Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúng tôi phải làm gì?
Đinh lập Liễm
03:52 11/12/2009
CHÚA NHẬT 3 MÙA VỌNG C
CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ ?
+++
A. DẪN NHẬP
Chúa nhật hôm nay được gọi là Chúa nhật Mầu Hồng vì Ca nhập lễ bắt đầu bằng lời kêu gọi “Hãy vui lên” của thánh Phaolô. Bài đọc 1 và 2 hôm nay làm sáng lên niềm vui và hy vọng. Mầu hồng là mầu diễn tả niềm vui thay vì mầu tím, mầu của tình trạng chưa được thỏa mãn. Có tất cả những điều ấy vì ngày Chúa đến đã gần kề. Ngày hôm nay là cơ hội thuận tiện để chúng ta suy nghĩ về niềm vui của đời Kitô hữu, của những người có Tin mừng cứu độ của Thiên Chúa.
Tuy nhiên, chúng ta chỉ có được niềm vui thực sự khi tâm hồn chúng ta đã được chuẩn bị sẵn sàng cho việc Chúa đến. Nói cách khác, trong khi chờ đợi Chúa đến, chúng ta phải làm gì một cách cụ thể ? Thánh Gioan đã trả lời cho chúng ta trong bài Tin mừng hôm nay.
Một cách tổng quát, thánh Goan bảo mọi người phải thực thi công bằng và bác ái trong khi chờ đợi Chúa đến. Nhưng cách riêng đối với từng hạng người thì Gioan đã cho những chỉ dẫn khác nhau:
- Đối với dân chúng: hãy biết chia sẻ cho người khác.
- Đối với người thu thuế, hãy thực thi đức công bằng.
- Đối với quân nhân: đừng hà hiếp dân chúng.
Họ không cần thay đổi nghề nghiệp mà chỉ cần sống cho lương thiện.
Ngoài ra, để đánh tan dư luận cho ngài là Đấng Messia thì Gioan đã khiêm tốn loan báo cho họ biết Đấng Messia sẽ đến, Ngài cao trọng hơn ông, đến nỗi ông không xứng đáng cởi quai dép cho Ngài.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Xp 3, 14-18
Tiên tri Xophônia, là người đồng thời với tiên tri Giêrêmia, đi rao giảng vào cuối thế kỷ thứ 7 trước công nguyên, thời ấu vương Giosias (640-630) vào những năm trước cuộc phục hưng tôn giáo do nhà vua phát động.
Trong hoàn cảnh đó, nước Do thái đang ở trong tình trạng tồi tệ: bên trong thì đạo đức suy đồi, bên ngoài thì họa xâm lăng đang rình rập. Tuy thế, tiên tri Xophônia vẫn loan báo tin vui cho dân chúng “An lệnh của ngươi Thiên Chúa đã rút lại, và thù địch của ngươi Ngài đã đẩy xa” vì thế “hãy reo lên hỡi thiếu nữ Sion. Hoan hô đi nào, hỡi Israel ! Mừng vui lên, hỡi thiếu nữ Giêrusalem… Bởi đã đến ngày Thiên Chúa đến ban ơn cứu độ và ngự giữa dân Ngài”.
+ Bài đọc 2: Pl 4,4-7
Thánh Phaolô kêu gọi các tín hữu Philipphê hãy vui lên trong niềm vui của Thiên Chúa bởi vì Chúa sắp đến với ơn bình an của Ngài: ”Anh em hãy vui lên trong Chúa. Tôi nhắc lại một lần nữa: anh em hãy vui lên”(Pl 4,4).
Niềm vui này sẽ đến với chúng ta nếu chúng ta biết sống hiền hòa rộng rãi với mọi người và biết sống phó thác cho Chúa trong lời cầu nguyện. Không phải lo lắng gì cả, có gì cứ trình bầy với Chúa.
+ Bài Tin mừng: Lc 3,10-18
Nghe Gioan rao giảng, người ta nô nức đến sông Giorđan chịu phép rửa để xin ơn tha tội. Họ tỏ lòng sám hối để đón chờ Chúa đến. Nhưng để dọn đường cho Chúa đến, dân chúng chưa biết phải làm gì và làm thế nào, nên họ hỏi ông:”Chúng tôi phải làm gì” ?
Để giúp các thành phần trong dân Chúa dọn lòng đón tiếp Đấng Messia, Gioan Tẩy giả đã đề nghị một cách tổng quát: Hãy sống công bình và bác ái. Ông không bảo họ phải bỏ nghề nghiệp của mình mà hãy sống tốt cho phù hợp với hoàn cảnh của từng hạng người:
- Đối với người dân: hãy chia sớt cho ai không có.
- Đối với người thu thuế: hãy sống công bằng.
- Đối với quân nhân: đừng hà hiếp dân.
Thấy dân chúng tôn vinh mình, tưởng mình là Đấng Messia, Gioan đã khiêm tốn phủ nhận dư luận ấy, và giới thiệu Đấng Messia thật cho họ biết: ”Đấng quyền thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Ngài”.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Tôi phải làm gì đây.
I. ẢNH HƯỞNG CỦA LỜI KÊU GỌI
1. Gioan rao giảng việc sám hối
Trong tuần lễ trước, thánh Gioan đã xuất hiện tại sa mạc Giorđan rao giảng kêu gọi mọi người chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội. Ông đã lặp lại lời tiên tri Isaia cách đó 500 năm, vạch ra con đường để dân chúng theo: ”Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Ngài đi. Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, mọi núi đồi phải bạt cho thấp, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho phẳng. Rồi mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”.
Lời kêu gọi đó đã được nhiều người chấp nhận, trong số những người đã chịu phép rửa ở sống Giorđan có cả những người thu thuế và quân nhân. Dĩ nhiên cũng có người tò mò đến xem hoặc đến nghe mà cứng lòng không hối cải như những người biệt phái và luật sĩ. Đối với những ngưới ấy, Gioan đã răn đe, báo trước cho họ hình phạt sẽ hòng đổ xuống đầu như chiếc rìu đã đặt sẵn vào gốc cây.
2. Ý thức và nhận mình là người có tội
Muốn sửa đổi con người của mình, muốn tiến triển trên con đường nhân đức, đều cần thiết là phải biết mình. Người ta thường mắc khuyết điểm nay vì: ”Bàng quan giả tỉnh, đương cục giả mê”: việc người thì sáng, việc mình thì quáng. Nhiều khi con người bị tính tự ái hay tình tư dục làm mờ ám lương tri, không còn nhìn ra chân lý, không biết thực trạng con người mình, nên nhiều khi cần có người thức tỉnh.
Truyện: Anh là người có tội
Cách đây ít lâu, bác sĩ Karl Menninger, trưởng khoa tâm bệnh học của Mỹ đã làm nhiều người kinh ngạc với quyển sách của ông mang tựa đề “Whatever became of sins”(điều gì đang xẩy đến cho tội lỗi). Ông bắt đầu quyển sách bằng một câu chuyện trào lộng khiến chúng ta phải suy nghĩ. Vào một ngày chúa nhật tháng 9 năm 1972, trên góc phố đông người qua lại thuộc khu trung tâm Chicago, xuất hiện một nhà chuyên giảng thuyết ở đường phố. Đang lúc các nhân viên văn phòng vội vã lo đi ăn trưa, nhà giảng thuyết này thình lình giương cánh tay phải lên, dùng cánh tay xương xẩu chỉ vào một nhân viên nào đó rồi la lên:”Anh là kẻ có tội”! Đoạn ông đứng im, nghỉ vài giây rồi lại bắt đầu chỉ vào một nhân viên khác rồi la lên:”Anh là kẻ có tội”!
Bác sĩ Menninger nói:”Tác động mà nhà giảng thuyết gây ra nơi những người bộ hành đi ngang qua đó thật là kỳ lạ”. Họ lấm lét nhìn ông, rồi lại quay mặt đi chỗ khác, rồi lại lén nhìn nữa, và cuối cùng vội vàng đi tiếp (M. Link).
Chắc chắn Gioan Tẩy giả cũng gây được tác động tương tự trên đám dân khi ngài xuất hiện ở bờ sông Giorđan. Ngài cũng như nhà giảng thuyết đã chạm vào nơi vùng thâm sâu dễ thương tổn nhất của dân chúng. Ngài đòi buộc dân chúng xét lại tâm hồn mình và nhận biết lỗi lầm của mình. Ngài còn đòi hỏi họ phải từ bỏ tội lỗi để quay về cùng Thiên Chúa.
3. Chờ đợi Đấng Cứu thế
Kẻ học biết Kinh thánh và những luật sĩ chỉ lo nghiền ngẫm những lời tiên tri loan báo: Đấng Cứu thế sắp đến là: ”Vua được xức dầu. Ngài đến trong dòng dõi Giuđa. Ngài chiến thắng quân thù, giết những vua chúa ngoại bang… Đấng xức dầu sẽ tụ họp dân Ngài trong đường công chính, cai trị các quốc gia, loại trừ mọi bất công và gian ác. Phúc cho ai được sống trong thời đại ấy” Họ nghiền ngẫm những lời ấy và suy đoán sắp đến ngày Đấng Cứu thế xuất hiện và ai ai cũng đều cầu xin Ngài đến.
Giờ đây họ được nghe loan báo Ngài đang đến. Thế là như cá gặp nước, như người chết đuối vớ được phao cứu, dân chúng đổ xô đến với Gioan và hỏi:”Chúng tôi phải làm gì để đón rước Đấng Cứu thế” (Vũ khắc Nghiêm).
II. CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ ?
1. Những hướng dẫn cụ thể
Sau khi được nghe lời kêu gọi sám hối của Gioan Tẩy giả, dân chúng nôn nóng muốn thực hành ngay những điều ông dạy, nhưng những lời rao giảng ấy còn khó hiểu với những người phần lớn là thôn quê, đơn sơ chất phác. Họ muốn những lời dạy cụ thể hơn. Những việc mà Gioan muốn cho họ thực hiện chung qui là “Công bằng và Bác ái”. Tùy từng hạng người mà ông cho những hướng dẫn cụ thể.
a) Đối với dân chúng
Đám dân đến nghe Gioan rao giảng đều là những người bình dân, cho nên lời rao giảng của ông là rõ ràng, chính xác và cần thực hiện ngay không được chậm trễ. Nó không có gì thuộc phạm vi trí thức hay khó hiểu cả, chính trong cái bình thường nhất hay tầm thường nhất của cuộc sống hằng ngày (ăn, mặc…) mà sự hoán cải qua thân xác, sự quay lại của tâm hồn gọi là “metanoia” cần được thực hiện. Nên Gioan đã trả lời: ”Ai có hai áo, thì chia cho người không có, ai có gì ăn thì cũng làm như vậy”.
b) Đối với người thu thuế và quân nhân (cảnh sát)
Trong đám đông dân chúng đến chịu phép rửa, người ta nhận thấy có cả người thu thuế và cảnh sát. Đó là những người bị người ta ghét nhất thời đó, là những người ít tư cách nhất để đón tiếp Đức Giêsu, những người sống ngoài lề xã hội và bị khinh bỉ, những người tội lỗi nhất, những hạng người “đểu cáng”.
Những người thu thuế cũng thành thực hỏi ông:”Thưa Thầy, chúng tôi phải làm gì” ? Ông trả lời cho họ: ”Đừng hỏi gì quá mức đã ấn định cho mình”. Binh lính cũng hỏi ông: ”Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì”? Ông bảo họ: ”Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình”
Ở đây chúng ta nhận ra rằng Tin mừng theo thánh Luca sẽ cho chúng ta thấy Đức Giêsu”dùng bữa nơi nhà người tội lỗi”(Lc 5,27-30). Làm cho những người công chính rất bất bình với Đức Giêsu,”ngụ tại nhà người tội lỗi”(Cl 19,7) làm cho những người “đàng hoàng” phải bực bội. Đức Giêsu nói rằng Ngài đến không phải vì những người công chính (Lc 5,32).
2. Không đổi nghề nhưng đổi cung cách hành xử
Thánh Phaolô không bảo họ phải lên rừng, vào hoang địa đi tu như Ngài. Không bảo người ta phải sống khắc khổ, ăn châu chấu và mật ong rừng, mặc áo nhặm da thú như ngài. Nhưng đối với đại đa số dân chúng, ngài chỉ bảo họ sống yêu thươug, hãy thực thi bác ái.
Còn đối với những người thu thuế và cảnh sát của quân đội chiếm đóng, Gioan Tẩy giả không yêu cầu họ đổi nghề, nhưng chỉ cần có cung cách sống mới: tôn trọng công lý, không lạm dụng sức mạnh mình có trong tay, bằng lòng với những gì mà quyền lợi và luật pháp đã quy định. Tất cả những lời khuyên trên đây thuộc lãnh vực nghề nghiệp. Chúng nhằm đến những tội lỗi, mà người thu thuế và binh lính thời ấy thường hay vấp phạm: làm giầu bằng cách lợi dụng tư thế bất khả xâm phạm do nghề nghiệp của mình. Lợi dụng thế mạnh nhất của mình đang nắm giữ (Quesson).
Lao động là việc cần thiết và có lợi cho đời sống vật chất cũng như tinh thần. Nói đến lao động là nói đến nghề nghiệp. Hiện nay bên Mỹ người ta đếm được 23.559 cách làm ăn để sinh sống. Tựu trung tất cả các nghề làm ăn sinh sống đều qui về hai loại lao động là trí óc và chân tay. Nghề nào cũng tốt, không có nghề nào xấu, chỉ có người xấu như ngạn ngữ Pháp đã nói:”Il n’y a pas un sot métier”: không có nghề nào xấu cả. Chúng ta cứ tiếp tục nghề nghiệp hiện tại của mình một cách lương thiện.
Những lời khuyên của Gioan ở trên thích nghi với địa vị của mỗi người. Ông không đòi buộc người ta tách lìa khỏi thế gian hoặc phải từ bỏ các nghề nghiệp. Ông chỉ đòi hỏi lòng nhân hậu và đức công bình, đó là những hoa trái biểu lộ lòng sám hối đích thực trong lúc chời đợi Đấng Cứu thế.. Giáo huấn của Gioan vì thế có tính cách chuẩn bị cho những đòi hỏi quyết liệt hơn của Đức Giêsu (Lc 6,29.32-36; Mt 5,39-48).
3. Kết quả của việc sám hối
Nếu mọi người biết thực thi lời Gioan khuyên nhủ, chắc chắn niềm vui sẽ đến với mọi người vì tâm hồn mình đang sẵn sàng chờ đợi Chúa đến. Lời thánh Phaolô tông đồ trong bài đọc 2 hôm nay phải rộn vang trong lòng mọi người đón chờ Chúa đến:”Anh em hãy vui lên trong Chúa. Tôi nhắc lại một lần nữa: Anh em hãy vui lên”(Pl 4,4).
Tác giả Chesterton đã viết:”Niềm vui là bí mật to lớn của người Kitô hữu”. Quả đúng như thế, bởi vì Kitô hữu là người đã được Thiên Chúa mạc khải, được Ngài hướng dẫn đưa vào trong những kế hoạch huyền nhiệm của Ngài liên quan đến tương lai của nhân loại, cũng như những phương thế để thực hiện tương lai này. Ngoại trừ tội lỗi, không một thứ gì có thể làm cho người Kitô hữu phải buồn phiền: họ vui vì họ đã đặt mọi niềm hy vọng nơi Thiên Chúa; họ luôn luôn vui. Bởi vì Chúa Thánh Thần là Đấng dưỡng nuôi niềm vui của họ.
Để cho niềm vui được chan hòa trong lòng, người Kitô hữu cần biết chia sẻ niềm vui; bởi vì tâm hồn càng triển nở và dồi dào sức sống, nếu nó biết trao hiến, biết tận tình phục vụ. Đây không phải là một tình huynh đệ giả tạo, mà là sự khả ái, sự an nhiên giúp chúng ta có thể thấu hiểu mọi sự, mà không thiếu sự cương quyết; có thể sống an nhiên, mà không vì thế trốn tránh các khó khăn của cuộc đời.
Thánh Phaolô đã khuyên các tín hữu: ”Hãy vui cùng kẻ vui, hãy khóc cùng kẻ khóc”. Sở dĩ Ngài khuyên các tín hữu như vậy là vì con người hay ích kỷ, chỉ biết vơ mọi cái vào cho mình, mình là trung tâm của vũ trụ, còn thì sống chết mặc bay. Cho nên biết chia sẻ niềm vui cho người khác cũng là thực thi bác ái và nó đòi phải hy sinh, hy sinh phải ra khỏi cái ốc đảo của mình để chú ý đến người khác. Người ta nói:”Niềm vui mà được chia sẻ thì tăng lên gấp bội, và nỗi buồn mà được chia sẻ thì sẽ giảm đi được một nửa”. Như vậy thì ai mà không muốn được chia sẻ ?
Sự vui tươi không ở trong cảnh vật mà chỉ có ở trong lòng người: ta vui thì cảnh vật vui, ta buồn thì cảnh vật sẽ buồn. Cảnh vật bên ngoài chỉ là bức họa phản chiếu tâm hồn từng người. Đúng như thi sĩ Nguyễn Du đã nói trong truyện Kiều:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
Một người đã có Chúa trong mình thì bao giờ cũng vui tươi mặc dầu sống trong cảnh đau khổ. Không gì có thể làm cho họ buồn vì thánh vịnh 42 đã chứng minh: ”Introibo ad altare Dei, ad Deum qui laetificat juventutem meam”: Tôi sẽ bước tới bàn thờ Thiên Chúa, đến cùng Đấng làm cho tuổi xuân tôi được mừng vui”(Tv 42,4).
Truyện: Vui buồn ở tại lòng người.
Buổi sáng ở trạm xăng ngoại ô San Francisco. Một người ngồi xe hơi đến:
- Xin cho hỏi thăm ông chủ một chuyện. Hai tuần lễ vừa qua, tôi nghỉ mát tại Santa Cruz. Thật hứng thú. Phong cảnh ở đó đẹp. Dân ở đó dễ thương. Còn về Redwood Highway, ông chủ có ý kiến gì không ?
Ông chủ cây xăng hớn hở trả lời:
- Ở Redwood-Highway dân cũng dễ mến lắm.
Chưa đầy một tiếng đồng hồ sau, một người khác cũng muốn biết về nơi nghỉ mát này. Chàng nhăn nhó nói:
- Vừa rồi, tôi đã uổng mất hai tuần nghỉ mát. Chỉ thấy bực mình. Phòng ngủ thì thiếu tiện nghi. Dân ở đó dễ ghét.
Ông chủ rầu rầu đáp:
- Miền Redwood-Highway cũng chẳng hơn gì.
Khách đi rồi, người ta mới hỏi ông:
- Tại sao thay đổi ý kiến chóng như vậy ?
Ông nói:
- Đâu có. Tôi chỉ nhận xét rằng hai ông khách kia mỗi người theo đuổi một cảm nghĩ, không ai muốn thay đổi. Ông thứ nhất yêu những người đã gặp, và thích phong cảnh đã được xem. Vậy chắc là đi tới nơi nào ông cũng thích cũng yêu nơi đó. Còn người thứ nhì thì khó tính, hay càu nhàu. Vậy tôi nghĩ rằng đi tới đâu, ông ta bất mãn nơi đó.
(Vũ minh Nghiễm, Sống sống, tr 210-212)
Trong tuần lễ này, chúng ta phải năng hỏi Chúa:”Lạy Chúa, con phải làm gì”? Câu hỏi này chúng ta đã từng gặp nhiều lần trong Kinh thánh để rồi Chúa sẽ trả lời cho chúng ta trong ơn thánh. Chúng ta thử đưa ra mấy trường hợp. Trước hết, người thanh niên giầu có và thông luật đến hỏi Đức Giêsu:”Tôi phải làm gì để được sống đời đời”? Ông Nicôđêmô, sau khi nghe Đức Giêsu nói về sự “tái sinh” bởi nước và Thánh Thần, ông thấy khó hiểu và tự hỏi: ”Tôi phải làm gì, không lẽ già cả như tôi lại chui vào lòng mẹ mà sinh lại”? Khi bị quật ngã trên đường đi Đamas, thánh Phaolô cũng đã hỏi Chúa một câu tương tự:”Thưa ngài, tôi phải làm gì”?
Tóm lại, qua bài Tin mừng hôm nay, thánh Gioan Tẩy giả đã vạch ra cho chúng ta một cách sống đẹp lòng Chúa để dọn đường cho Chúa đến là hãy sống yêu thương và công bằng. Đó là những hoa trái biểu lộ đích thực lòng sám hối. Và đó cũng là những chuẩn bị cho những đòi hỏi quyết liệt của Chúa Giêsu sẽ vạch ra sau này. Chúa đòi hỏi chúng ta phải ra sức làm việc phục vụ anh em trong yêu thương, trong công bằng bác ái, chú ý đến kẻ khác để có thể nói “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Chúa cũng muốn chúng ta thực hiện câu tục ngữ người ta thường nói: ”Có đi có lại mới toại lòng nhau”: chúng ta có biết quên mình đi mà đến với tha nhân, thì Chúa mới đến với chúng ta và khi đã có Chúa là nguồn vui thì chắc chắn chúng ta sẽ được vui tươi. Hãy thực hiện lời thánh Phaolô: ”Anh em hãy vui lên trong Chúa”.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
6
CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ ?
+++
A. DẪN NHẬP
Chúa nhật hôm nay được gọi là Chúa nhật Mầu Hồng vì Ca nhập lễ bắt đầu bằng lời kêu gọi “Hãy vui lên” của thánh Phaolô. Bài đọc 1 và 2 hôm nay làm sáng lên niềm vui và hy vọng. Mầu hồng là mầu diễn tả niềm vui thay vì mầu tím, mầu của tình trạng chưa được thỏa mãn. Có tất cả những điều ấy vì ngày Chúa đến đã gần kề. Ngày hôm nay là cơ hội thuận tiện để chúng ta suy nghĩ về niềm vui của đời Kitô hữu, của những người có Tin mừng cứu độ của Thiên Chúa.
Tuy nhiên, chúng ta chỉ có được niềm vui thực sự khi tâm hồn chúng ta đã được chuẩn bị sẵn sàng cho việc Chúa đến. Nói cách khác, trong khi chờ đợi Chúa đến, chúng ta phải làm gì một cách cụ thể ? Thánh Gioan đã trả lời cho chúng ta trong bài Tin mừng hôm nay.
Một cách tổng quát, thánh Goan bảo mọi người phải thực thi công bằng và bác ái trong khi chờ đợi Chúa đến. Nhưng cách riêng đối với từng hạng người thì Gioan đã cho những chỉ dẫn khác nhau:
- Đối với dân chúng: hãy biết chia sẻ cho người khác.
- Đối với người thu thuế, hãy thực thi đức công bằng.
- Đối với quân nhân: đừng hà hiếp dân chúng.
Họ không cần thay đổi nghề nghiệp mà chỉ cần sống cho lương thiện.
Ngoài ra, để đánh tan dư luận cho ngài là Đấng Messia thì Gioan đã khiêm tốn loan báo cho họ biết Đấng Messia sẽ đến, Ngài cao trọng hơn ông, đến nỗi ông không xứng đáng cởi quai dép cho Ngài.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Xp 3, 14-18
Tiên tri Xophônia, là người đồng thời với tiên tri Giêrêmia, đi rao giảng vào cuối thế kỷ thứ 7 trước công nguyên, thời ấu vương Giosias (640-630) vào những năm trước cuộc phục hưng tôn giáo do nhà vua phát động.
Trong hoàn cảnh đó, nước Do thái đang ở trong tình trạng tồi tệ: bên trong thì đạo đức suy đồi, bên ngoài thì họa xâm lăng đang rình rập. Tuy thế, tiên tri Xophônia vẫn loan báo tin vui cho dân chúng “An lệnh của ngươi Thiên Chúa đã rút lại, và thù địch của ngươi Ngài đã đẩy xa” vì thế “hãy reo lên hỡi thiếu nữ Sion. Hoan hô đi nào, hỡi Israel ! Mừng vui lên, hỡi thiếu nữ Giêrusalem… Bởi đã đến ngày Thiên Chúa đến ban ơn cứu độ và ngự giữa dân Ngài”.
+ Bài đọc 2: Pl 4,4-7
Thánh Phaolô kêu gọi các tín hữu Philipphê hãy vui lên trong niềm vui của Thiên Chúa bởi vì Chúa sắp đến với ơn bình an của Ngài: ”Anh em hãy vui lên trong Chúa. Tôi nhắc lại một lần nữa: anh em hãy vui lên”(Pl 4,4).
Niềm vui này sẽ đến với chúng ta nếu chúng ta biết sống hiền hòa rộng rãi với mọi người và biết sống phó thác cho Chúa trong lời cầu nguyện. Không phải lo lắng gì cả, có gì cứ trình bầy với Chúa.
+ Bài Tin mừng: Lc 3,10-18
Nghe Gioan rao giảng, người ta nô nức đến sông Giorđan chịu phép rửa để xin ơn tha tội. Họ tỏ lòng sám hối để đón chờ Chúa đến. Nhưng để dọn đường cho Chúa đến, dân chúng chưa biết phải làm gì và làm thế nào, nên họ hỏi ông:”Chúng tôi phải làm gì” ?
Để giúp các thành phần trong dân Chúa dọn lòng đón tiếp Đấng Messia, Gioan Tẩy giả đã đề nghị một cách tổng quát: Hãy sống công bình và bác ái. Ông không bảo họ phải bỏ nghề nghiệp của mình mà hãy sống tốt cho phù hợp với hoàn cảnh của từng hạng người:
- Đối với người dân: hãy chia sớt cho ai không có.
- Đối với người thu thuế: hãy sống công bằng.
- Đối với quân nhân: đừng hà hiếp dân.
Thấy dân chúng tôn vinh mình, tưởng mình là Đấng Messia, Gioan đã khiêm tốn phủ nhận dư luận ấy, và giới thiệu Đấng Messia thật cho họ biết: ”Đấng quyền thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Ngài”.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Tôi phải làm gì đây.
I. ẢNH HƯỞNG CỦA LỜI KÊU GỌI
1. Gioan rao giảng việc sám hối
Trong tuần lễ trước, thánh Gioan đã xuất hiện tại sa mạc Giorđan rao giảng kêu gọi mọi người chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội. Ông đã lặp lại lời tiên tri Isaia cách đó 500 năm, vạch ra con đường để dân chúng theo: ”Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Ngài đi. Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, mọi núi đồi phải bạt cho thấp, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho phẳng. Rồi mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”.
Lời kêu gọi đó đã được nhiều người chấp nhận, trong số những người đã chịu phép rửa ở sống Giorđan có cả những người thu thuế và quân nhân. Dĩ nhiên cũng có người tò mò đến xem hoặc đến nghe mà cứng lòng không hối cải như những người biệt phái và luật sĩ. Đối với những ngưới ấy, Gioan đã răn đe, báo trước cho họ hình phạt sẽ hòng đổ xuống đầu như chiếc rìu đã đặt sẵn vào gốc cây.
2. Ý thức và nhận mình là người có tội
Muốn sửa đổi con người của mình, muốn tiến triển trên con đường nhân đức, đều cần thiết là phải biết mình. Người ta thường mắc khuyết điểm nay vì: ”Bàng quan giả tỉnh, đương cục giả mê”: việc người thì sáng, việc mình thì quáng. Nhiều khi con người bị tính tự ái hay tình tư dục làm mờ ám lương tri, không còn nhìn ra chân lý, không biết thực trạng con người mình, nên nhiều khi cần có người thức tỉnh.
Truyện: Anh là người có tội
Cách đây ít lâu, bác sĩ Karl Menninger, trưởng khoa tâm bệnh học của Mỹ đã làm nhiều người kinh ngạc với quyển sách của ông mang tựa đề “Whatever became of sins”(điều gì đang xẩy đến cho tội lỗi). Ông bắt đầu quyển sách bằng một câu chuyện trào lộng khiến chúng ta phải suy nghĩ. Vào một ngày chúa nhật tháng 9 năm 1972, trên góc phố đông người qua lại thuộc khu trung tâm Chicago, xuất hiện một nhà chuyên giảng thuyết ở đường phố. Đang lúc các nhân viên văn phòng vội vã lo đi ăn trưa, nhà giảng thuyết này thình lình giương cánh tay phải lên, dùng cánh tay xương xẩu chỉ vào một nhân viên nào đó rồi la lên:”Anh là kẻ có tội”! Đoạn ông đứng im, nghỉ vài giây rồi lại bắt đầu chỉ vào một nhân viên khác rồi la lên:”Anh là kẻ có tội”!
Bác sĩ Menninger nói:”Tác động mà nhà giảng thuyết gây ra nơi những người bộ hành đi ngang qua đó thật là kỳ lạ”. Họ lấm lét nhìn ông, rồi lại quay mặt đi chỗ khác, rồi lại lén nhìn nữa, và cuối cùng vội vàng đi tiếp (M. Link).
Chắc chắn Gioan Tẩy giả cũng gây được tác động tương tự trên đám dân khi ngài xuất hiện ở bờ sông Giorđan. Ngài cũng như nhà giảng thuyết đã chạm vào nơi vùng thâm sâu dễ thương tổn nhất của dân chúng. Ngài đòi buộc dân chúng xét lại tâm hồn mình và nhận biết lỗi lầm của mình. Ngài còn đòi hỏi họ phải từ bỏ tội lỗi để quay về cùng Thiên Chúa.
3. Chờ đợi Đấng Cứu thế
Kẻ học biết Kinh thánh và những luật sĩ chỉ lo nghiền ngẫm những lời tiên tri loan báo: Đấng Cứu thế sắp đến là: ”Vua được xức dầu. Ngài đến trong dòng dõi Giuđa. Ngài chiến thắng quân thù, giết những vua chúa ngoại bang… Đấng xức dầu sẽ tụ họp dân Ngài trong đường công chính, cai trị các quốc gia, loại trừ mọi bất công và gian ác. Phúc cho ai được sống trong thời đại ấy” Họ nghiền ngẫm những lời ấy và suy đoán sắp đến ngày Đấng Cứu thế xuất hiện và ai ai cũng đều cầu xin Ngài đến.
Giờ đây họ được nghe loan báo Ngài đang đến. Thế là như cá gặp nước, như người chết đuối vớ được phao cứu, dân chúng đổ xô đến với Gioan và hỏi:”Chúng tôi phải làm gì để đón rước Đấng Cứu thế” (Vũ khắc Nghiêm).
II. CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ ?
1. Những hướng dẫn cụ thể
Sau khi được nghe lời kêu gọi sám hối của Gioan Tẩy giả, dân chúng nôn nóng muốn thực hành ngay những điều ông dạy, nhưng những lời rao giảng ấy còn khó hiểu với những người phần lớn là thôn quê, đơn sơ chất phác. Họ muốn những lời dạy cụ thể hơn. Những việc mà Gioan muốn cho họ thực hiện chung qui là “Công bằng và Bác ái”. Tùy từng hạng người mà ông cho những hướng dẫn cụ thể.
a) Đối với dân chúng
Đám dân đến nghe Gioan rao giảng đều là những người bình dân, cho nên lời rao giảng của ông là rõ ràng, chính xác và cần thực hiện ngay không được chậm trễ. Nó không có gì thuộc phạm vi trí thức hay khó hiểu cả, chính trong cái bình thường nhất hay tầm thường nhất của cuộc sống hằng ngày (ăn, mặc…) mà sự hoán cải qua thân xác, sự quay lại của tâm hồn gọi là “metanoia” cần được thực hiện. Nên Gioan đã trả lời: ”Ai có hai áo, thì chia cho người không có, ai có gì ăn thì cũng làm như vậy”.
b) Đối với người thu thuế và quân nhân (cảnh sát)
Trong đám đông dân chúng đến chịu phép rửa, người ta nhận thấy có cả người thu thuế và cảnh sát. Đó là những người bị người ta ghét nhất thời đó, là những người ít tư cách nhất để đón tiếp Đức Giêsu, những người sống ngoài lề xã hội và bị khinh bỉ, những người tội lỗi nhất, những hạng người “đểu cáng”.
Những người thu thuế cũng thành thực hỏi ông:”Thưa Thầy, chúng tôi phải làm gì” ? Ông trả lời cho họ: ”Đừng hỏi gì quá mức đã ấn định cho mình”. Binh lính cũng hỏi ông: ”Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì”? Ông bảo họ: ”Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình”
Ở đây chúng ta nhận ra rằng Tin mừng theo thánh Luca sẽ cho chúng ta thấy Đức Giêsu”dùng bữa nơi nhà người tội lỗi”(Lc 5,27-30). Làm cho những người công chính rất bất bình với Đức Giêsu,”ngụ tại nhà người tội lỗi”(Cl 19,7) làm cho những người “đàng hoàng” phải bực bội. Đức Giêsu nói rằng Ngài đến không phải vì những người công chính (Lc 5,32).
2. Không đổi nghề nhưng đổi cung cách hành xử
Thánh Phaolô không bảo họ phải lên rừng, vào hoang địa đi tu như Ngài. Không bảo người ta phải sống khắc khổ, ăn châu chấu và mật ong rừng, mặc áo nhặm da thú như ngài. Nhưng đối với đại đa số dân chúng, ngài chỉ bảo họ sống yêu thươug, hãy thực thi bác ái.
Còn đối với những người thu thuế và cảnh sát của quân đội chiếm đóng, Gioan Tẩy giả không yêu cầu họ đổi nghề, nhưng chỉ cần có cung cách sống mới: tôn trọng công lý, không lạm dụng sức mạnh mình có trong tay, bằng lòng với những gì mà quyền lợi và luật pháp đã quy định. Tất cả những lời khuyên trên đây thuộc lãnh vực nghề nghiệp. Chúng nhằm đến những tội lỗi, mà người thu thuế và binh lính thời ấy thường hay vấp phạm: làm giầu bằng cách lợi dụng tư thế bất khả xâm phạm do nghề nghiệp của mình. Lợi dụng thế mạnh nhất của mình đang nắm giữ (Quesson).
Lao động là việc cần thiết và có lợi cho đời sống vật chất cũng như tinh thần. Nói đến lao động là nói đến nghề nghiệp. Hiện nay bên Mỹ người ta đếm được 23.559 cách làm ăn để sinh sống. Tựu trung tất cả các nghề làm ăn sinh sống đều qui về hai loại lao động là trí óc và chân tay. Nghề nào cũng tốt, không có nghề nào xấu, chỉ có người xấu như ngạn ngữ Pháp đã nói:”Il n’y a pas un sot métier”: không có nghề nào xấu cả. Chúng ta cứ tiếp tục nghề nghiệp hiện tại của mình một cách lương thiện.
Những lời khuyên của Gioan ở trên thích nghi với địa vị của mỗi người. Ông không đòi buộc người ta tách lìa khỏi thế gian hoặc phải từ bỏ các nghề nghiệp. Ông chỉ đòi hỏi lòng nhân hậu và đức công bình, đó là những hoa trái biểu lộ lòng sám hối đích thực trong lúc chời đợi Đấng Cứu thế.. Giáo huấn của Gioan vì thế có tính cách chuẩn bị cho những đòi hỏi quyết liệt hơn của Đức Giêsu (Lc 6,29.32-36; Mt 5,39-48).
3. Kết quả của việc sám hối
Nếu mọi người biết thực thi lời Gioan khuyên nhủ, chắc chắn niềm vui sẽ đến với mọi người vì tâm hồn mình đang sẵn sàng chờ đợi Chúa đến. Lời thánh Phaolô tông đồ trong bài đọc 2 hôm nay phải rộn vang trong lòng mọi người đón chờ Chúa đến:”Anh em hãy vui lên trong Chúa. Tôi nhắc lại một lần nữa: Anh em hãy vui lên”(Pl 4,4).
Tác giả Chesterton đã viết:”Niềm vui là bí mật to lớn của người Kitô hữu”. Quả đúng như thế, bởi vì Kitô hữu là người đã được Thiên Chúa mạc khải, được Ngài hướng dẫn đưa vào trong những kế hoạch huyền nhiệm của Ngài liên quan đến tương lai của nhân loại, cũng như những phương thế để thực hiện tương lai này. Ngoại trừ tội lỗi, không một thứ gì có thể làm cho người Kitô hữu phải buồn phiền: họ vui vì họ đã đặt mọi niềm hy vọng nơi Thiên Chúa; họ luôn luôn vui. Bởi vì Chúa Thánh Thần là Đấng dưỡng nuôi niềm vui của họ.
Để cho niềm vui được chan hòa trong lòng, người Kitô hữu cần biết chia sẻ niềm vui; bởi vì tâm hồn càng triển nở và dồi dào sức sống, nếu nó biết trao hiến, biết tận tình phục vụ. Đây không phải là một tình huynh đệ giả tạo, mà là sự khả ái, sự an nhiên giúp chúng ta có thể thấu hiểu mọi sự, mà không thiếu sự cương quyết; có thể sống an nhiên, mà không vì thế trốn tránh các khó khăn của cuộc đời.
Thánh Phaolô đã khuyên các tín hữu: ”Hãy vui cùng kẻ vui, hãy khóc cùng kẻ khóc”. Sở dĩ Ngài khuyên các tín hữu như vậy là vì con người hay ích kỷ, chỉ biết vơ mọi cái vào cho mình, mình là trung tâm của vũ trụ, còn thì sống chết mặc bay. Cho nên biết chia sẻ niềm vui cho người khác cũng là thực thi bác ái và nó đòi phải hy sinh, hy sinh phải ra khỏi cái ốc đảo của mình để chú ý đến người khác. Người ta nói:”Niềm vui mà được chia sẻ thì tăng lên gấp bội, và nỗi buồn mà được chia sẻ thì sẽ giảm đi được một nửa”. Như vậy thì ai mà không muốn được chia sẻ ?
Sự vui tươi không ở trong cảnh vật mà chỉ có ở trong lòng người: ta vui thì cảnh vật vui, ta buồn thì cảnh vật sẽ buồn. Cảnh vật bên ngoài chỉ là bức họa phản chiếu tâm hồn từng người. Đúng như thi sĩ Nguyễn Du đã nói trong truyện Kiều:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
Một người đã có Chúa trong mình thì bao giờ cũng vui tươi mặc dầu sống trong cảnh đau khổ. Không gì có thể làm cho họ buồn vì thánh vịnh 42 đã chứng minh: ”Introibo ad altare Dei, ad Deum qui laetificat juventutem meam”: Tôi sẽ bước tới bàn thờ Thiên Chúa, đến cùng Đấng làm cho tuổi xuân tôi được mừng vui”(Tv 42,4).
Truyện: Vui buồn ở tại lòng người.
Buổi sáng ở trạm xăng ngoại ô San Francisco. Một người ngồi xe hơi đến:
- Xin cho hỏi thăm ông chủ một chuyện. Hai tuần lễ vừa qua, tôi nghỉ mát tại Santa Cruz. Thật hứng thú. Phong cảnh ở đó đẹp. Dân ở đó dễ thương. Còn về Redwood Highway, ông chủ có ý kiến gì không ?
Ông chủ cây xăng hớn hở trả lời:
- Ở Redwood-Highway dân cũng dễ mến lắm.
Chưa đầy một tiếng đồng hồ sau, một người khác cũng muốn biết về nơi nghỉ mát này. Chàng nhăn nhó nói:
- Vừa rồi, tôi đã uổng mất hai tuần nghỉ mát. Chỉ thấy bực mình. Phòng ngủ thì thiếu tiện nghi. Dân ở đó dễ ghét.
Ông chủ rầu rầu đáp:
- Miền Redwood-Highway cũng chẳng hơn gì.
Khách đi rồi, người ta mới hỏi ông:
- Tại sao thay đổi ý kiến chóng như vậy ?
Ông nói:
- Đâu có. Tôi chỉ nhận xét rằng hai ông khách kia mỗi người theo đuổi một cảm nghĩ, không ai muốn thay đổi. Ông thứ nhất yêu những người đã gặp, và thích phong cảnh đã được xem. Vậy chắc là đi tới nơi nào ông cũng thích cũng yêu nơi đó. Còn người thứ nhì thì khó tính, hay càu nhàu. Vậy tôi nghĩ rằng đi tới đâu, ông ta bất mãn nơi đó.
(Vũ minh Nghiễm, Sống sống, tr 210-212)
Trong tuần lễ này, chúng ta phải năng hỏi Chúa:”Lạy Chúa, con phải làm gì”? Câu hỏi này chúng ta đã từng gặp nhiều lần trong Kinh thánh để rồi Chúa sẽ trả lời cho chúng ta trong ơn thánh. Chúng ta thử đưa ra mấy trường hợp. Trước hết, người thanh niên giầu có và thông luật đến hỏi Đức Giêsu:”Tôi phải làm gì để được sống đời đời”? Ông Nicôđêmô, sau khi nghe Đức Giêsu nói về sự “tái sinh” bởi nước và Thánh Thần, ông thấy khó hiểu và tự hỏi: ”Tôi phải làm gì, không lẽ già cả như tôi lại chui vào lòng mẹ mà sinh lại”? Khi bị quật ngã trên đường đi Đamas, thánh Phaolô cũng đã hỏi Chúa một câu tương tự:”Thưa ngài, tôi phải làm gì”?
Tóm lại, qua bài Tin mừng hôm nay, thánh Gioan Tẩy giả đã vạch ra cho chúng ta một cách sống đẹp lòng Chúa để dọn đường cho Chúa đến là hãy sống yêu thương và công bằng. Đó là những hoa trái biểu lộ đích thực lòng sám hối. Và đó cũng là những chuẩn bị cho những đòi hỏi quyết liệt của Chúa Giêsu sẽ vạch ra sau này. Chúa đòi hỏi chúng ta phải ra sức làm việc phục vụ anh em trong yêu thương, trong công bằng bác ái, chú ý đến kẻ khác để có thể nói “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Chúa cũng muốn chúng ta thực hiện câu tục ngữ người ta thường nói: ”Có đi có lại mới toại lòng nhau”: chúng ta có biết quên mình đi mà đến với tha nhân, thì Chúa mới đến với chúng ta và khi đã có Chúa là nguồn vui thì chắc chắn chúng ta sẽ được vui tươi. Hãy thực hiện lời thánh Phaolô: ”Anh em hãy vui lên trong Chúa”.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
6
Mừng Vui lên
Lm Vũđình Tường
05:28 11/12/2009
Thánh Gioan Tiền Hô rao giảng, kêu gọi mọi người thống hối. Sống công chính để đón Chúa Cứu Thế, nhận ơn cứu độ.
Ba điều cần thực hành trong cuộc sống để biểu tỏ lòng thống hối, ăn năn.
Sống bác ái.
Sống khiêm nhường.
Và giầu lòng xót thương.
Thành tâm
Đủ mọi thành phần trong đám đông đến nghe ngài giảng dậy, chân thành hỏi ngài làm thế nào để thống hối tận tâm.
Với người có của ăn, của để
Ai có hai áo, chia cho người không có. Ai có gì ăn thì cũng làm như vậy.c.11
Với người quyền thế
Đừng đòi hỏi quá mức ấn định. c. 13
Với sức mạnh trong tay
Chớ hà hiếp, cũng đừng chiếm đoạt của người, hãy bằng lòng với đồng lương. c.14
Câu trả lời của Gioan hướng dẫn nhiều tâm hồn tìm lại lẽ công chính. Sống công chính là bước trên đường dẫn đến Đấng Công Chính là Thiên Chúa. Điểm khởi hành của đường công chính là nhận phép rửa của Gioan, xin ơn tha tội. Đích cuối đường công chính được Thiên Chúa giầu lòng thương xót thưởng công, rửa trong Thánh Thần và thanh luyện trong lửa. Đây chính là phép rửa Đức Kitô lãnh nhận với lời ca tụng
Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con Lk 3,22
Hai loại lửa
Không phải lửa nào cũng giống nhau. Gioan phân biệt hai loại lửa. Lửa làm cho ta nên thánh và lửa kia là án phạt khôn nguôi.
Lửa tốt thanh tẩy ta nên tinh ròng, trong sáng. Loại lửa giúp con người nên thánh thiện, thêm lòng sốt mến, tăng thêm nhiệt huyết và thành tâm phụng thờ Chúa và phục vụ tha nhân. Đây chính là Thánh Thần Thiên Chúa ban tràn đầy cho những tâm hồn khiêm nhường thống hối. Nhờ nhận lửa này mà ta trở thành môn đệ trung kiên, hiến thân phục vụ nước trời. Gioan kêu gọi kẻ chọn đường lối công chính hãy sống vui luôn trong Chúa vì
Thiên Chúa đang đến với anh em
Thiên Chúa ngự giữa anh em.
Niềm đợi trông, khát vọng của anh em sắp được toại nguyện.
Với kẻ từ chối thống hối sẽ chịu lửa xấu thiêu đốt. Lửa xấu đã không tinh luyện, thanh luyện; trái lại tàn phá, tiêu huỷ. Lửa xấu trở nên án phạt thiêu đốt, gây đau khổ, tang thương. Lửa không bao giờ tắt nên đau khổ khôn cùng, không mong chi ngày mai tươi sáng. Còn gì đau khổ hơn là không có ngày mai tươi sáng. Còn gì chán nản hơn là sống trong tuyệt vọng. Còn gì tang thương hơn là sống không có tình thương. Cũng là một kiếp sống. Một kiếp sống đoạ đầy.
Đồng bóng
Gà ghen nhau tiếng gáy. Trâu cột ghét trâu ăn. Khối người cạnh tranh, ganh nhau, ăn thua đủ gây nên bởi tràng pháo tay, lời tâng bốc hão huyền, hứa hẹn bánh vẽ. Gioan kêu gọi tránh xa bèo bọt trôi sông. Một cơn sóng đánh tan, chìm trong nước.
Tỉnh thức
Gioan kêu gọi con người tỉnh táo, tỉnh thức. Chớ ngủ mê trước các lợi danh trần thế. Tránh các cám dỗ về quyền thế và của cải. Bởi chúng là căn nguyên mọi thứ tội. Đầu mối ngăn cản ta đến với Chúa, hủy hoại đời sống và gây chia rẽ, bè phái, bất công trong cộng đoàn. Gioan kêu gọi con người nên tránh chúng. Ông dứt khoát chối bỏ chúng. Đám đông đến nghe giảng, lầm lẫn, đồn thổi, kháo miệng cho ông là đấng đầy quyền năng. Gioan vì thế phải lên tiếng thanh minh.
Đấng quyền thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người.c.16
Gioan xác định rõ vị thế, chỗ đứng của mình. Ông không bị mê hoặc bởi các lời đồn thổi, tâng bốc của tập thể. Sức mạnh quần chúng không mê hoặc, dẫn ông đi sai đường. Gioan cho biết tập thể đã sai khi ngộ nhận ông là Đức Kitô. Hãy khôn ngoan tránh chọn đời thiêu thân. Bay vào ánh lửa bị thiêu hủy vì ham ánh sáng bập bùng.
Ba điều cần thực hành trong cuộc sống để biểu tỏ lòng thống hối, ăn năn.
Sống bác ái.
Sống khiêm nhường.
Và giầu lòng xót thương.
Thành tâm
Đủ mọi thành phần trong đám đông đến nghe ngài giảng dậy, chân thành hỏi ngài làm thế nào để thống hối tận tâm.
Với người có của ăn, của để
Ai có hai áo, chia cho người không có. Ai có gì ăn thì cũng làm như vậy.c.11
Với người quyền thế
Đừng đòi hỏi quá mức ấn định. c. 13
Với sức mạnh trong tay
Chớ hà hiếp, cũng đừng chiếm đoạt của người, hãy bằng lòng với đồng lương. c.14
Câu trả lời của Gioan hướng dẫn nhiều tâm hồn tìm lại lẽ công chính. Sống công chính là bước trên đường dẫn đến Đấng Công Chính là Thiên Chúa. Điểm khởi hành của đường công chính là nhận phép rửa của Gioan, xin ơn tha tội. Đích cuối đường công chính được Thiên Chúa giầu lòng thương xót thưởng công, rửa trong Thánh Thần và thanh luyện trong lửa. Đây chính là phép rửa Đức Kitô lãnh nhận với lời ca tụng
Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con Lk 3,22
Hai loại lửa
Không phải lửa nào cũng giống nhau. Gioan phân biệt hai loại lửa. Lửa làm cho ta nên thánh và lửa kia là án phạt khôn nguôi.
Lửa tốt thanh tẩy ta nên tinh ròng, trong sáng. Loại lửa giúp con người nên thánh thiện, thêm lòng sốt mến, tăng thêm nhiệt huyết và thành tâm phụng thờ Chúa và phục vụ tha nhân. Đây chính là Thánh Thần Thiên Chúa ban tràn đầy cho những tâm hồn khiêm nhường thống hối. Nhờ nhận lửa này mà ta trở thành môn đệ trung kiên, hiến thân phục vụ nước trời. Gioan kêu gọi kẻ chọn đường lối công chính hãy sống vui luôn trong Chúa vì
Thiên Chúa đang đến với anh em
Thiên Chúa ngự giữa anh em.
Niềm đợi trông, khát vọng của anh em sắp được toại nguyện.
Với kẻ từ chối thống hối sẽ chịu lửa xấu thiêu đốt. Lửa xấu đã không tinh luyện, thanh luyện; trái lại tàn phá, tiêu huỷ. Lửa xấu trở nên án phạt thiêu đốt, gây đau khổ, tang thương. Lửa không bao giờ tắt nên đau khổ khôn cùng, không mong chi ngày mai tươi sáng. Còn gì đau khổ hơn là không có ngày mai tươi sáng. Còn gì chán nản hơn là sống trong tuyệt vọng. Còn gì tang thương hơn là sống không có tình thương. Cũng là một kiếp sống. Một kiếp sống đoạ đầy.
Đồng bóng
Gà ghen nhau tiếng gáy. Trâu cột ghét trâu ăn. Khối người cạnh tranh, ganh nhau, ăn thua đủ gây nên bởi tràng pháo tay, lời tâng bốc hão huyền, hứa hẹn bánh vẽ. Gioan kêu gọi tránh xa bèo bọt trôi sông. Một cơn sóng đánh tan, chìm trong nước.
Tỉnh thức
Gioan kêu gọi con người tỉnh táo, tỉnh thức. Chớ ngủ mê trước các lợi danh trần thế. Tránh các cám dỗ về quyền thế và của cải. Bởi chúng là căn nguyên mọi thứ tội. Đầu mối ngăn cản ta đến với Chúa, hủy hoại đời sống và gây chia rẽ, bè phái, bất công trong cộng đoàn. Gioan kêu gọi con người nên tránh chúng. Ông dứt khoát chối bỏ chúng. Đám đông đến nghe giảng, lầm lẫn, đồn thổi, kháo miệng cho ông là đấng đầy quyền năng. Gioan vì thế phải lên tiếng thanh minh.
Đấng quyền thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người.c.16
Gioan xác định rõ vị thế, chỗ đứng của mình. Ông không bị mê hoặc bởi các lời đồn thổi, tâng bốc của tập thể. Sức mạnh quần chúng không mê hoặc, dẫn ông đi sai đường. Gioan cho biết tập thể đã sai khi ngộ nhận ông là Đức Kitô. Hãy khôn ngoan tránh chọn đời thiêu thân. Bay vào ánh lửa bị thiêu hủy vì ham ánh sáng bập bùng.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:06 11/12/2009
TRONG CỬA NGOÀI CỬA (1)
Có một phụ nữ rất thành kính, vô cùng yêu mến Thiên Chúa, mỗi ngày đều đến nhà thờ tham dự thánh lễ Mi-sa. Trên đường đi thường có đám trẻ kêu tên bà ta, và cũng có những người ăn mày đến nói chuyện với bà, nhưng do bà ta quá chăm chú trịnh trọng, nên ngay cả một cái nhìn họ mà bà ta cũng không thèm liếc mắt một cái.
Một hôm, bà ta đi trên đường phố dài để đến nhà thờ tham dự thánh lễ Mi-sa cho đúng giờ, bà ta đẩy cửa để bước vào, nhưng cánh cửa không hề nhúc nhích, bà ta càng lấy sức để đẩy, nhưng sau đó phát hiện là cửa đã bị khóa.
Bà ta nghĩ là nhiều năm qua chưa hề bỏ qua một thánh lễ Mi-sa nào, nên bà ta càng thêm đau khổ, lại càng luống cuống. Vô tình bà ta ngẫng đầu nhìn lên thì thấy trên cánh cửa có một mẫu giấy, trên giấy viết như sau:
- “Ta ở ngoài cửa.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Có những người Ki-tô hữu thích bỏ tiền thau trong nhà thờ, nhưng lại xua đuổi những người ăn xin bên lề đường hoặc trước cổng nhà thờ; có những người Ki-tô hữu thích đi xem lễ nơi những nhà thờ to lớn náo nhiệt, nhưng lòng dạ thì cứ nôn nao để nơi bữa tiệc sắp dự sau khi lễ xong; có người Ki-tô hữu thích vào nhà thờ để chỉ chõ ra lệnh, nhưng lại dứng nhìn cụ già đang run rẩy đi qua đường phố đầy xe cộ mà không giúp đỡ.v.v...
Nhà thờ là nơi để chúng ta –người Ki-tô hữu- đến để chúc tụng ngợi khen và cảm tạ những hồng ân mà Thiên Chúa ban cho, nhất là múc lấy những hồng ân cao quý của Chúa, để sau khi thánh lễ xong là chúng ta đem trao ban cho mọi người, tức là phục vụ tha nhân, đó chính là chúng ta tiếp tục thánh lễ cách sống động trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.
Chỉ chăm chú đi tới nhà thờ mà không thèm chào hỏi người quen bên đường, không giúp đỡ người ăn mày bên lề đường, không mĩm cười với người quen biết thường hay chào hỏi mình, thì thánh lễ chỉ là cái áo đẹp được mặc trên một con người xấu xí...
Không nhìn thấy Chúa Giê-su ở ngoài cửa nhà thờ, thì cũng không thấy được Chúa Giê-su ở trong nhà thờ...
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một phụ nữ rất thành kính, vô cùng yêu mến Thiên Chúa, mỗi ngày đều đến nhà thờ tham dự thánh lễ Mi-sa. Trên đường đi thường có đám trẻ kêu tên bà ta, và cũng có những người ăn mày đến nói chuyện với bà, nhưng do bà ta quá chăm chú trịnh trọng, nên ngay cả một cái nhìn họ mà bà ta cũng không thèm liếc mắt một cái.
Một hôm, bà ta đi trên đường phố dài để đến nhà thờ tham dự thánh lễ Mi-sa cho đúng giờ, bà ta đẩy cửa để bước vào, nhưng cánh cửa không hề nhúc nhích, bà ta càng lấy sức để đẩy, nhưng sau đó phát hiện là cửa đã bị khóa.
Bà ta nghĩ là nhiều năm qua chưa hề bỏ qua một thánh lễ Mi-sa nào, nên bà ta càng thêm đau khổ, lại càng luống cuống. Vô tình bà ta ngẫng đầu nhìn lên thì thấy trên cánh cửa có một mẫu giấy, trên giấy viết như sau:
- “Ta ở ngoài cửa.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Có những người Ki-tô hữu thích bỏ tiền thau trong nhà thờ, nhưng lại xua đuổi những người ăn xin bên lề đường hoặc trước cổng nhà thờ; có những người Ki-tô hữu thích đi xem lễ nơi những nhà thờ to lớn náo nhiệt, nhưng lòng dạ thì cứ nôn nao để nơi bữa tiệc sắp dự sau khi lễ xong; có người Ki-tô hữu thích vào nhà thờ để chỉ chõ ra lệnh, nhưng lại dứng nhìn cụ già đang run rẩy đi qua đường phố đầy xe cộ mà không giúp đỡ.v.v...
Nhà thờ là nơi để chúng ta –người Ki-tô hữu- đến để chúc tụng ngợi khen và cảm tạ những hồng ân mà Thiên Chúa ban cho, nhất là múc lấy những hồng ân cao quý của Chúa, để sau khi thánh lễ xong là chúng ta đem trao ban cho mọi người, tức là phục vụ tha nhân, đó chính là chúng ta tiếp tục thánh lễ cách sống động trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.
Chỉ chăm chú đi tới nhà thờ mà không thèm chào hỏi người quen bên đường, không giúp đỡ người ăn mày bên lề đường, không mĩm cười với người quen biết thường hay chào hỏi mình, thì thánh lễ chỉ là cái áo đẹp được mặc trên một con người xấu xí...
Không nhìn thấy Chúa Giê-su ở ngoài cửa nhà thờ, thì cũng không thấy được Chúa Giê-su ở trong nhà thờ...
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 3 MV)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:08 11/12/2009
CHỦ NHẬT 3 MÙA VỌNG
Tin Mừng: Lc 3, 10-18
“Chúng tôi phải làm gì ?”
Bạn thân mến,
Hôm nay chủ nhật thứ ba mùa vọng, theo truyền thống của Giáo Hội, chủ nhật này được gọi là chủ nhật của hy vọng, cho nên các linh mục được dùng áo lễ màu hồng khi cử hành thánh lễ, để niềm hi vọng ngày Chúa đến được hát vang trong tâm hồn của người tín hữu.
Ánh sáng trong đêm tối là hi vọng, dù ánh sáng ấy chỉ mù mờ lóe lên, như thánh Gioan Tiền Hô xuất hiện mà người Do Thái thời ấy lầm tưởng là vị cứu tinh, nhưng ông không phải là vị cứu thế của nhân loại, ông chỉ đến để dọn đường cho Đấng cứu thế sẽ đến sau ông, nhưng quyền thế hơn ông mà thôi.
Dọn đường cho Chúa đến cần có hai thái độ: một là phải biết kiểm thảo mình, hai là phải biết mình là ai.
1. Phải biết kiểm thảo mình như những người đến nghe lời rao giảng của thánh Gioan Tiền Hô và đã hỏi ông: “Chúng tôi phải làm gì ?” thánh Gioan Tiền Hô đã trả lời rất rõ ràng: ai có hai áo thì chia sẻ với người không có áo, ai có chức quyền thì đừng áp bức người cô thế, ai có của ăn của mặc thì hãy nhớ đến những người không có gì để ăn...
Câu trả lời rất rõ ràng và thực tế của ngài đã làm cho bạn và tôi, và tất cả những người Ki-tô hữu- hiểu rõ thêm về giới luật yêu thương của Chúa Giê-su, Ngài không bắt chúng ta phải từ khước những gì mình có, nhưng ngài mời gọi chúng ta hãy mở rộng tâm hồn ra để đón nhận Thiên Chúa nơi người anh em của mình. Đó chính là cách kiểm thảo hay nhất và hiệu quả nhất, khi mỗi người trong chúng ta tự hỏi: tôi phải làm gì đối với những anh chị em bất hạnh chung quanh tôi ?
2. Biết mình là ai ?- Thánh Gioan Tiền Hô đã biết mình là ai, ngài biết mình không phải là đấng cứu thế, cũng không phải là đấng phải đến, nhưng ngài biết mình chỉ là kẻ dọn đường cho người đến sau nhưng cao trọng hơn mình, đó là Chúa Giê-su.
Biết mình là ai chính là thái độ đổi mới cách chân thành không ồn ào của người được ánh sáng Lời Chúa soi sáng:
- Họ biết mình là người có nhiều khuyết điểm hơn anh chị em nên họ không phê bình ai.
- Họ biết mình còn có rất nhiều những thói hư tật xấu cần phải sửa đổi, nên họ luôn cầu xin sự thứ tha của Thiên Chúa.
- Họ biết mình là người không xứng đáng để trở nên linh mục, tu sĩ của Chúa, nên họ luôn khiêm tốn cầu xin cho được sống xứng đáng với ơn gọi của mình...
Bạn thân mến,
Thánh Gioan Tiền Hô đã biết mình là người không xứng đáng cởi dây giày cho Chúa Giê-su, nên ngài đã được Chúa Giê-su cất tiếng khen cách đặc biệt: “Trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả.”Mt 11, 11)
Nếu bạn và tôi luôn biết mình là ai, thì chúng ta sẽ đem hi vọng đến cho người chung quanh, bởi vì hoa trái của hi vọng chỉ được đâm chồi nẩy lộc trên cây khiêm tốn mà thôi. Đó cũng là ý nghĩa của Tin Mừng chủ nhật hôm nay vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Mừng: Lc 3, 10-18
“Chúng tôi phải làm gì ?”
Bạn thân mến,
Hôm nay chủ nhật thứ ba mùa vọng, theo truyền thống của Giáo Hội, chủ nhật này được gọi là chủ nhật của hy vọng, cho nên các linh mục được dùng áo lễ màu hồng khi cử hành thánh lễ, để niềm hi vọng ngày Chúa đến được hát vang trong tâm hồn của người tín hữu.
Ánh sáng trong đêm tối là hi vọng, dù ánh sáng ấy chỉ mù mờ lóe lên, như thánh Gioan Tiền Hô xuất hiện mà người Do Thái thời ấy lầm tưởng là vị cứu tinh, nhưng ông không phải là vị cứu thế của nhân loại, ông chỉ đến để dọn đường cho Đấng cứu thế sẽ đến sau ông, nhưng quyền thế hơn ông mà thôi.
Dọn đường cho Chúa đến cần có hai thái độ: một là phải biết kiểm thảo mình, hai là phải biết mình là ai.
1. Phải biết kiểm thảo mình như những người đến nghe lời rao giảng của thánh Gioan Tiền Hô và đã hỏi ông: “Chúng tôi phải làm gì ?” thánh Gioan Tiền Hô đã trả lời rất rõ ràng: ai có hai áo thì chia sẻ với người không có áo, ai có chức quyền thì đừng áp bức người cô thế, ai có của ăn của mặc thì hãy nhớ đến những người không có gì để ăn...
Câu trả lời rất rõ ràng và thực tế của ngài đã làm cho bạn và tôi, và tất cả những người Ki-tô hữu- hiểu rõ thêm về giới luật yêu thương của Chúa Giê-su, Ngài không bắt chúng ta phải từ khước những gì mình có, nhưng ngài mời gọi chúng ta hãy mở rộng tâm hồn ra để đón nhận Thiên Chúa nơi người anh em của mình. Đó chính là cách kiểm thảo hay nhất và hiệu quả nhất, khi mỗi người trong chúng ta tự hỏi: tôi phải làm gì đối với những anh chị em bất hạnh chung quanh tôi ?
2. Biết mình là ai ?- Thánh Gioan Tiền Hô đã biết mình là ai, ngài biết mình không phải là đấng cứu thế, cũng không phải là đấng phải đến, nhưng ngài biết mình chỉ là kẻ dọn đường cho người đến sau nhưng cao trọng hơn mình, đó là Chúa Giê-su.
Biết mình là ai chính là thái độ đổi mới cách chân thành không ồn ào của người được ánh sáng Lời Chúa soi sáng:
- Họ biết mình là người có nhiều khuyết điểm hơn anh chị em nên họ không phê bình ai.
- Họ biết mình còn có rất nhiều những thói hư tật xấu cần phải sửa đổi, nên họ luôn cầu xin sự thứ tha của Thiên Chúa.
- Họ biết mình là người không xứng đáng để trở nên linh mục, tu sĩ của Chúa, nên họ luôn khiêm tốn cầu xin cho được sống xứng đáng với ơn gọi của mình...
Bạn thân mến,
Thánh Gioan Tiền Hô đã biết mình là người không xứng đáng cởi dây giày cho Chúa Giê-su, nên ngài đã được Chúa Giê-su cất tiếng khen cách đặc biệt: “Trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả.”Mt 11, 11)
Nếu bạn và tôi luôn biết mình là ai, thì chúng ta sẽ đem hi vọng đến cho người chung quanh, bởi vì hoa trái của hi vọng chỉ được đâm chồi nẩy lộc trên cây khiêm tốn mà thôi. Đó cũng là ý nghĩa của Tin Mừng chủ nhật hôm nay vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:10 11/12/2009
N2T |
36. Đức kiên nhẫn khiến cho con người ta tuân giữ kỷ luật, áp chế tình cảm nhục dục, trấn áp bạo động phá rối, dập tắt nóng giận của kẻ thù.
(Thánh Cyprianus)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:10 11/12/2009
N2T |
313. Lòng tin của tôi đối với bản thân thì vượt qua giá trị bình phẩm của người khác đối với tôi.
Lịch sử ơn cứu độ trong dònglịch sử Do Thái
Lm. Anphong Trần Đức Phương
09:01 11/12/2009
LỊCH SỬ ƠN CỨU ĐỘ TRONG DÒNG LỊCH SỬ DO THÁI
Sách Phúc Âm theo Thánh Matthêu khởi đầu bằng bản tường thuật Gia Phả của Chúa Giêsu (Matthêu 1: 1-17) và bắt đầu từ tổ phụ Abraham. Có thể nói, lịch sử Ơn Cứu Độ bắt đầu từ Abraham trong dòng lịch sử Do Thái và Do Thái Giáo.
Theo Sách Khởi Nguyên, cuốn sách đầu của Thánh Kinh, thì ông Abraham (Thế kỷ XIX trước Chúa giáng sinh) có cha tên là Terah, người gốc thành Ur, sắc tộc Chaldeans, vùng đất Mesopotamia, gần vịnh Ba Tư. Gia đình đã di chuyển (du mục) lên miền Haram. Từ Haram, Thiên Chúa đã dẫn đưa Abraham xuống phía tây nam đến miền Canaan và cuối cùng định cư tại giải đất Palestine, sát bờ biển Địa Trung Hải. Abraham lúc đầu có tên là Abram, nhưng đã được Thiên Chúa đổi tên là Abraham (Khởi Nguyên 17: 5) khi Thiên Chúa ký Giao Ước với ông.
Ông Abraham và bà vợ là Sarah đã sinh ra Isaac. Từ Isaac và bà vợ là Rebecca sinh ra Giacop. Ông Giacop sau được đổi tên là Israel (Khởi Nguyên 32: 29). Giacop sinh được 12 người con là tổ phụ của 12 chi họ Israel. Do đó, khi tái lập quốc gia (vào ngày 14 tháng 5 năm 1948, sau gần 2 ngàn năm mất nước), người Do Thái đã đặt tên nước mình là Israel. Mười hai người con trai của Giacop là: Reuben (đầu lòng) Simeon, Levi, Giuda, Issachar, Zebulun (Mẹ là Leah) Giuse, Benjamin (Mẹ là Rachel), Dan, Neptali (Mẹ là Bilhah), Gad, Asher (Mẹ là Zilpah) (Khởi Nguyên 35: 23-26).
Vào khoảng năm 1630 (trước Chúa giáng sinh), vì nạn đói xảy ra tại vùng đất Canaan, nên cả gia đình Giacop đã sang sinh sống tại Ai Cập khỏang 400 năm, và phát triển thành một dân đông đảo. Mãi đến khoảng năm 1230 (trước Chúa giáng sinh), vì bị người Ai Cập áp bức bắt làm nô lệ, nên Moisê đã được Thiên Chúa chọn làm người lãnh đạo để đưa cả dân tộc thóat khỏi cảnh nô lệ Ai Cập, vượt qua sa mạc Sinai trong 40 năm để trở về lại quê hương là “đất Chúa đã hứa” ban cho tổ phụ Abraham (Xin xem Sách Xuất Hành). Chính đại tướng Joshua đã thay thế Moise lãnh đạo dân chiếm lại phần đất cũ của quê hương và chia cho 12 chi tộc.
Theo bản Gia phả, thì Chúa Giêsu thuộc chi tộc Giuda và từ đó tiếp theo xuống là hai vị vua rất nổi tiếng của người Do Thái là vua David (khoảng 1015-975) và vua Salomon (khoảng 970-931). Từ đó cứ tiếp nối theo thời gian cùng với nhiều biến cố lịch sử, đặc biệt là cuộc lưu đày tại Babylon (khoảng 587-533 trước Chúa giáng sinh) rồi lại trở về quê hương Palestine, và tiếp nối cho tới thời “viên mãn” Chúa Giêsu giáng sinh tại Bêlem. Từ đó, lịch sử Ơn Cúu Độ được chia ra làm hai thời kỳ: Cụu Ước (trước Chúa giáng sinh), và Tân Ước (sau Chúa giáng sinh). Lịch sử nhân loại cũng được đánh dấu hai thời kỳ: Trước Chúa giáng sinh (trước Công Nguyên; B.C. hoặc B.C.E.) và sau Chúa giáng sinh (sau Công Nguyên; A.D.).
Theo đúng lịch sử, thì Chúa Giêsu sinh vào năm 7 hoặc 6 trước Công Nguyên (vì người làm lịch lúc đầu đã tính lầm thời gian (Xin xem bài “Nhân Mùa Giáng Sinh…”). Chúa Giêsu đã lớn lên tại Nagiaret (thuộc vùng Galilêa, phía Bắc Do Thái) và đã đi rao giảng Phúc Âm tình thương trong 3 năm, rồi chịu khổ hình và chịu chết trên Thánh Giá vào tháng 4 năm 30. Ngài đã sống lại và lên trời để mở đường cứu độ cho nhân loại. Ai tin theo và sống theo Phúc Âm tình thương của Ngài thì được hưởng nhờ ơn cứu độ (Matcô 16: 16).
Trong thời gian rao giảng, Chúa Giêsu đã gọi và huấn luyện 12 Tông Đồ (Matthêu 10:1-4) để sai đi rao giảng về Nước Chúa và thành lập Giáo Hội Chúa. Mười hai Tông Đồ là: Phêrô (Simon) và người anh là Anrê, Giacobê, và em là Gioan (con ông Giêbêđê), Philiphê, Batôlômêô, Tôma, Matthêu (người thu thuế), Giacobê (con ông Anphê, anh em họ của Chúa Giêsu), Giuđa Tađêô, Simon, và Giuđa Iscariô (sau này Matthias đã được chọn thay thế Giuđa (Công Vụ Tông Đồ 1: 15-26). Phaolô đã được Chúa gọi (vào năm 36) làm Tông Đồ trong một biến cố đặc biệt khi ông đang đi trên đường đến Đamas để lùng bắt các môn đệ của Chúa (Công Vụ Tông Đồ 9: 1-21).
Thánh Phêrô đã được đặt làm thủ lãnh các Tông Đồ (Matthêu 16: 13-19) và là vị Giáo Hoàng đấu tiên của Giáo Hội Chúa (Gioan 21: 15-17). Nhờ ơn Chúa Thánh Thần soi sáng và nâng đỡ, Phúc Âm của Chúa đã được rao giảng khắp nơi, trong và ngoài nước Do Thái (Luca 24: 47), cho đến mọi quốc gia ngày nay trên thế giới. Ai tin và sống theo Phúc Âm tình thương của Chúa thì được ơn cứu độ Ngài ban.
Mỗi Mùa Giáng Sinh trở về, lại là dịp cho chúng ta ôn lại lịch sử ơn cứu độ qua từ lời hứa của Thiên Chúa (Khởi Nguyên 2: 15; Roma 5: 12-19) sẽ cho Đấng Cứu Độ đến để chuộc tội của con cháu Adong và Evà. Lời hứa đó đã được lưu truyền qua bao thế hệ của dòng lịch sử của dân tộc Do Thái là dân riêng Chúa đã chọn từ giao ước với Abraham, Moisê. Cho đến thời Chúa Giêsu thì chấm dứt thời “Cựu Ước” để mở đầu “một Tân Ước vĩnh củu” và ơn cứu độ không còn chỉ dành riêng cho dân tộc Do Thái, nhưng đã được mở rộng cho mọi dân tộc (Luca 24:47). Mọi người đều được mời gọi gia nhập Giáo Hội Chúa để được giáo huấn và sống theo tinh thần Phúc Âm Chúa đã giảng dạy để được hưởng ơn cứu độ.
Từ hơn hai ngàn năm nay, Chúa Giêsu vẫn chăn dắt đoàn chiên của Chúa qua Giáo Hội. Giáo Hội chính là một “Israel mới” của Tân Ước. Chúa Giêsu vẫn ở cùng Giáo Hội và chăn dắt đoàn chiên của Chúa như lời Chúa đã hứa trước khi về cùng Chúa Cha: “Thày vẫn ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế” (Matthêu 28: 20). Qua dòng thời gian, Chúa vẫn gọi và chọn một số người làm tông đồ đặc biệt và sai đi khắp nơi để rao giảng Phúc Âm tình thương của Chúa. Nhưng chính mỗi tín hữu chúng ta cũng là những “Tông Đồ Giáo Dân”. Bằng cách này hay bằng cách khác, mỗi tín hữu đều có bổn phận làm việc tông đồ để đưa Chúa đến cho mọi người chúng ta có dịp tiếp xúc hàng ngày, trong gia đình, ở sở làm, xưởng thợ, trường học, trong mọi môi trường sống hàng ngày của chúng ta. Chính đời sống đức tin gương mẫu của chúng ta để “làm chứng nhân cho Chúa” (Luca 24: 48) là cách thể hiện công việc tông đồ hữu hiệu nhất.
Xin chúc mừng Giáng Sinh 2009 và Năm Mới Dương Lịch 2010 đến từng qúy vị và qúy quyến.Xin cùng hiệp lời cầu nguyện chung cho nhau, cho hòa bình thế giới, cách riêng cho quê hương và Giáo Hội Việt Nam trong Năm Thánh 2010 (đã bắt đầu từ Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 24/11/2009). Cũng xin tiếp tục cầu nguyện cho các Chủ chăn và các Linh mục, nhất là các vị đang bị bách hại, tù đầy, đặc biệt trong “Năm Linh Mục” này.
Sách Phúc Âm theo Thánh Matthêu khởi đầu bằng bản tường thuật Gia Phả của Chúa Giêsu (Matthêu 1: 1-17) và bắt đầu từ tổ phụ Abraham. Có thể nói, lịch sử Ơn Cứu Độ bắt đầu từ Abraham trong dòng lịch sử Do Thái và Do Thái Giáo.
Ông Abraham và bà vợ là Sarah đã sinh ra Isaac. Từ Isaac và bà vợ là Rebecca sinh ra Giacop. Ông Giacop sau được đổi tên là Israel (Khởi Nguyên 32: 29). Giacop sinh được 12 người con là tổ phụ của 12 chi họ Israel. Do đó, khi tái lập quốc gia (vào ngày 14 tháng 5 năm 1948, sau gần 2 ngàn năm mất nước), người Do Thái đã đặt tên nước mình là Israel. Mười hai người con trai của Giacop là: Reuben (đầu lòng) Simeon, Levi, Giuda, Issachar, Zebulun (Mẹ là Leah) Giuse, Benjamin (Mẹ là Rachel), Dan, Neptali (Mẹ là Bilhah), Gad, Asher (Mẹ là Zilpah) (Khởi Nguyên 35: 23-26).
Vào khoảng năm 1630 (trước Chúa giáng sinh), vì nạn đói xảy ra tại vùng đất Canaan, nên cả gia đình Giacop đã sang sinh sống tại Ai Cập khỏang 400 năm, và phát triển thành một dân đông đảo. Mãi đến khoảng năm 1230 (trước Chúa giáng sinh), vì bị người Ai Cập áp bức bắt làm nô lệ, nên Moisê đã được Thiên Chúa chọn làm người lãnh đạo để đưa cả dân tộc thóat khỏi cảnh nô lệ Ai Cập, vượt qua sa mạc Sinai trong 40 năm để trở về lại quê hương là “đất Chúa đã hứa” ban cho tổ phụ Abraham (Xin xem Sách Xuất Hành). Chính đại tướng Joshua đã thay thế Moise lãnh đạo dân chiếm lại phần đất cũ của quê hương và chia cho 12 chi tộc.
Theo bản Gia phả, thì Chúa Giêsu thuộc chi tộc Giuda và từ đó tiếp theo xuống là hai vị vua rất nổi tiếng của người Do Thái là vua David (khoảng 1015-975) và vua Salomon (khoảng 970-931). Từ đó cứ tiếp nối theo thời gian cùng với nhiều biến cố lịch sử, đặc biệt là cuộc lưu đày tại Babylon (khoảng 587-533 trước Chúa giáng sinh) rồi lại trở về quê hương Palestine, và tiếp nối cho tới thời “viên mãn” Chúa Giêsu giáng sinh tại Bêlem. Từ đó, lịch sử Ơn Cúu Độ được chia ra làm hai thời kỳ: Cụu Ước (trước Chúa giáng sinh), và Tân Ước (sau Chúa giáng sinh). Lịch sử nhân loại cũng được đánh dấu hai thời kỳ: Trước Chúa giáng sinh (trước Công Nguyên; B.C. hoặc B.C.E.) và sau Chúa giáng sinh (sau Công Nguyên; A.D.).
Theo đúng lịch sử, thì Chúa Giêsu sinh vào năm 7 hoặc 6 trước Công Nguyên (vì người làm lịch lúc đầu đã tính lầm thời gian (Xin xem bài “Nhân Mùa Giáng Sinh…”). Chúa Giêsu đã lớn lên tại Nagiaret (thuộc vùng Galilêa, phía Bắc Do Thái) và đã đi rao giảng Phúc Âm tình thương trong 3 năm, rồi chịu khổ hình và chịu chết trên Thánh Giá vào tháng 4 năm 30. Ngài đã sống lại và lên trời để mở đường cứu độ cho nhân loại. Ai tin theo và sống theo Phúc Âm tình thương của Ngài thì được hưởng nhờ ơn cứu độ (Matcô 16: 16).
Trong thời gian rao giảng, Chúa Giêsu đã gọi và huấn luyện 12 Tông Đồ (Matthêu 10:1-4) để sai đi rao giảng về Nước Chúa và thành lập Giáo Hội Chúa. Mười hai Tông Đồ là: Phêrô (Simon) và người anh là Anrê, Giacobê, và em là Gioan (con ông Giêbêđê), Philiphê, Batôlômêô, Tôma, Matthêu (người thu thuế), Giacobê (con ông Anphê, anh em họ của Chúa Giêsu), Giuđa Tađêô, Simon, và Giuđa Iscariô (sau này Matthias đã được chọn thay thế Giuđa (Công Vụ Tông Đồ 1: 15-26). Phaolô đã được Chúa gọi (vào năm 36) làm Tông Đồ trong một biến cố đặc biệt khi ông đang đi trên đường đến Đamas để lùng bắt các môn đệ của Chúa (Công Vụ Tông Đồ 9: 1-21).
Thánh Phêrô đã được đặt làm thủ lãnh các Tông Đồ (Matthêu 16: 13-19) và là vị Giáo Hoàng đấu tiên của Giáo Hội Chúa (Gioan 21: 15-17). Nhờ ơn Chúa Thánh Thần soi sáng và nâng đỡ, Phúc Âm của Chúa đã được rao giảng khắp nơi, trong và ngoài nước Do Thái (Luca 24: 47), cho đến mọi quốc gia ngày nay trên thế giới. Ai tin và sống theo Phúc Âm tình thương của Chúa thì được ơn cứu độ Ngài ban.
Mỗi Mùa Giáng Sinh trở về, lại là dịp cho chúng ta ôn lại lịch sử ơn cứu độ qua từ lời hứa của Thiên Chúa (Khởi Nguyên 2: 15; Roma 5: 12-19) sẽ cho Đấng Cứu Độ đến để chuộc tội của con cháu Adong và Evà. Lời hứa đó đã được lưu truyền qua bao thế hệ của dòng lịch sử của dân tộc Do Thái là dân riêng Chúa đã chọn từ giao ước với Abraham, Moisê. Cho đến thời Chúa Giêsu thì chấm dứt thời “Cựu Ước” để mở đầu “một Tân Ước vĩnh củu” và ơn cứu độ không còn chỉ dành riêng cho dân tộc Do Thái, nhưng đã được mở rộng cho mọi dân tộc (Luca 24:47). Mọi người đều được mời gọi gia nhập Giáo Hội Chúa để được giáo huấn và sống theo tinh thần Phúc Âm Chúa đã giảng dạy để được hưởng ơn cứu độ.
Từ hơn hai ngàn năm nay, Chúa Giêsu vẫn chăn dắt đoàn chiên của Chúa qua Giáo Hội. Giáo Hội chính là một “Israel mới” của Tân Ước. Chúa Giêsu vẫn ở cùng Giáo Hội và chăn dắt đoàn chiên của Chúa như lời Chúa đã hứa trước khi về cùng Chúa Cha: “Thày vẫn ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế” (Matthêu 28: 20). Qua dòng thời gian, Chúa vẫn gọi và chọn một số người làm tông đồ đặc biệt và sai đi khắp nơi để rao giảng Phúc Âm tình thương của Chúa. Nhưng chính mỗi tín hữu chúng ta cũng là những “Tông Đồ Giáo Dân”. Bằng cách này hay bằng cách khác, mỗi tín hữu đều có bổn phận làm việc tông đồ để đưa Chúa đến cho mọi người chúng ta có dịp tiếp xúc hàng ngày, trong gia đình, ở sở làm, xưởng thợ, trường học, trong mọi môi trường sống hàng ngày của chúng ta. Chính đời sống đức tin gương mẫu của chúng ta để “làm chứng nhân cho Chúa” (Luca 24: 48) là cách thể hiện công việc tông đồ hữu hiệu nhất.
Xin chúc mừng Giáng Sinh 2009 và Năm Mới Dương Lịch 2010 đến từng qúy vị và qúy quyến.Xin cùng hiệp lời cầu nguyện chung cho nhau, cho hòa bình thế giới, cách riêng cho quê hương và Giáo Hội Việt Nam trong Năm Thánh 2010 (đã bắt đầu từ Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 24/11/2009). Cũng xin tiếp tục cầu nguyện cho các Chủ chăn và các Linh mục, nhất là các vị đang bị bách hại, tù đầy, đặc biệt trong “Năm Linh Mục” này.
Sa Mạc Tâm Hồn
Ngô xuân Tịnh
13:10 11/12/2009
Đồng hoang tít tắp chân trời
Uốn con đường thẳng tuyệt vời Ngài đi
Đồi cao hố thẳm tức thì
San bằng bồi đắp phẳng lì trơn tru
Tâm hồn sa mạc hoang vu
Thoát ly tất cả ngục tù đam mê
Vi vu gió thổi tư bề
Những lời tâm sự tỉ tê tấc lòng
Lời Ngài như ngọn đuốc hồng
Giữa vùng nhân thế chập chùng chông gai
Phúc âm thánh hóa cuộc đời
Cây nhân sinh sẽ ngọt mời quả thơm
Lữ hành hạnh phúc kiếm tìm
Trường sinh viên mãn cánh chim bay về
Niềm tin hy vọng tràn trề
Tình yêu Ngài phủ tư bề trào dâng.
Uốn con đường thẳng tuyệt vời Ngài đi
Đồi cao hố thẳm tức thì
San bằng bồi đắp phẳng lì trơn tru
Tâm hồn sa mạc hoang vu
Thoát ly tất cả ngục tù đam mê
Vi vu gió thổi tư bề
Những lời tâm sự tỉ tê tấc lòng
Lời Ngài như ngọn đuốc hồng
Giữa vùng nhân thế chập chùng chông gai
Phúc âm thánh hóa cuộc đời
Cây nhân sinh sẽ ngọt mời quả thơm
Lữ hành hạnh phúc kiếm tìm
Trường sinh viên mãn cánh chim bay về
Niềm tin hy vọng tràn trề
Tình yêu Ngài phủ tư bề trào dâng.
Thóc mẩy thì thu vào kho
Pt Gioan B Maria Định Nguyễn
14:15 11/12/2009
Chuyện kể rằng: Người cha cùng đứa con trai đang lái xe trên đường về quê, nhìn thấy một mảnh đất trồng đưa hấu bên đường, trái thật to mà không có ai quanh đó. Ông liền nghĩ bụng lấy trộm dưa.
Lòng tham của người cha nổi lên, ông dừng xe lại bảo đứa trẻ: “Con ngồi đây canh chừng để ba xuống lấy vài trái dưa.” Ông đi vào vườn dưa lấy một quả dưa to lên, rồi nói đứa con: “Coi chừng xem có ai nhìn thấy không? Nhớ nhìn cả bốn phía: “trước, sau, phải, trái.” Thằng bé vâng lời cha; nhưng ngây thơ hỏi: “Bố ơi, con đã nhìn cả bốn phía rồi; nhưng có cần nhìn phía trên đầu không bố?
* Phía trên đầu chính là hướng quan trọng, vì có Chúa hiện diện !!!
Một phút suy tư: Phần lớn chúng ta, dù ở bất cứ địa vị nào thường mắc lầm lỗi là tưởng người khác không biết tội lỗi của mình; nhưng quên một điều là Thiên Chúa thấy hết.
Tôi run sợ đọc Thánh Vịnh: “Lạy Chúa, ngài dò xét con và Ngài biết rõ, biết cả con khi đứng khi ngồi. Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa, đi hay lại nghỉ ngơi, Chúa đều xem xét, mọi nẻo đường con đi, Ngài quen thuộc cả. Miệng lưỡi con chưa nói nên lời, thì lạy Chúa, Ngài đã am tường hết… (x. Tv 139, từ câu 1-24)
* “Đám đông lũ lượt đến xin ông Gioan làm phép rửa, có nhiều kẻ xấu, gian manh, luồn lách như rắn, che mắt người đời, cũng làm bộ xếp hàng chờ đợi; nhưng ông Gioan nói thẳng vào mặt họ: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy? Các anh sinh hãy hoa quả xứng đáng với lòng sám hối…Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh hoa quả tốt, đều chặt đi và quăng vào lửa.” (x. Lc 3, 7-9)
Khi nói tới sinh hoa quả, họ dốt không hiểu, nên hỏi lại ông Gioan: “Chúng tôi phải làm gì?” Ông nói với mọi người: “Ai có hai áo thì chia cho người không có…Đừng đòi hỏi gì quá mức đã định…Chớ hà hiếp ai, cũng đừng chiếm đoạt của người. (x. Lc 3,10-14)
Hãy cẩn trọng trong hành vi và lời nói mình. Hãy tập sống trong sự hiện diện của Chúa. Hãy bắt đầu sống với nguyên tắc này. Vì: “Tay Người cầm nia rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi.” (Lc 3,17)
Lòng tham của người cha nổi lên, ông dừng xe lại bảo đứa trẻ: “Con ngồi đây canh chừng để ba xuống lấy vài trái dưa.” Ông đi vào vườn dưa lấy một quả dưa to lên, rồi nói đứa con: “Coi chừng xem có ai nhìn thấy không? Nhớ nhìn cả bốn phía: “trước, sau, phải, trái.” Thằng bé vâng lời cha; nhưng ngây thơ hỏi: “Bố ơi, con đã nhìn cả bốn phía rồi; nhưng có cần nhìn phía trên đầu không bố?
* Phía trên đầu chính là hướng quan trọng, vì có Chúa hiện diện !!!
Một phút suy tư: Phần lớn chúng ta, dù ở bất cứ địa vị nào thường mắc lầm lỗi là tưởng người khác không biết tội lỗi của mình; nhưng quên một điều là Thiên Chúa thấy hết.
Tôi run sợ đọc Thánh Vịnh: “Lạy Chúa, ngài dò xét con và Ngài biết rõ, biết cả con khi đứng khi ngồi. Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa, đi hay lại nghỉ ngơi, Chúa đều xem xét, mọi nẻo đường con đi, Ngài quen thuộc cả. Miệng lưỡi con chưa nói nên lời, thì lạy Chúa, Ngài đã am tường hết… (x. Tv 139, từ câu 1-24)
* “Đám đông lũ lượt đến xin ông Gioan làm phép rửa, có nhiều kẻ xấu, gian manh, luồn lách như rắn, che mắt người đời, cũng làm bộ xếp hàng chờ đợi; nhưng ông Gioan nói thẳng vào mặt họ: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy? Các anh sinh hãy hoa quả xứng đáng với lòng sám hối…Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh hoa quả tốt, đều chặt đi và quăng vào lửa.” (x. Lc 3, 7-9)
Khi nói tới sinh hoa quả, họ dốt không hiểu, nên hỏi lại ông Gioan: “Chúng tôi phải làm gì?” Ông nói với mọi người: “Ai có hai áo thì chia cho người không có…Đừng đòi hỏi gì quá mức đã định…Chớ hà hiếp ai, cũng đừng chiếm đoạt của người. (x. Lc 3,10-14)
Hãy cẩn trọng trong hành vi và lời nói mình. Hãy tập sống trong sự hiện diện của Chúa. Hãy bắt đầu sống với nguyên tắc này. Vì: “Tay Người cầm nia rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi.” (Lc 3,17)
Anh em hãy vui lên!
Tuyết Mai
14:17 11/12/2009
"Anh em hãy vui lên! Đức ôn hoà của anh em phải sáng tỏ trước mặt mọi người, vì Chúa đã gần đến. Anh em đừng lo lắng gì hết, nhưng trong khi cầu nguyện, anh em hãy trình bày những ước vọng lên cùng Chúa, bằng kinh nguyện và lời cầu xin đi đôi với lời cảm tạ. Và bình an của Thiên Chúa vượt mọi trí hiểu, sẽ giữ gìn lòng trí anh em trong Chúa Giêsu Kitô". (Pl 4, 4-7).
Phải đấy thưa anh chị em! Sự cầu nguyện thật giản đơn hết sức nhưng không hiểu sao lại làm cho chúng ta đâm lười biếng và không thích một tí nào! Đó là chính tôi trước đây! May mà thói quen mà tôi còn giữ đó là làm Dấu Thánh Giá trước khi tôi ăn cơm, dầu tôi ăn ở đâu, tại nhà hay ngoài nơi quán ăn công cộng. Tôi cũng có thói quen thường thích tâm sự với Chúa và Mẹ Maria, chắc nhờ thế mà Mẹ Maria và Chúa Thánh Thần đã tìm đến tôi và giúp tôi siêng năng hơn trong việc cầu nguyện. Trước đây, sự cầu nguyện đối với tôi, sở dĩ làm biếng là vì nghĩ rằng hình thức cầu nguyện để được Chúa và Mẹ nghe, là phải đến nhà thờ trong không khí trang nghiêm, thì Chúa và Mẹ mới nghe lời khẩn cầu của chúng ta!? Nhưng không phải thế đâu thưa anh chị em! Chúa của chúng ta không cầu kỳ và cần lễ nghi như chúng ta suy nghĩ và tưởng đâu! Thiên Chúa Ba Ngôi Ngài có thể đến ngự vào lòng của chúng ta ngay khi chúng ta mời Ngài, bởi có mấy ai có thời giờ mà nghĩ đến Ngài!? Cho nên Ngài chỉ mong mỏi chúng ta có nghĩ đến Ngài mà thôi! Bởi Ba Ngôi Thiên Chúa toàn năng và uy quyền biết bao! Cả vũ trụ này có phải do bàn tay của Ngài làm ra hay không? Có phải mọi tạo vật trên trời và dưới đất tất cả đều do Ngài tác tạo và dựng nên? Ngài quyền năng và phi thường thế đấy nhưng không hiểu sao Ngài lại chịu lụy vì con người tội lỗi của chúng ta!? Có ai hiểu cho được trái tim dạt dào tình thương yêu của Ngài đã dành cho nhân loại? Thế cho nên có những lúc Ngài không chịu nổi cái bản tánh xấu xa và đồi trụy con người của chúng ta, nên Ngài đã giáng phạt cha ông của chúng ta, rồi lại thương cảm, rồi lại làm giao ước mới; một giao ước mà Ngài sẽ hứa ban cho chúng ta, đó chính là Con Một duy nhất của Ngài cho nhân loại. Và đó là Đấng mà cha ông chúng ta trước đây mấy ngàn năm, đã ao ước trông đợi một Đấng sẽ đến, ban bình an, công chính, và ơn cứu độ của Ngài.
Vâng, Đấng ấy sẽ đến ở giữa chúng ta, như lời của Thánh Gioan Tẩy Giả đã nói trong hoang địa. Và hôm nay đây Thánh Phaolô cũng phải vui mừng và hân hoan nói với anh em của ngài rằng: "Anh em hãy vui lên! Đức ôn hoà của anh em phải sáng tỏ trước mặt mọi người, vì Chúa đã gần đến. Anh em đừng lo lắng gì hết, nhưng trong khi cầu nguyện, anh em hãy trình bày những ước vọng lên cùng Chúa, bằng kinh nguyện và lời cầu xin đi đôi với lời cảm tạ. Và bình an của Thiên Chúa vượt mọi trí hiểu, sẽ giữ gìn lòng trí anh em trong Chúa Giêsu Kitô".
Chúng ta đang tiến đến tuần thứ 3 của mùa Vọng, xin tất cả hãy dành nhiều thời giờ hơn nữa để cầu nguyện, để hòa giải, để xin Đấng sắp đến, ban cho chúng ta được nhận lãnh ơn Chúa Giáng Sinh trong tâm hồn và trong lòng của chúng ta, để Chúa đến với tâm hồn của chúng ta đang như là một hang đá lạnh, trống trơn, hôi hám, băng giá tuyết phủ, u tối, và hoang dã!? Nhưng có phải hạnh phúc cho chúng ta biết mấy khi Ngài đã chọn để Giáng Sinh trong tâm hồn của chúng ta, vì Ngài sẽ đem đến cho tâm hồn giá lạnh của chúng ta niềm vui, hạnh phúc, ấm áp, an ủi, an bình, và tràn đầy hy vọng lẫn niềm tin vào Đấng Tối Cao.
Ngài là một phàm nhân, nhưng Ngài là Con Thiên Chúa. Amen.
Phải đấy thưa anh chị em! Sự cầu nguyện thật giản đơn hết sức nhưng không hiểu sao lại làm cho chúng ta đâm lười biếng và không thích một tí nào! Đó là chính tôi trước đây! May mà thói quen mà tôi còn giữ đó là làm Dấu Thánh Giá trước khi tôi ăn cơm, dầu tôi ăn ở đâu, tại nhà hay ngoài nơi quán ăn công cộng. Tôi cũng có thói quen thường thích tâm sự với Chúa và Mẹ Maria, chắc nhờ thế mà Mẹ Maria và Chúa Thánh Thần đã tìm đến tôi và giúp tôi siêng năng hơn trong việc cầu nguyện. Trước đây, sự cầu nguyện đối với tôi, sở dĩ làm biếng là vì nghĩ rằng hình thức cầu nguyện để được Chúa và Mẹ nghe, là phải đến nhà thờ trong không khí trang nghiêm, thì Chúa và Mẹ mới nghe lời khẩn cầu của chúng ta!? Nhưng không phải thế đâu thưa anh chị em! Chúa của chúng ta không cầu kỳ và cần lễ nghi như chúng ta suy nghĩ và tưởng đâu! Thiên Chúa Ba Ngôi Ngài có thể đến ngự vào lòng của chúng ta ngay khi chúng ta mời Ngài, bởi có mấy ai có thời giờ mà nghĩ đến Ngài!? Cho nên Ngài chỉ mong mỏi chúng ta có nghĩ đến Ngài mà thôi! Bởi Ba Ngôi Thiên Chúa toàn năng và uy quyền biết bao! Cả vũ trụ này có phải do bàn tay của Ngài làm ra hay không? Có phải mọi tạo vật trên trời và dưới đất tất cả đều do Ngài tác tạo và dựng nên? Ngài quyền năng và phi thường thế đấy nhưng không hiểu sao Ngài lại chịu lụy vì con người tội lỗi của chúng ta!? Có ai hiểu cho được trái tim dạt dào tình thương yêu của Ngài đã dành cho nhân loại? Thế cho nên có những lúc Ngài không chịu nổi cái bản tánh xấu xa và đồi trụy con người của chúng ta, nên Ngài đã giáng phạt cha ông của chúng ta, rồi lại thương cảm, rồi lại làm giao ước mới; một giao ước mà Ngài sẽ hứa ban cho chúng ta, đó chính là Con Một duy nhất của Ngài cho nhân loại. Và đó là Đấng mà cha ông chúng ta trước đây mấy ngàn năm, đã ao ước trông đợi một Đấng sẽ đến, ban bình an, công chính, và ơn cứu độ của Ngài.
Vâng, Đấng ấy sẽ đến ở giữa chúng ta, như lời của Thánh Gioan Tẩy Giả đã nói trong hoang địa. Và hôm nay đây Thánh Phaolô cũng phải vui mừng và hân hoan nói với anh em của ngài rằng: "Anh em hãy vui lên! Đức ôn hoà của anh em phải sáng tỏ trước mặt mọi người, vì Chúa đã gần đến. Anh em đừng lo lắng gì hết, nhưng trong khi cầu nguyện, anh em hãy trình bày những ước vọng lên cùng Chúa, bằng kinh nguyện và lời cầu xin đi đôi với lời cảm tạ. Và bình an của Thiên Chúa vượt mọi trí hiểu, sẽ giữ gìn lòng trí anh em trong Chúa Giêsu Kitô".
Chúng ta đang tiến đến tuần thứ 3 của mùa Vọng, xin tất cả hãy dành nhiều thời giờ hơn nữa để cầu nguyện, để hòa giải, để xin Đấng sắp đến, ban cho chúng ta được nhận lãnh ơn Chúa Giáng Sinh trong tâm hồn và trong lòng của chúng ta, để Chúa đến với tâm hồn của chúng ta đang như là một hang đá lạnh, trống trơn, hôi hám, băng giá tuyết phủ, u tối, và hoang dã!? Nhưng có phải hạnh phúc cho chúng ta biết mấy khi Ngài đã chọn để Giáng Sinh trong tâm hồn của chúng ta, vì Ngài sẽ đem đến cho tâm hồn giá lạnh của chúng ta niềm vui, hạnh phúc, ấm áp, an ủi, an bình, và tràn đầy hy vọng lẫn niềm tin vào Đấng Tối Cao.
Ngài là một phàm nhân, nhưng Ngài là Con Thiên Chúa. Amen.
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày - Tuần 3 Mùa Vọng
Lm Jos Tạ Duy Tuyến
19:44 11/12/2009
TÂM SỰ VỚI CHÚA MỖI NGÀY TRONG TUẦN
Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
Thứ hai sau Chúa nhật 3 Mùa vọng
Mt 21,23-27
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con tin thờ Chúa là Thiên Chúa của chúng con. Uy quyền của Chúa vẫn trường tồn và bất biến qua mọi thời gian. Uy quyền của Chúa vẫn biểu lộ trên cuộc đời chúng con qua biết bao ơn lành hồn xác và qua những biến cố quan trọng trong cuộc đời chúng con. Chúng con xin tri ân cảm tạ Chúa. Xin giúp chúng con biết nhìn nhận uy quyền của Chúa và sống tin yêu vào Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, ở đời chúng con thích khám phá sự thật. Chúng con cũng ưa thích con người chân thật. Chúng con ghét sự giả dối. Chúng con thích tấm lòng hơn là những hình thức bên ngoài. Nhưng Chúa ơi, sao chúng con lại khó sống chân thật với bản thân của mình. Chúng con thích đóng bộ áo giả dối vào con người của mình. Chúng con tìm cách che đậy sự thật. Chắc Chúa cũng buồn với chúng con như Chúa đã từng đau đớn về thái độ sống giả dối của các biệt phái năm xưa. Chắc Chúa cũng không vui vì những lệch lạc về những giá trị của chân thiện mỹ khiến chúng con đang đánh mất dần tính bổn thiện trong con người chúng con. Xin tha thứ cho chúng con. Xin giúp chúng con canh tân sửa đổi cho phù hợp với giáo huấn của Chúa.
Lạy Chúa, xin cho chúng con một tấm lòng sám hối chân thành để chúng con biết quay trở về với đường ngay nẻo chính. Xin Chúa luôn hướng dẫn bước đường chúng con đi trong chân lý vẹn tuyền. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật 3 mùa vọng
Mt 21,28-32
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa đã từ trời xuống thế để thi hành thánh ý Chúa Cha. Cả cuộc đời của Chúa luôn làm vinh danh Chúa Cha. Chúa đã thi hành ý Chúa Cha trong lời xin vâng trọn vẹn qua cái chết cứu độ trần gian. Xin Chúa Giê-su Thánh Thể nâng đỡ và giúp chúng con biết làm cho Nước Chúa Cha mau trị đến qua đời sống lắng nghe và thực thi lời Chúa của chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, ở đời nói thì dễ mà làm lại khó. Thưa vâng với Chúa thì dễ nhưng làm theo ý Chúa là một chặng dài đầy gian nan. Có bao lần chúng con đã hứa với Chúa nhưng rồi lại thất trung, thất tín với Chúa. Có bao lần chúng con muốn cho danh Chúa cả sáng nhưng đời sống chúng con lại trì trệ, tội lỗi và bê tha. Xin tha thứ cho những yếu đuối của chúng con. Xin nâng đỡ đức tin còn yếu kém của chúng con. Xin cho chúng con nghị lực kiên cường để chu toàn bổn phận với Chúa. Xin đừng để tính lường biếng, thói hưởng thụ làm tê liệt những ý chí vươn lên của chúng con.
Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn nhanh nhẹn thực thi Lời Chúa. Xin giúp chúng con yêu Chúa trên hết mọi sự và chỉ mong tìm kiếm và thực thi ý Chúa trong suốt cuộc đời chúng con. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 3 mùa vọng
Lc 7,19-23
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể
Thánh Thể Chúa là sức sống, là thần lương nuôi dưỡng linh hồn chúng con. Xin Thánh Thể Chúa chữa lành hồn xác chúng con khỏi vương vấn tội lỗi, khỏi khổ đau của tật nguyền. Xin Thánh Thể Chúa nên phương dược chữa lành hồn xác chúng con. Xin cho chúng con biết tìm đến và nương nhờ vào lòng Chúa xót thương.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã yêu thương chúng con vô ngần. Chúa yêu thương hết mọi người. Chúa luôn chăm sóc mọi người chúng con. Chúa đã thực thi sứ mệnh của Đấng Messia khi giải thoát cho kẻ què, người mù. Chúa đã mang tin vui bình an đến cho mọi cảnh đời đang chìm đắm trong thất vọng buồn đau. Xin giúp chúng con biết mang tin vui Chúa đến cho anh em qua đời sống bác ái yêu thương, qua sự dấn thân quảng đại phục vụ mọi người.
Lạy Chúa, mùa vọng là thời gian mong chờ Chúa đến, xin cho đời sống chúng con luôn là dấu chỉ cho Nước Chúa trị đến qua hành vi bác ái của chúng con. Amen
Lm.Jos Tạ Duy Tuyền
************************************************************************
Ngày 17.12
Mt 1,1-17
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con tin rằng Chúa đang hiện diện trong tâm hồn chúng con. Chúa viếng thăm linh hồn chúng con qua hình bánh đơn sơ bé mọn. Chúa lưu lại trong chúng con bằng ơn thánh qua bí tích Thánh Thể. Chúng con thật hạnh phúc vì được đón nhận quà tặng vô giá là chính Chúa ở với chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Chúng con xin tri ân và cảm tạ Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, chúng con thật hạnh phúc được sinh ra trong đức tin của Hội Thánh. Đức tin đó được chính Chúa nuôi dưỡng và củng cố qua suốt dọc dài lịch sử của ơn cứu độ. Nhưng Chúa ơi, đức tin của chúng con cũng có lúc tăm tối như Abraham và cũng trải qua biết bao thử thách như Mô-sê. Cuộc đời đâu mấy khi bình yên. Sóng gió, thử thách, gian nan, lận đận vẫn cuốn vào kiếp người chúng con. Có những lúc chúng con muốn buông trôi theo dòng đời. Có những lúc chúng con hụt hẫng mất niềm tin vào sự quan phòng của Chúa. Xin tha thứ cho những lầm lỗi của chúng con. Xin ban cho chúng con đức tin kiên vững để vượt qua những thử thách gian nguy. Xin cho chúng con một lòng trung tín vào Chúa cho dẫu giòng đời có xô đẩy bởi biết bao khốn khó tư bề.
Lạy Chúa, Chúa luôn có chương trình cho từng cuộc đời chúng con. Xin giúp chúng con luôn tin tưởng, phó thác cậy trông vào Chúa. Xin giúp chúng con luôn đọc ra ý Chúa trong từng biến cố cuộc đời chúng con. Amen.
Ngày 18.12
Mt 1,18-24
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Qua việc nhập thể làm người Chúa đã mang ơn thánh hóa đến cho nhân trần chúng con. Chúa làm người cho con người làm con Thiên Chúa. Đây là ân huệ vô cùng cao quý mà Chúa đã dành cho chúng con. Chúng con xin hết lòng tri ân cảm tạ Chúa. Tạ ơn Chúa đã yêu thương chúng con. Tạ ơn Chúa đã mang thân phận con người để nâng loài người chúng con lên làm con Thiên Chúa. Xin giúp chúng con luôn biết mở rộng lòng đón rước Chúa mỗi ngày, để Chúa ở cùng chúng con sẽ mang lại cho chúng con niềm vui và sự hoan lạc tràn ngập tâm hồn.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, có Chúa ở cùng chúng con là một hồng ân vô giá mà Chúa dành cho chúng con. Quả thực, đâu còn gì hạnh phúc hơn khi được chính Chúa cùng chia sẻ vui buồn trong những thăng trầm của cuộc đời chúng con. Sự hiện diện của Chúa như người cha luôn mang lại cho con cái niềm tin, nghị lực, sức phấn đấu và sự ủi an. Xin giúp chúng con biết học nơi Mẹ Maria thái độ lắng nghe, cầu nguyện để nhận ra ý Chúa trong từng biến cố của cuộc đời. Xin giúp chúng con luôn quảng đại dấn thân cho ý Chúa được thực hiện như thánh Giuse đã quảng đại đón nhận Mẹ Maria về làm bạn của mình. Xin giúp chúng con cũng biết đón nhận ý Chúa bằng hai tiếng xin vâng với trọn lòng yêu mến như Mẹ Maria.
Lạy Chúa, xin dùng chúng con như khí cụ của Chúa để công việc và thánh ý Chúa được nên trọn trong cuộc đời hôm nay. Amen
Ngày 19.12
Lc 1,5-25
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa đã đến lần thứ nhất, đã nhập thế làm người và qua đó trao ban cho chúng con niềm vui ơn cứu độ. Chúng con thực sự vui mừng vì có Chúa ở cùng chúng con. Chúng con thật hạnh phúc vì có Chúa luôn đồng hành với chúng con trong cuộc sống. Qua bí tích Thánh Thể, Chúa đến và lưu lại trong tâm hồn chúng con. Chúng con xin hết lòng cảm tạ, tri ân tình yêu cao sâu mà Chúa đã dành cho chúng con.
Vâng, lạy Chúa, tình yêu đó hôm nay Chúa đã dành cho gia đình Giacaria. Chúa đã viếng thăm gia đình ông. Chúa đã tỏ lòng thương xót gia đình ông qua món quá vô giá là đứa con được sinh ra trong lòng thương xót của Chúa. Xin cho các gia đình trẻ hôm nay biết yêu mến sự sống là quà tặng của Chúa. Xin cho họ biết quảng đại đón nhận con cái là hồng ân Chúa ban. Xin đừng để tính ích kỷ, thói hưởng thụ khiến họ loại trừ mầm sống nơi các thai nhi vô tội. Xin cho các quốc gia trên toàn thế giới biết tôn trọng sự sống của con người để luôn dùng luật pháp mà bảo vệ sự sống chứ không bóp chết sự sống như một số quốc gia vẫn làm.
Lạy Chúa, Chúa là Đấng giầu lòng xót thương. Xin thương ban cho chúng con tâm hồn bình an, thân xác khỏe mạnh. Xin bồi bổ tâm hồn chúng con bằng ân sủng và tình thương của Chúa. Amen
Ngày 20.12
Lc 1,26-38
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể
Người ta thường nói rằng “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Xin cho chúng con luôn ý thức rằng: Niềm vui Giáng sinh không hệ tại ở ngoại cảnh, nhưng nằm ở trong chính tâm hồn chúng con. Từ đó, chúng con luôn sẵn sàng đổi mới tâm hồn mình luôn mau mắn giao hòa cùng Chúa và anh em.
Lạy Chúa Giê-su, Trời mỗi ngày thêm lạnh hơn, không khí Noel có vẻ như tưng bừng nhộn nhịp lên. Nơi nơi tiếng hát mừng sinh nhật Chúa được vang xa bao trùm khắp không gian. Những cánh thiệp mừng sinh nhật Chúa được trao tặng nhau trong tình thương mến nồng nàn. Không gian và thời gian như đang hòa điệu với nhau để mang lại vẻ tươi vui nhộn nhịp cho ngày đại lễ. Lòng người cũng rộn lên niềm vui. Con người cũng muốn hòa chung niềm vui cùng vạn vật bằng sự sửa soạn từ tâm hồn đến thể xác những điều cần thiết cho niềm vui được trọn vẹn và bền vững. Xin cho chúng con luôn biết noi gương Đức mẹ, biết kiên trì lắng nghe, cầu nguyện và suy niệm lời Chúa, để lời Chúa thực sự trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động của chúng con. Xin cho chúng con cũng biết đón nhận ý Chúa trong mọi biến cố cuộc đời, bằng hai tiếng xin vâng với trọn niềm phó thác tin yêu. Xin cho mọi người đều nhận ra Chúa chính là hoàng tử bình an, là niềm vui đích thực để nhân loại cùng chung niềm vui mừng sinh nhật của Chúa, không chỉ bằng những nhộn nhịp bên ngoài, nhưng bằng một sự hoán cải nội tâm, ngõ hầu niềm vui và sự bình an của Chúa ngự trị nơi mọi tâm hồn.
Lạy Mẹ Maria, xin dạy chúng con biết xin vâng như Mẹ. Xin vâng trong mọi hoàn cảnh. Xin vâng theo thánh ý Chúa để tâm hồn chúng con luôn bình an trong Chúa. Amen
Ngày 21. 12
Lc 1,39-45
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Giờ đây ở trước tôn nhan Chúa, chúng con tuyên xưng Chúa là Thiên Chúa của lòng trí chúng con. Chúa làm chủ thời gian. Chúa biết rõ cuộc sống chúng con. Xin soi sáng hướng dẫn chúng con đi trong đường lối của Chúa. Xin giúp chúng con biết tôn vinh danh Chúa qua đời sống bác ái yêu thương. Xin giúp chúng con luôn quảng đại dấn thân vì hạnh phúc của tha nhân.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, năm xưa Chúa đã cùng với Mẹ Maria mang niềm vui của chia sẻ, của yêu thương phục vụ đến cho gia đình Giacaira. Xin Chúa cùng đồng hành với chúng con trong cuộc sống hôm nay. Xin cho từng bước chân chúng con đi luôn để lại những dấu ấn của yêu thương, của tình người cảm thông và chia sẻ. Xin cho chúng con một tâm hồn vui tươi và quảng đại như Mẹ Maria để có thể mang niềm vui của phục vụ đến cho tha nhân. Xin giúp chúng con biết yêu thương và phục vụ khởi đi từ gia đình, làng xóm, xứ đạo chúng con. Xin đừng để một ai sống với chúng con mà cảm thấy bị bỏ rơi vì đời sống thiếu yêu thương của chúng con.
Lạy Chúa, xin cho niềm vui có Chúa ở cùng luôn mang lại cho chúng con tinh thần hăng say và nhiệt tình sống phục vụ tha nhân. Amen
Ngày 22.12
Lc 1,46-56
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Thật hạnh phúc cho chúng con khi được Chúa viếng thăm. Chúa là Thiên Chúa cao cả nhưng lại đến cư ngụ giữa những người phàm hèn chúng con. Chúa là Thiên Chúa chí thánh nhưng lại ngự vào tâm hồn yếu đuối của chúng con. Chúng con xin được chúc tụng, tạ ơn Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, ở đời rất cần hai tiếng cám ơn. Cám ơn Chúa, cám ơn đời vì biết bao quà tặng của cuộc sống mang đến cho chúng con. Nhưng Chúa ơi, con mắt kiêu căng đã khiến chúng con không nhận ra ân huệ Chúa ban. Chúng con còn tự cao tự đại nên càng không nhận ra những hy sinh mà anh em đã dành cho chúng con. Chúng con còn thiếu khiêm tốn để có thể nói lời cám ơn. Xin tha thứ cho chúng con. Xin mặc cho chúng con tâm tình như Mẹ Maria để chúng con biết ca tụng Chúa, cám ơn đời vì biết bao niềm vui mà cuộc đời ban tặng.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con tâm hồn đơn sơ luôn biết ngỡ ngàng trước ân ban của Chúa, để có thể cất lên lời tạ ơn Chúa, tạ ơn đời trong mỗi ngày sống của cuộc đời chúng con. Amen
Ngày 23.12
Lc 1,57-66
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Noel đã gần kề. Niềm vui Chúa giáng sinh đang rộn rã trong tâm hồn chúng con. Chúng con muốn hòa với vạn vật, với không gian để hát khen mừng Chúa đã viếng thăm nhân trần. Chúa đã viếng thăm và lưu lại nơi trái đất này để nâng con người lên làm con Thiên Chúa. Chúa còn viếng thăm và ở lại từng tâm hồn chúng con để trở nên đồng hình đồng dạng với chúng con. Chúng con xin tạ ơn Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã viếng thăm và ban ơn cho gia đình Giacaria. Chúa đã ban cho họ niềm vui qua việc đón nhận người con mới sinh là dấu chỉ đầy tình yêu thương của Chúa. Xin cho chúng con luôn nghiệm thấy tình thương của Chúa để không ngớt lời ngợi khen và cảm tạ Chúa. Cám ơn Chúa đã tạo dựng chúng con giống hình ảnh Chúa. Cám ơn Chúa đã cho chúng con nên nghĩa tử của Chúa. Cám ơn Chúa vẫn tiếp tục tuôn đổ muôn ơn lành hồn xác xuống trên cuộc đời chúng con.
Lạy Chúa, mỗi người chúng con đều là một tác phẩm đầy yêu thương của Chúa. Xin giúp chúng con biết sống một đời tri ân và cảm tạ Chúa luôn. Amen
Ngày 24.12
Lc 1,67-79
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là Đấng thành tín và đầy yêu thương. Chúa luôn trung thành với tình yêu của mình. Chúa đã tỏ lòng yêu thương vô bờ bến cho nhân trần chúng con qua việc giáng thế cứu đời. Chúa luôn thành tín trong mọi lời Chúa phán: Chúa sẽ cứu thoát chúng con khỏi địch thù, thoát tay mọi kẻ hằng ghen ghét, sẽ trọn bề nhân nghĩa với tổ tiên, và nhớ lại lời xưa giao ước. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin giúp chúng con biết chuẩn bị lòng mình cho xứng đáng đón mừng Chúa đến viếng thăm.
Lạy Chúa, nếu không gian đã được trang hoàng bởi những cây thông, những hang đá, những đèn sao lấp lánh, thì tâm hồn chúng con cũng cần được dọn dẹp cho xứng đáng để đón mừng Chúa viếng thăm. Xin cho chúng con biết noi gương Mẹ Maria, biết kiên trì lắng nghe, cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa, để lời Chúa thực sự trở thành kim chỉ nam cho đời sống chúng con. Xin cho chúng con biết đón nhận ý Chúa trong mọi biến cố cuộc đời bằng hai tiếng xin vâng với trọn niềm phó thác tin yêu.
Lạy Chúa, Chúa là hoàng tử bình an, xin cho chúng con biết thành tâm thiện chí tìm đến với Chúa để được bình an trong tâm hồn giữa những khó khăn trong cuộc đời hôm nay. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
Thứ hai sau Chúa nhật 3 Mùa vọng
Mt 21,23-27
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con tin thờ Chúa là Thiên Chúa của chúng con. Uy quyền của Chúa vẫn trường tồn và bất biến qua mọi thời gian. Uy quyền của Chúa vẫn biểu lộ trên cuộc đời chúng con qua biết bao ơn lành hồn xác và qua những biến cố quan trọng trong cuộc đời chúng con. Chúng con xin tri ân cảm tạ Chúa. Xin giúp chúng con biết nhìn nhận uy quyền của Chúa và sống tin yêu vào Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, ở đời chúng con thích khám phá sự thật. Chúng con cũng ưa thích con người chân thật. Chúng con ghét sự giả dối. Chúng con thích tấm lòng hơn là những hình thức bên ngoài. Nhưng Chúa ơi, sao chúng con lại khó sống chân thật với bản thân của mình. Chúng con thích đóng bộ áo giả dối vào con người của mình. Chúng con tìm cách che đậy sự thật. Chắc Chúa cũng buồn với chúng con như Chúa đã từng đau đớn về thái độ sống giả dối của các biệt phái năm xưa. Chắc Chúa cũng không vui vì những lệch lạc về những giá trị của chân thiện mỹ khiến chúng con đang đánh mất dần tính bổn thiện trong con người chúng con. Xin tha thứ cho chúng con. Xin giúp chúng con canh tân sửa đổi cho phù hợp với giáo huấn của Chúa.
Lạy Chúa, xin cho chúng con một tấm lòng sám hối chân thành để chúng con biết quay trở về với đường ngay nẻo chính. Xin Chúa luôn hướng dẫn bước đường chúng con đi trong chân lý vẹn tuyền. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật 3 mùa vọng
Mt 21,28-32
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa đã từ trời xuống thế để thi hành thánh ý Chúa Cha. Cả cuộc đời của Chúa luôn làm vinh danh Chúa Cha. Chúa đã thi hành ý Chúa Cha trong lời xin vâng trọn vẹn qua cái chết cứu độ trần gian. Xin Chúa Giê-su Thánh Thể nâng đỡ và giúp chúng con biết làm cho Nước Chúa Cha mau trị đến qua đời sống lắng nghe và thực thi lời Chúa của chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, ở đời nói thì dễ mà làm lại khó. Thưa vâng với Chúa thì dễ nhưng làm theo ý Chúa là một chặng dài đầy gian nan. Có bao lần chúng con đã hứa với Chúa nhưng rồi lại thất trung, thất tín với Chúa. Có bao lần chúng con muốn cho danh Chúa cả sáng nhưng đời sống chúng con lại trì trệ, tội lỗi và bê tha. Xin tha thứ cho những yếu đuối của chúng con. Xin nâng đỡ đức tin còn yếu kém của chúng con. Xin cho chúng con nghị lực kiên cường để chu toàn bổn phận với Chúa. Xin đừng để tính lường biếng, thói hưởng thụ làm tê liệt những ý chí vươn lên của chúng con.
Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn nhanh nhẹn thực thi Lời Chúa. Xin giúp chúng con yêu Chúa trên hết mọi sự và chỉ mong tìm kiếm và thực thi ý Chúa trong suốt cuộc đời chúng con. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 3 mùa vọng
Lc 7,19-23
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể
Thánh Thể Chúa là sức sống, là thần lương nuôi dưỡng linh hồn chúng con. Xin Thánh Thể Chúa chữa lành hồn xác chúng con khỏi vương vấn tội lỗi, khỏi khổ đau của tật nguyền. Xin Thánh Thể Chúa nên phương dược chữa lành hồn xác chúng con. Xin cho chúng con biết tìm đến và nương nhờ vào lòng Chúa xót thương.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã yêu thương chúng con vô ngần. Chúa yêu thương hết mọi người. Chúa luôn chăm sóc mọi người chúng con. Chúa đã thực thi sứ mệnh của Đấng Messia khi giải thoát cho kẻ què, người mù. Chúa đã mang tin vui bình an đến cho mọi cảnh đời đang chìm đắm trong thất vọng buồn đau. Xin giúp chúng con biết mang tin vui Chúa đến cho anh em qua đời sống bác ái yêu thương, qua sự dấn thân quảng đại phục vụ mọi người.
Lạy Chúa, mùa vọng là thời gian mong chờ Chúa đến, xin cho đời sống chúng con luôn là dấu chỉ cho Nước Chúa trị đến qua hành vi bác ái của chúng con. Amen
Lm.Jos Tạ Duy Tuyền
************************************************************************
Ngày 17.12
Mt 1,1-17
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con tin rằng Chúa đang hiện diện trong tâm hồn chúng con. Chúa viếng thăm linh hồn chúng con qua hình bánh đơn sơ bé mọn. Chúa lưu lại trong chúng con bằng ơn thánh qua bí tích Thánh Thể. Chúng con thật hạnh phúc vì được đón nhận quà tặng vô giá là chính Chúa ở với chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Chúng con xin tri ân và cảm tạ Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, chúng con thật hạnh phúc được sinh ra trong đức tin của Hội Thánh. Đức tin đó được chính Chúa nuôi dưỡng và củng cố qua suốt dọc dài lịch sử của ơn cứu độ. Nhưng Chúa ơi, đức tin của chúng con cũng có lúc tăm tối như Abraham và cũng trải qua biết bao thử thách như Mô-sê. Cuộc đời đâu mấy khi bình yên. Sóng gió, thử thách, gian nan, lận đận vẫn cuốn vào kiếp người chúng con. Có những lúc chúng con muốn buông trôi theo dòng đời. Có những lúc chúng con hụt hẫng mất niềm tin vào sự quan phòng của Chúa. Xin tha thứ cho những lầm lỗi của chúng con. Xin ban cho chúng con đức tin kiên vững để vượt qua những thử thách gian nguy. Xin cho chúng con một lòng trung tín vào Chúa cho dẫu giòng đời có xô đẩy bởi biết bao khốn khó tư bề.
Lạy Chúa, Chúa luôn có chương trình cho từng cuộc đời chúng con. Xin giúp chúng con luôn tin tưởng, phó thác cậy trông vào Chúa. Xin giúp chúng con luôn đọc ra ý Chúa trong từng biến cố cuộc đời chúng con. Amen.
Ngày 18.12
Mt 1,18-24
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Qua việc nhập thể làm người Chúa đã mang ơn thánh hóa đến cho nhân trần chúng con. Chúa làm người cho con người làm con Thiên Chúa. Đây là ân huệ vô cùng cao quý mà Chúa đã dành cho chúng con. Chúng con xin hết lòng tri ân cảm tạ Chúa. Tạ ơn Chúa đã yêu thương chúng con. Tạ ơn Chúa đã mang thân phận con người để nâng loài người chúng con lên làm con Thiên Chúa. Xin giúp chúng con luôn biết mở rộng lòng đón rước Chúa mỗi ngày, để Chúa ở cùng chúng con sẽ mang lại cho chúng con niềm vui và sự hoan lạc tràn ngập tâm hồn.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, có Chúa ở cùng chúng con là một hồng ân vô giá mà Chúa dành cho chúng con. Quả thực, đâu còn gì hạnh phúc hơn khi được chính Chúa cùng chia sẻ vui buồn trong những thăng trầm của cuộc đời chúng con. Sự hiện diện của Chúa như người cha luôn mang lại cho con cái niềm tin, nghị lực, sức phấn đấu và sự ủi an. Xin giúp chúng con biết học nơi Mẹ Maria thái độ lắng nghe, cầu nguyện để nhận ra ý Chúa trong từng biến cố của cuộc đời. Xin giúp chúng con luôn quảng đại dấn thân cho ý Chúa được thực hiện như thánh Giuse đã quảng đại đón nhận Mẹ Maria về làm bạn của mình. Xin giúp chúng con cũng biết đón nhận ý Chúa bằng hai tiếng xin vâng với trọn lòng yêu mến như Mẹ Maria.
Lạy Chúa, xin dùng chúng con như khí cụ của Chúa để công việc và thánh ý Chúa được nên trọn trong cuộc đời hôm nay. Amen
Ngày 19.12
Lc 1,5-25
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa đã đến lần thứ nhất, đã nhập thế làm người và qua đó trao ban cho chúng con niềm vui ơn cứu độ. Chúng con thực sự vui mừng vì có Chúa ở cùng chúng con. Chúng con thật hạnh phúc vì có Chúa luôn đồng hành với chúng con trong cuộc sống. Qua bí tích Thánh Thể, Chúa đến và lưu lại trong tâm hồn chúng con. Chúng con xin hết lòng cảm tạ, tri ân tình yêu cao sâu mà Chúa đã dành cho chúng con.
Vâng, lạy Chúa, tình yêu đó hôm nay Chúa đã dành cho gia đình Giacaria. Chúa đã viếng thăm gia đình ông. Chúa đã tỏ lòng thương xót gia đình ông qua món quá vô giá là đứa con được sinh ra trong lòng thương xót của Chúa. Xin cho các gia đình trẻ hôm nay biết yêu mến sự sống là quà tặng của Chúa. Xin cho họ biết quảng đại đón nhận con cái là hồng ân Chúa ban. Xin đừng để tính ích kỷ, thói hưởng thụ khiến họ loại trừ mầm sống nơi các thai nhi vô tội. Xin cho các quốc gia trên toàn thế giới biết tôn trọng sự sống của con người để luôn dùng luật pháp mà bảo vệ sự sống chứ không bóp chết sự sống như một số quốc gia vẫn làm.
Lạy Chúa, Chúa là Đấng giầu lòng xót thương. Xin thương ban cho chúng con tâm hồn bình an, thân xác khỏe mạnh. Xin bồi bổ tâm hồn chúng con bằng ân sủng và tình thương của Chúa. Amen
Ngày 20.12
Lc 1,26-38
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể
Người ta thường nói rằng “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Xin cho chúng con luôn ý thức rằng: Niềm vui Giáng sinh không hệ tại ở ngoại cảnh, nhưng nằm ở trong chính tâm hồn chúng con. Từ đó, chúng con luôn sẵn sàng đổi mới tâm hồn mình luôn mau mắn giao hòa cùng Chúa và anh em.
Lạy Chúa Giê-su, Trời mỗi ngày thêm lạnh hơn, không khí Noel có vẻ như tưng bừng nhộn nhịp lên. Nơi nơi tiếng hát mừng sinh nhật Chúa được vang xa bao trùm khắp không gian. Những cánh thiệp mừng sinh nhật Chúa được trao tặng nhau trong tình thương mến nồng nàn. Không gian và thời gian như đang hòa điệu với nhau để mang lại vẻ tươi vui nhộn nhịp cho ngày đại lễ. Lòng người cũng rộn lên niềm vui. Con người cũng muốn hòa chung niềm vui cùng vạn vật bằng sự sửa soạn từ tâm hồn đến thể xác những điều cần thiết cho niềm vui được trọn vẹn và bền vững. Xin cho chúng con luôn biết noi gương Đức mẹ, biết kiên trì lắng nghe, cầu nguyện và suy niệm lời Chúa, để lời Chúa thực sự trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động của chúng con. Xin cho chúng con cũng biết đón nhận ý Chúa trong mọi biến cố cuộc đời, bằng hai tiếng xin vâng với trọn niềm phó thác tin yêu. Xin cho mọi người đều nhận ra Chúa chính là hoàng tử bình an, là niềm vui đích thực để nhân loại cùng chung niềm vui mừng sinh nhật của Chúa, không chỉ bằng những nhộn nhịp bên ngoài, nhưng bằng một sự hoán cải nội tâm, ngõ hầu niềm vui và sự bình an của Chúa ngự trị nơi mọi tâm hồn.
Lạy Mẹ Maria, xin dạy chúng con biết xin vâng như Mẹ. Xin vâng trong mọi hoàn cảnh. Xin vâng theo thánh ý Chúa để tâm hồn chúng con luôn bình an trong Chúa. Amen
Ngày 21. 12
Lc 1,39-45
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Giờ đây ở trước tôn nhan Chúa, chúng con tuyên xưng Chúa là Thiên Chúa của lòng trí chúng con. Chúa làm chủ thời gian. Chúa biết rõ cuộc sống chúng con. Xin soi sáng hướng dẫn chúng con đi trong đường lối của Chúa. Xin giúp chúng con biết tôn vinh danh Chúa qua đời sống bác ái yêu thương. Xin giúp chúng con luôn quảng đại dấn thân vì hạnh phúc của tha nhân.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, năm xưa Chúa đã cùng với Mẹ Maria mang niềm vui của chia sẻ, của yêu thương phục vụ đến cho gia đình Giacaira. Xin Chúa cùng đồng hành với chúng con trong cuộc sống hôm nay. Xin cho từng bước chân chúng con đi luôn để lại những dấu ấn của yêu thương, của tình người cảm thông và chia sẻ. Xin cho chúng con một tâm hồn vui tươi và quảng đại như Mẹ Maria để có thể mang niềm vui của phục vụ đến cho tha nhân. Xin giúp chúng con biết yêu thương và phục vụ khởi đi từ gia đình, làng xóm, xứ đạo chúng con. Xin đừng để một ai sống với chúng con mà cảm thấy bị bỏ rơi vì đời sống thiếu yêu thương của chúng con.
Lạy Chúa, xin cho niềm vui có Chúa ở cùng luôn mang lại cho chúng con tinh thần hăng say và nhiệt tình sống phục vụ tha nhân. Amen
Ngày 22.12
Lc 1,46-56
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Thật hạnh phúc cho chúng con khi được Chúa viếng thăm. Chúa là Thiên Chúa cao cả nhưng lại đến cư ngụ giữa những người phàm hèn chúng con. Chúa là Thiên Chúa chí thánh nhưng lại ngự vào tâm hồn yếu đuối của chúng con. Chúng con xin được chúc tụng, tạ ơn Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, ở đời rất cần hai tiếng cám ơn. Cám ơn Chúa, cám ơn đời vì biết bao quà tặng của cuộc sống mang đến cho chúng con. Nhưng Chúa ơi, con mắt kiêu căng đã khiến chúng con không nhận ra ân huệ Chúa ban. Chúng con còn tự cao tự đại nên càng không nhận ra những hy sinh mà anh em đã dành cho chúng con. Chúng con còn thiếu khiêm tốn để có thể nói lời cám ơn. Xin tha thứ cho chúng con. Xin mặc cho chúng con tâm tình như Mẹ Maria để chúng con biết ca tụng Chúa, cám ơn đời vì biết bao niềm vui mà cuộc đời ban tặng.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con tâm hồn đơn sơ luôn biết ngỡ ngàng trước ân ban của Chúa, để có thể cất lên lời tạ ơn Chúa, tạ ơn đời trong mỗi ngày sống của cuộc đời chúng con. Amen
Ngày 23.12
Lc 1,57-66
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Noel đã gần kề. Niềm vui Chúa giáng sinh đang rộn rã trong tâm hồn chúng con. Chúng con muốn hòa với vạn vật, với không gian để hát khen mừng Chúa đã viếng thăm nhân trần. Chúa đã viếng thăm và lưu lại nơi trái đất này để nâng con người lên làm con Thiên Chúa. Chúa còn viếng thăm và ở lại từng tâm hồn chúng con để trở nên đồng hình đồng dạng với chúng con. Chúng con xin tạ ơn Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã viếng thăm và ban ơn cho gia đình Giacaria. Chúa đã ban cho họ niềm vui qua việc đón nhận người con mới sinh là dấu chỉ đầy tình yêu thương của Chúa. Xin cho chúng con luôn nghiệm thấy tình thương của Chúa để không ngớt lời ngợi khen và cảm tạ Chúa. Cám ơn Chúa đã tạo dựng chúng con giống hình ảnh Chúa. Cám ơn Chúa đã cho chúng con nên nghĩa tử của Chúa. Cám ơn Chúa vẫn tiếp tục tuôn đổ muôn ơn lành hồn xác xuống trên cuộc đời chúng con.
Lạy Chúa, mỗi người chúng con đều là một tác phẩm đầy yêu thương của Chúa. Xin giúp chúng con biết sống một đời tri ân và cảm tạ Chúa luôn. Amen
Ngày 24.12
Lc 1,67-79
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là Đấng thành tín và đầy yêu thương. Chúa luôn trung thành với tình yêu của mình. Chúa đã tỏ lòng yêu thương vô bờ bến cho nhân trần chúng con qua việc giáng thế cứu đời. Chúa luôn thành tín trong mọi lời Chúa phán: Chúa sẽ cứu thoát chúng con khỏi địch thù, thoát tay mọi kẻ hằng ghen ghét, sẽ trọn bề nhân nghĩa với tổ tiên, và nhớ lại lời xưa giao ước. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin giúp chúng con biết chuẩn bị lòng mình cho xứng đáng đón mừng Chúa đến viếng thăm.
Lạy Chúa, nếu không gian đã được trang hoàng bởi những cây thông, những hang đá, những đèn sao lấp lánh, thì tâm hồn chúng con cũng cần được dọn dẹp cho xứng đáng để đón mừng Chúa viếng thăm. Xin cho chúng con biết noi gương Mẹ Maria, biết kiên trì lắng nghe, cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa, để lời Chúa thực sự trở thành kim chỉ nam cho đời sống chúng con. Xin cho chúng con biết đón nhận ý Chúa trong mọi biến cố cuộc đời bằng hai tiếng xin vâng với trọn niềm phó thác tin yêu.
Lạy Chúa, Chúa là hoàng tử bình an, xin cho chúng con biết thành tâm thiện chí tìm đến với Chúa để được bình an trong tâm hồn giữa những khó khăn trong cuộc đời hôm nay. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày
Lm Jos Tạ Duy Tuyến
19:46 11/12/2009
Ngày 17.12 (Mt 1,1-17)
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con tin rằng Chúa đang hiện diện trong tâm hồn chúng con. Chúa viếng thăm linh hồn chúng con qua hình bánh đơn sơ bé mọn. Chúa lưu lại trong chúng con bằng ơn thánh qua bí tích Thánh Thể. Chúng con thật hạnh phúc vì được đón nhận quà tặng vô giá là chính Chúa ở với chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Chúng con xin tri ân và cảm tạ Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, chúng con thật hạnh phúc được sinh ra trong đức tin của Hội Thánh. Đức tin đó được chính Chúa nuôi dưỡng và củng cố qua suốt dọc dài lịch sử của ơn cứu độ. Nhưng Chúa ơi, đức tin của chúng con cũng có lúc tăm tối như Abraham và cũng trải qua biết bao thử thách như Mô-sê. Cuộc đời đâu mấy khi bình yên. Sóng gió, thử thách, gian nan, lận đận vẫn cuốn vào kiếp người chúng con. Có những lúc chúng con muốn buông trôi theo dòng đời. Có những lúc chúng con hụt hẫng mất niềm tin vào sự quan phòng của Chúa. Xin tha thứ cho những lầm lỗi của chúng con. Xin ban cho chúng con đức tin kiên vững để vượt qua những thử thách gian nguy. Xin cho chúng con một lòng trung tín vào Chúa cho dẫu giòng đời có xô đẩy bởi biết bao khốn khó tư bề.
Lạy Chúa, Chúa luôn có chương trình cho từng cuộc đời chúng con. Xin giúp chúng con luôn tin tưởng, phó thác cậy trông vào Chúa. Xin giúp chúng con luôn đọc ra ý Chúa trong từng biến cố cuộc đời chúng con. Amen.
Ngày 18.12
Mt 1,18-24
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Qua việc nhập thể làm người Chúa đã mang ơn thánh hóa đến cho nhân trần chúng con. Chúa làm người cho con người làm con Thiên Chúa. Đây là ân huệ vô cùng cao quý mà Chúa đã dành cho chúng con. Chúng con xin hết lòng tri ân cảm tạ Chúa. Tạ ơn Chúa đã yêu thương chúng con. Tạ ơn Chúa đã mang thân phận con người để nâng loài người chúng con lên làm con Thiên Chúa. Xin giúp chúng con luôn biết mở rộng lòng đón rước Chúa mỗi ngày, để Chúa ở cùng chúng con sẽ mang lại cho chúng con niềm vui và sự hoan lạc tràn ngập tâm hồn.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, có Chúa ở cùng chúng con là một hồng ân vô giá mà Chúa dành cho chúng con. Quả thực, đâu còn gì hạnh phúc hơn khi được chính Chúa cùng chia sẻ vui buồn trong những thăng trầm của cuộc đời chúng con. Sự hiện diện của Chúa như người cha luôn mang lại cho con cái niềm tin, nghị lực, sức phấn đấu và sự ủi an. Xin giúp chúng con biết học nơi Mẹ Maria thái độ lắng nghe, cầu nguyện để nhận ra ý Chúa trong từng biến cố của cuộc đời. Xin giúp chúng con luôn quảng đại dấn thân cho ý Chúa được thực hiện như thánh Giuse đã quảng đại đón nhận Mẹ Maria về làm bạn của mình. Xin giúp chúng con cũng biết đón nhận ý Chúa bằng hai tiếng xin vâng với trọn lòng yêu mến như Mẹ Maria.
Lạy Chúa, xin dùng chúng con như khí cụ của Chúa để công việc và thánh ý Chúa được nên trọn trong cuộc đời hôm nay. Amen
Ngày 19.12
Lc 1,5-25
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa đã đến lần thứ nhất, đã nhập thế làm người và qua đó trao ban cho chúng con niềm vui ơn cứu độ. Chúng con thực sự vui mừng vì có Chúa ở cùng chúng con. Chúng con thật hạnh phúc vì có Chúa luôn đồng hành với chúng con trong cuộc sống. Qua bí tích Thánh Thể, Chúa đến và lưu lại trong tâm hồn chúng con. Chúng con xin hết lòng cảm tạ, tri ân tình yêu cao sâu mà Chúa đã dành cho chúng con.
Vâng, lạy Chúa, tình yêu đó hôm nay Chúa đã dành cho gia đình Giacaria. Chúa đã viếng thăm gia đình ông. Chúa đã tỏ lòng thương xót gia đình ông qua món quá vô giá là đứa con được sinh ra trong lòng thương xót của Chúa. Xin cho các gia đình trẻ hôm nay biết yêu mến sự sống là quà tặng của Chúa. Xin cho họ biết quảng đại đón nhận con cái là hồng ân Chúa ban. Xin đừng để tính ích kỷ, thói hưởng thụ khiến họ loại trừ mầm sống nơi các thai nhi vô tội. Xin cho các quốc gia trên toàn thế giới biết tôn trọng sự sống của con người để luôn dùng luật pháp mà bảo vệ sự sống chứ không bóp chết sự sống như một số quốc gia vẫn làm.
Lạy Chúa, Chúa là Đấng giầu lòng xót thương. Xin thương ban cho chúng con tâm hồn bình an, thân xác khỏe mạnh. Xin bồi bổ tâm hồn chúng con bằng ân sủng và tình thương của Chúa. Amen
Ngày 20.12
Lc 1,26-38
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể
Người ta thường nói rằng “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Xin cho chúng con luôn ý thức rằng: Niềm vui Giáng sinh không hệ tại ở ngoại cảnh, nhưng nằm ở trong chính tâm hồn chúng con. Từ đó, chúng con luôn sẵn sàng đổi mới tâm hồn mình luôn mau mắn giao hòa cùng Chúa và anh em.
Lạy Chúa Giê-su, Trời mỗi ngày thêm lạnh hơn, không khí Noel có vẻ như tưng bừng nhộn nhịp lên. Nơi nơi tiếng hát mừng sinh nhật Chúa được vang xa bao trùm khắp không gian. Những cánh thiệp mừng sinh nhật Chúa được trao tặng nhau trong tình thương mến nồng nàn. Không gian và thời gian như đang hòa điệu với nhau để mang lại vẻ tươi vui nhộn nhịp cho ngày đại lễ. Lòng người cũng rộn lên niềm vui. Con người cũng muốn hòa chung niềm vui cùng vạn vật bằng sự sửa soạn từ tâm hồn đến thể xác những điều cần thiết cho niềm vui được trọn vẹn và bền vững. Xin cho chúng con luôn biết noi gương Đức mẹ, biết kiên trì lắng nghe, cầu nguyện và suy niệm lời Chúa, để lời Chúa thực sự trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động của chúng con. Xin cho chúng con cũng biết đón nhận ý Chúa trong mọi biến cố cuộc đời, bằng hai tiếng xin vâng với trọn niềm phó thác tin yêu. Xin cho mọi người đều nhận ra Chúa chính là hoàng tử bình an, là niềm vui đích thực để nhân loại cùng chung niềm vui mừng sinh nhật của Chúa, không chỉ bằng những nhộn nhịp bên ngoài, nhưng bằng một sự hoán cải nội tâm, ngõ hầu niềm vui và sự bình an của Chúa ngự trị nơi mọi tâm hồn.
Lạy Mẹ Maria, xin dạy chúng con biết xin vâng như Mẹ. Xin vâng trong mọi hoàn cảnh. Xin vâng theo thánh ý Chúa để tâm hồn chúng con luôn bình an trong Chúa. Amen
Ngày 21. 12
Lc 1,39-45
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Giờ đây ở trước tôn nhan Chúa, chúng con tuyên xưng Chúa là Thiên Chúa của lòng trí chúng con. Chúa làm chủ thời gian. Chúa biết rõ cuộc sống chúng con. Xin soi sáng hướng dẫn chúng con đi trong đường lối của Chúa. Xin giúp chúng con biết tôn vinh danh Chúa qua đời sống bác ái yêu thương. Xin giúp chúng con luôn quảng đại dấn thân vì hạnh phúc của tha nhân.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, năm xưa Chúa đã cùng với Mẹ Maria mang niềm vui của chia sẻ, của yêu thương phục vụ đến cho gia đình Giacaira. Xin Chúa cùng đồng hành với chúng con trong cuộc sống hôm nay. Xin cho từng bước chân chúng con đi luôn để lại những dấu ấn của yêu thương, của tình người cảm thông và chia sẻ. Xin cho chúng con một tâm hồn vui tươi và quảng đại như Mẹ Maria để có thể mang niềm vui của phục vụ đến cho tha nhân. Xin giúp chúng con biết yêu thương và phục vụ khởi đi từ gia đình, làng xóm, xứ đạo chúng con. Xin đừng để một ai sống với chúng con mà cảm thấy bị bỏ rơi vì đời sống thiếu yêu thương của chúng con.
Lạy Chúa, xin cho niềm vui có Chúa ở cùng luôn mang lại cho chúng con tinh thần hăng say và nhiệt tình sống phục vụ tha nhân. Amen
Ngày 22.12
Lc 1,46-56
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Thật hạnh phúc cho chúng con khi được Chúa viếng thăm. Chúa là Thiên Chúa cao cả nhưng lại đến cư ngụ giữa những người phàm hèn chúng con. Chúa là Thiên Chúa chí thánh nhưng lại ngự vào tâm hồn yếu đuối của chúng con. Chúng con xin được chúc tụng, tạ ơn Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, ở đời rất cần hai tiếng cám ơn. Cám ơn Chúa, cám ơn đời vì biết bao quà tặng của cuộc sống mang đến cho chúng con. Nhưng Chúa ơi, con mắt kiêu căng đã khiến chúng con không nhận ra ân huệ Chúa ban. Chúng con còn tự cao tự đại nên càng không nhận ra những hy sinh mà anh em đã dành cho chúng con. Chúng con còn thiếu khiêm tốn để có thể nói lời cám ơn. Xin tha thứ cho chúng con. Xin mặc cho chúng con tâm tình như Mẹ Maria để chúng con biết ca tụng Chúa, cám ơn đời vì biết bao niềm vui mà cuộc đời ban tặng.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con tâm hồn đơn sơ luôn biết ngỡ ngàng trước ân ban của Chúa, để có thể cất lên lời tạ ơn Chúa, tạ ơn đời trong mỗi ngày sống của cuộc đời chúng con. Amen
Ngày 23.12
Lc 1,57-66
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Noel đã gần kề. Niềm vui Chúa giáng sinh đang rộn rã trong tâm hồn chúng con. Chúng con muốn hòa với vạn vật, với không gian để hát khen mừng Chúa đã viếng thăm nhân trần. Chúa đã viếng thăm và lưu lại nơi trái đất này để nâng con người lên làm con Thiên Chúa. Chúa còn viếng thăm và ở lại từng tâm hồn chúng con để trở nên đồng hình đồng dạng với chúng con. Chúng con xin tạ ơn Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã viếng thăm và ban ơn cho gia đình Giacaria. Chúa đã ban cho họ niềm vui qua việc đón nhận người con mới sinh là dấu chỉ đầy tình yêu thương của Chúa. Xin cho chúng con luôn nghiệm thấy tình thương của Chúa để không ngớt lời ngợi khen và cảm tạ Chúa. Cám ơn Chúa đã tạo dựng chúng con giống hình ảnh Chúa. Cám ơn Chúa đã cho chúng con nên nghĩa tử của Chúa. Cám ơn Chúa vẫn tiếp tục tuôn đổ muôn ơn lành hồn xác xuống trên cuộc đời chúng con.
Lạy Chúa, mỗi người chúng con đều là một tác phẩm đầy yêu thương của Chúa. Xin giúp chúng con biết sống một đời tri ân và cảm tạ Chúa luôn. Amen
Ngày 24.12
Lc 1,67-79
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là Đấng thành tín và đầy yêu thương. Chúa luôn trung thành với tình yêu của mình. Chúa đã tỏ lòng yêu thương vô bờ bến cho nhân trần chúng con qua việc giáng thế cứu đời. Chúa luôn thành tín trong mọi lời Chúa phán: Chúa sẽ cứu thoát chúng con khỏi địch thù, thoát tay mọi kẻ hằng ghen ghét, sẽ trọn bề nhân nghĩa với tổ tiên, và nhớ lại lời xưa giao ước. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin giúp chúng con biết chuẩn bị lòng mình cho xứng đáng đón mừng Chúa đến viếng thăm.
Lạy Chúa, nếu không gian đã được trang hoàng bởi những cây thông, những hang đá, những đèn sao lấp lánh, thì tâm hồn chúng con cũng cần được dọn dẹp cho xứng đáng để đón mừng Chúa viếng thăm. Xin cho chúng con biết noi gương Mẹ Maria, biết kiên trì lắng nghe, cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa, để lời Chúa thực sự trở thành kim chỉ nam cho đời sống chúng con. Xin cho chúng con biết đón nhận ý Chúa trong mọi biến cố cuộc đời bằng hai tiếng xin vâng với trọn niềm phó thác tin yêu.
Lạy Chúa, Chúa là hoàng tử bình an, xin cho chúng con biết thành tâm thiện chí tìm đến với Chúa để được bình an trong tâm hồn giữa những khó khăn trong cuộc đời hôm nay. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con tin rằng Chúa đang hiện diện trong tâm hồn chúng con. Chúa viếng thăm linh hồn chúng con qua hình bánh đơn sơ bé mọn. Chúa lưu lại trong chúng con bằng ơn thánh qua bí tích Thánh Thể. Chúng con thật hạnh phúc vì được đón nhận quà tặng vô giá là chính Chúa ở với chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Chúng con xin tri ân và cảm tạ Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, chúng con thật hạnh phúc được sinh ra trong đức tin của Hội Thánh. Đức tin đó được chính Chúa nuôi dưỡng và củng cố qua suốt dọc dài lịch sử của ơn cứu độ. Nhưng Chúa ơi, đức tin của chúng con cũng có lúc tăm tối như Abraham và cũng trải qua biết bao thử thách như Mô-sê. Cuộc đời đâu mấy khi bình yên. Sóng gió, thử thách, gian nan, lận đận vẫn cuốn vào kiếp người chúng con. Có những lúc chúng con muốn buông trôi theo dòng đời. Có những lúc chúng con hụt hẫng mất niềm tin vào sự quan phòng của Chúa. Xin tha thứ cho những lầm lỗi của chúng con. Xin ban cho chúng con đức tin kiên vững để vượt qua những thử thách gian nguy. Xin cho chúng con một lòng trung tín vào Chúa cho dẫu giòng đời có xô đẩy bởi biết bao khốn khó tư bề.
Lạy Chúa, Chúa luôn có chương trình cho từng cuộc đời chúng con. Xin giúp chúng con luôn tin tưởng, phó thác cậy trông vào Chúa. Xin giúp chúng con luôn đọc ra ý Chúa trong từng biến cố cuộc đời chúng con. Amen.
Ngày 18.12
Mt 1,18-24
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Qua việc nhập thể làm người Chúa đã mang ơn thánh hóa đến cho nhân trần chúng con. Chúa làm người cho con người làm con Thiên Chúa. Đây là ân huệ vô cùng cao quý mà Chúa đã dành cho chúng con. Chúng con xin hết lòng tri ân cảm tạ Chúa. Tạ ơn Chúa đã yêu thương chúng con. Tạ ơn Chúa đã mang thân phận con người để nâng loài người chúng con lên làm con Thiên Chúa. Xin giúp chúng con luôn biết mở rộng lòng đón rước Chúa mỗi ngày, để Chúa ở cùng chúng con sẽ mang lại cho chúng con niềm vui và sự hoan lạc tràn ngập tâm hồn.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, có Chúa ở cùng chúng con là một hồng ân vô giá mà Chúa dành cho chúng con. Quả thực, đâu còn gì hạnh phúc hơn khi được chính Chúa cùng chia sẻ vui buồn trong những thăng trầm của cuộc đời chúng con. Sự hiện diện của Chúa như người cha luôn mang lại cho con cái niềm tin, nghị lực, sức phấn đấu và sự ủi an. Xin giúp chúng con biết học nơi Mẹ Maria thái độ lắng nghe, cầu nguyện để nhận ra ý Chúa trong từng biến cố của cuộc đời. Xin giúp chúng con luôn quảng đại dấn thân cho ý Chúa được thực hiện như thánh Giuse đã quảng đại đón nhận Mẹ Maria về làm bạn của mình. Xin giúp chúng con cũng biết đón nhận ý Chúa bằng hai tiếng xin vâng với trọn lòng yêu mến như Mẹ Maria.
Lạy Chúa, xin dùng chúng con như khí cụ của Chúa để công việc và thánh ý Chúa được nên trọn trong cuộc đời hôm nay. Amen
Ngày 19.12
Lc 1,5-25
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa đã đến lần thứ nhất, đã nhập thế làm người và qua đó trao ban cho chúng con niềm vui ơn cứu độ. Chúng con thực sự vui mừng vì có Chúa ở cùng chúng con. Chúng con thật hạnh phúc vì có Chúa luôn đồng hành với chúng con trong cuộc sống. Qua bí tích Thánh Thể, Chúa đến và lưu lại trong tâm hồn chúng con. Chúng con xin hết lòng cảm tạ, tri ân tình yêu cao sâu mà Chúa đã dành cho chúng con.
Vâng, lạy Chúa, tình yêu đó hôm nay Chúa đã dành cho gia đình Giacaria. Chúa đã viếng thăm gia đình ông. Chúa đã tỏ lòng thương xót gia đình ông qua món quá vô giá là đứa con được sinh ra trong lòng thương xót của Chúa. Xin cho các gia đình trẻ hôm nay biết yêu mến sự sống là quà tặng của Chúa. Xin cho họ biết quảng đại đón nhận con cái là hồng ân Chúa ban. Xin đừng để tính ích kỷ, thói hưởng thụ khiến họ loại trừ mầm sống nơi các thai nhi vô tội. Xin cho các quốc gia trên toàn thế giới biết tôn trọng sự sống của con người để luôn dùng luật pháp mà bảo vệ sự sống chứ không bóp chết sự sống như một số quốc gia vẫn làm.
Lạy Chúa, Chúa là Đấng giầu lòng xót thương. Xin thương ban cho chúng con tâm hồn bình an, thân xác khỏe mạnh. Xin bồi bổ tâm hồn chúng con bằng ân sủng và tình thương của Chúa. Amen
Ngày 20.12
Lc 1,26-38
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể
Người ta thường nói rằng “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Xin cho chúng con luôn ý thức rằng: Niềm vui Giáng sinh không hệ tại ở ngoại cảnh, nhưng nằm ở trong chính tâm hồn chúng con. Từ đó, chúng con luôn sẵn sàng đổi mới tâm hồn mình luôn mau mắn giao hòa cùng Chúa và anh em.
Lạy Chúa Giê-su, Trời mỗi ngày thêm lạnh hơn, không khí Noel có vẻ như tưng bừng nhộn nhịp lên. Nơi nơi tiếng hát mừng sinh nhật Chúa được vang xa bao trùm khắp không gian. Những cánh thiệp mừng sinh nhật Chúa được trao tặng nhau trong tình thương mến nồng nàn. Không gian và thời gian như đang hòa điệu với nhau để mang lại vẻ tươi vui nhộn nhịp cho ngày đại lễ. Lòng người cũng rộn lên niềm vui. Con người cũng muốn hòa chung niềm vui cùng vạn vật bằng sự sửa soạn từ tâm hồn đến thể xác những điều cần thiết cho niềm vui được trọn vẹn và bền vững. Xin cho chúng con luôn biết noi gương Đức mẹ, biết kiên trì lắng nghe, cầu nguyện và suy niệm lời Chúa, để lời Chúa thực sự trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động của chúng con. Xin cho chúng con cũng biết đón nhận ý Chúa trong mọi biến cố cuộc đời, bằng hai tiếng xin vâng với trọn niềm phó thác tin yêu. Xin cho mọi người đều nhận ra Chúa chính là hoàng tử bình an, là niềm vui đích thực để nhân loại cùng chung niềm vui mừng sinh nhật của Chúa, không chỉ bằng những nhộn nhịp bên ngoài, nhưng bằng một sự hoán cải nội tâm, ngõ hầu niềm vui và sự bình an của Chúa ngự trị nơi mọi tâm hồn.
Lạy Mẹ Maria, xin dạy chúng con biết xin vâng như Mẹ. Xin vâng trong mọi hoàn cảnh. Xin vâng theo thánh ý Chúa để tâm hồn chúng con luôn bình an trong Chúa. Amen
Ngày 21. 12
Lc 1,39-45
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Giờ đây ở trước tôn nhan Chúa, chúng con tuyên xưng Chúa là Thiên Chúa của lòng trí chúng con. Chúa làm chủ thời gian. Chúa biết rõ cuộc sống chúng con. Xin soi sáng hướng dẫn chúng con đi trong đường lối của Chúa. Xin giúp chúng con biết tôn vinh danh Chúa qua đời sống bác ái yêu thương. Xin giúp chúng con luôn quảng đại dấn thân vì hạnh phúc của tha nhân.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, năm xưa Chúa đã cùng với Mẹ Maria mang niềm vui của chia sẻ, của yêu thương phục vụ đến cho gia đình Giacaira. Xin Chúa cùng đồng hành với chúng con trong cuộc sống hôm nay. Xin cho từng bước chân chúng con đi luôn để lại những dấu ấn của yêu thương, của tình người cảm thông và chia sẻ. Xin cho chúng con một tâm hồn vui tươi và quảng đại như Mẹ Maria để có thể mang niềm vui của phục vụ đến cho tha nhân. Xin giúp chúng con biết yêu thương và phục vụ khởi đi từ gia đình, làng xóm, xứ đạo chúng con. Xin đừng để một ai sống với chúng con mà cảm thấy bị bỏ rơi vì đời sống thiếu yêu thương của chúng con.
Lạy Chúa, xin cho niềm vui có Chúa ở cùng luôn mang lại cho chúng con tinh thần hăng say và nhiệt tình sống phục vụ tha nhân. Amen
Ngày 22.12
Lc 1,46-56
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Thật hạnh phúc cho chúng con khi được Chúa viếng thăm. Chúa là Thiên Chúa cao cả nhưng lại đến cư ngụ giữa những người phàm hèn chúng con. Chúa là Thiên Chúa chí thánh nhưng lại ngự vào tâm hồn yếu đuối của chúng con. Chúng con xin được chúc tụng, tạ ơn Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, ở đời rất cần hai tiếng cám ơn. Cám ơn Chúa, cám ơn đời vì biết bao quà tặng của cuộc sống mang đến cho chúng con. Nhưng Chúa ơi, con mắt kiêu căng đã khiến chúng con không nhận ra ân huệ Chúa ban. Chúng con còn tự cao tự đại nên càng không nhận ra những hy sinh mà anh em đã dành cho chúng con. Chúng con còn thiếu khiêm tốn để có thể nói lời cám ơn. Xin tha thứ cho chúng con. Xin mặc cho chúng con tâm tình như Mẹ Maria để chúng con biết ca tụng Chúa, cám ơn đời vì biết bao niềm vui mà cuộc đời ban tặng.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con tâm hồn đơn sơ luôn biết ngỡ ngàng trước ân ban của Chúa, để có thể cất lên lời tạ ơn Chúa, tạ ơn đời trong mỗi ngày sống của cuộc đời chúng con. Amen
Ngày 23.12
Lc 1,57-66
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Noel đã gần kề. Niềm vui Chúa giáng sinh đang rộn rã trong tâm hồn chúng con. Chúng con muốn hòa với vạn vật, với không gian để hát khen mừng Chúa đã viếng thăm nhân trần. Chúa đã viếng thăm và lưu lại nơi trái đất này để nâng con người lên làm con Thiên Chúa. Chúa còn viếng thăm và ở lại từng tâm hồn chúng con để trở nên đồng hình đồng dạng với chúng con. Chúng con xin tạ ơn Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã viếng thăm và ban ơn cho gia đình Giacaria. Chúa đã ban cho họ niềm vui qua việc đón nhận người con mới sinh là dấu chỉ đầy tình yêu thương của Chúa. Xin cho chúng con luôn nghiệm thấy tình thương của Chúa để không ngớt lời ngợi khen và cảm tạ Chúa. Cám ơn Chúa đã tạo dựng chúng con giống hình ảnh Chúa. Cám ơn Chúa đã cho chúng con nên nghĩa tử của Chúa. Cám ơn Chúa vẫn tiếp tục tuôn đổ muôn ơn lành hồn xác xuống trên cuộc đời chúng con.
Lạy Chúa, mỗi người chúng con đều là một tác phẩm đầy yêu thương của Chúa. Xin giúp chúng con biết sống một đời tri ân và cảm tạ Chúa luôn. Amen
Ngày 24.12
Lc 1,67-79
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là Đấng thành tín và đầy yêu thương. Chúa luôn trung thành với tình yêu của mình. Chúa đã tỏ lòng yêu thương vô bờ bến cho nhân trần chúng con qua việc giáng thế cứu đời. Chúa luôn thành tín trong mọi lời Chúa phán: Chúa sẽ cứu thoát chúng con khỏi địch thù, thoát tay mọi kẻ hằng ghen ghét, sẽ trọn bề nhân nghĩa với tổ tiên, và nhớ lại lời xưa giao ước. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin giúp chúng con biết chuẩn bị lòng mình cho xứng đáng đón mừng Chúa đến viếng thăm.
Lạy Chúa, nếu không gian đã được trang hoàng bởi những cây thông, những hang đá, những đèn sao lấp lánh, thì tâm hồn chúng con cũng cần được dọn dẹp cho xứng đáng để đón mừng Chúa viếng thăm. Xin cho chúng con biết noi gương Mẹ Maria, biết kiên trì lắng nghe, cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa, để lời Chúa thực sự trở thành kim chỉ nam cho đời sống chúng con. Xin cho chúng con biết đón nhận ý Chúa trong mọi biến cố cuộc đời bằng hai tiếng xin vâng với trọn niềm phó thác tin yêu.
Lạy Chúa, Chúa là hoàng tử bình an, xin cho chúng con biết thành tâm thiện chí tìm đến với Chúa để được bình an trong tâm hồn giữa những khó khăn trong cuộc đời hôm nay. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tưởng niệm Fulton Sheen
Phụng Nghi
12:41 11/12/2009
Ngày 9 tháng 12 năm nay đánh dấu 30 năm ngày mất của Tổng giám mục Fulton Sheen, người được hàng triệu người Mỹ kính ngưỡng vì thiên tài giảng thuyết và trước tác đã đề cập đến những sự thật của đức tin Công giáo, và về những dị giáo lớn lao của thế kỷ thứ 20.
Fulton John Sheen sinh ngày 8 tháng 5 năm 1895 tại El Paso, tiểu bang Illinois. Là một học sinh xuất sắc, Sheen ghi danh theo học trường Đại học St. Victor ở Bourbonnais, Illinois, và sau đó, cảm thấy mình có ơn gọi, đã vào tu tập tại Chủng viện Saint Paul ở Minnesota.
Thụ phong linh mục ngày 25 tháng 9 năm 1919, cha Sheen không được cử đi coi giáo xứ, mà được gửi theo học trường Đại học Công giáo Mỹ (The Catholic University of America). Vừa lấy được bằng Master of Arts tại đây, cha sang Âu châu để học thêm. Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ triết học tại trường Đại học Louvain (Bỉ) và tiến sĩ thần học ở trường Angelicum (Rome), cha được hai trường đại học Oxford và Columbia mời dạy. Cha liền gửi một lá thư cho Đức giám mục, hỏi: “Con nên nhận dạy tại trường nào?” Câu trả lời của đức giám mục là: “Về nhà.”
Mùa hè năm 1926, cha Sheen được triệu tới văn phòng tòa giám mục để được thông báo: “Ba năm trước đây, tôi đã hứa với Đức cha Shahan ở trường Đại học Công giáo (the Catholic University) để cho cha về dạy tại đó.”
Cha Sheen hỏi lại: “Con ở châu Âu về mà tại sao Đức cha lại để con về đó?”
- Bởi vì một mặt thì cha đã thành công, nên tôi muốn coi xem cha có đức vâng lời hay không. Vậy thì cứ về ngay đó đi, với lời chúc phước lành của tôi.
Thế là cha Sheen hành nghề giảng dậy suốt 25 năm. Trong thời gian đó, danh tiếng của cha, một nhà giảng thuyết và biện bác, đã lớn mạnh, và lời mời cha đi nói truyện và diễn giảng ở khắp nơi trong nước được ồ ạt chuyển tới. Năm 1930, các giám mục Hoa kỳ mời cha đại diện cho Giáo hội trong show truyền thanh The Catholic Hour được phát đi toàn quốc trên đài NBC, và cha đã xuất hiện trong những buổi phát thanh này cho mãi tới năm 1951 khi chuyển từ phát thanh sang truyền hình.
Nhiều người cho rằng cha Sheen có khả năng trở thành nhà triết học Công giáo lớn nhất thế kỷ 20. Tuy vậy, công tác của cha tại trường Đại học Công giáo đã trở thành tối thiểu; rốt cuộc ngài chỉ dạy mỗi năm một khoá. Chủ tịch phân khoa triết học lúc đó là Lm. Ignatius Smith giải thích: “Tôi thường bị chỉ trích là đã không đưa thêm việc cho cha Sheen làm, nhưng tôi cảm thấy ở ngoài cha lại làm được nhiều điều hay hơn.”
Quả thực, ở bên ngoài trường, cha Sheen đã thực hiện được nhiều việc. Cha trứ tác ít nhất mỗi năm cũng được một cuốn sách, viết các cột báo cho hai tờ tuần san, làm giám đốc Hội Truyền bá Đức tin toàn quốc, và biên tập hai tờ tạp chí. Ngài cũng là phương tiện hình thành nhiều cuộc trở lại đạo, đặc biệt của những người nổi tiếng như Clare Booth Luce, Henry Ford II, hai đảng viên cộng sản Louis Budenz và Elizabeth Bentley, nhà vĩ cầm Fritz Kreisler.
Cha Sheen có khả năng hiếm thấy trong việc đem những ý niệm phức tạp trong triết học và thần học để diễn dịch ra ngôn ngữ thường ngày mà người ngoài phố nào cũng hiểu được. Đoạn văn sau đây ngài viết năm 1933:
Trước đây chưa bao giờ trong lịch sử thế giới lại có nhiều điều hiểu biết đến thế; vậy mà chưa bao giờ lại từng có quá ít người đến tìm hiểu biết về Chân lý. Trước đây chưa bao giờ có quá nhiều thiết tha với cuộc sống đến thế; thế mà chưa bao giờ lại từng có quá nhiều cuộc đời bất hạnh đến vậy. Trước đây chưa bao giờ có quá nhiều khoa học đến thế; vậy mà chưa từng bao giờ khoa học lại được sử dụng để phá hủy cuộc sống con người như vậy.
Hoặc đoạn viết sau đây năm 1944:
Trong các vấn đề tôn giáo, thế giới tân tiến tin vào sự lãnh đạm thờ ơ. Thật rất giản dị, có nghĩa là thế giới không có tình yêu nào vĩ đại, không có hận thù nào lớn lao; không chính nghĩa nào đáng để sống theo và không có chính nghĩa nào đáng để chết vì. Nó tính là nhân đức mỗi tật xấu nào tránh được, đòi hỏi tôn giáo phải dễ dãi và vui thích, nó cười nhạo những người có khuynh hướng tâm linh gọi họ là “thần bí”, không thích nhiệt tình mà lại yêu sự từ tâm, coi tao nhã là thử nghiệm về nhân đức, coi vệ sinh là thử nghiệm về luân lý, cho rằng một người có thể là quá đạo đức nhưng không hề quá thanh khiết. Nó cho rằng không ai mất linh hồn mình, trừ ra phạm tội lớn và điên rồ như sát nhân chẳng hạn. Nói tóm lại, sự thờ ơ lãnh đạm của thế giới bao gồm việc không đích thực kính sợ Thiên Chúa, không nồng nhiệt tôn kính Người, không ghét bỏ sâu xa tội lỗi, và không quan tâm lớn lao đến sự cứu độ đời đời.
Minh triết của ngài còn vượt ra bên ngoài những vấn nạn thuần túy về tôn giáo. Các tác phẩm của ngài – như Liberty, Equality and Fraternity (1928), Freedom Under God (1940), Whence Come Wars (1940), For God and Country (1941), A Declaration of Dependence (1941), God and War (1942), và Communion and the Conscience of the West (1948) -- đã giáo huấn người Mỹ về những điều xấu xa của chủ nghĩa Quốc xã, chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa Cộng sản.
Năm 1951, cha Sheen lúc này trở thành giám mục, đã xuất hiện tại Hí viện Adelphi trong vùng Manhattan và nói với nước Mỹ: “Xin cám ơn quý vị đã cho phép tôi được vào từng ngôi nhà của quý vị.” Đó là lúc khởi đầu show truyền hình Life Is Worth Living (Cuộc đời đáng sống, show này được trao tặng giải thưởng). Ngài là nhà lãnh đạo tôn giáo đầu tiên (và có lẽ là duy nhất) có show truyền hình được một công ty lớn tài trợ.
Life Is Worth Living lên dần, tranh đua ngang ngửa với The Milton Berle Show. Hằng tuần, người Mỹ hỏi nhau: ”Ta coi Uncle Miltie hay coi Uncle Fultie đây?” Bảng sắp hạng show của cha nhẩy vọt, có lúc vượt lên đứng đầu bảng sắp hạng.
Show truyền hình này kéo dài mãi tới năm 1957 và số khán giả mỗi kỳ ước lượng là 30 triệu. Giám mục Sheen nói về đủ thứ đề tài, từ tâm lý học đến chuyện hài hước của người Ái nhĩ lan, đến Stalin, và nhận được từ 8 đến 10 ngàn lá thư mỗi ngày. Năm 1964, giám mục Sheen xuất hiện hàng tuần trên show truyền hình Quo Vadis America, và năm 1966 trong The Bishop Sheen Show.
Ngày 2 tháng 10 năm 1979, bẩy ngày sau lễ mừng 60 năm đời linh mục, tại nhà thờ chính tòa St. Patrick ở New York, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã ôm tổng giám mục Sheen và nói với ngài: “Cha đã viết và nói rất hay về Chúa Giêsu. Cha là người con trung thành của Giáo hội.”
Ngày 9 tháng 12 năm 1979, tổng giám mục Fulton Sheen an nghỉ trong Chúa. Ngài được chôn cất dưới bàn thờ chính trong nhà thờ chính tòa St. Patrick, nơi ngài đã giảng thuyết trong nhiều năm. Trong một quốc gia vẫn còn chứa chấp những cảm tình bài Công giáo, đức tổng giám mục Sheen đã cho đạo Công giáo nơi đây mang một bộ mặt công khai, làm cho Giáo hội và các giảng huấn của Giáo hội có thể dễ dàng chấp nhận được đối với hàng triệu người Hoa kỳ.
Thưa đức tổng giám mục Fulton Sheen, Chúa yêu thương ngài – và xin cầu nguyện cho chúng tôi.
Nguồn: GEORGE J. MARLIN/Catholic Education Resource Center
Xin nói thêm là hồ sơ xin tuyên thánh cho Tổng giám mục Fulton Sheen đã được chính thức mở năm 2002, và vì thế hiện nay ngài được mang danh hiệu Người Tôi tớ Chúa. Đây là giai đoạn thứ nhất trong tiến trình tuyên thánh. Ba danh hiệu tiếp theo sau từng giai đoạn là: Đấng Đáng kính, Chân phước, rồi đến Thánh.
Fulton John Sheen sinh ngày 8 tháng 5 năm 1895 tại El Paso, tiểu bang Illinois. Là một học sinh xuất sắc, Sheen ghi danh theo học trường Đại học St. Victor ở Bourbonnais, Illinois, và sau đó, cảm thấy mình có ơn gọi, đã vào tu tập tại Chủng viện Saint Paul ở Minnesota.
Thụ phong linh mục ngày 25 tháng 9 năm 1919, cha Sheen không được cử đi coi giáo xứ, mà được gửi theo học trường Đại học Công giáo Mỹ (The Catholic University of America). Vừa lấy được bằng Master of Arts tại đây, cha sang Âu châu để học thêm. Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ triết học tại trường Đại học Louvain (Bỉ) và tiến sĩ thần học ở trường Angelicum (Rome), cha được hai trường đại học Oxford và Columbia mời dạy. Cha liền gửi một lá thư cho Đức giám mục, hỏi: “Con nên nhận dạy tại trường nào?” Câu trả lời của đức giám mục là: “Về nhà.”
Mùa hè năm 1926, cha Sheen được triệu tới văn phòng tòa giám mục để được thông báo: “Ba năm trước đây, tôi đã hứa với Đức cha Shahan ở trường Đại học Công giáo (the Catholic University) để cho cha về dạy tại đó.”
Cha Sheen hỏi lại: “Con ở châu Âu về mà tại sao Đức cha lại để con về đó?”
- Bởi vì một mặt thì cha đã thành công, nên tôi muốn coi xem cha có đức vâng lời hay không. Vậy thì cứ về ngay đó đi, với lời chúc phước lành của tôi.
Thế là cha Sheen hành nghề giảng dậy suốt 25 năm. Trong thời gian đó, danh tiếng của cha, một nhà giảng thuyết và biện bác, đã lớn mạnh, và lời mời cha đi nói truyện và diễn giảng ở khắp nơi trong nước được ồ ạt chuyển tới. Năm 1930, các giám mục Hoa kỳ mời cha đại diện cho Giáo hội trong show truyền thanh The Catholic Hour được phát đi toàn quốc trên đài NBC, và cha đã xuất hiện trong những buổi phát thanh này cho mãi tới năm 1951 khi chuyển từ phát thanh sang truyền hình.
Nhiều người cho rằng cha Sheen có khả năng trở thành nhà triết học Công giáo lớn nhất thế kỷ 20. Tuy vậy, công tác của cha tại trường Đại học Công giáo đã trở thành tối thiểu; rốt cuộc ngài chỉ dạy mỗi năm một khoá. Chủ tịch phân khoa triết học lúc đó là Lm. Ignatius Smith giải thích: “Tôi thường bị chỉ trích là đã không đưa thêm việc cho cha Sheen làm, nhưng tôi cảm thấy ở ngoài cha lại làm được nhiều điều hay hơn.”
Quả thực, ở bên ngoài trường, cha Sheen đã thực hiện được nhiều việc. Cha trứ tác ít nhất mỗi năm cũng được một cuốn sách, viết các cột báo cho hai tờ tuần san, làm giám đốc Hội Truyền bá Đức tin toàn quốc, và biên tập hai tờ tạp chí. Ngài cũng là phương tiện hình thành nhiều cuộc trở lại đạo, đặc biệt của những người nổi tiếng như Clare Booth Luce, Henry Ford II, hai đảng viên cộng sản Louis Budenz và Elizabeth Bentley, nhà vĩ cầm Fritz Kreisler.
Cha Sheen có khả năng hiếm thấy trong việc đem những ý niệm phức tạp trong triết học và thần học để diễn dịch ra ngôn ngữ thường ngày mà người ngoài phố nào cũng hiểu được. Đoạn văn sau đây ngài viết năm 1933:
Trước đây chưa bao giờ trong lịch sử thế giới lại có nhiều điều hiểu biết đến thế; vậy mà chưa bao giờ lại từng có quá ít người đến tìm hiểu biết về Chân lý. Trước đây chưa bao giờ có quá nhiều thiết tha với cuộc sống đến thế; thế mà chưa bao giờ lại từng có quá nhiều cuộc đời bất hạnh đến vậy. Trước đây chưa bao giờ có quá nhiều khoa học đến thế; vậy mà chưa từng bao giờ khoa học lại được sử dụng để phá hủy cuộc sống con người như vậy.
Hoặc đoạn viết sau đây năm 1944:
Trong các vấn đề tôn giáo, thế giới tân tiến tin vào sự lãnh đạm thờ ơ. Thật rất giản dị, có nghĩa là thế giới không có tình yêu nào vĩ đại, không có hận thù nào lớn lao; không chính nghĩa nào đáng để sống theo và không có chính nghĩa nào đáng để chết vì. Nó tính là nhân đức mỗi tật xấu nào tránh được, đòi hỏi tôn giáo phải dễ dãi và vui thích, nó cười nhạo những người có khuynh hướng tâm linh gọi họ là “thần bí”, không thích nhiệt tình mà lại yêu sự từ tâm, coi tao nhã là thử nghiệm về nhân đức, coi vệ sinh là thử nghiệm về luân lý, cho rằng một người có thể là quá đạo đức nhưng không hề quá thanh khiết. Nó cho rằng không ai mất linh hồn mình, trừ ra phạm tội lớn và điên rồ như sát nhân chẳng hạn. Nói tóm lại, sự thờ ơ lãnh đạm của thế giới bao gồm việc không đích thực kính sợ Thiên Chúa, không nồng nhiệt tôn kính Người, không ghét bỏ sâu xa tội lỗi, và không quan tâm lớn lao đến sự cứu độ đời đời.
Minh triết của ngài còn vượt ra bên ngoài những vấn nạn thuần túy về tôn giáo. Các tác phẩm của ngài – như Liberty, Equality and Fraternity (1928), Freedom Under God (1940), Whence Come Wars (1940), For God and Country (1941), A Declaration of Dependence (1941), God and War (1942), và Communion and the Conscience of the West (1948) -- đã giáo huấn người Mỹ về những điều xấu xa của chủ nghĩa Quốc xã, chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa Cộng sản.
Năm 1951, cha Sheen lúc này trở thành giám mục, đã xuất hiện tại Hí viện Adelphi trong vùng Manhattan và nói với nước Mỹ: “Xin cám ơn quý vị đã cho phép tôi được vào từng ngôi nhà của quý vị.” Đó là lúc khởi đầu show truyền hình Life Is Worth Living (Cuộc đời đáng sống, show này được trao tặng giải thưởng). Ngài là nhà lãnh đạo tôn giáo đầu tiên (và có lẽ là duy nhất) có show truyền hình được một công ty lớn tài trợ.
Life Is Worth Living lên dần, tranh đua ngang ngửa với The Milton Berle Show. Hằng tuần, người Mỹ hỏi nhau: ”Ta coi Uncle Miltie hay coi Uncle Fultie đây?” Bảng sắp hạng show của cha nhẩy vọt, có lúc vượt lên đứng đầu bảng sắp hạng.
Show truyền hình này kéo dài mãi tới năm 1957 và số khán giả mỗi kỳ ước lượng là 30 triệu. Giám mục Sheen nói về đủ thứ đề tài, từ tâm lý học đến chuyện hài hước của người Ái nhĩ lan, đến Stalin, và nhận được từ 8 đến 10 ngàn lá thư mỗi ngày. Năm 1964, giám mục Sheen xuất hiện hàng tuần trên show truyền hình Quo Vadis America, và năm 1966 trong The Bishop Sheen Show.
Ngày 2 tháng 10 năm 1979, bẩy ngày sau lễ mừng 60 năm đời linh mục, tại nhà thờ chính tòa St. Patrick ở New York, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã ôm tổng giám mục Sheen và nói với ngài: “Cha đã viết và nói rất hay về Chúa Giêsu. Cha là người con trung thành của Giáo hội.”
Ngày 9 tháng 12 năm 1979, tổng giám mục Fulton Sheen an nghỉ trong Chúa. Ngài được chôn cất dưới bàn thờ chính trong nhà thờ chính tòa St. Patrick, nơi ngài đã giảng thuyết trong nhiều năm. Trong một quốc gia vẫn còn chứa chấp những cảm tình bài Công giáo, đức tổng giám mục Sheen đã cho đạo Công giáo nơi đây mang một bộ mặt công khai, làm cho Giáo hội và các giảng huấn của Giáo hội có thể dễ dàng chấp nhận được đối với hàng triệu người Hoa kỳ.
Thưa đức tổng giám mục Fulton Sheen, Chúa yêu thương ngài – và xin cầu nguyện cho chúng tôi.
Nguồn: GEORGE J. MARLIN/Catholic Education Resource Center
Xin nói thêm là hồ sơ xin tuyên thánh cho Tổng giám mục Fulton Sheen đã được chính thức mở năm 2002, và vì thế hiện nay ngài được mang danh hiệu Người Tôi tớ Chúa. Đây là giai đoạn thứ nhất trong tiến trình tuyên thánh. Ba danh hiệu tiếp theo sau từng giai đoạn là: Đấng Đáng kính, Chân phước, rồi đến Thánh.
Đức Thánh Cha ân thưởng Giải Nhân Quyền cho André Glucksmann, một Triết Gia người Pháp
Bùi Hữu Thư
16:37 11/12/2009
Rôma. Thứ sáu 11 tháng 12, 2009 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI đã ân thưởng giải “Gioan Phaolô II - Auschwitz về Nhân Quyền ” cho một triết gia người pháp tên André Glucksmann, ngày 9 tháng 12.
Theo báo L'Osservatore Romano, nghi lễ trao giải thưởng được tổ chức trong một phòng hội gần Sảnh Đường Phaolô VI, vào lúc khởi đầu buổi tiếp kiến chung.
Mục đích của giải thưởng này là vinh danh và lựa chọn những người xứng đáng làm gương sáng trong đời sống hay trong các sinh hoạt công cộng, che chở và bảo vệ các quyền lợi của con người theo giáo huấn và chứng tá của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Các thành viên của Uỷ Ban duyệt xét đã hiện diện trong buổi lễ: Đức Hồng Y Franciszek Macharski, tổng giám mục danh dự Cracovie, Andrzej Zoll, chủ tịch Viện Nhân Quyền, và là người khuyến khích Giải Thưởng, và ông Waldemar Rataj.
Đài Radio Vatican đã trình bầy André Glucksmann, một triết gia người Pháp gốc Do Thái 72 tuổi, như một “môn đệ của Họ Mao đã hối cải, và đã bị chỉ trích những năm vừa qua tại Pháp về quan điểm bênh Do Thái và việc ông ủng hộ tổng thống Sarkozy.”
Triết gia người Pháp đã khẳng định với đài Radio Vatican: “Điều táo bạo khi có ý định thành lập một Giải Thưởng Auschwitz cho nhân quyền, là cho rằng có một sự liên hệ không ngoại lệ: giữa một bên là nhân quyền, và bên kia là Auschwitz.”
Ông tiếp: “Đây là một ý kiến hết sức táo bạo nhưng cũng rất giản dị. Auschwitz là nơi chống lại nền tảng của nhân quền, vì con người muốn tránh Auschwitz, vì con người muốn xây các bức tường ngăn chặn cửa hỏa ngục.”
Ông André Glucksmann nói: “Trước Auschwitz, người ta có một quan niệm lý tưởng hơn về nhân quyền. Ngày nay, người ta lại có một khái niệm về sự vô nhân căn bản đang đè nặng trên chúng ta, và luôn luôn ngấp nghé nơi chân trời của chúng ta.”
Ông khẳng định: “Khi lãnh nhận giải thưởng này, tôi bị thách đố và cả những ai ban cho tôi cũng bị thách đố. Chúng ta vẫn chưa chấm dứt được sự khả dĩ sẽ có ngày cánh chung của nhân loại.”
Theo báo L'Osservatore Romano, nghi lễ trao giải thưởng được tổ chức trong một phòng hội gần Sảnh Đường Phaolô VI, vào lúc khởi đầu buổi tiếp kiến chung.
Mục đích của giải thưởng này là vinh danh và lựa chọn những người xứng đáng làm gương sáng trong đời sống hay trong các sinh hoạt công cộng, che chở và bảo vệ các quyền lợi của con người theo giáo huấn và chứng tá của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Các thành viên của Uỷ Ban duyệt xét đã hiện diện trong buổi lễ: Đức Hồng Y Franciszek Macharski, tổng giám mục danh dự Cracovie, Andrzej Zoll, chủ tịch Viện Nhân Quyền, và là người khuyến khích Giải Thưởng, và ông Waldemar Rataj.
Đài Radio Vatican đã trình bầy André Glucksmann, một triết gia người Pháp gốc Do Thái 72 tuổi, như một “môn đệ của Họ Mao đã hối cải, và đã bị chỉ trích những năm vừa qua tại Pháp về quan điểm bênh Do Thái và việc ông ủng hộ tổng thống Sarkozy.”
Triết gia người Pháp đã khẳng định với đài Radio Vatican: “Điều táo bạo khi có ý định thành lập một Giải Thưởng Auschwitz cho nhân quyền, là cho rằng có một sự liên hệ không ngoại lệ: giữa một bên là nhân quyền, và bên kia là Auschwitz.”
Ông tiếp: “Đây là một ý kiến hết sức táo bạo nhưng cũng rất giản dị. Auschwitz là nơi chống lại nền tảng của nhân quền, vì con người muốn tránh Auschwitz, vì con người muốn xây các bức tường ngăn chặn cửa hỏa ngục.”
Ông André Glucksmann nói: “Trước Auschwitz, người ta có một quan niệm lý tưởng hơn về nhân quyền. Ngày nay, người ta lại có một khái niệm về sự vô nhân căn bản đang đè nặng trên chúng ta, và luôn luôn ngấp nghé nơi chân trời của chúng ta.”
Ông khẳng định: “Khi lãnh nhận giải thưởng này, tôi bị thách đố và cả những ai ban cho tôi cũng bị thách đố. Chúng ta vẫn chưa chấm dứt được sự khả dĩ sẽ có ngày cánh chung của nhân loại.”
Top Stories
VIETNAM: A path marked by steps forward, standstills, and hopes
Paolo Affatato / Fides
09:22 11/12/2009
Vatican City (Agenzia Fides) – Relations between the Holy See and Socialist Republic of Vietnam is a journey that has undergone painful stages, difficult times, signs of openness, and new hopes.
The visit to the Vatican by President of Vietnam Nguyen Minh Triet during his European tour – which remained uncertain until the last minute - follows that of Prime Minister Nguyen Tan Dung in 2007 which marked the beginning of a laborious process of rapprochement. The meeting tomorrow, December 11, is inserted into a path of exchange, dialogue, and fruitful confrontation initiated in recent years and intends to contribute to the process of normalization of relations between the Holy See and Vietnam, which have not yet fully established diplomatic relations.
The relations have in fact improved, but progress is still needed for final normalization. The Holy See has repeatedly stated its readiness to open diplomatic relations with Vietnam.
To do this, a clear desire from both sides in a common and mutual recognition of equal dignity is needed. And this is the wish of the Holy See, who cares about the life of the Church in Vietnam and the common good of the whole nation.
According to Fides sources, the question now facing the most acute observers is: "Is the Vietnamese government really interested in establishing diplomatic relations and is it willing to understand the relationship with the Holy See as a relationship between equals?"
Until now, the state has dealt with the Church from its undisputed supreme authority which, over time - and thanks to a difficult and gradual process of openness and trust - has granted concessions with regard to freedom of worship and pastoral activities. However, the dignity, freedom, and fundamental rights of human beings are not "concessions of any human authority or State," but a heritage of everyone inscribed in the depths of his being as a creature made in God's image.
Tomorrow's encounter between the Pope and the President is expected, therefore, to bear abundant fruit not just in terms of statements of principle - which sometimes remain a dead letter - but through the commitment of all, real progress on key issues for the life of the Church in the country, such as freedom and evangelization. The road is open - note the sources of Fides - and now there is the opportunity to follow it quickly with a desire for dialogue, understanding, and good will.
The danger - note the Fides sources in Vietnam - is that the Vietnamese government could use this meeting with Benedict XVI only for propaganda purposes, leaving the present situation unchanged and leaving delicate and controversial issues in relation with the Catholic Church, unresolved.
Recent episodes, such as the transformation of the Pontifical Institute of St. Pius X in Dalat into a public park, the confirmed the seizure of the territory of the Apostolic Delegation in Hanoi, the harsh campaign against the Redemptorists and against Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi, have all led to some fears. They are occurrences that the Vietnamese Church hopes to overcome, in order to establish clear relationships in a more constructive dialogue with the government.
After the campaign of hostility against him - started because the Prelate had defended the reasons and the rights of the Vietnamese Church regarding the church property that was confiscated - Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet gave a speech defending himself, in which he explained his reasons publicly. This speech has been widely exploited and manipulated to raise up public opinion against him: a fact that has created grief and bitterness in the Catholic community.
In a Mass concelebrated with the Archbishop, on the occasion of the Jubilee for the Vietnamese Church, Cardinal Roger Ethegaray showed Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet his esteem and solidarity.
A few days earlier, the Archbishop of Hanoi had announced to his priests that he had submitted his resignation to the Holy See, for health reasons, despite his younger age (57 years). Fides sources in Vietnam say that the Archbishop, with courage and humility, also made the decision because he does not want to be a "stumbling block" in the process of rapprochement between Vietnam and the Holy See. (PA)
(Source: Agenzia Fides 10/12/2009)
The visit to the Vatican by President of Vietnam Nguyen Minh Triet during his European tour – which remained uncertain until the last minute - follows that of Prime Minister Nguyen Tan Dung in 2007 which marked the beginning of a laborious process of rapprochement. The meeting tomorrow, December 11, is inserted into a path of exchange, dialogue, and fruitful confrontation initiated in recent years and intends to contribute to the process of normalization of relations between the Holy See and Vietnam, which have not yet fully established diplomatic relations.
The relations have in fact improved, but progress is still needed for final normalization. The Holy See has repeatedly stated its readiness to open diplomatic relations with Vietnam.
To do this, a clear desire from both sides in a common and mutual recognition of equal dignity is needed. And this is the wish of the Holy See, who cares about the life of the Church in Vietnam and the common good of the whole nation.
According to Fides sources, the question now facing the most acute observers is: "Is the Vietnamese government really interested in establishing diplomatic relations and is it willing to understand the relationship with the Holy See as a relationship between equals?"
Until now, the state has dealt with the Church from its undisputed supreme authority which, over time - and thanks to a difficult and gradual process of openness and trust - has granted concessions with regard to freedom of worship and pastoral activities. However, the dignity, freedom, and fundamental rights of human beings are not "concessions of any human authority or State," but a heritage of everyone inscribed in the depths of his being as a creature made in God's image.
Tomorrow's encounter between the Pope and the President is expected, therefore, to bear abundant fruit not just in terms of statements of principle - which sometimes remain a dead letter - but through the commitment of all, real progress on key issues for the life of the Church in the country, such as freedom and evangelization. The road is open - note the sources of Fides - and now there is the opportunity to follow it quickly with a desire for dialogue, understanding, and good will.
The danger - note the Fides sources in Vietnam - is that the Vietnamese government could use this meeting with Benedict XVI only for propaganda purposes, leaving the present situation unchanged and leaving delicate and controversial issues in relation with the Catholic Church, unresolved.
Recent episodes, such as the transformation of the Pontifical Institute of St. Pius X in Dalat into a public park, the confirmed the seizure of the territory of the Apostolic Delegation in Hanoi, the harsh campaign against the Redemptorists and against Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi, have all led to some fears. They are occurrences that the Vietnamese Church hopes to overcome, in order to establish clear relationships in a more constructive dialogue with the government.
After the campaign of hostility against him - started because the Prelate had defended the reasons and the rights of the Vietnamese Church regarding the church property that was confiscated - Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet gave a speech defending himself, in which he explained his reasons publicly. This speech has been widely exploited and manipulated to raise up public opinion against him: a fact that has created grief and bitterness in the Catholic community.
In a Mass concelebrated with the Archbishop, on the occasion of the Jubilee for the Vietnamese Church, Cardinal Roger Ethegaray showed Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet his esteem and solidarity.
A few days earlier, the Archbishop of Hanoi had announced to his priests that he had submitted his resignation to the Holy See, for health reasons, despite his younger age (57 years). Fides sources in Vietnam say that the Archbishop, with courage and humility, also made the decision because he does not want to be a "stumbling block" in the process of rapprochement between Vietnam and the Holy See. (PA)
(Source: Agenzia Fides 10/12/2009)
VIETNAM - intervista dell’Agenzia Fides al Presidente della Conferenza Episcopale del Vietnam
Paolo Affatato / Fides
09:26 11/12/2009
“L’incontro fra il Papa e il Presidente apre nuove speranze per il paese e per la Chiesa cattolica”: intervista dell’Agenzia Fides al Presidente della Conferenza Episcopale del Vietnam
Dalat (Agenzia Fides) – E’ un evento che “riempie di speranza” i cuori dei cattolici vietnamiti, apre nuove prospettive, suscita grande attesa: l’incontro fra Papa Benedetto XVI e il Presidente del Vietnam, Nguyen Minh-Triet, annunciato per domani, 11 dicembre, in Vaticano, catalizza l’attenzione della Chiesa vietnamita che ha da poco aperto il suo Anno Santo e che vive l’Avvento in “gioiosa attesa delle grazie del Signore”: è quanto dichiara in un’intervista all’Agenzia Fides S. Ecc. Mons. Pierre Nguyen Van Nhon, Vescovo di Dalat e Presidente della Conferenza Episcopale del Vietnam.
Eccellenza, quali sono i suoi sentimenti e le sue speranze alla vigilia di questo storico incontro?
Siamo vietnamiti e siamo cattolici: e siamo fieri di esserlo. Risuona ancora nei nostri cuori l’invito del Cardinale Roger Ethegaray che, nel corso di una sua storica visita in Vietnam nel 1989, ci disse: “Amate il Vietnam! Amate la Chiesa!” Per questo oggi siamo onorati di questo incontro in Vaticano fra Sua Santità Benedetto XVI e il Presidente Nguyen Minh-Triet. Per noi questo incontro è segno del reciproco rispetto, che permetterà uno scambio molto utile. La comunicazione serve in vista di una mutua comprensione, che aprirà così nuove promesse e speranze per il Vietnam e per la Chiesa cattolica.
Quali argomenti saranno all’ordine del giorno?
Secondo le informazioni circolanti, sappiamo che questa visita del Presidente in Vaticano ha l’obiettivo di far progredire il processo di normalizzazione delle relazioni fra il Vietnam e la Santa Sede. Non abbiamo altre informazioni particolari sui contenuti dell’incontro.
Cosa si aspetta la comunità cattolica del Vietnam da questa visita?
Durante la visita ad limina dei Vescovi vietnamiti a Roma, nel giugno scorso, Benedetto XVI, ha ricordato ai Vescovi che “una sana collaborazione fra la Chiesa e la comunità politica è possibile” e “ a tal proposito la Chiesa invita tutti i suoi membri a impegnarsi lealmente per l’edificazione di una società giusta, solidale ed equa”. Con questo spirito, noi preghiamo molto per questa visita: tutti i cattolici vietnamiti desiderano che l’incontro porti frutti copiosi e duraturi per il nostro popolo e per la Chiesa cattolica.
Quale è il significato dell’incontro, alla luce del Giubileo che vive la Chiesa vietnamita?
Stiamo vivendo questo Anno giubilare, aperto il 24 novembre, sul tema “La Chiesa di Cristo in Vietnam: mistero, comunione e missione”. Questa celebrazione si inserisce nel solco della millenaria tradizione della Chiesa come un tempo propizio di grazia, di conversione, di riconciliazione, in vista dell’ evangelizzazione. Siamo coscienti che la Buona Novella è stata seminata dai missionari nei secoli passati e che la nostra Chiesa è nata dal sangue dei nostri antichi martiri. Oggi vogliamo essere degni della grazia delle nostre origini: nel Giubileo intendiamo approfondire e arricchire la comunione ecclesiale per costruire il bene comune della società. Per questo desideriamo che l’incontro metta in risalto che la Chiesa non intende in alcun modo sostituirsi ai responsabili governativi. Desideriamo soltanto, in uno spirito di dialogo e collaborazione rispettosa, poter dare un giusto contributo alla vita della nazione, al servizio di tutto il popolo.
Com’è la situazione della Chiesa in Vietnam oggi?
E’ una comunità che, come ha sottolineato il Cardinale Roger Etchegaray durante la cerimonia di apertura del nostro Anno Giubilare, vive di “riconciliazione e speranza”. La Chiesa cattolica in Vietnam condivide in pieno la sorte di tutti i fratelli e delle sorelle vietnamiti e ha un unico obiettivo: amare e servire Nostro Signore Gesù Crusto, che è venuto nel mondo a portare la Buona Novella: “Dio è nostro Padre, Dio è amore”
(Source: Agenzia Fides 10/12/2009)
Dalat (Agenzia Fides) – E’ un evento che “riempie di speranza” i cuori dei cattolici vietnamiti, apre nuove prospettive, suscita grande attesa: l’incontro fra Papa Benedetto XVI e il Presidente del Vietnam, Nguyen Minh-Triet, annunciato per domani, 11 dicembre, in Vaticano, catalizza l’attenzione della Chiesa vietnamita che ha da poco aperto il suo Anno Santo e che vive l’Avvento in “gioiosa attesa delle grazie del Signore”: è quanto dichiara in un’intervista all’Agenzia Fides S. Ecc. Mons. Pierre Nguyen Van Nhon, Vescovo di Dalat e Presidente della Conferenza Episcopale del Vietnam.
Eccellenza, quali sono i suoi sentimenti e le sue speranze alla vigilia di questo storico incontro?
Siamo vietnamiti e siamo cattolici: e siamo fieri di esserlo. Risuona ancora nei nostri cuori l’invito del Cardinale Roger Ethegaray che, nel corso di una sua storica visita in Vietnam nel 1989, ci disse: “Amate il Vietnam! Amate la Chiesa!” Per questo oggi siamo onorati di questo incontro in Vaticano fra Sua Santità Benedetto XVI e il Presidente Nguyen Minh-Triet. Per noi questo incontro è segno del reciproco rispetto, che permetterà uno scambio molto utile. La comunicazione serve in vista di una mutua comprensione, che aprirà così nuove promesse e speranze per il Vietnam e per la Chiesa cattolica.
Quali argomenti saranno all’ordine del giorno?
Secondo le informazioni circolanti, sappiamo che questa visita del Presidente in Vaticano ha l’obiettivo di far progredire il processo di normalizzazione delle relazioni fra il Vietnam e la Santa Sede. Non abbiamo altre informazioni particolari sui contenuti dell’incontro.
Cosa si aspetta la comunità cattolica del Vietnam da questa visita?
Durante la visita ad limina dei Vescovi vietnamiti a Roma, nel giugno scorso, Benedetto XVI, ha ricordato ai Vescovi che “una sana collaborazione fra la Chiesa e la comunità politica è possibile” e “ a tal proposito la Chiesa invita tutti i suoi membri a impegnarsi lealmente per l’edificazione di una società giusta, solidale ed equa”. Con questo spirito, noi preghiamo molto per questa visita: tutti i cattolici vietnamiti desiderano che l’incontro porti frutti copiosi e duraturi per il nostro popolo e per la Chiesa cattolica.
Quale è il significato dell’incontro, alla luce del Giubileo che vive la Chiesa vietnamita?
Stiamo vivendo questo Anno giubilare, aperto il 24 novembre, sul tema “La Chiesa di Cristo in Vietnam: mistero, comunione e missione”. Questa celebrazione si inserisce nel solco della millenaria tradizione della Chiesa come un tempo propizio di grazia, di conversione, di riconciliazione, in vista dell’ evangelizzazione. Siamo coscienti che la Buona Novella è stata seminata dai missionari nei secoli passati e che la nostra Chiesa è nata dal sangue dei nostri antichi martiri. Oggi vogliamo essere degni della grazia delle nostre origini: nel Giubileo intendiamo approfondire e arricchire la comunione ecclesiale per costruire il bene comune della società. Per questo desideriamo che l’incontro metta in risalto che la Chiesa non intende in alcun modo sostituirsi ai responsabili governativi. Desideriamo soltanto, in uno spirito di dialogo e collaborazione rispettosa, poter dare un giusto contributo alla vita della nazione, al servizio di tutto il popolo.
Com’è la situazione della Chiesa in Vietnam oggi?
E’ una comunità che, come ha sottolineato il Cardinale Roger Etchegaray durante la cerimonia di apertura del nostro Anno Giubilare, vive di “riconciliazione e speranza”. La Chiesa cattolica in Vietnam condivide in pieno la sorte di tutti i fratelli e delle sorelle vietnamiti e ha un unico obiettivo: amare e servire Nostro Signore Gesù Crusto, che è venuto nel mondo a portare la Buona Novella: “Dio è nostro Padre, Dio è amore”
(Source: Agenzia Fides 10/12/2009)
VIETNAM - Agenzia Fides interviews the President of the Vietnamese Bishops' Conference
Paolo Affatato / Fides
09:28 11/12/2009
“The meeting between the Pope and the President opens new hopes for the country and for the Catholic Church”: Agenzia Fides interviews the President of the Vietnamese Bishops' Conference
Dalat (Agenzia Fides) – It is an event that “brings hope” to the hearts of Vietnamese Catholics, opens up new perspectives, raises great expectations...The event of the meeting between Pope Benedict XVI and President of Vietnam Nguyen Minh Triet, scheduled to take place tomorrow, December 11, at the Vatican, draws attention to the Vietnamese Church that has just opened its Holy Year and that is living Advent in "joyful expectation of the Lord" as Bishop Pierre Nguyen Van Nhon of Dalat, President of the Bishops' Conference of Vietnam, tells Agenzia Fides in a recent interview.
Excellency, what are your feelings and hopes on the eve of this historic meeting?
We are Vietnamese and we are Catholics and we are proud to be so. The invitation of Cardinal Roger Ethegaray made during his historic visit to Vietnam in 1989: "Do you love Vietnam! Love the Church!" still rings in our hearts. So, today we are honored to have this meeting in the Vatican between His Holiness Benedict XVI and President Nguyen Minh-Triet. For us, this meeting is a sign of mutual respect that will enable a helpful exchange. Communication leads to a mutual understanding that can open new promises and hopes for Vietnam and for the Catholic Church.
What topics will be on the agenda?
According to information that is circulating, we know that this visit of the President to the Vatican seeks to advance the process of normalizing relations between Vietnam and the Holy See. We have no other special information on the contents of the meeting.
What does the Catholic community in Vietnam from this visit?
During the ad Limina visit of the Vietnamese Bishops in Rome last June, Benedict XVI reminded them that "a healthy collaboration between the Church and the political community is possible" and "to this regard, the Church invites all members to engage in good faith for the edification of a just, united, and fair society." In this spirit, we are praying a great deal for this visit: all Vietnamese Catholics hope that the meeting holds abundant and lasting fruits for our people and for the Catholic Church.
What is the significance of the meeting, in light of the Jubilee Year for the Church in Vietnam?
We are living this Jubilee Year, opened on November 24 with the theme: "The Church of Christ in Vietnam: mystery, communion and mission." This celebration is part of the millennial tradition of the Church and comes as a propitious time of grace, conversion, and reconciliation, in view of evangelization. We are aware that the good news has been planted by missionaries in the past centuries and that our Church was born from the blood of our ancient martyrs. Today we want to be worthy of the grace of our origins. With the Jubilee, we want to enrich ecclesial communion, to build the common good of society. Thus, we hope the meeting highlights that the Church does not intend in any way to be a substitute for responsible government. We only wish, in a spirit of respectful dialogue and cooperation, to be able to make a fair contribution to the life of the nation, serving all the people.
What is the situation of the Church in Vietnam today?
It is a community that, as Cardinal Roger Etchegaray mentioned during the opening ceremony for our Jubilee Year, lives of "reconciliation and hope." The Catholic Church in Vietnam fully shares in the fate of all our brothers and sisters in Vietnam and has one goal: to love and serve our Lord Jesus Christ, who came into the world to bring the Good News, namely that "God is our Father, God is love.”
(Source: Agenzia Fides 10/12/2009)
Dalat (Agenzia Fides) – It is an event that “brings hope” to the hearts of Vietnamese Catholics, opens up new perspectives, raises great expectations...The event of the meeting between Pope Benedict XVI and President of Vietnam Nguyen Minh Triet, scheduled to take place tomorrow, December 11, at the Vatican, draws attention to the Vietnamese Church that has just opened its Holy Year and that is living Advent in "joyful expectation of the Lord" as Bishop Pierre Nguyen Van Nhon of Dalat, President of the Bishops' Conference of Vietnam, tells Agenzia Fides in a recent interview.
Excellency, what are your feelings and hopes on the eve of this historic meeting?
We are Vietnamese and we are Catholics and we are proud to be so. The invitation of Cardinal Roger Ethegaray made during his historic visit to Vietnam in 1989: "Do you love Vietnam! Love the Church!" still rings in our hearts. So, today we are honored to have this meeting in the Vatican between His Holiness Benedict XVI and President Nguyen Minh-Triet. For us, this meeting is a sign of mutual respect that will enable a helpful exchange. Communication leads to a mutual understanding that can open new promises and hopes for Vietnam and for the Catholic Church.
What topics will be on the agenda?
According to information that is circulating, we know that this visit of the President to the Vatican seeks to advance the process of normalizing relations between Vietnam and the Holy See. We have no other special information on the contents of the meeting.
What does the Catholic community in Vietnam from this visit?
During the ad Limina visit of the Vietnamese Bishops in Rome last June, Benedict XVI reminded them that "a healthy collaboration between the Church and the political community is possible" and "to this regard, the Church invites all members to engage in good faith for the edification of a just, united, and fair society." In this spirit, we are praying a great deal for this visit: all Vietnamese Catholics hope that the meeting holds abundant and lasting fruits for our people and for the Catholic Church.
What is the significance of the meeting, in light of the Jubilee Year for the Church in Vietnam?
We are living this Jubilee Year, opened on November 24 with the theme: "The Church of Christ in Vietnam: mystery, communion and mission." This celebration is part of the millennial tradition of the Church and comes as a propitious time of grace, conversion, and reconciliation, in view of evangelization. We are aware that the good news has been planted by missionaries in the past centuries and that our Church was born from the blood of our ancient martyrs. Today we want to be worthy of the grace of our origins. With the Jubilee, we want to enrich ecclesial communion, to build the common good of society. Thus, we hope the meeting highlights that the Church does not intend in any way to be a substitute for responsible government. We only wish, in a spirit of respectful dialogue and cooperation, to be able to make a fair contribution to the life of the nation, serving all the people.
What is the situation of the Church in Vietnam today?
It is a community that, as Cardinal Roger Etchegaray mentioned during the opening ceremony for our Jubilee Year, lives of "reconciliation and hope." The Catholic Church in Vietnam fully shares in the fate of all our brothers and sisters in Vietnam and has one goal: to love and serve our Lord Jesus Christ, who came into the world to bring the Good News, namely that "God is our Father, God is love.”
(Source: Agenzia Fides 10/12/2009)
VIETNAM – The Vatican and Vietnam: a cordial encounter between “two families in a global village”
Paolo Affatato / Fides
09:30 11/12/2009
VIETNAM – The Vatican and Vietnam: a cordial encounter between “two families in a global village” - Agenzia Fides interviews Cardinal Pham Minh Man
(Agenzia Fides) - The Pope and the President of Vietnam are like "two fathers in a village," who meet to "ensure concord, peace, truth, and love in the village." The global village of today is the world. Using this metaphor, Cardinal Jean-Baptiste Pham Minh Man, Archbishop of Ho Chi Minh City, in an interview with Agenzia Fides, describes his feelings and hopes on the eve of the meeting between Benedict XVI and President Nguyen Minh-Triet, scheduled for today, December 11, at the Vatican.
What are your impressions on the upcoming meeting between the Pope and the President of Vietnam?
In times of globalization, the world has shrunk, transforming itself into a village where nations have become families living for one another and dependent on each other. And, according to the cultural tradition of Vietnam, families, in relationships among them, are like a village. By this metaphor I want to emphasize that the Vatican and Vietnam seem to have the will to build relations of this type. I hope that the current situation and the meeting between the Pope and the President, that potentially holds advantages for both parties, will bring about such relationships.
How would you analyze current relations between the Vatican and Vietnam, and in the future?
I think in any kind of relationship there may be points of disagreement. But I hope that, through dialogue, mutual respect, and seeking the truth, that step by step the two sides can reach a better understanding and, together, overcome the points of disagreement, in a spirit of "village harmony.” As the Church in Vietnam, we try to do our part in this journey. For example, after a long work of translation into Vietnamese, on December 4 we were able to distribute the Encyclical of Pope Benedict XVI Caritas in veritate in this country and among civilian authorities. It is a gesture which we hope will contribute to a better understanding of what the Church is and the spirit in which she operates.
How is the Catholic community in Vietnam experiencing this historic meeting?
The Catholic community in Vietnam, from a general point of view, hopes that the "leaders of the two families of the global village" sympathize with each other and together create an atmosphere of harmony for all the families in the village, joining forces to ensure a comprehensive development for the whole community. They all want to make sure that the "village" will become a new human community where truth, love, justice, and peace prevail. (PA) (Agenzia Fides 11/12/2009)
(Source: Agenzia Fides 10/12/2009)
(Agenzia Fides) - The Pope and the President of Vietnam are like "two fathers in a village," who meet to "ensure concord, peace, truth, and love in the village." The global village of today is the world. Using this metaphor, Cardinal Jean-Baptiste Pham Minh Man, Archbishop of Ho Chi Minh City, in an interview with Agenzia Fides, describes his feelings and hopes on the eve of the meeting between Benedict XVI and President Nguyen Minh-Triet, scheduled for today, December 11, at the Vatican.
What are your impressions on the upcoming meeting between the Pope and the President of Vietnam?
In times of globalization, the world has shrunk, transforming itself into a village where nations have become families living for one another and dependent on each other. And, according to the cultural tradition of Vietnam, families, in relationships among them, are like a village. By this metaphor I want to emphasize that the Vatican and Vietnam seem to have the will to build relations of this type. I hope that the current situation and the meeting between the Pope and the President, that potentially holds advantages for both parties, will bring about such relationships.
How would you analyze current relations between the Vatican and Vietnam, and in the future?
I think in any kind of relationship there may be points of disagreement. But I hope that, through dialogue, mutual respect, and seeking the truth, that step by step the two sides can reach a better understanding and, together, overcome the points of disagreement, in a spirit of "village harmony.” As the Church in Vietnam, we try to do our part in this journey. For example, after a long work of translation into Vietnamese, on December 4 we were able to distribute the Encyclical of Pope Benedict XVI Caritas in veritate in this country and among civilian authorities. It is a gesture which we hope will contribute to a better understanding of what the Church is and the spirit in which she operates.
How is the Catholic community in Vietnam experiencing this historic meeting?
The Catholic community in Vietnam, from a general point of view, hopes that the "leaders of the two families of the global village" sympathize with each other and together create an atmosphere of harmony for all the families in the village, joining forces to ensure a comprehensive development for the whole community. They all want to make sure that the "village" will become a new human community where truth, love, justice, and peace prevail. (PA) (Agenzia Fides 11/12/2009)
(Source: Agenzia Fides 10/12/2009)
VIETNAM: Entretien avec Mgr Barnabé Nguyên Van Phuong, de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples
Eglises d'Asie
09:34 11/12/2009
VIETNAM: Entretien avec Mgr Barnabé Nguyên Van Phuong, de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples
A propos de la visite du chef de l’Etat vietnamien au pape Benoît XVI, le 11 décembre 2009
NDLR: Vendredi 11 décembre 2009, Nguyên Minh Triêt, chef de l’Etat vietnamien, rencontre à Rome le pape Benoît XVI. Que peut-on attendre de cet entretien ? La personnalité romaine qui a le plus d’expérience dans le domaine des relations entre le Vietnam et le Vatican est certainement Mgr Barnabé Nguyên Van Phuong, de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples. Depuis 1990, il a fait partie de toutes les délégations vaticanes venues, chaque année, négocier avec les autorités vietnamiennes. Le 9 décembre dernier, il a répondu aux questions posées à ce sujet par Cia Minh de Radio Free Asia (émissions en vietnamien). L’interview a été traduite en français par la rédaction d’Eglises d’Asie.
RFA: Que penser de cette rencontre entre le chef de l’Etat vietnamien et le pape Benoît XVI ?
Mgr Barnabé Nguyên Van Phuong: Naturellement, le Souverain pontife est toujours prêt à recevoir tous les chefs d’Etat. Lors de ces rencontres, les deux parties désirent s’entretenir pour se rapprocher davantage. C’est pourquoi ces rencontres ont toujours du bon, même si il n’existe pas encore de relations diplomatiques entre les deux parties. Pour les Vietnamiens en général et pour les catholiques en particulier, il s’agit là d’un signe qui renforce leur confiance et leur fait espérer qu’à travers cette rencontre, la compréhension et le rapprochement s’amélioreront encore.
C’est le deuxième voyage d’un haut dirigeant du Vietnam au Vatican, le premier ayant été celui du Premier ministre Nguyên Tan Dung au mois de février 2007. Depuis cette première visite, y a-t-il eu une évolution dans le rapprochement et la compréhension nouvelle entre les autorités de Hanoi et le Vatican ?
Depuis 2007, le Saint-Siège a envoyé plusieurs délégations au Vietnam. A chaque fois, compréhension et rapprochement se sont accentués. Il y a une volonté d’aller jusqu’à l’établissement de relations diplomatiques entre les deux parties. Mais quel que soit l’objectif vers lequel on se dirige, il faut du temps…
Au mois de février de cette année, vous avez fait partie de la délégation du Saint-Siège qui s’est rendue au Vietnam pour négocier. Quel a été d’après vous le point le plus positif ?
Les deux parties ont pris la résolution de s’efforcer de parvenir à des relations diplomatiques. Mais, jusqu’à présent, rien de concret n’a été réalisé.
Le Vatican est « l’Eglise mère ». Or, au Vietnam, ces temps derniers, se sont produit des événements dans lesquels ont été impliqués l’Eglise catholique au Vietnam et le gouvernement. D’après vous, comment faut-il comprendre ces obstacles et ces perturbations ? Comment les régler ?
Il existe encore des revendications chez les catholiques du Vietnam. Elles concernent les propriétés foncières. Ces revendications sont toujours là. Rien n’a encore changé !
Le Vietnam et le Vatican veulent établir des relations diplomatiques. D’ordinaire, il est alors besoin d’établissements comme autrefois la Délégation apostolique à Hanoi, où le délégué du Saint-Siège à Hanoi résidait. Ainsi, lorsque seront établis des relations, ce lieu ne devrait-il pas être réservé aux nouveaux représentants du Saint-Siège ?
Comme vous le savez, une partie du terrain de la délégation apostolique est devenue un jardin public. Le bâtiment est encore intact. Naturellement, lors de l’établissement de liens diplomatiques, il faudra certainement poser cette question. Pourra-t-elle être réglée avec justice ? Actuellement, le fait est que la propriété est devenue un jardin public.
Il s’agit là d’une propriété destinée aux relations diplomatiques. Il existe des biens immobiliers, comme l’Institut pontifical de Dalat, que l’Eglise veut récupérer pour la formation des prêtres. Sur une partie de la propriété, des travaux pour la construction d’un jardin public ont été entrepris. Avez-vous suivi le développement de cette affaire ?
Je l’ai suivi à travers la presse et Internet. Je constate en effet que, sur une partie de la propriété de l’Institut pontifical, des travaux sont menés pour la transformer en jardin public. Ainsi, cette transformation en lieu public est en train de s’accomplir, alors que l’Eglise du Vietnam et sa Conférence épiscopale ont, à de nombreuses reprises, demandé sa restitution pour en faire un établissement de formation des prêtres et des laïcs de haut niveau, un lieu qui puisse servir l’Eglise et le pays d’une manière plus efficace. Jusqu’à présent, les autorités n’ont pas satisfait à cette revendication. Mais, de tout cela, je suis informé par la presse.
Lors de vos rencontres avec les représentants officiels du Vietnam, ces questions sont-elles abordées ?
Lorsque l’on rencontre les représentants du gouvernement vietnamien, nous leur communiquons des informations sur ces requêtes de l’Eglise du Vietnam. Le Saint-Siège respecte les revendications de l’Eglise du Vietnam.
Des solutions sont-elles trouvées ?
Lors de notre dernière rencontre, nous n’avons fait qu’effleurer le sujet. Mais notre objectif principal n’était pas de parler des propriétés de l’Eglise.
Lors de ces conflits de propriété, il y a eu des affrontements et des heurts. Des prêtres ont été frappés. Le Saint-Siège a-t-il été mis au courant et en a-t-il informé la partie vietnamienne ?
Nous sommes informés, mais nous n’avons pas encore eu l’occasion de parler à ce sujet. Le Saint-Siège est au courant à travers les nouvelles de la presse et des nouveaux moyens de communication.
Même s’il n’a pas l’occasion d’en parler, le Saint-Siège a-t-il une opinion sur ce sujet ?
Comme il n’y a pas eu d’occasion de rencontre, il n’y a pas eu d’opinion exprimée. Lorsque l’occasion se présentera, elle sera exprimée.
Sans doute, l’ensemble de la situation a-t-elle été exposée au Saint-Père ?
L’exposé de la situation au Saint-Père reste limité. En effet, à ce jour, le pape n’a pas de représentant au Vietnam. Lorsqu’il y a un représentant du Saint-Siège dans un pays, il peut s’entretenir avec les autorités et s’informer clairement de la situation dans les diverses régions. Les évêques lui font aussi des rapports, mais il ne s’agit pas là de relations permanentes. Les personnes qui travaillent avec le Saint-Père s’efforcent de suivre la presse et de s’informer sur Internet pour connaître la situation du Vietnam. Mais, pour l’information, l’absence de représentant sur place reste une lacune.
Certaines informations laissent entendre que l’archevêque de Hanoi, Mgr Ngô Quang Kiêt, a demandé à démissionner. En tant que personnalité du Vatican et membre de la délégation romaine au Vietnam, que pensez-vous de cette information ?
Je n’ai entendu parler de ce sujet que par la presse. Je n’ai pas d’autres informations.
Est-il possible que le Saint-Père accomplisse une visite au Vietnam, second pays de l’Asie du Sud-Est pour le nombre de catholiques, après les Philippines.
Pour les catholiques du Vietnam, le voyage du Saint-Père dans leur pays est un événement qu’ils souhaitent et qui les réjouirait profondément. Une fois déjà, les évêques ont fait savoir au Saint-Père qu’ils souhaitaient sa visite au Vietnam. Pour l’Eglise, il s’agit d’une chose ordinaire. Mais, pour que le Saint-Père vienne visiter un pays, il faut qu’il y ait l’accord du gouvernement de ce pays. Actuellement, sans relations diplomatiques officielles, cela est difficile…
(Source: Eglises d'Asie, 11 décembre 2009)
A propos de la visite du chef de l’Etat vietnamien au pape Benoît XVI, le 11 décembre 2009
NDLR: Vendredi 11 décembre 2009, Nguyên Minh Triêt, chef de l’Etat vietnamien, rencontre à Rome le pape Benoît XVI. Que peut-on attendre de cet entretien ? La personnalité romaine qui a le plus d’expérience dans le domaine des relations entre le Vietnam et le Vatican est certainement Mgr Barnabé Nguyên Van Phuong, de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples. Depuis 1990, il a fait partie de toutes les délégations vaticanes venues, chaque année, négocier avec les autorités vietnamiennes. Le 9 décembre dernier, il a répondu aux questions posées à ce sujet par Cia Minh de Radio Free Asia (émissions en vietnamien). L’interview a été traduite en français par la rédaction d’Eglises d’Asie.
RFA: Que penser de cette rencontre entre le chef de l’Etat vietnamien et le pape Benoît XVI ?
Mgr Barnabé Nguyên Van Phuong: Naturellement, le Souverain pontife est toujours prêt à recevoir tous les chefs d’Etat. Lors de ces rencontres, les deux parties désirent s’entretenir pour se rapprocher davantage. C’est pourquoi ces rencontres ont toujours du bon, même si il n’existe pas encore de relations diplomatiques entre les deux parties. Pour les Vietnamiens en général et pour les catholiques en particulier, il s’agit là d’un signe qui renforce leur confiance et leur fait espérer qu’à travers cette rencontre, la compréhension et le rapprochement s’amélioreront encore.
C’est le deuxième voyage d’un haut dirigeant du Vietnam au Vatican, le premier ayant été celui du Premier ministre Nguyên Tan Dung au mois de février 2007. Depuis cette première visite, y a-t-il eu une évolution dans le rapprochement et la compréhension nouvelle entre les autorités de Hanoi et le Vatican ?
Depuis 2007, le Saint-Siège a envoyé plusieurs délégations au Vietnam. A chaque fois, compréhension et rapprochement se sont accentués. Il y a une volonté d’aller jusqu’à l’établissement de relations diplomatiques entre les deux parties. Mais quel que soit l’objectif vers lequel on se dirige, il faut du temps…
Au mois de février de cette année, vous avez fait partie de la délégation du Saint-Siège qui s’est rendue au Vietnam pour négocier. Quel a été d’après vous le point le plus positif ?
Les deux parties ont pris la résolution de s’efforcer de parvenir à des relations diplomatiques. Mais, jusqu’à présent, rien de concret n’a été réalisé.
Le Vatican est « l’Eglise mère ». Or, au Vietnam, ces temps derniers, se sont produit des événements dans lesquels ont été impliqués l’Eglise catholique au Vietnam et le gouvernement. D’après vous, comment faut-il comprendre ces obstacles et ces perturbations ? Comment les régler ?
Il existe encore des revendications chez les catholiques du Vietnam. Elles concernent les propriétés foncières. Ces revendications sont toujours là. Rien n’a encore changé !
Le Vietnam et le Vatican veulent établir des relations diplomatiques. D’ordinaire, il est alors besoin d’établissements comme autrefois la Délégation apostolique à Hanoi, où le délégué du Saint-Siège à Hanoi résidait. Ainsi, lorsque seront établis des relations, ce lieu ne devrait-il pas être réservé aux nouveaux représentants du Saint-Siège ?
Comme vous le savez, une partie du terrain de la délégation apostolique est devenue un jardin public. Le bâtiment est encore intact. Naturellement, lors de l’établissement de liens diplomatiques, il faudra certainement poser cette question. Pourra-t-elle être réglée avec justice ? Actuellement, le fait est que la propriété est devenue un jardin public.
Il s’agit là d’une propriété destinée aux relations diplomatiques. Il existe des biens immobiliers, comme l’Institut pontifical de Dalat, que l’Eglise veut récupérer pour la formation des prêtres. Sur une partie de la propriété, des travaux pour la construction d’un jardin public ont été entrepris. Avez-vous suivi le développement de cette affaire ?
Je l’ai suivi à travers la presse et Internet. Je constate en effet que, sur une partie de la propriété de l’Institut pontifical, des travaux sont menés pour la transformer en jardin public. Ainsi, cette transformation en lieu public est en train de s’accomplir, alors que l’Eglise du Vietnam et sa Conférence épiscopale ont, à de nombreuses reprises, demandé sa restitution pour en faire un établissement de formation des prêtres et des laïcs de haut niveau, un lieu qui puisse servir l’Eglise et le pays d’une manière plus efficace. Jusqu’à présent, les autorités n’ont pas satisfait à cette revendication. Mais, de tout cela, je suis informé par la presse.
Lors de vos rencontres avec les représentants officiels du Vietnam, ces questions sont-elles abordées ?
Lorsque l’on rencontre les représentants du gouvernement vietnamien, nous leur communiquons des informations sur ces requêtes de l’Eglise du Vietnam. Le Saint-Siège respecte les revendications de l’Eglise du Vietnam.
Des solutions sont-elles trouvées ?
Lors de notre dernière rencontre, nous n’avons fait qu’effleurer le sujet. Mais notre objectif principal n’était pas de parler des propriétés de l’Eglise.
Lors de ces conflits de propriété, il y a eu des affrontements et des heurts. Des prêtres ont été frappés. Le Saint-Siège a-t-il été mis au courant et en a-t-il informé la partie vietnamienne ?
Nous sommes informés, mais nous n’avons pas encore eu l’occasion de parler à ce sujet. Le Saint-Siège est au courant à travers les nouvelles de la presse et des nouveaux moyens de communication.
Même s’il n’a pas l’occasion d’en parler, le Saint-Siège a-t-il une opinion sur ce sujet ?
Comme il n’y a pas eu d’occasion de rencontre, il n’y a pas eu d’opinion exprimée. Lorsque l’occasion se présentera, elle sera exprimée.
Sans doute, l’ensemble de la situation a-t-elle été exposée au Saint-Père ?
L’exposé de la situation au Saint-Père reste limité. En effet, à ce jour, le pape n’a pas de représentant au Vietnam. Lorsqu’il y a un représentant du Saint-Siège dans un pays, il peut s’entretenir avec les autorités et s’informer clairement de la situation dans les diverses régions. Les évêques lui font aussi des rapports, mais il ne s’agit pas là de relations permanentes. Les personnes qui travaillent avec le Saint-Père s’efforcent de suivre la presse et de s’informer sur Internet pour connaître la situation du Vietnam. Mais, pour l’information, l’absence de représentant sur place reste une lacune.
Certaines informations laissent entendre que l’archevêque de Hanoi, Mgr Ngô Quang Kiêt, a demandé à démissionner. En tant que personnalité du Vatican et membre de la délégation romaine au Vietnam, que pensez-vous de cette information ?
Je n’ai entendu parler de ce sujet que par la presse. Je n’ai pas d’autres informations.
Est-il possible que le Saint-Père accomplisse une visite au Vietnam, second pays de l’Asie du Sud-Est pour le nombre de catholiques, après les Philippines.
Pour les catholiques du Vietnam, le voyage du Saint-Père dans leur pays est un événement qu’ils souhaitent et qui les réjouirait profondément. Une fois déjà, les évêques ont fait savoir au Saint-Père qu’ils souhaitaient sa visite au Vietnam. Pour l’Eglise, il s’agit d’une chose ordinaire. Mais, pour que le Saint-Père vienne visiter un pays, il faut qu’il y ait l’accord du gouvernement de ce pays. Actuellement, sans relations diplomatiques officielles, cela est difficile…
(Source: Eglises d'Asie, 11 décembre 2009)
Pope receives a Vietnamese President for first time ever
Vatican Information Services
09:39 11/12/2009
VATICAN CITY, 11 DEC 2009 (VIS) - The Holy See Press Office released the following communique at midday today:
"This morning the Holy Father Benedict XVI received in audience Nguyen Minh Triet, president of the Socialist Republic of Vietnam. The president subsequently went on to meet with Cardinal Secretary of State Tarcisio Bertone S.D.B. who was accompanied by Archbishop Dominique Mamberti, secretary for Relations with States.
"This was the first meeting of a president of the Socialist Republic of Vietnam with His Holiness and with high-ranking officials of the Secretariat of State.
"The Holy See expressed its pleasure at the visit, a significant stage in the progress of bilateral relations with Vietnam, and expressed the hope that outstanding questions may be resolved as soon as possible.
"The cordial discussions provided an opportunity to touch upon certain themes concerning co-operation between Church and State, also in the light of the Message the Holy Father sent to the Church in Vietnam for the opening of the current Jubilee Year. Attention likewise turned to the current international situation, with particular reference to the commitment of Vietnam and of the Holy See in the multilateral field".
"This morning the Holy Father Benedict XVI received in audience Nguyen Minh Triet, president of the Socialist Republic of Vietnam. The president subsequently went on to meet with Cardinal Secretary of State Tarcisio Bertone S.D.B. who was accompanied by Archbishop Dominique Mamberti, secretary for Relations with States.
"This was the first meeting of a president of the Socialist Republic of Vietnam with His Holiness and with high-ranking officials of the Secretariat of State.
"The Holy See expressed its pleasure at the visit, a significant stage in the progress of bilateral relations with Vietnam, and expressed the hope that outstanding questions may be resolved as soon as possible.
"The cordial discussions provided an opportunity to touch upon certain themes concerning co-operation between Church and State, also in the light of the Message the Holy Father sent to the Church in Vietnam for the opening of the current Jubilee Year. Attention likewise turned to the current international situation, with particular reference to the commitment of Vietnam and of the Holy See in the multilateral field".
Viet Nam: Time to release ill Catholic priest and prisoner of conscience
Amnesty International
12:15 11/12/2009
AMNESTY INTERNATIONAL PUBLIC STATEMENT - 11 December 2009
Amnesty International is dismayed to learn that the authorities in Viet Nam have today returned to prison Catholic priest Father Nguyen Van Ly, a prisoner of conscience who suffered a stroke on 14 November 2009.
The Vietnamese authorities should immediately and unconditionally release Father Ly into the care of his family so that they can ensure he receives the proper medical care, including hospitalization, that he needs.
The Vietnamese authorities returned Father Ly to prison on the same day that the President of Viet Nam, Nguyen Minh Triet, met with Pope Benedict XVI at the Holy See. This is the first such meeting to take place. The Vatican authorities should take this important opportunity to raise the case of Father Nguyen Van Ly, and call strongly for his immediate release from prison.
Father Ly had been receiving medical treatment in Prison Hospital 198, administered by the Ministry of Public Security in Ha Noi, since his stroke, which caused paralysis on one side. His family report that while he has regained some movement, he remains partially paralyzed.
Father Ly, a 63 year old peaceful pro-democracy activist, has been serving an eight year sentence in Ba Sao prison, Ha Nam province in northern Viet Nam since March 2007. For most of this time he has been held in solitary confinement, and has suffered from high blood pressure and other health problems. In the last seven months he experienced several bouts of ill-health, including temporary loss of movement on one side of his body. The prison authorities have neither provided a proper diagnosis nor adequate medical treatment.
Amnesty International has repeatedly called for the immediate and unconditional release of Father Ly. In March 2007 he was sentenced to eight years’ imprisonment for “conducting propaganda” against the state under Article 88 of the national security section of the Penal Code. He was accused of involvement in the internet-based pro-democracy movement Bloc 8406, which he co-founded in April 2006, and of helping to set up banned political groups. He also secretly published a dissident journal, To Do Ngon Luan (Freedom and Democracy).
Background
Father Ly was first jailed for his criticism of government policies on religion in the late 1970’s, and has already spent some 17 years as a prisoner of conscience, for calling for respect for human rights.
Currently he is one of more than 40 dissidents imprisoned in Viet Nam as the authorities aim to suppress any criticism of government policies and allegations about human rights violations. The authorities use vaguely-worded articles of the Penal Code to stifle and criminalize freedom of expression, in breach of international treaties that Viet Nam has ratified.
This year Viet Nam rejected important recommendations made by states under the Universal Periodic Review process, including to amend or repeal national security provisions of the Penal Code inconsistent with international law; to remove other restrictions on dissent, debate, political opposition, and freedoms of expression and assembly; and to release prisoners of conscience.
Amnesty International is dismayed to learn that the authorities in Viet Nam have today returned to prison Catholic priest Father Nguyen Van Ly, a prisoner of conscience who suffered a stroke on 14 November 2009.
The Vietnamese authorities should immediately and unconditionally release Father Ly into the care of his family so that they can ensure he receives the proper medical care, including hospitalization, that he needs.
The Vietnamese authorities returned Father Ly to prison on the same day that the President of Viet Nam, Nguyen Minh Triet, met with Pope Benedict XVI at the Holy See. This is the first such meeting to take place. The Vatican authorities should take this important opportunity to raise the case of Father Nguyen Van Ly, and call strongly for his immediate release from prison.
Father Ly had been receiving medical treatment in Prison Hospital 198, administered by the Ministry of Public Security in Ha Noi, since his stroke, which caused paralysis on one side. His family report that while he has regained some movement, he remains partially paralyzed.
Father Ly, a 63 year old peaceful pro-democracy activist, has been serving an eight year sentence in Ba Sao prison, Ha Nam province in northern Viet Nam since March 2007. For most of this time he has been held in solitary confinement, and has suffered from high blood pressure and other health problems. In the last seven months he experienced several bouts of ill-health, including temporary loss of movement on one side of his body. The prison authorities have neither provided a proper diagnosis nor adequate medical treatment.
Amnesty International has repeatedly called for the immediate and unconditional release of Father Ly. In March 2007 he was sentenced to eight years’ imprisonment for “conducting propaganda” against the state under Article 88 of the national security section of the Penal Code. He was accused of involvement in the internet-based pro-democracy movement Bloc 8406, which he co-founded in April 2006, and of helping to set up banned political groups. He also secretly published a dissident journal, To Do Ngon Luan (Freedom and Democracy).
Background
Father Ly was first jailed for his criticism of government policies on religion in the late 1970’s, and has already spent some 17 years as a prisoner of conscience, for calling for respect for human rights.
Currently he is one of more than 40 dissidents imprisoned in Viet Nam as the authorities aim to suppress any criticism of government policies and allegations about human rights violations. The authorities use vaguely-worded articles of the Penal Code to stifle and criminalize freedom of expression, in breach of international treaties that Viet Nam has ratified.
This year Viet Nam rejected important recommendations made by states under the Universal Periodic Review process, including to amend or repeal national security provisions of the Penal Code inconsistent with international law; to remove other restrictions on dissent, debate, political opposition, and freedoms of expression and assembly; and to release prisoners of conscience.
Audiencja dla prezydenta Wietnamu (Ba Lan)
Kai
14:31 11/12/2009
KAI (Catholic Information Agency) - Benedykt XVI przyjął na audiencji prezydenta Socjalistycznej Republiki Wietnamu, Nguyễna Minh Triếta. Była to pierwsza wizyta prezydenta Wietnamu w Watykanie. Odbywa się ona w ramach podróży do Włoch, Hiszpanii i Słowacji.
Po audiencji u Ojca Świętego wietnamski przywódca spotkał się także z watykańskim sekretarzem stanu, kard. Tarciso Bertone, któremu towarzyszył sekretarz ds. Relacji Stolicy Apostolskiej z państwami, abp Dominique Mamberti.
W komunikacie opublikowanym po spotkaniu przez watykańskie Biuro Prasowe stwierdzono, że Stolica Apostolska wyraziła swe zadowolenie z powodu tej wizyty, stanowiącej znaczący etap w rozwoju relacji z Wietnamem. Wyraziła też życzenie, aby jak najprędzej mogły zostać rozwiązane kwestie nierozstrzygnięte.
„Serdeczne rozmowy stworzyły okazję do podjęcia pewnych tematów dotyczących współpracy między Kościołem a państwem, także w świetle orędzia Ojca Świętego wystosowanego do wietnamskiego Kościoła na otwarcie obchodzonego obecnie roku jubileuszowego. Zwrócono ponadto uwagę na aktualną sytuację międzynarodową, ze szczególnym uwzględnieniem zaangażowania Wietnamu i Stolicy Apostolskiej we współpracę wielostronną”- czytamy w oficjalnym komunikacie. Nie ma w nim mowy o oczekiwanym przez wietnamskich katolików zaproszenia papieża do Wietnamu.
Bez spodziewanego przełomu w stosunkach między Stolicą Apostolską a Wietnamem zakończyło się piątkowe spotkanie Benedykt XVI z prezydentem tego kraju Nguyenem Minh Trietem - relacjonuje z kolei PAP. Ta pierwsza audiencja udzielona wietnamskiemu prezydentowi trwała wyjątkowo długo - około 40 minut. Watykan nie utrzymuje relacji dyplomatycznych z Wietnamem od 1975 roku.
W komunikacie, wydanym po audiencji i tych rozmowach podkreślono, że Stolica Apostolska wyraziła zadowolenie z powodu tej wizyty, określonej jako "znaczący etap" w rozwoju dwustronnych relacji. Mowa jest także o pragnieniu Watykanu, by jak najszybciej rozwiązać nierozstrzygnięte kwestie. Przypomniano, że niedawno Benedykt XVI wystosował orędzie do wietnamskich katolików z okazji roku jubileuszowego, obchodzonego przez tamtejszy Kościół.
W tygodniach poprzedzających piątkową audiencję pojawiły się spekulacje, że papież mógłby pojechać do Wietnamu. Nie wiadomo, czy w trakcie spotkania mowa była o takiej ewentualnej podróży.
Prezydent Nguyen Minh Triet rozmawiał także z watykańskim sekretarzem stanu kardynałem Tarcisio Bertone i szefem dyplomacji arcybiskupem Dominique'iem Mambertim.
(Source: http://info.wiara.pl/doc/393565.Audiencja-dla-prezydenta-Wietnamu)
Papież przyjął prezydenta Wietnamu Nguyễn Minh Triết |
Po audiencji u Ojca Świętego wietnamski przywódca spotkał się także z watykańskim sekretarzem stanu, kard. Tarciso Bertone, któremu towarzyszył sekretarz ds. Relacji Stolicy Apostolskiej z państwami, abp Dominique Mamberti.
W komunikacie opublikowanym po spotkaniu przez watykańskie Biuro Prasowe stwierdzono, że Stolica Apostolska wyraziła swe zadowolenie z powodu tej wizyty, stanowiącej znaczący etap w rozwoju relacji z Wietnamem. Wyraziła też życzenie, aby jak najprędzej mogły zostać rozwiązane kwestie nierozstrzygnięte.
„Serdeczne rozmowy stworzyły okazję do podjęcia pewnych tematów dotyczących współpracy między Kościołem a państwem, także w świetle orędzia Ojca Świętego wystosowanego do wietnamskiego Kościoła na otwarcie obchodzonego obecnie roku jubileuszowego. Zwrócono ponadto uwagę na aktualną sytuację międzynarodową, ze szczególnym uwzględnieniem zaangażowania Wietnamu i Stolicy Apostolskiej we współpracę wielostronną”- czytamy w oficjalnym komunikacie. Nie ma w nim mowy o oczekiwanym przez wietnamskich katolików zaproszenia papieża do Wietnamu.
Bez spodziewanego przełomu w stosunkach między Stolicą Apostolską a Wietnamem zakończyło się piątkowe spotkanie Benedykt XVI z prezydentem tego kraju Nguyenem Minh Trietem - relacjonuje z kolei PAP. Ta pierwsza audiencja udzielona wietnamskiemu prezydentowi trwała wyjątkowo długo - około 40 minut. Watykan nie utrzymuje relacji dyplomatycznych z Wietnamem od 1975 roku.
W komunikacie, wydanym po audiencji i tych rozmowach podkreślono, że Stolica Apostolska wyraziła zadowolenie z powodu tej wizyty, określonej jako "znaczący etap" w rozwoju dwustronnych relacji. Mowa jest także o pragnieniu Watykanu, by jak najszybciej rozwiązać nierozstrzygnięte kwestie. Przypomniano, że niedawno Benedykt XVI wystosował orędzie do wietnamskich katolików z okazji roku jubileuszowego, obchodzonego przez tamtejszy Kościół.
W tygodniach poprzedzających piątkową audiencję pojawiły się spekulacje, że papież mógłby pojechać do Wietnamu. Nie wiadomo, czy w trakcie spotkania mowa była o takiej ewentualnej podróży.
Prezydent Nguyen Minh Triet rozmawiał także z watykańskim sekretarzem stanu kardynałem Tarcisio Bertone i szefem dyplomacji arcybiskupem Dominique'iem Mambertim.
(Source: http://info.wiara.pl/doc/393565.Audiencja-dla-prezydenta-Wietnamu)
Premiẻre Visite d'un Président Vietnamien au Vatican
Zenit.org
16:08 11/12/2009
Un long entretien de 40 minutes
ROME, Vendredi 11 décembre 2009 (ZENIT.org) - Pour la première fois, un chef de l'Etat Vietnamien s'est rendu au Vatican et a rencontré le pape Benoît XVI, pour un entretien qui a duré quarante minutes, ce qui est particulièrement long, et souligne l'importance de ce premier contact direct.
Le pape Benoît XVI a en effet reçu ce matin au Vatican le président de la République socialiste du Viêt Nam, M. Nguyên Minh Triêt, qui a ensuite rencontré le cardinal secrétaire d'Etat, Tarcisio Bertone, et le secrétaire pour les Relations avec les Etats, Mgr Dominique Mamberti.
« C'était la première fois qu'un président de la République socialiste du Viêt Nam rencontrait Sa sainteté et les hauts responsables de la Secrétairerie d'Etat », souligne un communiqué du Saint-Siège à l'issue de la rencontre.
La visite de M. Nguyên Minh Triêt s'inscrit dans le cadre d'une tournée européenne (9-19 décembre), qui doit notamment le conduire en Espagne et en Slovaquie.
« Le Saint-Siège a exprimé sa satisfaction pour cette visite, étape significative pour le progrès des rapports bilatéraux avec le Viêt Nam et il a souhaité que les questions en suspens puissent être résolues au plus vite », souligne ce même communiqué.
Le Saint-Siège fait état d'entretiens « cordiaux » - le pool des jourmalistes présents au début et à la fin de l'entretien avec le pape parle d'une atmosphère « très amicale » -. Ils ont permis de « toucher certains thèmes concernant la coopération entre l'Eglise et l'Etat, y compris à la lumière du message que le Saint-Père a adressé à l'Eglise du Viêt Nam à l'occasion de l'ouverture de l'année jubilaire ».
Il a également été question de « la situation internationale actuelle, avec une mention particulière de l'engagement du Viêt Nam et du Saint-Siège au plan multilatéral », toujours selon la même source.
En effet, l'Eglise du Viêt Nam célèbre son jubilé, qui a été inauguré lors d'une célébration eucharistique à So Kien, dans le diocèse de Hanoi, pour la célébration du 350e anniversaire de la création des deux vicariats apostoliques et du 50e anniversaire de l'institution de la hiérarchie catholique du Viêt Nam, en présence des cardinaux Roger Etchegaray, président émérite du Conseil pontifical Justice et Paix, André Vingt-Trois, archevêque de Paris et président de la Conférence des évêques de France, et Bernard Law, archevêque émérite de Boston (cf. Zenit du 23 novembre 2009).
Ce jubilé a été proclamé par le cardinal Jean-Baptiste Pham Minh Man sur le thème: « L'Eglise catholique du Vietnam: mystère, communion, ministère ».
« L'Année Jubilaire est un temps de grâce propice à la réconciliation avec Dieu et avec le prochain », a souligné notamment Benoît XVI dans son message, en date du 17 novembre, au président de la conférence épiscopale du Viêt-Nam, Mgr Pierre Nguyên Văn Nhon, évêque de Đà Lat, à l'occasion de l'ouverture de l'année jubilaire.
Le Viêt nam compte quelque 87 millions d'habitants, dont 7 % de catholiques: c'est le second plus grand pays catholique d'Asie après les Philippines.
La conférence des évêques catholiques du Viêt Nam a invité Benoît XVI à se rendre dans le pays. Mais pour le moment, il n'y a pas de relations diplomatiques officielles, même si des délégations du Saint-Siège se sont rendues régulièrement au Viêt Nam ces dernières années.
ROME, Vendredi 11 décembre 2009 (ZENIT.org) - Pour la première fois, un chef de l'Etat Vietnamien s'est rendu au Vatican et a rencontré le pape Benoît XVI, pour un entretien qui a duré quarante minutes, ce qui est particulièrement long, et souligne l'importance de ce premier contact direct.
Le pape Benoît XVI a en effet reçu ce matin au Vatican le président de la République socialiste du Viêt Nam, M. Nguyên Minh Triêt, qui a ensuite rencontré le cardinal secrétaire d'Etat, Tarcisio Bertone, et le secrétaire pour les Relations avec les Etats, Mgr Dominique Mamberti.
« C'était la première fois qu'un président de la République socialiste du Viêt Nam rencontrait Sa sainteté et les hauts responsables de la Secrétairerie d'Etat », souligne un communiqué du Saint-Siège à l'issue de la rencontre.
La visite de M. Nguyên Minh Triêt s'inscrit dans le cadre d'une tournée européenne (9-19 décembre), qui doit notamment le conduire en Espagne et en Slovaquie.
« Le Saint-Siège a exprimé sa satisfaction pour cette visite, étape significative pour le progrès des rapports bilatéraux avec le Viêt Nam et il a souhaité que les questions en suspens puissent être résolues au plus vite », souligne ce même communiqué.
Le Saint-Siège fait état d'entretiens « cordiaux » - le pool des jourmalistes présents au début et à la fin de l'entretien avec le pape parle d'une atmosphère « très amicale » -. Ils ont permis de « toucher certains thèmes concernant la coopération entre l'Eglise et l'Etat, y compris à la lumière du message que le Saint-Père a adressé à l'Eglise du Viêt Nam à l'occasion de l'ouverture de l'année jubilaire ».
Il a également été question de « la situation internationale actuelle, avec une mention particulière de l'engagement du Viêt Nam et du Saint-Siège au plan multilatéral », toujours selon la même source.
En effet, l'Eglise du Viêt Nam célèbre son jubilé, qui a été inauguré lors d'une célébration eucharistique à So Kien, dans le diocèse de Hanoi, pour la célébration du 350e anniversaire de la création des deux vicariats apostoliques et du 50e anniversaire de l'institution de la hiérarchie catholique du Viêt Nam, en présence des cardinaux Roger Etchegaray, président émérite du Conseil pontifical Justice et Paix, André Vingt-Trois, archevêque de Paris et président de la Conférence des évêques de France, et Bernard Law, archevêque émérite de Boston (cf. Zenit du 23 novembre 2009).
Ce jubilé a été proclamé par le cardinal Jean-Baptiste Pham Minh Man sur le thème: « L'Eglise catholique du Vietnam: mystère, communion, ministère ».
« L'Année Jubilaire est un temps de grâce propice à la réconciliation avec Dieu et avec le prochain », a souligné notamment Benoît XVI dans son message, en date du 17 novembre, au président de la conférence épiscopale du Viêt-Nam, Mgr Pierre Nguyên Văn Nhon, évêque de Đà Lat, à l'occasion de l'ouverture de l'année jubilaire.
Le Viêt nam compte quelque 87 millions d'habitants, dont 7 % de catholiques: c'est le second plus grand pays catholique d'Asie après les Philippines.
La conférence des évêques catholiques du Viêt Nam a invité Benoît XVI à se rendre dans le pays. Mais pour le moment, il n'y a pas de relations diplomatiques officielles, même si des délégations du Saint-Siège se sont rendues régulièrement au Viêt Nam ces dernières années.
Church-State Relations in Vietnam: On the road to dialogue
J.B. An Dang
22:29 11/12/2009
During the last two years, state media in Vietnam have often portrayed some bishops and priests as “troublemakers” who have been “inciting riots, falsely accusing the government, disrespecting the nation, breaking and ridiculing the law, and instigating followers to violate it” [1]. Such accusations boom again on the eve of the meeting between Pope Benedict XVI and Vietnamese communist leader Nguyen Minh Triet on Dec. 11 as justification for all recent crackdowns against the Church in the country.
Is it true that there has been a growing tendency among Vietnamese Catholics in which the path of confrontation is preferred over dialogue? A seminar on Church-State Relations in Vietnam held in Saigon Archdiocese on Nov. 28 frankly rejected the idea.
Confrontation means Death
The case of Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi can shed some light on the issue. Among all bishops in Vietnam, the outspoken prelate stands out as a leader with more conflicts with the government than the others. However, labelling him as someone who would opt for the path of confrontation is absurd, a type of baseless allegation only surfacing when someone wants nothing other than to incriminate his adversary?
As stated by the Episcopal Conference of Vietnam in response to accusations of the People’s Committee of Hanoi last year, Archbishop Ngo Quang Kiet did nothing wrong when urging his faithful to pray peacefully in front of Hanoi nunciature as a way to seek a sincere yet resolute dialogue with the government on a legitimate aspiration of Catholics when they were left with no other option: getting back their properties that had been seized illegally by the government.
Instead of listening to its citizen, at first, the government chose to ignore, then created more heat than light, further entrenched combatants in defending its position while violently attacking Catholics. At a point, under international pressure, it had promised to return the nunciature before turning around to betray its words outright by starting demolition on the property in dispute with the aid of a great mass of police and security forces, militiamen, and police dogs instead of giving it back to its rightful owner.
Soon after that, a smearing campaign against the prelate in all of state media took place. The archbishop's office had to be locked down for months. His staff locked the gate outside the office to prevent sudden attacks by the pro-government mobs that gather regularly outside, yelling slogans in praise of Communism and questioning the prelate's patriotism. This had not only been a terrifying personal experience for the prelate and his faithful, but also a major disruption to his pastoral duties. The prelate's safety and even his life during this period of time was obviously in jeopardy had there not been unyielding support from his faithful, and the watchful eyes of the worldwide Christian community.
The smearing campaign against the prelate had lasted for months before fading away. But the attempt to kick him out of his post never ends. Quietly yet steadily, they seem already mount to the point that the heroic prelate believes that he should go for the benefit of the Church as recruitment of seminarians has been restricted along with severe restrictions on the ordination, appointment and transfer of priests; and enormous obstacles in carrying out of the Church's normal activities, involving travel, holding meetings, developing new pastoral initiatives.
Facing all odds against him, has the archbishop ever called for a counter demonstration to point fingers at those who wronged him? Has he accepted any interview from international news agencies to set the record straight?
Like Our Lord Jesus Christ in the court of Pilate, the battered prelate chose to remain silent.
“All who take the sword will perish by the sword”, Mt 26, 25. It’s not only a biblical warning for Christians, but in the context of Vietnam’s society, it’s also a practical reminder for Catholics to survive. For them, confrontation means nothing other than committing suicide.
One can see that Church leaders in Vietnam have been very careful in dealing with the dictatorial regime.
“We need concrete instructions from the Holy See when being confronted with sensitive issues in which a tiny mistake would cause enormous damages to the Church and the country,” [2] said Bishop Paul Bui Van Doc of My Tho in the above said seminar.
“A tiny mistake would cause enormous damages”. How true can this warning be under such a brutal regime as that of in Vietnam whose extreme reactions taken against its critics, and adversaries have been well documented throughout history.
It is the government who has chosen the path of confrontation in order to gain a total submission of individuals and communities.
The road to dialogue
In order to survive and develop, the Church in Vietnam has been left with no other alternative than seeking “a healthy collaboration” between the Church and the State through dialogue as reiterated by Pope Benedict XVI in his speech to Vietnamese bishops during their Ad Limina visit in June this year [3].
However, the road to a fruitful dialogue with the atheist government is so uphill and challenging with an enormous amount of obstacles.
Seven days before Christmas 1976, at the Mass to conclude the first congress of the so-called “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics”, concelebrating priests shocked thousands of attendances by intentionally ignore the Prayer for the Pope, an act seen as a symbol of the intention to break the tie with Vatican, a subtle warning of the Church's future under the control of the Party. These priests, most of them were members of the Communist Party, have been warmly praised by the Party as “typical examples” of “good collaborators” much needed for bridging the gap between the Church and the State of Vietnam.
Bishop Francis Nguyen Van Sang of Thai Binh, in his article published on VietCatholic News [4] on Sep. 10, 2008, recalled another shocking story. When Pope John Paul II decided to canonise 117 Vietnamese Martyrs on June 19, 1988, the author and other bishops including Cardinal Joseph Maria Trinh Van Can, then archbishop of Hanoi, were summoned to the Ministry Of National Security to be subject to Police General Mai Chi Tho's unleashing his fury on Vietnamese Martyrs, depicting them as treasors, and criminals. “The cardinal had to kneel down on his knees crying out his plea for the General to stop his smearing discourse,” Bishop Francis Sang wrote. Later, a bishop in South Vietnam was forced to write a letter to His Holiness John Paul II to protest the canonisation. However, despite the strong pressure of communists, the ceremony went ahead in the joy of Vietnamese Catholics around the world.
These examples highlight the fact that Vietnam government tends to identify the “good collaboration” between the Church and the State with the total submission of the Church to the rule of the Communist Party. In this regard, it sees in the loyalty of Catholics to the Holy See a threat to the nation's unity, and often interprets Vatican’s decisions relating to the Church in Vietnam as acts that trample on the sovereignty of the country and its internal affairs under the pretext of religious freedom.
It’s worth noting that there have been repeating attempts to set up a Church under directives of the Party. Both the “Liaison Committee for Patriotic and Peace-Loving Catholics”, born in March 1955, and the “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” born in June 1975, were tasked to set up a state-controlled Catholic Church. Up to now, while the Church does not allow having its own magazines, these committees have been subsidised by the State to publish their magazines in the name of the Church yet carrying a series of anti-Vatican articles to lay harsh criticisms on Vatican and the Pope in order to prove their loyalty to the Party.
On its road to a fruitful dialogue with Vietnam government, there remains a challenging task for Catholics in Vietnam to dismiss the dark cloud of prejudices and suspicions in their government mentality while not compromise their loyalty to Christ and His Universal Church, their Catholic identities, and their missions.
One also must recognise a major obstacle that Vietnamese officials at all levels seem not be ready for such a dialogue.
The New Hanoi newspaper, the mouthpiece of Communist Party in Hanoi, and other Sate media have repeatedly put forward to Catholics the question “What they [Catholics] think they are in order to ‘dialogue’ with our government?”
Having so much power, Vietnamese authorities seem not be ready in coming to term with “dialogue” as a method of choice for settling dispute with its citizens regardless of whom. Adopting their Chinese mentor and backer's policy on dealing with domestic conflicts or disputes, they opted for harassment, threat, violence, crackdown, and imprisonment as ways to silence and punish dissidents and critics.
On Monday morning July 27, Fr. Paul Nguyen Dinh Phu parish priest of Du Loc was beaten brutally by a group of plain-clothed police and thugs when he was on his way to Tam Toa parish. Bishop’s Office of Vinh Diocese made an urgent complaint to the People’s Committee of Quang Binh and asked Fr. Peter Nguyen The Binh, pastor of Ha Loi, the nearest parish, to accompany with Tran Cong Thuat, deputy governor of Quang Binh, to visit Fr. Paul Nguyen.
At the hospital, Thuat secretly withdrew. As soon as he went away, the gang jumped to Fr. Peter Nguyen and beat him cruelly before throwing him from the 2nd floor of the building.
As the tension boiled, Bishop Paul Marie Cao Dinh Thuyen of Vinh called for peaceful dialogue. His call was ignored while army and police were put in high alert and deployed by great mass in the area. Neither dialogue nor apology came from the People’s Committee of Quang Binh. Instead, a few months later, it spent a huge amount of money to demolish a large statue of Our Lady at Bau Sen Parish’s cemetery, while threatening more extreme actions.
Along with the unwillingness to dialogue with churchmen of state officials, their unending demands on Church properties have caused boiling tensions in recent years.
In the era of open markets, land values have increased at a dizzying rate. As values of religious properties being reassessed, their economic potentials turn out to be so great that the authorities must find ways to claim them for personal gains. Citing the Communist system where “all land belongs to the people and is managed by the State on behalf of the people”, local governments throughout Vietnam have forced religious leaders to “donate” religious properties. In most cases, before the victims can react, demolition would start soon to convert these properties into hotels, restaurants, and night clubs.
In the same fashion, a wave of churches, monasteries, seminaries, schools, hospitals, and other social centres throughout the country have one by one slip into the hands of local authorities.
In a series of robbing Church properties, the 79,200m2 Dalat Collegium Pontificium is the latest incident. Bishop Peter Nguyen Van Nhon, President of the Episcopal Conference of Vietnam was forced to “donate” the largest and dearest seminary to the heart of many bishops and priests in Vietnam to local authorities of Dalat. “Fourteen priests who had graduated from there were ordained as bishops,” said the prelate on Nov. 25, 2009 [5].
Help from the Holy See
With the collapse of Communism in Eastern Europe, the introduction to open market, the gradual opening to the West, especially to the United States, beginning with the lifting of the U.S. trade embargo in February 1994, the normalization of relations in July 1995, and the accession into WTO in November 2006; it is fair to say that there has been a modest improvement in terms of religious freedom. However, one cannot deny that religious freedom is still a far cry from reality in today's Vietnam, and outright persecutions happen every now and then.
Since the first Holy See visit in 1989, the situation of the Church in Vietnam has been improved due in good part to the persistent efforts of the Holy See to maintain an official dialogue with the authorities, including a more or less annual visit to Vietnam of a Vatican delegation.
In this perspective, on the eve of the meeting between Pope Benedict XVI and Vietnamese communist leader Nguyen Minh Triet on Dec. 11, Vietnamese Catholics have expressed both hope and fear.
Facing so many persecutions in recent years, they hope Holy See can take this opportunity to defend for the Church in Vietnam and grant them more supports.
On the other hand, they know well that Triet’s visit has been carefully designed to take place at the time when Vietnam needs more than ever to mask its notorious records of human and religious rights abuse. With due respect to the Pope and the Holy See, to which they are always unwaveringly faithful even at the cost of grave suffering, Vietnamese Catholics do not want to see the most trusted universal Church become the latest casualty of Vietnam government’s deception.
On Jan. 25, 2007, Vietnam PM Nguyen Tan Dung paid a landmark visit to Pope Benedict XVI and Vatican officials. Three weeks later, on Feb. 19, 2007, security police surrounded and raided Hue Archdiocese to ransack the office, confiscated computers, electronic equipments, and arrested Father Nguyen Van Ly, a Roman Catholic priest who had been imprisoned for 14 years for allegedly disseminating material criticizing the government's limitations on religious and political freedom.
The rage did not end there. The Church in Vietnam has since then been suffering more than ever. Masses have been denied for Catholics of Son La, and of numerous towns in the Central Highlands, even celebrations on major holidays such as Christmas and Easter. Monasteries at Thien An - Hue, Vinh Long, Long Xuyen, and Nha Trang were in turn seized and bulldozed to build hotels and tourist resorts. Redemptorists in Thai Ha and their faithful have continually suffered from physical attacks. They were even tried in criminal court for holding peaceful protests which ended up with unjust verdicts. Even Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet was not immune to malicious attempt, either.
Amid outright persecutions on these days, what would happen to the Church in this country after this visit?
[1] Letter of Chairman Nguyen The Thao to Bishop Peter Nguyen Van Nhon, President of the Episcopal Conference of Vietnam - September 23, 2008
[2] Bishop Paul Bui Van Doc - Church-State Relations in Vietnam - http://vietcatholic.net/News/Html/73996.htm
[3] Pope Benedict XVI ADDRESS OF HIS HOLINESS BENEDICT XVI TO BISHOPS OF THE EPISCOPAL CONFERENCE OF VIETNAM ON THEIR "AD LIMINA" VISIT - Saturday, June 27, 2009
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2009/june/documents/hf_ben-xvi_spe_20090627_ad-limina-viet-nam_en.html
[4] Bishop Francis Nguyen Van Sang - http://vietcatholic.net/News/Html/58310.htm
[5] Bishop Peter Nguyen Van Nhon – November 25, 2009 http://vietcatholic.net/News/Html/73866.htm
Is it true that there has been a growing tendency among Vietnamese Catholics in which the path of confrontation is preferred over dialogue? A seminar on Church-State Relations in Vietnam held in Saigon Archdiocese on Nov. 28 frankly rejected the idea.
Confrontation means Death
The case of Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi can shed some light on the issue. Among all bishops in Vietnam, the outspoken prelate stands out as a leader with more conflicts with the government than the others. However, labelling him as someone who would opt for the path of confrontation is absurd, a type of baseless allegation only surfacing when someone wants nothing other than to incriminate his adversary?
As stated by the Episcopal Conference of Vietnam in response to accusations of the People’s Committee of Hanoi last year, Archbishop Ngo Quang Kiet did nothing wrong when urging his faithful to pray peacefully in front of Hanoi nunciature as a way to seek a sincere yet resolute dialogue with the government on a legitimate aspiration of Catholics when they were left with no other option: getting back their properties that had been seized illegally by the government.
Instead of listening to its citizen, at first, the government chose to ignore, then created more heat than light, further entrenched combatants in defending its position while violently attacking Catholics. At a point, under international pressure, it had promised to return the nunciature before turning around to betray its words outright by starting demolition on the property in dispute with the aid of a great mass of police and security forces, militiamen, and police dogs instead of giving it back to its rightful owner.
Soon after that, a smearing campaign against the prelate in all of state media took place. The archbishop's office had to be locked down for months. His staff locked the gate outside the office to prevent sudden attacks by the pro-government mobs that gather regularly outside, yelling slogans in praise of Communism and questioning the prelate's patriotism. This had not only been a terrifying personal experience for the prelate and his faithful, but also a major disruption to his pastoral duties. The prelate's safety and even his life during this period of time was obviously in jeopardy had there not been unyielding support from his faithful, and the watchful eyes of the worldwide Christian community.
The smearing campaign against the prelate had lasted for months before fading away. But the attempt to kick him out of his post never ends. Quietly yet steadily, they seem already mount to the point that the heroic prelate believes that he should go for the benefit of the Church as recruitment of seminarians has been restricted along with severe restrictions on the ordination, appointment and transfer of priests; and enormous obstacles in carrying out of the Church's normal activities, involving travel, holding meetings, developing new pastoral initiatives.
Facing all odds against him, has the archbishop ever called for a counter demonstration to point fingers at those who wronged him? Has he accepted any interview from international news agencies to set the record straight?
Like Our Lord Jesus Christ in the court of Pilate, the battered prelate chose to remain silent.
“All who take the sword will perish by the sword”, Mt 26, 25. It’s not only a biblical warning for Christians, but in the context of Vietnam’s society, it’s also a practical reminder for Catholics to survive. For them, confrontation means nothing other than committing suicide.
One can see that Church leaders in Vietnam have been very careful in dealing with the dictatorial regime.
“We need concrete instructions from the Holy See when being confronted with sensitive issues in which a tiny mistake would cause enormous damages to the Church and the country,” [2] said Bishop Paul Bui Van Doc of My Tho in the above said seminar.
“A tiny mistake would cause enormous damages”. How true can this warning be under such a brutal regime as that of in Vietnam whose extreme reactions taken against its critics, and adversaries have been well documented throughout history.
It is the government who has chosen the path of confrontation in order to gain a total submission of individuals and communities.
The road to dialogue
In order to survive and develop, the Church in Vietnam has been left with no other alternative than seeking “a healthy collaboration” between the Church and the State through dialogue as reiterated by Pope Benedict XVI in his speech to Vietnamese bishops during their Ad Limina visit in June this year [3].
However, the road to a fruitful dialogue with the atheist government is so uphill and challenging with an enormous amount of obstacles.
Seven days before Christmas 1976, at the Mass to conclude the first congress of the so-called “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics”, concelebrating priests shocked thousands of attendances by intentionally ignore the Prayer for the Pope, an act seen as a symbol of the intention to break the tie with Vatican, a subtle warning of the Church's future under the control of the Party. These priests, most of them were members of the Communist Party, have been warmly praised by the Party as “typical examples” of “good collaborators” much needed for bridging the gap between the Church and the State of Vietnam.
Bishop Francis Nguyen Van Sang of Thai Binh, in his article published on VietCatholic News [4] on Sep. 10, 2008, recalled another shocking story. When Pope John Paul II decided to canonise 117 Vietnamese Martyrs on June 19, 1988, the author and other bishops including Cardinal Joseph Maria Trinh Van Can, then archbishop of Hanoi, were summoned to the Ministry Of National Security to be subject to Police General Mai Chi Tho's unleashing his fury on Vietnamese Martyrs, depicting them as treasors, and criminals. “The cardinal had to kneel down on his knees crying out his plea for the General to stop his smearing discourse,” Bishop Francis Sang wrote. Later, a bishop in South Vietnam was forced to write a letter to His Holiness John Paul II to protest the canonisation. However, despite the strong pressure of communists, the ceremony went ahead in the joy of Vietnamese Catholics around the world.
These examples highlight the fact that Vietnam government tends to identify the “good collaboration” between the Church and the State with the total submission of the Church to the rule of the Communist Party. In this regard, it sees in the loyalty of Catholics to the Holy See a threat to the nation's unity, and often interprets Vatican’s decisions relating to the Church in Vietnam as acts that trample on the sovereignty of the country and its internal affairs under the pretext of religious freedom.
It’s worth noting that there have been repeating attempts to set up a Church under directives of the Party. Both the “Liaison Committee for Patriotic and Peace-Loving Catholics”, born in March 1955, and the “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” born in June 1975, were tasked to set up a state-controlled Catholic Church. Up to now, while the Church does not allow having its own magazines, these committees have been subsidised by the State to publish their magazines in the name of the Church yet carrying a series of anti-Vatican articles to lay harsh criticisms on Vatican and the Pope in order to prove their loyalty to the Party.
On its road to a fruitful dialogue with Vietnam government, there remains a challenging task for Catholics in Vietnam to dismiss the dark cloud of prejudices and suspicions in their government mentality while not compromise their loyalty to Christ and His Universal Church, their Catholic identities, and their missions.
One also must recognise a major obstacle that Vietnamese officials at all levels seem not be ready for such a dialogue.
The New Hanoi newspaper, the mouthpiece of Communist Party in Hanoi, and other Sate media have repeatedly put forward to Catholics the question “What they [Catholics] think they are in order to ‘dialogue’ with our government?”
Having so much power, Vietnamese authorities seem not be ready in coming to term with “dialogue” as a method of choice for settling dispute with its citizens regardless of whom. Adopting their Chinese mentor and backer's policy on dealing with domestic conflicts or disputes, they opted for harassment, threat, violence, crackdown, and imprisonment as ways to silence and punish dissidents and critics.
On Monday morning July 27, Fr. Paul Nguyen Dinh Phu parish priest of Du Loc was beaten brutally by a group of plain-clothed police and thugs when he was on his way to Tam Toa parish. Bishop’s Office of Vinh Diocese made an urgent complaint to the People’s Committee of Quang Binh and asked Fr. Peter Nguyen The Binh, pastor of Ha Loi, the nearest parish, to accompany with Tran Cong Thuat, deputy governor of Quang Binh, to visit Fr. Paul Nguyen.
At the hospital, Thuat secretly withdrew. As soon as he went away, the gang jumped to Fr. Peter Nguyen and beat him cruelly before throwing him from the 2nd floor of the building.
As the tension boiled, Bishop Paul Marie Cao Dinh Thuyen of Vinh called for peaceful dialogue. His call was ignored while army and police were put in high alert and deployed by great mass in the area. Neither dialogue nor apology came from the People’s Committee of Quang Binh. Instead, a few months later, it spent a huge amount of money to demolish a large statue of Our Lady at Bau Sen Parish’s cemetery, while threatening more extreme actions.
Along with the unwillingness to dialogue with churchmen of state officials, their unending demands on Church properties have caused boiling tensions in recent years.
In the era of open markets, land values have increased at a dizzying rate. As values of religious properties being reassessed, their economic potentials turn out to be so great that the authorities must find ways to claim them for personal gains. Citing the Communist system where “all land belongs to the people and is managed by the State on behalf of the people”, local governments throughout Vietnam have forced religious leaders to “donate” religious properties. In most cases, before the victims can react, demolition would start soon to convert these properties into hotels, restaurants, and night clubs.
In the same fashion, a wave of churches, monasteries, seminaries, schools, hospitals, and other social centres throughout the country have one by one slip into the hands of local authorities.
In a series of robbing Church properties, the 79,200m2 Dalat Collegium Pontificium is the latest incident. Bishop Peter Nguyen Van Nhon, President of the Episcopal Conference of Vietnam was forced to “donate” the largest and dearest seminary to the heart of many bishops and priests in Vietnam to local authorities of Dalat. “Fourteen priests who had graduated from there were ordained as bishops,” said the prelate on Nov. 25, 2009 [5].
Help from the Holy See
With the collapse of Communism in Eastern Europe, the introduction to open market, the gradual opening to the West, especially to the United States, beginning with the lifting of the U.S. trade embargo in February 1994, the normalization of relations in July 1995, and the accession into WTO in November 2006; it is fair to say that there has been a modest improvement in terms of religious freedom. However, one cannot deny that religious freedom is still a far cry from reality in today's Vietnam, and outright persecutions happen every now and then.
Since the first Holy See visit in 1989, the situation of the Church in Vietnam has been improved due in good part to the persistent efforts of the Holy See to maintain an official dialogue with the authorities, including a more or less annual visit to Vietnam of a Vatican delegation.
In this perspective, on the eve of the meeting between Pope Benedict XVI and Vietnamese communist leader Nguyen Minh Triet on Dec. 11, Vietnamese Catholics have expressed both hope and fear.
Facing so many persecutions in recent years, they hope Holy See can take this opportunity to defend for the Church in Vietnam and grant them more supports.
On the other hand, they know well that Triet’s visit has been carefully designed to take place at the time when Vietnam needs more than ever to mask its notorious records of human and religious rights abuse. With due respect to the Pope and the Holy See, to which they are always unwaveringly faithful even at the cost of grave suffering, Vietnamese Catholics do not want to see the most trusted universal Church become the latest casualty of Vietnam government’s deception.
On Jan. 25, 2007, Vietnam PM Nguyen Tan Dung paid a landmark visit to Pope Benedict XVI and Vatican officials. Three weeks later, on Feb. 19, 2007, security police surrounded and raided Hue Archdiocese to ransack the office, confiscated computers, electronic equipments, and arrested Father Nguyen Van Ly, a Roman Catholic priest who had been imprisoned for 14 years for allegedly disseminating material criticizing the government's limitations on religious and political freedom.
The rage did not end there. The Church in Vietnam has since then been suffering more than ever. Masses have been denied for Catholics of Son La, and of numerous towns in the Central Highlands, even celebrations on major holidays such as Christmas and Easter. Monasteries at Thien An - Hue, Vinh Long, Long Xuyen, and Nha Trang were in turn seized and bulldozed to build hotels and tourist resorts. Redemptorists in Thai Ha and their faithful have continually suffered from physical attacks. They were even tried in criminal court for holding peaceful protests which ended up with unjust verdicts. Even Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet was not immune to malicious attempt, either.
Amid outright persecutions on these days, what would happen to the Church in this country after this visit?
[1] Letter of Chairman Nguyen The Thao to Bishop Peter Nguyen Van Nhon, President of the Episcopal Conference of Vietnam - September 23, 2008
[2] Bishop Paul Bui Van Doc - Church-State Relations in Vietnam - http://vietcatholic.net/News/Html/73996.htm
[3] Pope Benedict XVI ADDRESS OF HIS HOLINESS BENEDICT XVI TO BISHOPS OF THE EPISCOPAL CONFERENCE OF VIETNAM ON THEIR "AD LIMINA" VISIT - Saturday, June 27, 2009
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2009/june/documents/hf_ben-xvi_spe_20090627_ad-limina-viet-nam_en.html
[4] Bishop Francis Nguyen Van Sang - http://vietcatholic.net/News/Html/58310.htm
[5] Bishop Peter Nguyen Van Nhon – November 25, 2009 http://vietcatholic.net/News/Html/73866.htm
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chủ tịch Nhà nước Việt Nam đã có cuộc gặp với ĐGH Beneđictô XVI tại Vatican
LM Trần Công Nghị
08:43 11/12/2009
VATICAN - Hôm nay Đức Giáo Hoàng Beneđictô XVI đã gặp Chủ tịch Nhà nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại dinh giáo hoàng. Cuộc gặp gỡ kéo dài 40 phút và hai bên đều có những thông dịch viên đi theo.
Sau cuộc gặp mặt ông chủ tịch Triết đã tặng Đức Thánh Cha một bình sứ và một bức thanh thêu tay có hình hoa sen và ĐTC tặng vị khách tấm mề-đay triều đại giáo hoàng của ngài.
Chúng tôi vừa nhận được bản công bố báo chí chính thức của Vatican như sau: "Vào sáng nay Đức Thánh Cha Benedictô XVI đã tiếp ông Nguyễn Minh Triết, chủ tịch Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Sau cuộc hội kiến ông Chủ tịch đã có cuộc gặp với Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone S.D.B. và cũng có sự hiện diện của TGM Dominique Mamberti, Thư ký Bộ Liên hệ các Quốc Gia.
Đây là cuộc họp đầu tiên giữa Chủ tịch Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với Đức Thánh Cha và với các viên chức cao vấp nhất Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh
Tòa Thánh bầy tỏ niềm hài lòng về cuộc gặp gỡ, một bước ý nghĩa trong tiến trình quan hệ song phương với Việt Nam, và bầy tỏ hy vọng rằng những vấn đề còn tồn đọng sẽ được giải quyết sớm nhất có thể.
Những cuộc bàn luận thân thiện tạo cơ hội nêu lên một số chủ đề liên quan tới việc hợp tác giữa Giáo hội và Nhà nước, cũng trong ánh sáng Thông điệp mà Đức Thánh Cha đã gửi tới Giáo hội tại Việt Nam trong dịp khai mạc Năm Thánh. Ngoài ra sự quan tâm về tình trạng quốc tế hiện nay, mà đặc biệt là nhắc tới sự cam kết của Việt Nam và Tòa Thánh trong lãnh vực đa diện."
Hôm trước ông Triết đã nói với báo chí Italia là chính phủ của ông đang làm việc để mở ngoại giao với Vatican.
Trong gần 20 năm qua, quan hệ giữa VN và Vatican đã có nhiều tiến triển. Hai bên đã tăng cường tiếp xúc và trao đổi các đoàn các cấp.
Vào hồi tháng 1.2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp Đức Giáo hoàng Benedictô XVI nhân chuyến thăm chính thức Italia.
Tháng 2.2009 vừa qua, hai bên đã tổ chức cuộc họp lần 1 Nhóm công tác hỗn hợp VN - Vatican tại Hà Nội. Tại đây, hai bên đã thảo luận vấn đề thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức.
Việc ngoại giao giữa Vatican và Việt Nam đã được đưa ra bàn từ lâu, và cả hai bên đều thấy cần thiết phải tiến tới con đường ngoại giáo chính thức. Với phía Tòa Thánh ngoại giao luôn là phương cách tốt nhất để giải quyết các xung đột và bảo vệ những giá trị tinh thần, nhân quyền và luân lý của con người nhất là quyền lợi của người Công giáo tại quốc gia liên hệ. Ngay cả với các quốc gia mà chủ thuyết cũng như đường lối chống tôn giáo như Cuba hay các nước Hội giáo Vatican cũng có liên hệ ngoại giao. Mới tuần qua sau cùng thì Tòa Thánh cũng đạt được ngoại giao với nước Nga. Về phía Nhà nước Việt Nam cũng cần liên hệ ngoại giao với Vatican một quốc gia tuy nhỏ bé nhưng có tiếng nói ảnh hưởng trên nhiều phương diện, mà Việt Nam đang bị các quốc gia trên thế giới lên án về những hành động đàn áp tôn giáo và nhân quyền. Đang khi đó vì là quốc gia hậu tiến, dân nghèo, xã hội đang bị băng hoại vì tệ nạn tham những, thất nghiệp, giới trẻ không có tương lai và mất niềm tin... nên Việt Nam đang cần tiền viện trợ và thị trường nước ngoài mà ngoại giao với Vatican là lá chắn tinh thần cho họ.
Tuy nhiên những sự kiện xẩy ra vừa qua tại Việt Nam giữa Giáo hội và Nhà nước làm cho tiến trình này thêm phức tạp. Những cuộc đàn áp và công khai chiếm tài sản của giáo hội nhất là 3 nơi mà Giáo hội coi là biểu tượng cho nhu cầu sinh hoạt và vị thế của mình và Hội đồng Giám mục Việt nam đã chính thức làm đơn xin lại đó là Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang, Viện Đại học Đà lạt, Tòa Khâm sứ cũ của Vatican ở Hà nội. Trung tâm La vang thì được hứa trả lại nhưng chưa chính thức có giấy tờ, còn hai nơi kia, Nhà nước chẳng những không trả lại mà còn ngang nhiên biến thành công viên. Những cuộc xung đột và chiếm các cơ sở tôn giáo bùng nổ ở nhiều nơi khác như ở Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý, Vĩnh Long, Thủ Thiêm... đã nói lên sức mạnh đoàn kết và quyết tâm của giáo dân, nên cũng đã đặt Nhà nước vào thế bị động. Việc Hà nội chính thức đòi chuyển đức TGM Ngô quang Kiệt ra khỏi Hà nội đã vượt ngoài thẩm quyền của họ và làm cho tình hình rối rắm thêm.
Đang khi đó nước Nga mới đạt được ngoại giao với Tòa Thánh làm cho sức ép với Hà nội càng cao hơn, tuy vậy một sức ép ngược chiều khác từ Trung quốc chưa có ngoại giao với Tòa Thánh, nên Việt nam là đàn em không thể qua mặt Trung quốc vĩ đại, cho nên dù muốn có ngoại giao với Vatican thì chưa chắc Hà nội sẽ vượt qua được cái ải này.
Về phía Hội đồng Giám mục Việt nam và giáo dân Việt nam dĩ nhiên là mong ước rằng trong Năm Thánh 2010 kỉ niệm 350 năm hạt giống đức tin Công giáo được gieo vào lòng đất Việt nam nên rất mong ước một cuộc thăm viếng của Đức Thánh Cha tới Việt nam để an ủi và khích lệ một cộng đồng đức tin quan trọng tại Á châu và nói lên sức sống của Giáo hội vẫn sung mãn tuy dù gặp biết bao nhiêu thử thách gian nan trong quá khứ.
Ai cũng biết khi nhắc tới Giáo hội Công giáo tại Việt Nam đều nhấn mạnh là đây là quốc gia có số tín đồ công giáo đông thứ hai tại Á châu chỉ sau Phi luật tân.
Chúng tôi vừa nhận được bản công bố báo chí chính thức của Vatican như sau: "Vào sáng nay Đức Thánh Cha Benedictô XVI đã tiếp ông Nguyễn Minh Triết, chủ tịch Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Sau cuộc hội kiến ông Chủ tịch đã có cuộc gặp với Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone S.D.B. và cũng có sự hiện diện của TGM Dominique Mamberti, Thư ký Bộ Liên hệ các Quốc Gia.
Đây là cuộc họp đầu tiên giữa Chủ tịch Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với Đức Thánh Cha và với các viên chức cao vấp nhất Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh
Tòa Thánh bầy tỏ niềm hài lòng về cuộc gặp gỡ, một bước ý nghĩa trong tiến trình quan hệ song phương với Việt Nam, và bầy tỏ hy vọng rằng những vấn đề còn tồn đọng sẽ được giải quyết sớm nhất có thể.
Những cuộc bàn luận thân thiện tạo cơ hội nêu lên một số chủ đề liên quan tới việc hợp tác giữa Giáo hội và Nhà nước, cũng trong ánh sáng Thông điệp mà Đức Thánh Cha đã gửi tới Giáo hội tại Việt Nam trong dịp khai mạc Năm Thánh. Ngoài ra sự quan tâm về tình trạng quốc tế hiện nay, mà đặc biệt là nhắc tới sự cam kết của Việt Nam và Tòa Thánh trong lãnh vực đa diện."
Hôm trước ông Triết đã nói với báo chí Italia là chính phủ của ông đang làm việc để mở ngoại giao với Vatican.
Trong gần 20 năm qua, quan hệ giữa VN và Vatican đã có nhiều tiến triển. Hai bên đã tăng cường tiếp xúc và trao đổi các đoàn các cấp.
Vào hồi tháng 1.2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp Đức Giáo hoàng Benedictô XVI nhân chuyến thăm chính thức Italia.
Tháng 2.2009 vừa qua, hai bên đã tổ chức cuộc họp lần 1 Nhóm công tác hỗn hợp VN - Vatican tại Hà Nội. Tại đây, hai bên đã thảo luận vấn đề thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức.
Việc ngoại giao giữa Vatican và Việt Nam đã được đưa ra bàn từ lâu, và cả hai bên đều thấy cần thiết phải tiến tới con đường ngoại giáo chính thức. Với phía Tòa Thánh ngoại giao luôn là phương cách tốt nhất để giải quyết các xung đột và bảo vệ những giá trị tinh thần, nhân quyền và luân lý của con người nhất là quyền lợi của người Công giáo tại quốc gia liên hệ. Ngay cả với các quốc gia mà chủ thuyết cũng như đường lối chống tôn giáo như Cuba hay các nước Hội giáo Vatican cũng có liên hệ ngoại giao. Mới tuần qua sau cùng thì Tòa Thánh cũng đạt được ngoại giao với nước Nga. Về phía Nhà nước Việt Nam cũng cần liên hệ ngoại giao với Vatican một quốc gia tuy nhỏ bé nhưng có tiếng nói ảnh hưởng trên nhiều phương diện, mà Việt Nam đang bị các quốc gia trên thế giới lên án về những hành động đàn áp tôn giáo và nhân quyền. Đang khi đó vì là quốc gia hậu tiến, dân nghèo, xã hội đang bị băng hoại vì tệ nạn tham những, thất nghiệp, giới trẻ không có tương lai và mất niềm tin... nên Việt Nam đang cần tiền viện trợ và thị trường nước ngoài mà ngoại giao với Vatican là lá chắn tinh thần cho họ.
Tuy nhiên những sự kiện xẩy ra vừa qua tại Việt Nam giữa Giáo hội và Nhà nước làm cho tiến trình này thêm phức tạp. Những cuộc đàn áp và công khai chiếm tài sản của giáo hội nhất là 3 nơi mà Giáo hội coi là biểu tượng cho nhu cầu sinh hoạt và vị thế của mình và Hội đồng Giám mục Việt nam đã chính thức làm đơn xin lại đó là Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang, Viện Đại học Đà lạt, Tòa Khâm sứ cũ của Vatican ở Hà nội. Trung tâm La vang thì được hứa trả lại nhưng chưa chính thức có giấy tờ, còn hai nơi kia, Nhà nước chẳng những không trả lại mà còn ngang nhiên biến thành công viên. Những cuộc xung đột và chiếm các cơ sở tôn giáo bùng nổ ở nhiều nơi khác như ở Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý, Vĩnh Long, Thủ Thiêm... đã nói lên sức mạnh đoàn kết và quyết tâm của giáo dân, nên cũng đã đặt Nhà nước vào thế bị động. Việc Hà nội chính thức đòi chuyển đức TGM Ngô quang Kiệt ra khỏi Hà nội đã vượt ngoài thẩm quyền của họ và làm cho tình hình rối rắm thêm.
Đang khi đó nước Nga mới đạt được ngoại giao với Tòa Thánh làm cho sức ép với Hà nội càng cao hơn, tuy vậy một sức ép ngược chiều khác từ Trung quốc chưa có ngoại giao với Tòa Thánh, nên Việt nam là đàn em không thể qua mặt Trung quốc vĩ đại, cho nên dù muốn có ngoại giao với Vatican thì chưa chắc Hà nội sẽ vượt qua được cái ải này.
Về phía Hội đồng Giám mục Việt nam và giáo dân Việt nam dĩ nhiên là mong ước rằng trong Năm Thánh 2010 kỉ niệm 350 năm hạt giống đức tin Công giáo được gieo vào lòng đất Việt nam nên rất mong ước một cuộc thăm viếng của Đức Thánh Cha tới Việt nam để an ủi và khích lệ một cộng đồng đức tin quan trọng tại Á châu và nói lên sức sống của Giáo hội vẫn sung mãn tuy dù gặp biết bao nhiêu thử thách gian nan trong quá khứ.
Ai cũng biết khi nhắc tới Giáo hội Công giáo tại Việt Nam đều nhấn mạnh là đây là quốc gia có số tín đồ công giáo đông thứ hai tại Á châu chỉ sau Phi luật tân.
Tin sơ khởi về cuộc hội kiến giữa ĐGH và Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết.
Nguyễn Long Thao
08:49 11/12/2009
Tin sơ khởi về cuộc hội kiến giữa ĐGH và Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết.
VATICAN CITY 12/12/09 Bản tin sơ khởi chúng tôi nhận được từ Vatican cho biết ĐGH Bênêđictô XVI và Chủ Tịch Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam là Ông Nguyễn Minh Triết đã có cuộc hội đàm khá lâu tại Tòa Thánh Vatican giữa lúc có tin Việt Nam tìm kiếm quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh.
Theo tin của AP cuộc hội kiến giữa ĐGH và Ông Chủ Tịch đã diễn ra trong vòng 40 phút. Đây là thời thời lượng khá dài so với các cuộc tiếp xúc khác giữa ĐTC và các vị quốc trưởng các nước. Thông thường các cuộc tiếp kiến giữa ĐGH với các vị quốc trưởng chỉ kéo dáo 15 phút. Điều này làm các nhà quan sát nhận định rằng Tòa Thánh và Việt Nam đã đề cập đến nhiếu vấn đề quan trọng mà hai bên cùng quan tâm.
Đây là lần đầu tiên, vị Chủ Tịch nhà nước cộng sản Việt Nam gặp ĐGH
Tưởng cũng nên nhắc laị, một ngày trước khi lên đường sang Italia, Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết đã dành cho ký gả tờ Corriere della Sera phát hành ở Milan, Italia một cuộc phỏng vấn trong đó ông tuyên bố: “Chúng tôi đang làm việc để khai mở quan hệ với Vatican” ("We are working to open diplomatic relations with the Vatican”)
VATICAN CITY 12/12/09 Bản tin sơ khởi chúng tôi nhận được từ Vatican cho biết ĐGH Bênêđictô XVI và Chủ Tịch Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam là Ông Nguyễn Minh Triết đã có cuộc hội đàm khá lâu tại Tòa Thánh Vatican giữa lúc có tin Việt Nam tìm kiếm quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh.
Theo tin của AP cuộc hội kiến giữa ĐGH và Ông Chủ Tịch đã diễn ra trong vòng 40 phút. Đây là thời thời lượng khá dài so với các cuộc tiếp xúc khác giữa ĐTC và các vị quốc trưởng các nước. Thông thường các cuộc tiếp kiến giữa ĐGH với các vị quốc trưởng chỉ kéo dáo 15 phút. Điều này làm các nhà quan sát nhận định rằng Tòa Thánh và Việt Nam đã đề cập đến nhiếu vấn đề quan trọng mà hai bên cùng quan tâm.
Đây là lần đầu tiên, vị Chủ Tịch nhà nước cộng sản Việt Nam gặp ĐGH
Tưởng cũng nên nhắc laị, một ngày trước khi lên đường sang Italia, Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết đã dành cho ký gả tờ Corriere della Sera phát hành ở Milan, Italia một cuộc phỏng vấn trong đó ông tuyên bố: “Chúng tôi đang làm việc để khai mở quan hệ với Vatican” ("We are working to open diplomatic relations with the Vatican”)
Tin thêm về kết quả cuộc hội kiến giữa ĐGH và Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết
Nguyễn Long Thao
09:55 11/12/2009
VATICAN CITY — Bản tin của AP cho biết Tòa Thánh gọi cuộc hội kiến hôm thứ Sáu giữa ĐGH và Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết là giai đoạn có ý nghiã quan trọng trong nỗ lực Tòa Thánh và quốc gia cộng sản Việt Nam tiến gần tới việc thiết lập quan hệ ngoại giao
Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết đã hội kiến với ĐGH trong vòng 40 phút, thời gian nhiều hơn gấp hai lần như đã dự trù là 20 phút.
Trong bản thông cáo của Tòa Thánh được thông tấn xã AP trích dẫn thì “Tòa Thánh tỏ ra hài lòng với cuộc thăm viếng, coi đây là giai đoạn có ý nghiã quan trọng trong tiến trình thiết lập quan hệ ngoại giao song phương. Tòa Thánh cũng bày tỏ hy vọng những vấn đề đặc biệt sẽ được giải quyết sớm
Bản thông cáo của Tòa Thánh cũng nói “ Những cuộc đối thoại chân tình đã là dịp đề cập đến những chủ đề hợp tác giữa giáo hội và nhà nước. Tuy nhiên, bản thông cáo không nói rõ chi tiết việc hợp tác giữa Giáo Hội và Nhà Nước là gì.
Sau phiên họp, hai vị đã ra gặp báo chí và các ký giả thấy cả hai vị đều tỏ ra hài lòng với cuộc hội kiến
Trong lúc Giáo Hội Việt Nam hy vọng ĐGH có thể sẽ viếng thăm VN vào năm tới nhưng bản thông cáo của Tòa Thánh không nói gì về vấn đề này.
Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết đã hội kiến với ĐGH trong vòng 40 phút, thời gian nhiều hơn gấp hai lần như đã dự trù là 20 phút.
Trong bản thông cáo của Tòa Thánh được thông tấn xã AP trích dẫn thì “Tòa Thánh tỏ ra hài lòng với cuộc thăm viếng, coi đây là giai đoạn có ý nghiã quan trọng trong tiến trình thiết lập quan hệ ngoại giao song phương. Tòa Thánh cũng bày tỏ hy vọng những vấn đề đặc biệt sẽ được giải quyết sớm
Bản thông cáo của Tòa Thánh cũng nói “ Những cuộc đối thoại chân tình đã là dịp đề cập đến những chủ đề hợp tác giữa giáo hội và nhà nước. Tuy nhiên, bản thông cáo không nói rõ chi tiết việc hợp tác giữa Giáo Hội và Nhà Nước là gì.
Sau phiên họp, hai vị đã ra gặp báo chí và các ký giả thấy cả hai vị đều tỏ ra hài lòng với cuộc hội kiến
Trong lúc Giáo Hội Việt Nam hy vọng ĐGH có thể sẽ viếng thăm VN vào năm tới nhưng bản thông cáo của Tòa Thánh không nói gì về vấn đề này.
Đức Thánh Cha tiếp kiến Chủ tịch Nguyễn Minh Triết
LM. G. Trần Đức Anh, OP
11:49 11/12/2009
Đức Thánh Cha tiếp kiến Chủ tịch Nguyễn Minh Triết
VATICAN. Sáng 11-12-2009, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến Chủ tịch Việt Nam, Ông Nguyễn Minh Triết.
Thông cáo của Bộ ngoại giao Tòa Thánh cho biết sau khi gặp ĐTC, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã gặp ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Tarcisio Bertone, cùng với Đức TGM Ngoại trưởng Dominique Mamberti.
Đây là lần đầu tiên một vị Chủ tịch của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam gặp ĐTC và các vị lãnh đạo cấp cao của Tòa Thánh.
”Tòa Thánh bày tỏ hài lòng vì cuộc viếng thăm, đây là một giai đoạn ý nghĩa đối với sự phát triển quan hệ song phương với Việt Nam và Tòa Thánh cầu mong những vấn đề còn tồn đọng có thể sớm được giải quyết.
”Trong các cuộc hội kiến thân mật, các vị đã đề cập đến những vấn đề liên hệ tới sự cộng tác giữa Giáo Hội và Nhà Nước, dưới ánh sáng sứ điệp ĐTC đã gửi Giáo Hội tại Việt Nam nhân dịp khai mạc Năm Thánh kỷ niệm. Các vị cũng không quên nhắc đến tình hình quốc tế, đặc biệt nói đến sự dấn thân của Tòa Thánh và Việt Nam trong lãnh vực đa phương”.
Trên đây là nội dung thông cáo chính thức của Tòa Thánh. Chủ tịch Nguyễn Minh Triết và đoàn tùy tùng gồm 10 người đến dinh Tông Tòa lúc 11 giờ sáng và được Đức TGM James Harvey, Chủ tịch Phủ Giáo Hoàng, đón tiếp và hướng dẫn lên Thư viện riêng của ĐTC ở lầu hai.
Sau khi ĐTC và Chủ tịch Nguyễn Minh Triết nói chuyện trong 35 phút, Phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm vào gặp ĐTC trước khi 9 vị khác trong đoàn tùy tùng được mời vào chào ngài.
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã tặng ĐTC một bình sứ và một bức thanh thêu tay có hình hoa sen, ĐTC đã tặng lại Chủ tịch một kỷ vật quý giá có hình mề đai của ngài.
Phái đoàn Chủ tịch Nhà nước Việt Nam rời Vatican lúc 12 giờ 10 phút sau hơn một tiếng viếng thăm và hội kiến (SD 11-12-2009)
VATICAN. Sáng 11-12-2009, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến Chủ tịch Việt Nam, Ông Nguyễn Minh Triết.
Thông cáo của Bộ ngoại giao Tòa Thánh cho biết sau khi gặp ĐTC, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã gặp ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Tarcisio Bertone, cùng với Đức TGM Ngoại trưởng Dominique Mamberti.
Đây là lần đầu tiên một vị Chủ tịch của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam gặp ĐTC và các vị lãnh đạo cấp cao của Tòa Thánh.
”Tòa Thánh bày tỏ hài lòng vì cuộc viếng thăm, đây là một giai đoạn ý nghĩa đối với sự phát triển quan hệ song phương với Việt Nam và Tòa Thánh cầu mong những vấn đề còn tồn đọng có thể sớm được giải quyết.
”Trong các cuộc hội kiến thân mật, các vị đã đề cập đến những vấn đề liên hệ tới sự cộng tác giữa Giáo Hội và Nhà Nước, dưới ánh sáng sứ điệp ĐTC đã gửi Giáo Hội tại Việt Nam nhân dịp khai mạc Năm Thánh kỷ niệm. Các vị cũng không quên nhắc đến tình hình quốc tế, đặc biệt nói đến sự dấn thân của Tòa Thánh và Việt Nam trong lãnh vực đa phương”.
Trên đây là nội dung thông cáo chính thức của Tòa Thánh. Chủ tịch Nguyễn Minh Triết và đoàn tùy tùng gồm 10 người đến dinh Tông Tòa lúc 11 giờ sáng và được Đức TGM James Harvey, Chủ tịch Phủ Giáo Hoàng, đón tiếp và hướng dẫn lên Thư viện riêng của ĐTC ở lầu hai.
Sau khi ĐTC và Chủ tịch Nguyễn Minh Triết nói chuyện trong 35 phút, Phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm vào gặp ĐTC trước khi 9 vị khác trong đoàn tùy tùng được mời vào chào ngài.
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã tặng ĐTC một bình sứ và một bức thanh thêu tay có hình hoa sen, ĐTC đã tặng lại Chủ tịch một kỷ vật quý giá có hình mề đai của ngài.
Phái đoàn Chủ tịch Nhà nước Việt Nam rời Vatican lúc 12 giờ 10 phút sau hơn một tiếng viếng thăm và hội kiến (SD 11-12-2009)
Năm thánh và Lễ Thêm sức tại giáo xứ Bảo Long, Nam Định
Joseph Luân
12:22 11/12/2009
Hình ảnh Thánh lễ Thêm Sức
Năm thánh tại Bảo Long được khai mạc từ ngày 08/12/2008 nhân dịp kỉ niệm 100 xây dựng nhà thờ. Năm thánh là dịp để bà con giáo dân về đây hành hương, lãnh nhận Ơn Thánh và hơn hết như lời Đức Cha phụ tá đã nói: “ Năm thánh là dịp để mỗi người chúng ta hoán cải và đổi mới tâm hồn”. Vì vậy đã có rất nhiều đoàn hành hương về đây. Đặc biệt những ngày gần lễ bế mạc, một đoàn hành hương là những bà con giáo dân thuộc vùng Tây Nguyên xa xôi đã về đây hành hương và giao lưu cùng bà con giáo dân ở đây.
Nhân dịp này Đức Cha cũng đã ban bí tích Thêm sức cho 240 em thuộc ba xứ Bảo Long, Lập Thành và Trại Mới. Trong bài giảng, Đức Cha đã nói với các em: “ Các con luôn phải ý thức mình là tương lai của Giáo Hội và xã hội vì vậy hôm nay các con hãy lãnh nhận lấy Chúa Thánh Thần và xin Người luôn nâng đỡ, gìn giữ để các con ngày càng thăng tiến trong con đường nhân đức và tri thức”.
Vậy là Năm thánh tại Bảo Long đã khép lại nhưng chắc chắn Năm thánh trong lòng mỗi bà con giáo dân ở đây thì không bao giờ khép lại. Nguyện xin Chúa tiếp tục ban nhiều ơn lành cho giáo xứ Bảo Long!
Đôi dòng sử lược giáo xứ Hào Phú - Phát Diệm
Hào Phú
13:00 11/12/2009
PHÁT DIỆM - Trại Vệ ngày ấy, là một mảnh đất bồi ven sông đáy, trải qua thời gian đã hình thành và phát triển như Hào Phú ngày nay. Không biết Hào Phú có từ khi nào, nhưng con cháu chỉ nghe truyền lại rằng: “Từ bốn Cụ đại diện cho 4 chi Họ, không công giáo, từ trên xã Khánh Phú đã xuống khai hoang, canh tác đất đai, lập nên làng và sau này lấy tên là Hào Phú”.
Dòng sông Đáy, nơi nối liền hai làng Vĩnh Trị - Hào Phú, đã trở nên quen thuộc của người dân, nhất là của các Cha, các Thầy và các bổn đạo, mỗi khi chạy trốn các quan bủa vây bách đạo ở Kẻ Vĩnh, nơi mà mỗi khi nhắc đến, người ta thường nghĩ tới câu nói: “Thứ nhất Thiên Đàng, thứ nhì Tràng Vĩnh”, cũng là nơi đã ươm trồng biết bao ơn gọi cho Giáo Hội vì có Chủng viện, nhà tràng. Kẻ Vĩnh đã trở thành thủ phủ, nơi đặt Giáo phận Tây Đàng Ngoài. Nhờ đó, Trại Vệ đã nhanh chóng kế thừa truyền thống ấy, nhất là từ người con gái Kẻ Vĩnh là cụ Maria Vũ Thị Sự, qua đời sống đức tin, bà đã cảm hóa gia đình và dần dần cả gia đình trở lại đạo sau khi kết hôn với cụ Phaolô Phan Bá Nhiêu (Bá Nguyên-sinh năm 1800) và được rửa tội năm 1839, trùng với biến cố Vua Minh Mạng ra chiếu chỉ cấm đạo ngày 18/01/1839, đã khiến cho nhiều tín hữu ở Đàng Ngoài bị bách hại và nhiều người chết vì đạo. Mặc dù cấm đạo gắt gao, nhưng ở Trại Vệ, Đạo Chúa vẫn không ngừng gia tăng. Thời gian thấm thoắt, sau 5 năm số tín hữu đã tăng lên đến hàng trăm, dần dần Trại Vệ từ một làng không công giáo đã trở nên một xứ đạo toàn tòng như ngày nay.
Cũng trong thời kỳ lịch sử Giáo Hội phải trải qua những cơn bách hại đạo gắt gao, từ Kẻ Vĩnh, mỗi khi quan lùng bắt đạo và việc chạy trốn của các Linh mục, các Thầy giảng và các bổn đạo, mà Trại Vệ trở thành nơi ẩn náu của các Ngài, có thêm cơ hội truyền giáo, mở rộng Nước Chúa ngay trong giai đoạn bách hại đạo gắt gao nhất. Trại Vệ tuy là nơi không có thánh Tử Đạo, nhưng mảnh đất này đã từng in đậm dấu chân của nhiều anh hùng Tử Đạo, như Cha thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh: “Trong khi chờ đợi vua Tự Đức trả lời bản án, Cha đã sống những ngày cuối cùng nơi Trại Vệ, 37 ngày sống ở đây là cơ hội để Cha củng cố đức tin cho các anh em yếu đuối, tìm cách lo liệu cho họ lãnh được lương thực tinh thần cũng như trợ giúp vật chất. Nhờ đó, họ thêm can đảm làm chứng cho Chúa trong những giây phút bi thương nhất.”(trích Thiên Hùng Sử - Tr 70).
Năm 1845: Ngôi nhà nguyện đầu tiên bằng gỗ, được xây dựng trên nền đất nhà Cụ Phaolô Phan Bá Nhiêu (1). Khi giáo dân đông, thấy nhu cầu cần thiết cho việc sinh hoạt tôn giáo, ông bà đã dâng hiến 2 mẫu ruộng để xây dựng nhà thờ, và ngôi nhà thờ hiện nay được xây dựng trên nền đất ấy.
Kể từ khi thành lập họ đạo Hào Phú, có các Cha về làm phúc và dạy đạo. Theo các cố cao niên trong làng truyền lại, cho đến nay, đã có 16 đời linh mục coi sóc, kể từ Cha cố Kim (người nước ngoài), cố Điều, cố Trực, cố Huân, cố Đức, cố Ngoạn, cố Trần.
Năm 1933 thành lập giáo xứ với tên chính thức Giáo xứ Hào Phu.
Đến cuối năm 1937 Cha Thuận về làm chính xứ, sang năm 1938 Người cho xây dựng tiếp tháp chuông còn dở dang, Ngài liên hệ với cha già Am chính xứ Vỷ Nhuế (Gp Hà Nội) để lại quả Chuông Tây (2) cho xứ Hào Phú, và tiếp tục cho xây dựng tường bao khuôn viên nhà thờ. Đến cuối năm 1948 Cha được chuyển đi xứ khác.
Từ 1948-1952 Cha cố Ngô Công Hiến
Từ 1952-1960 Cha Nguyễn Thế Vịnh và Cha cố Nguyễn Thành Chung - xứ Vĩnh Trị coi sóc.
Từ 1960-1988 Cha Phanxicô Nguyễn Hữu Tường coi sóc, mặc dù phải ngồi xe lăn do bị liệt hai chân, nhưng Ngài vẫn hết mực yêu thương và chăm lo cho đoàn chiên, Ngài được cáng trên chiếc võng đay mỗi khi từ Yên Vân lên Hào Phú dâng lễ và các công việc mục vụ khác. Thấy nhà thờ do thời gian xói mòn và hậu quả của chiến tranh để lại nên đã bị xuống cấp trầm trọng, Cha đã cho sửa chữa năm 1988, một trong những nhà thờ được sửa chữa đầu tiên trong Giáo phận.
Từ tháng 12/1989 - 1994 Cha Phêrô Nguyễn Hồng Phúc.
Từ 1994 đến tháng 5/2006 Cha Giuse Lê Đức Năng, trong suốt thời gian coi sóc, Cha đã lo sửa chữa, và lo thủ tục cho việc xây dựng lại nhà thờ, sau khi hoàn tất thủ tục, vâng lời bề trên, Ngài đã chuyển đến một giáo xứ khác.
Tháng 05/2006 Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến đã bổ nhiệm cha Giuse Trần Ngọc Văn - chính xứ Ninh Bình, kiêm Hào Phú, Cha Gioan Đỗ Văn Khoa - phó xứ.
Ngày 23/9/2006, vào dip chầu thay mặt giáo phận, cha chính xứ Giuse Trần Ngọc Văn đã công bố xây dựng lại nhà thờ giáo xứ Hào Phú và trao trọng trách ấy cho cha phó Gioan Đỗ Văn Khoa.
Ngày 17/10/2006 chính thức khởi công xây dựng nhà thờ mới.
Ngày 9/01/2007 Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến làm phép móng và đặt viên đá đầu tiên, chúc lành cho công việc xây dựng được mọi sự tốt lành.
Ngày 01/01/2008 Cha Gioan Đỗ Văn Khoa được bổ nhiệm làm chính xứ Hào Phú, tiếp tục công việc xây dựng nhà thờ. Cha đã kêu gọi bà con Hào Phú ở trong nước và hải ngoại cộng tác, giúp đỡ cách này cách khác và nhất là cầu nguyện, hằng ngày trong các buổi đọc kinh sớm tối, hoặc sau thánh lễ, cộng đoàn luôn dành ba kinh Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng Danh để cầu nguyện cho công việc xây dựng nhà thờ được diễn ra tốt đẹp.
Nhờ Hồng Ân của Chúa, qua lời bầu cử của Mẹ Maria và nhất là Thánh Giuse quan thầy, cùng với sự giúp đỡ của Quý Đức Cha, quý Cha trong giáo phận, quý ân nhân, thân nhân Hào Phú ở trong nước và hải ngoại; đến nay, ngôi thánh đường được khang trang xứng hợp để ca tụng và tôn vinh Thiên Chúa.
Ngày 10/12/2009 đánh dấu một bước ngoặt mới của Giáo xứ Hào Phú, 170 năm Đạo Chúa được gieo trồng nơi Trại Vệ ngày ấy, cùng với ngôi thánh đường mà biết bao đời con dân Hào Phú từng mong đợi, nay đã hoàn thành. Và Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục Phát Diệm về chủ sự Thánh Lễ Khánh Thành và Cung Hiến. Nguyện xin Chúa cho ngôi thánh đường này, hằng ngày vang lên lời ca tụng Chúa từ trong sâu thẳm con tim và tình mến dạt dào của giáo dân Hào Phú.
(1)Cụ cho xây 5 gian nhà nguyện bằng gỗ đầu tiên trên nền đất nhà cụ, hiện nay gia đình Bà Phường và gia đình ông Thặng đang ở.
(2) Chuông này vang lên để kêu gọi tín hữu tập hợp cầu nguyện
Cũng trong thời kỳ lịch sử Giáo Hội phải trải qua những cơn bách hại đạo gắt gao, từ Kẻ Vĩnh, mỗi khi quan lùng bắt đạo và việc chạy trốn của các Linh mục, các Thầy giảng và các bổn đạo, mà Trại Vệ trở thành nơi ẩn náu của các Ngài, có thêm cơ hội truyền giáo, mở rộng Nước Chúa ngay trong giai đoạn bách hại đạo gắt gao nhất. Trại Vệ tuy là nơi không có thánh Tử Đạo, nhưng mảnh đất này đã từng in đậm dấu chân của nhiều anh hùng Tử Đạo, như Cha thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh: “Trong khi chờ đợi vua Tự Đức trả lời bản án, Cha đã sống những ngày cuối cùng nơi Trại Vệ, 37 ngày sống ở đây là cơ hội để Cha củng cố đức tin cho các anh em yếu đuối, tìm cách lo liệu cho họ lãnh được lương thực tinh thần cũng như trợ giúp vật chất. Nhờ đó, họ thêm can đảm làm chứng cho Chúa trong những giây phút bi thương nhất.”(trích Thiên Hùng Sử - Tr 70).
Năm 1845: Ngôi nhà nguyện đầu tiên bằng gỗ, được xây dựng trên nền đất nhà Cụ Phaolô Phan Bá Nhiêu (1). Khi giáo dân đông, thấy nhu cầu cần thiết cho việc sinh hoạt tôn giáo, ông bà đã dâng hiến 2 mẫu ruộng để xây dựng nhà thờ, và ngôi nhà thờ hiện nay được xây dựng trên nền đất ấy.
Kể từ khi thành lập họ đạo Hào Phú, có các Cha về làm phúc và dạy đạo. Theo các cố cao niên trong làng truyền lại, cho đến nay, đã có 16 đời linh mục coi sóc, kể từ Cha cố Kim (người nước ngoài), cố Điều, cố Trực, cố Huân, cố Đức, cố Ngoạn, cố Trần.
Năm 1933 thành lập giáo xứ với tên chính thức Giáo xứ Hào Phu.
Đến cuối năm 1937 Cha Thuận về làm chính xứ, sang năm 1938 Người cho xây dựng tiếp tháp chuông còn dở dang, Ngài liên hệ với cha già Am chính xứ Vỷ Nhuế (Gp Hà Nội) để lại quả Chuông Tây (2) cho xứ Hào Phú, và tiếp tục cho xây dựng tường bao khuôn viên nhà thờ. Đến cuối năm 1948 Cha được chuyển đi xứ khác.
Từ 1952-1960 Cha Nguyễn Thế Vịnh và Cha cố Nguyễn Thành Chung - xứ Vĩnh Trị coi sóc.
Từ 1960-1988 Cha Phanxicô Nguyễn Hữu Tường coi sóc, mặc dù phải ngồi xe lăn do bị liệt hai chân, nhưng Ngài vẫn hết mực yêu thương và chăm lo cho đoàn chiên, Ngài được cáng trên chiếc võng đay mỗi khi từ Yên Vân lên Hào Phú dâng lễ và các công việc mục vụ khác. Thấy nhà thờ do thời gian xói mòn và hậu quả của chiến tranh để lại nên đã bị xuống cấp trầm trọng, Cha đã cho sửa chữa năm 1988, một trong những nhà thờ được sửa chữa đầu tiên trong Giáo phận.
Từ tháng 12/1989 - 1994 Cha Phêrô Nguyễn Hồng Phúc.
Từ 1994 đến tháng 5/2006 Cha Giuse Lê Đức Năng, trong suốt thời gian coi sóc, Cha đã lo sửa chữa, và lo thủ tục cho việc xây dựng lại nhà thờ, sau khi hoàn tất thủ tục, vâng lời bề trên, Ngài đã chuyển đến một giáo xứ khác.
Tháng 05/2006 Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến đã bổ nhiệm cha Giuse Trần Ngọc Văn - chính xứ Ninh Bình, kiêm Hào Phú, Cha Gioan Đỗ Văn Khoa - phó xứ.
Ngày 23/9/2006, vào dip chầu thay mặt giáo phận, cha chính xứ Giuse Trần Ngọc Văn đã công bố xây dựng lại nhà thờ giáo xứ Hào Phú và trao trọng trách ấy cho cha phó Gioan Đỗ Văn Khoa.
Ngày 17/10/2006 chính thức khởi công xây dựng nhà thờ mới.
Ngày 9/01/2007 Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến làm phép móng và đặt viên đá đầu tiên, chúc lành cho công việc xây dựng được mọi sự tốt lành.
Ngày 01/01/2008 Cha Gioan Đỗ Văn Khoa được bổ nhiệm làm chính xứ Hào Phú, tiếp tục công việc xây dựng nhà thờ. Cha đã kêu gọi bà con Hào Phú ở trong nước và hải ngoại cộng tác, giúp đỡ cách này cách khác và nhất là cầu nguyện, hằng ngày trong các buổi đọc kinh sớm tối, hoặc sau thánh lễ, cộng đoàn luôn dành ba kinh Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng Danh để cầu nguyện cho công việc xây dựng nhà thờ được diễn ra tốt đẹp.
Nhờ Hồng Ân của Chúa, qua lời bầu cử của Mẹ Maria và nhất là Thánh Giuse quan thầy, cùng với sự giúp đỡ của Quý Đức Cha, quý Cha trong giáo phận, quý ân nhân, thân nhân Hào Phú ở trong nước và hải ngoại; đến nay, ngôi thánh đường được khang trang xứng hợp để ca tụng và tôn vinh Thiên Chúa.
Ngày 10/12/2009 đánh dấu một bước ngoặt mới của Giáo xứ Hào Phú, 170 năm Đạo Chúa được gieo trồng nơi Trại Vệ ngày ấy, cùng với ngôi thánh đường mà biết bao đời con dân Hào Phú từng mong đợi, nay đã hoàn thành. Và Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục Phát Diệm về chủ sự Thánh Lễ Khánh Thành và Cung Hiến. Nguyện xin Chúa cho ngôi thánh đường này, hằng ngày vang lên lời ca tụng Chúa từ trong sâu thẳm con tim và tình mến dạt dào của giáo dân Hào Phú.
(1)Cụ cho xây 5 gian nhà nguyện bằng gỗ đầu tiên trên nền đất nhà cụ, hiện nay gia đình Bà Phường và gia đình ông Thặng đang ở.
(2) Chuông này vang lên để kêu gọi tín hữu tập hợp cầu nguyện
Khai giảng khóa huấn luyện kèn đồng giáo phận Thanh Hóa
Thanh Hóa
13:08 11/12/2009
Về tham dự lớp huấn luyện đợt I này có 10 đội kèn đồng thuộc các giáo xứ trong giáo phận: Hữu Lễ, Cổ Định, Tiên Thôn, Kẻ Bền, Đông quang, Kẻ Rừa, Phước Nam, Điền Hộ, Tân Hải, Liên Nghĩa và hai đội kèn đồng nam nữ giáo xứ Tam tổng. Tổng số tham dự viên là 65 người.
Ban huấn luyện gồm 6 người. Một Thầy, một cô giáo dạy chính thuộc nhạc viện Hà Nội, và 4 thầy phụ giảng thuộc giáo xứ Tam tổng.
Mục tiêu của khoá huấn luyện đợt I này là nhằm nâng cao kiến thức nhạc lý và kèn Saxso cho các thành viên nhạc trưởng của các đội kèn đồng trong giáo phận. Ngoài ra, đây cũng là dịp gặp gỡ giao lưu học hỏi trong tình hiệp thông giữa các giáo xứ.
Sau khoá học này, các đội kèn sẽ có một đêm hội diễn tại khuôn viên nhà thờ Chính toà giáo phận Thanh hoá vào ngày 23 tháng 12 năm 2009 tới đây, để chào mừng đại lễ Giáng sinh.
Đây là khoá huấn luyện chung đầu tiên cho các đội kèn đồng thuộc các giáo xứ trong giáo phận Thanh hoá. Rất mong ước được quý cha xứ và hội đồng mục vụ các giáo xứ tích cực giúp đỡ, để nhạc kèn đồng giáo phận mỗi ngày một tiến bộ hơn.
Huynh trưởng và Giáo lý viên giáo xứ An Lạc thăm trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc
13:41 11/12/2009
Hình ảnh sinh hoạt tặng quà
Hoạt động này nhằm hưởng ứng mục tiêu Năm Thánh 2010 “Xin dạy chúng con biết san sẻ của cải vật chất và tinh thần cho mọi người, nhất là những người nghèo khổ tàn tật".
Đoàn đã đi thăm và tặng quà chia sẻ niềm vui muà Vọng với các em mồ côi. Các anh chị em Giáo Lý Viên đã làm những con búp bê bằng giấy, những con thú tò he móc điện thoại, móc chìa khóa, những chậu cây nhỏ bằng hoa đất, làm thiệp Noel bán gian hàng Giáng Sinh, những tiền lời gây quỹ giúp các em Thiếu nhi nghèo có hoàn cảnh khó khăn và mồ côi tàn tật.
Giáo xứ Tử Nê, Bắc Ninh vui mừng đón cha xứ mới
Nguyễn Xuân Trường
13:47 11/12/2009
Cha Giuse Nguyễn Đức Hiểu, cha chính xứ Nhà thờ Chính tòa Bắc Ninh và cũng là linh mục đại diện Giám mục đã chủ tế Thánh lễ nhận xứ mới. Cùng đồng tế có sự hiện diện đầy đủ của cả 3 cha nguyên chính xứ Tử Nê trước đây: cha Giuse Trần Đăng Can, cha Phêrô Nguyễn Công Văn và cha Phêrô Vêrôna Chu
Cha Giuse Nguyễn Đức Hiểu kêu mời cộng đoàn giáo xứ cùng hiệp thông với cha xứ mới xây dựng giáo xứ thành một cộng đoàn chan chứa tin yêu, làm sáng danh Chúa. Cha xứ mới Phanxicô Xaviê đã diễn tả ngày nhận xứ như ngày “con dâu về nhà chồng”, và ước mong mọi thành phần trong giáo xứ coi cha như người con trong đại gia đình giáo xứ, cùng nhau chung vai xây dựng giáo xứ ngày một tốt đẹp hơn.
Cha xứ mới Tử Nê còn kiêm nhiệm thêm 8 giáo xứ khác nằm trải rộng trên một số vùng đất thuộc ba tỉnh: Bắc Ninh, Hải Dương và Hưng Yên. Như thế, rất nhiều công việc mục vụ và những thách đố đang chờ đợi cha phía trước. Xin Chúa trợ giúp và hướng dẫn cha chu toàn sứ vụ của mình.
Thánh lễ khai mạc Năm Thánh 2010 tại quảng trường tượng đài Đức Mẹ giáo xứ Bổ Sơn
Trần Huyền
14:14 11/12/2009
VINH - Vào lúc 19h30 ngày 11.12,2009, linh mục thư ký Tòa giám mục Vinh kiêm cha hạt trưởng hạt chính tòa Xã Đoài Antôn Phạm Đình Phùng cùng cha giáo sư trường ĐCV Vinh Thanh, Cha quản xứ Mỹ Dụ và cha nhiệm sở đã dâng thánh lễ khai mạc Năm Thánh 2010 tại quảng trường tượng đài Đức Mẹ giáo xứ Bổ Sơn. Thánh lễ có sự tham dự đông đủ của giáo dân cùng các quí Thầy, quí xơ đang trong giáo xứ.
Hình ảnh tại tượng đài Đức Mẹ giáo xứ Bổ Sơn
Mở đầu thánh lễ, Linh mục Antôn Phạm Đình Phùng thực hiện nghi thức làm phép tượng đài Đức Mẹ Maria và làm phép cờ vàng trắng lá cờ của Giáo Hội hoàn vũ một dấu chỉ hướng về Vatican trong năm thánh 2010.
Trong bài giảng lễ linh mục Antôn Phạm Đình Phùng nhấn mạnh " Năm thánh 2010 đánh dấu một bước quan trọng trong đời sống Giáo hội công giáo tại Việt Nam.Giáo hội công giáo Việt Nam muốn khẳng định mình với xã hội, với dân tộc tại Việt nam rằng; Gần 500 năm truyền giáo, dù biết bao gian nan thử thách, dù biết bao nhiêu người đã đổ máu ra vì đức tin chân chính, chính nhờ máu của các vị đó mà làm trổ sinh hoa trái dồi dào nơi Giáo hội Việt nam hôm nay..."
Hình ảnh tại tượng đài Đức Mẹ giáo xứ Bổ Sơn
Mở đầu thánh lễ, Linh mục Antôn Phạm Đình Phùng thực hiện nghi thức làm phép tượng đài Đức Mẹ Maria và làm phép cờ vàng trắng lá cờ của Giáo Hội hoàn vũ một dấu chỉ hướng về Vatican trong năm thánh 2010.
Trong bài giảng lễ linh mục Antôn Phạm Đình Phùng nhấn mạnh " Năm thánh 2010 đánh dấu một bước quan trọng trong đời sống Giáo hội công giáo tại Việt Nam.Giáo hội công giáo Việt Nam muốn khẳng định mình với xã hội, với dân tộc tại Việt nam rằng; Gần 500 năm truyền giáo, dù biết bao gian nan thử thách, dù biết bao nhiêu người đã đổ máu ra vì đức tin chân chính, chính nhờ máu của các vị đó mà làm trổ sinh hoa trái dồi dào nơi Giáo hội Việt nam hôm nay..."
Thông tấn Fides phỏng vấn Đức cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam về viễn tượng tương lai
Fides
17:41 11/12/2009
ĐC Chủ tịch nói: “Cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo hoàng và Chủ tịch mở ra những hy vọng mới cho Quốc gia (Việt Nam) và Giáo hội"
ĐÀ LẠT (Agenzia Fides 10 Dec 2009 ) - Cuộc gặp gỡ này là "biến cố mang niềm hy vọng" tới cho những trái tim người Công giáo Việt nam, mở ra những viễn tượng mới, nâng cao những ước vọng lớn lao... Biến cố cuộc gặp giữa DTC Benedictô XVI và chủ tịch Nguyễn Minh Triết dự tính vào ngày mai 11/12 tại Vatican lôi kéo sự chú ý tới Giáo hội Việt Nam vừa mới khai mạc Năm Thánh và đó chính là sống Mùa Vọng trong "chờ đợi vui mừng của Chúa". Đó là lời phát biểu của Đức cha Phêrô Nguyễn văn Nhơn, chủ tịch HĐGMVN trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Fides trực thuộc Tòa Thánh.
Hỏi: Thưa Đức Cha, cảm tưởng của Đức Cha và những niềm hy vọng trong buổi chiều trước biến cố lịch sử về cuộc gặp gỡ ra sao?
ĐC Nhơn: Chúng tôi là người Việt Nam và là người Công giáo và chúng tôi hãnh diện như vậy. Lời mời gọi của ĐHY Roger Ethegaray đưa ra trong cuộc viếng thăm lịch sử tới Việt Nam vào năm 1989, ngài nói: "Các bạn hãy yêu mến Việt Nam! Hãy yêu mến Giáo hội!" Những lời này còn đang vang dội trong trái tim chúng tôi. Vì thế, hôm nay chúng tôi hãnh diện thấy có cuộc gặp gỡ giữa ĐTC Benedictô XVI và Chủ tịch Nguyễn Minh Triết. Đối với chúng tôi, cuộc gặp này là một dấu chỉ sự tương kính, nó tạo nên một cuộc trao đổi hữu dụng. Thông truyền tin tức dẫn tới sự hiểu biết hỗ tương để mở ra những lời hứa và những hy vọng mới cho đất nước Việt Nam và cho Giáo hội.
Đâu là những đề tài cho nghị trình cuộc gặp gỡ này?
ĐC Nhơn: Theo những tin được loan truyền ra, chúng tôi biết rằng cuộc thăm viếng của Chủ tịch Triết tới Vatican là muốn tìm ra một tiến trình mau chóng bình thường ngoại giao giữa Việt Nam và Tòa Thánh. Chúng tôi không có tin tức nào khác đặc biệt về nội dung cuộc họp này.
Cộng đồng Công giáo Việt Nam làm gì từ cuộc thăm viếng này?
ĐC Nhơn: Trong cuộc thăm viếng ad Limina của các Giám mục Việt nam tới Roma vào tháng 6 vừa qua, Đức Benedictô XVI đã nhắc nhở các giám mục rằng "việc cộng tác lành mạnh giữa Giáo hội và công đồng chính trị là có thể" và "trong chiều hướng này, Giáo hội mời gọi mọi thành phần của mình dấn thân - trong tin tưởng thành tâm thiện ý - cho việc xây dựng xã hội công lý, hiệp nhất, và quân bằng". Trong tinh thần này, chúng tôi đang cầu nguyện rất nhiều cho cuộc thăm viếng này: tất cả người Công giáo Việt nam hy vọng rằng cuộc gặp mang lại những thành quả sung mãn và lâu dài cho dân tộc và cho Giáo hội Công giáo.
Dưới ánh sáng của Năm Thánh của Giáo hội tại Việt Nam thì cuộc họp có ý nghĩa gì?
ĐC Nhơn: Chúng tôi đang sống Năm Thánh, khai mạc từ ngày 24.12 với chủ đề: "Giáo hội của Chúa Kitô tại Việt Nam: mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ". Việc cử hành này là một phần của truyền thống ngàn năm của Giáo hội và xẩy đến đúng vào thời điểm của ân sủng, hối cải và hòa giải trong tầm nhìn Phúc âm hóa. Chúng tôi ý thức rằng Tin Mừng đã được gieo trồng bởi các nhà thừa sai truyền giáo trong những thế kỷ đã qua và rằng Giáo hội chúng tôi được sinh ra trong máu đào của các vị tiền nhân tử đạo của chúng tôi. Ngày nay chúng tôi muốn xứng đáng là những người thừa hưởng từ ân sủng nguồn gốc của chúng tôi. Với Năm Thánh, chúng tôi muốn làm giầu có tình hiệp thông giáo hội, xây dựng lợi ích xã hội. Như vậy, chúng tôi hy vọng cuộc họp nhấn mạnh rằng Giáo hội không có ý nào muốn thay thế một chính quyền có trách nhiệm. Chúng tôi chỉ muốn, trong tinh thần đối thoại tương kính và cộng tác, hầu có thể đóng góp bình đẳng và hợp lý vào đời sống của quốc gia, phục vụ mọi tầng lớp dân tộc.
Hiện tình Giáo hội tại Việt nam ngày nay ra sao, thưa Đức cha ?
ĐC Nhơn: Đây là một cộng đồng - mà như lời ĐHY Roger Etchegaray đã nhắc tới trong buổi lễ nghi khai mạc Năm Thánh - sống "hòa giải và hy vọng". Giáo hội Công giáo tại Việt Nam chia sẻ hoàn toàn với số phận của tất cả anh chị em tại Việt Nam và chỉ có một mục tiêu: yêu thương và phục vụ Chúa Giêsu Kitô của chúng tôi. Người đã đến trong thế gian mang Tin Mừng, nói đích danh là "Thiên Chúa là Cha của chúng tôi, Thiên Chúa là Tình yêu".
(Source: Agenzia Fides 10/12/2009, bản dịch của VietCatholic)
ĐÀ LẠT (Agenzia Fides 10 Dec 2009 ) - Cuộc gặp gỡ này là "biến cố mang niềm hy vọng" tới cho những trái tim người Công giáo Việt nam, mở ra những viễn tượng mới, nâng cao những ước vọng lớn lao... Biến cố cuộc gặp giữa DTC Benedictô XVI và chủ tịch Nguyễn Minh Triết dự tính vào ngày mai 11/12 tại Vatican lôi kéo sự chú ý tới Giáo hội Việt Nam vừa mới khai mạc Năm Thánh và đó chính là sống Mùa Vọng trong "chờ đợi vui mừng của Chúa". Đó là lời phát biểu của Đức cha Phêrô Nguyễn văn Nhơn, chủ tịch HĐGMVN trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Fides trực thuộc Tòa Thánh.
Hỏi: Thưa Đức Cha, cảm tưởng của Đức Cha và những niềm hy vọng trong buổi chiều trước biến cố lịch sử về cuộc gặp gỡ ra sao?
ĐC Nhơn: Chúng tôi là người Việt Nam và là người Công giáo và chúng tôi hãnh diện như vậy. Lời mời gọi của ĐHY Roger Ethegaray đưa ra trong cuộc viếng thăm lịch sử tới Việt Nam vào năm 1989, ngài nói: "Các bạn hãy yêu mến Việt Nam! Hãy yêu mến Giáo hội!" Những lời này còn đang vang dội trong trái tim chúng tôi. Vì thế, hôm nay chúng tôi hãnh diện thấy có cuộc gặp gỡ giữa ĐTC Benedictô XVI và Chủ tịch Nguyễn Minh Triết. Đối với chúng tôi, cuộc gặp này là một dấu chỉ sự tương kính, nó tạo nên một cuộc trao đổi hữu dụng. Thông truyền tin tức dẫn tới sự hiểu biết hỗ tương để mở ra những lời hứa và những hy vọng mới cho đất nước Việt Nam và cho Giáo hội.
Đâu là những đề tài cho nghị trình cuộc gặp gỡ này?
ĐC Nhơn: Theo những tin được loan truyền ra, chúng tôi biết rằng cuộc thăm viếng của Chủ tịch Triết tới Vatican là muốn tìm ra một tiến trình mau chóng bình thường ngoại giao giữa Việt Nam và Tòa Thánh. Chúng tôi không có tin tức nào khác đặc biệt về nội dung cuộc họp này.
Cộng đồng Công giáo Việt Nam làm gì từ cuộc thăm viếng này?
ĐC Nhơn: Trong cuộc thăm viếng ad Limina của các Giám mục Việt nam tới Roma vào tháng 6 vừa qua, Đức Benedictô XVI đã nhắc nhở các giám mục rằng "việc cộng tác lành mạnh giữa Giáo hội và công đồng chính trị là có thể" và "trong chiều hướng này, Giáo hội mời gọi mọi thành phần của mình dấn thân - trong tin tưởng thành tâm thiện ý - cho việc xây dựng xã hội công lý, hiệp nhất, và quân bằng". Trong tinh thần này, chúng tôi đang cầu nguyện rất nhiều cho cuộc thăm viếng này: tất cả người Công giáo Việt nam hy vọng rằng cuộc gặp mang lại những thành quả sung mãn và lâu dài cho dân tộc và cho Giáo hội Công giáo.
Dưới ánh sáng của Năm Thánh của Giáo hội tại Việt Nam thì cuộc họp có ý nghĩa gì?
ĐC Nhơn: Chúng tôi đang sống Năm Thánh, khai mạc từ ngày 24.12 với chủ đề: "Giáo hội của Chúa Kitô tại Việt Nam: mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ". Việc cử hành này là một phần của truyền thống ngàn năm của Giáo hội và xẩy đến đúng vào thời điểm của ân sủng, hối cải và hòa giải trong tầm nhìn Phúc âm hóa. Chúng tôi ý thức rằng Tin Mừng đã được gieo trồng bởi các nhà thừa sai truyền giáo trong những thế kỷ đã qua và rằng Giáo hội chúng tôi được sinh ra trong máu đào của các vị tiền nhân tử đạo của chúng tôi. Ngày nay chúng tôi muốn xứng đáng là những người thừa hưởng từ ân sủng nguồn gốc của chúng tôi. Với Năm Thánh, chúng tôi muốn làm giầu có tình hiệp thông giáo hội, xây dựng lợi ích xã hội. Như vậy, chúng tôi hy vọng cuộc họp nhấn mạnh rằng Giáo hội không có ý nào muốn thay thế một chính quyền có trách nhiệm. Chúng tôi chỉ muốn, trong tinh thần đối thoại tương kính và cộng tác, hầu có thể đóng góp bình đẳng và hợp lý vào đời sống của quốc gia, phục vụ mọi tầng lớp dân tộc.
Hiện tình Giáo hội tại Việt nam ngày nay ra sao, thưa Đức cha ?
ĐC Nhơn: Đây là một cộng đồng - mà như lời ĐHY Roger Etchegaray đã nhắc tới trong buổi lễ nghi khai mạc Năm Thánh - sống "hòa giải và hy vọng". Giáo hội Công giáo tại Việt Nam chia sẻ hoàn toàn với số phận của tất cả anh chị em tại Việt Nam và chỉ có một mục tiêu: yêu thương và phục vụ Chúa Giêsu Kitô của chúng tôi. Người đã đến trong thế gian mang Tin Mừng, nói đích danh là "Thiên Chúa là Cha của chúng tôi, Thiên Chúa là Tình yêu".
(Source: Agenzia Fides 10/12/2009, bản dịch của VietCatholic)
Giáo xứ Mỹ Khánh mừng lễ Mẹ Vô Nhiễm tại làng lương Đồng Hiền
Thái Yên
18:40 11/12/2009
GPVO - Theo tinh thần của Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam 2010, tân Giáo xứ Mỹ Khánh muốn tiếp nối công việc của cha ông là loan báo Tin Mừng cứu độ, khi họ tổ chức một thánh lễ trang trọng và sốt sắng tại một xóm toàn những người... chưa biết Chúa, Xóm Đồng Hiền (Xã Công Thành, Huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An).
Điều khiến nhiều người không khỏi thắc mắc, do đâu mà có được một thánh lễ cầu cho ông bà tổ tiên theo nghi thức Công giáo, được cử hành trên một mảnh đất toàn lương dân.
Cách đây hơn 1 thế kỷ về trước, Cố Đông là một người có đạo đã từng sinh sống nơi đây. Sau thời chiến tranh loạn lạc, Cố đã rời xóm Đồng Hiền và định cư tại họ đạo Mỹ Khánh nay là tân Giáo Xứ Mỹ Khánh. Để trở về với cội nguồn, doanh nhân Phêrô Nguyễn Thanh Bình là cháu nội của Cố Đông, đã tìm đến mảnh đất thân thương này, nơi mà trước đây ông nội của mình đã từng sinh sống và có những ngày tháng tuổi thơ chơi đùa quanh sân nhà thờ họ tộc. Ký ức còn lại của dòng họ giờ chỉ là một ngôi nhà thờ họ Nguyễn Văn đang xuống cấp trầm trọng do thời gian. Ông đã nhã ý muốn xây dựng lại nhà thờ họ để tiện cho việc cúng bái đối với con cháu ngoại giáo và tổ chức dâng lễ theo nghi thức Công giáo. Thế là thánh lễ lịch sử ấy đã diễn ra ngay tại chính nơi nhà thờ tổ tiên họ Nguyễn Văn.
Có thể nói, dâng lễ cầu nguyện cho việc xây dựng nhà thờ họ được mưa thuận gió hòa đồng thời cầu nguyện cho các linh hồn ông bà tổ tiên trong dòng họ là một việc làm rất thiết thực đối với mọi người nói chung, và cách riêng là với người Công giáo.
Với hơn 1289 con tim, tân Giáo xứ Mỹ Khánh lại chất chứa một suy nghĩ sâu sắc hơn. Sau khi được chính thức thành lập Giáo xứ, hầu hết mọi người đều rất phấn khởi và vui mừng. Họ muốn được làm một việc gì đó cụ thể để tạ ơn hồng ân của Thiên Chúa. Với bầu nhiệt huyết cháy bỏng muốn được mang ánh sáng Tin Mừng đến với “mảnh đất lạ”, con chiên Giáo xứ Mỹ Khánh như đã theo vết chân thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại muốn đáp lại lời mời gọi truyền giáo của Đức Kitô: “Làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Ngài” (Mt 28,19). Dường như hơn 1289 con tim Giáo xứ Mỹ Khánh lúc này cùng chung một nhịp đập và thôi thúc họ hướng về Đồng Hiền để tìm gặp những người anh em ngoại đạo. Hầu hết giáo dân Giáo xứ Mỹ Khánh đều gác lại công việc làm ăn thường ngày của mình để tới nơi đây chia sẻ một đức tin duy nhất. Điều đó được minh chứng cụ thể bằng hành động, giữa cái nắng thất thường của mùa đông, nhưng ngay từ 12 giờ trưa, trên khắp các ngã đường giáo xứ, tiếng trống, tiếng kèn đã vang lên, các hội đoàn và giáo dân trong và ngoài xứ đã tập trung thành hàng ngũ chỉnh tề chuẩn bị cho thánh lễ, thể hiện sự hiệp thông trọn vẹn trong tình yêu của Đức Kitô.
Còn với những người lương dân xóm Đồng Hiền họ nghĩ sao? Họ cũng háo hức chờ đợi thánh lễ này không kém những người Công giáo. Họ tò mò muốn biết những người Công giáo sẽ làm gì trên mảnh đất của họ? Vì thế mà họ đã kịp có mặt từ rất sớm tại nhà thờ họ Nguyễn Văn để xem thánh lễ diễn ra như thế nào?
Mở đầu thánh lễ, ông tộc trưởng dòng họ Nguyễn Văn là cụ Nguyễn Văn Du đại diện dòng tộc đọc sơ lược về lịch sử và sự đóng góp của con cháu trong dòng họ cho đạo và đời. Tiếp đến là lời phát biểu của linh mục Gioan Nguyễn Phước, hiện là linh hướng của Đại Chủng Viện Vinh-Thanh. Ngài khen ngợi nghĩa cử cao đẹp của con cháu dòng họ Nguyễn Văn đối với ông bà tổ tiên. Đồng thời ngài cũng giải thích cho lương dân có mặt tại buổi lễ hiểu rõ hơn về mối tương quan của những người Công giáo với ông bà tổ tiên, vì có sự hiểu lầm từ trước đến nay là người Công giáo bỏ ông bỏ bà khi theo đạo. Ngài khẳng định lại, người Công giáo luôn sống tinh thần uống nước nhớ nguồn đối với những người đã khuất, vì cũng như lòng tin của phần đông người Việt Nam, chết không phải là hết, chết là đi vào cuộc sống vĩnh cửu. Điều đó được thể hiện ở việc, hằng năm người Công giáo dành nguyên tháng 11 để cầu nguyện cho các linh hồn, vào các ngày lễ giỗ con cháu thường góp tiền xin lễ cho các linh hồn ông bà tổ tiên của mình, hơn thế nữa, hằng ngày, khi dâng thánh lễ đều có một lời nguyện trang trọng cầu cho ông bà tổ tiên.
Trong phần giảng lễ, từ tước hiệu Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Maria, linh mục chủ tế đã nhấn mạnh đến tình thương của Thiên Chúa, tình thương của ông “Trời”, đã dựng nên loài người, đã tha thứ cho tội bất tuân, phản loạn, khước từ của con người, đã muốn quy tụ mọi người thành một dân tộc duy nhất. Ngài khuyên nhủ mọi người trở về với đạo đức của ông bà tổ tiên, ăn ngay ở lành, để đức lại cho con cháu. Ngài không quên nhắc lại sứ điệp của Công đồng Vaticanô II: “Những kẻ đang tìm kiếm Thiên Chúa trong bóng tối và qua ngẫu tượng, Thiên Chúa mà họ không biết, cả những kẻ ấy, Ngài cũng không xa họ, bởi vì chính Ngài ban cho mọi người sự sống, hơi thở và tất cả mọi sự (x. CvTđ 17,25-28), và vì là Ðấng Cứu Thế, Ngài muốn mọi người đều được cứu rỗi (x. 1Tm 2,4). Thực thế, những kẻ vô tình không nhận biết Phúc Âm của Chúa Kitô và Giáo Hội Người, nhưng nếu thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa, và dưới tác động của ơn thánh, họ cố gắng chu toàn Thánh Ý Thiên Chúa trong công việc mình theo sự hướng dẫn của lương tâm, thì họ có thể được cứu rỗi. Cả những kẻ vô tình chưa nhận biết Thiên Chúa cách rõ ràng, nhưng nhờ ơn Chúa, cố gắng sống đời chính trực, thì Chúa Quan Phòng không từ chối ban ơn trợ lực cần thiết để họ được cứu rỗi. Thực vậy, Giáo Hội xem tất cả những gì là chân thiện nơi họ như để chuẩn bị họ lãnh nhận Phúc Âm, và như một ân huệ mà Ðấng soi sáng mọi người ban cho hầu cuối cùng họ được sống.” (Hiến chế Giáo hội, số 16)
Kết thúc thánh lễ, một vị đại diện dòng họ đã ngỏ lời cảm ơn tới linh mục và bà con giáo dân xứ Mỹ Khánh. Cuối cùng, con cháu dòng họ Nguyễn Văn đã tổ chức nghi thức niệm hương.
Chúng tôi rời mảnh đất Đồng Hiền mà lòng luôn hân hoan vui sướng, cảm tạ Thiên Chúa đã cho chúng tôi có dịp dâng lễ trên một mảnh đất mới mẻ và cùng với người lương dân cầu nguyện cho ông bà tổ tiên. Liệu đây có phải là mảnh đất màu mỡ cho hạt giống Tin Mừng nảy nở hay không? Chúng tôi vẫn hy vọng, nhờ lời bầu cử của Mẹ Vô Nhiễm. một ngày không xa, sẽ có nhiều người trên mảnh đất Đồng Hiền thân thương này, nhận ra ân huệ của Thiên Chúa và cùng chúng tôi ca tụng Thiên Chúa.
Thái Yên
Điều khiến nhiều người không khỏi thắc mắc, do đâu mà có được một thánh lễ cầu cho ông bà tổ tiên theo nghi thức Công giáo, được cử hành trên một mảnh đất toàn lương dân.
Cách đây hơn 1 thế kỷ về trước, Cố Đông là một người có đạo đã từng sinh sống nơi đây. Sau thời chiến tranh loạn lạc, Cố đã rời xóm Đồng Hiền và định cư tại họ đạo Mỹ Khánh nay là tân Giáo Xứ Mỹ Khánh. Để trở về với cội nguồn, doanh nhân Phêrô Nguyễn Thanh Bình là cháu nội của Cố Đông, đã tìm đến mảnh đất thân thương này, nơi mà trước đây ông nội của mình đã từng sinh sống và có những ngày tháng tuổi thơ chơi đùa quanh sân nhà thờ họ tộc. Ký ức còn lại của dòng họ giờ chỉ là một ngôi nhà thờ họ Nguyễn Văn đang xuống cấp trầm trọng do thời gian. Ông đã nhã ý muốn xây dựng lại nhà thờ họ để tiện cho việc cúng bái đối với con cháu ngoại giáo và tổ chức dâng lễ theo nghi thức Công giáo. Thế là thánh lễ lịch sử ấy đã diễn ra ngay tại chính nơi nhà thờ tổ tiên họ Nguyễn Văn.
Có thể nói, dâng lễ cầu nguyện cho việc xây dựng nhà thờ họ được mưa thuận gió hòa đồng thời cầu nguyện cho các linh hồn ông bà tổ tiên trong dòng họ là một việc làm rất thiết thực đối với mọi người nói chung, và cách riêng là với người Công giáo.
Với hơn 1289 con tim, tân Giáo xứ Mỹ Khánh lại chất chứa một suy nghĩ sâu sắc hơn. Sau khi được chính thức thành lập Giáo xứ, hầu hết mọi người đều rất phấn khởi và vui mừng. Họ muốn được làm một việc gì đó cụ thể để tạ ơn hồng ân của Thiên Chúa. Với bầu nhiệt huyết cháy bỏng muốn được mang ánh sáng Tin Mừng đến với “mảnh đất lạ”, con chiên Giáo xứ Mỹ Khánh như đã theo vết chân thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại muốn đáp lại lời mời gọi truyền giáo của Đức Kitô: “Làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Ngài” (Mt 28,19). Dường như hơn 1289 con tim Giáo xứ Mỹ Khánh lúc này cùng chung một nhịp đập và thôi thúc họ hướng về Đồng Hiền để tìm gặp những người anh em ngoại đạo. Hầu hết giáo dân Giáo xứ Mỹ Khánh đều gác lại công việc làm ăn thường ngày của mình để tới nơi đây chia sẻ một đức tin duy nhất. Điều đó được minh chứng cụ thể bằng hành động, giữa cái nắng thất thường của mùa đông, nhưng ngay từ 12 giờ trưa, trên khắp các ngã đường giáo xứ, tiếng trống, tiếng kèn đã vang lên, các hội đoàn và giáo dân trong và ngoài xứ đã tập trung thành hàng ngũ chỉnh tề chuẩn bị cho thánh lễ, thể hiện sự hiệp thông trọn vẹn trong tình yêu của Đức Kitô.
Còn với những người lương dân xóm Đồng Hiền họ nghĩ sao? Họ cũng háo hức chờ đợi thánh lễ này không kém những người Công giáo. Họ tò mò muốn biết những người Công giáo sẽ làm gì trên mảnh đất của họ? Vì thế mà họ đã kịp có mặt từ rất sớm tại nhà thờ họ Nguyễn Văn để xem thánh lễ diễn ra như thế nào?
Mở đầu thánh lễ, ông tộc trưởng dòng họ Nguyễn Văn là cụ Nguyễn Văn Du đại diện dòng tộc đọc sơ lược về lịch sử và sự đóng góp của con cháu trong dòng họ cho đạo và đời. Tiếp đến là lời phát biểu của linh mục Gioan Nguyễn Phước, hiện là linh hướng của Đại Chủng Viện Vinh-Thanh. Ngài khen ngợi nghĩa cử cao đẹp của con cháu dòng họ Nguyễn Văn đối với ông bà tổ tiên. Đồng thời ngài cũng giải thích cho lương dân có mặt tại buổi lễ hiểu rõ hơn về mối tương quan của những người Công giáo với ông bà tổ tiên, vì có sự hiểu lầm từ trước đến nay là người Công giáo bỏ ông bỏ bà khi theo đạo. Ngài khẳng định lại, người Công giáo luôn sống tinh thần uống nước nhớ nguồn đối với những người đã khuất, vì cũng như lòng tin của phần đông người Việt Nam, chết không phải là hết, chết là đi vào cuộc sống vĩnh cửu. Điều đó được thể hiện ở việc, hằng năm người Công giáo dành nguyên tháng 11 để cầu nguyện cho các linh hồn, vào các ngày lễ giỗ con cháu thường góp tiền xin lễ cho các linh hồn ông bà tổ tiên của mình, hơn thế nữa, hằng ngày, khi dâng thánh lễ đều có một lời nguyện trang trọng cầu cho ông bà tổ tiên.
Trong phần giảng lễ, từ tước hiệu Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Maria, linh mục chủ tế đã nhấn mạnh đến tình thương của Thiên Chúa, tình thương của ông “Trời”, đã dựng nên loài người, đã tha thứ cho tội bất tuân, phản loạn, khước từ của con người, đã muốn quy tụ mọi người thành một dân tộc duy nhất. Ngài khuyên nhủ mọi người trở về với đạo đức của ông bà tổ tiên, ăn ngay ở lành, để đức lại cho con cháu. Ngài không quên nhắc lại sứ điệp của Công đồng Vaticanô II: “Những kẻ đang tìm kiếm Thiên Chúa trong bóng tối và qua ngẫu tượng, Thiên Chúa mà họ không biết, cả những kẻ ấy, Ngài cũng không xa họ, bởi vì chính Ngài ban cho mọi người sự sống, hơi thở và tất cả mọi sự (x. CvTđ 17,25-28), và vì là Ðấng Cứu Thế, Ngài muốn mọi người đều được cứu rỗi (x. 1Tm 2,4). Thực thế, những kẻ vô tình không nhận biết Phúc Âm của Chúa Kitô và Giáo Hội Người, nhưng nếu thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa, và dưới tác động của ơn thánh, họ cố gắng chu toàn Thánh Ý Thiên Chúa trong công việc mình theo sự hướng dẫn của lương tâm, thì họ có thể được cứu rỗi. Cả những kẻ vô tình chưa nhận biết Thiên Chúa cách rõ ràng, nhưng nhờ ơn Chúa, cố gắng sống đời chính trực, thì Chúa Quan Phòng không từ chối ban ơn trợ lực cần thiết để họ được cứu rỗi. Thực vậy, Giáo Hội xem tất cả những gì là chân thiện nơi họ như để chuẩn bị họ lãnh nhận Phúc Âm, và như một ân huệ mà Ðấng soi sáng mọi người ban cho hầu cuối cùng họ được sống.” (Hiến chế Giáo hội, số 16)
Kết thúc thánh lễ, một vị đại diện dòng họ đã ngỏ lời cảm ơn tới linh mục và bà con giáo dân xứ Mỹ Khánh. Cuối cùng, con cháu dòng họ Nguyễn Văn đã tổ chức nghi thức niệm hương.
Chúng tôi rời mảnh đất Đồng Hiền mà lòng luôn hân hoan vui sướng, cảm tạ Thiên Chúa đã cho chúng tôi có dịp dâng lễ trên một mảnh đất mới mẻ và cùng với người lương dân cầu nguyện cho ông bà tổ tiên. Liệu đây có phải là mảnh đất màu mỡ cho hạt giống Tin Mừng nảy nở hay không? Chúng tôi vẫn hy vọng, nhờ lời bầu cử của Mẹ Vô Nhiễm. một ngày không xa, sẽ có nhiều người trên mảnh đất Đồng Hiền thân thương này, nhận ra ân huệ của Thiên Chúa và cùng chúng tôi ca tụng Thiên Chúa.
Thái Yên
Giáo xứ Tam Tòa mừng lễ Quan Thầy ở bên đường, dưới trời nắng gắt
Minh Tâm
18:47 11/12/2009
GPVO - Sáng ngày 9/12/2009, khoảng 1.000 giáo dân của giáo xứ Tam Tòa và các giáo xứ lân cận đã tập họp trước nhà ông Lý, chủ tịch Hội đồng Mục vụ giáo xứ, để mừng lễ Mẹ Vô Nhiễm - Quan Thầy của giáo xứ.
Sau những biến cố đau thương, cha quản xứ Phêrô Lê Thanh Hồng thường đến dâng lễ Chúa nhật cho các giáo dân trong căn phòng nhỏ trên gác 3 của nhà ông. Để có thể tiếp đón nhiều người đến dự lễ và chung vui với giáo xứ, từ những ngày trước, giáo dân đã làm một lễ đài lộ thiên phía trước nhà ông. Ngoài những giáo dân, không thiếu những người hiếu kỳ và những người “làm nhiệm vụ”.
Trong ngày lễ, giáo xứ đã đón nhận lẵng hoa của UBND Tỉnh, Thành phố Quảng Bình và phường Đồng Mỹ.
Đúng 9g00, ca đoàn hát ca nhập lễ, đoàn đồng tế gồm 15 cha đã tiến ra lễ đài. Cha Quản hạt Đồng Troóc Phêrô Nguyễn Bình Yên, chủ tế. Ngoài cha Quản hạt Minh Cầm và các cha trong địa bàn tỉnh Quảng Bình, còn có ba cha đồng hương Quảng Bình, đang giảng dạy tại Đại Chủng viện Vinh Thanh, cha Bề trên GB. Nguyễn Khắc Bá, cha Linh hướng Gioan Nguyễn Phước, cha Giáo Phêrô Nguyễn Văn Viên, về dâng Thánh lễ. Giáo dân đã sốt sắng, hân hoan cảm tạ Thiên Chúa và tuyên xưng đức tin giữa cái nắng gay gắt của buổi trưa.
Trong bài giảng lễ, cha Linh hướng Đại chủng viện đã mời gọi mọi người tiếp tục dâng lời ca tụng Mẹ như Thiên thần Gabrien trong ngày truyền tin: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người phụ nữ”, vì Mẹ đang hiện diện giữa đoàn con cái. Như một người mẹ trong gia đình luôn yêu thương cách đặc biệt những đứa con tàn tật, đau khổ, bị thiệt thòi, Đức Maria chắc chắn đang hiện diện và yêu thương đoàn con cái bơ vơ, bị xỉ nhục, không có được một mái ấm. Ngài đã dựa vào bài đọc 1 trích trong sách sáng thế để giảng giải về tội nguyên tổ. Con người bị ma quỉ cám dỗ, đã đánh mất lòng tín thác vào Đấng Sáng Tạo, và khi lạm dụng tự do, con người đã bất tuân mệnh lệnh của Thiên Chúa. Trong tội này, con người đã chọn chính mình thay vì Thiên Chúa và do đó đã khinh mạn Thiên Chúa: Con người đã chọn mình bất chấp Thiên Chúa, bất chấp tình trạng thụ tạo và do đó bất chấp cả điều tốt lành cho bản thân. Tội nguyên tổ vẫn tiếp tục diễn ra ngày hôm nay khi con người quay lưng với Thiên Chúa, giết Thiên Chúa, sống như thể không có “ông Trời”. Kinh Thánh đã cho thấy những hậu quả bi đát của sự bất tuân đầu tiên đó: sợ hãi, trần truồng, chia rẽ, lầm than, chết trong nỗi tuyệt vọng. Khi con người không đón nhận Thiên Chúa là Cha, con người sẽ rơi vào hận thù, chia rẽ, gian dối, khoác lác, không có lương tri, không giữ lời hứa, không chút tình cảm, không chút xót thương, tham lam, buông theo những dục tình đồi bại… Là người Kitô hữu, chúng ta phải hãnh diện mình là con cái Thiên Chúa, quyết tâm diệt trừ mọi tính hư tật xấu, lấy yêu thương đối lại hận thù và noi theo Đức Maria đem Chúa đến cho những người khác.
Cuối cùng cha linh hướng đã nghẹn ngào khi thấy giáo dân phải dự lễ giữa đường cái, dưới ánh nắng gay gắt, trong một thành phố đẹp như Đồng Hới và cầu chúc cho giáo xứ mau có một ngôi nhà thờ khang trang để phụng thờ Thiên Chúa và có được quyền tự do tín ngưỡng thật sự.
Thánh lễ kết thúc trong nghiêm trang trật tự, mọi người ra về cảm nhận được sự che chở của Mẹ từ ái và tình thương vô biên của Thiên Chúa.
Minh Tâm
Sau những biến cố đau thương, cha quản xứ Phêrô Lê Thanh Hồng thường đến dâng lễ Chúa nhật cho các giáo dân trong căn phòng nhỏ trên gác 3 của nhà ông. Để có thể tiếp đón nhiều người đến dự lễ và chung vui với giáo xứ, từ những ngày trước, giáo dân đã làm một lễ đài lộ thiên phía trước nhà ông. Ngoài những giáo dân, không thiếu những người hiếu kỳ và những người “làm nhiệm vụ”.
Trong ngày lễ, giáo xứ đã đón nhận lẵng hoa của UBND Tỉnh, Thành phố Quảng Bình và phường Đồng Mỹ.
Đúng 9g00, ca đoàn hát ca nhập lễ, đoàn đồng tế gồm 15 cha đã tiến ra lễ đài. Cha Quản hạt Đồng Troóc Phêrô Nguyễn Bình Yên, chủ tế. Ngoài cha Quản hạt Minh Cầm và các cha trong địa bàn tỉnh Quảng Bình, còn có ba cha đồng hương Quảng Bình, đang giảng dạy tại Đại Chủng viện Vinh Thanh, cha Bề trên GB. Nguyễn Khắc Bá, cha Linh hướng Gioan Nguyễn Phước, cha Giáo Phêrô Nguyễn Văn Viên, về dâng Thánh lễ. Giáo dân đã sốt sắng, hân hoan cảm tạ Thiên Chúa và tuyên xưng đức tin giữa cái nắng gay gắt của buổi trưa.
Trong bài giảng lễ, cha Linh hướng Đại chủng viện đã mời gọi mọi người tiếp tục dâng lời ca tụng Mẹ như Thiên thần Gabrien trong ngày truyền tin: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người phụ nữ”, vì Mẹ đang hiện diện giữa đoàn con cái. Như một người mẹ trong gia đình luôn yêu thương cách đặc biệt những đứa con tàn tật, đau khổ, bị thiệt thòi, Đức Maria chắc chắn đang hiện diện và yêu thương đoàn con cái bơ vơ, bị xỉ nhục, không có được một mái ấm. Ngài đã dựa vào bài đọc 1 trích trong sách sáng thế để giảng giải về tội nguyên tổ. Con người bị ma quỉ cám dỗ, đã đánh mất lòng tín thác vào Đấng Sáng Tạo, và khi lạm dụng tự do, con người đã bất tuân mệnh lệnh của Thiên Chúa. Trong tội này, con người đã chọn chính mình thay vì Thiên Chúa và do đó đã khinh mạn Thiên Chúa: Con người đã chọn mình bất chấp Thiên Chúa, bất chấp tình trạng thụ tạo và do đó bất chấp cả điều tốt lành cho bản thân. Tội nguyên tổ vẫn tiếp tục diễn ra ngày hôm nay khi con người quay lưng với Thiên Chúa, giết Thiên Chúa, sống như thể không có “ông Trời”. Kinh Thánh đã cho thấy những hậu quả bi đát của sự bất tuân đầu tiên đó: sợ hãi, trần truồng, chia rẽ, lầm than, chết trong nỗi tuyệt vọng. Khi con người không đón nhận Thiên Chúa là Cha, con người sẽ rơi vào hận thù, chia rẽ, gian dối, khoác lác, không có lương tri, không giữ lời hứa, không chút tình cảm, không chút xót thương, tham lam, buông theo những dục tình đồi bại… Là người Kitô hữu, chúng ta phải hãnh diện mình là con cái Thiên Chúa, quyết tâm diệt trừ mọi tính hư tật xấu, lấy yêu thương đối lại hận thù và noi theo Đức Maria đem Chúa đến cho những người khác.
Cuối cùng cha linh hướng đã nghẹn ngào khi thấy giáo dân phải dự lễ giữa đường cái, dưới ánh nắng gay gắt, trong một thành phố đẹp như Đồng Hới và cầu chúc cho giáo xứ mau có một ngôi nhà thờ khang trang để phụng thờ Thiên Chúa và có được quyền tự do tín ngưỡng thật sự.
Thánh lễ kết thúc trong nghiêm trang trật tự, mọi người ra về cảm nhận được sự che chở của Mẹ từ ái và tình thương vô biên của Thiên Chúa.
Minh Tâm
Mời theo dõi cuộc chơi ''Xướng - Họa''(2)
Lm. Trăng Thập Tự
18:54 11/12/2009
MỜI THEO DÕI CUỘC CHƠI XƯỚNG HỌA (2)
Cho đến khuya 11-12, bài mới nhất được ghi số 43. Càng về sau, càng thêm những bài lý thú, có cả một bài thuận nghịch độc. Xin mời quý độc giả thưởng thức những bài mới, từ bài 8 đến 20. Chúng tôi giới thiệu cả những bài còn sai luật bằng trắc, vì đây là cuộc chơi, trong một bầu khí vui tươi, cởi mở, đón nhận. Bài số 12 là bài văn xuôi đầu tiên, xin được xếp vào chỗ kết thúc của đợt thông tin thứ hai này.
Trò chơi này phát xuất từ lời đoan hứa giữ gìn khiết tịnh. Để thấy rõ hơn về chiều sâu của những vần thơ chia sẻ, bạn đọc đừng quên xem lại lời mời gọi này ở:
http://huongvedaihoidanchua.net/doanhuakhiettinh/3445.html
Lm TRĂNG THẬP TỰ
Bài 8: MẸ KHIẾT TRINH.
Ánh sáng xua đi quá khứ đen,
Từ lời trinh nữ ngát hương sen.
Tổ tông mất phúc: tổ tông lỗi,
Dòng dõi được ơn: dòng dõi khen.
Hai tiếng xin vâng danh thánh trọng,
Một câu phó thác phận tôi hèn.
Đơn sơ khiết tịnh nơi đầm đục,
Vượt trội ngàn hoa hương ngát chen.
Bùi Nghiệp
Bài 9: GỞI NGƯỜI THIẾU NỮ
Giữa chốn thế trần đổi trắng đen,
Xin em khiết tịnh tựa hoa sen.
Thanh cao giữ ngọc: thanh cao quý!
Trong trắng gìn vàng: trong trắng khen!
Giống Mẹ đồng trinh vâng Chúa trọng,
Như Bà trong sạch nhận tôi hèn.
Kìa xem sen nở nơi đầm nước,
Nào có vương bùn đục lấn chen.
Bùi Nghiệp
Bài 10: DÂNG MẸ TẤM LÒNG SON
Trần tình thế thái có còn đen?
E ấp thẹn thùng những nụ sen
Trong trắng vươn lên ai đã biết
Đoan trang hiền dịu chúng thầm khen
Lòng trinh tỏa ngát gìn thanh khiết
Hương vị bay cao khỏi đớn hèn
Gìn giữ muôn ngày về bến Mẹ
Thanh nhàn giải thoát khỏi tranh chen.
Thuận Hiếu
Bài 11: THÌ THẦM DÂNG MẸ
Muôn ngàn trùng vợi chốn bùn đen
Le lói bên đời những nụ sen
E lệ hé môi cầu khẩn nguyện
Thẹn thùng nhếch miệng ngợi ca khen
Tung hô mẹ cả muôn trìu mến
Khiêm hạ con thơ chốn thấp hèn
Thầm nguyện Trời cao Ngài chứng giám
Trinh nguyên con Mẹ chẳng bon chen
Thuận Hiếu
Bài 13: NỖI NIỀM MÂU THUẪN
Có lúc đời con tựa đêm đen
Dù lòng mong ước trắng như sen (*)
Phàm nhân yếu đuối luôn đáng trách
Thánh Mẫu trinh nguyên được chúc khen
Xin Mẹ chở che thương nâng đỡ
Dìu con thẳng tiến tránh yếu hèn
“Xin vâng” với Mẹ, con phó thác
Con vững tin yêu, chẳng bon chen
TRẦM THIÊN THU
Bai 14: NIỀM TIN
Ðường đời rong ruổi mãi tối đen
Ước mơ có được ít hương sen
Ðiểm tô cho bớt cơn hiu quạnh
Nghiệm thấy tình đời vẫn đáng khen
Ai ơi! nhớ nhé: đời thế đấy
Có lúc cao sang, có lúc hèn
Cao cả trên hết: Tin nơi Chúa
Sẽ thấy cuộc đời bớt bon chen.
Song Kiều
Bai 15: ĐỜI CON CÓ MẸ
Bầu trời đêm tối một màu đen
Kìa ai đứng đó giữa đầm sen
Trên cõi trời cao tung hô Mẹ
Khắp chốn dương gian hát ca khen.
Ánh sáng lung linh xua đêm vắng
Bóng tối âm u nhuốm tội hèn
Gian khổ ngày đêm con dâng Mẹ
Tội lỗi gian trần con chẳng chen.
Quân Tuấn Anh
Bài 16: E VÀ MỚI
( Mến tặng các cháu tuổi vào đời)
Mẹ, từ Ý Chúa thuở Ê Đen,
Thanh thoát vào đời tựa đoá sen,
Sốt sắng theo Con luôn tỉnh thức,
Trầm ngâm mến Chúa mãi ca khen.
Khuyên người xa lánh phường sa đoạ,
Nguyện Chúa xót thương kẻ mọn hèn.
Nhất trí đồng tâm trông cậy Mẹ,
Noi gương khiết tịnh chẳng bon chen…
Thế Kiên Dominic s/n 1918
Bài 17: DÂNG MẸ ĐỜI CON
(thân tặng các kỹ nữ)
Con dâng lên Mẹ trái tim đen,
Nửa đời hương phấn, kiếp con sen,
Xé nát đời con đôi dòng lệ,
Con tha thiết lắm một lời khen.
Nay con ra đi lòng nguyện nhủ,
Có Mẹ đời con sẽ hết hèn.
Con về với Mẹ trên đường mới,
Đời con có Mẹ, hết bon chen.
Lm Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb
Bai 18: MẸ YÊU
Bóng tối tràn ngập một màu đen
Con quỳ lặng lẽ với đóa sen
Đem dâng lên Mẹ đầy tha thiết
Cố sống thật ngoan để Mẹ khen
Đôi lúc con buồn nhưng không nản
Vì con có Mẹ, chẳng yếu hèn
Dù cho cuộc sống đầy gian khổ
Lòng con thanh thản, chẳng bon chen.
DANUBE BLEU
5.10.12.2009
ROSALIE LÊ THỊ BÍCH HÀ
Bài 19
Khu vườn, thủa ấy tại E- đen.
Đẹp lắm, dặt dìu những bóng sen.
Quỷ dữ chen vào, lời dối trá.
Người hiền vương bẫy, nhận ca khen.
Khổ đau, người trần chịu từ đó.
Hạnh phúc, Chúa Trời đoái kiếp hèn.
Đổi mẹ, E-va, người Mẹ mới.
Trinh thai, Vô Nhiễm, Phúc đan chen.
Trinh Nguyên
Bài 20
Nghe quỷ, E-va, tạo kiếp đen.
Nào ngờ giòng dõi, một bông sen.
Quỷ ma độc giữ, lời nguyền rủa.
Thiên Sứ hiền lành, cất tiếng khen.
Rắn độc rập rình, tìm cắn gót.
Chúa thương che chở, giữ người hèn.
E-và được đổi, Eva mới.
Giáo hội, nhờ Người, phúc nở, chen.
Trinh Nguyên
Bai 12: SEN GIỮA LẦY
Về thăm vườn cũ thuở Ê-đen
Thanh thoát ô kìa một đóa sen.
Trong trắng giữa lầy trong trắng gọi
Lặng thầm trên sóng lặng thầm khen.
Gọi mời ai giữ gìn cao quý
Khen ngợi Ai thương đoái mọn hèn.
Hướng tạ ơn Trời chưa nháy mắt
Ngoảnh nhìn sen đã nở đua chen.
Vào một buổi chiều, rất lâu sau cái ngày bị trục xuất khỏi chốn địa đàng, tôi, E-và, lại được Đức Chúa mời về thăm vườn xưa.
Ê-đen, ôi cái tên gợi nhớ bao ngày tháng rất xưa, xưa nhưng chưa bao giờ cũ! Nơi bắt đầu. Nơi kết thúc. Để lại bắt đầu… “A-đam, anh ở đâu?” Trên đường về, tôi đã đưa mắt quanh quất, thầm mong gặp lại chàng, gặp lại chính chàng, thuở ban đầu. “Dù chính em là người đã đưa tay hái và trao cho anh trái cây giữa vườn, anh vẫn không hiểu là em đã dành tất cả cho anh sao, và chỉ riêng anh thôi? Với em, anh quan trọng biết bao! Em đã phản bội Đức Chúa chứ nào đã phản bội anh? A-đam! A-đam! Anh của em! Anh ở đâu?”
Đang miên man với những khắc khoải hàng ngàn năm, cửa vườn đã ngay trước. “Lạy Đức Chúa, hành trình về lại chốn xưa dài như đêm trắng, lúc tưởng chừng quỵ ngã trong đơn côi lại kết thúc chẳng ngờ. Chẳng ngờ như ngày xưa con đã phải xa lìa chốn thiên thai, xa lìa Ngài và cũng xa lìa tình yêu chàng”…
Tôi vẫn còn nhớ rõ những lưỡi gươm sáng lóe trong vườn của các thần hộ giá ngày xưa đó. Làm sao có thể quên được thứ ánh sáng sắc lạnh như ánh chớp nhạt nhòa dấu chân sót lại, xóa vết đường đi lối bước về địa đàng. Tất cả ở phía sau. Qua mất rồi khi mặt đất dưới chân tôi đen ngòm gai góc, còn không gian là màu xám tang thương.
Bất giác tôi lo sợ. Có lưỡi gươm nào sẽ cản lối, có lưỡi gươm nào phải đâm thâu khi tôi tiến vào?
Thật ngạc nhiên! Lối về không… như ngày ra đi. Đón tôi là các thiên thần - bé thơ tung tăng đùa chơi bên những cành hồng rực rỡ rung rinh trong gió. Quá nhiều bé thơ! Nhiều không kể xiết! Ngào ngạt hương! Nồng nàn quá hương… Tình Yêu! Trái tim tôi bỗng đập mạnh. Hơi thở tôi bỗng dồn dập. Tay chân tôi bỗng run rẩy. Chính là chàng và tôi đã nhìn thấy nhau lần đầu tiên trong vườn Tình này. Tóc tôi thơm. Và bàn tay chàng ấm nóng. Tôi lại thấy chúng tôi trong trò chơi trốn tìm, trong cái nhìn trong veo và tiếng cười rổn rảng thơ ngây.
“Mẹ ơi! Mẹ ơi!” Có ai đang gọi mẹ. Không phải một tiếng gọi, mà rất nhiều tiếng gọi. Đưa mắt nhìn tôi thấy các thiên thần - bé thơ đang nhoẻn cười. Từ ngày Aben mất và Cain ngược xuôi trên mặt đất, tôi chẳng còn nghe tiếng gọi “Mẹ ơi”. Bà mẹ của chúng sinh mãi không được ai gọi là mẹ nữa. Có phải vì thế mà các con trai, con gái, con của tôi, những đứa con tôi có được nhờ Đức Chúa, đã dần từ chối quyền làm mẹ, làm cha?
Nỗi khát khao nghe được tiếng “Mẹ ơi” tưởng chừng đã chết lịm phút chốc trỗi dậy. Tôi là ai? E-và. E-và nghĩa là gì nếu không phải là mẹ? Sự cách chia với chàng, A-đam, đã che lấp cái tên E-và do chính chàng trao tặng. Quá lâu rồi! Tôi đánh mất giữa cơn quay quắt thương nhớ chàng và sự vắng bóng tiếng con trẻ bi bô.
Đôi chân thôi thúc tôi tiến đến gần thiên thần - bé thơ. Tôi đưa tay. Có khoảng cách giữa bàn tay tôi và bé thơ. Không chạm đến được. Tôi khom mình. Vẫn không chạm vào được. Tôi quỳ xuống. Vẫn không thể chạm được. Trước bà mẹ già nua với bàn tay nhăn nheo và lớp áo sống nhàu nát bụi bặm ngàn năm tuổi, các thiên thần - bé thơ không bỏ chạy mà vẫn bi bô “Mẹ ơi” và đưa tay vẫy gọi. Tôi rướn người gắng thêm chút nữa nhưng…Tôi cảm thấy bất lực và đổ sụp. Khi hàng mi khép lại, hình ảnh A-đam xuất hiện trong đầu tôi. Vẫn luôn là chàng. “Giá mà có anh ở đây. Một người mẹ dường như không đủ. Con chúng ta cần có một người cha nữa. Một mình em, em không thể, em không thể…”
Bỗng nhiên tôi thấy mình được nâng lên, càng lúc càng được nâng cao hơn. Tôi cảm thấy một làn gió mơn trớn khắp người. Mở mắt, tôi thấy mình đang lướt đi trong không trung giữa muôn vàn thiên thần – bé thơ. Những đôi cánh trắng muốt vẫy đập. Những bàn tay mũm mĩm ôm chặt lấy cổ, tay, chân, eo, trước ngực cũng như sau lưng tôi. Trái tim buốt giá dần ấm áp nhờ cặp má bầu bĩnh của con trẻ áp sát đòi sữa. Đôi tay mỏi mệt rã rời được cất cánh bay cao, đôi chân nặng nề lấm lem được nhấc bổng lướt nhanh bởi hàng trăm bé thơ quấn quýt ấp ôm.
Chớp mắt tôi đã về giữa vườn. Tiếng cười trong veo và những đôi cánh trắng xa dần. Giữa vườn còn mình tôi.
Con rắn. Trái cấm. Trần truồng. Đức Chúa. Cây trường sinh… Hình ảnh và âm thanh của buổi chiều hôm đó dồn dập ập về. Nỗi sợ hãi ngày xưa bỗng dâng tràn. Tôi nghe rõ tiếng Đức Chúa từ ngàn năm vọng về bên tai: “"Ngươi đã làm gì thế?" Ngày xưa tôi… Quá tủi hổ, tôi lại tìm cách lẩn trốn. Tôi bịt chặt đôi tai, nhắm nghiền đôi mắt. “Lạy Đức Chúa, con không dám nhìn thứ trái cây “ăn thì ngon, trông thì đẹp mắt, và đáng quý”. Con quá sợ những lời đường mật ngày xưa “Chẳng chết chóc gì đâu!”. Con tin chắc rắn vẫn ở trong vườn và cây trường sinh vẫn được canh giữ ngày đêm. Xin Ngài thương xót con! Xin Ngài thương cứu con!”
Trong bóng tối của âm thanh và cảnh sắc, tôi nhận thấy mặt đất dưới chân mình ẩm ướt và mềm hơn lạ thường. Một cơn gió lạnh buốt ập vào để lại trên môi vị chua đắng ẩm ướt. Tôi rùng mình.
Có điều gì xa lạ trong vườn. Ngày xưa gió dịu dàng và không gian rất ngọt ngào.
Nhưng cũng có điều gì rất gần gũi như ngàn năm nay. Mồ hôi. Nước mắt. Đắng đót.
Thôi rồi! Chính cái thân rã rời bụi đất với bao đắng cay, bẽ bàng, với bao lao nhọc, vất vả của tôi đã làm ô uế nơi thánh thiêng nhất của vườn địa đàng. “Lạy Đức Chúa! Ngài đã sai lầm khi cho con quay về đây. Ngài được gì khi con làm ố bẩn vườn của Ngài? Con được gì khi phải vừa sống, vừa dằn vặt bản thân suốt hàng ngàn năm giữa cảnh hạnh phúc chưa kịp chín thì nước mắt đã đầm đìa; rồi cuối cùng, con nhận thấy mình chua đắng và giá lạnh giữa vườn xưa?”
“Không, tôi không thể chịu đựng cơn đau đớn này. Tôi không muốn một lần nữa sa ngã giữa vườn. Tôi không đủ can đảm để nhìn cảnh tượng này. Tôi phải ra khỏi vườn trước khi Ngài tìm gặp tôi một lần nữa.”
Toan cất bước…Nhưng kìa! Không phải đây chính là cái đầm lầy sau túp lều tôi vẫn sống sao? Không phải màu đen đặc quánh của màn đêm mà tôi vẫn ngụp lặn ngàn năm này qua ngàn năm kia ư? Ánh trăng chênh chếch kia không phải là người bạn sưởi ấm tôi giữa triệu đêm cô đơn sao? Tôi đã quay về? Hay vẫn ở giữa vườn địa đàng? Sao tôi không thấy cây biết lành biết dữ? Sao tôi không thấy cây trường sinh? Sao giữa vườn lại là đầm hoang vu?
Chợt có tiếng cựa mình khe khẽ. Tôi đưa tay tìm kiếm và khẽ hỏi “Ai đó?”. Đêm trả lời lặng thinh.
Những lại một tiếng lách tách vang lên. Tôi nheo mắt. Nương theo ánh trăng, tôi hướng về phía đầm lầy vẫn đen kịt ngày đêm. Đúng rồi! Có điều gì đó. Có vật gì đó… Ô kìa! Một Búp Sen! Một Búp Sen trắng nõn giữa đầm! Màu trắng ấy! Màu trắng ấy ở ngay giữa đầm lầy trước mắt tôi. Có bao giờ? Bao ngàn năm rồi? Có bao giờ? Với tôi, chỉ có ánh trăng trên kia khi tròn đầy mới mang màu trắng thật. Một đám mây kéo ngang cũng làm vẩn đục trinh khiết. Một đêm khuyết bóng cũng làm mờ tối trắng trong. Trăng tròn ở trên cao. Tôi chẳng thể nào với tới được. Lại còn lần đưa tay với trái cấm ngày xưa trên cây biết lành biết dữ…
Lại một cơn gió lướt qua tôi. Búp Sen ngả theo gió và khẽ khàng hé cánh tỏa hương. Gió thổi vào tôi. Sen nghiêng mình về phía tôi. Hương của Sen theo gió quyến luyến thân xác tôi. Cái búp thanh thoát kia hướng về tôi, nghiêng về tôi! Cái mùi hương thanh tịnh đó tràn vào tôi, quấn lấy tôi! Và những cơn gió thanh tẩy, chiều tối này sao cứ nhằm vào tôi mà thổi suốt!
Từ đâu Sen cao quý giữa đầm lầy cho E-và sống trong một túp lều rách nát? Từ đâu một mùi hương thánh đức dành cho Sen chứ không phải một loài hoa khác? Từ đâu những cơn gió thần linh tỏa lan hương?
Từ đâu? Đã có điều xảy ra từ lâu rồi mà tôi không hề hay biết cho đến khi nó xảy ra. Điều gì đó rất lặng thầm. Đã có điều gì đó dành cho tôi từ lâu rồi mà tôi không hề hay biết cho đến khi nó ập tới. Điều gì đó rất gọi mời.
Điều gì lặng thầm? Điều gì mời gọi? Điều gì dành cho tôi? A-đam? Ca-in? A-ben? Tất cả những điều đó đã xảy ra rồi! Còn điều gì chưa xảy ra? Còn điều gì tôi mong đợi mà chưa xảy ra? Còn điều gì được hứa hẹn cho tôi, cho con cháu tôi?
Tôi phải tìm cho ra điều đó. Lạ lùng. Thôi thúc. Tôi quyết định thức suốt đêm.
Thật lạ là tôi không hề mỏi mệt, khác hẳn những lần trắng đêm thương nhớ A-đam và các con. Những lần ấy càng về sáng tôi càng suy sụp, nhưng đêm nay thì không. Có một niềm tin tưởng dâng tràn trong tôi. Chỉ thêm một chút nữa, một chút nữa thôi.
Tôi không hề rời mắt khỏi Búp Sen chớm nở. Ánh trăng vẫn chiếu sáng mặt đầm.
Trời càng về khuya, tôi càng tỉnh táo. Hơn thế nữa, lòng tôi thật hân hoan. Có một điều lãng quên sắp trở lại. Lần đầu tiên, tôi chờ mong ngày mau sáng. Lần đầu tiên, tôi khao khát được thấy ánh bình mình. Chẳng hiểu vì sao. E-và tôi chỉ biết một điều, khi trời sáng, Sen sẽ nở tung.
Đêm nay quả là một đêm dài. Tôi nghĩ là nó đủ dài để tôi lục bới, tìm kiếm quá khứ. Cuốn phim đời tôi được quay ngược chậm chạp để chắc chắn rằng, tôi không bỏ sót điều mà lúc này tôi đang mong tìm về.
Gió thổi suốt đêm. Hương lan tỏa. Bụi đất trên người tôi bị gió cuốn đi. Ngay cả đầm lầy kia, tôi bắt đầu thấy sóng sánh nước. Và Búp Sen kia đang hết sức cựa mình thành đóa.
Cuốn phim đã được quay ngược về ngày cuối cùng tại vườn địa đàng. Ngày ấy, Đức Chúa đã nói với A-đam “Vì ngươi đã nghe lời vợ và ăn trái cây mà Ta đã truyền cho ngươi rằng: "Ngươi đừng ăn nó", nên đất đai bị nguyền rủa vì ngươi; ngươi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi, mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra. Đất đai sẽ trổ sinh gai góc cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ ngoài đồng. Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn, cho đến khi trở về với đất, vì từ đất, ngươi đã được lấy ra. Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất.". Lời đã ứng nghiệm từ rất lâu rồi. Bụi đất. Tro tàn. Khắp mặt đất.
Ngài cũng nói với tôi “Ta sẽ làm cho ngươi phải cực nhọc thật nhiều khi thai nghén; ngươi sẽ phải cực nhọc lúc sinh con. Ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi, và nó sẽ thống trị ngươi.” Tôi đã gánh gồng nỗi đau đớn bẽ bàng vì con cái và niềm khao khát không bao giờ được ắp đầy khi chàng không còn gọi tôi là “xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi” hàng ngàn năm qua.
Vậy điều gì chưa xảy ra? Tôi có bỏ sót lời nào không? Suy đi nghĩ lại trong lòng, tôi chắc mình không bỏ quên bất kỳ điều nào. Làm sao tôi có thể quên được những lời đã đeo đẳng tôi, A-đam và con cháu chúng tôi từ đời này sang đời kia!
Phim lại tiếp tục quay…
“Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó.”
Ngay lúc đó tia nắng đầu ngày lướt qua Búp Sen trắng và Mặt Trời rực rỡ nhô cao từ từ chiếu sáng cả đầm lầy. Sen vươn cao hứng trọn ánh bình mình bừng nở. Mặt đầm vỗ sóng và lóng lánh ánh vàng. Hương sen tỏa ngào ngạt như Khúc tiến hương Ngợi Khen Ánh Ban Mai.
Đúng rồi! Chính là điều đó! Niềm trông đợi đã bị biết bao đau đớn thể xác lẫn tâm hồn từ án phạt năm xưa che lấp. Thật Ngài đã phán “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó.” Chưa bao giờ, nhưng hôm nay. Hôm nay chính là ngày Lời Ngài được khai mở và Lời đó viên thành.
Tạ ơn Ngài! Tạ ơn Đức Chúa!
Đang khi chắp tay cúi mình, mắt tôi dừng lại trước mặt đầm thì… Ô kìa, biết bao nhiêu sắc sen hồng, đỏ, xanh, tím, vàng… đua chen khắp mặt đầm. Và kìa, Đóa Sen trắng duy nhất giữa đầm đang nghiêng mình về phía tôi thật tha thiết. Cái màu trắng trinh khiết, cái nghiêng mình khiêm nhường mà thân vẫn ngập trong đầm lầy hôi hám sao mà thanh thoát quá! Tôi ngây ngất…
Mặt Trời càng lúc càng lên cao và ánh sáng chan hòa khắp muôn nơi. Các tia nắng óng ánh tràn ngập lấy thân xác héo hắt ngàn năm tuổi bất động của E-và. Nước ở đâu tràn lên mặt đất và mỗi lúc mỗi dâng cao cho đến khi E-và - đang ngoan ngoãn cháy mình dưới sự thiêu đốt của Mặt Trời - tan dần vào làn nước.
Khắp mặt đất ngập nước. Nơi E-và tan biến mọc lên những búp sen trắng nhỏ...
Khi Mặt Trời còn tỏa sáng, sen sẽ còn vươn lên và bừng nở. Giữa đầm lầy, trong đêm đen, Búp Sen trắng duy nhất đã chờ đợi như một lời bảo chứng. Vì nếu có đến ngày mây đen, Mặt Trời mãi rực lửa trên cao sẽ khiến những đám mây tan chảy để tưới thẫm mặt đất. Vì đầm lầy của trần gian đã được đặt vào vị trí trung tâm vườn địa đàng dưới bóng rợp của quyền năng Đức Chúa ngày cũng như đêm.
Từ đâu, các thiên thần - bé thơ như những cánh bướm bay chấp chới trên mặt đầm. Hương sen ngào ngạt. Và bài ca “Manificat” được cất lên dìu dặt với sự lĩnh xướng của Đóa Sen Trắng và tiếng phụ họa của dàn đồng ca đầm lầy cùng với những cử điệu nhịp nhàng của bầy bướm xinh và những cánh sen rực rỡ rung rinh trong gió. Tất cả đều hớn hở và rạng ngời trong ánh sáng chòi lòa của Mặt Trời vĩnh cửu. Trước cảnh tượng trên, Đức Chúa mỉm cười phán “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con”.
9/12/2009 – 10/12/2009
Dâng Mẹ Hằng Cứu Giúp
Con cháu E-và
Cécilia Nguyễn Cát Thu
Cho đến khuya 11-12, bài mới nhất được ghi số 43. Càng về sau, càng thêm những bài lý thú, có cả một bài thuận nghịch độc. Xin mời quý độc giả thưởng thức những bài mới, từ bài 8 đến 20. Chúng tôi giới thiệu cả những bài còn sai luật bằng trắc, vì đây là cuộc chơi, trong một bầu khí vui tươi, cởi mở, đón nhận. Bài số 12 là bài văn xuôi đầu tiên, xin được xếp vào chỗ kết thúc của đợt thông tin thứ hai này.
Trò chơi này phát xuất từ lời đoan hứa giữ gìn khiết tịnh. Để thấy rõ hơn về chiều sâu của những vần thơ chia sẻ, bạn đọc đừng quên xem lại lời mời gọi này ở:
http://huongvedaihoidanchua.net/doanhuakhiettinh/3445.html
Lm TRĂNG THẬP TỰ
Bài 8: MẸ KHIẾT TRINH.
Ánh sáng xua đi quá khứ đen,
Từ lời trinh nữ ngát hương sen.
Tổ tông mất phúc: tổ tông lỗi,
Dòng dõi được ơn: dòng dõi khen.
Hai tiếng xin vâng danh thánh trọng,
Một câu phó thác phận tôi hèn.
Đơn sơ khiết tịnh nơi đầm đục,
Vượt trội ngàn hoa hương ngát chen.
Bùi Nghiệp
Bài 9: GỞI NGƯỜI THIẾU NỮ
Giữa chốn thế trần đổi trắng đen,
Xin em khiết tịnh tựa hoa sen.
Thanh cao giữ ngọc: thanh cao quý!
Trong trắng gìn vàng: trong trắng khen!
Giống Mẹ đồng trinh vâng Chúa trọng,
Như Bà trong sạch nhận tôi hèn.
Kìa xem sen nở nơi đầm nước,
Nào có vương bùn đục lấn chen.
Bùi Nghiệp
Bài 10: DÂNG MẸ TẤM LÒNG SON
Trần tình thế thái có còn đen?
E ấp thẹn thùng những nụ sen
Trong trắng vươn lên ai đã biết
Đoan trang hiền dịu chúng thầm khen
Lòng trinh tỏa ngát gìn thanh khiết
Hương vị bay cao khỏi đớn hèn
Gìn giữ muôn ngày về bến Mẹ
Thanh nhàn giải thoát khỏi tranh chen.
Thuận Hiếu
Bài 11: THÌ THẦM DÂNG MẸ
Muôn ngàn trùng vợi chốn bùn đen
Le lói bên đời những nụ sen
E lệ hé môi cầu khẩn nguyện
Thẹn thùng nhếch miệng ngợi ca khen
Tung hô mẹ cả muôn trìu mến
Khiêm hạ con thơ chốn thấp hèn
Thầm nguyện Trời cao Ngài chứng giám
Trinh nguyên con Mẹ chẳng bon chen
Thuận Hiếu
Bài 13: NỖI NIỀM MÂU THUẪN
Có lúc đời con tựa đêm đen
Dù lòng mong ước trắng như sen (*)
Phàm nhân yếu đuối luôn đáng trách
Thánh Mẫu trinh nguyên được chúc khen
Xin Mẹ chở che thương nâng đỡ
Dìu con thẳng tiến tránh yếu hèn
“Xin vâng” với Mẹ, con phó thác
Con vững tin yêu, chẳng bon chen
TRẦM THIÊN THU
Bai 14: NIỀM TIN
Ðường đời rong ruổi mãi tối đen
Ước mơ có được ít hương sen
Ðiểm tô cho bớt cơn hiu quạnh
Nghiệm thấy tình đời vẫn đáng khen
Ai ơi! nhớ nhé: đời thế đấy
Có lúc cao sang, có lúc hèn
Cao cả trên hết: Tin nơi Chúa
Sẽ thấy cuộc đời bớt bon chen.
Song Kiều
Bai 15: ĐỜI CON CÓ MẸ
Bầu trời đêm tối một màu đen
Kìa ai đứng đó giữa đầm sen
Trên cõi trời cao tung hô Mẹ
Khắp chốn dương gian hát ca khen.
Ánh sáng lung linh xua đêm vắng
Bóng tối âm u nhuốm tội hèn
Gian khổ ngày đêm con dâng Mẹ
Tội lỗi gian trần con chẳng chen.
Quân Tuấn Anh
Bài 16: E VÀ MỚI
( Mến tặng các cháu tuổi vào đời)
Mẹ, từ Ý Chúa thuở Ê Đen,
Thanh thoát vào đời tựa đoá sen,
Sốt sắng theo Con luôn tỉnh thức,
Trầm ngâm mến Chúa mãi ca khen.
Khuyên người xa lánh phường sa đoạ,
Nguyện Chúa xót thương kẻ mọn hèn.
Nhất trí đồng tâm trông cậy Mẹ,
Noi gương khiết tịnh chẳng bon chen…
Thế Kiên Dominic s/n 1918
Bài 17: DÂNG MẸ ĐỜI CON
(thân tặng các kỹ nữ)
Con dâng lên Mẹ trái tim đen,
Nửa đời hương phấn, kiếp con sen,
Xé nát đời con đôi dòng lệ,
Con tha thiết lắm một lời khen.
Nay con ra đi lòng nguyện nhủ,
Có Mẹ đời con sẽ hết hèn.
Con về với Mẹ trên đường mới,
Đời con có Mẹ, hết bon chen.
Lm Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb
Bai 18: MẸ YÊU
Bóng tối tràn ngập một màu đen
Con quỳ lặng lẽ với đóa sen
Đem dâng lên Mẹ đầy tha thiết
Cố sống thật ngoan để Mẹ khen
Đôi lúc con buồn nhưng không nản
Vì con có Mẹ, chẳng yếu hèn
Dù cho cuộc sống đầy gian khổ
Lòng con thanh thản, chẳng bon chen.
DANUBE BLEU
5.10.12.2009
ROSALIE LÊ THỊ BÍCH HÀ
Bài 19
Khu vườn, thủa ấy tại E- đen.
Đẹp lắm, dặt dìu những bóng sen.
Quỷ dữ chen vào, lời dối trá.
Người hiền vương bẫy, nhận ca khen.
Khổ đau, người trần chịu từ đó.
Hạnh phúc, Chúa Trời đoái kiếp hèn.
Đổi mẹ, E-va, người Mẹ mới.
Trinh thai, Vô Nhiễm, Phúc đan chen.
Trinh Nguyên
Bài 20
Nghe quỷ, E-va, tạo kiếp đen.
Nào ngờ giòng dõi, một bông sen.
Quỷ ma độc giữ, lời nguyền rủa.
Thiên Sứ hiền lành, cất tiếng khen.
Rắn độc rập rình, tìm cắn gót.
Chúa thương che chở, giữ người hèn.
E-và được đổi, Eva mới.
Giáo hội, nhờ Người, phúc nở, chen.
Trinh Nguyên
Bai 12: SEN GIỮA LẦY
Về thăm vườn cũ thuở Ê-đen
Thanh thoát ô kìa một đóa sen.
Trong trắng giữa lầy trong trắng gọi
Lặng thầm trên sóng lặng thầm khen.
Gọi mời ai giữ gìn cao quý
Khen ngợi Ai thương đoái mọn hèn.
Hướng tạ ơn Trời chưa nháy mắt
Ngoảnh nhìn sen đã nở đua chen.
Vào một buổi chiều, rất lâu sau cái ngày bị trục xuất khỏi chốn địa đàng, tôi, E-và, lại được Đức Chúa mời về thăm vườn xưa.
Ê-đen, ôi cái tên gợi nhớ bao ngày tháng rất xưa, xưa nhưng chưa bao giờ cũ! Nơi bắt đầu. Nơi kết thúc. Để lại bắt đầu… “A-đam, anh ở đâu?” Trên đường về, tôi đã đưa mắt quanh quất, thầm mong gặp lại chàng, gặp lại chính chàng, thuở ban đầu. “Dù chính em là người đã đưa tay hái và trao cho anh trái cây giữa vườn, anh vẫn không hiểu là em đã dành tất cả cho anh sao, và chỉ riêng anh thôi? Với em, anh quan trọng biết bao! Em đã phản bội Đức Chúa chứ nào đã phản bội anh? A-đam! A-đam! Anh của em! Anh ở đâu?”
Đang miên man với những khắc khoải hàng ngàn năm, cửa vườn đã ngay trước. “Lạy Đức Chúa, hành trình về lại chốn xưa dài như đêm trắng, lúc tưởng chừng quỵ ngã trong đơn côi lại kết thúc chẳng ngờ. Chẳng ngờ như ngày xưa con đã phải xa lìa chốn thiên thai, xa lìa Ngài và cũng xa lìa tình yêu chàng”…
Tôi vẫn còn nhớ rõ những lưỡi gươm sáng lóe trong vườn của các thần hộ giá ngày xưa đó. Làm sao có thể quên được thứ ánh sáng sắc lạnh như ánh chớp nhạt nhòa dấu chân sót lại, xóa vết đường đi lối bước về địa đàng. Tất cả ở phía sau. Qua mất rồi khi mặt đất dưới chân tôi đen ngòm gai góc, còn không gian là màu xám tang thương.
Bất giác tôi lo sợ. Có lưỡi gươm nào sẽ cản lối, có lưỡi gươm nào phải đâm thâu khi tôi tiến vào?
Thật ngạc nhiên! Lối về không… như ngày ra đi. Đón tôi là các thiên thần - bé thơ tung tăng đùa chơi bên những cành hồng rực rỡ rung rinh trong gió. Quá nhiều bé thơ! Nhiều không kể xiết! Ngào ngạt hương! Nồng nàn quá hương… Tình Yêu! Trái tim tôi bỗng đập mạnh. Hơi thở tôi bỗng dồn dập. Tay chân tôi bỗng run rẩy. Chính là chàng và tôi đã nhìn thấy nhau lần đầu tiên trong vườn Tình này. Tóc tôi thơm. Và bàn tay chàng ấm nóng. Tôi lại thấy chúng tôi trong trò chơi trốn tìm, trong cái nhìn trong veo và tiếng cười rổn rảng thơ ngây.
“Mẹ ơi! Mẹ ơi!” Có ai đang gọi mẹ. Không phải một tiếng gọi, mà rất nhiều tiếng gọi. Đưa mắt nhìn tôi thấy các thiên thần - bé thơ đang nhoẻn cười. Từ ngày Aben mất và Cain ngược xuôi trên mặt đất, tôi chẳng còn nghe tiếng gọi “Mẹ ơi”. Bà mẹ của chúng sinh mãi không được ai gọi là mẹ nữa. Có phải vì thế mà các con trai, con gái, con của tôi, những đứa con tôi có được nhờ Đức Chúa, đã dần từ chối quyền làm mẹ, làm cha?
Nỗi khát khao nghe được tiếng “Mẹ ơi” tưởng chừng đã chết lịm phút chốc trỗi dậy. Tôi là ai? E-và. E-và nghĩa là gì nếu không phải là mẹ? Sự cách chia với chàng, A-đam, đã che lấp cái tên E-và do chính chàng trao tặng. Quá lâu rồi! Tôi đánh mất giữa cơn quay quắt thương nhớ chàng và sự vắng bóng tiếng con trẻ bi bô.
Đôi chân thôi thúc tôi tiến đến gần thiên thần - bé thơ. Tôi đưa tay. Có khoảng cách giữa bàn tay tôi và bé thơ. Không chạm đến được. Tôi khom mình. Vẫn không chạm vào được. Tôi quỳ xuống. Vẫn không thể chạm được. Trước bà mẹ già nua với bàn tay nhăn nheo và lớp áo sống nhàu nát bụi bặm ngàn năm tuổi, các thiên thần - bé thơ không bỏ chạy mà vẫn bi bô “Mẹ ơi” và đưa tay vẫy gọi. Tôi rướn người gắng thêm chút nữa nhưng…Tôi cảm thấy bất lực và đổ sụp. Khi hàng mi khép lại, hình ảnh A-đam xuất hiện trong đầu tôi. Vẫn luôn là chàng. “Giá mà có anh ở đây. Một người mẹ dường như không đủ. Con chúng ta cần có một người cha nữa. Một mình em, em không thể, em không thể…”
Bỗng nhiên tôi thấy mình được nâng lên, càng lúc càng được nâng cao hơn. Tôi cảm thấy một làn gió mơn trớn khắp người. Mở mắt, tôi thấy mình đang lướt đi trong không trung giữa muôn vàn thiên thần – bé thơ. Những đôi cánh trắng muốt vẫy đập. Những bàn tay mũm mĩm ôm chặt lấy cổ, tay, chân, eo, trước ngực cũng như sau lưng tôi. Trái tim buốt giá dần ấm áp nhờ cặp má bầu bĩnh của con trẻ áp sát đòi sữa. Đôi tay mỏi mệt rã rời được cất cánh bay cao, đôi chân nặng nề lấm lem được nhấc bổng lướt nhanh bởi hàng trăm bé thơ quấn quýt ấp ôm.
Chớp mắt tôi đã về giữa vườn. Tiếng cười trong veo và những đôi cánh trắng xa dần. Giữa vườn còn mình tôi.
Con rắn. Trái cấm. Trần truồng. Đức Chúa. Cây trường sinh… Hình ảnh và âm thanh của buổi chiều hôm đó dồn dập ập về. Nỗi sợ hãi ngày xưa bỗng dâng tràn. Tôi nghe rõ tiếng Đức Chúa từ ngàn năm vọng về bên tai: “"Ngươi đã làm gì thế?" Ngày xưa tôi… Quá tủi hổ, tôi lại tìm cách lẩn trốn. Tôi bịt chặt đôi tai, nhắm nghiền đôi mắt. “Lạy Đức Chúa, con không dám nhìn thứ trái cây “ăn thì ngon, trông thì đẹp mắt, và đáng quý”. Con quá sợ những lời đường mật ngày xưa “Chẳng chết chóc gì đâu!”. Con tin chắc rắn vẫn ở trong vườn và cây trường sinh vẫn được canh giữ ngày đêm. Xin Ngài thương xót con! Xin Ngài thương cứu con!”
Trong bóng tối của âm thanh và cảnh sắc, tôi nhận thấy mặt đất dưới chân mình ẩm ướt và mềm hơn lạ thường. Một cơn gió lạnh buốt ập vào để lại trên môi vị chua đắng ẩm ướt. Tôi rùng mình.
Có điều gì xa lạ trong vườn. Ngày xưa gió dịu dàng và không gian rất ngọt ngào.
Nhưng cũng có điều gì rất gần gũi như ngàn năm nay. Mồ hôi. Nước mắt. Đắng đót.
Thôi rồi! Chính cái thân rã rời bụi đất với bao đắng cay, bẽ bàng, với bao lao nhọc, vất vả của tôi đã làm ô uế nơi thánh thiêng nhất của vườn địa đàng. “Lạy Đức Chúa! Ngài đã sai lầm khi cho con quay về đây. Ngài được gì khi con làm ố bẩn vườn của Ngài? Con được gì khi phải vừa sống, vừa dằn vặt bản thân suốt hàng ngàn năm giữa cảnh hạnh phúc chưa kịp chín thì nước mắt đã đầm đìa; rồi cuối cùng, con nhận thấy mình chua đắng và giá lạnh giữa vườn xưa?”
“Không, tôi không thể chịu đựng cơn đau đớn này. Tôi không muốn một lần nữa sa ngã giữa vườn. Tôi không đủ can đảm để nhìn cảnh tượng này. Tôi phải ra khỏi vườn trước khi Ngài tìm gặp tôi một lần nữa.”
Toan cất bước…Nhưng kìa! Không phải đây chính là cái đầm lầy sau túp lều tôi vẫn sống sao? Không phải màu đen đặc quánh của màn đêm mà tôi vẫn ngụp lặn ngàn năm này qua ngàn năm kia ư? Ánh trăng chênh chếch kia không phải là người bạn sưởi ấm tôi giữa triệu đêm cô đơn sao? Tôi đã quay về? Hay vẫn ở giữa vườn địa đàng? Sao tôi không thấy cây biết lành biết dữ? Sao tôi không thấy cây trường sinh? Sao giữa vườn lại là đầm hoang vu?
Chợt có tiếng cựa mình khe khẽ. Tôi đưa tay tìm kiếm và khẽ hỏi “Ai đó?”. Đêm trả lời lặng thinh.
Những lại một tiếng lách tách vang lên. Tôi nheo mắt. Nương theo ánh trăng, tôi hướng về phía đầm lầy vẫn đen kịt ngày đêm. Đúng rồi! Có điều gì đó. Có vật gì đó… Ô kìa! Một Búp Sen! Một Búp Sen trắng nõn giữa đầm! Màu trắng ấy! Màu trắng ấy ở ngay giữa đầm lầy trước mắt tôi. Có bao giờ? Bao ngàn năm rồi? Có bao giờ? Với tôi, chỉ có ánh trăng trên kia khi tròn đầy mới mang màu trắng thật. Một đám mây kéo ngang cũng làm vẩn đục trinh khiết. Một đêm khuyết bóng cũng làm mờ tối trắng trong. Trăng tròn ở trên cao. Tôi chẳng thể nào với tới được. Lại còn lần đưa tay với trái cấm ngày xưa trên cây biết lành biết dữ…
Lại một cơn gió lướt qua tôi. Búp Sen ngả theo gió và khẽ khàng hé cánh tỏa hương. Gió thổi vào tôi. Sen nghiêng mình về phía tôi. Hương của Sen theo gió quyến luyến thân xác tôi. Cái búp thanh thoát kia hướng về tôi, nghiêng về tôi! Cái mùi hương thanh tịnh đó tràn vào tôi, quấn lấy tôi! Và những cơn gió thanh tẩy, chiều tối này sao cứ nhằm vào tôi mà thổi suốt!
Từ đâu Sen cao quý giữa đầm lầy cho E-và sống trong một túp lều rách nát? Từ đâu một mùi hương thánh đức dành cho Sen chứ không phải một loài hoa khác? Từ đâu những cơn gió thần linh tỏa lan hương?
Từ đâu? Đã có điều xảy ra từ lâu rồi mà tôi không hề hay biết cho đến khi nó xảy ra. Điều gì đó rất lặng thầm. Đã có điều gì đó dành cho tôi từ lâu rồi mà tôi không hề hay biết cho đến khi nó ập tới. Điều gì đó rất gọi mời.
Điều gì lặng thầm? Điều gì mời gọi? Điều gì dành cho tôi? A-đam? Ca-in? A-ben? Tất cả những điều đó đã xảy ra rồi! Còn điều gì chưa xảy ra? Còn điều gì tôi mong đợi mà chưa xảy ra? Còn điều gì được hứa hẹn cho tôi, cho con cháu tôi?
Tôi phải tìm cho ra điều đó. Lạ lùng. Thôi thúc. Tôi quyết định thức suốt đêm.
Thật lạ là tôi không hề mỏi mệt, khác hẳn những lần trắng đêm thương nhớ A-đam và các con. Những lần ấy càng về sáng tôi càng suy sụp, nhưng đêm nay thì không. Có một niềm tin tưởng dâng tràn trong tôi. Chỉ thêm một chút nữa, một chút nữa thôi.
Tôi không hề rời mắt khỏi Búp Sen chớm nở. Ánh trăng vẫn chiếu sáng mặt đầm.
Trời càng về khuya, tôi càng tỉnh táo. Hơn thế nữa, lòng tôi thật hân hoan. Có một điều lãng quên sắp trở lại. Lần đầu tiên, tôi chờ mong ngày mau sáng. Lần đầu tiên, tôi khao khát được thấy ánh bình mình. Chẳng hiểu vì sao. E-và tôi chỉ biết một điều, khi trời sáng, Sen sẽ nở tung.
Đêm nay quả là một đêm dài. Tôi nghĩ là nó đủ dài để tôi lục bới, tìm kiếm quá khứ. Cuốn phim đời tôi được quay ngược chậm chạp để chắc chắn rằng, tôi không bỏ sót điều mà lúc này tôi đang mong tìm về.
Gió thổi suốt đêm. Hương lan tỏa. Bụi đất trên người tôi bị gió cuốn đi. Ngay cả đầm lầy kia, tôi bắt đầu thấy sóng sánh nước. Và Búp Sen kia đang hết sức cựa mình thành đóa.
Cuốn phim đã được quay ngược về ngày cuối cùng tại vườn địa đàng. Ngày ấy, Đức Chúa đã nói với A-đam “Vì ngươi đã nghe lời vợ và ăn trái cây mà Ta đã truyền cho ngươi rằng: "Ngươi đừng ăn nó", nên đất đai bị nguyền rủa vì ngươi; ngươi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi, mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra. Đất đai sẽ trổ sinh gai góc cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ ngoài đồng. Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn, cho đến khi trở về với đất, vì từ đất, ngươi đã được lấy ra. Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất.". Lời đã ứng nghiệm từ rất lâu rồi. Bụi đất. Tro tàn. Khắp mặt đất.
Ngài cũng nói với tôi “Ta sẽ làm cho ngươi phải cực nhọc thật nhiều khi thai nghén; ngươi sẽ phải cực nhọc lúc sinh con. Ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi, và nó sẽ thống trị ngươi.” Tôi đã gánh gồng nỗi đau đớn bẽ bàng vì con cái và niềm khao khát không bao giờ được ắp đầy khi chàng không còn gọi tôi là “xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi” hàng ngàn năm qua.
Vậy điều gì chưa xảy ra? Tôi có bỏ sót lời nào không? Suy đi nghĩ lại trong lòng, tôi chắc mình không bỏ quên bất kỳ điều nào. Làm sao tôi có thể quên được những lời đã đeo đẳng tôi, A-đam và con cháu chúng tôi từ đời này sang đời kia!
Phim lại tiếp tục quay…
“Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó.”
Ngay lúc đó tia nắng đầu ngày lướt qua Búp Sen trắng và Mặt Trời rực rỡ nhô cao từ từ chiếu sáng cả đầm lầy. Sen vươn cao hứng trọn ánh bình mình bừng nở. Mặt đầm vỗ sóng và lóng lánh ánh vàng. Hương sen tỏa ngào ngạt như Khúc tiến hương Ngợi Khen Ánh Ban Mai.
Đúng rồi! Chính là điều đó! Niềm trông đợi đã bị biết bao đau đớn thể xác lẫn tâm hồn từ án phạt năm xưa che lấp. Thật Ngài đã phán “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó.” Chưa bao giờ, nhưng hôm nay. Hôm nay chính là ngày Lời Ngài được khai mở và Lời đó viên thành.
Tạ ơn Ngài! Tạ ơn Đức Chúa!
Đang khi chắp tay cúi mình, mắt tôi dừng lại trước mặt đầm thì… Ô kìa, biết bao nhiêu sắc sen hồng, đỏ, xanh, tím, vàng… đua chen khắp mặt đầm. Và kìa, Đóa Sen trắng duy nhất giữa đầm đang nghiêng mình về phía tôi thật tha thiết. Cái màu trắng trinh khiết, cái nghiêng mình khiêm nhường mà thân vẫn ngập trong đầm lầy hôi hám sao mà thanh thoát quá! Tôi ngây ngất…
Mặt Trời càng lúc càng lên cao và ánh sáng chan hòa khắp muôn nơi. Các tia nắng óng ánh tràn ngập lấy thân xác héo hắt ngàn năm tuổi bất động của E-và. Nước ở đâu tràn lên mặt đất và mỗi lúc mỗi dâng cao cho đến khi E-và - đang ngoan ngoãn cháy mình dưới sự thiêu đốt của Mặt Trời - tan dần vào làn nước.
Khắp mặt đất ngập nước. Nơi E-và tan biến mọc lên những búp sen trắng nhỏ...
Khi Mặt Trời còn tỏa sáng, sen sẽ còn vươn lên và bừng nở. Giữa đầm lầy, trong đêm đen, Búp Sen trắng duy nhất đã chờ đợi như một lời bảo chứng. Vì nếu có đến ngày mây đen, Mặt Trời mãi rực lửa trên cao sẽ khiến những đám mây tan chảy để tưới thẫm mặt đất. Vì đầm lầy của trần gian đã được đặt vào vị trí trung tâm vườn địa đàng dưới bóng rợp của quyền năng Đức Chúa ngày cũng như đêm.
Từ đâu, các thiên thần - bé thơ như những cánh bướm bay chấp chới trên mặt đầm. Hương sen ngào ngạt. Và bài ca “Manificat” được cất lên dìu dặt với sự lĩnh xướng của Đóa Sen Trắng và tiếng phụ họa của dàn đồng ca đầm lầy cùng với những cử điệu nhịp nhàng của bầy bướm xinh và những cánh sen rực rỡ rung rinh trong gió. Tất cả đều hớn hở và rạng ngời trong ánh sáng chòi lòa của Mặt Trời vĩnh cửu. Trước cảnh tượng trên, Đức Chúa mỉm cười phán “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con”.
9/12/2009 – 10/12/2009
Dâng Mẹ Hằng Cứu Giúp
Con cháu E-và
Cécilia Nguyễn Cát Thu
Mối quan hệ Giáo Hội – Nhà Nước tại Việt Nam: Đường hướng đối thoại
J.B. An Dang
22:27 11/12/2009
Trong suốt hai năm qua, truyền thông nhà nước Việt Nam đã thường xuyên mô tả một số giám mục và linh mục như là "những kẻ gây rối", những người đã "kích động bạo loạn, vu cáo chính quyền, không tôn trọng đất nước, coi thường pháp luật, và xúi giục giáo dân vi phạm pháp luật" [1]. Những cáo buộc như thế lại bùng nổ trước khi diễn ra cuộc gặp giữa Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và vị lãnh đạo cộng sản Việt Nam Nguyễn Minh Triết vào ngày 11 tháng Mười Hai nhằm biện minh cho những cuộc đàn áp thẳng tay mới đây nhằm chống lại Giáo Hội tại Việt Nam.
Phải chăng thực sự hiện đang gia tăng khuynh hướng chuộng con đường đối đầu hơn là hơn đối thoại nơi người Công Giáo Việt Nam? Một hội thảo về mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo Hội tại Việt Nam được tổ chức tại Tổng Giáo Phận Sài Gòn hôm 28 tháng 11 đã thẳng thắn bác bỏ ý niệm này.
Đối đầu là chết
Trường hợp của Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt của Hà Nội có thể làm sáng tỏ về vấn đề này. Trong số tất cả các giám mục tại Việt Nam, vị giám mục chân chính nổi lên như là một nhà lãnh đạo với nhiều xung đột với chính quyền hơn những người khác. Tuy nhiên, gán cho ngài cái nhãn là người lựa chọn con đường đối đầu thì thật ngớ ngẩn, một kiểu luận điệu thiếu cơ sở thường được đưa ra làm bình phong mỗi khi có ai muốn buộc tội đối phương của mình.
Như tuyên bố của Hội đồng Giám Mục Việt Nam khi trả lời về những cáo buộc của Ủy ban Nhân Dân thành phố Hà Nội hồi năm ngoái thì Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt không làm điều gì sai khi kêu gọi tín hữu của mình cầu nguyện một cách ôn hòa trước Tòa Khâm Sứ Hà Nội như là một đường hướng tìm kiếm đối thoại chân thành nhưng kiên quyết với chính quyền về khát vọng chính đáng của người Công Giáo khi họ không còn lựa chọn khác: đòi lại tài sản của họ vốn đã bị chính quyền chiếm đoạt bất hợp pháp.
Thay vì lắng nghe người dân, ban đầu chính quyền chọn cách phớt lờ, gây nhiều căng thẳng hơn là làm sáng tỏ vấn đề, sau đó lại đi xa hơn là chiến đấu bảo vệ vị thế của mình trong khi tấn công bạo lực vào người Công Giáo. Cùng một thời điểm, dưới áp lực quốc tế, chính quyền đã hứa sẽ trả lại Tòa Khâm Sứ trước khi quanh co bội ước công khai bằng cách phá hủy tài sản đang tranh chấp với sự trợ giúp của một lực lượng hùng hậu gồm công an, an ninh, dân quân, chó nghiệp vụ thay vì trao trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp của nó.
Ngay sau đó, một chiến dịch bôi nhọ chống lại vị giám mục trên tất cả các phương tiện truyền thông nhà nước đã diễn ra. Tòa Tổng Giám Mục đã bị đóng cửa trong nhiều tháng. Nhân viên của ngài đã khóa trái cổng bên ngoài Tòa Giám Mục để ngăn chặn các cuộc tấn công bất ngờ của đám quần chúng tự phát của chính quyền, thường xuyên tụ tập bên ngoài, la hét các khẩu hiệu ca ngợi cộng sản và đặt vấn đề về lòng yêu nước của Đức Giám Mục Đây không chỉ là một kinh nghiệm cá nhân đầy kinh hoàng xảy đến cho vị giám mục và cho giáo dân của ngài, mà còn gây cản trở Đức Tổng giám mục trong công tác mục vụ. Sự an nguy của ngài và ngay cả mạng sống của ngài trong thời gian này đã lâm nguy nếu không nhờ vào sự yểm trợ không khoan nhượng của giáo dân cũng như sự quan tâm theo dõi của cộng đồng công giáo trên toàn thế giới.
Những mưu toan này, dù âm thầm nhưng đều đặn, đã được tích lũy đến mức chính vị giám mục này còn nghĩ rằng mình nên ra đi vì lợi ích của giáo hội vì trong lúc việc đào tạo chủng sinh cũng bị giới hạn trầm trọng như việc truyền chức, bổ nhiệm hay thuyên chuyển linh mục. Ngoài ra còn gặp những trở ngại trong những sinh hoạt thông thường, đi lại, hội họp, hay khai triển những sáng kiến mục vụ mới.
Đối mặt với tất cả xung đột chống lại ngài, có bao giờ Đức Tổng Giám Mục kêu gọi một cuộc biểu tình chống đối để nhắm vào những người đã đối xử bất công với ngài? Ngài có chấp nhận bất kỳ cuộc phỏng vấn nào của các hãng thông tấn quốc tế với mục đích nói lên sự thật?
Cũng giống như Chúa Giêsu Kitô trước tòa phán xét của quan Phi la tô, vị tổng giám mục đau khổ này đã chọn sự yên lặng.
"Tất cả những ai cầm gươm sẽ chết vì gươm", Mt 26, 53. Đó không chỉ là một cảnh báo đối với các Kitô hữu trong Kinh Thánh, nhưng trong bối cảnh xã hội Việt Nam, đó còn là một nhắc nhở thiết thực cho người Công Giáo để tồn tại. Đối với họ, đối đầu có nghĩa không có gì khác hơn là tự sát.
Người ta có thể thấy rằng các nhà lãnh đạo Giáo Hội tại Việt Nam đã rất thận trọng trong cách cư xử với chế độ độc tài.
"Chúng ta cần những chỉ dẫn cụ thể từ Tòa Thánh khi đối đầu với các vấn đề nhạy cảm mà chỉ cần một sai lầm nhỏ sẽ gây ra thiệt hại to lớn cho Giáo Hội và đất nước" [2], đây là phát biểu của Đức Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc của Giáo phận Mỹ Tho trong buổi hội thảo nói trên.
"Một sai lầm nhỏ sẽ gây ra thiệt hại to lớn". Làm thế nào cảnh báo này có thể xác thực được dưới một chế độ tàn bạo như ở Việt Nam, một chế độ đưa ra những phản ứng cực đoan nhằm chống lại những người chỉ trích và bất đồng, điều đã được khắc ghi trong suốt bề dày lịch sử.
Chính Nhà nước cộng sản này đã chọn biện pháp đối đầu để mọi cá nhân và tập thể phải phục tùng họ một cách hoàn toàn.
Đường hướng đối thoại
Để tồn tại và phát triển, Giáo Hội tại Việt Nam đã không còn chọn lựa nào khác hơn là tìm kiếm "một sự hợp tác lành mạnh" giữa Giáo Hội và Nhà nước thông qua đối thoại như khẳng định của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong huấn từ ngài dành cho các giám mục Việt Nam trong chuyến thăm Ad Limina của họ vào tháng Sáu vừa rồi [3].
Tuy nhiên, con đường dẫn đến cuộc đối thoại mang lại thành quả với chính quyền vô thần là hết sức khốn khó và đầy chông gai với vô vàn những trở ngại.
Bảy ngày trước Lễ Giáng Sinh năm 1976, tại Thánh lễ bế mạc Đại hội đầu tiên của cái gọi là "Ủy ban Đoàn kết Công Giáo Việt Nam", hàng ngàn người tham đã không khỏi sửng sốt khi các linh mục đồng tế đã cố ý bỏ qua không đọc lời cầu cho Đức Giáo Hoàng, một cử chỉ cụ thể biểu tượng cho trào lưu ly giáo tách rời Vatican, một cảnh báo tinh tế về tương lai của Giáo Hội dưới sự kiểm soát của Đảng. Các linh mục này, hầu hết là thành viên của Đảng Cộng Sản, đã được Đảng ca ngợi nhiệt liệt như là "ví dụ điển hình" của "sự cộng tác tốt" rất cần thiết để bắc một nhịp cầu giữa Giáo Hội và Nhà nước Việt Nam.
Đức Giám Mục Phanxicô Nguyễn Văn Sang của Thái Bình, trong bài viết của ngài được đăng trên VietCatholic News [4] ngày 10/09/2008, đã nhắc lại một câu chuyện gây sửng sốt. Khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II quyết định tuyên thánh 117 vị tử vì đạo Việt Nam vào ngày 19 tháng Sáu năm 1988, Đức Cha Sang và các giám mục khác trong đó có Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn, lúc đó là Tổng Giám Mục của Hà Nội, đã được triệu tập đến Bộ Nội Vụ để chứng kiến cơn thịnh nộ của Tướng Công An Mai Chí Thọ khi nói về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, miêu tả họ như là những người phản quốc, những tên tội phạm. Đức Giám Mục viết "Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn quỳ xuống ôm mặt khóc, kêu gọi vị Tướng thôi không thóa mạ nữa". Sau đó, một giám mục tại miền Nam bị buộc phải viết một lá thư gửi lên Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II để phản đối việc phong thánh. Tuy nhiên, bất chấp những áp lực mạnh mẽ của cộng sản, buổi lễ phong thánh cũng đã diễn ra trong niềm vui của người Công Giáo Việt Nam trên khắp thế giới.
Những ví dụ này nêu bật một thực tế là chính quyền Việt Nam có xu hướng đồng hóa "sự hợp tác tốt" giữa Giáo Hội và Nhà Nước với sự quy phục hoàn toàn của Giáo Hội vào luật lệ của Đảng Cộng Sản. Về vấn đề này, chính quyền cho rằng lòng trung kiên của người Công Giáo đối với Tòa Thánh là mối đe dọa đối với sự thống nhất đất nước, và thường diễn giải các quyết định liên quan đến Vatican của Giáo Hội tại Việt Nam như là hành vi gây tổn hại đến chủ quyền đất nước và đến công việc nội bộ của chính quyền dưới cái cớ tự do tôn giáo.
Cũng nên lưu ý rằng hiện vẫn còn liên tiếp những mưu toan thiết lập một Giáo Hội đặt dưới chỉ thị của Đảng. Cả "Ủy ban Liên Lạc những người Công Giáo yêu Tổ quốc, yêu hòa bình", khai sinh vào tháng 3 năm 1955, và "Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam" khai sinh vào tháng Sáu năm 1975, đều được giao nhiệm vụ thiết lập một Giáo hội Công giáo do nhà nước kiểm soát. Cho đến hôm nay, trong khi Giáo Hội không được phép có tạp chí riêng của mình, thì những ủy ban này được Nhà nước trợ cấp để xuất bản các tạp chí mang danh Giáo Hội nhưng lại đưa ra một loạt các bài báo chống Vatican nhằm chỉ trích gay gắt nhắm vào Vatican và Đức Giáo Hoàng để chứng tỏ lòng trung thành của mình đối với Đảng.
Trên con đường dẫn đến cuộc đối thoại có kết quả với chính quyền Việt Nam, vẫn còn nhiệm vụ đầy thách thức đối với người Công Giáo tại Việt Nam là làm sao xóa tan những đám mây định kiến và nghi ngờ trong tâm thức của chính quyền mà vẫn không làm tổn thương lòng trung kiên của họ đối với Chúa Kitô và Giáo Hội Hoàn Vũ của Ngài, cũng như không làm tổn thương đến bản sắc Công Giáo và sứ mạng của họ.
Người ta cũng phải thừa nhận một trở ngại lớn là quan chức các cấp ở Việt Nam dường như chưa sẵn sàng cho cuộc đối thoại như vậy.
Tờ Hà Nội Mới, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản tại Hà Nội, và các phương tiện truyền thông Nhà Nước khác đã liên tục đặt ra câu hỏi cho người Công Giáo "Họ [người Công Giáo] nghĩ họ là ai mà đòi 'đối thoại' với chính quyền chúng tôi?
Với quá nhiều quyền lực trong tay, chính quyền Việt Nam dường như chưa sẵn sàng chịu đồng ý rằng "đối thoại" là một phương thức được chọn lựa để giải quyết tranh chấp với người dân của mình, bất kể họ là ai. Kế thừa sự chính sách xử lý những xung đột hay tranh chấp trong nước của quan thày và người yếm trợ của họ là Trung Quốc, họ xách nhiễu, đe dọa, bạo lực, đàn áp, và cầm tù như là cách để bịt miệng và trừng trị những ai bất đồng chính kiến và chỉ trích họ.
Sáng hôm Thứ Hai 27 tháng Bảy, Cha Phaolô Nguyễn Đình Phú, linh mục của giáo xứ Dũ Lộc đã bị đánh đập tàn nhẫn bởi một nhóm công an thường phục và tay sai khi ngài trên đường đến giáo xứ Tam Tòa. Tòa Giám Mục Giáo phận Vinh đã khiếu nại khẩn cấp lên Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình và yêu cầu Cha Phêrô Nguyễn Thế Bính, chánh xứ Hà Lời, giáo xứ gần nhất, để đi cùng với ông Trần Công Thuật, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Bình, đến thăm Cha Phaolô Phú.
Tại bệnh viện, ông Thuật bí mật rút lui. Ngay sau khi ông vừa đi xa, các tay du côn đã xúm vào hành hung Cha Bính một cách tàn nhẫn trước khi ném ngài từ tầng 2 của tòa nhà.
Khi áp lực còn đang sôi sục, Đức Giám Mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên của Giáo phận Vinh đã kêu gọi đối thoại hòa bình. Lời kêu gọi của ngài đã bị gạt qua một bên trong khi quân đội và cảnh sát được đặt trong trình trạng báo động và triển khai dày đặc trong khu vực. Không đối thoại, cũng không một lời xin lỗi từ Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình. Thay vào đó, ít tháng sau, họ đã chi ra một số tiền khổng lồ để giật sập bức tượng Đức Mẹ rất lớn tại nghĩa trang của Giáo Xứ Bàu Sen, trong khi đe dọa thực hiện nhiều hành động cực đoan hơn nữa.
Song song với thái độ chính quyền thiếu thiện chí làm việc với người của các tôn giáo, họ còn có những đòi hỏi bất tận về tài sản của giáo hội, khiến cho sự căng thẳng càng thêm sôi sục trong những năm vừa qua.
Trong thời đại của thị trường mở cửa, giá trị đất đã tăng với tốc độ chóng mặt. Khi giá trị của tài sản tôn giáo được định giá lại, tiềm năng kinh tế của chúng rất lớn, chính vì vậy mà chính quyền phải tìm cách để giành chúng về tay mình vì lợi ích cá nhân.
Nói theo lối cộng sản, khi "tất cả đất đai thuộc sở hữu toàn dân và nhà nước đại diện nhân dân quản lý", chính quyền địa phương trên khắp Việt Nam đã buộc các nhà lãnh đạo tôn giáo "hiến tặng" tài sản tôn giáo. Trong hầu hết trường hợp, công tác đập phá tài sản đã sớm được khởi động trước khi các nạn nhân có thể phản ứng, để biến các tài sản này thành khách sạn, nhà hàng, và vũ trường.
Theo cùng một cách thức, làn sóng các nhà thờ, tu viện, chủng viện, trường học, bệnh viện, và các trung tâm xã hội khác trong cả nước lần lượt rơi vào tay của các quan chức địa phương.
Trong một loạt vụ cướp tài sản của Giáo Hội, Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt rộng 79.200 m2 là biến cố mới nhất. Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt Nam bị buộc phải "hiến" chủng viện lớn nhất và thân yêu nhất trong trái tim của nhiều giám mục và linh mục Việt Nam cho chính quyền Đà Lạt. Đức Giám Mục cho hay hôm 25/11/2009: "Đã có 14 linh mục xuất thân từ đây được tấn phong giám mục" [5].
Trợ giúp từ Tòa Thánh
Với sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng Sản ở Đông Âu, việc tiếp cận với thị trường mở, và việc mở cửa cho Tây Phương, đặc biệt là Hoa Kỳ, bắt đầu bằng việc dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại của Hoa Kỳ vào tháng 2 năm 1994, bình thường hóa quan hệ vào tháng 7 năm 1995, và việc gia nhập WTO vào tháng 11 năm 2006; công bằng mà nói đã có sự cải thiện vừa phải về tự do tôn giáo. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng tự do tôn giáo vẫn còn là một kinh nghiệm rất khác từ thực tế tại Việt Nam hiện nay, và những ngược đãi công khai đôi khi vẫn xảy ra.
Kể từ khi phái đoàn đầu tiên của Tòa Thánh viếng thăm vào năm 1989, tình hình Giáo Hội tại Việt Nam đã được cải thiện một phần do các nỗ lực liên tục của Tòa Thánh nhằm duy trì một cuộc đối thoại chính thức với chính quyền, bao gồm chuyến viếng thăm Việt Nam gần như hàng năm của phái đoàn Tòa Thánh Vatican.
Trong viễn tượng này, vào trước cuộc gặp giữa Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam Nguyễn Minh Triết vào ngày 11 Tháng Mười Hai, người Công Giáo Việt Nam đã bày tỏ cả niềm hy vọng lẫn sợ hãi.
Phải đối mặt những bách hại trong những năm gần đây, họ hy vọng Tòa Thánh có thể tận dụng cơ hội này để bảo vệ Giáo Hội tại Việt Nam và hỗ trợ họ nhiều hơn nữa.
Mặt khác, họ cũng biết rằng chuyến viếng thăm của chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã được thiết kế cẩn thận để diễn ra vào thời điểm khi mà Việt Nam cần hơn bao giờ hết để che giấu thành tích xấu xa về vi phạm nhân quyền và tôn giáo. Bằng sự tôn trọng Đức Giáo Hoàng và Tòa Thánh, mà họ luôn trung tín kiên vững ngay cả khi trả giá bằng những đau khổ khôn cùng, người Công giáo Việt Nam vẫn không muốn thấy Giáo Hội hoàn vũ là một giáo hội khả tín nhất trở thành nạn nhân mới của sự dối gạt của chính quyền Việt Nam.
Ngày 25 tháng Giêng năm 2007, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã có một chuyến viếng thăm lịch sử đến Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và các viên chức Tòa Thánh Vatican. Ba tuần sau đó, ngày 19 tháng Hai năm 2007, công an bao vây và đột kích vào Tổng Giáo Phận Huế để lục lọi văn phòng, tịch thu máy vi tính, các thiết bị điện tử, và bắt Cha Nguyễn Văn Lý, một linh mục Công Giáo. Cha đã bị cầm tù 14 năm vì bị cáo buộc phổ biến tài liệu chỉ trích những hạn chế của chính quyền về tự do tôn giáo và tự do chính trị.
Cơn thịnh nộ đã không dừng lại ở đó. Giáo Hội tại Việt Nam kể từ đó phải chịu đựng đau khổ nhiều hơn bao giờ hết. Thánh Lễ cho người Công Giáo ở Sơn La và rất nhiều thị trấn ở Tây Nguyên bị (chính quyền) từ chối không cấp giấy phép, ngay cả những ngày Lễ lớn như Giáng Sinh và Phục Sinh. Các tu viện ở Thiên An - Huế, Vĩnh Long, Long Xuyên, và Nha Trang đã lần lượt bị chiếm đoạt và san bằng để xây dựng khách sạn và khu du lịch. Các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế và giáo dân tại Thái Hà liên tục bị tấn công về thể lý. Thậm chí họ bị xét xử hình sự vì tổ chức các cuộc phản đối ôn hòa với phán quyết bất công. Ngay cả Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt cũng không thoát khỏi những mưu toan hiểm độc.
Giữa những ngược đãi công khai hiện nay, điều gì sẽ xảy ra cho Giáo Hội tại đất nước này sau chuyến viếng thăm này?
Chú thích:
[1] Công văn của Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo gửi Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam – ngày 23/09/2008
[2] Quan hệ Giáo Hội và Nhà Nước tại Việt Nam – Đức Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc - http://vietcatholic.net/News/Html/73996.htm
[3] Huấn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI dành cho các giám mục Việt Nam trong chuyến thăm “Ad Limina” - Thứ Bảy 27/06/2009
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2009/june/documents/hf_ben-xvi_spe_20090627_ad-limina-viet-nam_en.html
[4] Đức Giám Mục Phanxicô Nguyễn Văn Sang - http://vietcatholic.net/News/Html/58310.htm
[5] Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn - ngày 25/11/2009 http://vietcatholic.net/News/Html/73866.htm
Phải chăng thực sự hiện đang gia tăng khuynh hướng chuộng con đường đối đầu hơn là hơn đối thoại nơi người Công Giáo Việt Nam? Một hội thảo về mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo Hội tại Việt Nam được tổ chức tại Tổng Giáo Phận Sài Gòn hôm 28 tháng 11 đã thẳng thắn bác bỏ ý niệm này.
Đối đầu là chết
Trường hợp của Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt của Hà Nội có thể làm sáng tỏ về vấn đề này. Trong số tất cả các giám mục tại Việt Nam, vị giám mục chân chính nổi lên như là một nhà lãnh đạo với nhiều xung đột với chính quyền hơn những người khác. Tuy nhiên, gán cho ngài cái nhãn là người lựa chọn con đường đối đầu thì thật ngớ ngẩn, một kiểu luận điệu thiếu cơ sở thường được đưa ra làm bình phong mỗi khi có ai muốn buộc tội đối phương của mình.
Như tuyên bố của Hội đồng Giám Mục Việt Nam khi trả lời về những cáo buộc của Ủy ban Nhân Dân thành phố Hà Nội hồi năm ngoái thì Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt không làm điều gì sai khi kêu gọi tín hữu của mình cầu nguyện một cách ôn hòa trước Tòa Khâm Sứ Hà Nội như là một đường hướng tìm kiếm đối thoại chân thành nhưng kiên quyết với chính quyền về khát vọng chính đáng của người Công Giáo khi họ không còn lựa chọn khác: đòi lại tài sản của họ vốn đã bị chính quyền chiếm đoạt bất hợp pháp.
Thay vì lắng nghe người dân, ban đầu chính quyền chọn cách phớt lờ, gây nhiều căng thẳng hơn là làm sáng tỏ vấn đề, sau đó lại đi xa hơn là chiến đấu bảo vệ vị thế của mình trong khi tấn công bạo lực vào người Công Giáo. Cùng một thời điểm, dưới áp lực quốc tế, chính quyền đã hứa sẽ trả lại Tòa Khâm Sứ trước khi quanh co bội ước công khai bằng cách phá hủy tài sản đang tranh chấp với sự trợ giúp của một lực lượng hùng hậu gồm công an, an ninh, dân quân, chó nghiệp vụ thay vì trao trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp của nó.
Ngay sau đó, một chiến dịch bôi nhọ chống lại vị giám mục trên tất cả các phương tiện truyền thông nhà nước đã diễn ra. Tòa Tổng Giám Mục đã bị đóng cửa trong nhiều tháng. Nhân viên của ngài đã khóa trái cổng bên ngoài Tòa Giám Mục để ngăn chặn các cuộc tấn công bất ngờ của đám quần chúng tự phát của chính quyền, thường xuyên tụ tập bên ngoài, la hét các khẩu hiệu ca ngợi cộng sản và đặt vấn đề về lòng yêu nước của Đức Giám Mục Đây không chỉ là một kinh nghiệm cá nhân đầy kinh hoàng xảy đến cho vị giám mục và cho giáo dân của ngài, mà còn gây cản trở Đức Tổng giám mục trong công tác mục vụ. Sự an nguy của ngài và ngay cả mạng sống của ngài trong thời gian này đã lâm nguy nếu không nhờ vào sự yểm trợ không khoan nhượng của giáo dân cũng như sự quan tâm theo dõi của cộng đồng công giáo trên toàn thế giới.
Những mưu toan này, dù âm thầm nhưng đều đặn, đã được tích lũy đến mức chính vị giám mục này còn nghĩ rằng mình nên ra đi vì lợi ích của giáo hội vì trong lúc việc đào tạo chủng sinh cũng bị giới hạn trầm trọng như việc truyền chức, bổ nhiệm hay thuyên chuyển linh mục. Ngoài ra còn gặp những trở ngại trong những sinh hoạt thông thường, đi lại, hội họp, hay khai triển những sáng kiến mục vụ mới.
Đối mặt với tất cả xung đột chống lại ngài, có bao giờ Đức Tổng Giám Mục kêu gọi một cuộc biểu tình chống đối để nhắm vào những người đã đối xử bất công với ngài? Ngài có chấp nhận bất kỳ cuộc phỏng vấn nào của các hãng thông tấn quốc tế với mục đích nói lên sự thật?
Cũng giống như Chúa Giêsu Kitô trước tòa phán xét của quan Phi la tô, vị tổng giám mục đau khổ này đã chọn sự yên lặng.
"Tất cả những ai cầm gươm sẽ chết vì gươm", Mt 26, 53. Đó không chỉ là một cảnh báo đối với các Kitô hữu trong Kinh Thánh, nhưng trong bối cảnh xã hội Việt Nam, đó còn là một nhắc nhở thiết thực cho người Công Giáo để tồn tại. Đối với họ, đối đầu có nghĩa không có gì khác hơn là tự sát.
Người ta có thể thấy rằng các nhà lãnh đạo Giáo Hội tại Việt Nam đã rất thận trọng trong cách cư xử với chế độ độc tài.
"Chúng ta cần những chỉ dẫn cụ thể từ Tòa Thánh khi đối đầu với các vấn đề nhạy cảm mà chỉ cần một sai lầm nhỏ sẽ gây ra thiệt hại to lớn cho Giáo Hội và đất nước" [2], đây là phát biểu của Đức Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc của Giáo phận Mỹ Tho trong buổi hội thảo nói trên.
"Một sai lầm nhỏ sẽ gây ra thiệt hại to lớn". Làm thế nào cảnh báo này có thể xác thực được dưới một chế độ tàn bạo như ở Việt Nam, một chế độ đưa ra những phản ứng cực đoan nhằm chống lại những người chỉ trích và bất đồng, điều đã được khắc ghi trong suốt bề dày lịch sử.
Chính Nhà nước cộng sản này đã chọn biện pháp đối đầu để mọi cá nhân và tập thể phải phục tùng họ một cách hoàn toàn.
Đường hướng đối thoại
Để tồn tại và phát triển, Giáo Hội tại Việt Nam đã không còn chọn lựa nào khác hơn là tìm kiếm "một sự hợp tác lành mạnh" giữa Giáo Hội và Nhà nước thông qua đối thoại như khẳng định của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong huấn từ ngài dành cho các giám mục Việt Nam trong chuyến thăm Ad Limina của họ vào tháng Sáu vừa rồi [3].
Tuy nhiên, con đường dẫn đến cuộc đối thoại mang lại thành quả với chính quyền vô thần là hết sức khốn khó và đầy chông gai với vô vàn những trở ngại.
Bảy ngày trước Lễ Giáng Sinh năm 1976, tại Thánh lễ bế mạc Đại hội đầu tiên của cái gọi là "Ủy ban Đoàn kết Công Giáo Việt Nam", hàng ngàn người tham đã không khỏi sửng sốt khi các linh mục đồng tế đã cố ý bỏ qua không đọc lời cầu cho Đức Giáo Hoàng, một cử chỉ cụ thể biểu tượng cho trào lưu ly giáo tách rời Vatican, một cảnh báo tinh tế về tương lai của Giáo Hội dưới sự kiểm soát của Đảng. Các linh mục này, hầu hết là thành viên của Đảng Cộng Sản, đã được Đảng ca ngợi nhiệt liệt như là "ví dụ điển hình" của "sự cộng tác tốt" rất cần thiết để bắc một nhịp cầu giữa Giáo Hội và Nhà nước Việt Nam.
Đức Giám Mục Phanxicô Nguyễn Văn Sang của Thái Bình, trong bài viết của ngài được đăng trên VietCatholic News [4] ngày 10/09/2008, đã nhắc lại một câu chuyện gây sửng sốt. Khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II quyết định tuyên thánh 117 vị tử vì đạo Việt Nam vào ngày 19 tháng Sáu năm 1988, Đức Cha Sang và các giám mục khác trong đó có Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn, lúc đó là Tổng Giám Mục của Hà Nội, đã được triệu tập đến Bộ Nội Vụ để chứng kiến cơn thịnh nộ của Tướng Công An Mai Chí Thọ khi nói về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, miêu tả họ như là những người phản quốc, những tên tội phạm. Đức Giám Mục viết "Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn quỳ xuống ôm mặt khóc, kêu gọi vị Tướng thôi không thóa mạ nữa". Sau đó, một giám mục tại miền Nam bị buộc phải viết một lá thư gửi lên Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II để phản đối việc phong thánh. Tuy nhiên, bất chấp những áp lực mạnh mẽ của cộng sản, buổi lễ phong thánh cũng đã diễn ra trong niềm vui của người Công Giáo Việt Nam trên khắp thế giới.
Những ví dụ này nêu bật một thực tế là chính quyền Việt Nam có xu hướng đồng hóa "sự hợp tác tốt" giữa Giáo Hội và Nhà Nước với sự quy phục hoàn toàn của Giáo Hội vào luật lệ của Đảng Cộng Sản. Về vấn đề này, chính quyền cho rằng lòng trung kiên của người Công Giáo đối với Tòa Thánh là mối đe dọa đối với sự thống nhất đất nước, và thường diễn giải các quyết định liên quan đến Vatican của Giáo Hội tại Việt Nam như là hành vi gây tổn hại đến chủ quyền đất nước và đến công việc nội bộ của chính quyền dưới cái cớ tự do tôn giáo.
Cũng nên lưu ý rằng hiện vẫn còn liên tiếp những mưu toan thiết lập một Giáo Hội đặt dưới chỉ thị của Đảng. Cả "Ủy ban Liên Lạc những người Công Giáo yêu Tổ quốc, yêu hòa bình", khai sinh vào tháng 3 năm 1955, và "Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam" khai sinh vào tháng Sáu năm 1975, đều được giao nhiệm vụ thiết lập một Giáo hội Công giáo do nhà nước kiểm soát. Cho đến hôm nay, trong khi Giáo Hội không được phép có tạp chí riêng của mình, thì những ủy ban này được Nhà nước trợ cấp để xuất bản các tạp chí mang danh Giáo Hội nhưng lại đưa ra một loạt các bài báo chống Vatican nhằm chỉ trích gay gắt nhắm vào Vatican và Đức Giáo Hoàng để chứng tỏ lòng trung thành của mình đối với Đảng.
Trên con đường dẫn đến cuộc đối thoại có kết quả với chính quyền Việt Nam, vẫn còn nhiệm vụ đầy thách thức đối với người Công Giáo tại Việt Nam là làm sao xóa tan những đám mây định kiến và nghi ngờ trong tâm thức của chính quyền mà vẫn không làm tổn thương lòng trung kiên của họ đối với Chúa Kitô và Giáo Hội Hoàn Vũ của Ngài, cũng như không làm tổn thương đến bản sắc Công Giáo và sứ mạng của họ.
Người ta cũng phải thừa nhận một trở ngại lớn là quan chức các cấp ở Việt Nam dường như chưa sẵn sàng cho cuộc đối thoại như vậy.
Tờ Hà Nội Mới, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản tại Hà Nội, và các phương tiện truyền thông Nhà Nước khác đã liên tục đặt ra câu hỏi cho người Công Giáo "Họ [người Công Giáo] nghĩ họ là ai mà đòi 'đối thoại' với chính quyền chúng tôi?
Với quá nhiều quyền lực trong tay, chính quyền Việt Nam dường như chưa sẵn sàng chịu đồng ý rằng "đối thoại" là một phương thức được chọn lựa để giải quyết tranh chấp với người dân của mình, bất kể họ là ai. Kế thừa sự chính sách xử lý những xung đột hay tranh chấp trong nước của quan thày và người yếm trợ của họ là Trung Quốc, họ xách nhiễu, đe dọa, bạo lực, đàn áp, và cầm tù như là cách để bịt miệng và trừng trị những ai bất đồng chính kiến và chỉ trích họ.
Sáng hôm Thứ Hai 27 tháng Bảy, Cha Phaolô Nguyễn Đình Phú, linh mục của giáo xứ Dũ Lộc đã bị đánh đập tàn nhẫn bởi một nhóm công an thường phục và tay sai khi ngài trên đường đến giáo xứ Tam Tòa. Tòa Giám Mục Giáo phận Vinh đã khiếu nại khẩn cấp lên Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình và yêu cầu Cha Phêrô Nguyễn Thế Bính, chánh xứ Hà Lời, giáo xứ gần nhất, để đi cùng với ông Trần Công Thuật, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Bình, đến thăm Cha Phaolô Phú.
Tại bệnh viện, ông Thuật bí mật rút lui. Ngay sau khi ông vừa đi xa, các tay du côn đã xúm vào hành hung Cha Bính một cách tàn nhẫn trước khi ném ngài từ tầng 2 của tòa nhà.
Khi áp lực còn đang sôi sục, Đức Giám Mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên của Giáo phận Vinh đã kêu gọi đối thoại hòa bình. Lời kêu gọi của ngài đã bị gạt qua một bên trong khi quân đội và cảnh sát được đặt trong trình trạng báo động và triển khai dày đặc trong khu vực. Không đối thoại, cũng không một lời xin lỗi từ Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình. Thay vào đó, ít tháng sau, họ đã chi ra một số tiền khổng lồ để giật sập bức tượng Đức Mẹ rất lớn tại nghĩa trang của Giáo Xứ Bàu Sen, trong khi đe dọa thực hiện nhiều hành động cực đoan hơn nữa.
Song song với thái độ chính quyền thiếu thiện chí làm việc với người của các tôn giáo, họ còn có những đòi hỏi bất tận về tài sản của giáo hội, khiến cho sự căng thẳng càng thêm sôi sục trong những năm vừa qua.
Trong thời đại của thị trường mở cửa, giá trị đất đã tăng với tốc độ chóng mặt. Khi giá trị của tài sản tôn giáo được định giá lại, tiềm năng kinh tế của chúng rất lớn, chính vì vậy mà chính quyền phải tìm cách để giành chúng về tay mình vì lợi ích cá nhân.
Nói theo lối cộng sản, khi "tất cả đất đai thuộc sở hữu toàn dân và nhà nước đại diện nhân dân quản lý", chính quyền địa phương trên khắp Việt Nam đã buộc các nhà lãnh đạo tôn giáo "hiến tặng" tài sản tôn giáo. Trong hầu hết trường hợp, công tác đập phá tài sản đã sớm được khởi động trước khi các nạn nhân có thể phản ứng, để biến các tài sản này thành khách sạn, nhà hàng, và vũ trường.
Theo cùng một cách thức, làn sóng các nhà thờ, tu viện, chủng viện, trường học, bệnh viện, và các trung tâm xã hội khác trong cả nước lần lượt rơi vào tay của các quan chức địa phương.
Trong một loạt vụ cướp tài sản của Giáo Hội, Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt rộng 79.200 m2 là biến cố mới nhất. Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt Nam bị buộc phải "hiến" chủng viện lớn nhất và thân yêu nhất trong trái tim của nhiều giám mục và linh mục Việt Nam cho chính quyền Đà Lạt. Đức Giám Mục cho hay hôm 25/11/2009: "Đã có 14 linh mục xuất thân từ đây được tấn phong giám mục" [5].
Trợ giúp từ Tòa Thánh
Với sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng Sản ở Đông Âu, việc tiếp cận với thị trường mở, và việc mở cửa cho Tây Phương, đặc biệt là Hoa Kỳ, bắt đầu bằng việc dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại của Hoa Kỳ vào tháng 2 năm 1994, bình thường hóa quan hệ vào tháng 7 năm 1995, và việc gia nhập WTO vào tháng 11 năm 2006; công bằng mà nói đã có sự cải thiện vừa phải về tự do tôn giáo. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng tự do tôn giáo vẫn còn là một kinh nghiệm rất khác từ thực tế tại Việt Nam hiện nay, và những ngược đãi công khai đôi khi vẫn xảy ra.
Kể từ khi phái đoàn đầu tiên của Tòa Thánh viếng thăm vào năm 1989, tình hình Giáo Hội tại Việt Nam đã được cải thiện một phần do các nỗ lực liên tục của Tòa Thánh nhằm duy trì một cuộc đối thoại chính thức với chính quyền, bao gồm chuyến viếng thăm Việt Nam gần như hàng năm của phái đoàn Tòa Thánh Vatican.
Trong viễn tượng này, vào trước cuộc gặp giữa Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam Nguyễn Minh Triết vào ngày 11 Tháng Mười Hai, người Công Giáo Việt Nam đã bày tỏ cả niềm hy vọng lẫn sợ hãi.
Phải đối mặt những bách hại trong những năm gần đây, họ hy vọng Tòa Thánh có thể tận dụng cơ hội này để bảo vệ Giáo Hội tại Việt Nam và hỗ trợ họ nhiều hơn nữa.
Mặt khác, họ cũng biết rằng chuyến viếng thăm của chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã được thiết kế cẩn thận để diễn ra vào thời điểm khi mà Việt Nam cần hơn bao giờ hết để che giấu thành tích xấu xa về vi phạm nhân quyền và tôn giáo. Bằng sự tôn trọng Đức Giáo Hoàng và Tòa Thánh, mà họ luôn trung tín kiên vững ngay cả khi trả giá bằng những đau khổ khôn cùng, người Công giáo Việt Nam vẫn không muốn thấy Giáo Hội hoàn vũ là một giáo hội khả tín nhất trở thành nạn nhân mới của sự dối gạt của chính quyền Việt Nam.
Ngày 25 tháng Giêng năm 2007, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã có một chuyến viếng thăm lịch sử đến Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và các viên chức Tòa Thánh Vatican. Ba tuần sau đó, ngày 19 tháng Hai năm 2007, công an bao vây và đột kích vào Tổng Giáo Phận Huế để lục lọi văn phòng, tịch thu máy vi tính, các thiết bị điện tử, và bắt Cha Nguyễn Văn Lý, một linh mục Công Giáo. Cha đã bị cầm tù 14 năm vì bị cáo buộc phổ biến tài liệu chỉ trích những hạn chế của chính quyền về tự do tôn giáo và tự do chính trị.
Cơn thịnh nộ đã không dừng lại ở đó. Giáo Hội tại Việt Nam kể từ đó phải chịu đựng đau khổ nhiều hơn bao giờ hết. Thánh Lễ cho người Công Giáo ở Sơn La và rất nhiều thị trấn ở Tây Nguyên bị (chính quyền) từ chối không cấp giấy phép, ngay cả những ngày Lễ lớn như Giáng Sinh và Phục Sinh. Các tu viện ở Thiên An - Huế, Vĩnh Long, Long Xuyên, và Nha Trang đã lần lượt bị chiếm đoạt và san bằng để xây dựng khách sạn và khu du lịch. Các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế và giáo dân tại Thái Hà liên tục bị tấn công về thể lý. Thậm chí họ bị xét xử hình sự vì tổ chức các cuộc phản đối ôn hòa với phán quyết bất công. Ngay cả Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt cũng không thoát khỏi những mưu toan hiểm độc.
Giữa những ngược đãi công khai hiện nay, điều gì sẽ xảy ra cho Giáo Hội tại đất nước này sau chuyến viếng thăm này?
Chú thích:
[1] Công văn của Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo gửi Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam – ngày 23/09/2008
[2] Quan hệ Giáo Hội và Nhà Nước tại Việt Nam – Đức Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc - http://vietcatholic.net/News/Html/73996.htm
[3] Huấn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI dành cho các giám mục Việt Nam trong chuyến thăm “Ad Limina” - Thứ Bảy 27/06/2009
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2009/june/documents/hf_ben-xvi_spe_20090627_ad-limina-viet-nam_en.html
[4] Đức Giám Mục Phanxicô Nguyễn Văn Sang - http://vietcatholic.net/News/Html/58310.htm
[5] Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn - ngày 25/11/2009 http://vietcatholic.net/News/Html/73866.htm
Tin Đáng Chú Ý
Bộ Trưởng Quốc Phòng Cộng Sản Việt Nam Thăm Mỹ Và Pháp
STBN Net
12:35 11/12/2009
Tin Hoa Thịnh Ðốn ngày 10 tháng 12-2009 - Ðoàn đại biểu quân sự cao cấp của Cộng sản Việt Nam, dẫn đầu là Bộ trưởng Quốc phòng là Ðại tướng Phùng Quang Thanh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Mỹ và Pháp từ ngày 10 tới 20 tháng 12.
Thông tấn xã Việt Nam cho biết đoàn đại biểu đã rời Hà Nội thăm Mỹ và Pháp từ ngày 10 đến 20 tháng 12, theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates và Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Herve Morin.
Việt Nam và Mỹ đã trao đổi tùy viên quân sự, tiến hành trao đổi các đoàn, kể cả các đoàn cấp Thứ trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Cohen thăm Việt Nam tháng 3 năm 2000, và sau đó Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà đã thăm Mỹ tháng 11 năm 2003.
Tháng 6 năm 2006, Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld thăm Việt Nam. Từ năm 2003, hàng năm tàu hải quân Mỹ đã ghé thăm Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác song phương. Ngày 29 tháng 12 năm 2006, cùng với việc tuyên bố dành quy chế PNTR cho Việt Nam, Tổng thống Mỹ lúc đó là ông George W. Bush ra quyết định dỡ bỏ cấm vận, bán một số mặt hàng quân dụng cho Việt Nam.
Chi tiết của chuyến viếng thăm của họ Phùng bị dấu kín vì sợ bị người Việt tại hải ngoại biểu tình phản đối.
Việt Nam và Mỹ đã trao đổi tùy viên quân sự, tiến hành trao đổi các đoàn, kể cả các đoàn cấp Thứ trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Cohen thăm Việt Nam tháng 3 năm 2000, và sau đó Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà đã thăm Mỹ tháng 11 năm 2003.
Tháng 6 năm 2006, Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld thăm Việt Nam. Từ năm 2003, hàng năm tàu hải quân Mỹ đã ghé thăm Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác song phương. Ngày 29 tháng 12 năm 2006, cùng với việc tuyên bố dành quy chế PNTR cho Việt Nam, Tổng thống Mỹ lúc đó là ông George W. Bush ra quyết định dỡ bỏ cấm vận, bán một số mặt hàng quân dụng cho Việt Nam.
Chi tiết của chuyến viếng thăm của họ Phùng bị dấu kín vì sợ bị người Việt tại hải ngoại biểu tình phản đối.
Văn Hóa
Một Đời Hát Ca
Vọng Sinh
07:12 11/12/2009
- “Người đã cho tôi tiếng hát tuyệt vời!
- Âm thanh chơi vơi ru hồn phơi phới”.
- Người đã cho tôi giòng suối nhạc ngọt rượi!
- Uống cho say Tình Chúa, tình người.
- Tạ Ơn Trời cho đôi tay cánh phượng
- Có gân guốc…! Nhưng vung cánh Thiên Đường
- Cho đầy ứ cả một trời nhạc chứ…!
- Cho đê mê cả Thần Sứ Thiên Cung.
- Nhạc vung lên cả Chín Phẩm muôn trùng
- Cũng say sưa trong hồn thơ chúc tụng
- Cả dương gian lặng im…quên xao động…!
- Nhạc vươn cao…Sao thấm tận đáy lòng?
- Tôi nghe như rưng rưng đâu giòng lệ?
- Nghẹn ứ vì say sặc ý nhạc thơ
- Từ đáy tim nghe xao động vô bờ…
- Đầy ứ rồi một bối thơ rắm rối!
- Tạ Ơn Trời cho tôi hồn đắm đuối
- Biết nghe được những rung động tuyệt vời
- Của đất trời của lòng người thổn thức…
- Của mong manh… của hơi thở… sợi tơ…
- Và một trời cảm xúc dâng ý thơ
- Tôi đê mê trong say tỉnh vật vờ
- Tay vung cao cho nhạc dâng trào ứ…
- Phủ không gian cuốn lút mất thời gian
- Tạ Ơn Trời muôn đời muôn muôn vàn
- Tất cả là Chúa ban …chan chứa…
- Nhạc thơ ơi! Lại cất cao lên nữa!
- Ca Tạ Ơn vang mãi giữa trần đời.
- Và cám ơn người cho vòng tay thân ái
- Ngàn mến thương ôm ấp tháng ngày dài
- Nguyện xin cho những ngày tháng còn lại…
- Những nốt nhạc Yêu Thương mãi trải dài!
Kính tặng Nhạc Sư Jos. Phạm Đức Huyến, Một đời tận tụy cho Thánh Nhạc Việt Nam
chuyện phiếm: Tuổi Con Cọp
Trà Lũ
09:15 11/12/2009
Chuyện phiếm: TUỔI CON CỌP
Canada đã vào đông. Càng ngày tôi càng thấy thời gian đi mau. Mới hôm qua Lễ Tạ Ơn, cũng mới hôm qua Lễ Chư Thánh, nay Lễ Giáng Sinh đã thấp thoáng quanh vùng. Các cửa hàng đã chăng đèn kết hoa, lễ rước ông già Noen vào thành phố đã diễn ra từ tuần trước.
Ngoài niềm vui đón mừng Giáng Sinh, năm nay không khí trong làng có vẻ tưng bừng khác thường. Người vui nhất và làm cho không khí làng sôi động hẳn lên là Chị Ba Biên Hoà. Các cụ ở xa có biết tại sao không ? Thưa, Chi Ba vui là vì một linh mục gốc thuyền nhân tỵ nạn VN coi sóc họ đạo của chị ở Toronto được Tòa Thánh Roma bổ nhiệm làm giám mục. Đó là Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, 43 tuổi. Dân số Canada là 33 triệu trong đó 50% là người theo đạo Thiên Chúa. Tổng giáo phận Toronto có gần 2 triệu giáo dân trong đó giáo dân gốc VN chỉ có 35 ngàn. Chỉ có 35 ngàn mà phát sinh ra một giám mục và là giám mục đại diện đầu tiên cho các sắc dân thiểu số. Ở Canada có hơn 100 sắc dân thiểu số. Giáo hội Canada có 80 giám mục, toàn da trắng, Đức Cha Hiếu là vị giám mục Canada đầu tiên da vàng, laị trẻ nhất. Phải dài dòng như thế để các cụ thấy cái sắc dân thiểu số VN bé tí mà lại được vinh quang như vậy, thật danh giá biết chừng nào. Tại Bắc Mỹ này mới chỉ có 2 giám mục gốc VN. Đó là Đức Cha Mai Thanh Lương ở Hoa Kỳ. Nay thêm Đức Cha Nguyễn Mạnh Hiếu ở Canada. Chị Ba thật có lý để vui mừng ròng rã mấy tháng nay.
Anh John chồng chị Ba còn kể thêm cho cả làng nghe: Mấy tuần vừa qua, nhà tôi vui vẻ khác thường. Một phần vì tin đức tân giám mục gốc VN, một phần vì xem được phim võ sĩ Cung Lê gốc VN đoat nhiều giải vô địch bên Hoa Kỳ. Bữa đó nhà tôi nói chuyện với người bạn thân. Trong các chuyện mưa nắng, cô bạn VN bên Hoa Kỳ có nhắc tới võ sĩ tuổi trẻ tài cao Cung Lê. Chuyên đã cũ bên Mỹ nhưng lại mới với Canada này. Xưa nay mỗi khi thấy tôi xem đấu võ trên TV là vợ tôi đứng lên. Thế mà nay nàng nghe lời cô bạn đã tự mở internet, tự tìm Cung Lê. Và phép lạ đã xảy ra. Khi nhà tôi thấy võ sĩ Cung Lê hạ đo ván chú Tàu Mông Cổ Nashun Gerile khổng lồ, nàng đã hét ầm lên. Tiếng hét sung sướng mãnh liệt đến độ con mèo đang nằm trong lòng nàng đã sợ hãi chạy vụt đi, hai ngày sau mới kiếm được nó. Buỗi đấu võ đã diễn ra năm 1999, tức là cách đây đúng 10 năm, mà nay vợ tôi mới được xem, thế mà nàng còn sung sướng ngất đi như vậy Điều đó chứng tỏ mối căm thù giặc Tàu trong lòng người VN nó âm ỉ to lớn biết là chừng nào. Thấy anh võ sĩ VN nhỏ con mà đấm cho anh võ sĩ Tàu khổng lồ té xuống đất, vợ tôi đã thét lên: Cho mày chết. VN chúng tao bé nhưng bé hạt tiêu nha con !
Các cụ tôi ngày xưa vẫn bảo: cái văn hóa của Tàu thì thực là đáng yêu, còn cái chính trị của Tàu thì thật là đáng ghét. Các cụ tôi có lý qúa chứ. Hiền lành như Chị Ba Biên Hòa mà khi nghe tin Tàu chiếm Hoàng Sa Trường Sa còn phải tức giận run người lên thì đủ hiểu cái sự thù ghét Tàu nơi người VN lớn đến chừng nào. Các cụ cứ xem lại đoạn phim Cung Lê này mà coi, ai mà chả hả hê như chị Ba. Mà các cụ đã xem chưa? Cụ nào chưa thì xin mở Google / Cung Le là thấy liền. Chàng tuổi trẻ Cung Lê, sinh quán Saigon, là niềm hãnh diện của người Việt chúng ta
Trên đây mới chỉ là tin nóng đầu mùa đông, chứ làng tôi còn nhiều tin nóng khác nữa. Như tin ông Từ Hoè, hội viên viễn cư sắp về làng ăn tết. Xưa nay ông Từ Hoè giữ vai trò giám đốc chương trình ăn tết trong làng. Năm con nào, ông cho làng ăn thịt con đó. Năm ngoái con trâu, ông đãi cả làng món thịt trâu và sữa trâu. Năm nay con cọp, cả làng đang hồi hộp không biết ông sẽ lấy thịt cọp ở đâu mà đãi làng. Cô Cao Xuân phát biểu: Cái bác Từ Hoè này nhiều chước như Khổng Minh vậy, chúng ta không đoán nổi đâu. Mà có lẽ đúng vậy, phải chờ thôi. Trong khi chờ đợi, dân làng đã bàn tới bữa tiệc Giáng Sinh và việc gói bánh chưng bánh tét trong đêm giao thừa.
Bữa họp làng lần này đã diễn ra tại nhà cụ Chánh tiên chỉ. Phe các bà cứ gặp nhau là ríu rít chị chị em em, dễ thương hết sức vậy đó. Bữa nay các bà làm một bữa cơm rất đỗi VN. Các cụ không đóan nổi thực đơn đâu. Đó là bữa cơm cá trê chiên chấm mắm gừng và canh dưa nấu cá trê. Sở dĩ có món cá độc đáo này là nhờ Cụ B.95. Hôm qua đi chợ, cụ thấy họ bày bán trong hồ những con cá trê thật bự và tươi rói, bụng vàng chảng. Cụ liền kêu Chị Ba Biên Hòa. Hai người đã mua những con to nhất đem về. Hai người đã xắn tay áo, hì hục làm cá, cạo nhớt, cắt vây, lấy cục hoi. Chị Ba được cụ B.95 chỉ cách lấy hai cục hoi ở mang cá thì thích lắm. Xưa nay có bao giờ chị làm cá trê sống đâu. Hai cục hoi này là căn nguyên sự tanh tao. Một nửa số cá được chiên vàng bày ra đĩa để chấm với mắm gừng, một nửa được chiên sơ rồi bỏ vào nồi canh dưa. Hai món này ăn nóng với cơm Nàng Hương nóng. Chao ơi là ngon. Chao ơi là quê hương.
Nghe dân làng khen bữa ăn ngon, anh John liền nổi hứng luận về đề tài ngon. Anh vừa đọc được danh sách các món ngon nhất thế giới. Theo báo Guardian bên Anh Quốc tháng vừa qua, 10 món sau đây đã được cơ quan ẩm thực quốc tế cho là ngon nhất trần gian:
- Món sò tươi ăn sống tại Tiệm Cuan Oysters ở Ái Nhĩ Lan
- Món cà tím nướng tại tiệm TaKioupia ở Hy Lạp
- Món Bacon Cheeseburger ở New York Hoa Kỳ
- Món tráng miệng Zabaione ở Ý
- Món Phở của Việt Nam
- Bánh Macaron của hiệu Ladurée ở Paris
- Món Gà Rán với khoai chiên ở tiệm L’Ami Louis ở Paris
- Món Milksake của tiệm kem Fossel’s tại Los Angeles
- Món Barbecue của tiệm Snow’s BBQ ở Texas
- Món steak ở tiệm Bogeda ở Tây Ban Nha
Và anh John kết luận: Nghe thì biết vậy chứ cái ngon và cái đẹp là hai cái không có đáp số trúng tuyệt đối. Ngon và đẹp tuỳ thuộc vào cái lưỡi và đôi mắt của từng người. Cần chứng minh ư ? Xưa nay ai cũng bảo hình thù con cóc là xấu nhất, thế nhưng trong mắt chú cóc đực thì chỉ có chị cóc cái là đẹp nhất trần gian, Các bạn có đồng ý với chú cóc không ? Dân làng tôi ai cũng đồng ý như vậy.
Rồi đến phần tin thời sự. Phần này do các nhà thông thái trong làng. Tin sôi nổi là Thế Vận Hội Mùa Đông, 2010 Games, vào tháng Hai sắp tới tại Vancouver miền tây Canada. Ngọn lửa thiêng được lấy từ Hy Lạp, đang được rước qua1.000 thành phố khắp mọi miền, theo một lộ trình dài 45.000 cây số, và sẽ về tới vận đồng trường đúng lễ khai mạc, dịp tết con Cọp của ta.
Canada là xứ thể thao. Thể thao luôn luôn là đề tài nóng bỏng. Xong Thế Vận 2010 tại Vancouver, Canada lại được chọn để tổ chức Đại Hội Thể Thao Châu Mỹ, Pan Am Games, vào năm 2015, tại Toronto. Ban tổ chức ước tính dự án này tốn 2 tỷ đồng cho việc xây làng thế vận, xây các cầu trường, các hồ bơi, các sân vận động. Toàn tiền tỷ không à. Dân Toronto ai cũng vui mừng vì như vậy từ nay tới 2015 Toronto sẽ tạo ra bao nhiêu việc làm, và nền kinh tế Toronto đã cao nay sẽ cao hơn nữa.
Nhân nói tới bạc tỷ, xin trình các cụ những bạc tỷ khác trong ngân sách Canada. Theo bộ y tế liên bang, năm 2009 này Canada đã chi cho ngành y tế 183 tỷ, tức là cho mỗi đầu dân 5.500 đồng. Việc này bao gồm các dịch vụ y tế hoàn toàn miễn phí cho mọi người. Đây là mô hình mà các tổng thống Hoa Kỳ đều mơ ước, và hiện nay tổng thống Obama đang vận động. Dân chúng vẫn kể chuyện có vẻ tiếu lâm cho nhau nghe: Khi bạn đến Hoa Kỳ chơi, nếu bạn bị bệnh thì bạn phải làm gì ? Người nước khác trả lời: tôi sẽ đi bác sĩ. Người Canada trả lời: Tôi sẽ chạy về Canada ngay.
Các cụ thấy chưa, nhờ mấy nhà thông thái trong làng, đa số chúng tôi không cần đọc báo mà vẫn biết được những tin quan trọng. Nhưng có một chuyện quan trọng mà riêng tôi lại không biết, mới kỳ chứ. Tuy đã ở đây gần 40 năm mà tôi chưa rõ hết về lễ Giáng Sinh. Nhờ anh John mà tôi mới biết là hệ thống bưu điện Canada có một văn phòng trả lời thư thay cho Ông Già Noen. Hằng năm, cứ dịp Giáng Sinh, trẻ em Canada có thói quen viết thư cho ông già Noen, bao thư đề địa chỉ Bắc Cực. Các thư này được gom về một nơi, rồi từ nơi này sẽ có một nhóm thiện nguyện trả lời, các thư ký tên Santa Claus tức ông già Noen, và bao thư mang bưu ấn Bắc Cực. Anh John kể một chuyện liên hệ tới nhóm trả lời thư này. Chuyện có vẻ tiếu lâm mà cũng dám là một sự thực. Rằng có một bức thư của một em bé xin ông già Noen cho nó một đứa em, vì bố mẹ nó chỉ đẻ ra một mình nó nên nó buồn và cô đơn lắm. Ông già Noen đã trả lời: Ta sẽ cho con một đứa em như con xin, nhưng con phải gửi mẹ con lên đây ngay với ta một đêm. Tôi không biết bố mẹ đứa bé, khi đọc thư này, sẽ phản ứng như thế nào. Còn các cụ thì sao cơ ?
Trong khi dân làng còn cười ròn rã về câu trả lời của ông già Noen thì ông ODP giơ tay xin nói. Ai cũng nghĩ rằng ông ODP sẽ bước sang phần chuyện cười, nhưng không phải. Ông bảo ông có một tin thời sự mà dân làng đáng nghe và đáng suy gẫm: Mới đây một tòa án bên Âu Châu đã ra phán quyết rằng việc treo thánh giá ở các trường học bên Ý là phạm luật tự do tín ngưỡng. Việc này đã gây xôn xao. Tòa Thánh Vatican đã bầy tỏ sự ngạc nhiên và thất vọng. Một người tỏ vẻ thất vọng và bất bình rõ ràng nhất là ông John Howard thủ tướng Úc Đại Lợi. Hình như bên Uc cũng có một nhóm di dân cực đoan phản đối việc trường học treo thánh giá nơi các lớp học. Ông Thủ Tướng Úc đã trả lời công khai và thẳng băng: Xứ Uc Đại Lợi này đã được thành lập qua 200 năm lập quốc do những người đi tìm Tự Do tạo ra. Các người lập quốc này nói tiếng Anh, bởi vậy bạn di cư đến xứ này bạn cũng phải học nói tiếng Anh. Các người lập quốc xứ này đã có niềm tin vào Thượng Đế, niềm tin này có cơ sở văn bản rõ ràng và biểu lộ qua cuộc sống, nên việc trưng bày thánh gía tại các trường học là điều chính đáng. Nếu việc này xúc phạm tới niềm tin của bạn thì tôi xin đề nghị bạn chọn nơi khác trên thế giới mà định cư. Xin lập lại lần nữa: Đây là quê hương của chúng tôi, đất đai của chúng tôi, lối sống của chúng tôi. Nếu bạn thở than và phiền não thì xin mời bạn đi nơi khác. Không ai cưỡng bách bạn tới đây. Chính bạn xin được đến sống ở đây. Chính quyền Úc bảo đảm cho bạn quyền tự do rời bỏ xứ này.
Cả làng tôi nghe xong mẩu tin này đều gật gù đồng ý với ông thủ tướng Uc. Bạn đến xứ người mà bạn định làm bố người ta ư. Bạn đến sống trong nhà người ta mà bạn bắt người ta theo gia phong nhà bạn sao?
Nghe đến đây thì Cụ B.95 lên tiếng: Sao bữa nay các bác nói toàn những chuyện xa xôi và nhức đầu làm vậy? Xin các bác nói chuyện gì gần gần và dễ hiểu cho già này nghe với. Ông H.O. nghe tới tiếng ‘gìa’ liền thưa: Bác chưa đến tuổi già, chưa phải là già. Cháu xin đọc một bài thơ xác định bao giờ mới là già để bác nghe nha.
60 chưa phải là già
60 là tuổi mới qua dậy thì
65 hết tuổi thiếu nhi
70 là tuổi mới đi vào đời
75 là tuổi ăn chơi
80 là tuổi yêu người yêu hoa
90 mới bắt đầu gìa
Đêm đêm vẫn cứ mặn mà yêu đương
100 có lệnh diêm vương:
‘ Cứ ở trên ấy yêu thương thỏa lòng
Bao giờ đạn hết lên nòng
Từ từ nằm xuống là xong cuộc đời’
Ông ODP đáp ngay: Bài thơ chú vừa đọc đã lấy con số tuổi để định mức già, còn anh đây thì anh biết một bài thơ nói về tuổi già nhưng không căn cứ vào tuổi mà căn cứ vào sự kiện, như thế này:
Ngày xưa sung sức thì nghèo
Bây giờ rủng rỉnh thì teo mất rồi
Ngày xưa sức khoẻ tuyệt vời
Bây giờ nó có đàn hồi nữa đâu
Ngày xưa sức mạnh như trâu
Bây giờ công cụ nhuốm mầu tang thương
Ngày xưa không kể sớm trưa
Bây giờ loáng thoáng lưa thưa gọi là
Ngày xưa như sắt như đồng
Như đinh đóng cột như rồng phun mưa
Bây giờ như cải muối dưa
Mười thang Minh Mạng vẫn chưa ngẩng đầu
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Chị Ba Biên Hoà nghe xong hai bài thơ rồi nói: Hai bài thơ các bác đọc là những đề tài lớn. Tôi đề nghị sẽ bàn những đề tài nàysau tết, ngày rộng tháng dài. Nay tôi có một vấn đề xin thỉnh ý các bác: Tôi có một người bạn. Con gái chị ta sắp lấy chồng. Khi biết anh con trai tuổi Con Cọp thì chị ta lắc đầu vì cho rằng kỵ tuổi, không hợp. Chị giải thích: Nó tuổi con cọp, còn con gái tôi tuổi con heo, chúng nó mà lấy nhau thì đương nhiên con cọp sẽ ăn thịt con heo. Tôi không muốn con gái bị ăn thịt. Ngoài ra, cậu ta là người da trắng, liệu chúng có thể sống hạnh phúc được không?
Ông H.O. bữa nay vui tính qúa, xin góp ý ngay: Tôi thấy ông bà mình ngày xưa kỹ lưỡng về việc so tuổi lắm. Có kiêng có lành. Nên thận trọng về việc này. Riêng mặt lấy chồng ngoại quốc, tôi thấy bài thơ sau đây nói lên một cái gì mà chúng ta nên để tâm, dám có nhiều sự thực ở trong:
Chồng Tây kịch cỡm như voi
Đêm lăn đè trúng chắc lòi phèo luôn
Chồng Tàu ăn mãi nước tương
Đứng gần nồng nặc mùi hương xì dầu
Chồng Lào mê được chỗ nào?
Nhỏ con èo uột xanh xao gầy còm
Chồng Phi Châu lại đen ngòm
Tối về cúp điện dòm hoài không ra
Chồng Mỹ dâm đãng lắm nha
Nếu không khéo giữ chắc là teng beng
Chồng Đài Loan có máu ghen
Léng phéng nó biết, sớm lên bàn thờ
Dại dột lấy Mễ Tây Cơ
Phẩm tiên chuột vọc, khỉ mò tan hoang
Chồng Ấn Độ rất làm tàng
Nhiều bằng cấp hả? Cần nhiều hồi môn
Chồng Anh đẹp mã to con
Tỷ số đồng tính hết hồn đó nhe
Chồng Nhât cặp mắt hí nè
Dã man số một ai nghe cũng chạy dài
Chồng Hàn Quốc thấy đẹp trai
Cứ lấy rồi biết, rước vào khổ thân
Chồng Úc chỉ thấy uống ăn
Mớí gần ba chục, bụng bằng cái lu
Chồng Ý có đứa vào tù
Vẫn buôn thuốc phiện cũng như bên ngoài
Chồng Do Thái rất đa tài
Nhưng mà bủn xỉn khỏi ai sánh bằng
Chồng Việt chắc chắn trăm phần
Thiệt thà chung thủy, khỏi cần phải lo
Trâu ta ăn cỏ đồng ta
Tuy rằng cỏ cụt nhưng mà cỏ thơm
Chị Ba Biên Hoà nghe xong thì tỏ ra thích lắm. Chị lây bệnh của chồng là anh John hay ghi chép. Chị lấy bút ra chép bài thơ và nói là sẽ gửi bài này cho cô bạn ngay. Trước khi cất bài thơ vào túi, chị hỏi tên tác giả của cả 3 bài thơ trên. Các nhà quân tử trong làng đều lắc đầu không biết. Ai cũng thú nhận là nhận được từ bạn bè chuyển qua internet. Xin các tác giả tha thứ cho việc không rõ tên này.
Rồi chị Ba quay vào cụ Chánh xin thêm ý kiến. Cụ Chánh phát biểu: Lão không có kinh nghiệm hay hiểu biết gì về việc lấy vợ lấy chồng ngoại quốc, nhưng lão có kinh nghiệm về việc kỵ tuổi. Qủa thực có kiêng có lành, nhưng ông bà chúng ta cũng thường nói ‘ đức năng thắng số’. Lão biết nhiều cặp vợ chồng khắc tuổi nhau nhưng họ đã sống rất hạnh phúc. Hình như câu chuyện ‘ Cây tre 100 đốt’ ngày xưa có liên hệ tới việc kỵ tuổi. Rằng ngày xưa có anh tiều phu trẻ tuổi đẹp trai và rất cần cù làm việc để phụng dưỡng bố mẹ già. Anh và cô gái hàng xóm yêu nhau rất tha thiết nhưng bố mẹ nàng không chấp nhận cuộc hôn nhân vì chàng tuổi cọp và nàng tuổi heo. Ông tiên trong rừng thấy ngày nào chàng vào rừng đốn củi cũng khóc liền hiện ra và hỏi lý do. Chàng thuật lại: Con yêu một cô gái mà vì khắc tuổi nên bố mẹ cô gái nhất định không cho chúng con lấy nhau. Bố mẹ cô gái bảo con nếu tìm ra một cây tre trăm đốt làm sính lễ thì sẽ gả con gái. Như thế tức là ông bà ta từ chối vì làm gì có cây tre nào 100 đốt. Ông tiên thương tình liền làm phép lạ. Ông bảo chàng chặt cho đủ một trăm đốt tre. Chàng sung sướng làm y lời. Rồi ông bảo chàng để 100 đốt tre này thành một hàng thẳng. Rồi ông dạy chàng câu thần chú này: ‘ Khắc Nhập !’. Tức thì 100 đốt tre dính liền vào nhau. Chàng tiều phu sung sướng vô cùng, nhưng lại lo không biết vác cây tre trăm đốt này về nhà làm sao. Ông tiên lại chỉ cách: Con chỉ cần nói ‘ Khắc Xuất’ thì tự nhiên chúng sẽ rời ra. Chàng tiều phu cúi đầu tạ ơn rồi cột 100 khúc tre lại và đem về nhà. Sau đó chàng theo bố mẹ mang sính lễ sang nhà cô gái. Chàng bầy ra đủ 100 đốt tre và hô lớn tiếng ‘ Khắc nhập !’ Tức thì 100 đốt tre biến thành một cây tre dài. Vì ông bố vợ đứng gần nên ông cũng dính chặt luôn vào cây tre. Ông sợ qúa xin chàng tiều phu cứu, rồi gả con gái cho anh ngay.
Cụ Chánh kết luận: Đó, dân làng thấy chưa, lòng hiếu thảo của anh tiều phu đã đánh động lòng ông trời, trời mới sai ông tiên đến giúp anh. Anh tuổi con cọp nhưng trời đã cho anh lấy được cô vợ tuổi con heo. Và đôi trẻ đã sống hạnh phúc. Hình như người tuổi cọp đều nổi danh. Như ông Khuất Nguyên bên Tàu, một thi bá lừng lẫy thời Chiến Quốc. Sử ghi ông sinh ngày dần, tháng dần và năm dần, những ba con cọp lận, nhưng ông có dữ như cọp đâu, ông yêu vợ tràn trề mà. Ông chỉ là chúa sơn lâm trên thi đàn mà thôi.
Nghe nhắc tới cọp và thi đàn, tôi liền nhớ tới một ông bạn thân ở Toronto. Ông này đáng yêu vô cùng. Tay phải ông làm thuốc cứu nhân độ thế, còn tay trái thì ông viết văn làm thơ. Văn thơ ông vui như tết. Bút hiệu của ông là Tôn Kàn. Hình như ông tuổi cọp. Ông mới gửi cho tôi bài thơ này:
Lẩn thẩn thì ta làm thơ
Lơ mơ thì ta làm tình
Thanh bình thì ta đi chơi
Thảnh thơi thì ta nhậu nhẹt
Cả đời ăn tục nói phét
Chết rét không chừa tính ngông
Rằng ngông thì thật là ngông
Chẳng ngông sao phải con Rồng cháu Tiên.
Các cụ thấy bài thơ vui chưa ?
Kính chúc các cụ Mùa Giáng Sinh bình an, Năm Mới 2010 hạnh phúc và vui vẻ như ông Tôn Kàn.
TRÀ LŨ
ĐẦY TIẾNG CƯỜI ĐẦY KIẾN THỨC
Nhà Xuất Bản HOA LƯ hân hạnh giới thiệu
2 sách mới của Nhà Văn TRÀ LŨ, tác phẩm thứ 11 và 12 vừa phát hành:
MIỀN ĐẤT AN LẠC
Những chuyện vui tươi dí dỏm nhất trong mấy năm qua
và
500 CHUYỆN CƯỜI
những chuyện tiếu lâm đông tây kim cổ chọn lọc,
khác với 300 Chuyện Cười đã xuất bản năm 2001
Giá sách và bưu phí mỗi cuốn:
-gửi trong Canada: 25 Gia kim ( hay 23 Mỹ kim)
- gửi từ Canada sang Hoa Kỳ: 28 Gia kim ( hay 26 Mỹ kim)
- gửi từ Canada đi các nước khác: 33 Gia kim ( hay 30 Mỹ kim)
Ngân phiếu xin đề: TRÀ LŨ, 113 Kennedy Ave, Toronto, Ontario M6S 2X8 Canada
Đây là hai viên thuốc tiên làm thư giãn cả tâm thần cả thể chất
Đây cũng là món quà trang nhã và đẹp nhất
để tặng thân nhân và bằng hữu nhân dịp Giáng Sinh và Năm mới.
Xin cho chúng tôi tên và địa chỉ.
Canada đã vào đông. Càng ngày tôi càng thấy thời gian đi mau. Mới hôm qua Lễ Tạ Ơn, cũng mới hôm qua Lễ Chư Thánh, nay Lễ Giáng Sinh đã thấp thoáng quanh vùng. Các cửa hàng đã chăng đèn kết hoa, lễ rước ông già Noen vào thành phố đã diễn ra từ tuần trước.
Ngoài niềm vui đón mừng Giáng Sinh, năm nay không khí trong làng có vẻ tưng bừng khác thường. Người vui nhất và làm cho không khí làng sôi động hẳn lên là Chị Ba Biên Hoà. Các cụ ở xa có biết tại sao không ? Thưa, Chi Ba vui là vì một linh mục gốc thuyền nhân tỵ nạn VN coi sóc họ đạo của chị ở Toronto được Tòa Thánh Roma bổ nhiệm làm giám mục. Đó là Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, 43 tuổi. Dân số Canada là 33 triệu trong đó 50% là người theo đạo Thiên Chúa. Tổng giáo phận Toronto có gần 2 triệu giáo dân trong đó giáo dân gốc VN chỉ có 35 ngàn. Chỉ có 35 ngàn mà phát sinh ra một giám mục và là giám mục đại diện đầu tiên cho các sắc dân thiểu số. Ở Canada có hơn 100 sắc dân thiểu số. Giáo hội Canada có 80 giám mục, toàn da trắng, Đức Cha Hiếu là vị giám mục Canada đầu tiên da vàng, laị trẻ nhất. Phải dài dòng như thế để các cụ thấy cái sắc dân thiểu số VN bé tí mà lại được vinh quang như vậy, thật danh giá biết chừng nào. Tại Bắc Mỹ này mới chỉ có 2 giám mục gốc VN. Đó là Đức Cha Mai Thanh Lương ở Hoa Kỳ. Nay thêm Đức Cha Nguyễn Mạnh Hiếu ở Canada. Chị Ba thật có lý để vui mừng ròng rã mấy tháng nay.
Anh John chồng chị Ba còn kể thêm cho cả làng nghe: Mấy tuần vừa qua, nhà tôi vui vẻ khác thường. Một phần vì tin đức tân giám mục gốc VN, một phần vì xem được phim võ sĩ Cung Lê gốc VN đoat nhiều giải vô địch bên Hoa Kỳ. Bữa đó nhà tôi nói chuyện với người bạn thân. Trong các chuyện mưa nắng, cô bạn VN bên Hoa Kỳ có nhắc tới võ sĩ tuổi trẻ tài cao Cung Lê. Chuyên đã cũ bên Mỹ nhưng lại mới với Canada này. Xưa nay mỗi khi thấy tôi xem đấu võ trên TV là vợ tôi đứng lên. Thế mà nay nàng nghe lời cô bạn đã tự mở internet, tự tìm Cung Lê. Và phép lạ đã xảy ra. Khi nhà tôi thấy võ sĩ Cung Lê hạ đo ván chú Tàu Mông Cổ Nashun Gerile khổng lồ, nàng đã hét ầm lên. Tiếng hét sung sướng mãnh liệt đến độ con mèo đang nằm trong lòng nàng đã sợ hãi chạy vụt đi, hai ngày sau mới kiếm được nó. Buỗi đấu võ đã diễn ra năm 1999, tức là cách đây đúng 10 năm, mà nay vợ tôi mới được xem, thế mà nàng còn sung sướng ngất đi như vậy Điều đó chứng tỏ mối căm thù giặc Tàu trong lòng người VN nó âm ỉ to lớn biết là chừng nào. Thấy anh võ sĩ VN nhỏ con mà đấm cho anh võ sĩ Tàu khổng lồ té xuống đất, vợ tôi đã thét lên: Cho mày chết. VN chúng tao bé nhưng bé hạt tiêu nha con !
Các cụ tôi ngày xưa vẫn bảo: cái văn hóa của Tàu thì thực là đáng yêu, còn cái chính trị của Tàu thì thật là đáng ghét. Các cụ tôi có lý qúa chứ. Hiền lành như Chị Ba Biên Hòa mà khi nghe tin Tàu chiếm Hoàng Sa Trường Sa còn phải tức giận run người lên thì đủ hiểu cái sự thù ghét Tàu nơi người VN lớn đến chừng nào. Các cụ cứ xem lại đoạn phim Cung Lê này mà coi, ai mà chả hả hê như chị Ba. Mà các cụ đã xem chưa? Cụ nào chưa thì xin mở Google / Cung Le là thấy liền. Chàng tuổi trẻ Cung Lê, sinh quán Saigon, là niềm hãnh diện của người Việt chúng ta
Trên đây mới chỉ là tin nóng đầu mùa đông, chứ làng tôi còn nhiều tin nóng khác nữa. Như tin ông Từ Hoè, hội viên viễn cư sắp về làng ăn tết. Xưa nay ông Từ Hoè giữ vai trò giám đốc chương trình ăn tết trong làng. Năm con nào, ông cho làng ăn thịt con đó. Năm ngoái con trâu, ông đãi cả làng món thịt trâu và sữa trâu. Năm nay con cọp, cả làng đang hồi hộp không biết ông sẽ lấy thịt cọp ở đâu mà đãi làng. Cô Cao Xuân phát biểu: Cái bác Từ Hoè này nhiều chước như Khổng Minh vậy, chúng ta không đoán nổi đâu. Mà có lẽ đúng vậy, phải chờ thôi. Trong khi chờ đợi, dân làng đã bàn tới bữa tiệc Giáng Sinh và việc gói bánh chưng bánh tét trong đêm giao thừa.
Bữa họp làng lần này đã diễn ra tại nhà cụ Chánh tiên chỉ. Phe các bà cứ gặp nhau là ríu rít chị chị em em, dễ thương hết sức vậy đó. Bữa nay các bà làm một bữa cơm rất đỗi VN. Các cụ không đóan nổi thực đơn đâu. Đó là bữa cơm cá trê chiên chấm mắm gừng và canh dưa nấu cá trê. Sở dĩ có món cá độc đáo này là nhờ Cụ B.95. Hôm qua đi chợ, cụ thấy họ bày bán trong hồ những con cá trê thật bự và tươi rói, bụng vàng chảng. Cụ liền kêu Chị Ba Biên Hòa. Hai người đã mua những con to nhất đem về. Hai người đã xắn tay áo, hì hục làm cá, cạo nhớt, cắt vây, lấy cục hoi. Chị Ba được cụ B.95 chỉ cách lấy hai cục hoi ở mang cá thì thích lắm. Xưa nay có bao giờ chị làm cá trê sống đâu. Hai cục hoi này là căn nguyên sự tanh tao. Một nửa số cá được chiên vàng bày ra đĩa để chấm với mắm gừng, một nửa được chiên sơ rồi bỏ vào nồi canh dưa. Hai món này ăn nóng với cơm Nàng Hương nóng. Chao ơi là ngon. Chao ơi là quê hương.
Nghe dân làng khen bữa ăn ngon, anh John liền nổi hứng luận về đề tài ngon. Anh vừa đọc được danh sách các món ngon nhất thế giới. Theo báo Guardian bên Anh Quốc tháng vừa qua, 10 món sau đây đã được cơ quan ẩm thực quốc tế cho là ngon nhất trần gian:
- Món sò tươi ăn sống tại Tiệm Cuan Oysters ở Ái Nhĩ Lan
- Món cà tím nướng tại tiệm TaKioupia ở Hy Lạp
- Món Bacon Cheeseburger ở New York Hoa Kỳ
- Món tráng miệng Zabaione ở Ý
- Món Phở của Việt Nam
- Bánh Macaron của hiệu Ladurée ở Paris
- Món Gà Rán với khoai chiên ở tiệm L’Ami Louis ở Paris
- Món Milksake của tiệm kem Fossel’s tại Los Angeles
- Món Barbecue của tiệm Snow’s BBQ ở Texas
- Món steak ở tiệm Bogeda ở Tây Ban Nha
Và anh John kết luận: Nghe thì biết vậy chứ cái ngon và cái đẹp là hai cái không có đáp số trúng tuyệt đối. Ngon và đẹp tuỳ thuộc vào cái lưỡi và đôi mắt của từng người. Cần chứng minh ư ? Xưa nay ai cũng bảo hình thù con cóc là xấu nhất, thế nhưng trong mắt chú cóc đực thì chỉ có chị cóc cái là đẹp nhất trần gian, Các bạn có đồng ý với chú cóc không ? Dân làng tôi ai cũng đồng ý như vậy.
Rồi đến phần tin thời sự. Phần này do các nhà thông thái trong làng. Tin sôi nổi là Thế Vận Hội Mùa Đông, 2010 Games, vào tháng Hai sắp tới tại Vancouver miền tây Canada. Ngọn lửa thiêng được lấy từ Hy Lạp, đang được rước qua1.000 thành phố khắp mọi miền, theo một lộ trình dài 45.000 cây số, và sẽ về tới vận đồng trường đúng lễ khai mạc, dịp tết con Cọp của ta.
Canada là xứ thể thao. Thể thao luôn luôn là đề tài nóng bỏng. Xong Thế Vận 2010 tại Vancouver, Canada lại được chọn để tổ chức Đại Hội Thể Thao Châu Mỹ, Pan Am Games, vào năm 2015, tại Toronto. Ban tổ chức ước tính dự án này tốn 2 tỷ đồng cho việc xây làng thế vận, xây các cầu trường, các hồ bơi, các sân vận động. Toàn tiền tỷ không à. Dân Toronto ai cũng vui mừng vì như vậy từ nay tới 2015 Toronto sẽ tạo ra bao nhiêu việc làm, và nền kinh tế Toronto đã cao nay sẽ cao hơn nữa.
Nhân nói tới bạc tỷ, xin trình các cụ những bạc tỷ khác trong ngân sách Canada. Theo bộ y tế liên bang, năm 2009 này Canada đã chi cho ngành y tế 183 tỷ, tức là cho mỗi đầu dân 5.500 đồng. Việc này bao gồm các dịch vụ y tế hoàn toàn miễn phí cho mọi người. Đây là mô hình mà các tổng thống Hoa Kỳ đều mơ ước, và hiện nay tổng thống Obama đang vận động. Dân chúng vẫn kể chuyện có vẻ tiếu lâm cho nhau nghe: Khi bạn đến Hoa Kỳ chơi, nếu bạn bị bệnh thì bạn phải làm gì ? Người nước khác trả lời: tôi sẽ đi bác sĩ. Người Canada trả lời: Tôi sẽ chạy về Canada ngay.
Các cụ thấy chưa, nhờ mấy nhà thông thái trong làng, đa số chúng tôi không cần đọc báo mà vẫn biết được những tin quan trọng. Nhưng có một chuyện quan trọng mà riêng tôi lại không biết, mới kỳ chứ. Tuy đã ở đây gần 40 năm mà tôi chưa rõ hết về lễ Giáng Sinh. Nhờ anh John mà tôi mới biết là hệ thống bưu điện Canada có một văn phòng trả lời thư thay cho Ông Già Noen. Hằng năm, cứ dịp Giáng Sinh, trẻ em Canada có thói quen viết thư cho ông già Noen, bao thư đề địa chỉ Bắc Cực. Các thư này được gom về một nơi, rồi từ nơi này sẽ có một nhóm thiện nguyện trả lời, các thư ký tên Santa Claus tức ông già Noen, và bao thư mang bưu ấn Bắc Cực. Anh John kể một chuyện liên hệ tới nhóm trả lời thư này. Chuyện có vẻ tiếu lâm mà cũng dám là một sự thực. Rằng có một bức thư của một em bé xin ông già Noen cho nó một đứa em, vì bố mẹ nó chỉ đẻ ra một mình nó nên nó buồn và cô đơn lắm. Ông già Noen đã trả lời: Ta sẽ cho con một đứa em như con xin, nhưng con phải gửi mẹ con lên đây ngay với ta một đêm. Tôi không biết bố mẹ đứa bé, khi đọc thư này, sẽ phản ứng như thế nào. Còn các cụ thì sao cơ ?
Trong khi dân làng còn cười ròn rã về câu trả lời của ông già Noen thì ông ODP giơ tay xin nói. Ai cũng nghĩ rằng ông ODP sẽ bước sang phần chuyện cười, nhưng không phải. Ông bảo ông có một tin thời sự mà dân làng đáng nghe và đáng suy gẫm: Mới đây một tòa án bên Âu Châu đã ra phán quyết rằng việc treo thánh giá ở các trường học bên Ý là phạm luật tự do tín ngưỡng. Việc này đã gây xôn xao. Tòa Thánh Vatican đã bầy tỏ sự ngạc nhiên và thất vọng. Một người tỏ vẻ thất vọng và bất bình rõ ràng nhất là ông John Howard thủ tướng Úc Đại Lợi. Hình như bên Uc cũng có một nhóm di dân cực đoan phản đối việc trường học treo thánh giá nơi các lớp học. Ông Thủ Tướng Úc đã trả lời công khai và thẳng băng: Xứ Uc Đại Lợi này đã được thành lập qua 200 năm lập quốc do những người đi tìm Tự Do tạo ra. Các người lập quốc này nói tiếng Anh, bởi vậy bạn di cư đến xứ này bạn cũng phải học nói tiếng Anh. Các người lập quốc xứ này đã có niềm tin vào Thượng Đế, niềm tin này có cơ sở văn bản rõ ràng và biểu lộ qua cuộc sống, nên việc trưng bày thánh gía tại các trường học là điều chính đáng. Nếu việc này xúc phạm tới niềm tin của bạn thì tôi xin đề nghị bạn chọn nơi khác trên thế giới mà định cư. Xin lập lại lần nữa: Đây là quê hương của chúng tôi, đất đai của chúng tôi, lối sống của chúng tôi. Nếu bạn thở than và phiền não thì xin mời bạn đi nơi khác. Không ai cưỡng bách bạn tới đây. Chính bạn xin được đến sống ở đây. Chính quyền Úc bảo đảm cho bạn quyền tự do rời bỏ xứ này.
Cả làng tôi nghe xong mẩu tin này đều gật gù đồng ý với ông thủ tướng Uc. Bạn đến xứ người mà bạn định làm bố người ta ư. Bạn đến sống trong nhà người ta mà bạn bắt người ta theo gia phong nhà bạn sao?
Nghe đến đây thì Cụ B.95 lên tiếng: Sao bữa nay các bác nói toàn những chuyện xa xôi và nhức đầu làm vậy? Xin các bác nói chuyện gì gần gần và dễ hiểu cho già này nghe với. Ông H.O. nghe tới tiếng ‘gìa’ liền thưa: Bác chưa đến tuổi già, chưa phải là già. Cháu xin đọc một bài thơ xác định bao giờ mới là già để bác nghe nha.
60 chưa phải là già
60 là tuổi mới qua dậy thì
65 hết tuổi thiếu nhi
70 là tuổi mới đi vào đời
75 là tuổi ăn chơi
80 là tuổi yêu người yêu hoa
90 mới bắt đầu gìa
Đêm đêm vẫn cứ mặn mà yêu đương
100 có lệnh diêm vương:
‘ Cứ ở trên ấy yêu thương thỏa lòng
Bao giờ đạn hết lên nòng
Từ từ nằm xuống là xong cuộc đời’
Ông ODP đáp ngay: Bài thơ chú vừa đọc đã lấy con số tuổi để định mức già, còn anh đây thì anh biết một bài thơ nói về tuổi già nhưng không căn cứ vào tuổi mà căn cứ vào sự kiện, như thế này:
Ngày xưa sung sức thì nghèo
Bây giờ rủng rỉnh thì teo mất rồi
Ngày xưa sức khoẻ tuyệt vời
Bây giờ nó có đàn hồi nữa đâu
Ngày xưa sức mạnh như trâu
Bây giờ công cụ nhuốm mầu tang thương
Ngày xưa không kể sớm trưa
Bây giờ loáng thoáng lưa thưa gọi là
Ngày xưa như sắt như đồng
Như đinh đóng cột như rồng phun mưa
Bây giờ như cải muối dưa
Mười thang Minh Mạng vẫn chưa ngẩng đầu
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Chị Ba Biên Hoà nghe xong hai bài thơ rồi nói: Hai bài thơ các bác đọc là những đề tài lớn. Tôi đề nghị sẽ bàn những đề tài nàysau tết, ngày rộng tháng dài. Nay tôi có một vấn đề xin thỉnh ý các bác: Tôi có một người bạn. Con gái chị ta sắp lấy chồng. Khi biết anh con trai tuổi Con Cọp thì chị ta lắc đầu vì cho rằng kỵ tuổi, không hợp. Chị giải thích: Nó tuổi con cọp, còn con gái tôi tuổi con heo, chúng nó mà lấy nhau thì đương nhiên con cọp sẽ ăn thịt con heo. Tôi không muốn con gái bị ăn thịt. Ngoài ra, cậu ta là người da trắng, liệu chúng có thể sống hạnh phúc được không?
Ông H.O. bữa nay vui tính qúa, xin góp ý ngay: Tôi thấy ông bà mình ngày xưa kỹ lưỡng về việc so tuổi lắm. Có kiêng có lành. Nên thận trọng về việc này. Riêng mặt lấy chồng ngoại quốc, tôi thấy bài thơ sau đây nói lên một cái gì mà chúng ta nên để tâm, dám có nhiều sự thực ở trong:
Chồng Tây kịch cỡm như voi
Đêm lăn đè trúng chắc lòi phèo luôn
Chồng Tàu ăn mãi nước tương
Đứng gần nồng nặc mùi hương xì dầu
Chồng Lào mê được chỗ nào?
Nhỏ con èo uột xanh xao gầy còm
Chồng Phi Châu lại đen ngòm
Tối về cúp điện dòm hoài không ra
Chồng Mỹ dâm đãng lắm nha
Nếu không khéo giữ chắc là teng beng
Chồng Đài Loan có máu ghen
Léng phéng nó biết, sớm lên bàn thờ
Dại dột lấy Mễ Tây Cơ
Phẩm tiên chuột vọc, khỉ mò tan hoang
Chồng Ấn Độ rất làm tàng
Nhiều bằng cấp hả? Cần nhiều hồi môn
Chồng Anh đẹp mã to con
Tỷ số đồng tính hết hồn đó nhe
Chồng Nhât cặp mắt hí nè
Dã man số một ai nghe cũng chạy dài
Chồng Hàn Quốc thấy đẹp trai
Cứ lấy rồi biết, rước vào khổ thân
Chồng Úc chỉ thấy uống ăn
Mớí gần ba chục, bụng bằng cái lu
Chồng Ý có đứa vào tù
Vẫn buôn thuốc phiện cũng như bên ngoài
Chồng Do Thái rất đa tài
Nhưng mà bủn xỉn khỏi ai sánh bằng
Chồng Việt chắc chắn trăm phần
Thiệt thà chung thủy, khỏi cần phải lo
Trâu ta ăn cỏ đồng ta
Tuy rằng cỏ cụt nhưng mà cỏ thơm
Chị Ba Biên Hoà nghe xong thì tỏ ra thích lắm. Chị lây bệnh của chồng là anh John hay ghi chép. Chị lấy bút ra chép bài thơ và nói là sẽ gửi bài này cho cô bạn ngay. Trước khi cất bài thơ vào túi, chị hỏi tên tác giả của cả 3 bài thơ trên. Các nhà quân tử trong làng đều lắc đầu không biết. Ai cũng thú nhận là nhận được từ bạn bè chuyển qua internet. Xin các tác giả tha thứ cho việc không rõ tên này.
Rồi chị Ba quay vào cụ Chánh xin thêm ý kiến. Cụ Chánh phát biểu: Lão không có kinh nghiệm hay hiểu biết gì về việc lấy vợ lấy chồng ngoại quốc, nhưng lão có kinh nghiệm về việc kỵ tuổi. Qủa thực có kiêng có lành, nhưng ông bà chúng ta cũng thường nói ‘ đức năng thắng số’. Lão biết nhiều cặp vợ chồng khắc tuổi nhau nhưng họ đã sống rất hạnh phúc. Hình như câu chuyện ‘ Cây tre 100 đốt’ ngày xưa có liên hệ tới việc kỵ tuổi. Rằng ngày xưa có anh tiều phu trẻ tuổi đẹp trai và rất cần cù làm việc để phụng dưỡng bố mẹ già. Anh và cô gái hàng xóm yêu nhau rất tha thiết nhưng bố mẹ nàng không chấp nhận cuộc hôn nhân vì chàng tuổi cọp và nàng tuổi heo. Ông tiên trong rừng thấy ngày nào chàng vào rừng đốn củi cũng khóc liền hiện ra và hỏi lý do. Chàng thuật lại: Con yêu một cô gái mà vì khắc tuổi nên bố mẹ cô gái nhất định không cho chúng con lấy nhau. Bố mẹ cô gái bảo con nếu tìm ra một cây tre trăm đốt làm sính lễ thì sẽ gả con gái. Như thế tức là ông bà ta từ chối vì làm gì có cây tre nào 100 đốt. Ông tiên thương tình liền làm phép lạ. Ông bảo chàng chặt cho đủ một trăm đốt tre. Chàng sung sướng làm y lời. Rồi ông bảo chàng để 100 đốt tre này thành một hàng thẳng. Rồi ông dạy chàng câu thần chú này: ‘ Khắc Nhập !’. Tức thì 100 đốt tre dính liền vào nhau. Chàng tiều phu sung sướng vô cùng, nhưng lại lo không biết vác cây tre trăm đốt này về nhà làm sao. Ông tiên lại chỉ cách: Con chỉ cần nói ‘ Khắc Xuất’ thì tự nhiên chúng sẽ rời ra. Chàng tiều phu cúi đầu tạ ơn rồi cột 100 khúc tre lại và đem về nhà. Sau đó chàng theo bố mẹ mang sính lễ sang nhà cô gái. Chàng bầy ra đủ 100 đốt tre và hô lớn tiếng ‘ Khắc nhập !’ Tức thì 100 đốt tre biến thành một cây tre dài. Vì ông bố vợ đứng gần nên ông cũng dính chặt luôn vào cây tre. Ông sợ qúa xin chàng tiều phu cứu, rồi gả con gái cho anh ngay.
Cụ Chánh kết luận: Đó, dân làng thấy chưa, lòng hiếu thảo của anh tiều phu đã đánh động lòng ông trời, trời mới sai ông tiên đến giúp anh. Anh tuổi con cọp nhưng trời đã cho anh lấy được cô vợ tuổi con heo. Và đôi trẻ đã sống hạnh phúc. Hình như người tuổi cọp đều nổi danh. Như ông Khuất Nguyên bên Tàu, một thi bá lừng lẫy thời Chiến Quốc. Sử ghi ông sinh ngày dần, tháng dần và năm dần, những ba con cọp lận, nhưng ông có dữ như cọp đâu, ông yêu vợ tràn trề mà. Ông chỉ là chúa sơn lâm trên thi đàn mà thôi.
Nghe nhắc tới cọp và thi đàn, tôi liền nhớ tới một ông bạn thân ở Toronto. Ông này đáng yêu vô cùng. Tay phải ông làm thuốc cứu nhân độ thế, còn tay trái thì ông viết văn làm thơ. Văn thơ ông vui như tết. Bút hiệu của ông là Tôn Kàn. Hình như ông tuổi cọp. Ông mới gửi cho tôi bài thơ này:
Lẩn thẩn thì ta làm thơ
Lơ mơ thì ta làm tình
Thanh bình thì ta đi chơi
Thảnh thơi thì ta nhậu nhẹt
Cả đời ăn tục nói phét
Chết rét không chừa tính ngông
Rằng ngông thì thật là ngông
Chẳng ngông sao phải con Rồng cháu Tiên.
Các cụ thấy bài thơ vui chưa ?
Kính chúc các cụ Mùa Giáng Sinh bình an, Năm Mới 2010 hạnh phúc và vui vẻ như ông Tôn Kàn.
TRÀ LŨ
ĐẦY TIẾNG CƯỜI ĐẦY KIẾN THỨC
Nhà Xuất Bản HOA LƯ hân hạnh giới thiệu
2 sách mới của Nhà Văn TRÀ LŨ, tác phẩm thứ 11 và 12 vừa phát hành:
MIỀN ĐẤT AN LẠC
Những chuyện vui tươi dí dỏm nhất trong mấy năm qua
và
500 CHUYỆN CƯỜI
những chuyện tiếu lâm đông tây kim cổ chọn lọc,
khác với 300 Chuyện Cười đã xuất bản năm 2001
Giá sách và bưu phí mỗi cuốn:
-gửi trong Canada: 25 Gia kim ( hay 23 Mỹ kim)
- gửi từ Canada sang Hoa Kỳ: 28 Gia kim ( hay 26 Mỹ kim)
- gửi từ Canada đi các nước khác: 33 Gia kim ( hay 30 Mỹ kim)
Ngân phiếu xin đề: TRÀ LŨ, 113 Kennedy Ave, Toronto, Ontario M6S 2X8 Canada
Đây là hai viên thuốc tiên làm thư giãn cả tâm thần cả thể chất
Đây cũng là món quà trang nhã và đẹp nhất
để tặng thân nhân và bằng hữu nhân dịp Giáng Sinh và Năm mới.
Xin cho chúng tôi tên và địa chỉ.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hương Sân Chùa
Nguyễn Bá Khanh
23:08 11/12/2009
HƯƠNG SÂN CHÙA
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Khói hương, tỏa cổng từ bi
Lòng trầm tâm tịnh, sân si để ngoài.
(nbk)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền