Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:32 17/12/2008
TỰ CHO MÌNH LÀ CHÍNH NGHĨA
Đại sư thích ở với người dân bình thường, nhưng đối với những người bày tỏ thánh đức của cá nhân mình ra, thì ông ta đều kính nhi viễn chi.
Có lần các đệ tử nói với ông ta về việc lớn lao của đời người. Đại sư nói: “Chỉ cần nhớ một điểm, tiên vàn không nên gả cho một thánh nhân.”
- “Tại sao ?”
Đại sư cười đáp:“Bởi vì trước sau gì các ngươi cũng sẽ đi trên con đường tử đạo.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Có những người tự cho mình làm gì cũng đúng, nên thường khó chịu khi người khác làm không theo ý mình; có những người thường cho rằng cách sống của mình là chính nghĩa, nên coi người khác là hạng bề dưới bằng con mắt thương hại; có những người được mọi người khen ngợi là đạo đức vì thường đi lễ nhà thờ, nên thường chỉ trích những người ít đến nhà thờ hoặc ít tham gia các sinh hoạt của giáo xứ...
Đại sư kính nhi viễn nhi với những người tự cho mình là đạo đức trỗi vượt người khác, bởi vì đại sư biết mình đạo đức chưa bằng họ nên có thể chịu “tử đạo” hằng ngày vì sự đạo đức của họ.
Cho nên, người được tiếng là đạo đức thì nên luôn nghĩ rằng mình chỉ là một con người mang đầy khuyết điểm, để sống chan hòa với mọi người, để mọi người chỉ vì Chúa mà tử đạo, chứ không vì mình mà “tử đạo” cách miễn cưỡng. Ha ha ha...
Bởi vì khi tự cho mình là chính nghĩa thì đã coi người khác là sai trái, đó không phải là suy nghĩ của người Ki-tô hữu.
N2T |
Đại sư thích ở với người dân bình thường, nhưng đối với những người bày tỏ thánh đức của cá nhân mình ra, thì ông ta đều kính nhi viễn chi.
Có lần các đệ tử nói với ông ta về việc lớn lao của đời người. Đại sư nói: “Chỉ cần nhớ một điểm, tiên vàn không nên gả cho một thánh nhân.”
- “Tại sao ?”
Đại sư cười đáp:“Bởi vì trước sau gì các ngươi cũng sẽ đi trên con đường tử đạo.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Có những người tự cho mình làm gì cũng đúng, nên thường khó chịu khi người khác làm không theo ý mình; có những người thường cho rằng cách sống của mình là chính nghĩa, nên coi người khác là hạng bề dưới bằng con mắt thương hại; có những người được mọi người khen ngợi là đạo đức vì thường đi lễ nhà thờ, nên thường chỉ trích những người ít đến nhà thờ hoặc ít tham gia các sinh hoạt của giáo xứ...
Đại sư kính nhi viễn nhi với những người tự cho mình là đạo đức trỗi vượt người khác, bởi vì đại sư biết mình đạo đức chưa bằng họ nên có thể chịu “tử đạo” hằng ngày vì sự đạo đức của họ.
Cho nên, người được tiếng là đạo đức thì nên luôn nghĩ rằng mình chỉ là một con người mang đầy khuyết điểm, để sống chan hòa với mọi người, để mọi người chỉ vì Chúa mà tử đạo, chứ không vì mình mà “tử đạo” cách miễn cưỡng. Ha ha ha...
Bởi vì khi tự cho mình là chính nghĩa thì đã coi người khác là sai trái, đó không phải là suy nghĩ của người Ki-tô hữu.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:34 17/12/2008
N2T |
38. Con người một khi đã lãnh đạm thì một chút khổ họ cũng sợ hãi, an ủi từ bên ngoài đến thì họ nhất định cam tâm tiếp nhận.
(sách Gương Chúa Giê-su)Chúa Giêsu là biểu tượng của mùa này
Tú Nạc
06:01 17/12/2008
TORONTO- Đừng quên những gì mà Giáng Sing thực sự sắp về: sinh nhật Chúa Giêsu.
Đó là thông điệp của nhóm Công giáo Ba lan, Mississauga, hy vọng sẽ vang lên trong những ngày nghỉ Giáng sing. Phù hiệu bằng kim loại biểu hiện những đặc trưng Chúa Giêsu, Mẹ Maria và chúa Giêsu được biểu đạt bằng những từ: "Giêsu là biểu trưng của mùa này".
Những phù hiệu này được làm ra để "đương đầu trước sự tuyên truyền tung ra hàng loạt bởi những phương tiện truyền thông ở Bác Mỹ," Jacek Kupinski, một thành viên của nhóm đã gọi đó là "người bảo trợ".
"Những gì mà Giáng Sinh sắp đến là điều mà người ta hồi tưởng," ông đã phát biểu và bổ sung, nó là một thực tế mà đang bị đánh cắp bởi những khuynh hướng truyền thông.
Chiến dịch phù hiệu này đã bắt đầu cách đây hai năm. Nhóm đã đề nghị quyên góp 1 Mỹ kim khi nhận một phù hiệu.
Chiềc phù hiệu dài năm centimeter này có thể đeo bằng những chiếc kim gài được một công ty nhỏ sản suất.
Năm ngoái, những phù hiệu Giáng sing này đã mang lại 2,000 mỹ kim quyên góp, lần lượt, đã được quyên góp cho một trai mồ côi ở Ba-lan, và đang được phân phối ở Toronto, Oakville, và Giáo xứ Burlington.
Nhóm này hy vọng có thể quyên góp ở nhiều nơi khác để giúp đỡ trại mồ côi.
Nhóm 20-30 thành viên này một tuần hai lần họp mặt để thảo luận về thần học và lịch sử Ba lan.
(Nguồn "the Catholic Register")
Đó là thông điệp của nhóm Công giáo Ba lan, Mississauga, hy vọng sẽ vang lên trong những ngày nghỉ Giáng sing. Phù hiệu bằng kim loại biểu hiện những đặc trưng Chúa Giêsu, Mẹ Maria và chúa Giêsu được biểu đạt bằng những từ: "Giêsu là biểu trưng của mùa này".
Những phù hiệu này được làm ra để "đương đầu trước sự tuyên truyền tung ra hàng loạt bởi những phương tiện truyền thông ở Bác Mỹ," Jacek Kupinski, một thành viên của nhóm đã gọi đó là "người bảo trợ".
"Những gì mà Giáng Sinh sắp đến là điều mà người ta hồi tưởng," ông đã phát biểu và bổ sung, nó là một thực tế mà đang bị đánh cắp bởi những khuynh hướng truyền thông.
Chiến dịch phù hiệu này đã bắt đầu cách đây hai năm. Nhóm đã đề nghị quyên góp 1 Mỹ kim khi nhận một phù hiệu.
Chiềc phù hiệu dài năm centimeter này có thể đeo bằng những chiếc kim gài được một công ty nhỏ sản suất.
Năm ngoái, những phù hiệu Giáng sing này đã mang lại 2,000 mỹ kim quyên góp, lần lượt, đã được quyên góp cho một trai mồ côi ở Ba-lan, và đang được phân phối ở Toronto, Oakville, và Giáo xứ Burlington.
Nhóm này hy vọng có thể quyên góp ở nhiều nơi khác để giúp đỡ trại mồ côi.
Nhóm 20-30 thành viên này một tuần hai lần họp mặt để thảo luận về thần học và lịch sử Ba lan.
(Nguồn "the Catholic Register")
Hãy canh thức và tỉnh táo!
Hoa Lan
06:30 17/12/2008
Hãy canh thức và tỉnh táo!
Hãy canh thức và tỉnh táo! Mượn ý lời của Thánh Phaolo nhắc nhở mọi người hãy vun đắp cho đức tin với tất cả sự cố gắng và kiên nhẫn để đợi ngày Chúa đến. Nhưng hôm nay, trong tình hình Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã và đang trải qua, thiết nghĩ lời khuyên này còn mang một ý nghĩa khác.
Với những biến cố mang tính cộng đồng rất mạnh mẽ và liên tục từ cuối năm 2007 đến nay, chúng ta có thể nói rằng, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã làm được một việc mà hơn 30 năm qua, dân tộc Việt Nam hằng khát khao thực hiện. Đó là lên tiếng đòi hỏi công lý và sự thật cho đời sống thường nhật và đời sống tâm linh của mình.
Những người Công giáo Việt Nam đến giờ phút này, thực tế chưa đạt được kết quả cụ thể nào trong việc đòi lại tài sản cho giáo hội. Bằng chứng là cả hai điểm nóng nhất là Toà Khâm Sứ và Thái Hà hiện đã bị chính quyền biến thành công viên ngoài ý muốn của mọi người. Nhưng như những người lãnh đạo giáo hội đã xác quyết, việc đòi công lý cho Việt Nam mới là mục tiêu chính của công cuộc dấn thân này. Xét về khía cạnh đó, giáo hội Công Giáo Việt Nam đã có những bước tiến vuợt bậc, mạnh mẽ và vững chắc đến không ngờ.
Với bản chất hung hăng, xảo trá, nguỵ biện và nắm trong tay sức mạnh vũ trang. Nhà cầm quyền cộng sản luôn hướng đến mục tiêu dập tắc mọi sự phản kháng từ trong trứng nước bằng mọi giá. Nhưng nay, với sự tỉnh táo - khôn ngoan và sự nhiệt tình dấn thân cho công lý và sự thật. Giáo hội công giáo Việt Nam đã và đang đặt nhà cầm quyền trước những thử thách nghiêm trọng bởi lối hành xử thiếu nhân bản và công lý của họ.
Chiến thắng, đúng là khô ng thể phủ nhận. Sự bối rối và nhượng bộ của nhà cầm quyền là khó có thể chối cải. Dù vậy, điều này không có nghĩa là chúng ta đã. ..hoàn tất công việc của mình. Hãy canh thức và tỉnh táo, lời nhắc nhở của Thánh Phaolo có nhiều ý nghĩa trong trường hợp này!
Thật khó để tin rằng, những người cộng sản lại chấp nhận một kết quả như chúng ta đang thấy. Một khả năng rất lớn đang xảy ra, họ vẫn âm thầm chuẩn bị cho một chiến dịch mới để khắc chế và làm tan rã tinh thần đoàn kết trong giáo hội, bẻ gãy niềm tin vào đức tin của giáo dân bằng các biện pháp khủng bố, bắt bớ, đe dọa... Cũng không phải ngẫu nhiên khi lực lượng an ninh theo sát và ghi hình đoàn người tham gia phiên tòa vừa qua một cách cẩn thận. Càng không phải là những động thái vô bổ khi họ tiếp tục những cuộc công kích nhắm vào các lãnh đạo giáo hội, thậm chí gây áp lực buộc thuyên chuyển các linh mục. Nhà cầm quyền cộng sản đang ra sức dùng mọi thủ đoạn một cách âm thầm nhằm chấm dứt tình trạng khó chịu đang thách thức trực tiếp đến chế độ toàn trị của họ.
Để đi đến được những cột móc như hôm nay, giáo hội đã phải làm rất nhiều việc để khơi dậy đức tin và xóa tan nổi lo sợ trong lòng những người giáo dân đã trãi qua hơn 60 năm dưới gọng kiềm ma quỉ. Tuy nhiên, nếu không tỉnh táo, thành quả đó dễ bị mai một bởi những lo toan cơm áo hằng ngày cùng với những đòn hiểm độc của nhà cầm quyền.
Sau những năm tháng bị đọa đày dưới bạo quyền cộng sản, có lẽ chưa bao giờ đức tin của người Công Giáo Việt Nam lại mạnh mẽ như lúc này, cũng chưa bao giờ giáo hội đạt được sự đồng thuận rộng lớn như hiện nay. Đặc biệt hơn, chưa bao giờ tinh thần chấp nhận dấn thân cho công lý và sự thật của người Công Giáo Việt Nam lại dâng cao như lúc này, bất chấp hiểm nguy.
Ngọn lửa đã được nhóm lên, vấn đề còn lại là tiếp tục duy trì và thổi bùng ngọn lửa ấy để thắp sáng cho công lý và sự thật. Những hoạt động đòi hỏi công lý của giáo hội không thể chùng xuống. Những người trẻ tuổi như chúng tôi cần, rất cần những buổi lễ, những hoạt động thắp nến cầu nguyện cho Giáo hội, cho quê hương để giữ vững và nung sôi bầu nhiệt huyết cho chính mình.
Xin Thánh ý soi sáng cho những nhà lãnh đạo giáo hội hiện nay. Xin Thiên Chuá ban phước lành cho các Cha trong cuộc thử thách không dễ chịu này. Dân tộc Việt Nam đang kỳ vọng vào những nền tảng mà Giáo hội hôm nay tạo dựng. Một hy vọng cho một ngày mai.
Hãy canh thức và tỉnh táo! Mượn ý lời của Thánh Phaolo nhắc nhở mọi người hãy vun đắp cho đức tin với tất cả sự cố gắng và kiên nhẫn để đợi ngày Chúa đến. Nhưng hôm nay, trong tình hình Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã và đang trải qua, thiết nghĩ lời khuyên này còn mang một ý nghĩa khác.
Với những biến cố mang tính cộng đồng rất mạnh mẽ và liên tục từ cuối năm 2007 đến nay, chúng ta có thể nói rằng, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã làm được một việc mà hơn 30 năm qua, dân tộc Việt Nam hằng khát khao thực hiện. Đó là lên tiếng đòi hỏi công lý và sự thật cho đời sống thường nhật và đời sống tâm linh của mình.
Những người Công giáo Việt Nam đến giờ phút này, thực tế chưa đạt được kết quả cụ thể nào trong việc đòi lại tài sản cho giáo hội. Bằng chứng là cả hai điểm nóng nhất là Toà Khâm Sứ và Thái Hà hiện đã bị chính quyền biến thành công viên ngoài ý muốn của mọi người. Nhưng như những người lãnh đạo giáo hội đã xác quyết, việc đòi công lý cho Việt Nam mới là mục tiêu chính của công cuộc dấn thân này. Xét về khía cạnh đó, giáo hội Công Giáo Việt Nam đã có những bước tiến vuợt bậc, mạnh mẽ và vững chắc đến không ngờ.
Với bản chất hung hăng, xảo trá, nguỵ biện và nắm trong tay sức mạnh vũ trang. Nhà cầm quyền cộng sản luôn hướng đến mục tiêu dập tắc mọi sự phản kháng từ trong trứng nước bằng mọi giá. Nhưng nay, với sự tỉnh táo - khôn ngoan và sự nhiệt tình dấn thân cho công lý và sự thật. Giáo hội công giáo Việt Nam đã và đang đặt nhà cầm quyền trước những thử thách nghiêm trọng bởi lối hành xử thiếu nhân bản và công lý của họ.
Chiến thắng, đúng là khô ng thể phủ nhận. Sự bối rối và nhượng bộ của nhà cầm quyền là khó có thể chối cải. Dù vậy, điều này không có nghĩa là chúng ta đã. ..hoàn tất công việc của mình. Hãy canh thức và tỉnh táo, lời nhắc nhở của Thánh Phaolo có nhiều ý nghĩa trong trường hợp này!
Thật khó để tin rằng, những người cộng sản lại chấp nhận một kết quả như chúng ta đang thấy. Một khả năng rất lớn đang xảy ra, họ vẫn âm thầm chuẩn bị cho một chiến dịch mới để khắc chế và làm tan rã tinh thần đoàn kết trong giáo hội, bẻ gãy niềm tin vào đức tin của giáo dân bằng các biện pháp khủng bố, bắt bớ, đe dọa... Cũng không phải ngẫu nhiên khi lực lượng an ninh theo sát và ghi hình đoàn người tham gia phiên tòa vừa qua một cách cẩn thận. Càng không phải là những động thái vô bổ khi họ tiếp tục những cuộc công kích nhắm vào các lãnh đạo giáo hội, thậm chí gây áp lực buộc thuyên chuyển các linh mục. Nhà cầm quyền cộng sản đang ra sức dùng mọi thủ đoạn một cách âm thầm nhằm chấm dứt tình trạng khó chịu đang thách thức trực tiếp đến chế độ toàn trị của họ.
Để đi đến được những cột móc như hôm nay, giáo hội đã phải làm rất nhiều việc để khơi dậy đức tin và xóa tan nổi lo sợ trong lòng những người giáo dân đã trãi qua hơn 60 năm dưới gọng kiềm ma quỉ. Tuy nhiên, nếu không tỉnh táo, thành quả đó dễ bị mai một bởi những lo toan cơm áo hằng ngày cùng với những đòn hiểm độc của nhà cầm quyền.
Sau những năm tháng bị đọa đày dưới bạo quyền cộng sản, có lẽ chưa bao giờ đức tin của người Công Giáo Việt Nam lại mạnh mẽ như lúc này, cũng chưa bao giờ giáo hội đạt được sự đồng thuận rộng lớn như hiện nay. Đặc biệt hơn, chưa bao giờ tinh thần chấp nhận dấn thân cho công lý và sự thật của người Công Giáo Việt Nam lại dâng cao như lúc này, bất chấp hiểm nguy.
Ngọn lửa đã được nhóm lên, vấn đề còn lại là tiếp tục duy trì và thổi bùng ngọn lửa ấy để thắp sáng cho công lý và sự thật. Những hoạt động đòi hỏi công lý của giáo hội không thể chùng xuống. Những người trẻ tuổi như chúng tôi cần, rất cần những buổi lễ, những hoạt động thắp nến cầu nguyện cho Giáo hội, cho quê hương để giữ vững và nung sôi bầu nhiệt huyết cho chính mình.
Xin Thánh ý soi sáng cho những nhà lãnh đạo giáo hội hiện nay. Xin Thiên Chuá ban phước lành cho các Cha trong cuộc thử thách không dễ chịu này. Dân tộc Việt Nam đang kỳ vọng vào những nền tảng mà Giáo hội hôm nay tạo dựng. Một hy vọng cho một ngày mai.
Vua Chât Nổ Hay Giải Giải Thưởng Nobel
Pt JB Nguyễn văn Định
06:54 17/12/2008
Tỉnh Thức # 36:
VUA CHẤT NỔ HAY GIẢI THƯỞNG NOBEL
Một buổi sáng năm 1988, nhà phát minh ra chất nổ Alfred Nobel thức giấc, đọc trên tờ báo thấy có lời cáo phó của chính ông! Thật ra anh trai của ông qua đời, thế nhưng người phóng viên đã viết lộn cáo phó cho ông Alfred Nobel.
Lần đầu tiên trong đời, Alfred Nobel nhìn về ông như những người khác đã nhìn: “Vua chất nổ”, chỉ có thế thôi! Không ai nhắc nhở gì đến nỗ lực khác của ông. Ông là một nhà buôn bán sự chết, và ai cũng sẽ chỉ nhớ đến ông như vậy. Alfred Nobel sửng sốt, ông quyết tâm làm cho thế giới biết về mục đích sống thật sự của đời ông.
Trong những ngày còn lại của mình, ông đã nỗ lực đấu tranh cho nền hoà bình thế giới, để tìm hướng giải quyết những mâu thuẫn giữa con người, giữa các quốc gia. Trước lúc chết, ông viết di chúc để lại toàn bộ tài sản của mình để thiết lập nên một giải thưởng, mà thời nay mọi người cho là cao qúy nhất thế giới: “Giải thưởng Nobel”.
Ngày nay, khi nói đến giải thưởng Nobel, ít người biết đến lịch sử “thuốc nổ” của ông, họ chỉ biết đến giải thưởng Nobel mà thôi !
* Một phút hồi tâm: Nhiều người ngày nay sống một cuộc sống vô định, họ không tìm thấy mục đích của cuộc sống. Từng ngày của họ qua đi một cách vô ích, không lợi gì cho mình và cho người khác.
Cụm từ “giết thì giờ” thật xa lạ đối với những ai đang tận dụng thì giờ của mình để cống hiến cho tha nhân. Có bao giờ bạn nghĩ và định hướng cho mục đích của cuộc đời mình? Mục đích sống hôm của bạn là gì?. Bạn muốn mọi người nhớ gì về bạn khi bạn qua đời?
Alfred Nobel đã quyết tâm theo đuổi mục đích làm cho sự hoà hợp giữa các quốc gia, ông đã cống hiến tất cả tài sản đồ sộ của mình, để thiết lập lên Giải thưởng Nobel Hoà Bình, còn tồn tại đến nay.
Vì thế, trong bài giảng trên núi hay Hiến Chương Nước Trời, Chúa Giêsu đã chúc phúc như sau:
Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.
Phúc cho ai khao khát nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng. Phúc cho ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. (x. Mt 5, 1-12)
Phó tế: JB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
VUA CHẤT NỔ HAY GIẢI THƯỞNG NOBEL
Một buổi sáng năm 1988, nhà phát minh ra chất nổ Alfred Nobel thức giấc, đọc trên tờ báo thấy có lời cáo phó của chính ông! Thật ra anh trai của ông qua đời, thế nhưng người phóng viên đã viết lộn cáo phó cho ông Alfred Nobel.
Lần đầu tiên trong đời, Alfred Nobel nhìn về ông như những người khác đã nhìn: “Vua chất nổ”, chỉ có thế thôi! Không ai nhắc nhở gì đến nỗ lực khác của ông. Ông là một nhà buôn bán sự chết, và ai cũng sẽ chỉ nhớ đến ông như vậy. Alfred Nobel sửng sốt, ông quyết tâm làm cho thế giới biết về mục đích sống thật sự của đời ông.
Trong những ngày còn lại của mình, ông đã nỗ lực đấu tranh cho nền hoà bình thế giới, để tìm hướng giải quyết những mâu thuẫn giữa con người, giữa các quốc gia. Trước lúc chết, ông viết di chúc để lại toàn bộ tài sản của mình để thiết lập nên một giải thưởng, mà thời nay mọi người cho là cao qúy nhất thế giới: “Giải thưởng Nobel”.
Ngày nay, khi nói đến giải thưởng Nobel, ít người biết đến lịch sử “thuốc nổ” của ông, họ chỉ biết đến giải thưởng Nobel mà thôi !
* Một phút hồi tâm: Nhiều người ngày nay sống một cuộc sống vô định, họ không tìm thấy mục đích của cuộc sống. Từng ngày của họ qua đi một cách vô ích, không lợi gì cho mình và cho người khác.
Cụm từ “giết thì giờ” thật xa lạ đối với những ai đang tận dụng thì giờ của mình để cống hiến cho tha nhân. Có bao giờ bạn nghĩ và định hướng cho mục đích của cuộc đời mình? Mục đích sống hôm của bạn là gì?. Bạn muốn mọi người nhớ gì về bạn khi bạn qua đời?
Alfred Nobel đã quyết tâm theo đuổi mục đích làm cho sự hoà hợp giữa các quốc gia, ông đã cống hiến tất cả tài sản đồ sộ của mình, để thiết lập lên Giải thưởng Nobel Hoà Bình, còn tồn tại đến nay.
Vì thế, trong bài giảng trên núi hay Hiến Chương Nước Trời, Chúa Giêsu đã chúc phúc như sau:
Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.
Phúc cho ai khao khát nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng. Phúc cho ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. (x. Mt 5, 1-12)
Phó tế: JB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Cái chết trong ngày Giáng Sinh!
Lữ Giang
14:39 17/12/2008
Cái chết trong ngày Giáng Sinh!
Bất chợt, mở website vnfa.com, chúng tôi đọc được một số câu chuyện thương tâm về thân phận của những người bị chế độ cộng sản nghi ngờ và những người tù miền Bắc trước năm 1975 do ông Kiều Duy Vĩnh kể lại.
Ông Kiều Duy Vĩnh là một cựu đại úy trong Quân Đội Viễn Chinh Pháp đã ở lại miền Bắc sau năm 1954. Năm 1960 ông bị bắt vì tội "phản cách mạng" và bị giam giữ đến năm 1970. Năm 1972, khi Mỹ dội bom miền Bắc để làm áp lực buộc Hà Nội phải trở lại bàn hội nghị ở Paris, ông Kiều Duy Vĩnh lại bị bắt lần thứ hai cùng với nhiều người khác.
Ở miền Bắc, mỗi khi có biến cố gì xẩy ra, công an thường đi lùa những thành phần bị coi là nguy hiểm, nhất là những người có tham gia vào các hoạt động tôn giáo, đưa vào những nơi giam giữ để dễ kiểm soát. Chúng tôi nhớ lại năm 1976, khi chúng tôi được đưa ra giam tại trại Thanh Cẩm ở Thanh Hoá, chúng tôi khám phá ra tại đây còn có khoảng 170 giáo dân miền Bắc bị giam giữ từ năm 1970, mặc dầu không có tội gì cả. Theo họ kể lại, có những nơi chính quyền còn giúp tiền bạc cho giáo xứ tổ chức rầm rộ các ngày lễ tôn giáo để xem những ai thuộc thành phần tích cực, sau đó họ bắt những người này. Toán giáo dân nói trên về sau được chuyển qua trại Thanh Phong và phải đến năm 1983, tức 13 năm sau, họ mới được phóng thích.
Ông Kiều Duy Vĩnh đã tường thuật lại trường hợp của một người được ông coi như là một “Đức Thánh Tử Vỉ Đạo thứ hai” mà ông đã chứng kiến trong các trại tù cộng sản. Đó là ông Lâm Vĩnh Thúy. Ông Thúy đã bị chết vào ngày Giáng Sinh năm 1973, sau một trận đòn của bọn cai ngục.
Mặc dầu bị Cộng Sản hành hạ và đối xử tàn tệ trong hơn 15 năm, ông Kiều Duy Vĩnh đã tường thuật lại những câu chuyện mà ông đã chứng kiến một cách ung dung, khách quan, không để cảm xúc và long hận thù chi phối. Đây là những câu chuyện sẽ được ghi vào lịch sử.
Nhân mùa Giáng Sinh sắp đến, chúng tôi xin mời đọc giả đọc câu chuyện “Đức Thánh Tử Vì Đạo Thứ Hai mà tôi được gặp” của ông Kiều Duy Vĩnh để vinh danh những người anh hùng và tưởng nhớ đến những ngày đen tối trên đất nước chúng ta.
NHỮNG NGÀY ĐỊNH MỆNH
Đức thánh thứ nhất là tu sĩ Đỗ Bá Lung từ Ngọc Đông, Hưng Yên, đã chết ở Cổng Trời, còn đức thánh thứ hai này thì bị Quản giáo tù VC bức hại tàn ác dã man ở trại Phong Quang, Lao Kay.
Ngài tên là Lâm Đình Túy, người Nam Hà, giáo dân địa phận Bùi Chu. Đức thánh này quyết liệt hơn, dứt khoát hơn, những điều mà Ngài Lâm Đình Túy làm thì chỉ có một không có hai, trước không có và sau này cũng không thể có. Trước Ngài, chúng ta ai cũng ngả mũ cúi đầu kính cẩn nghiêng mình.
Tháng 5 năm 1972, Mỹ bỏ bom lại miền Bắc Việt Nam. Ngày 10 tháng 5, cầu Long Biên lại bị đánh sập. Đến chiều ngày 11 tháng 5, 1972, tôi lại bị bắt lần thứ hai với tội phản cách mạng. Điều này không có gì là bất ngờ đối với tôi cả. Tôi đã chờ đợi nó từ năm 1971. Khi Tổng thống Mỹ Nixon cho trực thăng đổ bộ xuống trại tù binh Mỹ ở Sơn Tây để hòng cướp lại các phi công bị bắt, tôi đã thấy tôi bị theo dõi từng bước. Luôn có một cái đuôi theo tôi.
Và đến năm 1976, khi cầm lệnh tha, tôi đọc thấy quyết định bắt tôi kể từ tháng 6 năm 1971, thế mà mãi đến một năm sau tôi mới bị bắt kể cũng hơi muộn. Thiếu tá Công an Cường, thường gọi là Cường cao, trực tiếp tới bắt tôi ở quê ngoại tôi: thôn Đông, xã Hội Xá, Gia Lâm, nơi gia đình tôi chạy bom sơ tán về đó. Lúc Công an xộc vào nhà, tôi đang sửa soạn đi tắm. Tôi cười, bảo với Cường cao là để tôi tắm xong rồi hãy bắt đi.
Cường cao rất tử tế bảo:
- "Thôi, anh Vĩnh vào Hỏa Lò rồi hãy tắm."
Tôi bảo:
- "Vào đó phải đến ngày đầu tháng mới được tắm chứ."
Cường cao bảo:
- "Tôi hứa là sẽ để anh tắm trước khi vào xà lim."
Mẹ tôi và vợ tôi gào lên:
- "Tội tình gì mà lại bắt người ta. Sao mà tàn ác thế. Đã giết người cướp hết của cải rồi mà vẫn không buông tha."
Cường cao ôn tồn bảo với vợ tôi:
- "Chị bình tĩnh lại, yên tâm. Khi nào Mỹ chấm dứt bỏ bom chúng tôi sẽ cho anh ấy về."
(Thế mà mãi đến năm 1976 sau khi chiếm được Sài Gòn một năm, họ mới tha cho tôi về).
Tôi mặc quần áo đi theo Cường cao, ra đầu làng lên xe vào Hỏa Lò, vào ngục Cửu U vì phải đi qua chín lần cửa mới tới xà lim giam tôi. Với tôi Hỏa Lò quen thuộc quá. Tôi đã trải qua tất cả các xà lim ở đó lần bị bắt trước. Giữ đúng lời hứa, trước khi tống tôi vào xà lim, Cường cao bảo Quản giáo cho tôi đi tắm cẩn thận không giục giã gì. Tôi vốn con nhà binh, nên rất bình tĩnh trước mọi hiểm nguy, lần trước cũng như lần này. Tắm xong tôi ung dung tự tại ngồi thở Yoga chờ cơm.
Vì đã được nghe kể và đã rút kinh nghiệm từ lần trước, ngay ngày hôm sau, vợ tôi thăm nuôi tiếp tế cho tôi, muối vừng rất mặn, kẹo bột và chè lam. Mấy ngày đầu tôi không đến nỗi đói, và đã có chiều dài thời gian 10 năm tù trước, đã từng ở Cổng Trời, sức chịu đựng của tôi đã được tôi luyện nên tôi cứ ngồi thở Yoga. Ba bốn ngày trôi qua, chả có ma nào hỏi cung mình cả. Cường cao nghe nói hắc xì dầu lắm, mà sao lại lịch sự tử tế với mình thế.
Trước lúc vào xà lim, Cường cao bảo tôi:
- "Anh chắc phải hiểu chứ, Mỹ lại bỏ bom. Vậy nên bắt lại anh là điều tất nhiên thôi. Chúng tôi buộc phải tháo cái ngòi nổ. Thôi, cứ đi trại ít lâu dừng ném bom là về."
Anh ta lại còn nói tiếng Pháp với tôi nữa:
- "Chắc anh lại mỉa chúng tôi: La Raison du plus fort est toujours le meilleur chứ gì."
Tôi im lặng vào xà lim không trả lời.
Một tuần trôi qua, rồi hai tuần. Cũng không ai hỏi han gì. Mà thực tình ra, còn gì nữa mà hỏi. Lần tù 10 năm trước khai báo ở ty Niết hết rồi. Lần này mới về được ít lâu thì bị bắt lại. Có gì để khai mà hỏi. Cũng mong đi trại cho nó yên một bề thế mà bỗng một hôm, được gọi lên hỏi cung. Mừng quá. Có dịp đi lại ra ngoài thở không khí.
Một cán bộ còn trẻ, ăn mặc chỉnh tề lịch sự. Hỏi toàn những chuyện đâu đâu: Bên Tây, bên Mỹ, bên Thái Lan và miền Nam. Tôi trả lời ấm ớ lửng lơ con cá vàng. Và rồi đột ngột, tôi bảo là quên hết tất cả rồi. Anh ta vẫn rất từ tốn, bảo tôi cố nhớ lại, giúp cho anh ta có thể đánh giá chính xác đúng những con người ở xa xôi đó.
Tôi bảo:
- "Tôi đang đói đây, đang ho lao đây, đang mệt rũ ra đây. Bây giờ là gần 11 giờ trưa rồi, tôi chưa được một hớp nước, chưa được một miếng gì cho vào bụng nên tôi đói lắm, mà dạ dầy đói thì không có tai để nghe. Xin để cho đến chiều hoặc mai. Đưa tôi về xà lim nghỉ thôi."
Tôi tưởng anh ta sẽ nổi cáu. Nhưng không:
- "Thôi được, anh về, mai tôi sẽ gặp lại."
Sáng mai, tôi được gọi lên. Sau khi ngồi vào ghế, anh ta rút trong cặp ra hai cái bánh mì Badega kẹp thịt, một gói thuốc ho Rimifon, một bánh xà phòng thơm đưa cho tôi:
- "Anh ăn đi. Còn các thứ này để dùng khi đi trại."
Giọng nói, ánh mắt đầy sự tử tế. Tôi ung dung ngồi ăn hết hai cái bánh mì và chờ đợi những câu hỏi hắc búa. Nhưng không, thấy tôi ăn xong, anh nói:
- "Tôi đã đọc kỹ hồ sơ lý lịch của anh rồi. Đọc kỹ, nhưng chưa đầy đủ bằng gặp chính con người của anh. Hôm qua gặp, thấy anh nói bị đói và bị ho nên hôm nay tôi đem đến cho anh ít thuốc. Thế thôi nhé. Anh có thể về được rồi."
Và anh ta gọi Quản giáo dẫn tôi về xà lim. Tôi hơi ngạc nhiên trước sự việc đó. Lúc ấy là tháng 5, năm 1972. Năm 1976 tôi được tha, đến năm 1979 tôi đang đạp xe đạp ở phố Lò Đúc thì thấy có người gọi:
- "Anh Vĩnh, anh Vĩnh."
Tôi quay lại không nhận ra ai. Anh ta cười bỏ mắt kính ra, tôi liền nhận ra anh: người cán bộ hỏi cung đã cho mình bánh mì và thuốc.
Tôi mời anh đi uống bia, anh từ chối và bảo:
- "Tôi rất mừng là thấy anh trở về mạnh khỏe thôi, tôi xin lỗi vì có việc bận không đi uống bia với anh được. Chúc anh khỏe và gặp nhiều điều tốt lành."
Tôi cố nài mời anh, anh nhất quyết chối từ, bắt tay xin lỗi và đi. Tôi có hỏi tên anh, anh vờ như không nghe thấy và không trả lời. Cảm ơn anh.
Sau câu chuyện hỏi cung trên, tôi đi trại Vinh Quang (thuộc tỉnh Vĩnh Phú). Gặp lại một số người quen cũ, tay bắt mặt mừng, cứ như là đi phép trở lại đồn vậy. Kể cũng nực cười. Và chính ở trại này, tôi gặp một vị thánh tử vì đạo nữa: Lâm Đình Túy, người Nam Hà, giáo dân địa phận Bùi Chu.
NGƯỜI TU SĨ TÊN HIẾU
Khi tôi lên trại Vinh Quang được ít lâu thì có một tu sĩ tên là Hiếu ở địa phận Thái Bình được thả về tự do. Nhưng chỉ độ ba tháng sau, lại thấy tu sĩ Hiếu bị bắt đem lên trại. Mọi người đều mừng mừng tủi tủi, và cũng coi như tu sĩ được đi phép về. Riêng giáo dân thì hồ hởi lắm. Hỏi ra thì mới biết là khi được tự do, Giáo hội đã phong tu sĩ Hiếu làm Linh mục và khi bị bắt lại, Linh mục Hiếu đã đem theo được "mình thánh" vào trại tù. Các tín đồ Thiên Chúa giáo một mực rất kính trọng Linh mục Hiếu, săn sóc, chăm nom cực kỳ chu đáo, có quà gì cũng đem biếu: một ấm chè ngon, một củ sắn luộc, vài cái bánh ngọt mới được tiếp tế.
Linh mục Hiếu có dáng vẻ một trí thức nho nhã, trắng trẻo, đẹp trai, thông minh, trạc 35 tuổi. Một con người không có gì để chê trách, phàn nàn về mọi phương diện. Ắn ở, ứng xử với mọi người lúc nào cũng khiêm tốn, nhã nhặn tươi cười, hòa đồng với mọi lớp người trong tù không phân biệt chính trị hay hình sự.
Linh mục Hiếu lên trại Vinh Quang lần thứ hai thì được Phó Giám Thị Cự công bố với toàn trại tù là ông cha đạo Hiếu này chính là một tên lưu manh chuyên nghiệp. Mọi người cứ há mồm, ngớ ra không hiểu.
PGT Cự giải thích như sau:
- "Hiếu là một tên vốn lười biếng, thích ăn ngon mà không thích lao động, một tên ăn bám xã hội, trông mẻ người anh ta thì thấy ngay là loại ăn trắng mặc trơn, ăn ngon mặc đẹp nên đi tu, làm nghề tôn giáo, lừa bịp các giáo dân để kiếm ăn. Thử hỏi, dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa của chúng ta, những người yêu lao động có thể nào chấp nhận phần tử ăn bám đó. Trí thức như Hiếu, thì giá trị không bằng cục cứt (trích Mao Trạch Đông), mà trí thức gì cái anh ta: Học được mấy chữ "la tanh tưởi" đến nhà thờ rao giảng, lẽ thường ra khấn khứa thì cứ theo như lối Việt Nam ta: gần bay là xa bay bổng mời các cụ về hưởng lộc cho con cháu. Nhưng y lại không khấn khứa như thế, y nói: 'Ca tê riom, ca thế dran,' ra cái điều cao siêu bí hiểm, nó có cái quái gì là bí hiểm đâu, nó là: cá trê rán, cá trê om nói trệch đi, thế thôi. Đấy y lừa bịp các giáo dân như vậy đấy. Chỉ để kiếm miếng ăn như mấy lão thầy cúng chập chững ấy mà. Lần thứ nhất đã bị bắt tưởng vào tù đã cải tạo được, nên tha cho về làm người lương thiện. Nhưng vẫn chứng nào tật ấy, ngựa theo đường cũ, lại tiếp tục hành nghề nên phải bắt lại lần thứ hai. Như thế là y đã tái phạm nhiều lần. Vậy thì y đích là tên lưu manh chuyên nghiệp rồi còn phải thắc mắc gì nữa."
Phó Giám Thị Cự nói trơn tru láo liên như vậy với bộ mặt xám và lạnh, tù nghe không một ai dám cười cả. Còn tôi, tôi cứ ngớ cả người ra. Đến ngay cả ở trại Cổng Trời cũng chưa thấy giám thị, quản giáo nào dám giải thích như vậy cả.
Hắn nói gì thì mặc hắn, chúng tôi để ngoài tai. Nhưng với ông Lâm Đình Túy, thì những điều mà Phó Giám Thị Cự nói làm ông khó chịu. Và ông lại tỏ vẻ khó chịu hơn khi thấy các giáo dân cứ quây quần quanh Linh mục Hiếu để ăn uống, quá chu đáo.
Thế rồi một ngày Chủ Nhật nghỉ, nhân lúc các tín đồ và Linh mục Hiếu đang ngồi ăn uống chuyện trò vui vẻ thì bác Lâm Đình Túy xuất hiện. Bác đứng trước mặt Linh mục Hiếu, chỉ tay nói với giọng giận dữ, Bác đọc một loạt những câu tiếng La Tinh ở trong Évangile (Bible) cốt để cho Linh mục Hiếu nghe. Tôi không hiểu những lời nói đó có ý nghĩa mạnh mẽ ra sao, nhưng tôi thấy Linh mục Hiếu tái mặt đứng dậy bảo các con chiên giải tán, và từ đấy không thấy tập hợp nhau nấu nướng ăn uống gì nữa.
Sau chuyện này, cuộc sống ở trại Vinh Quang cứ lặng lẽ trôi. Có điều đối với riêng tôi, một đối tượng cần phải chuyên chính đàn áp thì mũi dùi của Phó Giám thị Cự luôn chĩa vào tôi. Vợ tôi lên thăm nuôi tiếp tế bị đuổi về không cho gặp và nhận.
Thỉnh thoảng tôi lại bị gọi lên lục vấn, chấn chỉnh đe dọa, và những buổi nói chuyện ở Hội trường đều bóng gió nói đến tôi: liệu hồn mà chịu phép cải tạo. Tôi được phân công vào toán già đan lát cùng với bác Lâm Đình Túy.
THÁNH TỬ ĐẠO LÂM ĐÌNH TÚY
Bác Túy gầy yếu xanh xao. Rất ít nói. Nhìn bác, tôi lại nhớ đến tu sĩ Đinh Hiền Lương, dòng tu ép xác Châu Sơn, tù ở Cổng Trời với tôi và đã chết. Đầu cũng cắt ngắn gần như trọc, cả ngày chả nói một câu chuyện, cứ ngồi yên lặng lẽ nhìn, nhìn đấy mà chả nhìn thấy gì cả. Nhưng có một điều rất khác. Rất khác là khi làm việc thiêng liêng, bất cứ vào thời điểm nào, ngay cả trong lúc đang làm việc ở ngoài đồng, ngoài trại, bao giờ bác cũng quỳ xuống, kính cẩn cúi đầu như ở trong nhà thờ làm lễ. Bác để hết tâm trí vào việc cầu nguyện, lúc đó coi nhưng không còn ai ở xung quanh, kể cả Giám thị trại, Quản giáo, lính coi tù, bác vẫn quỳ xuống nguyện cầu, ngang nghiên làm như thường. Mà có cái lạ nữa là những Giám thị và Quản giáo không làm gì để ngăn cấm bác cả.
Khi tôi lên trại tù Vinh Quang thì mọi việc đã diễn ra như vậy rồi, và vẫn tiếp tục diễn ra như vậy, mọi người đều cho đó là một chuyện bình thường làm tôi rất ngạc nhiên khi tôi đem so sánh với những chuyện đã xẩy ra ở trại Cổng Trời lần tù trước (1960-1970). Tôi có tò mò hỏi một giáo dân cùng quê cùng xứ đạo với bác Túy thì giáo dân đã cho tôi biết là từ khi bị bắt lên đến trại giam Nam Định bác đã làm như thế rồi. Giam mãi ở xà lim, cùm mãi rồi lại phải thả ra, bác vẫn cứ thế. Cuối cùng, các ban Giám thị ở trại dưới đành chịu thua bác, đành để Bác như vậy, cho đi cùm ở xà lim thì chính ban Giám thị lại mắc mưu của ông ta, ông ấy chỉ thích nằm xà lim thôi. Không bị ai quấy rầy, lại cơm bưng nước rót, cùm thì chân ông ấy chỉ bằng cái que tăm ấy, có cùm thì cũng như không. Thế là ban Giám thị lại lôi ra bắt đi làm. Ông đi ra, nhưng không làm gì cả. Đến chỗ làm là ông ngồi vào một góc rồi quỳ xuống cầu kinh. Xong thì lại ngồi im lặng nhìn. Rồi đi về trại. Thế thôi. Chắc là họ đã họp lên, họp xuống nhiều lần lắm rồi, để tìm ra một đối sách trị ông. Kết quả: là cứ đành để mặc ông ta như vậy. Nếu không chỉ còn một cách là giết ông đi mà thôi. Thời điểm giết ông thì chưa đến. Nên mặc nhiên ông là người độc nhất trong trại được hưởng quyền ưu tiên như vậy.
Năm 1972 tôi lên trại Vinh Quang gặp ông, đã thấy ông như vậy. Cũng như tu sĩ Đinh Hiền Lương, ông rất ít nói, ông hay ngồi tĩnh lặng để nghe và nhìn, và chắc ông nhìn và nghe được nhiều điều lắm, nên ánh mắt ông nhìn tôi có rất nhiều thiện cảm. Chắc hẳn ông biết tôi đã đi tù nhiều năm, đã từng ở Cổng Trời, nên đôi lúc có trao đổi với tôi một vài điều, chứ không phải là một vài câu chuyện, tỷ như:
- "Trước ông Vĩnh có ở Bùi Chu à?"
- "Vâng, năm 1951-1952 tôi có đóng quân ở Hành Thiện ở cùng với Tiểu đoàn Công Giáo số 16. Tôi đã có hân hạnh được gặp Đức Giám Mục coi sóc địa phận Bùi Chu, Đức Cha Phạm Ngọc Chi."
Lần sau ông hỏi tôi:
- "Ông có ở tù cùng với cha Hân không?"
- "Có, tôi có được gặp cha Hân và được chứng kiến cái chết của cha Hân ở trong tù."
Lần sau nữa:
- "Ông cũng có biết tu sĩ Đinh Hiền Lương dòng ép xác Châu Sơn à?"
- "Vâng, tôi có ở tù cùng với tu sĩ Đinh Hiền Lương và tu sĩ Lương đã chết ở Cổng Trời rồi."
Ông hỏi ngắn gọn có thế, và chỉ cần tôi trả lời có thế, và thế là đủ. Đã là tù thì phần lớn đều phải thấy rằng:
Thứ nhất được tha, Thứ nhì tiếp tế, Thứ ba "ăn mềm" (thịt). Được gọi ra tiếp tế, mừng ra mặt. Bồn chồn mong cho chóng đến lượt mình để được gặp người thân và được ăn no. Thế mà có lần tù ở phòng tiếp tế thăm nuôi vào gọi đích danh Lâm Đình Túy ra gặp người nhà. Ông ngước mắt nhìn lên không đáp lại. Người gọi là một tù hình sự nên anh ta văng ngay ra:
- "Đ..., còn chần chờ gì nữa. Nhiều lắm, thấy một gánh nặng cật lực. Nhanh lên đi."
Ông lại ngước mắt nhìn, không nói năng gì. Và rồi ông không ra gặp người thân để nhận đồ tiếp tế. Ở đôi mắt hiền từ của ông, tôi thấy ánh lên một điều quyết định gì đấy, nó giống như ánh mắt của tu sĩ Đỗ Bá Lung ở Cổng Trời nhìn anh em trước khi đi xà lim và chết!
Thế rồi tháng 12 năm 1972, Mỹ bỏ bom B52. Tôi và một số phần tử nguy hiểm, trong đó có ông được lọc ra dẫn vào trại C sâu ở trong núi. Chúng tôi bị lùa tuốt vào một hầm ngầm đào sâu dưới lòng núi. Nếu bom Mỹ mà bỏ gần đấy, hầm sập là chết hết khỏi phải chôn. (Cái hầm này gần chỗ xà lim, giam phi công Mỹ, anh Phan Hữu Văn biết rất rõ vị trí này).
Được vài ngày, thấy tình hình quá căng thẳng, họ vội vã chuyển chúng tôi lên Lao Kay ở trại Phong Quang. Hết Vinh Quang rồi lại Phong Quang. Sao mà họ khéo đặt tên hay đến thế cho các nhà tù ở miền Bắc này. Nào là: Thanh Cầm Thanh Hóa: Đàn xanh, nào: Ba Sao Nam Hà: Ba vì sao sáng, nào: Hồng Ca Yên Bái: bài ca mầu hồng. Trại Ngọc: Ngọc ngà châu báu. Yên Hòa Phú Thọ: Yên vui hòa thuận. An Thịnh Tuyên Quang: An ổn và thịnh vượng.
Đi tù mà Vinh Quang, và ở chỗ Phong Quang thoáng mát, thì nhất rồi còn phải kêu ca phàn nàn gì nữa. Nhưng thật ra cái nhà tù Phong Quang này ở tít trong cùng tận của rừng xanh, núi đỏ, sát biên giới Việt - Trung nơi tận cùng của đất nước mà lại là Phong Quang thì cái tài dùng "mỹ từ pháp," tài lừa bịp đã đạt tới mức siêu đẳng rồi.
Chúng tôi được chuyển từ trại Vinh Quang lên Phong Quang, Lao Kay. Lên đến trại vào quãng nửa đêm. Trại ở sâu trong rừng và cũng phân ra A, B, C. Vì trại Cổng Trời được phong "Anh Hùng" nên các trại dưới đều phải học tập rút kinh nghiệm để noi theo.
Và nếu ta cho điểm Cổng Trời là 10 thì Phong Quang cũng được 7 hoặc là 8. Ở đây cũng ghê lắm. Có một Quản giáo ác ôn tên là Tằng, người Thái Bình, mặt da tai tái, mắt ti hí mắt lươn lại hơi toét, to béo, khỏe mạnh, vũ phu, tướng của một tên côn đồ đứng bến xe, cười cười nói nói, chuyên gọi tù bằng thằng. Khi cần, môi mím lại, mặt tái dại hẳn đi, lúc ấy là có chuyện giết người đấy.
Chúng tôi đến trại được Quản giáo Tằng tiếp đón chu đáo: đèn pin dọi và mặt từng người, tay thọc ngay vào hạ bộ chộp lấy sờ nắn, khám xét.
- "Thôi được, vào ngủ đi. Sáng mai sẽ hay." Hắn bảo thế.
Và sáng hôm sau, tôi được chứng kiến một điều mà hai lần tù gần 15 năm tôi chưa thấy bao giờ, trước không có và sau này cũng khó có. Một chuyện động trời.
ooo
Quản giáo ác ôn Tằng, cầm bản danh sách tù đi đầu, theo sau lưng là một tiểu đội súng ống và một lũ tù hình sự tay sai làm trật tự viên trong đó có một tên hung ác nhất tên là Nhạn, người Hải Phòng.
Theo thường lệ, tù được gọi đến tên, ôm đồ đạc ra trước mặt Quản giáo, rồi để những tù hình sự trật tự viên lục lọi khám xét. Lần lượt như vậy. Cho đến lúc gọi tên Lâm Đình Túy. Không thấy trả lời. Ác ôn Tằng cao giọng đến lần thứ ba rồi cáu quát:
- "Nó đâu? Thằng Túy đâu. Câm hả."
Trong lúc khám xét ai cũng lo lấy thân mình trông lấy đồ đạc của mình. Cũng chẳng biết ông Túy ở đâu để mà giúp đỡ cả. Lúc đó ông Túy đang quỳ ở một góc để làm việc thiêng liêng. Cũng như ở các trại dưới, như ở trong nhà thờ, ông quỳ xuống cúi đầu nghiêm chỉnh, đàng hoàng, đĩnh đạc cầu nguyện thành kính. Với ông lúc ấy không có ai ở chung quanh, không có chuyện gì xảy ra cả. Vì mới đến hồi đêm, nên chưa kịp bàn giao những gì chi tiết, và cũng chưa có thì giờ để đọc hồ sơ lý lịch từng người nên hắn, Quản giáo ác ôn Tằng, cực kỳ giận dữ trước sự việc dám coi thường hắn đến như thế.
Hắn đã gọi, gọi đến ba lần mà thằng tù không thèm đáp lại. Lâu nay có thế này bao giờ đâu: hắn nói mọi người phải răm rắp tuân theo, bây giờ lại có một thằng tù chính trị dám coi thường hắn. Ác ôn Tằng lừ lừ đi đến. Sau này tôi mới được biết là tù ở đây sợ hắn như cọp, hắn đánh tù không tiếc tay, tự tay hắn đánh, mệt, hắn sai tù tay sai đánh tiếp cho hắn xem cho hả lòng ác độc và đánh cho đến chết. Có một tù hình sự còn trẻ, không biết lúc hắn đi qua, đùa với bạn, giơ tay giả làm súng bắn, miệng kêu: tằng, tằng, tằng. Thế là phạm húy, bỏ mẹ rồi. Hắn gọi ra cho ăn đòn và ít lâu sau ngấm đòn chết. Thành ra ai cũng sợ. Nhìn thấy hắn là sợ rồi. Con người hắn toát ra tử khí. Thế mà Lâm Đình Túy lại không biết điều đó.
Hắn lừ lừ đi đến. Hắn nắm gáy ông lôi đứng dậy, ông vốn nhẹ cân và gầy yếu.
- "Mày là thằng Túy. Sao tao gọi mày không trả lời hả?"
Ông nhìn hắn, từ từ quay người đứng thẳng dậy trước mặt hắn. Và thật là bất ngờ đối với tất cả, ông giơ tay tát thật mạnh vào tên ác ôn Tằng, rồi ông lại từ từ quay người quỳ xuống tiếp tục làm công việc thiêng liêng của mình.
Chắc chắn là đối với tất cả những người đi tù ở miền Bắc này, từ xưa cho tới lúc ấy chưa có ai, chưa có bao giờ một người tù dám tát vào mặt Quản giáo hay một người lính coi tù cả. Điều này xẩy ra ngoài sức tưởng tượng của ác ôn Tằng nên hắn phản ứng rất là chậm chạp. Hắn đứng yên, hai tay thõng xuống mặt nghệt ra. Chúng tôi ngơ ngác bàng hoàng và chờ đợi. Đây là chuyện động trời ở trong trại tù. Tù đánh Quản giáo. Không phải là chuyện khi bị đánh thì chống lại, đánh lại mà ngang nhiên đánh tát vào mặt. 15 năm tù tôi chưa bao giờ thấy có chuyện ấy xẩy ra: Tù tát vào mặt Quản giáo ác ôn và Quản giáo đứng yên chịu trận. Đối với tù: Quản giáo là chủ nô.
Đôi lúc tôi đã lẩn thẩn nghĩ rằng: Những kẻ nào bất tài, vô tướng, học thì dốt, đầu óc bã đậu, lại lười biếng thích ăn không thích làm nhưng lại muốn làm cha người ta, làm ông chủ người ta thì nên xin gia nhập làm ngành Công an làm Quản giáo coi tù. Làm Quản giáo sướng lắm chứ, có dưới quyền khoảng trên dưới 40 tên nô lệ. Gọi dạ, bảo vâng, sai gì làm nấy. Nếu láo xược, không nghe sẽ có ngay đòn trừng trị của chính Quản giáo, hay nếu không muốn ra tay thì đã có tay sai là mấy tên tù hình sự làm Trật tự viên. Ngoài ra còn có súng của mấy lính coi tù hỗ trợ nữa. Ngày ngày, cắp quyển sách, ngồi ghi ghi, chép chép, đi theo tù đến chỗ làm, chán thì đi tới đi lui bảo ban, sai phái. Hết giờ về, ăn cơm, ngủ. Mai lại thế. Vậy, hỡi ơi, hãy cho con cháu mình, người nhà mình, thằng nào mà ngu đốt đi làm Quản giáo.
Trở lại với ác ôn Tằng. Hắn đứng yên, mất đến gần một phút sau không có phản ứng gì. Lúc ông Túy tát xong, tôi sợ hãi chờ đợi một cuộc đánh đập trả thù tàn bạo. Nhưng không. Quản giáo ác ôn Tằng quay người đi ra cổng trại, theo sau là mấy tên tay sai trật tự viên.
Chúng tôi im lặng ngồi chờ. Độ nửa tiếng sau. Tằng quay vào, mặt tái đi vì giận dữ, cặp mắt ti hí mắt lươn hơi toét không nhìn vào ai. Đến trước mặt mấy cán bộ dưới quyền, hắn ra lệnh:
-"Cho tất cả tù vào trại. Khóa cửa lại. Còn thằng Túy để lại cho tôi."
Chúng tôi lại lếch thếch ôm đồ của mình vào trong nhà. Còn lại một mình bác Túy, bác vẫn bình thản quỳ ở một góc cúi đầu cầu nguyện. Tằng chỉ tay, mấy tên trật tự xông vào khênh bác ra cổng trại.
Mãi đến chiều tối, những thằng ấy lại khênh bác về vứt vào một xó trong trại giam. Người bác rách nát. Nhưng mặt mũi không thâm tím, không chảy máu. Chỉ thấy bác nằm im, thoi thóp thở. Khi chúng quay ra, có mấy giáo dân người đồng hương đến chăm sóc cho bác. Bác nằm im không nói, không ăn. Họ chạy chữa cho bác, và chúng tôi được biết bác bị đánh què chân và gẫy hai cái xương sườn.
Sáng hôm sau chúng tôi lại được lệnh ra sân tập họp sớm hơn mọi ngày. Đến đây tôi xin ngắt quãng để kể một chút về một nhân vật thật đặc sắc mà tôi gặp ở trại Phong Quang này: Anh Hoàng Tiên Như người Nghệ An. Trong đoạn này tôi chỉ kể một chút ít về anh thôi, còn chúng ta phải đi nốt với Đức thánh tử đạo Lâm Đình Túy, người đã vác cây thánh giá của Chúa cực kỳ nặng nhọc và gian khổ này.
Tập họp ngồi đầy đủ ở sân trại. Ban Giám thị và Quản giáo, lính coi tù lục tục kéo xuống. Mọi lần bình thường thì không có ban Giám thị, chỉ có Quản giáo và lính coi tù xuống nhận tù đi làm thôi. Vừa mới xuống đến nơi, chúng tôi đã thấy tiếng quát tháo ầm ầm ở phía hàng trên chỗ gần cổng trại. Rồi mấy tay tù trật tự tay sai xông vào đánh đấm lôi một người ra khỏi hàng. Khi người ấy đứng dậy, thì tôi thấy anh cởi truồng... thỗn thện. Cả trại cười ầm lên như vỡ chợ. Hỗn loạn. Đầu thì trọc, mặc một cái áo ngắn cộc rách tơi tả, cởi truồng, vừa đánh trả, vừa chạy vừa chửi. Anh cứ chạy quanh sân trại làm bọn tay sai mãi mới bắt được anh, lôi anh đi vào xà lim. Anh dẫy dụa, lăn ra đất, chửi bới om xòm với giọng Nghệ An:
"Đ.. ch... chúng bây, choa có sợ cái. .. choa đây này."
Anh tên là Hoàng Tiên Như người Nghệ Tĩnh, vốn là Đại uý Quân Đội Nhân Dân Việt Nam Anh Hùng. Anh ở binh chủng Pháo Binh, đã từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Hoạt động cách mạng từ năm 1945 đã từng chỉ huy cướp chính quyền ở tỉnh Nghệ An. Thế thì tại sao anh lại đi tù?
Anh bảo:
- "Tại vì tớ lấy vợ. Vợ tớ là con nhà địa chủ, lại là người theo đạo Thiên Chúa nữa cho nên chi bộ Đảng, cấp trên, chính quyền không cho lấy. Nhưng tớ yêu vợ tớ quá đi mất thôi. Không lấy thì không thể chịu được. Thà chết, thế là tớ cứ lấy. Bị kỷ luật ra khỏi quân đội, tớ theo vợ về xứ đạo, tớ theo vợ tớ thôi chứ tớ không theo Chúa, không theo đạo. Ầy thế mà bị bắt vào đây đấy."
Anh kể với tôi về anh như vậy và vỗ vai tôi bảo:
- "Cậu cũng Đại uý, tớ cũng Đại uý, hai thằng 'huề' nhé."
Vào tù anh gặp một người bạn chiến đấu cũ làm Phó Giám thị trại giam. Nghĩ lại tình cảm xưa cũ, Phó Giám thị cho anh làm vệ sinh quét dọn trên nhà ban Giám thị trại, và được hưởng quyền ưu tiên của tù tự giác, được đi lại tự do, được đun nấu, ăn uống đầy đủ. Nhưng có một hôm, một cán bộ Quản giáo sai anh làm một công việc gì đó, anh thấy bị xúc phạm, anh cầm chổi ném vào mặt Quản giáo và quát:
"Choa. .. vào cái mặt mày. Choa về trại tù đây."
Anh bỏ về trại, không lên ban quét dọn nữa. Về trại, anh không làm gì cả. Cứ ngồi nhà, đun nước pha chè uống, đến bữa, xuống nhà bếp lấy cơm lên ăn no rồi chửi đổng. Không ai làm gì anh cả. Kẻ cả ác ôn Tằng cũng tránh mặt làm ngơ.
Đôi lúc anh nổi cơn lên như hôm nay, anh ra xếp hàng thật sớm, cởi truồng ngồi ngay hàng đầu, cầm cái nón rách che hạ bộ, chờ đến lúc ban Giám thị xuống thì anh bỏ cái nón ra để cho các vị ấy xem.
Và câu chuyện đã xẩy ra ầm ĩ như trên. Xong rồi cũng yên, nhưng không khí trang nghiêm thì không còn nữa. Ác ôn Tằng xuất hiện. Hắn giận lắm, giận lắm đấy. Không rào trước đón sau gì. Hắn đọc:
"Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc.
Lệnh kỷ luật: Lâm Đình Túy.
"Cùm một chân. Ắn chín cân."
***
Nhưng rồi ngày tận số của ông Lâm Đình Túy cũng phải đến. Vào ngày Lễ Giáng Sinh năm 1973, ông đã bị chết sau một trận đòn của bọn cai tù.
Trong cuộc suy niệm về 14 chặng đường Thánh Giá tại Roma vào tối Thứ Sáu Tuần Thánh 21.3.2008, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân, Giám Mục Hồng Kông, đã nói:
“Qua đau khổ của các vị tử đạo, Giáo Hội được chúc phúc; xin cho máu của các vị là hạt giống cho những người Kitô hữu mới. Chúng ta mạnh mẽ tin rằng những đau khổ của họ, ngay cả trong lúc bị coi là thất bại hoàn toàn, sẽ là vinh quang thực sự cho Giáo Hội của Người”.
Quả thật, chỉ trong 5 năm, số tín hữu công giáo Việt Nam ở trong nước đã tăng khoảng 14,3%.
Xin cho hoà bình được các thiên thần rao truyền trong đêm Giáng Sinh đến trên quê hương chúng ta.
Ghi chú: Nếu tìm không thấy bài, cứ vào motgoctroi.com, mục "Mỗi tuần một chuyện" sẽ thấy trong đó.
Bất chợt, mở website vnfa.com, chúng tôi đọc được một số câu chuyện thương tâm về thân phận của những người bị chế độ cộng sản nghi ngờ và những người tù miền Bắc trước năm 1975 do ông Kiều Duy Vĩnh kể lại.
Ông Kiều Duy Vĩnh là một cựu đại úy trong Quân Đội Viễn Chinh Pháp đã ở lại miền Bắc sau năm 1954. Năm 1960 ông bị bắt vì tội "phản cách mạng" và bị giam giữ đến năm 1970. Năm 1972, khi Mỹ dội bom miền Bắc để làm áp lực buộc Hà Nội phải trở lại bàn hội nghị ở Paris, ông Kiều Duy Vĩnh lại bị bắt lần thứ hai cùng với nhiều người khác.
Ở miền Bắc, mỗi khi có biến cố gì xẩy ra, công an thường đi lùa những thành phần bị coi là nguy hiểm, nhất là những người có tham gia vào các hoạt động tôn giáo, đưa vào những nơi giam giữ để dễ kiểm soát. Chúng tôi nhớ lại năm 1976, khi chúng tôi được đưa ra giam tại trại Thanh Cẩm ở Thanh Hoá, chúng tôi khám phá ra tại đây còn có khoảng 170 giáo dân miền Bắc bị giam giữ từ năm 1970, mặc dầu không có tội gì cả. Theo họ kể lại, có những nơi chính quyền còn giúp tiền bạc cho giáo xứ tổ chức rầm rộ các ngày lễ tôn giáo để xem những ai thuộc thành phần tích cực, sau đó họ bắt những người này. Toán giáo dân nói trên về sau được chuyển qua trại Thanh Phong và phải đến năm 1983, tức 13 năm sau, họ mới được phóng thích.
Ông Kiều Duy Vĩnh đã tường thuật lại trường hợp của một người được ông coi như là một “Đức Thánh Tử Vỉ Đạo thứ hai” mà ông đã chứng kiến trong các trại tù cộng sản. Đó là ông Lâm Vĩnh Thúy. Ông Thúy đã bị chết vào ngày Giáng Sinh năm 1973, sau một trận đòn của bọn cai ngục.
Mặc dầu bị Cộng Sản hành hạ và đối xử tàn tệ trong hơn 15 năm, ông Kiều Duy Vĩnh đã tường thuật lại những câu chuyện mà ông đã chứng kiến một cách ung dung, khách quan, không để cảm xúc và long hận thù chi phối. Đây là những câu chuyện sẽ được ghi vào lịch sử.
Nhân mùa Giáng Sinh sắp đến, chúng tôi xin mời đọc giả đọc câu chuyện “Đức Thánh Tử Vì Đạo Thứ Hai mà tôi được gặp” của ông Kiều Duy Vĩnh để vinh danh những người anh hùng và tưởng nhớ đến những ngày đen tối trên đất nước chúng ta.
NHỮNG NGÀY ĐỊNH MỆNH
Đức thánh thứ nhất là tu sĩ Đỗ Bá Lung từ Ngọc Đông, Hưng Yên, đã chết ở Cổng Trời, còn đức thánh thứ hai này thì bị Quản giáo tù VC bức hại tàn ác dã man ở trại Phong Quang, Lao Kay.
Ngài tên là Lâm Đình Túy, người Nam Hà, giáo dân địa phận Bùi Chu. Đức thánh này quyết liệt hơn, dứt khoát hơn, những điều mà Ngài Lâm Đình Túy làm thì chỉ có một không có hai, trước không có và sau này cũng không thể có. Trước Ngài, chúng ta ai cũng ngả mũ cúi đầu kính cẩn nghiêng mình.
Tháng 5 năm 1972, Mỹ bỏ bom lại miền Bắc Việt Nam. Ngày 10 tháng 5, cầu Long Biên lại bị đánh sập. Đến chiều ngày 11 tháng 5, 1972, tôi lại bị bắt lần thứ hai với tội phản cách mạng. Điều này không có gì là bất ngờ đối với tôi cả. Tôi đã chờ đợi nó từ năm 1971. Khi Tổng thống Mỹ Nixon cho trực thăng đổ bộ xuống trại tù binh Mỹ ở Sơn Tây để hòng cướp lại các phi công bị bắt, tôi đã thấy tôi bị theo dõi từng bước. Luôn có một cái đuôi theo tôi.
Và đến năm 1976, khi cầm lệnh tha, tôi đọc thấy quyết định bắt tôi kể từ tháng 6 năm 1971, thế mà mãi đến một năm sau tôi mới bị bắt kể cũng hơi muộn. Thiếu tá Công an Cường, thường gọi là Cường cao, trực tiếp tới bắt tôi ở quê ngoại tôi: thôn Đông, xã Hội Xá, Gia Lâm, nơi gia đình tôi chạy bom sơ tán về đó. Lúc Công an xộc vào nhà, tôi đang sửa soạn đi tắm. Tôi cười, bảo với Cường cao là để tôi tắm xong rồi hãy bắt đi.
Cường cao rất tử tế bảo:
- "Thôi, anh Vĩnh vào Hỏa Lò rồi hãy tắm."
Tôi bảo:
- "Vào đó phải đến ngày đầu tháng mới được tắm chứ."
Cường cao bảo:
- "Tôi hứa là sẽ để anh tắm trước khi vào xà lim."
Mẹ tôi và vợ tôi gào lên:
- "Tội tình gì mà lại bắt người ta. Sao mà tàn ác thế. Đã giết người cướp hết của cải rồi mà vẫn không buông tha."
Cường cao ôn tồn bảo với vợ tôi:
- "Chị bình tĩnh lại, yên tâm. Khi nào Mỹ chấm dứt bỏ bom chúng tôi sẽ cho anh ấy về."
(Thế mà mãi đến năm 1976 sau khi chiếm được Sài Gòn một năm, họ mới tha cho tôi về).
Tôi mặc quần áo đi theo Cường cao, ra đầu làng lên xe vào Hỏa Lò, vào ngục Cửu U vì phải đi qua chín lần cửa mới tới xà lim giam tôi. Với tôi Hỏa Lò quen thuộc quá. Tôi đã trải qua tất cả các xà lim ở đó lần bị bắt trước. Giữ đúng lời hứa, trước khi tống tôi vào xà lim, Cường cao bảo Quản giáo cho tôi đi tắm cẩn thận không giục giã gì. Tôi vốn con nhà binh, nên rất bình tĩnh trước mọi hiểm nguy, lần trước cũng như lần này. Tắm xong tôi ung dung tự tại ngồi thở Yoga chờ cơm.
Vì đã được nghe kể và đã rút kinh nghiệm từ lần trước, ngay ngày hôm sau, vợ tôi thăm nuôi tiếp tế cho tôi, muối vừng rất mặn, kẹo bột và chè lam. Mấy ngày đầu tôi không đến nỗi đói, và đã có chiều dài thời gian 10 năm tù trước, đã từng ở Cổng Trời, sức chịu đựng của tôi đã được tôi luyện nên tôi cứ ngồi thở Yoga. Ba bốn ngày trôi qua, chả có ma nào hỏi cung mình cả. Cường cao nghe nói hắc xì dầu lắm, mà sao lại lịch sự tử tế với mình thế.
Trước lúc vào xà lim, Cường cao bảo tôi:
- "Anh chắc phải hiểu chứ, Mỹ lại bỏ bom. Vậy nên bắt lại anh là điều tất nhiên thôi. Chúng tôi buộc phải tháo cái ngòi nổ. Thôi, cứ đi trại ít lâu dừng ném bom là về."
Anh ta lại còn nói tiếng Pháp với tôi nữa:
- "Chắc anh lại mỉa chúng tôi: La Raison du plus fort est toujours le meilleur chứ gì."
Tôi im lặng vào xà lim không trả lời.
Một tuần trôi qua, rồi hai tuần. Cũng không ai hỏi han gì. Mà thực tình ra, còn gì nữa mà hỏi. Lần tù 10 năm trước khai báo ở ty Niết hết rồi. Lần này mới về được ít lâu thì bị bắt lại. Có gì để khai mà hỏi. Cũng mong đi trại cho nó yên một bề thế mà bỗng một hôm, được gọi lên hỏi cung. Mừng quá. Có dịp đi lại ra ngoài thở không khí.
Một cán bộ còn trẻ, ăn mặc chỉnh tề lịch sự. Hỏi toàn những chuyện đâu đâu: Bên Tây, bên Mỹ, bên Thái Lan và miền Nam. Tôi trả lời ấm ớ lửng lơ con cá vàng. Và rồi đột ngột, tôi bảo là quên hết tất cả rồi. Anh ta vẫn rất từ tốn, bảo tôi cố nhớ lại, giúp cho anh ta có thể đánh giá chính xác đúng những con người ở xa xôi đó.
Tôi bảo:
- "Tôi đang đói đây, đang ho lao đây, đang mệt rũ ra đây. Bây giờ là gần 11 giờ trưa rồi, tôi chưa được một hớp nước, chưa được một miếng gì cho vào bụng nên tôi đói lắm, mà dạ dầy đói thì không có tai để nghe. Xin để cho đến chiều hoặc mai. Đưa tôi về xà lim nghỉ thôi."
Tôi tưởng anh ta sẽ nổi cáu. Nhưng không:
- "Thôi được, anh về, mai tôi sẽ gặp lại."
Sáng mai, tôi được gọi lên. Sau khi ngồi vào ghế, anh ta rút trong cặp ra hai cái bánh mì Badega kẹp thịt, một gói thuốc ho Rimifon, một bánh xà phòng thơm đưa cho tôi:
- "Anh ăn đi. Còn các thứ này để dùng khi đi trại."
Giọng nói, ánh mắt đầy sự tử tế. Tôi ung dung ngồi ăn hết hai cái bánh mì và chờ đợi những câu hỏi hắc búa. Nhưng không, thấy tôi ăn xong, anh nói:
- "Tôi đã đọc kỹ hồ sơ lý lịch của anh rồi. Đọc kỹ, nhưng chưa đầy đủ bằng gặp chính con người của anh. Hôm qua gặp, thấy anh nói bị đói và bị ho nên hôm nay tôi đem đến cho anh ít thuốc. Thế thôi nhé. Anh có thể về được rồi."
Và anh ta gọi Quản giáo dẫn tôi về xà lim. Tôi hơi ngạc nhiên trước sự việc đó. Lúc ấy là tháng 5, năm 1972. Năm 1976 tôi được tha, đến năm 1979 tôi đang đạp xe đạp ở phố Lò Đúc thì thấy có người gọi:
- "Anh Vĩnh, anh Vĩnh."
Tôi quay lại không nhận ra ai. Anh ta cười bỏ mắt kính ra, tôi liền nhận ra anh: người cán bộ hỏi cung đã cho mình bánh mì và thuốc.
Tôi mời anh đi uống bia, anh từ chối và bảo:
- "Tôi rất mừng là thấy anh trở về mạnh khỏe thôi, tôi xin lỗi vì có việc bận không đi uống bia với anh được. Chúc anh khỏe và gặp nhiều điều tốt lành."
Tôi cố nài mời anh, anh nhất quyết chối từ, bắt tay xin lỗi và đi. Tôi có hỏi tên anh, anh vờ như không nghe thấy và không trả lời. Cảm ơn anh.
Sau câu chuyện hỏi cung trên, tôi đi trại Vinh Quang (thuộc tỉnh Vĩnh Phú). Gặp lại một số người quen cũ, tay bắt mặt mừng, cứ như là đi phép trở lại đồn vậy. Kể cũng nực cười. Và chính ở trại này, tôi gặp một vị thánh tử vì đạo nữa: Lâm Đình Túy, người Nam Hà, giáo dân địa phận Bùi Chu.
NGƯỜI TU SĨ TÊN HIẾU
Khi tôi lên trại Vinh Quang được ít lâu thì có một tu sĩ tên là Hiếu ở địa phận Thái Bình được thả về tự do. Nhưng chỉ độ ba tháng sau, lại thấy tu sĩ Hiếu bị bắt đem lên trại. Mọi người đều mừng mừng tủi tủi, và cũng coi như tu sĩ được đi phép về. Riêng giáo dân thì hồ hởi lắm. Hỏi ra thì mới biết là khi được tự do, Giáo hội đã phong tu sĩ Hiếu làm Linh mục và khi bị bắt lại, Linh mục Hiếu đã đem theo được "mình thánh" vào trại tù. Các tín đồ Thiên Chúa giáo một mực rất kính trọng Linh mục Hiếu, săn sóc, chăm nom cực kỳ chu đáo, có quà gì cũng đem biếu: một ấm chè ngon, một củ sắn luộc, vài cái bánh ngọt mới được tiếp tế.
Linh mục Hiếu có dáng vẻ một trí thức nho nhã, trắng trẻo, đẹp trai, thông minh, trạc 35 tuổi. Một con người không có gì để chê trách, phàn nàn về mọi phương diện. Ắn ở, ứng xử với mọi người lúc nào cũng khiêm tốn, nhã nhặn tươi cười, hòa đồng với mọi lớp người trong tù không phân biệt chính trị hay hình sự.
Linh mục Hiếu lên trại Vinh Quang lần thứ hai thì được Phó Giám Thị Cự công bố với toàn trại tù là ông cha đạo Hiếu này chính là một tên lưu manh chuyên nghiệp. Mọi người cứ há mồm, ngớ ra không hiểu.
PGT Cự giải thích như sau:
- "Hiếu là một tên vốn lười biếng, thích ăn ngon mà không thích lao động, một tên ăn bám xã hội, trông mẻ người anh ta thì thấy ngay là loại ăn trắng mặc trơn, ăn ngon mặc đẹp nên đi tu, làm nghề tôn giáo, lừa bịp các giáo dân để kiếm ăn. Thử hỏi, dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa của chúng ta, những người yêu lao động có thể nào chấp nhận phần tử ăn bám đó. Trí thức như Hiếu, thì giá trị không bằng cục cứt (trích Mao Trạch Đông), mà trí thức gì cái anh ta: Học được mấy chữ "la tanh tưởi" đến nhà thờ rao giảng, lẽ thường ra khấn khứa thì cứ theo như lối Việt Nam ta: gần bay là xa bay bổng mời các cụ về hưởng lộc cho con cháu. Nhưng y lại không khấn khứa như thế, y nói: 'Ca tê riom, ca thế dran,' ra cái điều cao siêu bí hiểm, nó có cái quái gì là bí hiểm đâu, nó là: cá trê rán, cá trê om nói trệch đi, thế thôi. Đấy y lừa bịp các giáo dân như vậy đấy. Chỉ để kiếm miếng ăn như mấy lão thầy cúng chập chững ấy mà. Lần thứ nhất đã bị bắt tưởng vào tù đã cải tạo được, nên tha cho về làm người lương thiện. Nhưng vẫn chứng nào tật ấy, ngựa theo đường cũ, lại tiếp tục hành nghề nên phải bắt lại lần thứ hai. Như thế là y đã tái phạm nhiều lần. Vậy thì y đích là tên lưu manh chuyên nghiệp rồi còn phải thắc mắc gì nữa."
Phó Giám Thị Cự nói trơn tru láo liên như vậy với bộ mặt xám và lạnh, tù nghe không một ai dám cười cả. Còn tôi, tôi cứ ngớ cả người ra. Đến ngay cả ở trại Cổng Trời cũng chưa thấy giám thị, quản giáo nào dám giải thích như vậy cả.
Hắn nói gì thì mặc hắn, chúng tôi để ngoài tai. Nhưng với ông Lâm Đình Túy, thì những điều mà Phó Giám Thị Cự nói làm ông khó chịu. Và ông lại tỏ vẻ khó chịu hơn khi thấy các giáo dân cứ quây quần quanh Linh mục Hiếu để ăn uống, quá chu đáo.
Thế rồi một ngày Chủ Nhật nghỉ, nhân lúc các tín đồ và Linh mục Hiếu đang ngồi ăn uống chuyện trò vui vẻ thì bác Lâm Đình Túy xuất hiện. Bác đứng trước mặt Linh mục Hiếu, chỉ tay nói với giọng giận dữ, Bác đọc một loạt những câu tiếng La Tinh ở trong Évangile (Bible) cốt để cho Linh mục Hiếu nghe. Tôi không hiểu những lời nói đó có ý nghĩa mạnh mẽ ra sao, nhưng tôi thấy Linh mục Hiếu tái mặt đứng dậy bảo các con chiên giải tán, và từ đấy không thấy tập hợp nhau nấu nướng ăn uống gì nữa.
Sau chuyện này, cuộc sống ở trại Vinh Quang cứ lặng lẽ trôi. Có điều đối với riêng tôi, một đối tượng cần phải chuyên chính đàn áp thì mũi dùi của Phó Giám thị Cự luôn chĩa vào tôi. Vợ tôi lên thăm nuôi tiếp tế bị đuổi về không cho gặp và nhận.
Thỉnh thoảng tôi lại bị gọi lên lục vấn, chấn chỉnh đe dọa, và những buổi nói chuyện ở Hội trường đều bóng gió nói đến tôi: liệu hồn mà chịu phép cải tạo. Tôi được phân công vào toán già đan lát cùng với bác Lâm Đình Túy.
THÁNH TỬ ĐẠO LÂM ĐÌNH TÚY
Bác Túy gầy yếu xanh xao. Rất ít nói. Nhìn bác, tôi lại nhớ đến tu sĩ Đinh Hiền Lương, dòng tu ép xác Châu Sơn, tù ở Cổng Trời với tôi và đã chết. Đầu cũng cắt ngắn gần như trọc, cả ngày chả nói một câu chuyện, cứ ngồi yên lặng lẽ nhìn, nhìn đấy mà chả nhìn thấy gì cả. Nhưng có một điều rất khác. Rất khác là khi làm việc thiêng liêng, bất cứ vào thời điểm nào, ngay cả trong lúc đang làm việc ở ngoài đồng, ngoài trại, bao giờ bác cũng quỳ xuống, kính cẩn cúi đầu như ở trong nhà thờ làm lễ. Bác để hết tâm trí vào việc cầu nguyện, lúc đó coi nhưng không còn ai ở xung quanh, kể cả Giám thị trại, Quản giáo, lính coi tù, bác vẫn quỳ xuống nguyện cầu, ngang nghiên làm như thường. Mà có cái lạ nữa là những Giám thị và Quản giáo không làm gì để ngăn cấm bác cả.
Khi tôi lên trại tù Vinh Quang thì mọi việc đã diễn ra như vậy rồi, và vẫn tiếp tục diễn ra như vậy, mọi người đều cho đó là một chuyện bình thường làm tôi rất ngạc nhiên khi tôi đem so sánh với những chuyện đã xẩy ra ở trại Cổng Trời lần tù trước (1960-1970). Tôi có tò mò hỏi một giáo dân cùng quê cùng xứ đạo với bác Túy thì giáo dân đã cho tôi biết là từ khi bị bắt lên đến trại giam Nam Định bác đã làm như thế rồi. Giam mãi ở xà lim, cùm mãi rồi lại phải thả ra, bác vẫn cứ thế. Cuối cùng, các ban Giám thị ở trại dưới đành chịu thua bác, đành để Bác như vậy, cho đi cùm ở xà lim thì chính ban Giám thị lại mắc mưu của ông ta, ông ấy chỉ thích nằm xà lim thôi. Không bị ai quấy rầy, lại cơm bưng nước rót, cùm thì chân ông ấy chỉ bằng cái que tăm ấy, có cùm thì cũng như không. Thế là ban Giám thị lại lôi ra bắt đi làm. Ông đi ra, nhưng không làm gì cả. Đến chỗ làm là ông ngồi vào một góc rồi quỳ xuống cầu kinh. Xong thì lại ngồi im lặng nhìn. Rồi đi về trại. Thế thôi. Chắc là họ đã họp lên, họp xuống nhiều lần lắm rồi, để tìm ra một đối sách trị ông. Kết quả: là cứ đành để mặc ông ta như vậy. Nếu không chỉ còn một cách là giết ông đi mà thôi. Thời điểm giết ông thì chưa đến. Nên mặc nhiên ông là người độc nhất trong trại được hưởng quyền ưu tiên như vậy.
Năm 1972 tôi lên trại Vinh Quang gặp ông, đã thấy ông như vậy. Cũng như tu sĩ Đinh Hiền Lương, ông rất ít nói, ông hay ngồi tĩnh lặng để nghe và nhìn, và chắc ông nhìn và nghe được nhiều điều lắm, nên ánh mắt ông nhìn tôi có rất nhiều thiện cảm. Chắc hẳn ông biết tôi đã đi tù nhiều năm, đã từng ở Cổng Trời, nên đôi lúc có trao đổi với tôi một vài điều, chứ không phải là một vài câu chuyện, tỷ như:
- "Trước ông Vĩnh có ở Bùi Chu à?"
- "Vâng, năm 1951-1952 tôi có đóng quân ở Hành Thiện ở cùng với Tiểu đoàn Công Giáo số 16. Tôi đã có hân hạnh được gặp Đức Giám Mục coi sóc địa phận Bùi Chu, Đức Cha Phạm Ngọc Chi."
Lần sau ông hỏi tôi:
- "Ông có ở tù cùng với cha Hân không?"
- "Có, tôi có được gặp cha Hân và được chứng kiến cái chết của cha Hân ở trong tù."
Lần sau nữa:
- "Ông cũng có biết tu sĩ Đinh Hiền Lương dòng ép xác Châu Sơn à?"
- "Vâng, tôi có ở tù cùng với tu sĩ Đinh Hiền Lương và tu sĩ Lương đã chết ở Cổng Trời rồi."
Ông hỏi ngắn gọn có thế, và chỉ cần tôi trả lời có thế, và thế là đủ. Đã là tù thì phần lớn đều phải thấy rằng:
Thứ nhất được tha, Thứ nhì tiếp tế, Thứ ba "ăn mềm" (thịt). Được gọi ra tiếp tế, mừng ra mặt. Bồn chồn mong cho chóng đến lượt mình để được gặp người thân và được ăn no. Thế mà có lần tù ở phòng tiếp tế thăm nuôi vào gọi đích danh Lâm Đình Túy ra gặp người nhà. Ông ngước mắt nhìn lên không đáp lại. Người gọi là một tù hình sự nên anh ta văng ngay ra:
- "Đ..., còn chần chờ gì nữa. Nhiều lắm, thấy một gánh nặng cật lực. Nhanh lên đi."
Ông lại ngước mắt nhìn, không nói năng gì. Và rồi ông không ra gặp người thân để nhận đồ tiếp tế. Ở đôi mắt hiền từ của ông, tôi thấy ánh lên một điều quyết định gì đấy, nó giống như ánh mắt của tu sĩ Đỗ Bá Lung ở Cổng Trời nhìn anh em trước khi đi xà lim và chết!
Thế rồi tháng 12 năm 1972, Mỹ bỏ bom B52. Tôi và một số phần tử nguy hiểm, trong đó có ông được lọc ra dẫn vào trại C sâu ở trong núi. Chúng tôi bị lùa tuốt vào một hầm ngầm đào sâu dưới lòng núi. Nếu bom Mỹ mà bỏ gần đấy, hầm sập là chết hết khỏi phải chôn. (Cái hầm này gần chỗ xà lim, giam phi công Mỹ, anh Phan Hữu Văn biết rất rõ vị trí này).
Được vài ngày, thấy tình hình quá căng thẳng, họ vội vã chuyển chúng tôi lên Lao Kay ở trại Phong Quang. Hết Vinh Quang rồi lại Phong Quang. Sao mà họ khéo đặt tên hay đến thế cho các nhà tù ở miền Bắc này. Nào là: Thanh Cầm Thanh Hóa: Đàn xanh, nào: Ba Sao Nam Hà: Ba vì sao sáng, nào: Hồng Ca Yên Bái: bài ca mầu hồng. Trại Ngọc: Ngọc ngà châu báu. Yên Hòa Phú Thọ: Yên vui hòa thuận. An Thịnh Tuyên Quang: An ổn và thịnh vượng.
Đi tù mà Vinh Quang, và ở chỗ Phong Quang thoáng mát, thì nhất rồi còn phải kêu ca phàn nàn gì nữa. Nhưng thật ra cái nhà tù Phong Quang này ở tít trong cùng tận của rừng xanh, núi đỏ, sát biên giới Việt - Trung nơi tận cùng của đất nước mà lại là Phong Quang thì cái tài dùng "mỹ từ pháp," tài lừa bịp đã đạt tới mức siêu đẳng rồi.
Chúng tôi được chuyển từ trại Vinh Quang lên Phong Quang, Lao Kay. Lên đến trại vào quãng nửa đêm. Trại ở sâu trong rừng và cũng phân ra A, B, C. Vì trại Cổng Trời được phong "Anh Hùng" nên các trại dưới đều phải học tập rút kinh nghiệm để noi theo.
Và nếu ta cho điểm Cổng Trời là 10 thì Phong Quang cũng được 7 hoặc là 8. Ở đây cũng ghê lắm. Có một Quản giáo ác ôn tên là Tằng, người Thái Bình, mặt da tai tái, mắt ti hí mắt lươn lại hơi toét, to béo, khỏe mạnh, vũ phu, tướng của một tên côn đồ đứng bến xe, cười cười nói nói, chuyên gọi tù bằng thằng. Khi cần, môi mím lại, mặt tái dại hẳn đi, lúc ấy là có chuyện giết người đấy.
Chúng tôi đến trại được Quản giáo Tằng tiếp đón chu đáo: đèn pin dọi và mặt từng người, tay thọc ngay vào hạ bộ chộp lấy sờ nắn, khám xét.
- "Thôi được, vào ngủ đi. Sáng mai sẽ hay." Hắn bảo thế.
Và sáng hôm sau, tôi được chứng kiến một điều mà hai lần tù gần 15 năm tôi chưa thấy bao giờ, trước không có và sau này cũng khó có. Một chuyện động trời.
ooo
Quản giáo ác ôn Tằng, cầm bản danh sách tù đi đầu, theo sau lưng là một tiểu đội súng ống và một lũ tù hình sự tay sai làm trật tự viên trong đó có một tên hung ác nhất tên là Nhạn, người Hải Phòng.
Theo thường lệ, tù được gọi đến tên, ôm đồ đạc ra trước mặt Quản giáo, rồi để những tù hình sự trật tự viên lục lọi khám xét. Lần lượt như vậy. Cho đến lúc gọi tên Lâm Đình Túy. Không thấy trả lời. Ác ôn Tằng cao giọng đến lần thứ ba rồi cáu quát:
- "Nó đâu? Thằng Túy đâu. Câm hả."
Trong lúc khám xét ai cũng lo lấy thân mình trông lấy đồ đạc của mình. Cũng chẳng biết ông Túy ở đâu để mà giúp đỡ cả. Lúc đó ông Túy đang quỳ ở một góc để làm việc thiêng liêng. Cũng như ở các trại dưới, như ở trong nhà thờ, ông quỳ xuống cúi đầu nghiêm chỉnh, đàng hoàng, đĩnh đạc cầu nguyện thành kính. Với ông lúc ấy không có ai ở chung quanh, không có chuyện gì xảy ra cả. Vì mới đến hồi đêm, nên chưa kịp bàn giao những gì chi tiết, và cũng chưa có thì giờ để đọc hồ sơ lý lịch từng người nên hắn, Quản giáo ác ôn Tằng, cực kỳ giận dữ trước sự việc dám coi thường hắn đến như thế.
Hắn đã gọi, gọi đến ba lần mà thằng tù không thèm đáp lại. Lâu nay có thế này bao giờ đâu: hắn nói mọi người phải răm rắp tuân theo, bây giờ lại có một thằng tù chính trị dám coi thường hắn. Ác ôn Tằng lừ lừ đi đến. Sau này tôi mới được biết là tù ở đây sợ hắn như cọp, hắn đánh tù không tiếc tay, tự tay hắn đánh, mệt, hắn sai tù tay sai đánh tiếp cho hắn xem cho hả lòng ác độc và đánh cho đến chết. Có một tù hình sự còn trẻ, không biết lúc hắn đi qua, đùa với bạn, giơ tay giả làm súng bắn, miệng kêu: tằng, tằng, tằng. Thế là phạm húy, bỏ mẹ rồi. Hắn gọi ra cho ăn đòn và ít lâu sau ngấm đòn chết. Thành ra ai cũng sợ. Nhìn thấy hắn là sợ rồi. Con người hắn toát ra tử khí. Thế mà Lâm Đình Túy lại không biết điều đó.
Hắn lừ lừ đi đến. Hắn nắm gáy ông lôi đứng dậy, ông vốn nhẹ cân và gầy yếu.
- "Mày là thằng Túy. Sao tao gọi mày không trả lời hả?"
Ông nhìn hắn, từ từ quay người đứng thẳng dậy trước mặt hắn. Và thật là bất ngờ đối với tất cả, ông giơ tay tát thật mạnh vào tên ác ôn Tằng, rồi ông lại từ từ quay người quỳ xuống tiếp tục làm công việc thiêng liêng của mình.
Chắc chắn là đối với tất cả những người đi tù ở miền Bắc này, từ xưa cho tới lúc ấy chưa có ai, chưa có bao giờ một người tù dám tát vào mặt Quản giáo hay một người lính coi tù cả. Điều này xẩy ra ngoài sức tưởng tượng của ác ôn Tằng nên hắn phản ứng rất là chậm chạp. Hắn đứng yên, hai tay thõng xuống mặt nghệt ra. Chúng tôi ngơ ngác bàng hoàng và chờ đợi. Đây là chuyện động trời ở trong trại tù. Tù đánh Quản giáo. Không phải là chuyện khi bị đánh thì chống lại, đánh lại mà ngang nhiên đánh tát vào mặt. 15 năm tù tôi chưa bao giờ thấy có chuyện ấy xẩy ra: Tù tát vào mặt Quản giáo ác ôn và Quản giáo đứng yên chịu trận. Đối với tù: Quản giáo là chủ nô.
Đôi lúc tôi đã lẩn thẩn nghĩ rằng: Những kẻ nào bất tài, vô tướng, học thì dốt, đầu óc bã đậu, lại lười biếng thích ăn không thích làm nhưng lại muốn làm cha người ta, làm ông chủ người ta thì nên xin gia nhập làm ngành Công an làm Quản giáo coi tù. Làm Quản giáo sướng lắm chứ, có dưới quyền khoảng trên dưới 40 tên nô lệ. Gọi dạ, bảo vâng, sai gì làm nấy. Nếu láo xược, không nghe sẽ có ngay đòn trừng trị của chính Quản giáo, hay nếu không muốn ra tay thì đã có tay sai là mấy tên tù hình sự làm Trật tự viên. Ngoài ra còn có súng của mấy lính coi tù hỗ trợ nữa. Ngày ngày, cắp quyển sách, ngồi ghi ghi, chép chép, đi theo tù đến chỗ làm, chán thì đi tới đi lui bảo ban, sai phái. Hết giờ về, ăn cơm, ngủ. Mai lại thế. Vậy, hỡi ơi, hãy cho con cháu mình, người nhà mình, thằng nào mà ngu đốt đi làm Quản giáo.
Trở lại với ác ôn Tằng. Hắn đứng yên, mất đến gần một phút sau không có phản ứng gì. Lúc ông Túy tát xong, tôi sợ hãi chờ đợi một cuộc đánh đập trả thù tàn bạo. Nhưng không. Quản giáo ác ôn Tằng quay người đi ra cổng trại, theo sau là mấy tên tay sai trật tự viên.
Chúng tôi im lặng ngồi chờ. Độ nửa tiếng sau. Tằng quay vào, mặt tái đi vì giận dữ, cặp mắt ti hí mắt lươn hơi toét không nhìn vào ai. Đến trước mặt mấy cán bộ dưới quyền, hắn ra lệnh:
-"Cho tất cả tù vào trại. Khóa cửa lại. Còn thằng Túy để lại cho tôi."
Chúng tôi lại lếch thếch ôm đồ của mình vào trong nhà. Còn lại một mình bác Túy, bác vẫn bình thản quỳ ở một góc cúi đầu cầu nguyện. Tằng chỉ tay, mấy tên trật tự xông vào khênh bác ra cổng trại.
Mãi đến chiều tối, những thằng ấy lại khênh bác về vứt vào một xó trong trại giam. Người bác rách nát. Nhưng mặt mũi không thâm tím, không chảy máu. Chỉ thấy bác nằm im, thoi thóp thở. Khi chúng quay ra, có mấy giáo dân người đồng hương đến chăm sóc cho bác. Bác nằm im không nói, không ăn. Họ chạy chữa cho bác, và chúng tôi được biết bác bị đánh què chân và gẫy hai cái xương sườn.
Sáng hôm sau chúng tôi lại được lệnh ra sân tập họp sớm hơn mọi ngày. Đến đây tôi xin ngắt quãng để kể một chút về một nhân vật thật đặc sắc mà tôi gặp ở trại Phong Quang này: Anh Hoàng Tiên Như người Nghệ An. Trong đoạn này tôi chỉ kể một chút ít về anh thôi, còn chúng ta phải đi nốt với Đức thánh tử đạo Lâm Đình Túy, người đã vác cây thánh giá của Chúa cực kỳ nặng nhọc và gian khổ này.
Tập họp ngồi đầy đủ ở sân trại. Ban Giám thị và Quản giáo, lính coi tù lục tục kéo xuống. Mọi lần bình thường thì không có ban Giám thị, chỉ có Quản giáo và lính coi tù xuống nhận tù đi làm thôi. Vừa mới xuống đến nơi, chúng tôi đã thấy tiếng quát tháo ầm ầm ở phía hàng trên chỗ gần cổng trại. Rồi mấy tay tù trật tự tay sai xông vào đánh đấm lôi một người ra khỏi hàng. Khi người ấy đứng dậy, thì tôi thấy anh cởi truồng... thỗn thện. Cả trại cười ầm lên như vỡ chợ. Hỗn loạn. Đầu thì trọc, mặc một cái áo ngắn cộc rách tơi tả, cởi truồng, vừa đánh trả, vừa chạy vừa chửi. Anh cứ chạy quanh sân trại làm bọn tay sai mãi mới bắt được anh, lôi anh đi vào xà lim. Anh dẫy dụa, lăn ra đất, chửi bới om xòm với giọng Nghệ An:
"Đ.. ch... chúng bây, choa có sợ cái. .. choa đây này."
Anh tên là Hoàng Tiên Như người Nghệ Tĩnh, vốn là Đại uý Quân Đội Nhân Dân Việt Nam Anh Hùng. Anh ở binh chủng Pháo Binh, đã từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Hoạt động cách mạng từ năm 1945 đã từng chỉ huy cướp chính quyền ở tỉnh Nghệ An. Thế thì tại sao anh lại đi tù?
Anh bảo:
- "Tại vì tớ lấy vợ. Vợ tớ là con nhà địa chủ, lại là người theo đạo Thiên Chúa nữa cho nên chi bộ Đảng, cấp trên, chính quyền không cho lấy. Nhưng tớ yêu vợ tớ quá đi mất thôi. Không lấy thì không thể chịu được. Thà chết, thế là tớ cứ lấy. Bị kỷ luật ra khỏi quân đội, tớ theo vợ về xứ đạo, tớ theo vợ tớ thôi chứ tớ không theo Chúa, không theo đạo. Ầy thế mà bị bắt vào đây đấy."
Anh kể với tôi về anh như vậy và vỗ vai tôi bảo:
- "Cậu cũng Đại uý, tớ cũng Đại uý, hai thằng 'huề' nhé."
Vào tù anh gặp một người bạn chiến đấu cũ làm Phó Giám thị trại giam. Nghĩ lại tình cảm xưa cũ, Phó Giám thị cho anh làm vệ sinh quét dọn trên nhà ban Giám thị trại, và được hưởng quyền ưu tiên của tù tự giác, được đi lại tự do, được đun nấu, ăn uống đầy đủ. Nhưng có một hôm, một cán bộ Quản giáo sai anh làm một công việc gì đó, anh thấy bị xúc phạm, anh cầm chổi ném vào mặt Quản giáo và quát:
"Choa. .. vào cái mặt mày. Choa về trại tù đây."
Anh bỏ về trại, không lên ban quét dọn nữa. Về trại, anh không làm gì cả. Cứ ngồi nhà, đun nước pha chè uống, đến bữa, xuống nhà bếp lấy cơm lên ăn no rồi chửi đổng. Không ai làm gì anh cả. Kẻ cả ác ôn Tằng cũng tránh mặt làm ngơ.
Đôi lúc anh nổi cơn lên như hôm nay, anh ra xếp hàng thật sớm, cởi truồng ngồi ngay hàng đầu, cầm cái nón rách che hạ bộ, chờ đến lúc ban Giám thị xuống thì anh bỏ cái nón ra để cho các vị ấy xem.
Và câu chuyện đã xẩy ra ầm ĩ như trên. Xong rồi cũng yên, nhưng không khí trang nghiêm thì không còn nữa. Ác ôn Tằng xuất hiện. Hắn giận lắm, giận lắm đấy. Không rào trước đón sau gì. Hắn đọc:
"Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc.
Lệnh kỷ luật: Lâm Đình Túy.
"Cùm một chân. Ắn chín cân."
***
Nhưng rồi ngày tận số của ông Lâm Đình Túy cũng phải đến. Vào ngày Lễ Giáng Sinh năm 1973, ông đã bị chết sau một trận đòn của bọn cai tù.
Trong cuộc suy niệm về 14 chặng đường Thánh Giá tại Roma vào tối Thứ Sáu Tuần Thánh 21.3.2008, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân, Giám Mục Hồng Kông, đã nói:
“Qua đau khổ của các vị tử đạo, Giáo Hội được chúc phúc; xin cho máu của các vị là hạt giống cho những người Kitô hữu mới. Chúng ta mạnh mẽ tin rằng những đau khổ của họ, ngay cả trong lúc bị coi là thất bại hoàn toàn, sẽ là vinh quang thực sự cho Giáo Hội của Người”.
Quả thật, chỉ trong 5 năm, số tín hữu công giáo Việt Nam ở trong nước đã tăng khoảng 14,3%.
Xin cho hoà bình được các thiên thần rao truyền trong đêm Giáng Sinh đến trên quê hương chúng ta.
Ghi chú: Nếu tìm không thấy bài, cứ vào motgoctroi.com, mục "Mỗi tuần một chuyện" sẽ thấy trong đó.
Tạ ơn Đức Mẹ La Vang
Matthêu Vũ
06:26 17/12/2008
TẠ ƠN ĐỨC MẸ LAVANG
Hai trăm năm trước nơi rừng xanh núi đỏ.
Không bóng người chỉ có lá vàng rơi.
Chú huơu non nghểnh cổ ngắm mây trôi.
Vài chị sóc tìm mồi trong kẽ lá.
Bỗng đất bằng nổi sóng khắp thiên hạ.
Lệnh vua truyền truy nã bọn Giatô.
Đạo Tây phương mà sao dám lẻn vô.
Làm đảo lộn cả sơn hà xã tắc.
Người công giáo bị vua coi là giặc.
Bắt đem về cho ngựa xéo voi dầy.
Bị chém đầu thắt cổ bị phanh thây.
Con của Mẹ rừng sâu cùng lẩn trốn.
Từng đoàn người trong khigặp khốn đốn.
Rủ nhau về vùng lá Lavang.
Chân mỏi mệt mắt lệ chảy đôi hàng.
Nhưng trái tim vẫn kính dâng lên Mẹ.
Maria tình thương sao xiết kể.
Mẹ khoan hồng,Mẹ nhân ái yêu đương.
Mẹ cứu gíup đoàn con cái bốn phương.
Đến cùng Mẹ xin Mẹ thương cứu giúp.
Kính mừng Maria đầy ơn phúc.
Đoàn chúng con dâng tiếng hát lời ca.
Tạ ơn Mẹ đã nhiều lần hiện ra.
Fatima,Loretta,LộĐức.
Mễtâycơ và Namtư xa lắc.
Nhậtbản,Đạihàn tít tắp Phi châu.
Tại Lavang linh địa chốn rưng sâu.
Mẹ xuất hiện Mẹ ủi an nâng đỡ.
Lời Mẹ dạy chúng con xin ghi nhớ.
Muôn vàn ơn hồn xác Mẹ thương ban.
Tình hiến dâng cho nhân loại chứa chan.
Nhiều lớp lớp mênh mang như trời bể.
Nào những ai lặn ngụp trong biển lệ.
Mau quay về Trái Tim Mẹ yêu thương.
Cả những ai lạc bước vạn nẻo đường.
Nhìn lên Mẹ như Sao Mai dẫn lối.
Còn những ai lần mò trong tăm tối.
Lỗi lầm xưa mau thống hối ăn năn.
Cải thiện đời sống nhớ lời Mẹ khuyên răn.
Siêng năng Lần Chuỗi sớm mai chiều tối.
Maria Mẹ cao sang vời vợi.
Rất uy quyền và rất đỗi khoan nhân.
Được Mẹ thương là có cả mùa xuân.
Xuân dương thế và xuân trên Thiên quốc.
Mẹ Lavang xin giúp con tiến bước.
Bước theo Mẹ ngày lưu ký trần gian.
Chúng con tạ ơn Đ71c Mẹ Lavang.
Bao ơn phúc Mẹ ban cho người thế.
Cho đoàn con trải qua muôn thế hệ.
Cho Giáo Hội Việt Nam rất thân yêu.
Trong phong ba bão táp vẫn cao nêu.
Vẫn kính Chúa,yêu người,yêu Tổ quốc.
Xin cho con là nắm men trong thúng bột.
Xin cho con là đèn sáng trên đế cao.
Xin cho con là dụng cụ của Tình Yêu.
Đem hòa bình,an vui cho nhân loại...
Hai trăm năm trước nơi rừng xanh núi đỏ.
Không bóng người chỉ có lá vàng rơi.
Chú huơu non nghểnh cổ ngắm mây trôi.
Vài chị sóc tìm mồi trong kẽ lá.
Bỗng đất bằng nổi sóng khắp thiên hạ.
Lệnh vua truyền truy nã bọn Giatô.
Đạo Tây phương mà sao dám lẻn vô.
Làm đảo lộn cả sơn hà xã tắc.
Người công giáo bị vua coi là giặc.
Bắt đem về cho ngựa xéo voi dầy.
Bị chém đầu thắt cổ bị phanh thây.
Con của Mẹ rừng sâu cùng lẩn trốn.
Từng đoàn người trong khigặp khốn đốn.
Rủ nhau về vùng lá Lavang.
Chân mỏi mệt mắt lệ chảy đôi hàng.
Nhưng trái tim vẫn kính dâng lên Mẹ.
Maria tình thương sao xiết kể.
Mẹ khoan hồng,Mẹ nhân ái yêu đương.
Mẹ cứu gíup đoàn con cái bốn phương.
Đến cùng Mẹ xin Mẹ thương cứu giúp.
Kính mừng Maria đầy ơn phúc.
Đoàn chúng con dâng tiếng hát lời ca.
Tạ ơn Mẹ đã nhiều lần hiện ra.
Fatima,Loretta,LộĐức.
Mễtâycơ và Namtư xa lắc.
Nhậtbản,Đạihàn tít tắp Phi châu.
Tại Lavang linh địa chốn rưng sâu.
Mẹ xuất hiện Mẹ ủi an nâng đỡ.
Lời Mẹ dạy chúng con xin ghi nhớ.
Muôn vàn ơn hồn xác Mẹ thương ban.
Tình hiến dâng cho nhân loại chứa chan.
Nhiều lớp lớp mênh mang như trời bể.
Nào những ai lặn ngụp trong biển lệ.
Mau quay về Trái Tim Mẹ yêu thương.
Cả những ai lạc bước vạn nẻo đường.
Nhìn lên Mẹ như Sao Mai dẫn lối.
Còn những ai lần mò trong tăm tối.
Lỗi lầm xưa mau thống hối ăn năn.
Cải thiện đời sống nhớ lời Mẹ khuyên răn.
Siêng năng Lần Chuỗi sớm mai chiều tối.
Maria Mẹ cao sang vời vợi.
Rất uy quyền và rất đỗi khoan nhân.
Được Mẹ thương là có cả mùa xuân.
Xuân dương thế và xuân trên Thiên quốc.
Mẹ Lavang xin giúp con tiến bước.
Bước theo Mẹ ngày lưu ký trần gian.
Chúng con tạ ơn Đ71c Mẹ Lavang.
Bao ơn phúc Mẹ ban cho người thế.
Cho đoàn con trải qua muôn thế hệ.
Cho Giáo Hội Việt Nam rất thân yêu.
Trong phong ba bão táp vẫn cao nêu.
Vẫn kính Chúa,yêu người,yêu Tổ quốc.
Xin cho con là nắm men trong thúng bột.
Xin cho con là đèn sáng trên đế cao.
Xin cho con là dụng cụ của Tình Yêu.
Đem hòa bình,an vui cho nhân loại...
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đại Hội Giáo Lý của Tổng Giáo Phận Galveston-Houston
Phaolô Phạm Xuân Khôi
12:43 17/12/2008
Tổng Giáo Phận Galveston-Houston sẽ tổ chức một Đại Hội Giáo Lý từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 2, năm 2009. Năm nay Tổng Giáo Phận chính thức có chương trình cho các Giáo Lý viên Việt Nam, cả trẻ em lẫn tân tòng, cùng các Huynh Trưởng các đoàn thể trẻ Việt Nam bằng song ngữ (Anh-Việt) vào ngày Thứ Bảy 14 tháng 2, năm 2009…. Vì TGP chủ trương mở rộng, nên cũng đón chào các Giáo Lý viên thuộc các Giáo Phận khác ngoài Tổng Giáo Phận Galveston-Houston.
Thuyết trình viên chính là Đức Cha Đaminh Mai Thanh Lương, Giám Mục Việt Nam đầu tiên tại Hoa Kỳ, cùng một số Linh Mục trẻ tại TGP như Cha Gioan Hoàng Quốc Đạt, Giám Đốc Ơn Gọi của TGP và các Giảng Viên Giáo Lý kinh nghiệm.
Đề tài của Đại Hội năm nay là "Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Vụ Hội Thánh". Giáo Lý viên là những tông đồ phục vụ Lời Chúa. Giáo Lý viên gieo Lời Chúa vào lòng các học viên của mình và vun tưới cho nó lớn lên. Vì thế sứ vụ dạy Giáo Lý là một trong những sứ vụ quan trọng nhất của Hội Thánh, và ơn gọi làm Giáo Lý viên là một ơn gọi rất cao quý. Các Giáo Lý viên cần phải được đào luyện chu đáo về đời sống tâm linh, sự hiểu biết về Đức Tin, Thánh Kinh, Phụng Vụ và phương pháp truyền thụ Đức Tin của mình cho người khác. Mục đích của Ngày Giáo Lý dành cho Việt Nam này là giúp các Giáo Lý viên Việt Nam nhận ra những thách đố mà họ đang gặp phải, và sự cần thiết của việc đào luyện toàn diện có thể đương đầu hữu hiệu với những thách đố ấy.
Muốn biết thêm chi tiết và thủ tục ghi danh xin thăm website: http://www.galveston-houstonconference.org/vietnamese.html. Hạn chót ghi danh nhóm để được lệ phí hạ là ngày 9 tháng 1, 2009.
Riêng các Giáo Lý viên và các Huynh Trưởng thuộc các Giáo Xứ và Cộng Đoàn Việt Nam tại Houston, xin liên lạc với Trưởng Ban Giáo Lý hay Cha Xứ của Giáo Xứ hoặc Cha Quản Nhiệm của Cộng Đoàn mình để ghi danh với sự đài thọ của TGP, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Houston và các Giáo Xứ.
Thuyết trình viên chính là Đức Cha Đaminh Mai Thanh Lương, Giám Mục Việt Nam đầu tiên tại Hoa Kỳ, cùng một số Linh Mục trẻ tại TGP như Cha Gioan Hoàng Quốc Đạt, Giám Đốc Ơn Gọi của TGP và các Giảng Viên Giáo Lý kinh nghiệm.
Đề tài của Đại Hội năm nay là "Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Vụ Hội Thánh". Giáo Lý viên là những tông đồ phục vụ Lời Chúa. Giáo Lý viên gieo Lời Chúa vào lòng các học viên của mình và vun tưới cho nó lớn lên. Vì thế sứ vụ dạy Giáo Lý là một trong những sứ vụ quan trọng nhất của Hội Thánh, và ơn gọi làm Giáo Lý viên là một ơn gọi rất cao quý. Các Giáo Lý viên cần phải được đào luyện chu đáo về đời sống tâm linh, sự hiểu biết về Đức Tin, Thánh Kinh, Phụng Vụ và phương pháp truyền thụ Đức Tin của mình cho người khác. Mục đích của Ngày Giáo Lý dành cho Việt Nam này là giúp các Giáo Lý viên Việt Nam nhận ra những thách đố mà họ đang gặp phải, và sự cần thiết của việc đào luyện toàn diện có thể đương đầu hữu hiệu với những thách đố ấy.
Muốn biết thêm chi tiết và thủ tục ghi danh xin thăm website: http://www.galveston-houstonconference.org/vietnamese.html. Hạn chót ghi danh nhóm để được lệ phí hạ là ngày 9 tháng 1, 2009.
Riêng các Giáo Lý viên và các Huynh Trưởng thuộc các Giáo Xứ và Cộng Đoàn Việt Nam tại Houston, xin liên lạc với Trưởng Ban Giáo Lý hay Cha Xứ của Giáo Xứ hoặc Cha Quản Nhiệm của Cộng Đoàn mình để ghi danh với sự đài thọ của TGP, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Houston và các Giáo Xứ.
Đối thoại đại kết mời gọi trao nhau lòng quảng đại huynh đệ
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
15:36 17/12/2008
Vatican (Agenzia Fides) - "Lĩnh hội và Tương lai của Đối thoại Đại kết" là chủ đề của Hội nghị Thường Niên của Hội đồng Giáo Hoàng Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô giáo, vốn được Đức Thánh Cha xác định là “một luận cứ vốn trình bày hai chiều kích: một mặt nhận thức rõ đường hướng đang đi, mặt khác nhận diện những đường hướng mới phải theo, cùng nhau tìm kiếm để vượt thắng những khác biệt vốn không may là trở ngại trong mối quan hệ giữa những môn đệ của Chúa Kitô".
Hôm 12/12, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã tiếp kiến các tham dự viên của hội nghị, trong diễn từ của mình, ngài đề cập đến các phiên làm việc của Hội nghị đã thẩm tra các mối quan hệ giữa bốn cuộc đối thoại quốc tế song phương hàng đầu mà Giáo hội Công Giáo đã tham gia kể từ Công Đồng Vatican II: với Liên đoàn Luther Thế giới, với Hội đồng Methodist Thế giới, với Liên hiệp Anh giáo và với Liên minh Thế giới các Giáo hội Cải Cách. Đức Thánh Cha nhận xét: "Trong khi anh em đã xác quyết, với trợ giúp của Thiên Chúa, tất cả mọi điều đã trọn vẹn trong những điều khoản của sự hiểu biết lẫn nhau và các nhân tố của sự hội tụ, anh em đã không thất bại khi sử dụng tính chân thật để chỉ ra tất cả những tồn tại cần phải được thực hiện. Chúng ta có thể nói rằng chúng ta đang đi trên con đường của chúng ta, trong một giai đoạn trung gian, một giai đoạn chắc chắn là hữu ích và thích hợp để chúng ta thẩm tra một cách khách quan những nỗ lực của chúng ta".
Sau đó Đức Thánh Cha suy tư về việc tại nhiều nơi, tình hình đại kết đã thay đổi và đang thay đổi, khi mà có những cộng đồng và những nhóm mới, đang trong thời điểm căng thẳng giữa các cộng đồng. Đức Thánh Cha cho hay: "Bác ái sẽ giúp các Kitô hữu nuôi dưỡng 'khao khát' hiệp thông hoàn toàn trong sự thật, và tiếp tục được soi dẫn bằng sự linh hứng của Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể hy vọng sẽ nhanh chóng đạt đến sự thống nhất mà chúng ta tìm kiếm như Chúa mong muốn. Đây là lý do tại sao đại kết mời gọi chúng ta trao nhau lòng quảng đại huynh đệ của sự ban tặng, nhận thức rằng hiệp thông hoàn toàn trong đức tin, trong các bí tích, và trong thừa tác vụ liên lỉ nhằm đạt mục tiêu của phong trào đại kết hoàn toàn. Vì công cuộc rộng lớn này, đại kết về tinh thần, như Công Đồng Vatican II khẳng định một cách rõ ràng, đang là nhịp đập con tim".
Hôm 12/12, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã tiếp kiến các tham dự viên của hội nghị, trong diễn từ của mình, ngài đề cập đến các phiên làm việc của Hội nghị đã thẩm tra các mối quan hệ giữa bốn cuộc đối thoại quốc tế song phương hàng đầu mà Giáo hội Công Giáo đã tham gia kể từ Công Đồng Vatican II: với Liên đoàn Luther Thế giới, với Hội đồng Methodist Thế giới, với Liên hiệp Anh giáo và với Liên minh Thế giới các Giáo hội Cải Cách. Đức Thánh Cha nhận xét: "Trong khi anh em đã xác quyết, với trợ giúp của Thiên Chúa, tất cả mọi điều đã trọn vẹn trong những điều khoản của sự hiểu biết lẫn nhau và các nhân tố của sự hội tụ, anh em đã không thất bại khi sử dụng tính chân thật để chỉ ra tất cả những tồn tại cần phải được thực hiện. Chúng ta có thể nói rằng chúng ta đang đi trên con đường của chúng ta, trong một giai đoạn trung gian, một giai đoạn chắc chắn là hữu ích và thích hợp để chúng ta thẩm tra một cách khách quan những nỗ lực của chúng ta".
Sau đó Đức Thánh Cha suy tư về việc tại nhiều nơi, tình hình đại kết đã thay đổi và đang thay đổi, khi mà có những cộng đồng và những nhóm mới, đang trong thời điểm căng thẳng giữa các cộng đồng. Đức Thánh Cha cho hay: "Bác ái sẽ giúp các Kitô hữu nuôi dưỡng 'khao khát' hiệp thông hoàn toàn trong sự thật, và tiếp tục được soi dẫn bằng sự linh hứng của Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể hy vọng sẽ nhanh chóng đạt đến sự thống nhất mà chúng ta tìm kiếm như Chúa mong muốn. Đây là lý do tại sao đại kết mời gọi chúng ta trao nhau lòng quảng đại huynh đệ của sự ban tặng, nhận thức rằng hiệp thông hoàn toàn trong đức tin, trong các bí tích, và trong thừa tác vụ liên lỉ nhằm đạt mục tiêu của phong trào đại kết hoàn toàn. Vì công cuộc rộng lớn này, đại kết về tinh thần, như Công Đồng Vatican II khẳng định một cách rõ ràng, đang là nhịp đập con tim".
ĐTC dành nhiều ưu ái đối với Phong Trào Hiệp Thông và Giải Phóng
Nguyễn Minh Toàn
02:27 17/12/2008
Vatican, ngày 15 tháng 12 năm 2008 (Zenit.org).– Vị chủ tịch Phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng nói: “Đức Giáo Hoàng đương kim dành nhiều quan tâm đối với cuộc sống và lịch sử của phong trào.”
Cha Julián Carron nói điều này vào hôm nay sau buổi tiếp kiến với ĐTC Benedict XVI.
Cha Carrón nói: “Chúng tôi luôn luôn quan tâm đến những điều ĐTC định hướng cho đường lối của phong trào chúng tôi.” Cha Carron là vị kế nhiệm đức ông Luigi Giussani, đấng sáng lập Phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng.
Cha Carron nói với đài phát thanh Vatican rằng Ngài muốn tiếp kiến ĐTC để báo cáo cho ĐTC biết những gì đã và đang xảy ra và để chia sẻ hoa trái của cuộc gặp gỡ mà nhóm đã trải qua với ĐTC năm ngoái.
Cha Carron nói thêm, “Đối với lịch sử của Chúng ta, mối liên hệ của Đức Ông Giussani với Đức Hồng Y Joseph Ratzinger hồi đó mang rất nhiều ý nghĩa. Giờ đây, trên hết tất cả, chúng tôi xem quyền giáo huấn của Ngài mang tính quyết định cho cuộc sống của chúng tôi là một phong trào.”
“Chúng tôi lưu tâm đến mọi điều mà Đức Giáo Hoàng nói về sự hiện diện văn hóa của niềm tin.”
Ngài chủ tịch đã nhấn mạnh rằng phong trào rất lấy làm cảm kích trước bài diễn văn tuyệt vời ở Rogenburg và bài diễn văn mới đây mà Đức Thánh Cha đã đọc ở Pari cho mọi người có văn hóa. Tất cả mọi thành viên của phong trào đã được nghe bài diễn văn ấy.
Cha Carron nói tình anh em trong phong trào đã tự cam kết với nhau để “mở rộng sự tuyệt mỹ của nền văn hóa vốn được sinh ra từ điều thuộc về kinh nghiệm Kitô giáo. Kinh nghiệm ấy có khả năng đem lại cho con người sự hợp lý hoàn toàn công khai như ĐTC liên tục trao chứng tá cho chúng tôi.”
Cha Julián Carron nói điều này vào hôm nay sau buổi tiếp kiến với ĐTC Benedict XVI.
Cha Carrón nói: “Chúng tôi luôn luôn quan tâm đến những điều ĐTC định hướng cho đường lối của phong trào chúng tôi.” Cha Carron là vị kế nhiệm đức ông Luigi Giussani, đấng sáng lập Phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng.
Cha Carron nói với đài phát thanh Vatican rằng Ngài muốn tiếp kiến ĐTC để báo cáo cho ĐTC biết những gì đã và đang xảy ra và để chia sẻ hoa trái của cuộc gặp gỡ mà nhóm đã trải qua với ĐTC năm ngoái.
Cha Carron nói thêm, “Đối với lịch sử của Chúng ta, mối liên hệ của Đức Ông Giussani với Đức Hồng Y Joseph Ratzinger hồi đó mang rất nhiều ý nghĩa. Giờ đây, trên hết tất cả, chúng tôi xem quyền giáo huấn của Ngài mang tính quyết định cho cuộc sống của chúng tôi là một phong trào.”
“Chúng tôi lưu tâm đến mọi điều mà Đức Giáo Hoàng nói về sự hiện diện văn hóa của niềm tin.”
Ngài chủ tịch đã nhấn mạnh rằng phong trào rất lấy làm cảm kích trước bài diễn văn tuyệt vời ở Rogenburg và bài diễn văn mới đây mà Đức Thánh Cha đã đọc ở Pari cho mọi người có văn hóa. Tất cả mọi thành viên của phong trào đã được nghe bài diễn văn ấy.
Cha Carron nói tình anh em trong phong trào đã tự cam kết với nhau để “mở rộng sự tuyệt mỹ của nền văn hóa vốn được sinh ra từ điều thuộc về kinh nghiệm Kitô giáo. Kinh nghiệm ấy có khả năng đem lại cho con người sự hợp lý hoàn toàn công khai như ĐTC liên tục trao chứng tá cho chúng tôi.”
ĐTC nói: Sự tách biệt giữa Giáo Hội và nhà nước là một dấu hiệu tiến bộ
Nguyễn Quốc Tâm
02:37 17/12/2008
ĐTC nói sự tách biệt giữa Xêda và Thiên Chúa là điều cơ bản
ROME, ngày 15 tháng 12, năm 2008 (Zenit.org).- ĐTC Benedict XVI nói: “Sự tách biệt giữa Giáo Hội và nhà nước là một trong những dấu hiệu tiến bộ của nhân loại.”
ĐTC khẳng định điều này hôm thứ bảy khi Ngài viếng thăm tòa đại sứ Italia ở Tòa Thánh.
Ngài nói: “Giáo Hội không những công nhận và tôn trọng sự khác biệt và quyền tự trị của nhà nước đối với Giáo Hội, mà còn lấy làm vui thích khi xem nó là một trong những bước tiến bộ lớn lao của con người.”
Sự tách biệt này là “một điều kiện căn bản đối với quyền tự do của Giáo Hội và là việc thi hành sứ mạng phổ quát mang ơn cứu độ cho muôn dân của Giáo Hội. Chuyến viếng thăm ngắn ngủi này có lợi cho việc tái khẳng định Giáo Hội ý thức rất rõ rằng sự khác biệt giữa điều thuộc về Xêda và điều thuộc về Thiên Chúa nẳm trong cơ cấu căn bản của Kitô giáo.”
Ngài nói thêm: “Đồng thời, Giáo Hội cảm thấy rằng nghĩa vụ của mình – theo như quy luật của học thuyết xã hội vốn được phát triển từ điều rập khuôn theo bản chất của mỗi con người – là đánh thức những sức mạnh tinh thần và luân lý trong xã hội, đóng góp vào việc mở ra những nguyện vọng đối với các nhu cầu đích thực của sự thiện hảo.”
ĐTC nói tiếp: “Trong việc phục hồi giá trị mà những nguyên tắc luân lý sở hữu - không chỉ trong đời sống riêng tư, nhưng về cơ bản, đúng hơn là cho đời sống cộng đồng - Giáo Hội đóng góp phần mình để đảm bảo và làm thăng tiến phẩm giá mỗi người và lợi ích chung của xã hội.”
“Trong ý nghĩa này, sự cộng tác đầy mong muốn giữa Giáo Hội và nhà nước thật sự được đáp ứng.”
Lịch sử
ĐTC Benedict XVI là vị Giáo Hoàng thứ tư viếng thăm tòa đại sứ Italia. ĐTC Piô XII đã khởi sự truyền thống này vào năm 1951.
Chuyến viếng thăm hôm thứ bảy đánh dấu lễ kỷ niệm hiệp định Lateran lần thứ 80 sắp đến được dự định tổ chức vào tháng hai. Hiệp ước này thiết lập sự tách biệt giữa nước Cộng Hòa Italia và nhà nước Vatican.
ĐTC bày tỏ lòng biết ơn của Ngài đối với những đóng góp của nhà cầm quyền Italia để Tòa Thánh có thể tự do phát triển sứ mạng phổ quát và do đó duy trì những mối tương quan có tính ngoại giao với rất nhiều quốc gia trên thế giới.”
ĐTC nói tiếp: “Mối liên hệ sinh nhiều hoa trái giữa Italia và Tòa Thánh đưa đến một sự hiểu biết rất trọng yếu và đầy ý nghĩa trong tình hình thế giới hiện nay. Trong tình hình ấy, sự duy trì những xung đột và căng thẳng giữa các dân tộc khiến cho sự hợp tác giữa những ai cùng chia sẻ những lý tưởng vì công lý, đoàn kết và hòa bình trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.”
ĐTC Benedict XVI cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tòa đại sứ Italia khi sử dụng tòa giám mục của Thánh Charles Borromeo. Ngài là vị hồng y trẻ và là cộng tác viên với người chú, ĐGH Piô IV, để làm việc trong ngành ngoại giao của Tòa Thánh.
Sau một cuộc chuyển biến sâu sắc, cuối cùng vị thánh đã được chọn làm tổng giám mục Milan. Đó là nhiệm vụ mà Ngài đã cống hiến đời mình không mệt mỏi, đặc biệt là trong suốt thời kỳ hoành hành của nạn dịch.
Đời sống của vị thánh này, mà ngôi nhà nguyện của tòa giám mục được trùng tu trở thành tòa đại sứ được cung hiến cho Ngài, cho thấy cách thế ân sủng thánh thiêng có thể truyền tải tâm hồn của con người và làm cho trái tim họ có khả năng yêu mến người khác đến mức hy sinh chính mình. Những ai làm việc ở đây có thể nhận thấy vị thánh này là một người bảo trợ đầy trung kiên.
Cuối cùng, ĐTC đã tận dụng cơ hội để chúc mừng Giáng Sinh đến nhà cầm quyền Italia và cho toàn thế giới, “cho dẫu là họ có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh hay không.”
ĐTC nói: “Đây là niềm khát khao tìm kiếm ánh sáng và sự thăng tiến con người cách đích thực, tìm kiếm sự thịnh vượng và hòa hợp, tìm kiếm tất cả những thực tại mà con người có thể khao khát với niềm hy vọng đầy tin tưởng, bởi vì chúng là những món quà mà Chúa Giêsu đã mang vào thế giới khi Người sinh ra tại Bethlehem.”
ROME, ngày 15 tháng 12, năm 2008 (Zenit.org).- ĐTC Benedict XVI nói: “Sự tách biệt giữa Giáo Hội và nhà nước là một trong những dấu hiệu tiến bộ của nhân loại.”
ĐTC khẳng định điều này hôm thứ bảy khi Ngài viếng thăm tòa đại sứ Italia ở Tòa Thánh.
Ngài nói: “Giáo Hội không những công nhận và tôn trọng sự khác biệt và quyền tự trị của nhà nước đối với Giáo Hội, mà còn lấy làm vui thích khi xem nó là một trong những bước tiến bộ lớn lao của con người.”
Sự tách biệt này là “một điều kiện căn bản đối với quyền tự do của Giáo Hội và là việc thi hành sứ mạng phổ quát mang ơn cứu độ cho muôn dân của Giáo Hội. Chuyến viếng thăm ngắn ngủi này có lợi cho việc tái khẳng định Giáo Hội ý thức rất rõ rằng sự khác biệt giữa điều thuộc về Xêda và điều thuộc về Thiên Chúa nẳm trong cơ cấu căn bản của Kitô giáo.”
Ngài nói thêm: “Đồng thời, Giáo Hội cảm thấy rằng nghĩa vụ của mình – theo như quy luật của học thuyết xã hội vốn được phát triển từ điều rập khuôn theo bản chất của mỗi con người – là đánh thức những sức mạnh tinh thần và luân lý trong xã hội, đóng góp vào việc mở ra những nguyện vọng đối với các nhu cầu đích thực của sự thiện hảo.”
ĐTC nói tiếp: “Trong việc phục hồi giá trị mà những nguyên tắc luân lý sở hữu - không chỉ trong đời sống riêng tư, nhưng về cơ bản, đúng hơn là cho đời sống cộng đồng - Giáo Hội đóng góp phần mình để đảm bảo và làm thăng tiến phẩm giá mỗi người và lợi ích chung của xã hội.”
“Trong ý nghĩa này, sự cộng tác đầy mong muốn giữa Giáo Hội và nhà nước thật sự được đáp ứng.”
Lịch sử
ĐTC Benedict XVI là vị Giáo Hoàng thứ tư viếng thăm tòa đại sứ Italia. ĐTC Piô XII đã khởi sự truyền thống này vào năm 1951.
Chuyến viếng thăm hôm thứ bảy đánh dấu lễ kỷ niệm hiệp định Lateran lần thứ 80 sắp đến được dự định tổ chức vào tháng hai. Hiệp ước này thiết lập sự tách biệt giữa nước Cộng Hòa Italia và nhà nước Vatican.
ĐTC bày tỏ lòng biết ơn của Ngài đối với những đóng góp của nhà cầm quyền Italia để Tòa Thánh có thể tự do phát triển sứ mạng phổ quát và do đó duy trì những mối tương quan có tính ngoại giao với rất nhiều quốc gia trên thế giới.”
ĐTC nói tiếp: “Mối liên hệ sinh nhiều hoa trái giữa Italia và Tòa Thánh đưa đến một sự hiểu biết rất trọng yếu và đầy ý nghĩa trong tình hình thế giới hiện nay. Trong tình hình ấy, sự duy trì những xung đột và căng thẳng giữa các dân tộc khiến cho sự hợp tác giữa những ai cùng chia sẻ những lý tưởng vì công lý, đoàn kết và hòa bình trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.”
ĐTC Benedict XVI cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tòa đại sứ Italia khi sử dụng tòa giám mục của Thánh Charles Borromeo. Ngài là vị hồng y trẻ và là cộng tác viên với người chú, ĐGH Piô IV, để làm việc trong ngành ngoại giao của Tòa Thánh.
Sau một cuộc chuyển biến sâu sắc, cuối cùng vị thánh đã được chọn làm tổng giám mục Milan. Đó là nhiệm vụ mà Ngài đã cống hiến đời mình không mệt mỏi, đặc biệt là trong suốt thời kỳ hoành hành của nạn dịch.
Đời sống của vị thánh này, mà ngôi nhà nguyện của tòa giám mục được trùng tu trở thành tòa đại sứ được cung hiến cho Ngài, cho thấy cách thế ân sủng thánh thiêng có thể truyền tải tâm hồn của con người và làm cho trái tim họ có khả năng yêu mến người khác đến mức hy sinh chính mình. Những ai làm việc ở đây có thể nhận thấy vị thánh này là một người bảo trợ đầy trung kiên.
Cuối cùng, ĐTC đã tận dụng cơ hội để chúc mừng Giáng Sinh đến nhà cầm quyền Italia và cho toàn thế giới, “cho dẫu là họ có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh hay không.”
ĐTC nói: “Đây là niềm khát khao tìm kiếm ánh sáng và sự thăng tiến con người cách đích thực, tìm kiếm sự thịnh vượng và hòa hợp, tìm kiếm tất cả những thực tại mà con người có thể khao khát với niềm hy vọng đầy tin tưởng, bởi vì chúng là những món quà mà Chúa Giêsu đã mang vào thế giới khi Người sinh ra tại Bethlehem.”
Đức Thánh Cha chọn chủ đề cho các ngày Đại Hội Giới Trẻ trong ba năm kế tiếp
Bùi Hữu Thư
03:15 17/12/2008
Đức Thánh Cha chọn chủ đề cho các ngày Đại Hội Giới Trẻ trong ba năm kế tiếp
VATICAN ngày 16, tháng 12, 2008 (Zenit.org).- ĐTC Benedict XVI mời giới trẻ mừng hai ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới kế tiếp ở mức độ Giáo phận, để dẫn đến cao điểm là biến cố năm 2011 tại Madrid.
Một lời tuyên bố của Tòa Thánh khẳng định rằng ĐTC đã chọn các chủ đề cho ngày Đại Hội Giới Trẻ năm 2009 và 2010, “để xây dựng một hành trình thiêng liêng dẫn đến cao điểm là Đại Hội Giới Trẻ Thế giới được dự trù tổ chức tại Madrid, thủ đô Tây Ban Nha."
Chủ đề cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2009, sẽ được cử hành vào Chúa Nhật Lễ Lá năm tới tại Rôma và tại mỗi giáo phận, là: “Chúng ta đã đặt niềm hy vọng nơi Thiên Chúa Hằng Sống” (1 Timôtê 4:10).
Vào năm 2010, ngày Giới Trẻ cũng sẽ được cử hành vào Chúa Nhật Lễ Lá tại tất cả các giáo phận với chủ đề: “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” (Mác-cô 10:17).
Hai cuộc cử hành này sẽ dẫn tới Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Madrid, được dự trù vào tháng 8, năm 2011, từ ngày 16 đến ngày 21, với chủ đề: "Anh em hãy bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Kitô Giêsu, hãy dựa vào đức tin vững mạnh mà anh em đã được thụ huấn." (Côlôsê 2:7).
Những vấn đề thần học
Tú Nạc
06:24 17/12/2008
TORONTO- Gióa sư Edward J. Monahan đã nói với những sinh viên tốt nghiệp trường đại học St. Micheal's College được triệu tập ngày 8 tháng 11 năm 2008 rằng sinh viên thần học có một vai trò quan trọng trong xã hội để tiếp tục ủng hộ thuyết tương đối.
Gs. Monahan và hai giáo sư khác là William J. Smyth và Janine Langan đã được trao tặng bằng tiến sĩ thần học danh dự.
Gs. Monahan nguyên là chủ tịch Đại hoc Laurentian ở Sudbery và cũng nguyên là chủ tịch điều hành Hội đồng các Trường đại học Ontario đã nhận biết chức năng phục vụ của mình đối với nền giáo dục cao đẳng – đại học ở Ontario. Gs. Smyth nhận ra được những thành quả của mình là đệ nhất chủ tịch Đại học Quốc gia Maynooth, Ai – len, và cùng với những thành tựu khác với tư cách là học giả và là nhà quản lý, nhưng trong lần kỷ niệm thứ 30 về Chương trình Nghiên cứu Văn hóa Tây Âu, ông đã nói rõ ông là người đã bỏ thời gian dài hậu thuẫn chương trình này. Gs. Langan đã nhận được niềm vinh dự về sự đóng góp của bà cho Đại học St. Micheal với tư cách là người sang lập và diều phối chương trình Văn hóa và Đúc tin Chúa Ki-tô, và là giáo viên quan tâm sâu sắc đến nhiệm vụ của trường đại học.
Trong bài diễn văn của mình, Monahan đã nhấn manh rằng sự ra đời của thuyết tương đối, hay còn gọi là "chân lý hai mặt" đã đặt vấn đề phức tạp cho việc nghiên cứu thần học, bởi ngay vào năm 1274, các nhà lãnh đạo hội thánh đã phản đối một số tuyên bố nào đó như một dị giáo và đã ngăn cấm không cho đưa vào giảng dạy trong lớp học, gồm một số tuyên bố của Thomas Aquinas. Gs. Monahan nói rằng trước Công Đồng Vatican II nhiều trường cao đẳng và đại học Công giáo đã dạy thần học và triết học, dung những sách giáo khoa để "chứng minh" về sự xuyên tạc của một số nhận định này. Nhưng tại Đại học Mike không có trường hợp đó.
Ông nói: "Ở đây, tôi có một ưu tiên đặc biệt là việc thành lập kinh viện bao gồm cả hai thần học và triết học. Chúng tôi đọc lại những tài liệu nguyên thủy và truy tìm để hiểu chúng," ông nói, "ngày nay, đây là điều hầu hết sinh viên thần học phải làm và với những công cụ nghiên cứu tốt hơn."
Gs. Monahan đã thừa nhận sự đòi hỏi cho quyền lợi giáo hội để bảo vệ sự chính thống, nhất là khi học thuyết Công giáo phải đương đầu với những môi trường văn hóa mới. Nhưng ông bổ sung them, không nên ngăn cản sinh viên thần học khỏi những kỳ thi riêng của họ.
"vì nghề nghiệp của họ đã phải dành vào cộng đồng đại học với một sự mô phỏng ý tưởng của những ngừoi siêu việt của một trường đại học như là người bạn thủy chung.Tôi tha thiết kêu gọi các nhà thần học và các học giả Công giáo khác phải công nhận sự lựa chọn rộng rãi trong việc đeo đuổi công việc của họ mà không một vấn đề nào ngăn cản khỏi những giới hạn," ông nói: "Ngày nay, đây là điều tối quan trọng khi chúng ta biết quá nhiều, và hiện vẫn đang tiếp tục học nhiều hơn để hiểu chúng đôi chút."
Ông nhấn mạnh rằng văn hóa thường đóng vai trò quyết định giáo hội sẽ hánh động như thế nào, chiều dài lịch sử với những sự kiện mà đôi khi đặt ra sự cản trở trong những cuộc đối thoại hôm nay, chẳng hạn như những cuộc Thập tự chinh.
Ông nói: "Tôi đưa ra hoàn cảnh lịch sử này không có mục đích nhận xét, đánh giá quyền lực của giáo hội hành động đúng hay sai, mà chỉ để quan sát những khó khăn rất thực tế của việc hiểu biết trực tiếp ý nghĩa niềm tin Công giáo tiếp cận với những tư tưởng mới đến từ những nền văn hóa khác nhau."
Ông nói rằng "hơn một thiên niên kỷ" hội thánh mang sự hiểu biết hẹp hòi về nhân quyền. Một ví dụ làm thế nào để vượt qua điểm này, ông nói, đó là việc nghiên cứu thần học không chỉ dành riêng cho những người chuẩn bị trở thành những tu sỹ, một sự phát triển mà Đại học St. Micheal đã luân phiên "đóng một vai trò trong việc đào tạo".
Ông nói: "Những tín đồ đưa ra những phát biểu này đương đầu với nhiệm vụ chính, một nhiệm vụ có liên quan đến sự phân biệt những yếu tố tư tưởng tha thiết từ những nền văn hóa phát triển mà họ đang bị bao vây.".
(Nguồn "the catholic Register")
Gs. Monahan và hai giáo sư khác là William J. Smyth và Janine Langan đã được trao tặng bằng tiến sĩ thần học danh dự.
Gs. Monahan nguyên là chủ tịch Đại hoc Laurentian ở Sudbery và cũng nguyên là chủ tịch điều hành Hội đồng các Trường đại học Ontario đã nhận biết chức năng phục vụ của mình đối với nền giáo dục cao đẳng – đại học ở Ontario. Gs. Smyth nhận ra được những thành quả của mình là đệ nhất chủ tịch Đại học Quốc gia Maynooth, Ai – len, và cùng với những thành tựu khác với tư cách là học giả và là nhà quản lý, nhưng trong lần kỷ niệm thứ 30 về Chương trình Nghiên cứu Văn hóa Tây Âu, ông đã nói rõ ông là người đã bỏ thời gian dài hậu thuẫn chương trình này. Gs. Langan đã nhận được niềm vinh dự về sự đóng góp của bà cho Đại học St. Micheal với tư cách là người sang lập và diều phối chương trình Văn hóa và Đúc tin Chúa Ki-tô, và là giáo viên quan tâm sâu sắc đến nhiệm vụ của trường đại học.
Trong bài diễn văn của mình, Monahan đã nhấn manh rằng sự ra đời của thuyết tương đối, hay còn gọi là "chân lý hai mặt" đã đặt vấn đề phức tạp cho việc nghiên cứu thần học, bởi ngay vào năm 1274, các nhà lãnh đạo hội thánh đã phản đối một số tuyên bố nào đó như một dị giáo và đã ngăn cấm không cho đưa vào giảng dạy trong lớp học, gồm một số tuyên bố của Thomas Aquinas. Gs. Monahan nói rằng trước Công Đồng Vatican II nhiều trường cao đẳng và đại học Công giáo đã dạy thần học và triết học, dung những sách giáo khoa để "chứng minh" về sự xuyên tạc của một số nhận định này. Nhưng tại Đại học Mike không có trường hợp đó.
Ông nói: "Ở đây, tôi có một ưu tiên đặc biệt là việc thành lập kinh viện bao gồm cả hai thần học và triết học. Chúng tôi đọc lại những tài liệu nguyên thủy và truy tìm để hiểu chúng," ông nói, "ngày nay, đây là điều hầu hết sinh viên thần học phải làm và với những công cụ nghiên cứu tốt hơn."
Gs. Monahan đã thừa nhận sự đòi hỏi cho quyền lợi giáo hội để bảo vệ sự chính thống, nhất là khi học thuyết Công giáo phải đương đầu với những môi trường văn hóa mới. Nhưng ông bổ sung them, không nên ngăn cản sinh viên thần học khỏi những kỳ thi riêng của họ.
"vì nghề nghiệp của họ đã phải dành vào cộng đồng đại học với một sự mô phỏng ý tưởng của những ngừoi siêu việt của một trường đại học như là người bạn thủy chung.Tôi tha thiết kêu gọi các nhà thần học và các học giả Công giáo khác phải công nhận sự lựa chọn rộng rãi trong việc đeo đuổi công việc của họ mà không một vấn đề nào ngăn cản khỏi những giới hạn," ông nói: "Ngày nay, đây là điều tối quan trọng khi chúng ta biết quá nhiều, và hiện vẫn đang tiếp tục học nhiều hơn để hiểu chúng đôi chút."
Ông nhấn mạnh rằng văn hóa thường đóng vai trò quyết định giáo hội sẽ hánh động như thế nào, chiều dài lịch sử với những sự kiện mà đôi khi đặt ra sự cản trở trong những cuộc đối thoại hôm nay, chẳng hạn như những cuộc Thập tự chinh.
Ông nói: "Tôi đưa ra hoàn cảnh lịch sử này không có mục đích nhận xét, đánh giá quyền lực của giáo hội hành động đúng hay sai, mà chỉ để quan sát những khó khăn rất thực tế của việc hiểu biết trực tiếp ý nghĩa niềm tin Công giáo tiếp cận với những tư tưởng mới đến từ những nền văn hóa khác nhau."
Ông nói rằng "hơn một thiên niên kỷ" hội thánh mang sự hiểu biết hẹp hòi về nhân quyền. Một ví dụ làm thế nào để vượt qua điểm này, ông nói, đó là việc nghiên cứu thần học không chỉ dành riêng cho những người chuẩn bị trở thành những tu sỹ, một sự phát triển mà Đại học St. Micheal đã luân phiên "đóng một vai trò trong việc đào tạo".
Ông nói: "Những tín đồ đưa ra những phát biểu này đương đầu với nhiệm vụ chính, một nhiệm vụ có liên quan đến sự phân biệt những yếu tố tư tưởng tha thiết từ những nền văn hóa phát triển mà họ đang bị bao vây.".
(Nguồn "the catholic Register")
Các giám mục Nhật cảnh báo về những hiểm họa của hòa bình
Phụng Nghi
17:04 17/12/2008
Tokyo (Zenit.org) – Các vị giám mục Nhật bản nhận định rằng nếu người ta không xem xét đến vấn đề đối với những kẻ bị đặt ra bên ngoài lề, sẽ tự đặt mình vào hàng ngũ những người coi việc vi phạm nhân quyền là một tình huống không thể tránh khỏi.
Đó là phát biểu được công bố trong một bản thông cáo đánh dấu ngày kỷ niệm năm thứ 60 Bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, được tường trình trên báo L'Osservatore Romano của Tòa thánh hôm nay.
Các ngài viết: “Nỗi khổ cực về kinh tế là mối đe dọa cho hòa bình thế giới, và sự áp dụng cứng ngắc các luật lệ của thị trường mà không được luân lý chỉ đạo, là một trong những nguyên nhân chính gây ra mối nhục nhã cho phẩm giá con người. Để bảo đảm cho hòa bình trên thế giới, điều khẩn thiết là phải “đảm bảo cho mọi người -- nhất là trong không khí bất ổn hiện nay gây ra bởi cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới -- sự thực thi nhân quyền, giải thoát con người khỏi tình trạng khổ cực.”
Các vị giám mục công nhận “con đường dài lâu và quan yếu” đã trải qua sau hai cuộc thế chiến, và các nỗ lực của những cá nhân cũng như các tổ chức trong công tác triển dương và bảo vệ nhân quyền.
Tuy nhiên, các ngài khẳng định rằng “đã xảy ra tình trạng phân phối không đồng đều của cải, và hậu quả là sự phân phối không đồng đều các quyền lợi, đã làm gia tăng những khoảng cách khác biệt giữa các quốc gia giầu có và các nước nghèo.”
Các vị giám mục Nhật cùng nhận định rằng đã có một thứ lý luận vô nhân được sử dụng trên thị trường, đã “gây ra những tai hại trầm trọng như làm hư hoại môi trường và làm thay đổi khí hậu” cũng như làm gia tăng giá cả nhiên liệu và thực phẩm.
Đó là một hậu quả của “những luật lệ thương trường vô lương tâm, làm cho tình trạng sinh sống của rất nhiều người nghèo khổ trên thế giới càng thêm khốn khổ hơn, gây nguy hại cho quyền căn bản là được sống.”
Các ngài cảnh báo: “Nếu những cá nhân, tổ chức thương mại và các quốc gia tiếp tục tìm kiếm lợi nhuận cho riêng mình, phẩm giá con người sẽ bị chà đạp và thế giới sẽ càng trở nên bạo động và dị dạng hơn” trong khi đó, các nạn nhân “dễ dàng trở thành con mồi cho những cám dỗ của bạo lực.”
“Đừng để mất thời gian nữa. Nếu chúng ta không tự tạo cho mình một quan điểm riêng đối những kẻ bị đặt ra ngoài lề, thì cả chính chúng ta nữa, dù không có ác ý, chung cuộc cũng sẽ đặt mình về phía những kẻ nói rằng một mức độ vi phạm nhân quyền nào đó, là điều không thể tránh được.”
Đó là phát biểu được công bố trong một bản thông cáo đánh dấu ngày kỷ niệm năm thứ 60 Bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, được tường trình trên báo L'Osservatore Romano của Tòa thánh hôm nay.
Các ngài viết: “Nỗi khổ cực về kinh tế là mối đe dọa cho hòa bình thế giới, và sự áp dụng cứng ngắc các luật lệ của thị trường mà không được luân lý chỉ đạo, là một trong những nguyên nhân chính gây ra mối nhục nhã cho phẩm giá con người. Để bảo đảm cho hòa bình trên thế giới, điều khẩn thiết là phải “đảm bảo cho mọi người -- nhất là trong không khí bất ổn hiện nay gây ra bởi cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới -- sự thực thi nhân quyền, giải thoát con người khỏi tình trạng khổ cực.”
Các vị giám mục công nhận “con đường dài lâu và quan yếu” đã trải qua sau hai cuộc thế chiến, và các nỗ lực của những cá nhân cũng như các tổ chức trong công tác triển dương và bảo vệ nhân quyền.
Tuy nhiên, các ngài khẳng định rằng “đã xảy ra tình trạng phân phối không đồng đều của cải, và hậu quả là sự phân phối không đồng đều các quyền lợi, đã làm gia tăng những khoảng cách khác biệt giữa các quốc gia giầu có và các nước nghèo.”
Các vị giám mục Nhật cùng nhận định rằng đã có một thứ lý luận vô nhân được sử dụng trên thị trường, đã “gây ra những tai hại trầm trọng như làm hư hoại môi trường và làm thay đổi khí hậu” cũng như làm gia tăng giá cả nhiên liệu và thực phẩm.
Đó là một hậu quả của “những luật lệ thương trường vô lương tâm, làm cho tình trạng sinh sống của rất nhiều người nghèo khổ trên thế giới càng thêm khốn khổ hơn, gây nguy hại cho quyền căn bản là được sống.”
Các ngài cảnh báo: “Nếu những cá nhân, tổ chức thương mại và các quốc gia tiếp tục tìm kiếm lợi nhuận cho riêng mình, phẩm giá con người sẽ bị chà đạp và thế giới sẽ càng trở nên bạo động và dị dạng hơn” trong khi đó, các nạn nhân “dễ dàng trở thành con mồi cho những cám dỗ của bạo lực.”
“Đừng để mất thời gian nữa. Nếu chúng ta không tự tạo cho mình một quan điểm riêng đối những kẻ bị đặt ra ngoài lề, thì cả chính chúng ta nữa, dù không có ác ý, chung cuộc cũng sẽ đặt mình về phía những kẻ nói rằng một mức độ vi phạm nhân quyền nào đó, là điều không thể tránh được.”
Các nhà lãnh đạo Công giáo và Hồi giáo thảo luận về trách nhiệm khi xảy ra khủng hoảng
Phụng Nghi
17:58 17/12/2008
Vatican (CNA, VIS) – Hôm 15 tháng 12, các nhà lãnh đạo Công giáo và Hồi giáo đã họp tại Roma để thảo luận về đề tài “Trách nhiệm của các nhà lãnh đạo tôn giáo, đặc biệt là trong thời khủng hoảng.”
Cuộc Hội luận thứ XI được tổ chức do Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn giáo và Hiệp hội Kêu gọi Hồi giáo Thế giới (World Islamic Call Society - WICS), một tổ chức Hồi giáo trụ sở đặt tại Tripoli, nước Lybia. Hội luận khai mạc ngày 15 và kết thúc sáng ngày 17 tháng 12 với buổi triều yết Đức giáo hoàng Bênêđictô.
Năm phiên họp trong Hội luận nhằm để cả hai phía Công giáo và Hồi giáo trình bầy và khai triển ba đề tài thảo luận: “Trách nhiệm tôn giáo”, “Trách nhiệm Văn hóa và Xã hội”, “Đối thoại Liên tôn giáo giữa Thời kỳ Khủng hoảng.”
Mỗi phía, Công giáo và Hồi giáo, có 12 viên chức và các chuyên gia từ nhiều nước đến tham dự Hội luận này, đồng chủ tọa là Đức Hồng y Jean-Louis Tauran, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn giáo, và Tổng thư ký tổ chức WICS là Mohamed Ahmed Sherif.
Sau đây là thông cáo chung được công bố vào lúc kết thúc cuộc Hội luận:
Các tham dự viên Công giáo và Hồi giáo đã gặp Đức giáo hoàng sau buổi triều yết chung và đồng thuận những điểm sau đây:
1. Trách nhiệm trước tiên và quan trọng hơn hết của các nhà lãnh đạo tôn giáo là một trách nhiệm có tính cách tôn giáo, tùy theo truyền thống tôn giáo của mình, phải hoàn thành một cách trung thực qua công tác giảng dậy, việc làm tốt và gương mẫu tốt, do đó phục vụ cộng đồng vì vinh quang Thiên Chúa.
2. Xét rằng ngoài vai trò tôn giáo có thể và phải có trong xã hội, các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng còn có một vai trò về văn hóa và xã hội trong việc triển dương các giá trị đạo đức căn bản, như công bằng, đoàn kết, hòa bình, hài hòa xã hội và công ích của toàn thể xã hội, nhất là đối với những kẻ túng cực, kẻ yếu đuối, người di cư và những người bị áp bức.
3. Các nhà lãnh đạo tôn giáo có trách nhiệm đặc biệt đối với giới trẻ, họ cần sự quan tâm đặc biệt để không rơi vào cảnh làm nạn nhân cho chủ nghĩa cuồng tín và cực đoan về tôn giáo, mà trái lại, nhận được một nền giáo dục tốt đẹp do đó giúp họ trở thành những người xây dựng cây cầu đi tới và kiến tạo hòa bình.
4. Xét rằng những cuộc khủng hoảng với nhiều tính chất khác nhau, cả trong những mối liên lạc giữa các tôn giáo, là điều có thể xẩy ra trên bình diện quốc gia và quốc tế, các nhà lãnh đạo tôn giáo nên học cách ngăn ngừa, đương đầu với, và khắc phục những tình huống đặc biệt đó, tránh làm suy đồi ra thành những cuộc bạo động vì lý do tôn giáo. Điều này đòi hỏi một sự tương kính và hiểu biết lẫn nhau, vừa quý trọng các mối liên hệ cá nhân vừa xây dựng lòng tự tin và sự tin cậy lẫn nhau, để có thể cùng đương đầu với những cuộc khủng hoảng khi chúng xẩy ra.
Cuộc Hội luận thứ XI được tổ chức do Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn giáo và Hiệp hội Kêu gọi Hồi giáo Thế giới (World Islamic Call Society - WICS), một tổ chức Hồi giáo trụ sở đặt tại Tripoli, nước Lybia. Hội luận khai mạc ngày 15 và kết thúc sáng ngày 17 tháng 12 với buổi triều yết Đức giáo hoàng Bênêđictô.
Năm phiên họp trong Hội luận nhằm để cả hai phía Công giáo và Hồi giáo trình bầy và khai triển ba đề tài thảo luận: “Trách nhiệm tôn giáo”, “Trách nhiệm Văn hóa và Xã hội”, “Đối thoại Liên tôn giáo giữa Thời kỳ Khủng hoảng.”
Mỗi phía, Công giáo và Hồi giáo, có 12 viên chức và các chuyên gia từ nhiều nước đến tham dự Hội luận này, đồng chủ tọa là Đức Hồng y Jean-Louis Tauran, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn giáo, và Tổng thư ký tổ chức WICS là Mohamed Ahmed Sherif.
Sau đây là thông cáo chung được công bố vào lúc kết thúc cuộc Hội luận:
Các tham dự viên Công giáo và Hồi giáo đã gặp Đức giáo hoàng sau buổi triều yết chung và đồng thuận những điểm sau đây:
1. Trách nhiệm trước tiên và quan trọng hơn hết của các nhà lãnh đạo tôn giáo là một trách nhiệm có tính cách tôn giáo, tùy theo truyền thống tôn giáo của mình, phải hoàn thành một cách trung thực qua công tác giảng dậy, việc làm tốt và gương mẫu tốt, do đó phục vụ cộng đồng vì vinh quang Thiên Chúa.
2. Xét rằng ngoài vai trò tôn giáo có thể và phải có trong xã hội, các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng còn có một vai trò về văn hóa và xã hội trong việc triển dương các giá trị đạo đức căn bản, như công bằng, đoàn kết, hòa bình, hài hòa xã hội và công ích của toàn thể xã hội, nhất là đối với những kẻ túng cực, kẻ yếu đuối, người di cư và những người bị áp bức.
3. Các nhà lãnh đạo tôn giáo có trách nhiệm đặc biệt đối với giới trẻ, họ cần sự quan tâm đặc biệt để không rơi vào cảnh làm nạn nhân cho chủ nghĩa cuồng tín và cực đoan về tôn giáo, mà trái lại, nhận được một nền giáo dục tốt đẹp do đó giúp họ trở thành những người xây dựng cây cầu đi tới và kiến tạo hòa bình.
4. Xét rằng những cuộc khủng hoảng với nhiều tính chất khác nhau, cả trong những mối liên lạc giữa các tôn giáo, là điều có thể xẩy ra trên bình diện quốc gia và quốc tế, các nhà lãnh đạo tôn giáo nên học cách ngăn ngừa, đương đầu với, và khắc phục những tình huống đặc biệt đó, tránh làm suy đồi ra thành những cuộc bạo động vì lý do tôn giáo. Điều này đòi hỏi một sự tương kính và hiểu biết lẫn nhau, vừa quý trọng các mối liên hệ cá nhân vừa xây dựng lòng tự tin và sự tin cậy lẫn nhau, để có thể cùng đương đầu với những cuộc khủng hoảng khi chúng xẩy ra.
Top Stories
Vietnam: government calls for expulsion of Redemptorists
Independent Catholic News
10:58 17/12/2008
The government of Hanoi has demanded that the Vietnam Conference of Catholic Bishops move Redemptorists out of the city.
In a letter to Bishop Peter Nguyen Van Nhon of Dalat diocese, president of the Vietnam Conference of Catholic Bishops; and Fr Vincent Nguyen Trung Thanh, Vietnam Redemptorist Provincial Superior, city chief Nguyen The Thao accused Hanoi Redemptorists of "smearing the system of justice in Vietnam" asking for their transfer out of his area.
Thao stated that the trial against eight parishioners of Thai Ha on 8 December had been fair. He accused in particular Fr John Nguyen Ngoc Nam Phong of "insulting and ridiculing the court" by saying that it was "a court of devils."
Threatening legal actions against Fr Nam Phong, Thao demanded Bishop Peter Nguyen and Fr Vincent Nguyen to immediately transfer out of his area Fr Mathew Vu Khoi Phung, the superior of Hanoi Monastery; Fr Peter Nguyen Van Khai; Fr Joseph Nguyen Van That; and Fr John Nguyen Ngoc Nam Phong.
Three months ago, Thao asked the Vietnamese bishops to reprimand the Hanoi Redemptorists for what he described as "inciting riots, falsely accusing the government, disrespecting the nation, breaking and ridiculing the law, instigating others to violate it."
In particular, he asked the conference to "punish severely" and to "transfer them out of Hanoi's area". The bishops have answered him by defending Hanoi's prelate, Redemptorists, and their flock.
But the bishops said: "They have not done anything against current Church Canon Law."
Chairman Nguyen The Thao |
Thao stated that the trial against eight parishioners of Thai Ha on 8 December had been fair. He accused in particular Fr John Nguyen Ngoc Nam Phong of "insulting and ridiculing the court" by saying that it was "a court of devils."
Threatening legal actions against Fr Nam Phong, Thao demanded Bishop Peter Nguyen and Fr Vincent Nguyen to immediately transfer out of his area Fr Mathew Vu Khoi Phung, the superior of Hanoi Monastery; Fr Peter Nguyen Van Khai; Fr Joseph Nguyen Van That; and Fr John Nguyen Ngoc Nam Phong.
Three months ago, Thao asked the Vietnamese bishops to reprimand the Hanoi Redemptorists for what he described as "inciting riots, falsely accusing the government, disrespecting the nation, breaking and ridiculing the law, instigating others to violate it."
In particular, he asked the conference to "punish severely" and to "transfer them out of Hanoi's area". The bishops have answered him by defending Hanoi's prelate, Redemptorists, and their flock.
But the bishops said: "They have not done anything against current Church Canon Law."
A Vinh An la polizia sta a guardare fedeli caduti in mare
Asia-News
14:51 17/12/2008
Erano stati diffidati a recarsi ad una “chiesa” che sorge su un terreno ove le autorità vogliono costruire un complesso turistico. Da mesi è in atto una campagna di intimidazione.
Hue (AsiaNews) – Pur di aumentare le intimidazioni contro un gruppo di fedeli, i poliziotti hanno “girato le spalle” di fronte a quattro cattolici finiti in mare perché la loro barca si era rivoltata. “Uno ha anche tentato di impedire il loro salvataggio”. E’ accaduto, racconta padre Peter Nguyen Huu Giai (nella foto), lunedì scorso, 15 dicembre, alla chiesa di An Bang, a Vinh An, nella provincia di Thua Thien, arcidiocesi di Hue.
La “chiesa” in realtà è “aperta”: ci sono solo una croce ed un altare. Il terreno sul quale sono eretti, spiega padre Nguyen, il parroco, apparteneva ad un parrocchiano, Le Khinh, morto qualche anno fa, ma “i suoi figli sono ancora qui e sono loro i legali proprietari”. L’uno e gli altri, aggiunge, hanno permesso ai fedeli di Vinh An, in maggioranza pescatori o contadini poveri, di costruire la “chiesa” sul loro terreno. La controversia è sorta dopo la morte del benefattore, quando funzionari locali hanno messo gli occhi sulla zona ed hanno pensato di costruirvi un complesso turistico.
Ad ottobre è stato emanato l’ordine di rimuovere croce ed altare, sostenendo che sono su una proprietà pubblica, ma il parroco l’ha respinto, chiedendo alle autorità di esibire un qualunque documento che provi la loro proprietà sul terreno.
La vicenda ricorda quelle di Hanoi e di Vinh Long, altri luoghi ove le autorità si sono impossessate di terreni della Chiesa. Anche qui è in atto una campagna di intimidazione e molestie. “Ogni mattina, dalle 5,30, altoparlanti cominciano a parlare della politica religiosa dello Stato e di come esso rispetti la Chiesa cattolica”. Inoltre, “numerosi parrocchiani sono stati convocati”.
Lunedì. “quando i parrocchiani si stavano riunendo nella loro chiesa per prepararsi al Natale – raconta padre Nguyen - centinaia di poliziotti sono stati mobilitati per bloccare l’area”. “Hanno detto a me ed ai miei parrocchiani – prosegue – che non sarebbe stato permesso di celebrare qui il Natale”.
I fedeli si sono affrettati verso il luogo, “alle 12.15, una barca che portava quattro cattolici si è rivoltata. I poliziotti l’hanno visto, ma non hanno fatto nulla. Uno ha anche tentato di impedire il salvataggio”. Altri fedeli “si sono gettati in mare ed hanno salvato i loro fratelli. Ma sono rimasti impressionati dal comportamento delle autorità”. Che intanto hanno eretto, a fianco dell’altare, tre postazioni di poliziotti, che filmano tutti coloro che vanno a messa.
Hue (AsiaNews) – Pur di aumentare le intimidazioni contro un gruppo di fedeli, i poliziotti hanno “girato le spalle” di fronte a quattro cattolici finiti in mare perché la loro barca si era rivoltata. “Uno ha anche tentato di impedire il loro salvataggio”. E’ accaduto, racconta padre Peter Nguyen Huu Giai (nella foto), lunedì scorso, 15 dicembre, alla chiesa di An Bang, a Vinh An, nella provincia di Thua Thien, arcidiocesi di Hue.
La “chiesa” in realtà è “aperta”: ci sono solo una croce ed un altare. Il terreno sul quale sono eretti, spiega padre Nguyen, il parroco, apparteneva ad un parrocchiano, Le Khinh, morto qualche anno fa, ma “i suoi figli sono ancora qui e sono loro i legali proprietari”. L’uno e gli altri, aggiunge, hanno permesso ai fedeli di Vinh An, in maggioranza pescatori o contadini poveri, di costruire la “chiesa” sul loro terreno. La controversia è sorta dopo la morte del benefattore, quando funzionari locali hanno messo gli occhi sulla zona ed hanno pensato di costruirvi un complesso turistico.
Ad ottobre è stato emanato l’ordine di rimuovere croce ed altare, sostenendo che sono su una proprietà pubblica, ma il parroco l’ha respinto, chiedendo alle autorità di esibire un qualunque documento che provi la loro proprietà sul terreno.
La vicenda ricorda quelle di Hanoi e di Vinh Long, altri luoghi ove le autorità si sono impossessate di terreni della Chiesa. Anche qui è in atto una campagna di intimidazione e molestie. “Ogni mattina, dalle 5,30, altoparlanti cominciano a parlare della politica religiosa dello Stato e di come esso rispetti la Chiesa cattolica”. Inoltre, “numerosi parrocchiani sono stati convocati”.
Lunedì. “quando i parrocchiani si stavano riunendo nella loro chiesa per prepararsi al Natale – raconta padre Nguyen - centinaia di poliziotti sono stati mobilitati per bloccare l’area”. “Hanno detto a me ed ai miei parrocchiani – prosegue – che non sarebbe stato permesso di celebrare qui il Natale”.
I fedeli si sono affrettati verso il luogo, “alle 12.15, una barca che portava quattro cattolici si è rivoltata. I poliziotti l’hanno visto, ma non hanno fatto nulla. Uno ha anche tentato di impedire il salvataggio”. Altri fedeli “si sono gettati in mare ed hanno salvato i loro fratelli. Ma sono rimasti impressionati dal comportamento delle autorità”. Che intanto hanno eretto, a fianco dell’altare, tre postazioni di poliziotti, che filmano tutti coloro che vanno a messa.
Sisters protest in Saigon asking for their home back
J.B. An Dang
17:03 17/12/2008
The local government in Ho Chi Minh City (formerly known as Saigon) suddenly betrayed its promises to solve a Church property dispute by dialogue and started new constructions at the site with the back of police.
On Wednesday morning of Dec. 17, dozens of Sisters of the Daughters of the Charity of Saint Vincent De Paul (Compagnie des Filles de la Charité de Saint Vincent De Paul) rushed to their old house to protest a new plan to convert it into a commercial complex. The house has been seized by local government since 1977.
The sisters were really upset to know that the government decided to break its words and started new constructions at their house. They rushed to the site by all means. Some took motor bikes. Some just ran along streets.
They stood all day in front of the house, once their own home, praying for justice. As at 10pm local time, the protest was still on-going with the sisters vowed to stay there until the government returns their home back to them.
The property in question is located on Nguyen Thi Dieu Street. It has belonged to the Order since December 1959 after the French Red Cross transferred ownership to the sisters. The nuns opened a day care center that operated till 1975 when the communists came to power. Eventually the archdiocese of Saigon and the Order had to agree to let the local government use the facility as a school for kindergarteners.
Despite protests of the Order, in 1997, the government issued a decree to transfer the ownership to the People’s Committee of Ho Chi Minh city arguing that the property was in the state of absentee-landlord. Soon, the property was rented out in order to financially support local government. It was converted to a dancing club in 2005. In 2007, police raided the club and reported that the property was actually being run as a brothel. The club was shut down.
In the meantime the sisters continued to petition the authorities demanding that the building be returned since it had no socially relevant function, but their demand went nowhere.
In November 2007 ownership was transferred to the Bureau of Railroad System Management which expressed the intention of tearing it down to build a hotel with night club.
The archdiocese joined the sisters, calling on the authorities to reverse the decision. All they got was that the sign advertising the future night club was removed whilst demolition continued.
On 15 December some 70 sisters took matters into their hands, organizing a vigil prayer together with a group of students in front of news reporters. Their action momentarily stopped the demolition.
Since the beginning of the year hundreds of them had been gathering every day to pray in front of their seized property until late in March when the government promised to return their home.
But no move had been made. The protest erupted again on June 12 as the People’s Committee of Ho Chi Minh city signed another decree to transfer the ownership to the Third district of Ho Chi Minh city.
The sisters insisted that the government had to return to them, the true owner of the property, rather than kept kicking the ball around, again and again. They asked the government to listen and dialog seriously with them on the dispute.
The protest in June occurred when a Vatican delegation was visiting Vietnam. The local government, in an attempt to quickly dismiss their daily protests, promised to consider the issue according to the law.
Today, it breaks its words.
After seizing the land of the former apostolic delegation, and properties belonging to Thai Ha parish and to St Paul’s Monastery in Vinh Long; trying eight Thai ha parishioners; demanding Redemptorists to be transferred out of the capital; persecuting Catholics at An Bang Hue to seize their land at any cost; today, the communist government in Vietnam continues to show to the world another violation to human rights and religious freedom.
Attacks by Vietnamese authorities against the Catholic Church seem to have no end and no pause even with Christmas draws near.
On Wednesday morning of Dec. 17, dozens of Sisters of the Daughters of the Charity of Saint Vincent De Paul (Compagnie des Filles de la Charité de Saint Vincent De Paul) rushed to their old house to protest a new plan to convert it into a commercial complex. The house has been seized by local government since 1977.
At 10pm on Wednesday the sisters were still protesting at the site |
They stood all day in front of the house, once their own home, praying for justice. As at 10pm local time, the protest was still on-going with the sisters vowed to stay there until the government returns their home back to them.
The property in question is located on Nguyen Thi Dieu Street. It has belonged to the Order since December 1959 after the French Red Cross transferred ownership to the sisters. The nuns opened a day care center that operated till 1975 when the communists came to power. Eventually the archdiocese of Saigon and the Order had to agree to let the local government use the facility as a school for kindergarteners.
Despite protests of the Order, in 1997, the government issued a decree to transfer the ownership to the People’s Committee of Ho Chi Minh city arguing that the property was in the state of absentee-landlord. Soon, the property was rented out in order to financially support local government. It was converted to a dancing club in 2005. In 2007, police raided the club and reported that the property was actually being run as a brothel. The club was shut down.
In the meantime the sisters continued to petition the authorities demanding that the building be returned since it had no socially relevant function, but their demand went nowhere.
In November 2007 ownership was transferred to the Bureau of Railroad System Management which expressed the intention of tearing it down to build a hotel with night club.
The archdiocese joined the sisters, calling on the authorities to reverse the decision. All they got was that the sign advertising the future night club was removed whilst demolition continued.
On 15 December some 70 sisters took matters into their hands, organizing a vigil prayer together with a group of students in front of news reporters. Their action momentarily stopped the demolition.
Since the beginning of the year hundreds of them had been gathering every day to pray in front of their seized property until late in March when the government promised to return their home.
But no move had been made. The protest erupted again on June 12 as the People’s Committee of Ho Chi Minh city signed another decree to transfer the ownership to the Third district of Ho Chi Minh city.
The sisters insisted that the government had to return to them, the true owner of the property, rather than kept kicking the ball around, again and again. They asked the government to listen and dialog seriously with them on the dispute.
The protest in June occurred when a Vatican delegation was visiting Vietnam. The local government, in an attempt to quickly dismiss their daily protests, promised to consider the issue according to the law.
Today, it breaks its words.
After seizing the land of the former apostolic delegation, and properties belonging to Thai Ha parish and to St Paul’s Monastery in Vinh Long; trying eight Thai ha parishioners; demanding Redemptorists to be transferred out of the capital; persecuting Catholics at An Bang Hue to seize their land at any cost; today, the communist government in Vietnam continues to show to the world another violation to human rights and religious freedom.
Attacks by Vietnamese authorities against the Catholic Church seem to have no end and no pause even with Christmas draws near.
VIETNAM Catholics In South Thank God For Defendants' Release In North
UCAN
17:29 17/12/2008
HO CHI MINH CITY, Vietnam (UCAN) -- Catholics in southern Vietnam say God answered prayers for the release of eight Catholic defendants tried on charges related to a Church-government land dispute in Ha Noi.
On Dec. 14, about 3,000 Catholics gathered at Redemptorist-run Our Lady of Perpetual Help Church in Ho Chi Minh City, 1,710 kilometers south of Ha Noi, to thank God for the freedom of their northern brothers and sisters in faith.
Visiting Father Pierre Nguyen Van Khai and 22 local Redemptorists concelebrated the special two-hour liturgy.
Before the Mass, people clapped loudly when photos of the defendants' Dec. 8 trial at the hall of the People's Committee of O Cho Dua ward in Ha Noi were shown on a screen. The eight Catholics, aged 21-63, were found guilty of disturbing public order and damaging public property. Seven were given suspended sentences of 12-17 months while the youngest was let off with a warning.
The defendants were among hundreds of Catholics who occupied a former plot of Church land near the Redemptorist-run Thai Ha Church in the capital on Aug. 15. They placed crosses and Marian statues on the plot, which the government had confiscated in the early 1960s.
During the trial, about 2,000 supporters from the capital and neighboring provinces sat on sidewalks, prayed and sang hymns in front of the heavily guarded trial building. They held cycad leaves -- a traditional symbol of martyrdom -- crosses, Marian images and placards.
"I am very happy about the defendants' freedom," Marie Minh An told UCA News in Ho Chi Minh City after the Mass. "Now I feel the strength of prayers that Catholics throughout the country offered for them."
Jail sentences would have been hard to avoid in the past, said An, who had attended previous gatherings to pray for the defendants. She added that the local Redemptorists should have done something more to protect the defendants instead of just holding prayer gatherings.
Maria Phung Buu Van, 24, claimed God had answered her prayers for the defendants to be tried fairly and returned to their families quickly. In her view, the Mass was an opportunity for local Catholics to express their deep gratitude to God for what he had done for the local Church.
In the homily, Father Khai, who is stationed in Thai Ha, said the prayers of Catholics throughout the country brought spiritual strength to the defendants at the trial.
Father Khai, 38, the only priest allowed to attend the seven-hour trial, recalled supporters sang hymns and said prayers so loudly outside that security officers had to close the windows and doors of the trial hall on the fourth floor of the building. The defendants bravely witnessed to truth and justice, and denied the prosecution's charges, he added.
Among the 120 people present at the trial, he continued, 10 were relatives of the defendants and the others were government officials. "The defendants did not fear the judges, and they told me, 'Don't worry about us,'" he said.
Lawyer Le Tran Luat, who represented one of the defendants and who attended the recent Mass, agreed that prayers helped the defendants win, but added that the sentences are still unjust.
Father Joseph Cao Dinh Tri, Redemptorist vice provincial, said the same during the Mass. He asked people to continue praying for justice and peace in the country.
Meanwhile, Nguyen The Thao, head of the People's Committee of Ha Noi, wrote a letter dated Dec. 12 to Bishop Pierre Nguyen Van Nhon, head of the Vietnam Bishop's Conference, and Father Vincent Pham Trung Thanh, Redemptorist provincial superior.
In the letter, Thao asked the two Church leaders to transfer Father Khai and three other Redemptorists to places outside the capital. He accused these priests of provoking people to break the law and of slandering the government on the day of the trial.
On Dec. 14, about 3,000 Catholics gathered at Redemptorist-run Our Lady of Perpetual Help Church in Ho Chi Minh City, 1,710 kilometers south of Ha Noi, to thank God for the freedom of their northern brothers and sisters in faith.
Visiting Father Pierre Nguyen Van Khai and 22 local Redemptorists concelebrated the special two-hour liturgy.
Before the Mass, people clapped loudly when photos of the defendants' Dec. 8 trial at the hall of the People's Committee of O Cho Dua ward in Ha Noi were shown on a screen. The eight Catholics, aged 21-63, were found guilty of disturbing public order and damaging public property. Seven were given suspended sentences of 12-17 months while the youngest was let off with a warning.
The defendants were among hundreds of Catholics who occupied a former plot of Church land near the Redemptorist-run Thai Ha Church in the capital on Aug. 15. They placed crosses and Marian statues on the plot, which the government had confiscated in the early 1960s.
During the trial, about 2,000 supporters from the capital and neighboring provinces sat on sidewalks, prayed and sang hymns in front of the heavily guarded trial building. They held cycad leaves -- a traditional symbol of martyrdom -- crosses, Marian images and placards.
"I am very happy about the defendants' freedom," Marie Minh An told UCA News in Ho Chi Minh City after the Mass. "Now I feel the strength of prayers that Catholics throughout the country offered for them."
Jail sentences would have been hard to avoid in the past, said An, who had attended previous gatherings to pray for the defendants. She added that the local Redemptorists should have done something more to protect the defendants instead of just holding prayer gatherings.
Maria Phung Buu Van, 24, claimed God had answered her prayers for the defendants to be tried fairly and returned to their families quickly. In her view, the Mass was an opportunity for local Catholics to express their deep gratitude to God for what he had done for the local Church.
In the homily, Father Khai, who is stationed in Thai Ha, said the prayers of Catholics throughout the country brought spiritual strength to the defendants at the trial.
Father Khai, 38, the only priest allowed to attend the seven-hour trial, recalled supporters sang hymns and said prayers so loudly outside that security officers had to close the windows and doors of the trial hall on the fourth floor of the building. The defendants bravely witnessed to truth and justice, and denied the prosecution's charges, he added.
Among the 120 people present at the trial, he continued, 10 were relatives of the defendants and the others were government officials. "The defendants did not fear the judges, and they told me, 'Don't worry about us,'" he said.
Lawyer Le Tran Luat, who represented one of the defendants and who attended the recent Mass, agreed that prayers helped the defendants win, but added that the sentences are still unjust.
Father Joseph Cao Dinh Tri, Redemptorist vice provincial, said the same during the Mass. He asked people to continue praying for justice and peace in the country.
Meanwhile, Nguyen The Thao, head of the People's Committee of Ha Noi, wrote a letter dated Dec. 12 to Bishop Pierre Nguyen Van Nhon, head of the Vietnam Bishop's Conference, and Father Vincent Pham Trung Thanh, Redemptorist provincial superior.
In the letter, Thao asked the two Church leaders to transfer Father Khai and three other Redemptorists to places outside the capital. He accused these priests of provoking people to break the law and of slandering the government on the day of the trial.
In Vinh An police stand idle as a group of faithful fall into the sea
Asia-News
22:02 17/12/2008
The victims were warned to stay away from a church located on land local authorities want to use to build a tourist complex. For this reason they have been engaged in an intimidation campaign for months.
Hue (AsiaNews) – As part of their intimidatory action police “turned their backs” on four Catholics whose boat sank off the coast of central Vietnam near Hue; “one even tried to prevent their rescue,” said Fr Peter Nguyen Huu Giai (pictured). The incident occurred last Monday near the church in An Bang parish, in Vinh An, a village in Thua Thien province, Hue archdiocese.
The church is not a real building; it is only a cross and altar set in the ground. The land on which they stand belonged to a parishioner, Mr Le Khinh, who died a few years ago. Both he and his children had agreed to have the “church” built for Vinh An parishioners, who are mostly poor fishermen and farmers. “His children are still the land’s legal owners,” Father Peter said.
Things turned ugly when Vinh An authorities decided they wanted to turn the area in a tourist resort following the death of the congregation’s benefactor. Back in October they issued a removal order for cross and altar, claiming that the area as public land.
The parish priest rejected the order, demanding the authorities show a proof of ownership.
The controversy echoes similar happenings in Hanoi and Vinh Long where local authorities have seized Church property.
Here too the tug-of-war between Catholics and local authorities involves a campaign of intimidation and harassment on the latter’s part.
For example, “at 5.30 every morning loudspeakers blare out the government religious policies, saying how much it respects the Catholic Church,” Father Peter said. “Many parishioners have also been summoned to appear before the authorities,” he added.
On Monday “when parishioners were meeting in church to prepare for Christmas, hundreds of policemen swarmed the area to seal it off,” the parish priest said. “They told me and the members of my congregation that we were not allowed to celebrate Christmas here.”
Upon hearing about what was happening, many faithful rushed to the place. At 12.15 a boat carrying four Catholics overturned in the waters. The police saw it but did nothing. “One even tried to prevent their rescue,” Father Peter said.
Other faithful “jumped into the sea and saved them, but everyone was taken aback by the authorities’ behaviour.”
Now the latter have set up three police booths near the altar where officers can tape people coming to Mass.
Hue (AsiaNews) – As part of their intimidatory action police “turned their backs” on four Catholics whose boat sank off the coast of central Vietnam near Hue; “one even tried to prevent their rescue,” said Fr Peter Nguyen Huu Giai (pictured). The incident occurred last Monday near the church in An Bang parish, in Vinh An, a village in Thua Thien province, Hue archdiocese.
The church is not a real building; it is only a cross and altar set in the ground. The land on which they stand belonged to a parishioner, Mr Le Khinh, who died a few years ago. Both he and his children had agreed to have the “church” built for Vinh An parishioners, who are mostly poor fishermen and farmers. “His children are still the land’s legal owners,” Father Peter said.
Things turned ugly when Vinh An authorities decided they wanted to turn the area in a tourist resort following the death of the congregation’s benefactor. Back in October they issued a removal order for cross and altar, claiming that the area as public land.
The parish priest rejected the order, demanding the authorities show a proof of ownership.
The controversy echoes similar happenings in Hanoi and Vinh Long where local authorities have seized Church property.
Here too the tug-of-war between Catholics and local authorities involves a campaign of intimidation and harassment on the latter’s part.
For example, “at 5.30 every morning loudspeakers blare out the government religious policies, saying how much it respects the Catholic Church,” Father Peter said. “Many parishioners have also been summoned to appear before the authorities,” he added.
On Monday “when parishioners were meeting in church to prepare for Christmas, hundreds of policemen swarmed the area to seal it off,” the parish priest said. “They told me and the members of my congregation that we were not allowed to celebrate Christmas here.”
Upon hearing about what was happening, many faithful rushed to the place. At 12.15 a boat carrying four Catholics overturned in the waters. The police saw it but did nothing. “One even tried to prevent their rescue,” Father Peter said.
Other faithful “jumped into the sea and saved them, but everyone was taken aback by the authorities’ behaviour.”
Now the latter have set up three police booths near the altar where officers can tape people coming to Mass.
An Bang parish
Thuy Huong
22:14 17/12/2008
An Bang is a village located 25 km Southeast of Hue city with about 800 active Catholics living and fishing in the area. In the middle of nowhere, on the land once owned by Mr. Le Khinh, a parishioner who donated his property to his parish upon his death, a church was built obviously just to satisfy people's hunger for Christ and that seems to be the one and only reason, judging by the way it looks.
Tourists from the West would drop their jaws if this "church" were introduced to them by their tour guide for its lack of everything a regular church from the Western world would consist of.
Not a single chair would be found in this church, nor could church goers be protected from the rain or hot sun since there were no roof, no wall, no fan, nothing.
Father Peter Nguyen Huu Giai is currently the pastor to An Bang parish. He is a priest known to have devoted his entire priesthood for not only pastoral duties but also the protection of his uneducated, peace loving parishioners from harassment and intimidation from the local government. He has been constantly living under tremendous amount of pressure from the local officials for not being able to keep with their demands from all aspects upon his poor, defenseless parishioners.
Ever since father Nguyen Van Ly -his colleague and best friend at the same archdiocese- had fought so hard to keep the local government's hands off people's land as well as freedom to participate in church's activities, and later imprisoned for his brave actions, An Bang's parishioners have turned to father Peter for guidance and protection when it comes to dealing with cadres' malicious intents. Circumstances had brought them closer every time natural disaster or just plain governmental abuse struck. He and his flocks remained defiant, unyielding to any threats until today.
Their church they come to worship, therefore, always crowded and lively, no matter if it rains or shine. People would come and sit on the dirt floor to celebrate mass. Morning masses are usually celebrated at 5:30 am to avoid the blazing hot sun shining right on their faces, but when it rains people don't have much choice besides getting soaked.
Their poverty, however, does not appeal to the pity of the government; and does not spare them from attacks of officials who are so driven by greed and ambition that they have been trying to take every step to dissociate the people with their legitimate need for a decent worshiping place where they can be in communion with Christ. They have turned down each and every request to build a "real church" from the priest and his parishioners while publicly announcing they'd already made plans to turn the area into a tourist resort.
While facing the possible loss of their land on which their simple church has been established, the Catholics of An Bang never have any doubts in God's presence amongst them, no matter how big or small, how beautiful or simple their church is.
"For we are the Temple of the living God. As God has said: "I will live with them and walk among them, and I will be their God, and they will be My people." (2 Corinthians 6:16)
Tourists from the West would drop their jaws if this "church" were introduced to them by their tour guide for its lack of everything a regular church from the Western world would consist of.
Not a single chair would be found in this church, nor could church goers be protected from the rain or hot sun since there were no roof, no wall, no fan, nothing.
Father Peter Nguyen Huu Giai is currently the pastor to An Bang parish. He is a priest known to have devoted his entire priesthood for not only pastoral duties but also the protection of his uneducated, peace loving parishioners from harassment and intimidation from the local government. He has been constantly living under tremendous amount of pressure from the local officials for not being able to keep with their demands from all aspects upon his poor, defenseless parishioners.
Ever since father Nguyen Van Ly -his colleague and best friend at the same archdiocese- had fought so hard to keep the local government's hands off people's land as well as freedom to participate in church's activities, and later imprisoned for his brave actions, An Bang's parishioners have turned to father Peter for guidance and protection when it comes to dealing with cadres' malicious intents. Circumstances had brought them closer every time natural disaster or just plain governmental abuse struck. He and his flocks remained defiant, unyielding to any threats until today.
Their church they come to worship, therefore, always crowded and lively, no matter if it rains or shine. People would come and sit on the dirt floor to celebrate mass. Morning masses are usually celebrated at 5:30 am to avoid the blazing hot sun shining right on their faces, but when it rains people don't have much choice besides getting soaked.
Their poverty, however, does not appeal to the pity of the government; and does not spare them from attacks of officials who are so driven by greed and ambition that they have been trying to take every step to dissociate the people with their legitimate need for a decent worshiping place where they can be in communion with Christ. They have turned down each and every request to build a "real church" from the priest and his parishioners while publicly announcing they'd already made plans to turn the area into a tourist resort.
While facing the possible loss of their land on which their simple church has been established, the Catholics of An Bang never have any doubts in God's presence amongst them, no matter how big or small, how beautiful or simple their church is.
"For we are the Temple of the living God. As God has said: "I will live with them and walk among them, and I will be their God, and they will be My people." (2 Corinthians 6:16)
Vietnamese officials reaffirm plans to demolish Catholic monastery
Catholic News Agency
02:17 17/12/2008
Vietnamese officials reaffirm plans to demolish Catholic monastery
Vinh Long, Dec 15, 2008 - Repeating a government tactic used in disputes with Vietnamese Catholics seeking the return of confiscated property, the People's Committee of Vinh Long on Friday announced that it will demolish the city’s St. Paul Monastery to build a public park.
Prior to the announcement, numerous meetings had been held in Vinh Long to accuse the Sisters of Charity of Saint Vincent de Paul of "taking advantage of religious freedom to inspire protests against the State of the Socialist Republic of Vietnam, and hence damage the united block of the people," J.B. An Dang tells CNA.
In May, the Sisters began protesting government plans to convert their monastery into a five-star hotel.
Thomas Nguyen Van Tan, Bishop of Vinh Long, wrote a May 18 letter to priests, religious, and lay people of the diocese, recounting the history of the dispute.
On "a day of disaster," September 7, 1977, local authorities mobilized armed forces to blockade and raid Holy Cross College, St. Paul Monastery, and the Major Seminary, the bishop wrote.
"Then, they seized all these properties and arrested those who were in charge of the premises. I myself was among the detainees," his letter continued.
He reported that since the confiscation of the property, representatives of the Provincial Superior of the Sisters of Charity of Saint Vincent de Paul and representatives of the Bishop’s office have repeatedly sent petitions to local and central governments.
"However, these petitions have gone unanswered," the bishop added.
Reporting confirmation from local officials, he reported in his May 18 letter that the local government had issued a decree that a hotel should be built on the land of the Sisters, the size of which he reported to be 10,235 square meters or about 2.5 acres.
His letter also reported that town residents had been summoned to government meetings to vow to take "strong actions" against opponents of the construction. The bishop called the loss of their monastery a "great suffering" for the Sisters.
Sister Marie Nguyen from Saigon explained that the Sisters had been in Vinh Long since 1871 and have been "continuously serving" people in the provinces of Vinh Long, Ben Tre, and Tra Vinh.
"Their monastery had also been used as an orphanage, and they just wanted to get it back to run an orphanage. The need for such a charity institution is more urgent than ever as HIV infection and drug addiction keep claiming more and more people's lives in the area," she said, according to J.B. An Dang.
"Obviously, while the Church is seeking innovative ways to serve people, this government chooses to turn its back against them," she commented.
On the evening of Sunday, December 14, more than five thousand Catholics gathered at another disputed site, Redemptorist Monastery in Saigon, to celebrate a thanksgiving Mass after the conclusion of the trial of eight parishioners.
"The Candlelight vigil was an open defiance against a prohibition of the local government for massive vigils," J.B. An Dang tells CNA.
On December 5, eight parishioners of Thai Ha Church were put on trial under what many Catholics considered to be false pretenses. Accusations against them concerned their actions in protests seeking the return of confiscated Church property.
Their trial ended on December 8, but reports that the accused had pled "not guilty" apparently had resonated throughout Hanoi.
"It seems the trial has turned the table around for the eight defendants, whose courage has become symbolic of defiance and grace under fire. They are viewed as heroes in the eyes of their fellow countrymen, while the Vietnam government -the accuser- now becomes the accused for imposing such an unjust, immoral and unconstitutional [process] on its citizens," said Fr. John Nguyen from Hanoi.
"A few months ago, nobody would even know the names of the defendants. Now their names and story have become the talk of the town, the topic in every household and coffee shop, when it comes to [the question of] how can they resist the pressure and say 'enough is enough' to one of the most dictatorial regimes in the world today." he added, J.B. An Dang reports.
(Source: http://www.catholicnewsagency.com/new.php?n=14630)
*CNA***
Vinh Long, Dec 15, 2008 - Repeating a government tactic used in disputes with Vietnamese Catholics seeking the return of confiscated property, the People's Committee of Vinh Long on Friday announced that it will demolish the city’s St. Paul Monastery to build a public park.
Candlelight vigil in Saigon / Photo: VietCatholic |
In May, the Sisters began protesting government plans to convert their monastery into a five-star hotel.
Thomas Nguyen Van Tan, Bishop of Vinh Long, wrote a May 18 letter to priests, religious, and lay people of the diocese, recounting the history of the dispute.
On "a day of disaster," September 7, 1977, local authorities mobilized armed forces to blockade and raid Holy Cross College, St. Paul Monastery, and the Major Seminary, the bishop wrote.
"Then, they seized all these properties and arrested those who were in charge of the premises. I myself was among the detainees," his letter continued.
He reported that since the confiscation of the property, representatives of the Provincial Superior of the Sisters of Charity of Saint Vincent de Paul and representatives of the Bishop’s office have repeatedly sent petitions to local and central governments.
"However, these petitions have gone unanswered," the bishop added.
Reporting confirmation from local officials, he reported in his May 18 letter that the local government had issued a decree that a hotel should be built on the land of the Sisters, the size of which he reported to be 10,235 square meters or about 2.5 acres.
His letter also reported that town residents had been summoned to government meetings to vow to take "strong actions" against opponents of the construction. The bishop called the loss of their monastery a "great suffering" for the Sisters.
Sister Marie Nguyen from Saigon explained that the Sisters had been in Vinh Long since 1871 and have been "continuously serving" people in the provinces of Vinh Long, Ben Tre, and Tra Vinh.
"Their monastery had also been used as an orphanage, and they just wanted to get it back to run an orphanage. The need for such a charity institution is more urgent than ever as HIV infection and drug addiction keep claiming more and more people's lives in the area," she said, according to J.B. An Dang.
"Obviously, while the Church is seeking innovative ways to serve people, this government chooses to turn its back against them," she commented.
On the evening of Sunday, December 14, more than five thousand Catholics gathered at another disputed site, Redemptorist Monastery in Saigon, to celebrate a thanksgiving Mass after the conclusion of the trial of eight parishioners.
"The Candlelight vigil was an open defiance against a prohibition of the local government for massive vigils," J.B. An Dang tells CNA.
On December 5, eight parishioners of Thai Ha Church were put on trial under what many Catholics considered to be false pretenses. Accusations against them concerned their actions in protests seeking the return of confiscated Church property.
Their trial ended on December 8, but reports that the accused had pled "not guilty" apparently had resonated throughout Hanoi.
"It seems the trial has turned the table around for the eight defendants, whose courage has become symbolic of defiance and grace under fire. They are viewed as heroes in the eyes of their fellow countrymen, while the Vietnam government -the accuser- now becomes the accused for imposing such an unjust, immoral and unconstitutional [process] on its citizens," said Fr. John Nguyen from Hanoi.
"A few months ago, nobody would even know the names of the defendants. Now their names and story have become the talk of the town, the topic in every household and coffee shop, when it comes to [the question of] how can they resist the pressure and say 'enough is enough' to one of the most dictatorial regimes in the world today." he added, J.B. An Dang reports.
(Source: http://www.catholicnewsagency.com/new.php?n=14630)
*CNA
New threats to Viet communities
CathNews Australia
02:19 17/12/2008
New threats to Viet communities
December 17, 2008 - Travails for Vietnam's Catholic community continue with the Hanoi city government saying it wants to expel Redemptorists from the capital while nuns in the southern city of Vinh Long are facing a battle to save their monastery.
Viet Catholic reports church-state tension threatens to boil over again after the capital city government has demanded the Vietnam Conference of Catholic Bishops transfer Redemptorists out of Hanoi.
The letter from Hanoi's city chairman addressed to "Mr Chairman of the Vietnam Conference of Catholic Bishops" and "Mr Redemptorist Provincial Superior" demands that Hanoi Redemptorists "must be transferred out of the area of the capital."
In the correspondence, sent to Bishop Peter Nguyen Van Nhon of Dalat diocese, the president of the Vietnam Conference of Catholic Bishops; and to Fr. Vincent Nguyen Trung Thanh, the Vietnam Redemptorist Provincial Superior, Mr Nguyen The Thao accused Hanoi Redemptorists of "smearing the system of justice in Vietnam."
It is not the first time Mr Thao has made such a demand. In a September letter, Mr Thao asked the conference to consider and duly reprimand, pursuant to the Church's discipline, Archbishop Ngo Quang Kiet and Hanoi Redemptorists for what he described as "inciting riots, falsely accusing the government, disrespecting the nation, breaking and ridiculing the law, instigating others to violate it."
In particular, he asked the conference to "punish severely" and to "transfer them out of Hanoi's area." The bishops have answered him by defending Hanoi's prelate, Redemptorists, and their flock. "They have not done anything against current Church Canon Law," the bishops replied.
The latest move from Hanoi government has worried parishioners of Thai Ha. "After the trial, our troubles have not ended. I realise they are just the beginning," said Lan Tran a parishioner.
Meanwhile, Asia News reports the St Paul Monastery of the Sisters of Charity of St Vincent de Paul in Vinh Long is slated for demolition to give way to a public park.
Vietnamese authorities appear to have adopted a policy of turning Church property into green spaces, AsiaNews says. "Or perhaps it is a vendetta against local Catholics whose protests prevented them from selling the land to private interests."
In a press conference last Friday Vinh Long Provincial people's Committee announced that the monastery would be torn down.
The announcement was accompanied by accusations against the sisters of "taking advantage of religious freedom to inspire protests against the Socialist Republic of Vietnam, and hence damage the unity of the people."
The government attack came following protests by the women religious when they found out that local authorities were planning to turn the monastery into a five star hotel.
cathnews
(Source: http://www.cathnews.com/article.aspx?aeid=10787)
December 17, 2008 - Travails for Vietnam's Catholic community continue with the Hanoi city government saying it wants to expel Redemptorists from the capital while nuns in the southern city of Vinh Long are facing a battle to save their monastery.
Viet Catholic reports church-state tension threatens to boil over again after the capital city government has demanded the Vietnam Conference of Catholic Bishops transfer Redemptorists out of Hanoi.
The letter from Hanoi's city chairman addressed to "Mr Chairman of the Vietnam Conference of Catholic Bishops" and "Mr Redemptorist Provincial Superior" demands that Hanoi Redemptorists "must be transferred out of the area of the capital."
In the correspondence, sent to Bishop Peter Nguyen Van Nhon of Dalat diocese, the president of the Vietnam Conference of Catholic Bishops; and to Fr. Vincent Nguyen Trung Thanh, the Vietnam Redemptorist Provincial Superior, Mr Nguyen The Thao accused Hanoi Redemptorists of "smearing the system of justice in Vietnam."
It is not the first time Mr Thao has made such a demand. In a September letter, Mr Thao asked the conference to consider and duly reprimand, pursuant to the Church's discipline, Archbishop Ngo Quang Kiet and Hanoi Redemptorists for what he described as "inciting riots, falsely accusing the government, disrespecting the nation, breaking and ridiculing the law, instigating others to violate it."
In particular, he asked the conference to "punish severely" and to "transfer them out of Hanoi's area." The bishops have answered him by defending Hanoi's prelate, Redemptorists, and their flock. "They have not done anything against current Church Canon Law," the bishops replied.
The latest move from Hanoi government has worried parishioners of Thai Ha. "After the trial, our troubles have not ended. I realise they are just the beginning," said Lan Tran a parishioner.
Meanwhile, Asia News reports the St Paul Monastery of the Sisters of Charity of St Vincent de Paul in Vinh Long is slated for demolition to give way to a public park.
Vietnamese authorities appear to have adopted a policy of turning Church property into green spaces, AsiaNews says. "Or perhaps it is a vendetta against local Catholics whose protests prevented them from selling the land to private interests."
In a press conference last Friday Vinh Long Provincial people's Committee announced that the monastery would be torn down.
The announcement was accompanied by accusations against the sisters of "taking advantage of religious freedom to inspire protests against the Socialist Republic of Vietnam, and hence damage the unity of the people."
The government attack came following protests by the women religious when they found out that local authorities were planning to turn the monastery into a five star hotel.
cathnews
(Source: http://www.cathnews.com/article.aspx?aeid=10787)
Synod Propositions 46-50: Conclusions of Episcopal Assembly on Word of God
Zenit
02:24 17/12/2008
VATICAN CITY, DEC. 16, 2008 (Zenit.org).- Here are translations of the synodal propositions 46-50, which were submitted to Benedict XVI at the end of the world Synod of Bishops on the "Word of God in the Life and Mission of the Church," held in October at the Vatican.
ZENIT will publish a translation of the last five propositions Wednesday.
Proposition 46: Faithful reading of Scripture: historical authenticity and fundamentalism
Faithful reading of sacred Scripture, practiced since antiquity in the Tradition of the Church, seeks the truth that saves for the life of each faithful and for the Church. This reading acknowledges the historic value of the biblical tradition. It is precisely because of this value of historic testimony that it desires to rediscover the profound meaning of sacred Scripture destined also for the life of today's believer.
Such a reading of Scripture differs from "fundamentalist interpretations," which ignore the human mediation of the inspired text and its literary genres. To use "lectio divina" fruitfully, the believer must be educated "not to confuse unknowingly the human limits of the biblical message with the divine essence of the message itself" (cf. Pontifical Biblical Commission, The Interpretation of the Bible in the Church, I F).
Proposition 47: The Bible and the phenomenon of sects
We are profoundly concerned over the increase and mutation of the phenomenon of sects. In fact, the sects of various origins seem to offer an experience of God's closeness to a person's life and promise an illusory happiness through the Bible, often interpreted in a fundamentalist way.
We propose:
-- Through a vital correct hermeneutic of the biblical pages, to intensify pastoral activity to provide the food of the Word to the faithful seeking it;
-- To learn from the rich experience of the first centuries of the Church, which, however, knew similar phenomena (cf. 1 John 2:19; 4:2-3);
-- To know better the peculiar characteristics, the causes and promoters of the sects exactly as they present themselves today;
-- To help the faithful to distinguish well the Word of God from private revelations;
-- To stimulate groups that share and meditate in order to counteract the attraction of the sects and fundamentalism.
It is necessary that priests are adequately prepared to address this new situation, making them capable of proposing a biblical animation of pastoral care, adapted to the problems that people face today.
We ask the Holy See to study, in collaboration with the episcopal conferences and the competent structures of the Catholic Eastern Churches, the phenomenon of the sects in its global scope and also in its local repercussions.
Proposition 48: Bible and inculturation
Revelation was constituted by taking from the different human cultures the authentic values capable of expressing the truth that God communicated to men for our salvation (cf. "Dei Verbum," 11). The Word of God, in as much as revelation, introduced in cultures the knowledge of truth that would otherwise have been unknown and created cultural progress and development. The Lord's command to the Church to proclaim the Word of God implies taking the Word of God to all peoples on earth and their cultures. This implies the same process of inculturation of the Word of God as occurs in Revelation.
Hence, the Word of God must penetrate every environment so that culture produces original expressions of life, liturgy and Christian thought (cf. "Catechesi Tradendae," 53). This takes place when the Word of God, proposed to a culture, "fertilize as from within the spiritual qualities and traditions of each people, confirms them, perfects them and recapitulates them in Christ" ("Gaudium et Spes," 58), thus eliciting new expressions of Christian life.
For a genuine inculturation of the evangelical message, the formation of missionaries with adequate means must be ensured, to know in-depth the vital ambience and the socio-cultural conditions, so that they can be inserted in the environment, the language and the local cultures. It corresponds to the local Church in the first place to achieve a genuine inculturation of the evangelical message, paying attention of course to the risk of syncretism. The quality of inculturation depends on the degree of maturity of the evangelizing community.
Proposition 49: Mission "ad gentes"
The Word of God is a good for all men, which the Church must not keep to herself but share with joy and generosity with all peoples and cultures, so that they also can find in Jesus Christ the Way, the Truth and the Life (cf. John 14:6).
Looking at the example of St. Paul, of the Apostles and of so many missionaries that, in the course of history, took the Gospel to peoples, this Synod reaffirms the urgency of the mission "ad gentes" also in our time -- a proclamation that must be explicit, made not only within our churches but everywhere and must be accompanied by a coherent testimony of life, which makes the content evident and reinforces it.
Bishops, priests, deacons, persons of consecrated life and laymen must also be close to persons who do not participate in the liturgy and do not frequent our communities. The Church must go out to all with the strength of the Spirit (cf. 2 Corinthians 2:5) and continue to defend prophetically the right and liberty of persons to listen to the Word of God, seeking the most effective means to proclaim it, not excluding the risk of persecution.
Proposition 50: Bible and interreligious dialogue
The dialogue with non-Christian religions is a significant moment in the life of the Church and in the dialogue with men. Monotheisms, the traditional religions of Africa and Australia, the ancient spiritual traditions of Asia have values of respect and collaboration that can greatly foster understanding between persons and societies. The guidelines of this dialogue are in the declaration "Nostra Aetate" of Vatican II. The synod also reminds of the need to effectively ensure for all believers the freedom to profess their own faith in private and public, as well as freedom of conscience.
[Translation by ZENIT]
ZENIT will publish a translation of the last five propositions Wednesday.
Proposition 46: Faithful reading of Scripture: historical authenticity and fundamentalism
Faithful reading of sacred Scripture, practiced since antiquity in the Tradition of the Church, seeks the truth that saves for the life of each faithful and for the Church. This reading acknowledges the historic value of the biblical tradition. It is precisely because of this value of historic testimony that it desires to rediscover the profound meaning of sacred Scripture destined also for the life of today's believer.
Such a reading of Scripture differs from "fundamentalist interpretations," which ignore the human mediation of the inspired text and its literary genres. To use "lectio divina" fruitfully, the believer must be educated "not to confuse unknowingly the human limits of the biblical message with the divine essence of the message itself" (cf. Pontifical Biblical Commission, The Interpretation of the Bible in the Church, I F).
Proposition 47: The Bible and the phenomenon of sects
We are profoundly concerned over the increase and mutation of the phenomenon of sects. In fact, the sects of various origins seem to offer an experience of God's closeness to a person's life and promise an illusory happiness through the Bible, often interpreted in a fundamentalist way.
We propose:
-- Through a vital correct hermeneutic of the biblical pages, to intensify pastoral activity to provide the food of the Word to the faithful seeking it;
-- To learn from the rich experience of the first centuries of the Church, which, however, knew similar phenomena (cf. 1 John 2:19; 4:2-3);
-- To know better the peculiar characteristics, the causes and promoters of the sects exactly as they present themselves today;
-- To help the faithful to distinguish well the Word of God from private revelations;
-- To stimulate groups that share and meditate in order to counteract the attraction of the sects and fundamentalism.
It is necessary that priests are adequately prepared to address this new situation, making them capable of proposing a biblical animation of pastoral care, adapted to the problems that people face today.
We ask the Holy See to study, in collaboration with the episcopal conferences and the competent structures of the Catholic Eastern Churches, the phenomenon of the sects in its global scope and also in its local repercussions.
Proposition 48: Bible and inculturation
Revelation was constituted by taking from the different human cultures the authentic values capable of expressing the truth that God communicated to men for our salvation (cf. "Dei Verbum," 11). The Word of God, in as much as revelation, introduced in cultures the knowledge of truth that would otherwise have been unknown and created cultural progress and development. The Lord's command to the Church to proclaim the Word of God implies taking the Word of God to all peoples on earth and their cultures. This implies the same process of inculturation of the Word of God as occurs in Revelation.
Hence, the Word of God must penetrate every environment so that culture produces original expressions of life, liturgy and Christian thought (cf. "Catechesi Tradendae," 53). This takes place when the Word of God, proposed to a culture, "fertilize as from within the spiritual qualities and traditions of each people, confirms them, perfects them and recapitulates them in Christ" ("Gaudium et Spes," 58), thus eliciting new expressions of Christian life.
For a genuine inculturation of the evangelical message, the formation of missionaries with adequate means must be ensured, to know in-depth the vital ambience and the socio-cultural conditions, so that they can be inserted in the environment, the language and the local cultures. It corresponds to the local Church in the first place to achieve a genuine inculturation of the evangelical message, paying attention of course to the risk of syncretism. The quality of inculturation depends on the degree of maturity of the evangelizing community.
Proposition 49: Mission "ad gentes"
The Word of God is a good for all men, which the Church must not keep to herself but share with joy and generosity with all peoples and cultures, so that they also can find in Jesus Christ the Way, the Truth and the Life (cf. John 14:6).
Looking at the example of St. Paul, of the Apostles and of so many missionaries that, in the course of history, took the Gospel to peoples, this Synod reaffirms the urgency of the mission "ad gentes" also in our time -- a proclamation that must be explicit, made not only within our churches but everywhere and must be accompanied by a coherent testimony of life, which makes the content evident and reinforces it.
Bishops, priests, deacons, persons of consecrated life and laymen must also be close to persons who do not participate in the liturgy and do not frequent our communities. The Church must go out to all with the strength of the Spirit (cf. 2 Corinthians 2:5) and continue to defend prophetically the right and liberty of persons to listen to the Word of God, seeking the most effective means to proclaim it, not excluding the risk of persecution.
Proposition 50: Bible and interreligious dialogue
The dialogue with non-Christian religions is a significant moment in the life of the Church and in the dialogue with men. Monotheisms, the traditional religions of Africa and Australia, the ancient spiritual traditions of Asia have values of respect and collaboration that can greatly foster understanding between persons and societies. The guidelines of this dialogue are in the declaration "Nostra Aetate" of Vatican II. The synod also reminds of the need to effectively ensure for all believers the freedom to profess their own faith in private and public, as well as freedom of conscience.
[Translation by ZENIT]
Vietnam: authorities destroy new church building
Compass Direct News
23:37 17/12/2008
Five Christians injured as officials raze ‘illegally constructed’ worship place.
HO CHI MINH CITY, December 17 (Compass Direct News) – Local government officials in Dak Lak Province this morning made good on their threat to destroy a new wooden church building erected in September by Hmong Christians in Cu Hat village.
At 7 a.m. in Cu Dram Commune, Krong Bong district, a large contingent of government officials, police and demolition workers arrived at the site of a Vietnam Good News Mission and Church, razing it by 8:30 a.m. Police wielding electric cattle prods beat back hundreds of distraught Christians who rushed to the site to protect the building.
Five injured people were taken away in an emergency vehicle authorities had brought to the scene. The injured included a child who suffered a broken arm and a pregnant woman who fainted after being poked in the stomach with an electric cattle prod. Villagers said they fear she may miscarry.
By day’s end one badly injured woman had not yet been returned to the village, and authorities would not divulge where she was.
One sad Vietnamese church leader said that the demolition of the church ahead of Christmas showed the heartlessness of officials toward Christian believers.
“They think no one will notice or do anything about what they do in a remote area,” he said.
Nearly eight years ago a congregation numbering more than 500 Hmong Christians had joined thousands of others fleeing persecution in Vietnam’s northwest provinces, migrating to the Central Highlands. They aspired to construct a church building so they could worship protected from the rain and sun.
In September they were finally able to assemble materials needed to erect a 12-meter by 20-meter church building, large enough for them to meet. Eventually they were able to put a durable tile roof on the building, and with great joy they began worshipping together in a single location.
Although virtually all buildings in this area of Vietnam are erected without building permits, local authorities accused the Christians of “illegal construction” and ordered the congregation to “voluntarily” tear it down. On Dec. 2, Krong Bong district officials made a formal decision to demolish the church within two weeks if the Christians would not do so themselves.
The Vietnam Good News Mission and Church is an organization that for more than a year has tried to register more than a hundred of its congregations without any success. Contrary to Vietnam’s new religion legislation, these requests for registration have either been denied or ignored.
Agony and Ecstasy
In contrast to this hostility toward ethnic minority Christians in a remote area, several Ho Chi Minh City congregations of the legally-recognized Evangelical Church of Vietnam (South) on Dec. 12-13 were allowed to hold a large Christmas celebration event in a soccer stadium.
An estimated 10,000 attended on each night of the event. The program, which featured a popular Vietnamese entertainer who recently came to faith in Christ, a U.S. soloist and Korean and Chinese choirs, included an evangelistic invitation to which hundreds responded.
In a country where Christians have suffered under communist attitudes and actions against them for more than 30 years, many Vietnamese Christians were ecstatic that such an event could take place.
Likewise, in Pleiku in Gia Lai Province in mid-October, some 20,000 Jarai ethnic minority Christians gathered to hold an unprecedented celebration of the 65th anniversary of the coming of the gospel to their people. They had sought permission for more than a year, but it was granted only four days before the event. Participants said they suspected officials granted permission chiefly because several high-profile U.S. visitors made it clear they would attend.
In contrast, authorities have worked to limit the spread of Christianity to new areas. In a remote commune of Lao Cai Province, officials pressured new Hmong Christians to recant their new faith and re-establish their ancestral altars (See Compass Direct News, “Vietnamese Authorities Pressure New Christians to Recant,” Nov. 21).
Also, Christians in Dien Bien Province are trying to verify recent reports of the torching of Christian homes in the area.
Vietnam’s large Catholic Church was also reawakened to authorities’ residual hostility toward Christianity this year, with the government reacting violently to sustained but peaceful pressure by thousands to recover church land and buildings confiscated by authorities after the prime minister had agreed to negotiations.
Vietnam gave unusually light, house-arrest sentences to eight Catholics arrested during the prayer vigils-cum-protests. Previously others arrested for similar reasons have been sentenced to prison for years.
“Unfortunately, the mostly urban bright spots are cancelled by the persistence of old-style repression among Vietnam’s ethnic minorities in remote areas,” said one veteran Vietnam observer. “The easier registration of churches promised in 2005 is being granted very selectively and is used as a means of limiting and controlling Christianity.”
That central government authorities responsible for implementing improved religion policy seem to turn a blind eye to old-fashioned thugs at the local level, he added, “is very discouraging to Vietnam’s Christians. Religious freedom reserved for some is not religious freedom.”
HO CHI MINH CITY, December 17 (Compass Direct News) – Local government officials in Dak Lak Province this morning made good on their threat to destroy a new wooden church building erected in September by Hmong Christians in Cu Hat village.
At 7 a.m. in Cu Dram Commune, Krong Bong district, a large contingent of government officials, police and demolition workers arrived at the site of a Vietnam Good News Mission and Church, razing it by 8:30 a.m. Police wielding electric cattle prods beat back hundreds of distraught Christians who rushed to the site to protect the building.
Five injured people were taken away in an emergency vehicle authorities had brought to the scene. The injured included a child who suffered a broken arm and a pregnant woman who fainted after being poked in the stomach with an electric cattle prod. Villagers said they fear she may miscarry.
By day’s end one badly injured woman had not yet been returned to the village, and authorities would not divulge where she was.
One sad Vietnamese church leader said that the demolition of the church ahead of Christmas showed the heartlessness of officials toward Christian believers.
“They think no one will notice or do anything about what they do in a remote area,” he said.
Nearly eight years ago a congregation numbering more than 500 Hmong Christians had joined thousands of others fleeing persecution in Vietnam’s northwest provinces, migrating to the Central Highlands. They aspired to construct a church building so they could worship protected from the rain and sun.
In September they were finally able to assemble materials needed to erect a 12-meter by 20-meter church building, large enough for them to meet. Eventually they were able to put a durable tile roof on the building, and with great joy they began worshipping together in a single location.
Although virtually all buildings in this area of Vietnam are erected without building permits, local authorities accused the Christians of “illegal construction” and ordered the congregation to “voluntarily” tear it down. On Dec. 2, Krong Bong district officials made a formal decision to demolish the church within two weeks if the Christians would not do so themselves.
The Vietnam Good News Mission and Church is an organization that for more than a year has tried to register more than a hundred of its congregations without any success. Contrary to Vietnam’s new religion legislation, these requests for registration have either been denied or ignored.
Agony and Ecstasy
In contrast to this hostility toward ethnic minority Christians in a remote area, several Ho Chi Minh City congregations of the legally-recognized Evangelical Church of Vietnam (South) on Dec. 12-13 were allowed to hold a large Christmas celebration event in a soccer stadium.
An estimated 10,000 attended on each night of the event. The program, which featured a popular Vietnamese entertainer who recently came to faith in Christ, a U.S. soloist and Korean and Chinese choirs, included an evangelistic invitation to which hundreds responded.
In a country where Christians have suffered under communist attitudes and actions against them for more than 30 years, many Vietnamese Christians were ecstatic that such an event could take place.
Likewise, in Pleiku in Gia Lai Province in mid-October, some 20,000 Jarai ethnic minority Christians gathered to hold an unprecedented celebration of the 65th anniversary of the coming of the gospel to their people. They had sought permission for more than a year, but it was granted only four days before the event. Participants said they suspected officials granted permission chiefly because several high-profile U.S. visitors made it clear they would attend.
In contrast, authorities have worked to limit the spread of Christianity to new areas. In a remote commune of Lao Cai Province, officials pressured new Hmong Christians to recant their new faith and re-establish their ancestral altars (See Compass Direct News, “Vietnamese Authorities Pressure New Christians to Recant,” Nov. 21).
Also, Christians in Dien Bien Province are trying to verify recent reports of the torching of Christian homes in the area.
Vietnam’s large Catholic Church was also reawakened to authorities’ residual hostility toward Christianity this year, with the government reacting violently to sustained but peaceful pressure by thousands to recover church land and buildings confiscated by authorities after the prime minister had agreed to negotiations.
Vietnam gave unusually light, house-arrest sentences to eight Catholics arrested during the prayer vigils-cum-protests. Previously others arrested for similar reasons have been sentenced to prison for years.
“Unfortunately, the mostly urban bright spots are cancelled by the persistence of old-style repression among Vietnam’s ethnic minorities in remote areas,” said one veteran Vietnam observer. “The easier registration of churches promised in 2005 is being granted very selectively and is used as a means of limiting and controlling Christianity.”
That central government authorities responsible for implementing improved religion policy seem to turn a blind eye to old-fashioned thugs at the local level, he added, “is very discouraging to Vietnam’s Christians. Religious freedom reserved for some is not religious freedom.”
Vietnam: Police watch Christians fall into the sea
Spero News
23:39 17/12/2008
Victims were warned to stay away from a church located on land that local authorities want to use to build a tourist complex
As part of their intimidatory action police “turned their backs” on four Catholics whose boat sank off the coast of central Vietnam near Hue; “one even tried to prevent their rescue,” said Fr Peter Nguyen Huu Giai. The incident occurred last Monday near the church in An Bang parish, in Vinh An, a village in Thua Thien province, Hue archdiocese.
The church is not a real building; it is only a cross and altar set in the ground. The land on which they stand belonged to a parishioner, Mr Le Khinh, who died a few years ago. Both he and his children had agreed to have the “church” built for Vinh An parishioners, who are mostly poor fishermen and farmers. “His children are still the land’s legal owners,” Father Peter said.
Things turned ugly when Vinh An authorities decided they wanted to turn the area in a tourist resort following the death of the congregation’s benefactor. Back in October they issued a removal order for cross and altar, claiming that the area as public land.
The parish priest rejected the order, demanding the authorities show a proof of ownership.
The controversy echoes similar happenings in Hanoi and Vinh Long where local authorities have seized Church property.
Here too the tug-of-war between Catholics and local authorities involves a campaign of intimidation and harassment on the latter’s part.
For example, “at 5.30 every morning loudspeakers blare out the government religious policies, saying how much it respects the Catholic Church,” Father Peter said. “Many parishioners have also been summoned to appear before the authorities,” he added.
On Monday “when parishioners were meeting in church to prepare for Christmas, hundreds of policemen swarmed the area to seal it off,” the parish priest said. “They told me and the members of my congregation that we were not allowed to celebrate Christmas here.”
Upon hearing about what was happening, many faithful rushed to the place. At 12.15 a boat carrying four Catholics overturned in the waters. The police saw it but did nothing. “One even tried to prevent their rescue,” Father Peter said.
Other faithful “jumped into the sea and saved them, but everyone was taken aback by the authorities’ behaviour.”
Now the latter have set up three police booths near the altar where officers can tape people coming to Mass.
As part of their intimidatory action police “turned their backs” on four Catholics whose boat sank off the coast of central Vietnam near Hue; “one even tried to prevent their rescue,” said Fr Peter Nguyen Huu Giai. The incident occurred last Monday near the church in An Bang parish, in Vinh An, a village in Thua Thien province, Hue archdiocese.
The church is not a real building; it is only a cross and altar set in the ground. The land on which they stand belonged to a parishioner, Mr Le Khinh, who died a few years ago. Both he and his children had agreed to have the “church” built for Vinh An parishioners, who are mostly poor fishermen and farmers. “His children are still the land’s legal owners,” Father Peter said.
Things turned ugly when Vinh An authorities decided they wanted to turn the area in a tourist resort following the death of the congregation’s benefactor. Back in October they issued a removal order for cross and altar, claiming that the area as public land.
The parish priest rejected the order, demanding the authorities show a proof of ownership.
The controversy echoes similar happenings in Hanoi and Vinh Long where local authorities have seized Church property.
Here too the tug-of-war between Catholics and local authorities involves a campaign of intimidation and harassment on the latter’s part.
For example, “at 5.30 every morning loudspeakers blare out the government religious policies, saying how much it respects the Catholic Church,” Father Peter said. “Many parishioners have also been summoned to appear before the authorities,” he added.
On Monday “when parishioners were meeting in church to prepare for Christmas, hundreds of policemen swarmed the area to seal it off,” the parish priest said. “They told me and the members of my congregation that we were not allowed to celebrate Christmas here.”
Upon hearing about what was happening, many faithful rushed to the place. At 12.15 a boat carrying four Catholics overturned in the waters. The police saw it but did nothing. “One even tried to prevent their rescue,” Father Peter said.
Other faithful “jumped into the sea and saved them, but everyone was taken aback by the authorities’ behaviour.”
Now the latter have set up three police booths near the altar where officers can tape people coming to Mass.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lập quỹ tín dụng nhỏ tại một số giáo phận Việt Nam
Caritas Sàigòn
15:28 17/12/2008
LẬP QUỸ TÍN DỤNG NHỎ TẠI MỘT SỐ GIÁO PHẬN VIỆT NAM
Tổ chức bác sĩ Đức quốc trợ giúp các nước đang phát triển (German Doctors for the developing countries), một tổ chức phi chính phủ (NGO) được Cha Bernhard Ehlen, dòng Tên, thành lập hơn 20 năm qua, chuyên lo giúp đỡ các nước nghèo, chủ yếu là về y tế, phát triển ở Phi Châu và Á Châu. Qua sự trung gian và giới thiệu của Cha Giuse Đinh Huy Hưởng hơn 6 năm qua, Cha Bernhard nhiều lần sang thăm Việt Nam và giúp một số dự án như xây nhà huấn nghệ tại giáo xứ Cần Giờ, Sài gòn, một bệnh viện tại tòa giám mục Vinh (gần 10 tỷ VND), nhà dạy cắt may tại tòa giám mục Phát Diệm, Bắc Ninh, nhà huấn nghệ tại dòng Mến Thánh Giá Bắc Hải Xuân Lộc, nhà dạy làm đồ mây tre tại giáo phận Nha Trang, nhà trọ cho sinh viên nghèo tại giáo phận Quy Nhơn, giúp làm nhiều cây nước tại giáo phận Cần Thơ, đặc biệt giúp cứu trợ nạn nhân bão lụt tại đồng bằng sông Cửu Long, Huế, Quy Nhơn, Nha Trang, Bùi Chu, Phát Diệm, Thanh Hóa và mới đây tại Hưng Hóa
Từ 2007 tuy đã về hưu nhưng Cha Bernhard rất quan tâm ưu ái tới giáo hội Việt Nam và muốn trao cho người nghèo tại đây, nhất là đồng bào dân tộc cái cần câu hơn là con cá. Ngài đã trợ giúp tín dụng nhỏ cho giáo phận Đà Lạt, Vĩnh Long, mỗi nơi 100,000.00 EUR để giúp vốn cho người nghèo làm ăn trong 3 năm, chủ yếu là chăn nuôi và trồng trọt. Sài gòn cũng được trợ giúp mở quỹ tín dụng nhỏ tại giáo xứ Tử Đình và giáo xứ Thiên Ân. Người nghèo được mượn vốn không phải trả lãi. Tiền vốn này được hoàn lại dần dần để cho người khác mượn sau. Hàng rào cản khiến nhiều địa phận chưa dám mạnh dạn thực hiện quỹ tín dụng này vì sợ không lấy được vốn lại. Dầu sao Vĩnh Long và Đà Lạt đã thành công tốt trong việc khai thác quỹ tín dụng nhỏ này nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân cùng với sự cộng tác đắc lực của 2 Cha giám đốc Caritas Dương Công Hồ, Nguyễn Văn Don và các nữ tu
Từ 14/11 đến 06/12 vừa qua, Cha Bernhard đã sang thăm Việt Nam lần thứ 5. Cùng đi với Ngài có người anh ruột là Cha Peter Ehlen, dòng Tên, giáo sư triết học tại đại học Frankfurt. Cha Giuse Đinh Huy Hưởng giám đốc Caritas Sài Gòn đã làm việc với 2 Cha ngày 14/11. Vì còn điều trị tại bệnh viện nên Ngài đã nhờ Cha Marco Nguyễn Đức Huỳnh, thành viên của Caritas Sài Gòn, hướng dẫn 2 Cha đi thăm một số giáo phận. Đầu tiên, đoàn thăm tòa giám mục Mỹ Tho. Cha Phêrô Trần Anh Tráng giám đốc Caritas Mỹ Tho đã trình dự án để được cứu xét trong năm nay. Tiếp đó là đến Vĩnh Long, Đức Giám Mục và Caritas giáo phận đã triển khai rất tốt quỹ tín dụng nhỏ vì các nữ tu ở đây đã có kinh nghiệm nhiều năm trong việc này. Đức Giám Mục giáo phận và Caritas Đà Lạt cũng thu hoạch được kết quả tốt mặc dù người được vay vốn là anh chị em dân tộc. Đức Cha Phêrô rất mừng khi tâm sự rằng “Đây là một hồng ân Chúa ban cho giáo phận Đà Lạt vì trước đây anh chị em dân tộc phải đi mượn vốn với lãi suất cao mà nay được trợ vốn miễn phí nên hy vọng mức sống kinh tế của họ sẽ được cải thiện”. Tại giáo phận Kontum, Cha Bernhard đã giúp một số tiền cho các học sinh sinh viên nghèo, trong tương lai sẽ giúp mở nhà lưu học xá và giúp vốn làm ăn cho anh chị em dân tộc như ở Đà Lạt. Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh đã hướng dẫn đoàn đi thăm một số buôn làng dân tộc. Đoàn đã xúc động khi tận mắt nhìn thấy cảnh sống cơ cực của đồng bào dân tộc tại đây và hứa sẽ tận tình giúp đỡ để họ sớm phát triển. Thăm tòa giám mục Vinh, nơi đây đã được giúp xây và trang bị một bệnh viện. Hiện có 2 bác sĩ nữ tu và chị em dòng Mến Thánh Giá Vinh phục vụ. Tuy nhiên, vì mới hoạt động nên số bệnh nhân chưa được bao nhiêu. Sau Vinh, đoàn tới thăm một trường dạy cắt may cho phụ nữ tại giáo phận Phát Diệm. Đoàn rất mừng vì chị em ở đây cho biết đã có công ăn việc làm nhờ học tại trường này.Tại Bắc Ninh, một trường dạy cắt may và thêu đan do tu hội Đức Mẹ Hiệp Nhất điều hành, cũng đạt kết quả tốt. Cuối cùng, đoàn thăm Đức Cha Bùi Chu Giuse Hoàng Văn Tiệm và Đức Cha Hải Phòng Giuse Vũ Văn Thiên. Hai Đức Cha đang quan tâm nghiên cứu để có thể mở quỹ tín dụng nhỏ trong năm tới.
Sau mấy ngày tham quan vịnh Hạ Long và thủ đô Hà Nội đoàn đã rời Việt Nam về nước kết thúc hơn hai tuần hành trình mệt nhọc nhưng phấn khởi vì thấy công việc xã hội của các Ngài đã mang lại một số lợi ích thiết thực cho nhiều người nghèo túng trong xã hội Việt Nam
Tổ chức bác sĩ Đức quốc trợ giúp các nước đang phát triển (German Doctors for the developing countries), một tổ chức phi chính phủ (NGO) được Cha Bernhard Ehlen, dòng Tên, thành lập hơn 20 năm qua, chuyên lo giúp đỡ các nước nghèo, chủ yếu là về y tế, phát triển ở Phi Châu và Á Châu. Qua sự trung gian và giới thiệu của Cha Giuse Đinh Huy Hưởng hơn 6 năm qua, Cha Bernhard nhiều lần sang thăm Việt Nam và giúp một số dự án như xây nhà huấn nghệ tại giáo xứ Cần Giờ, Sài gòn, một bệnh viện tại tòa giám mục Vinh (gần 10 tỷ VND), nhà dạy cắt may tại tòa giám mục Phát Diệm, Bắc Ninh, nhà huấn nghệ tại dòng Mến Thánh Giá Bắc Hải Xuân Lộc, nhà dạy làm đồ mây tre tại giáo phận Nha Trang, nhà trọ cho sinh viên nghèo tại giáo phận Quy Nhơn, giúp làm nhiều cây nước tại giáo phận Cần Thơ, đặc biệt giúp cứu trợ nạn nhân bão lụt tại đồng bằng sông Cửu Long, Huế, Quy Nhơn, Nha Trang, Bùi Chu, Phát Diệm, Thanh Hóa và mới đây tại Hưng Hóa
Từ 2007 tuy đã về hưu nhưng Cha Bernhard rất quan tâm ưu ái tới giáo hội Việt Nam và muốn trao cho người nghèo tại đây, nhất là đồng bào dân tộc cái cần câu hơn là con cá. Ngài đã trợ giúp tín dụng nhỏ cho giáo phận Đà Lạt, Vĩnh Long, mỗi nơi 100,000.00 EUR để giúp vốn cho người nghèo làm ăn trong 3 năm, chủ yếu là chăn nuôi và trồng trọt. Sài gòn cũng được trợ giúp mở quỹ tín dụng nhỏ tại giáo xứ Tử Đình và giáo xứ Thiên Ân. Người nghèo được mượn vốn không phải trả lãi. Tiền vốn này được hoàn lại dần dần để cho người khác mượn sau. Hàng rào cản khiến nhiều địa phận chưa dám mạnh dạn thực hiện quỹ tín dụng này vì sợ không lấy được vốn lại. Dầu sao Vĩnh Long và Đà Lạt đã thành công tốt trong việc khai thác quỹ tín dụng nhỏ này nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân cùng với sự cộng tác đắc lực của 2 Cha giám đốc Caritas Dương Công Hồ, Nguyễn Văn Don và các nữ tu
Từ 14/11 đến 06/12 vừa qua, Cha Bernhard đã sang thăm Việt Nam lần thứ 5. Cùng đi với Ngài có người anh ruột là Cha Peter Ehlen, dòng Tên, giáo sư triết học tại đại học Frankfurt. Cha Giuse Đinh Huy Hưởng giám đốc Caritas Sài Gòn đã làm việc với 2 Cha ngày 14/11. Vì còn điều trị tại bệnh viện nên Ngài đã nhờ Cha Marco Nguyễn Đức Huỳnh, thành viên của Caritas Sài Gòn, hướng dẫn 2 Cha đi thăm một số giáo phận. Đầu tiên, đoàn thăm tòa giám mục Mỹ Tho. Cha Phêrô Trần Anh Tráng giám đốc Caritas Mỹ Tho đã trình dự án để được cứu xét trong năm nay. Tiếp đó là đến Vĩnh Long, Đức Giám Mục và Caritas giáo phận đã triển khai rất tốt quỹ tín dụng nhỏ vì các nữ tu ở đây đã có kinh nghiệm nhiều năm trong việc này. Đức Giám Mục giáo phận và Caritas Đà Lạt cũng thu hoạch được kết quả tốt mặc dù người được vay vốn là anh chị em dân tộc. Đức Cha Phêrô rất mừng khi tâm sự rằng “Đây là một hồng ân Chúa ban cho giáo phận Đà Lạt vì trước đây anh chị em dân tộc phải đi mượn vốn với lãi suất cao mà nay được trợ vốn miễn phí nên hy vọng mức sống kinh tế của họ sẽ được cải thiện”. Tại giáo phận Kontum, Cha Bernhard đã giúp một số tiền cho các học sinh sinh viên nghèo, trong tương lai sẽ giúp mở nhà lưu học xá và giúp vốn làm ăn cho anh chị em dân tộc như ở Đà Lạt. Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh đã hướng dẫn đoàn đi thăm một số buôn làng dân tộc. Đoàn đã xúc động khi tận mắt nhìn thấy cảnh sống cơ cực của đồng bào dân tộc tại đây và hứa sẽ tận tình giúp đỡ để họ sớm phát triển. Thăm tòa giám mục Vinh, nơi đây đã được giúp xây và trang bị một bệnh viện. Hiện có 2 bác sĩ nữ tu và chị em dòng Mến Thánh Giá Vinh phục vụ. Tuy nhiên, vì mới hoạt động nên số bệnh nhân chưa được bao nhiêu. Sau Vinh, đoàn tới thăm một trường dạy cắt may cho phụ nữ tại giáo phận Phát Diệm. Đoàn rất mừng vì chị em ở đây cho biết đã có công ăn việc làm nhờ học tại trường này.Tại Bắc Ninh, một trường dạy cắt may và thêu đan do tu hội Đức Mẹ Hiệp Nhất điều hành, cũng đạt kết quả tốt. Cuối cùng, đoàn thăm Đức Cha Bùi Chu Giuse Hoàng Văn Tiệm và Đức Cha Hải Phòng Giuse Vũ Văn Thiên. Hai Đức Cha đang quan tâm nghiên cứu để có thể mở quỹ tín dụng nhỏ trong năm tới.
Sau mấy ngày tham quan vịnh Hạ Long và thủ đô Hà Nội đoàn đã rời Việt Nam về nước kết thúc hơn hai tuần hành trình mệt nhọc nhưng phấn khởi vì thấy công việc xã hội của các Ngài đã mang lại một số lợi ích thiết thực cho nhiều người nghèo túng trong xã hội Việt Nam
Đức TGM Ngô Quang Kiệt thăm mục vụ giáo xứ Sở Kiện
Giuse Trần Ngọc Huấn
16:05 17/12/2008
Hôm nay, thứ ba ngày 17 tháng 12 năm 2008, hàng ngàn giáo dân vùng Sở Kiện – Lan Mát đã hân hoan chào đón Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đến thăm mục vụ và cử hành Thánh lễ tại nhà thờ giáo xứ Sở Kiện. Cùng đồng tế với ngài có Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến, các Cha quản hạt, Cha bề trên dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và quý Cha. Sau Thánh lễ, Đức Tổng đã cắt băng khánh thành và làm phép Đền kính hai thánh tử đạo quê hương Sở Kiện
Kẻ Sở là một xứ đạo lâu đời, đông đúc, trù phú ở trung tâm vùng Sơn Nam. Phần trung tâm của giáo xứ bao gồm trọn vẹn phần đất của hai làng Sở và Kiện, vì vậy còn gọi là giáo xứ Sở Kiện.
Từ những năm 1858 đến 1892, Kẻ Sở trở thành thủ phủ của GP Tây Đàng Ngoài. Sở Kiện nằm bên bờ sông Đáy và cạnh vùng núi đá vôi bao la, cho nên rất thuận tiện cho việc giao lưu cũng như cho việc trốn tránh của người Công giáo trong cuộc bắt đạo. Điều này khiến Sở Kiện vừa là nơi bị bách hại dữ dội, vừa là nơi lưu giữ được nhiều chứng tích tử đạo. Ngày nay tại đây còn lưu giữ 71 bộ hài cốt của các đấng tử đạo và nhiều di vật như gươm, gông, cùm, xiềng, v.v.
Năm 2008, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã nâng giáo xứ Kẻ Sở thành Đền kính các Thánh Tử Đạo của Tổng GP. Tại đây TGP cũng đang xây dựng ngôi nhà truyền thống nhằm lưu giữ và trưng bày các thánh tích liên quan đến các đấng tử đạo. Dự định sẽ khánh thánh trước ngày khai mạc Năm Thánh 2010.
Kẻ Sở là một xứ đạo lâu đời, đông đúc, trù phú ở trung tâm vùng Sơn Nam. Phần trung tâm của giáo xứ bao gồm trọn vẹn phần đất của hai làng Sở và Kiện, vì vậy còn gọi là giáo xứ Sở Kiện.
Từ những năm 1858 đến 1892, Kẻ Sở trở thành thủ phủ của GP Tây Đàng Ngoài. Sở Kiện nằm bên bờ sông Đáy và cạnh vùng núi đá vôi bao la, cho nên rất thuận tiện cho việc giao lưu cũng như cho việc trốn tránh của người Công giáo trong cuộc bắt đạo. Điều này khiến Sở Kiện vừa là nơi bị bách hại dữ dội, vừa là nơi lưu giữ được nhiều chứng tích tử đạo. Ngày nay tại đây còn lưu giữ 71 bộ hài cốt của các đấng tử đạo và nhiều di vật như gươm, gông, cùm, xiềng, v.v.
Năm 2008, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã nâng giáo xứ Kẻ Sở thành Đền kính các Thánh Tử Đạo của Tổng GP. Tại đây TGP cũng đang xây dựng ngôi nhà truyền thống nhằm lưu giữ và trưng bày các thánh tích liên quan đến các đấng tử đạo. Dự định sẽ khánh thánh trước ngày khai mạc Năm Thánh 2010.
Linh Mục Nguyễn Tiến Dưng bảo vệ thành công luận án Tiến Sĩ Thần Học tại Đại Học Công Giáo Paris
Lê Đình Thông
21:14 17/12/2008
Linh Mục Nguyễn Tiến Dưng Bảo Vệ Luận Án
Tiến Sĩ Thần Học Tại Đại Học Công Giáo Paris
Sáng 13-12-2008, Linh mục François-Xavier Nguyễn Tiến Dưng thuộc Dòng Assomption (Lm Dưng chuyển dịch là Dòng Mẹ Về Trời), đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Thần học tại Đại Học Công Giáo Paris với đề tài ‘‘Đức Tin vào Chúa Kitô bảo đảm cho chủ nghĩa nhân bản đích thực: Henri de Lubac đối diện với chủ nghĩa nhân bản vô thần’’ (La Foi au Dieu Chrétien, gage d’un authentique humanisme: Henri de Lubac face à l’humanisme athée). Hội đồng giám khảo gồm GS Jean-Louis Souletie, chuyên về Kitô học và GS Marcel Neusch, chuyên viên về thần học căn bản và vô thần (Đại Học Công Giáo Paris); GS Jacques Haers, cùng Dòng Tên với thần học gia De Lubac, chuyên viên về thần học căn bản và GS Jürgen Mettepenningen, chuyên viên về lịch sử thần học thời hiện đại (Đại Học Công Giáo Louvain: Katholieke Universiteit Leuven (KU Leuven). Luận án đã được hội đồng giám khảo đánh giá rất cao và đề nghị sớm cho xuất bản tại Pháp.
Luận án của LM Nguyễn Tiến Dưng gồm ba phần:
I - Từ đòi hỏi của chủ nghĩa vô thần hiện đại đến nhận thức của Henri de Lubac về chủ nghĩa nhân bản vô thần.
II - Từ hiểu biết về Mầu nhiệm Thiên Chúa đến sự lĩnh hội mầu nhiệm con người.
III - Kitô giáo: tiến trình bắt buộc hướng về chủ nghĩa nhân bản đích thực.
Tác giả sử dụng ‘‘Imago Dei’’ (Hình ảnh Thiên Chúa) như ý tưởng chủ đạo xuyên suốt, theo lược đồ biện chứng như sau:
- Luận đề: Imago Dei bị chủ nghĩa vô thần bóp méo (Imago Dei défigurée dans l’athéisme);
- Phản đề: Imago Dei được khôi phục trong Đức Kitô (Imago Dei restaurée dans le Christ)
- Hợp đề: Imago Dei như là cơ cấu nhân loại học) (Imago Dei comme structure anthropologique)
Luận án được khai triển dựa trên nhận định của Lm Henri de Lubac (1896-1991), nhà thần học dòng Tên lừng danh, từng là giáo sư Đại Học Công Giáo Lyon, Tham vấn Ủy ban Thần học Công đồng Vaticanô II. Năm 1983, Ngài được ĐTC Gioan-Phaolô II nâng lên hàng Hồng Y. Cũng nên nhắc lại rằng, khi ĐGH Gioan-Phaolô II thăm viếng Đại Học Công Giáo Paris, trong khi thuyết trình tại đây, khi ngước mắt nhìn cử tọa thấy có sự xuất hiện của De Lubac, vị Giáo Hoàng đến từ Đông Âu từng « đọc chui » sách của thần học gia này đã thốt lên: « Tôi xin được cúi đầu kính chào Cha De Lubac».
Tân tiến sĩ Nguyễn Tiến Dưng được biết qua bút hiệu Fx. Tiến Dâng xuất thân từ Giáo phận Vinh và Đà Lạt. Ngài theo học tại Đại Học Công Giáo Paris từ năm 1995 và là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Thần học kể từ 1975. Đại Học Công Giáo Paris có công đào tạo khoảng 50 linh mục triều và dòng có học vị Cao học (Maîtrise) hoặc Cử nhân (Licence), trong số này có năm vị Giám Mục: Đức TGM Ngô Quang Kiệt (Tổng giáo phận Hà Nội), Đức Cha Vũ Duy Thống (Tổng giáo phận TP HCM), Đức Cha Vũ Văn Thiên (Giáo phận Hải Phòng), Đức Cha Lê Văn Hồng (Tổng giáo phận Huế) và Đức Cha Châu Ngọc Tri (Giáo phận Đà Nẵng). Ngoài ra, có ba vị bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Triết học: Đức Cha Nguyễn Chí Linh (Giáo phận Thanh Hóa), Lm Đậu Văn Hồng (Giáo phận Kontum) và Lm Huỳnh Văn Hai (Giáo phận Vĩnh Long). Hiện nay có khoảng 60 linh mục triều và dòng theo học tại Đại Học Công Giáo Paris, trong số có 12 vị nội trú tại Hội Thừa Sai Paris (M.E.P.); 17 cha nội trú tại Dòng Lazaristes, gồm 5 cha dòng Lazaristes và 12 cha triều thuộc nhiều giáo phận ở Việt Nam. Hội Thừa Sai Paris (M.E.P.) tài trợ mọi chi phí tu học và nội trú cho các cha triều du học. Các Giám Mục và Linh Mục Thừa Sai Paris không những đã viết nhiều trang sử truyền giáo hào hùng trên nước Việt, nhưng còn tiếp tục góp phần đáng kể vào lịch sử phát triển của Giáo hội Việt Nam hiện nay và cả trong tương lai. Với tâm tình của một tín hữu nước Việt, tác giả xin bầy tỏ lòng tri ân sâu xa đối với Bề trên Tổng quyền Etcherren và Hội Thừa Sai Paris (Société des Missions Étrangères de Paris). Ngoài ra còn một số các cha sinh viên nội trú tại các dòng như Rédemptoristes (Dòng Chúa Cứu Thế), Saint Sulpice, Bénédictins v.v.
Chúng tôi đã trao đổi thêm với Lm Nguyễn Tiến Dưng để tìm hiểu thêm về một số vấn đề liên quan đến luận án như sau:
1) Luận án Tiến sĩ Thần học của Cha chủ yếu dựa trên những luận điểm của nhà thần học de Lubac trực diện với chủ nghĩa nhân bản vô thần. Phải chăng chủ nghĩa vô thần trong nước hiện nay là khởi điểm cho những suy nghĩ của cha ?
Lm. Tiến Dâng: Trước hết, xin cám ơn Luật Sư đã quan tâm theo dõi rất tường tận những gì đã và đang diễn ra ở Đại Học Công Giáo Paris liên quan tới Giáo Hội Việt Nam. Cũng không ngờ một Giáo sư chuyên về Luật Quốc tế của Đại Học Nanterre lại có mặt trong buổi trình luận án của em hôm nay. Điều này làm cho em có cảm giác những người làm công việc nghiên cứu thần học thấy mình không cô đơn trong hành trình đi tìm Chân Lý.
Trở lại câu hỏi của Luật sư: Như Luật sư đã biết, từ năm 1945 ở Miền Bắc và từ năm 1975 cho toàn Việt Nam, chủ nghĩa vô thần độc tài hoành hành trên các phương tiện truyền thông chính thức cũng như trong nhà trường và trên các giảng đường đại học. Người ta tự cho rằng chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin là « đỉnh cao của trí tuệ loài người». Vào các ngày lễ hội, người ta chăng khắp nơi các bảng hiệu: « Chủ nghĩa Mác - Lênin vô địch muôn năm ! ». Em thuộc thế hệ những người được (hay nói đúng hơn là BỊ) đào tạo « dưới mái trường xã hội chủ nghĩa » thời tiểu học và trung học ở Vinh và sau này ở đại học tại Sài-gòn. Việc áp đặt chủ nghĩa vô thần độc tôn trên một dân tộc tạo ra một thảm cảnh như thế nào về mặt kinh tế, chính trị và luân lý thì ai cũng biết rồi. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều thấu hiểu được hậu quả nặng nề về mặt bản chất mà chủ nghĩa này gây ra. Những người bị tiêm nhiễm bởi chủ thuyết này thường cho rằng niềm tin vào Thiên Chúa là ấu trĩ, là phản bội chính con người. Em đã từng thấy nhiều sinh viên Công Giáo, sau khi vào học Đại Học được một vài năm, thì không còn muốn tới nhà thờ nữa. Đứng trước viễn cảnh này, là một người Kitô hữu, em không thể thờ ơ khi nhìn thấy những linh hồn trong trắng bị lung lay chao đảo bởi chủ thuyết này. Vì thế, khi được dịp đi du học, em cố tìm kiếm nguyên nhân tại sao chủ nghĩa vô thần ra đời ? Tại sao Kitô giáo của mình khi mới khai sinh thì được nhiều dân tộc đón nhận như một Tin Mừng giải phóng con người, nhưng khi phát triển đến cao điểm thì bị các triết gia vô thần xem như là một vật cản trên đường đi tìm hạnh phúc dương thế ? Tại sao chủ nghĩa vô thần nhân danh nhân bản để khai trừ Thiên Chúa lại mang một thảm họa tới cho nhân loại như người ta đã chứng kiến ở Đông Âu, Trung Quốc, Bắc Hàn, Cu Ba, Camphuchia, Việt Nam…?
2) Lý do nào khiến Cha chọn thần học gia De Lubac làm chủ đề nghiên cứu ?
Lm. Tiến Dâng: Thực ra đã có nhiều nhà thần học đương đại đưa ra những giải pháp đối diện với vấn nạn vô thần như Hans Küng, Walter Kasper hay Eberhard Jüngel..., Tuy nhiên, em thích thần học gia De Lubac với những lý do sau đây:
- Trước hết, thái độ của De Lubac không cực đoan. Một chủ thuyết ra đời dĩ nhiên luôn có bối cảnh, nguyên do của nó. Vì thế, ngài không vội vã kết án một cách vội vàng. Ngài đọc kỹ chính các bản văn của các triết gia vô thần để tiếp nhận những cái hay cái đẹp của họ. Sau đó, ngài đưa ra các giải pháp để trả lời các vấn nạn mà vô thần đặt ra. Khi các triết gia vô thần cho rằng tôn giáo là ảo tưởng viễn vông thì De Lubac cũng chỉ ra những viển vông ảo tưởng của vô thần độc tôn; khi các « ngôn sứ vô thần » nghĩ rằng chỉ có khai trừ Thiên Chúa mới xây dựng được một chủ nghĩa nhân bản thì De Lubac khẳng định rằng trong niềm tin Kitô giáo chân chính đảm bảo được một nền nhân bản thực thụ, toàn diện. Nói tóm lại, De Lubac dùng chính những thuật ngữ của vô thần để đáp trả lại họ. Tuy nhiên, khi trực diện với những tư tưởng vô thần, thần học gia Dòng Tên này không chạy theo thời, mà luôn trở về với nguồn mạch thật sự của Thần Học Kitô giáo đó là Thánh Kinh và các Giáo Phụ để tái khám phá ra những tinh hoa cao đẹp của Mặc khải Kitô giáo suốt chiều dài lịch sử.
- Mặt khác, em thuộc thế hệ được đào tạo sau biến cố 75, kiến thức khiếm diện, chắp vá, đó là chưa nói tới chuyện lệch lạc…, nên khi tiếp cận với De Lubac cũng chính là lúc em được bổ túc về kiến thức thần học, vì Thần học gia De Lubac viết rất nhiều về các lĩnh vực khác như chú giải Kinh Thánh, thần học căn bản, thần học tôn giáo, giáo phụ, Giáo Hội học, thần học truyền giáo…
- Cuối cùng, em thán phục cung cách sống Đức Tin của ngài. Cũng như nhiều nhà thần học khác, có lúc ngài bị chính Bề Trên của Dòng, thậm chí là Giáo Triều hiểu lầm rồi kết án, cấm dạy học, cấm xuất bản sách…, song ngài không bao giờ lìa xa Mẹ Giáo Hội. Ngài hiểu rằng, về phương diện trần thế, Mẹ Giáo Hội cũng như bao người mẹ khác, luôn có những yếu điểm « dễ thương » của mình. Ngài yêu Giáo Hội như yêu chính người mẹ của mình. Chính vì thế, Thiên Chúa, qua chính Mẹ Giáo Hội, đã trả lại tất cả vinh quang cho ngài. Bằng chứng là ĐGH Gioan XXIII và Phaolô VI đã mời ngài làm tham vấn thần học cho Công Đồng Vatican II, và ĐGH Gioan - Phaolô II đã vinh thăng ngài lên Hồng Y.
3) Trong tác phẩm ‘‘Le Drame de l’humanisme athée’’ (Thảm kịch của chủ nghĩa nhân bản vô thần), nhà thần học Henri de Lubac khởi đi từ Feuerbach: hình ảnh trá ngụy về tôn giáo (illusion religieuse), đến việc Nietzsche khai tử Thiên Chúa (mort de Dieu): phát sinh thảm kịch (la naissance de la tragédie). Kịch bản này lại càng bi thảm với việc Thiên Chúa bị loại trừ và thay thế (Dieu exclu et remplacé) qua luật tam trạng (loi des trois états) của Auguste Comte. Sau cùng, Karl Marx cho rằng ‘‘Chủ nghĩa vô thần phủ nhận Thiên Chúa; qua sự phủ nhận này, chủ nghĩa vô thần đặt vấn đề hiện hữu của con người’’(L'athéisme est une négation de Dieu et par cette négation, il pose l'existence de l'homme). Đó chính là nguồn gốc của chủ nghĩa vô thần nhân bản (athéisme humaniste), hoặc chủ nghĩa nhân bản vô thần (humanisme athée). Cha có thể chứng minh tại sao quá trình khởi từ Feuerbach đến Karl Marx lại bị bế tắc hoàn toàn ?
Lm. Tiến Dâng: Trước hết, phải nói rằng vô thần rất đa dạng. Phải làm một cuốn Đại Từ Điển mới thống kê hết các hình thức vô thần, cũng như các sợi dây chằng chéo « bà con họ hàng » với vô thần. Tuy nhiên, trong cuốn sách mà Luật Sư vừa nhắc tới, De Lubac chỉ trực diện với các « đại gia» của chủ nghĩa nhân bản vô thần. Về nguyên nhân ra đời thì cũng có nhiều lý do, song tựu trung lại là do sự tha hóa, lệch lạc, thậm chí bệnh hoạn nơi cung cách sống Đức Tin của thời bấy giờ của nhiều tín hữu, làm cho con người có cảm giác Thiên Chúa là vật cản trên con đường đi tìm hạnh phúc dương thế. Phải nói rằng thuyết « nhị nguyên » trọng hồn, khinh xác của Platon đã len lỏi và bám rễ vào nhân sinh quan của phần đông tín hữu thời đó. Nó đã làm lu mờ dung mạo đích thực của Thiên Chúa Tình Yêu. Buồn cười là, thay vì kết án những thần học gia « lạc giáo » hoặc những Kitô hữu không sống đúng với sứ điệp Tin Mừng, các triết gia vô thần lại kết án chính Thiên Chúa theo kiểu « giận cá chém thớt ». Từ đó sinh ra các thảm họa không lối thoát.
Còn đâu là bế tắc của chủ nghĩa nhân bản vô thần ư ? Trước hết, đó là phương pháp luận. Mỗi một triết gia có một lược đồ (schéma) khác nhau, song ta có thể tóm lại phương pháp luận của họ thế này: họ quan niệm hạnh phúc, tự do…, theo cách nhìn đối kháng (antagoniste). Thiên Chúa hiện hữu thì chiếm chỗ của con người. Muốn cho con người được tự do, lớn mạnh, hiện hữu thực sự thì phải giết, hoặc là nhân loại hoặc là Thiên Chúa. Con người phải chọn lựa, không có giải pháp thứ ba. Và hậu quả của cách nhìn đối kháng đã được những người lãnh đạo mác-xít tiến xa hơn: sau khi giết Chúa để khẳng định chỗ đứng của con người, người ta tiếp tục «đấu tranh giai cấp» để khẳng đinh chổ đứng của một tập đoàn; rồi trong chính nội tại của một guồng máy, người khác luôn là kẻ thù của cái « tôi» vĩ đại. Như vậy, khi giết Cha thì cũng chính là lúc khởi đầu hành trình anh em giết nhau ! Và theo em, đây là thảm họa lớn nhất của chủ nghĩa vô thần độc tôn. Một cuộc tổng khủng hoảng nhân cách. Con người bị đánh cắp niềm tin. Em có một người bác không hề biết «chính trị chính em» gì cả, chỉ vì làm hành giáo đắc lực trong một xứ đạo mà bị bỏ tù hơn 20 năm. Khi ra khỏi tù, mặc dù được sống trong vòng tay yêu thương, trân trọng của mọi người trong xứ đạo, bác vẫn nhìn những người quanh mình như là những người cộng sản chìm đang theo dõi mình. Em cũng có một mẫu chuyện đau lòng khác: lúc còn nhỏ, ở Nghệ An, mình nuôi heo (ngoài đó gọi là lợn) song không có quyền làm thịt. Muốn giết một con heo do chính gia đình mình nuôi cũng không được phép. Một ngày nọ, bố em chờ đợi láng giềng đi lễ sáng hết rồi mới giết heo. Khổ nỗi, chọc tiết thì thế nào heo cũng éc la inh ỏi. Thế là ông quyết định bỏ tro vào một bao bố rồi trùm vào đầu con heo. Khi hít phải tro, heo không éc được nữa. Sau đó, ông bỏ con heo vào trong cối đâm gạo rồi từ từ rưới nước sôi vào. Nhìn con heo chưa chọc tiết ục ịch trong cối đâm gạo giữa nước sôi, em có một suy nghĩ: tại sao một thể chế gì mà một con heo chết cũng không được quyền cất tiếng éc cuối đời ? Câu chuyện còn tệ hại hơn sau đó. Một gia đình phải làm sao ăn hết thịt bầm tím (vì chưa chọc tiết) của một con heo ? Chia cho láng giềng ư ? Thế nào cũng bị phát giác. Thậm chí, ngay cả bà nội là người nhất mực yêu thương em, thế mà mỗi khi bà tới cũng phải bưng bát cơm có thịt heo chạy trốn. Chỉ sợ bà già, thật thà nói ra thì bố đi tù như chơi !
Trở lại vấn đề bế tắc của chủ nghĩa vô thần. Mỗi triết gia cố gắng đưa ra những giải pháp để « giải phóng» con người. Tuy nhiên họ gặp những bế tắc lớn trong chính chủ thuyết của họ.
- Feuerbach cho rằng chính con người sáng tạo ra Thiên Chúa. Thiên Chúa chỉ là tấm gương phản chiếu những tham vọng hão huyền của con người. Chừng nào Thiên Chúa còn sống thì con người vẫn phải lệ thuộc vào chính hậu quả của ảo tưởng do mình nặn ra. Triết gia này xem sự tiến hóa của con người theo ba giai đoạn: con người khởi đầu từ thần học (giai đoạn trẻ con), cao hơn là triết học (giai đoạn dùng lý trí) và cuối cùng là nhân loại học (giai đoạn hoàn thiện). Vấn đề đặt ra là làm sao con người tự hoàn thiện nếu không có cùng đích, không có điểm để hướng tới ? Và ông cũng quên mất rằng khi cho rằng con người là cứu cánh của con người chính là ảo tưởng lớn nhất. Các cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn trong thế kỷ XX vừa qua đã chứng minh rằng con người không hẳn là cứu cánh của nhau, tội ác, sự dữ vẫn tiềm ẩn trong trái tim của mỗi con người.
- Auguste Comte thì cho rằng nếu Thiên Chúa hiện hữu thì sẽ cản trở những định luật tự nhiên của vụ trụ. Cũng như Feuerbach, ông cho rằng sự tiến hóa của con người trải qua ba giai đoạn: giai đoạn thần học = ảo tưởng, giai đoạn triết học siêu hình = trừu tượng, và cuối cùng là giai đoạn khoa học = thực chứng. Phải thừa nhận rằng Comte có công rất lớn trong việc phát triển khoa học thực nghiệm. Tuy nhiên, về phương diện nhân bản tâm linh, con người sẽ đi về đâu nếu chối bỏ những mầu nhiệm, những bí ẩn nơi chính mình. Con người sẽ sống ra sao trong tương quan với người khác, nếu người khác không còn gì để ta khám phá ? Ngay cả cho chính người làm khoa học, sẽ ra sao nếu người làm khoa học tự cho rằng mình biết hết mọi định luật ? Về mặt tôn giáo thì có lẽ triết học của Comte dẫn tới những nguy hại nặng nề nhất. Ông ta cho rằng không nên phủ nhận Thiên Chúa, vì ta phải nhắc đến Ngài khi ta phủ nhận. Lối suy luận này dẫn tới thái độ dửng dưng (indifférence) về tôn giáo ngày hôm nay. Ta có thể đặt câu hỏi tiếp theo: làm sao ta sổng được với người khác, nếu ta hoàn toàn dửng dưng, trái tim chai đá trước sự hiện hữu của người khác ?
- Nietzsche muốn giết Chúa (vấn đề tranh cãi hôm nay là Thiên Chúa mà ông muốn giết có phải là Thiên Chúa được mặc khải qua dung mạo của Đức Kitô hay là một Thiên Chúa nặng về luân lý ?) để khẳng định tự do tuyệt đối của con người. Tuy nhiên, nhân loại sẽ đi về đâu nếu không còn một chuẩn mực nào đó về luân lý ? Làm sao để sống chung với nhau nếu không còn những quy ước chung xuất phát từ lương tâm ? Ông ta cũng muốn con người trở thành « Siêu nhân». Tuy nhiên, thực tại cuộc sống cho ta hay rằng con người từ khi cất tiếng khóc chào đời cho tới khi nhắm mắt xuôi tay vẫn là người mà thôi. Vấn đề là làm sao sống trọn vẹn kiếp người trong cung cách làm người chứ không phải trở thành Siêu nhân. Chính triết gia này cũng đã thốt lên lúc cuối đời: giết Chúa rồi, tôi biết đi đâu bây giờ ?
- Marx thực ra chỉ lấy lại những suy tư của Feuerbach. Ông cho rằng tôn giáo là « thuốc phiện ru ngủ con người ». Nó làm cho con người quên đi những thực tại trần thế. Nó là tôn giáo mà giai cấp thống trị sử dụng. Chúng ta đừng vì thù hằn với đảng cộng sản độc tài mà khép tội quá nhanh với triết gia này. Về mặt lịch sử, giai đoạn triết học Marx ra đời có quá nhiều bất công trong xã hội. Nhân công bị bóc lột thậm tệ. Riêng về Kitô giáo, giai đoạn đó cũng có không biết bao nhiêu sai lạc về thần học cũng như cung cách thực hành Đức tin nơi nhiều tín hữu. Nhiều người chỉ lo phần rỗi của mình trong tương quan với Chúa mà quên đi bổn phận với anh em, nhất là những người đau khổ. Tuy nhiên, Marx quên mất rằng, đó chỉ là những hệ lụy, chứ không phải là bản chất của Kitô giáo. Ông cũng quên mất rằng, trong lịch sử loài người, văn minh Kitô giáo đã đóng góp một phần rất quan trọng. Biết bao nhiêu con người đã xả thân để phục vụ anh em mình. Có tôn giáo nào xây dựng nhiều bệnh viện, trường học, cô nhi viện… như Kitô giáo ? Thảm họa lớn nhất của chủ nghĩa Marx là khước từ Thiên Chúa, khước từ những gì linh thiêng nhất của con người, biến con người thành công cụ, thành phương tiện cho tiến trình phát triển của lịch sử. Khi bị biến thành công cụ, con người còn có quyền được gọi là «người» nữa hay không ? Khi cái gì cũng thuộc về tập thể, đâu là chổ đứng nhỏ nhoi, một khoảnh khắc riêng tư để con người có thể thở phào nhẹ nhỏm ? Những người bệnh tật, già nua sẽ được đối xử thế nào khi họ không còn là «công cụ» ? Em đã có dịp đi Nga để giúp cộng đồng Công giáo Việt Nam mình bên đó, và em đã chứng kiến cảnh cả nước Nga rộng lớn trở thành một nhà tù vĩ đại với chủ nghĩa xã hội vô thần độc tôn. Dưới chân tất cả những chung cư, luôn có một người gác cổng. Người này không phải là bảo vệ, song là một công an mật vụ. Nhất cử nhất động của chung cư đều được báo cáo!
4) Tại sao Hình ảnh Thiên Chúa (Imago Dei) vừa là ý tưởng chủ đạo xuyên suốt, lại vừa là giải pháp cho tấm thảm kịch vô thần hiện nay ?
Lm. Tiến-Dâng: Vâng, con người mang hình ảnh Thiên Chúa là ý tưởng chủ đạo xuyên suốt luận án của em. De Lubac, dựa trên Thánh Kinh, ghi nhận con người là hình ảnh Thiên Chúa. Trong Sáng Thế Ký, con người được tạo đựng ngày cuối cùng như là đỉnh điểm của sự hoàn thiện. Chỉ có khi tạo dựng con người, Thiên Chúa mới «suy tư». Cũng chỉ có con người được mang hình ảnh Ngài. Vì được mang hình ảnh Ngài, nên con người được giao cho nhiệm vụ cai quản mọi loài. Vì con người mang hình ảnh Chúa, nên khi phủ nhận Thiên Chúa thì cũng chính là lúc con người tự hủy. Cũng trong Kinh Thánh, mỗi lần con người phủ nhận Thiên Chúa là mỗi lần họ sập bẩy. Ông Adong và bà Evà, rồi tháp Babel,…Nếu con người không được xem như là hình ảnh của Thiên Chúa thì họ chỉ là những «đàn kiến» trong cái chủ nghĩa xã hội vĩ đại, theo cách nói của Berdiaef.
Tuy nhiên, khi khẳng định con người là hình ảnh của Thiên Chúa thì phải đặt câu hỏi: Thiên Chúa có hiện hữu không ? Nếu như Feuerbach cho rằng con người sáng tạo ra Thiên Chúa, thì De Lubac lại khẳng định rằng, sở dĩ con người luôn tìm kiếm Thiên Chúa chính là vì họ luôn mang trong mình hình ảnh Ngài. Trong ta có cái gì đó thánh thiện để ta luôn hướng tới Đấng Thánh Thiện. Trong ta tiềm ẩn một tình yêu thì ta mới đi kiếm tìm Tình Yêu. Trong ta có cái gì đó linh thiêng thì ta mới đi tìm Nguồn Mạch của Thiêng Liêng… Người vô thần cho rằng càng văn minh thì tôn giáo sẽ biến mất. Ai dám chắc rằng những nhà tư bản «đỏ» hay những giáo sư duy vật biện chứng ở Đại Học Quốc Gia Hà Nội ngày nay thông minh, sâu sắc hơn Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du hay Nguyễn Trường Tộ ? Thế mà những danh nhân của đất Việt tin có Trời đấy.
Mặc dầu con người tự tâm khảm luôn hướng tới Đấng Toàn Năng, song khả năng nhận biết bị giới hạn. Vì thế, Đức Kitô đã mặc khải cho biết dung mạo đích thực của Thiên Chúa. Thiên Chúa qua Đức Kitô hoàn toàn khác xa với Thiên Chúa mà vô thần chối từ. Ngài không định đoạt trước số phận của từng người. Ngài không rình rập con người để trừng phạt. Ngài là Tình Yêu. Một Tình Yêu Tự Hiến. Ngài nhập thể trong cung lòng của nhân loại. Ngài đồng hành với con người trên mọi chặng đường, kể cả những lúc thất bại ê chề. Thậm chí, cả cái chết Ngài cũng kinh qua. Và cuối cùng, Ngài đã sống lại để cho nhân loại biết cái chết không phải là tiếng nói cuối cùng. Qua Đức Kitô, chủ nghĩa nhân bản được hoàn thiện. Không chỉ nhân bản để mà nhân bản, song cung cách làm người toàn diện khi cố gắng ngước mắt lên trời mà bàn chân vẫn bám chặt với đất, khi gắn bó mật thiết với Thiên Chúa để mở rộng hơn đôi bàn tay chấp nhận anh em đồng loại, khi cầu ơn tha thứ để biết thứ tha, khi quỳ gối cùng với ngọn đèn chầu leo lét để có thể cúi xuống rửa chân cho những ai lỡ sa vào chốn bùn lầy, khi vàn nài Ân sủng từ trời cao để đủ sức móc túi chia sẽ những gì mình có, khi nhìn lên cây Thập Giá để can đảm chết đi cho công lý trường tồn,…
5) Trong phần kết luận, Cha coi chủ nghĩa nhân bản Kitô giáo là tác nhân của dân chủ, hình thành trách nhiệm về sinh thái (responsabilité écologique), đồng thời đảm bảo cho sự tôn trọng các nền văn hóa khác nhau. Tại sao công trình nghiên cứu của cha cho phép hình thành các nhận định này ?
Lm. Tiến Dâng: Vâng, trong phần kết luận, em tạm khai triển bốn vấn đề mà chủ nghĩa nhân bản ngày nay quan tâm.
- Thứ nhất, chủ nghĩa nhân bản Kitô giáo đề cao nhân vị con người: Như Luật Sư biết, trong các chủ thuyết vô thần có một mâu thuẫn nội tại về con người: một mặt, Nietzsch cho rằng cần giết Chúa để tạo ra một nhân vị hoàn toàn tự do, không cần chuẩn mực luân lý nào cả; mặt khác, trong chủ nghĩa cộng sản mác-xít, nhân vị con người không còn chỗ đứng vì cái gì cũng thuộc tập thể. Hơn thế nữa, trong chủ nghĩa mác-xit, con người chỉ thuần túy là công cụ cho sự tiến hóa của lịch sử. Hai cung cách suy nhĩ này dẫn tới hai hệ lụy cho ngày hôm nay: hoặc là tự do quá trớn hoặc là bị ngộp thở trong một tập thể đồng nhất, hoặc là bị vứt ra ngoài xã hội khi không còn «xài» được. Ngược lại, trong Kitô giáo, mỗi người là hình ảnh của Chúa Ba Ngôi. Ba Ngôi vừa khác biệt vừa kết hợp mật thiết với nhau. Thần học hiệp thông trong Giáo Hội được xây dựng từ tương quan giữa Ba Ngôi Thiên Chúa. Con người hiệp thông trong sự tôn trọng khác biệt. Hay nói cách khác, vì ta khác biệt, nên mới cần hiệp thông. Nói theo kiểu Việt Nam: «Mình với ta tuy hai mà một, ta với mình tuy một mà hai» (Tản Đà). Hơn nữa, vì là hình ảnh Thiên Chúa nên sang, hèn, khỏe mạnh hay bệnh tật… đều được tôn trọng như nhau. Cũng không phải dững dưng mà bao cô gái trẻ đẹp tình nguyện làm nữ tu để âm thầm phục vụ ở các trại dành cho những người nhiễm HIV. Cũng không phải vô cớ mà những nhà truyền giáo như Đức Cha Cassaigne lại tới Việt Nam lập ra trại cùi, sống với họ và chết như họ…
- Thứ hai, chủ nghĩa nhân bản Kitô giáo là tác nhân của tiến trình dân chủ: Theo nhà nghiên cứu Thánh Kinh W.H. Schmidt thì Thần học Thánh Kinh có một ảnh hưởng lớn trên tiến trình dân chủ. Tại sao ? Cùng thời, ở các nước quanh Do Thái, chỉ có các vua mới được xem là «hình ảnh của các vị thần». Còn với dân trong Thánh Kinh, ai cũng được xem là hình ảnh của Thiên Chúa. Ngoài ra, ta cũng thấy như trong Khổng giáo, chỉ có vua là «con Trời». Hay Ấn độ giáo thì phân chia đẳng cấp (castes)…Với Kitô giáo thì ai cũng là hình ảnh Thiên Chúa cả. Vì thế, mọi người đều có quyền sống bình đẳng. Mọi người đều có trí thông minh để nhận ra những sai phạm, nếu có, của người lãnh đạo. Hơn nữa, Đức Kitô là người đã thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ của người công dân. Dù rất tôn trọng truyền thống Do Thái, Ngài vẫn không ngại ngùng lên tiếng khi cần thiết. Và Ngài đã trả bằng giá máu của mình cho tiến trình dân chủ, tôn trọng sự thật. Chủ nghĩa nhân bản Kitô giáo đã sản sinh ra những người con vĩ đại trong quá trình đấu tranh cho dân chủ như Dietrich Bonheffer, Martin Luther King, ĐGH Gioan - Phaolô II…
- Thứ ba, chủ nghĩa nhân bản Kitô giáo và trách nhiêm sinh thái: Chưa bao giờ trái đất bị đe dọa như ngày hôm nay. Lũ lụt, ô nhiễm môi trường tràn lan. Thiên nhiên gây thì ít mà người gây ra thì nhiều. Mọi người phải có trách nhiệm với vấn đề sinh thái. Làm cho môi trường sống trở nên tốt hơn cũng chính là cộng tác với vấn đề cứu chuộc. Trong Sáng Thế Ký (1, 28), con người được giao cho nhiệm vụ cai quản vũ trụ. Người cai quản không phải là người tàn phá song là người biết làm sao để biến trái đất thành mái nhà tốt cho chính mình và cho tương lai. Cũng chính vì thế mà Sáng Thế Ký chương 2, câu 15, Thiên Chúa giao cho con người nhiệm vụ «gìn giữ» và «làm cho phát triển» vườn sống. Như vậy, Thiên Chúa không tạo nên những con người thụ động, song ngài dựng lên những con người biết sáng tạo. Lý trí và sự thông minh là những đặc tính của Imago Dei. Sáng tạo làm sao để sống hài hòa với môi trường. Từ điểm này, ta có thể cùng nhận định với De Lubac rằng khoa học kỹ thuật chân chính không làm phai mờ Đức Tin. Trái lại, thần học tạo dựng đã cộng tác một cách tích cực vào việc phát triển khoa học kỹ thuật trên mọi phương diện. Tuy nhiên, tiến bộ về khoa học kỹ thuật phải đi đôi với sự phát triển của lương tâm. Nếu phát triển khoa học không đi kèm với một lương tâm có trách nhiệm thì sự phát triển này trở thành nguy cơ hủy diệt chính con người và môi trường sống. Bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki hay thảm họa Tchernobyl là một trong những ví dụ điển hình.
- Sau cùng, chủ nghĩa nhân bản Kitô giáo và vấn đề tôn trọng các nền văn hóa: Khi em viết kết luận cũng là lúc hàng trăm ngàn dân Paris xuống đường biểu tình chống lại cuộc rước đuốc Olympique đi qua thành phố Paris. Ngọn đuốc có khi bị dập tắt, có khi thắp lại rồi phải trốn trong xe. Ngọn đuốc, vốn là niềm tự hào của chính quyền Bắc Kinh trở thành ngọn đuốc ô nhục. Người dân biểu tình vì họ cho rằng chính quyền Bắc Kinh dang tàn phá nền văn hóa Tây Tạng. Đức cố Giáo Hoàng Gioan - Phaolô II, khi thăm tổ chức UNESCO vào năm 1980, đã từng nói: «Con người không thể coi thường nền văn hóa. Nền văn hóa là một hình thức đặc thù để con người hiện hữu cũng như biểu lộ cách thức làm người của mình». Theo nhãn quan Kitô giáo, truyền thống văn hóa không những là nơi ân sủng của Thiên Chúa hoạt động mà còn là nơi con người phát triển tự do của mình. Đức tin không nằm bên ngoài hay bên trên một nền văn hóa, nhưng được «nhập thể» vào chính nền văn hóa. Đức Kitô cũng đã nói tiếng aram, đã sống theo phong tục người Do Thái. Những nhà truyền giáo chân chính cũng đã hết mực tôn trọng văn hóa của người bản địa. Cha Alexandre de Rhode là một ví dụ điển hình. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, không một nền văn hóa nào là hoàn hảo. Mỗi một nền văn hóa thường chứa đựng một khiếm khuyết nhất định. Vì thế, các nền văn hóa được mời gọi mở rộng cánh cửa của mình để lãnh hội những gì là tinh hoa của Tin Mừng. Chính Đức Kitô sẽ kiện toàn, lấp đầy những khiếm khuyết nơi các nền văn hóa cũng như nơi từng con người, nếu con người biết đón nhận Ngài.
6) Cha có nguyện vọng gì cho đất nước Việt Nam ?
Lm. Tiến Dâng: Hiện tại, Nhà nước đang điều giáo sư của họ vào dạy thuyết vô thần cho các chủng sinh. Em mong một ngày nào đó, các sinh viên Đại Học cũng được hưởng một cái gì đó từ phía các tôn giáo. Những nhà sư, những linh mục, nữ tu… cũng được quyền vào dạy về tôn giáo của mình trong các Đại Học. Sinh viên được quyền tự do phân định đúng sai và chọn hướng đi nào họ muốn. Đất nước Việt nam không phải là mảnh đất thừa tự của gia đình hai họ Mác - Lê. Mỗi con người, trong đó có cả những người vô thần, phải có trách nhiệm trước tiền đồ của dân tộc. Chúng ta không chỉ xây dựng một đất nước duy về kinh tế vật chất, mà phải gieo vào trong tâm hồn mỗi con người niềm tin linh thiêng và lòng nhân ái.
7) Nghe các linh mục du học nói rằng Cha có một kho chuyện cười. Vậy Cha có chuyện hài nào về chủ nghĩa vô thần không ?
Lm. Tiến Dâng: Có vài chuyện này kể để Luật Sư nghe cho vui. Chắc Luật Sư cũng đã nghe rồi ?
Chuyện thứ nhất: Nghe nói trong biến cố 75, một người cộng sản bắt được một nhà truyền giáo Tây Phương. Anh phụ trách tuyên huấn nói thao thao bất tuyệt với nhà truyền giáo rằng: «Ông uổng công đi truyền một thứ đạo mà suốt hai ngàn năm tín đồ vẫn chưa lên tới được một nửa thế giới. Trong lúc đó, chủ nghĩa cộng sản chúng tôi mới ra đời được chừng 50 năm mà dân số đã lên đến gần 1/3 điạ cầu. Lo mà ăn năn hối cải để được nhận ơn khoan hồng của đảng và nhà nước Việt Nam».
- Nhà truyền giáo vẫn im lặng.
- Một lát sau anh tuyên huấn bảo: «Sao ông không nói gì ? Hối hận rồi hả ?»
- Nhà truyền giáo ngước mắt nhìn anh một cách thương cảm và nhỏ nhẹ trả lời: « Tôi đang cầu nguyện cho chủ nghĩa cộng sản vô thần của anh tồn tại đến hai ngàn năm» !
Chuyện thứ hai: Một giáo sư dạy về thuyết tiến hóa ở Đại Học Quốc Gia Hà Nội có nuôi một căp vượn sau vườn. Khổ nỗi, cậu sinh viên con của ông khi nào về nhà cũng mãi mê chơi với vượn mà không thèm nói chuyện với bố mẹ. Một hôm kia, vị giáo sư này phát tức mới quát mắng cậu con:
- «Tao đẻ ra mày mà mày khinh thường, suốt ngày chỉ lo chơi với mấy con vật ! »
-Từ ngoài vườn, cậu sinh viên cất tiếng: « Ủa, bố nói gì mà kỳ vậy ? Ở trường, bố dạy con rằng tổ tiên của chúng ta là vượn. Vì thế, con phải phụng dưỡng tổ tiên mới tròn chữ hiếu chứ !».
Paris, ngày 17 tháng 12 năm 2008
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tu Hội Nữ Tử Thánh Vinh Sơn biểu tình chống phá nhà
Thuý Dung
11:55 17/12/2008
Sáng nay thứ Tư 17/12/2008, các nữ tu thuộc Tu Hội Nữ Tử Thánh Vinh Sơn đã được cấp báo về việc nhà cầm quyền cộng sản đưa người đến phá trường học của họ tại số 32 bis Nguyễn Thị Diệu.
Bằng đủ mọi phương tiện, kể cả chạy bộ, các nữ tu đã đến hiện trường phản đối hành động ngang ngược của chính quyền đơn phương xử lý tài sản đang trong vòng tranh chấp.
Những động thái gần đây của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong vụ Thái Hà, vụ Vĩnh Long, và giờ đây tại Sàigòn cho thấy họ đang quyết tâm “giải quyết rốt ráo các vấn đề về đất đai tôn giáo” (theo một nguồn tin từ Việt Nam) theo đường hướng xử dụng “bạo lực cách mạng”.
Tưởng cũng nên nhắc lại là ngôi trường của các nữ tu thuộc Tu Hội Nữ Tử Thánh Vinh Sơn tọa lạc tại số 32 bis Nguyễn Thị Diệu là tài sản hợp pháp của các chị đã được Hội Hồng Thập Tự Pháp tặng. Diện tích khu đất lên đến 852 m2.
Từ 1958 đến 1975, cơ sở này được các soeurs dùng làm vườn trẻ.
Năm 1975, phòng Giáo Dục quận 3 mượn cơ sở này làm Trường Mẫu giáo Măng Non. Dù muốn hay không các chị vẫn phải giao cho nhà nước.
Tuy nhiên, nhà cầm quyền cộng sản bắt đầu giở trò lật lọng vào năm 1997 với quyết định “tịch thu nhà vắng chủ”. Cũng vào năm đó, vũ trường VIP- CLUB đã được xây lên.
Tu Hội Nữ Tử Thánh Vinh Sơn đã lập tức khiếu nại vì tài sản này không hề “vắng chủ”. Vũ trường VIP- CLUB thực tế là nơi kinh doanh mãi dâm đã bị công an bắt quả tang tại chỗ và bị đóng cửa.
Sau khi vũ trường VIP- CLUB, ủy ban nhân dân quận 3 và công ty Quản lý nhà Thành Phố thay vì trả lại tài sản cho các nữ tu lại tiếp tục dùng cơ sở này cho thuê kiếm tiền.
Nghiêm trọng hơn, công ty Quản lý nhà Thành Phố đã ký hợp đồng cho Ban Quản lý đường sắt Đô thị TP thuê trong 5 năm và đồng ý để cơ quan này đập phá ra xây thành khách sạn.
Ngày 01/12/2007, Tu hội đệ đơn khiếu nại khẩn cấp, yêu cầu cho ngưng đập phá, sửa chữa, xây cất, nhưng công việc vẫn được tiếp tục.
Ngày 15/12/2007, lúc 7g, khoảng 70 soeurs, sinh viên, vài nhà báo đã đến vũ trường cầu nguyện, mong ngăn cản được các người thợ tiếp tục thi công. Tượng Đức Mẹ đã được kiệu đến làm trung tâm cho buổi cầu nguyện. Đến khoảng 11g cùng ngày, 1 biên bản tạm ngưng đập phá, sửa chữa được ký giữa BQLĐS, Tu hội và Chủ tịch UBND phường 6, quận 3, dưới sự chứng kiến của Ban tôn giáo Tp, Ban tôn giáo quận 3, Đại diện Phòng quản lý đô thị quận 3, cô Phạm Phương Thanh, công an Tp, đại diện Hội phụ nữ quận 3.
Sau khi êm được một thời gian, ngày 17/3/2008 khoảng 100 soeurs lại đến vũ trường cầu nguyện từ 9g00 đến 16g45 để phản đối việc cho đập phá, sửa chữa khi cơ sở đang còn tranh chấp. Đến 16g00 một biên bản thứ hai với nội dung cam kết ngưng đập phá sửa chữa được lập trong đó các thành phần sau đã cam kết ký vào biên bản.
Biên bản ký vẫn ký, tôn trọng hay không lại là chuyện khác. Ngày 12.6.2008, khi hay tin Công ty quản lý nhà Thành phố đến vũ trường để bàn giao cơ sở cho Ủy Ban nhân dân quận 3, các nữ tu lại kéo nhau đến đây để cản trở việc làm này. Các chị đòi phải là người được trả tài sản này chứ không có kiểu đá qua, đá lại để cuối cùng tài sản vẫn không được hoàn về những người chủ chân chính của nó.
Đây là những tin tức sơ khởi. Chúng tôi sẽ tiếp tục tường trình về vụ này.
Hai nữ tu đang ngồi trước trường học của họ ngăn cản không cho phá |
Những động thái gần đây của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong vụ Thái Hà, vụ Vĩnh Long, và giờ đây tại Sàigòn cho thấy họ đang quyết tâm “giải quyết rốt ráo các vấn đề về đất đai tôn giáo” (theo một nguồn tin từ Việt Nam) theo đường hướng xử dụng “bạo lực cách mạng”.
Tưởng cũng nên nhắc lại là ngôi trường của các nữ tu thuộc Tu Hội Nữ Tử Thánh Vinh Sơn tọa lạc tại số 32 bis Nguyễn Thị Diệu là tài sản hợp pháp của các chị đã được Hội Hồng Thập Tự Pháp tặng. Diện tích khu đất lên đến 852 m2.
Từ 1958 đến 1975, cơ sở này được các soeurs dùng làm vườn trẻ.
Năm 1975, phòng Giáo Dục quận 3 mượn cơ sở này làm Trường Mẫu giáo Măng Non. Dù muốn hay không các chị vẫn phải giao cho nhà nước.
Tuy nhiên, nhà cầm quyền cộng sản bắt đầu giở trò lật lọng vào năm 1997 với quyết định “tịch thu nhà vắng chủ”. Cũng vào năm đó, vũ trường VIP- CLUB đã được xây lên.
Tu Hội Nữ Tử Thánh Vinh Sơn đã lập tức khiếu nại vì tài sản này không hề “vắng chủ”. Vũ trường VIP- CLUB thực tế là nơi kinh doanh mãi dâm đã bị công an bắt quả tang tại chỗ và bị đóng cửa.
Sau khi vũ trường VIP- CLUB, ủy ban nhân dân quận 3 và công ty Quản lý nhà Thành Phố thay vì trả lại tài sản cho các nữ tu lại tiếp tục dùng cơ sở này cho thuê kiếm tiền.
Nghiêm trọng hơn, công ty Quản lý nhà Thành Phố đã ký hợp đồng cho Ban Quản lý đường sắt Đô thị TP thuê trong 5 năm và đồng ý để cơ quan này đập phá ra xây thành khách sạn.
Ngày 01/12/2007, Tu hội đệ đơn khiếu nại khẩn cấp, yêu cầu cho ngưng đập phá, sửa chữa, xây cất, nhưng công việc vẫn được tiếp tục.
Ngày 15/12/2007, lúc 7g, khoảng 70 soeurs, sinh viên, vài nhà báo đã đến vũ trường cầu nguyện, mong ngăn cản được các người thợ tiếp tục thi công. Tượng Đức Mẹ đã được kiệu đến làm trung tâm cho buổi cầu nguyện. Đến khoảng 11g cùng ngày, 1 biên bản tạm ngưng đập phá, sửa chữa được ký giữa BQLĐS, Tu hội và Chủ tịch UBND phường 6, quận 3, dưới sự chứng kiến của Ban tôn giáo Tp, Ban tôn giáo quận 3, Đại diện Phòng quản lý đô thị quận 3, cô Phạm Phương Thanh, công an Tp, đại diện Hội phụ nữ quận 3.
Sau khi êm được một thời gian, ngày 17/3/2008 khoảng 100 soeurs lại đến vũ trường cầu nguyện từ 9g00 đến 16g45 để phản đối việc cho đập phá, sửa chữa khi cơ sở đang còn tranh chấp. Đến 16g00 một biên bản thứ hai với nội dung cam kết ngưng đập phá sửa chữa được lập trong đó các thành phần sau đã cam kết ký vào biên bản.
Biên bản ký vẫn ký, tôn trọng hay không lại là chuyện khác. Ngày 12.6.2008, khi hay tin Công ty quản lý nhà Thành phố đến vũ trường để bàn giao cơ sở cho Ủy Ban nhân dân quận 3, các nữ tu lại kéo nhau đến đây để cản trở việc làm này. Các chị đòi phải là người được trả tài sản này chứ không có kiểu đá qua, đá lại để cuối cùng tài sản vẫn không được hoàn về những người chủ chân chính của nó.
Đây là những tin tức sơ khởi. Chúng tôi sẽ tiếp tục tường trình về vụ này.
Chân thành cám ơn quý vị ân nhân Tây Úc giúp đỡ tài chính cho VietCatholic
VietCatholic Network
14:15 17/12/2008
Lại thêm một chuyện nhục nhã: Phi công Vietnam Airlines bị bắt tại Nhật vì tiêu thụ hàng phi pháp
VN Express
14:47 17/12/2008
Một phi công của Hãng hàng không Quốc gia VN (Vietnam Airlines) bị hải quan Nhật Bản tạm giữ để điều tra nghi vấn liên quan đến đường dây tiêu thụ hàng phi pháp tại nước này.
Phi công này tên là Đặng Xuân Hợp, cơ phó trên chuyến bay từ Hà Nội đi Tokyo, Nhật Bản.
Văn phòng Chi nhánh Vietnam Airrlines tại Nhật Bản cho hay cơ quan điều tra sở tại đã tới một số văn phòng của hãng tại sân bay Narita, Osaka, Nagoya và Fukoka để làm việc và yêu cầu hợp tác điều tra. Có thể còn 6 người nữa liên quan đến đường dây này.
Phía Nhật cho biết, từ năm 2006 đến nay, khi vụ việc bị phát hiện, tổng cộng đã có 85 người bị cảnh sát Nhật Bản bắt giữ, với tổng giá trị hàng hóa, quần áo và đồ vật nghi ngờ là bất hợp pháp lên tới 140 triệu yen. Cảnh sát Tokyo cho rằng, phi công Hợp đã mang theo một số đồ vật bị nghi là ăn cắp trong hành lý xách tay.
Người phát ngôn Vietnam Airlines cho hay, ngay sau khi tiếp nhận thông tin, lãnh đạo Vietnam Airlines đã yêu cầu các cán bộ Văn phòng Chi nhánh Nhật Bản hợp tác với nhà chức trách và cơ quan điều tra nước này trong quá trình xác minh vụ việc. Quan điểm của hãng là xử lý nghiêm khắc, không bao che đối với các cán bộ, nhân viên liên quan. Nếu kết quả điều tra của nhà chức trách có thẩm quyền Nhật Bản và Việt Nam khách quan, cho thấy nhân viên có vi phạm thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hồi đầu tháng 5 vừa qua, một nam tiếp viên tham gia chuyến bay VN950 từ TP HCM đi Tokyo Nhật Bản của Vietnam Airlines cũng bị hải quan Nhật tạm giữ vì phát hiện mang theo một lượng lớn tiền Yen Nhật và nhiều hàng hóa gồm quần áo, túi xách nhãn hiệu cao cấp trị giá hơn 10.000 USD.
Trước đó một tháng, Vietnam Airlines buộc thôi việc phi công Lại Quốc Việt - người bị nghi liên quan đến đường dây rửa tiền và ma túy lớn tại Australia.
Cũng liên quan đến đường dây rửa tiền này, một phi công của Vietnam Airlines là Trần Đình Đang trong chuyến bay Sydney - TP HCM đã bị cơ quan an ninh Australia bắt tại sân bay do mang ngoại tệ quá quy định (vượt 10.000 USD). Sau đó, Trần Đình Đang đã bị tòa án Australia kết án vì tội đã vận chuyển trái phép tổng cộng 6,5 triệu đôla Australia về Việt Nam.
Phi công này tên là Đặng Xuân Hợp, cơ phó trên chuyến bay từ Hà Nội đi Tokyo, Nhật Bản.
Văn phòng Chi nhánh Vietnam Airrlines tại Nhật Bản cho hay cơ quan điều tra sở tại đã tới một số văn phòng của hãng tại sân bay Narita, Osaka, Nagoya và Fukoka để làm việc và yêu cầu hợp tác điều tra. Có thể còn 6 người nữa liên quan đến đường dây này.
Phía Nhật cho biết, từ năm 2006 đến nay, khi vụ việc bị phát hiện, tổng cộng đã có 85 người bị cảnh sát Nhật Bản bắt giữ, với tổng giá trị hàng hóa, quần áo và đồ vật nghi ngờ là bất hợp pháp lên tới 140 triệu yen. Cảnh sát Tokyo cho rằng, phi công Hợp đã mang theo một số đồ vật bị nghi là ăn cắp trong hành lý xách tay.
Nhiều sự cố xảy ra với nhân viên của Vietnam Airlines. Ảnh: Hoàng Hà. |
Người phát ngôn Vietnam Airlines cho hay, ngay sau khi tiếp nhận thông tin, lãnh đạo Vietnam Airlines đã yêu cầu các cán bộ Văn phòng Chi nhánh Nhật Bản hợp tác với nhà chức trách và cơ quan điều tra nước này trong quá trình xác minh vụ việc. Quan điểm của hãng là xử lý nghiêm khắc, không bao che đối với các cán bộ, nhân viên liên quan. Nếu kết quả điều tra của nhà chức trách có thẩm quyền Nhật Bản và Việt Nam khách quan, cho thấy nhân viên có vi phạm thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hồi đầu tháng 5 vừa qua, một nam tiếp viên tham gia chuyến bay VN950 từ TP HCM đi Tokyo Nhật Bản của Vietnam Airlines cũng bị hải quan Nhật tạm giữ vì phát hiện mang theo một lượng lớn tiền Yen Nhật và nhiều hàng hóa gồm quần áo, túi xách nhãn hiệu cao cấp trị giá hơn 10.000 USD.
Trước đó một tháng, Vietnam Airlines buộc thôi việc phi công Lại Quốc Việt - người bị nghi liên quan đến đường dây rửa tiền và ma túy lớn tại Australia.
Cũng liên quan đến đường dây rửa tiền này, một phi công của Vietnam Airlines là Trần Đình Đang trong chuyến bay Sydney - TP HCM đã bị cơ quan an ninh Australia bắt tại sân bay do mang ngoại tệ quá quy định (vượt 10.000 USD). Sau đó, Trần Đình Đang đã bị tòa án Australia kết án vì tội đã vận chuyển trái phép tổng cộng 6,5 triệu đôla Australia về Việt Nam.
Mưu toan cướp nhà đất của các nữ tu Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn
CTV C.Ss.R.
15:41 17/12/2008
Tiếp theo cuộc cướp đất Thái Hà - Toà Khâm Sứ ở Hà Nội và cuộc cướp đất Dòng Phaolô ở Vĩnh Long, hôm nay đến lượt chính quyền quận 3 TP HCM đang tiến hành cướp khu nhà đất 32 bis Nguyễn Thị Diệu, thuộc quyền sở hữu của các nữ tu Dòng Bác ái Thánh Vinh Sơn.
Các nữ tu đã tập họp từ 13 h ngày hôm nay 17/12/2008 để phản đối. Số nữ tu đến ngày một đông hơn. Lúc 15 h có khoảng hơn 20 chị già trẻ. Một số người vừa đi học hay đi làm về nghe tin là chạy ngay ra đây. Một số ngồi ở lề đường trước khu nhà đất, một số ngồi ở bên trong sân.
Bên trong nội thất khu nhà đã bị phá bỏ ngổn ngang. Các phòng ở phía sau và các cửa ra vào ở phía trước đang được làm lại. Điện tắt toàn bộ. Một cửa sắt ở phía sau bên trái toà nhà thông sang trường mẫu giáo bên cạnh mới được mở. Thợ thuyền và vật liệu xây dựng đựơc đưa qua lối này. Các phòng ỏ phía sau đang được làm lại.
Các chị cho biết tu viện các chị ở cách đây khoảng 800 mét. Khi các chị đến hiện trường thì thấy khoảng hơn một chục thợ hồ đang làm việc theo sự chỉ đạo của Công ty Dịch vụ Công ích Quận 3. Khi các chị cầu nguyện phản đối, thì các thợ này đóng cửa phía trước và vẫn lén lút làm ở bên trong.
Một nữ tu cho biết: “Chúng tôi đã gửi đơn lên các cấp chính quyền nhiều lần từ năm 2005. Lần cuối cùng là vào tháng 11/2008. Nhưng chính quyền không muốn thương lượng”.
Các cấp chính quyền dường như không muốn đối diện với các nữ tu để giải quyết vấn đề. Từ khi xảy ra vụ chiếm nhà đất làm vũ trường và bị các nữ tu phản đối đến nay, mới chỉ có một lần Mặt trận Tổ quốc và Ban Tôn giáo TP làm việc với các nữ tu vào tháng 6/2008.
Thời điểm đó, các các nữ tu đang tiến hành phản đối gay gắt. Các cán bộ MTTQ và BTG đến làm việc và nói rằng: “Các chị cứ bình tĩnh. từ từ rồi mọi chuyện sẽ được giải quyết”. Từ đó đến nay không có dấu hiệu nào cho thấy chính quyền muốn giải quyết.
Thực ra, cách giải quyết là chính quyền cứ im lăng, từng bước biến khu nhà đất thành cơ sở gì đấy theo tính toán đen tối của mình. Có thể là biến thành trường mẫu giáo. Nhưng điều này thậm vô lý. Theo chúng tôi biết, tỷ lệ trường mầm non trên địa bàn quận 3 đã quá nhiều so với các quận khác của thành phố.
Trong một diễn biến khác, chúng tôi còn biết, một trường mầm non công lập của quận 3 đang có dự định giải tán. Có lẽ chính quyền muốn lấy nhà đất của các nữ tu rồi làm ngôi truờng thay thế và dùng nhà đất của ngôi trường sắp giải tán kia để “đến bù” cho dự án của các quan tham chăng?
Trước sự kiện lấn tới của chính quyền quận 3, các nữ tu rất bức xúc. Một chị nói rằng: “Chúng tôi muốn nói chuyện với họ. Thương lượng với nhau thì tốt. Nhưng người ta không thành thật. Người ta nói một đàng, làm một nẻo”.
Lúc này, 15 h, trong khi các nữ tu tập họp cầu nguyện gĩư đất, thì mấy nhân viên an ninh đang mang thường phục ngồi bên quán cóc phía bên kia đường, luôn tay điện thoại và mắt vẫn láo liên quan sát các động thái của các nữ tu.
Cuộc ăn cướp này rồi sẽ ra sao? Liệu chính quyền quận 3 có dễ nuốt miếng “bít tết” này không? Liệu gần 1 triệu giáo dân nội thành Sài Gòn có bày tỏ sự hiệp thông liên đới cách ôn hoà mà mạnh mẽ với các nữ tu trong việc bảo vệ công lý không?
Các nữ tu đã tập họp từ 13 h ngày hôm nay 17/12/2008 để phản đối. Số nữ tu đến ngày một đông hơn. Lúc 15 h có khoảng hơn 20 chị già trẻ. Một số người vừa đi học hay đi làm về nghe tin là chạy ngay ra đây. Một số ngồi ở lề đường trước khu nhà đất, một số ngồi ở bên trong sân.
Bên trong nội thất khu nhà đã bị phá bỏ ngổn ngang. Các phòng ở phía sau và các cửa ra vào ở phía trước đang được làm lại. Điện tắt toàn bộ. Một cửa sắt ở phía sau bên trái toà nhà thông sang trường mẫu giáo bên cạnh mới được mở. Thợ thuyền và vật liệu xây dựng đựơc đưa qua lối này. Các phòng ỏ phía sau đang được làm lại.
Các chị cho biết tu viện các chị ở cách đây khoảng 800 mét. Khi các chị đến hiện trường thì thấy khoảng hơn một chục thợ hồ đang làm việc theo sự chỉ đạo của Công ty Dịch vụ Công ích Quận 3. Khi các chị cầu nguyện phản đối, thì các thợ này đóng cửa phía trước và vẫn lén lút làm ở bên trong.
Một nữ tu cho biết: “Chúng tôi đã gửi đơn lên các cấp chính quyền nhiều lần từ năm 2005. Lần cuối cùng là vào tháng 11/2008. Nhưng chính quyền không muốn thương lượng”.
Các cấp chính quyền dường như không muốn đối diện với các nữ tu để giải quyết vấn đề. Từ khi xảy ra vụ chiếm nhà đất làm vũ trường và bị các nữ tu phản đối đến nay, mới chỉ có một lần Mặt trận Tổ quốc và Ban Tôn giáo TP làm việc với các nữ tu vào tháng 6/2008.
Thời điểm đó, các các nữ tu đang tiến hành phản đối gay gắt. Các cán bộ MTTQ và BTG đến làm việc và nói rằng: “Các chị cứ bình tĩnh. từ từ rồi mọi chuyện sẽ được giải quyết”. Từ đó đến nay không có dấu hiệu nào cho thấy chính quyền muốn giải quyết.
Thực ra, cách giải quyết là chính quyền cứ im lăng, từng bước biến khu nhà đất thành cơ sở gì đấy theo tính toán đen tối của mình. Có thể là biến thành trường mẫu giáo. Nhưng điều này thậm vô lý. Theo chúng tôi biết, tỷ lệ trường mầm non trên địa bàn quận 3 đã quá nhiều so với các quận khác của thành phố.
Trong một diễn biến khác, chúng tôi còn biết, một trường mầm non công lập của quận 3 đang có dự định giải tán. Có lẽ chính quyền muốn lấy nhà đất của các nữ tu rồi làm ngôi truờng thay thế và dùng nhà đất của ngôi trường sắp giải tán kia để “đến bù” cho dự án của các quan tham chăng?
Trước sự kiện lấn tới của chính quyền quận 3, các nữ tu rất bức xúc. Một chị nói rằng: “Chúng tôi muốn nói chuyện với họ. Thương lượng với nhau thì tốt. Nhưng người ta không thành thật. Người ta nói một đàng, làm một nẻo”.
Lúc này, 15 h, trong khi các nữ tu tập họp cầu nguyện gĩư đất, thì mấy nhân viên an ninh đang mang thường phục ngồi bên quán cóc phía bên kia đường, luôn tay điện thoại và mắt vẫn láo liên quan sát các động thái của các nữ tu.
Cuộc ăn cướp này rồi sẽ ra sao? Liệu chính quyền quận 3 có dễ nuốt miếng “bít tết” này không? Liệu gần 1 triệu giáo dân nội thành Sài Gòn có bày tỏ sự hiệp thông liên đới cách ôn hoà mà mạnh mẽ với các nữ tu trong việc bảo vệ công lý không?
Thái Hà - Huệ Hương
Nắng Sàigòn
15:50 17/12/2008
THÁI HÀ – HUỆ HƯƠNG.
Dịu dàng Huệ tỏa thơm hương
Ban ngày thoang thoảng, đêm trường ngát hương.
Hiền hòa Huệ nép màn sương,
Trong cơn bão tố kiên cường nở hoa.
Hương thơm lan tỏa mọi nhà,
Thơm hương Công Lý, gian tà lùi xa.
(Kính tặng chị Ngô Thị Dung, nhành Huệ thắm xinh tươi của đất Thái Hà)
Trong trắng lòng thủy chung, dịu dàng đơn sơ quá,
Mưa nắng vẫn đơm hoa, thanh cao nét ngọc ngà.
Dưới ánh nắng dịu hiền Huệ thơm nhẹ trong sương,
Trong giông tố mưa chiều Huệ ngào ngạt thơm hương.
Thái Hà trong gian nan, hiểm nguy mùa gió chướng,
Khiêm tốn lòng vấn vương tha thiết câu kinh buồn.
Công lý giữ kiên cường, bao giọt lệ rơi tuôn,
Lời kinh hát can trường đất Thái Hà thương thương.
Chị Ngô Thị Dung đứng hàng thứ tư từ phải sang |
Anh Thư Ngô Thị Dung Huệ thơm chốn lao tù.
Huệ Hương Ngô Thị Dung son sắt lời mẹ ru,
Huệ Hương Ngô Thị Dung chốn lao tù vẫn cao sang.
Cho dẫu ngàn gian nguy, quyết đi tìm ánh sáng,
Công lý bừng trong tim, lửa mến không thay lòng.
Dẫu bắt bớ, giam cầm luôn giữ lòng trinh trong,
Huệ thắm luôn thơm nồng khúc hát tình hiệp thông.
Không hổ thẹn tiền nhân đã gieo mầm hạt giống,
Lấy máu hồng yêu thương vun tưới cho Tin Mừng.
Khí khái chí anh hùng mạnh mẽ lời tuyên xưng,
Nhân chứng nơi công đường, Sự Thật được tuyên dương.
Anh Thư Ngô Thị Dung lòng dũng khí hiên ngang,
Anh Thư Ngô Thị Dung Huệ thơm chốn lao tù.
Huệ Hương Ngô Thị Dung son sắt lời mẹ ru,
Huệ Hương Ngô Thị Dung chốn lao tù tỏa vinh quang.
8 nạn nhân giáo xứ Thái Hà nộp đơn kháng cáo kêu oan
Thái Hà
16:43 17/12/2008
8 NẠN NHÂN GIÁO XỨ THÁI HÀ KHÁNG CÁO KÊU OAN
Ngày 8 tháng 12 năm 2008, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa tám nạn nhân là giáo dân liên quan tới vụ khiếu kiện đất đai kéo dài 12 năm tại giáo xứ Thái Hà ra xét xử. Phiên tòa công khai tận tầng 4 UBND phường Ô Chợ Dừa, số 55 phố Hoàng Cầu, đã kết thúc chỉ trong một ngày xét xử với mức án từ cảnh cáo tới tù treo cho các nạn nhân. Xét thấy hành vi của mình không vi phạm pháp luật và mức án như vậy là không công bằng, ngày 17 tháng 12 năm 2008, cả tám nạn nhân đã đồng loạt kháng cáo lên Tòa Phúc thẩm Tòa án thành phố Hà Nội.
Cầu xin Chúa và Đức Mẹ ban phước trước khi nộp đơn kêu oan
Cùng nhau lên đường nộp đơn kháng cáo kêu oan
Chờ Tòa án nhận đơn kháng cáo kêu oan
Đòi hỏi Tòa án phải cấp giấy biên nhận đã nhận đơn kháng cáo kêu oan vào ngày 17/12/2008
Vui vẻ trở về sau khi nộp đơn kháng cáo kêu oan
Tạ ơn Đức Mẹ sau khi đã nộp xong Đơn kháng cáo kêu oan
Chúng ta cầu nguyện cho tám nạn nhân oan khiên này trong công cuộc đi tìm công lý và sự thật cho bản thân, cho Giáo hội và cho Dân tộc Việt Nam.
Ngày 8 tháng 12 năm 2008, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa tám nạn nhân là giáo dân liên quan tới vụ khiếu kiện đất đai kéo dài 12 năm tại giáo xứ Thái Hà ra xét xử. Phiên tòa công khai tận tầng 4 UBND phường Ô Chợ Dừa, số 55 phố Hoàng Cầu, đã kết thúc chỉ trong một ngày xét xử với mức án từ cảnh cáo tới tù treo cho các nạn nhân. Xét thấy hành vi của mình không vi phạm pháp luật và mức án như vậy là không công bằng, ngày 17 tháng 12 năm 2008, cả tám nạn nhân đã đồng loạt kháng cáo lên Tòa Phúc thẩm Tòa án thành phố Hà Nội.
Cầu xin Chúa và Đức Mẹ ban phước trước khi nộp đơn kêu oan
Cùng nhau lên đường nộp đơn kháng cáo kêu oan
Chờ Tòa án nhận đơn kháng cáo kêu oan
Đòi hỏi Tòa án phải cấp giấy biên nhận đã nhận đơn kháng cáo kêu oan vào ngày 17/12/2008
Vui vẻ trở về sau khi nộp đơn kháng cáo kêu oan
Tạ ơn Đức Mẹ sau khi đã nộp xong Đơn kháng cáo kêu oan
Chúng ta cầu nguyện cho tám nạn nhân oan khiên này trong công cuộc đi tìm công lý và sự thật cho bản thân, cho Giáo hội và cho Dân tộc Việt Nam.
Tu viện Dòng Thánh Phao Lồ tại tỉnh Vĩnh Long sắp bị san bằng
VOA
02:28 17/12/2008
VĨNH LONG 16/12/2008 - Sau khi các khu đất thuộc Tòa Khâm Sứ cũ và thuộc giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội bị chính quyền địa phương san bằng và biến thành công viên, tu viện Dòng Thánh Phao Lồ tại tỉnh Vĩnh Long thuộc các nữ tu của Dòng này cũng sắp sửa rơi vào cùng một số phận.
Tin của Catholic News Agency và Asia News cho hay rập khuôn theo chính sách của chính phủ trong những cuộc tranh chấp đất đai với Giáo Hội Công Giáo, hôm thứ Sáu vừa rồi, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Vĩnh Long loan báo sẽ san bằng tu viện Dòng Thánh Phao Lồ trong tỉnh để xây cất một công viên.
Theo Asia News, trong cuộc họp báo khi loan báo quyết định vừa kể, Ủy Ban Nhân Dân Vĩnh Long đã buộc các nữ tu của Dòng này về tội lạm dụng quyền tự do tôn giáo để khích động những vụ phản kháng nhắm vào nước Việt Nam theo Xã Hội Chủ Nghĩa và vì thế làm tổn thương tới tình đoàn kết dân tộc.
Thông tấn xã này cũng cho biết lời buộc tội của chính quyền địa phương được đưa ra sau những vụ phản kháng của các nữ tu khi những nữ tu này biết rằng chính quyền địa phương dự tính biến tu viện thành một khách sạn 5 sao.
Theo Catholic News Agency, trước khi chính quyền địa phương đưa ra lời loan báo hôm thứ Sáu đã có nhiều cuộc họp tại Vĩnh Long để tố cáo các nữ tu lạm dụng quyền tự do tôn giáo, và các nữ tu Dòng Thánh Phao Lồ đã khởi sự các vụ phản kháng hồi tháng 5 sau khi biết tin tu viện sẽ được biến thành một khách sạn.
Bản tin của Catholic News Agency trích lời giải thích của nữ tu Maria Nguyễn tại Saigon rằng các nữ tu Dòng Thánh Phao Lồ đã có mặt tại Vĩnh Long tù năm 1871 và đã liên tục phục vụ dân chúng các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh.
Nữ Tu Maria Nguyễn cho biết thêm rằng tu viện của các nữ tu Dòng Thánh Phao Lồ trước đây còn được dùng làm Viện Mồ Côi, và giờ đây các nữ tu mong được mở lại viện mồ côi này vì nhu cầu, giữa lúc số người lây nhiễm HIV và nghiện ma túy trong vùng gia tăng.
Tin của Catholic News Agency và Asia News cho hay rập khuôn theo chính sách của chính phủ trong những cuộc tranh chấp đất đai với Giáo Hội Công Giáo, hôm thứ Sáu vừa rồi, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Vĩnh Long loan báo sẽ san bằng tu viện Dòng Thánh Phao Lồ trong tỉnh để xây cất một công viên.
Theo Asia News, trong cuộc họp báo khi loan báo quyết định vừa kể, Ủy Ban Nhân Dân Vĩnh Long đã buộc các nữ tu của Dòng này về tội lạm dụng quyền tự do tôn giáo để khích động những vụ phản kháng nhắm vào nước Việt Nam theo Xã Hội Chủ Nghĩa và vì thế làm tổn thương tới tình đoàn kết dân tộc.
Thông tấn xã này cũng cho biết lời buộc tội của chính quyền địa phương được đưa ra sau những vụ phản kháng của các nữ tu khi những nữ tu này biết rằng chính quyền địa phương dự tính biến tu viện thành một khách sạn 5 sao.
Theo Catholic News Agency, trước khi chính quyền địa phương đưa ra lời loan báo hôm thứ Sáu đã có nhiều cuộc họp tại Vĩnh Long để tố cáo các nữ tu lạm dụng quyền tự do tôn giáo, và các nữ tu Dòng Thánh Phao Lồ đã khởi sự các vụ phản kháng hồi tháng 5 sau khi biết tin tu viện sẽ được biến thành một khách sạn.
Bản tin của Catholic News Agency trích lời giải thích của nữ tu Maria Nguyễn tại Saigon rằng các nữ tu Dòng Thánh Phao Lồ đã có mặt tại Vĩnh Long tù năm 1871 và đã liên tục phục vụ dân chúng các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh.
Nữ Tu Maria Nguyễn cho biết thêm rằng tu viện của các nữ tu Dòng Thánh Phao Lồ trước đây còn được dùng làm Viện Mồ Côi, và giờ đây các nữ tu mong được mở lại viện mồ côi này vì nhu cầu, giữa lúc số người lây nhiễm HIV và nghiện ma túy trong vùng gia tăng.
Phỏng vấn tân Dân Biểu Cao Quang Ánh và vợ Hoàng Phương Hiếu
Trần Đình Liệu
05:32 17/12/2008
Phỏng vấn tân Dân Biểu Cao Quang Ánh và vợ Hoàng Phương Hiếu
Trần Đình Liệu, PV VietCatholic tại New Orleans
Chúng tôi được dịp trò chuyện và phỏng vấn tân Dân Biểu Cao Quang Ánh và chị Hoàng Phương Hiếu trong một bữa cơm đầm ấm với bạn bè. Chúng tôi hỏi rằng báo Times-Picayune đã viết các Cộng Đồng Việt-Nam, nhất là các CĐ lớn ở California và Texas rất ngạc nhiên khi được tin anh thắng cử, có phải vì họ không biết anh ra tranh cử? Anh Ánh cho biết "Họ có biết, nhưng tôi cho họ biết khá trễ vì tôi còn phải chờ đợi coi đối thủ của mình là ai. Tôi biết ngày bầu cử 4 tháng 11 đảng Dân Chủ đi bỏ phiếu để tuyển chọn ứng viên đương đầu với tôi. Lúc đó tôi mới biết đối thủ của mình là Dân Biểu lão thành đương nhiệm William Jefferson. Vì thì giờ cũng quá ít, chỉ có 4 tuần, nên các Cộng Đồng Việt-Nam khác cũng không kịp thời vận động."
Khi hỏi về câu tuyên bố của thủ lãnh đảng Cộng Hoà tại Hạ Viện ông John Boehner rằng "Chiến thắng của ông Cao là một biểu tượng tương lai của chúng ta", thì anh Ánh trả lời rằng "Tôi cũng hy vọng như vậy. Một mục đích khiến tôi ra tranh cử là nhằm khuyến khích giới trẻ Việt-Nam tham gia vào chính trường nhiều hơn. Sự thắng cử của tôi, hy vọng trong tương lai sẽ là bước dẫn đường cho giới trẻ Việt-Nam vào chính trường. Câu tuyên bố đó cũng rất khó đoán, nhưng tôi hy vọng sẽ có thể thành đạt.”
TĐL: Báo Times-Picayune viết rằng, “Ngôi sao sáng của đảng Cộng Hoà năm nay là Ông Cao chứ không phải bà Palin”, xin anh cho biết cảm nghĩ về điều này.
DB Cao Quang Ánh: Báo Times-Picayune là tờ báo địa phương, tôi nghĩ họ viết như thế vì ảnh hưởng của bà Palin không mạnh bằng người đại diện cho khu vực này. Ảnh hưởng của bà chỉ có hiệu quả ở tiểu bang Alaska mà thôi chứ không gây ảnh hưởng nhiều ở địa hạt vùng New Orleans. Đồng thời, tôi nghĩ họ viết như thế vì hơn 100 năm nay, Dân Biểu ở đơn vị này thuộc đảng Dân Chủ, cuộc thắng cử của một người đảng Cộng Hoà gốc Việt-Nam là một việc khác thường đáng nói.
TĐL: Trong bài diễn văn đêm thắng cử, anh đã kêu gọi giới trẻ Việt Nam tham gia vào việc đấu tranh cho một nước Việt-Nam dân chủ, xin anh cho biết thêm cảm nghĩ về lời kêu gọi này.
DB Cao Quang Ánh: Tôi dùng câu "work peacefully", có thể dịch là làm việc một cách ôn hoà. Hiện nay chính phủ Việt-Nam vẫn đàn áp nhân quyền. Người Việt-Nam ở quê nhà không có tự do trong vấn đề tập họp, tôn giáo, v.v… Tôi muốn kêu gọi sự hợp tác của giới trẻ nói riêng và tất cả người Việt-Nam tại hải ngoại để vận động và đưa ra các Dự Luật để áp lực chính quyền Việt-Nam thay đổi lập trường hầu Việt-Nam có thể trở thành một nước quốc gia tôn trọng nhân quyền.
TĐL: Cũng trong tư tưởng đó, thưa anh, Tín Hữu các tôn giáo nói chung và Công Giáo ở Việt-Nam nói riêng, đặc biệt là ở miền Bắc, đang bị nhà cầm quyền Việt-Nam đàn áp. Mới đây nhất là các vụ xảy ra tại Toà Khâm Sứ và Thái Hà. Trong cương vị một dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ, anh có dự định nào để kêu gọi nhà cầm quyền Việt-Nam tôn trọng nhân quyền và tự do tín ngưỡng không?
DB Cao Quang Ánh: Dân Biểu Christopher Smith và một vài người khác đang đưa ra Dự Luật Nhân Quyền Việt-Nam. Hôm nay tôi đã có dịp thảo luận về vấn đề này với họ. Trong tương lai tôi dự định sẽ làm việc với họ và Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện để đệ trình những Dự Luật bảo vệ nhân quyền không những chỉ cho Việt-Nam mà cho tất cả các quốc gia khác trên thế giới đang thiếu hay không có sự tôn trọng nhân quyền và tôn giáo. Riêng về Việt-Nam, tôi sẽ làm việc với ông Smith và Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện để vận động cho Dự Luật Nhân Quyền Việt-Nam được thông qua nhằm áp lực nhà cầm quyền Việt-Nam tôn trọng nhân quyền và tự do tín ngưỡng.
TĐL: Anh là một cựu Chủng Sinh được đào luyện trong Dòng Tên 6 năm, như thế niềm tin Tôn Giáo của anh có ảnh hưởng đến quan điểm chính trị hay không?
DB Cao Quang Ánh: Cái đó thì tôi chắc chắn là phải có. Đường hướng và lập trường của con người thường chịu ảnh hưởng bởi đức tin của người ấy. Nói chung thì sự huấn luyện, chương trình học vấn và kinh nghiệm sống cùng với đức tin thường tạo nên ảnh hưởng đến đường lối chính trị của họ.
TĐL: Anh có dự định tham gia vào nhóm Congressional Caucus on Viet Nam (Nhóm Tham Vấn Việt-Nam tại Quốc Hội) không?
DB Cao Quang Ánh: Thưa có, nhưng hiện thời thì tôi chưa biết rõ đường hướng của nhóm này nên tôi cần phải tìm hiểu nhiều hơn trước khi hợp tác với họ.
TĐL: Thưa anh, Đài BBC Luân Đôn đã công bố rằng “Giấc Mơ Hoa Kỳ cũng đã đến với cộng động Việt-Nam. Joseph Cao sẽ là tiếng nói đầy quyền lực tiêu biểu cho ý nguyện của người Việt-Nam tại quốc hội Hoa Kỳ.” Xin anh cho biết cảm nghỉ về lời tuyên bố này cùng chia sẻ tâm tình với quý Đồng Hương?
DB Cao Quang Ánh: Tôi thiết nghỉ lời công bố "Giấc mơ Hoà Kỳ đã đến", "American dream has arrived", thật đúng. Đối với một người sinh trưởng ở Việt-Nam và lớn lên trong xã hội Hoa Kỳ, giấc mơ đắc cử vào Quốc Hội Hoa Kỳ là một mơ ước lớn. Mơ uớc này giờ đã thành tựu nhờ sự giúp đỡ của nhiều người nhất là nhờ đức tin và sự quan phòng của Chúa. Có rất nhiều yếu tố phải xảy đến như ý thì mới mang lại thắng lợi trong cuộc bầu cử này. Tôi tin rằng nếu chỉ có sức con người thì khó mà thành đạt được. Tôi hy vọng "Giấc Mơ Hoa Kỳ" này sẽ là bàn đạp cho những giấc mơ của người Việt-Nam khác hầu khuyến khích họ tham gia nhiều hơn vào việc chính trị trong tương lai.
Theo tôi, cuộc thắng cử này không phải chỉ là thành công riêng cho tôi mà là cho cả Cộng Đồng Việt-Nam tại Hoa Kỳ. Tôi không biết mình sẽ có cơ hội để làm việc trong Quốc Hội lâu dài nhưng tôi mong ước sự thắng cử này sẽ là một động cơ thúc đẩy người Việt khác tham gia và lãnh vực này nhiều hơn. Cộng Đồng Việt-Nam tuy ở Hoa Kỳ đã hơn 30 năm nhưng hoạt động chính trị rất yếu. Theo ý kiến của tôi để Cộng Đồng có thể tiến mạnh và phát triển về mọi mặt chúng ta bắt buộc phải tham gia vào lãnh vực chính trị nhiều hơn. Để có thể giúp Việt-Nam một cách tích cực hơn chúng ta phải có chân đứng vững vàng trong lãnh trường này. Nếu chúng ta chỉ biết biểu tình mà không tạo nên một thế đứng mạnh trong nghành Lập Pháp thì thành quả không thể hữu hiệu được.
Còn ý tưởng thứ hai của lời thông báo là "tiếng nói đầy quyền lực..." , việc tối quan trọng của tôi là chu toàn bổn phận của người đại diện trong Quốc Hội của Địa Hạt 2 thành phố New Orleans. Là một người Mỹ gốc Việt tôi có bổn phận phải đề cập đến vấn đề nhân quyền và đàn áp tôn giáo tại quê nhà. Nhưng tôi mong Cộng Đồng Việt-Nam hiểu rằng tôi chỉ là 1 trong 435 Dân Biểu Hạ Viện. Ý muốn của tôi là nêu lên nguyện vọng của Cộng Đồng Việt-Nam nhưng xin hiểu rằng các Dân Biểu khác trong Quốc Hội cũng có mục đích riêng để phục vụ cử tri của họ. Tôi sợ rằng Cộng Đồng Việt-Nam đặt quá nhiều kỳ vọng ở nơi tôi. Họ cần phải thực tế và hiểu rằng trong Quốc Hội có 435 Dân Biểu Hạ Viện và 100 Dân Biểu Thượng Viện. Khi đắc cử vào Quốc Hội thì tiếng nói của tôi có trọng lực hơn nhưng tôi vẫn phải cần sự cộng tác của nhiều Dân Biểu khác để đạt được kết qủa mong muốn.
Phỏng vấn chị Hoàng Phương Hiếu
TĐL: Thưa chị Hiếu, có một câu nói rất hay “Đứng sau người đàn ông thành đạt bao giờ cũng có bóng dáng người đàn bà” . Sự thành đạt của anh Ánh chắc chắn đã có bóng dáng và sự hỗ trợ đắc lực của chị, thưa chị có đúng vậy không?
Chị Hiếu: Nếu em không đồng ý thì anh Ánh đã không ra tranh cử. Em cảm thấy Cộng Đồng Việt-Nam mình không có tiếng nói, điều này đã thúc đẩy em khuyến khích chồng ra tranh cử kỳ này. Trong thời gian vừa qua em đã hy sinh nhiều để vận động cho chồng trong các Cộng Đồng nhất là Cộng Đồng Việt-Nam. Trong thời gian anh ấy tranh cử thì em vẫn đi làm, nuôi con và cố gắng giúp đỡ anh hết mình. Mục đích của chúng em là làm hết mình trước, và phó thác mọi sự còn lại vào tay Chúa. Nếu nguyện vọng này không thành đạt thì em cũng không buồn vì biết mình đã cố gắng hết sức mình.
TĐL: Thưa chị, anh chị có dự định đưa cả gia đình lên Hoa Thịnh Đốn không?
Chị Hiếu: Anh Ánh có dự định đưa gia đình lên Hoa Thịnh Đốn, nhưng còn chờ cho hai cháu học xong niên học vì không muốn làm gián đoạn việc học của các cháu. Em cũng cần thời giờ để tìm hiểu khu vực sẽ đến ở, nhất là tìm trường cho con. Em muốn ở gần Cộng Đồng Việt-Nam để các cháu được học hỏi thêm văn hoá Việt-Nam. Em nghĩ các con sẽ học tiếng Việt tích cực hơn nếu em tìm được chương trình Giáo Lý bằng tiếng Việt Ngữ. Em hy vọng sẽ tìm được nơi ở vừa ý vào khoảng tháng 5.
TĐL: Tôi được biết chị là một Dược Sĩ làm ở nhà thuốc Walgreens nhưng chị đã xin nghỉ việc ngay sau khi anh Ánh đắc cử, vậy khi lên Hoa Thịnh Đốn chị có dự tính đi làm lại hay không?
Chị Hiếu: Vâng, em có bằng Dược từ Đại Học Xavier. Dự định đi làm lại còn tuỳ thuộc vào bổn phận làm mẹ và vợ. Trước khi thắng cử, anh Ánh có nhiều thời giờ hơn để giúp em với công việc thường ngày như đưa đón và dạy con làm bài buổi tối. Bây giờ em tin chắc anh sẽ phải dồn nhiều thời giờ hơn vào việc trong Quốc Hội. Em nghĩ em chỉ có thể làm bán thời gian thôi.
TĐL: Như thế chị muốn ở gần Cộng Đồng Việt-Nam?
Chị Hiếu: Ước nguyện của em là như thế. Em cũng muốn ở nơi nào thuận tiện cho cả gia đình. Em không muốn con mình quên đi ngôn ngữ và văn hóa Việt-Nam. Em muốn nói chuyện với con bằng tiếng Việt.
TĐL: Cám ơn anh chị đã tâm sự với chúng tôi hôm nay. Một lần nữa, chúng tôi xin hân hoan chúc mừng anh đã viết lên một trang sử mới qua sự thành đạt ngày hôm nay không những chỉ cho chính anh mà còn cho toàn thể người Việt-Nam trên đất Mỹ. Xin chúc anh chị và hai cháu một mùa Giáng Sinh an lành và tràn đầy Ân Sủng của Chúa và một Năm Mới thành công trên con đường mới.
Trần Đình Liệu, PV VietCatholic tại New Orleans
Chúng tôi được dịp trò chuyện và phỏng vấn tân Dân Biểu Cao Quang Ánh và chị Hoàng Phương Hiếu trong một bữa cơm đầm ấm với bạn bè. Chúng tôi hỏi rằng báo Times-Picayune đã viết các Cộng Đồng Việt-Nam, nhất là các CĐ lớn ở California và Texas rất ngạc nhiên khi được tin anh thắng cử, có phải vì họ không biết anh ra tranh cử? Anh Ánh cho biết "Họ có biết, nhưng tôi cho họ biết khá trễ vì tôi còn phải chờ đợi coi đối thủ của mình là ai. Tôi biết ngày bầu cử 4 tháng 11 đảng Dân Chủ đi bỏ phiếu để tuyển chọn ứng viên đương đầu với tôi. Lúc đó tôi mới biết đối thủ của mình là Dân Biểu lão thành đương nhiệm William Jefferson. Vì thì giờ cũng quá ít, chỉ có 4 tuần, nên các Cộng Đồng Việt-Nam khác cũng không kịp thời vận động."
Gia đình DB Cao Quang Ánh |
TĐL: Báo Times-Picayune viết rằng, “Ngôi sao sáng của đảng Cộng Hoà năm nay là Ông Cao chứ không phải bà Palin”, xin anh cho biết cảm nghĩ về điều này.
DB Cao Quang Ánh: Báo Times-Picayune là tờ báo địa phương, tôi nghĩ họ viết như thế vì ảnh hưởng của bà Palin không mạnh bằng người đại diện cho khu vực này. Ảnh hưởng của bà chỉ có hiệu quả ở tiểu bang Alaska mà thôi chứ không gây ảnh hưởng nhiều ở địa hạt vùng New Orleans. Đồng thời, tôi nghĩ họ viết như thế vì hơn 100 năm nay, Dân Biểu ở đơn vị này thuộc đảng Dân Chủ, cuộc thắng cử của một người đảng Cộng Hoà gốc Việt-Nam là một việc khác thường đáng nói.
TĐL: Trong bài diễn văn đêm thắng cử, anh đã kêu gọi giới trẻ Việt Nam tham gia vào việc đấu tranh cho một nước Việt-Nam dân chủ, xin anh cho biết thêm cảm nghĩ về lời kêu gọi này.
DB Cao Quang Ánh: Tôi dùng câu "work peacefully", có thể dịch là làm việc một cách ôn hoà. Hiện nay chính phủ Việt-Nam vẫn đàn áp nhân quyền. Người Việt-Nam ở quê nhà không có tự do trong vấn đề tập họp, tôn giáo, v.v… Tôi muốn kêu gọi sự hợp tác của giới trẻ nói riêng và tất cả người Việt-Nam tại hải ngoại để vận động và đưa ra các Dự Luật để áp lực chính quyền Việt-Nam thay đổi lập trường hầu Việt-Nam có thể trở thành một nước quốc gia tôn trọng nhân quyền.
TĐL: Cũng trong tư tưởng đó, thưa anh, Tín Hữu các tôn giáo nói chung và Công Giáo ở Việt-Nam nói riêng, đặc biệt là ở miền Bắc, đang bị nhà cầm quyền Việt-Nam đàn áp. Mới đây nhất là các vụ xảy ra tại Toà Khâm Sứ và Thái Hà. Trong cương vị một dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ, anh có dự định nào để kêu gọi nhà cầm quyền Việt-Nam tôn trọng nhân quyền và tự do tín ngưỡng không?
DB Cao Quang Ánh: Dân Biểu Christopher Smith và một vài người khác đang đưa ra Dự Luật Nhân Quyền Việt-Nam. Hôm nay tôi đã có dịp thảo luận về vấn đề này với họ. Trong tương lai tôi dự định sẽ làm việc với họ và Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện để đệ trình những Dự Luật bảo vệ nhân quyền không những chỉ cho Việt-Nam mà cho tất cả các quốc gia khác trên thế giới đang thiếu hay không có sự tôn trọng nhân quyền và tôn giáo. Riêng về Việt-Nam, tôi sẽ làm việc với ông Smith và Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện để vận động cho Dự Luật Nhân Quyền Việt-Nam được thông qua nhằm áp lực nhà cầm quyền Việt-Nam tôn trọng nhân quyền và tự do tín ngưỡng.
Anh Ánh giúp con làm dấu Thánh giá trong nhà thờ |
DB Cao Quang Ánh: Cái đó thì tôi chắc chắn là phải có. Đường hướng và lập trường của con người thường chịu ảnh hưởng bởi đức tin của người ấy. Nói chung thì sự huấn luyện, chương trình học vấn và kinh nghiệm sống cùng với đức tin thường tạo nên ảnh hưởng đến đường lối chính trị của họ.
TĐL: Anh có dự định tham gia vào nhóm Congressional Caucus on Viet Nam (Nhóm Tham Vấn Việt-Nam tại Quốc Hội) không?
DB Cao Quang Ánh: Thưa có, nhưng hiện thời thì tôi chưa biết rõ đường hướng của nhóm này nên tôi cần phải tìm hiểu nhiều hơn trước khi hợp tác với họ.
TĐL: Thưa anh, Đài BBC Luân Đôn đã công bố rằng “Giấc Mơ Hoa Kỳ cũng đã đến với cộng động Việt-Nam. Joseph Cao sẽ là tiếng nói đầy quyền lực tiêu biểu cho ý nguyện của người Việt-Nam tại quốc hội Hoa Kỳ.” Xin anh cho biết cảm nghỉ về lời tuyên bố này cùng chia sẻ tâm tình với quý Đồng Hương?
DB Cao Quang Ánh: Tôi thiết nghỉ lời công bố "Giấc mơ Hoà Kỳ đã đến", "American dream has arrived", thật đúng. Đối với một người sinh trưởng ở Việt-Nam và lớn lên trong xã hội Hoa Kỳ, giấc mơ đắc cử vào Quốc Hội Hoa Kỳ là một mơ ước lớn. Mơ uớc này giờ đã thành tựu nhờ sự giúp đỡ của nhiều người nhất là nhờ đức tin và sự quan phòng của Chúa. Có rất nhiều yếu tố phải xảy đến như ý thì mới mang lại thắng lợi trong cuộc bầu cử này. Tôi tin rằng nếu chỉ có sức con người thì khó mà thành đạt được. Tôi hy vọng "Giấc Mơ Hoa Kỳ" này sẽ là bàn đạp cho những giấc mơ của người Việt-Nam khác hầu khuyến khích họ tham gia nhiều hơn vào việc chính trị trong tương lai.
Theo tôi, cuộc thắng cử này không phải chỉ là thành công riêng cho tôi mà là cho cả Cộng Đồng Việt-Nam tại Hoa Kỳ. Tôi không biết mình sẽ có cơ hội để làm việc trong Quốc Hội lâu dài nhưng tôi mong ước sự thắng cử này sẽ là một động cơ thúc đẩy người Việt khác tham gia và lãnh vực này nhiều hơn. Cộng Đồng Việt-Nam tuy ở Hoa Kỳ đã hơn 30 năm nhưng hoạt động chính trị rất yếu. Theo ý kiến của tôi để Cộng Đồng có thể tiến mạnh và phát triển về mọi mặt chúng ta bắt buộc phải tham gia vào lãnh vực chính trị nhiều hơn. Để có thể giúp Việt-Nam một cách tích cực hơn chúng ta phải có chân đứng vững vàng trong lãnh trường này. Nếu chúng ta chỉ biết biểu tình mà không tạo nên một thế đứng mạnh trong nghành Lập Pháp thì thành quả không thể hữu hiệu được.
Còn ý tưởng thứ hai của lời thông báo là "tiếng nói đầy quyền lực..." , việc tối quan trọng của tôi là chu toàn bổn phận của người đại diện trong Quốc Hội của Địa Hạt 2 thành phố New Orleans. Là một người Mỹ gốc Việt tôi có bổn phận phải đề cập đến vấn đề nhân quyền và đàn áp tôn giáo tại quê nhà. Nhưng tôi mong Cộng Đồng Việt-Nam hiểu rằng tôi chỉ là 1 trong 435 Dân Biểu Hạ Viện. Ý muốn của tôi là nêu lên nguyện vọng của Cộng Đồng Việt-Nam nhưng xin hiểu rằng các Dân Biểu khác trong Quốc Hội cũng có mục đích riêng để phục vụ cử tri của họ. Tôi sợ rằng Cộng Đồng Việt-Nam đặt quá nhiều kỳ vọng ở nơi tôi. Họ cần phải thực tế và hiểu rằng trong Quốc Hội có 435 Dân Biểu Hạ Viện và 100 Dân Biểu Thượng Viện. Khi đắc cử vào Quốc Hội thì tiếng nói của tôi có trọng lực hơn nhưng tôi vẫn phải cần sự cộng tác của nhiều Dân Biểu khác để đạt được kết qủa mong muốn.
Phỏng vấn chị Hoàng Phương Hiếu
TĐL: Thưa chị Hiếu, có một câu nói rất hay “Đứng sau người đàn ông thành đạt bao giờ cũng có bóng dáng người đàn bà” . Sự thành đạt của anh Ánh chắc chắn đã có bóng dáng và sự hỗ trợ đắc lực của chị, thưa chị có đúng vậy không?
Anh chị Trần Đình Liệu và anh chị Cao Quang Ánh |
TĐL: Thưa chị, anh chị có dự định đưa cả gia đình lên Hoa Thịnh Đốn không?
Chị Hiếu: Anh Ánh có dự định đưa gia đình lên Hoa Thịnh Đốn, nhưng còn chờ cho hai cháu học xong niên học vì không muốn làm gián đoạn việc học của các cháu. Em cũng cần thời giờ để tìm hiểu khu vực sẽ đến ở, nhất là tìm trường cho con. Em muốn ở gần Cộng Đồng Việt-Nam để các cháu được học hỏi thêm văn hoá Việt-Nam. Em nghĩ các con sẽ học tiếng Việt tích cực hơn nếu em tìm được chương trình Giáo Lý bằng tiếng Việt Ngữ. Em hy vọng sẽ tìm được nơi ở vừa ý vào khoảng tháng 5.
TĐL: Tôi được biết chị là một Dược Sĩ làm ở nhà thuốc Walgreens nhưng chị đã xin nghỉ việc ngay sau khi anh Ánh đắc cử, vậy khi lên Hoa Thịnh Đốn chị có dự tính đi làm lại hay không?
Chị Hiếu: Vâng, em có bằng Dược từ Đại Học Xavier. Dự định đi làm lại còn tuỳ thuộc vào bổn phận làm mẹ và vợ. Trước khi thắng cử, anh Ánh có nhiều thời giờ hơn để giúp em với công việc thường ngày như đưa đón và dạy con làm bài buổi tối. Bây giờ em tin chắc anh sẽ phải dồn nhiều thời giờ hơn vào việc trong Quốc Hội. Em nghĩ em chỉ có thể làm bán thời gian thôi.
TĐL: Như thế chị muốn ở gần Cộng Đồng Việt-Nam?
Chị Hiếu: Ước nguyện của em là như thế. Em cũng muốn ở nơi nào thuận tiện cho cả gia đình. Em không muốn con mình quên đi ngôn ngữ và văn hóa Việt-Nam. Em muốn nói chuyện với con bằng tiếng Việt.
TĐL: Cám ơn anh chị đã tâm sự với chúng tôi hôm nay. Một lần nữa, chúng tôi xin hân hoan chúc mừng anh đã viết lên một trang sử mới qua sự thành đạt ngày hôm nay không những chỉ cho chính anh mà còn cho toàn thể người Việt-Nam trên đất Mỹ. Xin chúc anh chị và hai cháu một mùa Giáng Sinh an lành và tràn đầy Ân Sủng của Chúa và một Năm Mới thành công trên con đường mới.
Hoa Noel - Hoa Công Lý
Vinh Huy
20:19 17/12/2008
Tài Liệu - Sưu Khảo
Phương Pháp Nghiên Cứu Sử Học và vấn đề Chân Lý Lịch Sử
Đỗ Hữu Nghiêm
02:32 17/12/2008
Phương Pháp Nghiên Cứu Sử Học và vấn đề Chân Lý Lịch Sử: Vài Hiểu Biết Và Kinh Nghiệm Thực Tế.
Tầm quan trọng của chân lý sử học.
Đối với bất kỳ nhà nghiên cứu sử học nào, vấn đề quan trọng nhất chính là tìm đạt gần nhất tới chân lý sử học. Chân lý sử học này khác với chân lý khách quan toàn diện, vì chân lý sử học chỉ phản ảnh một phần chân lý, một số phương diện, tùy thuộc vào tài liệu thu thập và trình độ phê phán, nhận thức và khai thác xử lý cũng như quan điểm của nhà nghiên cứu sử học.
Nói cách khác, chân lý sử học chỉ là một chân lý cục bộ hữu hạn, tùy thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, như tài liệu, phán đoán, quan điểm sử học. Chân lý sử học càng phản ảnh tính toàn diện và khách quan khi càng đến gần sự thật về sự kiện, xảy ra trong thời gian, không gian, hoàn cảnh và các nhân vật có liên quan.
Càng lĩnh hội, nhận thức và ứng dụng uyển chuyển phương pháp sử học thì càng đạt đến chân lý khách quan, nhưng chắc chắn không bao giờ đạt tới chân lý khách quan toàn diện. Một sự kiện đã xảy ra là một sự kiện toàn diện vượt qua nhận thức toàn diện của bất cứ người nào. Mỗi con người chỉ nắm bắt được một phần chân lý như người ta vẫn so sánh giống như trong câu truyện đã trở thành truyền thống “anh mù sờ tai voi” hay “không ai tắm hai lần trong dòng sông chảy miên tục” . Sự kiện vẫn tiếp tục diễn ra, như không càn biết đến, hay thậm chí phủ nhận những biến cố đã xảy ra sau đó. Ở phương Tây, câu nói “Chân lý bên này dãy núi Pyrénées thì khác với chân lý bên kia dãy núi ấy” đã trở thành kim chỉ nam nhận thức chủ quan hay khách quan của một người về người và sự kiện liên hệ xảy ra trong không, thời gian nào dó.
Thực ra để có thể phán đoán người và sự việc liên hệ, người ta không thể và không cần biết đến toàn diện chi tiết vấn đề, nhưng cần nắm rõ những dữ kiện cơ bản và chiều hướng diễn tiến chính yếu xác thực của sự kiện
Tài liệu sử học
Bất cứ chứng cớ nào liên quan đến một biến cố đã xảy ra đều trở thành tài liệu cho người nghiên cứu sử học. Chứng cớ đó trở thành tài liệu sử học hữu ích đến mức nào là tùy nhận thức, kinh nghiệm và phương pháp phê khảo xử lý và khai thác tài liệu. Có người chỉ quan niệm các sự kiện thống kê và được biên chép chính rthức do các cơ quan hay nhân vật hữu trách có chức năng ghi lại mới là những tài liệu sử học có giá trị. Nhưng khi xử lý tài liệu nhà nghiên cứu sử học đã bất ngờ phát hiện có bất đồng có thể ngụy tạo giữa thực kiện mà người ấy biết được qua những nghiên cứu độc lập với những bộ phận khác với các số liệu do cơ quan có thểm quyến cung cấp. Việc xử lý mọi chứng cứ liên quan đến biến cổ xảy ra đều trở nên một đòi hỏi tiên thiên ắt có và đủ của nhà nghiên cứu về sự kiện xảy ra.
Một vấn đề lưỡng nan mơ hồ của tài liệu: tài liệu vừa phản ảnh chân lý vừa phủ nhận tính chất ấy, vì nhiều phương diện của toàn thể chân lý xảy ra con người không nắm được trọn vẹn, vì nhiều lý do. Và như thế nhà sử học chỉ có thể xác định được một phần chân lỳ về những sự kiện còn để lại bằng chứng. Nhưng đối với biết bao sự kiện trong cuộc sống phức tạp phong phú đa diện của chân lý toàn diện đã xảy ra, không con người nào có thể nhận thức và để lại tài liệu, ít nhất đối với con người có mặt chứng kiến sự kiện đó, như những chuyến bay tự sát chung quanh biến cố đánh bom vào Tòa Nhà Tháp Đôi Trung Tâm Thương Mại Thế Giới ở New York ngày 11/9/2001
Tính tương đối của tài liệu
Như thế nếu chỉ dựa vào tài liệu mới có thể xác định được một số phương diện của sự thật. Nhưng các phương diện sự kiện có thật nhưng không còn tài liệu chứng minh sự kiện thì đều không được phản ảnh đầy đủ.
Vì thế đối với một số khoa học xã hội nhân văn xã hội, như sử học và luật học, tài liệu trở thành con dao hai lưỡi trong quá trình tìm kiềm ra sự thật đầy đủ. Nền khoa học xã hội nhân văn cần có những phê phán bên ngoài, cao hơn và uyển chuyển hơn và bên trên những tài liệu kiểu khoa học thực nghiệm cho phép
Thí dụ cụ thể là khi tôi làm việc trong Ban Sử Học thuộc Viện Khoa Học Xã Hội tại Tp HCM trong thời gian 1978 đến 2000, thì vấn đề hắc búa nhất cho một nhà nghiên cứu sử học trong xã hội mác xít là chủ nghĩa duy vãt biện chứng. Để khỏi nói theo lý thuyết về chủ nghĩa duy vật biện chứng trong nhiều tài liệu và sách giáo khoa về chủ nghĩa xã hội khoa học do Đãng Cộng Sản và nhà nước Cộng Sản ban hành, tôi chú ý đến một số vấn đề cụ thể:
Nghiên cứu sử học Cộng sản cần có tính Đảng, như một tiền đề và định đề tiên thiên cho nhà nghiên cứu, nghĩa là duy vật, chống tôn giáo, chống chủ nghĩa thực dân, bênh vực các đường lối chính sách của Đảng về mọi phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội…
Hệ quả tất yếu là bất cứ một sự kiện lịch sử nào nêu ra để chứng minh đều là những sự kiện chứng minh cho các đường lối chính sách của Đảng là đúng.
Các sự kiện quá khứ cần được giải thích lại và phê phán theo quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Cụ thể là một cán bộ thuộc Bộ Văn hóa có ý đồ muốn cắt bỏ để thay thế một phần cuốn “Viet Nam. A Travel guide to the Tourists” do nhà xuất bản Lonely Planet xuất bản, theo cảm quan và phán đoán theo quan điểm mà họ cho là mác xít, dân tộc và lợi ích khách quan. Tôi biết cụ thể vì cán bộ đó muốn nhờ tôi biên dịch đoạn văn thay thế đó từ Việt Ngữ sang Anh ngữ. Chính cơ quan văn hóa đo lo việc ấn hành. Nhưng tôi từ chối không thực hiện, viện cớ không chuyên môn và không có thời giờ.
Sự kiện xử dụng tình báo trong chiến tranh hay trong xảo thuật ngoại giao, tuyên truyền để đánh lạc hướng các tự liệu hay ngụy tạo tư liệu vì nhiều mục đích và lý do khác nhau khiến việc thẩm định và xử lý các tài liệu trở nên phức tạp và phải viết lại các vấn đề lịch sử nhiều lần.
Một Nhận Xét Thay Cho Kết Luận: Vấn Đề Ngụy Tạo Tài Liệu.
Trong xã hội ngày nay, nhất là ở Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa Hiện Nay, việc ngụy tạo tài liệu đã thường xuyên xảy ra một cách tinh vi, trong chính sách toàn trị: Mọi điều đều tốt miễn là đạt lợi ích cho một mình Đảng Cộng Sản Việt Nam. Như thế mọi phương tiện đều tốt và đáng khuyến khích miễn là đạt mục đích phục vụ Đáng Cộng Sản đang nắm quyền.
Hiện nay, nhiều người Việt Nam được cho đi nước ngoài bị gài vào thế phải miễn cưỡng hay vô tình phục vụ quyền lợi của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhưng thực tế chính sách dùng người như thế có đạt mục đích của người Cộng Sản không, thì đó là một bài toán lâu dài để nhận xét. Mưu toan “Con Ngựa Thành Troie” muôn mặt trong nhiều nhân vật và cơ quan Việt Nam và Ngoại Quốc ngày nay vẫn cần có thời gian để chứng minh!
Oakland, CA 15/12/2008
Tầm quan trọng của chân lý sử học.
Đối với bất kỳ nhà nghiên cứu sử học nào, vấn đề quan trọng nhất chính là tìm đạt gần nhất tới chân lý sử học. Chân lý sử học này khác với chân lý khách quan toàn diện, vì chân lý sử học chỉ phản ảnh một phần chân lý, một số phương diện, tùy thuộc vào tài liệu thu thập và trình độ phê phán, nhận thức và khai thác xử lý cũng như quan điểm của nhà nghiên cứu sử học.
Nói cách khác, chân lý sử học chỉ là một chân lý cục bộ hữu hạn, tùy thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, như tài liệu, phán đoán, quan điểm sử học. Chân lý sử học càng phản ảnh tính toàn diện và khách quan khi càng đến gần sự thật về sự kiện, xảy ra trong thời gian, không gian, hoàn cảnh và các nhân vật có liên quan.
Càng lĩnh hội, nhận thức và ứng dụng uyển chuyển phương pháp sử học thì càng đạt đến chân lý khách quan, nhưng chắc chắn không bao giờ đạt tới chân lý khách quan toàn diện. Một sự kiện đã xảy ra là một sự kiện toàn diện vượt qua nhận thức toàn diện của bất cứ người nào. Mỗi con người chỉ nắm bắt được một phần chân lý như người ta vẫn so sánh giống như trong câu truyện đã trở thành truyền thống “anh mù sờ tai voi” hay “không ai tắm hai lần trong dòng sông chảy miên tục” . Sự kiện vẫn tiếp tục diễn ra, như không càn biết đến, hay thậm chí phủ nhận những biến cố đã xảy ra sau đó. Ở phương Tây, câu nói “Chân lý bên này dãy núi Pyrénées thì khác với chân lý bên kia dãy núi ấy” đã trở thành kim chỉ nam nhận thức chủ quan hay khách quan của một người về người và sự kiện liên hệ xảy ra trong không, thời gian nào dó.
Thực ra để có thể phán đoán người và sự việc liên hệ, người ta không thể và không cần biết đến toàn diện chi tiết vấn đề, nhưng cần nắm rõ những dữ kiện cơ bản và chiều hướng diễn tiến chính yếu xác thực của sự kiện
Tài liệu sử học
Bất cứ chứng cớ nào liên quan đến một biến cố đã xảy ra đều trở thành tài liệu cho người nghiên cứu sử học. Chứng cớ đó trở thành tài liệu sử học hữu ích đến mức nào là tùy nhận thức, kinh nghiệm và phương pháp phê khảo xử lý và khai thác tài liệu. Có người chỉ quan niệm các sự kiện thống kê và được biên chép chính rthức do các cơ quan hay nhân vật hữu trách có chức năng ghi lại mới là những tài liệu sử học có giá trị. Nhưng khi xử lý tài liệu nhà nghiên cứu sử học đã bất ngờ phát hiện có bất đồng có thể ngụy tạo giữa thực kiện mà người ấy biết được qua những nghiên cứu độc lập với những bộ phận khác với các số liệu do cơ quan có thểm quyến cung cấp. Việc xử lý mọi chứng cứ liên quan đến biến cổ xảy ra đều trở nên một đòi hỏi tiên thiên ắt có và đủ của nhà nghiên cứu về sự kiện xảy ra.
Một vấn đề lưỡng nan mơ hồ của tài liệu: tài liệu vừa phản ảnh chân lý vừa phủ nhận tính chất ấy, vì nhiều phương diện của toàn thể chân lý xảy ra con người không nắm được trọn vẹn, vì nhiều lý do. Và như thế nhà sử học chỉ có thể xác định được một phần chân lỳ về những sự kiện còn để lại bằng chứng. Nhưng đối với biết bao sự kiện trong cuộc sống phức tạp phong phú đa diện của chân lý toàn diện đã xảy ra, không con người nào có thể nhận thức và để lại tài liệu, ít nhất đối với con người có mặt chứng kiến sự kiện đó, như những chuyến bay tự sát chung quanh biến cố đánh bom vào Tòa Nhà Tháp Đôi Trung Tâm Thương Mại Thế Giới ở New York ngày 11/9/2001
Tính tương đối của tài liệu
Như thế nếu chỉ dựa vào tài liệu mới có thể xác định được một số phương diện của sự thật. Nhưng các phương diện sự kiện có thật nhưng không còn tài liệu chứng minh sự kiện thì đều không được phản ảnh đầy đủ.
Vì thế đối với một số khoa học xã hội nhân văn xã hội, như sử học và luật học, tài liệu trở thành con dao hai lưỡi trong quá trình tìm kiềm ra sự thật đầy đủ. Nền khoa học xã hội nhân văn cần có những phê phán bên ngoài, cao hơn và uyển chuyển hơn và bên trên những tài liệu kiểu khoa học thực nghiệm cho phép
Thí dụ cụ thể là khi tôi làm việc trong Ban Sử Học thuộc Viện Khoa Học Xã Hội tại Tp HCM trong thời gian 1978 đến 2000, thì vấn đề hắc búa nhất cho một nhà nghiên cứu sử học trong xã hội mác xít là chủ nghĩa duy vãt biện chứng. Để khỏi nói theo lý thuyết về chủ nghĩa duy vật biện chứng trong nhiều tài liệu và sách giáo khoa về chủ nghĩa xã hội khoa học do Đãng Cộng Sản và nhà nước Cộng Sản ban hành, tôi chú ý đến một số vấn đề cụ thể:
Nghiên cứu sử học Cộng sản cần có tính Đảng, như một tiền đề và định đề tiên thiên cho nhà nghiên cứu, nghĩa là duy vật, chống tôn giáo, chống chủ nghĩa thực dân, bênh vực các đường lối chính sách của Đảng về mọi phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội…
Hệ quả tất yếu là bất cứ một sự kiện lịch sử nào nêu ra để chứng minh đều là những sự kiện chứng minh cho các đường lối chính sách của Đảng là đúng.
Các sự kiện quá khứ cần được giải thích lại và phê phán theo quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Cụ thể là một cán bộ thuộc Bộ Văn hóa có ý đồ muốn cắt bỏ để thay thế một phần cuốn “Viet Nam. A Travel guide to the Tourists” do nhà xuất bản Lonely Planet xuất bản, theo cảm quan và phán đoán theo quan điểm mà họ cho là mác xít, dân tộc và lợi ích khách quan. Tôi biết cụ thể vì cán bộ đó muốn nhờ tôi biên dịch đoạn văn thay thế đó từ Việt Ngữ sang Anh ngữ. Chính cơ quan văn hóa đo lo việc ấn hành. Nhưng tôi từ chối không thực hiện, viện cớ không chuyên môn và không có thời giờ.
Sự kiện xử dụng tình báo trong chiến tranh hay trong xảo thuật ngoại giao, tuyên truyền để đánh lạc hướng các tự liệu hay ngụy tạo tư liệu vì nhiều mục đích và lý do khác nhau khiến việc thẩm định và xử lý các tài liệu trở nên phức tạp và phải viết lại các vấn đề lịch sử nhiều lần.
Một Nhận Xét Thay Cho Kết Luận: Vấn Đề Ngụy Tạo Tài Liệu.
Trong xã hội ngày nay, nhất là ở Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa Hiện Nay, việc ngụy tạo tài liệu đã thường xuyên xảy ra một cách tinh vi, trong chính sách toàn trị: Mọi điều đều tốt miễn là đạt lợi ích cho một mình Đảng Cộng Sản Việt Nam. Như thế mọi phương tiện đều tốt và đáng khuyến khích miễn là đạt mục đích phục vụ Đáng Cộng Sản đang nắm quyền.
Hiện nay, nhiều người Việt Nam được cho đi nước ngoài bị gài vào thế phải miễn cưỡng hay vô tình phục vụ quyền lợi của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhưng thực tế chính sách dùng người như thế có đạt mục đích của người Cộng Sản không, thì đó là một bài toán lâu dài để nhận xét. Mưu toan “Con Ngựa Thành Troie” muôn mặt trong nhiều nhân vật và cơ quan Việt Nam và Ngoại Quốc ngày nay vẫn cần có thời gian để chứng minh!
Oakland, CA 15/12/2008
Tư liệu Thánh Kinh: Babylon
Vũ Văn An
02:40 17/12/2008
Tư liệu Thánh Kinh: Babylon (Ba-by-lon):
Một thành phố nằm trên Sông Eu-phơ-rát, cách nam Bác-đát 50 dặm [80 cây số]. Thành này được Nim-rốt [người săn bắn thiện nghệ] xây dựng. Sau này, thành thủ đô của nước Ba-by-lon và đế quốc Ba-by-lon. Khoảng năm 1750 trước CN, Hammurabi, một trong những vị vua đầu tiên của Ba-by-lon, đã viết lên đá bộ luật thời danh của ông, mà đem so với bộ luật của Mô-sê sau này, ta thấy có nhiều điều thích thú.
Sau khi Át-sua thất bại năm 612 trước CN, Ba-by-lon trở thành thủ đô của một đế quốc hùng cường trải dài từ vịnh Ba-tư đến Địa-trung-hải. Năm 597-586 trước CN, vua Na-bu-cô-đô-nô-xo của Ba-by-lon nhiều lần tấn chiếm Giê-ru-sa-lem. Mỗi lần, ông lại bắt một số dân của Giu-đa đầy qua Ba-by-lon, trong đó có tiên tri Ê-dê-ki-en và Đa-ni-ên. Thành phố nằm trên một chu vi rộng hai bên sông Eu-phơ-rát. Cả nội ngoại thành đều được bảo vệ bằng tường gạch đôi dầy 11-25 bộ [3-7 mét]. Tám cổng lớn dẫn vào nội thành, trong đó có 50 ngôi đền thờ. ‘Vườn treo Ba-by-lon’ là một trong những kỳ công của thế giới cổ xưa. Vườn có nhiều tầng với những hàng chà là và nhiều loại cây khác cung cấp cho khách thưởng ngoạn đủ mầu sắc và bóng mát trong một thế đất phẳng.
Năm 539 trước CN, người Ba-tư, dưới quyền chỉ huy của Ky-rô đã chiếm thành phố. Sử gia Hy Lạp Hê-rô-đô-tô cho rằng họ đã đổi dòng nước của sông Eu-phơ-rát để vượt qua lòng sông khô cạn mà tấn công thành. Từ đó, Ba-by-lon yếu dần. Ngày nay, chỉ còn lại những đụn cao hết sức rải rác để các nhà khảo cổ đào xới. St 10:10; 2 V 24:1; 25:7-13; Is 14:1-23; Đn 1-6.
Người Ba-by-lon: Phần phía nam của I-rắc ngày nay là vương quốc cổ xưa của Ba-by-lon. Thành Ba-by-lon trở nên quyền lực lần đầu năm 1850 trước CN và kéo dài trong nhiều thế hệ. Sau đó, họ lại hưng thịnh trở lại dưới thời Na-bu-cô-đô-nô-xo khoảng 1200 năm sau nhưng cũng chỉ kéo dài ít lâu. Chính vẻ huy hoàng nơi đô thị của Na-bu-cô-đô-nô-xo đã làm Ba-by-lon nổi tiếng trong lịch sử thế giới.
Văn minh tại nước Ba-by-lon khởi đầu ngay trước khi thành Ba-by-lon trở nên quan trọng. Các thành thị của nước này mọc lên không bao lâu sau khi con người biết cách dẫn thủy nhập điền. Những ngôi đền đồ xộ xây bằng gạch bùn đã được khai quật tại Uruk [ngày nay là Warka, tên trong Cựu Ước là E-réc – St 10:10]. Những cây cột đứng một mình tại các ngôi đền ấy được trang trí bằng những tranh ghép mảnh [mosaics] đầy mằu sắc.
Chữ Viết: Chữ viết xưa nhất người ta biết đến đã được tìm thấy tại đây, đó là dạng chữ viết hình nêm khởi đầu của Ba-by-lon trong đó hơn 800 hình thể đơn giản được dùng thay thế cho các vật thể hay ý niệm chung. Những hình thể này thay đổi nhanh chóng từ những vật biểu tượng qua hình thức mẫu âm, căn cứ vào giá trị âm sắc của chúng mà thôi. [Thí dụ, hình vẽ một người đàn ông gầy và một ông vua có thể có nghĩa là ‘ông vua gầy’ hay ‘người đàn ông gầy là một ông vua’ nếu căn cứ vào hình vẽ; nhưng chúng cũng có thể được sử dụng như những âm sắc để viết nên hạn từ ‘suy nghĩ’]. Không bao lâu sau, nhiều biểu tượng khác được sử dụng thêm để chỉ các hợp thể, chủ thể, vật thể v.v…
Ta không thể hiểu nổi những bản viết trên đất sét xưa nhất. Nhưng những bản sau này, vào khoảng năm 3200 trước CN, thì rõ ràng là những bản văn viết bằng ngôn ngữ mà ta gọi là Su-mê-ri. Chúng gồm những danh sách các chữ theo nhóm [đá, thú vật, nghề nghiệp] và một vài mẵu văn chương đơn giản, cũng như sổ sách buôn bán kế toán.Từ những hình vẽ có thể nhận dạng được, các biểu tượng đã nhanh chóng phát triển thành nhóm những nét thẳng [để dễ viết lên thanh đất sét], tạo nên lối viết hình nêm. Các thanh đất sét tồn tại khá lâu trong lòng đất. Chúng cho ta nhiều tín liệu về nước Ba-by-lon hơn hẳn bất cứ nền văn hóa nào khác.
Người Su-mê-ri và người Ác-cát: Người Su-mê-ri có thể không phải là những người đầu tiên sinh sống tại Ba-by-lon. Nhưng vì họ để lại nhiều tài liệu, nên họ là những người đầu tiên ta có thể nhận dạng và nêu tên. Nguồn gốc họ ta không rõ, ta cũng không thể tìm ra mối liên hệ giữa ngôn ngữ của họ và những ngôn ngữ khác trên thế giới. Sống bên họ về phía bắc là các bộ lạc người Ác-cát. Ngôn ngữ Sê-mi-tích của họ là hình thức ngôn ngữ Ba-by-lon khởi thủy, có liên hệ với tiếng Ả-rập và Hi-bá-lai. Các học giả nghiên cứu về nước Ba-by-lon cổ đã thực hiện các bản dịch từ tiếng Su-mê-ri qua tiếng Ác-cát, và các bản dịch này đã giúp các sinh viên ngày nay có thể dịch được tiếng Su-mê-ri.
Bất luận người Su-mê-ri là ai, thiên tài của họ đã dẫn đến việc tìm ra chữ viết, có thể cả xe cộ có bánh và cuộc sống đô thị nữa. Những câu truyện được chép xuống khoảng năm 2000 trước CN kể lại những kỳ tích của các anh hùng và thần thánh của người Su-mê-ri. Vị nổi tiếng nhất trong số này là Gilgamesh, vua của Uruk, ngay sau năm 3000 trước CN, người đã tiến vào rừng núi Li-băng để chặt gỗ tuyết tùng, và có thể cũng đã tiến vào cả Thổ Nhĩ Kỳ nữa. Việc ông đi tìm thuốc trường sinh đã dẫn ông đi gặp Nô-ê của Ba-by-lon, người sẽ cho nhà vua hay ông đã được trường sinh bất tử như thế nào sau cơn Hồng Thủy. Gilgamesh được chỉ cho hai cơ hội để đạt mục tiêu của mình. Nhưng ông để lỡ cả hai cơ hội, nên phải trở về quê hương. Ông bèn đi đến kết luận là chỉ có tiếng tốt mới làm cho tên tuổi con người sống mãi sau khi chết. Những tìm tòi mới đây cho thấy những trình thuật trên có lẽ có căn bản hiện thực, dù chúng có những đoạn huyền thoại.
Khoảng năm 2300 trước CN, người Sê-mít chiếm được quyền kiểm soát nước Ba-by-lon dưới triều Vua Sargon. Ông đặt thủ đô tại Ác-cát, một địa danh ta chưa khám phá được gì. Quyền cai trị của ông lấn sang cả phía bắc Xy-ri, nơi ông giao chiến với Vua của Ebla. Từ lúc này, tiếng Su-mê-ri không còn quan trọng như tiếng Ác-cát nữa. Gia tộc Sargon duy trì được đế quốc của ông khoảng một thế kỷ. Sau đó, những kẻ gây hấn từ phương đông đã đến bẻ gẫy quyền thống trị của họ. Khoảng các năm 2100 đến 2000 trước CN, một dòng vua tại Ua cũng có một vương quốc lớn gần như thế.
Công Trình Nghệ Thuật: Các nghệ nhân thuộc đệ tam thiên niên kỷ [từ 3000 đến 2000 trước CN] đã thực hiện nhiều đồ trang sức bằng vàng, bạc, đá qúi nhập cảng từ phía đông và phía nam. Các thợ đúc đúc đồng và thau thành vũ khí và tượng ảnh. Các tay thợ khắc đã tạo nên nhiều nghệ phẩm tinh sảo nhất của cổ Ba-by-lon, từ những đền đài vĩ đại tới những con dấu hình tròn tí hon [cao chừng 2-5 cm] có thể lăn trên đất sét và để lại những hình thể in lằn trên đó. Nhiều mẫu nổi tiếng đã được tìm thấy nơi mồ mả vua chúa tại Ua [có niên biểu khoảng năm 2400 trước CN]. Các vị vua chúa địa phương được chôn tại đây cùng với triều thần thân cận của họ, và đầy đủ xiêm y mũ áo cũng như xa giá vũ khí.
Các Bản Khắc: Những bản nhỏ liệt kê phần ăn cũng như chương mục hình như là những bản ít được chú ý nhất. Tuy nhiên chúng lại có giá trị lớn nhờ ghi lại nhiều tên người trên đó. Nhờ nghiên cứu kỹ càng, ta có thể nhận ra các tên người Su-mê-ri, Ác-cát và cả ngoại quốc nữa. Từ năm 2400 trước CN, càng ngày càng có nhiều tên thuộc loại người Sê-mít dùng sau này tại phía tây [người Ca-na-an và Hi-bá-lai]. Đến khoảng năm 2000 trước CN, một số rất đông những người ‘phía tây’ này [người E-mô-ri] đã đổ vào Ba-by-lon và đoạt quyền kiểm soát các đô thị cổ xưa tại đây.
Hammurabi: Xuất chúng nhất trong các vị vua của họ là Hammurabi, trị vì khoảng các năm 1792-1750 trước CN. Ông dành được uy quyền cho đô thị của ông nhờ chiến tranh và ngoại giao. Thời ông trị vì, ông đã duyệt lại luật lệ và cho khắc chúng vào đá. Đó chính là những ‘luật điển hình’giống như bộ luật của Xuất Hành 21 và 22. Chúng bắt đầu như thế này: ‘Nếu một người…’. Trong luật Hammurabi, sự vật bị ngăn cấm không căn cứ trên lý do luân lý như Mười Giới Răn. Dù được chế tài bằng vương quyền, các luật này chẳng bao lâu sau không còn được ai tuân giữ dù vẫn được sao chép trong các trường học cả một ngàn năm sau.
Triều đại Hammurabi xụp đổ khi quân đội Khết tấn kích Ba-by-lon năm 1595 trước CN. Các Vua người Kassite từ phía đông chiếm quyền, và mặc dù không thuộc dòng Sê-mít, họ đã nhanh chóng tiếp nhận văn hóa Ba-by-lon. Đất nước được hưởng thái bình trong 400 năm, và sau đó, một dòng vua bản địa xuất hiện.
Na-bu-cô-đô-nô-xo và Đế Quốc của Ông: Người Can-đê và người A-ram từ phía tây gây nên nhiều xáo trộn đến tận khi Vua của Can-đê là Nabopolassar đánh bại người Át-sua năm 612 trước CN. Đế quốc mới của ông gồm phần lớn các tỉnh của Át-sua, dù con trai ông là Na-bu-cô-đô-nô-xo [605-562 trước CN] vẫn phải dẹp các cuộc nổi dậy tại phía đông kể cả Giu-đa. Sự thịnh vượng của đế quốc đã giúp hai vị vua này tái thiết Ba-by-lon cách đại qui mô với những trang trí hết sức lộng lẫy.Sách Đa-ni-en miêu tả cho thấy Na-bu-cô-đô-nô-xo đã bị trừng phạt ra sao về tội kiêu căng khóac lác của mình [Đn 4]. Con trai ông bị tướng Neriglissar [tên trong Giê-rê-mi-a là Néc-gan–Xe-e-xe: Gr 39:3] sát hại, nhưng sau đó, Nabonidus đã loại trừ được con trai của Neriglissar. Vị vua này rất sùng đạo, ông đã để con trai là Bên-sát-xa cai trị đất nước, và đi nghỉ tại Arabia trong 10 năm. Khi trở lại, quân đội của Ky-rô người Ba-Tư chiếm mất Ba-by-lon. Trung tâm của lịch sử thế giới chuyển khỏi thành phố này lần chót. Các đóng góp của người Ba-by-lon cho thế giới nói chung đã xẩy ra trong thời kỳ từ năm 3000 đến năm 1600 trước CN, lúc hệ thống chữ viết của họ phổ biến khắp vùng Cận Đông. Hệ thống này đem theo kiến thức về thiên văn học và toán học [sự phân chia vòng tròn, giờ và ngày], một kiến thức được người Hy Lạp sau này vay mượn. Các ảnh hưởng khác khó tìm được dấu vết hơn, tuy rất quan trọng.
Xin xem thêm phần nói về Assyrian and Babylonian Religion.
Một thành phố nằm trên Sông Eu-phơ-rát, cách nam Bác-đát 50 dặm [80 cây số]. Thành này được Nim-rốt [người săn bắn thiện nghệ] xây dựng. Sau này, thành thủ đô của nước Ba-by-lon và đế quốc Ba-by-lon. Khoảng năm 1750 trước CN, Hammurabi, một trong những vị vua đầu tiên của Ba-by-lon, đã viết lên đá bộ luật thời danh của ông, mà đem so với bộ luật của Mô-sê sau này, ta thấy có nhiều điều thích thú.
Sau khi Át-sua thất bại năm 612 trước CN, Ba-by-lon trở thành thủ đô của một đế quốc hùng cường trải dài từ vịnh Ba-tư đến Địa-trung-hải. Năm 597-586 trước CN, vua Na-bu-cô-đô-nô-xo của Ba-by-lon nhiều lần tấn chiếm Giê-ru-sa-lem. Mỗi lần, ông lại bắt một số dân của Giu-đa đầy qua Ba-by-lon, trong đó có tiên tri Ê-dê-ki-en và Đa-ni-ên. Thành phố nằm trên một chu vi rộng hai bên sông Eu-phơ-rát. Cả nội ngoại thành đều được bảo vệ bằng tường gạch đôi dầy 11-25 bộ [3-7 mét]. Tám cổng lớn dẫn vào nội thành, trong đó có 50 ngôi đền thờ. ‘Vườn treo Ba-by-lon’ là một trong những kỳ công của thế giới cổ xưa. Vườn có nhiều tầng với những hàng chà là và nhiều loại cây khác cung cấp cho khách thưởng ngoạn đủ mầu sắc và bóng mát trong một thế đất phẳng.
Năm 539 trước CN, người Ba-tư, dưới quyền chỉ huy của Ky-rô đã chiếm thành phố. Sử gia Hy Lạp Hê-rô-đô-tô cho rằng họ đã đổi dòng nước của sông Eu-phơ-rát để vượt qua lòng sông khô cạn mà tấn công thành. Từ đó, Ba-by-lon yếu dần. Ngày nay, chỉ còn lại những đụn cao hết sức rải rác để các nhà khảo cổ đào xới. St 10:10; 2 V 24:1; 25:7-13; Is 14:1-23; Đn 1-6.
Người Ba-by-lon: Phần phía nam của I-rắc ngày nay là vương quốc cổ xưa của Ba-by-lon. Thành Ba-by-lon trở nên quyền lực lần đầu năm 1850 trước CN và kéo dài trong nhiều thế hệ. Sau đó, họ lại hưng thịnh trở lại dưới thời Na-bu-cô-đô-nô-xo khoảng 1200 năm sau nhưng cũng chỉ kéo dài ít lâu. Chính vẻ huy hoàng nơi đô thị của Na-bu-cô-đô-nô-xo đã làm Ba-by-lon nổi tiếng trong lịch sử thế giới.
Văn minh tại nước Ba-by-lon khởi đầu ngay trước khi thành Ba-by-lon trở nên quan trọng. Các thành thị của nước này mọc lên không bao lâu sau khi con người biết cách dẫn thủy nhập điền. Những ngôi đền đồ xộ xây bằng gạch bùn đã được khai quật tại Uruk [ngày nay là Warka, tên trong Cựu Ước là E-réc – St 10:10]. Những cây cột đứng một mình tại các ngôi đền ấy được trang trí bằng những tranh ghép mảnh [mosaics] đầy mằu sắc.
Chữ Viết: Chữ viết xưa nhất người ta biết đến đã được tìm thấy tại đây, đó là dạng chữ viết hình nêm khởi đầu của Ba-by-lon trong đó hơn 800 hình thể đơn giản được dùng thay thế cho các vật thể hay ý niệm chung. Những hình thể này thay đổi nhanh chóng từ những vật biểu tượng qua hình thức mẫu âm, căn cứ vào giá trị âm sắc của chúng mà thôi. [Thí dụ, hình vẽ một người đàn ông gầy và một ông vua có thể có nghĩa là ‘ông vua gầy’ hay ‘người đàn ông gầy là một ông vua’ nếu căn cứ vào hình vẽ; nhưng chúng cũng có thể được sử dụng như những âm sắc để viết nên hạn từ ‘suy nghĩ’]. Không bao lâu sau, nhiều biểu tượng khác được sử dụng thêm để chỉ các hợp thể, chủ thể, vật thể v.v…
Ta không thể hiểu nổi những bản viết trên đất sét xưa nhất. Nhưng những bản sau này, vào khoảng năm 3200 trước CN, thì rõ ràng là những bản văn viết bằng ngôn ngữ mà ta gọi là Su-mê-ri. Chúng gồm những danh sách các chữ theo nhóm [đá, thú vật, nghề nghiệp] và một vài mẵu văn chương đơn giản, cũng như sổ sách buôn bán kế toán.Từ những hình vẽ có thể nhận dạng được, các biểu tượng đã nhanh chóng phát triển thành nhóm những nét thẳng [để dễ viết lên thanh đất sét], tạo nên lối viết hình nêm. Các thanh đất sét tồn tại khá lâu trong lòng đất. Chúng cho ta nhiều tín liệu về nước Ba-by-lon hơn hẳn bất cứ nền văn hóa nào khác.
Người Su-mê-ri và người Ác-cát: Người Su-mê-ri có thể không phải là những người đầu tiên sinh sống tại Ba-by-lon. Nhưng vì họ để lại nhiều tài liệu, nên họ là những người đầu tiên ta có thể nhận dạng và nêu tên. Nguồn gốc họ ta không rõ, ta cũng không thể tìm ra mối liên hệ giữa ngôn ngữ của họ và những ngôn ngữ khác trên thế giới. Sống bên họ về phía bắc là các bộ lạc người Ác-cát. Ngôn ngữ Sê-mi-tích của họ là hình thức ngôn ngữ Ba-by-lon khởi thủy, có liên hệ với tiếng Ả-rập và Hi-bá-lai. Các học giả nghiên cứu về nước Ba-by-lon cổ đã thực hiện các bản dịch từ tiếng Su-mê-ri qua tiếng Ác-cát, và các bản dịch này đã giúp các sinh viên ngày nay có thể dịch được tiếng Su-mê-ri.
Bất luận người Su-mê-ri là ai, thiên tài của họ đã dẫn đến việc tìm ra chữ viết, có thể cả xe cộ có bánh và cuộc sống đô thị nữa. Những câu truyện được chép xuống khoảng năm 2000 trước CN kể lại những kỳ tích của các anh hùng và thần thánh của người Su-mê-ri. Vị nổi tiếng nhất trong số này là Gilgamesh, vua của Uruk, ngay sau năm 3000 trước CN, người đã tiến vào rừng núi Li-băng để chặt gỗ tuyết tùng, và có thể cũng đã tiến vào cả Thổ Nhĩ Kỳ nữa. Việc ông đi tìm thuốc trường sinh đã dẫn ông đi gặp Nô-ê của Ba-by-lon, người sẽ cho nhà vua hay ông đã được trường sinh bất tử như thế nào sau cơn Hồng Thủy. Gilgamesh được chỉ cho hai cơ hội để đạt mục tiêu của mình. Nhưng ông để lỡ cả hai cơ hội, nên phải trở về quê hương. Ông bèn đi đến kết luận là chỉ có tiếng tốt mới làm cho tên tuổi con người sống mãi sau khi chết. Những tìm tòi mới đây cho thấy những trình thuật trên có lẽ có căn bản hiện thực, dù chúng có những đoạn huyền thoại.
Khoảng năm 2300 trước CN, người Sê-mít chiếm được quyền kiểm soát nước Ba-by-lon dưới triều Vua Sargon. Ông đặt thủ đô tại Ác-cát, một địa danh ta chưa khám phá được gì. Quyền cai trị của ông lấn sang cả phía bắc Xy-ri, nơi ông giao chiến với Vua của Ebla. Từ lúc này, tiếng Su-mê-ri không còn quan trọng như tiếng Ác-cát nữa. Gia tộc Sargon duy trì được đế quốc của ông khoảng một thế kỷ. Sau đó, những kẻ gây hấn từ phương đông đã đến bẻ gẫy quyền thống trị của họ. Khoảng các năm 2100 đến 2000 trước CN, một dòng vua tại Ua cũng có một vương quốc lớn gần như thế.
Công Trình Nghệ Thuật: Các nghệ nhân thuộc đệ tam thiên niên kỷ [từ 3000 đến 2000 trước CN] đã thực hiện nhiều đồ trang sức bằng vàng, bạc, đá qúi nhập cảng từ phía đông và phía nam. Các thợ đúc đúc đồng và thau thành vũ khí và tượng ảnh. Các tay thợ khắc đã tạo nên nhiều nghệ phẩm tinh sảo nhất của cổ Ba-by-lon, từ những đền đài vĩ đại tới những con dấu hình tròn tí hon [cao chừng 2-5 cm] có thể lăn trên đất sét và để lại những hình thể in lằn trên đó. Nhiều mẫu nổi tiếng đã được tìm thấy nơi mồ mả vua chúa tại Ua [có niên biểu khoảng năm 2400 trước CN]. Các vị vua chúa địa phương được chôn tại đây cùng với triều thần thân cận của họ, và đầy đủ xiêm y mũ áo cũng như xa giá vũ khí.
Các Bản Khắc: Những bản nhỏ liệt kê phần ăn cũng như chương mục hình như là những bản ít được chú ý nhất. Tuy nhiên chúng lại có giá trị lớn nhờ ghi lại nhiều tên người trên đó. Nhờ nghiên cứu kỹ càng, ta có thể nhận ra các tên người Su-mê-ri, Ác-cát và cả ngoại quốc nữa. Từ năm 2400 trước CN, càng ngày càng có nhiều tên thuộc loại người Sê-mít dùng sau này tại phía tây [người Ca-na-an và Hi-bá-lai]. Đến khoảng năm 2000 trước CN, một số rất đông những người ‘phía tây’ này [người E-mô-ri] đã đổ vào Ba-by-lon và đoạt quyền kiểm soát các đô thị cổ xưa tại đây.
Hammurabi: Xuất chúng nhất trong các vị vua của họ là Hammurabi, trị vì khoảng các năm 1792-1750 trước CN. Ông dành được uy quyền cho đô thị của ông nhờ chiến tranh và ngoại giao. Thời ông trị vì, ông đã duyệt lại luật lệ và cho khắc chúng vào đá. Đó chính là những ‘luật điển hình’giống như bộ luật của Xuất Hành 21 và 22. Chúng bắt đầu như thế này: ‘Nếu một người…’. Trong luật Hammurabi, sự vật bị ngăn cấm không căn cứ trên lý do luân lý như Mười Giới Răn. Dù được chế tài bằng vương quyền, các luật này chẳng bao lâu sau không còn được ai tuân giữ dù vẫn được sao chép trong các trường học cả một ngàn năm sau.
Triều đại Hammurabi xụp đổ khi quân đội Khết tấn kích Ba-by-lon năm 1595 trước CN. Các Vua người Kassite từ phía đông chiếm quyền, và mặc dù không thuộc dòng Sê-mít, họ đã nhanh chóng tiếp nhận văn hóa Ba-by-lon. Đất nước được hưởng thái bình trong 400 năm, và sau đó, một dòng vua bản địa xuất hiện.
Na-bu-cô-đô-nô-xo và Đế Quốc của Ông: Người Can-đê và người A-ram từ phía tây gây nên nhiều xáo trộn đến tận khi Vua của Can-đê là Nabopolassar đánh bại người Át-sua năm 612 trước CN. Đế quốc mới của ông gồm phần lớn các tỉnh của Át-sua, dù con trai ông là Na-bu-cô-đô-nô-xo [605-562 trước CN] vẫn phải dẹp các cuộc nổi dậy tại phía đông kể cả Giu-đa. Sự thịnh vượng của đế quốc đã giúp hai vị vua này tái thiết Ba-by-lon cách đại qui mô với những trang trí hết sức lộng lẫy.Sách Đa-ni-en miêu tả cho thấy Na-bu-cô-đô-nô-xo đã bị trừng phạt ra sao về tội kiêu căng khóac lác của mình [Đn 4]. Con trai ông bị tướng Neriglissar [tên trong Giê-rê-mi-a là Néc-gan–Xe-e-xe: Gr 39:3] sát hại, nhưng sau đó, Nabonidus đã loại trừ được con trai của Neriglissar. Vị vua này rất sùng đạo, ông đã để con trai là Bên-sát-xa cai trị đất nước, và đi nghỉ tại Arabia trong 10 năm. Khi trở lại, quân đội của Ky-rô người Ba-Tư chiếm mất Ba-by-lon. Trung tâm của lịch sử thế giới chuyển khỏi thành phố này lần chót. Các đóng góp của người Ba-by-lon cho thế giới nói chung đã xẩy ra trong thời kỳ từ năm 3000 đến năm 1600 trước CN, lúc hệ thống chữ viết của họ phổ biến khắp vùng Cận Đông. Hệ thống này đem theo kiến thức về thiên văn học và toán học [sự phân chia vòng tròn, giờ và ngày], một kiến thức được người Hy Lạp sau này vay mượn. Các ảnh hưởng khác khó tìm được dấu vết hơn, tuy rất quan trọng.
Xin xem thêm phần nói về Assyrian and Babylonian Religion.
Cái nhìn của Hegel và Kierkegaard về con người
Quang Huyền, Ofm
06:22 17/12/2008
CÁI NHÌN CỦA HEGEL VÀ KIERKEGAARD VỀ CON NGƯỜI
I. DẪN NHẬP
Nếu triết học có mục đính đi tìm kiếm ý nghĩa của thực tại, thì vấn đề con người là một mối bận tâm nhất của tất cả các triết gia. Đúng thế, các câu hỏi: Con người là gì? Sự hiện hữu của nó trong thế giới có ý nghĩa gì không? Và kết cục con người sẽ đi về đâu?... Đó là những vấn nạn đã được đăt ra cho con người qua mọi thời đại. Nó đã thôi thúc biết bao nhiêu nhà triết học dấn bước vào con đường suy tư và kiếm tìm câu trả lời. Kết quả của những suy tư mà họ mang lại là một hệ thống tri thức triết học bàn về con người trải dài trong lịch sử triết học, như những bông hoa thơm ngát trong vườn hoa tri thức của nhân loại, giúp giải mã huyền nhiệm con người.
Tuy nhiên, vấn đề con người vẫn luôn luôn là một đề tài “dở dang” và đang bỏ ngỏ. Đến cuối thời cận đại triết gia người Đức Hegel đã đưa ra một cái nhìn rất thú vị về con người trong tổng hợp triết học đồ sộ của ông. Sau đó không lâu, Kieheggard đã bác bỏ quan điểm của Hegel về con người và đưa ra những quan niệm mang tính hiện sinh về con người.
Vậy đâu là quan điểm của hai tác giả này về con người? Trong phạm vi bài viết này xin được đề cập đến cái nhìn của Hegel và Kierkegaard về con người với những nét tương đồng và dị biệt, để làm nổi bật chân dung con người trong kiếp nhân sinh.
II. SƠ LƯỢC QUAN ĐIỂM CỦA CÁC TRIẾT GIA TIÊU BIỂU VỀ CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC.
Điểm lại những nét tiêu biểu của các quan điểm khác nhau về con người theo dòng lịch sử triết học là một việc làm cần thiết, nhằm giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về quan điểm về con người của hai tác giả mà chúng sẽ đi sâu tìm hiểu trong bài viết này.
1. Thời Cổ đại.
Nếu các triết gia tiền Socrates quan tâm đặc biệt đến vấn đề vũ trụ luận và hầu như bỏ quên con người, thì đến thời Socrates và các nhà triết học Ngụy Biện mới bắt đầu quan tâm đến vấn đề con người.
Socrate (470-399 B.C) cho rằng thân thể con người đến từ thế giới của vật chất, nhưng lý trí của nó thì đến từ Lý Trí Phổ Quát hay Tâm trí của thế giới. Ông nhấn mạnh giá trị của linh hồn trong ý thức của chủ thể suy tư và ước muốn, và ông cũng thấy rõ tầm quan trọng của hiểu biết, khôn ngoan đích thực, nếu như linh hồn đã được chăm sóc cách đúng đắn. Con người theo ông là con người của đạo đức học.
Sau đó, học trò của Socrate là Platon (428-348 B.C) quan tâm đến con người như là chủ thể tri thức có xác và hồn. Theo đó:“Con người giống như một thiên thần bị đầy đọa ở trần gian”. Con người của Platon là con người cao cả vì nó có “bản chất thật” trong thế giới ý niệm. Người ta nói rằng Platon đã tung con người lên trời và gắn cho nó những phẩm chất cao cả.
Đến thời Aristotle thì quan điểm con người lại bị hạ xuống mặt đất. Ông đã định nghĩa, “con người là con vật có lý trí”. Con người chính là một phần trong vũ trụ và vũ trụ là trung tâm điểm. Cùng đích của con người là hạnh phúc. Quan điểm của Aristotle về sau sẽ ảnh hường rất lớn trên các nhà triết học Kinh viện nhất là Thomas Aquinas.
2. Thời Trung Cổ.
Thánh Augustine (354-430), gọi con người là “huyền nhiệm lớn lao”. Con người đến từ Thiên Chúa và mong ước trở về với Ngài: “Hồn con vẫn khắc khoải bao lâu chưa trở về với Ngài”.
Thánh Thomas Aquinas nói về con người như là một hữu thể tồn tại trong một thế giới riêng, và nói về Thiên Chúa như là Đấng mà trong Ngài bản chất và hiện hữu chỉ là một. Vạn vật và con người đều được cấu trúc bởi hai yếu tố chất thể và mô thể. Con người trỗi vượt hơn các sinh vật không có linh hồn. Cứu cánh cuối cùng của con người là Thiên Chúa.
Thánh Bonaventura cho rằng người là phản ảnh (similitude) của Thiên Chúa, là vương miện của tạo vật. Được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa, con người giống Thiên Chúa nhất. Con người là tạo vật có thể xác và tinh thần, có thể biết Thiên Chúa tự bẩm sinh lẫn kinh nghiệm [2].
Tóm lại, các tác giả thời Trung cổ tiếp nối những quan điểm của các triết gia cổ đại về con người và đã làm cho nó trở nên xin đẹp và cao quý hơn, khi xem xét con người trong tương quan với Đấng Sáng tạo và Cứu chuộc.
3. Thời cận đại [3].
Đến thời cận đại triết học ngày càng tách rời khỏi thần học và đi tìm một nền tảng cho mình, đã có một cái nhìn khác hơn về con người. Các triết gia cận đại có cái nhìn về con người theo nhãn quan chật hẹp của khoa học nhiều hơn.
Được mệnh danh là ông tổ của triết học duy lý, Decaster quan niệm rằng con người là sản phẩm của tư duy “Tôi suy tư, tôi hiện hữu”. Quan điểm này như thu hẹp con người lại trong thế giới của “óc não” mà quên mất mọi chiều kích khác của con người.
Còn D. Hume là đại diện của trường phái duy nghiệm, có khuynh hướng đi ngược với duy lý, đã xây dựng khoa học về con người qua việc sử dụng các phương pháp khoa học vật lý. Nhưng ông đã giới hạn khả năng của lý trí con người, khi cho rằng các ý tưởng của con người chỉ đến từ kinh nghiệm mà thôi.
E. Kant là người cùng thời với Hegel đã chứng kiến cơn lốc của khoa học, ông nhận ra ở đó một cố giắng bao quát mọi thực tại, kể cả bản chất của con người trong khuôn khổ máy móc của nó. Trong khi chủ trương “thu hẹp lý trí để nhường chổ cho đức tin”. Ông đã cố gắng nối kết các tưởng của các nhà duy lý và duy nghiệm để hình thành tư tưởng triết học của mình. Vì thế ông đã vực dậy siêu hình học. Quan điểm về con người của ông cũng nằm trong luồng tư tưởng đó, là chủ thể của đạo đức và bổn phận. Ông đã đặt một giá trị lớn lao trên những trách nhiệm luân lý và phẩm giá con người. Tuy nhiên, trong khi ông thu hẹp lý trí để nhường chổ cho đức tin, vô tình đã giới hạn khả năng nhận trức của lý trí vào trong các phạm trù của lý trí thuần túy.
III. QUAN ĐIỂM CỦA HEGEL VÀ KIERKEGGARD VỀ CON NGƯỜI.
1. Quan điểm của Hegel về con con người [4].
George Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831) là một triết gia duy tâm người Đức, chịu ảnh hưởng rất lớn từ tư tưởng của Kant, một phần từ các tác phẩm của Heraclitus và Spinoza. Ông triển khai di sản triết học của Kant và hình thành nên thuyết duy tâm siêu hình học của mình.
• Con người và khả năng lớn lao của lý trí con người.
Hegel đã thiết lập mệnh đề tổng quát rằng “cái gì có lý tính là hiện thực và cái gì hiện thực là lý tính”, từ mệnh đề này ông đi đến kết luận rằng bất cứ cái gì tồn tại đều có thể hiểu được. Điều này ông đi ngược lại với những gì mà Kant đã đề cấp đến nhưng cho là không thể giải quyết được trong nhận thức của lý trí thuần tuý như: Vấn đề Thượng Đế, Bản Ngã và Vũ trụ. Bằng tổng hợp triết học đồ sộ của mình, Hegel tin lý trí con người có thể lý giải tất cả mọi vấn đề của thực tại.
Riêng vấn đề con người, khác với Kant, Hegel cho rằng các phạm trù không phải như là những quá trình của tinh thần mà như là những thực tại khách quan có sự tồn tại độc lập với cá thể tư duy [5]. Ông xem xét những chủ đề về sự tha hóa của con người khỏi Thượng Đế và sự phục hồi của sự duy nhất bị đánh mất giữa cái hữu hạn và cái vô hạn, sự vô hạn này là đời sống sáng tạo vốn ôm ấp mọi tư tưởng trong một vũ trụ duy nhất và đó chính là Thượng Đế hay Toàn Thể hoặc là Thực tại như là một toàn thế.
Trong tác phẩm chính đầu tiên của ông là Hiện tượng luận về tinh thần (Phenomenology of the Spirit), Hegel đề cập đến khả năng biện chứng của con người, “khởi đi với những mức độ thấp nhất của ý thức và công trình của con người một cách biện chứng hướng đến mức độ mà ở đó tâm trí con người đạt tới quan điểm tuyệt đối” [6].
• Con người trong tương quan với nhà nước.
Hegel cũng xem xét con người trong tương quan với nhà nước. Theo ông giữa cá nhân và nhà nước có hai biện chứng, đó là gia đình và xã hội, vì thế: “Con người có được hiện hữu là nhờ nhà nước” và nhờ quá trình biện chứng.
Hegel chủ trương nhà nước là một cơ quan tìm cách phát triển ý niệm tự do tới mức tối đa, và cá nhân chỉ đạt sự tự do khách quan khi mỗi cá nhân cũng làm như thế [7]. Ông quan niệm giá trị của con người tùy thuộc sự đáp ứng sáng tạo của họ trước sự khai mở của ý niệm tự do. Hegel cho rằng các cá nhân có ý thức về tự do và diễn tả tự do của họ một cách cụ thể nhất bằng hành vi ý chí. Ông coi ý chí và lý trí gần đồng nghĩa với nhau “chỉ khi trí tuệ suy nghĩ, ý chí mới là ý chí tự do” [8]. Theo ông tự do cao nhất khi cá nhân hành động theo ý chí phổ quát, hợp lý với toàn thể xã hội.
Ông quan niệm rằng quá trình biện chứng đến mức nào đó sẽ xuất hiện của một tình trạng không xung đột: nếu không còn xung đột thì sẽ không còn biến dịch nữa. Ông xem đó là một xã hội hữu cơ, trong đó mỗi cá nhân là một bộ phận chức năng hài hoà với toàn bộ, họ tuỳ thích phụng sự lợi ích của một toàn thể lớn hơn bản thân họ rất nhiều. Ông tin rằng một xã hội như thế hoàn toàn vượt quá những giá trị của chủ nghĩa cá nhân tự do: “nhà nước là ý niệm của tinh thần trong sự biểu hiện bên ngoài của ý chí con người và tự do của nó” [9].
Tóm lại, Hegel đã có công “cứu” lý trí con người khỏi quan điểm chật hẹp của các triết gia Duy Lý và Duy Nghiệm trước ông. Ngoài ra, Hegel đã có công nối kết tư tưởng của hai trường thái triết học này trong khi xây dựng quan điểm độc đáo của riêng mình.
Bên cạnh đó ông cũng đã đi ngược lại quan điểm của Kant về khả năng giới hạn nhận thức của con, bằng cách đề cao khả năng to lớn của lý trí con người trong khi nhận thức mọi thực tại. Theo Hegel “bất cứ cái gì tồn tại thì đều có thể hiểu được”. Tuy vậy, chúng ta cũng nhận thấy những hạn chế của Hegel trong quan điềm về con người. Điều này về sau Kierkegaard đã phản đối kịch liệt bằng nỗ lực triết học của ông
2. Quan điểm của Kierkggard về con người [10].
Soren Kierkegaard (1813-1855) được coi là cha đẻ của triết học hiện sinh và là một nhân vật quan trọng tạo ra bước ngoặt trong sự phát triển của triết học Châu Âu. Nội dung chủ yếu của bước ngoặc mà Kierkegaard thực hiện là lấy tồn tại cá nhân cô độc, phi lý tính, thay thế tồn tại của vật chất khách quan và ý thức lý tính, lấy đó làm xuất phát điểm của toàn bộ triết học. Ông cũng đã có phản ứng lại tư tưởng của các triết gia cổ đại và nhất là Hegel về con người và đã xây dựng một hệ tư tưởng triết học hướng về con người hiện sinh.
• Con người trong tình huống hiện sinh.
Kierkegaard quan tâm đến con người trong tình huống hiện sinh. Ông phân biệt giữa hai tình trạng hiện tại của một người, nghĩa là bây giờ họ đang là gì, và họ phải là gì, hay cốt yếu là gì. Ông cho rằng có một chuyển động trong đời sống một người từ tình trạng bản chất sang tình trạng tồn tại. Qua phân tích tâm lý sâu xa, ông làm nổi bật sự lo âu của con người về tính hữu hạn của họ như là nguyên nhân làm họ trở nên xa lạ hay tha hóa với hiện hữu có tính bản chất của họ. Con người luôn cảm nhận sự bất an và hữu hạn của nó.
Kierkegaard còn cho rằng con người hiện sinh là diễn viên chứ không phải là khán giả, nghĩa là chính con người ấy luôn đứng trước các khả năng đa dạng hoặc là – hay là và định hướng đi tích cực cho đời sống với tất cả sự chọn lựa của mình.
Trong phân tích con người hiện sinh, Kierkegaard hiểu con người theo quan điểm của Kitô giáo. Theo đó, bản chất của con người bao gồm mối quan hệ với Thiên Chúa, Đấng vô hạn. Ông tin rằng thân phận của con người hiện sinh là hậu quả của việc họ xa rời Thiên Chúa, và càng xa rời Thiên Chúa thì họ càng dấn sâu vào sự tha hoá, thất vọng và ngày càng tệ hại hơn.
Tuy vậy, sự tha hoá này cũng tạo ra nơi con người một động lực để phục hồi bản ngã bản chất của mình. Quá trình chuyển động của bản ngã là đi từ một bình diện tồn tại này sang một bình diện tồn tại khác bằng hành động của ý chí và và chọn lựa, để có thể đạt được sự tồn thực sự của bản ngã.
• Ba giai đoạn trưởng thành của con người hiện sinh.
Theo Kierkegaard, con người hiện sinh trưởng thành qua ba giai đoạn: giai đoạn thẩm mỹ, giai đoạn đạo đức và giai đoạn tôn giáo.
Ở gia đoạn Thẩm mỹ, một cá nhân có thể tồn tại vì họ quyết định chọn làm con người thẩm mỹ. Thường ở giai đoạn này con người hành động theo cảm xúc của mình và động lực chính là muốn hưởng thụ. Vì thế cá nhân không thể tạo ra bản ngã đích thực của mình, không thể dẫn đến tồn tại đích thực. Họ phải đối diện với sự chọn lựa hoặc là - hay là, hoặc là tiếp tục ở bình diện này với các cám dỗ nguy hiểm hay là đi đến giai đoạn tiếp theo.
Ở giai đoạn Đạo đức, con người nhận ra và chấp nhận các quy tắc hạnh kiểm mà lý trí đưa ra. Hơn nữa, con người đạo đức phải chấp nhận những giới hạn và trách nhiệm đạo đức ràng buộc cho đời sống họ. Kierkegaard cho rằng: “Con người đạo đức nhận ra rằng trong thực tế, họ không có khả năng chu toàn luật đạo đức, rằng họ cố tình vi phạm luật đó, và vì thế họ trở nên ý thức về tội lỗi của họ” [11]. Chính mặc cảm tội lỗi lại đặt con người trước chọn lựa hoặc là – hay là. Họ có thể ở lại bình diện đạo đức hoặc là bước sang giai đoạn mới là ý thức giới hạn của họ và sự xa lìa Thiên Chúa là Đấng mà họ thuộc về và sứ mạnh của họ phải đến từ Ngài. Muốn qua giai đoạn mới này, con người cần phải có một sự dấn thân, một cú nhảy đức tin.
Ở gia đoạn Tôn giáo, cú nhảy đức tin đưa con người vào sự hiện diện của Thiên Chúa, không phải vị Thiên Chúa của lý trí triết học, nhưng là chủ thể. Quan hệ giữa Thiên Chúa và một cá nhân là một kinh nghiệm độc nhất vô nhị và chủ quan. Qua đó Kierkegaard muốn nhấn mạnh rằng cách duy nhất để vượt quan khoảng cách giữa Thiên Chúa và con người không phải bằng lý trí nhưng bằng đức tin.
Tóm lại, con người của Kierkegaard là con người hiện sinh bị “ném vào thế giới này”, nhưng được thúc đẩy đi tìm ý nghĩa của cuộc đời. Đức tin là hậu quả của tình huống hiện sinh, là ân sủng và là nhu cầu giúp con người vượt qua được giới hạn của tình huống hiện sinh là cái chết, sự không hiện hữu, sự không tồn tại.
Theo ông, hiện sinh phải là hiện sinh đích thực nên con người phải vượt qua giai đoạn thẩm mỹ, đạo đức để đi tới giai đoạn tôn giáo. Hơn nữa, Kierkegaard tin rằng con người hiện sinh là một cá nhân hiện diện trước mặt Thiên Chúa và là một con người giữ vững đức tin của mình.
3. Một vài so sánh và nhận định.
Quan điểm của Hegel và Kierkegaard về con người là một tương phản trên trên thực tế. Cụ thể là Kierkegaard tìm mọi cách để phản bác lại quan điểm của Hegel.
• Xét về mặt phương pháp.
Khi phân tích tư tưởng của Kierkegaard về “ba giai đoạn trưởng thành của con người hiện sinh”, ta thấy xuất hiện một sự tương phản với lý thuyết của Hegel về sự phát triển tiệm tiến của sự tự ý thức của con người. Trong khi Hegel triển khai chuyển động biện chứng của tinh thần khi nó đi từ một giai đoạn của ý thức trí tuệ tới một giai đoạn khác qua tiến trình tư duy. Đối lại, Kierkegaard mô tả chuyển động của bản ngã từ một bình diện tồn tại sang một bình diện tồn tại khác bằng một hành vi của ý chí, một hành vi chọn lựa. Trong khi đó, chuyển động biện chứng của Hegel đi dần tới tri thức về Tinh thần tuyệt đối, thì biện chứng của Kierkegaard bao gồm sự thể hiện tiệm tiến của cá nhân trong các giai đoạn trưởng thành của cá nhân hiện sinh.
Ở điểm khác, Hegel khắc phục phản đề bằng một hành vi của khái niệm, thì Kierkegaard khắc phục nó bằng hành vi dấn thân của cá nhân.
Chúng ta nhận thấy hai tác giả sử dụng phương phát biện chứng (Hegel thì triệt để hơn), nhưng đã dẫn đến những kết luận khác nhau trong khi nói về con người.
• Trong khi quan niệm về con người.
Đối với Hegel không có cái gì gọi là cái đặc thù mà chỉ là cái tổng thể. Vì vậy: “Mỗi người chỉ là một khoảnh khắc của hài hước, bạn là khoảnh khắc do sự trả đũa của lãng mạn thuyết, bạn là giai đoạn của chủ thể tính, một khoảnh khắc sẽ bị vượt qua và tất nhiên luôn luôn sẽ bị vượt qua [12]”. Ông dựa trên lý trí để xây dựng những hệ thống bao trùm tất cả; với luận đề “cái có thực là hợp lý và cái hợp lý thì có thực” và như vậy con người cụ thể không còn chỗ đứng. Lối suy tư ấy đã giản lược tính đặc thù của con người vào một hệ thống, hợp lý hoá đời sống theo một khuôn khổ nào đó đã có sẵn. Đời sống con người trở thành một mắt xích, một bộ phận trong một toàn thể. Và như vậy, vô tình Hégel đã đã bóp chết cái cá biệt, cái đặc thù và hiện sinh của từng cá nhân cụ thể trong hoàn cảnh sống của họ.
Trong khi đó, Kierkegaard đã không chấp nhận học thuyết của Hégel. Ông đề cao con người hiện sinh, nghĩa là đề cao con người cá biệt, con người với định mệnh riêng tư của nó. Người ta coi triết học của Kierkegaard là một ngành triết học cá nhân. Không có hai người hoàn toàn giống nhau, cho nên chỗ đứng của mỗi người là hoàn toàn riêng biệt, không thể thay thế. Khi nói “tôi”, mỗi người chúng ta biết chắc mình không thể bị đồng hoá với bất cứ ai dù là anh em ruột thịt hay vợ chồng đi nữa, lại càng không thể đồng hoá với nhân loại [13].
Hơn nữa, Kierkegaard quan niệm con người hiện sinh trong khi đi tìm hạnh phúc luôn gặp phải những giới hạn hiện sinh, càng tiến gần tới giới hạn này thì càng bị thúc bách phải tìm kiếm, phải chọn lựa và phải tạo ra một ý nghĩa cho cuộc sống. Nhờ cú nhảy đức tin con người mới có khả năng đi vào cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa. Nhưng tin không phải là kết quả của lý luận, nhưng là một lựa chọn, một sự dấn thân, một bước nhảy vọt, nghĩa là khi chọn lựa con người không thể biết đích xác điều mình chọn lựa trong tương lai sẽ ra sao, liệu có theo như ý mình hay không. Nên việc chọn lựa là một sự liều lĩnh, một cú nhảy vọt trong sự đam mê.
Tuy rằng, Kierkegaard đã có công phản ứng lại những thái quá của Hegel về con người và thuyết duy tâm tuyệt đối của Hegel, nhưng ông đã phản ứng có phần hơi thái quá dẫn đến việc đặt vấn đề đức tin hoàn toàn đối nghịch với lý trí, hay ông đối lập cuộc sống với tri thức. Đây là những sự tách biệt thật đáng tiếc.
• Ảnh hưởng đến cộng đoàn và cá nhân.
Cả Hegel và Kierkegaard khi quan niện về con người đều chịu ảnh hưởng quan điểm của Kitô giáo về con người.
Hegel bỏ rơi con người tự do, con người cá nhân, nhưng ông đã bênh vực khả năng “cao cả” của lý trí con người và nhất là tính xã hội rộng lớn của con người. Những điều này có ý nghĩa quan trọng trong một thế giới người ta đề cao chủ nghĩa cá nhân “quá lố” mà quên đi trách nhiệm của cá nhân trong khi xây dựng cộng đồng.
Còn Kierkegaard khi quan niệm cá nhân như là một con người mang tính cá biệt, nhấn mạnh đến chiều kích cụ thể đặc thù, trong chọn lựa và dấn thân của mỗi người để thể hiện mình khi đối diện với Thiên Chúa là ông đã đi rất gần với quan niệm của Kitô giáo về con người. Một con người có tính cá biệt độc nhất vô nhị trước mặt Thiên Chúa, có tự do và trách nhiệm trong việc sử dụng lý trí để sống cách tích cực và hết mình trong cuộc nhân sinh. Đây là “liều thuốc bổ”, cho những cộng đồng luôn tự hào về tinh thần tập thể, tự do dân chủ, nhưng “quên lãng” con người cá nhân với những quyền căn bản của họ.
Bài học của hai triết gia cho sự phát triển tốt hơn của cộng đồng cũng là bài học cho mỗi cá nhân vì rằng, muốn xây dựng cộng đồng tốt phải khởi đi từ những nỗ lực của các cá nhân.
IV. KẾT LUẬN
Từ việc nghiên và so sánh quan niệm của Hegel và Kierkegaard về con người, người viết nhận thấy cả hai tác giả đều mong muốn đặt con người ở một vị trí cao hơn trong tương quan với Đấng Vô Biên. Tuy nhiên, Hegel quá đề cao khả năng lý trí của con người và đưa con người vào trong biện chứng của quá trình phát triển của Tinh thần tuyệt đối. Vô tình ông đã “bỏ quyên” con người cá nhân, con người riêng biệt với những giới hạn hiện sinh của nó. Vì thế con người cá nhân, như bị “tan biến” trong thực tại tinh thần.
Trong khi đó, Kierkegaard lại nỗ lực “trám” những lỗ hổng của Hegel về con người khi đề cao con người cá nhân. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến chiều kích cá biệt đặc thù của mỗi cá nhân. Sự tự do, chọn lựa, và dấn thân của mỗi cá nhân để thể hiện mình như là một cá thể đặc thù, đối diện với Thiên Chúa cách cô độc. Khi nhấn mạnh đến khía cạnh cá nhân, Kierkegaard tin rằng con người đang trên tiến trình hình thành chính mình trong các lựa chọn và dấn thân.
Sự bổ túc của Kierkegaard cho Hegel đã cho chúng ta một bức tranh khá mới về con người, các triết gia hiện sinh khác đã bắt đầu từ đó để khai triển nhiều quan điểm phong phú hơn về con người hiện sinh trong thế giới sống của nó. Người viết nhận thấy rằng sự bổ túc của Kierkegaard làm cho chân dung con người ngày càng rõ hơn về chiều kích siêu việt và chiều kích yếu đuối của nó trong tương quan với Thượng Đế và anh em đồng loại. Bên cạnh đó, người viết cũng nhận thấy, Hegel và Kierkegaard chịu ảnh hưởng của Kitô giáo, nên khi đưa ra những quan điểm về con người, thì giống như những người sống trong lâu đài, mô tả về lâu đài mình đang sống, điều này sẽ trung thực hơn là một người xa lạ ở ngoài lâu đài, lần mò, quan sát và mô tả cũng chính lâu đài đó.
Quang Huyền, Ofm
Chú thích:
[1] X. Nhân Học Triết học, bản dịch cuốn Philosophy of Man, của Lê Đình Trị, tài liệu môn Nhân học, 2003, tr 7.
[2] X. Nhân học Phan sinh, phần Bonaventure, tr 35.
[3] Tham khảo, Triết học và các luận đề. Nxb Lao động Hà nội, 2004.
[4] Triết học và các luận đề. Nxb Lao động Hà nội, 2004.
[5] X. Sách đã dẫn, tr 267.
[6] X. Sách đã dẫn, tr 268.
[7] X. Triết học và các luận đề. Nxb Lao động Hà nội, 2004, tr 273.
[8] Triết học và các luận đề. Nxb Lao động Hà nội, 2004, tr 272.
[9] Triết học và các luận đề. Nxb Lao động Hà nội, 2004, tr 274.
[10] Tham khảo. Trang 381-387
[11] Triết học các lậun đề, tr 384.
[12] Lm Nguyễn Hồng Giáo - Triết học hiện sinh - Giáo trình lịch sử triết học - Học viện Phanxicô - tr.11.
[13] X. Sđd, tr 12.
I. DẪN NHẬP
Nếu triết học có mục đính đi tìm kiếm ý nghĩa của thực tại, thì vấn đề con người là một mối bận tâm nhất của tất cả các triết gia. Đúng thế, các câu hỏi: Con người là gì? Sự hiện hữu của nó trong thế giới có ý nghĩa gì không? Và kết cục con người sẽ đi về đâu?... Đó là những vấn nạn đã được đăt ra cho con người qua mọi thời đại. Nó đã thôi thúc biết bao nhiêu nhà triết học dấn bước vào con đường suy tư và kiếm tìm câu trả lời. Kết quả của những suy tư mà họ mang lại là một hệ thống tri thức triết học bàn về con người trải dài trong lịch sử triết học, như những bông hoa thơm ngát trong vườn hoa tri thức của nhân loại, giúp giải mã huyền nhiệm con người.
Tuy nhiên, vấn đề con người vẫn luôn luôn là một đề tài “dở dang” và đang bỏ ngỏ. Đến cuối thời cận đại triết gia người Đức Hegel đã đưa ra một cái nhìn rất thú vị về con người trong tổng hợp triết học đồ sộ của ông. Sau đó không lâu, Kieheggard đã bác bỏ quan điểm của Hegel về con người và đưa ra những quan niệm mang tính hiện sinh về con người.
Vậy đâu là quan điểm của hai tác giả này về con người? Trong phạm vi bài viết này xin được đề cập đến cái nhìn của Hegel và Kierkegaard về con người với những nét tương đồng và dị biệt, để làm nổi bật chân dung con người trong kiếp nhân sinh.
II. SƠ LƯỢC QUAN ĐIỂM CỦA CÁC TRIẾT GIA TIÊU BIỂU VỀ CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC.
Điểm lại những nét tiêu biểu của các quan điểm khác nhau về con người theo dòng lịch sử triết học là một việc làm cần thiết, nhằm giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về quan điểm về con người của hai tác giả mà chúng sẽ đi sâu tìm hiểu trong bài viết này.
1. Thời Cổ đại.
Nếu các triết gia tiền Socrates quan tâm đặc biệt đến vấn đề vũ trụ luận và hầu như bỏ quên con người, thì đến thời Socrates và các nhà triết học Ngụy Biện mới bắt đầu quan tâm đến vấn đề con người.
Socrate (470-399 B.C) cho rằng thân thể con người đến từ thế giới của vật chất, nhưng lý trí của nó thì đến từ Lý Trí Phổ Quát hay Tâm trí của thế giới. Ông nhấn mạnh giá trị của linh hồn trong ý thức của chủ thể suy tư và ước muốn, và ông cũng thấy rõ tầm quan trọng của hiểu biết, khôn ngoan đích thực, nếu như linh hồn đã được chăm sóc cách đúng đắn. Con người theo ông là con người của đạo đức học.
Sau đó, học trò của Socrate là Platon (428-348 B.C) quan tâm đến con người như là chủ thể tri thức có xác và hồn. Theo đó:“Con người giống như một thiên thần bị đầy đọa ở trần gian”. Con người của Platon là con người cao cả vì nó có “bản chất thật” trong thế giới ý niệm. Người ta nói rằng Platon đã tung con người lên trời và gắn cho nó những phẩm chất cao cả.
Đến thời Aristotle thì quan điểm con người lại bị hạ xuống mặt đất. Ông đã định nghĩa, “con người là con vật có lý trí”. Con người chính là một phần trong vũ trụ và vũ trụ là trung tâm điểm. Cùng đích của con người là hạnh phúc. Quan điểm của Aristotle về sau sẽ ảnh hường rất lớn trên các nhà triết học Kinh viện nhất là Thomas Aquinas.
2. Thời Trung Cổ.
Thánh Augustine (354-430), gọi con người là “huyền nhiệm lớn lao”. Con người đến từ Thiên Chúa và mong ước trở về với Ngài: “Hồn con vẫn khắc khoải bao lâu chưa trở về với Ngài”.
Thánh Thomas Aquinas nói về con người như là một hữu thể tồn tại trong một thế giới riêng, và nói về Thiên Chúa như là Đấng mà trong Ngài bản chất và hiện hữu chỉ là một. Vạn vật và con người đều được cấu trúc bởi hai yếu tố chất thể và mô thể. Con người trỗi vượt hơn các sinh vật không có linh hồn. Cứu cánh cuối cùng của con người là Thiên Chúa.
Thánh Bonaventura cho rằng người là phản ảnh (similitude) của Thiên Chúa, là vương miện của tạo vật. Được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa, con người giống Thiên Chúa nhất. Con người là tạo vật có thể xác và tinh thần, có thể biết Thiên Chúa tự bẩm sinh lẫn kinh nghiệm [2].
Tóm lại, các tác giả thời Trung cổ tiếp nối những quan điểm của các triết gia cổ đại về con người và đã làm cho nó trở nên xin đẹp và cao quý hơn, khi xem xét con người trong tương quan với Đấng Sáng tạo và Cứu chuộc.
3. Thời cận đại [3].
Đến thời cận đại triết học ngày càng tách rời khỏi thần học và đi tìm một nền tảng cho mình, đã có một cái nhìn khác hơn về con người. Các triết gia cận đại có cái nhìn về con người theo nhãn quan chật hẹp của khoa học nhiều hơn.
Được mệnh danh là ông tổ của triết học duy lý, Decaster quan niệm rằng con người là sản phẩm của tư duy “Tôi suy tư, tôi hiện hữu”. Quan điểm này như thu hẹp con người lại trong thế giới của “óc não” mà quên mất mọi chiều kích khác của con người.
Còn D. Hume là đại diện của trường phái duy nghiệm, có khuynh hướng đi ngược với duy lý, đã xây dựng khoa học về con người qua việc sử dụng các phương pháp khoa học vật lý. Nhưng ông đã giới hạn khả năng của lý trí con người, khi cho rằng các ý tưởng của con người chỉ đến từ kinh nghiệm mà thôi.
E. Kant là người cùng thời với Hegel đã chứng kiến cơn lốc của khoa học, ông nhận ra ở đó một cố giắng bao quát mọi thực tại, kể cả bản chất của con người trong khuôn khổ máy móc của nó. Trong khi chủ trương “thu hẹp lý trí để nhường chổ cho đức tin”. Ông đã cố gắng nối kết các tưởng của các nhà duy lý và duy nghiệm để hình thành tư tưởng triết học của mình. Vì thế ông đã vực dậy siêu hình học. Quan điểm về con người của ông cũng nằm trong luồng tư tưởng đó, là chủ thể của đạo đức và bổn phận. Ông đã đặt một giá trị lớn lao trên những trách nhiệm luân lý và phẩm giá con người. Tuy nhiên, trong khi ông thu hẹp lý trí để nhường chổ cho đức tin, vô tình đã giới hạn khả năng nhận trức của lý trí vào trong các phạm trù của lý trí thuần túy.
III. QUAN ĐIỂM CỦA HEGEL VÀ KIERKEGGARD VỀ CON NGƯỜI.
1. Quan điểm của Hegel về con con người [4].
George Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831) là một triết gia duy tâm người Đức, chịu ảnh hưởng rất lớn từ tư tưởng của Kant, một phần từ các tác phẩm của Heraclitus và Spinoza. Ông triển khai di sản triết học của Kant và hình thành nên thuyết duy tâm siêu hình học của mình.
• Con người và khả năng lớn lao của lý trí con người.
Hegel đã thiết lập mệnh đề tổng quát rằng “cái gì có lý tính là hiện thực và cái gì hiện thực là lý tính”, từ mệnh đề này ông đi đến kết luận rằng bất cứ cái gì tồn tại đều có thể hiểu được. Điều này ông đi ngược lại với những gì mà Kant đã đề cấp đến nhưng cho là không thể giải quyết được trong nhận thức của lý trí thuần tuý như: Vấn đề Thượng Đế, Bản Ngã và Vũ trụ. Bằng tổng hợp triết học đồ sộ của mình, Hegel tin lý trí con người có thể lý giải tất cả mọi vấn đề của thực tại.
Riêng vấn đề con người, khác với Kant, Hegel cho rằng các phạm trù không phải như là những quá trình của tinh thần mà như là những thực tại khách quan có sự tồn tại độc lập với cá thể tư duy [5]. Ông xem xét những chủ đề về sự tha hóa của con người khỏi Thượng Đế và sự phục hồi của sự duy nhất bị đánh mất giữa cái hữu hạn và cái vô hạn, sự vô hạn này là đời sống sáng tạo vốn ôm ấp mọi tư tưởng trong một vũ trụ duy nhất và đó chính là Thượng Đế hay Toàn Thể hoặc là Thực tại như là một toàn thế.
Trong tác phẩm chính đầu tiên của ông là Hiện tượng luận về tinh thần (Phenomenology of the Spirit), Hegel đề cập đến khả năng biện chứng của con người, “khởi đi với những mức độ thấp nhất của ý thức và công trình của con người một cách biện chứng hướng đến mức độ mà ở đó tâm trí con người đạt tới quan điểm tuyệt đối” [6].
• Con người trong tương quan với nhà nước.
Hegel cũng xem xét con người trong tương quan với nhà nước. Theo ông giữa cá nhân và nhà nước có hai biện chứng, đó là gia đình và xã hội, vì thế: “Con người có được hiện hữu là nhờ nhà nước” và nhờ quá trình biện chứng.
Hegel chủ trương nhà nước là một cơ quan tìm cách phát triển ý niệm tự do tới mức tối đa, và cá nhân chỉ đạt sự tự do khách quan khi mỗi cá nhân cũng làm như thế [7]. Ông quan niệm giá trị của con người tùy thuộc sự đáp ứng sáng tạo của họ trước sự khai mở của ý niệm tự do. Hegel cho rằng các cá nhân có ý thức về tự do và diễn tả tự do của họ một cách cụ thể nhất bằng hành vi ý chí. Ông coi ý chí và lý trí gần đồng nghĩa với nhau “chỉ khi trí tuệ suy nghĩ, ý chí mới là ý chí tự do” [8]. Theo ông tự do cao nhất khi cá nhân hành động theo ý chí phổ quát, hợp lý với toàn thể xã hội.
Ông quan niệm rằng quá trình biện chứng đến mức nào đó sẽ xuất hiện của một tình trạng không xung đột: nếu không còn xung đột thì sẽ không còn biến dịch nữa. Ông xem đó là một xã hội hữu cơ, trong đó mỗi cá nhân là một bộ phận chức năng hài hoà với toàn bộ, họ tuỳ thích phụng sự lợi ích của một toàn thể lớn hơn bản thân họ rất nhiều. Ông tin rằng một xã hội như thế hoàn toàn vượt quá những giá trị của chủ nghĩa cá nhân tự do: “nhà nước là ý niệm của tinh thần trong sự biểu hiện bên ngoài của ý chí con người và tự do của nó” [9].
Tóm lại, Hegel đã có công “cứu” lý trí con người khỏi quan điểm chật hẹp của các triết gia Duy Lý và Duy Nghiệm trước ông. Ngoài ra, Hegel đã có công nối kết tư tưởng của hai trường thái triết học này trong khi xây dựng quan điểm độc đáo của riêng mình.
Bên cạnh đó ông cũng đã đi ngược lại quan điểm của Kant về khả năng giới hạn nhận thức của con, bằng cách đề cao khả năng to lớn của lý trí con người trong khi nhận thức mọi thực tại. Theo Hegel “bất cứ cái gì tồn tại thì đều có thể hiểu được”. Tuy vậy, chúng ta cũng nhận thấy những hạn chế của Hegel trong quan điềm về con người. Điều này về sau Kierkegaard đã phản đối kịch liệt bằng nỗ lực triết học của ông
2. Quan điểm của Kierkggard về con người [10].
Soren Kierkegaard (1813-1855) được coi là cha đẻ của triết học hiện sinh và là một nhân vật quan trọng tạo ra bước ngoặt trong sự phát triển của triết học Châu Âu. Nội dung chủ yếu của bước ngoặc mà Kierkegaard thực hiện là lấy tồn tại cá nhân cô độc, phi lý tính, thay thế tồn tại của vật chất khách quan và ý thức lý tính, lấy đó làm xuất phát điểm của toàn bộ triết học. Ông cũng đã có phản ứng lại tư tưởng của các triết gia cổ đại và nhất là Hegel về con người và đã xây dựng một hệ tư tưởng triết học hướng về con người hiện sinh.
• Con người trong tình huống hiện sinh.
Kierkegaard quan tâm đến con người trong tình huống hiện sinh. Ông phân biệt giữa hai tình trạng hiện tại của một người, nghĩa là bây giờ họ đang là gì, và họ phải là gì, hay cốt yếu là gì. Ông cho rằng có một chuyển động trong đời sống một người từ tình trạng bản chất sang tình trạng tồn tại. Qua phân tích tâm lý sâu xa, ông làm nổi bật sự lo âu của con người về tính hữu hạn của họ như là nguyên nhân làm họ trở nên xa lạ hay tha hóa với hiện hữu có tính bản chất của họ. Con người luôn cảm nhận sự bất an và hữu hạn của nó.
Kierkegaard còn cho rằng con người hiện sinh là diễn viên chứ không phải là khán giả, nghĩa là chính con người ấy luôn đứng trước các khả năng đa dạng hoặc là – hay là và định hướng đi tích cực cho đời sống với tất cả sự chọn lựa của mình.
Trong phân tích con người hiện sinh, Kierkegaard hiểu con người theo quan điểm của Kitô giáo. Theo đó, bản chất của con người bao gồm mối quan hệ với Thiên Chúa, Đấng vô hạn. Ông tin rằng thân phận của con người hiện sinh là hậu quả của việc họ xa rời Thiên Chúa, và càng xa rời Thiên Chúa thì họ càng dấn sâu vào sự tha hoá, thất vọng và ngày càng tệ hại hơn.
Tuy vậy, sự tha hoá này cũng tạo ra nơi con người một động lực để phục hồi bản ngã bản chất của mình. Quá trình chuyển động của bản ngã là đi từ một bình diện tồn tại này sang một bình diện tồn tại khác bằng hành động của ý chí và và chọn lựa, để có thể đạt được sự tồn thực sự của bản ngã.
• Ba giai đoạn trưởng thành của con người hiện sinh.
Theo Kierkegaard, con người hiện sinh trưởng thành qua ba giai đoạn: giai đoạn thẩm mỹ, giai đoạn đạo đức và giai đoạn tôn giáo.
Ở gia đoạn Thẩm mỹ, một cá nhân có thể tồn tại vì họ quyết định chọn làm con người thẩm mỹ. Thường ở giai đoạn này con người hành động theo cảm xúc của mình và động lực chính là muốn hưởng thụ. Vì thế cá nhân không thể tạo ra bản ngã đích thực của mình, không thể dẫn đến tồn tại đích thực. Họ phải đối diện với sự chọn lựa hoặc là - hay là, hoặc là tiếp tục ở bình diện này với các cám dỗ nguy hiểm hay là đi đến giai đoạn tiếp theo.
Ở giai đoạn Đạo đức, con người nhận ra và chấp nhận các quy tắc hạnh kiểm mà lý trí đưa ra. Hơn nữa, con người đạo đức phải chấp nhận những giới hạn và trách nhiệm đạo đức ràng buộc cho đời sống họ. Kierkegaard cho rằng: “Con người đạo đức nhận ra rằng trong thực tế, họ không có khả năng chu toàn luật đạo đức, rằng họ cố tình vi phạm luật đó, và vì thế họ trở nên ý thức về tội lỗi của họ” [11]. Chính mặc cảm tội lỗi lại đặt con người trước chọn lựa hoặc là – hay là. Họ có thể ở lại bình diện đạo đức hoặc là bước sang giai đoạn mới là ý thức giới hạn của họ và sự xa lìa Thiên Chúa là Đấng mà họ thuộc về và sứ mạnh của họ phải đến từ Ngài. Muốn qua giai đoạn mới này, con người cần phải có một sự dấn thân, một cú nhảy đức tin.
Ở gia đoạn Tôn giáo, cú nhảy đức tin đưa con người vào sự hiện diện của Thiên Chúa, không phải vị Thiên Chúa của lý trí triết học, nhưng là chủ thể. Quan hệ giữa Thiên Chúa và một cá nhân là một kinh nghiệm độc nhất vô nhị và chủ quan. Qua đó Kierkegaard muốn nhấn mạnh rằng cách duy nhất để vượt quan khoảng cách giữa Thiên Chúa và con người không phải bằng lý trí nhưng bằng đức tin.
Tóm lại, con người của Kierkegaard là con người hiện sinh bị “ném vào thế giới này”, nhưng được thúc đẩy đi tìm ý nghĩa của cuộc đời. Đức tin là hậu quả của tình huống hiện sinh, là ân sủng và là nhu cầu giúp con người vượt qua được giới hạn của tình huống hiện sinh là cái chết, sự không hiện hữu, sự không tồn tại.
Theo ông, hiện sinh phải là hiện sinh đích thực nên con người phải vượt qua giai đoạn thẩm mỹ, đạo đức để đi tới giai đoạn tôn giáo. Hơn nữa, Kierkegaard tin rằng con người hiện sinh là một cá nhân hiện diện trước mặt Thiên Chúa và là một con người giữ vững đức tin của mình.
3. Một vài so sánh và nhận định.
Quan điểm của Hegel và Kierkegaard về con người là một tương phản trên trên thực tế. Cụ thể là Kierkegaard tìm mọi cách để phản bác lại quan điểm của Hegel.
• Xét về mặt phương pháp.
Khi phân tích tư tưởng của Kierkegaard về “ba giai đoạn trưởng thành của con người hiện sinh”, ta thấy xuất hiện một sự tương phản với lý thuyết của Hegel về sự phát triển tiệm tiến của sự tự ý thức của con người. Trong khi Hegel triển khai chuyển động biện chứng của tinh thần khi nó đi từ một giai đoạn của ý thức trí tuệ tới một giai đoạn khác qua tiến trình tư duy. Đối lại, Kierkegaard mô tả chuyển động của bản ngã từ một bình diện tồn tại sang một bình diện tồn tại khác bằng một hành vi của ý chí, một hành vi chọn lựa. Trong khi đó, chuyển động biện chứng của Hegel đi dần tới tri thức về Tinh thần tuyệt đối, thì biện chứng của Kierkegaard bao gồm sự thể hiện tiệm tiến của cá nhân trong các giai đoạn trưởng thành của cá nhân hiện sinh.
Ở điểm khác, Hegel khắc phục phản đề bằng một hành vi của khái niệm, thì Kierkegaard khắc phục nó bằng hành vi dấn thân của cá nhân.
Chúng ta nhận thấy hai tác giả sử dụng phương phát biện chứng (Hegel thì triệt để hơn), nhưng đã dẫn đến những kết luận khác nhau trong khi nói về con người.
• Trong khi quan niệm về con người.
Đối với Hegel không có cái gì gọi là cái đặc thù mà chỉ là cái tổng thể. Vì vậy: “Mỗi người chỉ là một khoảnh khắc của hài hước, bạn là khoảnh khắc do sự trả đũa của lãng mạn thuyết, bạn là giai đoạn của chủ thể tính, một khoảnh khắc sẽ bị vượt qua và tất nhiên luôn luôn sẽ bị vượt qua [12]”. Ông dựa trên lý trí để xây dựng những hệ thống bao trùm tất cả; với luận đề “cái có thực là hợp lý và cái hợp lý thì có thực” và như vậy con người cụ thể không còn chỗ đứng. Lối suy tư ấy đã giản lược tính đặc thù của con người vào một hệ thống, hợp lý hoá đời sống theo một khuôn khổ nào đó đã có sẵn. Đời sống con người trở thành một mắt xích, một bộ phận trong một toàn thể. Và như vậy, vô tình Hégel đã đã bóp chết cái cá biệt, cái đặc thù và hiện sinh của từng cá nhân cụ thể trong hoàn cảnh sống của họ.
Trong khi đó, Kierkegaard đã không chấp nhận học thuyết của Hégel. Ông đề cao con người hiện sinh, nghĩa là đề cao con người cá biệt, con người với định mệnh riêng tư của nó. Người ta coi triết học của Kierkegaard là một ngành triết học cá nhân. Không có hai người hoàn toàn giống nhau, cho nên chỗ đứng của mỗi người là hoàn toàn riêng biệt, không thể thay thế. Khi nói “tôi”, mỗi người chúng ta biết chắc mình không thể bị đồng hoá với bất cứ ai dù là anh em ruột thịt hay vợ chồng đi nữa, lại càng không thể đồng hoá với nhân loại [13].
Hơn nữa, Kierkegaard quan niệm con người hiện sinh trong khi đi tìm hạnh phúc luôn gặp phải những giới hạn hiện sinh, càng tiến gần tới giới hạn này thì càng bị thúc bách phải tìm kiếm, phải chọn lựa và phải tạo ra một ý nghĩa cho cuộc sống. Nhờ cú nhảy đức tin con người mới có khả năng đi vào cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa. Nhưng tin không phải là kết quả của lý luận, nhưng là một lựa chọn, một sự dấn thân, một bước nhảy vọt, nghĩa là khi chọn lựa con người không thể biết đích xác điều mình chọn lựa trong tương lai sẽ ra sao, liệu có theo như ý mình hay không. Nên việc chọn lựa là một sự liều lĩnh, một cú nhảy vọt trong sự đam mê.
Tuy rằng, Kierkegaard đã có công phản ứng lại những thái quá của Hegel về con người và thuyết duy tâm tuyệt đối của Hegel, nhưng ông đã phản ứng có phần hơi thái quá dẫn đến việc đặt vấn đề đức tin hoàn toàn đối nghịch với lý trí, hay ông đối lập cuộc sống với tri thức. Đây là những sự tách biệt thật đáng tiếc.
• Ảnh hưởng đến cộng đoàn và cá nhân.
Cả Hegel và Kierkegaard khi quan niện về con người đều chịu ảnh hưởng quan điểm của Kitô giáo về con người.
Hegel bỏ rơi con người tự do, con người cá nhân, nhưng ông đã bênh vực khả năng “cao cả” của lý trí con người và nhất là tính xã hội rộng lớn của con người. Những điều này có ý nghĩa quan trọng trong một thế giới người ta đề cao chủ nghĩa cá nhân “quá lố” mà quên đi trách nhiệm của cá nhân trong khi xây dựng cộng đồng.
Còn Kierkegaard khi quan niệm cá nhân như là một con người mang tính cá biệt, nhấn mạnh đến chiều kích cụ thể đặc thù, trong chọn lựa và dấn thân của mỗi người để thể hiện mình khi đối diện với Thiên Chúa là ông đã đi rất gần với quan niệm của Kitô giáo về con người. Một con người có tính cá biệt độc nhất vô nhị trước mặt Thiên Chúa, có tự do và trách nhiệm trong việc sử dụng lý trí để sống cách tích cực và hết mình trong cuộc nhân sinh. Đây là “liều thuốc bổ”, cho những cộng đồng luôn tự hào về tinh thần tập thể, tự do dân chủ, nhưng “quên lãng” con người cá nhân với những quyền căn bản của họ.
Bài học của hai triết gia cho sự phát triển tốt hơn của cộng đồng cũng là bài học cho mỗi cá nhân vì rằng, muốn xây dựng cộng đồng tốt phải khởi đi từ những nỗ lực của các cá nhân.
IV. KẾT LUẬN
Từ việc nghiên và so sánh quan niệm của Hegel và Kierkegaard về con người, người viết nhận thấy cả hai tác giả đều mong muốn đặt con người ở một vị trí cao hơn trong tương quan với Đấng Vô Biên. Tuy nhiên, Hegel quá đề cao khả năng lý trí của con người và đưa con người vào trong biện chứng của quá trình phát triển của Tinh thần tuyệt đối. Vô tình ông đã “bỏ quyên” con người cá nhân, con người riêng biệt với những giới hạn hiện sinh của nó. Vì thế con người cá nhân, như bị “tan biến” trong thực tại tinh thần.
Trong khi đó, Kierkegaard lại nỗ lực “trám” những lỗ hổng của Hegel về con người khi đề cao con người cá nhân. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến chiều kích cá biệt đặc thù của mỗi cá nhân. Sự tự do, chọn lựa, và dấn thân của mỗi cá nhân để thể hiện mình như là một cá thể đặc thù, đối diện với Thiên Chúa cách cô độc. Khi nhấn mạnh đến khía cạnh cá nhân, Kierkegaard tin rằng con người đang trên tiến trình hình thành chính mình trong các lựa chọn và dấn thân.
Sự bổ túc của Kierkegaard cho Hegel đã cho chúng ta một bức tranh khá mới về con người, các triết gia hiện sinh khác đã bắt đầu từ đó để khai triển nhiều quan điểm phong phú hơn về con người hiện sinh trong thế giới sống của nó. Người viết nhận thấy rằng sự bổ túc của Kierkegaard làm cho chân dung con người ngày càng rõ hơn về chiều kích siêu việt và chiều kích yếu đuối của nó trong tương quan với Thượng Đế và anh em đồng loại. Bên cạnh đó, người viết cũng nhận thấy, Hegel và Kierkegaard chịu ảnh hưởng của Kitô giáo, nên khi đưa ra những quan điểm về con người, thì giống như những người sống trong lâu đài, mô tả về lâu đài mình đang sống, điều này sẽ trung thực hơn là một người xa lạ ở ngoài lâu đài, lần mò, quan sát và mô tả cũng chính lâu đài đó.
Quang Huyền, Ofm
Chú thích:
[1] X. Nhân Học Triết học, bản dịch cuốn Philosophy of Man, của Lê Đình Trị, tài liệu môn Nhân học, 2003, tr 7.
[2] X. Nhân học Phan sinh, phần Bonaventure, tr 35.
[3] Tham khảo, Triết học và các luận đề. Nxb Lao động Hà nội, 2004.
[4] Triết học và các luận đề. Nxb Lao động Hà nội, 2004.
[5] X. Sách đã dẫn, tr 267.
[6] X. Sách đã dẫn, tr 268.
[7] X. Triết học và các luận đề. Nxb Lao động Hà nội, 2004, tr 273.
[8] Triết học và các luận đề. Nxb Lao động Hà nội, 2004, tr 272.
[9] Triết học và các luận đề. Nxb Lao động Hà nội, 2004, tr 274.
[10] Tham khảo. Trang 381-387
[11] Triết học các lậun đề, tr 384.
[12] Lm Nguyễn Hồng Giáo - Triết học hiện sinh - Giáo trình lịch sử triết học - Học viện Phanxicô - tr.11.
[13] X. Sđd, tr 12.
Thông Báo
Giới thiệu 2 tác phẩm mới của nhà văn Trà Lũ.
Hoa Lư
03:39 17/12/2008
LTS: Nhà Văn Trà Lũ: cộng tác viên thường xuyên của VietCatholic trong nhiều năm qua. Năm nay Nhà Văn xuất bản tác phẩm thứ 11 và 12. VietCatholic trân trọng giới thiệu cùng qúy độc giả.
Nhà Xuất Bản HOA LƯ
Trân trọng giới thiệu 2 sách mới của Nhà Văn TRÀ LŨ, tác phẩm thứ 11 và 12 vừa phát hành tháng 12, 2008:
MIỀN ĐẤT AN LẠC
320 trang, những chuyện vui tươi dí dỏm nhất trong mấy năm qua và
500 CHUYỆN CƯỜI
300 trang, những chuyện tiếu lâm đông tây kim cổ chọn lọc
khác với 300 chuyện cười đã xuất bản năm 2001
Chúng tôi rất hân hạnh được gửi sách tới tận nhà qúy vị.
Đây cũng là món quà trang nhã và đẹp nhất để tặng thân nhân và bằng hữu ở xa dịp Năm Mới. Xin cho chúng tôi tên và địa chỉ.
Giá sách và bưu phí mỗi cuốn:
- gửi tai Canada: 25 Gia kim ( hay 23 Mỹ kim )
- gửi từ Canada sang Hoa Kỳ: 28 Gia kim ( hay 26 Mỹ kim )
- gửi từ Canada đi các nơi khác: 33 Gia kim ( hay 30 Mỹ kim )
Ngân phiếu xin đề:
TRÀ LŨ
113 Kennedy Ave
Toronto, Ontario, M6S 2X8, CANADA
Xin bá cáo: Chúng tôi đã phát hành 12 tác phẩm của Trà Lũ, 10 cuốn đầu đã hết và chúng tôi chưa có chương trình tái bản. Xin cám ơn những vị đã viết thư hỏi mua những cuốn này. Chúng tôi hiện chỉ có cuốn 11 và 12 vừa phát hành trên đây mà thôi.
Kính chúc Quý Vị Năm Mới 2009 & Kỷ Sửu đầy phước lành.
Nhà Xuất Bản HOA LƯ
Trân trọng giới thiệu 2 sách mới của Nhà Văn TRÀ LŨ, tác phẩm thứ 11 và 12 vừa phát hành tháng 12, 2008:
MIỀN ĐẤT AN LẠC
320 trang, những chuyện vui tươi dí dỏm nhất trong mấy năm qua và
500 CHUYỆN CƯỜI
300 trang, những chuyện tiếu lâm đông tây kim cổ chọn lọc
khác với 300 chuyện cười đã xuất bản năm 2001
Chúng tôi rất hân hạnh được gửi sách tới tận nhà qúy vị.
Đây cũng là món quà trang nhã và đẹp nhất để tặng thân nhân và bằng hữu ở xa dịp Năm Mới. Xin cho chúng tôi tên và địa chỉ.
Giá sách và bưu phí mỗi cuốn:
- gửi tai Canada: 25 Gia kim ( hay 23 Mỹ kim )
- gửi từ Canada sang Hoa Kỳ: 28 Gia kim ( hay 26 Mỹ kim )
- gửi từ Canada đi các nơi khác: 33 Gia kim ( hay 30 Mỹ kim )
Ngân phiếu xin đề:
TRÀ LŨ
113 Kennedy Ave
Toronto, Ontario, M6S 2X8, CANADA
Xin bá cáo: Chúng tôi đã phát hành 12 tác phẩm của Trà Lũ, 10 cuốn đầu đã hết và chúng tôi chưa có chương trình tái bản. Xin cám ơn những vị đã viết thư hỏi mua những cuốn này. Chúng tôi hiện chỉ có cuốn 11 và 12 vừa phát hành trên đây mà thôi.
Kính chúc Quý Vị Năm Mới 2009 & Kỷ Sửu đầy phước lành.
Văn Hóa
Chuyện phiếm: Đón Tết
Trà Lũ
16:26 17/12/2008
Chuyện phiếm: ĐÓN TẾT
Tôi có người hàng xóm da trắng dễ thuơng vô cùng. Tên anh là Mike. Anh sống độc thân không thèm lấy vợ. Mình anh sống trong căn nhà lớn do cha mẹ để lại. Anh rất thân với tôi. Mùa hè mùa đông anh hay rủ tôi đi câu cá. Hình như chuyện đi câu cá mùa đông tôi đã kể cho các cụ rồi. Anh đúng là mẫu người Canada 100%. Cái chất Canada của anh đã lây sang chúng tôi rất nhiều. Tuần qua anh rủ tôi trồng hoa phía trước nhà. Tôi ngạc nhiên vô cùng vì Canada đang bước vào mùa đông, sao lại trồng hoa. Anh cười hi hi rồi mang ra một bao lớn. Trông thấy cái bao là tôi hiểu liền. Hóa ra tôi còn nhiều chất ‘ Mít’ vô cùng, chưa có chất Canada bao nhiêu. Các cụ có biết cái bao đựng gì không ? Thưa, đây là những củ các loại hoa lưu niên, daffodils, tulips, hyacinths mà tổ tiên của chúng mãi từ Hoà Lan ngày xưa.
Người Canada thường mua các loại củ hoa này về trồng vào thượng tuần tháng Mười Một. Các củ hoa sẽ mọc rễ rồi ngủ trong lòng đất suốt mùa đông. Ngay đầu mùa xuân, khi lớp tuyết trên mặt vừa tan là cây hoa đã nhú lên khỏi mặt đất, và từ từ vươn lên. Chỉ vài tuần sau là đã có hoa. Ui chao, bông vàng bông xanh bông đỏ chen nhau, phơi phới, đẹp làm sao.
Nhà anh Mike và nhà tôi chung một mảnh vườn phía trước. Anh và tôi cùng trồng củ xuống đất. Anh mua củ cho tôi, tôi tưới nước cho anh. Ở đây hai nhà sát nhau mà không có hàng rào, không có tường xây, không có cọc biên giới. Tôi yêu giải đất quê hương thứ hai này của tôi qúa. Đất lạnh mà tình nồng. Nó đầy tình người.
Chúng tôi vừa trồng củ hoa vừa nói bao nhiêu thứ chuyện. Đặc biệt khi cầm đến củ hoa tulips, anh Mike cười hà hà rồi hỏi tôi có biết chuyện mà nguyệt san Reader’s Digest cách đây ít lâu đố độc giả không. Tôi cũng cười hà hà rồi trả lời là biết. Chuyện này nổi tiếng thế giới mà. Tôi có kể các cụ nghe rồi thì phải. Báo này đố độc giả: Giữa hai chân người đàn bà có hoa gì ? Bao nhiêu câu trả lời mà đều sai hết. Cuối cùng mới có một vĩ nhân đáp trúng. Thưa, đó là hoa tulips. Tại sai lại là hoa tulips ? Thưa vì tên cái hoa này đọc lên nghe mài mại như ‘ two lips’. Two lips là hai môi. Hà hà. Reader’s Digest thâm thật chứ chẳng chơi.
Thấy anh là người có kiến văn rộng, tôi bèn hỏi về hoa poppy, bông hoa nhỏ xíu màu đỏ tươi, mà từ đầu tháng này các cựu chiến binh đứng ở ngã tư mời ta gắn một cái lên ve áo. Anh nói một hơi không hề suy nghĩ: À, đó là bông hoa để ghi nhớ ngày chấm dứt Đệ Nhất Thế Chiến cách đây 90 năm. Bên Á Châu và Trung Đông, đây là hoa cây thuốc phiện. Còn ở Bắc Mỹ này Hội Cựu Chiến Binh Canada dùng nó nhắc ta ngày đình chiến, đồng thời để gây quỹ giúp các cựu chiến binh còn sống. Sở dĩ người ta chọn bông hoa dại này làm biểu trưng là vì cách đây 100 năm, loại hoa dại này mọc rất nhiều quanh các nấm mộ chiến sĩ vô danh ở bên Pháp và bên Bỉ. Không biết bên Mỹ bên Au Châu thế nào, còn ở Canada, cứ ngày 11 tháng 11 lúc 11 giờ trưa là chính quyền cử hành lễ tưởng niệm ở đài chiến sĩ vô danh. Các cụ đã thấy anh Mike hàng xóm của tôi thông thái chưa ?
Tôi đem việc trồng củ hoa trước nhà kể cho làng tôi nghe. Ai cũng cười ha ha, vì ai cũng đã làm y như vậy, hoá ra chỉ có tôi còn là nhà quê chưa biết. Trồng hoa vào mùa đông để thấy hoa vào mùa xuân, hay quá. Tôi chỉ kể việc anh Mike và tôi cùng trồng hoa một lúc, chứ không dám kể chuyện hoa tulips, sợ phe các bà la.
Hôm họp làng lần này để bàn việc đón Tết, Chị Ba Biên Hòa vui vẻ khác thường. Chị cám ơn tôi đã kể chuyện anh tiều phu mất rìu được bà tiên cho rìu vàng rìu bạc. Từ chuyện này mà vợ chồng chị đã suy ra nhiều chuyện hay lắm. Nghe chị đánh giá là hay lắm nên cả làng đều tò mò muốn nghe những chuyện hay lắm này. Chị liền kể ngay. Rằng cái chuyện mất rìu là chuyện số 1 khởi đầu. Chuyện số 1 đẻ ra chuyện số 2, số 3 và số 4.
Chuyện số 1 như thế này: Có anh tiều phu kia làm nghề vào rừng đốn củi. Bữa đó trên đường về nhà, anh tiều phu ngồi nghỉ mệt ở ven bờ một ngọn suối. Chẳng may cái rìu đốn củi của anh rơi xuống giếng sâu. Thế là anh mất rìu, mất kế sinh nhai. Anh ngồi khóc hu hu thì bà tiên hiện ra. Bà liền cho tay xuống suối rồi đưa lên 1 cái rìu bằng vàng, anh tiều phu lắc đầu. Bà lại cho tay xuống suối và đưa lên cái rìu bằng bạc, anh vẫn lắc đầu. Sau cùng bà đưa lên cái rìu sắt cũ mèm, anh liền gật đầu. Thấy anh thật thà lương thiện, bà tiên liền trao cho anh cả ba cái rìu. Thế là anh trở nên giầu có.
Chuyện anh tiều phu mất rìu là chuyện gốc ở Việt Nam. Chuyện này lan sang Tây. Nó biến dạng ra chuyện số 2. Ông Tây biến anh tiều phu VN ra cô đầm thợ may. Cô này sống về nghề may áo. Bữa đó trời nóng nên cô ngồi may áo bên bờ suối. Bên Tây người thợ may nào cũng đeo cái đê ( dé ) vào đầu ngón tay để tránh mũi kim đâm vào da thịt. Cái đê là cái tối cần thiết. Chẳng may cô đánh rơi cái đê xuống suối. Mất đê là mất kế sinh nhai nên cô ngồi khóc. Bà tiên hiện ra rồi với tay xuống suối đưa lên cái đê bằng vàng, cô lắc đầu. Bà đưa ra cái đê thứ hai bàng bạc, cô vẫn lắc đầu. Cuối cùng bà đưa ra cái đê bằng kẽm, cô liền gật đầu nhận. Thấy cô thực thà lương thiện, bà tiên cho cô cả 3 cái đê.
Từ chuyện số 1 mất rìu đến chuyện số 2 mất đê mới sinh ra chuyện số 3. Vợ anh tiều phu VN nghe chuyện bà tiên hiện ra ở bờ suối bèn nằng nặc đòi chồng dẫn ra bờ suối. Vì cô háo hức qúa nên cô trượt chân ngã xuống suối. Anh chồng lại ngồi khóc. Bà tiên lại hiện ra. Nghe anh kể lể sự tình, bà tiên lại cho tay xuống suối và đưa lên một cô gái cực kỳ diễm lệ. Anh tiều phu bèn gật đầu nhận ngay đây chính là vợ mình. Bà tiên liền trách: Ta có ý thử lòng dạ của ngươi chứ đây đâu phải là vợ của ngươi. Chàng tiều phu liền đáp: Con sợ bà cũng sẽ đem lên đủ 3 cô và rồi cũng sẽ cho con cả 3 cô như hôm qua bà đã cho con cả 3 cái rìu, con sợ qúa vì sức con chịu không thấu, một vợ mà con đã hết xí quách, ba vợ thì con sống sao nổi. Chính vì thế mà con chỉ dám lãnh một vợ mà thôi.
Đó là chuyện số 3 với anh tiều phu Việt Nam. Ông tây thấy chuyện VN này hay qúa mới ăn cắp ý chuyện rồi đem về tây chế biến ra chuyện số 4. Rằng cô đầm thợ may được thêm 2 cái đê vàng và bạc thì sung sướng qúa sức. Cô vội đem về khoe với chồng. Anh chồng thấy mê qúa bèn đòi vợ dắt ra bờ suối. Anh chồng hồi hộp qúa rồi chẵng may té ngay xuống suối. Cô thợ may mất chồng liền ngồi khóc hu hu. Bà tiên lại hiện ra. Sau khi nghe cô đầm kể lể sự tình, bà tiên liền cho tay xuống suối và đưa lên Paul Newman, một tài tử đẹp trai nổi tiếng cũa Mỹ. Cô gái lắc đầu. Bà liên lại cho tay xuống suối và đưa lên Johnny Hallyday, một ca sĩ nổi tiếng của Pháp, cô vẫn lắc đầu. Cuối cùng thì bà tiên đưa lên anh chồng cũ và cô đầm thợ may sụp xuống đội ơn bà tiên và ôm lấy chồng ngay.
Kể đến đây xong Chị Ba kết luận: Các ông thấy chưa, chuyện số 4 này đã đề cao sự trung thành của phái nữ chúng tôi. Xưa nay tôi chưa hề nghe chuyện nào ca ngợi chị em phụ nữ chúng tôi hay bằng chuyện này.
Lời Chị Ba đã đụng tới mạch điện của bồ chữ ODP trong làng. Ông ODP liền lên tiếng ngay: Chị vừa nhắc tới tên tài tử Paul Newman trong chuyện số 4, tôi cũng có một chuyện dính dáng tới Paul Newman. Nó cũng đề cao lòng chung thủy của phái nữ. Chuyện xảy ra ở Michigan, được kể trên internet. Một thiếu nữ kia 45 tuổi, có chồng và đã 3 mặt con. Bữa đó bà lái xe vào men rừng để đi bộ như thường lệ. Đi bộ xong thì tự nhiên bà khát nước và thèm ăn kem. Bà liền vào quán bên đường. Lúc đó còn sớm nên trong quán chỉ có một người khách đang ngồi uống cà phê. Bà nhìn người khách đàn ông này rồi tự nhiên có tiếng sét nổ. Bà hoa mắt. Chúa ơi, con người gì mà đẹp trai đến thế. Đôi mắt gì mà xanh biếc và hút hồn đến thế. Sau giây phút xúc động, bà lấy lại bình tĩnh, tiến vào quầy hàng và mua một ly kem. Bà bị người đàn ông đẹp trai hút hồn nên cuống quýt, bà phải móc túi mãi mới lấy đủ tiền lẻ trả cho ly kem. Rồi để chiến thắng lòng dục đang nổi lên vì ngươì khách đàn ông đẹp trai, bà vội vã chạy ra xe. Khi đã ngồi vào xe thì bà chợt nhớ tới ly kem. Bà tìm kiếm mà không hề thấy. Chắc bà đã bỏ quên trong quán. Bà vội chạy vào, đảo mắt nhìn quanh mà vẫn không thấy. Bà lên tiếng hỏi chủ quán. Lúc đó người khách đàn ông mới lên tiếng: Lúc nãy tôi thấy chị bỏ ly kem vào túi quần mà.
Chúa ơi, hóa ra thiếu phụ đạo đức này vì lo chống trả dục vọng nên đã cuống quýt bỏ ly kem vào túi quần lúc nào mà không hề hay biết.
Người đàn ông trong quán là tài tử Paul Newman. Chuyện do chính chủ quán kể lại cho người bạn thân. Người bạn thân đã viết lại chuyện này.
Ông ODP kể đến đây rồi cũng cười ha ha và kết luận: Chuyện cô đầm thợ may ban đầu và chuyện thiếu phụ ở Michigan trên đây đều đề cao nhân đức đáng qúy của các bà. Phe liền ông chúng tôi xin thành tâm bái phục nha.
Rồi anh John được yêu cầu nói chuyện thời sự trong tháng.
Anh John vào đề ngay: Tôi xin được tiếp tục chương trình tôn vinh phái nữ. Chuyện nổi bật nhất là chuyện tân nội các của chính phủ Harper trong tháng Mười Một vừa qua. Nội các có 38 bộ thì có tới 11 bộ do phái nữ cầm đầu. Nữ dân biểu Leona Aglukkaq của miền Nunavut làm bộ trưởng Y tế. Các cụ biết miền Nunavut ở đâu chứ ? Thưa, đó là một trong ba đặc khu phiá bắc, cùng ngang với Alaska của Hoa Kỳ là nơi bà Sarah Palin phó tổng thống hụt trong liên danh ông McCain làm thống đốc ấy mà.
Tin vui thứ hai là Canada vừa bổ nhiệm bà Anne Leahy làm đại sứ ở Vatican. Ngày tiếp nhận sứ thần, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã ca ngợi Canada là thỏi nam châm thu hút bao nhân tài thế giới. Sỡ dĩ Canada có hấp lực lớn như vậy vì Canada là xứ nổi danh về việc tôn trọng nhân quyền và phẩm gía con người. Bà Leahy trước khi nhậm chức đại sứ tại Tòa Thánh Roma, đã làm đại sứ ở nhiều nuớc như Balan, Armenia và Nga. Năm 2002 khi Canada tổ chức thành công Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ở Toronto, Bà Leahy là đại diện chính quyền liên bang trong ban điều hành. Roma biết đến bà ngay từ thời đó.
Một nữ lưu khác làm rạng danh phái đẹp ở Canada là bà Hazel McCallion thị trưởng thành phố Mississauga phía tây của Toronto. Bà được mệnh dang là ‘ Bà Già Gân’. Bà đã làm trị trưởng 30 năm liền. Năm nay bà 87 tuổi vàng mà nhất định chưa chịu về hưu. Ai cũng yếu mến Bà vì bà là người công chính, thông minh và đầy nghị lực.Trong các mùa bầu cử, bà chỉ ghi danh tham dự chứ không hề đi vận động, thế mà ai cũng bỏ phiếu cho bà. Mới đây Tòa Tổng Giám Mục Toronto tổ chức tiệc gây quỹ cho các cơ sở bác ái, ban tổ chức đã mời bà làm diễn giả danh dự. Lời bà là gang là thép, lời bà có sức thuyết phục và thu hút mọi người. Bữa tiệc đã thành công mọi mặt.
Anh John vừa ngưng để nhấp một hớp trà thì Anh H.O. nhảy vào ngay: Phụ nữ Canada lẫm liệt như vậy, chả bù cho bà Sarah Palin, phó tổng thống hụt trong liên danh McCain vừa qua. Các bạn có biết bà Palin đã bị 2 thành viên của đài radio CKOI-FM ở Montréal đất Canada này đánh lừa ra sao không ? Họ nhái giọng Tổng thống Sarkozy của Pháp quốc mời bà đi săn. Anh chàng Marc-Antoine Audette thật là giỏi. Anh ta bắt chước giọng tổng thống Pháp y hệt. Bà Palin ngây thơ tin ngay. Cảm động qúa vì nghĩ mình được tổng thống Pháp mời, bà đã trả lời: OK, chúng mình sẽ cùng đi săn và vui chơi sau mùa bầu cử nha ! Bà Palin vậy đó. Ngoài ra thiên hạ còn xầm xì chuyện bà Palin không biết Canada, Hoa Kỳ và Mexico ở trong hiệp ước thương mại tự do, và chuyện bà không biết Phi Châu là một đại lục. ..
Chị Ba Biên Hoà nghe đến đây thì lên tiếng chê Anh H.O. lạc đề: Cả làng đang ca ngợi những điều vĩ đại của phái đẹp cơ mà. Anh H.O. liền cười hề hề xin lỗi. Anh bào chữa cho việc lạc đề là vì chuyện thời sự Palin bên Mỹ làm anh ngứa mắt qúa. Anh bảo thật là may cho Mỹ Quốc. Kỳ vừa qua, nếu liên danh McCain mà đắc cử, cụ McCain lên ngôi tổng thống. Cụ đã già, lỡ cụ quy tiên bất chợt thì đương nhiên Bà Palin là phó tổng thống sẽ lên ngôi, thì ôi thôi, lúc đó còn gì là nước Mỹ ! Sở dĩ anh còn quan tâm nhiều tới nước Mỹ là vì cái gốc H.O. của anh. Anh vẫn mang ơn Hoa Kỳ đã đem anh sang Mỹ. Đáng lẽ anh phải ở bên Mỹ để góp phần trả ơn đất nước này, nhưng không ngờ tình yêu vĩ đại qúa. Anh từ Hoa Kỳ sang Canada chơi, gặp tình yêu sét đánh. Tiếng sét ái tình nổ lớn làm anh không còn sức trở về Hoa Kỳ.
Và để chuốc tội lạc đề, anh H.O. xin kể một chuyện về tình yêu, tình yêu đích thực. Chuyện này do một ông bác sĩ viết trên báo. Rằng bữa đó có một cụ già đến phòng mạch rất sớm. Cụ xin chữa bệnh ho vì bệnh này vừa bắt đầu từ đêm qua. Cụ tỏ ra rất nôn nóng và muốn xin được chữa ngay. Lời bác sĩ: Tôi mới hỏi ông cụ là tại sao cụ có vẻ nôn nóng và bồn chồn quá vậy thì cụ nói cụ có hẹn đến ăn điểm tâm với bà vợ đang sống biệt lập trong viện dưỡng lão lúc 9 giờ. Cụ không muốn bệnh ho lây sang cụ bà. Nói chuyện một lúc thì tôi được biết cụ bà hiện đang bị bệnh mất trí nhớ. Cụ bà không còn nhận ra cụ ông nữa. Nhưng sáng nào cụ ông cũng đến ăn điểm tâm với cụ bà. Tôi hỏi: Nếu cụ bà không còn nhận ra cụ là chồng nữa thì cụ đến làm gì. Cụ ông đã vỗ vai tôi rồi thân mật nói: Bà ấy không nhận ra tôi, nhưng tôi vẫn còn nhận ra bà ấy, tôi vẫn nhận ra đây là người tôi đã yêu thương.
Chà, chuyện này mang thông điệp lớn, phải không các cụ.
Thấy không khí trong làng nghiêm trang qúa sau khi nghe chuyện tình anh H.O. kể., Cụ B.95 lên tiếng xin anh John kể chuyện gì vui và nhẹ, chứ chuyện cụ già vẫn còn yêu bà vợ già mất trí nhớ trên đây nặng quá. Anh John bèn vui vẻ nhận lời ngay. Anh xin kể chuyện anh đang học tiếng Việt.
Rằng trong ngôn ngữ bình dân thường ngày, có nhiều câu phải biết cái bối cảnh thì mới hiểu được lời nói. Đặc biệt ngôn ngữ ở chợ. Chẳng hạn có một bà cụ ở đây đã về VN ba tháng, khi trở lại Canada thì bà cụ lại tiếp tục đi chợ. Cụ đã quen hết mấy cô bán thịt. Bữa đó, thấy cụ một cái là cô hàng thịt bò lên tiếng ngay: Ồ, lâu quá cụ không ăn thịt cháu. Hôm nay thịt mông và thịt đùi của cháu ngon lắm. Chẳng hạn có anh đầu bếp nhà hàng, mỗi buổi sáng đều ra chợ mua thịt. Cô hàng thịt nào cũng chào mời anh lấy thịt bò thịt heo thịt gà của mình. Có cô lên tiếng: Anh Hai ơi, em đã sẵn sàng hết, hôm nay anh lấy em đi. Có cô khác chèo kéo: Lấy em nè anh.
Thấy cả làng phá ra cười, anh John được hứng kể tiếp. Anh lôi cuốn sổ trong túi ra và nói: đây là những định nghĩa mới nhất về tình yêu:
Yêu nhau đến lần thứ tư thì gọi là tư tình
Yêu nhau đến lần thứ bẩy thì gọi là thất tình
Yêu mà ý tứ đề phòng thì gọi là tình tứ
Có nhiều người yêu một lúc thì gọi là trữ tình
Không có tình yêu thì gọi là vô tình
Yêu và lấy người nước ngoài thì gọi là ngoại tình
Yêu và lấy người trong nước thì gọi là nội tình
Gặp người tình nơi đánh bạc thì gọi là bạc tình
Yêu người đang có tang cha mẹ thì gọi là tình tang
Hai vợ chung một ông chồng gọi là chung tình
Yêu vợ người khác rồi bị đánh thâm tím mặt thì gọi là thâm tình
Yêu ngay khi còn đi học gọi là tình trường
Bạn hữu yêu nhau gọi là hữu tình
Mời người yêu ăn bánh men thì gọi là men tình
Đi với nhau ngoài mưa rồi bị cảm gọi là cảm tình
Yêu mà không mặc áo gọi là trần tình
Yêu ngươì cha của cô gái gọi là phụ tình
Có tình với cô bán khoai lang gọi là tình lang
Có tình với cô hàng báo gọi là tính báo. ..
Làng tôi nghe tới đây thì ai cũng bò ra cười. Tiếng Việt mình hay tuyệt vời chứ. Anh John bàn thêm: Các câu chuyện cười trong tiếng Việt trên đây mà dịch ra Anh văn hay Pháp văn thì mất hết cái buồn cười. Không thể dịch ra ngoại ngữ được !
Người cười nhiều nhất và cười rũ rượi là Cụ B.95. Cụ bảo nếu không trực tiếp nghe từ miệng anh John kể thì cụ không thể tin được có người ngoại quốc mà lại giỏi tiếng Việt như vậy. Cụ phục anh vì không những giỏi tiếng Nam mà giỏi cả tiếng Bắc nữa. Cụ thấy mình thua xa anh về mặt này. Cụ giao tiếp với Chị Ba Biên Hoà đã 13 năm mà vẫn chưa hiểu hết tiếng Nam của chị. Mới gần đây cụ mới biết ‘thịt chà bông’ là ‘ruốc’ Bắc Kỳ, ‘cái vá’ miền Nam là ‘cái muôi’ miền Bắc. Anh H.O. nói chen vào như trêu cụ B.95: Và vì Canada chậm tiến nên ở các siêu thị không có ‘Quầy thịt sống Thanh Niên’ và ‘Cửa hàng chất đốt Phụ Nữ’.
Hôm nay chúng tôi họp làng ở nhà ông ODP. Ông đãi chúng tôi một món rất lạ, xưa nay tôi chưa hề ăn. Đó là món súp ‘ vây cá mập’. Nói ‘vây cá’ hay ‘vi cá’, cái nào đúng, thưa các cụ ? Nó khác món súp tổ yến mà ta thường ăn ở nhà hàng Tàu. Cái ông ODP này quả là bậc thiên tài trong thiên hạ. Làng tôi có 2 siêu nhân, một là ông Từ Hòe, hai là ông ODP. Cả hai ông đều là sĩ quan cao cấp trong Quân Đội VNCH ngày xưa. Ông nào cũng đã tu nghiệp lâu năm ở ngoại quốc, ông nào cũng lăn lộn chiến trường mọi miền đất nước, ông nào kinh nghiệm sống cũng đầy mình. Ông Từ Hoè thì khi xưa ở với chúng tôi, nay thì ông ở miền tây Canada với chú em kết nghĩa, mỗi năm mỗi về thăm làng vào dịp tết.
Ông ODP mua được vây cá mập qua người hàng xóm gốc xứ Argentina. Món xúp này màu vàng, cũng sột sệt như có bột năng trong súp tổ yến, cũng có hành có tiêu. Vừa tiếp món súp cho mọi người ông vừa nói: vây cá mập còn bổ hơn tổ yến. Dân chuyên nghiệp đi đánh cá mập cốt chỉ cắt lấy vây cá, cắt xong vây, họ liệng con cá xuống biển. Nhờ ông bữa nay mà tôi mới biết cá mập có tới gần 600 loại khác nhau. Loại cá đầu như cái búa, Hammerhead Shark, là có vây cá ngon nhất. Vây cá là cơ quan giữ thăng bằng cho thân cá. Cá mập đều có rất nhiều vây. Vây trên lưng và ở ngực là ngon nhất. Các nước săn cá mập nhiều nhất để lấy vây cá là Indonesia, Ấn Độ, Taiwan, Argentina, Tây Ban Nha, Mexico, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Mã Lai và Thái Lan. Cá mập rất cần thiết cho sinh thái của đại dương. Nó thu dọn vệ sinh dưới đáy biển. Cứ đà đánh bắt này thì dân số cá mập trên các đại dương đang bị giảm đi. . .
Cả làng vừa được ăn súp vây cá mập vừa được nghe nói về cá mập, ai cũng thích thú quá chừng. Ngoài món súp đặc biệt này, làng tôi ăn cơm với rau muống xào thịt bò và món xà lát broccoli. Ông ODP lại thêm một bài diễn văn nữa về món broccoli này. Ông bảo theo sách vở thì broccoli dịch là ‘ Bông cải xanh’, nó thuộc họ hàng nhà bông cải xúp lơ cauliflower. Theo những khám phá mới đây thì bông cải xanh này đầy chất sinh tố, chất xơ, và nhiều chất dinh dưỡng. Bông cải này là thuốc thiên nhiên ngăn ngừa bệnh ung thư, và ăn sống thì tốt hơn ăn chín. Bữa nay ông làm món xà lát brococoli là vậy. Các cụ đã bao giờ ăn sống rau này chưa ? Nó giòn rau ráu, vị ngọt, được lắm, các cụ ạ.
Trong bữa ăn chúng tôi bàn tới việc nấu bánh chưng vào tết Kỷ Sửu này, và chúng tôi phân chia công tác. Ông ODP cười hà hà: Thế nào ông Từ Hoè cũng đem bánh chưng của chú em Paul về. Ta phải gói bánh thi, xem bánh của ai ngon.
Nhân nhắc tới tết Kỷ Sửu, làng tôi lại miên man sang năm con Trâu. Vì ông Từ Hoè sẽ giữ chức đầu bếp ngày tết nên chúng tôi lại bắt đầu đoán xem ông sẽ nấu món gì của con trâu trong tiệc đầu năm. Cụ Chánh thì nói tới việc người Tây Tạng có thói quen uống trà với sữa trâu nóng, và các chùa của người Tây Tạng thường đốt đèn bằng dầu sữa trâu. Đèn sưã trâu không có khói. Đèn tỏa nhiều ánh sáng và hương thơm dịu dàng. Những con trâu Tây Tạng hình dáng thấp lùn và mình đầy lông đen.
À, còn một tin sốt giẻo này nữa, quan trọng lắm: đó là việc Chị Ba Biên Hoà và anh John đã hết lòng hết sức lo việc in 2 sách mới cho tôi. Hai cuốn mang tên ‘ Miền Đất An Lạc’ và ‘500 Chuyện Cười’. Sách sẽ ra mắt độc giả khắp nơi vào đầu năm 2009 này. Cuốn đầu nói về các chuyện sinh hoạt vui nhộn trong làng An Lạc của tôi, cuốn sau là đúc kết các chuyện cười đông tây kim cổ mà tôi thu lượm trong 7 năm nay. Mời các cụ đón đọc nha.
Kính chúc các cụ năm mới 2009 đầy phước lành và đầy tiếng cười.
TRÀ LŨ
Nhà Xuất Bản Hoa Lư trân trọng giới thiệu
ĐẦY TIẾNG CƯỜI
ĐẦY KIẾN THỨC
Nhà Xuất Bản HOA LƯ hân hạnh giới thiệu
2 sách mới của Nhà Văn TRÀ LŨ, tác phẩm thứ 11 và 12 vừa phát hành:
MIỀN ĐẤT AN LẠC
Những chuyện vui tươi dí dỏm nhất trong mấy năm qua và
500 CHUYỆN CƯỜI
những chuyện tiếu lâm đông tây kim cổ chọn lọc,
khác với 300 Chuyện Cười đã xuất bản năm 2001
Giá sách và bưu phí mỗi cuốn:
-gửi trong Canada: 25 Gia kim ( hay 23 Mỹ kim)
- gửi từ Canada sang Hoa Kỳ: 28 Gia kim ( hat 26 Mỹ kim)
- gửi từ Canada đi các nước khác: 33 Gia kim ( hay 30 Mỹ kim)
Ngân phiếu xin đề: TRÀ LŨ, 113 Kennedy Ave, Toronto, Ontario M6S 2X8 Canada
Đây là món quà trang nhã và đẹp nhất mừng Năm Mới
để tặng thân nhân và bằng hữu. Xin cho chúng tôi tên và địa chỉ.
Tôi có người hàng xóm da trắng dễ thuơng vô cùng. Tên anh là Mike. Anh sống độc thân không thèm lấy vợ. Mình anh sống trong căn nhà lớn do cha mẹ để lại. Anh rất thân với tôi. Mùa hè mùa đông anh hay rủ tôi đi câu cá. Hình như chuyện đi câu cá mùa đông tôi đã kể cho các cụ rồi. Anh đúng là mẫu người Canada 100%. Cái chất Canada của anh đã lây sang chúng tôi rất nhiều. Tuần qua anh rủ tôi trồng hoa phía trước nhà. Tôi ngạc nhiên vô cùng vì Canada đang bước vào mùa đông, sao lại trồng hoa. Anh cười hi hi rồi mang ra một bao lớn. Trông thấy cái bao là tôi hiểu liền. Hóa ra tôi còn nhiều chất ‘ Mít’ vô cùng, chưa có chất Canada bao nhiêu. Các cụ có biết cái bao đựng gì không ? Thưa, đây là những củ các loại hoa lưu niên, daffodils, tulips, hyacinths mà tổ tiên của chúng mãi từ Hoà Lan ngày xưa.
Người Canada thường mua các loại củ hoa này về trồng vào thượng tuần tháng Mười Một. Các củ hoa sẽ mọc rễ rồi ngủ trong lòng đất suốt mùa đông. Ngay đầu mùa xuân, khi lớp tuyết trên mặt vừa tan là cây hoa đã nhú lên khỏi mặt đất, và từ từ vươn lên. Chỉ vài tuần sau là đã có hoa. Ui chao, bông vàng bông xanh bông đỏ chen nhau, phơi phới, đẹp làm sao.
Nhà anh Mike và nhà tôi chung một mảnh vườn phía trước. Anh và tôi cùng trồng củ xuống đất. Anh mua củ cho tôi, tôi tưới nước cho anh. Ở đây hai nhà sát nhau mà không có hàng rào, không có tường xây, không có cọc biên giới. Tôi yêu giải đất quê hương thứ hai này của tôi qúa. Đất lạnh mà tình nồng. Nó đầy tình người.
Chúng tôi vừa trồng củ hoa vừa nói bao nhiêu thứ chuyện. Đặc biệt khi cầm đến củ hoa tulips, anh Mike cười hà hà rồi hỏi tôi có biết chuyện mà nguyệt san Reader’s Digest cách đây ít lâu đố độc giả không. Tôi cũng cười hà hà rồi trả lời là biết. Chuyện này nổi tiếng thế giới mà. Tôi có kể các cụ nghe rồi thì phải. Báo này đố độc giả: Giữa hai chân người đàn bà có hoa gì ? Bao nhiêu câu trả lời mà đều sai hết. Cuối cùng mới có một vĩ nhân đáp trúng. Thưa, đó là hoa tulips. Tại sai lại là hoa tulips ? Thưa vì tên cái hoa này đọc lên nghe mài mại như ‘ two lips’. Two lips là hai môi. Hà hà. Reader’s Digest thâm thật chứ chẳng chơi.
Thấy anh là người có kiến văn rộng, tôi bèn hỏi về hoa poppy, bông hoa nhỏ xíu màu đỏ tươi, mà từ đầu tháng này các cựu chiến binh đứng ở ngã tư mời ta gắn một cái lên ve áo. Anh nói một hơi không hề suy nghĩ: À, đó là bông hoa để ghi nhớ ngày chấm dứt Đệ Nhất Thế Chiến cách đây 90 năm. Bên Á Châu và Trung Đông, đây là hoa cây thuốc phiện. Còn ở Bắc Mỹ này Hội Cựu Chiến Binh Canada dùng nó nhắc ta ngày đình chiến, đồng thời để gây quỹ giúp các cựu chiến binh còn sống. Sở dĩ người ta chọn bông hoa dại này làm biểu trưng là vì cách đây 100 năm, loại hoa dại này mọc rất nhiều quanh các nấm mộ chiến sĩ vô danh ở bên Pháp và bên Bỉ. Không biết bên Mỹ bên Au Châu thế nào, còn ở Canada, cứ ngày 11 tháng 11 lúc 11 giờ trưa là chính quyền cử hành lễ tưởng niệm ở đài chiến sĩ vô danh. Các cụ đã thấy anh Mike hàng xóm của tôi thông thái chưa ?
Tôi đem việc trồng củ hoa trước nhà kể cho làng tôi nghe. Ai cũng cười ha ha, vì ai cũng đã làm y như vậy, hoá ra chỉ có tôi còn là nhà quê chưa biết. Trồng hoa vào mùa đông để thấy hoa vào mùa xuân, hay quá. Tôi chỉ kể việc anh Mike và tôi cùng trồng hoa một lúc, chứ không dám kể chuyện hoa tulips, sợ phe các bà la.
Hôm họp làng lần này để bàn việc đón Tết, Chị Ba Biên Hòa vui vẻ khác thường. Chị cám ơn tôi đã kể chuyện anh tiều phu mất rìu được bà tiên cho rìu vàng rìu bạc. Từ chuyện này mà vợ chồng chị đã suy ra nhiều chuyện hay lắm. Nghe chị đánh giá là hay lắm nên cả làng đều tò mò muốn nghe những chuyện hay lắm này. Chị liền kể ngay. Rằng cái chuyện mất rìu là chuyện số 1 khởi đầu. Chuyện số 1 đẻ ra chuyện số 2, số 3 và số 4.
Chuyện số 1 như thế này: Có anh tiều phu kia làm nghề vào rừng đốn củi. Bữa đó trên đường về nhà, anh tiều phu ngồi nghỉ mệt ở ven bờ một ngọn suối. Chẳng may cái rìu đốn củi của anh rơi xuống giếng sâu. Thế là anh mất rìu, mất kế sinh nhai. Anh ngồi khóc hu hu thì bà tiên hiện ra. Bà liền cho tay xuống suối rồi đưa lên 1 cái rìu bằng vàng, anh tiều phu lắc đầu. Bà lại cho tay xuống suối và đưa lên cái rìu bằng bạc, anh vẫn lắc đầu. Sau cùng bà đưa lên cái rìu sắt cũ mèm, anh liền gật đầu. Thấy anh thật thà lương thiện, bà tiên liền trao cho anh cả ba cái rìu. Thế là anh trở nên giầu có.
Chuyện anh tiều phu mất rìu là chuyện gốc ở Việt Nam. Chuyện này lan sang Tây. Nó biến dạng ra chuyện số 2. Ông Tây biến anh tiều phu VN ra cô đầm thợ may. Cô này sống về nghề may áo. Bữa đó trời nóng nên cô ngồi may áo bên bờ suối. Bên Tây người thợ may nào cũng đeo cái đê ( dé ) vào đầu ngón tay để tránh mũi kim đâm vào da thịt. Cái đê là cái tối cần thiết. Chẳng may cô đánh rơi cái đê xuống suối. Mất đê là mất kế sinh nhai nên cô ngồi khóc. Bà tiên hiện ra rồi với tay xuống suối đưa lên cái đê bằng vàng, cô lắc đầu. Bà đưa ra cái đê thứ hai bàng bạc, cô vẫn lắc đầu. Cuối cùng bà đưa ra cái đê bằng kẽm, cô liền gật đầu nhận. Thấy cô thực thà lương thiện, bà tiên cho cô cả 3 cái đê.
Từ chuyện số 1 mất rìu đến chuyện số 2 mất đê mới sinh ra chuyện số 3. Vợ anh tiều phu VN nghe chuyện bà tiên hiện ra ở bờ suối bèn nằng nặc đòi chồng dẫn ra bờ suối. Vì cô háo hức qúa nên cô trượt chân ngã xuống suối. Anh chồng lại ngồi khóc. Bà tiên lại hiện ra. Nghe anh kể lể sự tình, bà tiên lại cho tay xuống suối và đưa lên một cô gái cực kỳ diễm lệ. Anh tiều phu bèn gật đầu nhận ngay đây chính là vợ mình. Bà tiên liền trách: Ta có ý thử lòng dạ của ngươi chứ đây đâu phải là vợ của ngươi. Chàng tiều phu liền đáp: Con sợ bà cũng sẽ đem lên đủ 3 cô và rồi cũng sẽ cho con cả 3 cô như hôm qua bà đã cho con cả 3 cái rìu, con sợ qúa vì sức con chịu không thấu, một vợ mà con đã hết xí quách, ba vợ thì con sống sao nổi. Chính vì thế mà con chỉ dám lãnh một vợ mà thôi.
Đó là chuyện số 3 với anh tiều phu Việt Nam. Ông tây thấy chuyện VN này hay qúa mới ăn cắp ý chuyện rồi đem về tây chế biến ra chuyện số 4. Rằng cô đầm thợ may được thêm 2 cái đê vàng và bạc thì sung sướng qúa sức. Cô vội đem về khoe với chồng. Anh chồng thấy mê qúa bèn đòi vợ dắt ra bờ suối. Anh chồng hồi hộp qúa rồi chẵng may té ngay xuống suối. Cô thợ may mất chồng liền ngồi khóc hu hu. Bà tiên lại hiện ra. Sau khi nghe cô đầm kể lể sự tình, bà tiên liền cho tay xuống suối và đưa lên Paul Newman, một tài tử đẹp trai nổi tiếng cũa Mỹ. Cô gái lắc đầu. Bà liên lại cho tay xuống suối và đưa lên Johnny Hallyday, một ca sĩ nổi tiếng của Pháp, cô vẫn lắc đầu. Cuối cùng thì bà tiên đưa lên anh chồng cũ và cô đầm thợ may sụp xuống đội ơn bà tiên và ôm lấy chồng ngay.
Kể đến đây xong Chị Ba kết luận: Các ông thấy chưa, chuyện số 4 này đã đề cao sự trung thành của phái nữ chúng tôi. Xưa nay tôi chưa hề nghe chuyện nào ca ngợi chị em phụ nữ chúng tôi hay bằng chuyện này.
Lời Chị Ba đã đụng tới mạch điện của bồ chữ ODP trong làng. Ông ODP liền lên tiếng ngay: Chị vừa nhắc tới tên tài tử Paul Newman trong chuyện số 4, tôi cũng có một chuyện dính dáng tới Paul Newman. Nó cũng đề cao lòng chung thủy của phái nữ. Chuyện xảy ra ở Michigan, được kể trên internet. Một thiếu nữ kia 45 tuổi, có chồng và đã 3 mặt con. Bữa đó bà lái xe vào men rừng để đi bộ như thường lệ. Đi bộ xong thì tự nhiên bà khát nước và thèm ăn kem. Bà liền vào quán bên đường. Lúc đó còn sớm nên trong quán chỉ có một người khách đang ngồi uống cà phê. Bà nhìn người khách đàn ông này rồi tự nhiên có tiếng sét nổ. Bà hoa mắt. Chúa ơi, con người gì mà đẹp trai đến thế. Đôi mắt gì mà xanh biếc và hút hồn đến thế. Sau giây phút xúc động, bà lấy lại bình tĩnh, tiến vào quầy hàng và mua một ly kem. Bà bị người đàn ông đẹp trai hút hồn nên cuống quýt, bà phải móc túi mãi mới lấy đủ tiền lẻ trả cho ly kem. Rồi để chiến thắng lòng dục đang nổi lên vì ngươì khách đàn ông đẹp trai, bà vội vã chạy ra xe. Khi đã ngồi vào xe thì bà chợt nhớ tới ly kem. Bà tìm kiếm mà không hề thấy. Chắc bà đã bỏ quên trong quán. Bà vội chạy vào, đảo mắt nhìn quanh mà vẫn không thấy. Bà lên tiếng hỏi chủ quán. Lúc đó người khách đàn ông mới lên tiếng: Lúc nãy tôi thấy chị bỏ ly kem vào túi quần mà.
Chúa ơi, hóa ra thiếu phụ đạo đức này vì lo chống trả dục vọng nên đã cuống quýt bỏ ly kem vào túi quần lúc nào mà không hề hay biết.
Người đàn ông trong quán là tài tử Paul Newman. Chuyện do chính chủ quán kể lại cho người bạn thân. Người bạn thân đã viết lại chuyện này.
Ông ODP kể đến đây rồi cũng cười ha ha và kết luận: Chuyện cô đầm thợ may ban đầu và chuyện thiếu phụ ở Michigan trên đây đều đề cao nhân đức đáng qúy của các bà. Phe liền ông chúng tôi xin thành tâm bái phục nha.
Rồi anh John được yêu cầu nói chuyện thời sự trong tháng.
Anh John vào đề ngay: Tôi xin được tiếp tục chương trình tôn vinh phái nữ. Chuyện nổi bật nhất là chuyện tân nội các của chính phủ Harper trong tháng Mười Một vừa qua. Nội các có 38 bộ thì có tới 11 bộ do phái nữ cầm đầu. Nữ dân biểu Leona Aglukkaq của miền Nunavut làm bộ trưởng Y tế. Các cụ biết miền Nunavut ở đâu chứ ? Thưa, đó là một trong ba đặc khu phiá bắc, cùng ngang với Alaska của Hoa Kỳ là nơi bà Sarah Palin phó tổng thống hụt trong liên danh ông McCain làm thống đốc ấy mà.
Tin vui thứ hai là Canada vừa bổ nhiệm bà Anne Leahy làm đại sứ ở Vatican. Ngày tiếp nhận sứ thần, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã ca ngợi Canada là thỏi nam châm thu hút bao nhân tài thế giới. Sỡ dĩ Canada có hấp lực lớn như vậy vì Canada là xứ nổi danh về việc tôn trọng nhân quyền và phẩm gía con người. Bà Leahy trước khi nhậm chức đại sứ tại Tòa Thánh Roma, đã làm đại sứ ở nhiều nuớc như Balan, Armenia và Nga. Năm 2002 khi Canada tổ chức thành công Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ở Toronto, Bà Leahy là đại diện chính quyền liên bang trong ban điều hành. Roma biết đến bà ngay từ thời đó.
Một nữ lưu khác làm rạng danh phái đẹp ở Canada là bà Hazel McCallion thị trưởng thành phố Mississauga phía tây của Toronto. Bà được mệnh dang là ‘ Bà Già Gân’. Bà đã làm trị trưởng 30 năm liền. Năm nay bà 87 tuổi vàng mà nhất định chưa chịu về hưu. Ai cũng yếu mến Bà vì bà là người công chính, thông minh và đầy nghị lực.Trong các mùa bầu cử, bà chỉ ghi danh tham dự chứ không hề đi vận động, thế mà ai cũng bỏ phiếu cho bà. Mới đây Tòa Tổng Giám Mục Toronto tổ chức tiệc gây quỹ cho các cơ sở bác ái, ban tổ chức đã mời bà làm diễn giả danh dự. Lời bà là gang là thép, lời bà có sức thuyết phục và thu hút mọi người. Bữa tiệc đã thành công mọi mặt.
Anh John vừa ngưng để nhấp một hớp trà thì Anh H.O. nhảy vào ngay: Phụ nữ Canada lẫm liệt như vậy, chả bù cho bà Sarah Palin, phó tổng thống hụt trong liên danh McCain vừa qua. Các bạn có biết bà Palin đã bị 2 thành viên của đài radio CKOI-FM ở Montréal đất Canada này đánh lừa ra sao không ? Họ nhái giọng Tổng thống Sarkozy của Pháp quốc mời bà đi săn. Anh chàng Marc-Antoine Audette thật là giỏi. Anh ta bắt chước giọng tổng thống Pháp y hệt. Bà Palin ngây thơ tin ngay. Cảm động qúa vì nghĩ mình được tổng thống Pháp mời, bà đã trả lời: OK, chúng mình sẽ cùng đi săn và vui chơi sau mùa bầu cử nha ! Bà Palin vậy đó. Ngoài ra thiên hạ còn xầm xì chuyện bà Palin không biết Canada, Hoa Kỳ và Mexico ở trong hiệp ước thương mại tự do, và chuyện bà không biết Phi Châu là một đại lục. ..
Chị Ba Biên Hoà nghe đến đây thì lên tiếng chê Anh H.O. lạc đề: Cả làng đang ca ngợi những điều vĩ đại của phái đẹp cơ mà. Anh H.O. liền cười hề hề xin lỗi. Anh bào chữa cho việc lạc đề là vì chuyện thời sự Palin bên Mỹ làm anh ngứa mắt qúa. Anh bảo thật là may cho Mỹ Quốc. Kỳ vừa qua, nếu liên danh McCain mà đắc cử, cụ McCain lên ngôi tổng thống. Cụ đã già, lỡ cụ quy tiên bất chợt thì đương nhiên Bà Palin là phó tổng thống sẽ lên ngôi, thì ôi thôi, lúc đó còn gì là nước Mỹ ! Sở dĩ anh còn quan tâm nhiều tới nước Mỹ là vì cái gốc H.O. của anh. Anh vẫn mang ơn Hoa Kỳ đã đem anh sang Mỹ. Đáng lẽ anh phải ở bên Mỹ để góp phần trả ơn đất nước này, nhưng không ngờ tình yêu vĩ đại qúa. Anh từ Hoa Kỳ sang Canada chơi, gặp tình yêu sét đánh. Tiếng sét ái tình nổ lớn làm anh không còn sức trở về Hoa Kỳ.
Và để chuốc tội lạc đề, anh H.O. xin kể một chuyện về tình yêu, tình yêu đích thực. Chuyện này do một ông bác sĩ viết trên báo. Rằng bữa đó có một cụ già đến phòng mạch rất sớm. Cụ xin chữa bệnh ho vì bệnh này vừa bắt đầu từ đêm qua. Cụ tỏ ra rất nôn nóng và muốn xin được chữa ngay. Lời bác sĩ: Tôi mới hỏi ông cụ là tại sao cụ có vẻ nôn nóng và bồn chồn quá vậy thì cụ nói cụ có hẹn đến ăn điểm tâm với bà vợ đang sống biệt lập trong viện dưỡng lão lúc 9 giờ. Cụ không muốn bệnh ho lây sang cụ bà. Nói chuyện một lúc thì tôi được biết cụ bà hiện đang bị bệnh mất trí nhớ. Cụ bà không còn nhận ra cụ ông nữa. Nhưng sáng nào cụ ông cũng đến ăn điểm tâm với cụ bà. Tôi hỏi: Nếu cụ bà không còn nhận ra cụ là chồng nữa thì cụ đến làm gì. Cụ ông đã vỗ vai tôi rồi thân mật nói: Bà ấy không nhận ra tôi, nhưng tôi vẫn còn nhận ra bà ấy, tôi vẫn nhận ra đây là người tôi đã yêu thương.
Chà, chuyện này mang thông điệp lớn, phải không các cụ.
Thấy không khí trong làng nghiêm trang qúa sau khi nghe chuyện tình anh H.O. kể., Cụ B.95 lên tiếng xin anh John kể chuyện gì vui và nhẹ, chứ chuyện cụ già vẫn còn yêu bà vợ già mất trí nhớ trên đây nặng quá. Anh John bèn vui vẻ nhận lời ngay. Anh xin kể chuyện anh đang học tiếng Việt.
Rằng trong ngôn ngữ bình dân thường ngày, có nhiều câu phải biết cái bối cảnh thì mới hiểu được lời nói. Đặc biệt ngôn ngữ ở chợ. Chẳng hạn có một bà cụ ở đây đã về VN ba tháng, khi trở lại Canada thì bà cụ lại tiếp tục đi chợ. Cụ đã quen hết mấy cô bán thịt. Bữa đó, thấy cụ một cái là cô hàng thịt bò lên tiếng ngay: Ồ, lâu quá cụ không ăn thịt cháu. Hôm nay thịt mông và thịt đùi của cháu ngon lắm. Chẳng hạn có anh đầu bếp nhà hàng, mỗi buổi sáng đều ra chợ mua thịt. Cô hàng thịt nào cũng chào mời anh lấy thịt bò thịt heo thịt gà của mình. Có cô lên tiếng: Anh Hai ơi, em đã sẵn sàng hết, hôm nay anh lấy em đi. Có cô khác chèo kéo: Lấy em nè anh.
Thấy cả làng phá ra cười, anh John được hứng kể tiếp. Anh lôi cuốn sổ trong túi ra và nói: đây là những định nghĩa mới nhất về tình yêu:
Yêu nhau đến lần thứ tư thì gọi là tư tình
Yêu nhau đến lần thứ bẩy thì gọi là thất tình
Yêu mà ý tứ đề phòng thì gọi là tình tứ
Có nhiều người yêu một lúc thì gọi là trữ tình
Không có tình yêu thì gọi là vô tình
Yêu và lấy người nước ngoài thì gọi là ngoại tình
Yêu và lấy người trong nước thì gọi là nội tình
Gặp người tình nơi đánh bạc thì gọi là bạc tình
Yêu người đang có tang cha mẹ thì gọi là tình tang
Hai vợ chung một ông chồng gọi là chung tình
Yêu vợ người khác rồi bị đánh thâm tím mặt thì gọi là thâm tình
Yêu ngay khi còn đi học gọi là tình trường
Bạn hữu yêu nhau gọi là hữu tình
Mời người yêu ăn bánh men thì gọi là men tình
Đi với nhau ngoài mưa rồi bị cảm gọi là cảm tình
Yêu mà không mặc áo gọi là trần tình
Yêu ngươì cha của cô gái gọi là phụ tình
Có tình với cô bán khoai lang gọi là tình lang
Có tình với cô hàng báo gọi là tính báo. ..
Làng tôi nghe tới đây thì ai cũng bò ra cười. Tiếng Việt mình hay tuyệt vời chứ. Anh John bàn thêm: Các câu chuyện cười trong tiếng Việt trên đây mà dịch ra Anh văn hay Pháp văn thì mất hết cái buồn cười. Không thể dịch ra ngoại ngữ được !
Người cười nhiều nhất và cười rũ rượi là Cụ B.95. Cụ bảo nếu không trực tiếp nghe từ miệng anh John kể thì cụ không thể tin được có người ngoại quốc mà lại giỏi tiếng Việt như vậy. Cụ phục anh vì không những giỏi tiếng Nam mà giỏi cả tiếng Bắc nữa. Cụ thấy mình thua xa anh về mặt này. Cụ giao tiếp với Chị Ba Biên Hoà đã 13 năm mà vẫn chưa hiểu hết tiếng Nam của chị. Mới gần đây cụ mới biết ‘thịt chà bông’ là ‘ruốc’ Bắc Kỳ, ‘cái vá’ miền Nam là ‘cái muôi’ miền Bắc. Anh H.O. nói chen vào như trêu cụ B.95: Và vì Canada chậm tiến nên ở các siêu thị không có ‘Quầy thịt sống Thanh Niên’ và ‘Cửa hàng chất đốt Phụ Nữ’.
Hôm nay chúng tôi họp làng ở nhà ông ODP. Ông đãi chúng tôi một món rất lạ, xưa nay tôi chưa hề ăn. Đó là món súp ‘ vây cá mập’. Nói ‘vây cá’ hay ‘vi cá’, cái nào đúng, thưa các cụ ? Nó khác món súp tổ yến mà ta thường ăn ở nhà hàng Tàu. Cái ông ODP này quả là bậc thiên tài trong thiên hạ. Làng tôi có 2 siêu nhân, một là ông Từ Hòe, hai là ông ODP. Cả hai ông đều là sĩ quan cao cấp trong Quân Đội VNCH ngày xưa. Ông nào cũng đã tu nghiệp lâu năm ở ngoại quốc, ông nào cũng lăn lộn chiến trường mọi miền đất nước, ông nào kinh nghiệm sống cũng đầy mình. Ông Từ Hoè thì khi xưa ở với chúng tôi, nay thì ông ở miền tây Canada với chú em kết nghĩa, mỗi năm mỗi về thăm làng vào dịp tết.
Ông ODP mua được vây cá mập qua người hàng xóm gốc xứ Argentina. Món xúp này màu vàng, cũng sột sệt như có bột năng trong súp tổ yến, cũng có hành có tiêu. Vừa tiếp món súp cho mọi người ông vừa nói: vây cá mập còn bổ hơn tổ yến. Dân chuyên nghiệp đi đánh cá mập cốt chỉ cắt lấy vây cá, cắt xong vây, họ liệng con cá xuống biển. Nhờ ông bữa nay mà tôi mới biết cá mập có tới gần 600 loại khác nhau. Loại cá đầu như cái búa, Hammerhead Shark, là có vây cá ngon nhất. Vây cá là cơ quan giữ thăng bằng cho thân cá. Cá mập đều có rất nhiều vây. Vây trên lưng và ở ngực là ngon nhất. Các nước săn cá mập nhiều nhất để lấy vây cá là Indonesia, Ấn Độ, Taiwan, Argentina, Tây Ban Nha, Mexico, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Mã Lai và Thái Lan. Cá mập rất cần thiết cho sinh thái của đại dương. Nó thu dọn vệ sinh dưới đáy biển. Cứ đà đánh bắt này thì dân số cá mập trên các đại dương đang bị giảm đi. . .
Cả làng vừa được ăn súp vây cá mập vừa được nghe nói về cá mập, ai cũng thích thú quá chừng. Ngoài món súp đặc biệt này, làng tôi ăn cơm với rau muống xào thịt bò và món xà lát broccoli. Ông ODP lại thêm một bài diễn văn nữa về món broccoli này. Ông bảo theo sách vở thì broccoli dịch là ‘ Bông cải xanh’, nó thuộc họ hàng nhà bông cải xúp lơ cauliflower. Theo những khám phá mới đây thì bông cải xanh này đầy chất sinh tố, chất xơ, và nhiều chất dinh dưỡng. Bông cải này là thuốc thiên nhiên ngăn ngừa bệnh ung thư, và ăn sống thì tốt hơn ăn chín. Bữa nay ông làm món xà lát brococoli là vậy. Các cụ đã bao giờ ăn sống rau này chưa ? Nó giòn rau ráu, vị ngọt, được lắm, các cụ ạ.
Trong bữa ăn chúng tôi bàn tới việc nấu bánh chưng vào tết Kỷ Sửu này, và chúng tôi phân chia công tác. Ông ODP cười hà hà: Thế nào ông Từ Hoè cũng đem bánh chưng của chú em Paul về. Ta phải gói bánh thi, xem bánh của ai ngon.
Nhân nhắc tới tết Kỷ Sửu, làng tôi lại miên man sang năm con Trâu. Vì ông Từ Hoè sẽ giữ chức đầu bếp ngày tết nên chúng tôi lại bắt đầu đoán xem ông sẽ nấu món gì của con trâu trong tiệc đầu năm. Cụ Chánh thì nói tới việc người Tây Tạng có thói quen uống trà với sữa trâu nóng, và các chùa của người Tây Tạng thường đốt đèn bằng dầu sữa trâu. Đèn sưã trâu không có khói. Đèn tỏa nhiều ánh sáng và hương thơm dịu dàng. Những con trâu Tây Tạng hình dáng thấp lùn và mình đầy lông đen.
À, còn một tin sốt giẻo này nữa, quan trọng lắm: đó là việc Chị Ba Biên Hoà và anh John đã hết lòng hết sức lo việc in 2 sách mới cho tôi. Hai cuốn mang tên ‘ Miền Đất An Lạc’ và ‘500 Chuyện Cười’. Sách sẽ ra mắt độc giả khắp nơi vào đầu năm 2009 này. Cuốn đầu nói về các chuyện sinh hoạt vui nhộn trong làng An Lạc của tôi, cuốn sau là đúc kết các chuyện cười đông tây kim cổ mà tôi thu lượm trong 7 năm nay. Mời các cụ đón đọc nha.
Kính chúc các cụ năm mới 2009 đầy phước lành và đầy tiếng cười.
TRÀ LŨ
Nhà Xuất Bản Hoa Lư trân trọng giới thiệu
ĐẦY TIẾNG CƯỜI
ĐẦY KIẾN THỨC
Nhà Xuất Bản HOA LƯ hân hạnh giới thiệu
2 sách mới của Nhà Văn TRÀ LŨ, tác phẩm thứ 11 và 12 vừa phát hành:
MIỀN ĐẤT AN LẠC
Những chuyện vui tươi dí dỏm nhất trong mấy năm qua và
500 CHUYỆN CƯỜI
những chuyện tiếu lâm đông tây kim cổ chọn lọc,
khác với 300 Chuyện Cười đã xuất bản năm 2001
Giá sách và bưu phí mỗi cuốn:
-gửi trong Canada: 25 Gia kim ( hay 23 Mỹ kim)
- gửi từ Canada sang Hoa Kỳ: 28 Gia kim ( hat 26 Mỹ kim)
- gửi từ Canada đi các nước khác: 33 Gia kim ( hay 30 Mỹ kim)
Ngân phiếu xin đề: TRÀ LŨ, 113 Kennedy Ave, Toronto, Ontario M6S 2X8 Canada
Đây là món quà trang nhã và đẹp nhất mừng Năm Mới
để tặng thân nhân và bằng hữu. Xin cho chúng tôi tên và địa chỉ.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Chén Đời
Đặng Đức Cương
06:09 17/12/2008
CHÉN ĐỜI
Ảnh của Đặng Đức Cương
Già nua trong đáy ly trầm mặc
Trong đáy ly đời ta thủy tinh..
(Trích thơ của Lưu Trần Nguyễn)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền