Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:23 15/04/2025
100. Thiên Chúa không hề giữ lại gì cả, đem chính mình giao cho chúng ta.
(Thánh Gioan Kim Khẩu)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:25 15/04/2025
16. LÃO BÀ NIỆM PHẬT
Có một lão bà cầm chuỗi hột trong tay, vừa niệm a di đà phật, a di đà phật, vừa la lớn:
- “Nhị Hán ! Nhị Hán, kiến trên nồi nhiều quá, tao ghét lắm, mau cầm lửa đốt hết tụi nó cho tao”,
Sau đó lại niệm tiếp:
- “A di đà phật, a di đà phật”.
Tiếp theo đó lại nói:
- “Nhị Hán ! Nhị Hán, mày cời lửa than dưới nồi bớt giùm tao, đừng dùng cái ki hốt rác của nhà mình kẻo nó cháy, mày mượn cái ki hốt rác của hàng xóm ấy, nhớ đấy, nhớ đấy. A di đà phật, a di đà phật…”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 16:
Thời nay có nhiều người miệng niệm nam mô nhưng bụng chứa đầy dao găm, dao phay; thời nay có những người Ki-tô hữu miệng nói về Lời Chúa rất hay, nhưng trong lòng chứa đầy thù hận ghét ghen người khác…
Thời nay có nhiều người tay cầm tràng chuỗi, miệng niệm a di đà phật, nhưng trong lòng thì tìm cách chiếm đoạt tài sản của người khác mà không biết xấu hổ gượng gùng…
Thời nay có những người miệng nói yêu thương anh em chị em như chính mình, nhưng trong lòng tìm cách hạ bệ anh em; miệng nói không hề thù hận một ai, nhưng đi đến đâu thì gieo rắc thù hận đến đó; miệng nói luôn thông cảm cho người khác, nhưng trong lòng thì luôn cố chấp từng lỗi nhỏ hạt bụi của tha nhân…
Lão bà tay cầm tràng hạt miệng niệm a di dà phật, nhưng lòng thì lo ra chuyện lợi mình hại người, thì có ích gì chứ !
Nhưng gười Ki-tô hữu khi đọc kinh, lần hạt Mân Côi thì luôn làm sáng danh Thiên Chúa trước, rồi sau đó hướng về tha nhân cầu nguyện cho họ, cuối cùng mới cầu nguyện cho chính bản thân của mình.
Làm người Ki-tô hữu khác với người không phải Ki-tô hữu là ở chỗ đó vậy…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một lão bà cầm chuỗi hột trong tay, vừa niệm a di đà phật, a di đà phật, vừa la lớn:
- “Nhị Hán ! Nhị Hán, kiến trên nồi nhiều quá, tao ghét lắm, mau cầm lửa đốt hết tụi nó cho tao”,
Sau đó lại niệm tiếp:
- “A di đà phật, a di đà phật”.
Tiếp theo đó lại nói:
- “Nhị Hán ! Nhị Hán, mày cời lửa than dưới nồi bớt giùm tao, đừng dùng cái ki hốt rác của nhà mình kẻo nó cháy, mày mượn cái ki hốt rác của hàng xóm ấy, nhớ đấy, nhớ đấy. A di đà phật, a di đà phật…”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 16:
Thời nay có nhiều người miệng niệm nam mô nhưng bụng chứa đầy dao găm, dao phay; thời nay có những người Ki-tô hữu miệng nói về Lời Chúa rất hay, nhưng trong lòng chứa đầy thù hận ghét ghen người khác…
Thời nay có nhiều người tay cầm tràng chuỗi, miệng niệm a di đà phật, nhưng trong lòng thì tìm cách chiếm đoạt tài sản của người khác mà không biết xấu hổ gượng gùng…
Thời nay có những người miệng nói yêu thương anh em chị em như chính mình, nhưng trong lòng tìm cách hạ bệ anh em; miệng nói không hề thù hận một ai, nhưng đi đến đâu thì gieo rắc thù hận đến đó; miệng nói luôn thông cảm cho người khác, nhưng trong lòng thì luôn cố chấp từng lỗi nhỏ hạt bụi của tha nhân…
Lão bà tay cầm tràng hạt miệng niệm a di dà phật, nhưng lòng thì lo ra chuyện lợi mình hại người, thì có ích gì chứ !
Nhưng gười Ki-tô hữu khi đọc kinh, lần hạt Mân Côi thì luôn làm sáng danh Thiên Chúa trước, rồi sau đó hướng về tha nhân cầu nguyện cho họ, cuối cùng mới cầu nguyện cho chính bản thân của mình.
Làm người Ki-tô hữu khác với người không phải Ki-tô hữu là ở chỗ đó vậy…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 16/04: Thương vụ 30 đồng bạc – Thầy Vincent Nguyễn Quốc Triệu, MSC
Giáo Hội Năm Châu
02:17 15/04/2025
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, một người trong Nhóm Mười Hai tên là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, đi gặp các thượng tế mà nói: “Tôi nộp ông Giê-su cho quý vị, thì quý vị muốn cho tôi bao nhiêu.” Họ quyết định cho hắn ba mươi đồng bạc. Từ lúc đó, hắn cố tìm dịp thuận tiện để nộp Đức Giê-su.
Ngày thứ nhất trong tuần bánh không men, các môn đệ đến thưa với Đức Giê-su: “Thầy muốn chúng con dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?” Người bảo: “Các anh đi vào thành, đến nhà một người kia và nói với ông ấy: “Thầy nhắn: thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ của Thầy.” Các môn đệ làm y như Đức Giê-su đã truyền, và dọn tiệc Vượt Qua.
Chiều đến, Đức Giê-su vào bàn tiệc với mười hai môn đệ. Đang bữa ăn, Người nói : “Thầy bảo thật anh em, một người trong anh em sẽ nộp Thầy.” Các môn đệ buồn rầu quá sức, lần lượt hỏi Người: “Thưa Ngài, chẳng lẽ con sao?” Người đáp: “Kẻ giơ tay chấm chung một đĩa với Thầy, đó là kẻ nộp Thầy. Đã hẳn Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người : thà nó đừng sinh ra thì hơn!” Giu-đa, kẻ nộp Người cũng hỏi: “Ráp-bi, chẳng lẽ con sao?” Người trả lời: “Chính anh nói đó!”
Đó là lời Chúa
Chọn lựa ngàn vàng
Lm Minh Anh
14:49 15/04/2025
CHỌN LỰA NGÀN VÀNG
“Thưa Thầy, chẳng lẽ con sao?”.
“Quả là một sự dữ khi mắc đầy lầm lỗi, nhưng sẽ là một sự dữ lớn hơn khi đầy lầm lỗi mà không nhận ra!” - Pascal.
Kính thưa Anh Chị em,
Qua Tin Mừng hôm nay, ý tưởng “một sự dữ lớn hơn” của Pascal lộ rõ nơi con người Giuđa, “Thưa Thầy, chẳng lẽ con sao?”. Giá mà Giuđa thừa nhận tội mình để ăn năn thống hối, thì quả đây là một ‘chọn lựa ngàn vàng!’.
Vậy mà đến phút này, Giuđa vẫn không nghĩ mình phản bội! Không ai biết điều gì diễn ra trong tâm trí ông lúc đó; nhưng rõ ràng, ông đã phản bội! Nhưng xem ra Giuđa không mảy may tự vấn lương tâm; có lẽ ông đã quá lún sâu trong ý định nộp Thầy nên ông phủ nhận nó, một phủ nhận chết chóc! “Phủ nhận” có nghĩa là “Tôi thậm chí không biết mình đang nói dối!”. Phải chăng vì quá tham tiền, phải chăng vì quá hụt hẫng bởi tham danh khi Thầy mình chọn con đường trị vì bằng khiêm nhu phục vụ… Vì thế, Giuđa đắm chìm trong tội và sa lầy trong đó đến nỗi không thể thừa nhận với chính mình, chứ đừng nói thừa nhận với người khác; rằng, ông đang nói dối và chuẩn bị phản Thầy.
Đây là một bài học quan trọng. Tội lỗi không bao giờ là điều thú vị khi nhìn vào nó; phải hết sức can đảm mới có thể đối diện nó! Nếu Giuđa thực sự thú nhận những gì ông sắp làm; hoặc nếu ông sấp mình dưới chân Chúa Giêsu, trước các bạn đồng môn, nói cho Thầy và anh em biết toàn bộ sự thật, thì có lẽ, hành động lương thiện này đã cứu được linh hồn và mạng sống ông. Điều này rất khó vì đau đớn và sĩ diện, nhưng nếu vượt qua, thì đó là một chọn lựa sáng suốt nhất, một ‘chọn lựa ngàn vàng!’.
Có lẽ chúng ta không ở vào thời điểm mà tội lỗi có thể dẫn đến phản bội Chúa Giêsu như Giuđa; nhưng mỗi người đều có thể tìm thấy một số loại hình phản bội của mình. Với sự giúp đỡ của Chúa Thánh Linh, bạn và tôi hãy tìm khám phá một số ‘nếp tội’ hoặc một thói quen xấu vốn đã hình thành nơi bản thân. Hãy gọi tên nó; và quan trọng hơn đem nó đến cho Chúa Giêsu! Đây là một khám phá tuyệt vời nếu chúng ta dũng cảm đối mặt với một tội ‘đầu nậu’ nào đó. Điều này cho phép bạn bóc trần tội mình; chiến thắng nó, để khám phá sự tự do mà Chúa Phục Sinh muốn bạn trải nghiệm!
Anh Chị em,
“Thưa Thầy, chẳng lẽ con sao?”. Câu hỏi này hẳn đã làm cho trái tim Chúa Giêsu tan nát. “Và câu chuyện kết thúc thế nào? Ma quỷ là một người trả lương kém: hắn không phải là một người trả lương đáng tin cậy. Hắn hứa hẹn mọi thứ, cho bạn thấy mọi thứ và cuối cùng, bỏ bạn lại một mình trong tuyệt vọng để tự treo cổ mình!” - Phanxicô. Đừng để ma quỷ thắng bạn. Lòng thương xót Chúa lớn hơn tội chúng ta vạn lần, đến nỗi nếu hiểu được nó, không ai cần phải tiếp tục chối nhận tội mình. Hãy có cho mình một ‘chọn lựa ngàn vàng!’. Chúa Giêsu sẵn sàng “nâng đỡ sự nhọc nhằn”, Ngài “biết lựa lời nâng đỡ ai rã rời kiệt sức” - bài đọc một. An ủi biết bao khi chúng ta hiểu được điều này! “Lạy Chúa, đây giờ phút thi ân; vì ơn cả nghĩa dày!” - Thánh Vịnh đáp ca. Tuần Thánh, tuần Thiên Chúa thi ân!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, vẫn còn kịp! Xin giúp con dám sấp mình trước toà Cáo Giải ngay hôm nay; ở đó, Chúa đang đợi để ôm lấy con. Và đó là một chọn lựa quý hơn ngàn vàng!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Thưa Thầy, chẳng lẽ con sao?”.
“Quả là một sự dữ khi mắc đầy lầm lỗi, nhưng sẽ là một sự dữ lớn hơn khi đầy lầm lỗi mà không nhận ra!” - Pascal.
Kính thưa Anh Chị em,
Qua Tin Mừng hôm nay, ý tưởng “một sự dữ lớn hơn” của Pascal lộ rõ nơi con người Giuđa, “Thưa Thầy, chẳng lẽ con sao?”. Giá mà Giuđa thừa nhận tội mình để ăn năn thống hối, thì quả đây là một ‘chọn lựa ngàn vàng!’.
Vậy mà đến phút này, Giuđa vẫn không nghĩ mình phản bội! Không ai biết điều gì diễn ra trong tâm trí ông lúc đó; nhưng rõ ràng, ông đã phản bội! Nhưng xem ra Giuđa không mảy may tự vấn lương tâm; có lẽ ông đã quá lún sâu trong ý định nộp Thầy nên ông phủ nhận nó, một phủ nhận chết chóc! “Phủ nhận” có nghĩa là “Tôi thậm chí không biết mình đang nói dối!”. Phải chăng vì quá tham tiền, phải chăng vì quá hụt hẫng bởi tham danh khi Thầy mình chọn con đường trị vì bằng khiêm nhu phục vụ… Vì thế, Giuđa đắm chìm trong tội và sa lầy trong đó đến nỗi không thể thừa nhận với chính mình, chứ đừng nói thừa nhận với người khác; rằng, ông đang nói dối và chuẩn bị phản Thầy.
Đây là một bài học quan trọng. Tội lỗi không bao giờ là điều thú vị khi nhìn vào nó; phải hết sức can đảm mới có thể đối diện nó! Nếu Giuđa thực sự thú nhận những gì ông sắp làm; hoặc nếu ông sấp mình dưới chân Chúa Giêsu, trước các bạn đồng môn, nói cho Thầy và anh em biết toàn bộ sự thật, thì có lẽ, hành động lương thiện này đã cứu được linh hồn và mạng sống ông. Điều này rất khó vì đau đớn và sĩ diện, nhưng nếu vượt qua, thì đó là một chọn lựa sáng suốt nhất, một ‘chọn lựa ngàn vàng!’.
Có lẽ chúng ta không ở vào thời điểm mà tội lỗi có thể dẫn đến phản bội Chúa Giêsu như Giuđa; nhưng mỗi người đều có thể tìm thấy một số loại hình phản bội của mình. Với sự giúp đỡ của Chúa Thánh Linh, bạn và tôi hãy tìm khám phá một số ‘nếp tội’ hoặc một thói quen xấu vốn đã hình thành nơi bản thân. Hãy gọi tên nó; và quan trọng hơn đem nó đến cho Chúa Giêsu! Đây là một khám phá tuyệt vời nếu chúng ta dũng cảm đối mặt với một tội ‘đầu nậu’ nào đó. Điều này cho phép bạn bóc trần tội mình; chiến thắng nó, để khám phá sự tự do mà Chúa Phục Sinh muốn bạn trải nghiệm!
Anh Chị em,
“Thưa Thầy, chẳng lẽ con sao?”. Câu hỏi này hẳn đã làm cho trái tim Chúa Giêsu tan nát. “Và câu chuyện kết thúc thế nào? Ma quỷ là một người trả lương kém: hắn không phải là một người trả lương đáng tin cậy. Hắn hứa hẹn mọi thứ, cho bạn thấy mọi thứ và cuối cùng, bỏ bạn lại một mình trong tuyệt vọng để tự treo cổ mình!” - Phanxicô. Đừng để ma quỷ thắng bạn. Lòng thương xót Chúa lớn hơn tội chúng ta vạn lần, đến nỗi nếu hiểu được nó, không ai cần phải tiếp tục chối nhận tội mình. Hãy có cho mình một ‘chọn lựa ngàn vàng!’. Chúa Giêsu sẵn sàng “nâng đỡ sự nhọc nhằn”, Ngài “biết lựa lời nâng đỡ ai rã rời kiệt sức” - bài đọc một. An ủi biết bao khi chúng ta hiểu được điều này! “Lạy Chúa, đây giờ phút thi ân; vì ơn cả nghĩa dày!” - Thánh Vịnh đáp ca. Tuần Thánh, tuần Thiên Chúa thi ân!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, vẫn còn kịp! Xin giúp con dám sấp mình trước toà Cáo Giải ngay hôm nay; ở đó, Chúa đang đợi để ôm lấy con. Và đó là một chọn lựa quý hơn ngàn vàng!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Làm sao tin được cuộc Phục Sinh ?
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
14:54 15/04/2025
CHÚA NHẬT PHỤC SINH NĂM C : GA 20, 1-9
1Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. 2Bà liền chạy về gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Bà nói : “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu.”
3Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ. 4Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước. 5Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. 6Ông Si-môn Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. 8Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. 9Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng : theo Kinh Thánh, Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết.
LÀM SAO TIN ĐƯỢC CUỘC PHỤC SINH?
Hầu như mọi tín hữu Công Giáo lúc này đều nghe nói tới Bức Khăn liệm hiện để tại thành Turino nước Ý. Khăn liệm này là một thánh tích mà người ta cho rằng đã dùng để liệm xác Chúa Giê-su. Nó là một tấm vải gai dài 441cm và rộng 113cm, in đường nét thân xác (mặt trước và mặt sau) của một nam nhân với các vết đánh đòn rất rõ trên toàn bộ thân thể cũng như nhiều vết thương nhuốm máu từ chân đến đầu, đặc biệt là những dấu máu lớn ở cạnh sườn bên phải, trên hai cổ tay, hai bàn chân, chứng tỏ nạn nhân đã lãnh kiểu hình khổ đóng đinh thập giá của người Rô-ma.
Wikipedia (Bách khoa Toàn thư mạng) viết rằng theo trình thuật của Tin Mừng Gio-an, sau khi được bà Ma-ri-a Mác-đa-la chạy về báo tin, hai tông đồ Phê-rô và Gio-an đã vội ra mồ và nhận thấy xác Đức Giê-su biến mất khỏi đó, nhưng tấm vải dùng để liệm xác thì vẫn còn. Truyền thống cho rằng chính thánh Phê-rô đã thu nhặt tấm vải đem về nhà. Theo ghi chép của thánh nữ Nino (296-338), khăn liệm này sau đó thuộc sở hữu của vợ tổng trấn Phi-la-tô tại Giê-ru-sa-lem. Tiếp đến, Giám mục sử gia Eusebius (#260-339) làm chứng : khăn được đưa đến Edessa (Thổ Nhĩ Kỳ). Rồi nó trải qua một cuộc hành trình dài sang Constantinople (Istanbul), Lirey (Pháp) năm 1208, Chanbéry (Pháp) và cuối cùng đến Turinô năm 1578 để ở lại đó cho tới lúc này. Người ta vẫn tôn kính nó từ bao thế kỷ và đến năm 1898 thì được khoa nhiếp ảnh khám phá cách đặc biệt. Khi lần đầu tiên chụp hình Khăn liệm, người ta khám phá thấy nó như là một âm bản, còn tấm phim chụp (đảo màu) lại như một dương bản, cho ta một bức chân dung hết sức sống động, lạ lùng. Và kể từ đó, không biết bao nhiêu nhà khoa học, thần học, chú giải Thánh kinh, cá nhân có, tập thể có, đã cúi mình trên tấm khăn, phân tích, tìm hiểu đến từng centimét vuông và hầu hết đã công nhận nó là xác thực. Người ta coi nó như chứng nhân thầm lặng của việc Đức Giê-su phục sinh !
Hôm nay, lễ Phục sinh, là lễ lớn nhất trong năm…. và không chỉ đối với Ki-tô hữu ! Nhưng đối với mọi con người, mọi kẻ phải chết ! Vì bất cứ ai biết suy nghĩ đều phải thừa nhận rằng rốt cục chỉ có hai quyền lực trên trái đất của loài người : quyền lực của tử thần, luôn luôn thắng thế, nếu Đức Giê-su đã không phục sinh… và quyền lực của Đức Giê-su hằng sống, nếu quả thật Người đã chiến thắng tử thần cho chúng ta được nhờ hết thảy.
1- Độc đáo tính tuyệt đối của việc Đức Giê-su phục sinh.
Thật vậy, cần phải hiểu rõ sự khác biệt giữa cuộc phục sinh của Đức Giê-su với mọi cuộc phục sinh khác. La-da-rô, con gái ông Gia-ia, con trai bà góa Na-im, nói cho đúng, đã chỉ “hồi sinh” : họ đã lại bắt đầu sống “như trước”, luôn luôn tuân phục các định luật của thân phận con người, với những đau khổ mới, và một ngày nào đó, phải lãnh chịu cái chết lần thứ hai !
Đức Giê-su, trái lại, đã đi vào trong một “sự sống hoàn toàn mới mẻ”, trên đó “đau khổ và tử thần chẳng còn quyền chi” (x. Rm 6,9). Để giúp hiểu trường hợp tuyệt đối độc đáo này, thánh Phao-lô từng sử dụng hình ảnh so sánh “hạt lúa mì” : bạn gieo một hạt lúa mì đầy bột trắng… và từ đó nẩy ra một cọng cây xanh… Đức Giê-su cũng vậy, Người đã chẳng lấy lại thể xác phải chết (khí huyết, có sinh khí) của mình, nhưng đã trỗi dậy trong một thể xác thần thiêng (có thần khí) (1Cr 15,44). Qua cuộc phục sinh của mình, Đức Giê-su chẳng phải “trở về” với cuộc sống trước, Người đã “đi vào Vinh quang của Chúa Cha” : thành thử Người không còn phải chịu các giới hạn của thời gian, nơi chốn, sáng tối, trọng lực…
Nhưng cái gì cho phép chúng ta đưa ra những xác định căn bản đó?
2- Dấu hiệu những “băng vải rũ xuống” và “khăn liệm xếp lại”.
Thông thường, người ta hài lòng với việc nói đến “mộ trống”. Và đúng là ngôi mộ danh tiếng này có mặt khắp nơi trong trình thuật của thánh Gio-an, chứng nhân tận mắt -chữ “mộ” trở đi trở lại đến 7 lần trong trang vắn vỏi này. Tuy nhiên, tất cả sự nhấn mạnh nằm trên “khăn-vải”. Sau đây là bản văn dịch sát chữ theo tiếng Hy-lạp : “5Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải (othonia) rũ xuống (keimena), nhưng không vào. 6Ông Si-môn Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải (othonia) rũ xuống (keimena) và khăn liệm (sudarion) đã đặt trên đầu Đức Giê-su. Khăn này không rũ xuống (keimenon) với các băng vải (othonia), nhưng xếp lại, đúng chỗ của nó. 8Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin...”
Thật thế, chính việc xếp đặt các khăn vải đã gây nên nơi Gio-an ánh chớp trực giác : Người đã sống lại ! Trong ngôi mộ này, chẳng một ai đã đi vào, không vật gì đã xê dịch. Giả thuyết của Ma-ri-a Mác-đa-la, quả quyết rằng “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu”, giả thuyết về sự bốc xác ấy rõ ràng là sai lạc. Vì các băng-vải đã không bị đổi chỗ, và chẳng có dấu vết nào chứng tỏ ai đó đã chạm vào chúng. Cách đơn giản, do thân thể vật lý của Đức Giê-su đã thôi ở đó, bên trong các băng-vải, nên chúng chỉ “rũ xuống”| tại chỗ. Và một điểm chính xác thêm nữa được nhấn mạnh : bức khăn liệm, một tấm vải dài gấp đôi thân người, được lót bên dưới tử thi từ gót chân đến lưng, vòng qua đầu, che mặt, đắp trên ngực rồi chạy xuống các ngón chân (như tục khâm liệm đương thời của người Do-thái), khăn liệm đó chỉ rũ xuống tại chỗ, xếp thành hai lớp, khi thân xác Đấng Phục sinh rời đi. Còn các băng vải là 3 dây buộc bên ngoài, ở cổ, ở lưng và ở chân để giữ thân người trong khăn liệm nên nay cũng rũ xuống vì chẳng còn tác dụng nữa.
Không, các tên trộm xác đã chẳng thể nào cẩn thận như vậy. Các băng vải (othonia) và khăn liệm (sudarion) đã chẳng hề bị bàn tay người chạm tới. Tử thi cũng đã chẳng bị “lấy đi.” Thân thể ấy đơn giản là đã biến mất, kiểu bay hơi, thành “thần thiêng”, như thánh Phao-lô sẽ nói.
3- Chỉ có đức tin đưa chúng ta vào mầu nhiệm thần linh ấy.
Con người, với giác quan, lý trí, tưởng tượng của mình, đã chẳng có phương cách nào kiểm soát cách khoa học một biến cố ngoại thường như vậy. Còn chính Gio-an thì hết sức khiêm tốn : “Ông đã thấy và đã tin”. Hãy nhớ kỹ rằng lúc ấy Gio-an chưa thấy Đức Giê-su sống lại. Điều này, ông sẽ kể vào Chúa nhật tuần tới, trong trang Tin Mừng tiếp theo. Chính nhờ đức tin mà ông đã “tin”. Chính nhờ một mình đức tin mà ta đạt tới mầu nhiệm thần linh là sự Phục sinh theo nghĩa chặt. Điều đó chẳng muốn nói rằng đức tin là vô lý hay phi lý. Tin Mừng đã đem tới cho chúng ta các “dấu chỉ” cụ thể, lịch sử, từng khiến các chứng nhân tận mắt phải “tin”. “Ông đã thấy.” Ông đã thấy dấu chỉ các “băng-vải rũ xuống” nền mộ.
Ta đoán được cảm xúc của Gio-an trước hiện tượng tuyệt đối mới mẻ ấy vốn làm nền tảng cho niềm hy vọng của chúng ta : không phải tử thần có tiếng nói sau hết của cuộc đời, song là Thiên Chúa. Hôm nay, như mọi Chúa nhật -ngày được phát minh, được đặt tên vì thế- chúng ta hát mừng đức tin của mình trước mọi anh chị em phải chết của mình : “Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau. Alleluia. Lạy Chúa. Xin tôn vinh Ngài !”
Viết theo Noël Quesson
1Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. 2Bà liền chạy về gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Bà nói : “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu.”
3Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ. 4Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước. 5Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. 6Ông Si-môn Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. 8Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. 9Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng : theo Kinh Thánh, Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết.
LÀM SAO TIN ĐƯỢC CUỘC PHỤC SINH?
Hầu như mọi tín hữu Công Giáo lúc này đều nghe nói tới Bức Khăn liệm hiện để tại thành Turino nước Ý. Khăn liệm này là một thánh tích mà người ta cho rằng đã dùng để liệm xác Chúa Giê-su. Nó là một tấm vải gai dài 441cm và rộng 113cm, in đường nét thân xác (mặt trước và mặt sau) của một nam nhân với các vết đánh đòn rất rõ trên toàn bộ thân thể cũng như nhiều vết thương nhuốm máu từ chân đến đầu, đặc biệt là những dấu máu lớn ở cạnh sườn bên phải, trên hai cổ tay, hai bàn chân, chứng tỏ nạn nhân đã lãnh kiểu hình khổ đóng đinh thập giá của người Rô-ma.
Wikipedia (Bách khoa Toàn thư mạng) viết rằng theo trình thuật của Tin Mừng Gio-an, sau khi được bà Ma-ri-a Mác-đa-la chạy về báo tin, hai tông đồ Phê-rô và Gio-an đã vội ra mồ và nhận thấy xác Đức Giê-su biến mất khỏi đó, nhưng tấm vải dùng để liệm xác thì vẫn còn. Truyền thống cho rằng chính thánh Phê-rô đã thu nhặt tấm vải đem về nhà. Theo ghi chép của thánh nữ Nino (296-338), khăn liệm này sau đó thuộc sở hữu của vợ tổng trấn Phi-la-tô tại Giê-ru-sa-lem. Tiếp đến, Giám mục sử gia Eusebius (#260-339) làm chứng : khăn được đưa đến Edessa (Thổ Nhĩ Kỳ). Rồi nó trải qua một cuộc hành trình dài sang Constantinople (Istanbul), Lirey (Pháp) năm 1208, Chanbéry (Pháp) và cuối cùng đến Turinô năm 1578 để ở lại đó cho tới lúc này. Người ta vẫn tôn kính nó từ bao thế kỷ và đến năm 1898 thì được khoa nhiếp ảnh khám phá cách đặc biệt. Khi lần đầu tiên chụp hình Khăn liệm, người ta khám phá thấy nó như là một âm bản, còn tấm phim chụp (đảo màu) lại như một dương bản, cho ta một bức chân dung hết sức sống động, lạ lùng. Và kể từ đó, không biết bao nhiêu nhà khoa học, thần học, chú giải Thánh kinh, cá nhân có, tập thể có, đã cúi mình trên tấm khăn, phân tích, tìm hiểu đến từng centimét vuông và hầu hết đã công nhận nó là xác thực. Người ta coi nó như chứng nhân thầm lặng của việc Đức Giê-su phục sinh !
Hôm nay, lễ Phục sinh, là lễ lớn nhất trong năm…. và không chỉ đối với Ki-tô hữu ! Nhưng đối với mọi con người, mọi kẻ phải chết ! Vì bất cứ ai biết suy nghĩ đều phải thừa nhận rằng rốt cục chỉ có hai quyền lực trên trái đất của loài người : quyền lực của tử thần, luôn luôn thắng thế, nếu Đức Giê-su đã không phục sinh… và quyền lực của Đức Giê-su hằng sống, nếu quả thật Người đã chiến thắng tử thần cho chúng ta được nhờ hết thảy.
1- Độc đáo tính tuyệt đối của việc Đức Giê-su phục sinh.
Thật vậy, cần phải hiểu rõ sự khác biệt giữa cuộc phục sinh của Đức Giê-su với mọi cuộc phục sinh khác. La-da-rô, con gái ông Gia-ia, con trai bà góa Na-im, nói cho đúng, đã chỉ “hồi sinh” : họ đã lại bắt đầu sống “như trước”, luôn luôn tuân phục các định luật của thân phận con người, với những đau khổ mới, và một ngày nào đó, phải lãnh chịu cái chết lần thứ hai !
Đức Giê-su, trái lại, đã đi vào trong một “sự sống hoàn toàn mới mẻ”, trên đó “đau khổ và tử thần chẳng còn quyền chi” (x. Rm 6,9). Để giúp hiểu trường hợp tuyệt đối độc đáo này, thánh Phao-lô từng sử dụng hình ảnh so sánh “hạt lúa mì” : bạn gieo một hạt lúa mì đầy bột trắng… và từ đó nẩy ra một cọng cây xanh… Đức Giê-su cũng vậy, Người đã chẳng lấy lại thể xác phải chết (khí huyết, có sinh khí) của mình, nhưng đã trỗi dậy trong một thể xác thần thiêng (có thần khí) (1Cr 15,44). Qua cuộc phục sinh của mình, Đức Giê-su chẳng phải “trở về” với cuộc sống trước, Người đã “đi vào Vinh quang của Chúa Cha” : thành thử Người không còn phải chịu các giới hạn của thời gian, nơi chốn, sáng tối, trọng lực…
Nhưng cái gì cho phép chúng ta đưa ra những xác định căn bản đó?
2- Dấu hiệu những “băng vải rũ xuống” và “khăn liệm xếp lại”.
Thông thường, người ta hài lòng với việc nói đến “mộ trống”. Và đúng là ngôi mộ danh tiếng này có mặt khắp nơi trong trình thuật của thánh Gio-an, chứng nhân tận mắt -chữ “mộ” trở đi trở lại đến 7 lần trong trang vắn vỏi này. Tuy nhiên, tất cả sự nhấn mạnh nằm trên “khăn-vải”. Sau đây là bản văn dịch sát chữ theo tiếng Hy-lạp : “5Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải (othonia) rũ xuống (keimena), nhưng không vào. 6Ông Si-môn Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải (othonia) rũ xuống (keimena) và khăn liệm (sudarion) đã đặt trên đầu Đức Giê-su. Khăn này không rũ xuống (keimenon) với các băng vải (othonia), nhưng xếp lại, đúng chỗ của nó. 8Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin...”
Thật thế, chính việc xếp đặt các khăn vải đã gây nên nơi Gio-an ánh chớp trực giác : Người đã sống lại ! Trong ngôi mộ này, chẳng một ai đã đi vào, không vật gì đã xê dịch. Giả thuyết của Ma-ri-a Mác-đa-la, quả quyết rằng “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu”, giả thuyết về sự bốc xác ấy rõ ràng là sai lạc. Vì các băng-vải đã không bị đổi chỗ, và chẳng có dấu vết nào chứng tỏ ai đó đã chạm vào chúng. Cách đơn giản, do thân thể vật lý của Đức Giê-su đã thôi ở đó, bên trong các băng-vải, nên chúng chỉ “rũ xuống”| tại chỗ. Và một điểm chính xác thêm nữa được nhấn mạnh : bức khăn liệm, một tấm vải dài gấp đôi thân người, được lót bên dưới tử thi từ gót chân đến lưng, vòng qua đầu, che mặt, đắp trên ngực rồi chạy xuống các ngón chân (như tục khâm liệm đương thời của người Do-thái), khăn liệm đó chỉ rũ xuống tại chỗ, xếp thành hai lớp, khi thân xác Đấng Phục sinh rời đi. Còn các băng vải là 3 dây buộc bên ngoài, ở cổ, ở lưng và ở chân để giữ thân người trong khăn liệm nên nay cũng rũ xuống vì chẳng còn tác dụng nữa.
Không, các tên trộm xác đã chẳng thể nào cẩn thận như vậy. Các băng vải (othonia) và khăn liệm (sudarion) đã chẳng hề bị bàn tay người chạm tới. Tử thi cũng đã chẳng bị “lấy đi.” Thân thể ấy đơn giản là đã biến mất, kiểu bay hơi, thành “thần thiêng”, như thánh Phao-lô sẽ nói.
3- Chỉ có đức tin đưa chúng ta vào mầu nhiệm thần linh ấy.
Con người, với giác quan, lý trí, tưởng tượng của mình, đã chẳng có phương cách nào kiểm soát cách khoa học một biến cố ngoại thường như vậy. Còn chính Gio-an thì hết sức khiêm tốn : “Ông đã thấy và đã tin”. Hãy nhớ kỹ rằng lúc ấy Gio-an chưa thấy Đức Giê-su sống lại. Điều này, ông sẽ kể vào Chúa nhật tuần tới, trong trang Tin Mừng tiếp theo. Chính nhờ đức tin mà ông đã “tin”. Chính nhờ một mình đức tin mà ta đạt tới mầu nhiệm thần linh là sự Phục sinh theo nghĩa chặt. Điều đó chẳng muốn nói rằng đức tin là vô lý hay phi lý. Tin Mừng đã đem tới cho chúng ta các “dấu chỉ” cụ thể, lịch sử, từng khiến các chứng nhân tận mắt phải “tin”. “Ông đã thấy.” Ông đã thấy dấu chỉ các “băng-vải rũ xuống” nền mộ.
Ta đoán được cảm xúc của Gio-an trước hiện tượng tuyệt đối mới mẻ ấy vốn làm nền tảng cho niềm hy vọng của chúng ta : không phải tử thần có tiếng nói sau hết của cuộc đời, song là Thiên Chúa. Hôm nay, như mọi Chúa nhật -ngày được phát minh, được đặt tên vì thế- chúng ta hát mừng đức tin của mình trước mọi anh chị em phải chết của mình : “Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau. Alleluia. Lạy Chúa. Xin tôn vinh Ngài !”
Viết theo Noël Quesson
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kiến trúc sư của Chúa – Antoni Gaudí có được phong chân phước không?</b>
Vũ Văn An
15:02 15/04/2025
‘Kiến trúc sư của Chúa’ – Antoni Gaudí có được phong chân phước không?
Đức tin và nhà thờ lớn của một kiến trúc sư đã định hình cuộc đời ông như thế nào
Vatican đã công bố vào thứ Hai rằng Antoni Gaudí, kiến trúc sư người Tây Ban Nha nổi tiếng đã xây dựng Vương cung thánh đường Sagrada Familía — hiện đã được tuyên bố là “đấng đáng kính” và có thể được phong chân phước bằng một phép lạ được cho là do sự chuyển cầu của ông.
Nói cách khác, ở giai đoạn này của quá trình, một cuộc điều tra về cuộc đời của ông chứng minh sự thánh thiện và liêm chính của cuộc sống, và các bước tiếp theo hướng tới việc phong thánh nằm trong tay của Chúa quan phòng.
Nhân dịp này, tạp chí The Pillar, ngày 12 tháng Tư, cho đăng bài sau đây của ký giả người Anh Fionn Shiner:
Những ngọn tháp lạ lùng, xa hoa của nhà thờ lớn Sagrada Familia, vươn lên cao vút tới bầu trời, đồng nghĩa với thành phố Barcelona giống như Lionel Messi, Las Ramblas và cuộc chiến khốc liệt giành độc lập của xứ Catalan.

Đi dạo qua những khu vực thu hút khách du lịch của thành phố, bạn sẽ thấy những chiếc áo thung, những chiếc tách và đĩa in hình ảnh công trình kiến trúc độc đáo của thành phố. Hội đồng thành phố đã buộc phải đề xuất biến một quảng trường gần đó thành “phòng chờ” để giảm bớt tình trạng tắc nghẽn khách du lịch.
Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1882 nhưng vẫn chưa hoàn thành. Vào năm 2023, có 4.7 triệu du khách đến thăm Vương cung thánh đường. Nhưng ít ai biết rằng người chịu trách nhiệm thiết kế, Antoni Gaudí, hiện là “Tôi tớ Chúa” đang được xem xét để phong thánh. Theo Tổng giáo phận Barcelona, lý do phong thánh cho ông đang trong “tiến trình cuối cùng hướng tới việc phong chân phước”.

Theo lời của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI tại lễ cung hiến Vương cung thánh đường năm 2010, người đàn ông có tầm nhìn độc đáo này đã được “nuôi dưỡng” bằng ba cuốn sách — “sách về thiên nhiên, sách về Kinh thánh và sách về phụng vụ” — để ông “giúp xây dựng ý thức con người của chúng ta một cách xuất sắc, bám vững vào thế giới nhưng vẫn mở lòng với Chúa, được Chúa Kitô soi sáng và thánh hóa”.
Và chính tòa nhà mà hàng triệu người đổ xô đến xem hàng năm đã đóng một vai trò quan trọng trong sự biến đổi của Gaudí. Một Mùa Chay nọ, ông gần như chết đói vì ăn chay quá mức. Ông tránh xa sự hào nhoáng của danh vọng và mặc quần áo rẻ tiền, muốn sống như một công nhân giản dị.
Khi ông bị xe điện đâm vào tháng 6 năm 1926, bộ quần áo giản dị của ông khiến ông ban đầu bị nhầm là người vô gia cư và được đưa đến bệnh viện dành cho người nghèo.
Ba ngày sau, ông qua đời, được những người thân yêu vây quanh, và những lời cuối cùng của ông là “Amen. Chúa ơi! Chúa ơi!”
Toàn bộ thành phố chìm trong tang lễ. Tại đám tang của ông, hàng nghìn người đã tham dự, với một đám rước dài nửa dặm.
Một nữ tu, khi còn là một tập sinh, đã chăm sóc nơi ở của Gaudí tại Parc Güell, đã nói: “Ông ấy là một vị thánh. Mỗi năm trôi qua, tôi lại càng tin vào điều đó. Bây giờ, vào năm 1962, tôi tin rằng ông ấy xứng đáng được phong thánh”.
Vậy ai là người đứng sau tòa nhà nổi tiếng nhất Tây Ban Nha?
Và điều gì sẽ được hoàn thành trước – Vương cung thánh đường hay lý do thánh thiện của ông?

Khởi đầu khiêm tốn
Gaudí sinh ngày 25 tháng 6 năm 1852 và lớn lên ở một vùng nông thôn giữa Reus và Riudoms ở Catalonia. Ông được rửa tội vào ngày sau khi sinh và lần đầu tiên nhận Bí tích Thánh Thể vào năm 1862.
The Pillar đã trò chuyện với José Manuel Almuzara, một kiến trúc sư và là cựu chủ tịch của Hiệp hội phong chân phước cho Antoni Gaudí, một nhóm tư nhân hiện đã bị giải thể, để Tổng giáo phận Barcelona có thể tiếp tục sự nghiệp này.
Almuzara cho biết: “Niềm tin tôn giáo của Gaudí được hình thành từ nền giáo dục mà ông nhận được, đặc biệt là từ mẹ của ông, ‘Giáo lý về Học thuyết Kitô giáo’ của Josep Domènech Costa i Borràs — trong đó nêu ra bảy điểm cơ bản: lời cầu nguyện và các yếu tố học thuyết, tông đồ, học thuyết về đức tin, học thuyết về hy vọng, học thuyết về lòng bác ái, học thuyết về việc làm và các quy tắc sống công chính — và việc học của ông tại Trường Piarist ở Reus.”
Từ khi còn nhỏ, Gaudí đã thể hiện sự say mê với thiên nhiên, điều này thể hiện rõ trong nhiều tác phẩm lớn của ông.
Theo người viết tiểu sử của ông, Isidre Puig Boada, Gaudí được cho là đã nói: “Do sức khỏe kém, tôi thường phải kiêng chơi với bạn bè, điều này đã nuôi dưỡng tinh thần quan sát của tôi”.
Một lần khác, Gaudí mô tả nguồn cảm hứng của mình:
“Giữa những chậu hoa, được bao quanh bởi những vườn nho và cây ô liu, được làm sống động bởi tiếng gà mái gáy, tiếng chim hót và tiếng côn trùng vo ve, ngắm nhìn những ngọn núi Prades, tôi đã tận hưởng những hình ảnh tinh khiết và thú vị nhất của Thiên nhiên—Thiên nhiên, vốn luôn là người thầy của tôi”.
Một cuộc khủng hoảng đức tin?
Năm 1868, Gaudí chuyển đến Barcelona và trong khi làm việc, ông đã hoàn thành chương trình trung học và học kiến trúc. Theo Almuzara, “thành phố đang trải qua sự biến động xã hội, văn hóa và chính trị dữ dội, với bầu không khí thế tục trong đó chủ nghĩa vô thần, nhiệt tình tự do và lý tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng đang lan rộng trong giới sinh viên đại học”.
Gaudí không được miễn nhiễm khỏi môi trường đó, Almuzara giải thích, và ông đã trải qua một “cuộc khủng hoảng” nào đó. Những người biết Gaudí vào thời điểm này cho biết, “ông trở nên không quan tâm đến tôn giáo” và có khả năng cũng “có phần chống giáo sĩ và hung hăng”.
Nhưng điều đó đã “được khắc phục vào cuối năm 1883 khi ông được giao nhiệm vụ thiết kế và giám sát việc xây dựng Đền chuộc tội của Sagrada Familia—một sự kiện đánh dấu sự khởi đầu cho sự phát triển bản thân và cam kết tâm linh gia tăng của ông”, Almuzara cho biết.

Một học trò khác của Gaudí — Cha Xavier Vila, một chuyên gia về kiến trúc sư, hiện là hướng dẫn viên chính thức tại Sagrada Família — đã nói với The Pillar rằng ngài hoài nghi về những tuyên bố về sự vô thần thời trẻ của Gaudí.
Nhưng vị linh mục đã nói rằng đức tin của Gaudí “đang trong quá trình phát triển” trong suốt cuộc đời.
Bất kể thế nào, sau khi đắm chìm sâu sắc vào dự án Sagrada Familia, Gaudí sau đó đã nói: “Một người đàn ông không có tôn giáo là một người tàn tật”.
Một công việc thay đổi cuộc đời
Ý tưởng về Sagrada Familia — Đền thờ chuộc tội cho Thánh gia — xuất phát từ một nhóm có tên là Hiệp hội những người sùng kính Thánh Giuse.
Chủ tịch hiệp hội, một người bán sách và nhà từ thiện tên là Josep Maria Bocabella, ban đầu đã thuê một kiến trúc sư tên là Francisco de Paula del Villar y Lozano để xây dựng nó, và kế hoạch của ông là theo phong cách tân Gothic.
Viên đá đầu tiên được đặt vào năm 1882 vào ngày lễ Thánh Giuse.
Nhưng đến năm 1883, del Villar đã từ chức sau những bất đồng với Bocabella.
Gaudí, một kiến trúc sư mới nổi vào thời điểm đó và chỉ mới 31 tuổi, đã được yêu cầu tiếp quản.
Ý tưởng của ông cho vương cung thánh đường khác với del Villar: Tầm nhìn của Gaudí lấy cảm hứng từ thiên nhiên, thấm đẫm biểu tượng Kitô giáo và với các hình dạng hữu cơ và đường cong đặc trưng của ông.
Dự án đã và vẫn đang được tài trợ hoàn toàn bởi các nhà tài trợ tư nhân. Gaudi đã giành được lòng tin của họ bằng sự quyến rũ, danh tiếng tốt và sự sáng tạo của mình. Ông đã nắm toàn quyền kiểm soát ngay khi được bổ nhiệm vào dự án và bắt đầu hiện thực hóa tầm nhìn ngoạn mục của mình.
Ngay từ đầu, Gaudí đã đánh giá cao khía cạnh thiêng liêng của vương cung thánh đường.
“Ngôi đền là ngôi nhà của Chúa và là ngôi nhà cầu nguyện”, ông nói với những người cộng tác.
Khi dự án tiến triển, đức tin của ông cũng vậy. Một số báo cáo cho biết khi còn trẻ, Gaudí có thợ may riêng và thích nhà hàng, opera và nhà hát.
Nhưng trong quá trình xây dựng nhà thờ lớn, kiến trúc sư bắt đầu từ bỏ lối sống xa hoa mà ông đã sống, từ chối nhiều hợp đồng béo bở từ New York và Paris.
Ông trở thành một nhà khổ hạnh. Ông ngừng ăn thịt; vào bữa trưa, ông ăn một vài lá rau diếp nhúng vào sữa. Ông xây trường học cho con cái của công nhân và giáo dân. Ông ăn mặc giản dị nhất có thể.
Sự thay đổi diễn ra trong nhiều năm. Nhưng Almuzara nói với The Pillar rằng vào năm 1894, “Gaudí đã trải qua một quá trình hoán cải quan trọng”.
Năm đó, lấy cảm hứng từ những năm tháng làm việc tại nhà thờ lớn, ông đã thực hiện một đợt ăn chay Mùa Chay hoàn toàn kéo dài 40 ngày.
Vì Gaudí quá nổi tiếng nên báo chí Barcelona đã đưa tin về đợt ăn chay này hàng ngày.
Gaudí bị bệnh nặng — ông có thể đã chết vì đợt ăn chay này, nếu không có sự can thiệp của Giám mục Josep Torras i Bages.
Vị giám mục đã chỉ thị cho “kiến trúc sư của Chúa” rằng Chúa đã giao cho ông một nhiệm vụ: xây dựng Sagrada Familia.
Theo Almuzara, việc ăn chay “để chuẩn bị bắt đầu Mặt tiền Giáng sinh, đã khiến ông cống hiến hết mình cho việc xây dựng” vương cung thánh đường — nó ngày càng trở thành công việc chính của ông cho đến năm 1914, khi ông từ bỏ mọi dự án khác để chỉ làm việc cho nhà thờ.
Cha Xavier đồng tình rằng sau khi ăn chay, “đức tin và cuộc sống trong ông đã trở thành một, hợp nhất và đạt đến biểu hiện sâu sắc nhất, nghệ thuật nhất và sống động nhất”.
Ngài nói rằng “Sagrada Familia đã định hình đức tin của ông” vì nó được truyền cảm hứng từ “sự sáng tạo, Lời Chúa và phụng vụ”.
Gaudí tin rằng kiến trúc và vẻ đẹp có thể được sử dụng như một phương tiện để dẫn nhập mọi người tới Chúa, nhưng trong quá trình đó, ông cũng trở nên gần gũi hơn với Người.
Vì vậy, những người viết tiểu sử của ông cho biết, khi Gaudí đúc những viên đá, tâm hồn ông cũng được đúc bởi công việc của ông. Cuộc sống của ông trở nên khổ hạnh hơn: cầu nguyện, ăn chay, tham dự Thánh lễ hàng ngày và xưng tội thường xuyên.
Cha Xavier nhận xét rằng “tình yêu của ông dành cho Kinh thánh, phụng vụ và thiên nhiên như sự sáng tạo của Chúa đã định hình nên Sagrada Familia và cũng định hình nên tâm hồn của Gaudí, đồng thời tạo ra trong ông một thánh địa bên trong uy nghiêm”.

Cái chết và di sản của ông
Gaudí đã dành hơn bốn thập niên cuộc đời mình cho Sagrada Familia. Vào thời điểm ông qua đời, ngày 10 tháng 6 năm 1926, ông đã chuyển đến sống trong một xưởng tại Vương cung thánh đường.
Trong suốt cuộc đời mình, ông chỉ chứng kiến sự hoàn thành của Mặt tiền Giáng sinh, mặt tiền hướng về phía đông kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giêsu. Ông cũng chỉ chứng kiến một ngọn tháp được xây dựng, nhưng thiết kế có 18 ngọn: 12 cho các tông đồ, 4 cho các nhà truyền giáo, một cho Đức Trinh Nữ Maria và một cho Chúa Kitô.
Gaudí nổi tiếng là không vội vàng hoàn thành, ông nói về Chúa Kitô: "Khách hàng của tôi có thể đợi".
Sau khi ông mất, các kiến trúc sư đã được thuê để hoàn thành các thiết kế của ông và nhiều người đã từ xa đến để xem tác phẩm của ông.

Kiến trúc sư người Nhật Kenji Imai đã đến Barcelona để nghiên cứu Gaudí và trở lại Công Giáo. Một nhà điêu khắc người Nhật, Etusoro Sotoo, đã chuyển đến Barcelona để làm việc tại Sagrada Familia và cũng trở lại đạo từ Thần đạo sang Công Giáo.
Vào tháng 9 năm 1997, Jun Young Joo, giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp tại thành phố Pusa của Hàn Quốc đã đến Barcelona để sắp xếp một cuộc triển lãm tác phẩm của Gaudí tại Pusan. Khi đó, là một Phật tử, Joo đã rất xúc động trước tinh thần trong tác phẩm của Gaudí đến nỗi khi trở về Hàn Quốc, ông đã theo học Công Giáo. Vào đêm Giáng sinh, ông đã được rửa tội.
Vụ án phong thánh cho Gaudí đã được Vatican chính thức mở vào năm 2003 và hiện đang trong "quy trình cuối cùng", với hai phép lạ được cho là do Gaudí chuyển cầu cần được Vatican công nhận. Almuzara giải thích rằng để Gaudí được tuyên bố là Đáng kính, tất cả những gì cần thiết bây giờ là sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Trong khi đó, những ngọn tháp định hình đường chân trời của Barcelona đang tiến gần đến việc hoàn thành: đến năm 2024, 12 trong số 18 ngọn tháp đã hoàn thành.

Cha Xavier cho biết các đệ tử của Gaudí tin rằng "đức tin của ông lớn lên khi các tòa tháp của Sagrada Familia ngày càng cao". Có vẻ như đức tin của du khách cũng lớn dần — cả người Công Giáo và người không theo Công Giáo — dưới cái bóng của kiệt tác của ông.
Bản thân Gaudí đã tiên tri rằng mọi người sẽ đến từ khắp nơi để chiêm ngưỡng những kỳ quan của Sagrada Familia. Điều ông không nói là họ sẽ chiêm ngưỡng không chỉ tác phẩm của một thiên tài sáng tạo và nhà tiên tri, mà có lẽ là của một vị thánh tương lai.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Thể trong đời người hành hương hy vọng
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
02:34 15/04/2025
GIỜ CHẦU THỨ NĂM TUẦN THÁNH
17/4/2025
Thánh Thể trong đời người hành hương hy vọng
I. KHAI MẠC
Người dẫn đọc :
Lạy Chúa Giêsu, trước Thánh Thể Chúa giờ đây, chúng con hồi tưởng lại trong bữa tiệc Vượt Qua năm xưa, vì yêu thương các môn đệ cũng như nhân loại nhân loại cho đến tận cùng, Chúa đã ban Mình và Máu cho các môn đệ, để ở với họ “mãi mãi, cho đến tận thế” (Mt 8,20). Giữ lời hứa ấy, giờ phút này, Chúa đang ở giữa chúng con. Chúng con chiêm ngắm Chúa. Chúng con thờ lạy Chúa. Chúng con yêu mến Chúa. Chúng con đặt hy vọng vào Chúa. Xin Chúa ban thêm đức tin, gia tăng niềm hy vọng và củng cổ đức mến nơi chúng con, để chúng con luôn luôn xác tín rằng : Tấm Bánh vừa được truyền phép đặt trước mặt chúng con nói về quyền năng vô cùng của tình yêu được bộc lộ trên Thánh Giá vinh hiển. Bánh Thánh nói cho chúng con về sự hạ mình khó tin của Chúa là Đấng đã biến mình, chấp nhận mất tất cả hầu chiếm được chúng con cho Chúa Cha.
Lạy Thiên Chúa Tình Yêu, Đấng đầy lòng trắc ẩn, chậm bất bình và rất mực khoan dung (x.Tv 103, 8 ). Xin lấy tình thương mà ấp ủ chúng con trong tình yêu vô biên của Chúa. Tình yêu vĩnh cửu mà Chúa Cha dành cho Chúa, cũng như chính Chúa dành cho Chúa Cha, tình yêu của Chúa Cha và Chúa đối với Chúa Thánh Thần, và tình yêu của Chúa Thánh Thần đối với Chúa Cha và Chúa.
Lạy Mẹ Maria, Trinh Nữ Rất Thánh, Mẹ của Chúa Giêsu, Đấng đầu thai Vô Nhiễm, từ hơn hai ngàn năm nay, đã chấp nhận, hiến dâng mọi sự, hiến dâng thân xác Mẹ hầu rước lấy thân xác Đấng Sáng Tạo, xin giúp chúng con chiêm ngưỡng, xin giúp chúng con thờ lạy và yêu mến Chúa Giêsu, Con Mẹ, Đấng đã yêu thương chúng con dường ấy, hầu chúng con được sống đời đời với Người.
* Hát bài: Đây Phép Nhiệm Mầu - Hoài Chiên (mọi người quì)
1. Đây phép nhiệm mầu cực linh khôn sánh. Thiên Chúa cao quang bởi nơi Thiên Đình. Ngự trong hình bánh để nuôi trần gian. Chúng con ngày đêm mến yêu thành tâm.
ĐK: Ôi Chúa nhân lành đoàn con kính thờ! Nay thành thần lương ban cho con cái. Qua nơi lưu đày về nơi mong chờ. Say nguồn tình Chúa thiết tha suốt đời.
2. Con cái trên đời cùng ăn một bánh. Thân xác Giê-su xuống muôn ơn lành. Đoàn con âu yếm kết hiệp cùng nhau. Chúa thương dìu lên phúc vinh đời sau.
3. Nay khắp Cộng Đồng tình yêu nung náu. Trong Chúa Giê-su: Thánh Thể nhiệm mầu. Lòng con ao ước nghĩa trọng bền lâu. Đến khi hiệp trong Chúa ta đời sau.
II. LỜI CHÚA VÀ SUY NIỆM
* Công bố lời Chúa – (Người dẫn mời mọi người ngồi)
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô (1Cr 11, 23-26)
Anh em thân mến, phần tôi, tôi đã lãnh nhận nơi Chúa điều mà tôi đã truyền lại cho anh em, là Chúa Giêsu trong đêm bị nộp, Người cầm lấy bánh và tạ ơn, bẻ ra và phán: “Các con hãy lãnh nhận mà ăn, này là Mình Ta, sẽ bị nộp vì các con: Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta. Cùng một thể thức ấy, sau bữa ăn tối, Người cầm lấy chén, và phán: “Chén này là Tân ước trong Máu Ta; mỗi khi các con uống, các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta”. Vì mỗi khi anh em ăn bánh và uống chén này, anh em loan truyền việc Chúa chịu chết, cho tới khi Chúa lại đến”.
Ðó là lời Chúa.
* Cầu nguyện : ( mọi người ngồi cùng đọc )
Ôi kỷ vật lưu dấu ngày Chúa chết,
Hỡi bánh trường sinh nuôi dưỡng người trần,
Ước chi Ngài nên lương thực con ăn,
Ðầy hương vị thỏa lòng con mãi mãi!
Muôn lạy Chúa Giê-su đầy lân ái,
Xin bửu huyết Ngài thanh tẩy con đi!
Một giọt thôi, là đủ sức diệu kỳ
Rửa sạch cả trần gian nên thanh tịnh.
Con mong mỏi giữa hội vui thần thánh
Hát mừng Ngài và chiêm ngưỡng Tôn Nhan,
Cùng tán dương Thánh Phụ với Thánh Thần
Trên cõi phúc ngàn vinh quang rực rỡ.
* Hát bài : Thờ lạy Chúa ( có thể 1 người solo câu 1, 2 và cộng đoàn hát điệp khúc – mọi người quì)
1. Thờ lạy Chúa đang ngự nơi phép mầu, vì yêu con hiến thân trong hình bánh. Người là chính lương thần cho thế nhân, là nguồn thiêng dưỡng nuôi con từng ngày.
Đk: Ôi bao la diệu vời, ôi mênh mông tình Ngài yêu thương con đời đời, Người ban Mình Máu Thánh nuôi dưỡng hồn. Con khiêm cung kính thờ phép Bí tích nhiệm mầu xin, cho con trọn đời hưởng nếm nguồn ơn thánh cao vời.
2. Này là chính Bánh bởi … Thiên Thần, người trần gian hãy mau đến nhận lãnh. Dự tiệc thánh chính Người ban xuống cho, làm Thần Lương sống vui trên đường đời.
3. Này Mình Ta ban tặng cho thế trần, làm của ăn dương nuôi ai nghèo đói. Vì Thịt Ta chính la nguồn sống thiêng, người trần mau đến đây vui dự tiệc.
—Thinh lặng mất phút suy ngắm—–
* Suy Niệm : Bí Tích Thánh Thể trên cuộc hành trình hy vọng
Thánh Thể là trung tâm đời sống phụng của Hôi Thánh, là nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống Kitô hữu, đương nhiên là trọng tâm của cuộc hành trình hy vọng này là Bí tích Thánh Thể, nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống Kitô hữu. Nơi Bí tích Thánh Thể, mỗi người chúng ta gặp gỡ Chính Đức Kitô một cách rất cá vị, kín múc được sức mạnh để kiên trì trong thử thách, và được sai đi để mang niềm hy vọng của Người đến với thế gian.
Nghĩ về các chủ đề của Năm Thánh 2025 được Thánh Cha Phanxicô gợi ý trong sắc chỉ Spes Non Confundit, chúng ta nhận ra vai trò chính yếu của Bí tích Thánh Thể trong việc duy trì niềm hy vọng. Bí tích Thánh Thể gắn chặt chẽ chúng ta vào tình yêu bất di dịch của Thiên Chúa và trang bị cho chúng ta để tham gia vào các hành động công lý, thương xót và hòa bình.
Phải khẳng định rằng, niềm hy vọng Kitô giáo bắt nguồn từ tình yêu của Đức Kitô, được tuôn đổ qua cái Chết và sự Phục sinh của Người. Thánh Phaolô viết : niềm hy vọng này “không làm chúng ta thất vọng vì tình yêu của Thiên Chúa đã được đổ vào lòng chúng ta qua Chúa Thánh Thần” (Rm 5,5). Đối với chúng ta, Bí tích Thánh Thể là cuộc gặp gỡ mật thiết nhất với Tình Yêu này. Đây là một khoảnh khắc mà chúng ta gặp chính Đức Kitô Phục sinh đang thật sự hiện diện với Mình, Máu và Linh hồn Đức Chúa Giêsu cùng tính Đức Chúa Trời ngự trong hình bánh và hình rượu.
Bí tích Thánh Thể duy trì niềm hy vọng bằng cách nhắc nhở chúng ta về sự hiện diện trung thành của Thiên Chúa trong cuộc sống của mình. Khi vui, chúng ta cảm tạ Chúa vì nhận ra rằng mọi sự tốt lành đều bởi Chùa mà ra. Lúc buồn, Bí tích Thánh Thể trở thành nơi ẩn náu, một đảm bảo hữu hình về sự kết hợp của Đức Kitô với chúng ta. Cũng như Người đã chịu đau khổ trên Thập giá để cứu chuộc chúng ta, chúng ta cũng được mời gọi kết hợp những đau khổ của mình với đau khổ của Chúa, để tìm ra ý nghĩa và ân sủng trong những thử thách của mình.
Trong hành trình đức tin của chúng ta, có những lúc hy vọng dường như vượt ra khỏi tầm tay. Tuy nhiên, khi đặt mình trước mặt Chúa trong sự thinh lặng trước Thánh Thể, chúng ta có thể tìm được một sự bình an vượt trên mọi hiểu biết. Việc rước Mình Thánh Chúa bổ sức cho chúng ta, giúp chúng ta nhìn xa hơn những khó khan trước mắt, và tin tưởng vào kế hoạch cao cả của Thiên Chúa. Cuộc gặp gỡ cá nhân này với Đức Kitô trong Bí tích Thánh Thể không những chỉ duy trì hy vọng của chúng ta mà còn đào sâu mối quan hệ của chúng ta với Người.
Năm Thánh kêu gọi chúng ta hòa giải, thương xót và hòa nhập, nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc thúc đẩy sự hợp nhất trong và ngoài Hội Thánh. Thánh Lễ, một cuộc cử có tính cộng đoàn là trung tâm của sứ vụ này. Vừa là biểu tượng vừa là hiện thực của sự hợp nhất, quy tụ các tín hữu từ nhiều nền văn hóa xã hội khác nhau để cùng chia sẻ một tấm bánh và một chén rượu. Như Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta :“Vì chỉ có một tấm bánh, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể, vì tất cả chúng ta cùng chia sẻ một tấm bánh” (1 Cr 10, 17).
Bí tích Thánh Thể mời gọi chúng ta xây những chiếc cầu hy vọng trong một thế giới đang bị phân hóa. Qua Bí tích Thánh Thể, chúng ta được mời gọi nhìn nhận phẩm giá của mỗi người, đặc biệt là những người đang bị gạt ra ngoài lề xã hội. Thánh Thể thúc đẩy chúng ta hành động như những tác nhân hòa giải, tha thứ cho những người có lỗi với mình, và tìm cách chữa lành sự chia rẽ trong gia đình, cộng đồng và giáo xứ của bằng cách tạo ra những không gian mà trong đó mọi người, đặc biệt là những người cảm thấy bị loại trừ khỏi Hội Thánh, đều cảm thấy được chào đón và coi trọng. Tổ chức các cuộc cử hành Thánh Lễ cho hết mọi người, nhất là những người thuộc vùng ngoại vi, và cung cấp các mục vụ cho những người vô gia cư, những người bị giam cầm hoặc cô đơn, là những bước cụ thể hướng tới việc thúc đẩy sự hợp nhất. Khi làm như vậy, chúng ta trở thành những nhân chứng sống động cho niềm hy vọng mà Thánh Thể đại diện, một niềm hy vọng ôm trọn toàn thể nhân loại bằng tình yêu vô biên của Thiên Chúa.
Kết thúc Thánh lễ, bao giờ chúng ta cũng được vị chủ tế sai đi : “Lễ xong chúng anh chị em về binh an”. Nghĩa là chúng ta được trao cho chúng ta sứ vụ trở thành những dấu chỉ của hy vọng trên thế gian. Với lời này sai, chúng ta ra đi như những hiện thân của niềm hy vọng mà chúng ta đã nhận được, giải quyết những thách đố cấp bách của thế giới bằng đức tin, lòng can đảm và tình yêu.
Trong Năm Thánh Hy vọng này, chúng ta hãy đào sâu lòng sùng kính Thánh Thể và để Bí tích này uốn nắn trái tim của mình, biến chúng ta thành công cụ của hòa bình, công lý và tình yêu của Thiên Chúa. Khi cùng nhau đồng hành, chúng ta hãy lấy sức mạnh từ Bánh Hằng Sống, và mang hy vọng của Người đến với một thế giới đang cần đến nó.
* Hát bài : Những người hành hương của hy vọng (mọi người đứng)
ĐK: Đang bừng cháy trong con ngọn lửa hy vọng, đây bài hát con dâng kính Ngài: là Thiên Chúa, nguồn sống vô tận vô biên, đường con đi từng bước vững tin vào Ngài.
1. Muôn dân nước, muôn ngôn ngữ khắp nơi trên thế giới, được Lời Chúa soi sáng đưa dẫn lối. Mọi con cái tản mác sống bơ vơ lạc loài nay tìm được mái ấm trong Con Một Cha chí ái.
2. Ôi Thiên Chúa, Ngài là Đấng nhân hậu và khoan dung, là hừng đông, là hy vọng tương lai, Ngài chăm sóc, chở che, đỡ nâng cho mọi loài, Thánh Thần hằng luôn canh tân cho một trời đất mới.
3. Nào cùng ngước nhìn và bước đi trong làn gió mới, và cùng hướng về Chúa Con giáng thế, Ngài đã đến vì chính chúng ta và mọi người, Ngài là đường đưa ta đi đến cùng Cha chí thánh.
* Cầu nguyện
(Người dẫn mời mọi người quì rồi đọc với tâm tình cầu nguyện)
Lạy Chúa Giêsu, thật chúng con không thể hiểu nổi, Chúa đã yêu thương nhân loại chúng con biết là chừng nào. Chúa đã yêu chúng con bằng một tình yêu trao ban, hy sinh và tận hiến. Khi lập Phép Thánh Thể, Chúa hiến chính thân mình làm lượng thực nuôi dưỡng chúng con, ở với chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Không những thế, Chúa còn cho chúng con tham dự vào sự sống của chính Chúa khi rước Mình và Máu Thánh Chúa, để được sống đời đời.
Chúng con xin hết lòng cảm tạ Chúa.
Chúng con xin muôn vàn tán tạ hồng ân Chúa.
Chúng con xin hợp cùng thần thánh trên trời và mọi người dưới thế quì thờ lạy Chúa.
* Hát : THÁNH VỊNH 70 – Kim Long (1 người hát sola, còn cộng đoàn đáp - mọi người đứng)
1. Con náu thân bên Ngài, lạy Chúa đừng để con thất vọng khi nào. Vì Ngài công minh, xin cứu vớt và giải thoát con, xin lắng nghe và tế độ con.
Đáp: Miệng con sẽ loan truyền ơn Chúa cứu độ.
2. Như núi con nương nhờ, lạy Chúa, tựa thành luỹ cứu độ con này. Vạn lạy Thiên Chúa, ôi núi đá, thành luỹ chở che cho thoát tay độc ác thù nhân.
3. Con vẫn luôn hy vọng, vào Chúa, từ tuổi xuân đã tin cậy Ngài. Từ hồi thơ ấu con đã nép mình vào Chúa luôn, thai mẫu tay Ngài đã chở che.
4. Công bố lòng trung trực của Chúa, tường thuật ơn cứu độ của Ngài. Từ hồi niên thiếu, ôi chính Chúa từng dạy dỗ con, xin mãi rao truyền những kỳ công.
(Thinh lặng giây lát chiêm ngưỡng Thánh Thể Chúa và cầu nguyện riêng)
—Thinh lặng mất phút suy ngắm—–
* Công bố lời Chúa – (Người dẫn mời mọi người đứng)
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan (Ga 13, 1-15).
Trước ngày Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu biết đã đến giờ Mình phải bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, Người vốn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn đang ở thế gian, thì đã yêu thương họ đến cùng. Sau bữa ăn tối, ma quỷ gieo vào lòng Giuđa Iscariô, con Simon, ý định nộp Người. Người biết rằng Chúa Cha đã trao phó mọi sự trong tay mình, và vì Người bởi Thiên Chúa mà đến và sẽ trở về cùng Thiên Chúa. Người chỗi dậy, cởi áo, lấy khăn thắt lưng, rồi đổ nước vào chậu; Người liền rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. Vậy Người đến chỗ Simon Phêrô, ông này thưa Người rằng: “Lạy Thầy, Thầy định rửa chân cho con ư?” Chúa Giêsu đáp: “Việc Thầy làm bây giờ con chưa hiểu, nhưng sau sẽ hiểu”. Phêrô thưa lại: “Không đời nào Thầy sẽ rửa chân cho con”. Chúa Giêsu bảo: “Nếu Thầy không rửa chân cho con, con sẽ không được dự phần với Thầy”. Phêrô liền thưa: “Vậy xin Thầy hãy rửa không những chân con, mà cả tay và đầu nữa”. Chúa Giêsu nói: “Kẻ mới tắm rồi chỉ cần rửa chân, vì cả mình đã sạch. Tuy các con đã sạch, nhưng không phải hết thảy đâu”. Vì Người biết ai sẽ nộp Người nên mới nói: “Không phải tất cả các con đều sạch đâu”.
Sau khi đã rửa chân cho các ông, Người mặc áo lại, và khi đã trở về chỗ cũ, Người nói: “Các con có hiểu biết việc Thầy vừa làm cho các con chăng? Các con gọi Ta là Thầy và là Chúa thì phải lắm, vì đúng thật Thầy như vậy. Vậy nếu Ta là Chúa và là Thầy mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau. Vì Thầy đã làm gương cho các con để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho các con”.
Ðó là lời Chúa.
* Cầu nguyện
(Người dẫn mời mọi người ngồi đọc với tâm tình cầu nguyện)
Lạy Chúa Giêsu, chiều nay chúng con vừa cử hành Bí tích Thánh Thể do Chúa thiết lập vào sau bữa tối cuối cùng với các Tông Đồ trong nhà Tiệc Ly, trước đêm hấp hối trong vườn Cây Dầu, để muôn đời tưởng nhớ tới sự Hiện Diện Thực Sự của Chúa giữa chúng con.
Giờ đây, chúng con đến bên Chúa trong Giờ chầu đặc biệt của tối Thứ Năm Tuần Thánh lịch sử này, hầu cảm nghiệm tình yêu tự hiến của Chúa, “yêu thương cho đến cùng” như Thánh Gioan đã thuật lại trong Bữa Tiệc Ly (Ga 13,1). Chúng con cũng muốn được ở bên Chúa như ba người môn đệ thân tín đã được Chúa kêu mời đi vào vườn Cây Dầu, cùng Chúa canh thức để đón nhận thánh ý Chúa Cha (Mt 26,36) mà vâng phục cho nỗi bằng lòng chịu chết (Pl 2,8; x. Dt 5,8).
Lạy Chúa, dù con người chúng con vốn yếu đuối, nhưng cũng xin Chúa ban thêm sức mạnh, để chúng con được cùng Chúa sống những giờ phút cuối cuộc đời dương thế của Chúa, biết cùng Chúa sống mầu nhiệm vượt qua trong những ngày cực thánh này…
Thánh Gioan gợi lên trong chúng con nhớ lại : “Trước ngày Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu biết đã đến giờ Mình phải bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, Người vốn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn đang ở thế gian, thì đã yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1-2). Thật kinh ngạc, kinh ngạc đến lạ thường về tình yêu của Chúa dành cho các môn đệ. Cũng như các môn đệ, Chúa đã yêu thương chúng con đến nỗi không có ngòi bút nào trên trần gian này có thể diễn tả hoặc viết ra hết được tình yêu thương ấy, trong những ngày cuối cùng của “kiếp người” lầm than và cay đắng. Vì yêu, Chúa Giêsu đã lập Bí Tích Thánh Thể, lấy chính Thịt Máu Mình làm của ăn của uống nuôi dưỡng chúng con. Để tiếp tục yêu thương và tha thứ cho con người lầm lạp tội lỗi chúng con. Và cũng chính hôm nay, Chúa còn truyền dạy chúng ta phải yêu thương nhau như Chúa đã yêu.
Lạy Chúa, tưởng niệm việc Chúa thiết lập Giao Ước mới trong Mình và Máu Thánh Chúa. Việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể, chức Tư Tế và trao giới răn mới như trăn trối cuối cùng của Chúa trước khi từ giã trần gian. Chúa đã yêu mến các kẻ thuộc về mình còn ở trong thế gian. Chúa đã yêu thương họ đến cùng. Tình yêu được diễn tả bằng việc rửa chân môn đệ.
Tình yêu phải như vết dầu loang lan tỏa tới khắp cả mọi người. Tình yêu càng rộng, cuộc chiến thắng của Chúa càng mau tới giai đoạn hoàn tất.
Khi rửa chân cho các môn đệ xong, một lần nữa, Chúa mời gọi chúng con: “Thầy đã làm gương cho các con, để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho các con” (Ga 13, 15). Bằng cách này, Chúa thiết lập một sự liên kết thân mật giữa bí tích Thánh Thể, bí tích của quà tặng hy sinh và huấn lệnh yêu thương.
Lạy Chúa Giêsu, hiện thân của Thiên Chúa Tình Yêu, trong ngôi vị Thiên Chúa, nhưng Chúa đã trở nên thấp hèn để cảm thông, chia sẻ với chúng con. Còn chúng con cùng trong thân phận làm người như nhau, đáng lẽ chúng con phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Nhưng chúng con thường để cho ganh ghét, hận thù thắng thế. Ðiều răn mới Chúa truyền cho chúng con: hãy yêu thương. Xin cho chúng con mau mắn thi hành điều Chúa truyền trong gia đình, trong xóm đạo, nơi công sở… của chúng con. Ước gì nước Tình Yêu Chúa mau hiển trị. Amen.
* Hát bài: Thờ lạy Chúa – Hoài Đức (mọi người quì)
ĐK: Thờ lạy Chúa! Thờ lạy Chúa! Uy quyền khả ái trong hình bánh hiến thân. Thờ lạy Chúa! Thờ lạy Chúa! Uy quyền khả ái, nương mình dưới thế trần.
1. Hồi tưởng xưa kia khi Chúa hy sinh nằm Thánh Giá, lòng nhân ái bao la, tựa trời thẳm cao xa. Mà đem thân đến dưỡng nuôi bao linh hồn bơ vơ, này của nuôi quý giá; Thần lương đây sẵn chờ. Chúng con xin tạ ơn thiết tha, chúng con xin thành tâm kính thờ.
2. Và tổ tông xưa thu tích Man-na dành sức sống, đường quê có lâu công, mà không quản long đong. Thần lương nuôi dưỡng khiến trên dương gian đầy gai chông, ngàn hiểm nguy chất đống, hồn con bước tới cùng. Tới quê thiên đàng con ước mong, Chúa đây lẽ nào con ngã lòng.
3. Rồi trải bao lâu Thiên Chúa không quên lời đã phán, rằng ai mắc gian nan, tìm yên ủi ân ban. Thì nay con đến với phép Thánh Thể đầy khoan nhân, mà kể cơn túng bấn, cầu mong Chúa đỡ đần. Chúa Thánh Thể ngự nơi thế gian, xót thương nhân loại không có ngần.
—Thinh lặng mất phút suy ngắm—–
* Cầu nguyện xướng đáp (Người dẫn mời mọi người quì)
Trong bữa tối cuối cùng trước khi bị trao nộp, Ðức Ki-tô đã truyền cho Hội Thánh mãi mãi cử hành nghi lễ tưởng niệm sự chết và sống lại của Người. Vậy chúng ta hãy thờ lạy Người và tha thiết nguyện xin:
Lạy Chúa, xin thánh hóa đoàn dân Chúa đã cứu chuộc.
Xin cho chúng con biết hãm mình ép xác để thông phần vào cuộc khổ hình của Chúa, - hầu được cùng Chúa sống lại hiển vinh.
Lạy Chúa, xin thánh hóa đoàn dân Chúa đã cứu chuộc.
Xin cho chúng con được Thánh Mẫu Ma-ri-a là Ðấng an ủi kẻ ưu phiền, luôn phù trì che chở, - để lúc buồn sầu, chúng con được Người nâng đỡ, như chính Chúa hằng nâng đỡ chúng con.
Lạy Chúa, xin thánh hóa đoàn dân Chúa đã cứu chuộc.
Xin cho các tín hữu được chia sẻ những cực hình Chúa đã chịu, khi họ gặp thử thách gian truân, - để cuộc đời họ biểu dương ơn cứu độ của Chúa.
Lạy Chúa, xin thánh hóa đoàn dân Chúa đã cứu chuộc.
Chúa đã tự hạ, sống phục tùng, đến nỗi bằng lòng chết và chết trên thập giá, - xin cho các tín hữu cũng biết sống kiên nhẫn và phục tùng.
Lạy Chúa, xin thánh hóa đoàn dân Chúa đã cứu chuộc.
Xin cho những người đã chết được sống lại vinh quang như Chúa, - và cho chúng con được hưởng vinh phúc ấy nữa.
Lạy Chúa, xin thánh hóa đoàn dân Chúa đã cứu chuộc.
—Thinh lặng giải tán —–
17/4/2025
Thánh Thể trong đời người hành hương hy vọng
I. KHAI MẠC
Người dẫn đọc :
Lạy Chúa Giêsu, trước Thánh Thể Chúa giờ đây, chúng con hồi tưởng lại trong bữa tiệc Vượt Qua năm xưa, vì yêu thương các môn đệ cũng như nhân loại nhân loại cho đến tận cùng, Chúa đã ban Mình và Máu cho các môn đệ, để ở với họ “mãi mãi, cho đến tận thế” (Mt 8,20). Giữ lời hứa ấy, giờ phút này, Chúa đang ở giữa chúng con. Chúng con chiêm ngắm Chúa. Chúng con thờ lạy Chúa. Chúng con yêu mến Chúa. Chúng con đặt hy vọng vào Chúa. Xin Chúa ban thêm đức tin, gia tăng niềm hy vọng và củng cổ đức mến nơi chúng con, để chúng con luôn luôn xác tín rằng : Tấm Bánh vừa được truyền phép đặt trước mặt chúng con nói về quyền năng vô cùng của tình yêu được bộc lộ trên Thánh Giá vinh hiển. Bánh Thánh nói cho chúng con về sự hạ mình khó tin của Chúa là Đấng đã biến mình, chấp nhận mất tất cả hầu chiếm được chúng con cho Chúa Cha.
Lạy Thiên Chúa Tình Yêu, Đấng đầy lòng trắc ẩn, chậm bất bình và rất mực khoan dung (x.Tv 103, 8 ). Xin lấy tình thương mà ấp ủ chúng con trong tình yêu vô biên của Chúa. Tình yêu vĩnh cửu mà Chúa Cha dành cho Chúa, cũng như chính Chúa dành cho Chúa Cha, tình yêu của Chúa Cha và Chúa đối với Chúa Thánh Thần, và tình yêu của Chúa Thánh Thần đối với Chúa Cha và Chúa.
Lạy Mẹ Maria, Trinh Nữ Rất Thánh, Mẹ của Chúa Giêsu, Đấng đầu thai Vô Nhiễm, từ hơn hai ngàn năm nay, đã chấp nhận, hiến dâng mọi sự, hiến dâng thân xác Mẹ hầu rước lấy thân xác Đấng Sáng Tạo, xin giúp chúng con chiêm ngưỡng, xin giúp chúng con thờ lạy và yêu mến Chúa Giêsu, Con Mẹ, Đấng đã yêu thương chúng con dường ấy, hầu chúng con được sống đời đời với Người.
* Hát bài: Đây Phép Nhiệm Mầu - Hoài Chiên (mọi người quì)
1. Đây phép nhiệm mầu cực linh khôn sánh. Thiên Chúa cao quang bởi nơi Thiên Đình. Ngự trong hình bánh để nuôi trần gian. Chúng con ngày đêm mến yêu thành tâm.
ĐK: Ôi Chúa nhân lành đoàn con kính thờ! Nay thành thần lương ban cho con cái. Qua nơi lưu đày về nơi mong chờ. Say nguồn tình Chúa thiết tha suốt đời.
2. Con cái trên đời cùng ăn một bánh. Thân xác Giê-su xuống muôn ơn lành. Đoàn con âu yếm kết hiệp cùng nhau. Chúa thương dìu lên phúc vinh đời sau.
3. Nay khắp Cộng Đồng tình yêu nung náu. Trong Chúa Giê-su: Thánh Thể nhiệm mầu. Lòng con ao ước nghĩa trọng bền lâu. Đến khi hiệp trong Chúa ta đời sau.
II. LỜI CHÚA VÀ SUY NIỆM
* Công bố lời Chúa – (Người dẫn mời mọi người ngồi)
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô (1Cr 11, 23-26)
Anh em thân mến, phần tôi, tôi đã lãnh nhận nơi Chúa điều mà tôi đã truyền lại cho anh em, là Chúa Giêsu trong đêm bị nộp, Người cầm lấy bánh và tạ ơn, bẻ ra và phán: “Các con hãy lãnh nhận mà ăn, này là Mình Ta, sẽ bị nộp vì các con: Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta. Cùng một thể thức ấy, sau bữa ăn tối, Người cầm lấy chén, và phán: “Chén này là Tân ước trong Máu Ta; mỗi khi các con uống, các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta”. Vì mỗi khi anh em ăn bánh và uống chén này, anh em loan truyền việc Chúa chịu chết, cho tới khi Chúa lại đến”.
Ðó là lời Chúa.
* Cầu nguyện : ( mọi người ngồi cùng đọc )
Ôi kỷ vật lưu dấu ngày Chúa chết,
Hỡi bánh trường sinh nuôi dưỡng người trần,
Ước chi Ngài nên lương thực con ăn,
Ðầy hương vị thỏa lòng con mãi mãi!
Muôn lạy Chúa Giê-su đầy lân ái,
Xin bửu huyết Ngài thanh tẩy con đi!
Một giọt thôi, là đủ sức diệu kỳ
Rửa sạch cả trần gian nên thanh tịnh.
Con mong mỏi giữa hội vui thần thánh
Hát mừng Ngài và chiêm ngưỡng Tôn Nhan,
Cùng tán dương Thánh Phụ với Thánh Thần
Trên cõi phúc ngàn vinh quang rực rỡ.
* Hát bài : Thờ lạy Chúa ( có thể 1 người solo câu 1, 2 và cộng đoàn hát điệp khúc – mọi người quì)
1. Thờ lạy Chúa đang ngự nơi phép mầu, vì yêu con hiến thân trong hình bánh. Người là chính lương thần cho thế nhân, là nguồn thiêng dưỡng nuôi con từng ngày.
Đk: Ôi bao la diệu vời, ôi mênh mông tình Ngài yêu thương con đời đời, Người ban Mình Máu Thánh nuôi dưỡng hồn. Con khiêm cung kính thờ phép Bí tích nhiệm mầu xin, cho con trọn đời hưởng nếm nguồn ơn thánh cao vời.
2. Này là chính Bánh bởi … Thiên Thần, người trần gian hãy mau đến nhận lãnh. Dự tiệc thánh chính Người ban xuống cho, làm Thần Lương sống vui trên đường đời.
3. Này Mình Ta ban tặng cho thế trần, làm của ăn dương nuôi ai nghèo đói. Vì Thịt Ta chính la nguồn sống thiêng, người trần mau đến đây vui dự tiệc.
—Thinh lặng mất phút suy ngắm—–
* Suy Niệm : Bí Tích Thánh Thể trên cuộc hành trình hy vọng
Thánh Thể là trung tâm đời sống phụng của Hôi Thánh, là nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống Kitô hữu, đương nhiên là trọng tâm của cuộc hành trình hy vọng này là Bí tích Thánh Thể, nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống Kitô hữu. Nơi Bí tích Thánh Thể, mỗi người chúng ta gặp gỡ Chính Đức Kitô một cách rất cá vị, kín múc được sức mạnh để kiên trì trong thử thách, và được sai đi để mang niềm hy vọng của Người đến với thế gian.
Nghĩ về các chủ đề của Năm Thánh 2025 được Thánh Cha Phanxicô gợi ý trong sắc chỉ Spes Non Confundit, chúng ta nhận ra vai trò chính yếu của Bí tích Thánh Thể trong việc duy trì niềm hy vọng. Bí tích Thánh Thể gắn chặt chẽ chúng ta vào tình yêu bất di dịch của Thiên Chúa và trang bị cho chúng ta để tham gia vào các hành động công lý, thương xót và hòa bình.
Phải khẳng định rằng, niềm hy vọng Kitô giáo bắt nguồn từ tình yêu của Đức Kitô, được tuôn đổ qua cái Chết và sự Phục sinh của Người. Thánh Phaolô viết : niềm hy vọng này “không làm chúng ta thất vọng vì tình yêu của Thiên Chúa đã được đổ vào lòng chúng ta qua Chúa Thánh Thần” (Rm 5,5). Đối với chúng ta, Bí tích Thánh Thể là cuộc gặp gỡ mật thiết nhất với Tình Yêu này. Đây là một khoảnh khắc mà chúng ta gặp chính Đức Kitô Phục sinh đang thật sự hiện diện với Mình, Máu và Linh hồn Đức Chúa Giêsu cùng tính Đức Chúa Trời ngự trong hình bánh và hình rượu.
Bí tích Thánh Thể duy trì niềm hy vọng bằng cách nhắc nhở chúng ta về sự hiện diện trung thành của Thiên Chúa trong cuộc sống của mình. Khi vui, chúng ta cảm tạ Chúa vì nhận ra rằng mọi sự tốt lành đều bởi Chùa mà ra. Lúc buồn, Bí tích Thánh Thể trở thành nơi ẩn náu, một đảm bảo hữu hình về sự kết hợp của Đức Kitô với chúng ta. Cũng như Người đã chịu đau khổ trên Thập giá để cứu chuộc chúng ta, chúng ta cũng được mời gọi kết hợp những đau khổ của mình với đau khổ của Chúa, để tìm ra ý nghĩa và ân sủng trong những thử thách của mình.
Trong hành trình đức tin của chúng ta, có những lúc hy vọng dường như vượt ra khỏi tầm tay. Tuy nhiên, khi đặt mình trước mặt Chúa trong sự thinh lặng trước Thánh Thể, chúng ta có thể tìm được một sự bình an vượt trên mọi hiểu biết. Việc rước Mình Thánh Chúa bổ sức cho chúng ta, giúp chúng ta nhìn xa hơn những khó khan trước mắt, và tin tưởng vào kế hoạch cao cả của Thiên Chúa. Cuộc gặp gỡ cá nhân này với Đức Kitô trong Bí tích Thánh Thể không những chỉ duy trì hy vọng của chúng ta mà còn đào sâu mối quan hệ của chúng ta với Người.
Năm Thánh kêu gọi chúng ta hòa giải, thương xót và hòa nhập, nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc thúc đẩy sự hợp nhất trong và ngoài Hội Thánh. Thánh Lễ, một cuộc cử có tính cộng đoàn là trung tâm của sứ vụ này. Vừa là biểu tượng vừa là hiện thực của sự hợp nhất, quy tụ các tín hữu từ nhiều nền văn hóa xã hội khác nhau để cùng chia sẻ một tấm bánh và một chén rượu. Như Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta :“Vì chỉ có một tấm bánh, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể, vì tất cả chúng ta cùng chia sẻ một tấm bánh” (1 Cr 10, 17).
Bí tích Thánh Thể mời gọi chúng ta xây những chiếc cầu hy vọng trong một thế giới đang bị phân hóa. Qua Bí tích Thánh Thể, chúng ta được mời gọi nhìn nhận phẩm giá của mỗi người, đặc biệt là những người đang bị gạt ra ngoài lề xã hội. Thánh Thể thúc đẩy chúng ta hành động như những tác nhân hòa giải, tha thứ cho những người có lỗi với mình, và tìm cách chữa lành sự chia rẽ trong gia đình, cộng đồng và giáo xứ của bằng cách tạo ra những không gian mà trong đó mọi người, đặc biệt là những người cảm thấy bị loại trừ khỏi Hội Thánh, đều cảm thấy được chào đón và coi trọng. Tổ chức các cuộc cử hành Thánh Lễ cho hết mọi người, nhất là những người thuộc vùng ngoại vi, và cung cấp các mục vụ cho những người vô gia cư, những người bị giam cầm hoặc cô đơn, là những bước cụ thể hướng tới việc thúc đẩy sự hợp nhất. Khi làm như vậy, chúng ta trở thành những nhân chứng sống động cho niềm hy vọng mà Thánh Thể đại diện, một niềm hy vọng ôm trọn toàn thể nhân loại bằng tình yêu vô biên của Thiên Chúa.
Kết thúc Thánh lễ, bao giờ chúng ta cũng được vị chủ tế sai đi : “Lễ xong chúng anh chị em về binh an”. Nghĩa là chúng ta được trao cho chúng ta sứ vụ trở thành những dấu chỉ của hy vọng trên thế gian. Với lời này sai, chúng ta ra đi như những hiện thân của niềm hy vọng mà chúng ta đã nhận được, giải quyết những thách đố cấp bách của thế giới bằng đức tin, lòng can đảm và tình yêu.
Trong Năm Thánh Hy vọng này, chúng ta hãy đào sâu lòng sùng kính Thánh Thể và để Bí tích này uốn nắn trái tim của mình, biến chúng ta thành công cụ của hòa bình, công lý và tình yêu của Thiên Chúa. Khi cùng nhau đồng hành, chúng ta hãy lấy sức mạnh từ Bánh Hằng Sống, và mang hy vọng của Người đến với một thế giới đang cần đến nó.
* Hát bài : Những người hành hương của hy vọng (mọi người đứng)
ĐK: Đang bừng cháy trong con ngọn lửa hy vọng, đây bài hát con dâng kính Ngài: là Thiên Chúa, nguồn sống vô tận vô biên, đường con đi từng bước vững tin vào Ngài.
1. Muôn dân nước, muôn ngôn ngữ khắp nơi trên thế giới, được Lời Chúa soi sáng đưa dẫn lối. Mọi con cái tản mác sống bơ vơ lạc loài nay tìm được mái ấm trong Con Một Cha chí ái.
2. Ôi Thiên Chúa, Ngài là Đấng nhân hậu và khoan dung, là hừng đông, là hy vọng tương lai, Ngài chăm sóc, chở che, đỡ nâng cho mọi loài, Thánh Thần hằng luôn canh tân cho một trời đất mới.
3. Nào cùng ngước nhìn và bước đi trong làn gió mới, và cùng hướng về Chúa Con giáng thế, Ngài đã đến vì chính chúng ta và mọi người, Ngài là đường đưa ta đi đến cùng Cha chí thánh.
* Cầu nguyện
(Người dẫn mời mọi người quì rồi đọc với tâm tình cầu nguyện)
Lạy Chúa Giêsu, thật chúng con không thể hiểu nổi, Chúa đã yêu thương nhân loại chúng con biết là chừng nào. Chúa đã yêu chúng con bằng một tình yêu trao ban, hy sinh và tận hiến. Khi lập Phép Thánh Thể, Chúa hiến chính thân mình làm lượng thực nuôi dưỡng chúng con, ở với chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Không những thế, Chúa còn cho chúng con tham dự vào sự sống của chính Chúa khi rước Mình và Máu Thánh Chúa, để được sống đời đời.
Chúng con xin hết lòng cảm tạ Chúa.
Chúng con xin muôn vàn tán tạ hồng ân Chúa.
Chúng con xin hợp cùng thần thánh trên trời và mọi người dưới thế quì thờ lạy Chúa.
* Hát : THÁNH VỊNH 70 – Kim Long (1 người hát sola, còn cộng đoàn đáp - mọi người đứng)
1. Con náu thân bên Ngài, lạy Chúa đừng để con thất vọng khi nào. Vì Ngài công minh, xin cứu vớt và giải thoát con, xin lắng nghe và tế độ con.
Đáp: Miệng con sẽ loan truyền ơn Chúa cứu độ.
2. Như núi con nương nhờ, lạy Chúa, tựa thành luỹ cứu độ con này. Vạn lạy Thiên Chúa, ôi núi đá, thành luỹ chở che cho thoát tay độc ác thù nhân.
3. Con vẫn luôn hy vọng, vào Chúa, từ tuổi xuân đã tin cậy Ngài. Từ hồi thơ ấu con đã nép mình vào Chúa luôn, thai mẫu tay Ngài đã chở che.
4. Công bố lòng trung trực của Chúa, tường thuật ơn cứu độ của Ngài. Từ hồi niên thiếu, ôi chính Chúa từng dạy dỗ con, xin mãi rao truyền những kỳ công.
(Thinh lặng giây lát chiêm ngưỡng Thánh Thể Chúa và cầu nguyện riêng)
—Thinh lặng mất phút suy ngắm—–
* Công bố lời Chúa – (Người dẫn mời mọi người đứng)
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan (Ga 13, 1-15).
Trước ngày Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu biết đã đến giờ Mình phải bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, Người vốn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn đang ở thế gian, thì đã yêu thương họ đến cùng. Sau bữa ăn tối, ma quỷ gieo vào lòng Giuđa Iscariô, con Simon, ý định nộp Người. Người biết rằng Chúa Cha đã trao phó mọi sự trong tay mình, và vì Người bởi Thiên Chúa mà đến và sẽ trở về cùng Thiên Chúa. Người chỗi dậy, cởi áo, lấy khăn thắt lưng, rồi đổ nước vào chậu; Người liền rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. Vậy Người đến chỗ Simon Phêrô, ông này thưa Người rằng: “Lạy Thầy, Thầy định rửa chân cho con ư?” Chúa Giêsu đáp: “Việc Thầy làm bây giờ con chưa hiểu, nhưng sau sẽ hiểu”. Phêrô thưa lại: “Không đời nào Thầy sẽ rửa chân cho con”. Chúa Giêsu bảo: “Nếu Thầy không rửa chân cho con, con sẽ không được dự phần với Thầy”. Phêrô liền thưa: “Vậy xin Thầy hãy rửa không những chân con, mà cả tay và đầu nữa”. Chúa Giêsu nói: “Kẻ mới tắm rồi chỉ cần rửa chân, vì cả mình đã sạch. Tuy các con đã sạch, nhưng không phải hết thảy đâu”. Vì Người biết ai sẽ nộp Người nên mới nói: “Không phải tất cả các con đều sạch đâu”.
Sau khi đã rửa chân cho các ông, Người mặc áo lại, và khi đã trở về chỗ cũ, Người nói: “Các con có hiểu biết việc Thầy vừa làm cho các con chăng? Các con gọi Ta là Thầy và là Chúa thì phải lắm, vì đúng thật Thầy như vậy. Vậy nếu Ta là Chúa và là Thầy mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau. Vì Thầy đã làm gương cho các con để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho các con”.
Ðó là lời Chúa.
* Cầu nguyện
(Người dẫn mời mọi người ngồi đọc với tâm tình cầu nguyện)
Lạy Chúa Giêsu, chiều nay chúng con vừa cử hành Bí tích Thánh Thể do Chúa thiết lập vào sau bữa tối cuối cùng với các Tông Đồ trong nhà Tiệc Ly, trước đêm hấp hối trong vườn Cây Dầu, để muôn đời tưởng nhớ tới sự Hiện Diện Thực Sự của Chúa giữa chúng con.
Giờ đây, chúng con đến bên Chúa trong Giờ chầu đặc biệt của tối Thứ Năm Tuần Thánh lịch sử này, hầu cảm nghiệm tình yêu tự hiến của Chúa, “yêu thương cho đến cùng” như Thánh Gioan đã thuật lại trong Bữa Tiệc Ly (Ga 13,1). Chúng con cũng muốn được ở bên Chúa như ba người môn đệ thân tín đã được Chúa kêu mời đi vào vườn Cây Dầu, cùng Chúa canh thức để đón nhận thánh ý Chúa Cha (Mt 26,36) mà vâng phục cho nỗi bằng lòng chịu chết (Pl 2,8; x. Dt 5,8).
Lạy Chúa, dù con người chúng con vốn yếu đuối, nhưng cũng xin Chúa ban thêm sức mạnh, để chúng con được cùng Chúa sống những giờ phút cuối cuộc đời dương thế của Chúa, biết cùng Chúa sống mầu nhiệm vượt qua trong những ngày cực thánh này…
Thánh Gioan gợi lên trong chúng con nhớ lại : “Trước ngày Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu biết đã đến giờ Mình phải bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, Người vốn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn đang ở thế gian, thì đã yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1-2). Thật kinh ngạc, kinh ngạc đến lạ thường về tình yêu của Chúa dành cho các môn đệ. Cũng như các môn đệ, Chúa đã yêu thương chúng con đến nỗi không có ngòi bút nào trên trần gian này có thể diễn tả hoặc viết ra hết được tình yêu thương ấy, trong những ngày cuối cùng của “kiếp người” lầm than và cay đắng. Vì yêu, Chúa Giêsu đã lập Bí Tích Thánh Thể, lấy chính Thịt Máu Mình làm của ăn của uống nuôi dưỡng chúng con. Để tiếp tục yêu thương và tha thứ cho con người lầm lạp tội lỗi chúng con. Và cũng chính hôm nay, Chúa còn truyền dạy chúng ta phải yêu thương nhau như Chúa đã yêu.
Lạy Chúa, tưởng niệm việc Chúa thiết lập Giao Ước mới trong Mình và Máu Thánh Chúa. Việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể, chức Tư Tế và trao giới răn mới như trăn trối cuối cùng của Chúa trước khi từ giã trần gian. Chúa đã yêu mến các kẻ thuộc về mình còn ở trong thế gian. Chúa đã yêu thương họ đến cùng. Tình yêu được diễn tả bằng việc rửa chân môn đệ.
Tình yêu phải như vết dầu loang lan tỏa tới khắp cả mọi người. Tình yêu càng rộng, cuộc chiến thắng của Chúa càng mau tới giai đoạn hoàn tất.
Khi rửa chân cho các môn đệ xong, một lần nữa, Chúa mời gọi chúng con: “Thầy đã làm gương cho các con, để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho các con” (Ga 13, 15). Bằng cách này, Chúa thiết lập một sự liên kết thân mật giữa bí tích Thánh Thể, bí tích của quà tặng hy sinh và huấn lệnh yêu thương.
Lạy Chúa Giêsu, hiện thân của Thiên Chúa Tình Yêu, trong ngôi vị Thiên Chúa, nhưng Chúa đã trở nên thấp hèn để cảm thông, chia sẻ với chúng con. Còn chúng con cùng trong thân phận làm người như nhau, đáng lẽ chúng con phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Nhưng chúng con thường để cho ganh ghét, hận thù thắng thế. Ðiều răn mới Chúa truyền cho chúng con: hãy yêu thương. Xin cho chúng con mau mắn thi hành điều Chúa truyền trong gia đình, trong xóm đạo, nơi công sở… của chúng con. Ước gì nước Tình Yêu Chúa mau hiển trị. Amen.
* Hát bài: Thờ lạy Chúa – Hoài Đức (mọi người quì)
ĐK: Thờ lạy Chúa! Thờ lạy Chúa! Uy quyền khả ái trong hình bánh hiến thân. Thờ lạy Chúa! Thờ lạy Chúa! Uy quyền khả ái, nương mình dưới thế trần.
1. Hồi tưởng xưa kia khi Chúa hy sinh nằm Thánh Giá, lòng nhân ái bao la, tựa trời thẳm cao xa. Mà đem thân đến dưỡng nuôi bao linh hồn bơ vơ, này của nuôi quý giá; Thần lương đây sẵn chờ. Chúng con xin tạ ơn thiết tha, chúng con xin thành tâm kính thờ.
2. Và tổ tông xưa thu tích Man-na dành sức sống, đường quê có lâu công, mà không quản long đong. Thần lương nuôi dưỡng khiến trên dương gian đầy gai chông, ngàn hiểm nguy chất đống, hồn con bước tới cùng. Tới quê thiên đàng con ước mong, Chúa đây lẽ nào con ngã lòng.
3. Rồi trải bao lâu Thiên Chúa không quên lời đã phán, rằng ai mắc gian nan, tìm yên ủi ân ban. Thì nay con đến với phép Thánh Thể đầy khoan nhân, mà kể cơn túng bấn, cầu mong Chúa đỡ đần. Chúa Thánh Thể ngự nơi thế gian, xót thương nhân loại không có ngần.
—Thinh lặng mất phút suy ngắm—–
* Cầu nguyện xướng đáp (Người dẫn mời mọi người quì)
Trong bữa tối cuối cùng trước khi bị trao nộp, Ðức Ki-tô đã truyền cho Hội Thánh mãi mãi cử hành nghi lễ tưởng niệm sự chết và sống lại của Người. Vậy chúng ta hãy thờ lạy Người và tha thiết nguyện xin:
Lạy Chúa, xin thánh hóa đoàn dân Chúa đã cứu chuộc.
Xin cho chúng con biết hãm mình ép xác để thông phần vào cuộc khổ hình của Chúa, - hầu được cùng Chúa sống lại hiển vinh.
Lạy Chúa, xin thánh hóa đoàn dân Chúa đã cứu chuộc.
Xin cho chúng con được Thánh Mẫu Ma-ri-a là Ðấng an ủi kẻ ưu phiền, luôn phù trì che chở, - để lúc buồn sầu, chúng con được Người nâng đỡ, như chính Chúa hằng nâng đỡ chúng con.
Lạy Chúa, xin thánh hóa đoàn dân Chúa đã cứu chuộc.
Xin cho các tín hữu được chia sẻ những cực hình Chúa đã chịu, khi họ gặp thử thách gian truân, - để cuộc đời họ biểu dương ơn cứu độ của Chúa.
Lạy Chúa, xin thánh hóa đoàn dân Chúa đã cứu chuộc.
Chúa đã tự hạ, sống phục tùng, đến nỗi bằng lòng chết và chết trên thập giá, - xin cho các tín hữu cũng biết sống kiên nhẫn và phục tùng.
Lạy Chúa, xin thánh hóa đoàn dân Chúa đã cứu chuộc.
Xin cho những người đã chết được sống lại vinh quang như Chúa, - và cho chúng con được hưởng vinh phúc ấy nữa.
Lạy Chúa, xin thánh hóa đoàn dân Chúa đã cứu chuộc.
—Thinh lặng giải tán —–
Trường Giáo Lý & Việt Ngữ Thánh Linh Tempe-Arizona_Kết thúc Niên Khóa 24-25
Phan Hoàng Phú Quý
02:45 15/04/2025
Trường Giáo Lý & Việt Ngữ Thánh Linh_ Tổ Chức Lễ Bế Giảng Niên Khóa 24-25
Xem Hình
(Tempe-Arizona) Chúa nhật ngày 13 tháng 4 năm 2025 vào lúc 2 giờ chiều, Trường Giáo Lý và Việt Ngữ Thánh Linh đã tổ chức Lễ Bế Giảng niên khóa 2024-2025 tại phòng Hanley Hall thuộc khuôn viên giáo xứ Thánh Linh, thành phố Tempe, tiểu bang Arizona.
Mặc dù thời tiết nắng nóng, mới tháng 4 thôi mà nhiệt độ lên đến 3 con số, nhưng không phải vì thế mà làm chùng lòng quý thầy cô, quý quan khách, quý phụ huynh và các em học sinh. Tất cả mọi người cùng nhau tề tựu về Trường Giáo Lý và Việt Ngữ Thánh Linh để tham dự Lễ Bế Giảng thật chu đáo và long trọng.
Trên hàng ghế danh dự chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của Đức Ông Peter Bùi Đại tuyên úy Cộng Đoàn Thánh Linh, Linh mục Vương Thiên Quốc phụ tá giáo xứ Thánh Linh, Ông Bùi Hữu Phước Chủ Tịch Cộng Đoàn Công Giáo Thánh Linh, Soeur Maria Dung và đông đảo quý thầy cô quý phụ huynh tham dự.
Ông Bùi Hữu Phước đã ngõ lời chào mừng và cám ơn quý quan khách, quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh đã không quản ngại thời tiết khắc nghiệt và hy sinh thời gian quý báu cuối tuần quy tụ về đây tham dự Lễ Bế Giảng hôm nay, Ông cũng không quên cám ơn Đức Ông Peter Bùi Đại, Linh mục chánh xứ John B. Clote, linh mục Vương Thiện Quốc phụ tá, quý phụ huynh đã hổ trợ, khích lệ và cùng đồng hành với Ban Giáo Dục trong việc hướng dẫn và dạy bảo các em học sinh trong hai lãnh vực Đạo và Đời.
Đức ông Peter Bùi Đại đã ngỏ lời đến tất cả mọi người, đặc biệt quý thấy cô là những người đã hy sinh rất nhiều công sức và thời gian của mình, quý thầy cô không những dạy cho các em về ngôn ngữ, về đức tin, mà còn là tấm gương sống động về sự tận tâm và yêu thương, đó là món quà vô giá mà không có gì mua được. Cám ơn những thiện nguyện viên trong BGD những người đã âm thầm làm việc, để bảo đãm rằng mọi nhu cầu được diễn ra suông sẽ và tốt đẹp từ việc hổ trợ ẫm thực đến việc giúp đỡ cho BGD trong việc hướng dẫn và giảng dạy các em, trong một môi trường an toàn và đầy tình yêu thương.
Hướng về quý phụ huynh, Đức ông cũng hết lòng cám ơn quý ông bà cha mẹ đã tin tưởng trao phó con em mình cho quý thầy cô mỗi Chúa nhật. Quý vị là người đầu tiên và quan trọng nhất đối với con em mình, bằng cách giáo dục đức tin và văn hóa Việt Nam tại nhà, quý vị đã đào tạo nên một nền tảng vững chắc cho tương lai của các em.
Hôm nay chúng ta tôn vinh các em xuất sắc nhất, chúng ta nhận ra rắng mỗi em là một món quà Thiên Chúa gởi đến cho chúng ta, mỗi em đều mang cho mình tiềm năng vô hạn và một tương lai tươi sáng.
Xin hãy cùng đồng hành với các em trên con đường khám phá đức tin, ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam của chúng ta.
Quý Thầy Cô cũng lần lượt trao bằng khen và phần thưởng cho các em có thành tích xuất sắt nhất trong suốt niên học vừa qua.
Trong phần tâm tình với quý vị phụ huynh học sinh, Ban Giáo Dục mời gọi mọi người cùng cọng tác với BGD trong việc hướng dẫn con em mình học tiếng Việt, nhất là theo dõi các bài tập của các em khi về nhà, giúp đỡ các em đánh vần, đọc và viết tiếng Việt, nhất là nói chuyện với nhau bằng chính ngôn ngữ của mình, chúng ta đừng sợ con em mình không nói được tiếng Mỹ, mà hãy lo Giống Nòi Việt không được bảo tồn, có như thế chúng ta chắc chắn sẽ duy trì và phát huy truyền thống Văn Hóa Việt nơi xứ người một cách tốt đẹp và vững mạnh.
Buổi lễ được kết thúc vào lúc 4 giờ chiều cùng ngày, quý quan khách, quý thầy cô và các em học sinh đã cùng nhau chụp hình lưu niệm, và lưu luyến tạm biệt nhau, không quên cầu chúc nhau có một mùa Hè vui tươi, bình an, hạnh phúc bên gia đình và bạn bè thân yêu.
Trường em ở phố Tempe
Góc đường Mc.Lentock và đường Libra
Cổng vào có chữ khắc ghi
Chung quanh bao bọc bức tường xi măng
Bên trong giáo xứ Thánh Linh
Là trường em đó thiên đường tuổi thơ
Trường em cũng thật nên thơ
Có Đài Đức Mẹ, đền thờ Thánh Gia
Vài cây Oliver đứng là đà
Khuôn viên giáo xứ đậm đà quê hương
Kế bên có ngôi Thánh Đường
Trang hoàng thanh nhã đượm màu nét yêu
Trường em cũng thật diễm kiều
Cho em cơ hợi mọi điều ước mong
Từ ngày em học vỡ lòng
Chữ “A” chữ “Á” vòng vòng chữ “O”
Thầy cô hết sức chăm lo
Dạy em học viết để cho thànnh người
Mai sau đời có thắm tươi
Em luôn ghi nhớ là người Việt Nam.
Tường thuật từ thành phố Tempe Arizona
Xem Hình
(Tempe-Arizona) Chúa nhật ngày 13 tháng 4 năm 2025 vào lúc 2 giờ chiều, Trường Giáo Lý và Việt Ngữ Thánh Linh đã tổ chức Lễ Bế Giảng niên khóa 2024-2025 tại phòng Hanley Hall thuộc khuôn viên giáo xứ Thánh Linh, thành phố Tempe, tiểu bang Arizona.
Mặc dù thời tiết nắng nóng, mới tháng 4 thôi mà nhiệt độ lên đến 3 con số, nhưng không phải vì thế mà làm chùng lòng quý thầy cô, quý quan khách, quý phụ huynh và các em học sinh. Tất cả mọi người cùng nhau tề tựu về Trường Giáo Lý và Việt Ngữ Thánh Linh để tham dự Lễ Bế Giảng thật chu đáo và long trọng.
Trên hàng ghế danh dự chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của Đức Ông Peter Bùi Đại tuyên úy Cộng Đoàn Thánh Linh, Linh mục Vương Thiên Quốc phụ tá giáo xứ Thánh Linh, Ông Bùi Hữu Phước Chủ Tịch Cộng Đoàn Công Giáo Thánh Linh, Soeur Maria Dung và đông đảo quý thầy cô quý phụ huynh tham dự.
Ông Bùi Hữu Phước đã ngõ lời chào mừng và cám ơn quý quan khách, quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh đã không quản ngại thời tiết khắc nghiệt và hy sinh thời gian quý báu cuối tuần quy tụ về đây tham dự Lễ Bế Giảng hôm nay, Ông cũng không quên cám ơn Đức Ông Peter Bùi Đại, Linh mục chánh xứ John B. Clote, linh mục Vương Thiện Quốc phụ tá, quý phụ huynh đã hổ trợ, khích lệ và cùng đồng hành với Ban Giáo Dục trong việc hướng dẫn và dạy bảo các em học sinh trong hai lãnh vực Đạo và Đời.
Đức ông Peter Bùi Đại đã ngỏ lời đến tất cả mọi người, đặc biệt quý thấy cô là những người đã hy sinh rất nhiều công sức và thời gian của mình, quý thầy cô không những dạy cho các em về ngôn ngữ, về đức tin, mà còn là tấm gương sống động về sự tận tâm và yêu thương, đó là món quà vô giá mà không có gì mua được. Cám ơn những thiện nguyện viên trong BGD những người đã âm thầm làm việc, để bảo đãm rằng mọi nhu cầu được diễn ra suông sẽ và tốt đẹp từ việc hổ trợ ẫm thực đến việc giúp đỡ cho BGD trong việc hướng dẫn và giảng dạy các em, trong một môi trường an toàn và đầy tình yêu thương.
Hướng về quý phụ huynh, Đức ông cũng hết lòng cám ơn quý ông bà cha mẹ đã tin tưởng trao phó con em mình cho quý thầy cô mỗi Chúa nhật. Quý vị là người đầu tiên và quan trọng nhất đối với con em mình, bằng cách giáo dục đức tin và văn hóa Việt Nam tại nhà, quý vị đã đào tạo nên một nền tảng vững chắc cho tương lai của các em.
Hôm nay chúng ta tôn vinh các em xuất sắc nhất, chúng ta nhận ra rắng mỗi em là một món quà Thiên Chúa gởi đến cho chúng ta, mỗi em đều mang cho mình tiềm năng vô hạn và một tương lai tươi sáng.
Xin hãy cùng đồng hành với các em trên con đường khám phá đức tin, ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam của chúng ta.
Quý Thầy Cô cũng lần lượt trao bằng khen và phần thưởng cho các em có thành tích xuất sắt nhất trong suốt niên học vừa qua.
Trong phần tâm tình với quý vị phụ huynh học sinh, Ban Giáo Dục mời gọi mọi người cùng cọng tác với BGD trong việc hướng dẫn con em mình học tiếng Việt, nhất là theo dõi các bài tập của các em khi về nhà, giúp đỡ các em đánh vần, đọc và viết tiếng Việt, nhất là nói chuyện với nhau bằng chính ngôn ngữ của mình, chúng ta đừng sợ con em mình không nói được tiếng Mỹ, mà hãy lo Giống Nòi Việt không được bảo tồn, có như thế chúng ta chắc chắn sẽ duy trì và phát huy truyền thống Văn Hóa Việt nơi xứ người một cách tốt đẹp và vững mạnh.
Buổi lễ được kết thúc vào lúc 4 giờ chiều cùng ngày, quý quan khách, quý thầy cô và các em học sinh đã cùng nhau chụp hình lưu niệm, và lưu luyến tạm biệt nhau, không quên cầu chúc nhau có một mùa Hè vui tươi, bình an, hạnh phúc bên gia đình và bạn bè thân yêu.
Trường em ở phố Tempe
Góc đường Mc.Lentock và đường Libra
Cổng vào có chữ khắc ghi
Chung quanh bao bọc bức tường xi măng
Bên trong giáo xứ Thánh Linh
Là trường em đó thiên đường tuổi thơ
Trường em cũng thật nên thơ
Có Đài Đức Mẹ, đền thờ Thánh Gia
Vài cây Oliver đứng là đà
Khuôn viên giáo xứ đậm đà quê hương
Kế bên có ngôi Thánh Đường
Trang hoàng thanh nhã đượm màu nét yêu
Trường em cũng thật diễm kiều
Cho em cơ hợi mọi điều ước mong
Từ ngày em học vỡ lòng
Chữ “A” chữ “Á” vòng vòng chữ “O”
Thầy cô hết sức chăm lo
Dạy em học viết để cho thànnh người
Mai sau đời có thắm tươi
Em luôn ghi nhớ là người Việt Nam.
Tường thuật từ thành phố Tempe Arizona
Tài Liệu - Sưu Khảo
Suy niệm về Giuđa
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
14:59 15/04/2025
SUY NIỆM VỀ GIU-ĐA
Ngoại trừ Chúa Giê-su, Giu-đa có lẽ là một trong những nhân vật của Tân Ước được thiên hạ bàn tán nhiều nhất, dù những đoạn Tin Mừng nói về ông khá ít ỏi. Bàn tán nhiều với lắm nhận định đôi khi mâu thuẫn nhau. Tạp chí tiếng Pháp đa phương tiện (multimédia) “Le monde de la Bible. Histoire-Art-Archéologie” (Thế giới Thánh kinh. Lịch sử-Nghệ thuật-Khảo cổ) tháng 4 năm 2014, có ra một số đặc biệt, nhan đề : “Judas, que sait-on de lui” (Giu-đa, ta biết gì về ông ấy?). Trong số này có nhiều bài báo đặt vấn đề : “Giu-đa là ai, kẻ phản bội hay người anh hùng?” “Một kẻ phản bội không bội phản : sự biến đổi tối hậu của Giu-đa”; “Hiện tượng Giu-đa : biên niên sử của một lời nguyền rủa”… Số báo này còn nhắc đến chỉ thảo “Tin Mừng Giu-đa” (Évangile de Judas), một tài liệu của phái Ngộ đạo (tk I-II CN) được tìm thấy thập niên 1970 trong vùng Al Minja, Trung Ai-cập
(Xem https://www.mondedelabible.com/judas-que-sait-de-lui/).
Nhưng mặc cho thiên hạ bàn tán về vị Tông đồ Quản lý thời danh này, suy niệm của chúng ta cũng chỉ dựa trên việc tìm hiểu lịch sử Do-thái, hay bối cảnh chính trị miền đất Pa-lét-tin thời Chúa Giê-su và trên việc giải thích những gì Kinh thánh nói về Giu-đa.
1- Bối cảnh chính trị Do-thái thời Chúa Giê-su
Đọc Kinh Thánh, chúng ta thấy dân Do-thái là một chủng tộc nhỏ bé mà hầu như luôn bị các lân quốc hùng mạnh thống trị. Đầu tiên, khi chỉ là một đám dân ô hợp, họ đã phải làm nô lệ cho vương triều Ai-cập; tiếp đến, sau một giai đoạn tạm tự do thời lập quốc và thời xây dựng chế độ quân chủ, dân Do-thái lại rơi vào tay các đế quốc Át-xi-ri, Ba-by-lon, Ba-tư, Hy-lạp, Rô-ma… Vì thế trong họ, niềm khát vọng tự do luôn cháy bỏng. Một cuộc chiến tranh giải phóng đã bùng dậy, được lãnh đạo bởi anh em nhà Ma-ca-bê (xem 1Mcb 2) thời đế quốc Hy-lạp và dẫn đến việc tái lập chế độ quân chủ với vương triều dòng họ Át-mô-nê (143 trước CN). Tuy nhiên, chế độ này không kéo dài. Năm 63 trước CN, tướng Pom-pê (Pompeius) của đế quốc Rô-ma đã tiến vào thủ đô Giê-ru-sa-lem, chấm dứt vĩnh viễn nền độc lập của dân Do-thái, và đến năm 70 CN thì tướng Ti-tô (Titus) san bằng thủ đô, triệt hạ Đền thờ và đẩy người Do-thái đi khắp tứ phương thiên hạ. Nhưng trong thời gian đó, nhiều người Do thái ái quốc cũng đã nổi dậy, tập họp thành những đảng phái chống lại Rô-ma, chẳng hạn nhóm Zê-lốt (Zealot, Nhiệt thành/Quá khích) và nhóm Xi-ka-ri (Sicarii, Kẻ giết mướn). Cv 5,36-37 có nhắc tới Thêu-đa và Giu-đa người Ga-li-lê, hai nhà cách mạng thất bại. Sách Tin Mừng thì cho biết Ba-ra-ba (Bar-Abba, Con của Cha) là một tay phiến loạn (x. Mt 27,20-26; Mc 15,6-15), phiến loạn cỡ bự. Ngay hai kẻ chịu đóng đinh cùng Chúa và bị gọi là “những tên cướp” (Mt 27,44) hay “tên gian phi” (Lc 23,39) thật ra cũng là những chiến binh chống quân xâm lược.
Bên cạnh niềm khát vọng tự do đó, còn nỗi tự hào mình là tuyển dân của Thiên Chúa, nên chủng tộc Do-thái luôn nuôi mộng thống trị mọi quốc gia, mọi chủng tộc khác một ngày nào đó, nhờ tay một Đấng Thiên Sai (Mê-si-a) hùng mạnh thuộc dòng dõi Đa-vít. Có cả một truyền thống về cao vọng chính trị này, khởi từ lời sấm của ngôn sứ Na-than (2Sm 7,8-16), bộc lộ qua nhiều Thánh vịnh (Thánh vịnh hoàng vương, chẳng hạn Tv 2; 71) và nhiều chương sách I-sai-a đệ nhất, ví dụ Is 9,5-6. Tuy nhiên, song song với đó, còn có một truyền thống khác nằm trong sách I-sai-a đệ nhị và đệ tam, diễn tả một Đấng Thiên Sai hiền hòa khiêm tốn, mang tên Người Tôi Trung, sẽ dùng đau khổ để cứu rỗi Ít-ra-en và cả nhân loại (có 4 bài ca về Tôi Trung ấy : Is 42,1-9; 49,1-7; 50,4-11; 52,12-53,12). Tiếc rằng truyền thống thứ hai này ít được để ý hơn truyền thống thứ nhất như ta sẽ thấy.
Chúa Giêsu đã sinh ra, lớn lên rồi hoạt động trong bối cảnh chính trị và bầu khí tinh thần đó. Lúc Người đi rao giảng thì quyền lực trên đất Pa-lét-tin chủ yếu nằm trong tay Phi-la-tô, một viên tổng trấn Rô-ma cai trị Giu-đê-a và Sa-ma-ri-a với bàn tay sắt, còn Hê-rô-đê An-ti-pa (tiểu vương bù nhìn) cai trị miền Ga-li-lê. Bằng chứng Phi-la-tô có bàn tay sắt là chuyện ông giết nhiều người Ga-li-lê trong Đền thờ khiến máu đổ ra hòa lẫn với máu tế vật họ đang dâng; những người này hẳn là một nhóm nổi dậy (x. Lc 9,1). Toán quân Rô-ma của ông chắc đã xuất phát từ đồn An-tô-ni-a nằm ở góc Tây Bắc vòng thành Đền thờ, một cơ sở quân sự không ngoài mục đích canh chừng đám dân bị trị hay bạo loạn, nhất là trong những dịp tụ tập đông đảo tại Giê-ru-sa-lem nhân lễ Vượt Qua. Sử gia Do-thái đương thời Fla-vi-ô Giô-xép (Flavius Josephus) cho biết Phi-la-tô cũng từng đàn áp tàn bạo cuộc nổi dậy của dân Sa-ma-ri khoảng năm 35 CN nên bị Rô-ma gọi về khiển trách.
Chính vì thế, khi Chúa Giê-su bắt đầu làm những phép lạ kèm theo lời rao giảng (kẻ mù được thấy, kẻ điếc được nghe, kẻ què được đi, kẻ đau được lành, nhất là kẻ chết sống lại và hàng ngàn thính giả mấy lần được ăn bánh no thỏa…), Người đã khơi dậy nhiều niềm hy vọng lớn lao trong dân Ít-ra-en (phải chăng Đấng Mê-si-a hùng mạnh đã đến đây rồi?), do đó Người đã phải sống giữa áp lực thường xuyên, bị thúc ép không ngừng, từ thân nhân, môn đệ, quần chúng, tới địch thù và ma quỷ. Mỗi lần như thế, Người đều phản ứng lại một cách khác nhau.
Kẻ đầu tiên chính là ông anh họ, Gio-an Tẩy giả. Vị Tiền hô này từng rao giảng kiểu hăm dọa : “Cái rìu đã đặt sát gốc cây : bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa… Đấng đến sau tôi… tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi” (Mt 3,10.12). Đến khi ngồi tù, mà chẳng thấy người em họ quyền năng tới cứu, lại “nghe biết những việc Đức Ki-tô làm, liền sai môn đệ đến hỏi Người rằng: Thầy có thật là Đấng phải đến hay không, hay chúng tôi còn phải đợi ai khác?” khiến Chúa phải trả lời cách chua xót : “Phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi” (Mt 11,2-3.6) và rồi đã “bỏ mặc” cho Gio-an chết dưới lưỡi gươm của Hê-rô-đê để ông hiểu ra đường lối của Người
.
Tiếp đến là các môn đệ. Sống bên cạnh vị Thầy quyền năng, họ vốn xưa nay là dân thường cũng nuôi mộng làm quan. Nhóm Mười Hai luôn tranh cãi nhau xem ai là người lớn nhất (x. Mc 9,34), thậm chí tới cả lúc Chúa loan báo mình sắp phải tử nạn (x. Lc 22,24). Chúa đã nhân cơ hội để giải thích thế nào là làm đầu, làm lớn trong Giáo hội. Gia-cô-bê và Gio-an từng nhờ mẹ đến xin Chúa cho được ngồi bên hữu bên tả, khiến 10 ông kia căm tức do bị tranh quyền (x. Mt 20,20-24). Chúa trả lời bằng cách hứa cho hai anh em được uống chén, nhưng không phải chén ngự tửu mà là chén khổ nạn. Hai tay này cũng đã có lần xin Chúa cho phép khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy một làng Sa-ma-ri không đón tiếp thầy trò của họ (x. Lc 9,51-56), nên đã chết tên “con của thiên lôi” (Mc 3,1). Còn Phê-rô khi nghe Chúa tiên báo Người phải chịu nhiều đau khổ và bị giết chết, thì đã thốt lên : “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy”, để rồi bị Thầy mắng cho một trận nên thân (x. Mt 16,22). Sau cuộc biến hình huy hoàng, Chúa cũng cấm 3 môn đồ thân tín khoe mẽ chuyện đó với ai cho tới khi Người sống lại. Nên chẳng lạ gì lúc Người chấm dứt cuộc sống cách ô nhục trên đồi Can-vê thì mấy ông “mộng vàng tan mây”, bỏ đi biệt dạng, thậm chí chẳng thèm nhìn Thầy chết (trừ Gio-an). Hai môn đệ đang trên đường về quê cũ cũng đã thú nhận : “Chúng tôi trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en” (Lc 24,21). Thậm chí sau ngày Chúa phục sinh, lúc chưa được ơn Thánh Thần, các môn đệ vẫn không từ bỏ tham vọng : “Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Ít-ra-en không” (Cv 1,6). Hết nói nổi !
Dân chúng thì đương nhiên càng nuôi nhiều kỳ vọng. Sau phép lạ hồi sinh con bà góa thành Na-im, họ đã phấn chấn thốt lên : “Một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người" (Lc 7,16). Sau phép lạ hóa bánh ra nhiều, dân chúng muốn bắt Đức Giê-su đem đi mà tôn làm vua, khiến Người phải vội lên núi một mình để lánh mặt (x. Ga 6,14-15). Thánh Mác-cô nhiều lần cho thấy Chúa Giêsu thường xuyên căn dặn những ai hưởng hay thấy phép lạ Người làm phải giữ bí mật (x. Mc 5,43; 7,36; 8,26…). Giọt nước làm tràn ly kỳ vọng chính là việc hồi sinh La-da-rô chính lúc sắp đến lễ Vượt Qua, khi vô số người Do-thái tụ về Đền thờ Thủ đô để mừng lễ (và cũng là lúc thường xảy ra các cuộc bạo loạn). “Thoạt nghe tin Đức Giê-su tới Giê-ru-sa-lem, họ cầm nhành lá thiên tuế ra đón Người và reo hò : Hoan hô ! Hoan hô ! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa ! Chúc tụng vua Ít-ra-en”, khiến Chúa Giê-su phải ngồi trên lưng một con lừa, lại là lừa con, thay vì ngồi trên lưng ngựa như các dũng tướng và quân vương oai hùng (x. Ga 12,12-14).
Tiếp đến là các địch thủ của Chúa vốn nằm trong các giới và các phái đang nắm quyền lãnh đạo tôn giáo hoặc làm tay chân của lực lượng thống trị. Họ thách thức Người làm một dấu lạ từ trời (x. Mt 16,1-4; Mc 8,111-13; Lc 12,54-56). Chúa đáp lại bằng cách cho hay đó chính là cuộc tử nạn phục sinh của mình mà Người gọi bóng gió là “dấu lạ Gio-na”. Họ gài bẫy để Người bày tỏ thái độ chính trị trước dân chúng và nhà cầm quyền, qua câu chuyện đồng tiền nộp thuế cho Xê-da (x. Mt 22,15-22; Mc 12,13-17; Lc 20,20-26). Người đáp lại bằng cách nhắc họ nhớ có hai bình diện quyền bính phải vâng phục. Hê-rô-đê khi đối diện với bị cáo Giê-su cũng yêu cầu Người làm một hai phép lạ (x. Lc 23,8). Dưới chân thập giá, “các thượng tế, kinh sư và kỳ mục cũng chế giễu Người mà nói: Hắn cứu được thiên hạ mà chẳng cứu nổi mình. Hắn là Vua Ít-ra-en ! Hắn cứ xuống khỏi thập giá ngay bây giờ đi, chúng ta tin hắn liền” (Mt 27,41-42). Chúa Giê-su đã đáp lại bằng sự im lặng !
Loại sức ép cuối cùng đến từ ma quỷ, gọi rõ tên là Xa-tan. Ở đây xin phép mở một dấu ngoặc để nói về gốc tích của nhân vật này trước. Kinh thánh và thần học cho chúng ta biết : nguyên thủy, đó là thiên thần, tạo vật cao trổi nhất của Thiên Chúa, được Người dựng nên để phục vụ chương trình của Người nơi nhân loại (x. Hr 1,14) là tạo vật kém hơn một tí, như thư Hr 2,7 nói khi trích Thánh vịnh 8,5-7. Chương trình đó là sai Thánh Tử xuống trần, mang lấy nhục thể, gánh chịu khổ đau để cứu chuộc nhân loại. Và thư Hr 1,6 thêm : “Khi đưa Trưởng Tử vào thế giới loài người, TC lại nói : Mọi thiên thần của TC phải thờ lạy Người.” Phải chăng chính vì kiêu căng, không thể thờ lạy một kẻ kém mình, dù kém trong một thời gian ngắn (x. Hr 2,7) mà một số thiên thần đã phản loạn, biến thành ma quỷ? Thành thử phải chăng ma quỷ luôn tìm cách phá hoại -kiểu vớt vát hoặc lì lợm- công trình cứu chuộc của Chúa Cha do Chúa Con nhập thể thực hiện? Nên ngay từ đầu đời rao giảng, khi Chúa Giê-su rút vào hoang địa để suy nghĩ cho thấm nhuần đường lối cứu chuộc (đầy vất vả) mà Cha muốn, ma quỷ đã cám dỗ Người từ bỏ phương cách này bằng phương cách dễ dãi và oai hùng hơn : tạo cho mình vinh quang trước mặt dân Ít-ra-en (nhảy từ nóc Đền thờ xuống mà vẫn an toàn, chứng tỏ có thiên thần Chúa bảo vệ), tạo cho mình quyền lực trên mọi dân nước (nhờ làm phó tướng cho ma quỷ là Thủ lĩnh thế gian, x. Ga 12.31; 14,30), đem thần lực đang có nơi mình mà tạo ra vật chất của cải để dễ thu phục thiên hạ (hóa đá thành bánh). Nhưng ma quỷ đã thất bại nhục nhã.
Dù vậy, nó vẫn kiên trì tìm dịp khác (x. Lc 4,13). Đó là những khi bị Chúa ra tay trừ khử, nó xuất khỏi kẻ bị ám mà hét toáng lên “Ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Mc 1,24; Lc 4,34), “Ông là Con Thiên Chúa” (Mc 3,11), “Ông là Con Thiên Chúa Tối Cao” (Mc 5,7; Lc 8,28)… Nhưng Chúa luôn bảo nó hãy câm họng lại, vì rất dễ gây ra hiểu lầm về Người.
Ngay trong Cựu Ước, nơi sách Gióp, Xa-tan cũng từng cám dỗ ông Gióp nguyền rủa Thiên Chúa khi không còn được Chúa cho của cải dư tràn và thân thể lành lặn (x. G 1,11; 2,5), nghĩa là đừng chấp nhận con đường khổ đau lúc phụng sự Thiên Chúa. Xa hơn nữa, nơi Địa đàng, ma quỷ đã chẳng cám dỗ nguyên tổ loài người bất tuân ý muốn của Thiên Chúa sao? Do đó chẳng lạ gì khi Phê-rô định can ngăn Thầy đi vào nẻo lối đau khổ, thì bị Thầy gán cho danh hiệu “Xa-tan” (Mt 16,23). Đây là cuộc lên voi xuống chó chớp nhoáng nhất và rúng động nhất mọi thời : lên ngôi Giáo hoàng mới chỉ vài phút, Phê-rô đã bị giáng xuống làm thằng quỷ ! (x. Mt 16,1-23).
Thái độ của Chúa cấm ma quỷ tiết lộ Người là ai và cấm các kẻ hưởng phép lạ loan truyền việc Người làm, các chuyên gia Kinh thánh gọi là “Bí mật Mê-si-a.” Vì tuy nhắm mục đích cho thấy Người từ Thiên Chúa mà đến, Người xót thương nhân loại bất hạnh, nêu bật tội lỗi là bất hạnh lớn lao hơn và tiên báo đời sau sẽ không còn cái chết, bệnh tật, đau khổ; nhưng các phép lạ cũng là một con dao hai lưỡi, vì khiến lầm tưởng Người cứu vớt nhân loại bằng cách tỏ quyền năng lừng lẫy, đang khi ý định của Chúa Cha là muốn Người dùng con đường tự hạ, bỏ mình, khổ tột cùng và chết oan ức. Vì thế, Chúa Giê-su chỉ tiết lộ bản chất và danh tính thực sự của mình vào lúc cuối đời, trước mặt Thượng Hội Đồng Do-thái : “Đấng Ki-tô Con Thiên Chúa”, “Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng” (Mt 26,63-64; Lc 22,69-70), “Con của Đấng Đáng Chúc Tụng” (Mc 14,62)... nhưng là để khiến địch thù có cớ lên án tử. Vì lúc đó không còn sự hàm hồ nào về danh hiệu, chương trình và hành động Cứu độ của Chúa. Về phần con người, chỉ một kẻ có thể tuyên xưng Chúa cách đúng đắn : “Quả thật, ông này là Con Thiên Chúa” (Mt 27,54; Mc 15,39), “đích thực là người công chính” (Lc 23,7), cũng như đúng lúc (dưới chân thập giá), đó là viên đại đội trưởng Rô-ma, vị sĩ quan đứng đầu đội thi hành án, kẻ đã chẳng bao giờ biết đến và càng không mong muốn quan niệm Đấng Thiên Sai oai hùng.
2- Kinh Thánh đã nói gì về Giu-đa
a- Trước hết, Giu-đa có biệt danh là Ít-ca-ri-ốt (Iscariot: x. Mt 10,4; Lc 6,16). Người ta thường nghĩ rằng đây là lối phiên âm ra tiếng Hy-lạp một từ Hip-ri (Qeriyoth) và có nghĩa “người làng Keriot” (x. Gs 15,25; Gr 48,24). Lập trường này dựa trên Gio-an 6,71; 13,26 trong đó Giu-đa được gọi là “con của ông Si-môn Ít-ca-ri-ốt.”
Nhưng một lối giải thích khác cho rằng “Iscariot” có thể là biến tướng của từ Hy-lạp “sikarios”, từ La-tinh “sicarius” (từ Pháp: sicaire) có nghĩa là “kẻ giết mướn” (mà nếu vì mục đích chính trị thì tương tự lối nói của Á đông : “thế thiên hành đạo”). Từ sikarios hay sicarius xuất phát từ chữ “sica” có nghĩa là "dao găm", dụng cụ mà nhóm nổi loạn Do-thái dễ thu giấu dưới áo choàng và chuyên sử dụng để chống lại người Rô-ma. Nhóm này được lịch sử gọi tên là Sicarii (Sicarians) và sử gia Do-thái Flavius Josephus (trong tác phẩm “Bellum judaicum” nói về cuộc chiến tranh Do-thái/Rô-ma các năm 66-70 CN) từng kể tên một số thủ lãnh của họ là Eleazar ben Jair, Simeon bar Giora và Menahem (con thủ lãnh phái Zê-lốt Giu-đa người Ga-li-lê nói trên). Thành thử Giu-đa Ít-ca-ri-ốt có thể là thành viên một nhóm cách mạng quyết dùng bạo lực đánh đuổi Rô-ma xâm lược, y như “Si-môn thuộc nhóm Quá khích” (Mt 10,4) hay “Si-môn biệt danh Quá Khích” (Lc 6,15).
Đúng theo tinh thần đoàn kết, hòa hợp như đường lối yêu thương của Người đòi hỏi, Chúa Giê-su đã chọn vào Nhóm Mười Hai những con người mà ngoài đời có thể giết nhau vì lập trường chính trị đối nghịch : Mát-thêu thu thuế, kẻ phục vụ Rô-ma phải sống được với Si-môn, thành viên nhóm cách mạng, để cả hai làm gương mẫu và mầm mống cho một cộng đoàn tình thương rồi đây sẽ được thiết lập giữa loài người.
b- Nhưng quan trọng hơn, đó là chính Chúa Giê-su từng gọi Giu-đa là “quỷ” : “Chẳng phải Thầy đã chọn anh em là Nhóm Mười Hai sao? Thế mà một người trong anh em lại là quỷ !” Người muốn nói về Giu-đa, con ông Si-môn Ít-ca-ri-ốt” (Ga 6,70-71). Thánh sử Gio-an thì viết : Đức Giê-su “chấm một miếng bánh, trao cho Giu-đa... Y vừa ăn xong miếng bánh, Xa-tan liền nhập vào y” (Ga 13,27). Dĩ nhiên ở đây Gio-an không muốn nói Giu-đa bị quỷ ám để rồi nên điên loạn, thành loài vô tâm vô trí. Lu-ca cũng viết tương tự : “Xa-tan đã nhập vào Giu-đa, cũng gọi là Ít-ca-ri-ốt” (Lc 22,3)
Theo những gì Kinh Thánh Tân lẫn Cựu Ước nói về Xa-tan, về ma quỷ như chúng ta vừa trình bày, thì Giu-đa, y như Phê-rô, không chấp nhận lối cứu rỗi bằng tự hạ, bỏ mình, khổ tột cùng và chết oan ức của Chúa Giê-su. Vậy ông ta nộp Thầy vì lý do gì? Dựa vào nhận xét của Gio-an (12,6) : “Y (Giu-đa) là một tên ăn cắp : y giữ túi tiền và thường lấy cho mình những gì người ta bỏ vào quỹ chung”, người ta thường cho rằng y bán Chúa chỉ vì lợi lộc. Nhưng với một nhân vật ngoại hạng như Chúa Giê-su mà Giu-đa chỉ được trả cho 30 đồng bạc (x. Mt 26,15), giá một tên nô lệ, lương một tháng công nhật, rồi hài lòng nhận lấy thì quả là điều khó tưởng tượng đối với một kẻ gọi là tham tiền. Ngoài ra, Giu-đa biết chắc chắn rằng đối với các thượng tế (và mấy phái khác), Chúa Giê-su là kẻ thù không đội trời chung, sa vào tay họ chỉ có nước chết. Nếu bán Thầy chỉ vì hám lợi thì Giu-đa sẽ bình thản ra đi, chẳng bận tâm gì về số phận, sinh mạng của Thầy nữa. Thế nhưng Tin Mừng lại cho biết y đã hối hận khi nghe tin Chúa bị kết án tử, nói rằng mình đã nộp người vô tội, ném số bạc vào Đền thờ và ra đi thắt cổ (x. Mt 27,3-10).
Thiết tưởng chuyện nộp Thầy chỉ là một mưu đồ của Giu-đa muốn dồn Chúa Giê-su vào chân tường để Người phải hành động, phải tự cứu, phải dùng sức mạnh đánh bại những kẻ thù lâu nay của mình, và rồi trở thành thủ lãnh nổi loạn, giữa lúc dân chúng đang phấn khởi ngất trời vì cuộc hồi sinh La-da-rô và giữa lúc có biết bao nhiêu thành viên kháng chiến đang trà trộn giữa đám người đông đảo tụ về Giê-ru-sa-lem nhân lễ Vượt Qua. Oái oăm thay, Chúa Giê-su lại “tương kế tựu kế” để đi vào cuộc thương khó, chấp nhận cuộc tử nạn hầu hoàn thành đường lối cứu rỗi của Thiên Chúa.
Kết luận
Bài viết có nhan đề là “Suy niệm về Giu-đa” nhưng Quý Độc giả hẳn thấy là suy niệm về đường lối cứu rỗi của Chúa Giê-su nhiều hơn, một đường lối mà hành động của Giu-đa chỉ là một trong những chất xúc tác.
Thiên Chúa là Tình Yêu. Tình yêu đó đã khiến Người sai Thánh Tử xuống trần nhập thể không phải một cách oai hùng, kỳ lạ (kiểu thần tiên giáng thế như nhiều tôn giáo hay thần thoại trình bày), nhưng dưới lốt một con người tầm thường, chấp nhận mọi hệ lụy của kiếp nhân sinh, thậm chí nằm ở tầng thấp của xã hội, để khỏi cưỡng bức nhân loài chấp nhận. Tình yêu đó cũng đã khiến cho Thánh Tử thực thi việc cứu rỗi đúng với đòi hỏi và bản chất của Tình yêu : khiêm tốn, tự hạ, bỏ mình, bằng cách chấp nhận mất tất cả, kể cả mạng sống và danh dự. Ngay loài người cũng thấy tình yêu đích thực và sâu sắc thường đi kèm với cái chết : người mẹ chỉ yêu con tột cùng khi chết vì con, người công dân chỉ yêu tổ quốc tột cùng khi chết vì đất nước, kẻ phục vụ cao độ nhất là khi xả thân, hiến mạng vì tha nhân, xã hội (nhiều nhà bác học đã lấy thân mình làm vật thí nghiệm). Những chuyện tình lớn trong văn chương bao giờ cũng có cái chết của một trong hai người (Roméo Juliette, Paul et Virginie, Love Story, Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài.…). Chúa Cứu Thế không thể đi một con đường khác. Và đó là điều Giu-đa đã chẳng hiểu nổi. Nhưng đừng nguyền rủa ông ta. Giáo hội chỉ phong thánh chứ không bao giờ phong quỷ cho ai cả !
Lm Phêrô Phan Văn Lợi, TGP Huế. Tuần Thánh 2022. Cập nhật TT 2025
Ngoại trừ Chúa Giê-su, Giu-đa có lẽ là một trong những nhân vật của Tân Ước được thiên hạ bàn tán nhiều nhất, dù những đoạn Tin Mừng nói về ông khá ít ỏi. Bàn tán nhiều với lắm nhận định đôi khi mâu thuẫn nhau. Tạp chí tiếng Pháp đa phương tiện (multimédia) “Le monde de la Bible. Histoire-Art-Archéologie” (Thế giới Thánh kinh. Lịch sử-Nghệ thuật-Khảo cổ) tháng 4 năm 2014, có ra một số đặc biệt, nhan đề : “Judas, que sait-on de lui” (Giu-đa, ta biết gì về ông ấy?). Trong số này có nhiều bài báo đặt vấn đề : “Giu-đa là ai, kẻ phản bội hay người anh hùng?” “Một kẻ phản bội không bội phản : sự biến đổi tối hậu của Giu-đa”; “Hiện tượng Giu-đa : biên niên sử của một lời nguyền rủa”… Số báo này còn nhắc đến chỉ thảo “Tin Mừng Giu-đa” (Évangile de Judas), một tài liệu của phái Ngộ đạo (tk I-II CN) được tìm thấy thập niên 1970 trong vùng Al Minja, Trung Ai-cập
(Xem https://www.mondedelabible.com/judas-que-sait-de-lui/).
Nhưng mặc cho thiên hạ bàn tán về vị Tông đồ Quản lý thời danh này, suy niệm của chúng ta cũng chỉ dựa trên việc tìm hiểu lịch sử Do-thái, hay bối cảnh chính trị miền đất Pa-lét-tin thời Chúa Giê-su và trên việc giải thích những gì Kinh thánh nói về Giu-đa.
1- Bối cảnh chính trị Do-thái thời Chúa Giê-su
Đọc Kinh Thánh, chúng ta thấy dân Do-thái là một chủng tộc nhỏ bé mà hầu như luôn bị các lân quốc hùng mạnh thống trị. Đầu tiên, khi chỉ là một đám dân ô hợp, họ đã phải làm nô lệ cho vương triều Ai-cập; tiếp đến, sau một giai đoạn tạm tự do thời lập quốc và thời xây dựng chế độ quân chủ, dân Do-thái lại rơi vào tay các đế quốc Át-xi-ri, Ba-by-lon, Ba-tư, Hy-lạp, Rô-ma… Vì thế trong họ, niềm khát vọng tự do luôn cháy bỏng. Một cuộc chiến tranh giải phóng đã bùng dậy, được lãnh đạo bởi anh em nhà Ma-ca-bê (xem 1Mcb 2) thời đế quốc Hy-lạp và dẫn đến việc tái lập chế độ quân chủ với vương triều dòng họ Át-mô-nê (143 trước CN). Tuy nhiên, chế độ này không kéo dài. Năm 63 trước CN, tướng Pom-pê (Pompeius) của đế quốc Rô-ma đã tiến vào thủ đô Giê-ru-sa-lem, chấm dứt vĩnh viễn nền độc lập của dân Do-thái, và đến năm 70 CN thì tướng Ti-tô (Titus) san bằng thủ đô, triệt hạ Đền thờ và đẩy người Do-thái đi khắp tứ phương thiên hạ. Nhưng trong thời gian đó, nhiều người Do thái ái quốc cũng đã nổi dậy, tập họp thành những đảng phái chống lại Rô-ma, chẳng hạn nhóm Zê-lốt (Zealot, Nhiệt thành/Quá khích) và nhóm Xi-ka-ri (Sicarii, Kẻ giết mướn). Cv 5,36-37 có nhắc tới Thêu-đa và Giu-đa người Ga-li-lê, hai nhà cách mạng thất bại. Sách Tin Mừng thì cho biết Ba-ra-ba (Bar-Abba, Con của Cha) là một tay phiến loạn (x. Mt 27,20-26; Mc 15,6-15), phiến loạn cỡ bự. Ngay hai kẻ chịu đóng đinh cùng Chúa và bị gọi là “những tên cướp” (Mt 27,44) hay “tên gian phi” (Lc 23,39) thật ra cũng là những chiến binh chống quân xâm lược.
Bên cạnh niềm khát vọng tự do đó, còn nỗi tự hào mình là tuyển dân của Thiên Chúa, nên chủng tộc Do-thái luôn nuôi mộng thống trị mọi quốc gia, mọi chủng tộc khác một ngày nào đó, nhờ tay một Đấng Thiên Sai (Mê-si-a) hùng mạnh thuộc dòng dõi Đa-vít. Có cả một truyền thống về cao vọng chính trị này, khởi từ lời sấm của ngôn sứ Na-than (2Sm 7,8-16), bộc lộ qua nhiều Thánh vịnh (Thánh vịnh hoàng vương, chẳng hạn Tv 2; 71) và nhiều chương sách I-sai-a đệ nhất, ví dụ Is 9,5-6. Tuy nhiên, song song với đó, còn có một truyền thống khác nằm trong sách I-sai-a đệ nhị và đệ tam, diễn tả một Đấng Thiên Sai hiền hòa khiêm tốn, mang tên Người Tôi Trung, sẽ dùng đau khổ để cứu rỗi Ít-ra-en và cả nhân loại (có 4 bài ca về Tôi Trung ấy : Is 42,1-9; 49,1-7; 50,4-11; 52,12-53,12). Tiếc rằng truyền thống thứ hai này ít được để ý hơn truyền thống thứ nhất như ta sẽ thấy.
Chúa Giêsu đã sinh ra, lớn lên rồi hoạt động trong bối cảnh chính trị và bầu khí tinh thần đó. Lúc Người đi rao giảng thì quyền lực trên đất Pa-lét-tin chủ yếu nằm trong tay Phi-la-tô, một viên tổng trấn Rô-ma cai trị Giu-đê-a và Sa-ma-ri-a với bàn tay sắt, còn Hê-rô-đê An-ti-pa (tiểu vương bù nhìn) cai trị miền Ga-li-lê. Bằng chứng Phi-la-tô có bàn tay sắt là chuyện ông giết nhiều người Ga-li-lê trong Đền thờ khiến máu đổ ra hòa lẫn với máu tế vật họ đang dâng; những người này hẳn là một nhóm nổi dậy (x. Lc 9,1). Toán quân Rô-ma của ông chắc đã xuất phát từ đồn An-tô-ni-a nằm ở góc Tây Bắc vòng thành Đền thờ, một cơ sở quân sự không ngoài mục đích canh chừng đám dân bị trị hay bạo loạn, nhất là trong những dịp tụ tập đông đảo tại Giê-ru-sa-lem nhân lễ Vượt Qua. Sử gia Do-thái đương thời Fla-vi-ô Giô-xép (Flavius Josephus) cho biết Phi-la-tô cũng từng đàn áp tàn bạo cuộc nổi dậy của dân Sa-ma-ri khoảng năm 35 CN nên bị Rô-ma gọi về khiển trách.
Chính vì thế, khi Chúa Giê-su bắt đầu làm những phép lạ kèm theo lời rao giảng (kẻ mù được thấy, kẻ điếc được nghe, kẻ què được đi, kẻ đau được lành, nhất là kẻ chết sống lại và hàng ngàn thính giả mấy lần được ăn bánh no thỏa…), Người đã khơi dậy nhiều niềm hy vọng lớn lao trong dân Ít-ra-en (phải chăng Đấng Mê-si-a hùng mạnh đã đến đây rồi?), do đó Người đã phải sống giữa áp lực thường xuyên, bị thúc ép không ngừng, từ thân nhân, môn đệ, quần chúng, tới địch thù và ma quỷ. Mỗi lần như thế, Người đều phản ứng lại một cách khác nhau.
Kẻ đầu tiên chính là ông anh họ, Gio-an Tẩy giả. Vị Tiền hô này từng rao giảng kiểu hăm dọa : “Cái rìu đã đặt sát gốc cây : bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa… Đấng đến sau tôi… tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi” (Mt 3,10.12). Đến khi ngồi tù, mà chẳng thấy người em họ quyền năng tới cứu, lại “nghe biết những việc Đức Ki-tô làm, liền sai môn đệ đến hỏi Người rằng: Thầy có thật là Đấng phải đến hay không, hay chúng tôi còn phải đợi ai khác?” khiến Chúa phải trả lời cách chua xót : “Phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi” (Mt 11,2-3.6) và rồi đã “bỏ mặc” cho Gio-an chết dưới lưỡi gươm của Hê-rô-đê để ông hiểu ra đường lối của Người
.
Tiếp đến là các môn đệ. Sống bên cạnh vị Thầy quyền năng, họ vốn xưa nay là dân thường cũng nuôi mộng làm quan. Nhóm Mười Hai luôn tranh cãi nhau xem ai là người lớn nhất (x. Mc 9,34), thậm chí tới cả lúc Chúa loan báo mình sắp phải tử nạn (x. Lc 22,24). Chúa đã nhân cơ hội để giải thích thế nào là làm đầu, làm lớn trong Giáo hội. Gia-cô-bê và Gio-an từng nhờ mẹ đến xin Chúa cho được ngồi bên hữu bên tả, khiến 10 ông kia căm tức do bị tranh quyền (x. Mt 20,20-24). Chúa trả lời bằng cách hứa cho hai anh em được uống chén, nhưng không phải chén ngự tửu mà là chén khổ nạn. Hai tay này cũng đã có lần xin Chúa cho phép khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy một làng Sa-ma-ri không đón tiếp thầy trò của họ (x. Lc 9,51-56), nên đã chết tên “con của thiên lôi” (Mc 3,1). Còn Phê-rô khi nghe Chúa tiên báo Người phải chịu nhiều đau khổ và bị giết chết, thì đã thốt lên : “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy”, để rồi bị Thầy mắng cho một trận nên thân (x. Mt 16,22). Sau cuộc biến hình huy hoàng, Chúa cũng cấm 3 môn đồ thân tín khoe mẽ chuyện đó với ai cho tới khi Người sống lại. Nên chẳng lạ gì lúc Người chấm dứt cuộc sống cách ô nhục trên đồi Can-vê thì mấy ông “mộng vàng tan mây”, bỏ đi biệt dạng, thậm chí chẳng thèm nhìn Thầy chết (trừ Gio-an). Hai môn đệ đang trên đường về quê cũ cũng đã thú nhận : “Chúng tôi trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en” (Lc 24,21). Thậm chí sau ngày Chúa phục sinh, lúc chưa được ơn Thánh Thần, các môn đệ vẫn không từ bỏ tham vọng : “Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Ít-ra-en không” (Cv 1,6). Hết nói nổi !
Dân chúng thì đương nhiên càng nuôi nhiều kỳ vọng. Sau phép lạ hồi sinh con bà góa thành Na-im, họ đã phấn chấn thốt lên : “Một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người" (Lc 7,16). Sau phép lạ hóa bánh ra nhiều, dân chúng muốn bắt Đức Giê-su đem đi mà tôn làm vua, khiến Người phải vội lên núi một mình để lánh mặt (x. Ga 6,14-15). Thánh Mác-cô nhiều lần cho thấy Chúa Giêsu thường xuyên căn dặn những ai hưởng hay thấy phép lạ Người làm phải giữ bí mật (x. Mc 5,43; 7,36; 8,26…). Giọt nước làm tràn ly kỳ vọng chính là việc hồi sinh La-da-rô chính lúc sắp đến lễ Vượt Qua, khi vô số người Do-thái tụ về Đền thờ Thủ đô để mừng lễ (và cũng là lúc thường xảy ra các cuộc bạo loạn). “Thoạt nghe tin Đức Giê-su tới Giê-ru-sa-lem, họ cầm nhành lá thiên tuế ra đón Người và reo hò : Hoan hô ! Hoan hô ! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa ! Chúc tụng vua Ít-ra-en”, khiến Chúa Giê-su phải ngồi trên lưng một con lừa, lại là lừa con, thay vì ngồi trên lưng ngựa như các dũng tướng và quân vương oai hùng (x. Ga 12,12-14).
Tiếp đến là các địch thủ của Chúa vốn nằm trong các giới và các phái đang nắm quyền lãnh đạo tôn giáo hoặc làm tay chân của lực lượng thống trị. Họ thách thức Người làm một dấu lạ từ trời (x. Mt 16,1-4; Mc 8,111-13; Lc 12,54-56). Chúa đáp lại bằng cách cho hay đó chính là cuộc tử nạn phục sinh của mình mà Người gọi bóng gió là “dấu lạ Gio-na”. Họ gài bẫy để Người bày tỏ thái độ chính trị trước dân chúng và nhà cầm quyền, qua câu chuyện đồng tiền nộp thuế cho Xê-da (x. Mt 22,15-22; Mc 12,13-17; Lc 20,20-26). Người đáp lại bằng cách nhắc họ nhớ có hai bình diện quyền bính phải vâng phục. Hê-rô-đê khi đối diện với bị cáo Giê-su cũng yêu cầu Người làm một hai phép lạ (x. Lc 23,8). Dưới chân thập giá, “các thượng tế, kinh sư và kỳ mục cũng chế giễu Người mà nói: Hắn cứu được thiên hạ mà chẳng cứu nổi mình. Hắn là Vua Ít-ra-en ! Hắn cứ xuống khỏi thập giá ngay bây giờ đi, chúng ta tin hắn liền” (Mt 27,41-42). Chúa Giê-su đã đáp lại bằng sự im lặng !
Loại sức ép cuối cùng đến từ ma quỷ, gọi rõ tên là Xa-tan. Ở đây xin phép mở một dấu ngoặc để nói về gốc tích của nhân vật này trước. Kinh thánh và thần học cho chúng ta biết : nguyên thủy, đó là thiên thần, tạo vật cao trổi nhất của Thiên Chúa, được Người dựng nên để phục vụ chương trình của Người nơi nhân loại (x. Hr 1,14) là tạo vật kém hơn một tí, như thư Hr 2,7 nói khi trích Thánh vịnh 8,5-7. Chương trình đó là sai Thánh Tử xuống trần, mang lấy nhục thể, gánh chịu khổ đau để cứu chuộc nhân loại. Và thư Hr 1,6 thêm : “Khi đưa Trưởng Tử vào thế giới loài người, TC lại nói : Mọi thiên thần của TC phải thờ lạy Người.” Phải chăng chính vì kiêu căng, không thể thờ lạy một kẻ kém mình, dù kém trong một thời gian ngắn (x. Hr 2,7) mà một số thiên thần đã phản loạn, biến thành ma quỷ? Thành thử phải chăng ma quỷ luôn tìm cách phá hoại -kiểu vớt vát hoặc lì lợm- công trình cứu chuộc của Chúa Cha do Chúa Con nhập thể thực hiện? Nên ngay từ đầu đời rao giảng, khi Chúa Giê-su rút vào hoang địa để suy nghĩ cho thấm nhuần đường lối cứu chuộc (đầy vất vả) mà Cha muốn, ma quỷ đã cám dỗ Người từ bỏ phương cách này bằng phương cách dễ dãi và oai hùng hơn : tạo cho mình vinh quang trước mặt dân Ít-ra-en (nhảy từ nóc Đền thờ xuống mà vẫn an toàn, chứng tỏ có thiên thần Chúa bảo vệ), tạo cho mình quyền lực trên mọi dân nước (nhờ làm phó tướng cho ma quỷ là Thủ lĩnh thế gian, x. Ga 12.31; 14,30), đem thần lực đang có nơi mình mà tạo ra vật chất của cải để dễ thu phục thiên hạ (hóa đá thành bánh). Nhưng ma quỷ đã thất bại nhục nhã.
Dù vậy, nó vẫn kiên trì tìm dịp khác (x. Lc 4,13). Đó là những khi bị Chúa ra tay trừ khử, nó xuất khỏi kẻ bị ám mà hét toáng lên “Ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Mc 1,24; Lc 4,34), “Ông là Con Thiên Chúa” (Mc 3,11), “Ông là Con Thiên Chúa Tối Cao” (Mc 5,7; Lc 8,28)… Nhưng Chúa luôn bảo nó hãy câm họng lại, vì rất dễ gây ra hiểu lầm về Người.
Ngay trong Cựu Ước, nơi sách Gióp, Xa-tan cũng từng cám dỗ ông Gióp nguyền rủa Thiên Chúa khi không còn được Chúa cho của cải dư tràn và thân thể lành lặn (x. G 1,11; 2,5), nghĩa là đừng chấp nhận con đường khổ đau lúc phụng sự Thiên Chúa. Xa hơn nữa, nơi Địa đàng, ma quỷ đã chẳng cám dỗ nguyên tổ loài người bất tuân ý muốn của Thiên Chúa sao? Do đó chẳng lạ gì khi Phê-rô định can ngăn Thầy đi vào nẻo lối đau khổ, thì bị Thầy gán cho danh hiệu “Xa-tan” (Mt 16,23). Đây là cuộc lên voi xuống chó chớp nhoáng nhất và rúng động nhất mọi thời : lên ngôi Giáo hoàng mới chỉ vài phút, Phê-rô đã bị giáng xuống làm thằng quỷ ! (x. Mt 16,1-23).
Thái độ của Chúa cấm ma quỷ tiết lộ Người là ai và cấm các kẻ hưởng phép lạ loan truyền việc Người làm, các chuyên gia Kinh thánh gọi là “Bí mật Mê-si-a.” Vì tuy nhắm mục đích cho thấy Người từ Thiên Chúa mà đến, Người xót thương nhân loại bất hạnh, nêu bật tội lỗi là bất hạnh lớn lao hơn và tiên báo đời sau sẽ không còn cái chết, bệnh tật, đau khổ; nhưng các phép lạ cũng là một con dao hai lưỡi, vì khiến lầm tưởng Người cứu vớt nhân loại bằng cách tỏ quyền năng lừng lẫy, đang khi ý định của Chúa Cha là muốn Người dùng con đường tự hạ, bỏ mình, khổ tột cùng và chết oan ức. Vì thế, Chúa Giê-su chỉ tiết lộ bản chất và danh tính thực sự của mình vào lúc cuối đời, trước mặt Thượng Hội Đồng Do-thái : “Đấng Ki-tô Con Thiên Chúa”, “Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng” (Mt 26,63-64; Lc 22,69-70), “Con của Đấng Đáng Chúc Tụng” (Mc 14,62)... nhưng là để khiến địch thù có cớ lên án tử. Vì lúc đó không còn sự hàm hồ nào về danh hiệu, chương trình và hành động Cứu độ của Chúa. Về phần con người, chỉ một kẻ có thể tuyên xưng Chúa cách đúng đắn : “Quả thật, ông này là Con Thiên Chúa” (Mt 27,54; Mc 15,39), “đích thực là người công chính” (Lc 23,7), cũng như đúng lúc (dưới chân thập giá), đó là viên đại đội trưởng Rô-ma, vị sĩ quan đứng đầu đội thi hành án, kẻ đã chẳng bao giờ biết đến và càng không mong muốn quan niệm Đấng Thiên Sai oai hùng.
2- Kinh Thánh đã nói gì về Giu-đa
a- Trước hết, Giu-đa có biệt danh là Ít-ca-ri-ốt (Iscariot: x. Mt 10,4; Lc 6,16). Người ta thường nghĩ rằng đây là lối phiên âm ra tiếng Hy-lạp một từ Hip-ri (Qeriyoth) và có nghĩa “người làng Keriot” (x. Gs 15,25; Gr 48,24). Lập trường này dựa trên Gio-an 6,71; 13,26 trong đó Giu-đa được gọi là “con của ông Si-môn Ít-ca-ri-ốt.”
Nhưng một lối giải thích khác cho rằng “Iscariot” có thể là biến tướng của từ Hy-lạp “sikarios”, từ La-tinh “sicarius” (từ Pháp: sicaire) có nghĩa là “kẻ giết mướn” (mà nếu vì mục đích chính trị thì tương tự lối nói của Á đông : “thế thiên hành đạo”). Từ sikarios hay sicarius xuất phát từ chữ “sica” có nghĩa là "dao găm", dụng cụ mà nhóm nổi loạn Do-thái dễ thu giấu dưới áo choàng và chuyên sử dụng để chống lại người Rô-ma. Nhóm này được lịch sử gọi tên là Sicarii (Sicarians) và sử gia Do-thái Flavius Josephus (trong tác phẩm “Bellum judaicum” nói về cuộc chiến tranh Do-thái/Rô-ma các năm 66-70 CN) từng kể tên một số thủ lãnh của họ là Eleazar ben Jair, Simeon bar Giora và Menahem (con thủ lãnh phái Zê-lốt Giu-đa người Ga-li-lê nói trên). Thành thử Giu-đa Ít-ca-ri-ốt có thể là thành viên một nhóm cách mạng quyết dùng bạo lực đánh đuổi Rô-ma xâm lược, y như “Si-môn thuộc nhóm Quá khích” (Mt 10,4) hay “Si-môn biệt danh Quá Khích” (Lc 6,15).
Đúng theo tinh thần đoàn kết, hòa hợp như đường lối yêu thương của Người đòi hỏi, Chúa Giê-su đã chọn vào Nhóm Mười Hai những con người mà ngoài đời có thể giết nhau vì lập trường chính trị đối nghịch : Mát-thêu thu thuế, kẻ phục vụ Rô-ma phải sống được với Si-môn, thành viên nhóm cách mạng, để cả hai làm gương mẫu và mầm mống cho một cộng đoàn tình thương rồi đây sẽ được thiết lập giữa loài người.
b- Nhưng quan trọng hơn, đó là chính Chúa Giê-su từng gọi Giu-đa là “quỷ” : “Chẳng phải Thầy đã chọn anh em là Nhóm Mười Hai sao? Thế mà một người trong anh em lại là quỷ !” Người muốn nói về Giu-đa, con ông Si-môn Ít-ca-ri-ốt” (Ga 6,70-71). Thánh sử Gio-an thì viết : Đức Giê-su “chấm một miếng bánh, trao cho Giu-đa... Y vừa ăn xong miếng bánh, Xa-tan liền nhập vào y” (Ga 13,27). Dĩ nhiên ở đây Gio-an không muốn nói Giu-đa bị quỷ ám để rồi nên điên loạn, thành loài vô tâm vô trí. Lu-ca cũng viết tương tự : “Xa-tan đã nhập vào Giu-đa, cũng gọi là Ít-ca-ri-ốt” (Lc 22,3)
Theo những gì Kinh Thánh Tân lẫn Cựu Ước nói về Xa-tan, về ma quỷ như chúng ta vừa trình bày, thì Giu-đa, y như Phê-rô, không chấp nhận lối cứu rỗi bằng tự hạ, bỏ mình, khổ tột cùng và chết oan ức của Chúa Giê-su. Vậy ông ta nộp Thầy vì lý do gì? Dựa vào nhận xét của Gio-an (12,6) : “Y (Giu-đa) là một tên ăn cắp : y giữ túi tiền và thường lấy cho mình những gì người ta bỏ vào quỹ chung”, người ta thường cho rằng y bán Chúa chỉ vì lợi lộc. Nhưng với một nhân vật ngoại hạng như Chúa Giê-su mà Giu-đa chỉ được trả cho 30 đồng bạc (x. Mt 26,15), giá một tên nô lệ, lương một tháng công nhật, rồi hài lòng nhận lấy thì quả là điều khó tưởng tượng đối với một kẻ gọi là tham tiền. Ngoài ra, Giu-đa biết chắc chắn rằng đối với các thượng tế (và mấy phái khác), Chúa Giê-su là kẻ thù không đội trời chung, sa vào tay họ chỉ có nước chết. Nếu bán Thầy chỉ vì hám lợi thì Giu-đa sẽ bình thản ra đi, chẳng bận tâm gì về số phận, sinh mạng của Thầy nữa. Thế nhưng Tin Mừng lại cho biết y đã hối hận khi nghe tin Chúa bị kết án tử, nói rằng mình đã nộp người vô tội, ném số bạc vào Đền thờ và ra đi thắt cổ (x. Mt 27,3-10).
Thiết tưởng chuyện nộp Thầy chỉ là một mưu đồ của Giu-đa muốn dồn Chúa Giê-su vào chân tường để Người phải hành động, phải tự cứu, phải dùng sức mạnh đánh bại những kẻ thù lâu nay của mình, và rồi trở thành thủ lãnh nổi loạn, giữa lúc dân chúng đang phấn khởi ngất trời vì cuộc hồi sinh La-da-rô và giữa lúc có biết bao nhiêu thành viên kháng chiến đang trà trộn giữa đám người đông đảo tụ về Giê-ru-sa-lem nhân lễ Vượt Qua. Oái oăm thay, Chúa Giê-su lại “tương kế tựu kế” để đi vào cuộc thương khó, chấp nhận cuộc tử nạn hầu hoàn thành đường lối cứu rỗi của Thiên Chúa.
Kết luận
Bài viết có nhan đề là “Suy niệm về Giu-đa” nhưng Quý Độc giả hẳn thấy là suy niệm về đường lối cứu rỗi của Chúa Giê-su nhiều hơn, một đường lối mà hành động của Giu-đa chỉ là một trong những chất xúc tác.
Thiên Chúa là Tình Yêu. Tình yêu đó đã khiến Người sai Thánh Tử xuống trần nhập thể không phải một cách oai hùng, kỳ lạ (kiểu thần tiên giáng thế như nhiều tôn giáo hay thần thoại trình bày), nhưng dưới lốt một con người tầm thường, chấp nhận mọi hệ lụy của kiếp nhân sinh, thậm chí nằm ở tầng thấp của xã hội, để khỏi cưỡng bức nhân loài chấp nhận. Tình yêu đó cũng đã khiến cho Thánh Tử thực thi việc cứu rỗi đúng với đòi hỏi và bản chất của Tình yêu : khiêm tốn, tự hạ, bỏ mình, bằng cách chấp nhận mất tất cả, kể cả mạng sống và danh dự. Ngay loài người cũng thấy tình yêu đích thực và sâu sắc thường đi kèm với cái chết : người mẹ chỉ yêu con tột cùng khi chết vì con, người công dân chỉ yêu tổ quốc tột cùng khi chết vì đất nước, kẻ phục vụ cao độ nhất là khi xả thân, hiến mạng vì tha nhân, xã hội (nhiều nhà bác học đã lấy thân mình làm vật thí nghiệm). Những chuyện tình lớn trong văn chương bao giờ cũng có cái chết của một trong hai người (Roméo Juliette, Paul et Virginie, Love Story, Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài.…). Chúa Cứu Thế không thể đi một con đường khác. Và đó là điều Giu-đa đã chẳng hiểu nổi. Nhưng đừng nguyền rủa ông ta. Giáo hội chỉ phong thánh chứ không bao giờ phong quỷ cho ai cả !
Lm Phêrô Phan Văn Lợi, TGP Huế. Tuần Thánh 2022. Cập nhật TT 2025
VietCatholic TV
Đã trúng HIMARS tử trận, chỉ huy Trung Đoàn Nga còn bị mắng là dại. Ba Lan: Putin chế giễu TT Trump
VietCatholic Media
03:15 15/04/2025
1. Chỉ huy Nga thiệt mạng trong cuộc tấn công HIMARS của Ukraine: Báo cáo
Một chỉ huy người Nga đã thiệt mạng tại khu vực Kursk trong một cuộc không kích của Ukraine có liên quan đến Hệ thống pháo phản lực cơ động cao, gọi tắt là HIMARS do Hoa Kỳ cung cấp, theo báo cáo từ tài khoản Telegram thân Nga Dosye Shpiona.
Tài khoản Telegram đưa tin vào hôm Thứ Hai, 14 Tháng Tư, rằng vụ tấn công nhằm vào sở chỉ huy của Trung đoàn súng trường cơ giới số 30 của Nga và khiến bảy người thiệt mạng, bao gồm chỉ huy phó trung đoàn, một sĩ quan thông tin liên lạc và năm binh sĩ.
Trong cuộc xung đột bắt đầu vào tháng 2 năm 2022 khi Mạc Tư Khoa phát động cuộc xâm lược Ukraine, cả hai nước đều đang nỗ lực bảo vệ lợi thế trên chiến trường trong bối cảnh nỗ lực hòa bình do Hoa Kỳ dẫn đầu đang gặp khó khăn.
Tổng thống Trump đang thúc đẩy thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử năm 2024 của mình là nhanh chóng giải quyết chiến tranh. Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nhiều lần cảnh báo rằng Putin sẽ không dừng lại ở Ukraine, và hôm Chúa Nhật cho biết tham vọng của Putin vượt ra ngoài Kyiv, và cảnh báo rằng một cuộc tấn công vào các quốc gia thành viên NATO có thể gây ra một cuộc chiến tranh toàn cầu.
Tin tức về vụ tấn công xuất hiện sau khi quân đội Nga được cho là đã gần như trục xuất hoàn toàn lực lượng Ukraine khỏi khu vực Kursk vào tháng 3.
Các cuộc đụng độ dữ dội đầu tiên nổ ra ở Kursk, giáp với vùng Sumy đông bắc Ukraine, vào mùa hè năm ngoái. Lực lượng của Kyiv nhanh chóng giành quyền kiểm soát lãnh thổ Nga khi Mạc Tư Khoa vội vã điều động thêm nguồn lực đến khu vực này từ các vùng tiền tuyến ở Ukraine.
Theo Dosye Shpiona, người có bài viết thường được các nhà phân tích quân sự Nga trích dẫn, cuộc tấn công HIMARS được thực hiện vào khoảng 5:15 chiều ngày 11 tháng 4 theo giờ địa phương.
Theo bài đăng trên Telegram hôm thứ Hai, quân đội Ukraine đã sử dụng HIMARS để tấn công và phá hủy sở chỉ huy nằm ở làng Guevo thuộc quận Sudzhansky của Kursk.
Quân đội Ukraine thường xuyên sử dụng hệ thống HIMARS do Hoa Kỳ cung cấp trong chiến tranh, thường nhắm vào các hệ thống hỏa tiễn phòng không tiên tiến nhất của Nga.
Kênh Telegram cho biết chỉ huy trung đoàn, Đại tá Shipitsin, là một trong bốn người bị thương trong vụ tấn công. Ông ta đang giành giật mạng sống với tử thần nhưng có nhiều khả năng sẽ vượt qua được.
“Điều đáng chú ý là đối phương biết về vị trí của sở chỉ huy tiền phương. Nó thường xuyên bị máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn tấn công. Bộ chỉ huy không hề có nỗ lực nào để di chuyển hay che giấu nó”, kênh này cho biết thêm.
Hãng thông tấn nhà nước Tass của Nga đưa tin hôm thứ Hai rằng quân đội Nga đã “giải phóng hơn 86 phần trăm lãnh thổ do quân đội Ukraine xâm lược ở Khu vực Kursk cho đến nay”. Trước đó, ngày 18 Tháng Ba, Tổng Tham Mưu Trưởng Nga Valery Gerasimov cho biết đã giải phóng được đến 87%. Nhưng sau đó, vào cuối tháng quân Ukraine đã tái chiếm lại được một phần của tỉnh Kursk.
[Newsweek: Russian Commander Killed in Ukraine HIMARS Strike: Report]
2. Tổng thống Zelenskiy mời Tổng thống Trump đến Ukraine: Hãy đến xem ‘Putin đã làm gì’
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã mời Ông Donald Trump đến thăm đất nước bị chiến tranh tàn phá của mình và chứng kiến sự tàn phá do Nga gây ra, sau vụ tấn công bằng hỏa tiễn đạn đạo hôm Chúa Nhật khiến ít nhất 34 người thiệt mạng tại Sumy.
Phát biểu với chương trình tin tức Mỹ “60 Minutes” vào tối Chúa Nhật, Tổng thống Zelenskiy được hỏi liệu ông có muốn mời tổng thống Mỹ đến Ukraine hay không và ông trả lời: “Rất vui lòng”.
Nhắn gởi trực tiếp với Tổng thống Trump, Tổng thống Zelenskiy nói: “Chúng tôi muốn ông đến. Hãy đến mà xem”.
“Bạn nghĩ bạn hiểu những gì đang diễn ra ở đây. Được thôi, chúng tôi tôn trọng lập trường của bạn… Nhưng, làm ơn, trước bất kỳ quyết định nào, bất kỳ hình thức đàm phán nào, hãy đến xem người dân, thường dân, chiến binh, bệnh viện, nhà thờ, trẻ em bị phá hủy hoặc tàn sát”, ông nói.
Lời kêu gọi của Tổng thống Zelenskiy được đưa ra vài giờ sau khi một cuộc tấn công của Nga vào thành phố Sumy, miền bắc Ukraine đã giết chết ít nhất 34 người và làm bị thương 117 người khác khi họ tụ tập để cử hành Chúa Nhật Lễ Lá. Cuộc tấn công, bị các đồng minh của Kyiv lên án, là một trong những vụ tấn công chết chóc nhất ở Ukraine trong năm nay.
“Hãy đến, nhìn xem, và sau đó hãy — hãy hành động với một kế hoạch về cách kết thúc chiến tranh,” Tổng thống Zelenskiy nói. “Bạn sẽ hiểu bạn đang thỏa thuận với ai. Bạn sẽ hiểu Putin đã làm gì.”
Tổng thống Zelenskiy cho biết chuyến thăm sẽ không được dàn dựng với “diễn viên”, đồng thời nói thêm rằng Tổng thống Trump có thể “đi chính xác đến nơi bạn muốn, ở bất kỳ thành phố nào” bị Mạc Tư Khoa pháo kích.
Điện Cẩm Linh đã bắn hai hỏa tiễn đạn đạo vào Sumy vào Chúa Nhật, giết chết hàng chục thường dân đang tụ tập trong một ngày lễ tôn giáo đông đảo khác thường hơn mọi năm.
Ngày nay, các tín hữu Chính thống giáo sử dụng lịch Giuliô để tính ngày lễ Phục sinh thay vì lịch Grêgôriô, được giới thiệu vào năm 1582 và được hầu hết thế giới sử dụng. Lịch Giuliô tính một năm dài hơn một chút và hiện chậm hơn 13 ngày so với lịch Grêgôriô, dẫn đến các ngày lễ Phục sinh khác nhau trong hầu hết các năm.
Thông thường, lễ Phục sinh của Chính Thống Giáo diễn ra sau lễ Phục sinh của Công Giáo. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn trùng nhau như đã xảy ra vào những năm 2010, 2011, 2014, 2017 và năm nay 2025.
Thành ra, khu vực trung tâm của thành phố Summy tấp nập anh chị em giáo dân cả Chính Thống Giáo và Công Giáo. Nga đã chọn đúng thời điểm khi một số người đang đến nhà thờ và một số người vừa ra khỏi nhà thờ sau khi tan lễ. Đó là thời điểm đông người nhất.
Sự việc xảy ra sau một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn khác của Nga vào thành phố Kryvyi Rih, miền trung Ukraine hồi đầu tháng này khiến ít nhất 18 người thiệt mạng, trong đó có chín trẻ em.
Về phần mình, Tổng thống Trump gọi cuộc tấn công hôm Chúa Nhật là một tai nạn “khủng khiếp” mà không đưa ra bằng chứng để chứng minh cho tuyên bố của mình. “Tôi nghĩ nó thật khủng khiếp, và tôi được cho biết người Nga đã phạm sai lầm”, ông nói. “Nhưng tôi nghĩ đó là một điều khủng khiếp. Tôi nghĩ toàn bộ cuộc chiến là một điều khủng khiếp”.
Nga đã nhiều lần nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự ở Ukraine trong suốt cuộc xâm lược toàn diện kéo dài ba năm. Đêm qua, một máy bay điều khiển từ xa của Nga đã tấn công một cơ sở y tế ở Odessa, làm ít nhất năm người bị thương.
Những nỗ lực của Tổng thống Trump nhằm đàm phán chấm dứt cuộc xâm lược của Mạc Tư Khoa phần lớn đã bị đình trệ, khi Điện Cẩm Linh liên tục vi phạm lệnh ngừng bắn một phần kéo dài 30 ngày do Hoa Kỳ làm trung gian, hiện đã hết hạn.
Đặc phái viên Hoa Kỳ Steve Witkoff đã tới Nga vào tuần trước để có một cuộc gặp khác với Putin, người đã bác bỏ đề xuất ngừng bắn hoàn toàn và yêu cầu một danh sách dài các nhượng bộ từ Ukraine để đổi lấy việc chấm dứt chiến tranh.
Vào thứ Bảy, Tổng thống Trump đã né tránh rằng các cuộc đàm phán Ukraine-Nga “có thể ổn”, nhưng nói thêm: “Sẽ có thời điểm mà bạn cần phải hoặc là hành động hoặc là dẹp bỏ nó đi”. Không rõ liệu ông đang ám chỉ đến Nga hay Ukraine.
[Politico: Zelenskyy invites Trump to Ukraine: Come see ‘what Putin did’]
3. Ngoại trưởng Ba Lan nhận định rằng Putin đang chế giễu Tổng thống Trump ở Ukraine
Ngoại trưởng Ba Lan Radosław Sikorski cho biết các cuộc tấn công hỏa tiễn gần đây của Mạc Tư Khoa vào Ukraine khiến hàng chục thường dân thiệt mạng cho thấy Putin đang “chế giễu” Tổng thống Trump.
Một loạt hỏa tiễn nhắm vào Sumy ở đông bắc Ukraine vào Chúa Nhật Lễ Lá khiến ít nhất 34 người thiệt mạng là cuộc tấn công bằng hỏa tiễn đạn đạo quy mô lớn thứ hai vào một thành phố lớn của Ukraine trong tháng này, sau khi Mạc Tư Khoa nhắm vào thành phố Kryvyi Rih ở miền trung vào ngày 4 tháng 4.
Sikorski, phát biểu trước cuộc họp của các Ngoại trưởng Liên minh Âu Châu tại Luxembourg, cho biết ông “bị chấn động” trước các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, chẳng hạn như cuộc tấn công gần đây nhất vào Sumy.
“Ukraine đã đồng ý ngừng bắn vô điều kiện cách đây hơn một tháng”, Sikorski cho biết, theo hãng thông tấn Ba Lan đưa tin, và các cuộc không kích gần đây là “phản ứng chế giễu của Nga” đối với Tổng thống Trump trước thế giới.
Tổng thống Trump đã đưa việc chấm dứt chiến tranh của Nga với Ukraine trở thành ưu tiên hàng đầu của chính quyền ông, viện dẫn đến tổn thất to lớn về sinh mạng và gánh nặng đối với người nộp thuế Mỹ khi phải hỗ trợ quốc phòng cho Kyiv thông qua viện trợ quân sự quan trọng.
Cho đến nay, có hai thỏa thuận ngừng bắn tạm thời và mong manh giữa Nga và Ukraine do chính quyền Tổng thống Trump làm trung gian - một về cơ sở hạ tầng năng lượng và một về Hắc Hải - được coi là những bước đi nhỏ nhưng quan trọng theo đúng hướng.
Tuy nhiên, các cuộc không kích như ở Sumy đe dọa sẽ trì hoãn hoặc thậm chí phá hủy tiến trình hòa bình, vốn đang phải đối mặt với nhiều rào cản đáng kể về các vấn đề như công nhận lãnh thổ bị tạm chiếm và tương lai an ninh của Ukraine.
Các quan chức Kyiv cho biết sáng Chúa Nhật, hai hỏa tiễn đạn đạo đã bắn trúng trung tâm Sumy, một thành phố cách biên giới Ukraine với Nga khoảng 30 km, khi mọi người tụ tập để mừng lễ Chúa Nhật Lễ Lá, khiến ít nhất 34 người thiệt mạng và 117 người bị thương.
Theo Cơ quan Khẩn cấp Nhà nước Ukraine, hai trẻ em đã thiệt mạng và 15 trẻ vị thành niên khác bị thương trong vụ tấn công.
“Chỉ có bọn cặn bã bẩn thỉu mới có thể hành động như thế này - cướp đi sinh mạng của những người dân thường trong ngày đầu tiên của một tuần lễ quan trọng trong Phụng Vụ của Kitô Giáo, một tuần lễ được gọi là Tuần Thánh”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy phát biểu.
Vụ tấn công xảy ra sau khi Điện Cẩm Linh cho biết đặc phái viên của Tổng thống Trump là Steve Witkoff đã gặp Putin tại St. Petersburg vào thứ sáu, ngày 11 tháng 4, để thảo luận về việc chấm dứt chiến tranh.
Ngoại trưởng Ba Lan Radosław Sikorski cho biết: “Tôi hy vọng rằng Tổng thống Trump, chính quyền Hoa Kỳ, sẽ thấy rằng nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin đang chế giễu thiện chí của họ, và tôi hy vọng rằng những quyết định đúng đắn sẽ được đưa ra”.
Tổng thống Trump phát biểu trên Không lực Một rằng ông đã được người Nga thông báo về cuộc tấn công Sumy là “một sai lầm”: “Tôi nghĩ rằng nó thật khủng khiếp và tôi đã được thông báo rằng họ đã phạm sai lầm, nhưng tôi nghĩ đó là một điều khủng khiếp. Tôi nghĩ rằng toàn bộ cuộc chiến là một điều khủng khiếp.”
Mikhail Ulyanov, đại diện thường trực của Nga tại các tổ chức quốc tế ở Vienna, đã phản hồi tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio về cuộc không kích Sumy: “Các ông không muốn chấm dứt các cuộc tấn công thường xuyên của Ukraine nhằm vào dân thường ở Nga sao?”
Chính quyền Tổng thống Trump sẽ tiếp tục nỗ lực làm trung gian cho hòa bình giữa Hoa Kỳ và Ukraine, trong khi Âu Châu thúc đẩy lập trường cứng rắn hơn với Nga. Hai cuộc tấn công gần đây khiến dân thường thiệt mạng đã gây thêm áp lực lên các cuộc đàm phán vốn đã mong manh.
[Newsweek: Putin Is Mocking Trump in Ukraine: Poland's Sikorski]
4. Số người thiệt mạng trong vụ tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào Sumy ngày 13 tháng 4 tăng lên 35
Văn phòng Công tố viên tỉnh Sumy báo cáo vào ngày 14 tháng 4 rằng vụ tấn công của Nga vào trung tâm thành phố Sumy ngày 13 tháng 4 đã giết chết 35 người.
Vụ tấn công xảy ra vào Chúa Nhật Lễ Lá và là một trong những vụ tấn công chết chóc nhất ở Sumy.
Sumy, một thành phố gần biên giới Nga-Ukraine, đã trở thành mục tiêu của các cuộc không kích liên tục kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022. Nga đã sử dụng bom chùm trong cuộc tấn công, Đại sứ Hoa Kỳ sắp mãn nhiệm tại Ukraine Bridget Brink cho biết vào ngày 13 tháng 4.
Theo báo cáo, trong số những người thiệt mạng có một cậu bé 11 tuổi và một thanh niên 17 tuổi.
Một trăm hai mươi người, bao gồm 105 người lớn và 15 trẻ em, cũng đã tìm kiếm sự hỗ trợ y tế. Bốn mươi ba nạn nhân, trong đó có chín trẻ em, hiện đang được điều trị nội trú, theo Hội đồng thành phố Sumy.
Các nhà lãnh đạo Âu Châu lên án rộng rãi vụ tấn công. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cảm ơn những người đã bày tỏ sự đoàn kết nhưng nhấn mạnh rằng chỉ lên án thôi là không đủ.
Cuộc tấn công bằng hỏa tiễn diễn ra trong bối cảnh các nỗ lực ngoại giao đang diễn ra để đạt được lệnh ngừng bắn. Nga đã từ chối tham gia lệnh ngừng bắn toàn diện kéo dài 30 ngày do Hoa Kỳ đề xuất và vẫn tiếp tục các cuộc tấn công mặc dù đã có một số thỏa thuận hạn chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng và Hắc Hải.
Tưởng cũng nên biết thêm: Các tín hữu Chính thống giáo sử dụng lịch Giuliô để tính ngày lễ Phục sinh thay vì lịch Grêgôriô, được giới thiệu vào năm 1582 và được hầu hết thế giới sử dụng. Lịch Giuliô tính một năm dài hơn một chút và hiện chậm hơn 13 ngày so với lịch Grêgôriô, dẫn đến các ngày lễ Phục sinh khác nhau trong hầu hết các năm. Thành ra, thông thường, lễ Phục sinh của Chính Thống Giáo diễn ra sau lễ Phục sinh của Công Giáo. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn trùng nhau như đã xảy ra vào những năm 2010, 2011, 2014, 2017 và năm nay 2025.
Vì có sự trùng nhau như vậy, khu vực trung tâm của thành phố Summy tấp nập anh chị em giáo dân. Nga đã chọn đúng thời điểm khi một số người đang đến nhà thờ và một số người vừa ra khỏi nhà thờ sau khi tan lễ. Đó là thời điểm đông người nhất.
[Kyiv Independent: Death toll in Russian April 13 missile strike on Sumy rises to 35]
5. Đại sứ Nga tại Anh không phủ nhận việc theo dõi tàu ngầm hạt nhân Anh
Đại sứ Nga tại Anh không phủ nhận việc Mạc Tư Khoa đang theo dõi tàu ngầm hạt nhân Anh trong vùng biển Anh nhưng tuyên bố chúng không gây ra mối đe dọa nào cho Anh, BBC đưa tin hôm Thứ Hai, 14 Tháng Tư.
Nhà báo BBC Laura Kuenssberg đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Andrei Kelin sau khi một cuộc điều tra của Sunday Times được công bố vào ngày 5 tháng 4 tiết lộ rằng các cảm biến của Nga đã được tìm thấy ở vùng biển xung quanh Vương quốc Anh
“Tôi không phủ nhận điều đó, nhưng tôi tự hỏi liệu chúng tôi có thực sự quan tâm đến việc theo dõi tất cả các tàu ngầm Anh được trang bị đầu đạn hạt nhân rất cũ và lạc hậu hay không... tất cả những mối đe dọa này đều bị phóng đại quá mức”, Kelin nói.
“Mối đe dọa này hoàn toàn là bịa đặt, không hề có mối đe dọa nào từ Nga đối với Vương quốc Anh cả,” ông nói thêm sau khi Kuenssberg thúc đẩy thêm.
Vương quốc Anh có bốn tàu ngầm Vanguard mang hỏa tiễn hạt nhân như một phần trong hoạt động răn đe liên tục trên biển của Anh. Quân đội Anh đã phát hiện ra một số cảm biến sau khi chúng dạt vào bờ, và Hải quân Hoàng gia đã xác định được nhiều hơn nữa, mặc dù vị trí chính xác được phân loại.
Tờ Sunday Times mô tả các cảm biến như một bánh răng trong cỗ máy chiến tranh lai của Nga. Cuộc điều tra cũng tiết lộ rằng các phương tiện điều khiển từ xa của Nga đã được tìm thấy gần các tuyến cáp thông tin liên lạc dưới biển sâu, và có thông tin tình báo đáng tin cậy cho thấy các siêu du thuyền của các nhà tài phiệt Nga có thể đã được sử dụng để trinh sát dưới nước.
Trong những tháng gần đây, các tuyến cáp quan trọng ở Biển Baltic đã bị hư hại, dẫn đến nghi ngờ về hành động phá hoại của Nga. Để đáp trả, tám thành viên NATO, bao gồm Phần Lan, Estonia và Lithuania, đã tiến hành một hoạt động hàng hải trên biển.
Tàu chở dầu 'hạm đội bóng tối' của Nga bị bắt giữ vì cáp ngầm bị hư hỏng, được phép rời Phần Lan
Cuộc điều tra của tờ Sunday Times cho rằng chương trình quân sự của Nga, đặc biệt là tàu nghiên cứu biển sâu Yantar, gây ra mối đe dọa đáng kể đối với cơ sở hạ tầng dưới nước quan trọng của Anh. Yantar, được trang bị các phương tiện điều khiển từ xa dưới nước, gọi tắt là UUV và tàu ngầm mini, đã được phát hiện gần các tuyến cáp internet và trung tâm dữ liệu quan trọng.
Theo nguồn tin của Hải quân Hoàng gia, sự hiện diện của tàu Yantar tại vùng biển Anh cho thấy nỗ lực ngày càng gia tăng của Nga nhằm xâm nhập vào các tuyến liên lạc quan trọng và cáp quân sự.
Phát ngôn nhân của Bộ Quốc phòng nói với BBC News rằng Vương quốc Anh đang tăng cường an ninh cho cơ sở hạ tầng dưới nước.
“Cũng giống như Bộ trưởng Quốc phòng đã chỉ trích hoạt động của tàu do thám Yantar của Nga lượn lờ trên các tuyến cáp ngầm của chúng ta, những kẻ đe dọa Vương quốc Anh hoặc các đồng minh của chúng ta hãy tin chắc rằng chúng ta sẽ bảo vệ cơ sở hạ tầng ngầm của mình”
Vào tháng 7 năm 2024, Bloomberg đưa tin rằng Nga đã nhiều lần điều tàu ngầm tấn công đến Biển Ireland sau cuộc xâm lược toàn diện. Theo các nguồn tin giấu tên, việc điều động tàu ngầm “có thể là một nỗ lực nhằm xác định điểm yếu tiềm ẩn trong hệ thống phòng thủ Biển Anh và Biển Ireland, hoặc cố gắng đe dọa Vương quốc Anh để đáp trả việc nước này ủng hộ Ukraine”.
[Kyiv Independent: Russian ambassador to UK doesn't deny tracking British nuclear submarines]
6. Ông Donald Trump phản ứng trước vụ tấn công bằng hỏa tiễn chết người của Nga: ‘Họ đã phạm sai lầm’
Tổng thống Trump cho biết cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào đông bắc Ukraine hôm Chúa Nhật khiến ít nhất 34 người thiệt mạng là một “sai lầm” của người Nga.
“Tôi nghĩ điều đó thật kinh khủng và tôi được cho biết họ đã phạm sai lầm, nhưng tôi nghĩ đó là một điều khủng khiếp”, Tổng thống Trump nói với các phóng viên trên Không lực Một vào tối Chúa Nhật. “Tôi nghĩ toàn bộ cuộc chiến là một điều khủng khiếp”.
Chính quyền Ukraine cho biết Nga đã phóng hai hỏa tiễn đạn đạo vào thành phố Sumy của Ukraine khi người dân đang tham dự buổi lễ nhà thờ mừng Chúa Nhật Lễ Lá.
Cơ quan khẩn cấp nhà nước Ukraine cho biết vào cuối Chúa Nhật rằng 34 người, bao gồm hai trẻ em, đã thiệt mạng trong các cuộc không kích. Theo các quan chức, 117 người khác bị thương.
Các quan chức Ukraine trong nhiều tuần đã cảnh báo về khả năng Nga sắp tấn công vào khu vực Sumy và thành phố Kharkiv lân cận, khi Mạc Tư Khoa đẩy lùi sự kiểm soát cuối cùng của Ukraine đối với khu vực Kursk của Nga.
Khi được hỏi về ý nghĩa của cụm từ “sai lầm”, Tổng thống Trump đã nói với các phóng viên vào Chúa Nhật: “Họ đã phạm sai lầm. Tôi tin là vậy — hãy xem, bạn phải hỏi họ.” Ông không giải thích thêm.
Tổng thống Trump cũng gọi cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine là “cuộc chiến của Tổng thống Biden”, nhắc lại tuyên bố của ông rằng Điện Cẩm Linh sẽ không phát động cuộc xâm lược toàn diện cách đây hơn ba năm nếu ông còn ở Tòa Bạch Ốc.
Cơ quan tình trạng khẩn cấp của Ukraine cho biết 51 tòa nhà và 34 xe hơi đã bị hư hại trong cuộc không kích của Nga. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết các tòa nhà bị ảnh hưởng bao gồm một trường đại học, một nhà thờ, năm tòa nhà chung cư, cửa hàng, quán cà phê và tòa án quận.
Nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự GUR của Ukraine, Kyrylo Budanov, cho biết Nga đã tấn công Sumy bằng hai hỏa tiễn đạn đạo Iskander-M và KN-23. KN-23 là hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn của Bắc Hàn mà Nga đã nhiều lần sử dụng ở Ukraine.
Đây là cuộc tấn công bằng hỏa tiễn đạn đạo quy mô lớn thứ hai vào một thành phố lớn của Ukraine trong tháng này, sau khi Mạc Tư Khoa tấn công Kryvyi Rih vào ngày 4 tháng 4 khiến 20 người thiệt mạng.
Các cuộc không kích hôm Chúa Nhật đã bị các đồng minh của Ukraine lên án rộng rãi. Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen mô tả cuộc tấn công là “man rợ” và “tàn ác”, và Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cho biết bà “vô cùng kinh hoàng”.
“ Ukraine đã ủng hộ các cuộc đàm phán ngừng bắn của Hoa Kỳ,” Frederiksen nói thêm. “Bây giờ thì rất rõ ràng là Nga muốn chiến tranh, không phải hòa bình.”
Tổng thống Trump đã đưa Tòa Bạch Ốc tiến tới gần hơn với Điện Cẩm Linh trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, Điện Cẩm Linh đã từ chối đề xuất của Hoa Kỳ — mà Ukraine đã đồng ý vào tháng trước — về lệnh ngừng bắn toàn bộ trong 30 ngày, và khiến sự đồng ý của họ đối với lệnh ngừng bắn một phần ở Hắc Hải phụ thuộc vào việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt.
Các viên chức của Tổng thống Trump ngày càng thất vọng với tốc độ đàm phán ngừng bắn chậm chạp. “Nga phải hành động”, Tổng thống Trump nói trong một tuyên bố đăng trên trang Truth Social của ông vào thứ sáu.
Trong một cuộc phỏng vấn với CBS News trước cuộc không kích vào Chúa Nhật, Tổng thống Zelenskiy cho biết Tổng thống Trump nên đến thăm Ukraine để “hiểu rõ những gì đang diễn ra ở đây” trước khi đàm phán các thỏa thuận với Nga.
“Hãy đến, nhìn xem, và sau đó chúng ta hãy hành động với một kế hoạch về cách kết thúc chiến tranh”, Tổng thống Zelenskiy nói. “Bạn sẽ hiểu bạn có thỏa thuận với ai. Bạn sẽ hiểu Putin đã làm gì”.
[Newsweek: Donald Trump Reacts To Deadly Russian Missile Strike: 'They Made A Mistake']
7. Bộ trưởng Ukraine cho biết sản lượng hỏa tiễn trong nước tăng gấp tám lần vào năm 2024
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Chiến lược nước này cho biết nước này đã tăng cường đáng kể hoạt động sản xuất vũ khí trong năm qua và sử dụng hỏa tiễn đạn đạo và hỏa tiễn hành trình sản xuất trong nước hàng tháng.
Tại cuộc họp báo đánh dấu Ngày thợ súng của Ukraine, Bộ trưởng Công nghiệp Chiến lược Herman Smetanin cho biết nước này đã tăng sản lượng hỏa tiễn hành trình gấp tám lần vào năm 2024 so với năm trước. Ông nhấn mạnh đến tiến độ kể từ năm 2022, khi Ukraine chỉ có thể sản xuất một loại hỏa tiễn hành trình duy nhất, Neptune.
Smetanin cho biết: “Năm ngoái, chúng tôi đã giới thiệu nhiều mẫu xe mới, cho phép chúng tôi tăng sản lượng gấp tám lần so với năm 2023”.
Ukraine cũng đã tăng gấp đôi sản lượng máy bay điều khiển từ xa tầm xa vào năm 2024 so với năm trước, tức là tăng gấp 22 lần so với năm 2022. Tổng cộng, 324 loại vũ khí mới đã được phát triển tại Ukraine vào cuối năm 2024.
Smetanin cho biết Ukraine đã sản xuất 9 tỷ đô la vũ khí vào năm 2024 và ngành công nghiệp quốc phòng đang trên đà tăng gần gấp bốn lần số tiền đó vào cuối năm 2025. “Chúng tôi đã dự đoán được sự tăng trưởng trong năm nay”, ông nói. “Vào cuối năm 2025, chúng tôi sẽ có khả năng sản xuất 35 tỷ đô la thiết bị quân sự trong nước”.
Cố vấn của Tổng thống Oleksandr Kamyshin cho biết thêm rằng Ukraine hiện có thể cung cấp cho quân đội của mình gần như đầy đủ các loại hàng hóa quân sự cần thiết.
“Ngày nay, theo nhiều ước tính khác nhau, 30% đến 40% những gì quân đội của chúng ta sử dụng ở tiền tuyến được sản xuất tại Ukraine,” Kamyshin cho biết. “Không chỉ là về chiến tranh — mà còn về nền kinh tế của chúng ta. Tính đến năm ngoái, sản xuất quốc phòng chiếm một phần đáng kể trong GDP của chúng ta. Sau chiến thắng, tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ xuất khẩu vũ khí do Ukraine sản xuất ra thế giới.”
Ukraine đã phát triển nhanh chóng ngành công nghiệp vũ khí trong nước kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào tháng 2 năm 2022. Vào tháng 12 năm 2024, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết nước này đặt mục tiêu sản xuất 30.000 máy bay điều khiển từ xa tầm xa và 3.000 hỏa tiễn. Tính đến tháng 11 năm 2024, Ukraine đã sản xuất được 100 hỏa tiễn đầu tiên do nước này sản xuất.
Ukraine cũng đã chuyển sang sản xuất trong nước để giải quyết tình trạng thiếu hụt trên chiến trường và giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước ngoài, bao gồm cả các hợp đồng pháo binh trong nước mới.
[Kyiv Independent: Domestic missile production increases eightfold in 2024, Ukrainian minister says]
8. Lính Trung Quốc âm thầm xâm nhập vào cuộc chiến tranh Ukraine
Các cuộc thẩm vấn bằng video đối với hai người lính giải thích lý do họ chiến đấu cho lực lượng Nga đã đặt ra câu hỏi về việc liệu cuộc chiến do Putin phát động có thu hút quân đội từ một quốc gia khác hay không.
Nhiều tháng sau khi Ukraine tuyên bố Bắc Hàn đã cử hàng ngàn binh lính đến chiến đấu ở khu vực Kursk của Nga, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã công bố đoạn phim mà ông cho là cho thấy quân đội Trung Quốc cũng đang chiến đấu cho Mạc Tư Khoa.
Mặc dù chính thức trung lập trong cuộc chiến, Trung Quốc đã cung cấp sự hỗ trợ ngoại giao mạnh mẽ cho Nga kể từ khi Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, và đã bán máy móc và thiết bị vi điện tử có thể dùng để chế tạo vũ khí.
Người ta không rõ liệu những công dân Trung Quốc bị bắt có phải là lính đánh thuê hay là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh có sự tham gia trực tiếp hơn vào cuộc chiến, làm dấy lên lo ngại về sự leo thang.
Bất kể các video thẩm vấn các binh sĩ Trung Quốc, và các giấy tờ chứng minh, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã bác bỏ tuyên bố của Kyiv là “hoàn toàn dối trá”, và Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định nước này không cử quân nhân tham chiến trong cuộc xung đột.
Nhà lãnh đạo trung tâm chống thông tin sai lệch của Ukraine, Andrii Kovalenko, nói với Newsweek rằng mặc dù việc bắt giữ công dân Trung Quốc là đáng kể, nhưng đó không phải là bằng chứng chắc chắn về sự tham gia trực tiếp hơn của Bắc Kinh vào cuộc chiến. Nhưng nó cho thấy Mạc Tư Khoa rất vui khi huy động quân lính từ bất cứ đâu.
Tổng thống Zelenskiy cho biết lực lượng Ukraine đã bắt gặp một nhóm gồm sáu chiến binh Trung Quốc trong các cuộc tấn công gần đây và bắt giữ hai người vào ngày 8 tháng 4 tại khu vực Donetsk. Giấy tờ tùy thân và thẻ ngân hàng là một trong những bằng chứng về quốc tịch của hai tù binh chiến tranh này.
Kyiv cho biết một người thuộc Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn súng trường cơ giới 157 của Nga và người còn lại thuộc Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn súng trường cơ giới 81.
Bộ Ngoại giao Ukraine đã triệu tập một nhà ngoại giao Trung Quốc để giải thích, và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết sự tham gia của các công dân Trung Quốc là “đáng lo ngại”.
Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Ukraine gọi những chiến binh bị bắt là “lính đánh thuê” và Kyiv tin rằng có hơn 163 công dân Trung Quốc đang chiến đấu cho Nga sau khi phản hồi các quảng cáo tuyển dụng trên mạng xã hội như TikTok.
Theo Kyiv, con số đó thấp hơn nhiều so với con số ước tính là 12.000 quân lính Bắc Hàn được Bình Nhưỡng cử đến.
Hai quan chức Hoa Kỳ am hiểu tình báo Mỹ và một cựu quan chức tình báo phương Tây nói với Reuters rằng những công dân Trung Quốc này là lính đánh thuê và không có bất kỳ mối liên hệ nào với chính phủ.
Tuy nhiên, các sĩ quan quân đội Trung Quốc đã có mặt ở chiến trường phía sau phòng tuyến của Nga với sự chấp thuận của Bắc Kinh để rút ra bài học chiến thuật từ cuộc chiến.
Kovalenko, cũng là nhà phân tích đằng sau Ukraine Decoded Substack, cho biết ngay cả khi có 150 công dân Trung Quốc chiến đấu cho Nga thì con số này cũng không thể so sánh với hàng ngàn người Bắc Hàn tham gia vào cuộc chiến.
Tuy nhiên, thông báo của Ukraine có thể là một thông điệp gửi đến Bắc Kinh. “Có rất ít hy vọng rằng những nỗ lực của chính phủ Ukraine nhằm làm xấu hổ và gây ảnh hưởng đến Trung Quốc sẽ thay đổi chính sách giúp đỡ Putin của Bắc Kinh”, Kovalenko nói.
Ông nói thêm: “Tất cả những tiết lộ trước đây về nguồn cung cấp xe cộ, máy móc và hàng hóa đa mục đích của Trung Quốc, bao gồm cả phụ tùng điện tử, đều không làm thay đổi lập trường của Bắc Kinh”.
Sự tham gia của công dân Trung Quốc rất nhạy cảm vì Bắc Kinh chính thức giữ thái độ trung lập trong cuộc xung đột mặc dù có sự hỗ trợ về mặt ngoại giao và kinh tế cho Mạc Tư Khoa.
Một đoạn video do Kyiv công bố cho thấy những người đàn ông đứng trước lá cờ Ukraine được một phiên dịch viên hỏi về những gì đã xảy ra trước khi họ bị bắt.
Một người lính cho biết anh đã đến Nga vào tháng 12 năm 2024 với tư cách là khách du lịch và đã trả lời một quảng cáo tuyển dụng hứa hẹn mức lương 2 triệu rúp (gần 24.000 đô la).
Tờ báo Pháp Le Monde đưa tin rằng nhiều lính đánh thuê đã đến Nga với tư cách là khách du lịch trước khi đến các văn phòng tuyển dụng quân đội Nga và ký hợp đồng có thời hạn một năm có thể gia hạn.
Năm ngoái, chính quyền Ấn Độ cho biết các tổ chức của Nga đang quản lý một mạng lưới buôn người, dụ dỗ công dân Ấn Độ đến Nga bằng những chiêu trò giả mạo và sau đó ép buộc họ ký hợp đồng quân sự.
[Newsweek: Chinese Soldiers Quietly Creep Into Ukraine War]
9. Thuế quan của Tổng thống Trump ‘làm tăng nguy cơ’ khủng hoảng tài chính, Merz của Đức cảnh báo
Thủ tướng Đức sắp nhậm chức Friedrich Merz cảnh báo rằng các chính sách thương mại của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang làm gia tăng khả năng cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo sẽ xảy ra “sớm hơn dự kiến”.
“Cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo chắc chắn sẽ xảy ra. Chúng ta chỉ không biết khi nào và tại sao”, Merz nói với tờ báo Đức Handelsblatt trong một cuộc phỏng vấn.
Ông cho biết: “Các chính sách của Tổng thống Trump làm tăng nguy cơ cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo sẽ xảy ra sớm hơn dự kiến”.
Chế độ thuế quan do Tổng thống Trump công bố đã khiến thị trường chao đảo trong 10 ngày qua vì lo ngại lan rộng về một cuộc suy thoái sắp xảy ra. Tổng thống Trump cuối cùng đã tạm dừng một phần các biện pháp và sau đó vào thứ Sáu đã miễn trừ điện thoại thông minh, máy tính và các thiết bị điện tử khác khỏi nghĩa vụ tương hỗ của mình.
Tuần trước, Liên minh Dân chủ Kitô giáo trung hữu của Merz đã đạt được thỏa thuận với Đảng Dân chủ Xã hội trung tả về một chính phủ liên minh, đặt mục tiêu bắt đầu hoạt động vào ngày 6 tháng 5 khi áp lực từ Washington ngày càng gia tăng.
Mục tiêu của Merz là một hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương mới với mức thuế quan bằng 0; nhưng ông cũng muốn đàm phán các thỏa thuận thương mại với các quốc gia như Canada, Nam Hàn và Ấn Độ. Ông than thở rằng Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương giữa Liên Hiệp Âu Châu và Hoa Kỳ được đàm phán vào những năm 2010 chưa bao giờ đi đến đích.
Ông cho biết Đức sẵn sàng nhập khẩu khí đốt từ Mỹ.
Âu Châu phải thể hiện một mặt trận thống nhất chống lại Hoa Kỳ và nắm bắt cơ hội để tiến lên với các cải cách quan trọng, ông nói. Một ưu tiên hàng đầu là thống nhất các thị trường vốn, nơi sẽ có một “động lực mới” trong những tháng tới, sau các cuộc thảo luận mà Merz đã có với Emmanuel Macron của Pháp, Donald Tusk của Ba Lan và Keir Starmer của Anh.
Merz cũng nhắc lại một số thỏa thuận với Tổng thống Trump, nói rằng Liên Hiệp Âu Châu chưa chi đủ cho quốc phòng. “Chúng tôi đã là những kẻ đi nhờ người Mỹ”, Merz nói.
[Politico: Trump tariffs ‘increase risk’ of financial crisis, Germany’s Merz warns]
10. Tecnove của Tây Ban Nha sẽ sản xuất xe thiết giáp Djura và Kozak của Ukraine
Công ty quốc phòng Tây Ban Nha Tecnove sẽ bắt đầu sản xuất xe thiết giáp Djura và Kozak do Ukraine thiết kế tại cơ sở của mình ở thị trấn Herencia, thuộc vùng La Mancha, hãng thông tấn quốc phòng Infodefensa đưa tin vào ngày 14 tháng 4.
Herencia nằm ở vùng Castilla-La Mancha thuộc miền trung Tây Ban Nha, cách Madrid khoảng 150 km về phía nam.
Tecnove được cho là đã ký một thỏa thuận với công ty Praktika của Ukraine để sản xuất cả hai loại xe thiết giáp. Xe Djura được thiết kế cho các điều kiện khắc nghiệt và có thể được cấu hình cho nhiều nhiệm vụ khác nhau. Xe Kozak được biết đến với khả năng bảo vệ và tính cơ động cao, khiến chúng phù hợp cho các hoạt động chiến thuật như vận chuyển quân và di tản y tế, theo mô tả của Tecnove.
Công ty sẽ sản xuất ba biến thể của xe: xe cứu thương, xe chở quân và xe cho các hoạt động đặc biệt. Trong một bài đăng trên mạng xã hội, công ty cho biết những xe thiết giáp này - được chế tạo bằng công nghệ bảo vệ và di động tiên tiến - sẽ có mặt trên toàn cầu.
Tecnove chuyên sản xuất xe vận tải tùy chỉnh, giải pháp di động và dịch vụ hậu cần. Công ty hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng, sản xuất căn cứ quân sự di động, bếp dã chiến, mô-đun y tế và các loại xe chuyên dụng khác cho mục đích quân sự và dân sự. Công ty cũng cung cấp dịch vụ bảo trì và hiện đại hóa cho thiết bị vận tải.
Xe thiết giáp Djura là một loại xe chiến thuật hạng nhẹ được chế tạo trên khung gầm xe Toyota Land Cruiser. Xe nặng khoảng 5,7 tấn và được trang bị động cơ diesel 200 mã lực. Xe có khả năng chống lại hỏa lực súng trường tấn công và lựu đạn, được trang bị tháp pháo súng máy và được thiết kế để vận chuyển người, đạn dược hoặc hệ thống rô-bốt.
Dòng xe Kozak, do công ty sản xuất và nghiên cứu Praktika của Ukraine phát triển, là dòng xe cơ động bộ binh có thân xe hình chữ V và được thiết kế để vận chuyển người và nhiều loại hàng hóa khác nhau.
[Kyiv Independent: Spain’s Tecnove to produce Ukrainian Djura and Kozak armored vehicles]