Phụng Vụ - Mục Vụ
Niềm vui cứu độ
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:10 12/12/2018
Chúa Nhật III MÙA VỌNG
Xp 3,14-18a; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18
Chúa Nhật III Mùa Vọng được Giáo Hội gọi là “Domenica Gaudete,” Chúa Nhật của niềm vui; hay Chúa Nhật hồng giữa mùa tím. Quả thế, phụng vụ Lời Chúa hôm nay lặp đi lặp lại lời mời gọi: “Hãy vui lên, hãy hân hoan, hãy nhảy mừng.” Đây là sứ điệp căn bản của Tin Mừng, mời gọi mỗi Kitô hữu vui lên vì Chúa sắp đến; vui lên vì ơn cứu độ mà Chúa sắp thực hiện; vui lên vì Người là Đấng Cứu Độ chúng ta.
1- Niềm vui Chúa đến
Trong bài đọc I, ngôn sứ Xôphônia mời gọi dân Chúa: “Reo vui lên, hỡi thiếu nữ Xion, hò vang dậy đi nào, nhà Israel hỡi! Hỡi thiếu nữ Giêrusalem hãy nức lòng phấn khởi...” (Xp 3,14). Ngôn sứ giải thích những lý do khiến dân Israel phải vui mừng, bởi vì Thiên Chúa sẽ đến ngự giữa họ; Người là Đấng quyền năng và yêu thương; Người lấy tình thương mà đổi mới họ; Người vui niềm vui của dân Người (x. Xp 3,14-18a).
Lời loan báo về niềm vui này chỉ được thực hiện một cách cụ thể và viên mãn qua biến cố nhập thể của Con Thiên Chúa khi tổng lãnh thiên thần Gabriel truyền tin cho Đức Maria, thiếu nữ Xion mới: “Hỡi Trinh Nữ, hãy vui lên!” (Lc 1,28). Nhờ tiếng xin vâng của Đức Maria, Thiên Chúa đến với loài người, trở thành một con người để cứu độ mọi người. Bởi thế, khi Chúa Giêsu sinh ra, thiên thần loan báo với các mục đồng: “Này đây tôi loan báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa” (Lc 2,10-11).
Vì thế, trong bài đọc II, thánh Phaolô mời gọi các tín hữu Kitô ở thành Philiphê: “Thưa anh em, anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em! Ước gì sự hòa nhã của anh chị em được mọi người biết đến. Chúa đang gần kề!” (Pl 4,4-5).
Tắt một lời, toàn bộ cuốn Kinh Thánh diễn tả sứ điệp niềm vui này: Thiên Chúa đến viếng thăm và cứu độ dân Người qua biến cố nhập thể làm người của Con Thiên Chúa.
2- Niềm vui cứu độ
Thế nhưng, niềm vui mà Chúa Giêsu mang đến không chỉ là một tình cảm, cảm xúc chóng qua, cũng không phải là những niềm vui mà thế gian ban tặng, nhưng là niềm vui cứu độ, bền vững, đích thực cho tâm hồn con người. Thiên Chúa chính là niềm vui đích thực của con người. Niềm vui đó được biểu lộ và ban tặng qua Đức Kitô. Bởi vậy, ai gặp gỡ Chúa Kitô, người đó sẽ có niềm vui trong tâm hồn; ai được Chúa Kitô cứu độ, người đó sẽ được giải thoát khỏi mọi tội lỗi, đau khổ và buồn rầu; ai có niềm vui của Chúa Kitô, người đó sẽ biết sống yêu thương và chia sẻ với tha nhân. Niềm vui đó mang lại cho chúng ta bình an và sức mạnh, để có thể đứng vững trước những gian nan thử thách, hay những bất ổn và biến động xảy ra trong cuộc đời.
Chính vì thế, người Kitô hữu phải là người của niềm vui. Nếu một người Kitô hữu mà luôn sống với một khuôn mặt “đưa đám,” hay chỉ có sống tinh thần Mùa Chay mà không có tinh thần Mùa Phục Sinh, thì chưa thực sự là môn đệ Đức Kitô. Một người Kitô hữu mà sống bi quan chán nản, thất vọng buông xuôi, ấy là dấu hiệu của một Đức Tin hời hợt và xa lạ với Tin Mừng. Nên người ta thường nói: một vị thánh buồn là một vị thánh đáng buồn! Sống vui tươi là nét đặc trưng của người Kitô hữu vì sống vui là sống thánh thiện. Chúng ta cần cảm nghiệm, chia sẻ và làm chứng niềm vui đó cho mọi người.
3- Niềm vui hoán cải
Để có được niềm vui trong Chúa, điều căn bản là phải có sự hoán cải. Bài Tin Mừng hôm nay kể lại câu chuyện hoán cải thật tuyệt vời mà Gioan Tẩy Giả đề nghị cho dân chúng thực hiện. Sau khi nghe lời kêu gọi sám hối của ông, nhiều người muốn phục thiện, sẵn sàng thay đổi nếp sống sai lạc của mình. Nhiều người đến xin Gioan những lời khuyên thiết thực: “Chúng tôi phải làm gì đây?” Tùy từng người một mà Gioan khuyên bảo:
- Đối với dân chúng: “Ai có hai áo, hãy cho người không có, ai có của ăn cũng hãy làm như vậy.”
- Đối với người thu thuế: “Các ngươi đừng đòi gì quá mức đã ấn định cho các ngươi.”
- Đối với các quân nhân: “Đừng ức hiếp ai, đừng cáo gian ai, các ngươi hãy bằng lòng với số lương của mình” (x. Lc 3,10-18).
Gioan không có ý khuyên người ta phải bỏ việc đang làm, nhưng ông dạy họ phải làm việc thật tốt, đúng với trách nhiệm họ đã lãnh nhận. Câu trả lời của Gioan cho mỗi hạng người có hành động khác nhau, nhưng tựu trung lại, tất cả đều phải hoán cải.
Cũng thế, để có niềm vui đích thực và bền vững, mỗi người chúng ta phải có sự hoán cải. Hoán cải là điều kiện để chúng ta đón nhận niềm vui ơn cứu độ. Hoán cải là thay đổi cách suy nghĩ, lối sống và hành động của chúng ta cho phù hợp với các giá trị của Tin Mừng. Việc hoán cải cũng bao gồm việc thực thi công bằng, bác ái và sống lương thiện đối với tha nhân.
Lễ Giáng Sinh là lễ tình yêu Thiên Chúa nhập thể, đang đến gần. Niềm vui Giáng Sinh của người Kitô hữu gắn liền với thái độ sống thức tỉnh và hoán cải để canh tân đời sống. Niềm vui của người Kitô hữu chính là sự kết hợp với Đức Kitô, gắn bó mật thiết với Người. Từ đó, chúng ta lan tỏa niềm vui nội tâm này trong đời sống hằng ngày bằng việc chu toàn bổn phận và sống yêu thương phục vụ mọi người.
Lạy Chúa, Chúa đến mang niềm vui và ơn cứu độ cho chúng con. Xin cho mỗi người chúng con, luôn cảm nghiệm được niềm vui vì có Chúa đồng hành. Và xin Chúa cho chúng con biết lan tỏa niềm vui ấy tới những người xung quanh bằng việc sống bác ái và yêu thương mọi người chúng con gặp gỡ. Amen!
Đại Chủng Viện Vinh Thanh
Xp 3,14-18a; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18
Chúa Nhật III Mùa Vọng được Giáo Hội gọi là “Domenica Gaudete,” Chúa Nhật của niềm vui; hay Chúa Nhật hồng giữa mùa tím. Quả thế, phụng vụ Lời Chúa hôm nay lặp đi lặp lại lời mời gọi: “Hãy vui lên, hãy hân hoan, hãy nhảy mừng.” Đây là sứ điệp căn bản của Tin Mừng, mời gọi mỗi Kitô hữu vui lên vì Chúa sắp đến; vui lên vì ơn cứu độ mà Chúa sắp thực hiện; vui lên vì Người là Đấng Cứu Độ chúng ta.
1- Niềm vui Chúa đến
Trong bài đọc I, ngôn sứ Xôphônia mời gọi dân Chúa: “Reo vui lên, hỡi thiếu nữ Xion, hò vang dậy đi nào, nhà Israel hỡi! Hỡi thiếu nữ Giêrusalem hãy nức lòng phấn khởi...” (Xp 3,14). Ngôn sứ giải thích những lý do khiến dân Israel phải vui mừng, bởi vì Thiên Chúa sẽ đến ngự giữa họ; Người là Đấng quyền năng và yêu thương; Người lấy tình thương mà đổi mới họ; Người vui niềm vui của dân Người (x. Xp 3,14-18a).
Lời loan báo về niềm vui này chỉ được thực hiện một cách cụ thể và viên mãn qua biến cố nhập thể của Con Thiên Chúa khi tổng lãnh thiên thần Gabriel truyền tin cho Đức Maria, thiếu nữ Xion mới: “Hỡi Trinh Nữ, hãy vui lên!” (Lc 1,28). Nhờ tiếng xin vâng của Đức Maria, Thiên Chúa đến với loài người, trở thành một con người để cứu độ mọi người. Bởi thế, khi Chúa Giêsu sinh ra, thiên thần loan báo với các mục đồng: “Này đây tôi loan báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa” (Lc 2,10-11).
Vì thế, trong bài đọc II, thánh Phaolô mời gọi các tín hữu Kitô ở thành Philiphê: “Thưa anh em, anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em! Ước gì sự hòa nhã của anh chị em được mọi người biết đến. Chúa đang gần kề!” (Pl 4,4-5).
Tắt một lời, toàn bộ cuốn Kinh Thánh diễn tả sứ điệp niềm vui này: Thiên Chúa đến viếng thăm và cứu độ dân Người qua biến cố nhập thể làm người của Con Thiên Chúa.
2- Niềm vui cứu độ
Thế nhưng, niềm vui mà Chúa Giêsu mang đến không chỉ là một tình cảm, cảm xúc chóng qua, cũng không phải là những niềm vui mà thế gian ban tặng, nhưng là niềm vui cứu độ, bền vững, đích thực cho tâm hồn con người. Thiên Chúa chính là niềm vui đích thực của con người. Niềm vui đó được biểu lộ và ban tặng qua Đức Kitô. Bởi vậy, ai gặp gỡ Chúa Kitô, người đó sẽ có niềm vui trong tâm hồn; ai được Chúa Kitô cứu độ, người đó sẽ được giải thoát khỏi mọi tội lỗi, đau khổ và buồn rầu; ai có niềm vui của Chúa Kitô, người đó sẽ biết sống yêu thương và chia sẻ với tha nhân. Niềm vui đó mang lại cho chúng ta bình an và sức mạnh, để có thể đứng vững trước những gian nan thử thách, hay những bất ổn và biến động xảy ra trong cuộc đời.
Chính vì thế, người Kitô hữu phải là người của niềm vui. Nếu một người Kitô hữu mà luôn sống với một khuôn mặt “đưa đám,” hay chỉ có sống tinh thần Mùa Chay mà không có tinh thần Mùa Phục Sinh, thì chưa thực sự là môn đệ Đức Kitô. Một người Kitô hữu mà sống bi quan chán nản, thất vọng buông xuôi, ấy là dấu hiệu của một Đức Tin hời hợt và xa lạ với Tin Mừng. Nên người ta thường nói: một vị thánh buồn là một vị thánh đáng buồn! Sống vui tươi là nét đặc trưng của người Kitô hữu vì sống vui là sống thánh thiện. Chúng ta cần cảm nghiệm, chia sẻ và làm chứng niềm vui đó cho mọi người.
3- Niềm vui hoán cải
Để có được niềm vui trong Chúa, điều căn bản là phải có sự hoán cải. Bài Tin Mừng hôm nay kể lại câu chuyện hoán cải thật tuyệt vời mà Gioan Tẩy Giả đề nghị cho dân chúng thực hiện. Sau khi nghe lời kêu gọi sám hối của ông, nhiều người muốn phục thiện, sẵn sàng thay đổi nếp sống sai lạc của mình. Nhiều người đến xin Gioan những lời khuyên thiết thực: “Chúng tôi phải làm gì đây?” Tùy từng người một mà Gioan khuyên bảo:
- Đối với dân chúng: “Ai có hai áo, hãy cho người không có, ai có của ăn cũng hãy làm như vậy.”
- Đối với người thu thuế: “Các ngươi đừng đòi gì quá mức đã ấn định cho các ngươi.”
- Đối với các quân nhân: “Đừng ức hiếp ai, đừng cáo gian ai, các ngươi hãy bằng lòng với số lương của mình” (x. Lc 3,10-18).
Gioan không có ý khuyên người ta phải bỏ việc đang làm, nhưng ông dạy họ phải làm việc thật tốt, đúng với trách nhiệm họ đã lãnh nhận. Câu trả lời của Gioan cho mỗi hạng người có hành động khác nhau, nhưng tựu trung lại, tất cả đều phải hoán cải.
Cũng thế, để có niềm vui đích thực và bền vững, mỗi người chúng ta phải có sự hoán cải. Hoán cải là điều kiện để chúng ta đón nhận niềm vui ơn cứu độ. Hoán cải là thay đổi cách suy nghĩ, lối sống và hành động của chúng ta cho phù hợp với các giá trị của Tin Mừng. Việc hoán cải cũng bao gồm việc thực thi công bằng, bác ái và sống lương thiện đối với tha nhân.
Lễ Giáng Sinh là lễ tình yêu Thiên Chúa nhập thể, đang đến gần. Niềm vui Giáng Sinh của người Kitô hữu gắn liền với thái độ sống thức tỉnh và hoán cải để canh tân đời sống. Niềm vui của người Kitô hữu chính là sự kết hợp với Đức Kitô, gắn bó mật thiết với Người. Từ đó, chúng ta lan tỏa niềm vui nội tâm này trong đời sống hằng ngày bằng việc chu toàn bổn phận và sống yêu thương phục vụ mọi người.
Lạy Chúa, Chúa đến mang niềm vui và ơn cứu độ cho chúng con. Xin cho mỗi người chúng con, luôn cảm nghiệm được niềm vui vì có Chúa đồng hành. Và xin Chúa cho chúng con biết lan tỏa niềm vui ấy tới những người xung quanh bằng việc sống bác ái và yêu thương mọi người chúng con gặp gỡ. Amen!
Đại Chủng Viện Vinh Thanh
Hãy sống Đạo cách vui vẻ
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:55 12/12/2018
Hãy sống Đạo cách vui vẻ
Chúa Nhật III MÙA VỌNG - C
(Lc 3, 10-18)
Bước vào Chúa Nhật III Mùa Vọng quen gọi là Chúa Nhật của Niềm Vui (Gaudete). Phụng vụ lễ ca, từ bài đọc, Thánh vịnh đáp ca cho đến màu sắc, tất cả đều diễn tả niềm vui sâu sắc ngập tràn. Với nhiều cung giọng khác nhau, nhưng Sôphônia, Luca tác giả Tin Mừng và cả thánh Phaolô nữa cũng đều hòa chung một khúc hát ca mừng Chúa đang đến mang lại niềm vui ơn cứu độ cho hết mọi người. Mùa sắc từ màu tím chuyển sang màu hồng, màu của bình minh ló rạng, đánh dấu nửa chặng đầu của Mùa Vọng, nay Giáo hội tạm dừng, lấy thêm can đảm bước tiếp, để chuẩn bị tâm hồn tốt hơn để cảm nghiệm được niềm vui thực sự của Lễ Giáng Sinh đã gần kề.
"Hỡi thiếu nữ Sion, hãy cất tiếng ca! Hỡi Israel, hãy hoan hỉ! Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy hân hoan và nhảy mừng hết tâm hồn! "
Mặc lấy tâm tình của dân Chúa, đọc và nghe những lời trên chúng ta cảm thấy lòng đầy niềm vui thiêng thánh ngập tràn làm sao không vui mừng được.
Vậy đâu là lý do sâu xa để vui mừng ?
Câu trả lời đúng nghĩa nhất : Chúa là nguyên nhân niềm vui của dân Chúa và của chúng ta. Trong lúc Vương quốc Giuđa bị Assyri tàn phá và Vương quốc Israel phải đi lưu đầy, Isaia loan báo rằng một đám đông người bị bỏ rơi, bị khinh dể, bị thương tích sẽ được Thiên Chúa đến cứu. Quả thật : "Chúa đã rút lại lời kết án ngươi và đã đẩy lui quân thù của ngươi. Vua Israel là Chúa ở giữa ngươi, ngươi không còn sợ khổ cực nữa… Chúa là Thiên Chúa ngươi, là Đấng mạnh mẽ ở giữa ngươi, chính Người cứu thoát ngươi ". Vui vì có Chúa ở cùng. Nhưng để có được Thiên Chúa đến ở cùng chúng ta làm gì nếu không phải là hoán cải.
Hoán cải
Lời Chúa qua miệng của Gioan Tiền Hô tiếp tục vang lên, gửi đến mọi thành phần dân chúng không trừ một ai. Hoán cái, vâng cần phải hoán cải, phải thay đổi hướng đi, thực thi đức công bằng, sống tình liên đới và tiết độ là những giá trị không thể tách rời khỏi một cuộc sống hoàn toàn nhân bản và Kitô chân chính.
Một đám đông thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội Do thái thời bấy giờ, đôi khi đối nghịch nhau về cách sống cùng đến nghe Gioan giảng. Họ không hỏi : "Chúng tôi phải tin gì? ", nhưng hỏi : "Chúng tôi phải làm gì ? "
Để trả lời, Gioan Tẩy giả mời gọi họ chuẩn bị cho Đức Messia đến bằng cách thực hiện những việc làm cụ thể và có ý nghĩa. Gioan không đưa ra một giáo huấn trừu tượng, đơn giản Gioan mời gọi họ chia sẻ những gì mình đang có : "Ai có hai áo, hãy cho người không có; ai có của ăn, cũng hãy làm như vậy" (Lc 3,10). Như thế, Gioan đặt sự sẻ chia, một khía cạnh của công bằng lên hàng đầu. Với những kẻ thu thế mang tiếng là tội lỗi cũng đến nghe Gioan giảng. Gioan đề nghị với họ, trong khi tác nghiệp đừng đòi nhiều hơn những gì họ phải trả. Có nghĩa là đừng đòi tiền hối lộ! Rõ ràng là thế. Với các binh sĩ, có lẽ là lính ngoại đạo, được tuyển vào phục vụ trong quân đội vua Hêrôđê. Gioan Tẩy Giả không lên án nghề nghiệp của họ, nhưng khuyên nhủ họ phải tôn trọng công lý, đừng bóc lột của ai điều gì nhưng hãy hài lòng với đồng lương của mình (Lc 3,14).
Sống Đạo với niềm vui
Giờ Kinh truyền tin tại quảng trường thánh Phêrô ngày13 tháng 12 năm 2015: Ðức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tín hữu sống tinh thần vui tươi giữa bao nhiêu khó khăn trong cuộc sống. Ngài nhận xét rằng Chúa Nhật thứ III Mùa Vọng giúp chúng ta tái khám phá một chiều kích đặc thù của sự hoán cải, đó là sự vui mừng: "Ngày nay cần có can đảm để nói về niềm vui, nhất là cần đức tin! Thế giới bị vây bủa vì bao nhiêu vấn đề, tương lai đầy bấp bênh và sợ hãi. Nhưng Kitô hữu là người vui tươi, và niềm vui của họ không phải là một cái gì hời hợt chóng qua, trái lại sâu xa và bền vững, vì đó là một hồng ân của Thiên Chúa lấp đầy cuộc sống. Niềm vui của chúng ta xuất phát từ xác tín ‘Chúa ở gần’" (Phi 4,5).
Cũng như đám đông xưa kia, giờ đây chúng ta cũng đặt câu hỏi : Thưa ông Gioan chúng tôi phải làm gì? Gioan Tẩy giả không đòi chúng ta làm điều kì diệu. Nhưng chắc chắn ngài sẽ bảo chúng ta hoán cải khởi đi từ việc chia sẻ, chu toàn bổn phận của người Kitô hữu.
Chúng ta hãy phó thác hành trình Mùa Vọng tiếp theo của chúng ta cho Ðức Maria, thần trí của Mẹ đã vui mừng trong Chúa là Ðấng Cứu Thế. Xin Mẹ hướng dẫn tâm hồn chúng ta trong sự vui mừng chờ đợi Chúa Giêsu đến, một sự chờ đợi đầy kinh nguyện và việc lành. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Nào Ta Vui Lên
Suy niệm Chúa Nhật III Mùa Vọng - C
(Lc 3, 10 - 18)
“Vui lên” là chủ đề của Chúa Nhật thứ III Mùa Vọng. Hôm nay Phụng vụ Giáo hội đang màu tím chuyển sang hồng thể hiện rõ nét của niềm vui, vui vì những gì đã đạt được trong chặng đường thứ nhất của Mùa Vọng, nay nghỉ một chút để nhìn lại chặng đường đã qua với niềm vui, và lấy thêm đà mới chuẩn bị mừng (Chúa Giáng Sinh), nên Giáo hội mời gọi con cái mình “Gaudete - Hãy vui lên”.
Với lời thánh ca du dương phỏng theo lời của thánh Phaolô : Anh em hãy vui lên trong niềm vui của Chúa. Vui như Isaia nói :“Tôi hớn hở vui mừng trong Chúa, và lòng tôi hoan hỉ trong Chúa tôi” (Is 61, 10). Lời nguyện nhập lễ hôm nay đưa chúng ta vào chính niềm vui thiêng thánh ấy: “Lạy Chúa, xin đoái xem, này dân Chúa đem tất cả niềm tin đợi chờ ngày lễ Sinh Nhật Đấng Cứu Thế. Xin hướng niềm vui chúng con về chính nguồn hoan lạc của mầu nhiệm Giáng Sinh cao cả để tâm hồn chúng con hoàn toàn đổi mới mà họp mừng ngày cứu độ đã gần kề” (Lời nguyện nhập lễ Cn III Mùa Vọng).
Những lời trên làm tâm hồn chúng ta rạo rực hẳn lên, dẫn chúng ta bước vào mầu nhiệm của niềm vui ơn cứu độ. Nghe những lời loan báo của Xôphônia chúng ta không thể không vui : “Hỡi thiếu nữ Sion, hãy cất tiếng ca! Hỡi Israel, hãy hoan hỉ! Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy hân hoan và nhảy mừng hết tâm hồn!” (Xp 3, 14-15). Cũng sứ điệp của niềm vui, Thiên Thần chào Đức Maria : “Hỡi Bà đầy ơn phúc, hãy vui lên” (Lc 1,26). Lý do chính để thiếu nữ Sion vui là có : “Chúa là Thiên Chúa ngươi, là Đấng mạnh mẽ ở giữa ngươi, chính Người cứu thoát ngươi. Người hân hoan vui mừng vì ngươi. Người cảm động yêu thương ngươi, và vì ngươi, Người sung sướng reo mừng” (Xp 3, 16-18).
Xôphônia muốn chúng ta phải vui mừng, không có lý do gì để thất vọng, nản chí, buồn sầu, dù tình trạng ta phải đương đầu có thế nào đi nữa, chúng ta chắc chắn về sự hiện diện của Chúa, nguyên sự hiện diện ấy cũng đủ để làm cho tâm hồn ta hân hoan.
Trong thư gửi tín hữu thành Philiphê, thánh Phaolô mời gọi con cái mình vui lên trong niềm vui của Chúa, và ngài đưa ra lý do tại sao phải vui mừng. Thưa vì “Chúa đang đến gần!” (Pl 4,5)
Chúa sắp ngự đến rồi, vậy để đón Chúa, chúng ta làm gì đây? Cám ơn những người thu thuế, các quân nhân và những người đã đến hỏi Gioan về cách thức chuẩn bị đón Chúa đến, vì nhờ họ chúng ta mới có câu trả lời, Thiên Chúa không đòi điều gì ngoại thường, nhưng Chúa muốn mỗi người sống theo các tiêu chuẩn liên đới và công bằng; nếu không có những đức tính này thì ta không thể chuẩn bị tốt đẹp để gặp gỡ Chúa.
Khi dân chúng đến hỏi Gioan Tẩy Giả, ông khuyên : “Ai có hai áo, hãy cho người không có; ai có của ăn, cũng hãy làm như vậy” (Lc 3, 11). Thật là thích hợp, bởi đức bác ái được đề cao, yêu thương được chú trọng phải thực hành. Bác ái thúc đẩy quan tâm đến người khác và đáp ứng nhu cầu của họ. Công lý đòi phải vượt thắng sự chênh lệch giữa người có của dư thừa và người thiếu những điều tối cần thiết. Công lý và bác ái không đối nghịch nhau, nhưng cả hai chắp lại thành đôi cánh để con người thăng tiến trong yêu thương. Theo Đức Nguyên Giáo hoàng Bênêđitô XVI thì, “Tình thương luôn là điều cần thiết, cả trong một xã hội công bằng nhất, vì luôn luôn có những tình trạng thiếu thốn về vật chất trong đó sự trợ giúp là điều tối cần thiết trong sự yêu thương cụ thể đối với tha nhân” (Trích Deus caritas est, số 28)
Đối với người làm nghề thu thuế, họ thường bị khinh rể bởi lợi dụng địa vị. Gioan không bảo họ phải đổi nghề, nhưng đừng đòi thêm điều gì khác ngoài mức đã được ấn định (x. Lc 3,13). Theo Gioan, tiên vàn hãy chu toàn nghĩa vụ của mình một cách lương thiện. Hãy tuân giữ các giới răn (x. Xh 20,15).
Đến lượt các quân nhân, hạng người dễ bị cám dỗ lạm quyền. Thánh Gioan nói: “Đừng ức hiếp ai, đừng cáo gian ai; các ngươi hãy bằng lòng với số lương của mình” (Lc 3,14). Cả trong trường hợp này, sự hoán cải bắt đầu bằng sự lương thiện và tôn trọng tha nhân: chỉ dẫn này có giá trị đối với mọi người, nhất là những người có trách nhiệm lớn hơn.
Israel vui vì có Chúa, để có được niềm vui đích thực, niềm vui trong Chúa và có Chúa ở cùng. Mượn lời các quân nhân, chúng ta hỏi Gioan Tiền Hô : Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì? Chắc ngài sẽ chỉ cho chúng ta những việc phải làm. Chỉ dẫn của Gioan Tẩy Giả vẫn luôn thời sự: cả trong thế giới phức tạp của chúng ta ngày nay, tình thế sẽ khá hơn nếu mỗi người tuân giữ các qui luật hành xử này.
Ước chi Lễ Giáng Sinh nay đã gần kề, thôi thúc chúng ta khắp nơi trên trần thế canh tân niềm tin của mình vào Thiên Chúa và vào Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô, đồng thời chuẩn bị một nơi xứng đáng để đón tiếp Chúa Kitô.
Lạy Mẹ Maria, xin giúp chúng con chuẩn bị tâm hồn để đón rước Chúa Giêsu. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Chúa Nhật III MÙA VỌNG - C
(Lc 3, 10-18)
Bước vào Chúa Nhật III Mùa Vọng quen gọi là Chúa Nhật của Niềm Vui (Gaudete). Phụng vụ lễ ca, từ bài đọc, Thánh vịnh đáp ca cho đến màu sắc, tất cả đều diễn tả niềm vui sâu sắc ngập tràn. Với nhiều cung giọng khác nhau, nhưng Sôphônia, Luca tác giả Tin Mừng và cả thánh Phaolô nữa cũng đều hòa chung một khúc hát ca mừng Chúa đang đến mang lại niềm vui ơn cứu độ cho hết mọi người. Mùa sắc từ màu tím chuyển sang màu hồng, màu của bình minh ló rạng, đánh dấu nửa chặng đầu của Mùa Vọng, nay Giáo hội tạm dừng, lấy thêm can đảm bước tiếp, để chuẩn bị tâm hồn tốt hơn để cảm nghiệm được niềm vui thực sự của Lễ Giáng Sinh đã gần kề.
"Hỡi thiếu nữ Sion, hãy cất tiếng ca! Hỡi Israel, hãy hoan hỉ! Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy hân hoan và nhảy mừng hết tâm hồn! "
Mặc lấy tâm tình của dân Chúa, đọc và nghe những lời trên chúng ta cảm thấy lòng đầy niềm vui thiêng thánh ngập tràn làm sao không vui mừng được.
Vậy đâu là lý do sâu xa để vui mừng ?
Câu trả lời đúng nghĩa nhất : Chúa là nguyên nhân niềm vui của dân Chúa và của chúng ta. Trong lúc Vương quốc Giuđa bị Assyri tàn phá và Vương quốc Israel phải đi lưu đầy, Isaia loan báo rằng một đám đông người bị bỏ rơi, bị khinh dể, bị thương tích sẽ được Thiên Chúa đến cứu. Quả thật : "Chúa đã rút lại lời kết án ngươi và đã đẩy lui quân thù của ngươi. Vua Israel là Chúa ở giữa ngươi, ngươi không còn sợ khổ cực nữa… Chúa là Thiên Chúa ngươi, là Đấng mạnh mẽ ở giữa ngươi, chính Người cứu thoát ngươi ". Vui vì có Chúa ở cùng. Nhưng để có được Thiên Chúa đến ở cùng chúng ta làm gì nếu không phải là hoán cải.
Hoán cải
Lời Chúa qua miệng của Gioan Tiền Hô tiếp tục vang lên, gửi đến mọi thành phần dân chúng không trừ một ai. Hoán cái, vâng cần phải hoán cải, phải thay đổi hướng đi, thực thi đức công bằng, sống tình liên đới và tiết độ là những giá trị không thể tách rời khỏi một cuộc sống hoàn toàn nhân bản và Kitô chân chính.
Một đám đông thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội Do thái thời bấy giờ, đôi khi đối nghịch nhau về cách sống cùng đến nghe Gioan giảng. Họ không hỏi : "Chúng tôi phải tin gì? ", nhưng hỏi : "Chúng tôi phải làm gì ? "
Để trả lời, Gioan Tẩy giả mời gọi họ chuẩn bị cho Đức Messia đến bằng cách thực hiện những việc làm cụ thể và có ý nghĩa. Gioan không đưa ra một giáo huấn trừu tượng, đơn giản Gioan mời gọi họ chia sẻ những gì mình đang có : "Ai có hai áo, hãy cho người không có; ai có của ăn, cũng hãy làm như vậy" (Lc 3,10). Như thế, Gioan đặt sự sẻ chia, một khía cạnh của công bằng lên hàng đầu. Với những kẻ thu thế mang tiếng là tội lỗi cũng đến nghe Gioan giảng. Gioan đề nghị với họ, trong khi tác nghiệp đừng đòi nhiều hơn những gì họ phải trả. Có nghĩa là đừng đòi tiền hối lộ! Rõ ràng là thế. Với các binh sĩ, có lẽ là lính ngoại đạo, được tuyển vào phục vụ trong quân đội vua Hêrôđê. Gioan Tẩy Giả không lên án nghề nghiệp của họ, nhưng khuyên nhủ họ phải tôn trọng công lý, đừng bóc lột của ai điều gì nhưng hãy hài lòng với đồng lương của mình (Lc 3,14).
Sống Đạo với niềm vui
Giờ Kinh truyền tin tại quảng trường thánh Phêrô ngày13 tháng 12 năm 2015: Ðức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tín hữu sống tinh thần vui tươi giữa bao nhiêu khó khăn trong cuộc sống. Ngài nhận xét rằng Chúa Nhật thứ III Mùa Vọng giúp chúng ta tái khám phá một chiều kích đặc thù của sự hoán cải, đó là sự vui mừng: "Ngày nay cần có can đảm để nói về niềm vui, nhất là cần đức tin! Thế giới bị vây bủa vì bao nhiêu vấn đề, tương lai đầy bấp bênh và sợ hãi. Nhưng Kitô hữu là người vui tươi, và niềm vui của họ không phải là một cái gì hời hợt chóng qua, trái lại sâu xa và bền vững, vì đó là một hồng ân của Thiên Chúa lấp đầy cuộc sống. Niềm vui của chúng ta xuất phát từ xác tín ‘Chúa ở gần’" (Phi 4,5).
Cũng như đám đông xưa kia, giờ đây chúng ta cũng đặt câu hỏi : Thưa ông Gioan chúng tôi phải làm gì? Gioan Tẩy giả không đòi chúng ta làm điều kì diệu. Nhưng chắc chắn ngài sẽ bảo chúng ta hoán cải khởi đi từ việc chia sẻ, chu toàn bổn phận của người Kitô hữu.
Chúng ta hãy phó thác hành trình Mùa Vọng tiếp theo của chúng ta cho Ðức Maria, thần trí của Mẹ đã vui mừng trong Chúa là Ðấng Cứu Thế. Xin Mẹ hướng dẫn tâm hồn chúng ta trong sự vui mừng chờ đợi Chúa Giêsu đến, một sự chờ đợi đầy kinh nguyện và việc lành. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Nào Ta Vui Lên
Suy niệm Chúa Nhật III Mùa Vọng - C
(Lc 3, 10 - 18)
“Vui lên” là chủ đề của Chúa Nhật thứ III Mùa Vọng. Hôm nay Phụng vụ Giáo hội đang màu tím chuyển sang hồng thể hiện rõ nét của niềm vui, vui vì những gì đã đạt được trong chặng đường thứ nhất của Mùa Vọng, nay nghỉ một chút để nhìn lại chặng đường đã qua với niềm vui, và lấy thêm đà mới chuẩn bị mừng (Chúa Giáng Sinh), nên Giáo hội mời gọi con cái mình “Gaudete - Hãy vui lên”.
Với lời thánh ca du dương phỏng theo lời của thánh Phaolô : Anh em hãy vui lên trong niềm vui của Chúa. Vui như Isaia nói :“Tôi hớn hở vui mừng trong Chúa, và lòng tôi hoan hỉ trong Chúa tôi” (Is 61, 10). Lời nguyện nhập lễ hôm nay đưa chúng ta vào chính niềm vui thiêng thánh ấy: “Lạy Chúa, xin đoái xem, này dân Chúa đem tất cả niềm tin đợi chờ ngày lễ Sinh Nhật Đấng Cứu Thế. Xin hướng niềm vui chúng con về chính nguồn hoan lạc của mầu nhiệm Giáng Sinh cao cả để tâm hồn chúng con hoàn toàn đổi mới mà họp mừng ngày cứu độ đã gần kề” (Lời nguyện nhập lễ Cn III Mùa Vọng).
Những lời trên làm tâm hồn chúng ta rạo rực hẳn lên, dẫn chúng ta bước vào mầu nhiệm của niềm vui ơn cứu độ. Nghe những lời loan báo của Xôphônia chúng ta không thể không vui : “Hỡi thiếu nữ Sion, hãy cất tiếng ca! Hỡi Israel, hãy hoan hỉ! Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy hân hoan và nhảy mừng hết tâm hồn!” (Xp 3, 14-15). Cũng sứ điệp của niềm vui, Thiên Thần chào Đức Maria : “Hỡi Bà đầy ơn phúc, hãy vui lên” (Lc 1,26). Lý do chính để thiếu nữ Sion vui là có : “Chúa là Thiên Chúa ngươi, là Đấng mạnh mẽ ở giữa ngươi, chính Người cứu thoát ngươi. Người hân hoan vui mừng vì ngươi. Người cảm động yêu thương ngươi, và vì ngươi, Người sung sướng reo mừng” (Xp 3, 16-18).
Xôphônia muốn chúng ta phải vui mừng, không có lý do gì để thất vọng, nản chí, buồn sầu, dù tình trạng ta phải đương đầu có thế nào đi nữa, chúng ta chắc chắn về sự hiện diện của Chúa, nguyên sự hiện diện ấy cũng đủ để làm cho tâm hồn ta hân hoan.
Trong thư gửi tín hữu thành Philiphê, thánh Phaolô mời gọi con cái mình vui lên trong niềm vui của Chúa, và ngài đưa ra lý do tại sao phải vui mừng. Thưa vì “Chúa đang đến gần!” (Pl 4,5)
Chúa sắp ngự đến rồi, vậy để đón Chúa, chúng ta làm gì đây? Cám ơn những người thu thuế, các quân nhân và những người đã đến hỏi Gioan về cách thức chuẩn bị đón Chúa đến, vì nhờ họ chúng ta mới có câu trả lời, Thiên Chúa không đòi điều gì ngoại thường, nhưng Chúa muốn mỗi người sống theo các tiêu chuẩn liên đới và công bằng; nếu không có những đức tính này thì ta không thể chuẩn bị tốt đẹp để gặp gỡ Chúa.
Khi dân chúng đến hỏi Gioan Tẩy Giả, ông khuyên : “Ai có hai áo, hãy cho người không có; ai có của ăn, cũng hãy làm như vậy” (Lc 3, 11). Thật là thích hợp, bởi đức bác ái được đề cao, yêu thương được chú trọng phải thực hành. Bác ái thúc đẩy quan tâm đến người khác và đáp ứng nhu cầu của họ. Công lý đòi phải vượt thắng sự chênh lệch giữa người có của dư thừa và người thiếu những điều tối cần thiết. Công lý và bác ái không đối nghịch nhau, nhưng cả hai chắp lại thành đôi cánh để con người thăng tiến trong yêu thương. Theo Đức Nguyên Giáo hoàng Bênêđitô XVI thì, “Tình thương luôn là điều cần thiết, cả trong một xã hội công bằng nhất, vì luôn luôn có những tình trạng thiếu thốn về vật chất trong đó sự trợ giúp là điều tối cần thiết trong sự yêu thương cụ thể đối với tha nhân” (Trích Deus caritas est, số 28)
Đối với người làm nghề thu thuế, họ thường bị khinh rể bởi lợi dụng địa vị. Gioan không bảo họ phải đổi nghề, nhưng đừng đòi thêm điều gì khác ngoài mức đã được ấn định (x. Lc 3,13). Theo Gioan, tiên vàn hãy chu toàn nghĩa vụ của mình một cách lương thiện. Hãy tuân giữ các giới răn (x. Xh 20,15).
Đến lượt các quân nhân, hạng người dễ bị cám dỗ lạm quyền. Thánh Gioan nói: “Đừng ức hiếp ai, đừng cáo gian ai; các ngươi hãy bằng lòng với số lương của mình” (Lc 3,14). Cả trong trường hợp này, sự hoán cải bắt đầu bằng sự lương thiện và tôn trọng tha nhân: chỉ dẫn này có giá trị đối với mọi người, nhất là những người có trách nhiệm lớn hơn.
Israel vui vì có Chúa, để có được niềm vui đích thực, niềm vui trong Chúa và có Chúa ở cùng. Mượn lời các quân nhân, chúng ta hỏi Gioan Tiền Hô : Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì? Chắc ngài sẽ chỉ cho chúng ta những việc phải làm. Chỉ dẫn của Gioan Tẩy Giả vẫn luôn thời sự: cả trong thế giới phức tạp của chúng ta ngày nay, tình thế sẽ khá hơn nếu mỗi người tuân giữ các qui luật hành xử này.
Ước chi Lễ Giáng Sinh nay đã gần kề, thôi thúc chúng ta khắp nơi trên trần thế canh tân niềm tin của mình vào Thiên Chúa và vào Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô, đồng thời chuẩn bị một nơi xứng đáng để đón tiếp Chúa Kitô.
Lạy Mẹ Maria, xin giúp chúng con chuẩn bị tâm hồn để đón rước Chúa Giêsu. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Chúa Nhật III Mùa Vọng C
Lm. Jude Siciliano, OP
17:49 12/12/2018
Xôphônia 3: 14-18; T. Vịnh 11; Philipphê 4:4-7; Luca 3: 10-18
Mùa Vọng bắt đầu với lời văn đượm buồn. Nhìn lại các bài đọc trong hai tuần trước, chúng ta thấy có lời kêu gọi hãy gẫm suy một cách nghiêm túc. Trong Chúa Nhật thứ nhất chúng ta được cảnh báo về việc trời đất sẽ lay chuyển sẽ khiến mọi người “lo sợ cái chết” (Lc 21:25-28). Chúa Nhật vừa qua ông Gioan Tẩy Giả kêu gọi thực hiện phép rửa để sám hối (Lc 3:1-6).
Theo truyền thống, Chúa Nhật này được gọi là " Gaudete" là "hãy vui lên ". Đó là bởi lời mở đầu của bài trích thơ thánh Phaolô tông đồ gởi cho tín hửu Philipphê "Anh em hãy luôn vui trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em... Chúa đã gần đến" Bài trích sách ngôn sứ Xôphônia cũng kêu gọi Xion hãy vui mừng "Reo vui lên, hởi thiếu nữ Xion, hò vang dậy đi nào, nhà Ísrael hỡi!".
Ngôn sứ không phải là người cổ vũ đội banh trong sân vận động đầy phấn kích của người hâm mộ chiến thắng. Trái lại, ngôn sứ Xôphônia là một ngôn sứ khiển trách dân chúng về những lổi phạm của họ. (Xp 1:6, 2:10) Vì họ không trung thành tin cậy vào Đức Chúa. Họ sẽ bị trừng phạt dưới bàn tay của dân Babylon. Các ngôn sứ loan báo sự trừng phạt của Thiên Chúa, vì dân chúng không trung thành với Đức Chúa. Hôm nay ngôn sứ loan báo sự phán xét của Đức Chúa trên dân chúng, nhưng chao ôi! "Án lệnh phạt ngươi, Đức Chúa đã rút lại" Ngôn sứ Xôphônia loan báo là ngay cả trong những lúc tồi tệ nhất, Đức Chúa cũng sẽ không bỏ rơi dân Ngài.
Vậy đó chẳng phải là Thiên Chúa mà chúng ta mừng chờ đợi trong Mùa Vọng sao? Mặc dù chúng ta đang gặp những khó khăn trên thế giới, trong đất nước, và trong giáo hội, Thiên Chúa vẫn không bỏ rơi chúng ta. Thật thế, ngôn sứ nói với chúng ta "Đức Vua của Israel đang ngự giữa ngươi, chính là Đức Chúa" Ngôn sứ kêu gọi chúng ta hãy mở mắt, lắng tai nghe và chú ý là Đức Chúa ở rất gần chùng ta. Bởi thế, bạn có trông thấy Thiên Chúa ở giữa chúng ta: khi chúng ta nói lời an ủi một người đang buồn phiền; hay khi chúng ta bắt đầu lại một đời sống đã tan rả; hay khi chúng ta cảm thấy được tha thứ qua bí tích hòa giải; hay khi chúng ta nghe lời tha thứ của một người mà chúng ta đã xúc phạm; hay khi chúng ta tiếp tục cố gắng tìm quyền lợi cho kẻ khác; hay khi chúng ta cộng tác với tổ chức trong giáo xứ để phát lương thực cho người đói; hay khi chúng ta mua quà cho trẻ em trong lễ Giáng Sinh v.v... Những việc làm này và bao nhiêu việc làm khác là chúng ta đã cùng ngôn xứ Xôphônia loan báo: "Đức Chúa đang ngự giữa chúng ta !"
Ông Gioan Tẩy Giả nói cho chúng ta biết rõ cách dọn đường cho Chúa Kitô đến.Những người đi nghe ông Gioan muốn biết họ phải làm gì để trở nên thành viên của vương quốc sắp đến của Thiên Chúa. Ông ta khuyên họ một cách thiết thực: hãy chia sê với người khác trong các nhu cầu cấp thiết của họ; hãy cho người đói ăn; sòng phẳng va công bằng trong kinh doanh. Ông Gioan dùng đời sống của ông để chứng minh lời ông ta khuyên bảo, Ông sống một cuộc đời khắc khổ trong sa mạc, ông dùng trực ngôn mà nói với dân chúng. Đối với các nhà lãnh đạo tôn giáo. Ông ta khuyên họ khi dến nghe ông ta là không nên tống tiền hay hà hiếp người khác và hãy yêu mến Thiên Chúa và tha nhân. Các người đến nghe ông Gioan đã hiểu họ phải làm gì để dọn đường đón Đấng Thiên Chúa đã xức dầu. Vậy, tất cả những người đó có làm như ông Gioan bảo họ hay không? Hình như nhiều người làm theo lời ông Gioan khuyên bảo vì thánh Luca nói ông ta làm phép rửa cho nhiều người ở sông Giođan.
Còn với chúng ta, Mùa Vọng sẽ ra sao? Chúng ta, những người đã chịu phép rửa, đã làm gì để đáp lại lời ông Gioan khuyên bảo? Trong lúc sửa soạn này, chúng ta cần thay đổi lối sống của chúng ta như thế nào để giải tỏa các điều phiền phức trong cuộc sống? Chúng ta cần phải giúp đở những ai vì họ đang gặp khó khăn và đau khổ về thân xác lẫn tâm hồn?
Có thể ông Gioan đã làm cho những người nghe ông ta thất vọng. Có phải họ đang muốn tìm một lời khuyên bảo có tính hiện thực về đời sống thiêng liêng hay không? Họ mong đợi ông Gioan sẽ bảo họ sống đời sống kham khổ như ông ta như là phải cầu nguyện và chay tịnh trong hoang địa chăng? Hay họ an phận với đời sống của họ, và họ muốn ông Gioan khen họ "bạn đã làm điều tốt, hãy tiếp tục đời sống của bạn và bạn sẽ sẵn sàng đón Đấng Mêsia khi Ngài đến". Vậy thì, đó không phải là điều ông Gioan nói với các người tìm gặp ông ta, vì ông ta nói "anh em hãy thay đổi đời sống của anh em".
Ông Gioan kêu gọi sự thay đổi về luân lý và nên sám hối. Ông ta không rao giảng lý thuyết, hay chỉ nói về việc Chúa Kitô sắp đến. Ông ta kêu gọi dân chúng hãy hành động ngay, không chờ đợi, vì Đức Chúa sẽ làm dấu chỉ lớn lao cho họ, và họ nên sẵn sàng và chú ý. Sau bao nhiêu thời gian chờ đợi, Đấng Mesia sẽ đến. Những người ra hoang địa nghe ông Gioan và chịu phép rửa của ông ta, hết lòng hưởng ứng lời kêu gọi của ông để thay đổi đời sống của họ. Thiên Chúa đã đến gần. Họ là những gương mẫu cho chúng ta, vì chúng ta cũng muốn mong đợi Đấng Cứu Thế đến để cứu chúng ta thoát khỏi những gì kềm hảm chúng ta trong quá khứ và trong đường lối của thế gian.
Tuy đám đông quần chúng hăng hái đến nghe ông Gioan, ông ta biết ông ta không phải là Đấng mà họ trông đợi. Ông Gioan nói là khi Đấng đó đến, Đấng đó sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần và Lửa. Thánh Thần là Gió sẽ làm cho mọi người biết chọn lựa tách rời hạt lúa ra khỏi vỏ vô dụng của nó, vì hạt lúa mới là chính thức ăn nuôi dưởng.
Chúa Giêsu là cội nguồn kết hiệp chúng ta với Chúa Thánh Thần và với Đức Chúa và nhờ đó mà liên kết với nhau, Thánh Thần giúp chúng ta sống đời sống đơn giản trung trực và hiến thân mà ông Gioan kêu gọi dân chúng hãy làm theo. Thánh Thần giúp chúng ta, hướng dẫn và cho chúng ta năng lực để theo và kiên nhẫn trong đường lối Chúa Giêsu chỉ bảo. Đời sống của Chúa Giêsu không chỉ riêng cho chúng ta, một số người đã quyết định theo Ngài. Trái lại, vì ơn Chúa Thánh Thần, tất cả chúng ta đều được mời gọi theo Đấng mà chúng ta đã mông đợi trong Mùa Vọng này.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
3rd Sunday of Advent C
Zephaniah 3: 14-18; Psalm 12; Philippians 4: 4-7; Luke 3: 10-18
Advent begins in a very somber tone. Looking back over the readings of the past two weeks we hear sobering warnings. On the first Sunday of Advent we were cautioned that signs in the heavens will cause people to "die of fright" (Lk 21: 25-28). Last Sunday John the Baptist "proclaimed a baptism of repentance" (3: 1-6).
In our tradition, this Sunday was called "Gaudete (Rejoice) Sunday." The name was derived from the opening lines of today’s Philippians reading: "Rejoice in the Lord always, again I say rejoice… the Lord is near." The first reading from Zephaniah is also exuberant, as the Prophet proclaims, "Shout for joy, O daughter Zion. Sing joyfully, O Israel!"
The prophet is not a cheerleader in front of an excited crowd of victorious sports fans. Quite the contrary. Zephaniah has been castigating people for their sins (1:6; 2:10) and their lack of trust in God. The people were soon to face destruction at the hands of the Babylonians. Prophets saw such disasters as God’s punishment on their infidelity. Today the prophet announces God’s judgment on the people and – surprise! – God "will come and remove the people’s guilt." Zephaniah proclaims that even in the worst of times, God does not abandon God’s people.
Isn’t that the God we celebrate in Advent? Despite very hard times in our world, nation and church, God will not abandon us. In fact, the prophet tells us, "The Lord is in your midst." The prophet invites us to open our eyes and ears and take note how close God is. So, have you noticed God in your midst when you: find the right words to console a grieving friend; start anew after a life-altering event; experience forgiveness in the Sacrament of Reconciliation, or through the healing words of one you have offended; persevered in seeking the rights of another; shared in your parish’s efforts to feed the hungry; bought gifts for children at Christmas, etc.? These and many other experiences stir us to proclaim with Zechariah, "The Lord is in your midst!"
John the Baptist gives us clear directions how to prepare for the coming of Christ. His hearers wanted to know what they could do to be members of the coming kingdom of God. His advice to them was practical, within their reach. Share with people in need; feed the hungry; be fair in business practices and content with what you have. John backed up his words with the witness of his life. He lived an austere life in the desert; spoke frankly to people; did not curry favor with people of means and the religious hierarchy. He urged listeners who came to him to turn away from greed and indifference and to practice love of God and love of neighbor. The people who went to John heard what they needed to know to prepare for the coming of God’s Anointed One. Did they all respond to what he told them? Apparently many did because Luke tells us he baptized people in the Jordan.
What about us during Advent? How shall we, the baptized, respond to what John tells us? During this preparing-time what do we need to change in our way of acting and how can we unclutter our lives? Who are the people we need to help because they are in physical, or emotional distress?
Maybe John was a disappointment to those who went out of their way to listen to him. Were they looking for a special spiritual practice to follow? Did they expect John to tell them to adopt his rigorous way of life – praying and fasting in the desert? Or, maybe they were content with their lives, and expected John to pat them on the back, "You’re doing a good job, keep up the good work and you will be ready for the Messiah when he comes." Well, that wasn’t what he told those who came searching: what he said was, "Change your ways!"
John was asking for ethical reform and repentance. He didn’t preach doctrine, or merely talk about Christ’s coming. He asked people to do things immediately and not to procrastinate, because God was about to perform a great sign for them and they needed to be alert and ready. After their long waiting the Messiah was finally coming. People who went out to hear John and who accepted his baptism, were filled with the desire to heed his words and change their lives. God was drawing close. They set a good example for us, who also yearn for the Savior to come and deliver us from what keeps us bound to our past and the ways of this world.
Despite the enthusiastic crowds who had come out to hear him, John knows he is not the One they were expecting. When that One does come, John testifies, he will baptize with the Holy Spirit and fire. The Spirit, the wind, will enable people to separate the chaff, the useless in their lives, from the wheat that is lasting and nourishing.
Jesus is the source of the Holy Spirit who connects us to God and one another; our life energy. The Spirit enables us to live the simple lives of integrity and commitment that John called his hearers to follow. The Spirit inspires, directs and enables us to follow and persevere in the way Jesus has shown us. His life is not reserved to just a few compatible and determined followers. Instead, because of the Spirit, all are invited and moved to respond to the One we are preparing this1 Advent to receive.
Mùa Vọng bắt đầu với lời văn đượm buồn. Nhìn lại các bài đọc trong hai tuần trước, chúng ta thấy có lời kêu gọi hãy gẫm suy một cách nghiêm túc. Trong Chúa Nhật thứ nhất chúng ta được cảnh báo về việc trời đất sẽ lay chuyển sẽ khiến mọi người “lo sợ cái chết” (Lc 21:25-28). Chúa Nhật vừa qua ông Gioan Tẩy Giả kêu gọi thực hiện phép rửa để sám hối (Lc 3:1-6).
Theo truyền thống, Chúa Nhật này được gọi là " Gaudete" là "hãy vui lên ". Đó là bởi lời mở đầu của bài trích thơ thánh Phaolô tông đồ gởi cho tín hửu Philipphê "Anh em hãy luôn vui trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em... Chúa đã gần đến" Bài trích sách ngôn sứ Xôphônia cũng kêu gọi Xion hãy vui mừng "Reo vui lên, hởi thiếu nữ Xion, hò vang dậy đi nào, nhà Ísrael hỡi!".
Ngôn sứ không phải là người cổ vũ đội banh trong sân vận động đầy phấn kích của người hâm mộ chiến thắng. Trái lại, ngôn sứ Xôphônia là một ngôn sứ khiển trách dân chúng về những lổi phạm của họ. (Xp 1:6, 2:10) Vì họ không trung thành tin cậy vào Đức Chúa. Họ sẽ bị trừng phạt dưới bàn tay của dân Babylon. Các ngôn sứ loan báo sự trừng phạt của Thiên Chúa, vì dân chúng không trung thành với Đức Chúa. Hôm nay ngôn sứ loan báo sự phán xét của Đức Chúa trên dân chúng, nhưng chao ôi! "Án lệnh phạt ngươi, Đức Chúa đã rút lại" Ngôn sứ Xôphônia loan báo là ngay cả trong những lúc tồi tệ nhất, Đức Chúa cũng sẽ không bỏ rơi dân Ngài.
Vậy đó chẳng phải là Thiên Chúa mà chúng ta mừng chờ đợi trong Mùa Vọng sao? Mặc dù chúng ta đang gặp những khó khăn trên thế giới, trong đất nước, và trong giáo hội, Thiên Chúa vẫn không bỏ rơi chúng ta. Thật thế, ngôn sứ nói với chúng ta "Đức Vua của Israel đang ngự giữa ngươi, chính là Đức Chúa" Ngôn sứ kêu gọi chúng ta hãy mở mắt, lắng tai nghe và chú ý là Đức Chúa ở rất gần chùng ta. Bởi thế, bạn có trông thấy Thiên Chúa ở giữa chúng ta: khi chúng ta nói lời an ủi một người đang buồn phiền; hay khi chúng ta bắt đầu lại một đời sống đã tan rả; hay khi chúng ta cảm thấy được tha thứ qua bí tích hòa giải; hay khi chúng ta nghe lời tha thứ của một người mà chúng ta đã xúc phạm; hay khi chúng ta tiếp tục cố gắng tìm quyền lợi cho kẻ khác; hay khi chúng ta cộng tác với tổ chức trong giáo xứ để phát lương thực cho người đói; hay khi chúng ta mua quà cho trẻ em trong lễ Giáng Sinh v.v... Những việc làm này và bao nhiêu việc làm khác là chúng ta đã cùng ngôn xứ Xôphônia loan báo: "Đức Chúa đang ngự giữa chúng ta !"
Ông Gioan Tẩy Giả nói cho chúng ta biết rõ cách dọn đường cho Chúa Kitô đến.Những người đi nghe ông Gioan muốn biết họ phải làm gì để trở nên thành viên của vương quốc sắp đến của Thiên Chúa. Ông ta khuyên họ một cách thiết thực: hãy chia sê với người khác trong các nhu cầu cấp thiết của họ; hãy cho người đói ăn; sòng phẳng va công bằng trong kinh doanh. Ông Gioan dùng đời sống của ông để chứng minh lời ông ta khuyên bảo, Ông sống một cuộc đời khắc khổ trong sa mạc, ông dùng trực ngôn mà nói với dân chúng. Đối với các nhà lãnh đạo tôn giáo. Ông ta khuyên họ khi dến nghe ông ta là không nên tống tiền hay hà hiếp người khác và hãy yêu mến Thiên Chúa và tha nhân. Các người đến nghe ông Gioan đã hiểu họ phải làm gì để dọn đường đón Đấng Thiên Chúa đã xức dầu. Vậy, tất cả những người đó có làm như ông Gioan bảo họ hay không? Hình như nhiều người làm theo lời ông Gioan khuyên bảo vì thánh Luca nói ông ta làm phép rửa cho nhiều người ở sông Giođan.
Còn với chúng ta, Mùa Vọng sẽ ra sao? Chúng ta, những người đã chịu phép rửa, đã làm gì để đáp lại lời ông Gioan khuyên bảo? Trong lúc sửa soạn này, chúng ta cần thay đổi lối sống của chúng ta như thế nào để giải tỏa các điều phiền phức trong cuộc sống? Chúng ta cần phải giúp đở những ai vì họ đang gặp khó khăn và đau khổ về thân xác lẫn tâm hồn?
Có thể ông Gioan đã làm cho những người nghe ông ta thất vọng. Có phải họ đang muốn tìm một lời khuyên bảo có tính hiện thực về đời sống thiêng liêng hay không? Họ mong đợi ông Gioan sẽ bảo họ sống đời sống kham khổ như ông ta như là phải cầu nguyện và chay tịnh trong hoang địa chăng? Hay họ an phận với đời sống của họ, và họ muốn ông Gioan khen họ "bạn đã làm điều tốt, hãy tiếp tục đời sống của bạn và bạn sẽ sẵn sàng đón Đấng Mêsia khi Ngài đến". Vậy thì, đó không phải là điều ông Gioan nói với các người tìm gặp ông ta, vì ông ta nói "anh em hãy thay đổi đời sống của anh em".
Ông Gioan kêu gọi sự thay đổi về luân lý và nên sám hối. Ông ta không rao giảng lý thuyết, hay chỉ nói về việc Chúa Kitô sắp đến. Ông ta kêu gọi dân chúng hãy hành động ngay, không chờ đợi, vì Đức Chúa sẽ làm dấu chỉ lớn lao cho họ, và họ nên sẵn sàng và chú ý. Sau bao nhiêu thời gian chờ đợi, Đấng Mesia sẽ đến. Những người ra hoang địa nghe ông Gioan và chịu phép rửa của ông ta, hết lòng hưởng ứng lời kêu gọi của ông để thay đổi đời sống của họ. Thiên Chúa đã đến gần. Họ là những gương mẫu cho chúng ta, vì chúng ta cũng muốn mong đợi Đấng Cứu Thế đến để cứu chúng ta thoát khỏi những gì kềm hảm chúng ta trong quá khứ và trong đường lối của thế gian.
Tuy đám đông quần chúng hăng hái đến nghe ông Gioan, ông ta biết ông ta không phải là Đấng mà họ trông đợi. Ông Gioan nói là khi Đấng đó đến, Đấng đó sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần và Lửa. Thánh Thần là Gió sẽ làm cho mọi người biết chọn lựa tách rời hạt lúa ra khỏi vỏ vô dụng của nó, vì hạt lúa mới là chính thức ăn nuôi dưởng.
Chúa Giêsu là cội nguồn kết hiệp chúng ta với Chúa Thánh Thần và với Đức Chúa và nhờ đó mà liên kết với nhau, Thánh Thần giúp chúng ta sống đời sống đơn giản trung trực và hiến thân mà ông Gioan kêu gọi dân chúng hãy làm theo. Thánh Thần giúp chúng ta, hướng dẫn và cho chúng ta năng lực để theo và kiên nhẫn trong đường lối Chúa Giêsu chỉ bảo. Đời sống của Chúa Giêsu không chỉ riêng cho chúng ta, một số người đã quyết định theo Ngài. Trái lại, vì ơn Chúa Thánh Thần, tất cả chúng ta đều được mời gọi theo Đấng mà chúng ta đã mông đợi trong Mùa Vọng này.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
3rd Sunday of Advent C
Zephaniah 3: 14-18; Psalm 12; Philippians 4: 4-7; Luke 3: 10-18
Advent begins in a very somber tone. Looking back over the readings of the past two weeks we hear sobering warnings. On the first Sunday of Advent we were cautioned that signs in the heavens will cause people to "die of fright" (Lk 21: 25-28). Last Sunday John the Baptist "proclaimed a baptism of repentance" (3: 1-6).
In our tradition, this Sunday was called "Gaudete (Rejoice) Sunday." The name was derived from the opening lines of today’s Philippians reading: "Rejoice in the Lord always, again I say rejoice… the Lord is near." The first reading from Zephaniah is also exuberant, as the Prophet proclaims, "Shout for joy, O daughter Zion. Sing joyfully, O Israel!"
The prophet is not a cheerleader in front of an excited crowd of victorious sports fans. Quite the contrary. Zephaniah has been castigating people for their sins (1:6; 2:10) and their lack of trust in God. The people were soon to face destruction at the hands of the Babylonians. Prophets saw such disasters as God’s punishment on their infidelity. Today the prophet announces God’s judgment on the people and – surprise! – God "will come and remove the people’s guilt." Zephaniah proclaims that even in the worst of times, God does not abandon God’s people.
Isn’t that the God we celebrate in Advent? Despite very hard times in our world, nation and church, God will not abandon us. In fact, the prophet tells us, "The Lord is in your midst." The prophet invites us to open our eyes and ears and take note how close God is. So, have you noticed God in your midst when you: find the right words to console a grieving friend; start anew after a life-altering event; experience forgiveness in the Sacrament of Reconciliation, or through the healing words of one you have offended; persevered in seeking the rights of another; shared in your parish’s efforts to feed the hungry; bought gifts for children at Christmas, etc.? These and many other experiences stir us to proclaim with Zechariah, "The Lord is in your midst!"
John the Baptist gives us clear directions how to prepare for the coming of Christ. His hearers wanted to know what they could do to be members of the coming kingdom of God. His advice to them was practical, within their reach. Share with people in need; feed the hungry; be fair in business practices and content with what you have. John backed up his words with the witness of his life. He lived an austere life in the desert; spoke frankly to people; did not curry favor with people of means and the religious hierarchy. He urged listeners who came to him to turn away from greed and indifference and to practice love of God and love of neighbor. The people who went to John heard what they needed to know to prepare for the coming of God’s Anointed One. Did they all respond to what he told them? Apparently many did because Luke tells us he baptized people in the Jordan.
What about us during Advent? How shall we, the baptized, respond to what John tells us? During this preparing-time what do we need to change in our way of acting and how can we unclutter our lives? Who are the people we need to help because they are in physical, or emotional distress?
Maybe John was a disappointment to those who went out of their way to listen to him. Were they looking for a special spiritual practice to follow? Did they expect John to tell them to adopt his rigorous way of life – praying and fasting in the desert? Or, maybe they were content with their lives, and expected John to pat them on the back, "You’re doing a good job, keep up the good work and you will be ready for the Messiah when he comes." Well, that wasn’t what he told those who came searching: what he said was, "Change your ways!"
John was asking for ethical reform and repentance. He didn’t preach doctrine, or merely talk about Christ’s coming. He asked people to do things immediately and not to procrastinate, because God was about to perform a great sign for them and they needed to be alert and ready. After their long waiting the Messiah was finally coming. People who went out to hear John and who accepted his baptism, were filled with the desire to heed his words and change their lives. God was drawing close. They set a good example for us, who also yearn for the Savior to come and deliver us from what keeps us bound to our past and the ways of this world.
Despite the enthusiastic crowds who had come out to hear him, John knows he is not the One they were expecting. When that One does come, John testifies, he will baptize with the Holy Spirit and fire. The Spirit, the wind, will enable people to separate the chaff, the useless in their lives, from the wheat that is lasting and nourishing.
Jesus is the source of the Holy Spirit who connects us to God and one another; our life energy. The Spirit enables us to live the simple lives of integrity and commitment that John called his hearers to follow. The Spirit inspires, directs and enables us to follow and persevere in the way Jesus has shown us. His life is not reserved to just a few compatible and determined followers. Instead, because of the Spirit, all are invited and moved to respond to the One we are preparing this1 Advent to receive.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Khủng Bố Hồi Giáo Cực Đoan Gieo Tang Tóc Tại Hội Hoa Đăng Giáng Sinh Strasbourg
Lê Đình Thông
10:02 12/12/2018
11/12/2018 (19 giờ 45): Một tên súng khủng bố hồi giáo cực đoan đã bắn vào đám đông dự hội hoa đăng tại Strasbourg, quen gọi là Hội chợ Noël, chung quanh nhà thờ chính tòa, làm ba người thiệt mạng, gây thương tích cho 13 người.
Theo nguồn tin cảnh sát, tên khủng bố 29 tuổi có tiền án. Sáng cùng ngày, cảnh sát đã tịch thu lựu đạn và dao găm tại căn hộ của y. Tên khủng bố có 27 tiền án về các tội hình sự tại Đức và Pháp.
Nguồn tin mới nhận được cho biết thêm tên khủng bố tên Chérif, trước khi nổ súng đã hô to ‘‘Allah Akbar’’. Trong cuộc họp báo, ông biện lý Tòa án Paris nói đến ‘‘hành vi khủng bố (acte terroriste), thủ phạm thuộc thành phần hồi giáo cực đoan (radicalisation islamique).
Sau khi gây ra tội ác, thủ phạm đã trốn thoát, hiện bị các lực lượng an ninh gồm 350 cảnh sát viên và các tay súng tinh nhuệ thuộc lực lượng đặc nhiệm RAID truy lùng gắt gao.
Đơn vị chống khủng bố của Tòa án Paris đã mở cuộc điều tra với các tội danh ‘‘giết người có liên hệ đến tổ chức khủng bố, gian nhân hiệp đảng với những kẻ bất lương gây khủng bố hình sự’’. Bốn thân nhân của tên khủng bố hiện bị giam giữ để tiến hành điều tra.
12 trưa nay (12/12), nhà thờ chính tòa Strasbourg đã kéo hồi chuông báo tử, liên kết nỗi khổ đau của các nạn nhân với người dân Strasbourg. Tại quảng trường Kleber, dân cư đến thắp nến, trưng nhiều hoa hồng để tưởng niệm các nạn nhân vô tội.
Ngay tối qua, tổng thống Emmanuel Macron đã triệu tập phiên họp an ninh liên bộ. Cũng trong đêm 11/12, nhiều dân biểu Châu Âu, được yêu cầu không ra khỏi Nghị viện, đã ra về vào lúc 2 giờ sáng, được cảnh sát hộ tống, theo lời chủ tịch Antonio Tajani.
Quân khủng bố hồi giáo cực đoan nhắm vào hội hoa đăng Giáng sinh, chung quanh ngôi thánh đường cổ kính được khởi công từ năm 1015, nửa thế kỷ trước Văn Miếu (1070). Ngôi đại thánh đường cao 142,11 mét, vào thế kỷ 11 được coi là cao nhất thế giới.
Hội hoa đăng tại thành phố cổ kính Strasbourg từ 30/11/2018 đến 30/12/2018 làm tăng thêm ý nghĩa kinh mùa vọng do cha Giám đốc Giáo xứ Paris Gilbert Nguyễn Kim Sang biên soạn, được đọc vào các Chúa Nhật mùa Vọng tại Giáo xứ và năm cộng đoàn ven đô:
‘‘Lạy Chúa, trong mùa Vọng năm nay /
xin Chúa thắp sáng trong con ngọn đèn chầu /
để tâm hồn con luôn sốt mến đón Chúa Hài Đồng /
Xin lửa thiêng đèn chầu nung nấu đức tin chúng con thêm vững vàng /
cho chúng con biết lắng nghe Thánh Thần Chúa chỉ lối đến thờ lạy Chúa/
Nơi máng cỏ Bê Lem / Xin Chúa ban cho chúng con niềm vui và hân hoan /
theo đường hướng mục vụ chung của Giáo Xứ.
Lạy Chiên Thiên Chúa / Xin ban cho chúng con tâm hồn thánh thiện / để chúng con xứng đáng đón nhận ơn bình an của Chúa Hài Đồng. Amen.
Lê Đình Thông
Nguồn tin mới nhận được cho biết thêm tên khủng bố tên Chérif, trước khi nổ súng đã hô to ‘‘Allah Akbar’’. Trong cuộc họp báo, ông biện lý Tòa án Paris nói đến ‘‘hành vi khủng bố (acte terroriste), thủ phạm thuộc thành phần hồi giáo cực đoan (radicalisation islamique).
Sau khi gây ra tội ác, thủ phạm đã trốn thoát, hiện bị các lực lượng an ninh gồm 350 cảnh sát viên và các tay súng tinh nhuệ thuộc lực lượng đặc nhiệm RAID truy lùng gắt gao.
Đơn vị chống khủng bố của Tòa án Paris đã mở cuộc điều tra với các tội danh ‘‘giết người có liên hệ đến tổ chức khủng bố, gian nhân hiệp đảng với những kẻ bất lương gây khủng bố hình sự’’. Bốn thân nhân của tên khủng bố hiện bị giam giữ để tiến hành điều tra.
12 trưa nay (12/12), nhà thờ chính tòa Strasbourg đã kéo hồi chuông báo tử, liên kết nỗi khổ đau của các nạn nhân với người dân Strasbourg. Tại quảng trường Kleber, dân cư đến thắp nến, trưng nhiều hoa hồng để tưởng niệm các nạn nhân vô tội.
Ngay tối qua, tổng thống Emmanuel Macron đã triệu tập phiên họp an ninh liên bộ. Cũng trong đêm 11/12, nhiều dân biểu Châu Âu, được yêu cầu không ra khỏi Nghị viện, đã ra về vào lúc 2 giờ sáng, được cảnh sát hộ tống, theo lời chủ tịch Antonio Tajani.
Quân khủng bố hồi giáo cực đoan nhắm vào hội hoa đăng Giáng sinh, chung quanh ngôi thánh đường cổ kính được khởi công từ năm 1015, nửa thế kỷ trước Văn Miếu (1070). Ngôi đại thánh đường cao 142,11 mét, vào thế kỷ 11 được coi là cao nhất thế giới.
Hội hoa đăng tại thành phố cổ kính Strasbourg từ 30/11/2018 đến 30/12/2018 làm tăng thêm ý nghĩa kinh mùa vọng do cha Giám đốc Giáo xứ Paris Gilbert Nguyễn Kim Sang biên soạn, được đọc vào các Chúa Nhật mùa Vọng tại Giáo xứ và năm cộng đoàn ven đô:
Nghi can |
xin Chúa thắp sáng trong con ngọn đèn chầu /
để tâm hồn con luôn sốt mến đón Chúa Hài Đồng /
Xin lửa thiêng đèn chầu nung nấu đức tin chúng con thêm vững vàng /
cho chúng con biết lắng nghe Thánh Thần Chúa chỉ lối đến thờ lạy Chúa/
Nơi máng cỏ Bê Lem / Xin Chúa ban cho chúng con niềm vui và hân hoan /
theo đường hướng mục vụ chung của Giáo Xứ.
Lạy Chiên Thiên Chúa / Xin ban cho chúng con tâm hồn thánh thiện / để chúng con xứng đáng đón nhận ơn bình an của Chúa Hài Đồng. Amen.
Lê Đình Thông
Vùng sông Jordan nơi Chúa Giêsu chịu phép rửa sẽ được tháo gỡ bom mìn
Nguyễn Long Thao
13:20 12/12/2018
Jerusalem. Các nhà thờ dọc theo bờ sông Jordan nơi Chúa Jesus chịu phép rửa sẽ được thao gỡ bom mìn trong năm tới.
Trong một tuyên bố được đưa ra vào ngày 9 tháng 12, chính phủ Israel và tổ chức chống bom mìn quốc tế ca ngợi nỗ lực thao gỡ bom mìn nơi thánh địa
Điạ điểm thao gỡ bom mìn nằm cách thành phố Giê-ri-cô khoảng 10 km về phía đông, địa điểm này được coi là nơi Chúa Giêsu chịu phép rửa.
Điạ điểm cũng được coi là nơi dân Do Thái vượt qua sông Jordan sau khi xuất hành khỏi Ai Cập và lang thang trên trên sa mạc trong 40 năm
Địa điểm cũng được cho là nơi tiên tri Elijah được đưa lên thiên đàng.
Hiện nay khách hành hương có thể đến thăm bờ sông Jordan, nhưng chỉ với một khu vực nhỏ, còn điạ điểm trong đó có các nhà thờ của Kitô giáo thì có đầy bom mìn.
Khoảng 3.000 quả mìn chống xe tăng đã được quân đội Israel gài đặt theo bờ sông trong cuộc xung đột với lực lượng Jordan trong Chiến tranh Sáu ngày vào năm 1967.
Công việc dọn dẹp do tổ chức Halo Trust làm bắt đầu từ tháng 3 năm 2018 và dự kiến sẽ mất thêm tám tháng đến một năm để dọn sạch bom mìn, lúc đó các tòa nhà sẽ được trả lại cho chính quyền và Giáo hội.
Nguyễn Long Thao
Trong một tuyên bố được đưa ra vào ngày 9 tháng 12, chính phủ Israel và tổ chức chống bom mìn quốc tế ca ngợi nỗ lực thao gỡ bom mìn nơi thánh địa
Điạ điểm thao gỡ bom mìn nằm cách thành phố Giê-ri-cô khoảng 10 km về phía đông, địa điểm này được coi là nơi Chúa Giêsu chịu phép rửa.
Điạ điểm cũng được coi là nơi dân Do Thái vượt qua sông Jordan sau khi xuất hành khỏi Ai Cập và lang thang trên trên sa mạc trong 40 năm
Địa điểm cũng được cho là nơi tiên tri Elijah được đưa lên thiên đàng.
Hiện nay khách hành hương có thể đến thăm bờ sông Jordan, nhưng chỉ với một khu vực nhỏ, còn điạ điểm trong đó có các nhà thờ của Kitô giáo thì có đầy bom mìn.
Khoảng 3.000 quả mìn chống xe tăng đã được quân đội Israel gài đặt theo bờ sông trong cuộc xung đột với lực lượng Jordan trong Chiến tranh Sáu ngày vào năm 1967.
Công việc dọn dẹp do tổ chức Halo Trust làm bắt đầu từ tháng 3 năm 2018 và dự kiến sẽ mất thêm tám tháng đến một năm để dọn sạch bom mìn, lúc đó các tòa nhà sẽ được trả lại cho chính quyền và Giáo hội.
Nguyễn Long Thao
ĐGH Phanxicô: Mọi người phải chung tay thúc đẩy nhân quyền.
Giuse Thẩm Nguyễn
14:15 12/12/2018
(EWTN News/CNA) Mọi người tùy theo khả năng của mình nên tham gia tranh đấu cho những quyền căn bản của con người, ĐGH Phanxicô đã nói như vậy trong một thông điệp gởi cho một hội nghị quốc tế về nhân quyền.
“Do vậy mỗi người được kêu gọi để đóng góp với lòng can đảm và xác quyết, trong vai trò của mình, để tôn trọng những quyền cơ bản của con người.
“Đặc biệt những quyền của bao người không được nhìn nhận: của những người đang trong cơn đói khát, những người không có quần áo để mặc, ốm đau, khách lạ và bị tù đày, của những người đang sống bên lề xã hội và những người bị lãng quên.
ĐGH chỉ ra rằng “Nhu cầu về công bằng và đoàn kết có một ý nghĩa đặc biệt đối với chúng ta, những người tín hữu, bởi vì chính Kinh Thánh mời gọi chúng ta để mắt đến những người anh chị em bé mọn nhất của chúng ta, để thông cảm xót thương và cam kết cụ thể với chính mình nhằm xoa dịu những đau khổ của họ.
Thông điệp của ĐGH đã được gởi tới hội nghị quốc tế về “Nhân Quyền trong Thế Giới Đương đại: những thành tựu, những thiếu xót, những tiêu cực”, đang diễn ra ở Roma từ ngày 10-11 tháng Mười Hai tại Đại Học Giáo Hoàng Gregorian.
Hội nghị này được tổ chức nhân dịp kỷ niệm Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền có bài phát biểu của Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là Hồng Y Pietro Parolin vào ngày 10 tháng 12 và của các chuyên gia quốc tế về lãnh vực nhân quyền.
Hiện diện tại hội nghị cũng có các thành viên ngoại giao của Tòa Thánh và các đại diện của Liên Hiệp Quốc, Hội đồng châu Âu, Ủy Ban Công lý và Hòa bình của các giám mục, thế giới học thuật và xã hội dân sự.
ĐGH viết rằng “Nhân dịp này, tôi muốn đưa ra lời kêu gọi chân thành đến những người có trách nhiệm, yêu cầu họ đặt để quyền con người vào trung tâm của tất cả các chính sách, bao gồm những hợp tác phát triển, ngay cả khi điều này đi ngược lại khuynh hướng hiện nay.”
Kỷ niệm Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền là cơ hội để đưa ra một sự phản ánh sâu sắc về nền tảng và tôn trọng quyền con người trong thế giới đương đại. ĐGH hy vọng rằng sẽ có một cam kết đổi mới để bảo vệ phẩm giá con người, nhất là việc quan tâm đến những người dễ bị tổn thương nhất trong cộng đồng.
Ngài lưu ý rằng xã hội đương đại tiếp tục thiếu việc khuyến khích và bảo vệ phẩm giá bình đẳng của tất cả mọi người và vì thế nhiều bất công vẫn tiếp diễn trên thế giới ngày nay, có sự chênh lệch lớn giữa người giàu và kẻ nghèo, kẻ thì sống xa hoa, quyền lực, thừa mứa trong khi những người khác thì bị từ chối, coi thường hoặc chà đạp.
Ngài cũng nhắn đến những đứa trẻ chưa được sinh ra bị từ chối quyền chào đời, những người không có được những phương tiện tối thiểu để sống xứng đáng với nhân phẩm, những người không được đi học hay bị bắt làm việc, những người bị ép buộc lâm vào cảnh nô lệ hay những điều kiện sống phi nhân bản, những người bị tra tấn hay bị khước từ để tự cứu chính mình và những người trở thành nạn nhân của bao vụ giết hại.
ĐGH Phanxicô nói rằng, “Tôi nhớ đến tất cả những người đang sống trong hoàn cảnh luôn bị đè nặng do lòng nghi kỵ và khinh miệt mà nguyên nhân là những hành vi không chấp nhận, phân biệt đối xử và bạo lực chỉ vì chủng tộc, dân tộc, quốc gia và tôn giáo của họ.”
Ngài cũng nhớ đến những người đau khổ vì những quyền cơ bản của họ bị xâm phạm do nhưng xung đột vũ trang trong khi những con buôn vô đạo đức giàu thêm bằng giá máu của anh chị em mình.
ĐGH nói rằng trước những hiện trạng nghiêm trọng này, tất cả chúng ta được kêu gọi để góp một bàn tay.
Ba vị Hồng Y rời khỏi Hội Đồng Tư Vấn của Tòa Thánh
Nguyễn Long Thao
17:58 12/12/2018
Thông tấn Reuters dẫn nguồn tin từ Vatican hôm nay cho biết theo quyết định của ĐGH Phanxicô ba vị Hồng Y ra khỏi Hội Đồng Hồng Y Tư Vấn.
Đó là Hồng Y George Pell của Úc. Hồng Y Pell đã không còn đảm nhận chức Bộ trưởng Bộ Kinh tế Vatican, đã nghỉ vô thời hạn, sau khi bị tố cáo xâm hại tình dục trẻ em ở Úc.
Vị thứ hai là Hồng Y Francisco Javier Errázuriz của Chile cũng bị cáo buộc xâm hại tình dục. Cả hai vị Hồng Y trên đều phủ nhận những cáo buộc này.
Vị thứ ba rời khỏ Hội Đồng Tư vấn là Hồng Y Laurent Monsengwo Pasinya của Cộng hòa Dân chủ Congo. Tuy nhiên, người ta không biết ĐHY này rời khỏi Hội Đồng vì lý do gì.
Tòa Thánh Vatican không giải thích lý do tại sao bạ vị trên rời khỏi Hội Đồng Tư Vấn và cũng không nhắc gì đến chuyện xâm phạm tình dục.
Nguyễn Long Thao
Đó là Hồng Y George Pell của Úc. Hồng Y Pell đã không còn đảm nhận chức Bộ trưởng Bộ Kinh tế Vatican, đã nghỉ vô thời hạn, sau khi bị tố cáo xâm hại tình dục trẻ em ở Úc.
Vị thứ hai là Hồng Y Francisco Javier Errázuriz của Chile cũng bị cáo buộc xâm hại tình dục. Cả hai vị Hồng Y trên đều phủ nhận những cáo buộc này.
Vị thứ ba rời khỏ Hội Đồng Tư vấn là Hồng Y Laurent Monsengwo Pasinya của Cộng hòa Dân chủ Congo. Tuy nhiên, người ta không biết ĐHY này rời khỏi Hội Đồng vì lý do gì.
Tòa Thánh Vatican không giải thích lý do tại sao bạ vị trên rời khỏi Hội Đồng Tư Vấn và cũng không nhắc gì đến chuyện xâm phạm tình dục.
Nguyễn Long Thao
Có tin Đức Hồng Y George Pell đã bị coi là phạm tội lạm dụng tình dục từ hồi xa xưa
Vũ Văn An
19:45 12/12/2018
VaticanNews ngày 12 tháng 12 vừa loan tin, “Hồi tháng Mười, Đức Giáo Hoàng đã viết thư cho ba vị Hồng Y cao tuổi hơn: Đức Hồng Y Pell của Úc, Đức Hồng Y Errazuriz của Chile và Đức Hồng Y Monsengwo của Congo để cám ơn các ngài về việc làm của các ngài”, Ông Burke đã nói như thế, nên các ngài không còn là thành viên của Hội Đồng (9 Hồng Y cố vấn) và ông cho biết rõ Đức Giáo Hoàng không bổ nhiệm các vị Hồng Y mới thay thế cho các ngài.
Thư thì viết hồi tháng Mười, nhưng nay mới công bố, trùng với tin đồn Đức Hồng Y Pell đã bị một bồi thẩm đoàn đồng thanh thấy rằng ngài đã phạm tội lạm dụng tình dục từ hồi xa xưa. Mặc dù cả tờ America lẫn tờ CWN news cho rằng tin này chưa được xác nhận và không tờ báo nào ở Úc loan tin, nhưng căn cứ vào cung cách công bố của Tòa Thánh, người ta cho rằng tin này có căn cứ.
Bản tin của CWN News ngày 12 tháng 12, khi cho phổ biến bản tin của Daily Beast, có ghi chú rằng: “Đức Hồng Y Pell đã bị kết tội lạm dụng tình dục, theo một tường trình chưa được xác nhận từ Úc. Đức Hồng Y Pell vốn bị xử một cách bí mật, báo chí bị cấm không được tường trình, và giới truyền thông Úc chưa tường trình kết quả. Theo tờ Daily Beast, phiên tòa nguyên thủy kết thúc bằng một bồi thẩm đoàn ngang ngửa (hung jury) hồi tháng Chín; trong phiên xử mới, kết thúc vào tuần này, bồi thẩm đoàn đã tranh nghị trong 3 ngày trước khi công bố lời kết tội”.
Còn tờ America, tuy khởi đầu cho rằng “một bồi thẩm đoàn đã thấy Đức Hồng Y George Pell, 77 tuổi, phạm 5 ‘vi phạm tình dục trẻ em từ hồi xa xưa’, theo nhiều tường trình khác nhau của truyền thông và được America xác nhận. Bồi thẩm đoàn 12 thành viên đã đồng thanh đưa ra lời kết tội tại Tòa Tiểu Hình (County Court) thuộc Tiểu Bang Victoria ở Melbourne, hôm Thứ Ba, ngày 11 tháng 12 [1 ngày trước công bố của Vatican]. Quan tòa quyết định việc lên án sẽ diễn ra đầu tháng Hai năm 2019 và cho Đức Hồng Y được tại ngoại hầu tra”.
Nhưng liền sau đó, tờ này cho hay: “Người ta ít biết được bản chất các lời tố cáo mà Đức Hồng Y Pell vốn bị buộc vì toàn bộ vụ xử và cả vụ xử thứ hai sắp diễn ra đã bị đặt dưới lệnh hủy bỏ [tường trình] nghiêm ngặt của chánh án Peter Kidd. Lệnh này cấm việc tường trình vụ án của bất cứ hình thức truyền thông nào trong nước cho tới khi phiên xử thứ hai để tránh gây tiên kiến đối với vụ án trong cả hai phiên xử. Chánh án đã cấm việc công bố con số các nguyên đơn trong cả hai phiên xử cũng như con số và bản chất các lời tố cáo, ngoại trừ sự kiện này là các lời tố cáo liên hệ tới ‘các vi phạm tình dục trẻ em từ hồi xa xưa'”.
Tưởng cũng nên biết các luật sư của Đức Hồng Y và các công tố viên của Tiểu Bang Victoria đã đồng ý tách các lời tố cáo thành hai phiên xử: một liên hệ tới các vi phạm nói là diễn ra tại Nhà Thờ Chánh Tòa Melbourne, và một liên hệ tới các vi phạm nói là diễn ra ở Hồ Bơi Ballarat. Tờ America cho hay các kết tội lần này liên hệ tới vụ đầu. Vụ này bắt đầu hồi tháng Chín, nhưng kết cục bằng một bồi thẩm đoàn ngang ngửa, nên đã xử lại hồi tháng 11 vừa qua với một bồi thẩm đoàn đồng thanh kết tội.
Ký giả O’Connell của tờ America không cho hay tờ báo của ông “xác nhận” bằng cách nào! Tuy nhiên, sau đó, cho hay: “Vatican chưa bình luận về tin Đức Hồng Y bị kết tội vì tôn trọng lệnh hủy bỏ [tường trình]. Thực vậy, hôm Thứ Tư, ngày 12 tháng 12, khi trả lời một câu hỏi tại buổi họp báo ở Vatican về việc Đức Hồng Y có còn là bộ trưởng Văn Phòng Kinh Tế hay không dưới ánh sáng tình huống tư pháp của ngài, đã trả lời như sau: ‘Tòa Thánh hết lòng tôn trọng các thẩm quyền tư pháp của Úc. Chúng tôi biết rằng hiện có lệnh hủy bỏ [tường trình] và chúng tôi tôn trọng lệnh này’”.
O’Connell cho biết thêm: Đức Hồng Y Pell sẽ kháng án. Nên nhớ, Đức Tổng Giám Mục Wilson của Úc từng bị Tòa kết án che đậy lạm dụng tình dục, nhưng đã thành công trong kháng án của ngài. Tòa phá án của Úc vừa tuyên bồ ngài vô tội.
Thư thì viết hồi tháng Mười, nhưng nay mới công bố, trùng với tin đồn Đức Hồng Y Pell đã bị một bồi thẩm đoàn đồng thanh thấy rằng ngài đã phạm tội lạm dụng tình dục từ hồi xa xưa. Mặc dù cả tờ America lẫn tờ CWN news cho rằng tin này chưa được xác nhận và không tờ báo nào ở Úc loan tin, nhưng căn cứ vào cung cách công bố của Tòa Thánh, người ta cho rằng tin này có căn cứ.
Bản tin của CWN News ngày 12 tháng 12, khi cho phổ biến bản tin của Daily Beast, có ghi chú rằng: “Đức Hồng Y Pell đã bị kết tội lạm dụng tình dục, theo một tường trình chưa được xác nhận từ Úc. Đức Hồng Y Pell vốn bị xử một cách bí mật, báo chí bị cấm không được tường trình, và giới truyền thông Úc chưa tường trình kết quả. Theo tờ Daily Beast, phiên tòa nguyên thủy kết thúc bằng một bồi thẩm đoàn ngang ngửa (hung jury) hồi tháng Chín; trong phiên xử mới, kết thúc vào tuần này, bồi thẩm đoàn đã tranh nghị trong 3 ngày trước khi công bố lời kết tội”.
Còn tờ America, tuy khởi đầu cho rằng “một bồi thẩm đoàn đã thấy Đức Hồng Y George Pell, 77 tuổi, phạm 5 ‘vi phạm tình dục trẻ em từ hồi xa xưa’, theo nhiều tường trình khác nhau của truyền thông và được America xác nhận. Bồi thẩm đoàn 12 thành viên đã đồng thanh đưa ra lời kết tội tại Tòa Tiểu Hình (County Court) thuộc Tiểu Bang Victoria ở Melbourne, hôm Thứ Ba, ngày 11 tháng 12 [1 ngày trước công bố của Vatican]. Quan tòa quyết định việc lên án sẽ diễn ra đầu tháng Hai năm 2019 và cho Đức Hồng Y được tại ngoại hầu tra”.
Nhưng liền sau đó, tờ này cho hay: “Người ta ít biết được bản chất các lời tố cáo mà Đức Hồng Y Pell vốn bị buộc vì toàn bộ vụ xử và cả vụ xử thứ hai sắp diễn ra đã bị đặt dưới lệnh hủy bỏ [tường trình] nghiêm ngặt của chánh án Peter Kidd. Lệnh này cấm việc tường trình vụ án của bất cứ hình thức truyền thông nào trong nước cho tới khi phiên xử thứ hai để tránh gây tiên kiến đối với vụ án trong cả hai phiên xử. Chánh án đã cấm việc công bố con số các nguyên đơn trong cả hai phiên xử cũng như con số và bản chất các lời tố cáo, ngoại trừ sự kiện này là các lời tố cáo liên hệ tới ‘các vi phạm tình dục trẻ em từ hồi xa xưa'”.
Tưởng cũng nên biết các luật sư của Đức Hồng Y và các công tố viên của Tiểu Bang Victoria đã đồng ý tách các lời tố cáo thành hai phiên xử: một liên hệ tới các vi phạm nói là diễn ra tại Nhà Thờ Chánh Tòa Melbourne, và một liên hệ tới các vi phạm nói là diễn ra ở Hồ Bơi Ballarat. Tờ America cho hay các kết tội lần này liên hệ tới vụ đầu. Vụ này bắt đầu hồi tháng Chín, nhưng kết cục bằng một bồi thẩm đoàn ngang ngửa, nên đã xử lại hồi tháng 11 vừa qua với một bồi thẩm đoàn đồng thanh kết tội.
Ký giả O’Connell của tờ America không cho hay tờ báo của ông “xác nhận” bằng cách nào! Tuy nhiên, sau đó, cho hay: “Vatican chưa bình luận về tin Đức Hồng Y bị kết tội vì tôn trọng lệnh hủy bỏ [tường trình]. Thực vậy, hôm Thứ Tư, ngày 12 tháng 12, khi trả lời một câu hỏi tại buổi họp báo ở Vatican về việc Đức Hồng Y có còn là bộ trưởng Văn Phòng Kinh Tế hay không dưới ánh sáng tình huống tư pháp của ngài, đã trả lời như sau: ‘Tòa Thánh hết lòng tôn trọng các thẩm quyền tư pháp của Úc. Chúng tôi biết rằng hiện có lệnh hủy bỏ [tường trình] và chúng tôi tôn trọng lệnh này’”.
O’Connell cho biết thêm: Đức Hồng Y Pell sẽ kháng án. Nên nhớ, Đức Tổng Giám Mục Wilson của Úc từng bị Tòa kết án che đậy lạm dụng tình dục, nhưng đã thành công trong kháng án của ngài. Tòa phá án của Úc vừa tuyên bồ ngài vô tội.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Miền Trung Đông Hoa Kỳ tổ chức Đại Hội Thánh Ca Giáng Sinh.
Vọng sinh
10:07 12/12/2018
Càng tới gần ngày Lễ Giáng Sinh, khắp nơi người ta lại càng rạo rực nôn nao hơn. Trang hoàng nhà cửa, nhà thờ thật lộng lẫy tưng bừng, đèn sao rực rỡ...mua sắm áo quần, qùa tặng...những bài hát Giáng Sinh vang lên đây đó làm lòng người lại càng rạo rực thêm.
Miền Trung Đông trong Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ bao gồm 6 tiểu bang: DE, MD, PA, VA, WA, DC với 21 Cộng Đoàn và Giáo Xứ. Cộng Đoàn nhỏ nhất cũng có 1 hoặc 2 Ca đoàn; Giáo Xứ lớn nhất có tới 10 Ca đoàn như Giáo Xứ CTTĐVN Arlington VA.
Xem Video
Suốt 38 năm từ 1980, Mỗi năm Miền đều về kính viếng Mẹ tại Trung Tâm Hành Hương Quốc Gia National Shrine Grotto of our Lady of Lourdes tại Emmittsburg, MD. Việc hát Thánh Ca được giao cho 1 Ca đoàn phụ trách. Những năm gần đây, việc hát Hành Hương quy tụ tất cả Các Ca đoàn trong Miền, có năm đã lên tới gần 200 Ca viên. Từ đó, Cha Chủ Tịch PhêrôTrịnh Minh Quân đã có sáng kiến tổchức Đại Hội Thánh Ca hàng năm vào dịp Lễ Giáng Sinh cho cả Miền. Điều đó đã trở thành hiện thực, và Đại Hội ThánhCa Miền Trung Đông lần thứ I đã diễn ra Chúa Nhật II Mùa Vọng, ngày 9/12/2018 vừa qua, tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington VA, với sự tham gia của 12 Ca đoàn.
Từ 1:30 trưa, Anh Chị Em từ Philadelphia PA đã tới, rồi Anh Chị Em từ Silver Spring MD, và các Ca đoàn đã có mặt. Các Chị Ban Tiếp Tân hướng dẫn mỗi Ca đoàn có 1 phòng riêng để ônhátvà chuẩn bị. Có những bàn nước, trái cây để sẵn cho mọi người giải khát.
Tới 2:30 tất cả các Ca đoàn tập trung trong Thánh Đường. Sau ít phút ổn định, ôn các bài hát chung,khoảng 3:00 chiều, Đại Hội Thánh Ca đã được bắt đầu.
Cha Phó Chủ Tịch Miền, cũng là Cha Chánh Xứ GX CTTĐVN Arlington VA chủ nhà, đã chào mừng Quý Cha cùng toàn thể Quý Ca đoàn, Quý khách.
Tiếp theo, Cha Chủ Tịch Miền Phêrô Trịnh Minh Quân đã phát biểu: Chúng ta hãy hát như là lần đầu tiên, và lần duy nhất được hát...Ngài muốn nhấn mạnh: Hãy hát với cả trái tim, hát với cả tình yêu, với cả con người...và đó chính là đỉnh cao của nghệ thuật, đặc biệt là Nghệ Thuật Thánhđể ngợi khen Thiên Chúa, ca tụng Mẹ Maria!
Ngay sau đó, Ngài đã tuyên bố khai mạc Đại Hội Thánh Ca Miền Trung Đông Lần Ivới chủ đề: “BÌNH AN DƯỚI THẾ”
Chương trình được bắt đầu với những ca khúc mong chờ chúa đến. Đặc biệt Ca đoàn Liên Tu Sỹ Miền với bài hát Latin cổ điển từ thế kỷ 12: “Veni, Veni, Emmanuel!”Đã làm bầu khí lắng đọng, chìmngậptrongniềm trông mong như Dân Chúa xưa, đồngthờicũnglàmcho khán giả tưởng như đang ở trong Đan Viện cổ kính của thế kỷ 12.
Ngay tiếp đó:”Ca Vui Noel” của Ca đoàn Cêcilia Silver Spring MD đã đưa bầu khí tưng bừng trở lại, và Các Ca đoàn nối tiếp hát mừng Con Chúa Xuống Thế Làm Người.
Sau Ca khúc: “Đêm Hồng Phúc”, một sáng tác của NS Phạm Đức Huyến do Ca đoàn AveMaria-Cêcilia-Phanxicô VA, là đôi phút tuyên dương NS Phạm Đức Huyến với 45 Năm Phục Vụ Thánh Nhạc Việt Nam: Sáng tác, Giảng dạy, Điều khiển. Trên 600 bài Thánh ca; có những bài mà ai cũng thuộc lòng như bài: Như một Vầng trăng, Vầng trăng tuyệt vời... Xin dâng lên Mẹ tràng hoa Mân Côi...Giảng dạy trên 200 khóa huấn luyện Ca trưởng tại Quê Nhà cũng như khắp nơi trên thế giới. Cha Chủ Tịch Miền đã trao tặng NS Phạm Đức Huyến tấm Plaque Chúc Mừng 45 Năm Phục Vụ Thánh Nhạc, như là một tấm gương của Người Nghệ Sỹ Nước Trời!Quên mình, say mê phục vụ, không mỏi mệt tô bồi cho Vườn Hoa Thánh Nhạc ngày thêm hương sắc đậm đà.
Vũ Đoàn MTG, Các Sơ Mến Thánh Giá Đà-Lạt với Ca khúc Đêm Noel; qua lời thơ trào đầy cảm xúc của thi sỹ Xuân Ly-Băng và nét nhạc cuốn hút của NS Xuân Thảo đã cuốn hồn người quyện vào huyền nhiệm của giây phút Thánh Vô Cùng!
GianCungThánh với bục cao rộng rãi, cộng với hệ thống ánh sáng hiện đại chuyên nghiệp của Giáo Họ La-Vang Chantilly, và hệ thống âm thanh digital của Giáo xứ do DJ Hùng Nguyễn điều khiển, đã tạo được hiệu qủa thật linhđộng cho các màn diễn.Mọi người rất vui và thật hài lòng với những hiệu qủa này.
Đại Hội Thánh Ca kết thúc với một màn tổng-hợp-ca baogồm gần 400 ca viên đứng vaichen vai trên Cung Thánh, tràn xuống tới phía dướithềmlòngnhàthờ; tất cả cùng với Quý Cha đã hát vang lời: ”Cao Cung Lên” và “Jingle Bells-Mừng Chúa Sinh Ra Đời”
Sau Buổi diễn có bữa tiệc nhẹ cho tất cả Quý Anh Chị Em cùng tâm sự, chia sẻ cảm nhận. Mọi người cùng nói lên những khó khăn, bận rộn của cuộc sống, và phải hy sinh khi phục vụ trong lãnh vực Ca đoàn, Thánh ca...Nhưng rất vui trong phục vụ...
Khoảng 6:30 chiều, mọi người cùng chia tay ra về; trong lòng như mãi lâng lâng một niềm vui nào đó còn mãi... Mong ước sớm được trở lại với Đại Hội Thánh Ca Miền Trung Đông lần II Năm 2019.
Vọng Sinh.
Arlington VA, Chúa Nhật II Mùa Vọng 2018.
Miền Trung Đông trong Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ bao gồm 6 tiểu bang: DE, MD, PA, VA, WA, DC với 21 Cộng Đoàn và Giáo Xứ. Cộng Đoàn nhỏ nhất cũng có 1 hoặc 2 Ca đoàn; Giáo Xứ lớn nhất có tới 10 Ca đoàn như Giáo Xứ CTTĐVN Arlington VA.
Xem Video
Suốt 38 năm từ 1980, Mỗi năm Miền đều về kính viếng Mẹ tại Trung Tâm Hành Hương Quốc Gia National Shrine Grotto of our Lady of Lourdes tại Emmittsburg, MD. Việc hát Thánh Ca được giao cho 1 Ca đoàn phụ trách. Những năm gần đây, việc hát Hành Hương quy tụ tất cả Các Ca đoàn trong Miền, có năm đã lên tới gần 200 Ca viên. Từ đó, Cha Chủ Tịch PhêrôTrịnh Minh Quân đã có sáng kiến tổchức Đại Hội Thánh Ca hàng năm vào dịp Lễ Giáng Sinh cho cả Miền. Điều đó đã trở thành hiện thực, và Đại Hội ThánhCa Miền Trung Đông lần thứ I đã diễn ra Chúa Nhật II Mùa Vọng, ngày 9/12/2018 vừa qua, tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington VA, với sự tham gia của 12 Ca đoàn.
Từ 1:30 trưa, Anh Chị Em từ Philadelphia PA đã tới, rồi Anh Chị Em từ Silver Spring MD, và các Ca đoàn đã có mặt. Các Chị Ban Tiếp Tân hướng dẫn mỗi Ca đoàn có 1 phòng riêng để ônhátvà chuẩn bị. Có những bàn nước, trái cây để sẵn cho mọi người giải khát.
Tới 2:30 tất cả các Ca đoàn tập trung trong Thánh Đường. Sau ít phút ổn định, ôn các bài hát chung,khoảng 3:00 chiều, Đại Hội Thánh Ca đã được bắt đầu.
Cha Phó Chủ Tịch Miền, cũng là Cha Chánh Xứ GX CTTĐVN Arlington VA chủ nhà, đã chào mừng Quý Cha cùng toàn thể Quý Ca đoàn, Quý khách.
Tiếp theo, Cha Chủ Tịch Miền Phêrô Trịnh Minh Quân đã phát biểu: Chúng ta hãy hát như là lần đầu tiên, và lần duy nhất được hát...Ngài muốn nhấn mạnh: Hãy hát với cả trái tim, hát với cả tình yêu, với cả con người...và đó chính là đỉnh cao của nghệ thuật, đặc biệt là Nghệ Thuật Thánhđể ngợi khen Thiên Chúa, ca tụng Mẹ Maria!
Ngay sau đó, Ngài đã tuyên bố khai mạc Đại Hội Thánh Ca Miền Trung Đông Lần Ivới chủ đề: “BÌNH AN DƯỚI THẾ”
Chương trình được bắt đầu với những ca khúc mong chờ chúa đến. Đặc biệt Ca đoàn Liên Tu Sỹ Miền với bài hát Latin cổ điển từ thế kỷ 12: “Veni, Veni, Emmanuel!”Đã làm bầu khí lắng đọng, chìmngậptrongniềm trông mong như Dân Chúa xưa, đồngthờicũnglàmcho khán giả tưởng như đang ở trong Đan Viện cổ kính của thế kỷ 12.
Ngay tiếp đó:”Ca Vui Noel” của Ca đoàn Cêcilia Silver Spring MD đã đưa bầu khí tưng bừng trở lại, và Các Ca đoàn nối tiếp hát mừng Con Chúa Xuống Thế Làm Người.
Sau Ca khúc: “Đêm Hồng Phúc”, một sáng tác của NS Phạm Đức Huyến do Ca đoàn AveMaria-Cêcilia-Phanxicô VA, là đôi phút tuyên dương NS Phạm Đức Huyến với 45 Năm Phục Vụ Thánh Nhạc Việt Nam: Sáng tác, Giảng dạy, Điều khiển. Trên 600 bài Thánh ca; có những bài mà ai cũng thuộc lòng như bài: Như một Vầng trăng, Vầng trăng tuyệt vời... Xin dâng lên Mẹ tràng hoa Mân Côi...Giảng dạy trên 200 khóa huấn luyện Ca trưởng tại Quê Nhà cũng như khắp nơi trên thế giới. Cha Chủ Tịch Miền đã trao tặng NS Phạm Đức Huyến tấm Plaque Chúc Mừng 45 Năm Phục Vụ Thánh Nhạc, như là một tấm gương của Người Nghệ Sỹ Nước Trời!Quên mình, say mê phục vụ, không mỏi mệt tô bồi cho Vườn Hoa Thánh Nhạc ngày thêm hương sắc đậm đà.
Vũ Đoàn MTG, Các Sơ Mến Thánh Giá Đà-Lạt với Ca khúc Đêm Noel; qua lời thơ trào đầy cảm xúc của thi sỹ Xuân Ly-Băng và nét nhạc cuốn hút của NS Xuân Thảo đã cuốn hồn người quyện vào huyền nhiệm của giây phút Thánh Vô Cùng!
GianCungThánh với bục cao rộng rãi, cộng với hệ thống ánh sáng hiện đại chuyên nghiệp của Giáo Họ La-Vang Chantilly, và hệ thống âm thanh digital của Giáo xứ do DJ Hùng Nguyễn điều khiển, đã tạo được hiệu qủa thật linhđộng cho các màn diễn.Mọi người rất vui và thật hài lòng với những hiệu qủa này.
Đại Hội Thánh Ca kết thúc với một màn tổng-hợp-ca baogồm gần 400 ca viên đứng vaichen vai trên Cung Thánh, tràn xuống tới phía dướithềmlòngnhàthờ; tất cả cùng với Quý Cha đã hát vang lời: ”Cao Cung Lên” và “Jingle Bells-Mừng Chúa Sinh Ra Đời”
Sau Buổi diễn có bữa tiệc nhẹ cho tất cả Quý Anh Chị Em cùng tâm sự, chia sẻ cảm nhận. Mọi người cùng nói lên những khó khăn, bận rộn của cuộc sống, và phải hy sinh khi phục vụ trong lãnh vực Ca đoàn, Thánh ca...Nhưng rất vui trong phục vụ...
Khoảng 6:30 chiều, mọi người cùng chia tay ra về; trong lòng như mãi lâng lâng một niềm vui nào đó còn mãi... Mong ước sớm được trở lại với Đại Hội Thánh Ca Miền Trung Đông lần II Năm 2019.
Vọng Sinh.
Arlington VA, Chúa Nhật II Mùa Vọng 2018.
Ban Caritas Xứ Tân Hương Tổ Chức Chương Trình Ca Nhạc Thiện Nguyện
Phương Nga
10:21 12/12/2018
“"Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy".” ( Lc 25,44)
“Làm Dịu Vơi Nỗi Đau” là chủ đề chương trình ca nhạc thiện nguyện (Không bán vé) do Ban Caritas giáo xứ Tân Hương tổ chức dưới sự đạo diễn của Nhạc sĩ Việt kiều Ý Vũ cùng sự cộng tác của một số ca nghệ sĩ Công Giáo,giới trẻ giáo xứ Tân Hương,cơ sở âm thanh ánh sáng Xuân Đức cơ sở Sudio Xuân Bách cùng sự hỗ trợ của các đoàn thể trong giáo xứ; chương trình được diễn ra lúc 19g30 đến 21g30 ngày 08-12-2018 nhằm mục đích gây quỹ để xây dựng Giáo điểm Tin Mừng và gíup đỡ cho những anh chị em kém may mắn nhân dịp Giáng Sinh sắp về.
Xem Hình
Đến tham dự có Cha Giuse Lê Hoàng (Hạt phó Tân Sơn Nhì),Cha chánh xứ Tân Hương Phanxico Assisi Lê Quang Đăng,quý Cha Phó,đại diện Chính quyền địa phương,đại diện Hội đồng mục vụ cùng quý Đoàn thể trong giáo xứ. Bà Elizabet Đặng Thị Hiếu (Trưởng ban Caritas)cùng các thành viên, quý Bà cố,quý Ân nhân,Ban nhạc và Nhóm múa đương đại gx Tân Hương.Đặc biệt có sự hiện diện của Nhạc sĩ Ý Vũ, MC Minh Quân và một số ca sĩ Công Giáo như: Diệu Hiền,Tuyết Mai,Thúy Huyền,Uyên Di,Lưu Tuấn,Phước Đức, LuanDon Nguyễn,Hoàng Quân,Xuân Trường,Thanh Sử và bé Thoại Nghi(13 tuổi) cùng Vũ đoàn Thiên Sứ.Trong số này có những anh chị hiện đang là ca Trưởng và ca viên của các ca đoàn trong Tổng giáo phận Sài Gòn.
Mở đầu bà Elizabet Đặng Thị Hiếu nói về ý nghĩa và mục đích của Đêm văn nghệ thiện nguyện:”Chúng ta đang sống trong tinh thần mùa Vọng của Chúa là chia sẻ tình yêu đến cho mọi người nhất là xây dựng Giáo điểm còn thiếu thốn giúp anh chị em nhập cư có điều kiện tham dự phụng vụ và nâng đỡ những mảnh đời khó khăn trong giáo xứ.Bà cũng sơ lược về các hoạt động của Caritas cụ thể trong thời gian qua như: Hàng tháng chăm sóc 32 hộ nghèo,lo bữa ăn sáng Chúa Nhật cho các cháu Thiếu nhi Thánh Thể,phát quà cho 160 gia đình khó khăn trong Tết cổ truyền và hôm nay tiếp tục gây quỹ để chăm lo cho người khó khăn.Kế tiếp Bà mời Cha Giuse Lê Hoàng lên phát biểu:
Giáo hạt Tân Sơn Nhì chúng ta có 4 Giáo điểm: Tân Sơn Nhì,Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B (giáo xứ Gò Mây) và Tân Nhật (Bình Chánh)Do anh chị em nhập cư phải đi dự lễ xa và qua những con dường lầy lội mưa gió,nên Giáo hạt đã mua đất xây dựng 4 Giáo điểm trên địa bàn để giúp bà con phát triển đời sống Đức Tin và giới thiệu về Chúa cho lương dân.Xin cảm ơn Cha xứ Tân Hương,BanCaritas,Nhạc sĩ Ý Vũ cùng các ca sĩ nghệ sĩ tham gia chương trình Kính chúc tất cả có một mùa Vọng nhiều ơn Chúa.Sau phát biểu của Cha Giuse,Ban tổ chức mời Cha xứ Tân Hương lên tuyên bố khai mạc,Cha chia sẻ
Chúng ta không chỉ chăm sóc những người nghèo trong giáo xứ,mà còn cả những vùng xa xôi có rất nhiều những mảnh đời bất hạnh,nhất là các cháu nhỏ và các học sinh đi học ở trường xa trong khi điều kiện đường xá còn yếu kém.Bên cạnh đó là một nỗi đau khi những người nghèo về Đức Tin chưa tìm ra lý tưởng sống như Cha Hạt Phó vừa trình bày ở 4 Giáo điểm rộng mệnh mông không có nhà thờ nên nhiều người chưa nhận ra đâu là Thiên Chúa.Vậy nên chúng ta phải chung tay để xoa dịu và nâng đỡ họ,vì họ là hình ảnh sống động của Thiên Chúa.Chúa vay chúng ta rồi Chúa sẽ trả lại gấp bội phần Xin cám ơn Nhạc sĩ Ý Vũ,chúc Nhạc sĩ cùng các ca nghệ sĩ và anh chị em một mùa Giáng Sinh nhiều ơn lành.Tôi trân trọng tuyên bố khai mạc buổi ca nhạc hôm nay
Có tất cả 14 tiết mục được trình diễn trong đó Giới trẻ giáo xứ Tân Hương với bài múa đương đại đầu tiên là “Câu chuyện tình của Giêsu”,Ca sĩ Kim Ngân (gx Tân Hương) với hai ca khúc song ngữ “Đêm Thánh Vô Cùng “và”Cao Cung Lên”cùng ca khúc “Cảm Mến Ân Tình” do một nữ tu sáng tác được song ca bởi 2 giọng Ca sĩ Cúc Anh và Hoa Hạ rất đặc sắc vì kết hợp hòa âm phối khí với các Nhạc công điêu luyện trong ban nhạc G-Band của giáo xứ.Song song đó là phần trình diễn của những giọng ca truyền cảm,những vũ điệu sôi động của các Ca nghệ sĩ và vũ công chuyên nghiệp.Tất cả cùng hòa quyện vào nhau để đem lại một đêm nhạc “Tình Ca Giêsu” ấn tượng.Được biết hoạt động này được khởi điểm từ khi Nhạc sĩ Ý Vũ trở về Việt Nam để làm việc bác ái;hình ảnh của những người khó khăn cùng cực trong xã hội đã in đậm trong Ông từ đó các ca khúc ra đời như:”Điểm Hẹn Thầy,Chuyện Tình Của Chúa,Mackeno,Bản Tình Ca Giêsu,Niềm Vui Emanuel,Tôi Chọn Giêsu,Mùa Gặt,Hương Thơm,Có Những Mảnh Đời,Vì Mình Là Con Chúa” vvv nói về chân lý đích thực của Lòng Thương xót Chúa đối với con người là bất tận và tuyệt đối;còn giữa con người với nhau thì có nhiều hạn chế và thực trạng vô cảm đang xảy ra rất nhiều,rất thường ngày trong xã hội hôm nay.
Sau thời gian 2 tiếng liên tục và sôi động vì những màn trình diễn ấn tượng,sau những tràng vỗ tay rôm rả của khán giả;chương trình ca nhạc”Làm Dịu Vơi Nỗi Đau” đã khép lại với bài bát cuối cùng” Gieo Mầm Tin Yêu”được tất cả các Ca nghệ sĩ trình bày.Cha xứ Phanxico Assisi Lê Quang Đăng đã mời Nhạc sĩ Ý Vũ lên sân khấu để cùng cổ vũ cho tiết mục và chào tạm biệt khán giả.Trước khi ban phép lành Cha tâm sự:
Tất cả nội dung trình diễn hôm nay đều nói lê một Thông điệp đó là,những trái tim cần rộng mở hơn,những cánh tay phải nối dài hơn để cùng đem tin yêu đến cho những người đang bị gạt ra bên lề xã hội.Xin cám ơn Nhạc sĩ Ý Vũ,các Ca nghệ sĩ,quý vị Ân nhân,Chính quyền địa phương các cấp,anh em Dân phòng giữ trật tự.Hội đồng Mục vụ,Ban Caritas giáo xứ,các Ca đoàn,các Đoàn thể và cộng đoàn dân Chúa cùng quý vị khán giả đang hiện diện ở đây;đặc biệt 2 cơ sở Xuân Đức và Xuân Bích giúp cho Chương trình ca nhạc thành công.
Xin Chúa chúc lành cho tất cả để chúng ta trở nên những Sứ giả của Chúa trong cuộc sống Đức Tin.
Phương Nga
“Làm Dịu Vơi Nỗi Đau” là chủ đề chương trình ca nhạc thiện nguyện (Không bán vé) do Ban Caritas giáo xứ Tân Hương tổ chức dưới sự đạo diễn của Nhạc sĩ Việt kiều Ý Vũ cùng sự cộng tác của một số ca nghệ sĩ Công Giáo,giới trẻ giáo xứ Tân Hương,cơ sở âm thanh ánh sáng Xuân Đức cơ sở Sudio Xuân Bách cùng sự hỗ trợ của các đoàn thể trong giáo xứ; chương trình được diễn ra lúc 19g30 đến 21g30 ngày 08-12-2018 nhằm mục đích gây quỹ để xây dựng Giáo điểm Tin Mừng và gíup đỡ cho những anh chị em kém may mắn nhân dịp Giáng Sinh sắp về.
Xem Hình
Đến tham dự có Cha Giuse Lê Hoàng (Hạt phó Tân Sơn Nhì),Cha chánh xứ Tân Hương Phanxico Assisi Lê Quang Đăng,quý Cha Phó,đại diện Chính quyền địa phương,đại diện Hội đồng mục vụ cùng quý Đoàn thể trong giáo xứ. Bà Elizabet Đặng Thị Hiếu (Trưởng ban Caritas)cùng các thành viên, quý Bà cố,quý Ân nhân,Ban nhạc và Nhóm múa đương đại gx Tân Hương.Đặc biệt có sự hiện diện của Nhạc sĩ Ý Vũ, MC Minh Quân và một số ca sĩ Công Giáo như: Diệu Hiền,Tuyết Mai,Thúy Huyền,Uyên Di,Lưu Tuấn,Phước Đức, LuanDon Nguyễn,Hoàng Quân,Xuân Trường,Thanh Sử và bé Thoại Nghi(13 tuổi) cùng Vũ đoàn Thiên Sứ.Trong số này có những anh chị hiện đang là ca Trưởng và ca viên của các ca đoàn trong Tổng giáo phận Sài Gòn.
Mở đầu bà Elizabet Đặng Thị Hiếu nói về ý nghĩa và mục đích của Đêm văn nghệ thiện nguyện:”Chúng ta đang sống trong tinh thần mùa Vọng của Chúa là chia sẻ tình yêu đến cho mọi người nhất là xây dựng Giáo điểm còn thiếu thốn giúp anh chị em nhập cư có điều kiện tham dự phụng vụ và nâng đỡ những mảnh đời khó khăn trong giáo xứ.Bà cũng sơ lược về các hoạt động của Caritas cụ thể trong thời gian qua như: Hàng tháng chăm sóc 32 hộ nghèo,lo bữa ăn sáng Chúa Nhật cho các cháu Thiếu nhi Thánh Thể,phát quà cho 160 gia đình khó khăn trong Tết cổ truyền và hôm nay tiếp tục gây quỹ để chăm lo cho người khó khăn.Kế tiếp Bà mời Cha Giuse Lê Hoàng lên phát biểu:
Giáo hạt Tân Sơn Nhì chúng ta có 4 Giáo điểm: Tân Sơn Nhì,Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B (giáo xứ Gò Mây) và Tân Nhật (Bình Chánh)Do anh chị em nhập cư phải đi dự lễ xa và qua những con dường lầy lội mưa gió,nên Giáo hạt đã mua đất xây dựng 4 Giáo điểm trên địa bàn để giúp bà con phát triển đời sống Đức Tin và giới thiệu về Chúa cho lương dân.Xin cảm ơn Cha xứ Tân Hương,BanCaritas,Nhạc sĩ Ý Vũ cùng các ca sĩ nghệ sĩ tham gia chương trình Kính chúc tất cả có một mùa Vọng nhiều ơn Chúa.Sau phát biểu của Cha Giuse,Ban tổ chức mời Cha xứ Tân Hương lên tuyên bố khai mạc,Cha chia sẻ
Chúng ta không chỉ chăm sóc những người nghèo trong giáo xứ,mà còn cả những vùng xa xôi có rất nhiều những mảnh đời bất hạnh,nhất là các cháu nhỏ và các học sinh đi học ở trường xa trong khi điều kiện đường xá còn yếu kém.Bên cạnh đó là một nỗi đau khi những người nghèo về Đức Tin chưa tìm ra lý tưởng sống như Cha Hạt Phó vừa trình bày ở 4 Giáo điểm rộng mệnh mông không có nhà thờ nên nhiều người chưa nhận ra đâu là Thiên Chúa.Vậy nên chúng ta phải chung tay để xoa dịu và nâng đỡ họ,vì họ là hình ảnh sống động của Thiên Chúa.Chúa vay chúng ta rồi Chúa sẽ trả lại gấp bội phần Xin cám ơn Nhạc sĩ Ý Vũ,chúc Nhạc sĩ cùng các ca nghệ sĩ và anh chị em một mùa Giáng Sinh nhiều ơn lành.Tôi trân trọng tuyên bố khai mạc buổi ca nhạc hôm nay
Có tất cả 14 tiết mục được trình diễn trong đó Giới trẻ giáo xứ Tân Hương với bài múa đương đại đầu tiên là “Câu chuyện tình của Giêsu”,Ca sĩ Kim Ngân (gx Tân Hương) với hai ca khúc song ngữ “Đêm Thánh Vô Cùng “và”Cao Cung Lên”cùng ca khúc “Cảm Mến Ân Tình” do một nữ tu sáng tác được song ca bởi 2 giọng Ca sĩ Cúc Anh và Hoa Hạ rất đặc sắc vì kết hợp hòa âm phối khí với các Nhạc công điêu luyện trong ban nhạc G-Band của giáo xứ.Song song đó là phần trình diễn của những giọng ca truyền cảm,những vũ điệu sôi động của các Ca nghệ sĩ và vũ công chuyên nghiệp.Tất cả cùng hòa quyện vào nhau để đem lại một đêm nhạc “Tình Ca Giêsu” ấn tượng.Được biết hoạt động này được khởi điểm từ khi Nhạc sĩ Ý Vũ trở về Việt Nam để làm việc bác ái;hình ảnh của những người khó khăn cùng cực trong xã hội đã in đậm trong Ông từ đó các ca khúc ra đời như:”Điểm Hẹn Thầy,Chuyện Tình Của Chúa,Mackeno,Bản Tình Ca Giêsu,Niềm Vui Emanuel,Tôi Chọn Giêsu,Mùa Gặt,Hương Thơm,Có Những Mảnh Đời,Vì Mình Là Con Chúa” vvv nói về chân lý đích thực của Lòng Thương xót Chúa đối với con người là bất tận và tuyệt đối;còn giữa con người với nhau thì có nhiều hạn chế và thực trạng vô cảm đang xảy ra rất nhiều,rất thường ngày trong xã hội hôm nay.
Sau thời gian 2 tiếng liên tục và sôi động vì những màn trình diễn ấn tượng,sau những tràng vỗ tay rôm rả của khán giả;chương trình ca nhạc”Làm Dịu Vơi Nỗi Đau” đã khép lại với bài bát cuối cùng” Gieo Mầm Tin Yêu”được tất cả các Ca nghệ sĩ trình bày.Cha xứ Phanxico Assisi Lê Quang Đăng đã mời Nhạc sĩ Ý Vũ lên sân khấu để cùng cổ vũ cho tiết mục và chào tạm biệt khán giả.Trước khi ban phép lành Cha tâm sự:
Tất cả nội dung trình diễn hôm nay đều nói lê một Thông điệp đó là,những trái tim cần rộng mở hơn,những cánh tay phải nối dài hơn để cùng đem tin yêu đến cho những người đang bị gạt ra bên lề xã hội.Xin cám ơn Nhạc sĩ Ý Vũ,các Ca nghệ sĩ,quý vị Ân nhân,Chính quyền địa phương các cấp,anh em Dân phòng giữ trật tự.Hội đồng Mục vụ,Ban Caritas giáo xứ,các Ca đoàn,các Đoàn thể và cộng đoàn dân Chúa cùng quý vị khán giả đang hiện diện ở đây;đặc biệt 2 cơ sở Xuân Đức và Xuân Bích giúp cho Chương trình ca nhạc thành công.
Xin Chúa chúc lành cho tất cả để chúng ta trở nên những Sứ giả của Chúa trong cuộc sống Đức Tin.
Phương Nga
Hiệp hội Thánh Mẫu và ca đoàn xứ Tân Phú mừng lễ Mẹ Maria Vô Nhiễm
Phương Nga
10:40 12/12/2018
“ Vâng ! Tôi là nữ tỳ của Chúa tôi xin vâng theo lời Sứ thần truyền “(Lc 1,38)
“. Cung chúc Trinh Vương không hề nhiễm tội truyền, thật Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ khiết trinh trọn đời. Cung chúc Trinh Vương là kho tích ơn thiêng, Mẹ đã hy sinh lập công để cứu chuộc nhân loại.
ÐK. Mẹ Maria ai là không được Mẹ thương đến, khốn thay nhân loại mê đắm nên lãng quên. Mẹ Fatima con nguyện xin đền tạ yêu mến, muốn hy sinh nhiều yên ủi Mẹ khỏi ưu phiền.”là những lời ca ngợi Mẹ Maria mà ca đoàn Hiệp hội Thánh Mẫu đã xướng trong thánh lễ mừng bổn mạng Hiệp hội Thánh Mẫu gx Tân Phú vào lúc 17g ngày Thứ Bảy 08-12-2018.
Xem Hình
Vào mỗi Thứ Bảy đầu tháng, sau thánh lễ các chị em đều ở lại để làm giờ Đền tạ Trái tim Đức Mẹ với những lời kinh nguyện,vào dịp lễ bổn mạng hàng năm đều có thêm nghi thức Tuyên hứa cho các hội viên mới và Tận hiến cho toàn thể hội viên sinh hoạt.Kế tiếp là huấn từ của Cha Linh hướng và hát kết thúc,riêng năm nay cũng sinh hoạt theo lịch trình nhưng có thêm 2 hội viên Tuyên hứa và thay đổi Cha Linh hướng là Cha xứ Giuse Lê Hoàng.
Sau khi các hội viên rước Cha chủ tế Pio Nguyễn Văn Tiến chủ sự thánh lễ lên bàn thánh,các chị trở về chỗ ngồi và Cha nói với cộng đoàn.
Hôm nay,toàn thể giáo hội hân hoan mừng kính trọng thể lễ Me Maria Vô nhiễm Nguyên tội là bổn mạng của Hiệp hội Thánh Mẫu gx Tân Phú.Chúng ta cầu xin Chúa ban nhiều ơn lành cho các chị để các chị được noi gương Mẹ và trở nên giống bổn mạng của mình.Theo bài Tin mừng Thánh Luca( Lc 1,26-38) Cha chia sẻ:
Khi Mẹ Maria thưa với Sứ thần”Này tôi là tôi tá Chúa,tôi vâng như lời Sứ thần truyền thì Mẹ đã trở thành Mẹ Thiên Chúa.Vậy vô nhiễm nguyên tôi là gì và tại sao Mẹ phải vô nhiễm nguyên tội ?Thưa vì Mẹ sẽ cưu mang Ngôi Hai Thiên Chúa trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa dành cho loài người và Mẹ không nhiễm tội gốc mà Tổ tông chúng ta đã Mẹ phạm.Như vậy,từ lúc Mẹ còn là phôi thai trong lòng của Mẹ mình thì Me đã được đặc ân ấy và ngoài đặc ân vừa kẻ thì Mẹ còn ba đặc ân nữa là: Mẹ Đồng Trinh,Mẹ Hồn xác Lên trời và là Mẹ Thiên Chúa.
Tháng 12-184 Đức Thánh Cha Pio thứ IX đã công bố tín điều Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội và 4 năm sau đó khi hiện ra với Chị Betnadet Mẹ cũng xác nhận”Ta là Đấng Vô nhiễm Nguyên tội”Qua Mẹ Chúa Giêsu đã vào đời và chúng ta đã nhận được ơn cứu độ từ đây.Chúng ta hãy tạ ơn Chúa đã ban ơn cứu độ và tạ ơn Mẹ Maria vì nhờ Mẹ chúng ta mới lãnh nận được ơn phước này.Ước mong tất cả các chị em Hiệp hội Thánh Mẫu sẽ trở nên giống Mẹ trong đời thường và đời sóng Đức Tin
Trước khi ban phép lành Cha chủ sự Giuse đã chúc mừng quý bà,quý chị và Hiệp hội Thánh Mẫu đã nhận Mẹ Maria Vô nhiễm là bổn mạng.Sau khi ca doàn hát bài kết lễ “ Cảm mến ân tình “ Quý Cha đã xuống chụp hình lưu niệm với các Hội viên và Ca viên của Hiệp hội Thánh Mẫu.
LƯỢC SỬ HIỆP HỘI THÁNH MẪU GIÁO XỨ TÂN PHÚ:
Ngay sau khi thành lập giáo xứ Tân Phú năm 1963 hai đoàn thể Hiệp hội Thánh Mẫu và Thiếu nhi Thánh Thể được Cha cố Tiên khởi Đaminh Đinh Xuân Hải thành lập đầu tiên vào năm 1964.Song hànhvới Hội là ca đoàn cũng được thành lập trong thời gian trên và cùng một Cha Linh hướng.Trải qua bao thăng trầm đến nay đã là 54 năm với các vị Linh hướng của Hội là Cha cố Đaminh Vũ Nguyên Thiều,Cha cố Giuse Lê Đình Quế Minh và hiện nay là Cha xứ đương nhiệm Giuse Lê Hoàng.
Với 80 hội viên Hội sinh hoạt đều đặn theo định kỳ mỗi tháng sau lễ chiều 17g45 là Giờ Phạt tạ Trái tim Đức Mẹ;cùng luân phiên đọc kinh Giỗ cho gia đình hội viên,chăm sóc và èn luyện cho Đội hoa giáo xứ và tham gia các lễ Trọng,lễ kỷ niệm Mẹ Fatima hiện ra 105 và 13-10 mỗi năm.Tham gia làm vệ sinh nhà thờ hàng tuần cùng các đoàn thể khác.Hiện nay chị Maria Nguyễn Thị Tằm là Hội trưởng và chị đã có thâm niên sinh hoạt 54 năm từ khi thành lập Hội.
Ca đoàn Hiệp hội TM có 30 ca viên hát lễ hàng tuần Thú Ba và Thứ Tư vào 5g15 sáng và Thứ Sáu lúc 17g45 hàng tuần;riêng các Chúa Nhật hát luân phiên theo lịch. phân công của gáo xứ. Ca trưởng hiện nay là chị Maria Phượng (Nhạc công Organ) và Nhạc trưởng là chị Maria Phương.Tất cả hội viên đều là nữ và ở lứa tuổi trung niên luôn đoàn kết và gắn bó trong đời sống Đạo và công tác phục vụ.
Phương Nga
“. Cung chúc Trinh Vương không hề nhiễm tội truyền, thật Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ khiết trinh trọn đời. Cung chúc Trinh Vương là kho tích ơn thiêng, Mẹ đã hy sinh lập công để cứu chuộc nhân loại.
ÐK. Mẹ Maria ai là không được Mẹ thương đến, khốn thay nhân loại mê đắm nên lãng quên. Mẹ Fatima con nguyện xin đền tạ yêu mến, muốn hy sinh nhiều yên ủi Mẹ khỏi ưu phiền.”là những lời ca ngợi Mẹ Maria mà ca đoàn Hiệp hội Thánh Mẫu đã xướng trong thánh lễ mừng bổn mạng Hiệp hội Thánh Mẫu gx Tân Phú vào lúc 17g ngày Thứ Bảy 08-12-2018.
Xem Hình
Vào mỗi Thứ Bảy đầu tháng, sau thánh lễ các chị em đều ở lại để làm giờ Đền tạ Trái tim Đức Mẹ với những lời kinh nguyện,vào dịp lễ bổn mạng hàng năm đều có thêm nghi thức Tuyên hứa cho các hội viên mới và Tận hiến cho toàn thể hội viên sinh hoạt.Kế tiếp là huấn từ của Cha Linh hướng và hát kết thúc,riêng năm nay cũng sinh hoạt theo lịch trình nhưng có thêm 2 hội viên Tuyên hứa và thay đổi Cha Linh hướng là Cha xứ Giuse Lê Hoàng.
Sau khi các hội viên rước Cha chủ tế Pio Nguyễn Văn Tiến chủ sự thánh lễ lên bàn thánh,các chị trở về chỗ ngồi và Cha nói với cộng đoàn.
Hôm nay,toàn thể giáo hội hân hoan mừng kính trọng thể lễ Me Maria Vô nhiễm Nguyên tội là bổn mạng của Hiệp hội Thánh Mẫu gx Tân Phú.Chúng ta cầu xin Chúa ban nhiều ơn lành cho các chị để các chị được noi gương Mẹ và trở nên giống bổn mạng của mình.Theo bài Tin mừng Thánh Luca( Lc 1,26-38) Cha chia sẻ:
Khi Mẹ Maria thưa với Sứ thần”Này tôi là tôi tá Chúa,tôi vâng như lời Sứ thần truyền thì Mẹ đã trở thành Mẹ Thiên Chúa.Vậy vô nhiễm nguyên tôi là gì và tại sao Mẹ phải vô nhiễm nguyên tội ?Thưa vì Mẹ sẽ cưu mang Ngôi Hai Thiên Chúa trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa dành cho loài người và Mẹ không nhiễm tội gốc mà Tổ tông chúng ta đã Mẹ phạm.Như vậy,từ lúc Mẹ còn là phôi thai trong lòng của Mẹ mình thì Me đã được đặc ân ấy và ngoài đặc ân vừa kẻ thì Mẹ còn ba đặc ân nữa là: Mẹ Đồng Trinh,Mẹ Hồn xác Lên trời và là Mẹ Thiên Chúa.
Tháng 12-184 Đức Thánh Cha Pio thứ IX đã công bố tín điều Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội và 4 năm sau đó khi hiện ra với Chị Betnadet Mẹ cũng xác nhận”Ta là Đấng Vô nhiễm Nguyên tội”Qua Mẹ Chúa Giêsu đã vào đời và chúng ta đã nhận được ơn cứu độ từ đây.Chúng ta hãy tạ ơn Chúa đã ban ơn cứu độ và tạ ơn Mẹ Maria vì nhờ Mẹ chúng ta mới lãnh nận được ơn phước này.Ước mong tất cả các chị em Hiệp hội Thánh Mẫu sẽ trở nên giống Mẹ trong đời thường và đời sóng Đức Tin
Trước khi ban phép lành Cha chủ sự Giuse đã chúc mừng quý bà,quý chị và Hiệp hội Thánh Mẫu đã nhận Mẹ Maria Vô nhiễm là bổn mạng.Sau khi ca doàn hát bài kết lễ “ Cảm mến ân tình “ Quý Cha đã xuống chụp hình lưu niệm với các Hội viên và Ca viên của Hiệp hội Thánh Mẫu.
LƯỢC SỬ HIỆP HỘI THÁNH MẪU GIÁO XỨ TÂN PHÚ:
Ngay sau khi thành lập giáo xứ Tân Phú năm 1963 hai đoàn thể Hiệp hội Thánh Mẫu và Thiếu nhi Thánh Thể được Cha cố Tiên khởi Đaminh Đinh Xuân Hải thành lập đầu tiên vào năm 1964.Song hànhvới Hội là ca đoàn cũng được thành lập trong thời gian trên và cùng một Cha Linh hướng.Trải qua bao thăng trầm đến nay đã là 54 năm với các vị Linh hướng của Hội là Cha cố Đaminh Vũ Nguyên Thiều,Cha cố Giuse Lê Đình Quế Minh và hiện nay là Cha xứ đương nhiệm Giuse Lê Hoàng.
Với 80 hội viên Hội sinh hoạt đều đặn theo định kỳ mỗi tháng sau lễ chiều 17g45 là Giờ Phạt tạ Trái tim Đức Mẹ;cùng luân phiên đọc kinh Giỗ cho gia đình hội viên,chăm sóc và èn luyện cho Đội hoa giáo xứ và tham gia các lễ Trọng,lễ kỷ niệm Mẹ Fatima hiện ra 105 và 13-10 mỗi năm.Tham gia làm vệ sinh nhà thờ hàng tuần cùng các đoàn thể khác.Hiện nay chị Maria Nguyễn Thị Tằm là Hội trưởng và chị đã có thâm niên sinh hoạt 54 năm từ khi thành lập Hội.
Ca đoàn Hiệp hội TM có 30 ca viên hát lễ hàng tuần Thú Ba và Thứ Tư vào 5g15 sáng và Thứ Sáu lúc 17g45 hàng tuần;riêng các Chúa Nhật hát luân phiên theo lịch. phân công của gáo xứ. Ca trưởng hiện nay là chị Maria Phượng (Nhạc công Organ) và Nhạc trưởng là chị Maria Phương.Tất cả hội viên đều là nữ và ở lứa tuổi trung niên luôn đoàn kết và gắn bó trong đời sống Đạo và công tác phục vụ.
Phương Nga
Hình ảnh lễ Ngân khánh linh mục của Cha Phạm Văn Ái và 28 năm Linh mục của Cha Phạm Minh Ước
Trần Văn Minh hình Lê Hải
16:27 12/12/2018
Chúa Nhật 9/12/2018. Tại Nhà thờ Thánh Monica vùng Footscray. Linh mục Phạm Văn Ái đã dâng lễ đồng tế tạ ơn hồng ân 25 năm linh mục và mừng sinh nhật cùng Cộng đoàn Giáo dân Việt Nam Giáo xứ Thánh Monica.
Hình Lê Hải
Thánh lễ do Linh mục Phạm Minh Ái chủ tế cùng với quý Cha Lê Văn Sơn, Chánh xứ Thánh Monica, Cha Vũ Chí Hỷ và cha Phạm Minh Ước đồng tế.
Cha Phạm Văn Ái kỷ niệm 25 năm hồng ân linh mục cùng với người anh là Cha Phạm Minh Ước cũng dâng lễ tạ ơn 28 năm linh mục trong dịp này.
Được biết Cha Phạm Minh Ước và Cha Phạm Văn Ái là hai anh em, cả hai cùng thuộc Dòng Tên, và đã phục vụ hầu hết các cộng đoàn tại Melbourne và các tiểu bang trong nước Úc qua các cuộc giảng thuyết trong các dịp lễ lớn. Xin chúc mừng hai cha trong dịp kỷ niệm trọng đại này.
Hình Lê Hải
Thánh lễ do Linh mục Phạm Minh Ái chủ tế cùng với quý Cha Lê Văn Sơn, Chánh xứ Thánh Monica, Cha Vũ Chí Hỷ và cha Phạm Minh Ước đồng tế.
Cha Phạm Văn Ái kỷ niệm 25 năm hồng ân linh mục cùng với người anh là Cha Phạm Minh Ước cũng dâng lễ tạ ơn 28 năm linh mục trong dịp này.
Được biết Cha Phạm Minh Ước và Cha Phạm Văn Ái là hai anh em, cả hai cùng thuộc Dòng Tên, và đã phục vụ hầu hết các cộng đoàn tại Melbourne và các tiểu bang trong nước Úc qua các cuộc giảng thuyết trong các dịp lễ lớn. Xin chúc mừng hai cha trong dịp kỷ niệm trọng đại này.
Văn Hóa
NOEL dấu ấn tâm hồn
Đinh Văn Tiến Hùng
13:36 12/12/2018
NOEL dấu ấn tâm hồn
Noel dấu ấn tâm hồn,
Trải bao sóng gió vẫn còn trong tôi,
Bồng bềnh trôi dạt cuộc đời,
Mang theo kỷ niệm một thời khó quên.
1-Những bước chân chim theo mẹ đêm đông giá lạnh.Tháp giáo đường cao vút vươn lên giữa bầu trời lấp lánh muôn vì sao, reo vang tiếng chuông mời gọi. Mặt nước ao hồ Thánh đường lung linh soi bóng đèn sao sắc màu rực rỡ viền quanh. Tín hữu vây quanh chiêm bái hang đá máng cỏ. Tiếng Thánh ca du dương dìu dặt khúc nhạc Thiên Thần. Bàn thờ tỏa ánh nến huyền diệu linh thiêng. Giọng giảng trầm đục của cha già xứ, an ủi vỗ về đàn chiên xóm đạo khó nghèo như Chúa Hài Nhi giáng trần năm xưa. Thánh Lễ tiếng La-tinh ngôn ngữ xa lạ huyền bí nhưng lại thân thương quyến rũ tâm hồn như câu ca dao nhà đạo: “Các thày hát lễ La-tinh, Các cô con gái thưa kinh dịu dàng”.
Sau lễ quì bên máng cỏ say sưa chiêm ngắm Chúa Hài Đồng xinh đẹp, cho đến khi mẹ nhắc bảo: ‘ Thôi ta về ! Mai lại đến gặp Chúa !’ Chim ríu rít reo vui trên mái vòm nhà thờ cùng hợp ca đón mừng Giáng Sinh.
Trên đường về, lòng còn bâng khuâng lưu luyến như vừa vút mất một điều gì thân thương…
Giáng Sinh quê nghèo không vương vấn bụi trần, thanh bình đầm ấm, ghi khắc bao kỷ niệm tuổi thơ không phai mờ. Bao năm tháng xa quê vẫn nhớ thương , ước vọng những Mùa Giáng Sinh không còn bao giờ trở lại….
Ôi ! Tuổi thơ mật ngọt, lòng rạo rực với những Mùa Noel lâng lâng thánh thiện.
-Noel dấu ấn tuổi thơ,
Trải bao năm tháng đến giờ còn ghi,
Thuyền đời sóng gió cuốn đi,
Hồi tưởng dĩ vãng có gì vấn vương.
2-Thành phố trên cao vi vu gió lạnh sương mù. Đêm biến đổi sang ngày với lễ hội hoa đăng. Lớp người nô nức qua lại trong áo ấm hợp thời. Những cặp tình nhân quấn quít truyền hơi ấm bên nhau. Bày trẻ ríu rít nô đùa. Mùa đông Paris hay Đà lạt có gì khác biệt ! Đỉnh tháp Nhà thờ Con gà ngôi sao to lớn rủ xuống hai giải đèn màu rực rỡ. Hồ Xuân Hương với những thuyền đạp nước lung linh soi bóng, lướt nhẹ trong mơ.
Đêm nay, Couvent des Oiseaux, Saint Domaine de Marie, Đại hoc Đà lạt, Trường Sĩ quan Võ bị, Chiến tranh Chính trị…đều mở cửa đón du khách tấp nập đến tham dự lễ hội với những giải trí lành mạnh, nghe trình diễn Thánh ca và thưởng thức nhạc cảnh Giáng Sinh. Đặc biệt không có dạ vũ cuồng loạn hay tiệc rượu say sưa mang màu trần tục làm hoen ố bầu khí thanh thoát.
Cuốn trôi theo dòng người mà thấy lòng mình lâng lâng thoát tục.
Đây mùa Lễ Hội, mùa An bình yêu thương và cũng là mùa Noel trăng mật cuộc đời nhớ mãi không thôi !...
-Trên cao gió lạnh sương mù,
Noel năm ấy còn ru trong hồn,
Bình minh nối tiếp hoàng hôn,
Dư âm còn đọng bồn chồn nôn nao.
3-Chiếc trực thăng cất cánh lượn vòng trên thành phố cao nguyên vừa thức giấc. Tiếng động cơ khua vang không át được tiếng nhạc Giáng sinh thân thương quen thuộc từ máy bay L-19 vọng xuống thành phố sương mù nhỏ bé. Sau hơn 1 giờ bay về hướng tây bắc, 1 điểm tròn màu đất xám nổi bật giữa màu xanh lá cây rừng. Tiền đồn nằm sâu trong lòng đất. Ánh nắng mai còn e ấp phía sau đồi, mây mù lờ lững trôi đi, một làn khói đỏ nhẹ vươn lên báo hiệu bãi đáp. Trực thăng từ từ hạ cánh, Linh mục Tuyên úy và chúng tôi vội nhảy xuống theo sĩ quan hướng dẫn, len lỏi dưới giao thông hào tới hầm chỉ huy. Các sĩ quan và binh sĩ thân mật đón mừng chúng tôi…
Thánh lễ tiền Noel (vọng Giáng Sinh) tổ chức nơi hầm Bộ chỉ huy với sự tham dự của các chiến sĩ Công Giáo Kinh Thượng. Ánh nến lung linh chiếu tỏa hang đá đơn sơ dựng lên với vật liệu đá núi cây rừng. Bài giảng của Cha tuyên úy đơn sơ mang ước vọng hòa bình đến cho các chiến sĩ tiền đồn biên phòng heo hút như lời Thiên Sứ chúc mừng trong đêm Chúa giáng trần “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, Bình an dưới thế cho người thiện tâm”. Những bài Thánh ca vang lên theo nhịp điệu cây ghi-ta tài tử. Chiến sĩ đức tin vây quanh vị chủ chiên dâng lễ cầu nguyện trong khung cảnh trang nghiêm cảm động…
Sau Thánh Lễ là tiệc nhỏ mừng Giáng sinh gồm bánh, nước ngọt, bia , rượu cần và hai chai rượu nho cha Tuyên úy mang theo cùng chung vui. Những bản nhạc Giáng Sinh đạo đời được hát lên và 1 vũ nhạc của chiến sĩ sắc tộc bằng tiếng Ra-đê, hòa cùng tiếng vỗ tay thật vui nhộn…
Trực thăng cất cánh lượn vòng quanh tiền đồn, chúng tôi vẫy tay chào tạm biệt các chiến sĩ biên phòng. Nắng đã lên cao, soi rõ những hố bom phía dưới như vết chân khổng lồ của Thần chết còn lưu lại. Tôi tự nhủ : ‘ Ôi Quê Hương mình đẹp biết bao, nếu không bị chiến tranh tàn phá ! ‘
Viết đến đây, tôi lại bùi ngùi nhớ đến vị Linh Mục Tuyên úy khả ái, người bạn tinh thần thân thương, cùng phục vụ chung đơn vị và cùng an ủi nâng đỡ nhau trong những tháng năm khổ cực trong lao tù Cộng Sản, nhưng giờ đã về nơi Vĩnh Hằng với Thiên Chúa.
-Sáng rừng đẹp lắm bạn ơi,
Sương lan, mây trắng chơi vơi ngập ngừng,
Xa xa súng dội ven rừng,
Nghe như hòa nhịp đón mừng Giáng Sinh.
4-Đêm nay, ba muốn viết nhiều hơn, vì là đêm trọng đại: đêm Noel cả thế giới đang tưng bừng chào đón. Nơi đây làm gì có Thánh Lễ, Thánh Ca, Tiệc Mừng…phải không con ? Thế mà có tất cả đấy con ạ ! Chắc con lấy làm lạ, tưởng rằng bọn Cộng Sản đã biết tôn trọng tự do tín ngưỡng trong cả nhà tù ? Hay là chúng muốn khoe khoang cuộc sống ưu việt nơi Miền Bắc sau hơn 30 năm tiến lên xã hội chủ nghĩa ? Không phải thế đâu con ạ ! Vì ba đã đi qua bao giáo đường đổ nát biến thành hợp tác xã chăn nuôi. Ba đã thấy nhiều cán bộ CS gốc Công Giáo bỏ đạo, cấm các Linh Mục không được làm lễ, giải tội cho tù nhân. Chúng còn trơ trẽ hàm hồ nói các Linh Mục: Đảng và Nhà Nước chưa tha tội cho các anh, nên các anh không được quyền tha tội cho người
Khác…
Nhưng đêm nay, giữa cảnh núi rừng cô quạnh, Chúa an bài tất cả. Chúa thông suốt khát vọng mọi tâm hồn và không bỏ rơi những kẻ theo Ngài. Chỉ với 5 chiếc bánh và 2 con cá Chúa đã nuôi hơn 5000 người ăn uống no nê, thì vỏn vẻn 20 con chiên tù đầy Chúa sẽ ban đầy đủ.
Trước giờ Lễ, Linh Mục nói ý nghĩa và ước vọng về ngày Chúa Giáng Sinh. Bánh Thánh đựng trong hộp nhựa, đặt trên mền phủ khăn trắng (Bánh Thánh là phần bánh bột do anh em Công Giáo làm bếp cung cấp). Ngài trao cho từng người hôn kính Thánh giá gỗ. Bản Thánh ca ‘Đêm thánh vô cùng’ nhè nhẹ mở đầu Thánh lễ và kết thúc buổi lễ thầm lặng đầy cảm động với khúc ca ‘Đêm đông’ yêu thương quen thuộc. Càng cảm động khi một số anh em ngoài Công Giáo cùng tham dự, có anh tình nguyện ngồi phía xa làm vọng gác tiền đồn khi thấy cán bộ xuất hiện.
Sau Thánh Lễ, anh em ăn cháo khoai lang nấu với rau rừng và vài con ếch nhái cho thêm chút chất béo, chuyền nhau lon nước trà nóng, nhắc nhớ bao kỷ niệm đẹp về những mùa Giáng Sinh đã qua. Mọi việc hoàn tất tốt đẹp khi tiếng cồng từ mảnh bom vang dội núi rừng hoang lạnh, báo hiệu tắt đèn 8 giờ tối…
Trở về chỗ ngủ, cứ 2 người chung nhau 1 chiếc chiếu và mùng cá nhân, vì chỗ nằm mỗi người chỉ bằng 3 viên gạch. Nhà không mái che, sương rừng lạnh buốt phải lấy poncho hay tấm nhựa che phía trên. Như các bạn, giờ này ba chưa ngủ được, nhìn bầu trời qua đám lá rừng lấp lánh muôn vì sao. Ba tìm vì sao sáng nhất của Chúa Hài Đồng và vì sao mờ nhạt đời mình đang lang thang trên vòm trời đêm. Tiếng ca nho nhỏ khúc nhạc Giáng Sinh của người bạn tù còn thao thức. Tiếng côn trùng hòa ca, xa xa tiếng thú rừng vọng về, tiếng nước chảy róc rách qua khe suối gần đây…càng làm cho ba cô đơn buốt lạnh. Ba kéo chiếc mền rách, nằm sát lại bạn tù mong chuyền hơi ấm cho nhau như chiên bò thở hơi ấm cho Chúa Hài Nhi đêm Giáng trần. Miên man trong kỷ niệm và ba thiếp đi trong đêm Noel đầy mộng mị…
( Trích Hồi ký trong ngục tù Cộng Sản )
-Qua bao năm tháng ngục tù,
Lòng vững tin tưởng mặc dù khổ đau,
Noel lệ nhỏ kinh cầu,
Đời con tín thác trước sau nơi Ngài.
5-Noel đầu tiên đặt chân lên miền Đất Tự Do- Một quốc gia văn minh nhất hoàn cầu với những ngôi nhà chọc thủng trời mây, những phố thị sầm uất, công viên trải rộng hàng cây rợp bóng , nhà cửa đường xá khang trang sạch sẽ, không thấy sông mà lại nhiều cầu chồng chéo cuồn cuộn dòng xe qua lại như nước chảy…Nhưng bóng giáo đường lại ẩn khuất, thiếu ngọn tháp vút cao như quê hương mình.
Mùa Noel đến, những khu giải trí vui chơi, siêu thị, nhà hàng…rực rỡ ánh đèn muôn màu lôi cuốn. Người Mỹ mùa lễ hội này bỏ ra hàng tỉ đồng để mua sắm, trang hoàng, quà tặng, tiệc tùng…
Có một điều khác biệt : Giáng Sinh Việt Nam, mọi hân hoan rực rỡ như trang hoàng , đèn sao, hang đá, trình diễn Thánh ca, hoạt cảnh Giáng Sinh, tiệc liên hoan…thường tập trung tại Thánh đường. Ở Hoa Kỳ thì khác hẳn : nhà thờ ít mang sắc màu Giáng Sinh, chỉ lơ thơ vài ngọn đèn màu trước cửa và 2 cây thông lập lòe ánh đèn bên bàn thờ là đủ, vì tất cả đều qui tụ bên ngoài ở những nơi hái ra tiền. Có gia đình bỏ ra hàng chục ngàn trang hoàng chung quanh nhà với hàng ngàn ánh đèn màu rực rỡ cùng với hoạt cảnh Giáng Sinh đầy đủ hang đá, ông già Noel lái xe tuần lộc chất đầy tặng phẩm, cây thông cao vút lung linh ánh đèn…mà nơi giáo đường không thấy! Phải chăng người Mỹ trọng chủ nghĩa cá nhân hơn tập thể ? Hay nghĩ rằng Thiên Chúa quá cao trọng và dư đầy , Ngài muốn ban phát hơn là tiếp nhận ?.. Nhưng cũng an ủi phần nào, sau khi nghỉ hưu tôi đã rời bỏ miền đông bắc lạnh lẽo về miền nắng ấm Cali, tìm lại được hương vị Quê Hương nơi Cộng đoàn VN vào mùa Lễ Hội Giáng Sinh.
-Cuộc đời bóng xế hoàng hôn,
Kỷ niệm dấu ấn bồn chồn khôn nguôi,
Tha hương gợi nhớ một thời,
Noel ngày ấy bồi hồi không quên.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
Noel dấu ấn tâm hồn,
Trải bao sóng gió vẫn còn trong tôi,
Bồng bềnh trôi dạt cuộc đời,
Mang theo kỷ niệm một thời khó quên.
1-Những bước chân chim theo mẹ đêm đông giá lạnh.Tháp giáo đường cao vút vươn lên giữa bầu trời lấp lánh muôn vì sao, reo vang tiếng chuông mời gọi. Mặt nước ao hồ Thánh đường lung linh soi bóng đèn sao sắc màu rực rỡ viền quanh. Tín hữu vây quanh chiêm bái hang đá máng cỏ. Tiếng Thánh ca du dương dìu dặt khúc nhạc Thiên Thần. Bàn thờ tỏa ánh nến huyền diệu linh thiêng. Giọng giảng trầm đục của cha già xứ, an ủi vỗ về đàn chiên xóm đạo khó nghèo như Chúa Hài Nhi giáng trần năm xưa. Thánh Lễ tiếng La-tinh ngôn ngữ xa lạ huyền bí nhưng lại thân thương quyến rũ tâm hồn như câu ca dao nhà đạo: “Các thày hát lễ La-tinh, Các cô con gái thưa kinh dịu dàng”.
Sau lễ quì bên máng cỏ say sưa chiêm ngắm Chúa Hài Đồng xinh đẹp, cho đến khi mẹ nhắc bảo: ‘ Thôi ta về ! Mai lại đến gặp Chúa !’ Chim ríu rít reo vui trên mái vòm nhà thờ cùng hợp ca đón mừng Giáng Sinh.
Trên đường về, lòng còn bâng khuâng lưu luyến như vừa vút mất một điều gì thân thương…
Giáng Sinh quê nghèo không vương vấn bụi trần, thanh bình đầm ấm, ghi khắc bao kỷ niệm tuổi thơ không phai mờ. Bao năm tháng xa quê vẫn nhớ thương , ước vọng những Mùa Giáng Sinh không còn bao giờ trở lại….
Ôi ! Tuổi thơ mật ngọt, lòng rạo rực với những Mùa Noel lâng lâng thánh thiện.
-Noel dấu ấn tuổi thơ,
Trải bao năm tháng đến giờ còn ghi,
Thuyền đời sóng gió cuốn đi,
Hồi tưởng dĩ vãng có gì vấn vương.
2-Thành phố trên cao vi vu gió lạnh sương mù. Đêm biến đổi sang ngày với lễ hội hoa đăng. Lớp người nô nức qua lại trong áo ấm hợp thời. Những cặp tình nhân quấn quít truyền hơi ấm bên nhau. Bày trẻ ríu rít nô đùa. Mùa đông Paris hay Đà lạt có gì khác biệt ! Đỉnh tháp Nhà thờ Con gà ngôi sao to lớn rủ xuống hai giải đèn màu rực rỡ. Hồ Xuân Hương với những thuyền đạp nước lung linh soi bóng, lướt nhẹ trong mơ.
Đêm nay, Couvent des Oiseaux, Saint Domaine de Marie, Đại hoc Đà lạt, Trường Sĩ quan Võ bị, Chiến tranh Chính trị…đều mở cửa đón du khách tấp nập đến tham dự lễ hội với những giải trí lành mạnh, nghe trình diễn Thánh ca và thưởng thức nhạc cảnh Giáng Sinh. Đặc biệt không có dạ vũ cuồng loạn hay tiệc rượu say sưa mang màu trần tục làm hoen ố bầu khí thanh thoát.
Cuốn trôi theo dòng người mà thấy lòng mình lâng lâng thoát tục.
Đây mùa Lễ Hội, mùa An bình yêu thương và cũng là mùa Noel trăng mật cuộc đời nhớ mãi không thôi !...
-Trên cao gió lạnh sương mù,
Noel năm ấy còn ru trong hồn,
Bình minh nối tiếp hoàng hôn,
Dư âm còn đọng bồn chồn nôn nao.
3-Chiếc trực thăng cất cánh lượn vòng trên thành phố cao nguyên vừa thức giấc. Tiếng động cơ khua vang không át được tiếng nhạc Giáng sinh thân thương quen thuộc từ máy bay L-19 vọng xuống thành phố sương mù nhỏ bé. Sau hơn 1 giờ bay về hướng tây bắc, 1 điểm tròn màu đất xám nổi bật giữa màu xanh lá cây rừng. Tiền đồn nằm sâu trong lòng đất. Ánh nắng mai còn e ấp phía sau đồi, mây mù lờ lững trôi đi, một làn khói đỏ nhẹ vươn lên báo hiệu bãi đáp. Trực thăng từ từ hạ cánh, Linh mục Tuyên úy và chúng tôi vội nhảy xuống theo sĩ quan hướng dẫn, len lỏi dưới giao thông hào tới hầm chỉ huy. Các sĩ quan và binh sĩ thân mật đón mừng chúng tôi…
Thánh lễ tiền Noel (vọng Giáng Sinh) tổ chức nơi hầm Bộ chỉ huy với sự tham dự của các chiến sĩ Công Giáo Kinh Thượng. Ánh nến lung linh chiếu tỏa hang đá đơn sơ dựng lên với vật liệu đá núi cây rừng. Bài giảng của Cha tuyên úy đơn sơ mang ước vọng hòa bình đến cho các chiến sĩ tiền đồn biên phòng heo hút như lời Thiên Sứ chúc mừng trong đêm Chúa giáng trần “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, Bình an dưới thế cho người thiện tâm”. Những bài Thánh ca vang lên theo nhịp điệu cây ghi-ta tài tử. Chiến sĩ đức tin vây quanh vị chủ chiên dâng lễ cầu nguyện trong khung cảnh trang nghiêm cảm động…
Sau Thánh Lễ là tiệc nhỏ mừng Giáng sinh gồm bánh, nước ngọt, bia , rượu cần và hai chai rượu nho cha Tuyên úy mang theo cùng chung vui. Những bản nhạc Giáng Sinh đạo đời được hát lên và 1 vũ nhạc của chiến sĩ sắc tộc bằng tiếng Ra-đê, hòa cùng tiếng vỗ tay thật vui nhộn…
Trực thăng cất cánh lượn vòng quanh tiền đồn, chúng tôi vẫy tay chào tạm biệt các chiến sĩ biên phòng. Nắng đã lên cao, soi rõ những hố bom phía dưới như vết chân khổng lồ của Thần chết còn lưu lại. Tôi tự nhủ : ‘ Ôi Quê Hương mình đẹp biết bao, nếu không bị chiến tranh tàn phá ! ‘
Viết đến đây, tôi lại bùi ngùi nhớ đến vị Linh Mục Tuyên úy khả ái, người bạn tinh thần thân thương, cùng phục vụ chung đơn vị và cùng an ủi nâng đỡ nhau trong những tháng năm khổ cực trong lao tù Cộng Sản, nhưng giờ đã về nơi Vĩnh Hằng với Thiên Chúa.
-Sáng rừng đẹp lắm bạn ơi,
Sương lan, mây trắng chơi vơi ngập ngừng,
Xa xa súng dội ven rừng,
Nghe như hòa nhịp đón mừng Giáng Sinh.
4-Đêm nay, ba muốn viết nhiều hơn, vì là đêm trọng đại: đêm Noel cả thế giới đang tưng bừng chào đón. Nơi đây làm gì có Thánh Lễ, Thánh Ca, Tiệc Mừng…phải không con ? Thế mà có tất cả đấy con ạ ! Chắc con lấy làm lạ, tưởng rằng bọn Cộng Sản đã biết tôn trọng tự do tín ngưỡng trong cả nhà tù ? Hay là chúng muốn khoe khoang cuộc sống ưu việt nơi Miền Bắc sau hơn 30 năm tiến lên xã hội chủ nghĩa ? Không phải thế đâu con ạ ! Vì ba đã đi qua bao giáo đường đổ nát biến thành hợp tác xã chăn nuôi. Ba đã thấy nhiều cán bộ CS gốc Công Giáo bỏ đạo, cấm các Linh Mục không được làm lễ, giải tội cho tù nhân. Chúng còn trơ trẽ hàm hồ nói các Linh Mục: Đảng và Nhà Nước chưa tha tội cho các anh, nên các anh không được quyền tha tội cho người
Khác…
Nhưng đêm nay, giữa cảnh núi rừng cô quạnh, Chúa an bài tất cả. Chúa thông suốt khát vọng mọi tâm hồn và không bỏ rơi những kẻ theo Ngài. Chỉ với 5 chiếc bánh và 2 con cá Chúa đã nuôi hơn 5000 người ăn uống no nê, thì vỏn vẻn 20 con chiên tù đầy Chúa sẽ ban đầy đủ.
Trước giờ Lễ, Linh Mục nói ý nghĩa và ước vọng về ngày Chúa Giáng Sinh. Bánh Thánh đựng trong hộp nhựa, đặt trên mền phủ khăn trắng (Bánh Thánh là phần bánh bột do anh em Công Giáo làm bếp cung cấp). Ngài trao cho từng người hôn kính Thánh giá gỗ. Bản Thánh ca ‘Đêm thánh vô cùng’ nhè nhẹ mở đầu Thánh lễ và kết thúc buổi lễ thầm lặng đầy cảm động với khúc ca ‘Đêm đông’ yêu thương quen thuộc. Càng cảm động khi một số anh em ngoài Công Giáo cùng tham dự, có anh tình nguyện ngồi phía xa làm vọng gác tiền đồn khi thấy cán bộ xuất hiện.
Sau Thánh Lễ, anh em ăn cháo khoai lang nấu với rau rừng và vài con ếch nhái cho thêm chút chất béo, chuyền nhau lon nước trà nóng, nhắc nhớ bao kỷ niệm đẹp về những mùa Giáng Sinh đã qua. Mọi việc hoàn tất tốt đẹp khi tiếng cồng từ mảnh bom vang dội núi rừng hoang lạnh, báo hiệu tắt đèn 8 giờ tối…
Trở về chỗ ngủ, cứ 2 người chung nhau 1 chiếc chiếu và mùng cá nhân, vì chỗ nằm mỗi người chỉ bằng 3 viên gạch. Nhà không mái che, sương rừng lạnh buốt phải lấy poncho hay tấm nhựa che phía trên. Như các bạn, giờ này ba chưa ngủ được, nhìn bầu trời qua đám lá rừng lấp lánh muôn vì sao. Ba tìm vì sao sáng nhất của Chúa Hài Đồng và vì sao mờ nhạt đời mình đang lang thang trên vòm trời đêm. Tiếng ca nho nhỏ khúc nhạc Giáng Sinh của người bạn tù còn thao thức. Tiếng côn trùng hòa ca, xa xa tiếng thú rừng vọng về, tiếng nước chảy róc rách qua khe suối gần đây…càng làm cho ba cô đơn buốt lạnh. Ba kéo chiếc mền rách, nằm sát lại bạn tù mong chuyền hơi ấm cho nhau như chiên bò thở hơi ấm cho Chúa Hài Nhi đêm Giáng trần. Miên man trong kỷ niệm và ba thiếp đi trong đêm Noel đầy mộng mị…
( Trích Hồi ký trong ngục tù Cộng Sản )
-Qua bao năm tháng ngục tù,
Lòng vững tin tưởng mặc dù khổ đau,
Noel lệ nhỏ kinh cầu,
Đời con tín thác trước sau nơi Ngài.
5-Noel đầu tiên đặt chân lên miền Đất Tự Do- Một quốc gia văn minh nhất hoàn cầu với những ngôi nhà chọc thủng trời mây, những phố thị sầm uất, công viên trải rộng hàng cây rợp bóng , nhà cửa đường xá khang trang sạch sẽ, không thấy sông mà lại nhiều cầu chồng chéo cuồn cuộn dòng xe qua lại như nước chảy…Nhưng bóng giáo đường lại ẩn khuất, thiếu ngọn tháp vút cao như quê hương mình.
Mùa Noel đến, những khu giải trí vui chơi, siêu thị, nhà hàng…rực rỡ ánh đèn muôn màu lôi cuốn. Người Mỹ mùa lễ hội này bỏ ra hàng tỉ đồng để mua sắm, trang hoàng, quà tặng, tiệc tùng…
Có một điều khác biệt : Giáng Sinh Việt Nam, mọi hân hoan rực rỡ như trang hoàng , đèn sao, hang đá, trình diễn Thánh ca, hoạt cảnh Giáng Sinh, tiệc liên hoan…thường tập trung tại Thánh đường. Ở Hoa Kỳ thì khác hẳn : nhà thờ ít mang sắc màu Giáng Sinh, chỉ lơ thơ vài ngọn đèn màu trước cửa và 2 cây thông lập lòe ánh đèn bên bàn thờ là đủ, vì tất cả đều qui tụ bên ngoài ở những nơi hái ra tiền. Có gia đình bỏ ra hàng chục ngàn trang hoàng chung quanh nhà với hàng ngàn ánh đèn màu rực rỡ cùng với hoạt cảnh Giáng Sinh đầy đủ hang đá, ông già Noel lái xe tuần lộc chất đầy tặng phẩm, cây thông cao vút lung linh ánh đèn…mà nơi giáo đường không thấy! Phải chăng người Mỹ trọng chủ nghĩa cá nhân hơn tập thể ? Hay nghĩ rằng Thiên Chúa quá cao trọng và dư đầy , Ngài muốn ban phát hơn là tiếp nhận ?.. Nhưng cũng an ủi phần nào, sau khi nghỉ hưu tôi đã rời bỏ miền đông bắc lạnh lẽo về miền nắng ấm Cali, tìm lại được hương vị Quê Hương nơi Cộng đoàn VN vào mùa Lễ Hội Giáng Sinh.
-Cuộc đời bóng xế hoàng hôn,
Kỷ niệm dấu ấn bồn chồn khôn nguôi,
Tha hương gợi nhớ một thời,
Noel ngày ấy bồi hồi không quên.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tuyết Dưới Chân Mẹ Maria
Vũ Đình Huyến Lm.
09:35 12/12/2018
Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm. (CRM)
Vào đông tuyết phủ đầy trời
Dịu dàng Mẹ đẹp tuyệt vời tuyết trinh.
(bt)