Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Năm 10/12: Hãy trở nên nhỏ bé trong nước trời. Suy Niệm của Lm. Giuse Nguyễn Xuân Hiếu, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
04:22 09/12/2020
TIN MỪNG Mt 11:11-15
Chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gio-an Tẩy Giả.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu.
Khi ấy, Đức Giêsu nói với đám đông rằng: "Tôi nói thật với anh em: trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả. Tuy nhiên, kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn ông. Từ thời ông Gioan Tẩy Giả cho đến bây giờ, Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được. Cho đến ông Gioan, tất cả các ngôn sứ cũng như Lề Luật đều đã nói tiên tri. Và nếu anh em chịu tin lời tôi, thì ông Gio-an chính là Êlia, người phải đến. Ai có tai thì nghe.
Đó là lời Chúa.
Làm chứng cho Chúa thế nào trong xã hội hôm nay
Lm. Đan Vinh
07:02 09/12/2020
CN 3 MÙA VỌNG B
Is 61,1-2a.10-11; 1 Tx 5,16-24; Ga 1,6-8.19-28
LÀM CHỨNG CHO CHÚA THẾ NÀO TRONG XÃ HỘI HÔM NAY
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 1,6-8.19-28:
(c 6) Có một người được Chúa sai đến, tên là Gio-an. (c 7-8) Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng. (c 19) Và đây là lời chứng của ông Gio-an: Khi người Do Thái từ Giê-ru-sa-lem cử một số tư tế và mấy thầy Lê-vi đến hỏi ông: “Ông là ai?”. (c 20) Ông tuyên bố thẳng thắn. Ông tuyên bố rằng: “Tôi không phải là Đấng Ki-tô”. (c 21) Họ lại bảo ông: “Vậy thì thế nào? Ông có phải là ông Ê-li-a không?” Ông nói: “Không phải”. -“Ông có phải là vị ngôn sứ chăng?” Ông đáp: “Không”. (c 22) Họ liền nói với ông: “Thế ông là ai, để chúng tôi còn trả lời cho những người cử chúng tôi đến? Ông nói gì về chính ông?”. (c 23) Ông nói: “Tôi là tiếng người hô trong hoang địa: Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi, như ngôn sứ I-sai-a đã nói. (c 24) Trong nhóm được cử đi, có mấy người thuộc phái Pha-ri-sêu. (c 25) Họ hỏi ông: “Vậy tại sao ông làm phép Rửa, nếu ông không phải là Đấng Ki-tô, cũng không phải là ông Ê-li-a hay vị ngôn sứ?”. (c 26) Ông Gio-an trả lời: “Tôi đây làm phép Rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. (c 27) Người sẽ đến sau tôi, và tôi không xứng đáng cởi quai dép cho Người”. (c 28) Các việc đó đã xảy ra tại Bê-ta-ni-a, bên kia sông Gio-đan, nơi ông Gio-an làm phép Rửa.
2. Ý CHÍNH:
Gio-an Tẩy Giả có sứ mạng đi trước dọn đường cho Đấng Thiên Sai. Ông đã thi hành sứ mạng tiền hô bằng việc làm chứng về Đấng Ki-tô là ánh sáng qua lời tuyên bố: “Tôi là tiếng người hô trong hoang địa: Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi”, như sấm ngôn của ngôn sứ I-sai-a. Ông thi hành sứ mạng dọn đường cho Đấng Thiên Sai bằng việc kêu gọi người ta ăn năn sám hối để đón Đấng Thiên Sai. Ông giúp mọi người sám hối, thú tội và chịu phép rửa trong nước sông Gio-đan. Ông cũng làm chứng rằng Đấng Thiên Sai đã đến và đang ở giữa mọi người và ông không đáng làm đầy tớ cho Người.
3. CHÚ THÍCH:
- C 6: + Gio-an: Là con trai của hai ông bà Da-ca-ri-a và Ê-li-sa-bét. Bà Ê-li-sa-bét đã thụ thai cách lạ nhờ quyền năng Thiên Chúa (x. Lc 1,59-60). Tên Gio-an có nghĩa là “Chúa ban ơn”. Tên này do sứ thần Chúa khi hiện ra trong Đền thờ đã truyền cho ông Da-ca-ri-a phải đặt cho con trẻ (x. Lc 1,13). Ngoài tên gọi Gio-an, ông còn có hai biệt danh là Tiền Hô và Tẩy Giả. Tiền hô hay Tiền Sứ là người “đi trước dọn đường cho Đấng Ki-tô” (x. Lc 1,17); Tẩy Giả là người “làm phép Rửa cho những người đang mong chờ ơn cứu chuộc Ít-ra-en” (x. Lc 3,3).
- C 20-23): + Ê-li-a: Theo sách Ma-la-ki-a (3,1-2) và Gíao Sĩ (48,10-11) thì Ê-li-a sẽ trở lại trước khi Đấng Thiên Sai xuất hiện. Gio-an Tẩy Giả không nhận mình là Ê-li-a theo nghĩa đen đó. Điều này không trái ngược với lời Đức Giê-su khẳng định: “Gio-an chính là Ê-li-a, đấng phải đến trước” (x. Mt 11,14). Gio-an xuất hiện trong tinh thần của Ê-li-a, chứ không phải là chính con người Ê-li-a bằng xương bằng thịt. + Ngôn sứ: Thực ra, Gio-an cũng là một ngôn sứ của Thiên Chúa (x. Đnl 18,15). Nhưng ông không phải là ngôn sứ giống như ông Mô-sê mà sách Đệ Nhị Luật đã nói đến. + “Thế ông là ai...?”: Gio-an Tẩy Giả đã trả lời rằng: ông chỉ là người Tiền Hô, đi trước dọn đường cho Đấng Thiên Sai.
- C 24-27: + “Vậy tại sao ông làm phép rửa...?”: Gio-an trả lời rằng: Ông chỉ làm phép rửa để thanh tẩy người ta bằng nước, chuẩn bị đón Đấng Ki-tô sắp đến. Còn Đức Ki-tô mới làm phép rửa thanh tẩy người ta trong Thánh Thần. Người là Đấng quyền năng mà Gio-an không xứng đáng hầu hạ Người.
4. CÂU HỎI:
1) Gio-an trong Tin mừng hôm nay là ai? Tên Gio-an nghĩa là gì và ai đã đặt tên này cho ông?
2) Đức Giê-su đã khẳng định “Gio-an chính là Ê-li-a, đấng phải đến trước” (x Mt 11,14). Vậy tại sao chính Gio-an lại nói mình không phải là Ê-li-a hay ngôn sứ?
3) Gio-an tự xưng là gì và lý do nào khiến ông làm phép rửa cho dân chúng?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gio-an. Ông đến để làm chứng và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin”(Ga 1,6).
2. CÂU CHUYỆN:
1) CHỈ CÓ NIỀM VUI THỰC SỰ KHI CÓ CHÚA LÀ TÌNH YÊU TRONG TÂM HỒN:
Tại một thành phố kia có một nghệ sĩ hài nổi tiếng. Người nào dù đang buồn đến đâu, khó tính đến mấy nếu được xem nghệ sĩ biểu diễn thì thế nào cũng phải bật cười.
Cũng trong thành phố ấy có một bác sĩ tâm lý nổi tiếng chữa được mọi thứ tâm bệnh. Ngày nọ có một người đàn ông lớn tuổi, vẻ mặt buồn rầu đến xin bác sĩ tâm lý tư vấn. Ông ta nói: “Thưa bác sĩ, tôi là một con người bất hạnh. Cuộc đời tôi đầy những sự chán chường. Bác sĩ có cách nào làm cho tôi vui lên được không?”
Bác sĩ tâm lý liền hỏi: “Thế ông có bị túng thiếu về tiền bạc không?”
Ông ta đáp: “Thú thật, tôi là người thành đạt và khá giầu có”.
Nhà tâm lý lại hỏi tiếp: “Thế còn gia đình vợ con thì sao?”
Ông ta gật đầu thừa nhận: “Tôi có một người vợ vừa đẹp người lại vừa đẹp nết và có mấy đứa con ngoan ngoãn dễ thương”.
Sau khi hỏi để biết thêm một số điều khác, viên bác sĩ tâm lý đã đề nghị cho ông ta một giải pháp: Tôi nghĩ ông nên đến xem các buổi biểu diễn của một nghệ sĩ hài danh tiếng ngay trong thành phố. Chắc chắn ông sẽ cảm thấy cười vui thỏa thích và sẽ không còn buồn nữa. Nhưng viên bác sĩ lại rất ngạc nhiên khi nghe thân chủ của mình nói: “Thưa bác sĩ, xin cám ơn bác sĩ. Nhưng... tôi chính là nghệ sĩ hài nổi tiếng trong thành phố mà bác sĩ vừa nói đó!”
Câu chuyện nghe có vẻ nghịch lý, nhưng thực tế đúng như vậy. Một người có biệt tài chọc cười người khác lại là nạn nhân của sự buồn chán. Mặc dù ông ta sở hữu mọi thứ ưu điểm mà nhiều người mong ước, nhưng do trong lòng không có nguồn vui thì làm sao cảm nghiệm được niềm vui? Niềm vui đích thực chỉ đến từ nơi « Thiên Chúa là Tình yêu. Ai có tình yêu thực sự thì ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong người ấy ». Chỉ những ai trong lòng chứa đầy tình yêu nhân ái thì tâm hồn mới được bình an và lòng mới có niềm vui thực sự.
2) GƯƠNG CAN ĐẢM TRUNG THỰC CỦA THÁNH GH GIO-AN PHAO-LÔ II:
-Trong thời gian chuẩn bị mở Đại Năm Thánh 2000, thánh Giáo Hoàng Gio-an Phaolô II đã kêu gọi mọi thành phần trong Hội thánh phải thành tâm sám hối. Vào tháng 05 năm 1995, tại nước cộng hòa Xéc (Tchèque), ngài đã nêu gương can đảm và trung thực khi đại diện Hội thánh Công Giáo công khai nhận lỗi như sau: “Hôm nay tôi, Giáo Hoàng của Giáo Hội Rô-ma, nhân danh tất cả những người Công giáo, tôi xin lỗi về những lầm lỗi đã gây ra cho người không Công giáo trong lịch sử sóng gió của các dân tộc ấy”.
- Thực vậy, trong lịch sử 2000 năm, do lỗi của một số các chủ chăn, Hội thánh ít nhiều đã phạm một số lỗi lầm cần được nhìn nhận và quyết tâm sám hối như sau:
+ Hội thánh cũng có một phần trách nhiệm trong sự phân rẽ nội bộ thành bốn tôn giáo Ki-tô như: Công Giáo, Chính thống, Tin lành và Anh giáo.
+ Thời kỳ trung cổ Hội thánh đã có lần buộc phải phát động thánh chiến để giải phóng Đất Thánh đã bị người Hồi giáo xâm chiếm trước đó. Do cuộc thánh chiến này mà đã có rất nhiều người của hai bên bị thương vong.
+ Thời kỳ Trung cổ, Hội thánh lập toà án “Qui Tà” để xét xử và ra những bản án nặng nề kết án hỏa thiêu một số người hành nghề phù thủy và những người dị giáo chống lại Hội thánh.
+ Về phạm vi khoa học, Hội thánh có lần đã lập tòa án tôn giáo kết án oan sai cho một nhà khoa học vô tội là Ga-li-lê-ô...
Qua việc công khai thừa nhận những sai sót của Hội Thánh trong quá khứ, Đức Thánh Cha muốn cho thấy quyết tâm canh tân Hội thánh Công Giáo để giúp Hội Thánh bước vào thiên niên kỷ thứ ba với một tinh thần mới theo sát Tin Mừng của Chúa Giê-su hơn và phù hợp với giai đoạn mới của lịch sử nhân loại hơn.
- Trong những ngày Mùa Vọng này, noi gương Đức Thánh Giaó Hoàng Gio-an Phaolô II, mỗi người chúng ta cần làm gì để chuẩn bị tâm hồn đón mừng đại lễ Giáng Sinh?
3) THẮP LÊN NGỌN ĐÈN TIN YÊU CHO THA NHÂN NOI GƯƠNG MẸ TÊ-RÊ-SA:
Một ngày kia mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta đã đi thăm một ông lão nghèo không ai biết đến. Ông sống trong một căn phòng tồi tệ, đồ đạc ngổn ngang bụi bặm. Căn phòng không cửa sổ và tối tăm vì không một bóng đèn. Mẹ Tê-rê-sa liền bắt tay vào việc thu dọn đồ đạc. Ông lão kia nói to: "Xin cứ để yên cho tôi". Nhưng mẹ Tê-rê-sa vẫn tiếp tục làm công việc quét dọn. Sau khi mọi thứ đã ngăn nắp sạch sẽ, mẹ đã phát hiện một chiếc đèn dầu nằm trong góc phòng. Chiếc đèn bám đầy bụi bặm, chứng tỏ đã lâu ngày không có ai đụng đến. Mẹ liền lau chùi chiếc đèn sạch sẽ rồi hỏi: “Lâu nay ông không có thắp cây đèn này phải không?”. Ông ta đáp: “Thắp đèn làm chi? Nào có ai thèm đến thăm tôi đâu? và tôi cũng chẳng cần phải gặp gỡ hay nói chuyện với ai”. Mẹ lại hỏi: “Thế ông có hứa sẽ thắp đèn lên nếu có các nữ tu của tôi đến thăm ông không?”. Ông đáp: “Vâng, nếu tôi nghe có tiếng người đến thì tôi sẽ thắp đèn lên”.
Từ đó, mỗi ngày, đều có hai nữ tu của mẹ Tê-rê-sa được cử đến thăm ông lão và dọn phòng giúp đỡ cho ông. Một hôm ông nói với một trong hai nữ tu ấy như sau: “Bây giờ tự tôi đã biết thu dọn phòng của tôi rồi. Nhưng xin chị làm ơn về nói với bà bề trên rằng: Ngọn đèn mà bà đã thắp lên trong ngày đầu đến thăm tôi, đến nay vẫn không ngừng cháy sáng”.
Hãy thắp lên Ánh sáng Tình Yêu Thiên Chúa–Ánh sáng Chúa Ki-tô–Ánh sáng Lời Chúa–Ánh sáng yêu thương. Chắc chắn cây đèn đức tin ấy sẽ luôn cháy sáng đức ái trong lòng người đón nhận.
4) CHIẾU SÁNG ĐỨC ÁI BẰNG NHỮNG VIỆC NHỎ BÉ GIỮA ĐỜI THƯỜNG:
Linh mục Anthony de Mello có kể một câu chuyện sau đây:
Có gia đình kia đi nghỉ hè một thời gian dài tại bờ biển. Ngày nọ, mấy đứa con đang nô đùa, xây những lâu đài bằng cát trên bãi biển, thì có một bà lão xuất hiện. Tóc bà rối bời trong gió, áo quần nhàu nát rách rưới. Bà vừa lẩm bẩm, vừa cúi nhặt những vật gì đó trên mặt cát bỏ vào trong giỏ. Cha mẹ lũ nhỏ liền gọi chúng lại gần và dặn chúng hãy tránh xa mụ đàn bà kia. Khi đi ngang qua chỗ gia đình này, bà lão nghèo khổ đã mỉm cười với họ, nhưng mọi người làm như không nhìn thấy bà. Nhiều tuần lễ sau, cả gia đình mới được nghe người biết chuyện kể về cuộc sống của bà lão nghèo này như sau: Đã từ lâu, bà đã tình nguyện đi làm công việc lượm các mảnh thủy tinh và rác rến rơi vãi trên bãi cát, để tránh cho bọn trẻ chạy chơi trên bãi khỏi bị đứt chân.
Bà lão chính là hiện thân của Đức Giê-su Cứu Thế mà người ta không nhận biết, như ông Gio-an Tẩy Giả đã nói với các đầu mục Do thái đến từ thủ đô Giê-ru-sa-lem như sau: “Giữa các ngươi có một Đấng mà các ngươi không biết” (Ga 1,26). Đây cũng là lời mời gọi chúng ta hãy noi gương âm thầm phục vụ của bà lão này.
5) MỘT VIỆC TỐT CÓ GIÁ TRỊ THUYẾT PHỤC HƠN NGÀN LỜI NÓI HAY:
Một vị linh mục đã thuật lại về chuyến đi du lịch của ông tại Trung quốc cách đây ít năm. Trong thời gian đi du lịch đó đây, ông đã gặp và trao đổi với đôi vợ chồng già đều là bác sĩ. Họ đã học chung với nhau ở Đại học Y khoa, quen nhau, rồi yêu nhau và quyết định cưới nhau. Bà vợ là người Công Giáo, còn ông chồng không theo đạo nào. Đã nhiều lần bà vợ cố thuyết phục chồng theo đạo Công Giáo, nhưng ông không quan tâm. Có lẽ vì ông chưa thấy đạo Công Giáo có gì tốt hơn các đạo khác.
Rồi đến thời kỳ tại Trung Quốc diễn ra những biến cố chính trị lớn lao, cùng với một số nhà trí thức khác, người chồng bác sĩ đã bị gọi động viên nhập ngũ phục vụ trong quân đội. Sự xa cách đã gây ra nhiều khó khăn cho người vợ ở nhà. Hằng ngày chị vừa phải phục vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện, rồi đêm về lại phải chăm sóc cho con trai nhỏ dại đã nhờ ông bà coi sóc ban ngày. Ngoài nỗi cô đơn, chị vợ còn bị các đoàn thể trong cơ quan hối thúc li dị chồng và bỏ đạo Công Giáo, để có điều kiện thăng quan tiến chức. Nhưng chị luôn giữ im lặng. Mỗi ngày, sau khi từ bệnh viện về nhà, hai mẹ con đều đọc kinh tối chung trước khi nghỉ đêm, để xin Chúa giúp sớm được đoàn tụ với chồng.
Vào cuối thập niên 1970, ông chồng mãn hạn phục vụ quân đội trở về nhà. Nhận được tin nhắn, hai mẹ con từ sáng sớm đã ra sân ga đón đoàn tàu trở về. Nhưng tại nhà ga, hai mẹ con là gia đình duy nhất ra đón người thân, vì hầu hết các phụ nữ khác do không chịu đựng được cảnh chia ly lâu ngày nên đều đã li dị chồng và đã tái hôn. Trước tấm lòng yêu thương chung thủy của vợ, ông chồng rất cảm động và sau đó đã tình nguyện xin học giáo lý để được nhập đạo Công Giáo. Ông đã cảm nghiệm được giá trị của đức tin qua hành động chung thủy của bà vợ thân yêu. Đây chính là bằng chứng cho thấy sức mạnh của lòng tin yêu thực sự.
3. THẢO LUẬN:
Mỗi người chúng ta sẽ làm gì cụ thể để chiếu ánh sáng tin yêu cho những người nghèo khổ cô đơn gần bên, và làm chứng ánh sáng Tình Yêu của Thiên Chúa cho những người bất hạnh trong Mùa Giáng Sinh sắp tới?
4. SUY NIỆM:
1) MÙA VỌNG LÀ THỜI GIAN CHUẨN BỊ TÂM HỒN ĐÓN MỪNG CHÚA ĐẾN:
Trong phụng vụ Chúa nhật thứ nhất Mủa Vọng, Tin mừng Mat-thêu đã ghi lại Lời Chúa mời gọi mọi người tỉnh thức và cầu nguyện: “Anh em hãy canh thức vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến” (Mt 24, 42). Chúa nhật thứ II, tiếng hô của ngôn sứ I-sai-a trong hoang địa ngày xưa đã được Gio-an Tẩy Giả thực hiện qua lời rao giảng: “Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa. Sửa lối cho thẳng để Người đi” (Mt 3,3). Hôm nay phụng vụ Chúa Nhật thứ III màu áo lễ đã chuyển từ tím sang hồng, chúng ta được nghe lời thánh Phao-lô khuyên các tín hữu như sau: “Hãy vui lên, vì Chúa đã gần đến” (1 Tx 5,16). Tin Mừng Gio-an cũng giới thiệu cho chúng ta một mẫu gương chứng nhân của ánh sáng là ông Gio-an Tẩy Giả: "Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên ông là Gio-an, ông đã đến để làm chứng, để chứng thực về sự sáng, ngõ hầu mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là sự sáng, nhưng là người làm chứng cho sự sáng". Gio-an Tẩy Giả đã dùng lời nói, việc làm và cả cái chết anh dũng của mình để làm chứng cho Ánh Sáng và Sự Thật là Đức Giê-su.
2) PHẢI CHUẨN BỊ ĐÓN CHỜ CHÚA ĐẾN NHƯ THẾ NÀO?
-Đón chờ Chúa đến bằng việc làm chứng về ánh sáng:
Người làm chứng là người sống đúng với lời làm chứng của mình. Gioan “đến để làm chứng về ánh sáng” bằng cách loan báo cho người ta biết Ánh Sáng là Đấng Thiên Sai sắp đến. Khi có người tưởng ông là Đấng Thiên Sai thì ông đã thẳng thắn phủ nhận. Rồi khi Đấng Thiên Sai là Đức Giê-su xuất hiện, thì ông đã giới thiệu Người là “Con Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian” và khuyến khích hai môn đệ bỏ ông để đi theo làm môn đệ Người. Ông đã khiêm tốn nói lên sứ mệnh của mình với Đấng Thiên Sai như sau: “Ngài phải sáng lên, còn tôi phải mờ đi”.
Theo gương Thánh Gioan chứng nhân về ánh sáng, mỗi người chúng ta cần sống yêu thương qquên mình phục vụ tha nhân. Sống chứng nhân về ánh sáng cũng là theo lương tâm giúp mọi người nhận biết Chúa và tin theo Người để được ơn cứu độ.
-Đón chờ Chúa đến bằng việc làm chứng cho sự thật:
Gio-an đã làm chứng cho sự thật khi dám lên tiếng can ngăn vua Hê-rô-đê không được cưới bà chị dâu là Hê-rô-đi-a làm vợ mình, dù vì sự làm chứng này mà ngài đã bị bạo vương Hê-rô-đê bỏ tù và còn bị chém đầu. Gio-an không sợ quyền lực, không hùa theo kẻ có quyền. Trước điều sai trái, ngài không im lặng để bản thân được an toàn, hoặc để được xã hội ưu đãi. Gio-an đã lên tiếng làm chứng cho sự thật.
Còn chúng ta hôm nay hãy luôn xác tín rằng: Thiên Chúa của chúng ta tôn thờ là Thiên Chúa Trung Tín (1 Tx 5,24). Chúa Giê-su chính “là Đường, là Sự thật và là Sự sống” (Ga 14,6). Chúa đã gọi chúng ta làm môn đệ và trao cho chúng ta sứ mạng đi loan báo Tin Mừng Nước Trời (Mt 25,21; Mt 28,19) bằng cách làm chứng nhân cho sự thật và sống trung tín giữa một thế giới gian tà và tội lỗi bất công. Nhờ đó chúng ta sẽ chu toàn được sứ mạng dọn đường để đón Chúa đến với mọi người.
- Đón chờ Chúa đến trong niềm tín thác vào ơn cứu độ của Chúa:
Đấng Cứu thế đến ban ơn cứu độ không những chữa lành bệnh tật thể xác, mà còn chữa lành các bệnh tâm hồn và lấp đầy những khát vọng của mỗi người chúng ta, như lời tuyên sấm của ngôn sứ I-sai-a: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa” (Lc 4,18-19).
Trong những ngày này, mỗi người chúng ta hãy năng dâng lên Chúa lời ca tụng tín thác vào Chúa trong mọi giây phút cuộc sống, khi vui cũng như lúc buồn, khi thành công cũng như lúc thất bại… vì xác tín rằng: “Tất cả đều là hồng ân”. Khi gặp phải những tai ương trái ý, chúng ta đừng thất vọng, nhưng hãy tin rằng Chúa vẫn đang ở bên và đồng hành với chúng ta. Người sẽ ban ơn nâng đỡ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trở ngại. Hãy luôn xác tín rằng: “Sau cơn mưa rồi trời sẽ lại sáng” và “Qua cơn bĩ cực tới hồi thái lai”, vì Thiên Chúa quyền năng “có thể rút từ sự dữ ra sự lành ».
- Đón chờ Chúa đến bằng việc chia sẻ tình thương tha nhân cụ thể:
Trong những ngày Mùa Vọng này, ngoài việc sống hiền hòa bác ái như lời thánh Phao-lô: “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: Vui lên anh em! Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hòa rộng rãi, Chúa đã gần đến” (Pl 4,4-5), mỗi người chúng ta cũng cần chia sẻ niềm vui Giáng Sinh bằng các món quà vật chất cho những trẻ em mồ côi, người nghèo khổ không nhà, các bệnh nhân bị ung bướu, các người khiếm thị, các cụ già neo đơn… đang ở gần ngay bên chúng ta. Hãy thắp lên ánh sáng tin yêu cho những ai đang gặp cảnh đau khổ, gia đình ly tán bất hạnh… để giúp họ có được niềm vui của Chúa trong mùa Giáng Sinh sắp đến.
5. LỜI CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Khi xưa Mẹ Ma-ri-a đã sống bác ái, trong tinh thần xin vâng và phục vụ. Qua lời thưa “Xin Vâng” với sứ thần, Mẹ đã mở cửa lòng đón nhận Ngôi Lời Nhập Thể. Sau đó, Mẹ đã đem Chúa đến thăm gia đình Gia-ca-ri-a và chia sẻ niềm vui ơn cứu độ cho gia đình này.
Xin Chúa giúp chúng con chuẩn bị tâm hồn xứng đáng đón Chúa đến với mỗi người chúng con trong Đêm Giáng Sinh sắp đến. Xin cũng giúp chúng con chu toàn sứ mạng làm chứng cho Chúa bằng việc chiếu ánh sáng tin yêu, qua thái độ quảng đại chia sẻ tinh thần vật chất và khiêm nhường phục vụ tha nhân. Nhờ đó, người đời sẽ nhận biết tôn thờ yêu mến Chúa, và cùng được hưởng niềm vui ơn cứu độ với chúng con.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Is 61,1-2a.10-11; 1 Tx 5,16-24; Ga 1,6-8.19-28
LÀM CHỨNG CHO CHÚA THẾ NÀO TRONG XÃ HỘI HÔM NAY
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 1,6-8.19-28:
(c 6) Có một người được Chúa sai đến, tên là Gio-an. (c 7-8) Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng. (c 19) Và đây là lời chứng của ông Gio-an: Khi người Do Thái từ Giê-ru-sa-lem cử một số tư tế và mấy thầy Lê-vi đến hỏi ông: “Ông là ai?”. (c 20) Ông tuyên bố thẳng thắn. Ông tuyên bố rằng: “Tôi không phải là Đấng Ki-tô”. (c 21) Họ lại bảo ông: “Vậy thì thế nào? Ông có phải là ông Ê-li-a không?” Ông nói: “Không phải”. -“Ông có phải là vị ngôn sứ chăng?” Ông đáp: “Không”. (c 22) Họ liền nói với ông: “Thế ông là ai, để chúng tôi còn trả lời cho những người cử chúng tôi đến? Ông nói gì về chính ông?”. (c 23) Ông nói: “Tôi là tiếng người hô trong hoang địa: Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi, như ngôn sứ I-sai-a đã nói. (c 24) Trong nhóm được cử đi, có mấy người thuộc phái Pha-ri-sêu. (c 25) Họ hỏi ông: “Vậy tại sao ông làm phép Rửa, nếu ông không phải là Đấng Ki-tô, cũng không phải là ông Ê-li-a hay vị ngôn sứ?”. (c 26) Ông Gio-an trả lời: “Tôi đây làm phép Rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. (c 27) Người sẽ đến sau tôi, và tôi không xứng đáng cởi quai dép cho Người”. (c 28) Các việc đó đã xảy ra tại Bê-ta-ni-a, bên kia sông Gio-đan, nơi ông Gio-an làm phép Rửa.
2. Ý CHÍNH:
Gio-an Tẩy Giả có sứ mạng đi trước dọn đường cho Đấng Thiên Sai. Ông đã thi hành sứ mạng tiền hô bằng việc làm chứng về Đấng Ki-tô là ánh sáng qua lời tuyên bố: “Tôi là tiếng người hô trong hoang địa: Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi”, như sấm ngôn của ngôn sứ I-sai-a. Ông thi hành sứ mạng dọn đường cho Đấng Thiên Sai bằng việc kêu gọi người ta ăn năn sám hối để đón Đấng Thiên Sai. Ông giúp mọi người sám hối, thú tội và chịu phép rửa trong nước sông Gio-đan. Ông cũng làm chứng rằng Đấng Thiên Sai đã đến và đang ở giữa mọi người và ông không đáng làm đầy tớ cho Người.
3. CHÚ THÍCH:
- C 6: + Gio-an: Là con trai của hai ông bà Da-ca-ri-a và Ê-li-sa-bét. Bà Ê-li-sa-bét đã thụ thai cách lạ nhờ quyền năng Thiên Chúa (x. Lc 1,59-60). Tên Gio-an có nghĩa là “Chúa ban ơn”. Tên này do sứ thần Chúa khi hiện ra trong Đền thờ đã truyền cho ông Da-ca-ri-a phải đặt cho con trẻ (x. Lc 1,13). Ngoài tên gọi Gio-an, ông còn có hai biệt danh là Tiền Hô và Tẩy Giả. Tiền hô hay Tiền Sứ là người “đi trước dọn đường cho Đấng Ki-tô” (x. Lc 1,17); Tẩy Giả là người “làm phép Rửa cho những người đang mong chờ ơn cứu chuộc Ít-ra-en” (x. Lc 3,3).
- C 20-23): + Ê-li-a: Theo sách Ma-la-ki-a (3,1-2) và Gíao Sĩ (48,10-11) thì Ê-li-a sẽ trở lại trước khi Đấng Thiên Sai xuất hiện. Gio-an Tẩy Giả không nhận mình là Ê-li-a theo nghĩa đen đó. Điều này không trái ngược với lời Đức Giê-su khẳng định: “Gio-an chính là Ê-li-a, đấng phải đến trước” (x. Mt 11,14). Gio-an xuất hiện trong tinh thần của Ê-li-a, chứ không phải là chính con người Ê-li-a bằng xương bằng thịt. + Ngôn sứ: Thực ra, Gio-an cũng là một ngôn sứ của Thiên Chúa (x. Đnl 18,15). Nhưng ông không phải là ngôn sứ giống như ông Mô-sê mà sách Đệ Nhị Luật đã nói đến. + “Thế ông là ai...?”: Gio-an Tẩy Giả đã trả lời rằng: ông chỉ là người Tiền Hô, đi trước dọn đường cho Đấng Thiên Sai.
- C 24-27: + “Vậy tại sao ông làm phép rửa...?”: Gio-an trả lời rằng: Ông chỉ làm phép rửa để thanh tẩy người ta bằng nước, chuẩn bị đón Đấng Ki-tô sắp đến. Còn Đức Ki-tô mới làm phép rửa thanh tẩy người ta trong Thánh Thần. Người là Đấng quyền năng mà Gio-an không xứng đáng hầu hạ Người.
4. CÂU HỎI:
1) Gio-an trong Tin mừng hôm nay là ai? Tên Gio-an nghĩa là gì và ai đã đặt tên này cho ông?
2) Đức Giê-su đã khẳng định “Gio-an chính là Ê-li-a, đấng phải đến trước” (x Mt 11,14). Vậy tại sao chính Gio-an lại nói mình không phải là Ê-li-a hay ngôn sứ?
3) Gio-an tự xưng là gì và lý do nào khiến ông làm phép rửa cho dân chúng?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gio-an. Ông đến để làm chứng và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin”(Ga 1,6).
2. CÂU CHUYỆN:
1) CHỈ CÓ NIỀM VUI THỰC SỰ KHI CÓ CHÚA LÀ TÌNH YÊU TRONG TÂM HỒN:
Tại một thành phố kia có một nghệ sĩ hài nổi tiếng. Người nào dù đang buồn đến đâu, khó tính đến mấy nếu được xem nghệ sĩ biểu diễn thì thế nào cũng phải bật cười.
Cũng trong thành phố ấy có một bác sĩ tâm lý nổi tiếng chữa được mọi thứ tâm bệnh. Ngày nọ có một người đàn ông lớn tuổi, vẻ mặt buồn rầu đến xin bác sĩ tâm lý tư vấn. Ông ta nói: “Thưa bác sĩ, tôi là một con người bất hạnh. Cuộc đời tôi đầy những sự chán chường. Bác sĩ có cách nào làm cho tôi vui lên được không?”
Bác sĩ tâm lý liền hỏi: “Thế ông có bị túng thiếu về tiền bạc không?”
Ông ta đáp: “Thú thật, tôi là người thành đạt và khá giầu có”.
Nhà tâm lý lại hỏi tiếp: “Thế còn gia đình vợ con thì sao?”
Ông ta gật đầu thừa nhận: “Tôi có một người vợ vừa đẹp người lại vừa đẹp nết và có mấy đứa con ngoan ngoãn dễ thương”.
Sau khi hỏi để biết thêm một số điều khác, viên bác sĩ tâm lý đã đề nghị cho ông ta một giải pháp: Tôi nghĩ ông nên đến xem các buổi biểu diễn của một nghệ sĩ hài danh tiếng ngay trong thành phố. Chắc chắn ông sẽ cảm thấy cười vui thỏa thích và sẽ không còn buồn nữa. Nhưng viên bác sĩ lại rất ngạc nhiên khi nghe thân chủ của mình nói: “Thưa bác sĩ, xin cám ơn bác sĩ. Nhưng... tôi chính là nghệ sĩ hài nổi tiếng trong thành phố mà bác sĩ vừa nói đó!”
Câu chuyện nghe có vẻ nghịch lý, nhưng thực tế đúng như vậy. Một người có biệt tài chọc cười người khác lại là nạn nhân của sự buồn chán. Mặc dù ông ta sở hữu mọi thứ ưu điểm mà nhiều người mong ước, nhưng do trong lòng không có nguồn vui thì làm sao cảm nghiệm được niềm vui? Niềm vui đích thực chỉ đến từ nơi « Thiên Chúa là Tình yêu. Ai có tình yêu thực sự thì ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong người ấy ». Chỉ những ai trong lòng chứa đầy tình yêu nhân ái thì tâm hồn mới được bình an và lòng mới có niềm vui thực sự.
2) GƯƠNG CAN ĐẢM TRUNG THỰC CỦA THÁNH GH GIO-AN PHAO-LÔ II:
-Trong thời gian chuẩn bị mở Đại Năm Thánh 2000, thánh Giáo Hoàng Gio-an Phaolô II đã kêu gọi mọi thành phần trong Hội thánh phải thành tâm sám hối. Vào tháng 05 năm 1995, tại nước cộng hòa Xéc (Tchèque), ngài đã nêu gương can đảm và trung thực khi đại diện Hội thánh Công Giáo công khai nhận lỗi như sau: “Hôm nay tôi, Giáo Hoàng của Giáo Hội Rô-ma, nhân danh tất cả những người Công giáo, tôi xin lỗi về những lầm lỗi đã gây ra cho người không Công giáo trong lịch sử sóng gió của các dân tộc ấy”.
- Thực vậy, trong lịch sử 2000 năm, do lỗi của một số các chủ chăn, Hội thánh ít nhiều đã phạm một số lỗi lầm cần được nhìn nhận và quyết tâm sám hối như sau:
+ Hội thánh cũng có một phần trách nhiệm trong sự phân rẽ nội bộ thành bốn tôn giáo Ki-tô như: Công Giáo, Chính thống, Tin lành và Anh giáo.
+ Thời kỳ trung cổ Hội thánh đã có lần buộc phải phát động thánh chiến để giải phóng Đất Thánh đã bị người Hồi giáo xâm chiếm trước đó. Do cuộc thánh chiến này mà đã có rất nhiều người của hai bên bị thương vong.
+ Thời kỳ Trung cổ, Hội thánh lập toà án “Qui Tà” để xét xử và ra những bản án nặng nề kết án hỏa thiêu một số người hành nghề phù thủy và những người dị giáo chống lại Hội thánh.
+ Về phạm vi khoa học, Hội thánh có lần đã lập tòa án tôn giáo kết án oan sai cho một nhà khoa học vô tội là Ga-li-lê-ô...
Qua việc công khai thừa nhận những sai sót của Hội Thánh trong quá khứ, Đức Thánh Cha muốn cho thấy quyết tâm canh tân Hội thánh Công Giáo để giúp Hội Thánh bước vào thiên niên kỷ thứ ba với một tinh thần mới theo sát Tin Mừng của Chúa Giê-su hơn và phù hợp với giai đoạn mới của lịch sử nhân loại hơn.
- Trong những ngày Mùa Vọng này, noi gương Đức Thánh Giaó Hoàng Gio-an Phaolô II, mỗi người chúng ta cần làm gì để chuẩn bị tâm hồn đón mừng đại lễ Giáng Sinh?
3) THẮP LÊN NGỌN ĐÈN TIN YÊU CHO THA NHÂN NOI GƯƠNG MẸ TÊ-RÊ-SA:
Một ngày kia mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta đã đi thăm một ông lão nghèo không ai biết đến. Ông sống trong một căn phòng tồi tệ, đồ đạc ngổn ngang bụi bặm. Căn phòng không cửa sổ và tối tăm vì không một bóng đèn. Mẹ Tê-rê-sa liền bắt tay vào việc thu dọn đồ đạc. Ông lão kia nói to: "Xin cứ để yên cho tôi". Nhưng mẹ Tê-rê-sa vẫn tiếp tục làm công việc quét dọn. Sau khi mọi thứ đã ngăn nắp sạch sẽ, mẹ đã phát hiện một chiếc đèn dầu nằm trong góc phòng. Chiếc đèn bám đầy bụi bặm, chứng tỏ đã lâu ngày không có ai đụng đến. Mẹ liền lau chùi chiếc đèn sạch sẽ rồi hỏi: “Lâu nay ông không có thắp cây đèn này phải không?”. Ông ta đáp: “Thắp đèn làm chi? Nào có ai thèm đến thăm tôi đâu? và tôi cũng chẳng cần phải gặp gỡ hay nói chuyện với ai”. Mẹ lại hỏi: “Thế ông có hứa sẽ thắp đèn lên nếu có các nữ tu của tôi đến thăm ông không?”. Ông đáp: “Vâng, nếu tôi nghe có tiếng người đến thì tôi sẽ thắp đèn lên”.
Từ đó, mỗi ngày, đều có hai nữ tu của mẹ Tê-rê-sa được cử đến thăm ông lão và dọn phòng giúp đỡ cho ông. Một hôm ông nói với một trong hai nữ tu ấy như sau: “Bây giờ tự tôi đã biết thu dọn phòng của tôi rồi. Nhưng xin chị làm ơn về nói với bà bề trên rằng: Ngọn đèn mà bà đã thắp lên trong ngày đầu đến thăm tôi, đến nay vẫn không ngừng cháy sáng”.
Hãy thắp lên Ánh sáng Tình Yêu Thiên Chúa–Ánh sáng Chúa Ki-tô–Ánh sáng Lời Chúa–Ánh sáng yêu thương. Chắc chắn cây đèn đức tin ấy sẽ luôn cháy sáng đức ái trong lòng người đón nhận.
4) CHIẾU SÁNG ĐỨC ÁI BẰNG NHỮNG VIỆC NHỎ BÉ GIỮA ĐỜI THƯỜNG:
Linh mục Anthony de Mello có kể một câu chuyện sau đây:
Có gia đình kia đi nghỉ hè một thời gian dài tại bờ biển. Ngày nọ, mấy đứa con đang nô đùa, xây những lâu đài bằng cát trên bãi biển, thì có một bà lão xuất hiện. Tóc bà rối bời trong gió, áo quần nhàu nát rách rưới. Bà vừa lẩm bẩm, vừa cúi nhặt những vật gì đó trên mặt cát bỏ vào trong giỏ. Cha mẹ lũ nhỏ liền gọi chúng lại gần và dặn chúng hãy tránh xa mụ đàn bà kia. Khi đi ngang qua chỗ gia đình này, bà lão nghèo khổ đã mỉm cười với họ, nhưng mọi người làm như không nhìn thấy bà. Nhiều tuần lễ sau, cả gia đình mới được nghe người biết chuyện kể về cuộc sống của bà lão nghèo này như sau: Đã từ lâu, bà đã tình nguyện đi làm công việc lượm các mảnh thủy tinh và rác rến rơi vãi trên bãi cát, để tránh cho bọn trẻ chạy chơi trên bãi khỏi bị đứt chân.
Bà lão chính là hiện thân của Đức Giê-su Cứu Thế mà người ta không nhận biết, như ông Gio-an Tẩy Giả đã nói với các đầu mục Do thái đến từ thủ đô Giê-ru-sa-lem như sau: “Giữa các ngươi có một Đấng mà các ngươi không biết” (Ga 1,26). Đây cũng là lời mời gọi chúng ta hãy noi gương âm thầm phục vụ của bà lão này.
5) MỘT VIỆC TỐT CÓ GIÁ TRỊ THUYẾT PHỤC HƠN NGÀN LỜI NÓI HAY:
Một vị linh mục đã thuật lại về chuyến đi du lịch của ông tại Trung quốc cách đây ít năm. Trong thời gian đi du lịch đó đây, ông đã gặp và trao đổi với đôi vợ chồng già đều là bác sĩ. Họ đã học chung với nhau ở Đại học Y khoa, quen nhau, rồi yêu nhau và quyết định cưới nhau. Bà vợ là người Công Giáo, còn ông chồng không theo đạo nào. Đã nhiều lần bà vợ cố thuyết phục chồng theo đạo Công Giáo, nhưng ông không quan tâm. Có lẽ vì ông chưa thấy đạo Công Giáo có gì tốt hơn các đạo khác.
Rồi đến thời kỳ tại Trung Quốc diễn ra những biến cố chính trị lớn lao, cùng với một số nhà trí thức khác, người chồng bác sĩ đã bị gọi động viên nhập ngũ phục vụ trong quân đội. Sự xa cách đã gây ra nhiều khó khăn cho người vợ ở nhà. Hằng ngày chị vừa phải phục vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện, rồi đêm về lại phải chăm sóc cho con trai nhỏ dại đã nhờ ông bà coi sóc ban ngày. Ngoài nỗi cô đơn, chị vợ còn bị các đoàn thể trong cơ quan hối thúc li dị chồng và bỏ đạo Công Giáo, để có điều kiện thăng quan tiến chức. Nhưng chị luôn giữ im lặng. Mỗi ngày, sau khi từ bệnh viện về nhà, hai mẹ con đều đọc kinh tối chung trước khi nghỉ đêm, để xin Chúa giúp sớm được đoàn tụ với chồng.
Vào cuối thập niên 1970, ông chồng mãn hạn phục vụ quân đội trở về nhà. Nhận được tin nhắn, hai mẹ con từ sáng sớm đã ra sân ga đón đoàn tàu trở về. Nhưng tại nhà ga, hai mẹ con là gia đình duy nhất ra đón người thân, vì hầu hết các phụ nữ khác do không chịu đựng được cảnh chia ly lâu ngày nên đều đã li dị chồng và đã tái hôn. Trước tấm lòng yêu thương chung thủy của vợ, ông chồng rất cảm động và sau đó đã tình nguyện xin học giáo lý để được nhập đạo Công Giáo. Ông đã cảm nghiệm được giá trị của đức tin qua hành động chung thủy của bà vợ thân yêu. Đây chính là bằng chứng cho thấy sức mạnh của lòng tin yêu thực sự.
3. THẢO LUẬN:
Mỗi người chúng ta sẽ làm gì cụ thể để chiếu ánh sáng tin yêu cho những người nghèo khổ cô đơn gần bên, và làm chứng ánh sáng Tình Yêu của Thiên Chúa cho những người bất hạnh trong Mùa Giáng Sinh sắp tới?
4. SUY NIỆM:
1) MÙA VỌNG LÀ THỜI GIAN CHUẨN BỊ TÂM HỒN ĐÓN MỪNG CHÚA ĐẾN:
Trong phụng vụ Chúa nhật thứ nhất Mủa Vọng, Tin mừng Mat-thêu đã ghi lại Lời Chúa mời gọi mọi người tỉnh thức và cầu nguyện: “Anh em hãy canh thức vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến” (Mt 24, 42). Chúa nhật thứ II, tiếng hô của ngôn sứ I-sai-a trong hoang địa ngày xưa đã được Gio-an Tẩy Giả thực hiện qua lời rao giảng: “Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa. Sửa lối cho thẳng để Người đi” (Mt 3,3). Hôm nay phụng vụ Chúa Nhật thứ III màu áo lễ đã chuyển từ tím sang hồng, chúng ta được nghe lời thánh Phao-lô khuyên các tín hữu như sau: “Hãy vui lên, vì Chúa đã gần đến” (1 Tx 5,16). Tin Mừng Gio-an cũng giới thiệu cho chúng ta một mẫu gương chứng nhân của ánh sáng là ông Gio-an Tẩy Giả: "Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên ông là Gio-an, ông đã đến để làm chứng, để chứng thực về sự sáng, ngõ hầu mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là sự sáng, nhưng là người làm chứng cho sự sáng". Gio-an Tẩy Giả đã dùng lời nói, việc làm và cả cái chết anh dũng của mình để làm chứng cho Ánh Sáng và Sự Thật là Đức Giê-su.
2) PHẢI CHUẨN BỊ ĐÓN CHỜ CHÚA ĐẾN NHƯ THẾ NÀO?
-Đón chờ Chúa đến bằng việc làm chứng về ánh sáng:
Người làm chứng là người sống đúng với lời làm chứng của mình. Gioan “đến để làm chứng về ánh sáng” bằng cách loan báo cho người ta biết Ánh Sáng là Đấng Thiên Sai sắp đến. Khi có người tưởng ông là Đấng Thiên Sai thì ông đã thẳng thắn phủ nhận. Rồi khi Đấng Thiên Sai là Đức Giê-su xuất hiện, thì ông đã giới thiệu Người là “Con Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian” và khuyến khích hai môn đệ bỏ ông để đi theo làm môn đệ Người. Ông đã khiêm tốn nói lên sứ mệnh của mình với Đấng Thiên Sai như sau: “Ngài phải sáng lên, còn tôi phải mờ đi”.
Theo gương Thánh Gioan chứng nhân về ánh sáng, mỗi người chúng ta cần sống yêu thương qquên mình phục vụ tha nhân. Sống chứng nhân về ánh sáng cũng là theo lương tâm giúp mọi người nhận biết Chúa và tin theo Người để được ơn cứu độ.
-Đón chờ Chúa đến bằng việc làm chứng cho sự thật:
Gio-an đã làm chứng cho sự thật khi dám lên tiếng can ngăn vua Hê-rô-đê không được cưới bà chị dâu là Hê-rô-đi-a làm vợ mình, dù vì sự làm chứng này mà ngài đã bị bạo vương Hê-rô-đê bỏ tù và còn bị chém đầu. Gio-an không sợ quyền lực, không hùa theo kẻ có quyền. Trước điều sai trái, ngài không im lặng để bản thân được an toàn, hoặc để được xã hội ưu đãi. Gio-an đã lên tiếng làm chứng cho sự thật.
Còn chúng ta hôm nay hãy luôn xác tín rằng: Thiên Chúa của chúng ta tôn thờ là Thiên Chúa Trung Tín (1 Tx 5,24). Chúa Giê-su chính “là Đường, là Sự thật và là Sự sống” (Ga 14,6). Chúa đã gọi chúng ta làm môn đệ và trao cho chúng ta sứ mạng đi loan báo Tin Mừng Nước Trời (Mt 25,21; Mt 28,19) bằng cách làm chứng nhân cho sự thật và sống trung tín giữa một thế giới gian tà và tội lỗi bất công. Nhờ đó chúng ta sẽ chu toàn được sứ mạng dọn đường để đón Chúa đến với mọi người.
- Đón chờ Chúa đến trong niềm tín thác vào ơn cứu độ của Chúa:
Đấng Cứu thế đến ban ơn cứu độ không những chữa lành bệnh tật thể xác, mà còn chữa lành các bệnh tâm hồn và lấp đầy những khát vọng của mỗi người chúng ta, như lời tuyên sấm của ngôn sứ I-sai-a: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa” (Lc 4,18-19).
Trong những ngày này, mỗi người chúng ta hãy năng dâng lên Chúa lời ca tụng tín thác vào Chúa trong mọi giây phút cuộc sống, khi vui cũng như lúc buồn, khi thành công cũng như lúc thất bại… vì xác tín rằng: “Tất cả đều là hồng ân”. Khi gặp phải những tai ương trái ý, chúng ta đừng thất vọng, nhưng hãy tin rằng Chúa vẫn đang ở bên và đồng hành với chúng ta. Người sẽ ban ơn nâng đỡ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trở ngại. Hãy luôn xác tín rằng: “Sau cơn mưa rồi trời sẽ lại sáng” và “Qua cơn bĩ cực tới hồi thái lai”, vì Thiên Chúa quyền năng “có thể rút từ sự dữ ra sự lành ».
- Đón chờ Chúa đến bằng việc chia sẻ tình thương tha nhân cụ thể:
Trong những ngày Mùa Vọng này, ngoài việc sống hiền hòa bác ái như lời thánh Phao-lô: “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: Vui lên anh em! Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hòa rộng rãi, Chúa đã gần đến” (Pl 4,4-5), mỗi người chúng ta cũng cần chia sẻ niềm vui Giáng Sinh bằng các món quà vật chất cho những trẻ em mồ côi, người nghèo khổ không nhà, các bệnh nhân bị ung bướu, các người khiếm thị, các cụ già neo đơn… đang ở gần ngay bên chúng ta. Hãy thắp lên ánh sáng tin yêu cho những ai đang gặp cảnh đau khổ, gia đình ly tán bất hạnh… để giúp họ có được niềm vui của Chúa trong mùa Giáng Sinh sắp đến.
5. LỜI CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Khi xưa Mẹ Ma-ri-a đã sống bác ái, trong tinh thần xin vâng và phục vụ. Qua lời thưa “Xin Vâng” với sứ thần, Mẹ đã mở cửa lòng đón nhận Ngôi Lời Nhập Thể. Sau đó, Mẹ đã đem Chúa đến thăm gia đình Gia-ca-ri-a và chia sẻ niềm vui ơn cứu độ cho gia đình này.
Xin Chúa giúp chúng con chuẩn bị tâm hồn xứng đáng đón Chúa đến với mỗi người chúng con trong Đêm Giáng Sinh sắp đến. Xin cũng giúp chúng con chu toàn sứ mạng làm chứng cho Chúa bằng việc chiếu ánh sáng tin yêu, qua thái độ quảng đại chia sẻ tinh thần vật chất và khiêm nhường phục vụ tha nhân. Nhờ đó, người đời sẽ nhận biết tôn thờ yêu mến Chúa, và cùng được hưởng niềm vui ơn cứu độ với chúng con.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Cứu Tinh Mùa Vọng Năm 2020
Lm. Nguyễn Trung Tây
16:32 09/12/2020
Trông chờ Đấng Thiên Sai mang tầm vóc như Vua Đavít để giải thoát dân Do Thái khỏi xích xiềng của đế quốc La Mã là bối cảnh của Mùa Vọng thứ nhất.
Mùa Vọng Thứ Nhất
Trước khi Đức Giêsu hạ sinh tại thôn Bêlem, Palestin nằm dưới ách thống trị của đế quốc Rôma. Lịch sử ghi lại vào năm 63 BCE, thống tướng Pompêi lãnh đạo đoàn quân La Mã tiến vào kinh thành Giêrusalem. Kể từ ngày đó, lãnh thổ Palestin bước sang một trang sử bị đô hộ. Niềm mong đợi ngày Đấng Thiên Sai càng thêm cơ hội bùng cháy trong từng tâm hồn người Do Thái.
Sống dưới ách đô hộ của đế quốc La Mã, người Do Thái chia ra căn bản thành ba thành phần. Vua Hêrôđê đại diện trường phái thứ nhất, hợp tác với người La Mã. Thánh Matthêu tông đồ và Giakêu thu thuế cũng thuộc thành phần này. Thành phần thứ hai là các đảng phái chính trị. Họ chủ trương dùng bạo lực xua đuổi ngoại bang ra khỏi lãnh thổ Palestin. Giuđa tông đồ của đảng Nhiệt Thành, một trong nhóm Mười Hai thuộc thành phần này (Matt 10:3). Thành phần thứ ba rút vào trong hoang địa và lập nên những cộng đoàn riêng biệt, bởi họ tin giới lãnh đạo Do Thái đã bị tha hóa. Cộng đoàn Dead Sea Scrolls khám phá ra vào năm 1947 là một trong những nhóm này. Thánh Gioan Tiền Hô có lẽ có những mối liên hệ với những cộng đoàn hoang mạc. Ngoại trừ nhóm thứ nhất, với vua Hêrôđê là đại diện, những người Do Thái còn lại đều mong chờ ngày Thiên Chúa của Araham gửi Đấng Thiên Sai tới để giải phóng họ thoát khỏi ách đô hộ của người La Mã.
Mùa Vọng Năm 2020
Mùa Vọng 2020 năm nay là một mùa Vọng đặc biệt, bởi đại dịch toàn cầu Covid. Toàn thể thế giới đều bị đoàn quân viễn chinh Covid hạ gục. Nhiều người bị nhiễm, nhiều người chết. Nước Mỹ, nước Ấn Độ, Brazil tiếp tục đứng đầu danh sách những quốc gia trên thế giới bị Covid-19 tàn phá nặng nề. Bởi đại dịch, tất cả những sinh hoạt của thế giới đều bị đóng băng. Đoàn quân viễn chinh Covid đi tới đâu, biên giới giữa các nước lần lượt đóng sập lại tới đó. Không phi trường, không xe cộ, không thăm hỏi, không đi lại, không bắt tay, không thánh lễ. Toàn thể thế giới trong năm 2020 đều nằm dưới ách thống trị của đoàn quân bách chiến bách thắng, Covid-19.
Đầu tháng 10, tình hình tương đối đỡ hơn. Nhiều nhà thờ trên thế giới mở cửa cho thánh lễ với số người tham dự mặc dù vẫn còn hạn chế. Nhiều thương xá lần lượt mở cửa. Quán ăn cửa tiệm đón mời khách ngồi trong ngồi ngoài. Tưởng là tình hình sẽ tiếp tục khá hơn, nhưng không. Cuối tháng 10, Châu Âu lại bắt đầu phong tỏa nhiều thành phố. Việt Nam dịch nổ ra đợt ba tại Sài Gòn. Cuối tháng 11, tại Mỹ sau mùa bầu cử, nối tiếp với lễ hội Tạ Ơn, đại dịch tái bùng phát. Chưa hết, thế giới tháng 12 của Bắc Bán Cầu bước vào mùa đông rét buốt, cơ hội cho siêu vi khuẩn Covid tàn phá lên cao. Bởi nhiều yếu tố cộng lại, tiểu bang Cali và nhiều tiểu bang của nước Mỹ đổi sang báo động đỏ. ICU của nhiều nơi quá tải bởi số người nhập viện Covid tăng vọt với con số chóng mặt. Thế là phong tỏa và giới nghiêm. Hàng quán không phục vụ khách trong và ngoài nữa. Cửa tiệm cắt tóc, tiệm móng tay đóng lại. Không tụ tập ăn uống. Không thăm viếng nhau. Tiểu bang California phong tỏa cho tới ngày 4/1/2021. Giáng Sinh 2020 và Tết Tây 2021 tại Mỹ và trên thế giới hóa ra mùa lễ hội buồn. Nếu không có vaccine, thế giới vẫn tiếp tục sống trong phập phồng lo sợ, bởi không biết khi nào tới phiên mình dính Covid. Cả thế giới giờ này đang ngóng cổ cao, chờ đợi cứu tinh vaccine tới, giải thoát trần gian khỏi ách đô hộ của siêu vi khuẩn Corona.
Tin vui cuối năm là cuối cùng vaccine Pflizer và Moderna đã được thử nghiệm; cả hai đều đạt kết quả khả quan với con số 95 phần trăm. Anh đã chích thức chấp nhận Pflizer. Vào ngày 7 tháng 12, liều thuốc Pflizer đầu tiên đã được chích lên người Anh. Nối tiếp sẽ là thêm nhiều người. Sau Anh, Hoa Kỳ cũng sẽ là quốc gia tiếp nối chích vaccine tới dân Mỹ. Hy vọng giữa năm 2021, mọi người trên thế giới đều được chích ngừa Covid. Khi đó, may ra thế giới mới được giải thoát khỏi ách thống trị của siêu vi khuẩn Covid.
Mùa Vọng thứ nhất, người Do Thái mong đợi Đấng Thiên Sai. Năm 2020, thuốc chủng Pfizer và Moderna, và nhiều thuốc chủng khác đều trở nên “vị cứu tinh” cho người tín hữu nói riêng và trần gian nói chung trong những ngày cuối năm. Mùa Vọng năm 2020 do đó trở thành mùa toàn thế giới trông đợi vaccine. Khi vaccine trở thành hiện thực tới mọi người, mùa phục hồi của trần gian sẽ tới.
Nguyện cầu Thiên Chúa can thiệp và nhờ Lòng Chúa Thương Xót, cứu tinh nhân loại qua thuốc chủng đại dịch sớm gõ cửa từng căn nhà của thế giới! Từ Anh từ Mỹ, thuốc chủng kéo xuống Nam Mỹ, qua Phi Châu, Úc Châu và Á Châu. Hy vọng rất nhiều.
Nguyện cầu Hoàng Tử Bình An tới và mang theo thuốc chủng ngừa cứu chữa trần gian!
Maranatha! Lạy Chúa, xin hãy đến giải thoát chúng con khỏi xích xiềng của đại dịch!
Mùa Vọng Thứ Nhất
Trước khi Đức Giêsu hạ sinh tại thôn Bêlem, Palestin nằm dưới ách thống trị của đế quốc Rôma. Lịch sử ghi lại vào năm 63 BCE, thống tướng Pompêi lãnh đạo đoàn quân La Mã tiến vào kinh thành Giêrusalem. Kể từ ngày đó, lãnh thổ Palestin bước sang một trang sử bị đô hộ. Niềm mong đợi ngày Đấng Thiên Sai càng thêm cơ hội bùng cháy trong từng tâm hồn người Do Thái.
Sống dưới ách đô hộ của đế quốc La Mã, người Do Thái chia ra căn bản thành ba thành phần. Vua Hêrôđê đại diện trường phái thứ nhất, hợp tác với người La Mã. Thánh Matthêu tông đồ và Giakêu thu thuế cũng thuộc thành phần này. Thành phần thứ hai là các đảng phái chính trị. Họ chủ trương dùng bạo lực xua đuổi ngoại bang ra khỏi lãnh thổ Palestin. Giuđa tông đồ của đảng Nhiệt Thành, một trong nhóm Mười Hai thuộc thành phần này (Matt 10:3). Thành phần thứ ba rút vào trong hoang địa và lập nên những cộng đoàn riêng biệt, bởi họ tin giới lãnh đạo Do Thái đã bị tha hóa. Cộng đoàn Dead Sea Scrolls khám phá ra vào năm 1947 là một trong những nhóm này. Thánh Gioan Tiền Hô có lẽ có những mối liên hệ với những cộng đoàn hoang mạc. Ngoại trừ nhóm thứ nhất, với vua Hêrôđê là đại diện, những người Do Thái còn lại đều mong chờ ngày Thiên Chúa của Araham gửi Đấng Thiên Sai tới để giải phóng họ thoát khỏi ách đô hộ của người La Mã.
Mùa Vọng Năm 2020
Mùa Vọng 2020 năm nay là một mùa Vọng đặc biệt, bởi đại dịch toàn cầu Covid. Toàn thể thế giới đều bị đoàn quân viễn chinh Covid hạ gục. Nhiều người bị nhiễm, nhiều người chết. Nước Mỹ, nước Ấn Độ, Brazil tiếp tục đứng đầu danh sách những quốc gia trên thế giới bị Covid-19 tàn phá nặng nề. Bởi đại dịch, tất cả những sinh hoạt của thế giới đều bị đóng băng. Đoàn quân viễn chinh Covid đi tới đâu, biên giới giữa các nước lần lượt đóng sập lại tới đó. Không phi trường, không xe cộ, không thăm hỏi, không đi lại, không bắt tay, không thánh lễ. Toàn thể thế giới trong năm 2020 đều nằm dưới ách thống trị của đoàn quân bách chiến bách thắng, Covid-19.
Đầu tháng 10, tình hình tương đối đỡ hơn. Nhiều nhà thờ trên thế giới mở cửa cho thánh lễ với số người tham dự mặc dù vẫn còn hạn chế. Nhiều thương xá lần lượt mở cửa. Quán ăn cửa tiệm đón mời khách ngồi trong ngồi ngoài. Tưởng là tình hình sẽ tiếp tục khá hơn, nhưng không. Cuối tháng 10, Châu Âu lại bắt đầu phong tỏa nhiều thành phố. Việt Nam dịch nổ ra đợt ba tại Sài Gòn. Cuối tháng 11, tại Mỹ sau mùa bầu cử, nối tiếp với lễ hội Tạ Ơn, đại dịch tái bùng phát. Chưa hết, thế giới tháng 12 của Bắc Bán Cầu bước vào mùa đông rét buốt, cơ hội cho siêu vi khuẩn Covid tàn phá lên cao. Bởi nhiều yếu tố cộng lại, tiểu bang Cali và nhiều tiểu bang của nước Mỹ đổi sang báo động đỏ. ICU của nhiều nơi quá tải bởi số người nhập viện Covid tăng vọt với con số chóng mặt. Thế là phong tỏa và giới nghiêm. Hàng quán không phục vụ khách trong và ngoài nữa. Cửa tiệm cắt tóc, tiệm móng tay đóng lại. Không tụ tập ăn uống. Không thăm viếng nhau. Tiểu bang California phong tỏa cho tới ngày 4/1/2021. Giáng Sinh 2020 và Tết Tây 2021 tại Mỹ và trên thế giới hóa ra mùa lễ hội buồn. Nếu không có vaccine, thế giới vẫn tiếp tục sống trong phập phồng lo sợ, bởi không biết khi nào tới phiên mình dính Covid. Cả thế giới giờ này đang ngóng cổ cao, chờ đợi cứu tinh vaccine tới, giải thoát trần gian khỏi ách đô hộ của siêu vi khuẩn Corona.
Tin vui cuối năm là cuối cùng vaccine Pflizer và Moderna đã được thử nghiệm; cả hai đều đạt kết quả khả quan với con số 95 phần trăm. Anh đã chích thức chấp nhận Pflizer. Vào ngày 7 tháng 12, liều thuốc Pflizer đầu tiên đã được chích lên người Anh. Nối tiếp sẽ là thêm nhiều người. Sau Anh, Hoa Kỳ cũng sẽ là quốc gia tiếp nối chích vaccine tới dân Mỹ. Hy vọng giữa năm 2021, mọi người trên thế giới đều được chích ngừa Covid. Khi đó, may ra thế giới mới được giải thoát khỏi ách thống trị của siêu vi khuẩn Covid.
Mùa Vọng thứ nhất, người Do Thái mong đợi Đấng Thiên Sai. Năm 2020, thuốc chủng Pfizer và Moderna, và nhiều thuốc chủng khác đều trở nên “vị cứu tinh” cho người tín hữu nói riêng và trần gian nói chung trong những ngày cuối năm. Mùa Vọng năm 2020 do đó trở thành mùa toàn thế giới trông đợi vaccine. Khi vaccine trở thành hiện thực tới mọi người, mùa phục hồi của trần gian sẽ tới.
Nguyện cầu Thiên Chúa can thiệp và nhờ Lòng Chúa Thương Xót, cứu tinh nhân loại qua thuốc chủng đại dịch sớm gõ cửa từng căn nhà của thế giới! Từ Anh từ Mỹ, thuốc chủng kéo xuống Nam Mỹ, qua Phi Châu, Úc Châu và Á Châu. Hy vọng rất nhiều.
Nguyện cầu Hoàng Tử Bình An tới và mang theo thuốc chủng ngừa cứu chữa trần gian!
Maranatha! Lạy Chúa, xin hãy đến giải thoát chúng con khỏi xích xiềng của đại dịch!
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:33 09/12/2020
17. Hết sức có thể, các con nên tránh xa hư vinh, cũng vẫn cứ không nên khoe khoang bản thân mình.
(Thánh Vincent de Paul)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:37 09/12/2020
4. MỘT CHỮ CƯỜI
Người Kim Long (Nam Kinh) là Trần Kim, khi đi du ngoạn bên ngoài thì vô tình đi vào vùng cấm của quan triều đình, bị thái giám trưởng bắt lại và đem qua các phố xá để thị oai quần chúng. Ông ta bèn quỳ xuống khẩn cầu:
- “Tiểu nhân là Trần Kim, xin công công tha thứ”.
Ông thái giám ấy thường nghe tên của Trần Kim liền nói:
- “Nghe nói ông hay chọc người khác cười, nếu nói một chữ tức cười thì ta mới tha cho”.
Trần Kim buột miệng nói:
- “Đánh rắm “屁”.
Thái giám hỏi:
- “Là ý gì?”
Trả lời:
- “Tha cũng do công công mà không tha cũng là do công công”. (1)
Thái giám cười lớn liền tha cho ông ta.
(Tuyết Đào Hải Sử)
Suy tư 4:
Chỉ một chữ thôi mà được khen và được tha tội, đó là do sự thông minh của Trần Kim và do cái thích được người khác nịnh của quan thái giám, bởi vì con người ta ai cũng thích người khác tâng bốc mình...
Người Ki-tô hữu được học rất nhiều chữ và nhiều điều về Thiên Chúa, về Giáo Hội, về cách sống làm người cũng như về cách sống yêu thương với mọi người, nhưng vẫn chưa làm cho người khác nhận ra được Thiên Chúa trong vũ trụ và trong cuộc sống của họ, bởi vì tuy học nhiều điều về giáo lý nhưng có những người Ki-tô hữu chưa sống những điều mình đã học, chưa phát huy cái thông minh của con cái sự sáng mà Thiên Chúa ban cho để làm sáng danh Ngài trong cuộc sống.
Thiên Chúa chỉ phán một lời thì liền có mọi sự vì Ngài là Đấng tạo dựng, người Ki-tô hữu nói một câu thì được mọi người tin tưởng và yêu mến, bởi vì lời họ nói việc họ làm rất phù hợp với tinh thần của Tin Mừng, và vì cuộc sống của họ luôn là gương mẫu cho nhiều người noi theo...
Ước mong được như vậy !
(1) Chữ屁 này có hai ý: “Tha người và đánh rắm”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Người Kim Long (Nam Kinh) là Trần Kim, khi đi du ngoạn bên ngoài thì vô tình đi vào vùng cấm của quan triều đình, bị thái giám trưởng bắt lại và đem qua các phố xá để thị oai quần chúng. Ông ta bèn quỳ xuống khẩn cầu:
- “Tiểu nhân là Trần Kim, xin công công tha thứ”.
Ông thái giám ấy thường nghe tên của Trần Kim liền nói:
- “Nghe nói ông hay chọc người khác cười, nếu nói một chữ tức cười thì ta mới tha cho”.
Trần Kim buột miệng nói:
- “Đánh rắm “屁”.
Thái giám hỏi:
- “Là ý gì?”
Trả lời:
- “Tha cũng do công công mà không tha cũng là do công công”. (1)
Thái giám cười lớn liền tha cho ông ta.
(Tuyết Đào Hải Sử)
Suy tư 4:
Chỉ một chữ thôi mà được khen và được tha tội, đó là do sự thông minh của Trần Kim và do cái thích được người khác nịnh của quan thái giám, bởi vì con người ta ai cũng thích người khác tâng bốc mình...
Người Ki-tô hữu được học rất nhiều chữ và nhiều điều về Thiên Chúa, về Giáo Hội, về cách sống làm người cũng như về cách sống yêu thương với mọi người, nhưng vẫn chưa làm cho người khác nhận ra được Thiên Chúa trong vũ trụ và trong cuộc sống của họ, bởi vì tuy học nhiều điều về giáo lý nhưng có những người Ki-tô hữu chưa sống những điều mình đã học, chưa phát huy cái thông minh của con cái sự sáng mà Thiên Chúa ban cho để làm sáng danh Ngài trong cuộc sống.
Thiên Chúa chỉ phán một lời thì liền có mọi sự vì Ngài là Đấng tạo dựng, người Ki-tô hữu nói một câu thì được mọi người tin tưởng và yêu mến, bởi vì lời họ nói việc họ làm rất phù hợp với tinh thần của Tin Mừng, và vì cuộc sống của họ luôn là gương mẫu cho nhiều người noi theo...
Ước mong được như vậy !
(1) Chữ屁 này có hai ý: “Tha người và đánh rắm”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lễ Đức Mẹ Loreto và Kinh Cầu Đức Bà Loreto
Lm. J.B. Nguyễn Minh Hoàn
21:48 09/12/2020
Lễ Đức Mẹ Loreto
Vào ngày 7 tháng 10 năm 2019, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cho phép cử hành Lễ Đức Mẹ Loreto như lễ nhớ tùy ý trong lịch phụng vụ của Giáo Hội hoàn vũ. Nhân dịp lễ Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ, 20 tháng 6 năm 2020, Đức Thánh Cha truyền ghi thêm ba lời cầu 'Đức Mẹ hay thương xót', 'Đức Mẹ là lẽ cậy trông', và 'Đức Mẹ nâng đỡ người di cư' vào bản Kinh Cầu Đức Bà, nâng tổng số tước hiệu của Đức Mẹ trong bản kinh truyền thống này lên 54 tước hiệu.
Nhân dịp Lễ Đức Mẹ Loreto năm 2020 này, chúng ta cùng nhau đọc Kinh Cầu Đức Bà theo bản được cập nhật với website của Tòa Thánh Vatican (ww.vatican.va/special/rosary/documents/litanie-lauretane_en.html#)
Kinh Cầu Đức Bà (Loreto)
Xướng: Thưa:
Xin Chúa thương xót chúng con. Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin Chúa Kitô thương xót chúng con. Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
Xin Chúa thương xót chúng con. Xin Chúa thương xót chúng con.
Chúa Kitô nghe cho chúng con. Chúa Kitô nhận lời chúng con.
Đức Chúa Cha ngự trên trời là Đức Chúa Trời thật. Thương xót chúng con.
Đức Chúa Con Chuộc Tội Cứu Thế là Đức Chúa Trời thật. Thương xót chúng con.
Đức Chúa Thánh Thần là Đức Chúa Trời thật. Thương xót chúng con.
Ba Ngôi cũng là một Đức Chúa Trời. Thương xót chúng con.
Rất Thánh Đức Bà Maria. Cầu cho chúng con.
Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời. Cầu cho chúng con.
Rất Thánh Nữ Đồng trinh trên hết các kẻ đồng trinh. Cầu cho chúng con.
Đức Mẹ Chúa Kitô. Cầu cho chúng con.
Đức Mẹ Giáo Hội. Cầu cho chúng con.
Đức Mẹ hay thương xót. Cầu cho chúng con.
Đức Mẹ thông ơn Thiên Chúa. Cầu cho chúng con.
Đức Mẹ là lẽ cậy trông. Cầu cho chúng con.
Đức Mẹ cực thanh cực tịnh. Cầu cho chúng con.
Đức Mẹ cực trinh cực sạch. Cầu cho chúng con.
Đức Mẹ tuyền vẹn mọi đàng. Cầu cho chúng con.
Đức Mẹ chẳng vương bợn nhơ. Cầu cho chúng con.
Đức Mẹ rất đáng yêu mến. Cầu cho chúng con.
Đức Mẹ cực mầu cực nhiệm. Cầu cho chúng con.
Đức Mẹ chỉ bảo đàng lành. Cầu cho chúng con.
Đức Mẹ sinh Chúa tạo thiên lập địa. Cầu cho chúng con.
Đức Mẹ sinh Chúa Cứu Thế. Cầu cho chúng con.
Đức Nữ cực khôn cực ngoan. Cầu cho chúng con.
Đức Nữ rất đáng kính chuộng. Cầu cho chúng con.
Đức Nữ rất đáng ngợi khen. Cầu cho chúng con.
Đức Nữ có tài có phép. Cầu cho chúng con.
Đức Nữ có lòng khoan nhân. Cầu cho chúng con.
Đức Nữ trung tín thật thà. Cầu cho chúng con.
Đức Bà là gương nhân đức. Cầu cho chúng con.
Đức Ba là Toà Đấng khôn ngoan. Cầu cho chúng con.
Đức Bà làm cho chúng con vui mừng. Cầu cho chúng con.
Đức Bà là Đấng trọng thiêng. Cầu cho chúng con.
Đức Bà là Đấng đáng tôn trọng. Cầu cho chúng con.
Đức Bà là Đấng sốt mến lạ lùng. Cầu cho chúng con.
Đức Bà như hoa hường mầu nhiệm vậy. Cầu cho chúng con.
Đức Bà như lầu đài Đa-vít vậy. Cầu cho chúng con.
Đức Ba như tháp ngà báu vậy. Cầu cho chúng con.
Đức Bà như Đền vàng vậy. Cầu cho chúng con.
Đưc Bà như Hòm bia Thiên Chúa vậy. Cầu cho chúng con.
Đức Bà là cửa Thiên Đàng. Cầu cho chúng con.
Đức Bà như sao mai sáng vậy. Cầu cho chúng con.
Đức Bà cứu kẻ liệt kẻ khốn. Cầu cho chúng con.
Đức Bà bầu chữa kẻ có tội. Cầu cho chúng con.
Đức Bà nâng đỡ người di cư. Cầu cho chúng con.
Đức Bà yên ủi kẻ âu lo. Cầu cho chúng con.
Đức Bà phù hộ các giáo hữu. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương các Thánh Thiên Thần. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương các Thánh Tổ Tông. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương các Thánh Tiên Tri. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương các Thánh Tông Đồ. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương các Thánh Tử vì Đạo. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương các Thánh Hiển Tu. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương các Thánh Đồng Trinh. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương các Thánh Nam cùng các Thánh Nữ. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương chẳng hề mắc tội tổ tông. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương linh hồn và xác lên trời. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương truyền phép Rất Thánh Mân-Côi. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương các gia đình. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương ban sự bằng yên. Cầu cho chúng con.
Chúa Giêsu Chuộc Tội Cứu Thế. Chúa tha tội chúng con.
Chúa Giêsu Chuộc Tội Cứu Thế. Chúa nhận lời chúng con.
Chúa Giêsu Chuộc Tội Cứu Thế. Chúa thương xót chúng con.
Lạy Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời xin cầu cho chúng con. Đáng chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa.
Lời Nguyện:
Chúng con lạy ơn Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời, chúng con trông cậy Đức Bà là Chúa bầu chúng con, xin cho chúng con biết lòng Đức Mẹ yêu dấu con mọn này, còn ở dưới thế cách xa mặt Mẹ. Đức Chúa Giêsu xưa xuống thế gian chẳng bỏ loài kẻ có tội, lại liều mình chịu nạn chịu chết vì hết cả loài người ta. Đức Mẹ cũng một lòng theo con như vậy. Mẹ ơi, Khoan thay! Nhân thay! Chớ trở mặt đi mà chẳng nhìn chúng con. Xin Đức Mẹ thương xem dạy dỗ yên ủi chúng con. Con cậy Mẹ có phép tắc nhiều trên hết Thiên Thần cùng trên hết các Thánh. Chúng con còn ở dưới thế này như kẻ đi biển cả vậy. Đức Mẹ là như Ngôi Sao chính ngự ở trời bên Bắc vậy, xin Đức Mẹ dẫn đàng cho chúng con được theo kẻo phải xiêu chìm sa hỏa ngục vô cùng. Chúng con trông cậy Đức Mẹ cho chúng con ngày sau được vào cửa Thiên đàng, xem thấy mặt Đức Chúa Giêsu cùng mặt Đức Mẹ, được hưởng muôn muôn sự phúc gồm hết mọi sự tốt lành chẳng hay hết, chẳng hay cùng. Amen.
Vào ngày 7 tháng 10 năm 2019, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cho phép cử hành Lễ Đức Mẹ Loreto như lễ nhớ tùy ý trong lịch phụng vụ của Giáo Hội hoàn vũ. Nhân dịp lễ Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ, 20 tháng 6 năm 2020, Đức Thánh Cha truyền ghi thêm ba lời cầu 'Đức Mẹ hay thương xót', 'Đức Mẹ là lẽ cậy trông', và 'Đức Mẹ nâng đỡ người di cư' vào bản Kinh Cầu Đức Bà, nâng tổng số tước hiệu của Đức Mẹ trong bản kinh truyền thống này lên 54 tước hiệu.
Nhân dịp Lễ Đức Mẹ Loreto năm 2020 này, chúng ta cùng nhau đọc Kinh Cầu Đức Bà theo bản được cập nhật với website của Tòa Thánh Vatican (ww.vatican.va/special/rosary/documents/litanie-lauretane_en.html#)
Kinh Cầu Đức Bà (Loreto)
Xướng: Thưa:
Xin Chúa thương xót chúng con. Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin Chúa Kitô thương xót chúng con. Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
Xin Chúa thương xót chúng con. Xin Chúa thương xót chúng con.
Chúa Kitô nghe cho chúng con. Chúa Kitô nhận lời chúng con.
Đức Chúa Cha ngự trên trời là Đức Chúa Trời thật. Thương xót chúng con.
Đức Chúa Con Chuộc Tội Cứu Thế là Đức Chúa Trời thật. Thương xót chúng con.
Đức Chúa Thánh Thần là Đức Chúa Trời thật. Thương xót chúng con.
Ba Ngôi cũng là một Đức Chúa Trời. Thương xót chúng con.
Rất Thánh Đức Bà Maria. Cầu cho chúng con.
Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời. Cầu cho chúng con.
Rất Thánh Nữ Đồng trinh trên hết các kẻ đồng trinh. Cầu cho chúng con.
Đức Mẹ Chúa Kitô. Cầu cho chúng con.
Đức Mẹ Giáo Hội. Cầu cho chúng con.
Đức Mẹ hay thương xót. Cầu cho chúng con.
Đức Mẹ thông ơn Thiên Chúa. Cầu cho chúng con.
Đức Mẹ là lẽ cậy trông. Cầu cho chúng con.
Đức Mẹ cực thanh cực tịnh. Cầu cho chúng con.
Đức Mẹ cực trinh cực sạch. Cầu cho chúng con.
Đức Mẹ tuyền vẹn mọi đàng. Cầu cho chúng con.
Đức Mẹ chẳng vương bợn nhơ. Cầu cho chúng con.
Đức Mẹ rất đáng yêu mến. Cầu cho chúng con.
Đức Mẹ cực mầu cực nhiệm. Cầu cho chúng con.
Đức Mẹ chỉ bảo đàng lành. Cầu cho chúng con.
Đức Mẹ sinh Chúa tạo thiên lập địa. Cầu cho chúng con.
Đức Mẹ sinh Chúa Cứu Thế. Cầu cho chúng con.
Đức Nữ cực khôn cực ngoan. Cầu cho chúng con.
Đức Nữ rất đáng kính chuộng. Cầu cho chúng con.
Đức Nữ rất đáng ngợi khen. Cầu cho chúng con.
Đức Nữ có tài có phép. Cầu cho chúng con.
Đức Nữ có lòng khoan nhân. Cầu cho chúng con.
Đức Nữ trung tín thật thà. Cầu cho chúng con.
Đức Bà là gương nhân đức. Cầu cho chúng con.
Đức Ba là Toà Đấng khôn ngoan. Cầu cho chúng con.
Đức Bà làm cho chúng con vui mừng. Cầu cho chúng con.
Đức Bà là Đấng trọng thiêng. Cầu cho chúng con.
Đức Bà là Đấng đáng tôn trọng. Cầu cho chúng con.
Đức Bà là Đấng sốt mến lạ lùng. Cầu cho chúng con.
Đức Bà như hoa hường mầu nhiệm vậy. Cầu cho chúng con.
Đức Bà như lầu đài Đa-vít vậy. Cầu cho chúng con.
Đức Ba như tháp ngà báu vậy. Cầu cho chúng con.
Đức Bà như Đền vàng vậy. Cầu cho chúng con.
Đưc Bà như Hòm bia Thiên Chúa vậy. Cầu cho chúng con.
Đức Bà là cửa Thiên Đàng. Cầu cho chúng con.
Đức Bà như sao mai sáng vậy. Cầu cho chúng con.
Đức Bà cứu kẻ liệt kẻ khốn. Cầu cho chúng con.
Đức Bà bầu chữa kẻ có tội. Cầu cho chúng con.
Đức Bà nâng đỡ người di cư. Cầu cho chúng con.
Đức Bà yên ủi kẻ âu lo. Cầu cho chúng con.
Đức Bà phù hộ các giáo hữu. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương các Thánh Thiên Thần. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương các Thánh Tổ Tông. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương các Thánh Tiên Tri. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương các Thánh Tông Đồ. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương các Thánh Tử vì Đạo. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương các Thánh Hiển Tu. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương các Thánh Đồng Trinh. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương các Thánh Nam cùng các Thánh Nữ. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương chẳng hề mắc tội tổ tông. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương linh hồn và xác lên trời. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương truyền phép Rất Thánh Mân-Côi. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương các gia đình. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương ban sự bằng yên. Cầu cho chúng con.
Chúa Giêsu Chuộc Tội Cứu Thế. Chúa tha tội chúng con.
Chúa Giêsu Chuộc Tội Cứu Thế. Chúa nhận lời chúng con.
Chúa Giêsu Chuộc Tội Cứu Thế. Chúa thương xót chúng con.
Lạy Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời xin cầu cho chúng con. Đáng chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa.
Lời Nguyện:
Chúng con lạy ơn Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời, chúng con trông cậy Đức Bà là Chúa bầu chúng con, xin cho chúng con biết lòng Đức Mẹ yêu dấu con mọn này, còn ở dưới thế cách xa mặt Mẹ. Đức Chúa Giêsu xưa xuống thế gian chẳng bỏ loài kẻ có tội, lại liều mình chịu nạn chịu chết vì hết cả loài người ta. Đức Mẹ cũng một lòng theo con như vậy. Mẹ ơi, Khoan thay! Nhân thay! Chớ trở mặt đi mà chẳng nhìn chúng con. Xin Đức Mẹ thương xem dạy dỗ yên ủi chúng con. Con cậy Mẹ có phép tắc nhiều trên hết Thiên Thần cùng trên hết các Thánh. Chúng con còn ở dưới thế này như kẻ đi biển cả vậy. Đức Mẹ là như Ngôi Sao chính ngự ở trời bên Bắc vậy, xin Đức Mẹ dẫn đàng cho chúng con được theo kẻo phải xiêu chìm sa hỏa ngục vô cùng. Chúng con trông cậy Đức Mẹ cho chúng con ngày sau được vào cửa Thiên đàng, xem thấy mặt Đức Chúa Giêsu cùng mặt Đức Mẹ, được hưởng muôn muôn sự phúc gồm hết mọi sự tốt lành chẳng hay hết, chẳng hay cùng. Amen.
Sẵn sàng chiến đấu
Lm. Minh Anh
22:54 09/12/2020
SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU
“Nước Trời phải dùng sức mạnh mà chiếm lấy”.
Kính thưa Anh Chị em,
Đang khi phục vụ như một nhà truyền giáo ở Lào, một thừa sai chia sẻ, “Tôi đã khám phá ra một minh hoạ lý thú về vương quốc của Thiên Chúa. Trước khi người Pháp áp đặt ranh giới cho hai quốc gia, các vị vua Lào và Việt Nam đã đạt được một thoả thuận về các vùng biên giới. Những người ăn gạo hạt ngắn, làm nhà sàn, trang trí nhà bằng ‘rắn, kiểu Ấn Độ’ được coi là người Lào; những người ăn gạo hạt dài, làm nhà trên đất, trang trí nhà bằng ‘rồng, kiểu Trung Hoa’ được coi là người Việt Nam. Vị trí nhà ở của một người không xác định quốc tịch của người ấy; thay vào đó, mỗi người thuộc về vương quốc mình có các giá trị văn hoá mà họ thể hiện. Cũng thế, với chúng ta, sống trong thế gian, nhưng chúng ta là công dân của vương quốc Thiên Chúa, chúng ta phải sống theo các tiêu chuẩn và ‘sẵn sàng chiến đấu’ cho các giá trị của vương quốc Người”.
Ngạc nhiên thay, phụng vụ Lời Chúa hôm nay toát lên một chủ đề tương thích, ‘Chiếm lĩnh Nước Trời’. Chúa Giêsu nói, “Từ thời ông Gioan Tẩy Giả đến giờ, Nước Trời phải dùng sức mạnh mà chiếm lấy; những ai mạnh mẽ, can đảm mới chiếm được”. Vậy chúng ta có nằm trong số mạnh mẽ, can đảm và ‘sẵn sàng chiến đấu’ đó không? Hy vọng câu trả lời là “Có”.
Với những gì Chúa Giêsu nói ở đây, Thánh Josemaría Escrivá cho rằng, những kẻ “dùng sức mạnh” là những Kitô hữu dũng cảm, chí khí, trong một môi trường mà họ thấy mình là thù địch vì đức tin; Thánh Clement Alexandria thì cho rằng, vương quốc Thiên Chúa “thuộc về những ai chiến đấu chống lại chính họ”. Nói cách khác, những kẻ “dùng sức mạnh” để chiếm lấy Nước Trời là những kẻ anh dũng ‘sẵn sàng chiến đấu’ đến cùng để chống lại kẻ thù của linh hồn họ.
Thế nhưng, kẻ thù của linh hồn là gì? Theo truyền thống, đó là thế gian, xác thịt và ma quỷ. Ba kẻ thù này đang gây xáo trộn và bạo lực trong linh hồn các Kitô hữu, những người đang chiến đấu để thuộc về vương quốc Thiên Chúa. Chiến đấu thế nào? ‘Bằng vũ lực!’. Điều này có nghĩa là, Kitô hữu không thể sống một đời sống hoàn toàn thụ động; họ không thể sống nhởn nhơ như những đứa trẻ chỉ biết vui đùa, đợi ngày vào thiên đàng. Không! Kẻ thù của linh hồn là có thật, chúng rất hung hãn; vì thế, Kitô hữu cũng phải trở nên ‘hung hãn, hiếu chiến’ theo nghĩa ‘sẵn sàng chiến đấu’ đến cùng với ba thù bằng sự dũng mãnh và sức mạnh của Chúa Kitô.
Chiến đấu làm sao? Kitô hữu chiến đấu với xác thịt bằng chay tịnh và bỏ mình; chiến đấu với thế gian bằng việc thả neo trong Chân Lý của Chúa Kitô và Lời Ngài; đối đầu với ma quỷ bằng cách nhận thức những kế hoạch thâm hiểm của nó vốn đang giăng bẫy, lừa phỉnh, khiến chúng ta bối rối và lầm lạc để không thể phơi trần và từ chối những hành động ma mãnh, kín kẽ của nó.
Sợ hãi là vô ích trong trận chiến này. Để có thể ‘sẵn sàng chiến đấu’ với thù trong giặc ngoài, chúng ta một chỉ tin cậy vào quyền năng và lòng thương xót Chúa vốn là vũ khí duy nhất; Mẹ Maria, triều thần thánh là liên quân sẵn sàng hỗ trợ chúng ta. Vì thế, với Chúa Phục Sinh, chúng ta không nhượng bộ kẻ thù với bất cứ giá nào; thà chết chẳng thà phạm tội, vì Satan đang làm đủ mọi cách để cướp đi sự bình an của Thánh Thần nơi chúng ta, cướp luôn linh hồn chúng ta.
An ủi biết bao, Thiên Chúa đang nói với chúng ta như đã nói với dân Người qua miệng ngôn sứ Isaia hôm nay, “Ta là Chúa, Thiên Chúa của ngươi, Ta cầm tay ngươi và nói cùng ngươi, ‘Đừng sợ gì, đã có Ta giúp’”. Để rồi, chúng ta cũng cảm nhận được Người là một Thiên Chúa yêu thương, gần gũi; một Thiên Chúa chở che như lời Thánh Vịnh đáp ca tuyên xưng, “Chúa nhân ái và từ bi, chậm bất bình và giàu ân sủng”. Từ đó, chúng ta đủ sức ‘sẵn sàng chiến đấu’ đến cùng.
Anh Chị em,
Carlo Acutis, vị chân phước trẻ thời 4.0 nói, “Ích lợi gì khi con người chiến thắng trong ngàn trận chiến mà không chiến thắng bản thân”. Thì ra, chiến đấu chống lại bản thân là trận chiến ác liệt nhất mà con người hôm nay dễ dàng thoả hiệp, dễ dàng đầu hàng; Satan luôn nắm phần thắng khi tạo cho chúng ta sự dễ chịu, thoải mái… sức mạnh của nó là thế. Thánh Phaolô thật chí lý khi khuyên bảo chúng ta, “Anh em hãy đội mũ chiến là ơn cứu độ, cầm gươm của Thần Khí ban cho, là Lời Thiên Chúa” mà ‘sẵn sàng chiến đấu’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con biết, thiên đàng không dành cho người yếu đuối, nhưng cho ai mạnh mẽ, dám chết cho chính mình và sống cho Thiên Chúa. Xin giúp con can trường trong Thánh Thần, để ‘sẵn sàng chiến đấu’ mỗi ngày cho cuộc chiến chiếm lĩnh vương quốc Người”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Nước Trời phải dùng sức mạnh mà chiếm lấy”.
Kính thưa Anh Chị em,
Đang khi phục vụ như một nhà truyền giáo ở Lào, một thừa sai chia sẻ, “Tôi đã khám phá ra một minh hoạ lý thú về vương quốc của Thiên Chúa. Trước khi người Pháp áp đặt ranh giới cho hai quốc gia, các vị vua Lào và Việt Nam đã đạt được một thoả thuận về các vùng biên giới. Những người ăn gạo hạt ngắn, làm nhà sàn, trang trí nhà bằng ‘rắn, kiểu Ấn Độ’ được coi là người Lào; những người ăn gạo hạt dài, làm nhà trên đất, trang trí nhà bằng ‘rồng, kiểu Trung Hoa’ được coi là người Việt Nam. Vị trí nhà ở của một người không xác định quốc tịch của người ấy; thay vào đó, mỗi người thuộc về vương quốc mình có các giá trị văn hoá mà họ thể hiện. Cũng thế, với chúng ta, sống trong thế gian, nhưng chúng ta là công dân của vương quốc Thiên Chúa, chúng ta phải sống theo các tiêu chuẩn và ‘sẵn sàng chiến đấu’ cho các giá trị của vương quốc Người”.
Ngạc nhiên thay, phụng vụ Lời Chúa hôm nay toát lên một chủ đề tương thích, ‘Chiếm lĩnh Nước Trời’. Chúa Giêsu nói, “Từ thời ông Gioan Tẩy Giả đến giờ, Nước Trời phải dùng sức mạnh mà chiếm lấy; những ai mạnh mẽ, can đảm mới chiếm được”. Vậy chúng ta có nằm trong số mạnh mẽ, can đảm và ‘sẵn sàng chiến đấu’ đó không? Hy vọng câu trả lời là “Có”.
Với những gì Chúa Giêsu nói ở đây, Thánh Josemaría Escrivá cho rằng, những kẻ “dùng sức mạnh” là những Kitô hữu dũng cảm, chí khí, trong một môi trường mà họ thấy mình là thù địch vì đức tin; Thánh Clement Alexandria thì cho rằng, vương quốc Thiên Chúa “thuộc về những ai chiến đấu chống lại chính họ”. Nói cách khác, những kẻ “dùng sức mạnh” để chiếm lấy Nước Trời là những kẻ anh dũng ‘sẵn sàng chiến đấu’ đến cùng để chống lại kẻ thù của linh hồn họ.
Thế nhưng, kẻ thù của linh hồn là gì? Theo truyền thống, đó là thế gian, xác thịt và ma quỷ. Ba kẻ thù này đang gây xáo trộn và bạo lực trong linh hồn các Kitô hữu, những người đang chiến đấu để thuộc về vương quốc Thiên Chúa. Chiến đấu thế nào? ‘Bằng vũ lực!’. Điều này có nghĩa là, Kitô hữu không thể sống một đời sống hoàn toàn thụ động; họ không thể sống nhởn nhơ như những đứa trẻ chỉ biết vui đùa, đợi ngày vào thiên đàng. Không! Kẻ thù của linh hồn là có thật, chúng rất hung hãn; vì thế, Kitô hữu cũng phải trở nên ‘hung hãn, hiếu chiến’ theo nghĩa ‘sẵn sàng chiến đấu’ đến cùng với ba thù bằng sự dũng mãnh và sức mạnh của Chúa Kitô.
Chiến đấu làm sao? Kitô hữu chiến đấu với xác thịt bằng chay tịnh và bỏ mình; chiến đấu với thế gian bằng việc thả neo trong Chân Lý của Chúa Kitô và Lời Ngài; đối đầu với ma quỷ bằng cách nhận thức những kế hoạch thâm hiểm của nó vốn đang giăng bẫy, lừa phỉnh, khiến chúng ta bối rối và lầm lạc để không thể phơi trần và từ chối những hành động ma mãnh, kín kẽ của nó.
An ủi biết bao, Thiên Chúa đang nói với chúng ta như đã nói với dân Người qua miệng ngôn sứ Isaia hôm nay, “Ta là Chúa, Thiên Chúa của ngươi, Ta cầm tay ngươi và nói cùng ngươi, ‘Đừng sợ gì, đã có Ta giúp’”. Để rồi, chúng ta cũng cảm nhận được Người là một Thiên Chúa yêu thương, gần gũi; một Thiên Chúa chở che như lời Thánh Vịnh đáp ca tuyên xưng, “Chúa nhân ái và từ bi, chậm bất bình và giàu ân sủng”. Từ đó, chúng ta đủ sức ‘sẵn sàng chiến đấu’ đến cùng.
Anh Chị em,
Carlo Acutis, vị chân phước trẻ thời 4.0 nói, “Ích lợi gì khi con người chiến thắng trong ngàn trận chiến mà không chiến thắng bản thân”. Thì ra, chiến đấu chống lại bản thân là trận chiến ác liệt nhất mà con người hôm nay dễ dàng thoả hiệp, dễ dàng đầu hàng; Satan luôn nắm phần thắng khi tạo cho chúng ta sự dễ chịu, thoải mái… sức mạnh của nó là thế. Thánh Phaolô thật chí lý khi khuyên bảo chúng ta, “Anh em hãy đội mũ chiến là ơn cứu độ, cầm gươm của Thần Khí ban cho, là Lời Thiên Chúa” mà ‘sẵn sàng chiến đấu’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con biết, thiên đàng không dành cho người yếu đuối, nhưng cho ai mạnh mẽ, dám chết cho chính mình và sống cho Thiên Chúa. Xin giúp con can trường trong Thánh Thần, để ‘sẵn sàng chiến đấu’ mỗi ngày cho cuộc chiến chiếm lĩnh vương quốc Người”, Amen.
(Tgp. Huế)
Chứng Nhân
Lm Vũđình Tường
23:26 09/12/2020
Chương đầu, phần dẫn nhập, Phúc Âm thánh Gioan giới thiệu thánh Gioan Tiền Hô là chứng nhân Đức Kitô khi ngài viết:
'Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đến để làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng' Gn. 1,6-8.
Gioan được Thiên Chúa sai đến làm cùng lúc hai công việc. Thứ nhất ông là nhân chứng, và thứ hai công bố về 'Ánh Sáng'. Ông đi trước thông báo cho mọi người biết 'Ánh Sáng' đang đến. Những ai đang sống trong tăm tối muốn nhận biết 'Ánh Sáng' phải chấp nhận hai điều. Thứ nhất chấp nhận điều Gioan Tiền Hô công bố, và thứ hai chấp nhận Gioan thánh sử viết về Gioan Tiền Hô. Chối bỏ, không chấp nhận điều Gioan Tiền Hô công bố đồng nghĩa với chối bỏ Phúc Âm Gioan Viết. Đón nhận Gioan Tiền Hô đồng nghĩa với đón nhận những gì ông công bố. Gioan Tiền Hô không công bố gì hơn ngoài những điều ông được mặc khải. Nhân chứng được mời gọi khi có tranh cãi. Nơi toàn án, khi được hỏi, nhân chứng khai báo mạch lạc những gì ngũ quan người đó nhận biết. Trường hợp Gioan Tiền Hô công bố không phải là phiên toà tranh biện. Toà án trong trường hợp này là chính lương tâm mỗi cá nhân. Mỗi người tự mình lí luận, chọn lựa tin hay không tin điều Gioan Tiền Hô công bố. Tin thì đón nhận 'Ánh Sáng'. Không tin là chấp nhận sống trong tối tăm. Gioan thánh sử giới thiệu Gioan Tiền Hô là phát ngôn viên của 'Ánh Sáng' và là chứng nhân cho 'Ánh Sáng'. Gioan Tiền Hô xác nhận điều đó khi phái đoàn được các Thượng Tế và Lêvi sai đến hỏi về ông. Gioan Tiền Hô không chối nhưng xác nhận bằng cách nhắc cho sứ giả biết những gì tiên tri Isaiah tiên đoán nhiều năm trước đó trùng hợp với những gì Gioan thánh sử viết. Theo đó 'Ánh Sáng' đây chính là Đức Kitô. Gioan thánh sử và tiên tri Isaiah nói về cùng một người và cùng về một Đấng. Người đó là Gioan Tiền Hô và Đấng đó là Đức Kitô. Muốn nói cần có tiếng nói và tiếng nói tự nó không thể nói ra mà cần đến người nói. Gioan Tiền Hô đóng cả hai vai trò: tiếng nói và người phát ngôn. Ông phát ngôn 'Ánh Sáng' chính là Đức Kitô và sứ mạng của ông là thông báo Ngài sẽ đến. Ai thành tâm đón nhận Ngài sẽ được sống trường sinh. Gioan làm tròn sứ mạng rao giảng và ông chết cho 'Ánh Sáng' trong ngục tối, do Herod chém đầu.
Là bà con của Đức Kitô, Gioan Tiền Hô biết Đức Kitô trong tuổi thiếu niên. Khi còn trong dạ mẹ, Gioan nhảy mừng khi nghe tiếng Đức Trinh Nữ Maria chào bà Elizabeth Lk 1,41. Xét thế đủ biết Gioan biết rõ về thân thế Đức Kitô nhưng không rõ về sứ mạng Đức Kitô. Sứ mạng và xuất xứ Đức Kitô được mặc khải rõ hơn khi Đức Kitô nhận Phép Rửa từ Gioan. Đám đông nghe Gioan rao giảng họ tin ông là Đấng Cứu Thế. Gioan lên tiếng cải chính, sửa sai. Ông xác nhận sứ mạng của ông là:
'Tiếng hô trong samạc, dọn đường cho Đức Chúa' Gn 1,23.
Một nhóm sứ giả khác cũng được các Thượng tế và Lêvi sai đi. Họ đến gặp Gioan. Mục đích chính của nhóm là tìm hiểu về căn tính Gioan. Ông chân thành nói với họ, hãy chú tâm vào Đấng ông rao giảng là Đức Kitô, đừng chú trọng đến ông. Nhóm sứ giả từ chối nói đó không phải là sứ mạng họ được trao phó. Họ được sai đi để tìm hiều về ông mà thôi. Vì lí do đó mà họ không nhận biết 'Ánh Sáng'. Họ sai lầm bởi họ đi tìm hiểu về Gioan mà không tìm hiểu về 'Ánh Sáng là Đức Kitô'. Hiểu lầm quan trọng hơn cả là các Thượng Tế và Lêvi vì họ tự tin vào kiến thức, tài trí. Dựa vào khối óc, sự thông minh để tìm hiểu đức tin. Đức tin Kitô chính là món quà tình yêu Đức Kitô ban cho. Phân tích về tình yêu thì không thể; phân tích về món quà thì có thể. Nhận biết về tình yêu cần tình yêu. Nhận biết về món quà cần lí luận của khối óc. Chính vì thế mà các Thượng tế và Levi mất cả đời dùng óc phân tích món quà nên không gặp được tình yêu.
Chúng ta xin ơn nhận biết Đức Kitô bằng con tim yêu mến Thiên Chúa, Chú trọng nhiều đến tình yêu Chúa nhiều hơn là quan tâm về kiến thức về Thiên Chúa.
TiengChuong.org
Testimony
The Prologue of John's Gospel states: 'A man came, sent by God. His name was John. He came as a witness.... to speak for the light' Jn 1,6. The evangelist introduced John, who was sent by God to be a witness, and a speaker for 'the light'. God had chosen John for a specific mission; to go before 'the light', announcing to the people, that 'the light' is coming. Those who lived in darkness and wanted to see 'the light' must accept both John's message, and the evangelist. Denying John's mission meant denying the evangelist's message. Believing in John's message meant believing, that John himself, and his message, both came from God. John announced no more than what had been revealed to him. A witness is required when there is a dispute. In a court situation, a witness is called to testify what s/he had perceived with her/his senses. In John's case, there was no dispute, John served as a witness for 'the light', and through him, people came to know, and believed in 'the light'. The evangelist introduced John as a speaker for 'the light'. John himself affirmed the evangelist's message by quoting what the prophet had prophesized about him. He replied to people who questioned who he was. John told them: I am as Isaiah prophesised: a voice that cries in the wilderness: Make a straight way for the Lord. Jn 1,23.
Both the evangelist and Isaiah revealed the same message. John the Baptist was God's messenger who spoke for 'the light'. In order to speak, one needs voice, and a voice can't communicate its message without a speaker. John's double roles were both the voice, and the speaker. His voice revealed that 'the light' was no one else, but the Lord, and that his mission was calling people to move out of darkness, and come to 'the light' to receive eternal life. In his public ministry, John spoke for 'the light'. In his dark cell prison, John died for 'the light'.
When his mother, Elizabeth, heard Mary's greeting, John jumped for joy in his mother's womb Luke 1,41. As Jesus' cousin, John knew the man, Jesus, from childhood, but couldn't figure out who Jesus really was John spoke about 'the light'. He spoke so well that the crowds misunderstood his identity, believing that he was the Messiah. John made correction, telling them that, he was not the Christ, but only a speaker for 'the light'.
There was another party being sent to find out more about John's identity. The priests and the Levites sent the Pharisees to find out about John. Their primary focus was not on God, but on John. John told them not to focuse on him, but rather on God. They refused, insisting that their mission was to learn more about John. The priests and the Levites were more interested on John's identification, rather than John's message. John could not figure out who Jesus was. The priests and the Levites couldn't figure out who John was. John in his openness knew Jesus was 'the light', the Messiah, at Jesus' Baptism. The priests and the Levites continued searching because they were searching for faith with only their heads, not their hearts. Their knowledge had deceived them. Faith is the matter of a heart, not a commitment of a head.
We pray for the grace not to rely on our own wisdom and knowledge, but rather to trust Jesus' word and make His voice know to the world.
'Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đến để làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng' Gn. 1,6-8.
Gioan được Thiên Chúa sai đến làm cùng lúc hai công việc. Thứ nhất ông là nhân chứng, và thứ hai công bố về 'Ánh Sáng'. Ông đi trước thông báo cho mọi người biết 'Ánh Sáng' đang đến. Những ai đang sống trong tăm tối muốn nhận biết 'Ánh Sáng' phải chấp nhận hai điều. Thứ nhất chấp nhận điều Gioan Tiền Hô công bố, và thứ hai chấp nhận Gioan thánh sử viết về Gioan Tiền Hô. Chối bỏ, không chấp nhận điều Gioan Tiền Hô công bố đồng nghĩa với chối bỏ Phúc Âm Gioan Viết. Đón nhận Gioan Tiền Hô đồng nghĩa với đón nhận những gì ông công bố. Gioan Tiền Hô không công bố gì hơn ngoài những điều ông được mặc khải. Nhân chứng được mời gọi khi có tranh cãi. Nơi toàn án, khi được hỏi, nhân chứng khai báo mạch lạc những gì ngũ quan người đó nhận biết. Trường hợp Gioan Tiền Hô công bố không phải là phiên toà tranh biện. Toà án trong trường hợp này là chính lương tâm mỗi cá nhân. Mỗi người tự mình lí luận, chọn lựa tin hay không tin điều Gioan Tiền Hô công bố. Tin thì đón nhận 'Ánh Sáng'. Không tin là chấp nhận sống trong tối tăm. Gioan thánh sử giới thiệu Gioan Tiền Hô là phát ngôn viên của 'Ánh Sáng' và là chứng nhân cho 'Ánh Sáng'. Gioan Tiền Hô xác nhận điều đó khi phái đoàn được các Thượng Tế và Lêvi sai đến hỏi về ông. Gioan Tiền Hô không chối nhưng xác nhận bằng cách nhắc cho sứ giả biết những gì tiên tri Isaiah tiên đoán nhiều năm trước đó trùng hợp với những gì Gioan thánh sử viết. Theo đó 'Ánh Sáng' đây chính là Đức Kitô. Gioan thánh sử và tiên tri Isaiah nói về cùng một người và cùng về một Đấng. Người đó là Gioan Tiền Hô và Đấng đó là Đức Kitô. Muốn nói cần có tiếng nói và tiếng nói tự nó không thể nói ra mà cần đến người nói. Gioan Tiền Hô đóng cả hai vai trò: tiếng nói và người phát ngôn. Ông phát ngôn 'Ánh Sáng' chính là Đức Kitô và sứ mạng của ông là thông báo Ngài sẽ đến. Ai thành tâm đón nhận Ngài sẽ được sống trường sinh. Gioan làm tròn sứ mạng rao giảng và ông chết cho 'Ánh Sáng' trong ngục tối, do Herod chém đầu.
Là bà con của Đức Kitô, Gioan Tiền Hô biết Đức Kitô trong tuổi thiếu niên. Khi còn trong dạ mẹ, Gioan nhảy mừng khi nghe tiếng Đức Trinh Nữ Maria chào bà Elizabeth Lk 1,41. Xét thế đủ biết Gioan biết rõ về thân thế Đức Kitô nhưng không rõ về sứ mạng Đức Kitô. Sứ mạng và xuất xứ Đức Kitô được mặc khải rõ hơn khi Đức Kitô nhận Phép Rửa từ Gioan. Đám đông nghe Gioan rao giảng họ tin ông là Đấng Cứu Thế. Gioan lên tiếng cải chính, sửa sai. Ông xác nhận sứ mạng của ông là:
'Tiếng hô trong samạc, dọn đường cho Đức Chúa' Gn 1,23.
Một nhóm sứ giả khác cũng được các Thượng tế và Lêvi sai đi. Họ đến gặp Gioan. Mục đích chính của nhóm là tìm hiểu về căn tính Gioan. Ông chân thành nói với họ, hãy chú tâm vào Đấng ông rao giảng là Đức Kitô, đừng chú trọng đến ông. Nhóm sứ giả từ chối nói đó không phải là sứ mạng họ được trao phó. Họ được sai đi để tìm hiều về ông mà thôi. Vì lí do đó mà họ không nhận biết 'Ánh Sáng'. Họ sai lầm bởi họ đi tìm hiểu về Gioan mà không tìm hiểu về 'Ánh Sáng là Đức Kitô'. Hiểu lầm quan trọng hơn cả là các Thượng Tế và Lêvi vì họ tự tin vào kiến thức, tài trí. Dựa vào khối óc, sự thông minh để tìm hiểu đức tin. Đức tin Kitô chính là món quà tình yêu Đức Kitô ban cho. Phân tích về tình yêu thì không thể; phân tích về món quà thì có thể. Nhận biết về tình yêu cần tình yêu. Nhận biết về món quà cần lí luận của khối óc. Chính vì thế mà các Thượng tế và Levi mất cả đời dùng óc phân tích món quà nên không gặp được tình yêu.
Chúng ta xin ơn nhận biết Đức Kitô bằng con tim yêu mến Thiên Chúa, Chú trọng nhiều đến tình yêu Chúa nhiều hơn là quan tâm về kiến thức về Thiên Chúa.
TiengChuong.org
Testimony
The Prologue of John's Gospel states: 'A man came, sent by God. His name was John. He came as a witness.... to speak for the light' Jn 1,6. The evangelist introduced John, who was sent by God to be a witness, and a speaker for 'the light'. God had chosen John for a specific mission; to go before 'the light', announcing to the people, that 'the light' is coming. Those who lived in darkness and wanted to see 'the light' must accept both John's message, and the evangelist. Denying John's mission meant denying the evangelist's message. Believing in John's message meant believing, that John himself, and his message, both came from God. John announced no more than what had been revealed to him. A witness is required when there is a dispute. In a court situation, a witness is called to testify what s/he had perceived with her/his senses. In John's case, there was no dispute, John served as a witness for 'the light', and through him, people came to know, and believed in 'the light'. The evangelist introduced John as a speaker for 'the light'. John himself affirmed the evangelist's message by quoting what the prophet had prophesized about him. He replied to people who questioned who he was. John told them: I am as Isaiah prophesised: a voice that cries in the wilderness: Make a straight way for the Lord. Jn 1,23.
Both the evangelist and Isaiah revealed the same message. John the Baptist was God's messenger who spoke for 'the light'. In order to speak, one needs voice, and a voice can't communicate its message without a speaker. John's double roles were both the voice, and the speaker. His voice revealed that 'the light' was no one else, but the Lord, and that his mission was calling people to move out of darkness, and come to 'the light' to receive eternal life. In his public ministry, John spoke for 'the light'. In his dark cell prison, John died for 'the light'.
When his mother, Elizabeth, heard Mary's greeting, John jumped for joy in his mother's womb Luke 1,41. As Jesus' cousin, John knew the man, Jesus, from childhood, but couldn't figure out who Jesus really was John spoke about 'the light'. He spoke so well that the crowds misunderstood his identity, believing that he was the Messiah. John made correction, telling them that, he was not the Christ, but only a speaker for 'the light'.
There was another party being sent to find out more about John's identity. The priests and the Levites sent the Pharisees to find out about John. Their primary focus was not on God, but on John. John told them not to focuse on him, but rather on God. They refused, insisting that their mission was to learn more about John. The priests and the Levites were more interested on John's identification, rather than John's message. John could not figure out who Jesus was. The priests and the Levites couldn't figure out who John was. John in his openness knew Jesus was 'the light', the Messiah, at Jesus' Baptism. The priests and the Levites continued searching because they were searching for faith with only their heads, not their hearts. Their knowledge had deceived them. Faith is the matter of a heart, not a commitment of a head.
We pray for the grace not to rely on our own wisdom and knowledge, but rather to trust Jesus' word and make His voice know to the world.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tông thư PATRIS CORDE của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
00:54 09/12/2020
Tông thư PATRIS CORDE (Bằng Trái Tim Người Cha)
Của Đức Thánh Cha Phanxicô
Về Kỷ niệm 150 năm việc công bố Thánh Giuse là bổn mạng Giáo Hội Hoàn vũ
Để kỷ niệm năm thứ 150 ngày Đức Chân Phúc Piô IX tôn vinh Thánh Giuse là Bổn Mạng của Giáo Hội Hoàn Vũ, cùng với việc Tòa Thánh công bố Năm Thánh Giuse bắt đầu từ ngày 8 tháng 12 năm 2020 tới ngày 8 tháng 12 năm 2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành Tông Thư Patris Corde (Bằn Trái Tim Người Cha) nhân dịp này. Chúng tôi xin chuyển Tông thư qua Việt ngữ:
BẰNG TRÁI TIM CỦA MỘT NGƯỜI CHA: Thánh Giuse đã yêu Chúa Giêsu, Đấng mà cả bốn sách Tin Mừng đều gọi là “con trai của Ông Giuse” [1].
Mátthêu và Luca, hai Thánh sử nói về thánh Giuse, cho chúng ta biết rất ít, nhưng đủ để chúng ta đánh giá ngài là người cha như thế nào và sứ mệnh được Chúa quan phòng giao phó cho ngài ra sao.
Chúng ta biết rằng thánh Giuse là một người thợ mộc tầm thường (x. Mt 13:55), đã hứa hôn với Đức Maria (x. Mt 1:18; Lc 1:27). Ngài là “người công chính” (Mt 1:19), luôn sẵn sàng thi hành thánh ý Thiên Chúa như đã mạc khải cho ngài trong Lề Luật (x. Lc 2:22.27.39) và qua bốn giấc mơ (x. Mt 1:20; 2: 13.19.22). Sau một hành trình dài và mệt mỏi từ Nadarét đến Bêlem, ngài được chứng kiến Đấng Mêsia sinh ra trong chuồng ngựa, vì “không có chỗ cho họ” ở nơi khác (x. Lc 2: 7). Ngài đã chứng kiến việc tôn thờ của các mục đồng (x. Lc 2: 8-20) và các đạo sĩ (x. Mt 2:1-12), những người lần lượt đại diện cho dân tộc Israel và các dân tộc ngoại giáo.
Thánh Giuse đã can đảm trở thành người cha hợp pháp của Chúa Giêsu, Đấng mà ngài đã đặt cho cái tên được sứ thần tiết lộ: “Ông hãy gọi tên Người là Giêsu, vì Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ” (Mt 1:21). Như chúng ta biết, đối với các dân tộc cổ xưa, đặt tên cho một người hoặc một sự vật, như A-đam đã làm trong lời tường thuật trong Sách Sáng thế (xem 2: 19-20), là thiết lập một mối liên hệ.
Trong Đền thờ, bốn mươi ngày sau khi Chúa Giêsu sinh ra, Thánh Giuse và Đức Maria đã dâng con mình cho Chúa và ngạc nhiên lắng nghe lời tiên tri của ông Simeon về Chúa Giêsu và Mẹ Người (x. Lc 2,22-35). Để bảo vệ Chúa Giêsu khỏi Hêrôđê, Thánh Giuse đã cư ngụ như một người ngoại bang ở Ai Cập (x. Mt 2,13-18). Sau khi trở về quê hương của mình, ngài sống ẩn dật trong ngôi làng Nadarét nhỏ bé và ít người biết đến ở Galilê, cách xa Bêlem, thị trấn của tổ tiên ngài, cũng như cách Giêrusalem và Đền thờ. Người ta nói về Nadarét, “Không có ngôn sứ nào trỗi dậy từ đấy” (x. Ga 7:52) và quả thật, “Có điều gì tốt lành có thể xuất hiện từ Nadarét đâu?” (x. Ga 1:46). Trong cuộc hành hương lên Giêrusalem, Thánh Giuse và Đức Maria lạc mất Chúa Giêsu mười hai tuổi, các ngài hồi hộp đi tìm và thấy Người trong Đền thờ, đang thảo luận với các tiến sĩ Luật (x. Lc 2,41 -50).
Sau Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, không vị thánh nào được nhắc đến thường xuyên trong huấn quyền Giáo hoàng hơn Thánh Giuse, người phối ngẫu của Đức Mẹ. Những Vị Tiền Nhiệm của tôi đã suy gẫm về thông điệp chứa đựng trong tín liệu hạn chế mà các sách Tin Mừng đã truyền lại để đánh giá đầy đủ hơn vai trò trung tâm của ngài trong lịch sử cứu độ. Chân phúc Piô IX đã tuyên bố ngài là “Bổn Mạng của Giáo Hội Công Giáo” [2], Đức Piô XII tuyên xưng ngài là "Bổn Mạng những người lao động” [3] và Thánh Gioan Phaolô II tôn ngài là “Đấng bảo vệ Chúa Cứu thế” [4]. Thánh Giuse được mọi người cầu khấn như “đấng bảo trợ cái chết hạnh phúc” [5].
Nay, một trăm năm mươi năm sau khi được Chân phúc Piô IX tuyên bố là Bổn Mạng Giáo Hội Công Giáo (ngày 8 tháng 12 năm 1870), tôi muốn chia sẻ một số suy gẫm cá nhân về nhân vật phi thường này, rất gần với kinh nghiệm nhân bản của chúng ta. Vì, như Chúa Giêsu đã nói, “lòng có đầy, miệng mới nói ra” (Mt 12,34). Mong muốn của tôi gia tăng trong những tháng đại dịch này, khi, giữa cuộc khủng hoảng, chúng ta cảm nghiệm việc làm thế nào “cuộc sống của chúng ta được dệt vào với nhau và được duy trì bởi những người bình thường, những người thường bị ngó lơ. Những người không xuất hiện trên các tiêu đề báo chí và tạp chí, hoặc trên chương trình truyền hình mới nhất, nhưng trong những ngày này chắc chắn họ đang lên khuôn các sự kiện quyết định của lịch sử chúng ta. Các bác sĩ, y tá, thủ kho và nhân viên siêu thị, nhân viên vệ sinh, những người chăm sóc, công nhân vận chuyển, những người đàn ông và đàn bà đang làm việc để cung cấp các dịch vụ thiết yếu và an toàn công cộng, các thiện nguyện viên, các linh mục, nam nữ tu sĩ, và rất nhiều người khác. Họ hiểu rằng không ai được cứu một mình… Biết bao nhiêu người hằng ngày thực thi kiên nhẫn và cung hiến hy vọng, quan tâm loan truyền không phải hoảng sợ mà là trách nhiệm chung. Biết bao nhiêu người cha, người mẹ, ông bà và thầy cô đang chỉ bảo con cái chúng ta, bằng những cách nhỏ nhặt hàng ngày, cách chấp nhận và đối phó với khủng hoảng bằng cách điều chỉnh thói quen, nhìn về phía trước và khuyến khích thực hành việc cầu nguyện. Biết bao nhiêu người đang cầu nguyện, hy sinh và cầu thay cho thiện ích của mọi người” [6]. Mỗi người chúng ta đều có thể khám phá nơi Thánh Giuse - người không ai lưu ý, một sự hiện diện hàng ngày, kín đáo và giấu ẩn - một người cầu thay, hỗ trợ và hướng dẫn khi gặp khó khăn. Thánh Giuse nhắc nhở chúng ta rằng những người tỏ ra giấu ẩn hoặc sống trong bóng tối có thể đóng một vai trò vô sánh trong lịch sử cứu độ. Với họ, ta phải có lời công nhận và biết ơn.
1. Người cha kính yêu
Sự vĩ đại của Thánh Giuse là ngài là người phối ngẫu của Đức Maria và là cha của Chúa Giêsu. Qua cách này, như lời Thánh Gioan Kim Khẩu nói, ngài tự đặt mình “phục vụ toàn bộ kế hoạch cứu rỗi” [7].
Thánh Phaolô VI đã nhấn mạnh rằng Thánh Giuse đã phát biểu một cách cụ thể vai trò làm cha của ngài “bằng cách biến cuộc sống của ngài trở thành một việc hy sinh phục vụ mầu nhiệm nhập thể và mục đích cứu chuộc của nó. Ngài sử dụng thẩm quyền hợp pháp của mình đối với Thánh Gia để hoàn toàn cống hiến hết mình cho các vị trong cuộc sống và công việc của ngài. Ngài biến ơn gọi làm người của ngài đối với tình yêu gia đình thành một tiến lễ siêu phàm chính bản thân ngài, trái tim và mọi khả năng của ngài, một tình yêu nhằm phục vụ Đấng Mêxia đang lớn lên trong nhà của ngài” [8].
Nhờ vai trò của ngài trong lịch sử cứu độ, Thánh Giuse luôn được giáo dân Kitô giáo tôn kính như một người cha. Điều này được biểu lộ qua vô số nhà thờ dâng kính ngài khắp thế giới, nhiều viện tu, hội dòng và các nhóm giáo hội lấy cảm hứng từ linh đạo của ngài và mang tên ngài, và nhiều phát biểu truyền thống về lòng mộ đạo để tôn vinh ngài. Vô số những người thánh thiện nam nữ đã nhiệt thành tôn kính ngài. Trong số đó có Thánh Têrêsa thành Avila, người đã chọn ngài làm đấng bênh vực và cầu bầu của mình, đã thường xuyên chạy đến với ngài và nhận được bất cứ ơn thánh nào mà thánh nữ xin nơi ngài. Được khích lệ bởi kinh nghiệm của chính mình, Thánh Têrêsa thuyết phục người khác nuôi dưỡng lòng sùng kính đối với Thánh Giuse [9].
Mọi sách cầu nguyện đều có những lời cầu nguyện với Thánh Giuse. Những lời cầu nguyện đặc biệt được dâng cho ngài vào mỗi thứ Tư và đặc biệt là trong tháng Ba, theo truyền thống được dành kính ngài [10].
Lòng tín thác bình dân vào Thánh Giuse được nhìn thấy trong thành ngữ “Hãy đến với Giuse”, gợi ta nhớ đến nạn đói ở Ai Cập, khi người Ai Cập cầu xin Pharaô cho họ bánh mì. Ông trả lời: “Hãy đến với Giuse; hãy làm những gì ông ấy nói với bạn” (St 41:55). Pharaô ám chỉ Giuse, con trai của Giacốp, người bị bán làm nô lệ do lòng ghen tị của anh em mình (xem St 37: 11-28) và là người - theo lời tường thuật trong Kinh thánh - sau đó trở thành phó vương của Ai Cập (xem St. 41: 41-44).
Là dòng dõi vua Đavít (x. Mt 1,16-20), mà từ gốc rễ ấy, Chúa Giêsu đã nẩy sinh theo lời hứa của tiên tri Nathan ngỏ với Đavít (x. 2 Sm 7), và là chồng của Đức Maria thành Nadarét, Thánh Giuse đứng ở ngã tư giữa Cựu ước và Tân ước.
2. Một người cha dịu dàng và yêu thương
Thánh Giuse thấy Chúa Giêsu lớn lên “ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta” (Lc 2:52). Chúa đã làm với Israel thế nào, Thánh Giuse cũng đã làm với Chúa Giêsu như vậy: “Ngài dạy Người bước đi, cầm tay Người; ngài đối với Người như một người cha nâng đứa con thơ lên má, cúi xuống cho con ăn” (x. Hs 11: 3-4).
Nơi Thánh Giuse, Chúa Giêsu thấy tình yêu thương dịu dàng của Thiên Chúa: “Như người cha thương con cái, Chúa xót thương những ai kính sợ Người” (Tv 103: 13).
Trong hội đường, lúc cầu nguyện bằng Thánh vịnh, chắc chắn Thánh Giuse đã nghe đi nghe lại nhiều lần rằng Thiên Chúa của Israel là Thiên Chúa của tình yêu thương dịu dàng [11], là Đấng tốt với mọi người, Đấng “mà lòng cảm thương tỏ cùng muôn loài Chúa đã dựng nên” (Tv 145: 9).
Lịch sử cứu rỗi được thực hiện “trong hy vọng chống lại hy vọng” (Rm 4:18), qua các yếu đuối của chúng ta. Thông thường, chúng ta nghĩ rằng Thiên Chúa chỉ làm việc qua những phần tốt hơn của chúng ta, nhưng hầu hết các kế hoạch của Người đều được thể hiện, bất chấp sự yếu đuối của chúng ta. Vì vậy, Thánh Phaolô đã có thể nói: “để tôi khỏi tự cao tự đại, thân xác tôi như đã bị một cái dằm đâm vào, một thủ hạ của Xatan được sai đến vả mặt tôi, để tôi khỏi tự cao tự đại. Đã ba lần tôi xin Chúa cho thoát khỏi nỗi khổ này. Nhưng Người quả quyết với tôi: ‘Ơn của Thầy đã đủ cho con, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối’”(2Cr 12: 7-9).
Vì đây là một phần của toàn bộ nhiệm cục cứu rỗi, chúng ta phải học cách nhìn vào những điểm yếu của mình với lòng thương xót dịu dàng [12].
Kẻ Ác khiến chúng ta thấy và lên án sự yếu đuối của chúng ta, trong khi Chúa Thánh Thần đem nó tới ánh sáng bằng tình yêu dịu dàng. Sự dịu dàng là cách tốt nhất để đung tới sự yếu đuối bên trong chúng ta. Chỉ tay và phán xét người khác thường là dấu hiệu của việc không có khả năng chấp nhận các điểm yếu của chúng ta, sự yếu đuối của chúng ta. Chỉ có tình yêu dịu dàng mới cứu chúng ta khỏi cạm bẫy của kẻ tố cáo (x. Kh 12:10). Đó là lý do tại sao việc gặp được lòng thương xót của Thiên Chúa, đặc biệt trong Bí tích Hòa giải, nơi chúng ta cảm nghiệm được sự thật và sự dịu dàng của Người là điều hết sức quan trọng. Nghịch lý thay, Kẻ ác cũng có thể nói sự thật với chúng ta, nhưng hắn làm vậy chỉ để lên án chúng ta. Chúng ta biết rằng sự thật của Thiên Chúa không lên án, nhưng thay vào đó chào đón, bảo bọc, nâng đỡ và tha thứ cho chúng ta. Sự thật ấy luôn tự hiện diện cho chúng ta như người cha nhân hậu trong dụ ngôn của Chúa Giêsu (x. Lc 15:11-32). Nó đến để gặp gỡ chúng ta, phục hồi phẩm giá của chúng ta, đặt chúng ta đứng trở lại trên đôi chân mình và vui mừng vì chúng ta, vì như người cha nói: “Con trai ta đã chết và nay sống lại; nó đã mất và nay được tìm thấy ”(câu 24).
Ngay cả qua nỗi sợ hãi của Thánh Giuse, ý muốn của Thiên Chúa, lịch sử và kế hoạch của Người vẫn hoạt động. Do đó, Thánh Giuse dạy chúng ta rằng đức tin nơi Thiên Chúa hệ ở việc tin rằng Người có thể hoạt động qua cả nỗi sợ hãi của chúng ta, sự yếu ớt và các yếu đuối của chúng ta. Ngài cũng dạy chúng ta rằng giữa những sóng bão của cuộc sống, chúng ta đừng bao giờ sợ hãi để Chúa hướng dẫn đường đi của chúng ta. Đôi khi, chúng ta muốn hoàn toàn kiểm soát, nhưng Thiên Chúa luôn nhìn thấy bức tranh lớn hơn.
3. Một người cha vâng lời
Như từng làm với Đức Maria, Thiên Chúa mạc khải kế hoạch cứu rỗi của Người cho Thánh Giuse. Người làm như vậy bằng cách sử dụng những giấc mơ, điều mà trong Kinh thánh và trong tất cả các dân tộc cổ xưa, vốn được coi như một cách để Người làm cho ý chí của Người được biết đến [13].
Thánh Giuse vô cùng bối rối trước việc mang thai bí ẩn của Đức Maria. Ngài không muốn “tố cáo bà chịu sự ô nhục của công chúng”, [14] nên ngài quyết định “bỏ bà một cách lặng lẽ” (Mt 1:19).
Trong giấc mơ đầu tiên, một thiên thần giúp ngài giải quyết tình thế lưỡng nan nghiêm trọng của ngài: “đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ” (Mt 1:20-21). Thánh Giuse đáp lại ngay lập tức: “tỉnh giấc, ông Giuse làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà” (Mt 1:24). Sự vâng lời giúp ngài có thể vượt qua khó khăn của mình và không làm nhục Đức Maria.
Trong giấc mơ thứ hai, thiên thần nói với Thánh Giuse: “dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hêrôđê sắp tìm giết Hài Nhi đấy”(Mt 2:13). Thánh Giuse đã không ngần ngại vâng lời, bất kể khó khăn gian khổ vì thế: “trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập. Ông ở đó cho đến khi vua Hêrôđê băng hà” (Mt 2:14-15).
Tại Ai Cập, Thánh Giuse đã kiên nhẫn chờ đợi thông báo của thiên thần rằng ngài có thể trở về quê an toàn. Trong giấc mơ thứ ba, thiên thần nói với ngài rằng những kẻ tìm cách giết con trẻ đã chết và ra lệnh cho ngài trỗi dậy, đem con trẻ và mẹ Người trở về đất Israel (x. Mt 2:19-20). Lại một lần nữa, Thánh Giuse đã nhanh chóng vâng lời. “Ngài trỗi dậy đưa Hài Nhi và mẹ Người về đất Israel” (Mt 2:21).
Trên hành trình trở về, “Nhưng khi nghe biết Áckhêlao đã kế vị vua cha là Hêrôđê, cai trị miền Giuđê, nên ông sợ không dám về đó. Rồi sau khi được báo mộng, (lần này là lần thứ tư), ông lui về miền Galilê, và ở đó, ông đã làm nhà tại một thành kia gọi là Nadarét” (Mt 2: 22-23).
Về phần mình, thánh sử Luca cho chúng ta biết rằng thánh Giuse đã trải qua cuộc hành trình dài và khó khăn từ Nadarét đến Bêlem để được đăng ký tại thị trấn gốc của gia đình mình trong cuộc điều tra dân số của Hoàng đế Xêda Augustô. Ở đó, Chúa Giêsu đã sinh ra (x. Lc 2: 7) và sự ra đời của Người, giống như mọi đứa trẻ khác, đã được ghi vào sổ đăng ký của Đế quốc. Thánh Luca đặc biệt quan tâm khi nói với chúng ta rằng cha mẹ của Chúa Giêsu đã tuân giữ tất cả các quy định của Luật pháp: các nghi thức cắt bì của Chúa Giêsu, thanh tẩy cho Đức Maria sau khi sinh con, dâng con đầu lòng cho Thiên Chúa (xem 2: 21-24) [15].
Trong mọi tình huống, Thánh Giuse tuyên bố “fiat” của riêng ngài, giống như tình huống của Đức Maria lúc Truyền tin và Chúa Giêsu trong Vườn Diệtsimani.
Trong vai trò chủ gia đình, thánh Giuse đã dạy Chúa Giêsu phải vâng lời cha mẹ (x. Lc 2:51), theo giới răn của Thiên Chúa (x. Xh 20:12).
Trong những năm ẩn dật tại Nadarét, Chúa Giêsu đã học ở trường thánh Giuse để làm theo ý muốn của Chúa Cha. Ý muốn đó là lương thực hàng ngày của Người (x. Ga 4:34). Ngay cả vào thời điểm khó khăn nhất của cuộc đời, tại Diệtsimani, Chúa Giêsu vẫn chọn làm theo ý muốn của Đức Chúa Cha hơn là ý muốn của Người [16], trở nên “vâng lời cho đến chết, thậm chí chết trên thập giá” (Pl 2: 8). Do đó, tác giả của Thư gửi người Do Thái kết luận rằng Chúa Giêsu “đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục” (5: 8).
Tất cả những điều này cho thấy rõ “Thánh Giuse đã được Thiên Chúa kêu gọi để phục vụ trực tiếp con người và sứ mệnh của Chúa Giêsu qua việc thực thi thiên chức làm cha của ngài” và bằng cách này, “vào lúc viên mãn của thời gian, ngài đã cộng tác vào mầu nhiệm cứu độ vĩ đại và thực sự là một thừa tác viên của ơn cứu rỗi” [17].
4. Một người cha biết chấp nhận
Thánh Giuse đã chấp nhận Đức Maria một cách vô điều kiện. Ngài tin những lời thiên thần nói. “Tấm lòng cao thượng của Thánh Giuse lớn lao đến nỗi những gì ngài học được từ lề luật, ngài đều làm chúng phụ thuộc vào đức ái. Ngày nay, trong thế giới của chúng ta, nơi bạo lực tâm lý, lời nói và thể xác đối với phụ nữ quá rõ ràng, Thánh Giuse xuất hiện như một hình tượng của một người đàn ông đáng kính và mẫn cảm. Mặc dù ngài không hiểu bức tranh lớn hơn, nhưng ngài quyết định bảo vệ danh tiếng, phẩm giá và cuộc sống của Đức Maria. Trong lúc do dự không biết nên hành động như thế nào cho tốt nhất, Thiên Chúa đã giúp ngài bằng cách soi sáng sự phán đoán của ngài” [18].
Thường trong cuộc sống, những điều xảy ra mà chúng ta không hiểu ý nghĩa của chúng. Phản ứng đầu tiên của chúng ta thường là thất vọng và nổi loạn. Thánh Giuse gạt bỏ những ý tưởng của riêng mình để chấp nhận diễn tiến của các biến cố và dù chúng xem ra bí ẩn bao nhiêu, nắm lấy chúng, chịu trách nhiệm về chúng và biến chúng thành một phần lịch sử của chính ngài. Nếu chúng ta không hòa hợp với lịch sử của chính mình, chúng ta sẽ không thể tiến thêm được một bước, vì chúng ta luôn là con tin cho những kỳ vọng và những thất vọng tiếp theo.
Con đường thiêng liêng mà Thánh Giuse vạch ra cho chúng ta không phải là con đường giải thích, nhưng chấp nhận. Chỉ nhờ kết quả của sự chấp nhận này, sự hòa giải này, chúng ta mới có thể bắt đầu thoáng thấy một lịch sử rộng lớn hơn, một ý nghĩa sâu sắc hơn. Chúng ta gần như có thể nghe thấy vọng lại câu trả lời đầy xúc động của Gióp nói với vợ, người đã thúc giục ông chống lại điều ác ông đang chịu đựng: " Chúng ta đón nhận điều lành từ Thiên Chúa, còn điều dữ, lại không biết đón nhận sao?” (Gióp 2:10).
Chắc chắn thánh Giuse không cam chịu một cách thụ động, nhưng chịu đựng một cách can đảm và vững vàng chủ động. Trong cuộc sống của chúng ta, sự chấp nhận và chào đón có thể là một biểu thức của ơn mạnh mẽ của Chúa Thánh Thần. Chỉ có Chúa mới có thể ban cho chúng ta sức mạnh cần thiết để chấp nhận cuộc sống như hiện tại, với tất cả những mâu thuẫn, ngã lòng và thất vọng của nó.
Sự xuất hiện của Chúa Giêsu ở giữa chúng ta là một hồng ân của Chúa Cha, giúp mỗi người chúng ta có thể hòa giải với toàn bộ lịch sử của chính chúng ta, ngay cả khi chúng ta không hoàn toàn hiểu được nó.
Thiên Chúa nói với Thánh Giuse: "Con vua Đa-vít, đừng sợ!" (Mt 1,20) thế nào, xem ra Người cũng nói với chúng ta như vậy: “Đừng sợ!” Chúng ta cần gạt qua một bên mọi sự tức giận và thất vọng, và đón nhận mọi thứ như hiện tại, ngay cả khi chúng không diễn ra như chúng ta mong muốn. Không phải một cách cam chịu mà một cách đầy hy vọng và can đảm. Bằng cách này, chúng ta cởi mở đón nhận một ý nghĩa sâu sắc hơn. Cuộc sống của chúng ta có thể được tái sinh một cách kỳ diệu nếu chúng ta tìm được can đảm để sống chúng một cách phù hợp với Tin Mừng. Không quan trọng nếu mọi điều dường như đã đi sai hoặc một số điều không thể sửa chữa được. Thiên Chúa có thể làm cho hoa mọc lên từ mặt đất sỏi đá. Ngay cả khi lòng chúng ta kết án chúng ta, “Thiên Chúa cao cả hơn lòng chúng ta, và Người biết mọi sự” (1Ga 3,20).
Ở đây, một lần nữa, chúng ta gặp chủ nghĩa hiện thực Kitô giáo, một chủ nghĩa không bác bỏ bất cứ điều gì hiện hữu. Thực tại, trong tính phức tạp bí ẩn và không thể giảm thiểu của nó, là điều mang ý nghĩa hiện sinh, với tất cả ánh sáng và bóng tối của nó. Do đó, Thánh tông đồ Phaolô đã có thể nói: “Chúng ta biết rằng: Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người” (Rm 8:28). Thánh Augustinô nói thêm, “ngay cả cái được gọi là cái ác (etiam illud quod malum dicitur)” [19]. Theo viễn ảnh lớn hơn này, đức tin mang lại ý nghĩa cho mọi biến cố, bất luận là vui hay buồn.
Chúng ta cũng đừng bao giờ nghĩ rằng tin có nghĩa là tìm được các giải pháp dễ dàng và phấn chấn. Đức tin mà Chúa Kitô dạy chúng ta là những gì chúng ta thấy nơi Thánh Giuse. Ngài không tìm kiếm những con đường tắt, mà đối đầu với thực tế bằng đôi mắt rộng mở và chấp nhận trách nhiệm bản thân đối với nó.
Thái độ của Thánh Giuse khuyến khích chúng ta chấp nhận và chào đón người khác như họ vốn là, không có ngoại lệ, và bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đối với những người yếu đuối, vì Thiên Chúa chọn những gì yếu đuối (xem 1 Cr 1:27). Người là “Cha của những trẻ mồ côi và là người che chở các góa phụ” (Tv 68: 6), Đấng truyền cho chúng ta yêu thương người lạ ở giữa chúng ta [20]. Tôi thích nghĩ rằng chính từ Thánh Giuse, mà Chúa Giêsu đã lấy được cảm hứng cho dụ ngôn người con hoang đàng và người cha nhân hậu (x. Lc 15:11-32).
Xem tiếp phần II
Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã được đưa vào một bệnh viện ở Rôma để phẫu thuật
Đặng Tự Do
16:26 09/12/2020
Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã được đưa vào một bệnh viện ở Rôma để phẫu thuật điều trị u xơ tuyến tiền liệt.
Hôm thứ Ba 8 tháng 12, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã được đưa vào một bệnh viện ở Rôma để phẫu thuật điều trị u xơ tuyến tiền liệt.
Ông trấn an mọi người rằng:
“Dự kiến trong một vài ngày tới ngài sẽ có thể xuất viện và dần dần tiếp tục công việc của mình”
Đức Hồng Y Parolin đang được điều trị tại trường Đại học Agostino Gemelli University Policlinic.
Đức Hồng Y, năm nay 65 tuổi, được phong chức linh mục tại Giáo phận Vicenza vào năm 1980.
Ngài được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm làm giám mục vào năm 2009, và được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa thánh tại Venezuela.
Ngài giữ chức Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh từ năm 2013 và tham gia Hội đồng Hồng Y cố vấn từ năm 2014.
Source:Catholic News Agency
Đức Cha Robert Guglielmone, Giám Mục Charleston, South Carolina, bị cáo gian đã được Tòa Thánh minh oan
Đặng Tự Do
16:28 09/12/2020
Hôm Chúa Nhật 6 tháng 12, Tòa Giám Mục Charleston, thuộc tiểu bang South Carolina, đã công bố kết quả cuộc điều tra của Tòa thánh trong đó bác bỏ cáo buộc Đức Cha Robert Guglielmone đã lạm dụng tình dục một thiếu niên.
Trong một thông cáo từ Giáo phận Charleston, một ngày sau đó, hôm thứ Hai 7 tháng 12, Đức Cha Robert Guglielmone cho biết ngài cảm thấy nhẹ nhõm vì cuộc điều tra của Vatican đã bác bỏ một cáo buộc chống lại ngài từ những năm 1970.
Đức Cha nói:
“Khi chúng ta kết thúc một năm vô cùng thử thách, tôi rất vui được chia sẻ một số tin tốt lành. Gần đây tôi đã nhận được một lá thư từ Tòa Sứ thần Tòa Thánh nói rằng Vatican đã xác định rằng cáo buộc lạm dụng tình dục chống lại tôi là không đúng sự thật và vô căn cứ.”
“Mặc dù điều này không gây ngạc nhiên cho tôi, nhưng đó là một tin rất đáng hoan nghênh vì nó xác nhận những gì tôi đã cương quyết tuyên bố. Tôi vô tội đối với lời buộc tội chống lại tôi.”
Đức Cha Guglielmone đã lãnh đạo Giáo phận Charleston từ năm 2009. Trước đó, ngài là linh mục tại Trung tâm Mục vụ của Giáo phận Rockville, New York. Vào tháng 8 năm 2019, Đức Cha Guglielmone bị cáo buộc lạm dụng tình dục trong một vụ kiện được nộp tại bang New York.
Đơn kiện được nộp vào ngày 14 tháng 8, ngày đầu tiên sau khi tiểu bang này công bố thời gian một năm cho những ai muốn tố cáo các vụ lạm dụng hoặc các tổ chức đã che chắn cho những kẻ lạm dụng họ, bất kể thời hiệu. Khoảng thời gian một năm được tạo ra do việc thông qua Đạo luật về lạm dụng tính dục trẻ em, trong đó kéo dài thời hiệu của New York đối với lạm dụng tình dục trẻ em.
Đơn kiện cáo buộc rằng linh mục Guglielmone đã lạm dụng tình dục một thanh niên trong khoảng thời gian nhiều năm khi ngài làm cha sở giáo xứ St. Martin Thành Tours ở Amityville, bắt đầu từ năm 1978.
Đức Cha Guglielmone đã nhiều lần khẳng định rằng những lời buộc tội chống lại ngài là hoàn toàn vô căn cứ. Vào ngày 16 tháng 8 năm ngoái, ngài tuyên bố sẽ giảm xuất hiện trước công chúng trong khi vụ việc đang được giải quyết.
Trong khi nhấn mạnh rằng lời buộc tội “không có ích lợi gì”, năm ngoái, vị giám mục nói rằng ngài không muốn “bị phân tán chú ý khỏi các công việc mục vụ quan trọng của Giáo hội ở Nam Carolina – bao gồm cả việc tạo ra môi trường an toàn cho con em chúng ta”.
Quá trình điều tra của Bộ Giáo lý Đức tin cho thấy các cáo buộc đưa ra hoàn toàn không có cơ sở. Vụ kiện vẫn đang chờ xử lý tại tòa án dân sự. Tuy nhiên, hầu chắc là tòa đời cũng phát hiện ra cáo buộc này không có cơ sở.
Tin tức về quyết định của Vatican đã được truyền đến các linh mục của giáo phận vào hôm thứ Sáu, và được công bố rộng rãi vào hôm Chúa Nhật.
Trong một tuyên bố với truyền thông địa phương hôm thứ Hai, một phát ngôn viên của giáo phận nói rằng Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican, cơ quan có thẩm quyền pháp lý đặc biệt trong Giáo hội về các trường hợp lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên, đã minh oan cho vị giám mục.
“Trung tâm mục vụ Giáo phận Rockville đã ủy nhiệm cho một công ty luật, có kinh nghiệm về những vấn đề như vậy và không có liên quan đến bất kỳ bên liên quan nào trong vụ việc, mở một cuộc điều tra toàn diện về những cáo buộc có hành vi sai trái liên quan đến Đức Cha Guglielmone.”
Ông Michael Acquilano, phát ngôn viên của Giáo phận Charleston nói như trên với hai tờ Charleston Post and Courier, và xác nhận rằng kết quả đã được gửi đến Bộ Giáo lý Đức tin.
Đức Cha Guglielmone đã cảm ơn các linh mục và tín hữu trong giáo phận đã “khích lệ và cầu nguyện trong thời gian khó khăn này”.
Source:Catholic News Agency
Đức Thánh Cha có thể ban ơn Toàn xá cho toàn cầu vào ngày 12 tháng 12
Thanh Quảng sdb
16:46 09/12/2020
Đức Thánh Cha có thể ban ơn Toàn xá cho toàn cầu vào ngày 12 tháng 12
Đánh dấu kỷ niệm 125 năm, Ngày đội vương miện cho thánh tượng Đức Mẹ Guadalupe vào ngày 12 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô có thể ban Ơn Toàn Xá cho tất cả các tín hữu Công Giáo trên thế giới ngay tại chỗ quí vị ở.
(Tin Vatican)
Theo sự ủy quyền của Đức Thánh Cha Phanxicô, Tông Tòa Ân xá đã mở rộng khả thể ban cho những người Công Giáo trên toàn thế giới được hưởng ân huệ Toàn xá, khi họ mừng Lễ kỷ niệm 125 năm Ngày đội Vương miện cho thánh tượng Đức Mẹ Guadalupe ngay tại quê nhà của họ vào ngày 12 tháng 12.
Với cơn đại dịch, nên Vương cung thánh đường Đức Mẹ Guadalupe ở Thành phố Mexico bị đóng cửa, nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, nên Đức Thánh Cha có thể ban Ơn Toàn xá cho các tín hữu có lòng sùng kính Đức Mẹ, nếu họ tuân thủ một số điều kiện nhất định.
Đức Hồng Y Carlos Aguiar Retes của Giáo phận Mexico đã ban hành một thông báo về việc lãnh nhận ân xá này. Lá thư của ngài được đính kèm với lời công bố chính thức của Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Chủ tịch Thánh Bộ Tòa Ân xá.
Làm thế nào để nhận được Ơn Toàn xá
Để được Ơn Toàn xá, giảm hình phạt tạm thời cho tội lỗi của mình, tín hữu phải thể hiện các điều kiện sau:
- Làm một bàn thờ hoặc nơi cầu nguyện cùng Đức Mẹ Guadalupe tại nhà.
- Tham dự Thánh lễ trực tuyến được cử hành tại Vương cung thánh đường Đức Mẹ Guadalupe ở Thành phố Mexico vào ngày 12 tháng 12 "với lòng khát khao rước Chúa và tôn kính đặc biệt Bí tích Thánh Thể."
- Hoàn tất các điều kiện thông thường để lãnh Ơn Toàn xá như cầu nguyện theo ý của Đức Thánh Cha, cử hành Bí tích Hòa giải (xưng tội), và tham dự thánh lễ và rước lễ.
Bức thư chỉ rõ rằng ba điều kiện trên "có thể thực hiện, khi hoàn cảnh y tế và chính phủ địa phương cho phép mở cửa nhà thờ để tham dự Thánh lễ v.v..."
Ơn ban vượt khỏi biên giới Mexico
Bất kỳ ai trên thế giới có lòng khát khao, nhưng đặc biệt, Đức Hồng Y Aguiar thừa nhận rằng cho những người dân ở Hoa Kỳ và Phi, vì họ có một lòng sùng kính đặc biệt đối với Đức Mẹ Guadalupe, sẽ mừng lễ của Mẹ vào ngày 12 tháng 12.
Tuy nhiên, Đức Hồng Y viết: “Nhận thức được thực tế là lòng sùng kính đối với Đức Mẹ vượt ra ngoài biên giới của chúng ta, Đức Thánh Cha nghĩ rằng thật phù hợp, khi Ơn Toàn Xá này được ban cho tất cả các tín hữu Công Giáo trên toàn thế giới, khi họ tham dự lễ của Đức Mẹ, miễn là họ tuân thủ các điều kiện để được ơn này. ”
Ngài cũng bày tỏ ước muốn rằng những ai lãnh nhận Ơn Toàn Xá này “hãy chỉ cho những người đã qua đời, xin lòng thương xót phù trì của Mẹ Chí Thánh, để hưởng được Ơn Toàn xá mà Đức Thánh Cha Phanxicô rộng ban cho chúng ta để chỉ cho các tín hữu đã qua đời.”
“Hãy rộng mở nhà chúng ta ra để cho Mẹ đến viếng thăm. Chúng ta hãy mở rộng cửa đón nhận Mẹ và xin Mẹ ban ơn phước cho chúng ai và che chở chúng ta dưới tà áo của Mẹ. Cầu xin Chúa Giêsu Kitô và Mẹ Chí Thánh, Mẹ Maria Guadalupe, tiếp tục đồng hành và ban phước cho chúng ta trên bước đường hành trình đầy đau thương này, cho dân Chúa trong tổng giáo phận cũng như tín hữu trên khắp thế giới. ”
Năm Thánh
Tông Tòa Ân xá đã nới rộng năm thánh đến ngày 12 tháng 10 năm 2021, Năm Thánh dành riêng cho đền Đức Mẹ Guadalupe bắt đầu từ tháng 9 năm 2019 và dự kiến kết thúc vào ngày 12 tháng 10, nhưng vì cơn đại dịch mà hàng ngàn ngàn người hành hương không thể đến kính viếng Đền thờ Đức Mẹ được...
Vào thứ Bảy, ngày 12 tháng 12 năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành Thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô để mừng kỷ niệm lễ Đức Mẹ Guadalupe.
Đánh dấu kỷ niệm 125 năm, Ngày đội vương miện cho thánh tượng Đức Mẹ Guadalupe vào ngày 12 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô có thể ban Ơn Toàn Xá cho tất cả các tín hữu Công Giáo trên thế giới ngay tại chỗ quí vị ở.
(Tin Vatican)
Theo sự ủy quyền của Đức Thánh Cha Phanxicô, Tông Tòa Ân xá đã mở rộng khả thể ban cho những người Công Giáo trên toàn thế giới được hưởng ân huệ Toàn xá, khi họ mừng Lễ kỷ niệm 125 năm Ngày đội Vương miện cho thánh tượng Đức Mẹ Guadalupe ngay tại quê nhà của họ vào ngày 12 tháng 12.
Với cơn đại dịch, nên Vương cung thánh đường Đức Mẹ Guadalupe ở Thành phố Mexico bị đóng cửa, nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, nên Đức Thánh Cha có thể ban Ơn Toàn xá cho các tín hữu có lòng sùng kính Đức Mẹ, nếu họ tuân thủ một số điều kiện nhất định.
Đức Hồng Y Carlos Aguiar Retes của Giáo phận Mexico đã ban hành một thông báo về việc lãnh nhận ân xá này. Lá thư của ngài được đính kèm với lời công bố chính thức của Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Chủ tịch Thánh Bộ Tòa Ân xá.
Làm thế nào để nhận được Ơn Toàn xá
Để được Ơn Toàn xá, giảm hình phạt tạm thời cho tội lỗi của mình, tín hữu phải thể hiện các điều kiện sau:
- Làm một bàn thờ hoặc nơi cầu nguyện cùng Đức Mẹ Guadalupe tại nhà.
- Tham dự Thánh lễ trực tuyến được cử hành tại Vương cung thánh đường Đức Mẹ Guadalupe ở Thành phố Mexico vào ngày 12 tháng 12 "với lòng khát khao rước Chúa và tôn kính đặc biệt Bí tích Thánh Thể."
- Hoàn tất các điều kiện thông thường để lãnh Ơn Toàn xá như cầu nguyện theo ý của Đức Thánh Cha, cử hành Bí tích Hòa giải (xưng tội), và tham dự thánh lễ và rước lễ.
Bức thư chỉ rõ rằng ba điều kiện trên "có thể thực hiện, khi hoàn cảnh y tế và chính phủ địa phương cho phép mở cửa nhà thờ để tham dự Thánh lễ v.v..."
Ơn ban vượt khỏi biên giới Mexico
Bất kỳ ai trên thế giới có lòng khát khao, nhưng đặc biệt, Đức Hồng Y Aguiar thừa nhận rằng cho những người dân ở Hoa Kỳ và Phi, vì họ có một lòng sùng kính đặc biệt đối với Đức Mẹ Guadalupe, sẽ mừng lễ của Mẹ vào ngày 12 tháng 12.
Tuy nhiên, Đức Hồng Y viết: “Nhận thức được thực tế là lòng sùng kính đối với Đức Mẹ vượt ra ngoài biên giới của chúng ta, Đức Thánh Cha nghĩ rằng thật phù hợp, khi Ơn Toàn Xá này được ban cho tất cả các tín hữu Công Giáo trên toàn thế giới, khi họ tham dự lễ của Đức Mẹ, miễn là họ tuân thủ các điều kiện để được ơn này. ”
Ngài cũng bày tỏ ước muốn rằng những ai lãnh nhận Ơn Toàn Xá này “hãy chỉ cho những người đã qua đời, xin lòng thương xót phù trì của Mẹ Chí Thánh, để hưởng được Ơn Toàn xá mà Đức Thánh Cha Phanxicô rộng ban cho chúng ta để chỉ cho các tín hữu đã qua đời.”
“Hãy rộng mở nhà chúng ta ra để cho Mẹ đến viếng thăm. Chúng ta hãy mở rộng cửa đón nhận Mẹ và xin Mẹ ban ơn phước cho chúng ai và che chở chúng ta dưới tà áo của Mẹ. Cầu xin Chúa Giêsu Kitô và Mẹ Chí Thánh, Mẹ Maria Guadalupe, tiếp tục đồng hành và ban phước cho chúng ta trên bước đường hành trình đầy đau thương này, cho dân Chúa trong tổng giáo phận cũng như tín hữu trên khắp thế giới. ”
Năm Thánh
Tông Tòa Ân xá đã nới rộng năm thánh đến ngày 12 tháng 10 năm 2021, Năm Thánh dành riêng cho đền Đức Mẹ Guadalupe bắt đầu từ tháng 9 năm 2019 và dự kiến kết thúc vào ngày 12 tháng 10, nhưng vì cơn đại dịch mà hàng ngàn ngàn người hành hương không thể đến kính viếng Đền thờ Đức Mẹ được...
Vào thứ Bảy, ngày 12 tháng 12 năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành Thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô để mừng kỷ niệm lễ Đức Mẹ Guadalupe.
Bài giáo lý hàng tuần của Đức Thánh Cha Phanxicô: Cầu nguyện xin ơn
Vũ Văn An
17:45 09/12/2020
Trong buổi yết kiến chung, được trực tiếp truyền hình từ Thư Viện Tông Tòa, ngày 9 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về việc cầu nguyện, tập chú vào lối cầu nguyện xin ơn. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Chúng ta hãy tiếp tục suy tư về việc cầu nguyện. Việc cầu nguyện của Kitô giáo hoàn toàn có tính nhân bản - chúng ta cầu nguyện với tư cách là những con người, những con người hiện thực – việc này bao gồm lời ngợi khen và khẩn cầu. Thật vậy, khi Chúa Giêsu dạy các môn đệ của Người cầu nguyện, Người đã làm như vậy với “Kinh Lạy Cha chúng con”, để chúng ta có thể đặt mình vào mối liên hệ tin cậy con thảo với Thiên Chúa và hỏi Người mọi câu hỏi của chúng ta. Chúng ta khẩn cầu Thiên Chúa ban cho những ơn phúc cao nhất: việc tôn thánh danh Người giữa loài người, việc xuất hiện quyền chúa thượng của Người, việc thực hiện thánh ý Người nhằm đạt điều tốt đẹp cho thế giới. Sách Giáo lý nhắc lại rằng: “Có một thứ bậc trong những lời thỉnh cầu này: trước hết chúng ta cầu nguyện cho Nước Trời, sau đó cho những gì cần thiết để chào đón Nước ấy và hợp tác với Nước ấy trị đến” (số 2632). Nhưng trong kinh “Lạy Cha chúng con”, chúng ta cũng cầu nguyện cho những ơn phúc đơn giản nhất, cho phần lớn các ơn phúc hàng ngày, chẳng hạn như “bánh hàng ngày” – một điều cũng có nghĩa là sức khỏe, nhà cửa, việc làm, những thứ hàng ngày; và cũng có nghĩa là Bí tích Thánh Thể, cần thiết cho đời sống trong Chúa Kitô; và chúng ta cũng cầu nguyện để được tha thứ tội lỗi - đây là một vấn đề hàng ngày; chúng ta luôn cần sự tha thứ - và do đó, sự bình an trong các mối liên hệ của chúng ta; và cuối cùng, để Người có thể giúp chúng ta đối đầu với cơn cám dỗ và giải thoát chúng ta khỏi điều ác.
Cầu xin, cầu khẩn. Đây là điều rất hợp nhân bản. Chúng ta hãy nghe lại Sách Giáo lý: “Trong kinh nguyện khẩn cầu, chúng ta bộc lộ ý thức về tương quan giữa mình với Thiên Chúa: Chúng ta là thụ tạo, không phải tự mình mà có, không làm chủ được những nghịch cảnh trong đời, không phải là cùng đích đời mình; chẳng những vậy, là người Kitô hữu, chúng ta biết mình tội lỗi, đã phản nghịch lại Thiên Chúa là Cha chúng ta. Khi khẩn cầu, con người đã quay về với Thiên Chúa” (số 2629).
Khi ai đó cảm thấy xấu xa vì họ đã làm những điều xấu xa- họ là một người tội lỗi - khi đọc "Kinh Lạy Cha chúng con", họ đã đến gần Chúa. Đôi khi chúng ta dám tin rằng chúng ta không cần bất cứ điều gì, chúng ta đã đủ cho chính chúng ta và chúng ta sống hoàn toàn tự túc. Điều này đôi khi xảy ra! Nhưng sớm muộn gì ảo tưởng này cũng sẽ tan biến. Con người luôn là một lời cầu khẩn, đôi khi trở thành một tiếng kêu, thường bị kìm hãm. Linh hồn giống như một vùng đất khô cằn, nứt nẻ, như Thánh vịnh từng nói (xin xem Tv 63: 2). Vào lúc này hay lúc khác trong cuộc sống của mình, tất cả chúng ta đều trải nghiệm thời gian u sầu, cô độc. Kinh thánh không xấu hổ khi cho thấy thân phận con người của chúng ta, đầy những bệnh tật, bất công, phản bội bạn bè hoặc đe dọa của kẻ thù. Có lúc tưởng chừng như mọi điều đều sụp đổ, cuộc đời sống từ trước đến nay thật vô ích. Và trong những tình huống như thế, khi mọi điều dường như sắp sụp đổ, chỉ có một lối thoát duy nhất: tiếng kêu, lời cầu nguyện “Lạy Chúa, xin cứu giúp con!”. Cầu nguyện có thể mở ra một tia sáng trong bóng tối dày đặc nhất. "Lạy Chúa, xin cứu giúp con!". Điều này mở ra: nó mở ra con đường, nó mở ra nẻo đường.
Con người chúng ta chia sẻ lời kêu cầu giúp đỡ này với mọi tạo vật khác. Chúng ta không phải là những người duy nhất “cầu nguyện” trong vũ trụ vô biên này: mọi mảnh của tạo thế đều khát kháo Thiên Chúa. Và chính Thánh Phaolô đã phát biểu điều đó theo cách sau đây. Ngài nói: “chúng ta biết rằng: cho đến bây giờ, muôn loài thụ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở. Không phải muôn loài mà thôi, cả chúng ta cũng rên siết trong lòng” (Rm 8, 22-24). Điều này tốt. Trong chúng ta đang vang lên tiếng kêu đa dạng của các tạo vật: của cây, của đá, của động vật. Mọi loài đều khao khát được nên trọn. Tertullianô từng viết: “Mọi tạo vật đều cầu nguyện; gia súc và thú rừng cầu nguyện và bái qùy; và khi chúng đi ra từ các tầng và hang ổ, chúng nhìn lên trời miệng cất tiếng, làm cho hơi thở của chúng vang động theo cách riêng của chúng. Hơn thế, chim chóc cũng vậy, bay ra khỏi tổ, nâng mình lên trời, và thay vì dùng tay, mở rộng đôi cánh của chúng, và phần nào đó dường như như cầu nguyện ”(De oratione, XXIX). Đây là một cách diễn đạt thơ mộng lời bình luận về những gì Thánh Phaolô nói: “toàn thể tạo vật đang rên rỉ”. Nhưng chúng ta là những người duy nhất cầu nguyện một cách có ý thức, biết rằng chúng ta đang nói chuyện với Chúa Cha, và đối thoại với Chúa Cha.
Vì vậy, chúng ta không nên ngỡ ngàng nếu cảm thấy cần phải cầu nguyện, chúng ta không nên xấu hổ. Và cầu xin, đặc biệt khi chúng ta cần. Nói về một người không trung thực, người phải giải quyết các tài khoản với chủ nhân của mình, Chúa Giêsu nói thế này: “xin, tôi xấu hổ”. Và nhiều người trong chúng ta có cảm giác này: chúng ta xấu hổ khi phải cầu xin, xin sự giúp đỡ, xin điều gì đó ở người có thể giúp chúng ta, đạt được mục đích của chúng ta, và chúng ta cũng xấu hổ khi cầu xin Thiên Chúa. "Không, điều này không thể làm được". Đừng xấu hổ khi cầu nguyện. “Lạy Chúa, con cần điều này”, “Lạy Chúa, con đang gặp khó khăn”, “Xin cứu giúp con!”: Tiếng kêu, tiếng kêu từ trái tim kêu lên Thiên Chúa là Cha. Và cũng phải làm như vậy trong những khoảnh khắc hạnh phúc, không chỉ trong những lúc tồi tệ, nhưng cũng trong những lúc hạnh phúc nữa, để cảm ơn Chúa vì tất cả những gì Người đã ban cho chúng ta, và không coi bất cứ điều gì là hiển nhiên hoặc như thể người ta nợ chúng ta: mọi sự đều là ân sủng. Chúng ta phải học điều này. Chúa luôn ban cho chúng ta, luôn luôn, và mọi sự đều là ân sủng, mọi sự. Ân sủng của Thiên Chúa. Tuy nhiên, chúng ta không được bóp nghẹt lời khẩn cầu dâng lên trong mình một cách tự phát. Lời cầu nguyện xin ơn cùng đi với việc chấp nhận giới hạn của chúng ta và bản chất của chúng ta như các tạo vật. Người ta thậm chí có thể không tiến tới chỗ tin tưởng vào Thiên Chúa, nhưng khó mà không tin vào lời cầu nguyện: nó đơn giản có đó, nó hiện diện với chúng ta như một tiếng kêu; và tất cả chúng ta đều biết tiếng nói bên trong này có thể im lặng trong một thời gian dài, nhưng một ngày nào đó nó sẽ thức giấc và lớn tiếng kêu lên.
Và, thưa anh chị em, chúng ta biết rằng Thiên Chúa sẽ đáp lời. Trong Sách Thánh Vịnh, không lời cầu nguyện nào nói lên một lời than thở mà lại không được nhận lời. Thiên Chúa luôn trả lời: có thể hôm nay, ngày mai, nhưng Người luôn trả lời, bằng cách này hay cách khác. Người luôn trả lời. Kinh thánh lặp lại điều đó không biết bao nhiêu lần: Thiên Chúa lắng nghe tiếng kêu của những ai cầu khẩn Người. Ngay cả những câu hỏi miễn cưỡng của chúng ta, những câu hỏi vẫn còn ở trong vùng sâu thẳm của tâm hồn, mà chúng ta xấu hổ không dám bày tỏ: Chúa Cha lắng nghe chúng và mong muốn ban cho chúng ta Chúa Thánh Thần, Đấng linh hứng mọi lời cầu nguyện và biến đổi mọi sự. Thưa anh chị em, trong cầu nguyện, luôn luôn có một vấn đề kiên nhẫn, luôn luôn, hỗ trợ sự chờ đợi. Nay, chúng ta đang ở trong thời gian của Mùa Vọng, một thời gian đặc trưng mong đợi; mong đợi Lễ Giáng sinh. Chúng ta đang chờ đợi. Điều này thấy rất rõ. Nhưng trọn cuộc sống của chúng ta cũng đang chờ đợi. Và cầu nguyện luôn mong đợi, vì chúng ta biết rằng Chúa sẽ nhận lời. Ngay cả cái chết cũng run sợ khi một Kitô hữu cầu nguyện, bởi vì nó biết rằng tất cả những ai cầu nguyện đều có một đồng minh mạnh mẽ hơn nó: Chúa Phục sinh. Sự chết đã bị đánh bại trong Chúa Kitô, và ngày sẽ đến khi mọi sự sẽ tận cùng, và nó sẽ không còn khinh thường sự sống và hạnh phúc của chúng ta nữa.
Chúng ta hãy học cách ở thế chờ đợi; chờ đợi Chúa. Chúa đến thăm chúng ta, không chỉ trong những ngày lễ trọng đại này - lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh - mà đúng hơn Chúa đến thăm chúng ta mỗi ngày, trong tình thân thiết của tâm hồn chúng ta nếu chúng ta biết chờ đợi. Và rất thường xuyên chúng ta không nhận ra rằng Chúa đang ở gần, Người đang gõ cửa nhà chúng ta, và chúng ta để Người đi mất. Thánh Augustinô từng nói: “Tôi sợ Thiên Chúa khi Ngài đi qua. "Tôi sợ rằng Người đi qua mà tôi không nhận ra". Và Chúa đi qua, Chúa đến, Chúa gõ cửa. Nhưng nếu tai bạn đầy những tiếng ồn ào khác, bạn sẽ không nghe thấy tiếng Chúa gọi.
Thưa anh chị em, ở trong tư thế chờ đợi: đó là cầu nguyện. Cảm ơn anh chị em.
Tông thư PATRIS CORDE của Đức Phanxicô, tiếp theo
Vũ Văn An
23:06 09/12/2020
5. Một người cha can đảm một cách sáng tạo
Nếu giai đoạn đầu tiên của mọi việc chữa lành nội tâm thực sự là chấp nhận lịch sử bản thân của chúng ta và chấp nhận ngay cả những điều trong cuộc sống mà chúng ta không lựa chọn, thì giờ đây, chúng ta phải thêm một yếu tố quan trọng khác: lòng can đảm sáng tạo. Điều này đặc biệt xuất hiện trong cung cách chúng ta đối phó với các khó khăn. Đối đầu với khó khăn, chúng ta có thể hoặc bỏ cuộc và bỏ đi, hoặc bằng cách nào đó dấn thân vào. Đôi khi, các khó khăn mang lại nguồn lực mà chúng ta thậm chí không nghĩ rằng mình có.
Khi đọc các trình thuật tuổi thơ, chúng ta có thể hay thắc mắc tại sao Thiên Chúa không hành động một cách trực tiếp và rõ ràng hơn. Tuy nhiên, Thiên Chúa hành động qua các biến cố và con người. Thánh Giuse là người được Thiên Chúa chọn để hướng dẫn buổi đầu của lịch sử cứu chuộc. Ngài là “phép lạ” thực sự mà nhờ đó Thiên Chúa cứu Hài Nhi và mẹ của Người. Thiên Chúa đã hành động bằng cách tin tưởng vào lòng can đảm sáng tạo của Thánh Giuse. Đến Bêlem và không tìm thấy chỗ ở nào để Mẹ Maria có thể sinh con, thánh Giuse đã dùng một chuồng ngựa và hết sức có thể, biến nó thành mái ấm cho Con Thiên Chúa bước vào trần gian (x. Lc 2: 6-7). Trước nguy cơ sắp xảy ra từ Hêrôđê, kẻ muốn giết Hài Nhi, một lần nữa trong giấc mơ, thánh Giuse đã được cảnh báo phải bảo vệ Hài Nhi, và nửa đêm ngài đã thức dậy chuẩn bị trốn sang Ai Cập (x. Mt 2:13-14 ).
Đọc những câu chuyện này một cách hời hợt thường có thể cho ta cảm tưởng: thế giới nằm trong quyền lực của những kẻ mạnh và quyền năng, nhưng “tin lành” của Tin Mừng hệ ở việc chứng tỏ rằng, đối với mọi cao ngạo và bạo lực của các quyền lực thế gian, Thiên Chúa luôn tìm được cách thực hiện kế hoạch cứu rỗi của Người. Cũng vậy, đời sống của chúng ta đôi khi có vẻ như nằm trong quyền lực của kẻ quyền thế, nhưng Tin Mừng cho chúng ta thấy điều gì mới đáng kể. Thiên Chúa luôn luôn tìm ra cách để cứu chúng ta, miễn là chúng ta chứng tỏ cùng một lòng can đảm sáng tạo như người thợ mộc Nadarét, người đã có thể biến một vấn đề thành một khả thể bằng cách luôn tin tưởng vào ơn quan phòng của Thiên Chúa.
Nếu có lúc dường như Thiên Chúa không giúp đỡ chúng ta, điều này chắc chắn không có nghĩa chúng ta đã bị bỏ rơi, mà đúng hơn, chúng ta đang được tin tưởng trong việc lập kế hoạch, có óc sáng tạo và tự tìm ra các giải pháp.
Thứ can đảm sáng tạo đó đã được chứng tỏ bởi những người bạn của người bại liệt, họ đã hạ anh ta từ trên mái nhà xuống để đưa anh ta đến với Chúa Giêsu (x. Lc 5: 17-26). Các khó khăn đã không cản trở sự mạnh dạn và kiên trì của những người bạn đó. Họ tin chắc rằng Chúa Giêsu có thể chữa lành cho người đàn ông, và “vì có đám đông, họ không tìm được lối đem người ấy vào, nên họ mới lên mái nhà, dỡ ngói ra, thả người ấy cùng với cái giường xuống ngay chính giữa, trước mặt Chúa Giêsu. Thấy họ có lòng tin như vậy, Người bảo : ‘Này anh, anh đã được tha tội rồi’” (câu 19-20). Chúa Giêsu nhìn nhận đức tin sáng tạo qua đó họ đã tìm cách đưa người bạn đau yếu đến với Người.
Tin Mừng không cho chúng ta biết Đức Maria, Thánh Giuse và Hài Nhi ở lại Ai Cập bao lâu. Tuy nhiên, họ chắc chắn cần ăn, tìm được nhà ở và việc làm. Không cần nhiều trí tưởng tượng mới điền được các chi tiết đó. Gia đình Thánh đã phải đối diện với những vấn đề cụ thể như mọi gia đình khác, giống rất nhiều anh chị em di dân của chúng ta, những người ngày nay cũng phải liều mạng sống để thoát khỏi bất hạnh và đói khát. Về vấn đề này, tôi coi Thánh Giuse như bổn mạng đặc biệt của tất cả những người buộc phải rời bỏ quê hương vì chiến tranh, hận thù, bách hại và nghèo đói.
Ở cuối mỗi trình thuật trong đó thánh Giuse đóng một vai trò, Tin Mừng cho chúng ta biết rằng ngài trỗi dậy, đón lấy Hài Nhi và mẹ Người, và thực hiện những gì Thiên Chúa truyền cho ngài (x. Mt 1:24; 2: 14.21). Thật vậy, Chúa Giêsu và Đức Maria, Mẹ Người, là kho tàng đức tin quý giá nhất của chúng ta [21].
Trong kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa, Chúa Con không thể tách rời khỏi Mẹ của Người, khỏi Đức Maria, đấng đã “tiến xa trong cuộc lữ hành đức tin, và trung thành kiên trì kết hợp với Con của ngài cho đến khi ngài đứng dưới chân thập giá” [22].
Chúng ta nên luôn xem xét liệu bản thân chúng ta có đang bảo vệ Chúa Giêsu và Mẹ Maria hay không, vì các ngài cũng được giao phó một cách mầu nhiệm cho trách nhiệm của chúng ta, cho sự chăm sóc và gìn giữ an toàn của chúng ta. Con của Đấng Toàn Năng xuống thế giới của chúng ta trong tình trạng rất dễ bị tổn thương. Người cần được Thánh Giuse che chở, bảo vệ, chăm sóc và nuôi nấng. Thiên Chúa đã tin tưởng Thánh Giuse, giống như Đức Maria, người đã tìm thấy nơi thánh nhân một người không những cứu mạng sống ngài mà còn luôn chu cấp cho ngài và người con của ngài. Theo nghĩa này, Thánh Giuse không thể nào khác hơn là Người Bảo vệ Giáo hội, vì Giáo hội là sự tiếp nối của Thân thể Chúa Kitô trong lịch sử, ngay cả khi tình mẫu tử của Đức Maria được phản ảnh trong tình mẫu tử của Giáo hội [23]. Trong việc tiếp tục bảo vệ Giáo hội, thánh Giuse tiếp tục bảo vệ Hài Nhi và mẹ của Người, và chúng ta cũng vậy, bằng tình yêu của chúng ta đối với Giáo hội, chúng ta tiếp tục yêu mến Hài Nhi và mẹ của Người.
Hài Nhi đó sẽ tiếp tục nói: “Khi các ngươi làm điều đó cho một trong những người nhỏ bé nhất trong gia đình Ta, thì chính ngươi đã làm điều đó cho Ta” (Mt 25:40). Do đó, mọi người nghèo, túng thiếu, đau khổ hoặc sắp chết, mọi người lạ, mọi tù nhân, mọi bệnh tật đều là “hài nhi” được Thánh Giuse tiếp tục bảo vệ. Vì lý do này, Thánh Giuse được cầu khẩn như Đấng che chở người bất hạnh, túng thiếu, lưu đày, đau khổ, nghèo khổ và hấp hối.
Do đó, Giáo hội không thể không biểu lộ tình yêu thương đặc biệt đối với những người anh chị em nhỏ bé nhất của chúng ta, vì Chúa Giêsu đã tỏ ra quan tâm đặc biệt đến họ và đồng nhất với họ. Từ Thánh Giuse, chúng ta cũng phải học được cùng một cách chăm sóc và trách nhiệm như thế. Chúng ta phải học cách yêu thương Hài Nhi và mẹ của Người, yêu các bí tích và đức bác ái, yêu Giáo hội và người nghèo. Mỗi thực tại này luôn là Hài nhi và mẹ của Người.
6. Một người cha lao động
Một khía cạnh của Thánh Giuse đã được nhấn mạnh từ thời của Thông điệp xã hội đầu tiên, tức thông điệp Rerum Novarum của Đức Giáo Hoàng Leo XIII, là mối liên hệ của ngài với việc làm. Thánh Giuse là một người thợ mộc kiếm sống lương thiện để cung ứng cho gia đình. Từ ngài, Chúa Giêsu học được giá trị, phẩm giá và niềm vui của điều có nghĩa là ăn bánh như thành quả sức lao động của chính mình.
Trong thời đại của chúng ta, khi việc làm một lần nữa trở thành một vấn đề xã hội nóng bỏng, và tỷ lệ thất nghiệp đôi khi lên đến mức kỷ lục ngay ở các quốc gia hàng nhiều thập niên qua vốn hưởng được một mức độ thịnh vượng nào đó, cần phải đánh giá cao một lần nữa tầm quan trọng của việc làm xứng đáng, việc làm mà Thánh Giuse vốn là bổn mạng mẫu mực.
Việc làm là một phương tiện để tham gia vào công trình cứu rỗi, một cơ hội để đẩy nhanh Nước Trời trị đến, để phát triển tài năng và khả năng của chúng ta, và để chúng phục vụ xã hội và tình hiệp thông huynh đệ. Nó trở thành cơ hội cho sự thành toàn không những của bản thân ta, mà còn của tế bào đệ nhất đẳng của xã hội, tức gia đình. Một gia đình không có việc làm đặc biệt dễ gặp khó khăn, căng thẳng, ghẻ lạnh và thậm chí tan vỡ. Làm sao chúng ta có thể nói tới nhân phẩm mà không có việc làm để đảm bảo mọi người đều có thể kiếm được một cuộc sống tử tế?
Những người đang làm việc, bất kể công việc của họ là gì, đều đang hợp tác cách nào đó với chính Thiên Chúa, và một cách nào đó trở thành những người tạo ra thế giới xung quanh chúng ta. Cuộc khủng hoảng của thời đại chúng ta, một cuộc khủng hoảng vốn có tính kinh tế, xã hội, văn hóa và tinh thần, có thể đóng vai trò kêu gọi mọi người chúng ta khám phá lại giá trị, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc làm trong việc đem lại một “bình thường” mới mà không ai bị loại trừ khỏi nó. Việc làm của Thánh Giuse nhắc nhở chúng ta rằng chính Thiên Chúa, khi trở thành người phàm, đã không khinh thường việc làm. Hiện tượng mất việc làm ảnh hưởng đến rất nhiều anh chị em của chúng ta và đã gia tăng do hậu quả của đại dịch Covid-19, nên được xem như một lời hiệu triệu phải duyệt xét các ưu tiên của chúng ta. Chúng ta hãy khẩn cầu Thánh Giuse Thợ giúp chúng ta tìm cách phát biểu niềm tin chắc chắn rằng không một người trẻ nào, không một người nào, không một gia đình nào không có việc làm!
7. Một người cha trong bóng tối
Nhà văn Ba Lan Jan Dobraczyński, trong cuốn sách The Shadow of Father (Cái Bóng Người Cha) [24], kể câu chuyện về cuộc đời của Thánh Giuse dưới dạng một cuốn tiểu thuyết. Ông sử dụng hình ảnh chiếc bóng đầy gợi hình để định nghĩa Thánh Giuse. Trong mối liên hệ của ngài với Chúa Giêsu, Thánh Giuse là hình bóng trần gian của Chúa Cha trên trời: ngài trông nom và bảo vệ Người, không bao giờ để Người đi theo con đường riêng của mình. Chúng ta có thể nghĩ đến những lời của Môsê nói với Israel: “Trong hoang địa… các ngươi đã thấy Chúa là Thiên Chúa của các ngươi cưu mang các ngươi như thế nào, giống như người bồng đứa con, suốt chặng đường các ngươi đi qua” (Đnl 1:31). Cùng một cách tương tự, Thánh Giuse hành động như một người cha trong suốt cuộc đời của Người [25].
Các người cha không được sinh ra, nhưng được tạo ra. Một người đàn ông không trở thành một người cha chỉ đơn giản bằng cách đem một đứa con vào thế giới, mà bằng cách nhận trách nhiệm chăm sóc đứa con đó. Bất cứ khi nào một người đàn ông nhận trách nhiệm đối với cuộc sống của một người khác, cách nào đó, họ đã trở thành cha của người đó.
Trẻ em ngày nay thường có vẻ mồ côi, thiếu cha. Giáo hội cũng cần những người cha. Lời Thánh Phaolô nói với tín hữu Côrintô vẫn còn hợp thời: “Dù anh em có vô số người hướng dẫn trong Chúa Kitô, nhưng anh em không có nhiều người cha” (1 Cr 4:15). Mọi linh mục hay giám mục nên có thể nói thêm với thánh Tông đồ: “Tôi đã trở thành cha của anh em trong Chúa Giêsu Kitô qua Tin Mừng” (đd). Tương tự như vậy, thánh Phaolô gọi những người Galát: “Hỡi anh em, những người con bé nhỏ của tôi, mà tôi phải quặn đau sinh ra một lần nữa cho đến khi Chúa Kitô được thành hình nơi anh em!” (4:19).
Làm cha đòi hỏi phải dẫn nhập con cái vào cuộc sống và thực tại. Không phải kìm hãm chúng, quá bảo vệ hay chiếm hữu, mà là làm chúng có khả năng tự quyết định, tận hưởng tự do và khám phá những khả năng mới. Có lẽ vì lý do này, Thánh Giuse theo truyền thống được gọi là một người cha “khiết tịnh nhất”. Tước hiệu này không chỉ đơn giản là một dấu chỉ tình âu yếm, mà là một tổng kết cho thái độ đối lập với tính chiếm hữu. Khiết tịnh là tự do thoát khỏi tính chiếm hữu về mọi lĩnh vực đời sống ta. Chỉ khi khiết tịnh, tình yêu mới là đích thực. Một tình yêu chiếm hữu cuối cùng trở nên nguy hiểm: nó cầm tù, giới hạn và khiến người ta khốn khổ. Chính Thiên Chúa đã yêu nhân loại bằng một tình yêu khiết tịnh; Người để chúng ta tự do, thậm chí đi lạc và chống lại chính Người. Luận lý học của tình yêu luôn là luận lý học của tự do, và Thánh Giuse biết yêu một cách tự do phi thường. Ngài không bao giờ biến mình thành trung tâm của mọi sự. Ngài không nghĩ về mình, mà tập chú vào cuộc đời của Đức Maria và Chúa Giêsu.
Thánh Giuse tìm thấy hạnh phúc không chỉ ở sự hy sinh bản thân mà ở sự tự hiến. Nơi ngài, chúng ta không bao giờ thấy sự thất vọng mà chỉ thấy sự tin tưởng. Sự im lặng kiên nhẫn của ngài là khúc dạo đầu cho những biểu thức cụ thể của sự tin tưởng. Thế giới của chúng ta ngày nay cần những người cha. Nó không cần các bạo chúa, những kẻ thống trị người khác như một phương tiện để thỏa mãn các nhu cầu của chính họ. Nó bác bỏ những ai lẫn lộn thẩm quyền với chủ nghĩa độc đoán, phục vụ với nô dịch, thảo luận với áp chế, bác ái với não tạng phúc lợi, quyền lực với hủy diệt. Mỗi ơn gọi đích thực đều phát sinh từ việc tự hiến chính mình, vốn là hoa trái của sự hy sinh trưởng thành. Tương tự như vậy, chức linh mục và đời sống thánh hiến đòi hỏi loại trưởng thành này. Bất kể ơn gọi của chúng ta là gì, dù kết hôn, độc thân hay trinh khiết, việc hiến mình của chúng ta sẽ không thành toàn nếu nó chỉ dừng lại ở sự hy sinh; nếu đúng như thế, thay vì trở thành một dấu hiệu của vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu, việc tự hiến sẽ có nguy cơ trở thành biểu thức của bất hạnh, buồn bã và thất vọng.
Khi những người cha từ chối sống cuộc sống của con cái họ vì chúng, những viễn cảnh mới và bất ngờ sẽ mở ra. Mọi đứa con đều mang trong mình một mầu nhiệm độc đáo chỉ có thể đưa ra ánh sáng với sự giúp đỡ của một người cha biết tôn trọng quyền tự do của đứa con đó. Một người cha biết nhận ra rằng mình là một người cha và một nhà giáo dục hơn cả chính ở thời điểm ông trở nên “vô dụng”, lúc ông thấy con mình đã trở nên độc lập và có thể bước đi trên nẻo đường cuộc sống mà không cần người kèm cặp. Khi ông trở nên giống như Thánh Giuse, người luôn biết rằng đứa con của ngài không phải là của ngài mà chỉ đơn thuần được giao cho ngài chăm sóc. Cuối cùng, đó là điều Chúa Giêsu muốn chúng ta hiểu khi Người nói: “Dưới đất, đừng gọi ai là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha ở trên trời” (Mt 23: 9).
Trong mỗi lần thực thi thiên chức làm cha của mình, chúng ta nên luôn nhớ rằng điều đó không liên quan gì đến việc chiếm hữu, nhưng đúng hơn là một “dấu hiệu” chỉ tình phụ tử lớn hơn. Một cách nào đó, tất cả chúng ta đều giống như thánh Giuse: một cái bóng của Chúa Cha trên trời, Đấng “làm cho mặt trời mọc trên kẻ dữ và người lành, và làm mưa cho kẻ công chính và kẻ bất chính” (Mt 5:45). Và là một chiếc bóng theo Con của Người.
* * *
Thiên Chúa nói với Thánh cả Giuse “Hãy trỗi dậy, dắt Con trẻ và mẹ Người đi” (Mt 2:13).
Mục đích của Tông thư này là gia tăng lòng yêu mến của chúng ta đối với vị thánh vĩ đại này, khuyến khích chúng ta khẩn cầu sự chuyển cầu của ngài và noi gương các nhân đức và lòng nhiệt thành của ngài.
Thật vậy, sứ mệnh riêng của các thánh không chỉ là nhận được các phép lạ và ơn thánh, nhưng là cầu bầu cho chúng ta trước mặt Thiên Chúa, như Ápraham [26] và Môsê [27], và giống như Chúa Giêsu, “Đấng trung gian duy nhất” (1Tm 2: 5), Đấng là người “bênh vực” chúng ta với Chúa Cha (1 Ga 2: 1) và là người “luôn sống để chuyển cầu cho [chúng ta]” (Dt 7:25; x. Rm 8:34).
Các thánh giúp tất cả các tín hữu “phấn đấu để nên thánh và sự hoàn hảo của bậc sống đặc thù của họ” [28]. Cuộc sống của họ là bằng chứng cụ thể cho thấy có thể đem Tin Mừng ra thực hành.
Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Hãy học nơi Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11:29). Cuộc đời của các thánh cũng là những tấm gương đáng được noi theo. Thánh Phaolô nói rõ điều này: “Hãy bắt chước tôi!” (1 Cr 4:16) [29]. Bằng sự im lặng hùng hồn của ngài, Thánh Giuse cũng nói như vậy.
Trước tấm gương của rất nhiều người nam nữ thánh thiện, Thánh Augustinô đã tự hỏi: “Điều họ có thể làm, há bạn lại không thể làm sao?” Và do đó, ngài đã tiến gần hơn tới việc trở lại dứt khoát của ngài, khi ngài có thể thốt lên: “Con đã yêu Chúa quá muộn màng, hỡi Vẻ đẹp luôn cổ xưa, luôn mới mẻ!” [30]
Chúng ta chỉ cần cầu xin Thánh Giuse cho được ơn thánh của mọi ơn thánh: đó là sự hoán cải của chúng ta.
Giờ đây, chúng ta hãy cầu nguyện với ngài:
Kính chào, vị bảo vệ Đấng Cứu Chuộc,
Phu quân Đức Diễm Phúc Maria.
Thiên Chúa đã giao phó Con Một của Người cho ngài;
nơi ngài, Đức Maria đã đặt niềm tin của mình;
với ngài, Chúa Kitô đã trở thành phàm nhân.
Lạy Thánh Giuse diễm phúc, xin tỏ cho chúng con thấy ngài là một người cha, và là người hướng dẫn chúng con trên đường đời.
Xin nhận cho chúng con ơn thánh, lòng thương xót và lòng can đảm, và bảo vệ chúng con khỏi mọi sự dữ. Amen.
Ban hành tại Rôma, tại Nhà thờ Gioan Lateranô, ngày 8 tháng 12, Lễ trọng thể Vô nhiễm Nguyên tội của Đức Trinh Nữ Maria, năm 2020, năm thứ tám triều Giáo hoàng của tôi.
Franciscus
Ghi chú
[1] Lc 4:22; Ga 6:42; cf. Mt 13:55; Mc 6:3.
[2] Bộ Phụng Tự, Quemadmodum Deus (8 tháng 12, 1870): ASS 6 (1870-71), 194.
[3] Xem Diễn văn với ACLI Lễ trọng kính Thánh Giuse Thợ (1 tháng 5, 1955): AAS 47 (1955), 406.
[4] Xem Tông huấn Redemptoris Custos (15 tháng 8,1989): AAS 82 (1990), 5-34.
[5] Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, 1014.
[6] Suy niệm Thời Đại Dịch (27 tháng 3, 2020): L’Osservatore Romano, 29 tháng 3 2020, p. 10.
[7] In Matthaeum Homiliae, V, 3: PG 57, 58.
[8] Bài giảng (19 tháng 3, 1966): Insegnamenti di Paolo VI, IV (1966), 110.
[9] Xem Tự Truyện, 6, 6-8.
[10] Mỗi ngày, trong hơn bốn mươi năm, khi đọc kinh sáng, tôi đã đọc một kinh cầu cùng Thánh Giuse trích từ một cuốn sách cầu nguyện ở Pháp thế kỷ 19 của Dòng Nữ tu Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Nó phát biểu lòng tận tâm và tin tưởng, và thậm chí còn đặt ra một thách thức nào đó cho Thánh Giuse: “Lạy Thánh Tổ Phụ Vinh Quang Giuse, người có quyền biến điều không thể thành có thể, xin đến giúp đỡ con trong những lúc lo âu và khó khăn này. Xin đặt dưới sự che chở của ngài các tình huống nghiêm trọng và rắc rối mà con đã ủy thác nơi ngài, để chúng có thể có một kết quả tốt lành. Lạy cha yêu dấu của con, mọi tin tưởng của con đều đặt nơi cha. Đừng để người ta nói rằng con đã cầu khẩn cha một cách vô ích, và vì cha có thể làm mọi việc với Chúa Giêsu và Mẹ Maria, xin hãy cho con thấy rằng lòng tốt của cha cũng vĩ đại như quyền năng của cha. A-men. ”
[11] Xem Đnl 4:31; Tv 69:16; 78:38; 86:5; 111:4; 116:5; Grm 31:20.
[12] Xem Tông huấn Evangelii Gaudium (24 tháng 11, 2013), 88, 288: AAS 105 (2013), 1057, 1136-1137.
[13] Xem St 20:3; 28:12; 31:11.24; 40:8; 41:1-32; Ds 12:6; 1 Sm 3:3-10; Đn 2, 4; G 33:15.
[14] Trong những trường hợp như thế, đã có dự khoản ném đá (xem Đnl 22:20-21).
[15] Xem Lv 12:1-8; Xh 13:2.
[16] Xem Mt 26:39; Mc 14:36; Lc 22:42.
[17] Thánh Gioan Phaolô II, Tông huấn Redemptoris Custos (15 tháng 8, 1989), 8: AAS 82 (1990), 14.
[18] Bài giảng Thánh lễ và Phong Chân phúc, Villavicencio, Colombia (8 tháng 9, 2017): AAS 109 (2017), 1061.
[19] Enchiridion de fide, spe et caritate, 3.11: PL 40, 236.
[20] Xem Đnl 10:19; Xh 22:20-22; Lc 10:29-37.
[21] Xem Bộ Phụng Tự, Quemadmodum Deus (8 tháng 12, 1870): ASS 6 (1870-1871), 193; Chân phúc Piô IX, Tông thư Inclytum Patriarcham (7 tháng 7, 1871): l.c., 324-327.
[22] Công Đồng Vatican II, Hiến chế tín lý về Giáo Hội Lumen Gentium, 58.
[23] Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, 963-970.
[24] Ấn bản gốc: Cień Ojca, Warsaw, 1977.
[25] Xem Thánh Gioan Phaolô II, Tông huấn Redemptoris Custos, 7-8: AAS 82 (1990), 12-16.
[26] Xem St 18:23-32.
[27] Xem Xh 17:8-13; 32:30-35.
[28] Công Đồng Vatican II, Hiến chế tín lý về Giáo Hội Lumen Gentium, 42.
[29] Xem 1 Cr 11:1; Pl 3:17; 1 Tx 1:6.
[30] Tự thú, VIII, 11, 27: PL 32, 761; X, 27, 38: PL 32, 795.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Curia Phú Thọ : Mừng lễ Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội
Martinô Lê Hoàng Vũ
09:35 09/12/2020
“Này tôi là tôi tớ Chúa,tôi xin vâng như lời sứ thần truyền”. Đó là chia sẻ của Linh mục Gioan B. Trần Văn Trí chánh xứ Phú Bình trong Thánh lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội vào lúc 17 g thứ ba 8.12.2020.
Hôm nay là ngày Tổng hội Thường niên của Legio Mariae Curia Phú Thọ I. Curia Phú Thọ I gồm các giáo xứ: Phú Bình, Tân Trang và Tân Phước đã quy tụ về nhà thờ Phú Bình trong ngày Tổng hội Thường niên và hiệp dâng Thánh lễ mừng kính trọng thể Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Xem Hình
Trước thánh lễ,các hội viện Legio đã khai mạc bằng giờ kinh nguyện lần chuỗi Mân Côi.
Sau đó, Thánh lễ tạ ơn trọng thể do Linh mục Gioan B. Trần Văn Trí, chánh xứ Phú Bình và cũng là Linh giám Curia Phú Thọ I chủ tế, cùng đồng tế có Linh mục Đaminh Nguyễn Khắc Duy phó xứ Tân Phước.
Trước tiên, Linh mục chánh xứ chúc mừng tất cả quý bà, quý chị và các hội viên Legio trong ngày mừng lễ Mẹ Maria.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng,Linh mục chánh xứ nói đến ơn vô nhiễm nguyên tội Thiên Chúa đã ban cho Đức Maria.Thiên Chúa đã gìn giữ Đức Maria không vướng mắc tội tổ tông truyền. Thiên Chúa đã định liệu từ ngàn xưa. Khi con người phạm tội, Thiên Chúa đã hứa ban ơn cứu độ cho con người. Ngài luôn trung thành với lời hứa và ban Đức Giêsu cứu độ nhân loại qua sự cưu mang nơi cung lòng của Đức Maria. Chúng ta cũng phải trung tín với Thiên Chúa và làm cho tâm hồn mình xứng đáng cho Thiên Chúa ngự.Với mỗi hội viên Legio, trong công tác tông đồ, chúng ta đem nhiều linh hồn về với Chúa, nhưng cũng phải giữ tâm hồn mình thanh sạch, sống sao cho xứng đáng luôn đẹp lòng Thiên Chúa.
Trước khi kết lễ, anh Trưởng Curia Phú Thọ I Phêrô Bùi Đức Hoàng có những tâm tình tri ân Linh mục Linh giám đã yêu thương,quan tâm và tạo mọi điều kiện cho hội viên tổ chức mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Thánh lễ kết thúc, các hội viên nguyện kinh bế mạc và mọi người chia sẻ qua bữa cơm thân mật trong tình con thảo yêu mến Mẹ Maria,luôn thao thức đem nhiều người về với Chúa.
Martinô Lê Hoàng Vũ
Hôm nay là ngày Tổng hội Thường niên của Legio Mariae Curia Phú Thọ I. Curia Phú Thọ I gồm các giáo xứ: Phú Bình, Tân Trang và Tân Phước đã quy tụ về nhà thờ Phú Bình trong ngày Tổng hội Thường niên và hiệp dâng Thánh lễ mừng kính trọng thể Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Xem Hình
Trước thánh lễ,các hội viện Legio đã khai mạc bằng giờ kinh nguyện lần chuỗi Mân Côi.
Sau đó, Thánh lễ tạ ơn trọng thể do Linh mục Gioan B. Trần Văn Trí, chánh xứ Phú Bình và cũng là Linh giám Curia Phú Thọ I chủ tế, cùng đồng tế có Linh mục Đaminh Nguyễn Khắc Duy phó xứ Tân Phước.
Trước tiên, Linh mục chánh xứ chúc mừng tất cả quý bà, quý chị và các hội viên Legio trong ngày mừng lễ Mẹ Maria.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng,Linh mục chánh xứ nói đến ơn vô nhiễm nguyên tội Thiên Chúa đã ban cho Đức Maria.Thiên Chúa đã gìn giữ Đức Maria không vướng mắc tội tổ tông truyền. Thiên Chúa đã định liệu từ ngàn xưa. Khi con người phạm tội, Thiên Chúa đã hứa ban ơn cứu độ cho con người. Ngài luôn trung thành với lời hứa và ban Đức Giêsu cứu độ nhân loại qua sự cưu mang nơi cung lòng của Đức Maria. Chúng ta cũng phải trung tín với Thiên Chúa và làm cho tâm hồn mình xứng đáng cho Thiên Chúa ngự.Với mỗi hội viên Legio, trong công tác tông đồ, chúng ta đem nhiều linh hồn về với Chúa, nhưng cũng phải giữ tâm hồn mình thanh sạch, sống sao cho xứng đáng luôn đẹp lòng Thiên Chúa.
Trước khi kết lễ, anh Trưởng Curia Phú Thọ I Phêrô Bùi Đức Hoàng có những tâm tình tri ân Linh mục Linh giám đã yêu thương,quan tâm và tạo mọi điều kiện cho hội viên tổ chức mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Thánh lễ kết thúc, các hội viên nguyện kinh bế mạc và mọi người chia sẻ qua bữa cơm thân mật trong tình con thảo yêu mến Mẹ Maria,luôn thao thức đem nhiều người về với Chúa.
Martinô Lê Hoàng Vũ
Giáo phận Long Xuyên :Thánh lễ tạ ơn cung hiến nhà thờ giáo xứ Trung Thành, kinh 8
Martinô Lê Hoàng Vũ
11:06 09/12/2020
“Ngôi nhà thờ mới của giáo xứ là biểu tượng của sự hiệp nhất,trong đó có sự chung tay đóng góp của nhiều người,từ những đồng tiền nhỏ bé của bà góa”.Đó là chia sẻ của Đức Giám Mục Giuse Trần Văn Toản- Giám mục Giáo phận Long Xuyên,khi ngài chủ tế thánh lễ cung hiến thánh đường giáo xứ Trung Thành vào sáng thứ hai ngày 7.12.2020.
Hôm nay là một ngày hồng ân với cộng đoàn giáo xứ Trung Thành,Thiên Chúa đã ban cho giáo xứ có ngôi thánh đường mới.Đây được coi là ngôi thánh đường đẹp nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Quý khách mời từ khắp nơi như Sài Gòn, Xuân Lộc, Long Xuyên đã về chung vui với giáo xứ,có khoảng 150 linh mục đồng tế và đông đảo tu sĩ nam nữ có liên hệ.
Xem Hình
Đúng 9 g sáng, Đức Giám Mục Giuse đã chủ sự Nghi thức làm phép các Tượng đài trong khuôn viên nhà thờ.Sau đó, khi đoàn đồng tế tiến vào nhà thờ, nơi tiền sảnh, Đức Giám Mục cắt băng khánh thành và mở cửa nhà thờ.
Kế đó,ông Chánh trương đại diện giáo xứ chào mừng vị Chủ chăn của giáo phận Long Xuyên,linh mục và cộng đoàn phụng vụ
Sau đó, thánh lễ diễn ra thật long trọng với Phụng vụ Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội bổn mạng giáo xứ.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng,Đức Giám Mục khai triển hình ảnh Đức Maria là Đền thờ của Thiên Chúa,vì đã xin vâng chấp nhận làm Mẹ của Chúa Giêsu,cưu mang Con Thiên Chúa nhập thể làm người.Mẹ Maria có Chúa trong tâm hồn và cũng mang Chúa đến cho người khác. Ngôi thánh đường hôm nay được cung hiến trong hành trình 60 năm của giáo xứ là công trình của tình hiệp nhất yêu thương,trong đó có sự đóng góp của nhiều người,từ vị chủ chăn giáo xứ đến đoàn chiên,tất cả mọi thành phần,có cả những bà góa nghèo.Sau hơn 2 năm xây dựng, thánh đường đã được hoàn thành,đây là dịp chúng ta cùng với Mẹ Maria tạ ơn Thiên Chúa, biết ơn các ân nhân.Hơn nữa,công việc xây dựng giáo xứ không chỉ là cơ sở vật chất,nhưng còn là công trình của đức tin,chính nơi đây cộng đoàn giáo xứ Trung Thành đã và đang tiếp tục làm chứng cho Chúa giữa anh chị em.Chúng ta cũng biết ơn những tiền nhân đã đặt nền móng cho đời sống của một giáo xứ,từ những gia đình Công Giáo về sinh sống nơi đây lúc mới thành lập giáo xứ trong khó khăn.Đây là công trình của Thiên Chúa và là công trình của mọi người,cho mọi người.
Tiếp theo đó là Nghi thức Thánh hiến bàn thờ, Đức Giám Mục đọc lời nguyện cung hiến,xức dầu thánh,xông hương trên bàn thờ,phủ khăn và thắp sáng bàn thờ.
Thánh lễ được tiếp nối với phần Phụng Vụ Thánh Thể và kết thúc khoảng 11g 30, sau đó là tiệc liên hoan mừng tạ ơn.
Giáo xứ Trung Thành ở phố kinh 8 hạt Tân Thạnh,giáo phận Long Xuyên,do Linh mục Giuse Phạm Văn Kính làm chánh xứ coi sóc từ ngày 23.3.2019, nhà thờ mới được đặt viên đá đầu tiên ngày 22.2.2018.
Martino Lê Hoàng Vũ
Hôm nay là một ngày hồng ân với cộng đoàn giáo xứ Trung Thành,Thiên Chúa đã ban cho giáo xứ có ngôi thánh đường mới.Đây được coi là ngôi thánh đường đẹp nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Quý khách mời từ khắp nơi như Sài Gòn, Xuân Lộc, Long Xuyên đã về chung vui với giáo xứ,có khoảng 150 linh mục đồng tế và đông đảo tu sĩ nam nữ có liên hệ.
Xem Hình
Đúng 9 g sáng, Đức Giám Mục Giuse đã chủ sự Nghi thức làm phép các Tượng đài trong khuôn viên nhà thờ.Sau đó, khi đoàn đồng tế tiến vào nhà thờ, nơi tiền sảnh, Đức Giám Mục cắt băng khánh thành và mở cửa nhà thờ.
Sau đó, thánh lễ diễn ra thật long trọng với Phụng vụ Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội bổn mạng giáo xứ.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng,Đức Giám Mục khai triển hình ảnh Đức Maria là Đền thờ của Thiên Chúa,vì đã xin vâng chấp nhận làm Mẹ của Chúa Giêsu,cưu mang Con Thiên Chúa nhập thể làm người.Mẹ Maria có Chúa trong tâm hồn và cũng mang Chúa đến cho người khác. Ngôi thánh đường hôm nay được cung hiến trong hành trình 60 năm của giáo xứ là công trình của tình hiệp nhất yêu thương,trong đó có sự đóng góp của nhiều người,từ vị chủ chăn giáo xứ đến đoàn chiên,tất cả mọi thành phần,có cả những bà góa nghèo.Sau hơn 2 năm xây dựng, thánh đường đã được hoàn thành,đây là dịp chúng ta cùng với Mẹ Maria tạ ơn Thiên Chúa, biết ơn các ân nhân.Hơn nữa,công việc xây dựng giáo xứ không chỉ là cơ sở vật chất,nhưng còn là công trình của đức tin,chính nơi đây cộng đoàn giáo xứ Trung Thành đã và đang tiếp tục làm chứng cho Chúa giữa anh chị em.Chúng ta cũng biết ơn những tiền nhân đã đặt nền móng cho đời sống của một giáo xứ,từ những gia đình Công Giáo về sinh sống nơi đây lúc mới thành lập giáo xứ trong khó khăn.Đây là công trình của Thiên Chúa và là công trình của mọi người,cho mọi người.
Tiếp theo đó là Nghi thức Thánh hiến bàn thờ, Đức Giám Mục đọc lời nguyện cung hiến,xức dầu thánh,xông hương trên bàn thờ,phủ khăn và thắp sáng bàn thờ.
Thánh lễ được tiếp nối với phần Phụng Vụ Thánh Thể và kết thúc khoảng 11g 30, sau đó là tiệc liên hoan mừng tạ ơn.
Giáo xứ Trung Thành ở phố kinh 8 hạt Tân Thạnh,giáo phận Long Xuyên,do Linh mục Giuse Phạm Văn Kính làm chánh xứ coi sóc từ ngày 23.3.2019, nhà thờ mới được đặt viên đá đầu tiên ngày 22.2.2018.
Martino Lê Hoàng Vũ
VietCatholic TV
Quá buồn: Xác xơ vì đại dịch, nhà thờ Giệtsimani ở Giêrusalem lại bị đốt phá khi gần lễ Giáng Sinh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:35 09/12/2020
1. Quá buồn: Chỉ vài tuần trước lễ Giáng Sinh, nhà thờ vườn Giệt-si-ma-ni ở Giêrusalem bị đốt phá
Các nhà lãnh đạo Công Giáo tại Thánh Địa đang yêu cầu chính quyền Do Thái mở một cuộc điều tra về một mưu toan đốt phá tại một vương cung thánh đường nằm gần Vườn Giệt-si-ma-ni.
Vương cung thánh đường Lo Buồn Đổ Mồ Hôi Máu, nằm trên Núi Ôliu ở Giêrusalem ngay bên cạnh Vườn Giệt-si-ma-ni, còn được gọi là Nhà Thờ Của Tất Cả Các Quốc Gia. Trong nhà thờ có chứa một tảng đá nơi Chúa Kitô đã cầu nguyện vào đêm trước khi bị đóng đinh.
Hôm 4 tháng 12, cảnh sát Do Thái cho biết họ đã bắt giữ một người đàn ông Do Thái 49 tuổi, khi anh ta đang “đổ một chất lỏng dễ cháy vào bên trong nhà thờ”. Đám cháy đã làm hỏng một bức tranh khảm Byzantine, nhưng may mắn không lan đến cấu trúc của nhà thờ.
Hiệp Hội Các Vị Bản Quyền Công Giáo, bao gồm các nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo nghi lễ La tinh và Đông phương của Thánh Địa, đã chia sẻ các hình ảnh lên các mạng xã hội trong một tuyên bố chung vào ngày 4 tháng 12. Các hình ảnh này cho thấy nhiều băng ghế đã bị cháy.
Bản tuyên bố của các vị nói:
“Chúng tôi cảm tạ Chúa vì đám cháy đã nhanh chóng được dập tắt, đồng thời chúng tôi cũng cảm ơn cảnh sát đã hành động nhanh chóng và bắt giữ nghi phạm. Chúng tôi cũng yêu cầu cảnh sát điều tra nghiêm túc vụ tấn công đốt phá này, đặc biệt vì có vẻ như nó có các động cơ hận thù tôn giáo.”
Trong những năm gần đây, các tín hữu Kitô sống trong khu vực cho biết họ đã bị tấn công bởi một số nhóm người Do Thái định cư ở các khu vực, theo truyền thống là các khu vực sinh sống của các Kitô hữu. Các cuộc tấn công nhắm vào các Kitô hữu cũng được ghi nhận ở Giêrusalem. Hầu hết các Kitô hữu ở Do Thái là người Ả Rập.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã thúc giục sự cần thiết phải duy trì hiện trạng ở Thánh Điạ. Tiêu biểu là trong cuộc gặp gỡ của ngài với Đức Thượng Phụ Theophilos III, là Thượng phụ Chính thống giáo Hy Lạp tại Giêrusalem, vào tháng 10 năm 2017, hai vị đã thảo luận về mối quan tâm của các ngài đối với cộng đồng Kitô giáo trong bối cảnh bị người định cư Do Thái liên tục sách nhiễu.
Tu viện Đức Mẹ Yên Nghỉ của dòng Biển Đức ở Giêrusalem đã bị phá hoại đến 5 lần khác nhau trong những năm gần đây, bao gồm cả những bức vẽ trên tường với các khẩu hiệu bài Kitô Giáo được viết bằng tiếng Do Thái. Vào năm 2014, một kẻ tấn công đã cố gắng đốt phá tu viện.
Vào tháng 6 năm 2015, một cuộc tấn công đốt phá đã làm hư hại Nhà thờ Chúa Hoá Bánh Ra Nhiều, nằm trên bờ Biển Galilee, nơi Chúa đã nuôi sống hàng ngàn người qua phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều.
Những kẻ phá hoại đã làm vỡ cửa sổ kính màu và phá hủy một bức tượng của Đức Mẹ trong Nhà thờ Thánh Stêphanô ở tu viện Beit Jamal của dòng Salêsiêng, cách Giêrusalem 25 km về phía tây, vào tháng 9 năm 2017.
Vào ngày 8 tháng 6 năm 2019, các chủng sinh của Giáo Hội Armenia Tông truyền ở khu Thành Cổ của Giêrusalem đã bị các phần tử cực đoan Do Thái trẻ tuổi tấn công. Chúng nhổ nước bọt vào mặt họ, nói rằng “Kitô hữu đi chết đi” và nói thêm “Chúng tao sẽ xóa sổ bọn bay khỏi đất nước này”.
Tòa Thượng phụ Latinh của Giêrusalem đã nhiều lần kêu gọi các biện pháp giáo dục để đáp trả các cuộc tấn công phá hoại.
Yêu cầu của Hội đồng Công Giáo của Đất Thánh để thảo luận về các cuộc tấn công với các nhà chức trách Israel, bao gồm cả với Thủ tướng, đã bị từ chối liên tục.
Source:Reuters
2. Facebook và Twitter đã vận động để ‘loại bỏ’ Tổng thống Trump
Cựu Chủ tịch ABC Australia là ông Maurice Newman nhận định rằng “hoàn toàn rõ ràng” Facebook và Twitter là các tổ chức có tư tưởng chính trị đảng phái, và họ đã làm mọi cách để triệt hạ vị tổng thống hiện nay của Hoa Kỳ.
Ông cho biết:
“Zuckerberg và vợ Priscilla Chan đã trao 400 triệu đô la cho một tổ chức từ thiện để phân bổ cho các cơ quan bầu cử khác nhau, với lý do là quốc hội các tiểu bang đã không chuẩn chi đủ tiền, họ đã đặt các điểm bỏ phiếu bưu điện ở những nơi đảng Dân Chủ chiếm ưu thế so với đảng Cộng hòa”.
Priscilla Chan là người Tầu, tên tiếng Hoa âm ra tiếng Việt là Trần Minh Vũ (陳明宇),sinh ngày 24 tháng Hai, 1985 tại Braintree, Massachusetts, và lớn lên ở thành phố Quincy, một vùng ngoại ô của Boston cũng trong tiểu bang Massachusetts. Cha mẹ của cô là người Việt gốc Hoa. Họ đã sống tại Chợ Lớn trước khi vượt biên và được định cư ở Mỹ. Cô lớn lên nói tiếng Quảng Đông và làm thông dịch viên cho ông bà của mình. Cô có hai em gái. Theo một bài đăng trên Facebook của Mark Zuckerberg, Trần Minh Vũ là một Phật tử và là một bác sĩ Nhi Khoa.
Trần Minh Vũ vào Đại học Harvard năm 2003, nơi cô gặp và bắt đầu hẹn hò với Mark Zuckerberg. Cô tốt nghiệp năm 2007 với bằng Cử nhân sinh học. Cô thông thạo tiếng Quảng Đông, tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Cô là người tốt nghiệp đại học đầu tiên trong gia đình mình. Sau khi tốt nghiệp, cô dạy học tại một trường tư trong một năm, trước khi theo học y khoa tại Đại học California, San Francisco vào năm 2008. Cô tốt nghiệp năm 2012 và hoàn thành chương trình thực tập nội trú nhi khoa vào mùa hè năm 2015.
Trần Minh Vũ kết hôn với Zuckerberg vào ngày 19 tháng 5 năm 2012, một ngày sau khi Facebook ra mắt thị trường chứng khoán.
Chính sách quyết liệt loại trừ Tổng thống Trump của Facebook và dòng máu Tầu của Trần Minh Vũ đã gây nên các đồn đoán về ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Facebook.
Source:Sky News
2. Khảo sát của New York Post cho thấy một nửa dân số Hoa Kỳ không tin tưởng vào kết quả bầu cử
Miranda Devine, bình luận gia của New York Post, nói rằng một cuộc thăm dò mới cho thấy một nửa dân số Hoa Kỳ nghi ngờ các kết quả của cuộc bầu cử 3 tháng 11. Cô cho biết ngay cả một số ủng hộ viên của đảng Dân chủ cũng cho rằng kết quả của cuộc bầu cử Mỹ là “tanh”
Bà Devine cho biết bỏ phiếu Rasmussen cho thấy thậm chí 30 phần trăm của Biden cử tri nghĩ rằng kết quả bầu cử là “hôi tanh”.
“Gần một nửa người dân Mỹ, cụ thể là 47 phần trăm, không tin tưởng đây là một cuộc bầu cử hợp pháp. 75 phần trăm cử tri đảng Cộng hòa và thậm chí 30 phần trăm cử tri ủng hộ Biden nghĩ rằng đã có những gian lận trầm trọng,” cô nói với Sky News.
Theo ý kiến của Devine, nếu ông Joe Biden đắc cử thì nhiệm kỳ tổng thống của ông ta chẳng qua chỉ là “nhiệm kỳ tổng thống thứ ba của Obama”.
Source:Sky News
3. Vương quốc Hồi giáo Brunei tiếp tục cấm các cử hành lễ Giáng Sinh.
Kitô hữu được phép cử hành lễ Giáng Sinh ở nhà riêng của họ, nhưng một đạo luật được ban hành vào Mùa Giáng Sinh 2016, cấm tất cả những thể hiện bên ngoài bao gồm cả các trang trí tại các địa điểm công cộng cũng như trước tư gia. Những ai vi phạm có thể bị phạt đến năm năm tù.
Những người Hồi giáo nào gửi lời chúc mừng Giáng sinh, sử dụng cây Giáng sinh hay đèn, mặc quần áo ông già Noel, hoặc mừng lễ Giáng sinh cách này cách khác phải đối diện với án tù còn nặng hơn.
Lệnh cấm trên được đưa ra sau các áp lực lên chính quyền của các nhà lãnh đạo Hồi giáo. Họ lo sợ những hình thức tưng bừng của lễ Giáng sinh có thể cám dỗ người Hồi giáo bắt chước các thực hành Kitô giáo.
Dưới chiêu bài phòng chống coronavirus, nhiều cấm đoán mới lại vừa được thêm vào chẳng hạn như việc tập trung tại các tư gia để mừng Chúa Giáng Sinh.
Trong công nghị tấn phong Hồng Y hôm 28 tháng 11, Đức Cha Cornelius Sim, Giám Quản Tông Tòa của Brunei, đã không thể sang Rôma để nhận mũ đỏ từ tay Đức Thánh Cha
Brunei là một quốc gia Đông Nam Á với 416,000 dân trong đó 79% là người Hồi giáo, 9% Kitô Giáo, và 8% Phật giáo. Brunei có ba giáo xứ và 1,900 người Công Giáo. Ngoài Đức Tân Hồng Y Cornelius Sim, chỉ có 3 linh mục khác đang chăm sóc mục vụ cho người Công Giáo tại quốc gia này.
Bên cạnh Brunei, còn có các quốc gia khác cấm ngặt việc cử hành lễ Giáng Sinh là Ả rập Xê-út, Bắc Hàn, Tajikistan, và Somalia.
Nhiều diễn biến quan trọng vừa diễn ra tại Thánh Đô Rôma – Năm Thánh Giuse bắt đầu ngay khi công bố
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:25 09/12/2020
1. Đức Thánh Cha Phanxicô công bố Năm Thánh Giuse được bắt đầu ngay tức khắc
Hôm thứ Ba 8 tháng 12, Lễ Trọng Kính Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố Năm Thánh Giuse nhân kỷ niệm 150 năm ngày thánh nhân được tuyên phong là quan thầy của Giáo hội Hoàn vũ.
Năm Thánh sẽ bắt đầu ngay từ ngày 8 tháng 12 năm 2020 và kết thúc vào ngày 8 tháng 12 năm 2021, theo một sắc lệnh đã được Đức Thánh Cha ủy quyền cho Tòa Ân Giải Tối Cao công bố.
Sắc lệnh cho biết Đức Phanxicô đã thiết lập Năm Thánh Giuse để “mọi thành phần tín hữu, theo gương thánh nhân, có thể củng cố đời sống đức tin của họ hàng ngày trong việc hoàn thành thánh ý Thiên Chúa”.
Sắc lệnh nói thêm rằng Đức Thánh Cha đã ban các ân xá đặc biệt để đánh dấu Năm Thánh này.
Sắc lệnh ngày 8 tháng 12 được ban hành bởi Tòa Ân Giải Tối Cao, là cơ quan của Giáo triều Rôma giám sát việc ban phát các ân xá, và được ký bởi Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Chánh Tòa, và Đức Ông Krzysztof Nykiel, là Nhiếp chính.
Ngoài sắc lệnh này, Đức Phanxicô cũng đã công bố một tông thư dành riêng để trình bày các suy tư của ngài về Thánh Giuse, dưỡng phụ của Chúa Giêsu.
Trong Tông Thư có tựa đề Patris Corde, nghĩa là “Trái tim của một người cha”, Đức Thánh Cha giải thích rằng ngài muốn chia sẻ một số “suy tư cá nhân” về người phối ngẫu của Đức Trinh Nữ Maria.
Ngài nói: “Mong muốn thực hiện điều này của tôi tăng lên trong những tháng đại dịch” và lưu ý rằng nhiều người đã lặng lẽ hy sinh trong cuộc khủng hoảng coronavirus để bảo vệ người khác.
“Mỗi người chúng ta có thể khám phá trong Thánh Giuse - người đàn ông âm thầm, lặng lẽ trong đời sống hàng ngày - một sự cầu thay, hỗ trợ và hướng dẫn trong những lúc khó khăn”
“Thánh Giuse nhắc nhở chúng ta rằng những người lặng lẽ hay âm thầm trong bóng tối có thể đóng một vai trò không thể sánh được trong lịch sử cứu độ”.
Đức Giáo Hoàng Pius IX đã tuyên bố Thánh Giuse là người bảo trợ của Giáo hội Hoàn vũ vào ngày 8 tháng 12 năm 1870, trong sắc lệnh Quemadmodum Deus (cũng như Thiên Chúa).
Trong sắc lệnh công bố hôm thứ Ba, Tòa Ân Giải Tối Cao cho biết, “để tái khẳng định Thánh Giuse là quan thầy toàn thể Giáo hội”, Tòa Ân Giải Tối Cao sẽ ban ơn toàn xá cho những người Công Giáo đọc bất kỳ lời cầu nguyện nào đã được phê chuẩn hoặc bất kỳ hành động đạo đức nào nhằm tôn vinh Thánh Giuse, đặc biệt là vào ngày 19 tháng 3 lễ kính thánh nhân, và ngày 1 tháng 5 Lễ Thánh Giuse Thợ.
Những ngày đáng chú ý khác để lãnh nhận ơn Toàn xá là Lễ Thánh Gia vào ngày 29 tháng 12 và Chúa Nhật Thánh Giuse theo truyền thống Byzantine, cũng như ngày 19 hàng tháng và mỗi thứ Tư, là ngày dành riêng cho vị thánh theo truyền thống Latinh.
Nghị định cho biết: “Trong bối cảnh sức khỏe khẩn cấp như hiện nay, việc ban ơn toàn xá đặc biệt được mở rộng cho người già, người bệnh, người hấp hối và tất cả những người vì những lý do chính đáng không thể ra khỏi nhà, miễn là họ có lòng từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi và có ý định hoàn thành, càng sớm càng tốt, ba điều kiện thông thường, trong nhà riêng của họ hoặc nơi họ buộc phải cư trú, khi họ đọc kinh hay làm một hành động xuất phát từ lòng đạo đức để tôn kính Thánh Giuse, là vị thánh an ủi người bệnh và bảo trợ cho ơn chết lành, đồng thời dâng hiến với lòng tín thác nơi Chúa những đau đớn và khó chịu trong cuộc sống của họ”.
Ba điều kiện để nhận ơn toàn xá là xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha.
Trong tông thư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày những đức tính hiền phụ của Thánh Giuse, mô tả ngài là người được yêu mến, dịu dàng và yêu thương, vâng lời, chấp nhận và “can đảm một cách sáng tạo”. Ngài cũng nhấn mạnh rằng thánh nhân là một người cha lao động.
Đức Thánh Cha gọi Thánh Giuse là “một người cha trong bóng tối”, khi trích dẫn cuốn tiểu thuyết “The Shadow of the Father”, nghĩa là “Cái bóng của Người Cha”, do tác giả người Ba Lan Jan Dobraczyński xuất bản năm 1977.
Ngài nói rằng Dobraczyński, người được viện Yad Vashem của Israel tuyên bố là Người Công Chính Giữa Các Dân Nước vào năm 1993 vì đã bảo vệ trẻ em Do Thái ở Warsaw trong Thế chiến thứ hai, “đã sử dụng hình ảnh gợi lên từ một cái bóng để định nghĩa Thánh Giuse”.
“Trong mối quan hệ của thánh nhân với Chúa Giêsu, Thánh Giuse là hình bóng trần thế của Cha trên trời: Ngài trông nom và bảo vệ Chúa Giêsu, không bao giờ bỏ Ngài bơ vơ để đi theo con đường riêng của mình,” Đức Thánh Cha viết.
Đức Phanxicô nói rằng thế giới đương đại cần những tấm gương về tình phụ tử thực sự.
“Thế giới của chúng ta ngày nay cần những người cha. Những bạo chúa, hành xử độc đoán trên người khác như một phương tiện để bù đắp cho nhu cầu của chính họ, đều là vô dụng”.
“Tình phụ tử thực sự bác bỏ những nhầm lẫn giữa quyền hành và chủ nghĩa độc đoán, và loại bỏ những ngộ nhận giữa phục vụ và nô lệ, giữa thảo luận và áp bức, giữa bác ái và tâm lý thủ lợi, giữa quyền lực và sự hủy diệt”.
“Mọi ơn gọi đích thực đều được phát sinh ra từ việc trao ban chính mình, đó là kết quả của sự hy sinh trưởng thành. Tương tự, chức linh mục và đời sống thánh hiến đòi hỏi phải có sự trưởng thành như vậy. Dù ơn gọi của chúng ta là gì, cho dù là kết hôn, độc thân hay trinh tiết, việc trao ban bản thân sẽ không thành hiện thực nếu nó chỉ dừng lại ở sự hy sinh; trong trường hợp đó, thay vì trở thành một dấu chỉ của vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu, việc trao ban chính mình sẽ có nguy cơ trở thành một biểu hiện của bất hạnh, buồn bã và thất vọng”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã cổ vũ lòng sùng kính đối với Thánh Giuse trong suốt triều đại giáo hoàng của ngài.
Ngài bắt đầu sứ vụ mục tử toàn thể Hội Thánh vào ngày 19 tháng 3 năm 2013, Lễ Trọng kính Thánh Giuse, và dành bài giảng trong Thánh lễ nhậm chức để nói về thánh nhân.
Trong huy hiệu Giáo Hoàng của ngài có một cây cam tùng, được liên kết với Thánh Giuse trong truyền thống biểu tượng của người Tây Ban Nha.
Vào ngày 1 tháng 5 năm 2013, Đức Thánh Cha đã ban hành một sắc lệnh hướng dẫn rằng tên Thánh Giuse được đưa vào các Kinh nguyện Thánh Thể II, III và IV.
Đức Thánh Cha kết thúc tông thư mới của mình bằng cách thúc giục người Công Giáo cầu nguyện với Thánh Giuse.
“Kính Thánh Giuse, đấng bảo vệ Chúa Cứu thế, Người phối ngẫu của Đức Trinh nữ Maria đầy ơn phúc. Đức Chúa Trời đã giao phó Con Một của Ngài cho Thánh Giuse; Đức Maria đã đặt niềm tin của mình nơi Thánh Giuse; và cùng với Thánh Giuse Chúa Kitô đã khôn lớn. Xin Thánh Giuse cũng tỏ lòng hiền phụ với chúng con và hướng dẫn chúng con trên đường đời. Xin ban cho chúng con ân sủng, lòng thương xót và lòng can đảm, và xin bảo vệ chúng ta khỏi mọi điều ác. Amen.”
Source:Catholic News Agency
2. Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã được đưa vào một bệnh viện ở Rôma để phẫu thuật điều trị u xơ tuyến tiền liệt.
Hôm thứ Ba 8 tháng 12, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã được đưa vào một bệnh viện ở Rôma để phẫu thuật điều trị u xơ tuyến tiền liệt.
Ông trấn an mọi người rằng:
“Dự kiến trong một vài ngày tới ngài sẽ có thể xuất viện và dần dần tiếp tục công việc của mình”
Đức Hồng Y Parolin đang được điều trị tại trường Đại học Agostino Gemelli University Policlinic.
Đức Hồng Y, năm nay 65 tuổi, được phong chức linh mục tại Giáo phận Vicenza vào năm 1980.
Ngài được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm làm giám mục vào năm 2009, và được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa thánh tại Venezuela.
Ngài giữ chức Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh từ năm 2013 và tham gia Hội đồng Hồng Y cố vấn từ năm 2014.
Source:Catholic News Agency
3. Đức Cha Robert Guglielmone được Tòa Thánh minh oan
Hôm Chúa Nhật 6 tháng 12, Tòa Giám Mục Charleston, thuộc tiểu bang South Carolina, đã công bố kết quả cuộc điều tra của Tòa thánh trong đó bác bỏ cáo buộc Đức Cha Robert Guglielmone đã lạm dụng tình dục một thiếu niên.
Trong một thông cáo từ Giáo phận Charleston, một ngày sau đó, hôm thứ Hai 7 tháng 12, Đức Cha Robert Guglielmone cho biết ngài cảm thấy nhẹ nhõm vì cuộc điều tra của Vatican đã bác bỏ một cáo buộc chống lại ngài từ những năm 1970.
Đức Cha nói:
“Khi chúng ta kết thúc một năm vô cùng thử thách, tôi rất vui được chia sẻ một số tin tốt lành. Gần đây tôi đã nhận được một lá thư từ Tòa Sứ thần Tòa Thánh nói rằng Vatican đã xác định rằng cáo buộc lạm dụng tình dục chống lại tôi là không đúng sự thật và vô căn cứ.”
“Mặc dù điều này không gây ngạc nhiên cho tôi, nhưng đó là một tin rất đáng hoan nghênh vì nó xác nhận những gì tôi đã cương quyết tuyên bố. Tôi vô tội đối với lời buộc tội chống lại tôi.”
Đức Cha Guglielmone đã lãnh đạo Giáo phận Charleston từ năm 2009. Trước đó, ngài là linh mục tại Trung tâm Mục vụ của Giáo phận Rockville, New York. Vào tháng 8 năm 2019, Đức Cha Guglielmone bị cáo buộc lạm dụng tình dục trong một vụ kiện được nộp tại bang New York.
Đơn kiện được nộp vào ngày 14 tháng 8, ngày đầu tiên sau khi tiểu bang này công bố thời gian một năm cho những ai muốn tố cáo các vụ lạm dụng hoặc các tổ chức đã che chắn cho những kẻ lạm dụng họ, bất kể thời hiệu. Khoảng thời gian một năm được tạo ra do việc thông qua Đạo luật về lạm dụng tính dục trẻ em, trong đó kéo dài thời hiệu của New York đối với lạm dụng tình dục trẻ em.
Đơn kiện cáo buộc rằng linh mục Guglielmone đã lạm dụng tình dục một thanh niên trong khoảng thời gian nhiều năm khi ngài làm cha sở giáo xứ St. Martin Thành Tours ở Amityville, bắt đầu từ năm 1978.
Đức Cha Guglielmone đã nhiều lần khẳng định rằng những lời buộc tội chống lại ngài là hoàn toàn vô căn cứ. Vào ngày 16 tháng 8 năm ngoái, ngài tuyên bố sẽ giảm xuất hiện trước công chúng trong khi vụ việc đang được giải quyết.
Trong khi nhấn mạnh rằng lời buộc tội “không có ích lợi gì”, năm ngoái, vị giám mục nói rằng ngài không muốn “bị phân tán chú ý khỏi các công việc mục vụ quan trọng của Giáo hội ở Nam Carolina – bao gồm cả việc tạo ra môi trường an toàn cho con em chúng ta”.
Quá trình điều tra của Bộ Giáo lý Đức tin cho thấy các cáo buộc đưa ra hoàn toàn không có cơ sở. Vụ kiện vẫn đang chờ xử lý tại tòa án dân sự. Tuy nhiên, hầu chắc là tòa đời cũng phát hiện ra cáo buộc này không có cơ sở.
Tin tức về quyết định của Vatican đã được truyền đến các linh mục của giáo phận vào hôm thứ Sáu, và được công bố rộng rãi vào hôm Chúa Nhật.
Trong một tuyên bố với truyền thông địa phương hôm thứ Hai, một phát ngôn viên của giáo phận nói rằng Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican, cơ quan có thẩm quyền pháp lý đặc biệt trong Giáo hội về các trường hợp lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên, đã minh oan cho vị giám mục.
“Trung tâm mục vụ Giáo phận Rockville đã ủy nhiệm cho một công ty luật, có kinh nghiệm về những vấn đề như vậy và không có liên quan đến bất kỳ bên liên quan nào trong vụ việc, mở một cuộc điều tra toàn diện về những cáo buộc có hành vi sai trái liên quan đến Đức Cha Guglielmone.”
Ông Michael Acquilano, phát ngôn viên của Giáo phận Charleston nói như trên với hai tờ Charleston Post and Courier, và xác nhận rằng kết quả đã được gửi đến Bộ Giáo lý Đức tin.
Đức Cha Guglielmone đã cảm ơn các linh mục và tín hữu trong giáo phận đã “khích lệ và cầu nguyện trong thời gian khó khăn này”.
Source:Catholic News Agency
Giữa đại dịch kinh hoàng: Sắc lệnh Tòa Ân Giải Tối Cao về Ơn Đại Xá trong Năm Thánh Giuse đã bắt đầu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:31 09/12/2020
Hôm thứ Ba 8 tháng 12, Lễ Trọng Kính Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố Năm Thánh Giuse nhân kỷ niệm 150 năm ngày thánh nhân được tuyên phong là quan thầy của Giáo hội Hoàn vũ. Năm Thánh sẽ bắt đầu ngay từ ngày 8 tháng 12 năm 2020 và kết thúc vào ngày 8 tháng 12 năm 2021, theo một sắc lệnh đã được Đức Thánh Cha ủy quyền cho Tòa Ân Giải Tối Cao công bố.
Sắc lệnh cho biết Đức Phanxicô đã thiết lập Năm Thánh Giuse để “mọi thành phần tín hữu, theo gương thánh nhân, có thể củng cố đời sống đức tin của họ hàng ngày trong việc hoàn thành thánh ý Thiên Chúa”.
Sắc lệnh nói thêm rằng Đức Thánh Cha đã ban các ân xá đặc biệt để đánh dấu Năm Thánh này.
Nguyên bản tiếng Ý và tiếng Latinh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
SẮC LỆNH
Các ơn xá đặc biệt được ban nhân dịp Năm Thánh Giuse, do Đức Thánh Cha Phanxicô công bố nhân kỷ niệm 150 năm tuyên bố Thánh Giuse là Bổn mạng của Giáo hội hoàn vũ.
Hôm nay đánh dấu kỷ niệm 150 năm Sắc lệnh Quemadmodum Deus (cũng như Thiên Chúa), trong đó Chân phước Piô IX, khi xúc động trước những hoàn cảnh nghiêm trọng và thê lương trong đó Giáo hội bị bao vây bởi sự thù địch thế gian, đã công bố Thánh Giuse là Quan Thầy Bảo Trợ cho Giáo Hội Công Giáo.
Để duy trì sự giao phó toàn thể Giáo hội dưới sự bảo trợ quyền năng của Dưỡng Phụ Chúa Giêsu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thiết lập rằng, một Năm đặc biệt về Thánh Giuse sẽ được cử hành kể từ ngày hôm nay, là ngày kỷ niệm việc công bố Sắc lệnh Quemadmodum Deus cũng là ngày Lễ Trọng Kính Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội và là Hiền Thê của Thánh Giuse cực thanh cực tịnh; và sẽ kéo dài cho đến ngày 8 tháng 12 năm 2021. Trong năm này, mỗi tín hữu theo gương ngài có thể hàng ngày củng cố đời sống đức tin của mình ngõ hầu thực hiện trọn vẹn thánh ý Thiên Chúa.
Vì thế, tất cả các tín hữu sẽ có cơ hội tham dự qua những lời cầu nguyện và những việc lành phúc đức, để nhận được sự hộ phù của Thánh Giuse, là vị đứng đầu Gia đình Nazareth trên trời, cũng như được an ủi và xoa dịu khỏi những khổ não con người và xã hội đang đè nặng lên thế giới đương đại.
Lòng tôn sùng đối với Dưỡng Phụ Chúa Cứu Thế đã phát triển rộng rãi trong quá trình lịch sử của Giáo hội. Lòng sùng kính ấy dành cho ngài không chỉ là những hình thái thờ kính cao nhất chỉ sau Mẹ Thiên Chúa, và là Hiền Thê ngài; mà còn là lòng cậy trông xin ngài bảo trợ trong nhiều khía cạnh.
Huấn quyền của Giáo hội tiếp tục khám phá ra những chiều kích cũ và mới trong kho tàng Thánh Cả Giuse, như người chủ nhà trong Tin Mừng thánh Matthêu là người “lấy ra từ trong kho tàng của mình cả cái mới lẫn cái cũ” (Mt 13,52).
Các ơn xá được Tòa Ân Giải Tối Cao ban, thông qua Sắc lệnh này, được ban hành theo ý Đức Thánh Cha Phanxicô, và được ưu ái ban tặng trong Năm Thánh Giuse, sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đạt được cách hoàn hảo mục đích đã định.
Ơn Toàn Xá được ban trong các điều kiện thông thường (xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha) cho các tín hữu từ bỏ mọi quyến luyến với tội lỗi, miễn là họ tham gia Năm Thánh Giuse vào các dịp và theo cách thức được chỉ định bởi Tòa Ân Giải Tối Cao này.
a. Thánh Cả Giuse, một con người đích thực của đức tin, mời gọi chúng ta khám phá lại mối quan hệ hiếu thảo với Chúa Cha, làm mới lại lòng trung thành với lời cầu nguyện, lắng nghe và đáp lại bằng sự phân định sâu xa với thánh ý Thiên Chúa. Ơn Toàn Xá được ban cho những ai suy niệm trong ít nhất 30 phút Kinh Lạy Cha, hoặc tham gia vào một Khóa Tĩnh tâm tối thiểu một ngày bao gồm một bài suy niệm về Thánh Giuse.
b. Tin Mừng gán cho Thánh Giuse biệt danh “Người Công Chính” (x Mt 1:19): ngài, là người giám hộ “những kín nhiệm thân mật nằm sâu trong trái tim và tâm hồn” [1], giữ gìn những bí ẩn của Thiên Chúa, và do đó là người bảo trợ lý tưởng của gia đình, thúc giục chúng ta tái khám phá giá trị của sự im lặng, thận trọng và trung thành trong việc hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nhân đức công chính được thánh Giuse thực hành một cách gương mẫu là sự gắn bó hoàn toàn với lề luật Chúa, là luật của lòng xót thương, “bởi vì chính lòng thương xót của Thiên Chúa đã đưa công lý đích thực đến chỗ viên mãn” [2]. Vì vậy, những ai theo gương Thánh Cả Giuse, thực hiện một việc thương xót thể xác hoặc thiêng liêng, đều nhận được một ơn toàn xá.
c. Khía cạnh chính trong ơn gọi của Thánh Giuse là làm người giám hộ của Thánh Gia Nazareth, phu quân của Đức Trinh Nữ Maria và là thân phụ hợp pháp của Chúa Giêsu. Để tất cả các gia đình Kitô được kích thích tái tạo cùng một bầu không khí hiệp thông mật thiết, tình yêu và cầu nguyện là những điều đã được sống trong Thánh Gia, Ơn Toàn Xá được ban cho những ai đọc kinh Mân Côi trong các gia đình và giữa các cặp đính hôn.
d. Vào ngày 1 tháng 5 năm 1955, Tôi tớ Chúa Piô XII, đã thiết lập lễ Thánh Giuse Thợ, “với ước muốn rằng mọi người đều công nhận phẩm giá của công việc, và điều này sẽ truyền cảm hứng cho đời sống xã hội và luật lệ, dựa trên sự chia sẻ hợp lý giữa quyền lợi và nghĩa vụ” [3]. Vì vậy, Ơn Toàn Xá được ban cho bất cứ ai hàng ngày phó thác các hoạt động của mình cho sự bảo vệ của Thánh Giuse; và cho bất kỳ tín hữu nào cầu xin sự chuyển cầu của Người Thợ Thủ Công thành Nazareth xưa, để những người đang tìm công ăn việc làm có thể tìm được việc và công việc của mọi người được xứng đáng hơn.
e. Cuộc lánh nạn của Thánh Gia đến Ai Cập “cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa hiện diện ở những nơi con người gặp nguy hiểm, nơi con người đau khổ, nơi con người phải chạy trốn, nơi con người phải trải qua sự từ khước và ruồng bỏ” [4]. Ơn Toàn Xá được ban cho những tín hữu nào đọc Kinh Cầu Thánh Giuse (đối với truyền thống Latinh), hoặc hát Thánh Ca kính Thánh Giuse, toàn bộ hoặc ít nhất một phần (đối với truyền thống Byzantine), hoặc đọc một số kinh nguyện với Thánh Giuse khác, phù hợp với truyền thống phụng vụ của mình, cầu xin cho Giáo hội đang bị bách hại cả bên trong và ngoài thế giới, và cầu xin cho tất cả các Kitô hữu đang chịu mọi hình thức bách hại.
Thánh Têrêxa Avila đã công nhận nơi Thánh Giuse là quan thầy bảo vệ chúng ta cho mọi hoàn cảnh của cuộc sống: “Dường như Thiên Chúa đã ban cho chúng ta các vị Thánh này Thánh khác để giúp đỡ chúng ta trong các nhu cầu khác nhau, nhưng tôi đã kinh nghiệm rằng Thánh Giuse vinh quang mở rộng sự bảo trợ của ngài trong tất cả các trường hợp” [ 5]. Gần đây hơn, Thánh Gioan Phaolô II nhắc lại rằng hình tượng Thánh Giuse có “một sự liên quan mới đối với Giáo hội trong thời đại chúng ta, và đối với thiên niên kỷ Kitô mới” [6].
Để tái khẳng định tính phổ quát của sự bảo trợ của Thánh Giuse đối với Giáo hội, ngoài những dịp đã nói ở trên, Tòa Ân Giải Tối Cao ban Ơn Toàn Xá cho các tín hữu đọc bất cứ kinh nguyện nào đã được phê chuẩn, hoặc thực hiện một việc đạo đức để tôn vinh Thánh Giuse, chẳng hạn đọc kinh “Ad te Beate Ioseph” [tiếng Việt gọi là Kinh Ông Thánh Giuse Bầu Cử][7], đặc biệt là vào các ngày 19 tháng Ba và 1 tháng Năm, vào Lễ Thánh Gia của Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse, vào Chúa Nhật của Thánh Giuse (theo truyền thống Byzantine), vào ngày 19 mỗi tháng và mỗi thứ Tư, là ngày dành riêng để kính Thánh Giuse theo truyền thống Latinh.
Trong bối cảnh sức khỏe khẩn cấp như hiện nay, việc ban ơn toàn xá đặc biệt được mở rộng cho người già, người bệnh, người hấp hối và tất cả những người vì những lý do chính đáng không thể ra khỏi nhà, miễn là họ có lòng từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi và có ý định hoàn thành, càng sớm càng tốt, ba điều kiện thông thường, trong nhà riêng của họ hoặc nơi họ buộc phải cư trú, khi họ đọc kinh hay làm một hành động xuất phát từ lòng đạo đức để tôn kính Thánh Giuse, là vị thánh an ủi người bệnh và bảo trợ cho ơn chết lành, đồng thời dâng hiến với lòng tín thác nơi Chúa những đau đớn và khó khăn trong cuộc sống của họ.
Để giúp anh chị em giáo dân đạt được ơn thánh nhờ những điều kiện thuận lợi về mặt mục vụ, Tòa Ân Giải Tối Cao này tha thiết cầu xin rằng tất cả các linh mục được phú cho những năng quyền thích hợp, hãy trao ban chính mình với một tinh thần sẵn sàng và quảng đại cử hành Bí tích Thống hối cũng như trao Mình Thánh Chúa cho các bệnh nhân.
Sắc lệnh này có hiệu lực trong Năm Thánh Giuse, bất chấp tất cả quy định ngược lại.
Ban hành tại Rôma, từ trụ sở của Tòa Ân Giải Tối Cao, vào ngày 8 tháng 12 năm 2020.
+ Đức Hồng Y Mauro Piacenza
Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao
Đức Ông Krzysztof Nykiel
Nhiếp chính
[1] Pio XI, Discorso in occasione della proclamazione dell’eroicità delle virtù della Serva di Dio Emilia de Vialar, in “L’Osservatore Romano”, anno LXXV, n. 67, 20-21 marzo 1935, 1.
[2] Francesco, Udienza generale (3 febbraio 2016).
[3] Pio XII, Discorso in occasione della Solennità di San Giuseppe artigiano (1° maggio 1955), in Discorsi e Radiomessaggi di Sua Santità Pio XII, XVII, 71-76.
[4] Francesco, Angelus (29 dicembre 2013).
[5] Teresa d’Ávila, Vita, VI, 6 (trad. it. In Ead., Tutte le opere, a cura di M. Bettetini, Milano 2018, 67).
[6] Giovanni Paolo II, Esortazione apostolica Redemptoris Custos sulla figura e la missione di San Giuseppe nella vita di Cristo e della Chiesa (15 agosto 1989), 32.
Phụ Lục
Kinh Ad te Beate Ioseph tiếng Latinh
AD te beate Ioseph, in tribulatione nostra confugimus, atque, implorato Sponsae tuae sanctissimae auxilio, patrocinium quoque tuum fidenter exposcimus. Per eam, quaesumus quae te cum immaculata Virgine Dei Genetrice coniunxit, caritatem, perque paternum, quo Puerum Iesum amplexus es, amorem, supplices deprecamur, ut ad hereditatem, quam Iesus Christus acquisivit Sanguine suo, benignus respicias, ac necessitatibus nostris tua virtute et ope succurras.
Tuere, o Custos providentissime divinae Familiae, Iesu Christi subolem electam; prohibe a nobis, amantissime Pater, omnem errorum ac corruptelarum luem; propitius nobis, sospitator noster fortissime, in hoc cum potestate tenebrarum certamine e caelo adesto; et sicut olim Puerum Iesum e summo eripuisti vitae discrimine, ita nunc Ecclesiam sanctam Dei ab hostilibus insidiis atque ab omni adversitate defende: nosque singulos perpetuo tege patrocinio, ut ad tui exemplar et ope tua suffulti, sancte vivere, pie emori, sempiternamque in caelis beatitudinem assequi possimus. Amen.
Tiếng Anh: To thee, O blessed Joseph
To you, O Blessed Joseph, we have recourse in our affliction, and having implored the help of your most holy Spouse, we seek with confidence thy patronage also. By that affection wherewith you were united to the Immaculate Virgin, Mother of God; by the fatherly love with which you did embrace the Child Jesus, we humbly beseech you to look down with gracious eye upon that inheritance which Jesus Christ purchased for us by His Blood, and to help us in our need by your powerful intercession.
Defend, O you most watchful guardian of the Holy Family, the chosen offspring of Jesus Christ. Keep from us, O most loving father, all blight of error and corruption. Aid us from on high, O you our most valiant defender, in this conflict with the powers of darkness. And even as of old you did rescue the Child Jesus from the peril of His life, so now defend God’s Holy Church from the snares of the enemy and from all adversity. Shield us ever under thy patronage, so that imitating thy example and strengthened by your help, we may live a holy life, die a happy death, and attain to everlasting bliss in heaven. Amen.
Tiếng Việt: Kinh Ông Thánh Giuse Bầu Cử
Lạy ơn Ông Thánh Giuse. Chúng con chạy đến cùng Người, trong cơn gian nan chúng con mắc phải. Chúng con đã kêu van cùng Rất Thánh Đức Bà là Đấng đã làm Bạn cùng Người, phù hộ gìn giữ chúng con, thì chúng con cũng lấy lòng trông cậy cho vững vàng, mà xin Ông Thánh Giuse bầu cử cho chúng con như vậy.
Chúng con xin vì nhân đức kính mến, mà Người làm Bạn cùng Rất Thánh Đồng Trinh là Mẹ Chúa Trời, và là Đấng chẳng mắc phải tội tổ tông truyền, cùng vì lòng thương Người đã ẵm lấy Đức Chúa Giêsu, thì chúng con xin Ông Thánh Giuse ghé mặt lại mà thương đến Hội Thánh, là phần sản nghiệp Đức Chúa Giêsu đã lấy Máu Thánh mình mà chuộc. Lại xin Người dùng sức mạnh thiêng liêng và quyền phép Người, mà giúp đỡ những sự chúng con còn thiếu thốn.
Lạy Đấng đã coi sóc Đức Chúa Giêsu cùng Đức Bà cho cẩn thận, thì chúng con xin Người bênh vực con cái Đức Chúa Giêsu đã chọn. Lạy Cha rất thương yêu! Chúng con xin Người cất mọi sự dối trá cùng mọi tội lỗi, cho chúng con khỏi mắc phải những sự ấy. Lạy Đấng rất mạnh đang ở trên trời hay gìn giữ chúng con, xin Người dủ lòng thương mà che chở chúng con đang khi chiến trận cùng kẻ thù tối tăm là các ma quỉ. Như xưa Người đã gìn giữ Đức Chúa Giêsu cho khỏi cơn hiểm nghèo thế nào, thì rầy chúng con cũng xin Người cứu chữa lấy Hội Thánh, cho khỏi các mưu kế giặc thù, và các sự gian nan khốn khó như vậy, cùng xin Người hằng bầu cử cho chúng con được bắt chước Người, và trông cậy vì quyền thế Người, cho được giữ đạo cho trọn, cùng được chết lành, và được hưởng phúc vô cùng trên thiên đàng. Amen.
Source:Holy See Press Office