Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:24 07/04/2025
95. Nếu con muốn cho Thiên Chúa thỏa mãn, thì Thiên Chúa cũng sẽ làm cho con thỏa mãn.
(Thánh Cyprianus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:27 07/04/2025
9. BẠI GIA CHI TỬ CƯỠI NGỰA
Có một người gia đình rất nghèo, tấm ván giường thì mục nát kê trên chỗ nấu rượu đã bỏ.
Một buổi tối nọ, hai vợ chồng nằm mộng nhặt được một đỉnh bạc, nên cùng nhau bàn luận nên dùng đỉnh bạc này buôn bán như thế nào, qua mấy năm thì phát tài mua ruộng vườn nhà cửa, lại còn có thể mua chức quan?
Ông chồng lại còn nghĩ rằng, mặc dù đã phú quý, ra vào thì nên có ngựa cưỡi, chỉ có điều là từ trước đến nay chưa học cách cưỡi ngựa mà thôi. Thế là, bèn nói với vợ:
- “Em tạm thời làm ngựa để anh tập cưỡi, được chứ?”
Nói xong liền khoa chân lên, nào ngờ, vì chân khoa quá mạnh nên nghe “rầm” một tiếng, lu rượu đổ nhào, cả giường lẫn ván đều đổ xuống đất.
Hai vợ chồng gây nhau náo loạn lên, hàng xóm vội đến khuyên giải, vợ khóc nói:
- “Tôi vốn là một người rất tốt, tất cả đều là do tên bại gia chi tử này mà ra, nhứt tâm muốn giàu có, cưỡi ngựa, đem tất cả gia tài cưỡi bại rồi”.
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 9:
Chỉ mới nằm mơ được đỉnh bạc mà thôi, vậy mà vợ chồng đã chửi nhau, đánh nhau loạn cả lên, huống hồ là được tiền bạc thật !
Con người ta thường hay lấy cái không làm cái có nên lòng tham cứ nhân lên gấp bội; lấy cái mộng làm cái thực nên thường hay nghi ngờ tha nhân là không thật với mình; lấy cái giả làm cái thật nên cuộc sống cứ giả giả ngơ ngơ để phỉnh phờ người khác…
Người Ki-tô hữu khác người ta ở chỗ là lấy cái thật làm tâm nên đi đúng hướng đẹp đời đẹp đạo, lấy cái có làm hành động nên cuộc sống đầy tràn đức ái, lấy cái tĩnh để nhìn rõ nội tâm con người nên cuộc sống được bình thản. Chính Đức Chúa Giê-su cũng đã làm như thế khi xuống thế làm người cứu chuộc nhân loại: Ngài lấy sự thật để dạy dỗ nhân loại biết con đường phải đi khi nói Ta là đường là sự thật và là sự sống; Ngài cũng lấy cái Ngài có và cái Ngài biết từ Cha để nói cho nhân loại; Ngài cũng đã dùng cái tĩnh là luôn cầu nguyện để biết ý Cha trên trời…
Con người ta ai cũng có cái tâm thật tốt thật đẹp, nhưng vì cứ sống trong mộng hão huyền, nên tâm tốt trở thành méo mó khó coi và xấu xí qua cuộc sống phá gia chi tử của họ…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một người gia đình rất nghèo, tấm ván giường thì mục nát kê trên chỗ nấu rượu đã bỏ.
Một buổi tối nọ, hai vợ chồng nằm mộng nhặt được một đỉnh bạc, nên cùng nhau bàn luận nên dùng đỉnh bạc này buôn bán như thế nào, qua mấy năm thì phát tài mua ruộng vườn nhà cửa, lại còn có thể mua chức quan?
Ông chồng lại còn nghĩ rằng, mặc dù đã phú quý, ra vào thì nên có ngựa cưỡi, chỉ có điều là từ trước đến nay chưa học cách cưỡi ngựa mà thôi. Thế là, bèn nói với vợ:
- “Em tạm thời làm ngựa để anh tập cưỡi, được chứ?”
Nói xong liền khoa chân lên, nào ngờ, vì chân khoa quá mạnh nên nghe “rầm” một tiếng, lu rượu đổ nhào, cả giường lẫn ván đều đổ xuống đất.
Hai vợ chồng gây nhau náo loạn lên, hàng xóm vội đến khuyên giải, vợ khóc nói:
- “Tôi vốn là một người rất tốt, tất cả đều là do tên bại gia chi tử này mà ra, nhứt tâm muốn giàu có, cưỡi ngựa, đem tất cả gia tài cưỡi bại rồi”.
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 9:
Chỉ mới nằm mơ được đỉnh bạc mà thôi, vậy mà vợ chồng đã chửi nhau, đánh nhau loạn cả lên, huống hồ là được tiền bạc thật !
Con người ta thường hay lấy cái không làm cái có nên lòng tham cứ nhân lên gấp bội; lấy cái mộng làm cái thực nên thường hay nghi ngờ tha nhân là không thật với mình; lấy cái giả làm cái thật nên cuộc sống cứ giả giả ngơ ngơ để phỉnh phờ người khác…
Người Ki-tô hữu khác người ta ở chỗ là lấy cái thật làm tâm nên đi đúng hướng đẹp đời đẹp đạo, lấy cái có làm hành động nên cuộc sống đầy tràn đức ái, lấy cái tĩnh để nhìn rõ nội tâm con người nên cuộc sống được bình thản. Chính Đức Chúa Giê-su cũng đã làm như thế khi xuống thế làm người cứu chuộc nhân loại: Ngài lấy sự thật để dạy dỗ nhân loại biết con đường phải đi khi nói Ta là đường là sự thật và là sự sống; Ngài cũng lấy cái Ngài có và cái Ngài biết từ Cha để nói cho nhân loại; Ngài cũng đã dùng cái tĩnh là luôn cầu nguyện để biết ý Cha trên trời…
Con người ta ai cũng có cái tâm thật tốt thật đẹp, nhưng vì cứ sống trong mộng hão huyền, nên tâm tốt trở thành méo mó khó coi và xấu xí qua cuộc sống phá gia chi tử của họ…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 08/04: Thờ ông đóng khố cởi trần trên cây thánh giá - Lm Giuse Phêrô Vũ Hải Đăng SDD
Giáo Hội Năm Châu
02:24 07/04/2025
Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu.
Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo thánh Gioan.
Khi ấy, Đức Giêsu nói với người Do-thái rằng: “Tôi ra đi, các ông sẽ tìm tôi, và các ông sẽ mang tội mình mà chết. Nơi tôi đi, các ông không thể đến được.” Người Do thái mới nói: “Ông ấy sẽ tự tử hay sao mà lại nói: ‘Nơi tôi đi, các ông không thể đến được’?” Người bảo họ: “Các ông bởi hạ giới; còn tôi, tôi bởi thượng giới. Các ông thuộc về thế gian này; còn tôi, tôi không thuộc về thế gian này. Tôi đã nói với các ông là các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết. Thật vậy, nếu các ông không tin là Tôi Hằng Hữu, các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết.” Họ liền hỏi Người: “Ông là ai?” Đức Giêsu đáp: “Hoàn toàn đúng như tôi vừa nói với các ông đó. Tôi còn có nhiều điều phải nói và xét đoán về các ông. Nhưng Đấng đã sai tôi là Đấng chân thật; còn tôi, tôi nói lại cho thế gian những điều tôi đã nghe Người nói.” Họ không hiểu là Đức Giêsu nói với họ về Chúa Cha. Người bảo họ: “Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu, và biết tôi không tự mình làm bất cứ điều gì, nhưng Chúa Cha đã dạy tôi thế nào, thì tôi nói như vậy. Đấng đã sai tôi vẫn ở với tôi; Người không để tôi cô độc, vì tôi hằng làm những điều đẹp ý Người.” Khi Đức Giêsu nói thế, thì có nhiều kẻ tin vào Người.
Được giương cao
Lm Minh Anh
14:11 07/04/2025
ĐƯỢC GIƯƠNG CAO
“Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ, các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu!”.
“Thiên đàng quan tâm đến thập giá Chúa Kitô! Địa ngục khiếp hãi nó! Đang khi loài người - những sinh vật duy nhất - ít nhiều bỏ qua ý nghĩa của nó! Ơn cứu độ thế giới chỉ đến khi Chúa Kitô được giương cao, nghĩa là từ thập giá của Ngài! Chúa Kitô đã đến để trả một món nợ không mắc; bởi lẽ, chúng ta nợ Thiên Chúa một món nợ không bao giờ trả nổi!” - Oswald Chambers.
Kính thưa Anh Chị em,
Đồng tình với Chambers, Lời Chúa hôm nay tiết lộ một sự thật: ơn cứu độ chỉ đến từ thập giá của Chúa Kitô khi Ngài ‘được giương cao!’. Bởi lẽ, sẽ không có sự cứu rỗi nào chỉ trong các ý tưởng viển vông, trong ước muốn hay trong sự sẵn lòng của một ai đó; nó phải phát xuất từ lòng thương xót vô bờ của một ‘Ai đó’ - Thiên Chúa!
Rắn lửa - tượng trưng cho tội lỗi - bò ra cắn chết nhiều người khi Israel kêu trách Chúa; Môsê van xin, Ngài bảo, “Ngươi hãy làm một con rắn và treo lên một cây cột. Tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống!” - bài đọc một. Rắn đồng được treo lên đã cứu một dân - tượng trưng cho Chúa Kitô - Đấng ‘được giương cao’ sẽ cứu muôn dân. Ngài chuốc lấy mọi độc tố của tội; nhờ đó, nhân loại được chữa lành.
Thật thú vị, ‘được giương cao’ không chỉ đề cập đến việc Chúa Kitô chịu treo trên thập giá mà còn bao hàm việc Chúa Cha tôn vinh Ngài, “Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ, các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu!” - Tin Mừng hôm nay. “Tôi Hằng Hữu!”, một danh hiệu chỉ dành cho Thiên Chúa. Chúa Giêsu cho phép chúng ta chiêm ngắm Ngài trong vinh quang khi Ngài ngự bên hữu Chúa Cha. Dẫu vậy, với Gioan, thập giá vẫn là khoảnh khắc vinh hiển, đỉnh điểm chiến thắng trong sứ mệnh Chúa Cha trao cho Ngài.
Rồi đây, trước thượng hội đồng, Phêrô sẽ lên tiếng, “Dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta nhờ vào danh đó mà được cứu độ!”. Như thế, ơn cứu độ của nhân loại chỉ đến từ thập giá Chúa Kitô. Chân lý này mời gọi chúng ta rướn mình lên khỏi mọi tầm thường, noạ tính và tội lỗi, để với tới Ngài, Đấng ‘được giương cao’ để chữa lành và ban ơn tha thứ. Chạm được Ngài, bạn và tôi chạm được ơn cứu độ!
Anh Chị em,
“Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ, các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu!”. “Từ thập giá, Chúa Kitô nâng tất cả chúng ta lên. Vì lý do này, tượng chuộc tội - Chúa Kitô chịu đóng đinh - không phải là một vật trang trí, không phải là một tác phẩm nghệ thuật. Tượng chuộc tội là mầu nhiệm về sự ‘hủy diệt’ của Thiên Chúa mà Ngài đã làm vì tình yêu. Trong sa mạc, con rắn đã “nói tiên tri về sự cứu rỗi”. Thật vậy, nó được “nâng lên và bất cứ ai nhìn thấy nó đều được chữa lành”. Nhưng sự cứu rỗi thế giới không được thực hiện “bằng cây đũa thần của một vị thần tạo ra mọi thứ”; thay vào đó, nó được thực hiện bằng sự đau khổ của Con Thiên Chúa và bằng chính cái chết của Ngài!” - Phanxicô.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con là ‘sinh vật duy nhất’ ít nhiều bỏ qua ý nghĩa của thập giá Chúa, cũng đừng để tội lỗi ghì con xuống; cho con biết rướn lên để trổi dậy mỗi ngày!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ, các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu!”.
“Thiên đàng quan tâm đến thập giá Chúa Kitô! Địa ngục khiếp hãi nó! Đang khi loài người - những sinh vật duy nhất - ít nhiều bỏ qua ý nghĩa của nó! Ơn cứu độ thế giới chỉ đến khi Chúa Kitô được giương cao, nghĩa là từ thập giá của Ngài! Chúa Kitô đã đến để trả một món nợ không mắc; bởi lẽ, chúng ta nợ Thiên Chúa một món nợ không bao giờ trả nổi!” - Oswald Chambers.
Kính thưa Anh Chị em,
Đồng tình với Chambers, Lời Chúa hôm nay tiết lộ một sự thật: ơn cứu độ chỉ đến từ thập giá của Chúa Kitô khi Ngài ‘được giương cao!’. Bởi lẽ, sẽ không có sự cứu rỗi nào chỉ trong các ý tưởng viển vông, trong ước muốn hay trong sự sẵn lòng của một ai đó; nó phải phát xuất từ lòng thương xót vô bờ của một ‘Ai đó’ - Thiên Chúa!
Rắn lửa - tượng trưng cho tội lỗi - bò ra cắn chết nhiều người khi Israel kêu trách Chúa; Môsê van xin, Ngài bảo, “Ngươi hãy làm một con rắn và treo lên một cây cột. Tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống!” - bài đọc một. Rắn đồng được treo lên đã cứu một dân - tượng trưng cho Chúa Kitô - Đấng ‘được giương cao’ sẽ cứu muôn dân. Ngài chuốc lấy mọi độc tố của tội; nhờ đó, nhân loại được chữa lành.
Thật thú vị, ‘được giương cao’ không chỉ đề cập đến việc Chúa Kitô chịu treo trên thập giá mà còn bao hàm việc Chúa Cha tôn vinh Ngài, “Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ, các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu!” - Tin Mừng hôm nay. “Tôi Hằng Hữu!”, một danh hiệu chỉ dành cho Thiên Chúa. Chúa Giêsu cho phép chúng ta chiêm ngắm Ngài trong vinh quang khi Ngài ngự bên hữu Chúa Cha. Dẫu vậy, với Gioan, thập giá vẫn là khoảnh khắc vinh hiển, đỉnh điểm chiến thắng trong sứ mệnh Chúa Cha trao cho Ngài.
Rồi đây, trước thượng hội đồng, Phêrô sẽ lên tiếng, “Dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta nhờ vào danh đó mà được cứu độ!”. Như thế, ơn cứu độ của nhân loại chỉ đến từ thập giá Chúa Kitô. Chân lý này mời gọi chúng ta rướn mình lên khỏi mọi tầm thường, noạ tính và tội lỗi, để với tới Ngài, Đấng ‘được giương cao’ để chữa lành và ban ơn tha thứ. Chạm được Ngài, bạn và tôi chạm được ơn cứu độ!
Anh Chị em,
“Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ, các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu!”. “Từ thập giá, Chúa Kitô nâng tất cả chúng ta lên. Vì lý do này, tượng chuộc tội - Chúa Kitô chịu đóng đinh - không phải là một vật trang trí, không phải là một tác phẩm nghệ thuật. Tượng chuộc tội là mầu nhiệm về sự ‘hủy diệt’ của Thiên Chúa mà Ngài đã làm vì tình yêu. Trong sa mạc, con rắn đã “nói tiên tri về sự cứu rỗi”. Thật vậy, nó được “nâng lên và bất cứ ai nhìn thấy nó đều được chữa lành”. Nhưng sự cứu rỗi thế giới không được thực hiện “bằng cây đũa thần của một vị thần tạo ra mọi thứ”; thay vào đó, nó được thực hiện bằng sự đau khổ của Con Thiên Chúa và bằng chính cái chết của Ngài!” - Phanxicô.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con là ‘sinh vật duy nhất’ ít nhiều bỏ qua ý nghĩa của thập giá Chúa, cũng đừng để tội lỗi ghì con xuống; cho con biết rướn lên để trổi dậy mỗi ngày!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐHY Giovanni Battista Re: Sự nghiệp giải phóng thế giới của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
J.B. Đặng Minh An dịch
03:21 07/04/2025
Nhân kỷ niệm 20 năm ngày mất của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 2 tháng Tư, 2005, Camera dei Deputati hay Hạ Viện Italia đã có buổi thuyết trình về Sự nghiệp giải phóng thế giới của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Nhân dịp này, Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Niên Trưởng Hồng Y Đoàn, đã có bài thuyết trình được đăng lại trên tờ Quan Sát Viên Rôma ngày hôm sau.
Nguyên bản tiếng Ý có thể xem tại đây trên tờ Quan Sát Viên Rôma. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Ngày 16 tháng 10 năm 1978, tôi đang ở trên sân thượng của Phủ Quốc vụ khanh thì Đức Hồng Y Pericle Felici, sau làn khói trắng bốc lên từ nhà nguyện Sistina, đã công bố tên của Đức Tân Giáo hoàng: Đức Hồng Y Karol Wojtyła. Đức Tổng Giám Mục Agostino Casaroli (người đã trở thành Hồng Y vào năm sau), đang có mặt ở đó với chúng tôi, đã bình luận: “Các Hồng Y thật can đảm khi chọn một tổng giám mục từ một quốc gia bên kia 'bức màn sắt'! Thật can đảm!”
Tất cả chúng tôi vây quanh Đức Tổng Giám Mục Casaroli, đặt nhiều câu hỏi với ngài, trong khi chúng tôi chờ đợi Đức Tân Giáo Hoàng xuất hiện trên ban công của Đền Thờ Thánh Phêrô. Đức Tổng Giám Mục trả lời chúng tôi: “Ngài là một nhân vật mạnh mẽ và hấp dẫn với nhiều phẩm chất của mình, nhưng tôi không bao giờ nghĩ đến khả năng Đức Tân Giáo Hoàng lại có thể đến từ bên kia “bức màn sắt”“.
Giờ đây, hai mươi năm sau khi triều đại giáo hoàng đó kết thúc, chúng ta phải công nhận rằng Đức Gioan Phaolô II là một nhân vật phi thường, một Giáo hoàng đã đặt mình vào truyền thống với dấu ấn mới mẻ đáng kể, và triều đại giáo hoàng của ngài được đánh dấu bằng sự bao la và vĩ đại của những công trình ngài đã hoàn thành, bằng sự đồng thuận ngài đạt được và bằng sự hướng dẫn về mặt tinh thần và đạo đức của ngài trong hơn một phần tư thế kỷ.
Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng Wojtyła đã làm mọi người kinh ngạc không chỉ vì những gì ngài đã thực hiện được, mà còn vì tình yêu thúc đẩy ngài thực hiện những điều đó, cũng như mong muốn giúp đỡ mọi người trong hành trình tìm kiếm Thiên Chúa và gia tăng sự tôn trọng đối với nhân quyền, công lý, tình anh em và tình đoàn kết trên thế giới. Chúng ta không thể không thừa nhận rằng Chúa Quan Phòng đã giao cho Đức Gioan Phaolô II những nhiệm vụ lớn lao trong lịch sử thế giới vào thời đại của ngài.
Người của Chúa
Thánh Gioan Phaolô II trước hết và trên hết là một người vĩ đại của Thiên Chúa. Chiều kích đầu tiên và cơ bản của triều đại giáo hoàng của ngài là chiều kích tôn giáo. Động cơ của toàn bộ triều đại giáo hoàng của ngài, trung tâm truyền cảm hứng cho những suy nghĩ của ngài và tất cả các sáng kiến của ngài đều mang tính chất tôn giáo: tất cả những nỗ lực của vị Giáo hoàng Ba Lan đều nhằm mục đích đưa con người đến gần Thiên Chúa hơn và khiến Thiên Chúa trở lại như một nhân vật chính trong thế giới này. Đức Giáo Hoàng Ba Lan muốn rằng vẫn có một vị trí cho Thiên Chúa trong thế giới này của chúng ta.
Lời kêu gọi sôi nổi được tuyên bố trong Thánh lễ đầu tiên của ngài tại Quảng trường Thánh Phêrô: “Đừng sợ! Hãy mở, hãy thực sự mở rộng cánh cửa cho Chúa Kitô”, đã diễn tả rất rõ câu nói đầy cảm hứng và chương trình của toàn bộ triều đại giáo hoàng của ngài.
Những lời này thể hiện nỗi lo lắng tông đồ thúc đẩy ngài đi khắp các nẻo đường thế giới, gặp gỡ những con người thuộc mọi nền văn hóa và chủng tộc, để loan báo cho mọi người rằng chỉ nơi Thiên Chúa, Đấng đã đến gần chúng ta trong Chúa Kitô, thì nhân loại mới có thể tìm thấy ơn cứu độ đích thực.
Ngài đã tuyên bố sự thật này một cách trung thực và dũng cảm đến nỗi ngay cả hai viên đạn bắn vào ngài ngày 13 tháng 5 năm 1981 cũng không thể làm suy yếu hay phá hoại được lóng can đảm tuyên xưng sự thật này cho thế giới.
Sự vĩ đại của triều đại giáo hoàng dài của ngài nằm trên hết ở việc đánh thức lại ý thức tôn giáo trên thế giới. Trong xã hội thế tục hóa vào thời đại của ngài, ngài đã giúp các Kitô hữu không sợ tự gọi mình là Kitô hữu. Lời kêu gọi trở về với Chúa của ngài không mệt mỏi, được gửi đến một xã hội ở phương Tây đang lãng quên ngài; và thậm chí đã chiến đấu chống lại ngài ở bên kia “bức màn sắt”.
Ngài có đức tin vào sức mạnh của tâm linh và đạo đức và là một nhân chứng có tầm vóc đặc biệt cũng vì sự mạch lạc rõ ràng của ngài: trong ngài không có sự đứt gãy giữa những gì ngài nghĩ và những gì ngài nói; giữa những gì ngài tin và những gì ngài là. Trong ngài có sự thống nhất hoàn toàn của đức tin và cuộc sống.
Người bảo vệ nhân quyền
Ngoài việc là một người của Chúa, Đức Gioan Phaolô II còn là một người bảo vệ nhiệt thành cho con người, cho phẩm giá, quyền lợi và tự do của mỗi con người. Đây cũng là một chủ đề đặc trưng trong giáo huấn của ngài, giúp nhiều người khám phá ra ý nghĩa của cuộc sống. Gốc rễ của cam kết này đối với con người là một tầm nhìn rõ ràng về phẩm giá của mỗi con người, “độc nhất và không thể lặp lại”, như ngài vẫn nói. Mọi cuộc tấn công vào phẩm giá của bất kỳ con người nào đều là một sự xúc phạm đến Chúa, Đấng Tạo Hóa của chúng ta. Ngài đã tuyên bố và bảo vệ nhân quyền như những quyền mà Chúa đã đặt vào bản chất con người.
Là một cộng sự viên của ngài, tôi có thể làm chứng cho cam kết và lòng nhiệt thành mà ngài dành cho việc bảo vệ nhân quyền trong các cuộc tiếp xúc với các nguyên thủ quốc gia, đại sứ, và đại diện của các tổ chức quốc tế. Tôi cũng có cơ hội ghi nhận lòng dũng cảm và quyết tâm của ngài trong việc khẳng định cả quyền của cá nhân và quyền tự do, tự quyết của các dân tộc.
Ngài có thể nhìn xa hơn những người khác
Tôi chỉ đề cập đến hai trường hợp. Khi những nền tảng đầu tiên của Công Đoàn Đoàn Kết được đặt ra, Lech Wałęsa và những cộng sự đầu tiên của ngài đã đến gặp Đức Hồng Y Wyszyński, Giáo Chủ Ba Lan và Tổng giám mục Warsaw, người có “cái mũi” chính trị phi thường và hiểu biết sâu sắc về tình hình ở Ba Lan vào thời điểm đó. Tuy nhiên, trong lần tiếp xúc đầu tiên, ngài đã không khuyến khích họ; ngài nói rằng dự án của họ rất đẹp, nhưng sẽ không thể thực hiện được, do Nhà nước kiểm soát chặt chẽ mọi thứ thông qua mạng lưới cảnh sát chế độ và mạng lưới các cơ quan tình báo. Đó là một giấc mơ đẹp mà ngài chia sẻ, nhưng sẽ bị Chính phủ dập tắt ngay lập tức. Ngài cũng lo ngại rằng, nếu Chính phủ Ba Lan không dập tắt sáng kiến này, Liên Xô sẽ can thiệp bằng xe tăng của mình (như ở Budapest, Hung Gia Lợi và Praha, Tiệp Khắc). Xét về mặt con người, Đức Hồng Y Wyszyński đã đúng.
Wałęsa và bạn bè ngay lập tức quay sang Đức Gioan Phaolô II, người thay vào đó bắt đầu từ một quan điểm khác. Ngài nói với họ: “Những ý tưởng và dự án của các bạn là đúng đắn và một ngày nào đó sẽ thành công.” Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng họ nên kiên nhẫn chờ đợi thời cơ thuận lợi và khuyến nghị hết sức thận trọng, vì họ sẽ gặp phải sự phản đối công khai. Do đó, ngài đã khuyến khích họ. Từ thời điểm đó, Đức Hồng Y Wyszyński cũng ủng hộ và hậu thuẫn cho Công Đoàn Đoàn Kết; trên thực tế, chính ngài là người đề xuất tên gọi Solidarność /sô-li-đa-nồ/ hay Công Đoàn Đoàn Kết.
Tôi muốn nhắc lại một trường hợp khác. Trong chuyến đi thứ hai của mình đến Ba Lan (16-23 tháng 6 năm 1983), Đức Gioan Phaolô II không muốn bất kỳ ai nghĩ rằng chuyến thăm của ngài có nghĩa là sự khoan dung ngầm hoặc chấp nhận gián tiếp thực tế của cuộc đảo chính do Tướng Jaruzelski thực hiện hai năm trước đó. Vì lý do này, ngay từ bài phát biểu đầu tiên, ngài đã lên tiếng bảo vệ tự do và nhân quyền. Một số đoạn trong bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng cho thấy rõ ràng rằng ngài phản đối thiết quân luật vào tháng 12 năm 1981 và tình hình phát sinh do hậu quả của nó.
Đức Hồng Y Casaroli, một nhà ngoại giao thông minh và là cộng sự trung thành của Đức Giáo Hoàng, vào buổi tối ngày thứ hai, khi chỉ có ngài và Đức Gioan Phaolô II, đã nói với ngài rằng, theo Đức Hồng Y, tốt nhất là nên hạ giọng xuống, và đưa ra hai lý do để ủng hộ cho suy nghĩ của mình:
Thứ nhất, một số biểu hiện mạnh mẽ của Đức Giáo Hoàng có thể linh hứng cho ai đó có hành động chống lại tình hình độc tài và chống lại Chính phủ. Hậu quả là những người liên quan sẽ ngay lập tức bị bỏ tù và có lẽ sẽ biến mất;
Thứ hai, đúng là chính quyền cộng sản Ba Lan không thể làm gì được Đức Giáo Hoàng, nhưng sau khi ngài trở về Rôma, họ sẽ trả thù các giám mục và Giáo hội bằng cách hạn chế hàng loạt quyền tự do.
Đức Gioan Phaolô II chăm chú lắng nghe Đức Hồng Y Casaroli, nhưng ngài không để mình bị thuyết phục: ngài tiếp tục đi theo con đường mà ngài đã chọn cho đến cùng. Khi ngài trở về Rôma, tôi nhớ rằng tại bữa tối làm việc ngày hôm sau, ngài đã nói một cách tự tin: “Tôi rất vui khi có thể nói ra mọi điều mà tôi cho là đúng”. Như người ta vẫn nói trong ngạn ngữ dân gian Italia, ngài đã kéo sợi dây đến tận cùng, nhưng không đứt.
Tôi hiểu rõ trường hợp thứ hai này: Đức Gioan Phaolô II hiểu rõ sức mạnh của Giáo hội Ba Lan hơn Đức Hồng Y Casaroli. Nhưng trong trường hợp liên quan đến sự khởi đầu của Công Đoàn Đoàn Kết, tôi nghĩ ngài chỉ có thể nhìn xa hơn nhờ sự hỗ trợ đặc biệt đến với ngài từ Trời Cao qua lời cầu nguyện liên tục của ngài.
Người cầu nguyện
Làm việc gần gũi với Đức Gioan Phaolô II, có nhiều điều khiến tôi có ấn tượng mạnh mẽ như sự tự tin, sự chắc chắn, khả năng nói trước đám đông... khả năng nhìn xa hơn người khác của ngài, nhưng điều luôn làm tôi kinh ngạc nhất là cường độ sâu sắc trong lời cầu nguyện của ngài. Bạn không thể hiểu Đức Gioan Phaolô II nếu không xem xét mối quan hệ của ngài với Chúa.
Ngài là một người cầu nguyện vĩ đại, được thúc đẩy bởi một tinh thần Kitô giáo và lòng yêu mến Đức Mẹ mạnh mẽ. Ngài có trong mình một sự căng thẳng tâm linh và huyền bí không thể nhầm lẫn và chính từ lời cầu nguyện đã tuôn chảy sự an toàn, sự tự chủ tuyệt đối và sự thanh thản của ngài trong mọi hoàn cảnh.
Thật là một ấn tượng khi nhìn thấy ngài phó thác mình trong lời cầu nguyện: người ta có thể thấy nơi ngài một sự tham gia hoàn toàn, điều này đã cuốn hút ngài như thể ngài không có vấn đề gì phải giải quyết và cũng chẳng có những cam kết cấp bách nào kêu gọi ngài phải đến với một cuộc sống năng động. Thái độ của ngài điềm tĩnh và đồng thời tự nhiên một cách tự phát. Thật cảm động trước sự dễ dàng và sẵn sàng mà ngài chuyển từ sự tiếp xúc con người với mọi người sang sự hồi tưởng về một cuộc trò chuyện thân mật với Chúa. Khi ngài cầu nguyện, ngài cho thấy khả năng tập trung tuyệt vời. Khi ngài tập trung cầu nguyện, những gì đang diễn ra xung quanh ngài dường như không chạm đến ngài hay làm ngài bận tâm, vì ngài đắm chìm trong cuộc gặp gỡ với Chúa.
Ngài đã trưởng thành trong mọi quyết định quan trọng trong lời cầu nguyện. Trước mỗi quyết định quan trọng, Đức Gioan Phaolô II đều cầu nguyện về điều đó diễn ra trong một thời gian dài, đôi khi là trong nhiều ngày. Dường như ngài đang thảo luận về những vấn đề khác nhau với Chúa. Trong những quyết định có trọng lượng nhất định, ngài không bao giờ quyết định ngay lập tức. Đối với những người đối thoại đã hỏi ngài hoặc đề xuất điều gì đó, ngài trả lời rằng ngài muốn suy nghĩ trước khi đưa ra câu trả lời. Trên thực tế, ngài đã dành thời gian để lắng nghe một số ý kiến, nhưng trên hết, ngài có ý định cầu nguyện để xin ánh sáng từ trên cao trước khi quyết định.
Tôi nhớ một trường hợp, trong những năm tôi làm Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, trong đó tôi thấy rằng Đức Giáo Hoàng đã quyết định ủng hộ một lựa chọn khó khăn nào đó. Do đó, tôi đã hỏi ngài liệu chúng tôi có thể tiến hành truyền đạt điều đó không. Câu trả lời là: “Chúng ta hãy đợi, tôi muốn cầu nguyện thêm một chút trước khi quyết định.”
Khi một vấn đề đang được nghiên cứu và không thể tìm ra giải pháp công bằng và thỏa đáng, Đức Giáo Hoàng sẽ kết luận bằng cách nói: “Chúng ta phải cầu nguyện thêm lần nữa, để Chúa có thể giúp đỡ chúng ta.” Ngài dựa vào lời cầu nguyện để tìm thấy ánh sáng trên con đường cần theo.
Không mệt mỏi đến cùng
Trong giai đoạn đầu của triều đại giáo hoàng, Đức Gioan Phaolô II đã gây ấn tượng với năng lượng, sự năng động, vô số sáng kiến và những chuyến đi vĩ đại của ngài trên mọi nẻo đường thế giới. Trong giai đoạn cuối, ngài đã gây ấn tượng với sức mạnh và sự thanh thản mà ngài tiếp tục thực hiện sứ mệnh của mình, bất chấp những vấn đề sức khỏe và bệnh tật đáng chú ý; tuy nhiên, ngài luôn trong trạng thái tinh thần minh mẫn hoàn toàn.
Với tấm gương của những tháng cuối cùng, Đức Gioan Phaolô II đã dạy rằng những khó chịu của tuổi già và bệnh tật phải được chào đón một cách thanh thản. Việc nhờ đến sự hỗ trợ của tiến bộ y khoa là đúng đắn và thích hợp, nhưng sau đó người ta phải tin tưởng vào Chúa.
Bằng tấm gương của mình, Thánh Gioan Phaolô II đã dạy chúng ta cách bước đi trên con đường hướng đến mầu nhiệm đang chờ đợi chúng ta khi cánh cửa vĩnh hằng mở ra cho mỗi người chúng ta.
Đây là lời dạy cuối cùng của ngài; một lời dạy không lời, nhưng là lời dạy với tư cách là Giáo hoàng.
Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng Đức Gioan Phaolô II là một con người vĩ đại, một Giáo hoàng vĩ đại và một vị thánh vĩ đại.
Vĩ đại như một con người: ngài có chiều rộng của những ý tưởng và chiều sâu khác thường của tư tưởng, trong khuôn khổ triết học; ngài có khả năng ngôn ngữ tuyệt vời; một khả năng đáng ngạc nhiên là nói chuyện phù hợp với cá nhân và đám đông. Đồng thời, ngài là một nhà huyền môn có trong mình một sự căng thẳng tâm linh mạnh mẽ, nhưng là một nhà huyền môn chú ý đến con người và các tình huống; một nhà huyền môn có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử. Một Giáo hoàng mà thế giới kính trọng vì sự năng động không thể ngăn cản của ngài, vì nhiều cử chỉ của ngài, vì vô số sáng kiến của ngài, vì những chuyến đi vĩ đại của ngài và là một người được thế giới ngưỡng mộ vì công việc ngài đã hoàn thành để thế giới hiện đại của chúng ta mở rộng cánh cửa và trái tim của mình cho Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc của con người.
Ngài cũng có khả năng phi thường trong việc đánh giá và tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên, nghệ thuật, văn học, sự ấm áp của tình bạn, những thành tựu của con người. Luôn có sự nhất quán lớn giữa những gì ngài nói và những gì ngài làm, giữa những gì xuất hiện trong tư duy và những gì thực tế.
Một vị Giáo hoàng vĩ đại: ngài là vị Giáo hoàng đầu tiên đã đi khắp thế giới, đi qua tổng cộng một lần rưỡi khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng. Ở mọi nơi, ngài đều là người gieo hy vọng vĩ đại. Ngài là vị Giáo hoàng đầu tiên đã vào một hội đường Do Thái; vị Giáo hoàng đầu tiên đã đến thăm một đền thờ Hồi giáo. Ngài là một nhà truyền giáo bẩm sinh; khi đến thăm các cộng đồng Kitô giáo trên cả năm châu lục, ngài biết cách để mọi người lắng nghe mình.
Nhà báo Gian Franco Svidercoschi đã viết một cách táo bạo rằng Đức Gioan Phaolô II đã “thu hẹp khoảng cách giữa trời và đất”, theo nghĩa là ngài đã làm rất nhiều để giúp những người nam và nữ trên thế giới này đến gần Chúa hơn.
Một vị thánh vĩ đại: danh hiệu “người khổng lồ của Chúa” mà các nhà báo dành cho ngài có vẻ phù hợp. Đối với ngài, Chúa không phải là một khái niệm trừu tượng, mà là Đấng Tạo Hóa và là Cha yêu thương chúng ta. Tiếng kêu vang lên giữa đám đông tại tang lễ của ngài: “hãy phong thánh ngay lập tức” thể hiện niềm tin trong trái tim của nhiều người, những người ngưỡng mộ tinh thần cao cả của ngài và sự gắn kết giữa những gì ngài nói và những gì ngài là.
Tóm lại, ngài là vị Giáo hoàng đã thay đổi tiến trình lịch sử trong thế kỷ qua và là người đã chứng minh cho mọi người thấy rằng con đường chân lý, các giá trị đạo đức và tinh thần là con đường duy nhất có thể đảm bảo một tương lai công bằng hơn, nhân đạo hơn và hòa bình hơn.
Nhiều người đã rút ra từ Đức Giáo Hoàng này niềm hy vọng và lòng tin vào việc tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống. Nhiều người đã học được từ ngài con đường để tìm ra thông lộ dẫn đến Thiên Chúa.
Chúng ta không được phép quên lời chứng và thông điệp mà Đức Gioan Phaolô II đã gửi đến chúng ta. Vì lý do này, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sáng kiến tưởng nhớ ngài tại đây, tại trụ sở của Hạ viện, nơi ngài đã đến, khi chấp nhận lời mời của Chủ tịch Casini và Thượng nghị sĩ Pera.
Source:L'Osservatore RomanoPapa Wojtyła ha cambiato il corso della storia del secolo scorso
Nguyên bản tiếng Ý có thể xem tại đây trên tờ Quan Sát Viên Rôma. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Ngày 16 tháng 10 năm 1978, tôi đang ở trên sân thượng của Phủ Quốc vụ khanh thì Đức Hồng Y Pericle Felici, sau làn khói trắng bốc lên từ nhà nguyện Sistina, đã công bố tên của Đức Tân Giáo hoàng: Đức Hồng Y Karol Wojtyła. Đức Tổng Giám Mục Agostino Casaroli (người đã trở thành Hồng Y vào năm sau), đang có mặt ở đó với chúng tôi, đã bình luận: “Các Hồng Y thật can đảm khi chọn một tổng giám mục từ một quốc gia bên kia 'bức màn sắt'! Thật can đảm!”
Tất cả chúng tôi vây quanh Đức Tổng Giám Mục Casaroli, đặt nhiều câu hỏi với ngài, trong khi chúng tôi chờ đợi Đức Tân Giáo Hoàng xuất hiện trên ban công của Đền Thờ Thánh Phêrô. Đức Tổng Giám Mục trả lời chúng tôi: “Ngài là một nhân vật mạnh mẽ và hấp dẫn với nhiều phẩm chất của mình, nhưng tôi không bao giờ nghĩ đến khả năng Đức Tân Giáo Hoàng lại có thể đến từ bên kia “bức màn sắt”“.
Giờ đây, hai mươi năm sau khi triều đại giáo hoàng đó kết thúc, chúng ta phải công nhận rằng Đức Gioan Phaolô II là một nhân vật phi thường, một Giáo hoàng đã đặt mình vào truyền thống với dấu ấn mới mẻ đáng kể, và triều đại giáo hoàng của ngài được đánh dấu bằng sự bao la và vĩ đại của những công trình ngài đã hoàn thành, bằng sự đồng thuận ngài đạt được và bằng sự hướng dẫn về mặt tinh thần và đạo đức của ngài trong hơn một phần tư thế kỷ.
Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng Wojtyła đã làm mọi người kinh ngạc không chỉ vì những gì ngài đã thực hiện được, mà còn vì tình yêu thúc đẩy ngài thực hiện những điều đó, cũng như mong muốn giúp đỡ mọi người trong hành trình tìm kiếm Thiên Chúa và gia tăng sự tôn trọng đối với nhân quyền, công lý, tình anh em và tình đoàn kết trên thế giới. Chúng ta không thể không thừa nhận rằng Chúa Quan Phòng đã giao cho Đức Gioan Phaolô II những nhiệm vụ lớn lao trong lịch sử thế giới vào thời đại của ngài.
Người của Chúa
Thánh Gioan Phaolô II trước hết và trên hết là một người vĩ đại của Thiên Chúa. Chiều kích đầu tiên và cơ bản của triều đại giáo hoàng của ngài là chiều kích tôn giáo. Động cơ của toàn bộ triều đại giáo hoàng của ngài, trung tâm truyền cảm hứng cho những suy nghĩ của ngài và tất cả các sáng kiến của ngài đều mang tính chất tôn giáo: tất cả những nỗ lực của vị Giáo hoàng Ba Lan đều nhằm mục đích đưa con người đến gần Thiên Chúa hơn và khiến Thiên Chúa trở lại như một nhân vật chính trong thế giới này. Đức Giáo Hoàng Ba Lan muốn rằng vẫn có một vị trí cho Thiên Chúa trong thế giới này của chúng ta.
Lời kêu gọi sôi nổi được tuyên bố trong Thánh lễ đầu tiên của ngài tại Quảng trường Thánh Phêrô: “Đừng sợ! Hãy mở, hãy thực sự mở rộng cánh cửa cho Chúa Kitô”, đã diễn tả rất rõ câu nói đầy cảm hứng và chương trình của toàn bộ triều đại giáo hoàng của ngài.
Những lời này thể hiện nỗi lo lắng tông đồ thúc đẩy ngài đi khắp các nẻo đường thế giới, gặp gỡ những con người thuộc mọi nền văn hóa và chủng tộc, để loan báo cho mọi người rằng chỉ nơi Thiên Chúa, Đấng đã đến gần chúng ta trong Chúa Kitô, thì nhân loại mới có thể tìm thấy ơn cứu độ đích thực.
Ngài đã tuyên bố sự thật này một cách trung thực và dũng cảm đến nỗi ngay cả hai viên đạn bắn vào ngài ngày 13 tháng 5 năm 1981 cũng không thể làm suy yếu hay phá hoại được lóng can đảm tuyên xưng sự thật này cho thế giới.
Sự vĩ đại của triều đại giáo hoàng dài của ngài nằm trên hết ở việc đánh thức lại ý thức tôn giáo trên thế giới. Trong xã hội thế tục hóa vào thời đại của ngài, ngài đã giúp các Kitô hữu không sợ tự gọi mình là Kitô hữu. Lời kêu gọi trở về với Chúa của ngài không mệt mỏi, được gửi đến một xã hội ở phương Tây đang lãng quên ngài; và thậm chí đã chiến đấu chống lại ngài ở bên kia “bức màn sắt”.
Ngài có đức tin vào sức mạnh của tâm linh và đạo đức và là một nhân chứng có tầm vóc đặc biệt cũng vì sự mạch lạc rõ ràng của ngài: trong ngài không có sự đứt gãy giữa những gì ngài nghĩ và những gì ngài nói; giữa những gì ngài tin và những gì ngài là. Trong ngài có sự thống nhất hoàn toàn của đức tin và cuộc sống.
Người bảo vệ nhân quyền
Ngoài việc là một người của Chúa, Đức Gioan Phaolô II còn là một người bảo vệ nhiệt thành cho con người, cho phẩm giá, quyền lợi và tự do của mỗi con người. Đây cũng là một chủ đề đặc trưng trong giáo huấn của ngài, giúp nhiều người khám phá ra ý nghĩa của cuộc sống. Gốc rễ của cam kết này đối với con người là một tầm nhìn rõ ràng về phẩm giá của mỗi con người, “độc nhất và không thể lặp lại”, như ngài vẫn nói. Mọi cuộc tấn công vào phẩm giá của bất kỳ con người nào đều là một sự xúc phạm đến Chúa, Đấng Tạo Hóa của chúng ta. Ngài đã tuyên bố và bảo vệ nhân quyền như những quyền mà Chúa đã đặt vào bản chất con người.
Là một cộng sự viên của ngài, tôi có thể làm chứng cho cam kết và lòng nhiệt thành mà ngài dành cho việc bảo vệ nhân quyền trong các cuộc tiếp xúc với các nguyên thủ quốc gia, đại sứ, và đại diện của các tổ chức quốc tế. Tôi cũng có cơ hội ghi nhận lòng dũng cảm và quyết tâm của ngài trong việc khẳng định cả quyền của cá nhân và quyền tự do, tự quyết của các dân tộc.
Ngài có thể nhìn xa hơn những người khác
Tôi chỉ đề cập đến hai trường hợp. Khi những nền tảng đầu tiên của Công Đoàn Đoàn Kết được đặt ra, Lech Wałęsa và những cộng sự đầu tiên của ngài đã đến gặp Đức Hồng Y Wyszyński, Giáo Chủ Ba Lan và Tổng giám mục Warsaw, người có “cái mũi” chính trị phi thường và hiểu biết sâu sắc về tình hình ở Ba Lan vào thời điểm đó. Tuy nhiên, trong lần tiếp xúc đầu tiên, ngài đã không khuyến khích họ; ngài nói rằng dự án của họ rất đẹp, nhưng sẽ không thể thực hiện được, do Nhà nước kiểm soát chặt chẽ mọi thứ thông qua mạng lưới cảnh sát chế độ và mạng lưới các cơ quan tình báo. Đó là một giấc mơ đẹp mà ngài chia sẻ, nhưng sẽ bị Chính phủ dập tắt ngay lập tức. Ngài cũng lo ngại rằng, nếu Chính phủ Ba Lan không dập tắt sáng kiến này, Liên Xô sẽ can thiệp bằng xe tăng của mình (như ở Budapest, Hung Gia Lợi và Praha, Tiệp Khắc). Xét về mặt con người, Đức Hồng Y Wyszyński đã đúng.
Wałęsa và bạn bè ngay lập tức quay sang Đức Gioan Phaolô II, người thay vào đó bắt đầu từ một quan điểm khác. Ngài nói với họ: “Những ý tưởng và dự án của các bạn là đúng đắn và một ngày nào đó sẽ thành công.” Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng họ nên kiên nhẫn chờ đợi thời cơ thuận lợi và khuyến nghị hết sức thận trọng, vì họ sẽ gặp phải sự phản đối công khai. Do đó, ngài đã khuyến khích họ. Từ thời điểm đó, Đức Hồng Y Wyszyński cũng ủng hộ và hậu thuẫn cho Công Đoàn Đoàn Kết; trên thực tế, chính ngài là người đề xuất tên gọi Solidarność /sô-li-đa-nồ/ hay Công Đoàn Đoàn Kết.
Tôi muốn nhắc lại một trường hợp khác. Trong chuyến đi thứ hai của mình đến Ba Lan (16-23 tháng 6 năm 1983), Đức Gioan Phaolô II không muốn bất kỳ ai nghĩ rằng chuyến thăm của ngài có nghĩa là sự khoan dung ngầm hoặc chấp nhận gián tiếp thực tế của cuộc đảo chính do Tướng Jaruzelski thực hiện hai năm trước đó. Vì lý do này, ngay từ bài phát biểu đầu tiên, ngài đã lên tiếng bảo vệ tự do và nhân quyền. Một số đoạn trong bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng cho thấy rõ ràng rằng ngài phản đối thiết quân luật vào tháng 12 năm 1981 và tình hình phát sinh do hậu quả của nó.
Đức Hồng Y Casaroli, một nhà ngoại giao thông minh và là cộng sự trung thành của Đức Giáo Hoàng, vào buổi tối ngày thứ hai, khi chỉ có ngài và Đức Gioan Phaolô II, đã nói với ngài rằng, theo Đức Hồng Y, tốt nhất là nên hạ giọng xuống, và đưa ra hai lý do để ủng hộ cho suy nghĩ của mình:
Thứ nhất, một số biểu hiện mạnh mẽ của Đức Giáo Hoàng có thể linh hứng cho ai đó có hành động chống lại tình hình độc tài và chống lại Chính phủ. Hậu quả là những người liên quan sẽ ngay lập tức bị bỏ tù và có lẽ sẽ biến mất;
Thứ hai, đúng là chính quyền cộng sản Ba Lan không thể làm gì được Đức Giáo Hoàng, nhưng sau khi ngài trở về Rôma, họ sẽ trả thù các giám mục và Giáo hội bằng cách hạn chế hàng loạt quyền tự do.
Đức Gioan Phaolô II chăm chú lắng nghe Đức Hồng Y Casaroli, nhưng ngài không để mình bị thuyết phục: ngài tiếp tục đi theo con đường mà ngài đã chọn cho đến cùng. Khi ngài trở về Rôma, tôi nhớ rằng tại bữa tối làm việc ngày hôm sau, ngài đã nói một cách tự tin: “Tôi rất vui khi có thể nói ra mọi điều mà tôi cho là đúng”. Như người ta vẫn nói trong ngạn ngữ dân gian Italia, ngài đã kéo sợi dây đến tận cùng, nhưng không đứt.
Tôi hiểu rõ trường hợp thứ hai này: Đức Gioan Phaolô II hiểu rõ sức mạnh của Giáo hội Ba Lan hơn Đức Hồng Y Casaroli. Nhưng trong trường hợp liên quan đến sự khởi đầu của Công Đoàn Đoàn Kết, tôi nghĩ ngài chỉ có thể nhìn xa hơn nhờ sự hỗ trợ đặc biệt đến với ngài từ Trời Cao qua lời cầu nguyện liên tục của ngài.
Người cầu nguyện
Làm việc gần gũi với Đức Gioan Phaolô II, có nhiều điều khiến tôi có ấn tượng mạnh mẽ như sự tự tin, sự chắc chắn, khả năng nói trước đám đông... khả năng nhìn xa hơn người khác của ngài, nhưng điều luôn làm tôi kinh ngạc nhất là cường độ sâu sắc trong lời cầu nguyện của ngài. Bạn không thể hiểu Đức Gioan Phaolô II nếu không xem xét mối quan hệ của ngài với Chúa.
Ngài là một người cầu nguyện vĩ đại, được thúc đẩy bởi một tinh thần Kitô giáo và lòng yêu mến Đức Mẹ mạnh mẽ. Ngài có trong mình một sự căng thẳng tâm linh và huyền bí không thể nhầm lẫn và chính từ lời cầu nguyện đã tuôn chảy sự an toàn, sự tự chủ tuyệt đối và sự thanh thản của ngài trong mọi hoàn cảnh.
Thật là một ấn tượng khi nhìn thấy ngài phó thác mình trong lời cầu nguyện: người ta có thể thấy nơi ngài một sự tham gia hoàn toàn, điều này đã cuốn hút ngài như thể ngài không có vấn đề gì phải giải quyết và cũng chẳng có những cam kết cấp bách nào kêu gọi ngài phải đến với một cuộc sống năng động. Thái độ của ngài điềm tĩnh và đồng thời tự nhiên một cách tự phát. Thật cảm động trước sự dễ dàng và sẵn sàng mà ngài chuyển từ sự tiếp xúc con người với mọi người sang sự hồi tưởng về một cuộc trò chuyện thân mật với Chúa. Khi ngài cầu nguyện, ngài cho thấy khả năng tập trung tuyệt vời. Khi ngài tập trung cầu nguyện, những gì đang diễn ra xung quanh ngài dường như không chạm đến ngài hay làm ngài bận tâm, vì ngài đắm chìm trong cuộc gặp gỡ với Chúa.
Ngài đã trưởng thành trong mọi quyết định quan trọng trong lời cầu nguyện. Trước mỗi quyết định quan trọng, Đức Gioan Phaolô II đều cầu nguyện về điều đó diễn ra trong một thời gian dài, đôi khi là trong nhiều ngày. Dường như ngài đang thảo luận về những vấn đề khác nhau với Chúa. Trong những quyết định có trọng lượng nhất định, ngài không bao giờ quyết định ngay lập tức. Đối với những người đối thoại đã hỏi ngài hoặc đề xuất điều gì đó, ngài trả lời rằng ngài muốn suy nghĩ trước khi đưa ra câu trả lời. Trên thực tế, ngài đã dành thời gian để lắng nghe một số ý kiến, nhưng trên hết, ngài có ý định cầu nguyện để xin ánh sáng từ trên cao trước khi quyết định.
Tôi nhớ một trường hợp, trong những năm tôi làm Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, trong đó tôi thấy rằng Đức Giáo Hoàng đã quyết định ủng hộ một lựa chọn khó khăn nào đó. Do đó, tôi đã hỏi ngài liệu chúng tôi có thể tiến hành truyền đạt điều đó không. Câu trả lời là: “Chúng ta hãy đợi, tôi muốn cầu nguyện thêm một chút trước khi quyết định.”
Khi một vấn đề đang được nghiên cứu và không thể tìm ra giải pháp công bằng và thỏa đáng, Đức Giáo Hoàng sẽ kết luận bằng cách nói: “Chúng ta phải cầu nguyện thêm lần nữa, để Chúa có thể giúp đỡ chúng ta.” Ngài dựa vào lời cầu nguyện để tìm thấy ánh sáng trên con đường cần theo.
Không mệt mỏi đến cùng
Trong giai đoạn đầu của triều đại giáo hoàng, Đức Gioan Phaolô II đã gây ấn tượng với năng lượng, sự năng động, vô số sáng kiến và những chuyến đi vĩ đại của ngài trên mọi nẻo đường thế giới. Trong giai đoạn cuối, ngài đã gây ấn tượng với sức mạnh và sự thanh thản mà ngài tiếp tục thực hiện sứ mệnh của mình, bất chấp những vấn đề sức khỏe và bệnh tật đáng chú ý; tuy nhiên, ngài luôn trong trạng thái tinh thần minh mẫn hoàn toàn.
Với tấm gương của những tháng cuối cùng, Đức Gioan Phaolô II đã dạy rằng những khó chịu của tuổi già và bệnh tật phải được chào đón một cách thanh thản. Việc nhờ đến sự hỗ trợ của tiến bộ y khoa là đúng đắn và thích hợp, nhưng sau đó người ta phải tin tưởng vào Chúa.
Bằng tấm gương của mình, Thánh Gioan Phaolô II đã dạy chúng ta cách bước đi trên con đường hướng đến mầu nhiệm đang chờ đợi chúng ta khi cánh cửa vĩnh hằng mở ra cho mỗi người chúng ta.
Đây là lời dạy cuối cùng của ngài; một lời dạy không lời, nhưng là lời dạy với tư cách là Giáo hoàng.
Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng Đức Gioan Phaolô II là một con người vĩ đại, một Giáo hoàng vĩ đại và một vị thánh vĩ đại.
Vĩ đại như một con người: ngài có chiều rộng của những ý tưởng và chiều sâu khác thường của tư tưởng, trong khuôn khổ triết học; ngài có khả năng ngôn ngữ tuyệt vời; một khả năng đáng ngạc nhiên là nói chuyện phù hợp với cá nhân và đám đông. Đồng thời, ngài là một nhà huyền môn có trong mình một sự căng thẳng tâm linh mạnh mẽ, nhưng là một nhà huyền môn chú ý đến con người và các tình huống; một nhà huyền môn có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử. Một Giáo hoàng mà thế giới kính trọng vì sự năng động không thể ngăn cản của ngài, vì nhiều cử chỉ của ngài, vì vô số sáng kiến của ngài, vì những chuyến đi vĩ đại của ngài và là một người được thế giới ngưỡng mộ vì công việc ngài đã hoàn thành để thế giới hiện đại của chúng ta mở rộng cánh cửa và trái tim của mình cho Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc của con người.
Ngài cũng có khả năng phi thường trong việc đánh giá và tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên, nghệ thuật, văn học, sự ấm áp của tình bạn, những thành tựu của con người. Luôn có sự nhất quán lớn giữa những gì ngài nói và những gì ngài làm, giữa những gì xuất hiện trong tư duy và những gì thực tế.
Một vị Giáo hoàng vĩ đại: ngài là vị Giáo hoàng đầu tiên đã đi khắp thế giới, đi qua tổng cộng một lần rưỡi khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng. Ở mọi nơi, ngài đều là người gieo hy vọng vĩ đại. Ngài là vị Giáo hoàng đầu tiên đã vào một hội đường Do Thái; vị Giáo hoàng đầu tiên đã đến thăm một đền thờ Hồi giáo. Ngài là một nhà truyền giáo bẩm sinh; khi đến thăm các cộng đồng Kitô giáo trên cả năm châu lục, ngài biết cách để mọi người lắng nghe mình.
Nhà báo Gian Franco Svidercoschi đã viết một cách táo bạo rằng Đức Gioan Phaolô II đã “thu hẹp khoảng cách giữa trời và đất”, theo nghĩa là ngài đã làm rất nhiều để giúp những người nam và nữ trên thế giới này đến gần Chúa hơn.
Một vị thánh vĩ đại: danh hiệu “người khổng lồ của Chúa” mà các nhà báo dành cho ngài có vẻ phù hợp. Đối với ngài, Chúa không phải là một khái niệm trừu tượng, mà là Đấng Tạo Hóa và là Cha yêu thương chúng ta. Tiếng kêu vang lên giữa đám đông tại tang lễ của ngài: “hãy phong thánh ngay lập tức” thể hiện niềm tin trong trái tim của nhiều người, những người ngưỡng mộ tinh thần cao cả của ngài và sự gắn kết giữa những gì ngài nói và những gì ngài là.
Tóm lại, ngài là vị Giáo hoàng đã thay đổi tiến trình lịch sử trong thế kỷ qua và là người đã chứng minh cho mọi người thấy rằng con đường chân lý, các giá trị đạo đức và tinh thần là con đường duy nhất có thể đảm bảo một tương lai công bằng hơn, nhân đạo hơn và hòa bình hơn.
Nhiều người đã rút ra từ Đức Giáo Hoàng này niềm hy vọng và lòng tin vào việc tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống. Nhiều người đã học được từ ngài con đường để tìm ra thông lộ dẫn đến Thiên Chúa.
Chúng ta không được phép quên lời chứng và thông điệp mà Đức Gioan Phaolô II đã gửi đến chúng ta. Vì lý do này, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sáng kiến tưởng nhớ ngài tại đây, tại trụ sở của Hạ viện, nơi ngài đã đến, khi chấp nhận lời mời của Chủ tịch Casini và Thượng nghị sĩ Pera.
Source:L'Osservatore Romano
Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ chấm dứt thỏa thuận hợp tác với chính phủ Hoa Kỳ sau khi công việc bị đình chỉ
Vũ Văn An
14:16 07/04/2025

Kate Scanlon của Our Sunday Visitor, ngày 7 tháng 4 năm 2025, tường trình từ WASHINGTON rằng: Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ cho biết họ sẽ không gia hạn các thỏa thuận hợp tác với chính phủ liên bang liên quan đến các dịch vụ dành cho trẻ em và hỗ trợ người tị nạn sau khi quan hệ đối tác lâu dài của họ với chính phủ liên bang trong các lĩnh vực đó trở nên "không thể duy trì".
Đầu năm nay, chính quyền Trump đã đình chỉ một chương trình tái định cư người tị nạn liên bang như một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn nhằm thực thi các chính sách nhập cư cứng rắn của mình. Việc ngừng tài trợ liên bang cho các dịch vụ tái định cư người tị nạn của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ là chủ đề của vụ kiện tụng đang diễn ra và nó đã thúc đẩy hội nghị sa thải khoảng một phần ba nhân viên tại Văn phòng Dịch vụ Di trú và Người tị nạn vào tháng 2.
Người phát ngôn của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ nói với Our Sunday Visitor News rằng các giám mục đang tìm cách hoàn trả 24,336,858.26 đô la cho các dịch vụ tái định cư (các chương trình PRM và ORR) vẫn đang chờ thanh toán tính đến ngày 7 tháng 4.
"Tình hình này đã được đưa đến cho chúng tôi bởi các quyết định của chính phủ", Anthony Granado, phó tổng thư ký về chính sách và vận động cho Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, nói với Our Sunday Visitor News.
Mặc dù đã hợp tác nhiều thập niên với Dịch vụ Di trú và Tị nạn của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, qua các chính quyền của cả hai đảng, bao gồm cả chính quyền Trump đầu tiên, Granado cho biết, "chúng tôi hiện đã bị đặt vào một vị trí không thể bảo vệ được".
"Rõ ràng là chính phủ đã quyết định rằng họ muốn thực hiện việc này theo một cách khác không bao gồm chúng tôi, và vì vậy chúng tôi đã bị buộc vào vị trí này", Granado nói.
Đức Tổng Giám Mục Timothy P. Broglio, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ và là người đứng đầu Tổng giáo phận Hoa Kỳ về các dịch vụ quân sự, cho biết trong một tuyên bố ngày 7 tháng 4 rằng thật "đau lòng" khi thông báo rằng hội đồng giám mục sẽ không gia hạn "các thỏa thuận hợp tác hiện có với chính quyền liên bang liên quan đến các dịch vụ dành cho trẻ em và hỗ trợ người tị nạn".
"Quyết định khó khăn này diễn ra sau khi chính phủ đình chỉ các thỏa thuận hợp tác của chúng tôi nhằm tái định cư người tị nạn", ngài nói. "Quyết định cắt giảm mạnh các chương trình này buộc chúng tôi phải xem xét lại cách tốt nhất để phục vụ nhu cầu của những người anh chị em đang tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn khỏi bạo lực và đàn áp. Với tư cách là một nỗ lực quốc gia, chúng tôi không thể tự mình duy trì công việc ở mức độ hiện tại hoặc theo hình thức hiện tại".
Trích dẫn việc chính phủ đình chỉ các thỏa thuận hợp tác tái định cư người tị nạn, Đức Tổng Giám Mục Broglio cho biết rằng hội nghị "quan tâm đến việc giúp đỡ các gia đình đang chạy trốn chiến tranh, bạo lực và áp bức tìm được ngôi nhà an toàn và bảo đảm".
"Trong nhiều năm qua, quan hệ đối tác với chính quyền liên bang đã giúp mở rộng các chương trình cứu sinh, mang lại lợi ích cho các chị em và anh em của chúng tôi từ nhiều nơi trên thế giới", Đức Tổng Giám Mục Broglio cho biết. “Tất cả những người tham gia các chương trình này đều được chính phủ Hoa Kỳ chào đón đến Hoa Kỳ và trải qua quá trình sàng lọc nghiêm ngặt trước khi đến. Đây là những tâm hồn bị di dời, những người nhìn thấy ở Hoa Kỳ một nơi của những giấc mơ và hy vọng. Một số người đã hỗ trợ các nỗ lực của Hoa Kỳ ở nước ngoài với rủi ro của riêng họ và nhiều người khác tìm kiếm một nơi để thờ phượng và cầu nguyện một cách an toàn vì họ biết rằng Chúa gọi họ.”
Ngài nói, “Những nỗ lực của chúng tôi là những hành động chăm sóc mục vụ và từ thiện, được hỗ trợ hào phóng bởi những người của Chúa khi các khoản tiền nhận được từ chính phủ không đủ trang trải toàn bộ chi phí.”
Luật liên bang yêu cầu phải chăm sóc trẻ vị thành niên tị nạn không có người đi kèm và Văn phòng Tái định cư Người tị nạn của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh theo truyền thống đã chuyển sang các tổ chức tôn giáo, bao gồm Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, để thực hiện công việc này.
Người phát ngôn của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận từ Our Sunday Visitor News về thỏa thuận hợp tác của họ với Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ.
Granado cho biết các thỏa thuận hợp tác của hội nghị với chính phủ liên bang “thực sự là về con người”.
“Theo quan điểm của giáo hội, đây là về việc đáp lại mệnh lệnh của Tin mừng— Chúa Giêsu nói trong Tin mừng, ‘Ta là khách lạ và các ngươi đã tiếp đón Ta,'” ông nói, ám chỉ đến lời của Chúa Giêsu Kitô trong Mát-thêu 25:35-40 liên quan đến phán quyết cuối cùng của Người. “Đây là một phước lành và là một phần tuyệt vời của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ và Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ.”
Những trẻ em và người tị nạn bị ảnh hưởng “là những con người thực sự, những gia đình thực sự” cũng như “những nhân viên có công việc sẽ bị ảnh hưởng,” Granado nói.
Khi các thỏa thuận kết thúc, Đức Tổng Giám Mục Broglio nói thêm, “chúng tôi sẽ làm việc để xác định các phương tiện hỗ trợ thay thế cho những người mà chính phủ liên bang đã chấp nhận tham gia các chương trình này. Chúng tôi xin các bạn cầu nguyện cho nhiều nhân viên và người tị nạn bị ảnh hưởng.”
Đức Tổng Giám Mục Broglio cho biết Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ “sẽ tiếp tục ủng hộ các cải cách chính sách nhằm cung cấp các quy trình nhập cư có trật tự, an toàn, đảm bảo an toàn cho mọi người trong cộng đồng của chúng ta”
“Chúng tôi vẫn kiên định trong cam kết ủng hộ thay mặt cho nam giới, phụ nữ và trẻ em đang phải chịu đựng tai họa của nạn buôn người,” ngài nói. “Trong nửa thế kỷ, chúng tôi đã sẵn sàng hợp tác thực hiện chương trình tái định cư người tị nạn của chính phủ. Lời kêu gọi của Tin mừng là hãy làm những gì chúng ta có thể cho những người nhỏ bé nhất trong số chúng ta vẫn là kim chỉ nam của chúng tôi. Chúng tôi yêu cầu bạn hãy cùng chúng tôi cầu nguyện để xin ân sủng của Chúa giúp tìm ra những cách mới mang lại hy vọng ở nơi cần nhất.”
Đức Francesco và Sơ Francesca: Một cuộc gặp gỡ vượt qua mọi hy vọng
Vũ Văn An
14:47 07/04/2025

Daniel Esparza của Aleteia ngày 7/4/2025, tường trình cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa vị Giáo hoàng lấy tên Francesco và người nữ tu ốm yếu lấy tên Francesca tại Đền Thánh Phê-rô:
Đi từ Naples đến Rome để tham dự Năm Thánh của Người bệnh và Nhân viên Y tế, Sơ Francesca có một hy vọng: đi qua Cửa Thánh của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô
Ở tuổi 94 — 75 năm trong số đó sống trong tu viện — Sơ Francesca Battiloro đã nhận được điều mà bà gọi là bất ngờ lớn nhất trong cuộc đời: một cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. "Tôi đã cầu xin Chúa, chỉ có Người, để được gặp Đức Giáo Hoàng", bà nói. "Tôi nghĩ điều đó là không thể. Nhưng thay vào đó, Người đã gửi ngài đến thẳng với tôi".
Đi từ Naples đến Rome để tham dự Ngày lễ Năm Thánh của Người bệnh và Nhân viên Y tế vào Chủ Nhật, Sơ Francesca chỉ có một hy vọng: đi qua Cửa Thánh của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Yếu ớt, gần như mù lòa và ngồi xe lăn, Sơ được ban cho một khoảnh khắc riêng tư cho chuyến hành hương này trong khi Thánh lễ dành cho 20,000 tín hữu diễn ra bên ngoài Quảng trường.
Khi Sơ cầu nguyện thầm lặng gần mộ Thánh Phêrô, Sơ nhận thấy một nhóm nhỏ đàn ông mặc vest đang tiến đến. Ở giữa, một chiếc xe lăn khác. Đó chính là Đức Giáo Hoàng, lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng sau khi nhập viện vì bệnh viêm phổi. Ngài cũng có mục tiêu của Sơ Francesca: Ngài đã đến cầu nguyện, xưng tội và đi qua Cửa Thánh trước khi làm đám đông bên ngoài ngạc nhiên.
Không ai mong đợi cuộc gặp gỡ này. Nhưng họ đã ở đó, hai chiếc xe lăn gặp nhau ở gian giữa nhà thờ. "Đẹp quá, đẹp quá", Sơ Francesca liên tục lặp lại, choáng ngợp. Sơ đưa tay ra nắm lấy tay Đức Giáo Hoàng và theo lời kể của chính Sơ, Sơ không thể buông ra.
Với giọng nói đang dần bình phục và khiếu hài hước đặc trưng của mình, Đức Giáo Hoàng Phanxicô mỉm cười và hỏi, "Bà có phải là một trong những nữ tu từ Naples không?" — một cái gật đầu với khoảnh khắc 10 năm trước khi một nhóm nữ tu kín người Naples vây quanh ngài trong chuyến viếng thăm nhà thờ chính tòa của họ.

Sơ Francesca cũng đã ở đó nhưng không bao giờ có thể đến gần. Lần này thì khác. Bà và Đức Giáo Hoàng đã chia sẻ gần 10 phút bên nhau.
"Tôi đã hôn tay ngài, và ngài trông rất vui vẻ... Thực sự, Chúa đã trả lời những lời cầu nguyện của tôi gần đây, ngay cả những lời cầu nguyện nhỏ nhặt", bà nói.
Bà không đến để cầu xin bất cứ điều gì cho bản thân. Thay vào đó, bà đã dâng hiến cuộc đời mình để Đức Giáo Hoàng hồi phục. "Tôi nói với ngài, 'Thưa Đức Thánh Cha, con đã cầu nguyện rất nhiều, con đã trao cuộc đời mình cho Chúa Giêsu để Đức Thánh Cha được chữa lành, và con sẽ ra đi thay thế...' Người mỉm cười."
Sau đó, bà lặng lẽ nói thêm, "Bây giờ con chỉ muốn chết trong một hành động của tình yêu thuần khiết. Đó là điều con muốn — cuộc gặp gỡ cuối cùng của con với Người. Con đã sống cuộc đời của mình."
Sau đó, khi phát biểu trước các tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gọi bệnh tật là “một trường học của tình yêu” và nhắc nhở mọi người rằng “Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta”.
Cuộc gặp gỡ không được lên kế hoạch trước này tại một nơi linh thiêng, giữa hai đầy tớ của Chúa — cả hai đều ngồi xe lăn — đã tiết lộ điều gì đó sâu sắc. Không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên, mà là một ân sủng. Một cái nhìn thoáng qua về cách cầu nguyện, khi được giao phó hoàn toàn cho Chúa, có thể diễn ra thành điều gì đó vượt ngoài sức tưởng tượng.
Trong một Vương cung thánh đường giàu đức tin qua nhiều thế kỷ, một trang mới đã được viết nên một cách nhẹ nhàng: nhỏ bé, tĩnh lặng, nhưng rạng rỡ hy vọng.
Bài học từ Vườn Địa đàng
Vũ Văn An
15:28 07/04/2025
Brad Miner, trên The Catholic Thing, ngày 7 tháng 4 năm 2025, viết bài học từ Vườn Địa Đàng:
Bấy giờ, Thiên Chúa nắn nên con người từ bụi đất, thổi hơi sống vào lỗ mũi; và con người trở nên một sinh vật. (Sáng thế 2:7)
Hành trình của tôi vào đức tin Công Giáo Rôma bắt đầu từ Rome cách đây rất lâu. Tôi là một sinh viên đại học 20 tuổi, lần đầu tiên đến châu Âu vào mùa hè năm 1968. Tôi đi tàu đêm từ Paris, tìm một phòng trong một nhà trọ nhỏ và bắt đầu lang thang.
Tại Ponte Sant’Angelo, tôi băng qua sông Tiber. (Là một đứa trẻ theo đạo Giám lý đến từ Ohio, lúc đó tôi không biết đến biểu thức hoán cải Công Giáo.) Tôi rẽ về phía tây đến Piazza Pia và nhanh chóng đến Via della Conciliazione và liếc sang bên phải để nhìn thấy Nhà thờ Thánh Phêrô.
Đó không phải là khoảnh khắc tôi quyết định gia nhập Giáo Hội Công Giáo, nhưng tôi đã vào Vương cung thánh đường. Bên trong, tôi rẽ phải và nhìn thấy Pietà của Michelangelo.
Bốn năm trước, một gã lập dị người Hungary tên là Laszlo Toth đã dùng búa của nhà địa chất đập vào tác phẩm điêu khắc, cụ thể là vào mũi của Đức Mẹ. Tôi thấy Pietà đẹp, rực rỡ. Nhưng tôi thấy nội thất của vương cung thánh đường thật choáng ngợp và, thành thật mà nói, lòe loẹt. Suy cho cùng, tôi là một người theo đạo Giám Lý (Methodist).
Ở quê nhà, tôi đang học giữa khóa học kéo dài hai năm về Văn minh phương Tây. Vào mùa xuân năm trước, giáo sư của tôi - người coi tôi là một sinh viên thông minh - đã gọi tôi vào văn phòng của ông để nhẹ nhàng khiển trách tôi. Tôi đã viết trong một bài luận về vụ treo cổ và thiêu sống Girolamo Savonarola bởi Giáo hoàng Alexander VI "ngoại tình", theo cách tôi gọi ông ta, vì là cha của ít nhất bảy đứa con - và tuyên bố rằng đây là biểu hiện điển hình của sự không khoan dung và đạo đức giả của Giáo Hội Công Giáo Rôma. "Tuy nhiên", tôi nói thêm, "nó sẽ tạo nên một bộ phim tuyệt vời".
Giáo sư Gifford Doxsee, một người theo Anh giáo, gợi ý rằng nếu tôi đào sâu hơn một chút vào lịch sử Công Giáo, tôi có thể thấy những lời buộc tội của mình về sự không khoan dung và đạo đức giả là sự phản ảnh của chính sự cứng ngắc thời trẻ và chủ nghĩa duy lý nông cạn của tôi. Ông mỉm cười.
"Rốt cuộc," ông nói, "chúng ta đều là tội nhân."
Chúa đã đưa người đàn ông và đặt anh ta vào vườn Địa đàng để canh tác và giữ gìn nó. (Sáng thế 2:15)
Trong một cuộc họp văn phòng vào năm học tiếp theo, ông hỏi tôi đang đọc gì ngoài lịch sử châu Âu. "Gần đây, chỉ có cuốn này thôi," tôi nói và với tay vào cặp sách để cho ông xem một bản sao của thư viện cuốn Slaughterhouse-Five của Kurt Vonnegut, cuốn tiểu thuyết dựa trên thời gian tác giả bị giam giữ trong trại tù binh chiến tranh của Đức trong Thế chiến thứ II.
"Giáo sư có biết cuốn sách này không?" Tôi hỏi.
Tiến sĩ Doxsee nói: "Có. Và tác giả nữa."
"Đích thân?" Tôi hỏi.
"một cách thân tình," ông nói. Vì ông cũng từng là tù nhân tại Schlachthaus fünf.
Doxsee và Vonnegut bị giam giữ tại Stammlager IVB và ở Dresden khi quân Đồng minh ném bom rải thảm thành phố.

Đến năm 1973, tôi đã đọc đủ và thấy đủ (và thất bại đủ và đau khổ đủ) để vượt qua định kiến chống lại Giáo hội – một phần vì tôi cũng đã rũ bỏ ảo tưởng màu hồng về lòng tốt bẩm sinh của con người (thực ra chúng ta đều là tội nhân). Và khá đột ngột (hoặc có vẻ như vậy với tôi nhưng thực ra không phải vậy), tôi đã vượt sông Tiber ở tuổi 25.
Và Chúa, Thiên Chúa, đã truyền lệnh cho người đàn ông rằng, "Ngươi được tự do ăn trái của mọi cây trong vườn; nhưng trái của cây biết điều thiện và điều ác thì ngươi không được ăn, vì vào ngày ngươi ăn trái đó, ngươi sẽ phải chết." (Sáng thế 2:16-17)
Đức Phaolô VI là giáo hoàng vào năm 1973, và với tôi, ông có vẻ là một nhân vật nghiêm khắc và bí ẩn.
Như tôi đã nói, tôi đã từng là một người theo đạo Giám Lý - nhưng về mặt chức năng, tôi là một người ngoại đạo từ cuối tuổi thiếu niên và đến đầu tuổi đôi mươi. Tôi không nên tôn trọng điều đó, nhưng đó là một "hệ thống niềm tin" khó có thể từ bỏ, một mớ hỗn độn của sự ích kỷ, chủ nghĩa dung hợp và tình dục.
Điều đó bắt đầu thay đổi sau khi tôi đọc Humanae Vitae, được xuất bản năm năm trước đó vào ngày 25 tháng 7 năm 1968 (thực tế là khi tôi đang ở Rome).
Tôi chưa bao giờ hình dung rằng nửa thế kỷ sau, Giáo hội sẽ bắt đầu cân nhắc đến việc phá hủy sự khôn ngoan của thông điệp vĩ đại đó. Những người theo chủ nghĩa tự do thần học đã xé toạc quần áo của họ sau khi Humanae Vitae làm tan biến những giấc mơ sốt sắng của họ đã sống để chiến đấu vào một ngày khác.
Tôi ngờ rằng họ sẽ không hoàn toàn chiến thắng - những bình luận gần đây của Vatican gửi đến những người theo chủ nghĩa công đồng Đức có thể là một dấu hiệu cho thấy điều đó. Nhưng cũng giống như việc chuyển từ ad orientem [thánh lễ hướng đông] sang versus populum [thánh lễ quay mặt về phía giao dân], việc loại bỏ lan can bàn thờ và việc áp dụng Thánh lễ bằng tiếng bản địa - tất cả đều được phép nhưng không bao giờ bắt buộc sau Công đồng Vatican II - đã trở thành những thực hành cứng ngắc, trên thực tế, thì những lời bàn tán của công đồng có thể sẽ lan truyền, đặc biệt là trong tòa giải tội, để làm mất đi thiên tài của Humanae Vitae.
Có rất nhiều sức mạnh trong thông điệp đó, không chỉ có thế:
"Trên thực tế, Giáo hội không thể hành động khác với những con người so với Đấng Cứu Chuộc. Giáo hội biết điểm yếu của họ, giáo hội thương xót đám đông, giáo hội chào đón những tội nhân. Nhưng đồng thời, giáo hội không thể làm gì khác ngoài việc dạy luật. Bởi vì thực tế đó là luật của sự sống con người được khôi phục lại cho chân lý bẩm sinh và được hướng dẫn bởi Thánh Thần Thiên Chúa".
Người đuổi con người ra; và ở phía đông vườn Địa đàng, Người đặt minh thần [cherubim] và một thanh gươm rực lửa quay mọi hướng, để canh giữ con đường đến cây sự sống. (Sáng thế 3:24)
Từ Thượng hội đồng về tính đồng nghị (và bây giờ là “Hội đồng Giáo hội”), chúng ta đã nghe nhiều lần nhắc đến sự hướng dẫn của Thánh Thần Thiên Chúa, đó là sự báng bổ.
Quá mạnh mẽ? Không. Khẳng định rằng Chúa Thánh Thần đã đến để lật đổ Lời Chúa là một trường hợp rõ ràng của lời nói xấu.
Và ngay cả về mặt chiến thuật, những cải cách như vậy - ban phước lành cho người đồng tính và cho phép các cặp đôi đã ly hôn tái hôn mà không hủy hôn được rước Thánh Thể - sẽ không đưa những người Công Giáo trước đây hoặc tương lai vào Giáo hội nhiều hơn đàn ghi-ta, điệu nhảy và chú hề. Hoàn toàn ngược lại: lòng nhiệt thành của những người Công Giáo trung thành sẽ nguội lạnh; sự quan tâm đến Giáo hội trong số những người cải đạo tiềm năng sẽ tan biến.
Đôi khi tôi tự hỏi mình đã làm gì.
40 Bài Tĩnh Tâm Mùa Chay - Thứ Ba tuần thứ 5 Mùa Chay – Ngày 08-04
J.B. Đặng Minh An dịch
16:44 07/04/2025
Ds 21:4-9
Tv 101(102):2-3, 16-21
Ga 8:21-30
Chúng tôi đã chán ngấy thứ đồ ăn vô vị này. (Ds 21:5)
Bạn đã bao giờ thấy mình phàn nàn về hoàn cảnh hiện tại của mình, thầm mong nhớ “ngày xưa tươi đẹp” mà thực ra không tốt đẹp lắm không? Bạn không cô đơn, nhiều người cũng từng làm như thế. Tổ tiên tâm linh cổ xưa của chúng ta đã biết quá rõ cuộc đấu tranh này.
Hãy tưởng tượng bạn được giải thoát khỏi nhiều năm nô lệ tàn bạo, được giải cứu một cách kỳ diệu, rồi bắt đầu phàn nàn về thực đơn! Người Israel, vừa mới được giải thoát khỏi ách nô lệ của Ai Cập, nhanh chóng quên đi nỗi đau khổ trong quá khứ và bắt đầu phàn nàn về manna kỳ diệu đã nuôi sống họ. Nghe quen không? Chúng ta thường bỏ qua những món quà ngay trước mắt mình, lãng mạn hóa những gì chúng ta đã bỏ lại phía sau như thế nào?
Chúa Giêsu cũng gặp phải khuynh hướng tương tự của con người với những người Pharisêu. Họ quá đắm chìm trong sự hiểu biết của riêng mình đến nỗi họ bỏ lỡ chân lý sâu sắc đang hiện diện ngay trước mắt họ. Người nói với họ: “Nơi Ta sẽ đến, các ngươi không thể đến được.”
Nhưng đây là lời mời gọi tuyệt đẹp: Chúa Giêsu là Manna đích thực, nguồn nuôi dưỡng không chỉ thân xác mà cả tâm hồn chúng ta. Ngài ban cho chúng ta một cách sống vượt xa sự thoải mái bề ngoài, thách thức chúng ta phải cởi mở, lắng nghe và thực sự đi theo.
Hành trình Mùa Chay này kêu gọi chúng ta chấp nhận triệt để - không phải là sự cam chịu thụ động, mà là lòng biết ơn tích cực. Đó là lời mời gọi nhìn nhận thực tế hàng ngày của chúng ta qua con mắt đức tin, để nhận ra những phước lành xung quanh chúng ta, ngay cả khi chúng không giống như chúng ta mong đợi.
Hãy cẩn thận với chất độc tinh vi của sự bất mãn liên tục. Sự càu nhàu và hoài nghi có thể dần dần làm xói mòn tinh thần của chúng ta, biến niềm vui tiềm tàng thành một vùng đất hoang vu của những cơ hội bị bỏ lỡ.
Lạy Chúa, xin mở mắt chúng con để thấy manna Chúa ban cho chúng con hàng ngày. Xin dạy chúng con lòng biết ơn, gieo trong lòng chúng con tinh thần suy tư trước những kỳ công của Chúa, và dạy chúng con biết nhận ra sự hiện diện của Chúa trong những khoảng khắc bình thường của cuộc sống hàng ngày. Amen
Thư Mục Vụ về Dự Luật Người Lớn Bị Bệnh Giai Đoạn Cuối đọc trong các thánh lễ 5 và 6 tháng 4 năm 2025
Đặng Tự Do
16:45 07/04/2025
Chúa Nhật thứ năm Mùa Chay
Anh chị em thân mến của tôi trong Chúa Kitô,
Tôi muốn nói chuyện với anh chị em hôm nay về quá trình mà Quốc hội của chúng ta hiện đang xem xét hợp pháp hóa việc hỗ trợ tự tử thông qua Dự luật Người lớn mắc bệnh giai đoạn cuối, gọi tắt là Dự luật Kết thúc cuộc sống.
Như tôi đã nói rõ trước đó trong cuộc tranh luận này, với tư cách là người Công Giáo, chúng ta đã duy trì nguyên tắc phản đối sự thay đổi luật này, công nhận rằng mọi mạng sống con người đều là thánh thiêng, đến như một ân sủng của Chúa và mang một phẩm giá do Chúa ban tặng. Do đó, chúng ta phản đối mạnh mẽ Dự luật này về nguyên tắc, vì nó đề cao quyền tự chủ của cá nhân lên trên tất cả các cân nhắc khác.
Việc thông qua Dự luật tại Quốc hội sẽ dẫn đến một cuộc bỏ phiếu vào cuối tháng 4 về việc liệu dự luật có tiến triển hơn nữa hay không. Đây sẽ là một thời điểm quan trọng và tôi, cùng với tất cả các Giám mục Vương Quốc Anh và xứ Wales, viết thư này để yêu cầu sự ủng hộ của anh chị em trong việc thúc giục đại biểu quốc hội của anh chị em bỏ phiếu chống lại Dự luật này vào thời điểm đó.
Có những lý do nghiêm chỉnh để làm như vậy. Tại thời điểm này, chúng ta không chỉ muốn nêu lại những phản đối của mình về nguyên tắc, mà còn muốn nhấn mạnh đến quá trình sai sót sâu sắc đã diễn ra tại Quốc hội cho đến nay. Chúng tôi muốn nhắc nhở anh chị em rằng nhiệm vụ cơ bản của mọi đại biểu quốc hội là bảo đảm rằng luật pháp không được áp đặt vào xã hội của chúng ta mà chưa được xem xét kỹ lưỡng vì nó sẽ gây ra hậu quả tai hại.
Dự luật Người lớn mắc bệnh giai đoạn cuối sẽ thay đổi cơ bản nhiều mối quan hệ quan trọng trong cách sống của chúng ta: trong gia đình, giữa bác sĩ và bệnh nhân, trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn chưa có Ủy ban Hoàng gia hoặc cuộc điều tra độc lập nào trước khi dự luật được trình bày. Đây là Dự luật của một cá nhân thành viên Quốc Hội. Bản thân Dự luật rất dài và phức tạp, được công bố chỉ vài ngày trước khi các Nghị sĩ bỏ phiếu, khiến họ không có đủ thời gian để tham khảo ý kiến hoặc suy ngẫm về dự luật. Thời gian tranh luận là rất ít. Ủy ban thẩm tra Dự luật chỉ mất ba ngày để thu thập bằng chứng: không phải tất cả các ý kiến đều được lắng nghe và có quá nhiều người ủng hộ Dự luật. Tóm lại, đây không phải là cách để lập pháp về một vấn đề quan trọng và phức tạp về mặt đạo đức như vậy.
Một hậu quả của quá trình sai sót này là nhiều câu hỏi quan trọng vẫn chưa được trả lời. Các đại biểu quốc hội có thể bảo đảm rằng phạm vi của Dự luật sẽ không bị mở rộng không? Ở hầu hết mọi quốc gia đã đưa ra luật hỗ trợ tự tử, phạm vi hiện tại rộng hơn so với dự kiến ban đầu. Vai trò của ngành tư pháp, nếu có, trong quá trình này là gì? Chúng ta đã được thông báo rằng giám sát tư pháp là một phần cần thiết và quan trọng của quá trình này; bây giờ chúng ta được thông báo rằng nó không cần thiết chút nào. Điều gì sẽ bảo vệ những người dễ bị tổn thương khỏi sự ép buộc hoặc khỏi cảm thấy gánh nặng cho gia đình? Dịch vụ Y tế Quốc gia có thể đối phó với vấn đề hỗ trợ tự tử hay không, hay như Bộ trưởng Y tế đã cảnh báo, nó sẽ gây ra sự cắt giảm ở những nơi khác trong ngành y tế Vương Quốc Anh? Các đại biểu quốc hội có thể bảo đảm rằng không có bác sĩ hoặc nhân viên chăm sóc nào bị buộc phải tham gia vào việc hỗ trợ tự tử? Điều này phải chăng có nghĩa là thành lập một 'dịch vụ tử thần quốc gia'?
Ngược lại với các điều khoản của Dự luật này, điều cần thiết là dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ hạng nhất, đầy lòng trắc ẩn vào cuối cuộc đời chúng ta. Điều này đã được cung cấp cho nhiều người trong xã hội của chúng ta nhưng thật đáng buồn là lại thiếu hụt và thiếu kinh phí. Không ai nên bị coi là gánh nặng cho người khác. Thay vào đó, một xã hội tốt sẽ ưu tiên chăm sóc người già, người dễ bị tổn thương và người yếu đuối. Cuộc sống của gia đình chúng ta sẽ phong phú hơn khi trân trọng sự hiện diện của họ.Thật đáng buồn khi xét đến các ưu tiên của Quốc hội khi Hạ viện dành nhiều thời gian để tranh luận về lệnh cấm săn cáo hơn là tranh luận về việc hợp pháp hóa trợ tử.
Tôi chắc chắn rằng anh chị em sẽ chia sẻ những mối quan tâm này. Bây giờ rõ ràng là biện pháp này đang được thúc đẩy mà không có sự giám sát thích hợp và không có câu trả lời cho những câu hỏi cơ bản xung quanh các biện pháp bảo vệ. Đây là một dự luật có nhiều sai sót sâu sắc với những hậu quả không mong muốn mà chúng ta không thể kể xiết.
Mỗi đại biểu quốc hội và chính phủ đều có nhiệm vụ thiêng liêng là ngăn chặn luật như vậy được đưa vào sách luật. Vì vậy, tôi kêu gọi anh chị em: ngay cả khi anh chị em đã từng viết thư cho đại diện dân cử của mình rồi, hãy liên hệ ngay với đại biểu quốc hội của mình và yêu cầu họ bỏ phiếu chống lại Dự luật này không chỉ vì lý do nguyên tắc mà còn vì Quốc hội đã không tiếp cận vấn đề này một cách thỏa đáng và có trách nhiệm.
Trong Thư gửi tín hữu Philipphê, mà chúng ta đã nghe trong Bài đọc thứ hai, Thánh Phaolô suy ngẫm về những khó khăn và trách nhiệm của cuộc sống. Ngài nói về việc 'tiến lên' và 'phấn đấu' để đạt được sự viên mãn của cuộc sống đã được hứa trong Chúa Giêsu Kitô. Tuy nhiên, ngài hoàn toàn tin tưởng vào những cuộc đấu tranh của mình bởi vì, như ngài nói, 'Chúa Giêsu Kitô đã biến tôi thành của riêng Người'.
Chúng ta cũng có nhiều cuộc đấu tranh. Chúng ta cũng biết rằng Chúa Giêsu Kitô đã biến chúng ta thành của riêng Người. Vì vậy, chúng ta cũng tiếp tục cuộc đấu tranh này, rất quan trọng trong thời đại của chúng ta.
Xin Chúa ban phước cho tất cả mọi người.
+ Đức Hồng Y Vincent Nichols
Tổng Giám Mục Westminster
Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Anh và Xứ Wales
Theodore McCarrick đã dạy chúng ta điều gì về sự băng hoại trong giới giáo sĩ
J.B. Đặng Minh An dịch
21:48 07/04/2025
Linh mục Raymond J. de Souza, là chủ bút tập san Công Giáo Convivium của Canada. Ngài vừa có bài phân tích nhan đề “What Theodore McCarrick Taught Us About Clerical Corruption”, nghĩa là “Theodore McCarrick đã dạy chúng ta điều gì về sự băng hoại trong giới giáo sĩ” đăng trên tờ National Catholic Register ngày 7 tháng Tư, 2025.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Cái chết của ông là một dịp để nhớ lại những gì McCarrick đã dạy chúng ta về tình trạng băng hoại trong giới giáo sĩ, và nó vẫn phổ biến như thế nào trong lịch sử cứu rỗi. Những ngày trước Tuần Thánh là thời điểm tốt để nhắc nhở về điều đó.
Trong giai đoạn năm 2002 của vụ tai tiếng lạm dụng tình dục, Đức Hồng Y Bernard Law của Boston là nhân vật chính của sự cẩu thả và che đậy. Năm 2018, McCarrick là một điều gì đó khác biệt, một kẻ gian đã leo được lên vị trí cao trong hàng ngũ. Vụ án của ông đã làm dấy lên nỗi ám ảnh về sự băng hoại lan rộng trong Giáo Hội.
Vụ án McCarrick thường được nói đến theo cách đó, với sự chuyển hướng tập trung từ bản thân McCarrick sang những người đã cho phép ông ta, cố ý hoặc vô tình. Một quan điểm phổ biến là tất cả đều là cố ý, và mọi người đều biết, từ người giữ đồ thánh đến Đức Giáo Hoàng. Thực tế thì khác, như được làm rõ trong một báo cáo chi tiết của Vatican được công bố vào năm 2020.
McCarrick là bậc thầy trong việc bác bỏ các cáo buộc. Vào đầu những năm 1990, ông đã đích thân chuyển các cáo buộc ẩn danh về bản thân cho sứ thần tòa thánh và FBI. Không ai bị lạm dụng khi còn là trẻ vị thành niên lên tiếng cho đến năm 2017, theo chương trình bồi thường nhanh chóng cho các nạn nhân của Tổng giáo phận New York. Điều đó đã được giải quyết trong một cuộc điều tra nhanh chóng do giáo dân lãnh đạo, dẫn đến việc McCarrick bị trục xuất khỏi Hồng Y đoàn vào năm 2018 và chức linh mục vào năm 2019.
Điều mà vụ án McCarrick cho thấy là vào những năm 1990, bất kỳ cáo buộc nào chống lại một giám mục sẽ không được chấp nhận trừ khi có bằng chứng hình sự vượt quá mọi nghi ngờ hợp lý. Năm 1993, lời buộc tội nhắm vào Đức Hồng Y Joseph Bernardin của Chicago, gây xôn xao toàn cầu, đã được rút lại. McCarrick đã lợi dụng môi trường đó. Sau trường hợp cáo gian Đức Hồng Y Joseph Bernardin, việc bác bỏ các cáo buộc chống lại các giáo sĩ cấp cao trở nên dễ dàng hơn, trừ khi có bằng chứng không thể chối cãi. Hãy nhớ rằng cáo buộc sai trái đầu tiên chống lại Đức Hồng Y George Pell của Sydney là vào năm 2002, chưa đầy 10 năm sau Đức Hồng Y Bernardin; và lời cáo gian ấy đã bị nhanh chóng bác bỏ như thế nào.
Trường hợp của McCarrick đã cho thấy một nền văn hóa giáo sĩ quá bảo vệ các thành viên cao cấp nhất của mình và không bảo vệ nạn nhân. Việc cần phải nhắc nhở về những thiếu sót của nền văn hóa giáo sĩ là bằng chứng cho thấy sự hiểu biết theo Kinh thánh về thực tế của Giáo Hội đã bị xói mòn đáng kể. Kinh thánh dạy rằng sự băng hoại trong hàng giáo sĩ, đặc biệt là các thầy tế lễ thượng phẩm của Israel, tương đương với các Giám Mục của chúng ta, không nên gây ngạc nhiên — có lẽ thậm chí nên mong đợi điều đó.
Cách đây không lâu trong khoa hộ giáo Công Giáo, có một niềm vui lệch lạc trong việc chỉ ra các giáo hoàng băng hoại trong lịch sử. Câu chuyện được kể như bằng chứng rằng, ngay cả trong tay những kẻ gian ác, Chúa Thánh Thần vẫn giữ cho giáo lý của Giáo Hội được an toàn. Điều đó đúng, nhưng kỹ thuật hộ giáo đó nhấn mạnh đến tính toàn vẹn của giáo lý và bỏ qua cái giá thực sự về mặt con người và tinh thần do tình trạng băng hoại gây ra.
McCarrick qua đời vào Mùa Chay. Phụng Vụ trong tuần thứ tư và thứ năm của Mùa Chay bao gồm các bài đọc Kinh Thánh trong Thánh lễ hằng ngày cho thấy rõ ràng rằng những kẻ thù chính của Chúa Giêsu là các nhà lãnh đạo tôn giáo thời đó. Họ âm mưu giết Chúa Giêsu. Những ai chăm chú đọc Kinh Thánh đều biết rằng sự băng hoại của giáo sĩ là một thảm kịch thường xuyên xảy ra trong lịch sử cứu độ.
Những bài học như vậy đã được tiên tri Ezekiel dạy rõ ràng, người đã chỉ trích những người mục tử độc ác của Israel. Giáo Hội không né tránh những văn bản như vậy, buộc tất cả các giáo sĩ phải đọc chúng trong Kinh Nhật Tụng mỗi mùa thu — với những lời bình luận sâu sắc của Thánh Augustinô được thêm vào để có biện pháp tốt.
Thánh Luca ghi lại rằng sứ vụ công khai của Chúa Giêsu diễn ra trong thời kỳ “chức tư tế thượng phẩm của Annas và Caiaphas” (3:2). Các tư tế thượng phẩm lúc đó được chính quyền La Mã bổ nhiệm và do đó chịu ơn những kẻ chiếm đóng đế quốc Israel. Đồng lõa với chế độ La Mã — giống như những người thu thuế, và theo một số cách, chính xác họ là như vậy — họ có thể phản bội chính dân tộc mình.
Annas là thầy tế lễ thượng phẩm từ năm 6 đến năm 15 sau Chúa Giáng Sinh. Ông đã bị phế truất nhưng vẫn có ảnh hưởng, đã sắp xếp để năm người con trai của mình được bổ nhiệm làm thầy tế lễ thượng phẩm, cũng như con rể của ông, Caiaphas, làm thầy tế lễ thượng phẩm từ năm 15 đến năm 36 sau Chúa Giáng Sinh. Việc Luca đề cập đến chức thầy tế lễ thượng phẩm của “Annas và Caiaphas” cho thấy ảnh hưởng liên tục của Annas, như một người đứng đầu một doanh nghiệp gia đình béo bở hơn là một người nắm giữ một chức vụ thiêng liêng.
Vào thứ năm của tuần thứ hai của Mùa Chay, Dụ ngôn Người Giàu và Lagiarô (Luca 16:19-31) được đọc. Người giàu phớt lờ người nghèo Lagiarô sống ở cửa nhà mình. Khi thấy mình ở trong hỏa ngục vì tội lỗi, ông cầu xin Tổ phụ Ápraham sai Lagiarô trở về từ cõi chết để bảo “năm người anh em” của ông sửa đổi lối sống của họ. Tổ phụ Ápraham nói với người giàu rằng anh em ông đã có “Môisê và các tiên tri” và rằng ngay cả khi Lagiarô trở về từ cõi chết, họ cũng sẽ không tin.
Có thể đọc dụ ngôn này như một bản cáo trạng đối với người giàu có Caiaphas, người thích “chỗ ngồi tốt nhất trong các hội đường và những chỗ danh dự trong các bữa tiệc, người nuốt chửng nhà của các bà góa và giả vờ cầu nguyện rất lâu. Ông ta sẽ phải chịu sự kết án nặng hơn” (Mc 12:39-40).
Caiaphas có năm người anh em vợ giữ chức vụ thượng tế. Và một Lagiarô khác đã sống lại từ cõi chết. Thay vì có sự hoán cải trong lòng, Caiaphas, Annas và các đồng nghiệp giáo sĩ của họ quyết định rằng Chúa Giêsu phải chết.
Caiaphas đang chờ đợi trong cánh gà, sẵn sàng để thay thế vị trí của mình trên sân khấu trong Tuần Thánh. Mỗi ngày trong Tuần Thánh, Caiaphas và các thầy cả tế lễ đều làm việc theo kế hoạch của họ. Giờ của họ là giờ đen tối.
Sự băng hoại của giới giáo sĩ đã kéo dài từ thời Kinh thánh cho đến ngày nay không phải là điều đáng ngạc nhiên. Các giáo sĩ nắm giữ quyền lực. Thực tế thần học của sự kế vị tông đồ có hậu quả kèm theo là trao cho các giám mục quyền lực to lớn trong Giáo Hội, và đôi khi cả những quyền lực trên thế giới. Lord Acton đã viết vào thế kỷ 19 rằng quyền lực có xu hướng làm tha hóa, nhưng điều đó đã rõ ràng đối với tiên tri Ezekiel. Đây là sự cám dỗ lâu đời trong Giáo Hội, và là lý do tại sao Giáo Hội là semper reformanda, nghĩa là luôn luôn phải xét mình và cần được cải cách.
Vụ án của McCarrick đã dẫn đến những cải cách quan trọng, nhưng việc thực hiện vẫn chưa đồng đều. Tuy nhiên, ngay cả khi chúng được hình thành và thực hiện một cách hoàn hảo, vết nhơ mà McCarrick để lại cho Giáo Hội sẽ không bao giờ được tẩy sạch hoàn toàn. Đền thờ cần được tẩy sạch vào thời Caiaphas. Đền thờ vẫn đang cần làm như vậy. Đền thờ sẽ luôn cần phải làm như vậy.
Source:National Catholic Register
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hành Hương Mùa Chay 2025 _Hội Cao Niên Công Giáo Thánh Linh Tempe
Phan Hoàng Phú Quý
16:06 07/04/2025
Hội Cao Niên Công Giáo Thánh Linh Tempe
Hành Hương Mùa Chay 2025.
Xem Hình
(Jarnell-Arizona) Trong tâm tình Mùa Chay, mùa hãm mình, hy sinh và làm việc bác ái, Hội Cao Niên Công Giáo Thánh Linh đã tổ chức buổi hành hương Mùa Chay tại The Shrine of St.Joseph of the Mountains thuộc thành phố Jarnell, bang Arizona, vào lúc 9 giờ sáng thứ Bảy ngày 05 tháng 4 năm 2025
Tiết trời đang là mùa Xuân nên khí hậu rất ôn hòa và mát mẻ, rất hợp cho những buổi du ngoạn hay ngắm cảnh thiên nhiên.
Đặc biệt năm nay là Năm Thánh và có linh mục Vương Thiện Quốc phụ tá giáo xứ Thánh Linh và cũng là vị Linh Hướng cho Hội Cao Niên Công Giáo cùng đi Hành Hương nên có nhiều người ghi danh tham dự, có người không thuộc giáo xứ Thánh Linh hay không phải là Công Giáo nhưng vẫn muốn tham dự hành hương.
Chúng tôi hẹn nhau có mặt tại khuôn viên giáo xứ lúc 8:45 sáng, và khởi hành lúc 9 giờ, thời gian từ thành phố Tempe đến Jarnell mất khoảng 2 giờ lái xe, ngồi trên xe mọi người cùng nhau lần hạt mân côi, nghe cha giải đáp những thắc mắc, những câu hỏi của một số người hành hương nêu lên.
Đúng 11 giờ chúng tôi đã có mặt tại Đền Thánh Thánh Giuse, cùng quây quần bên nhau và cùng nhau dùng cơm trưa tại đây với những món ăn được chuẩn bị mang theo rất dồi dào, rất ngon miệng và nhất là món xôi gấc và bánh cam của Cha Quốc thì khỏi phải chê vào đâu được, có nhiều người còn xin Cha bí quyết, bí cấp để học hỏi làm theo nữa kìa.
Sau giờ trưa, chúng tôi tụ họp dưới chân tượng Thánh Giuse, lấy vài tấm hình kỷ niệm rồi bắt đầu suy gẫm 14 Chặng Đàng Thánh Giá.
Lạy Chúa, Chúa đã phán: Ai muốn theo Ta, phải vác Thập giá hằng ngày mà theo Ta. Xin cho chúng con biết yêu mến thập giá mà Chúa gửi đến trong cuộc sống. Xin giúp chúng con sống cuộc đời mới khi theo chân chúa trên đường khổ nạn này. Xin Chúa dạy chúng con biết rằng, đường đau khổ là đường đưa tới vinh quang, và triều thiên Thiên quốc chỉ dành cho những ai một đời biết hy sinh phục vụ tha nhân.
1 Nơi thứ nhất : Chúa Giêsu chịu bản án bất công
2 Nơi thứ hai : Chúa Giêsu vác thánh giá
3 Nơi thư ba : Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất
4 Nơi thứ tư : Chúa Giêsu gặc Đức Mẹ
5 Nơi thứ năm : Ông Simon vác đỡ thánh giá Chúa
6 Nơi thứ sáu : Bà Veronica lau mặt Chúa
7 Nơi thứ bảy : Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai
8 Nơi thứ tám : Chúa Giêsu gặp những người phụ nữ thành Giêrusalem
9 Nơi thứ chín : Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba
10 Nơi thứ 10 : Quân dữ lột áo Chúa Giêsu
11 Nơi thứ 11 : Chúa Giêsu chịu đóng đinh vào thập giá
12 Nơi thứ 12 : Chúa Giêsu chịu chết trên thập giá
13 Nơi thứ 13 : Tháo xác Chúa xuống và trao vào tay Đức Mẹ
14 Nơi thứ 14 : Táng xác Chúa Giêsu trong mồ.
Mỗi chặng đường là một bài học cho chúng ta suy ngẫm, học hỏi và noi theo, như trong lời kinh chúng ta thường hát:
Lạy Chúa xin cho chúng con bước đi theo Ngài
Xin cho chúng con cùng vác với Ngài
Thập giá trên đường đời con đi
Lạy Chúa xin cho con đóng đinh với Ngài
Xin cho con cùng chết với Ngài
Để được sống với Ngài vinh quang.
Sau giờ suy gẫm 14 chặng đành Thánh Giá là giờ nghĩ ngơi, thời gian này cũng là lúc mọi người chia sẽ với nhau những cãm nghiệm trong lúc đi qua 14 chặng Thánh Giá.
Nhiều người rất xúc động, vì đây là lần đầu tiên họ đến hành hương và biết được nơi chốn linh thiêng này, mặc dù họ sống ở đây một thời gian khá dài, có người đã đến đây nhiều lần rồi, nhưng hôm nay lại đến sau thời gian gián đoạn vì đại dịch Virus Covid-19. Vì sinh kế gia đình, vân vân.
Trên khuôn mặt mọi người ai nấy đều biểu hiện một nét vui tươi, hớn hở vì họ đã được diễm phúc có những giây phút sống gần gũi bên Chúa khi đi qua 14 chặng Đàng Thánh Giá và nhất là được ôm ấp Chúa, được hôn Chúa trong Mồ, được nghe cha linh hướng chia sẽ và dẫn giải về hành trình khổ nạn của Chúa.
Trước khi ra về, chúng tôi lại một lần nữa quây quần chung quanh Thánh Tượng Chúa Sống Lại cùng nhau tạo dáng lấy hình lưu niệm, xin ơn chữa lành và cầu xin bình an trên mọi nẽo đường chúng con ra về.
Mùa Chay cũng là Mùa Thống Hối Ăn Năn trở về bên Chúa.
Cha ơi ! Nay con trở về
Tội đầy cùng trời với Cha.
Bao nhiêu tháng năm hoang đàng
Một lần ghi dấu ăn năn
Con xin làm người tôi hầu
Trọn đời bên Cha dấu yêu
Rồi mai những khi âu sầu
Còn được tình Cha xót thương nhiều.
Trên đường về ngồi trên xe bus, mọi người sốt sáng đọc kinh Kính Lòng Thương Xót Chúa lúc 3 giờ chiều (giờ Chúa chết) với phần suy niệm của linh mục linh hướng Vương Thiện Quốc.
Cầu xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết sống trọn hảo trong mùa chay này để xứng đáng đón nhận hồng ân Phục Sinh. Amen !
Phan Hoàng Phú Quý
Tường thuật từ Jarnell Arizona
Hành Hương Mùa Chay 2025.
Xem Hình
(Jarnell-Arizona) Trong tâm tình Mùa Chay, mùa hãm mình, hy sinh và làm việc bác ái, Hội Cao Niên Công Giáo Thánh Linh đã tổ chức buổi hành hương Mùa Chay tại The Shrine of St.Joseph of the Mountains thuộc thành phố Jarnell, bang Arizona, vào lúc 9 giờ sáng thứ Bảy ngày 05 tháng 4 năm 2025
Tiết trời đang là mùa Xuân nên khí hậu rất ôn hòa và mát mẻ, rất hợp cho những buổi du ngoạn hay ngắm cảnh thiên nhiên.
Đặc biệt năm nay là Năm Thánh và có linh mục Vương Thiện Quốc phụ tá giáo xứ Thánh Linh và cũng là vị Linh Hướng cho Hội Cao Niên Công Giáo cùng đi Hành Hương nên có nhiều người ghi danh tham dự, có người không thuộc giáo xứ Thánh Linh hay không phải là Công Giáo nhưng vẫn muốn tham dự hành hương.
Chúng tôi hẹn nhau có mặt tại khuôn viên giáo xứ lúc 8:45 sáng, và khởi hành lúc 9 giờ, thời gian từ thành phố Tempe đến Jarnell mất khoảng 2 giờ lái xe, ngồi trên xe mọi người cùng nhau lần hạt mân côi, nghe cha giải đáp những thắc mắc, những câu hỏi của một số người hành hương nêu lên.
Đúng 11 giờ chúng tôi đã có mặt tại Đền Thánh Thánh Giuse, cùng quây quần bên nhau và cùng nhau dùng cơm trưa tại đây với những món ăn được chuẩn bị mang theo rất dồi dào, rất ngon miệng và nhất là món xôi gấc và bánh cam của Cha Quốc thì khỏi phải chê vào đâu được, có nhiều người còn xin Cha bí quyết, bí cấp để học hỏi làm theo nữa kìa.
Sau giờ trưa, chúng tôi tụ họp dưới chân tượng Thánh Giuse, lấy vài tấm hình kỷ niệm rồi bắt đầu suy gẫm 14 Chặng Đàng Thánh Giá.
Lạy Chúa, Chúa đã phán: Ai muốn theo Ta, phải vác Thập giá hằng ngày mà theo Ta. Xin cho chúng con biết yêu mến thập giá mà Chúa gửi đến trong cuộc sống. Xin giúp chúng con sống cuộc đời mới khi theo chân chúa trên đường khổ nạn này. Xin Chúa dạy chúng con biết rằng, đường đau khổ là đường đưa tới vinh quang, và triều thiên Thiên quốc chỉ dành cho những ai một đời biết hy sinh phục vụ tha nhân.
1 Nơi thứ nhất : Chúa Giêsu chịu bản án bất công
2 Nơi thứ hai : Chúa Giêsu vác thánh giá
3 Nơi thư ba : Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất
4 Nơi thứ tư : Chúa Giêsu gặc Đức Mẹ
5 Nơi thứ năm : Ông Simon vác đỡ thánh giá Chúa
6 Nơi thứ sáu : Bà Veronica lau mặt Chúa
7 Nơi thứ bảy : Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai
8 Nơi thứ tám : Chúa Giêsu gặp những người phụ nữ thành Giêrusalem
9 Nơi thứ chín : Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba
10 Nơi thứ 10 : Quân dữ lột áo Chúa Giêsu
11 Nơi thứ 11 : Chúa Giêsu chịu đóng đinh vào thập giá
12 Nơi thứ 12 : Chúa Giêsu chịu chết trên thập giá
13 Nơi thứ 13 : Tháo xác Chúa xuống và trao vào tay Đức Mẹ
14 Nơi thứ 14 : Táng xác Chúa Giêsu trong mồ.
Mỗi chặng đường là một bài học cho chúng ta suy ngẫm, học hỏi và noi theo, như trong lời kinh chúng ta thường hát:
Lạy Chúa xin cho chúng con bước đi theo Ngài
Xin cho chúng con cùng vác với Ngài
Thập giá trên đường đời con đi
Lạy Chúa xin cho con đóng đinh với Ngài
Xin cho con cùng chết với Ngài
Để được sống với Ngài vinh quang.
Sau giờ suy gẫm 14 chặng đành Thánh Giá là giờ nghĩ ngơi, thời gian này cũng là lúc mọi người chia sẽ với nhau những cãm nghiệm trong lúc đi qua 14 chặng Thánh Giá.
Nhiều người rất xúc động, vì đây là lần đầu tiên họ đến hành hương và biết được nơi chốn linh thiêng này, mặc dù họ sống ở đây một thời gian khá dài, có người đã đến đây nhiều lần rồi, nhưng hôm nay lại đến sau thời gian gián đoạn vì đại dịch Virus Covid-19. Vì sinh kế gia đình, vân vân.
Trên khuôn mặt mọi người ai nấy đều biểu hiện một nét vui tươi, hớn hở vì họ đã được diễm phúc có những giây phút sống gần gũi bên Chúa khi đi qua 14 chặng Đàng Thánh Giá và nhất là được ôm ấp Chúa, được hôn Chúa trong Mồ, được nghe cha linh hướng chia sẽ và dẫn giải về hành trình khổ nạn của Chúa.
Trước khi ra về, chúng tôi lại một lần nữa quây quần chung quanh Thánh Tượng Chúa Sống Lại cùng nhau tạo dáng lấy hình lưu niệm, xin ơn chữa lành và cầu xin bình an trên mọi nẽo đường chúng con ra về.
Mùa Chay cũng là Mùa Thống Hối Ăn Năn trở về bên Chúa.
Cha ơi ! Nay con trở về
Tội đầy cùng trời với Cha.
Bao nhiêu tháng năm hoang đàng
Một lần ghi dấu ăn năn
Con xin làm người tôi hầu
Trọn đời bên Cha dấu yêu
Rồi mai những khi âu sầu
Còn được tình Cha xót thương nhiều.
Trên đường về ngồi trên xe bus, mọi người sốt sáng đọc kinh Kính Lòng Thương Xót Chúa lúc 3 giờ chiều (giờ Chúa chết) với phần suy niệm của linh mục linh hướng Vương Thiện Quốc.
Cầu xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết sống trọn hảo trong mùa chay này để xứng đáng đón nhận hồng ân Phục Sinh. Amen !
Phan Hoàng Phú Quý
Tường thuật từ Jarnell Arizona
Văn Hóa
Đọc Joseph Ratzinger, Nhà thần học của tính liên tục: Giáo Hội và Tai tiếng Lạm dụng Tình dục
Vũ Văn An
18:05 07/04/2025
Giáo Hội và Tai tiếng Lạm dụng Tình dục
Sau 8 năm đảm trách thừa tác vụ Phê-rô, Đức Bênêđictô XVI đã từ nhiệm, có thể nói trở về với "bản sắc" Hồng Y Joseph Ratzinger. Trong bản sắc này, ngài tiếp tục thừa tác vụ thần học được ngài luôn trân quý. Trong một số bài dưới đây, phần lớn đã được đăng tải trên VietCatholic.News, chúng tôi xin tiếp tục nhấn mạnh tới khía cạnh "liên tục" trong suy tư của nhà thần học thông sáng này. Có những bài ngài viết trước khi được bầu làm giáo hoàng nhưng chỉ được phổ biến sau khi ngài đã qua đời, và có những bài ngài viết sau khi từ nhiệm thừa tác vụ Phêrô. Trong loạt bài này, bài đầu tiên: Giáo Hội và Tai tiếng Lạm dụng Tình dục đã được đăng trên VietCatholic.News ngày 11 tháng Tư năm 2019.
Theo National Catholic Register, trong tuyên bố ý nghĩa nhất kể từ ngày từ nhiệm ngôi giáo hoàng năm 2013, Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô XVI vừa viết 1 tiểu luận khá dài về nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục trong đó, Người giải thích điều Người cho là gốc rễ của cuộc khủng hoảng, hậu quả nó tạo cho chức linh mục và Giáo Hội nên đáp ứng tốt nhất ra sao.
Trong bài tiểu luận dài hơn 6,000 chữ này, được đăng ngày 11 tháng Tư, 2019, trên nguyệt san Klerusblatt, một tập san ở vùng Bavaria, Đức, Đức Bênêđíctô thứ 16 chủ yếu đổ lỗi cho cuộc cách mạng tình dục và việc sụp đổ nền thần học luân lý Kitô giáo sau Công Đồng Vatican II. Hai điều này đã phá hoại nền huấn luyện trong các chủng viện trước Vatican II.
Chúng tôi xin chuyển ngữ trọn bài tiểu luận của ngài:

Từ ngày 21 đến 24 tháng 2, theo lời mời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, các chủ tịch của các Hội Đồng giám mục thế giới đã tập trung tại Vatican để thảo luận về cuộc khủng hoảng đức tin và Giáo hội hiện nay; một cuộc khủng hoảng được cảm nghiệm trên toàn thế giới sau những tiết lộ gây ngỡ ngàng về nạn giáo sĩ lạm dụng gây ra cho các trẻ vị thành niên.
Phạm vi và mức độ nghiêm trọng của các biến cố được báo cáo đã khiến các linh mục cũng như giáo dân vô cùng buồn bã, và đã khiến nhiều người phải đặt nghi vấn đối với chính Đức tin của Giáo hội. Cần phải gửi đi một thông điệp mạnh mẽ, và tìm kiếm một khởi đầu mới, để làm cho Giáo hội một lần nữa thực sự đáng tin cậy như một ánh sáng giữa các dân tộc và như một lực lượng phục vụ chống lại sức mạnh hủy diệt.
Vì bản thân tôi đã từng phục vụ trong một vị trí trách nhiệm với tư cách là mục tử của Giáo hội tại thời điểm bùng nổ công khai cuộc khủng hoảng, và trong thời gian dẫn tới nó, tôi đã phải tự hỏi mình - mặc dù nay, với tư cách hưu trí, tôi không chịu trách nhiệm trực tiếp nữa - tôi có thể đóng góp được gì vào một khởi đầu mới.
Do đó, sau khi cuộc họp của các chủ tịch của các hội đồng giám mục đã được công bố, tôi đã thu thập một số ghi chép nhờ đó tôi có thể đóng góp một hoặc hai nhận xét để hỗ trợ trong giờ phút khó khăn này.
Sau khi liên lạc với Quốc vụ khanh, Đức Hồng Y [Pietro] Parolin và Đức Thánh Cha [Đức Giáo Hoàng Phanxicô], điều xem ra thích hợp là ấn hành bản văn này trên Klerusblatt [một tập san định kỳ hàng tháng cho hàng giáo sĩ tại hầu hết các giáo phận xứ Bavaria].
Công trình của tôi được chia thành ba phần.
Trong phần thứ nhất, tôi nhằm trình bày ngắn gọn bối cảnh xã hội rộng lớn hơn của vấn đề, mà nếu không, ta không thể hiểu nổi nó. Tôi sẽ cố gắng chứng tỏ rằng trong những năm 1960, một biến cố lớn đã xảy ra, với quy mô chưa từng có trong lịch sử. Có thể nói rằng trong 20 năm từ 1960 đến 1980, các tiêu chuẩn quy phạm trước đây về tính dục đã sụp đổ hoàn toàn, và một sự bình thường mới đã nảy sinh mà cho đến nay đã trở thành chủ đề cho nhiều cố gắng ngăn chặn.
Trong phần thứ hai, tôi nhấn mạnh các hậu quả của tình huống này đối với việc đào tạo các linh mục và cuộc sống của các Người.
Cuối cùng, trong phần thứ ba, tôi muốn khai triển một số viễn ảnh cho một đáp ứng thích đáng về phía Giáo hội.
Phần I
(1) Vấn đề bắt đầu với việc dẫn nhập, được nhà nước ra lệnh và hỗ trợ, các trẻ em và người trẻ vào bản chất tính dục. Ở Đức, Bộ trưởng Y tế lúc đó, bà [Käte] Strobel, đã cho làm một bộ phim trong đó mọi thứ trước đây không được phép trình chiếu công khai, bao gồm cả việc giao hợp tính dục, giờ đây được chiếu nhằm mục đích giáo dục. Điều ban đầu chỉ nhằm giáo dục giới tính cho người trẻ sau đó đã được chấp nhận rộng rãi như một giải pháp khả thi.
Hiệu quả tương tự đã đạt được bởi cuốn “Sexkoffer” được xuất bản bởi chính phủ Áo [Một “vali” gây tranh cãi về các tài liệu giáo dục giới tính được sử dụng trong các trường học của Áo vào cuối những năm 1980]. Các bộ phim tính dục và khiêu dâm lúc đó đã trở thành một biến cố thông thường, đến mức chúng được chiếu tại các rạp chiếu phim thời sự [Bahnhofskinos]. Tôi vẫn còn nhớ, khi cuốc bộ qua thành phố Regensburg, được thấy rất đông người xếp hàng trước một rạp chiếu phim lớn, một điều mà trước đây chúng ta chỉ thấy trong thời chiến, lúc người ta chờ mong một cuộc phân phối đặc biệt nào đó. Tôi cũng nhớ đến thành phố vào Thứ Sáu Tuần Thánh năm 1970 và thấy mọi bảng quảng cáo được dán lên với một tấm áp phích lớn hình hai người hoàn toàn khỏa thân đang ôm sát lấy nhau.
Trong số các quyền tự do mà Cách mạng năm 1968 tìm cách đấu tranh là quyền tự do tính dục hoàn toàn này, một thứ không còn thừa nhận bất cứ quy tắc nào nữa.
Sự sụp đổ tinh thần cũng liên quan đến xu hướng thích bạo lực. Đó là lý do tại sao phim tính dục không còn được phép sử dụng trên máy bay vì bạo lực sẽ bùng phát trong cộng đồng hành khách nhỏ. Và vì quần áo thời đó cũng gây ra sự gây hấn không kém, nên các hiệu trưởng các trường cũng đã cố gắng áp dụng đồng phục học sinh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường học tập.
Một phần diện mạo (physiognomy) của cuộc Cách mạng năm 68 là việc lúc đó, người ta cũng chẩn đoán ấu dâm là điều được phép và thích đáng.
Đối với những người trẻ tuổi trong Giáo hội, nhưng không chỉ đối với họ, đây là một khoảng thời gian rất khó khăn xét về nhiều phương diện. Tôi đã luôn tự hỏi làm thế nào những người trẻ tuổi trong tình huống này có thể tiếp cận chức linh mục và chấp nhận nó, với tất cả các hệ lụy của nó. Sự sụp đổ sâu rộng của thế hệ linh mục tiếp theo trong những năm tháng đó và số lượng hoàn tục rất cao là hậu quả của tất cả những khai triển này.
(2) Đồng thời, độc lập với sự khai triển này, thần học luân lý Công Giáo đã chịu một sự sụp đổ khiến Giáo hội không thể chống lại những thay đổi này trong xã hội. Tôi sẽ cố gắng phác thảo ngắn gọn quỹ đạo của sự khai triển này.
Cho đến Công đồng Vatican II, thần học luân lý Công Giáo chủ yếu được xây dựng trên luật tự nhiên, trong khi chỉ có Sách Thánh được trích dẫn làm nền tảng hoặc để chứng minh. Trong cuộc đấu tranh của Công đồng nhằm một sự hiểu biết mới về Mặc Khải, giải pháp luật tự nhiên phần lớn đã bị từ bỏ và một nền thần học luân lý hoàn toàn dựa trên Kinh thánh đã được yêu cầu.
Tôi vẫn còn nhớ cách phân khoa Dòng Tên ở Frankfurt đã huấn luyện một Cha trẻ có năng khiếu cao (Bruno Schüller) nhằm mục đích khai triển một nền luân lý hoàn toàn dựa trên Kinh thánh. Luận án tuyệt vời của Cha Schüller cho thấy bước đầu tiên hướng tới việc xây dựng một nền luân lý dựa trên Kinh thánh. Cha Schüller sau đó được gửi sang Mỹ để nghiên cứu thêm và trở về với việc nhận ra rằng từ Kinh thánh mà thôi, một nền luân lý không thể được phát biểu một cách có hệ thống. Sau đó, Người đã thử một nền thần học luân lý thực dụng hơn, nhưng không thể cung cấp được một câu trả lời nào cho cuộc khủng hoảng luân lý.
Cuối cùng, chủ yếu chỉ còn giả thuyết cho rằng luân lý được chuyên nhất quyết định bởi mục đích của hành động con người đang thịnh hành mà thôi. Dù cụm từ xưa “mục đích biện minh cho phương tiện” không được xác nhận ở dạng thô thiển này, nhưng cách suy nghĩ của nó đã trở thành dứt khoát. Do đó, không còn bất cứ điều gì có thể tạo nên một điều tốt tuyệt đối nữa, cũng như không còn bất cứ điều gì xấu xa từ căn bản nữa; [có thể] chỉ còn các phê phán giá trị tương đối mà thôi. Không còn điều tốt [tuyệt đối], mà chỉ còn điều tương đối tốt hơn mà thôi, tùy theo thời điểm và hoàn cảnh.
Cuộc khủng hoảng về công chính hóa và việc trình bày luân lý Công Giáo đã đạt đến tỷ lệ bi thảm vào cuối các thập niên 80 và 90. Vào ngày 5 tháng 1 năm 1989, “Tuyên bố Cologne”, được ký bởi 15 giáo sư thần học Công Giáo, đã được công bố. Nó tập chú vào các điểm khủng hoảng đa dạng trong mối liên hệ giữa huấn quyền giám mục và nhiệm vụ của thần học. [Phản ứng đối với] bản văn này, lúc đầu không vượt quá mức phản kháng thông thường, đã nhanh chóng phát triển thành một sự phản đối kịch liệt chống lại huấn quyền của Giáo hội và tập hợp, một cách ồn ào và hiển thị, tiềm năng phản kháng hoàn cầu chống lại các bản văn tín lý dự kiến của Đức Gioan Phaolô II (x. D. Mieth, Kölner Erklärung, LThK, VI3, trang 196) [LTHK là The Lexikon für Theologie und Kirche, một Từ Vựng Thần Học và Giáo Hội” bằng tiếng Đức mà các nhà biên tập gồm Karl Rahner và Đức Hồng Y Walter Kasper].
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người biết rất rõ tình huống của thần học luân lý và theo sát nó, đã ủy nhiệm việc viết một thông điệp để điều chỉnh các điều này. Nó được công bố dưới tựa đề “Veritatis splendor” (Chói Ngời Chân Lý) vào ngày 6 tháng 8 năm 1993, và nó đã làm nổ ra nhiều phản ứng dữ dội từ phía các nhà thần học luân lý. Trước nó, “Sách Giáo lý Giáo hội của Giáo Hội Công Giáo” một cách thuyết phục và có hệ thống, đã trình bày nền luân lý như đã được Giáo hội công bố.
Tôi sẽ không bao giờ quên nhà thần học luân lý người Đức lúc bấy giờ Franz Böckle, người đã trở về quê hương Thụy Sĩ sau khi nghỉ hưu, đã tuyên bố trước những quyết định có thể có của thông điệp “Veritatis splendor” rằng nếu thông điệp xác định rằng có những hành động vốn luôn luôn và trong mọi trường hợp được xếp loại là xấu xa, Người sẽ thách thức nó bằng mọi nguồn lực Người đang có trong tay.
Chính Thiên Chúa, Đấng Thương Xót, đã tha cho Người khỏi phải đưa quyết tâm của Người ra thực hành; Böckle qua đời vào ngày 8 tháng 7 năm 1991. Thông điệp được công bố vào ngày 6 tháng 8 năm 1993 và quả thực có bao gồm lời xác định rằng có những hành động không bao giờ có thể trở nên tốt được.
Đức Giáo Hoàng đã ý thức đầy đủ tầm quan trọng của quyết định này vào lúc đó và về phần này của bản văn, Người đã một lần nữa tham khảo ý kiến các chuyên gia hàng đầu, những người không tham gia vào việc biên tập thông điệp. Người biết rằng Người không còn nghi ngờ gì nữa về sự kiện: việc tính toán luân lý (moral calculus) liên quan đến việc cân bằng các điều tốt phải tôn trọng một giới hạn sau cùng. Có những điều tốt không bao giờ bị trao đổi.
Có những giá trị không bao giờ được từ bỏ để đổi lấy một giá trị lớn hơn và thậm chí vượt quá sự bảo tồn sự sống thể lý. Có việc tử vì đạo. Thiên Chúa [nói về] không hẳn chỉ là về sự sinh tồn thể lý. Một cuộc sống được mua bằng việc bác bỏThiên Chúa, một cuộc sống dựa trên lời dối trá tối hậu, không là một cuộc sống.
Phúc tử đạo là một phạm trù căn bản của sự hiện hữu Kitô giáo. Sự kiện phúc tử đạo không còn cần thiết về mặt luân lý trong lý thuyết do Böckle và nhiều người khác chủ trương cho thấy rằng bản chất của Kitô giáo đang bị đe dọa.
Tuy nhiên, giữa lúc ấy, trong thần học luân lý, một câu hỏi khác đã trở nên cấp bách: Giả thuyết cho rằng huấn quyền của Giáo hội cần có thẩm quyền sau cùng (“vô ngộ”) chỉ trong các vấn đề liên quan đến chính đức tin mà thôi, đang được chấp nhận rộng rãi; (theo quan điểm này) các vấn đề liên quan đến luân lý không nên nằm trong phạm vi các quyết định không thể sai lầm của Huấn quyền Giáo hội. Có lẽ có một điều gì đó đúng về giả thuyết này đủ để ta phải thảo luận thêm. Nhưng có một tập hợp luân lý tối thiểu gắn liền một cách không thể tháo gỡ với nguyên tắc nền tảng của đức tin và phải được bảo vệ nếu đức tin không bị giản lược thành một lý thuyết nhưng đúng hơn, được thừa nhận trong các chủ trương của nó đối với đời sống cụ thể.
Tất cả những điều trên cho thấy rõ ràng trong căn bản, thẩm quyền của Giáo hội trong các vấn đề luân lý đã bị nghi vấn như thế nào. Những người bác bỏ Giáo hội như một năng quyền giảng dạy cuối cùng trong lĩnh vực này buộc Giáo hội phải im lặng chính tại biên giới giữa sự thật và dối trá đang bị đe dọa.
Độc lập với vấn đề này, trong nhiều giới thần học luân lý, người ta đã trình bầy giả thuyết cho rằng Giáo hội không và không thể có nền luân lý riêng của mình. Lập luận của họ là mọi giả thuyết luân lý cũng phải biết các song hành trong các tôn giáo khác và do đó, một sở hữu luân lý Kitô giáo không thể hiện hữu được. Nhưng câu hỏi về bản chất độc đáo của luân lý Kinh thánh không được trả lời bởi sự kiện với mỗi câu phán định ở đâu đó, phải có một câu song hành trong các tôn giáo khác. Đúng hơn, ở đây nói về toàn bộ nền luân lý Kinh Thánh, một nền luân lý, trong chính nó, vốn mới mẻ và khác biệt so với các phần riêng lẻ của nó.
Sự độc đáo của học thuyết luân lý trong Thánh Kinh cuối cùng có định đề trong việc bám lấy hình ảnh Thiên Chúa, đức tin vào một Thiên Chúa duy nhất, Đấng đã tỏ mình ra trong Chúa Giêsu Kitô và là Đấng đã sống như một con người nhân bản. Mười điều răn là một áp dụng đức tin Kinh Thánh đối với Thiên Chúa vào cuộc sống của con người. Hình ảnh Thiên Chúa và luân lý thuộc về nhau và do đó dẫn đến sự thay đổi đặc thù thái độ Kitô giáo đối với thế giới và đời sống con người. Hơn nữa, Kitô giáo đã được mô tả ngay từ đầu bằng hạn từ hodós [tiếng Hy Lạp có nghĩa con đường, trong Tân Ước thường được sử dụng theo nghĩa nẻo đường đang tiến bước].
Đức tin là một hành trình và một nẻo đường sống. Trong Giáo hội xưa, đoàn dự tòng (catechumenate) được tạo ra như một môi trường sống chống lại một nền văn hóa ngày càng bị phi luân hóa; trong môi trường sống này, các khía cạnh khác biệt và mới mẻ của lối sống Kitô giáo được thực hành và đồng thời được bảo vệ khỏi lối sống thông thường. Tôi nghĩ rằng ngay cả ngày nay nữa, một điều gì đó như các cộng đồng dự tòng là điều cần thiết để đời sống Kitô hữu có thể tự khẳng định theo cách riêng của mình.
Phần II: Phản ứng ban đầu của Giáo hội
(1) Như tôi đã cố gắng chứng tỏ, diễn trình được chuẩn bị lâu dài và còn đang tiếp diễn nhằm triệt hạ khái niệm luân lý Kitô giáo được đánh dấu bằng một chủ nghĩa cấp tiến chưa từng có vào những năm 1960. Sự triệt hạ thẩm quyền giảng dạy luân lý của Giáo hội này nhất thiết phải có hậu quả đối với nhiều lĩnh vực khác nhau của Giáo hội. Trong bối cảnh cuộc hội họp của các chủ tịch các hội đồng giám mục từ khắp nơi trên thế giới với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vấn đề đời sống linh mục, cũng như vấn đề các chủng viện, được đặc biệt quan tâm. Liên quan đến vấn đề chuẩn bị cho thừa tác vụ linh mục trong các chủng viện, trên thực tế có một sự suy sụp sâu rộng trong hình thức trước đây của việc chuẩn bị này.
Trong các chủng viện khác nhau, các nhóm đồng tính luyến ái đã được thành lập; chúng hoạt động ít nhiều công khai và thay đổi đáng kể bầu khí trong các chủng viện. Trong một chủng viện ở miền nam nước Đức, các ứng viên chức linh mục và các ứng viên thừa tác vụ chuyên gia mục vụ giáo dân [Pastoralreferent] đã sống với nhau. Trong các bữa ăn chung, các chủng sinh và các chuyên gia mục vụ đã cùng ăn với nhau, những người kết hôn trong hàng giáo dân đôi khi có vợ con đi theo, và thỉnh thoảng cả các bạn gái của họ nữa. Khí hậu trong chủng viện này không thể hỗ trợ việc chuẩn bị cho ơn gọi linh mục được. Tòa Thánh biết các vấn đề như vậy, tuy không được thông báo chính xác. Như một bước đầu tiên, một cuộc viếng thăm tông tòa đã được sắp xếp cho các chủng viện tại Hoa Kỳ.
Vì tiêu chuẩn lựa chọn và bổ nhiệm các giám mục cũng đã được thay đổi sau Công đồng Vatican II, nên mối liên hệ của các giám mục với các chủng viện của họ cũng rất khác. Trước hết, một tiêu chuẩn để bổ nhiệm các giám mục mới giờ đây là “tính công đồng” (“conciliarity”), một hạn từ tất nhiên có thể được hiểu có ý nói đến nhiều điều khá khác nhau.
Thật vậy, ở nhiều nơi trong Giáo hội, các thái độ có tính công đồng được hiểu là có thái độ phê phán hoặc tiêu cực đối với truyền thống vốn có từ trước đến nay, mà bây giờ phải được thay thế bằng một mối liên hệ mới, hoàn toàn cởi mở với thế giới. Một giám mục, người trước đây là giám đốc chủng viện, đã sắp xếp để các chủng sinh được chiếu những bộ phim khiêu dâm, được cho là với ý định làm cho họ đề kháng các hành vi trái với đức tin.
Có những giám mục cá thể - không chỉ ở Hoa Kỳ - đã bác bỏ toàn bộ truyền thống Công Giáo và tìm cách đưa vào một thứ “tính Công Giáo” (catholicity) mới, hiện đại, trong giáo phận của họ. Có lẽ điều đáng nói là trong một vài chủng viện, các sinh viên bị bắt đang đọc sách của tôi bị coi là không thích hợp với chức linh mục. Các sách của tôi bị giấu đi, như một thứ văn học xấu xa, và chỉ được đọc dưới gầm bàn.
Cuộc Thăm viếng hiện đang diễn ra không mang đến những hiểu biết thông sáng mới, rõ ràng vì nhiều thế lực khác nhau đã hợp lực để che giấu tình hình thực sự. Một cuộc Thăm viếng thứ hai đã được sắp đặt và đã mang lại nhiều hiểu biết thông sáng đáng kể hơn, nhưng nói chung, không đạt được bất cứ tác dụng nào. Tuy nhiên, kể từ những năm 1970, tình hình trong các chủng viện nói chung đã được cải thiện. Tuy thế, chỉ có những trường hợp lẻ tẻ và mới về việc tăng cường ơn gọi linh mục được đưa ra trong khi tình hình nói chung đang rẽ sang một hướng khác.
(2) Như tôi nhớ không lầm, vấn đề ấu dâm đã không trở nên gay gắt cho đến hậu bán thập niên 1980. Trong khi đó, nó đã trở thành một vấn đề công cộng ở Hoa Kỳ, đến nỗi các giám mục ở Rôma đã tìm kiếm sự giúp đỡ, vì giáo luật, như đã được viết trong Bộ luật mới (1983), dường như không đủ để đưa ra các biện pháp cần thiết.
Thoạt đầu, Rôma và các giáo luật gia Rôma gặp khó khăn với các quan tâm này; theo ý kiến của họ, việc đình chỉ tạm thời chức vụ linh mục phải đủ mạnh để mang lại sự thanh tẩy và minh xác. Điều này không thể được các giám mục Mỹ chấp nhận, vì các linh mục như thế vẫn còn phục vụ vị giám mục, và do đó, có thể được coi là [vẫn] còn liên kết trực tiếp với Người. Chỉ từ từ, mới bắt đầu có được một sự đổi mới và làm sâu sắc thêm Bộ luật mới đối với luật hình sự từng cố ý được xây dựng một cách lỏng lẻo.
Tuy nhiên, thêm vào đó, còn có vấn đề căn bản trong việc tri nhận luật hình sự. Chỉ có điều gọi là chủ nghĩa bảo lãnh [guarantorism, một loại chủ nghĩa bảo hộ tố tụng] mới được coi là “có tính công đồng”. Điều này có nghĩa là trước tiên, các quyền của bị cáo phải được bảo đảm, đến độ trên thực tế không còn bất cứ sự kết án nào nữa. Như một đối trọng chống lại các giải pháp bào chữa thường không thỏa đáng hiện có cho các nhà thần học bị buộc tội, quyền bào chữa của họ nhờ chủ nghĩa bảo lãnh này đã được mở rộng đến mức khó có thể kết án họ.
Cho phép tôi chèn một phụ chú (excursus) ngắn ở điểm này. Xét về qui mô hành vi sai trái ấu dâm, một lời nói của Chúa Giêsu khiến chúng ta lưu ý, đó là: “Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn” (Mc 9:42).
Cụm từ “những kẻ bé mọn” trong ngôn ngữ của Chúa Giêsu có nghĩa là các tín hữu thông thường, những người có thể bị bối rối trong đức tin của họ bởi sự cao ngạo trí thức của những người cho rằng họ thông minh. Vì vậy, ở đây, Chúa Giêsu bảo vệ kho tàng đức tin bằng một đe dọa đầy nhấn mạnh trừng phạt đối với những người làm hại kho tàng đức tin này.
Việc sử dụng câu này theo nghĩa hiện đại không tự nó sai, nhưng nó không được làm lu mờ nghĩa gốc. Theo nghĩa đó, điều trở nên rõ ràng, trái với bất cứ chủ nghĩa bảo lãnh nào, là nó không chỉ có nghĩa quyền của bị cáo là quan trọng và đòi hỏi phải có sự bảo đảm. Những sự thiện vĩ đại như Đức tin cũng quan trọng không kém.
Do đó, một điều luật cân bằng tương ứng với toàn bộ sứ điệp của Chúa Giêsu không phải chỉ cung cấp sự bảo đảm cho bị cáo, sự tôn trọng đối với họ là sự thiện hợp pháp. Nó cũng phải bảo vệ Đức tin, vốn cũng là một tài sản hợp pháp quan trọng. Do đó, một giáo luật được tạo lập đúng đắn phải chứa một bảo đảm kép - bảo vệ pháp lý cho bị cáo, bảo vệ pháp lý cho sự thiện bị đe dọa. Nếu ngày nay người ta cổ vũ được quan niệm vốn rõ ràng từ trong nội tại này, thì người ta thường sẽ không phải bận tâm khi đụng đến vấn đề bảo vệ Đức tin như một sự thiện hợp pháp. Trong ý thức khái quát của luật pháp, Đức tin dường như không được xếp vào hàng các sự thiện cần được bảo vệ. Đây là một tình huống đáng được báo động, một tình huống phải được xem xét và nghiêm túc lưu ý bởi các mục tử của Giáo hội.
Bây giờ tôi muốn thêm, vào các ghi chú ngắn ngủi về tình hình đào tạo linh mục vào lúc nổ ra cuộc khủng hoảng, một vài nhận xét liên quan đến sự khai triển giáo luật trong vấn đề này.
Về nguyên tắc, Bộ Giáo sĩ chịu trách nhiệm xử lý các tội ác của các linh mục. Nhưng vì chủ nghĩa bảo lãnh đã chi phối tình hình đến một mức lớn lao vào lúc đó, nên tôi đã đồng ý với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II rằng việc giao năng quyền đối với các tội này cho Bộ Giáo lý Đức tin là điều phù hợp, dưới tiêu đề “Delicta maiora contra fidem” (những vi phạm lớn hơn chống lại đức tin).
Sự sắp xếp trên cũng cho phép áp dụng hình phạt tối đa, tức là trục xuất khỏi hàng giáo sĩ, một điều đã không thể áp đặt dưới các quy định pháp luật khác. Đây không phải là một mưu mẹo để có thể áp dụng hình phạt tối đa, nhưng phát sinh từ tầm quan trọng của Đức tin đối với Giáo hội. Thực thế, điều quan trọng là thấy hành vi sai trái như vậy của các giáo sĩ cuối cùng làm hại đến Đức tin.
Chỉ khi nào Đức tin không còn xác định được hành động của con người, các vi phạm như vậy mới có thể có.
Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của hình phạt cũng giả thiết phải có bằng chứng rõ ràng về hành vi phạm tội - khía cạnh này của chủ nghĩa bảo lãnh vẫn còn hiệu lực.
Nói cách khác, để áp đặt hình phạt tối đa một cách hợp pháp, cần phải có một quy trình hình sự thực sự. Nhưng cả các giáo phận lẫn Tòa thánh đều bị choáng ngợp bởi một yêu cầu như vậy. Do đó, chúng ta đã xác định một bình diện tố tụng hình sự tối thiểu và bỏ ngỏ khả thể Tòa Thánh sẽ tiếp quản phiên tòa khi các giáo phận hoặc thẩm quyền giáo tỉnh không thể làm được việc này. Trong mỗi trường hợp, phiên tòa sẽ phải được tái duyệt bởi Bộ Giáo lý Đức tin để bảo đảm các quyền của bị cáo. Cuối cùng, trong Feria IV (tức là, phiên họp toàn bộ các thành viên của Bộ), chúng ta đã thiết lập một toà kháng cáo dự liệu cho khả thể kháng cáo.
Vì tất cả những điều trên thực sự vượt quá khả năng của Bộ Giáo lý Đức tin, và vì sự chậm trễ đã phát sinh, cần được ngăn chặn do bản chất của vấn đề, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiến hành nhiều cải cách hơn nữa.
Phần III
(1) Chúng ta phải làm gì? Có lẽ chúng ta nên tạo ra một Giáo hội khác để mọi việc được giải quyết? Có, thí nghiệm này đã được thực hiện và đã thất bại. Chỉ có sự vâng lời và tình yêu dành cho Chúa Giêsu Kitô của chúng ta mới có thể chỉ đường. Vì vậy, trước tiên, chúng ta hãy cố gắng hiểu một lần nữa và từ bên trong [chính mình] điều Chúa muốn, và đã muốn với chúng ta.
Trước tiên, tôi sẽ đề nghị điều sau đây: Nếu chúng ta thực sự muốn tóm tắt rất ngắn gọn nội dung của Đức tin như đã được đặt để trong Kinh Thánh, chúng ta có thể làm vậy bằng cách nói rằng Chúa đã khởi xướng một câu chuyện tình với chúng ta và muốn bao gồm trọn sáng thế vào trong đó. Lực lượng chống lại cái ác, một cái ác đe dọa chúng ta và toàn thế giới, cuối cùng chỉ hệ ở việc chúng ta bước vào tình yêu này. Đó là lực lượng thực sự chống lại điều ác. Sức mạnh của tội ác phát sinh từ việc chúng ta từ chối yêu Thiên Chúa. Người nào phó thác mình cho tình yêu của Thiên Chúa thì được cứu chuộc. Việc chúng ta không được cứu chuộc là hậu quả của việc chúng ta thiếu khả năng yêu Thiên Chúa. Học cách yêu Thiên Chúa là con đường cứu chuộc của con người.
Bây giờ chúng ta hãy cố gắng mở tung nội dung thiết yếu này của mặc khải Thiên Chúa thêm một chút nữa. Sau đó, chúng ta có thể nói rằng hồng phúc căn bản đầu tiên mà Đức tin mang lại cho chúng ta là việc biết chắc chắn rằng Thiên Chúa hiện hữu.
Một thế giới không có Thiên Chúa chỉ có thể là một thế giới không có ý nghĩa. Vì lúc đó, mọi sự phát xuất từ đâu? Dù sao, nó không có mục đích thiêng liêng nào. Nó chỉ đơn giản có mặt ở đó và không có bất cứ mục tiêu cũng như bất cứ ý nghĩa nào. Lúc đó, không hề có tiêu chuẩn thiện hay ác nào. Lúc đó, chỉ những điều mạnh hơn những điều khác mới có thể khẳng định chính nó. Quyền lực lúc đó là nguyên lý duy nhất. Sự thật không đáng kể, nó thực sự không hiện hữu. Chỉ khi mọi thứ có một lý do thiêng liêng, được dự tính và được quan niệm - chỉ khi có một Thiên Chúa sáng tạo, Đấng tốt lành và muốn điều tốt - thì cuộc sống của con người mới có thể có ý nghĩa.
Việc có Thiên Chúa như Đấng tạo dựng và là thước đo mọi sự là điều cần thiết nguyên thủy trước hết và trên hết. Nhưng một vị Thiên Chúa hoàn toàn không phát biểu chính mình, không làm cho mình được biết đến, sẽ vẫn là một giả định và do đó không thể xác định mô thức [Gestalt] cuộc sống chúng ta.
Để Thiên Chúa thực sự là Thiên Chúa trong cuộc sáng tạo có chủ ý này, chúng ta phải trông chờ Người tự phát biểu chính Người một cách nào đó. Người đã làm thế bằng nhiều cách, nhưng một cách dứt khoát trong lời kêu gọi ngỏ với Ápraham và ban cho các người tìm kiếm Thiên Chúa một định hướng dẫn họ vượt lên trên mọi mong đợi: Chính Thiên Chúa trở thành tạo vật, nói như con người với những con người nhân bản chúng ta.
Theo cách này, câu “Thiên Chúa hiện hữu” cuối cùng trở thành một sứ điệp thực sự hân hoan, chính bởi vì Người không chỉ là sự hiểu biết, Người tạo dựng - và là - tình yêu. Làm mọi người ý thức được điều này một lần nữa là nhiệm vụ đầu tiên và căn bản được Thiên Chúa giao phó cho chúng ta.
Một xã hội không có Thiên Chúa - một xã hội không biết Người và coi Người không hiện hữu - là một xã hội mất thước đo của nó. Trong thời đại chúng ta, câu tuyên truyền Thiên Chúa đã chết đã được sáng chế ra. Khi Thiên Chúa chết thật trong xã hội, nó sẽ được tự do, chúng ta được cho biết chắc như thế. Trên thực tế, cái chết của Thiên Chúa trong một xã hội cũng có nghĩa là cái chết của tự do, bởi vì điều chết đi là mục đích cung cấp định hướng cho ta. Và vì chiếc la bàn chỉ cho chúng ta đi đúng hướng bằng cách dạy chúng ta phân biệt thiện và ác đã không còn. Xã hội phương Tây là một xã hội trong đó Thiên Chúa không hiện diện trong lãnh vực công cộng và không còn gì để cung ứng cho nó nữa. Và đó là lý do tại sao nó là một xã hội trong đó thước đo nhân tính ngày càng mất đi. Tại các điểm cá thể, điều bất ngờ rõ ràng là điều xấu xa và hủy diệt con người đã trở thành một vấn đề tất nhiên.
Đó là trường hợp ấu dâm. Chỉ một thời gian ngắn trước đây, nó đã được lên lý thuyết là hợp pháp, nhưng nó đã tràn lan mỗi ngày một hơn. Và nay chúng ta ngỡ ngàng nhận ra rằng sự việc đang xảy ra với trẻ em và người trẻ của chúng ta nhằm đe dọa phá hoại các em. Sự kiện điều này cũng lan tràn trong Giáo hội và nơi các linh mục hẳn phải khiến chúng ta bối rối cách riêng.
Tại sao ấu dâm đã đạt tới những tỷ lệ như thế? Cuối cùng, lý do là sự vắng mặt của Thiên Chúa. Các Kitô hữu và linh mục chúng ta cũng không thích nói về Thiên Chúa, vì ngôn từ này dường như không thực tế. Sau những biến động của Chiến tranh thế giới thứ hai, chúng ta ở Đức vẫn còn minh nhiên đặt Hiến pháp của mình dưới trách nhiệm đối với Thiên Chúa như một nguyên tắc hướng dẫn. Nửa thế kỷ sau, người ta không còn có thể bao gồm trách nhiệm đối với Thiên Chúa như một nguyên tắc hướng dẫn trong hiến pháp châu Âu nữa. Thiên Chúa bị coi như mối quan tâm đảng phái của một nhóm nhỏ và không còn có thể trở thành nguyên tắc hướng dẫn cho toàn thể cộng đồng. Quyết định này phản ánh tình hình ở phương Tây, nơi Thiên Chúa đã trở thành chuyện riêng tư của một thiểu số.
Một nhiệm vụ tối quan trọng, một nhiệm vụ hẳn đã phát xuất từ các biến động luân lý của thời ta, là chính chúng ta phải bắt đầu lại việc sống theo Thiên Chúa và sống trong Người. Trên hết, chính chúng ta phải học lại cách nhìn nhận Thiên Chúa là nền tảng của cuộc sống chúng ta thay vì đẩy Người qua một bên như một cụm từ vô hiệu. Tôi sẽ không bao giờ quên lời cảnh báo mà nhà thần học vĩ đại Hans Urs von Balthasar từng viết cho tôi trên một trong những lá thư bưu thiệp của ngài. “Đừng giả thiết Thiên Chúa Ba Ngôi, Cha, Con và Thánh Thần, nhưng hãy trình bày các vị!”
Thật vậy, trong thần học, Thiên Chúa thường được coi là điều đương nhiên, nhưng người ta không cư xử với Người một cách cụ thể. Chủ đề Thiên Chúa dường như không có thực chất, bao lâu bị loại ra ngoài những điều liên quan đến chúng ta. Tuy nhiên, mọi sự sẽ trở nên khác nếu người ta không giả định nhưng trình bầy Thiên Chúa. Không để Người ở hậu trường, nhưng nhìn nhận Người là trung tâm của suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta.
(2) Thiên Chúa trở thành con người vì chúng ta. Con người trong tư cách tạo vật của Người gần gũi với trái tim của Người đến nỗi Người đã tự hợp nhất với họ và do đó đã đi vào lịch sử loài người một cách rất thực tế. Người nói với chúng ta, Người sống với chúng ta, Người đau khổ với chúng ta và Người đã tự mang lấy cái chết vì chúng ta. Chúng ta nói về điều này một cách chi tiết trong thần học, với những lời lẽ và suy nghĩ bác học. Nhưng chính bằng cách này, chúng ta có nguy cơ trở thành các ông chủ của đức tin thay vì được đổi mới và làm chủ bởi Đức tin.
Chúng ta hãy xem xét điều này trong tương quan với một vấn đề trung tâm, việc cử hành Bí tích Thánh Thể. Việc chúng ta xử lý Bí tích Thánh Thể chỉ có thể khơi dậy mối quan tâm. Công đồng Vatican II đã rất đúng khi tập chú vào việc đem bí tích Sự Hiện Diện Mình và Máu Chúa Kitô, Sự Hiện Diện của con người của Người, Cuộc Khổ Nạn, Sự Chết và Phục Sinh của Người trở lại tâm điểm của đời sống Kitô hữu và chính sự hiện hữu của Giáo Hội. Một phần, điều này thực sự đã diễn ra, và chúng ta nên hết lòng biết ơn Chúa vì điều này.
Nhưng một thái độ khác thế đang khá thịnh hành. Điều nổi bật không phải là một sự tôn kính mới đối với sự hiện diện của cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, mà là một cách xử sự với Người có tác dụng phá hủy sự vĩ đại của Mầu nhiệm. Sự tham gia suy giảm trong việc cử hành Thánh Thể Chúa Nhật cho thấy các Kitô hữu chúng ta ngày nay vẫn còn biết rất ít về việc đánh giá cao sự vĩ đại của hồng ân vốn hệ ở sự Hiện diện Thực sự của Người. Bí tích Thánh Thể bị hạ giá, trở thành một cử chỉ nghi thức khi người ta coi là đương nhiên việc phép lịch sự đòi để Người được dâng tiến trong các buổi cử hành của gia đình hoặc trong các dịp như đám cưới và đám tang cho mọi người được mời vì các lý do gia đình.
Cách người ta thường nhận lãnh Bí tích Thánh Thiện trong lúc rước lễ, đơn giản coi nó như một việc đương nhiên, cho thấy nhiều người coi việc rước lễ chỉ là một cử chỉ nghi thức thuần túy. Do đó, khi nghĩ tới việc hành động nào được đòi hỏi trước hết và trên hết, điều khá hiển nhiên là chúng ta không cần một Giáo hội khác do chính chúng ta thiết kế. Thay vào đó, điều cần thiết trước tiên và quan trọng nhất là sự đổi mới Đức tin vào Thực tại của Chúa Giêsu Kitô như đã được ban cho chúng ta trong Bí tích Thánh Thể.
Trong các cuộc trò chuyện với nạn nhân của ấu dâm, người ta đã giúp tôi ý thức sâu sắc được đòi hỏi đầu tiên và quan trọng nhất này. Một phụ nữ trẻ, [trước đây] từng giúp lễ, đã nói với tôi rằng cha tuyên úy, cấp trên của cô trong tư cách người giúp lễ, luôn khởi diễn việc lạm dụng tính dục mà ông phạm với cô bằng những lời này: “này là Mình Thầy, sẽ bị nộp vì các con”.
Hiển nhiên người phụ nữ này không thể nghe chính những lời truyền phép mà không cảm nghiệm lại tất cả những đau khổ khủng khiếp của việc mình bị lạm dụng. Vâng, chúng ta phải khẩn thiết cầu xin Chúa tha thứ, và trước hết và trên hết, chúng ta phải thề hứa với Người và xin Người dạy mọi người chúng ta một lần nữa hiểu được sự vĩ đại của sự đau khổ, sự hy sinh của Người. Và chúng ta phải làm tất cả những gì có thể làm để bảo vệ hồng ân Bí tích Thánh Thể khỏi bị lạm dụng.
(3) Và cuối cùng là Mầu nhiệm Giáo hội. Câu mà Romano Guardini, gần 100 năm trước, bày tỏ niềm hy vọng vui mừng vốn ghi khắc trong ngài và nhiều người khác, vẫn không thể nào quên được: “Một biến cố có tầm quan trọng khôn lường đã bắt đầu; Giáo hội đang tỉnh dậy trong các linh hồn”.
Ngài muốn nói rằng Giáo hội không còn bị cảm nghiệm và tri nhận chỉ như một hệ thống từ bên ngoài đi vào cuộc sống của chúng ta, như một thứ thẩm quyền, nhưng đúng hơn, nó bắt đầu được tri nhận là hiện diện trong trái tim con người - như một điều không chỉ ở bên ngoài, mà đánh động chúng ta từ bên trong. Khoảng nửa thế kỷ sau, khi xem xét lại diễn trình này và coi xem điều gì đã xảy ra, tôi cảm thấy bị cám dỗ muốn đảo ngược câu nói: “Giáo hội đang chết trong các linh hồn”.
Thật vậy, Giáo hội ngày nay được nhiều người coi chỉ như một loại bộ máy chính trị. Người ta nói về nó hầu như chuyên nhất bằng các phạm trù chính trị, và điều này đúng cả với các giám mục, những người phát biểu quan niệm của họ về Giáo Hội của ngày mai hầu như chuyên nhất bằng từ ngữ chính trị. Cuộc khủng hoảng, gây ra bởi nhiều trường hợp giáo sĩ lạm dụng, thúc giục chúng ta coi Giáo hội như một điều gần như không thể chấp nhận được, điều mà giờ đây chúng ta phải nắm trong tay và thiết kế lại. Nhưng một Giáo hội tự tạo không thể tạo được hy vọng.
Chính Chúa Giêsu đã so sánh Giáo hội với một lưới đánh cá, trong đó những con cá tốt và xấu cuối cùng bị chính Chúa phân rẽ. Ngoài ra còn có dụ ngôn coi Giáo hội như một cánh đồng trong đó, hạt tốt mà chính Thiên Chúa đã gieo lớn lên, nhưng cả cỏ dại mà “kẻ thù” đã bí mật gieo vào đó nữa. Thật vậy, cỏ dại trong cánh đồng Thiên Chúa, tức Giáo hội, hiển thị một cách quá đáng, và những con cá xấu trong lưới cũng cho thấy sức mạnh của chúng. Tuy nhiên, cánh đồng này vẫn là cánh đồng của Thiên Chúa và lưới cá vẫn là lưới cá của Thiên Chúa. Và ở mọi thời điểm, không những có cỏ dại và cá ác, mà còn có mùa gặt của Thiên Chúa và cá tốt. Công bố cả hai một cách nhấn mạnh không phải là một hình thức hộ giáo sai lầm, mà là một việc phục vụ cần thiết đối với Sự thật.
Trong bối cảnh này, cần phải nhắc đến một bản văn quan trọng trong Khải Huyền của Thánh Gioan. Ma quỷ được nhận diện là người tố cáo buộc tội anh em chúng ta trước Thiên Chúa cả ngày lẫn đêm (Kh 12:10). Như thế, Sách Khải Huyền của Thánh Gioan đã tiếp nhận một ý nghĩ từ trung tâm của câu chuyện lên khuôn trong Sách Gióp (G 1 và 2:10; 42: 7-16). Trong cuốn sách này, ma quỷ đã tìm cách hạ giá đức công chính của Gióp trước mặt Thiên Chúa, cho rằng nó chỉ có tính bề ngoài mà thôi. Và đó chính là điều Sách Khải Huyền muốn nói: Ma quỷ muốn chứng minh rằng không có người công chính; mọi sự công chính của người ta chỉ được biểu diễn ở bên ngoài. Nếu có thể đẽo gần một người nào đó hơn, thì vẻ công chính bề ngoài của người này sẽ nhanh chóng rơi rụng.
Trình thuật trong sách Gióp bắt đầu với cuộc tranh luận giữa Thiên Chúa và ma quỷ, trong đó Thiên Chúa từng nhắc đến Gióp như một người thực sự chính trực. Bây giờ, ông ta được sử dụng như một điển hình để kiểm nghiệm xem ai đúng. Hãy lấy đi các tài sản của anh ta và Ngài sẽ thấy chẳng còn lại gì trong lòng đạo đức của anh ta nữa, ma quỷ lập luận như thế. Thiên Chúa cho phép hắn làm thử nghiệm này, nhưng Gióp thoát được một cách tích cực. Bây giờ ma quỷ đẩy xa hơn và hắn nói: "Da đổi da! Tất cả những gì người ta có, người ta đều sẵn sàng cho đi để cứu mạng sống mình. Ngài cứ thử giơ tay đánh vào xương vào thịt nó xem, chắc chắn là nó sẽ nguyền rủa Ngài thẳng mặt!" (G 2: 4-6).
Thiên Chúa ban cho quỷ cơ hội thứ hai. Hắn cũng có thể chạm vào da của Gióp. Chỉ giết Gióp là bị Thiên Chúa cấm mà thôi. Đối với các Kitô hữu, điều rõ ràng là Ông Gióp này, người đứng trước Thiên Chúa như một điển hình cho cả nhân loại, chính là Chúa Giêsu Kitô. Trong Sách Khải huyền của Thánh Gioan, thảm kịch của nhân loại được trình bày cho chúng ta một cách sâu rộng.
Thiên Chúa Tạo dựng đối đầu với ma quỷ, kẻ nói xấu cả nhân loại và mọi tạo vật. Hắn nói, không những với Thiên Chúa mà trước hết với người ta: Hãy nhìn xem vị Thiên Chúa này đã làm gì. Giả thiết là một sáng thế tốt lành, nhưng trên thực tế đầy đau khổ và tởm gớm. Sự chê bai sáng thế đó thực sự là một sự chê bai Thiên Chúa. Nó muốn chứng minh rằng chính Thiên Chúa không tốt, và do đó khiến chúng ta xa rời Người.
Sự hợp thời của điều sách Khải Huyền đang nói với chúng ta ở đây là điều hiển nhiên. Ngày nay, lời buộc tội chống lại Thiên Chúa, trước hết, chính là việc mô tả Giáo hội của Người như hoàn toàn xấu xa, và do đó thuyết phục chúng ta ra khỏi nó. Ý tưởng về một Giáo hội tốt hơn, do chính chúng ta tạo ra, trên thực tế là một đề xuất của ma quỷ, mà với đề xuất này, hắn muốn dẫn chúng ta xa khỏi Thiên Chúa hằng sống, bằng một thứ luận lý lừa đảo mà chúng ta rất dễ bị lừa. Không, ngay cả ngày nay, Giáo hội không chỉ bao gồm cá xấu và cỏ dại. Giáo hội của Thiên Chúa cũng đang hiện hữu ngày nay và ngày nay chính là công cụ nhờ đó Thiên Chúa cứu rỗi chúng ta.
Điều rất quan trọng là chống lại các dối trá và sự thật nửa vời của ma quỷ bằng sự thật toàn diện: Vâng, có tội lỗi trong Giáo hội và tội ác. Nhưng cả ngày nay vẫn có Giáo Hội Thánh thiện, không thể phá hủy. Ngày nay có nhiều người khiêm tốn tin tưởng, chịu đau khổ và yêu thương; trong họ, Thiên Chúa đích thực, Thiên Chúa yêu thương, tự tỏ chính Người cho chúng ta. Ngày nay, Thiên Chúa cũng có các nhân chứng của Người (các vị tử đạo) trên thế giới. Chúng ta chỉ cần tỉnh táo để nhìn và nghe thấy họ.
Chữ tử vì đạo được lấy từ luật tố tụng. Trong phiên tòa chống lại ma quỷ, Chúa Giêsu Kitô là chứng tá đầu tiên và thực sự của Thiên Chúa, vị tử đạo đầu tiên, người từ đó, đã được vô số người khác bước chân theo.
Giáo Hội ngày nay, hơn bao giờ hết, là “Giáo Hội của các vị Tử đạo” và do đó là nhân chứng cho Thiên Chúa hằng sống. Ngày nay, nếu chúng ta nhìn xung quanh và lắng nghe với một trái tim chăm chú, chúng ta sẽ có thể tìm thấy các nhân chứng ở khắp mọi nơi, đặc biệt nơi những người bình thường, nhưng cả trong hàng ngũ cao cấp của Giáo hội, những người đứng lên tranh đấu cho Thiên Chúa bằng mạng sống và sự đau khổ của họ. Chính quán tính (ineria) trong tâm hồn đang dẫn chúng ta tới chỗ không muốn thừa nhận họ. Một trong những nhiệm vụ lớn lao và thiết yếu của việc truyền giảng tin mừng là thiết lập môi trường sống Đức tin xa rộng bao nhiêu có thể và, trên hết, tìm ra và nhìn nhận họ.
Tôi đang sống trong một căn nhà, trong một cộng đồng nhỏ gồm những người khám phá ra các nhân chứng như vậy của Thiên Chúa hằng sống hết lần này đến lần khác trong cuộc sống hàng ngày và cũng vui vẻ chỉ rõ điều này cho tôi. Nhìn thấy và tìm thấy Giáo hội sống động là một nhiệm vụ tuyệt vời giúp củng cố chúng ta và làm chúng ta hân hoan trong đức tin của mình hết lần này đến lần khác.
Cuối các suy tư của tôi, tôi muốn cảm ơn Đức Giáo Hoàng Phanxicô về tất cả những gì ngài đang làm để chỉ cho chúng ta, hết lần này đến lần khác, thấy ánh sáng của Thiên Chúa, một ánh sáng cả ngày nay vẫn chưa biến mất. Thưa Đức Thánh Cha, xin cảm ơn Đức Thánh Cha!
VietCatholic TV
Nga báo động: Hung thần sắp bỏ trốn. Tuyên bố gây sốc từ cha của Elon Musk. Putin quá sức tàn bạo
VietCatholic Media
03:25 07/04/2025
1. Chó săn của Vladimir Putin, Ramzan Kadyrov, ‘chuẩn bị chạy khỏi Nga’ khi ông giao cho con trai tuổi teen phụ trách lực lượng cảnh sát
Tay sai của PUTIN và là nhà lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov đang “chuẩn bị chạy khỏi Nga” - vì ông ta đã giao cho con trai mình phụ trách cảnh sát. Nhà lãnh đạo khét tiếng của Chechnya đã thực hiện một số động thái để chuẩn bị cho cuộc đào tẩu của mình - và những nỗ lực của ông ta đã gây ra xung đột với những người bạn thân của Cẩm Linh.
Nhà độc tài 48 tuổi này là người ủng hộ mạnh mẽ bạo chúa Nga Vladimir Putin, và đã gửi hàng chục ngàn quân để hỗ trợ cuộc chiến đẫm máu ở Ukraine. Ông cũng bị cáo buộc vi phạm nhân quyền, bao gồm cả việc tham gia vào bắt cóc và tra tấn.
Nhưng mối quan hệ giữa Putin và Kadyrov đã trở nên tồi tệ trong những tháng gần đây, đặc biệt là sau các cuộc họp bí mật được tường trình giữa Kadyrov và các quan chức Trung Đông. Phương tiện truyền thông địa phương đưa tin rằng nhà cầm quyền Chechnya đã bắt đầu “các cuộc thảo luận không được chấp thuận” với các quan chức từ một số quốc gia Trung Đông về tài sản và tương lai của gia đình ông - mà không có sự chấp thuận của Mạc Tư Khoa.
Các sĩ quan an ninh FSB đã thông báo cho Putin, 72 tuổi, một người “tức giận” về các cuộc đàm phán bí mật của Kadyrov.
Kadyrov được cho là đã bắt đầu chuyển tài sản ra nước ngoài khi gia đình nhà lãnh đạo này gần đây đã mua bất động sản ở cả Qatar và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Theo IStories, nhà lãnh đạo Chechnya đã nói chuyện với “các chế độ quân chủ Hồi giáo” mà ông có quan hệ chặt chẽ.
Putin có thể coi đây là sự phản bội, mặc dù Kadyrov đã điều quân từ đội quân riêng của mình để chống đảo chánh khi nhà lãnh đạo Nga phải đối mặt với âm mưu đảo chính từ chỉ huy quân đội riêng của Wagner, Yevgeny Prigozhin, hiện đã qua đời vào tháng 6 năm 2023.
Sau khi sức khỏe yếu, Kadyrov hy vọng rằng con trai ông sẽ kế nhiệm ông.
Người ta tin rằng đồng minh tàn nhẫn của Điện Cẩm Linh đang phải chịu đựng các vấn đề nghiêm trọng về thận và tuyến tụy, như Novaya Gazeta Europe đưa tin. Nhưng tên lãnh chúa tàn bạo này không tin rằng Putin sẽ chỉ định con trai mình làm người kế nhiệm cai trị Chechnya.
Kadyrov đã bổ nhiệm cậu con trai 17 tuổi của mình, Adam, làm nhà lãnh đạo cảnh sát, phương tiện truyền thông nhà nước Chechnya đưa tin hôm Thứ Hai, 07 Tháng Tư. Các báo cáo cho biết cậu bé tuổi teen đã được bổ nhiệm làm “người quản lý” của Bộ Nội vụ Chechnya.
Kadyrov đã trao tặng con trai mình nhiều huân chương và bổ nhiệm cậu thiếu niên này vào nhiều chức vụ khác nhau, đưa cậu lên làm thái tử và người thừa kế tương lai.
Khi Adam 16 tuổi, anh được giao phụ trách bộ máy an ninh của cha mình và giữ vai trò lãnh đạo tại Đại học Lực lượng Đặc biệt Nga Vladimir Putin, ở Chechnya.
Nhà báo điều tra hàng đầu Andrey Kalitin cho biết sức khỏe của Kadyrov cha hiện “rất kém” và “những quyết định khó khăn” về người kế nhiệm sắp xảy ra.
Kalitin cho biết: “Điện Cẩm Linh có hai hoặc ba ứng cử viên. “Ramzan Kadyrov có một ứng cử viên. Tên anh ta là Adam, anh ta 17 tuổi, anh ta có hơn 15 huân chương.”
Theo luật pháp Nga, ngay cả khi Putin bổ nhiệm Adam, ông vẫn cần có sự sắp xếp theo kiểu nhiếp chính cho đến khi ông 30 tuổi.
Cậu bé đã giành được sự ủng hộ của cha mình sau khi tấn công một tù nhân bị buộc tội đốt kinh Quran.
Kadyrov được cho là đã tích lũy được một khối tài sản khổng lồ như một phần thưởng cho việc thuần hóa Chechnya bị chiến tranh tàn phá kể từ khi tiếp quản từ người cha bị ám sát của mình. Bị cáo buộc vi phạm nhân quyền, Kadyrov đã khoe khoang rằng ông đã bị phương Tây trừng phạt nhiều hơn bất kỳ ai.
Có tin đồn rằng Kadyrov bị phù nề và có vấn đề nghiêm trọng về tuyến tụy và thận, trong khi các bức ảnh được chỉnh sửa cẩn thận và không bao giờ chụp hình ông từ dưới ngực trở xuống.
Nhà lãnh đạo khét tiếng này cũng có sự hiện diện trực tuyến hào nhoáng - năm ngoái ông đã khoe chiếc Tesla của mình với một khẩu súng máy được gắn chặt trên nóc xe. Cộng hòa Chechnya của Nga cũng được biết đến với việc mua tù binh chiến tranh Ukraine và sử dụng họ làm con bài mặc cả để kiếm lợi cho riêng mình.
Theo RadioFreeEurope, họ mua tù nhân từ các đơn vị quân đội Nga và sử dụng họ trong các cuộc đàm phán để trao đổi với tù nhân Chechnya. Nước cộng hòa của Kadrov cũng đã sử dụng tù binh chiến tranh để gỡ bỏ lệnh trừng phạt.
Vào Tháng Giêng năm 2024, Kadyrov đã đề nghị thả 20 tù nhân Ukraine để đổi lấy việc Hoa Kỳ gỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với người thân và đàn ngựa của ông.
Suy đoán này xuất hiện khi NATO điều động chiến đấu cơ sau khi Putin tung ra một loạt máy bay ném bom có khả năng mang vũ khí hạt nhân vào Ukraine. Nga đã tấn công miền trung Kyiv cũng như các địa điểm khác bằng các cuộc tấn công tàn bạo bao gồm máy bay điều khiển từ xa kamikaze và hỏa tiễn đạn đạo.
[The Sun: Vladimir Putin’s warlord attack dog Ramzan Kadyrov ‘preparing to flee Russia’ as he puts teenage son in charge of police]
2. Cha của Elon Musk thật là quá sức ‘ngu ngốc’ khi không ngưỡng mộ Putin
Cha của Elon Musk, Errol Musk, cho biết gia đình ông có sự ngưỡng mộ nhất định đối với Putin.
Errol Musk, 79 tuổi, là một doanh nhân người Nam Phi và là cựu thành viên Hội đồng thành phố Pretoria, người đã chia sẻ cởi mở về những thành công và thất bại của con trai mình.
Putin được hầu hết các nhóm trên thế giới coi là một nhà lãnh đạo độc đoán thu tóm quyền lực và là động cơ gây ra cái chết của vô số người, gần đây nhất cuộc chiến đang diễn ra chống lại Ukraine mà ông phát động vào năm 2022, đã khiến 200.000 đến 250.000 người Nga thiệt mạng, theo Bộ Ngoại giao Anh. Nếu tính chung cả con số quân nhân Nga bị thương, con số thương vong của Nga lên đến gần 1 triệu người.
Tỷ phú Elon Musk, người giàu nhất thế giới và là giám đốc điều hành của Tesla và SpaceX, được cho là đã liên lạc thường xuyên với Putin vào năm ngoái kể từ năm 2022. Tờ Wall Street Journal trước đó đưa tin rằng Musk thường xuyên liên lạc với Putin và cả hai đã thảo luận về nhiều chủ đề bao gồm các vấn đề cá nhân, lợi ích kinh doanh và căng thẳng địa chính trị, cũng như các ưu đãi chính trị có lợi cho Trung Quốc và nhà lãnh đạo Tập Cận Bình thông qua dịch vụ internet vệ tinh Starlink của Musk.
“Sẽ là ngu ngốc nếu không ngưỡng mộ Putin,” Errol Musk nói với BBC Russia trong cuộc phỏng vấn hôm Thứ Sáu, 04 Tháng Tư. “Tôi lắng nghe các bài phát biểu của ông ấy—ông ấy nói những điều hợp lý. Nếu bạn chỉ xem ông ấy như một người đàn ông, không phải trong bối cảnh chính trị quốc tế, thì thật khó để không tôn trọng Putin.”
Errol cho biết ông và con trai có chung quan điểm về Putin. Và mặc dù những người khác trong nhóm của họ đã cố gắng dập tắt sự nhiệt thành dành cho nhà lãnh đạo Nga, ông vẫn coi Putin là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ.
Khi phóng viên BBC nói rằng Putin và Nga phải chịu trách nhiệm về cuộc xâm lược Ukraine và bắt đầu chiến tranh, Errol đã né tránh và nói rằng “chỉ có thời gian mới có thể trả lời ai thực sự là người bắt đầu cuộc chiến”.
Errol cũng bác bỏ quan điểm cho rằng quan điểm kinh doanh của Elon có liên quan đến quan điểm chính trị, nói rằng cả gia đình đã có mọi thứ họ muốn và cần.
Elon đã lãnh đạo Bộ Hiệu quả Chính phủ, gọi tắt là DOGE không chính thức của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, vốn đã bị giám sát chặt chẽ và khiến công chúng ngày càng ít thiện cảm với người giàu nhất thế giới. Elon dự kiến sẽ rời khỏi vị trí này vào tháng 5.
Errol cho biết: “Elon luôn nói rất nhanh để có thể giải quyết vấn đề nhanh nhất có thể”.
Cha của Elon cũng bác bỏ cáo buộc cho rằng con trai ông cố tình chào theo kiểu phát xít, nói rằng những người theo đảng Dân chủ như cựu Tổng thống Barack Obama cũng làm như vậy.
Mối quan hệ của Errol với Elon rất khác so với hai người con trai nhỏ hơn của ông, Kimbal và Tosca. Kimbal kể với người viết tiểu sử về Elon là Walter Isaacson rằng cha của họ sẽ hét vào mặt họ trong hai đến ba giờ, gọi họ là đồ vô giá trị và đáng thương.
Maye, mẹ của họ, đã cáo buộc Errol về tội bạo hành thể xác, là điều mà ông cho là “vô lý”.
[Newsweek: Elon Musk's Father Says It Would Be 'Foolish' Not To Admire Putin]
3. Nhà đàm phán của Điện Cẩm Linh đi xa hơn Hoa Kỳ để thúc đẩy việc giải phóng tài sản bị đóng băng của Nga, Tổng thống Zelenskiy nói
Nhà đàm phán của Điện Cẩm Linh Kirill Dmitriev không chỉ đến thăm Hoa Kỳ mà còn đến thăm một số quốc gia khác trong nỗ lực mở khóa các tài sản bị đóng băng của Nga, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trong cuộc họp báo hôm Thứ Bẩy, 05 Tháng Tư.
Các phương tiện truyền thông Ukraine đã gọi Dmitriev là tên phản bội.
Dmitriev sinh ra tại Kyiv, Thủ đô Ukraine năm 1975. Cha là một nhà sinh vật học nổi tiếng người Ukraine. Mẹ là người Nga. Ở tuổi 14, Dmitriev là một trong những học sinh trao đổi đầu tiên của Liên Xô đến Hoa Kỳ, nơi hắn theo học tại Cao đẳng Fооthill ở California. Dmitriev tiếp tục tốt nghiệp với bằng danh dự từ chương trình kinh tế tại Đại học Stanford và nhận bằng MBA tại Harvard.
Sống ở Mỹ từ 1989 đến 2007. Từ 2007 đến năm 2011 sống ở Ukraine. Sau đó, được vợ tiến cử sang Nga làm việc cho con gái Putin Katerina Tikhonova, một năm sau được tiến cử làm cán bộ kinh tài cho Putin, giám sát quỹ đen của Putin lên đến 40 tỷ đô la.
Kể từ năm 2022, các quốc gia G7 đã đóng băng khoảng 300 tỷ euro, hay 310 tỷ đô la, tài sản của ngân hàng trung ương Nga, phần lớn trong số đó - khoảng 190 tỷ euro, hay 200 tỷ đô la, - được gửi tại Euroclear của Bỉ.
“Ông ấy không chỉ ở Hoa Kỳ—chúng tôi đang theo dõi các động thái của đối thủ của chúng tôi,” Tổng thống Zelenskiy phát biểu trong cuộc họp báo.
Dmitriev, nhà lãnh đạo Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga do nhà nước kiểm soát, đã gặp các quan chức Hoa Kỳ tại Washington thay mặt cho Putin vào ngày 2 và 3 tháng 4.
Ông đóng vai trò trong hoạt động ngoại giao hậu trường giữa Mạc Tư Khoa và Tổng thống Trump khi ông mới đắc cử vào năm 2016.
Theo Tổng thống Zelenskiy, Mạc Tư Khoa đang gây áp lực buộc các chính phủ nước ngoài giúp giải ngân số tiền này bằng cách đưa ra các thỏa thuận liên quan đến hàng hóa công nghệ cao như chế tạo máy bay.
Tổng thống Zelenskiy cũng lưu ý rằng Nga đang tích cực nỗ lực để dỡ bỏ lệnh trừng phạt, nhưng cho đến nay cả Âu Châu và Hoa Kỳ vẫn kiên quyết áp đặt lệnh trừng phạt.
Liên Hiệp Âu Châu đã bắt đầu sử dụng tiền thu được từ các tài sản bị đóng băng của Nga để hỗ trợ Ukraine. Vào tháng Giêng, Ukraine đã nhận được 3 tỷ euro, hay 3,09 tỷ đô la, như một phần của Cơ sở Ukraine của Liên Hiệp Âu Châu, được tài trợ thông qua lãi suất kiếm được từ các khoản dự trữ bị đóng băng.
[Kyiv Independent: Kremlin negotiator travels beyond just US to push for release of frozen Russian assets, Zelensky says]
4. Việc Tổng thống Trump sa thải giám đốc NSA là ‘trải thảm đỏ’ cho các cuộc tấn công mạng
Các nhà lập pháp và cựu chiến binh an ninh quốc gia đã phản ứng đầy ngạc nhiên vào hôm Thứ Sáu, 04 Tháng Tư, trước quyết định sa thải nhà lãnh đạo một trong những cơ quan tình báo quyền lực nhất đất nước của Tổng thống Trump, mô tả đây là hành động “lạnh lùng” sẽ gây tổn hại đến hệ thống phòng thủ mạng của Hoa Kỳ và “trải thảm đỏ” cho các cuộc tấn công vào các mạng lưới quan trọng của đối thủ nước ngoài.
Tướng Timothy Haugh, một vị tướng bốn sao từng là nhà lãnh đạo cả Cơ quan An ninh Quốc gia và Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ, được phần lớn các quan sát viên coi là một người được bổ nhiệm phi chính trị và không gây tranh cãi. Ông đã được Thượng viện đồng ý xác nhận vào năm 2023 dưới thời Tổng thống Joe Biden khi đó và đã làm việc trong lĩnh vực tình báo tín hiệu trong ba thập niên.
Việc sa thải Haugh vào tối thứ sáu khiến hai trong số các cơ quan tình báo và mạng hàng đầu của quốc gia không có lãnh đạo được Thượng viện xác nhận và cho thấy Tổng thống Trump đang ưu tiên lòng trung thành hơn kinh nghiệm khi ông tiếp tục bổ nhiệm các vai trò cao cấp trong chính quyền của mình. Nó cũng diễn ra sau vụ vi phạm lớn các mạng viễn thông của Hoa Kỳ do nhóm tin tặc Salt Typhoon do Trung Quốc hậu thuẫn cho phép tin tặc theo dõi điện thoại của các quan chức cao cấp của Hoa Kỳ, bao gồm Tổng thống Trump và Phó Tổng thống JD Vance.
“Chúng ta đang bị tấn công, và tổng thống thật vô trách nhiệm khi loại bỏ vị tướng quan trọng nhất của chúng ta khỏi chiến trường,” Thượng nghị sĩ Angus King, một thành viên của cả Ủy ban Quân vụ Thượng viện và Ủy ban Tình báo, cho biết. “Đây là một quyết định vô lý.”
Tờ Washington Post đầu tiên đưa tin về vụ sa thải Haugh, được nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer nêu chi tiết trên X. Theo tờ The New York Times, bà đã gặp Tổng thống Trump tại Phòng Bầu dục vào hôm thứ Tư và trình bày cho ông các tài liệu chỉ trích một số nhân viên an ninh quốc gia.
Phó giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia, gọi tắt là NSA, Wendy Noble, người mà tờ Post đưa tin đã được điều chuyển sang một vị trí tại Ngũ Giác Đài, cũng bị sa thải, cùng với nhiều thành viên khác của Hội đồng An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc.
Loomer, trong một bài đăng trên X, cho rằng các vụ sa thải có động cơ chính trị. “Giám đốc NSA Tim Haugh và phó giám đốc Wendy Noble đã không trung thành với Tổng thống Trump”, bà nói. “Đó là lý do tại sao họ bị sa thải”.
Các nhà lập pháp tức giận vì các vụ sa thải, mà họ cho là làm suy yếu nghiêm trọng các nỗ lực an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Cyber Command là tổ chức chính của quốc gia trong việc điều phối các cuộc tấn công mạng, trong khi NSA thu thập thông tin tình báo giúp cung cấp thông tin về mục tiêu — điều cần thiết khi Trung Quốc và các quốc gia khác tiếp tục tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Hoa Kỳ.
“Ông ấy đã bị sa thải mà không có lời giải thích công khai nào,” Don Bacon, Dân biểu Đảng Cộng Hòa đơn vị Nebraska, chủ tịch tiểu ban an ninh mạng của Ủy ban Quân vụ Hạ viện, đã đăng lên X vào thứ sáu, nói thêm rằng Haugh đã làm một công việc tuyệt vời. “Hành động này làm chậm lại các hoạt động Tình báo mạng và Tín hiệu của chúng ta.”
Phó Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mark Warner gọi động thái này là “đáng kinh ngạc”. “Vào thời điểm Hoa Kỳ đang phải đối mặt với các mối đe dọa mạng chưa từng có, như cuộc tấn công mạng Salt Typhoon từ Trung Quốc đã nhấn mạnh một cách rõ ràng, thì việc sa thải ông ấy có thể khiến người dân Mỹ an toàn hơn không?”
Dân biểu Jim Himes, người đồng cấp của ông tại Ủy ban Tình báo Hạ viện, đã yêu cầu Giám đốc Tình báo Quốc gia Tulsi Gabbard và Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegesth giải thích vào thứ Sáu về lý do tại sao các nhà lãnh đạo bị cách chức.
Ông viết: “Quan niệm cho rằng các vị lãnh đạo cao cấp tại các cơ quan quan trọng bảo vệ quốc gia của chúng ta có thể bị bãi nhiệm dựa trên ý thích của một người có sức ảnh hưởng trực tuyến là điều đáng sợ và cần phải làm rõ ngay lập tức”.
Những người làm việc chặt chẽ với Haugh và Noble đã ca ngợi khả năng lãnh đạo của họ và bày tỏ sự thất vọng trước quyết định này.
“Họ là những sĩ quan tình báo phi đảng phái, rất yêu nước”, John Sherman, người từng là Giám đốc thông tin tại Bộ Quốc phòng cho đến năm ngoái và làm việc với cả Haugh và Noble, cho biết. “Điều này sẽ chỉ gây tổn hại đến tinh thần, và tôi nghĩ rằng nó sẽ gửi một tín hiệu tồi tệ đến các đồng minh của chúng ta và những người khác”.
Một cựu quan chức cao cấp của NSA, được giấu tên để nói thẳng thắn về những thay đổi trong ban lãnh đạo cơ quan, đã mô tả động thái này là đáng nản lòng. “Đó là một cú đấm vào bụng tất cả chúng tôi, những người đã làm việc ở đó trong nhiều thập niên và tự hào về thực tế rằng đó là một cơ quan phi đảng phái.”
NSA có khả năng giám sát và nghe lén mở rộng, cung cấp phần lớn thông tin có trong báo cáo tình báo hàng ngày của tổng thống. Các rào cản nghiêm ngặt được đặt ra để ngăn chặn cơ quan này lạm dụng quyền lực to lớn mà mình có.
Cựu quan chức này cho biết: “Tôi lo ngại rằng có người lên nắm quyền nhưng lại không biết gì về các cấp độ giám sát khác nhau”, “có thể muốn sử dụng hệ thống theo cách không nên”.
Không rõ tại sao Haugh và Noble đột ngột bị sa thải và ai có thể là người thay thế họ. NSA từ chối bình luận, và Sean Parnell, phát ngôn viên chính của Ngũ Giác Đài, cho biết vào chiều thứ Sáu rằng cơ quan này “cảm ơn Tướng Timothy Haugh vì nhiều thập niên phục vụ đất nước chúng ta, đỉnh cao là Chỉ huy Bộ tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ và Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia. Chúng tôi chúc ông và gia đình mọi điều tốt đẹp”.
Phát ngôn nhân của Bộ tư lệnh Không gian mạng xác nhận rằng Trung tướng William Hartman, cựu phó giám đốc Bộ tư lệnh Không gian mạng, hiện là quyền chỉ huy của cơ quan này, nhưng không bình luận về việc sa thải Haugh.
Đây không phải là lần đầu tiên các nhà lãnh đạo an ninh quốc gia đột ngột ra đi dưới nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump. Ông đã thanh trừng các nhà lãnh đạo cao cấp của Ngũ Giác Đài vào tháng 2, bao gồm cả chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Charles Quinton Brown.
Các quan chức quân đội cảnh báo rằng việc sa thải các nhà lãnh đạo an ninh quốc gia sẽ gửi đi thông điệp làm giảm tinh thần tới các quân nhân đang hy vọng được thăng tiến.
“Đây là một trong một loạt các vụ sa thải các tướng lĩnh và đô đốc cao cấp vì lý do chính trị bên ngoài,” Đề đốc đã nghỉ hưu Mark Montgomery, người đã phục vụ hơn 30 năm trong Hải quân Hoa Kỳ, cho biết. “Có Đại tá hay Đại úy Hải quân nào xứng đáng muốn làm việc quần quật để đạt được cấp bậc chỉ huy nếu như kho báu ở cuối cầu vồng phải chịu các phép thử chính trị?”
Ít nhất một nhà lập pháp đã tuyên bố hành động của quốc hội để đáp trả việc sa thải Haugh. Dân biểu Chrissy Houlahan, một thành viên của Ủy ban Quân vụ Hạ viện, gọi hành động này là “lạnh lùng” và coi đó là “sự đánh lạc hướng” khỏi những vụ bê bối khác đang hoành hành ở Tòa Bạch Ốc.
“Vẫn chưa có hậu quả nào cho bất kỳ ai về việc rò rỉ thông tin mật qua Signal — là mối đe dọa thực sự”, bà nói, ám chỉ đến cách một số quan chức an ninh quốc gia hàng đầu của Tổng thống Trump gần đây đã sử dụng ứng dụng nhắn tin Signal có sẵn công khai để chuyển tiếp thông tin nhạy cảm về các cuộc tấn công quân sự ở Yemen. “Người dân Mỹ xứng đáng được trả lời — giờ đây bao gồm cả lý do tại sao Tướng Haugh bị cách chức. Vụ việc vẫn chưa khép lại”.
[Politico: Trump’s firing of NSA chief is ‘rolling out the red carpet’ for cyber attacks]
5. Nền tảng X của Musk có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới 1 tỷ đô la từ các cơ quan quản lý của Liên Hiệp Âu Châu vì vi phạm thông tin sai lệch, Tờ New York Times đưa tin
Nền tảng truyền thông xã hội X của Elon Musk có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt vượt quá 1 tỷ đô la vì bị cáo buộc vi phạm Đạo luật Dịch vụ số, gọi tắt là DSA của Liên Hiệp Âu Châu, tờ New York Times, gọi tắt là NYT đưa tin vào ngày 4 tháng 4, trích dẫn nguồn tin từ bốn người nắm rõ vấn đề.
DSA, được ban hành vào năm 2022, nhằm mục đích giảm nội dung bất hợp pháp và có hại trên các nền tảng trực tuyến lớn. Ủy ban Âu Châu đã bắt đầu các thủ tục chính thức chống lại X vào năm 2023 và kể từ đó đã cảnh báo rằng việc bán dấu kiểm đã xác minh có thể gây hiểu lầm cho người dùng và vi phạm DSA.
Theo Tờ New York Times, đây sẽ là biện pháp xử phạt đầu tiên của Liên Hiệp Âu Châu theo DSA, với các hình phạt có thể dự kiến vào mùa hè này. Ngoài tiền phạt, X có thể được yêu cầu thay đổi các tính năng nền tảng chính để tuân thủ luật pháp.
Liên Hiệp Âu Châu cũng đang điều tra xem liệu việc kiểm duyệt nội dung hạn chế của X có cho phép phát tán lời nói thù địch và thông tin sai lệch hay không. Các hình phạt theo DSA có thể lên tới 6% doanh thu toàn cầu của một công ty và các quan chức được cho là đang cân nhắc tính toán khoản tiền phạt của X dựa trên tổng doanh thu của tất cả các công ty do Elon Musk sở hữu, bao gồm cả SpaceX.
Tờ Tờ New York Times lưu ý rằng X có thể tránh được khoản tiền phạt bằng cách thực hiện những thay đổi theo yêu cầu của Ủy ban Âu Châu.
Nhóm Các vấn đề chính phủ toàn cầu tại X đã phản hồi và cho biết nếu kế hoạch của Liên Hiệp Âu Châu là đúng thì đây sẽ là “hành động kiểm duyệt chính trị chưa từng có và là hành động tấn công vào quyền tự do ngôn luận”.
Nhóm nghiên cứu cho biết: “X đã nỗ lực hết sức để tuân thủ Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số của Liên Hiệp Âu Châu và chúng tôi sẽ sử dụng mọi phương án có thể để bảo vệ doanh nghiệp của mình, giữ an toàn cho người dùng và bảo vệ quyền tự do ngôn luận ở Âu Châu”.
Sau khi tỷ phú Elon Musk mua lại X, trước đây gọi là Twitter, vào năm 2022, công ty truyền thông xã hội này đã phải đối mặt với nhiều chỉ trích vì mức độ lan truyền thông tin sai lệch ngày càng tăng và thiếu kiểm duyệt hiệu quả đối với nội dung được chia sẻ trên đó.
Bản thân Musk cũng đã thúc đẩy các câu chuyện được Nga hậu thuẫn về cuộc chiến ở Ukraine, bao gồm chế giễu Tổng thống Zelenskiy bằng các meme miêu tả ông đang cầu xin viện trợ tài chính và lặp lại tuyên truyền của Điện Cẩm Linh đổ lỗi cho Ukraine - không phải Nga - vì đã cản trở các nỗ lực hòa bình.
[Kyiv Independent: Musk's X platform faces potential $1 billion fine from EU regulators over disinformation violations, NYT reports]
6. ‘Nga nợ Hoa Kỳ một câu trả lời’ - Phương Tây thúc đẩy Putin về thỏa thuận ngừng bắn
Sau khi họp tại Brussels vào ngày 3 và 4 tháng 4, các đại diện NATO đã yêu cầu Putin phản hồi ngay lập tức về thỏa thuận ngừng bắn mà Hoa Kỳ và Ukraine đã đồng ý.
“Hôm nay, Nga nợ Hoa Kỳ một câu trả lời,” Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot cho biết,. “Phải là có hay là không — phải là một câu trả lời nhanh chóng.”
“Quả bóng rõ ràng đang ở trong tay người Nga,” Tổng thư ký NATO Mark Rutte nói với CBS' Face the Nation. “Họ không hành động đủ nhanh, theo ấn tượng của tôi, bao gồm cả ấn tượng mà tôi nhận được từ những người đối thoại người Mỹ của mình, rằng Nga thực sự phải làm nhiều hơn nữa để chấm dứt cuộc chiến này. Người Ukraine thực sự gần với lập trường của Mỹ.”
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio phát biểu sau hội nghị NATO rằng, “thông điệp là, Hoa Kỳ cần biết liệu các bạn có nghiêm chỉnh về hòa bình hay không. Cuối cùng, Putin sẽ phải đưa ra quyết định đó”.
Nhà đàm phán chính của Điện Cẩm Linh, Kirill Dmitriev, gần đây đã hé lộ “tiến triển đáng kể” về thỏa thuận ngừng bắn. Các phái đoàn từ Hoa Kỳ và Ukraine ban đầu đã đưa ra một thỏa thuận ngừng bắn chung vào đầu tháng 3, nhưng Điện Cẩm Linh vẫn cứng đầu.
Việc Putin thiếu hợp tác và liên tục tấn công, cả trên không lẫn chính trị, vào Ukraine và tổng thống nước này, Volodymyr Tổng thống Zelenskiy, đã khiến Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ngày càng tức giận trong hai tuần qua.
[Kyiv Independent: 'Russia owes an answer to the US' — West pushes Putin on ceasefire deal]
7. Mạc Tư Khoa nói cuộc không kích nhắm vào cuộc họp quân sự; Ukraine nói 9 trẻ em thiệt mạng
Một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào thành phố Kryvyi Rih của Ukraine đã giết chết ít nhất 18 người, trong đó có chín trẻ em, các quan chức địa phương cho biết hôm thứ Bảy. Mạc Tư Khoa cho biết họ đang nhắm vào một cuộc họp quân sự.
Cuộc tấn công kết hợp bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa vào thành phố ở vùng Dnipropetrovsk đã làm 72 người khác bị thương, Serhiy Lysak, thống đốc khu vực, cho biết trên Telegram. Cuộc tấn công xảy ra gần một sân chơi, gây hư hại cho các tòa nhà gần đó, ông nói. “Gần một nửa số nạn nhân đã phải vào bệnh viện; 17 người trong tình trạng nghiêm trọng”, Lysak nói.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết vụ tấn công là “một cuộc tấn công chính xác bằng hỏa tiễn nổ mạnh vào một nhà hàng... nơi các chỉ huy đơn vị và huấn luyện viên phương Tây đang họp”.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết những cuộc không kích này “không thể là ngẫu nhiên”, ông nói.. “Người Nga biết chính xác họ đang tấn công vào cái gì”. “Điều cực kỳ quan trọng là không được để cuộc không kích của Nga vào dân thường, vào thành phố xảy ra mà không có phản ứng từ thế giới”, tổng thống nói
Một số nhà lãnh đạo Âu Châu đã lên án vụ tấn công. “Nga tiếp tục phá hủy Ukraine, không quan tâm đến hòa bình”, Đại diện cao cấp của Liên Hiệp Âu Châu Kaja Kallas cho biết trong một bài đăng trên X. Bà gọi những hình ảnh từ Kryvyi Rih, quê hương của Tổng thống Zelenskiy, là “bi thảm và vô nhân đạo”.
Bộ trưởng Quốc phòng Hòa Lan Ruben Brekelmans cho biết “đây là lý do tại sao chúng ta cần đẩy nhanh việc hỗ trợ cho Ukraine” trong một bài đăng trên X. Jan Lipavský, Ngoại trưởng Cộng hòa Tiệp, gọi vụ tấn công là “hành động man rợ”.
Tổng thống Zelenskiy bày tỏ lòng biết ơn đối với sự hỗ trợ từ các nước Âu Châu cũng như Nhật Bản, Vương quốc Anh và Thụy Sĩ sau vụ tấn công, nhưng cho biết ông thấy phản ứng từ Đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraine Bridget Brink “đáng ngạc nhiên là đáng thất vọng”.
“Một đất nước mạnh mẽ như vậy, một dân tộc mạnh mẽ như vậy, nhưng phản ứng lại yếu ớt như vậy. Họ thậm chí còn sợ nói đến từ 'Nga' khi nói về hỏa tiễn giết chết trẻ em”, Tổng thống Zelenskiy nói trong một bài đăng trên X.
[Politico: Moscow says airstrike targeted military meeting; Ukraine says 9 kids were killed]
8. Macron sẽ chỉ đạo các cuộc đàm phán của Liên Hiệp Âu Châu với Putin, tờ Telegraph đưa tin
Theo tờ Telegraph, Tổng thống Pháp Emmanual Macron đang sẵn sàng trở thành đại diện của Âu Châu trong các cuộc đàm phán với Putin.
Pháp và Vương quốc Anh là những nhân tố chính trong “liên minh tự nguyện” đang cân nhắc việc thành lập một hình thức lực lượng gìn giữ hòa bình nào đó tại Ukraine sau lệnh ngừng bắn.
Trích dẫn nguồn tin từ chính phủ Pháp, tờ Telegraph đã so sánh sự đề cử của Macron với thái độ tương đối kín tiếng của Thủ tướng Anh Keir Starmer.
Pháp là một trong số ít quốc gia trong NATO tiến hành các hoạt động quân sự độc lập với Hoa Kỳ, chủ yếu là trong các nhiệm vụ tại các thuộc địa cũ ở Tây Phi. Nước này cũng duy trì một mạng lưới tình báo tách biệt với Five Eyes do Hoa Kỳ lãnh đạo, điều này rất hữu ích cho Ukraine khi Hoa Kỳ cắt đứt việc chia sẻ thông tin tình báo trong một tuần vào đầu tháng 3.
Macron là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất cho việc tái vũ trang Âu Châu. Nhưng kết quả vẫn chưa chắc chắn.
Một quan chức giấu tên cho biết “có vẻ như vẫn chưa phải là thời điểm” để Macron lãnh đạo liên minh.
Tương tự như vậy, thông tin chi tiết về bất kỳ cam kết gìn giữ hòa bình nào từ liên minh, dù là của Pháp hay của nước khác, vẫn còn mơ hồ, khi Ukraine đang chờ đợi sự giúp đỡ cụ thể.
[Kyiv Independent: Macron to helm EU's talks with Putin, the Telegraph reports]
9. Netanyahu sẽ đến thăm Tòa Bạch Ốc vào thứ Hai
Một quan chức Tòa Bạch Ốc xác nhận Tổng thống Trump sẽ tiếp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Tòa Bạch Ốc vào thứ Hai.
Đây là chuyến thăm thứ hai của Netanyahu trong năm nay sau chuyến thăm trước đó vào tháng 2, vài tuần sau khi Tổng thống Trump nhậm chức. Tổng thống Trump nói với các phóng viên vào thứ năm rằng ông đã nói chuyện với thủ tướng và ông sẽ đến thăm “trong tương lai không xa”.
Chuyến đi diễn ra trong bối cảnh Israel đang phải chịu mức “thuế quan trả đũa” 17 phần trăm từ Hoa Kỳ như một phần trong chính sách thuế quan toàn cầu của tổng thống.
Israel cũng đã nối lại hoạt động trên không và trên bộ ở Gaza sau khi các cuộc đàm phán về thỏa thuận ngừng bắn bị đổ vỡ. Tổng thống Trump đã ám chỉ vào thứ năm rằng Gaza là một “vấn đề lớn” mà ông sẽ nói chuyện với Netanyahu.
“Chúng tôi sẽ nói về những gì đang diễn ra, đó là một vấn đề khác mà chúng tôi muốn giải quyết”, Tổng thống Trump nói với các phóng viên trên Không lực Một vào thứ năm.
[Politico: Netanyahu to visit the White House on Monday]
10. Tổng thống Trump nói chính sách thuế quan ‘SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI’ trong bối cảnh cổ phiếu lao dốc, và phản ứng của Trung Quốc
Tổng thống Trump khẳng định vào thứ Sáu rằng “CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI”, tiếp tục duy trì chính sách thuế quan mạnh tay của mình trong bối cảnh thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đang lao dốc.
“GỬI NHIỀU NHÀ ĐẦU TƯ ĐẾN HOA KỲ VÀ ĐẦU TƯ SỐ TIỀN LỚN, CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI,” Tổng thống Trump viết trong bài đăng trên Truth Social. “ĐÂY LÀ THỜI ĐIỂM TUYỆT VỜI ĐỂ LÀM GIÀU, GIÀU HƠN BAO GIỜ HẾT!!!”
Tổng thống Trump hôm thứ Tư đã áp thuế đối với các đối tác thương mại toàn cầu của Hoa Kỳ, gây chấn động thị trường tài chính và kéo quốc gia này vào một cuộc chiến thương mại lớn khi các quốc gia bị ảnh hưởng cam kết các biện pháp trả đũa. Ngay từ thứ Sáu, Trung Quốc đã tuyên bố sẽ đánh thuế nhập khẩu 34 phần trăm vào Hoa Kỳ bắt đầu từ ngày 10 tháng 4. Các nền kinh tế lớn khác, như Liên minh Âu Châu, có khả năng sẽ làm theo.
Tổng thống đã nhanh chóng chỉ trích Bắc Kinh vì các biện pháp trả đũa của nước này, ông viết trên Truth Social rằng “TRUNG QUỐC ĐÃ CHƠI SAI, HỌ HOẢNG SỢ - MỘT ĐIỀU MÀ HỌ KHÔNG THỂ LÀM!”
Tổng thống Trump đã mô tả thuế quan của mình như một nỗ lực mạnh mẽ nhằm thiết lập lại các mối quan hệ thương mại của Mỹ mà ông cho rằng đã dẫn đến việc Hoa Kỳ bị “cướp bóc, cướp bóc, cưỡng hiếp và cướp bóc bởi các quốc gia gần và xa, cả bạn và thù”. Mặc dù thuế quan do Hoa Kỳ áp đặt trong quá khứ xa xôi đã gây ra hậu quả thảm khốc cho nền kinh tế Hoa Kỳ, nhưng tổng thống vẫn khẳng định rằng thuế nhập khẩu rộng rãi của ông sẽ thu hút các công ty đưa việc làm sản xuất trở lại bờ biển Hoa Kỳ.
Tòa Bạch Ốc đã gọi thứ Tư, ngày áp dụng thuế quan, là “Ngày Giải phóng” và tổ chức một sự kiện ăn mừng tại Vườn Hồng, nơi tổng thống trình bày các chính sách của mình. Nhưng những lời hứa của Tổng thống Trump không làm giảm bớt mối lo ngại trên Wall Street, nơi các thị trường lao dốc ngay sau thông báo. Chỉ riêng trong ngày thứ Năm, Chỉ số công nghiệp Dow Jones đã giảm 1.700 điểm và nhìn chung, chứng khoán Hoa Kỳ đã trải qua ngày tồi tệ nhất kể từ tháng 3 năm 2020, là những ngày đầu của đại dịch Covid-19.
Tin tức không hoàn toàn tệ đối với Tòa Bạch Ốc vào thứ Sáu, khi Tổng thống Trump nhanh chóng nhận công lao cho báo cáo việc làm tháng 3 tốt hơn dự kiến — mặc dù những con số đó phản ánh nền kinh tế không bị ảnh hưởng bởi kế hoạch thuế quan toàn diện của Tổng thống Trump. Hoa Kỳ đã tạo thêm 228.000 việc làm mới, vượt quá mong đợi và mang đến cho tổng thống cơ hội xoa dịu mối lo ngại về tình trạng hỗn loạn kinh tế. Ông cho biết “con số việc làm tuyệt vời” là bằng chứng cho thấy các chính sách kinh tế của ông “đã có hiệu quả”.
“Cố gắng lên, chúng ta không thể thua!!!” tổng thống nói.
[Politico: Trump says tariff policies ‘WILL NEVER CHANGE’ amid plunging stocks, Chinese response]
11. Ukraine đang điều tra thỏa thuận khoáng sản bị rò rỉ của Hoa Kỳ, Financial Times đưa tin
Ukraine được cho là đang điều tra nguồn gốc của bản dự thảo bị rò rỉ về thỏa thuận khoáng sản với Hoa Kỳ
Chính quyền của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã chỉ đạo các cơ quan an ninh tìm kiếm những người tiết lộ thông tin, tờ Financial Times đưa tin.
Các biện pháp bao gồm việc sử dụng máy phát hiện nói dối đối với những người có quyền tiếp cận thỏa thuận này ở nhiều bộ của chính phủ, mặc dù tờ Financial Times không nêu tên cụ thể các bộ này.
Thỏa thuận khoáng sản là dự án cưng của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, người nói về nó như một phương tiện bảo đảm sự tham gia của Hoa Kỳ với Ukraine thông qua đầu tư của ngành công nghiệp tư nhân. Những người phản đối nói về nó như là sự cướp bóc thuộc địa đối với tài nguyên của Ukraine.
Các chi tiết thực tế của thỏa thuận khoáng sản có vẻ thay đổi thường xuyên, nhưng các nhà chức trách Ukraine bao gồm cả Tổng thống Zelenskiy đã đưa ra khái niệm chung về việc các công ty khai thác mỏ Hoa Kỳ sẽ vào Ukraine.
Tuy nhiên, một phiên bản trước đó của thỏa thuận đã đổ vỡ vào đầu tháng 3. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra. Tuy nhiên, Tổng thống Trump gần đây đã cáo buộc Tổng thống Zelenskiy “cố gắng rút lui” khỏi thỏa thuận khoáng sản.
[Kyiv Independent: Ukraine investigating leaked U.S. minerals deal, FT reports]
Putin tấn công dã man trẻ em Ukraine để thách thức, sỉ nhục TT Trump. Kẻ xúi Putin xâm lược là ai?
VietCatholic Media
15:12 07/04/2025
1. Gặp chú chó tấn công của Putin đã nổ phát súng đầu tiên trong cuộc chiến tranh Ukraine và bị bỏ tù vì tội xâm lược thảm khốc…giờ đây chú đang dẫn đầu các cuộc đàm phán hòa bình
Chú chó tấn công của VLADIMIR Putin - người đã nổ phát súng đầu tiên trong cuộc xâm lược Ukraine của Nga - đang chỉ đạo các cuộc đàm phán hòa bình của ông.
Sergei Beseda, 70 tuổi, đang dọn dẹp hậu quả sau khi cựu điệp viên KGB bị sếp bỏ tù vì làm hỏng vụ thâu tóm Ukraine.
Được biết đến với cái tên Nam tước, điệp viên từng rất quyền lực này phụ trách đơn vị FSB, nói với bạo chúa rằng Ukraine rất yếu đuối và sẽ sụp đổ khi xe tăng tràn qua biên giới.
Sergei Beseda là ai?
Thượng Tướng Beseda đứng đầu Cục 5 trong FSB - đơn vị bí mật phụ trách do thám các nước thuộc Liên Xô cũ. Lực lượng hùng mạnh này là đứa con cưng của Putin, được Putin thành lập khi ông còn là nhà lãnh đạo FSB vào cuối những năm 1990. Nhiệm vụ của nó là thúc đẩy lợi ích của Điện Cẩm Linh ở các quốc gia quan trọng và cũng giám sát các mối quan hệ với các đối tác nước ngoài, bao gồm cả Hoa Kỳ. Ông được cho là đã dành nhiều thời gian ở nước ngoài khi còn trẻ ở Mỹ Latinh và do đó nói được tiếng Tây Ban Nha.
Do đó, Beseda có nhiệm vụ tổ chức đàn áp các cuộc cách mạng ở các nước nhằm xóa bỏ ảnh hưởng của Mạc Tư Khoa trong những năm 2000 và 2010. Các điệp viên của ông đã bị bắt ở các quốc gia như Belarus, Moldova và Abkhazia, một khu vực ly khai ở Georgia, theo Trung tâm Phân tích Chính sách Âu Châu. Bản thân Beseda đã ở Kyiv trong những ngày đẫm máu nhất của Cách mạng Maidan và chính quyền Ukraine đã tìm cách bắt giữ ông vì tội ác chống lại người biểu tình.
Nhưng cuộc xâm lược của Putin đã biến thành ba năm nhục nhã của người Nga dưới tay những người Ukraine dũng cảm thay vì một cuộc chiến tranh “ba ngày” nhanh chóng.
Andrei Soldatov, một nhà báo điều tra người Nga, tiết lộ rằng Beseda đã bị bỏ tù vào năm 2022 thông qua nguồn tin từ FSB. Tuy nhiên, có những nguồn tin trái ngược nhau về lý do Beseda bị bỏ tù. Theo Soldatov và Mikhail Khodorkovsky, một nhà hoạt động đối lập người Nga, Beseda bị tù vì tội báo cáo láo.
Soldatov viết cho tờ báo tiếng Nga Istories, hay “Những Câu Chuyện Quan Trọng”, rằng Cục 5 này đã cung cấp cho nhà độc tài Nga Vladimir Putin thông tin về những diễn biến chính trị ở Ukraine trước cuộc xâm lược toàn diện.
Các thông tin tình báo do Cục 5 cung cấp hóa ra không chính xác về nhiều mặt khi cuộc chiến tổng lực bắt đầu. Dựa trên thông tin tình báo này, chính quyền Nga tin tưởng rằng quân đội Nga sẽ không gặp phải sự kháng cự nghiêm trọng ở Ukraine. Khôi hài đến mức Cục 5 đã vẽ ra một viễn cảnh sai lầm rằng lính Nga sẽ được người dân Ukraine mang muối, bánh mì và hoa ra chào đón “đoàn quân giải phóng”.
Hôm 22 Tháng Ba, tờ The Moscow Times cho rằng Beseda đã bất đồng quan điểm với Putin về một số thông tin tình báo sai lệch trước cuộc xâm lược của Mạc Tư Khoa năm 2022.
Mikhail Khodorkovsky khẳng định rằng thông tin tình báo sai lệch là do Cục 5 của Beseda cung cấp cho Putin. Sửng sốt trước những thất bại bất ngờ trong cuộc xâm lược, Putin đã tìm một con dê tế thần, và con dê ấy là Beseda.
Tin tức tình báo không tốt về chủ nhân đã đưa Beseda đến một nhà tù được sử dụng trong các cuộc thanh trừng thời Stalin để hành quyết hàng loạt.
Beseda đã được trả tự do ngay sau đó và hiện đang đi qua các hành lang dát vàng của khách sạn Ritz-Carlton ở Riyadh, Ả Rập Xê Út, trong các cuộc đàm phán ngừng bắn.
Ông đang cố gắng cứu vãn danh tiếng của mình và giúp Putin xây dựng lại Đế chế Liên Xô - một giấc mơ chung của Putin và các đồng minh.
Khodorkovsky nói với tờ The Sun rằng việc điệp viên được đưa đến từ nơi lạnh giá là bằng chứng cho thấy chiến thuật làm nhục mà Putin sử dụng - làm nhục các đồng minh của mình để kiểm soát họ.
Ông cho biết: “Đối với Putin, điều cực kỳ quan trọng khi đối phó với một người đầy tham vọng là phải sỉ nhục và làm nhục họ để giữ họ trung thành”.
Putin khét tiếng vì đã làm xấu hổ nhà lãnh đạo cơ quan tình báo nước ngoài của mình vào năm 2022 trước ống kính máy quay khi khiến ông ta bối rối và bảo ông ta “nói thẳng”.
Nhưng Khodorkovsky cho biết sự sỉ nhục đã khiến Beseda trở thành người lý tưởng để Putin giao phó nhiệm vụ lãnh đạo các cuộc đàm phán ngừng bắn của Nga.
Beseda cực kỳ trung thành với Putin, một chuyên gia về nước Mỹ từ thời còn làm việc tại FSB, và là một nhân vật phản diện trong mắt Ukraine.
Vị Thượng tướng này có rất nhiều kinh nghiệm và đã giữ cấp tướng trong 25 năm.
Ông từng phục vụ trong Điện Cẩm Linh và chính quyền Putin vào đầu những năm 2000, khiến ông trở thành đồng minh chủ chốt.
Khodorkovsky cho biết: “Ông ấy xuất thân từ lực lượng bảo vệ cũ của FSB/KGB, và đó là danh tiếng của ông ấy.
“Nhưng vẫn còn điều gì đó khác ở đây, và tôi nghĩ FSB chọn ông ấy vì họ muốn chơi một trò chơi khá khó chịu với người Ukraine.”
Putin tin rằng chính phủ Ukraine là bất hợp pháp - và Beseda là hiện thân của niềm tin đó trong con người ông.
Điệp viên này đã ở bên cạnh cựu tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych trong cuộc thảm sát Maidan khi cảnh sát nổ súng vào những người biểu tình.
Khodorkovsky cho biết Putin thực sự muốn nói khi đưa ông vào nhóm các nhà đàm phán rằng: “Hãy nhìn xem, chúng tôi luôn can thiệp vào tình hình chính trị của các bạn vì chúng tôi không coi các bạn là một quốc gia độc lập, đúng nghĩa.”
Tổng giám đốc tình báo quân sự Ukraine Kyrylo Budanov đã nói về Beseda vào năm 2023: “Ông ta là một người rất có vấn đề. Ông ta đã làm rất nhiều điều xấu xa cho Ukraine.”
Khodorkovsky cho biết tầm quan trọng của Beseda trong các cuộc đàm phán cho thấy vai trò quan trọng của điệp viên đối với chính sách đối ngoại của Nga hiện nay.
Việc bắt cóc con tin, ví dụ như vụ phóng viên Evan Gershkovich của Wall Street Journal, hiện là một phần quan trọng trong cách ứng xử của Nga với các nước ngoài.
Trong sự trớ trêu của số phận, Beseda bị đưa đến nhà tù khét tiếng Lefortovo ở Mạc Tư Khoa, nơi từng được Josef Stalin sử dụng để hành quyết hàng loạt trong cuộc Đại thanh trừng và cũng là nơi giam giữ Gershkovich.
Về mặt chính thức, Beseda bị bắt vì “trộm cắp tiền được phân bổ cho hoạt động tình báo và phá hoại ở Ukraine, cũng như cố tình cung cấp thông tin sai lệch về tình hình chính trị ở Ukraine”.
Sau khi bị sỉ nhục, Beseda có thể được đưa trở lại làm việc cho Putin vì theo phiên bản sự kiện của Điện Cẩm Linh, cuộc xâm lược đã là một chiến thắng.
Vì vậy, không có lý do gì để trừng phạt bất kỳ ai - chứ đừng nói đến những người có quyền lực nhất trong FSB của Nga và những người ủng hộ Putin.
Nhưng Beseda đã được đưa trở lại với một vai trò chưa xác định - trợ lý giám đốc FSB.
Khodorkovsky nói: “Bạn thực sự không có bất kỳ quyền hạn hay trách nhiệm nào. Bạn chỉ là một người cực kỳ thân thiết với đạo diễn và chịu sự quyết định của đạo diễn về những gì bạn sẽ làm vào sáng hôm sau.”
Beseda có thể từ bỏ sự tham gia của mình vào chính trị, nhưng ông ấy còn có động cơ khác, Soldatov tiết lộ.
Tổng giám đốc FSB có một người con trai, Alexander, đang làm việc cao cấp trong cơ quan an ninh quốc gia Nga.
Phái đoàn Nga còn có Grigory Karasin, 75 tuổi, một thượng nghị sĩ và nhà ngoại giao kỳ cựu của Nga.
Tưởng cũng nên biết thêm: Mikhail Khodorkovsky, từng là người giàu nhất nước Nga trước khi lên tiếng chống lại Vladimir Putin và thành lập nhóm Open Russia, nghĩa là nước Nga cởi mở, với chủ trương thân phương Tây. Ông bị tịch thu tài sản và bị bỏ tù từ năm 2003 cho đến khi được Putin ân xá vào này 20 Tháng Mười Hai, 2013, sau một thập niên tù tội. Ông hiện đang sống lưu vong ở Luân Đôn và thành lập Trung tâm Dossier nhằm điều tra các nguồn tài sản của Putin, không do Putin trực tiếp đứng tên nhưng do các tình nhân của ông ta đứng tên.
[The Sun: Meet Putin attack dog who fired 1st shot of Ukraine war & was jailed for disaster invasion…now he’s fronting peace talks]
2. Cuộc tấn công của Nga vào Kryvyi Rih đã làm 20 người thiệt mạng, trong đó có 9 trẻ em, làm bị thương 75 người
Theo Serhiy Lysak, nhà lãnh đạo chính quyền quân sự Kryvyi Rih, cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào thành phố Kryvyi Rih của Ukraine vào ngày 4 tháng 4 đã giết chết 20 người, trong đó có 9 trẻ em.
Lực lượng Nga được cho là đã tiến hành một cuộc tấn công kết hợp bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa vào thành phố Dnipropetrovsk vào buổi tối, khiến nhiều tòa nhà trong khu dân cư bốc cháy.
Lysak cho biết vào ngày 6 tháng 4 rằng vụ tấn công đã giết chết 20 người. Trong số các nạn nhân có chín trẻ em.
“Thật không may, số nạn nhân của vụ tấn công khủng bố của Nga vào ngày 4 tháng 4 đã tăng lên 20 người,” Lysak nói. “Một người đàn ông 57 tuổi đã chết trong bệnh viện do nhiều vết thương. Các bác sĩ đã làm mọi thứ có thể và không thể làm được suốt ngày đêm, nhưng những vết thương đó không tương thích với sự sống.”
75 người khác bị thương, trong đó nạn nhân từ người cao tuổi đến trẻ sơ sinh ba tháng tuổi. Ba mươi bảy người bị thương đã phải vào bệnh viện.
Hai trẻ em, 5 và 8 tuổi, được báo cáo đang trong tình trạng nguy kịch, cùng với 15 nạn nhân khác đang phải vào bệnh viện.
“Các bác sĩ đang chiến đấu để giành lại mạng sống và cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết”, Lysak cho biết.
Cuộc tấn công được cho là đã gây hư hại cho 34 tòa nhà chung cư và sáu cơ sở giáo dục, cũng như nhiều cửa hàng, doanh nghiệp, xe hơi và nhà ở.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy bình luận về vụ tấn công: “Nga tấn công hàng ngày. Mỗi ngày, người dân đều bị giết. Chỉ có một lý do khiến điều này tiếp diễn: Nga không muốn ngừng bắn, và chúng tôi thấy điều đó. Cả thế giới đều thấy điều đó.”
“Mọi lời hứa của Nga đều kết thúc bằng hỏa tiễn hoặc máy bay điều khiển từ xa, bom hoặc pháo binh. Ngoại giao chẳng có ý nghĩa gì với họ. Và đó là lý do tại sao cần phải gây áp lực — gây áp lực đủ lớn lên Nga để họ cảm nhận được hậu quả của mọi lời nói dối của họ, mọi cuộc tấn công, mọi ngày họ cướp đi sinh mạng và kéo dài chiến tranh,” Tổng thống Zelenskiy nói.
Một số nhà lãnh đạo Âu Châu đã lên án vụ tấn công.
“Một cuộc tấn công liều lĩnh khác của Nga nhằm vào một khu dân cư đông đúc... Nga tiếp tục phá hủy Ukraine, không quan tâm đến hòa bình”, Phó chủ tịch Ủy ban Âu Châu Kaja Kallas viết trên X, gọi cuộc tấn công này là “bi thảm và vô nhân đạo”.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố cuộc tấn công vào Kryvyi Rih là nhằm vào một cuộc tụ họp quân sự, một tuyên bố bị quân đội Ukraine bác bỏ là “thông tin sai lệch”.
Kryvyi Rih, quê hương của Tổng thống Zelenskiy, vẫn là mục tiêu thường xuyên của các cuộc tấn công của Nga. Thành phố này, nơi sinh sống của khoảng 660.000 người, là thành phố lớn thứ hai ở Dnipropetrovsk và nằm cách tiền tuyến khoảng 70 km, hay 40 dặm.
[Kyiv Independent: Russian attack on Kryvyi Rih kills 20 people, including 9 children, injures 75]
3. Cảnh sát Ukraine chạy về phía ‘địa ngục trần gian’ sau khi quân đội của Putin bắn hỏa tiễn đạn đạo vào sân chơi
ĐÂY là khoảnh khắc kinh hoàng khi cảnh sát Ukraine chạy đến một sân chơi ở quê hương của Volodymyr Tổng thống Zelenskiy sau khi nơi này bị hỏa tiễn đạn đạo của Putin tấn công.
Các cuộc không kích tàn khốc ở Kryvyi Rih đã giết chết ít nhất chín trẻ em và mười người lớn, nâng tổng số người chết lên 19. Thống đốc khu vực Serhii Lysak cho biết vào hôm Thứ Bẩy, 05 Tháng Tư, rằng có thêm 72 người bị thương trong vụ tấn công xảy ra vào thứ Sáu.
Mười bảy người trong số họ đang trong tình trạng nghiêm trọng, và nạn nhân bị thương nhỏ tuổi nhất là một em bé 3 tháng tuổi. Oleksii Biloshytskyi, Phó giám đốc thứ nhất của Sở cảnh sát tuần tra Ukraine, đã chia sẻ đoạn phim từ camera gắn trên người cảnh sát ghi lại những khoảnh khắc kinh hoàng sau cuộc tấn công chết người của Nga.
Đoạn phim kinh hoàng cho thấy cảnh cảnh sát chạy đến hiện trường và phát hiện nhiều xác chết nằm rải rác xung quanh khu vực. Các xác chết bị kéo ra khỏi xe và được tìm thấy trong sân chơi của trẻ em.
Có thể thấy hàng chục cư dân chạy quanh một cách điên cuồng để cố gắng giúp đỡ các nạn nhân của cuộc tấn công. Có lúc, một đứa trẻ được nhìn thấy đang theo dõi hậu quả của cuộc tấn công kinh hoàng.
Thống đốc Serhii Lysak cho biết: “Không bao giờ có thể tha thứ cho điều này. Trong số những người thiệt mạng có một cậu bé, Timofiy, mới chỉ ba tuổi.
Và một nạn nhân trẻ em khác là Radyslav Yatsko, bảy tuổi, đang được cha chở về gần nhà thì bom rơi như mưa.
Cậu bé ngồi ở ghế sau đã tử vong vì một vụ nổ lớn, trong khi người cha của cậu bé sống sót sau khi bị chấn động não và bị thương nhiều chỗ. Kryvyi Rih ở Dnipropetrovsk, là quê hương của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Tổng thống nói trên Telegram rằng hỏa tiễn đã tấn công một khu vui chơi gần các tòa nhà dân cư. Các cuộc tấn công diễn ra sau khi Mạc Tư Khoa “nói dối” về việc thực hiện một cuộc tấn công “chính xác” vào một nhà hàng đông đúc quân nhân Ukraine và các giảng viên nước ngoài, Kyiv cho biết.
Chính quyền địa phương cho biết vụ tấn công kinh hoàng đã làm hư hại khoảng 20 tòa nhà chung cư, hơn 30 xe cộ, một tòa nhà giáo dục và một nhà hàng.
Vài giờ sau, một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa khác vào Kryvyi Rih đã giết chết một phụ nữ và làm bị thương bảy người khác.
Tổng thống Zelenskiy đổ lỗi cho các cuộc tấn công là do Nga không muốn chấm dứt chiến tranh. Tổng thống Ukraine nói: “Mỗi hỏa tiễn, mỗi cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa đều chứng minh rằng Nga chỉ muốn chiến tranh”.
Ông cũng thúc giục các đồng minh tăng áp lực lên Mạc Tư Khoa và giúp cải thiện hệ thống phòng không của Ukraine. Động thái này diễn ra khi Ông Donald Trump có thể bất chấp cảnh báo từ nhóm thân cận của mình và sớm gọi điện cho Vladimir Putin.
Các đồng minh của Tổng thống Trump đã thúc giục Tổng thống Hoa Kỳ không nên nói chuyện trực tiếp với bạo chúa Điện Cẩm Linh cho đến khi hắn ta cam kết hoàn toàn về lệnh ngừng bắn.
Mặc dù không có cuộc đàm phán chính thức nào được lên lịch vào sáng thứ Hai, các thủ đô Âu Châu cho rằng Trump có thể nói tiếp chuyện qua điện thoại với Putin bất cứ lúc nào.
[The Sun: Watch moment Ukrainian cops sprint towards ‘absolute hell’ after Putin’s troops fired ballistic missile at playground]
4. Tòa Bạch Ốc cho biết Nga bị loại khỏi danh sách thuế quan của Hoa Kỳ do các cuộc đàm phán ngừng bắn đang diễn ra
Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Tòa Bạch Ốc Kevin Hassett cho biết vào ngày 6 tháng 4 rằng Nga đã được loại khỏi danh sách thuế quan của Hoa Kỳ do các cuộc đàm phán hòa bình đang diễn ra với Ukraine.
Trong một cuộc phỏng vấn với ABC News, Hassett giải thích rằng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump “đã đưa ra quyết định không gộp chung hai vấn đề” và rằng ông đang tập trung vào các cuộc đàm phán.
“Việc đưa một điều mới vào các cuộc đàm phán ngay giữa chừng là không phù hợp. Điều đó không đúng”, Hassett nói.
Hassett lập luận rằng việc áp dụng mức thuế quan mới trong các cuộc đàm phán hòa bình có nguy cơ làm gián đoạn tiến trình ngoại giao.
“Ông có thực sự khuyên rằng ông nên tham gia và đưa ra một loạt những điều mới mẻ vào giữa một cuộc đàm phán ảnh hưởng đến rất nhiều cuộc sống của người Ukraine và người Nga không? Không, không,” ông nói.
Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Trump, được công bố như một phần của cái mà ông gọi là “Ngày Giải phóng”, áp thuế đối với hầu hết mọi đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ, bao gồm cả Ukraine. Kyiv bị đánh thuế 10%, so với 20% đối với Liên Hiệp Âu Châu và 54% đối với Trung Quốc.
Đáng chú ý là Nga, Belarus, Bắc Hàn và Cuba không được đưa vào danh sách.
Bộ trưởng Kinh tế Yuliia Svyrydenko cho biết mức thuế quan mới nhất của chính quyền Tổng thống Trump có thể sẽ “gây khó khăn, nhưng không nghiêm trọng” đối với nền kinh tế Ukraine.
Svyrydenko cho biết trên Facebook rằng kim ngạch xuất khẩu của Ukraine sang Hoa Kỳ vào năm 2024 đạt 874 triệu đô la, bao gồm 363 triệu đô la gang và 112 triệu đô la ống. Cùng năm đó, Ukraine nhập khẩu 3,4 tỷ đô la hàng hóa từ Hoa Kỳ.
Quyết định loại Nga khỏi danh sách thuế quan của Tòa Bạch Ốc được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều dấu hiệu về sự hợp tác ngoại giao và kinh tế giữa Washington và Mạc Tư Khoa.
Tuần trước, nhà đàm phán của Điện Cẩm Linh Kirill Dmitriev đã đến thăm Hoa Kỳ và bày tỏ “sự lạc quan thận trọng” về tương lai quan hệ Nga-Mỹ, nhấn mạnh việc tập trung vào hợp tác đầu tư và khởi đầu cho “cuộc đối thoại tốt đẹp, tôn trọng”.
[Kyiv Independent: Russia excluded from US tariff list due to ongoing ceasefire negotiations, White House says]
5. Quan chức cao cấp của Liên Hiệp Quốc ‘sốc’ trước cuộc tấn công kinh hoàng của Nga vào Kryvyi Rih
Volker Türk, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, đã “bày tỏ sự kinh hoàng tột độ” vào ngày 6 tháng 4 trước cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào Kryvyi Rih vào ngày 4 tháng 4, khiến chín trẻ em thiệt mạng.
Vụ tấn công đã giết chết 19 người, trong đó có chín trẻ em, chính quyền địa phương cho biết. Bốn trẻ em khác bị thương trong vụ tấn công hiện đang trong tình trạng nghiêm trọng tại bệnh viện, theo báo cáo của họ.
“Đây là nỗi kinh hoàng không thể tưởng tượng nổi — chín trẻ em đã thiệt mạng, phần lớn khi đang chơi trong công viên, khi một vũ khí quân sự phát nổ thành nhiều mảnh đạn phía trên đầu chúng,” Türk cho biết trong một tuyên bố do Liên Hiệp Quốc đưa ra.
“Việc Liên bang Nga sử dụng vũ khí nổ có hiệu ứng trên quy mô lớn tại một khu vực đông dân cư —và không có sự hiện diện rõ ràng của quân đội — cho thấy sự coi thường mạng sống của thường dân một cách liều lĩnh.”
Theo tuyên bố, nhóm Liên Hiệp Quốc tại địa phương đã đến hiện trường vụ tấn công vào ngày 5 tháng 4 để ghi lại thiệt hại và xác định danh tính những đứa trẻ thiệt mạng trong vụ tấn công.
Phản ứng của Liên Hiệp Quốc được đưa ra khi Tổng thống Volodymyr Zelenskiy kêu gọi các đồng minh phương Tây hành động nhiều hơn nữa, nhấn mạnh rằng “áp lực lên Nga vẫn chưa đủ”.
“Số lượng các cuộc không kích đang gia tăng”, Tổng thống Zelenskiy cho biết trong bài đăng trên Telegram.
Kryvyi Rih, quê hương của Tổng thống Zelenskiy, vẫn là mục tiêu thường xuyên của các cuộc tấn công của Nga. Thành phố này, nơi sinh sống của khoảng 660.000 người, là thành phố lớn thứ hai ở Dnipropetrovsk và nằm cách tiền tuyến khoảng 70 km, hay 40 dặm.
Với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Nga phần lớn không lên án trực tiếp Mạc Tư Khoa về tội ác chiến tranh mà chỉ phản ứng một cách thận trọng.
[Kyiv Independent: Top UN official expresses 'shock' at Russia's deadly strike on Kryvyi Rih]
6. Vučić của Serbia cho biết đất nước sẽ có chính phủ mới vào lễ Phục sinh
Serbia sẽ có chính phủ mới vào ngày 18 tháng 4 với chính trị gia mới vào nghề Đuro Macut làm thủ tướng, Tổng thống Aleksandar Vučić tuyên bố hôm Chúa Nhật, 06 Tháng Tư.
Chính phủ trước đây của quốc gia Balkan này đã sụp đổ vào tháng 3 sau phong trào biểu tình kéo dài nhiều tháng bùng phát sau vụ sập mái nhà ga xe lửa gây chết người và kéo dài do sự phẫn nộ của công chúng về tình trạng tham nhũng và sự thoái lui khỏi các chuẩn mực dân chủ.
“Sẽ là một nhiệm vụ lớn đối với chính phủ mới để tiếp tục duy trì hòa bình và ổn định, hành động kiên nhẫn và nhẫn nại. Chính phủ nên có cam kết rõ ràng về tương lai, và mong muốn và ý định của chúng tôi là đưa Serbia trở lại vị thế của người chiến thắng và nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất vào cuối năm nay”, Vučić nói.
Thủ tướng mới, một bác sĩ nội tiết không có kinh nghiệm chính trị, có khả năng sẽ tại vị ít nhất cho đến năm 2027, khi Serbia tổ chức đồng thời bầu cử quốc hội và tổng thống. Các nhà lập pháp có thời hạn đến ngày 18 tháng 4 để phê duyệt ông, hoặc có nguy cơ tạo điều kiện cho một cuộc bầu cử sớm.
Vučić cho biết thêm ông hy vọng sẽ gặp Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong những tháng tới và sẽ nêu vấn đề thuế quan.
Vào ngày 2 tháng 4, như một phần của làn sóng đánh thuế của Hoa Kỳ đối với các quốc gia trên thế giới, Tổng thống Trump đã công bố mức thuế 38 phần trăm đối với Serbia, dự kiến có hiệu lực vào tuần này. Con số đó là cao nhất ở Âu Châu — mặc dù một số vùng lãnh thổ hải ngoại của các quốc gia Âu Châu sẽ phải chịu mức thuế cao hơn.
[Politico: Serbia’s Vučić says country will get new government by Easter]
7. Nga từ chối ngừng bắn vì muốn tiếp tục tấn công từ Hắc Hải, Tổng thống Zelenskiy nói
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy phát biểu vào ngày 6 tháng 4 rằng Nga từ chối chấp nhận lệnh ngừng bắn vô điều kiện để tiếp tục tấn công bằng hỏa tiễn từ Hắc Hải.
“Đây là một trong những lý do tại sao Nga đang bóp méo ngoại giao, tại sao nước này từ chối đồng ý ngừng bắn vô điều kiện—họ muốn duy trì khả năng tấn công các thành phố và cảng của chúng ta từ biển,” Tổng thống Zelenskiy phát biểu trong bài phát biểu buổi tối.
Tổng thống Zelenskiy nhấn mạnh rằng lệnh ngừng bắn trên biển không chỉ liên quan đến hàng hải hay xuất khẩu lương thực, mà còn nhằm ngăn chặn tình hình leo thang hơn nữa.
“Putin không muốn chấm dứt chiến tranh. Ông ta muốn duy trì phương tiện để leo thang chiến tranh bất cứ lúc nào với sức mạnh lớn hơn nữa”, Tổng thống Zelenskiy cảnh báo.
Ông kêu gọi tiếp tục gây áp lực lên Mạc Tư Khoa. “Nếu có lệnh ngừng bắn, thì phải là lệnh ngừng bắn vô điều kiện—lệnh ngừng bắn không cho phép hủy diệt sự sống,” Tổng thống Zelenskiy nói. “Putin đang từ chối. Chúng tôi đang chờ phản hồi từ Hoa Kỳ—và chúng tôi cũng mong đợi phản hồi từ tất cả mọi người ở Âu Châu và trên toàn thế giới thực sự muốn hòa bình.”
Ba tuần trước, Ukraine và Hoa Kỳ đã đồng ý thực hiện lệnh ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày. Nga đã từ chối thực hiện, thay vào đó đưa ra danh sách các yêu cầu.
Theo thỏa thuận ngừng bắn một phần ngày 25 tháng 3, Washington cam kết sẽ giúp khôi phục quyền tiếp cận thị trường thế giới cho Nga về xuất khẩu nông sản và phân bón, giảm chi phí bảo hiểm hàng hải và tăng cường khả năng tiếp cận các hải cảng và hệ thống thanh toán cho các giao dịch như vậy.
Điện Cẩm Linh tuyên bố lệnh ngừng bắn chỉ có hiệu lực sau khi phương Tây dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt áp đặt đối với Nga.
Vào ngày 4 tháng 4, Nga đã tấn công một khu dân cư ở thành phố Kryvyi Rih bằng hỏa tiễn đạn đạo và máy bay điều khiển từ xa, khiến 20 người thiệt mạng, trong đó có chín trẻ em, theo chính quyền địa phương. Có báo cáo rằng có 75 người bị thương.
Mỗi ngày sau đó, ít nhất một thành phố lớn của Ukraine nằm xa tiền tuyến bị hỏa tiễn Nga tấn công, khiến nhiều thường dân thiệt mạng.
[Kyiv Independent: Russia rejecting ceasefire because it wants to keep launching strikes from Black Sea, Zelensky says]
8. Bayrou của Pháp cáo buộc Tổng thống Trump ‘can thiệp’ vào bản án dành cho Le Pen
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã can thiệp vào chính trường Pháp bằng lời chỉ trích gay gắt về bản án dành cho chính trị gia cực hữu người Pháp Marine Le Pen, theo cáo buộc của Thủ tướng Pháp François Bayrou vào hôm Chúa Nhật, 06 Tháng Tư.
Trong một cuộc phỏng vấn với Le Parisien, Bayrou gọi việc Tổng thống Trump bảo vệ Marine Le Pen trên mạng xã hội là một ví dụ về sự can thiệp. “Sự can thiệp đã trở thành luật lệ của thế giới”, ông nói.
“Không còn bất kỳ ranh giới nào cho các cuộc tranh luận chính trị lớn. Những gì xảy ra ở Pháp đều được thảo luận ở Washington,” Bayrou nói.
Tổng thống Trump đã chỉ trích phán quyết của tòa án ngăn cản Le Pen ra tranh cử tổng thống Pháp vào thứ sáu. “Họ buộc tội bà ấy với một tội danh nhỏ mà có lẽ bà ấy không biết gì cả — nghe giống như một lỗi 'kế toán' đối với tôi”, Tổng thống Trump viết trên tài khoản Truth Social của mình.
Bản án tù bốn năm của Le Pen vì tội biển thủ tiền quỹ Liên Hiệp Âu Châu — trong đó có hai năm được hoãn thi hành — sẽ được thi hành dưới hình thức quản thúc tại gia. Phán quyết của tòa án đang được kháng cáo.
Đảng Tập hợp Quốc gia của bà Le Pen đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc biểu tình tại Paris vào Chúa Nhật để ủng hộ bà.
Bayrou cũng làm sáng tỏ tác động của thuế quan của Hoa Kỳ đối với nền kinh tế Pháp.
“Rủi ro mất việc làm là hoàn toàn lớn, cũng như rủi ro suy thoái kinh tế và ngừng đầu tư. Hậu quả sẽ rất đáng kể: các chính sách của Tổng thống Trump có thể khiến chúng ta mất hơn 0,5 phần trăm GDP.”
[Politico: France’s Bayrou accuses Trump of ‘interference’ with Le Pen rant]
9. Cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga phá hủy phòng tin tức của kênh truyền hình Freedom TV của Ukraine tại Kyiv
Một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga đã phá hủy phòng tin tức của kênh truyền hình Ukraine Freedom TV tại Kyiv vào đêm Chúa Nhật, 06 Tháng Tư, nhưng không có nhân viên nào bị thương, kênh truyền hình này cho biết trong một tuyên bố.
Theo chính quyền địa phương, cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào Kyiv đã khiến một người thiệt mạng và ba người bị thương.
Kênh truyền hình này cho biết một văn phòng nơi đặt các kênh phát sóng quốc tế đã bị tấn công. Ba tầng trên cùng đã bị “phá hủy” và các tầng dưới bị “hư hỏng đáng kể”, Freedom TV cho biết.
Tuyên bố cho biết vụ tấn công xảy ra tại cơ sở nơi International Multimedia Broadcasting Platform of Ukraine do nhà nước sở hữu, đơn vị sở hữu Freedom TV và các kênh khác, đang xây dựng một studio mới. Freedom TV cho biết phòng tin tức của họ đã đặt tại tòa nhà này kể từ khi một cuộc tấn công của Nga làm hư hại văn phòng trước đây của kênh này vào tháng 2.
Theo tuyên bố, tòa nhà văn phòng bị tấn công trong cuộc tấn công bằng hỏa tiễn ngày 6 tháng 4 vào Kyiv cũng là nơi phát sóng các kênh truyền hình khác thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhà nước này, bao gồm UATV tiếng Anh, UATV tiếng Tây Ban Nha, UATV tiếng Ả Rập, UATV tiếng Bồ Đào Nha và The Gaze.
Đài truyền hình Freedom TV cho biết họ vẫn tiếp tục hoạt động bất chấp cuộc tấn công từ một phòng thu dự phòng.
Vụ tấn công ngày 6 tháng 4 vào Kyiv diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Volodymyr Zelenskiy kêu gọi các đồng minh phương Tây hành động nhiều hơn, nhấn mạnh rằng “áp lực lên Nga vẫn chưa đủ”.
“Số lượng các cuộc không kích đang gia tăng”, Tổng thống Zelenskiy cho biết trong bài đăng trên Telegram.
Yuliia Bin, Tổng giám đốc điều hành của Nền tảng phát thanh truyền thông đa phương tiện quốc tế Ukraine, cam kết rằng nhóm của bà sẽ tìm ra giải pháp bất chấp cuộc tấn công.
“Đây là vụ tấn công thứ hai trong vòng chưa đầy hai tháng,” Bin cho biết trong một tuyên bố.
[Kyiv Independent: Russian missile strike destroys Ukrainian channel Freedom TV's newsroom in Kyiv]
10. Tổng thống Zelenskiy kêu gọi phương Tây phản ứng cứng rắn hơn sau khi hỏa tiễn của Nga tấn công Kyiv, Kryvyi Rih
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã cảnh báo các đồng minh phương Tây của Ukraine vào ngày 6 tháng 4 rằng cần phải làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn hành động xâm lược của Nga, đồng thời nhấn mạnh rằng “áp lực lên Nga vẫn là chưa đủ”.
“Số lượng các cuộc không kích đang gia tăng”, Tổng thống Zelenskiy cho biết sau khi một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào Kyiv khiến một người thiệt mạng và ba người bị thương trong đêm.
“Đây là cách Nga thể hiện ý định thực sự của mình – tiếp tục khủng bố chừng nào thế giới còn cho phép.”
Lời kêu gọi hành động của Tổng thống Zelenskiy từ các đồng minh phương Tây xuất hiện khi Hoa Kỳ tiếp tục nỗ lực chấm dứt chiến tranh bằng mọi giá bằng cách thúc đẩy cả hai bên hướng tới một thỏa thuận hòa bình vội vã. Vẫn chưa rõ liệu Âu Châu có thể tự mình hỗ trợ Ukraine hay không nếu Washington lại đình chỉ viện trợ quân sự và chia sẻ thông tin tình báo.
Theo Tổng thống Zelenskiy, quân đội Nga đã phóng hơn 1.460 quả bom trên không, gần 670 máy bay điều khiển từ xa chiến đấu và hơn 30 hỏa tiễn các loại vào Ukraine trong tuần qua.
Vào ngày 4 tháng 4, một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào thành phố Kryvyi Rih - quê hương của Tổng thống Zelenskiy - đã giết chết 19 người, trong đó có chín trẻ em, chính quyền địa phương cho biết. Bốn trẻ em khác bị thương trong cuộc tấn công đang trong tình trạng nghiêm trọng tại bệnh viện, theo báo cáo của họ.
“Mọi cuộc tấn công đều nhằm vào người dân và trẻ em của chúng tôi, quân đội Nga đang chiến đấu chống lại trẻ em đang chơi ở sân chơi.”
Đáp lại trước phản ứng của Đại sứ quán Hoa Kỳ về vụ tấn công Kryvyi Rih, Tổng thống Zelenskiy cho biết vào ngày 5 tháng 4 rằng đó là “điều ngạc nhiên khó chịu”, chỉ trích Đại sứ Bridget Brink vì không lên án Nga.
Ngoại trưởng Andrii Sybiha cũng nhấn mạnh hôm 6 tháng 4 rằng đã “đến lúc cần gây thêm áp lực lên Mạc Tư Khoa”, nói rằng phản ứng duy nhất của Nga đối với đề xuất ngừng bắn hoàn toàn của Hoa Kỳ là nhiều cuộc tấn công bằng hỏa tiễn, máy bay điều khiển từ xa và bom trên không hơn nhằm vào Ukraine và người dân nước này.
[Kyiv Independent: Zelensky calls for tougher Western response after Russian missiles strike Kyiv, Kryvyi Rih]
11. Nga tấn công Ukraine bằng 23 hỏa tiễn, 109 máy bay điều khiển từ xa trong đêm, Không quân báo cáo
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Hai, 07 Tháng Tư, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat cho biết quân đội Nga đã tấn công Ukraine bằng 23 hỏa tiễn và 109 máy bay điều khiển từ xa vào đêm Chúa Nhật, 06 Tháng Tư.
Ông cho biết cuộc tấn công qua đêm nhắm vào các tỉnh Kyiv, Sumy, Kharkiv, Khmelnytskyi, Cherkasy và Mykolaiv. Chính quyền địa phương của Kyiv báo cáo vào buổi sáng rằng một người đã thiệt mạng và ba người bị thương.
Theo Không quân, Ukraine đã có thể bắn hạ sáu trong số chín hỏa tiễn hành trình Kh-101, Kh-55 và Kalibr phóng về nước này, cũng như sáu trong số tám hỏa tiễn hành trình Kalibr và một trong sáu hỏa tiễn đạn đạo Iskander-M.
Trong số 109 máy bay điều khiển từ xa được phóng vào Ukraine, Không quân cho biết họ đã bắn hạ 40 máy bay điều khiển từ xa chiến đấu Shahed và 53 máy bay điều khiển từ xa khác biến mất khỏi radar mà không gây ra bất kỳ thiệt hại nào.
Nga thường xuyên tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự kể từ khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện với Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Hoa Kỳ đã đàm phán với Ukraine và Nga để đàm phán chấm dứt chiến tranh giữa Nga và Ukraine.
Ukraine đã đồng ý với lệnh ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày do Hoa Kỳ đề xuất, tuyên bố vào ngày 11 tháng 3 rằng Kyiv đã sẵn sàng nếu Nga cũng đồng ý với các điều khoản. Cho đến nay, Mạc Tư Khoa đã từ chối.
[Kyiv Independent: Russia attacked Ukraine with 23 missiles, 109 drones overnight, Air Force reports]
Tin Vui: GH có thêm 3 vị hiển thánh. Tam Nhật Thánh: Tòa Thánh ra sắc lệnh ngoại lệ cho GH Việt Nam
VietCatholic Media
16:42 07/04/2025
1. Giáo hội sắp có thêm ba vị hiển thánh và một chân phước
Giáo hội sắp có thêm ba vị hiển thánh và một vị chân phước, theo quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Với sự chấp thuận của Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, đã công bố các sắc lệnh liên quan đến các án phong hiển thánh và chân phước đã được bộ cứu xét trước đó.
Trước tiên là Sắc lệnh nhìn nhận một phép lạ xảy ra nhờ lời chuyển cầu của nữ chân phước Maria Núi Cát Minh, tục danh là Carmen Elena Rendíles Martínez, sáng lập Dòng các Nữ tỳ Chúa Giêsu, sinh năm 1903 tại Caracas, thủ đô Venezuela, và qua đời tại đó năm 1977, thọ 74 tuổi.
Chị bị khuyết tật bẩm sinh, không có cánh tay trái và phải mang cánh tay giả suốt đời. Tuy vậy, chị vẫn học hành, làm việc và sau đó đã thi hành nhiều công tác trong Giáo hội. Chị nổi bật về lòng đạo đức và năm 24 tuổi, chị gia nhập Dòng Nữ tỳ Chúa Giêsu Thánh Thể tại Pháp. Sau khi thụ huấn tại Toulouse, miền nam Pháp, chị trở về nước và làm bề trên tất cả các nhà của dòng tại Venezuela. Khi ấy, dòng phát triển mạnh tại đây.
Trong khi đó, dòng tại Pháp dần dần bị tục hóa, các nữ tu bỏ áo dòng, và sự khác biệt ngày càng lớn với các nữ tu tại Venezuela. Chị Carmel xin phép Tòa Thánh và ngày 25 tháng Ba năm 1966, chị thành lập dòng mới với tên là Dòng Nữ tỳ Chúa Giêsu. Chị qua đời vì kiệt sức, năm 1977. Chị được phong chân phước ngày 16 tháng Sáu năm 2018, tại Caracas theo sắc lệnh của Đức Thánh Cha Phanxicô. Nay có thêm một phép lạ được Bộ Phong thánh nhìn nhận, mở đường cho việc tôn phong chân phước Carmen Elena lên bậc hiển thánh.
Cũng ngày thứ Hai, 31 tháng Ba vừa qua, Bộ Phong thánh cho biết Đức Thánh Cha đã phê chuẩn việc bỏ phiếu thuận trong phiên họp thường lệ của các Hồng Y và giám mục thành viên Bộ Phong thánh, liên quan đến hai chân phước:
Trước tiên là Đức Cha Ignazio Chouktrallah Maloyan, Tổng giám mục Giáo phận Martin, thuộc Giáo Hội Công Giáo Armeni, sinh ngày 15 tháng Tư năm 1869 tại Martin, bên Thổ Nhĩ Kỳ, và qua đời ngày 11 tháng Sáu năm 1915 tại Kara-Keupru, trong cuộc diệt chủng của Thổ Nhĩ Kỳ chống người Armeni.
Tiếp đến là chân phước Phêrô Torot, giáo lý viên can trường người Papua New Guinea, đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong chân phước ngày 17 tháng Giêng năm 1995, trong thánh lễ trọng thể tại thủ đô Port Moresby.
Ông sinh năm 1912 tại Rakunai, một làng nhỏ ở Papua New Guinea, trong một gia tấn Công Giáo, thân phụ sốt sắng cộng tác với các nhà truyền giáo và mẹ là một phụ nữ Kitô gương mẫu, chăm chỉ dạy dỗ bốn người con sống đạo.
Năm lên 18 tuổi, Phêrô Torot gia nhập trường đào tạo giáo lý viên và thụ huấn từ 1930 đến 1933, rồi trở về làng Rakunai và hăng say giúp đỡ cha xứ, lúc bấy giờ là cha thừa sai Carlo Laufer, trong việc mục vụ và truyền giáo cho người đồng hương. Năm 24 tuổi, Phêrô Torot lập gia đình với một thiếu nữ Công Giáo và gia đình Phêrô sống hạnh phúc và ba người con lần lượt chào đời. Tuy lập gia đình, nhưng Phêrô To Rot không hề xao lãng công việc truyền giáo. Thế chiến thứ II tràn tới Papua và quân Nhật tiến chiếm đảo này. Sau đó, họ hạn chế các hoạt động tôn giáo, quản thúc các thừa sai và tu sĩ nam nữ.
Thấy thế, ông Phêrô can đảm đứng ra lãnh nhận trách nhiệm hướng dẫn cộng đoàn thay cho vị thừa sai bị quản thúc. Ông tổ chức và hướng dẫn các buổi cầu nguyện chung, cất giữ và trao Mình Thánh Chúa, chăm sóc và cứu giúp người nghèo quanh vùng, mặc dù hoạt động mục vụ này gây ác cảm đối với quân Nhật.
Tháng Ba năm 1944, quân cảnh Nhật hạ lệnh bắt giam tất cả những ai sống đạo. Trong tư cách là một tín hữu nhiệt thành và là người hướng đạo cho cả cộng đoàn tại Rakunai, Phêrô Torot không thể tuân theo các chỉ thị độc đoán của giới thống trị. Ông bị bắt và cầm tù, rồi sau đó bị một bác sĩ quân y người Nhật chích thuốc độc sát hại.
Hai vị chân phước trên đây được phong hiển thánh theo thể thức tương đương, mà không cần có phép lạ.
Sau cùng, vị tôi tớ Chúa sắp được tôn phong chân phước là cha Carmelo De Palma, thuộc Tổng giáo phận Bari, nam Ý, sinh hồi tháng Giêng năm 1986 và qua đời tại đây, ngày 24 tháng Tám năm 1961, thọ 85 tuổi. Bộ Phong thánh đã công bố sắc lệnh nhìn nhận một phép lạ nhờ lời chuyển cầu của cha.
2. 40 Bài Tĩnh Tâm Mùa Chay - Thứ Ba tuần thứ 5 Mùa Chay – Ngày 08-04
Ds 21:4-9
Tv 101(102):2-3, 16-21
Ga 8:21-30
Chúng tôi đã chán ngấy thứ đồ ăn vô vị này. (Ds 21:5)
Bạn đã bao giờ thấy mình phàn nàn về hoàn cảnh hiện tại của mình, thầm mong nhớ “ngày xưa tươi đẹp” mà thực ra không tốt đẹp lắm không? Bạn không cô đơn, nhiều người cũng từng làm như thế. Tổ tiên tâm linh cổ xưa của chúng ta đã biết quá rõ cuộc đấu tranh này.
Hãy tưởng tượng bạn được giải thoát khỏi nhiều năm nô lệ tàn bạo, được giải cứu một cách kỳ diệu, rồi bắt đầu phàn nàn về thực đơn! Người Israel, vừa mới được giải thoát khỏi ách nô lệ của Ai Cập, nhanh chóng quên đi nỗi đau khổ trong quá khứ và bắt đầu phàn nàn về manna kỳ diệu đã nuôi sống họ. Nghe quen không? Chúng ta thường bỏ qua những món quà ngay trước mắt mình, lãng mạn hóa những gì chúng ta đã bỏ lại phía sau như thế nào?
Chúa Giêsu cũng gặp phải khuynh hướng tương tự của con người với những người Pharisêu. Họ quá đắm chìm trong sự hiểu biết của riêng mình đến nỗi họ bỏ lỡ chân lý sâu sắc đang hiện diện ngay trước mắt họ. Người nói với họ: “Nơi Ta sẽ đến, các ngươi không thể đến được.”
Nhưng đây là lời mời gọi tuyệt đẹp: Chúa Giêsu là Manna đích thực, nguồn nuôi dưỡng không chỉ thân xác mà cả tâm hồn chúng ta. Ngài ban cho chúng ta một cách sống vượt xa sự thoải mái bề ngoài, thách thức chúng ta phải cởi mở, lắng nghe và thực sự đi theo.
Hành trình Mùa Chay này kêu gọi chúng ta chấp nhận triệt để - không phải là sự cam chịu thụ động, mà là lòng biết ơn tích cực. Đó là lời mời gọi nhìn nhận thực tế hàng ngày của chúng ta qua con mắt đức tin, để nhận ra những phước lành xung quanh chúng ta, ngay cả khi chúng không giống như chúng ta mong đợi.
Hãy cẩn thận với chất độc tinh vi của sự bất mãn liên tục. Sự càu nhàu và hoài nghi có thể dần dần làm xói mòn tinh thần của chúng ta, biến niềm vui tiềm tàng thành một vùng đất hoang vu của những cơ hội bị bỏ lỡ.
Lạy Chúa, xin mở mắt chúng con để thấy manna Chúa ban cho chúng con hàng ngày. Xin dạy chúng con lòng biết ơn, gieo trong lòng chúng con tinh thần suy tư trước những kỳ công của Chúa, và dạy chúng con biết nhận ra sự hiện diện của Chúa trong những khoảng khắc bình thường của cuộc sống hàng ngày. Amen
3. Cử hành Tam Nhật Thánh: Toà thánh ban sắc lệnh ngoại lệ cho Giáo hội Việt Nam
Văn phòng Đại diện Toà Thánh thường trú tại Việt Nam đã chuyển đến Hội đồng Giám mục Việt Nam thư của Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích kèm sắc lệnh, theo cách thức ngoại lệ, cho phép “cử hành nhiều lần Nghi thức Tưởng niệm Cuộc Thương Khó của Chúa và Canh thức Vượt Qua” tại cùng một nơi.
Được biết, theo hướng dẫn của Sách lễ Rôma thì tại mỗi nơi, (nhà thờ, nhà nguyện, giáo điểm), chỉ được cử hành một Thánh lễ Vọng Phục Sinh mà thôi (x. Sách lễ Rôma [2002], “Đêm Vọng Phục Sinh”, số 2). Vì thế, khi nhu cầu mục vụ của các giáo xứ có đông tín hữu nhưng bị giới hạn cơ sở vật chất cần phải tổ chức hai hoặc nhiều lần các cử hành Nghi thức Tưởng niệm Cuộc Thương Khó của Chúa và Thánh lễ Vọng Phục Sinh thì giám mục giáo phận (Đấng Bản quyền) có thể cho áp dụng ngoại lệ như sắc lệnh đã cho phép. Uỷ ban Phụng tự hân hoan phổ biến sắc lệnh này.
BỘ PHỤNG TỰ VÀ KỶ LUẬT CÁC BÍ TÍCH
Prot. N. 105/25
Theo thỉnh nguyện của Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Sàigòn và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, qua thư đề ngày 13 Tháng Giêng năm 2025, với năng quyền đặc biệt được Đức Thánh Cha Phanxicô ban cho Bộ này, sau khi cân nhắc các lý do được trình bày, chúng tôi vui lòng ban phép, theo cách thức ngoại lệ, để mỗi Đấng Bản quyền tại Việt Nam, bất cứ khi nào xét thấy cần thiết vì lợi ích thiêng liêng của các tín hữu, được phép cử hành nhiều lần Nghi thức Tưởng niệm Cuộc Thương Khó của Chúa và Canh thức Vượt Qua trong cùng một nhà thờ hoặc cùng một nhà nguyện, với điều kiện luôn phải tuân giữ những quy định hiện hành, nhất là những quy định trong Giáo luật khoản 951. Ân huệ này được ban trong thời hạn 5 năm.
Bất chấp mọi quy định ngược lại.
Ban hành tại trụ sở Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích, ngày 22 tháng 02 năm 2025, lễ kính Tòa Thánh Phêrô, Tông đồ.
Hồng Y Arthur Roche
Bộ trưởng ấn ký
✠ Vittorio Francesco Viola, O.F.M.
Tổng Giám mục Thư ký
4. Thư Mục Vụ về Dự Luật Người Lớn Bị Bệnh Giai Đoạn Cuối đọc trong các thánh lễ 5 và 6 tháng 4 năm 2025
Chúa Nhật thứ năm Mùa Chay
Anh chị em thân mến của tôi trong Chúa Kitô,
Tôi muốn nói chuyện với anh chị em hôm nay về quá trình mà Quốc hội của chúng ta hiện đang xem xét hợp pháp hóa việc hỗ trợ tự tử thông qua Dự luật Người lớn mắc bệnh giai đoạn cuối, gọi tắt là Dự luật Kết thúc cuộc sống.
Như tôi đã nói rõ trước đó trong cuộc tranh luận này, với tư cách là người Công Giáo, chúng ta đã duy trì nguyên tắc phản đối sự thay đổi luật này, công nhận rằng mọi mạng sống con người đều là thánh thiêng, đến như một ân sủng của Chúa và mang một phẩm giá do Chúa ban tặng. Do đó, chúng ta phản đối mạnh mẽ Dự luật này về nguyên tắc, vì nó đề cao quyền tự chủ của cá nhân lên trên tất cả các cân nhắc khác.
Việc thông qua Dự luật tại Quốc hội sẽ dẫn đến một cuộc bỏ phiếu vào cuối tháng 4 về việc liệu dự luật có tiến triển hơn nữa hay không. Đây sẽ là một thời điểm quan trọng và tôi, cùng với tất cả các Giám mục Vương Quốc Anh và xứ Wales, viết thư này để yêu cầu sự ủng hộ của anh chị em trong việc thúc giục đại biểu quốc hội của anh chị em bỏ phiếu chống lại Dự luật này vào thời điểm đó.
Có những lý do nghiêm chỉnh để làm như vậy. Tại thời điểm này, chúng ta không chỉ muốn nêu lại những phản đối của mình về nguyên tắc, mà còn muốn nhấn mạnh đến quá trình sai sót sâu sắc đã diễn ra tại Quốc hội cho đến nay. Chúng tôi muốn nhắc nhở anh chị em rằng nhiệm vụ cơ bản của mọi đại biểu quốc hội là bảo đảm rằng luật pháp không được áp đặt vào xã hội của chúng ta mà chưa được xem xét kỹ lưỡng vì nó sẽ gây ra hậu quả tai hại.
Dự luật Người lớn mắc bệnh giai đoạn cuối sẽ thay đổi cơ bản nhiều mối quan hệ quan trọng trong cách sống của chúng ta: trong gia đình, giữa bác sĩ và bệnh nhân, trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn chưa có Ủy ban Hoàng gia hoặc cuộc điều tra độc lập nào trước khi dự luật được trình bày. Đây là Dự luật của một cá nhân thành viên Quốc Hội. Bản thân Dự luật rất dài và phức tạp, được công bố chỉ vài ngày trước khi các Nghị sĩ bỏ phiếu, khiến họ không có đủ thời gian để tham khảo ý kiến hoặc suy ngẫm về dự luật. Thời gian tranh luận là rất ít. Ủy ban thẩm tra Dự luật chỉ mất ba ngày để thu thập bằng chứng: không phải tất cả các ý kiến đều được lắng nghe và có quá nhiều người ủng hộ Dự luật. Tóm lại, đây không phải là cách để lập pháp về một vấn đề quan trọng và phức tạp về mặt đạo đức như vậy.
Một hậu quả của quá trình sai sót này là nhiều câu hỏi quan trọng vẫn chưa được trả lời. Các đại biểu quốc hội có thể bảo đảm rằng phạm vi của Dự luật sẽ không bị mở rộng không? Ở hầu hết mọi quốc gia đã đưa ra luật hỗ trợ tự tử, phạm vi hiện tại rộng hơn so với dự kiến ban đầu. Vai trò của ngành tư pháp, nếu có, trong quá trình này là gì? Chúng ta đã được thông báo rằng giám sát tư pháp là một phần cần thiết và quan trọng của quá trình này; bây giờ chúng ta được thông báo rằng nó không cần thiết chút nào. Điều gì sẽ bảo vệ những người dễ bị tổn thương khỏi sự ép buộc hoặc khỏi cảm thấy gánh nặng cho gia đình? Dịch vụ Y tế Quốc gia có thể đối phó với vấn đề hỗ trợ tự tử hay không, hay như Bộ trưởng Y tế đã cảnh báo, nó sẽ gây ra sự cắt giảm ở những nơi khác trong ngành y tế Vương Quốc Anh? Các đại biểu quốc hội có thể bảo đảm rằng không có bác sĩ hoặc nhân viên chăm sóc nào bị buộc phải tham gia vào việc hỗ trợ tự tử? Điều này phải chăng có nghĩa là thành lập một 'dịch vụ tử thần quốc gia'?
Ngược lại với các điều khoản của Dự luật này, điều cần thiết là dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ hạng nhất, đầy lòng trắc ẩn vào cuối cuộc đời chúng ta. Điều này đã được cung cấp cho nhiều người trong xã hội của chúng ta nhưng thật đáng buồn là lại thiếu hụt và thiếu kinh phí. Không ai nên bị coi là gánh nặng cho người khác. Thay vào đó, một xã hội tốt sẽ ưu tiên chăm sóc người già, người dễ bị tổn thương và người yếu đuối. Cuộc sống của gia đình chúng ta sẽ phong phú hơn khi trân trọng sự hiện diện của họ.Thật đáng buồn khi xét đến các ưu tiên của Quốc hội khi Hạ viện dành nhiều thời gian để tranh luận về lệnh cấm săn cáo hơn là tranh luận về việc hợp pháp hóa trợ tử.
Tôi chắc chắn rằng anh chị em sẽ chia sẻ những mối quan tâm này. Bây giờ rõ ràng là biện pháp này đang được thúc đẩy mà không có sự giám sát thích hợp và không có câu trả lời cho những câu hỏi cơ bản xung quanh các biện pháp bảo vệ. Đây là một dự luật có nhiều sai sót sâu sắc với những hậu quả không mong muốn mà chúng ta không thể kể xiết.
Mỗi đại biểu quốc hội và chính phủ đều có nhiệm vụ thiêng liêng là ngăn chặn luật như vậy được đưa vào sách luật. Vì vậy, tôi kêu gọi anh chị em: ngay cả khi anh chị em đã từng viết thư cho đại diện dân cử của mình rồi, hãy liên hệ ngay với đại biểu quốc hội của mình và yêu cầu họ bỏ phiếu chống lại Dự luật này không chỉ vì lý do nguyên tắc mà còn vì Quốc hội đã không tiếp cận vấn đề này một cách thỏa đáng và có trách nhiệm.
Trong Thư gửi tín hữu Philipphê, mà chúng ta đã nghe trong Bài đọc thứ hai, Thánh Phaolô suy ngẫm về những khó khăn và trách nhiệm của cuộc sống. Ngài nói về việc 'tiến lên' và 'phấn đấu' để đạt được sự viên mãn của cuộc sống đã được hứa trong Chúa Giêsu Kitô. Tuy nhiên, ngài hoàn toàn tin tưởng vào những cuộc đấu tranh của mình bởi vì, như ngài nói, 'Chúa Giêsu Kitô đã biến tôi thành của riêng Người'.
Chúng ta cũng có nhiều cuộc đấu tranh. Chúng ta cũng biết rằng Chúa Giêsu Kitô đã biến chúng ta thành của riêng Người. Vì vậy, chúng ta cũng tiếp tục cuộc đấu tranh này, rất quan trọng trong thời đại của chúng ta.
Xin Chúa ban phước cho tất cả mọi người.
+ Đức Hồng Y Vincent Nichols
Tổng Giám Mục Westminster
Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Anh và Xứ Wales
Thánh Ca
Chúa Nhật Lễ Lá
Lm Thái Nguyên
05:22 07/04/2025