Phụng Vụ - Mục Vụ
Chiều kích vô cùng’ của ơn cứu độ
Lm Minh Anh
16:15 01/12/2024
CHIỀU KÍCH VÔ CÙNG
“Dân dân lũ lượt đưa nhau tới, nước nước dập dìu kéo nhau đi!”.
Trong “Cuộc Chiến” - “The Fight” - John White viết, “Một nhân chứng tốt khác hẳn một người bán hàng! Như một bảng chỉ đường - không quan trọng người ấy trẻ, già, nam, nữ, đẹp hay ít đẹp - chỉ cần chỉ đúng hướng, dễ hiểu. Là chứng nhân Chúa Kitô, bạn phải sống làm sao để chỉ được ‘chiều kích vô cùng’ ơn Ngài cứu độ!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Bàn tiệc Lời Chúa trong suốt Mùa Vọng sẽ cống hiến cho chúng ta những sơn hào hải vị từ các bài đọc Cựu Ước, đặc biệt với Isaia, vốn được gọi là “Phúc Âm thứ năm”. Chẳng hạn hôm nay, Isaia nói đến “Núi Nhà Đức Chúa”, nơi “Dân dân lũ lượt đưa nhau tới, nước nước dập dìu kéo nhau đi!”. Qua đó, vị ngôn sứ tiên báo một ‘chiều kích vô cùng’ của ơn cứu độ!
Ở Cận Đông cổ đại, núi được coi là nơi ở của thần linh; Isaia ngước nhìn núi Nhà Đức Chúa Giêrusalem và tiên báo các cuộc hành hương của muôn dân mai ngày. Mùa Vọng, mùa ngước nhìn Đền Thờ Giêsu, nơi các dân với con số muôn vàn sẽ đổ về. Vào buổi đầu của Kitô giáo, nào ai có thể nghĩ một ngày nào đó, mối hiệp thông của nó sẽ lên tới con số ‘tỷ’, một con số không hề có trong bất kỳ từ vựng nào của các bút tích cùng thời!
Cũng từ Giêrusalem, rồi đây, với các môn đệ Giêsu, Tin Mừng cứu độ sẽ được loan đi tận chân trời góc biển, bất chấp mọi biên giới, vượt quá mọi lãnh thổ… đạt đến một ‘chiều kích vô cùng’ trong các tâm hồn, trong triệu con tim. Và Giêrusalem không cần - và không còn - là trung tâm thờ tự; vì ở đâu có Kitô hữu, ở đó có Đền Thờ và sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô. Thông điệp họ rao truyền là thông điệp hoà bình, yêu thương, “Họ đúc gươm đao thành cuốc thành cày”, một thông điệp không chỉ để rao giảng nhưng để sống trong bác ái, “Rèn giáo mác nên liềm nên hái!”.
Vậy mà, để có thể loan truyền sứ điệp đó, bạn và tôi cần được ‘lấp đầy’ bởi Giêsu; và cùng Ngài, đến với các tâm hồn, nói với họ như Isaia đã nói, “Hãy đến, ta cùng đi!”; Thánh Vịnh đáp ca có chung một tâm tình, “Ta vui mừng trẩy lên đền thánh Chúa!”.
Thật trùng hợp, Tin Mừng hôm nay nói đến sự lấp đầy đó. Chúa Giêsu không cần lấp đầy nhà viên đại đội trưởng ngoại giáo - “Tôi chẳng đáng Ngài vào nhà tôi” - nhưng Ngài cần lấp đầy lòng ông, một người đại diện cho thế giới ngoại giáo. Và quả vậy, “Tôi không thấy một người Israel nào có lòng tin như thế!”.
Anh Chị em,
“Dân dân lũ lượt đưa nhau tới, nước nước dập dìu kéo nhau đi!”. Có biết bao anh chị em của thế giới ngoại giáo cần được chỉ đường. Mùa Vọng, mùa bạn và tôi nhìn lại bảng chỉ đường - ơn gọi - của mình. Tôi có chỉ đúng hướng Đền Giêsu? Mùa Vọng, mùa nhìn lại lòng mình, ở đó có sự lấp đầy của Giêsu? Vì thế, mùa Vọng, còn là mùa mời Giêsu vào nhà, nếu ở đó, vắng bóng Ngài. Hãy nhìn viên đại đội trưởng! Bằng cách tự coi mình ‘bất xứng’, vô tình, ông đã tỏ ra ‘rất xứng’ để Giêsu không chỉ vào nhà mà còn ‘vào lòng’ ông; vì vào nhà mà chẳng vào lòng cũng bằng không. Để một khi đầy Giêsu, bạn mới có thể là một bảng chỉ đường “đúng hướng, dễ hiểu” và chỉ được ‘chiều kích vô cùng’ ơn Ngài cứu độ!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con lơi lỏng! Thay vì chỉ Giêsu, con chỉ về con; thay vì chỉ về ‘chiều kích vô cùng’, con chỉ về ‘những chiều kích có cùng!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Dân dân lũ lượt đưa nhau tới, nước nước dập dìu kéo nhau đi!”.
Trong “Cuộc Chiến” - “The Fight” - John White viết, “Một nhân chứng tốt khác hẳn một người bán hàng! Như một bảng chỉ đường - không quan trọng người ấy trẻ, già, nam, nữ, đẹp hay ít đẹp - chỉ cần chỉ đúng hướng, dễ hiểu. Là chứng nhân Chúa Kitô, bạn phải sống làm sao để chỉ được ‘chiều kích vô cùng’ ơn Ngài cứu độ!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Bàn tiệc Lời Chúa trong suốt Mùa Vọng sẽ cống hiến cho chúng ta những sơn hào hải vị từ các bài đọc Cựu Ước, đặc biệt với Isaia, vốn được gọi là “Phúc Âm thứ năm”. Chẳng hạn hôm nay, Isaia nói đến “Núi Nhà Đức Chúa”, nơi “Dân dân lũ lượt đưa nhau tới, nước nước dập dìu kéo nhau đi!”. Qua đó, vị ngôn sứ tiên báo một ‘chiều kích vô cùng’ của ơn cứu độ!
Ở Cận Đông cổ đại, núi được coi là nơi ở của thần linh; Isaia ngước nhìn núi Nhà Đức Chúa Giêrusalem và tiên báo các cuộc hành hương của muôn dân mai ngày. Mùa Vọng, mùa ngước nhìn Đền Thờ Giêsu, nơi các dân với con số muôn vàn sẽ đổ về. Vào buổi đầu của Kitô giáo, nào ai có thể nghĩ một ngày nào đó, mối hiệp thông của nó sẽ lên tới con số ‘tỷ’, một con số không hề có trong bất kỳ từ vựng nào của các bút tích cùng thời!
Cũng từ Giêrusalem, rồi đây, với các môn đệ Giêsu, Tin Mừng cứu độ sẽ được loan đi tận chân trời góc biển, bất chấp mọi biên giới, vượt quá mọi lãnh thổ… đạt đến một ‘chiều kích vô cùng’ trong các tâm hồn, trong triệu con tim. Và Giêrusalem không cần - và không còn - là trung tâm thờ tự; vì ở đâu có Kitô hữu, ở đó có Đền Thờ và sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô. Thông điệp họ rao truyền là thông điệp hoà bình, yêu thương, “Họ đúc gươm đao thành cuốc thành cày”, một thông điệp không chỉ để rao giảng nhưng để sống trong bác ái, “Rèn giáo mác nên liềm nên hái!”.
Vậy mà, để có thể loan truyền sứ điệp đó, bạn và tôi cần được ‘lấp đầy’ bởi Giêsu; và cùng Ngài, đến với các tâm hồn, nói với họ như Isaia đã nói, “Hãy đến, ta cùng đi!”; Thánh Vịnh đáp ca có chung một tâm tình, “Ta vui mừng trẩy lên đền thánh Chúa!”.
Thật trùng hợp, Tin Mừng hôm nay nói đến sự lấp đầy đó. Chúa Giêsu không cần lấp đầy nhà viên đại đội trưởng ngoại giáo - “Tôi chẳng đáng Ngài vào nhà tôi” - nhưng Ngài cần lấp đầy lòng ông, một người đại diện cho thế giới ngoại giáo. Và quả vậy, “Tôi không thấy một người Israel nào có lòng tin như thế!”.
Anh Chị em,
“Dân dân lũ lượt đưa nhau tới, nước nước dập dìu kéo nhau đi!”. Có biết bao anh chị em của thế giới ngoại giáo cần được chỉ đường. Mùa Vọng, mùa bạn và tôi nhìn lại bảng chỉ đường - ơn gọi - của mình. Tôi có chỉ đúng hướng Đền Giêsu? Mùa Vọng, mùa nhìn lại lòng mình, ở đó có sự lấp đầy của Giêsu? Vì thế, mùa Vọng, còn là mùa mời Giêsu vào nhà, nếu ở đó, vắng bóng Ngài. Hãy nhìn viên đại đội trưởng! Bằng cách tự coi mình ‘bất xứng’, vô tình, ông đã tỏ ra ‘rất xứng’ để Giêsu không chỉ vào nhà mà còn ‘vào lòng’ ông; vì vào nhà mà chẳng vào lòng cũng bằng không. Để một khi đầy Giêsu, bạn mới có thể là một bảng chỉ đường “đúng hướng, dễ hiểu” và chỉ được ‘chiều kích vô cùng’ ơn Ngài cứu độ!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con lơi lỏng! Thay vì chỉ Giêsu, con chỉ về con; thay vì chỉ về ‘chiều kích vô cùng’, con chỉ về ‘những chiều kích có cùng!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vị tử đạo Việt Nam trên con đường trở thành hiển thánh
Vũ Văn An
13:32 01/12/2024
Trên Aleteia ngày 30/11/24, Philip Kosloski loan tin: Ngày 25 tháng 11, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công nhận sự tử đạo của Cha Phanxicô Xavier Trương Bửu Diệp, người đã qua đời vào ngày 12 tháng 3 năm 1946 tại Việt Nam.
Cha Phanxicô Xavier là một linh mục giáo phận bị giết trong thời kỳ hỗn loạn vào cuối Thế chiến thứ hai.
Vị tử đạo Việt Nam
Theo tiểu sử của Vatican, " Phanxicô Xavier Trương Bửu Diệp sinh ngày 1 tháng 1 năm 1897 tại tỉnh An Giang của Việt Nam... [cha mẹ là] người Công Giáo. Ngày 2 tháng 2, ngài được rửa tội và nhận tên của vị thánh truyền giáo vĩ đại của Dòng Tên [Phanxicô Xavier]... năm 1909, ngài được chào đón vào tiểu chủng viện của tỉnh An Giang. Từ đó, ngài chuyển đến đại chủng viện Nam Vang và sau khi hoàn thành việc học, ngài được Đức cha Jean-Claude Bouchut, thuộc phái bộ truyền giáo nước ngoài Paris, truyền chức linh mục vào năm 1924."
Trong hầu hết thời gian làm linh mục, ngài là một linh mục quản xứ, phục vụ tại nhiều thành phố khác nhau. Ngài được công nhận vì sự thánh thiện và lòng quan tâm đến người nghèo.
Khi Chiến tranh thế giới thứ II nổ ra, Nhật Bản cuối cùng đã xâm lược Việt Nam và chiếm đóng cho đến khi chiến tranh kết thúc. Với thất bại của Nhật Bản, Việt Nam, mặc dù trên danh nghĩa vẫn nằm dưới sự chiếm đóng của thực dân Pháp, đã bị cả quân đội Trung Quốc và Anh chiếm đóng. Điều này mang lại những vấn đề riêng, vì Việt Nam đang trong tình trạng hỗn loạn, với nhiều nhóm đấu tranh giành quyền lực.
Tiểu sử của Vatican giải thích về việc Cha Phanxicô Xavier bị giết trong thời kỳ hỗn loạn này:
Tình hình trở nên tồi tệ hơn do sự hiện diện của các nhóm vũ trang, băng đảng và những người Nhật đào ngũ phục vụ cho nhiều chỉ huy khác nhau...vào sáng ngày 12 tháng 3 năm 1946, một nhóm chiến binh từ giáo phái Cao Đài, phụ thuộc vào một nhà chính trị cấp cao mà [Cha Phanxicô Xavier] đã xung đột về đất đai được cấp cho người nghèo, đã đến trước nhà thờ và chặn khoảng 70 người, cả Ki-tô hữu lẫn người không phải là ki-tô hữu, và chính Cha Phanxicô Xavier, và nhốt họ trong hai nhà kho cách đó vài km, ban đầu với ý định giết và thiêu sống tất cả mọi người.
Cha Phanxicô Xavier đã bị giết, cố gắng bảo vệ người dân của mình và thậm chí đã rửa tội cho một số người không phải là Ki-tô hữu trước khi qua đời.
Với sự công nhận về sự tử đạo của mình, Cha Phanxicô Xavier hiện có thể được phong chân phước, bước cuối cùng trước khi được phong thánh.
Đức Giáo Hoàng cho biết thánh Charles de Foucauld đã giúp ngài vượt qua khủng hoảng
Vũ Văn An
14:02 01/12/2024
Kathleen N. Hattrup, trên Aleteia ngày 18/05/22 - cập nhật ngày 01/12/23, tường trình rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết tinh thần của Thánh Charles de Foucauld đã đóng vai trò quan trọng trong những năm ngài theo học thần học. Ngày lễ của Thánh Charles là ngày 1 tháng 12.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cảm ơn Thánh Charles de Foucauld, người mà ngài đã phong thánh vào ngày 15 tháng 5 năm 2022, nói rằng tinh thần của vị thánh người Pháp này "đã giúp ích cho tôi rất nhiều khi tôi đang học thần học" và "giúp tôi rất nhiều để vượt qua khủng hoảng".
Đức Giáo Hoàng đã chia sẻ lòng sùng kính cá nhân của mình với các thành viên trong gia đình tinh thần của Charles de Foucauld (1858-1916), những người mà ngài đã tiếp kiến trong buổi tiếp kiến vào ngày 18 tháng 5 năm 2022.
Đức Giáo Hoàng đã gặp khoảng 50 đại diện ngay trước buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư tại một văn phòng bên ngoài Hội trường Paul VI.
Tôi cũng muốn cảm ơn Thánh Charles de Foucauld vì linh đạo của ngài đã giúp ích cho tôi rất nhiều khi tôi đang học thần học, một thời kỳ trưởng thành và cũng là khủng hoảng, và điều đó đã đến với tôi thông qua Cha Paòli và qua các cuốn sách của [René] Voillaume, mà tôi thường xuyên đọc, và đã giúp tôi rất nhiều để vượt qua khủng hoảng và tìm ra một cách sống Kitô giáo đơn giản hơn, ít theo chủ nghĩa Pelagian hơn, gần gũi hơn với Chúa. Tôi cảm ơn Thánh nhân và làm chứng về điều này, vì nó đã giúp ích cho tôi rất nhiều.
Voillaume là người sáng lập Dòng Tiểu đệ Chúa Giêsu, một dòng tu được truyền cảm hứng bởi Charles de Foucauld. Dòng Tiểu đệ được thành lập vào năm 1933 tại Pháp và lần đầu tiên được thành lập tại Algeria thuộc Pháp ở Bắc Phi.
Đức Giáo Hoàng đã cảnh báo về khái niệm "Pelagian" về sự thánh thiện trong bài giảng của mình tại Thánh lễ phong thánh cho Thánh Charles. Tà giáo do Pelagius thúc đẩy vào đầu những năm 400 là sự bác bỏ tội nguyên tổ và thúc đẩy ý tưởng cho rằng bằng chính nỗ lực của mình, con người có thể đạt được sự công chính.
Đôi khi, bằng cách nhấn mạnh quá mức vào những nỗ lực làm việc thiện, chúng ta đã tạo ra một lý tưởng thánh thiện quá mức dựa trên chính mình, vào bản chất anh hùng của bản thân, vào khả năng từ bỏ, vào sự sẵn sàng hy sinh bản thân để đạt được phần thưởng. Đôi khi, điều này có vẻ như là một cách nhìn nhận cuộc sống và sự thánh thiện quá mức theo kiểu "Pelagian". Chúng ta đã biến sự thánh thiện thành một mục tiêu không thể đạt được. Chúng ta đã tách nó ra khỏi cuộc sống hàng ngày, thay vì tìm kiếm nó và đón nhận nó trong những thói quen hàng ngày, trong bụi bặm trên đường phố, trong những thử thách của cuộc sống thực và, theo lời của Thánh Teresa thành Avila nói với các chị em của mình, "giữa những chiếc nồi và chảo". Trở thành môn đệ của Chúa Giêsu và tiến bước trên con đường thánh thiện trước hết và quan trọng nhất là để bản thân được biến đổi bởi sức mạnh tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta đừng bao giờ quên quyền tối thượng của Thiên Chúa đối với bản thân, của Chúa Thánh Thần đối với xác thịt, của ân sủng đối với việc làm. Vì đôi khi chúng ta coi trọng bản thân, xác thịt và việc làm hơn. Không, quyền tối thượng là quyền của Thiên Chúa trên bản thân, của Chúa Thánh Thần trên xác thịt, của ân sủng trên việc làm.
Tiên tri của thời đại chúng ta
Trong bài phát biểu ngắn gọn của mình, người kế nhiệm Thánh Phêrô đã gọi Thánh Charles là "một tiên tri của thời đại chúng ta", người "biết cách làm sáng tỏ bản chất và tính phổ quát của đức tin".
Điều cốt yếu đối với đức tin của Thánh Charles, Đức Giáo Hoàng nói, "ý nghĩa của đức tin" được cô đọng "thành hai từ đơn giản, trong đó có tất cả mọi điều: 'Iesus - Caritas'; và trên hết, trở về với tinh thần nguồn gốc, tinh thần Nadarét ".
Tôi hy vọng rằng anh chị em cũng như Anh Charles, sẽ tiếp tục tưởng tượng ra Chúa Giêsu đang bước đi giữa mọi người, người kiên nhẫn thực hiện công việc khó nhọc, người sống cuộc sống thường nhật của một gia đình và của một thành phố. Chúa vui biết bao khi thấy Người được noi gương theo cách nhỏ bé, khiêm nhường, chia sẻ với người nghèo! Charles de Foucauld, trong sự im lặng của cuộc sống ẩn sĩ, trong sự thờ phượng và phục vụ anh em mình, đã viết rằng trong khi “chúng ta có xu hướng ủng hộ các việc làm, những tác động của chúng có thể nhìn thấy và hữu hình, thì Chúa dành vị trí đầu tiên cho tình yêu và sau đó là sự hy sinh được truyền cảm hứng từ tình yêu và sự vâng phục xuất phát từ tình yêu' (Thư gửi Marie de Bondy, ngày 20 tháng 5 năm 1915)."
"Là một Giáo hội, chúng ta cần quay trở lại với điều cốt yếu – quay trở lại với điều cốt yếu! – không để lạc vào quá nhiều vấn đề thứ yếu, với nguy cơ đánh mất sự tinh khiết đơn giản của Tin mừng", Đức Giáo Hoàng thúc giục.
Và tính phổ quát, đối với Thánh Charles de Foucauld, là về việc sống "cuộc sống Kitô hữu của mình như một người anh em với tất cả mọi người, bắt đầu từ những điều nhỏ nhất".
Ngài đã viết: "Tôi muốn mọi Ki-tô hữu, người Hồi giáo, Do Thái và những người thờ ngẫu tượng coi tôi như anh em của họ, người anh em phổ quát" (Thư gửi Marie de Bondy, ngày 7 tháng 1 năm 1902). Và để làm được điều này, ngài đã mở cửa nhà mình để nó có thể trở thành “một bến cảng” cho tất cả mọi người, “nơi trú ẩn của Người Chăn Chiên Nhân Lành”. Tôi cảm ơn anh chị em đã làm chứng tá này, điều này mang lại rất nhiều điều tốt đẹp, đặc biệt là vào thời điểm có nguy cơ khép lại chủ nghĩa cá biệt, khoảng cách ngày càng tăng, mất dấu anh chị em mình. Thật không may, chúng ta thấy điều này trên báo chí hàng ngày.
Chứng tá rõ ràng nhất về Chúa Giêsu: Niềm vui
Cuối cùng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Thánh Charles là một tông đồ của niềm vui.
Anh Charles, trong những khó khăn và nghèo đói của sa mạc, từng nhận xét: “Linh hồn tôi luôn vui mừng” (Thư gửi Cha Huvelin, ngày 1 tháng 2 năm 1898). Các chị em và anh em thân mến, xin Đức Mẹ ban cho anh chị em biết trân trọng và nuôi dưỡng cùng một niềm vui, vì niềm vui là lời chứng rõ ràng nhất mà chúng ta có thể trao cho Chúa Giêsu ở mọi nơi và mọi lúc.
Một người được Đức Phanxicô yêu thích
Vị ẩn sĩ thánh thiện của sa mạc Sahara là một hình mẫu tham chiếu cho Đức Giáo Hoàng người Argentina. Ngài đã đề cập đến ngài trong hai thông điệp và ba tông huấn, và ngài đã cung cấp tiểu sử của ngài cho các thành viên của Giáo triều vào cuối lời chào mừng của mình vào ngày 21 tháng 12 năm 2020.
Hiệp hội gia đình thiêng liêng của Charles de Foucauld có 20 nhóm được thành lập từ năm 1909 đến năm 2007, với hơn 13,000 thành viên trên toàn thế giới. Trong số đó có các Tiểu đệ và Tiểu muội của Chúa Giêsu, Tiểu đệ và Tiểu muội của Tin mừng, và Hội huynh đệ linh mục.
Chúng tôi đang gặp rắc rối: Các linh mục Công Giáo than thở về một nhóm thánh chiến khác đang xâm nhập vào Nigeria
Đặng Tự Do
14:41 01/12/2024
Hai linh mục Công Giáo đến từ Nigeria đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về tình hình an ninh ngày càng xấu đi ở quốc gia Tây Phi này, lưu ý rằng hoạt động gần đây của nhóm thánh chiến Lakurawa ít được biết đến ở phía tây bắc đất nước này gây ra rắc rối cho khu vực vẫn đang phải chiến đấu với cuộc nổi loạn của Boko Haram.
Nhóm thánh chiến Lakurawa được cho là lần đầu tiên xuất hiện ở Tây Bắc Nigeria vào năm 2018 khi nhóm này bắt đầu giúp người dân địa phương chống lại các băng đảng vũ trang được gọi là bọn cướp.
Nhóm này, được cho là một nhánh của Nhà nước Hồi giáo Tây Phi, gọi tắt là ISWAP, đã xuất hiện trở lại sau cuộc đảo chính tháng 7 năm 2023 tại Niger trong các cộng đồng chăn nuôi dọc biên giới Nigeria-Niger, và dần dần trở nên hiếu chiến.
Người dân địa phương biết rằng họ đang phải đối phó với một nhóm thánh chiến chết người khác khi vào ngày 8 tháng 11, nhóm này tấn công một cộng đồng nông thôn ở bang Kebbi, Tây Bắc Nigeria và chém chết 15 người. Nhóm này cũng làm bị thương một số dân làng và lấy trộm gia súc.
Trong một cuộc phỏng vấn với ACI Africa vào ngày 20 tháng 11, Cha George Ehusani, người sáng lập Viện Tâm linh - Tâm lý, gọi tắt là PSI và Giám đốc điều hành của Quỹ Lãnh đạo Lux Terra, đã bày tỏ lo ngại rằng nhóm thánh chiến mới có thể đang dần biến khu vực Tây Bắc Nigeria thành thành trì của mình, một tình huống mà vị linh mục cho biết sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn của khu vực.
“Chúng tôi có sự bất an đến từ nhiều hướng khác nhau,” Ehusani nói khi ACI Africa hỏi ông về những gì đang làm Nigeria đau khổ. “Chúng tôi có một nhóm khủng bố mới nổi lên khoảng hai tuần trước ở phía Tây Bắc Nigeria. Nhóm này có liên hệ với Nhà nước Hồi giáo, và chúng tôi nghe nói các thành viên đến từ Niger,” ông nói.
Cha Ehusani giải thích rằng các thành viên Lakurawa đã bị buộc tội bắt cóc, giết người và áp đặt luật sharia nghiêm ngặt đối với người dân địa phương.
“Lakurawa xâm chiếm toàn bộ một thị trấn, đánh thuế người dân và bắt đầu điều hành xã hội như một chính phủ”, ngài nói với ACI Africa, đồng thời nói thêm, “Chúng tôi đang gặp rắc rối nghiêm trọng. Lakurawa thậm chí còn ngăn cản người dân địa phương đến trang trại của họ, buộc họ phải làm việc tại các trang trại của những kẻ thánh chiến”.
Nhóm thánh chiến mới này hứa sẽ bảo vệ người dân địa phương khỏi những kẻ tấn công có vũ trang, Cha Ehusani nói. “Người dân không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải nộp thuế để đổi lấy sự bảo vệ. Họ là một nhóm khủng bố được trả tiền để bảo vệ dân làng khỏi các nhóm khủng bố đối thủ của họ.”
Cha Ehusani đang điều hành PSI, một sáng kiến giúp đào tạo và hỗ trợ các chuyên gia chữa lành chấn thương tâm lý - tinh thần ở một quốc gia đang chứng kiến số nạn nhân chấn thương gia tăng do chủ nghĩa thánh chiến lan rộng và các hình thức bạo lực khác.
Cha Ehusani, người cung cấp liệu pháp cho các linh mục từng bị bắt cóc ở Nigeria, đã chia sẻ thêm với ACI Africa về sự tồn tại của các nhóm khủng bố đối thủ ở Nigeria.
“ Có lần, một linh mục bị bắt cóc và được thả ra đã nói với tôi rằng giữa những tên cướp và chiến binh thánh chiến, có nhiều nhóm đối địch khác nhau. Cha ấy nói rằng việc một nhóm cướp giải thoát con tin không có nghĩa là con tin được tự do. Một người có thể được giải thoát và ngay lập tức bị bắt cóc bởi một nhóm cướp đối thủ khác đang chờ sẵn”.
Cha Ehusani đã phát biểu với ACI Africa trong chuyến thăm khuôn viên trường PSI tại Kenya. Cha đi cùng với Cha Hyacinth Ichoku, Phó hiệu trưởng trường Đại học Veritas Abuja, trường Đại học Công Giáo tại Nigeria đã chấp nhận liên kết với PSI.
Làm sáng tỏ thêm về nguồn gốc của nhóm Lakurawa, Cha Ichoku nói với ACI Africa, “Vài tuần trước, một số binh lính đã bị giết ở Chad. Tổng thống Chad muốn loại bỏ tất cả những người có liên quan đến vụ giết hại binh lính. Đây là lý do dẫn đến sự ra đời của nhóm này.”
Source:Catholic News Agency
Phép lạ Thánh Thể của Thánh Maria xứ Ai Cập, xảy ra ở Ai Cập vào thế kỷ thứ bảy
Đặng Tự Do
14:42 01/12/2024
Khi Giáo hội Hoàn vũ hướng đến Năm Thánh 2025 (kỷ niệm 2.025 năm Chúa chúng ta Nhập thể), chúng tôi rất vui mừng được hỗ trợ Đức Thánh Cha trong “sự kiện có ý nghĩa to lớn về mặt tâm linh, giáo hội và xã hội trong đời sống của Giáo hội”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tuyên bố trong lá thư công bố Năm Thánh 2025 vào tháng 2 năm 2022: “Chúng ta phải thổi bùng ngọn lửa hy vọng đã được ban cho chúng ta và giúp mọi người có được sức mạnh và sự chắc chắn mới bằng cách hướng đến tương lai với tinh thần cởi mở, trái tim tin tưởng và tầm nhìn xa trông rộng. Năm Thánh sắp tới có thể đóng góp rất lớn vào việc khôi phục bầu không khí hy vọng và tin tưởng như một bước dạo đầu cho sự đổi mới và tái sinh mà chúng ta vô cùng mong muốn.”
Hy vọng của chúng ta không dựa vào các sáng kiến của con người nhưng dựa vào Chúa, Đấng đã hứa ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế trong bí tích Thánh Thể. Loạt bài về các Phép lạ Thánh Thể này xin giới thiệu với quý vị và anh chị em những phép lạ đã được giáo quyền công nhận minh chứng cho sự hiện diện thực sự của Chúa trong bí tích Thánh Thể.
Trong chương trình này, chúng tôi hân hạnh giới thiệu Phép lạ Thánh Thể liên quan đến Thánh Maria xứ Ai Cập, xảy ra ở Ai Cập vào thế kỷ thứ bảy
Phép lạ Thánh Thể này có liên quan đến cuộc đời của Thánh Maria xứ Ai Cập, người đã sống trong sa mạc 47 năm. Bản tường thuật về cuộc đời của bà được Giám mục Sofronio của Giêrusalem viết vào thế kỷ thứ 7. Người ta nói rằng Thánh Maria đã đi bộ trên Sông Jordan để đến bờ bên kia và nhận Mình Thánh Chúa từ Tu sĩ Zosimus. Chúng ta được kể rằng khi Thánh Maria được 12 tuổi, bà đã rời xa cha mẹ và đến Alexandria. Ở đó, bà đã sống một cuộc sống rất phóng đãng trong 16 năm. Một ngày nọ, bà bắt gặp một con tàu sắp nhổ neo với nhiều nhóm hành khách khác nhau. Bà hỏi họ có thể là ai và họ đang đi đâu. Bà được cho biết họ là những người hành hương đang đi thuyền đến Giêrusalem để dự lễ Suy tôn Thánh giá. Bà quyết định tham gia cùng họ. Vào ngày lễ, bà đã cố gắng vào nhà thờ, nhưng bà đã bị một thế lực bí ẩn cản trở.
Bà sợ hãi ngước mắt lên nhìn hình ảnh Đức Mẹ Đồng Trinh và tràn ngập nỗi buồn sâu sắc về cuộc sống tội lỗi mà bà đã sống cho đến ngày hôm đó. Chỉ khi đó bà mới có thể vào nhà thờ và tôn thờ Thánh Giá Thật. Bà không ở lại Giêrusalem. “Nếu con vượt qua sông Jordan, bạn sẽ tìm thấy hòa bình” là thông điệp của Đức Mẹ. Ngày hôm sau, sau khi xưng tội và rước lễ, bà đã vượt qua sông Jordan đến sa mạc Ả Rập.
Bà sống ở đó 47 năm trong cô độc, không gặp người hay thú. Da bà nhăn nheo, tóc bà dài và trắng, nhưng lời hứa của Đức Trinh Nữ đã thành sự thật, bà đã tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn.
Một ngày nọ, bà gặp Tu sĩ Zosimus và yêu cầu ông mang Mình Thánh Chúa đến cho bà hằng năm. Một năm nọ, Zosimus mang Mình Thánh Chúa đến, nhưng Maria không xuất hiện. Trong nỗi buồn lớn, Zosimus cầu nguyện: “Lạy Chúa, Thiên Chúa của con, là Vua và Đấng Tạo Hóa của muôn loài, xin đừng tước mất ước muốn của con, nhưng xin ban cho con được nhìn thấy người phụ nữ thánh thiện này”. Sau đó, ông nghĩ, “Bây giờ mình sẽ làm gì nếu bà xuất hiện, không có thuyền nào quanh đây để đưa mình qua? Mình sẽ không đạt được ước muốn của mình”. Trong khi ông đầu hàng những suy nghĩ này, Maria xuất hiện ở bờ bên kia và Zosimus được an ủi. Sau đó, ông thấy bà làm dấu Thánh giá trên mặt nước và bước đi trên đó như thể đó là đất liền. 12 tháng đã trôi qua, Zosimus trở về nhưng không thể tìm thấy người ăn năn thánh thiện. Một con sư tử đã đào mộ và chôn xác bà tại nơi ngày nay là Tu viện Sông Jordan của Thánh Phaolô Marcantonio Franceschini.
Source:The Real Presence
Tài Liệu - Sưu Khảo
Mùa Vọng Giáng Sinh
Đinh Văn Tiến Hùng
22:53 01/12/2024
* Mùa Vọng Giáng Sinh *
Mùa Mùa vọng, cũng như Mùa chay, là thời gian chiến đấu thiêng liêng. Đây là giai đoạn mà ma quỷ công khai tấn công chúng ta nhiều hơn khi chúng ta cố gắng đổi hướng cuộc đời mình sang Chúa Giê-su
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nhắc nhở chúng ta về thực tại này trong buổi tiếp kiến chung năm 2008, ngài khẳng định: "Mùa vọng cũng có nghĩa là chờ đợi. Đêm tối của sự dữ vẫn còn mạnh mẽ.
Vì lý do này, Đức Bênêđictô XVI khuyên các tín hữu hãy cầu nguyện trong Mùa vọng cùng với dân Chúa xưa : "Rorate caeli desuper" [xin ngự xuống từ trời] và suy gẫm lời nguyện này để chiến thắng sự dữ trong suốt Mùa vọng:
"Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến !
Xin ban thêm sức mạnh cho ánh sáng và điều thiện !;
Xin hãy đến ngự trị nơi lừa lọc, nơi không nhận biết Chúa, nơi bạo lực và bất cônglý
Lạy Chúa Giêsu xin hãy đến !
Xin gia tăng sức mạnh cho điều thiện trên thế gian và giúp chúng con trở thành những người mang ánh sáng của Chúa.
trở thành những người xây dựng hòa bình
thành những chứng tá cho chân lý
Lạy Chúa Giêsu xin hãy đến !
Trong khi chúng ta phải đối diện với những cuộc chiến thiêng liêng trong Mùa Vọng này, chúng ta hãy cầu xin ơn sức mạnh và vì vậy chúng ta hãy kêu lên: "Lạy Chúa Giêsu xin hãy đến.
+ Ý nghĩa mùa vọng
Mùa Vọng là mùa đầu tiên của năm Phụng Vụ, bao gồm khoảng thời gian bốn tuần trước lễ Giáng sinh, bắt đầu từ Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng và chấm dứt vào đêm trước lễ Giáng Sinh (đêm 24 tháng 12, lễ vọng Giáng Sinh).
Mùa Vọng, theo tiếng Việt nghĩa là “sự trông chờ”, “hy vọng”, “vọng”là mong đợi, mong chờ điều sắp đến. Giáo Hội dịch danh từ Hylạp παρουσία (“parousia” có nghĩa là “đến”) sang chữ Latinh là “Adventus” do động từ “advenire, nghĩa là đến”.
+ Lịch sử
Theo tiến trình lịch sử, Mùa Vọng có sau Mùa Chay và cũng kéo dài 6 tuần như Mùa Chay (vào thế kỷ thứ VI), cho đến khi Giáo Hoàng Grêgôriô I (thế kỷ 7) ấn định là 4 tuần, tượng trưng cho 4000 năm kể từ khi Adam và Eva phạm tội ăn trái cấm, cho đến khoảng thời gian sinh hạ ra Đấng Cứu Chuộc nhân loại. Hoặc tượng trưng thời gian 40 năm, dân Do Thái lang thang trong sa mạc, trước khi được vào đất Hứa.
+ Ý nghĩa của Mùa Vọng
Mùa Vọng có hai đặc tính : vừa là mùa chuẩn bị lễ trọng Giáng Sinh, trong lễ này kính nhớ việc Con Thiên Chúa đến lần thứ nhất với loài người; vừa là mùa mà qua việc kính nhớ này, các tín hữu hướng lòng trông đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai trong ngày tận thế. Vì hai lý do này, Mùa Vọng được coi như mùa sốt sáng và hân hoan mong đợi” (Những quy luật tổng quát về năm Phụng Vụ và Niên Lịch, số 39).
Mùa Vọng chia làm hai giai đoạn tương ứng với hai ý nghĩa sau đây :
Giai đoạn thứ nhất bắt đầu Mùa Vọng, tức là Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng, và kéo dài đến hết ngày 16 tháng 12. Ý nghĩa của giai đoạn này là hướng lòng trông đợi của người tín hữu vào ngày Chúa Kitô ngự đến lần thứ hai trong vinh quang, tức ngày quang lâm, ngày tận thế.
Giai đoạn thứ hai kéo dài một tuần lễ, từ ngày 17 đến 24 tháng 12, nhằm chuẩn bị trực tiếp mừng đại lễ Giáng Sinh, tức tưởng niệm biến cố Chúa Kitô đã ngự đến trần gian lần thứ nhất trong lịch sử nhân loại.
Như vậy, Mùa Vọng mang hai ý nghĩa khác nhau, một nghĩa quay về quá khứ, tức chuẩn bị mừng biến cố Giáng Sinh lịch sử của Con Thiên Chúa, một biến cố làm chuyển đổi tất cả lịch sử nhân loại. Một ý nghĩa hướng về tương lai, tức chuẩn bị tâm hồn các tín hữu đón chờ Chúa Kitô trở lại trong quang lâm.
+ Nội dung các bài đọc Kinh Thánh trong Mùa Vọng.
Các bài đọc Cựu Ước trích lại sách các ngôn sứ, nhắc lại lời hứa ban Đấng Cứu Thế và việc dân Israel chuẩn bị đón nhận Ơn cứu độ.
Các bài đọc Thánh Thư cho thấy lời các ngôn sứ ấy được ứng nghiệm trong Đức Giêsu, và nhấn mạnh đến chiều kích trông đợi Đấng Cứu Thế đến lần thứ hai.
Các bài đọc Tin Mừng đề cập đến các chủ đề “tỉnh thức”, nhất là lời rao giảng chuẩn bị đón Đấng Cứu Thế qua lời của Gioan Tẩy Giả, cụ thể lời kêu gọi : “Hãy dọn đường đón Chúa, quanh co uốn cho ngay, gồ ghề san cho phẳng, hố sâu lấp cho đầy, nơi cao phải bạt xuống”.
Các bài Tin Mừng Chúa Nhật thứ tư các năm ABC, trích dẫn sự kiện truyền tin cho Đức Maria, thánh Giuse hay cuộc thăm viếng của Đức Maria.
+ Màu sắc của phụng vụ Mùa Vọng
Trong Mùa Vọng, bàn thờ, giảng đài, phủ khăn màu tím nhắc nhớ giáo dân ăn năn sám hối tội lỗi.
Màu lễ phục truyền thống của linh mục trong mùa này cũng là màu tím, nhưng vào Chúa Nhật thứ ba có thể sử dụng màu hồng và được gọi là “Chúa Nhật Hồng”, hay “Chúa Nhật vui mừng”(Gaudete Sunday), nói lên niềm vui như Thánh Phaolô kêu gọi: Hãy vui lên… vì Chúa đang đến!
Bắt đầu Mùa Vọng, chúng ta bước từ năm phụng vụ này sang năm phụng vụ khác. Các ngày Chúa Nhật sau cùng của mùa Thường Niên hướng về sự quang lâm của Đức Giêsu, các ngày Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Vọng vẫn giữ hướng đi đến ngày tận thế ấy. Cho nên không có sự gián đoạn giữa hai năm phụng vụ, cả hai mùa đã thật sự quay lại với việc Đức Giêsu quang lâm trong vinh quang.
Như thế, chủ đề chính của Mùa Vọng là sự chuẩn bị mừng ngày Giáng Sinh của Chúa Giêsu năm xưa, tuy nhiên, sự chuẩn bị tâm linh nhằm hướng đến cuộc trở lại để phán xét thế gian của Chúa Giêsu trong tương lai. Giáo Hội luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng ý nghĩa này, chính là gây ý thức nơi các tín hữu sống sứ điệp Giáng Sinh trong viNiềm vui chuẩn bị tâm hồn
Tuần thứ tư của Mùa Vọng, khi những giai điệu quen thuộc của những bài thánh ca vang lên, cũng là lúc chúng ta bước vào giai đoạn cuối cùng của hành trình dọn lòng đón Chúa. Sự chuẩn bị này không chỉ dừng lại ở việc trang hoàng nhà cửa lộng lẫy hay mua sắm những món quà xa hoa, mà quan trọng hơn cả là sự chuẩn bị từ bên trong, từ chính tâm hồn và tinh thần của mỗi người.
Giống như người lữ khách kiểm tra lại hành trang trước chuyến đi xa, chúng ta cũng cần "kiểm tra" lại mối quan hệ của mình với Thiên Chúa. Cầu nguyện là cách ta trò chuyện với Ngài, thổ lộ những khát khao và niềm tin của mình. Xưng tội giúp ta gột rửa những vết nhơ trong tâm hồn, làm mới lại bản thân. Và làm việc lành là cách ta thể hiện tình yêu thương với tha nhân, noi gương Chúa Giêsu.
Niềm vui của việc chuẩn bị tâm hồn không nằm ở những phần thưởng bên ngoài, mà là cảm giác thanh thản, bình an khi ta biết mình đã sẵn sàng đón Chúa vào lòng. Giống như mảnh đất được cày xới cẩn thận, tâm hồn ta sẽ trở nên màu mỡ, đón nhận hạt giống yêu thương của Chúa và vun trồng cho nó nảy mầm, sinh hoa kết trái
+ Trong hy vọng và chờ đợi
( Võ Tá Hoàng )
Càng về cuối ánh sáng của lễ Giáng Sinh càng rực rỡ hơn bao giờ hết. Nhưng niềm vui trong những ngày này không chỉ là sự hân hoan trước không khí lễ hội sắp đến, mà còn là niềm vui sâu thẳm trong sự chờ đợi và hy vọng. Chúng ta hướng lòng về ngày Chúa Giêsu trở lại trong vinh quang, ngày mà lời hứa của Thiên Chúa sẽ được thực hiện một cách trọn vẹn.
Mỗi ngày trong Mùa Vọng, như những nốt nhạc trong bản hòa ca vang dội, nhắc nhở chúng ta về tình yêu và sự cứu độ của Thiên Chúa. Niềm hy vọng ấy soi sáng tâm hồn, giúp ta vững bước trên đường đời với tinh thần lạc quan và tin tưởng. Dù cho cuộc sống có nhiều thử thách, ta vẫn tin rằng ánh sáng của Chúa sẽ luôn đồng hành, che chở và dẫn dắt ta.
Niềm vui trong tuần thứ tư của Mùa Vọng là niềm vui đích thực, sâu sắc và bền vững. Nó không phụ thuộc vào những thứ hư vô bên ngoài, mà bắt nguồn từ chính nơi sâu thẳm của tâm hồn. Đó là niềm vui khi ta cảm nhận được sự hiện diện của Thiên Chúa trong từng khoảnh khắc, là niềm vui khi ta chuẩn bị tâm hồn đón Chúa, là niềm vui khi ta yêu thương và chia sẻ với gia đình, cộng đồng, là niềm vui khi ta hy sinh và giúp đỡ người khác
.
Hãy để niềm vui đích thực ấy lan tỏa trong tâm hồn và cuộc sống của bạn. Hãy để nó soi sáng từng bước chân bạn đi, giúp bạn chuẩn bị đón mừng lễ Giáng Sinh với một tâm hồn tràn đầy tình yêu và niềm tin. Bởi lễ Giáng Sinh không chỉ là một ngày lễ, mà còn là một hành trình, một hành trình tìm về ánh sáng, tìm về niềm vui và hy vọng.
Chúc mọi người một Mùa Vọng đang đến gần trong yêu thương, an bình, hy vọng và mừng vui.
Đinh văn Tiến Hùng – Tổng hợp
Mùa Mùa vọng, cũng như Mùa chay, là thời gian chiến đấu thiêng liêng. Đây là giai đoạn mà ma quỷ công khai tấn công chúng ta nhiều hơn khi chúng ta cố gắng đổi hướng cuộc đời mình sang Chúa Giê-su
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nhắc nhở chúng ta về thực tại này trong buổi tiếp kiến chung năm 2008, ngài khẳng định: "Mùa vọng cũng có nghĩa là chờ đợi. Đêm tối của sự dữ vẫn còn mạnh mẽ.
Vì lý do này, Đức Bênêđictô XVI khuyên các tín hữu hãy cầu nguyện trong Mùa vọng cùng với dân Chúa xưa : "Rorate caeli desuper" [xin ngự xuống từ trời] và suy gẫm lời nguyện này để chiến thắng sự dữ trong suốt Mùa vọng:
"Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến !
Xin ban thêm sức mạnh cho ánh sáng và điều thiện !;
Xin hãy đến ngự trị nơi lừa lọc, nơi không nhận biết Chúa, nơi bạo lực và bất cônglý
Lạy Chúa Giêsu xin hãy đến !
Xin gia tăng sức mạnh cho điều thiện trên thế gian và giúp chúng con trở thành những người mang ánh sáng của Chúa.
trở thành những người xây dựng hòa bình
thành những chứng tá cho chân lý
Lạy Chúa Giêsu xin hãy đến !
Trong khi chúng ta phải đối diện với những cuộc chiến thiêng liêng trong Mùa Vọng này, chúng ta hãy cầu xin ơn sức mạnh và vì vậy chúng ta hãy kêu lên: "Lạy Chúa Giêsu xin hãy đến.
+ Ý nghĩa mùa vọng
Mùa Vọng là mùa đầu tiên của năm Phụng Vụ, bao gồm khoảng thời gian bốn tuần trước lễ Giáng sinh, bắt đầu từ Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng và chấm dứt vào đêm trước lễ Giáng Sinh (đêm 24 tháng 12, lễ vọng Giáng Sinh).
Mùa Vọng, theo tiếng Việt nghĩa là “sự trông chờ”, “hy vọng”, “vọng”là mong đợi, mong chờ điều sắp đến. Giáo Hội dịch danh từ Hylạp παρουσία (“parousia” có nghĩa là “đến”) sang chữ Latinh là “Adventus” do động từ “advenire, nghĩa là đến”.
+ Lịch sử
Theo tiến trình lịch sử, Mùa Vọng có sau Mùa Chay và cũng kéo dài 6 tuần như Mùa Chay (vào thế kỷ thứ VI), cho đến khi Giáo Hoàng Grêgôriô I (thế kỷ 7) ấn định là 4 tuần, tượng trưng cho 4000 năm kể từ khi Adam và Eva phạm tội ăn trái cấm, cho đến khoảng thời gian sinh hạ ra Đấng Cứu Chuộc nhân loại. Hoặc tượng trưng thời gian 40 năm, dân Do Thái lang thang trong sa mạc, trước khi được vào đất Hứa.
+ Ý nghĩa của Mùa Vọng
Mùa Vọng có hai đặc tính : vừa là mùa chuẩn bị lễ trọng Giáng Sinh, trong lễ này kính nhớ việc Con Thiên Chúa đến lần thứ nhất với loài người; vừa là mùa mà qua việc kính nhớ này, các tín hữu hướng lòng trông đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai trong ngày tận thế. Vì hai lý do này, Mùa Vọng được coi như mùa sốt sáng và hân hoan mong đợi” (Những quy luật tổng quát về năm Phụng Vụ và Niên Lịch, số 39).
Mùa Vọng chia làm hai giai đoạn tương ứng với hai ý nghĩa sau đây :
Giai đoạn thứ nhất bắt đầu Mùa Vọng, tức là Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng, và kéo dài đến hết ngày 16 tháng 12. Ý nghĩa của giai đoạn này là hướng lòng trông đợi của người tín hữu vào ngày Chúa Kitô ngự đến lần thứ hai trong vinh quang, tức ngày quang lâm, ngày tận thế.
Giai đoạn thứ hai kéo dài một tuần lễ, từ ngày 17 đến 24 tháng 12, nhằm chuẩn bị trực tiếp mừng đại lễ Giáng Sinh, tức tưởng niệm biến cố Chúa Kitô đã ngự đến trần gian lần thứ nhất trong lịch sử nhân loại.
Như vậy, Mùa Vọng mang hai ý nghĩa khác nhau, một nghĩa quay về quá khứ, tức chuẩn bị mừng biến cố Giáng Sinh lịch sử của Con Thiên Chúa, một biến cố làm chuyển đổi tất cả lịch sử nhân loại. Một ý nghĩa hướng về tương lai, tức chuẩn bị tâm hồn các tín hữu đón chờ Chúa Kitô trở lại trong quang lâm.
+ Nội dung các bài đọc Kinh Thánh trong Mùa Vọng.
Các bài đọc Cựu Ước trích lại sách các ngôn sứ, nhắc lại lời hứa ban Đấng Cứu Thế và việc dân Israel chuẩn bị đón nhận Ơn cứu độ.
Các bài đọc Thánh Thư cho thấy lời các ngôn sứ ấy được ứng nghiệm trong Đức Giêsu, và nhấn mạnh đến chiều kích trông đợi Đấng Cứu Thế đến lần thứ hai.
Các bài đọc Tin Mừng đề cập đến các chủ đề “tỉnh thức”, nhất là lời rao giảng chuẩn bị đón Đấng Cứu Thế qua lời của Gioan Tẩy Giả, cụ thể lời kêu gọi : “Hãy dọn đường đón Chúa, quanh co uốn cho ngay, gồ ghề san cho phẳng, hố sâu lấp cho đầy, nơi cao phải bạt xuống”.
Các bài Tin Mừng Chúa Nhật thứ tư các năm ABC, trích dẫn sự kiện truyền tin cho Đức Maria, thánh Giuse hay cuộc thăm viếng của Đức Maria.
+ Màu sắc của phụng vụ Mùa Vọng
Trong Mùa Vọng, bàn thờ, giảng đài, phủ khăn màu tím nhắc nhớ giáo dân ăn năn sám hối tội lỗi.
Màu lễ phục truyền thống của linh mục trong mùa này cũng là màu tím, nhưng vào Chúa Nhật thứ ba có thể sử dụng màu hồng và được gọi là “Chúa Nhật Hồng”, hay “Chúa Nhật vui mừng”(Gaudete Sunday), nói lên niềm vui như Thánh Phaolô kêu gọi: Hãy vui lên… vì Chúa đang đến!
Bắt đầu Mùa Vọng, chúng ta bước từ năm phụng vụ này sang năm phụng vụ khác. Các ngày Chúa Nhật sau cùng của mùa Thường Niên hướng về sự quang lâm của Đức Giêsu, các ngày Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Vọng vẫn giữ hướng đi đến ngày tận thế ấy. Cho nên không có sự gián đoạn giữa hai năm phụng vụ, cả hai mùa đã thật sự quay lại với việc Đức Giêsu quang lâm trong vinh quang.
Như thế, chủ đề chính của Mùa Vọng là sự chuẩn bị mừng ngày Giáng Sinh của Chúa Giêsu năm xưa, tuy nhiên, sự chuẩn bị tâm linh nhằm hướng đến cuộc trở lại để phán xét thế gian của Chúa Giêsu trong tương lai. Giáo Hội luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng ý nghĩa này, chính là gây ý thức nơi các tín hữu sống sứ điệp Giáng Sinh trong viNiềm vui chuẩn bị tâm hồn
Tuần thứ tư của Mùa Vọng, khi những giai điệu quen thuộc của những bài thánh ca vang lên, cũng là lúc chúng ta bước vào giai đoạn cuối cùng của hành trình dọn lòng đón Chúa. Sự chuẩn bị này không chỉ dừng lại ở việc trang hoàng nhà cửa lộng lẫy hay mua sắm những món quà xa hoa, mà quan trọng hơn cả là sự chuẩn bị từ bên trong, từ chính tâm hồn và tinh thần của mỗi người.
Giống như người lữ khách kiểm tra lại hành trang trước chuyến đi xa, chúng ta cũng cần "kiểm tra" lại mối quan hệ của mình với Thiên Chúa. Cầu nguyện là cách ta trò chuyện với Ngài, thổ lộ những khát khao và niềm tin của mình. Xưng tội giúp ta gột rửa những vết nhơ trong tâm hồn, làm mới lại bản thân. Và làm việc lành là cách ta thể hiện tình yêu thương với tha nhân, noi gương Chúa Giêsu.
Niềm vui của việc chuẩn bị tâm hồn không nằm ở những phần thưởng bên ngoài, mà là cảm giác thanh thản, bình an khi ta biết mình đã sẵn sàng đón Chúa vào lòng. Giống như mảnh đất được cày xới cẩn thận, tâm hồn ta sẽ trở nên màu mỡ, đón nhận hạt giống yêu thương của Chúa và vun trồng cho nó nảy mầm, sinh hoa kết trái
+ Trong hy vọng và chờ đợi
( Võ Tá Hoàng )
Càng về cuối ánh sáng của lễ Giáng Sinh càng rực rỡ hơn bao giờ hết. Nhưng niềm vui trong những ngày này không chỉ là sự hân hoan trước không khí lễ hội sắp đến, mà còn là niềm vui sâu thẳm trong sự chờ đợi và hy vọng. Chúng ta hướng lòng về ngày Chúa Giêsu trở lại trong vinh quang, ngày mà lời hứa của Thiên Chúa sẽ được thực hiện một cách trọn vẹn.
Mỗi ngày trong Mùa Vọng, như những nốt nhạc trong bản hòa ca vang dội, nhắc nhở chúng ta về tình yêu và sự cứu độ của Thiên Chúa. Niềm hy vọng ấy soi sáng tâm hồn, giúp ta vững bước trên đường đời với tinh thần lạc quan và tin tưởng. Dù cho cuộc sống có nhiều thử thách, ta vẫn tin rằng ánh sáng của Chúa sẽ luôn đồng hành, che chở và dẫn dắt ta.
Niềm vui trong tuần thứ tư của Mùa Vọng là niềm vui đích thực, sâu sắc và bền vững. Nó không phụ thuộc vào những thứ hư vô bên ngoài, mà bắt nguồn từ chính nơi sâu thẳm của tâm hồn. Đó là niềm vui khi ta cảm nhận được sự hiện diện của Thiên Chúa trong từng khoảnh khắc, là niềm vui khi ta chuẩn bị tâm hồn đón Chúa, là niềm vui khi ta yêu thương và chia sẻ với gia đình, cộng đồng, là niềm vui khi ta hy sinh và giúp đỡ người khác
.
Hãy để niềm vui đích thực ấy lan tỏa trong tâm hồn và cuộc sống của bạn. Hãy để nó soi sáng từng bước chân bạn đi, giúp bạn chuẩn bị đón mừng lễ Giáng Sinh với một tâm hồn tràn đầy tình yêu và niềm tin. Bởi lễ Giáng Sinh không chỉ là một ngày lễ, mà còn là một hành trình, một hành trình tìm về ánh sáng, tìm về niềm vui và hy vọng.
Chúc mọi người một Mùa Vọng đang đến gần trong yêu thương, an bình, hy vọng và mừng vui.
Đinh văn Tiến Hùng – Tổng hợp
Văn Hóa
Huấn đạo theo Thánh Kinh, Chương Mười, tiếp theo
Vũ Văn An
17:05 01/12/2024
Huấn đạo theo Thánh Kinh
Nguyên tác: Biblical Counseling Manual: A Self Help Counseling Program
Của Adam Pulaski và Steve Lihn
Vũ Văn An chuyển ngữ
Chương 10. Loạt bài Hoa Trái Chúa Thánh Thần (Tiếp theo)
10.5. Lòng nhân từ/sự tốt bụng
Viễn ảnh
(Mt. 5:13-16; 1 Tx. 2:7-9) Lòng nhân từ là một tính tình, một thái độ; trong khi đó, lòng tốt được định nghĩa là hoạt động tử tế, sự thể hiện ra bên ngoài của lòng nhân từ. Lòng nhân từ, giống như muối, mang lại hương vị hoặc gia vị cho trái đất. Ánh sáng là một loại hoa trái của lòng tốt. Khi muối hoặc lòng tốt của một tín hữu trở nên mặn mà đối với người khác, thì ánh sáng của người đó sẽ tự động tỏa sáng qua việc thể hiện những việc làm tốt của người đó.
Hy vọng
(Pl. 2:14-15; Tt. 3:3-5) Nếu các tín hữu lằm bằm, tranh cãi và phàn nàn thì ánh sáng của họ sẽ không chiếu sáng. Khi chúng ta phát triển hoa trái của lòng nhân từ, chúng ta chuẩn bị mảnh đất để sinh hoa trái, chuẩn bị trái tim của những người không tin để nhận được hạt giống hòa giải. Lòng nhân từ là tiền thân của sự tái sinh. Hoa trái của lòng nhân từ trong đời sống tín hữu là sự viên mãn của Chúa Giêsu được biểu lộ cho thế gian.
(1 Pr. 3:1-4; Gcb. 2:9; 1 Tm. 5:8; Tt. 2:4-5) Lòng nhân từ không vị nể ai, bất kể hoàn cảnh hay con người khó chịu đến đâu. Chúng ta không chỉ phải tử tế với người lạ mà điều này còn bắt đầu từ trong gia đình của chúng ta. Hoa trái của lòng nhân từ giúp người chồng đối xử nhân từ với vợ bất kể nàng đáp ứng ra sao, vợ đối với chồng cũng vậy.
(Eph. 4:29; Cl. 4:6; Cn. 15:1; Cn. 18:21; Cn. 26:20) Mọi sự chia rẽ, xung đột, mọi cay đắng, mọi tranh chấp đều có thể tránh được nếu chúng ta giữ mồm giữ miệng được mặn mà thêm bằng hoa trái của lòng nhân từ.
Thay đổi
(Cn. 20:27; Kh. 2:4-5; Cn. 18:19; Mt. 24:9-10; Ga. 16:1; Tv. 119:165; Mc. 4:16-17) Nhiệm vụ của mọi tín hữu là tránh bị xúc phạm cũng như gây xúc phạm. Cách đầu tiên để vượt qua sự vấp phạm là qua lời Thiên Chúa. Nguyên tắc tâm linh là các tín hữu nào siêng năng nghiên cứu chữ này sẽ ít bị tổn thương hơn về tình cảm. Bén rễ vào lời Chúa sẽ cứu rỗi linh hồn, nương tựa vào Chúa Kitô bên trong. Chính Người là Đấng cùng với bạn vượt qua mọi hoạn nạn và bách hại, nâng bạn lên trên những phản ứng xác thịt, giúp bạn có thể phản ứng trong Thánh Thần của Người trước bất cứ và mọi xúc phạm trong cuộc sống.
(1 Cr. 13:4-7; Gcb. 1:21; Gđ. 20,21; Mt. 5:44) Cầu nguyện trong tinh thần giữ tín hữu trong tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu bao dung và chịu đựng mọi sự. Tình yêu thương sẽ được hoàn thiện trong đời sống của những tín hữu phục vụ những người có quyền lực lớn nhất để xúc phạm họ. Thay thế những cảm xúc bị tổn thương bằng tình yêu của Thiên Chúa sẽ làm thất bại kế hoạch của kẻ thù và thực hiện kế hoạch của Thiên Chúa.
(Rm. 12:19-21; Ga. 13:34-35; 2 Tm. 1:7; Cn. 28:1; Cv. 4:13; Gcb.4:2; Cv. 4:29-30) Các tín hữu không thể có đầu óc sáng suốt khi sợ hãi, người ấy cũng sẽ không có lòng thương xót như Thiên Chúa dự định cho người ấy trở nên. Thiên Chúa muốn chúng ta được ban phước với cả sự công chính lẫn lòng dạn dĩ. Dành thời gian trước sự hiện diện của Thiên Chúa sẽ khiến chúng ta dạn dĩ như sư tử, từ đó có thể bày tỏ lòng nhân từ. Sự dạn dĩ chỉ đến bằng cách cầu xin Thiên Chúa và cầu nguyện cho có điều đó (Eph. 6:18-20). Vì vậy, nếu ngày nay muốn giống Chúa Giêsu, chúng ta phải bắt đầu bằng việc sống nhân từ.
Hãy tìm sự cứu rỗi của bạn: (Pl. 2:12-13)
(Các) câu Kinh Thánh để nhớ: Rm. 12:19-21
Việc sùng kính: Khuôn Khổ Nghiên Cứu Và Áp Dụng Kinh Thánh: những câu Kinh Thánh được chọn ở trên.
Cởi bỏ/Mặc vào: Lưu ý những lĩnh vực mà bạn có xu hướng bị xúc phạm hoặc gây xúc phạm, không nhân từ hoặc cáu kỉnh. Hãy soạn Phần A.6, “Bảng câu hỏi giải quyết vấn đề” và Phần A.4, “Bảng câu hỏi chiến thắng tội lỗi”. Tìm kiếm những phản ứng tiêu cực theo thói quen. Việc thực hành hoa trái kiên nhẫn, nhân từ, tốt bụng xác định một người thuộc về Chúa Giêsu Kitô: Vì những giá trị nhẫn nhục, nhân từ và nhân hậu này là những nét trong nhân cách của Chúa và Đấng Cứu Độ chúng ta.
10.6. Lòng chung thủy
Viễn ảnh
(Mt. 25:21; Đn. 6:4; Tv. 101:6) Chính lòng chung thuỷ đã khiến Đaniên nổi bật hơn tất cả những người khác. Nếu có một đức tính hay đức tính nào khiến một người nổi bật giữa đám đông và nhận được sự quan tâm trọn vẹn của Thiên Chúa thì đó là lòng chung thuỷ.
Hy vọng
(St. 2:4-8,15; Mt. 24:45-47; Mt. 25:28-29; Dt. 12:12-13,16) Chức năng thứ nhất của hoa trái chung thuỷ là trang bị cho các tín hữu thực hiện quyền quản lý tài sản của Thiên Chúa. Thiên Chúa tạo dựng con người không chỉ để thông công mà còn nhằm mục đích trở thành người tiếp nhận và cai trị sự sáng tạo của Người. Thiên Chúa vẫn đang tìm kiếm những người chung thủy đảm nhận quyền cai trị này chỉ bằng cách tuân theo các điều răn của Người.
(Mt. 21:43; Rm. 11:29) Chúng ta phải sử dụng những ân tứ Thiên Chúa ban. Nếu chúng ta không sử dụng chúng hoặc khuấy động chúng lên thì chúng ta sẽ mất chúng. Chúng ta nên học cách tha thiết khao khát mọi ân tứ. Khi làm như vậy, chúng ta sẽ thấy mình tràn ngập “giầu có và của cải đích thực”.
(Ds. 12:1, 2, 5-8; Ga. 5:30; Ga. 8:3-11; Dt. 3:1-2; Dt. 11:16) Việc vun trồng hoa trái của lòng chung thuỷ giúp một tín hữu trải nghiệm được mối hiệp thông với Chúa Cha. Chúa Giêsu đã có thể nghe được tiếng Chúa Cha nhờ vào lòng thành tín của Người. Khi trở nên trung thành, chúng ta cũng sẽ có thể nghe được tiếng nói rõ ràng của Chúa Cha, nghĩa là tuân theo các điều răn của Người và làm tròn ý muốn của Người. Chỉ khi chúng ta phát triển tấm lòng trung tín và vâng phục thì Chúa Cha mới có thể tin cậy chúng ta.
Thay đổi
(Mt. 25:21; Rm. 1:17; Gcb. 4:3; St. 18:16-19) Chúng ta sẽ được khen thưởng vì những việc làm đẹp lòng Chúa Cha. Thiên Chúa quan tâm đến sự thành tín hơn là đến những thành tựu. Vấn đề không phải là chúng ta nghĩ mình nên làm gì, mà là những gì Chúa Cha bảo phải làm và làm theo, điều đó làm Chúa Cha hài lòng. Đứng vững trong lời nói là tôn vinh Chúa Cha.
(Gcb. 1:2-4; Lc. 16:10; Gv. 5:4-6; Eph. 5) Trước hết hãy thực hành lòng chung thủy trong gia đình. Trừ khi nó bắt đầu trong gia đình, nếu không nó sẽ không có tác dụng tốt ở bên ngoài. Hãy bắt đầu với những gì bạn đã có, và khi bạn chứng tỏ lòng trung thành, Chúa sẽ gia tăng trách nhiệm của bạn. Thực hiện lời thề xưa, rèn luyện tình thương trong gia đình, rèn luyện những đứa con sùng đạo.
(Cl. 3:22-24; Lc. 16:10 1 Tm. 3:3 1 Tm. 6:10) Chúng ta phải trung tín trong công việc, tài chính, tiền quyên một phần mười. Thái độ và động cơ của chúng ta là tôn vinh Thiên Chúa chứ không phải tôn vinh chính mình.
(Ga. 8:29; Cl. 1:27; 2 Cr. 6:16; Pl. 2:13; Ga. 14:23; Cv. 17:28) Cách quan trọng nhất để phát triển hoa trái của lòng trung thành là nhận thức được sự Hiện diện nội tại của Chúa Cha. Mặc khải của Chúa Kitô ở bên trong mang đến sự thành công trong những công việc của Thiên Chúa. Khi chúng ta trau dồi sự hiểu biết này trong lòng mình, thì lòng chúng ta sẽ tràn ngập tình yêu thương và lòng biết ơn đối với sự thành tín của Thiên Chúa chúng ta đối với lời Người.
Hãy tìm sự cứu rỗi của bạn : (Pl. 2:12-13)
(Các) câu Kinh Thánh để nhớ: Cv. 17:28
Việc sùng kính: Khuôn Khổ Nghiên Cứu Và Áp Dụng Kinh Thánh: những câu Kinh Thánh được chọn ở trên.
Cởi bỏ/Mặc vào:
Hãy suy gẫm những câu Kinh Thánh sau đây, thực hành sự Hiện diện của Chúa trong trái tim bạn. Đọc, nghe, nói, nhìn và hiểu câu Kinh Thánh: hãy để Chúa Thánh Thần gieo vào lòng sự thật, sau đó hành động theo sự thật bằng cách nhìn mọi sự theo quan điểm của Thiên Chúa. Hãy để Chúa Thánh Thần ban cho bạn sự hiểu biết sâu sắc này: Cl.1:27; 2 Cr.. 6:16; Phil. 2:13; 1 Ga. 4:15; 1 Ga. 4:4; 1 Cr.. 1:30; Gl. 2:20.
Hãy rèn luyện cảm thức ý thức này: Chúa đang khởi xướng mọi suy nghĩ và hành động thông qua tinh thần nhân bản của bạn (1 Cr. 2:9-16).
10.7. Sự hiền lành/dịu dàng
Viễn ảnh
(1 Pr. 2:18-20) Người hiền lành có tính tự chủ, chậm xúc phạm và bị xúc phạm, có tinh thần khiêm nhường, nhún nhường và dễ dạy. Những thuộc tính này tạo nên hoa trái của sự hiền lành trong đời sống của một tín hữu. Người thực sự hiền lành là người không phản ứng tiêu cực ngay cả khi bị vu oan, vu khống, đau khổ hay bị bách hại.
Hy vọng
(Mt. 5:44; 2 Tm. 2:24-26) Tinh thần hiền lành mang lại cho con người sức mạnh để không trả thù khi bị buộc tội oan, không tự bào chữa, nhưng để cho Thiên Chúa can thiệp và minh oan cho mình. Thay vì đáp lại bằng sự phản bác khi gặp phải những lời chỉ trích, hoạn nạn, bách hại hay vô ơn bất công, họ sẽ có sự tự chủ để đáp lại bằng sự chuyển cầu.
(Pl. 2:3-4; Xh 32:30-32) Chức năng của sự hiền lành giúp các tín hữu khiêm nhường trong tinh thần và nhún nhường trong tâm trí, đối lập với tính tự quyết đoán và tư lợi. Họ không hề bận tâm đến bản thân mình, phát triển thái độ cho rằng lợi ích của người khác quan trọng hơn lợi ích của chính mình.
(Gl. 6:1; Gcb. 1:21; Mc. 7:9, 13; 2 Tm. 3:16-17) Chúng ta phải phục hồi người khác bằng tinh thần hiền lành. Khôi phục có nghĩa là một hiện tại liên tục, gợi ý sự cần thiết của sự kiên nhẫn và chịu đựng trong quá trình này. Điều này đòi hỏi phải suy gẫm Lời Chúa vì lời Chúa cứu rỗi “linh hồn”, ban cho linh hồn khả năng chịu đựng đến cùng, không bỏ cuộc. Vì chính lời Chúa rửa sạch, thanh tẩy chúng ta và đổi mới tâm trí.
Thay đổi
(Eph. 5:25-26; Ga. 16:13-15; Mt. 16:17) Tinh thần sự thật sẽ hướng dẫn tín hữu đi vào mọi sự thật, trở nên dễ dạy, người ấy sẽ nhận được sự hiểu biết mặc khải. Với mỗi sự thật mới mà chúng ta tiếp nhận và tuân theo, chúng ta sẽ bắt đầu trở nên trọn vẹn hơn trong toàn bộ lời khuyên dạy của Thiên Chúa.
(Mt. 5:5; Mt. 25:21-23; Tv. 35:13) Sự hiền lành là một hoa trái, không phải một hồng ân. Nó phải được trồng trọt để phát triển. Chúa sẽ trao quyền cai trị và thống trị trái đất này cho những người hiền lành. Ăn chay là một cách để trau dồi tính hiền lành.
(Dt. 5:8; Đnl. 8:2-3; Cv. 7:22-30; 2 Cr. 4:7-10) Các tín hữu cũng có thể vun trồng hoa trái này bằng cách hưởng lợi từ những trải nghiệm sống trong đồng vắng như Môsê đã làm - dành 40 năm ở sa mạc. Thiên Chúa cho phép các tín hữu trải qua thử thách và hoạn nạn để học biết sự khiêm nhường và vâng lời. Như Thánh Phaolô, chúng ta học tính khiêm nhường qua hoạn nạn và bách hại.
(2 Cr. 1:3-4) Chúng ta phải tìm đến Thiên Chúa để được an ủi giữa những thử thách. Khi để Chúa an ủi mình, chúng ta có thể chia sẻ niềm an ủi này với những người đang trải qua thử thách tương tự. Chúng ta học cách hiền lành với người khác trong khi thử thách của chính chúng ta vẫn tiếp tục.
(Pl. 2:5-8; Ga. 8:27-29; Lc. 9:23-24) Phát triển hoa trái hiền lành có thể được thực hiện thông qua việc từ bỏ bản thân. Sự hiền lành là đối nghịch với tư lợi. Chúa Giêsu đã vâng phục Chúa Cha vô điều kiện. Người luôn làm những điều đẹp lòng Chúa Cha. Đầu phục Chúa Cha không phải là điều người ta 'làm'. Đó không phải là hành động của cơ thể mà là thái độ của trái tim. Mềm mỏng là không có sự kháng cự.
Hãy tìm sự cứu rỗi của bạn : (Pl. 2:12-13)
(Các) câu Kinh Thánh để nhớ: Cl. 3:1-3
Việc sùng kính: Khuôn Khổ Nghiên Cứu Và Áp Dụng Kinh Thánh; những câu Kinh Thánh được chọn ở trên.
Cởi bỏ/Mặc vào: Lưu ý những lĩnh vực mà bạn dễ bị xúc phạm hoặc gây xúc phạm. Thực hiện Phần A.4, “Bảng câu hỏi Chiến thắng Tội lỗi”. Xem thêm Phần A.5, “Chết đi cho bản thân” và Phần 7.13, “Kiên nhẫn thực sự”. Hãy sử dụng những bảng này làm hướng dẫn để xây dựng lại và thiết lập một lối sống đạo hạnh.
10.8. Tự kiểm soát
Viễn ảnh
(Eph. 1:19; Gl. 5:24; 1 Cr. 9:24-27) Sức mạnh và quyền năng đã khiến Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết và tôn vinh Người lên trời cũng có sẵn cho các tín hữu chúng ta ngày nay. Chúng ta có thể phát triển và nuôi dưỡng tinh thần này trong cuộc sống cá nhân của mình. Kết quả của sự tự chủ sẽ giúp chúng ta để đóng đinh xác thịt. Hạt giống này cần được vun trồng để tạo ra sức mạnh chiến thắng của Chúa Thánh Thần, đóng đinh những tình cảm và dục vọng của xác thịt chống lại linh hồn.
Hy vọng
(Xh. 20:4,5; Eph. 5:5; Mt. 4:10; Lc. 21:34-35; Mt. 6:24) Cách phổ biến nhất mà các tín hữu phục vụ 'ngẫu thần' là thông qua suy nghĩ, cảm xúc của họ và cảm xúc cũng như những hành động được thực hiện do những suy nghĩ không sùng đạo. Bất cứ điều gì bạn dành nhiều thời gian nhất có thể sẽ biến bạn thành nô lệ, trói buộc bạn, tức là theo đuổi những thứ khác ngoài Thiên Chúa. Khi chúng ta thay đổi sự tập chú và nhấn mạnh vào Thiên Chúa và các mục đích của Người chứ không phải vào nhu cầu của riêng tôi, thì sự Hiện diện của Chúa và sức mạnh của Người tương ứng sẽ gia tăng trong cuộc sống của chúng ta.
(1 Ga. 2:15-17; Gl. 5:13; 2 Cr. 6:14-17; Tt. 2:11-12) Chúng ta phải tách biệt cuộc sống của mình khỏi mọi thứ có thể nô lệ hoặc kiểm soát chúng ta trên thế giới, xác thịt và ma quỷ. Làm bạn với thế gian là gian dâm về mặt tinh thần. Thiên Chúa mong muốn chúng ta trở thành một dân thánh, và chính ân sủng của Thiên Chúa dạy chúng ta nên sống điều độ, công bình và sùng đạo. Đó là một câu hỏi về sự lựa chọn. Nếu chúng ta chọn con đường của Thiên Chúa, chúng ta sẽ là người nhận được ân sủng của Người.
(Gl. 5:19-21; Eph. 5:22-24; Eph. 6:1; Rm. 13:1-3; 1 Cr. 10:10; Pl. 2:13-16) Hoa quả của sự tự chủ giúp các tín hữu phục tùng Thiên Chúa, phục tùng các bậc cầm quyền trong đời sống, phục tùng vợ chồng, phục tùng các cơ quan chính quyền, và chống lại cám dỗ lằm bằm, phàn nàn và càu nhàu.
Thay đổi
(Gl. 5:15; Gcb. 3:6) Lưỡi là một bộ phận có khả năng làm ô uế toàn thân. Nó là kẻ thù tồi tệ nhất của hội thánh vì nó phá hủy bên trong.
(Gcb. 3:3-4; Cn. 21:23; Cn. 6:2; Rm. 10:10; Cn. 15:23; Cn. 4:23) Chúng ta phát triển hoa trái tiết độ bằng cách học cách kiểm soát cái miệng. Khi nói lời Chúa, chúng ta tự giải thoát mình khỏi mọi lời nguyền rủa của luật pháp. Mức độ vui mừng trong lòng một tín hữu có thể được đo lường bằng lời tuyên xưng của người ấy.
(Gl. 5:16-17; Rm. 7:14-25; Eph. 3:16; 2 Pr. 1:5-6) Bất cứ thứ gì chúng ta được nuôi sống bằng, dù là xác thịt hay tinh thần, đều quyết định số phận của chúng ta. Nhưng khi chúng ta đầu phục Thánh Thần của Thiên Chúa ở bên trong, chúng ta sẽ phát triển sức mạnh để kiểm soát xác thịt và khiến nó phục tùng tinh thần tái sinh.
(1 Cr. 14:4; Tv. 8:2; Rm. 5:12; Dt. 4:16; Gcb. 4:6-8) Chúng ta có thể được Chúa Thánh Thần củng cố sức mạnh bên trong con người bề trong bằng cách nói tiếng lạ, bằng cách ca ngợi Thiên Chúa, bằng cách nhận được ân sủng của Thiên Chúa và bằng một hành động đức tin và ý chí. Vì vậy, hãy đến gần Thiên Chúa và Người sẽ đến gần bạn. Ân sủng được định nghĩa là “khả năng Chúa thực hiện ý muốn của Người” ở trong bạn
- Chúa ở trong linh hồn con người. Chúng ta chỉ cần học cách trải nghiệm sự viên mãn của ân sủng mà chúng ta đã tuân theo. Vì vậy, hãy can đảm và phát triển hoa trái của sự tự chủ.
Hãy tìm sự cứu rỗi của bạn : (Pl. 2:12-13)
(Các) câu Kinh Thánh để nhớ: Dt. 4:16
Việc sùng kính: Khuôn Khổ Nghiên Cứu Và Áp Dụng Kinh Thánh: những câu Kinh Thánh được chọn ở trên hoặc do bạn chọn.
Cởi bỏ/Mặc vào: Quy trình Phần A.6, “Bảng câu hỏi giải quyết vấn đề” và Phần A.5, “Chết đi cho bản thân”. Lưu ý những lĩnh vực mà bạn bị con người hoặc hoàn cảnh kiểm soát và có xu hướng mất kiểm soát. Lập kế hoạch hành động thông qua Phần A.4, “Bảng câu hỏi Chiến thắng Tội lỗi” và Phần A.9, “Kế hoạch Dự phòng” để đặt bạn dưới sự ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần. Hãy lập kế hoạch để thay đổi suy nghĩ, lời nói và hành động của bạn phù hợp với lời Chúa. Hãy lưu ý: những gì bạn thấy và hiểu, bạn sẽ truyền đạt; những gì bạn giao tiếp, bạn sẽ tuân theo (Thư Giuđa).
VietCatholic TV
Moscow vận hành phòng tra tấn người Ukraine ở Belarus. Nga dọa tấn công vào các căn cứ của NATO
VietCatholic Media
03:02 01/12/2024
1. Đồng minh của Putin cảnh báo về cuộc tấn công vào các căn cứ của NATO
Theo hãng thông tấn nhà nước Nga Tass, một đồng minh của Putin đã cảnh báo về khả năng tấn công các căn cứ quân sự của NATO.
Dmitry Medvedev, phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, đã đưa ra bình luận này để đáp lại việc phương Tây cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa.
Trả lời câu hỏi về việc liệu Nga có thể tấn công các căn cứ quân sự ở Rumani và Ba Lan hay không nếu vũ khí tầm xa liên tục được sử dụng chống lại Mạc Tư Khoa, ông nói: “Nếu xung đột phát triển theo kịch bản leo thang, không thể loại trừ bất cứ điều gì, bởi vì các quốc gia thành viên NATO thực sự đã tham gia đầy đủ vào cuộc xung đột này”, Tass đưa tin, trích dẫn một cuộc phỏng vấn với Al Arabiya.
Medvedev nói tiếp: “Trong khi đó, họ chiến đấu không chỉ bằng cách vận chuyển vũ khí và cung cấp tiền. Họ chiến đấu trực tiếp, vì họ cung cấp mục tiêu trên lãnh thổ Nga và kiểm soát hỏa tiễn của Mỹ và Âu Châu. Họ chiến đấu với Liên bang Nga. Và nếu đây là trường hợp, không có gì có thể bị loại trừ.”
Ông nói tiếp rằng kịch bản này, mặc dù đáng buồn, nhưng “hoàn toàn có thể xảy ra”.
“Chúng tôi không muốn kịch bản như vậy, chúng tôi đã nói đi nói lại điều đó nhiều lần”, ông nói. “Chúng tôi muốn hòa bình, nhưng nền hòa bình này phải tính đến lợi ích của Nga một cách đầy đủ”.
Đây không phải là lần đầu tiên Medvedev đưa ra tuyên bố về khả năng xâm lược tiếp theo của Nga để trả đũa việc phương Tây ủng hộ Ukraine. Ông cũng từng lên Telegram để cảnh báo Hoa Kỳ về việc chuyển giao vũ khí hạt nhân cho Ukraine.
Tòa Bạch Ốc trước đây đã nói với Newsweek rằng họ không có kế hoạch trang bị vũ khí hạt nhân cho Ukraine.
Trong bài đăng trên Telegram, Medvedev cho biết: “Bản thân mối đe dọa chuyển giao vũ khí hạt nhân cho chế độ Kyiv có thể được coi là sự chuẩn bị cho xung đột hạt nhân với Nga; Việc chuyển giao thực tế các loại vũ khí như vậy có thể được coi là hành động tấn công vào đất nước chúng tôi theo điều 19 của Cơ sở chính sách nhà nước trong lĩnh vực răn đe hạt nhân. Hậu quả là rõ ràng.”
Medvedev trước đây là tổng thống và thủ tướng Nga, và gần đây ông cũng nói rằng cuộc chiến với Ukraine “đã là Thế chiến thứ III”.
Tuần trước, Tổng thống Joe Biden đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, và kể từ đó, Ukraine đã sử dụng hỏa tiễn ATACMS do Mỹ sản xuất và hỏa tiễn Storm Shadow của Anh-Pháp để tấn công Nga, làm leo thang căng thẳng giữa các quốc gia đang giao tranh.
Nga gần đây đã cập nhật học thuyết hạt nhân của mình và để đáp trả các cuộc tấn công của Ukraine, đã phóng một hỏa tiễn đạn đạo siêu thanh mới vào Dnipro.
Ba chuyên gia trước đây đã nói với Newsweek rằng khả năng Nga bắn vũ khí hạt nhân vào Ukraine là thấp và có khả năng đây là một chiến thuật đe dọa. Tuy nhiên, một chuyên gia, Joseph Rodgers, phó giám đốc và là thành viên của Dự án về các vấn đề hạt nhân trong Chương trình an ninh quốc tế tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế, gọi tắt là CSIS, lưu ý rằng việc Putin cập nhật học thuyết hạt nhân là một “sự thay đổi lớn trong chính sách”.
[Newsweek: Putin Ally Warns of Strike on NATO Bases]
2. Thông báo của VietCatholic
3. Bộ Quốc Phòng Nga thề sẽ đáp trả vụ tấn công mới nhất của quân Ukraine vào bán đảo Crimea
Hôm thứ Năm 21 Tháng Mười Một, trùm mafia Vladimir Putin tuyên bố đã bắn hỏa tiễn Oreshnik vào Dnipro để cảnh cáo Ukraine. Nhà độc tài kháo rằng đây là loại hỏa tiễn không có hỏa tiễn nào của phương Tây sánh bằng và không có hệ thống phòng không nào có thể đánh chặn.
Bất kể những lời hăm dọa của Putin, quân Ukraine vừa phóng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa tấn công phi trường quân sự Belbek ở thành phố Sevastopol thuộc bán đảo Crimea. Học viện Hải quân Nakhimov cũng bị tấn công.
Nhà lãnh đạo lực lượng ủy nhiệm do Nga bổ nhiệm tại thành phố này, Mikhail Razvozhayev, tuyên bố rằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn của Ukraine đã tấn công thành phố ven biển Sevastopol ở Crimea bị tạm chiếm vào ngày 27 tháng 11.
Chưa rõ thiệt hại của Nga như thế nào nhưng Bộ Quốc Phòng Nga thề sẽ đáp trả tương xứng.
[Kyiv Independent: Russia claims Ukraine's drones, missiles attacked Crimea, explosion reported near airfield]
4. Ukraine tìm ra cách chuyển hướng máy bay điều khiển từ xa của Nga vào không phận của nước láng giềng
Theo một báo cáo mới, Ukraine đang tích cực chuyển hướng máy bay điều khiển từ xa cảm tử của Nga trở lại Nga và Belarus bằng cách gây nhầm lẫn hệ thống dẫn đường của chúng, trong khi Mạc Tư Khoa tấn công Ukraine bằng các máy bay điều khiển từ xa tự sát quy mô lớn và các hỏa tiễn.
Hệ thống định vị được sử dụng trong các loại vũ khí như máy bay điều khiển từ xa có thể bị nhiễu, nơi theo dõi vị trí bị chặn hoặc trở thành nạn nhân của việc giả mạo. Đây là nơi một thiết bị được cung cấp dữ liệu vị trí sai, khiến hệ thống của nó nhầm lẫn vị trí thực sự của nó.
Gây nhiễu và giả mạo đã lan rộng ở Ukraine, cũng như ở Trung Đông và trên khắp các vùng của Âu Châu trong những tháng gần đây. Hoa Kỳ sử dụng Hệ thống định vị toàn cầu, hay GPS, trong khi Nga sử dụng một chòm sao vệ tinh được gọi là GLONASS.
Sáng sớm thứ Ba, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Nga đã phóng “số lượng kỷ lục máy bay điều khiển từ xa tấn công” vào Ukraine qua đêm, tổng cộng là 188 UAV nổ. Hơn 90 trong số những máy bay điều khiển từ xa này đã “bị mất do gián đoạn vị trí”, nhà lãnh đạo Ukraine cho biết.
Lực lượng không quân Ukraine cho biết riêng tác chiến điện tử đã khiến 95 máy bay điều khiển từ xa chệch hướng, trong đó có năm chiếc UAV bay về phía Belarus, đồng minh quan trọng của Nga.
Cơ quan tình báo nguồn mở có trụ sở tại Belarus, Dự án Hajun, cho biết hôm thứ Ba rằng “ít nhất 17” máy bay điều khiển từ xa Shahed của Nga đã bay qua từ Ukraine vào Belarus qua đêm. Dự án giám sát này đã báo cáo có thêm ba máy bay điều khiển từ xa Shahed trong không phận Belarus trong hai đêm tiếp theo. Newsweek đã liên hệ với Bộ ngoại giao Belarus qua email để xin bình luận.
Mạc Tư Khoa đã sử dụng Belarus, quốc gia nằm ở biên giới phía bắc của Ukraine và ngay cửa ngõ của các thành viên NATO là Ba Lan, Lithuania và Latvia, làm bàn đạp để tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Cựu tổng tư lệnh Ukraine và hiện là đại sứ tại Luân Đôn, Tướng Valery Zaluzhnyi, năm ngoái cho biết Ukraine đã bắt đầu sử dụng hệ thống tác chiến điện tử “toàn quốc” có tên gọi là “Pokrova”, có khả năng đánh lừa hệ thống định vị vệ tinh của Nga dọc theo tiền tuyến và những nơi khác tại Ukraine.
Chuyên gia công nghệ quân sự và nhà báo David Hambling chia sẻ với Newsweek rằng Ukraine có một lượng lớn hệ thống tác chiến điện tử có thể gây nhiễu hoặc đánh lừa hệ thống định vị và liên lạc của máy bay điều khiển từ xa.
Máy bay điều khiển từ xa Shahed tương đối dễ bị phòng không Ukraine, bao gồm súng máy cỡ lớn hoặc phòng không di động, bắn hạ. Tuy nhiên, chúng khó bị phát hiện kịp thời vì chúng có thể bay gần mặt đất để tránh bị radar Ukraine phát hiện.
[Newsweek: Ukraine Found Way to Divert Russian Drones into Neighbor's Airspace—Report]
5. Quân đội Nga vận hành phòng tra tấn người Ukraine ở Belarus vào năm 2022, báo chí đưa tin
Hôm Thứ Năm, 28 Tháng Mười Một, trung tâm điều tra Belarus, gọi tắt là BIC đưa tin rằng quân đội Nga đã vận hành một phòng tra tấn ở Belarus vào mùa xuân năm 2022. Các tù nhân chiến tranh và thường dân Ukraine bị bắt cóc từ Ukraine được cho là đã bị giam giữ ở đó.
Theo BIC, phòng này nằm trên khu đất do chính phủ Belarus sở hữu tại thị trấn Naroulia, không xa biên giới với Ukraine.
Quân đội Nga được cho là đã lập một trại tị nạn ở Naroulia dành cho những người bị bắt ở Tỉnh Kyiv trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh toàn diện.
Trong bình luận gửi cho BIC, các nhà hoạt động nhân quyền mô tả trại Naroulia là nơi mà việc đối xử với con tin dân sự “là tàn bạo nhất”.
Luật sư Yulia Polekhina, làm việc với nhóm nhân quyền Sich, cho biết các tù nhân đã bị tra tấn ở đó.
Lời nói của Polekhina giống như lời của những tù nhân từng trải qua Naroulia.
“Họ đánh đập dân thường ở đó rất dã man. Người ta có thể nghe thấy tiếng la hét liên tục ở đó”, Bohdan Lysenko, một người lính thuộc Quân đội Ukraine bị quân đội Nga bắt giữ và đưa đến trại vào tháng 3 năm 2022, cho biết trong một bình luận gửi cho BIC.
Theo điều tra, trại nằm trong khu phức hợp do Pripyatski Alyans sở hữu trên phố Kamsamolskaya. Thuộc sở hữu của nhà nước Belarus, công ty này tiến hành cung cấp dịch vụ ăn uống và mua sắm thực phẩm cho các tổ chức khu vực.
Công ty không bình luận về những cáo buộc này và khuyên bạn nên liên hệ với chính quyền địa phương để biết thêm thông tin.
Reckoning Project, một tổ chức của Ukraine-Mỹ ghi lại các hành vi vi phạm nhân quyền, cho rằng hành động của quân đội Nga ở Naroulia có thể cho thấy sự vi phạm các điều khoản của Công ước Geneva, trong đó cấm cưỡng bức di dời dân thường và cấm giam giữ quân nhân và dân thường tại cùng một trung tâm giam giữ.
Quân đội Nga được cho là đã có mặt tại địa điểm này ít nhất cho đến đầu tháng 5 năm 2022.
[Kyiv Independent: Russian troops operated torture chamber for Ukrainians in Belarus in 2022, media reports]
6. Nga quảng cáo lính Bắc Hàn được đào tạo bài bản, tinh thần rất cao
Theo các phương tiện truyền thông Nga, những người lính Bắc Hàn được điều động tới Kursk để chiến đấu cùng lực lượng Mạc Tư Khoa chống lại Ukraine được huấn luyện bài bản, là một lực lượng quý giá của Nga nên họ chưa được đưa ra chiến đấu.
Mạc Tư Khoa vẫn giữ im lặng về sự hiện diện của quân đội do Bình Nhưỡng cử đến để hỗ trợ chiến dịch đẩy lui quân đội Ukraine khỏi khu vực của Nga, nơi họ đã tiến hành cuộc tấn công vào ngày 6 tháng 8.
Trong một video được đăng tải hôm thứ Tư, các phương tiện truyền thông Nga đã mô tả chuyến thăm tới mặt trận ở Kursk, nơi các xướng ngôn viên kháo rằng “mọi người ở đó đều nói về người Bắc Hàn”.
“Họ ở đó, tôi đã tận mắt nhìn thấy họ”, xướng ngôn viên Romanov nói, mô tả họ là những người “được đào tạo bài bản và có động lực cao” và có thể sử dụng bất kỳ loại vũ khí nào.
“Bạn đưa cho họ bất cứ thứ vũ khí gì, họ đều đã biết cách sử dụng nó và điều đó bao gồm cả vũ khí hạng nặng”, ông nói nhưng ông nói thêm rằng vì họ là một lực lượng quý giá “họ chưa được sử dụng trực tiếp trong chiến đấu”.
Ukraine cho biết hơn 11.000 quân Bắc Hàn đã được điều động tới Kursk, nơi Kyiv đang phải đối mặt với cuộc chiến dữ dội để giữ lại lãnh thổ giành được trong cuộc tấn công bất ngờ.
Có báo cáo rằng quân nhân Bắc Hàn đã nằm trong số những người bị thương trong các cuộc giao tranh. Vào ngày 8 tháng 11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết quân đội Bắc Hàn đã thiệt mạng trên chiến trường.
Một quan chức Ukraine được tờ báo Anh Financial Times trích dẫn hôm thứ Ba cho biết một vị tướng do Bình Nhưỡng cử đến và một số sĩ quan đã thiệt mạng trong cuộc tấn công bằng hỏa tiễn Storm Shadow vào một trung tâm chỉ huy của Nga. Các quan chức tình báo Anh cho biết Trung Tướng Valery Solodchuk, và 18 sĩ quan cao cấp của Nga đã thiệt mạng trong cuộc tấn công của Ukraine vào hôm thứ Tư tuần trước 20 Tháng Mười Một. Tập đoàn Quốc phòng Toàn cầu có trụ sở tại Hoa Kỳ báo cáo rằng 500 binh lính Bắc Hàn chiến đấu cùng quân đội Nga đã thiệt mạng trong vụ tấn công.
Tuy nhiên, Romanov cho biết người Bắc Hàn chưa được đưa ra tiền tuyến. “Tất cả những lời bàn tán về việc đối phương tiếp xúc với người Bắc Hàn đều là vô nghĩa, họ ở đó nhưng họ không tham gia chiến đấu”, ông nói thêm.
Khi Nam Hàn lần đầu tiên đưa tin rằng Bắc Hàn đã gửi quân, một diễn biến sau đó được Hoa Kỳ xác nhận, các mạng xã hội Nga tràn ngập các nghi vấn về hiệu quả của họ, do thiếu kinh nghiệm và trình độ tiếng Nga. Loạt bài mới nhất trên các phương tiện truyền thông Nga rõ ràng là nhằm trấn an người Nga.
Lý Hùng Cát (Lee Woong-gil), một cựu binh Bắc Hàn đã đào tẩu sang miền Nam năm 2007, đã nói với hãng tin The Associated Press vào tháng 10 rằng do ảnh hưởng của chương trình giáo dục nhồi sọ hầu hết những người lính được Bình Nhưỡng cử đi sẽ “coi việc được lựa chọn là một vinh dự”, mặc dù “những anh nào khôn thì vẫn nhận thức được mức độ nghiêm trọng của số phận” vì “hầu hết trong số họ có lẽ sẽ không trở về nhà”.
[Newsweek: Russia Resists Deploying 'Highly Trained' North Koreans in Combat: Report]
7. Tờ The Economist ước tính 60.000-100.000 binh lính Ukraine thiệt mạng trong cuộc chiến toàn diện
Theo ước tính của tờ The Economist công bố ngày 26 tháng 11, có từ 60.000 đến 100.000 binh lính Ukraine đã thiệt mạng trong cuộc chiến tranh toàn diện và 400.000 người khác bị thương không thể tiếp tục chiến đấu.
Kyiv phần lớn tránh tiết lộ toàn bộ mức độ thương vong của quân đội, khi Tổng thống Volodymyr Zelenskiy chỉ thừa nhận vào tháng 2 rằng 31.000 chiến binh Ukraine đã thiệt mạng.
Dựa trên các tính toán của mình về các báo cáo tình báo bị rò rỉ hoặc công bố, các quan chức quốc phòng, các nhà nghiên cứu và thông tin tình báo nguồn mở, tờ The Economist đã viết rằng Nga và Ukraine đã mất đi một lượng dân số lớn hơn so với Hoa Kỳ trong các cuộc chiến tranh Bắc Hàn và Việt Nam cộng lại.
Tờ The Economist đưa tin, gần 1/20 nam giới trong độ tuổi chiến đấu của Ukraine đã thiệt mạng hoặc bị thương vì chiến tranh.
Vào tháng 9, tờ Wall Street Journal đưa ra ước tính tương tự, cho rằng Ukraine đã mất 80.000 binh lính tử trận và 400.000 người bị thương. Tờ báo này ước tính tổn thất của Nga lên tới 200.000 người tử trận và 400.000 người bị thương.
Con số chính xác của cả hai bên gần như không thể xác định được vì Kyiv và Mạc Tư Khoa đều giữ bí mật về thương vong của họ. Con số cuối cùng do chính quyền Nga cung cấp là 5.937 binh sĩ thiệt mạng tính đến tháng 9 năm 2022.
Ngược lại, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine ước tính tổng thiệt hại của Nga lên tới hơn 735.000 tính đến ngày 27 tháng 11. Thiệt hại mà Nga phải chịu trong cuộc chiến tranh toàn diện này được cho là lớn hơn so với tất cả các cuộc chiến tranh kể từ năm 1945 cộng lại.
Theo tờ The Economist, thương vong về dân thường thậm chí còn khó xác định hơn nhưng có thể lên tới hàng chục ngàn người.
Phái bộ Liên Hiệp Quốc tại Ukraine xác minh rằng tính đến mùa hè, đã có 11.743 thường dân thiệt mạng, nhưng con số thực tế có thể cao hơn do Nga cấm các quan sát viên tiếp cận các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm, cụ thể là các khu vực có khả năng chứng kiến thương vong dân sự nặng nề nhất như Mariupol.
Khi tổn thất của Nga ở Ukraine vượt quá 700.000, Putin không còn nhiều lựa chọn khác hơn là tổng động viên.
[Kyiv Independent: Ukraine war latest: The Economist estimates 60,000-100,000 Ukrainian soldiers killed in full-scale war]
8. Trung Quốc phản ứng với lệnh trừng phạt có thể có của Liên Hiệp Âu Châu đối với máy bay điều khiển từ xa cung cấp cho cuộc xâm lược của Nga
Trung Quốc chỉ trích Liên minh Âu Châu về “tiêu chuẩn kép” liên quan đến đề xuất trừng phạt của khối 27 thành viên này đối với các công ty Trung Quốc bị cáo buộc cung cấp thiết bị chiến tranh cho Nga thông qua thiết bị liên quan đến máy bay điều khiển từ xa.
Các đại diện thường trực của Liên Hiệp Âu Châu đã họp vào hôm Thứ Tư, 27 Tháng Mười Một, để cân nhắc một gói trừng phạt, là gói thứ 15 kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược vô cớ vào Ukraine vào năm 2022, chủ yếu nhắm vào các nhà sản xuất quân sự của Nga. Tuy nhiên, sáu công ty Trung Quốc và một công dân Trung Quốc sẽ phải chịu lệnh đóng băng tài sản và lệnh cấm thị thực, Đài phát thanh Âu Châu Tự do, đơn vị đã xem xét dự thảo đề xuất, cho biết.
Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào thứ Ba, phát ngôn nhân Mao Ninh mô tả các hình phạt được đề xuất là vô căn cứ và đơn phương.
“Trung Quốc kiên quyết phản đối các lệnh trừng phạt đơn phương không có cơ sở trong luật pháp quốc tế hoặc sự cho phép của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc”, bà nói. “Trung Quốc chưa bao giờ cung cấp vũ khí cho các bên tham gia xung đột và kiểm soát chặt chẽ việc xuất khẩu các mặt hàng sử dụng kép, thậm chí cả máy bay điều khiển từ xa cho mục đích dân sự. Chúng tôi phản đối việc sử dụng máy bay điều khiển từ xa dân sự cho mục đích quân sự”.
Mao nhấn mạnh rằng các hoạt động trao đổi giữa các công ty Trung Quốc và Nga “không nhắm vào bất kỳ bên thứ ba nào và không nên bị gián đoạn hoặc can thiệp”. Bà thúc giục Liên Hiệp Âu Châu tránh áp dụng “tiêu chuẩn kép” và cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ bảo vệ các quyền hợp pháp của các công ty của mình.
Mặc dù Bắc Kinh phủ nhận việc cung cấp vũ khí sát thương, Hoa Kỳ và các đồng minh từ lâu đã nghi ngờ các công ty Trung Quốc là nguồn cung cấp các phụ tùng có mục đích sử dụng kép được đưa vào các công cụ chiến tranh của Nga.
Nga đã điều động hàng ngàn máy bay điều khiển từ xa, bao gồm máy bay điều khiển từ xa tự sát Orlan-10 do trong nước sản xuất và máy bay điều khiển từ xa tự sát Shahed-136 do Iran sản xuất, tại Ukraine và phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu vi điện tử và các phụ tùng quan trọng khác cho hoạt động của máy móc.
Theo nghiên cứu năm 2023 của Nhóm chuyên gia Yermak-McFaul về lệnh trừng phạt của Nga về 174 bộ phận nước ngoài được tháo rời khỏi máy bay điều khiển từ xa bị bắn hạ ở Ukraine, tính đến cuối năm 2023, Trung Quốc chiếm tới hai phần ba các thành phần này.
Đề xuất trừng phạt được đưa ra sau cuộc họp tuần trước của các Ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu, với các quan chức ngoại giao nói với giới truyền thông rằng các báo cáo về một nhà máy Trung Quốc sản xuất máy bay điều khiển từ xa chiến đấu lắp ráp hoàn chỉnh cho Nga là “có tính kết luận” và “đáng tin cậy”.
Vào tháng 9, Reuters đã trích dẫn các tài liệu cho thấy công ty R&D IEMZ Kupol của Nga đã phát triển một máy bay điều khiển từ xa tầm xa với sự trợ giúp của các nhà nghiên cứu Trung Quốc.
Theo thông tin liên lạc giữa công ty đó và Bộ Quốc phòng Nga, một nhà máy Trung Quốc đã được phát hiện sản xuất máy bay điều khiển từ xa và các nguyên mẫu đã được gửi đến Nga để thử nghiệm.
Chính quyền Tổng thống Biden đã đưa hàng chục công ty Trung Quốc, bao gồm cả các công ty nhà nước, vào Danh sách đen của Bộ Thương mại Hoa Kỳ vì vận chuyển hàng hóa có ứng dụng quân sự sang Nga.
[Newsweek: China Responds to Possible EU Sanctions Over Russia War Drones]
9. Vệ binh Quốc gia cho biết quân đội Ukraine đã đẩy lùi nỗ lực tấn công của Nga ở khu vực Zaporizhzhia
Theo phát ngôn nhân miền Nam của quân đội Ukraine, Đại Úy Dmytro Lykhovii, Tướng Oleksandr Pivnenko, chỉ huy Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine, cho biết vào ngày 27 tháng 11 rằng quân đội Ukraine đã đẩy lùi nỗ lực tấn công của Nga ở khu vực Zaporizhzhia.
Vào đầu tháng 10, quân đội Nga được cho là đã tiếp tục tấn công vào khu vực Zaporizhzhia. Kyiv cảnh báo về khả năng Nga sẽ tấn công vào khu vực phía nam, nói rằng Mạc Tư Khoa đã điều động các nhóm tấn công được huấn luyện đến các vị trí tiền tuyến vào giữa tháng 11.
Đại Úy Lykhovii cho biết, lực lượng trinh sát trên không của Lữ đoàn Spartan của Ukraine đã phát hiện quân đội Nga đang có kế hoạch tấn công các vị trí của Vệ binh Quốc gia bằng một nhóm bộ binh trước, đồng thời chia sẻ đoạn phim ghi lại cuộc tấn công.
Theo vị chỉ huy, Nga chủ yếu cố gắng tiến hành các cuộc tấn công và trinh sát ở khu vực Zaporizhzhia bằng các nhóm bộ binh gồm 3 đến 10 người.
“Đối phương hiếm khi sử dụng thiết bị,” ông nói. “Nhưng binh lính của chúng tôi tiêu diệt đối phương và hỏa lực một cách nhanh chóng và chính xác.”
[Kyiv Independent: Ukrainian soldiers repel attempted Russian attack in Zaporizhzhia sector, National Guard commander says]
10. Kế hoạch chấm dứt chiến tranh Ukraine của Keith Kellogg
Keith Kellogg, trung tướng đã nghỉ hưu được Ông Donald Trump đề cử làm đặc phái viên hòa bình của Ukraine, trước đây đã nói rằng bất kỳ chính sách nào của Hoa Kỳ nhằm chấm dứt chiến tranh đều phải bao gồm yêu cầu ngừng bắn và giải quyết thông qua đàm phán.
Kellogg, 80 tuổi, từng là cố vấn an ninh quốc gia cho cựu Phó Tổng thống Mike Pence trong chính quyền GOP trước đây, sẽ là nhân vật chủ chốt chấm dứt cuộc chiến mà tổng thống đắc cử Tổng thống đắc cử Donald Trump luôn nói rằng ông có thể giải quyết nhanh chóng. Newsweek đã liên hệ với nhóm Tổng thống đắc cử Donald Trump để xin bình luận.
Vào tháng 5, Kellogg đã công bố một kế hoạch được đồng sáng tác với cựu trợ lý của Tổng thống đắc cử Donald Trump là Fred Fleitz, kêu gọi chấm dứt viện trợ quân sự cho Ukraine trừ khi nước này đồng ý đàm phán hòa bình với Nga. Kế hoạch này cho biết xung đột nên được đóng băng dọc theo các tuyến đầu hiện tại, theo tình hình hiện tại, sẽ khiến Nga kiểm soát khoảng một phần năm lãnh thổ Ukraine.
Tài liệu này nêu rõ cần phải có “chính sách chính thức của Hoa Kỳ nhằm tìm kiếm lệnh ngừng bắn và giải quyết thông qua đàm phán đối với cuộc xung đột ở Ukraine”.
Tuyên bố cho biết Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí và hỗ trợ cho Ukraine để bảo đảm rằng Mạc Tư Khoa “không tiến thêm nữa và sẽ không tấn công nữa sau lệnh ngừng bắn hoặc thỏa thuận hòa bình”. Viện trợ quân sự tiếp theo của Hoa Kỳ cho Kyiv sẽ “yêu cầu Ukraine phải tham gia các cuộc đàm phán hòa bình với Nga”.
Tài liệu nêu rõ, để đưa Vladimir Putin vào bàn đàm phán, Hoa Kỳ và các đối tác NATO nên trì hoãn tư cách thành viên của Ukraine trong liên minh để đổi lấy các bảo đảm an ninh.
Kyiv cũng nên nhận ra rằng sẽ mất nhiều thời gian để giành lại toàn bộ lãnh thổ bị tạm chiếm, và việc dỡ bỏ một phần lệnh trừng phạt đối với Nga có thể thúc đẩy Điện Cẩm Linh tiến tới hòa bình.
Không rõ liệu Tổng thống đắc cử Donald Trump có sử dụng kế hoạch do Kellogg đồng soạn thảo để chấm dứt chiến tranh hay không, điều mà tổng thống đắc cử cho biết ông có thể thực hiện trước lễ nhậm chức vào ngày 20 Tháng Giêng năm 2025.
Cédomir Nestorovic, giáo sư địa chính trị tại Trường Kinh doanh ESSEC, chia sẻ với Newsweek rằng: “Ông Donald Trump đã hứa sẽ giải quyết cuộc chiến ở Ukraine trong vòng 24 giờ, nhưng điều đó là không thể, và thậm chí ông ấy có lẽ cũng không tin vào điều đó”.
“Mặt khác, ông ấy muốn hành động nhanh chóng và vì thế, ông ấy sẽ thúc đẩy trao đổi lãnh thổ để đổi lấy hòa bình”, Nestorovic cho biết, mặc dù “không ai biết loại lãnh thổ nào và loại hòa bình nào sẽ đi kèm”.
“Về phần Putin, ông ấy cũng muốn hành động nhanh chóng. Hạn chót ngày 20 Tháng Giêng hấp dẫn ông ấy và Tổng thống đắc cử Donald Trump, vì tổng thống Mỹ có thể bắt đầu nhiệm kỳ của mình mà không có xung đột Ukraine,” Nestorovic nói.
Vào thời điểm bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Putin, Kellogg đã hạ thấp quân đội Nga là “Lực lượng Vệ binh Quốc gia Vermont có vũ khí hạt nhân. Chúng tôi nghĩ những gã này thực sự cao 10 feet.' Họ không cao. Họ chỉ cao khoảng 5,5 feet”, ông nói với Fox & Friends vào tháng 3 năm 2022.
Trong một bài báo tháng 11 năm 2023 cho Viện Chính sách Nước Mỹ Trên Hết, nơi ông đồng chủ trì, Kellogg đã nhắm vào việc chính quyền Tổng thống Biden tăng cường vũ trang cho Ukraine và không thiết lập được trạng thái kết thúc. Ông nói rằng họ đã “đẩy nước Mỹ vào một cuộc chiến tranh bất tận”.
Kellogg nói thêm rằng Washington “phải từ bỏ” ý tưởng rằng cuộc chiến là một trò chơi có tổng bằng không, trong đó việc Putin bị loại bỏ và Nga thất bại hoàn toàn là kết quả duy nhất có thể chấp nhận được.
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 2024, Kellogg nhắc lại cáo buộc rằng chính quyền Tổng thống Biden và phương Tây đã quá thận trọng trong việc giúp đỡ Ukraine.
“Hoa Kỳ đã hỗ trợ máy bay F-16 cho Ukraine chưa? Không. Chúng ta có cung cấp hỏa lực tầm xa từ sớm để Ukraine bắn vào người Nga không? Không. Chúng ta có cấp phép cho họ bắn sâu vào Nga không? Không,” Kellogg nói.
“ Tôi đổ lỗi cho chính quyền này và phương Tây ở một mức độ nào đó vì đã không ủng hộ Ukraine khi họ đáng lẽ phải làm như vậy”, ông nói và nói thêm rằng “bạn cần phải đưa cho họ (Nga) lý do để đàm phán”.
Gần đây nhất, Kellogg nói với Fox News vào ngày 22 tháng 11 rằng quyết định cấp phép cho Ukraine sử dụng ATACMS tầm xa trên lãnh thổ Nga của Tổng thống Biden có thể giúp ích cho tổng thống sắp nhậm chức.
Kellogg cho biết: “Ông ấy thực sự đã trao cho Tổng thống Tổng thống đắc cử Donald Trump nhiều đòn bẩy hơn, vì bây giờ Tổng thống Trump có thể lùi lại, có thể rẽ trái, có thể rẽ phải, ông ấy có thể làm điều gì đó”.
[Newsweek: Keith Kellogg's Plan to End Ukraine War]
Tìm hiểu tiến trình tuyên thánh. Trường hợp của Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp
VietCatholic Media
14:39 01/12/2024
1. “Chúng tôi đang gặp rắc rối”: Các linh mục Công Giáo than thở về một nhóm thánh chiến khác đang xâm nhập vào Nigeria
Hai linh mục Công Giáo đến từ Nigeria đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về tình hình an ninh ngày càng xấu đi ở quốc gia Tây Phi này, lưu ý rằng hoạt động gần đây của nhóm thánh chiến Lakurawa ít được biết đến ở phía tây bắc đất nước này gây ra rắc rối cho khu vực vẫn đang phải chiến đấu với cuộc nổi loạn của Boko Haram.
Nhóm thánh chiến Lakurawa được cho là lần đầu tiên xuất hiện ở Tây Bắc Nigeria vào năm 2018 khi nhóm này bắt đầu giúp người dân địa phương chống lại các băng đảng vũ trang được gọi là bọn cướp.
Nhóm này, được cho là một nhánh của Nhà nước Hồi giáo Tây Phi, gọi tắt là ISWAP, đã xuất hiện trở lại sau cuộc đảo chính tháng 7 năm 2023 tại Niger trong các cộng đồng chăn nuôi dọc biên giới Nigeria-Niger, và dần dần trở nên hiếu chiến.
Người dân địa phương biết rằng họ đang phải đối phó với một nhóm thánh chiến chết người khác khi vào ngày 8 tháng 11, nhóm này tấn công một cộng đồng nông thôn ở bang Kebbi, Tây Bắc Nigeria và chém chết 15 người. Nhóm này cũng làm bị thương một số dân làng và lấy trộm gia súc.
Trong một cuộc phỏng vấn với ACI Africa vào ngày 20 tháng 11, Cha George Ehusani, người sáng lập Viện Tâm linh - Tâm lý, gọi tắt là PSI và Giám đốc điều hành của Quỹ Lãnh đạo Lux Terra, đã bày tỏ lo ngại rằng nhóm thánh chiến mới có thể đang dần biến khu vực Tây Bắc Nigeria thành thành trì của mình, một tình huống mà vị linh mục cho biết sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn của khu vực.
“Chúng tôi có sự bất an đến từ nhiều hướng khác nhau,” Ehusani nói khi ACI Africa hỏi ông về những gì đang làm Nigeria đau khổ. “Chúng tôi có một nhóm khủng bố mới nổi lên khoảng hai tuần trước ở phía Tây Bắc Nigeria. Nhóm này có liên hệ với Nhà nước Hồi giáo, và chúng tôi nghe nói các thành viên đến từ Niger,” ông nói.
Cha Ehusani giải thích rằng các thành viên Lakurawa đã bị buộc tội bắt cóc, giết người và áp đặt luật sharia nghiêm ngặt đối với người dân địa phương.
“Lakurawa xâm chiếm toàn bộ một thị trấn, đánh thuế người dân và bắt đầu điều hành xã hội như một chính phủ”, ngài nói với ACI Africa, đồng thời nói thêm, “Chúng tôi đang gặp rắc rối nghiêm trọng. Lakurawa thậm chí còn ngăn cản người dân địa phương đến trang trại của họ, buộc họ phải làm việc tại các trang trại của những kẻ thánh chiến”.
Nhóm thánh chiến mới này hứa sẽ bảo vệ người dân địa phương khỏi những kẻ tấn công có vũ trang, Cha Ehusani nói. “Người dân không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải nộp thuế để đổi lấy sự bảo vệ. Họ là một nhóm khủng bố được trả tiền để bảo vệ dân làng khỏi các nhóm khủng bố đối thủ của họ.”
Cha Ehusani đang điều hành PSI, một sáng kiến giúp đào tạo và hỗ trợ các chuyên gia chữa lành chấn thương tâm lý - tinh thần ở một quốc gia đang chứng kiến số nạn nhân chấn thương gia tăng do chủ nghĩa thánh chiến lan rộng và các hình thức bạo lực khác.
Cha Ehusani, người cung cấp liệu pháp cho các linh mục từng bị bắt cóc ở Nigeria, đã chia sẻ thêm với ACI Africa về sự tồn tại của các nhóm khủng bố đối thủ ở Nigeria.
“ Có lần, một linh mục bị bắt cóc và được thả ra đã nói với tôi rằng giữa những tên cướp và chiến binh thánh chiến, có nhiều nhóm đối địch khác nhau. Cha ấy nói rằng việc một nhóm cướp giải thoát con tin không có nghĩa là con tin được tự do. Một người có thể được giải thoát và ngay lập tức bị bắt cóc bởi một nhóm cướp đối thủ khác đang chờ sẵn”.
Cha Ehusani đã phát biểu với ACI Africa trong chuyến thăm khuôn viên trường PSI tại Kenya. Cha đi cùng với Cha Hyacinth Ichoku, Phó hiệu trưởng trường Đại học Veritas Abuja, trường Đại học Công Giáo tại Nigeria đã chấp nhận liên kết với PSI.
Làm sáng tỏ thêm về nguồn gốc của nhóm Lakurawa, Cha Ichoku nói với ACI Africa, “Vài tuần trước, một số binh lính đã bị giết ở Chad. Tổng thống Chad muốn loại bỏ tất cả những người có liên quan đến vụ giết hại binh lính. Đây là lý do dẫn đến sự ra đời của nhóm này.”
Source:Catholic News Agency
2. Phép lạ Thánh Thể của Thánh Maria xứ Ai Cập, xảy ra ở Ai Cập vào thế kỷ thứ bảy
Khi Giáo hội Hoàn vũ hướng đến Năm Thánh 2025 (kỷ niệm 2.025 năm Chúa chúng ta Nhập thể), chúng tôi rất vui mừng được hỗ trợ Đức Thánh Cha trong “sự kiện có ý nghĩa to lớn về mặt tâm linh, giáo hội và xã hội trong đời sống của Giáo hội”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tuyên bố trong lá thư công bố Năm Thánh 2025 vào tháng 2 năm 2022: “Chúng ta phải thổi bùng ngọn lửa hy vọng đã được ban cho chúng ta và giúp mọi người có được sức mạnh và sự chắc chắn mới bằng cách hướng đến tương lai với tinh thần cởi mở, trái tim tin tưởng và tầm nhìn xa trông rộng. Năm Thánh sắp tới có thể đóng góp rất lớn vào việc khôi phục bầu không khí hy vọng và tin tưởng như một bước dạo đầu cho sự đổi mới và tái sinh mà chúng ta vô cùng mong muốn.”
Hy vọng của chúng ta không dựa vào các sáng kiến của con người nhưng dựa vào Chúa, Đấng đã hứa ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế trong bí tích Thánh Thể. Loạt bài về các Phép lạ Thánh Thể này xin giới thiệu với quý vị và anh chị em những phép lạ đã được giáo quyền công nhận minh chứng cho sự hiện diện thực sự của Chúa trong bí tích Thánh Thể.
Trong chương trình này, chúng tôi hân hạnh giới thiệu Phép lạ Thánh Thể liên quan đến Thánh Maria xứ Ai Cập, xảy ra ở Ai Cập vào thế kỷ thứ bảy
Phép lạ Thánh Thể này có liên quan đến cuộc đời của Thánh Maria xứ Ai Cập, người đã sống trong sa mạc 47 năm. Bản tường thuật về cuộc đời của bà được Giám mục Sofronio của Giêrusalem viết vào thế kỷ thứ 7. Người ta nói rằng Thánh Maria đã đi bộ trên Sông Jordan để đến bờ bên kia và nhận Mình Thánh Chúa từ Tu sĩ Zosimus. Chúng ta được kể rằng khi Thánh Maria được 12 tuổi, bà đã rời xa cha mẹ và đến Alexandria. Ở đó, bà đã sống một cuộc sống rất phóng đãng trong 16 năm. Một ngày nọ, bà bắt gặp một con tàu sắp nhổ neo với nhiều nhóm hành khách khác nhau. Bà hỏi họ có thể là ai và họ đang đi đâu. Bà được cho biết họ là những người hành hương đang đi thuyền đến Giêrusalem để dự lễ Suy tôn Thánh giá. Bà quyết định tham gia cùng họ. Vào ngày lễ, bà đã cố gắng vào nhà thờ, nhưng bà đã bị một thế lực bí ẩn cản trở.
Bà sợ hãi ngước mắt lên nhìn hình ảnh Đức Mẹ Đồng Trinh và tràn ngập nỗi buồn sâu sắc về cuộc sống tội lỗi mà bà đã sống cho đến ngày hôm đó. Chỉ khi đó bà mới có thể vào nhà thờ và tôn thờ Thánh Giá Thật. Bà không ở lại Giêrusalem. “Nếu con vượt qua sông Jordan, bạn sẽ tìm thấy hòa bình” là thông điệp của Đức Mẹ. Ngày hôm sau, sau khi xưng tội và rước lễ, bà đã vượt qua sông Jordan đến sa mạc Ả Rập.
Bà sống ở đó 47 năm trong cô độc, không gặp người hay thú. Da bà nhăn nheo, tóc bà dài và trắng, nhưng lời hứa của Đức Trinh Nữ đã thành sự thật, bà đã tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn.
Một ngày nọ, bà gặp Tu sĩ Zosimus và yêu cầu ông mang Mình Thánh Chúa đến cho bà hằng năm. Một năm nọ, Zosimus mang Mình Thánh Chúa đến, nhưng Maria không xuất hiện. Trong nỗi buồn lớn, Zosimus cầu nguyện: “Lạy Chúa, Thiên Chúa của con, là Vua và Đấng Tạo Hóa của muôn loài, xin đừng tước mất ước muốn của con, nhưng xin ban cho con được nhìn thấy người phụ nữ thánh thiện này”. Sau đó, ông nghĩ, “Bây giờ mình sẽ làm gì nếu bà xuất hiện, không có thuyền nào quanh đây để đưa mình qua? Mình sẽ không đạt được ước muốn của mình”. Trong khi ông đầu hàng những suy nghĩ này, Maria xuất hiện ở bờ bên kia và Zosimus được an ủi. Sau đó, ông thấy bà làm dấu Thánh giá trên mặt nước và bước đi trên đó như thể đó là đất liền. 12 tháng đã trôi qua, Zosimus trở về nhưng không thể tìm thấy người ăn năn thánh thiện. Một con sư tử đã đào mộ và chôn xác bà tại nơi ngày nay là Tu viện Sông Jordan của Thánh Phaolô Marcantonio Franceschini.
Source:The Real Presence
3. Tìm hiểu tiến trình tuyên thánh. Trường hợp của Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp
Đức Ông Robert Sarno, chuyên gia phục vụ trong Bộ Tuyên Thánh suốt 38 năm, sau khi đã là linh mục của giáo phận Brooklyn Hoa Kỳ, có bài viết nhan đề “Saints”, nghĩa là “Các Thánh” được đăng trên web site của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Trong năm thế kỷ đầu tiên của Giáo hội, quá trình công nhận một vị thánh dựa trên sự tung hô của công chúng, nghĩa là dựa trên nguyên tắc vox populi, vox Dei - tiếng nói của người dân, tiếng nói của Chúa. Không có quá trình chính thức nào giống với các tiêu chuẩn chúng ta thấy ngày nay. Bắt đầu từ thế kỷ thứ sáu và kéo dài đến thế kỷ thứ mười hai, cần có sự can thiệp của giám mục địa phương trước khi một ai đó có thể được tuyên thánh. Sự can thiệp của Đức Giám Mục bản quyền thường bắt đầu bằng yêu cầu của cộng đồng địa phương xin Đức Giám Mục địa phương công nhận một ai đó là thánh. Sau khi nghiên cứu yêu cầu và tiểu sử viết tay, nếu thấy thuận lợi, Đức Giám Mục thường sẽ ban hành sắc lệnh, hợp pháp hóa nghi lễ phụng vụ và do đó tuyên thánh cho người đó.
Bắt đầu từ thế kỷ thứ mười, án tuyên thánh được tiến hành theo các bước như sau: danh tiếng của người đó lan rộng, có yêu cầu từ người dân xin giám mục địa phương tuyên bố người đó là thánh, và tiểu sử được viết ra để giám mục xem xét. Tuy nhiên, hiện nay, giám mục sẽ thu thập lời khai của những người biết người đó và những người đã chứng kiến phép lạ, và ngài sẽ cung cấp tóm tắt về vụ việc cho Đức Giáo Hoàng để vị mục tử toàn thể Hội Thánh chấp thuận. Sau đó, Đức Giáo Hoàng xem xét nguyên nhân, và nếu chấp thuận, ngài sẽ ban hành sắc lệnh tuyên bố người đó là thánh. Trường hợp đầu tiên được ghi chép về án tuyên thánh do một Giáo Hoàng chuẩn y là khi Đức Giáo Hoàng Gioan 15 vào ngày 31 Tháng Giêng năm 993 tuyên thánh cho Thánh Ulric. Khi Đức Giáo Hoàng Sixtô Đệ Ngũ tổ chức lại Giáo triều Rôma vào năm 1588, ngài đã thành lập Bộ Nghi lễ Thánh. Một trong những chức năng của bộ này là hỗ trợ Đức Giáo Hoàng xem xét các án tuyên thánh. Ngoại trừ một số cập nhật cho phù hợp với giáo luật, từ năm 1588, quá trình tuyên thánh vẫn như vậy cho đến năm 1917 khi Bộ Giáo luật phổ quát được ban hành.
Bộ luật năm 1917 bao gồm 145 điều luật (từ số 1999 đến số 2144) về án tuyên thánh, và yêu cầu phải tiến hành một quá trình giám mục và một quá trình tông tòa. Tiến trình giám mục bao gồm giám mục địa phương xác minh danh tiếng của người đó, bảo đảm rằng có tiểu sử rõ ràng, thu thập lời khai của nhân chứng và các tác phẩm do người đó viết ra. Tất cả những điều này sau đó được chuyển đến Bộ Nghi lễ Thánh. Tiến trình tông tòa bao gồm xem xét các bằng chứng được nộp, thu thập thêm bằng chứng, nghiên cứu án tuyên thánh, điều tra bất kỳ phép lạ nào được cho là đã xảy ra và cuối cùng chuyển án tuyên thánh lên Đức Giáo Hoàng để ngài chấp thuận.
Tiến trình này vẫn có hiệu lực cho đến năm 1983 với việc ban hành Bộ Giáo luật năm 1983 và các chuẩn mực mới cho các nguyên nhân tuyên thánh: Divinus Perfectionis Magister, Normae Servandae in Inquisitionibus ab Episcopis Faciendis in Causis Sanctorum và Sanctorum Mater, hay 2007. Tiến trình sửa đổi vào năm 1983 này cho các án tuyên thánh vẫn có hiệu lực cho đến nay và được trình bày chi tiết bên dưới.
Không có số lượng chính xác những người đã được tuyên thánh kể từ những thế kỷ đầu tiên. Tuy nhiên, vào năm 1988, để đánh dấu 400 năm thành lập, Bộ Tuyên Thánh đã xuất bản “Index ac Status Causarum” đầu tiên. Cuốn sách này và các phần bổ sung sau đó, được viết hoàn toàn bằng tiếng Latin, được coi là chỉ mục chính thức của tất cả các vụ án đã được trình lên Bộ kể từ khi thành lập.
Tiến trình tuyên thánh từ năm 1983 bao gồm các bước sau:
Giai đoạn I – Khảo sát cuộc đời của một ứng viên tuyên thánh ở cấp Giáo phận (hoặc Giáo phận chính thống Đông phương)
Phải mất năm năm kể từ thời điểm ứng viên qua đời trước khi án tuyên thánh có thể bắt đầu. Điều này là để cho phép cân bằng và khách quan hơn trong việc đánh giá trường hợp và để cho cảm xúc của thời điểm người ấy qua đời tan biến. Đức Giáo Hoàng có thể miễn trừ thời gian chờ đợi này.
Giám mục của giáo phận nơi người đó qua đời có trách nhiệm bắt đầu cuộc điều tra. Người thỉnh cầu (có thể là giáo phận, giám mục, dòng tu hoặc hiệp hội tín hữu) yêu cầu giám mục thông qua một người được gọi là Postulator hay cáo thỉnh viên, là người đề nghị mở cuộc điều tra.
Sau đó, giám mục bắt đầu một loạt các cuộc tham khảo ý kiến với hội đồng giám mục, các tín hữu trong giáo phận của mình và Tòa thánh. Sau khi các cuộc tham khảo ý kiến này hoàn tất và ngài đã nhận được ý kiến “nihil obstat”, nghĩa là “không có gì ngăn trở” từ Tòa thánh, ngài sẽ thành lập một tòa án cấp giáo phận cho án tuyên thánh. Tòa án sẽ điều tra về sự tử đạo hoặc cách ứng viên sống một cuộc sống với các nhân đức anh hùng, tức là các nhân đức đối thần về đức tin, đức cậy và đức mến, và các nhân đức cốt yếu về sự khôn ngoan, công bằng, tiết độ và lòng dũng cảm, và những nhân đức khác cụ thể đối với tình trạng sống của ứng viên. Các nhân chứng sẽ được triệu tập và các tài liệu do ứng viên viết và các tài liệu về ứng viên phải được thu thập và xem xét.
Giai đoạn II: Bộ Tuyên thánh
Sau khi cuộc điều tra của giáo phận hoàn tất, tài liệu sẽ được gửi đến Bộ Tuyên thánh. Ứng viên có thể được gọi là “Servus Dei” hay vị “Tôi Tớ Chúa”.
Người thỉnh nguyện cho giai đoạn này, cư trú tại Rôma, dưới sự chỉ đạo của một thành viên trong đội ngũ nhân viên của Bộ. Người thỉnh nguyện sống ở Rôma này cũng được gọi là Postulator hay cáo thỉnh viên ở cấp Tòa Thánh, chuẩn bị một 'Positio', nghĩa là một bản tóm tắt bằng chứng tài liệu từ giai đoạn giáo phận để chứng minh việc thực hành đức hạnh anh hùng hoặc sự tử đạo.
'Positio' trải qua một cuộc kiểm tra của chín nhà thần học bỏ phiếu về việc ứng viên có sống một cuộc sống anh hùng hay chịu tử đạo hay không. Nếu phần lớn các nhà thần học ủng hộ, thì án tuyên thánh được chuyển lên để các Hồng Y và giám mục là thành viên của Hội đồng thẩm định. Nếu phán quyết của các ngài là thuận lợi, thì vị trưởng Hội đồng sẽ trình bày kết quả của toàn bộ quá trình của án tuyên thánh lên Đức Giáo Hoàng, là người sẽ chấp thuận và ủy quyền cho Hội đồng soạn thảo một sắc lệnh tuyên bố một người là Venerabilis – hay Bậc đáng kính nếu họ đã sống một cuộc sống đức hạnh. Trong trường hợp tử đạo, như trường hợp Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp, ứng viên được tuyên bố là một Beatus hay Chân phước.
Giai đoạn III – Phong chân phước
Đối với việc phong chân phước cho một vị đáng kính, cần phải có một phép lạ được cho là do sự chuyển cầu của ngài, được xác minh sau khi ngài qua đời. Phép lạ cần thiết phải được chứng minh thông qua cuộc điều tra giáo luật thích hợp, theo một thủ tục tương tự như đối với các nhân đức anh hùng. Cuộc điều tra này cũng được kết thúc bằng sắc lệnh thích hợp. Sau khi sắc lệnh về phép lạ được công bố, Đức Giáo Hoàng sẽ ban hành lệnh phong chân phước, tức là cho phép việc tôn kính công khai có giới hạn - thường chỉ trong phạm vi quốc gia, giáo phận, vùng hoặc cộng đồng tôn giáo nơi vị chân phước đã sống. Với quyết định này, ứng viên sẽ nhận được danh hiệu Chân phước hay Á Thánh.
Đối với một vị tử đạo, không cần phép lạ. Do đó, khi Đức Giáo Hoàng chấp thuận positio tuyên bố rằng người đó đã tử đạo vì đức tin, thì danh hiệu Chân phước sẽ được ban cho vị tử đạo tại thời điểm đó.
Như thế từ ngày Thứ Hai, 25 Tháng Mười Một, sau khi Đức Thánh Cha nhìn nhận cuộc tử đạo của Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp, ngài được gọi là Chân Phước Tử Đạo Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp.
Giai đoạn IV – Tuyên thánh
Để tuyên thánh, cần có một phép lạ khác cho cả các vị chân phước tử đạo và các vị chân phước đã sống một cuộc đời đức hạnh. Phép lạ này được cho là nhờ sự chuyển cầu của vị chân phước và đã xảy ra sau khi được phong chân phước.
Như thế, trong trường hợp của Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp, cần có một phép lạ xảy ra nhờ lời cầu bầu của ngài sau ngày 25 Tháng Mười Một, 2024.
Các phương pháp để khẳng định phép lạ cũng giống như các phương pháp được áp dụng để phong chân phước. Việc tuyên thánh cho phép Giáo hội hoàn vũ tôn kính vị thánh một cách công khai. Với việc tuyên thánh, vị chân phước sẽ có được danh hiệu là Sanctus hay là Thánh.
Đức Ông Robert Sarno
Bộ Tuyên thánh
Thành phố Vatican
Source:USCCB