Ngày 07-12-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:00 07/12/2020

14. Người ta chú ý đến bản tính ưu điểm trên con người và sự vật, giống như nơi Thánh Thể người ta chỉ chú ý đến bánh miến bề ngoài, thì giống như muốn múc nước nơi giếng khô cạn, nghiên cứu linh hồn nơi xác chết, tìm ánh sáng trong bóng tối vậy.

(Thánh Francois de Sales)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:05 07/12/2020
1. CẢM NGHĨ TRƯỚC MỘT CÂU THƠ

Có một người địa vị cao quý và có tiếng tăm, thường mâu thuẫn và khổ não với vợ lớn, vợ nhỏ và con cái cháu chắt trong gia đình.

Một hôm, có một nhà thơ đi thăm ông ta, đúng lúc trong gia đình ấy có lục đục, ông ta cố ý lựa mấy đề tài nói chuyện để che lấp mâu thuẫn trong gia đình, bèn chỉ một bức tranh vẽ con chim ngói và chim khách đang treo trên tường trong phòng khách, nói với thi nhân:

- “Ông giỏi về ngâm thơ, xin mời lấy bức họa này làm chủ, và ngâm cho lão phu một bài thơ được chứ?”

Khách bèn nói:

- “Chim ngói một tiếng à, chim khách một tiếng à, chim ngói hô mưa gió, chim khách hô trời quang; lão phu khó mà làm chủ, mưa không được mà trời cũng không quang”.

Ha ha, tài mắng của thi nhân cũng có thể cho là rất mau lẹ vậy !

(Tuyết Đào Hài Sử)

Suy tư 1:

Có những gia đình mà cha mẹ và con cái, vợ chồng thường hay lục đục với nhau, nhưng ngay cả hàng xóm cũng không biết, bởi vì họ muốn giữ sĩ diện cho gia đình; có những gia đình vợ chồng chỉ mới nói to tiếng vài câu thì cả làng xóm đều biết, bởi vì cả vợ lẫn chồng không ai biết nhường nhịn ai, nên đi phân bua cho mọi người biết là mình đúng, còn vợ (chồng) thì sai...

“Đóng cửa dạy nhau” là ở đó, mỗi người biết nhịn nhau chút xíu thì có thể giữ danh dự và sĩ diện cho nhau, còn hơn là ăn thua đủ để rồi nhìn mặt nhau không sửa.

Người Ki-tô hữu cũng là một con người như mọi người, nên cũng có những lúc vợ chồng to tiếng với nhau, nhưng không phải vì thế mà họ đi phân bua với người khác, trái lại họ đem những điều bất hòa này nói cho Thiên Chúa nghe, và phó thác trong tình yêu của Ngài, sau đó họ cùng làm hòa với nhau và rút ra được một kinh nghiệm là biết nhường nhịn nhau, bởi đó là đức ái tạo nên hạnh phúc trong gia đình.

Vợ chồng to tiếng với nhau hoặc cha mẹ lớn tiếng với con cái chưa phải là chuyện tồi tệ, nhưng chuyện tồi tệ nhất là đem khuyết điểm của chồng (vợ) đi nói cho người khác nghe, hoặc cha mẹ đem chuyện con cái đi mách với hàng xóm, đó chính là đầu dây mối nhợ của sự mâu thuẫn và bất hạnh trong gia đình vậy...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Thứ Ba 08/12 – Cùng với Chúa, không có gì là không thể – Suy niệm của Lm. Giuse Phạm Minh-Ước SJ
Giáo Hội Năm Châu
05:24 07/12/2020


PHÚC ÂM: Lc 1, 26-38

“Chào Trinh Nữ đầy ân sủng, Chúa ở cùng Trinh Nữ”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nagiarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Đavít, trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: “Kính chào trinh nữ đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng trinh nữ, trinh nữ có phúc hơn các người nữ”. Nghe lời đó, trinh nữ bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì. Thiên thần liền thưa: “Maria đừng sợ, vì đã được ơn nghĩa với Chúa. Này trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một Con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Đấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp và triều đại Người sẽ vô tận!” Nhưng Maria liền thưa với Thiên Thần: “Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?” Thiên thần thưa: “Chúa Thánh Thần sẽ đến với trinh nữ và uy quyền Đấng Tối Cao sẽ bao trùm trinh nữ. Vì thế Đấng trinh nữ sinh ra sẽ là Đấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ trinh nữ cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được”. Maria liền thưa: “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền”. Và Thiên Thần cáo biệt trinh nữ.
 
Gioan Tẩy Giả: Người dọn lòng mình và lòng người cho Chúa đến
Phêrô Phạm Văn Trung
09:57 07/12/2020
GIOAN TẨY GIẢ: NGƯỜI DỌN LÒNG MÌNH VÀ LÒNG NGƯỜI KHÁC CHO CHÚA ĐẾN

Một người đàn ông tưởng mình là Gioan Tẩy Giả. Anh ta làm náo loạn khu phố. Do vậy, vì sự an toàn của cộng đồng, anh ta bị cưỡng chế đưa đến khu tâm thần của một bệnh viện. Anh ta được đưa vào một phòng với một bệnh nhân điên khác. Anh ta bắt đầu ngay công việc của mình, “Tôi là Gioan Tẩy Giả đây! Chúa đã sai tôi làm tiền hô cho Chúa Giêsu, Đấng Mêsia!” Anh chàng kia nhìn anh ta và tuyên bố, “Còn Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi. Ta đâu có sai ngươi đi!”

Gioan Tẩy Giả có dáng vẻ bên ngoài và một lối sống của một người “không bình thường”, “mình mặc áo lông lạc đà và ngang lưng thì thắt xiêm bằng da thú vật, và ông nuôi mình bằng châu chấu và mật ong dại” (Máccô 1: 7). Nhưng thực ra ông không hề “tâm thần” chút nào, trái lại là khác, vì “cả xứ Giuđê và tất cả dân thành Giêrusalem trẩy đến với ông và nhờ ông thanh tẩy cho trong sông Giócđan mà xưng thú tội lỗi” (Máccô 1:5).

Gioan Tẩy Giả thực hiện việc thanh tẩy do sáng kiến riêng của mình chăng, như người điên trong câu chuyện kể trên nói: “Ta đâu có sai ngươi đi!”? Gioan Tẩy Giả thực sự được Thiên Chúa sai đi làm sứ giả cho Chúa Giêsu, “Như đã viết trong (sách) tiên tri Isaia: Này ta sai thần sứ Ta đi trước mặt ngươi kẻ sẽ dọn đường cho ngươi” (Máccô 1:2).

Và sứ mạng của Gioan Tẩy Giả là “Trong sa mạc, Gioan Tẩy Giả xuất hiện rao giảng thanh tẩy hối cải, để được tha thứ tội khiên” (Máccô 1:4).

Chủ đề trung tâm của Mùa vọng là chúng ta tuyệt đối cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho “Sự trở lại” của Chúa Kitô vào tâm hồn và cuộc sống của chúng ta bằng cách ăn năn hối cải, đền tội, cầu nguyện thực sự và đổi mới đời sống của chúng ta. Chúng ta cũng được nhắc nhở rằng Chúa Giêsu đã đến cách đây 2000 năm, nhưng Ngài vẫn đến hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta qua việc cử hành Thánh Thể, qua Kinh Thánh, qua cầu nguyện cộng đoàn, và sự trở lại trong tương lai của Ngài (Đến lần thứ hai) thực sự là sự hoàn tất kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa từ muôn thuở dành cho tất cả chúng ta.

Sách Tiên tri Isaia cho chúng ta biết về những người lưu đày ở Babylon trở về quê hương của họ, Giuđa và thành thánh Giêrusalem. Isaia đảm bảo với dân của mình rằng Chúa sẽ dẫn đưa họ trong một cuộc rước lớn về quê hương của họ và chăm sóc họ như một người chăn cừu chăm sóc đàn chiên của mình:

“Phải, Giavê sẽ chạnh thương Giacóp, Người vẫn quyết chọn lấy Israel; Người sẽ cho chúng an cư nơi đất tổ. Kiều cư sẽ cùng chúng liên kết, họ sẽ hợp đoàn với nhà Giacóp. Các dân sẽ lãnh lấy chúng đưa về cố hương. Nơi thửa đất của Giavê, họ sẽ là sở hữu của nhà Israel, sung làm tôi trai tớ gái” (Isaia 14:1-2).

“Hãy an ủi, hãy an ủi dân ta, Thiên Chúa của các ngươi vừa phán. Hãy nhủ lòng cùng Giêrusalem và nhắn với nó: Dịch vụ của nó mãn rồi, trang trải rồi vạ nó đã mang.

Phải, nó đã lĩnh nơi tay Giavê gấp đôi về các lỗi lầm của nó. Có tiếng hô: "Trong sa mạc hãy bạt lối Giavê! trong chốn hoang giao hãy san bằng ngự lộ cho Thiên Chúa ta (thờ). Mọi thung lũng sẽ dâng lên, mọi núi đồi sẽ lún xuống; gồ ghề sẽ thành bình nguyên, lồi lõm sẽ hóa ra đồng bằng…. Như mục tử, Người chăn đàn chiên của Người, cánh tay Người thâu họp chúng lại; Người bồng chiên con và dìu đi cừu mẹ nuôi con” (Isaia 40:1-11).

Thánh vịnh 85 mô tả cách làm thế nào shalom, nghĩa là sự bình an trọn vẹn, sẽ trở lại cùng với sự trở lại của Chúa, chúng ta trở về nhà củng với Chúa Giêsu khi Ngài đến lần thứ hai, và Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ, “về nhà” đi vào cuộc sống của chúng ta trong mùa Vọng:

“Giavê, Người đã thương đoái đất đai của Người, Người đã thương phục hồi Giacóp, Người đã cất tội vạ dân Người, Người đã vùi lấp lỗi lầm của chúng. Người đã rút lại tất cả lôi đình, Người đã thâu hồi lửa giận…Ân nghĩa, tín thành cùng nhau hội ngộ, công chính bình an áp má hôn nhau, từ đất tín thành nẩy mầm, từ trời công chính đoái lại. Chính Yavê, sẽ ban phúc lành, và đất sẽ ban hoa trái, công chính đi trước nhan Người, và bình an dõi bước theo sau!” (Thánh vịnh 85).

Thư thứ hai của Thánh Phêrô, mời gọi chúng ta chuẩn bị trở lại với Chúa Giêsu khi Ngài đến lần thứ hai. Thánh Phêrô nói với những người nghi ngờ sự tái lâm của Chúa Giêsu rằng cách đếm thời gian của Thiên Chúa khác với chúng ta và Thiên Chúa có lý do riêng để trì hoãn sự tái lâm của Chúa Kitô. Phêrô cho chúng ta sự bảo đảm rằng Chúa Giêsu chắc chắn sẽ trở lại mặc dù chúng ta không biết khi nào. Do đó, trong khi chờ đợi, chúng ta nên sống cuộc đời thánh thiện và đạo hạnh:

“Trong những ngày sau hết, sẽ xuất hiện quân nhạo báng chuyên nhạo báng; chúng đi theo các đam mê của chúng, và nói: "Nào đâu lời hứa về Quang lâm của Ngài? Vì từ ngày cha ông đã yên nghỉ, mọi sự vẫn tồn tại như từ khởi nguyên tạo thành". Vì những kẻ dám quyết như thể không nhận biết rằng: Xưa kia trời và đất đã ngoi lên tự nước và nhờ nước, bởi Lời Thiên Chúa, rồi cũng vì các nguyên do ấy mà thế gian thời bấy giờ đã bị hủy diệt dìm dưới nước lụt. Còn trời và đất bây giờ đây, thì do cũng một Lời ấy mà được tàng trữ lại dành cho lửa vào ngày phán xét và diệt vong của phường vô đạo.

Chỉ một lời này thôi, anh em thân mến, anh em đừng tự giấu mình: nơi Chúa một ngày cũng tày ngàn năm, và ngàn năm cũng như một ngày. Chúa không trì hoãn giữ điều đã hứa, như có kẻ cho đó là trì hoãn, nhưng Ngài kiên nhẫn đối với anh em, không muốn ai phải hư đi, nhưng là hết thảy có phương hối cải. Nhưng Ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm; trong ngày ấy các tầng trời xèo xèo biến sạch; ngũ hành bốc cháy tiêu tan; đất và các công trình trên đất sẽ hóa [tiêu tan]. Bởi mọi sự ấy đều sẽ tiêu tan như vậy, thì [anh em] phải ra sao về đức thánh thiện, và các việc đạo đức?” (2 Phêrô 3:3-11).

Tin Mừng Máccô 1: 1-18 cho chúng ta biết rằng sự phục hồi thế giới sa ngã đã bắt đầu với sự xuất hiện của Gioan Tẩy Giả, sứ giả và tiền hô của Đấng Mêsia. Gioan nói về một Đấng quyền năng hơn ông - Chúa Giêsu Kitô - Đấng sẽ làm phép rửa cho chúng ta bằng Thánh Thần. Mỗi người chúng ta đã nhận được ân huệ của Chúa Thánh Thần trong Phép Rửa, và bây giờ chúng ta đang sống trong Thánh Thần mỗi ngày, chờ đợi sự trở lại của Chúa chúng ta. Vì vậy, chúng ta trở thành những người kế vị của Gioan Tẩy Giả, chuẩn bị cho sự trở lại của Chúa Kitô đem đến một thế giới mới và hoàn hảo.

Tin Mừng cho chúng ta biết theo lời kêu gọi của Gioan Tẩy Giả chúng ta làm thế nào để chuẩn bị để đón nhận Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ đến trong cuộc sống của chúng ta trong Mùa Vọng: bằng cách ăn năn và đổi mới cuộc sống. Gioan rao giảng rằng hành vi thích hợp cho những người chuẩn bị “con đường cho Chúa” là chịu phép rửa “khi họ thú nhận tội lỗi của mình”. Ông muốn người Do Thái chuẩn bị cuộc sống của họ cho Đấng Mêsia bằng cách lấp đầy những thung lũng của thành kiến, san bằng những ngọn núi kiêu hãnh và uốn cho ngay những con đường quanh co của họ về sự bất công và vô luân. Gioan đã đề nghị một phép rửa ăn năn ở sông Giócđan cho những người Do Thái vì họ đã quen thuộc với những việc tẩy rửa mang tính nghi thức và tượng trưng.

Hãy ăn năn và trở lại với Chúa - những ưu tiên mà Gioan đặt ra:

Có hai truyền thống mà phép rửa của Gioan có thể được bắt nguồn từ đó: Một là những việc tẩy rửa theo nghi thức mà người ta tẩy rửa mình khỏi sự ô uế tâm linh. Tắm rửa theo nghi thức đặc biệt quan trọng trong cộng đồng Qumran mà Gioan có thể có mối liên hệ nào đó. Truyền thống khác là phép rửa cho người mới vào đạo (tân tòng) dành cho dân ngoại cải đạo sang Do Thái giáo; một nghi thức làm sạch có tính khai tâm được thực hiện bằng cách ngâm mình dưới nước. Có vẻ như Gioan vay mượn từ cả hai truyền thống (tẩy rửa theo nghi thức và phép rửa dành cho người mới vào đạo) để thiết lập phép rửa ăn năn của riêng mình để được tha tội. Gioan đã đề nghị một phép rửa ăn năn ở sông Giócđan cho những người Do Thái đã quen thuộc với các việc tẩy rửa mang tính nghi thức và tượng trưng “Nhúng vật ấy vào nước, nó sẽ ra ô uế cho đến chiều, rồi sẽ được thanh sạch” (Lêvi 11: 37) “Người phong hủi được thanh tẩy sẽ cạo hết lông, lấy nước mà tắm rửa, và sẽ ra thanh sạch…Đến ngày thứ bảy, nó sẽ cạo hết lông, cạo đầu, râu và lông mày; nó sẽ cạo hết lông, sẽ giặt áo, lấy nước tắm rửa thân thể, và sẽ ra thanh sạch” (Lêvi 14: 8-9; và toàn bộ chương 15). Người Do Thái nhấn mạnh rằng khi một người ngoại giáo nam giới trở thành người Do Thái, anh ta phải làm ba điều: i) chấp nhận phép cắt bì như dấu hiệu của dân giao ước; ii) dâng của lễ hy sinh vì anh ta cần được xóa tội, và iii) chịu phép rửa bằng cách ngâm mình trong nước, tượng trưng cho việc anh ta được thanh tẩy khỏi mọi ô nhơ. Điều đáng kinh ngạc nhất về phép rửa của Gioan là ông, một người Do Thái, đã yêu cầu những người Do Thái phục tùng điều mà chỉ một người ngoại bang mới được cho là cần. Gioan tin chắc về sự thật rằng ngay cả những người được chọn cũng cần phải ăn năn thật sự và đổi mới cuộc sống để đón nhận Đấng Mêsia mà họ mong đợi từ lâu. Chúng ta có xu hướng nghĩ về sự ăn năn là cảm thấy có lỗi về tội lỗi của mình, nhưng nó còn nhiều hơn thế nữa. Từ Hy Lạp, metanoia, có nghĩa là thay đổi ý định hoặc hướng đi. Nó liên quan đến từ tesubah trong tiếng Do Thái, được các nhà tiên tri sử dụng để kêu gọi dân Ítraen từ bỏ đường lối tội lỗi và quay trở lại với Thiên Chúa. Cả hai từ (metanoia và tesubah) đều ngụ ý “một sự thay đổi hoàn toàn về hướng tâm linh.” Phép rửa cho một người dân ngoại được kèm theo một lời thú tội với ba người khác nhau, như một dấu hiệu của sự ăn năn tội lỗi.

• Một người phải thú nhận với chính mình bởi vì bước đầu tiên của sự ăn năn là thừa nhận tội lỗi của mình với chính mình.
• Người đó phải thú tội với những người mà anh ta đã làm sai. Điều này liên quan đến sự sỉ nhục và là một thử thách về sự ăn năn thực sự vì không thể có sự tha thứ mà không bị sỉ nhục.
• Người đó phải thú nhận với Thiên Chúa vì chính khi người đó nói, "Tôi đã phạm tội", Thiên Chúa có cơ hội để nói, "Ta tha thứ."

Thông điệp của Gioan cũng kêu gọi chúng ta đối diện và thú nhận tội lỗi của mình; quay lưng lại với tội lỗi trong sự ăn năn chân thành; để nhận được sự tha thứ của Thiên Chúa; và quan trọng nhất là nhìn vào Chúa Giêsu. Chúng ta có cần nhận được sự tha thứ của Thiên Chúa không? Về cơ bản, có hai lý do khiến chúng ta không nhận được sự tha thứ. Thứ nhất là chúng ta không ăn năn, và thứ hai là chúng ta không tha thứ. Chúa Giêsu nói rất rõ ràng về thất bại thứ hai này trong Mátthêu 6: 14-15. Ngài nói: “Vì nếu các ngươi tha thứ cho người ta những điều gì họ sai lỗi, thì Cha các ngươi, Ðấng ở trên trời, cũng sẽ tha cho các ngươi; nhược bằng các ngươi không tha thứ cho người ta, thì Cha các ngươi cũng sẽ không tha thứ những điều các ngươi sai lỗi”. Có ai đó chúng ta cần tha thứ ngày hôm nay không? Chúng ta đừng cho phép những gì người khác đã làm phá hủy cuộc sống của chúng ta. Chúng ta không thể được tha thứ trừ khi chúng ta tha thứ. Chúng ta hãy bỏ đi sự cay đắng đó và để Thiên Chúa làm công việc chữa lành trong cuộc sống của chúng ta. Có lẽ chúng ta cần đến gần Thiên Chúa hơn. Giống như cha của đứa con hoang đàng, Thiên Chúa sẽ chạy đến gặp chúng ta. Ngài sẽ vòng tay của Ngài quanh chúng ta và Ngài sẽ tha thứ cho chúng ta và phục hồi chúng ta. Ngài sẽ nhận chúng ta làm con trai và con gái của Ngài. Hôm nay chúng ta hãy đến gần Thiên Chúa, và Ngài sẽ đến gần chúng ta.

Để Chúa tìm thấy chúng ta:

Một hiệu trưởng gọi điện đến nhà một trong những giáo viên của ông để tìm hiểu lý do tại sao anh ta không đến trường. Ông được chào đón bởi một đứa trẻ nhỏ thì thầm trong điện thoại di động của bố nó: "Xin chào?". "Bố của con có ở nhà không?" hiệu trưởng hỏi. Đứa trẻ thì thầm trả lời: “Có”. "Ta có thể nói chuyện với bố của con không?" hiệu trưởng hỏi. Giọng nhỏ đáp lại: “Không”. "Mẹ của con có ở đó không?" hiệu trưởng hỏi. Câu trả lời: “Có”. "Ta có thể nói chuyện với bà ấy không?" Một lần nữa, giọng nói nhỏ thì thầm, "Không" "Được rồi," hiệu trưởng nói, "Có ai ngoài con không?" Đứa trẻ thì thầm: “Có một cảnh sát.” "Một viên cảnh sát à? Bây giờ ta có thể nói chuyện với cảnh sát không? " Đứa trẻ thì thầm: “Không, ông ấy đang bận”. "Bận việc gì?" hiệu trưởng hỏi. Câu trả lời của đứa trẻ là: “Nói chuyện với Bố và Mẹ và người lính cứu hỏa. "Người lính cứu hỏa à? Có hỏa hoạn trong nhà hay sao? ” hiệu trưởng hỏi. đứa trẻ thì thầm: “Không”. "Vậy thì cảnh sát và lính cứu hỏa đang làm gì ở đó?" Vẫn thì thầm, giọng nói trẻ đáp lại với một tiếng cười khúc khích: “Họ đang đi tìm cháu.”

Những người cứu hộ sẽ khó mà tìm thấy đứa trẻ nếu đứa trẻ tiếp tục trốn họ.

Trong Tin Mừng Máccô, chúng ta thấy Gioan Tẩy Giả kêu gọi dân miền Giuđêa hãy ra nơi đất trống và để Chúa tìm họ. Có thể ví lời mời gọi của Gioan Tẩy Giả như người lính cứu hỏa gọi đứa trẻ 'thất lạc'. Đứa trẻ phải rời khỏi nơi ẩn náu của mình và đi ra ngoài để cảnh sát tìm thấy.

Sứ điệp cuộc sống:

Chúng ta cần sử dụng Mùa Vọng như một mùa suy tư và chuẩn bị. Chúng ta được Giáo hội mời gọi chuẩn bị cho Lễ Giáng sinh. Giáng sinh là thời gian để suy tư và đổi mới bản thân để chuẩn bị cho sự xuất hiện của Chúa Giêsu trong cuộc sống của chúng ta. Qua đoạn thư mà chúng ta đọc hôm nay, Thánh Phêrô một mặt nhắc nhở chúng ta về ước muốn lớn lao của Thiên Chúa trong cuộc đời chúng ta, mặt khác, chúng ta cần phải chuẩn bị cho sự kiện đó khi nó xảy ra:

“Chỉ một lời này thôi, anh em thân mến, anh em đừng tự giấu mình: nơi Chúa một ngày cũng tày ngàn năm, và ngàn năm cũng như một ngày. Chúa không trì hoãn giữ điều đã hứa, như có kẻ cho đó là trì hoãn, nhưng Ngài kiên nhẫn đối với anh em, không muốn ai phải hư đi, nhưng là hết thảy có phương hối cải. Nhưng Ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm; trong ngày ấy các tầng trời xèo xèo biến sạch; ngũ hành bốc cháy tiêu tan; đất và các công trình trên đất sẽ hóa [tiêu tan]. Bởi mọi sự ấy đều sẽ tiêu tan như vậy, thì [anh em] phải ra sao về đức thánh thiện, và các việc đạo đức? mà ngóng đợi và hối cho mau đến Ngày của Thiên Chúa, do đó các tầng trời sẽ tiêu tan trong lữa ngũ hành bốc cháy rữa tan. Nhưng chiếu theo lời hứa của Người, ta ngóng đợi trời mới đất mới, nơi đức công chính sẽ lưu lại. Bởi thế, anh em thân mến, trong lúc ngóng đợi các điều ấy, hãy gắng sao nên vô tì tích trước nhan Người, trong bình an.” (1 Phêrô 3: 8-14).

Chúng ta muốn có được sự giúp đỡ và an ủi của Thiên Chúa, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng sẵn sàng thay đổi cách sống của mình để gia tăng sự hoán cải đúng đắn. Để Chúa đến với chúng ta, chúng ta cũng cần đến với Ngài. Chúng ta cần để cho mỗi ngày đều trở thành ngày lễ Giáng sinh và là “Ngày của Chúa” đối với mỗi người chúng ta.

Chúng ta cần chấp nhận Chúa Giêsu thay vì phớt lờ Ngài trong mùa Giáng sinh này. Chính sự kiêu ngạo và tự cao tự đại của người Do Thái, đã làm mù mắt họ và khiến họ không nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Mêsia mà họ mong đợi từ lâu. Cũng chính sự kiêu hãnh cứng đầu, cùng ý thức cường điệu về giá trị của mình, đã làm mù trí tuệ của nhiều người trong chúng ta ngày nay, là những người không những không chấp nhận Chúa Kitô và tin mừng của Ngài, mà còn ngăn cản người khác chấp nhận Ngài. Sự đổ xô điên cuồng dành lấy những của cải và thú vui trần thế, việc phá bỏ tất cả những kiềm chế và hạn chế hợp lý vốn rất cần cho sự tồn tại của xã hội loài người, sự khước từ tất cả những gì linh thiêng trong bản chất của con người, sự kích động toàn bộ bản năng động vật trong con người - tất cả những điều này là dấu hiệu của sự từ chối Chúa Kitô. Chúng ta hãy chấp nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ và là Chúa của cá nhân chúng ta trong mùa Giáng Sinh này và tiếp tục là, hoặc trở thành những Kitô hữu chân chính trong hành vi hàng ngày của chúng ta. Chúng ta hãy sử dụng những ngày chuẩn bị cho Lễ Giáng sinh này để sẵn sàng cho sự trở lại hàng ngày của Chúa Kitô, hãy nhớ rằng sự trở lại sẽ xảy ra cho mỗi người chúng ta vào ngày chết, hoặc vào Ngày của Chúa, bất kể việc nào đến trước.

Chúng ta cần trở thành những người rao giảng Tin mừng: Thông điệp của Gioan thách thức chúng ta xem xét liệu chúng ta có dẫn người khác đến với Chúa Giêsu hay không, hoặc hành động của chúng ta có được thúc đẩy bởi nhu cầu lôi kéo sự chú ý và tự thể hiện cái tôi hay không. Lời rao giảng của Gioan cũng nhắc nhở chúng ta về nhiệm vụ quan trọng của chúng ta là loan báo Chúa Kitô cho người khác qua đời sống của chúng ta tại gia đình và trong cộng đồng. Khi chúng ta thể hiện tình yêu thương thực sự, lòng nhân từ, lòng thương xót và tinh thần tha thứ, chúng ta đang công bố sự thật rằng Chúa Kitô đang ở với chúng ta. Vì vậy, cuộc sống của chúng ta trở thành một loại Kinh thánh mà người khác có thể đọc. Thánh Gioan Tẩy Giả mời gọi chúng ta biến Mùa Vọng này thành một cuộc quay trở về nhà thiêng liêng thực sự bằng cách thực hiện những việc chuẩn bị cần thiết để Đấng Cứu Độ đến và bước vào cuộc đời của chúng ta.

Gioan Tẩy Giả: gương sống sứ vụ rao giảng.

Sứ vụ của Gioan có hiệu quả chủ yếu bởi vì cuộc đời ông là sứ điệp của ông: ông sống những gì ông đã rao giảng. Ông là người đến từ sa mạc. Trong nơi vắng vẻ của sa mạc, ông đã nghe thấy tiếng nói của Thiên Chúa, và do đó, ông có đủ can đảm để sống niềm xác tín của mình. Áo khoác bằng lông và thắt lưng bằng da của con lạc đà giống như của Êlia và các nhà tiên tri vĩ đại khác của Ítraen. Đó là một loại sợi thô, được dệt từ lông bụng của lạc đà. Thức ăn của ông cũng rất đơn giản: cào cào và mật rừng. Cào cào khô rang giòn, nhúng gia vị để ăn. “Mật rừng” dùng để chỉ trái cây được thu hoạch từ cây chà là mọc nhiều ở vùng đất mặn xung quanh Giêricô và phía nam Biển Chết. Những trái chà là mang lại cho ông sức lực cần thiết để đứng trong dòng sông đang chảy và chào đón những người đàn ông và phụ nữ xuống dòng sông nơi ông sẽ dìm họ xuống nước. Dân Ítraen đã không có một vị tiên tri trong bốn trăm năm, và dân chúng đang trông đợi một vị tiên tri. Thông điệp của Gioan có hiệu quả bởi vì ông hoàn toàn khiêm tốn. Vai trò của ông là phục vụ Chúa Giêsu và phục vụ dân chúng, “Ngài phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ đi” ông nói (Gioan 3:30). Đó là lý do tại sao ông công khai thú nhận rằng ông không xứng đáng làm nô lệ trước Đấng Mêsia. Ông thẳng thắn thừa nhận mình là sứ giả khiêm nhường và vâng lời của Đấng Mêsia, chuẩn bị một con đường thẳng cho Đấng Mêsia trong tâm hồn và cuộc sống của người Do Thái. Thông điệp của ông kết hợp ba đoạn Kinh thánh quen thuộc với người Do Thái, đó là Xuất Hành 23:20:

“Này Ta sai thiên sứ đi trước ngươi, để giữ gìn ngươi khi đi đường, và đưa ngươi vào nơi Ta đã dọn sẵn”. Malaki 3:1:

“Này Ta sai sứ giả của Ta đến dọn đường trước mặt Ta. Và bỗng nhiên Chúa Thượng mà các ngươi tìm kiếm, đi vào Thánh Điện của Người. Kìa, vị sứ giả của giao ước mà các ngươi đợi trông đang đến, - ĐỨC CHÚA các đạo binh phán”, Và Isaia 40: 3:

“Có tiếng hô: "Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho ĐỨC CHÚA, giữa đồng hoang, hãy vạch một con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta”.

Đó là lý do tại sao ảnh hưởng của Gioan vẫn tiếp tục tồn tại sau khi ông qua đời. Khi sứ đồ Phaolô đến Êphêsô gần 30 năm sau, ông tìm thấy một nhóm môn đồ của Gioan:

“Trong khi ông Apôlô ở Côrintô thì ông Phaolô đi qua miền thượng du đến Êphêsô Ông Phaolô gặp một số môn đệ và hỏi họ: "Khi tin theo, anh em đã nhận được Thánh Thần chưa? " Họ trả lời: "Ngay cả việc có Thánh Thần, chúng tôi cũng chưa hề được nghe nói." Ông hỏi: "Vậy anh em đã được chịu phép rửa nào? " Họ đáp: "Phép rửa của ông Gioan." Ông Phaolô nói: "Ông Gioan đã làm một phép rửa tỏ lòng sám hối, và ông bảo dân tin vào Đấng đến sau ông, tức là Đức Giêsu." Nghe nói thế, họ chịu phép rửa nhân danh Chúa Giêsu. Và khi ông Phaolô đặt tay trên họ, thì Thánh Thần ngự xuống trên họ, họ nói tiếng lạ và nói tiên tri. Cả nhóm có chừng mười hai người” (Công vụ 19: 1-7).

Cũng như Gioan, chúng ta cần chuẩn bị cho sự tái sinh của Chúa Giêsu: Chúng ta được Giáo hội mời gọi chuẩn bị cho Lễ Giáng sinh bằng cách ăn năn tội lỗi và đổi mới cuộc sống để Chúa Giêsu tái sinh trong chúng ta. Chúng ta hãy nhớ đến lời thách đố nổi tiếng của Thánh Augustinô, được nhà thần bí dòng Đa Minh, Meister Eckhart, trích dẫn: “Tôi được lợi gì nếu Chúa Giêsu được sinh ra trong hàng ngàn chiếc nôi trên khắp thế giới trong lễ Giáng sinh này, nhưng không được sinh ra trong trái tim tôi và đời sống của tôi? ”

Chúng ta cần để Chúa Giêsu tái sinh trong cuộc đời của chúng ta. Mọi người chung quanh chúng ta nên nhận ra sự tái sinh của Chúa Giêsu trong cuộc đời của chúng ta bằng tình yêu thương chia sẻ, sự tha thứ vô điều kiện, trái tim nhân hậu, thương xót và tinh thần phục vụ khiêm nhường và tận tụy.

Chúng ta hãy chấp nhận lời thách đố của Gioan Tẩy Giả để biến Mùa Vọng này thành một “cuộc trở về nhà” thiêng liêng thực sự bằng cách thực hiện những chuẩn bị cần thiết cho Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ, lại đến trong tâm hồn và cuộc sống của chúng ta. [1]

Lạy Cha, cũng như Cha đã sai Gioan Tẩy Giả dọn đường cho Chúa Giêsu, xin hãy giúp con dọn đường trong lòng con. Xin cho con thấy những điều phiền nhiễu trong cuộc sống của con ngăn cản con thờ phượng Chúa hết lòng trong Mùa Vọng này. Lạy Chúa, con mong chờ Chúa đến! Khi con cử hành Mùa Vọng - lần Chúa đến đầu tiên - Con hướng về ngày con sẽ gặp Chúa trực tiếp.

Lạy Chúa, xin ban cho con một trái tim mong đợi Chúa đến hàng ngày. Xin giúp con sống cuộc sống của con không ngừng tìm kiếm sự hiện diện của Chúa. Của lễ của con dành cho Chúa hôm nay là cuộc sống công bằng của con vì con biết con chỉ nên trong sạch nhờ Chúa Giêsu. Xin hãy cho con thấy ngày hôm nay con cần được thanh lọc, tẩy rửa, và tha thứ như thế nào. Xin hãy ban cho con sức mạnh để con biết xin ơn tha thứ và nhờ đó thay đổi cách sống của con. Amen.

(Nguồn: Theo Cha Anthony Kadavil, Tuyên Úy Ngôi nhà Thánh Tâm, Mobile, AL 36604)
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:15 07/12/2020

15. Người lấy cớ là vì tự do nên ở đâu cũng làm ra vẻ ta đây, thì không thể không gặp sự khiển trách.

(Thánh Bernard)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:16 07/12/2020
2. GIẢI PHÓNG RẬN

Thời nhà Tống có Vương Kinh công (Vương An Thạch) vẻ bên ngoài thì rất luộm thuộm.

Một hôm lúc lên triều thì có con rận bò lung tung nơi bộ râu của ông ta, hoàng đế Thần Tông nhìn thấy mấy lần, đồng liêu cũng nhìn thấy.

Sau khi thoái trào, Vương Kinh công hỏi đồng liêu:

- “Tại sao hôm nay hoàng thượng nhìn tôi mấy lần?”

Đồng liêu nói lý do cho ông ta nghe, Kinh công vội vàng bắt rận, đồng liêu vội can, nói:

- “Đừng giết chết nó, tốt nhất là nói mấy lời hay để khen thưởng nó”.

Kinh công hỏi:

- “Thế nào là lời hay?”

Một tú tài nói:

- “Đây là con rận đã nhiều lần du ngoạn nơi bộ râu của thừa tướng, lại còn bị hoàng thượng nhìn thấy. Nếu muốn nói lên những kỳ lạ mà nó đã gặp thì sao có thể giết nó chứ? Phương pháp giải quyết hay nhất là giải phóng cho nó”.

Kinh công nghe xong thì cười ha ha.

(Tuyết Đào Hài Sử)

Suy tư 2:

Hình như con người ta khi đói và khi ăn ở dơ dáy thì thường có rận trong mình thì phải, bởi vì con rận thì thích sinh sôi nảy nở nơi những người không thích...tắm và sống sạch sẽ.

Những người sống buông tuồng, những người coi thường đạo đức luân lý thì cũng đồng nghĩa với sự...dơ dáy của tâm hồn, những con rận cám dỗ của ma quỷ rất thích sống nơi những người này, bởi vì ở đây không có hàng rào đạo đức lương tâm để ngăn cản nó, không có ân sủng của các bí tích để tắm rửa linh hồn họ và xua đuổi những con rận cám dỗ ra khỏi tâm hồn của họ...

Làm quan mà sống luộm thuộm thì mất tư cách của mình và làm mất giá trị chức quan nơi mình.

Người Ki-tô hữu mà sống buông tuồng, vô đạo đức, vô luân lý thì không những làm cho bản thân của mình mất giá trị, mà còn làm cho khuôn mặt Giáo Hội bị người khác nhìn cách méo mó, và tệ hại nhất là chính họ đã làm nhục Đức Chúa Giê-su khi họ sống không đúng tinh thần Tin Mừng mà Ngài đã dạy.

Sống tiết độ vui tươi và đừng bao giờ khen ngợi tội lỗi cũng như đừng thỏa hiệp với cám dỗ, bởi vì nếp sống buông tuồng là hoàn cảnh rất tốt để những con rận là cám dỗ của ma quỷ và thế gianchúng ta phạm tội và lìa xa Thiên Chúa...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Đức Maria. Mẫu Gương Nhân đức sáng ngời
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
20:22 07/12/2020
LỄ ĐỨC MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (08/12)
St 3,9-15.20; Ep 1,3-6.11-12; Lc 1,26-38

ĐỨc MARIA, MẪU GƯƠNG NHÂN ĐỨC SÁNG NGỜI

Với tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội, Giáo Hội Công Giáo khẳng định rằng Đức Maria đã được gìn giữ khỏi mọi vết nhơ nguyên tội. Mẹ luôn sống trong tình trạng ân sủng và hoàn toàn thánh thiện, nhờ sự ưu ái đặc biệt của Thiên Chúa và nhờ công trạng cứu độ mà Chúa Kitô mang lại.

Bốn năm sau khi Đức Giáo Hoàng Piô IX tuyên tín, chân lý này được Đức Maria xác nhận ở Lộ Đức khi Mẹ hiện ra với thánh nữ Bernadetta và mạc khải:
“Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội.”

Đại lễ Đức Maria Vô Nhiễm nhắc nhở nhân loại ý thức rằng có một điều duy nhất hạ thấp phẩm giá con người, đó là tội lỗi. Đây là sứ điệp quan trọng luôn được nhắc đi nhắc lại. Thế gian hôm nay đang đánh mất ý thức về tội. Người ta đùa giỡn với tội lỗi như một điều gì đó vô hại trong thế giới. Con người hôm nay quảng cáo những sản phẩm và những cái nhìn một cách tội lỗi và tục tĩu để lôi cuốn khách hàng. Người ta nói về tội, cả những tội nặng nhất trong những hạn từ rất chủ quan: chỉ là lỗi nhỏ, chỉ là thiếu sót nhỏ v.v… Khái niệm “tội nguyên tổ” được dùng để truyền bá cho thế giới điều gì đó rất khác biệt với Kinh Thánh: nghĩa là một tội do tổ tông loài người đã phạm!

Ngày hôm nay, con người sợ đủ thứ nhưng không sợ tội: sợ ô nhiễm, sợ bệnh tật thể lý, sợ chiến tranh hạt nhân, sợ khủng bố; nhưng lại không sợ tội chống lại Thiên Chúa, Đấng hằng hữu, quyền năng, yêu thương.

Tuy nhiên, Chúa Giêsu nói: “Anh em đừng có sợ những kẻ giết chết thân xác, mà sau đó không làm gì hơn được nữa” (Lc 12,4), nhưng hãy sợ Đấng có quyền ném chúng ta vào hỏa ngục khi chúng ta chết (x. Lc 12,5).

Những lối suy nghĩ này đã gây một sự ảnh hưởng khủng khiếp cả trên những người tín hữu muốn sống theo Tin Mừng. Nó làm cho lương tâm họ ngủ quên, một loại gây mê. Có một loại thuốc phiện làm méo mó sự hiểu biết của chúng ta về tội. Những người Kitô hữu không còn nhận thấy rõ những kẻ thù đích thực của mình nữa, từng người biết làm chủ mình biến thành kẻ nô lệ cho chính mình; bởi vì sự nô lệ của chúng ta đã được mạ vàng rồi bằng những sự giả tạo bên ngoài.

Nhiều người nói về tội nhưng lại có quan niệm hoàn toàn không phù hợp với tội. Tội không còn thuộc cá nhân nào nữa và chỉ được quy cho những tổ chức; người ta giảm thiểu khái niệm tội với vị trí của những kẻ thù chính trị và hệ tư tưởng. Nếu làm một cuộc điều tra con người nghĩ gì về tội, có lẽ sẽ có những kết quả kinh khủng.

Ngày hôm nay, thay vì lo giải phóng con người khỏi tội, lại cố gắng tập trung vào việc giải phóng những cảm giác về tội; thay vì chiến đấu chống lại tội lỗi, người ta chiến đấu chống lại ý tưởng về tội, và thay thế quan niệm đúng đắn về tội, người ta gán cho một khái niệm rất khác, đó là “những cảm giác tội lỗi.” Khi làm như thế, chúng ta từ chối vấn đề hơn là giải quyết vấn đề, chúng ta đưa và mang tội vào trong tiềm thức hơn là đẩy lùi nó.

Tương tự như khi tin rằng chúng ta có thể xóa bỏ cái chết bằng cách xóa bỏ tư tưởng về cái chết, hoặc lo chữa lành cơn sốt thay vì chữa lành chính căn bệnh, trong khi bị sốt chỉ là một hiện tượng liên quan đến cơn bệnh. Thánh Gioan nói rằng nếu chúng ta nói rằng chúng ta không có tội, là chúng ta lừa dối mình và chúng ta biến Thiên Chúa thành kẻ lừa dối (x. 1 Ga 1,8-10). Quả thật, Thiên Chúa đã nói ngược lại, Người nói rằng chúng ta đã phạm tội.

Kinh Thánh quả quyết rằng Chúa Kitô “đã chết vì tội chúng ta” (x. 1 Cr 15,3). Nếu chúng ta tự xóa bỏ được tội lỗi và sự chết, thì ơn cứu chuộc của Đức Kitô sẽ trở nên vô ích, việc Người chịu đau khổ và đổ máu mình ra là vô nghĩa.

Theo cái nhìn đó, cũng thế, tín điều Đức Maria Vô Nhiễm cũng nói với chúng ta những điều rất tích cực: Thiên Chúa mạnh hơn tội lỗi và ở đâu tội lỗi tràn đầy, ở đó ân sủng còn chứa chan gấp bội (x. Rm 5,20).

Đức Maria là dấu chỉ và là sự bảo đảm cho điều đó. Toàn thể Giáo Hội được mời gọi trở thành “một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền” (Ep 5,27). Công Đồng Vaticanô II nói rằng:

“Qua Đức Trinh Nữ diễm phúc, đã đạt tới sự toàn thiện làm cho mình không còn vết nhơ hay nét nhăn, nhưng Kitô hữu vẫn còn phải cố gắng chiến thắng tội lỗi để lớn lên trong sự thánh thiện. Vì thế, họ ngước mắt nhìn lên Đức Maria là một mẫu gương nhân đức sáng ngời cho toàn thể cộng đoàn những người được chọn” (LG 65).

Lạy Mẹ Maria Vô Nhiễm nguyên tội, xin cầu bầu cho chúng con. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một cây thánh giá có niên lịch cổ đại khoảng 1200 năm trước, nặng hơn 3 tấn được tìm thấy ở vùng đồi núi Skardu, phía bắc nước Pakistan.
Thanh Quảng sdb
00:04 07/12/2020
Một cây thánh giá có niên lịch cổ đại khoảng 1200 năm trước, nặng hơn 3 tấn được tìm thấy ở vùng đồi núi Skardu, phía bắc nước Pakistan.

Một nhóm thám hiểm gồm ba thành viên của Đại học Baltistan, Skardu, đã phát hiện ra cây thánh giá bằng đá cẩm thạch khổng lồ nằm cao trên dãy núi Kavardo ở vùng Baltistan.

Nhóm nghiên cứu – dẫn đầu là phó viện trưởng, tiến sĩ Muhammad Naeem Khan, cùng với giám đốc học viện Zakir Hussain Zakir và giám đốc phụ trách các phân ngành ngoài học viện Ishtiaq Hussain Maqpoon - đã cùng với dân địa phương và một số hướng dẫn viên leo núi thám hiểm địa điểm này nhằm nghiên cứu văn hóa.

Nhóm nghiên cứu cho biết trong một thông cáo báo chí: “Một cây thánh giá khổng lồ bằng đá cẩm thạch nặng 3-4 tấn với kích thước khoảng 2.2 mét chiều dài, và khoảng 1.9 mét chiều ngang (7x6 feet) được tìm thấy ngày 14 tháng 6 năm 2020, cách cứ điểm cắm trại khoảng hai cây số, trên dãy núi Kavardo vùng Baltistan, nhìn xuống sông Indus”.

Theo ước tính ban đầu, cây thánh giá được định tuổi khoảng 1.000 đến 1.200 năm.

Tiến sĩ Khan, phó viện trưởng mô tả việc phát hiện ra cây thánh giá này như một kỷ vật "từ trên trời rơi xuống vùng Karakarum."

Theo nhà khảo cổ học Wajid Bhatti, thì đây là một cây thánh giá trường phái thánh Toma và là một trong những cây thánh giá lớn nhất được phát hiện ở lục địa này.

Đây cũng là bằng chứng đầu tiên về cây thánh giá ở vùng Baltistan. Trong suốt nhiều thế kỷ, có nhiều cây thánh giá với nhiều hình dạng khác nhau, chúng là những biểu tượng cho nhiều Giáo hội tin vào chúa Kitô. Trong thời kỳ tiền Kitô giáo, thánh giá là một biểu tượng đời thường được tìm thấy ở khắp châu Âu và miền Tây Á.

Đại học có chương trình tiếp xúc với các đại học ở châu Âu và châu Mỹ, trước là nhằm phát triển mối liên đới học thuật với các nhà sử học địa phương nhằm xác định chính xác niên đại của cây thánh giá và mô tả một cách khoa học về cây "Thánh giá vùng Kavardo", như nó đã được gọi là tên...

“Quả là một tin tuyệt vời cho tất cả chúng ta, khi các nhà thám hiểm tìm ra cây thánh giá cổ ở Skardu. Nó cho thấy Kitô giáo đã có mặt tại khu vực này và điều hiển nhiên là chắc phải có bóng dáng một nhà thờ và nhà của những người theo đạo Thiên Chúa. Ông Mansha Noor, giám đốc điều hành Caritas Pakistan, cho biết hiện tại không có gia đình Kitô hữu nào trong khu vực cũng như có một giả thuyết nào họ đã từng hiện diện ở đây...

Nguồn: https://www.ucanews.com/news/ancient-christian-cross-found-in-northern-pakistan/88403

 
Đức Giáo Hoàng sẽ tông du Iraq năm 2021
Trần Mạnh Trác
10:17 07/12/2020
( CNA ngày 7 tháng 12 năm 2020 ).- Tòa thánh Vatican thông báo vào hôm thứ Hai rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ công du Iraq vào tháng 3 năm 2021. Ngài sẽ là vị giáo hoàng đầu tiên đến thăm nước này, nơi vẫn còn chưa phục hồi xong sau cuộc tàn phá của Nhà nước Hồi giáo.

Chuyến đi kéo dài 4 ngày từ 5 đến 8 tháng 3 và sẽ có các điểm dừng ở Baghdad, Erbil và Mosul. Đây là chuyến công du quốc tế đầu tiên của Đức Giáo Hoàng sau hơn một năm đại dịch coronavirus.

Ông Matteo Bruni, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, nói với các phóng viên hôm 7/12 rằng chuyến tông du Iraq là theo lời yêu cầu của nước Cộng hòa Iraq và cuả Giáo Hội Công Giáo địa phương.

Trong chuyến tông du, Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm các cộng đồng Cơ đốc giáo ở đồng bằng Nineveh, nơi bị Nhà nước Hồi giáo tàn phá từ năm 2014 đến năm 2016 khiến các tín đồ Cơ đốc phải chạy trốn qua nơi khác. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần bày tỏ sự gần gũi của ngài với các cộng đồng Cơ đốc bị đàn áp này và mong muốn đến thăm Iraq.

Những lo ngại về an ninh đã ngăn cản Đức Giáo Hoàng thực hiện chuyến thăm Iraq trong những năm vừa qua.

Vào năm 2019, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói rằng ngài muốn đến thăm Iraq vào năm 2020, tuy nhiên, Vatican đã tuyên bố trước khi dịch coronavirus bùng phát ở Ý rằng sẽ không có chuyến đi của Giáo hoàng tới Iraq trong năm đó.

Quốc vụ khanh Vatican, Đức Hồng Y Pietro Parolin, đã đến thăm Iraq trong mùa Giáng sinh năm 2018, và kết luận vào thời điểm đó rằng chưa có đủ an toàn cho chuyến thăm của Giáo hoàng.

Ông Bruni cho biết, chương trình chính thức cho chuyến tông du đầu tiên của Đức Thánh Cha sau cuộc đại dịch sẽ được công bố sau và “tuỳ thuộc vào sự tiến triển của tình trạng khẩn cấp về y tế trên toàn thế giới”.

Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm đồng bằng Ur ở miền nam Iraq, nơi Kinh thánh ghi chép là chỗ sinh quán của tổ phụ Abraham. Ngài cũng sẽ đến thăm thị trấn Qaraqosh ở miền bắc Iraq, nơi mà các tín đồ Thiên chúa giáo đang phải nỗ lực xây dựng lại hàng nghìn ngôi nhà và 4 nhà thờ bị Nhà nước Hồi giáo tàn phá.

Tổng thống Iraq, ông Barham Salih, hoan nghênh tin tức về chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng, đã viết trên Twitter vào ngày 7 tháng 12: “Cuộc hành trình của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến vùng Lưỡng Hà – là cái nôi của nền văn minh, là nơi sinh quán của Abraham, cha của các tín hữu - sẽ là một thông điệp hòa bình cho mọi người dân Iraq thuộc mọi tôn giáo và là để khẳng định các giá trị chung về công lý và phẩm giá của chúng ta. ”

Cơ đốc giáo đã hiện diện tại đồng bằng Nineveh ở Iraq – là vùng nằm giữa Mosul và Kurdistan cuả Iraq - từ thế kỷ thứ nhất.

Trong khi nhiều Kitô hữu chạy trốn cuộc tấn công của Nhà nước Hồi giáo vào năm 2014 vẫn chưa trở về, những người trở về đã phải đối mặt với nhiều thách thức để xây dựng lại, với niềm hy vọng và cương quyết, theo lời một linh mục Công Giáo Chaldean, Cha Karam Shamasha, nói với CNA vào tháng 11.

Sáu năm sau khi Nhà nước Hồi giáo xâm lược, Iraq vẫn còn phải đối mặt với các vấn đề kinh tế khó khăn và những tổn thương về thể chất và tâm lý do cuộc xung đột gây ra, vị linh mục giải thích.

“Chúng tôi đang cố gắng chữa lành vết thương do ISIS tạo ra. Những gia đình của chúng tôi vẫn vững mạnh; họ đã thành công bảo vệ đức tin. Nhưng họ vẫn cần một người nào đó nói rằng, 'Bạn đang làm rất tốt, bạn phải tiếp tục sứ mệnh của mình,' vị linh mục nói.
 
Chuyện cảm động muà Giáng Sinh: Cô giao hàng FedEx.
Trần Mạnh Trác
11:45 07/12/2020
Theo tin cuả phóng viên Alaa Elassar cuả CNN chuyển đi và được nhiều hãng truyền thông đăng lại, thì người nữ nhân viên cuả hãng FedEx tên là Aubrey Robinson đã thường xuyên tới giao hàng tại một khu vực nông thôn nằm ở phía Đông Nam tiểu bang Indiana.

Cô ta thỉnh thoảng nhìn thấy một cậu bé trai chơi bóng rổ một mình với một trái banh cũ và một cái rổ đã cong queo và rỉ sét.

Sau khi suy nghĩ nhiều tháng trời, cô Robinson quyết định mua cho cậu bé Elijah Maines, 11 tuổi, một quả bóng rổ và một chiếc vòng mới - thứ tốt nhất mà cô ấy có thể mua được - và ráp chiếc vòng trong lúc gia đình không có ở nhà.

Cô ấy chỉ để lại một lời nhắn: "Chỉ muốn bạn và đứa con trai có một cái vòng tốt nhất để lớn lên với các bạn bè của em", và cô ký tên là "chỉ là một trong những tài xế FedEx trong khu vực."

Hành động tử tế đó sau này đã dẫn đến một tình bạn đặc biệt - và gia đình cuả em Elijah nói rằng những kỷ niệm đó sẽ tồn tại suốt đời.

Cô Robinson thì nói với CNN: "Tôi như muốn điên lên khi thấy em bé ấy vẫn hồ hởi vui chơi với chỉ một chiếc vòng đã cong queo. Tôi không ngừng suy nghĩ về điều đó, tôi thực sự cảm thấy muốn giúp em có một cái vòng mới. Và tôi đã tự nhủ, 'Nhưng đó là một điều kỳ lạ phải không?' Nhưng sau đó tôi lại nói, bạn biết không, em ấy xứng đáng với điều đó, tôi phải giúp em một cái vòng. "

Trở lại câu chuyện, sau khi cài đặt xong cái vòng và để lại ghi chú, cô Robinson đã không trở lại khu vực trong nhiều tuần lễ. Cô ấy nghĩ rằng gia đình đó không nhận ra là mình, nhưng cô ấy cảm thấy rất hài lòng khi biết trong thâm tâm rằng có lẽ "đã giúp được cho một đứa trẻ có một ngày vui."

Nhưng sự thật thì cô ấy đã làm được nhiều điều hơn thế nữa. Gia đình của em Elijah đã trải qua một năm khó khăn, với 4 thành viên trong gia đình chết, bạn trai của người mẹ thì bị chấn thương nặng và người mẹ thì lại tông xe làm cái xe nát tan. Bà Coledo Wheeler, mẹ của Elijah, nói với CNN rằng món quà ấy đã "thay đổi cuộc đời họ".

Bà Wheeler nói: “Tôi đọc bức thư, và khoảnh khắc mà tôi nhận ra là ai, tôi bắt đầu khóc ngay lập tức.”

"Khi Elijah về nhà và tôi cho nó xem bức thư, nó thực sự xúc động. Nó đã rơm rớm nước mắt nhưng là một bé trai 11 tuổi nên nó đã không muốn khóc", bà mẹ cười. "Nó ngồi thờ ra 10 phút, nhìn chằm chặp vào quả bóng cho đến khi nó thực sự xúc động vì nhận ra rằng cô ấy đã cố gắng làm một điều gì bất thường chỉ là để dành riêng cho nó."

Rồi mau chóng, em Elijah chạy ra ngoài thử chiếc vòng mới. Bà mẹ cuả em nói trong suốt 9 năm trời, từ lúc mới có 2 tuổi, em đã chơi với chiếc vòng cong cũ đó. Em đã không bỏ một ngày nào mà không chơi bóng rổ, ngay cả khi em phải thức dậy từ 7 giờ sáng để mà chơi trước khi lên xe buýt đến trường.

Còn em Elijah thì nói với CNN: “Em không thể diễn tả được em thích bóng rổ đến nhường nào. Khi em biết cô ấy cho em một chiếc vòng mới, em đã bị sốc, hoàn toàn bị sốc. Đầu em quay cuồng. Em muốn điên lên khi ngẫu nhiên được cô ấy làm điều đó cho em khi mà cô ấy có thể làm điều đó cho bất kỳ ai khác."

Từ người lạ đến tình bạn.

Nhiều tuần sau đó, cô Robinson cuối cùng cũng đã quay lại khu vực và lúc ấy, em Elijah vẫn còn chờ.

"Tôi nghe thấy tiếng gõ cửa và khi mở cửa ra thì đó là cô ấy, tôi chỉ biết ôm cô ấy vào lòng, và Elijah nhìn thấy cô và đã chạy đến và ôm cô ấy", bà mẹ Wheeler nói.

"Chúng tôi đã qua một năm khó khăn. Chúng tôi cảm thấy rất khiêm tốn và biết ơn cô ấy đã làm điều này cho chúng tôi. Đây là một điều to lớn, to lớn đối với gia đình chúng tôi."

Sau khi đưa cho cô một tấm thiệp mà em đã vẽ cho cô, em Elijah đã mời cô Robinson chơi bóng rổ. Cả hai - cùng với đưa em trai 9 tuổi của Elijah – đã chơi bóng rổ trong gần một giờ đồng hồ cho đến khi cô Robinson phải quay lại làm việc.

"Giống như là chúng tôi đã từng quen biết nhau lâu rồi. Tôi thực sự gắn bó với các cậu bé, chúng rất hào hứng khi chơi với tôi và đã cầu xin tôi đừng rời đi vào lúc cuối trận", cô Robinson nói. "Tôi thực sự cảm thấy hạnh phúc khi nghĩ rằng chúng đang biết có một ai đó ở ngoài kia luôn luôn ở gần chúng, luôn luôn ủng hộ chúng."

Quyết định của Robinson mua cho Elijah một chiếc vòng mới là vì những ký ức về những ngày thơ ấu của chính cô, khi môn bóng rổ là nơi trú ẩn an toàn của cô.

"Bóng rổ là một ốc đảo tách khỏi cuộc sống khó khăn của tôi khi còn nhỏ. Tôi được một người hàng xóm lắp cho tôi cái vòng ở bên kia đường vì ông ấy biết tôi thích nó nhiều. Tôi đã xuống đó hàng giờ chỉ để ném bóng vào vòng", cô nói.

"Tôi thường bị bắt nạt ở trường trong nhiều năm, vì vậy bóng rổ thực sự là một ốc đảo. Khi tôi nghe tin em ấy có một năm khó khăn nhưng em ấy vẫn chơi bóng rổ rất vui vẻ, tôi đã không quá sốc vì tôi đã ở đó."

Cô Robinson cho biết thật là một "vinh dự" khi tác động được đến cuộc sống của ai đó và cô ấy dự định sẽ chơi bóng rổ với Elijah bất cứ khi nào cô ấy đến giao hàng trong khu vực.

Người phát ngôn của FedEx, ông David Westrick, nói với CNN: “FedEx Ground tự hào về những đóng góp của các thành viên và cuả các nhà cung cấp cho các cộng đồng của chúng tôi hàng ngày. "Chúng tôi khen ngợi hành động chu đáo và hào phóng của cô Aubrey Robinson thuộc chi hãng Reznor Corp.. Là một nhân viên cung cấp dịch vụ, cô đã nỗ lực vượt quá phận sự cuả mình để giúp em Elijah có một chiếc vòng bóng rổ mới."
 
Đức Hồng Y Pell: Hy vọng một phiên xử tại Vatican sẽ soi sáng mọi chuyện
Vũ Văn An
18:16 07/12/2020

Liên tiếp trong mấy ngày qua, Đức Hồng Y George Pell đã được A.P. và National Catholic Register phỏng vấn.



Nicole Winfield của A.P. cho hay Đức Hồng Y cho rằng ngài đã được chứng thực phần nào khi việc quản lý tài chánh của Tòa Thánh, một việc ngài cố gắng vạch trần, nay đã được phơi bầy trong một cuộc điều tra gây sóng gió của Tòa Thánh.

Khi nhận nhiệm vụ tại Tòa Thánh năm 2014, ngài biết tài chánh của Tòa Thánh có vấn đề, nhưng không ngờ nó lại “muôn mầu” đến thế, nhiều “tội ác” đến thế.

Và ngài hy vọng tiếng đồn có sự liên hệ giữa tính tội ác này và việc ngài bị hàm oan ở Úc sẽ được làm sáng tỏ. Ngài không chắc chắn về sự liên hệ này, “Nhưng tôi nghĩ chúng ta sẽ khám phá ra, liệu có hay không. Chắc chắn tiệc vui chưa kết liễu”.

Cuộc phỏng vấn ngày 2 tháng 12 của National Catholic Register dài hơn. Edward Pentin của hãng tin này cũng cho hay Đức Hồng Y Pell hy vọng một phiên xử của Tòa Thánh sẽ soi sáng mọi chuyện.

Ký giả này cho hay: theo Đức Hồng Y, việc bị giam oan uổng và chịu nhiều thử thách lớn lao trong ba năm qua dạy ngài rằng giáo huấn của Chúa Giêsu “vể nhiều vấn đề hoàn toàn chân thực” và “chìa khóa cuộc sống được tìm thấy trong lời lẽ của Chúa Kitô”.

Ngài cho biết các lý do công bố nhật ký trong tù. Một trong các lý do này là để chuyện tương tự “không xẩy ra tại Úc một cách quá nhanh cho người, thuộc một nhóm ít được lòng dân, chủ trương các quan điểm không được coi là chính xác về chính trị và bị gạt bỏ bởi công luận thù nghịch”.

Tuy nhiên, Đức Hồng Y không hoàn toàn bi quan trước thái độ thù nghịch đối với người Công Giáo nói chung. Ngài nghĩ rằng không hẳn người ta bách hại mình cho bằng chống đối và việc chống đối này không nhất thiết xấu đối với Giáo Hội. Nhiều người Công Giáo đã bỏ đạo, nhưng do cung cách ngài bị đối xử mà họ đã quay về với Giáo Hội.

Được hỏi: “có phải một niềm tin vững chắc vào một Thiên Chúa đã giữ cho ngài tiếp tục tiến bước? Dù ngài vô tội, ngài có tin không phải Thiên Chúa ác độc với ngài, nhưng cho phép sự việc diễn ra vì bất cứ lý do nào không?” Đức Hồng Y đã trả lời: “Với một người tin vào Chúa Kitô và lời hứa của Người sẽ trở lại, thì sẽ có sự phán xét sau cùng. Nhà huyền nhiệm người Anh là Julian Norwich đã nói lên niềm tin của bà rằng tối hậu, mọi sự sẽ tốt đẹp, mọi sự sẽ cân bằng. Đó là niềm an ủi lớn lao”.

Sau đó, Đức Hồng Y thuật lại “quả là một cú điếng hồn khi tôi bị kết tội, nhưng cú tệ hơn là lúc tòa án tối cao ở Victoria bác kháng án của tôi, một phán quyết ngoại thường theo bất cứ nghĩa nào. Tôi thực sự nửa nghiêm túc cân nhắc việc không tiếp tục kháng án nữa. Tôi nghĩ nếu các quan tòa đã chỉ đơn giản cấu kết với nhau và đưa ra các phán quyết ngu đần và hoàn toàn sai lầm, thì bạn bè tôi hẳn sẽ phải quyên góp những món tiền khổng lồ để tôi tiếp tục thực hiện các cố gắng. Nếu tốn phí đến thế, thì tốt hơn tôi nên tháo lui”.

Rất may, “nhiều người tốt lành đã khuyên tôi không nên tháo lui, trong đó, có cả ông xếp nhà tù. Tôi không biết; có lẽ tôi không cần nhiều thuyết phục. Đối với một Kitô hữu, quả là một an ủi lớn được tin vào ơn tha thứ của Thiên Chúa, nhưng họ cũng tin rằng phán xét thực sự quan trọng sẽ tới. Tiếng thơm của ngươi, danh dự của ngươi và thiệt hại cho Giáo Hội, đúng, tôi ý thức rất sống động các chiều kích này, và đó là một lý do tôi rất sung sướng thấy mình được minh oan”.

Dĩ nhiên, Đức Hồng Y tin ơn quan phòng. Ngài cho biết, phải “chấp nhận ở nơi chúng ta đang ở. Tôi rất muốn ở nơi khác. Tôi muốn việc này đừng xẩy ra. Tôi muốn đừng có tai tiếng ấu dâm, tôi muốn nó được xử lý tốt hơn, nhưng nó đã không như thế. Tôi muốn tình thế khác hơn cho Giáo Hội, nhưng thực tế đã không thế. Thành thử bước thứ nhất là thừa nhận, là chấp nhận nơi mình đang hiện hữu”.

Kỳ tới: Bài nói chuyện của Đức Hồng Y Pell tại Hội Nghị Bàn Tròn Rôma của Qũy Hoàn Cầu.
 
ĐTC Phanxicô sẽ tông du thăm viếng nước Iraq sau 15 tháng dài gián đoạn
Thanh Quảng sdb
19:11 07/12/2020
ĐTC Phanxicô sẽ tông du thăm viếng nước Iraq sau 15 tháng dài gián đoạn
Ảnh Đức Thánh Cha tiếp kiến Tổng thống Barham Saleh của iraq ngày 25/1/2020

Phòng báo chí Vatican cho hay Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thực hiện chuyến Tông du tới Iraq vào những ngày 5-8 tháng 3 năm 2021, Ngài sẽ đến thăm Thủ đô Baghdad, đồng bằng Ur, các thành phố Mosul và Qaraqosh.

(Tin Vatican - Devin Watkins)

Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ khởi đầu chuyến Tông du quốc tế đầu tiên sau 15 tháng gián đoạn vì cơn đại dịch!

Giám đốc phòng Báo chí Tòa thánh, ông Matteo Bruni, vào ngày thứ Hai 7/12 cho hay Đức Thánh Cha đã chấp nhận lời mời của nước Cộng hòa Iraq và Giáo Hội Công Giáo địa phương Iraq sẽ đến thăm đất nước Iraq.

Đây là chuyến tông du bốn ngày, đến thăm bốn tỉnh của Iraq.

Theo tuyên bố của Văn phòng Báo chí, "ĐTC sẽ đến thăm Thủ đô Baghdad, đồng bằng Ur, một vùng đất mà Tổ phụ Abraham xưa đã một thời sinh sống, ĐTC sẽ tới thăm thành phố Erbil cũng như Mosul và Qaraqosh ở đồng bằng Nineveh nữa."

Chuyến Tông du của Đức Thánh Cha sẽ được công bố vào một ngày gần đây trước ngày khởi hành, sao cho thích nghi với “tình trạng y tế về sức khỏe của đất nước Iraq và thế giới lúc đó”.

Mong đợi từ lâu

Đức Thánh Cha Phanxicô đã từ lâu bày tỏ ý muốn đến thăm đất nước Iraq.

Vào ngày 10 tháng 6 năm 2019, ĐTC đã chia sẻ với một Đại hội các cơ quan cứu trợ Công Giáo rằng ngài có kế hoạch tông du Iraq vào năm 2020.

ĐTC cho hay “Tôi liên tục nghĩ về Iraq - nơi tôi muốn đến thăm vào năm tới - với hy vọng rằng nước này có thể đối diện với một tương lai thông qua việc theo đuổi lợi ích chung một cách hài hòa và chăm lo cho tất cả mọi thành phần xã hội, bao gồm cả tôn giáo, sống an hòa, không hiềm khích với các nước lân bang trong khu vực."

Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha được coi như là hiện thực hóa giấc mơ của vị tiền nhiệm của ngài, Đức Thánh Giáo hoàng John Paul II, Người đã lên kế hoạch tông du Iraq vào cuối năm 1999. Chuyến đi đó đã chẳng bao giờ được thực hiện, vì Tổng thống Saddam Hussein đã quyết định hoãn lại, sau nhiều tháng đàm phán.

Theo Đức Hồng Y Louis Raphael Sako, Thượng phụ Babylon của Giáo hội Chaldeans, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ được chào đón nồng nhiệt, khi ngài tới Iraq.

Đức Hồng Y nói với hãng tin SIR một năm trước rằng “tất cả mọi người ở Iraq, những người theo đạo Thiên Chúa cũng như Hồi giáo, đều quý mến Đức Thánh Cha Phanxicô, vì sự đơn sơ và gần gũi của ngài. Lời nói của ngài đã chạm đến trái tim của mọi người vì đó là lời của một vị chủ chăn. ĐTC là một người mang lại hòa bình”.

Văn phòng báo chí Vatican cũng cho hay những trao đổi về chuyến tông du này sẽ được bàn thảo rõ rệt hơn trong chuyến viếng thăm của Tổng thống Barham Salih, trong buổi tiếp kiến ở Vatican vào ngày 25 tháng 1 năm tới.

Văn phòng Báo chí Tòa Thánh cho hay vào thời điểm đó hai vị nguyên thủ sẽ bàn đến “sự hiện diện lịch sử của các tín hữu Kitô giáo tại Iraq” và “đặc biệt sự cần thiết đảm bảo sự an nguy cho họ, cũng như dành cho họ một chỗ đứng trong tương lai của Iraq.

Giữa những thời điểm khó khăn

Con số những người theo đạo Thiên Chúa ở Iraq đã giảm đi đáng kể trong hai thập kỷ qua.

Vào năm 2003, trước khi liên minh do Mỹ cầm đầu xông đánh Iraq, nhằm hạ bệ Saddam Hussein, thì có khoảng 1 đến 1,4 triệu người theo đạo Thiên chúa ở nước này.

Cuộc chiến kéo dài và việc chiếm đóng Đồng bằng Nineveh những năm 2014-2017 của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo đã làm giảm sút số người theo Thiên Chúa giáo xuống còn chứng 300 đến 400 nghìn.

Tổng thống và thủ tướng của Iraq thường kêu mời những người theo Kitô giáo đã trốn chạy khỏi đất nước, hãy trở về xây dựng đất nước.

Hy vọng nguồn suối vĩnh cửu

Tuy nhiên, giấc mơ phục hồi đã bị cản trở bởi những sự khủng hoảng tài chánh, vì nạn tham nhũng và hoàn cảnh của 1,7 triệu người phải di cư trong nước.

UNICEF, cơ quan cứu trợ trẻ em của Liên hợp quốc, ước tính có khoảng 4 triệu người Iraq cần hỗ trợ nhân đạo, trong đó một nửa là trẻ em. Thêm vào đại dịch Covid-19 lại càng làm cho tình hình đã tồi tệ, còn tồi tệ hơn nữa ở một đất nước có dân số hơn 38 triệu dân.

Trong bối cảnh đó, chuyến viếng thăm Iraq của Đức Thánh Cha Phanxicô vào mùa Xuân năm tới, chắc chắn sẽ mang lại một luồng hy vọng mới cho một đất nước đã chịu nhiều đau khổ này, như Đức Hồng Y Sako đã nói với đài Vatican sau khi thông báo được công bố vào hôm thứ Hai 7/12/2020.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hiệp Hội Giới Trẻ Con Đức Mẹ SG: Mừng bổn mạng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
Martinô Lê Hoàng Vũ
21:30 07/12/2020
Hiệp Hội Giới Trẻ Con Đức Mẹ SG: Mừng bổn mạng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng đã về mừng bổn mạng Hiệp Hội Giới Trẻ Con Đức Mẹ miền thành phố diễn ra tại Giáo xứ Tân Phú Hòa, hạt Phú Thọ, TGP. Sài Gòn vào sáng 6.12.2020.

Vào lúc 9g 40- Chúa Nhật II Mùa Vọng,các hội viên của Hiệp Hội Giới Trẻ Con Đức Mẹ miền thành phố đã quy tụ về nhà thờ giáo xứ Tân Phú Hòa cùng nhau cung nghinh tôn vinh Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội bổn mạng.Thánh lễ thật sốt sắng trang trọng do Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng – TGP Sài gòn chủ tế,cùng đồng tế với ngài có Linh mục Vinh sơn Vũ Đức Liêm chánh xứ Tân Phú Hòa, Linh hướng Hiệp Hội, quý linh mục thân hữu và sự tham dự của các hội viên và cộng đoàn trong giáo xứ.

Xem Hình

Trong phần chia sẻ Tin Mừng,Đức Tổng Giám Mục nói đến ơn gọi của mỗi người trong cuộc đời. Khi sinh ra làm người, Chúa trao cho mỗi người chúng ta một sứ mạng.Mùa Vọng, chúng ta đặc biệt nhìn ngắm cuộc đời Đức Mẹ.Chính Thiên Chúa trao phó sứ mạng, Đức Maria trở thành Mẹ của Đấng Cứu Thế,cưu mang, sinh hạ Con Thiên Chúa làm người. Ngay từ đầu, Mẹ được Thiên Chúa gìn giữ tâm hồn thanh sạch không vướng mắc tội tổ tông truyền. Như thế, chúng ta muốn đón Chúa vào cuộc đời, cần phải sám hối. Thánh Gioan Tẩy giả nói đến con đường “gồ ghề”, đó chính là những bất toàn, lỗi
lầm,chúng ta phải dọn sạch tâm hồn cho Chúa ngự vào.Vì thế, nếu có Chúa trong tâm hồn, chúng ta sẽ mang Chúa đến cho người khác.Anh chị em là hội viên Giới Trẻ Con Đức Mẹ phải noi gương bắt chước Đức Mẹ,nhận ra Thánh Ý Chúa trong cuộc đời,tâm hồn chúng ta phải đầy Chúa.

Hơn nữa, chúng ta phải quảng đại thưa “xin vâng” như Đức Mẹ. Vì nhiều khi chúng ta khó nhận ra tiếng Chúa trong đời,thay vào đó là biết bao tiếng nói ồn ào như tiền bạc,danh vọng, lạc thú,của ý riêng, gạt bỏ những thứ đó ra khỏi tâm hồn để bước theo Chúa.Có đầy Chúa trong lòng, phải trao Chúa cho người khác, trong trường học, nơi phố chợ mưu sinh, phải sống yêu thương chia sẻ để làm chứng cho Chúa.Xin Đức Mẹ uốn nắn dạy dỗ chúng ta trở nên giống Đức Mẹ, biết cộng tác với ơn cứu độ của Thiên Chúa trong cuộc đời.

Thánh lễ tiếp nối với Nghi thức tuyên thệ của Tân Ban điều hành Hiệp Hội Giới trẻ Con Đức Mẹ miền thành phố trước sự chứng kiến của Linh mục Linh hướng.

Sau đó là phần Phụng Vụ Thánh Thể. Trước khi kết lễ,đại diện Hiệp Hội có những lời tri ân Đức Tổng Giám Mục Giuse, quý linh mục đồng tế và toàn thể cộng đoàn phụng vụ.

Thánh lễ tạ ơn mừng bổn mạng khép lại vào khoảng 11g 30, xin Đức Mẹ đỡ hành trình đức tin,để trong khó khăn thử thách, các hội viên biết sống khiêm nhường, cậy trông phó thác và cố gắng trở thành chứng nhân Tin Mừng giữa cuộc đời hôm nay.

Danh sách Tân Ban Điều Hành Hiệp Hội Giới Trẻ Con Đức Mẹ miền thành phố ( nhiệm kì 2020-2023)

1. Trưởng ban điều hành: Anh Phanxicô Xaviê Nguyễn Hoàng Minh.

2. Phó ban điều hành: Anh Đaminh Vũ Văn Hoàn

3. Thư ký: Anh Giuse Trịnh Minh Tiến

4. Thủ quỹ: Chị Maria Lê Thị Thùy Hương

5. Ủy viên Linh đạo: Chị Maria Nguyễn Thị Kim Loan

6. Ủy viên Huấn luyện: Anh Gioan Trần Xuyên Sơn.

7. Ủy viên Bác Ái: Chị Mátta Nguyễn Thị Diền

8. Ủy viên Giao lưu –Sinh hoạt: Anh Mátthêu Nguyễn Mạnh Cường

Martinô Lê Hoàng Vũ
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Mẹ Maria: Niềm Hy Vọng Chắc Chắn
LM, Giuse Phan Quang Trí, O.Carm.
11:07 07/12/2020
Đoàn dân đang lầm lũi bước đi giữa tối tăm bỗng nhìn thấy một ánh sáng huy hoàng rực rỡ; đám người sống trong cảnh tối tăm mịt mùng thì nay đã được ánh sáng bừng lên chiếu rọi chan hòa. Người người sẽ vui mừng phấn khởi trước nhan thánh Chúa vì cái ách đè lên cổ dân, cây gậy đập xuống vai họ, Chúa đều bẻ gãy hết. Vì từ đây một trẻ thơ đã chào đời để cứu chúng ta, một người con đã được ban tặng. Danh hiệu Người là Thần Linh dũng mãnh, là Thủ Lãnh hòa bình. Người sẽ mở rộng quyền bính và thiết lập nền hòa bình vô tận (x. Isa 9, 1-6). A picture containing text, wall, indoor, person

Những vầng thơ cổ kính vừa rồi đã được ngôn sứ Isaia vận dụng để loan báo về một cuộc giải phóng thiêng liêng mà Thiên Chúa hứa sẽ thực hiện. Đấy là lúc Đức Chúa ra tay sửa trị thói kiêu căng nghạo nghễ, dẹp bỏ mọi tà thần, dỡ bỏ mọi áp bức bất công và bênh vực người công chính (x. Isa 2, 11-12; 20). Đấy cũng chính là lúc Người sẽ khai mạc một triều đại mới, triều đại hòa bình viên mãn của Đấng Emmanuel, con trẻ sơ sinh.[1] Một cách giáng tiếp, những lời sấm vừa rồi của ngôn sứ Isaia tiết lộ cho chúng ta thực trạng đáng buồn của Dân Ísraen thời Cựu Ước. Dân được Thiên Chúa ưu ái tuyển chọn cũng lại là dân bội nghĩa bất trung (x. Isa 1, 2-31). Họ đã nhiều lần cố tình bưng tai bịt mắt khước từ sứ điệp của Thiên Chúa, quay sang bái lạy tà thần và dấn bước vào con đường tối tăm tội lỗi. Thực trạng đen tối này thật ra cũng chỉ là một phần nhỏ nằm trong bức tranh đại tổng thể lịch sử Thiên Chúa cứu độ con người. Bức tranh tổng thể tái hiện lại lịch sử hàng nghìn năm kể từ lúc Thiên Chúa thiết lập lời hứa cứu độ tại vườn Địa Đàng xưa kia sau khi ông bà nguyên tổ phạm tội cho đến khi lời hứa đó chính thức biến thành hiện thực tại Bêlem nơi biến cố Ngôi Lời Thiên Chúa sinh xuống làm người để giải thoát chúng ta khỏi ách tử thần.

Thoạt nhìn, bức tranh ấy thật não nề u ám vì dường như nhìn đâu cũng thấy nhuốm màu tang tóc. Nhưng khi quan sát kỹ hơn, chúng ta sẽ nhận thấy rằng nét độc đáo của bức tranh này không nằm nơi màu tím tang thương do tội lỗi nhân loại gây nên nhưng lại toát ra từ những tia sáng hy vọng lung linh và những ánh lửa yêu thương rạng rỡ mà Thiên Chúa đã không ngừng thắp lên dẫn lối cho con người có cơ hội quay về nẻo chính đường ngay. Quả vậy, sự kiên nhẫn phi thường và lòng khoan dung hải hà của Thiên Chúa đối với nhân loại chúng ta thật chẳng khác gì hàng vạn ngôi sao lấp lánh tỏa sáng trên nền trời u tối và nhờ đó bức tranh lịch sử cứu độ trở nên kiệt tác huy hoàng diễm lệ.

Đức Maria: Ngọn Nến Mùa Vọng

Bước vào Mùa Vọng, Giáo hội khoác lên mình màu tím thâm trầm tượng trưng cho thái độ tỉnh thức cũng như tâm tình khát khao trông đợi đang trào dâng trong lòng mỗi người tín hữu. Dân thánh đang hướng về “ngày Đức Kitô tỏ hiện” (1 Pr 1, 13), ngày mà muôn vật muôn loài được tái tạo hoàn toàn (x. Ep 1, 10; Cl 1, 20; 2 Pr 3,10-13). Trên đường tiến đến “tầm vóc viên mãn”, Hội Thánh mặc lấy tâm tình đoàn dân Ísraen xưa; mong ngóng khao khát Đấng Cứu Tinh. Trong suốt hành trình đầy thử thách đó, Dân Kitô Giáo không hề bị bỏ rơi giữa tối tăm tuyệt vọng. Ngược lại, Thiên Chúa là Cha giàu lòng xót thương đã đoái ban cho Hội Thánh một tặng phẩm cao quý là Đức Trinh Nữ Maria để Mẹ trở nên như vầng trăng hy vọng, như Sao Biển rạng ngời soi đường dẫn lối cho dân thánh Chúa tiến lên.[2] Công Đồng Vaticanô II cũng đã xác quyết như thế khi truyền dạy rằng: Đức Maria chính là “dấu chỉ của niềm hy vọng vững chắc và cũng là niềm an ủi” đầy khích lệ mà Thiên Chúa ân ban cho Hội Thánh trên đường lữ thứ tiến về quê trời.[3]

Ngày hôm nay, cùng với Giáo Hội hoàn vũ, chúng ta chiêm ngắm vầng sáng Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, kỳ công đẹp nhất do tay Chúa tạo dựng và cũng là tặng phẩm cao quý Thiên Chúa trao ban cho nhân loại. Chúng ta dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì nơi Đức Maria chúng ta được nhìn thấy trước hình ảnh tiên báo phúc phận đời sau mà ai trong chúng ta cũng có cơ hội đạt đến. Rồi khi dõi theo gương sáng đạo đức của Mẹ, chúng ta an tâm vì biết chắc chắn rằng chúng ta đang tiến về nơi có Mẹ và Chúa Giêsu Con Mẹ đang đón đợi chúng ta. “Nếu như Mẹ của Đức Giêsu được vinh hiển hồn xác trên trời là hình ảnh và khởi đầu của Giáo Hội phải được hoàn thành ở đời sau” (LG, 68) thì Đức Maria với đặc ân vô nhiễm nguyên tội chính là “hình ảnh một Hội Thánh xinh đẹp, không tì ố, không vết nhăn, là Hiền Thê dấu ái của Đức Giêsu Kitô.”[4]

Ngày lễ Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội được long trọng cử hành đang khi dân thánh Chúa đang chăm chú bước đi trên hành trình hy vọng. Cách sắp đặt này không những giúp các tín hữu nâng cao ý thức về vai trò và vị trí của Mẹ Thiên Chúa trong đời sống của Giáo Hội, mà còn làm cho chiều kích “cánh chung” của các cử hành phụng vụ Mùa Vọng được diễn tả một cách sống động hơn.

Giữa bầu khí thâm trầm sâu lắng của Mùa Vọng, Đức Maria xuất hiện như ngọn nến lung linh, tỏa lan ánh sáng dịu dàng ấm áp. Bởi vì trái tim và tâm hồn Mẹ thanh khiết tựa pha lê nên khi tâm hồn đó được đặt cạnh “Vầng Hồng” rực rỡ là Đấng Mêsia (x. Lc 2, 78) nó sẽ trở nên lăng kính phản chiếu trung thực ánh sáng hy vọng mà Thiên Chúa muốn chiếu dãi trên dân của Người. Chúng ta đang nói đến tương quan giữa Đức Maria và Chúa Giêsu Con Mẹ, tương quan đóng vai trò nền tảng giúp chúng ta hiểu thấu mối liên hệ giữa Mẹ Thiên Chúa và Hội Thánh (x. LG, 54).

Đức Maria: Mẫu Mực của Hội Thánh

Thật vậy, khi công bố tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Chân Phước Giáo Hoàng Piô IX đã triển khai nội dung tín điều này trên nền tảng cơ sở là giáo lý về đặc ân làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Trinh Nữ Maria. Hay nói cách khác, vì Ngôi Lời Nhập Thể là đấng cực trọng cực thánh, nên người nữ được chọn để cưu mang và sinh hạ Con Thiên Chúa cũng phải là đấng được chuẩn bị xứng đáng. Ơn vô nhiễm nguyên tội của Đức Maria nói lên sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa và mối liên hệ khắng khít giữa Đức Maria và Đấng Cứu Thế. Nhờ hồng ân cứu độ do cuộc khổ nạn và phục sinh của Đức Giêsu Kitô mang lại và trong đường lối nhiệm mầu của Thiên Chúa Cha, Đức Maria ngay từ giây phút đầu tiên trong đời đã được gìn giữ thanh khiết vẹn toàn khỏi mọi vết nhơ tội lỗi kể cả tội nguyên tổ.[5] Nội dung chính yếu của tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội tuy ngắn gọn xúc tích nhưng rất mực cao siêu. Chúng ta chỉ có thể phần nào hiểu được mầu nhiệm này nhờ vào ánh sáng mặc khải về Chúa Kitô.

Mặc khải ghi chép trong Kinh Thánh và Thánh Truyền cho phép chúng ta khám phá vai trò đặc biệt của Đức Maria trong nhiệm cục cứu độ. Chúng ta đều biết việc Đức Kitô cần phải đến trong thế gian đã được các sách Cựu Ước trình bày một cách tiệm tiến. Song song với việc giới thiệu đấng Mêsia, các tài liệu tiên khởi này cũng từng bước giới thiệu hình ảnh của một người nữ, Đấng sẽ xuất hiện trong vai trò là Mẹ Đấng Cứu Thế. Người nữ ấy chính là người đã được tiên báo trong lời hứa chiến thắng con rắn, lời hứa mà nguyên tổ đã nhận được sau khi phạm tội (x. St 3, 15). Tương tự thế, người nữ này là “trinh nữ” các ngôn sứ đã tiên báo là sẽ thụ thai, sinh một người con trai và sẽ đặt tên là Emmanuel (x. Is 7, 14; Ml 5, 2-3; Mt 1, 22-23). Người nữ ấy trổi vượt trong số các kẻ khiêm nhu và hèn mọn của Thiên Chúa nhưng quan trọng nhất là người nữ này như mọi thụ tạo khác cũng lãnh nhận ơn cứu độ từ Thiên Chúa.[6] Người nữ mà Cựu Ước giới thiệu chính là Đức Maria. Điều đáng lưu ý là vai trò đặc biệt của Mẹ Maria trong nhiệm cục cứu độ không hề làm lu mờ hay giảm thiểu vai trò trung gian duy nhất của Đức Kitô. Ngược lại, các đặc ân Mẹ hưởng càng làm cho sức mạnh của Đức Kitô nổi bật hơn. Thật vậy, bất cứ một ảnh hưởng quyền thế nào của Đức Trinh Nữ trên nhân loại đều bắt nguồn từ công nghiệp dư tràn của Đức Kitô và phát sinh từ ý định nhân lành của Thiên Chúa (x. LG, 60).

Mọi đặc ân Chúa ban cho Đức Maria đều bắt nguồn từ công nghiệp Chúa Kitô. Do đó, mầu nhiệm Đức Maria và mầu nhiệm Chúa Kitô gắn liền chặt chẽ với nhau đến độ Đức Trinh nữ Maria được sánh ví như một “Evà mới” xuất hiện bên cạnh Đức Kitô, “Ađam mới”. Nếu như trước kia Evà cũ đã góp phần vào sự chết của nhân loại, thì nay cũng cần có một người nữ mới, người sẽ cộng tác vào công cuộc tái tạo nhân loại mới. Cách diễn tả này thật chính xác khi nói về “Mẹ của Đức Giêsu, người đã đem đến cho thế gian sự sống đổi mới mọi sự, và là người được Thiên Chúa ban cho những ân huệ tương xứng với vai trò cao cả như thế. Do đó, không lạ gì khi các thánh Giáo phụ thường gọi Mẹ Thiên Chúa là Đấng thánh thiện vẹn toàn, không vương nhiễm vết nhơ tội lỗi, như được chính Chúa Thánh Thần nhào nắn và được tác thành như một thụ tạo mới.”[7]

Thụ tạo Maria làng Nazarét được sứ thần Gabrien kính cẩn cúi chào như “Đấng Đầy Ân Sủng” (x. Lc 1, 28) và thái độ “xin vâng” của người nữ ấy cho thấy người xứng đáng là thụ tạo trổi vượt nhất giữa muôn vàn thụ tạo,[8] là Mẹ Thiên Chúa, và là “Mẹ của kẻ sống.”[9] Các Giáo Phụ có lý khi cho rằng Đức Maria không hẳn chỉ là một khí cụ hoàn toàn thụ động trong tay Thiên Chúa. Ngược lại, nhờ tin và vâng phục trong tự do Mẹ đã cộng tác tích cực vào việc cứu độ nhân loại. Như thánh Irênê đã từng nói: “Nhờ vâng phục, Đức Maria đã trở nên nguyên nhân cứu độ cho chính mình và cho toàn thể nhân loại.”[10] Những thương tổn tệ hại mà Evà đầu tiên đã gây ra bởi cứng lòng tin thì người nữ Evà thứ hai đã góp phần chữa lành: “Nút dây đã bị thắt lại vì Evà bất tuân, nay đã được gỡ ra nhờ Đức Maria vâng phục” (Irênêô, trích trong LG, 56).

Trong khi trình bày Đức Maria như biểu tượng sống động cho niềm hy vọng chắc chắn của Hội Thánh, Công Đồng Vaticanô II như muốn nói với chúng ta rằng: Khi nhìn vào Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta như nhìn thấy đích đến, nhìn thấy viễn cảnh tương lai khi mà niềm ước mơ biến thành hiện thực. Thánh Công Đồng cũng lưu ý với chúng ta rằng Đức Maria tựa như tấm gương sáng ngời, khi soi mình vào tấm gương này, Hội Thánh ý thức rõ rệt hơn về đích điểm cần phải vươn tới và học được cách thức chuẩn bị cho một tương lai xán lạn. Tương lai này không phải tự nhiên mà chúng ta có được. Cũng giống như Đức Maria, Hội Thánh cần phải cộng tác tích cực với ơn Chúa. Nói đơn giản, khi nhìn nhận Đức Maria là “dấu chỉ của niềm hy vọng vững chắc”, dân thánh Chúa đồng thời nhìn nhận nơi Mẹ Thiên Chúa một “hình ảnh lý tưởng”, một “mẫu thức” hay một “mẫu gương sống động” hướng dẫn họ sống “đức tin, đức ái và kết hiệp mật thiết với Chúa Kitô.”[11]

Dẫu các phần tử Hội Thánh lữ hành còn mang nhiều khiếm khuyết nhưng Hội Thánh xét một cách tổng thể thì thánh thiện và xinh đẹp vì chưng Đức Kitô Con Thiên Chúa, “Đấng thánh thiện duy nhất”[12] đã yêu thương Hội Thánh như hiền thê của Người và hơn nữa Chúa đã hiến thân để thánh hoá Hội Thánh (x. Ep 5, 25-26; LG, 39). Vẻ đẹp thánh thiện của Hội Thánh xuất phát từ công nghiệp của Đức Kitô và tỏ hiện cụ thể nơi Đức Maria, “mẫu gương mọi nhân đức” (x. LG, 65). Chính vì Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội là “hình ảnh một Hội Thánh xinh đẹp, không tì ố, không vết nhăn” nên khi chúng ta nhìn vào “Đức Nữ cực tinh cực sạch” chúng ta được mời gọi để ý thức hơn nữa về ơn gọi nên thánh của mỗi người chúng ta.

Trong Hội Thánh, mọi Kitô Hữu cho dù thuộc bất cứ bậc sống nào, đều được kêu gọi để “nên hoàn thiện như Cha trên trời” (x. Mt 5, 48). Ơn gọi phổ quát này đã thành toàn cách mỹ mãn nơi Đức Trinh Nữ Maria, một thụ tạo như chúng ta. Vì thế, ngày lễ Mẹ cũng là dịp để chúng ta lập lại cam kết “nên thánh” và quyết tâm noi theo nếp sống Mẹ đã nêu gương. Nên Thánh theo cách của Mẹ Maria là “hành động theo Thần Khí, vâng phục thánh ý của Chúa Cha, và bước theo Đức Kitô khó nghèo.” Ngay trong những tình huống, bổn phận và hoàn cảnh sống hàng ngày, chúng ta đều có thể nên thánh, nếu như chúng ta thực hiện những gì Mẹ đã thực hiện; đó là lãnh nhận mọi sự trong đức tin và phục vụ mọi người trong đức mến (x. LG, 41).

Đức Maria trên hành trình “trông đợi”

Khi truyền dạy “Đức Maria là dấu chỉ niềm hy vọng chắc chắn của Hội Thánh lữ hành”, Thánh Công Đồng còn minh định thêm rằng “Mẹ Thiên Chúa được vinh hiển hồn xác trên trời là hình ảnh và khởi đầu của Hội Thánh phải được kiện toàn ở đời sau” (LG, 68). Mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ khi nào thì mới đến “đời sau”? Chúng ta không biết “khi nào” “giờ nào”, chúng ta chỉ biết chắc chắn là sẽ có ngày đó, giờ đó. Ý thức điều này, Hội Thánh trong cuộc lữ thứ trần gian không ngừng dõi theo “sự khởi đầu” của mình là Đức Trinh Nữ Maria để củng cố niềm hy vọng và để lựa chọn những bước đi đúng đắn. Thực ra, “thời đại cuối cùng” đã đến rồi (x. 1Cr 10, 11). Công cuộc canh tân thế giới đã được tiến hành. Do đó Hội Thánh ngay khi còn ở trần gian đã được trang điểm bằng sự thánh thiện đích thực, tuy chưa đến tầm mức viên mãn. Cho tới khi có trời mới đất mới, nơi công lý ngự trị (x. 2 Pr 3,13) thì Giáo Hội lữ hành vẫn cứ phải sống giữa các loài thụ tạo và mong ngóng sự mạc khải của con cái Thiên Chúa (x. Rm 8, 19-22).[13] Nỗi niềm trông đợi này được diễn tả qua các cử hành phụng vụ trong suốt Mùa Vọng. Mùa trông đợi được tận dụng như cơ hội để Giáo Hội tự nhắc nhớ chính mình về hành trình tiến về quê trời, hành trình bước đi với niềm hy vọng hằng sống.

Thú vị thay, tác giả Thư Hibri tiết lộ cho chúng biết là trên hành trình hy vọng, đức tin chính là bảo đảm cho những điều chúng ta hy vọng và là bằng chứng cho những điều chúng ta không thấy (x. Hr 11, 1). Do đó, chúng ta cần lắm những mẫu mực đức tin có thể đồng hành và giúp đỡ chúng ta trên hành trình Mùa Vọng. Hành trình trông đợi của dân Ísraen thời Cựu Ước chính là hình ảnh của Hội Thánh lữ hành hôm nay (x. LG, 9). Trong cuộc hành trình xuyên không gian và thời gian đó, Đức Maria xuất hiện giữa Hội Thánh “như người nữ được chúc phúc vì Mẹ đã tin và là người tiến bước trong đức tin.”[14] Đối với Hội Thánh, Đức Maria như một “kho tàng sống” lưu giữ nhiều “tài liệu” liên quan đến Chúa Giêsu. Chúng ta có thể nói như thế vì không ai khác ngoài Đức Maria là nhân chứng số một về những gì đã xảy ra thời thơ ấu và niên thiếu của Chúa Giêsu. Mẹ không những “ghi nhớ” mà còn “hằng suy đi ngẫm lại những điều ấy ở trong lòng” (x. Lc 2, 19; x. Lc 2, 51). Nhưng quan trọng hơn hết, Hội Thánh đồng quan điểm với bà Elizabét khi ca tụng Đức Maria như mẫu gương tuyệt hảo về đức tin. Được mệnh danh là “người đầu tiên tin tưởng”, Mẹ xứng đáng là mẫu mực đức tin để mọi người noi theo. Đức tin của Hội Thánh lữ hành phải là sự vag vọng và là tiếp nối đức tin của Đức Maria (x. RM, 26).

Thông Điệp Mẹ Đấng Cứu Thế - Redemptoris Mater còn trình bày cho chúng ta một chủ đề khác liên quan đến nỗ lực sống tâm tình “trông đợi” của Hội Thánh lữ hành. Dõi theo bước chân Đức Maria đến thăm viếng nhà Giacaria, chúng ta khám phá ra vẻ đẹp tâm hồn của Đức Maria. Con tim của Mẹ không chỉ đầy ắp ân sủng mà còn chan chứa từ bi (x. Lc 1, 40-42). Nếu như danh hiệu “Đầy Ân Sủng” trong lời chào của sứ thần nói về những đặc ân mà Thiên Chúa ưu ái tặng ban cho Mẹ, thì “mối phúc dành cho người đã tin” trong lời khen ngợi của bà Elizabét lại nói về cách thức người Trinh Nữ thành Nazareth đền đáp hồng ân Thiên Chúa như thế nào (x. RM, 12). Qua biến cố thăm viếng, Đức Maria dạy cho Hội Thánh phương thế đạt đến hạnh phúc đích thật, hạnh phúc cả đời này lẫn đời sau. “Phúc cho bà vì bà đã tin những gì Thiên Chúa đã phán cùng bà” (x. Lc 1, 45). Phúc cho cả chúng ta nữa nếu chúng ta cũng biết cúi mình trước kế hoạch của Chúa và tích cực cộng tác bằng đức tin và đức ái. Có làm như thế thì chúng ta mới trở nên giống với Mẹ của chúng ta Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội; qua sự hiện diện và chứng tá giữa lòng thế giới, chúng ta tình nguyện trở nên những cánh tay nối dài chuyển tải lòng Chúa xót thương đến với mọi người.[15]

Không hình ảnh nào thích hợp bằng hình ảnh Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội tỏa sáng như ngọn nến lung linh giữa không gian Mùa Vọng để diễn tả thực tại cánh chung của Hội Thánh lữ hành: Hội Thánh trên trần thế sống tương quan với Thiên Chúa nhờ đức tin; Hội Thánh lữ hành mỗi ngày một tiến gần hơn tới Chúa Kitô trong đức tin; Hội Thánh ấy hợp nhất trong cùng một đức tin. Chúng ta, mọi thành phần Hội Thánh được khuyến khích yêu mến và tôn kính Đức Maria không những vì lòng sùng kính Mẹ Thiên Chúa sẽ đưa chúng ta đến gần với Chúa Kitô hơn (x. LG, 65) mà còn vì Mẹ Thiên Chúa cũng là Mẹ của niềm hy vọng (Mater Spei).[16]

Kết: Đăng trình theo ánh Sao Mai

Ngày từ đầu, khi ông bà nguyên tổ phạm tội, bóng dáng một người nữ mới đã được tiên báo. Đức Maria với đặc ân làm Mẹ Đấng Cứu Thế đã được Thiên Chúa đặt vào vị trí “trỗi vượt” trong lịch sử cứu độ. Với vị trí này, Mẹ Thiên Chúa đã đồng hành cùng nhân loại trong từng bước đi của lịch sử cứu độ (x. RM, 47) thì hẳn nhiên Mẹ cũng sẽ đồng hành và nâng đỡ mỗi Kitô hữu trong thời khắc khó khăn của họ. Hiện diện giữa Giáo hội với tư cách là Mẹ, Đức Maria tham gia vào cuộc chiến chống lại “quyền lực của bóng tối” (GS, 47) và bảo vệ con cái Mẹ như hình ảnh “người Phụ Nữ mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội triều thiên mười hai sao sáng” (Kh 12: 1). Trên hành trình dương thế, mỗi khi chúng ta cảm thấy chao đảo mất phương hướng hoặc mỗi khi chúng ta bị bóng tối của nghi hoặc bủa vây, chúng ta hãy ngước nhìn lên Đức Maria để nhận ra “niềm hy vọng vững chắc” và “niềm an ủi” trìu mến nơi Đấng Đầy Ơn Phúc – Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Sau cùng, những tai tiếng gần đây như nạn giáo sĩ ấu dâm, lạm dụng tính dục, lạm dụng chức quyền, tham ô, phe cánh xảy ra trong Hội Thánh khiến cho nhiều người bên trong cũng như bên ngoài không còn đánh giá đúng vai trò và chức năng của Hội Thánh nữa. Làn sóng công khai từ bỏ Giáo Hội ngày càng dâng cao tại các nước Châu Âu. Thực trạng này có thể khiến cho những ai tha thiết với vận mạng của Hội Thánh không khỏi chạnh lòng. Nhiều người đã không giấu được thất vọng tự hỏi không biết hình ảnh một “tân nương xinh đẹp được điểm trang lộng lẫy để đón chào tân lang” có còn hiện thân nơi cộng đoàn Hội Thánh của chúng ta nữa không? (x. Kh 19: 7-8 & 21: 1-9). Cần phải xác quyết ngay, Hội Thánh là thân thể Chúa Kitô cho dù có già nua về mặt thời gian và tiếp tục gánh chịu nhiều thương tích do con người gây ra nhưng chắc chắn Hội Thánh ấy sẽ không bao giờ bị tiêu diệt (x. Mt 16,18) và sẽ tiếp tục trường tồn cho đến tận thế.[17] Học thuyết trình bày Đức Maria như là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos) là mẫu mực của Hội Thánh (Typos) giữ nguyên giá trị là nền tảng đức tin giúp chúng ta sống đạo và tuyền đạo. Nhìn vào mẫu gương Đức Maria, chúng ta nhận ra tính cấp bách của ơn gọi nên thánh. Học hỏi nơi Đức Maria, chúng ta tái khám phá ra giá trị của Lời Chúa trong đời sống đức tin. Dõi theo bước chân Mẹ Maria, chúng ta không còn ỷ lại vào “nén bạc” Chúa ban nhưng sẽ tích cực cộng tác bằng tình yêu phục vụ và niềm tin trung thành.

Kính mừng Maria Đầy Ơn Phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu Con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

[1] Nhóm CGKPV, “Chú giải Isaia 9, 1-6” trong Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước: Lời Chúa cho Mọi Người, NXBTG, 2006, 1181-1182.

[2] Bậc Đáng Kính Tổng Giám Mục Fulton Sheen ca tụng Đức Maria như vầng trăng phản chiếu hào quang của Đức Kitô Mặt Trời Công Chính. Kinh cầu Đức Bà Loreto do Đức Giáo Hoàng Sixtus V phê chuẩn năm 1587 trong đó bao gồm tước hiệu: “Đức Bà như Sao Mai sáng vậy.”

[3] Xem Công Đồng Vatican II, “Tiêu đề số V, Chương VIII” của Hiến Chế Tín Lý về Hội Thánh: Lumen Gentium và nội dung số 68 của phần này. Từ đây về sau, Lumen Gentium sẽ được viết tắt “LG”.

[4] Xem Kinh Tiền Tụng Lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội.

[5] Xem ĐGH Piô IX, Tông Hiến Thiên Chúa Khôn Tả (Apostolic Constitution Ineffabilis Deus), Vatican, 08/12/1854. Tham khảo: https://www.papalencyclicals.net/pius09/p9ineff.htm, truy cập 04/12/2020.

[6] Xem Lumen Gentium, 55.

[7] Xem Germanô Constantinôpôli, Hom. trong Annunt. Deiparae: PG 98, 328a; trong Dorm. 2: 357; Anatasiô Antiôkia, Serm. 2 de Annunt. 2: PG 89, 1377AB; Serm. 3, 2: 1388C; Anrê Crêta, Can. In. B.v. nat. 4: PG 97, 1321b; trong b.v. nat. 1; 821a; Hom. trong Dorm. 1: 1068C; Sophrôniô, or. 2 trong Annunt. 18: PG 87 (3), 3237BD, tất cả trích trong Lumen Gentium, 56.

[8] Xem Lumen Gentium, 53.

[9] Êpiphaniô, Haer. 78, 18: PG 42, 728CD-729AB, trích trong Lumen Gentium, 56.

[10] Irênêô, Adv. Haer. III, 22, 4: PG 7, 959A; Harvey, 2, 123, trích trong Lumen Gentium, 56.

[11] Xem Ambrôsiô, Expos. Lc. II.7; PL 15, 1555, trích trong Lumen Gentium, 63.

[12] Sách lễ Rôma, Kinh Vinh Danh.

[13] Lumen Gentium, 48.

[14] Xem ĐGH Gioan Phaolô II, «Tông Huấn Redemptoris Mater: Đức Trinh Nữ Maria trong Cuộc Lữ Hành của Hội Thánh trên Trần Gian», 27. Từ đây về sau Redemptoris Mater sẽ được viết tắt “RM”.

[15] Xem Đề Tựa Phần II và Phần III của Thông Điệp Redemptoris Mater.

[16] Trong Ca Vãn Đức Mẹ Salve Mater Miseriocrdiae, xuất hiện từ Thế Kỷ XI và trở thành một phần trong truyền thống Thánh Mẫu Học Dòng Cát Minh. Ca từ đầy đủ tham khảo https://sspx.org/en/news-events/news/motherly-hymn-salve-mater-misericordiae-4420, truy cập 05/12/2020.

[17] Xem Henri de Lubac, Catholicism, 153, và ĐGH Phanxicô, Tông Huấn Christus Vivit, 1 & 34.
 
Văn Hóa
Thư Giáng Sinh Trong Tù Việt Cộng
Đinh Văn Tiến Hùng
17:10 07/12/2020
Viết cho con gái đầu lòng không bao giờ gởi

* Lời đầu cho Bạn:

Đối với chế độ Cộng sản Việt nam, quyền tự do tín ngưỡng bị hạn chế nhất trong các quyền tự do của con người. Riêng Công Giáo VN được chúng lưu tâm đặc biệt qua các sự kiện nổi bật như Quỳnh lưu,Ba làng, Bùi chu, Phát diệm…tiếp đến cuộc di cư vĩ đại của triệu người Công Giáo từ Bắc vào Nam năm 54. Rồi sau ngày 30.4.75 khi bọn Cộng sản xâm chiếm miền Nam, trên hai triệu người lại bỏ nước ra đi với hai bàn tay trắng không sợ gian lao nguy hiểm để tìm tự do mà trong đó quyền tự do tín ngưỡng là ưu tiên.

Sau đó liên tiếp những vụ đàn áp tín đồ, cưỡng chiếm nơi thờ phượng, đất đai… như Thái hà, Toà Khâm sứ, Tam Toà, dòng Phaolô Vĩnh long, trường học xứ Loan lý, giật sập Thánh Giá Đồng Chiêm, Cồn Dầu, Mỹ yên, tại Đan viện Thiên An, Huế, giáo xứ, Thọ Hòa, phá rối Thánh lễ tri ân Thương phế binh tại DCCT Sài gòn. Rồi gần đây nhất là vụ cưỡng chiếm nhà đất dân chúng Đồng Tâm, Thủ Thiêm và các cơ sở Công Giáo như Nhà thờ, Nhà dòng, trường học, với ngụy danh kiến thiết đô thị tân tiến có cả nhà hát giao hưởng, làm nhiều ngàn gia đình không còn chỗ nương thân.

Những hành động tham ô bỉ ổi của bọn tà quyền Việt cộng, khiến nhiều ngừời phẫn uất, cùng sự phản đối của các tổ chức nhân quyền trên thế giới. Thế mà bọn cầm quyền CSVN vẫn làm ngơ và tiếp tục dùng mọi thủ đoạn gian manh đàn áp tuyên truyền, hứa hẹn, dọa nạt, dùng hơi cay, dùi cui, roi điện, chó săn, côn đồ...Nhưng bạo lực không thể trấn áp được ánh sáng Tin yêu và tiếng kinh Hoà bình vẫn vang vọng khắp nơi trong và ngoài nước.

Rồi sau khi chiếm miền Nam, Cộng sản ra lệnh tập trung cải tạo, nhưng thực chất chỉ là giam tù không tuyên án – tất cả các sĩ quan QLVNCH – mà thành phần chúng theo dõi kỹ hơn là các vị Tuyên uý và sĩ quan Công Giáo. Trong thời gian chúng tôi bị giam giữ ngoài Bắc, bọn cán bộ hay gọi các Linh mục và sĩ quan Công Giáo lên tra hỏi, hạch sách về lý lịch, cấm không được truyền đạo, trao đổi sách báo Công Giáo.Tuy nhiên dưới sự hướng dẫn của các Linh mục chúng tôi vẫn trao cho nhau đọc Thánh kinh, Kinh nguyện chép tay..Những buổi tối cầu nguyện vào ngày Chúa nhật và Lễ Trọng anh em vẫn tổ chức.

Qua những dòng nhật ký dưới đây, ghi lại trong tù vào đêm trước Giáng sinh năm 77 nơi trại tù Sơn La giáp biên giới Bắc Việt và Trung quốc- dưới hình thức ‘Những lá thư viết cho Con gái đầu lòng không bao giờ gửi đi -’.Nhưng giờ đây sau gần 30 năm đặt chân lên đất Hoa Kỳ tự do, tôi xin trao lại ‘Lá thư này’cho Con gái và các Bạn như một kỷ niệm khó quên nhân dịp lễ Giáng Sinh.


…Sơn La, tối 24 tháng 12 năm 1977

Trại giam là một khu nhà đổ nát bỏ hoang vì bom đạn chiến tranh. Khoảng 4 giờ chiều là mây mù giăng phủ bốn bề. Tiếng cồng gọi tù là một mảnh bom vang dội nghe âm u buồn thảm. Những người tù quần áo rách nát có đóng số tù trước ngực và sau lưng, thân hình gầy ôm, tiều tụy, vác trên vai những bó tre nứa nặng trĩu, cắm cúi mau bước về trại tập trung.

Ba viết cho con những dòng này giữa thung lũng Sơn- La, chung quanh núi rừng bao phủ. Sau bữa ăn chiều với vài củ khoai chấm muối là mặt trời đã khuất sau núi.Màn đêm xuống mau mang theo giá lạnh cùng với tiếng côn trùng và muông thú vang vọng gần xa.Các bạn tù đã gom được ít củi và lá khô đốt lên ngồi quanh sưởi ấm. Ba đã viết những dòng chữ xiêu vẹo này dưới ánh lửa chập chờn.Viết mà không bao giờ gửi đi – vì không được phép gửi hay nếu có gửi tới nơi con vẫn chưa biết đọc khi con mới tròn 16 tháng tuổi. Nhưng ba cứ viết để khi buồn đem ra đọc và biết đâu một mai khôn lớn con sẽ đọc. Mỗi đêm ba chỉ viết chừng nửa trang xen kẽ vào những bài học giáo điều mà bọn CS bắt ba học.

Đêm nay ba muốn viết nhiều hơn vì là đêm trọng đại: đêm Noel cả thế giới đang tưng bừng chào đón. Nơi đây làm gì có Thánh lễ, có ăn Reveillon, có Thánh ca…phải không con?.Thế mà có tất cả đấy con ạ! Chắc con lấy làm lạ tưởng rằng bọn CS đã biết tôn trọng tự do tín ngưỡng trong cả nhà tù, hay là trò khoe khoang cho cuộc sống ưu việt nơi miền Bắc sau hơn 30 năm tiến lên Xã hội chủ nghĩa? Không phải thế đâu con, vì ba đã đi qua bao giáo đường đổ nát dùng làm hợp tác xã chăn nuôi. Ba đã từng thấy những tên cán bộ gốc Công Giáo nay đã bỏ đạo, cấm các Linh mục tuyên uý không được làm lễ và giải tội cho tù nhân.Chúng còn nói hàm hồ với các Linh mục là đảng và nhà nước chưa tha tội cho các anh nên các anh không có quyền tha tội cho ai cả.

Nhưng đêm nay trong cảnh ngục tù giữa núi rừng hoang lạnh Chúa an bài tất cả. Chúa thấu suốt những khát vọng nội tâm và không bỏ rơi những kẻ theo Ngài. Chỉ với 5 chiếc bánh và 2 con cá, Chúa đã nuôi năm ngàn người ăn uống no nê thì vỏn vẹn chưa đầy 20 người tù Chúa sẻ lo cho tất cả.

Chiều hôm trước Cha Tuyên úy nhắc nhở anh em dọn mình chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh.Về nội tâm một số đã xưng tội trong rừng khi đi lao động, số còn lại xưng trong tù trước giờ Thánh lễ. Về hình thức bên ngoài anh em gom nhặt được trên đường đi lao động : vài con cá, tôm tép, lươn ếch…để nấu một nồi cháo khoai thập cẩm vì không có gạo –gạo ở đây là thực phẩm cao cấp chỉ giành cho cán bộ-còn những người tù như ba quanh năm chỉ có 6 tháng khoai lang và 6 tháng khoai mì do chính mình đổ mồ hôi khai phá bạt ngàn trồng trọt nhưng ăn không đủ no với tiêu chuẩn hàng ngày 500 gam. Ôi! Lúc này ba thèm một nồi cháo như người con phung phá trong Phúc m thèm một nồi cám heo…Có anh hái được ít lá chè trên một ngọn đồi bỏ hoang nấu những lon nước chè đặc thơm ngát hương vị núi rừng.

Trước giờ lễ cha Tuyên uý nói về ý nghĩa lễ Giáng sinh, sau đó anh em hát bài Thánh ca quốc tế ‘ Đêm thánh vô cùng’. Thánh lễ trang nghiêm thầm lặng nhưng đầy xúc động. Mình Thánh Chúa đựng trong một hộp nhựa đặt trên chiếc mền phủ khăn trắng.Linh mục trao cho mọi người hôn kính và chia sẻ rước Chúa vào tâm hồn.(Mình Thánh là phần bánh bột, vị Tuyên uý được anh em nhà bếp cung cấp trước).

Kết thúc buổi lễ là ca khúc’Đêm đông’ quen thuộc, càng cảm động khi một số anh em ngoài Công Giáo cùng tham dự tiệc mừng. Có anh tình nguyện ngồi xa làm vọng gác tiền đồn để kịp báo động khi cán bộ xuất hiện.Vừa ăn cháo khoai vừa chuyền nhau ngụm nước chè nóng và nhắc nhớ những Kỷ niệm về Lễ Giáng Sinh trước trong cuộc đời.

Mọi việc hoàn tất tốt đẹp trước khi tiếng cồng vang lên báo hiệu tắt đèn lúc 8 giờ tối.

Trở về chỗ ngủ, cứ hai người chung nhau 1 chiếc chiếu và mùng cá nhân vì chỗ nằm mỗi người chỉ bằng 3 viên gạch. Nhà không có mái che, sương đêm xuống lạnh buốt phải chăng poncho hay tấm vải nhựa phía trên cho đỡ giá lạnh. Như các bạn giờ này ba chưa ngủ được, nhìn lên bầu trời đêm những vì sao lấp lánh qua đám lá cây rừng, ba tìm vì sao sáng nhất của Chúa Hài Đồng và vì sao mờ nhạt của đời mình –vì nếu khoa chiêm tinh ứng với số mệnh của mỗi người thì ắt hẳn trong muôn ức triệu tinh cầu sẽ mang tính mệnh của mỗi con người.

Ba hồi tưởng lại những kỷ niệm Noel đã qua tại vùng cao nguyên Kontum, những tháng ngày thử lửa đầu đời lính. Sau đêm tử chiến ba khiêng xác đồng đội cuộn tròn trong poncho lên trực thăng chuyển về hậu tuyến đúng vào đêm Giáng sinh khi khúc nhạc Silent Night do máy bay Mỹ phóng thanh vang vang trên thành phố- Pleiku mùa Giáng sinh xứ lạnh sương mù, thành phố im lìm ngủ say trỗi dậy theo tiếng Sứ thần tìm đến hang đá Be-lem đón mừng Chúa Giáng trần- Đà-lạt thành phố du lịch miền Nam cao điểm nhất vẫn là mùa Noel, mọi nơi du khách đổ về đón nhận những ngày lạnh nhất, tưng bừng nhất và cảm động nhất. Những nơi như nhà thờ Con gà, Saint Domaine de Marie, Couvent de Oiseaux, Viện Đại học,Trường Võ bị, Chiến tranh chính trị, Chỉ huy tham mưu… đều mở cửa đón du khách với những lễ hội tưng bừng.

Ba và mẹ con những ngày ấy, cứ mong ước con sớm chào đời để cùng hưởng những phút giây êm đềm. Ba nghĩ đến mẹ con và con chắc giờ này đang sửa soạn đi dự Thánh lễ Nửa đêm, nhưng lại thiếu ba buồn quá con nhỉ?

Thôi ba hẹn con một mùa Giáng Sinh nào sẽ đến để dẫn con tới Thánh đường, quì bên hang đá cầu xin Chúa cho mọi người trong gia đình mình mãi sống bên nhau. Đêm nay con nhớ cầu nguyện cho ba, cho các bạn ba, cho Đất nước mình hết hận thù nhau, cho Dân tộc mình hạnh phúc. Đúng như lời vị Tuyên úy :’Chỉ sống trong hoàn cảnh này ta mới hiểu sâu xa tình thương yêu của Chúa sinh xuống khó hèn vì nhân loại trong hang đá Be-lem’.

Tiếng ca nho nhỏ khúc hát Giáng Sinh của người bạn tù còn thao thức làm ba bừng tỉnh quay về thực tại cuộc sống tù đầy cực khổ nơi đây. Tiếng côn trùng vẫn hòa ca, tiếng thú rừng vẫn vang vọng xa xa.Một dòng suối len trong khe đá chảy róc rách gây cho ba cảm giác cô đơn và buốt lạnh. Ba kéo chiếc mền rách nằm sát bên bạn tù chuyền cho nhau hơi ấm như chiên bò thở hơi ấm cho Chúa khi xưa. Nghĩ đến những bạn tù bị biệt giam trong hốc đá lạnh buổt sau trại, mà dâng lên xót xa tủi hận….Cứ miên man trong suy tư và ba thiếp đi trong vùng trời Noel đầy mộng mị…”

*Lời cuối cho Con:

Thấm thoát đã trôi qua hơn nửa thế kỷ kể từ Giáng sinh trong ngục tù Cộng sản năm nào, giờ vẫn còn là những kỷ niệm đau buồn khó quên. Nhưng có một điều an ủi cho ba và gia đình ta đã đến được vùng trời tự do, thoát khỏi kiếp sống đọa đầy với những đêm Noel buồn thảm.

Ngày ba còn nhỏ dại, khi nhìn vào những tấm thiệp Giáng sinh hay đọc truyện Noel nước ngoài, ba thường mơ tưởng đến những giáo đường cao vút vươn lên trong bầu trời đầy sao, tuyết phủ trắng xóa trên những cây thông như mũi tên khổng lồ. Ông già Noel râu tóc bạc phơ lái xe chở đầy quà tặng cho các trẻ em do những con tuần lộc sừng cong lao đi vun vút trong đêm từ miền Bắc cực.

Khi ba đặt chân lên miền đất hứa này, ba không còn những rạo rực của tuổi trẻ trứớc cuộc sống tràn đầy sức sống, không còn những năm tháng dài chờ đợi đầy hoa mộng. Nhưng con, giờ đã trưởng thành, hấp thụ được vốn kiến thức đủ bảo đảm cho cuộc sống tương lai tốt đẹp.

Nước Mỹ tuy không phải là thiên đàng hạ giới, nhưng vẫn là vùng trời tự do, đất hứa của tuổi trẻ, miền đất luôn sẵn sàng đón nhận và bao dung cho những con người chốn chạy khỏi một chế độ tàn ác vô nhân đạo.

Mùa Giáng sinh là mùa An bình Hạnh phúc mà con người luôn khao khát chờ trông. Ba xin mượn lời Thiên Sứ năm xưa chúc nguyện cho con và gia đình mình cùng mọi người trong đêm Đại Thánh này :

“Vinh danh Thiên Chúa trên trời,

Bình an dưới thế cho người chính tâm “

Đinh văn Tiến Hùng

(*) Ghi chú : Trích ‘ Nhật ký trong tù Việt cộng ‘
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tạ Ơn Mặt Trời
Tấn Đạt
13:03 07/12/2020
TẠ ƠN MẶT TRỜI
Ảnh của Tấn Đạt

Chúa đặt vầng Trăng để đo thời tiết
Dạy Mặt Trời biết lặn đúng thời gian
(Thánh vịnh 104: 19)
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mẹ
Nguyễn Trung Tây Lm.
20:42 07/12/2020
MẸ
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)

Ngày Mẹ chào đời, tinh tú xôn xao
mặt trời mặt trăng kể chuyện thì thào,
một thủa dại khờ, nghe lời rắn độc,
bà ăn trái cấm, trần gian lao đao!
(NTT)