Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 31/03: Lời Chữa Lành – Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ - TGP Hà Nội
Giáo Hội Năm Châu
02:07 30/03/2025
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi ấy, sau hai ngày lưu lại Sa-ma-ri, Đức Giê-su đi Ga-li-lê. Chính Người đã quả quyết : ngôn sứ không được tôn trọng tại quê hương mình. Khi Người đến Ga-li-lê, dân chúng trong miền đón tiếp Người, vì đã được chứng kiến tất cả những gì Người làm tại Giê-ru-sa-lem trong dịp lễ, bởi lẽ chính họ cũng đã đi dự lễ.
Vậy Đức Giê-su trở lại Ca-na miền Ga-li-lê, là nơi Người đã làm cho nước hoá thành rượu. Bấy giờ có một sĩ quan cận vệ của nhà vua có đứa con trai đang bị bệnh tại Ca-phác-na-um. Khi nghe tin Đức Giê-su từ Giu-đê đến Ga-li-lê, ông tới gặp và xin Người xuống chữa con ông vì nó sắp chết. 48 Đức Giê-su nói với ông: “Các ông mà không thấy dấu lạ điềm thiêng thì các ông sẽ chẳng tin đâu!” Viên sĩ quan nói: “Thưa Ngài, xin Ngài xuống cho, kẻo cháu nó chết mất!” Đức Giê-su bảo: “Ông cứ về đi, con ông sống.” Ông tin vào lời Đức Giê-su nói với mình, và ra về. Ông còn đang đi xuống, thì gia nhân đã đón gặp và nói là con ông sống rồi. Ông hỏi họ con ông đã bắt đầu khá hơn vào giờ nào. Họ đáp: “Hôm qua, vào lúc một giờ trưa thì cậu hết sốt.” Người cha nhận ra là vào đúng giờ đó, Đức Giê-su đã nói với mình: “Con ông sống”, nên ông và cả nhà đều tin. Đó là dấu lạ thứ hai Đức Giê-su đã làm, khi Người từ miền Giu-đê đến miền Ga-li-lê.
Đó là lời Chúa
Kiến tạo không gian
Lm Minh Anh
15:03 30/03/2025
KIẾN TẠO KHÔNG GIAN
“Xin Ngài xuống cho, kẻo cháu nó chết mất!”.
“Có một thuộc tính mà chỉ mình Thiên Chúa có. Đó là phẩm chất ‘hiện diện mọi nơi, mọi lúc’ của Ngài - Đấng không bị ràng buộc bởi thời gian, không gian! Điều này không có nghĩa là thiên nhiên và con người - một phần của Ngài - được tôn thờ! Không! Tạo vật tách biệt Tạo Hoá, nhưng không bao giờ độc lập với Ngài. Điều nó cần làm là luôn kiến tạo không gian cho Ngài; và quan trọng hơn, để Ngài biến đổi!” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay tiết lộ, mỗi người chúng ta có thể cộng tác với Chúa, ‘kiến tạo không gian’ cho Ngài; nhờ đó, Ngài có thể làm một điều kỳ vĩ!
Người cha có đứa con hấp hối của trình thuật là một kiểu mẫu, “Xin Ngài xuống cho, kẻo cháu nó chết mất!”; “Ông cứ về đi, con ông sống!”; “Ông tin vào lời Đức Giêsu nói với mình, và ra về”. Việc “tin” của ông đã tạo điều kiện cho Chúa Giêsu, Đấng đã làm một điều kỳ vĩ, con ông sống! Đức tin đan dệt không gian cho quyền năng của Chúa Giêsu, không chỉ quyền năng của một ‘Ai đó’ cực kỳ quyền năng, nhưng của ‘một Ai đó’ cực kỳ yêu tôi, ‘một Ai đó’ muốn ở trong tình yêu với tôi, ‘một Ai đó’ luôn đồng hành bên tôi để nâng đỡ tôi! Đây là một niềm tin dám ‘kiến tạo không gian’ cho Đấng Biến Đổi!
Thật thú vị, đây không chỉ là việc của con người, nhưng còn là việc của Thiên Chúa, “Này đây Ta sáng tạo trời mới đất mới!” - bài đọc một. Như con người, Thiên Chúa ước ao tận hưởng niềm vui trong tình yêu với nó, “Này đây Ta sẽ tạo Giêrusalem nên nguồn hoan hỷ. Vì nó, Ta sẽ hân hoan!”. Và điều tuyệt vời đã xảy ra, Giêrusalem được biến đổi, “Nơi đây, sẽ không còn nghe thấy tiếng than khóc kêu la!”. Không chỉ Giêrusalem được biến đổi, bạn và tôi cũng có thể được biến đổi; và Hội Thánh - Giêrusalem mới - được biến đổi! ‘Được biến đổi’ đồng nghĩa với ‘được cứu sống’, và niềm vui hẳn sẽ ùa về, “Lạy Chúa, con xin tán dương Ngài, vì đã thương cứu vớt!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Noi gương Chúa Giêsu, Đấng kiến tạo những không gian yêu thương, bạn và tôi làm như Ngài. Một khi muốn trở nên hào phóng, không gian, thời gian sẽ không thành vấn đề; vì sự hào phóng phát xuất trực tiếp từ trái tim vượt qua mọi biên giới, bất chấp mọi rào cản, “Người có tấm lòng bác ái luôn tìm được thứ gì đó để cho đi!” - Augustinô.
Anh Chị em,
“Xin Ngài xuống cho, kẻo cháu nó chết mất!”. Lời cầu của người cha xem ra không cho phép Chúa Giêsu nấn ná; nó thúc bách sự hiện diện cấp thiết của Ngài. Nhưng ông nào biết, thuộc tính của Ngài là “hiện diện mọi nơi, mọi lúc!”. Không cần hiện diện thể lý, Ngài hiện diện bằng Lời. Ấy thế, người cha vẫn tin! Phép lạ đã xảy ra! Như vậy, quyền năng của Thiên Chúa sẽ thực thi một khi lòng tin của con người đồng nhịp với lòng thương xót của Ngài! Vấn đề còn lại là đức tin của chúng ta. Thiên Chúa làm được mọi sự với ai có lòng tin! Chính lòng tin ‘kiến tạo không gian’ cho Thiên Chúa và ‘phần còn lại, Ngài lo!’. ‘Phần còn lại’ tốt nhất là bạn và tôi được nên giống Ngài!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con suốt ngày chỉ lo kiến tạo những ‘không gian thế tục’; vì như thế, Chúa vẫn ‘vô gia cư’ đối với trái tim con. Cho con biết dành chỗ cho Chúa!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Xin Ngài xuống cho, kẻo cháu nó chết mất!”.
“Có một thuộc tính mà chỉ mình Thiên Chúa có. Đó là phẩm chất ‘hiện diện mọi nơi, mọi lúc’ của Ngài - Đấng không bị ràng buộc bởi thời gian, không gian! Điều này không có nghĩa là thiên nhiên và con người - một phần của Ngài - được tôn thờ! Không! Tạo vật tách biệt Tạo Hoá, nhưng không bao giờ độc lập với Ngài. Điều nó cần làm là luôn kiến tạo không gian cho Ngài; và quan trọng hơn, để Ngài biến đổi!” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay tiết lộ, mỗi người chúng ta có thể cộng tác với Chúa, ‘kiến tạo không gian’ cho Ngài; nhờ đó, Ngài có thể làm một điều kỳ vĩ!
Người cha có đứa con hấp hối của trình thuật là một kiểu mẫu, “Xin Ngài xuống cho, kẻo cháu nó chết mất!”; “Ông cứ về đi, con ông sống!”; “Ông tin vào lời Đức Giêsu nói với mình, và ra về”. Việc “tin” của ông đã tạo điều kiện cho Chúa Giêsu, Đấng đã làm một điều kỳ vĩ, con ông sống! Đức tin đan dệt không gian cho quyền năng của Chúa Giêsu, không chỉ quyền năng của một ‘Ai đó’ cực kỳ quyền năng, nhưng của ‘một Ai đó’ cực kỳ yêu tôi, ‘một Ai đó’ muốn ở trong tình yêu với tôi, ‘một Ai đó’ luôn đồng hành bên tôi để nâng đỡ tôi! Đây là một niềm tin dám ‘kiến tạo không gian’ cho Đấng Biến Đổi!
Thật thú vị, đây không chỉ là việc của con người, nhưng còn là việc của Thiên Chúa, “Này đây Ta sáng tạo trời mới đất mới!” - bài đọc một. Như con người, Thiên Chúa ước ao tận hưởng niềm vui trong tình yêu với nó, “Này đây Ta sẽ tạo Giêrusalem nên nguồn hoan hỷ. Vì nó, Ta sẽ hân hoan!”. Và điều tuyệt vời đã xảy ra, Giêrusalem được biến đổi, “Nơi đây, sẽ không còn nghe thấy tiếng than khóc kêu la!”. Không chỉ Giêrusalem được biến đổi, bạn và tôi cũng có thể được biến đổi; và Hội Thánh - Giêrusalem mới - được biến đổi! ‘Được biến đổi’ đồng nghĩa với ‘được cứu sống’, và niềm vui hẳn sẽ ùa về, “Lạy Chúa, con xin tán dương Ngài, vì đã thương cứu vớt!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Noi gương Chúa Giêsu, Đấng kiến tạo những không gian yêu thương, bạn và tôi làm như Ngài. Một khi muốn trở nên hào phóng, không gian, thời gian sẽ không thành vấn đề; vì sự hào phóng phát xuất trực tiếp từ trái tim vượt qua mọi biên giới, bất chấp mọi rào cản, “Người có tấm lòng bác ái luôn tìm được thứ gì đó để cho đi!” - Augustinô.
Anh Chị em,
“Xin Ngài xuống cho, kẻo cháu nó chết mất!”. Lời cầu của người cha xem ra không cho phép Chúa Giêsu nấn ná; nó thúc bách sự hiện diện cấp thiết của Ngài. Nhưng ông nào biết, thuộc tính của Ngài là “hiện diện mọi nơi, mọi lúc!”. Không cần hiện diện thể lý, Ngài hiện diện bằng Lời. Ấy thế, người cha vẫn tin! Phép lạ đã xảy ra! Như vậy, quyền năng của Thiên Chúa sẽ thực thi một khi lòng tin của con người đồng nhịp với lòng thương xót của Ngài! Vấn đề còn lại là đức tin của chúng ta. Thiên Chúa làm được mọi sự với ai có lòng tin! Chính lòng tin ‘kiến tạo không gian’ cho Thiên Chúa và ‘phần còn lại, Ngài lo!’. ‘Phần còn lại’ tốt nhất là bạn và tôi được nên giống Ngài!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con suốt ngày chỉ lo kiến tạo những ‘không gian thế tục’; vì như thế, Chúa vẫn ‘vô gia cư’ đối với trái tim con. Cho con biết dành chỗ cho Chúa!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Kinh Truyền tin Chúa Nhật: Chúa Giêsu chữa lành vết thương của chúng ta để chúng ta có thể yêu thương người khác
Vũ Văn An
13:17 30/03/2025

Kristina Millare của hãng tin CNA, ngày 30 tháng 3 năm 2025, tường trình rằng: Hôm Chúa Nhật, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khuyến khích các Kitô hữu tiếp tục hành trình Mùa Chay như một thời gian chữa lành và tin vào Chúa Giêsu Kitô.
Tòa thánh Vatican đã công bố thông điệp Kinh Truyền tin Chúa Nhật của Đức Thánh Cha trong khi vị giáo hoàng 88 tuổi này vẫn đang dưỡng bệnh tại nhà riêng Casa Santa Marta sau khi xuất viện từ Bệnh viện Gemelli của Rome một tuần trước.
Trong bài suy niệm viết về dụ ngôn người cha nhân hậu có hai người con được ghi lại trong Tin mừng thánh Luca, Đức Thánh Cha nói rằng những người Pharisêu đã bị Chúa Giêsu “làm cho tai tiếng” và sẽ “lầm bầm sau lưng Người” vì Người chào đón những người tội lỗi.
“Chúa Giêsu cho thấy tấm lòng của Thiên Chúa: Người luôn nhân từ với tất cả mọi người; Người chữa lành vết thương của chúng ta để chúng ta có thể yêu thương nhau như anh em”, ngài viết trong thông điệp ngày 30 tháng 3.
Khuyến khích các Ki-tô hữu — những người hiệp nhất trong Thiên Chúa như anh chị em — Đức Thánh Cha nói rằng mọi người nên đặc biệt “sống Mùa Chay này như một thời gian chữa lành” trong Năm Thánh Hy Vọng, ngài nói thêm: “Tôi cũng đang trải nghiệm theo cách này, trong tâm hồn và trong thân xác tôi”.
“Sự yếu đuối và bệnh tật là những trải nghiệm chung của tất cả chúng ta; tuy nhiên, chúng ta càng là anh em trong ơn cứu độ mà Chúa Kitô đã ban cho chúng ta”, ngài viết.
Trong thông điệp của mình, được công bố vào cuối tuần 28-30 tháng 3 của Năm Thánh đặc biệt dành cho các nhà truyền giáo của Lòng thương xót, Đức Giáo Hoàng cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đối với tất cả những người phản ảnh "hình ảnh của Đấng Cứu Thế" và làm việc như "công cụ chữa lành" thông qua lời cầu nguyện và hành động của họ.
Thỉnh nguyện cho hòa bình và chữa lành
Đức Thánh Cha kết thúc bài phát biểu của mình bằng những thỉnh nguyện cho hòa bình ở Ukraine, Palestine, Israel, Lebanon, Cộng hòa Dân chủ Congo, Myanmar, Nam Sudan và Sudan.
"Tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa Cha, chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho hòa bình", ngài viết.
Nói về mối quan ngại của mình đối với tình hình bất ổn chính trị ở Nam Sudan và Sudan, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng cộng đồng quốc tế phải cùng nhau hợp tác để mang lại hòa bình cho hai quốc gia châu Phi này.
“Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể xoa dịu nỗi đau khổ của người dân Nam Sudan thân yêu và xây dựng một tương lai hòa bình và ổn định”, ngài nói.
“Và ở Sudan, cuộc chiến vẫn tiếp tục cướp đi sinh mạng của những nạn nhân vô tội, tôi kêu gọi các bên liên quan trong cuộc xung đột hãy đặt việc bảo vệ mạng sống của những người anh chị em dân thường của mình lên hàng đầu”, ngài nói tiếp.
Chuyển sang “những sự kiện tích cực” ở Trung Á, Đức Thánh Cha cảm ơn Chúa vì đã phê chuẩn thỏa thuận biên giới quốc gia ngày 13 tháng 3 giữa Tajikistan và Kyrgyzstan, mô tả thỏa thuận này là “một thành tựu ngoại giao tuyệt vời”.
Đức Thánh Cha kết thúc thông điệp của mình bằng lời cầu nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria - “Mẹ của Lòng Thương Xót” - “giúp gia đình nhân loại được hòa giải trong hòa bình”.
Tin tức độc hại về mặt tâm linh
Vũ Văn An
13:44 30/03/2025
Cha Raymond J. de Souza, trên The Catholic Thing, Thứ bảy, ngày 29 tháng 3 năm 2025, đặt câu hỏi: Theo dõi tin tức có phải là tội lỗi không? Hay đọc bình luận viên về tin tức? Hay nghe podcast bình luận về bình luận viên? Hay xem video YouTube của những người chỉ trích podcast?
Mùa Chay, mùa của nhiều hơn con số các buổi Xưng tội bình thường. Và trong Mùa Chay này, như đã xảy ra trong khoảng nửa tá năm trở lại đây, ngày càng có nhiều người ăn năn thú nhận rằng họ đang theo dõi tin tức.
Họ không nói chính xác như vậy. Họ nói rằng tin tức khiến họ tức giận, dễ nuôi dưỡng sự oán giận, đưa ra những phán đoán vội vàng, nuôi dưỡng định kiến, nuôi dưỡng ác ý, vui mừng trước sự bất hạnh của người khác - thậm chí mong muốn điều xấu xảy đến với những người không đồng tình. Tất cả những điều này nhắm vào những người mà họ chưa từng gặp mặt trực tiếp – nhà lãnh đạo chính trị này, nhân vật nổi tiếng kia.
Đối với những người ăn năn biết ngôn ngữ này, họ nói về tin tức như một dịp phạm tội, mà về nó, họ từng bất cẩn.
Tôi không nhớ đã nghe điều đó trong tòa giải tội mười năm trước; nếu có, thì cũng hiếm. Bây giờ, tôi nghe thấy điều đó thường xuyên. Khối lượng và tinh thần của tin tức rõ ràng đang làm xáo trộn sự bình yên của một số ít người Công Giáo đi xưng tội. Người ta có thể nghĩ rằng những người ngoan đạo ít bận tâm hơn những người khác về cảnh tượng đang diễn ra. Có lẽ họ đúng là như vậy. Trong trường hợp đó, hãy tưởng tượng tình trạng của những người còn lại.
Người bạn ở The Catholic Thing của chúng ta, Francis X. Maier, đã thú nhận ở đây vài ngày trước rằng, "Ngày xửa ngày xưa, tôi là một kẻ nghiện tin tức."
Không còn nữa? Ít nhất là không còn nữa, bởi vì "rất thường xuyên những ngày này, tôi thấy mình bị nhốt trong đầu, trong Vùng đất của sự không thực, chiến đấu với kẻ thù và những ý tưởng làm tôi mù quáng trước vẻ đẹp của thế giới và những người tôi yêu."
Fran lưu ý rằng những điều tuyệt vời có sẵn dưới dạng kỹ thuật số – The Catholic Thing! – nhưng “những định dạng thông tin này cũng chứa một lượng lớn những kẻ điên rồ, kẻ nói dối và kẻ thù ghét.... Kết quả là sự mệt mỏi, chủ nghĩa bộ lạc và (quá thường xuyên) là sự bất bình. Văn hóa bất bình rất độc hại. Nó cũng tự duy trì, giống như một đàn ve ở những nơi bí mật của trái tim, bởi vì luôn có một kẻ áp bức khác để vạch trần và buộc tội”.
Lời phàn nàn của ông giờ đây đã “quen thuộc một cách nhàm chán”, Fran thừa nhận, nhưng sự quen thuộc đang gây ra quá nhiều sự khinh miệt đến mức cần phải có một lời cảnh báo.
“Sự bất bình gây nghiện”, cựu nghiện tin tức viết. “Nó cho rằng những người không đồng tình là xấu xa hoặc ngu ngốc. Nó ngăn cản diễn ngôn hợp lý vì việc lắng nghe người khác là lãng phí thời gian quý báu nếu theo định nghĩa, họ ngu ngốc hoặc xấu xa vì quan điểm của họ xung đột với quan điểm của chúng ta”.
Các chất độc đang lan tràn khắp đời sống công chúng khi toàn bộ các mạng lưới truyền hình cáp, podcast và nền tảng truyền thông xã hội phụ thuộc vào một mô hình kinh doanh đòi hỏi phải nuôi dưỡng sự phẫn nộ để kiếm tiền từ sự tức giận. Nó thành công về mặt thương mại, có sức mạnh chính trị và có ảnh hưởng về mặt văn hóa.
"Điều đó giải thích tại sao phần lớn đời sống công chúng hiện tại của quốc gia chúng ta lại độc hại đến vậy", Fran kết luận.
Nó còn tệ hơn thế nhiều.

Đời sống tâm linh của hàng triệu tâm hồn cũng đã trở nên độc hại. Chúng ta có thể thấy sự suy thoái của đời sống công chúng. Đời sống nội tâm khó nhìn thấy hơn, nhưng sự suy thoái tương tự khá nghiêm trọng và đe dọa đến sự thánh thiện của những tâm hồn đang tìm cách sống gần gũi với Chúa.
Một số ít nhận ra điều này và tìm kiếm sự tha thứ trong Bí tích Giải tội - và ân sủng của bí tích để chống lại tệ nạn đặc biệt mạnh mẽ này. Tốt cho họ. Đối với nhiều người khác, nội tâm là cuộc sống liên tục bị tha hóa mà không nhận thức được hoặc không có cách khắc phục rõ ràng. Tâm trí, trái tim và tâm hồn của họ hằng ngày bị nhiễm độc từ “nền văn hóa chung bị đầu độc của chúng ta”.
Nhiều năm trước, khi một tâm hồn đang tìm kiếm đến gặp tôi để hỏi về việc trở thành người Công Giáo, tôi thường bắt đầu bằng một vài từ về tình yêu của Chúa, nhu cầu được cứu rỗi của chúng ta và con người của Chúa Giêsu. Sau đó là phần giới thiệu về cầu nguyện là gì và cách thực hiện. Sau đó, là nghiên cứu chính thức hơn về các chân lý của đức tin.
Bây giờ, khi một người trẻ đến gặp tôi – thường là một người đàn ông (có sự gia tăng đáng chú ý trong số những người đàn ông trẻ tuổi) – tôi bắt đầu bằng cách thảo luận về thói quen kỹ thuật số của anh ta. Tôi nói về “3 chữ P”.
Tôi cảnh báo anh ta về nội dung khiêu dâm, xung đột đạo đức trực tuyến và chính trị. Tất cả họ đều nhận thức được mối nguy hiểm đầu tiên và phần lớn đã hoặc đang nghiện nó. Nhưng một số người ngạc nhiên rằng việc đắm mình vào các tranh chấp về phụng vụ và giáo lý trực tuyến lại có hại cho mối quan hệ của họ với Chúa Giêsu. Về chính trị, hầu hết họ đều bắt đầu con đường hướng đến những câu hỏi sâu sắc hơn bằng cách đi theo những tiếng nói chính trị phổ biến, hầu hết trong số họ đều hiếu chiến và thiếu lòng bác ái. Trong khi một tỷ lệ lớn đưa ra lời chế giễu trẻ con đối với các đối thủ, có một số ít dẫn dắt những người dễ bị ảnh hưởng đến những nguy cơ về mặt tinh thần của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và lòng căm thù người Do Thái.
Fran, sau một đời làm môn đệ, nhận ra mối nguy hiểm, tắt tin tức và đến với Sự tôn thờ Thánh Thể. Những người trẻ tuổi không có kinh nghiệm cũng như sự khôn ngoan để tự mình nhận ra điều đó. Nhưng tôi không gặp khó khăn gì khi thuyết phục họ về giá trị của việc loại bỏ “3 chữ P” khỏi cuộc sống của họ. Tôi đang chỉ ra điều gì đó mà họ đã trực giác được. Họ sẵn sàng chấp nhận rằng việc tạo không gian cho ân sủng của Chúa ngự vào là điều cần thiết.
Nhiều giáo xứ – đôi khi là toàn bộ giáo phận – coi việc xưng tội là ưu tiên trong Mùa Chay, dành thêm thời gian “khi đèn sáng”. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã coi “24 giờ cho Chúa” là ưu tiên trong Mùa Chay, đích thân ngồi trong Tòa giải tội, thường là sau khi tự mình đi xưng tội.
Hôm qua, Giáo phận Arlington Virginia đã tổ chức Ngày Giáo phận Ngắt kết nối – một ngày để cất điện thoại đi, tắt màn hình. Ngày này không chỉ nhắm đến 3 chữ P, mà còn là phản ứng trước cùng một mối nguy hiểm về mặt tâm linh. Tôi hy vọng rằng ở Arlington, sẽ có nhiều người “ngắt kết nối” hơn là đến Tòa giải tội. Ân sủng bí tích mạnh mẽ hơn một kỳ nghỉ ngắn ngủi trên màn hình, nhưng có thể kỳ nghỉ sau cấp bách hơn, giống như việc cày ruộng trước khi gieo hạt giống.
Theo dõi tin tức có phải là tội lỗi không? Không phải trong chính nó. Nhưng đó là một dịp gần như phạm tội đối với rất nhiều người. Về những dịp như vậy, có lời khuyên liên quan lâu đời hơn nhiều so với 3 P của tôi.
Nếu màn hình khiến bạn phạm tội, hãy cắt bỏ nó.
Đọc Joseph Ratzinger, Nhà thần học của tính liên tục: Lòng Hy Vọng
Vũ Văn An
14:34 30/03/2025
LÒNG HY VỌNG
(1)Đức Hồng Y Joseph Ratzinger
“Trở thành một Kitô hữu là trở thành một người hy vọng; là tự định vị trí của mình trên nền tảng của một niềm hy vọng chắc chắn.”

Thánh Phaolô nhắc nhở các Kitô hữu ở Êphêsô về thời kỳ họ chưa phải là Kitô hữu. Tình trạng của họ có đặc điểm là thiếu một lời hứa. Họ sống trong thế giới này không có hy vọng và không có Thiên Chúa (Êphêsô 2:12). Một nhận xét tương tự được tìm thấy trong thư 1 Texalônica. Ở đây, Thánh Phaolô đang nói với các Kitô hữu ở thành phố cảng Hy Lạp này về một niềm hy vọng vượt trên cái chết để họ sẽ không phải sống “như những người không có chút hy vọng nào” (4:13). Vì vậy, từ hai đoạn văn này, người ta có thể kết luận rằng đối với Thánh Phaolô, niềm hy vọng định nghĩa người Kitô hữu, và ngược lại, việc thiếu niềm hy vọng định nghĩa người vô thần. Trở thành Kitô hữu là trở thành người hy vọng; là đặt mình trên nền tảng của một niềm hy vọng chắc chắn. Theo những bản văn này, hy vọng không chỉ là một nhân đức trong số những nhân đức khác; nó chính là định nghĩa của hiện sinh Kitô hữu.
Nhìn qua chân trời tư tưởng hiện đại, người ta có xu hướng mâu thuẫn với tuyên bố cuối cùng này. Đúng là niềm hy vọng luôn được liệt kê trong danh mục các nhân đức Kitô giáo, nhưng phải chăng nỗi sợ hãi chứ không phải niềm hy vọng mới là điều đặc trưng của một Kitô hữu trung bình? Và ngay cả khi có hy vọng, há nó không quá hẹp, quá bị hạn chế bởi vì nó bị hạn chế vào bản thân mình? Câu hỏi đặt ra là liệu người ta có thể phủ nhận niềm hy vọng của người khác một cách thuần túy và đơn giản hay không. Ernst Bloch, trong cuốn Das Prinzip Hoffnung của mình, đã làm sống lại một cách rõ ràng chủ đề đã bị lãng quên từ lâu này bằng cách xác định nó là vấn đề trung tâm của mọi triết học. Với ông, thế giới đại diện cho “một phòng thí nghiệm có khả năng cứu rỗi”. Với tài hùng biện đầy thuyết phục, ông cố gắng làm rõ cho chúng ta thấy rằng sự tái sinh và thống trị của con người chính xác phải lấy nguyên tắc “không có Thiên Chúa ở trên, không có bây giờ và chưa bao giờ có ở trên đó” làm điều kiện tiên quyết. (2) Vì vậy, đối với Bloch, điều ngược lại với những gì chúng ta đã nghe nơi thánh Phaolô là đúng; người vô thần là người duy nhất hy vọng, và chừng nào con đường biến đổi thế giới của chủ nghĩa Marx còn chưa được biết đến, thì con người sống trong thế giới này không có hy vọng thực sự và do đó phải cố gắng bằng lòng với một hy vọng tưởng tượng.
1. Cơ sở nhân học: các niềm hy vọng và lòng hy vọng
Trong cuộc tranh cãi này, ai là người bảo vệ và chứng nhân thực sự của lòng hy vọng? Đó là câu hỏi. Để tìm ra câu trả lời chúng ta phải xem xét vấn đề kỹ hơn một chút. Chúng ta thực sự có ý gì khi nói chữ “hy vọng”? Hy vọng là gì và đâu là điều những người hy vọng hy vọng cho? Một điều hiển nhiên ngay từ đầu: hy vọng liên quan đến tương lai. Nó biểu thị rằng con người mong đợi ở tương lai một niềm vui nào đó, một hạnh phúc nào đó mà hiện tại họ không có. Do đó, hy vọng dựa trên kinh nghiệm về tính tạm thời mà theo đó con người không bao giờ hoàn toàn sở hữu hữu thể của mình. Họ chỉ là chính mình trong sự căng thẳng giữa quá khứ và tương lai khi họ băng qua hiện tại. Đương nhiên các niềm hy vọng gắn liền với tính tạm thời này có thể có phẩm chất khác nhau. Một đứa trẻ có thể hy vọng vào kỳ nghỉ tiếp theo, một bản báo cáo tốt với những thành quả làm mọi người vui, một miếng bánh hoặc một chuyến dã ngoại thú vị. Nhiều hy vọng như vậy đánh dấu toàn bộ cuộc sống của chúng ta và mang lại màu sắc cho nó. Về phần mình, Thánh Phaolô không phủ nhận việc người ngoại giáo có những hy vọng như vậy; Bloch cũng không bác cỏ việc các Kitô hữu có các niềm hy vọng. Nhưng tất cả những niềm hy vọng này không thể là lòng hy vọng duy nhất mà chúng ta quan tâm một cách căn bản. Vậy thì điều này có nghĩa là gì? Có lẽ nó sẽ trở nên rõ ràng hơn nếu chúng ta xem xét chính xác hơn một chút mặt đối lập của hy vọng, đó là sự sợ hãi. Tất nhiên, lúc đầu có hàng nghìn lẻ một nỗi sợ hãi đè nặng lên chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, từ nỗi sợ một con chó hung ác, đến nỗi sợ những phiền toái hàng ngày xảy ra khi chúng ta tiếp xúc với người khác ở nơi làm việc và ở nhà.
Ở đây một lần nữa, không phải những nỗi sợ hãi nhỏ nhặt này mới đặc biệt đe dọa con người và khiến con người tuyệt vọng. Đằng sau chúng là điều mà chúng ta gọi một cách đúng đắn là nỗi sợ hãi – nỗi sợ hủy hoại cuộc đời mình, nỗi sợ rằng cuộc sống có thể trở nên u ám và khó khăn đến mức không thể sống được.
Sau một phép thêm sức, một giáo sư có lần kể với tôi điều ông đã nói với một đứa trẻ: “Con phải biết ơn cha mẹ vì đã cho con sự sống!” Và cậu bé trả lời: “Nhưng cháu không hề biết ơn vì phải sống. Cháu thà không sống còn hơn!” Lời nhận xét gây sốc từ miệng một đứa trẻ thời nay này, không phải độc đáo, có thể được coi là định nghĩa của sự tuyệt vọng. Bản thân cuộc sống không tốt; người ta chỉ có thể đứng lên chống lại mọi thứ gây ra sự xấu xa của việc phải sống. Sự hủy diệt là điều tốt duy nhất có thể được tạo ra bởi vì chính hữu thể là điều xấu xa. Ở đây không còn là vấn đề sợ hãi nữa - luôn có yếu tố hy vọng có thể ẩn giấu trong nỗi sợ hãi - mà là vấn đề cam chịu thuần túy, tuyệt vọng, nghi ngờ về chính mình. Hữu thể không tốt, đặc biệt khi bạn chưa trải nghiệm nó như một chào đón, chưa được được chữ “Có” nói với bạn, nghĩa là nếu bạn chưa được yêu. Điều này cho thấy rằng nỗi sợ hãi vượt qua mọi nỗi sợ hãi là nỗi sợ mất đi tình yêu hoàn toàn, nỗi sợ hãi về một cuộc sống trong đó những xáo trộn nhỏ nhặt hằng trán ngập mọi sự, không có bất cứ điều gì lớn lao và yên tâm đi kèm để giữ cân bằng. Khi đó, những nỗi sợ hãi nhỏ nhặt này, nếu chúng tạo thành tất cả những gì có thể mong đợi ở tương lai, sẽ chuyển thành nỗi sợ hãi lớn - nỗi sợ hãi về một cuộc sống không thể chịu đựng nổi - bởi vì hy vọng không còn tồn tại trong đó nữa. Trong trường hợp này, cái chết là sự kết thúc của mọi hy vọng, trở thành niềm hy vọng duy nhất.
Qua việc phân tích nỗi sợ hãi, chúng ta lại quay trở lại với từ khóa, hy vọng. Nếu nỗi sợ hãi vượt qua mọi nỗi sợ hãi là nỗi sợ hãi cuối cùng về việc mất tình yêu, thì niềm hy vọng vượt qua mọi hy vọng là sự bảo đảm được tắm rửa bằng món quà của một tình yêu vĩ đại. Khi đó người ta có thể nói rằng những đồ vật đơn giản trở thành hy vọng bằng cách mang màu sắc của tình yêu, bằng cách giống nó ít nhiều, tùy theo tính độc đáo của nó. Ngược lại, trong nỗi sợ hãi người ta luôn tìm thấy cảm giác không được yêu thương, hy vọng về tình yêu nhưng lại bị chà đạp. Theo quan điểm nhân học, thư 1 Gioan hoàn toàn hợp lý khi nói: “Tình yêu hoàn hảo loại trừ sợ hãi” (1 Ga 4:18).
Trong một câu khác của cùng bức thư này, chúng ta cũng thấy tầm quan trọng của vấn đề hy vọng. Nó liên quan đến một trong những cách diễn đạt vĩ đại nhất trong toàn bộ lịch sử tôn giáo: “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 3:26). Một góc nhìn đã được mở ra cho phép ta hiểu rõ hơn về những lời của Thánh Phaolô mà với chúng, chúng ta đã bắt đầu. Cho đến nay chúng ta đã nói rằng hy vọng có mục đích tối hậu là sự viên mãn của tình yêu. Vì vậy, nếu một bên là hy vọng và tình yêu, bên kia là Thiên Chúa và tình yêu không thể tách rời, thì điều cần phải rõ ràng là Thiên Chúa và niềm hy vọng đi đôi với nhau; và cuối cùng, người không có niềm hy vọng thực sự là người “sống không có Thiên Chúa trên thế gian”. Nhưng chúng ta không đi đủ xa để có thể hài lòng với việc tuyên bố nó. Vì vẫn còn câu hỏi là liệu việc chuyển từ tình yêu sang Thiên Chúa có vượt qua biên giới một cách vô ích hay không.
Niềm hy vọng vượt qua mọi hy vọng đang chờ đợi loại tình yêu nào? Đây là niềm hy vọng đích thực mà Tiến sĩ Herbert Plugge ở Heidelberg, dựa trên những tiếp xúc của ông với những người mắc bệnh nan y và những người có ý định tự tử, gọi là “niềm hy vọng nền tảng”. (3) Chắc chắn, con người muốn được người khác yêu thương. Nhưng há không còn điều gì có thể hy vọng hơn nữa trong những giờ phút cuối cùng của cuộc đời, khi cái chết đã mang đi từ lâu những người thân yêu, để lại nỗi cô đơn khủng khiếp hay sao? Và ngược lại, há không thiếu những khoảnh khắc trọng đại của cuộc đời với những tiếng “xin vâng” tuyệt vời của một người biết mình được yêu đó sao? Chúng ta cần câu trả lời của tình yêu nhân bản, nhưng câu trả lời này còn vươn xa hơn nữa về phía vô tận, hướng tới một thế giới được cứu chuộc. Heinrich Schlier, theo một truyền thống không chỉ của các triết gia, nhưng theo kinh nghiệm của bất cứ ai, đã nói một cách đúng đắn, “nói cho đúng, hy vọng là hy vọng chống lại cái chết.” (4) Với trí sáng suốt khôn sánh, Platông, bằng ngôn ngữ của huyền thoại và tôn giáo huyền nhiệm (và do đó theo truyền thống tổ tiên của nhân loại), trong cuốn Symposium [Hội nghị chuyên đề] của mình đã trình bày quan điểm mà chúng ta đã cố gắng tuân theo. Ông nói, hy vọng của con người trước tiên là tìm được cho mình người yêu dấu để bổ sung cho mình. Nhưng ngay lúc họ tìm thấy người đó, họ nhận ra rằng sự toàn vẹn mà toàn bộ con người họ khao khát là điều bất khả. Và do đó, trải nghiệm về tình yêu khởi đầu đánh thức “những hy vọng lớn lao”, hy vọng vào việc phục hồi bản chất nguyên thủy của chúng ta, nhưng đồng thời nó dạy chúng ta rằng sự toàn vẹn như vậy thực sự chỉ có thể khả hữu “nếu chúng ta giữ được lòng tôn kính sâu sắc đối với các vị thần”. (5) Cũng có thể nói rằng từ Platông trở đi, con người chờ đợi trong sâu thẳm tâm hồn mình một điều gì đó giống như một thiên đường đã mất. Và ở đây chúng ta quay trở lại với Bloch và Karl Marx, những người không nói gì khác ngoài việc khôi phục lại những điều không tưởng mà họ tin rằng họ có thể chỉ đường đến đó.
Tất nhiên, đồng thời, sự khác biệt căn bản giữa Thánh Phaolô và Bloch hoặc Marx tự nó bôc lộ. Như Bloch mô tả, hy vọng là sản phẩm hoạt động của con người. Việc thực hiện nó được hoàn thành trong “phòng thí nghiệm hy vọng” của con người. Những gì một người không thể tự mình làm được sẽ bị loại trừ một cách có ý thức. Người ta không thể hy vọng vào điều mà người ta không thể kiểm soát được; có những chỉ dẫn chỉ dành cho những gì bản thân chúng ta có thể thực hiện.
Tuy nhiên, làm và hy vọng nằm ở hai bình diện hoàn toàn khác nhau. Nếu chúng ta cần hy vọng, đó là vì những gì đã làm được và khả thi không làm ta thỏa mãn.(6) Hơn nữa, do yếu tính của nó, hy vọng nói đến con người. Đúng là nó khao khát một điều gì đó vượt xa con người, một vùng đất mới, thiên đường. Nhưng nếu nó khao khát điều này thì đó là vì con người cần nó; đó chỉ là hy vọng ở mức độ nó là hy vọng cho người có liên quan chứ không phải cho bất cứ ai khác ở bất cứ nơi nào khác. Do đó, vấn đề nhân học về niềm hy vọng hệ tại ở nhu cầu của con người về một điều gì đó vượt quá mọi khả năng của con người. Theo đó, chắc chắn chúng ta phải tự hỏi liệu điều đó có phải là điều không thể xảy ra mà chúng ta cần hay không và do đó liệu chúng ta có phải là những hữu thể phi lý hay không - một sai lệch trong quá trình tiến hóa của các loài.
2. Đức tin như hy vọng
Đây chính là vấn đề mà những câu nói trên của Thánh Phaolô đề cập tới; sự mong đợi về “thiên đường” đang thiếu này không bao giờ rời bỏ chúng ta, nhưng tình trạng này trở nên tuyệt vọng khi không có sự chắc chắn về Thiên Chúa cũng như không có sự chắc chắn về lời hứa của Thiên Chúa. Chính vì lời hứa không hiện hữu (và không thể hiện hữu) nếu không có sự nhập thể, cái chết và sự phục sinh của vị Thiên Chúa này, nên thánh Phaolô nói, “những người khác” không có hy vọng. Chính vì Chúa Giêsu là niềm hy vọng này nên việc trở thành một Kitô hữu bao gồm việc sống trong niềm hy vọng. Trong Tân Ước cũng như trong các giáo phụ, các khái niệm về niềm hy vọng và đức tin, ở một mức độ nào đó, có thể thay thế cho nhau. Vì thế thư 1 Phêrô nói đến việc trình bày niềm hy vọng của chúng ta, trong đó có vấn đề trở thành người giải thích đức tin cho dân ngoại (3:15). Thư gửi tín hữu Do Thái gọi việc tuyên xưng đức tin Kitô giáo là “sự tuyên xưng niềm hy vọng” (10:23). Thư gửi Titô định nghĩa đức tin đã được tiếp nhận là “niềm hy vọng diễm phúc” (2:13). Thư gửi tín hữu Êphêsô đặt thành tiền đề cho lời khẳng định căn bản “có một Chúa, một đức tin, một phép rửa, một Thiên Chúa và là Cha mọi người”, rằng “chỉ có một niềm hy vọng mà anh em được kêu gọi” (4:4–6). Những trích dẫn này có thể được nhân lên (7) cũng như những trích dẫn từ các giáo phụ. Trong bức thư đầu tiên của thánh Clêmentê thành Rome, cũng như nơi thánh Inhaxiô thành Antiôkia, hoặc nơi Barnabas, “hy vọng” có thể thay thế cho “đức tin”. Chẳng hạn, thánh Inhaxiô “bị bỏ tù vì tên tuổi và niềm hy vọng của mình”. Kitô hữu là những người “hy vọng vào Chúa.” (8) Như thế, giờ đây, chúng ta đang ở đâu về chủ đề hy vọng? Niềm hy vọng trước hết dựa vào điều gì đó còn thiếu trong thân phận con người.
Chúng ta luôn mong đợi nhiều hơn bất cứ khoảnh khắc hiện tại nào có thể mang lại. Càng đi theo khuynh hướng này, chúng ta càng nhận thức rõ hơn về những hạn chế trong trải nghiệm của mình. Điều bất khả trở thành một điều cần thiết. Nhưng hy vọng cũng có nghĩa là “sự bảo đảm rằng niềm khao khát này sẽ được đáp lại”. Nếu trải nghiệm về sự trống rỗng này, về một ham muốn đẩy người ta ra ngoài bản thân, khiến người ta cảm thấy tuyệt vọng về bản thân và về tính hợp lý của hiện hữu, thì ngược lại niềm hy vọng này có thể biến thành niềm vui thầm kín vượt qua mọi niềm vui và đau khổ được trải nghiệm. Bằng cách này, một người trở nên giàu có bởi chính nhu cầu khiến họ quan niệm một niềm hạnh phúc họ không bao giờ có thể trải nghiệm nếu không có bước đi quyết định này. Theo đó, hy vọng có thể được mô tả như một sự dự ứng về những gì sắp xảy ra. Trong đó, điều “chưa có” một cách nào đó đã ở đây rồi, và cả năng động tính đưa con người vượt quá chính mình và ngăn cản con người không bao giờ nên nói, “Hãy nán lại một chút: bạn thật xinh đẹp.” (9)
Điều này có nghĩa, một mặt, hy vọng thuộc về “tính năng động của điều tạm thời,” vượt xa mọi thành tựu của con người. Mặt khác, điều đó có nghĩa là nhờ niềm hy vọng, những gì “chưa có” đã được hiện thực hóa trong cuộc sống của chúng ta. Chỉ một loại hiện tại nào đó mới có thể tạo nên niềm tin tưởng tuyệt đối, vốn là niềm hy vọng. (10) Đó là định nghĩa về đức tin được đưa ra trong thư gửi tín hữu Do Thái: đức tin là bản thể (“hypostasis”) của điều được hy vọng, sự chắc chắn về điều người ta không nhìn thấy (11:1). Trong bản văn Kinh thánh căn bản này, cả hữu thể học lẫn linh đạo hy vọng đều được khẳng định. Ngày nay ngay cả trong khoa chú giải Thệ phản cũng thừa nhận rằng Luther và truyền thống chú giải vốn theo chân ông đã bị lạc lối khi trong diễn trình tìm kiếm một Kitô giáo không thuộc văn hóa Hy Lạp, họ đã biến đổi chữ “hypostasis” bằng cách gán cho nó một ý nghĩa chủ quan và dịch nó là “niềm tin vững chắc”. Trong thực tế, định nghĩa về đức tin trong thư gửi người Do Thái được liên kết không thể tách rời với hai câu khác trong cùng một bức thư cũng sử dụng thuật ngữ “hypostasis”. Trong phần giới thiệu (1:3), Chúa Kitô được trình bày như sự huy hoàng của vinh quang Thiên Chúa và là hình ảnh của “hypostasis”. Hai chương tiếp theo, sự khẳng định có tính Kitô học và Ba Ngôi trong căn bản được mở rộng sang mối liên hệ giữa Chúa Kitô và các Kitô hữu - một mối quan hệ được thiết lập bởi đức tin. Bởi đức tin, người Kitô hữu trở thành người tham dự vào Chúa Kitô. Bây giờ mọi sự đều phụ thuộc vào việc duy trì sự tham gia ban đầu của họ vào “hypostasis” của Người. (11) Ba văn bản này hoàn toàn phù hợp với nhau: những điều của thế giới này là những điều sẽ qua đi; Thiên Chúa tự mặc khải, lên tiếng trong Chúa Kitô, là điều trường tồn, thực tại trường tồn, là “hypostasis” thực sự duy nhất. Tin tưởng là rời bỏ trò chơi mờ ám của những thứ hay hư để đạt đến nền tảng vững chắc của thực tại đích thực, của “hypostasis” - do đó, theo nghĩa đen, điều gì đứng vững và là điều người ta có thể đứng trên đó. Nói cách khác, tin là đụng tới đất, tiếp cận bản chất của vạn vật. Với niềm tin, hy vọng đã có chỗ đứng. Tiếng kêu chờ đợi phát ra từ con người chúng ta không bị mất đi trong khoảng trống. Nó tìm thấy một điểm hỗ trợ vững chắc mà về phần mình chúng ta phải bám chặt vào. Ở đây hữu thể học nhường chỗ cho linh đạo. Điều này sẽ rõ ràng nếu chúng ta xem xét bối cảnh của việc định nghĩa đức tin trong thư gửi tín hữu Do Thái. Thực ra, chúng ta đã chuẩn bị sẵn sàng cho điều đó trong chương trước (chương 10) bằng một kiểu chơi chữ tinh tế, bằng cách tập hợp các thuật ngữ bắt đầu bằng tiền từ “hypo-” (“dưới”): hyparchein, hyparxis, hypomene, hyposellein, hyposole.(12)
Ở đây, trọng điểm là gì? Tác giả đang nhắc nhở độc giả của mình rằng vì đức tin của họ, các Kitô hữu đã đánh mất “ta hyparchonta”, nghĩa là tiền bạc, tài sản của họ và những gì trong cuộc sống hàng ngày là “bản thể” trên đó cuộc sống có thể được xây dựng. Ở đây, chiều hướng hy vọng của thánh Phanxicô được thể hiện rõ ràng, nếu tôi có thể phát biểu như vậy. Chúng ta sẽ phải quay lại vấn đề này. Vì vậy, bây giờ văn bản bắt đầu chơi chữ bằng cách nói rằng chính vì việc mất đi những gì thường tạo nên “bản thể”, nền tảng của cuộc sống hàng ngày, mà các Kitô hữu được chỉ cho thấy rằng trên thực tế họ có “hyparxis” tốt hơn. Điều này kéo dài; không ai có thể lấy nó đi. Ý nghĩa từ vựng của “hyparxis” là “cái ở đó, trong tầm tay”. Đây là ý nghĩa của nó: Kitô hữu chúng ta có một cách sống khác; chúng ta đang đứng trên một nền tảng khác mà không bao giờ có thể kéo ra khỏi chúng ta—kể cả bởi cái chết. Thư kết thúc với lời kêu gọi đừng bác bỏ sự bảo đảm hoàn toàn trong việc tuyên xưng đức tin, điều này rõ ràng hàm ý “hypomene” – một từ thường được dịch là “kiên nhẫn”, trong đó các khía cạnh khách quan và thiêng liêng được trộn lẫn. Chúng ta có một nền tảng vững chắc, vững chắc hơn những của cải ngay trong tầm tay của chúng ta. Tác giả vẫn làm rõ hơn yếu tính của thái độ này bằng cách gợi lên điều đối lập trong một đoạn văn từ Khabacúc: “hypostole”, một thái độ khinh suất, giả vờ, thích ứng bằng bất cứ giá nào. Thái độ này tương ứng với sự vô căn cứ và giả dối của một cuộc sống trống rỗng chỉ tìm cách cứu lấy làn da của mình và do đó, đánh mất chính sự kiện đó (10:32–39).
3. Các chiều kích của lòng hy vọng: yếu tố Phanxicô của nó
a. Hy vọng và sở hữu
Thoạt nhìn có vẻ như những lời phát biểu trong thư gửi cho tín hữu Do Thái thuộc về một tầm nhìn Platông về thế giới trong đó ngược với thế giới hữu hình của những hình tướng là bản thể vô hình; thực tại duy nhất và độc đáo mà người ta phải gắn bó với. Tuy nhiên, khi chúng ta theo dõi sự tiến triển của suy nghĩ này, có vẻ như sơ đồ này đã được đặt để phục vụ một tính năng động hy vọng chỉ có thể phát triển từ cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô phục sinh (với lời hứa Người không chỉ phát biểu mà chính Người còn là nữa). Như chúng ta đã thấy, tinh thần Phanxicô thuộc về chính tính năng động của niềm hy vọng này —một tinh thần được giải phóng khỏi quyền lực chiếm hữu tuyệt đối, khỏi khiếm khuyết căn bản nhu cầu sở hữu liên quan đến của cải như bản thể đích thực của hiện hữu. Ở đâu, việc sở hữu tự nó xuất hiện như một sự bảo đảm cho tương lai, những gì phát triển chỉ là một niềm hy vọng giả tạo cuối cùng chỉ có thể lừa dối con người. Luật sở hữu buộc họ vào trò “hypostole”, trò chơi trốn tìm, trò chơi thỏa hiệp mà qua đó người ta cố gắng bảo đảm cho mình sự thông cảm của sức mạnh có thể có, bằng cách bám vào “bản thể” của mình. Người nào cố gắng bảo vệ mình bằng cách nói dối có thể cứu được vị trí của mình (“ta hyparchonta”), nhưng họ phải trả giá quá cao. Họ hủy hoại chính mình và mất đi “hypostasis” nền tảng thực sự của mình. Họ thiết lập hy vọng trên hoài nghi. Thánh Phanxicô là nhân chứng và người bảo vệ lòng hy vọng vì ngài đã giúp chúng ta “vui vẻ chấp nhận” (Hr 10:34) việc mất đi đẳng cấp, địa vị, của cải, và đã làm cho niềm hy vọng chân chính, đích thực – niềm hy vọng mà không ai có thể tịch thu hay tiêu hủy, niềm hy vọng đằng sau những hy vọng hão huyền, trở nên hiển thị.
Về liên kết này, tôi muốn nhắc đến lời cầu nguyện kết thúc của Sách nghi lễ của Đức Giáo Hoàng Gêlasiô (Gelasianum Vetus) được gợi lên trong Lễ Thăng thiên của Sách lễ của Đức Phaolô VI: “Cùng với Giáo hội, chúng ta cầu nguyện để tâm hồn chúng ta có thể phấn đấu hướng tới nơi mà bản thể của chúng ta đã cư ngụ—với Cha của Chúa Giêsu Kitô, cùng với Thiên Chúa của chúng ta.” (13) Và trên thực tế, không lễ nào khác trong năm phụng vụ diễn tả bản chất của niềm hy vọng Kitô giáo hay bằng lễ Chúa Chúa Kitô Lên Trời: với Chúa Kitô bản thể của chúng ta ở trong Thiên Chúa. Bây giờ mối quan tâm của chúng ta là đặt nền tảng cho đời sống hằng ngày trong bản thể của mình, không bỏ qua bản thể của chính mình, không bỏ cuộc sống của chúng ta ở bên ngoài bản thể của nó, không để nó chìm vào hư vô, ngẫu nhiên, tình cờ. Và thật dễ dàng để cả đời đánh mất trọng điểm, sa vào vong thân, chìm đắm vào điều thứ cấp. Cuối cùng, một cuộc sống như vậy sẽ trở nên trống rỗng bản thể và do đó trống rỗng hy vọng. Niềm hy vọng duy trì chúng ta là bản thể của chúng ta đã ở trên thiên đàng. Sống như một người hy vọng là làm cho cuộc sống của chúng ta đi vào thực tại của bản ngã, sống trong và bởi thân thể của Chúa Kitô. Đây là “hypomene”, sự kiên nhẫn bền bỉ, giống như “hypostole” là sống cho hiện tại, trốn tránh sự thật và do đó trốn tránh sự sống.
b. Niềm hy vọng và sự hồi tâm của hữu thể
Ở đây, để khám phá lại chiều kích Phanxicô trong chủ đề của chúng ta, từ một quan điểm khác, tôi muốn chứng minh điều đó bằng một đoạn trích từ bài giảng Mùa Vọng của Thánh Bonaventura, một kho tàng thần học và linh đạo về hy vọng. Thánh nhân bình luận về câu trong Diễm Ca rất quan trọng đối với truyền thống huyền nhiệm: “Tôi ngồi dưới bóng của người tôi hằng mong đợi” (2:3). Thánh Bonaventura nói, cái bóng của Chúa Kitô là ân sủng, đối với chúng ta là nơi trú ẩn mát mẻ khỏi cái nóng thiêu đốt của thế giới. “Ngồi” biểu thị sự điềm tĩnh của tinh thần, sự hồi tâm, trái ngược với một suy nghĩ chạy quanh quanh vô tận và không có mục đích. Để đi vào lãnh địa của Đấng mà lòng mong đợi nội tâm của chúng ta hướng về, chúng ta phải ngừng “mở ra bên ngoài nhưng hồi tâm bên trong. Không để điều gì ngăn chặn hương vị của lòng tốt vĩnh cửu thấm vào hữu thể mình.” (14)
Nếu những lời này nghe có vẻ hơi trừu tượng, chúng sẽ được minh xác khi chúng ta xem xét chúng cùng với những gì truyền thuyết về Thánh Phanxicô cho chúng ta biết về nguồn gốc của Bài ca Mặt trời. Ở giữa đau đớn gần như không thể chịu nổi của bệnh tật, và trong một nơi ở khắc nghiệt, thánh Phanxicô nhận thức được kho báu mà mình đã nhận được. Giọng nói của Chúa nói với ngài: “Từ nay về sau hãy sống thanh thản như thể con đã ở trong vương quốc của ta.” (15) Trong những năm cuối đời, Thánh Phanxicô đã mất tất cả – sức khỏe, tài sản, nền tảng “ta hyparchonta” của chính ngài. Và chính từ con người này mà những lời nói vui vẻ thích thú nhất đã thốt ra. Với tất cả những hy vọng của ngài đã bị lấy đi, với tất cả những thất vọng của ngài, có sự tỏa sáng “niềm hy vọng căn bản” trong vẻ hùng vĩ bất khả chiến bại của nó. Thánh Phanxicô đã thực sự rời bỏ sự “ngẫu nhiên” để bước vào "bản thể." Thoát khỏi vô số niềm hy vọng, ngài đã trở thành bằng chứng tuyệt vời cho rằng con người có hy vọng, họ là hữu thể của hy vọng.
Cụ thể hơn nữa, há tất cả chúng ta đều không có nguy cơ đánh mất ơn hy vọng giữa những phiền toái hàng ngày đó sao? Cuộc sống của chúng ta càng hướng ra bên ngoài, niềm hy vọng lớn lao và chân thực càng ít có thể tái cân bằng được sự tàn phá do những lo lắng hàng ngày gây ra. Dần dần những điều này trở thành thực tại duy nhất, cuộc hiện sinh trở thành chán nản, hy vọng trở thành mỏng manh, sự lạc quan ban đầu tan biến, và tính hài hước yểu mệnh trở thành một dạng tuyệt vọng ngấm ngầm. Chúng ta chỉ có thể là người có niềm hy vọng nếu cuộc sống của chúng ta không hài lòng lấy cuộc sống hàng ngày làm nền tảng, nhưng có nguồn gốc vững chắc từ “bản thể”. Chúng ta càng hồi tâm chính mình thì hy vọng càng trở thành hiện thực và hơn nữa nó còn soi sáng công việc hàng ngày của chúng ta. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể tri nhận được độ sáng của thế giới mà nếu không nó sẽ rút lui xa hơn và xa hơn khỏi tầm nhìn.
c. Chiều kích xã hội và vũ trụ của lòng hy vọng
Vẫn còn một câu hỏi. Một phản bác có thể được nêu lên về những gì chúng ta vừa nói, là một lần nữa tất cả những điều này có thể có xu hướng trốn vào nội tâm và thế giới tình cờ sẽ bị kết án phải tuyệt vọng. Điều chúng ta nên làm là tạo ra những điều kiện sống sao cho việc trốn vào nội tâm trở nên không cần thiết, vì đau khổ sẽ bị loại bỏ và thế giới sẽ trở thành thiên đàng. Hiển nhiên, trong khuôn khổ của những suy tư này, chúng ta không thể cố gắng giải thích các lý thuyết Mácxít và tiến hóa về hy vọng. (16) Chỉ cần phản biện bằng hai câu hỏi có thể đưa toàn bộ vấn đề trở lại ánh sáng đúng đắn, ở một mức độ nào đó. Đầu tiên, về sự xuất hiện thiên đàng trên thế giới này, há không chắc chắn hơn sao khi bắt đầu lúc con người được giải phóng khỏi lòng tham chiếm hữu và lúc tự do nội tâm và độc lập khỏi sự thống trị chiếm hữu của họ đã đánh thức trong họ lòng tốt và sự thanh thản lớn lao? Ngoài ra, chúng ta phải bắt đầu biến đổi thế giới từ đâu nếu không phải bằng sự biến đổi của chính mình? Và sự biến đổi nào có thể có tính giải phóng hơn việc tạo ra bầu không khí hân hoan? Ở đây, chúng ta đang ở câu hỏi thứ hai rồi. Chúng ta hãy bắt đầu bằng một tuyên bố: Lòng hy vọng mà Thánh Phanxicô đang hướng tới là một điều hoàn toàn khác với niềm hy vọng rút lui vào nội tâm và chủ nghĩa cá nhân. Nó tạo nên lòng dũng cảm sống nghèo và sẵn sàng cho cuộc sống cộng đồng. Một mặt, nó đặt ra những nguyên tắc mới cho đời sống chung trong cộng đoàn anh em, và mặt khác, qua Dòng Ba, nó áp dụng dự ứng về thế giới sắp tới đã mang ra chung sống vào cuộc sống hàng ngày của thời ngài. (17)
Ở đây một lần nữa, trong một bài giảng Mùa Vọng, Thánh Bonaventura đã có thể chuyển dịch chiều kích nhân bản rộng lớn này về lòng hy vọng thành những hình ảnh tuyệt vời. Ngài nói rằng việc thực hiện lòng hy vọng phải giống như chuyến bay của những chú chim dang rộng đôi cánh và huy động toàn bộ sức lực để chuyển động, trở thành chuyển động hoàn toàn, bay lên. Vì thế theo Thánh Bonaventura, người hy vọng phải thúc đẩy mọi lực lượng của họ để tiến lên, tự mình chuyển động cùng với mọi thành viên của mình để vươn lên, để đáp ứng nhu cầu hy vọng. Thánh Bonaventura trình bày nó một cách chi tiết trong một sự đan xen tuyệt vời của ý nghĩa bên trong và bên ngoài. "Người hy vọng phải ngẩng đầu lên,” hướng mình lên trên, nâng đôi mắt “để xem xét cẩn thận suy nghĩ và con người của họ; nâng trái tim họ lên để bộc lộ các cảm xúc của mình, cả đôi tay của họ thông qua việc làm của họ. Việc làm thể lý và thực tiễn mà không có nó người ta không thể nâng cao bản thân tùy thuộc ở tính năng động của lòng hy vọng, tùy thuộc sự chuyển động toàn diện của con người mà lòng hy vọng muốn thực hiện. (18)
Chúng ta hãy trình bày lại điều trên, lần này không có hình ảnh. Trong khuôn mẫu hy vọng của dòng Phanxicô, theo đúng mô hình được vạch ra trong thư gửi người Do Thái, đó là vấn đề vượt qua ý muốn sở hữu. Sự chiếm hữu như một nền tảng của hiện hữu bị vượt qua bởi một nền tảng mới giúp con người được tự do khỏi cái cũ. Chính lòng tham chiếm hữu này đã đẩy con người ra khỏi thiên đàng. Đây là chìa khóa cho các vấn đề kinh tế cũng như sinh thái, cả hai đều không có hy vọng trừ khi có một “niềm hy vọng căn bản” mới đến để giải phóng con người. Đây là lý do tại sao con đường đi vào bên trong được Tân Ước vạch ra là con đường duy nhất dẫn ra bên ngoài, ra không khí tự do. Ở đây, chủ đề hy vọng được mở rộng bởi sự cần thiết nội tại phải có mối tương quan giữa con người và sáng thế. Các hữu thể nhân bản bị ràng buộc sâu xa với sáng thế đến nỗi không thể có bất cứ sự cứu rỗi nào cho họ mà không cùng có sự cứu rỗi cho sáng thế. Thánh Phaolô vốn giải thích mối liên hệ này trong chương 8 của thư gửi tín hữu Rôma.
Tạo vật cũng đang chờ đợi. Điều quan trọng cần nhớ là niềm hy vọng của sáng thế không mở rộng ra khả năng một ngày nào đó rũ bỏ được cái ách của con người. Nó chờ đợi con người được biến đổi, trở thành con cái Thiên Chúa. Con người này trả lại cho sáng thế tự do, phẩm giá của nó, vẻ đẹp của nó. Qua họ, chính sáng thế trở thành thần thánh. Heinrich Schlier đưa ra nhận xét này: mọi tạo vật đều hướng tới việc mong đợi biến cố này. Nó là trách nhiệm vô hạn được giao phó cho con người - đó là việc hoàn thành mọi khát vọng của đất và trời.(19) Nhưng hiện tại, sáng thế đang thực hiện thí nghiệm ngược lại. Nó phải chịu sự phù phiếm, không phải nó mong muốn điều đó nhưng vì người bắt nó phải phục tùng điều đó (Rôma 8:20). Người đó là Ađam, người đã phó mình cho lòng khao khát chiếm hữu và khao khát dối trá. (20) Ông giản lược sáng thế vào cảnh nô lệ; nó rên rỉ và chờ đợi con người đích thực sẽ trả nó lại cho chính nó. Nó “phải tùy phục sự phù phiếm”, nghĩa là, chính nó cũng dính líu vào việc dối trá hữu thể học của con người. Thay vì làm chứng cho đấng sáng tạo, nó cho rằng mình đã vượt qua Thiên Chúa. “Người ta không còn gặp nó trong sự thật của nó nữa; nó dường như không còn là điều nó vốn là nữa nghĩa là sáng thế. (21) Nó tham gia vào sự sa ngã của con người và chỉ con người mới có thể phục hồi nó. Họ là người nó hy vọng. Chính từ nguồn này mà bài giảng của Thánh Phanxicô cho các loài chim rút tỉa ý nghĩa thần học và nhân bản sâu sắc, trọn hữu thể ngài hướng về phía tạo vật. Ở đây Thánh Phanxicô cũng hoàn toàn đúng khi hiểu Kinh Thánh theo nghĩa đen: “Hãy rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật” (Mk 16:15). Bản thân sự sáng tạo đang chờ đợi con người mới, và khi con người mới này xuất hiện, nó lại được nhìn nhận như một sáng thế và do đó trở nên mới. Chỉ có “Niềm hy vọng căn bản” mới có thể hàn gắn mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.
Trong khi đọc lại cuốn Catechismus Romanus [Giáo Lý Rôma] để chuẩn bị cho bài thuyết giảng của tôi về giáo lý, tôi đã bị ấn tượng bởi một phát biểu gây tò mò về chủ đề hy vọng mà cho đến nay tôi vẫn chưa nắm được. Bốn phần chính của việc dạy giáo lý (kinh tin kính, các giới răn, các bí tích, Kinh Lạy Cha) được liên kết ở đây với các chiều kích khác nhau của Đời sống Kitô hữu. Kinh Lạy Cha được cho là dạy chúng ta những gì người Kitô hữu phải hy vọng vào. (22) Sự liên kết của Kinh Lạy Cha với chủ đề hy vọng của chúng ta ban đầu làm tôi ngạc nhiên. Điều này không tương ứng với những ý tưởng quen thuộc của chúng ta về thần học cầu nguyện. Tuy nhiên, đối với tôi có vẻ như nhận xét này đi sâu vào vấn đề. Hy vọng là gì sẽ trở nên rõ ràng trong lời cầu nguyện. Chúng ta hiểu lời cầu nguyện có ý nghĩa gì khi chúng ta tiến đến chỗ hiểu chủ đề hy vọng. Và như Kinh Lạy Cha mang lại cho chúng ta mô hình của mọi lời cầu nguyện, nó cũng cung cấp quy tắc chi phối sự liên kết giữa cầu nguyện và hy vọng. Do đó, điều đáng làm là theo dòng suy nghĩ được mở ra bởi nhận xét này của Catechismus Romanus, mà thoạt nhìn có vẻ kỳ lạ và có phần tùy tiện. Đầu tiên, Kinh Lạy Cha, do nội dung của nó, có liên quan gì đó đến niềm hy vọng. Thứ hai, nó đáp ứng những lo lắng hàng ngày của con người và khuyến khích họ biến những điều này qua lời cầu nguyện thành niềm hy vọng. Nó là vấn đề sinh tồn hàng ngày; đó là vấn đề sợ cái ác, vốn đe dọa chúng ta theo nhiều cách; vấn đề hòa bình với người lân cận của chúng ta, làm hòa với Thiên Chúa và bảo vệ chúng ta khỏi cái ác thực sự, rơi vào tình trạng thiếu niềm tin, vốn cũng là sự tuyệt vọng.
Vì vậy, câu hỏi về hy vọng quay trở lại với chính lòng hy vọng, với niềm khao khát thiên đàng của chúng ta, vì Nước Thiên Chúa mà với nó, lời cầu nguyện của chúng ta bắt đầu. Nhưng Kinh Lạy Cha không chỉ là một danh mục các chủ đề hy vọng; nó là hy vọng trong hành động. Cầu nguyện Kinh Lạy Cha là phó mình cho tính năng động của điều được yêu cầu, tính năng động của chính niềm hy vọng. Người cầu nguyện là người có hy vọng, vì người đó chưa ở trong vị trí của một người có tất cả mọi thứ. Nếu không chúng ta sẽ không cần yêu cầu. Nhưng chúng ta biết rằng có một ai đó có lòng tốt và sức mạnh ban cho chúng ta bất cứ điều gì, và chúng ta dang tay ra với người này. Joseph Pieper nói rằng người cầu nguyện “mở lòng đón nhận một món quà mà họ không biết; và thậm chí nếu, tuy nhiên, điều họ yêu cầu một cách chuyên biệt đã không được ban cho, họ vẫn chắc chắn rằng lời cầu nguyện của họ không phải là vô ích.” (23) Đây là lý do tại sao những người dạy cầu nguyện sẽ không thể trở thành người buôn bán những hy vọng hão huyền trong bất cứ trường hợp nào; trái lại họ là những người thầy thực sự của lòng hy vọng.
Communio 35 (Mùa hè 2008). © 2008 bởi Communio: Tạp chí Công Giáo Quốc tế. Bản tiếng Anh của Esther Tillman.
(1) Bản văn bài viết này quay trở lại một trong những bài thuyết giảng trong khuôn khổ lễ kỷ niệm của đại học Phanxicô ở Rôma, Antonianum. Chủ đề chung của các bài thuyết giảng này là “Thánh Phanxicô, chứng nhân và người bảo vệ lòng hy vọng”. Đây là lý do tại sao tôi đã cố gắng phát triển chủ đề hy vọng, đặc biệt theo quan điểm của Thánh Phanxicô và truyền thống Phanxicô. Đối với tôi, dường như khởi điểm này, vốn khiến tôi phải nhấn mạnh hơn đến một số khía cạnh nào đó, vẫn chưa được hoàn thành, nhưng nó cũng có thể ở trong tư thế trình bầy dưới hình thức cụ thể một số khía cạnh của chủ đề.
*[Bài viết này ban đầu được xuất bản trong Communio 12 (Mùa xuân 1985)—Ed.]
(2) Ernst Bloch, Das Prinzip Hoffnung [Nguyên tắc hy vọng] (Frankfurt, 1959), 1524. Xem Josef Pieper, Hoffnung und Geschichte [hy vọng và lịch sử] (Munich, 1967), 85. Để có bản dịch tiếng Anh, xem Hope and History [Lòng Hy vọng và Lịch sử] (San Francisco: Ignatius Press, 1994).
(3) Herbert Plugge, Wohlbefinden và Missbefinden. Beiträge zu einer medizinischer Anthropologie [Hạnh phúc và bất hạnh. Đóng góp cho nhân học y tế] (Tübingen, 1962). Ý nghĩa triết học của tác phẩm này và mọi điều liên quan cụ thể đến chủ đề của chúng ta đều được giải thích một cách ấn tượng bởi Pieper, Hoffnung và Geschichte [hy vọng và lịch sử], 30.
(4) Heinrich Schlier, Essais sur le Nouveau Testament [các tiểu luận về Tân Ước] (Paris: Cerf, 1968), 165.
(5) Plato, Symposium [Hội nghị chuyên đề], 193d. Xem thêm toàn bộ bài phát biểu của Aristophanes từ số189c đến số 193d.
(6) Đây là điều Pieper đã trình bầy trong một phân tích chặt chẽ trong Hoffnung und Geschichte [hy vọng và lịch sử], 25tt.
(7) Cũng nên xem, chẳng hạn 2 Cr 3:12; Gl 5:5; Êp 1:19; Cl 1:23.
(8) Ignatius, To the Ephesians [Gửi Tín hữu Êphêsô] 1, 2; Epistle of Barnabas [Thư của Barnabas] 19, 7; xem. Clement, Epistle to the Corinthians, [Thư gửi tín hữu Côrintô, 11, 1; 22, 8; 27, 1; Ignatius, To the Magnesians [Gửi tín hữu Magnesia] 9, 1; To the Ephesians [Gửi tín hữu Êphêsô] 21, 2, v.v.
(9) Goethe, Faust.
(10) Về điểm này tôi không hoàn toàn đồng ý với Pieper (xem Hoffnung und Geschichte [hy vọng và lịch sử], 35ff.), người bác bỏ mọi dự ứng như mâu thuẫn với hy vọng. Dù quả có hiện hữu một cách dự ứng không tương ứng với hy vọng, nhưng cũng có một hồng phúc đáng lưu ý mà nếu không có nó, thì thậm chí hy vọng cũng là điều bất khả. Đối với các Kitô hữu, hồng phúc này chính là đức tin.
(11) Về việc giải thích thư Do Thái 11:1, xem. H. Koster, Theologisches Wörterbuch zum Neuen Testament, [Từ điển thần học về Tân Ước] 8, 584–587.
(12) Về hypostellein, hypostole, xem những khai triển quan trọng của K. H. Rengstorf, ThWNT (xem số 10), 7, tr. 598ff.
(13) Xem J. Pascher, Die Orationen des Missale Romanum Papst Pauls VI [Các bài đọc Sách Lễ Rôma của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI], tập. 3: Mùa Phục sinh (St. Ottilien, 1982), 117tt.
(14) Cho Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng, bài giảng số 1. 2 trong Opera Omnia (tác phẩm toàn tập), IX, 29a.
(15) Xem, chẳng hạn, Speculum Perfectis [tấm gương hoàn hảo], 100 (Fonti francescane, Assisi, 1978, no. 1799); Legenda perugina [huyền thoại vùng Perugia], 43 (sđd., số 1591 ff.). Về niên đại của Bài Ca Mặt trời, xem. C. Esser, Opuscula Sancti Patris Francisci Assisiensis [Các cuốn sách nhỏ của Thánh Phanxicô Assisi], Bibl. Franc. Medii aevi XII (Grottaferrata, 1978), 47.
(16) Về điều thiết yếu, xem Pieper, Hoffnung [hy vọng và lịch sử], 37–102. Cũng nên xem U. Hommes và J.Ratzinger, Das Heil des Menschen: Innerweltlich—christlich [Sự cứu rỗi con người: thế giới nội tâm—Kitô giáo] (Munich, 1975); một số những dấu hiệu quan trọng (bất chấp kết luận không thỏa đáng) trong W. Post, “Hoffnung [hy vọng],” trong Handbuch philosophischer Grundbegriffe [Chỉ nam các khái niệm triết học cơ bản] ed. H. Krings và cộng sự, tập. 2 (Munich, 1973), 672–700.
(17) Xem bài viết của tôi, “Eschatology and Utopia,” [Cánh chung và Không tưởng] Communio: International Catholic Review, số 3 (Mùa thu năm 1978); A. Rotretter, “Der utopische Entwurf der franziskanischen Gemeinschaft,” Wissenschaft und Weishit [Thiết kế không tưởng Cộng đoàn Phanxicô, Khoa học và Khôn ngoan] 37 (1974): 159–69; C. del Zotto, Visione francescana della vita, Quaderno I và II, Settimana di Spiritualità Francescana [Tầm nhìn đời sống của người Phan Sinh, Sổ tay I và II, Tuần Linh đạo dòng Phanxicô] (Santuario della Verna, 1982).
(18) Cho Chúa nhật thứ nhất Mùa Vọng, bài giảng số 1. 16, Opera Omnia, IX 40a. Về Thái độ của người Phanxicô đối với việc làm, x. C. del Zotto, Visione francescana [Tầm nhìn Phanxicô], II, 187–197.
(19) H. Schlier, Das Ende der Zeit [tận cùng thời gian](Freiburg, 1971), 254.
(20) Ibid., 255. Xem thêm Der Römerbrief [Thư gửi tín hữu Rôma] (Freiburg, 1977), 261 của ông.
(21) Schlier, Römerbrief [Thư gửi tín hữu Rôma], 260.
(22) Catechismus Romanus [Giáo Lý Rôma], Lời Nói Đầu, XII.
(23) Pieper, Hoffnung und Geschichte [hy vọng và lịch sử], 136, số 32
VietCatholic TV
Thế giới suýt có hòa bình: Chiếc limousine của Putin nổ long trời, Nga tìm cách đổ cho TT Zelenskiy
VietCatholic Media
02:49 30/03/2025
1. Chiếc xe limousine từ ‘đội xe của Putin’ bị nổ tung trong vụ nổ lớn. Đội cận vệ của bạo chúa hoang tưởng tìm kiếm bom
Một trong những chiếc limousine của Vladimir Putin đã phát nổ và bốc cháy ở Mạc Tư Khoa vào sáng ngày Thứ Bẩy, 29 Tháng Ba, khi tên bạo chúa ra lệnh lục soát cống rãnh và kiểm tra vệ sĩ của mình. Một chiếc limousine Aurus từ “đội xe chính thức” của Putin đã phát nổ trong một vụ nổ lớn trên một con phố ngay phía bắc trụ sở mật vụ FSB của Mạc Tư Khoa tại Lubyanka.
Cảnh quay cho thấy ngọn lửa bắt đầu từ động cơ của chiếc Aurus Senat trị giá 275.000 bảng Anh hay 366.000 đô la đã lan vào bên trong xe. Các nhân viên từ các nhà hàng và quán bar gần đó đã đổ ra phố Sretenka để cố gắng giúp đỡ trước khi lính cứu hỏa đến.
Những người chứng kiến sửng sốt khi chứng kiến khói đen bốc lên từ phía trước của chiếc xe bị phá hủy khi ngọn lửa tiếp tục hoành hành. Đoạn phim được quay từ một góc khác dường như cho thấy phần sau của chiếc xe cũng bị hư hỏng.
Các báo cáo không tiết lộ ai là người sử dụng chiếc xe thuộc sở hữu của Cục Quản lý Tài sản Tổng thống của Putin - khi vụ việc gây sốc này xảy ra. Và không có báo cáo nào về nguyên nhân có thể gây ra vụ cháy đột ngột nhưng những người bên trong xe không bị thương vì họ đã thoát ra kịp thời.
Mikhail Khodorkovsky, nhân vật đối lập người Nga cho biết Putin, 72 tuổi, thường xuyên sử dụng những chiếc xe do Nga sản xuất và đã tặng những chiếc xe limousine này cho nhà độc tài Bắc Hàn Kim Chính Ân.
Ông cho biết sự việc xảy ra khi tên bạo chúa tiếp tục thể hiện sự hoang tưởng dữ dội về các âm mưu ám sát. Một đoạn phim đặc biệt từ vài ngày trước cho thấy các quân nhân từ một đội bảo vệ nghi lễ ở Murmansk đang bị một sĩ quan của Cơ quan Bảo vệ Liên bang, gọi tắt là FSO khám xét cơ thể từng người.
Khodorkovsky nhấn mạnh rằng người dân Nga thực sự choáng váng khi thấy lực lượng FSO kiểm tra những người lính để tìm vũ khí hoặc thiết bị nổ ẩn giấu khi họ đứng chờ nhà độc tài Cẩm Linh đặt vòng hoa bên Mộ Chiến sĩ Vô danh. Các báo cáo cho biết băng đạn đã được tháo khỏi súng và các chốt được lắp vào khoang súng vì Putin lo sợ bị quân đội của mình ám sát.
Putin đã dùng chuyến đi đến thủ phủ Bắc Cực Murmansk của Nga để tuyên bố rằng ông có ý định xóa sổ Ukraine. Ông đã lên tàu ngầm hạt nhân Arkhangelsk và thề: “Cách đây không lâu, tôi đã nói rằng chúng ta sẽ nghiền nát bọn Kiev /ki-ép/ — giờ thì có vẻ như chúng ta sẽ kết liễu chúng”. Nga gọi Thủ đô của Ukraine là Kiev thay vì Kyiv như chính người Ukraine và các nước phương Tây gọi.
Vào năm 2023, một cựu vệ sĩ tiết lộ rằng Putin không mấy tin tưởng vào đội an ninh của mình. “Đây là mức độ ông ấy lo sợ cho tính mạng của mình”, người vệ sĩ đào tẩu nói với một đài truyền hình độc lập của Nga bị cấm ở nước này.
Đầu tuần này, có một dấu hiệu khác cho thấy mối quan ngại sâu sắc về an ninh của Putin trong bối cảnh cuộc chiến không được ủng hộ với Ukraine. Các sĩ quan FSO đã được nhìn thấy mở các cửa cống và bãi rác để truy tìm bom gần một địa điểm ở Mạc Tư Khoa, nơi Putin đang phát biểu.
Khodorkovsky trước đó tiết lộ rằng các cơ quan đặc biệt của Nga đã “tăng cường các biện pháp an ninh vốn đã nghiêm ngặt xung quanh Putin ở mức độ chưa từng có”.
Mùa hè năm ngoái, có báo cáo cho rằng tên bạo chúa hoang tưởng này đã bắt đầu mặc áo chống đạn khi xuất hiện trước công chúng vì ngày càng lo sợ bị tiêu diệt vì cuộc chiến ở Ukraine hoặc bởi những kẻ khủng bố Hồi giáo.
Điện Cẩm Linh đang trong tình trạng báo động “cao độ” về cuộc xâm lược Ukraine - nhưng cũng “bối rối” trước các cuộc tấn công vào các chính trị gia cao cấp ở Âu Châu và Á Châu
Khodorkovsky cho biết “Điện Cẩm Linh rất coi trọng vấn đề an ninh của Vladimir Putin. “Hắn ta được bảo vệ bởi cả một đội quân vệ sĩ hữu hình và vô hình.”
[The Sun: RUSSIAN FEARS Limo from ‘Putin’s car fleet’ is blown up in huge blast as troops from paranoid tyrant’s honour guard searched for bombs]
2. Các phương tiện truyền thông Nga cáo buộc Tổng thống Zelenskiy dính líu đến vụ cháy nổ chiếc xe của Putin
Các phương tiện truyền thông Nga đã cáo buộc Tổng thống Zelenskiy có liên quan đến vụ cháy chiếc limousine của Putin.
Theo tin sơ khởi, một trong những chiếc limousine của Vladimir Putin đã phát nổ và bốc cháy ở Mạc Tư Khoa vào sáng ngày Thứ Bẩy, 29 Tháng Ba, trên một con phố ngay phía bắc trụ sở mật vụ FSB của Mạc Tư Khoa tại Lubyanka.
Họ cho biết Trung Tướng Igor Krasnov, Tổng Công Tố Nga, đã bắt đầu mở cuộc điều tra và không loại trừ khả năng một tác nhân cấp nhà nước gây ra vụ này. Hãng tin quốc doanh RIA Novosti đi xa đến độ trích dẫn cuộc phỏng vấn của Tổng thống Zelenskiy với EuroVision tối 26 tháng 3 tại Paris, như một bằng chứng cho thấy Tổng thống Ukraine biết trước kế hoạch đánh bom.
Mikhail Khodorkovsky, một nhân vật đối lập chống Putin cho rằng theo kinh nghiệm của ông, những chiếc xe do Nga sản xuất có nhiều vấn đề kể cả những chiếc đắt tiền như chiếc Aurus Senat. Cho nên, vấn đề có lẽ chỉ là vấn đề kỹ thuật. Ông cũng cảnh giác rằng Nga đang cố gắng trình bày sai sự thật về Ukraine, một nạn nhân bi thảm của họ, như một nhà nước khủng bố nguy hiểm cho hòa bình thế giới.
Mikhail Khodorkovsky từng là người giàu nhất nước Nga trước khi lên tiếng chống lại Vladimir Putin và thành lập nhóm Open Russia, nghĩa là nước Nga cởi mở, với chủ trương thân phương Tây. Ông bị tịch thu tài sản và bị bỏ tù từ năm 2003 cho đến khi được Putin ân xá vào này 20 Tháng Mười Hai, 2013, sau một thập niên tù tội. Ông hiện đang sống lưu vong ở Luân Đôn và thành lập Trung tâm Dossier nhằm điều tra các nguồn tài sản của Putin, không do Putin trực tiếp đứng tên nhưng do các tình nhân của ông ta đứng tên.
Tưởng cũng nên nhắc lại là trong một cuộc phỏng vấn với các đài truyền hình Âu Châu Eurovosion được công bố hôm Thứ Năm, 27 Tháng Ba, tổng thống Ukraine cho biết sẽ “nguy hiểm” nếu Hoa Kỳ giảm bớt áp lực lên nhà lãnh đạo Nga, là người “sắp qua đời”.
Tổng thống Zelenskiy không nói rõ thêm về sức khỏe của nhà lãnh đạo Nga nhưng dành phần lớn thời gian để thảo luận về lệnh ngừng bắn ở Hắc Hải được thỏa thuận tại Saudi Arabia và nói về vai trò của Hoa Kỳ như một đồng minh trong cuộc chiến chống lại Nga của Ukraine.
Trong suốt cuộc chiến, tin đồn về sức khỏe của Putin đã lan truyền. Tổng thống Zelenskiy có thể chỉ đơn giản ám chỉ rằng không có nhà lãnh đạo nào sống mãi mãi. Việc Tổng thống Zelenskiy khăng khăng rằng Hoa Kỳ tiếp tục cô lập Putin nhấn mạnh nỗi sợ của Kyiv rằng các nhượng bộ của phương Tây - đặc biệt là xung quanh các lệnh trừng phạt - có thể làm xói mòn đòn bẩy quốc tế.
Tổng thống Zelenskiy đã trả lời câu hỏi của một số đài truyền hình vào tối thứ Tư tại Paris, nơi các nhà lãnh đạo Âu Châu đang họp tại hội nghị thượng đỉnh về an ninh Ukraine.
Cuộc phỏng vấn sâu rộng diễn ra sau các cuộc đàm phán tại Saudi Arabia, trong đó Nga và Ukraine đã đồng ý ngừng bắn một phần ở Hắc Hải và ngừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng. Đổi lại, Hoa Kỳ đồng ý giúp Nga khôi phục quyền tiếp cận thị trường toàn cầu.
Nhưng Tổng thống Zelenskiy cho biết ông hy vọng Hoa Kỳ sẽ “đứng vững” trước yêu cầu của Nga về việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt như một điều kiện cho lệnh ngừng bắn ở Hắc Hải.
Putin 'Sẽ chết sớm thôi'
Tổng thống Zelenskiy cho biết Hoa Kỳ không nên đưa Putin ra khỏi tình trạng cô lập về chính trị và kinh tế và hiện tại là “một trong những thời điểm nguy hiểm nhất”.
Nhà lãnh đạo Nga muốn duy trì quyền lực cho đến khi qua đời và ông có tham vọng lãnh thổ vượt xa Ukraine, ít nhất là bao gồm toàn bộ lãnh thổ của Liên Xô cũ, đó là lý do tại sao Hoa Kỳ và Âu Châu nên đoàn kết để gây áp lực với nhà lãnh đạo Nga, Tổng thống Zelenskiy cho biết.
Tổng thống Zelenskiy nói thêm rằng “ông ấy sẽ sớm chết”, sau đó “mọi thứ sẽ kết thúc”.
Tổng thống Zelenskiy không đưa ra thêm thông tin chi tiết và trong khi Putin phải đối mặt với những câu hỏi về sức khỏe mà Điện Cẩm Linh luôn bác bỏ, thì tổng thống Ukraine có thể đang ám chỉ rộng hơn đến việc không có nhà lãnh đạo nào có thể sống vô thời hạn.
“Vụ này không có liên quan đến Ông Tổng thống Zelenskiy,” Mikhail Khodorkovsky nói.
[The Sun: RUSSIAN FEARS Limo from ‘Putin’s car fleet’ is blown up in huge blast as troops from paranoid tyrant’s honour guard searched for bombs]
3. Ba Lan có thể chống chọi với cuộc xâm lược trong 2 tuần trước khi NATO vào cuộc, giám đốc an ninh cho biết
Dariusz Lukowski, nhà lãnh đạo Cục An ninh Quốc gia Ba Lan, trả lời với Polsat News vào ngày 26 tháng 3 rằng quân đội Ba Lan có đủ nguồn cung cấp để chống lại cuộc tấn công của Nga trong vòng hai tuần trước khi quân tiếp viện của NATO tới.
Lukowski cho biết khi trả lời câu hỏi về việc Ba Lan có thể tự chiến đấu trong bao lâu trước khi các đồng minh vào cuộc: “Tôi nghĩ, tùy thuộc vào diễn biến của cuộc chiến, khả năng phòng thủ này có thể kéo dài trong một hoặc hai tuần với mức tồn kho hiện tại”.
Lukowski thừa nhận rằng Quân đội Ba Lan vẫn vận hành hỗn hợp các thiết bị hiện đại và lỗi thời, với tình trạng thiếu đạn dược chủ yếu ảnh hưởng đến các hệ thống cũ. Ông cũng lưu ý rằng các phương tiện và nền tảng chiến đấu mới mua đang được cung cấp đạn dược phù hợp.
Phe đối lập chính trị Ba Lan đã lên án tình trạng sản xuất quốc phòng của đất nước, tuyên bố rằng Ba Lan chỉ có đủ đạn dược cho năm ngày chiến tranh. Khi được hỏi liệu Ba Lan có thực sự chỉ có đủ lượng dự trữ cho năm ngày hay không, Lukowski cho biết điều đó phụ thuộc vào loại thiết bị và đạn dược.
Ba Lan, quốc gia có chung đường biên giới với Belarus và vùng lãnh thổ quân sự hóa Kaliningrad của Nga, nằm ở sườn phía đông của NATO và có khả năng sẽ là một trong những mục tiêu đầu tiên trong cuộc đối đầu tiềm tàng giữa NATO và Nga.
Quốc gia này đã là nước ủng hộ trung thành cho Ukraine kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022, cung cấp xe tăng, thiết bị hạng nặng và đạn dược.
Trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về thái độ hung hăng của Nga, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã kêu gọi Hoa Kỳ điều động vũ khí hạt nhân ở Ba Lan như một biện pháp răn đe.
Vào ngày 15 tháng Giêng, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cũng thúc giục các đồng minh NATO tăng chi tiêu quốc phòng, lập luận rằng nếu tất cả các thành viên Âu Châu đều chi tiêu ngang bằng ngân sách của Ba Lan, chi tiêu quân sự của NATO sẽ cao hơn Nga gấp 10 lần.
Căng thẳng giữa NATO và Nga đã gia tăng sau cuộc tấn công toàn diện của Mạc Tư Khoa vào Ukraine. Các nhà lãnh đạo phương Tây và các cơ quan tình báo đã cảnh báo về một cuộc chiến tranh quy mô lớn có thể xảy ra ở Âu Châu trong vòng năm năm tới.
[Kyiv Independent: Poland can withstand invasion for 2 weeks before NATO steps in, security chief says]
4. Lithuania, Estonia nói rằng áp lực của Tổng thống Trump đối với Âu Châu đang khiến NATO mạnh hơn
Ngoại trưởng của hai nước đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO ghi nhận Tổng thống Trump đã thành công trong việc thúc đẩy tăng chi tiêu quốc phòng giữa các quốc gia thành viên — một kỳ tích mà mọi tổng thống từ Ronald Reagan đến Barack Obama đều đã cố gắng nhưng đều thất bại.
Sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Marco Rubio vào hôm thứ Ba, Ngoại trưởng Estonia Margus Tsahkna trả lời phỏng vấn với Newsweek rằng ông “không nghi ngờ gì” về cam kết của Hoa Kỳ đối với liên minh, bất kể những lời kêu gọi liên tục của tỷ phú công nghệ Elon Musk hô hào Hoa Kỳ rút khỏi NATO. Ông cũng cho biết ông “cũng vui mừng khi Tổng thống Trump một lần nữa thúc đẩy các nước Âu Châu trong NATO đầu tư nhiều hơn vào quốc phòng”.
“Tôi nghĩ rằng họ đã làm điều đó và đáng lẽ đã làm điều đó từ 10 năm trước, và chúng tôi, người Estonia, chúng tôi không cần phải thay đổi chính sách của mình,” Tsahkna nói. “Chúng tôi đã quyết định rằng chúng tôi đang vượt qua mức đầu tư đã thỏa thuận là 2 phần trăm. Chúng tôi đã quyết định vào tuần trước rằng chúng tôi sẽ đạt được ít nhất 5 phần trăm vào năm tới, và có lẽ nó sẽ còn cao hơn nữa.”
“Vì vậy, chúng ta thấy rằng tất cả các nước Baltic, cũng như Ba Lan, một quốc gia lớn, đang đạt 5 phần trăm trong những năm tới”, ông nói, đồng thời nói thêm, “không chỉ vì Tổng thống Trump. Mà là vì chúng ta thấy mối đe dọa thực sự từ Nga. Chúng ta đã đồng ý trong NATO về các kế hoạch phòng thủ khu vực trong Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius hai năm trước, và chúng ta chỉ đang lấp đầy những khoảng trống mà chúng ta đã đồng ý”.
Trong một cuộc phỏng vấn riêng, Ngoại trưởng Lithuania Kęstutis Budrys cho biết ông tin rằng NATO đang “trở nên mạnh mẽ hơn... chắc chắn là vậy” nhờ “lặp đi lặp lại lời kêu gọi từ Tổng thống Trump về việc đầu tư nhiều hơn, làm nhiều hơn”, điều mà Budrys cho biết sẽ “xây dựng thêm sức mạnh và quyền lực cho liên minh”.
“Đây là tổ chức hiệu quả nhất, tổ chức lâu dài nhất, vì liên minh đã hoạt động trong hơn 75 năm, khả năng răn đe của nó có hiệu quả và nó hiệu quả”, Budrys cho biết. “Vì vậy, chúng ta phải làm nhiều hơn nữa để có hiệu quả trong tương lai, và đó là những gì chúng ta đã nghe thấy với chính quyền Tổng thống Trump đầu tiên. Đó là những gì chúng ta đang nghe thấy bây giờ, và tôi mong muốn nó được điều động nhiều hơn nữa vào các hành động. Đó là những gì chúng ta cần”.
Các thành viên của NATO, bao gồm 32 quốc gia trên khắp Âu Châu và Bắc Mỹ, đã tăng gấp đôi nỗ lực để cải thiện khả năng sẵn sàng phòng thủ trước sự xâm lược của Nga đối với Ukraine, và kêu gọi Tổng thống Trump quay lại nhiệm kỳ đầu tiên của mình rằng các quốc gia thành viên Âu Châu cần tăng chi tiêu cho quốc phòng.
Chi tiêu quốc phòng trong liên minh đã giảm mạnh vào những năm 1990, với mức chi tiêu trung bình giảm xuống còn khoảng 1,5 phần trăm GDP quốc gia, theo trang web của NATO. Bỉ, một thành viên sáng lập, đã chi trung bình 4,4 phần trăm GDP cho quốc phòng từ năm 1975 đến năm 1979, nhưng đến năm 1990 đến năm 1994 chỉ dành khoảng 1 phần trăm GDP cho quốc phòng.
[Newsweek: Lithuania, Estonia Say Trump Pressure on Europe Is Making NATO Stronger]
5. Các quan chức quân sự Anh và Pháp sẽ gặp nhau tại Ukraine để thảo luận về việc điều động quân đội
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết vào ngày 28 tháng 3 rằng các đại diện tham mưu trưởng của Ukraine, Anh và Pháp sẽ tổ chức một cuộc họp tại Ukraine trong vòng một tuần để thảo luận về khả năng điều động quân đội nước ngoài tới nước này.
Ông cho biết các nước khác cũng sẽ tham gia nhưng không nêu rõ tên.
Tin tức này được đưa ra một ngày sau hội nghị thượng đỉnh Paris, nơi một số nước Âu Châu đã tiến hành kế hoạch gửi quân tới Ukraine như một phần của “lực lượng trấn an” trong trường hợp ngừng bắn với Nga.
Sáng kiến này do Pháp và Anh đồng dẫn đầu, cả hai nước sẽ cử các phái đoàn quân sự tới Ukraine để thảo luận về cái gọi là “lực lượng trấn an” cũng như hình thái tương lai của quân đội Ukraine, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết.
Theo Tổng thống Zelenskiy, cuộc họp sẽ có sự tham dự của các quốc gia “sẽ ủng hộ 100% (việc duy trì hòa bình) trên lãnh thổ Ukraine”.
“Không phải tất cả đều sẽ đến, sẽ có một vòng tròn hẹp. Pháp, Anh và Ukraine chắc chắn sẽ có mặt”, tổng thống nói với các phóng viên.
Ông Tổng thống Zelenskiy cho biết cuộc họp tiếp theo ở cấp cố vấn an ninh quốc gia sẽ sớm được tổ chức sau đó.
[Kyiv Independent: UK, French military officials to meet in Ukraine to discuss troop deployment]
6. Một số người Ukraine nói tiếng Nga — điều đó không làm cho họ trở thành người Nga
Sinh ra ở Crimea và lớn lên ở Kherson, nhà báo Yevheniia Virlych lớn lên với việc nói cả tiếng Ukraine và tiếng Nga trong cuộc sống hàng ngày. Phải đến năm 2022, khi cô và gia đình sống trong thời kỳ Nga xâm lược Kherson, họ mới đưa ra quyết định dứt khoát là từ bỏ hoàn toàn việc nói tiếng Nga.
“Việc nói ngôn ngữ của người Nga đã xâm lược, giết hại và tiếp tục giết hại người dân của chúng tôi đã trở nên không thể chấp nhận được,” Virlych nói với tờ Kyiv Independent. “Chúng tôi đã trải qua điều đó, và chúng tôi cảm thấy điều đó quá sâu sắc để nhất thiết phải từ bỏ tiếng Nga ngay bây giờ.”
Trong khi tiếng Ukraine là ngôn ngữ chính thức của nhà nước, nhiều người Ukraine nói tiếng Nga, hậu quả của nhiều thế kỷ Nga hóa dưới thời Đế quốc Nga và Liên Xô.
Đối với phần lớn họ, nói tiếng Nga không phải là biểu hiện của lòng trung thành với Nga. Nhưng đối với Điện Cẩm Linh, tiếng Nga đã trở thành một công cụ tuyên truyền ngày càng mạnh mẽ, được sử dụng để miêu tả người Ukraine nói tiếng Nga như một tín hiệu mong muốn gia nhập Nga.
Mạc Tư Khoa đã tích cực thúc đẩy quan điểm này ra nước ngoài, gần đây nhất là Đặc phái viên Hoa Kỳ tại Trung Đông Steve Witkoff đã sử dụng quan điểm này để biện minh cho lý do tại sao Ukraine cần phải nhượng bộ lãnh thổ cho Nga.
“Họ nói tiếng Nga và đã có những cuộc trưng cầu dân ý mà phần lớn người dân cho biết họ muốn nằm dưới sự cai trị của Nga”, Witkoff cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây với nhà bình luận chính trị cánh hữu Tucker Carlson, ám chỉ đến các khu vực bị Nga tạm chiếm ở miền đông và miền nam Ukraine.
Virlych, giống như nhiều người Ukraine khác, rất buồn khi nghe một quan chức Hoa Kỳ nhắc lại quan điểm của Nga — mặc dù bà không ngạc nhiên.
“Cựu Tổng thống Hoa Kỳ George HW Bush, chỉ vài tuần trước khi Ukraine giành được độc lập, về cơ bản đã phủ nhận quyền này đối với người Ukraine tại Verkhovna Rada hay quốc hội Ukraine. Một lần nữa, dưới ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo Liên Xô, những người đã nói với ông về những người theo chủ nghĩa dân tộc 'nguy hiểm' ở Ukraine, “ bà nói.
“Không có gì thay đổi. Nga rất giỏi nói dối và sử dụng tuyên truyền, và họ biết cách sử dụng chúng.”
Khi chiến tranh tiếp diễn, các cuộc thảo luận trong xã hội Ukraine về tốc độ Ukraine hóa ngày càng gia tăng, dẫn đến sự tính toán về những nỗ lực kéo dài hàng thế kỷ của Nga nhằm đàn áp văn hóa Ukraine.
Tưởng cũng nên biết thêm: Nga không phải là quốc gia Kitô Giáo như nhiều người lầm tưởng mặc dù Chính Thống Giáo Nga có một vai trò quan trọng trong đời sống chính trị tại quốc gia này vì trùm mafia Vladimir Putin nắm được Chính Thống Giáo Nga.
Trong tổng số 140,821,000 dân, các tín hữu Chính Thống Giáo chỉ chiếm 15%; tức là chỉ hơn số tín hữu Hồi Giáo một chút. Các Giáo Hội Kitô khác chiếm 2%. Tuyệt đại dân số Nga là vô thần.
Khi nói 15% dân số Nga theo Chính Thống Giáo, người ta có thể có ấn tượng lạc quan rằng, tỷ lệ bách phân người Nga theo Chính Thống Giáo vẫn nhiều hơn tỷ lệ người Việt theo Công Giáo. Trong thực tế, không phải như thế. Theo tờ Moscow Times, trong số 15% dân số Nga theo Chính Thống Giáo, số người tham dự các thánh lễ ngày Chúa Nhật không quá 1%. Thảo Ly xin nói lại lần nữa nhé: số tín hữu Chính Thống Giáo tham dự các thánh lễ ngày Chúa Nhật không quá 1%. Thành ra, có lẽ hợp lý hơn và chính xác hơn khi so sánh Chính Thống Giáo Nga với đạo thờ ông bà ở Việt Nam. Nói tắt một điều, về cơ bản xã hội Nga là một xã hội vô thần.
Trong khi đó, trong tổng số 35,662,000 dân Ukraine, 87% là các tín hữu Kitô trong đó 10% thuộc Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, 2% thuộc Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Latinh, 75% theo Chính Thống Giáo Ukraine. Số người Công Giáo tham dự các thánh lễ ngày Chúa Nhật khoảng 32%, tức là gần bằng với tỷ lệ người Công Giáo Ba Lan tham dự các thánh lễ ngày Chúa Nhật.
Không kể đến các yếu tố khác như văn hóa, ngôn ngữ, chỉ riêng cơ cấu tôn giáo đã cho thấy Ukraine và Nga là hai dân tộc khác biệt chứ không phải là một như tuyên truyền của Điện Cẩm Linh.
[Kyiv Independent: Explainer: Some Ukrainians speak Russian language — it doesn’t make them Russian]
7. Cuộc thăm dò cho thấy 69% người dân Ukraine tin tưởng vào Tổng thống Zelenskiy
Theo cuộc thăm dò của Viện Xã hội học Quốc tế Kyiv công bố ngày 27 tháng 3, khoảng 69% người Ukraine tin tưởng Tổng thống Volodymyr Zelenskiy.
Kết quả này trái ngược với tuyên bố của tỷ phú công nghệ Elon Musk, đồng minh thân cận của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, người đã viết trên X vào ngày 6 tháng 3 rằng Tổng thống Zelenskiy sẽ “thua áp đảo” nếu Ukraine tổ chức bầu cử.
Cuộc khảo sát cho thấy chỉ có 28% số người được hỏi không tin tưởng Tổng thống Zelenskiy, dẫn đến tỷ lệ tin tưởng-không tin tưởng là +41%. Được tiến hành từ ngày 12 đến ngày 22 tháng 3, cuộc thăm dò đã phỏng vấn 1.326 người lớn ở các vùng lãnh thổ do chính phủ kiểm soát.
Cuộc thăm dò cho thấy niềm tin vào Tổng thống Zelenskiy vẫn tương đối ổn định, không có thay đổi đáng kể nào so với cuộc khảo sát trước đó được thực hiện từ ngày 14 tháng 2 đến ngày 4 tháng 3.
Một cuộc thăm dò trước đó được công bố vào ngày 7 tháng 3 cho thấy tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Zelenskiy đã tăng lên 68% sau cuộc họp căng thẳng của ông với Tổng thống Trump tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 28 tháng 2, kết thúc bằng một tranh chấp công khai về bảo đảm an ninh và việc hủy bỏ một thỏa thuận khoáng sản.
Tổng thống Trump cũng đã khẳng định sai sự thật rằng Tổng thống Zelenskiy chỉ được 4% dân chúng Ukraine ủng hộ. Trump gọi Tổng thống Zelenskiy là “nhà độc tài không có bầu cử”, đổ lỗi cho ông này vì đã kéo dài chiến tranh. Tuy nhiên, hiến pháp Ukraine cấm bầu cử theo luật thiết quân luật, có hiệu lực kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào năm 2022.
Các chuyên gia pháp lý cho biết việc gia hạn nhiệm kỳ của Tổng thống Zelenskiy là được phép theo luật pháp Ukraine.
Một cuộc khảo sát vào tháng 2 trước cuộc đụng độ với Tổng thống Trump cho thấy mức độ tin tưởng của Tổng thống Zelenskiy là 57%. Sau căng thẳng tại Tòa Bạch Ốc, tỷ lệ người dân Ukraine đã tăng lên đáng kể khi Tổng thống Zelenskiy nhất quyết không nhượng bộ trước yêu sách của Tòa Bạch Ốc đòi ông phải xin lỗi.
Các quan sát viên tin rằng Tổng thống Trump và Phó tổng thống Mỹ James David Vance đã phục kích Tổng thống Zelenskiy trong cuộc họp này để ép ông phải nhượng bộ những yêu sách của Hoa Kỳ và của Nga.
[Kyiv Independent: 69% of Ukrainians have trust in President Zelensky, poll finds]
8. Liên Hiệp Âu Châu chuẩn bị gói trừng phạt thứ 17 đối với Nga, EUobserver đưa tin
Liên minh Âu Châu đang chuẩn bị gói trừng phạt thứ 17 đối với Nga trong bối cảnh Mạc Tư Khoa yêu cầu dỡ bỏ một số hạn chế của phương Tây như một phần trong các điều khoản ngừng bắn, EUobserver đưa tin vào ngày 27 tháng 3, trích dẫn lời bốn nhà ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu giấu tên.
Một trong những nguồn tin cho biết với EUobserver rằng công việc về một vòng trừng phạt mới của Liên Hiệp Âu Châu đối với Nga đã bắt đầu và “đang ở giai đoạn rất sớm”. Ủy ban Âu Châu dự kiến sẽ trình bày các đề xuất của mình vào đầu mùa hè, một nhà ngoại giao khác nói với hãng truyền thông.
Bình luận về mốc thời gian, một trong những nhà ngoại giao nói với hãng tin rằng “hiện tại vẫn còn quá mơ hồ”, đồng thời nói thêm rằng khối này sẽ theo dõi diễn biến các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Hoa Kỳ, Ukraine và Nga.
“Tiếp tục gây áp lực lên Nga. Rõ ràng là các lệnh trừng phạt vẫn được duy trì. Điều chúng tôi muốn là một thỏa thuận hòa bình công bằng và lâu dài. Đó là mục tiêu”, Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen phát biểu vào ngày 27 tháng 3 sau hội nghị thượng đỉnh “Liên minh những người sẵn sàng” tại Paris.
Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban đã cảnh báo rằng ông sẽ phủ quyết gói trừng phạt thứ 17 sau khi có các đồn đoán rằng Liên Hiệp Âu Châu sẽ quyết liệt đưa Thượng Phụ Kirill vào trong danh sách.
Viktor Orban vẫn duy trì mối quan hệ với Putin bất chấp cuộc xâm lược toàn diện của Nga, khuếch đại các câu chuyện về Điện Cẩm Linh ở Âu Châu.
Để đổi lấy việc Hung Gia Lợi bãi bỏ quyền phủ quyết, Liên Hiệp Âu Châu đã đồng ý xóa tên bốn cá nhân khỏi danh sách trừng phạt trong gói thứ 16 vào ngày 14 tháng 3, trong đó có Thượng Phụ Kirill. Tuy nhiên, có các áp lực ngày càng mạnh mẽ về việc trừng phạt Thượng Phụ Kirill vì việc trừng phạt nhà tu hành giả mạo này sẽ ảnh hưởng mạnh đến Putin và đồng bọn.
Thượng phụ Kirill, tên thế tục là Vladimir Gundyayev, đã công khai ủng hộ cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine và được coi là đồng minh thân cận của Điện Cẩm Linh. Tình báo kinh tế Liên Hiệp Âu Châu cho rằng Thượng phụ Kirill sở hữu số tài sản kếch xù lên đến 4,5 tỷ Mỹ Kim. Đó là số tiền riêng của ông ta. Tuy nhiên, Liên Hiệp Âu Châu muốn đóng băng các tài khoản của Kirill vì số tiền trong các tài khoản của ông ta gấp nhiều lần con số 4,5 tỷ Mỹ Kim mà các nguồn tin tình báo cho rằng ngoài tiền của ông ta còn có tiền của trùm mafia Vladimir Putin, Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, và các quan chức khác đưa cho Kirill giữ giùm.
[Kyiv Independent: EU preparing 17th package of Russia sanctions, EUobserver reports]
9. Ukraine sẽ không ký thỏa thuận khoáng sản với Hoa Kỳ nếu điều này đe dọa tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu, Tổng thống Zelenskiy nói
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tuyên bố vào ngày 28 tháng 3 rằng Ukraine sẽ không ký thỏa thuận khoáng sản với Hoa Kỳ nếu điều này đe dọa đến việc nước này gia nhập Liên minh Âu Châu.
Những phát biểu của Tổng thống Zelenskiy được đưa ra một ngày sau khi thông tin chi tiết về dự thảo mới được cho là của thỏa thuận khoáng sản giữa Kyiv và Washington xuất hiện. Tờ Financial Times đưa tin vào ngày 27 tháng 3 rằng phiên bản mới nhất của thỏa thuận do Hoa Kỳ đề xuất bao gồm các điều khoản sẽ trao cho Washington quyền kiểm soát chưa từng có đối với tài nguyên thiên nhiên của Ukraine thông qua một quỹ đầu tư chung.
Tờ báo trực tuyến Yevropeiska Pravda của Ukraine đưa tin rằng thỏa thuận này có thể mâu thuẫn với việc Ukraine gia nhập Liên Hiệp Âu Châu do những hạn chế nghiêm trọng ảnh hưởng đến chủ quyền kinh tế của Ukraine.
“Hiến pháp Ukraine nêu rõ rằng lộ trình của chúng tôi là hướng tới Liên Hiệp Âu Châu”, Tổng thống Zelenskiy nói với các phóng viên. “Không có gì có thể đe dọa đến việc Ukraine gia nhập Liên Hiệp Âu Châu có thể được chấp nhận”.
Theo Tổng thống Zelenskiy, Ukraine đã chính thức nhận được phiên bản mới của thỏa thuận khoáng sản từ Hoa Kỳ vào ngày 28 tháng 3.
Tổng thống Zelenskiy sẽ xem xét thỏa thuận khi “không có mối đe dọa lập pháp nào có liên quan”, đồng thời nói thêm rằng các luật sư nên so sánh tất cả các phiên bản của thỏa thuận và đưa ra đánh giá của họ.
“ Có rất nhiều điều (trong phiên bản mới của thỏa thuận) chưa được thảo luận trước đó. Và cũng có một số điều mà các bên đã bác bỏ trước đó”, tổng thống nói thêm.
Washington ban đầu dự định ký thỏa thuận vào ngày 28 tháng 2, nhưng tiến trình này đã bị trì hoãn sau cuộc tranh cãi gay gắt giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng thống Zelenskiy tại Tòa Bạch Ốc.
Tổng thống Zelenskiy xác nhận vào ngày 25 tháng 3 rằng Hoa Kỳ đã đề xuất một thỏa thuận khoáng sản “lớn” dựa trên một thỏa thuận khung trước đó, nhưng ông không nêu rõ mốc thời gian ký kết. Một ngày trước đó, Tổng thống Trump đã nói rằng ông hy vọng thỏa thuận sẽ được ký kết “sớm”.
Theo phiên bản ban đầu, thỏa thuận sẽ thành lập một quỹ mà Ukraine sẽ đóng góp 50% số tiền thu được từ việc khai thác các nguồn tài nguyên nhà nước trong tương lai, bao gồm dầu mỏ, khí đốt và cơ sở hạ tầng hậu cần.
Phiên bản mà Kyiv đã phê duyệt trước đó không bao gồm các bảo đảm an ninh nhưng nêu rằng quỹ này “sẽ được tái đầu tư ít nhất hàng năm vào Ukraine để thúc đẩy sự an toàn, an ninh và thịnh vượng của Ukraine”.
Tòa Bạch Ốc mô tả thỏa thuận khoáng sản này là một cơ chế để Hoa Kỳ “thu hồi” một phần viện trợ tài chính mà nước này đã cung cấp cho Ukraine kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện.
[Kyiv Independent: Ukraine won't sign minerals deal with US if it threatens EU membership, Zelensky says ]
10. Chính trị gia Ukraine bị ám sát ở Dnipropetrovsk, báo chí đưa tin
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Bẩy, 29 Tháng Ba, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska cho biết thi thể một người đàn ông được tìm thấy bên lề đường ở thành phố Kamianske, tỉnh Dnipropetrovsk, vào ngày 28 tháng 3.
Cô cho biết người đã chết là Oleksandr Plakhotnik, thành viên đảng Batkivshchyna nghĩa là Tổ quốc, của cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko và là cựu phó thị trưởng Kamianske.
Đại Úy Alyona Lyutnytska tường trình rằng các xét nghiệm pháp y cho thấy người đàn ông này bị bắn vào đầu.
“Chúng tôi tin rằng đây là một vụ giết người theo hợp đồng, tất cả chúng tôi đều bị sốc”.
Cảnh sát đã mở cuộc điều tra vụ việc theo điều khoản về tội giết người có chủ đích.
Plakhotnik, 49 tuổi, đã ứng cử vào Verkhovna Rada với tư cách là ứng cử viên của đảng Batkivshchyna vào năm 2014 và 2019 nhưng không được bầu vào quốc hội. Ông được bầu vào Hội đồng thành phố Kamianske vào năm 2015 và phục vụ cho đến năm 2020.
[Kyiv Independent: Ukrainian politician shot dead in Dnipropetrovsk Oblast, media report]
11. Rubio cho biết Hoa Kỳ không còn tài trợ cho chương trình theo dõi trẻ em Ukraine bị bắt cóc
Chính phủ Hoa Kỳ chưa khôi phục tài trợ cho chương trình theo dõi trẻ em Ukraine bị Nga bắt cóc, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio cho biết tại một cuộc họp báo vào ngày 28 tháng 3.
Tuyên bố của Rubio được đưa ra một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo sẽ cung cấp khoản tài trợ ngắn hạn cho sáng kiến này sau khi Tòa Bạch Ốc chấm dứt chương trình.
“Chương trình này không được tài trợ. Nó là một phần của các khoản cắt giảm đã được thực hiện”, Rubio cho biết.
Sáng kiến này do Phòng nghiên cứu nhân đạo của Đại học Yale trực thuộc Đài quan sát xung đột của Bộ Ngoại giao điều hành, sử dụng dữ liệu sinh trắc học và hình ảnh vệ tinh để theo dõi vụ bắt cóc trẻ em Ukraine của Nga.
Theo cơ sở dữ liệu Trẻ em chiến tranh của Ukraine, ít nhất 19.500 trẻ em Ukraine đã được xác nhận là bị Nga bắt cóc kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện của nước này bắt đầu, trong khi chỉ có khoảng 1.200 trẻ được trả về Ukraine.
Nghiên cứu của Yale - được chính phủ Hoa Kỳ tài trợ - đã giúp theo dõi hàng ngàn trường hợp như thế này.
Các nhà nghiên cứu được cho là đã mất quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu vào tháng trước sau khi các quan chức chấm dứt hợp đồng, cắt đứt bằng chứng quan trọng cho cuộc điều tra tội ác chiến tranh.
Theo Rubio, Hoa Kỳ đã bảo mật dữ liệu và bảo đảm rằng dữ liệu có thể được chuyển giao “cho bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào”.
Việc cắt giảm nhiều nguồn tài trợ nước ngoài đã bắt đầu ảnh hưởng đến những nỗ lực quốc tế nhằm buộc Nga phải chịu trách nhiệm, bao gồm cả tội ác chiến tranh đã gây ra ở Ukraine.
Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC đã ban hành lệnh bắt giữ Putin và Thanh tra viên Quyền Trẻ em Nga Maria Lvova-Belova vào năm 2023 vì tham gia bắt cóc trẻ em Ukraine.
Là một phần của các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Nga, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Mike Walz đã phát biểu vào đầu tháng 3 rằng việc trao trả trẻ em Ukraine bị bắt cóc là một trong số các “biện pháp xây dựng lòng tin” đang được thảo luận.
Các quan chức Ukraine đã coi sự trở về của họ là điều kiện quan trọng cho bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào trong tương lai với Nga.
[Kyiv Independent: US no longer funds program tracking abducted Ukrainian children, Rubio says]
Táo bạo: Su-27 vượt biên đánh sập cầu, cô lập quân Nga ở Belgorod. Đức sẵn sàng đưa quân vào Ukraine
VietCatholic Media
15:05 30/03/2025
1. Máy bay Su-27 của Ukraine đang cố gắng cô lập quân đội Nga ở Belgorod
Chiến đấu cơ Sukhoi Su-27 của không quân Ukraine, được cải tiến để ném bom lượn chính xác do Mỹ và Pháp sản xuất, đang phá hủy các cây cầu ở miền tây nước Nga. Một đoạn video được lan truyền trực tuyến vào chiều Thứ Năm, 27 Tháng Ba, mô tả cảnh bom rơi xuống ít nhất hai cây cầu ở Grafovka và Nadezhdovka khi máy bay điều khiển từ xa giám sát của Ukraine quan sát.
Rõ ràng là các phi công Su-27, thành viên của một cộng đồng phi công dày dạn kinh nghiệm chiến đấu đang lái những chiến đấu cơ hạng nặng của Liên Xô cũ, đang cố gắng làm gì. Họ đang cố gắng cô lập dải Belgorod giáp ranh với miền bắc Ukraine, nơi quân đội Ukraine đã phát động một cuộc tấn công mới chỉ vài tuần sau khi rút lui khỏi Kursk lân cận.
Việc xây dựng những cây cầu bắc qua sông Siverskyi Donets và các tuyến đường thủy khác ở Belgorod và Kursk có thể là chìa khóa cho nỗ lực này.
Chiến dịch Kursk, bắt đầu vào tháng 8, đã thất bại một phần vì lực lượng Ukraine không thể ngăn chặn lực lượng Nga vượt sông Seym ở phía tây của mỏm đá do Ukraine kiểm soát. Người Nga đã áp sát từ phía tây, cuối cùng điều động một lực lượng máy bay điều khiển từ xa tinh nhuệ cắt đứt tuyến tiếp tế chính vào mỏm đá, phá hủy hàng trăm phương tiện của Ukraine và cuối cùng buộc những người Ukraine sống sót phải rời khỏi Kursk.
Rõ ràng, quân đội Kyiv quyết tâm tránh lặp lại thất bại ở Kursk. Hiện vẫn chưa rõ tham vọng của người Ukraine ở Belgorod lớn đến mức nào—cuộc tấn công hiện tại có thể, theo thiết kế, sẽ diễn ra trong thời gian ngắn và không thọc quá sâu vào lãnh thổ Nga. Nhưng nếu họ thực sự muốn chiếm một phần đáng kể của Belgorod, họ sẽ cần các con sông trong khu vực này để phục vụ cho họ.
Được cải tiến để mang bom lượn Hammer từ Pháp và các loại Đạn tấn công trực tiếp chung và Bom đường kính nhỏ tương tự từ Hoa Kỳ, Su-27 được trang bị cho nhiệm vụ này. Nhưng bay đủ gần miền tây nước Nga để nhắm vào các cây cầu của nước này là nguy hiểm ngay cả đối với những chiếc Su-27 nhanh nhẹn và cơ động.
May mắn thay, các phi công của họ có sự giúp đỡ. Trong khi Su-27 thiếu các hệ thống tự bảo vệ như máy gây nhiễu radar, các máy bay phản lực hiện đang bay cùng với các máy bay Lockheed Martin F-16 cũ của Âu Châu và Mirage 2000 cũ của Pháp có máy gây nhiễu có khả năng cao—và có thể mở rộng khả năng bảo vệ điện tử của chúng sang các máy bay gần đó bao gồm cả Su-27. “Chúng tôi thực hiện các chuyến bay để bảo vệ những người anh em chiến đấu khác của mình, MiG-29 và Su-27”, một phi công F-16 của Ukraine cho biết trong một cuộc phỏng vấn chính thức gần đây.
Kế hoạch tấn công phức tạp, với các loại máy bay khác nhau hỗ trợ lẫn nhau, dường như đang có hiệu quả. Nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần sau chiến dịch ném bom cầu, quân đội Ukraine vẫn chưa mất bất kỳ máy bay phản lực nào.
Đây là điều may mắn cho lực lượng Su-27. Ukraine đã tham chiến vào tháng 2 năm 2022 với không quá 57 chiếc Su-27 có thể bay—và đã mất ít nhất 16 chiếc trong khi chiến đấu, bao gồm sáu chiếc bị hư hỏng hoặc bị phá hủy vào mùa hè năm ngoái trong một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga khi đang đậu tại căn cứ không quân Mirgorod, cách biên giới phía bắc của Ukraine với Nga 100 dặm.
Ukraine không sản xuất Su-27, và không có đồng minh nào của họ có thêm những chiếc như thế này. Mỗi chiếc Su-27 phá cầu mà Kyiv mất đi là một chiếc Su-27 phá cầu mà họ không thể thay thế.
[Forbes: Ukraine’s Bridge-Busting Su-27s Are Trying To Isolate Russian Troops In Belgorod]
2. Bộ trưởng quốc phòng Đức ra tín hiệu cởi mở với lực lượng gìn giữ hòa bình ở Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius và Bộ trưởng Quốc phòng Estonia, Hanno Pevkur, đã bày tỏ thiện chí giúp bảo đảm hòa bình ở Ukraine bằng hành động quân sự trên thực địa - ít nhất là trên lý thuyết.
“Tôi không thể tưởng tượng ra bất kỳ tình huống nào mà Đức sẽ không tham gia vào bất kỳ kết quả đàm phán nào về lệnh ngừng bắn hoặc thậm chí là hòa bình”, Pistorius phát biểu tại một sự kiện do nhiều cơ quan truyền thông cùng tổ chức vào thứ năm tại Berlin.
“Nhưng phải quyết định khi thời điểm đến và nó phụ thuộc vào rất nhiều thông số, như: Dù sao thì sẽ có bao nhiêu quân được chấp nhận trong lệnh ngừng bắn? Nhiệm vụ có thể là gì? Ai sẽ tham gia vào lệnh này? Đây không phải là điều chúng ta nên thảo luận công khai trên thị trường trước khi thậm chí còn chưa rõ liệu chúng ta có ngừng bắn hay không”, ông nói thêm.
Bình luận của Pistorius được đưa ra khi các nhà lãnh đạo Âu Châu họp tại Paris vào thứ năm cùng với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy để thảo luận về các cuộc đàm phán ngừng bắn và hỗ trợ quân sự cho Kyiv. Các nhà lãnh đạo dự kiến sẽ thảo luận về các cách thức để đưa ra đề xuất của Pháp-Anh về việc điều động “lực lượng trấn an” tới Ukraine “mang tính hoạt động hơn và cụ thể hơn”, một quan chức từ văn phòng tổng thống Pháp cho biết.
Hôm thứ Ba, Tổng thống Zelenskiy cũng cho biết ông sẽ gây áp lực với các đối tác để xem “ai đã sẵn sàng” gửi quân tới Ukraine.
Pevkur của Estonia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm rõ nhiệm vụ mà quân đội sẽ được điều động.
“Khi quân đội của chúng tôi ở đó — quân đội Đức, quân đội Estonia, quân đội Pháp, quân đội Anh — thì những đội quân đó sẽ được cố định ở đó và sẽ có một sự cám dỗ để Nga trói buộc chúng tôi ở đó và sau đó thử thách chúng tôi ở một nơi khác,” Pevkur nói. Có “rất nhiều điều để thảo luận trước khi chúng tôi nói, 'Vâng, chúng tôi ở đó', hoặc 'Vâng, chúng tôi sẽ hỗ trợ người Ukraine theo cách này.' Nhưng chắc chắn chúng tôi sẽ thảo luận về điều đó rất nghiêm chỉnh.”
Pevkur nói thêm rằng sự bảo đảm an ninh lý tưởng cho Ukraine sẽ là tư cách thành viên NATO.
Nhưng xét đến các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Nga, khả năng gia nhập NATO hiện tại có vẻ là không thể, Pistorius cho biết.
“Tổng thống Trump đã loại tư cách thành viên NATO của Ukraine ra khỏi bàn đàm phán, mà không có bất kỳ áp lực nào”, Pistorius nói. “Và do đó, tôi e rằng tư cách thành viên NATO của Ukraine sẽ không còn nữa và tôi hy vọng nó sẽ không còn ở đó nữa, nhưng chúng ta hãy cùng chờ xem”.
Cả hai người đều cho rằng một nền hòa bình lâu dài cho Ukraine chỉ có thể đạt được nếu Kyiv và các đồng minh Âu Châu tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình.
Tuy nhiên, Pistorius dường như không tin rằng Âu Châu sẽ bảo đảm được một ghế tại bàn đàm phán của chính quyền Tổng thống Trump, ngay cả khi các đối tác Pháp và Anh của anh cố gắng giành được một vị trí như vậy bằng cách thể hiện sự sẵn sàng gửi quân gìn giữ hòa bình trong trường hợp có một thỏa thuận cuối cùng.
“Chúng ta hãy xem liệu họ có thành công không,” Pistorius nói về đường lối của Pháp-Anh. “Tôi hy vọng là vậy, nhưng hiện tại tôi không tin. Không có tín hiệu nào có thể nhìn thấy hoặc nghe thấy ở Washington rằng họ sẵn sàng để chúng tôi ngồi vào bàn đàm phán. Và tôi e rằng điều đó có thể vẫn như vậy.”
Điều vẫn chưa rõ ràng nữa là liệu Pistorius — một trong những chính trị gia được ưa chuộng nhất của Đức, theo các cuộc khảo sát — có còn nắm quyền trong vài tuần nữa hay không. Đảng Dân chủ Xã hội, gọi tắt là SPD trung tả của ông hiện đang đàm phán liên minh với những người chiến thắng bảo thủ trong cuộc bầu cử tháng 2 của đất nước, và vẫn chưa quyết định liệu ông có giữ chức vụ bộ trưởng quốc phòng của mình sau khi chính phủ mới được thành lập hay không.
Tuy nhiên, Pistorius một lần nữa khẳng định rõ ràng rằng ông muốn tiếp tục.
“Tôi rất muốn tiếp tục công việc của mình vì nó vẫn chưa kết thúc”, ông nói.
[Politico: German defense minister signals openness to peacekeepers in Ukraine]
3. Bản đồ chiến tranh Ukraine tiết lộ bước đột phá mới bên trong nước Nga
Theo báo cáo, quân đội Ukraine đã đạt được những thành quả đáng kể tại khu vực Belgorod của Nga, thông qua bản đồ thể hiện tình hình dọc theo tiền tuyến.
Các cảnh quay định vị địa lý vào hôm Thứ Bẩy, 29 Tháng Ba, cho thấy những bước tiến về phía tây bắc thành phố Belgorod, mang lại sự thúc đẩy rất cần thiết cho tinh thần của Kyiv trong một tuần mà một thỏa thuận Hắc Hải đề xuất tạm dừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng.
Emil Kastehelmi, một nhà phân tích quân sự, nói với Newsweek rằng Ukraine đã gây áp lực với lực lượng Nga trong hơn một tuần tại Belgorod, nhưng có khả năng đây chỉ là một hoạt động nhằm phá vỡ chuỗi hậu cần của Nga, chứ không phải là một cuộc chiếm đất với mục tiêu lớn.
Tỉnh Belgorod nằm ở phía tây nước Nga và giáp với các tỉnh Sumy, Kharkiv và Luhansk của Ukraine. Nga đã tiến hành nhiều cuộc tấn công vào Ukraine từ Belgorod, trong khi Mạc Tư Khoa cũng cáo buộc Kyiv tấn công vào khu vực có tầm quan trọng trong cuộc chiến này đang ngày càng gia tăng.
Cả Ukraine và Nga đều chưa chính thức xác nhận cuộc xâm nhập nhưng các blogger quân sự Nga và các nhà phân tích độc lập cho biết lực lượng Ukraine đã tiến sâu hơn hai dặm vào Belgorod. Các phương tiện truyền thông Nga cũng gián tiếp xác nhận sự hiện diện của quân Ukraine sau khi loan báo về cái chết của hoa hậu Anna Prokofyeva. Cô ta được tường trình đã thiệt mạng do đạp trúng mìn vào sáng Thứ Tư, 26 Tháng Ba, trong khi đang quay phim tuyên truyền cho Điện Cẩm Linh. Dmitry Volkov, người quay phim cho cô bị thương nặng và đã qua đời sau đó. Biến cố này xảy ra bên ngoài thị trấn Demidovka, nơi đã bị quân Ukraine chiếm trong mấy ngày qua.
Các blogger quân sự Nga cho biết đã xảy ra giao tranh dữ dội tại các thị trấn Popovka và Demidovka, trong đó cả hai bên đều điều động máy bay điều khiển từ xa và pháo binh.
Một bản đồ do Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW công bố hôm thứ sáu cho thấy những thành quả mà Ukraine đạt được ở phía đông Popovka.
Trong khi đó, kênh Rybar Telegram ủng hộ Mạc Tư Khoa cho biết lực lượng Nga đã điều động quân tiếp viện từ khu vực Kursk đến Belgorod để đáp trả.
Bản đồ ISW này cho thấy tình hình ở Belgorod, Nga, nơi mà Ukraine được cho là đã đạt được những thành quả. Viện Nghiên cứu Chiến tranh
Kastehelmi, một nhà phân tích quân sự của Black Bird Group có trụ sở tại Phần Lan, nói với Newsweek rằng quân đội Ukraine đã gây áp lực ở khu vực biên giới Belgorod trong hơn một tuần, chiếm được Demidovka và có thể là một hoặc hai thị trấn biên giới khác, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy quân Ukraine muốn đạt được thêm thành quả.
Ông cho biết rất khó có khả năng Ukraine có thể tập hợp đủ lực lượng để đột phá và đe dọa các tuyến đường hậu cần hoặc thành phố quan trọng của Nga và mặc dù giao tranh đang diễn ra ở Tỉnh Belgorod, thành phố Belgorod lại cách đó 60 dặm.
Kastehelmi cho biết lực lượng Ukraine có thể chiếm thêm một số thị trấn ở khu vực biên giới hoặc tiến hành các cuộc tấn công mới theo các hướng khác, nhưng có rất ít mục tiêu có thể đạt được ở hướng Demidovka ở cấp độ tác chiến hoặc chiến lược, và đó thậm chí có thể không phải là mục tiêu của Ukraine.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh ngày 28 tháng 3: “Các cảnh quay được định vị địa lý công bố ngày 28 tháng 3 cho thấy lực lượng Ukraine gần đây đã tiến vào phía đông Popovka (phía tây bắc thành phố Belgorod).”
Emil Kastehelmi, Black Bird Group: “Thật khó để thấy được mục tiêu mà hoạt động này có thể đạt được, ngoại trừ việc có thể tạm thời chuyển hướng sự chú ý của Nga khỏi Tỉnh Sumy và Kursk.
“Không có yếu tố bất ngờ thích hợp nào, và sự hiện diện của Nga trong khu vực đủ mạnh để ít nhất là tung ra các hoạt động phòng thủ nhằm hạn chế các cuộc tấn công của Ukraine. Có khả năng đây là một hoạt động đánh phủ đầu của quân Ukraine, không phải là một cuộc chiếm đất với mục tiêu lớn.”
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết lực lượng Ukraine đã thực hiện “một số bước đi nhất định” ở Nga bên ngoài Kursk mà không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Tuy nhiên, tờ Kyiv Independent đưa tin rằng hoạt động của Ukraine dường như nhằm mục đích đánh lạc hướng quân đội Nga khi Mạc Tư Khoa cố gắng đẩy quân đội Kyiv ra khỏi Kursk, nơi họ đã tiến hành một cuộc tấn công vào tháng 8 năm 2024.
Trong khi đó, theo hãng thông tấn The Associated Press, trích dẫn các nguồn tin ngoại giao và phân tích của Ukraine, cho rằng Nga có khả năng sẽ sớm chuẩn bị một cuộc tấn công đa hướng mới để củng cố vị thế của mình trong các cuộc đàm phán hòa bình có thể diễn ra với Ukraine.
[Newsweek: Ukraine War Map Reveals New Breakthrough Inside Russia]
4. Putin hạ thủy tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mới của Nga
Theo thông cáo báo chí của Điện Cẩm Linh, Putin đã hạ thủy tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mới của Mạc Tư Khoa vào hôm Thứ Năm, 27 Tháng Ba, tại Murmansk.
Việc Putin hạ thủy tàu ngầm hạt nhân mới diễn ra ngay sau khi Mạc Tư Khoa và Kyiv đồng ý ngừng bắn ở Hắc Hải sau các cuộc đàm phán hòa bình với Hoa Kỳ tại Saudi Arabia vào tuần này.
Việc đưa loại vũ khí mới vào sử dụng có thể gây nguy hiểm cho các thỏa thuận ngừng bắn tạm thời với Ukraine và kéo dài chiến tranh, vì Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã cáo buộc Nga không theo đuổi “hòa bình thực sự” khi liên tục tấn công.
Putin đã tham gia lễ hạ thủy tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trong chuyến thăm tới Atomflot, nơi ông đã tới thăm Bộ tư lệnh tác chiến hàng hải.
Tổng thống Nga đã tuyên bố hạ thủy tàu ngầm hạt nhân mới, được trang bị hỏa tiễn siêu thanh Zircon có khả năng di chuyển với tốc độ gấp nhiều lần tốc độ âm thanh, tại cảng Murmansk ở Bắc Cực bằng tuyên bố “Tôi cho phép!” theo Reuters.
Chiếc tàu ngầm này được đặt tên là Perm theo tên một thành phố ở Urals, một dãy núi ở phía tây nước Nga, là tàu ngầm đầu tiên thuộc loại này mang theo hỏa tiễn siêu thanh Zircon.
Tầm bắn của hỏa tiễn này vẫn đang gây tranh cãi, vì Liên minh ủng hộ phòng thủ hỏa tiễn trước đây từng nói rằng hỏa tiễn có tầm bắn từ 500 km, hay 310 dặm, đến 750 km, hay 466 dặm, trong khi các nguồn tin của Nga lại khẳng định rằng hỏa tiễn có thể đạt tới 1.000 km, hay 621 dặm, và di chuyển nhanh gấp chín lần tốc độ âm thanh.
Putin nhấn mạnh rằng hỏa tiễn siêu thanh Zircon là một cách để xuyên thủng hệ thống phòng thủ hỏa tiễn vào tháng 6 năm 2024 và Nga đã sử dụng hỏa tiễn này để tấn công Ukraine lần đầu tiên vào tháng 2 năm 2024.
Được đóng tại xưởng đóng tàu Sevmash gần Murmansk, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân Perm là tàu ngầm thứ sáu của Nga thuộc lớp Yasen và Yasen-M.
Putin cho biết tàu ngầm lớp Yasen và Yasen-M “được trang bị hệ thống dẫn đường và thông tin liên lạc hiện đại, cũng như sonar tiên tiến” và “mang theo vũ khí có độ chính xác cao và hệ thống robot”.
Khi chiến tranh Nga-Ukraine diễn ra, Mạc Tư Khoa đã phát triển hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, củng cố năng lực hàng hải của Nga.
Theo thông cáo báo chí của Điện Cẩm Linh về vụ hạ thủy, Putin cho biết: “Tôi xin chúc mừng các thủy thủ và công ty đóng tàu của Nga về sự kiện mang tính bước ngoặt này. Hôm nay, tàu ngầm đa năng chạy bằng năng lượng hạt nhân Perm đang được hạ thủy tại xưởng đóng tàu huyền thoại Sevmash ở Severodvinsk. Chúng tôi tiếp tục sản xuất hàng loạt tàu ngầm hỏa tiễn hiện đại và đây đã là tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân thứ năm của Dự án Yasen-M. Năm tới, dự kiến tàu sẽ gia nhập Hải quân để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu”
Ông nói thêm: “Chúng tôi đã và sẽ tiếp tục tăng cường sức mạnh cho Hải quân, bao gồm cả thành phần chiến lược, đồng thời không ngừng tăng tốc độ và quy mô xây dựng cả tàu chiến mặt nước và tàu ngầm trên nhiều dự án khác nhau, trang bị cho chúng những vũ khí, công nghệ và hệ thống thông tin liên lạc mới nhất.
“Những tàu ngầm và tàu chiến này sẽ tăng cường sức mạnh cho các hạm đội của chúng ta, củng cố an ninh biên giới hàng hải của Nga và bảo vệ Tuyến đường biển phía Bắc. Chúng sẽ giúp duy trì lợi ích quốc gia của Nga ở nhiều khu vực khác nhau của Đại dương Thế giới, bao gồm cả khu vực Bắc Cực, nơi đang đạt được tầm quan trọng to lớn về kinh tế, hậu cần và vận tải trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm mọi thứ trong khả năng của mình để bảo vệ đáng tin cậy toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Nga và nâng cao vị thế của nước này như một cường quốc hàng hải hàng đầu.”
Trong một bài đăng trên X, trước đây gọi là Twitter, Janis Kluge, phó giám đốc Bộ phận Đông Âu và Á-Âu tại Viện các vấn đề quốc tế và an ninh Đức, đã viết: “Đây là một trong những lời nhắc nhở thường xuyên rằng Nga không muốn một “hòa bình đàm phán” với một Ukraine có chủ quyền. Putin cũng không muốn ngừng bắn. Điều đó sẽ không xảy ra. Hãy thay đổi giả định của bạn. Một số ý tưởng khó có thể thay đổi, nhưng chúng ta phải tiếp tục cố gắng.”
Hiện vẫn chưa rõ liệu Nga có điều động tàu ngầm hạt nhân mới vào năm sau hay không nếu chiến tranh kết thúc trước thời điểm đó.
[Newsweek: Putin Launches Russia's New Nuclear-Powered Submarine]
5. Ba Lan có thể khôi phục nghĩa vụ quân sự bắt buộc trong bối cảnh mối đe dọa từ Nga ngày càng gia tăng
Các quan chức quốc phòng nói với Đài phát thanh Ba Lan vào ngày 29 tháng 3 rằng Ba Lan đang xem xét khôi phục chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc để ứng phó với các mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Nga và Belarus.
Nằm ở sườn phía đông của NATO, Ba Lan có chung biên giới với Belarus và vùng đất Kaliningrad được quân sự hóa mạnh mẽ của Nga. Nước này đã thực hiện một số bước để mở rộng và tăng cường quân đội kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Thiếu tướng Maciej Klisz, chỉ huy tác chiến của Quân đội Ba Lan, nói với Đài phát thanh Ba Lan rằng việc khôi phục nghĩa vụ quân sự bắt buộc là “điều không thể tránh khỏi”. Klisz trích dẫn Phần Lan như một ví dụ điển hình, lưu ý rằng đất nước này có gần một triệu quân dự bị trong tổng số 5,5 triệu dân.
Để đạt được tỷ lệ đó, Ba Lan sẽ cần có 7 triệu quân dự bị, Klisz cho biết. Hiện tại, đất nước này chỉ có hơn 300.000 quân dự bị.
Theo Đài phát thanh Ba Lan, Tướng Jaroslaw Kraszewski cũng phát biểu ủng hộ nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Kraszewski lập luận rằng phụ nữ cũng nên được tham gia nghĩa vụ quân sự như nam giới.
Trước đó, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã công bố kế hoạch vào ngày 7 tháng 3 để điều động chương trình huấn luyện quân sự quy mô lớn cho tất cả nam giới trưởng thành nhằm tăng cường lực lượng dự bị của đất nước. Chương trình này, dự kiến bắt đầu vào năm 2026, không phải là khôi phục nghĩa vụ quân sự bắt buộc.
Thay vào đó, những người tham gia chưa có kinh nghiệm quân sự trước đó phải trải qua khóa đào tạo kéo dài nhiều ngày bao gồm các nội dung cơ bản về phòng thủ dân sự, sơ cứu và một số kỹ năng quân sự.
Tusk cũng cho biết ông hy vọng sẽ tăng quy mô quân đội Ba Lan - hiện có khoảng 200.000 quân chính quy - để có thể đối phó tốt hơn với mối đe dọa từ Nga.
Ba Lan có khả năng sẽ là một trong những mục tiêu đầu tiên trong cuộc đối đầu tiềm tàng giữa NATO và Nga.
Vào tháng Giêng, Tusk đã thúc giục các đồng minh NATO tăng chi tiêu quốc phòng, lập luận rằng nếu tất cả các thành viên Âu Châu đều chi tiêu ngang bằng ngân sách của Ba Lan thì chi tiêu quân sự của NATO sẽ cao hơn Nga gấp 10 lần.
[Kyiv Independent: Poland may reinstate mandatory military service amid growing Russian threat]
6. Thủ tướng Carney cho biết thuế quan mở ra kỷ nguyên mới cho quan hệ Canada-Hoa Kỳ
Hôm Thứ Năm, 27 Tháng Ba, Thủ tướng Mark Carney cho biết mối quan hệ truyền thống giữa Canada và Hoa Kỳ đã chấm dứt để đáp lại mức thuế xe hơi có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng của Tổng thống Trump.
Carney cho biết ông dự kiến sẽ nói chuyện với Tổng thống Trump trong những ngày tới. Tổng thống đã liên lạc với văn phòng của mình vào thứ Tư, nhưng nhà lãnh đạo Canada đã nói rằng Tổng thống Trump trước tiên phải tôn trọng chủ quyền của Canada.
Carney phát biểu trên Đồi Quốc hội trước những lời đe dọa mới nhất của Tổng thống Trump rằng: “Mối quan hệ cũ mà chúng ta có với Hoa Kỳ, dựa trên sự hội nhập sâu sắc hơn giữa các nền kinh tế và hợp tác chặt chẽ về an ninh và quân sự, đã kết thúc”.
“Chúng ta phải tái thiết cơ bản nền kinh tế của mình. Chúng ta sẽ cần bảo đảm rằng Canada có thể thành công trong một thế giới hoàn toàn khác biệt.”
Tổng thống đã công bố hôm thứ Tư kế hoạch áp thuế 25 phần trăm vào tuần tới đối với xe hơi nhập khẩu từ Canada, Liên minh Âu Châu, Nhật Bản và Nam Hàn. Tổng thống Trump cũng cho biết ông sẽ công bố một loạt thuế quan có đi có lại đối với nhiều đối tác thương mại của Hoa Kỳ.
Carney trở về Ottawa để triệu tập ủy ban Nội các về quan hệ Canada-Hoa Kỳ. Canada đã tuyên bố sẵn sàng trả đũa, nhưng Carney cho biết ông sẽ không tiết lộ vì đất nước này phải đối mặt với một cuộc đàm phán “toàn diện” và “rộng rãi”.
Flavio Volpe, chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất phụ tùng xe hơi Canada, phát biểu với tờ POLITICO hôm thứ năm rằng nếu Tổng thống Trump không thay đổi quyết định và mức thuế được áp dụng theo kế hoạch, ngành công nghiệp xe hơi ở cả hai nước sẽ đóng cửa trong vòng một tuần.
“Một ngày, hai ngày, ba ngày mà bạn hy vọng tổng thống sẽ thương xót bạn. Bạn là một công ty đại chúng có giá cổ phiếu đang giảm mạnh và bạn có nghĩa vụ ủy thác đối với các cổ đông”, ông nói.
Thủ hiến Ontario Doug Ford cho biết ông đã nói chuyện với Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick vào cuối thứ Tư về tác động của thuế quan đối với tỉnh của ông.
Ford cho biết Lutnick đã nói với ông rằng, như POLITICO đã đưa tin, xe hơi nhập khẩu từ Canada và Mexico sẽ bị đánh thuế dựa trên lượng nội dung không phải của Hoa Kỳ trong xe. Nếu một chiếc xe hơi sản xuất tại Mexico chứa 50 phần trăm nội dung của Hoa Kỳ và 50 phần trăm nội dung nước ngoài, thì mức thuế 25 phần trăm sẽ giảm một nửa.
“Ông ấy đang trấn an chúng tôi rằng sẽ không có nhà máy nào đóng cửa. Câu trả lời của tôi là câu trả lời của Ronald Reagan: Tin tưởng nhưng phải xác minh”, Ford nói với các phóng viên tại Queen's Park. “Việc họ mở cửa hay đóng cửa, thì tùy thuộc vào các CEO”.
Ford cho biết ông cũng đã nói chuyện với Carney và họ đã đồng ý rằng Canada sẽ thực hiện đầy đủ biện pháp trả đũa thuế quan, nếu cần thiết. Ottawa đã tuyên bố sẽ sẵn sàng đáp trả bằng mức thuế trả đũa lên tới 155 tỷ đô la Canada đối với các sản phẩm của Hoa Kỳ.
Tổng thống Trump đã phản pháo trên Truth Social vào sáng thứ năm, đăng rằng: “Nếu Liên minh Âu Châu hợp tác với Canada để gây tổn hại kinh tế cho Hoa Kỳ, thì mức thuế quan quy mô lớn, lớn hơn nhiều so với kế hoạch hiện tại, sẽ được áp dụng cho cả hai nước để bảo vệ người bạn tốt nhất mà mỗi quốc gia này từng có!”
Carney bác bỏ lời đe dọa đó và nói rằng Canada là một quốc gia có chủ quyền và sẽ tự đưa ra quyết định của mình.
“Điều rõ ràng là chúng ta, những người Canada, có quyền tự quyết, chúng ta có quyền lực. Chúng ta là chủ nhân trong chính ngôi nhà của mình,” Carney nói. “Chúng ta có thể kiểm soát vận mệnh của mình.”
Carney và Tổng thống Trump đã không nói chuyện kể từ khi ông được bầu làm lãnh đạo Đảng Tự do vào ngày 9 tháng 3, kế nhiệm Justin Trudeau. Carney cho biết ông không có kế hoạch đi Washington, mặc dù một số thành viên trong Nội các của ông có thể sẽ đi.
Volpe cho biết một cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo sẽ là lựa chọn tốt hơn so với chuyến thăm Phòng Bầu dục.
“Tôi không nghĩ rằng bất kỳ ai ở Canada muốn bị Tổng thống Zelenskiy-ed. Họ đã cho thấy rằng họ thiếu đẳng cấp để đối xử với một đồng minh có người dân đang chết một cách tôn trọng. Tôi nghĩ rằng chúng ta cũng sẽ mạo hiểm như vậy”, Volpe nói với POLITICO vào thứ năm.
Volpe cho biết Canada cần phải kiên nhẫn và để những tổn hại kinh tế sắp xảy ra ở Hoa Kỳ tác động.
“ Sẽ thế nào nếu chúng ta đi đến phía bên kia và mọi thứ đóng cửa, và 950.000 công nhân xe hơi của Hoa Kỳ đang ngồi xung quanh? Điều đó thật xấu xí, nhưng cũng đầy hy vọng,” Volpe nói. “Đó là toàn bộ nhóm mà mọi người sẽ phải lắng nghe, và họ sẽ không nói về giá trứng. Họ sẽ nói về cách kiếm tiền thuê nhà.”
Lana Payne, chủ tịch của Unifor, công đoàn tư nhân lớn nhất Canada, đã kêu gọi chính phủ bảo vệ công nhân ngành xe hơi, đồng thời gửi một thông điệp thách thức tới Tổng thống Trump.
Bà phát biểu sau cuộc họp với công nhân ngành xe hơi Ontario rằng: “Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể chuyển hoạt động sản xuất, nhà máy, xưởng sản xuất và tái đầu tư vào Hoa Kỳ ra khỏi Canada, và nghĩ rằng bạn sẽ có quyền tiếp cận mở vào thị trường của chúng tôi, thì bạn cần phải suy nghĩ lại”.
Các thủ tướng Canada, những người sẽ gặp Carney vào thứ sáu, cũng bày tỏ sự đoàn kết.
“Vấn đề là: Ông Donald Trump đang cố gắng tạo ra sự bất ổn trên toàn thế giới, bao gồm cả Canada. Và ông ta đang cố gắng khiến mọi người hoảng sợ để ông ta có thể đạt được một thỏa thuận có lợi cho chúng ta,” Wab Kinew của Manitoba cho biết.
Thủ tướng Quebec François Legault đã kêu gọi đàm phán lại ngay lập tức Hiệp định Hoa Kỳ-Canada-Mexico, nhưng thừa nhận rằng điều đó có thể không khả thi với Tổng thống Trump.
“Điều đó phải xảy ra càng sớm càng tốt vì hiện tại chúng ta không thể bắt đầu đàm phán từng phần một thỏa thuận mới”, ông nói. “Nhưng chúng ta phải thực tế. Tổng thống Trump có sẵn sàng đàm phán không?”
Mexico, Canada và Nam Hàn được miễn thuế khi tiếp cận thị trường xe hơi Hoa Kỳ theo các điều khoản của các hiệp định thương mại tự do mà Tổng thống Trump đã đàm phán lại trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.
Các thị trưởng từ Canada, Mexico và Hoa Kỳ sẽ có mặt tại Washington vào thứ sáu để tham dự hội nghị thượng đỉnh thương mại, nơi họ sẽ thúc đẩy việc giảm thuế quan.
Candace Laing, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Phòng Thương mại Canada, cho biết mức thuế quan này tương đương với việc “bỏ đi” hàng chục ngàn việc làm trong ngành xe hơi ở cả hai quốc gia. Theo mức thuế của Tổng thống Trump, giá một chiếc xe bán tải sẽ tăng 8.000 đô la. Gần một phần tư số xe ở Bắc Mỹ được sản xuất bởi chuỗi cung ứng tích hợp sâu rộng Ontario-Michigan.
Theo số liệu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, Hoa Kỳ đã nhập khẩu 214 tỷ đô la xe hơi chở khách vào năm 2024. Tổng thống Trump cho biết Hoa Kỳ sẽ bắt đầu thu thuế mới đối với xe hơi và xe tải nhẹ vào ngày 3 tháng 4, tức chỉ còn một tuần nữa.
[Politico: Carney says tariffs force new era for Canada-US ties]
7. Tổng thống Zelenskiy nói: Ukraine mong đợi ‘phản ứng mạnh mẽ’ từ các đồng minh để đáp trả các cuộc tấn công liên tục của Nga
Các đồng minh của Ukraine phải phản ứng quyết liệt trước các cuộc không kích liên tục của Nga nhằm vào Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đưa ra lập trường trên trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối Thứ Bẩy, 29 Tháng Ba.
Hai người đã thiệt mạng và 15 người bị thương trong một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Nga nhằm vào Kharkiv vào cuối ngày 29 tháng 3. Bốn người khác đã thiệt mạng và 30 người bị thương trong các cuộc không kích của Nga trên khắp Ukraine vào ngày hôm trước.
Tổng thống Zelenskiy lên án các cuộc tấn công không chỉ nhắm vào dân thường ở Ukraine mà còn làm suy yếu những nỗ lực quốc tế nhằm thiết lập hòa bình tại Ukraine.
“Các đối tác của chúng ta cần hiểu rõ: những cuộc không kích này không chỉ nhằm vào thường dân Ukraine mà còn nhằm vào mọi nỗ lực quốc tế — chính là biện pháp ngoại giao mà chúng tôi đang cố gắng sử dụng để chấm dứt cuộc chiến này,” Tổng thống Zelenskiy nói.
Ông cho biết các đồng minh của Ukraine phải gây áp lực buộc Nga ngừng các cuộc không kích vào Ukraine bằng phản ứng đáng kể để duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.
“Chúng tôi mong đợi một phản ứng — một phản ứng nghiêm chỉnh. Chúng tôi đang nỗ lực hướng tới một phản ứng. Một phản ứng mạnh mẽ là rất cần thiết — trên hết là từ Hoa Kỳ, từ Âu Châu, từ tất cả mọi người trên thế giới đã đặt cược vào ngoại giao. Nga phải bị ép buộc vào hòa bình — chỉ có áp lực mới có hiệu quả.”
Tổng thống Zelenskiy lên án Nga vì liên tục tấn công Ukraine, đồng thời nói thêm rằng Nga đã tiến hành các cuộc tấn công vào nhiều thành phố, bao gồm Dnipro và Kryvyi Rih.
“Chỉ riêng đêm qua, Nga đã phóng 172 máy bay điều khiển từ xa tấn công — hơn 100 trong số đó là Shaheds. Những cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa lớn này hiện đã trở thành hiện thực gần như hàng ngày. Trên hết, vẫn còn những mối đe dọa hỏa tiễn liên tục, bao gồm cả hỏa tiễn đạn đạo,” Tổng thống Zelenskiy nói.
Hoa Kỳ đã tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine và Nga trong các cuộc họp riêng biệt trong những tuần gần đây, dẫn đến thỏa thuận ngừng bắn một phần mà Kyiv đã cáo buộc Mạc Tư Khoa đã phá vỡ.
Tổng thống Zelenskiy cho biết gây áp lực lên Nga là cách duy nhất để đạt được lệnh ngừng bắn có ý nghĩa.
“Trong thời gian quá dài, đề xuất của Hoa Kỳ về lệnh ngừng bắn vô điều kiện đã nằm trên bàn – mà không có phản ứng thích đáng từ Nga. Điều đó nói lên rất nhiều điều. Đã có thể có lệnh ngừng bắn – nếu có áp lực thực sự đối với Nga,” Tổng thống Zelenskiy nói.
Ukraine đã đồng ý với lệnh ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày do Hoa Kỳ đề xuất, tuyên bố vào ngày 11 tháng 3 rằng Kyiv đã sẵn sàng nếu Nga cũng đồng ý với các điều khoản. Cho đến nay, Mạc Tư Khoa đã từ chối.
Nga nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng ở Kherson vào ngày 27 tháng 3, mặc dù Tổng thống Zelenskiy nói rằng lệnh ngừng bắn tạm thời về cơ sở hạ tầng năng lượng đã có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 3 và Nga tuyên bố rằng thỏa thuận của mình đã có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 3.
[Kyiv Independent: Ukraine expects 'strong response' from allies in response to continued Russian strikes, Zelensky says]
8. Cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Nga vào Kharkiv khiến 2 người thiệt mạng, 25 người bị thương, bao gồm cả trẻ em
Thống đốc tỉnh Kharkiv Oleh Syniehubov cho biết một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Nga đã giết chết hai thường dân và làm bị thương ít nhất 25 người vào đêm ngày 29 tháng 3.
Một người đàn ông 67 tuổi và một người phụ nữ 70 tuổi đã thiệt mạng trong vụ tấn công, Syniehubov cho biết. Ít nhất 25 người khác bị thương, bao gồm năm trẻ em từ 5 đến 17 tuổi.
Ông cho biết một bé gái 15 tuổi và hai trẻ em bị thương khác đã được đưa vào bệnh viện. Bé gái 15 tuổi này đang trong tình trạng nghiêm trọng.
Nhiều tiếng nổ đã được nghe thấy khắp thành phố vào khuya Thứ Bẩy, 29 Tháng Ba.
Các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Nga đã phá hủy một trung tâm mua sắm, một số tòa nhà dân cư, một cơ sở y tế và một tòa nhà văn phòng, Thị trưởng Kharkiv Ihor Terehov đưa tin. Một số vụ cháy cũng bùng phát trên khắp thành phố.
Tỉnh Kharkiv ở đông bắc Ukraine là mục tiêu thường xuyên của các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn, máy bay điều khiển từ xa và bom lượn của Nga từ bên kia biên giới hoặc các vùng lãnh thổ bị Nga tạm chiếm. Nga thường xuyên nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự trong các cuộc tấn công trên không chống lại Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022.
[Kyiv Independent: Russian drone attack on Kharkiv kills 2, injures 25, including children]
9. Nghiên cứu dự báo gần 3 triệu ca tử vong do HIV do cắt giảm viện trợ nước ngoài
Nghiên cứu mới công bố hôm Thứ Sáu, 28 Tháng Ba, cho thấy hơn 10 triệu người có thể bị nhiễm HIV và gần 3 triệu người có thể tử vong vào cuối thập niên này do các chính phủ phương Tây cắt giảm viện trợ nước ngoài.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet HIV ước tính tác động tiềm tàng của các khoản cắt giảm đã được lên kế hoạch hoặc đề xuất của năm quốc gia tài trợ hàng đầu - Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Pháp, Đức và Hòa Lan - hiện chiếm 90 phần trăm tổng nguồn tài trợ quốc tế cho HIV.
Tác động lớn nhất sẽ xảy ra ở khu vực cận Sahara Phi Châu và trong nhóm dân số dễ bị tổn thương và thiệt thòi vốn đã có nguy cơ mắc HIV cao hơn, chẳng hạn như những người tiêm chích ma túy, gái mại dâm, nam quan hệ tình dục với nam và trẻ em.
Hoa Kỳ đã cắt giảm nguồn tài trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, gọi tắt là USAID, bao gồm các chương trình điều trị và phòng ngừa HIV. PEPFAR (Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp của Tổng thống về AIDS) cũng đang gặp rủi ro.
Vào tháng 2, Vương quốc Anh tuyên bố sẽ cắt giảm chi tiêu phát triển quốc tế, trong khi Hòa Lan cũng cho biết sẽ cắt giảm viện trợ nước ngoài 2,4 tỷ euro. Đức và Pháp đã cắt giảm ngân sách viện trợ nước ngoài vào năm ngoái với mức cắt giảm thêm 3 tỷ euro.
“Việc cắt giảm hiện tại đối với các chương trình do PEPFAR và USAID hỗ trợ đã làm gián đoạn việc tiếp cận các dịch vụ HIV thiết yếu bao gồm liệu pháp kháng vi-rút và phòng ngừa và xét nghiệm HIV”, đồng tác giả nghiên cứu Debra ten Brink của Viện Burnet tại Úc cho biết. Nếu các quốc gia tài trợ khác cắt giảm tài trợ, “nhiều thập niên tiến bộ trong điều trị và phòng ngừa HIV có thể bị phá vỡ”, bà cho biết.
Các nhà lãnh đạo y tế toàn cầu đã kêu gọi Liên Hiệp Âu Châu và các nước thành viên tăng cường và duy trì sự hỗ trợ của họ đối với các chương trình y tế toàn cầu.
[Politico: Nearly 3M HIV deaths due to foreign aid cuts, study forecasts]