Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:09 07/12/2011
NÊN ĐỎ TRONG SỔ CHI THU
Thư lại của huyện nọ không biết chữ, cho nên mỗi lần đi mua thứ gì, thì vẽ hình dạng thứ ấy trong sổ chi thu.
Khi thư lại không có nhà, tri huyện mở sổ chi thu ra, nhìn những ký hiệu trong sổ thì sinh hồ nghi, do đó mà mỗi ngày đều dùng bút màu đỏ gạch một gạch dọc. Thư lại trở về, nhìn thấy sổ thu chi thì tức giận nói:
- “Nến màu đỏ là do ông mua, tại sao lại ghi trong sổ chi thu của tôi ?”
Suy tư:
Có những người Ki-tô hữu biết chữ nhưng chưa hề đọc qua một quyển sách hạnh các thánh, cho nên cuộc sống của họ không biết được các nhân đức của các ngài để noi theo; có những người học hành bằng cấp treo đầy nhà, chữ nghĩa đầy mình, nhưng chưa hề đọc qua hết một chương trong sách Kinh Thánh, cho nên họ không biết những việc mà Chúa Giê-su đã làm để cứu chuộc nhân loại, như lời thánh Jerome nói: “Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Giê-su”.
Mù chữ là một cái khổ về tinh thần, nhưng mù về Chúa Giê-su thì lại càng khổ hơn -cái khổ của linh hồn- vì trong sổ “chi thu đời đời” của họ đầy những ký hiệu màu đỏ của ma quỷ.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Thư lại của huyện nọ không biết chữ, cho nên mỗi lần đi mua thứ gì, thì vẽ hình dạng thứ ấy trong sổ chi thu.
Khi thư lại không có nhà, tri huyện mở sổ chi thu ra, nhìn những ký hiệu trong sổ thì sinh hồ nghi, do đó mà mỗi ngày đều dùng bút màu đỏ gạch một gạch dọc. Thư lại trở về, nhìn thấy sổ thu chi thì tức giận nói:
- “Nến màu đỏ là do ông mua, tại sao lại ghi trong sổ chi thu của tôi ?”
Suy tư:
Có những người Ki-tô hữu biết chữ nhưng chưa hề đọc qua một quyển sách hạnh các thánh, cho nên cuộc sống của họ không biết được các nhân đức của các ngài để noi theo; có những người học hành bằng cấp treo đầy nhà, chữ nghĩa đầy mình, nhưng chưa hề đọc qua hết một chương trong sách Kinh Thánh, cho nên họ không biết những việc mà Chúa Giê-su đã làm để cứu chuộc nhân loại, như lời thánh Jerome nói: “Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Giê-su”.
Mù chữ là một cái khổ về tinh thần, nhưng mù về Chúa Giê-su thì lại càng khổ hơn -cái khổ của linh hồn- vì trong sổ “chi thu đời đời” của họ đầy những ký hiệu màu đỏ của ma quỷ.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:11 07/12/2011
N2T |
25. Mọi thứ trên thiên đàng như thế nào thì như thế ấy, trên thiên đàng được bình an mãi mãi, được vui vẻ mãi mãi.
(Thánh Francis of Assisi)Hồng Ân “Vô Nhiễm Nguyên Tội”
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:59 07/12/2011
Năm 1492, hơn 500 năm trước đây Colombô đã khám phá ra Châu Mỹ. Ông đã dùng con tàu mang tên: Maria Vô Nhiễm. Colombô đặt tên cho hòn đảo đầu tiên ông đặt bước chân là San Salvador để tôn kính Đấng Cứu Thế. Hòn đảo thứ nhì mang tên Conception, Mẹ Vô Nhiễm để tôn kính Mẹ Chúa Kitô.
Vào năm 1673, hơn 300 năm trước, cha Monquette, một linh mục thám hiểm gan dạ người đầu tiên tới sông Mississipi, một thác nước khổng lồ chạy dài 3.000 km xuyên qua 10 tiểu bang Hoa Kỳ. Ngài đặt tên cho con sông miền tây này là “Maria Vô Nhiễm”.
Balboa và Cortez, hai nhà thám hiểm nổi tiếng cũng có lòng tôn sùng Maria Vô Nhiễm.
Giáo dân Việt Nam rất sùng kính Đức Maria Vô Nhiễm. Năm 1960 khi thành lập hàng Giáo phẩm Việt Nam, các Giám mục đã dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ Vô Nhiễm.
Phụng vụ đang ở giữa chặng đường Mùa Vọng. Thời gian chuẩn bị đón mừng mầu nhiệm Con Thiên Chúa đến trần gian. Giữa “màu tím đợi chờ và hy vọng” chợt bừng lên “màu trắng tinh tuyền” của ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Ý nghĩa phụng vụ gắn liền với thời điểm quan trọng của lịch sử cứu rỗi. Cánh cửa thiêng liêng mở ra cho Dân Chúa bước tới cử hành mầu nhiệm Nhập Thể.
Trong hai thế kỷ sau cùng của thiên niên kỷ thứ hai, liên tiếp có hai chân lý về Đức Maria đã được Giáo Hội định tín. Đó là: tín điều “Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội” (8.12.1854) và tín điều “Đức Maria Hồn Xác Lên Trời” (1.11.1950).
Qua hai tín điều này, Giáo Hội tuyên tín và khái quát về toàn bộ chương trình cứu độ của Thiên Chúa ở hai tận cùng của lịch sử. Một khởi đầu sáng tạo với vẽ đẹp “Vô Nhiễm Nguyên Tội”, và cuối cùng, với công trình Nhập Thể-Cứu chuộc của Chúa Con, toàn thể nhân loại lại được nâng lên trong ánh quang phục sinh như “Đức Maria hồn xác lên trời”.
Lòng sùng kính Đức Maria là cả một cảm nghiệm sâu xa của niềm tin Dân Chúa qua dọc dài lịch sử với nền tảng thánh kinh và thánh truyền.
Sách Sáng thế kể rằng: con người được tạo dựng trong yêu thương và được ân ban cuộc sống hạnh phúc ngay từ thuở ban đầu. Tuy nhiên, “địa đàng hạnh phúc ấy không may đã khép lại với nguyên tổ”. Đánh mất địa đàng, con người cũng mất luôn hạnh phúc được chia sẻ sự sống thân mật và vĩnh hằng với Thiên Chúa. Cái chết đã trở thành một bản án chí tử. Thiên Chúa tình yêu đã hé mở chân trời hy vọng : “Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ, giữa miêu duệ mi và miêu duệ người đó. Người miêu duệ đó sẽ đạp nát đầu mi”. Đó chính là “Tin Mừng đầu tiên”, Tin Mừng nguyên thủy. Niềm hy vọng trải dài xuyên suốt lịch sử con người từ buổi hồng hoang cho đến ngày Lời hứa được thực hiện.
Từ cuộc “đỗ vỡ ban đầu” của Nguyên tổ, Thiên Chúa đã quyết định thực hiện một chương trình cứu rỗi diệu kỳ. Đức Maria đã được chọn từ muôn thưở: “Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ “.Thánh Phaolô đã khẳng quyết: “Khi đến thời viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con của Người, sinh bởi người nữ, sinh dưới quyền lề luật, để cứu chuộc những kẻ dưới quyền lề luật, ngõ hầu ta được chịu lấy quyền nghĩa tử” (Gl 4,4). Chính người Con đó, Đức Giêsu Kitô, sẽ thực hiện lời hứa “đạp dập đầu con rắn” mà Thiên Chúa đã công bố thuở xưa. Người nữ đó chính là Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Đấng Cứu Chuộc. Đức Trinh Nữ ấy đã được Đức Piô IX long trọng công bố trong tín điều Vô Nhiễm : “Ta tuyên bố rằng Đức Trinh Nữ rất thánh đã được gìn giữ khỏi mọi tì ố tội tổ tông… ngay từ buổi đầu tượng thai”.
Như thế, rõ ràng mầu nhiệm “Vô Nhiễm Nguyên Tội” là một lộ trình đức tin của Dân Chúa. Hồng Ân này, huyền nhiệm này nắm giữ một vai trò, một ý nghĩa, một điều kiện có tính quyết định trong con đường dẫn tới hạnh phúc vĩnh hằng của nhân loại. Nói cách khác, hông ân “Vô Nhiễm” của Đức Trinh Nữ Maria chính là “Tin mừng về cuộc chiến thắng của tình yêu cứu độ của Thiên Chúa”.
Tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội bắt nguồn từ trong Thánh Kinh và lớn lên trong đức tin đơn thành và bình dân của tín hữu thời Giáo Hội Sơ Khai. Ngay từ thế kỷ thứ II, các Thánh Giáo Phụ Justinô và Irénée de Lyon đã ngợi khen sự thánh thiện của Đức Maria. Giáo Hội Đông Phương đã mừng Lễ Mẹ Vô Nhiễm từ thế kỷ thứ VII. Vào năm 1432, công đồng Bâle đã coi mầu nhiệm này như một tâm điểm của lòng tin. Vào thế kỷ XIX, sau khi Đức Mẹ hiện ra với Thánh Catherine Labouré tại nguyện đường nhà Dòng Nữ Tử Bác Ai năm 1830, sau đó Đức Thánh Cha Piô IX đã long trọng ban bố tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội vào ngày 8.12.1854. Bốn năm sau đó, vào ngày 25.3.1858, Đức Mẹ hiện ra tại hang đá Massabielle Lộ Đức, với thánh nữ Bernadette Soubirous. Đức Mẹ đã xác nhận tín điều trên đây khi tự xưng mình là “Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội”.
Hồng ân “Vô Nhiễm Nguyên Tội” tô thắm vẽ đẹp tuyệt mỹ của Đức Mẹ. Mẹ đầy ơn Chúa. Mẹ đẹp thánh thiện. Mẹ đẹp cao quý. Mẹ tuyệt mỹ vì niềm tin đơn sơ và cuộc sống khiêm nhường. Nét đẹp ấy thoang thoảng như như một hương thơm hảo hạng toả ra lôi cuốn. Nét đẹp ấy mặn mà như thứ muối thiêng liêng. Nét đẹp ấy lung linh như ánh sáng dịu mát. Nét đẹp ấy huyền diệu như âm nhạc dịu êm mời gọi con người nâng tâm hồn lên tới Chúa.
Hồng ân “Vô Nhiễm Nguyên Tội” là một biểu hiện cụ thể và tròn đầy kết quả viên mãn của ơn cứu độ do Đức Kitô mang lại cho phần tử ưu tú nhất của nhân loại. Đức Maria gắn bó mật thiết với mầu nhiệm “Con Chúa xuống thế làm người”, như sách Giáo Lý chung của Hội Thánh đã viết : “Để làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Đức Maria “đã được Chúa ban cho nhiều ơn xứng với nhiệm vụ cao cả ấy”. Những đặc ân của Đức Maria chính là kết quả đi trước của cuộc Vượt Qua của Đức Kitô, như sách giáo lý xác tín : “Mẹ có được sự thánh thiện tuyệt vời, có một không hai “ngay từ lúc tượng thai” hoàn toàn là do Đức Kitô : Mẹ được cứu chuộc cách kỳ diệu nhờ công nghiệp Con của Mẹ” (GLCG # 56). Ngoài ra, đặc ân Vô Nhiễm cũng còn tiên báo hình ảnh đích thực của Hội Thánh vào ngày cánh chung, ngày mà Dân Chúa sẽ được tác thành như “một trinh nữ vẹn toàn”. Tất cả những nội dung đó đã được tóm kết trong kinh Tiền Tụng lễ Mẹ Vô Nhiễm hôm nay :“Chúa đã gìn giữ Đức Trinh Nữ Maria rất thánh khỏi mọi vết nhơ nguyên tội, để chọn Người đầy ơn phúc xứng đáng làm Mẹ Con Chúa, và chỉ cho chúng ta thấy nơi Người là khởi điểm Hội Thánh xinh đẹp, không vết nhăn, là bạn Con Chúa”.
Mẹ Maria chính là thụ tạo đầu tiên hưởng được lời hứa cứu độ mà Thiên Chúa công bố ngay buổi đầu với Nguyên tổ. Với đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ Maria trở thành một chứng nhân cụ thể cho tình yêu bao la của Thiên Chúa dành cho toàn thể nhân loại. Chính vì thế, trong ngày lễ hôm nay, Giáo Hội đã mượn lời Thánh Vịnh 97 để cùng hát lên trong hân hoan cảm tạ : “Hãy ca tụng Chúa một bài ca mới.Vì Người đã thực hiện những việc lạ lùng…Chúa đã công bố ơn cứu độ, đã tỏ sự công chính Người trước mặt chư dân…mọi dân trên khắp cùng bờ cõi trái đất đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta…”
Với đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ Maria được quyền năng và tình yêu Thiên Chúa đổ tràn.Mẹ được khỏi tội tổ tông và được đầy ơn ơn sủng ngay từ trong lòng Mẹ. Quyền năng và tình yêu Chúa bao phủ suốt cả đời Mẹ trên từng ý nghĩ, từng tình cảm, từng mỗi hành động, từng mỗi bước đi... khiến cho tâm hồn Mẹ luôn hướng về Chúa mà tạ ơn và ngợi khen liên lỉ. Đặc ân cao trọng này chính là sự thánh thiện tinh tuyền của Mẹ, vốn đã được “Thánh Thần ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao rợp bóng trên bà” (Lc 1,35).
Giáo hội cùng hiệp ý chung lời với Mẹ ngợi khen tạ ơn Thiên Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới, từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc”.
Những lời ngợi ca đó nói lên tất cả tâm hồn của Mẹ. Đó là toát lược cả cuộc đời Mẹ, cả chương trình sống của Mẹ, là con đường tu đức của Mẹ: mãi mãi là người nữ tỳ khiêm tốn, luôn phó thác hoàn toàn trong tay Chúa toàn năng và nhân hậu, hằng dâng lời ngợi khen tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh cuộc sống.
Cử hành lễ Mẹ Vô Nhiễm giữa Mùa Vọng, cộng đoàn chúng ta được nhắc nhở thêm nữa về thái độ sữa dọn tâm hồn xứng đáng để đón mừng mầu nhiệm Giáng Sinh, nhất là để từng ngày cộng tác với ân sủng hầu biến cuộc sống trở thành một mãnh đất tốt để Lời Chúa kết trái đơm hoa, như mãnh đất tâm hồn trong trắng của Đức Maria, tinh hoa của bao ngàn năm mong đợi.
Vào năm 1673, hơn 300 năm trước, cha Monquette, một linh mục thám hiểm gan dạ người đầu tiên tới sông Mississipi, một thác nước khổng lồ chạy dài 3.000 km xuyên qua 10 tiểu bang Hoa Kỳ. Ngài đặt tên cho con sông miền tây này là “Maria Vô Nhiễm”.
Balboa và Cortez, hai nhà thám hiểm nổi tiếng cũng có lòng tôn sùng Maria Vô Nhiễm.
Giáo dân Việt Nam rất sùng kính Đức Maria Vô Nhiễm. Năm 1960 khi thành lập hàng Giáo phẩm Việt Nam, các Giám mục đã dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ Vô Nhiễm.
Phụng vụ đang ở giữa chặng đường Mùa Vọng. Thời gian chuẩn bị đón mừng mầu nhiệm Con Thiên Chúa đến trần gian. Giữa “màu tím đợi chờ và hy vọng” chợt bừng lên “màu trắng tinh tuyền” của ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Ý nghĩa phụng vụ gắn liền với thời điểm quan trọng của lịch sử cứu rỗi. Cánh cửa thiêng liêng mở ra cho Dân Chúa bước tới cử hành mầu nhiệm Nhập Thể.
Trong hai thế kỷ sau cùng của thiên niên kỷ thứ hai, liên tiếp có hai chân lý về Đức Maria đã được Giáo Hội định tín. Đó là: tín điều “Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội” (8.12.1854) và tín điều “Đức Maria Hồn Xác Lên Trời” (1.11.1950).
Qua hai tín điều này, Giáo Hội tuyên tín và khái quát về toàn bộ chương trình cứu độ của Thiên Chúa ở hai tận cùng của lịch sử. Một khởi đầu sáng tạo với vẽ đẹp “Vô Nhiễm Nguyên Tội”, và cuối cùng, với công trình Nhập Thể-Cứu chuộc của Chúa Con, toàn thể nhân loại lại được nâng lên trong ánh quang phục sinh như “Đức Maria hồn xác lên trời”.
Lòng sùng kính Đức Maria là cả một cảm nghiệm sâu xa của niềm tin Dân Chúa qua dọc dài lịch sử với nền tảng thánh kinh và thánh truyền.
Sách Sáng thế kể rằng: con người được tạo dựng trong yêu thương và được ân ban cuộc sống hạnh phúc ngay từ thuở ban đầu. Tuy nhiên, “địa đàng hạnh phúc ấy không may đã khép lại với nguyên tổ”. Đánh mất địa đàng, con người cũng mất luôn hạnh phúc được chia sẻ sự sống thân mật và vĩnh hằng với Thiên Chúa. Cái chết đã trở thành một bản án chí tử. Thiên Chúa tình yêu đã hé mở chân trời hy vọng : “Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ, giữa miêu duệ mi và miêu duệ người đó. Người miêu duệ đó sẽ đạp nát đầu mi”. Đó chính là “Tin Mừng đầu tiên”, Tin Mừng nguyên thủy. Niềm hy vọng trải dài xuyên suốt lịch sử con người từ buổi hồng hoang cho đến ngày Lời hứa được thực hiện.
Từ cuộc “đỗ vỡ ban đầu” của Nguyên tổ, Thiên Chúa đã quyết định thực hiện một chương trình cứu rỗi diệu kỳ. Đức Maria đã được chọn từ muôn thưở: “Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ “.Thánh Phaolô đã khẳng quyết: “Khi đến thời viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con của Người, sinh bởi người nữ, sinh dưới quyền lề luật, để cứu chuộc những kẻ dưới quyền lề luật, ngõ hầu ta được chịu lấy quyền nghĩa tử” (Gl 4,4). Chính người Con đó, Đức Giêsu Kitô, sẽ thực hiện lời hứa “đạp dập đầu con rắn” mà Thiên Chúa đã công bố thuở xưa. Người nữ đó chính là Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Đấng Cứu Chuộc. Đức Trinh Nữ ấy đã được Đức Piô IX long trọng công bố trong tín điều Vô Nhiễm : “Ta tuyên bố rằng Đức Trinh Nữ rất thánh đã được gìn giữ khỏi mọi tì ố tội tổ tông… ngay từ buổi đầu tượng thai”.
Như thế, rõ ràng mầu nhiệm “Vô Nhiễm Nguyên Tội” là một lộ trình đức tin của Dân Chúa. Hồng Ân này, huyền nhiệm này nắm giữ một vai trò, một ý nghĩa, một điều kiện có tính quyết định trong con đường dẫn tới hạnh phúc vĩnh hằng của nhân loại. Nói cách khác, hông ân “Vô Nhiễm” của Đức Trinh Nữ Maria chính là “Tin mừng về cuộc chiến thắng của tình yêu cứu độ của Thiên Chúa”.
Tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội bắt nguồn từ trong Thánh Kinh và lớn lên trong đức tin đơn thành và bình dân của tín hữu thời Giáo Hội Sơ Khai. Ngay từ thế kỷ thứ II, các Thánh Giáo Phụ Justinô và Irénée de Lyon đã ngợi khen sự thánh thiện của Đức Maria. Giáo Hội Đông Phương đã mừng Lễ Mẹ Vô Nhiễm từ thế kỷ thứ VII. Vào năm 1432, công đồng Bâle đã coi mầu nhiệm này như một tâm điểm của lòng tin. Vào thế kỷ XIX, sau khi Đức Mẹ hiện ra với Thánh Catherine Labouré tại nguyện đường nhà Dòng Nữ Tử Bác Ai năm 1830, sau đó Đức Thánh Cha Piô IX đã long trọng ban bố tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội vào ngày 8.12.1854. Bốn năm sau đó, vào ngày 25.3.1858, Đức Mẹ hiện ra tại hang đá Massabielle Lộ Đức, với thánh nữ Bernadette Soubirous. Đức Mẹ đã xác nhận tín điều trên đây khi tự xưng mình là “Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội”.
Hồng ân “Vô Nhiễm Nguyên Tội” tô thắm vẽ đẹp tuyệt mỹ của Đức Mẹ. Mẹ đầy ơn Chúa. Mẹ đẹp thánh thiện. Mẹ đẹp cao quý. Mẹ tuyệt mỹ vì niềm tin đơn sơ và cuộc sống khiêm nhường. Nét đẹp ấy thoang thoảng như như một hương thơm hảo hạng toả ra lôi cuốn. Nét đẹp ấy mặn mà như thứ muối thiêng liêng. Nét đẹp ấy lung linh như ánh sáng dịu mát. Nét đẹp ấy huyền diệu như âm nhạc dịu êm mời gọi con người nâng tâm hồn lên tới Chúa.
Hồng ân “Vô Nhiễm Nguyên Tội” là một biểu hiện cụ thể và tròn đầy kết quả viên mãn của ơn cứu độ do Đức Kitô mang lại cho phần tử ưu tú nhất của nhân loại. Đức Maria gắn bó mật thiết với mầu nhiệm “Con Chúa xuống thế làm người”, như sách Giáo Lý chung của Hội Thánh đã viết : “Để làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Đức Maria “đã được Chúa ban cho nhiều ơn xứng với nhiệm vụ cao cả ấy”. Những đặc ân của Đức Maria chính là kết quả đi trước của cuộc Vượt Qua của Đức Kitô, như sách giáo lý xác tín : “Mẹ có được sự thánh thiện tuyệt vời, có một không hai “ngay từ lúc tượng thai” hoàn toàn là do Đức Kitô : Mẹ được cứu chuộc cách kỳ diệu nhờ công nghiệp Con của Mẹ” (GLCG # 56). Ngoài ra, đặc ân Vô Nhiễm cũng còn tiên báo hình ảnh đích thực của Hội Thánh vào ngày cánh chung, ngày mà Dân Chúa sẽ được tác thành như “một trinh nữ vẹn toàn”. Tất cả những nội dung đó đã được tóm kết trong kinh Tiền Tụng lễ Mẹ Vô Nhiễm hôm nay :“Chúa đã gìn giữ Đức Trinh Nữ Maria rất thánh khỏi mọi vết nhơ nguyên tội, để chọn Người đầy ơn phúc xứng đáng làm Mẹ Con Chúa, và chỉ cho chúng ta thấy nơi Người là khởi điểm Hội Thánh xinh đẹp, không vết nhăn, là bạn Con Chúa”.
Mẹ Maria chính là thụ tạo đầu tiên hưởng được lời hứa cứu độ mà Thiên Chúa công bố ngay buổi đầu với Nguyên tổ. Với đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ Maria trở thành một chứng nhân cụ thể cho tình yêu bao la của Thiên Chúa dành cho toàn thể nhân loại. Chính vì thế, trong ngày lễ hôm nay, Giáo Hội đã mượn lời Thánh Vịnh 97 để cùng hát lên trong hân hoan cảm tạ : “Hãy ca tụng Chúa một bài ca mới.Vì Người đã thực hiện những việc lạ lùng…Chúa đã công bố ơn cứu độ, đã tỏ sự công chính Người trước mặt chư dân…mọi dân trên khắp cùng bờ cõi trái đất đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta…”
Với đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ Maria được quyền năng và tình yêu Thiên Chúa đổ tràn.Mẹ được khỏi tội tổ tông và được đầy ơn ơn sủng ngay từ trong lòng Mẹ. Quyền năng và tình yêu Chúa bao phủ suốt cả đời Mẹ trên từng ý nghĩ, từng tình cảm, từng mỗi hành động, từng mỗi bước đi... khiến cho tâm hồn Mẹ luôn hướng về Chúa mà tạ ơn và ngợi khen liên lỉ. Đặc ân cao trọng này chính là sự thánh thiện tinh tuyền của Mẹ, vốn đã được “Thánh Thần ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao rợp bóng trên bà” (Lc 1,35).
Giáo hội cùng hiệp ý chung lời với Mẹ ngợi khen tạ ơn Thiên Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới, từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc”.
Những lời ngợi ca đó nói lên tất cả tâm hồn của Mẹ. Đó là toát lược cả cuộc đời Mẹ, cả chương trình sống của Mẹ, là con đường tu đức của Mẹ: mãi mãi là người nữ tỳ khiêm tốn, luôn phó thác hoàn toàn trong tay Chúa toàn năng và nhân hậu, hằng dâng lời ngợi khen tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh cuộc sống.
Cử hành lễ Mẹ Vô Nhiễm giữa Mùa Vọng, cộng đoàn chúng ta được nhắc nhở thêm nữa về thái độ sữa dọn tâm hồn xứng đáng để đón mừng mầu nhiệm Giáng Sinh, nhất là để từng ngày cộng tác với ân sủng hầu biến cuộc sống trở thành một mãnh đất tốt để Lời Chúa kết trái đơm hoa, như mãnh đất tâm hồn trong trắng của Đức Maria, tinh hoa của bao ngàn năm mong đợi.
Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm: Đóa Sen Trinh Trắng giữa đời.
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
22:04 07/12/2011
Dẫn nhập đầu lễ : Kính thưa ông bà và anh chị em,
Đại lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm hôm nay mang 2 ý nghĩa :
- Trước hết, đây là dịp để toàn Dân Chúa kỷ niệm ngày Đức Piô IX long trọng công bố Tín Điều “Vô Nhiễm Nguyên Tội” cách đây (157 năm : 8.12.1854 - 8.12.2011),
- Thứ đến, phụng vụ ngày lễ trọng hôm nay mời gọi toàn thể cộng đoàn chúng ta tiến bước trên lộ trình Mùa Vọng, tiến đến với Đức Kitô, Đấng mang lại ơn cứu độ chiến thắng ác thần và tội lỗi mà hồng ân Vô Nhiễm của Đức Trinh Nữ Maria là một hiện thực khởi đầu.
Cùng với Đức Trinh nữ Vô Nhiễm, với muôn thần thánh trên trời, với những người chọn Đức Maria Vô Nhiễm làm bổn mạng, chúng ta cùng hiệp dâng thánh lễ cao rao hồng ân cứu rỗi của Thiên Chúa và nài xin muôn ân lộc xác hồn.
Giờ đây, chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi chúng ta để xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh.
Giảng Lời Chúa :
Ngày 8.12.2008, linh mục thi sĩ Trăng Thập Tự cùng một nhóm văn nghệ sĩ Công Giáo đã có sáng kiến mở một cuộc thi xướng họa thơ Đường Luật tôn vinh Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội với chủ đề “SEN GIỮA LẦY” để cổ võ sống và thực hành nhân đức khiết trinh. Bài thơ đề xướng của Trăng Thập Tự đã viết :
Về thăm vườn cũ thuở Ê-đen
Thanh thoát ô kìa một đóa sen.
Trong trắng giữa lầy trong trắng gọi
Lặng thầm trên sóng lặng thầm khen.
Gọi mời ai giữ gìn cao quý
Khen ngợi Ai thương đoái mọn hèn.
Hướng tạ ơn Trời chưa nháy mắt
Ngoảnh nhìn sen đã nở đua chen
Với hồng ân Vô Nhiễm, quả thật, Mẹ Maria một “đóa sen trinh trắng” tuyệt vời nhất, cao cả nhất trong suốt dòng lịch sử của nhân loại. Hôm nay, Hội Thánh qua Phụng vụ Lễ Vô Nhiễm, mời gọi chúng ta cùng dừng lại để suy niệm và khai triển ý nghĩa huyền nhiệm cao cả nầy trong cuộc hành trình đức tin của chính mình.
1. Mầu Nhiềm Vô Nhiễm trong ý nghĩa Phụng vụ
Mượn lời của sứ ngôn I-sa-ia, vị tiên tri được đọc nhiều nhất trong Mùa Vọng, Phụng Vụ lễ Mẹ Vô Nhiễm đã khai mạc bằng những lời đầy hoan vui phấn khởi : “Tôi hân hoan vui sướng trong Đức Gia-vê, tâm hồn tôi nhảy mừng trong Thiên Chúa tôi thờ, vì Người đã mặc cho tôi áo cứu độ. Chiến bào công chính, Người phủ lên tôi như tân lang chỉnh tề đai mão và tân nương phục sức huy hoàng” (Is 61,10).
Mà cũng đúng thôi, vì nội dung ý nghĩa của ngày lễ Mẹ Vô Nhiễm hôm nay, quả thật, đã gắn liền với thời điểm quan trọng của lịch sử cứu rỗi, liên quan đến số phận ngàn đời của nhân loại : Ngày cứu độ đã tới, ngày “con rắn dữ sắp bị đạp dập đầu”, ngày tội lỗi sẽ bị đánh bại… ; và có thể nói được : Lễ mẹ Vô Nhiễm chính là cánh cửa thiêng liêng mở ra để đoàn Dân Chúa đĩnh đạc bước tới cử hành mầu nhiệm Nhập Thể. Với cử hành lễ Mẹ Vô Nhiễm hôm nay, quả thật “Mùa Xuân đang trở về giữa Mùa Vọng” theo như cách ví von giữa hai lễ Vô Nhiễm và Giáng Sinh của R.A. Knox mà chúng ta đọc thấy trong tác phẩm “Feast of the Liturgical Year” (Những ngày lễ của Năm Phụng Vụ) :
“Ngày lễ trước (Vô Nhiễm) tiên báo dấu chỉ mùa xuân sẽ đến đang khi còn mùa đông, lúc vạn vật dường như đang chết, như sự xuất hiện của những mầm xanh đang nhú lên. Tương tự, giữa một thế gian đang nhiễm vương tội lỗi và chìm trong vô vọng, Đức Maria Vô Nhiễm tiên báo sự phục hồi sắp đến cho tình trạng trong sạch của nhân loại. Chúng ta có thể cảm nghiệm sự phát triển đang đến giống như chúng ta cảm thấy một bông hoa sẽ tươi nở khi nhìn thấy một chiếc nụ còn chúm chím. Khắp thế gian vẫn đang mùa đông giá lạnh, trừ mái nhà của ông Joachim, nơi bà Anna đã hạ sinh một bé gái. Mùa xuân đã khởi đầu từ đó” (R.A.Knox, Feast of the Liturgical Year, p. 298).
Tuy nhiên để cảm nhận cách sâu xa mầu nhiệm “Vô Nhiễm Nguyên Tội”, không gì hơn là chúng ta cùng lắng nghe những chỉ dẫn của Lời Mặc Khải qua Thánh Kinh và Thánh Truyền.
2/. Mầu nhiệm Vô Nhiễm dưới ánh sáng mặc khải Thánh Kinh :
Bđ1 hôm nay trích sách Sáng Thế đã loan báo rằng : con người được tạo dựng trong yêu thương và được ân ban cuộc sống hạnh phúc ngay từ thuở ban đầu. Tuy nhiên, “địa đàng hạnh phúc ấy không may đã khép lại với tổ tông loài người”. Còn lại chăng là sự “trần truồng và xấu hổ : “Ai đã chỉ cho ngươi biết ngươi biết rằng ngươi trần truồng, há chẳng phải tại ngươi đã ăn trái cây mà Ta cấm ngươi không được ăn ư ?”. Đánh mất địa đàng, con người cũng mất luôn hạnh phúc vĩnh hằng. May thay, cũng ngay từ giây phút đầu tiên oan nghiệt ấy, Thiên Chúa tình yêu đã hé mở một tia hy vọng : “Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ, giữa miêu duệ mi và miêu duệ người đó. Người miêu duệ đó sẽ đạp nát đầu mi”. Đó chính là “Tin Mừng đầu tiên”, Tin Mừng nguyên thủy, và niềm hy vọng chạy dài xuyên suốt lịch sử con người từ buổi hồng hoang cho đến ngày Lời hứa được thực hiện cách dứt khoát, ngày mà thiên sứ Gáp-bri-en lặng lẽ mang tin vui vĩ đại từ trời đến báo tin cho một người thôn nữ mà nội dung đã chất chứa ngay trong câu chào chúc của giây phút ban đầu diện kiến mà Tin Mưng hôm nay vừa thuật lại : “Mừng vui lên hỡi Đấng Đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng Bà” (TM).
Quả thật, trong chương trình cứu rỗi diệu kỳ của Thiên Chúa, điểm đến quyết định lại có mặt một bóng hình phụ nữ như lời Thánh Phaolô : “Khi đến thời viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con của Người, sinh bởi người nữ, sinh dưới quyền lề luật, để cứu chuộc những kẻ dưới quyền lề luật, ngõ hầu ta được chịu lấy quyền nghĩa tử” (Gl 4,4),
Và đó lại là tiêu đích của chương trình tình yêu cứu độ của Thiên Chúa mà đặc ân Vô Nhiễm chính là kết quả đầu tiên dành cho phần tử ưu tú nhất của nhân loại như lời của bài thánh thi Ê-phê-sô trong Bài đọc 2 hôm nay đã khẳng quyết :
“Trong Đức Kitô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người” (BĐ2).
3/. Mầu nhiệm Vô Nhiễm dưới ánh sáng mặc khải của Thánh Truyền :
Những gì Thánh Kinh đã khẳng định đó, đã được Dân Chúa suy tư, nghiền ngẫm và thể hiện qua bao chặng đường lịch sử, để cuối cùng đã đọng lại trong lời định tín của Đức Piô IX trong tín điều “Vô Nhiễm ngày 8.12.1854 : “Ta tuyên xưng, công bố và xác quyết rằng tín điều nầy đã được Thiên Chúa mặc khải và vì thế phải được mọi tín hữu tin nhận cách chắc chắn, không được rút lại. Cụ thể, tín điều nầy xác quyết rằng Đức Trinh Nữ Rất Thánh Maria ngay từ giây phút đầu tiên được tượng thai – nhờ ân ban và đặc sủng vô song Thiên Chúa toàn năng ban cho và nhờ công trạng của Đức Giê-su Ki-tô – đã được gìn giữ khỏi mọi vương vấn nguyên tội”. (Tự điển Đức Mẹ, trang 628).
Tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên tội, mặc dầu mới được Đức Giáo Hoàng Piô 9 công bố năm 1854 sau hơn 19 thế kỷ hành trình đức tin, nhưng niềm tin vào đặc ân cao cả nầy của Đức Maria đã đi vào tâm thức của Dân Chúa ngay từ đầu, và được củng cố dọc dài theo năm tháng. Ngay từ thế kỷ thứ II, các Thánh Giáo Phụ Justinô và Irénée de Lyon đã ngợi khen sự thánh thiện của Đức Maria. Giáo Hội Đông Phương đã mừng Lễ Mẹ Vô Nhiễm ngay từ thế kỷ thứ VII. Vào năm 1432, công đồng Bâle đã coi mầu nhiệm này như một tâm điểm của lòng tin.
Nhưng có lẽ đặc biệt nhất chính là sự kiện hi hữu nầy : chưa đầy 4 năm sau biến cố định tín tín điều Vô Nhiễm (8.12.1854), vào ngày 25 tháng Ba năm 1858, Đức Mẹ hiện ra tại hang đá Massabielle ở Lộ Đức, với thánh nữ Bernadette Soubirous, đã mặc nhiên xác nhận tín điều trên đây khi tự xưng mình là "Que soy era Immaculada Counceptiou”, có nghĩa là “Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội”.
Dù được diễn tả bằng một ngôn ngữ hay biểu tượng nào chăng nữa, thì hồng ân “Vô nhiễm thai” của Đức Maria chính là một biểu hiện cụ thể và tròn đầy kết quả viên mãn của ơn cứu độ do Đức Ki-tô mang lại cho phần tử ưu tú nhất của nhân loại, phần tử có liên hệ mật thiết nhất với mầu nhiệm “Con Chúa xuống thế làm người”, như sách Giáo Lý chung của Hội Thánh đã khẳng quyết : “Để làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Đức Maria “đã được Chúa ban cho nhiều ơn xứng với nhiệm vụ cao cả ấy”. Và Hội Thánh, trong đức tin truyền thông của mình, đã luôn hiểu rằng : hồng ân Vô Nhiễm chính là kết quả đi trước của cuộc Vượt Qua của Đức Kitô, Con Ngài : “Mẹ có được sự thánh thiện tuyệt vời, có một không hai “ngay từ lúc tượng thai” hoàn toàn là do Đức Kitô : Mẹ được cứu chuộc cách kỳ diệu nhờ công nghiệp Con của Mẹ” (SGL 56).
Ngoài ra, đặc ân Vô nhiễm cũng còn tiên báo hình ảnh đích thực của Hội Thánh vào ngày cánh chung, ngày mà Dân Chúa sẽ được tác thành như “một trinh nữ vẹn toàn”. Tất cả những nội dung đó đã được tóm kết trong kinh Tiền Tụng lễ Vô Nhiễm hôm nay :
“Chúa đã gìn giữ Đức Trinh Nữ Maria rất thánh khỏi mọi vết nhơ nguyên tội, để chọn Người đầy ơn phúc xứng đáng làm Mẹ Con Chúa, và chỉ cho chúng ta thấy nơi Người là khởi điểm Hội Thánh xinh đẹp, không vết nhăn, là bạn Con Chúa”.
Nếu “Vô Nhiễm” là một đặc ân vĩ đại dành cho Mẹ Maria, thì điều nầy có làm cho Mẹ trở nên thụ động và mất hết khả năng tự do để đáp trả thánh ý Thiên Chúa không ?
Tin Mừng hôm nay đã trả lời vấn nạn đó. Mẹ đã dành cả cuộc đời để không ngừng thực hiện hai tiếng “Xin Vâng”, một cuộc đời mà bóng Thập Giá của Con yêu dấu đã theo suốt trên muôn nẻo đường từ Bê Lem đến Núi Sọ.
Như vậy, hôm nay, khi cử hành lễ Mẹ Vô Nhiễm giữa Mùa Vọng, cộng đoàn chúng ta được nhắc nhở thêm nữa về thái độ sữa dọn tâm hồn xứng đáng để đón mừng mầu nhiệm Giáng Sinh, nhất là để từng ngày cọng tác với ân sủng hầu biến cuộc sống trở thành một mảnh đất tốt để Lời Chúa kết trái đơm hoa, như mảnh đất tâm hồn trong trắng của Đức Maria, tinh hoa của bao ngàn năm mong đợi mà một câu thơ cổ đã dành riêng để ca tụng Mẹ :
“Vạn phương khát vọng từ vân vũ hóa nhi,
Nhất phiến cô hoài tịnh thổ sản phúc quả”
Hay như chính Lời của Đức Kitô đã tế nhị khen tặng Mẹ mình :
“Càng có phúc hơn cho những ai nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa” (Lc 11,26)
Để có được mảnh đất tâm hồn như thế, để chiếm được hạnh phúc đích thực, chắc chắn chúng ta phải cố gắng từng ngày cùng với Mẹ Maria lặp lại lời “Xin Vâng”, cùng với Mẹ từng ngày luôn tỉnh táo trong khiêm hạ, lắng nghe, đón nhận và tuân giữ Lời Thiên Chúa cho dẫu phải đi ngang qua nẻo đường thập giá.
Lạy Đức Maria Vô Nhiễm, xin cầu cho chúng con. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tổ chức trợ giúp Giáo Hội cần giúp đỡ ACN trực thuộc Vatican
Nguyễn Long Thao
10:51 07/12/2011
Tổ chức trợ giúp Giáo Hội Cần Giúp Đỡ ACN trở thành tổ chức Giáo Hoàng
ROME, 6/12/2011 (Zenit.org). - Tổ chức từ thiện Công Giáo quốc tế viện trợ cho Giáo Hội cần giúp đỡ có tên gọi tắt là ACN (Aid to the Church in Need) đã được Đức Thánh Cha Benedict XVI nâng lên hàng tổ chức thuộc giáo hoàng.
ĐGH ký ban bố quyết định này bằng một văn bản thủ bút tiếng Latin
Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Sĩ là Đức Hồng Y Mauro Piacenza làm Chủ Tịch và ĐHY đã đề cử ông Baron Johannes Heereman von Zuydtwyck giữ chức chủ tịch điều hành. Việc bổ nhiệm này có hiệu lực ngày 1 tháng 12.
Trụ sở chính thức của tổ chức đặt ở Vatican nhưng trụ sở quốc tế của ACN sẽ vẫn ở Königstein, gần Frankfurt am Main, Đức. Tổ chức này cũng có 17 văn phòng cấp quốc gia ở châu Âu, Nam Bắc Mỹ và Úc châu.
Hơn 600.000 thành viên và các nhà hảo tâm hỗ trợ cho tổ chức này và hàng năm tổ chức đã viện trợ cho khoảng 5.000 dự án lớn nhỏ ở hơn 140 quốc gia trên thế giới. Trong năm 2010, tổng số tiền tổ chức quyên góp được lên đến € 85 triệu tức khoản $ 114,000,000 dollars.
ROME, 6/12/2011 (Zenit.org). - Tổ chức từ thiện Công Giáo quốc tế viện trợ cho Giáo Hội cần giúp đỡ có tên gọi tắt là ACN (Aid to the Church in Need) đã được Đức Thánh Cha Benedict XVI nâng lên hàng tổ chức thuộc giáo hoàng.
ĐGH ký ban bố quyết định này bằng một văn bản thủ bút tiếng Latin
Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Sĩ là Đức Hồng Y Mauro Piacenza làm Chủ Tịch và ĐHY đã đề cử ông Baron Johannes Heereman von Zuydtwyck giữ chức chủ tịch điều hành. Việc bổ nhiệm này có hiệu lực ngày 1 tháng 12.
Trụ sở chính thức của tổ chức đặt ở Vatican nhưng trụ sở quốc tế của ACN sẽ vẫn ở Königstein, gần Frankfurt am Main, Đức. Tổ chức này cũng có 17 văn phòng cấp quốc gia ở châu Âu, Nam Bắc Mỹ và Úc châu.
Hơn 600.000 thành viên và các nhà hảo tâm hỗ trợ cho tổ chức này và hàng năm tổ chức đã viện trợ cho khoảng 5.000 dự án lớn nhỏ ở hơn 140 quốc gia trên thế giới. Trong năm 2010, tổng số tiền tổ chức quyên góp được lên đến € 85 triệu tức khoản $ 114,000,000 dollars.
Ngoại Trưởng Tòa Thánh Bênh Vực Tự Do Tôn Giáo
G. Trần Đức Anh OP
11:07 07/12/2011
Ngoại Trưởng Tòa Thánh Bênh Vực Tự Do Tôn Giáo
VILNIUS. Ngoại trưởng Tòa Thánh, Đức TGM Dominique Mamberti, kêu gọi các nước Âu Châu tiếp tục bảo vệ quyền tự do tôn giáo và gia tăng nỗ lực chống lại nạn buôn người.
Đức TGM Mamberti đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài tham luận tại Hội đồng thứ 18 cấp Bộ trưởng của tổ chức an ninh và cộng tác Âu Châu, gọi tắt là OSCE, nhóm tại Vilnius, thủ đô Lituani, trong hai ngày mùng 6 và 7-12-2011 với sự tham dự của các ngoại trưởng của 57 nước Âu Châu, Hoa Kỳ và Canada. Ngài nhận định rằng tổ chức OSCE từ nhiều năm nay vẫn dấn thân bênh vực các quyền tự do căn bản và nhân quyền.. Trong số các tự do cơ bản ấy có quyền tự do tôn giáo. Hội nghị Thượng đỉnh hồi năm ngoái của tổ chức này tại Astana, thủ đô Kazachstan, đã tuyên bố rõ ràng rằng: ”Cần cố gắng nhiều hơn nửa để thăng tiến tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, và bài trừ sự bất bao dung và kỳ thị”. Mặc dù được cộng đồng quốc tế và hiến pháp của nhiều quốc gia lập đi lập lại, nhưng quyền tự do tôn giáo tiếp tục bị vi phạm tại nhiều nơi ngày nay”.
Trong Sứ điệp nhân ngày hòa bình thế giới đầu năm nay (2011), ĐTC Biển Đức 16 nhận xét rằng ”hiện nay, các tín hữu Kitô là nhóm tôn giáo bị bách hại nhiều nhất vì đức tin. Nhiều Kitô hữu hằng ngày phải chịu xỉ nhục và nhiều khi sinh mạng của họ bị lâm nguy vì họ theo đuổi sự thật, và niềm tin nơi Chúa Giêsu Kitô, cũng như vì tha thiết yêu cầu tôn trọng tự do tôn giáo. Tình trạng này không thể chấp nhận được, vì nó xúc phạm đến Thiên Chúa và phẩm giá con người; hơn nữa nó đe dọa an ninh và hòa bình, và là cản trở việc đạt tới sự phát triển nhân bản đích thực và toàn diện” (n.1).
Ngoại trưởng Tòa Thánh cho biết hiện có hơn 200 triệu Kitô hữu, thuộc các hệ phái khác nhau, đang gặp khó khăn vì những cơ cấu luật pháp và văn hóa, làm cho họ bị kỳ thị. Ngài kêu gọi tiếp tục thi hành quyết định của Hội nghị hồi tháng 9 năm ngoái ở Roma về việc ”phòng ngừa và đáp lại những vụ oán ghét và tội ác chống lại các tín hữu Kitô”, đồng thời khuyến khích các nước phúc trình vì những tội ác oán ghét chống Kitô hữu.
Đức TGM cổ võ việc cử hành Ngày Thế giới chống bách hại và kỳ thị Kitô hữu. Việc cử hành này có thể là một dấu hiệu quan trọng cho thấy các chính phủ thực tâm muốn đối phó với vấn đề nghiêm trọng này.
Sau cùng, về tệ nạn buôn người, nhất là các phụ nữ và trẻ vị thành niên, không những để khai thác tình dục, nhưng còn để bóc lột sức lao động của họ hoặc dùng như những nô lệ tại gia, Đức TGM Mamberti tố giác hiện tượng này trở thành một doanh nghiệp phồn thịnh, có liên hệ tới nhiều quốc gia nguyên quán, chuyển tiếp và các nước tiếp nhận. Ngài nói:
”Để chống lại tai ương buôn người với quyết tâm mạnh mẽ và những kết quả cụ thể hơn, cần có sự phối hợp các nỗ lực: cần có một tâm thức qui trọng tâm vào phẩm giá có một không hai của con người, cần trừng phạt thích đáng những kẻ buôn người, chiến đấu chống nạn tham ô hối lộ, giáo dục đúng đắn tại học đường về quan hệ hỗ tương giữa người nam và người nữ, các cơ quan truyền thông cần thông tin đúng đắn về những thiệt hại do nạn buôn người gây ra. (SD 7-12-2011)
G. Trần Đức Anh OP
VILNIUS. Ngoại trưởng Tòa Thánh, Đức TGM Dominique Mamberti, kêu gọi các nước Âu Châu tiếp tục bảo vệ quyền tự do tôn giáo và gia tăng nỗ lực chống lại nạn buôn người.
Đức TGM Mamberti đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài tham luận tại Hội đồng thứ 18 cấp Bộ trưởng của tổ chức an ninh và cộng tác Âu Châu, gọi tắt là OSCE, nhóm tại Vilnius, thủ đô Lituani, trong hai ngày mùng 6 và 7-12-2011 với sự tham dự của các ngoại trưởng của 57 nước Âu Châu, Hoa Kỳ và Canada. Ngài nhận định rằng tổ chức OSCE từ nhiều năm nay vẫn dấn thân bênh vực các quyền tự do căn bản và nhân quyền.. Trong số các tự do cơ bản ấy có quyền tự do tôn giáo. Hội nghị Thượng đỉnh hồi năm ngoái của tổ chức này tại Astana, thủ đô Kazachstan, đã tuyên bố rõ ràng rằng: ”Cần cố gắng nhiều hơn nửa để thăng tiến tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, và bài trừ sự bất bao dung và kỳ thị”. Mặc dù được cộng đồng quốc tế và hiến pháp của nhiều quốc gia lập đi lập lại, nhưng quyền tự do tôn giáo tiếp tục bị vi phạm tại nhiều nơi ngày nay”.
Trong Sứ điệp nhân ngày hòa bình thế giới đầu năm nay (2011), ĐTC Biển Đức 16 nhận xét rằng ”hiện nay, các tín hữu Kitô là nhóm tôn giáo bị bách hại nhiều nhất vì đức tin. Nhiều Kitô hữu hằng ngày phải chịu xỉ nhục và nhiều khi sinh mạng của họ bị lâm nguy vì họ theo đuổi sự thật, và niềm tin nơi Chúa Giêsu Kitô, cũng như vì tha thiết yêu cầu tôn trọng tự do tôn giáo. Tình trạng này không thể chấp nhận được, vì nó xúc phạm đến Thiên Chúa và phẩm giá con người; hơn nữa nó đe dọa an ninh và hòa bình, và là cản trở việc đạt tới sự phát triển nhân bản đích thực và toàn diện” (n.1).
Ngoại trưởng Tòa Thánh cho biết hiện có hơn 200 triệu Kitô hữu, thuộc các hệ phái khác nhau, đang gặp khó khăn vì những cơ cấu luật pháp và văn hóa, làm cho họ bị kỳ thị. Ngài kêu gọi tiếp tục thi hành quyết định của Hội nghị hồi tháng 9 năm ngoái ở Roma về việc ”phòng ngừa và đáp lại những vụ oán ghét và tội ác chống lại các tín hữu Kitô”, đồng thời khuyến khích các nước phúc trình vì những tội ác oán ghét chống Kitô hữu.
Đức TGM cổ võ việc cử hành Ngày Thế giới chống bách hại và kỳ thị Kitô hữu. Việc cử hành này có thể là một dấu hiệu quan trọng cho thấy các chính phủ thực tâm muốn đối phó với vấn đề nghiêm trọng này.
Sau cùng, về tệ nạn buôn người, nhất là các phụ nữ và trẻ vị thành niên, không những để khai thác tình dục, nhưng còn để bóc lột sức lao động của họ hoặc dùng như những nô lệ tại gia, Đức TGM Mamberti tố giác hiện tượng này trở thành một doanh nghiệp phồn thịnh, có liên hệ tới nhiều quốc gia nguyên quán, chuyển tiếp và các nước tiếp nhận. Ngài nói:
”Để chống lại tai ương buôn người với quyết tâm mạnh mẽ và những kết quả cụ thể hơn, cần có sự phối hợp các nỗ lực: cần có một tâm thức qui trọng tâm vào phẩm giá có một không hai của con người, cần trừng phạt thích đáng những kẻ buôn người, chiến đấu chống nạn tham ô hối lộ, giáo dục đúng đắn tại học đường về quan hệ hỗ tương giữa người nam và người nữ, các cơ quan truyền thông cần thông tin đúng đắn về những thiệt hại do nạn buôn người gây ra. (SD 7-12-2011)
G. Trần Đức Anh OP
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho người di cư, và khuyến khích sự trợ giúp quốc tế
Bùi Hữu Thư
15:49 07/12/2011
VATICAN CITY (CNS) -- Đức Thánh Cha Benedict XVI bầy tỏ mối ưu tư về hàng triệu người di cư trên thế giới, và khuyến khích các cơ quan trợ giúp họ.
Đức Thánh Cha nói trong lúc ban phép lành buổi trưa ngày 4 tháng 12: "Tôi dâng lên Thiên Chúa tất cả những ai, thường bị buộc phải rời khỏi quê hương, hay là những người vô tổ quốc. Trong khi tôi khuyến khích sự tương trợ đối với họ, tôi cầu nguyện cho những ai đang cố gắng hết sức để bảo vệ và trợ giúp những người anh chị em này đang ở trong các tình trạng khẩn cấp, dù chính bản thân họ gặp phải nhiều khó khăn và nguy hiểm."
Đức Thánh Cha ghi nhận ngày kỷ niệm sắp tới của hội nghị quốc tế được tổ chức để trợ giúp người di cư trên toàn thế giới.
Vào đầu tháng 12, các đaị biểu của các chính phủ đã họp tại Geneva để đánh dấu ngày kỷ niệm năm thứ 60 Tổ Chức Quốc Tế về Di Dân được thành lập, và thảo luận về các vấn đề di cư.
Ngày hôm sau, Vatican tuyên bố là tổ chức quốc tế này đã chấp nhận Tòa Thánh như một quốc gia có toàn quyền tham dự.
Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, đại diện Vatican tại tổ chức quốc tế có trụ sở tại Geneva, nói với phóng viên đài phát thanh Vatican ngày 54 tháng 12: "Vào lúc chúng ta đang thấy có một sự gia tăng liên tục về di cư, tị nạn và những người du mục vì nhiều lý do khác nhau, điều cần thiết là phải tham gia vào các nỗ lực của cộng đồng quốc tế để mang lại một cái gì đặc biệt, một điều độc đáo của Tòa Thánh: đó là tiếng nói của đaọ lý."
Đức Tổng Giám Mục nói: Trong nhiều thế kỷ, người Công Giáo đã trợ giúp quảng đại những người di cư và tị nạn "bất kể tôn giáo, mầu da hay tình trạng pháp lý của họ. Đây là vấn đề con người, phẩm giá của con người phải được chú ý, và thường gặp nguy khốn trong các hoàn cảnh bị loại ra bên lề của xã hội vì phải di chuyển từ một quốc gia này sang một quốc gia khác."
Đức Tổng Giám Mục nói: "Là thành viên thực sự của Tổ Chức Di Dân Quốc Tế, thay vì chỉ là một quan sát viên thường trực như Vatican trước đây cùng với một số cơ quan của Hoa Kỳ, sẽ giúp cho Vatican có một tiếng nói mạnh mẽ hơn trong một lãnh vực mà chính trị không quan trọng bằng việc đáp ứng các nhu cầu của con người.
Tham dự vào cuộc thảo luận khoáng đại ngày 5 tháng 12 tại Geneva, Đức Tổng Giám Mục Tomasi kêu gọi phải có các nỗ lực lớn hơn để cổ võ "một nhận định tích cực về người di cư," nhất là vào lúc những khó khăn về kinh tế đã đưa dẫn tới một cảm nghĩ sai lầm là những người mới tới đang chiếm đoạt công ăn việc làm của người khác và là một gánh nặng cho xã hội."
Đức Tổng Giám Mục nói "Có một bằng chứng rõ ràng và tích lũy nhiều về sự đóng góp kinh tế tích cực của người di cư cho quốc gia mới của họ qua thuế má họ trả, qua những doanh nghiệp họ khởi sự và các dịch vụ khác nhau họ cung ứng trong những việc làm được coi là không hấp dẫn trong xã hội, mặc dầu cần thiết, cho đến việc chăm sóc những thành viên trong gia đình bị tật nguyền, già nua hay trẻ em."
Đức Thánh Cha nói trong lúc ban phép lành buổi trưa ngày 4 tháng 12: "Tôi dâng lên Thiên Chúa tất cả những ai, thường bị buộc phải rời khỏi quê hương, hay là những người vô tổ quốc. Trong khi tôi khuyến khích sự tương trợ đối với họ, tôi cầu nguyện cho những ai đang cố gắng hết sức để bảo vệ và trợ giúp những người anh chị em này đang ở trong các tình trạng khẩn cấp, dù chính bản thân họ gặp phải nhiều khó khăn và nguy hiểm."
Đức Thánh Cha ghi nhận ngày kỷ niệm sắp tới của hội nghị quốc tế được tổ chức để trợ giúp người di cư trên toàn thế giới.
Vào đầu tháng 12, các đaị biểu của các chính phủ đã họp tại Geneva để đánh dấu ngày kỷ niệm năm thứ 60 Tổ Chức Quốc Tế về Di Dân được thành lập, và thảo luận về các vấn đề di cư.
Ngày hôm sau, Vatican tuyên bố là tổ chức quốc tế này đã chấp nhận Tòa Thánh như một quốc gia có toàn quyền tham dự.
Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, đại diện Vatican tại tổ chức quốc tế có trụ sở tại Geneva, nói với phóng viên đài phát thanh Vatican ngày 54 tháng 12: "Vào lúc chúng ta đang thấy có một sự gia tăng liên tục về di cư, tị nạn và những người du mục vì nhiều lý do khác nhau, điều cần thiết là phải tham gia vào các nỗ lực của cộng đồng quốc tế để mang lại một cái gì đặc biệt, một điều độc đáo của Tòa Thánh: đó là tiếng nói của đaọ lý."
Đức Tổng Giám Mục nói: Trong nhiều thế kỷ, người Công Giáo đã trợ giúp quảng đại những người di cư và tị nạn "bất kể tôn giáo, mầu da hay tình trạng pháp lý của họ. Đây là vấn đề con người, phẩm giá của con người phải được chú ý, và thường gặp nguy khốn trong các hoàn cảnh bị loại ra bên lề của xã hội vì phải di chuyển từ một quốc gia này sang một quốc gia khác."
Đức Tổng Giám Mục nói: "Là thành viên thực sự của Tổ Chức Di Dân Quốc Tế, thay vì chỉ là một quan sát viên thường trực như Vatican trước đây cùng với một số cơ quan của Hoa Kỳ, sẽ giúp cho Vatican có một tiếng nói mạnh mẽ hơn trong một lãnh vực mà chính trị không quan trọng bằng việc đáp ứng các nhu cầu của con người.
Tham dự vào cuộc thảo luận khoáng đại ngày 5 tháng 12 tại Geneva, Đức Tổng Giám Mục Tomasi kêu gọi phải có các nỗ lực lớn hơn để cổ võ "một nhận định tích cực về người di cư," nhất là vào lúc những khó khăn về kinh tế đã đưa dẫn tới một cảm nghĩ sai lầm là những người mới tới đang chiếm đoạt công ăn việc làm của người khác và là một gánh nặng cho xã hội."
Đức Tổng Giám Mục nói "Có một bằng chứng rõ ràng và tích lũy nhiều về sự đóng góp kinh tế tích cực của người di cư cho quốc gia mới của họ qua thuế má họ trả, qua những doanh nghiệp họ khởi sự và các dịch vụ khác nhau họ cung ứng trong những việc làm được coi là không hấp dẫn trong xã hội, mặc dầu cần thiết, cho đến việc chăm sóc những thành viên trong gia đình bị tật nguyền, già nua hay trẻ em."
Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội: mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại
Nguyễn Trọng Đa
17:44 07/12/2011
Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội: mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại
Cha Stefano Cecchin trả lời về tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Mẹ
ROME – Ngày 8-12, người Công giáo trên thế giới mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Tại sao người Công giáo tôn kính Mẹ quá nhiều? Và tại sao việc Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Mẹ lại quan trọng như vậy?
Hãng tin Zenit hỏi các câu này và các câu khác với linh mục Stefano Cecchin, Dòng Anh em Hèn mọn (OFM), thư ký của Viện Hàn lâm Toà thánh Thánh mẫu Quốc tế.
ZENIT: Tại sao sự trinh tiết của Đức Maria là rất quan trọng?
Cha Cecchin: Sự trinh tiết của Đức Maria là một phần thiết yếu của đức tin Kitô giáo, vì nó đảm bảo rằng Chúa Giêsu là "Con Thiên Chúa" đã làm người trong cung lòng của một phụ nữ. Thánh Giuse, “chồng của Đức Maria "(Mt 1,20), không phải là người cha thực sự của Chúa Giêsu. Bởi vì tin mừng theo thánh Mátthêu nói tiếp rằng Đức Maria thụ thai Chúa Giêsu mà không hề có quan hệ với chồng mình (Mt 1,25). Những gì đã được tạo ra trong Đức Maria là do "quyền năng của Chúa Thánh Thần" (Mt 1,20), vì lý do này Chúa Kitô là con người, vì Ngài sinh ra từ một người nữ về tính nhân loại của Ngài, nhưng đồng thời Ngài là Thiên Chúa vì sự ra đời này phát sinh từ hành động của Chúa Ba Ngôi trong Đức Maria. Đức Maria là một người mẹ thực sự, vì thế Chúa Giêsu là một con người thực sự; Đức Maria là một trinh nữ, vì thế Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa: đây là một tổng hợp của đức tin Kitô giáo.
ZENIT: Đức Maria là ai?
Cha Cecchin: Mẹ Maria là “một trinh nữ đã thành hôn” với một người tên là Giuse, thuộc dòng dõi vua Đavít (Lc 1,26). Tin mừng không cho nhiều chi tiết về việc này. Chúng ta chỉ biết rằng Đức Maria là một người thân của bà Êlidabét, thuộc dòng tộc tư tế Aharon, và do đó thuộc một gia đình tư tế (Lc 1,5). Chúng ta nhìn thấy Đức Maria là một người nữ thông minh, và trước khi nói lời đồng ý với thiên thần, Đức Maria muốn hiểu những gì Thiên Chúa đã yêu cầu nơi Ngài. Luôn luôn chú ý đến Lời Chúa, Mẹ hằng giữ lời và suy niệm trong lòng. Là một người mẹ lo âu, Ngài đảm bảo rằng con trẻ được bọc trong quần áo và được đặt trong máng cỏ.
Lòng đau khổ, Ngài tìm kiếm Chúa Giêsu trong ba ngày cho đến khi Ngài đến Đền thánh và nhìn thấy Con Trẻ ở giữa các thầy dạy: chúng ta nghe những lời cuối cùng của Đức Maria và lời đầu tiên của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Thánh Luca. Tại Cana, Đức Maria lo lắng rằng đôi vợ chồng không còn rượu, và không hề sợ hãi, Đức Maria quay sang Chúa Giêsu, tin tưởng rằng Chúa có thể giải quyết vấn đề. Vì vậy, Đức Maria nói với các tôi tớ rằng "Người bảo gì thì hãy làm theo". Chúng ta thấy Đức Maria đứng bên cạnh Đấng Chịu Đóng Đinh, và Chúa phó thác Giáo hội cho Đức Maria, trong đó chúng ta thấy Đức Maria ở với các môn đệ của Chúa, sau khi Chúa về Trời. Đó là Mẹ Maria mà chúng ta biết từ các Tin mừng: người phụ nữ luôn sẵn sàng nghe Lời Chúa, và đưa Lời Chúa vào thực hành – Ngài là mẫu gương đẹp nhất của một môn đệ đích thực của Chúa Giêsu.
ZENIT: Tại sao Ngài được gọi là Maria?
Cha Cecchin: Maria là một cái tên rất cổ xưa, được tìm thấy trong các ngôn ngữ khác nhau của Trung Đông. Có vẻ như tên này xuất phát từ tiếng Ai Cập Myrhiam, có nghĩa là "công chúa". Các giải thích khác dịch là "Tôn nương" (chúng ta được viếng thăm bởi một mặt trời phát sinh từ trên cao, nghĩa là từ Maria), hoặc "Mare amamor" hay “Biển cay đắng”, vì các đau khổ mà Mẹ sẽ chịu đựng với Cuộc Khổ Nạn của Con Mẹ. Một số Giáo phụ giải thích tên của Mẹ là "Sao biển”. Kinh Thánh nhắc đến Myriam, em gái của ông Môsê. Trong mọi trường hợp, sách Tin mừng không cho chúng ta bất kỳ lời giải thích nào đằng sau tên của Mẹ.
ZENIT: Tại sao Đức Maria được Thiên Chúa chọn để đem Chúa Giêsu vào thế giới?
Cha Cecchin: Chính Đức Trinh Nữ đã trả lời câu hỏi này: "Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới” (Lc 1,48).
ZENIT: Các nhân đức của Mẹ Maria là gì?
Cha Cecchin: Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II nhắc nhở chúng ta rằng: Đức Maria "tỏa sáng ra cho cộng đồng những người được chọn như một mẫu gương của các nhân đức" (Thông điệp Redemptoris Mater, 6). Điều này là bởi vì Giáo Hội xem Đức Mẹ là sinh vật hoàn hảo nhất, vì "không ai đáp trả với một tình yêu lớn hơn tình yêu của Mẹ cho tình yêu bao la của Thiên Chúa" (Tông huấn Pastores Dabo vobis, 36). Các nhân đức của Mẹ là phù hợp cho việc thụ thai Chúa Giêsu, cho nhiệm vụ của Mẹ nuôi dưỡng Con Trẻ lớn lên trong “sự thánh thiện và ân nghĩa", cho hành trình của đức tin được phát triển trong việc đi theo Chúa Kitô, cho đến thời điểm cuộc Khổ Nạn và niềm vui Phục Sinh. Đức Maria là một phụ nữ giàu nhân đức, bởi vì mẹ là "người nữ trọn vẹn", có nghĩa là, Mẹ là một người đã sống trọn vẹn cuộc sống của con người.
ZENIT: Tại sao người Công giáo cầu nguyện rất nhiều với Đức Maria?
Cha Cecchin: Bởi vì họ là môn đệ của Chúa Giêsu, Đấng từ thập giá đã cho thấy rằng họ cần có Đức Maria làm “Mẹ của họ”.
Zenit: Làm thế nào chúng ta giải thích lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội cho thế giới ngày nay?
Cha Cecchin: Chắc chắn là sự thật của đức tin không phải là dễ hiểu đâu! Tuy nhiên, đó là biểu tượng của tình yêu tuyệt vời của Thiên Chúa, Đấng mong muốn "làm bạn" với loài người. Thật vậy, sau khi con người phạm tội, Thiên Chúa hứa sẽ đặt mối thù giữa người phụ nữ và sự dữ [được đại diện bởi con rắn], giữa con cháu của họ. Với việc Chúa Kitô đến, lời hứa này đã được thực hiện. Mẹ của Đấng Mêsia không bao giờ là người bạn của con rắn. Và điều này là chính xác, do sứ mệnh của mình là Mẹ Đấng Cứu Thế, Chúa ban cho Mẹ một ân sủng được biết trước về toàn bộ công việc của Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế và Đấng Cứu Chuộc, vốn phải được thực hiện, nhờ tiếng Xin Vâng của Mẹ.
Do đó, Mẹ Maria hưởng ơn cứu chuộc như chúng ta, nhưng đối với Mẹ, nó xảy ra theo một cách rất khác, để chứng tỏ làm thế nào Chúa Kitô thực sự là Đấng Cứu Chuộc hoàn hảo nhất, và sự cứu chuộc này hoạt động trước và sau chính sự kiện thánh giá.
Ngày nay có việc bàn luận về phòng chống bệnh. Hãy nhìn xem, Chúa Giêsu là bác sĩ hoàn hảo nhất, không chỉ có thể chữa lành tội lỗi của thế giới, nhưng còn ngăn chặn chúng: và Ngài thực hiện điều này cùng với Mẹ mình - do đó lễ mừng tín điều này, như mọi tín điều về Đức Mẹ, đều tôn vinh Chúa trước tiên. Nó là rất hữu ích để có thể hiểu rõ hơn tính cách thực sự của công việc cứu chuộc chúng ta: tính phổ quát và quyền lực trung gian của Chúa Kitô. (Zenit.org 6-12-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Cha Stefano Cecchin trả lời về tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Mẹ
ROME – Ngày 8-12, người Công giáo trên thế giới mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Tại sao người Công giáo tôn kính Mẹ quá nhiều? Và tại sao việc Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Mẹ lại quan trọng như vậy?
Hãng tin Zenit hỏi các câu này và các câu khác với linh mục Stefano Cecchin, Dòng Anh em Hèn mọn (OFM), thư ký của Viện Hàn lâm Toà thánh Thánh mẫu Quốc tế.
ZENIT: Tại sao sự trinh tiết của Đức Maria là rất quan trọng?
Cha Cecchin: Sự trinh tiết của Đức Maria là một phần thiết yếu của đức tin Kitô giáo, vì nó đảm bảo rằng Chúa Giêsu là "Con Thiên Chúa" đã làm người trong cung lòng của một phụ nữ. Thánh Giuse, “chồng của Đức Maria "(Mt 1,20), không phải là người cha thực sự của Chúa Giêsu. Bởi vì tin mừng theo thánh Mátthêu nói tiếp rằng Đức Maria thụ thai Chúa Giêsu mà không hề có quan hệ với chồng mình (Mt 1,25). Những gì đã được tạo ra trong Đức Maria là do "quyền năng của Chúa Thánh Thần" (Mt 1,20), vì lý do này Chúa Kitô là con người, vì Ngài sinh ra từ một người nữ về tính nhân loại của Ngài, nhưng đồng thời Ngài là Thiên Chúa vì sự ra đời này phát sinh từ hành động của Chúa Ba Ngôi trong Đức Maria. Đức Maria là một người mẹ thực sự, vì thế Chúa Giêsu là một con người thực sự; Đức Maria là một trinh nữ, vì thế Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa: đây là một tổng hợp của đức tin Kitô giáo.
ZENIT: Đức Maria là ai?
Cha Cecchin: Mẹ Maria là “một trinh nữ đã thành hôn” với một người tên là Giuse, thuộc dòng dõi vua Đavít (Lc 1,26). Tin mừng không cho nhiều chi tiết về việc này. Chúng ta chỉ biết rằng Đức Maria là một người thân của bà Êlidabét, thuộc dòng tộc tư tế Aharon, và do đó thuộc một gia đình tư tế (Lc 1,5). Chúng ta nhìn thấy Đức Maria là một người nữ thông minh, và trước khi nói lời đồng ý với thiên thần, Đức Maria muốn hiểu những gì Thiên Chúa đã yêu cầu nơi Ngài. Luôn luôn chú ý đến Lời Chúa, Mẹ hằng giữ lời và suy niệm trong lòng. Là một người mẹ lo âu, Ngài đảm bảo rằng con trẻ được bọc trong quần áo và được đặt trong máng cỏ.
Lòng đau khổ, Ngài tìm kiếm Chúa Giêsu trong ba ngày cho đến khi Ngài đến Đền thánh và nhìn thấy Con Trẻ ở giữa các thầy dạy: chúng ta nghe những lời cuối cùng của Đức Maria và lời đầu tiên của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Thánh Luca. Tại Cana, Đức Maria lo lắng rằng đôi vợ chồng không còn rượu, và không hề sợ hãi, Đức Maria quay sang Chúa Giêsu, tin tưởng rằng Chúa có thể giải quyết vấn đề. Vì vậy, Đức Maria nói với các tôi tớ rằng "Người bảo gì thì hãy làm theo". Chúng ta thấy Đức Maria đứng bên cạnh Đấng Chịu Đóng Đinh, và Chúa phó thác Giáo hội cho Đức Maria, trong đó chúng ta thấy Đức Maria ở với các môn đệ của Chúa, sau khi Chúa về Trời. Đó là Mẹ Maria mà chúng ta biết từ các Tin mừng: người phụ nữ luôn sẵn sàng nghe Lời Chúa, và đưa Lời Chúa vào thực hành – Ngài là mẫu gương đẹp nhất của một môn đệ đích thực của Chúa Giêsu.
ZENIT: Tại sao Ngài được gọi là Maria?
Cha Cecchin: Maria là một cái tên rất cổ xưa, được tìm thấy trong các ngôn ngữ khác nhau của Trung Đông. Có vẻ như tên này xuất phát từ tiếng Ai Cập Myrhiam, có nghĩa là "công chúa". Các giải thích khác dịch là "Tôn nương" (chúng ta được viếng thăm bởi một mặt trời phát sinh từ trên cao, nghĩa là từ Maria), hoặc "Mare amamor" hay “Biển cay đắng”, vì các đau khổ mà Mẹ sẽ chịu đựng với Cuộc Khổ Nạn của Con Mẹ. Một số Giáo phụ giải thích tên của Mẹ là "Sao biển”. Kinh Thánh nhắc đến Myriam, em gái của ông Môsê. Trong mọi trường hợp, sách Tin mừng không cho chúng ta bất kỳ lời giải thích nào đằng sau tên của Mẹ.
ZENIT: Tại sao Đức Maria được Thiên Chúa chọn để đem Chúa Giêsu vào thế giới?
Cha Cecchin: Chính Đức Trinh Nữ đã trả lời câu hỏi này: "Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới” (Lc 1,48).
ZENIT: Các nhân đức của Mẹ Maria là gì?
Cha Cecchin: Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II nhắc nhở chúng ta rằng: Đức Maria "tỏa sáng ra cho cộng đồng những người được chọn như một mẫu gương của các nhân đức" (Thông điệp Redemptoris Mater, 6). Điều này là bởi vì Giáo Hội xem Đức Mẹ là sinh vật hoàn hảo nhất, vì "không ai đáp trả với một tình yêu lớn hơn tình yêu của Mẹ cho tình yêu bao la của Thiên Chúa" (Tông huấn Pastores Dabo vobis, 36). Các nhân đức của Mẹ là phù hợp cho việc thụ thai Chúa Giêsu, cho nhiệm vụ của Mẹ nuôi dưỡng Con Trẻ lớn lên trong “sự thánh thiện và ân nghĩa", cho hành trình của đức tin được phát triển trong việc đi theo Chúa Kitô, cho đến thời điểm cuộc Khổ Nạn và niềm vui Phục Sinh. Đức Maria là một phụ nữ giàu nhân đức, bởi vì mẹ là "người nữ trọn vẹn", có nghĩa là, Mẹ là một người đã sống trọn vẹn cuộc sống của con người.
ZENIT: Tại sao người Công giáo cầu nguyện rất nhiều với Đức Maria?
Cha Cecchin: Bởi vì họ là môn đệ của Chúa Giêsu, Đấng từ thập giá đã cho thấy rằng họ cần có Đức Maria làm “Mẹ của họ”.
Zenit: Làm thế nào chúng ta giải thích lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội cho thế giới ngày nay?
Cha Cecchin: Chắc chắn là sự thật của đức tin không phải là dễ hiểu đâu! Tuy nhiên, đó là biểu tượng của tình yêu tuyệt vời của Thiên Chúa, Đấng mong muốn "làm bạn" với loài người. Thật vậy, sau khi con người phạm tội, Thiên Chúa hứa sẽ đặt mối thù giữa người phụ nữ và sự dữ [được đại diện bởi con rắn], giữa con cháu của họ. Với việc Chúa Kitô đến, lời hứa này đã được thực hiện. Mẹ của Đấng Mêsia không bao giờ là người bạn của con rắn. Và điều này là chính xác, do sứ mệnh của mình là Mẹ Đấng Cứu Thế, Chúa ban cho Mẹ một ân sủng được biết trước về toàn bộ công việc của Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế và Đấng Cứu Chuộc, vốn phải được thực hiện, nhờ tiếng Xin Vâng của Mẹ.
Do đó, Mẹ Maria hưởng ơn cứu chuộc như chúng ta, nhưng đối với Mẹ, nó xảy ra theo một cách rất khác, để chứng tỏ làm thế nào Chúa Kitô thực sự là Đấng Cứu Chuộc hoàn hảo nhất, và sự cứu chuộc này hoạt động trước và sau chính sự kiện thánh giá.
Ngày nay có việc bàn luận về phòng chống bệnh. Hãy nhìn xem, Chúa Giêsu là bác sĩ hoàn hảo nhất, không chỉ có thể chữa lành tội lỗi của thế giới, nhưng còn ngăn chặn chúng: và Ngài thực hiện điều này cùng với Mẹ mình - do đó lễ mừng tín điều này, như mọi tín điều về Đức Mẹ, đều tôn vinh Chúa trước tiên. Nó là rất hữu ích để có thể hiểu rõ hơn tính cách thực sự của công việc cứu chuộc chúng ta: tính phổ quát và quyền lực trung gian của Chúa Kitô. (Zenit.org 6-12-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Top Stories
Aid to the Church in Need is raised to the status of a Pontifical Foundation by Pope Benedict XVI
Church in Need
11:30 07/12/2011
The international Catholic charity Aid to the Church in Need has been elevated by Pope Benedict XVI to the status of a Pontifical Foundation. This means that the organisation is now under the umbrella of the Vatican, but will continue in the same spirit as before. Being raised to this new status is a great honour for ACN, and is a sign of Pope Benedict XVI's support for its work and mission.
The official seat of the Pontifical Foundation is the Vatican, although Aid to the Church in Need's international headquarters will remain in Königstein, near Frankfurt am Main, Germany. It will also retain its 17 national branches throughout the world, including its offices in the UK, continental Europe, North and South America and Australia.
The canonical act of elevating ACN to its new Pontifical status was enacted by a chirograph, an official document in Latin usually written in triplicate. It was personally signed by the Pope, who highlighted in the document the decades-long service that Aid to the Church in Need has already provided the universal Church. In 1984, ACN was also recognised as an universal public association of faithful in a decree published by the Congregation for the Clergy.
Pope Benedict XVI assigned the Prefect of the Congregation for the Clergy, Cardinal Mauro Piacenza, as President of the Foundation. He in turn nominated Baron Johannes Heereman von Zuydtwyck as Executive President, with immediate effect as of 1 December 2011. For 30 years preceding his present appointment, Baron Heereman was Secretary-General and later Executive President of the Knights of Malta in Germany. Another appointment within the Pontifical Foundation Aid to the Church in Need was the nomination of Rev Father Martin Barta as its Ecclesiastical Assistant. Father Barta is a member of the Clerical Association "Work of Jesus High Priest".
The initial impulse for the founding of Aid to the Church in Need came from Pope Pius XII, who soon after the Second World War asked Christians to reach out to the 14 million refugees in Germany - many of whom were Catholics who had been expelled from Soviet controlled Eastern Europe. In response to Pius XII's call, the Norbertine priest Werenfried van Straaten launched an appeal for reconciliation through charitable deeds. The organisation was launched on Christmas Day 1947 - with the publication of "No Room at the Inn", an article by Father van Straaten's in his abbey's newsletter.
Today, Aid to the Church in Need is a worldwide community of over 600,000 friends and benefactors and supports approximately 5,000 aid projects every year in over 140 different countries. In 2010, the total amount of donations came to €85 million (£73 million, US$114 million). ACN is known for its great work in helping Christians communities throughout the world, especially the millions of people who are persecuted for their faith in Jesus Christ.
According to its UK website: "Now a Pontifical Foundation, Aid to the Church in Need will continue as before, in a spirit of active charity to help wherever the Church faces hardship or persecution. As a pastoral charity, acting in the name of the Church, it is committed to strengthening and deepening Catholic faith and moral life."
In offering my congratulations to Aid to the Church in Need, I urge everyone to support this organisation - even making it our preferred Catholic charity. ACN UK has an excellent online shop, too, with ideal gifts for the Christmas season - and is therefore well worth a visit at this time of year.
(Source: http://areluctantsinner.blogspot.com/2011/12/aid-to-church-in-need-is-raised-to.html)
The canonical act of elevating ACN to its new Pontifical status was enacted by a chirograph, an official document in Latin usually written in triplicate. It was personally signed by the Pope, who highlighted in the document the decades-long service that Aid to the Church in Need has already provided the universal Church. In 1984, ACN was also recognised as an universal public association of faithful in a decree published by the Congregation for the Clergy.
Pope Benedict XVI assigned the Prefect of the Congregation for the Clergy, Cardinal Mauro Piacenza, as President of the Foundation. He in turn nominated Baron Johannes Heereman von Zuydtwyck as Executive President, with immediate effect as of 1 December 2011. For 30 years preceding his present appointment, Baron Heereman was Secretary-General and later Executive President of the Knights of Malta in Germany. Another appointment within the Pontifical Foundation Aid to the Church in Need was the nomination of Rev Father Martin Barta as its Ecclesiastical Assistant. Father Barta is a member of the Clerical Association "Work of Jesus High Priest".
The initial impulse for the founding of Aid to the Church in Need came from Pope Pius XII, who soon after the Second World War asked Christians to reach out to the 14 million refugees in Germany - many of whom were Catholics who had been expelled from Soviet controlled Eastern Europe. In response to Pius XII's call, the Norbertine priest Werenfried van Straaten launched an appeal for reconciliation through charitable deeds. The organisation was launched on Christmas Day 1947 - with the publication of "No Room at the Inn", an article by Father van Straaten's in his abbey's newsletter.
Today, Aid to the Church in Need is a worldwide community of over 600,000 friends and benefactors and supports approximately 5,000 aid projects every year in over 140 different countries. In 2010, the total amount of donations came to €85 million (£73 million, US$114 million). ACN is known for its great work in helping Christians communities throughout the world, especially the millions of people who are persecuted for their faith in Jesus Christ.
According to its UK website: "Now a Pontifical Foundation, Aid to the Church in Need will continue as before, in a spirit of active charity to help wherever the Church faces hardship or persecution. As a pastoral charity, acting in the name of the Church, it is committed to strengthening and deepening Catholic faith and moral life."
In offering my congratulations to Aid to the Church in Need, I urge everyone to support this organisation - even making it our preferred Catholic charity. ACN UK has an excellent online shop, too, with ideal gifts for the Christmas season - and is therefore well worth a visit at this time of year.
(Source: http://areluctantsinner.blogspot.com/2011/12/aid-to-church-in-need-is-raised-to.html)
Cardinal Pengo on the Church in Africa: Mission and Challenges
+ Cardinal Pengo
11:33 07/12/2011
Paper Presented at Inauguration of Research Area at the Lateran
ROME, DEC. 6, 2011 (Zenit.org).- Here is the text of a paper presented Nov. 25 by Cardinal Polycarp Pengo, the president of the Symposium of Episcopal Conferences of Africa and Madagascar (SECAM). He was speaking at the inauguration ceremony of the Research Area for Interdisciplinary Studies Related to African Culture at the Pontifical Lateran University.
Introduction
Having been designated as the Honorary President of the new Research Area for Interdisciplinary Studies Related to African Culture at this august Pontifical University, in the capacity of being the current President of SECAM, it is my honour and pleasure to present to you a brief reflection of the Church in Africa regarding its Mission and Challenges.
The Church in Africa, among other things, can be described as a “young church”, given that most the African continent more or less only came into contact with Christianity in the past 100 years. For most of this time, the main task of both the early missionaries and the subsequent pastoral actors has been that of preaching the Gospel to people who were hearing the it for the first. I must hasten to add here that there are still many Africans who have not yet come into contact with Christianity, meaning that the period of primary evangelisation is still going on in Africa.
However, much as the Church in Africa remains a "young" Church, one must acknowledge that after 100 years of evangelisation, there ought to be clear signs of deepened faith by those who have received it. The quest for deeper evangelisation has been the preoccupation of the African Church in the main in the recent past and was at the heart of the two Special Assemblies on Africa of the Synod of Bishops in 1994 and 2009. In short, this is what forms the basis for a reflection on the Mission and Challenges of the Church in Africa today.
My short paper treats this topic from the perspective of the following areas:
1. True Conversion and Witness of Life
It is a given that there is a phenomenal growth in the population of Catholics across the continent. Statistics given during the Second Special Assembly on Africa of the Synod of Bishops indicated that that there are now about 170 million Catholics in Africa with booming vocations to the priesthood and religious life. This is indeed a great blessing and cause to rejoice in the Lord for the blessings showered upon Africa.
However, there is a concern that in spite of this phenomenal growth, the Church in Africa faces the challenges of justice, peace, unity, and reconciliation as seen in the numerous conflicts that bedevil the continent. for instance, it is a well documented fact that as the First Assembly on Africa of the Synod of Bishops was sitting in Rome, in 1994, a genocide was unfolding in a predominantly Catholic country - Rwanda.
One can also marvel at the critical role the Catholic Church has played in Africa in promoting health and education through its numerous hospitals, clinics, health centres and hospices, as well as the schools and socio-cultural centres. However, as one Zambian Bishops observed, it is was becoming a worrying trend to see that when many Africans want good education and healthcare they go to Catholic schools and hospitals, but when they want spiritual care they go to the new Evangelical and Pentecostal Churches. The Bishops concluded that it was perhaps a perceptions that "we" (Catholics) are now seen as good social workers and less as accomplished witnesses to the spiritual aspects of our faith.
This has prompted the Church in Africa to note that there is still lack of true conversion and Christian witness, which together constitute a fundamental challenge to Evangelization in contemporary Africa (Ecclesia in Africa no. 77).
2. On-going Catechesis and the Formation of Christians
In order to respond to the challenge of lacking true conversion in the lives of many African, the Church in general has chosen to focus on on-going catechesis and formation of Christians and all pastoral agents.
This is in line with the sentiment of Pope John Paul II, of happy memory, who drew our attention to the what he said was the most important resource in Evangelization, after the grace of Christ, that is the people. As a member of the body of Christ, each person has received the mandate to proclaim the Gospel, hence “the whole community needs to be trained, motivated and empowered for Evangelization, each according to his or her specific role within the church” (Ecclesia in Africa, no. 53, see also nos. 54 and 75, which speaks specifically about the formation of the lay faithful). The Church faces the task of intensifying her efforts towards on-going catechesis and the formation of her pastoral agents especially lay members at all levels.
3. Ensuring that the Image of Church-as-Family of God becomes a Reality Everywhere on the Continent
Over-coming divisions among the peoples of Africa was one of the challenges identified by the Synod Fathers during the First Special Assembly for Africa of the Synod of Bishops in 1994 (cf. Ecclesia in Africa no. 49). It also came up during the recently concluded Second Special Assembly for Africa (October 2009). In adopting the image of Church-as-Family of God, the Synod Fathers opted for values such as care for others, solidarity, warmth in human relationships, acceptance, dialogue, trust and unity (Ecclesia in Africa no. 63)..
4. The need for the Incarnation of the Gospel in African Life and Culture
As remarked by the Synod Fathers at the First Special Assembly for Africa and in Ecclesia in Africa, inculturation is an urgent priority in the life of particular Churches, for the firm rooting of the Gospel in Africa. It is for Evangelization, a path towards full Evangelization and one of the greatest challenges for the Church on the continent on the eve of the third millennium (Ecclesia in Africa no. 59).
The family is said to be the smallest Christian Community. The Church places a lot of emphasis on the role of the family in evangelization. However, stable families are dependent on rich cultural values and identity which are handed over from generation to generation. The modern African society faces great challenges in this area from the intrusive nature of modern means of communication (internet, social media, cell phones, satellite TV…) which carry social values that are alien to both African tradition and Christian faith.
5. The challenge of adequate means necessary for the African Church to fulfil its mandate of evangelization and on-going formation
Though richly endowed with natural resources, the paradox of Africa is that it remains a materially poor continent. This poses a number of challenges for the fulfilment of its mission to evangelise. Africa has inadequate material means in terms of finances and means of transportation. Many dioceses are in rural areas where distances hamper effective pastoral means. Lack of enabling infrastructure like good roads, modern means of communication, electricity, and training means hamper effective pastoral ministry.
Furthermore, Africa has to contend with the rise of numerous “new churches”, mainly evangelical and Pentecostal, reduces the pastoral space for evangelization. Some refer to this as “cacophony of religious voices”. When one considers the challenge of expansionist Islam, the religious challenge becomes more accentuated.
6. Natural Resources
Catholic Social Teaching (CST) emphasises that natural resources and the environment is a common patrimony for all humanity. It is a special gift to all humanity from God that all human beings present and future generations are required to guard jealously (The Compendium of the Social Doctrine of the Church Nos. 466-471). This is why during their Second Special Assembly for Africa of the Synod of Bishops, the Synod Fathers expressed strong concern and sadness at the senseless destruction of natural resources as well as degradation and abuse due to human actions borne out of greed for profit both by local Africa leaders and in complicity with foreign interests, is now going beyond what is sustainable and useful. (Proposition No.22). We have large areas of land facing significant erosion due to desertification. Various eco-systems are hanging in the balance. Pollution levels have increased due to unregulated industrial activity.
For the Church in Africa, the challenge in this area is one of concerted efforts to conscientize the people about the sanctity of nature in as far as our Christian faith teaches us that "God the Creator made all things good (cf. Gn 1); and gave the earth to us humans to cultivate and take care of as stewards (cf. Gn 2:15). Looking at nature from the common good point of view is the only way Africa will remain habitable beyond the present generation and to guarantee sustainable and responsible care of the earth.
With this in mind, local churches in Africa are being urged to "introduce environmental education and awareness; persuade their local and national governments to adopt policies and binding legal regulations for the protection of the environment and promote alternative and renewable sources of energy; and encourage all to plant trees and treat nature and its resources, respecting the common good and the integrity of nature, with transparency and respect for human dignity. (Ibid.) The Church is also demanding that Mining Law and Licenses of the extractive and mining industries should be revised and formulated in such a way that they protect local peoples’ interests and rights, and protect the environment.
7. Migration and Development
It is known that migration is a universal human phenomenon and that it requires dialogue and prayer to deal with it adequately. The Bishops in Africa are aware that there are various types and cause factors of migration some of which are positive and can meaningfully contribute to development at various levels of human existence. Other types of migration have only led to negative consequences such as criminality, brain drain, spread of disease, estrangement from family life, human trafficking, prostitution, etc. Uncontrolled and undisciplined migration, coupled with the human trait of jealousy and greed, has resulted in antagonism and. In short, migration calls for a serious concerted action by the governments of Africa and the Church.
In an increasingly globalized world, the church recognizes that the movement of people from one part of the world to another is increasing. It also believes that migration is a development issue and that it is not just southerners who migrate to the north but vice versa too, as well as within south and south. Migrants contribute to the economic development of their adopted countries. Therefore the Church in Africa calls for the rights and the dignity of migrants to be safeguarded. It is also calling upon the African states and the EU member states to ratify and execute all legal instruments on migration which are internationally agreed upon, in particular the International Convention on the Rights of Migrant Workers and Members of their Families.
8. Women, Youth and Social Justice
The Bible says God "created man in his own image, in the image of God he created him, male and female he created them" (Gen 1:27). This is the motivation behind the renewed efforts to tackle the issue of the dignity of women in Africa.
It is a non fact that due to certain cultural traits coupled with high poverty levels, the issue of women's dignity is a serious one in Africa. The Church. however, has not shied away from this challenge by courageously calling for the restoration of the dignity of the women in Africa. To change the situation, more attention ought to be placed on giving them sound education and increasing their representation in decision making processes. Emphasis is also being put on fighting poverty, human trafficking and the negative portrayal of women in the media
The Church in Africa faces another challenge regarding the increasing phenomena of child labor, drug trafficking and human trafficking which the African youth has to contend with today.
One agrees entirely with the Servant of God, Pope John Paul II, of happy memory, who said, “we know very well that youth are not only the present but above all the future of humanity. It is thus necessary to help young people to overcome the obstacles thwarting their development: illiteracy, idleness, anger, drugs. In order to meet these challenges, we urge young people themselves to become evangelizers of their peers” (Ecclesia in Africa, No.93). The church considers pastoral care for youth to be part of the overall pastoral plan of our dioceses and parishes so that young people will be able to discover very early the value of the gift of self and essential means to reach maturity. In this regard, we consider the celebration of the World Youth Day as a privileged instrument for the pastoral care of youth which favors their formation through prayer, study and reflection. This is why we are looking forward for the day Africa will host this important spiritual event.
9. HIV/AIDS
In the past quarter century Africa has faced the devastating effects of the well documented HIV/AIDS pandemic, together with malaria and tuberculosis. The good news is that there are now many new initiatives that has helped to mitigate the effects of this terrible disease. It is noteworthy to lay emphasis on the new approach to the pandemic which is now seen, as the Second Synod on Africa observed, not as a pharmaceutical problem or solely as an issue of a change in human behaviour. but an issue of integral development and justice, which requires a holistic approach and response by the Church. (Prop. N.51).
While delighted at the encouraging reports of reducing HIV and AIDS prevalence rates across the continent, the Church is disturbed the pharmaceutical’s desire for super profits in the midst of the dire needs of the infected. The church in Africa calls for commitment not only to research for cure but also to the affordability of HIV and AIDS related drugs
10. Rule of Law and Democratic Transitions
For the Bishops of Africa it has been always clear that “our God is a God of Peace (cf. 1Cor.14:33) and Christ is our Peace which is the fruit of the Holy Spirit (cf. Gal.5:22). He is the one source of every genuine peace” (‘Christ Our Peace’, Pastoral Letter, SECAM Publications, 2001, No.48). “Sent by God and God himself, Jesus Christ is the Incarnation of peace, because he reveals and establishes in human history the fullness of divine life (Col. 2:9). This peace is a constant call of God for the Church and for everyone: "Seek justice, rescue the oppressed, defend the orphan, and plead for the widow" (Is. 1:17). "This is what Yahweh asks of you, only this: to act justly, to love tenderly, and to walk humbly with your God" (Micah 6:8).
Based on this appeal, the Second Vatican Council emphasized the duty of the Church in the promotion of justice and peace and its involvement in all spheres of human society with the light and leaven of the Gospel..
Thus the Church in Africa feels specially called to intervene positively in order to help bring about the establishment of the rule of law and democratic processes. With political conflicts endlessly ravaging Africa, hampering social development in the process.
ROME, DEC. 6, 2011 (Zenit.org).- Here is the text of a paper presented Nov. 25 by Cardinal Polycarp Pengo, the president of the Symposium of Episcopal Conferences of Africa and Madagascar (SECAM). He was speaking at the inauguration ceremony of the Research Area for Interdisciplinary Studies Related to African Culture at the Pontifical Lateran University.
Introduction
Having been designated as the Honorary President of the new Research Area for Interdisciplinary Studies Related to African Culture at this august Pontifical University, in the capacity of being the current President of SECAM, it is my honour and pleasure to present to you a brief reflection of the Church in Africa regarding its Mission and Challenges.
The Church in Africa, among other things, can be described as a “young church”, given that most the African continent more or less only came into contact with Christianity in the past 100 years. For most of this time, the main task of both the early missionaries and the subsequent pastoral actors has been that of preaching the Gospel to people who were hearing the it for the first. I must hasten to add here that there are still many Africans who have not yet come into contact with Christianity, meaning that the period of primary evangelisation is still going on in Africa.
However, much as the Church in Africa remains a "young" Church, one must acknowledge that after 100 years of evangelisation, there ought to be clear signs of deepened faith by those who have received it. The quest for deeper evangelisation has been the preoccupation of the African Church in the main in the recent past and was at the heart of the two Special Assemblies on Africa of the Synod of Bishops in 1994 and 2009. In short, this is what forms the basis for a reflection on the Mission and Challenges of the Church in Africa today.
My short paper treats this topic from the perspective of the following areas:
1. True Conversion and Witness of Life
It is a given that there is a phenomenal growth in the population of Catholics across the continent. Statistics given during the Second Special Assembly on Africa of the Synod of Bishops indicated that that there are now about 170 million Catholics in Africa with booming vocations to the priesthood and religious life. This is indeed a great blessing and cause to rejoice in the Lord for the blessings showered upon Africa.
However, there is a concern that in spite of this phenomenal growth, the Church in Africa faces the challenges of justice, peace, unity, and reconciliation as seen in the numerous conflicts that bedevil the continent. for instance, it is a well documented fact that as the First Assembly on Africa of the Synod of Bishops was sitting in Rome, in 1994, a genocide was unfolding in a predominantly Catholic country - Rwanda.
One can also marvel at the critical role the Catholic Church has played in Africa in promoting health and education through its numerous hospitals, clinics, health centres and hospices, as well as the schools and socio-cultural centres. However, as one Zambian Bishops observed, it is was becoming a worrying trend to see that when many Africans want good education and healthcare they go to Catholic schools and hospitals, but when they want spiritual care they go to the new Evangelical and Pentecostal Churches. The Bishops concluded that it was perhaps a perceptions that "we" (Catholics) are now seen as good social workers and less as accomplished witnesses to the spiritual aspects of our faith.
This has prompted the Church in Africa to note that there is still lack of true conversion and Christian witness, which together constitute a fundamental challenge to Evangelization in contemporary Africa (Ecclesia in Africa no. 77).
2. On-going Catechesis and the Formation of Christians
In order to respond to the challenge of lacking true conversion in the lives of many African, the Church in general has chosen to focus on on-going catechesis and formation of Christians and all pastoral agents.
This is in line with the sentiment of Pope John Paul II, of happy memory, who drew our attention to the what he said was the most important resource in Evangelization, after the grace of Christ, that is the people. As a member of the body of Christ, each person has received the mandate to proclaim the Gospel, hence “the whole community needs to be trained, motivated and empowered for Evangelization, each according to his or her specific role within the church” (Ecclesia in Africa, no. 53, see also nos. 54 and 75, which speaks specifically about the formation of the lay faithful). The Church faces the task of intensifying her efforts towards on-going catechesis and the formation of her pastoral agents especially lay members at all levels.
3. Ensuring that the Image of Church-as-Family of God becomes a Reality Everywhere on the Continent
Over-coming divisions among the peoples of Africa was one of the challenges identified by the Synod Fathers during the First Special Assembly for Africa of the Synod of Bishops in 1994 (cf. Ecclesia in Africa no. 49). It also came up during the recently concluded Second Special Assembly for Africa (October 2009). In adopting the image of Church-as-Family of God, the Synod Fathers opted for values such as care for others, solidarity, warmth in human relationships, acceptance, dialogue, trust and unity (Ecclesia in Africa no. 63)..
4. The need for the Incarnation of the Gospel in African Life and Culture
As remarked by the Synod Fathers at the First Special Assembly for Africa and in Ecclesia in Africa, inculturation is an urgent priority in the life of particular Churches, for the firm rooting of the Gospel in Africa. It is for Evangelization, a path towards full Evangelization and one of the greatest challenges for the Church on the continent on the eve of the third millennium (Ecclesia in Africa no. 59).
The family is said to be the smallest Christian Community. The Church places a lot of emphasis on the role of the family in evangelization. However, stable families are dependent on rich cultural values and identity which are handed over from generation to generation. The modern African society faces great challenges in this area from the intrusive nature of modern means of communication (internet, social media, cell phones, satellite TV…) which carry social values that are alien to both African tradition and Christian faith.
5. The challenge of adequate means necessary for the African Church to fulfil its mandate of evangelization and on-going formation
Though richly endowed with natural resources, the paradox of Africa is that it remains a materially poor continent. This poses a number of challenges for the fulfilment of its mission to evangelise. Africa has inadequate material means in terms of finances and means of transportation. Many dioceses are in rural areas where distances hamper effective pastoral means. Lack of enabling infrastructure like good roads, modern means of communication, electricity, and training means hamper effective pastoral ministry.
Furthermore, Africa has to contend with the rise of numerous “new churches”, mainly evangelical and Pentecostal, reduces the pastoral space for evangelization. Some refer to this as “cacophony of religious voices”. When one considers the challenge of expansionist Islam, the religious challenge becomes more accentuated.
6. Natural Resources
Catholic Social Teaching (CST) emphasises that natural resources and the environment is a common patrimony for all humanity. It is a special gift to all humanity from God that all human beings present and future generations are required to guard jealously (The Compendium of the Social Doctrine of the Church Nos. 466-471). This is why during their Second Special Assembly for Africa of the Synod of Bishops, the Synod Fathers expressed strong concern and sadness at the senseless destruction of natural resources as well as degradation and abuse due to human actions borne out of greed for profit both by local Africa leaders and in complicity with foreign interests, is now going beyond what is sustainable and useful. (Proposition No.22). We have large areas of land facing significant erosion due to desertification. Various eco-systems are hanging in the balance. Pollution levels have increased due to unregulated industrial activity.
For the Church in Africa, the challenge in this area is one of concerted efforts to conscientize the people about the sanctity of nature in as far as our Christian faith teaches us that "God the Creator made all things good (cf. Gn 1); and gave the earth to us humans to cultivate and take care of as stewards (cf. Gn 2:15). Looking at nature from the common good point of view is the only way Africa will remain habitable beyond the present generation and to guarantee sustainable and responsible care of the earth.
With this in mind, local churches in Africa are being urged to "introduce environmental education and awareness; persuade their local and national governments to adopt policies and binding legal regulations for the protection of the environment and promote alternative and renewable sources of energy; and encourage all to plant trees and treat nature and its resources, respecting the common good and the integrity of nature, with transparency and respect for human dignity. (Ibid.) The Church is also demanding that Mining Law and Licenses of the extractive and mining industries should be revised and formulated in such a way that they protect local peoples’ interests and rights, and protect the environment.
7. Migration and Development
It is known that migration is a universal human phenomenon and that it requires dialogue and prayer to deal with it adequately. The Bishops in Africa are aware that there are various types and cause factors of migration some of which are positive and can meaningfully contribute to development at various levels of human existence. Other types of migration have only led to negative consequences such as criminality, brain drain, spread of disease, estrangement from family life, human trafficking, prostitution, etc. Uncontrolled and undisciplined migration, coupled with the human trait of jealousy and greed, has resulted in antagonism and. In short, migration calls for a serious concerted action by the governments of Africa and the Church.
In an increasingly globalized world, the church recognizes that the movement of people from one part of the world to another is increasing. It also believes that migration is a development issue and that it is not just southerners who migrate to the north but vice versa too, as well as within south and south. Migrants contribute to the economic development of their adopted countries. Therefore the Church in Africa calls for the rights and the dignity of migrants to be safeguarded. It is also calling upon the African states and the EU member states to ratify and execute all legal instruments on migration which are internationally agreed upon, in particular the International Convention on the Rights of Migrant Workers and Members of their Families.
8. Women, Youth and Social Justice
The Bible says God "created man in his own image, in the image of God he created him, male and female he created them" (Gen 1:27). This is the motivation behind the renewed efforts to tackle the issue of the dignity of women in Africa.
It is a non fact that due to certain cultural traits coupled with high poverty levels, the issue of women's dignity is a serious one in Africa. The Church. however, has not shied away from this challenge by courageously calling for the restoration of the dignity of the women in Africa. To change the situation, more attention ought to be placed on giving them sound education and increasing their representation in decision making processes. Emphasis is also being put on fighting poverty, human trafficking and the negative portrayal of women in the media
The Church in Africa faces another challenge regarding the increasing phenomena of child labor, drug trafficking and human trafficking which the African youth has to contend with today.
One agrees entirely with the Servant of God, Pope John Paul II, of happy memory, who said, “we know very well that youth are not only the present but above all the future of humanity. It is thus necessary to help young people to overcome the obstacles thwarting their development: illiteracy, idleness, anger, drugs. In order to meet these challenges, we urge young people themselves to become evangelizers of their peers” (Ecclesia in Africa, No.93). The church considers pastoral care for youth to be part of the overall pastoral plan of our dioceses and parishes so that young people will be able to discover very early the value of the gift of self and essential means to reach maturity. In this regard, we consider the celebration of the World Youth Day as a privileged instrument for the pastoral care of youth which favors their formation through prayer, study and reflection. This is why we are looking forward for the day Africa will host this important spiritual event.
9. HIV/AIDS
In the past quarter century Africa has faced the devastating effects of the well documented HIV/AIDS pandemic, together with malaria and tuberculosis. The good news is that there are now many new initiatives that has helped to mitigate the effects of this terrible disease. It is noteworthy to lay emphasis on the new approach to the pandemic which is now seen, as the Second Synod on Africa observed, not as a pharmaceutical problem or solely as an issue of a change in human behaviour. but an issue of integral development and justice, which requires a holistic approach and response by the Church. (Prop. N.51).
While delighted at the encouraging reports of reducing HIV and AIDS prevalence rates across the continent, the Church is disturbed the pharmaceutical’s desire for super profits in the midst of the dire needs of the infected. The church in Africa calls for commitment not only to research for cure but also to the affordability of HIV and AIDS related drugs
10. Rule of Law and Democratic Transitions
For the Bishops of Africa it has been always clear that “our God is a God of Peace (cf. 1Cor.14:33) and Christ is our Peace which is the fruit of the Holy Spirit (cf. Gal.5:22). He is the one source of every genuine peace” (‘Christ Our Peace’, Pastoral Letter, SECAM Publications, 2001, No.48). “Sent by God and God himself, Jesus Christ is the Incarnation of peace, because he reveals and establishes in human history the fullness of divine life (Col. 2:9). This peace is a constant call of God for the Church and for everyone: "Seek justice, rescue the oppressed, defend the orphan, and plead for the widow" (Is. 1:17). "This is what Yahweh asks of you, only this: to act justly, to love tenderly, and to walk humbly with your God" (Micah 6:8).
Based on this appeal, the Second Vatican Council emphasized the duty of the Church in the promotion of justice and peace and its involvement in all spheres of human society with the light and leaven of the Gospel..
Thus the Church in Africa feels specially called to intervene positively in order to help bring about the establishment of the rule of law and democratic processes. With political conflicts endlessly ravaging Africa, hampering social development in the process.
Pope on preparing for Christmas: ''We must let ourselves be illumined by the ray of Light that comes from Bethlehem''
+ Pope Benedict XVI
11:35 07/12/2011
VATICAN CITY, DEC. 5, 2011 - Here is a translation of the address Benedict XVI gave Sunday before and after praying the midday Angelus.
Dear brothers and sisters!
This Sunday marks the second stage of Advent. This period of the liturgical year highlights two figures who had a pre-eminent role in the preparation of Jesus Christ’s entering into history: the Virgin Mary and St. John the Baptist. Today’s text from the Gospel of Mark focuses precisely on the latter. In fact it describes the personality and mission of the Precursor of Christ (cf. Mark 1:2-8). Beginning with externals, John is presented as a very ascetic figure: he is clothed in camel skins, he eats locusts and wild honey and he lives in the wilderness of Judea (cf. Mark 1:6). Jesus himself, once contrasted him with those “who live in the palaces of kings” and “wear soft garments” (Matthew 11:8). John the Baptist’s style should recall all Christians to choose a sober lifestyle, especially in preparation for the feast of Christmas in which the Lord -- as St. Paul says -- “although he was rich, became poor for your sake, that you might become rich through his poverty” (2 Corinthians 8:9).
In regard to John’s mission, it was an extraordinary call to conversion: his baptism “is connected to an ardent call to a new way of thinking and acting, but above all with the proclamation of God’s judgment” (“Jesus of Nazareth,” Ignatius Press, 2008, p. 14) and of the imminent appearance of the Messiah, defined as “he who is greater than me” and who “will baptize in the Holy Spirit” (Mark 1:7, 8). John’s message thus goes further and deeper than a sober way of life: it calls us to interior change, beginning with the acknowledgement and confession of our sin. As we prepare ourselves for Christmas, it is important that we look within ourselves and we sincerely reflect on our life. We must let ourselves be illumined by the ray of light that comes from Bethlehem, the light of him who is “the greater one” and made himself small, the “strongest one” and made himself weak.
All four of the evangelists describe the preaching of John the Baptist making reference to a passage of the prophet Isaiah: “A voice cries out: in the wilderness prepare the way of the Lord. Make straight in the wasteland a highway for our God” (Isaiah 40:3). Mark also inserts a citation from another prophet, Malachi, which says: “Behold, I send my messenger before you: he will prepare your way” (Mark 1:2; cf. Malachi 3:1). These references to the scriptures of the Old Testament “speak of a saving intervention of God, who emerges from his hiddenness to judge and save; it is for this God that the door is to be opened and the way made ready” (“Jesus of Nazareth,” p. 15).
To the maternal intercession of Mary, the Virgin of expectation, let us entrust our path toward the Lord, while we continue our Advent itinerary of making our heart and our life ready for the coming of Emmanuel, God-with-us.
[Following the recitation of the Angelus the Holy Father addressed the faithful in various languages. In Italian he said:]
Dear brothers and sisters!
In the upcoming days in Geneva and in other cities the 50th anniversary of the institution of the International Organization for Migration, the 60th anniversary of the convention on the status of refugees and the 50th anniversary of the convention on the reduction of cases of statelessness will be marked. I entrust to the Lord those who must -- and often are forced -- to leave their own country or are deprived of citizenship. While I encourage solidarity with them, I pray for all those who expend themselves to protect and assist these brothers in these emergency situations, even exposing themselves to great toil and danger.
[Translation by Joseph G. Trabbic]
Dear brothers and sisters!
This Sunday marks the second stage of Advent. This period of the liturgical year highlights two figures who had a pre-eminent role in the preparation of Jesus Christ’s entering into history: the Virgin Mary and St. John the Baptist. Today’s text from the Gospel of Mark focuses precisely on the latter. In fact it describes the personality and mission of the Precursor of Christ (cf. Mark 1:2-8). Beginning with externals, John is presented as a very ascetic figure: he is clothed in camel skins, he eats locusts and wild honey and he lives in the wilderness of Judea (cf. Mark 1:6). Jesus himself, once contrasted him with those “who live in the palaces of kings” and “wear soft garments” (Matthew 11:8). John the Baptist’s style should recall all Christians to choose a sober lifestyle, especially in preparation for the feast of Christmas in which the Lord -- as St. Paul says -- “although he was rich, became poor for your sake, that you might become rich through his poverty” (2 Corinthians 8:9).
In regard to John’s mission, it was an extraordinary call to conversion: his baptism “is connected to an ardent call to a new way of thinking and acting, but above all with the proclamation of God’s judgment” (“Jesus of Nazareth,” Ignatius Press, 2008, p. 14) and of the imminent appearance of the Messiah, defined as “he who is greater than me” and who “will baptize in the Holy Spirit” (Mark 1:7, 8). John’s message thus goes further and deeper than a sober way of life: it calls us to interior change, beginning with the acknowledgement and confession of our sin. As we prepare ourselves for Christmas, it is important that we look within ourselves and we sincerely reflect on our life. We must let ourselves be illumined by the ray of light that comes from Bethlehem, the light of him who is “the greater one” and made himself small, the “strongest one” and made himself weak.
All four of the evangelists describe the preaching of John the Baptist making reference to a passage of the prophet Isaiah: “A voice cries out: in the wilderness prepare the way of the Lord. Make straight in the wasteland a highway for our God” (Isaiah 40:3). Mark also inserts a citation from another prophet, Malachi, which says: “Behold, I send my messenger before you: he will prepare your way” (Mark 1:2; cf. Malachi 3:1). These references to the scriptures of the Old Testament “speak of a saving intervention of God, who emerges from his hiddenness to judge and save; it is for this God that the door is to be opened and the way made ready” (“Jesus of Nazareth,” p. 15).
To the maternal intercession of Mary, the Virgin of expectation, let us entrust our path toward the Lord, while we continue our Advent itinerary of making our heart and our life ready for the coming of Emmanuel, God-with-us.
[Following the recitation of the Angelus the Holy Father addressed the faithful in various languages. In Italian he said:]
Dear brothers and sisters!
In the upcoming days in Geneva and in other cities the 50th anniversary of the institution of the International Organization for Migration, the 60th anniversary of the convention on the status of refugees and the 50th anniversary of the convention on the reduction of cases of statelessness will be marked. I entrust to the Lord those who must -- and often are forced -- to leave their own country or are deprived of citizenship. While I encourage solidarity with them, I pray for all those who expend themselves to protect and assist these brothers in these emergency situations, even exposing themselves to great toil and danger.
[Translation by Joseph G. Trabbic]
Atheists who go to Church: Doing it for the children
ABC News
11:53 07/12/2011
He probably won't get down on his knees, but that fellow sitting near you during the Sunday church service just may be an atheist. And a scientist.
A new study out of Rice University has found that 17 percent -- about one out of five scientists who describe themselves as either atheists or agnostics -- actually go to church, although not too often, and not because they feel a spiritual yearning to join the faithful.
More likely, it's because of the kids.
What? Why would somebody who doesn't believe there's a god want his own offspring wasting their time in an enterprise he believes has no foundation in fact? Especially a scientist.
The study, by sociologists Elaine Howard Ecklund of Rice and Kristen Schultz Lee of the University at Buffalo, found that many atheists want their children exposed to religion so that they can make up their own minds on what to believe. In addition, church may provide a better understanding of morality and ethics, and occasionally attending services may ease the conflict between spouses who disagree over the value of religion to their children, the study contends.
The research, published in the December issue of the Journal for the Scientific Study of Religion, was based on in-depth interviews with 275 scientists at 21 "elite" research universities in the United States. Sixty-one percent of the participants described themselves as either atheists or agnostics, and 17 percent of the non-believers had attended church more than once in the past year.
In general, their church affiliation followed a similar pattern -- most were raised in a family that was not deeply involved in religion, and they did not attend church during early adulthood but established a relationship with a church when they had children of their own. After the children had grown, they attended church less and less, if at all.
But why would someone who believes there is no god want his children exposed to doctrines that he clearly believes to be false?
"Some actually see it as part of their scientific identity," Ecklund said in a telephone interview. "They want to teach their children to be free thinkers, to give them religious choices, and so they take their children to religious organizations just to give them exposure to religion."
Let the kids make up their own minds, many of the participants told Ecklund.
Still, it may seem a bit odd for some atheists to perceive church as a desired "community" at a time when many leading atheists are calling on their colleagues to come out of the closet and take a public stand against religion. Evolutionary biologist Richard Dawkins, physicist Victor Stenger and others see religion as a source of evil in the world.
They contend that science has moved beyond a belief in the supernatural, partly because science has answered some questions that were previously left up to clerics. Evolution, for example, provides a naturalist explanation for how we got here.
True believers, by contrast, regard atheists as "among the least trusted people" on the planet, according to researchers at the University of British Columbia. These scientists emphasized last month that the right word is "distrust," not "dislike."
But however you put it, atheists do have a bit of an image problem. If they feel uncomfortable attending church, that's nothing compared to entering some aspects of public service. They usually find themselves on the outside looking in.
Atheists Who Go to Church
Columnist Michael Kinsley confessed to being a "nonbeliever" in the Los Angeles Times last month. In an op-ed piece he conceded, "That puts me in the only religious grouping in America whose members are effectively barred from any hope of becoming president, due to widespread public prejudice against them. There will be a Mormon president, a Jewish president, an openly gay president before there will be a president who says publicly that he doesn't believe in God."
He contrasted that with the current run for the White House in which "four of this year's Republican candidates were personally recruited by God to run for president." That number has since dropped to three.
Ecklund, who has conducted several studies of science and religion, said in the interview that it's possible for an atheist to become a member of a religious community without feeling like a phony.
"I don't think they see it as a conflict," she said. That's partly because they've been out of the mainstream for nearly their entire lives.
"There's a good deal of difference between the science community and the general public," she said. "Scientists are less likely to have been raised in religious homes." When they were, she added, "they were generally raised in homes where religion was not practiced strongly. It was not part of the fabric of life."
So perhaps a scientist who happens to be an agnostic or an atheist sees no problem with turning to religion, if only for awhile, because it could open new avenues of thought for the children. After all, isn't that the heart of science?
"The children can decide for themselves what to believe," Ecklund said.
A new study out of Rice University has found that 17 percent -- about one out of five scientists who describe themselves as either atheists or agnostics -- actually go to church, although not too often, and not because they feel a spiritual yearning to join the faithful.
More likely, it's because of the kids.
What? Why would somebody who doesn't believe there's a god want his own offspring wasting their time in an enterprise he believes has no foundation in fact? Especially a scientist.
The study, by sociologists Elaine Howard Ecklund of Rice and Kristen Schultz Lee of the University at Buffalo, found that many atheists want their children exposed to religion so that they can make up their own minds on what to believe. In addition, church may provide a better understanding of morality and ethics, and occasionally attending services may ease the conflict between spouses who disagree over the value of religion to their children, the study contends.
The research, published in the December issue of the Journal for the Scientific Study of Religion, was based on in-depth interviews with 275 scientists at 21 "elite" research universities in the United States. Sixty-one percent of the participants described themselves as either atheists or agnostics, and 17 percent of the non-believers had attended church more than once in the past year.
In general, their church affiliation followed a similar pattern -- most were raised in a family that was not deeply involved in religion, and they did not attend church during early adulthood but established a relationship with a church when they had children of their own. After the children had grown, they attended church less and less, if at all.
But why would someone who believes there is no god want his children exposed to doctrines that he clearly believes to be false?
"Some actually see it as part of their scientific identity," Ecklund said in a telephone interview. "They want to teach their children to be free thinkers, to give them religious choices, and so they take their children to religious organizations just to give them exposure to religion."
Let the kids make up their own minds, many of the participants told Ecklund.
Still, it may seem a bit odd for some atheists to perceive church as a desired "community" at a time when many leading atheists are calling on their colleagues to come out of the closet and take a public stand against religion. Evolutionary biologist Richard Dawkins, physicist Victor Stenger and others see religion as a source of evil in the world.
They contend that science has moved beyond a belief in the supernatural, partly because science has answered some questions that were previously left up to clerics. Evolution, for example, provides a naturalist explanation for how we got here.
True believers, by contrast, regard atheists as "among the least trusted people" on the planet, according to researchers at the University of British Columbia. These scientists emphasized last month that the right word is "distrust," not "dislike."
But however you put it, atheists do have a bit of an image problem. If they feel uncomfortable attending church, that's nothing compared to entering some aspects of public service. They usually find themselves on the outside looking in.
Atheists Who Go to Church
Columnist Michael Kinsley confessed to being a "nonbeliever" in the Los Angeles Times last month. In an op-ed piece he conceded, "That puts me in the only religious grouping in America whose members are effectively barred from any hope of becoming president, due to widespread public prejudice against them. There will be a Mormon president, a Jewish president, an openly gay president before there will be a president who says publicly that he doesn't believe in God."
He contrasted that with the current run for the White House in which "four of this year's Republican candidates were personally recruited by God to run for president." That number has since dropped to three.
Ecklund, who has conducted several studies of science and religion, said in the interview that it's possible for an atheist to become a member of a religious community without feeling like a phony.
"I don't think they see it as a conflict," she said. That's partly because they've been out of the mainstream for nearly their entire lives.
"There's a good deal of difference between the science community and the general public," she said. "Scientists are less likely to have been raised in religious homes." When they were, she added, "they were generally raised in homes where religion was not practiced strongly. It was not part of the fabric of life."
So perhaps a scientist who happens to be an agnostic or an atheist sees no problem with turning to religion, if only for awhile, because it could open new avenues of thought for the children. After all, isn't that the heart of science?
"The children can decide for themselves what to believe," Ecklund said.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ ban Bí tích Khai tâm cho 200 anh chị em Dân tộc tại Giáo xứ Phú Lương, GP Phú Cường
Minh Nguyên
11:11 07/12/2011
PHÚ CƯỜNG - Lúc 9 giờ, ngày 07 tháng 12 năm 2011, Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám Mục Phó Giáo Phận Phú Cường đã chủ tế Thánh lễ ban Bí tích Rửa tội, Thêm sức và Thánh Thể cho 200 anh chị em Dân tộc thuộc Giáo xứ Phú Lương.
Xem hình ảnh
Cùng đồng tế với Đức Cha Giuse còn có Cha sở Giáo xứ Phú Lương Giuse Nguyễn Minh Chánh, Cha Đặc trách truyền giáo Giáo phận Phú Cường Giuse Phạm Quang Tòng và Quý Cha trong Giáo phận Phú Cường.
Sau phần chào mừng Đức cha Giuse, Quí Cha và Quí khách, Cha sở Giáo xứ Phú Lương thay mặt cộng đoàn xin Đức cha và Quý Cha dâng Thánh lễ hôm nay để cầu nguyện cho mọi thành phần trong Giáo xứ luôn giữ vững niềm tin vào Thiên Chúa, luôn khao khát giới thiệu đức tin cho mọi người, nhất là những anh chị em dân tộc nghèo khổ, cũng như luôn biết sống niềm tin của mình trong mọi hoàn cảnh.
Trong bài giảng, Đức Cha Giuse nhắc lại lệnh truyền của Đức Kitô Phục Sinh là hãy đi rao giảng Tin Mừng khắp nơi. Qua đó, ngài cũng mong ước những anh chị em sắp sửa lãnh nhận Bí Tích Khai tâm phải được tiếp tục đón nhận sự quan tâm nâng đỡ của những người có trách nhiệm rao giảng Tin Mừng. Cuối cùng, Đức cha Giuse cũng ngỏ lời biết ơn đến những ai đã vất vả phục vụ Tin Mừng của Chúa, nhờ vậy mà Giáo phận Phú Cường nói chung, cách riêng là Giáo xứ Phú Lương có được niềm vui trong ngày hôm nay.
Sau bài giảng, Đức cha Giuse đã ban Bí tích Rửa tội, Thêm sức và Thánh Thể cho những anh chị em hôm nay đã lãnh nhận Bí tích Khai tâm.
Thánh lễ kết thúc lúc 11 giờ cùng ngày, nhưng đã để lại cho Cộng đoàn phụng vụ sự thao thức cho ngày mai, là quyết tâm hơn nữa trong việc loan báo Tin Mừng Đức Kitô Phục Sinh, nhờ vậy mỗi ngày sẽ có thêm nhiều người tin Chúa.
Xem hình ảnh
Cùng đồng tế với Đức Cha Giuse còn có Cha sở Giáo xứ Phú Lương Giuse Nguyễn Minh Chánh, Cha Đặc trách truyền giáo Giáo phận Phú Cường Giuse Phạm Quang Tòng và Quý Cha trong Giáo phận Phú Cường.
Sau phần chào mừng Đức cha Giuse, Quí Cha và Quí khách, Cha sở Giáo xứ Phú Lương thay mặt cộng đoàn xin Đức cha và Quý Cha dâng Thánh lễ hôm nay để cầu nguyện cho mọi thành phần trong Giáo xứ luôn giữ vững niềm tin vào Thiên Chúa, luôn khao khát giới thiệu đức tin cho mọi người, nhất là những anh chị em dân tộc nghèo khổ, cũng như luôn biết sống niềm tin của mình trong mọi hoàn cảnh.
Trong bài giảng, Đức Cha Giuse nhắc lại lệnh truyền của Đức Kitô Phục Sinh là hãy đi rao giảng Tin Mừng khắp nơi. Qua đó, ngài cũng mong ước những anh chị em sắp sửa lãnh nhận Bí Tích Khai tâm phải được tiếp tục đón nhận sự quan tâm nâng đỡ của những người có trách nhiệm rao giảng Tin Mừng. Cuối cùng, Đức cha Giuse cũng ngỏ lời biết ơn đến những ai đã vất vả phục vụ Tin Mừng của Chúa, nhờ vậy mà Giáo phận Phú Cường nói chung, cách riêng là Giáo xứ Phú Lương có được niềm vui trong ngày hôm nay.
Sau bài giảng, Đức cha Giuse đã ban Bí tích Rửa tội, Thêm sức và Thánh Thể cho những anh chị em hôm nay đã lãnh nhận Bí tích Khai tâm.
Thánh lễ kết thúc lúc 11 giờ cùng ngày, nhưng đã để lại cho Cộng đoàn phụng vụ sự thao thức cho ngày mai, là quyết tâm hơn nữa trong việc loan báo Tin Mừng Đức Kitô Phục Sinh, nhờ vậy mỗi ngày sẽ có thêm nhiều người tin Chúa.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức tin của giới trẻ trong đời sống hôm nay
Tu sĩ Lôrensô Vũ Văn Trình MF
09:02 07/12/2011
Nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI, một thế kỷ được xem là sự mở đầu kỷ nguyên của thời đại văn minh trí tuệ, hay còn gọi là thời đại của những phát minh khoa học và kỹ thuật đã làm cho cuộc sống con người ngày được nâng cao. Đây là cơ hội cho mọi người, đặc biệt là giới trẻ chúng ta - không chỉ tự khẳng định mình mà còn biểu lộ mạnh mẽ khát vọng tiến xa hơn nữa! Bên cạnh đó, giới trẻ ngày nay đang đứng trước cơn khủng hoảng về các giá trị luân lý, đạo đức và đang có nguy cơ loại Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống. Vấn đề này, không chỉ là sự lo lắng của các bậc làm cha mẹ mà còn là thách đố của những người có trách nhiệm…
1. Thực trạng sống đức tin của giới trẻ hiện tại
Ngày nay, nhiều bạn trẻ sống đức tin rất vững vàng, họ không những siêng năng tham dự Thánh lễ các ngày Chúa nhật mà cả những ngày thường. Họ không chỉ sống hình thức bề ngoài mà cả nội tâm bên trong. Có những bạn vào mỗi thứ Sáu hằng tuần còn ăn chay, dành tiền bố thí cho người nghèo. Tôi được một bạn chia sẻ: “Hằng tuần, em ăn chay không chỉ để thông phần với Chúa mà còn cơ hội giúp đỡ người nghèo”.
Hơn nữa, tại các giáo xứ, giới trẻ đã và đang tham gia tích cực vào các hội đoàn, chẳng hạn như sinh viên Công giáo, huynh trưởng, giáo lý viên, ca đoàn… Qua đó, nhiều bạn không chỉ được học hỏi, đào sâu và cảm nghiệm được giá trị của Lời Chúa mà còn đem ra thực hành. Bạn Hạnh - sinh viên năm thứ hai Đại học Thủ Dầu Một - cho biết: “Quả thực, từ khi tham gia vào nhóm sinh viên Công giáo, em cảm thấy đức tin của mình ngày càng vững vàng hơn, nhất là khi gặp khó khăn thử thách, em được các cha và bạn bè trong nhóm chia sẻ, nâng đỡ”. Đồng thời, một số bạn trẻ đã trở thành những cộng tác viên rất đắc lực trong công tác tông đồ và những hoạt động từ thiện của giáo xứ mình.
Thế nhưng, vẫn còn một số bạn trẻ ngày nay làm cho chúng ta không khỏi thất vọng và lo lắng cho thế hệ tương lai…Các nhà lãnh đạo tôn giáo rất lo ngại trước vấn đề đạo đức của giới trẻ bị sa sút!
Tại một số xứ đạo, các bạn trẻ đi lễ đang giảm dần một cách trầm trọng, nhiều bạn trẻ ngày nay coi việc đi lễ là một gánh nặng. Đi vì bổn phận, hoặc vì gượng ép. Họ đến nhà thờ là do cha mẹ thúc giục, không đi không được, hoặc vì không đi sợ mắc tội chứ không vì niềm tin và lòng mến. Họ có mặt ở nhà thờ nhưng không hề ý thức mình đang có mặt ở đó để làm gì, chỉ mong sao giờ lễ mau kết thúc. Một số bạn đi tham dự Thánh lễ, cha xứ hỏi bài Tin Mừng mới đọc xong Chúa Giêsu nói gì? Họ không sao trả lời được. Bởi vì, họ không chú ý lắng nghe, ngồi trong nhà thờ nhưng tâm trí lại nghĩ đến những việc bên ngoài. Thậm chí, một số khác còn đi lễ “ôm”, một cách gọi hơi lạ nhưng nói lên được thực trạng hiện nay của một số bạn trẻ. Họ đứng ngoài đường dự lễ và từng cặp ngồi trên xe gắn máy thân mật quá trớn nơi công cộng, đùa giỡn, chuyện trò, chơi game trên điện thoại di động… chẳng quan tâm Thánh lễ đang đến đâu và chủ tế đang làm gì, chỉ biết có người ra về là họ nổ máy chạy thẳng…
Và vẫn còn những điều đáng buồn khác, nhiều bạn trẻ ngày nay sống đức tin rất hời hợt. Có dịp tiếp xúc với các bạn trẻ đang học lớp giáo lý hôn nhân, tôi thật ngỡ ngàng về một số đông không biết gì về giáo lý căn bản, ngay cả những kinh đọc hằng ngày họ cũng không thuộc. Họ mang danh nghĩa là đạo gốc nhưng dường như họ theo đạo chủ yếu làm cho cha mẹ vui lòng, không ý thức mình là người Kitô hữu. Một bạn trẻ nói: “Những việc như đi nhà thờ, đọc kinh và cầu nguyện chỉ là do thói quen, cũng như do áp lực của những người thân”. Như vậy, hơn bao giờ hết, ngày nay, đức tin của giới trẻ chúng ta đang xuống dốc trầm trọng. Ở một vài giáo xứ, số lượng người trẻ đi học giáo lý ngày càng ít đi. Và người ta không còn thấy bóng dáng bạn trẻ đi tham dự Thánh lễ hằng tuần. Và nếu có đi, thì ghế ngồi của họ là “xe ôm”, hoặc tụ tập thành nhóm đứng ngoài lề trò chuyện, hút thuốc cho qua giờ lễ… Một người mẹ chia sẻ: “Mỗi lần tôi nhắc nhở đứa con trai đi tham dự Thánh lễ, nó trả lời rằng: “Thời đại này, đến nhà thờ làm gì hả mẹ? Chỉ cần mình tin có Chúa là đủ. Mẹ thử nghĩ xem, mấy đứa bạn con có đi lễ đâu mà nhà nó vẫn giàu có đấy thôi”.
2. Nguyên nhân dẫn đến giảm sút đức tin của giới trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm sút đức tin của giới trẻ nhưng vì giới hạn của bài viết, tôi chỉ xin nêu ra một vài lý do sau đây:
2.1. Nguyên nhân bản thân
Do ảnh hưởng của các “căn bệnh chủ nghĩa”: chủ nghĩa tự do (thích làm gì thì làm), chủ nghĩa cá nhân (chỉ biết sống cho mình mà không cần quan tâm đến những người khác), chủ nghĩa hưởng thụ (thích tiêu xài, hưởng lạc thú, thỏa mãn bản thân, tận hưởng sung sướng), chủ nghĩa duy lợi (lợi dụng người thân bạn bè, cái gì tốt thì giữ cho mình còn cái gì xấu thì trút lên người khác, đánh giá cuộc sống theo những món lợi), chủ nghĩa tương đối (tất cả chỉ là tương đối: con người cũng tương đối thôi, học cũng tương đối thôi, tình yêu cũng chỉ tương đối thôi, Thiên Chúa cũng tương đối thôi, đạo nghĩa cũng tương đối thôi…) Chính vì thế mà tình tương thân tương ái, việc chia sẻ trong cuộc sống của họ đang dần mất đi. Giờ đây, vật chất đối với họ là trên hết, nên hậu quả là họ dễ dàng chểnh mảng, bỏ bê việc chăm lo đời sống thiêng liêng, là bổn phận rất cần thiết cho đời sống tâm linh của người mang danh Kitô hữu. Đồng thời, do các bạn sống xa gia đình, xa người thân, nên không có ai dạy dỗ bảo ban. Hơn nữa, khi còn ở nhà, họ thường được cha mẹ động viên nhắc nhở việc thiêng liêng như đi lễ, chịu các phép bí tích, còn bây giờ thì không những chẳng có ai nhắc nhở, mà còn bị bạn bè lôi kéo rủ rê vào chỗ vui chơi, giải trí; hoặc các bạn phải sống xa nhà thờ nên việc đi lễ trở nên khó khăn, nặng nề.
2.2. Nguyên nhân từ gia đình
“Gia đình là Giáo hội tại gia, là trường học tự nhiên và căn bản trong nền giáo dục Kitô giáo”[1]. Thế mà nhiều gia đình trẻ ngày nay, việc cha mẹ dạy dỗ con cái sống đức tin là điều hiếm có. Ngay cả việc đọc kinh sáng tối cũng chẳng mấy ai giữ. Việc giáo dục đức tin cho con cái phó mặc cho nhà thờ, giáo xứ. Có những cha mẹ vì quá nhiều việc nên không có thời gian nghĩ đến Chúa; thậm chí, một số cha mẹ còn không muốn cho con đi học giáo lý mà bắt con đi học thêm hay ở nhà học bài vì lý do bài vở quá nhiều. Cũng có một số cha mẹ cho con đi học giáo lý nhưng không quan tâm con học ra sao, nhiều khi con nói đi học giáo lý nhưng lại trốn đi chơi game, đi trơi với bạn bè…
“Gia đình là tế bào căn bản của xã hội và Giáo hội” đó là câu nói mà nhiều người đã biết. Nhưng xem ra nhiều gia đình ngày nay không những không chú trọng điều này mà còn chẳng quan tâm đến việc xây dựng nếp sống trong gia đình, cha mẹ thiếu gương mẫu về đạo đức, về lối sống và không lo dạy bảo con cái biết Chúa, dạy con cách làm dấu, đọc kinh; thậm chí, một số cha mẹ còn không thuộc kinh. Theo thạc sĩ tâm lý nữ tu Hồ Thị Hạnh cho biết: “Một trong những nguyên nhân dẫn đến giảm sút đức tin ở giới trẻ là do sự giáo dục của gia đình còn quá lỏng lẻo, ít quan tâm tới các em”. Hơn nữa, nhiều gia đình không có thói quen dành thời gian để đọc kinh hay cầu nguyện chung. Vì thế, con cái không ý thức được tầm quan trọng của cầu nguyện cũng như việc đọc kinh chung.
2.3. Nguyên nhân từ giáo xứ
Một số giáo xứ chưa quan tâm việc giáo dục đức tin cho các bạn trẻ. Có những giáo xứ chỉ có phòng học giáo lý sơ sài, không trang thiết bị học tập, cha xứ chưa quan tâm đến giáo dục đức tin cho các bạn trẻ một cách đúng mức. Đồng thời, giáo xứ không tạo điều kiện cho các bản trẻ có cơ hội tham gia vào các hoạt động trong giáo xứ.
Kinh nghiệm cho thấy rất rõ những thiệt thòi do việc giới trẻ không được huấn luyện đức tin một cách kỹ càng trong giáo xứ vì thiếu vắng linh mục trong một thời gian dài. Giáo xứ chỉ có thể tổ chức các lớp giáo lý, đủ “lẽ đạo” cho các em xưng tội và rước lễ lần đầu. Vì thiếu giáo lý viên, việc dạy giáo lý cho trẻ em được phó thác cho những ông trùm, bà trùm. Việc huấn luyện đức tin dừng lại sau khi các em đã xưng tội và rước lễ lần đầu. Đối với bạn trẻ nhập ngũ hoặc thoát ly gia đình, vốn kiến thức ít ỏi về giáo lý sẽ bị mai một rất nhanh. Đó là lý do tại sao nhiều bạn trẻ bỏ đạo sau một thời gian ngắn rời khỏi giáo xứ.
Mặt khác, giới trẻ không chỉ chú trọng về kiến thức xã hội, mà còn cưu mang những ưu tư, thao thức xây dựng giáo xứ, Giáo hội theo cách trẻ trung và ao ước dấn thân thực hiện sứ vụ tông đồ của mình. Tuy nhiên, lòng can đảm lãnh nhận trách nhiệm này, không được các vị chủ chăn, các bậc làm cha mẹ lắng nghe và đón nhận. Xin trích dẫn thư của một bạn trẻ như sau: “Cha muốn nghe người trẻ, nhưng lại chẳng hề tạo cho người trẻ một cơ hội để nói. Cha đối với người trẻ, xa lạ và uy quyền lắm. Cha muốn chúng con cộng tác, nhưng lại ngại tuổi tác và kinh nghiệm non trẻ của chúng con. Con thiết nghĩ rằng, không thử một lần, không té ngã, sẽ chẳng bao giờ có kinh nghiệm, và rồi người trẻ mãi mãi vẫn chỉ đứng ngoài lề mà thôi.”[2] Hơn nữa, một số cha xứ không có sự đồng cảm với giới trẻ, chỉ biết dùng uy quyền của mình để nói, thì chính nơi tòa giảng, vị trí cao trọng của các vị linh mục, đã làm cho người trẻ cảm thấy các ngài thiếu gần gũi, còn bản thân người trẻ bị lạc lõng ngay trong nhà của cha mình.
2.4. Nguyên nhân từ xã hội
Giới trẻ ngày nay đang bị thử thách bởi những cám dỗ của phong trào, của một nhóm người. Họ chạy đến Đức Mẹ hay các Thánh khi gặp đau khổ, họ nghe ở đâu có dấu lạ hay Đức Mẹ hiện ra là họ tò mò chạy đến xem bằng được, nhưng tại nhà thờ, nơi có Chúa đang ngự trên bàn Thánh, nơi nhận được ơn phúc dồi dào, thì họ lại không đến?
Bên cạnh đó, do khoa học phát triển làm cho con người trở nên thực dụng hơn, và họ cũng đòi những gì họ tin phải sờ được thấy được, kiểm chứng được mới tin. Chẳng hạn cầu nguyện cứ đòi phải Chúa nhận lời ngay, Chúa chưa đáp ứng thì bỏ nhà thờ. Đồng thời, do ảnh hưởng của thời đại toàn cầu hóa, giới trẻ hôm nay dường như đang khao khát chờ đợi một điều gì đó khác hơn so với những lối cử hành Thánh lễ buồn tẻ. Điều này có thể thấy rõ vào những lễ Chúa nhật, một số bạn trẻ thường đi tới các giáo xứ có Thánh lễ long trọng, bài giảng thật hấp dẫn và sống động, ca đoàn hát hay… dễ thu hút họ. Linh mục An-Phong-sô Phạm Gia Thụy, CSSR cho biết: “Do đời sống tục hóa làm cho giới trẻ đánh mất cảm thức về đời sống tâm linh nên họ không thiết tha đến với Chúa nữa”.
Có thể nói, lối sống của thời toàn cầu hóa là lối sống mở. Quan niệm về luân lý cũng biến đổi nhiều so với sự đổi thay của môi trường sống là nơi diễn ra những khác biệt về kinh tế xã hội, chủng tộc, văn hóa giới tính,v.v. tạo nên những thách đố khác nhau, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống đức tin của giới trẻ chúng ta. “Một Giám mục Á Châu có lý khi ví toàn cầu hóa như một luồng gió mát lạnh đem đến nhiều lợi ích và thỏa mái, mà chúng ta cần mở rộng cửa để đón nhận. Mặc dù, đôi khi nó cũng mang chứng khí, bão tố và một vài con muỗi”[3]
3. Để củng cố đức tin
3.1. Về phía bản thân
Để củng cố đức tin, bản thân các bạn trẻ không chỉ cố gắng học hỏi trau dồi về giáo lý, Kinh Thánh mà còn phải sống đức tin một cách sung mãn. Chính Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã nói: “Các bạn thân mến, tôi mời gọi các bạn hãy tăng cường con đường đức tin của các bạn nơi Thiên Chúa, là Cha của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta”[4].
Hơn nữa, các bạn siêng năng tới với Chúa, nhất là đến với bí tích Thánh Thể và bí tích Giải Tội, chúng ta sẽ gặp gỡ được Đấng mà chúng ta ngày đêm tôn thờ và hết lòng yêu mến, tha thứ cho chúng ta. Chân phước Gioan Phaolô II đã nói: “Hỡi các bạn trẻ thân mến, hãy học “nhìn thấy”, “gặp gỡ” Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể, tại đó Ngài hiện diện và gần gũi đến độ trở nên lương thực cho hành trình của chúng ta; trong bí tích Thống Hối, qua đó Chúa biểu lộ lòng từ bi của Ngài bằng cách ban ơn tha thứ”. Ngài còn nói: “Các bạn trẻ thân mến, các con hãy tự dấn thân làm nên Giáo hội. Vì thế, các con càng đi sâu vào hiệp thông với Chúa Giêsu: nhờ phụng vụ, giáo lý đời sống huynh đệ trong cộng đoàn. Các con hãy khiêm tốn và quảng đại tham gia các sinh hoạt của giáo xứ, các đoàn thể”[5].
Bên cạnh đó, các bạn hãy noi gương các Thánh là những người đã đổ ra đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ đức tin của mình. Chẳng hạn như Chân Phước Anrê Phú Yên đã dâng hiến cả tuổi trẻ của mình để bảo vệ đức tin. Trong hạnh các thánh, chúng ta có nhiều tấm gương của các thánh đã xây dựng cuộc sống của họ trên Lời Chúa. Tổ phụ Abraham là người đầu tiên trong số những người ấy. “Cha chúng ta trong đức tin” đã vâng phục Thiên Chúa, Đấng đã yêu cầu ông rời bỏ quê hương để tiến bước về một xứ xa lạ. “Abraham đã tin Thiên Chúa, và điều này làm cho ông được coi là công chính, và ông được gọi là bạn của Thiên Chúa” (Gc 2,23).
Vì Thiên Chúa là Tình Yêu cho nên “tin” là phải “yêu”, yêu người như Chúa yêu ta. Mời các bạn trẻ cùng nhìn vào con người thật của Stêphanô: Khi chấp nhận bị người ta xử tử bằng cách ném đá để làm chứng cho niềm tin vào Đức Giêsu, trước lúc trút hơi thở cuối cùng, thánh nhân đã ngước mắt lên trời mà nguyện rằng: “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này” (Cv 7,60). Mời các bạn trẻ chiêm ngắm cô thiếu nữ Maria Goretti, sau khi bị kẻ cuồng dâm 20 tuổi Alessandro đâm nhiều nhát dao vào người vì chống trả, đã nói: “Vì tình yêu Chúa Giêsu, tôi tha thứ cho anh ấy và muốn anh ấy sẽ ở trên Thiên Đàng với tôi.” Mời các bạn trẻ nhìn vào con người linh mục Maximilian Kolbe đã tình nguyện chịu chết thay cho một người tù không hề quen biết trong trại tập trung Đức Quốc Xã năm 1941. Cuối cùng, mời các bạn trẻ chứng kiến hình ảnh Chân Phước Gioan Phaolô II, đích thân xin nhà cầm quyền Ý tha cho người đã ám sát mình là Mehmet Ali Agca và vào tù thăm anh ta để nói với anh rằng: “Tôi tha thứ cho bạn.”
Một tình yêu thật sự phải xuất phát từ trái tim chỉ mong muốn điều tốt lành và hạnh phúc cho tha nhân. Đó là cách các bạn sống đức tin và thể hiện niềm tin cho thế giới hôm nay. Hãy để lời Chúa triển nở trong lòng chúng ta: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34).
3.2. Về phía gia đình
Gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp các bạn trẻ sống đức tin một cách sung mãn. Một gia đình mà trong đó cha mẹ và mọi người sống đạo đức, thánh thiện biết yêu thương lẫn nhau thì con cái sẽ noi gương cha mẹ. Hơn nữa, con cái cần được lớn lên trong bầu khí đức tin sống động của gia đình: “Thường xuyên nghe những lời cầu nguyện của cha mẹ, được cha mẹ dạy dỗ cầu nguyện, được nhắc nhở về những ơn lành thánh và sự hiện diện của Chúa, được động viên học hỏi giáo lý, tham dự Thánh lễ, sinh hoạt hội đoàn, được chứng kiến đời sống đức tin cụ thể qua những chọn lựa yêu thương và hy sinh cho nhau mỗi ngày, con cái sẽ thấm nhuần lối sống đức tin đó vào cuộc sống của riêng nó trong xã hội. Nhiều người trưởng thành hiện nay rất xúc động khi nhớ về những kỷ niệm thời thơ ấu của mình được cha mẹ dạy cúi đầu trước bàn thờ, bắt tay dạy làm dấu thánh giá: “Khi con đặt tay trên trán, con hãy nghĩ đến Chúa là cha dựng nên con, khi con đặt tay trên ngực là chỗ trái tim con dục lòng mến Chúa Giêsu là Thiên Chúa làm người, khi con đặt tay bên trái và bên phải, con nghĩ đến Chúa Thánh Thần, xin Ngài ban sức mạnh phù hộ con, khi đọc Amen, con xếp hình Thánh Giá và hôn lấy ơn cứu độ của con. Lòng đạo đức bình dân đã tạo nên bầu khí đức tin bao trùm cả một ngày sống của gia đình”[6].
Bên cạnh đó, cha mẹ không chỉ có bổn phận giáo dục đời sống đức tin cho con mình mà còn giúp con cái nhận ra hạnh phúc được làm con Thiên Chúa. Chân Phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói: “Nếu các bạn trẻ, các con của chúng ta chưa nhận ra hạnh phúc được làm con Thiên Chúa, được sống dưới sự hiện diện của Ngài, và chưa cảm nghiệm được tình yêu cứu độ của Đức Kitô thì bổn phận cha mẹ chưa hoàn thành. Vì thế, các bậc cha mẹ cần khuyên bảo, tạo điều kiện cho con cái đào sâu đức tin qua các lớp giáo lý”. Hơn nữa, trong sứ điệp ngày Quốc tế Giới trẻ 2011, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI có nói: “Học hỏi giáo lý bằng niềm đam mê”. Ngài thúc giục giới trẻ vì họ phải được bén rễ sâu trong đức tin của cha mẹ để chống lại sự cám dỗ của thời đại và tránh dùng những vết thương mới nhất gây ra cho cộng đồng các tín hữu bằng sự ác và tội lỗi bên trong, thậm chí trong trái tim của Giáo hội, như là một nguyên cớ để chạy trốn Thiên Chúa”.
3.3. Về phía giáo xứ
Giáo xứ đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và hun đúc đời sống đức tin cho giới trẻ. Nhiều bạn trẻ mong muốn giáo xứ nên quan tâm và nâng đỡ các bạn trẻ nhiều hơn. Đồng thời, giáo xứ nên tổ chức các lớp giáo lý cho các bạn trẻ. Thư Chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1992 có nói: “Ngoài ra, cần có những lớp giáo lý cho người trẻ để họ phát triển đời sống đức tin phù hợp với đà tiến của họ trong cuộc sống, và những khóa dự bị hôn nhân để giúp họ xây dựng những gia đình Công giáo gương mẫu. Phải đặc biệt chú ý đến những người học lên bậc đại học, để giúp họ phát triển sự hiểu biết và đời sống đức tin cho phù hợp với trình độ trí thức của họ”.
Hơn nữa, giáo xứ nên có những buổi học hỏi, hội thảo, thuyết trình về đời sống đức tin hoặc những cuộc thi tìm hiểu về giáo lý. Thiết nghĩ qua những buổi này, các bạn sẽ có cơ hội không những củng cố đức tin của mình mà còn là cơ hội cho các bạn học hỏi giao lưu với nhau.
Mặt khác, cha xứ nên quan tâm tạo điều kiện cho các bạn trẻ trong việc sống và làm chứng cho đức tin. Tôi được biết một số cha xứ đã có những sáng kiến rất hay, ngài liên lạc với cha xứ nơi các bạn trẻ di dân trong giáo xứ đang học tập và làm việc ở đó để nhờ cha xứ nơi đó giúp đỡ và thỉnh thoảng cha xứ ghé thăm và động viên các bạn. Hơn nữa, cha còn thành lập nhóm để cho các bạn tiện liên lạc và nâng đỡ nhau.
3.4. Về phía Giáo hội
Giáo hội nên tạo mọi điều kiện cho giới trẻ có môi trường sinh hoạt. Hơn nữa, Giáo hội cũng ý thức rằng, để có một cộng đồng nhân loại như lòng mong ước, sự quan tâm giáo dục cho thế hệ tương lai phải đứng hàng đầu; giới trẻ là tương lai của của Giáo hội. Đồng thời, giới trẻ cũng là chủ nhân tương lai của nhân loại, “Vì thế mà cả xã hội cũng như Giáo hội đều phải quan tâm đến giới trẻ, để giúp họ đảm nhận lấy vai trò hôm nay và ngày mai của họ trong xã hội và Giáo hội” (Thư Chung 1992).
Bên cạnh đó, muốn đạt được một giáo dục mục vụ giới trẻ tốt, chúng ta cần hiểu biết người trẻ; nhất là muốn lãnh đạo người trẻ, chúng ta cần đi sâu vào đời sống người trẻ hơn, vì “vô tri bất mộ”. Và như thánh Gioan Don Bosco nói: “Hãy làm bạn trẻ hiểu rằng chúng ta yêu mến họ, rồi họ sẽ thực hành điều chúng ta muốn”. Hơn nữa, chúng ta vui mừng và hy vọng vào một lớp trẻ, lớp tuổi teen năng động, nhiệt thành, có thiện chí và yêu mến Giêsu, thần tượng của giới trẻ mọi thời. Trong niềm vui và hy vọng ấy, chúng ta cần thêm sáng kiến để có cơ hội giới thiệu gương mặt Đức Kitô - một người trẻ hôm qua, hôm nay và mãi mãi cho giới trẻ.
Kinh nghiệm rõ các vấn đề trên, các giám mục đã khuyến khích giới trẻ chăm lo trau dồi kiến thức và đạo đức, như một điều kiện cần thiết để bước vào tương lai với những đóng góp hữu hiệu cho xã hội và Giáo hội: “Giới trẻ hôm nay thế nào thì Đất nước và Giáo hội Việt Nam ngày mai sẽ như vậy... Để xây dựng tương lai cho Đất nước và Giáo hội, các bạn cần trau dồi đạo đức và trí thức hầu tích cực phục vụ hơn. Các bạn nên nhớ rằng khi cầu tiến trong lãnh vực học thức, thì cũng phải cầu toàn trong lãnh vực nghề nghiệp để có thể phục vụ với tinh thần khiêm tốn vô vị lợi. Thời nào cũng cần đến những con người tài đức và trung hiếu, luôn biết coi trọng chữ tín” (Thư Chung 1998).
Tóm lại
Để kết thúc bài viết, tôi xin mượn lời của Đức cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm nhắn nhủ các bạn trẻ trong dịp Đại hội Giới trẻ hạt Gia Định: “Giới trẻ chúng con nên sống có ý thức và trân trọng giữ gìn đức tin, dưới tác động của Chúa, tất cả mọi người cố gắng sống tốt hơn, góp phần tích cực vào công cuộc loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô cho mọi người như lời thánh Phaolô: Chúng tôi không rao giảng chính mình, mà chỉ rao giảng Đức Kitô Giêsu là Chúa” (2Cr 4, 5)”[7]. Hơn nữa, các bạn nên cố gắng học hỏi và tự trau dồi về đời sống đức tin. “Xin gởi đến các bạn câu nói để đời của cố Tổng thống Mỹ Kennedy: “Đừng hỏi đất nước đã làm gì cho bạn, nhưng hãy tự hỏi bạn đã làm gì cho đất nước”. Chúng ta có thể thay chữ “đất nước” trong câu đó bằng chữ “Giáo hội” và chúng ta sẽ có một câu tương tự: “Đừng hỏi Giáo hội đã làm gì cho bạn, nhưng hãy tự hỏi bạn đã làm gì cho Giáo hội”. Hãy dùng hết năng lực, nhiệt tâm và sáng kiến của bạn cộng tác cho giáo xứ của các bạn mỗi ngày một tốt hơn ”[8].
___________________________
[1] Thư chung/HĐGMVN. năm 2007, số 28
[2]X. Người trẻ mong gì nơi Thánh Lễ-giáo lý-linh mục, truy cập, ngày 11/04/2011,www.vietcatholic.net.
[3] Chia sẻ, số 46, liên tu sĩ TPHCM, tr 53
[4] Sứ điệp ngày quốc tế giới trẻ 2011 của Đức Thánh Cha Benedicto 16.
[5] Gioan Phaolô II, Giải đáp thắc mắc các bạn trẻ ở Slovenia, ngày 15/08/1996.
[6] X. Giáo phận Phú Cường, tài liệu học hỏi năm mục vụ 2008, tr 22.
[7] x. Đức tin và cuộc sống, truy cập, ngày 06/02/2011,www.tgpsaigon.net
[8] x. Người trẻ mong gì nơi Thánh Lễ-giáo lý-linh mục, truy cập, ngày 11/04/2011,www.vietcatholic.net.
1. Thực trạng sống đức tin của giới trẻ hiện tại
Ngày nay, nhiều bạn trẻ sống đức tin rất vững vàng, họ không những siêng năng tham dự Thánh lễ các ngày Chúa nhật mà cả những ngày thường. Họ không chỉ sống hình thức bề ngoài mà cả nội tâm bên trong. Có những bạn vào mỗi thứ Sáu hằng tuần còn ăn chay, dành tiền bố thí cho người nghèo. Tôi được một bạn chia sẻ: “Hằng tuần, em ăn chay không chỉ để thông phần với Chúa mà còn cơ hội giúp đỡ người nghèo”.
Hơn nữa, tại các giáo xứ, giới trẻ đã và đang tham gia tích cực vào các hội đoàn, chẳng hạn như sinh viên Công giáo, huynh trưởng, giáo lý viên, ca đoàn… Qua đó, nhiều bạn không chỉ được học hỏi, đào sâu và cảm nghiệm được giá trị của Lời Chúa mà còn đem ra thực hành. Bạn Hạnh - sinh viên năm thứ hai Đại học Thủ Dầu Một - cho biết: “Quả thực, từ khi tham gia vào nhóm sinh viên Công giáo, em cảm thấy đức tin của mình ngày càng vững vàng hơn, nhất là khi gặp khó khăn thử thách, em được các cha và bạn bè trong nhóm chia sẻ, nâng đỡ”. Đồng thời, một số bạn trẻ đã trở thành những cộng tác viên rất đắc lực trong công tác tông đồ và những hoạt động từ thiện của giáo xứ mình.
Thế nhưng, vẫn còn một số bạn trẻ ngày nay làm cho chúng ta không khỏi thất vọng và lo lắng cho thế hệ tương lai…Các nhà lãnh đạo tôn giáo rất lo ngại trước vấn đề đạo đức của giới trẻ bị sa sút!
Tại một số xứ đạo, các bạn trẻ đi lễ đang giảm dần một cách trầm trọng, nhiều bạn trẻ ngày nay coi việc đi lễ là một gánh nặng. Đi vì bổn phận, hoặc vì gượng ép. Họ đến nhà thờ là do cha mẹ thúc giục, không đi không được, hoặc vì không đi sợ mắc tội chứ không vì niềm tin và lòng mến. Họ có mặt ở nhà thờ nhưng không hề ý thức mình đang có mặt ở đó để làm gì, chỉ mong sao giờ lễ mau kết thúc. Một số bạn đi tham dự Thánh lễ, cha xứ hỏi bài Tin Mừng mới đọc xong Chúa Giêsu nói gì? Họ không sao trả lời được. Bởi vì, họ không chú ý lắng nghe, ngồi trong nhà thờ nhưng tâm trí lại nghĩ đến những việc bên ngoài. Thậm chí, một số khác còn đi lễ “ôm”, một cách gọi hơi lạ nhưng nói lên được thực trạng hiện nay của một số bạn trẻ. Họ đứng ngoài đường dự lễ và từng cặp ngồi trên xe gắn máy thân mật quá trớn nơi công cộng, đùa giỡn, chuyện trò, chơi game trên điện thoại di động… chẳng quan tâm Thánh lễ đang đến đâu và chủ tế đang làm gì, chỉ biết có người ra về là họ nổ máy chạy thẳng…
Và vẫn còn những điều đáng buồn khác, nhiều bạn trẻ ngày nay sống đức tin rất hời hợt. Có dịp tiếp xúc với các bạn trẻ đang học lớp giáo lý hôn nhân, tôi thật ngỡ ngàng về một số đông không biết gì về giáo lý căn bản, ngay cả những kinh đọc hằng ngày họ cũng không thuộc. Họ mang danh nghĩa là đạo gốc nhưng dường như họ theo đạo chủ yếu làm cho cha mẹ vui lòng, không ý thức mình là người Kitô hữu. Một bạn trẻ nói: “Những việc như đi nhà thờ, đọc kinh và cầu nguyện chỉ là do thói quen, cũng như do áp lực của những người thân”. Như vậy, hơn bao giờ hết, ngày nay, đức tin của giới trẻ chúng ta đang xuống dốc trầm trọng. Ở một vài giáo xứ, số lượng người trẻ đi học giáo lý ngày càng ít đi. Và người ta không còn thấy bóng dáng bạn trẻ đi tham dự Thánh lễ hằng tuần. Và nếu có đi, thì ghế ngồi của họ là “xe ôm”, hoặc tụ tập thành nhóm đứng ngoài lề trò chuyện, hút thuốc cho qua giờ lễ… Một người mẹ chia sẻ: “Mỗi lần tôi nhắc nhở đứa con trai đi tham dự Thánh lễ, nó trả lời rằng: “Thời đại này, đến nhà thờ làm gì hả mẹ? Chỉ cần mình tin có Chúa là đủ. Mẹ thử nghĩ xem, mấy đứa bạn con có đi lễ đâu mà nhà nó vẫn giàu có đấy thôi”.
2. Nguyên nhân dẫn đến giảm sút đức tin của giới trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm sút đức tin của giới trẻ nhưng vì giới hạn của bài viết, tôi chỉ xin nêu ra một vài lý do sau đây:
2.1. Nguyên nhân bản thân
Do ảnh hưởng của các “căn bệnh chủ nghĩa”: chủ nghĩa tự do (thích làm gì thì làm), chủ nghĩa cá nhân (chỉ biết sống cho mình mà không cần quan tâm đến những người khác), chủ nghĩa hưởng thụ (thích tiêu xài, hưởng lạc thú, thỏa mãn bản thân, tận hưởng sung sướng), chủ nghĩa duy lợi (lợi dụng người thân bạn bè, cái gì tốt thì giữ cho mình còn cái gì xấu thì trút lên người khác, đánh giá cuộc sống theo những món lợi), chủ nghĩa tương đối (tất cả chỉ là tương đối: con người cũng tương đối thôi, học cũng tương đối thôi, tình yêu cũng chỉ tương đối thôi, Thiên Chúa cũng tương đối thôi, đạo nghĩa cũng tương đối thôi…) Chính vì thế mà tình tương thân tương ái, việc chia sẻ trong cuộc sống của họ đang dần mất đi. Giờ đây, vật chất đối với họ là trên hết, nên hậu quả là họ dễ dàng chểnh mảng, bỏ bê việc chăm lo đời sống thiêng liêng, là bổn phận rất cần thiết cho đời sống tâm linh của người mang danh Kitô hữu. Đồng thời, do các bạn sống xa gia đình, xa người thân, nên không có ai dạy dỗ bảo ban. Hơn nữa, khi còn ở nhà, họ thường được cha mẹ động viên nhắc nhở việc thiêng liêng như đi lễ, chịu các phép bí tích, còn bây giờ thì không những chẳng có ai nhắc nhở, mà còn bị bạn bè lôi kéo rủ rê vào chỗ vui chơi, giải trí; hoặc các bạn phải sống xa nhà thờ nên việc đi lễ trở nên khó khăn, nặng nề.
2.2. Nguyên nhân từ gia đình
“Gia đình là Giáo hội tại gia, là trường học tự nhiên và căn bản trong nền giáo dục Kitô giáo”[1]. Thế mà nhiều gia đình trẻ ngày nay, việc cha mẹ dạy dỗ con cái sống đức tin là điều hiếm có. Ngay cả việc đọc kinh sáng tối cũng chẳng mấy ai giữ. Việc giáo dục đức tin cho con cái phó mặc cho nhà thờ, giáo xứ. Có những cha mẹ vì quá nhiều việc nên không có thời gian nghĩ đến Chúa; thậm chí, một số cha mẹ còn không muốn cho con đi học giáo lý mà bắt con đi học thêm hay ở nhà học bài vì lý do bài vở quá nhiều. Cũng có một số cha mẹ cho con đi học giáo lý nhưng không quan tâm con học ra sao, nhiều khi con nói đi học giáo lý nhưng lại trốn đi chơi game, đi trơi với bạn bè…
“Gia đình là tế bào căn bản của xã hội và Giáo hội” đó là câu nói mà nhiều người đã biết. Nhưng xem ra nhiều gia đình ngày nay không những không chú trọng điều này mà còn chẳng quan tâm đến việc xây dựng nếp sống trong gia đình, cha mẹ thiếu gương mẫu về đạo đức, về lối sống và không lo dạy bảo con cái biết Chúa, dạy con cách làm dấu, đọc kinh; thậm chí, một số cha mẹ còn không thuộc kinh. Theo thạc sĩ tâm lý nữ tu Hồ Thị Hạnh cho biết: “Một trong những nguyên nhân dẫn đến giảm sút đức tin ở giới trẻ là do sự giáo dục của gia đình còn quá lỏng lẻo, ít quan tâm tới các em”. Hơn nữa, nhiều gia đình không có thói quen dành thời gian để đọc kinh hay cầu nguyện chung. Vì thế, con cái không ý thức được tầm quan trọng của cầu nguyện cũng như việc đọc kinh chung.
2.3. Nguyên nhân từ giáo xứ
Một số giáo xứ chưa quan tâm việc giáo dục đức tin cho các bạn trẻ. Có những giáo xứ chỉ có phòng học giáo lý sơ sài, không trang thiết bị học tập, cha xứ chưa quan tâm đến giáo dục đức tin cho các bạn trẻ một cách đúng mức. Đồng thời, giáo xứ không tạo điều kiện cho các bản trẻ có cơ hội tham gia vào các hoạt động trong giáo xứ.
Kinh nghiệm cho thấy rất rõ những thiệt thòi do việc giới trẻ không được huấn luyện đức tin một cách kỹ càng trong giáo xứ vì thiếu vắng linh mục trong một thời gian dài. Giáo xứ chỉ có thể tổ chức các lớp giáo lý, đủ “lẽ đạo” cho các em xưng tội và rước lễ lần đầu. Vì thiếu giáo lý viên, việc dạy giáo lý cho trẻ em được phó thác cho những ông trùm, bà trùm. Việc huấn luyện đức tin dừng lại sau khi các em đã xưng tội và rước lễ lần đầu. Đối với bạn trẻ nhập ngũ hoặc thoát ly gia đình, vốn kiến thức ít ỏi về giáo lý sẽ bị mai một rất nhanh. Đó là lý do tại sao nhiều bạn trẻ bỏ đạo sau một thời gian ngắn rời khỏi giáo xứ.
Mặt khác, giới trẻ không chỉ chú trọng về kiến thức xã hội, mà còn cưu mang những ưu tư, thao thức xây dựng giáo xứ, Giáo hội theo cách trẻ trung và ao ước dấn thân thực hiện sứ vụ tông đồ của mình. Tuy nhiên, lòng can đảm lãnh nhận trách nhiệm này, không được các vị chủ chăn, các bậc làm cha mẹ lắng nghe và đón nhận. Xin trích dẫn thư của một bạn trẻ như sau: “Cha muốn nghe người trẻ, nhưng lại chẳng hề tạo cho người trẻ một cơ hội để nói. Cha đối với người trẻ, xa lạ và uy quyền lắm. Cha muốn chúng con cộng tác, nhưng lại ngại tuổi tác và kinh nghiệm non trẻ của chúng con. Con thiết nghĩ rằng, không thử một lần, không té ngã, sẽ chẳng bao giờ có kinh nghiệm, và rồi người trẻ mãi mãi vẫn chỉ đứng ngoài lề mà thôi.”[2] Hơn nữa, một số cha xứ không có sự đồng cảm với giới trẻ, chỉ biết dùng uy quyền của mình để nói, thì chính nơi tòa giảng, vị trí cao trọng của các vị linh mục, đã làm cho người trẻ cảm thấy các ngài thiếu gần gũi, còn bản thân người trẻ bị lạc lõng ngay trong nhà của cha mình.
2.4. Nguyên nhân từ xã hội
Giới trẻ ngày nay đang bị thử thách bởi những cám dỗ của phong trào, của một nhóm người. Họ chạy đến Đức Mẹ hay các Thánh khi gặp đau khổ, họ nghe ở đâu có dấu lạ hay Đức Mẹ hiện ra là họ tò mò chạy đến xem bằng được, nhưng tại nhà thờ, nơi có Chúa đang ngự trên bàn Thánh, nơi nhận được ơn phúc dồi dào, thì họ lại không đến?
Bên cạnh đó, do khoa học phát triển làm cho con người trở nên thực dụng hơn, và họ cũng đòi những gì họ tin phải sờ được thấy được, kiểm chứng được mới tin. Chẳng hạn cầu nguyện cứ đòi phải Chúa nhận lời ngay, Chúa chưa đáp ứng thì bỏ nhà thờ. Đồng thời, do ảnh hưởng của thời đại toàn cầu hóa, giới trẻ hôm nay dường như đang khao khát chờ đợi một điều gì đó khác hơn so với những lối cử hành Thánh lễ buồn tẻ. Điều này có thể thấy rõ vào những lễ Chúa nhật, một số bạn trẻ thường đi tới các giáo xứ có Thánh lễ long trọng, bài giảng thật hấp dẫn và sống động, ca đoàn hát hay… dễ thu hút họ. Linh mục An-Phong-sô Phạm Gia Thụy, CSSR cho biết: “Do đời sống tục hóa làm cho giới trẻ đánh mất cảm thức về đời sống tâm linh nên họ không thiết tha đến với Chúa nữa”.
Có thể nói, lối sống của thời toàn cầu hóa là lối sống mở. Quan niệm về luân lý cũng biến đổi nhiều so với sự đổi thay của môi trường sống là nơi diễn ra những khác biệt về kinh tế xã hội, chủng tộc, văn hóa giới tính,v.v. tạo nên những thách đố khác nhau, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống đức tin của giới trẻ chúng ta. “Một Giám mục Á Châu có lý khi ví toàn cầu hóa như một luồng gió mát lạnh đem đến nhiều lợi ích và thỏa mái, mà chúng ta cần mở rộng cửa để đón nhận. Mặc dù, đôi khi nó cũng mang chứng khí, bão tố và một vài con muỗi”[3]
3. Để củng cố đức tin
3.1. Về phía bản thân
Để củng cố đức tin, bản thân các bạn trẻ không chỉ cố gắng học hỏi trau dồi về giáo lý, Kinh Thánh mà còn phải sống đức tin một cách sung mãn. Chính Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã nói: “Các bạn thân mến, tôi mời gọi các bạn hãy tăng cường con đường đức tin của các bạn nơi Thiên Chúa, là Cha của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta”[4].
Hơn nữa, các bạn siêng năng tới với Chúa, nhất là đến với bí tích Thánh Thể và bí tích Giải Tội, chúng ta sẽ gặp gỡ được Đấng mà chúng ta ngày đêm tôn thờ và hết lòng yêu mến, tha thứ cho chúng ta. Chân phước Gioan Phaolô II đã nói: “Hỡi các bạn trẻ thân mến, hãy học “nhìn thấy”, “gặp gỡ” Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể, tại đó Ngài hiện diện và gần gũi đến độ trở nên lương thực cho hành trình của chúng ta; trong bí tích Thống Hối, qua đó Chúa biểu lộ lòng từ bi của Ngài bằng cách ban ơn tha thứ”. Ngài còn nói: “Các bạn trẻ thân mến, các con hãy tự dấn thân làm nên Giáo hội. Vì thế, các con càng đi sâu vào hiệp thông với Chúa Giêsu: nhờ phụng vụ, giáo lý đời sống huynh đệ trong cộng đoàn. Các con hãy khiêm tốn và quảng đại tham gia các sinh hoạt của giáo xứ, các đoàn thể”[5].
Bên cạnh đó, các bạn hãy noi gương các Thánh là những người đã đổ ra đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ đức tin của mình. Chẳng hạn như Chân Phước Anrê Phú Yên đã dâng hiến cả tuổi trẻ của mình để bảo vệ đức tin. Trong hạnh các thánh, chúng ta có nhiều tấm gương của các thánh đã xây dựng cuộc sống của họ trên Lời Chúa. Tổ phụ Abraham là người đầu tiên trong số những người ấy. “Cha chúng ta trong đức tin” đã vâng phục Thiên Chúa, Đấng đã yêu cầu ông rời bỏ quê hương để tiến bước về một xứ xa lạ. “Abraham đã tin Thiên Chúa, và điều này làm cho ông được coi là công chính, và ông được gọi là bạn của Thiên Chúa” (Gc 2,23).
Vì Thiên Chúa là Tình Yêu cho nên “tin” là phải “yêu”, yêu người như Chúa yêu ta. Mời các bạn trẻ cùng nhìn vào con người thật của Stêphanô: Khi chấp nhận bị người ta xử tử bằng cách ném đá để làm chứng cho niềm tin vào Đức Giêsu, trước lúc trút hơi thở cuối cùng, thánh nhân đã ngước mắt lên trời mà nguyện rằng: “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này” (Cv 7,60). Mời các bạn trẻ chiêm ngắm cô thiếu nữ Maria Goretti, sau khi bị kẻ cuồng dâm 20 tuổi Alessandro đâm nhiều nhát dao vào người vì chống trả, đã nói: “Vì tình yêu Chúa Giêsu, tôi tha thứ cho anh ấy và muốn anh ấy sẽ ở trên Thiên Đàng với tôi.” Mời các bạn trẻ nhìn vào con người linh mục Maximilian Kolbe đã tình nguyện chịu chết thay cho một người tù không hề quen biết trong trại tập trung Đức Quốc Xã năm 1941. Cuối cùng, mời các bạn trẻ chứng kiến hình ảnh Chân Phước Gioan Phaolô II, đích thân xin nhà cầm quyền Ý tha cho người đã ám sát mình là Mehmet Ali Agca và vào tù thăm anh ta để nói với anh rằng: “Tôi tha thứ cho bạn.”
Một tình yêu thật sự phải xuất phát từ trái tim chỉ mong muốn điều tốt lành và hạnh phúc cho tha nhân. Đó là cách các bạn sống đức tin và thể hiện niềm tin cho thế giới hôm nay. Hãy để lời Chúa triển nở trong lòng chúng ta: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34).
3.2. Về phía gia đình
Gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp các bạn trẻ sống đức tin một cách sung mãn. Một gia đình mà trong đó cha mẹ và mọi người sống đạo đức, thánh thiện biết yêu thương lẫn nhau thì con cái sẽ noi gương cha mẹ. Hơn nữa, con cái cần được lớn lên trong bầu khí đức tin sống động của gia đình: “Thường xuyên nghe những lời cầu nguyện của cha mẹ, được cha mẹ dạy dỗ cầu nguyện, được nhắc nhở về những ơn lành thánh và sự hiện diện của Chúa, được động viên học hỏi giáo lý, tham dự Thánh lễ, sinh hoạt hội đoàn, được chứng kiến đời sống đức tin cụ thể qua những chọn lựa yêu thương và hy sinh cho nhau mỗi ngày, con cái sẽ thấm nhuần lối sống đức tin đó vào cuộc sống của riêng nó trong xã hội. Nhiều người trưởng thành hiện nay rất xúc động khi nhớ về những kỷ niệm thời thơ ấu của mình được cha mẹ dạy cúi đầu trước bàn thờ, bắt tay dạy làm dấu thánh giá: “Khi con đặt tay trên trán, con hãy nghĩ đến Chúa là cha dựng nên con, khi con đặt tay trên ngực là chỗ trái tim con dục lòng mến Chúa Giêsu là Thiên Chúa làm người, khi con đặt tay bên trái và bên phải, con nghĩ đến Chúa Thánh Thần, xin Ngài ban sức mạnh phù hộ con, khi đọc Amen, con xếp hình Thánh Giá và hôn lấy ơn cứu độ của con. Lòng đạo đức bình dân đã tạo nên bầu khí đức tin bao trùm cả một ngày sống của gia đình”[6].
Bên cạnh đó, cha mẹ không chỉ có bổn phận giáo dục đời sống đức tin cho con mình mà còn giúp con cái nhận ra hạnh phúc được làm con Thiên Chúa. Chân Phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói: “Nếu các bạn trẻ, các con của chúng ta chưa nhận ra hạnh phúc được làm con Thiên Chúa, được sống dưới sự hiện diện của Ngài, và chưa cảm nghiệm được tình yêu cứu độ của Đức Kitô thì bổn phận cha mẹ chưa hoàn thành. Vì thế, các bậc cha mẹ cần khuyên bảo, tạo điều kiện cho con cái đào sâu đức tin qua các lớp giáo lý”. Hơn nữa, trong sứ điệp ngày Quốc tế Giới trẻ 2011, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI có nói: “Học hỏi giáo lý bằng niềm đam mê”. Ngài thúc giục giới trẻ vì họ phải được bén rễ sâu trong đức tin của cha mẹ để chống lại sự cám dỗ của thời đại và tránh dùng những vết thương mới nhất gây ra cho cộng đồng các tín hữu bằng sự ác và tội lỗi bên trong, thậm chí trong trái tim của Giáo hội, như là một nguyên cớ để chạy trốn Thiên Chúa”.
3.3. Về phía giáo xứ
Giáo xứ đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và hun đúc đời sống đức tin cho giới trẻ. Nhiều bạn trẻ mong muốn giáo xứ nên quan tâm và nâng đỡ các bạn trẻ nhiều hơn. Đồng thời, giáo xứ nên tổ chức các lớp giáo lý cho các bạn trẻ. Thư Chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1992 có nói: “Ngoài ra, cần có những lớp giáo lý cho người trẻ để họ phát triển đời sống đức tin phù hợp với đà tiến của họ trong cuộc sống, và những khóa dự bị hôn nhân để giúp họ xây dựng những gia đình Công giáo gương mẫu. Phải đặc biệt chú ý đến những người học lên bậc đại học, để giúp họ phát triển sự hiểu biết và đời sống đức tin cho phù hợp với trình độ trí thức của họ”.
Hơn nữa, giáo xứ nên có những buổi học hỏi, hội thảo, thuyết trình về đời sống đức tin hoặc những cuộc thi tìm hiểu về giáo lý. Thiết nghĩ qua những buổi này, các bạn sẽ có cơ hội không những củng cố đức tin của mình mà còn là cơ hội cho các bạn học hỏi giao lưu với nhau.
Mặt khác, cha xứ nên quan tâm tạo điều kiện cho các bạn trẻ trong việc sống và làm chứng cho đức tin. Tôi được biết một số cha xứ đã có những sáng kiến rất hay, ngài liên lạc với cha xứ nơi các bạn trẻ di dân trong giáo xứ đang học tập và làm việc ở đó để nhờ cha xứ nơi đó giúp đỡ và thỉnh thoảng cha xứ ghé thăm và động viên các bạn. Hơn nữa, cha còn thành lập nhóm để cho các bạn tiện liên lạc và nâng đỡ nhau.
3.4. Về phía Giáo hội
Giáo hội nên tạo mọi điều kiện cho giới trẻ có môi trường sinh hoạt. Hơn nữa, Giáo hội cũng ý thức rằng, để có một cộng đồng nhân loại như lòng mong ước, sự quan tâm giáo dục cho thế hệ tương lai phải đứng hàng đầu; giới trẻ là tương lai của của Giáo hội. Đồng thời, giới trẻ cũng là chủ nhân tương lai của nhân loại, “Vì thế mà cả xã hội cũng như Giáo hội đều phải quan tâm đến giới trẻ, để giúp họ đảm nhận lấy vai trò hôm nay và ngày mai của họ trong xã hội và Giáo hội” (Thư Chung 1992).
Bên cạnh đó, muốn đạt được một giáo dục mục vụ giới trẻ tốt, chúng ta cần hiểu biết người trẻ; nhất là muốn lãnh đạo người trẻ, chúng ta cần đi sâu vào đời sống người trẻ hơn, vì “vô tri bất mộ”. Và như thánh Gioan Don Bosco nói: “Hãy làm bạn trẻ hiểu rằng chúng ta yêu mến họ, rồi họ sẽ thực hành điều chúng ta muốn”. Hơn nữa, chúng ta vui mừng và hy vọng vào một lớp trẻ, lớp tuổi teen năng động, nhiệt thành, có thiện chí và yêu mến Giêsu, thần tượng của giới trẻ mọi thời. Trong niềm vui và hy vọng ấy, chúng ta cần thêm sáng kiến để có cơ hội giới thiệu gương mặt Đức Kitô - một người trẻ hôm qua, hôm nay và mãi mãi cho giới trẻ.
Kinh nghiệm rõ các vấn đề trên, các giám mục đã khuyến khích giới trẻ chăm lo trau dồi kiến thức và đạo đức, như một điều kiện cần thiết để bước vào tương lai với những đóng góp hữu hiệu cho xã hội và Giáo hội: “Giới trẻ hôm nay thế nào thì Đất nước và Giáo hội Việt Nam ngày mai sẽ như vậy... Để xây dựng tương lai cho Đất nước và Giáo hội, các bạn cần trau dồi đạo đức và trí thức hầu tích cực phục vụ hơn. Các bạn nên nhớ rằng khi cầu tiến trong lãnh vực học thức, thì cũng phải cầu toàn trong lãnh vực nghề nghiệp để có thể phục vụ với tinh thần khiêm tốn vô vị lợi. Thời nào cũng cần đến những con người tài đức và trung hiếu, luôn biết coi trọng chữ tín” (Thư Chung 1998).
Tóm lại
Để kết thúc bài viết, tôi xin mượn lời của Đức cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm nhắn nhủ các bạn trẻ trong dịp Đại hội Giới trẻ hạt Gia Định: “Giới trẻ chúng con nên sống có ý thức và trân trọng giữ gìn đức tin, dưới tác động của Chúa, tất cả mọi người cố gắng sống tốt hơn, góp phần tích cực vào công cuộc loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô cho mọi người như lời thánh Phaolô: Chúng tôi không rao giảng chính mình, mà chỉ rao giảng Đức Kitô Giêsu là Chúa” (2Cr 4, 5)”[7]. Hơn nữa, các bạn nên cố gắng học hỏi và tự trau dồi về đời sống đức tin. “Xin gởi đến các bạn câu nói để đời của cố Tổng thống Mỹ Kennedy: “Đừng hỏi đất nước đã làm gì cho bạn, nhưng hãy tự hỏi bạn đã làm gì cho đất nước”. Chúng ta có thể thay chữ “đất nước” trong câu đó bằng chữ “Giáo hội” và chúng ta sẽ có một câu tương tự: “Đừng hỏi Giáo hội đã làm gì cho bạn, nhưng hãy tự hỏi bạn đã làm gì cho Giáo hội”. Hãy dùng hết năng lực, nhiệt tâm và sáng kiến của bạn cộng tác cho giáo xứ của các bạn mỗi ngày một tốt hơn ”[8].
___________________________
[1] Thư chung/HĐGMVN. năm 2007, số 28
[2]X. Người trẻ mong gì nơi Thánh Lễ-giáo lý-linh mục, truy cập, ngày 11/04/2011,www.vietcatholic.net.
[3] Chia sẻ, số 46, liên tu sĩ TPHCM, tr 53
[4] Sứ điệp ngày quốc tế giới trẻ 2011 của Đức Thánh Cha Benedicto 16.
[5] Gioan Phaolô II, Giải đáp thắc mắc các bạn trẻ ở Slovenia, ngày 15/08/1996.
[6] X. Giáo phận Phú Cường, tài liệu học hỏi năm mục vụ 2008, tr 22.
[7] x. Đức tin và cuộc sống, truy cập, ngày 06/02/2011,www.tgpsaigon.net
[8] x. Người trẻ mong gì nơi Thánh Lễ-giáo lý-linh mục, truy cập, ngày 11/04/2011,www.vietcatholic.net.
Người vô thần đi nhà thờ - làm thế vì tương lai con cái
Đồng Nhân
12:51 07/12/2011
Ông ta có thể sẽ không qùi gối, nhưng mà đồng nghiệp ngồi gần bạn trong lễ ngàu Chúa nhật có thể là một người vô thần. Và ông ta cũng là một nhà khoa học.
Một nghiên cứu mới của Đại học Rice đã tìm thấy rằng 17% -- một trong năm nhà khoa học mô tả mình hoặc là vô thần hoặc theo thuyết bất khả tri -- thực sự họ đến nhà thờ, mặc dù không quá thường xuyên, không phải vì họ cảm thấy một khát vọng tinh thần muốn tham gia cùng các tín hữu khác.
Nhưng nhiều khả năng, đó là vì những đứa con của họ.
Tại sao vậy? Câu hỏi là tại sao ai đó không tin rằng có Thiên Chúa lại muốn con cái của mình lãng phí thời giờ trong việc mà ông tin rằng không có nền tảng trong thực tế? Đặc biệt ông ta lại là một nhà khoa học.
Cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà xã hội học Elaine Howard Ecklund Rice và Kristen Schultz Lee của Đại học Buffalo, phát hiện ra rằng những người vô thần, nhiều người muốn con cái của họ có cơ hội tiếp xúc với tôn giáo để chúng có thể tự quyết định riêng của mình về những gì để tin. Ngoài ra, nhà thờ là nơi có thể cung cấp một sự hiểu biết tốt hơn về luân lý và đạo đức, và đôi khi tham gia vào nghi lễ phụng tự ở nhà thờ có thể giảm bớt xung đột giữa vợ với chồng khi không đồng ý về giá trị của tôn giáo cho con cái của họ, cuộc nghiên cứu cho biết như vậy.
Cuộc nghiên cứu, được công bố trên số báo phát hành vào tháng 12 năm nay trên Tạp chí Nghiên cứu khoa học của Tôn giáo, dựa trên các cuộc phỏng vấn tường tận với 275 nhà khoa học tại 21 trường đại học có chương trình nghiên cứu "ưu tú" tại Hoa Kỳ. Sáu mươi phần trăm của những người tham gia được mô tả mình là một trong hai loại người hoặc vô thần hoặc theo thuyết bất khả tri, và 17% của những người không-có-niềm-tin nhưng có đi nhà thờ nhiều hơn một lần trong năm qua.
Nói chung, sự tương quan của họ với nhà thờ thường theo một mô hình tương tự - đa số là lớn lên trong một gia đình không tham gia sâu sắc trong tôn giáo, và họ đã không đi nhà thờ trong tuổi trưởng thành, nhưng sau này thiết lập một mối quan hệ với nhà thờ khi họ có con của riêng mình. Sau khi con cái đã trưởng thành, họ đến nhà thờ ít hơn và càng này càng ít hơn, có thể nói là không đi nhà thờ nữa.
Nhưng tại sao một người không tin là có Thiên Chúa lại muốn con mình tiếp xúc với tín điều mà ông ta rõ ràng tin là sai lầm?
Nhà nghiên cứu Ecklund nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại rằng: "Một số thực sự nhìn thấy nó như là một phần của bản sắc khoa học của mình. Họ muốn dạy con cái mình thành những người biết suy tư tự do, cung cấp cho con cái sự lựa chọn tôn giáo, và vì vậy họ đưa con đến các tổ chức tôn giáo cốt ý đề con cái làm quen với và tiếp xúc với tôn giáo."
"Hãy để đám trẻ tự quyết riêng cho mình" như nhiều người trong số những người tham gia cuộc nghiên cứu nói với Ecklund.
Tuy nhiên, điều này xem ra là một sự oái oăm kỳ lạ khi mà một số người vô thần quan niệm và cảm nhận Giáo Hội như một "cộng đồng" đáng mong ước ở một thời điểm khi mà nhiều người vô thần hàng đầu đang kêu gọi các đồng nghiệp của họ hãy bước ra khỏi nới tự giam cầm và hãy đứng lên công khai chống lại tôn giáo. Nhà sinh vật học tiến hóa Richard Dawkins, nhà vật lý Victor Stenger và một số những người khác coi tôn giáo như là một nguồn của sự dữ trên thế giới.
Họ cho rằng khoa học đã vượt qua khỏi giai đoạn tin vào những gì siêu nhiên, một phần bởi vì khoa học đã trả lời một số câu hỏi mà trước đây chỉ tìm thấy và nằm trong tay giáo sĩ. Chẳng hạn như vấn đề "tiến hóa" cung cấp một lời giải thích tự nhiên như thế nào chúng ta có mặt trên trái đất này.
Những người có đức tin chân chính, ngược lại, coi người vô thần là "trong người ít đáng tin cậy nhất trong thế giới này", theo các nhà nghiên cứu tại Đại học British Columbia. Các nhà khoa học nhấn mạnh trong tháng trước như sau: danh từ chính đáng gọi họ là "không đáng tin" hơn là "không thích."
Nhưng cho dù bạn quan niệm thế nào đi nữa thì cũng phải công nhận là - người vô thần có một chút của một vấn đề danh tính và hình ảnh của mình. Nếu họ cảm thấy không thoải mái khi đi đến nhà thờ tham dự tham dự nghi lễ, thì điều này không là gì khi so sánh với việc họ tham phần vào đời sống công cộng. Họ thường cảm thấy như họ là người ngoài cuộc và đứng ngoài nhìn vào trong.
Người vô thần đi nhà thờ b>
Nhà bình luận báo Michael Kinsley thú nhận là mình là người không có đức tin trong một bài viết trên tờ Los Angeles Times hồi tháng trước. Trong bài viết đó, ông thừa nhận, "Điều đó đặt tôi nhóm tôn giáo mà chỉ ở Mỹ này các thành viên những người không có tin ngưỡng bị cấm và không có bất kỳ hy vọng nào có thể trở thành tổng thống Hoa kỳ được, vì do thành kiến của công chúng chống lại người không có tín ngưỡng tranh ghế vào làm tổng thống. Mặc dù rồi sẽ có tổng thống theo Mormon, tổng thống Do thái giáo, và ngay cả tồng thống 'gay" đồng tính, nhưng tổng th6óng không có tín ngường thì còn lâu!"
Ông ta phản ánh nhận định này với cuộc tranh cử tổng thống hiện thời trong đảng Cộng hòa "4 trong số các ứng viên Cộng hòa nói là họ được chính Thiên Chúa tuyển chọn để ra tranh cử tồng thống".
Bà Ecklund, người đã thực hiện một số nghiên cứu khoa học và tôn giáo, cho biết trong cuộc phỏng vấn rằng điều này cũng có thể xẩy ra là một người vô thần để trở thành một thành viên của một cộng đồng tôn giáo và ông ta không có cảm giác mình là giả mạo cả. Bà nói: "Tôi không nghĩ rằng họ thấy nó như là một cuộc xung đột". Đó một phần là bởi vì họ đã thoát ra khỏi dòng chính xã hội gần như toàn bộ cuộc sống của họ.
Bà nói thêm: "Có một điều khác biệt rất lớn giữa cộng đồng khoa học và công chúng nói chung. Các nhà khoa học thường thì ít khi được lớn lên trong gia đình tôn giáo.Và ngay khi họ được lớn lên trong bối cảnh gia đình có tôn giáo, thì việc thực hành tôn giáo thường không mạnh mẽ và tôn giáo không phải là cơ cấu cốt lõi trong cuộc sống của họ."
Vì vậy, có lẽ khi một nhà khoa học là người vô thần hay là người thuộc thuyết bất khả tri họ thấy không có vấn đề về sự kiện quay về với tôn giáo, dù là chỉ trong một thời gian, bởi vì nó có thể mở ra những hướng đi mới cho con cái của họ. Kết lại, theo họ, điều đó lại không phải là trung tâm của khoa học sao?
"Những đứa trẻ có thể quyết định cho mình những gì để tin", Bà Ecklund nói.
Một nghiên cứu mới của Đại học Rice đã tìm thấy rằng 17% -- một trong năm nhà khoa học mô tả mình hoặc là vô thần hoặc theo thuyết bất khả tri -- thực sự họ đến nhà thờ, mặc dù không quá thường xuyên, không phải vì họ cảm thấy một khát vọng tinh thần muốn tham gia cùng các tín hữu khác.
Nhưng nhiều khả năng, đó là vì những đứa con của họ.
Tại sao vậy? Câu hỏi là tại sao ai đó không tin rằng có Thiên Chúa lại muốn con cái của mình lãng phí thời giờ trong việc mà ông tin rằng không có nền tảng trong thực tế? Đặc biệt ông ta lại là một nhà khoa học.
Cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà xã hội học Elaine Howard Ecklund Rice và Kristen Schultz Lee của Đại học Buffalo, phát hiện ra rằng những người vô thần, nhiều người muốn con cái của họ có cơ hội tiếp xúc với tôn giáo để chúng có thể tự quyết định riêng của mình về những gì để tin. Ngoài ra, nhà thờ là nơi có thể cung cấp một sự hiểu biết tốt hơn về luân lý và đạo đức, và đôi khi tham gia vào nghi lễ phụng tự ở nhà thờ có thể giảm bớt xung đột giữa vợ với chồng khi không đồng ý về giá trị của tôn giáo cho con cái của họ, cuộc nghiên cứu cho biết như vậy.
Cuộc nghiên cứu, được công bố trên số báo phát hành vào tháng 12 năm nay trên Tạp chí Nghiên cứu khoa học của Tôn giáo, dựa trên các cuộc phỏng vấn tường tận với 275 nhà khoa học tại 21 trường đại học có chương trình nghiên cứu "ưu tú" tại Hoa Kỳ. Sáu mươi phần trăm của những người tham gia được mô tả mình là một trong hai loại người hoặc vô thần hoặc theo thuyết bất khả tri, và 17% của những người không-có-niềm-tin nhưng có đi nhà thờ nhiều hơn một lần trong năm qua.
Nói chung, sự tương quan của họ với nhà thờ thường theo một mô hình tương tự - đa số là lớn lên trong một gia đình không tham gia sâu sắc trong tôn giáo, và họ đã không đi nhà thờ trong tuổi trưởng thành, nhưng sau này thiết lập một mối quan hệ với nhà thờ khi họ có con của riêng mình. Sau khi con cái đã trưởng thành, họ đến nhà thờ ít hơn và càng này càng ít hơn, có thể nói là không đi nhà thờ nữa.
Nhưng tại sao một người không tin là có Thiên Chúa lại muốn con mình tiếp xúc với tín điều mà ông ta rõ ràng tin là sai lầm?
Nhà nghiên cứu Ecklund nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại rằng: "Một số thực sự nhìn thấy nó như là một phần của bản sắc khoa học của mình. Họ muốn dạy con cái mình thành những người biết suy tư tự do, cung cấp cho con cái sự lựa chọn tôn giáo, và vì vậy họ đưa con đến các tổ chức tôn giáo cốt ý đề con cái làm quen với và tiếp xúc với tôn giáo."
"Hãy để đám trẻ tự quyết riêng cho mình" như nhiều người trong số những người tham gia cuộc nghiên cứu nói với Ecklund.
Tuy nhiên, điều này xem ra là một sự oái oăm kỳ lạ khi mà một số người vô thần quan niệm và cảm nhận Giáo Hội như một "cộng đồng" đáng mong ước ở một thời điểm khi mà nhiều người vô thần hàng đầu đang kêu gọi các đồng nghiệp của họ hãy bước ra khỏi nới tự giam cầm và hãy đứng lên công khai chống lại tôn giáo. Nhà sinh vật học tiến hóa Richard Dawkins, nhà vật lý Victor Stenger và một số những người khác coi tôn giáo như là một nguồn của sự dữ trên thế giới.
Họ cho rằng khoa học đã vượt qua khỏi giai đoạn tin vào những gì siêu nhiên, một phần bởi vì khoa học đã trả lời một số câu hỏi mà trước đây chỉ tìm thấy và nằm trong tay giáo sĩ. Chẳng hạn như vấn đề "tiến hóa" cung cấp một lời giải thích tự nhiên như thế nào chúng ta có mặt trên trái đất này.
Những người có đức tin chân chính, ngược lại, coi người vô thần là "trong người ít đáng tin cậy nhất trong thế giới này", theo các nhà nghiên cứu tại Đại học British Columbia. Các nhà khoa học nhấn mạnh trong tháng trước như sau: danh từ chính đáng gọi họ là "không đáng tin" hơn là "không thích."
Nhưng cho dù bạn quan niệm thế nào đi nữa thì cũng phải công nhận là - người vô thần có một chút của một vấn đề danh tính và hình ảnh của mình. Nếu họ cảm thấy không thoải mái khi đi đến nhà thờ tham dự tham dự nghi lễ, thì điều này không là gì khi so sánh với việc họ tham phần vào đời sống công cộng. Họ thường cảm thấy như họ là người ngoài cuộc và đứng ngoài nhìn vào trong.
Người vô thần đi nhà thờ b>
Nhà bình luận báo Michael Kinsley thú nhận là mình là người không có đức tin trong một bài viết trên tờ Los Angeles Times hồi tháng trước. Trong bài viết đó, ông thừa nhận, "Điều đó đặt tôi nhóm tôn giáo mà chỉ ở Mỹ này các thành viên những người không có tin ngưỡng bị cấm và không có bất kỳ hy vọng nào có thể trở thành tổng thống Hoa kỳ được, vì do thành kiến của công chúng chống lại người không có tín ngưỡng tranh ghế vào làm tổng thống. Mặc dù rồi sẽ có tổng thống theo Mormon, tổng thống Do thái giáo, và ngay cả tồng thống 'gay" đồng tính, nhưng tổng th6óng không có tín ngường thì còn lâu!"
Ông ta phản ánh nhận định này với cuộc tranh cử tổng thống hiện thời trong đảng Cộng hòa "4 trong số các ứng viên Cộng hòa nói là họ được chính Thiên Chúa tuyển chọn để ra tranh cử tồng thống".
Bà Ecklund, người đã thực hiện một số nghiên cứu khoa học và tôn giáo, cho biết trong cuộc phỏng vấn rằng điều này cũng có thể xẩy ra là một người vô thần để trở thành một thành viên của một cộng đồng tôn giáo và ông ta không có cảm giác mình là giả mạo cả. Bà nói: "Tôi không nghĩ rằng họ thấy nó như là một cuộc xung đột". Đó một phần là bởi vì họ đã thoát ra khỏi dòng chính xã hội gần như toàn bộ cuộc sống của họ.
Bà nói thêm: "Có một điều khác biệt rất lớn giữa cộng đồng khoa học và công chúng nói chung. Các nhà khoa học thường thì ít khi được lớn lên trong gia đình tôn giáo.Và ngay khi họ được lớn lên trong bối cảnh gia đình có tôn giáo, thì việc thực hành tôn giáo thường không mạnh mẽ và tôn giáo không phải là cơ cấu cốt lõi trong cuộc sống của họ."
Vì vậy, có lẽ khi một nhà khoa học là người vô thần hay là người thuộc thuyết bất khả tri họ thấy không có vấn đề về sự kiện quay về với tôn giáo, dù là chỉ trong một thời gian, bởi vì nó có thể mở ra những hướng đi mới cho con cái của họ. Kết lại, theo họ, điều đó lại không phải là trung tâm của khoa học sao?
"Những đứa trẻ có thể quyết định cho mình những gì để tin", Bà Ecklund nói.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Biển Hoàng Hôn
Lê Trị
22:33 07/12/2011
BIỂN HOÀNG HÔN
Ảnh của Lê Trị
Nắng chiều thật ấm, nóng như cánh tay ôm
Mặt biển dịu dàng trãi dài đón nhận
Thấy như...chiếc hôn gió của tụi mình...
(Trích thơ của Song Ngư)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Lê Trị
Nắng chiều thật ấm, nóng như cánh tay ôm
Mặt biển dịu dàng trãi dài đón nhận
Thấy như...chiếc hôn gió của tụi mình...
(Trích thơ của Song Ngư)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền