Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 09/10: Xin dạy chúng con biết cầu nguyện – Lm. Giuse Vũ Ngọc Tuyển, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
01:04 08/10/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca,
Khi ấy, Đức Giê-su cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gio-an đã dạy môn đệ của ông.” Người bảo các ông: “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói :
“Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển,
Triều Đại Cha mau đến,
xin Cha cho chúng con
ngày nào có lương thực ngày ấy;
4xin tha tội cho chúng con,
vì chính chúng con cũng tha
cho mọi người mắc lỗi với chúng con,
và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ.”
Đó là lời Chúa
Tự do để yêu thương
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
03:23 08/10/2024
CHÚA NHẬT 28 THƯỜNG NIÊN NĂM B: MC 10,17-30
17 Khi ấy, Đức Giê-su vừa lên đường, thì có một người chạy đến, quỳ xuống trước mặt Người và hỏi: “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” 18 Đức Giê-su đáp: “Sao anh nói tôi là nhân lành? Không có ai nhân lành cả, trừ một mình Thiên Chúa.19 Hẳn anh biết các điều răn: Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ cha kính mẹ.” 20 Anh ta nói: “Thưa Thầy, tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ từ thuở nhỏ.” 21 Đức Giê-su đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến. Người bảo anh ta: “Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.” 22 Nghe lời đó, anh ta sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải.
23 Đức Giê-su rảo mắt nhìn chung quanh, rồi nói với môn đệ: “Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao !” 24 Nghe Người nói thế, các môn đệ sững sờ. Nhưng Người lại tiếp: “Các con ơi, vào được Nước Thiên Chúa thật khó biết bao ! 25 Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa.” 26 Các ông lại càng sửng sốt hơn nữa và nói với nhau: “Thế thì ai có thể được cứu?” 27 Đức Giê-su nhìn thẳng vào các ông và nói: “Đối với loài người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa thì không phải thế, vì đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể được”.
28 Ông Phê-rô lên tiếng thưa Người: “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy !” 29 Đức Giê-su đáp: “Thầy bảo thật anh em, chẳng có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng, 30 mà ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và ở đời sau được sự sống đởi đời.”
TỰ DO ĐỂ YÊU THƯƠNG
Năm 22 tuổi, một tương lai sáng lạn mở ra trước mắt chàng hiệp sĩ Bênađô (1090-1153). Tại triều đình, nơi quân ngũ, trong tòa án, chỗ nào chàng cũng có thể thành công. Nhưng rồi được ơn soi sáng, chàng quyết định xin vào dòng Citeaux, một dòng tu nổi tiếng khắc khổ. Bị cha mẹ phản bác, anh em chống lại, chàng vẫn không sờn lòng: “Tin tôi đi, nghe tôi đi, cuộc chinh phục linh hồn chẳng đáng giá sao?” Nhờ cương quyết và nhiệt tình, Bênađô không những đã làm cho cha mẹ và anh em nhượng bộ, còn lôi cuốn họ vào dòng theo chân mình nữa. Lần kia, cậu em út Nivarđô đang ngồi chơi, Guyô người anh cả nói: “Giã từ em nhé ! Tất cả sản nghiệp thuộc về em. Bằng lòng không?” Nivarđô liền trả lời: “Sao? Trời cho các anh, còn đất cho em. Phân chia chẳng đồng đều tí nào cả !” Rồi người em út cũng theo cha và các anh vào dòng. Ngoài ra, ông cậu và các bạn của Bênađô, cả thảy trên 30 người, cũng theo chàng hiệp sĩ của Chúa Ki-tô nhập tu viện tuốt (Theo vết chân Người, tập 3).
1. Lực khống chế của của cải
Tấm gương lạ lùng đó thật tương phản với cuộc gặp gỡ trong bài Tin Mừng hôm nay. Cuộc gặp gỡ này liên can tới một trong những điểm giáo huấn lớn của Ki-tô giáo: của cải. Nhưng vấn đề quan trọng về của cải không phải là biết ngang mức độ tài sản nào, tiền lương nào, mình chẳng còn có thể là Ki-tô hữu. Mác-cô không hướng cái nhìn của ta đến một máy tính nhưng đến Đức Giê-su, Đấng nhìn chúng ta (Mc ba lần nói đến cái nhìn ấy) và bảo chúng ta: “Hãy theo Thầy”.
Trước tiên Người nói rõ là phải thanh lý hết, trao tặng hết mà ! - Đúng, nhưng điều ấy có nghĩa chính xác: Hãy tự giải thoát con để theo Thầy. Thành thử đây không phải là một bài học gây buồn bã, nhưng là một bài học gây niềm vui to lớn. Nếu ai nghĩ rằng đi theo Đức Giê-su chẳng phải là cập bến bờ hạnh phúc, thì xin đóng sách Tin Mừng lại.
Con người giàu có quỳ xuống dưới chân Đức Giê-su muốn tìm hạnh phúc nhưng anh ta đã bỏ đi buồn bã. Nếu niềm hy vọng có một con đường dẫn thẳng tới Thiên Chúa đã khơi dậy nơi anh ta nỗi vui to lớn thế nào, thì giờ đây, thay vào đó là một nỗi buồn sâu xa không kém. Trên đường đi theo Đức Giê-su, anh vấp phải một chướng ngại, một sức khống chế, đó là lòng gắn bó với của cải. Của cải như tấm kính mờ đã che lấp ánh sáng, lúc ánh sáng muốn thâm nhập vào lòng anh. Về anh, kẻ có tất cả để được hạnh phúc, như người ta thường nói, Đức Giê-su đã đưa ra lời chẩn đoán: “Anh chỉ còn thiếu một điều.” Khốn nạn cho ta nếu ta thiếu điều này. Và điều quý giá này, đó là khả năng theo Đức Giê-su. Mà việc ấy giả thiết một sự giải phóng đáng kể ! “Đi đi, hãy gỡ mình khỏi những gì giữ anh lại, bán tất cả để mua lấy tự do theo Ta”.
Đó chính là vấn đề ! Ta trở lại với câu “thanh lý hết” đó. Phải theo Đức Giê-su trong trần trụi sao? – Không ! Đức Giê-su đã chẳng trần trụi và thậm chí chẳng phải là kẻ vô gia cư nữa. Người đã không nếm biết cảnh khốn khổ. Người ăn uống bình thường, thậm chí còn chấp nhận một sự phung phí điên rồ như bình dầu thơm mà Người đã được Ma-đa-lê-na tiến dâng. Nhưng vì không có gì trói buộc mình lại, Người đã có thể đi tới cùng trong tất cả những gì mà tình huynh đệ đòi hỏi.
Khi bảo chúng ta “Hãy đến !” thì chính trên con đường đó mà Người gọi chúng ta, không phải lên đỉnh từ bỏ nhưng trên đỉnh yêu thương. Tại sao cứ mải miết bóp méo đòi hỏi của Tin Mừng thành kỳ công khổ chế? Đúng là có kỳ công, nhưng trong nỗ lực tự giải thoát khỏi tất cả những gì ngăn cản chúng ta yêu thương và phục vụ.
Nhưng rất nhanh, chúng ta đụng đến các xiềng xích của tiền bạc: có quá nhiều hay có không đủ. Người ta sẽ nói hai tình trạng này ảnh hưởng khác nhau lên ý muốn yêu thương của ta. Không ! Như nhau cả ! Của cải có lẽ bóp chết ý muốn này cách triệt để, nhưng nỗi lo lắng về những ngày cuối tháng cũng khép lòng chúng ta. Đức Giê-su hết sức nghi ngờ các ưu tư, chúng chiếm ngự lòng ta đến độ rốt cục ta chỉ còn nghĩ tới chính mình. Nhưng trong đoạn này, Người kết án chính của cải. Một lần nữa, Người vừa nhận xét rằng nó làm hư hỏng những kẻ tốt nhất. Anh thanh niên giàu hết sức tốt lành với những ước vọng muốn đi xa hơn. Tiếc thay, ta cảm thấy anh vướng víu vào tất cả những gì anh sở hữu đến độ ta sẽ chẳng bao giờ có thể đẩy anh ta tiến trên con đường của tình huynh đệ: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn.”
2. Sức giải thoát của Thiên Chúa
Trước hình ảnh ý nhị nhưng đáng sợ ấy, các môn đệ đo lường được khó khăn của việc theo Đức Giê-su: “Thế thì ai có thể được cứu?” Sở dĩ các ông thắc mắc thể ấy là vì theo cách hiểu về việc giữ đạo thời đó, càng giàu càng có nhiều thuận lợi. Có tiền thì người giàu có thể dâng lễ vật cho Thiên Chúa theo luật buộc để được xá tội, có thể dâng cúng một phần mười tài sản mà các tư tế đòi, hoặc có thể bố thí cho kẻ khó người nghèo… Dường như có một thỏa thuận ngầm giữa Thiên Chúa và những người giàu có. Như vậy, giàu có của cải chẳng phải là dấu chỉ kẻ đẹp lòng Thiên Chúa sao? Nếu người giàu không được cứu rỗi thì còn ai có thể được?
Người giàu không được chẳng phải vì họ giàu, nhưng vì sự giàu có và những trói buộc nó gây ra có sức độc chiếm mạnh đến nỗi con người hầu như chẳng còn sức lực và sự chú tâm mà địa vị tối thượng của Thiên Chúa đòi hỏi. Tuy nhiên, không những kẻ giàu chẳng được cứu mà bất cứ ai cũng vậy. Chẳng ai có thể tự cho mình đủ điều kiện và đủ khả năng để theo Đức Giê-su, để sống thật sự yêu thương, để vào Nước Thiên Chúa.
Sớm hay muộn, mỗi người đều đụng đến bức tường của sự bất khả này: “Lạy Chúa, nơi đó thì con không thể theo Chúa được.” Nhưng Đức Giê-su nói với kẻ giàu cũng như kẻ nghèo, một lời có sức biến nỗi thất vọng của chúng ta thành kinh nghiệm tin tưởng: “Đối với Thiên Chúa, mọi sự đều có thể được.” Đây không phải là lời nói của con người nhưng là của Thiên Chúa, điều đó đáng bỏ công tống khứ tất cả để lao mình vào sự tin tưởng này: “Với Ngài, chẳng có gì là bất khả.” Cánh tay của Người đủ mạnh để lôi chúng ta khỏi ích kỷ cũng như lo lắng. Nên khi Đức Giê-su nói: “Hãy tự giải thoát mình”, đó là một yêu cầu, nhưng cũng là một ơn ban. Ân sủng Thiên Chúa có thể giúp chúng ta thắng vượt mọi trở ngại.
Câu chuyện kết thúc khi Phê-rô hỏi: “Thầy coi, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy, chúng con sẽ được gì.” Đức Giê-su liền hé mở cho thấy niềm vui “gấp trăm lần” những gì đã bỏ, một niềm vui mà bất cứ ai đã từ khước mọi sự vì Người và vì Tin Mừng sẽ cảm nghiệm được ở “đời này” lẫn “đời sau”. Nhưng Người cũng không che giấu những “ngược đãi” đang chờ họ. Môn đệ phải tham gia vào việc rao giảng Tin Mừng với Đức Giê-su; nhưng cũng như Người, giữa niềm vui về những điều thiện hảo của Nước Thiên Chúa, họ phải chuẩn bị để chịu đựng những cuộc bách hại của thế gian. Những cuộc bách hại này cần thiết để thanh luyện họ, để làm cho họ khỏi hư hỏng bởi những đặc quyền đặc lợi mà vì yêu mến, dân Chúa vẫn có thể dành cho họ luôn luôn, để họ đỡ bị khống chế bởi nhiều ưu tiên họ có thể được hưởng với tư cách “người của Giáo Hội”, “thợ của Tin Mừng”. Bách hại giúp họ tự do để sống cho Thiên Chúa !
17 Khi ấy, Đức Giê-su vừa lên đường, thì có một người chạy đến, quỳ xuống trước mặt Người và hỏi: “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” 18 Đức Giê-su đáp: “Sao anh nói tôi là nhân lành? Không có ai nhân lành cả, trừ một mình Thiên Chúa.19 Hẳn anh biết các điều răn: Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ cha kính mẹ.” 20 Anh ta nói: “Thưa Thầy, tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ từ thuở nhỏ.” 21 Đức Giê-su đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến. Người bảo anh ta: “Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.” 22 Nghe lời đó, anh ta sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải.
23 Đức Giê-su rảo mắt nhìn chung quanh, rồi nói với môn đệ: “Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao !” 24 Nghe Người nói thế, các môn đệ sững sờ. Nhưng Người lại tiếp: “Các con ơi, vào được Nước Thiên Chúa thật khó biết bao ! 25 Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa.” 26 Các ông lại càng sửng sốt hơn nữa và nói với nhau: “Thế thì ai có thể được cứu?” 27 Đức Giê-su nhìn thẳng vào các ông và nói: “Đối với loài người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa thì không phải thế, vì đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể được”.
28 Ông Phê-rô lên tiếng thưa Người: “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy !” 29 Đức Giê-su đáp: “Thầy bảo thật anh em, chẳng có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng, 30 mà ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và ở đời sau được sự sống đởi đời.”
TỰ DO ĐỂ YÊU THƯƠNG
Năm 22 tuổi, một tương lai sáng lạn mở ra trước mắt chàng hiệp sĩ Bênađô (1090-1153). Tại triều đình, nơi quân ngũ, trong tòa án, chỗ nào chàng cũng có thể thành công. Nhưng rồi được ơn soi sáng, chàng quyết định xin vào dòng Citeaux, một dòng tu nổi tiếng khắc khổ. Bị cha mẹ phản bác, anh em chống lại, chàng vẫn không sờn lòng: “Tin tôi đi, nghe tôi đi, cuộc chinh phục linh hồn chẳng đáng giá sao?” Nhờ cương quyết và nhiệt tình, Bênađô không những đã làm cho cha mẹ và anh em nhượng bộ, còn lôi cuốn họ vào dòng theo chân mình nữa. Lần kia, cậu em út Nivarđô đang ngồi chơi, Guyô người anh cả nói: “Giã từ em nhé ! Tất cả sản nghiệp thuộc về em. Bằng lòng không?” Nivarđô liền trả lời: “Sao? Trời cho các anh, còn đất cho em. Phân chia chẳng đồng đều tí nào cả !” Rồi người em út cũng theo cha và các anh vào dòng. Ngoài ra, ông cậu và các bạn của Bênađô, cả thảy trên 30 người, cũng theo chàng hiệp sĩ của Chúa Ki-tô nhập tu viện tuốt (Theo vết chân Người, tập 3).
1. Lực khống chế của của cải
Tấm gương lạ lùng đó thật tương phản với cuộc gặp gỡ trong bài Tin Mừng hôm nay. Cuộc gặp gỡ này liên can tới một trong những điểm giáo huấn lớn của Ki-tô giáo: của cải. Nhưng vấn đề quan trọng về của cải không phải là biết ngang mức độ tài sản nào, tiền lương nào, mình chẳng còn có thể là Ki-tô hữu. Mác-cô không hướng cái nhìn của ta đến một máy tính nhưng đến Đức Giê-su, Đấng nhìn chúng ta (Mc ba lần nói đến cái nhìn ấy) và bảo chúng ta: “Hãy theo Thầy”.
Trước tiên Người nói rõ là phải thanh lý hết, trao tặng hết mà ! - Đúng, nhưng điều ấy có nghĩa chính xác: Hãy tự giải thoát con để theo Thầy. Thành thử đây không phải là một bài học gây buồn bã, nhưng là một bài học gây niềm vui to lớn. Nếu ai nghĩ rằng đi theo Đức Giê-su chẳng phải là cập bến bờ hạnh phúc, thì xin đóng sách Tin Mừng lại.
Con người giàu có quỳ xuống dưới chân Đức Giê-su muốn tìm hạnh phúc nhưng anh ta đã bỏ đi buồn bã. Nếu niềm hy vọng có một con đường dẫn thẳng tới Thiên Chúa đã khơi dậy nơi anh ta nỗi vui to lớn thế nào, thì giờ đây, thay vào đó là một nỗi buồn sâu xa không kém. Trên đường đi theo Đức Giê-su, anh vấp phải một chướng ngại, một sức khống chế, đó là lòng gắn bó với của cải. Của cải như tấm kính mờ đã che lấp ánh sáng, lúc ánh sáng muốn thâm nhập vào lòng anh. Về anh, kẻ có tất cả để được hạnh phúc, như người ta thường nói, Đức Giê-su đã đưa ra lời chẩn đoán: “Anh chỉ còn thiếu một điều.” Khốn nạn cho ta nếu ta thiếu điều này. Và điều quý giá này, đó là khả năng theo Đức Giê-su. Mà việc ấy giả thiết một sự giải phóng đáng kể ! “Đi đi, hãy gỡ mình khỏi những gì giữ anh lại, bán tất cả để mua lấy tự do theo Ta”.
Đó chính là vấn đề ! Ta trở lại với câu “thanh lý hết” đó. Phải theo Đức Giê-su trong trần trụi sao? – Không ! Đức Giê-su đã chẳng trần trụi và thậm chí chẳng phải là kẻ vô gia cư nữa. Người đã không nếm biết cảnh khốn khổ. Người ăn uống bình thường, thậm chí còn chấp nhận một sự phung phí điên rồ như bình dầu thơm mà Người đã được Ma-đa-lê-na tiến dâng. Nhưng vì không có gì trói buộc mình lại, Người đã có thể đi tới cùng trong tất cả những gì mà tình huynh đệ đòi hỏi.
Khi bảo chúng ta “Hãy đến !” thì chính trên con đường đó mà Người gọi chúng ta, không phải lên đỉnh từ bỏ nhưng trên đỉnh yêu thương. Tại sao cứ mải miết bóp méo đòi hỏi của Tin Mừng thành kỳ công khổ chế? Đúng là có kỳ công, nhưng trong nỗ lực tự giải thoát khỏi tất cả những gì ngăn cản chúng ta yêu thương và phục vụ.
Nhưng rất nhanh, chúng ta đụng đến các xiềng xích của tiền bạc: có quá nhiều hay có không đủ. Người ta sẽ nói hai tình trạng này ảnh hưởng khác nhau lên ý muốn yêu thương của ta. Không ! Như nhau cả ! Của cải có lẽ bóp chết ý muốn này cách triệt để, nhưng nỗi lo lắng về những ngày cuối tháng cũng khép lòng chúng ta. Đức Giê-su hết sức nghi ngờ các ưu tư, chúng chiếm ngự lòng ta đến độ rốt cục ta chỉ còn nghĩ tới chính mình. Nhưng trong đoạn này, Người kết án chính của cải. Một lần nữa, Người vừa nhận xét rằng nó làm hư hỏng những kẻ tốt nhất. Anh thanh niên giàu hết sức tốt lành với những ước vọng muốn đi xa hơn. Tiếc thay, ta cảm thấy anh vướng víu vào tất cả những gì anh sở hữu đến độ ta sẽ chẳng bao giờ có thể đẩy anh ta tiến trên con đường của tình huynh đệ: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn.”
2. Sức giải thoát của Thiên Chúa
Trước hình ảnh ý nhị nhưng đáng sợ ấy, các môn đệ đo lường được khó khăn của việc theo Đức Giê-su: “Thế thì ai có thể được cứu?” Sở dĩ các ông thắc mắc thể ấy là vì theo cách hiểu về việc giữ đạo thời đó, càng giàu càng có nhiều thuận lợi. Có tiền thì người giàu có thể dâng lễ vật cho Thiên Chúa theo luật buộc để được xá tội, có thể dâng cúng một phần mười tài sản mà các tư tế đòi, hoặc có thể bố thí cho kẻ khó người nghèo… Dường như có một thỏa thuận ngầm giữa Thiên Chúa và những người giàu có. Như vậy, giàu có của cải chẳng phải là dấu chỉ kẻ đẹp lòng Thiên Chúa sao? Nếu người giàu không được cứu rỗi thì còn ai có thể được?
Người giàu không được chẳng phải vì họ giàu, nhưng vì sự giàu có và những trói buộc nó gây ra có sức độc chiếm mạnh đến nỗi con người hầu như chẳng còn sức lực và sự chú tâm mà địa vị tối thượng của Thiên Chúa đòi hỏi. Tuy nhiên, không những kẻ giàu chẳng được cứu mà bất cứ ai cũng vậy. Chẳng ai có thể tự cho mình đủ điều kiện và đủ khả năng để theo Đức Giê-su, để sống thật sự yêu thương, để vào Nước Thiên Chúa.
Sớm hay muộn, mỗi người đều đụng đến bức tường của sự bất khả này: “Lạy Chúa, nơi đó thì con không thể theo Chúa được.” Nhưng Đức Giê-su nói với kẻ giàu cũng như kẻ nghèo, một lời có sức biến nỗi thất vọng của chúng ta thành kinh nghiệm tin tưởng: “Đối với Thiên Chúa, mọi sự đều có thể được.” Đây không phải là lời nói của con người nhưng là của Thiên Chúa, điều đó đáng bỏ công tống khứ tất cả để lao mình vào sự tin tưởng này: “Với Ngài, chẳng có gì là bất khả.” Cánh tay của Người đủ mạnh để lôi chúng ta khỏi ích kỷ cũng như lo lắng. Nên khi Đức Giê-su nói: “Hãy tự giải thoát mình”, đó là một yêu cầu, nhưng cũng là một ơn ban. Ân sủng Thiên Chúa có thể giúp chúng ta thắng vượt mọi trở ngại.
Câu chuyện kết thúc khi Phê-rô hỏi: “Thầy coi, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy, chúng con sẽ được gì.” Đức Giê-su liền hé mở cho thấy niềm vui “gấp trăm lần” những gì đã bỏ, một niềm vui mà bất cứ ai đã từ khước mọi sự vì Người và vì Tin Mừng sẽ cảm nghiệm được ở “đời này” lẫn “đời sau”. Nhưng Người cũng không che giấu những “ngược đãi” đang chờ họ. Môn đệ phải tham gia vào việc rao giảng Tin Mừng với Đức Giê-su; nhưng cũng như Người, giữa niềm vui về những điều thiện hảo của Nước Thiên Chúa, họ phải chuẩn bị để chịu đựng những cuộc bách hại của thế gian. Những cuộc bách hại này cần thiết để thanh luyện họ, để làm cho họ khỏi hư hỏng bởi những đặc quyền đặc lợi mà vì yêu mến, dân Chúa vẫn có thể dành cho họ luôn luôn, để họ đỡ bị khống chế bởi nhiều ưu tiên họ có thể được hưởng với tư cách “người của Giáo Hội”, “thợ của Tin Mừng”. Bách hại giúp họ tự do để sống cho Thiên Chúa !
Hiệp nhất trong khác biệt
Lm. Minh Anh
14:30 08/10/2024
HIỆP NHẤT TRONG KHÁC BIỆT
“Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, mà loan báo Tin Mừng!”.
“Kitô giáo ở thế kỷ thứ nhất phát triển rất mạnh! Bằng chứng là nhiều người đã đổi thay tính bạo lực và độc tài của mình. Họ bị khuất phục bởi sự kiên định trong đức tin của những người theo đạo Kitô; bởi sự nhẫn nhịn phi thường của các Kitô hữu bị lừa dối; bởi sự trung thực nơi những người mà họ giao thương. Và nhất là bởi sự ‘hiệp nhất trong khác biệt’ nơi những vị lãnh đạo các giáo đoàn!” - Sử gia Justin.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay chứng thực nhận định của Justin. Đặc biệt là sự ‘hiệp nhất trong khác biệt’ nơi những con người lãnh đạo Hội Thánh sơ khai, những con người phải “đi khắp tứ phương thiên hạ mà loan báo Tin Mừng” - Thánh Vịnh đáp ca.
Sau 14 năm, Phaolô lên Giêrusalem - bài đọc một. Mục đích là để các nhà lãnh đạo tại đây - Phêrô, Giacôbê và Gioan - biết cách ông rao giảng Phúc Âm cho dân ngoại. Phaolô gặp các ngài vì biết có nhiều người tại Giêrusalem phản đối mạnh mẽ việc chấp nhận dân ngoại vào Hội Thánh. Lý do, “vì sợ rằng tôi ngược xuôi, và đã ngược xuôi vô ích”. Phaolô muốn bảo đảm rằng, việc rao giảng của mình phù hợp với giáo lý của ‘Hội Thánh Mẹ’. Không phải nghi ngờ tính đúng đắn của những gì mình làm, nhưng Phaolô lo lắng rằng, các giáo đoàn mới được thành lập cần giữ liên lạc với Hội Thánh Mẹ.
Các tông đồ tại Giêrusalem đã hoàn toàn ủng hộ ông. Họ nhận ra rằng, Phaolô được kêu gọi để rao giảng cho những người ‘không chịu cắt bì’ như Phêrô được kêu gọi để rao giảng cho những người ‘đã chịu cắt bì’. Phêrô và Phaolô, dẫu mỗi người rao giảng Phúc Âm trong các lĩnh vực khác nhau và có thể có những bất đồng cụ thể, nhưng họ vẫn ‘hiệp nhất trong khác biệt’; để sau đó, cả hai cùng chịu tử đạo vì danh Chúa Kitô.
Căn bản nhất, các tông đồ đã hiệp nhất với nhau trong đức tin. Điều này được tìm thấy trong Kinh Tin Kính hoặc Kinh Lạy Cha Chúa Giêsu dạy hôm nay. Họ hiệp nhất để kiến tạo không gian cho Vương Quốc, “Danh thánh Cha vinh hiển, Triều Đại Cha mau đến!”; hiệp nhất trong cầu nguyện và hoạt động để có của ăn cho mọi người, “Cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy!”; hiệp nhất trong việc nhìn nhận mình là tội nhân trước Chúa và sẵn lòng tha thứ cho người khác, “Xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con!”; và hiệp nhất để mạnh mẽ đương đầu với các thế lực sự ác, “Và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ!”.
Anh Chị em,
“Hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, mà loan báo Tin Mừng!”. Ngày nay, công cuộc loan báo Tin Mừng vẫn có những thách đố cần thảo luận và tranh luận. Sẽ luôn có những căng thẳng giữa cái được gọi là ‘đôi cánh thể chế’ và ‘đôi cánh tiên tri’. Chúng ta cần ‘thể chế’ với tư cách là những người bảo tồn tính chính thống, truyền thống và tính liên tục; nhưng cũng cần đôi cánh ‘tiên tri’ để khơi lên những thích ứng với các nhu cầu vốn thay đổi trong một thế giới liên tục thay đổi. Không thay đổi có nghĩa là ‘chết’; thay đổi quá nhiều đồng nghĩa với ‘tha hoá’. Vì thế, vai trò của Chúa Thánh Thần thật quan trọng, vì Thánh Thần là tác nhân duy nhất giữ cho Hội Thánh luôn ‘hiệp nhất trong khác biệt’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để những khác biệt làm con nên xa lạ. Cho con biết trân trọng sự đa dạng trong khác biệt hầu xây dựng một Hội Thánh luôn hiệp nhất yêu thương!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, mà loan báo Tin Mừng!”.
“Kitô giáo ở thế kỷ thứ nhất phát triển rất mạnh! Bằng chứng là nhiều người đã đổi thay tính bạo lực và độc tài của mình. Họ bị khuất phục bởi sự kiên định trong đức tin của những người theo đạo Kitô; bởi sự nhẫn nhịn phi thường của các Kitô hữu bị lừa dối; bởi sự trung thực nơi những người mà họ giao thương. Và nhất là bởi sự ‘hiệp nhất trong khác biệt’ nơi những vị lãnh đạo các giáo đoàn!” - Sử gia Justin.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay chứng thực nhận định của Justin. Đặc biệt là sự ‘hiệp nhất trong khác biệt’ nơi những con người lãnh đạo Hội Thánh sơ khai, những con người phải “đi khắp tứ phương thiên hạ mà loan báo Tin Mừng” - Thánh Vịnh đáp ca.
Sau 14 năm, Phaolô lên Giêrusalem - bài đọc một. Mục đích là để các nhà lãnh đạo tại đây - Phêrô, Giacôbê và Gioan - biết cách ông rao giảng Phúc Âm cho dân ngoại. Phaolô gặp các ngài vì biết có nhiều người tại Giêrusalem phản đối mạnh mẽ việc chấp nhận dân ngoại vào Hội Thánh. Lý do, “vì sợ rằng tôi ngược xuôi, và đã ngược xuôi vô ích”. Phaolô muốn bảo đảm rằng, việc rao giảng của mình phù hợp với giáo lý của ‘Hội Thánh Mẹ’. Không phải nghi ngờ tính đúng đắn của những gì mình làm, nhưng Phaolô lo lắng rằng, các giáo đoàn mới được thành lập cần giữ liên lạc với Hội Thánh Mẹ.
Các tông đồ tại Giêrusalem đã hoàn toàn ủng hộ ông. Họ nhận ra rằng, Phaolô được kêu gọi để rao giảng cho những người ‘không chịu cắt bì’ như Phêrô được kêu gọi để rao giảng cho những người ‘đã chịu cắt bì’. Phêrô và Phaolô, dẫu mỗi người rao giảng Phúc Âm trong các lĩnh vực khác nhau và có thể có những bất đồng cụ thể, nhưng họ vẫn ‘hiệp nhất trong khác biệt’; để sau đó, cả hai cùng chịu tử đạo vì danh Chúa Kitô.
Căn bản nhất, các tông đồ đã hiệp nhất với nhau trong đức tin. Điều này được tìm thấy trong Kinh Tin Kính hoặc Kinh Lạy Cha Chúa Giêsu dạy hôm nay. Họ hiệp nhất để kiến tạo không gian cho Vương Quốc, “Danh thánh Cha vinh hiển, Triều Đại Cha mau đến!”; hiệp nhất trong cầu nguyện và hoạt động để có của ăn cho mọi người, “Cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy!”; hiệp nhất trong việc nhìn nhận mình là tội nhân trước Chúa và sẵn lòng tha thứ cho người khác, “Xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con!”; và hiệp nhất để mạnh mẽ đương đầu với các thế lực sự ác, “Và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ!”.
Anh Chị em,
“Hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, mà loan báo Tin Mừng!”. Ngày nay, công cuộc loan báo Tin Mừng vẫn có những thách đố cần thảo luận và tranh luận. Sẽ luôn có những căng thẳng giữa cái được gọi là ‘đôi cánh thể chế’ và ‘đôi cánh tiên tri’. Chúng ta cần ‘thể chế’ với tư cách là những người bảo tồn tính chính thống, truyền thống và tính liên tục; nhưng cũng cần đôi cánh ‘tiên tri’ để khơi lên những thích ứng với các nhu cầu vốn thay đổi trong một thế giới liên tục thay đổi. Không thay đổi có nghĩa là ‘chết’; thay đổi quá nhiều đồng nghĩa với ‘tha hoá’. Vì thế, vai trò của Chúa Thánh Thần thật quan trọng, vì Thánh Thần là tác nhân duy nhất giữ cho Hội Thánh luôn ‘hiệp nhất trong khác biệt’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để những khác biệt làm con nên xa lạ. Cho con biết trân trọng sự đa dạng trong khác biệt hầu xây dựng một Hội Thánh luôn hiệp nhất yêu thương!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tóm tắt Thượng hội đồng - Ngày 5: Thừa nhận nỗi đau của những nạn nhân chiến tranh
Thanh Quảng sdb
03:58 08/10/2024
Tóm tắt Thượng hội đồng - Ngày 5: Thừa nhận nỗi đau của những nạn nhân chiến tranh
Cuộc họp báo ngày 5 của Thượng hội đồng cho thấy những tham dự viên tham gia Ngày cầu nguyện và ăn chay vì hòa bình và dành một khoảnh khắc đặc biệt tưởng nhớ tới biến cố Hamas tấn công tàn bạo vào Israel làm bùng nổ sự leo thang chiến tranh sau đó, và tập chú vào vai trò phụ nữ trong Giáo hội và việc xây dựng những nhịp cầu.
(Tiziana Campisi và Giampaolo Mattei)
Các phiên họp của Thượng hội đồng vào sáng thứ Hai, với 351 người tham dự, "đã diễn ra sau một lời cầu nguyện và khoảnh khắc thinh lặng cảm thương nỗi đau với dân chúng Trung Đông vì chiến tranh sau cuộc dội bom ngày 7 tháng 10 bùng nổ!"
ĐHY Paolo Ruffini, Chủ tịch Bộ Truyền thông, đã thông báo. Ngài cũng lưu ý rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gửi một lá thư cho những người Công Giáo ở Trung Đông "vào ngày buồn tẻ này".
Hơn nữa, Tiến sĩ Ruffini còn cho hay Đức Hồng Y Grech đã nhắc nhở những người tham dự Thượng hội đồng rằng Thứ Hai là “ngày cầu nguyện và ăn chay”, theo yêu cầu của Đức Giáo Hoàng, đọc Kinh Mân Côi cầu nguyện cho Hòa bình vào tối Chủ Nhật tại Vương cung thánh đường Đức Mẹ Cả.
Tiến sĩ Ruffini cho hay Đức Hồng Y Konrad Krajewski, quản gia công cuộc từ thiện Giáo hoàng, đã công bố một nỗ lực gây quỹ bắt đầu vào buổi chiều. Quỹ sẽ hỗ trợ cụ thể cho giáo xứ Công Giáo duy nhất ở Gaza và linh mục chính xứ, Cha Gabriel Romanelli, “người mà Đức Giáo Hoàng gọi điện thoại mỗi ngày để bày tỏ mối quan tâm của mình với những người đau khổ”.
9 trong số 21 tân Hồng Y được Đức Giáo Hoàng công bố vào Chủ Nhật sẽ tham gia sáng kiến này. Các ứng viên đó là: Luis Gerardo Cabrera Herrera, Tarcisio Isao Kikuchi, Pablo Virgilio Siongco David, Ladislav Nemet, Jaime Spengler, Ignace Bessi Dogbo, Dominique Mathieu, Roberto Repole và Timothy Peter Joseph Radcliffe.
Công việc của Thượng hội đồng
Cô Sheila Pires, thư ký của Ủy ban Thông tin, thông báo:
Thượng hội đồng kỳ tư đã được lên lịch vào thứ Ba: "Thượng hội đồng có kế hoạch bầu các thành viên cho các ủy ban soạn thảo Văn kiện cuối cùng, theo Điều 13 của các quy định nội bộ. Sau đó, các báo cáo từ các bảng ngôn ngữ sẽ được trình bày".
Theo mô hình đã được thông qua trong tuần đầu tiên, các thành viên của Thượng hội đồng sẽ bỏ phiếu chương trình nghị sự để thảo luận và ngày họp sẽ tiếp tục với các cuộc thảo luận mở.
Cô Pires lưu ý rằng hai diễn đàn đầu tiên về thần học mục vụ đã được lên lịch vào chiều thứ Tư với các chủ đề: "dân Chúa, Chủ thể của Sứ mệnh" và "Vai trò và Quyền hạn của Giám mục trong Thượng hội đồng".
Hành trình Thượng hội đồng ở Châu Á
Giáo hội phải xây dựng những nhịp cầu và biến mình thành một cây cầu. Điều này có nghĩa là phải chú ý đến các nền văn hóa và tôn giáo đa dạng, vun đắp đối thoại và tính đồng nghị.
Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng giám mục Bombay, đã bày tỏ sự khẳng định này. Ngài là thành viên của hội đồng thường trực của Ban thư ký Thượng hội đồng, Hội đồng Hồng Y và nhóm làm việc mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô thành lập vào đầu triều đại giáo hoàng của mình để trợ giúp ngài đều hành Giáo hội.
Trong buổi họp báo hôm thứ Hai, Đức Hồng Y nhấn mạnh đến tiến triển trong tính công nghị đòi hỏi sắc thái liên văn hóa. Ngài nói thêm rằng kể từ Công đồng Vatican II, sự chấp nhận và tôn trọng người khác là những khái niệm đã được thiết lập rộng rãi.
Đức Hồng Y Gracias đã xử dụng ví dụ về hành trình công nghị ở Châu Á, nơi một Hội đồng nhóm họp vào năm 2022 đã giải quyết các chủ đề hiện đang được thảo luận tại Thượng hội đồng, ĐHY lưu ý đến nhu cầu đổi mới các hoạt động mục vụ.
Hai điểm chính là làm việc và cùng nhau bước đi. Đức Hồng Y giải thích rằng điều cần thiết là xây dựng Vương quốc của Thiên Chúa ở các quốc gia có nền văn hóa địa phương đa dạng - không phải bằng cách cải đạo - những khác biệt phải được coi trọng. Một cách tiếp cận công nghị cần thiết để tránh áp đặt các quan niệm hoặc các khái niệm.
Đức Hồng Y Gracias trong Ngày cầu nguyện cho hòa bình và thúc đẩy tình huynh đệ
Ở Châu Á, các cuộc họp tiếp tục cho đến năm 2023, khi hai trăm giám mục tụ họp để thảo luận về việc tôn trọng các tôn giáo, các phong trào giáo dân và việc thánh hiến bằng phép rửa tội của mỗi cá nhân.
Đức Hồng Y Gracias nhấn mạnh rằng sự hợp tác rất quan trọng đối với mối quan hệ với các tôn giáo khác, rằng Giáo hội "không còn có thể gọi họ là các tôn giáo khác, mà là các tôn giáo bạn".
Các giám mục ở Châu Á cũng thừa nhận tầm quan trọng của thế giới kỹ thuật số và coi Thượng hội đồng là sự tiếp nối công việc của họ. Đức Hồng Y tiếp tục: "Tôi chắc chắn rằng mọi thứ sẽ tốt hơn và sẽ có nhiều tình huynh đệ và tình yêu hơn đối với Giáo hội".
Một gia đình
Trong buổi họp báo, Đức Tổng Giám Mục Gintaras Grušas, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Châu Âu và Tổng Giám mục Vilnius, đã tập trung vào ngày cầu nguyện và ăn chay cho hòa bình thế giới được nêu bật trong thượng hội đồng vào sáng Thứ Hai.
Ngài giải thích rằng sự đoàn kết với những người đang chịu đựng hậu quả của chiến tranh - như ở Trung Đông và Ukraine - thúc đẩy trải nghiệm rằng "tất cả chúng ta là một gia đình cầu nguyện cho hòa bình và thống nhất".
Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh nhu cầu củng cố mối quan hệ giữa các Giáo hội khi nói rằng, "đối thoại là sứ mệnh của chúng ta".
Lắng nghe ngày càng chú ý
Lắng nghe lẫn nhau là một kỹ năng đang phát triển trong Thượng hội đồng, Sơ Mary Teresa Barron, Chủ tịch Liên minh Quốc tế các Bề trên Tổng quyền (UISG), nhận xét.
Sơ tin rằng khả năng lắng nghe lẫn nhau cũng đã được cải thiện, cho phép phân định rõ hơn về niềm tin của người khác. Lắng nghe giúp mọi người gần gũi hơn với những người bị loại trừ và thiệt thòi.
Về phần mình, Liên minh Quốc tế các Bề trên Tổng quyền (UISG), là một sáng kiến của hội đồng, đã thành lập một văn phòng dành riêng cho tính hội đồng, với một nhóm liên văn hóa tập trung vào việc ưu tiên lắng nghe và các mối quan hệ để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp hơn. Trên hết, mục đích là giúp đỡ những người ở vùng ngoại vi, Sơ Barron làm rõ, đặc biệt tập trung vào cách tiếp tục hành trình đồng nghị ở Syria, Lebanon, Nga, Ukraine, Việt Nam, Myanmar và Indonesia.
Khi được hỏi phụ nữ có thể có chỗ nào trong Giáo hội ngày nay, Sơ trả lời rằng, "Có nhiều khả năng và cơ hội lãnh đạo, nhưng chúng cần được khám phá và đánh giá."
Sơ nói rằng thực tế thì khác vì ở một số quốc gia có thể có những nhà lãnh đạo là phụ nữ trong Giáo hội và ở những quốc gia khác thì không, nhưng trọng tâm không phải là chức thánh. Và mặc dù đúng là có những phụ nữ cảm thấy được kêu gọi đến với chức linh mục, nhưng lĩnh vực này đề cập đến những chủ đề rộng hơn như tiếng gọi của Chúa Thánh Thần đến với các chức thánh, vốn không phải là chủ đề của Thượng hội đồng này.
Tuy nhiên, Đức Hồng Y Gracias lưu ý rằng phụ nữ là trung tâm của sự chú ý trong Giáo hội, báo cáo cho hay trong ba công nghị Hồng Y gần đây nhất, vai trò của phụ nữ trong Giáo hội đã được thảo luận theo quan điểm thần học và mục vụ.
Về các chức thánh, đặc sủng và ơn gọi, Đức Tổng Giám Mục Grušas lưu ý rằng vai trò của giáo dân và gia đình có thể được thể hiện khác nhau ở nhiều phương diện, và do đó, vai trò của nam và phụ nữ phải được đánh giá cho phù hợp.
Sau đó, các câu hỏi đã được đặt ra về nhóm nghiên cứu liên quan đến việc bổ nhiệm giám mục, và Đức Hồng Y Gracias đã làm rõ rằng có hai nhóm tập trung vào: một nhóm tập trung vào vai trò của Giám mục và nhóm còn lại tập trung vào quy trình bổ nhiệm.
“Hình ảnh giám mục là nền tảng đối với Giáo hội và việc bổ nhiệm giám mục phải được thực hiện theo cách tốt nhất có thể”, Đức Hồng Y khẳng định, đồng thời làm rõ rằng hai nhóm đã bắt đầu hợp tác trong lĩnh vực quan trọng và thiết yếu này cho Giáo hội.
Tổng kết Thượng hội đồng - ngày 7 tháng 10 năm 2024
Cuộc họp báo ngày 5 của Thượng hội đồng cho thấy những tham dự viên tham gia Ngày cầu nguyện và ăn chay vì hòa bình và dành một khoảnh khắc đặc biệt tưởng nhớ tới biến cố Hamas tấn công tàn bạo vào Israel làm bùng nổ sự leo thang chiến tranh sau đó, và tập chú vào vai trò phụ nữ trong Giáo hội và việc xây dựng những nhịp cầu.
(Tiziana Campisi và Giampaolo Mattei)
Các phiên họp của Thượng hội đồng vào sáng thứ Hai, với 351 người tham dự, "đã diễn ra sau một lời cầu nguyện và khoảnh khắc thinh lặng cảm thương nỗi đau với dân chúng Trung Đông vì chiến tranh sau cuộc dội bom ngày 7 tháng 10 bùng nổ!"
ĐHY Paolo Ruffini, Chủ tịch Bộ Truyền thông, đã thông báo. Ngài cũng lưu ý rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gửi một lá thư cho những người Công Giáo ở Trung Đông "vào ngày buồn tẻ này".
Hơn nữa, Tiến sĩ Ruffini còn cho hay Đức Hồng Y Grech đã nhắc nhở những người tham dự Thượng hội đồng rằng Thứ Hai là “ngày cầu nguyện và ăn chay”, theo yêu cầu của Đức Giáo Hoàng, đọc Kinh Mân Côi cầu nguyện cho Hòa bình vào tối Chủ Nhật tại Vương cung thánh đường Đức Mẹ Cả.
Tiến sĩ Ruffini cho hay Đức Hồng Y Konrad Krajewski, quản gia công cuộc từ thiện Giáo hoàng, đã công bố một nỗ lực gây quỹ bắt đầu vào buổi chiều. Quỹ sẽ hỗ trợ cụ thể cho giáo xứ Công Giáo duy nhất ở Gaza và linh mục chính xứ, Cha Gabriel Romanelli, “người mà Đức Giáo Hoàng gọi điện thoại mỗi ngày để bày tỏ mối quan tâm của mình với những người đau khổ”.
9 trong số 21 tân Hồng Y được Đức Giáo Hoàng công bố vào Chủ Nhật sẽ tham gia sáng kiến này. Các ứng viên đó là: Luis Gerardo Cabrera Herrera, Tarcisio Isao Kikuchi, Pablo Virgilio Siongco David, Ladislav Nemet, Jaime Spengler, Ignace Bessi Dogbo, Dominique Mathieu, Roberto Repole và Timothy Peter Joseph Radcliffe.
Công việc của Thượng hội đồng
Cô Sheila Pires, thư ký của Ủy ban Thông tin, thông báo:
Thượng hội đồng kỳ tư đã được lên lịch vào thứ Ba: "Thượng hội đồng có kế hoạch bầu các thành viên cho các ủy ban soạn thảo Văn kiện cuối cùng, theo Điều 13 của các quy định nội bộ. Sau đó, các báo cáo từ các bảng ngôn ngữ sẽ được trình bày".
Theo mô hình đã được thông qua trong tuần đầu tiên, các thành viên của Thượng hội đồng sẽ bỏ phiếu chương trình nghị sự để thảo luận và ngày họp sẽ tiếp tục với các cuộc thảo luận mở.
Cô Pires lưu ý rằng hai diễn đàn đầu tiên về thần học mục vụ đã được lên lịch vào chiều thứ Tư với các chủ đề: "dân Chúa, Chủ thể của Sứ mệnh" và "Vai trò và Quyền hạn của Giám mục trong Thượng hội đồng".
Hành trình Thượng hội đồng ở Châu Á
Giáo hội phải xây dựng những nhịp cầu và biến mình thành một cây cầu. Điều này có nghĩa là phải chú ý đến các nền văn hóa và tôn giáo đa dạng, vun đắp đối thoại và tính đồng nghị.
Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng giám mục Bombay, đã bày tỏ sự khẳng định này. Ngài là thành viên của hội đồng thường trực của Ban thư ký Thượng hội đồng, Hội đồng Hồng Y và nhóm làm việc mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô thành lập vào đầu triều đại giáo hoàng của mình để trợ giúp ngài đều hành Giáo hội.
Trong buổi họp báo hôm thứ Hai, Đức Hồng Y nhấn mạnh đến tiến triển trong tính công nghị đòi hỏi sắc thái liên văn hóa. Ngài nói thêm rằng kể từ Công đồng Vatican II, sự chấp nhận và tôn trọng người khác là những khái niệm đã được thiết lập rộng rãi.
Đức Hồng Y Gracias đã xử dụng ví dụ về hành trình công nghị ở Châu Á, nơi một Hội đồng nhóm họp vào năm 2022 đã giải quyết các chủ đề hiện đang được thảo luận tại Thượng hội đồng, ĐHY lưu ý đến nhu cầu đổi mới các hoạt động mục vụ.
Hai điểm chính là làm việc và cùng nhau bước đi. Đức Hồng Y giải thích rằng điều cần thiết là xây dựng Vương quốc của Thiên Chúa ở các quốc gia có nền văn hóa địa phương đa dạng - không phải bằng cách cải đạo - những khác biệt phải được coi trọng. Một cách tiếp cận công nghị cần thiết để tránh áp đặt các quan niệm hoặc các khái niệm.
Đức Hồng Y Gracias trong Ngày cầu nguyện cho hòa bình và thúc đẩy tình huynh đệ
Ở Châu Á, các cuộc họp tiếp tục cho đến năm 2023, khi hai trăm giám mục tụ họp để thảo luận về việc tôn trọng các tôn giáo, các phong trào giáo dân và việc thánh hiến bằng phép rửa tội của mỗi cá nhân.
Đức Hồng Y Gracias nhấn mạnh rằng sự hợp tác rất quan trọng đối với mối quan hệ với các tôn giáo khác, rằng Giáo hội "không còn có thể gọi họ là các tôn giáo khác, mà là các tôn giáo bạn".
Các giám mục ở Châu Á cũng thừa nhận tầm quan trọng của thế giới kỹ thuật số và coi Thượng hội đồng là sự tiếp nối công việc của họ. Đức Hồng Y tiếp tục: "Tôi chắc chắn rằng mọi thứ sẽ tốt hơn và sẽ có nhiều tình huynh đệ và tình yêu hơn đối với Giáo hội".
Một gia đình
Trong buổi họp báo, Đức Tổng Giám Mục Gintaras Grušas, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Châu Âu và Tổng Giám mục Vilnius, đã tập trung vào ngày cầu nguyện và ăn chay cho hòa bình thế giới được nêu bật trong thượng hội đồng vào sáng Thứ Hai.
Ngài giải thích rằng sự đoàn kết với những người đang chịu đựng hậu quả của chiến tranh - như ở Trung Đông và Ukraine - thúc đẩy trải nghiệm rằng "tất cả chúng ta là một gia đình cầu nguyện cho hòa bình và thống nhất".
Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh nhu cầu củng cố mối quan hệ giữa các Giáo hội khi nói rằng, "đối thoại là sứ mệnh của chúng ta".
Lắng nghe ngày càng chú ý
Lắng nghe lẫn nhau là một kỹ năng đang phát triển trong Thượng hội đồng, Sơ Mary Teresa Barron, Chủ tịch Liên minh Quốc tế các Bề trên Tổng quyền (UISG), nhận xét.
Sơ tin rằng khả năng lắng nghe lẫn nhau cũng đã được cải thiện, cho phép phân định rõ hơn về niềm tin của người khác. Lắng nghe giúp mọi người gần gũi hơn với những người bị loại trừ và thiệt thòi.
Về phần mình, Liên minh Quốc tế các Bề trên Tổng quyền (UISG), là một sáng kiến của hội đồng, đã thành lập một văn phòng dành riêng cho tính hội đồng, với một nhóm liên văn hóa tập trung vào việc ưu tiên lắng nghe và các mối quan hệ để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp hơn. Trên hết, mục đích là giúp đỡ những người ở vùng ngoại vi, Sơ Barron làm rõ, đặc biệt tập trung vào cách tiếp tục hành trình đồng nghị ở Syria, Lebanon, Nga, Ukraine, Việt Nam, Myanmar và Indonesia.
Khi được hỏi phụ nữ có thể có chỗ nào trong Giáo hội ngày nay, Sơ trả lời rằng, "Có nhiều khả năng và cơ hội lãnh đạo, nhưng chúng cần được khám phá và đánh giá."
Sơ nói rằng thực tế thì khác vì ở một số quốc gia có thể có những nhà lãnh đạo là phụ nữ trong Giáo hội và ở những quốc gia khác thì không, nhưng trọng tâm không phải là chức thánh. Và mặc dù đúng là có những phụ nữ cảm thấy được kêu gọi đến với chức linh mục, nhưng lĩnh vực này đề cập đến những chủ đề rộng hơn như tiếng gọi của Chúa Thánh Thần đến với các chức thánh, vốn không phải là chủ đề của Thượng hội đồng này.
Tuy nhiên, Đức Hồng Y Gracias lưu ý rằng phụ nữ là trung tâm của sự chú ý trong Giáo hội, báo cáo cho hay trong ba công nghị Hồng Y gần đây nhất, vai trò của phụ nữ trong Giáo hội đã được thảo luận theo quan điểm thần học và mục vụ.
Về các chức thánh, đặc sủng và ơn gọi, Đức Tổng Giám Mục Grušas lưu ý rằng vai trò của giáo dân và gia đình có thể được thể hiện khác nhau ở nhiều phương diện, và do đó, vai trò của nam và phụ nữ phải được đánh giá cho phù hợp.
Sau đó, các câu hỏi đã được đặt ra về nhóm nghiên cứu liên quan đến việc bổ nhiệm giám mục, và Đức Hồng Y Gracias đã làm rõ rằng có hai nhóm tập trung vào: một nhóm tập trung vào vai trò của Giám mục và nhóm còn lại tập trung vào quy trình bổ nhiệm.
“Hình ảnh giám mục là nền tảng đối với Giáo hội và việc bổ nhiệm giám mục phải được thực hiện theo cách tốt nhất có thể”, Đức Hồng Y khẳng định, đồng thời làm rõ rằng hai nhóm đã bắt đầu hợp tác trong lĩnh vực quan trọng và thiết yếu này cho Giáo hội.
Tổng kết Thượng hội đồng - ngày 7 tháng 10 năm 2024
Nhân dịp bổ nhiệm tân Hồng Y Iran, thử hỏi các Hồng Y của Đức Phanxicô có phải là những con bồ câu của ngài đối với Trung Đông không?
Vũ Văn An
13:42 08/10/2024
Ed. Condon, đồng chủ bút The Pillar, ngày 8 tháng 10 năm 2024, cho hay: khi Israel và thế giới kỷ niệm một năm vụ thảm sát ngày 7 tháng 10, các nguyên thủ quốc gia tiếp tục kêu gọi hòa bình và Tel Aviv kiềm chế để đáp trả các cuộc tấn công bằng tên lửa gần đây của Iran.
Trong khi đó, bày tỏ nỗi buồn và sự gần gũi với các nạn nhân của bạo lực vào ngày kỷ niệm các cuộc tấn công, vào tuần trước, phái viên hòa bình riêng của Đức Phanxicô đã đưa ra một đánh giá đáng chú ý về thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, và vào Chúa Nhật, Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm Tổng giám mục Tehran, Dominique Joseph Mathieu OFM Conv., làm Hồng Y.
Cả hai can thiệp đều đáng chú ý, vì chúng dường như báo hiệu sự sẵn sàng trực tiếp hơn trong việc tham gia vào địa chính trị của một cuộc xung đột đang diễn ra ở Trung Đông so với việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Vatican của ngài đã bày tỏ đối với các khu vực khác.
Nhưng Vatican có đang chỉ trích Trung Đông một cách đặc biệt hay Tòa thánh đang cố gắng tạo cho mình một vị trí tại bàn đàm phán để làm việc vì hòa bình?
Trong phiên hỏi đáp vào ngày 2 tháng 10, sau buổi giới thiệu cuốn sách mới của mình, “Thiên Chúa của các vị Cha: Tiểu thuyết vĩ đại của Kinh thánh”, Hồng Y Matteo Zuppi đã được hỏi rằng, với tư cách là phái viên hòa bình hoàn cầu của Đức Giáo Hoàng, ngài muốn nói gì với Netanyahu.
“Ông ấy không làm điều tốt cho người dân của mình”, Hồng Y trả lời một cách đơn giản, “không phải cho những người khác, điều đó là hiển nhiên”.
Trong khi dễ tìm thấy những lời chỉ trích đối với chính phủ của Netanyahu và các phương tiện mà chính phủ này đã sử dụng để tiến hành cuộc xung đột ở Gaza và bây giờ là Lebanon, kể cả từ Vatican, thì việc thẳng thừng cáo buộc một người đứng đầu chính phủ không làm việc vì lợi ích của đất nước mình là điều cực kỳ nghiêm trọng và mang tính đích danh— một số người có thể nói là thiếu ngoại giao — đến từ một người đang nắm giữ một chiếu thư (brief) ngoại giao quốc tế cấp cao.
ĐHY Zuppi có hình thức trong vấn đề này, trước đây đã gọi Hamas là "kẻ thù tồi tệ nhất của người dân Palestine", nhưng có vẻ như chỉ ở Trung Đông, ngài mới thẳng thắn như vậy.
Kể từ khi được chỉ định làm đặc sứ riêng của Đức Giáo Hoàng vào năm 2023, ĐHY Zuppi đã tham gia vào các cuộc đàm phán với các chính phủ về các cuộc xung đột trên hoàn cầu, gặp gỡ các quan chức từ và tại Washington, Kyiv, Moscow và Bắc Kinh để thúc đẩy hòa bình.
Khi làm như vậy, ĐHY Zuppi thường rất thận trọng trong cách tiếp cận của mình — ví dụ, ngài ca ngợi các cuộc trò chuyện "thân thiện" của mình với chính phủ Trung Quốc, bất chấp cuộc diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ trong nước và tình trạng "biến mất" của một số giáo sĩ Công Giáo trong nước.
Khi các câu hỏi tuần trước chuyển từ Israel sang cuộc xâm lược Ukraine của Nga, vị Hồng Y ngay lập tức trở nên thận trọng hơn. "Chúng ta phải mang lại hòa bình và công lý cho nhau, công lý phải gặp hòa bình và ngược lại", ngài nói.
Sau khi ĐHY Zuppi được bổ nhiệm làm đại diện tự do của giáo hoàng, nền ngoại giao Vatican đã bị soi mói chặt chẽ vì đôi khi có vẻ quá ngoại giao và phức tạp đến mức gây nhầm lẫn khi giải quyết các vấn đề như Trung Quốc hoặc chiến tranh ở Ukraine.
Nhưng cuộc xung đột ở Trung Đông đã nổi lên như một ngoại lệ đáng chú ý đối với sự dè dặt ngoại giao của Vatican.
Sau các hành động tàn bạo của Hamas một năm trước, Tòa thánh đã lên án một cách rõ ràng, với việc Quốc vụ khanh Hồng Y Pietro Parolin nhắc đến vào thời điểm đó là "cuộc chiến đã được kích động" bằng việc giết hại rất nhiều thường dân "hoàn toàn vô tội".
Nhưng nếu casus belli [lý lẽ bênh vực chiến tranh] đã rõ ràng vào tháng 10 năm ngoái, thì đến tháng 2, Parolin cũng rõ ràng không kém về việc Israel tiến hành cuộc chiến đó nhưng (với) những gì Rome dường như coi là phương tiện bất hợp pháp. “Quyền bảo vệ Israel phải tương xứng”, vị Hồng Y cho biết, “và chắc chắn với 30,000 người tử vong [phản ứng của Israel] thì không phải như vậy".
Mặt khác, khi cuộc chiến ở Ukraine tiếp tục leo thang sau cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga, Tòa thánh đã ít chỉ trích trực tiếp hơn về sự lãnh đạo và chiến thuật của cả hai bên, thay vào đó tập trung nỗ lực và sự chú ý của mình vào những nỗ lực của Hồng Y Zuppi nhằm đàm phán để trả lại những người Ukraine bị bắt cóc, bao gồm cả trẻ em, bị buôn bán từ các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng vào Nga.
Sự mẫn cảm đó đã dẫn đến một số trường hợp mà người Ukraine, bao gồm cả người Công Giáo Ukraine, đã lên tiếng chỉ trích Vatican không có lập trường đủ cứng rắn khi nói về Nga.
Đây cũng được coi là lý do rộng rãi khiến Đức Giáo Hoàng phản đối, cho đến cuối tuần trước, việc bổ nhiệm một Hồng Y từ Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine — mặc dù đây là Giáo hội Đông phương lớn nhất hiệp thông với Rome. Nhiều người dự đoán, và nhiều người khác ủng hộ, rằng Đức Phanxicô nên phong chức Tổng giám mục Sviatoslav Shevchuk, cả trước và sau cuộc xâm lược của Nga.
Ngoài việc công nhận vị trí của Giáo hội Ukraine trong cộng đồng Công Giáo, việc bổ nhiệm một Hồng Y ở Kyiv đã được nhiều người cho là một cử chỉ có khả năng gây ấn tượng mạnh mẽ về sự đoàn kết của giáo hoàng với Giáo hội và người dân Ukraine.
Thay vào đó, ngài đã chọn vào hôm Chúa Nhật
lời tuyên bố sẽ bổ nhiệm người đứng đầu Giáo phận Ukraine tại Melbourne, Úc, trong một động thái mà trên lý thuyết, tạo ra hai khoảng trống đáng chú ý trong một mật nghị tương lai mà không cần phải lựa chọn giữa các giám mục Latinh địa phương lớn ở Úc hoặc xem nhẹ cán cân địa chính trị-giáo hội tế nhị giữa Ukraine và Nga. Tuy nhiên, Đức Phanxicô dường như không tỏ ra tinh tế như vậy khi bổ nhiệm Tổng giám mục Tehran-Isfahan vào Hồng Y đoàn. Trong ba năm tại vị, Tổng giám mục Mathieu không cho thấy mình là người tạo ra các tiêu đề quốc tế và nếu không có cuộc xung đột hiện tại, Tehran sẽ dễ dàng đủ điều kiện là một chức vụ "ngoại vi" trong Giáo hội hoàn cầu.
Nhưng bằng cách tuyên bố bổ nhiệm ngài vào Hồng Y đoàn ngay sau cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran vào Israel và vào đêm trước lễ kỷ niệm ngày 7 tháng 10, thật khó để không đọc được ý nghĩa rộng hơn và cấp thiết hơn đối với cuộc bổ nhiệm này. Trong khi thế giới chờ đợi sự trả đũa cuối cùng từ Tel Aviv chống lại Iran, Đức Phanxicô đã ban hành một lá thư cho những người Công Giáo Trung Đông vào ngày kỷ niệm 7 tháng 10, than thở về "sự bất lực đáng xấu hổ của cộng đồng quốc tế và các quốc gia hùng mạnh nhất trong việc làm im tiếng súng và chấm dứt thảm kịch chiến tranh". "Sự tức giận đang gia tăng, cùng với mong muốn trả thù, trong khi có vẻ như ít người quan tâm đến điều cần thiết nhất và mong muốn nhất: đối thoại và hòa bình", Đức Giáo Hoàng nói. Và có thể quyết định bổ nhiệm một Hồng Y ở Tehran của Đức Giáo Hoàng có thể là một nỗ lực được tính toán để buộc Vatican phải đóng vai trò trực tiếp hơn trong các cuộc đàm phán hòa bình, như một lời khen ngợi Đức Hồng Y Pierrebattista Pizzaballa ở Jerusalem.
Một cách hiểu hời hợt về việc thăng chức cho Mathieu là một loại dấu hiệu công khai của sự đồng cảm của giáo hoàng đối với Iran chống lại Israel, giống như nhiều người hy vọng khi kêu gọi thăng chức cho Shevchuk trước và sau cuộc xâm lược của Nga.
Một cách diễn giải tinh tế và độc lập hơn về cảnh này có thể cho rằng Đức Phanxicô đang nâng cao tiếng nói bên trong Iran để kêu gọi hòa bình và kiềm chế, giống như Pizzaballa đã làm ở Israel, trao cho Mathieu một vị thế quốc tế và — hy vọng — vỏ bọc ngoại giao để trở thành tiếng nói công khai hơn ở một trong những quốc gia đàn áp nhất về mặt chính trị và xã hội trên thế giới. Nếu vị Hồng Y mới chứng tỏ có khả năng (và sẵn sàng) làm như vậy, thì lời chỉ trích đích danh của Zuppi đối với Netanyahu và lời kêu gọi rõ ràng của Vatican về "tính tương xứng" của Israel có thể trở thành uy tín ngoại giao trong ngân hàng để Mathieu dựa vào. Tất nhiên, nếu Mathieu không nổi lên như một tiếng nói mới cho hòa bình hoặc một nhân tố ngoại giao trong cuộc xung đột khu vực đang leo thang, nhiều người sẽ coi việc bổ nhiệm ngài, trong trường hợp tốt nhất, là một cơ hội bị lãng phí.
Nhân dịp bổ nhiệm tân Hồng Y Iran, tìm hiểu Giáo Hội Công Giáo ở nước này
Vũ Văn An
14:11 08/10/2024
Michelle La Rosa trên The Pillar, ngày 9 tháng 10 năm 2024, viết rằng ngày 5 tháng 10, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công bố việc phong chức 21 Hồng Y mới. Trong số những người được chọn để đội mũ đỏ có Tổng giám mục Dominique Mathieu, O.F.M. Conv. của Tehran.
Căn cứ vào bất cứ lý do nào, giám mục của thủ đô Iran là một lựa chọn từ vùng ngoại vi của Giáo hội. Iran không phải là trung tâm của Công Giáo. Trên thực tế, đây là một trong những quốc gia ít người theo Công Giáo nhất trên thế giới, với người Công Giáo chỉ chiếm chưa đến 1% dân số.
Giáo Hội Công Giáo ở Iran như thế nào?
Sau đây là 7 điều cần biết:
Thực tế có ba Giáo Hội Công Giáo hiện diện ở Iran.
Giáo hội lớn nhất là Giáo Hội Công Giáo Can-đê, cử hành phụng vụ bằng tiếng Aram.
Giáo Hội Công Giáo Armenia cũng hiện diện ở đất nước này. Cả Giáo Hội Công Giáo Armenia và Can-đê đều hiệp thông hoàn toàn với Tòa thánh.
Giáo hội Latinh ở Iran cực kỳ bé nhỏ. Hầu hết người Công Giáo Latinh ở nước này là người nước ngoài.
Theo số liệu thống kê của Vatican, chỉ có 5 linh mục trên toàn quốc vào năm 2020 và 9,000 người Công Giáo đã được rửa tội.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ước tính có 21,000 người Công Giáo Rôma ở Iran vào năm 2022.
Con số chính xác về Giáo Hội Công Giáo ở Iran có thể khó xác định. Một lý do là tình hình bất ổn ở quốc gia này đã dẫn đến tình trạng di cư đáng kể, nghĩa là số lượng có thể thay đổi rất nhiều từ năm này sang năm khác.
Ngoài ra, việc cải đạo từ quốc giáo là Hồi giáo sang Ki-tô giáo là bất hợp pháp và những người gia nhập Giáo Hội Công Giáo thường làm như vậy một cách lặng lẽ để tránh sự chú ý và trừng phạt của chính phủ.
Iran luôn được coi là một trong những quốc gia tồi tệ nhất trên thế giới đối với các Ki-tô hữu. Các Ki-tô hữu ở Iran phải đối diện với sự bách hại nghiêm trọng.
Trong khi các Ki-tô hữu được chính phủ chính thức công nhận là một nhóm tôn giáo thiểu số và được phép thờ phượng, thì các nhà thờ của họ lại bị giám sát chặt chẽ và quyền của họ bị hạn chế rất nhiều. Việc làm xáo trộn Kinh thánh bằng tiếng Ba Tư địa phương là bất hợp pháp, cũng như bất cứ hình thức cải đạo nào.
Các nhóm nhân quyền cho biết chính phủ có tiền sử bắt giữ hoặc hành quyết những người theo đạo thiểu số và người biểu tình, buộc tội họ phạm các tội bao gồm báng bổ, "thù địch với Chúa", tuyên truyền chống chế độ hoặc vi phạm quy định nghiêm ngặt về trang phục Hồi giáo của đất nước.
Năm 2021, Iran đã không gia hạn thị thực cho một nữ tu 75 tuổi đã sống ở đất nước này hàng thập niên, chăm sóc những người mắc bệnh phong và giáo dục trẻ mồ côi và người tị nạn.
Bà và người nữ tu 77 tuổi sống cùng bà là những nữ tu cuối cùng còn lại trong khu vực. Vatican News lưu ý rằng họ đã không thể thực hiện các thừa tác vụ của mình trong vài năm trước đó để tránh vi phạm luật nghiêm ngặt của đất nước chống lại việc cải đạo.
Tổng giáo phận Tehran–Isfahan (trước đây gọi là Tổng giáo phận Isfahan) đã dành nhiều thời gian trống tòa hơn là thời gian nó được một giám mục giám sát trong thế kỷ trước.
Giáo phận này đã bị trống tòa từ khi kết thúc Thế chiến thứ nhất năm 1918 cho đến khi Tổng giám mục Kevin Barden, O.P. được bổ nhiệm vào năm 1974. Barden đã bị trục xuất khỏi Iran trong cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1980. Sau hai năm, rõ ràng là ngài không có cơ hội trở về nước, và ngài đã từ chức.
Tòa giám mục này sau đó bị bỏ trống cho đến khi người kế nhiệm ngài, Tổng giám mục Ignazio Bedini, S.D.B., được bổ nhiệm vào năm 1989. Sau khi Bedini nghỉ hưu vào năm 2014, tổng giáo phận được điều hành bởi một giám quản tông tòa cho đến khi Mathieu được bổ nhiệm làm tổng giám mục vào năm 2021.
Trong khi Hoa Kỳ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran vào năm 1980, Tòa thánh vẫn duy trì quan hệ ngoại giao đầy đủ với quốc gia này kể từ năm 1954.
Các nhà quan sát cho rằng Vatican có thể muốn sử dụng ảnh hưởng của mình để đóng vai trò là người hòa giải trong các cuộc xung đột với Iran và giúp bảo vệ các Ki-tô hữu ở Lebanon gần đó.
Các đại diện của Vatican tại Tehran bao gồm Tổng giám mục gây tranh cãi Annibale Bugnini, người đã giám sát việc cải cách Nghi lễ La Mã sau Công đồng Vatican II. Sau khi có tin đồn bất hòa với Đức Phao-lô VI, Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm ngài làm đại sứ tông tòa tại Iran vào năm 1976, một chức vụ mà Bugnini giữ cho đến khi ngài qua đời sáu năm sau đó.
Người Công Giáo Iran có thể là những người sùng đạo nhất trên thế giới.
Mặc dù số lượng người Công Giáo ở đất nước này khá thưa thớt, nhưng vẫn có sáu nhà thờ chính tòa khác nhau ở Iran.
Tỷ lệ nhà thờ chính tòa/tín hữu ấn tượng đó là do có ba Nhà thờ Công Giáo độc lập khác nhau hiện diện ở đất nước này. Có bốn giáo phận Công Giáo Can-đê, cũng như một giáo phận Công Giáo Armenia và một tổng giáo phận Công Giáo Latinh, mỗi giáo phận đều có nhà thờ chính tòa riêng.
Tin Giáo Hội Việt Nam
ĐH Đức Mẹ La Vang_CĐ CG St.Louis The King Gp Phoenix, Arizona
Phan Hoàng Phú Quý
05:36 08/10/2024
Cộng Đoàn Công Giáo St.Louis The King Giáo Phận Phoenix, Arizona Tổ Chức Đại Hội Đức Mẹ La Vang.
Hình Ảnh Đại Hội Thánh Mẫu Kỳ V tại Giáo Xứ St.Louis The King Glendale, Arizona.
Xem Hình
(Glendale-Arizona) Trong tâm tình hiệp nhất và lòng sùng kính Đức Mẹ La Vang, Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại giáo xứ St.Louis The King thuộc Địa phận Phoenix, Arizona đã long trọng tổ chức Đại Hội Đức Mẹ La Vang kỳ V trong 3 ngày Thứ Sáu, Thứ Bảy và Chúa Nhật 4,5 & 6 tháng 10 năm 2024.
Với Chủ Đề: “ Đức Maria Me Của Lòng Chúa Thương Xót ” Để mọi người có cơ hội chạy đến với Đức Mẹ La Vang để xin ơn bình an, và cầu nguyện cho hòa bình thế giới, nhất là sống tâm tình tạ ơn Chúa và tri ân Mẹ đã chúc lành cho mỗi người chúng ta vượt qua những thời khắc khó khăn trong thời gian qua.
Chương trình trong 3 ngày Đại Hội gồm có các Thánh Lễ, Chầu Mình Thánh Chúa, Xức dầu bệnh nhân, suy niệm Mầu Nhiệm Mân Côi, Xin Ơn Hòa Giải, Rước Kiệu Đức Mẹ, Thánh ca, văn nghệ và xổ số may mắn.
Riêng về phần Hội Thảo gồm có 4 đề tài chính:
Đề Tài 1 : Mẹ Maria - Mẫu Gương Tin Tưởng Vào Lòng Thương Xót. Do linh mục Phêrô Nguyễn Bá Phúc Linh CSsR thuyết giảng
Đề Tài 2 : Maria – Mẹ Của Lòng Thương Xót. Do Nữ Tu Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, O.P thuyết giảng.
Đề Tài 3 : MẸ Maria – Mẫu Gương Thể Hiện Lòng Thương Xót. Do linh mục Phêrô Nguyễn Bá Phúc Linh CSsR. thuyết giảng
Đề Tài 4 : Gia Đình - Mái Ấm của Lòng Thương Xót. Do Nữ tu Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, O.P thuyết giảng.
Mỗi đề tài là một bài học tỏ rõ uy quyền và lòng yêu thương của Đức Mẹ đối với nhân loại, để chúng ta cùng nhau học hỏi, suy niệm, cầu xin, và nhất là chúng ta biết phó thác và cậy trông vào bàn tay quan phòng của Chúa và Mẹ, để rồi cuộc đời của chúng ta được nhiều hạnh phúc hơn, nhiều may lành và nhiều hồng ân hơn.
Thời tiết năm nay rất nắng nóng, không chỉ riêng cho tiểu bang Arizona, mà còn rất nhiều tiểu bang của Hoa kỳ cũng chịu ảnh hưởng tương tự. Tuy nhiên không phải vì vậy mà làm chùng lòng những người con yêu đến với Mẹ.
Đặc biệt Đại Hội Đức Mẹ La Vang năm nay ngoài các linh mục quen thuộc trong Giáo Phận, chúng tôi nhận thấy có 2 vị Giám Mục khách mời, đó là Đức Cha Gioan Trần Văn Nhàn Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Atlanta GA. Và Đức Cha Micae Phạm Minh Cường Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận San Diego CA. Cùng đến tham dự và hiệp dâng thánh lễ, cũng như chia sẽ Lời Chúa cho mọi người học hỏi noi gương.
Có một điềm lạ xuất hiện trong kỳ Đại Hội năm nay mà nhiều người ghi nhận lại rồi chuyển đạt cho nhau và cùng nhau trầm trồ bàn tán : Đó là trước thánh lễ chiều thứ Bảy có nghi thức thả chim Bồ Câu để cầu nguyện cho Hòa Bình Thế Giới, vì theo như lời linh mục Bùi Lam Sơn chia sẽ, chiến tranh vẫn còn tại Do Thái, tại Ukraine, thiên tai bão lụt vẫn xãy ra trên toàn thế giới. Chúng ta cần cầu nguyện nhiều hơn nữa để xin Chúa và Đức Mẹ ban cho chiến tranh sớm chấm dứt, cho thiên tai bão lụt bớt hoành hành để mọi người được sống trong tự do và hạnh phúc.
Khi quý Đức Cha và quý linh mục thả những con chim Bồ Câu ra thì có một con đậu lại trên những lá cờ gần Xe Hoa Đức Mẹ, sự lạ ở đây là nó đậu trên giây cờ và không chỉ đậu 1 vài phút, mà đậu lại đó trong suốt cả thánh lễ hơn 1 giờ đồng hồ, khi những người lên đọc lời nguyện, hay dâng của lễ, cũng như lên rước lễ nó cũng không bay đi, (xem hình) Sự lạ đúng không?
Bởi vậy nhiều khi chúng ta không cần phải đi đâu xa để tìm những điềm, hay những dấu tích lạ, nhưng những điềm, những dấu tích lạ đó ở ngay cạnh, ngay trước mắt mình, Ân Sủng và Bình An của những ngày Đại Hội là đây.
Linh mục Bùi Lam Sơn chánh xứ giáo xứ St Louis The King đã ngỏ lời cám ơn Đức Cha phụ tá, quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ và quý cộng đoàn dân Chúa đã không quản ngại thời tiết khắc nghiệt, và hy sinh thời gian quý báu cuối tuần để về tham dự Đại Hội Đức Mẹ La Vang. Đặc biệt quý Đức Cha, cha giảng phòng Nguyển Bá Phúc Linh, linh mục Vũ Văn Triệu, Sơ Nguyễn Hồng Quế, và 3 Ca Đoàn: ca đoàn Thánh Linh, ca đoàn Thánh Tâm, ca đoàn La Vang thuộc các cộng đoàn Thánh Linh, cộng đoàn Tucson, cộng đoàn St.Louis the King.
Nguyện xin Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của Thánh Mẫu La Vang chúc lành và trả công bội hậu cho quý vị.
Kính chúc quý vị thượng lộ bình an và xin hẹn gặp lại quý vị vào Đại Hội Đức Mẹ La Vang Kỳ VI
với chủ đề : Đức Maria – Niềm Hy Vọng Của Hội Thánh Lữ Hành.
Tường thuật từ Glendale Arizona
Hình Ảnh Đại Hội Thánh Mẫu Kỳ V tại Giáo Xứ St.Louis The King Glendale, Arizona.
Xem Hình
(Glendale-Arizona) Trong tâm tình hiệp nhất và lòng sùng kính Đức Mẹ La Vang, Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại giáo xứ St.Louis The King thuộc Địa phận Phoenix, Arizona đã long trọng tổ chức Đại Hội Đức Mẹ La Vang kỳ V trong 3 ngày Thứ Sáu, Thứ Bảy và Chúa Nhật 4,5 & 6 tháng 10 năm 2024.
Với Chủ Đề: “ Đức Maria Me Của Lòng Chúa Thương Xót ” Để mọi người có cơ hội chạy đến với Đức Mẹ La Vang để xin ơn bình an, và cầu nguyện cho hòa bình thế giới, nhất là sống tâm tình tạ ơn Chúa và tri ân Mẹ đã chúc lành cho mỗi người chúng ta vượt qua những thời khắc khó khăn trong thời gian qua.
Chương trình trong 3 ngày Đại Hội gồm có các Thánh Lễ, Chầu Mình Thánh Chúa, Xức dầu bệnh nhân, suy niệm Mầu Nhiệm Mân Côi, Xin Ơn Hòa Giải, Rước Kiệu Đức Mẹ, Thánh ca, văn nghệ và xổ số may mắn.
Riêng về phần Hội Thảo gồm có 4 đề tài chính:
Đề Tài 1 : Mẹ Maria - Mẫu Gương Tin Tưởng Vào Lòng Thương Xót. Do linh mục Phêrô Nguyễn Bá Phúc Linh CSsR thuyết giảng
Đề Tài 2 : Maria – Mẹ Của Lòng Thương Xót. Do Nữ Tu Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, O.P thuyết giảng.
Đề Tài 3 : MẸ Maria – Mẫu Gương Thể Hiện Lòng Thương Xót. Do linh mục Phêrô Nguyễn Bá Phúc Linh CSsR. thuyết giảng
Đề Tài 4 : Gia Đình - Mái Ấm của Lòng Thương Xót. Do Nữ tu Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, O.P thuyết giảng.
Mỗi đề tài là một bài học tỏ rõ uy quyền và lòng yêu thương của Đức Mẹ đối với nhân loại, để chúng ta cùng nhau học hỏi, suy niệm, cầu xin, và nhất là chúng ta biết phó thác và cậy trông vào bàn tay quan phòng của Chúa và Mẹ, để rồi cuộc đời của chúng ta được nhiều hạnh phúc hơn, nhiều may lành và nhiều hồng ân hơn.
Thời tiết năm nay rất nắng nóng, không chỉ riêng cho tiểu bang Arizona, mà còn rất nhiều tiểu bang của Hoa kỳ cũng chịu ảnh hưởng tương tự. Tuy nhiên không phải vì vậy mà làm chùng lòng những người con yêu đến với Mẹ.
Đặc biệt Đại Hội Đức Mẹ La Vang năm nay ngoài các linh mục quen thuộc trong Giáo Phận, chúng tôi nhận thấy có 2 vị Giám Mục khách mời, đó là Đức Cha Gioan Trần Văn Nhàn Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Atlanta GA. Và Đức Cha Micae Phạm Minh Cường Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận San Diego CA. Cùng đến tham dự và hiệp dâng thánh lễ, cũng như chia sẽ Lời Chúa cho mọi người học hỏi noi gương.
Có một điềm lạ xuất hiện trong kỳ Đại Hội năm nay mà nhiều người ghi nhận lại rồi chuyển đạt cho nhau và cùng nhau trầm trồ bàn tán : Đó là trước thánh lễ chiều thứ Bảy có nghi thức thả chim Bồ Câu để cầu nguyện cho Hòa Bình Thế Giới, vì theo như lời linh mục Bùi Lam Sơn chia sẽ, chiến tranh vẫn còn tại Do Thái, tại Ukraine, thiên tai bão lụt vẫn xãy ra trên toàn thế giới. Chúng ta cần cầu nguyện nhiều hơn nữa để xin Chúa và Đức Mẹ ban cho chiến tranh sớm chấm dứt, cho thiên tai bão lụt bớt hoành hành để mọi người được sống trong tự do và hạnh phúc.
Khi quý Đức Cha và quý linh mục thả những con chim Bồ Câu ra thì có một con đậu lại trên những lá cờ gần Xe Hoa Đức Mẹ, sự lạ ở đây là nó đậu trên giây cờ và không chỉ đậu 1 vài phút, mà đậu lại đó trong suốt cả thánh lễ hơn 1 giờ đồng hồ, khi những người lên đọc lời nguyện, hay dâng của lễ, cũng như lên rước lễ nó cũng không bay đi, (xem hình) Sự lạ đúng không?
Bởi vậy nhiều khi chúng ta không cần phải đi đâu xa để tìm những điềm, hay những dấu tích lạ, nhưng những điềm, những dấu tích lạ đó ở ngay cạnh, ngay trước mắt mình, Ân Sủng và Bình An của những ngày Đại Hội là đây.
Linh mục Bùi Lam Sơn chánh xứ giáo xứ St Louis The King đã ngỏ lời cám ơn Đức Cha phụ tá, quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ và quý cộng đoàn dân Chúa đã không quản ngại thời tiết khắc nghiệt, và hy sinh thời gian quý báu cuối tuần để về tham dự Đại Hội Đức Mẹ La Vang. Đặc biệt quý Đức Cha, cha giảng phòng Nguyển Bá Phúc Linh, linh mục Vũ Văn Triệu, Sơ Nguyễn Hồng Quế, và 3 Ca Đoàn: ca đoàn Thánh Linh, ca đoàn Thánh Tâm, ca đoàn La Vang thuộc các cộng đoàn Thánh Linh, cộng đoàn Tucson, cộng đoàn St.Louis the King.
Nguyện xin Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của Thánh Mẫu La Vang chúc lành và trả công bội hậu cho quý vị.
Kính chúc quý vị thượng lộ bình an và xin hẹn gặp lại quý vị vào Đại Hội Đức Mẹ La Vang Kỳ VI
với chủ đề : Đức Maria – Niềm Hy Vọng Của Hội Thánh Lữ Hành.
Tường thuật từ Glendale Arizona
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Hành Trình Emmaus 14-17/10/2024_Chương trình tổng quát 4 ngày
Giuse Đặng Văn Kiếm
14:11 08/10/2024
Chương trình tổng quát 4 ngày Hành Trình Emmaus 14-17/10/2024
Chương trình tổng quát 4 ngày Hành Trình Emmaus 14-17/10/2024
Giuse Đặng Văn Kiếm
14:19 08/10/2024
Chương trình tổng quát 4 ngày Hành Trình Emmaus 14-17/10/2024
Emmaus Chương trình 4 ngày 14-17/10/2024
Giuse Đặng Văn Kiếm
14:24 08/10/2024
Chương trình tổng quát 4 ngày Hành Trình Emmaus 14-17/10/2024
VietCatholic TV
Tình báo nổ tung 10 triệu của Putin. Hàng loạt các phi trường Nga nổ long trời, Kremlin dọa hạt nhân
VietCatholic Media
03:05 08/10/2024
1. Đơn vị tình báo Ukraine phá hủy hệ thống phòng không trị giá 10 triệu đô la của Nga – video
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Hai, 07 Tháng Mười, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết một hệ thống hỏa tiễn phòng không Osa của Nga đã bị phát hiện và phá hủy bởi các binh sĩ thuộc đơn vị Tình báo Quốc phòng Đặc biệt của Ukraine có tên là Kryla nghĩa là “Đôi Cánh”.
Đại Úy Andriy Yusov nói một cách khôi hài rằng “Chi phí cho hệ thống phòng không tự động của Nga vừa bị phá hủy là 10 triệu đô la Mỹ. Trong khi, chi phí cho một máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất mà các nhân viên tình báo sử dụng để tiêu diệt hệ thống Osa này là vài trăm đô la. Chúng ta lời to, và quan trọng là những bài học toán thú vị này sẽ còn tiếp tục dài dài!”
Hệ thống Osa hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và được thiết kế để bảo vệ lực lượng và thiết bị của sư đoàn súng trường cơ giới trong mọi trạng huống chiến đấu.
Hệ thống này được trang bị bốn hỏa tiễn dẫn đường phòng không. Liên bang Nga hiện đang vận hành hơn 400 hệ thống như vậy.
[Ukrainska Pravda: Ukraine's intelligence unit destroys Russian US$10 million anti-aircraft system – video]
2. Các vụ nổ rung chuyển căn cứ không quân Crimea trong cuộc tấn công qua đêm
Theo các báo cáo từ bán đảo Crimea, Ukraine đã tấn công hai phi trường quan trọng của Nga ở Crimea vào đêm qua, trong khi Kyiv cho biết mục tiêu là một cơ sở dầu mỏ lớn của Nga ở phía đông Crimea.
Một kênh Telegram địa phương đưa tin, có tới 15 vụ nổ được nghe thấy gần căn cứ không quân Saky vào khoảng 11:30 tối giờ địa phương hôm Chúa Nhật, 06 Tháng Mười.
Theo kênh này, một giờ sau, người ta nghe thấy thêm nhiều tiếng nổ nữa. Kênh này cũng tuyên bố rằng một đám cháy đã bùng phát tại phi trường quân sự Belbek ở ngoại ô thành phố cảng ở phía nam Crimea Sevastopol, nơi Nga đặt một phần Hạm đội Hắc Hải.
Trong một tuyên bố được công bố vào hôm thứ Hai, quân đội Kyiv cho biết lực lượng của họ đã tấn công một cảng dầu ở Feodosia vào đêm qua, một cơ sở lớn mà họ cho biết Mạc Tư Khoa đã sử dụng để tiếp tế cho quân đội của mình.
Feodosia nằm ở rìa phía đông của Crimea, gần khu vực Krasnodar của Nga, nối bán đảo được sáp nhập này với đất liền Nga.
Ukraine đã kiên trì nhắm vào các cơ sở dầu mỏ của Nga với hy vọng cắt đứt Điện Cẩm Linh khỏi các nguồn tài nguyên hỗ trợ cho nỗ lực chiến tranh của mình. Hôm thứ sáu, Kyiv đã tấn công một cơ sở dầu mỏ ở vùng Voronezh của Nga giáp biên giới phía đông Ukraine.
Kyiv cũng liên tục tấn công các căn cứ không quân của Nga, nhiều lần tấn công các phi trường Belbek và Saky cùng các cơ sở khác trên bán đảo, như phi trường Dzhankoi ở phía bắc.
Nga đã sử dụng Crimea, nơi họ kiểm soát trong một thập niên, làm nơi dàn dựng các cuộc tấn công vào đất liền Ukraine. Kyiv đã tuyên bố sẽ giành lại Crimea.
Các hãng thông tấn nhà nước Nga đưa tin rằng các quan chức Nga địa phương tại Feodosia đã ban bố tình trạng khẩn cấp vào hôm thứ Hai khi đám cháy có xu hướng lan rộng.
Veniamin Kondratev, Thống đốc khu vực Krasnodar của Nga, cho biết các dịch vụ khẩn cấp đã có mặt tại hiện trường, nhưng không có thương vong. Giao thông đã bị chặn trên ít nhất hai con phố trong thành phố.
Khoảng 300 người trong khu vực đang được di tản, một số người được chuyển đến nơi ở tạm thời, Kondratev nói với Tass.
Những cảnh quay ấn tượng được chia sẻ rộng rãi trực tuyến vào thứ Hai, được cho là ghi lại hậu quả của cuộc tấn công vào cơ sở Feodosia, cho thấy một đám cháy lớn và những cột khói dày đặc.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai rằng lực lượng phòng không của nước này đã bắn hạ 12 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine ở Crimea qua đêm, đánh chặn tổng cộng 21 máy bay điều khiển từ xa ở nhiều khu vực khác nhau.
[Newsweek: Explosions Rock Crimean Air Bases in Overnight Attack]
3. Tổng thống Estonia kêu gọi: Hãy phá bỏ bức tường hạn chế mà chúng ta đã dựng lên xung quanh Ukraine
Trong một diễn từ được công bố trên đài truyền hình quốc gia Estonia, Tổng thống Estonia, Alar Karis, đã đưa ra các nhận định sau. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Khi Bức tường Berlin sụp đổ vào tháng 11 năm 1989, tôi là một nhà nghiên cứu 31 tuổi tại Trung tâm Sinh học Estonia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học với hai đứa con nhỏ. Và ở nhà tôi, tại Estonia bị Liên Xô xâm lược, chỉ cách một căn cứ không quân có máy bay ném bom hạng nặng mang đầu đạn hạt nhân vài km, tôi đã chứng kiến người dân Berlin phá bỏ bức tường đã chia cắt họ trong ba thập niên.
Tôi tin tưởng và hy vọng rằng con cái tôi có thể sống ở một Âu Châu không có bức tường nào - cả về tinh thần lẫn thể chất.
Đó là thời kỳ hy vọng lớn lao cho nhiều người, và đối với tôi, việc khôi phục nền độc lập của Estonia vào tháng 8 năm 1991 là đỉnh cao của nó. Sức mạnh đạo đức của thế giới tự do đã xuất hiện với toàn bộ sức mạnh, và lần đầu tiên kể từ Thế chiến II, hơn 220 triệu người Đông Âu đã có cơ hội bước vào con đường hướng tới tự do và thịnh vượng.
Ngày nay, nhiều giấc mơ của thời đại đó đã thành hiện thực. Tuy nhiên, hy vọng của chúng ta về hòa bình lâu dài và niềm tin của chúng ta vào sự bất khả thi của chiến tranh ở Âu Châu đã sụp đổ. Hiện tại, cảm giác như toàn bộ địa ngục đã trống rỗng và những con quỷ đã được thả tự do trên trái đất, giống như những bóng ma độc ác của thế kỷ 20 — những con ma hiện thân cho nỗi khao khát các hiệp ước bí mật của Stalin, phạm vi ảnh hưởng và vũ lực thô bạo thay cho luật pháp quốc tế — đã xuất hiện trở lại.
Và trong thời điểm xung đột này, những ranh giới mà chúng ta, với tư cách là phương Tây, đã vạch ra đang làm trầm trọng thêm vấn đề.
Vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, Nga đã phát động một cuộc tấn công toàn diện vào nước láng giềng Ukraine, với ý định chiếm Kyiv trong ba ngày và thay thế một chính phủ dân chủ cam kết thắt chặt quan hệ với Liên Hiệp Âu Châu và NATO. Họ đã sử dụng cùng một lý do để tấn công Georgia vào năm 2008 và Ukraine vào năm 2014.
Trong cuộc khủng hoảng địa chính trị này — cuộc khủng hoảng lớn nhất mà chúng ta từng chứng kiến trong nhiều thập niên — chúng ta phải ngẩng cao đầu và sáng suốt. Cuộc chiến của Nga với Ukraine là đen và trắng: Nga là kẻ xâm lược; Ukraine là nạn nhân.
Không có quốc gia nào là sân sau của quốc gia khác. Không quốc gia nào có thể ngang nhiên tước đoạt quyền lựa chọn các mục tiêu đối ngoại và an ninh độc lập của quốc gia khác. Nếu một kẻ xâm lược thực hiện nỗ lực đó, nếu họ vượt qua ranh giới đó, thì chúng ta sẽ phải đến cứu nạn nhân và trừng phạt kẻ tấn công. Và Nga đã vượt qua ranh giới đỏ đó.
Thật không may, cũng có những ranh giới hạn chế khác — những ranh giới mà các nước phương Tây cho là ranh giới đỏ của Nga. Và bằng cách đưa ra những giả định như vậy về ý định của Nga, chúng ta đã tự xây dựng một bức tường của riêng mình. Chúng ta đã vạch ra một ranh giới với niềm tin rằng vượt qua nó sẽ có nghĩa là leo thang.
Điều này là sai! Nỗi sợ của chúng ta là không có cơ sở.
Chỉ mới hai năm rưỡi trước, nhiều người nghĩ rằng cung cấp bất kỳ viện trợ quân sự nào cho Ukraine sẽ là một sự leo thang. Nhưng không phải vậy. Chúng ta cũng từng nghĩ rằng cung cấp xe tăng và chiến đấu cơ cho Ukraine sẽ là một sự leo thang. Nhưng không phải vậy. Những giới hạn mà chúng ta tự đặt ra cho mình đã nhiều lần được chứng minh là những nỗi lo sợ thất thiệt. Chúng chỉ phản ánh nỗi sợ hãi, sự yếu đuối và sự do dự của chúng ta — tất cả đều nuôi dưỡng kẻ xâm lược, khuyến khích nó, làm tăng sự thèm muốn của nó.
Nga không áp dụng bất kỳ hạn chế nào cho chính mình. Bắc Hàn hay Iran cũng không hạn chế cách Điện Cẩm Linh có thể sử dụng vũ khí mà họ cung cấp. Và những hỏa tiễn, máy bay điều khiển từ xa và bom đó đang giết chết phụ nữ và trẻ em Ukraine. Chúng đang giết chết nhân viên Hội Hồng Thập Tự và đập phá bệnh viện, trung tâm mua sắm và tấn công các tàu chở ngũ cốc đến Phi Châu.
Tuy nhiên, chúng ta đã đặt ra giới hạn về cách Ukraine có thể sử dụng vũ khí phương Tây để tự vệ. Chúng ta đã cấm quốc gia này bắn vào các căn cứ quân sự và mục tiêu trong lãnh thổ Nga là nguồn gốc của các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào các bệnh viện nhi đồng.
Những hạn chế này là không công bằng, vô đạo đức và có hại. Bằng cách áp dụng chúng, chúng ta đã xây dựng một bức tường nơi một bên, chúng ta dũng cảm hỗ trợ Ukraine, và bên kia, chúng ta cản trở việc sử dụng đầy đủ sự hỗ trợ của chính chúng ta. Về bản chất, chúng ta đang buộc Ukraine phải chiến đấu trong các trận chiến phòng thủ của mình với một cánh tay bị trói sau lưng.
Bây giờ chúng ta hãy dỡ bỏ những hạn chế này.
Tôi sẽ nhắc lại những gì tôi đã nói trong bài phát biểu của mình tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng trước: Chúng ta có thể tiếp tục lên án những hành động tàn bạo của Nga, nhưng nếu không có hành động hiệu quả chống lại bạo lực, lịch sử sẽ là người lên án chúng ta. Và tôi đồng ý với cựu Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg khi ông nói rằng chúng ta có thể cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine trước năm 2022 và có thể ngăn chặn cuộc chiến này.
Tôi đã đến Ukraine ba lần kể từ khi cuộc xâm lược tàn bạo của Putin bắt đầu. Trong chuyến đi gần đây nhất của tôi, chỉ một tháng trước, tôi đã đến thăm một nhà máy điện bị phá hủy thành đống đổ nát do hỏa tiễn phóng từ bên trong nước Nga và tôi thầm nghĩ: Thật là tàn bạo có chủ đích. Một tội ác chiến tranh khác nhằm phá vỡ sức chịu đựng của người dân Ukraine, khiến họ không có điện vào mùa đông, điều này ở các khu vực thành thị cũng có nghĩa là không có nước sạch hoặc hệ thống ống nước, không có khả năng đi làm hoặc đi học.
Khi nói đến việc đạt được tham vọng đế quốc của mình ở Ukraine và Âu Châu, Nga không quan tâm đến chi phí — dù là tiền bạc hay mạng sống con người. Chúng ta phải khiến Nga hiểu rằng không quốc gia nào có thể áp đặt ý chí của mình lên các nước láng giềng thông qua chiến tranh. Và điều này có nghĩa là Nga không thể thắng trong cuộc chiến này.
Vào tháng 6 năm 1987, Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đã có bài phát biểu tại Tây Berlin, trong đó ông đưa ra lời kêu gọi đơn giản nhưng mạnh mẽ tới những người lính gác rào chắn: “Hãy phá bỏ bức tường này!” Và hai năm rưỡi sau, vào ngày 9 tháng 11 năm 1989, người dân Berlin đã làm như vậy.
Nhiều thập niên sau, nghịch lý thay, chúng ta lại tự xây dựng một bức tường, buộc Ukraine phải chiến đấu từ phía sau, khập khiễng, đối mặt với các cuộc tấn công mới của Nga và chịu thêm nhiều thương vong mỗi ngày.
Vì vậy, để diễn giải lại những lời của Tổng thống Reagan, tôi kêu gọi tất cả chúng ta: Hãy phá bỏ bức tường hạn chế này!
[Politico: Estonian president: Tear down the wall of restrictions we’ve built around Ukraine]
4. Putin được chào đón như ‘Sa hoàng’ vào ngày sinh nhật của mình bởi một nhà tư tưởng cực hữu có ảnh hưởng
Putin đã được nhà tư tưởng cực đoan dân tộc chủ nghĩa người Nga Alexander Dugin chào đón bằng lời chào “Chúa phù hộ Sa hoàng” nhân dịp sinh nhật lần thứ 72 của ông trên kênh Telegram chỉ vài phút sau nửa đêm ngày 7 tháng 10.
Dugin, một người ủng hộ nhiệt thành cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, từ lâu đã là người ủng hộ chủ nghĩa đế quốc Nga và là nhân vật đi đầu trong việc Nga chuyển sang chủ nghĩa dân tộc cứng rắn và chế độ độc tài.
Nhà tư tưởng này cũng mong muốn các “thiên thần” sẽ “đội” cho Putin vòng hoa vàng trong thông điệp của ông ta trên Telegram - được hơn 71.000 người theo dõi - và gọi độ tuổi 72 của Putin là sự khởi đầu của “tuổi trẻ thứ hai”.
Dugin trở nên nổi tiếng sau khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine được biện minh một phần bằng một số tác phẩm trước đó của ông về sự vượt trội của Nga và sứ mệnh của nước này trong việc tạo ra một “Liên minh Á-Âu”, một kế hoạch nhằm hội nhập trở lại Nga các quốc gia trước đây là một phần của Liên Xô.
Vào tháng 8 năm 2022, ông mất con gái trong một vụ nổ xe hơi mà nhiều khả năng là nhằm vào ông.
Dugin cũng là nghi phạm và bị truy nã ở Ukraine theo các điều khoản diệt chủng và xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Nếu hoàn thành nhiệm kỳ của mình, Putin sẽ trở thành nhà lãnh đạo tại vị lâu nhất của đất nước trong hơn 200 năm sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào đầu năm nay với hơn 85% số phiếu bầu trong một cuộc bỏ phiếu phần lớn bị cho là gian lận.
Ông được bầu mà không gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt nào vì đối thủ chính trị chính của ông, Alexei Navalny, người bị cấm tham gia tranh cử, đã chết trong trại giam vì bị đầu độc vài tuần trước ngày bầu cử.
[Kyiv Independent: Putin greeted as 'Tsar' on his birthday by influential far-right ideologue]
5. Nga đưa các bệ phóng hỏa tiễn chiến lược có khả năng mang đầu đạn hạt nhân vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu
Các hệ thống phóng hỏa tiễn có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đã được đưa đến “các tuyến đường tuần tra chiến đấu” ở Nga, phương tiện truyền thông nhà nước Nga đưa tin vào sáng Thứ Hai, 07 Tháng Mười, trong bối cảnh có các vụ cháy rất lớn đang diễn ra.
Hãng thông tấn TASS đã đăng tải đoạn video ghi lại cảnh các hệ thống phóng hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa, gọi tắt là ICBM Yars đang được bố trí tại khu phức hợp Novosibirsk ở Siberia.
Cơ quan này cho biết các kỹ sư công binh đang kiểm tra “mức độ sẵn sàng” của nhân sự và thiết bị “cho nhiệm vụ dài hạn trên thực địa”.
Theo trang tin chuyên về quân sự và quốc phòng Army Recognition, Yars RS-24 là hỏa tiễn hạt nhân di động của Nga có thể bay xa từ 1930 km đến 12070 km với phạm vi chính xác là 250 mét.
[Newsweek: Russia Places Nuclear-Capable Strategic Missile Launchers on Combat Duty]
6. Độc quyền: Ngoại trưởng Nga Lavrov cảnh báo về ‘Hậu quả nguy hiểm’ đối với Hoa Kỳ ở Ukraine
Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với “hậu quả nguy hiểm” nếu tiếp tục tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine thay vì ủng hộ một giải pháp do Nga đề xuất, theo đó Mạc Tư Khoa sẽ tiếp quản nhiều vùng lãnh thổ, Sergey Lavrov cho biết như trên hôm Thứ Hai, 07 Tháng Mười.
Hơn hai năm rưỡi sau khi Putin ra lệnh tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” chống lại Ukraine trong cuộc xung đột đẫm máu nhất ở Âu Châu kể từ Thế chiến II, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov cho biết Điện Cẩm Linh đưa ra một bản thiết kế khả thi để chấm dứt đổ máu và cải tổ kiến trúc an ninh của châu lục này. Ông cáo buộc liên minh quân sự NATO do Hoa Kỳ lãnh đạo đã gieo mầm chiến tranh đầu tiên cách đây một thập niên và tiếp tục thổi bùng ngọn lửa.
“Nga cởi mở với một giải pháp chính trị-ngoại giao nhằm loại bỏ tận gốc nguyên nhân của cuộc khủng hoảng”, ông nói. “Nga hướng đến mục tiêu chấm dứt xung đột thay vì đạt được lệnh ngừng bắn”.
Kế hoạch của Nga có nghĩa là Ukraine sẽ nhượng lại các tỉnh Donetsk, Kherson, Luhansk và Zaporizhzhia do Nga nắm giữ phần lớn, đã được Mạc Tư Khoa chính thức sáp nhập sau cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi trên trường quốc tế vào tháng 9 năm 2022, cũng như Crimea, bị Nga chiếm giữ và sáp nhập thông qua một cuộc bỏ phiếu tương tự vào năm 2014. Kyiv cũng phải đồng ý từ bỏ nỗ lực trở thành thành viên NATO và thực hiện các bước khác mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và những người ủng hộ quốc tế của ông, bao gồm cả Hoa Kỳ, đã bác bỏ.
Thay vào đó, Kyiv và những nước hậu thuẫn cho Ukraine yêu cầu Nga rút quân vô điều kiện, trong khi Mạc Tư Khoa cho biết xung đột leo thang sẽ đưa NATO đến gần hơn với một cuộc đụng độ trực tiếp với Nga, quốc gia sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới.
“Hiện tại, theo như chúng ta thấy, việc khôi phục hòa bình không nằm trong kế hoạch của đối thủ. Zelenskiy vẫn chưa thu hồi sắc lệnh cấm đàm phán với Mạc Tư Khoa”, Lavrov nói. “Washington và các đồng minh NATO cung cấp hỗ trợ chính trị, quân sự và tài chính cho Kyiv để cuộc chiến có thể tiếp diễn. Họ đang thảo luận về việc cho phép Quân đội Ukraine sử dụng hỏa tiễn tầm xa của phương Tây để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. 'Đùa với lửa' theo cách này có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm”.
Lavrov cho biết, các biện pháp mà Mạc Tư Khoa tìm kiếm phù hợp với quỹ đạo của một thế giới đang thay đổi nhanh chóng, trong đó Nga đã xây dựng mối quan hệ đối tác sâu sắc với Trung Quốc và củng cố mối quan hệ với các quốc gia đang phát triển đang tìm kiếm tiếng nói lớn hơn trên trường quốc tế. Ngay cả khi Mạc Tư Khoa phải chịu chi phí, ông cho biết Kyiv và những người ủng hộ sẽ là bên mất mát nhiều nhất trong một cuộc chiến tranh dài.
“Những gì chúng tôi nghĩ đến là trật tự thế giới cần phải được điều chỉnh theo thực tế hiện tại,” ông nói. “Ngày nay, thế giới đang trải qua 'khoảnh khắc đa cực'. Chuyển sang trật tự thế giới đa cực là một phần tự nhiên của quá trình tái cân bằng quyền lực, phản ánh những thay đổi khách quan trong nền kinh tế, tài chính và địa chính trị thế giới. Phương Tây đã chờ đợi lâu hơn những nước khác, nhưng họ cũng đã bắt đầu nhận ra rằng quá trình này là không thể đảo ngược.”
Nhận xét của Lavrov được đưa ra khi quân đội Nga tiến quân trên một số mặt trận quan trọng của Ukraine mặc dù đồng thời phải chiến đấu với cuộc phản công của Ukraine ngay trong lòng nước Nga.
Yếu tố then chốt đối với diễn biến của cuộc chiến có thể là kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 5 tháng 11 giữa Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu tổng thống Donald Trump. Sự ủng hộ dành cho Ukraine đã trở thành chủ đề của cuộc đấu đá chính trị ở các thủ đô phương Tây và không kém phần quan trọng ở Washington, nơi đã cung cấp sự hỗ trợ trực tiếp lớn nhất.
“Nói chung, kết quả của cuộc bầu cử này không ảnh hưởng gì đến chúng tôi, vì hai đảng đã đạt được sự đồng thuận về việc chống lại đất nước chúng tôi,” Lavrov nói. “Nhìn chung, sẽ là điều tự nhiên khi cư dân Tòa Bạch Ốc, bất kể họ là ai, quan tâm đến công việc trong nước của họ, thay vì tìm kiếm những cuộc phiêu lưu cách xa hàng chục ngàn dặm bờ biển Hoa Kỳ. Tôi tin rằng các cử tri Hoa Kỳ cũng nghĩ như vậy.”
[Newsweek: Exclusive: Russia's Lavrov Warns of 'Dangerous Consequences' for US in Ukraine]
7. Máy nhắn tin của Hezbollah có tính năng bảo mật khiến chúng trở nên nguy hiểm hơn
Theo một báo cáo mới, máy nhắn tin bị gài chất nổ mà các thành viên của Hezbollah ở Li Băng mang theo có một “tính năng đen tối” phần lớn vẫn tiếp tục không được chú ý đến kể cả sau các vụ nổ vào tháng trước giết chết 37 người và làm hàng ngàn người khác bị thương.
Tờ Washington Post đưa tin vào hôm Chúa Nhật, 06 Tháng Mười, rằng các máy nhắn tin phát nổ có chức năng giải mã hai bước, có nghĩa là hầu hết người dùng sẽ phải cầm máy bằng cả hai tay khi chúng phát nổ.
Những người sử dụng máy nhắn tin trên thế giới đã vô cùng sửng sốt vào giữa tháng 9 khi máy nhắn tin do nhóm chiến binh và lực lượng chính trị có ảnh hưởng Hezbollah sử dụng phát nổ đồng thời. Các vụ nổ cũng được báo cáo ở Syria.
Ngày hôm sau, các máy bộ đàm có kích thước tương tự cũng được các thành viên của tổ chức do Iran hậu thuẫn mang theo đã phát nổ, dường như là hành động tiếp theo sau chiến dịch phi thường bị đổ lỗi cho cơ quan tình báo Mossad của Israel. Cho đến nay, Israel vẫn chưa công khai xác nhận sự tham gia của mình.
37 người đã thiệt mạng, trong đó có ít nhất hai trẻ em, khi các thiết bị cầm tay phát nổ trong hai ngày liên tiếp.
Trích dẫn nguồn tin từ các quan chức Trung Đông, Israel và Hoa Kỳ, tờ Washington Post đưa tin rằng có tới 3.000 chiến binh và thành viên Hezbollah đã thiệt mạng hoặc bị thương.
Đại sứ Tehran tại Beirut, Mojtaba Amini, đã mất một mắt và bị thương nghiêm trọng ở mắt còn lại khi máy nhắn tin trên người ông phát nổ, tờ New York Times đưa tin, trích dẫn lời hai thành viên giấu tên của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran.
Tờ Washington Post, trích dẫn lời các viên chức quen thuộc với hoạt động này, cho biết các máy nhắn tin bị gài bom chứa một “lượng nhỏ chất nổ mạnh”. Theo báo cáo, chất nổ “hầu như không thể phát hiện” trong một bộ pin, ngay cả khi thiết bị đã được tháo rời để xem xét kỹ lưỡng.
Tờ Washington Post dẫn lời các quan chức Israel đưa tin Hezbollah đã tháo rời một số thiết bị và cho biết thêm rằng máy nhắn tin này thậm chí có thể đã vượt qua được các cuộc kiểm tra bằng tia X.
Israel hiện đã tiến hành cuộc tấn công trên bộ vào miền Nam Li Băng được khoảng một tuần sau gần một năm thường xuyên đấu súng với Hezbollah, là lực lượng đã tấn công miền Bắc Israel trong những gì mà họ mô tả là sự đoàn kết với Hamas.
Các báo cáo cho thấy việc thiết kế và cài máy nhắn tin vào hàng ngũ Hezbollah đã được tiến hành từ lâu.
Hamas, được Hoa Kỳ chỉ định là một tổ chức khủng bố, đã tiến hành các cuộc tấn công chưa từng có vào miền nam Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, giết chết khoảng 1.200 người và khoảng 250 người bị bắt làm con tin tại Gaza do Hamas kiểm soát.
Israel tuyên chiến với Hamas sau cuộc tấn công, với các hoạt động trên bộ và không kích dữ dội tàn phá lãnh thổ Palestine. Các tổ chức nhân đạo liên tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về số phận của khoảng 2 triệu người dân Gaza, nhiều người trong số họ cho biết đã nhiều lần phải di dời mà không có hoặc có rất ít quyền tiếp cận với các nguồn tài nguyên quan trọng.
Các cơ quan y tế do Hamas điều hành tại Gaza cho biết hơn 41.000 người đã thiệt mạng tại dải đất này kể từ khi Israel tuyên bố sẽ tiêu diệt Hamas sau các cuộc tấn công vào tháng 10.
Những tuần gần đây đã thu hút sự chú ý mới đến miền bắc Israel và miền nam Li Băng. Israel cho biết họ sẽ tiến hành “các cuộc tấn công trên bộ có giới hạn, cục bộ và có mục tiêu” vào miền nam Li Băng vào ngày 1 tháng 10, trong cái mà họ gọi là “Chiến dịch Mũi tên phương Bắc”.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres phát biểu với các phóng viên ngay sau khi máy nhắn tin phát nổ rằng “lý do khiến tất cả các thiết bị này phát nổ là để tấn công phủ đầu trước một chiến dịch quân sự lớn”.
Các cuộc không kích của Israel đã diễn ra trên khắp Li Băng, bao gồm cả vùng ngoại ô phía nam thủ đô.
Israel đã giết thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah hơn một tuần trước sau khi tấn công vùng ngoại ô phía nam Beirut. Hôm thứ Bảy, Reuters, trích dẫn một nguồn tin an ninh Li Băng, đưa tin rằng người kế nhiệm có khả năng của Nasrallah, Hashem Safieddine, đã mất liên lạc kể từ thứ Sáu sau một cuộc không kích của Israel.
Lực lượng Phòng vệ Israel cho biết vào Chúa Nhật rằng lực lượng không quân của họ đã thực hiện “một loạt các cuộc không kích có mục tiêu” vào những gì họ mô tả là các địa điểm cất giữ vũ khí và “cơ sở hạ tầng” của Hezbollah xung quanh Beirut.
Các nhân chứng nói với Reuters rằng “các cuộc không kích liên tiếp lớn” đã làm rung chuyển phía nam Beirut vào sáng sớm Chúa Nhật. Cơ quan Thông tấn Quốc gia Li Băng đưa tin “hơn 30” cuộc không kích vào các vùng ngoại ô phía nam, trong cái mà họ gọi là “đêm bạo lực nhất” kể từ khi bắt đầu các hoạt động của Israel.
[Newsweek: Hezbollah Pagers Had Security Feature That Made Them More Deadly: Report]
8. Israel đã tiến hành các cuộc không kích lớn vào Gaza và Li Băng nhân kỷ niệm ngày 7 Tháng Mười.
Israel đã tiến hành các cuộc không kích lớn vào Gaza và Li Băng khi nước này kỷ niệm ngày xảy ra vụ tấn công dữ dội ngày 7 tháng 10. Đó là vụ tấn công dẫn đến phản ứng của Israel trong suốt một năm qua nhằm vào các chiến binh Hamas và Hezbollah.
Các cuộc không kích của Israel vào hôm Chúa Nhật, 06 Tháng Mười, nhằm vào một đền thờ Hồi giáo và trường học ở trung tâm Gaza, mà quân đội cho biết là nhắm vào các thành viên Hamas, đã giết chết ít nhất 26 người, theo các cơ quan y tế của vùng đất ven biển này. Lực lượng Phòng vệ Israel, gọi tắt là IDF cũng đã tấn công các mục tiêu ở vùng ngoại ô phía nam của Beirut trong cuộc ném bom dữ dội nhất của thành phố này kể từ khi mở mặt trận chiến tranh rộng lớn hơn với Hezbollah ở Li Băng vào tháng trước.
Hôm Thứ Hai, 07 Tháng Mười, phát ngôn nhân Lực Lượng Phòng Vệ Israel, Đề Đốc Daniel Hagari, cho biết một ngày trước đó, Hezbollah đã bắn rocket vào thành phố Haifa, miền bắc Israel, làm 10 người bị thương và phá hủy các tòa nhà. Ông cho biết, IDF đang điều tra lý do tại sao hệ thống phòng không của họ không chặn được đợt tấn công này.
IDF cũng thông báo chiến binh của họ đã tấn công các bệ phóng và đường hầm ở Gaza để ngăn chặn một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn được lên kế hoạch vào ngày 7 tháng 10.
Ngày 7 tháng 10 đánh dấu một năm kể từ cuộc đột kích xuyên biên giới của Hamas khiến 1.200 người Israel thiệt mạng và dẫn đến cuộc xâm lược Gaza của Israel, khiến hơn 40.000 người Palestine thiệt mạng và biến dải đất bị bao vây này thành đống đổ nát.
Các buổi lễ và buổi cầu nguyện tưởng niệm cuộc tấn công của Hamas đã diễn ra trên khắp Israel vào hôm thứ Hai, bao gồm một phút mặc niệm do Tổng thống Israel Isaac Herzog chủ trì tại địa điểm diễn ra lễ hội âm nhạc Supernova, nơi 364 người đã bị các chiến binh Hamas giết hại.
Các nhà lãnh đạo bao gồm Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã gửi lời chia buồn.
Vào cuối tuần, Macron và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có những lời qua tiếng lại sau khi Macron kêu gọi ngừng cung cấp vũ khí được sử dụng ở Gaza cho Israel. Netanyahu gọi tuyên bố của nhà lãnh đạo Pháp là “sự ô nhục”. Hai nhà lãnh đạo đã nói chuyện qua điện thoại vào Chúa Nhật nhưng Macron không rút lại lời kêu gọi cấm vận vũ khí.
Xung đột của Israel leo thang vào tháng trước khi nước này tấn công trực tiếp hơn vào phong trào chính trị được Iran hậu thuẫn và nhóm chiến binh Hezbollah ở Li Băng.
Israel và Hezbollah đã bắn hỏa tiễn gần như hàng ngày kể từ ngày 7 tháng 10 năm 2023, nhưng tình hình thù địch đã leo thang mạnh mẽ vào tháng 9, khi IDF ám sát thủ lĩnh của nhóm, Hassan Nasrallah, và tiến hành một cuộc tấn công trên bộ vào miền nam Li Băng.
[Politico: Israel hits Lebanon, Gaza hard on Oct. 7 anniversary]
9. Các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine khiến 4 người thiệt mạng và 33 người bị thương trong ngày qua
Các cuộc tấn công của Nga trên khắp Ukraine đã giết chết ít nhất bốn người và làm bị thương ít nhất 33 người khác trong ngày qua, bao gồm cả trẻ em. Phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết như trên vào chiều Thứ Hai, 07 Tháng Mười.
Lực lượng phòng không Ukraine cho biết đã bắn hạ hai hỏa tiễn Kinzhal phóng vào Tỉnh Kyiv và 32 máy bay điều khiển từ xa tấn công trên nhiều khu vực khác nhau.
Nga được cho là đã tấn công Ukraine bằng 80 quả đạn phóng trên không trung, bao gồm một hỏa tiễn đạn đạo Iskander-M, một hỏa tiễn dẫn đường Kh-59 và một hỏa tiễn khác không rõ loại.
Nga đã tiến hành cuộc tấn công bằng hỏa tiễn Kinzhal vào Kyiv vào sáng ngày 7 tháng 10, chính quyền thành phố đưa tin. Tất cả các hỏa tiễn đều bị đánh chặn, nhưng các mảnh vỡ rơi xuống ba quận, gây ra hỏa hoạn và làm hỏng mái của một tòa nhà nhiều tầng và một siêu thị.
Không có thương vong nào được báo cáo.
Không quân cho biết hỏa tiễn Kinzhal thứ ba đã bắn trúng khu vực căn cứ không quân Starokostiantyniv ở Khmelnytskyi. Không có thương vong hoặc thiệt hại nào đối với cơ sở hạ tầng dân sự được báo cáo.
Thống đốc Serhii Lysak cho biết bốn người đã bị thương trong các cuộc tấn công của Nga vào Tỉnh Dnipropetrovsk.
Ba người dân đã bị thương trong một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào quận Synelnykove, ngoài ra còn phá hủy nhiều ngôi nhà, một chiếc xe hơi, một gara của một công ty nông nghiệp và nhiều tài sản khác.
Một người đàn ông 45 tuổi đã phải vào bệnh viện do bị thương do máy bay điều khiển từ xa rơi xuống cánh đồng trong lúc thu hoạch.
Thống đốc Vadym Filashkin cho biết các cuộc tấn công của Nga vào Tỉnh Donetsk đã giết chết ba người và làm bị thương 12 người trong ngày qua.
[Kyiv Independent: Russian attacks against Ukraine kill 4, injure 33 over past day]
10. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến thương vong của quân Nga trong thời gian gần đây.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.
Vào tháng 9 vừa qua, thương vong trung bình hằng ngày của người Nga (tử trận và bị thương) tại Ukraine đã đạt mức cao mới trong một tháng chiến tranh. Tỷ lệ thương vong trung bình hằng ngày là 1.271 người 1 ngày so với mức cao nhất trong tháng chiến tranh trước đó là 1.262 người được ghi nhận vào tháng 5 năm 2024, theo báo cáo của Bộ Tổng tham mưu Ukraine. Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột, Nga có thể đã phải chịu hơn 648.000 thương vong.
Tỷ lệ thương vong tăng kể từ tháng 5 năm 2024 gần như chắc chắn là do việc mở rộng khu vực chiến sự để bao gồm cả các hoạt động quân sự ở Kharkiv và Kursk, và cường độ tăng lên dọc theo tuyến đầu. Lực lượng Nga rất có thể sẽ tiếp tục cố gắng kéo giãn lực lượng Ukraine bằng cách sử dụng lực lượng đông đảo để áp đảo các vị trí phòng thủ và đạt được lợi ích chiến thuật.
Tỷ lệ thương vong của Nga có khả năng sẽ tiếp tục ở mức trung bình trên 1.000 người một ngày trong suốt thời gian còn lại của năm 2024 mặc dù mùa đông đã bắt đầu. Cho đến nay, điều kiện mùa đông vẫn chưa làm giảm các hoạt động tấn công hoặc tỷ lệ tiêu hao do Nga phụ thuộc vào chiến thuật không có xe cơ giới yểm trợ và thiếu chiến tranh cơ động. Chiến thuật đó đòi hỏi tình trạng thời tiết tốt hơn.
Thánh Ca
Lời Kinh Bên Vệ Đường
Phạm Trung
13:56 08/10/2024