn đề: giáo dục con trong gia đình cần tuân theo những nguyên tắc cơ bản nào, nhằm đạt hiệu quả trong việc giúp nhân cách trẻ được hình thành và phát triển cách tốt nhất.

Chiều ngày 21/11/2009 tại Hội Trường Lầu I của Trung Tâm Mục Vụ, Tổng Giáo Phận Saigòn, hơn 200 tham dự viên gồm sinh viên, phụ huynh, các nhà giáo dục, Linh mục, Muc sư và rất nhiều nam nữ tu sĩ tham dự. Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng, giảng viên trường ĐHSP đã thuyết giảng về “Các nguyên tắc giáo dục con trong gia đình”. Với kinh nghiệm sống thực tế và kinh nghiệm giáo dục phong phú, Cô đã xây dựng bầu khí lớp học rất sinh động, thân thiện và dễ hiểu. Bằng giọng văn dí dỏm và cách dẫn dắt thông minh, Cô đã hướng dẫn cộng đoàn dần dần khám phá ra 8 nguyên tắc cơ bản trong việc giáo dục con cái trong gia đình như sau:

1. Ý thức tầm quan trọng:

• Cha mẹ phải nghiêm túc trong việc dạy bảo con cái
• Ý thức được trách nhiệm làm cha mẹ là quan trọng và không thể thay thế. Điều này giúp các bậc làm cha mẹ không trao phó hay ỷ lại quá nhiều vào những người khác như nhà trường, người thân, người giúp việc....
• Họ cần có định hướng để chủ động và phá huy tính sáng tạo nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.
• Ý thức được tầm quan trọng này, các bậc làm cha mẹ có trách nhiệm hơn và đủ ý chí chống trả lại những cám dỗ bằng mọi giá, để dành thời gian sống cùng và nuôi dạy con cái.
• Các bậc làm cha mẹ cần trang bị, nâng cao kiến thức và khả năng giáo dục
• Cha mẹ là người có quyền tác động đến sự phát triển và định hướng con người trong tương lai của con mình. Nếu giáo dục không có định hướng, đứa trẻ không phát huy được khả năng của mình. Tuy nhiên, nếu cha mẹ định hướng một cách chủ quan theo kỳ vọng và ý thích, đứa trẻ sẽ luôn cảm thấy căng thẳng, tự trách, suy sụp tinh thần và thể chất, oán hận và trách cứ cha mẹ. Bản thân người làm cha mẹ, sau một khoảng thời gian dài, cũng đau khổ nhận ra mình đã làm uổng phí thời gian, tuổi trẻ và sức lực của con cái
• Để đạt hiệu quả, đòi hỏi việc định hướng phải dựa vào khả năng thực tế của đứa trẻ. Điều này giúp trẻ cảm thấy an toàn và được yêu thương

2. Xác định mục tiêu giáo dục con:

• Mục tiêu là ý định, là nguyện vọng, là điều muốn đạt được
• Trên thực tế, có nhiều bậc làm cha mẹ không hề đặt mục tiêu trong việc giáo dục con cái. Họ có thái độ buông xuôi, bỏ mặc cho đứa trẻ “tự do phát triển”. Sự thiếu hiểu biết và thiếu trách nhiệm này, làm cho trẻ bị thiệt thòi. Đối lập với thái cực này, là có không ít bậc làm cha mẹ xác định mục tiêu theo ý riêng của mình. Họ mong đợi quá nhiều ở con cái. Sự kỳ vọng đó làm cho đứa trẻ cảm thấy căng thẳng, thiếu tự nhiên, thiếu tự tin, mệt mỏi, trầm cảm…..Tham vọng và đòi hỏi này dẫn đến sự mất mát nơi trẻ tính hồn nhiên, sự bình an trong đời sống nội tâm và đồng thời cũng ảnh hưởng lớn đến tinh sáng tạo và tự tin
• Cha mẹ cần xác định rõ những mục tiêu ngắn hạn theo từng giai đoạn phát triển của trẻ và những mục tiêu lâu dài trong tương lai. Việc xác định các mục tiêu này cần dựa trên cơ sở đặc điểm cụ thể của từng đứa trẻ và điều kiện gia đình. Đồng thời cũng dựa trên sự hiểu biết, tôn trọng và làm gương sáng cho con cái.

3. Thống nhất tác động giáo dục:

• Trong một gia đình có nhiều thế hệ, việc giáo dục con cái đòi hỏi sự tế nhị, khéo léo và thống nhất tác động giáo dục dựa trên cơ sở vì lợi ích của con cái.
• Tác hại của cách giáo dục không thống nhất là gây cho trẻ nhiều hoang mang, làm giảm uy tín của người lớn và hình thành tính không trung thực nơi trẻ. Khi lâm vào tình trạng hoang mang, trẻ thường tìm cách xoay xở và làm theo quyết định của người có quyền lực cao nhất trong gia đình. Do đó, trẻ thường giả vờ và thiếu trung thực để đối phó với quyết định ngược lại của những người có quyền lực thấp hơn.
• Gia đình cần thống nhất:
i. Quan điểm, mục tiêu trong việc giáo dục con cái
ii. Phân công vai trò
iii. Phương pháp sử dụng

4. Làm gương:

• Giáo dục trẻ bắt đầu từ cái nôi gia đình và cha mẹ là những người thầy đầu tiên của chúng. Nhãn quan của trẻ con về thế giới xung quanh được hình thành, dựa trên những tiếp xúc và giao tiếp của chúng với những người chúng gần gũi. Con cái lệ thuộc, hay để ý và bắt chước cha mẹ. Do đó cha mẹ là người trực tiếp gieo vào tâm hồn trẻ những hạt giống yêu thương, trung thực, tốt bụng….hay giả dối, gây hấn, bạo lực….
• Dạy con từ thưở còn thơ vì trẻ con có thể phân biệt được đúng-sai, phải-trái, tốt-xấu. Để nhân cách trẻ được hình thành và phát triển tốt, trẻ con cần thấy được gương sáng nơi người lớn: chúng cần thấy được phản ứng của cha mẹ trước những hành động xấu xa. Chính bằng phản ứng và nhất là gương sáng của mình, cha mẹ đóng dấu lên tâm hồn trẻ niềm xác tín về cách hành xử và giải quyết vấn đề.
• Nhân bất thập toàn. Không bắt buộc bậc làm cha mẹ phải là người hoàn hảo để làm gương sáng cho con. Tuy nhiên, họ cần có ý muốn hoàn thiện bản thân cách tốt nhất và thẳng thắn, có bản lĩnh để biết nhận lỗi và sửa sai một cách cụ thể. Qua đó, trẻ học được lòng can đảm, tính trung thực, sự cảm thông với những sai lầm của người khác và lòng bao dung. Điều này cũng có nghĩa là dạy chúng thấy những giới hạn trong thân phận con người. Chính vì thế mà chúng phải cảm thông trước những giới hạn và khuyết điểm của người khác

5. Tổ chức lối sống trong gia đình:

• Tạo bầu không khí gia đình ấm áp và đầy tình thương
• Xây dựng nếp sống sinh hoạt lành mạnh để trẻ có thời gian luyện tập nhân cách của mình.
• Tổ chức lối sống trong gia đình giúp trẻ học hỏi tính kỷ luật, sự tôn trọng người khác…
• Dạy con bằng hành vi và cách sống của cha mẹ có hiệu quả hơn bằng lời nói

6. Tôn trọng nhân cách:

• Tôn trọng là bảo vệ sự phát triển hồn nhiên theo từng lứa tuổi và tạo điều kiện để nhân cách trẻ phát triển cách toàn diện
• Cha mẹ cần lắng nghe, không áp đặt và chấp nhận những suy nghĩ, cảm xúc của chúng
• Lắng nghe và tham dự vào cuộc sống hằng ngày của con cái. Không xúc phạm, vùi dập trẻ bằng những hình thức hữu hình và vô hình
• Không làm tổn hại đến tinh thần và thể chất của trẻ (Ví dụ: ép học là làm tổn hại đến sự phát triển của trẻ và làm chúng đánh mất tuổi thơ của mình)
• Sự trao đổi, đối thoại là điều cần thiết trong công tác giáo dục
• Sự thiếu tôn trọng con cái dẫn đến những tác hại nghiệm trọng về thể lý và tâm lý. Đứa trẻ không được tôn trọng, nâng đỡ thường tỏ ra bi quan và thường co cụm trong bản thân. Như thế, chúng cũng khó lòng nghĩ đến người khác

7. Yêu thương + nghiêm khắc.

• Yêu thương là giúp trẻ cảm nhận và biết biểu lộ tình cảm, cảm xúc với người khác. Khi được yêu thương, trẻ cảm thấy mình có giá trị. Từ đó, hình thành tính tự tin và lòng tự trọng
• Cha mẹ cần có một tình yêu bao la, vô điều kiện đối với con cái. Tuy nhiên, nuông chiều con quá đáng sẽ làm con cái dễ hư hỏng, hình thành thành tính ích kỷ và đòi hỏi... Lớn lên, chúng thiếu ý thức cộng đồng, thiếu kỹ năng sống, không đủ bản lĩnh để vượt qua khó khăn trong cuộc sống
• Nghiêm khắc với con cái là điều cần thiết để trẻ học biết những giới hạn và có những điều chỉnh cần thiết. Qua đó, trẻ học sống độc lập và tự tin. Tuy nhiên, những trẻ bị đối xử quá nghiêm khắc, không nhìn thấy được lòng yêu thương và biểu lộ tình cảm, lớn lên chúng trở thành người vô cảm, có một trái tim chai lì trước nỗi khổ đau và khó khăn của người khác. Thánh Phaolo khuyên các bậc làm cha mẹ: đừng nổi cơn phẫn nộ với con cái, kẻo chúng trở nên nhát đản, sợ sệt
• Cha mẹ cần nói “không” khi cần thiết. Điều này giúp chúng hiểu rằng không phải bất cứ điều gì chúng muốn, cũng được thỏa mãn. Qua đó, ý chí và sự tự chế được tôi luyện
• Giữ được chừng mực, hài hòa giữa yêu thương và nghiêm khắc trong giáo dục con cái là cả một nghệ thuật đòi hỏi nhiều thời gian và hy sinh.

8. Hiểu con để có phương pháp giáo dục đúng:

• Cha mẹ cần có đủ sự hiểu biết về tâm lý con cái theo lứa tuổi và đặc điểm riêng, để đồng hành với chúng trong cuộc sống
• Cha mẹ phải tin tưởng rằng bất cứ đứa con nào cũng có một tiềm năng để trở thành người tốt, nhưng con cái cũng có thế giới riêng tư của chúng. Cha mẹ cần có đủ thời gian, tình yêu, sự kiên nhẫn,… để có thể thấu hiểu và cảm thông với những diễn biến tâm lý phức tạp và những thay đổi về thể lý trong từng giai đoạn phát triển của chúng
• Không hiểu con và áp đặt chúng theo những tiêu chuẩn mình mong muốn, cha mẹ gây ra những phát triển không lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần của con cái
• Không hiểu con, cha mẹ dễ dàng đẩy chúng ra khỏi vòng tay yêu thương và sự bảo vệ cần thiết của mình
• Không hiểu con, căng thẳng và xung đột giữa 2 phía ngày càng leo thang

Tóm lại, giáo dục trong gia đình là bước đầu tiên và quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Để giáo dục trong gia đình đạt hiệu quả, đòi hỏi các bậc làm cha mẹ một sự huy sinh lớn lao, không vụ lợi, không cần được con cái đáp đền. Tám nguyên tắc cơ bàn giáo dục trên cần sử dụng đan xen nhau. Nó là chiếc chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc của con cái, nền tảng hạnh phúc của xã hội.
 
Phương hướng đối thoại và hợp tác – cần nhưng chưa đủ
J.B Nguyễn Hữu Vinh
16:55 01/12/2009
Bài phát biểu của Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc trong buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ Nguyễn Văn Bình, ngày 28-11-2009 về “Phương hướng đối thoại và hợp tác của Giáo hội Việt Nam với nhà nước” đăng trên một số trang web. Đọc qua đầu đề, chúng tôi thấy thật vui mừng.

Vui mừng bởi lần đầu tiên, có một Giám mục đưa ra một “Phương hướng đối thoại với Nhà nước” cho Giáo hội Việt Nam. Điều mà lâu nay dù nhiều người, nhiều nơi, nhiều thời kỳ đã nói đến, đã làm nhưng chưa có một phương hướng cụ thể và chưa thấy kết quả rõ ràng.

Vui mừng hơn, bởi bản “Phương hướng” này được tác giả lấy từ tinh thần Huấn từ của Đức Thánh Cha Benedicto XVI với Hội Đồng Giám mục Việt Nam.

Tuy nhiên, khi đọc lại bản “Phương hướng” của GM Phaolô Bùi Văn Đọc, chúng tôi có một nhận xét rằng: Tất cả đều đúng, nhưng có nhiều vấn đề chưa được rõ và chưa đủ?

Là một giáo dân, có thể do bản thân chưa thấm nhuần hết từng câu, chữ trong Huấn từ, cũng có thể do chưa hiểu hết những ý thâm sâu đằng sau bản “Phương hướng” mà tác giả đã nêu lên.

Vì vậy, cũng nhân đây xin nêu vài điều chưa rõ may chăng được giải thích để có thể thấu hiểu và thấm nhuần tinh thần đó nhằm cho quá trình thực hiện “phương hướng” được tốt hơn chăng?.

Đối thoại – đúng. Nhưng đối thoại với ai?

Trong toàn bài phát biểu, ĐGM Phaolô Bùi Văn Đọc – Chủ tịch Ủy Ban Giáo lý, Đức tin của HĐGMVN đã nêu lên cảm tưởng vui mừng của mình khi đọc Huấn từ của Đức Thánh Cha có nói về đối thoại. Tác giả cho rằng Huấn từ ĐTC nêu lên việc đối thoại đã “đáp ứng lại một cách tuyệt vời sự chờ đợi của các giám mục Việt Nam”.

Thực tế, đâu phải đến khi có Huấn từ của ĐTC, thì các Giám mục Việt Nam mới có đường hướng đối thoại? Đối thoại đã là một quá trình xảy ra từ lâu, là một đường hướng chung của mọi Giám mục, giáo sỹ và giáo dân Việt Nam thời gian qua và cả hiện tại.

Tuy nhiên, câu hỏi cần được đặt ra là đối thoại với ai, đối thoại như thế nào?

Để có thể thực hiện quá trình đối thoại, điều cần thiết cơ bản là phải có hai bên và hai bên đó phải biết tôn trọng lẫn nhau. Nhưng cần hơn hết là đều tôn trọng sự thật, công lý và cùng có thiện ý hướng tới sự tốt đẹp chung.

Ở đây, hai bên đã có là Giáo hội và Nhà nước. Vậy quá trình đối thoại được diễn ra như thế nào?

Hầu hết quá trình xưa nay trong mối quan hệ này, đều là một quá trình được diễn ra theo cơ chế xin – cho và độc quyền độc trị. Quá trình đó, không có đối thoại mà chỉ là “độc thoại” từ phía nhà nước. Chưa bao giờ những ý kiến của Giáo hội được xem như những lời nói có giá trị để nhà nước suy nghĩ, điều chỉnh.

Chứng minh điều này không khó. Ngoài những văn bản của HĐGMVN hoặc của các Hồng Y, Giám mục, linh mục… gửi đến nhà nước từ lâu vẫn không có hồi âm trở lại hay có những phản hồi tích cực thì những vụ việc vừa qua xảy ra trong mối quan hệ giữa chính quyền với các nơi là những ví dụ:

- Khi Tòa Khâm sứ của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội bị nhà nước chiếm đoạt ngang nhiên không có bất cứ văn bản nào phù hợp với pháp luật Việt Nam, Tòa TGM Hà Nội đã gửi đơn nhiều lần, qua nhiều năm và chờ đợi… nhưng lại đứng trước nguy cơ bán chác cho một ngân hàng nào nó. Vậy là những cuộc cầu nguyện bất đắc dĩ được mở ra.

Sau những cuộc họp, cuộc gặp gỡ (Thậm chí cả Thủ tướng VN đã đến tận nơi) một quá trình đối thoại đang được mở ra giải quyết vấn đề trong hi vọng của giáo dân và giáo hội. Thì đột nhiên, ngày 20/9/2008, chính quyền cho các lực lượng đông đảo Công an, cảnh sát cơ động, chó nghiệp vụ, cán bộ… và cả “quần chúng tự phát” bao vây bằng mọi cách để “thi công vườn hoa” kiểu chạy giặc, mọi lời kêu cứu, khiếu nại đến cấp cao nhất cũng “được” bỏ ngoài tai. Như vậy, chính quyền Hà Nội đã đơn phương chặt đứt quá trình đối thoại đang tiến hành mà không có bất cứ lý do nào được đưa ra.

- Khi Giáo xứ Thái Hà đang có đơn qua cả hàng chục năm về khu đất và tài sản của mình có nguy cơ bị tư nhân hóa, bị chia chác, đang quá trình đối thoại bằng những văn bản những chứng cứ dựa trên pháp luật Việt Nam. Khi những chứng cứ phía chính quyền đưa ra đã bị phía nhà thờ vạch rõ là hoàn toàn mâu thuẫn và vô giá trị pháp lý, thì hàng nghìn cảnh sát, nhân tài vật lực, chó nghiệp vụ và hàng rào sắt đã được dùng để “thi công vườn hoa vì nhu cầu của nhân dân”?.

- Khi Giáo dân Tam Tòa đang là chủ sở hữu những tài sản, nhà thờ và đất đai trên khu đất Giáo xứ Tam Tòa với hi vọng sẽ xây dựng “Đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, gấp 10 ngày nay” như lời Hồ Chí Minh đã hứa. Thì đột nhiên năm 1997 chính quyền Quảng Bình chiếm đoạt làm “Di tích tội ác chiến tranh”?. Quá trình sau đó, giáo dân có đơn, Tòa Giám mục Vinh có làm việc, đối thoại và những lời hứa được đưa ra. Khi không còn có chỗ nào làm lễ, giáo dân dựng tạm mấy tấm tôn, thì đã bị đánh đập không thương tiếc và đàn áp khốc liệt. Không chỉ giáo dân mà linh mục cũng đã bị đánh trọng thương.

- Khu trường học của Giáo xứ Loan Lý đang được sử dụng bỗng nhiên được cả ngàn cảnh sát đến bao vây để xây tường, chiếm đoạt.

- Dòng Thánh Phaolo ở Vĩnh Long dự định biến thành khách sạn không xong, lại biến thành công viên. Những tiếng kêu, những văn bản, những nguyện vọng của Giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân, của nhân dân hầu như không có tác dụng.

- Mới đây, trên trang Web của HĐGMVN, Đức GM Nguyễn Văn Nhơn – Chủ tịch HĐGMVN trả lời về vấn đề Giáo Hoàng Học viện, một công trình có chiều dày lịch sử, gắn liền với giáo hội Công giáo đang “được” nhà nước biến thành “công viên công cộng” đã làm nhiều người sửng sốt. Một người dân ngoài Công giáo ở Đà Lạt đã hết sức ngạc nhiên rằng: “Nơi cao nguyên đất rộng, người thưa như Đà Lạt, để làm một công viên mà phải phá bỏ đi một di tích kiến trúc cổ kính trang nghiêm như vậy để làm gì”?.

Người ta đang nhớ rõ, mới đây thôi cũng chính ông Thủ tướng Việt Nam đến tận Tòa Giám mục, bắt tay vui mừng với Giám mục ở đây. Và người ta hi vọng rằng đó sẽ là những cuộc “đối thoại” có chất lượng. Nào ngờ… sau đó thì GHHV biến thành… công viên.

Đọc bài Trả lời phỏng vấn mới biết được rằng: “từ cuối năm 1993 HĐGMVN đã có kiến nghị đề nghị Nhà Nước Việt Nam trao lại cơ sở GHHV cho Giáo Hội, và từ đó mỗi khi có dịp, HĐGM cũng như giáo phận Đà Lạt vẫn nhắc lại với Chính quyền về đề nghị trên”. (GM Nguyễn Văn Nhơn – Chủ tịch HĐGMVN).

- Cũng như hàng loạt các cơ sở thờ tự, các tài sản Giáo hội khắp nơi với biết bao đơn từ, tài liệu… và ngay cả những vấn đề liên quan đến những nguyện vọng chính đáng của GH Công giáo Việt Nam được đặt lên bàn quan chức nhà nước từ lâu vẫn án binh bất động. Những lĩnh vực như Y tế, giáo dục, các hoạt động phụng vụ, các vấn đề dấn thân phục vụ xã hội mà Giáo hội Công giáo có thể tham gia để phục vụ đất nước, nhân dân mình thì vẫn cứ… dẫm chân tại chỗ và chờ đợi!

Như vậy, việc “Đối thoại” đâu phải có từ bây giờ? Ngay từ khi chế độ Cộng sản được thiết lập trên đất nước này, đã có biết bao cuộc đối thoại, làm việc… Nhưng, những cuộc đối thoại đó, thật ra chẳng đi đến đâu, chẳng có mấy tác dụng.

Bởi vì ở đó, vị thế của Giáo hội Công giáo đã không được tôn trọng, đã không được tính đến.

Thực chất, đó không thể coi là “đối thoại” mà chỉ là những lời kêu, xin nếu được thì cảm ơn mà không được thì… chịu. Chưa có lúc nào Giáo hội Công giáo Việt Nam với gần 1/10 dân số được nhìn nhận như những pháp nhân cụ thể trong nhà nước Việt Nam cộng sản.

Hãy xem, một cá nhân lắm tiền, có thể mở một bệnh viện tư, một công ty, trường học… Chỉ sau 22 năm (từ 1987 đến 2009), cả nước đã tăng từ 101 trường đại học, cao đẳng lên 376 trường. Nhưng với Giáo hội Công giáo Việt Nam thì sao? Trước 1975, Việt Nam có 25 Tiểu chủng viện và 9 Đại chủng viện. Sau 35 lăm, số giáo dân tăng lên gấp đôi và người Công giáo cũng tăng lên tương tự, thì nay chỉ có 6 đại chủng viện. Không những thế, các chủng viện được mở hiện nay, số chủng sinh đào tạo bị hạn chế đến mức thấp nhất, hoàn toàn không được coi như một trường Đại học mà nhân dân đã phản ánh là Đại học “Ba không” “không có đủ giảng viên, không có đủ điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, không có hệ thống chương trình, giáo trình phục vụ đào tạo theo quy định”.

Những ví dụ này cho thấy, để có thể cho “Giáo Hội dự phần chính đáng vào đời sống của Đất Nước, nhằm phục vụ tất cả mọi người dân” là điều hết sức khó khăn.

Bài phát biểu viết rằng: “Không ai trong chúng ta được phép đứng bên lề xã hội. Chính vì thế Giáo hội Công giáo cũng không nên tự loại trừ mình ra khỏi xã hội

Thực tế thì từ khi du nhập vào Việt Nam, người Công giáo đã đóng góp một vai trò to lớn trong sự nghiệp chung của đất nước, của dân tộc. Nhiều tri thức và trí thức của người Công giáo đã có những đóng góp nổi tiếng vào văn hóa và đời sống Việt Nam được lịch sử thừa nhận. Chỉ từ khi xã hội Việt Nam dưới tay những người Cộng sản, thì người Công giáo đã bị biến thành những “công dân hạng hai” buộc phải đứng bên lề xã hội thì đúng hơn.

Vì thế, việc “được phép đứng bên lề xã hội” hay “đứng giữa lòng xã hội” đâu phải phụ thuộc vào ý muốn của Người Công giáo Việt Nam? Thực tế cho thấy người Công giáo Việt Nam đã “được phép đứng bên lề xã hội” từ lâu.

Như vậy, khi vị thế của Giáo hội Công giáo Việt Nam đang bị coi nhẹ, không được thừa nhận, thì ai thèm đối thoại với Giáo hội Công giáo?

Vì thiếu đi yếu tố này, nên mọi sự gọi là “đối thoại” đã trở thành “độc thoại”.

Chúng ta càng thấy rõ điều này hơn, trong những hoàn cảnh tương tự.

Bài phát biểu nói trên có đoạn: ““Mục tiêu của đối thoại là tìm sự thật, biết sự thật, nói sự thật và làm sự thật”. Điều này hoàn toàn đúng, nhưng khốn nỗi, phía đối thoại có tinh thần đó không lại là chuyện khác.

Trong bài giảng của Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành có câu: “Chúa chỉ đòi hỏi chúng tôi “can đảm nói sự thật khi cần”, dù phải trả giá bằng mạng sống”.

Nhưng, sau những trận đòn hội chợ bằng xảo thuật cắt xén của truyền thông và quan chức nhà nước với câu nói chân thành đầy lòng thiết tha yêu đất nước của TGM Giuse Ngô Quang Kiệt để kết tội, vu khống và lên án rồi sau đó hàng loạt công an, cảnh sát bao vây hai khu vực làm vườn hoa.

Điều này không thể nói rằng các Giám mục không biết bởi vì không chỉ giáo dân biết hết mà những người không công giáo còn biết rất rõ sự thật ở đâu.

Nhưng tại cuộc tiếp đoàn đại diện Hội Đồng Giám mục Việt Nam chiều 1/10/2008 do Đức GM Nguyễn Văn Nhơn – Chủ tịch HĐGMVN dẫn đầu đến chào thăm, TT Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp tục nói rằng: “việc chuyển tải thông tin về các sự việc vi phạm pháp luật ở 42 Nhà Chung và giáo sứ Thái Hà vừa qua là cần thiết và cơ bản là chính xác” nào là “thiện chí đối thoại chân thành hòa bình của Chính phủ và các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương đối với việc giải quyết vụ việc ở 42 Nhà Chung và giáo xứ Thái Hà vừa qua, không chủ trương và thực hiện vũ lực” rồi thì “những lời nói và hành vi của Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã làm giảm sút lớn uy tín của ông trong cộng đồng Công giáo Việt Nam và trong xã hội…có những lời lẽ thách thức Nhà nước, có những phát ngôn dù trong ngữ cảnh nào cũng thể hiện sự xúc phạm đối với đất nước dân tộc, coi thường vị thế đất nước và tư cách công dân Việt Nam trong mối tương quan với thế giới”.

Vậy nhưng không có bất cứ một lời nào từ ngay Chủ tịch HĐGMVN hoặc bất cứ Giám mục, Hồng Y đi trong đoàn đó nói lại với giáo dân để xem đã “đối thoại” được những gì với Thủ Tướng hôm đó? Trong khi đó trên các báo chí nhà nước, màn độc thoại này được đăng tải hết sức rộng rãi.

Có lẽ vì hiểu điều đó mà trong bản Huấn từ của Đức Thánh Cha có đoạn viết: “Giáo Hội không hề muốn thay thế Chính quyền, nhưng chỉ mong rằng trong tinh thần đối thoại và hợp tác tôn trọng nhau…”.

Ngạn ngữ có câu: “Muốn vỗ tay, phải có hai bàn tay” vì vậy việc đề ra “phương hướng đối thoại” nhưng chỉ áp dụng cho một bàn tay, thì đó là điều không tưởng, đó chỉ là những cái vẫy tay yếu ớt, tuyệt vọng vào không khí mà thôi. “Phương hướng đối thoại và hợp tác” này thật là cần, nhưng chưa đủ.

Lấy gì để đối thoại?

Như trên đã nói, sở dĩ những màn đối thoại đã bị biến thành “độc thoại” chỉ vì vị thế Giáo hội Công giáo chưa được nhìn nhận.

Vậy muốn để có thể được nhìn nhận đúng với thực chất cần có, Giáo hội rất cần một điều trong Huấn từ của ĐTC mà ĐGM Phaolo Nguyễn Văn Đọc đã nói đến trong bài phát biểu của mình, nhưng thiếu đi một đoạn trong một câu đầy đủ đó là: “Trước nhiều thách đố mà chứng tá này đang gặp phải, cần phải có sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các Giáo phận, giữa các Giáo phận và các Dòng Tu, cũng như giữa các Dòng Tu với nhau” (Trích Huấn từ của Đức Thánh Cha 26/7/2009).

Có phải như ĐGM Phaolo Bùi Văn Đọc đã nói: “Bài Huấn từ của Đức Thánh Cha chứng tỏ ngài biết về Giáo Hội tại Việt Nam rất nhiều và rất rõ” chính vì vậy mà Ngài đã nói lên câu này chăng?

Hẳn ĐTC cũng biết rằng Tòa TGM Hà Nội không thể đối thoại, nếu các GM và các Giáo phận khác không có sự hiệp thông. Giáo phận Vinh với hàng trăm ngàn giáo dân cũng không thể đối thoại với sự độc trị và độc đoán của chính quyền Quảng Bình ở Tam Tòa. Giáo xứ Loan Lý vẫn cứ cắn răng chịu đựng trong tuyệt vọng khi tất cả các GM và giáo dân khắp nơi im tiếng. Dòng Thánh Phaolo Vĩnh Long một mình GM Nguyễn Văn Tân và đoàn linh mục cũng không thể làm gì được với máy xúc, máy ủi và cảnh sát dày đặc. Dòng mến Thánh Giá Thủ Thiên cũng sẽ bị xóa sổ với cách “đối thoại” hiện nay khi mạnh ai nấy chạy. Khi mà ngay cả các GM và giáo dân quanh đó đều im tiếng để “đối thoại”?

Và ngay cả khi đã im lặng để “đối thoại” theo cơ chế xin - cho, thì Giáo Hoàng học viện vẫn cứ bị san bằng làm công viên như thường.

Vì vậy, bài phát biểu của ĐGM Phaolo đã nói lên được phương hướng đối thoại với Nhà nước nhưng đã thiếu đi một vế là cần có yếu tố nào để có thể “đối thoại”? (Thật ra trong Huấn từ, ĐTC nói đến “một sự hợp tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị” chứ không phải chỉ là Nhà nước)

Cũng trong Huấn từ, ĐTC đã kêu gọi một sự “hợp tác lành mạnh” chứ không phải là sự hợp tác ân huệ kiểu “Xin – cho” hoặc lén lút hợp tác nào đó ngoài “sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các Giáo phận, giữa các Giáo phận và các Dòng Tu, cũng như giữa các Dòng Tu với nhau”.

Ngay cả khi có đối tượng để có thể đối thoại, thì để đối thoại được kết quả, trước hết phải đứng trên sự thật, công lý với tinh thần hòa bình. Muốn vậy cũng rất cần có sự dũng cảm và sự hiểu biết, mạnh bạo của các chứng nhân.

Không thể đối thoại với tinh thần thỏa hiệp với sự ác, cái xấu, không thể đối thoại với tinh thần mặc cảm, tự ti và không biết quyền lợi của mình và cộng đồng mình đại diện. Càng không thể đối thoại chỉ vì những quyền lợi cục bộ địa phương hoặc sự im lặng đồng lõa khi chính người anh em mình bị thiệt hại.

Huấn từ ĐTC viết: “Để được như thế, Anh Em hãy chú tâm đến việc đào tạo giáo dân cho tốt bằng cách phát huy đời sống đức tin và mức độ văn hóa của người giáo dân, để họ có thể phục vụ Giáo Hội và xã hội cách hữu hiệu”.

Việc đào tạo giáo dân về đời sống đức tin cũng như mức độ văn hóa của giáo dân, khó có cách nào hữu hiệu hơn khi chính các đấng bậc nêu cao đời sống đức tin và thông tin cho giáo dân các thông tin trung thực, đồng thời làm chứng nhân gương mẫu cho họ.

Giáo dân không thể xây dựng một Giáo hội hiệp nhất, thông công, Thánh thiện khi chưa có sự gương mẫu từ các đấng bậc trong việc thể hiện tình liên đới, hiệp thông với nhau cách mạnh mẽ trong Giáo hội và không thực hiện cách đầy đủ lời trong Huấn từ “Trước nhiều thách đố mà chứng tá này đang gặp phải, cần phải có sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các Giáo phận, giữa các Giáo phận và các Dòng Tu, cũng như giữa các Dòng Tu với nhau”.

Bởi vì như Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã nói rằng: “Thời nay người cần chứng nhân chứ không cần thầy dạy”.

Với bản “phương hướng đối thoại” này, có thể có nhiều cách hiểu khác nhau, xin có đôi lời thắc mắc để mong được sự chỉ giáo. Cũng có thể có những nhìn nhận, đọc và hiểu chưa đầy đủ, xin được lượng thứ như đầu đề các bài viết trên mạng: “Lạy Chúa, con không biết ăn nói…” nhưng “Cứ phải nói dù không biết nói” về những vấn đề tương tự.

Hà Nội, Ngày 1 Tháng 12 năm 2009
 
Tổng Giáo Phận Perth Tri Ân Các Linh Mục Việt Nam
Đặng Tự Do
17:25 01/12/2009
Đức Tổng Giám Mục Barry James Hickey của Tổng Giáo Phận Perth đã vinh danh linh mục Việt Nam đầu tiên được thụ phong tại miền Tây Úc Đại Lợi, và cùng với ngài, tất cả các linh mục Việt Nam đang phục vụ tại Tổng Giáo Phận Perth với lòng đạo đức và nhiệt tình tông đồ không mệt mỏi.

“Cha [Francis] đã cố gắng trở thành linh mục trong những điều kiện khắc nghiệt của chế độ cộng sản..Cuối cùng, ngài đã trở thành một phó tế với một viễn ảnh trở thành linh mục rất mờ mịt. Áp lực tiếp tục đè nặng, nguy hiểm lởn vởn chung quanh, dân chúng bị giết, một số tìm cách trốn thoát và cha đã quyết định phải làm một điều gì đó... Và vì thế ngài đã xuống vùng sông nước châu thổ [sông Cửu Long], và cùng với những người khác âm thầm ra đi trong đêm khuya và lặng lẽ trôi giạt đến bờ biển Malaysia, và cuối cùng đặt chân đến Úc Đại Lợi.

Thiên Chúa đã an bài cho ngài như thế và Đức Tổng Giám Mục Foley đã nhận ra điều này và phong chức linh mục cho cha.

Đức Tổng Giám Mục Barry James Hickey của Tổng Giáo Phận Perth đã tóm tắt như trên về con đường tiến đến Thiên Chức Linh Mục của cha Francis Lý Văn Ca trong buổi lễ mừng 25 năm linh mục của ngài diễn ra tối thứ Ba 01/12/2009 tại Tổng Giáo Phận Perth.

Cha Ca, cộng tác viên của VietCatholic, là linh mục có “thâm niên công vụ” lâu năm nhất ở miền Tây Úc Châu và cũng là người Việt Nam đầu tiên được thụ phong linh mục tại miền Tây Úc Châu.

Đức Cha Barry James Hickey cũng sơ lược con đường hình thành của Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc từ trại tị nạn Craylands cho tới hiện nay với ngôi nhà thờ “Lớn Nhất trong Tổng Giáo Phận”.

Một hình ảnh khó phai mờ trong lòng Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc là cha Ca đã không ngừng thúc đẩy ơn gợi đời sống thánh hiến trong thời gian ngài làm Linh Mục Quản Nhiệm Cộng Đoàn. Đức Cha Barry James Hickey ghi nhận điều này và vinh danh các linh mục Việt Nam trong Tổng Giáo Phận. Ngài nói:

“Trở thành linh mục Việt Nam đầu tiên được thụ phong tại miền Tây Úc Châu, ngài đã trở thành khởi đầu cho nhiều người. Con đường ngài theo đuổi đã được nhiều người tiếp bước. Trong đêm nay khi tôi bày tỏ lòng tri ân đối với cha Francis, tôi cũng muốn bày tỏ lòng tri ân đối với tất cả các linh mục đã bước theo bước chân của ngài. Giáo phận này chắc chắn nghèo nàn hơn nếu không có họ. Tất cả các linh mục Việt Nam đều đầy lòng nhiệt thành và tinh thần đạo đức cũng như sự lo lắng cho ơn ích dân chúng. Vì thế tôi chính thức chúc mừng cha Francis và cùng với ngài tất cả các linh mục Việt Nam đang thi hành công việc rất tốt giữa chúng ta. Xin Thiên Chúa ban phép lành cho cha và tất cả các cha [Việt Nam]”.

Đức Tổng Giám Mục Barry James Hickey, Tổng Thư ký của Hội Đồng Giám Mục Úc; Đức Cha Don Sproxton, Giám Mục Phụ Tá; Đức Ông Brian O'Loughlin, Tổng Đại Diện; Đức Ông Michael Keating, chưởng ấn; cha G.B. Nguyễn Đình Luận đến từ Việt Nam và hơn 20 linh mục Việt Úc cùng với Thầy Phó Tế Micae Đỗ Huy Nhật Quỳnh, người sẽ được thụ phong linh mục vào tháng tới; và hàng trăm anh chị em đã đến tham dự thánh lễ chúc mừng cha Ca.

Trong bài giảng, Đức Tổng Giám Mục Barry James Hickey cho biết chính ngài đã đến Việt Nam và thăm ngôi nhà xưa nghèo nàn của cha Ca, nơi cảnh trí thiên nhiên rất là tuyệt vời nhưng đường xá thì “quá là khủng khiếp”.

Transcript bài giảng của Đức Cha Barry James Hickey từ video của VietCatholic.

The 25th Anniversary of his ordination, it’s a happy coincidence that he’s celebrating this milestone during the year of priests. I know that people pray for priests all the time (hope they do) but I know there is a special effort this year by the people to pray for their priests. So on this 25th Anniversary for Father Francis, he can be assured of the prayers very many, many people.

He’s already had a big parish celebration on Sunday, the place was packed I believe and now he has a celebration with his priest friends, family and his other friends that have journeyed with him for many years.

Well my personal history, I’ve been entwined with that, with Father Francis. In the late 70s I was in charge of Catholic immigration and did my best to offer welcome to the newly arrived boat people.

The refugees coming from Vietnam after the terrible conflicts then and I remember going down often to meet the people, speak to them through an interpreter at the Nissan Hut at the Grayland’s Camps. Some of you might remember the Grayland’s Camp.

And then the people had a regular mass and baptisms and the other sacraments at St Thomas Church in Claremont. So I was involved in that and then later on I became the parish priest of Highgate. Not for long, but during that time, the newly ordained priest, Father Francis, ordained by Archbishop Foley, set up a special service for the Vietnamese people, just recent refugees, in Highgate, just down the road from the church.

And then the Vietnamese Masses would be celebrated and then Mass in Vietnamese was celebrated in Sacred Heart church. Then father went out into Westminster, a larger facility, the Vietnamese centre, and now we’ve seen a huge centre out there in Westminster, Balcatta, which I think is the largest church we have in the diocese.

Father Francis was also in charge of the Vietnamese community and then he commended years and showed himself to be a loving shepherd to his people. More recent years, he’s gone to other parishes in the diocese, most recently, this one here at Lockridge.

All his life he has carried out his call to be a shepherd of the people and the Gospel that we’ve read tonight, talks about Jesus as his shepherd, he says, “I am the good shepherd. The good shepherd is the one that lays down his life for his sheep. I am the good shepherd, I know my own and my own know me. Just as the Father knows me and I know the Father and I lay down my life for my sheep.”

We’ve seen evidence of that in the life of Father Francis, that wherever he’s been, he’s thrown himself fully into the amitotic work of pastoral ministry and in a sense, he’s laid down his life for his people. But he’s only 25 years ordained. I’m 50 years ordained. He’s got a long way to go. But we celebrate this milestone because these are the best years of his life, the most active years of his life, full of energy, full of zeal. As the years go on we hope that his zeal will not diminish. But his physical energies might diminish a little, like they do for anyone who gets on in years. But his heart has already been committed to the Lord and Lord has asked him to look after his people. So we know that commitment to the welfare and spiritual welfare of his people that he’s shown so brilliantly over these 25 years will continue to make his sheep follow the Lord.

I’ve visited where he grew up, in Southern Vietnam. It’s the most beautiful place. The roads are not beautiful. The roads are terrible. But that means that the place, the nature, the natural habitat has been relatively undisturbed. And as you go on the rough tracks closer and closer to his house and the roads are narrower and it’s difficult, then you come across this beautiful oasis, stretch of trees, wonderful tropical trees and vegetation, everything is green, the people are happy and the little tracks going through the walkways are filled with water. It is from that area, that he heard the call from almighty God.

As we know, he was placed on the altar, in the church as a little child by his mother, that all his dedication to God was there. But that call was real and he sought to become a priest under the difficult circumstances of a communist government. Could he become a priest? Could he become a deacon? Finally he was ordained a deacon with very little prospect of becoming a priest. The pressure was on, the danger was there, people were being killed, others were escaping, and he decided that there was something he had to do. So down to the river, down to the big delta, with the huge river, he went out with others in the silence of the night and the silent slipped away when he found the shore in Malaysia and eventually found his way to Australia. God had designed this for him and Archbishop Foley noticed that and ordained him a priest.

Therefore, today we thank Father Francis for the years of friendship that we have enjoyed like so many others here tonight and we thank Archbishop Foley for recognizing that God had a special purpose for Father Francis. And we thank him; we thank his family for all the good things that he’s given to this archdiocese. Being the first ordained Vietnamese priest here in Western Australia, he was the beginning of many. The path that he has walked, many have followed. Tonight I give tribute to Father Francis; I also want to give tribute to all Vietnamese priests following in his footsteps. This diocese would be the poorer without them. All are full of zeal and the spirit of holiness and the welfare of their people. So I’d like you to officially congratulate Father Francis but with him, all his other fellow Vietnamese priests that are doing so much good work among us. God bless you father and thank you fathers.

[Applause]
 
Giữa lòng dân tộc?
LM Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, ofm
21:51 01/12/2009
LTS: Trước những biến cố và tiến trình đang xẩy ra tại Giáo hội ở Việt Nam hiện đang là đề tài bàn luận sâu rộng qua hướng nhìn và nhận định trái ngược nhau... Để đóng góp thêm vào nhận thức đó, chúng tôi đăng bài viết mới sau đây của LM Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm với nhan đề "Giữa lòng dân tộc?". Bài viết này không nhất thiết phản ánh đường lối của VietCatholic. Xin mời qúi vị theo dõi:

GIỮA LÒNG DÂN TỘC?

Em còn nhớ hay em đã quên… ?

Trong khi Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chúng ta vừa long trọng khai mạc Năm Thánh 2010 mừng Kỷ niệm 350 năm thành lập hai giáo phận Việt Nam đầu tiên là Đàng Trong và Đàng Ngoài, và 50 năm thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam, qua những buổi lễ vừa sốt sắng trang nghiêm, vừa linh đình trọng thể, thì có một biến cố khác cũng rất là quan trọng nhưng đang bị lãng quên, đó là 2010 cũng là Kỷ niệm 30 năm Thư chung 1980 với phương châm “Sống Phúc Âm giữa lòng Dân Tộc” hay “Đồng hành với Dân Tộc” .

Bối cảnh và tầm quan trọng của văn kiện

Nay nếu chỉ đọc bản văn trên giấy trắng mực đen và chỉ hình dung các giám mục gặp nhau lần đầu tiên sau ngày thống nhất, tay bắt mặt mừng để cùng nhau cầu nguyện, tìm hiểu ý Chúa, trao đổi với nhau để rồi chia sẻ vui mừng và hy vọng, buồn sầu và lo âu cho cộng đoàn tín hữu, thì sợ rằng chúng ta chưa hiểu hết ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của văn kiện. Cần thiết ta phải nhớ rằng: Văn kiện ra đời 20 năm sau khi thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam, 15 năm sau khi Công Đồng Va-ti-ca-nô II kết thúc, và 5 năm sau ngày có người gọi là “giải phóng miền Nam”, còn người Việt hải ngoại thường gọi là “quốc hận”. Tưởng nên nhắc lại là những ngày trước 30-04-1975, quân “giải phóng” đi tới đâu thì dân miền Nam bồng bế nhau bỏ nơi đó mà chạy, có khi giẫm lên nhau mà chạy, thậm chí dẫm lên cả xác người mà chạy. Và 1980 cũng là cao điểm của phong trào vượt biên: chiến tranh đã kết liễu, đất nước đã thống nhất, nhưng chẳng hiểu vì sao mà người ta chấp nhận bỏ lại tài sản, bỏ lại phần mộ của tổ tiên, bất chấp tù đầy nếu bị bắt, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng, ai có phương tiện thì tìm đường vượt biên, đến nỗi trong một trại tỵ nạn, một bà cụ già khi được phái đoàn quốc tế hỏi tại sao ở vào tuổi bà mà còn liều lĩnh vượt biên thì bà khảng khái trả lời: “Ở xứ tôi, cây cột điện mà đi được thì nó cũng đi !”…

Thế thì điều không thể nghi ngờ là Thư chung 1980 ngoài mục đích thông tin thông thường, còn nhằm trấn an, xoa dịu, củng cố tinh thần cho các tín hữu Việt Nam trong một hoàn cảnh bi đát chưa từng thấy, nếu không nói là tuyệt vọng, đồng thời đưa ra những đường hướng cụ thể giúp người tín hữu Việt Nam sống đạo.

Nền tảng của Thư chung 1980

Chỉ cần nhìn các trích dẫn, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra nền tảng của văn kiện, đó là Lời Chúa, là giáo huấn của Công Đồng Va-ti-ca-nô II, giáo huấn của hai vị giáo hoàng Phao-lô VI và Gio-an Phao-lô II (mới bắt đầu sứ vụ Giáo Hoàng được 2 năm). Điều cần lưu ý là văn kiện đã được sự đóng góp của nhiều chuyên viên trong các lãnh vực Thần học, Kinh Thánh, xã hội, v.v… Nhưng điều hiển nhiên hơn cả, là khi đọc thư mục vụ 1980 ta có cảm tưởng như đang hít thở không khí trong lành, lạc quan của Hiến chế “Vui mừng và Hy vọng” của Công Đồng Va-ti-ca-nô II. Thư chung 1980 của HĐGM/VN chính là cẩm nang, là văn kiện định hướng cho các tín hữu Công Giáo Việt Nam đầu thập niên 80 của thế kỷ trước. Và, như đã nói ở trên, chính vì văn kiện dựa trên Lời Chúa cũng như giáo huấn của Công Đồng Va-ti-ca-nô II và của các giáo hoàng, nên không có lý do gì để hoài nghi về nội dung. Và cũng chính vì vậy mà ta có thể nói: Thư chung 1980 không chỉ có giá trị vào thời điểm được viết ra và công bố, nhưng còn có giá trị cho bất cứ giai đoạn nào, bất cứ hoàn cảnh nào.

Một số từ căn bản

Để nắm vững tinh thần bản văn, cần thiết chúng ta phải để ý đến một số từ đặc biệt quan trọng, như những chìa khoá giúp ta hiểu được nội dung:

Nói về Hội Thánh như là
một Dân: 3 lần
Dân riêng 1 lần
Dân giao ước mới 1 lần
Dân mới 4 lần
Dân (Thiên) Chúa 10 lần

Nói về Cộng Đồng Việt Nam như là:
Quê hương: 5 lần
Đất nước : 6 lần
Tổ quốc : 8 lần
Dân tộc: 23 lần trong đó
2 lần: Dân tộc Việt Nam
1: Dân tộc mình (= Việt Nam)
1: từng dân tộc trong nước
1: mỗi dân tộc trong nước
1: đồng hành với dân tộc
2: Sống Phúc Âm giữa lòng Dân Tộc

Từ những nhận xét trên, ta có quyền nghĩ rằng hình như trong lịch sử, chưa bao giờ lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, trong một văn kiện chính thức, đã không chỉ quan tâm đến Dân Tộc, nhưng còn công khai gắn bó với Dân Tộc đến như thế. Và nói đến Dân Tộc Việt Nam, tức là nói đến cộng đồng gồm những con người chung sống với nhau trên cùng một dải đất, cùng một quê hương, cùng chung một lịch sử, làm nên một thực tại từ bốn ngàn năm nay, và vẫn còn tiếp tục hiện diện. Thành ra khi các giám mục nói người tín hữu Công Giáo Việt Nam phải đồng hành với dân tộc, hay phải sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc, thì điều đó không chỉ đúng khi dân tộc Việt Nam sống dưới chế độ cộng sản, nhưng là dưới bất cứ chế độ nào, vào bất cứ giai đoạn lịch sử nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào, vì lịch sử cho thấy mọi thể chế chính trị đều qua đi theo dòng thời gian, chỉ có dân tộc mới trường tồn.

Tưởng cũng cần nói thêm rằng khi Thư chung 1980 được công bố, không chỉ có người Công Giáo mới vui mừng và hãnh diện, nhưng ngay các cán bộ Nhà Nước Việt Nam cộng sản cũng rất thích thú khi nhắc đến cụm từ “Đồng hành với Dân Tộc.” Là vì đối với họ, “yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa” . Ta không thể cấm họ suy nghĩ theo cách của họ, nhưng đối với ta thì mọi chuyện khá rạch ròi: dân tộc và chế độ là hai phạm trù khác nhau.

Trong hoàn cảnh hiện tại

30 năm đã trôi qua kể từ ngày Thư chung 1980 được công bố. Nay có vẻ như người Công Giáo chúng ta, đặc biệt là các giám mục, ngại nói đến Thư chung 1980, ít là một cách công khai, trong các văn kiện chính thức. Bằng cớ là 30 năm sau Thư chung 1980, không mấy ai buồn nhắc đến văn kiện quan trọng này, từ những người đã góp phần khai sinh, đến những người đã long trọng công bố, đã vui mừng và hãnh diện giới thiệu cho bàn dân thiên hạ suốt một thời gian dài trong nhiều năm liên tiếp.

Có những cụm từ, những kiểu nói, những khẩu hiệu đã một thời nổi đình nổi đám, đi đâu cũng gặp, đi đâu cũng thấy. Tỷ dụ như “Chủ nghĩa Mác Lê-nin bách chiến bách thắng” , thế nhưng từ thập niên 90 ta dần dần ít thấy, và hiện nay thì hoàn toàn không gặp thấy cụm từ này nữa. Cũng vậy, đã có một thời người ta đề cao chế độ “chuyên chính vô sản” , cụm từ này cũng đã bị “bốc hơi”. Là vì hôm nay cánh vô sản thứ thiệt mà vươn vai đứng dậy thì mấy ông “tư sản đỏ” có mà chạy đàng trời. Thành ra tốt hơn cả là cố quên nó đi, lờ nó đi, coi như không có, nhắc đến làm gì ! Tương tự phương châm “Sống Phúc Âm giữa lòng Dân Tộc” hay “Đồng hành với Dân Tộc” xét về mặt lý thuyết, là một nguyên tắc hoàn toàn đúng đắn, thế nhưng trong thực tế, nguyên tắc đó, phương châm đó, có vẻ cũng cùng chung số phận với mấy khẩu hiệu ta vừa nói trên kia. Nhưng thử hỏi: Ai chứng minh được rằng đường lối đó là sai, là lỗi thời, là không còn giá trị ? Còn nếu đúng thì cần thiết đường lối đó phải được thể hiện qua cuộc sống cụ thể của Giáo Hội Công Giáo.

Thân phận Việt Nam hôm nay

Trong mọi chế độ đảng trị, quyền lợi tối thượng là quyền lợi của đảng. Ưu tiên số một của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hôm nay là giữ vị thế độc tôn của đảng bằng bất cứ giá nào. Mục tiêu tối hậu không phải là ích quốc lợi dân, nhưng là quyền và lợi của những người đang nắm giữ chức vụ ở mọi cấp. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thối nát, bất công của cái xã hội chúng ta đang sống hôm nay.

Trong bài viết mang tựa đề: Lạy Chúa con nghe đây của Phạm Minh Tâm (Diễn đàn Giáo Dân tháng 12 năm 2009), trong một đoạn văn không dài lắm, tác giả đã đưa ra một bức tranh u ám nhưng xác thực về đất nước, về hoàn cảnh sống của người Việt Nam hôm nay:

Đạo đức xã hội ngày càng băng hoại với việc phá thai nằm trong chính sách; tuyệt đại đa số dân nghèo bị bỏ mặc bên ngoài hệ thống y tế công cộng; hàng trăm ngàn trẻ em bị đem đi xuất cảng cho thị trường ấu dâm ở các nước lân cận; cũng hàng trăm ngàn cô gái bị bán đi làm một thứ nửa vợ hờ nửa mại dâm cho những người có tiền ở khắp nơi trên thế giới; biết bao nhiêu thanh niên thiếu nữ bị các văn phòng dịch vụ làm môi giới buôn sức lao động của họ như thời xa xưa buôn bán nô lệ qua sự khuyến khích của Sở Thương binh Xã hội là nên đi lao động nước ngoài để cải thiện đời sống, và đã bị ngược đãi đến bỏ mạng ở xứ người; rồi đất đai của cha ông bị cắt dâng ngoại bang như vụ việc thác Bản Giốc, suối Phi Khanh, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; tệ hại hơn nữa là việc khai thác bauxite độc hại làm di luỵ đến khối dân vốn đã và đang bị ô nhiễm môi sinh trầm trọng v.v…

Cũng liên quan đến thân phận Việt Nam hôm nay, từ hải ngoại, nhà thơ Trần Trung Đạo ngậm ngùi:

“Dải đất Việt Nam
Nằm co ro như một kẻ ăn mày
Đang thoi thóp cuộc đời trên góc phố,
Như giọt lệ chảy dài nhưng chưa nhỏ,
Như chiếc lưng khòm Mẹ gánh cả đời thương.”


Còn ở trong nước thì cũng một nhà thơ, Trần Mạnh Hảo, đã kêu lên thống thiết:

“Có nơi đâu trên thế giới này
Như Việt Nam hôm nay
Yêu nước là tội ác
Biểu tình chống ngoại xâm bị ‘Nhà Nước’ bắt ?
Các anh hùng dân tộc ơi !
Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo ơi !
Nếu sống lại, các Ngài sẽ bị bắt !
Ai cho phép các Ngài đánh giặc phương Bắc ?”


Có thực sự đồng hành ?

Chỉ cần nhìn lại những biến cố xảy ra trong những năm gần đây, ta phải đặt câu hỏi: Có thực sự Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đang đồng hành với dân tộc, có thực sự người tín hữu Công Giáo Việt Nam đang sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc hay không ? Đặc biệt trong suốt năm 2007, khi phong trào dân oan đi đòi công lý rộ lên từ bắc chí nam, từ nông thôn đến thành thị, Giáo Hội Công Giáo làm thinh. Khi nổi lên vụ khai thác bauxite, các nhà trí thức công khai bày tỏ ý kiến, yêu cầu Nhà Nước ngưng triển khai dự án, Giáo Hội Công Giáo làm thinh. Khi những người mạnh dạn tố cáo tham nhũng, khi các nhà đấu tranh cho tự do dân chủ lần lượt theo nhau vào tù, Giáo Hội Công Giáo làm thinh. Khi đi biểu tình chống Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, nhiều học sinh, sinh viên hay thường dân bị bắt, bị bỏ tù, Giáo Hội Công Giáo làm thinh. Thế thì câu hỏi đặt ra là trong những hoàn cảnh bức thiết đến như vậy, bi đát đến như vậy, trong khi những cá nhân, bất chấp bao phiền toái cho bản thân, bất chấp hiểm nguy cho tính mạng, dám can đảm đi đòi công lý, dám hiên ngang bày tỏ lập trường, mạnh mẽ nói lên lòng yêu nước, một niềm gắn bó với tiền đồ dân tộc, thì Giáo Hội Công Giáo, bắt đầu từ những người lãnh đạo, xem như chẳng có chi liên quan đến mình để mình phải bận tâm. Trong hoàn cảnh đó, làm sao chứng minh cho mọi người rằng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chúng ta đang sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc, đang đồng hành với dân tộc hôm nay ?

Đã thấy cánh én, chưa thấy mùa xuân

Mấy tháng sau khi được tấn phong giám mục, Đức Cha Phê-rô Nguyễn Văn Khảm có viết bài mang tựa đề Quan điểm Công Giáo về trách nhiệm của Giáo Hội trước các vấn đề xã hội đăng tải trên Vietcatholic, ngày 05-05-2009. Trong bài đó Đức Cha đã dựa vào học thuyết xã hội của Giáo Hội và viết: Các vấn đề chính trị và xã hội liên quan đến khía cạnh đạo đức là trách nhiệm đặc thù của Giáo Hội, chẳng hạn chiến tranh, tham nhũng, phá thai, gian dối… Chỉ ba ngày sau, trong bài Cánh én báo hiệu mùa xuân ? , cũng đăng tải trên Vietcatholic, ngày 08-05-2009, tôi đã đặt nghi vấn như vừa nêu. Bài viết của Đức Cha Khảm đã làm loé lên một tia hy vọng nơi người đọc. Nhưng sau bài đó, mọi sự lại “vũ như cẩn”, kể cả lúc xảy ra vụ Tam Toà đầy sóng gió. Có vẻ như các giám mục của chúng ta gặp nhau tại Rô-ma nhân chuyến đi ad limina đã dặn dò nhau luôn “đi theo lề phải”, nên mới xảy ra chuyện lạ đời là trong khi ở trong nước cũng như hải ngoại, người người bày tỏ tình hiệp thông với Tam Toà, các giám mục Việt Nam không hề có một vị nào hé răng mở miệng. Thì ra cánh én đã có đó, nhưng mùa xuân thì chưa.

Sám hối vì chưa đồng hành

Chung quanh đề tài Đồng hành với Dân Tộc, có một việc đáng được lưu ý dịp khai mạc Năm Thánh vừa qua tại Sở Kiện, Hà Nội, là trong nghi thức sám hối đêm diễn nguyện 23-11-2009, nội dung của hồi III, xin lỗi xã hội là như thế này:

Thưa bà con anh em lương dân không cùng tôn giáo.
Đức Giêsu Đấng sáng lập đạo công giáo đã dạy chúng tôi yêu thương mọi người, kể cả kẻ thù. Lẽ ra chúng tôi phải thực hiện tinh thần đó mọi nơi mọi lúc và với mọi người. Nhưng chúng tôi nhận thấy do vô tình hay cố ý, chúng tôi đã làm cho quý vị phiền lòng, chúng tôi đã thiếu sót nhiều trong nghĩa vụ yêu thương.
Chiều hôm nay, toàn thể Giáo Hội Công Giáo muốn nói lời xin lỗi về tất cả những điều ấy, với tất cả mọi người không phân biệt chính kiến, vị trí và tín ngưỡng tâm linh.
Chúng tôi xin lỗi mọi thành phần xã hội, tôn giáo, vì chúng tôi đã chưa đủ hòa mình và đồng hành.
Chúng tôi xin lỗi người nghèo, người hẩm hiu xấu số, người khuyết tật, đau khổ vì chúng tôi chưa đủ quan tâm.

(Vũ viên chỗi dậy làm cử điệu theo điệp khúc…)

GIÁO HỘI CHÚNG CON XIN CHÂN THÀNH THÚ TỘI.
GIÁO HỘI CHÚNG CON XIN CÚI ĐẦU TẠ TỘI.


Không người tín hữu Công Giáo nào nghe những lời này mà không muốn chảy nước mắt, vì có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Giáo Hội Công Giáo công khai nhận lỗi trong một cuộc lễ long trọng, vĩ đại, đầy ý nghĩa như thế này. Mong sao không chỉ có sám hối, nhưng còn phải thực sự dốc lòng chừa, và cụ thể hoá lòng sám hối ăn năn.

Trở về với nguồn cội

“Dấu chỉ thời đại” mới nhất (theo kiểu nói của Đức Giáo Hoàng Gio-an XXIII) cho Giáo Hội Việt Nam tiếp theo sau đại lễ khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện, Hà Nội, có lẽ đó là việc Đại hội Giới Trẻ Tổng giáo phận Hà Nội năm nay được giáo phận Hưng Hoá đăng cai tổ chức, lại diễn ra ngay tại trung tâm lễ hội Đền Hùng ở Phú Thọ, vốn được xem như cái nôi, như nguồn cội của dân tộc Việt Nam kể từ thời dựng nước Văn Lang. Nghe đâu giáo phận Hưng Hoá đã ký hợp đồng với thành phố Việt Trì thuê sân vận động thành phố làm nơi tập trung, nhưng vào phút chót chính quyền lại yêu cầu dời địa điểm. Vì lý do gì thì không ai rõ, nhưng bản thân tôi thì tin là Thiên Chúa quan phòng đã muốn cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam ít là một lần được đến nơi tổ tiên của mình là các Vua Hùng dựng nước, vừa để công khai diễn tả niềm tin của mình, vừa để long trọng nói lên lòng gắn bó của mình với dân tộc, với quê hương đất nước. Đây là lần đầu tiên, hy vọng không phải là lần cuối cùng.

Kết luận

Nhân chuyến đi ad limina vừa rồi, ngày 23-06-2009, tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phao-lô ngoại thành, trước một cử toạ đông đảo, với sự hiện diện của tất cả các giám mục Việt Nam, Đức Cha Phao-lô Bùi Văn Đọc đã long trọng tuyên bố: “Sứ vụ chính yếu của chúng tôi hôm nay là sứ vụ loan báo Tin Mừng”. Trong số 85 triệu người Việt Nam hôm nay, người Công Giáo chưa tới 7 triệu, chiếm một tỉ lệ khá khiêm tốn. Và nếu sứ vụ chính yếu của Giáo Hội Công Giáo là “loan báo Tin Mừng” , thì cánh đồng truyền giáo thật bát ngát bao la. Nếu để đem Tin Mừng cứu độ đến cho loài người, Ngôi Hai Thiên Chúa đã chấp nhận chia sẻ kiếp người với chúng ta, từ đó, thánh Phao-lô đã muốn là Do-thái với người Do-thái, Hy-lạp với người Hy-lạp, các vị thừa sai đã chấp nhận lìa quê hương và gia đình đến với đất nước chúng ta, thì hôm nay đến lượt chúng ta, để hoàn thành sứ vụ loan báo Tin Mừng cho đồng bào ta, ta không thể có một lựa chọn nào đúng đắn hơn đường lối Thư Chung 1980 đã vạch ra, đó là “Đồng hành với Dân Tộc” hay “Sống Phúc Âm giữa lòng Dân Tộc” . Dựa vào phương châm, vào đường lối đã được đề ra cách đây 30 năm để rồi lượng giá và rút tỉa kinh nghiệm là việc làm không thể thiếu để có được những bước đi bền vững trên cánh đồng truyền giáo ngay giữa lòng Dân Tộc hôm nay.

Sài-gòn, ngày 02 tháng 12 năm 2009, pascaltinh@gmail.com
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tinh yêu hôn nhân theo Kitô giáo: Thân xác con người (1)
A.P. Mặc Trầm Cung
15:20 01/12/2009
TÌNH YÊU HÔN NHÂN DƯỚI CÁI NHÌN NHÂN HỌC KITÔ GIÁO

Hôm 07/11/2009 ngày khai mạc khóa học Tình Yêu Hôn Nhân dưới cái nhìn Nhân Học Kitô giáo được tổ chức tại TTMV giáo phận Saigòn do cha Louis Nguyễn Anh Tuấn phụ trách, ngày đầu tiên khóa học này có sự tham dự của 61 học viên hầu hết là những người đã lớn tuổi đã bước qua tuổi làm ông làm bà, con cháu đông đúc, đã có vài chục năm sống trong bậc vợ chồng, đã có những kinh nghiệm và đã nếm cảm những ngọt bùi chua cay của đời sống gia đình, nhưng nếu hôm nay có ai đó được hỏi: “Thân xác con người là gì?” hoặc “Theo quan điểm mặc khải Kitô giáo con người là gì? hay “Tính dục có ý nghĩa và giá trị gì?” chắc hẳn cũng sẽ ú ớ chỉ biết đứng gãi đầu gãi tai cười trừ mà thôi.

Chính vì thế khóa học này rất cần thiết cho tất cả những ai đã, đang và sẽ bước vào cuộc sống hôn nhân, những bậc làm cha mẹ, những người làm công tác giáo dục quan tâm đến tình yêu và hôn nhân gia đình.

Một buổi học kéo dài 3 tiếng đồng hồ từ 8 giờ 30 đến 11 giờ 30, nhưng qua sự chia sẻ, truyền thụ một cách nhẹ nhàng và rất hấp dẫn của cha Louis thời gian trôi qua rất nhanh đã hết giờ học mà các học viên vẫn còn cảm thấy tiếc nuối. Bài học đầu tiên hôm nay các học viên được cha chia sẻ bài học nói về THÂN XÁC CON NGƯỜI.

Bài 1: THÂN XÁC CON NGƯỜI

Cha Louis đã đưa tâm hồn các học viên trở về ý định của Thiên Chúa tử thưở ban đầu qua công trình tạo dựng của Người trong sách Sáng Thế, con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, Người dùng bùn đất tác tạo Adam và thổi hơi truyền sinh khí của Người cho con người, như thế ngay từ thưở đầu khi được tạo dựng ngoài yếu tố vật chất con người còn mang yếu tố thần linh, con người là một tạo vật gồm có thể xác và tâm hồn.

Theo quan niệm từ thời trung cổ đến thế kỷ qua người ta là coi khinh thân xác con người, coi thân xác con người là thấp hèn là “nhục thể”. Còn ngày nay người ta lại tôn vinh thân xác con người, từ năm 1968 cuộc các mạng tình dục ở châu âu bùng nổ thân xác con người đã được phô bày một cách thẳng thắn không che đậy trên các tạp chí, trên các show trình diễn phô bày thân xác.

Như vậy: Khinh bỉ thân xác hoặc tôn vinh thân xác đâu là cách chọn lựa đúng?

Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ và chúc lành cho con người sinh sôi nảy nảy cho nhiều đầy trên mặt đất. Người đã tạo dựng nên con người một cách cụ thể là nam hoặc nữ, vì thế giới tính đã được định sẵn nơi con người và giới tính đã làm nên bản thể của con người hoặc là nam hoặc là nữ. Con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa mà Thiên Chúa là Tình yêu. Như thế Tình yêu chính là cội nguồn và là cùng đích mà con người cần phải vươn tới.

Trong con người có giới tính, giới tính đó đã len lỏi vào trong mọi hành vi, cử chỉ, suy nghĩ và cách sống của con người, chính giới tính này con người luôn luôn biết đi tìm nhau, đi tìm khúc xương sườn của mình đang ở một nơi nào đó, tìm kiếm để bổ túc cho nhau những gì còn thiếu. Người nam và người nữ là những nhân vị khác biệt đã chấp nhận đi ra khỏi mình, chấp nhận sự khác biệt của nhau về tâm lý, tình cảm, văn hóa. v..v.. để hiệp nhất trong tình yêu thương. Chính sự hiệp nhất trong tình yêu thương này con người đã phản ánh Tình Yêu Thiên Chúa và chính hấp lực của tình yêu đã làm cho hai người nên một, càng ngày tình yêu càng đẩy xa hơn nữa khi con người biết chấp nhận cả những đau khổ để được ở lại trong tình yêu, (như hai đầu cực Bắc – Nam của nam châm một hấp lực tự nhiên là sẽ hút nhau, còn cùng cực, cùng giới tính mà hút nhau thì đó là một vấn đề cần phải xem xét lại). Do đó giới tính có một giá trị tuyệt hảo là ở chỗ tình yêu mà nó vươn tới. Người nam và người nữ tìm kiếm nhau là để cùng nhau hướng tới một tình yêu vĩnh cửu.

Vì thế khinh miệt giới tính chính là khinh miệt Thiên Chúa.

Chấp nhận đau khổ là cái giá phải trả của tình yêu, để tính dục đạt được tới vô biên con người phải biết chấp nhận đau khổ nơi thân xác, chấp nhận hy tế chính con người mình, chấp nhận dấn thân trọn vẹn ngôi vị của mình, mà tự mình con người không thể vươn tới tình yêu vĩnh cửu mà cần phải có một năng lượng của ân sủng Thiên Chúa để nâng đỡ và vực con người dậy đi lên. Để đạt được điều này giới tính con người cần phải được cứu chuộc. Qua Đức Giêsu Kitô, qua việc nhập thể, qua cuộc sống và cái chết của Người trên thập giá giới tính của con người mới có một ý nghĩa và một giá trị đích thực. Qua đó con người cũng nhận ra rằng: “Tha thứ không những là quà tặng mà còn là lời mời gọi để yêu thương”.

Con người là một hữu thể có tâm hồn và thể xác có giới tính đặc thù có những mối tương quan với những hữu thể khác, với thế giới và với Thiên Chúa. Nơi con người vừa mang dáng dấp tạo vật lại vừa mang dáng dấp thần linh. Như thế thần linh hóa hay nhục thể hóa con người đều là hạ phẩm giá con người.

3 tiếng đồng hồ quả thực nó sẽ rất dài và mệt mỏi nếu đề tài chia sẻ tẻ nhạt kém thú vị hoặc người giảng viên chia sẻ thiếu sức lôi cuốn, nhưng hôm nay cả một bầu khí thật lắng đọng, thật nhẹ nhàng và hấp dẫn qua tài năng truyền thụ của cha Louis mọi người đều thinh lặng chăm chú lắng nghe, tâm hồn từng học viên được khai sáng và mỗi người đều phải nhìn lại chính bản thân mình trong các mối tương quan với Thiên Chúa và tha nhân như lời nguyện cuối giờ của một học viên đại diện dâng lên Thiên Chúa.

Tạ ơn Thiên Chúa, cám ơn Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận, cám ơn cha Louis đã tạo mọi điều kiện thuận cho cho chúng con tham gia khóa học này.
 
53% dân Mỹ không tán thành Obama
Trần Mạnh Trác
16:19 01/12/2009
(CNSNews.com 30-11-09) - Theo một cuộc thăm dò cuả viện Gallup, phần lớn dân Mỹ - 53% - bây giờ không chấp thuận cách xử lý các vấn đề chăm sóc sức khỏe của tổng thống Obama, và 49% muốn Quốc Hội Hoa Kỳ bỏ phiếu 'chống' chương trình cải tổ hệ thống chăm sóc sức khỏe cuả chính phủ Obama.

Bản thăm dò, phát hành thứ hai, cho thấy chỉ có những người tự xưng là đảng viên Dân Chủ là duy nhất ủng hộ kế hoạch, còn một đa số lớn lao của cả hai đảng Cộng Hoà và Độc Lập đối lập với tổng thống.

Viện Gallup ban đầu hỏi người dân xem họ muốn vị đại diện của họ bình chọn như thế nào về cải cách chăm sóc sức khỏe. 42% trả lời rằng đại diện của họ nên bỏ phiếu "chống" trong khi chỉ có 35% nói rằng đại diện của họ nên bỏ phiếu “thuận” dự luật này. 22% chưa quyết định.

Khi những người chưa quyết định được hỏi ép là ý hướng cuả họ là 'thuận' hay 'chống', thì khoảng cách giữa hỗ trợ và đối lập thu hẹp - với 49% hướng về ‘chống’, trong khi 44% hướng về 'thuận'.

Cuộc thăm dò ý kiến này được thực hiện ngay sau một chiến thắng thu hẹp của Obama tại Hạ Viên, khi bà chủ tịch Nancy Pelosi (D-Calif.) thông qua dự luật cải tổ một cách rất chật vật, chỉ dư có hai phiếu là 220-215 (218 phiếu là cần thiết để thông qua) . Đó là một chiến thắng không có tác động trên dư luận và sự hổ trợ cho các biện pháp cải tổ tiếp tục suy giảm.

Các kết quả thăm dò chung cuả USA Today/Gallup từ Ngày 20 đến Ngày 22 Tháng 11 so với kết quả tiến hành hồi đầu tháng hầu như không thay đổi.

Sự giảm sút có tính cách phi đảng phái, và độ giảm xảy ra liên tục và đều đặn kể từ đầu tháng mười, lúc đó thì kết quả Gallup cho thấy đa số người Mỹ - 51 phần trăm – hổ trợ cuộc cải tổ.

Sự hổ trợ tính theo 3 khuynh hướng chính trị đều giảm kể từ đầu tháng Mười – giảm 6 điểm trong số đảng viên Dân Chủ, 8 điểm trong số Độc Lập, và 12 điểm trong số Cộng Hòa.

Hơn ba phần tư (76%) đảng Dân Chủ - là nhóm duy nhất vẫn còn hỗ trợ cải cách y tế - muốn Quốc hội thông qua một dự luật. Phe Độc Lập và đảng Cộng Hoà phản đối kế hoạch với tỷ số cao. Trong số các đảng viên Cộng Hòa, 86% nói rằng họ sẽ đòi hỏi đại diện của họ bỏ phiếu chống lại dự luật này, cùng với 53% Độc Lập. Trong số Độc Lập, chỉ có 37% muốn Quốc hội hỗ trợ dự luật cải cách, 16% chưa quyết định.

Obama mất dần sự ủng hộ.

Đa số người Mỹ không chấp thuận cách xử lý các vấn đề chăm sóc sức khỏe của tổng thống Obama, đó là thêm một bằng chứng nữa rằng sự hỗ trợ cho các mục tiêu và chính sách của ông đang bị xoi mòn và gợi ý rằng sự thu hút bên ngoài của ông có thể không đủ để bán cho công chúng cái dây thòng lọng của chương trình nghị sự trong nước của ông.

53% công chúng không tán thành việc xử lý vấn đề chăm sóc sức khoẻ của Obama, đối với 40% chấp thuận – chấp thuận giảm từ đỉnh cao là 44% hồi giữa mùa hè. Sự đối lập cũng tăng trong thời gian đó, tăng 4% từ giữa tháng tám tới cuối tháng mười một.

"Đây là kết quả nhiều tiêu cực hơn so với kết quả từ tháng Bảy tới tháng Chín, và là kết quả tồi tệ nhất cho đến nay", cuộc thăm dò kết luận.

Mặc dù đảng Dân Chủ là nhóm duy nhất còn hỗ trợ Obama về vấn đề chăm sóc sức khỏe, nhưng thậm chí sự hỗ trợ của họ về chăm sóc sức khỏe đã giảm nhiều hơn so với sự hỗ trợ về các chính sách khác.

74% đảng viên Dân Chủ còn ủng hộ Obama về vấn đề sức khỏe, nhưng con số này là nhỏ hơn nhiều so với 80% chấp thuận công việc cuả Obama như là một tổng thống.

Cả hai đảng Cộng Hoà và Độc Lập, trong khi đó, đều phản đối tổng thống với một con số áp đảo. Riêng phe Độc Lập chống Obama gần 2-1.

Đảng viên Cộng Hoà gần như là nhất trí trong quan điểm của họ về công việc của Obama về vấn đề y tế, với 89% chống và 6% ủng hộ. Tỷ số của Độc Lập là gần gấp đôi: không chấp thuận (58%) và thuận (33%.) "

Theo Gallup, từ khi bắt đầu thăm dò về vấn đề này thì các cuộc thăm dò đã không bao giờ chứng tỏ có một ủy nhiệm "mạnh" từ công chúng.. Sự hỗ trợ cao nhất chỉ được 51% trong tháng mười, và số đó đã giảm dần.
 
Đức Maria Qua Các Thời Đại (2)
Vũ Văn An
20:20 01/12/2009
Chương 1: Maria Thành Nadarét trong Tân Ước

“Được sáu tháng, Thiên Chúa sai thiên thần Gabrien tới một thành ở Galilê, tên là Nadarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người đàn ông tên Giuse, thuộc nhà Đavít; và tên trinh nữ là Maria” (Luca 1:26-27).

Vì sách này không tìm hiểu Đức Maria là ai trong thế kỷ thứ nhất, nhưng tìm hiểu xem Ngài đã được cảm nhận và hiểu biết ra sao “qua các thế kỷ”, nên các tư liệu Thánh Kinh nói về Ngài ở đây chủ yếu có tính nhìn trở lui (retrospective). Dưới ánh sáng các phát triển sau này về lòng sùng kính và học lý, thử hỏi Thánh Kinh đã đóng góp ra sao vào bức chân dung của Đức Nữ Trinh? Cái nhìn ấy sẽ đóng góp đáng kể cho chủ đề của chương sau qua việc sử dụng theo nghĩa ẩn dụ và loại hình một Cựu Ước đã được Kitô Giáo hóa dùng trong các thảo luận về vấn đề Đức Maria, trong đó, vấn đề ý nghĩa nguyên thủy của đoạn văn sẽ phải ở hàng thứ yếu so với ý nghĩa đã được sở đắc trong lịch sử Kitô Giáo qua cách phiên dịch và bình giảng. Nhưng Tân Ước, và cả Cựu Ước nữa, luôn luôn tiếp nhận ý nghĩa mới xuyên qua dòng lịch sử giải thích chúng, những ý nghĩa đôi khi là hậu quả của điều không được nói ra hơn là điều đã được nói ra. Vì đối với cả hai Giao Ước, ta đều có thể áp dụng lời bình luận khôn ngoan của một học giả nghiên cứu Thánh Kinh Do Thái, người từng làm sáng tỏ nhiều chương đặc biệt trong lối giải thích nó. Louis Guizberg từng nhận xét rằng: “Giống như viên ngọc trai được tạo thành nhờ một tác nhân kích thích nào đó tác động vào vỏ con trai thế nào, thì truyền thuyết cũng có thể đã phát sinh nhờ chất kích thích nào đó lên Thánh Kinh” (1). Bất chấp là tác nhân kích thích hay là chất kích thích hay là linh hứng, Thánh Kinh cũng đã chi phối mạnh mẽ sự chú ý của ta vào Đức Trinh Nữ Maria, dù không luôn kiểm soát việc ấy.

Có điều, trình thuật về Đức Maria trong Tân Ước hết sức vắn vỏi, và bất cứ ai muốn xem sét các trích dẫn Thánh Kinh ám chỉ về Đức Maria trong cuộc nghiên cứu các phát triển gần đây về lòng sùng kính đối với Ngài và về học thuyết liên quan đến Ngài, như sách này đang cố gắng làm, hẳn phải ngạc nhiên và bỡ ngỡ khi thấy các trích dẫn ấy thật hiếm hoi. Đầu thế kỷ này, một nhà giải thích, từng có ý định tối đa hóa các bằng chứng đến mức cho phép, cũng đã bó buộc phải nhìn nhận rằng “độc giả các Phúc Âm đầu hết đã ngạc nhiên tìm thấy rất ít điều về Đức Maria” (2). Hay, như cuốn ngữ vựng Tân Ước Hy và Anh Ngữ hàng đầu hiện nay, khi tìm cách xác định người đầu tiên trong số 7 người đàn bà mang tên Maria trong Tân Ước, đã viết như sau: “Người ta ít biết được gì về cuộc đời của Bà Maria này” (3). Tùy người ta muốn thêm gì vào đó, ta cũng chỉ có thể in ra chừng vài ba trang giấy. Nếu chỉ dựa vào đó, thì sách này hẳn phải rất ngắn! Thực vậy, sự tương phản giữa chứng cớ Thánh Kinh và tư liệu truyền thống rõ rệt đến độ đã trở thành một vấn đề quan trọng trong cuộc gặp gỡ đại kết giữa các Giáo Hội với nhau (4). Từ cuộc gặp gỡ trên, đã xuất hiện một bộ sách do các học giả Công Giáo La Mã và Thệ Phản viết chung, tựa là Đức Maria Trong Tân Ước. Bộ này là một phân tích chuyên đề theo từng sách và từng chủ đề, cho thấy các trích dẫn có thể ám chỉ về Đức Maria trong Tân Ước. Dù công trình này có cái bất lợi không những viết chung mà còn bị đem ra bỏ phiếu đi bỏ phiếu lại, nhưng nó đã gom góp lại một nơi mọi chất liệu dưới một dạng thật tiện dụng. Càng đáng ngạc nhiên hơn nữa, nó đã phản ảnh được một đồng thuận đáng kể vượt trên mọi ranh giới tuyên tín, nhất là về sự gắn bó của nó với phương pháp phê bình lịch sử (historical-critical method) khi nghiên cứu Thánh Kinh và ngay cả các kết luận của nó về từng đoạn cá biệt trong Tân Ước. Dù cho rằng “Dọc dài trong nhiều thế kỷ, thánh mẫu học đã thực hiện được những phát triển vĩ đại”, nhưng các tác giả Đức Maria trong Tân Ước lại ít chú ý tới các phát triển này (5).

Đối với các học giả Thánh Kinh, sự kiện “dọc dài trong nhiều thế kỷ, thánh mẫu học đã thực hiện những phát triển vĩ đại” có thể là một vấn đề. Nhưng đối với các học giả lịch sử, những phát triển ấy đồng thời cũng là những nguồn tài nguyên vĩ đại. Cho chắc ăn, phải nói thế này: Thánh mẫu học không phải là học lý duy nhất đã kinh qua những phát triển như thế; thực vậy, không thể nào tìm ra một học lý nào không kinh qua phát triển. Điển hình có tính thuyết phục bậc nhất về sự phát triển học lý, và là một điển hình qua đó các vấn đề nền tảng của điều ngày nay ta gọi là “học lý về phát triển” đã được đặt ra, chính là tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi. Vì học lý về Thiên Chúa Ba Ngôi, tự nó, không phải là một giáo huấn của Tân Ước, mà phát sinh từ cuộc sống và sự thờ phượng, từ sự suy niệm và tranh cãi của Giáo Hội, như là cách duy nhất để Giáo Hội trung thành với giáo huấn Tân Ước, căn cứ theo phán định của nền chính thống Kitô Giáo. Nền chính thống ấy đã làm thế sau nhiều thế kỷ nghiên cứu và suy tư, trong đó, nhiều giải pháp cho thế lưỡng nan của Ba mà là Một đã xuất hiện, mà mỗi giải pháp đều dựa vào một đoạn hay một chủ đề nào đó của Thánh Kinh. Công thức qui phạm cuối cùng cho tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi tại công đồng chung lần thứ hai của Giáo Hội, họp tại Nixêa năm 325, đã nhận công thức Thánh Kinh vốn được gọi là lệnh truyền cao cả của Chúa Giêsu ngỏ với các môn đệ trước khi Ngài về trời làm cái khung căn bản: “Mọi uy quyền đã được ban cho Ta cả trên trời lẫn dưới đất. Bởi thế, các con hãy ra đi, và giảng dạy muôn dân, rửa tội cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần” (6). Nhưng trên cái khung công thức Tân Ước này, Kinh Tin Kính Nixêa còn chồng thêm nhiều chủ đề Thánh Kinh khác, cũng như nhiều thuật ngữ chuyên môn trịnh trọng nhưng không có trong Thánh Kinh, mà sau này ta được biết có người cho là do hoàng đế Constantinô gợi ý: “đồng bản thể với Đức Chúa Cha [homoousios]” (7). Bởi thế, John Courtney Murray có lần đã sắc sảo đưa ra các hệ luận của điều trên đối với tình huống đại kết như sau: “Tôi cho rằng sự phân rẽ đường lối giữa hai cộng đồng Kitô Giáo đã phát sinh do vấn đề phát triển học lý… Tôi không nghĩ vấn đề đại kết đầu tiên là bạn nghĩ gì về Giáo Hội? hoặc ngay cả: bạn nghĩ gì về Chúa Kitô? Cuộc đối thoại có lẽ đã có thể vượt qua được sự mù mờ hiện nay nếu câu hỏi đầu hết được nêu ra là: bạn nghĩ gì về hạn từ đồng bản thể của Kinh Tin Kính Nixêa?” (8). Nếu các Giáo Hội Thệ Phản nhìn nhận giá trị chính đáng của học lý phát triển khi học lý này đi từ lệnh truyền cao cả trong Phúc Âm Mátthêu tới chỗ phát sinh ra Kinh Tin Kính Nixêa, như mọi Giáo Hội Thệ Phản chính dòng đã và đang nhìn nhận, thì họ căn cứ vào cơ sở nào để bác khước sự phát triển khi nó đi từ những đoạn súc tích của Thánh Kinh để dẫn ta tới các học lý khác?

Tỷ dụ như, từ những câu tuyên bố bề ngoài xem ra đơn giản: “Này là Mình Ta” và “Này là Máu Ta” trong công thức thiết lập Bữa Tiệc Ly của Chúa (9), đã phát sinh ra không những các nền phụng vụ thánh thể chói sáng của Chính Thống Giáo Phương Đông và Thánh Lễ Latinh với tất cả những hệ luận của chúng, gồm cả việc lưu giữ Mình Thánh đã truyền phép và việc sùng kính Mình Thánh ấy, mà còn cả lịch sử lâu dài và phức tạp của sự phát triển học lý về sự hiện diện thực sự của Mình và Máu Chúa Kitô trong Bí Tích này, dẫn Giáo Hội Phương Tây tới việc công bố học lý biến thể (transubstantiation) tại Công đồng Lateran lần thứ tư năm 1215 và việc tái xác nhận nó tại Công đồng Trent năm 1551 (10). Nếu Công đồng Nixêa thứ nhất là một phát triển chính đáng, còn Công đồng Lateran là một phát triển không chính đáng, thì đâu là tiêu chuẩn hợp Thánh Kinh và học lý để nhận ra sự dị biệt? Theo ngữ nghĩa, thì câu tuyên bố của Chúa Giêsu với Thánh Phêrô trong Tân Ước, rằng: “Con là Đá, và trên tảng đá này, Ta sẽ xây hội thánh Ta; và các cửa hỏa ngục sẽ không chống được nó” (11) đem lại nhiều vấn nạn chưa được trả lời hơn là được trả lời. Nhưng khi đem áp dụng học lý phát triển vào đoạn văn này, thì có lúc nó từng đã có nghĩa như công thức của Đức Giáo Hoàng Boniface thứ tám, là: “đối với mọi tạo vật, muốn được cứu rỗi cần phải tùng phục Giám Mục Rôma” (12). Bác khước sự phát triển học lý này dựa trên biện luận rằng nó là một phát triển và phát triển đó tự nó không thể chấp nhận được là làm cho việc giải thích Thánh Kinh của hai thời kỳ Cải Cách và hậu Cải Cách khó có thể cạnh tranh với những người thuộc phe Cải Cách cánh tả. Những người này vốn có chung yêu sách với các nhà “cải cách huấn quyền” nằng nặc đòi phải dựa vào thế giá duy nhất của Thánh Kinh mà thôi, nên đã bác khước việc lấy học lý Ba Ngôi của Nixêa làm giả thiết và phương pháp tất yếu cho việc đọc các bản văn Thánh Kinh.

Nhờ phát triển xa đến thế từ Thánh Kinh, học lý Chúa Ba Ngôi đã trở thành một đường lối – hay đúng hơn, là đường lối duy nhất - để giải thích Thánh Kinh. Như đã được hệ thống hóa ít nhất cho Phương Tây, chủ yếu nhờ công của Thánh Augustinô, phương pháp giải thích Thánh Kinh này được lên khuôn dưới hình thức “luật qui điển” (canonica regula) (13). Vài ba đoạn văn Thánh Kinh rõ ràng trực tiếp biện minh cho học lý Thiên Chúa Ba Ngôi, trước hết là công thức rửa tội ở cuối Phúc Âm Mátthêu và lời tự ngôn về thần tính của Ngôi Lời ở phần mở đầu Phúc Âm Gioan (14). Hai đoạn này đã củng cố lẫn nhau để tạo nên chứng cớ Thánh Kinh cho học lý của Giáo Hội. Tuy nhiên, ngược lại, nếu đoạn nào bất cứ, xét theo ngữ nghĩa của nó, xem ra mâu thuẫn với học lý của Giáo Hội thì phải tùy thuộc “luật qui điển” và cần được xử lý cách cẩn trọng. Thí dụ, ở một vài chương sau mệnh đề tự ngôn: “và Ngôi Lời là Thiên Chúa”, Phúc Âm Thánh Gioan cho hay Chúa Giêsu phán thế này: “Cha Ta trọng hơn Ta” (15). Trong trường hợp này, Thánh Augustinô phải đem khí giới nặng nhất của ngài ra sử dụng. Nếu các nhà Cải Cách Thệ Phản và hậu duệ của họ sẵn sàng đứng im chấp nhận việc sử dụng các đoạn Tân Ước để bênh vực một phát triển học lý chỉ xẩy ra trong các thế kỷ sau này – và thực sự họ đã đứng im như thế - thì có gì ngăn cản một sử dụng như thế khi đoạn Thánh Kinh ấy là “này là Mình Ta” hay “Con là Đá, và trên viên đá này Ta sẽ xây Giáo Hội Ta”?

Tuy nhiên, không chỗ nào sự thách thức của thế lưỡng nan trên lại hết sức rõ rệt cho bằng mối liên hệ giữa sự phát triển học lý về Đức Maria và nền tảng mà người ta cho là có trong Thánh Kinh. Đối với một số thành tố của học lý này, nền tảng kia xem ra khá hiển nhiên. Cả Phúc Âm Mátthêu lẫn Phúc Âm Luca đều không hàm hồ nói rõ rằng Đức Maria đã thụ thai Con Trai mình trong tư cách một trinh nữ (16). Nhưng khi suy tư xa hơn, ta sẽ thấy có sự khác biệt đáng ngạc nhiên này là các phần khác của Tân Ước lại đã im lặng không đề cập gì tới chủ đề ấy, nếu quả thực đó là một chủ đề hết sức rõ ràng và có tính chủ yếu. Các thư của Thánh Phaolô, các thư khác của Tân Ước, và các lời giảng dạy của các Tông Đồ, như đã được ghi lại trong Tông Đồ Công Vụ, thẩy đều không chứa một gợi ý xa xôi nào đến việc thụ thai mà còn đồng trinh cả. Vì hai Phúc Âm Mátthêu và Luca có nhắc đến việc này, nên hai Phúc Âm còn lại được chú ý đặc biệt. Phúc Âm Máccô khởi đầu với thừa tác vụ lúc đã trưởng thành của Chúa Giêsu, nên không nói gì đến việc Ngài được tượng thai, sinh ra và lớn lên. Phúc Âm Gioan bắt đầu ở điểm sớm hơn thế, “từ nguyên thủy” lúc chỉ có Thiên Chúa và Ngôi Lời. Ấy thế nhưng ở chương thứ nhất, ngay trước công thức nổi tiếng “Và Ngôi Lời trở thành xác phàm, và cư ngụ giữa chúng ta” (17), Phúc Âm này đã đưa ra một dị bản (textual variant) đáng ngạc nhiên, có liên quan đến vấn đề của chúng ta ở đây. Phúc Âm này viết “Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa. Họ được sinh ra [*], không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa” (18). Theo một số nhân chứng Latinh cổ xưa, tức những người vốn có thẩm quyền đối với các vấn đề văn bản, thì cụm từ số nhiều “họ được sinh ra” (hàm ý các tín hữu được tái sinh nhờ ơn thánh) thực ra là ở số ít: “người được sinh ra” (hàm ý Chúa Kitô được sinh ra cách đồng trinh). Bộ Thánh Kinh Tân Jerusalem thì cho rằng “đã có những luận điểm mạnh mẽ để ta có thể đọc động từ này ở số ít, ‘người được sinh ra’”; tuy nhiên, câu này ám chỉ Chúa Giêsu từ Thiên Chúa mà ra, chứ không hẳn ám chỉ việc sinh con mà vẫn còn đồng trinh” (19). Ngoài dị bản trên ra, vẫn còn vấn đề phải dùng Thánh Kinh để hỗ trợ cho chính ý niệm “sinh con mà vẫn còn đồng trinh”. Vì, nói cho ngay, các Phúc Âm Mátthêu và Luca chỉ xác nhận việc thụ thai trong tư cách một trinh nữ, chứ không đề cập đến cách hạ sinh Người, nghĩa là không ám chỉ đến vấn đề đồng trinh của Đức Maria sau khi sinh Chúa Giêsu. Một vấn đề có liên quan nữa là vấn đề căn tính “anh em” của Chúa Giêsu, được nhắc đến ở nhiều nơi trong bộ Tân Ước. Vấn đề này sẽ được chúng tôi bàn tới ở một chỗ khác sau này (20). Các Kinh Tin Kính xưa nhất đã không chú trọng đến những phân biệt nêu trên, và chỉ đơn giản tuyên xưng rằng Người được “sinh bởi bà Maria đồng trinh” (21).

Như thế, để tóm lược các tư liệu Thánh Kinh và đồng thời chuẩn bị cơ sở cho các khai triển tiếp theo, chương này và chương kế tiếp sẽ xem sét một số thể tài chính của những tư duy đến sau về Đức Maria, hỏi xem các phác họa từ các thể tài này đã được nhìn ra sao trong bản văn của cả Tân Ước lẫn Cựu Ước. Sách này không phải là chỗ để giải thích dài dòng các bản văn này, nhưng chỉ là chỗ để nhận dạng điều truyền thống sau này coi là chứng cớ lấy từ Thánh Kinh, gồm cả phần mà các Kitô hữu quen gọi là “Cựu” Ước, để các thể tài ấy khai triển theo mà thôi. Một số các tư liệu này chỉ được xem sét cách vắn tắt; các bản văn và thể tài khác đòi phải có một cơ sở giải thích chi tiết hơn. Bởi thế, trong hai chương này, thể tài nào được đan kết với các tựa đề của các chương còn lại sẽ cung cấp cho độc giả, đại khái theo thứ tự xuất hiện, một cơ hội để duyệt lại một số các bản văn chính yếu của Thánh Kinh. Được dùng đặt tựa đề cho từng chương liên tiếp, các đoạn văn trích từ hai giao ước này sẽ là biểu tượng cho ý nghĩa trổi vượt của Thánh Kinh.

Kính Mừng Maria. “Kính mừng Maria, đầy ơn phúc: Đức Chúa Trời ở cùng Bà”, theo bản Phổ Thông, là lời thiên thần Gabrien chào Đức Maria (22). Phản ứng chống lại lối phiên dịch này và chống lại ý nghĩa mà lối dịch này từng chuyên chở khi “đầy ơn phúc” được cho là có nghĩa không những Đức Maria là đối tượng và người nhận lãnh ơn phúc Thiên Chúa, nhưng khi chiếm hữu ơn phúc ấy cách no đầy, thì cũng có quyền hành xử như người phân phát ơn phúc đó, bản Authorized Version đã dịch lời chào ấy như sau: “Kính chào người được nhiều ân sủng cao sang” (Hail, thou that highly favored). Phân từ thụ động trong tiếng Hy Lạp, mà các bản dịch chống chọi nhau này dựa vào, chính là kecharitomene, mà gốc của nó là danh từ charis để chỉ “ơn huệ” một cách tổng quát và, đặc biệt trong Tân Ước và trong các trước tác văn chương thời Kitô Giáo sơ khai, chỉ “ơn phúc” (grace) được quan niệm như ơn huệ và lòng độ lượng nhưng không của Thiên Chúa (23). Trong ngữ cảnh tức thời của trình thuật truyền tin, xem ra hạn từ trên không hẳn trước nhất ám chỉ sáng kiến hàng đầu của Thiên Chúa muốn tuyển chọn Đức Maria làm người sẽ trở thành mẹ Chúa Giêsu và do đó chỉ định Đức Mẹ làm người Chúa chọn. Nhưng thánh ca Giáng Sinh của Martin Luther tựa là Vom Himmel hoch da komn’ ich her [Ta từ trời cao xuống trần gian]”, sau này trở thành chủ đề cho các đoản khúc liên tiếp trong Vở Nhạc Kịch Giáng Sinh của Johann Sebastian Bach năm 1734-1735, đã trình bày một thiên thần nói với các mục đồng tại Bêlem và qua họ với toàn thế giới rằng: “Euch its ein Kindlein heut’geborn, /Von einer Jungfrau auserkoren [hôm nay đã sinh cho các ngươi một Con Trẻ, từ một Trinh Nữ được tuyển chọn]”. Đây chính là công thức của Phong Trào Cải Cách nhìn nhận tước hiệu người được chọn – tức “người được tiền định” - của Đức Maria. Cho nên không vô căn cứ khi Công Đồng Vatican II tuyên bố vào năm 1964 (24) rằng – qua Ngài, kế hoạch cứu rỗi thế giới của Thiên Chúa đã được khởi động.

Cuộc tranh luận liên phái có tính lịch sử này về những hệ luận trọn vẹn của hạn từ kecharitomene không được che khuất vai trò còn lớn hơn mà lời chào khơi mào Kính Mừng (Ave) kia thủ diễn dọc dài qua các thế kỷ. Đó là lời khởi đầu của bài kinh mà ta có thể an tâm xếp vào hàng thứ hai, chỉ sau Kinh Lạy Cha nếu tính theo các lần nó được đọc lên, qua các thế kỷ trong Thế Giới Kitô Giáo Phương Tây: “Kính mừng Maria, đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu Con lòng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen” (25). Theo cách chấm câu ở đây, câu thứ nhất kết hợp hai lời chào trong Thánh Kinh theo bản Phổ Thông (26). Câu thứ hai là lời cầu xin kết hợp tước hiệu Mẹ Thiên Chúa (Theotokos) với học lý sau này về Đức Mẹ, theo đó, các thánh trên trời còn có quyền cầu bầu cho tín hữu trên dương gian, phương chi là Mẹ Thiên Chúa, Đấng nhờ “đầy ơn phúc” và do đó là Đấng Trung Gian, hiển nhiên dư sức cầu bầu cho họ, đến nỗi họ có quyền cầu xin Ngài một cách trực tiếp. Bởi thế, rõ ràng kinh Kính Mừng đã tóm lược được không những nét nghịch thường (irony) nơi Đức Maria, từng trở nên điểm phân rẽ lớn giữa các tín hữu và giữa các Giáo Hội, mà cả tính lưỡng phân (dichotomy) giữa thẩm quyền độc nhất của Thánh Kinh và việc triển khai các học lý xuyên qua truyền thống; vì ngay những người khẳng nhận tính tối thượng của thế giá Thánh Kinh vẫn nhất định không chịu cầu nguyện bằng những lời rõ ràng là của Thánh Kinh trong câu thứ nhất của Kinh này.

Evà Thứ Hai. Vì thứ tự thời gian trong việc soạn thảo các sách Tân Ước không tương ứng với thứ tự chúng xuất hiện trong bộ Thánh Kinh của ta trong tư cách một sưu tập các sách theo qui điển, nên bản văn trước nhất nhắc đến Đức Maria (dù không nhắc đến chính tên của Ngài) trong Tân Ước không phải là bất cứ Phúc Âm nào mà là thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Galát: “khi tới thời viên mãn, Thiên Chúa sai Con Ngài xuống, sinh bởi một người đàn bà, sống dưới lề luật, để cứu chuộc những ai tùy thuộc lề luật, hầu chúng ta tiếp nhận được ơn làm nghĩa tử” (27). Phần lớn các học giả Tân Ước đều nhất trí rằng kiểu nói “sinh bởi một người đàn bà” không có nghĩa và không bao hàm nghĩa “chứ không phải bởi một người đàn ông” (mặc dù kiểu nói đó cũng không loại bỏ ý niệm sinh con mà vẫn còn đồng trinh), nhưng đúng hơn đó là kiểu nói của người Xêmít (Semitic) dùng để ám chỉ “người phàm”, như trong câu “người do đàn bà sinh ra quả sống không lâu và đủ mọi rắc rối” (28). (Về điều này, câu các phù thủy nói “không ai do đàn bà sinh ra sẽ làm hại Macbeth” phải hiểu là gồm luôn những người có cha phàm trần và kể luôn những người được sinh ra theo lối mổ!) (29). Như thế, thuật ngữ trong thư Galát, từ thời sơ khai, đã được hiểu như muốn nói: Chúa Giêsu Kitô thực sự là người, chống lại khuynh hướng khá phổ thông trong Kitô Giáo lúc ấy (sẽ được xem sét ở chương 3) chủ trương rằng cách diễn tả Người cao hơn người phàm là mô tả Người không giống người phàm. Nhưng đây là một trong những khí cụ được Thánh Tông Đồ Phaolô dùng để chứng minh nhân tính thực sự của Chúa Kitô. Ngài đề cập đến việc ấy một lần nữa trong câu: “Cũng như vì sự bất tuân của một người mà nhiều người đã thành kẻ tội lỗi, thì cũng nhờ sự tuân phục của một người mà nhiều người trở nên công chính” (30). Từ loại hình nói về Adong Thứ Nhất và rồi về Chúa Kitô như Adong Thứ Hai, chỉ còn một bước nhỏ, một bước mà Tân Ước không muốn bước, là ta có thể nói về Đức Maria như Evà Thứ Hai, và do đó, triển khai từ lối phát biểu của Thánh Phaolô, ta có thể nói: “Cũng như vì sự bất tuân của một người (đàn bà) mà nhiều người đã thành kẻ tội lỗi, thì cũng nhờ sự tuân phục của một người (đàn bà) mà nhiều người trở nên công chính” nhờ Đấng Ngài đã hạ sinh. Trong chương hai, ta sẽ khảo sát tại sao lại có việc: vì Đức Maria, Evà Thứ Hai, là người thừa hưởng lịch sử Israel, nên lịch sử của Evà Thứ Nhất phải được đọc– hay, theo quan niệm của các Kitô hữu sơ khai, phải được đọc – như là tài nguyên Thánh Kinh và nguồn sử liệu để cung cấp nhiều tín liệu hơn về Ngài.

Mẹ Thiên Chúa. Ngay trong các Phúc Âm, như đã được truyền lại cho ta, mối liên hệ giữa Chúa Giêsu và Gioan Tẩy Giả khá phức tạp. Các phúc âm gia quả có tiết lộ: thừa tác vụ của Gioan Tẩy Giả khiến “mọi người” sống vào thời ông “trong thâm tâm… đều tự hỏi… có phải ông là Đấng Kitô hay không?” (31). Tuy nhiên, họ cũng rất quan tâm tới việc giải thích rằng chính Gioan Tầy Giả đã ví Chúa Giêsu là “Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian” và khi bị tra vấn, ông minh nhiên đặt sứ mệnh lịch sử của ông dưới sứ mệnh của Chúa Giêsu – và cả con người của ông dưới con người của Đấng “tôi không đáng cởi dây giầy” (32). Chiều hướng này được chuyển dịch từ mối liên hệ giữa Gioan và Chúa Giêsu qua mối liên hệ giữa Êlisabét và Đức Maria. Vì trong trình thuật về biến cố nay được biết dưới tên Thăm Viếng, không những trẻ Gioan chưa sinh “nhẩy mừng hớn hở trong bụng tôi” mà cả Êlisabét cũng cất cao giọng mà ca tụng rằng: “Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và con lòng bà gồm phúc lạ. Và bởi đâu mẹ Chúa tôi lại đến với tôi thế này?”(33).

Nếu những lời trao đổi giữa Đức Maria và người “chị em họ” Êlisabét (34) được phát biểu bằng tiếng A-ram hay rất có thể đã dùng một số từ ngữ Hi-bá-lai, thì tước hiệu mà Êlisabét dùng để chỉ về Đức Maria, tức tước hiệu “mẹ Chúa tôi” mà trong Hy Ngữ là he meter tou kyriou mou có thể đã được dùng để ám chỉ: Chúa Giêsu Kitô là Adonai, “Chúa tôi”. Hạn từ này vốn được dùng để thay thế cho tên JHWH cực thánh của Thiên Chúa. Điều ấy, dù sao, cũng cho thấy các nhà giải thích Kitô Giáo thời sơ khai đã quan niệm ra sao về tước hiệu đầy vinh hiển kyrios có tính tiêu chuẩn trong Tân Ước, áp dụng cho Chúa Kitô, bất kể các Phúc Âm hay cả tông đồ Phaolô có ý định nói như thế hay không. Và bởi vì trong lời tuyên xưng đức tin cốt yếu của Israel, tức công thức Shema, “Hãy nghe đây, hỡi Israel: Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất” được Chúa Kitô lặp lại trong các Phúc Âm (36), đã sẵn có việc đồng nhất hóa giữa “Chúa” và “Thiên Chúa chúng ta” rồi, nên các giám mục họp tại công đồng Ephêsô năm 431 chẳng thấy khó khăn gì trong việc chuyển dịch từ công thức của Êlisabét nói về Đức Maria là “mẹ Chúa tôi” qua công thức của Thánh Cyril gọi Đức Maria là Theotokos (Mẹ Thiên Chúa).

Trinh Nữ Diễm Phúc (the Blessed Virgin). Sự khiết trinh của Đức Maria, trong kết hợp đầy nghịch lý với chức làm mẹ của Ngài, là một trong những yếu tố chung cho cả hai Phúc Âm Mátthêu và Luca. “Được sáu tháng, Thiên Chúa sai thiên thần Gabrien tới một thành ở Galilê, tên là Nadarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người đàn ông tên Giuse, thuộc nhà Đavít; và tên trinh nữ là Maria”. Maria là hình thức Hy Lạp của tên Miryam trong tiếng Hi-bá-lai, là tên của chị ông Môsê (37). Như thế, tại chương nhất của Phúc Âm Luca, trình thuật dài nhất về Đức Maria trong toàn bộ Thánh Kinh đã bắt đầu (38). Trong chương tiếp sau đây, tức phần giới thiệu câu truyện giáng sinh, ta thấy Thánh Giuse – và theo nhiều nhà chú giải Kitô Giáo thuở ban đầu, cả Đức Maria nữa, dù điều này không minh nhiên (39) – “thuộc nhà và dòng dõi Đavít”(40). Dù ít chi tiết hơn, nhất là về chính Đức Maria, bản văn của Thánh Mátthêu cũng song hành với bản văn của Thánh Luca, nghĩa là cũng nhắc đến Ngài như một trinh nữ và trích dẫn làm bằng chứng lời tiên tri của Isaia nói rằng “một trinh nữ sẽ mang thai, và sẽ hạ sinh một con trai, và người ta sẽ gọi tên Ngài là Emmanuen” (41)

Chính Thánh Luca, trong hai chương đầu, đã kể lại câu truyện đối thoại giữa thiên thần Gabrien và Đức Maria (Truyền Tin); câu truyện đối thoại giữa Êlisabét, mẹ Gioan Tẩy Giả, và Đức Maria (Thăm Viếng), bao gồm cả Kinh Ngợi Khen, “linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa” (mà một số thủ bản coi là của Êlisabét hơn là của Đức Maria); truyện mục đồng đến thờ lạy (trong khi Phúc Âm Mátthêu chỉ nói tới việc các đạo sĩ đến thờ lạy); và việc dâng con trẻ Giêsu vào đền thờ, với bài ca Nunc Dimitis của Simêong, “Lạy Chúa, giờ đây hãy để tôi tớ Người ra đi bình yên”. Vì nhãn quan của Đức Maria khá nổi bật trong cách Thánh Luca thuật lại câu truyện Chúa Giêsu sinh ra, nên một số độc giả thuở ban đầu đã tìm hiểu xem từ đâu mà có các chi tiết ấy, vì các chi tiết này không có trong các trình thuật khác. Phúc Âm Luca mở đầu bằng những lời được một số giáo phụ coi là để giải thích: “có nhiều người đã ra công soạn bản tường thuật những sự việc đã được thực hiện giữa chúng ta. Họ viết theo những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ lời Chúa truyền lại cho chúng ta. Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra” (42). Theo các sử gia từng nghiên cứu cấu trúc và nội dung các Phúc Âm, thì những lời mào đầu này rõ ràng cho thấy Thánh Luca quả là một sử gia trong số các phúc âm gia (43). Ngài dùng hạn từ Hy Lạp parekolouthekoti để chỉ về mình, hạn từ này có nghĩa là ngài đã thực hiện các cuộc sưu tầm sử học, nhiều ít giống như các đồng nghiệp sử gia của ngài hiện nay vốn làm.

Những nguồn sử liệu mà ngài nghiên cứu một phần là những bản viết, bao gồm “nhiều người đã ra công soạn bản tường thuật những sự việc đã được thực hiện giữa chúng ta”. Điều này xem ra bao gồm cả các soạn giả khác với các soạn giả từng được nhắc tới đó đây trong bộ Tân Ước của chúng ta. Nhưng những nguồn này minh nhiên bao gồm “các người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ lời Chúa”, là bởi vì Thánh Luca không những không thuộc nhóm 12 môn đệ và nhân chứng tận mắt ban đầu mà cũng chẳng phải là môn đệ của bất cứ vị nào trong số ấy; theo truyền thuyết, đúng hơn, ngài chỉ là học trò và “y sĩ qúy yêu” của tông đồ Phaolô, tức vị “sinh non” nhập đoàn tông đồ sau hết (44). Khi Thánh Luca thực hiện việc sưu tầm vào các phần đầu trong trình thuật của mình, như đã được hai chương đầu Phúc Âm của thánh nhân phản ảnh, thì ai là những nhân chứng tận mắt và là những người phục vụ lời Chúa lúc đó để ngài nhờ vả mà có được điều ngày nay ta gọi là “lịch sử truyền khẩu” của các biến cố ban đầu ấy? Cách tường thuật câu truyện ở hai chương đầu theo cái nhìn của Đức Trinh Nữ Maria cho thấy Ngài đứng hàng đầu trong số các nhân chứng tận mắt và là người phục vụ lời Chúa thuở ban đầu. Hơn nữa, dù là một người ngoại giáo hơn là theo Do Thái giáo và cả trong phần chính Phúc Âm cũng như trong sách Tông đồ Công vụ, Thánh Luca đã viết với một thứ Hy Ngữ không thua gì tiêu chuẩn Nhã Điển, hơn hẳn các phần khác của bộ Tân Ước và đọc lên không hề có âm điệu một bản dịch, nhưng những đặc tính ấy không thấy có trong hai chương đầu. Điều này xem ra muốn nói: hai chương này rất có thể là bản dịch từ một nguyên bản Hi-bá-lai hay A-ram nào đó. Những xem sét trên khiến các văn sĩ Kitô Giáo thời sơ khai cho rằng hai chương đầu sách Phúc Âm Thánh Luca chính là hồi ức của Đức Trinh NữMaria – dù họ chưa hẳn áp dụng được lối nghiên cứu Phúc Âm theo phương pháp phê phán lịch sử (historical-critical) của ngày nay. Cũng có một truyền thống cho rằng Thánh Luca là hoạ sĩ đầu tiên đã vẽ ra các tranh ảnh Kitô Giáo, và chủ đề của lối Thánh Luca vẽ ảnh Đức Trinh Nữ đã trở thành tiêu chuẩn sau này (45).

Mẹ Sầu Bi (Mater Dolorosa). Hai Kinh Tin Kính của các Tông Đồ và của Công Đồng Nixêa, trong phần tóm lược tuyên xưng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, đã từ việc Người sinh bởi Bà Maria Đồng Trinh qua thẳng việc Người chịu khổ hình thời Phôngxiô Philatô mà không đề cập chi tới các giáo huấn, các phép lạ hay các tông đồ của Người. Làm thế, các bản Kinh này đã vừa phản ảnh vừa đẩy xa hơn việc các Phúc Âm nhấn mạnh đến cuộc khổ nạn và chịu đóng đinh của Chúa Kitô. Theo cách thế riêng, mỗi Phúc Âm đều đi từ những biến cố cá biệt và những cái nhìn thoáng qua đối với các trình thuật trước đó tới việc thuật lại đầy đủ hơn các chi tiết, từng ngày từng giờ, liên quan đến câu truyện khổ nạn và tử nạn của Chúa Kitô. Theo cái nhìn của lịch sử giải thích sau này, các khác biệt trong các trình thuật về cuộc khổ nạn này thấy rõ nhất qua việc thuật lại “bẩy lời trên thánh giá” (46).

Trong số bẩy lời này, Thánh Gioan cho ta một lời trực tiếp liên quan ở đây: “Hỡi bà, này là con trai bà! Hỡi con, này là mẹ con!” (47). Theo phương diện huấn giáo chứ không hẳn theo phương diện thần học, câu “này là mẹ con” quả là một hiến chương qua đó Chúa Giêsu trao phó cho Đức Maria chăm sóc bằng tình mẫu tử không những “người môn đệ Chúa Giêsu yêu mến”, người được truyền thống, chứ không hẳn nền nghiên cứu bác học ngày nay, vẫn cho là Thánh Gioan Thánh Sử, mà còn tất cả mọi môn đệ yêu dấu của Chúa Giêsu thuộc mọi thời đại lịch sử, và do đó, là toàn bộ Giáo Hội, cả quá khứ lẫn hiện tại. Như Origen thành Alexandria từng viết ở đầu thế kỷ thứ ba rằng: “Không ai thấu hiểu được ý nghĩa [của Phúc Âm Gioan] trừ người đã tựa vào ngực Chúa Giêsu và từ Chúa Giêsu tiếp nhận Đức Maria làm mẹ mình… Há đó chẳng phải là trường hợp của mọi người hoàn hảo, không tự mình sống nữa mà là Chúa Kitô sống trong mình; và nếu Chúa Kitô sống trong người ấy, thì người ta có quyền nói về người này với Đức Maria rằng “Này là Con Kitô của bà” (48). Nhưng hoạt cảnh này còn đánh động trí tưởng tượng Kitô Giáo một cách cảm động hơn nữa; vì, cũng như hoạt cảnh truyền tin ở đầu cuộc đời Chúa Kitô, dường như nó cung cấp cho ta chiếc cửa sổ để ta nhìn vào cuộc sống nội tâm của Đức Nữ Trinh. Từ đầu cuộc đời Chúa Kitô cũng đã có lời tiên tri từng được coi như lời tiên báo cho thấy tâm tư Đức Trinh Nữ khi Ngài đứng dưới chân thánh giá trong tư cách Mẹ Sầu Bi, lời ấy là “Vâng, một lưỡi gươm cũng sẽ đâm thâu qua lòng bà” (49)..

Mẫu Mực Niềm Tin Vào Lời Chúa. Trong bản liệt kê các thánh trong suốt lịch sử Israel, khi nhắc tới các biến đổi của những người “thế gian không xứng đáng với họ”, thư gửi tín hữu Do Thái đã dẫn khởi từng tên bằng công thức “nhờ đức tin”, sau khi đã đưa ra định nghĩa riêng của mình về đức tin ấy: “đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy” (50). Và khi định nghĩa rằng “có đức tin là nhờ nghe giảng [akoe], mà nghe giảng là nghe công bố lời Chúa Kitô” và vừa mở vừa đóng trọn bộ sứ điệp của mình bằng việc đồng hóa “đức tin” với “vâng phục” [hypakoe] (51), thư gửi tín hữu Rôma đã tóm lược mối liên hệ giữa vâng phục và đức tin, và giữa đức tin và lời Chúa vốn là một việc hết sức nổi bật trong các trước tác của các tiên tri Do Thái và trong các giáo huấn của Chúa Giêsu. Sự khác nhau giữa điều tuyên bố của thư này, vốn hết sức quan yếu đối với phong trào Cải Cách Thệ Phản, rằng “người ta được công chính hóa nhờ đức tin chứ không cần đến các việc làm của lề luật” và lời tuyên bố của thư Giacôbê rằng “người ta được công chính hóa nhờ việc làm, chứ không phải chỉ nhờ đức tin mà thôi” (52) đã làm nản lòng nhiều cố gắng muốn hòa hợp chúng, nhất là trong thời Cải Cách. Nhưng các khác biệt trên không làm người ta sao lãng cả tầm quan trọng nền tảng của đức tin đối với toàn bộ sứ điệp của Tân Ước lẫn tính trung tâm của học lý về lời Thiên Chúa.

Khuôn mặt lịch sử vốn đóng một vai trò quan yếu trong mọi bản văn Tân Ước trên đây – thư Do Thái, thư Rôma, và thư Giacôbê – chính là Ápraham (53). Theo cả ba bản văn ấy, ông là người được thư Rôma gọi là “cha của hết mọi tín hữu” (54). Nhưng nếu có một người “mẹ của hết mọi tín hữu”, thì ứng viên hàng đầu hẳn phải là Đức Maria, hệt như Evà đã được nhận dạng là “mẹ của hết mọi người sống” trong sách Sáng Thế (55). Câu chủ yếu khiến Đức Maria xứng đáng tước hiệu ấy chính là lời Ngài đáp lại thiên thần Gabrien, và qua Gabrien đáp lại Thiên Chúa mà Gabrien là sứ giả, rằng: “Hãy làm cho tôi điều ngài nói” (56). Vì dù không nhắc đến chữ “đức tin” cách minh nhiên, những lời kia quả đã đặt sự đồng hóa đức tin với vâng phục vào thế hành động, và qua việc mô tả đức vâng phục của Ngài vào lời Thiên Chúa, chúng đã làm Ngài thành mẫu mực đức tin. Thực thế, ta có thể bắt đầu với Đức Maria và quay trở lại lịch sử Israel, để vẽ ra một bảng tên các thánh nữ – Evà và Xara, Ét-te và Rút, và nhiều vị nữa – mà Đức Maria là mẫu gương. Cũng vậy, ta có thể khởi từ Đức Maria mà vẽ ra bảng tên tương tự cho các thánh nữ kể từ thời Tân Ước. Và nhờ nhấn mạnh đến đức tin, những bảng tên này hẳn nhiên sẽ lôi cuốn được cả những hậu duệ của phong trào Cải Cách Thệ Phản từng được truyền thống coi là luôn ngờ vực cao độ bất cứ hình thức chủ nghĩa ưu tuyển (elitism) nào giữa các tín hữu.

Người Phụ Nữ Muôn Mùa. Dĩ nhiên, những bảng tên loại trên chỉ là một phần, và là một phần nhỏ, của tất cả những ai, dọc dài qua các thế kỷ, từng tìm thấy nơi Đức Maria một đối tượng cho lòng sùng kính và một mẫu mực cho cuộc sống theo Chúa, vì số người này chắc chắn sẽ chiếm hết chỗ còn lại của sách này. Như chính Ngài đã tiên đoán, “kể từ nay, muôn đời sẽ khen tôi có phúc” (57). Đó là một trong những đoạn văn tương đối ít ỏi của Tân Ước xem ra muốn dự phóng một thời kỳ lâu dài gồm rất nhiều thế hệ tới sau, song song với lời tiên tri của chính Chúa Kitô rằng “Phúc Âm này sẽ được rao giảng trên toàn thế giới” (58). Nội dung mà các thế hệ liên tiếp gán cho tước hiệu “có phúc” này chắc chắn sẽ thay đổi rất nhiều qua các thế kỷ, nhưng cái đặc tính đầy ngạc nhiên hẳn là sự thành công này: mùa nào cũng thế, sự “có phúc” của Đức Maria vẫn được coi như có quan hệ tới những người đàn ông và những người đàn bà trong mọi trạng huống của cuộc đời bất luận. Và điều đó quả đã làm Ngài trở thành Người Phụ Nữ Muôn Mùa.

_____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

[*] Chú thích của người chuyển ngữ: Chúng tôi trích theo bản dịch của Nhóm Phụng Vụ Các Giờ Kinh, trong đó có sự phân câu khác với các bản tiếng Anh: As many as received him, to them gave he power to become the sons of God, even to them that believe in his name, which were born, not of blood, nor of will of the flesh, nor of the will of man, but of God; hay bản Phổ Thông: quotquot autem receperunt eum dedit eis potestatem filios Dei fieri his qui credunt in nomine eius qui non ex sanguinibus neque ex voluntate carnis neque ex voluntate viri sed ex Deo nati sunt.

1. Louis Ginzberg, Legends of the Bible (New York: Simon and Schuster, 1956), xxi.

2. The Catholic Encyclopedia, 15:464E.

3. Bauer-Gingrich, 491

4. Xem các chương 11 và 14 bên dưới.

5. Raymond E. Brown, Karl P. Donfried, Joseph a. Fitzmyer, và John Reumann chủ biên, Mary in the New Testament: A Collaborative Assessment by Protestant and Roman Catholic Scholars (Philadelphia and New York: Fortress Press and Paulis Press, 1978), 28-29.

6. Mt 28:18-19.

7. Denzinger, 125

8. John Courtney Murray, The Problem of God Yesterday and Today (New Haven and London: Yale University Press, 1964), 55.

9. Mt 26:26-28; Mc 14:22-25; Lc 22:19-20; 1 Cor 11:23-25.

10. Tanner, 230-31, 695.

11. Mt 16:18.

12. Denzinger, 875.

13. Jaroslav Pelikan, “Canonica Regula: The Trinitarian Hermeneutics of Augustine” trong Proceedings of the PMR Conference 12/13 (1987-88): 17-30; Collectanea Augustiniana tập 1: Augustine:”Second Founder of the Faith” Joseph C. Schnaubelt và Frederick Van Fleteren chủ biên (New York: Peter Lang), 329-43.

14. Mt 28:19; Ga 1:1.

15. Ga 1:1; 14:28.

16. Mt 1:18; Lc 1:34-35.

17. Ga 1:14.

18. Ga 1:12-13

19. The New Jerusalem Bible (Garden City, N.Y.: Doubleday, 1985), 1745.

20. Xem chương 2 bên dưới.

21. Schaff, 2:53.

22. Lc 1:28 (Bản Phổ Thông)

23. Bauer-Gingrich, 877-78; Lampe, 1514-18.

24. Xem chương 15 bên dưới.

25. LTK 1:1-1141, với thư mục (Josf Andreas Jungmann)

26. Lc 1:28, 42.

27. Gl 4:4.

28. Gióp 14:1.

29. William Shakespeare, Macbeth, V.viii.12-16.

30. Rm 5:19.

31. Lc 3:15.

32. Ga 1:29; 27.

33. Lc 1:42-43.

34. Xem Lc 1:36.

35. Ferdinand Hahn, Christologische Hoheitstitel: Ihre Geschichte im fruhen Christentum (Gottingen: Vandenhoeck and Ruprecht, 1963)

36. Đnl 6:4; Mc 12:29.

37. Lc 1:26-27.

38. Xem Jean Pétrin, Le Sens de l’oeuvre de Saint Luc et le mystère marial (Ottawa: Séminaire Saint-Paul, 1979).

39. Xem Joseph Fischer, Die davidische Abkunft der Mutter Jesu (Vienna: A. Opitz Nachfolger, 1910).

40. Lc 2:3.

41. Mt 1:23; Is 7:14.

42. Lc 1:1-3.

43. ADB 4:398-402 (Eckhard Plumacher)

44. Cl 4:14; 1 Cor 15:8.

45. Gisela Kraut, Lukas malt die Madonna: Zeugnisse zum kunsleirischen Selbstverstandnis in der Malerei (Worms: Wernersche Verlagsgesellschaft, 1986); xem Imago Dei, pl.22.

46. LTK 6:618-19 (Karl Hermann Schelke).

47. Ga 19:26-27.

48. Origen Commentary on John I.6

49. Lc 2:35.

50. Dt 11:38, 1.

51. Rm 10:17; 1:5; 16:26.

52. Rm 3:28; Gc 2:26.

53. Dt 11:8-12; Rm 4:1; Gc 2:21-21-23.

54. Rm 4:11.

55. St 3:20.

56. Lc 1:38.

57. Lc 1:48.

58. Mt 26:13.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Đá Tảng
lm. Nguyễn Trung Tây
23:09 01/12/2009

ĐÁ TẢNG



Ảnh của Lm. Nguyễn Trung Tây.

Chúa là đá tảng, thành lũy chở che,

Tôi nào sợ chi!

(Nguyễn Trung Tây)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền