Phụng Vụ - Mục Vụ
Thi ca Suy Niệm và Slideshows Tuần Lễ Thánh Gia & Lễ Mẹ Thiên Chúa
Lm Giuse Trần Việt Hùng
10:12 26/12/2017
Luca 2 : 22-40
Trung Tín.
Tiến vào Thành Thánh quê Cha,
Mừng ngày tưởng niệm, Vượt Qua xứ người.
Dâng lời ca tụng Chúa Trời.
Yêu thương giải cứu, khỏi đời phận nô.
Hàng năm qui tụ Thánh Đô
Toàn dân xum họp, trầm trồ ngợi khen.
Gia đình phấn chấn bao phen,
Trở về Đất Thánh, muối men cho đời.
Giê-su đến tuổi gọi mời,
Bước vào cung thánh, rạng ngời thánh ân.
Lắng nghe giảng dậy ân cần,
Trí khôn sáng suốt, vô ngần ngạc nhiên.
Khôn ngoan phúc đức cõi thiên,
Ngồi cùng tiến sĩ, dịu hiền hỏi han.
Thời gian trúc trực thiên nhan,
Ngày qua đêm tới, miên man đợi chờ.
Mẹ cha lo lắng vô bờ,
Con đâu, lạc mất, hững hờ lo toan.
Trong đền tu đức hiền ngoan,
Con xin vâng lệnh, thành toàn ý Cha.
Gia đình là tổ ấm tình yêu. Nơi đó có cha có mẹ, cha mẹ yêu nhau và yêu thương con cái, con cái cậy nhờ cha mẹ và yêu thương nhau. Mừng Lễ Thánh Gia Thất, chúng ta suy niệm về cuộc sống gia đình. Chúa Giêsu chọn sinh ra và trưởng thành trong môi trường gia đình.
Chúa Giêsu sống trong một gia đình như mọi gia đình khác. Cha của Ngài là Giuse, người thợ mộc nghèo và với mẹ là Maria, người thiếu nữ trẻ trung và khiêm nhu. Gia đình Nazareth không giầu sang, không có địa vị trong xã hội nhưng là một gia đình hạnh phúc. Hạnh phúc vì biết tuân theo luật của Chúa và có Chúa cư ngụ trong gia đình. Thánh Giuse và Đức Maria cũng là con người như chúng ta, các ngài cũng có những lo toan của cuộc sống. Các ngài cũng phải phấn đấu từng ngày để nên tốt và thánh thiện. Cha mẹ của Chúa Giêsu là những người sống gương mẫu luôn chu toàn lề luật của cha ông.
Giuse và Maria đã dâng hiến con đầu lòng trong đền thờ và dâng lễ vật cho Chúa theo luật định. Các ngài đặt trọn niềm tin tưởng nơi Thiên Chúa. Qua các lời tiên tri của ông Simêon và bà Anna, các ngài đã chấp nhận thánh ý Chúa qua lời xin vâng.
Các ngài đã trải qua bao lo lắng trong đời sống gia đình. Từ những khó khăn trong giây phút ban đầu khi Đức Maria thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần, tới khi sanh con trong hang lừa, trốn chạy sang Ai Cập và sống âm thầm nơi làng Nazareth. Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa nhưng cứ phát triển và trưởng thành bình thường qua tháng ngày. Cha mẹ ngài phải sống giữa mầu nhiệm còn ẩn dấu. Sự phó thác, tin tưởng và cậy trông là một thách đố từng giây phút trong đời của các ngài. Các ngài đã tự thánh hiến mình qua cuộc sống mỗi ngày.
Chúng ta biết rằng gia đình chính là lò luyện hy sinh, nơi hun đúc tình yêu thương và tôn trọng lẫn nhau. Ước chi mỗi người chúng ta nhận diện những giá trị vô giá của đời sống gia đình. Hãy mời Chúa cư ngụ trong gia đình. Hãy chăm giữ luật Chúa và phó thác đời sống trong vòng tay lân ái của Chúa. Có Chúa, chúng ta sẽ tìm thấy bình an và hạnh phúc thật.
NGÀY 1 THÁNG 1
(Lc 2, 16-21)
MẸ CHÚA
Ma-ri-a Mẹ Chúa Trời,
Hồng ân phúc lộc, tuyệt vời Chúa ban.
Con người thụ tạo bụi tan,
Phận hèn tớ nữ, tỏa lan sáng ngời.
Xin vâng làm mẹ Chúa Trời,
Ngợi khen chúc phúc, ngàn đời quang vinh.
Mẹ sinh Con Chúa huyền linh,
Nằm trong máng cỏ, thân mình trẻ thơ.
Mục đồng chầu lạy kính thờ,
Loan tin khắp chốn, vọng chờ đêm thâu.
Con dân mong đợi bấy lâu,
Giê-su tên gọi, kính tâu Vua Trời.
Cung lòng trinh nữ cao vời,
Cưu mang Con Chúa, làm người thế nhân.
Ma-ri-a Mẹ thần dân,
Xứng danh Mẹ Chúa, nhân trần kính tôn.
Ngày đầu năm Dương Lịch, ngày dành riêng để Trọng Kính Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa. Thiên Chúa đã yêu thương chọn gọi Đức Maria cộng tác vào công trình cứu độ. Maria đã đáp lời Xin Vâng. Qua hiệu qủa công trình cứu độ của Chúa Giêsu, Đức Maria đã được Thiên Chúa gìn giữ vẹn toàn và thánh thiện.
Đức Maria đã sống phó thác hoàn toàn trong sự quan phòng của Thiên Chúa. Mỗi ngày, Maria sống trong ân sủng vì có Chúa ở cùng. Maria đã trải qua bao gian khó giữa trần đời. Đức Maria không khoe khoang ơn phúc lạ và không than van kêu trách số phận. Maria âm thầm đón nhận thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa với niềm tin tuyệt đối. Đức Maria xứng đáng với danh hiệu là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của Giáo Hội và là Mẹ của chúng sinh.
Giáo Hội kính dâng Mẹ ngày đầu tiên của Năm mới. Chúng ta biết nhà có mẹ là nhà có mái ấm và có tình thương. Có mẹ chúng ta có tất cả. Giáo Hội Công Giáo có Mẹ. Giáo Hội mừng kính Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa, đây là tín điều đã được tuyên tín. Qua lời xin vâng khi thiên thần truyền tin, Mẹ Maria đã trở thành Mẹ của Con Chúa. Khi Mẹ đến viếng thăm chị họ Isave, bà đã lên tiếng ngợi khen: Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm.
Mẹ Maria đã sinh hạ con trai và đặt tên là Emmanuel nghĩa là Chúa ở cùng chúng ta. Người Con có hai bản tính không thể tách rời: Bản tính Thiên Chúa và bản tính loài người. Đức Maria là Mẹ của Chúa Giêsu bao gồm trọn vẹn cả hai bản tính. Chúa Giêsu vừa là người, vừa là Chúa, nên Đức Mẹ là Mẹ của Con Chúa.
Ơn làm Mẹ hoàn toàn là hồng ân Thiên Chúa ban cho Mẹ. Không do công lênh của con người, mà do tình yêu của Chúa ban cho con người. Mẹ đã xin vâng theo thánh ý Chúa mọi lúc trong cuộc đời. Thái độ khiêm tốn nơi Mẹ đã trở nên nguồn ân sủng cho mọi người. Mẹ đã trải qua muôn vàn khó khăn từ khi nói lời Xin Vâng cho đến khi đứng dưới chân thập giá nhìn con mình đớn đau trút hơn thở cuối cùng. Mẹ giữ kín và suy niệm tất cả những gì xảy ra trong đời và vâng theo thánh ý Chúa.
Giáo Hội đã biệt kính Đức Mẹ qua các danh hiệu: Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Mẹ Đồng Trinh Trọn Đời, Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời và Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Mỗi năm Giáo Hội dành riêng hai tháng, tháng 5 và tháng10, để dâng kính Đức Mẹ. Trong năm có 18 lễ kính Đức Mẹ, ngoài ra còn kính nhớ vào các thứ bảy đầu tháng và các việc sùng kính riêng. Giáo Hội đã tôn vinh danh Mẹ qua rất nhiều tước hiệu khác nhau.
Chúng ta có Kinh Cầu Đức Bà và tôn vinh Mẹ trên 70 danh hiệu khác nhau. Đức Mẹ hiện ra nhiều lần với con cái loài người, 39 lần hiện ra chính thức được Giáo Hội chuẩn nhận. Ngoài ra còn rất nhiều lần Đức Mẹ hiện ra riêng tư và ban phát muôn ơn lành qua việc chữa bệnh cả hồn lẫn xác.
Không có đau khổ nào của các bà mẹ trần thế có thể sánh ví được với những khổ đau của Mẹ. Mẹ đã chịu đựng tất cả và mẹ đã trở thành Đấng Đồng Công Cứu Chuộc. Chúng ta hãy chạy đến với Mẹ, Mẹ sẽ cầu bầu cho chúng ta. Chúng ta cùng Mẹ dâng lời chúc tụng ngợi khen lòng Chúa bao dung. Chúng ta rất vui mừng vì chúng ta có Mẹ ở bên. Xin Mẹ dẫn dắt chúng con đến gần Chúa, để chúng con cùng chia xẻ niềm vui ơn Chúa Cứu Độ.
NGÀY 2 THÁNG 1
(Ga 1, 19-28)
TIỀN HÔ
Gio-an nhân chứng Nước Trời,
Tu thân rừng vắng, vào đời truyền rao.
Tiên tri, không phải tự cao,
Tiếng kêu hoang địa, Chúa trao lời mời.
Dọn đường sửa lối cho Người,
Thực hành phép rửa, cứu người lầm than,
Cuộc đời khắc khổ gian nan,
Hạ mình phục vụ, kêu van thức thời.
Đón mừng Cứu Chúa xuống đời,
Thổi loa báo trước, cao vời thánh nhân.
Đến sau, có trước gian trần,
Ngôi Lời Con Chúa, hạ thân cứu đời.
Giê-su cao trọng tuyệt vời,
Thần nhân bản tính, rạng ngời cao siêu.
Xả thân hiến mạng vì yêu,
Cửa Trời rộng mở, ban nhiều ân thiêng.
NGÀY 3 THÁNG 1
(Ga 1, 29-34)
CHIÊN CHÚA
Đây Chiên Thiên Chúa giáng trần,
Làm người dương thế, canh tân cõi lòng.
Gio-an thanh tẩy nước dòng,
Ki-tô Cứu Thế, rửa trong Thánh Thần.
Quyền năng tha thứ tội trần,
Thần Linh thánh ái, thiện chân mỹ hoàn.
Thiêng liêng quyền phép khôn ngoan,
Tỏ mình hiện hữu, hoàn toàn vì yêu.
Tin mừng mạc khải huyền siêu,
Nhiệm mầu khai mở, thiên triều cao sang.
Gio-an làm chứng hô vang,
Con Chiên xóa tội, thiên đàng phú ban.
Tội nhân sám hối cầu van,
Ăn năn chừa cải, Chúa ban phúc lành.
Tin yêu phó thác lòng thanh,
Phụng thờ kính Chúa, xứng danh con Trời.
NGÀY 4 THÁNG 1
(Ga 1, 35-42)
CHIÊN CHÚA
Gio-an giới thiệu môn sinh,
Đây là Chiên Chúa, quang vinh rạng ngời
Hai người trong nhóm nghe lời,
Bỏ thầy theo Chúa, vào nơi thanh bần.
Đến xem nơi ở dưới trần,
Đơn sơ nghèo khó, tinh thần thảnh thơi.
An-rê nhận biết Ngôi Lời,
Tin mừng loan báo, gọi mời anh đi.
Phê-rô sánh bước ngại chi,
Giê-su Cứu Chúa, từ bi đón mời.
Si-mon là đá rạng khơi,
Dựng xây Giáo Hội, trong đời trần gian.
Truyền rao chân lý trao ban,
Cứu nhân độ thế, sẻ san Tin Mừng.
Muối men nhân chứng không ngừng,
Hy sinh chịu chết, chớ đừng than van.
NGÀY 5 THÁNG 1
(Ga 1, 43-51)
ĐẾN XEM
Thành Na-za-rét xa xưa,
Nơi nhà Chúa ở, lưa thưa ít người.
Dân nghèo lao động một đời,
Yên bình êm ả, một thời thành nhân.
Hội đường bé nhỏ làng dân,
Trau dồi kiến thức, xa gần đó đây.
Giê-su chí thánh là Thầy,
Ba mươi ra giảng, ngất ngây lòng người.
Tông đồ Chúa gọi tươi cười,
Chúa nhìn đã biết, cõi đời mọi nơi.
Trong tâm thấu tỏ rạng ngời,
Tín thành chính trực, gọi mời chứng nhân.
Trở thành môn đệ cận thân,
Tin vui loan báo, hiến thân theo Ngài.
Đến xem dấu lạ thiên thai,
Tiên tri thượng giới, Ngôi Hai Chúa Trời.
NGÀY 6 THÁNG 1
(Mc 1, 6b-11)
ĐẤNG CỨU THẾ
Gio-an loan báo Tin Mừng,
Dọn đường đón Chúa, tôn xưng uy quyền.
Đến sau, có trước, mọi miền,
Quyền cao chức cả, trước tiên muôn loài.
Tôi đây không xứng với Ngài
Dây giầy tháo cởi, đoái hoài dủ thương.
Kêu mời sám hối đổi đường,
Thực thi phép rửa, vấn vương tội đời.
Bên sông dòng nước gọi mời,
Cải tà quy chánh, thói đời vùi chôn.
Đón mừng Cứu Chúa thiên tôn,
Thánh Thần Ngài rửa, tâm hồn sạch trong.
Giê-su dìm xuống nước dòng,
Bước lên khỏi nước, trong lòng vui say.
Bầu trời rộng mở hôm nay,
Con Ta Yêu Dấu, đẹp thay nhiệm mầu.
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Bronx, New York
Gia Đình Trong Chương Trình Cứu Độ
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
20:44 26/12/2017
Suy Niệm Lễ Kính Thánh Gia
(Lc 2, 41-52)
Tiếp liền sau Lễ Giáng Sinh, Giáo hội cử hành lễ kính Thánh Gia Thất. Vì mừng Chúa Cứu Thế giáng sinh là mừng Gia Đình Thánh, nơi Người sinh sống. Hôm nay, nhìn vào cảnh tượng giáng sinh, chúng ta chú ý đặc biệt đến Chúa Hài Nhi nằm trong máng cỏ, bên cạnh Người có Đức Maria và thánh Giuse. Chúng ta khám phá ra rằng, Con Chúa Cha hằng có đời đời, đã rời bỏ gia đình Ba Ngôi vĩnh cửu bước vào trần gian sinh ra trong gia đình trần thế bởi Đức Maria và có thánh Giuse. Trước mặt Thiên Chúa gia đình thật quan trọng, Thiên Chúa đã tạo lập gia đình ngay từ thủa ban đầu, Con Thiên Chúa cũng chọn gia đình để sinh ra và cưu ngụ.
Gia đình là tác phẩm tuyệt đẹp của Thiên Chúa
Lần giở lại những chương đầu của sách Sáng Thế ta thấy gia đình là điều đẹp đẽ nhất mà Thiên Chúa đã tạo dựng và thiết lập. Người dựng nên loài người có nam có nữ, và ban cho họ mọi sự. Người ban cho họ quyền toàn thế giới! Họ chan hòa trong tình yêu của Người. Mọi tình yêu Thiên Chúa, mọi vẻ đẹp Thiên Chúa, mọi sự thật Thiên Chúa có trong Chúa, Chúa đều ban hết cho gia đình.
Gia đình đẹp về các mai mối : Thiên Chúa đã mai mối cho ông Adong và bà Evà, bởi chính Thiên Chúa dẫn Evà đến giới thiệu với Adong. Đẹp về cách chuẩn bị cho một gia đình mới : Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ông bà cả một gia nghiệp, chim trời cá nước, thú vật ngoài đồng, ruộng vườn canh tác. Đẹp về cử hành nghi lễ : Đám cưới của ông Adong và bà Evà do Thiên Chúa chủ sự, trước đó Ngài trang bị cho có mặt trời chiếu sáng ban ngày, mặt trăng chiếu sang ban đêm, khách sạn với muôn triệu vì sao. Hôn lễ bắt đầu, Thiên Chúa dẫn Evà đến với Adong, Adong vui vẻ hạnh phúc sáng mắt ra và không chỉ nhận Evà làm vợ mà còn nhận : Đây là xương tôi, đây là thịt tôi nữa (x. St 2,24),. Nhận nhau xong rồi, Thiên Chúa tuyên phán : “Sự gì Thiên Chúa kết hợp loài người không được phân ly” (Mt 19,6).
Gia đình tan vỡ do Tội Nguyên Tổ
Được Thiên Chúa chúc phúc và họ đã sống vui hạnh phúc. Ađam và Evà sống tình thân nghĩa thiết với Thiên Chúa và với nhau, rất hạnh phúc, không phải đau khổ và không phải chết. Nhưng rồi con người tự tách ra khỏi Đấng đã dựng nên họ. Thế là đánh mất tất cả, tình nghĩa vợ chồng phân tán, hết anh em (huynh đệ tương tàn), hết hòa bình, hết tình yêu, cái đẹp và sự thật. Hậu quả là từ đó cho đến nay gia đình luôn ở trong tình trang bị đe dọa do tội lỗi, phá thai, coi thường người già, bất hiếu, sống chung, ly dị.
Thiên Chúa Cứu Gia Đình
Để cứu các gia đình, Đấng Cứu Thế đến trần gian, đã chọn sinh ra trong một gia đình nhân loại, mà chính Người đã thành lập để làm mới lại tình con người với Thiên Chúa, cụ thể là tình gia đình.
Vì thế, Thiên Chúa đã đến thế gian trong một gia đình, để chỉ cho thấy rằng gia đình là một tổ chức an toàn để gặp gỡ và hiểu biết, và Ngài mời gọi chúng ta không ngừng kiến tạo sự hiệp nhất trong tình yêu. Gia đình được thiết lập dựa trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Gia đình hết sức quan trọng cho hiện tại và tương lai của nhân loại. Vì gia đình là trường học tốt nhất để học cách sống các giá trị nhân phẩm con người và làm cho con người trở nên vĩ đại. Trong đó, mọi thành viên trong gia đình chia sẻ niềm vui cũng như nỗi buồn, tất cả chúng ta đều cảm thấy được sự bảo vệ bởi tình cảm tồn tại trong gia đình.
Gia đình sống Lời Chúa
Trong Tâm Thư Gởi Các Gia Đình năm 1994, Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết : “Mầu nhiệm Ngôi lời Nhập Thể của Thiên Chúa liên kết mật thiết với gia đình nhân loại: không những với một gia đình, một gia đình ở Nagiarét, nhưng một cách nào đó, với hết mọi gia đình […]. Giáo Hội coi việc phục vụ gia đình là một trong những bổn phận thiết yếu của Giáo Hội. Trong ý nghĩa này, cả con người và gia đình kết cấu thành con đường của Giáo Hội”. (số1.2).
Trong Tông Thư về Kinh Mân Côi, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô đã đề cao tầm quan trọng của gia đình, gia đình là tế bào căn bản của xã hội loài người và Giáo hội, là xã hội thu nhỏ, là Hội Thánh tại gia. Ngài mời gọi chúng ta đọc Kinh Mân Côi cầu cho các gia đình. Vì gia đình có tốt thì Giáo hội mới tốt được.
Tin Mừng thuật lại cho chúng ta, chính nơi gia đình mà Hài Nhi Giêsu lớn lên, thêm mạnh mẽ, đầy khôn ngoan (Lc 2, 40). Chúa Giêsu cảm thấy ấm áp khi sống trong gia đình, các thành viên xây dựng quan hệ tương quan tình yêu với nhau. Cũng thế, thật tốt đẹp biết bao, nếu chúng ta cùng nhau xây dựng gia đình mình thành một gia đình đầy ắp yêu thương, mọi người tôn trọng nhau, hiểu biết và tha thứ cho nhau, hy sinh và cầu nguyện cho nhau trong tình liên đới.
Ai trong chúng ta cũng đã từng sinh ra và sống trong gia đình hiển nhiên là có trải nghiệm, như gia đình Nagiarét xưa, sự hài hòa giữa trời và đất, giữa Thiên Chúa với con người ! Ngày nay, việc gầy dựng gia đình là một trong những việc làm cấp bách. Như Công đồng Vaticanô II nhắc nhớ, cha mẹ giữ một vai trò khong thể thay thế được : “Đối với con cái mà trong yêu thương họ đã nhận từ Thiên Chúa, họ phải làm cho chúng hấp thụ những học thuyết Kitô giáo và những nhân đức của Phúc Âm. Nhờ đó họ nêu gương cho mọi người về mặt tình thương bền vững và quảng đại, xây dựng bác ái huynh đệ, làm chứng và cộng tác vào việc sinh sản của Giáo hội, Mẹ chúng ta, trở nên dấu chỉ và thông phần vào tình yêu Chúa Kitô đối với Hiền Thê Người: bởi yêu thương, Người đã hiến mạng vì Hiền thê” (x.Vat II, LG. V). Chính trong gai đình mà chúng ta học được bài học quan trọng nhất là : làm người. Con Thiên Chúa làm người để chúng ta được làm người hơn.
Lạy Ba Ngội Cực Thánh ở trần gian, xin giúp chúng con biết noi gương các thành viên trong Thánh Gia Thất, để gia đình chúng con trở nên cái nôi của tình thương, sống mãnh liệt Đạo Tình Thương ngõ hầu mỗi thành viên trong gia đình Công Giáo trở nên chứng nhân sống động của Hài Nhi Cứu Thế giáng sinh. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Lc 2, 41-52)
Tiếp liền sau Lễ Giáng Sinh, Giáo hội cử hành lễ kính Thánh Gia Thất. Vì mừng Chúa Cứu Thế giáng sinh là mừng Gia Đình Thánh, nơi Người sinh sống. Hôm nay, nhìn vào cảnh tượng giáng sinh, chúng ta chú ý đặc biệt đến Chúa Hài Nhi nằm trong máng cỏ, bên cạnh Người có Đức Maria và thánh Giuse. Chúng ta khám phá ra rằng, Con Chúa Cha hằng có đời đời, đã rời bỏ gia đình Ba Ngôi vĩnh cửu bước vào trần gian sinh ra trong gia đình trần thế bởi Đức Maria và có thánh Giuse. Trước mặt Thiên Chúa gia đình thật quan trọng, Thiên Chúa đã tạo lập gia đình ngay từ thủa ban đầu, Con Thiên Chúa cũng chọn gia đình để sinh ra và cưu ngụ.
Gia đình là tác phẩm tuyệt đẹp của Thiên Chúa
Lần giở lại những chương đầu của sách Sáng Thế ta thấy gia đình là điều đẹp đẽ nhất mà Thiên Chúa đã tạo dựng và thiết lập. Người dựng nên loài người có nam có nữ, và ban cho họ mọi sự. Người ban cho họ quyền toàn thế giới! Họ chan hòa trong tình yêu của Người. Mọi tình yêu Thiên Chúa, mọi vẻ đẹp Thiên Chúa, mọi sự thật Thiên Chúa có trong Chúa, Chúa đều ban hết cho gia đình.
Gia đình đẹp về các mai mối : Thiên Chúa đã mai mối cho ông Adong và bà Evà, bởi chính Thiên Chúa dẫn Evà đến giới thiệu với Adong. Đẹp về cách chuẩn bị cho một gia đình mới : Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ông bà cả một gia nghiệp, chim trời cá nước, thú vật ngoài đồng, ruộng vườn canh tác. Đẹp về cử hành nghi lễ : Đám cưới của ông Adong và bà Evà do Thiên Chúa chủ sự, trước đó Ngài trang bị cho có mặt trời chiếu sáng ban ngày, mặt trăng chiếu sang ban đêm, khách sạn với muôn triệu vì sao. Hôn lễ bắt đầu, Thiên Chúa dẫn Evà đến với Adong, Adong vui vẻ hạnh phúc sáng mắt ra và không chỉ nhận Evà làm vợ mà còn nhận : Đây là xương tôi, đây là thịt tôi nữa (x. St 2,24),. Nhận nhau xong rồi, Thiên Chúa tuyên phán : “Sự gì Thiên Chúa kết hợp loài người không được phân ly” (Mt 19,6).
Gia đình tan vỡ do Tội Nguyên Tổ
Được Thiên Chúa chúc phúc và họ đã sống vui hạnh phúc. Ađam và Evà sống tình thân nghĩa thiết với Thiên Chúa và với nhau, rất hạnh phúc, không phải đau khổ và không phải chết. Nhưng rồi con người tự tách ra khỏi Đấng đã dựng nên họ. Thế là đánh mất tất cả, tình nghĩa vợ chồng phân tán, hết anh em (huynh đệ tương tàn), hết hòa bình, hết tình yêu, cái đẹp và sự thật. Hậu quả là từ đó cho đến nay gia đình luôn ở trong tình trang bị đe dọa do tội lỗi, phá thai, coi thường người già, bất hiếu, sống chung, ly dị.
Thiên Chúa Cứu Gia Đình
Để cứu các gia đình, Đấng Cứu Thế đến trần gian, đã chọn sinh ra trong một gia đình nhân loại, mà chính Người đã thành lập để làm mới lại tình con người với Thiên Chúa, cụ thể là tình gia đình.
Vì thế, Thiên Chúa đã đến thế gian trong một gia đình, để chỉ cho thấy rằng gia đình là một tổ chức an toàn để gặp gỡ và hiểu biết, và Ngài mời gọi chúng ta không ngừng kiến tạo sự hiệp nhất trong tình yêu. Gia đình được thiết lập dựa trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Gia đình hết sức quan trọng cho hiện tại và tương lai của nhân loại. Vì gia đình là trường học tốt nhất để học cách sống các giá trị nhân phẩm con người và làm cho con người trở nên vĩ đại. Trong đó, mọi thành viên trong gia đình chia sẻ niềm vui cũng như nỗi buồn, tất cả chúng ta đều cảm thấy được sự bảo vệ bởi tình cảm tồn tại trong gia đình.
Gia đình sống Lời Chúa
Trong Tâm Thư Gởi Các Gia Đình năm 1994, Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết : “Mầu nhiệm Ngôi lời Nhập Thể của Thiên Chúa liên kết mật thiết với gia đình nhân loại: không những với một gia đình, một gia đình ở Nagiarét, nhưng một cách nào đó, với hết mọi gia đình […]. Giáo Hội coi việc phục vụ gia đình là một trong những bổn phận thiết yếu của Giáo Hội. Trong ý nghĩa này, cả con người và gia đình kết cấu thành con đường của Giáo Hội”. (số1.2).
Trong Tông Thư về Kinh Mân Côi, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô đã đề cao tầm quan trọng của gia đình, gia đình là tế bào căn bản của xã hội loài người và Giáo hội, là xã hội thu nhỏ, là Hội Thánh tại gia. Ngài mời gọi chúng ta đọc Kinh Mân Côi cầu cho các gia đình. Vì gia đình có tốt thì Giáo hội mới tốt được.
Tin Mừng thuật lại cho chúng ta, chính nơi gia đình mà Hài Nhi Giêsu lớn lên, thêm mạnh mẽ, đầy khôn ngoan (Lc 2, 40). Chúa Giêsu cảm thấy ấm áp khi sống trong gia đình, các thành viên xây dựng quan hệ tương quan tình yêu với nhau. Cũng thế, thật tốt đẹp biết bao, nếu chúng ta cùng nhau xây dựng gia đình mình thành một gia đình đầy ắp yêu thương, mọi người tôn trọng nhau, hiểu biết và tha thứ cho nhau, hy sinh và cầu nguyện cho nhau trong tình liên đới.
Ai trong chúng ta cũng đã từng sinh ra và sống trong gia đình hiển nhiên là có trải nghiệm, như gia đình Nagiarét xưa, sự hài hòa giữa trời và đất, giữa Thiên Chúa với con người ! Ngày nay, việc gầy dựng gia đình là một trong những việc làm cấp bách. Như Công đồng Vaticanô II nhắc nhớ, cha mẹ giữ một vai trò khong thể thay thế được : “Đối với con cái mà trong yêu thương họ đã nhận từ Thiên Chúa, họ phải làm cho chúng hấp thụ những học thuyết Kitô giáo và những nhân đức của Phúc Âm. Nhờ đó họ nêu gương cho mọi người về mặt tình thương bền vững và quảng đại, xây dựng bác ái huynh đệ, làm chứng và cộng tác vào việc sinh sản của Giáo hội, Mẹ chúng ta, trở nên dấu chỉ và thông phần vào tình yêu Chúa Kitô đối với Hiền Thê Người: bởi yêu thương, Người đã hiến mạng vì Hiền thê” (x.Vat II, LG. V). Chính trong gai đình mà chúng ta học được bài học quan trọng nhất là : làm người. Con Thiên Chúa làm người để chúng ta được làm người hơn.
Lạy Ba Ngội Cực Thánh ở trần gian, xin giúp chúng con biết noi gương các thành viên trong Thánh Gia Thất, để gia đình chúng con trở nên cái nôi của tình thương, sống mãnh liệt Đạo Tình Thương ngõ hầu mỗi thành viên trong gia đình Công Giáo trở nên chứng nhân sống động của Hài Nhi Cứu Thế giáng sinh. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha lên tiếng về những cáo buộc chống lại Đức Hồng Y Maradiaga
Đặng Tự Do
16:13 26/12/2017
Ngài nói với Đức Hồng Y rằng: “Tôi rất buồn vì những điều gian ác họ đã làm để chống lại Đức Hồng Y, nhưng ngài đừng lo lắng”.
Đức Hồng Y đáp lại: “Thưa Đức Thánh Cha, tôi bình yên – tôi thanh thản trong Chúa Giêsu, Đấng biết hết mọi chuyện.”
Hôm thứ Năm 21 tháng 12, chỉ vài ngày trước khi Đức Hồng Y Maradiaga nộp đơn nghỉ hưu khi đến tuổi 75 theo luật định, và cũng chỉ vài ngày trước lễ Giáng Sinh, tờ L'Espresso tung ra những cáo buộc rất nghiêm trọng nhằm mạ lị vị Hồng Y Điều Hợp Viên của nhóm 9 vị Hồng Y cố vấn cho Đức Thánh Cha.
Tờ báo này mỉa mai rằng tuy là một nhà hùng biện đấu tranh cho người nghèo, mỗi năm Đức Hồng Y nhận từ Đại học Công Giáo Honduras 600,000 Mỹ Kim; và đã làm thiệt hại 1.2 triệu Mỹ Kim tiền của Giáo Hội khi đầu tư vào thị trường chứng khoán London.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Suyapa, Đức Hồng Y đã mạnh mẽ phản bác những lời cáo buộc này.
Những cáo buộc này thực ra không phải là mới. Chúng đã được tung ra hơn một năm trước sau khi tổng giáo phận Tegucigalpa sa thải một viên quản lý của trường đại học vì tội biển thủ.
Đại học Công Giáo Honduras thuộc quyền sở hữu của Tổng Giáo Phận. Mỗi tháng, Tổng Giáo Phận, chứ không phải đích thân Đức Hồng Y, đã nhận được các khoản chi trả hàng tháng xấp xỉ con số 41,400 Mỹ Kim nhằm mục đích trợ giúp các hoạt động mục vụ của Tổng Giáo phận. Số tiền này, đã được chuyển đến để “trả học phí cho các sinh viên, tài trợ cho việc xây dựng và tu bổ các nhà thờ và trợ giúp kinh tế cho các linh mục ở các giáo xứ ở nông thôn hay các linh mục gặp khó khăn trong cuộc sống.”
Trước những cáo buộc tàn bạo này, Đức Hồng Y nhìn nhận ngài cũng cảm thấy nản chí:
“Tôi đã làm Giám Mục trong 39 năm, với 25 năm là Tổng giám mục của Tegucigalpa. Tôi bị cám dỗ muốn nghỉ hưu trong an bình.”
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho những nạn nhân bão lụt ở Phi Luật Tân
Đặng Tự Do
16:34 26/12/2017
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi các tín hữu cầu nguyện cho những người bị mắc kẹt trên đảo Mindanao tại Phi Luật Tân, nơi có ít nhất 200 người thiệt mạng vì lũ lụt và sạt lở đất và nhiều người bị mất tích.
Sau kinh truyền tin trưa Chúa Nhật tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nói: “Tôi muốn bảo đảm lời cầu nguyện của tôi với người dân trên quần đảo Mindanao ở Phi Luật Tân, nơi đã gánh chịu một cơn bão gây ra thiệt hại nặng cho rất nhiều nạn nhân và tàn phá rất nghiêm trọng”.
“Nguyện xin Chúa nhân từ đón nhận linh hồn của những người quá cố, và an ủi những người đau khổ vì thiên tai này”.
Các nhân viên cứu cấp ở Phi Luật Tân đang tìm kiếm những người còn sống sót sau cơn bão Tembin.
Chính phủ Phi Luật Tân bày tỏ lo ngại rằng số người chết có thể sẽ tăng lên khi các toán cứu cấp đến được cộng đồng nông trại xa xôi và các khu vực ven biển. Theo các quan chức Phi Luật Tân 159 người bị liệt kê là mất tích trong khi khoảng 70,000 người đã bị buộc phải rời khỏi nhà cửa của họ.
Binh lính và cảnh sát đã tham gia cùng các nhân viên tình nguyện để khẩn cấp tìm kiếm những nạn nhân và những người bị mất tích, làm sạch môi trường và khôi phục lại điện và đường giao thông.
Phi Luật Tân còn phải gánh chịu thêm một tai họa khác là cái chết của ít nhất 37 người trong một đám cháy tại một trung tâm mua sắm vào đêm Giáng sinh ở thành phố Davao.
Sau kinh truyền tin trưa Chúa Nhật tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nói: “Tôi muốn bảo đảm lời cầu nguyện của tôi với người dân trên quần đảo Mindanao ở Phi Luật Tân, nơi đã gánh chịu một cơn bão gây ra thiệt hại nặng cho rất nhiều nạn nhân và tàn phá rất nghiêm trọng”.
“Nguyện xin Chúa nhân từ đón nhận linh hồn của những người quá cố, và an ủi những người đau khổ vì thiên tai này”.
Các nhân viên cứu cấp ở Phi Luật Tân đang tìm kiếm những người còn sống sót sau cơn bão Tembin.
Chính phủ Phi Luật Tân bày tỏ lo ngại rằng số người chết có thể sẽ tăng lên khi các toán cứu cấp đến được cộng đồng nông trại xa xôi và các khu vực ven biển. Theo các quan chức Phi Luật Tân 159 người bị liệt kê là mất tích trong khi khoảng 70,000 người đã bị buộc phải rời khỏi nhà cửa của họ.
Binh lính và cảnh sát đã tham gia cùng các nhân viên tình nguyện để khẩn cấp tìm kiếm những nạn nhân và những người bị mất tích, làm sạch môi trường và khôi phục lại điện và đường giao thông.
Phi Luật Tân còn phải gánh chịu thêm một tai họa khác là cái chết của ít nhất 37 người trong một đám cháy tại một trung tâm mua sắm vào đêm Giáng sinh ở thành phố Davao.
Nữ Hoàng Anh nói về niềm tin Kitô của mình trong thông điệp Giáng Sinh
Đặng Tự Do
16:48 26/12/2017
Trong thông điệp Giáng Sinh, được truyền hình trên cả nước, Nữ hoàng Anh Elizabeth Đệ Nhị, năm nay 91 tuổi, đã nói về niềm tin Kitô giáo của mình. Bà nói rằng Chúa Kitô đã truyền cảm hứng cho bà “trong lúc thuận lợi cũng như vào những thời điểm đầy thử thách”.
Trong thông điệp hàng năm của mình, Nữ hoàng đã tập trung vào chủ đề gia đình và ca ngợi các tình nguyện viên đang cung cấp những bữa ăn cho những người vô gia cư trong ngày Giáng sinh.
“Chúng ta hãy ghi nhớ Chúa Giêsu Kitô đã phải chào đời trong một chuồng gia súc tại Bếtlêhem. Ngài hiểu rõ thế nào là bị từ chối, truân chuyên, và bị bách hại”, Nữ hoàng nói.
“Nhưng mà, chính là tình yêu quảng đại của Chúa Giêsu Kitô và gương sáng của Người đã truyền cảm hứng cho tôi trong lúc thuận lợi cũng như vào những thời điểm đầy thử thách. Bất kể bạn đã phải kinh qua những gì trong năm nay, dù bạn đang ở đâu và dù bạn theo dõi chương trình này bằng cách nào, tôi chúc bạn Giáng sinh an lành và vui vẻ.”
Nữ hoàng cũng ca ngợi London và Manchester đã cùng nhau tập luyện sau những vụ tấn công khủng bố trong năm nay, và chào mừng những thành tích mạnh mẽ của hai thành phố này.
Nữ hoàng, và chồng bà là Quận Công của Edinburgh và các thành viên trong gia đình đã tham dự lễ Giáng Sinh của giáo hội Anh giáo vào buổi sáng Giáng sinh gần nhà của Nữ hoàng ở Sandringham.
Vị hôn thê của Hoàng tử Harry là cô Meghan Markle đã tham gia buổi lễ với Hoàng gia lần đầu tiên trong năm nay.
Trong thông điệp hàng năm của mình, Nữ hoàng đã tập trung vào chủ đề gia đình và ca ngợi các tình nguyện viên đang cung cấp những bữa ăn cho những người vô gia cư trong ngày Giáng sinh.
“Chúng ta hãy ghi nhớ Chúa Giêsu Kitô đã phải chào đời trong một chuồng gia súc tại Bếtlêhem. Ngài hiểu rõ thế nào là bị từ chối, truân chuyên, và bị bách hại”, Nữ hoàng nói.
“Nhưng mà, chính là tình yêu quảng đại của Chúa Giêsu Kitô và gương sáng của Người đã truyền cảm hứng cho tôi trong lúc thuận lợi cũng như vào những thời điểm đầy thử thách. Bất kể bạn đã phải kinh qua những gì trong năm nay, dù bạn đang ở đâu và dù bạn theo dõi chương trình này bằng cách nào, tôi chúc bạn Giáng sinh an lành và vui vẻ.”
Nữ hoàng cũng ca ngợi London và Manchester đã cùng nhau tập luyện sau những vụ tấn công khủng bố trong năm nay, và chào mừng những thành tích mạnh mẽ của hai thành phố này.
Nữ hoàng, và chồng bà là Quận Công của Edinburgh và các thành viên trong gia đình đã tham dự lễ Giáng Sinh của giáo hội Anh giáo vào buổi sáng Giáng sinh gần nhà của Nữ hoàng ở Sandringham.
Vị hôn thê của Hoàng tử Harry là cô Meghan Markle đã tham gia buổi lễ với Hoàng gia lần đầu tiên trong năm nay.
Lễ Giáng Sinh đầu tiên tại Mosul sau khi được giải phóng khỏi tay bọn khủng bố Hồi Giáo IS
Đặng Tự Do
17:13 26/12/2017
Những bài thánh ca và những tiếng nhạc Giáng Sinh đầy niềm vui tràn ngập các nhà thờ và các trung tâm thương mại khắp miền bắc Iraq.
Nhưng cũng vẫn có một cảm giác lo lắng, và các Kitô hữu tự hỏi không biết rồi đây liệu cuộc sống của họ có giống như trước hay không.
Hàng chục ngàn Kitô hữu ở vùng bình nguyên Nineveh đã trốn khỏi đất nước, xin tị nạn ở nước ngoài, trong khi hầu hết các Kitô hữu tị nạn vẫn còn ở lại trong các thành phố vùng Kurdistan chưa trở về vì nhà cửa ruộng vườn của họ đã bị tàn phá.
Bạo lực vẫn còn, với những căng thẳng đang gia tăng ở phía bắc giữa chính phủ trung ương ở Baghdad và người Kurd, là những người đang muốn giành độc lập
Tại Mosul, thánh lễ tại nhà thờ chính tòa Thánh Phaolô đã được bắt đầu với quốc ca Iraq.
Đức Hồng Y Louis Raphael Sako là Thượng phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê nói: “Với thánh lễ này, chúng ta đang gửi một sứ điệp về hoà bình và yêu thương. Chúa Kitô là sứ giả của bình an.”
Vào đêm Giáng sinh cũng tại nhà thờ Thánh Phaolô này, hàng trăm người Hồi giáo đã quây quần với các Kitô hữu và các quan chức địa phương chung quanh những cây thông Giáng Sinh.
Cuộc xâm lược Iraq vào năm 2003 của Hoa Kỳ và cuộc tấn công chiếm đóng Mosul của bọn khủng bố Hồi Giáo IS vào năm 2014 đã đẩy 90 phần trăm dân số Kitô hữu của Mosul ra khỏi thành phố này.
Các lực lượng Iraq cuối cùng đã đánh đuổi được bọn khủng bố Hồi Giáo IS khỏi Mosul hồi tháng 7 sau nhiều tháng chiến đấu ác liệt.
Đức Thánh Cha nói: Chúa Giêsu sinh ra là một lời mời gọi hoán cải
Thanh Quảng sdb
23:10 26/12/2017
Chúa Giêsu sinh ra là một lời mời gọi hoán cải
Vatican ngày 26/12/2017 theo Thông tấn xã EWTN và CNA cho hay hôm thứ ba trong thánh lễ Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ cái mối liên hệ mật thiết giữa cuộc tử đạo của Thánh Stephanô, vị thánh tử đạo đầu tiên của Giáo hội với biến cố Chúa Giêsu giáng sinh, Chúa đến để mời gọi chúng ta hoán cải, một việc làm đòi hỏi nhiều hy sinh từ bỏ!
Thật vậy "Thông điệp của Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta trả một giá nào đó vì thông điệp đó thách đố mọi tôn giáo trên khắp thế giới cũng như xoáy sâu vào lương tri con người, mời gọi con người thay đổi chính mình, tư duy mình để vươn lên khỏi những toan tính bình thường mà hoán cải."
Ngỏ lời với khách hành hương đang tập trung tại quảng trường Thánh Phêrô lúc đọc kinh Truyền tin, ĐTC cho hay Thánh lễ Thánh Stephanô, được cử hành vào sau lễ Giáng sinh có một mối quan hệ mật thiết giữa biến cố giáng sinh của Chúa và cuộc tử đạo của thánh nhân.
ĐTC cho hay cuộc tử đạo của Thánh Stephanô đưa cấp lãnh đạo vào "một cuộc khủng hoảng", vì "Ngài đã xác tin và tuyên xưng sự hiện diện mới của Thiên Chúa giữa loài người."
Khi Ngài trả lời các nhà lãnh đạo vào thời điểm lúc Chúa Giêsu phán ‘hãy phá hủy đền thờ...’ và thánh nhân hiểu "đền thờ đích thực của Thiên Chúa hiện nay là Chúa Giêsu, Lời vĩnh cửu đem lại sự sống cho nhân trần đã trở nên con người giống như chúng ta mọi bề, ngoài trừ tội lỗi. "
Mặc dù thánh Stephanô cũng bị cáo buộc là truyền giảng việc phá hủy đền thờ Gierusalem và đây chính là nguyên do dẫn ông tới cái chết, Thánh Stephanô vẫn một mực tuyên xưng sứ điệp ấy của Chúa cho đến hơi thở cuối cùng với tâm tình cầu nguyện "Lạy Chúa Giêsu, xin đón nhận linh hồn con và xin tha thứ cho kẻ ném đá con!" Tâm tình cầu nguyện này vang vọng lại lời Chúa Giêsu đã nói trên thập tự, khi Ngài cầu nguyện cùng Chúa Cha:" Cha ơi, Con xin phó thác Linh con con trong tay Cha; xin Cha tha cho họ vì họ không biết việc họ làm."
"Những lời cầu nguyện của Thánh Stephanô chỉ có thể thực hiện được vì Con Thiên Chúa đã đến thế gian, chết và sống lại vì chúng ta", ĐTC nói thêm rằng “tâm tình cầu nguyện của thánh nhân là cách diễn đạt không thể tưởng được".
Đức Thánh Cha sau đó lưu ý rằng Đức Kitô Phục sinh là người trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người, và Ngài cầu thay nguyện giúp cho chúng ta không những lúc chúng ta nguy tử mà trong những khoảng khắc khi chúng ta đối diện với những quyết định như thánh Stephanô.
ĐTC xác quyết "Nếu không có Chúa Giêsu, chúng ta không thể làm được gì", nghĩa là không thể hòa giải giữa chúng ta, vì Chúa Giêsu không chỉ hòa giải chúng ta với Thiên Chúa Cha, mà còn với nhau.
"(Chúa Giêsu) là cội nguồn yêu thương, qua đó chúng ta hiệp thông với anh em, yêu thương lẫn nhau, hòa giải bất luận sự mâu thuẫn và nỗi oán hờn nào! Những oán hận xấu xa gây thiệt hại và chia rẽ chúng ta!"
ĐTC Phanxicô mời mỗi người hãy mở lòng mình để cầu xin Chúa Giêsu, Đấng sinh ra cho mỗi người, sẽ giúp chúng ta đạt được "thái độ tin tưởng mật thiết với Chúa Cha và tình liên đới với tha nhân; đó là một cuộc biến đổi cuộc sống và làm cho đời thêm phong phú và hữu hiệu hơn."
Ngài cũng cầu xin Đức Maria giúp chúng ta đón nhận Chúa Giêsu như Chúa của đời sống chúng ta hầu chúng ta "trở thành những nhân chứng can cường cho Ngài, sẵn sàng hy sinh hầu trung tín với Tin Mừng Chúa."
Vatican ngày 26/12/2017 theo Thông tấn xã EWTN và CNA cho hay hôm thứ ba trong thánh lễ Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ cái mối liên hệ mật thiết giữa cuộc tử đạo của Thánh Stephanô, vị thánh tử đạo đầu tiên của Giáo hội với biến cố Chúa Giêsu giáng sinh, Chúa đến để mời gọi chúng ta hoán cải, một việc làm đòi hỏi nhiều hy sinh từ bỏ!
Ngỏ lời với khách hành hương đang tập trung tại quảng trường Thánh Phêrô lúc đọc kinh Truyền tin, ĐTC cho hay Thánh lễ Thánh Stephanô, được cử hành vào sau lễ Giáng sinh có một mối quan hệ mật thiết giữa biến cố giáng sinh của Chúa và cuộc tử đạo của thánh nhân.
ĐTC cho hay cuộc tử đạo của Thánh Stephanô đưa cấp lãnh đạo vào "một cuộc khủng hoảng", vì "Ngài đã xác tin và tuyên xưng sự hiện diện mới của Thiên Chúa giữa loài người."
Khi Ngài trả lời các nhà lãnh đạo vào thời điểm lúc Chúa Giêsu phán ‘hãy phá hủy đền thờ...’ và thánh nhân hiểu "đền thờ đích thực của Thiên Chúa hiện nay là Chúa Giêsu, Lời vĩnh cửu đem lại sự sống cho nhân trần đã trở nên con người giống như chúng ta mọi bề, ngoài trừ tội lỗi. "
Mặc dù thánh Stephanô cũng bị cáo buộc là truyền giảng việc phá hủy đền thờ Gierusalem và đây chính là nguyên do dẫn ông tới cái chết, Thánh Stephanô vẫn một mực tuyên xưng sứ điệp ấy của Chúa cho đến hơi thở cuối cùng với tâm tình cầu nguyện "Lạy Chúa Giêsu, xin đón nhận linh hồn con và xin tha thứ cho kẻ ném đá con!" Tâm tình cầu nguyện này vang vọng lại lời Chúa Giêsu đã nói trên thập tự, khi Ngài cầu nguyện cùng Chúa Cha:" Cha ơi, Con xin phó thác Linh con con trong tay Cha; xin Cha tha cho họ vì họ không biết việc họ làm."
"Những lời cầu nguyện của Thánh Stephanô chỉ có thể thực hiện được vì Con Thiên Chúa đã đến thế gian, chết và sống lại vì chúng ta", ĐTC nói thêm rằng “tâm tình cầu nguyện của thánh nhân là cách diễn đạt không thể tưởng được".
Đức Thánh Cha sau đó lưu ý rằng Đức Kitô Phục sinh là người trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người, và Ngài cầu thay nguyện giúp cho chúng ta không những lúc chúng ta nguy tử mà trong những khoảng khắc khi chúng ta đối diện với những quyết định như thánh Stephanô.
ĐTC xác quyết "Nếu không có Chúa Giêsu, chúng ta không thể làm được gì", nghĩa là không thể hòa giải giữa chúng ta, vì Chúa Giêsu không chỉ hòa giải chúng ta với Thiên Chúa Cha, mà còn với nhau.
"(Chúa Giêsu) là cội nguồn yêu thương, qua đó chúng ta hiệp thông với anh em, yêu thương lẫn nhau, hòa giải bất luận sự mâu thuẫn và nỗi oán hờn nào! Những oán hận xấu xa gây thiệt hại và chia rẽ chúng ta!"
ĐTC Phanxicô mời mỗi người hãy mở lòng mình để cầu xin Chúa Giêsu, Đấng sinh ra cho mỗi người, sẽ giúp chúng ta đạt được "thái độ tin tưởng mật thiết với Chúa Cha và tình liên đới với tha nhân; đó là một cuộc biến đổi cuộc sống và làm cho đời thêm phong phú và hữu hiệu hơn."
Ngài cũng cầu xin Đức Maria giúp chúng ta đón nhận Chúa Giêsu như Chúa của đời sống chúng ta hầu chúng ta "trở thành những nhân chứng can cường cho Ngài, sẵn sàng hy sinh hầu trung tín với Tin Mừng Chúa."
Nhóm Ấn Giáo đe doạ trường Công Giáo dịp lễ Giáng Sinh
Nguyễn Long Thao
10:40 26/12/2017
Nhóm Quốc Gia Ấn Giáo Jagran Manch thường gọi tắt là HJM có trụ sở tại bang Uttar Pradesh, Ấn Độ đã lên tiếng cảnh báo các người Ấn Giáo không được cử hành lễ Giáng Sinh tại các trường Công Giáo, không được trao đổi quà giáng sinh vì đó là cách người Kitô giáo dụ người Ấn Giáo theo đạo Kitô Giáo.
Nhóm HJM là nhóm quốc gia Ấn Giáo cực tả có liên hệ với nhóm Hindu Yuva Vahini do ông Yogi Adityanath, thủ hiến bang Uttar Pradesh thành lập vào năm 2002. Chính ông này đã là người lên tiếng chỉ trích các người Kitô giáo Ấn Độ, đã vô ơn bội nghiã lên tiếng chỉ trích Mẹ Thánh Teresa thành Calcutta là người mà cả chính quyền và toàn dân Ân Độ tri ân công đức.
Theo tin báo chí điạ phương thì nhóm HJM sợ rằng việc cử hành lễ Giáng Sinh tại các trường có nhiều học sinh theo Ấn Giáo là dịp để trường “ Ép buộc các em theo đạo Kitô giáo”. Họ cũng tuyên bố là sẽ tổ chức biểu tình bên ngoài các nhà trường nếu nhà trường không nghe lời cảnh báo của họ.
Ông Sonu Savita cầm đầu nhóm HJM nói rằng các học sinh theo Ấn Giáo ở các trường này đã được nhà trường khuyên nên đem đồ chơi, quà tặng đến trường để mừng lễ Giáng sinh. Ông nói ”Việc này dễ khuyến dụ các học sinh theo Kitô Giáo”.
Trong khi đó, Ông SN Singh, Hiệu Trường trường Ingraham ở Aligarh tuyên bố : “Không có trường nào ở đây ép buộc học sinh phải làm gì để mừng bất cứ ngày lễ nào”.
Ông cũng nói thêm đòi hỏi của nhóm HJM thật kỳ lạ. Nếu nhóm này cứ tiếp tục đe doạ thì nhà trường sẽ nhờ chính quyền để cảnh sát đến bảo vệ trường trong lúc trường mừng lễ Giáng Sinh.
Ông Osmand Charles một người Công Giáo nổi tiếng ở đây cho rằng lời đe dọa của nhóm HJM gây xúc động và sợ hãi cho cộng đồng.
Mới đây tại Satna, một linh mục và mấy em hát thánh ca đã bị bắt và và xe của họ đã bị đốt.
Nhóm Quốc Gia Ấn Giáo thù nghịch với Công Giáo không phải là chuyện mới mẽ. Năm 2004 ông Thủ Hiến bang này cấm người Công Giáo mừng lễ Giáng Sinh bên ngoài nhà thờ.
Tháng tư năm 2017 nhóm HYV đã xông vào nhà thờ Kitô Giáo ở Dadhaului bắt đi 150 người trong đó cỏ cả 10 du khách Hoa Kỳ. Các tín hữu bị buộc tội cưỡng bách người khác theo đạo kitô Giáo.
Tưởng cũng nên nói thêm bang Uttar Pradesh của Ấn Độ là bang nghèo nhất, dân chúng bị liệt vào giai cấp tiện nhân. Kitô giáo đến đây mở mang giáo dục, y tế, giúp người dân thoát khỏi cảnh nghèo khó và nhân phẩm được tôn trọng.
Nguyễn Long Thao
Nhóm HJM là nhóm quốc gia Ấn Giáo cực tả có liên hệ với nhóm Hindu Yuva Vahini do ông Yogi Adityanath, thủ hiến bang Uttar Pradesh thành lập vào năm 2002. Chính ông này đã là người lên tiếng chỉ trích các người Kitô giáo Ấn Độ, đã vô ơn bội nghiã lên tiếng chỉ trích Mẹ Thánh Teresa thành Calcutta là người mà cả chính quyền và toàn dân Ân Độ tri ân công đức.
Theo tin báo chí điạ phương thì nhóm HJM sợ rằng việc cử hành lễ Giáng Sinh tại các trường có nhiều học sinh theo Ấn Giáo là dịp để trường “ Ép buộc các em theo đạo Kitô giáo”. Họ cũng tuyên bố là sẽ tổ chức biểu tình bên ngoài các nhà trường nếu nhà trường không nghe lời cảnh báo của họ.
Ông Sonu Savita cầm đầu nhóm HJM nói rằng các học sinh theo Ấn Giáo ở các trường này đã được nhà trường khuyên nên đem đồ chơi, quà tặng đến trường để mừng lễ Giáng sinh. Ông nói ”Việc này dễ khuyến dụ các học sinh theo Kitô Giáo”.
Trong khi đó, Ông SN Singh, Hiệu Trường trường Ingraham ở Aligarh tuyên bố : “Không có trường nào ở đây ép buộc học sinh phải làm gì để mừng bất cứ ngày lễ nào”.
Ông cũng nói thêm đòi hỏi của nhóm HJM thật kỳ lạ. Nếu nhóm này cứ tiếp tục đe doạ thì nhà trường sẽ nhờ chính quyền để cảnh sát đến bảo vệ trường trong lúc trường mừng lễ Giáng Sinh.
Ông Osmand Charles một người Công Giáo nổi tiếng ở đây cho rằng lời đe dọa của nhóm HJM gây xúc động và sợ hãi cho cộng đồng.
Mới đây tại Satna, một linh mục và mấy em hát thánh ca đã bị bắt và và xe của họ đã bị đốt.
Nhóm Quốc Gia Ấn Giáo thù nghịch với Công Giáo không phải là chuyện mới mẽ. Năm 2004 ông Thủ Hiến bang này cấm người Công Giáo mừng lễ Giáng Sinh bên ngoài nhà thờ.
Tháng tư năm 2017 nhóm HYV đã xông vào nhà thờ Kitô Giáo ở Dadhaului bắt đi 150 người trong đó cỏ cả 10 du khách Hoa Kỳ. Các tín hữu bị buộc tội cưỡng bách người khác theo đạo kitô Giáo.
Tưởng cũng nên nói thêm bang Uttar Pradesh của Ấn Độ là bang nghèo nhất, dân chúng bị liệt vào giai cấp tiện nhân. Kitô giáo đến đây mở mang giáo dục, y tế, giúp người dân thoát khỏi cảnh nghèo khó và nhân phẩm được tôn trọng.
Nguyễn Long Thao
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Xứ Bến Sắn Mừng Đón Lễ Giáng Sinh 2017
Maria Hiếu
09:25 26/12/2017
"Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người Chúa thương"
Xem Hình
Hòa cùng không khí đất trời giao duyên đón mừng Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần, vào lúc 19 giờ 30, ngày 24/12/2017, cộng đoàn giáo xứ Bến Sắn đã tổ chức đêm diễn nguyện và thánh lễ kỷ niệm mừng Chúa giáng sinh với chủ đề "Emmanuel - Thiên Chúa ở cùng chúng ta" với sự tham dự của rất đông đảo bà con giáo dân Công Giáo và tôn giáo bạn.
Khởi đầu đêm diễn nguyện, cha phó xứ Luciano Nguyễn Thành Tiến đã gợi lên ý nghĩa của đêm thánh thiêng mà Con Thiên Chúa đã giáng thế cứu chuộc muôn người; đồng thời, ngài cũng khai mạc đêm canh thức.
Chương trình diễn nguyện được bắt đầu với hoạt cảnh con người sa ngã. Sau khi Ađam và Eva - tổ tông loài người - bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng, từ đó con người phải lao động vất vả. Tuy nhiên, cũng từ biến cố ấy Thiên Chúa đã hứa ban Đấng Cứu Thế để cứu chuộc loài người. Và một Hài Nhi mang tên Giêsu đã chào đời. Người nằm trong máng cỏ đơn sơ nghèo hèn giá rét bên Mẹ Maria, thánh cả Giuse, các thiên thần ca vang, cùng các mục đồng vây quanh phủ phục kính thờ lạy Người. Sau bài hát Feliz Navida vui tươi rộn ràng, chương trình diễn nguyện được khép lại và cộng đoàn giáo xứ cùng nhau chuẩn bị tâm hồn bước vào thánh lễ kỷ niệm mừng Chúa giáng sinh 2017.
Thánh lễ bắt đầu vào lúc 20 giờ 30, dưới sự chủ tế của cha Đa Minh Nguyễn Đức Trung – Chánh xứ Bến Sắn; đồng tế với ngài có cha phó xứ Luciano; và trong trang nghiêm cộng đoàn cùng nhau cầu nguyện sốt sắng.
Trong bài giảng, cha Luciano đã nêu lên ý nghĩa sâu sắc của đoạn Tin Mừng qua những lời giảng rất thực tế sống động về lịch sử của ngày lễ Giáng sinh.
Sau thánh lễ, cha chánh xứ thay mặt bà con giáo dân gửi lời cám ơn sâu sắc đến các ban ngành đoàn thể thuộc chính quyền tỉnh Bình Dương, chính quyền địa phương của thị xã Tân Uyên, phường Khánh Bình, phường Tân Hiệp và các đoàn thể trong giáo xứ đã giúp đỡ góp phần làm cho đêm diễn nguyện được diễn ra tốt đẹp trong bầu khí ấm áp yêu thương tình huynh đệ.
Thánh lễ kết thúc lúc 21 giờ 30, mang trong tâm thức mỗi người tín hữu niềm hân hoan, vì Chúa đã giáng sinh mở ra kỷ nguyên cứu độ. Mọi người ra về, nở những nụ cười trên môi và chúc nhau một mùa Giáng sinh an lành, hạnh phúc.
Maria Hiếu – Truyền thông Phú Cường
Bình an dưới thế cho người Chúa thương"
Xem Hình
Hòa cùng không khí đất trời giao duyên đón mừng Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần, vào lúc 19 giờ 30, ngày 24/12/2017, cộng đoàn giáo xứ Bến Sắn đã tổ chức đêm diễn nguyện và thánh lễ kỷ niệm mừng Chúa giáng sinh với chủ đề "Emmanuel - Thiên Chúa ở cùng chúng ta" với sự tham dự của rất đông đảo bà con giáo dân Công Giáo và tôn giáo bạn.
Khởi đầu đêm diễn nguyện, cha phó xứ Luciano Nguyễn Thành Tiến đã gợi lên ý nghĩa của đêm thánh thiêng mà Con Thiên Chúa đã giáng thế cứu chuộc muôn người; đồng thời, ngài cũng khai mạc đêm canh thức.
Chương trình diễn nguyện được bắt đầu với hoạt cảnh con người sa ngã. Sau khi Ađam và Eva - tổ tông loài người - bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng, từ đó con người phải lao động vất vả. Tuy nhiên, cũng từ biến cố ấy Thiên Chúa đã hứa ban Đấng Cứu Thế để cứu chuộc loài người. Và một Hài Nhi mang tên Giêsu đã chào đời. Người nằm trong máng cỏ đơn sơ nghèo hèn giá rét bên Mẹ Maria, thánh cả Giuse, các thiên thần ca vang, cùng các mục đồng vây quanh phủ phục kính thờ lạy Người. Sau bài hát Feliz Navida vui tươi rộn ràng, chương trình diễn nguyện được khép lại và cộng đoàn giáo xứ cùng nhau chuẩn bị tâm hồn bước vào thánh lễ kỷ niệm mừng Chúa giáng sinh 2017.
Thánh lễ bắt đầu vào lúc 20 giờ 30, dưới sự chủ tế của cha Đa Minh Nguyễn Đức Trung – Chánh xứ Bến Sắn; đồng tế với ngài có cha phó xứ Luciano; và trong trang nghiêm cộng đoàn cùng nhau cầu nguyện sốt sắng.
Trong bài giảng, cha Luciano đã nêu lên ý nghĩa sâu sắc của đoạn Tin Mừng qua những lời giảng rất thực tế sống động về lịch sử của ngày lễ Giáng sinh.
Sau thánh lễ, cha chánh xứ thay mặt bà con giáo dân gửi lời cám ơn sâu sắc đến các ban ngành đoàn thể thuộc chính quyền tỉnh Bình Dương, chính quyền địa phương của thị xã Tân Uyên, phường Khánh Bình, phường Tân Hiệp và các đoàn thể trong giáo xứ đã giúp đỡ góp phần làm cho đêm diễn nguyện được diễn ra tốt đẹp trong bầu khí ấm áp yêu thương tình huynh đệ.
Thánh lễ kết thúc lúc 21 giờ 30, mang trong tâm thức mỗi người tín hữu niềm hân hoan, vì Chúa đã giáng sinh mở ra kỷ nguyên cứu độ. Mọi người ra về, nở những nụ cười trên môi và chúc nhau một mùa Giáng sinh an lành, hạnh phúc.
Maria Hiếu – Truyền thông Phú Cường
Thiếu Nhi Giáo Xứ Sơn Lộc Mừng Bổn Mạng Lễ Giáng Sinh
Tôma Đỗ Lộc Sơn
09:34 26/12/2017
Chiều ngày 25/12/2017, tại nhà thờ Sơn Lộc, cha xứ Simon Nguyễn Văn Thu đã dâng lễ kỷ niệm Chúa giáng sinh dành cho thiếu nhi. Ngày lễ này cũng là bổn mạng của các em.
Xem Hình
Cùng hiệp dâng có cha Antôn Lê Ngọc Tỉnh - Hội Thừa sai Việt Nam, cha Phêrô Vũ Bình Quốc - Dòng Phanxico Viện tu. Tham dự có quý tu sĩ, các em thiếu nhi và cha mẹ ông bà các em ước khoảng 1.500 người.
Các em thiếu nhi là mầm non của Giáo Hôi, của xã hội. Vì thế, các em cần được dạy dỗ, chỉ bảo. Dạy dỗ chỉ bảo yêu thương, dạy dỗ biết tha thứ cho nhau, dạy dỗ biết khiêm nhường, v.v. Dạy cho các em biết Đức Kitô Giêsu là nguồn mạch yêu thương, vì yêu thương nên Đức Kitô Giêsu cũng là Vua của tha thứ, Vua của khiêm nhường.
Bài giảng trong thánh lễ, cha Phêrô Vũ Bình Quốc đã dẫn dắt các em tin nhận Đức Kitô Giêsu là Đấng Cứu Thế và ngày hôm nay là kỷ niệm ngày Đức Kitô Giêsu giáng sinh.
Cha hỏi các em các câu hỏi:
- Người ta thường làm gì trong ngày lễ Giáng sinh?
Một em giơ tay xin trả lời: Người ta thường làm hang đá.
Một em khác: Người ta thường tặng quà cho nhau. Người ta thường chúc nhau bình an...
Cha Phêrô trả lời đáp án: Tất cả các câu trả lời là đúng. Thời trung cổ (khoảng năm 1200), một thầy dòng Phanxico khi đi viếng thánh địa Bêlem, đã được người dân chỉ đúng chỗ Chúa Giêsu sinh ra, thầy đã cảm nhật sâu sắc về nơi ấy. Một vùng đồi đá hoang vu lạnh lẽo, đây là nơi chăn nuôi gia súc của dân du mục. Cùng với các bạn, thầy đã dựng lên một túp lều trong những phiến đá lớn để làm nơi cầu nguyện. Mùa Giáng sinh năm ấy có đông đảo tín hữu cầu nguyện với các thầy. Khi trở về quê hương, thầy đã dựng lại hình ảnh này và từ đó hang đá được hình thành.
Ngày Chúa Giêsu giáng sinh là ngày nhân loại nhận được món quà lớn nhất từ Thiên Chúa. Thiên Chúa vì yêu thương đã ban tặng chính Con Một Ngài cho con người, vì thế con người cũng trao tặng cho nhau niềm vui, để mọi người được bình an, hạnh phúc. (Quà tặng nên hiểu là tinh thần và vật chất).
Thiếu nhi giáo xứ Sơn Lộc có khoảng 400 em, được chia ra làm nhiều lớp học. Trong dịp này, mỗi lớp làm một hang đá nhỏ theo sự hiểu biết của các em, có 12 hang đá được dâng kính Chúa Hài Đồng trong dịp lễ này.
Ước mong lời cầu nguyện của các em trong thánh lễ này được Chúa Hài Đồng chấp nhận và ban cho các em sự hiểu biết, lòng nhiệt thành để các em sẽ là những trụ cột vững chắc cho giáo xứ sau này.
Tôma Đỗ Lộc Sơn
Xem Hình
Cùng hiệp dâng có cha Antôn Lê Ngọc Tỉnh - Hội Thừa sai Việt Nam, cha Phêrô Vũ Bình Quốc - Dòng Phanxico Viện tu. Tham dự có quý tu sĩ, các em thiếu nhi và cha mẹ ông bà các em ước khoảng 1.500 người.
Các em thiếu nhi là mầm non của Giáo Hôi, của xã hội. Vì thế, các em cần được dạy dỗ, chỉ bảo. Dạy dỗ chỉ bảo yêu thương, dạy dỗ biết tha thứ cho nhau, dạy dỗ biết khiêm nhường, v.v. Dạy cho các em biết Đức Kitô Giêsu là nguồn mạch yêu thương, vì yêu thương nên Đức Kitô Giêsu cũng là Vua của tha thứ, Vua của khiêm nhường.
Bài giảng trong thánh lễ, cha Phêrô Vũ Bình Quốc đã dẫn dắt các em tin nhận Đức Kitô Giêsu là Đấng Cứu Thế và ngày hôm nay là kỷ niệm ngày Đức Kitô Giêsu giáng sinh.
Cha hỏi các em các câu hỏi:
- Người ta thường làm gì trong ngày lễ Giáng sinh?
Một em giơ tay xin trả lời: Người ta thường làm hang đá.
Một em khác: Người ta thường tặng quà cho nhau. Người ta thường chúc nhau bình an...
Cha Phêrô trả lời đáp án: Tất cả các câu trả lời là đúng. Thời trung cổ (khoảng năm 1200), một thầy dòng Phanxico khi đi viếng thánh địa Bêlem, đã được người dân chỉ đúng chỗ Chúa Giêsu sinh ra, thầy đã cảm nhật sâu sắc về nơi ấy. Một vùng đồi đá hoang vu lạnh lẽo, đây là nơi chăn nuôi gia súc của dân du mục. Cùng với các bạn, thầy đã dựng lên một túp lều trong những phiến đá lớn để làm nơi cầu nguyện. Mùa Giáng sinh năm ấy có đông đảo tín hữu cầu nguyện với các thầy. Khi trở về quê hương, thầy đã dựng lại hình ảnh này và từ đó hang đá được hình thành.
Ngày Chúa Giêsu giáng sinh là ngày nhân loại nhận được món quà lớn nhất từ Thiên Chúa. Thiên Chúa vì yêu thương đã ban tặng chính Con Một Ngài cho con người, vì thế con người cũng trao tặng cho nhau niềm vui, để mọi người được bình an, hạnh phúc. (Quà tặng nên hiểu là tinh thần và vật chất).
Thiếu nhi giáo xứ Sơn Lộc có khoảng 400 em, được chia ra làm nhiều lớp học. Trong dịp này, mỗi lớp làm một hang đá nhỏ theo sự hiểu biết của các em, có 12 hang đá được dâng kính Chúa Hài Đồng trong dịp lễ này.
Ước mong lời cầu nguyện của các em trong thánh lễ này được Chúa Hài Đồng chấp nhận và ban cho các em sự hiểu biết, lòng nhiệt thành để các em sẽ là những trụ cột vững chắc cho giáo xứ sau này.
Tôma Đỗ Lộc Sơn
Hoạt Cảnh Mừng Chúa Giáng Sinh Gx Đức Mẹ La Vang Orange CA
William Nguyến
10:57 26/12/2017
Hình Ảnh Hoạt Cảnh Mừng Chúa Giáng Sinh
Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Giáo Phận Orange California trong Đêm Vọng Chúa Giáng Sinh tại Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang lúc 6.00 chiều ngày 24/12/2017.
Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Giáo Phận Orange California trong Đêm Vọng Chúa Giáng Sinh tại Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang lúc 6.00 chiều ngày 24/12/2017.
Thánh Ca Canh Thức Giáng Sinh tại Cộng Đoàn Phục Sinh, Gabriel Mission, CA
Lê Sự
12:16 26/12/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Thánh Ca Cầu Nguyện Đêm Canh Thức Giáng Sinh.
Chủ Đề: ĐÊM BÌNH AN
Cộng Đoàn Phục Sinh, Giáo Xứ San Gabriel Mission, California thực hiện ngày 24 tháng 12 năm 2017.
Đại lễ Giáng Sinh 2017 tại giáo xứ CTTĐVN Seattle
Nguyễn An Qúy
16:07 26/12/2017
TUKWILA. Mùa Giáng Sinh năm nay đến với Giáo Hội sát vào Chúa Nhật IV Mùa Vọng, không khí Giáng Sinh lại đến với Giáo Xứ CTTĐVN Tổng Giáo phận Seattle ngay từ chiều thứ Bảy ngày 23 tháng 12 với Đêm Thánh Ca đón mừng Chúa Giáng Sinh mang chủ đề "Đêm An Bình" được diễn ra tại Hội trường Giáo xứ lúc 7 gìở tối. Đông đảo giáo dân và đồng hương đã tham dự đêm Thánh Ca thật sốt sắng. Chương trình Thánh ca "Đêm An Bình" đã đưa mọi người tham dự hướng lòng chuẩn bị tâm hồn để đón mừng Chúa Giáng Sinh. Mọi người hiện diện trong Hội trường đều lắng đọng tâm hồn, suốt hơn 3 tiếng đồng hồ, vừa nhâm nhi những thức ăn nhẹ, vừa thưởng thức những bài Thánh Ca mãi đến gần 11 gìờ mới chia tay ra về.
Xem Hình
Ngày Vọng Giáng Sinh. Chiều 24 tháng 12, ngày Chúa Nhật IV Mùa Vọng, mọi người nao nức hướng về mầu nhiệm thiêng liêng, Đêm Thánh vô cùng: Đêm Ngôi Hai Giáng Trần, hoà chung niềm vui với giáo hội hoàn vũ, giáo xứ CTTĐVN đi vào chương trình đại lễ Giáng Sinh một cách long trọng qua các thánh lễ theo phụng vụ từ lễ Vọng, Lễ Đêm và các thánh lễ vào ngày 25 gồm lễ Rạng Đông, lễ Ban ngày theo các giờ qui định của chương trình.
Cao nguyên tình xanh hôm nay ngày 24 tháng 12 từ 4 giờ chiều tuyết bắt đầu rơi. Nhiệt độ ngoài trời dưới 30 độ F, càng về chiều tuyết rơi càng mạnh. Chương trình đại lễ Giáng Sinh tại nhà thờ giáo xứ CTTĐVN bắt đầu Lễ Vọng từ lúc 5 giờ chiều. Khuôn viên nhà thờ tuyết phủ kín, tạo nên một khung cảnh khá đẹp với những cành cây đầy tuyết trắng điểm những hàng đèn đủ màu sắc lung linh dưới màn tuyết rơi. Thánh lễ Vọng lúc 5 giờ được mở đầu với chương trình Thánh Ca do ca đoàn Cung Chiều cử hành trước thánh lễ. Đông đảo giáo dân đã tham dự thánh Lễ Vọng một cách sốt sắng. Phần phụng vụ thánh lễ vọng qua tin mừng của thánh Matthêu giới thiệu về gia phả của Chúa Giêsu Kitô với thờ điểm Chúa Giêsu sinh ra: "Chúa Kitô giáng sinh trong hoàn cảnh sau đây: Mẹ Người là Maria đính hôn với Giuse, trước khi về chung sống với nhau, bà đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần...
Thánh lễ đêm được bắt đầu với chương trình Canh Thức đón mừng Chúa Giáng Sinh từ lúc 7giờ 30 qua phần diễn nguyện khá phong phú. Tuyết càng lúc càng nhiều, sân nhà thờ phủ kín tuyết trắng khá đẹp. Dù trời giá lạnh nhưng giáo dân vẫn chẳng ngại ngùng lái xe đến nhà thờ giữa cảnh tuyết rơi, nhà thơ đầy kín khi giờ diễn nguyện được bắt đầu. Hoạt cảnh diễn lại cuộc trở về quê của Mẹ Maria và thánh Giuse theo lệnh truyền của Hoàng Đế bắt toàn dân phải khai sổ bộ . Hai ông bà giữa đêm khuya đang đi tìm nhà trọ trong lúc Mẹ Maria gần đến giờ sinh con, cả hai đi gõ cửa từng nhà nhưng chẳng ai cho trọ. Quả thật Chúa đang tìm đến nhưng con người lại đóng kín cửa! Phần diễn nguyện hơn nửa tiếng đồng hồ đã đưa mọi người hiện diện cảm nghiệm được mầu nhiệm Ngôi Hai xuống thế làm ngươì trong hoàn cảnh khó tưởng tượng. Thánh lễ đêm bắt đầu lúc 8 giờ 15 phút. Hơn một ngàn rưởi giáo dân hiện diện trong đêm Chúa Giáng Sinh khi bài hát Đêm Đông lạnh lẻo Chúa Sinh ra đời, thật đúng vói khung cảnh của xứ cao nguyên tình xanh hôm nay. Mở đầu thánh lễ là phần rước Kiệu Chúa Hài Đồng. Cha chánh xứ Đào Xuân Thành, chủ sự cuộc rước kiệu và quý cha trong giáo xứ đồng tế thánh lễ có sự hiện của quý thầy phụ tế thánh lễ.
Phụng vụ thánh lễ đêm qua Tin mừng của thánh Luca giới thiệu bối cảnh Chúa Giáng trần với đoạn tin mừng: "Ngày ấy, có lệnh của hoàng đế Cêsarê Augustô ban ra, truyền cho khắp nơi phải làm sổ kiểm tra. Ðây là cuộc kiểm tra đầu tiên, thực hiện thời Quirinô làm thủ hiến xứ Syria. Mọi người đều lên đường trở về quê quán mình. Giuse cũng rời thị trấn Nadarét, trong xứ Galilêa, trở về quê quán của Ðavít, gọi là Bêlem, vì Giuse thuộc hoàng gia và là tôn thất dòng Ðavít, để khai kiểm tra cùng với Maria, bạn người, đang có thai. Sự việc xảy ra trong lúc ông bà đang ở đó, là Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa, và bà đã hạ sinh con trai đầu lòng. Bà bọc con trẻ trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong hàng quán.
Bấy giờ trong miền đó có những mục tử đang ở ngoài đồng và thức đêm để canh giữ đoàn vật mình. Bỗng có thiên thần Chúa hiện ra đứng gần bên họ, và ánh quang của Thiên Chúa bao toả chung quanh họ, khiến họ hết sức kinh sợ. Nhưng thiên thần Chúa đã bảo họ rằng: "Các ngươi đừng sợ, đây ta mang đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng cho cả toàn dân: Hôm nay Chúa Kitô, Ðấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi trong thành của Ðavít. Và đây là dấu hiệu để các ngươi nhận biết Người: Các ngươi sẽ thấy một hài nhi mới sinh, bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ".
Và bỗng chốc, cùng với các thiên thần, có một số đông thuộc đạo binh thiên quốc đồng thanh hát khen Chúa rằng: "Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, và bình an dưới thế cho người thiện tâm".
Thánh lễ kết thúc lúc 9 giờ 30 sau lời cám ơn của cha chánh xứ. Mọi người chào nhau trong lời chúc nhau một lễ Giáng Sinh an bình và xin cho nhau trở về trong sự bình an khi lái xe trên đường đầy tuyết, cũng may đường sá vẫn còn chưa đóng băng vì tuyết ướt nên xe chạy không mấy nguy hiểm.
Ngày 25 tháng 12, ngày lễ chính của đại lễ Chúa Giáng Sinh. Từ sáng sớm lúc 7giờ 30, giáo xứ có thánh lễ Rạng Đông. Tuy trời khá lạnh, nhưng số giáo dân tham dự thánh lễ này cũng khá đông đảo. Phần phụng vụ thánh lễ Rạng Đông do thánh Luca giới thiệu đoạn tin mừng việc Thiên Thần báo tin cho các mục đồng đang ở ngoài đồng trong khu vực gần nơi Chúa Giêsu sinh ra:" Khi các thiên thần biến đi, thì các mục tử nói với nhau rằng: "Chúng ta sang Bêlem và coi xem sự việc đã xảy ra mà Chúa đã cho chúng ta được biết". Rồi họ hối hả tới nơi và gặp thấy Maria, Giuse và Hài Nhi mới sinh nằm trong máng cỏ. Khi thấy thế, họ đã hiểu ngay lời đã báo về Hài Nhi này. Và tất cả những người nghe, đều ngạc nhiên về điều các mục tử thuật lại cho họ.
Còn Maria thì ghi nhớ tất cả những sự việc đó, và suy niệm trong lòng. Những mục tử trở về, họ tung hô ca ngợi Chúa về tất cả mọi điều họ đã nghe và xem thấy, đúng như lời đã báo cho họ.
Thánh lễ theo phụng vụ Lễ Ban Ngày của ngày lễ Chúa Giáng Sinh được cử hành lúc 9 giờ30 và 11gìờ 30 sáng. Năm nay số giáo dân tham dự các thánh lễ trong dịp đại lễ Chúa Giáng Sinh thật đông đảo. Thánh lễ nào trong nhà thờ cũng đầy kín các ghế ngồi và đông đảo giáo dân giáo đã ngồi nơi Hội Trường để dâng lễ.
Thánh lễ lúc 11giờ 30 do cha Trần Hữu Lân chủ tế và thầy phó tế Nghiệp phụ tế thánh lễ.
Kết thúc đại lễ GiángSinh với phần phụng vụ qua đoạn tin mừng thánh Gioan giới thiệu sự hiện diện của Đấng Hài Nhi qua mầu nhiệm nhập thể của Chúa Giêsu: "Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể, và Người đã cư ngụ giữa chúng ta".
Đoạn tin mừng như sau:
Từ nguyên thuỷ đã có Ngôi Lời, và Ngôi Lời vẫn ở với Thiên Chúa, và Ngôi Lời vẫn là Thiên Chúa. Người vẫn ở với Thiên Chúa ngay từ nguyên thủy.
Mọi vật đều do Người làm nên, và không có Người, thì chẳng vật chi đã được tác thành trong mọi cái đã được tác thành. Ở nơi Người vẫn có sự sống, và sự sống là sự sáng của nhân loại; sự sáng chiếu soi trong u tối, và u tối đã không tiếp nhận sự sáng.
Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đã đến nhằm việc chứng minh, để ông chứng minh về sự sáng, hầu cho mọi người nhờ ông mà tin. Chính ông không phải là sự sáng, nhưng đến để chứng minh về sự sáng.
Vẫn có sự sáng thực, sự sáng soi tỏ cho hết mọi người sinh vào thế gian này. Người vẫn ở trong thế gian, và thế gian đã do Người tác tạo, và thế gian đã không nhận biết Người. Người đã đến nhà các gia nhân Người, và các gia nhân Người đã không tiếp nhận Người. Nhưng phàm bao nhiêu kẻ đã tiếp nhận Người, thì Người cho họ được quyền trở nên con Thiên Chúa, tức là cho những ai tin vào danh Người. Những người này không do khí huyết, không do ý muốn xác thịt, cũng không do ý muốn của đàn ông, nhưng do Thiên Chúa mà sinh ra.
Và Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể, và Người đã cư ngụ giữa chúng tôi, và chúng tôi đã nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang Người nhận được bởi Chúa Cha, như của người Con Một đầy ân sủng và chân lý.
Gioan làm chứng về Người khi tuyên xưng rằng: "Ðây là Ðấng tôi tiên báo. Người đến sau tôi, nhưng xuất hiện trước tôi, vì Người có trước tôi".
Chính do sự sung mãn Người mà chúng ta hết thảy tiếp nhận ơn này tới ơn khác. Bởi vì Chúa ban Lề luật qua Môsê, nhưng ơn thánh và chân lý thì ban qua Ðức Giêsu Kitô. Không ai nhìn thấy Thiên Chúa, nhưng chính Con Một Chúa, Ðấng ngự trong Chúa Cha, sẽ mạc khải cho chúng ta.
Thầy Nghiệp phụ trách giảng lễ. Bài chia sẻ khá súc tích qua giọng nói thu hút, khiến mọi người chăm chú nghe bài giảng một cách sốt sắng.
Tưởng cũng nên biết thầy Nghiệp là chủng sinh thuộc Dòng Thánh Tâm Huế được sang tu học tại Hoa Kỳ và vừa chịu chức sáu phó tế trong kỳ hè vừa qua. Sang năm 2018 thầy sẽ được thụ phogn linh mục. Xin cầu nguyện cho thầy.
Thánh lễ mừng đại lễ Chúa Giáng Sinh kết thúc với lời chúc mừng Giáng Sinh đến mọi ngươì của cha Trần Hữu Lân. Trong tâm tình cầu nguyện, mọi người lại có dịp viếng các hang đá khá đẹp từ trong nhà thờ, nơi Hội Trường và cả hang đá rộng lớn được dựng lên bên ngoài nhà thờ.
Bình an dưới thế cho người thiện tâm.
Nguyễn An Quý
Xem Hình
Ngày Vọng Giáng Sinh. Chiều 24 tháng 12, ngày Chúa Nhật IV Mùa Vọng, mọi người nao nức hướng về mầu nhiệm thiêng liêng, Đêm Thánh vô cùng: Đêm Ngôi Hai Giáng Trần, hoà chung niềm vui với giáo hội hoàn vũ, giáo xứ CTTĐVN đi vào chương trình đại lễ Giáng Sinh một cách long trọng qua các thánh lễ theo phụng vụ từ lễ Vọng, Lễ Đêm và các thánh lễ vào ngày 25 gồm lễ Rạng Đông, lễ Ban ngày theo các giờ qui định của chương trình.
Cao nguyên tình xanh hôm nay ngày 24 tháng 12 từ 4 giờ chiều tuyết bắt đầu rơi. Nhiệt độ ngoài trời dưới 30 độ F, càng về chiều tuyết rơi càng mạnh. Chương trình đại lễ Giáng Sinh tại nhà thờ giáo xứ CTTĐVN bắt đầu Lễ Vọng từ lúc 5 giờ chiều. Khuôn viên nhà thờ tuyết phủ kín, tạo nên một khung cảnh khá đẹp với những cành cây đầy tuyết trắng điểm những hàng đèn đủ màu sắc lung linh dưới màn tuyết rơi. Thánh lễ Vọng lúc 5 giờ được mở đầu với chương trình Thánh Ca do ca đoàn Cung Chiều cử hành trước thánh lễ. Đông đảo giáo dân đã tham dự thánh Lễ Vọng một cách sốt sắng. Phần phụng vụ thánh lễ vọng qua tin mừng của thánh Matthêu giới thiệu về gia phả của Chúa Giêsu Kitô với thờ điểm Chúa Giêsu sinh ra: "Chúa Kitô giáng sinh trong hoàn cảnh sau đây: Mẹ Người là Maria đính hôn với Giuse, trước khi về chung sống với nhau, bà đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần...
Thánh lễ đêm được bắt đầu với chương trình Canh Thức đón mừng Chúa Giáng Sinh từ lúc 7giờ 30 qua phần diễn nguyện khá phong phú. Tuyết càng lúc càng nhiều, sân nhà thờ phủ kín tuyết trắng khá đẹp. Dù trời giá lạnh nhưng giáo dân vẫn chẳng ngại ngùng lái xe đến nhà thờ giữa cảnh tuyết rơi, nhà thơ đầy kín khi giờ diễn nguyện được bắt đầu. Hoạt cảnh diễn lại cuộc trở về quê của Mẹ Maria và thánh Giuse theo lệnh truyền của Hoàng Đế bắt toàn dân phải khai sổ bộ . Hai ông bà giữa đêm khuya đang đi tìm nhà trọ trong lúc Mẹ Maria gần đến giờ sinh con, cả hai đi gõ cửa từng nhà nhưng chẳng ai cho trọ. Quả thật Chúa đang tìm đến nhưng con người lại đóng kín cửa! Phần diễn nguyện hơn nửa tiếng đồng hồ đã đưa mọi người hiện diện cảm nghiệm được mầu nhiệm Ngôi Hai xuống thế làm ngươì trong hoàn cảnh khó tưởng tượng. Thánh lễ đêm bắt đầu lúc 8 giờ 15 phút. Hơn một ngàn rưởi giáo dân hiện diện trong đêm Chúa Giáng Sinh khi bài hát Đêm Đông lạnh lẻo Chúa Sinh ra đời, thật đúng vói khung cảnh của xứ cao nguyên tình xanh hôm nay. Mở đầu thánh lễ là phần rước Kiệu Chúa Hài Đồng. Cha chánh xứ Đào Xuân Thành, chủ sự cuộc rước kiệu và quý cha trong giáo xứ đồng tế thánh lễ có sự hiện của quý thầy phụ tế thánh lễ.
Phụng vụ thánh lễ đêm qua Tin mừng của thánh Luca giới thiệu bối cảnh Chúa Giáng trần với đoạn tin mừng: "Ngày ấy, có lệnh của hoàng đế Cêsarê Augustô ban ra, truyền cho khắp nơi phải làm sổ kiểm tra. Ðây là cuộc kiểm tra đầu tiên, thực hiện thời Quirinô làm thủ hiến xứ Syria. Mọi người đều lên đường trở về quê quán mình. Giuse cũng rời thị trấn Nadarét, trong xứ Galilêa, trở về quê quán của Ðavít, gọi là Bêlem, vì Giuse thuộc hoàng gia và là tôn thất dòng Ðavít, để khai kiểm tra cùng với Maria, bạn người, đang có thai. Sự việc xảy ra trong lúc ông bà đang ở đó, là Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa, và bà đã hạ sinh con trai đầu lòng. Bà bọc con trẻ trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong hàng quán.
Bấy giờ trong miền đó có những mục tử đang ở ngoài đồng và thức đêm để canh giữ đoàn vật mình. Bỗng có thiên thần Chúa hiện ra đứng gần bên họ, và ánh quang của Thiên Chúa bao toả chung quanh họ, khiến họ hết sức kinh sợ. Nhưng thiên thần Chúa đã bảo họ rằng: "Các ngươi đừng sợ, đây ta mang đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng cho cả toàn dân: Hôm nay Chúa Kitô, Ðấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi trong thành của Ðavít. Và đây là dấu hiệu để các ngươi nhận biết Người: Các ngươi sẽ thấy một hài nhi mới sinh, bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ".
Và bỗng chốc, cùng với các thiên thần, có một số đông thuộc đạo binh thiên quốc đồng thanh hát khen Chúa rằng: "Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, và bình an dưới thế cho người thiện tâm".
Thánh lễ kết thúc lúc 9 giờ 30 sau lời cám ơn của cha chánh xứ. Mọi người chào nhau trong lời chúc nhau một lễ Giáng Sinh an bình và xin cho nhau trở về trong sự bình an khi lái xe trên đường đầy tuyết, cũng may đường sá vẫn còn chưa đóng băng vì tuyết ướt nên xe chạy không mấy nguy hiểm.
Ngày 25 tháng 12, ngày lễ chính của đại lễ Chúa Giáng Sinh. Từ sáng sớm lúc 7giờ 30, giáo xứ có thánh lễ Rạng Đông. Tuy trời khá lạnh, nhưng số giáo dân tham dự thánh lễ này cũng khá đông đảo. Phần phụng vụ thánh lễ Rạng Đông do thánh Luca giới thiệu đoạn tin mừng việc Thiên Thần báo tin cho các mục đồng đang ở ngoài đồng trong khu vực gần nơi Chúa Giêsu sinh ra:" Khi các thiên thần biến đi, thì các mục tử nói với nhau rằng: "Chúng ta sang Bêlem và coi xem sự việc đã xảy ra mà Chúa đã cho chúng ta được biết". Rồi họ hối hả tới nơi và gặp thấy Maria, Giuse và Hài Nhi mới sinh nằm trong máng cỏ. Khi thấy thế, họ đã hiểu ngay lời đã báo về Hài Nhi này. Và tất cả những người nghe, đều ngạc nhiên về điều các mục tử thuật lại cho họ.
Còn Maria thì ghi nhớ tất cả những sự việc đó, và suy niệm trong lòng. Những mục tử trở về, họ tung hô ca ngợi Chúa về tất cả mọi điều họ đã nghe và xem thấy, đúng như lời đã báo cho họ.
Thánh lễ theo phụng vụ Lễ Ban Ngày của ngày lễ Chúa Giáng Sinh được cử hành lúc 9 giờ30 và 11gìờ 30 sáng. Năm nay số giáo dân tham dự các thánh lễ trong dịp đại lễ Chúa Giáng Sinh thật đông đảo. Thánh lễ nào trong nhà thờ cũng đầy kín các ghế ngồi và đông đảo giáo dân giáo đã ngồi nơi Hội Trường để dâng lễ.
Thánh lễ lúc 11giờ 30 do cha Trần Hữu Lân chủ tế và thầy phó tế Nghiệp phụ tế thánh lễ.
Kết thúc đại lễ GiángSinh với phần phụng vụ qua đoạn tin mừng thánh Gioan giới thiệu sự hiện diện của Đấng Hài Nhi qua mầu nhiệm nhập thể của Chúa Giêsu: "Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể, và Người đã cư ngụ giữa chúng ta".
Đoạn tin mừng như sau:
Từ nguyên thuỷ đã có Ngôi Lời, và Ngôi Lời vẫn ở với Thiên Chúa, và Ngôi Lời vẫn là Thiên Chúa. Người vẫn ở với Thiên Chúa ngay từ nguyên thủy.
Mọi vật đều do Người làm nên, và không có Người, thì chẳng vật chi đã được tác thành trong mọi cái đã được tác thành. Ở nơi Người vẫn có sự sống, và sự sống là sự sáng của nhân loại; sự sáng chiếu soi trong u tối, và u tối đã không tiếp nhận sự sáng.
Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đã đến nhằm việc chứng minh, để ông chứng minh về sự sáng, hầu cho mọi người nhờ ông mà tin. Chính ông không phải là sự sáng, nhưng đến để chứng minh về sự sáng.
Vẫn có sự sáng thực, sự sáng soi tỏ cho hết mọi người sinh vào thế gian này. Người vẫn ở trong thế gian, và thế gian đã do Người tác tạo, và thế gian đã không nhận biết Người. Người đã đến nhà các gia nhân Người, và các gia nhân Người đã không tiếp nhận Người. Nhưng phàm bao nhiêu kẻ đã tiếp nhận Người, thì Người cho họ được quyền trở nên con Thiên Chúa, tức là cho những ai tin vào danh Người. Những người này không do khí huyết, không do ý muốn xác thịt, cũng không do ý muốn của đàn ông, nhưng do Thiên Chúa mà sinh ra.
Và Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể, và Người đã cư ngụ giữa chúng tôi, và chúng tôi đã nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang Người nhận được bởi Chúa Cha, như của người Con Một đầy ân sủng và chân lý.
Gioan làm chứng về Người khi tuyên xưng rằng: "Ðây là Ðấng tôi tiên báo. Người đến sau tôi, nhưng xuất hiện trước tôi, vì Người có trước tôi".
Chính do sự sung mãn Người mà chúng ta hết thảy tiếp nhận ơn này tới ơn khác. Bởi vì Chúa ban Lề luật qua Môsê, nhưng ơn thánh và chân lý thì ban qua Ðức Giêsu Kitô. Không ai nhìn thấy Thiên Chúa, nhưng chính Con Một Chúa, Ðấng ngự trong Chúa Cha, sẽ mạc khải cho chúng ta.
Thầy Nghiệp phụ trách giảng lễ. Bài chia sẻ khá súc tích qua giọng nói thu hút, khiến mọi người chăm chú nghe bài giảng một cách sốt sắng.
Tưởng cũng nên biết thầy Nghiệp là chủng sinh thuộc Dòng Thánh Tâm Huế được sang tu học tại Hoa Kỳ và vừa chịu chức sáu phó tế trong kỳ hè vừa qua. Sang năm 2018 thầy sẽ được thụ phogn linh mục. Xin cầu nguyện cho thầy.
Thánh lễ mừng đại lễ Chúa Giáng Sinh kết thúc với lời chúc mừng Giáng Sinh đến mọi ngươì của cha Trần Hữu Lân. Trong tâm tình cầu nguyện, mọi người lại có dịp viếng các hang đá khá đẹp từ trong nhà thờ, nơi Hội Trường và cả hang đá rộng lớn được dựng lên bên ngoài nhà thờ.
Bình an dưới thế cho người thiện tâm.
Nguyễn An Quý
Hát Giáng Sinh Cộng Đoàn Đức Mẹ Lộ Đức, Montclair, San Bernadino, CA ngày 25/12/2017.
Hóa Dung
18:04 26/12/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hát Giáng Sinh - Cộng Đoàn Đức Mẹ Lộ Đức, Montclair, San Bernadino, CA ngày 25 tháng 12 năm 2017.
Cùng Đi Belem
Sáng Tác: Lm Hoài Đức & Vĩnh Phước
Trình Bày: Ca Đoàn Hiển Linh, Giáo Xứ Đức Mẹ Lộ Đức, Montclair
Trước Nôi Rơm Hèn
Sáng Tác: Thanh Thanh
Trình Bày: Ca Đoàn Hiển Linh, Giáo Xứ Đức Mẹ Lộ Đức, Montclair
và toàn thể giáo dân cùng hát bài Đêm Thánh Vô Cùng Mừng Chúa Giáng Sinh
Nhóm công tác xã hội Bông Hồng Xanh công tác tỉnh Khánh Hòa
Maria Vũ Loan
10:29 26/12/2017
Nhóm công tác xã hội Bông Hồng Xanh vừa có một chuyến công tác đến tỉnh Khánh Hòa trong tâm tình mừng Chúa Giáng Sinh. Trong hai ngày ở đây, chúng tôi đã đến thăm giáo xứ Đồng Hộ (Xuân Phú 1, Suối Tiên, Diên Khánh) nơi có ngôi nhà thờ bị sập hoàn toàn sau cơn bão số 12 và sau đó đến phát quà cho người dân tộc thuộc giáo xứ Khánh Vĩnh – ngôi nhà thờ duy nhất của huyện miền núi Khánh Vĩnh.
Xem hình
Chuyến bay Sài Gòn – Cam Ranh đưa chúng tôi đến thành phố Nha Trang thật nhanh và dễ chịu vì chiếc máy bay của Vietjet “mới toanh” và chúng tôi được tạm trú ở nhà thờ Bắc Thành. Thú thật, có một số lần chúng tôi đến Nha Trang nhưng là đi du lịch, lần này mới mang ý nghĩa từ thiện; vì thế chúng tôi nhờ cha giám đốc Caritas của giáo phận Nha Trang hướng dẫn.
Vừa ổn định xong nơi tạm trú, chúng tôi ra phố chợ để mua 500 hộp bánh Riz và kẹo nho tím để làm quà cho các cháu, còn những “tờ tiền” mệnh giá 50.000 đồng, 20.000 đồng và 10.000 đồng thì đã chuẩn bị sẵn từ Sài Gòn.
Thành phố Nha Trang vẫn sạch đẹp thông thoáng vì cơn bão số 12 đã qua được hai tháng nay. Người ta dọn dẹp sạch sẽ, cây cối được xén tỉa gọn gàng. Xe cộ cũng tấp nập nhưng không chen chúc như ở Sài Gòn và bầu khí có phần sạch hơn rất nhiều. Chúng tôi đi rảo trên phố, ăn một món đặc sản Nha Trang là nem nướng, món này giá rẻ hơn ở Sài Gòn đến ba lần rồi trở về.
Sáng sớm ngày 24/12/2017, cha Giám đốc Caritas đích thân lái chiếc xe bán tải chở hai người chúng tôi, một Sơ và một giáo lý viên cùng đi; trong khi xe tải của nhà thờ thì chở bánh kẹo và Ông già Noel, bon bon đến giáo xứ Đồng Hộ, cách TP Nha Trang khoảng gần 30 km. Quãng đường đi có quang cảnh đẹp, đường xá tốt, nhưng từ khu chợ Suối Dầu thì đường có phần hẹp, hơi gập ghềnh; vùng này có nhiều suối, đá và cát. Đây là vùng tâm bão số 12, những làng dưới chân núi bị ảnh hưởng rất nặng.
Linh mục Phêrô Ngô Ngọc Lắm, chánh xứ Đồng Hộ, vui vẻ đón tiếp chúng tôi trong khi khoảng 150 em thiếu nhi háo hức mong nhận quà. Chúng tôi đứng ở ngay sân nhà thờ bị sập để trao quà Noel. Quà của các cháu là một hộp bánh Riz, một gói kẹo nho và tờ tiền 20.000 đồng. Vì phải đến hai nơi trong một buổi sáng nên chúng tôi nói lời “Chúc Mừng Giáng Sinh” nhanh gọn và tặng quà cho các cháu một cách vội vàng nhưng không thiếu sự ân cần, yêu thương. Sau cơn bão số 12 vừa qua, nhà thờ Đồng Hộ đã bị thiệt hại nặng nề: mặt tiền nhà thờ bị sụp đổ, mái tôn bị gió cuốn bay và nhà xứ cũng bị tốc ngói. Không chỉ có nhà thờ bị thiệt hại mà hầu hết là nhà cửa của bà con dân cư quanh vùng cũng bị hư hại nặng. Có nhìn hình ảnh nhà thờ bị thiệt hại trong bão mới hiểu được nỗi lo của cha chánh xứ ở đây.
Từ nhà thờ Đồng Hộ, xe phải đi khoảng 15 cây số nữa chúng tôi mới đến được nhà thờ Khánh Vĩnh. Theo thống kê của huyện vào năm 2014 thì diện tích toàn huyện Khánh Vĩnh là 1.165 Ki-lô-mét vuông với dân số là 36.024 người, gốm 15 dân tộc thiểu số cùng chung sống. Phần lớn người dân sinh sống bằng nương rẫy như cây lương thực lúa, ngô, củ quả; cây công nghiệp như mía, khoai mì, cây keo là nguyên liệu giấy; một số gia đình thì chăn nuôi bò lợn và gia cầm... Hiện nay, giáo xứ có khoảng 3.000 giáo dân và được quí cha dòng Phanxicô coi sóc.
Vừa đến giáo xứ, chúng tôi đã xúc động khi thấy có nhiều anh chị em người dân tộc và các cháu thiếu nhi đứng rải rác, tất cả đang có ý chờ. Chúng tôi hội ý nhanh để tìm cách phát quà cho phù hợp tại nơi đây, làm sao cho cả người lớn và các cháu bé đều có quà tặng và tiền nữa. Chẳng “hát ca múa máy”, cũng chẳng micro, chúng tôi phát mũ Noel, nhờ cha Giám đốc Caritas phát áo mới cho người lớn, sau đó mới phát quà chung. Cha Caritas luôn sát cánh bên chúng tôi, nhắc nhở và giúp cho việc phát quà diễn ra tốt đẹp. Cha chánh xứ Khánh Vĩnh và một thầy là tu sĩ của hội dòng có mặt âm thầm trong đám đông. Chúng tôi nhờ người đóng vai Ông già Noel năm nay là một anh trong Ban Caritas, là người rất năng nổ trong công việc bái ái xã hội. Anh tốt tướng đến nỗi khi mặc bộ đồ Ông già Noel không cần phải “chèn gối vào bụng” cho đẹp! Chỉ tiếc rằng chúng tôi quên không dặn dò anh, phải có những cử chỉ thân thiện với các cháu và ân cần khi trao quà.
Nhịp nhàng khi tặng quà nhưng không theo một “qui định” nào cả: cháu nào gầy còm đen đủi thì được mấy tờ tiền, em nào sáng sủa lại mặc áo đẹp thì được ít thôi; bà mẹ địu con trước ngực thì được gấp đôi “tiêu chuẩn”, người già cũng vậy, mấy ông trùm giáo họ người dân tộc thì được gấp ba lần.... Cách chia sẻ rất cảm tính nhưng đong đầy tình thương múc từ Đức Kitô làm lòng chúng tôi vui khó tả khi những cọc tiền đã phát hết. Dường như những con đường bỗng rộn ràng hơn khi có nhiều trẻ em vui bước ra về.
Rồi chúng tôi được ăn trưa trong một quán ở gần bìa rừng do cha xứ Đồng Hộ giới thiệu. Chỉ gọn trong một bàn tròn có chín người nhưng chúng tôi e ngại khi thấy có các món thịt nhím, nai rừng, heo “tươi” (thịt heo bình thường mà rất ngon) và gà “lang thang” trong rừng; nhưng cha nói: “Đây là tiệc mừng Giáng Sinh. Một gia đình giáo dân có ý chiêu đãi cả đoàn mà!”.
Đến tối chúng tôi được tham dự diễn nguyện thánh lễ đêm Giáng Sinh tại nhà thờ Bắc Thành mà cha giám đốc Caritas Phêrô Trần Huy Hoàng chính là linh mục chánh xứ. Thật là tuyệt vời vì bên trong nhà thờ sạch đẹp, cách bài trí lịch sự, nề nếp trang nghiêm như là một “nhà thờ Chánh Tòa thu nhỏ”! Phần diễn nguyện trước thánh lễ sốt sắng và đẹp đến nao lòng người: trang phục rất mới, các thiên thần lấp la lấp lánh, âm thanh rõ ràng, ánh sáng hợp lý cho từng tiêu đề Cựu Ước, Tân Ước. Chính cha xứ diễn giải phần diễn nguyện. Đặc biệt là hang đá ngay giữa cung thánh, phía sau bàn thờ, không quá to cũng không quá nhỏ.
Đặc biệt hơn nữa là sau thánh lễ đồng tế có cha chánh xứ, cha phó và thầy phó tế, là tiệc buffet đứng có trà, bánh, rượu dành cho tất cả giáo dân. Có lẽ không ai quan trọng tiệc bàn tròn có những gì mà chỉ chú ý đến lời chúc mừng Giáng Sinh. Cha chánh xứ cụng ly người này người nọ, chụp hình với chiếc ly nhỏ trong tay. Tiếng cười nói rộn ràng, vui vẻ và bầu khí có gì đó “thánh thiêng” đến nỗi chúng tôi ao ước nhiều giáo xứ sẽ làm như vậy.
Chúng tôi về đến Sài Gòn vào sáng ngày 25/12 trong cơn mưa nặng hạt mà lòng chúng tôi vẫn chứa đầy ắp vẻ tươi cười của trẻ con, tiếng cảm ơn “lơ lớ” của người lớn khi được nhận quà. Một chuyến đi thành công tốt đẹp. Xin cảm ơn quí ân nhân đã nhiều tặng quà; cha Giám đốc VietCatholic & Quí anh chị Ban Biên Tập đã an ủi, giúp chúng con an tâm cất bước lên đường. Và xin cảm ơn cả người lớn và trẻ em đã đến nhận quà từ tay Nhóm Bông Hồng Xanh.
******************************
Xem hình
Chuyến bay Sài Gòn – Cam Ranh đưa chúng tôi đến thành phố Nha Trang thật nhanh và dễ chịu vì chiếc máy bay của Vietjet “mới toanh” và chúng tôi được tạm trú ở nhà thờ Bắc Thành. Thú thật, có một số lần chúng tôi đến Nha Trang nhưng là đi du lịch, lần này mới mang ý nghĩa từ thiện; vì thế chúng tôi nhờ cha giám đốc Caritas của giáo phận Nha Trang hướng dẫn.
Vừa ổn định xong nơi tạm trú, chúng tôi ra phố chợ để mua 500 hộp bánh Riz và kẹo nho tím để làm quà cho các cháu, còn những “tờ tiền” mệnh giá 50.000 đồng, 20.000 đồng và 10.000 đồng thì đã chuẩn bị sẵn từ Sài Gòn.
Thành phố Nha Trang vẫn sạch đẹp thông thoáng vì cơn bão số 12 đã qua được hai tháng nay. Người ta dọn dẹp sạch sẽ, cây cối được xén tỉa gọn gàng. Xe cộ cũng tấp nập nhưng không chen chúc như ở Sài Gòn và bầu khí có phần sạch hơn rất nhiều. Chúng tôi đi rảo trên phố, ăn một món đặc sản Nha Trang là nem nướng, món này giá rẻ hơn ở Sài Gòn đến ba lần rồi trở về.
Sáng sớm ngày 24/12/2017, cha Giám đốc Caritas đích thân lái chiếc xe bán tải chở hai người chúng tôi, một Sơ và một giáo lý viên cùng đi; trong khi xe tải của nhà thờ thì chở bánh kẹo và Ông già Noel, bon bon đến giáo xứ Đồng Hộ, cách TP Nha Trang khoảng gần 30 km. Quãng đường đi có quang cảnh đẹp, đường xá tốt, nhưng từ khu chợ Suối Dầu thì đường có phần hẹp, hơi gập ghềnh; vùng này có nhiều suối, đá và cát. Đây là vùng tâm bão số 12, những làng dưới chân núi bị ảnh hưởng rất nặng.
Linh mục Phêrô Ngô Ngọc Lắm, chánh xứ Đồng Hộ, vui vẻ đón tiếp chúng tôi trong khi khoảng 150 em thiếu nhi háo hức mong nhận quà. Chúng tôi đứng ở ngay sân nhà thờ bị sập để trao quà Noel. Quà của các cháu là một hộp bánh Riz, một gói kẹo nho và tờ tiền 20.000 đồng. Vì phải đến hai nơi trong một buổi sáng nên chúng tôi nói lời “Chúc Mừng Giáng Sinh” nhanh gọn và tặng quà cho các cháu một cách vội vàng nhưng không thiếu sự ân cần, yêu thương. Sau cơn bão số 12 vừa qua, nhà thờ Đồng Hộ đã bị thiệt hại nặng nề: mặt tiền nhà thờ bị sụp đổ, mái tôn bị gió cuốn bay và nhà xứ cũng bị tốc ngói. Không chỉ có nhà thờ bị thiệt hại mà hầu hết là nhà cửa của bà con dân cư quanh vùng cũng bị hư hại nặng. Có nhìn hình ảnh nhà thờ bị thiệt hại trong bão mới hiểu được nỗi lo của cha chánh xứ ở đây.
Từ nhà thờ Đồng Hộ, xe phải đi khoảng 15 cây số nữa chúng tôi mới đến được nhà thờ Khánh Vĩnh. Theo thống kê của huyện vào năm 2014 thì diện tích toàn huyện Khánh Vĩnh là 1.165 Ki-lô-mét vuông với dân số là 36.024 người, gốm 15 dân tộc thiểu số cùng chung sống. Phần lớn người dân sinh sống bằng nương rẫy như cây lương thực lúa, ngô, củ quả; cây công nghiệp như mía, khoai mì, cây keo là nguyên liệu giấy; một số gia đình thì chăn nuôi bò lợn và gia cầm... Hiện nay, giáo xứ có khoảng 3.000 giáo dân và được quí cha dòng Phanxicô coi sóc.
Vừa đến giáo xứ, chúng tôi đã xúc động khi thấy có nhiều anh chị em người dân tộc và các cháu thiếu nhi đứng rải rác, tất cả đang có ý chờ. Chúng tôi hội ý nhanh để tìm cách phát quà cho phù hợp tại nơi đây, làm sao cho cả người lớn và các cháu bé đều có quà tặng và tiền nữa. Chẳng “hát ca múa máy”, cũng chẳng micro, chúng tôi phát mũ Noel, nhờ cha Giám đốc Caritas phát áo mới cho người lớn, sau đó mới phát quà chung. Cha Caritas luôn sát cánh bên chúng tôi, nhắc nhở và giúp cho việc phát quà diễn ra tốt đẹp. Cha chánh xứ Khánh Vĩnh và một thầy là tu sĩ của hội dòng có mặt âm thầm trong đám đông. Chúng tôi nhờ người đóng vai Ông già Noel năm nay là một anh trong Ban Caritas, là người rất năng nổ trong công việc bái ái xã hội. Anh tốt tướng đến nỗi khi mặc bộ đồ Ông già Noel không cần phải “chèn gối vào bụng” cho đẹp! Chỉ tiếc rằng chúng tôi quên không dặn dò anh, phải có những cử chỉ thân thiện với các cháu và ân cần khi trao quà.
Nhịp nhàng khi tặng quà nhưng không theo một “qui định” nào cả: cháu nào gầy còm đen đủi thì được mấy tờ tiền, em nào sáng sủa lại mặc áo đẹp thì được ít thôi; bà mẹ địu con trước ngực thì được gấp đôi “tiêu chuẩn”, người già cũng vậy, mấy ông trùm giáo họ người dân tộc thì được gấp ba lần.... Cách chia sẻ rất cảm tính nhưng đong đầy tình thương múc từ Đức Kitô làm lòng chúng tôi vui khó tả khi những cọc tiền đã phát hết. Dường như những con đường bỗng rộn ràng hơn khi có nhiều trẻ em vui bước ra về.
Rồi chúng tôi được ăn trưa trong một quán ở gần bìa rừng do cha xứ Đồng Hộ giới thiệu. Chỉ gọn trong một bàn tròn có chín người nhưng chúng tôi e ngại khi thấy có các món thịt nhím, nai rừng, heo “tươi” (thịt heo bình thường mà rất ngon) và gà “lang thang” trong rừng; nhưng cha nói: “Đây là tiệc mừng Giáng Sinh. Một gia đình giáo dân có ý chiêu đãi cả đoàn mà!”.
Đến tối chúng tôi được tham dự diễn nguyện thánh lễ đêm Giáng Sinh tại nhà thờ Bắc Thành mà cha giám đốc Caritas Phêrô Trần Huy Hoàng chính là linh mục chánh xứ. Thật là tuyệt vời vì bên trong nhà thờ sạch đẹp, cách bài trí lịch sự, nề nếp trang nghiêm như là một “nhà thờ Chánh Tòa thu nhỏ”! Phần diễn nguyện trước thánh lễ sốt sắng và đẹp đến nao lòng người: trang phục rất mới, các thiên thần lấp la lấp lánh, âm thanh rõ ràng, ánh sáng hợp lý cho từng tiêu đề Cựu Ước, Tân Ước. Chính cha xứ diễn giải phần diễn nguyện. Đặc biệt là hang đá ngay giữa cung thánh, phía sau bàn thờ, không quá to cũng không quá nhỏ.
Đặc biệt hơn nữa là sau thánh lễ đồng tế có cha chánh xứ, cha phó và thầy phó tế, là tiệc buffet đứng có trà, bánh, rượu dành cho tất cả giáo dân. Có lẽ không ai quan trọng tiệc bàn tròn có những gì mà chỉ chú ý đến lời chúc mừng Giáng Sinh. Cha chánh xứ cụng ly người này người nọ, chụp hình với chiếc ly nhỏ trong tay. Tiếng cười nói rộn ràng, vui vẻ và bầu khí có gì đó “thánh thiêng” đến nỗi chúng tôi ao ước nhiều giáo xứ sẽ làm như vậy.
Chúng tôi về đến Sài Gòn vào sáng ngày 25/12 trong cơn mưa nặng hạt mà lòng chúng tôi vẫn chứa đầy ắp vẻ tươi cười của trẻ con, tiếng cảm ơn “lơ lớ” của người lớn khi được nhận quà. Một chuyến đi thành công tốt đẹp. Xin cảm ơn quí ân nhân đã nhiều tặng quà; cha Giám đốc VietCatholic & Quí anh chị Ban Biên Tập đã an ủi, giúp chúng con an tâm cất bước lên đường. Và xin cảm ơn cả người lớn và trẻ em đã đến nhận quà từ tay Nhóm Bông Hồng Xanh.
******************************
Video “Đêm Thánh Nhạc: An Bình 2017” Giáo Xứ Châu Khê, Kontum thực hiện.
VietCatholic Network
10:48 26/12/2017
Video “Đêm Thánh Nhạc: An Bình 2017” Giáo Xứ Châu Khê, Kontum thực hiện.
1. Giới thiệu
2. Phát biểu khai mạc
3. Sứ Thần Truyền Tin
4. Từ Lúc Mẹ Xin Vâng
5. Hoạt cảnh: Chúa Giáng Sinh
6. We Wish You A Merry Christmas
7. Ngài Đến Tìm Con
8. Gia Đình Nhỏ Hạnh Phúc To
9. Know Her
10. Christmas Dance
11. Nhà Mình Rất Vui
12. Giáng Sinh Về
13. Người Mẫu
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lịch sử ngày lễ mừng sinh nhật Chúa Giêsu
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
10:14 26/12/2017
Hằng năm người tín hữu Chúa Kitô mừng lễ sinh nhật Đấng cứu thế sinh xuống trần gian làm người.
Mừng lễ với tâm tình vui mừng hạnh phúc. Vì Chúa Giêsu, đấng cứu thế, Con Thiên Chúa, từ trời cao mang ánh sáng ơn tha thứ bình an đến cho con người.
Từ ngày Ông Bà Nguyên tổ Adong Evà lỗi giới răn phạm tội ăn trái cấm, bị Thiên Chúa đuổi ra khỏi vườn địa đàng, con người phải sống trong bóng tối tội lỗi gây ra mất bình an cho tâm hồn, nhất là hình phạt phải chết, phải đau khổ.
Mừng lễ với lòng biết ơn. Vì được chính Con Thiên Chúa cùng chia sẻ thân phận là con người nghèo nàn yếu hèn trong công trình tạo dựng thiên nhiên. Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, đã tự hạ mình sinh xuống trần gian làm người, và sinh ra trong chuồng thú vật ngoài cánh đồng Bethlehem như phúc âm thánh Luca thuật viết lại. ( Lc 2,1-21)
Mừng lễ với niềm hân hoan phấn khởi. Vì Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, đến trần gian mang ánh sáng đức tin tình yêu của Thiên Chúa là hướng đi cho đời sống tâm linh con người trên đường hành trình tới đích điểm về với Thiên Chúa.
Nhưng lịch sử ngày lễ mừng sinh nhật Chúa Giêsu có từ bao giờ?
Phúc âm thuật lại khung cảnh Chúa Giêsu sinh ra trên trần gian với những chi tiết lịch sử thời đế quốc Roma cai trị nước Do Thái, và ở ngoài cánh đồng Bethlehem, nhưng không nói tới ngày tháng năm nào.
Những tín hữu Chúa Giêsu thuở đầu tiên của Giáo hội không mừng lễ sinh nhật Chúa Giêsu. Mà mãi đến thế kỷ thứ tư, có sử sách thuật lại, những tín hữu Chúa Kitô mới mừng sinh nhật Chúa Giêsu là một ngày lễ mừng trọng thể.
Vào thời những thế kỷ đầu tiên sau Chúa giáng sinh, những nhà nghiên cứu đã luôn tìm cách khám ra ngày tháng chính xác Chúa Giêsu đã sinh ra. Nhưng họ đã không thành công. Vì không có sử sách nào ghi lại dấu vết đó.
Trước tiên ngày lễ kỷ niệm mừng sinh nhật Chúa Giêsu được mừng vào mùa Xuân. Lý do là Chúa Giêsu qua đời vào mùa Xuân, và nghĩ cho rằng Chúa Giêsu cũng sinh ra vào mùa Xuân.
Một thời gian ngắn sau đó những tín hữu Chúa Kitô ở Roma không mừng lễ vào mùa Xuân khởi đầu năm nữa, nhưng vào mùa Đông, ngày 25. Tháng Mười Hai.
Vào ngày này toàn thể đế quốc Roma mừng lễ Thần Mặt Trời không thể bị chiến thắng.
Đối lại với lễ thờ Thần Mặt Trời bách chiến bách thắng của lương dân, những người tín hữu Chúa Kitô mừng thay vào ngày đó lễ mừng sinh nhật Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa. Vì tin tưởng rằng Chúa Giêsu Kitô mới là ánh sáng thật, ánh sáng mặt trời công chính. Nên họ đã lấy ngày đó làm ngày lễ mừng sinh nhật Đấng là Thiên Chúa dựng nên mặt trời.
Đồng thời cũng muốn ngăn ngừa những tín hữu Chúa Kitô theo thói quen mừng lễ thờ thần mặt trời theo lễ nghi lương dân Roma. Vì thế họ đã thiết lập lễ nghi riêng: Ngày lễ Chúa Giêsu giáng sinh.
Và từ thế kỷ thứ tư ngày lễ mừng Chúa Giêsu giáng sinh được ấn định vào ngày 25. Tháng Mười hai hằng năm.
Ngày lễ mừng Chúa Giêsu giáng sinh 25. Tháng Mười hai không mang yếu tố lịch sử. Nhưng nhiều hơn sâu xa hơn để thay thế lễ mừng của lương dân thờ thần mặt trời lúc đó của người Roma.
Như thế có thể hiểu được, Giáo Hội Công Giáo đã „rửa tội“ ngày lễ 25. Tháng Mười Hai thờ Thần mặt trời của lương dân Roma lúc đó cho trở thành ngày lễ mừng sinh nhật Chúa Giêsu.
Một người tín Chúa Kitô vô danh sống vào thời sau này đã viết thuật lại sự việc này: Những người lương dân đã chăm sóc lễ mừng sinh nhật Thần Mặt Trời không bị chiến thắng vào ngày 25. Tháng Mười Hai. Những người tín hữu Chúa Kitô cũng được mời cùng tham dự mừng lễ này . Nhưng Giáo hội nhận ra rằng, những người tín hữu Chúa Kitô có thể vì đó mà suy nghĩ đi sai lạc đường đức tin. Nên Giáo Hội đã quyết định cũng vào ngày 25. Tháng Mười Hai là ngày lễ mừng sinh nhật Chúa Giêsu, Đấng mới là ánh sáng mặt trời công chính không hề bị chiến thắng.
Trong dòng lịch sử thời gian, ngày 25. Tháng Mười Hai mừng lễ Chúa Giêsu giáng sinh trở thành lễ mừng trọng thể trong Giáo Hội Công Giáo trên thế giới.
Bên Giáo Hội Công Giáo ở bên Phi châu ngay từ thời Thánh giáo phụ Augustino ,thế kỳ thứ năm sau Chúa goaăng sinh, đã mừng lễ Chúa giáng sinh vào ngày 25. Tháng 12. hằng năm.
Mùa mừng lễ Chúa giáng sinh theo lịch phụng vụ của Giáo Hội Công gíao bắt đầu từ Kinh Chiều ngày 24. Tháng 12. , và kết thúc vào ngày lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa ở bờ sông Jordan, Chúa Nhật sau lễ Chúa Hiển Linh, còn gọi là lễ Ba Vua.
Theo luật phụng vụ ngày lễ mừng sinh nhật Chúa Giêsu có ba thánh lễ: lễ nửa đêm ngày 24. tháng 12., lễ lúc hừng đông còn gọi là lễ chăn chiên, và lễ ban ngày 25. Tháng 12.
Bên Giáo hội Chính Thống Đông phương theo niên lịch Julianer mừng lễ sinh nhật Chúa Giêsu vào ngày 06. Tháng Giêng hằng năm. Đang khi Giáo Hội Công Giáo Roma mừng ngày 06. Tháng Giêng lễ Chúa Hiển linh, hay còn gọi là lễ Ba Vua đến thờ lạy Hài nhi Giêsu.
Theo lịch phụng của Giáo hội lễ Chúa giáng sinh được sắp xếp theo thứ tự lịch thời gian: - Ngày 25. Tháng ba là lễ Thiên Thần truyền tin cho Đức Mẹ Maria, Chúa Giêsu nhập thể trong cung lòng mẹ Maria bởi quyền phép Đức Chúa Thánh Thần, 9 tháng trước ngày lễ Chúa Giêsu giáng sinh. - Và lễ sinh nhật Thánh Gioan tiền hô ngày 24. Tháng Sáu, 6 tháng trước lễ sinh nhật Chúa Giêsu. Như thế thứ tự đó hợp ăn khớp với trình thuật trong phúc âm thánh Luca 1,26. Theo đó Đức Mẹ Maria sau khi được Thiên Thần truyền tin đã đến thăm Elisabeth chị mình, khi bà Elisabeth đang mang thai Ông Thánh Gioan tiền hô được sáu tháng.
Theo thời tiết, ngày 24.Tháng Sáu và ngày 25.Tháng Mười Hai là những ngày bản lề trong năm. Ngày 24.Tháng sáu là ngày dài nhất vào đầu mùa hè. Từ ngày này ban ngày lại ngắn lại dần, và đêm tối trời dần dần dài thêm ra.
Ngày 25. Tháng12 là ngày ngắn nhất, đêm dài nhất, vào đầu mùa Đông. Cũng từ sau ngày này đêm tối dần ngắn lại, và ban ngày từ từ dài sáng thêm ra.
Và ngày lễ kính Thánh Martino, 11.Tháng mười một cũng có liên quan tới lễ mừng Chúa Giesu giáng sinh: Vào thời Trung cổ từ ngày 11.Tháng 11. bắt đầu sáu tuần lễ ăn chay sửa soạn mừng lễ Chúa giáng sinh. Sau này mùa Vọng mùa chuẩn bị mừng lễ Chúa giáng sinh còn bốn tuần lễ.
Chúa Giêsu là ánh sáng của Thiên Chúa từ trời cao xuống sinh ra vào đêm tối trần gian trong ý nghĩa bóng tối tội lỗi sự chết. Đêm tối càng đen dầy đặc, ánh sáng chiếu tỏa ra càng tỏ hiện lan tỏa rõ ràng cùng mang đến niềm vui, niềm hy vọng cho con người.
Chúa Giêsu, Đấng là ánh sáng mặt trời công chính, không sợ bóng tối. Nhưng Ngài đã đến chiếu ánh sáng ơn tha thứ bình an vào trong bóng đêm tối tội lỗi.
Chúc mừng lễ Chúa giáng sinh
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Mừng lễ với tâm tình vui mừng hạnh phúc. Vì Chúa Giêsu, đấng cứu thế, Con Thiên Chúa, từ trời cao mang ánh sáng ơn tha thứ bình an đến cho con người.
Từ ngày Ông Bà Nguyên tổ Adong Evà lỗi giới răn phạm tội ăn trái cấm, bị Thiên Chúa đuổi ra khỏi vườn địa đàng, con người phải sống trong bóng tối tội lỗi gây ra mất bình an cho tâm hồn, nhất là hình phạt phải chết, phải đau khổ.
Mừng lễ với lòng biết ơn. Vì được chính Con Thiên Chúa cùng chia sẻ thân phận là con người nghèo nàn yếu hèn trong công trình tạo dựng thiên nhiên. Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, đã tự hạ mình sinh xuống trần gian làm người, và sinh ra trong chuồng thú vật ngoài cánh đồng Bethlehem như phúc âm thánh Luca thuật viết lại. ( Lc 2,1-21)
Mừng lễ với niềm hân hoan phấn khởi. Vì Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, đến trần gian mang ánh sáng đức tin tình yêu của Thiên Chúa là hướng đi cho đời sống tâm linh con người trên đường hành trình tới đích điểm về với Thiên Chúa.
Nhưng lịch sử ngày lễ mừng sinh nhật Chúa Giêsu có từ bao giờ?
Phúc âm thuật lại khung cảnh Chúa Giêsu sinh ra trên trần gian với những chi tiết lịch sử thời đế quốc Roma cai trị nước Do Thái, và ở ngoài cánh đồng Bethlehem, nhưng không nói tới ngày tháng năm nào.
Những tín hữu Chúa Giêsu thuở đầu tiên của Giáo hội không mừng lễ sinh nhật Chúa Giêsu. Mà mãi đến thế kỷ thứ tư, có sử sách thuật lại, những tín hữu Chúa Kitô mới mừng sinh nhật Chúa Giêsu là một ngày lễ mừng trọng thể.
Vào thời những thế kỷ đầu tiên sau Chúa giáng sinh, những nhà nghiên cứu đã luôn tìm cách khám ra ngày tháng chính xác Chúa Giêsu đã sinh ra. Nhưng họ đã không thành công. Vì không có sử sách nào ghi lại dấu vết đó.
Trước tiên ngày lễ kỷ niệm mừng sinh nhật Chúa Giêsu được mừng vào mùa Xuân. Lý do là Chúa Giêsu qua đời vào mùa Xuân, và nghĩ cho rằng Chúa Giêsu cũng sinh ra vào mùa Xuân.
Một thời gian ngắn sau đó những tín hữu Chúa Kitô ở Roma không mừng lễ vào mùa Xuân khởi đầu năm nữa, nhưng vào mùa Đông, ngày 25. Tháng Mười Hai.
Vào ngày này toàn thể đế quốc Roma mừng lễ Thần Mặt Trời không thể bị chiến thắng.
Đối lại với lễ thờ Thần Mặt Trời bách chiến bách thắng của lương dân, những người tín hữu Chúa Kitô mừng thay vào ngày đó lễ mừng sinh nhật Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa. Vì tin tưởng rằng Chúa Giêsu Kitô mới là ánh sáng thật, ánh sáng mặt trời công chính. Nên họ đã lấy ngày đó làm ngày lễ mừng sinh nhật Đấng là Thiên Chúa dựng nên mặt trời.
Đồng thời cũng muốn ngăn ngừa những tín hữu Chúa Kitô theo thói quen mừng lễ thờ thần mặt trời theo lễ nghi lương dân Roma. Vì thế họ đã thiết lập lễ nghi riêng: Ngày lễ Chúa Giêsu giáng sinh.
Và từ thế kỷ thứ tư ngày lễ mừng Chúa Giêsu giáng sinh được ấn định vào ngày 25. Tháng Mười hai hằng năm.
Ngày lễ mừng Chúa Giêsu giáng sinh 25. Tháng Mười hai không mang yếu tố lịch sử. Nhưng nhiều hơn sâu xa hơn để thay thế lễ mừng của lương dân thờ thần mặt trời lúc đó của người Roma.
Như thế có thể hiểu được, Giáo Hội Công Giáo đã „rửa tội“ ngày lễ 25. Tháng Mười Hai thờ Thần mặt trời của lương dân Roma lúc đó cho trở thành ngày lễ mừng sinh nhật Chúa Giêsu.
Một người tín Chúa Kitô vô danh sống vào thời sau này đã viết thuật lại sự việc này: Những người lương dân đã chăm sóc lễ mừng sinh nhật Thần Mặt Trời không bị chiến thắng vào ngày 25. Tháng Mười Hai. Những người tín hữu Chúa Kitô cũng được mời cùng tham dự mừng lễ này . Nhưng Giáo hội nhận ra rằng, những người tín hữu Chúa Kitô có thể vì đó mà suy nghĩ đi sai lạc đường đức tin. Nên Giáo Hội đã quyết định cũng vào ngày 25. Tháng Mười Hai là ngày lễ mừng sinh nhật Chúa Giêsu, Đấng mới là ánh sáng mặt trời công chính không hề bị chiến thắng.
Trong dòng lịch sử thời gian, ngày 25. Tháng Mười Hai mừng lễ Chúa Giêsu giáng sinh trở thành lễ mừng trọng thể trong Giáo Hội Công Giáo trên thế giới.
Bên Giáo Hội Công Giáo ở bên Phi châu ngay từ thời Thánh giáo phụ Augustino ,thế kỳ thứ năm sau Chúa goaăng sinh, đã mừng lễ Chúa giáng sinh vào ngày 25. Tháng 12. hằng năm.
Mùa mừng lễ Chúa giáng sinh theo lịch phụng vụ của Giáo Hội Công gíao bắt đầu từ Kinh Chiều ngày 24. Tháng 12. , và kết thúc vào ngày lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa ở bờ sông Jordan, Chúa Nhật sau lễ Chúa Hiển Linh, còn gọi là lễ Ba Vua.
Theo luật phụng vụ ngày lễ mừng sinh nhật Chúa Giêsu có ba thánh lễ: lễ nửa đêm ngày 24. tháng 12., lễ lúc hừng đông còn gọi là lễ chăn chiên, và lễ ban ngày 25. Tháng 12.
Bên Giáo hội Chính Thống Đông phương theo niên lịch Julianer mừng lễ sinh nhật Chúa Giêsu vào ngày 06. Tháng Giêng hằng năm. Đang khi Giáo Hội Công Giáo Roma mừng ngày 06. Tháng Giêng lễ Chúa Hiển linh, hay còn gọi là lễ Ba Vua đến thờ lạy Hài nhi Giêsu.
Theo lịch phụng của Giáo hội lễ Chúa giáng sinh được sắp xếp theo thứ tự lịch thời gian: - Ngày 25. Tháng ba là lễ Thiên Thần truyền tin cho Đức Mẹ Maria, Chúa Giêsu nhập thể trong cung lòng mẹ Maria bởi quyền phép Đức Chúa Thánh Thần, 9 tháng trước ngày lễ Chúa Giêsu giáng sinh. - Và lễ sinh nhật Thánh Gioan tiền hô ngày 24. Tháng Sáu, 6 tháng trước lễ sinh nhật Chúa Giêsu. Như thế thứ tự đó hợp ăn khớp với trình thuật trong phúc âm thánh Luca 1,26. Theo đó Đức Mẹ Maria sau khi được Thiên Thần truyền tin đã đến thăm Elisabeth chị mình, khi bà Elisabeth đang mang thai Ông Thánh Gioan tiền hô được sáu tháng.
Theo thời tiết, ngày 24.Tháng Sáu và ngày 25.Tháng Mười Hai là những ngày bản lề trong năm. Ngày 24.Tháng sáu là ngày dài nhất vào đầu mùa hè. Từ ngày này ban ngày lại ngắn lại dần, và đêm tối trời dần dần dài thêm ra.
Ngày 25. Tháng12 là ngày ngắn nhất, đêm dài nhất, vào đầu mùa Đông. Cũng từ sau ngày này đêm tối dần ngắn lại, và ban ngày từ từ dài sáng thêm ra.
Và ngày lễ kính Thánh Martino, 11.Tháng mười một cũng có liên quan tới lễ mừng Chúa Giesu giáng sinh: Vào thời Trung cổ từ ngày 11.Tháng 11. bắt đầu sáu tuần lễ ăn chay sửa soạn mừng lễ Chúa giáng sinh. Sau này mùa Vọng mùa chuẩn bị mừng lễ Chúa giáng sinh còn bốn tuần lễ.
Chúa Giêsu là ánh sáng của Thiên Chúa từ trời cao xuống sinh ra vào đêm tối trần gian trong ý nghĩa bóng tối tội lỗi sự chết. Đêm tối càng đen dầy đặc, ánh sáng chiếu tỏa ra càng tỏ hiện lan tỏa rõ ràng cùng mang đến niềm vui, niềm hy vọng cho con người.
Chúa Giêsu, Đấng là ánh sáng mặt trời công chính, không sợ bóng tối. Nhưng Ngài đã đến chiếu ánh sáng ơn tha thứ bình an vào trong bóng đêm tối tội lỗi.
Chúc mừng lễ Chúa giáng sinh
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Tản Mạn chuyện Ly Dị: Con số thống kê
Vũ Văn An
17:21 26/12/2017
Con số thống kê
Mặt khác, cảm thức của xã hội trước đây, nói chung cũng đã phản ảnh phần nào nhận định của Vatican II và của Đức Gioan Phaolô II. Họ vẫn cho tỷ lệ ly dị sấp sỉ lên tới 50 phần trăm, nghĩa là cứ hai cặp cưới nhau, một cặp sẽ ly dị. Đúng là một nạn dịch.
Tệ hơn nữa, họ còn cho rằng tỷ lệ ly dị của người Công Giáo không thua gì tỷ lệ nói chung của xã hội. Thành thử năm 2013, Tờ National Catholic Register hân hoan báo tin: Các Con Số Thống Kê Cho Thấy Các Cặp Công Giáo Ít Có Xác suất Ly Dị Hơn. Điều này khiến Đức Cha Michael Sheridan của giáo phận Colorado Springs nhẹ nhõm. Ngài bảo: “đã từ lâu tôi vốn có cảm tưởng, dù không điều tra con số, rằng ý tưởng cho rằng các cuộc hôn nhân Công Giáo thất bại vào khoảng 50% là sai lạc”.
Thục vậy, dựa vào con số của Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng Vào Việc Tông Đồ của Đại Học Georgetown, công bố hồi tháng Chín, 2013, thì tỷ lệ này chỉ là 28% đối với người Công Giáo Hoa Kỳ, ít hơn tỷ lệ 40% những người cho là mình thuộc một tôn giáo nào đó.
Sở dĩ có chuyện tỷ lệ 50% ly dị áp dụng vào người Công Giáo là khi xét đến khía cạnh hôn nhân hỗn hợp. Các nhà thông kê cho biết tỷ lệ 28% là trường hợp người Công Giáo lấy người Công Giáo, chứ nếu xét khía cạnh người Công Giáo lấy người Thệ Phản hay không có tôn giáo nào, thì tỷ lệ này lên đến 49%.
Tỷ lệ 28% này nhất quán với tỷ lệ 27% của năm 2007 cũng do Trung Tâm này của Đại Học Georgetown thực hiện.
Dù là thế, tỷ lệ 28% ly dị vẫn là một tỷ lệ đáng báo động vì 28% ấy là 11 triệu cá nhân Công Giáo Hoa Kỳ! Tuy nhiên, bình tĩnh nhìn lại, tỷ lệ 28% hay 50% ly dị có phải là điều có ý nghĩa hay không.
Thống kê bênh vực lập trường
Có người cho rằng những người sử dụng các số thống kê để đưa ra một lập luận thường sử dụng chúng như cách người say sử dụng cột đèn đường: không phải để soi sáng mà là để tựa vào cho khỏi ngã!
Hàng ngày, các con số thống kê được dùng để nhấn mạnh các lời tuyên bố của các nhà bình luận xã hội: họ dùng chúng không phải để rõi sáng cho chủ đề, mà là để thuyết phục người đọc ủng hộ quan điểm chính trị của họ. Các nhà bình luận bao giờ cũng viết với một nghị trình, và họ khôn khéo hay không khôn khéo hướng dẫn sai các bạn đọc ơ hờ. Điều này làm việc sắp xếp đời sống người ta trong cái mù mờ của những con số và thống kê khiến cho việc suy nghĩ có tính phê phán trở nên khó khăn.
Thực ra cái tỷ lệ 50% ly dị có nghĩa gì? Giống mọi thống kê khác, thống kê ly dị là những trừu tượng được xác định bằng số lượng (quantified), nên khó mà giải thích chính xác nếu không đặt chúng vào bối cảnh chúng đã được trừu tượng hóa. Bối cảnh này dĩ nhiên là kinh nghiệm sống. Thí dụ, trước đây không lâu, Dự Án Hôn Nhân Toàn Quốc tại Đại Học Virginia, Hoa Kỳ, tuyên bố một cách lạc quan rằng một sự giảm thiểu nhỏ trong tỷ lệ ly dị phần ngàn của các phụ nữ có chồng đã chứng minh rằng “các thách đố mất việc, các vụ tịch thu nhà để thế nợ và các trương mục hưu trí cạn kiệt có thể đã khiến các cặp vợ chồng tiếp tục ở lại với nhau”. Ấy thế nhưng, kinh nghiệm quá khứ chứng minh rằng cả tỷ lệ hôn nhân lẫn tỷ lệ ly dị đều có khuynh hướng giảm xuống khi nền kinh tế xuống dốc và gia tăng khi nền kinh tế đi lên.
Thành thử, có người cho rằng cuối cùng con số, việc dậy đời, các lời bình luận và cả các bài giảng nữa thực ra không soi sáng bao nhiêu cho bằng củng cố các ý tưởng tiên niệm về tình trạng đời sống gia đình ở Mỹ.
Tỷ lệ thô và tỷ lệ mịn
Nói chung, tỷ lệ ly dị lên cao sau Thế Chiến II, rồi giảm xuống chỉ để tăng lên trong các thập niên 1960 và 1970, rồi ở nguyên trong thập niên 1980, nhưng cần phải thận trọng, khi tìm cách dành cho các con số này một ý nghĩa nào đó. Theo Dự Án Hôn Nhân Toàn Quốc, “tỷ lệ ly dị nói chung” lên tuyệt đỉnh 22.6 vụ ly dị trong số 1,000 cuộc hôn nhân vào năm 1980, 20.9 vụ vào năm 1990 và 18.8 vụ năm 2000. Ấy thế nhưng cần phải nhớ rằng nguyên tầm cỡ của thế hệ Baby Boom gồm 75 triệu người Hoa Kỳ sinh giữa các năm 1946 và 1964, đủ để ảnh hưởng tới các số thống kê tính gộp (aggregate) về hôn nhân và ly dị.
Có người cho rằng tỷ lệ 50% ly dị khiến người ta lầm lẫn, nếu không muốn nói là hoàn toàn sai lạc. Robert Hughes, cựu giáo sư thuộc phân khoa Dịch Vụ Nhân Bản và Gia Đình của Cao Đẳng Khoa Học Môi Trường Nhân Bản thuộc Đại Học Missouri-Columbia nói rằng “nhân khẩu học về ly dị thường xuyên bị tường trình sai, bị tính toán hoặc giải thích sai”. Theo ông, cứ mỗi hai cuộc hôn nhân diễn ra trong thập niên 1990 thì có một cuộc ly dị. “Điều này không có nghĩa tỷ lệ ly dị là 50 phần trăm vì những người kết hôn trong một năm nào đó không phải là một với những người ly dị”.
Scott M. Stanley của Đại Học Denver cho rằng không ai thực sự biết chắc việc tỷ lệ 50% đã được in sâu vào óc tưởng tượng bình dân ra sao. Có thể nó phát xuất từ những người chưa nghiên cứu vấn đề một cách tường tận, chỉ dựa vào hiện tượng ở Hoa Kỳ mỗi năm có khoảng 2.4 triệu các cuộc hôn nhân và 1.2 triệu các cuộc ly dị, nên cho rằng tỷ lệ ly dị là 50%.
Nhưng Ông bảo: “không một nhà nhân khẩu học nghiêm túc nào nhìn vào con số ước lượng 2.4 triệu cuộc hôn nhân một năm và 1.2 triệu cuộc ly dị một năm mà đưa ra kết luận 50%. Đây là một hiểu lầm khởi đầu rất sớm trong cuộc tranh luận về vấn đề đâu là tỷ lệ ly dị thực sự, một sự hiểu lầm, chẳng may, đã được duy trì rộng rãi”.
Một phần của sự khó khăn trong các số thống kê về ly dị là người ta áp dụng nhiều cách khác nhau để đo lường tỷ lệ các vụ ly dị.
Các tỷ lệ ly dị sẽ rõ ràng hơn khi cách tính và cách thu lượm các số thống kê được hiểu rõ. Việc tài trợ của Liên Bang cho việc thu lượm và công bố các số thống kê chi tiết về hôn nhân và ly dị đã bị ngưng năm 1996, và do đó, việc đếm con số ly dị hàng năm ở Hoa Kỳ không đầy đủ. Không phải mọi tiểu bang đều tường trình về ly dị, nhưng bất chấp giới hạn này, Văn Phòng Thống Kê Hoa Kỳ đã tính điều gọi là tỷ lệ ly dị thô (crude divorce rate), nghĩa là con số ly dị trong số 1,000 người dân. Lối tính này không thỏa đáng bao nhiêu vì bao gồm cả trẻ em và người lớn độc thân là những người đâu có nguy cơ ly dị. Theo Paul R. Amato, người từng viết cuốn Interpreting Divorce Rates, Marriage Rates and Data on the Percentage of Children with Single Parents, một ấn phẩm của Trung Tâm Toàn Quốc về Tài Nguyên Hôn Nhân Lành Mạnh, nói rằng “Các thay đổi trong tỷ lệ trẻ em của dân số sẽ tác động lên tỷ lệ ly dị, cho dù khuynh hướng ly dị ở bên dưới vững ổn”. Với các giới hạn này trong đầu, tỷ lệ thô tăng từ 2.2 năm 1960 lên 5.3 năm 1981 rồi gảm xuống 3.6 năm 2001.
Tỷ lệ ly dị mịn (refined divorce rate), tức số ly dị so với 1,000 phụ nữ kết hôn, chỉ bao gồm những người có nguy cơ ly dị, nên các nhà khoa học xã hội và nhân khẩu học coi nó có giá trị hơn tỷ lệ thô. Sử dụng lối này, Trung Tâm Quốc Gia Nghiên Cứu Gia Đình và Hôn Nhân cho rằng tỷ lệ ly dị tăng từ 14.3 ở North Dakota tới 34.5 ở Thủ Đô Washington, trong khi tỷ lệ trung bình toàn quốc là 19.4. Cũng theo lối này, năm 2008, ly dị giảm từ 17 cuộc ly dị trong số 1,000 phụ nữ kết hôn năm 2007 xuống 16.9 mỗi 1,000 phụ nữ kết hôn.
Tóm lại, tỷ lệ ly dị có thể sai lạc vì nhiều ly do như nhiều tiểu bang không phúc trình, việc đếm dựa vào tổng dân số…
Po Bronson, tác giả cuốn Why Do I Love These People? và là một cộng tác viên của trang mạng The Factbook: Eye-Opening Memos on Everything Family, coi các con số về ly dị là “những con số thống kê bị thường xuyên lạm dụng hơn hết tôi từng gặp trong nghiên cứu của mình”.
Bronson đặt các con số vào bối cảnh đời thực. “Tỷ lệ ly dị không xét đến các biến cố xã hội và kinh tế có thể có một ảnh hưởng khổng lồ đối với cả hai tỷ lệ hôn nhân và ly dị. Trong cuộc Suy Thoái kinh tế, tỷ lệ ly dị giảm xuống, vì ly dị là điều quá tốn kém. Rẻ hơn sẽ là việc bỏ bê gia đình, đây là điều đàn ông đã làm… Trong Thế Chiến II, có sự bùng nổ về hôn nhân khi thanh niên vội vàng kết hôn trước khi lên đường tham chiến, và sau đó là cuộc bùng nổ ly dị khi những ông chồng xa lạ trở về”.
Bronson cho rằng sử dụng thứ tỷ lệ ly dị chung chung chỉ tổ thêm tối tăm chứ chẳng soi sáng chi. “thứ tỷ lệ ly dị chung chung (over-all) chẳng giúp gì, vì nó làm như thể mọi người ly dị cùng vào một thời điểm như nhau trong cuộc hôn nhân của họ, nhưng đâu có phải vậy. Những cặp mới lấy nhau có xác suất ly dị nhiều hơn các cặp đã kết hôn với nhau nhiều năm, và những cặp không có con thì các xác suất ly dị nhiều hơn các cặp có con”.
Vì các số thống kê là các định lượng trừu tượng, nên người ta thường hay quên chúng phát xuất từ đời thực. Các bình luận xã hội về tỷ lệ ly dị rất hay hàm ý cho rằng có một tương quan nhân quả giữa việc ly dị không cần lỗi lầm và tỷ lệ ly dị lên cao, nghĩa là, các cặp vợ chồng chỉ mới gặp khủng hoảng hôn nhân qua loa, một chuyện mà cuộc hôn nhân nào cũng gặp phải, đã vội vã đi tới ly dị. Bronson cho rằng “Rất có thể bạn không chấp nhận con số ly dị, nhưng hãy nghĩ tới người bạn của bạn đã ly dị. Hãy nghĩ tới chính cuộc ly dị của bạn. Vì khi phê phán con số đi lên của ly dị, ta quên khuấy rằng ly dị không phải là con số. Chúng là các mối tương quan. Và dễ dàng điền một câu trả lời trên mẫu ấn chỉ không hề có nghĩa là dễ dàng chấm dứt một tương quan. Nó có hậu quả hết sức tàn hại. Mẫu ấn chỉ nói ‘không có lỗi’, nhưng điều này không nhất thiết đúng. Cặp vợ chồng mới biết điều gì đã xẩy ra. Họ chỉ giữ điều này cho riêng họ mà thôi”.
Thống kê ly dị trong vũ đài chính trị
Năm 2004, các bình luận gia chính trị liệt kê các số thống kê ly dị dọc theo chiến tuyến giữa các tiểu bang đỏ và tiểu bang xanh khi Nhóm Nghiên Cứu George Barna công bố rằng Massachusetts, tiểu bang xanh nhất trong các tiểu bang xanh, có tỷ lệ ly dị thấp nhất là 2.4 trong số 1,000 dân, trong khi tại Texas, tiểu bang đỏ hồng, tỷ lệ ấy là 4.1 trong số 1,000 dân. Đàng khác, 9 tiểu bang rất đỏ là Alabama, Arkansas, Arizona, Florida, Georgia, Mississippi, North Carolina, Oklahoma, và South Carolina, có tỷ lệ ly dị 4.2 trong số 1,000 dân.
Barna, một Kitô hữu tái sinh, buồn bã thừa nhận rằng tỷ lệ ly dị cao nhất nước là ở các khu vực có đông Kitô hữu bảo thủ sinh sống.
Dĩ nhiên, các con số trên đem lại cho các bình luận gia thiên tả một cơ may đặt nghi vấn: nếu các tiểu bang cấp tiến mầu xanh ít quan tâm tới các giá trị gia đình như các tiểu bang bảo thủ mầu đỏ thường chỉ trích, thì tại sao tỷ lệ ly dị lại thấp nhất ở các tiểu bang xanh và cao nhất ở các tiểu bang đỏ? Các bình luận gia thiên hữu phản bác rằng: ở “Massachusetts cấp tiến” và các tiểu bang Đông Bắc, nhiều người hơn chỉ sống chung với nhau chứ không kết hôn với nhau.
Và dĩ nhiên, con số đẻ ra nhiều con số và cách giải thích hơn. Vùng Đông Bắc và Tây Trung có số dân Công Giáo và Luthêrô đông đảo; hai hệ phái này khiến tỷ lệ ly dị thấp hơn.
William V. D'Antonio, giáo sư hưu trí của Đại Học Connecticut và là giáo sư thỉnh giảng của Đại Học Công Giáo ở Washington, đưa ra lối giải thích có kết cấu hơn: nhiều cặp hơn kết hôn lần đầu tiên ở tuổi thấp hơn ở miền Nam; lợi tức gia hộ trung bình thấp hơn ở miền Nam; các tiểu bang miền Nam có phần trăm người Công Giáo thấp hơn; và còn vấn đề giáo dục nữa. "Massachusetts có tỷ lệ giáo dục cao nhất nước, với 85% hoàn tất bậc trung học. Với Texas, tỷ lệ này chỉ là 76 %. Một phần ba cư dân Massachusetts hoàn tất bậc trung học, so với 23% người Texas, và các tiểu bang vùng Đông Bắc không thua gì Massachusetts.
“Các người cấp tiến ở Massachusetts từ lâu vốn tự hào đối với việc họ nhấn mạnh tới giáo dục, và việc này quả không sai: người ở lâu hơn trong trường thường kết hôn trễ hơn, khi đã chín chắn hơn, đã bảo đảm có việc làm tốt hơn, và lương bổng gia tăng với trình độ giáo dục chính thức. Thành thử, Massachusetts cũng dẫn đầu về lợi tức đầu người và lợi tức gia đình trong khi các vụ sinh nở của các thiếu niên tính theo phần trăm tất cả các vụ sinh nở là 7.4 đối với Massachusetts và 16.1 đối với Texas."
Các thống kê ly dị của cuộc hôn nhân thứ hai
Một con số thống kê về ly dị làm nhiều người ngạc nhiên đó là tỷ lệ ly dị của cuộc hôn nhân thứ hai và thứ ba. Phần lớn những người ly dị thường thử thời vận một lần nữa. Vì sự khôn ngoan quy ước vẫn cho rằng những người một lần ly dị đã học được từ khinh nghiệm đắng đót của mình, nên nay khôn ra, nhất định sẽ thành công hơn trong cuộc hôn nhân kế tiếp. Nhưng thứ khôn ngoan theo quy ước này thực ra không đúng chút nào. Vì dù phần trăm có khác đôi chút, 60 tới 67 phần trăm các cuộc hôn nhân thứ hai đã thất bại, và 70 tới 73 phần trăm các cuộc hôn nhân thứ ba đã không thành công.
Số thống kê ly dị có ý nghĩa đôi chút
Con số thống kê 1 chọi 2 được không ngừng nhắc đi nhắc lại bởi các vị giáo sĩ dạy đời, các chính trị gia khoa môi gõ mõ và các nhà bình luận đầy thiên kiến đã khiến người ta lầm lẫn vì những người ly dị trong một năm nào đó không phải cùng là những người kết hôn năm đó.
Vì thế, theo các nhà nghiên cứu, cách tốt hơn là tính xem có bao nhiêu người từng kết hôn sau đó đã ly dị. Tính cách này, tỷ lệ chưa bao giờ vượt quá 41 phần trăm và hiện đang giảm xuống.
Dù tỷ lệ ly dị thực sự vẫn còn để ngỏ để thảo luận và tranh luận, một số nhà nghiên cứu thấy có “đường phân ranh ly dị’ càng ngày càng rộng ra và có ý nghĩa giữa những người có bằng đại học và những người không có bằng đại học ở Hoa Kỳ. Theo Andrew J. Cherlin, giáo sư chính sách công tại phân khoa xã hội của Đại Học Hopkins ở Baltimore, tỷ lệ ly dị giảm xuống một cách mạnh mẽ nơi những người Hoa Kỳ có bằng đại học trong khi tiếp tục gia tăng nơi những người ít học hơn. Các cuộc nghiên cứu cho thấy những người học cao thường kết hôn trễ hơn và nhiều người hơn trong số họ sống chung với nhau mà không kết hôn. “Một cách đáng lưu ý, việc trì hoãn kết hôn đang giảm tỷ lệ ly dị: các cặp trẻ sống chung với nhau không kết hôn, rồi chia tay, và việc này không bị tính vào số ly dị”.
Cherlin gợi ý rằng các đường phân ranh ly dị trên có thể liên quan tới hố phân cách ngày một rộng ra giữa lợi tức của những người cao nhất và những người thấp nhất trong xã hội. Ông cho hay: các cặp có học “vốn là những người thắng cuộc trong nền kinh tế hoàn cầu hóa: họ có việc làm tốt hơn, và lợi tức của họ gia tăng, nên không gây áp lực nào lên cuộc hôn nhân của họ cả”.
Có lẽ, cuộc thảo luận về tỷ lệ ly dị và các số thống kê ly dị phải bao gồm sự gia tăng đáng kể con số các cặp không kết hôn nhưng sống chung với nhau. Giữa các năm 1960 và 1998, con số các cặp không kết hôn nhưng sống chung với nhau đã tăng từ 439,000 lên 4.2 triệu: tăng gấp 10 lần, lớn hơn tỷ lệ kết hôn và ly dị. Những vụ kết hợp không chính thức này bước vào hiện hữu rồi tan vỡ dễ dàng hơn hôn nhân và ly dị.
Thống kê ly dị với 1 mục đích
Robert McNamara, một trong các kiến trúc sư chính của việc Mỹ can thiệp vào Chiến Tranh Việt Nam, rất tin các dữ kiện, các số thống kê và các con số. Thực thế, các con số này từng khiến ông xác tín rằng Mỹ sẽ chiến thắng ở Việt Nam, trong khi rõ ràng, họ đang thua trận. Thành thử các con số thống kê không mấy ích lợi, nếu chúng không được biến thành nhận thức, hiểu biết và cả khôn ngoan nữa.
Giáo Sư Stanley của Đại Học Denver đề nghị người đọc suy xét các điều sau đây:
1. Khoảng 31 phần trăm bạn hữu của ta, tuổi từ 35 tới 54, đang kết hôn, đính hôn hay sống chung với nhau trước đây từng kết hôn rồi.
2. Những người đã kết hôn lâu năm (thí dụ trên 35 năm) và chưa hề ly dị gần như sẽ không ly dị.
3. Tỷ lệ ly dị mỗi năm tính theo 1,000 người, từ năm 1980, vốn giảm đi.
4. Một cặp trẻ tuổi kết hôn lần đầu hôm nay sẽ có nguy cơ ly dị 40 phần trăm, trừ khi các xu hướng hiện nay thay đổi đáng kể.
Giáo sư cho rằng, các phát biểu trên đều đúng và có thể bênh vực được: “Về phía tích cực, tỷ lệ đang từ từ giảm đi. Về phía tiêu cực, một cặp trẻ tuổi thực sự có nguy cơ không thành công… Các cuộc hôn nhân mới bắt đầu hôm nay có nguy cơ lớn ly dị hay bất hạnh”.
Các con số trên không được ghi cứng ngắc vào đá, và tỷ lệ ly dị đang hoàn toàn che khuất các phí tổn xã hội của các cuộc hôn nhân thất bại và của các gia đình tan vỡ. Thí dụ, điều gọi là “nữ hóa cảnh nghèo” (feminization of poverty) bao gồm, không những các phụ nữ độc thân chưa kết hôn hay không bao giờ kết hôn đang lao đao trong việc dưỡng dục con cái trong tư cách các bà mẹ đơn lẻ, mà còn cả nhiều phụ nữ ly dị cũng đang lao đao xoay xở trong tư cách các bà mẹ đơn lẻ được quyền săn sóc con cái. Con cái của các phụ nữ này thường phải lớn lên trong các môi trường người cha chỉ thỉnh thoảng mới tới thăm hay không bao giờ tới thăm cả. Thành thử con cái của ly dị đang gặp nguy cơ lớn. Chúng hiện chiếm 63 phần trăm các vụ tự sát của tuổi trẻ, 71 phần trăm các vụ mang thai lúc còn thiếu niên, 90 phần trăm các trẻ em vô gia cư và trốn chạy, và 70 phần trăm thiếu niên bị giam trong các viện. Chúng cũng chiếm tới 85 phần trăm các trẻ em bị rối loạn tác phong, 80 phần trăm kẻ hiếp dâm, 71 phần trăm bỏ học trung học, 75 phần trăm các thiếu niên trong các trung tâm lạm dụng hóa chất và 85 phần trăm thiếu niên ở trong tù.
Khi sử dụng các con số thống kê trên, thiển nghĩ nên nhớ nhận định của Albert Einstein: “Không phải mọi điều có thể đếm đều đáng đếm, và không phải mọi điều đáng đếm đều có thể đếm được”.
Kỳ sau: Ly dị không phải là một tội trọng
Mặt khác, cảm thức của xã hội trước đây, nói chung cũng đã phản ảnh phần nào nhận định của Vatican II và của Đức Gioan Phaolô II. Họ vẫn cho tỷ lệ ly dị sấp sỉ lên tới 50 phần trăm, nghĩa là cứ hai cặp cưới nhau, một cặp sẽ ly dị. Đúng là một nạn dịch.
Tệ hơn nữa, họ còn cho rằng tỷ lệ ly dị của người Công Giáo không thua gì tỷ lệ nói chung của xã hội. Thành thử năm 2013, Tờ National Catholic Register hân hoan báo tin: Các Con Số Thống Kê Cho Thấy Các Cặp Công Giáo Ít Có Xác suất Ly Dị Hơn. Điều này khiến Đức Cha Michael Sheridan của giáo phận Colorado Springs nhẹ nhõm. Ngài bảo: “đã từ lâu tôi vốn có cảm tưởng, dù không điều tra con số, rằng ý tưởng cho rằng các cuộc hôn nhân Công Giáo thất bại vào khoảng 50% là sai lạc”.
Thục vậy, dựa vào con số của Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng Vào Việc Tông Đồ của Đại Học Georgetown, công bố hồi tháng Chín, 2013, thì tỷ lệ này chỉ là 28% đối với người Công Giáo Hoa Kỳ, ít hơn tỷ lệ 40% những người cho là mình thuộc một tôn giáo nào đó.
Sở dĩ có chuyện tỷ lệ 50% ly dị áp dụng vào người Công Giáo là khi xét đến khía cạnh hôn nhân hỗn hợp. Các nhà thông kê cho biết tỷ lệ 28% là trường hợp người Công Giáo lấy người Công Giáo, chứ nếu xét khía cạnh người Công Giáo lấy người Thệ Phản hay không có tôn giáo nào, thì tỷ lệ này lên đến 49%.
Tỷ lệ 28% này nhất quán với tỷ lệ 27% của năm 2007 cũng do Trung Tâm này của Đại Học Georgetown thực hiện.
Dù là thế, tỷ lệ 28% ly dị vẫn là một tỷ lệ đáng báo động vì 28% ấy là 11 triệu cá nhân Công Giáo Hoa Kỳ! Tuy nhiên, bình tĩnh nhìn lại, tỷ lệ 28% hay 50% ly dị có phải là điều có ý nghĩa hay không.
Thống kê bênh vực lập trường
Có người cho rằng những người sử dụng các số thống kê để đưa ra một lập luận thường sử dụng chúng như cách người say sử dụng cột đèn đường: không phải để soi sáng mà là để tựa vào cho khỏi ngã!
Hàng ngày, các con số thống kê được dùng để nhấn mạnh các lời tuyên bố của các nhà bình luận xã hội: họ dùng chúng không phải để rõi sáng cho chủ đề, mà là để thuyết phục người đọc ủng hộ quan điểm chính trị của họ. Các nhà bình luận bao giờ cũng viết với một nghị trình, và họ khôn khéo hay không khôn khéo hướng dẫn sai các bạn đọc ơ hờ. Điều này làm việc sắp xếp đời sống người ta trong cái mù mờ của những con số và thống kê khiến cho việc suy nghĩ có tính phê phán trở nên khó khăn.
Thực ra cái tỷ lệ 50% ly dị có nghĩa gì? Giống mọi thống kê khác, thống kê ly dị là những trừu tượng được xác định bằng số lượng (quantified), nên khó mà giải thích chính xác nếu không đặt chúng vào bối cảnh chúng đã được trừu tượng hóa. Bối cảnh này dĩ nhiên là kinh nghiệm sống. Thí dụ, trước đây không lâu, Dự Án Hôn Nhân Toàn Quốc tại Đại Học Virginia, Hoa Kỳ, tuyên bố một cách lạc quan rằng một sự giảm thiểu nhỏ trong tỷ lệ ly dị phần ngàn của các phụ nữ có chồng đã chứng minh rằng “các thách đố mất việc, các vụ tịch thu nhà để thế nợ và các trương mục hưu trí cạn kiệt có thể đã khiến các cặp vợ chồng tiếp tục ở lại với nhau”. Ấy thế nhưng, kinh nghiệm quá khứ chứng minh rằng cả tỷ lệ hôn nhân lẫn tỷ lệ ly dị đều có khuynh hướng giảm xuống khi nền kinh tế xuống dốc và gia tăng khi nền kinh tế đi lên.
Thành thử, có người cho rằng cuối cùng con số, việc dậy đời, các lời bình luận và cả các bài giảng nữa thực ra không soi sáng bao nhiêu cho bằng củng cố các ý tưởng tiên niệm về tình trạng đời sống gia đình ở Mỹ.
Tỷ lệ thô và tỷ lệ mịn
Nói chung, tỷ lệ ly dị lên cao sau Thế Chiến II, rồi giảm xuống chỉ để tăng lên trong các thập niên 1960 và 1970, rồi ở nguyên trong thập niên 1980, nhưng cần phải thận trọng, khi tìm cách dành cho các con số này một ý nghĩa nào đó. Theo Dự Án Hôn Nhân Toàn Quốc, “tỷ lệ ly dị nói chung” lên tuyệt đỉnh 22.6 vụ ly dị trong số 1,000 cuộc hôn nhân vào năm 1980, 20.9 vụ vào năm 1990 và 18.8 vụ năm 2000. Ấy thế nhưng cần phải nhớ rằng nguyên tầm cỡ của thế hệ Baby Boom gồm 75 triệu người Hoa Kỳ sinh giữa các năm 1946 và 1964, đủ để ảnh hưởng tới các số thống kê tính gộp (aggregate) về hôn nhân và ly dị.
Có người cho rằng tỷ lệ 50% ly dị khiến người ta lầm lẫn, nếu không muốn nói là hoàn toàn sai lạc. Robert Hughes, cựu giáo sư thuộc phân khoa Dịch Vụ Nhân Bản và Gia Đình của Cao Đẳng Khoa Học Môi Trường Nhân Bản thuộc Đại Học Missouri-Columbia nói rằng “nhân khẩu học về ly dị thường xuyên bị tường trình sai, bị tính toán hoặc giải thích sai”. Theo ông, cứ mỗi hai cuộc hôn nhân diễn ra trong thập niên 1990 thì có một cuộc ly dị. “Điều này không có nghĩa tỷ lệ ly dị là 50 phần trăm vì những người kết hôn trong một năm nào đó không phải là một với những người ly dị”.
Scott M. Stanley của Đại Học Denver cho rằng không ai thực sự biết chắc việc tỷ lệ 50% đã được in sâu vào óc tưởng tượng bình dân ra sao. Có thể nó phát xuất từ những người chưa nghiên cứu vấn đề một cách tường tận, chỉ dựa vào hiện tượng ở Hoa Kỳ mỗi năm có khoảng 2.4 triệu các cuộc hôn nhân và 1.2 triệu các cuộc ly dị, nên cho rằng tỷ lệ ly dị là 50%.
Nhưng Ông bảo: “không một nhà nhân khẩu học nghiêm túc nào nhìn vào con số ước lượng 2.4 triệu cuộc hôn nhân một năm và 1.2 triệu cuộc ly dị một năm mà đưa ra kết luận 50%. Đây là một hiểu lầm khởi đầu rất sớm trong cuộc tranh luận về vấn đề đâu là tỷ lệ ly dị thực sự, một sự hiểu lầm, chẳng may, đã được duy trì rộng rãi”.
Một phần của sự khó khăn trong các số thống kê về ly dị là người ta áp dụng nhiều cách khác nhau để đo lường tỷ lệ các vụ ly dị.
Các tỷ lệ ly dị sẽ rõ ràng hơn khi cách tính và cách thu lượm các số thống kê được hiểu rõ. Việc tài trợ của Liên Bang cho việc thu lượm và công bố các số thống kê chi tiết về hôn nhân và ly dị đã bị ngưng năm 1996, và do đó, việc đếm con số ly dị hàng năm ở Hoa Kỳ không đầy đủ. Không phải mọi tiểu bang đều tường trình về ly dị, nhưng bất chấp giới hạn này, Văn Phòng Thống Kê Hoa Kỳ đã tính điều gọi là tỷ lệ ly dị thô (crude divorce rate), nghĩa là con số ly dị trong số 1,000 người dân. Lối tính này không thỏa đáng bao nhiêu vì bao gồm cả trẻ em và người lớn độc thân là những người đâu có nguy cơ ly dị. Theo Paul R. Amato, người từng viết cuốn Interpreting Divorce Rates, Marriage Rates and Data on the Percentage of Children with Single Parents, một ấn phẩm của Trung Tâm Toàn Quốc về Tài Nguyên Hôn Nhân Lành Mạnh, nói rằng “Các thay đổi trong tỷ lệ trẻ em của dân số sẽ tác động lên tỷ lệ ly dị, cho dù khuynh hướng ly dị ở bên dưới vững ổn”. Với các giới hạn này trong đầu, tỷ lệ thô tăng từ 2.2 năm 1960 lên 5.3 năm 1981 rồi gảm xuống 3.6 năm 2001.
Tỷ lệ ly dị mịn (refined divorce rate), tức số ly dị so với 1,000 phụ nữ kết hôn, chỉ bao gồm những người có nguy cơ ly dị, nên các nhà khoa học xã hội và nhân khẩu học coi nó có giá trị hơn tỷ lệ thô. Sử dụng lối này, Trung Tâm Quốc Gia Nghiên Cứu Gia Đình và Hôn Nhân cho rằng tỷ lệ ly dị tăng từ 14.3 ở North Dakota tới 34.5 ở Thủ Đô Washington, trong khi tỷ lệ trung bình toàn quốc là 19.4. Cũng theo lối này, năm 2008, ly dị giảm từ 17 cuộc ly dị trong số 1,000 phụ nữ kết hôn năm 2007 xuống 16.9 mỗi 1,000 phụ nữ kết hôn.
Tóm lại, tỷ lệ ly dị có thể sai lạc vì nhiều ly do như nhiều tiểu bang không phúc trình, việc đếm dựa vào tổng dân số…
Po Bronson, tác giả cuốn Why Do I Love These People? và là một cộng tác viên của trang mạng The Factbook: Eye-Opening Memos on Everything Family, coi các con số về ly dị là “những con số thống kê bị thường xuyên lạm dụng hơn hết tôi từng gặp trong nghiên cứu của mình”.
Bronson đặt các con số vào bối cảnh đời thực. “Tỷ lệ ly dị không xét đến các biến cố xã hội và kinh tế có thể có một ảnh hưởng khổng lồ đối với cả hai tỷ lệ hôn nhân và ly dị. Trong cuộc Suy Thoái kinh tế, tỷ lệ ly dị giảm xuống, vì ly dị là điều quá tốn kém. Rẻ hơn sẽ là việc bỏ bê gia đình, đây là điều đàn ông đã làm… Trong Thế Chiến II, có sự bùng nổ về hôn nhân khi thanh niên vội vàng kết hôn trước khi lên đường tham chiến, và sau đó là cuộc bùng nổ ly dị khi những ông chồng xa lạ trở về”.
Bronson cho rằng sử dụng thứ tỷ lệ ly dị chung chung chỉ tổ thêm tối tăm chứ chẳng soi sáng chi. “thứ tỷ lệ ly dị chung chung (over-all) chẳng giúp gì, vì nó làm như thể mọi người ly dị cùng vào một thời điểm như nhau trong cuộc hôn nhân của họ, nhưng đâu có phải vậy. Những cặp mới lấy nhau có xác suất ly dị nhiều hơn các cặp đã kết hôn với nhau nhiều năm, và những cặp không có con thì các xác suất ly dị nhiều hơn các cặp có con”.
Vì các số thống kê là các định lượng trừu tượng, nên người ta thường hay quên chúng phát xuất từ đời thực. Các bình luận xã hội về tỷ lệ ly dị rất hay hàm ý cho rằng có một tương quan nhân quả giữa việc ly dị không cần lỗi lầm và tỷ lệ ly dị lên cao, nghĩa là, các cặp vợ chồng chỉ mới gặp khủng hoảng hôn nhân qua loa, một chuyện mà cuộc hôn nhân nào cũng gặp phải, đã vội vã đi tới ly dị. Bronson cho rằng “Rất có thể bạn không chấp nhận con số ly dị, nhưng hãy nghĩ tới người bạn của bạn đã ly dị. Hãy nghĩ tới chính cuộc ly dị của bạn. Vì khi phê phán con số đi lên của ly dị, ta quên khuấy rằng ly dị không phải là con số. Chúng là các mối tương quan. Và dễ dàng điền một câu trả lời trên mẫu ấn chỉ không hề có nghĩa là dễ dàng chấm dứt một tương quan. Nó có hậu quả hết sức tàn hại. Mẫu ấn chỉ nói ‘không có lỗi’, nhưng điều này không nhất thiết đúng. Cặp vợ chồng mới biết điều gì đã xẩy ra. Họ chỉ giữ điều này cho riêng họ mà thôi”.
Thống kê ly dị trong vũ đài chính trị
Năm 2004, các bình luận gia chính trị liệt kê các số thống kê ly dị dọc theo chiến tuyến giữa các tiểu bang đỏ và tiểu bang xanh khi Nhóm Nghiên Cứu George Barna công bố rằng Massachusetts, tiểu bang xanh nhất trong các tiểu bang xanh, có tỷ lệ ly dị thấp nhất là 2.4 trong số 1,000 dân, trong khi tại Texas, tiểu bang đỏ hồng, tỷ lệ ấy là 4.1 trong số 1,000 dân. Đàng khác, 9 tiểu bang rất đỏ là Alabama, Arkansas, Arizona, Florida, Georgia, Mississippi, North Carolina, Oklahoma, và South Carolina, có tỷ lệ ly dị 4.2 trong số 1,000 dân.
Barna, một Kitô hữu tái sinh, buồn bã thừa nhận rằng tỷ lệ ly dị cao nhất nước là ở các khu vực có đông Kitô hữu bảo thủ sinh sống.
Dĩ nhiên, các con số trên đem lại cho các bình luận gia thiên tả một cơ may đặt nghi vấn: nếu các tiểu bang cấp tiến mầu xanh ít quan tâm tới các giá trị gia đình như các tiểu bang bảo thủ mầu đỏ thường chỉ trích, thì tại sao tỷ lệ ly dị lại thấp nhất ở các tiểu bang xanh và cao nhất ở các tiểu bang đỏ? Các bình luận gia thiên hữu phản bác rằng: ở “Massachusetts cấp tiến” và các tiểu bang Đông Bắc, nhiều người hơn chỉ sống chung với nhau chứ không kết hôn với nhau.
Và dĩ nhiên, con số đẻ ra nhiều con số và cách giải thích hơn. Vùng Đông Bắc và Tây Trung có số dân Công Giáo và Luthêrô đông đảo; hai hệ phái này khiến tỷ lệ ly dị thấp hơn.
William V. D'Antonio, giáo sư hưu trí của Đại Học Connecticut và là giáo sư thỉnh giảng của Đại Học Công Giáo ở Washington, đưa ra lối giải thích có kết cấu hơn: nhiều cặp hơn kết hôn lần đầu tiên ở tuổi thấp hơn ở miền Nam; lợi tức gia hộ trung bình thấp hơn ở miền Nam; các tiểu bang miền Nam có phần trăm người Công Giáo thấp hơn; và còn vấn đề giáo dục nữa. "Massachusetts có tỷ lệ giáo dục cao nhất nước, với 85% hoàn tất bậc trung học. Với Texas, tỷ lệ này chỉ là 76 %. Một phần ba cư dân Massachusetts hoàn tất bậc trung học, so với 23% người Texas, và các tiểu bang vùng Đông Bắc không thua gì Massachusetts.
“Các người cấp tiến ở Massachusetts từ lâu vốn tự hào đối với việc họ nhấn mạnh tới giáo dục, và việc này quả không sai: người ở lâu hơn trong trường thường kết hôn trễ hơn, khi đã chín chắn hơn, đã bảo đảm có việc làm tốt hơn, và lương bổng gia tăng với trình độ giáo dục chính thức. Thành thử, Massachusetts cũng dẫn đầu về lợi tức đầu người và lợi tức gia đình trong khi các vụ sinh nở của các thiếu niên tính theo phần trăm tất cả các vụ sinh nở là 7.4 đối với Massachusetts và 16.1 đối với Texas."
Các thống kê ly dị của cuộc hôn nhân thứ hai
Một con số thống kê về ly dị làm nhiều người ngạc nhiên đó là tỷ lệ ly dị của cuộc hôn nhân thứ hai và thứ ba. Phần lớn những người ly dị thường thử thời vận một lần nữa. Vì sự khôn ngoan quy ước vẫn cho rằng những người một lần ly dị đã học được từ khinh nghiệm đắng đót của mình, nên nay khôn ra, nhất định sẽ thành công hơn trong cuộc hôn nhân kế tiếp. Nhưng thứ khôn ngoan theo quy ước này thực ra không đúng chút nào. Vì dù phần trăm có khác đôi chút, 60 tới 67 phần trăm các cuộc hôn nhân thứ hai đã thất bại, và 70 tới 73 phần trăm các cuộc hôn nhân thứ ba đã không thành công.
Số thống kê ly dị có ý nghĩa đôi chút
Con số thống kê 1 chọi 2 được không ngừng nhắc đi nhắc lại bởi các vị giáo sĩ dạy đời, các chính trị gia khoa môi gõ mõ và các nhà bình luận đầy thiên kiến đã khiến người ta lầm lẫn vì những người ly dị trong một năm nào đó không phải cùng là những người kết hôn năm đó.
Vì thế, theo các nhà nghiên cứu, cách tốt hơn là tính xem có bao nhiêu người từng kết hôn sau đó đã ly dị. Tính cách này, tỷ lệ chưa bao giờ vượt quá 41 phần trăm và hiện đang giảm xuống.
Dù tỷ lệ ly dị thực sự vẫn còn để ngỏ để thảo luận và tranh luận, một số nhà nghiên cứu thấy có “đường phân ranh ly dị’ càng ngày càng rộng ra và có ý nghĩa giữa những người có bằng đại học và những người không có bằng đại học ở Hoa Kỳ. Theo Andrew J. Cherlin, giáo sư chính sách công tại phân khoa xã hội của Đại Học Hopkins ở Baltimore, tỷ lệ ly dị giảm xuống một cách mạnh mẽ nơi những người Hoa Kỳ có bằng đại học trong khi tiếp tục gia tăng nơi những người ít học hơn. Các cuộc nghiên cứu cho thấy những người học cao thường kết hôn trễ hơn và nhiều người hơn trong số họ sống chung với nhau mà không kết hôn. “Một cách đáng lưu ý, việc trì hoãn kết hôn đang giảm tỷ lệ ly dị: các cặp trẻ sống chung với nhau không kết hôn, rồi chia tay, và việc này không bị tính vào số ly dị”.
Cherlin gợi ý rằng các đường phân ranh ly dị trên có thể liên quan tới hố phân cách ngày một rộng ra giữa lợi tức của những người cao nhất và những người thấp nhất trong xã hội. Ông cho hay: các cặp có học “vốn là những người thắng cuộc trong nền kinh tế hoàn cầu hóa: họ có việc làm tốt hơn, và lợi tức của họ gia tăng, nên không gây áp lực nào lên cuộc hôn nhân của họ cả”.
Có lẽ, cuộc thảo luận về tỷ lệ ly dị và các số thống kê ly dị phải bao gồm sự gia tăng đáng kể con số các cặp không kết hôn nhưng sống chung với nhau. Giữa các năm 1960 và 1998, con số các cặp không kết hôn nhưng sống chung với nhau đã tăng từ 439,000 lên 4.2 triệu: tăng gấp 10 lần, lớn hơn tỷ lệ kết hôn và ly dị. Những vụ kết hợp không chính thức này bước vào hiện hữu rồi tan vỡ dễ dàng hơn hôn nhân và ly dị.
Thống kê ly dị với 1 mục đích
Robert McNamara, một trong các kiến trúc sư chính của việc Mỹ can thiệp vào Chiến Tranh Việt Nam, rất tin các dữ kiện, các số thống kê và các con số. Thực thế, các con số này từng khiến ông xác tín rằng Mỹ sẽ chiến thắng ở Việt Nam, trong khi rõ ràng, họ đang thua trận. Thành thử các con số thống kê không mấy ích lợi, nếu chúng không được biến thành nhận thức, hiểu biết và cả khôn ngoan nữa.
Giáo Sư Stanley của Đại Học Denver đề nghị người đọc suy xét các điều sau đây:
1. Khoảng 31 phần trăm bạn hữu của ta, tuổi từ 35 tới 54, đang kết hôn, đính hôn hay sống chung với nhau trước đây từng kết hôn rồi.
2. Những người đã kết hôn lâu năm (thí dụ trên 35 năm) và chưa hề ly dị gần như sẽ không ly dị.
3. Tỷ lệ ly dị mỗi năm tính theo 1,000 người, từ năm 1980, vốn giảm đi.
4. Một cặp trẻ tuổi kết hôn lần đầu hôm nay sẽ có nguy cơ ly dị 40 phần trăm, trừ khi các xu hướng hiện nay thay đổi đáng kể.
Giáo sư cho rằng, các phát biểu trên đều đúng và có thể bênh vực được: “Về phía tích cực, tỷ lệ đang từ từ giảm đi. Về phía tiêu cực, một cặp trẻ tuổi thực sự có nguy cơ không thành công… Các cuộc hôn nhân mới bắt đầu hôm nay có nguy cơ lớn ly dị hay bất hạnh”.
Các con số trên không được ghi cứng ngắc vào đá, và tỷ lệ ly dị đang hoàn toàn che khuất các phí tổn xã hội của các cuộc hôn nhân thất bại và của các gia đình tan vỡ. Thí dụ, điều gọi là “nữ hóa cảnh nghèo” (feminization of poverty) bao gồm, không những các phụ nữ độc thân chưa kết hôn hay không bao giờ kết hôn đang lao đao trong việc dưỡng dục con cái trong tư cách các bà mẹ đơn lẻ, mà còn cả nhiều phụ nữ ly dị cũng đang lao đao xoay xở trong tư cách các bà mẹ đơn lẻ được quyền săn sóc con cái. Con cái của các phụ nữ này thường phải lớn lên trong các môi trường người cha chỉ thỉnh thoảng mới tới thăm hay không bao giờ tới thăm cả. Thành thử con cái của ly dị đang gặp nguy cơ lớn. Chúng hiện chiếm 63 phần trăm các vụ tự sát của tuổi trẻ, 71 phần trăm các vụ mang thai lúc còn thiếu niên, 90 phần trăm các trẻ em vô gia cư và trốn chạy, và 70 phần trăm thiếu niên bị giam trong các viện. Chúng cũng chiếm tới 85 phần trăm các trẻ em bị rối loạn tác phong, 80 phần trăm kẻ hiếp dâm, 71 phần trăm bỏ học trung học, 75 phần trăm các thiếu niên trong các trung tâm lạm dụng hóa chất và 85 phần trăm thiếu niên ở trong tù.
Khi sử dụng các con số thống kê trên, thiển nghĩ nên nhớ nhận định của Albert Einstein: “Không phải mọi điều có thể đếm đều đáng đếm, và không phải mọi điều đáng đếm đều có thể đếm được”.
Kỳ sau: Ly dị không phải là một tội trọng
Văn Hóa
Mến tặng giáo họ Ba Tơ Quảng Ngãi với Giáng Sinh đầu tiên sau gần nửa thế kỷ
Sơn Ca Linh
10:05 26/12/2017
Đêm hôm nay con đi tìm quà tặng,
Chút quà Giáng Sinh với những nôn nao !
Một chút trời xanh vài ánh ngôi sao,
Vừa đủ nhớ chuyện “3 nhà đạo sĩ”.
Một chút se lạnh của đồng hoang quạnh quẽ,
Để gặp lại những “chú mục đồng xưa”.
Một chút lặng lẽ canh đêm mới giao mùa,
Để “giật mình” nghe tiếng đàn thiên sứ !
Một chút ấm giữa mùa đông hành lữ,
Quý làm sao máng cỏ những cọng rơm.
Một chiếc áo thô, một tấm vải đơn,
Để được quan chiêm Chúa nằm vấn tã !
Một chút ngỡ ngàng và tin yêu rất lạ,
Trong tận cõi lòng đôi bạn trẻ Giuse, Maria.
Không lẽ hôm nay từ thăm thẳm bao la,
Đã hiện thực lời của bao ngôn sứ ?...
Một chút nghèo giữa đêm dài lữ thứ,
Hang chiên bò thay gác tía lầu son.
Một chút bình yên hạnh phúc giản đơn,
Có mẹ có cha cùng đón chào sự sống !
Một chút niềm vui giữa dập dồn biến động,
Để khô dòng lệ, thôi trắng khăn tang.
Một chút yêu thương để hy vọng dâng tràn,
Để lần nữa được nghe “Tin Mừng trọng đại !....
“Một chút thôi nhưng sao mà lớn vậy” ?
Thì ra đây “Mầu nhiệm Chúa Giáng Trần”.
Không chỉ riêng con mà khắp hết muôn dân,
Đều nhận lãnh dồi dào ơn cứu độ !
Một chút thôi nhưng dạt dào tuôn đổ,
Hạnh phúc ùa về tận núi thẳm rừng xa.
“Đàn Ba-by-lon giờ vang rộn câu ca”,
Phận lưu đày từ đây xin trả lại !
Sơn Ca Linh
Giáng Sinh 2017 tại giáo điểm Ba Tơ Quảng Ngãi
Tản mạn đời tha hương : Bước Vào Năm Mới Dương Lịch
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thư
16:20 26/12/2017
Đếm mốc Thời Gian
Đời người thường được quan niệm là quá vắn vỏi : “Trăm năm thì ngắn, một ngày dài ghê”! Và nhà thơ Cao bá Quát đã một lần than thở :”Ba vạn sáu nghìn ngày là mấy, cảnh phù du trông thấy đã nực cười”. Nhà Phật mang thuyết ‘vô thường ‘ ra để nhắc bảo ta rằng đời sống chỉ là ‘sắc sắc không không’. Còn kinh thánh bên Công Giáo thì dạy rằng Chúa là chủ tể của thời gian : Ngài muốn chúng ta làm quản lý cho khéo ngày tháng đang sống, và cũng nhắc thời giờ trên trần rất giới hạn; trong khi một ngàn năm trước mặt Chúa chỉ như một khoảnh khắc.
Mở lại lịch sử nhân loại, dựa vào thời tiết đổi thay, người ta đã biết chia ra các mùa, theo vòng tròn 365 ngày, kể là một năm. Rồi phân một năm ra 12 tháng. Bắt đầu từ thời La Mã cổ, với triều đại Pompilius vào khoảng 700 năm trước tây lịch. Sau đó hoàng đế Caesar sửa lại cho được rõ ràng chi tiết hơn.
Lịch mới này được dựa vào sự phát minh của nhà Thiên Văn Học người Hy Lạp Alexandria (tính hệ thống thời gian cho Lịch theo mặt trời). Caesar muốn thay đổi ngày đầu năm từ mồng 1 tháng Giêng, mà ông cho là hợp lý nhất, sẽ phù hợp với một trong những điểm chí (Solstices) hay điểm phân (Equinoxes) cũng như tiết khí trọn cả năm.
Cuối cùng vị Giáo hoàng nổi danh Gregorius lại sửa thêm cho thật chính xác vào năm 1582, và ngày nay thế giới vẫn xử dụng lịch này. Trong bản sửa đổi của lịch Gregorian đã hủy bỏ 10 ngày trong tháng 10 năm 1582. Ngày thứ năm là ngày 04 tháng 10 năm đó, và tiếp theo liền là ngày thứ sáu 15/10.
Ai cũng biết rằng năm dương lịch được tính bằng đơn vị thời gian trái đất quay một vòng quanh mặt trời. Một vòng quay này kéo dài 365,2422 ngày (356 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây). Để tiện sổ sách, người ta tính chẵn 365 ngày là một năm dương lịch.
Vì trong 365 ngày có 12 lần mặt trăng tròn và 12 lần khuyết nên người ta chia thành 12 tháng. Mà cũng vì 365 không chia chẵn hết cho 12 nên đành phải chia thành tháng đủ (31 ngày) và tháng thiếu (30 ngày). Riêng tháng 2 cũng là tháng thiếu nhưng chỉ có 28 ngày. Như vậy cộng 12 tháng vừa đủ 365 ngày, đó là năm bình thường. Nhưng còn dư 5 giờ 48 phút 46 giây thì tính sao đây? Trong 4 năm liền, số dư đó cộng lại suýt soát một ngày, và một ngày đó được cộng vào tháng 2 của năm thứ tư. Năm thứ tư ấy gọi là “năm nhuận”, có 366 ngày. Tháng 2 của năm nhuận có 29 ngày, ngày thứ 29 ấy gọi là “ngày nhuận”.
Dĩ nhiên có một số vùng hay quốc gia vẫn muốn dùng lịch riêng, có thể là theo tính toán tôn giáo, thần linh dân tộc, hoặc theo âm lịch với việc vận hành của mặt trăng như tại Trung Hoa, Việt Nam…
Khắp nơi mừng năm mới
Người ta khoái mừng năm mới từ tối hôm trước : 31 tháng 12, gọi là giao thừa. Tại Hoa Kỳ, giao thừa được tổ chức với những bữa tiệc chính thức, những hoạt động hướng về gia đình và các sự kiện đại chúng khác. Một trong những lễ hội nổi tiếng nhất tại đất nước này là "thả cầu" tổ chức tại ‘Quảng trường’ Thời Đại của thành phố New York : người ta lấy cảm hứng từ những quả bóng thời gian được sử dụng chính thức làm tín hiệu thời gian, vào lúc 23:59 theo múi giờ miền Đông, một quả bóng nặng 11.875 pound (5.386 kg), có đường kính 12 foot (3,7 m) của Waterford crystal nằm trên nóc tòa nhà được hạ xuống một điểm cực cao 70 feet, bay đến nóc của quảng trường trong 60 giây để báo hiệu năm mới bắt đầu. Bà con tụ họp vỗ tay và chúc nhau năm mới may lành, trong tiếng nhạc vui vang rền.
Do ảnh hưởng văn hoá phương Tây, nên người Nhật từ lâu đã không đón tết theo thời gian âm lịch như một số nước châu Á khác. Trong tâm linh người Nhật đã coi tết dương lịch là ngày lễ tết chính. Trong buổi sáng tinh mơ ngày đầu năm, mọi thành viên trong các gia đình người Nhật cùng nhau đổ ra đường để chào đón bình minh đầu tiên của năm mới. Sau đó, mọi người rủ nhau lên chùa để bái Phật, cầu nguyện hoặc đến nhà người thân, bạn bè để chúc tết nhau. Trong ngày này, các gia đình đều làm lễ đón mừng năm mới (Oshogatsu). Trên mâm cỗ của người Nhật, các món ăn vô cùng phong phú được bày trí tỉ mỉ, đẹp mắt.
Đầu năm, người Tây-phương còn có một tục-lệ có ý nghĩa là "ý định cương quyết" thật: "Năm nay, tôi cương quyết sẽ... bỏ hút thuốc, xuống 10 ký-lô, đi học đàn/nhảy/nấu bếp, bớt làm việc và dành nhiều giờ với gia-đình hơn...''
Tinh thần của những "nghị quyết" này là mượn dịp năm mới để sống lại, để làm lại từ đầu, là không phó mặc cho số phận, mà nhất quyết làm chủ đời mình. (Làm được hay không lại là chuyện khác !) Bạn nghĩ sao ?
Vui mùa xuân mới. Ăn mừng tân niên. Nhưng bà con mình vẫn cảm thấy mình già đi một chút, dù không muốn chấp nhận. Thêm tuổi là đuổi xuân đi.
Giáo Hội Công Giáo và năm mới
Giáo hội mời chúng ta bước vào tân niên với tâm tình mến yêu tin tưởng nơi Đức Trinh Nữ Maria. Mồng một tháng giêng là lễ kính ‘Mẹ Thiên Chúa’, đúng một tuần sau khi kỷ niệm ngày Mẹ sinh ra Đức Giê-su, là chính Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần. Nghĩa là Mẹ được Chúa tuyển chọn để dóng vai trò lớn lao trong lịch sử Cứu Độ.
Đức Mẹ được nâng lên chỉ vì Ngài đã hạ mình và sống khiêm tốn vô song. Địa vị cao sang của Mẹ cũng là lý do mời tất cả chạy đến xin được chở che hộ phù. Mà cái cao quý ở đây là Mẹ cũng là mẹ của tất cả chúng ta. Chạy đến để học những nhân đức cao cả. Cũng là để lắng nghe những lời Mẹ dạy bảo để sống đẹp lòng Chúa. Cũng là dịp để xin Mẹ giúp chúng ta đổi mới cuộc sống, và giúp toàn thể nhân loại hư đốn biết thay dạ đổi lòng, mà sống theo tinh thần Phúc Âm.
Ngày đầu năm cũng là ngày Giáo hội kêu gọi mọi người cầu nguyện cho nền Hòa Bình toàn nhân loại. Cho ai nấy sống tình thân ái, bới ích kỷ, thêm cảm thông và chia sẻ chân thành.
Lời cầu cho hòa bình phải kèm theo ước vọng và cương quyết thực hành công bằng, từ trong gia đình ra tới ngoài xã hội. Chúng ta là những phần tử của Giáo Hội, ai nấy phải là những chứng tá thực sự của Hòa Bình. Phải ráng kiến tạo Hòa Bình từ trong gia đình, thôn xóm, cộng đồng...Ráng gây dựng và gìn giữ sự thật, công bằng, tình thương, là những yếu tố nòng cốt.
Thành ra, vui tân niên, chúng ta phải đồng hành với Giáo hội. Hướng đi cao đẹp này sẽ kéo ơn phúc từ trời cao cho cả năm mới. Hãy tận hưởng từng phút giây của ngày sống, trong tâm tình tạ ơn sâu thẳm. Không mơ tưởng về một loại ‘thuốc trường sinh’ nào đó trên đời. Mà một niềm chỉ mong ngày được về với Chúa trên nước hằng sống. Nhạc sĩ Y Vân nghẹn ngào sáng tác và ca lên bản hát ’60 năm cuộc đời’. Có là bao ? Ngắn ngủi quá ! Điều quan trọng nhất là sống cho đáng sống, kiên trì lập công, vượt qua mọi trái ý thử thách. Nhà thật của chúng ta không ở trần gian này.
Chớ ham mê của đời chóng qua. Nhưng năng cầu nguyện “Xin Chúa trở thành gia nghiệp cho đời con”.
Trong tinh thần đó, tất cả chúng ta có thể cùng chân thành và vui vẻ chúc nhau “ HAPPY NEW YEAR “.
LM. Giuse Nguyễn Văn Thư
Mở lại lịch sử nhân loại, dựa vào thời tiết đổi thay, người ta đã biết chia ra các mùa, theo vòng tròn 365 ngày, kể là một năm. Rồi phân một năm ra 12 tháng. Bắt đầu từ thời La Mã cổ, với triều đại Pompilius vào khoảng 700 năm trước tây lịch. Sau đó hoàng đế Caesar sửa lại cho được rõ ràng chi tiết hơn.
Lịch mới này được dựa vào sự phát minh của nhà Thiên Văn Học người Hy Lạp Alexandria (tính hệ thống thời gian cho Lịch theo mặt trời). Caesar muốn thay đổi ngày đầu năm từ mồng 1 tháng Giêng, mà ông cho là hợp lý nhất, sẽ phù hợp với một trong những điểm chí (Solstices) hay điểm phân (Equinoxes) cũng như tiết khí trọn cả năm.
Ai cũng biết rằng năm dương lịch được tính bằng đơn vị thời gian trái đất quay một vòng quanh mặt trời. Một vòng quay này kéo dài 365,2422 ngày (356 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây). Để tiện sổ sách, người ta tính chẵn 365 ngày là một năm dương lịch.
Vì trong 365 ngày có 12 lần mặt trăng tròn và 12 lần khuyết nên người ta chia thành 12 tháng. Mà cũng vì 365 không chia chẵn hết cho 12 nên đành phải chia thành tháng đủ (31 ngày) và tháng thiếu (30 ngày). Riêng tháng 2 cũng là tháng thiếu nhưng chỉ có 28 ngày. Như vậy cộng 12 tháng vừa đủ 365 ngày, đó là năm bình thường. Nhưng còn dư 5 giờ 48 phút 46 giây thì tính sao đây? Trong 4 năm liền, số dư đó cộng lại suýt soát một ngày, và một ngày đó được cộng vào tháng 2 của năm thứ tư. Năm thứ tư ấy gọi là “năm nhuận”, có 366 ngày. Tháng 2 của năm nhuận có 29 ngày, ngày thứ 29 ấy gọi là “ngày nhuận”.
Dĩ nhiên có một số vùng hay quốc gia vẫn muốn dùng lịch riêng, có thể là theo tính toán tôn giáo, thần linh dân tộc, hoặc theo âm lịch với việc vận hành của mặt trăng như tại Trung Hoa, Việt Nam…
Khắp nơi mừng năm mới
Do ảnh hưởng văn hoá phương Tây, nên người Nhật từ lâu đã không đón tết theo thời gian âm lịch như một số nước châu Á khác. Trong tâm linh người Nhật đã coi tết dương lịch là ngày lễ tết chính. Trong buổi sáng tinh mơ ngày đầu năm, mọi thành viên trong các gia đình người Nhật cùng nhau đổ ra đường để chào đón bình minh đầu tiên của năm mới. Sau đó, mọi người rủ nhau lên chùa để bái Phật, cầu nguyện hoặc đến nhà người thân, bạn bè để chúc tết nhau. Trong ngày này, các gia đình đều làm lễ đón mừng năm mới (Oshogatsu). Trên mâm cỗ của người Nhật, các món ăn vô cùng phong phú được bày trí tỉ mỉ, đẹp mắt.
Đầu năm, người Tây-phương còn có một tục-lệ có ý nghĩa là "ý định cương quyết" thật: "Năm nay, tôi cương quyết sẽ... bỏ hút thuốc, xuống 10 ký-lô, đi học đàn/nhảy/nấu bếp, bớt làm việc và dành nhiều giờ với gia-đình hơn...''
Tinh thần của những "nghị quyết" này là mượn dịp năm mới để sống lại, để làm lại từ đầu, là không phó mặc cho số phận, mà nhất quyết làm chủ đời mình. (Làm được hay không lại là chuyện khác !) Bạn nghĩ sao ?
Vui mùa xuân mới. Ăn mừng tân niên. Nhưng bà con mình vẫn cảm thấy mình già đi một chút, dù không muốn chấp nhận. Thêm tuổi là đuổi xuân đi.
Giáo Hội Công Giáo và năm mới
Đức Mẹ được nâng lên chỉ vì Ngài đã hạ mình và sống khiêm tốn vô song. Địa vị cao sang của Mẹ cũng là lý do mời tất cả chạy đến xin được chở che hộ phù. Mà cái cao quý ở đây là Mẹ cũng là mẹ của tất cả chúng ta. Chạy đến để học những nhân đức cao cả. Cũng là để lắng nghe những lời Mẹ dạy bảo để sống đẹp lòng Chúa. Cũng là dịp để xin Mẹ giúp chúng ta đổi mới cuộc sống, và giúp toàn thể nhân loại hư đốn biết thay dạ đổi lòng, mà sống theo tinh thần Phúc Âm.
Ngày đầu năm cũng là ngày Giáo hội kêu gọi mọi người cầu nguyện cho nền Hòa Bình toàn nhân loại. Cho ai nấy sống tình thân ái, bới ích kỷ, thêm cảm thông và chia sẻ chân thành.
Lời cầu cho hòa bình phải kèm theo ước vọng và cương quyết thực hành công bằng, từ trong gia đình ra tới ngoài xã hội. Chúng ta là những phần tử của Giáo Hội, ai nấy phải là những chứng tá thực sự của Hòa Bình. Phải ráng kiến tạo Hòa Bình từ trong gia đình, thôn xóm, cộng đồng...Ráng gây dựng và gìn giữ sự thật, công bằng, tình thương, là những yếu tố nòng cốt.
Thành ra, vui tân niên, chúng ta phải đồng hành với Giáo hội. Hướng đi cao đẹp này sẽ kéo ơn phúc từ trời cao cho cả năm mới. Hãy tận hưởng từng phút giây của ngày sống, trong tâm tình tạ ơn sâu thẳm. Không mơ tưởng về một loại ‘thuốc trường sinh’ nào đó trên đời. Mà một niềm chỉ mong ngày được về với Chúa trên nước hằng sống. Nhạc sĩ Y Vân nghẹn ngào sáng tác và ca lên bản hát ’60 năm cuộc đời’. Có là bao ? Ngắn ngủi quá ! Điều quan trọng nhất là sống cho đáng sống, kiên trì lập công, vượt qua mọi trái ý thử thách. Nhà thật của chúng ta không ở trần gian này.
Chớ ham mê của đời chóng qua. Nhưng năng cầu nguyện “Xin Chúa trở thành gia nghiệp cho đời con”.
Trong tinh thần đó, tất cả chúng ta có thể cùng chân thành và vui vẻ chúc nhau “ HAPPY NEW YEAR “.
LM. Giuse Nguyễn Văn Thư
Thăm Punta Arenas: Điểm tận cùng mạn Nam của Chile trên eo biển Magallan
LM Trần Công Nghị
19:48 26/12/2017
Tầu cấp bến Punta Arenas lúc 6:00 sáng tinh mơ, nhưng khách du lịch còn đang đắm mình trong giấc ngủ hay đang sửa soạn tắm rửa và sau đó dùng điểm tâm.
Sau điểm tâm, tôi cử hành thánh lễ kính vị Tử đạo tiên khởi Stephanô. Biến cố này nhắc nhở chúng ta là ngay từ đầu đã có những người can trường dám dùng chính mạng sống mình làm chứng cho Chúa Giêsu. Và cửa Nước Trời đã mở ra đón người chứng thứ nhất.
Hình ảnh
Vì thời tiết có thay đổi nên lộ trình chuyến tầu cũng đã thay đổi, thay vì đi ngay tới Lục địa thứ 7 Antarctica băng giá, chúng tôi còn đang thăm rải rác vài thành phố trên eo biển Magallan. Hôm nay chúng tôi sẽ thăm thành Punta Arenas của Chile và ngày mai thành Ushuaia của Argentina. Đây là 2 thành phố tận cùng phíc Nam của hai nước này và tất cả các chuyến đi Nam Cực hầu như đều xuất phát từ 2 điểm trên.
Tuy dù được trang bị bằng áo parka đặc biệt của du thuyền cung cấp, nhưng khi bước xuống khỏi cầu thang của tầu thì đã cảm thấy cái giá buốt của thời tiết nơi đây, cộng thêm những cơn gió thổi vào mặt càng lạnh thêm. Đúng là thời tiết ở đây vô thường. Mới sáng ra thì mây mù, trời mơ hồ, rồi mưa, rồi nắng, rồi gió… Trong một ngày trải nghiệm nhiều thay đổi.
Dù thế, tôi vẫn có gắng đi thăm các di tích lịch sử và các cơ sở tôn giáo. Đặc biệt ở đây có 2 nhà thờ phải tham quan đó là Nhà thờ Chính tòa và Nhà thờ Đức Bà Phù Hộ các Tín Hữu của Dòng Don Bosco. Nhà thờ chính tòa ở ngay sát cạnh công viên trung tâm thành phố, nơi có đặt tượng nhà thám hiểm Magellan và chung quanh có các hàng cây cổ thụ và hoa lá rất uy linh. Trong nhà thờ có nhiều tượng ảnh đẹp và đặc biệt là hang đá máng cỏ tuy nhỏ nhưng trang trí rất mỹ thuật. Trên vòm Cung thánh có bức vẽ Chúa ban phép lành rất cao sang và linh thiêng.
Tiếp đến chúng tôi đi thăm Đền thờ Đức Mẹ Phù hộ các Tín Hữu. Trên đường đi tôi thấy có một nhà thờ cao và đẹp -- ngay bên cạnh trường Trung học cùng tên -- nhưng đóng của kín mít không có lối vào. Tôi ghé vào nhà trường nói tôi là linh mục từ xa tới muốn viếng thăm nhà thờ được không?. Nghe nói tôi từ xa tới mà lại nói tiếng Spanish nên cô thư ký đồng ý lấy chìa khóa mở cửa cho tôi vào thăm. Xem qua lịch sử thì biết các linh mục và nữ tu Dòng Don Bosco đã tới đây hơn 100 năm rồi, và hiện nay vẫn còn tiếp tục việc giáo dục thanh thiếu niên của vùng này.
Cách đó không xa là Đền Đức Mẹ Phù hộ các Tín Hữu mầu xám xanh lớn với tháp cao. Vào bên trong chúng tôi thấy có Hang Đá Đức Mẹ Lộ Đức rất đẹp, và đặc biệt nhất là một kiến trúc cảnh Giáng Sinh được làm to lớn dài suốt từ cuối nhà thờ lên tới gần ngang cung thánh bên phía vòm trái của nhà thờ.
Chung quanh nhà thờ có nhiều ảnh tượng rất đẹp và sống động, đặc biệt là hai thánh trẻ Savio và Lucia. Đặc biệt còn có hình hai vị thánh xinh đẹp Thêresa và Cecila nữa.
Một trong những nơi nổi tiếng ở Punta Arenas là nghĩa trang của thành phố này. Vào thăm nghĩa trang mới biết nó rộng lớn và kỳ công, nhiều ngôi một của các gia đình có cả hơn 100 năm được xây cất rất mỷ thuật và cao lớn không khác gì các dinh thự nhỏ. Ở vài đại lộ chính còn có các hàng cây thông cảnh được tỉa gọt rất kỳ công làm tăng phần uy linh và sâu lắng nơi này.
Dọc đường chúng tôi ghé qua các tòa nhà lớn như Dinh tỉnh trưởng, Phủ thị chính và đặc biệt là ngôi Dinh thự sang trọng và thời danh của Bà Sara Braun Hamburger, giờ thành một Club de la Union.
Điểm cuối cùng chúng tôi ghé thăm là leo tận lên đồi cao có Thánh giá, và có nhiều lối đi lên trên đó, đây cũng những con đường phòng khi có tsunami sóng thần thì dân chúng sẽ lên trên đó trú nạn. Từ điểm cao này có thể ngắm cảnh toàn diện thành phố và bãi biển.
Vài nét về lịch sử Punta Arenas
Punta Arenas (có nghĩa là điểm bãi cát) là thủ phủ của vùng cực nam tỉnh Magallanes và Antartica của nước Chile. Thành phố này chính thức được đổi tên thành Magallanes vào năm 1927, nhưng năm 1938 lại được đổi thành tên cũ là "Punta Arenas". Đây là thành phố lớn nhất phía nam dưới vĩ tuyến 46. Thành rộng 17.846,3 km2 (6.890,5 dặm vuông) và dân số ước chừng 130.00 người.
Punta Arenas nằm trên bán đảo Brunswick ở phía Bắc Eo biển Magellan, được chính phủ Chilê thành lập vào năm 1848 như là một khu trại tù hình sự nhỏ bé để khẳng định chủ quyền trên eo biển Magellan. Về phương diện chính trị, khi Chilê tuyên bố chủ quyền trên Punta Arenas có tầm vóc quan trọng hậu cần trong việc tiếp cận bán đảo Nam Cực.
Sau một thời gian dài không có dân tới cư ngụ, nhưng trong thập niên 1880 và đầu những năm 1900, với việc canh tác công ty cừu lớn nhất, rộng 10.000 km vuông ở Chilê và Argentina, Punta Arenas trở thành điểm thu hút nhiều người.
Đây là một trong hai khu định cư đầu tiên của Tây Ban Nha dọc theo Eo biển Magellan và được thành lập năm 1584 với tên là Nombre de Jesús. Tuy nhiên vì do thời tiết khắc nghiệt và nhiều khó khăn sinh tồn nên khu định cư này không thành công.
Khu định cư thứ hai là Rey don Felipe khoảng 80 cây số về phía nam của Punta Arenas, sau đó được biết đến với tên là Puerto del Hambre, đôi khi được dịch là Famine Port (Cảnh Đói ăn). Tây Ban Nha đã thành lập các khu định cư này nhằm bảo vệ việc vận chuyển và ngăn chặn vi phạm bản quyền, bằng cách kiểm soát Eo biển Magellan.
Năm 1843, Chính phủ Chilê thấy cần xây dựng một pháo đài và thiết lập một khu định cư trên bờ biển Eo biển Magellan. Pháo đài có vị trí tốt nằm trên một đồi đá nhỏ, nhưng vị trí này không thể hỗ trợ hợp lý cho khu có dân cư sinh sống. Do đó họ đã quyết định vào năm 1848 để di chuyển đến vị trí hiện tại, dọc theo con sông Las Minas, và đổi tên thành Punta Arenas.
Từ khoảng năm 1890 đến năm 1940, vùng Magallanes đã trở thành một trong những vùng nuôi cừu quan trọng nhất trên thế giới, với một công ty (chi phối trên 10.000 km vuông) ở miền nam Chile và Argentina. Sự phát triển của ngành công nghiệp chăn nuôi cừu và sự phát hiện là có vàng, cũng như việc buôn bán ngày càng tăng của các thuyền buồm, thu hút nhiều người định cư mới.
Cảng Punta Arenas, mặc dù được coi là một trong những cảng quan trọng nhất ở Chilê trước khi có Kênh đào Panama. Cảng này như một điểm móc nối các tàu hơi nước di huyển giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Thành phố từng là của ngõ cho các cuộc thám hiểm Nam Cực, nhưng gần đây có các thành phố mới như Ushuaia của Argentina, và Christchurch của (New Zealand cũng là những điểm xuất phát đi Nam Cực. Ngày nay cảng này chủ yếu được sử dụng bởi du lịch và cuộc thám hiểm khoa học.
Khách tham quan ngày nay có thể tham quan hai Thánh Đường to lớn, Nghĩa trang thành phố, viẹn bảo tàng Sarah Braun, được thành lập tại lâu đài Braun-Menéndez trước đây, ở trung tâm Punta Arenas. Các điểm tham quan phổ biến khác bao gồm hai hang động gần đó dành cho chim cánh cụt Magellanic và pháo đài được xây dựng lại của khu định cư Fuerte Bulnes.
Thành phố này được nhiều cư dân thuộc Tây Ban Nha và Croatia xây dựng vào giữa thế kỷ XIX và nhiều người trong số họ vẫn sống ở đó. Các nhóm dân tộc khác gồm người Đức, Anh, Ý, Thụy Sĩ và Ai Len. Người Croatia nhập cư đến Punta Arenas có ảnh hưởng rất lớn, hiện nay, ảnh hưởng này vẫn được phản ánh qua tên của các cửa hàng, đường phố và nhiều tòa nhà. Theo một số tài liệu tham khảo, khoảng 50% dân số Punta Arenas là người gốc Croats.
Đến năm 2006 nền kinh tế của Punta Arenas và khu vực đã đa dạng hóa.Trữ lượng dầu chính của Chilê ở đây, cùng với một số than cấp thấp. Sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả cừu và gia súc, tiếp tục đóng một vai trò quan trọng. Du lịch đã đóng góp cho nền kinh tế của thành phố và sự tăng trưởng ổn định.
Sau điểm tâm, tôi cử hành thánh lễ kính vị Tử đạo tiên khởi Stephanô. Biến cố này nhắc nhở chúng ta là ngay từ đầu đã có những người can trường dám dùng chính mạng sống mình làm chứng cho Chúa Giêsu. Và cửa Nước Trời đã mở ra đón người chứng thứ nhất.
Hình ảnh
Vì thời tiết có thay đổi nên lộ trình chuyến tầu cũng đã thay đổi, thay vì đi ngay tới Lục địa thứ 7 Antarctica băng giá, chúng tôi còn đang thăm rải rác vài thành phố trên eo biển Magallan. Hôm nay chúng tôi sẽ thăm thành Punta Arenas của Chile và ngày mai thành Ushuaia của Argentina. Đây là 2 thành phố tận cùng phíc Nam của hai nước này và tất cả các chuyến đi Nam Cực hầu như đều xuất phát từ 2 điểm trên.
Tuy dù được trang bị bằng áo parka đặc biệt của du thuyền cung cấp, nhưng khi bước xuống khỏi cầu thang của tầu thì đã cảm thấy cái giá buốt của thời tiết nơi đây, cộng thêm những cơn gió thổi vào mặt càng lạnh thêm. Đúng là thời tiết ở đây vô thường. Mới sáng ra thì mây mù, trời mơ hồ, rồi mưa, rồi nắng, rồi gió… Trong một ngày trải nghiệm nhiều thay đổi.
Dù thế, tôi vẫn có gắng đi thăm các di tích lịch sử và các cơ sở tôn giáo. Đặc biệt ở đây có 2 nhà thờ phải tham quan đó là Nhà thờ Chính tòa và Nhà thờ Đức Bà Phù Hộ các Tín Hữu của Dòng Don Bosco. Nhà thờ chính tòa ở ngay sát cạnh công viên trung tâm thành phố, nơi có đặt tượng nhà thám hiểm Magellan và chung quanh có các hàng cây cổ thụ và hoa lá rất uy linh. Trong nhà thờ có nhiều tượng ảnh đẹp và đặc biệt là hang đá máng cỏ tuy nhỏ nhưng trang trí rất mỹ thuật. Trên vòm Cung thánh có bức vẽ Chúa ban phép lành rất cao sang và linh thiêng.
Tiếp đến chúng tôi đi thăm Đền thờ Đức Mẹ Phù hộ các Tín Hữu. Trên đường đi tôi thấy có một nhà thờ cao và đẹp -- ngay bên cạnh trường Trung học cùng tên -- nhưng đóng của kín mít không có lối vào. Tôi ghé vào nhà trường nói tôi là linh mục từ xa tới muốn viếng thăm nhà thờ được không?. Nghe nói tôi từ xa tới mà lại nói tiếng Spanish nên cô thư ký đồng ý lấy chìa khóa mở cửa cho tôi vào thăm. Xem qua lịch sử thì biết các linh mục và nữ tu Dòng Don Bosco đã tới đây hơn 100 năm rồi, và hiện nay vẫn còn tiếp tục việc giáo dục thanh thiếu niên của vùng này.
Cách đó không xa là Đền Đức Mẹ Phù hộ các Tín Hữu mầu xám xanh lớn với tháp cao. Vào bên trong chúng tôi thấy có Hang Đá Đức Mẹ Lộ Đức rất đẹp, và đặc biệt nhất là một kiến trúc cảnh Giáng Sinh được làm to lớn dài suốt từ cuối nhà thờ lên tới gần ngang cung thánh bên phía vòm trái của nhà thờ.
Chung quanh nhà thờ có nhiều ảnh tượng rất đẹp và sống động, đặc biệt là hai thánh trẻ Savio và Lucia. Đặc biệt còn có hình hai vị thánh xinh đẹp Thêresa và Cecila nữa.
Một trong những nơi nổi tiếng ở Punta Arenas là nghĩa trang của thành phố này. Vào thăm nghĩa trang mới biết nó rộng lớn và kỳ công, nhiều ngôi một của các gia đình có cả hơn 100 năm được xây cất rất mỷ thuật và cao lớn không khác gì các dinh thự nhỏ. Ở vài đại lộ chính còn có các hàng cây thông cảnh được tỉa gọt rất kỳ công làm tăng phần uy linh và sâu lắng nơi này.
Dọc đường chúng tôi ghé qua các tòa nhà lớn như Dinh tỉnh trưởng, Phủ thị chính và đặc biệt là ngôi Dinh thự sang trọng và thời danh của Bà Sara Braun Hamburger, giờ thành một Club de la Union.
Điểm cuối cùng chúng tôi ghé thăm là leo tận lên đồi cao có Thánh giá, và có nhiều lối đi lên trên đó, đây cũng những con đường phòng khi có tsunami sóng thần thì dân chúng sẽ lên trên đó trú nạn. Từ điểm cao này có thể ngắm cảnh toàn diện thành phố và bãi biển.
Vài nét về lịch sử Punta Arenas
Punta Arenas (có nghĩa là điểm bãi cát) là thủ phủ của vùng cực nam tỉnh Magallanes và Antartica của nước Chile. Thành phố này chính thức được đổi tên thành Magallanes vào năm 1927, nhưng năm 1938 lại được đổi thành tên cũ là "Punta Arenas". Đây là thành phố lớn nhất phía nam dưới vĩ tuyến 46. Thành rộng 17.846,3 km2 (6.890,5 dặm vuông) và dân số ước chừng 130.00 người.
Punta Arenas nằm trên bán đảo Brunswick ở phía Bắc Eo biển Magellan, được chính phủ Chilê thành lập vào năm 1848 như là một khu trại tù hình sự nhỏ bé để khẳng định chủ quyền trên eo biển Magellan. Về phương diện chính trị, khi Chilê tuyên bố chủ quyền trên Punta Arenas có tầm vóc quan trọng hậu cần trong việc tiếp cận bán đảo Nam Cực.
Sau một thời gian dài không có dân tới cư ngụ, nhưng trong thập niên 1880 và đầu những năm 1900, với việc canh tác công ty cừu lớn nhất, rộng 10.000 km vuông ở Chilê và Argentina, Punta Arenas trở thành điểm thu hút nhiều người.
Đây là một trong hai khu định cư đầu tiên của Tây Ban Nha dọc theo Eo biển Magellan và được thành lập năm 1584 với tên là Nombre de Jesús. Tuy nhiên vì do thời tiết khắc nghiệt và nhiều khó khăn sinh tồn nên khu định cư này không thành công.
Khu định cư thứ hai là Rey don Felipe khoảng 80 cây số về phía nam của Punta Arenas, sau đó được biết đến với tên là Puerto del Hambre, đôi khi được dịch là Famine Port (Cảnh Đói ăn). Tây Ban Nha đã thành lập các khu định cư này nhằm bảo vệ việc vận chuyển và ngăn chặn vi phạm bản quyền, bằng cách kiểm soát Eo biển Magellan.
Năm 1843, Chính phủ Chilê thấy cần xây dựng một pháo đài và thiết lập một khu định cư trên bờ biển Eo biển Magellan. Pháo đài có vị trí tốt nằm trên một đồi đá nhỏ, nhưng vị trí này không thể hỗ trợ hợp lý cho khu có dân cư sinh sống. Do đó họ đã quyết định vào năm 1848 để di chuyển đến vị trí hiện tại, dọc theo con sông Las Minas, và đổi tên thành Punta Arenas.
Từ khoảng năm 1890 đến năm 1940, vùng Magallanes đã trở thành một trong những vùng nuôi cừu quan trọng nhất trên thế giới, với một công ty (chi phối trên 10.000 km vuông) ở miền nam Chile và Argentina. Sự phát triển của ngành công nghiệp chăn nuôi cừu và sự phát hiện là có vàng, cũng như việc buôn bán ngày càng tăng của các thuyền buồm, thu hút nhiều người định cư mới.
Cảng Punta Arenas, mặc dù được coi là một trong những cảng quan trọng nhất ở Chilê trước khi có Kênh đào Panama. Cảng này như một điểm móc nối các tàu hơi nước di huyển giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Thành phố từng là của ngõ cho các cuộc thám hiểm Nam Cực, nhưng gần đây có các thành phố mới như Ushuaia của Argentina, và Christchurch của (New Zealand cũng là những điểm xuất phát đi Nam Cực. Ngày nay cảng này chủ yếu được sử dụng bởi du lịch và cuộc thám hiểm khoa học.
Khách tham quan ngày nay có thể tham quan hai Thánh Đường to lớn, Nghĩa trang thành phố, viẹn bảo tàng Sarah Braun, được thành lập tại lâu đài Braun-Menéndez trước đây, ở trung tâm Punta Arenas. Các điểm tham quan phổ biến khác bao gồm hai hang động gần đó dành cho chim cánh cụt Magellanic và pháo đài được xây dựng lại của khu định cư Fuerte Bulnes.
Thành phố này được nhiều cư dân thuộc Tây Ban Nha và Croatia xây dựng vào giữa thế kỷ XIX và nhiều người trong số họ vẫn sống ở đó. Các nhóm dân tộc khác gồm người Đức, Anh, Ý, Thụy Sĩ và Ai Len. Người Croatia nhập cư đến Punta Arenas có ảnh hưởng rất lớn, hiện nay, ảnh hưởng này vẫn được phản ánh qua tên của các cửa hàng, đường phố và nhiều tòa nhà. Theo một số tài liệu tham khảo, khoảng 50% dân số Punta Arenas là người gốc Croats.
Đến năm 2006 nền kinh tế của Punta Arenas và khu vực đã đa dạng hóa.Trữ lượng dầu chính của Chilê ở đây, cùng với một số than cấp thấp. Sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả cừu và gia súc, tiếp tục đóng một vai trò quan trọng. Du lịch đã đóng góp cho nền kinh tế của thành phố và sự tăng trưởng ổn định.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cây Sồi Fatima
Dominic Đức Nguyễn
10:45 26/12/2017
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
(Hình chụp tại Fátima, Lisboa, Portugal)
Cây Sồi Fatima , ôi, cây Sồi hạnh phúc !
Cây Sồi Fatima, cây Sồi được làm bệ chân Mẹ
Cây Sồi Fatima, ôi, cây Sồi thật lạ !
Mẹ hiện ra nhắn nhủ người đời
Ôi , lạy Mẹ Chúa Trời, Mẹ đời đời diễm phúc
Xin cho con được làm cây Sồi Fatima
(Trích thơ của P.Trần Đình Phan Tiến)
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 26/12/2017: Vatican cải tổ hệ thống truyền thông
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:19 26/12/2017
1. Vatican khánh thành Web site mới trước lễ Giáng Sinh
Trước ngày lễ Giáng sinh, Vatican đã ra mắt trang web đa phương tiện mới.
Trang web mới, có địa chỉ là vaticannews.va, đã được khánh thành vài ngày sau khi Đức Ông Dario Vigano, tổng trưởng Bộ Truyền Thông, trình bày trang web mới cho Đức Thánh Cha Phanxicô và Hội Đồng Các Hồng Y của ngài và giải thích về những tiến bộ trong việc thống nhất các phương tiện truyền thông của Vatican.
Trung tâm biên tập đa phương tiện, nền tảng của hệ thống mới này, là kết quả của một quá trình hợp nhất ở cấp độ kinh tế và kỹ thuật, sẽ là một cấu trúc duy nhất chịu trách nhiệm sản xuất các chương trình âm thanh, văn bản, video và đồ họa bằng nhiều ngôn ngữ.
Theo một tuyên bố của Đức Ông Dario Vigano, trung tâm đa phương tiện mới sẽ bao gồm khoảng 350 nhân viên được rút ra từ 40 chương trình ngôn ngữ của Radio Vatican cũ và chín tổ chức - đài phát thanh, báo Vatican, trung tâm sản xuất truyền hình của Vatican, báo in Vatican ...
Trung tâm đa phương tiện sẽ bắt đầu công việc với 70 người làm việc trong sáu ngôn ngữ: Ý, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Họ sẽ tập trung vào bốn lĩnh vực: Giáo hoàng, Vatican, và Giáo hội trên thế giới.
Các tài liệu lưu trữ vẫn có thể truy cập qua trang web của đài phát thanh Vatican và của trung tâm truyền hình Vatican.
2. Vatican bác bỏ tin đồn Đức Thánh Cha sử dụng WhatsApp
Ông Greg Burke, Giám đốc phòng Báo chí Tòa Thánh đã đưa ra một tuyên bố trên Twitter rằng Đức Thánh Cha Phanxicô không hề sử dụng chương trình nhắn tin WhatsApp.
“Báo cáo cho rằng Đức Thánh Cha đang sử dụng WhatsApp là sai. Ngài không gửi thông điệp hay những lời chúc lành qua chương trình này.”
Theo báo La Nacion, tổ chức Pope Francis Foundation, một tổ chức Công Giáo ở Corrientes, Á Căn Đình đã công bố hôm 12 tháng 12 sự ra mắt của “Wabot-Papa Francisco”, một chatbot, tức là một chương trình nhắn tin, cho phép người dùng liên lạc với Đức Giáo Hoàng và cập nhật lịch trình của ngài.
Tổ chức Foundation cho biết chatbot sẽ trả lời các câu hỏi của người dùng thông qua “văn bản, hình ảnh, video, âm thanh và tài liệu”, La Nacion cho biết.
“Bạn cũng có thể có cuộc trò chuyện mô phỏng với Đức Thánh Cha. Công nghệ Wabot cho phép toàn thể cộng đồng Công Giáo hoặc những người có đức tin khác tương tác với Đức Giáo Hoàng”.
Đức Giáo Hoàng, tổ chức nói thêm, “là một người thích công nghệ mới, ngài tin rằng công nghệ mới có thể giúp con người hiểu biết lẫn nhau và đó là tương lai của truyền thông.”
Theo ông Greg Burke những lời này chỉ có tính chất khoa trương, Đức Thánh Cha không hề sử dụng WhatsApp.
3. Hội Đồng Giám Mục Ba lan khánh thành một tài khoản Twitter tiếng Anh,
Hội Đồng Giám Mục Ba Lan đã đưa ra một tài khoản Twitter tiếng Anh, vì giới truyền thông quốc tế tỏ ra quan tâm đến tình hình tại Ba Lan và ảnh hưởng của Giáo Hội Công Giáo tại quốc gia này.
Phát ngôn viên Paweł Ryteł-Andrianik cho biết, “Chúng tôi đang quan sát rất nhiều mối quan tâm trên internet về Giáo Hội tại Ba Lan từ những người sống ở nước ngoài, đó là lý do tại sao chúng tôi muốn cho phép họ truy cập nội dung tài khoản Twitter của chúng tôi bằng tiếng Anh.”
Tài khoản @ChurchinPoland sẽ đăng thông tin về các sự kiện trong Giáo Hội Công Giáo tại Ba lan, các bình luận từ Hội Đồng Giám Mục, và các tweet liên quan đến các ngày kỷ niệm đáng kể của Giáo hội và xã hội.
“Nhân thân của Thánh Gioan Phaolô II làm cho cuộc sống của Giáo Hội tại Ba Lan trở thành một chủ đề thú vị đối với các phương tiện truyền thông nước ngoài và nhiều người sử dụng internet. Các Ngày Giới trẻ Thế giới tại Krakow cũng góp phần làm tăng thêm sự quan tâm này” , ông Ryteł-Andrianik nói.
Tháng 10 vừa qua, hàng trăm ngàn người Ba Lan đã tụ tập dọc biên giới dài 2,000 dặm của Ba Lan để cầu nguyện với chuỗi Mân Côi nhân kỷ niệm một trăm năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, cũng như cầu nguyện cho hòa bình và an ninh của đất nước.
Các phương tiện truyền thông thế tục ở Tây Âu và Bắc Mỹ báo cáo sự kiện này chủ yếu là dưới cái nhìn chính trị, xem nó như là một tuyên bố chống lại việc nhập cư và chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo.
Các phương tiện truyền thông quốc tế cũng chú ý tới mối quan hệ giữa đức tin và chính trị trong nước.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2015, Đảng Pháp luật và Công lý đã đề xuất một số chính sách bảo thủ, bao gồm từ chối người tị nạn và người nhập cư từ phần còn lại của Liên Hiệp Âu Châu, chấm dứt việc mua sắm ngày Chúa Nhật và hạn chế phá thai.
Thủ tướng mới của Ba Lan Mateusz Morawiecki cũng cho biết ước mơ của ông là “tái Kitô hoá Liên Hiệp Âu Châu” trong một cuộc phỏng vấn với một kênh Công Giáo vào tuần trước và bác bỏ các mối đe dọa từ Quốc hội Châu Âu nhằm buộc Ba Lan phải chấp nhận phá thai và hôn nhân đồng tính.
4. Ấn Giáo cực đoan hành hung các linh mục và chủng sinh hát thánh ca Giáng Sinh
Những người Ấn Giáo cực đoan đã đánh đập dã man tám linh mục và đốt xe của các ngài ngay trước một trụ sở cảnh sát ở trung tâm một thành phố Ấn Độ.
Ucanews.com báo cáo rằng tám linh mục này đã đến bộ chỉ huy cảnh sát thành phố Satna để cố gắng giúp đỡ 30 chủng sinh và hai linh mục bị bắt vào ngày 14 tháng 12 vì bị cáo buộc là mưu toan cải đạo những người Ấn Giáo.
Rắc rối đã xảy ra khi các chủng sinh từ Trường Cao Đẳng Thần học St Ephrem ở Satna đi đến một ngôi làng địa phương để hát những ca khúc Giáng sinh.
Cha George Mangalappally nói rằng khi họ đang hát, một đám đông giận dữ bắt đầu hét lên những khẩu hiệu chống lại điều mà họ coi là các hoạt động mưu toan cải đạo.
“Một số người gọi là cảnh sát và yêu cầu hành động chống lại chúng tôi”, Cha Mangalappally nói.
Một nhân viên cảnh sát nói rằng cảnh sát không thấy các linh mục và chủng sinh này có dấu hiệu phạm pháp nhưng đã giam giữ các ngài vì lo ngại họ sẽ bị tấn công.
Cha Anish Emmanuel là một trong số các linh mục đi đến bộ chỉ huy cảnh sát để giúp đỡ những người bị bắt.
Tuy nhiên, khoảng 100 người Ấn Giáo cực đoan đã tấn công họ ngay trước trụ sở cảnh sát.
“Chúng tôi đã bị đánh đập trước mặt cảnh sát, nhưng họ không làm gì cả,” Cha Anish nói. “Họ đốt xe của chúng tôi, buộc chúng tôi phải trú ẩn bên trong trụ sở cảnh sát.”
5. Chính phủ Ấn ca ngợi sự phục vụ của Giáo Hội dành cho người nghèo
Chính phủ Ấn Độ đã ca ngợi sự phục vụ của Giáo Hội Công Giáo dành cho người nghèo, những người bị thiệt thòi và thiếu thốn ở Ấn Độ.
Theo Thông tấn xã Fides loan đi ngày 12/12/2017 thì Phó Tổng thống Ấn là ông Venkaiah Naidu trong trong buổi lễ mừng Giáng sinh tại New Delhi đã nói: “Cộng đồng Công Giáo thân thương đã đóng góp rất nhiều vào nỗ lực xây dựng đất nước. Mọi người trên toàn thế giới không phân biệt giai cấp, tín ngưỡng hay quốc tịch bắt đầu mừng lễ Giáng sinh với niềm vui dạt dào. Người Công Giáo, đặc biệt, đã và đang thể hiện những việc bác ái phúc lợi cho dân chúng qua hàng ngàn trạm xá và bệnh viện, quản trị các cơ sở giáo dục vào bậc nhất trong xứ Ấn trước nhu cầu giáo dục và đào tạo cho những ai đang cần tới”.
Ông Naidu nhận xét “giáo dục là công cụ quan trọng nhất để thay đổi xã hội, giúp truyền đạt các giá trị từ tâm, luân thường đạo lý và đạo đức”. Ông kêu gọi các Kitô hữu hãy tiếp tục phục vụ, đặc biệt trong các lĩnh vực phúc lợi xã hội, ông nói: “Giáng sinh, mùa của yêu thương, niềm vui và sẻ chia; đây cũng là thời gian canh tân lại những cam kết phục vụ xã hội, xây dựng sự hài hòa và phát triển kinh tế”.
Qua bức Thông điệp Giáng sinh về hòa bình - ông nói - Ngày nay nhiều người lạm dụng tôn giáo, nhưng chúng ta biết rõ “tôn giáo không có liên quan gì đến khủng bố.
Đức Hồng Y Baselios Cleemis, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ấn Độ (CBCI), cảm ơn phó thủ tướng và nhắc lại những cam kết của Giáo Hội Công Giáo trong việc phục vụ phúc lợi cho đất nước và ngài đoan quyết “với tâm tình cầu nguyện, những dấn thân cam kết của Giáo Hội sẽ được Chúa chúc phúc và đạt tới sự thành toàn cách tốt đẹp”.
Đức Hồng Y cũng nhấn mạnh tới sự hợp tác toàn diện của mọi người và đặc biệt Ngài mời gọi chính phủ thực hiện các bước cần thiết để mang lại hòa bình và tiến bộ cho dân chúng hầu xây dựng một xã hội đa dạng và đa nguyên trên đất nước Ấn trong “vẻ đẹp của cuộc sống thần thiêng”.
Đức Hồng Y cũng cám ơn phó tổng thống và chính quyền trước những trợ giúp dành cho các nạn nhân của cơn bão Ockhi gần đây, cơn bão ngày 30/11/2017 được coi như là “một thảm trạng quốc gia”. Đức Hồng Y nói Ngài ở Thiruvananthapuram, một vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cơn bão vừa qua khiến hàng ngàn ngư dân vùng duyên hải phía Nam đã mất tất cả ngoại trừ niềm tin của họ vào trời cao và vào Thượng đế”.
Theo ông Naidu cho hay thì Kitô giáo là một thiểu số ở Ấn Độ. Chính ông thuộc đảng Barathiya Janata, một đảng Dân tộc Ấn đang nắm quyền Liên bang, được hỗ trợ mạnh mẽ bởi Ấn giáo Hindu và các nhóm theo chủ nghĩa dân tộc như “Rashtriya Swayamsewak Sangh” (RSS) cố gắng quảng bá hệ tư tưởng độc quyền (Ấn Độ thuộc Ấn giáo Hindu) và tìm cách loại bỏ các yêu sách hay yêu cầu của các nhóm thiểu số Kitô giáo và Hồi giáo.
Theo cha Suresh Mathew, chủ bút “tờ Tin xứ Ấn” phát hành hàng tuần ở Delhi cho hay: “Nước Ấn đang nỗ lực chống lại những thế lực như chủ nghĩa cực đoan, phát xít, cuồng tín” mà chính phủ cần kiểm soát.
Theo Cuộc Điều tra Dân số năm 2011, có 24 triệu Kitô hữu ở Ấn Độ, trong đó 19.9 triệu người Công Giáo.
6. Bạo lực vô nghĩa giết chết hai vũ công trong vũ đoàn sửa soạn mừng Đức Mẹ Guadalupe
Theo Thông tấn xã Fides ngày 14/12 từ thành phố Ciudad Juárez cho hay Đức Giám Mục José Guadalupe Torres Campos của Giáo phận Ciudad Juárez, Chihuahua (Mexico) khi nghe biết những kẻ bạo loạn đã giết chết hai vũ công đang khi họ tập dượt để mừng lễ Đức Mẹ Guadalupe, chính ngài đã tự hỏi: “Không ai kính trọng ai, đó là điều ác, sao những kẻ giết người dám làm điều này?”
Đức Giám Mục nhấn mạnh rằng sự kiện này chẳng làm suy yếu niềm tin của các Kitô hữu, trái lại càng tăng thêm niềm tin cho họ. Thật đáng buồn và đáng tiếc khi những dấu hiệu bạo lực gây ra chết chóc đang xảy ra ngay trong thành phố của chúng ta!
“Vụ thảm sát này không giống như những vụ giết người khác, nói thế không có nghĩa là bao che cho những người giết người này là tốt, vì các nạn nhân là những người mẫu đang tập nhảy cho việc mừng lễ Đức Mẹ Guadalupe. Họ chết cho đức tin và tình yêu, điều này cho thấy thế giới ngày nay loạn rồi không còn biết tôn trọng tha nhân...
Theo tin từ các cơ quan báo chí tại thành phố Ciudad Juarez, cho hay thì vào đầu tuần đã có sáu người đã thiệt mạng nội trong hai ngày. Điều này gây sốc cho cư dân nơi đây trước những cuộc bạo loạn vô nghĩa này.
Đức Cha Torres Campos đã giống lên việc lên án, khiếu nại và kháng nghị vào đúng thời điểm rối răm của đất nước Mexico; trước dự thảo về luật an ninh nội bộ của đất nước đang được bàn thảo (xem Fides 7/12/2017). Qua Ủy ban Chăm sóc Mục vụ Xã hội (CEPS) của Hội đồng Giám mục, các Giám mục đã lên tiếng về sự thất bại của các chính sách an ninh quốc gia: “Một số khu vực đã phải hứng chịu sự bất an, đòi hỏi cảnh sát phải được đào tạo đàng hoàng, an ninh nội bộ phải được giữ gìn, quân đội có nghĩa vụ bảo đảm an ninh cho quốc dân”.
Giáo hội kêu gọi: “Hoạt động lập pháp thật cần thiết để đánh dấu một con đường quan yếu là nêu rõ các nguyên nhân, đề xuất chính sách trước sự hiện diện của lực lượng vũ trang nắm giữ quyền hạn của cảnh sát”. Các Giám mục hy vọng các biện pháp lập pháp như vậy có thể đạt được sự đồng thuận của tất cả các lực lượng chính trị và xã hội, để thiết lập một cơ cấu an toàn cho quốc gia, cho các tiểu bang và các thành phố trong sự tôn trọng quyền của con người”.
7. Đức Hồng Y Bernard Law của Hoa Kỳ từ trần ở tuổi 86
Đức Hồng Y Bernard Law, nguyên Tổng Giám Mục Boston Hoa Kỳ đã tạ thế ngày 20 tháng 12 và thánh lễ an táng sẽ được cử hành vào ngày thứ Năm
Theo tục lệ, tang lễ cho những vị Hồng Y cư ngụ tại Roma sẽ được cử hành tại đền thờ Thánh Phêrô và vị chủ sư thánh lễ an táng sẽ là Đức Hồng Y Angelo Sodano, Chủ tịch Hồng Y Đoàn. Đồng tế có các Hồng Y và Giám Mục tại Roma
Cuối thánh lễ Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ làm phép xác và vinh danh công lao Đức Hồng Y quá cố. Đức Hồng Y Law sẽ được an táng trong thánh đường Đức Bà Cả tại Roma.
Đức Hồng Y Law qua đời ở tuổi 86 sau một thời gian ngắn nằm bệnh viện vì bệnh suy tim
Đức Hồng Y Sean O’Malley, người kế vị Đức Hồng Y Bernard Law cai quản TGP Boston, và Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã phổ biến những lời phân ưu và dâng lời cầu nguyện cho linh hồn Đức Hồng Y Bernad Law.
8. Hai vị giáo sĩ của thế kỷ 20 được đề cử phong chân phước
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chấp thuận tiến trình phong chân phước cho hai vị giáo sĩ của thế kỷ 20. Một là cha Patrick Peyton của Hoa Kỳ. Hai là Đức Hồng Y Stefan Wyszynski của Ba Lan.
Cha Patrick Peyton, được mệnh danh là Linh Mục của Tràng Mân Côi. Ngài đã dùng phương tiện truyền hình, truyền thanh, phim ảnh để rao giảng kinh Mân Côi đến hàng triệu người. Ngài đã tổ chức được những cuộc tập họp đông người để cùng cầu nguyện. Câu nói nổi tiếng của Ngài được nhiều người nhắc đến là “Muốn Gia Đình Đoàn Kết Thì Hãy Cầu Nguyện Với Nhau”
Cha Patrick Peyton gốc người Ái Nhĩ Lan, di cư sang Hoa Kỳ lúc còn trẻ. Gia đình có hai anh em cùng chịu chức linh mục năm 1941. Sau đó Ngài chú tâm cổ võ mục vụ kinh Mân Côi. Ngài lập cơ sở sản xuất chương trình phát thanh và truyền truyền hình. Chương trình của Ngài được phát trên 600 đài radio và truyền hình, tổng cộng lên đến 10,000 lần phát sóng. Cha Patrick Peyton qua đời năm 1992 tại Los Angeles.
Vị giáo sĩ thứ hai được để cử phong chân phước là Đức Hồng Y Stefan Wyszynski. Ngài được coi là biểu tượng luân lý đạo đức của Ba Lan. Dưới chế độ cộng sản, Ngài bị chính quyền bắt tù tại gia. Tuy thế, suốt thời gian cộng sản thống trị Ba Lan, Ngài vẫn âm thầm ủng hộ các công cuộc đòi hỏi tự do. Dưới thời Công Đoàn Đoàn Kết tranh đấu, Ngài là linh hồn của phong trào đấu tranh này. Ngài qua đời năm 1981.
Hiện nay các thần học gia, bác sĩ và các vị trong Uỷ Ban Phong Thánh đang cứu xét chứng cớ phép lạ của hai vị giáo sĩ trên để đệ trình lên Đức Giáo Hoàng phê chuẩn việc phong chân phước.
9. Lễ Giáng sinh có thể sưởi ấm lại những trái tim băng giá và loại bỏ những rào cản trước tâm lòng thờ ơ.
Vatican sáng ngày 15 tháng 12 năm 2017, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở những nghệ sĩ đang sửa soạn trình diễn cuộc 'Hòa tấu Giáng sinh tại Vatican' rằng: Lễ Giáng sinh có thể sưởi ấm lại những trái tim băng giá và loại bỏ những rào cản trước tâm lòng thờ ơ.
Buổi hòa nhạc sẽ được tổ chức vào thứ bảy ngày 16 tháng 12, tại Hội trường Phaolô VI, do Bộ Giáo dục Công Giáo đảm trách. Số tiền thu được sẽ dành yểm trợ cho Quỹ Scholas Occurrentes và Quỹ Don Bosco Thế giới.
Tại nguyện đường Clementê, Đức Thánh Cha Phanxicô đã được nghe các bài Giáng sinh do các ca viên bao gồm các ca viên trẻ của các nhóm Chòm sao Nhỏ của Piazza Vittorio và các thành viên của Học viện Âm nhạc Nghệ thuật cùng các ca viên của nhóm Hallelujah trình diễn.
Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ lòng biết ơn của ngài trước sự tham gia của tất cả các nhạc sĩ, nhạc công và ca sĩ hiện diện trong cuộc hòa và hát Thánh ca này. ĐTC nhấn mạnh, số tiền thu được sẽ tài trợ cho hai dự án giúp các thanh thiếu niên của nước Cộng hòa Dân chủ Congo và Argentina.
ĐTC nói: "Giáng sinh là một bàn tiệc ân tình được mở rộng cho những ai đang có trái tim băng giá, để loại bỏ những rào cản thờ ơ với lân cận, rộng mở tâm hồn cho tha nhân trong tự do."
ĐTC nói tiếp: "Vì vậy ngày nay cần phải truyền bá sứ điệp hòa bình và tình huynh đệ của mùa Giáng sinh; cần phải thể hiện những hành động cổ súy cho tinh thần của Mùa Giáng sinh được sống động."
Đức Thánh Cha cho hay Nghệ thuật là một phương tiện vô song để mở các cánh cửa tâm hồn, mở trái tim ra để sống cái ý nghĩa đích thực của Giáng sinh. "Sự sáng tạo và tài khéo của các nghệ sĩ hình thành ra các tác phẩm, dệt nên những dòng nhạc và các lời ca đánh động tâm lòng người nghe và làm thức tỉnh lương tâm con người."
10. Một doanh nhân hiến tặng 20 triệu dollars cho một trung tâm hành hương Công Giáo tại Detroit Hoa Kỳ
Ông Art Van Elslander, nhà sáng lập Art Van Furniture, đã hiến tặng số tiền trên cho Trung tâm Solanus Casey. Trung tâm này được thiết lập để vinh danh cố Linh Mục Solanus Casey đã được Giáo Hội tôn vinh lên bậc Chân Phước vào tháng 11 vừa qua, và đang trong tiến trình xin được phong Thánh. Từ đó trung tâm ngày càng thu hút khách hành hương trên khắp Hoa Kỳ.
Theo cha David Preuss, Giám đốc Trung Tâm Hành Hương thì số tiền 20 triệu dùng để mua đất thành phố và tư gia để xây dựng bãi đậu xe, một nhà nguyện, và cơ sở phục vụ khách hành hương.
Ông Van Elslander cho biết số tiền hiến tặng nhằm vinh danh tình thân hữu giữa thân phụ của ông và cha Casey.
Ông Van Elslander nói: Tôi lớn lên ở Detroit, tôi nhớ cha tôi thường đến gặp cha Casey mỗi khi cha tôi cần đến sự giúp đỡ hay chỉ dẫn của Ngài. Ngày nay Cha Casey vẫn tiếp tục đem niềm hy vọng đến cho nhiều người qua trung tâm cung cấp thức ăn cho người nghèo. Tôi rất hân hạnh được đóng góp vào di sản của Ngài để đem lại lợi ích cho toàn thể cộng đồng.
Cha Casey qua đời năm 1957, được phong chân phước vào tháng 11 vừa qua sau sự kiện một phụ nữ mắc bệnh nan y đã cầu nguyện trước mộ của Ngài vào năm 2012 và đã được khỏi bệnh
11. Đức Hồng Y Louis Marie Ling, tân Đại diện Tông Tòa Viên-Chăn, Lào
VATICAN. ĐTC đã bổ nhiệm ĐHY Louis Marie Ling Mangkhanekkhoun, làm tân Đại diện Tông Tòa thủ đô Viên Chăn của Lào, kế nhiệm Đức Cha Jean Khamsé Vithavong O.M.I, 75 tuổi, về hưu.
Cho đến nay, ĐHY Louis Marie Ling là Đại diện Tông Tòa Paksé. Ngài thuộc Tu Hội Thánh Ý Thiên Chúa (IVD, Istituto Voluntas Dei), năm nay 73 tuổi (1944), thụ phong linh mục năm 1972 và làm GM tại Paksé từ 17 năm nay. Hạt đại diện Tông Tòa này có 15.120 tín hữu Công Giáo với 6 LM giáo phận và 1 LM dòng. Ngày 28-6 năm nay, Đức Cha Louis Marie Ling được ĐTC Phanxicô bổ nhiệm làm Hồng Y tiên khởi của Giáo Hội tại Lào.
Hạt đại diện Tông Tòa Viên Chăn hiện có 15.473 tín hữu Công Giáo theo niên giám năm nay của Tòa Thánh. Tại đây có 23 giáo xứ, nhưng chỉ có 1 LM giáo phận và 7 LM dòng. Giáo Hội Công Giáo tại Lào hiện có khoảng 45 ngàn tín hữu (Rei 16-12-2017)
12. Đức Thánh Cha khuyên trẻ em nên cầu nguyện trước Hài Nhi Giêsu
Một tuần trước Lễ Giáng Sinh, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng lưu ý không được bỏ Chúa Giêsu ra ngoài Lễ Giáng Sinh.
Vatican ngày 17 tháng 12, 2017 (Zenit.org)
Để cho các tín hữu và con trẻ chuẩn bị cho ý nghĩa chân thực của Lễ Giáng Sinh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyên họ trong Kinh Truyền Tin hôm nay:
Hôm nay là ngày truyền thống của Chúa Nhật Trẻ Em (Bambinelli Sunday), khi trẻ em trên toàn nước Ý đem các ảnh tượng Hài Nhi Giêsu tới quảng trường Thánh Phêrô để được ban phép lành.
Trong bài huấn từ tại đây, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhớ các tín hữu là trong các Chúa Nhật trước đó phụng vụ Lời Chúa nhấn mạnh về ý nghĩa của việc dọn mình tỉnh thức, và đó là điều cụ thể nhất để dọn đường cho Chúa đến.
Tuy nhiên, trong tuần lễ thứ ba của Mùa Vọng, mệnh danh là “Chúa Nhật của niềm vui”, Đức Thánh Cha ghi nhận: “phụng vụ Lời Chúa mời gọi chúng ta đón nhận một tinh thần trong đó tất cả những điều này xẩy ra, nghĩa là thật sự vui sướng. Thánh Phaolô mời gọi chúng ta chuẩn bị cho Chúa đến bằng ba thái độ, thường xuyên vui sướng, cầu nguyện liên lỉ và thường xuyên cảm tạ.
Thái độ đầu tiên Thánh Phaolô mời gọi là thường xuyên vui sướng: “Hãy luôn luôn vui sướng (1 Thessalonians 5:16).
“Có nghĩa là luôn luôn ở trong tình trạng hân hoan, ngay cả khi gặp những trái ngang, và khi có lo âu, khó khăn và đau khổ. Chúa Giêsu đến thế gian để đem lại cho con người phẩm giá và sự tự do của những người con cái Chúa, chỉ có Người có thể hiệp thông và ban cho niềm vui.”
Ngài tiếp: thái độ thứ hai, như Thánh Phaolô nói là cầu nguyện liên lỉ.
“Qua việc cầu nguyện, chúng ta có thể bước vào mối tương quan vững chắc với Chúa, là nguồn vui chân chính. Niềm vui Kitô không thể mua được, và không thể bán đi, niềm vui này đến từ đức tin và sự gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô, là lý do để chúng ta vui sướng. Và chúng ta càng bám chặt lấy Đức Kitô, chúng ta càng gần gũi Chúa hơn, chúng ta càng tái khám phá sự bình an của nội tâm, ngay giữa những trái ngang gặp phải hàng ngày.”
Thái độ thứ ba là thường xuyên tri ân, nghĩa là biết ơn trong mối tương quan với Chúa. “Thực vậy, Chúa rất quảng đại đối với chúng ta, và chúng ta được mới gọi để luôn luôn tri ân Người vì những ơn lành Người ban cho, Tình Yêu thương xót, sự kiên nhẫn và nhân hậu của Người, do đó cần phải sống trong tâm tình tri ân không ngừng.”
Đức Thánh Cha nói, “Hân hoan, cầu nguỵện và tri ân là ba thái độ giúp chúng ta chuẩn bị để sống Mùa Giáng Sinh trọn vẹn.
“Chúng ta hãy cùng nhau nói: “hân hoan, cầu nguyện và tri ân” [dân chúng trong quảng trường đồng thanh lập lại] “Một lần nữa!” [Họ cũng nhắc lại]. “Trong tuần cuối của Mùa Vọng, chúng ta hãy trao phó cho sự cầu bầu của Mẹ Maria. Mẹ chính là “nguồn vui của chúng ta”, không chỉ vì Mẹ sinh ra Chúa Giêsu, mà vì Mẹ luôn luôn đem chúng ta đến với Người.”
Sau khi đọc kinh trưa, Đức Thánh Cha âu yếm chào mừng các trẻ em đến để được ban phép cho “Hài Nhi Giêsu.”
Đức Thành Cha khuyên các em như sau: “Khi các con cầu nguyện ở nhà, trước máng cỏ cùng với gia đình, hãy trở nên bị thu hút bởi sự dịu hiền của Hài Nhi Giêsu, sinh ra nghèo khó và yếu ướt giữa chúng ta, để ban cho chúng ta tình yêu của Người.”
Đức Thành Cha Phanxicô nói đây mới là “Giáng Sinh chân chính.”
“Nếu chúng ta bỏ Chúa Giêsu đi, thì Lễ Giáng Sinh còn gì? Chỉ là một lễ hội trống rỗng. Xin đừng bỏ Chúa Giêsu ra ngoài Giáng Sinh! Chúa Giêsu là trung tâm của Giáng Sinh, Chúa Giêsu chính là Giáng Sinh! Hiểu không?”
Như thông lệ, Đức Thánh Cha kết thúc bằng lời cầu chúc cho mọi người hiện diện một ngày Chúa Nhật tốt đẹp, một bữa trưa ngon miệng và xin mọi người cầu nguyện cho ngài.
13. Lời cầu chúc Giáng sinh và Năm mới.
Linh mục Giám đốc cùng toàn ban điều hành Vietcatholic.net xin kính chúc quí Đức Hồng Y, quí Đức Tổng, quí Giám mục, Quí Đan viện phụ, quí bề trên, quí linh mục và quí tu sĩ nam nữ, quí vị cộng tác viên Vietcatholic cũng như toàn thể quí vị một Mùa Giáng sinh an bình của Hài Nhi Giêsu và Mẹ Thánh Người. Trước thềm Năm mới 2018 chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả bước sang năm mới với nhiều hoài bão, ước mơ và thành công trong sự quan phòng yêu thương của Thiên Chúa.
Vietcatholic ước mơ luôn được làm những máng chuyển tải Tin mừng Chúa, những giáo huấn của Giáo Hội và tin tức khắp năm châu tới quí khán thình giả và đọc giả khắm năm châu.
Chương trình của chúng tôi xin được chấm dứt nơi đây và....