Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 10/10: ‘Lì ra’ xin mãi mà có được không? – Lm. Giuse Đaminh Nguyễn Ngọc Tân, CP
Giáo Hội Năm Châu
02:04 09/10/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca,
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Ai trong anh em có một người bạn, và nửa đêm đến nhà người bạn ấy mà nói : ‘Bạn ơi, cho tôi vay ba cái bánh, vì tôi có anh bạn lỡ đường ghé lại nhà, và tôi không có gì dọn cho anh ta ăn cả’, mà người kia từ trong nhà lại đáp : ‘Xin anh đừng quấy rầy tôi: cửa đã đóng rồi, các cháu lại ngủ cùng giường với tôi, tôi không thể dậy lấy bánh cho anh được.’? Thầy nói cho anh em biết : dẫu người kia không dậy để cho người này vì tình bạn, thì cũng sẽ dậy để cho người này tất cả những gì anh ta cần, vì anh ta cứ lì ra đó.
“Thế nên Thầy bảo anh em : anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó? Hoặc nó xin trứng lại cho nó bò cạp? Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao?”
Đó là lời Chúa
Đứt ruột
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
05:31 09/10/2024
ĐỨT RUỘT
(Chúa Nhật XXVIII TN B)
Đói thì đầu gối phải bò. Hết gạo chạy rong, nhất nông nhì sĩ. Nhiều ngạn ngữ dân gian như muốn khẳng định rằng cuộc sống con người mãi long đong, vất vả vì các nhu cầu căn bản để sinh tồn xét như là một sinh vật. Chuyện cơm áo, gạo tiền nó nhũng nhiễu con người mãi không ngơi. Ăn no, mặc ấm vẫn chưa đủ, còn phải ăn ngon và mặc đẹp. Trong cuộc sống, người ta không chỉ trông mặt mà bắt hình dong mà còn thường hành xử theo kiểu đồng tiền đi trước, mực thước theo sau. Cảnh đời tréo ngoe mà không hiếm: “Bần cư náo thị vô nhân vấn. Phú tại sơn lâm hữu khách tầm”. Ngày nay khi có những chuyện bất bình giữa các quốc gia hay tập thể, người ta cũng lại sử dụng đòn chiêu: trừng phạt kinh tế. Đồng tiền dính liền khúc ruột. Để có được sự tự do với tiền của thì dường như không dễ, ngay cả với những người thường lên tiếng trong các lãnh vực đạo đức, tôn giáo. Nếu như giờ này Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Hãy về bán đi tất cả những gì ngươi có mà cho người nghèo, rồi đến mà theo Ta”, thử hỏi có được bao nhiêu người đáp trả dứt khoát và triệt để như thánh Phanxicô Axidi năm nào.
Người ta dễ dàng nói rằng tiền của mang tính “phù hoa” và nhất là nó không thể theo chúng ta đi vào huyệt lạnh. Thế nhưng, nói thì dễ nhưng sống thì không dễ chút nào. Không ai muốn tự chặt đứt khúc ruột của mình cả. Chẳng ai muốn từ bỏ một thứ sức mạnh vốn rất hiệu nghiệm trong rất nhiều trường hợp, đó là đồng tiền, được ví như “là tiên là Phật, sức bật của tuổi trẻ, sức khỏe của tuổi già, là cái đà của danh vọng, cái lọng che thân…”. Dù là một kiểu nói ngoa ngữ, phóng đại để muốn nhấn mạnh, nhưng chúng ta không thể không giật mình trước lời khẳng định của Chúa Giêsu: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào Nước Thiên Đàng” (x.Mc 10,23-26). Các tông đồ kinh ngạc và nói với nhau: Thế thì ai có thể được cứu rỗi, nghĩa là được hưởng phúc Thiên đàng? Khi nói rằng đối với loài người thì không thể, nhưng đối với Thiên Chúa thì mọi sự đều là có thể, Chúa Giêsu muốn khẳng định rằng: hạnh phúc Nước Trời tiên vàn là quà tặng Thiên Chúa trao ban chứ không phải do công sức của loài người chúng ta.
Chúa Giêsu đã từng cảnh báo về mối nguy cơ của tiền bạc khi nó được phong làm thần thánh: “Không được làm tôi hai chủ …”(x.Mt 6,24; Lc 16,13). Nếu có tiền mua tiên cũng được, thì có thể mua được cả nước thiên đàng! Khi chiều theo chước cám dỗ đề cao sức mạnh của đồng tiền thì người giàu có bị cám dỗ xem hạnh phúc nước trời là điều mình có thể mua, có thể trao đổi bằng công sức hay tiền bạc.
Ngạn ngữ Trung Quốc nói rằng tiền bạc có thể mua được đồng hồ quý nhưng không mua được thời gian; tiền bạc có thể mua được giường sang, nệm êm, chăn ấm, nhưng không mua được giấc ngủ ngon; tiền bạc có thể mua được cao lương mỷ vị nhưng không mua được sự ngon miệng… Nếu xác tín rằng hạnh phúc đích thật là hạnh phúc nước trời, tiên vàn là ân ban của Thiên Chúa, thì những gì chúng ta thu được mà chủ yếu bằng việc trao đổi, mua bán bằng của cải, tiền bạc chắc chắn không phải là hạnh phúc vĩnh cửu.
Vốn là một trong những thiện hảo tự nhiên Chúa dựng nên và ban tặng, nhưng của cải, tiền bạc rất dễ trở thành miếng mồi nhử của thần dữ khiến chúng ta đi trệch hay đi ngược với huấn lệnh Chúa truyền. Không chỉ có chuyện “no cơm ấm cật, dậm dật khắp nơi” mà các mối tương quan cũng dễ bị sứt mẻ do bởi của cải tiền bạc. Tình bác cháu như Abraham với Lót, tình anh em ruột thịt như Êsau và Giacóp cũng đã khó bền vì của cải. Thánh Kinh ghi cùng một câu trong cả hai trường hợp: “họ có quá nhiều tài sản nên không thể ở chung với nhau được” (St 13,6; 36,7). Một khi đã không thể “ở chung” với nhau được thì làm sao có thể ở cùng Thiên Chúa, Đấng là Cha của hết mọi người? Biết bao chuyện chẳng hay, làm nứt vỡ tình mẹ cha, nghĩa huynh đệ… đã từng xảy ra trước mắt chúng ta mà nguyên nhân chính là vì tranh chấp của cải. Thánh Phaolô đã nói với môn đệ Timôtê rằng: “Cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé” (Tm 6,10).
Trong kiếp lữ thứ này, chúng ta không thể sống như thiên thần, chẳng màng gì đến chuyện vật chất của tiền, vì không chừng sẽ rơi xuống thành loài vật (Pascal). Vấn đề đặt ra đó là phải biết làm chủ vật chất, tiền bạc cũng như phải biết tự do với nó. Một mẫu gương đáng cho chúng ta noi theo mà Tin Mừng hôm nay ghi lại đó là Phêrô. “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy”. Chúa Giêsu không phản bác nghĩa là Người xác nhận điều ấy. Không phải Phêrô đã vất bỏ mọi sự, của cải vật chất, vì nhà của ngài còn đó, thuyền của ngài còn đó…nhưng ngài sẵn sàng trao dâng cho Chúa khi Chúa cần dùng vì lợi ích của tha nhân, sẵn sàng gác nó một bên để lên đường đi rao giảng tin mừng.
Biết rằng đồng tiền dính liền khúc ruột, tuy nhiên nếu khi khúc ruột ấy là khúc ruột thừa đã bị viêm hay là khúc ruột non dính ung bướu thì không thể không cắt bỏ đi. Nhiều thánh giáo phụ như Hiêrônimô, Âugustinô khẳng định rằng những gì chúng ta đang sở hữu trên mức cần thiết đều là của người nghèo. Ước gì thỉnh thoảng chúng ta biết tập sống anh hùng một chút khi sẵn sàng dâng trao vài trăm ngàn, dăm bảy triệu vì một việc từ thiện nào đó hay vì công cuộc truyền giáo nào đó. Quả là không dễ, nhưng không cái khó nào là không thể vượt qua, nhờ ơn Chúa giúp và quyết tâm của chính chúng ta.
Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật XXVIII TN B)
Đói thì đầu gối phải bò. Hết gạo chạy rong, nhất nông nhì sĩ. Nhiều ngạn ngữ dân gian như muốn khẳng định rằng cuộc sống con người mãi long đong, vất vả vì các nhu cầu căn bản để sinh tồn xét như là một sinh vật. Chuyện cơm áo, gạo tiền nó nhũng nhiễu con người mãi không ngơi. Ăn no, mặc ấm vẫn chưa đủ, còn phải ăn ngon và mặc đẹp. Trong cuộc sống, người ta không chỉ trông mặt mà bắt hình dong mà còn thường hành xử theo kiểu đồng tiền đi trước, mực thước theo sau. Cảnh đời tréo ngoe mà không hiếm: “Bần cư náo thị vô nhân vấn. Phú tại sơn lâm hữu khách tầm”. Ngày nay khi có những chuyện bất bình giữa các quốc gia hay tập thể, người ta cũng lại sử dụng đòn chiêu: trừng phạt kinh tế. Đồng tiền dính liền khúc ruột. Để có được sự tự do với tiền của thì dường như không dễ, ngay cả với những người thường lên tiếng trong các lãnh vực đạo đức, tôn giáo. Nếu như giờ này Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Hãy về bán đi tất cả những gì ngươi có mà cho người nghèo, rồi đến mà theo Ta”, thử hỏi có được bao nhiêu người đáp trả dứt khoát và triệt để như thánh Phanxicô Axidi năm nào.
Người ta dễ dàng nói rằng tiền của mang tính “phù hoa” và nhất là nó không thể theo chúng ta đi vào huyệt lạnh. Thế nhưng, nói thì dễ nhưng sống thì không dễ chút nào. Không ai muốn tự chặt đứt khúc ruột của mình cả. Chẳng ai muốn từ bỏ một thứ sức mạnh vốn rất hiệu nghiệm trong rất nhiều trường hợp, đó là đồng tiền, được ví như “là tiên là Phật, sức bật của tuổi trẻ, sức khỏe của tuổi già, là cái đà của danh vọng, cái lọng che thân…”. Dù là một kiểu nói ngoa ngữ, phóng đại để muốn nhấn mạnh, nhưng chúng ta không thể không giật mình trước lời khẳng định của Chúa Giêsu: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào Nước Thiên Đàng” (x.Mc 10,23-26). Các tông đồ kinh ngạc và nói với nhau: Thế thì ai có thể được cứu rỗi, nghĩa là được hưởng phúc Thiên đàng? Khi nói rằng đối với loài người thì không thể, nhưng đối với Thiên Chúa thì mọi sự đều là có thể, Chúa Giêsu muốn khẳng định rằng: hạnh phúc Nước Trời tiên vàn là quà tặng Thiên Chúa trao ban chứ không phải do công sức của loài người chúng ta.
Chúa Giêsu đã từng cảnh báo về mối nguy cơ của tiền bạc khi nó được phong làm thần thánh: “Không được làm tôi hai chủ …”(x.Mt 6,24; Lc 16,13). Nếu có tiền mua tiên cũng được, thì có thể mua được cả nước thiên đàng! Khi chiều theo chước cám dỗ đề cao sức mạnh của đồng tiền thì người giàu có bị cám dỗ xem hạnh phúc nước trời là điều mình có thể mua, có thể trao đổi bằng công sức hay tiền bạc.
Ngạn ngữ Trung Quốc nói rằng tiền bạc có thể mua được đồng hồ quý nhưng không mua được thời gian; tiền bạc có thể mua được giường sang, nệm êm, chăn ấm, nhưng không mua được giấc ngủ ngon; tiền bạc có thể mua được cao lương mỷ vị nhưng không mua được sự ngon miệng… Nếu xác tín rằng hạnh phúc đích thật là hạnh phúc nước trời, tiên vàn là ân ban của Thiên Chúa, thì những gì chúng ta thu được mà chủ yếu bằng việc trao đổi, mua bán bằng của cải, tiền bạc chắc chắn không phải là hạnh phúc vĩnh cửu.
Vốn là một trong những thiện hảo tự nhiên Chúa dựng nên và ban tặng, nhưng của cải, tiền bạc rất dễ trở thành miếng mồi nhử của thần dữ khiến chúng ta đi trệch hay đi ngược với huấn lệnh Chúa truyền. Không chỉ có chuyện “no cơm ấm cật, dậm dật khắp nơi” mà các mối tương quan cũng dễ bị sứt mẻ do bởi của cải tiền bạc. Tình bác cháu như Abraham với Lót, tình anh em ruột thịt như Êsau và Giacóp cũng đã khó bền vì của cải. Thánh Kinh ghi cùng một câu trong cả hai trường hợp: “họ có quá nhiều tài sản nên không thể ở chung với nhau được” (St 13,6; 36,7). Một khi đã không thể “ở chung” với nhau được thì làm sao có thể ở cùng Thiên Chúa, Đấng là Cha của hết mọi người? Biết bao chuyện chẳng hay, làm nứt vỡ tình mẹ cha, nghĩa huynh đệ… đã từng xảy ra trước mắt chúng ta mà nguyên nhân chính là vì tranh chấp của cải. Thánh Phaolô đã nói với môn đệ Timôtê rằng: “Cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé” (Tm 6,10).
Trong kiếp lữ thứ này, chúng ta không thể sống như thiên thần, chẳng màng gì đến chuyện vật chất của tiền, vì không chừng sẽ rơi xuống thành loài vật (Pascal). Vấn đề đặt ra đó là phải biết làm chủ vật chất, tiền bạc cũng như phải biết tự do với nó. Một mẫu gương đáng cho chúng ta noi theo mà Tin Mừng hôm nay ghi lại đó là Phêrô. “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy”. Chúa Giêsu không phản bác nghĩa là Người xác nhận điều ấy. Không phải Phêrô đã vất bỏ mọi sự, của cải vật chất, vì nhà của ngài còn đó, thuyền của ngài còn đó…nhưng ngài sẵn sàng trao dâng cho Chúa khi Chúa cần dùng vì lợi ích của tha nhân, sẵn sàng gác nó một bên để lên đường đi rao giảng tin mừng.
Biết rằng đồng tiền dính liền khúc ruột, tuy nhiên nếu khi khúc ruột ấy là khúc ruột thừa đã bị viêm hay là khúc ruột non dính ung bướu thì không thể không cắt bỏ đi. Nhiều thánh giáo phụ như Hiêrônimô, Âugustinô khẳng định rằng những gì chúng ta đang sở hữu trên mức cần thiết đều là của người nghèo. Ước gì thỉnh thoảng chúng ta biết tập sống anh hùng một chút khi sẵn sàng dâng trao vài trăm ngàn, dăm bảy triệu vì một việc từ thiện nào đó hay vì công cuộc truyền giáo nào đó. Quả là không dễ, nhưng không cái khó nào là không thể vượt qua, nhờ ơn Chúa giúp và quyết tâm của chính chúng ta.
Ban Mê Thuột
Chỉ xin Ơn Khôn Ngoan
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
05:34 09/10/2024
SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXVIII - B
Chỉ xin Ơn Khôn Ngoan
(Mc 10, 17 – 30)
“Khôn ngoan”, theo nghĩa khái quát, được hiểu là phẩm chất kiến thức, kinh nghiệm hay khả năng phán đoán, phân định, quyết định liên quan đến mọi công việc của con người trong đời sống hằng ngày.
Theo Ki-tô Giáo, khôn ngoan được diễn tả nơi khả năng của lý trí cũng như sự kết hợp giữa lý trí và đức tin. Lý trí lành mạnh giúp con người nhận biết Thiên Chúa là nguyên lý và cùng đích của vạn vật. Theo thánh Tô-ma A-qui-nô : Khôn ngoan chính là món quà của Chúa Thánh Thần ban cho con người. Với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, con người có được sự khôn ngoan để phân định các thực tại, biết chiêm ngưỡng Thiên Chúa và thực thi thánh ý Ngài. Các tư tế, các hiền nhân và các ngôn sứ là ba nhóm người được dân Do- thái coi là khôn ngoan đặc biệt.
Đức Khôn Ngoan
Từ cổ chí kim, trong các nền văn hóa Đông cũng như Tây phương người ta đều lo tìm kiếm sự khôn ngoan. Có được sự khôn ngoan, con người trở nên khôn khéo, cư xử thận trọng và dễ thành công ở đời. Mạc khải Thánh Kinh cho biết, sự khôn ngoan của con người bắt nguồn từ Thiên Chúa. Thiên Chúa ban cho ai tùy ý, vì chính Ngài là Đấng Khôn Ngoan.
Theo thánh Irênê thì Đức Khôn Ngoan của Thiên Chúa là Ngôi Hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa nhập thể làm người như sách Khôn Ngoan mô tả : Người tìm thấy niềm vui giữa loài người... "Người đã làm người giữa muôn người... Người đã trao ban sự sống và thiết lập sự hiệp thông giữa Thiên Chúa với con người " (Kinh Tin Kính của Thánh Irênê).
Muốn có Đức Khôn Ngoan, con người phải tuân giữ Luật Chúa. Vì : “Ai tuân giữ Lề Luật sẽ điều khiển được tâm tư, khôn ngoan là hết lòng kính sợ Đức Chúa” (Hc 21,11). Ai làm bạn với Đức Khôn Ngoan sẽ được sống muôn đời (x. Kn 8,17).
Sa-lô-môn đã không xin sống lâu, vinh quang, giàu sang, phú quý hay kẻ thù phải chết mà xin cho được ơn khôn ngoan để có thể hướng dẫn, phân định và xét xử dân Do-thái (1 V 3,4-9). Ý vua xin đẹp lòng Chúa, nên Chúa nói: “Ta làm theo như lời ngươi : Ta ban cho ngươi một tâm hồn khôn ngoan minh mẫn, đến nỗi trước ngươi, chẳng một ai sánh bằng, và sau ngươi, cũng chẳng có ai bì kịp” (1 V 3,12). Chúa còn nói với vua : “Cả điều ngươi không xin, Ta cũng sẽ ban cho ngươi: Giàu có, vinh quang, đến nỗi suốt đời ngươi không có ai trong các vua được như ngươi” (1 V 3,13). Đó là lý do, Sa-lô-môn khôn ngoan hơn tất cả những người khôn ngoan ở Phương Đông và Ai-cập (x. 1 V 5,9-10).
Thiên Chúa chính là nguồn mạch khôn ngoan, Chúa dùng sự khôn ngoan Chúa mà tác thành vạn vật và cấu tạo con người (x.Cn 8,30; Kn 8,6). Do đó, muôn vật muôn loài được in dấu sự khôn ngoan của Thiên Chúa và phản ánh sự khôn ngoan của Người (x.Rm 1,19-20).
Đức Giêsu, Khôn Ngoan của Thiên Chúa
Đức Giêsu là Sự Khôn Ngoan của Chúa và là Lời của Chúa Cha (x.1Cr 1,24.30). Người thông ban sự Khôn ngoan cho con người (x.Ga 1,1). Trước kia tàng ẩn nơi Thiên Chúa nay được Mạc khải nơi Đức Giêsu Kitô.
Theo tiên tri Ba-rúc: “ “Đức Khôn Ngoan xuất hiện trên mặt đất và sống giữa loài người” (Br 3,38). Thánh Gioan viết : “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14). Như vậy, Đức Giêsu vừa là Lời vừa là Khôn Ngoan của Thiên Chúa.
Thánh A-tha-na-xi-ô khẳng định, Đức Giêsu chính là Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa, ‘được sinh ra từ trước muôn đời’ hay ‘được sinh ra mà không phải được tạo thành’ là Lời duy nhất của Thiên Chúa. Với biến cố Nhập Thể, con người đã nghe và đã thấy, đã chiêm ngưỡng và đã chạm đến Khôn Ngoan của Thiên Chúa ‘bằng xương bằng thịt’ giữa chúng ta.
Để có Ơn Khôn Ngoan, chúng ta phải nỗ lực tìm kiếm, vì Kinh Thánh khuyến khích chúng ta “Hãy thu tập khôn ngoan” (x.Cn 4,7). Trước là kính sợ Chúa, vì“kính sợ Chúa là đầu mối khôn ngoan” (Tv 111, 10); Thứ đến phải khiêm nhường. Vì Thiên Chúa “chống cự kẻ kiêu ngạo” và Ngài vui lòng ban sự khôn ngoan cho kẻ khiêm nhường (x. Gc 4,6), và tha thiết cầu xin (x. Gc 1,5).
Đừng lỡ mất Sự Khôn Ngoan
Chàng thanh niên trong Tin Mừng hôm nay thật tuyệt vời. Nếu xưa nay người ta cứ tưởng có một đời sống luân lý hoàn hảo đã đủ bảo đảm về mặt đạo đức, tiền bạc dư thừa bảo đảm về mặt vật chất, thì anh vẫn mang trong mình khát vọng sống đời đời cho dù anh đã thủ đắc trong tay toàn bộ những thứ đó.
Để biến khát vọng thành hiện thực, anh đã tìm đến với Đức Giêsu là Đấng mà anh gọi là nhân lành, Người là chính Đức Khôn Ngoan. Đức Khôn Ngoan đã chỉ cho anh : "Hãy đi bán tất cả gia tài, đem bố thí cho người khó khó, rồi đến theo Ta" (Mc 10,17). Gặp được Chúa Giêsu, nhưng để có được Chúa Giêsu, Đấng là nguồn mạch mọi khôn ngoan ấy, anh phải bán sạch tài sản mà cha mẹ anh và chính anh đã vất vả tích lũy một đời bằng mồ hôi nước mắt; đã thế, còn đem bố thì hết cho người nghèo, còn mình trở nên trắng tay mà có sự sống đời đời sao? Một lời mời gọi mới khó làm sao!
Đức Giêsu là một giá trị vượt trên tất cả những của cải trần gian, vì Người là "sức mạnh và sự không ngoan của Thiên Chúa" (1Cr 1,24). "Trong Người có cất giấu một kho tàng của sự khôn ngoan và hiểu biết" (Cl 2, 3). Gia tài của chàng thanh niên có là gì so với Đức Khôn Ngoan? Nếu biết Đức Giêsu là Đức Khôn Ngoan hiện thân, có lẽ anh sẽ nói như tác giả sách Khôn Ngoan : "Đem so sánh sự giầu sang với sự không ngoan, tôi kể sự giầu sang như không" (Kn 7, 8).
Lạy Chúa, xin dạy cho chúng con biết tìm kiếm Chúa là nguồn mạch mọi sự khôn ngoan để chúng con được sống đời đời. Amen.
Chỉ xin Ơn Khôn Ngoan
(Mc 10, 17 – 30)
“Khôn ngoan”, theo nghĩa khái quát, được hiểu là phẩm chất kiến thức, kinh nghiệm hay khả năng phán đoán, phân định, quyết định liên quan đến mọi công việc của con người trong đời sống hằng ngày.
Theo Ki-tô Giáo, khôn ngoan được diễn tả nơi khả năng của lý trí cũng như sự kết hợp giữa lý trí và đức tin. Lý trí lành mạnh giúp con người nhận biết Thiên Chúa là nguyên lý và cùng đích của vạn vật. Theo thánh Tô-ma A-qui-nô : Khôn ngoan chính là món quà của Chúa Thánh Thần ban cho con người. Với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, con người có được sự khôn ngoan để phân định các thực tại, biết chiêm ngưỡng Thiên Chúa và thực thi thánh ý Ngài. Các tư tế, các hiền nhân và các ngôn sứ là ba nhóm người được dân Do- thái coi là khôn ngoan đặc biệt.
Đức Khôn Ngoan
Từ cổ chí kim, trong các nền văn hóa Đông cũng như Tây phương người ta đều lo tìm kiếm sự khôn ngoan. Có được sự khôn ngoan, con người trở nên khôn khéo, cư xử thận trọng và dễ thành công ở đời. Mạc khải Thánh Kinh cho biết, sự khôn ngoan của con người bắt nguồn từ Thiên Chúa. Thiên Chúa ban cho ai tùy ý, vì chính Ngài là Đấng Khôn Ngoan.
Theo thánh Irênê thì Đức Khôn Ngoan của Thiên Chúa là Ngôi Hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa nhập thể làm người như sách Khôn Ngoan mô tả : Người tìm thấy niềm vui giữa loài người... "Người đã làm người giữa muôn người... Người đã trao ban sự sống và thiết lập sự hiệp thông giữa Thiên Chúa với con người " (Kinh Tin Kính của Thánh Irênê).
Muốn có Đức Khôn Ngoan, con người phải tuân giữ Luật Chúa. Vì : “Ai tuân giữ Lề Luật sẽ điều khiển được tâm tư, khôn ngoan là hết lòng kính sợ Đức Chúa” (Hc 21,11). Ai làm bạn với Đức Khôn Ngoan sẽ được sống muôn đời (x. Kn 8,17).
Sa-lô-môn đã không xin sống lâu, vinh quang, giàu sang, phú quý hay kẻ thù phải chết mà xin cho được ơn khôn ngoan để có thể hướng dẫn, phân định và xét xử dân Do-thái (1 V 3,4-9). Ý vua xin đẹp lòng Chúa, nên Chúa nói: “Ta làm theo như lời ngươi : Ta ban cho ngươi một tâm hồn khôn ngoan minh mẫn, đến nỗi trước ngươi, chẳng một ai sánh bằng, và sau ngươi, cũng chẳng có ai bì kịp” (1 V 3,12). Chúa còn nói với vua : “Cả điều ngươi không xin, Ta cũng sẽ ban cho ngươi: Giàu có, vinh quang, đến nỗi suốt đời ngươi không có ai trong các vua được như ngươi” (1 V 3,13). Đó là lý do, Sa-lô-môn khôn ngoan hơn tất cả những người khôn ngoan ở Phương Đông và Ai-cập (x. 1 V 5,9-10).
Thiên Chúa chính là nguồn mạch khôn ngoan, Chúa dùng sự khôn ngoan Chúa mà tác thành vạn vật và cấu tạo con người (x.Cn 8,30; Kn 8,6). Do đó, muôn vật muôn loài được in dấu sự khôn ngoan của Thiên Chúa và phản ánh sự khôn ngoan của Người (x.Rm 1,19-20).
Đức Giêsu, Khôn Ngoan của Thiên Chúa
Đức Giêsu là Sự Khôn Ngoan của Chúa và là Lời của Chúa Cha (x.1Cr 1,24.30). Người thông ban sự Khôn ngoan cho con người (x.Ga 1,1). Trước kia tàng ẩn nơi Thiên Chúa nay được Mạc khải nơi Đức Giêsu Kitô.
Theo tiên tri Ba-rúc: “ “Đức Khôn Ngoan xuất hiện trên mặt đất và sống giữa loài người” (Br 3,38). Thánh Gioan viết : “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14). Như vậy, Đức Giêsu vừa là Lời vừa là Khôn Ngoan của Thiên Chúa.
Thánh A-tha-na-xi-ô khẳng định, Đức Giêsu chính là Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa, ‘được sinh ra từ trước muôn đời’ hay ‘được sinh ra mà không phải được tạo thành’ là Lời duy nhất của Thiên Chúa. Với biến cố Nhập Thể, con người đã nghe và đã thấy, đã chiêm ngưỡng và đã chạm đến Khôn Ngoan của Thiên Chúa ‘bằng xương bằng thịt’ giữa chúng ta.
Để có Ơn Khôn Ngoan, chúng ta phải nỗ lực tìm kiếm, vì Kinh Thánh khuyến khích chúng ta “Hãy thu tập khôn ngoan” (x.Cn 4,7). Trước là kính sợ Chúa, vì“kính sợ Chúa là đầu mối khôn ngoan” (Tv 111, 10); Thứ đến phải khiêm nhường. Vì Thiên Chúa “chống cự kẻ kiêu ngạo” và Ngài vui lòng ban sự khôn ngoan cho kẻ khiêm nhường (x. Gc 4,6), và tha thiết cầu xin (x. Gc 1,5).
Đừng lỡ mất Sự Khôn Ngoan
Chàng thanh niên trong Tin Mừng hôm nay thật tuyệt vời. Nếu xưa nay người ta cứ tưởng có một đời sống luân lý hoàn hảo đã đủ bảo đảm về mặt đạo đức, tiền bạc dư thừa bảo đảm về mặt vật chất, thì anh vẫn mang trong mình khát vọng sống đời đời cho dù anh đã thủ đắc trong tay toàn bộ những thứ đó.
Để biến khát vọng thành hiện thực, anh đã tìm đến với Đức Giêsu là Đấng mà anh gọi là nhân lành, Người là chính Đức Khôn Ngoan. Đức Khôn Ngoan đã chỉ cho anh : "Hãy đi bán tất cả gia tài, đem bố thí cho người khó khó, rồi đến theo Ta" (Mc 10,17). Gặp được Chúa Giêsu, nhưng để có được Chúa Giêsu, Đấng là nguồn mạch mọi khôn ngoan ấy, anh phải bán sạch tài sản mà cha mẹ anh và chính anh đã vất vả tích lũy một đời bằng mồ hôi nước mắt; đã thế, còn đem bố thì hết cho người nghèo, còn mình trở nên trắng tay mà có sự sống đời đời sao? Một lời mời gọi mới khó làm sao!
Đức Giêsu là một giá trị vượt trên tất cả những của cải trần gian, vì Người là "sức mạnh và sự không ngoan của Thiên Chúa" (1Cr 1,24). "Trong Người có cất giấu một kho tàng của sự khôn ngoan và hiểu biết" (Cl 2, 3). Gia tài của chàng thanh niên có là gì so với Đức Khôn Ngoan? Nếu biết Đức Giêsu là Đức Khôn Ngoan hiện thân, có lẽ anh sẽ nói như tác giả sách Khôn Ngoan : "Đem so sánh sự giầu sang với sự không ngoan, tôi kể sự giầu sang như không" (Kn 7, 8).
Lạy Chúa, xin dạy cho chúng con biết tìm kiếm Chúa là nguồn mạch mọi sự khôn ngoan để chúng con được sống đời đời. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài Giáo lý Hàng tuần của Đức Phanxicô: Chúa Thánh Thần trong Công vụ Tông đồ
Vũ Văn An
13:15 09/10/2024
Theo tin Tòa Thánh, trong buổi yết kiến chung tại Quảng Trường Nhà Thờ Thánh Phê-rô ngày 9 tháng Mười năm 2024, Đức Phanxicô đã tiếp tục loạt bài Giáo Lý thường lệ của ngài về Chúa Thánh Thần và Nàng Dâu. Người hướng dẫn dân Chúa đến với Chúa Giêsu, hy vọng của chúng ta. Hôm nay, ngài nhấn mạnh tới Chúa Thánh Thần trong công vụ. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Trong lộ trình giáo lý về Chúa Thánh Thần và Giáo hội, hôm nay chúng ta sẽ tham khảo Sách Công vụ Tông đồ.
Câu chuyện về sự hiện xuống của Chúa Thánh Thần vào Lễ Ngũ Tuần bắt đầu bằng mô tả một số dấu hiệu chuẩn bị - gió thổi ào ào và lưỡi lửa - nhưng kết thúc bằng lời khẳng định rằng "họ đều được đầy tràn Chúa Thánh Thần" (Công vụ 2:4). Thánh Luca – người đã viết Công vụ Tông đồ – nhấn mạnh rằng Chúa Thánh Thần là Đấng đảm bảo tính phổ quát và hiệp nhất của Giáo hội. Hiệu quả tức thời của việc “được tràn đầy Chúa Thánh Thần” là các Tông đồ “bắt đầu nói các thứ tiếng khác nhau”, và ra khỏi Phòng Tiệc ly để loan báo Chúa Giêsu Kitô cho đám đông (x. Công vụ 2:4 và tiếp theo.).
Khi làm như vậy, Thánh Luca muốn nhấn mạnh sứ mệnh phổ quát của Giáo hội, như một dấu hiệu của sự hiệp nhất mới giữa mọi dân tộc. Chúng ta thấy Chúa Thánh Thần hoạt động cho sự hiệp nhất theo hai cách. Một mặt, Người thúc đẩy Giáo hội ra bên ngoài, để Giáo hội có thể chào đón ngày càng nhiều người và dân tộc; mặt khác, Giáo hội tập hợp họ bên trong để củng cố sự hiệp nhất đã đạt được. Người dạy Giáo hội mở rộng trong tính phổ quát và củng cố trong sự hiệp nhất. Phổ quát và là một: đây là mầu nhiệm của Giáo hội.
Chúng ta thấy phong trào đầu tiên trong hai phong trào – tính phổ quát – đang diễn ra trong Chương 10 của Công vụ Tông đồ, trong tình tiết trơ lại đạo của Corneliô. Vào ngày Lễ Ngũ Tuần, các Tông Đồ đã công bố Chúa Kitô cho tất cả người Do Thái và những người tuân thủ luật Môsê, bất kể họ thuộc dân tộc nào. Phải cần đến một "Lễ Ngũ Tuần" khác, rất giống với lễ đầu tiên, tại nhà của viên đại đội trưởng Corneliô, để thúc đẩy các Tông Đồ mở rộng tầm nhìn và phá vỡ rào cản cuối cùng, rào cản giữa người Do Thái và dân ngoại (x. Công vụ 10-11).
Sự mở rộng về mặt dân tộc này đi kèm với sự mở rộng về mặt địa lý. Thánh Phaolô - chúng ta đọc lại trong Công vụ Tông Đồ (x. 16:6-10) - muốn công bố Tin Mừng tại một vùng mới của Tiểu Á; nhưng có chép rằng họ đã bị "Chúa Thánh Thần cấm"; ngài đã cố gắng vào Bithyn'ia, "nhưng Thánh Thần của Chúa Giêsu không cho phép họ". Chúng ta ngay lập tức khám phá ra lý do cho những lệnh cấm đáng ngạc nhiên này của Chúa Thánh Thần: đêm hôm sau, Tông Đồ nhận được trong giấc mơ lệnh phải đi vào Macedonia. Do đó, Tin Mừng đã rời khỏi quê hương Châu Á của mình và đi vào Châu Âu.
Phong trào thứ hai của Chúa Thánh Thần – Đấng tạo ra sự hiệp nhất – được thấy trong hành động ở Chương 15 của Công vụ, trong biên bản của điều gọi là Công đồng Giêrusalem. Vấn đề là làm thế nào để đảm bảo rằng tính phổ quát đạt được không làm tổn hại đến sự hiệp nhất của Giáo hội. Chúa Thánh Thần không phải lúc nào cũng tạo ra sự hiệp nhất một cách đột ngột, bằng những hành động kỳ diệu và quyết định, như Lễ Ngũ tuần. Người cũng làm như vậy – và trong phần lớn các trường hợp – bằng công việc kín đáo, tôn trọng thời gian và sự khác biệt của con người, đi qua con người và các định chế, cầu nguyện và đối đầu. Theo cách mà chúng ta có thể nói ngày nay, theo cách thức đồng nghị. Thật vậy, đây là những gì xảy ra tại Công đồng Giêrusalem, liên quan đến vấn đề các nghĩa vụ của Lề Luật Mô-sê được áp dụng cho những người trở lại đạo từ ngoại giáo. Giải pháp đã được công bố cho toàn thể Giáo hội, với những lời nổi tiếng: “Vì Chúa Thánh Thần và chúng tôi thấy điều đó là tốt…” (Công vụ 15:28).
Thánh Augustinô giải thích sự hiệp nhất đạt được bởi Chúa Thánh Thần bằng một hình ảnh đã trở thành cổ điển: “Linh hồn của thân xác con người như thế nào thì Thánh Thần của thân thể Chúa Kitô, tức là Giáo hội, cũng giống như vậy” [1]. Hình ảnh này giúp chúng ta hiểu được điều gì đó quan trọng. Chúa Thánh Thần không tạo ra sự hiệp nhất của Giáo hội từ bên ngoài; Người không giới hạn Người trong việc ra lệnh cho chúng ta phải hiệp nhất. Chính Người là “mối dây hiệp nhất”. Chính Người là Đấng tạo ra sự hiệp nhất của Giáo hội.
Như thường lệ, chúng ta sẽ kết thúc bằng một suy nghĩ giúp chúng ta chuyển từ Giáo hội nói chung sang từng người chúng ta. Sự hiệp nhất của Giáo hội là sự hiệp nhất giữa mọi người và không đạt được trên bản vẽ, mà trong cuộc sống. Nó được thực hiện trong cuộc sống. Tất cả chúng ta đều muốn có sự hiệp nhất, tất cả chúng ta đều mong muốn điều đó từ sâu thẳm trái tim mình; nhưng thật khó để đạt được điều đó, ngay cả trong hôn nhân và gia đình, sự hiệp nhất và hòa hợp là một trong những điều khó đạt được nhất và thậm chí còn khó duy trì nhất.
Lý do tại sao sự hiệp nhất giữa chúng ta lại khó khăn là, đúng vậy, mọi người đều muốn hiệp nhất, nhưng dựa trên quan điểm riêng của mình, mà không xem xét đến việc người khác trước mặt mình cũng nghĩ chính như thế về quan điểm “riêng” của họ. Theo cách này, sự hiệp nhất trở nên khó nắm bắt hơn nữa. Cuộc sống hiệp nhất, sự hiệp nhất của Lễ Hiện Xuống, theo Chúa Thánh Thần, đạt được khi một người nỗ lực đặt Thiên Chúa, chứ không phải bản thân mình, vào trung tâm. Sự hiệp nhất của Kitô hữu cũng được xây dựng theo cách này: không chờ đợi người khác đến với chúng ta ở nơi chúng ta đang ở, mà cùng nhau tiến về phía Chúa Kitô.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần giúp chúng ta trở thành công cụ của sự hiệp nhất và hòa bình.
_____________________________
[1] Bài giảng, 267, 4.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Rước Kiệu Đức Mẹ tháng Mân Côi, Gx DMLV, Miami
Văn Hóa
Huấn đạo theo Thánh Kinh, Chương năm, tiếp
Vũ Văn An
13:48 09/10/2024
Huấn đạo theo Thánh Kinh
Nguyên tác: Biblical Counseling Manual: A Self Help Counseling Program
Của Adam Pulaski và Steve Lihn
Vũ Văn An chuyển ngữ
Chương năm: Loạt bài chữa lành linh hồn, tiếp
5.4. Nhu cầu của con người
Tâm lý học thế gian
Quan điểm của thế gian về con người là con người là trung tâm, nhu cầu cá nhân của con người là nền tảng cho các vấn đề của con người.
• Những vấn đề bản thân của con người đều xuất phát từ nhu cầu của họ.
Viễn ảnh
Con người không được coi mình là đáng giá, bởi vì nhu cầu cơ bản của họ là để Thiên Chúa coi con người là đáng giá.
(1 Cr 4:3-4)
1. Không phải là vấn đề tự đánh giá. Điều này một mặt dẫn đến sự kiêu ngạo, khoe khoang, tự mãn. Mặt khác, dẫn đến lòng tự trọng thấp, trầm cảm, đố kỵ, v.v.
2. Cũng không phải là vấn đề người khác đánh giá chúng ta, mong muốn được chấp thuận và chấp nhận.
3. Đó là vấn đề Thiên Chúa đánh giá, đây là mấu chốt. Không quan trọng tôi nghĩ gì hay người khác nghĩ gì, nhưng quan trọng là Thiên Chúa nghĩ gì.
Chìa khóa: Hãy quên đi bản thân và nhìn lên Thiên Chúa.
Con người bị ràng buộc vào Thiên Chúa, giải trình trước Thiên Chúa, có chính hữu thể của mình trong Thiên Chúa, được Thiên Chúa nâng đỡ, được Thiên Chúa ban cho những ơn phúc, được Thiên Chúa làm cho sống động, con người được Thiên Chúa cứu vớt, cứu chuộc và phán xét. Vì vậy, chúng ta không được bắt đầu từ con người; nhưng bắt đầu với Thiên Chúa. Sự mất giá trị của con người là do tội lỗi. Vì vậy, tội lỗi phải được xử lý trên hết mọi nhân tố khác.
• Sự sáng tạo : (St 1:26-28) Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Người, vì vậy con người có giá trị và ý nghĩa to lớn đối với Thiên Chúa. Con người được trao mọi quyền lực và trí tuệ cần thiết để điều hành trái đất này. Tất cả những gì con người cần làm là tuân theo.
• Tội lỗi : Tội lỗi làm cho con người trở nên vô dụng và hư không. Con người được tạo ra không hề thiếu sót gì, được tạo ra một cách có ý nghĩa và an toàn. Thiên Chúa tạo dựng con người để có mối quan hệ đạo đức và luân lý cũng như chịu trách nhiệm giải trình trước Thiên Chúa.
• Vấn đề : Vấn đề của con người bắt nguồn từ những mong muốn và ham muốn tội lỗi, chứ không phải từ nhu cầu không được đáp ứng. Con người muốn sự bất tử, sự cứu rỗi, sự tự do khỏi tội lỗi; muốn ý nghĩa và sự viên mãn, hạnh phúc, giàu có, cảm giác hoàn hảo, giá trị bản thân: muốn là Thiên Chúa mà không cần Thiên Chúa.
(Mt 6:33; Ga 14:21,27)
Thiên Chúa ban cho chúng ta tất cả những gì chúng ta cần như một sản phẩm phụ. Tất cả những gì chúng ta cần làm là vâng lời: sống bằng tình yêu, sống bằng đức tin và đặt Lời Chúa lên hàng đầu trong cuộc đời mình.
• Sự bất an và tầm thường: Điều này là do tội lỗi vì chính tội lỗi khiến người ta cảm thấy mình không xứng đáng. Hậu quả của tội lỗi là tất cả những điều tiêu cực của cuộc sống: hình ảnh kém cỏi, bất ổn, trầm cảm, đố kỵ, giận dữ, thất vọng, v.v. Điều một người cần là vương quốc của Thiên Chúa và sự công chính của Người. Đây là điều làm cho một người cảm thấy xứng đáng trước mặt Thiên Chúa. Con người cần một sự vâng phục mới, một tâm trí đổi mới. Thiên Chúa luôn ở đó, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của chúng ta. Người không bao giờ để lại một chân không.
• Tin Mừng: Tin Mừng không được ban cho chúng ta để đáp ứng một số nhu cầu chưa được đáp ứng. Tin Mừng đáp ứng nhu cầu của con người về vấn đề tội lỗi của mình. Vì vậy, quan điểm của Kinh thánh về con người là con người bắt đầu với Thiên Chúa, bị ràng buộc vào Thiên Chúa, giải trình trước Người. Thiên Chúa sẽ lo liệu những nhu cầu của họ.
Vì vậy, tận đáy lòng con người là vấn đề tội lỗi chứ không phải một nhu cầu nào đó chưa được đáp ứng. Khi họ trách nhiệm giải trình trước Thiên Chúa qua máu huyết thập giá, Thiên Chúa sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của họ.
Bảy yếu tố tạo nên hình ảnh lành mạnh về mình
1. (Eph 1:4) Biết rằng tôi có giá trị cố hữu. Thiên Chúa đã chọn tôi trước khi tạo thành trái đất. Tôi không cần phải trình diễn để có được giá trị hoặc cảm thức có giá trị này.
2. (Rm 8:13-17) Biết rằng tôi được an toàn, thuộc về tôi. Tôi là công dân của thiên đàng và được nhận vào gia đình của Thiên Chúa.
3. (Cl 2:9-10) Biết rằng tôi ở trong Chúa Kitô, rằng tôi trọn vẹn trong Người. Tôi không cần phải hoàn thiện bản thân mình hoặc nỗ lực hướng tới nó. Tôi di chuyển từ nguồn khôn ngoan bên trong mình, thực hiện và hoàn thành những gì Thiên Chúa đã lên kế hoạch cho cuộc đời tôi trên trái đất này.
4. (2 Cr 5:17-21) Biết cảm thức về mục đích, lý do sống. Thiên Chúa sai tôi giống như Người đã sai Con của Người làm đại sứ cho Chúa Kitô trên mặt đất, để hòa giải người khác với chính Người.
5. (Rm 5:17) Biết sự tự tin bản thân rằng khi tôi bước đi trong Chúa Thánh Thần, được Chúa Thánh Thần kiểm soát, tôi cai trị trong cuộc sống qua sự công chính. Khi tôi đứng vững, ma quỷ phải rời đi.
6. (Pl. 4:13) Biết cảm thức được tăng sức lực. Nhận ra rằng tôi không bao giờ có thể thất bại trong bất cứ điều gì tôi đảm nhận. Tất cả những gì tôi cần làm là vâng lời Thiên Chúa. Sức mạnh của Người đã đưa tôi đến một kết thúc thành công.
7. (Rm 8:37-39) Biết năng quyền khi tôi mặc lấy Chúa Kitô, tôi công bố sự chiến thắng của thập giá trong mọi nỗ lực.
Tập chú của thế giới: Suy nghĩ tích cực, suy nghĩ theo cách của bạn bằng sức mạnh ý chí. Điều này bị giới hạn ở thể chất và các giác quan của cơ thể dẫn đến sự tự tôn cao.
Quan điểm của Thiên Chúa: Hãy suy nghĩ sự thật của Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần là quyền lực hoàn thành qua con người bề trong ra con người bề ngoài.
Vì vậy, hãy nhìn nhận bản thân bằng con mắt của Thiên Chúa, bằng những khái niệm, ý tưởng của Người. Người đã tạo dựng tôi theo hình ảnh của Người, ban cho tôi Chúa Thánh Thần, ban cho tôi những ân tứ và tài năng. Người ban cho tôi sức mạnh để làm những gì Người đã làm và muốn tôi làm (Rm 12:12-13; Pl 2:12-13).
Công việc của tôi bây giờ là tối đa hóa những gì Thiên Chúa đã ban cho tôi và điều đó bằng cách đơn giản vâng theo lời Người. Mọi nhu cầu của tôi sẽ được đáp ứng như một sản phẩm phụ (Mt 6:33).
5.5. Chữa lành linh hồn
Viễn ảnh
(Lc 9:23-24; Rm 6:11; Eph 4:22-24; Dt 5:14-15; Gcb 1:17 ) Sự hiện diện của cái tôi, cái tôi chủ quan, bản chất cũ, cái tôi giả dối của vô thức hư ảo, tồn tại bằng cảm xúc, bụi đất. Cái tôi giả tạo này luôn hiện diện để thay thế cho thực tại sống bằng cái tôi đích thực, cái tôi kết hợp với Chúa Thánh Thần. Cái tôi cũ quan tâm đến sự sống còn của chính nó, để đáp ứng nhu cầu bản ngã của nó bằng những thứ bên ngoài và trải nghiệm cuộc sống - một sự phụ thuộc đồng thời được ấp ủ bởi thế gian, xác thịt và ma quỷ.
Thực hành cái chết của cái tôi ích kỷ này là nâng tầm nhìn của linh hồn chúng ta từ mặt phẳng nằm ngang của trái đất lên mặt phẳng siêu việt của thế giới khác. Đây là sự khôn ngoan từ Thần Khí Thiên Chúa ngự xuống chúng ta theo kiểu mẫu Nhập Thể. Chúa Kitô từ trên xuống, Chúa Thánh Thần được đổ xuống từ trên cao, sự tái sinh là từ trên cao: mọi kinh nghiệm về sự Hiện diện của Thiên Chúa đều từ trời xuống với chúng ta dưới dạng lời nói và thần khí.
Hy vọng
(Tv 107:20; Cv 17:28; Gl 2:20; Cl 1:10-11; Cl 1:27) Chữa lành linh hồn là một quá trình tách biệt cái tôi giả dối khỏi cái tôi thật. Chúa Kitô ở với chúng ta dù chúng ta có nắm được Người hay không. Sự Hiện Diện của Người là một thực tại cụ thể nhưng phi vật chất, và cần có sự kiên trì liên tục để thực hành Sự Hiện Diện của Người trong các thực tại của cuộc sống hàng ngày. Thực hành sự hiện diện của Người không phải là một “phương pháp” mà là một “Con Người”. Chúng ta không còn tìm kiếm những dấu hiệu hay bằng chứng giác quan mà thay vào đó là tìm kiếm niềm vui trong Người. Chúng ta thực hành sự hiện diện của Người khi chúng ta đọc Kinh thánh, khi chúng ta cầu nguyện, khi chúng ta bước đi, khi chúng ta thực hiện các bổn phận ở nhà, tại nơi làm việc, ở nhà thờ và bất cứ nơi nào chúng ta thở và tương tác với người khác: làm cho người khác biết đến Người thông qua chúng ta.
(Tv 95:7; Cv 17:11-12; Mt 4:4; 2Tm 3:15) Khi bạn lắng nghe lời Người và bước đi theo lời Người, quá trình chữa lành sẽ diễn ra liên tục. Nguyên tắc đầu tiên trong việc lắng nghe Thiên Chúa là đưa những bản văn thánh thiêng vào tinh thần và linh hồn chúng ta bằng cách suy niệm một cách cầu nguyện về chúng. Qua đó, lời Người ‘ở trong chúng ta’ và lời ấy bùng cháy bên trong, làm cho ý muốn của chúng ta nên một với ý muốn của Người, nhờ đó chúng ta bắt đầu nắm bắt được chiều sâu tình yêu của Người (Eph 3:18-19).
Thay đổi
(Cl. 3:5-15; 2Tm. 2:19-26) Người ta phải tách biệt khỏi ‘con người cũ’, tội lỗi, loạn thần kinh, bệnh hoạn, và không còn tự xác định mình bằng tội lỗi, chứng loạn thần kinh của chúng ta và những thiếu thốn của chúng ta: nhưng nhờ Người mà sự sống chữa lành của Người thanh tẩy và ngự trong chúng ta.
(Grm 2:13; Rm 6:12-14) Đừng tìm cách xoa dịu cảm xúc của mình bằng cách nhìn qua người khác, của cải hoặc địa vị, để thỏa mãn cảm giác được chấp nhận và tán thành. Hãy đặt tất cả những điều này dưới chân Chúa Giêsu: sự sa đọa của cơn thịnh nộ và dục vọng, hay sự tước đoạt lòng trung thành, lo lắng, trống rỗng, cưỡng bức, nghiện ngập và sợ hãi. Hãy thừa nhận tất cả những tội lỗi này, chịu trách nhiệm về chúng, sau đó thảo luận chúng trong lời cầu nguyện, trong cuộc trò chuyện với Thiên Chúa. Hãy lắng nghe, và bạn sẽ nhận được sự hướng dẫn và lời nói phá vỡ mọi ràng buộc.
( Is 10:27; Mc 11:22-26; Mt 5:36-37; 1Ga 1:7) Chúng ta không tin tưởng vào nhân cách của mình bằng cách thề thốt, cam kết làm bất cứ điều gì. Thay vì tin cậy vào sự tin cậy của chính mình, chúng ta phải tin cậy vào Thiên Chúa. Chúng ta phải phó thác mình cho Thiên Chúa và rửa tay khỏi các hậu quả, khiến bản thân không còn khả năng quan tâm đến lợi ích cá nhân. Đức tin không phải là phương tiện để chúng ta chiếm lấy Thiên Chúa cho riêng mình vì những mục đích riêng của chúng ta; đức tin là món quà của Thiên Chúa qua đó Người bày tỏ mục đích của Người qua chúng ta. Đó là niềm tin vào Chúa, không phải vào chính chúng ta.
(Mt 5:48; Rm 12:1-2; Rm 8:1-2; 2Cr 5:17,21; Eph 4:22-24)
Phép cắt bì hay sự thánh hóa mà nó tượng trưng là quyết định cắt bỏ mọi thói sùng bái bản thân và phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa. Bản chất cũ và bản chất mới phải trở thành một. Cái cũ phải được biến thành bản chất cao quý khi Thiên Chúa đến. Tâm hướng mới là tâm hướng trong đó Thiên Chúa là tất cả.
Hãy tìm sự cứu rỗi của bạn : (Pl 2:12-13)
(Các) câu Kinh thánh để nhớ: Cl 2:10-11
Việc sùng kính: Khuôn khổ Nghiên cứu và Áp dụng Kinh Thánh: những câu được chọn ở trên.
Cởi bỏ/Mặc vào: Hãy cầu xin Thiên Chúa giúp đỡ trong việc nhận ra và phá bỏ những khuôn mẫu mà bạn đang tìm kiếm Thiên Chúa để hoàn thành các mục đích của mình (tự thờ hình tượng) thay vì để Chúa sử dụng bạn cho mục đích của Người. Áp-ra-ham phải mất hơn hai mươi năm để chuyển từ việc tin cậy vào bản thân đến việc coi Thiên Chúa là tất cả (Dt 5:14).
Tham khảo: [7][Chambers1]
Đính kèm: Suy gẫm về Mười Điều Răn Mt. 22:37-40
Hãy tinh luyện tâm hồn bạn bằng cách suy gẫm Mười Điều Răn, một điều răn mỗi ngày trong mười ngày hoặc trong bất cứ khoảng thời gian nào. Hãy liệt kê những lĩnh vực mà thế gian, xác thịt và ma quỷ chiếm ưu thế hơn Sự Hiện Diện của Thiên Chúa trong cuộc đời bạn. Hãy liệt kê những tội lỗi này, thú nhận, ăn năn và bắt đầu lại cuộc sống trong những lĩnh vực này. Để hỗ trợ về vấn đề này, đây là một số ý tưởng để bạn xem xét:
1. NGƯƠI KHÔNG CÓ THIÊN CHÚA NÀO KHÁC NGOÀI TA RA. “Bất cứ hành vi phạm tội nào chống lại ‘bất cứ ai’ trong Mười Điều Răn của Thiên Chúa hoặc bất cứ sự thờ phượng sai trái nào, đều là hành vi phạm tội có chủ ý chống lại Thiên Chúa và Điều răn Đầu tiên của Người.”
2. NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC LÀM BẤT CỨ HÌNH ẢNH NÀO CHO NGƯƠI. “Chúng ta phải mang mọi ý nghĩ vào việc buộc phải vâng phục Chúa Kitô. 'Trừ khi trí tưởng tượng của chúng ta tràn ngập Sự Hiện diện của Người, Lời của Người, chúng ta sẽ ngầm định có những hình ảnh nhỏ hơn', và từ việc này, các hình ảnh xa lạ có thể phát triển."
3. NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC KÊU TÊN CHÚA THIÊN CHÚA VÔ CỚ. "Chúng ta phải phải là muối và ánh sáng, dần dần lớn lên và trưởng thành theo hình ảnh của Chúa Kitô, nếu không thì lời nói và bước đi của chúng ta đều vô ích”.
4. HÃY NHỚ NGÀY SA-BÁT, GIỮ CHO NÓ THÁNH THIỆN. "Mỗi ngày đều thuộc về Chúa. Với tư cách là đại diện của Người trên trái đất, chúng ta phải ăn mặc, hành động và tham gia theo cách phản ảnh sự Hiện diện của Người."
5. NGƯƠI HÃY TÔN TRỌNG CHA VÀ MẸ NGƯƠI. “Chúng ta phải tôn vinh chức vụ và thẩm quyền được Thiên Chúa phong truyền cho cha mẹ, cho các cơ quan dân sự và giới hữu trách.”
6. NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC GIẾT NGƯỜI. “Việc giết người có thể được thực hiện thông qua sự ghen tị, non nớt, ích kỷ, phù phiếm, tự hào sai lạc, khiếm nhã, thờ ơ, thiếu tình cảm với người thân yêu.”
7. NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC NGOẠI TÌNH. “Mọi hình thức hành động ô uế và lạm dụng xác thịt đều có thể được liệt kê theo Điều Răn này”.
8. NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC TRỘN CẮP. "Từ chối, tước đoạt hoặc không dành sự tín nhiệm, danh dự và sự tôn trọng xứng đáng cho người khác".
9. NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC LÀM CHỨNG SAI CHỐNG LẠI NGƯỜI HÀNG XÓM CỦA NGƯƠI. "Nói dối, coi thường hoặc làm nhục ai đó bằng cách vu khống, ghen tị hoặc đố kỵ."
10. NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC THAM LAM. "Trong thâm tâm của con người bên trong, bạn thậm chí không nên nghĩ đến lợi ích cá nhân. Nhưng trước tiên hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người, và tất cả những điều này sẽ được thêm vào cho ngươi".
Khi bạn trung thành xem xét và xét đoán chính mình, hãy tìm kiếm và mong đợi sự Hiện Diện của Chúa.
Tham khảo: [32][Willard1]
5.6. Tâm trí và ý chí
Lời nói đầu:
(Rm 7:18,25; Rm 8:10; Pl 2:12-13) Bằng lý trí, tôi thành thật đối diện với sự thật và thừa nhận mình không có khả năng đương đầu với bất cứ vấn đề nào. Nhưng bằng ý chí của mình, tôi mở cửa để nắm lấy nguồn tài nguyên của Thiên Chúa. Đây là bí quyết của ý chí: không phải tôi muốn hoàn thành bằng sức mạnh ý chí của mình, mà ý chí của tôi chỉ đơn giản là mở cánh cửa để nhận được quyền năng và sự thực hiện của Người. “Đối với tôi, ý chí hiện diện……” và giờ đây, lạy Chúa, chính sự thực hiện của Chúa đã làm nên điều đó. "
Nguyên tắc ý chí:
(Ga 7:17; Mt 12:10-13) Chúa Giêsu luôn yêu cầu chúng ta điều gì chúng ta có thể làm nếu chúng ta muốn. Chúng ta phải làm điều đó mà không cần cố gắng tìm hiểu trước. Nhưng nếu bạn chịu 'làm' thì bạn sẽ hiểu. Chính ý chí khô héo bên trong mới tạo ra mọi tình trạng khô héo bên ngoài trong cuộc sống. Một khi sự cai trị bên trong của ý chí chúng ta hoàn toàn hòa hợp với ý muốn của Người, Người có thể di chuyển từ đầu cầu bên trong này để sửa chữa mọi tình trạng khô héo bên ngoài trong cuộc sống.
Biết và làm là một con đường liên tục, một sự hợp tác liên tục giữa trí óc và ý chí. Thiên Chúa chủ động ban cho con người những điều họ cần biết. Khi đó con người chịu trách nhiệm về sự lựa chọn theo ý muốn của mình và Thiên Chúa thực hiện (làm) thông qua con người. Thiên Chúa chỉ yêu cầu chúng ta bước đi trong ánh sáng mà chúng ta có, nghĩa là tuân theo những gì chúng ta biết là sự thật ngay lúc này!
Sự phục hồi:
(St 1:26; Eph 3:3-4; Pl 3:13-14; 2Tm 1:9-10) Chúa Giêsu đến để phục hồi chúng ta thông qua sự phát triển thiêng liêng bên trong, giống như một nụ hoa đang nở rộ đến mức độ trọn vẹn của sự viên mãn của Thiên Chúa. "Thiên Chúa nói chúng ta hãy tạo ra con người dưới Bóng của Chúng ta, làm đại diện của Chúng ta." Thiên Chúa có hai lời kêu gọi và mục đích dành cho con người:
1. như các con trai, làm như chiếc bóng của Người và;
2. như các người cha, làm đại diện cho Người.
Thiên Chúa đã làm nên con người nguyên thủy - một “Ai đó” thực hiện quyền thống trị trên tạo vật và là người có khả năng tự do lựa chọn. Người cũng làm con người thành HÌNH ẢNH – một hình ảnh mạc khải Thiên Chúa và khi làm như vậy, chính con người trở thành “không ai cả”. Con người là một bản sao hữu hạn của Đấng khởi tạo và quyết định tối cao của muôn loài. Với tư cách là HÌNH ẢNH, con người là người bộc lộ khiêm tốn của Thiên Chúa và các thuộc tính của Người.
Con người được tạo ra để trở thành một “Ai đó” nhưng muốn trở thành “Không ai cả” để Thiên Chúa có thể là tất cả trong tất cả. Như vậy, con người hoàn thành mục đích và lời kêu gọi hai mặt của mình: làm một người cha cho Người và làm một người con cho Người.
Hữu thể:
(Gl. 2:20) Chính trong Chúa Kitô mà chúng ta có thể biểu lộ sự cân bằng giữa việc đại diện, 'từ Chúa Cha' và sống 'cho Chúa Cha' cho Thiên Chúa qua Chúa Giêsu, chúng ta được tạo dựng là con cái, nhưng trên đất, chúng ta phải là một người cha - người đại diện trần thế cho Thiên Chúa. Khi chúng ta thực sự học cách làm cha 'vì Người ' và biết cách trở thành con 'cho Người', thì chính Thiên Chúa là Đấng hoàn thành 'việc làm' của Người qua chúng ta. Khi chúng ta học cách hiện hữu, Chúa tự do thực hiện thông qua chúng ta. Việc 'làm' hữu hiệu của chúng ta chỉ đơn giản là thực hiện lời kêu gọi chúng ta 'hiện hữu'.
(Ga 6:28-29) Đó không phải là việc làm của chúng ta mà là niềm tin của chúng ta. Vì niềm tin, theo nghĩa đen, là sự sống nhờ [by-life] - những thứ mà con người sống nhờ đó: lúc đó, Thiên Chúa thực hiện công việc đó thông qua chúng ta.
Xem thêm Unto Full Stature của Deverne Fromke.
5.7. Quá trình suy niệm
Viễn ảnh
(Rm 12:1-2) Chính suy nghĩ của chúng ta tạo nên lối sống của chúng ta. Những gì chúng ta suy nghĩ ngày hôm nay, chúng ta sẽ có trong lối sống của chúng ta vào ngày mai. Chúng ta, những người đã vào trong Chúa Kitô từ Ai Cập của thế gian, giờ đây phải được biến đổi hoàn toàn bằng cách thay thế sự khôn ngoan ngu xuẩn của thế gian bằng sự khôn ngoan của Thiên Chúa tập trung vào Chúa Kitô. Vì vậy, đổi mới tâm trí là đem suy nghĩ của chúng ta phục tùng những điều được bày tỏ trong lời Thiên Chúa, để chúng ta có thể bước đi trong sự khôn ngoan thật.
Hy vọng
(Gs. 1:8) Theo định nghĩa của Kinh thánh, suy niệm có thể được hiểu là sự tập trung tâm trí của tôi vào một đối tượng - tâm trí của Thiên Chúa mà Người đã đặt vào ngôn ngữ của chúng ta, tức Kinh thánh. Nó duy trì lời đó trong tâm trí tôi để được soi sáng và giải thích bởi Chúa Thánh Thần ngự trong tôi. Để lời đó xâm chiếm mọi luận lý và lý luận của tôi, phá hủy lối suy nghĩ cũ, chuẩn bị một cái nhìn mới về cuộc sống dưới nhan Thiên Chúa.
(Đnl 6:6-9; Cl 3:1-3; Pl 4:8) Chúng ta chịu trách nhiệm về trạng thái tâm trí của mình. Mọi hành động của chúng ta đều xuất phát từ suy nghĩ của chúng ta. Những hành động hôm nay chỉ là kết quả đến chậm của những gì mà suy nghĩ của chúng ta đang trú ngụ trong đó tháng vừa qua. Chúng ta được lệnh phải sắp xếp suy nghĩ của mình và hướng chúng đến những điều ở trên cao, lúc đó, Thiên Chúa, qua lời Người, sẽ thực hiện phần còn lại.
Thay đổi
(Lc 5:16; Lc 6:12; Mt 14:23) Để sống ở bình diện sâu sắc hơn, chúng ta phải trau dồi nghệ thuật làm im lặng suy nghĩ của mình để có thể nghe được tiếng nói của Chúa Thánh Thần; và chống lại sự hiện diện của mọi ý tưởng về quá khứ và hiện tại có thể xâm nhập vào tâm trí tôi. Như với Chúa Giêsu, chúng ta cần tâm trí của Thiên Chúa nói với tôi và soi sáng lời nói. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi những suy nghĩ và lời cầu nguyện của tôi được bày tỏ trong tinh thần yên lặng và tĩnh lặng khi tôi cầu nguyện.
(Tv 42:3-5; Lc 24) Cũng như với Đavít, đừng để bản ngã nói chuyện với bạn, bạn nói chuyện với bản ngã. Bất kể hoàn cảnh nào, hy vọng của bạn là ở trong Thiên Chúa chứ không phải ở những gì bạn nhìn thấy và những gì cảm xúc đang mách bảo bạn. Hãy chia sẻ những cảm giác băn khoăn của bạn với Thiên Chúa, loại bỏ nó ra khỏi hệ thống của bạn như các môn đệ đã làm với Chúa Giêsu trên đường Emmau. Như vậy, khi ở yên lặng, bạn sẽ có thể nghe được lời của Chúa Giêsu. Trong sự tĩnh lặng, sự suy niệm Kitô giáo là việc thay thế suy nghĩ của bạn bằng suy nghĩ của Người. Đừng nói "Tôi sẽ không nghĩ đến điều này", mà hãy nói "Tôi sẽ nghĩ đến điều đó".
(Kh 2:7,11,17; Eph 1:17-19) Kinh thánh kêu gọi chúng ta hãy sử dụng đôi tai của mình. Khi mới sinh, chúng ta đã nhận được đôi tai thiêng liêng, khả năng nghe tiếng Thiên Chúa một cách rõ ràng. Trước tiên hãy im lặng, đọc một đoạn Kinh thánh và sẵn sàng lắng nghe. Hãy đặt câu hỏi về những gì bạn đang đọc, chỉ khi đặt câu hỏi bạn mới có được câu trả lời. Chúa Thánh Thần chuẩn bị cho chúng ta những câu trả lời của Người bằng cách lấp đầy tâm trí chúng ta bằng những câu hỏi.
(Gs 1:8; Gcb 1:21) Thường xuyên nghe lời Chúa có xu hướng ghi nhớ đoạn văn mà bạn đang suy gẫm. Hãy ghi nhớ đoạn văn đó trong tâm trí và cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần mở tâm trí bạn và mặc khải những gì Người đang nói với bạn. Học cách cầu nguyện những câu cầu nguyện: "Dẫn con vào sự thật toàn vẹn", "Xin trở thành Thần Khí khôn ngoan và mặc khải cho con trong việc nhận biết Chúa Giêsu". Khi sự thật được tiết lộ, hãy biến điều này thành lời ngợi khen và thờ phượng, tạ ơn Thiên Chúa vì sự khôn ngoan của Người.
(Eph 4:22-32; Gcb 1:22-25) Đổi mới tâm trí không chỉ là một thao tác, mà còn là việc thực sự mang lại một lối sống mới phù hợp với lời Thiên Chúa phán với tâm trí chúng ta bằng lời viết của Người. Với mỗi lần lời Thiên Chúa được mặc khải cho tâm trí chúng ta là lời kêu gọi làm và hiện hữu. Lời Thiên Chúa truyền lệnh cho tôi phải làm gì thì Chúa Thánh Thần bên trong ban quyền lực cho tôi làm điều đó. Đối với tôi, Kinh Thánh trở thành sự mô tả tôi là ai trong sự hiệp nhất với Chúa Kitô.
Hãy tìm sự cứu rỗi của bạn : (Pl 2:12-13)
(Các) câu Kinh thánh để nhớ: Gs. 1:8
Việc sùng kính: Khuôn khổ Nghiên cứu và Áp dụng Kinh Thánh: những câu được chọn ở trên.
Cởi bỏ/Mặc vào: Hãy giải quyết một vấn đề tội lỗi cấp bách hoặc những áp lực thuộc bất cứ loại nào, trước tiên hãy nói chuyện với Thiên Chúa: loại bỏ nó ra khỏi hệ thống của bạn, chuẩn bị lắng nghe. Tra cứu Kinh thánh qua những cuốn liệt kê các câu Kinh thánh nói về cùng một vấn đề (concordance), nghiên cứu đoạn văn hoặc các đoạn văn, suy gẫm về những điều cần thiết, suy gẫm và ghi nhớ cho đến khi bạn nhận được câu trả lời từ Thiên Chúa. Sau đó bắt đầu thực hành những gì bạn đã học.
Lưu ý: Để nhận được câu trả lời: hãy tĩnh lặng trước mặt Thiên Chúa; hãy chuẩn bị đôi tai của bạn để lắng nghe; suy gẫm về những gì bạn đã nghe, sau đó thực hành những gì bạn đã học. Hãy tĩnh lặng, lắng nghe, suy niệm, thực hành.
Tham khảo: [25][Smith3]
Còn tiếp
VietCatholic TV
Harris cảnh báo Zelenskiy nguy cơ bị Nga ám sát. Biệt kích hạ tàu quét mìn Nga. Kyiv sắp có Mirage
VietCatholic Media
03:01 09/10/2024
1. Ukraine nhận được chiến đấu cơ Mirage 2000 từ đồng minh NATO
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp cho biết nước này đang có kế hoạch gửi chiến đấu cơ tới Ukraine vào nửa đầu năm 2025, ngay sau khi Hòa Lan xác nhận lô máy bay phản lực đầu tiên do phương Tây sản xuất cho quốc gia đang xảy ra chiến tranh này.
“Mirage 2000 có thể bay ở Ukraine vào nửa đầu năm 2025”, Sébastien Lecornu nói với hãng tin Pháp Sud Ouest trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm Thứ Tư, 09 Tháng Mười. Trong một bài đăng riêng trên X, Lecornu đã nhắc đến cuộc phỏng vấn, nói rằng việc giao máy bay phản lực sẽ diễn ra vào quý đầu tiên của năm sau.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố vào tháng 6 rằng Paris sẽ gửi một số lượng không xác định chiến đấu cơ Mirage 2000-5 tới Ukraine, và các phi công Ukraine đang được đào tạo tại Pháp.
Mirage 2000-5 là máy bay phản lực chiến đấu đa năng, một động cơ do nhà sản xuất Dassault của Pháp phát triển. Đây là chiến đấu cơ thế hệ thứ tư, giống như F-16 do Hoa Kỳ sản xuất mà Ukraine hiện đang sử dụng.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy xác nhận vào đầu tháng 8 rằng lực lượng không quân Kyiv đang sử dụng máy bay do phương Tây sản xuất, đánh dấu sự kết thúc của thời gian chờ đợi dài và đầy thất vọng đối với lô máy bay phản lực đầu tiên được hứa hẹn cho Ukraine.
Máy bay F-16 là cam kết viện trợ quan trọng nhất từ các nước phương Tây ủng hộ Kyiv, được Hoa Kỳ bật đèn xanh vào tháng 8 năm 2023. Hòa Lan, Đan Mạch, Na Uy và Bỉ đã cam kết cung cấp tổng cộng khoảng 80 máy bay phản lực cho Ukraine, nhưng thời gian biểu đưa máy bay đến quốc gia bị chiến tranh tàn phá này bị chậm trễ và không chắc chắn.
Đối với lực lượng không quân mệt mỏi và kiệt sức của Ukraine, các máy bay phản lực, ngay cả với số lượng nhỏ, cũng mang lại lợi ích trước lực lượng không quân lớn và vượt trội của Nga. Nhưng bản thân chúng không phải là yếu tố thay đổi cuộc chơi, đặc biệt là khi Ukraine đang vận hành tương đối ít máy bay.
Ukraine đã mất ít nhất một chiếc F-16, bị rơi vào cuối tháng 8. Phi công, được Kyiv nêu tên là Trung tá Oleksiy Mes, đã tử nạn khi “đẩy lùi một cuộc tấn công kết hợp trên không và hỏa tiễn lớn của Nga”, lực lượng không quân Ukraine cho biết.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cho biết vào tháng 8 rằng bà “vô cùng tự hào” khi máy bay F-16 của Đan Mạch “hiện đang hoạt động” tại Ukraine.
“Bây giờ họ đang bay, và các phi công đang làm tốt công việc của mình,” Frederiksen cho biết, đồng thời nói thêm rằng “thật không may là chúng tôi đã mất một trong số họ” vài ngày trước đó. Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch, Troels Lund Poulsen, cho biết vào giữa tháng 9 rằng Copenhagen “sẽ cung cấp lô chiến đấu cơ F-16 tiếp theo vào nửa cuối năm 2024,”
Bộ trưởng Quốc phòng Hòa Lan, Ruben Brekelmans, cho biết vào hôm Chúa Nhật rằng những chiếc F-16 đầu tiên của Hòa Lan đã được chuyển giao cho Ukraine, đồng thời nói thêm rằng chúng “rất cần thiết”. Brekelmans không nói rõ có bao nhiêu máy bay được chuyển giao trong đợt đầu tiên này, nhưng cho biết số máy bay còn lại - tổng cộng là 24 chiếc - sẽ “tiếp tục trong những tháng tới”.
Máy bay Mirage 2000-5 của Pháp đang được cải tiến để phù hợp với yêu cầu của Ukraine, Lecornu cho biết. Bộ trưởng Pháp cho biết các máy bay phản lực này sẽ được điều chỉnh cho các hoạt động chiến đấu không-đối-đất và được trang bị khả năng tác chiến điện tử nâng cao. Hiện nay, Ukraine rất cần những chiếc máy bay tấn công không-đối-đất để chống lại chiến thuật biển người của quân đội Nga.
[Newsweek: Ukraine Gets Mirage 2000 Fighter Jet Boost From NATO Ally]
2. Các điệp viên Ukraine phá hoại tàu quét mìn của Nga trên ‘Hồ NATO’
Cơ quan tình báo quân sự Ukraine đã “vô hiệu hóa” một tàu quét mìn của Nga thuộc Hạm đội Baltic của Điện Cẩm Linh, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết như trên vào chiều Thứ Ba, 08 Tháng Mười.
Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, gọi tắt là GUR cho biết tàu quét mìn Aleksandr Obukhov, có trụ sở tại thành phố Baltiysk thuộc Kaliningrad, “đã bị hư hại nghiêm trọng”.
Một số blogger quân sự Nga cho rằng con tàu đã chìm. Tuy nhiên, Đại Úy Yusov cho biết trong một tuyên bố thận trọng rằng động cơ của tàu bị hư hỏng do nước tràn vào khi “có một lỗ thủng bí ẩn xuất hiện trên đường ống dẫn khí”. Con tàu đã chìm hay chưa vẫn còn trong vòng điều tra.
Tàu chiến của Nga đang “được sửa chữa lớn” và dự kiến sẽ tham gia nhiệm vụ chiến đấu, Đại Úy Yusov cho biết. “Việc sửa chữa một thiết bị quan trọng trên tàu về mặt kỹ thuật rất khó khăn và tốn kém”.
Ukraine, mặc dù không có tàu chiến lớn trong hải quân, đã sử dụng các cuộc tấn công tầm xa, máy bay điều khiển từ xa trên không và tàu mặt nước điều khiển từ xa để chống lại Hạm đội Hắc Hải của Nga, hoạt động gần bờ biển Ukraine.
Kyiv cho biết họ đã thành công trong việc tiêu diệt một tàu ngầm lớp Kilo của Nga có trụ sở tại Crimea cùng một số tàu đổ bộ và tàu khác, như tàu chiến Tsiklon trang bị hỏa tiễn vào tháng 5.
Nga đã di chuyển nhiều tài sản quan trọng của mình từ căn cứ chính ở thành phố Sevastopol, phía nam Crimea đến Novorossiysk, xa hơn khỏi tầm với của Kyiv. Mạc Tư Khoa cũng được cho là đang thiết lập một căn cứ khác ở Abkhazia, một khu vực ly khai được quốc tế công nhận là một phần của Georgia, thậm chí còn xa Ukraine hơn.
Tình báo Anh trước đây đã đánh giá rằng Nga đã cố gắng bảo vệ các căn cứ của mình khỏi các cuộc tấn công bằng cách sử dụng xà lan, mồi nhử và hình bóng giả để đánh lừa những người điều khiển máy bay điều khiển từ xa của Ukraine.
Hải quân của Điện Cẩm Linh đóng quân ở nơi khác phần lớn không bị ảnh hưởng. Đặc biệt, hạm đội tàu ngầm của họ là một lực lượng đáng gờm. Hạm đội Baltic của Nga đóng quân tại vùng đất tách biệt Kaliningrad của Nga, nhìn ra Biển Baltic và nằm giữa Ba Lan và Lithuania.
Biển Baltic, phần lớn được bao quanh bởi các thành viên NATO sau khi Phần Lan và Thụy Điển gia nhập liên minh xuyên Đại Tây Dương, đôi khi được gọi là “hồ NATO”.
Cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022 đã thúc đẩy việc đánh giá lại các liên minh và an ninh của nhiều quốc gia, bao gồm cả những quốc gia ở sườn phía đông của NATO và dọc theo Biển Baltic.
Cơ quan GUR của Kyiv cho biết đầu năm nay rằng họ đã tấn công vào tàu mang hỏa tiễn Serpukhov của Mạc Tư Khoa, có trụ sở tại Baltiysk, trong một chiến dịch chung với các đặc vụ chống Cẩm Linh của Nga
[Newsweek: Ukraine Agents Sabotaged Russian Minesweeper on 'NATO Lake': Kyiv]
3. Nga tuyên bố có cuộc tấn công mạng “chưa từng có” vào phương tiện truyền thông
Chính quyền Nga tuyên bố đã xảy ra một cuộc tấn công mạng “chưa từng có” vào cơ sở hạ tầng truyền thông nhà nước Nga vào ngày 7 tháng 10.
Công ty Phát thanh và Truyền hình Nhà nước Toàn Nga, gọi tắt là VGTRK đã báo cáo một cuộc tấn công mạng “chưa từng có” vào các dịch vụ trực tuyến của công ty được thực hiện bởi những cá nhân không rõ danh tính. Theo tờ Gazeta thân Cẩm Linh, cuộc tấn công đã làm gián đoạn chương trình phát sóng của gần 100 kênh truyền hình nhà nước Nga bao gồm cả Rossiya-1, Rossiya-24, Rossiya Kultura, Karusel và khoảng 80 đài truyền hình và phát thanh khu vực.
Gazeta, trích dẫn một nguồn tin trong lĩnh vực an ninh thông tin của Nga, cho rằng vụ tấn công này là do nhóm tin tặc “sudo rm -RF” thực hiện, được cho là có liên quan đến Ukraine. (Tên của nhóm này ám chỉ một lệnh Linux dùng để xóa các hồ sơ.)
Đài truyền hình công cộng Ukraine Suspilne, trích dẫn nguồn tin riêng của mình, tuyên bố rằng “sudo rm -RF” đã nhận trách nhiệm và đưa tin rằng các nhân viên của VGTRK phàn nàn rằng cuộc tấn công đã xóa tất cả dữ liệu dự phòng.
Một chuyên gia bảo mật thông tin nói với Gazeta rằng tin tặc có thể đã sử dụng một loại nhu liệu tống tiền có chức năng xóa hồ sơ thay vì chỉ mã hóa chúng và cảnh báo rằng VGTRK sẽ cần phải vá lỗ hổng này và khôi phục bản sao lưu hệ thống.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov lên tiếng ủng hộ VGTRK, mô tả cuộc tấn công mạng là hành động tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Nga.
[Ukrainska Pravda: Russia claims “unprecedented” cyberattack on media – ISW]
4. Tờ Washington Post cho biết Kamala Harris yêu cầu Zelenskiy chọn người kế nhiệm nếu ông bị giết hoặc bị bắt
Ngay trước khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đã thúc giục Tổng thống Volodymyr Zelenskiy xây dựng một kế hoạch trong trường hợp ông bị giết hoặc bị bắt.
Chi tiết này đã được nêu ra trong cuốn sách có tựa đề “Chiến tranh” của nhà báo người Mỹ và biên tập viên tờ The Washington Post Bob Woodward.
Woodward nói rằng trong Hội nghị An ninh Munich, Harris được cho là đã khuyến khích Zelenskiy hành động để ứng phó với mối đe dọa đang ngày càng lớn dần từ Nga.
Harris được trích dẫn lời nói rằng một trong những hành động này bao gồm việc lập kế hoạch kế nhiệm để bảo đảm sự ổn định “nếu bạn bị bắt hoặc bị giết”.
Tháng 7 vừa qua, tờ The Times đã đăng một bài báo tuyên bố rằng chỉ vài ngày trước khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, Tổng thống Zelenskiy đã yêu cầu Hoa Kỳ tung ra một lệnh trừng phạt phủ đầu đối với Mạc Tư Khoa để làm Putin chùn bước. Tuy nhiên, Harris đã bác bỏ đề xuất này của Tổng thống Zelenskiy.
[Ukrainska Pravda: Harris asked Zelenskyy to choose successor if he is killed or captured – WP]
5. Lực lượng Nga đông hơn gấp mười lần quân Ukraine trong trận chiến giành Vuhledar, chỉ huy cho biết
Đại Tá Oleksandr Okhrimenko, chỉ huy Lữ đoàn cơ giới số 72, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông Glavkom của Ukraine được công bố hôm Thứ Tư, 09 Tháng Mười, rằng quân đội Nga chiếm được Vuhledar ở Tỉnh Donetsk bằng cách tung ra một lực lượng đông hơn quân đội phòng thủ Ukraine khoảng 10 lần.
Kyiv tuyên bố rút quân khỏi Vuhledar vào ngày 2 tháng 10, sau khi quân đội Nga đầu tiên tràn vào hai bên sườn thị trấn và sau đó tiến vào khu vực đô thị của thị trấn.
Lữ đoàn cơ giới số 72 đã bảo vệ Vuhledar, một trong những thành trì quan trọng trong hệ thống phòng thủ của Ukraine ở phía Nam Tỉnh Donetsk, trong hơn hai năm mà không cần luân phiên.
Nằm cách biên giới hành chính với Tỉnh Zaporizhzhia khoảng 40 km, hay 25 dặm, về phía đông, Vuhledar đã phải đối mặt với sự tấn công dữ dội của Nga kể từ năm 2022.
Theo Đại Tá Okhrimenko, Mạc Tư Khoa đã tung vào chiến trường này Lữ đoàn súng trường cơ giới cận vệ độc lập số 36, Lữ đoàn 39, Lữ đoàn 57, Trung đoàn súng trường độc lập số 91 và các đơn vị khác.
“Lực lượng địch chiếm ưu thế về xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, hệ thống pháo binh, vũ khí chống tăng và quân số”, vị chỉ huy cho biết.
Đại Tá Okhrimenko cho biết, bên tấn công có thể giành được lợi thế trên chiến trường nếu họ có lực lượng và phương tiện gấp ba lần so với bên kia, ám chỉ đến tỷ lệ ước tính thường được duy trì trong học thuyết quân sự trên toàn thế giới.
“Tỷ lệ là 10 chọi 1 ở Vuhledar. Bạn có thể hiểu một cách khách quan về cơ hội giữ được thị trấn này và tuyến phòng thủ trong khu vực trách nhiệm của lữ đoàn,” ông nói thêm.
Trong suốt năm 2024, Ukraine phải đối mặt với tình hình đầy thách thức trong việc bảo vệ tiền tuyến, đặc biệt là ở Tỉnh Donetsk, nơi Nga liên tục tập trung tiềm lực tấn công của mình.
Ngoài Vuhledar, lực lượng Nga cũng tập trung nỗ lực vào các thành phố Pokrovsk và Toretsk thuộc tỉnh Donetsk, nơi quân đội Ukraine bị áp đảo về số lượng và hỏa lực đang dần mất lãnh thổ dưới áp lực của Nga.
[Kyiv Independent: Russian forces outnumbered Ukrainians tenfold in battle for Vuhledar, commander says]
6. NATO sẽ mở rộng lực lượng quân sự và phòng không do các mối đe dọa gia tăng, Die Welt đưa tin
NATO đã được khuyến cáo cần tăng cường đáng kể khả năng phòng thủ của mình, như được nêu trong báo cáo của tờ báo Đức Die Welt.
Điều này bao gồm việc tăng số lượng lữ đoàn chiến đấu từ 82 lên 131 và thành lập các quân đoàn và sư đoàn mới, nâng số lượng từ 24 lên 38 để đáp ứng các yêu cầu phòng thủ tối thiểu.
Ngoài ra, NATO phải xây dựng lại hệ thống phòng không trên bộ và mở rộng năng lực vận tải và không quân.
Những khuyến nghị này đã được Tổng tư lệnh NATO tại Âu Châu, Christopher J. Cavoli và nhà lãnh đạo bộ chỉ huy chuyển đổi, Pierre Vandieu, phê duyệt và ký, phản ánh nhu cầu cấp thiết về an ninh tập thể mạnh mẽ hơn trước các mối đe dọa toàn cầu ngày càng gia tăng.
Vào ngày 18 tháng 7, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói với BBC rằng các đồng minh NATO phải chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất là một cuộc chiến kéo dài một thập niên ở Ukraine.
“Thông điệp chính là sự ủng hộ dành cho Ukraine càng mạnh mẽ và chúng ta càng sẵn sàng cam kết lâu dài thì cuộc chiến này có thể kết thúc càng sớm”, Stoltenberg nói với BBC. “Nghịch lý là hiện tại Putin tin rằng ông ta có thể chờ đợi chúng ta. Vì vậy, cuộc chiến vẫn tiếp diễn”.
Stoltenberg, người đã kết thúc nhiệm kỳ tổng thư ký vào đầu tháng 10, đã liên tục thúc giục các đồng minh NATO tăng chi tiêu quốc phòng trong bối cảnh liên minh có nguy cơ chia rẽ.
[Kyiv Independent: NATO to expand military forces and air defense due to increased threats, Die Welt reports]
7. Nga bỏ tù một người Mỹ 72 tuổi vì chiến đấu cho Ukraine
Hôm Thứ Ba, 08 Tháng Mười, một tòa án Nga đã tuyên án một người Mỹ 72 tuổi sáu năm 10 tháng tù sau khi cáo buộc ông ta chiến đấu cho Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga.
Các công tố viên cáo buộc Stephen Hubbard đến từ Michigan đã chiến đấu như một lính đánh thuê theo hợp đồng cho Ukraine cho đến khi bị quân đội Nga bắt giữ vài tháng sau khi chiến tranh nổ ra vào năm 2022. Hubbard là người Mỹ đầu tiên bị kết án về tội chiến đấu như một lính đánh thuê trong chiến tranh Ukraine-Nga.
Putin phát động cuộc xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Theo các công tố viên, Hubbard bị cáo buộc đã ký hợp đồng chiến đấu cùng quân đội của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy vào tháng 2, 2022 khi cuộc xâm lược bắt đầu và được trả 1.000 đô la mỗi tháng.
Hubbard bị cáo buộc đã phục vụ trong một đơn vị phòng thủ lãnh thổ của Ukraine tại thành phố Izyum, thuộc Tỉnh Kharkiv, nơi các công tố viên cho biết ông đã sống từ năm 2014 cho đến khi bị bắt vào ngày 2 tháng 4 năm 2022.
Các cáo buộc chống lại Hubbard có thể dẫn tới mức án tối đa là 15 năm tù, nhưng các công tố viên được cho là đã yêu cầu mức án nhẹ hơn là bảy năm tù vì tuổi tác của ông và ông đã thừa nhận tội lỗi.
Tuy nhiên, em gái của Hubbard là Patricia Fox và một người họ hàng khác đã nghi ngờ bản án này là một sự bịa đặt. Tháng trước, họ nói với Reuters rằng Hubbard nuôi dưỡng quan điểm ủng hộ Nga, và họ cũng cảm thấy ông sẽ không tham gia vào xung đột ở tuổi 72.
“Anh ấy không phải là dân nhà binh,” Fox nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. “Anh ấy không bao giờ có súng, sở hữu súng, làm bất cứ điều gì như thế... Anh ấy là người theo chủ nghĩa hòa bình.”
Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti đưa tin Hubbard sẽ kháng cáo phán quyết. Ngoài ra, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Mạc Tư Khoa nói với hãng thông tấn Interfax rằng họ đang cố gắng tiếp cận lãnh sự với Hubbard.
Hubbard không phải là người Mỹ duy nhất bị tòa án Nga tuyên án vào hôm Thứ Ba, 08 Tháng Mười.
Tại thành phố Voronezh, Robert Gilman đã bị kết án bảy năm một tháng tù vì cáo buộc tấn công cảnh sát trong khi đang chấp hành một bản án khác.
Gilman, cựu Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, lần đầu tiên bị bắt vào năm 2022 vì bị cáo buộc gây rối trong lúc say rượu trên tàu chở khách ở Nga. Sau đó, người Mỹ này bị cáo buộc đã tấn công một cảnh sát trong khi bị giam giữ và bị kết án 3,5 năm tù.
Năm 2023, Gilman bị buộc tội tấn công một thanh tra nhà tù trong khi kiểm tra phòng giam của ông ta, cũng như tấn công một viên chức của Ủy ban điều tra. RIA Novosti đưa tin rằng những vụ tấn công bị cáo buộc này đã khiến Gilman phải nhận bản án tù mới vào hôm thứ Ba là bảy năm một tháng.
[Newsweek: Russia Sends 72-Year-Old American to Jail for Fighting for Ukraine]
8. Tổng thống Zelenskiy cho biết Ukraine đang tiếp tục gây sức ép lên Nga ở mặt trận Kursk
Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối Thứ Ba, 08 Tháng Mười, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết các lực lượng Ukraine đang duy trì áp lực cần thiết lên Nga trên mặt trận Kursk.
“Hôm nay, cũng có một báo cáo riêng và dài của Tổng tư lệnh về các hành động tiền tuyến của chúng ta, về tất cả các hoạt động phòng thủ, cũng như về hoạt động ở Kursk – cuộc giao tranh ở khu vực Kursk hiện đã bước sang tháng thứ ba và chúng ta đang duy trì áp lực cần thiết lên Nga trong khu vực này. Giám đốc Tình báo Quốc phòng Ukraine, Trung Tướng Kyrylo Budanov, cũng đã đưa ra một báo cáo chi tiết về các tiến trình diễn ra trong hệ thống của đối phương và ảnh hưởng của chúng ta đối với chúng. Cũng có một báo cáo của Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umierov liên quan đến các khía cạnh hợp tác của chúng ta với các đối tác.”
Zelenskiy cũng báo cáo về cuộc họp của Ban tham mưu. Các cuộc thảo luận bao gồm sản xuất vũ khí ở Ukraine, nhu cầu của quân đội và cung cấp máy bay điều khiển từ xa. Ông cũng chia sẻ thông tin cập nhật về kết quả của các lệnh trừng phạt.
“Chúng tôi tiếp tục công việc trừng phạt – hai gói trừng phạt mới đã được áp dụng hôm nay. Đối với những người đã phản bội Ukraine và cả đối với hoạt động sản xuất quân sự ở Nga – những thực thể pháp lý và cá nhân đang làm việc cho khủng bố. Và chúng tôi sẽ tiếp tục đồng bộ hóa các lệnh trừng phạt của Ukraine và áp lực của chúng tôi đối với đối phương với tất cả mọi người trên thế giới, những người, giống như người Ukraine, muốn có hòa bình thực sự”.
[Ukrainska Pravda: Zelenskyy: Ukraine is keeping up pressure on Russia on Kursk front]
9. Người Nga tấn công Odesa bằng máy bay điều khiển từ xa: chính quyền đăng tải hậu quả của cuộc tấn công
Một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Nga ở Tỉnh Odessa đã khiến các căn nhà trong một tòa nhà dân cư bốc cháy, và một đám cháy khác bùng phát ở một tòa nhà hành chính và công nghiệp.
Chiều Thứ Ba, 08 Tháng Mười, Thống Đốc khu vực Odessa, Oleh Kiper, cho biết
“Từ nửa đêm đến rạng sáng, trong suốt bốn giờ, quân xâm lược Nga đã tấn công Tỉnh Odessa bằng máy bay điều khiển từ xa.
Vụ tấn công đã gây ra hỏa hoạn ở tầng 3, 4 và 5 của một tòa nhà chung cư tại Chornomorsk. Đám cháy đã lan rộng trên diện tích 100 m2 và đã được dập tắt nhanh chóng. Ngoài ra, tại quận Odessa, trần và tường của một tòa nhà hành chính và công nghiệp đã bị hư hại, sau đó là hỏa hoạn và đám cháy lan rộng trên diện tích 50 m2.
Kiper cho biết một máy bay điều khiển từ xa khác đã rơi xuống một khu vực trống mà không phát nổ.
Ông lưu ý rằng hệ thống phòng không đã phá hủy hầu hết máy bay điều khiển từ xa Shahed và không có thương vong.
[Ukrainska Pravda: Russians attack Odesa Oblast with drones: authorities post aftermath of attack – photos]
10. Zelenskiy áp đặt lệnh trừng phạt mới lên các nhà sản xuất Nga và những kẻ phản bội
Tổng thống Zelenskiy đã ký hai sắc lệnh vào ngày 8 tháng 10, ban hành các quyết định mới của Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia về “áp dụng các biện pháp kinh tế đặc biệt và các biện pháp trừng phạt khác”.
Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối Thứ Ba, 08 Tháng Mười, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết:
“Chúng tôi đang tiếp tục công tác trừng phạt của mình – hôm nay, hai gói trừng phạt mới đã được đưa ra. Một gói nhắm vào những người đã phản bội Ukraine, trong khi gói còn lại tập trung vào hoạt động sản xuất quân sự tại Nga – cả các thực thể pháp lý và cá nhân làm việc cho chủ nghĩa khủng bố.”
Trong số các pháp nhân bị Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia trừng phạt có các công ty Nga và Trung Quốc, bao gồm cả tập đoàn nhà nước Rostec.
Các biện pháp trừng phạt cá nhân cũng được áp dụng đối với luật sư người Ukraine Tetiana Montian, người bị coi là kẻ phản bội Ukraine.
[Ukrainska Pravda: Russian manufacturers and traitors: Zelenskyy imposes new sanctions]
11. Nga muốn bổ nhiệm 50 cựu chiến binh từng tham chiến ở Ukraine làm thị trưởng và thống đốc
Điện Cẩm Linh đang tìm cách tăng đáng kể số lượng quân nhân từng chiến đấu ở Ukraine nắm giữ các vị trí lãnh đạo trong chính quyền địa phương và khu vực ở Nga.
Hôm Thứ Ba, 08 Tháng Mười, các phương tiện truyền thông Nga đưa tin rằng Phó Chánh Văn phòng Tổng thống Nga Sergei Kiriyenko đã hứa với Tổng thống Putin rằng ít nhất 50 cựu chiến binh Nga trong cuộc chiến ở Ukraine sẽ trở thành thị trưởng và thống đốc các khu vực như một phần của chương trình tái hòa nhập cựu chiến binh “Thời đại anh hùng” vào năm 2026.
“Chính quyền khu vực của Nga tiếp tục tăng đáng kể các khoản thanh toán một lần cho binh sĩ hợp đồng người Nga để khuyến khích tài chính cho việc tuyển dụng theo hợp đồng nhằm hỗ trợ các nỗ lực huy động.
Tỉnh trưởng Belgorod Vyacheslav Gladkov thông báo vào ngày 7 tháng 10 rằng các khoản thanh toán một lần cho quân nhân tình nguyện và nhân viên hợp đồng Nga sẽ tăng lên ba triệu rúp hay khoảng 31.103 đô la Mỹ cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2024.
Chính quyền khu vực của Nga đã tăng đáng kể các khoản thanh toán một lần cho những ai ký hợp đồng tham gia chiến đấu ở Ukraine khi Điện Cẩm Linh tiếp tục dựa vào nỗ lực tuyển dụng những người tình nguyện. Kế hoạch này đang gặp khó khăn vì số thương vong quá cáo. Tuy nhiên, cho đến nay Putin vẫn cố tránh một làn sóng động viên khác.”
[Ukrainska Pravda: Russia wants to appoint 50 veterans of war in Ukraine as mayors and governors]
12. Người Nga dùng máy bay điều khiển từ xa FPV tấn công xe dân sự ở tỉnh Zaporizhzhia: một người đàn ông 71 tuổi tử vong
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Tư, 09 Tháng Mười, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết một máy bay điều khiển từ xa FPV của Nga đã đâm vào một chiếc xe dân sự ở làng Prymorske, tỉnh Zaporizhzhia, khiến một người đàn ông 71 tuổi tử vong và một phụ nữ 67 tuổi bị thương.
Cô cho biết “Hôm qua, Thứ Ba, 08 Tháng Mười, một người đàn ông, 71 tuổi, đã thiệt mạng và một người phụ nữ, 67 tuổi, đã bị thương trong cuộc tấn công của đối phương.”
Những người về hưu đang lái xe qua làng Prymorske thì xe của họ bị máy bay điều khiển từ xa FPV tấn công. Người đàn ông tử vong tại chỗ, trong khi người phụ nữ được đưa đến bệnh viện để điều trị.
[Ukrainska Pravda: Russians hit civilian car with FPV drone in Zaporizhzhia Oblast: man, 71, killed]
13. Vladimir Putin cô đơn bước sang tuổi 72 khi những tấm thiệp mừng sinh nhật được gửi đến lẻ tẻ
Vladimir Putin đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 72 của mình vào hôm thứ Hai — nhưng giờ đây, khi tổng thống Nga trở thành người bị cả thế giới ruồng bỏ, những lời chúc mừng gửi đến ông ít hơn trước.
Lời chúc mừng sinh nhật dành cho Putin, người hiện đã sống lâu hơn tuổi thọ trung bình của nam giới Nga ba năm, chủ yếu đến từ các đồng minh trong cuộc chiến của ông với Ukraine — cộng thêm một nhà lãnh đạo khu vực đang đi trên dây giữa Mạc Tư Khoa và phương Tây.
Người bạn thân thiết, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã ca ngợi: “Sự hiểu biết sâu sắc của ngài về sứ mệnh lịch sử của nước Nga, trách nhiệm cá nhân đối với vận mệnh của người dân và Tổ quốc đã trở thành sự bảo đảm đáng tin cậy cho việc củng cố nhà nước và chủ quyền của Liên Bang Nga”.
Lãnh chúa Chechnya Ramzan Kadyrov, một người ủng hộ quan trọng khác cho cuộc xâm lược toàn diện của Điện Cẩm Linh, đã nói: “Hỡi các bạn, hôm nay là ngày sinh nhật của nhà lãnh đạo quốc gia của chúng ta, Tổng tư lệnh tối cao, Putin!” trong một thông điệp chúc mừng trên mạng xã hội của mình.
“Chắc chắn đây là một ngày quan trọng đối với toàn thể Tổ quốc chúng ta,” Kadyrov nói thêm.
Trong khi đó, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, người đang cố gắng thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn với Liên Hiệp Âu Châu, cho biết: “Kính gửi Vladimir Vladimirovich, xin gửi lời chúc mừng chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất nhân ngày sinh nhật của ông”.
Pashinyan nói thêm: “Chúng tôi tin rằng ở giai đoạn này, nhu cầu về các hoạt động nhất quán nhằm tăng cường sự hợp tác cùng có lợi giữa Cộng hòa Armenia và Liên bang Nga trong mọi lĩnh vực cùng quan tâm có tầm quan trọng đặc biệt… Tôi xin chúc ngài, Vladimir Vladimirovich thân mến, sức khỏe, thành công và mọi điều tốt đẹp nhất.”
Theo cuộc kiểm tra gần đây nhất của POLITICO, không có thông tin công khai nào từ những người bạn thân thiết khác của Putin — như nhà độc tài Bắc Hàn Kim Chính Ân, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei.
Theo cựu thủ tướng Ý, vào năm 2022, Putin và Silvio Berlusconi đã tặng quà sinh nhật cho nhau.
“Vào ngày sinh nhật của tôi, anh ta đã gửi cho tôi 20 chai rượu vodka và một lá thư rất ngọt ngào,” Berlusconi nói như trên trong một đoạn ghi âm. “Tôi đã trả lời bằng những chai rượu Lambrusco và một lá thư cũng rất ngọt ngào.”
[Politico: Lonely Vladimir Putin turns 72 as birthday cards trickle in]