Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 04/04: Họ tìm cách giết Chúa vì cho là Chúa phạm thượng
Giáo Hội Năm Châu
01:46 03/04/2025
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu đi lại trong xứ Galilêa; Người không muốn đi lại trong xứ Giuđêa, vì người Do-thái đang tìm giết Người. Lúc đó gần đến lễ Trại của người Do-thái. Nhưng khi anh em của Người lên dự lễ rồi, thì Người cũng đi, nhưng không đi cách công khai, mà lại đi cách kín đáo. Có một số người ở Giêrusalem nói: “Đây không phải là người họ đang tìm giết sao? Kìa ông ta đang nói công khai mà không ai nói gì cả. Phải chăng các nhà chức trách đã nhận ra ông ta là Đấng Kitô? Tuy nhiên, ông này thì chúng ta biết rõ đã xuất thân từ đâu. Còn khi Đấng Kitô tới, thì chẳng có ai biết Người bởi đâu”. Vậy lúc bấy giờ Chúa Giêsu đang giảng dạy trong đền thờ, Người lớn tiếng nói rằng: “Phải, các ngươi biết Ta, và biết Ta xuất thân từ đâu; Ta không tự Ta mà đến, nhưng thực ra, có Đấng đã sai Ta mà các ngươi không biết Ngài. Riêng Ta, Ta biết Ngài, vì Ta bởi Ngài, và chính Ngài đã sai Ta”. Bởi thế họ tìm cách bắt Chúa Giêsu, nhưng không ai đụng tới Người, vì chưa tới giờ Người.
Ai sạch tội ?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
04:59 03/04/2025
AI SẠCH TỘI?
(Chúa Nhật V Mùa Chay C)
Trong văn học, một chủ đề chính thường được điểm tô đậm nét bằng những yếu tố “phản đề”. Một vai trò quan trọng của các nhân vật phản diện trong phim ảnh là làm nổi rõ chân dung nhân vật chính diện. Nếu có một cái nhìn tương đối chính xác về sự gian ác của con người hẳn nhiên sẽ giúp chúng ta thấy rõ hơn lòng từ bi nhân hậu của Thiên Chúa.
Tội ngoại tình: Thọat xem ra đây là một loại tội dễ lượng thứ, vì bản tính con người mỏng dòn, yếu đuối. Và người ta thường dùng cụm từ “tính xác thịt” như để bào chữa mỗi khi lỗi phạm. Nếu xét tội này theo chiều kích “sự yếu đuối” thì cũng có thể dễ thông cảm. Tuy nhiên, nếu nhìn đây là một sự bất tín, bất trung, là một hành vi phản bội, phá vỡ sự bền vững của đời sống hôn nhân-gia đình, vốn là tế bào của xã hội thì tội này thật đáng quan ngại.
Nền tảng của xã hội và cũng là của Giáo Hội chính là gia đình. Và nền tảng này được dệt xây trên tình yêu chung thủy và sự tín nhiệm lẫn nhau. Khi đã bất trung thì sự tín nhiệm ít nhiều bị đánh mất. Có thể cái tội bất trung vì yếu đuối không quá trầm trọng nhưng hậu quả của nó thì thật khó lường. Các ngôn sứ thường dùng thứ tội này: “ngoại tình”, để nói đến việc dân Chúa xưa bỏ Thiên Chúa mà đi thờ các thần ngoại bang.
Nhất tiển diệt song điêu. Cái bẫy mà nhiều kinh sư và người biệt phái ngày xưa giăng ra để hãm hại Chúa Giêsu quả là hiểm độc. Đã nhiều lần, và nay thêm một lần nữa họ dồn Chúa Giêsu vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”. Để thực hiện mưu đồ này họ đã không ngần ngại sử dụng sự yếu đuối, tội lỗi của một con người. Có thể nói rằng họ đã kiếm tìm và tận dụng tội lỗi của đồng loại để phục vụ gian kế của mình. Đã là gian ác thì sẽ không chừa một thủ đoạn nào, kể cả việc lợi dụng tội lỗi, sự yếu đuối hay nỗi khốn khổ của tha nhân để thủ lợi hoặc để thực hiện ý đồ đen tối của mình.
“Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. Trong sách Luật, ông Môsê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?” Tin Mừng minh nhiên cho ta biết rằng những người biệt phái và luật sĩ hôm ấy cố tình gài bẫy Chúa Giêsu hầu có bằng chứng tố cáo Người. Chắc hẳn những người cố tình gài bẫy hôm ấy nghĩ rằng phen này Chúa Giêsu không thể thoát. Nếu Người không giữ luật Môsê thì khó mà thuyết phục dân chúng. Còn nếu cứ nhất nhất hành xử theo luật truyền thì sẽ đi ngược với lời giảng dạy của Người về lòng nhân từ, tha thứ cho nhau không chỉ bảy lần mà đến bảy mươi lần bảy (x.Mt 18,21-22).
Nhất ngôn độ bách tính: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”(Ga 8,7). Một lệnh ban để thi hành án ư? Xét về hình thức văn tự thì đúng vậy. Nhưng ẩn sâu bên trong lệnh ban ấy, chính là lời mời gọi xét mình, tự kiểm. Ai là người vô tội? Người Do Thái vốn không xa lạ gì với khái niệm tội lỗi, nếu không muốn nói là rất bén nhạy. Cùng với tổ phụ Đavít xưa họ luôn ý thức thân phận tội lỗi của mình để rồi không ngừng cầu xin ơn tha thứ. “Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xóa tội con đã phạm....Vâng, con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm…(Tv 50).
Một lời tuyên phán đã cứu sống người phụ nữ phạm tội ngoại tình. Lời tuyên phán ấy cũng đã giải thoát cả đám đông gian ác hôm ấy. Hành vi rút lui, bỏ đi, kẻ trước người sau, bắt đầu từ người lớn tuổi, là một lời xưng thú tội lỗi công khai, dù vô ngôn nhưng lại đủ ý. Rút lui là tự nhận mình cũng tội lỗi không kém gì người phụ nữ ngoại tình và có khi còn tồi tệ hơn mà chưa bị bắt quả tang. Tình yêu thật vạn năng và diệu kỳ. Tình yêu luôn chiến thắng sự hiểm độc, gian ác.
Ai thực sự vô tội? Chúng ta dễ dàng kết luận đó là Chúa Giêsu, vì chỉ còn lại một mình Người và người phụ nữ. Chỉ mình Chúa Giêsu mới có quyền kết án, thế mà Người lại phán: “Tôi không lên án chị. Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa”. Người rộng lượng tha thứ cho tội nhân, khoan dung với người phạm tội, nhưng lại cương quyết loại trừ tội lỗi. Để làm điều này thì Đấng vô tội đã cam chịu kết án cách bất công.
Một hành vi vừa nhân ái vừa dịu hiền và tinh tế: “Cúi xuống”. Sau khi người ta hỏi mãi, Chúa Giêsu đã ngẫng đầu lên và bảo họ: “Ai trong các ông sạch tội…” Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất. Không biết Chúa Giêsu viết những gì nhưng hành vi cúi xuống của Người thật nhân hậu và đầy tế nhị. Nếu giả như Người cứ chăm chăm nhìn vào đám đông thì chắc gì đã có chuyện người ta can đảm nhận mình là tội nhân để rồi rút lui tuần tự. “Lạy Chúa, Chúa xót thương hết mọi người, vì Chúa làm được hết mọi sự. Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tội lỗi loài người, để họ còn ăn năn hối cải.”(Kn 11,23).
Ai trong chúng ta sạch tội? Một câu hỏi khiến chúng ta cần khiêm nhu nhìn nhận con người thật của mình. Ai trong chúng ta cũng là tội nhân và cần ăn năn sám hối. Để có thể trở về thì ngoài tình yêu và ân sủng Chúa, chắc hẳn cũng cần sự khoan dung và thái độ ứng xử tế nhị trong sự tôn trọng phẩm giá của nhau. Chúa Kitô không chỉ cúi xuống rửa chân cho chúng ta mà con cúi xuống, làm ngơ để tạo cơ hội cho chúng ta là những tội nhân hoán cải trong danh dự. Người đã nêu gương cho chúng ta thì chúng ta cũng phải bắt chước Người để sống với nhau cho có tình trong sự tôn trọng phẩm giá của nhau.
Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật V Mùa Chay C)
Trong văn học, một chủ đề chính thường được điểm tô đậm nét bằng những yếu tố “phản đề”. Một vai trò quan trọng của các nhân vật phản diện trong phim ảnh là làm nổi rõ chân dung nhân vật chính diện. Nếu có một cái nhìn tương đối chính xác về sự gian ác của con người hẳn nhiên sẽ giúp chúng ta thấy rõ hơn lòng từ bi nhân hậu của Thiên Chúa.
Tội ngoại tình: Thọat xem ra đây là một loại tội dễ lượng thứ, vì bản tính con người mỏng dòn, yếu đuối. Và người ta thường dùng cụm từ “tính xác thịt” như để bào chữa mỗi khi lỗi phạm. Nếu xét tội này theo chiều kích “sự yếu đuối” thì cũng có thể dễ thông cảm. Tuy nhiên, nếu nhìn đây là một sự bất tín, bất trung, là một hành vi phản bội, phá vỡ sự bền vững của đời sống hôn nhân-gia đình, vốn là tế bào của xã hội thì tội này thật đáng quan ngại.
Nền tảng của xã hội và cũng là của Giáo Hội chính là gia đình. Và nền tảng này được dệt xây trên tình yêu chung thủy và sự tín nhiệm lẫn nhau. Khi đã bất trung thì sự tín nhiệm ít nhiều bị đánh mất. Có thể cái tội bất trung vì yếu đuối không quá trầm trọng nhưng hậu quả của nó thì thật khó lường. Các ngôn sứ thường dùng thứ tội này: “ngoại tình”, để nói đến việc dân Chúa xưa bỏ Thiên Chúa mà đi thờ các thần ngoại bang.
Nhất tiển diệt song điêu. Cái bẫy mà nhiều kinh sư và người biệt phái ngày xưa giăng ra để hãm hại Chúa Giêsu quả là hiểm độc. Đã nhiều lần, và nay thêm một lần nữa họ dồn Chúa Giêsu vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”. Để thực hiện mưu đồ này họ đã không ngần ngại sử dụng sự yếu đuối, tội lỗi của một con người. Có thể nói rằng họ đã kiếm tìm và tận dụng tội lỗi của đồng loại để phục vụ gian kế của mình. Đã là gian ác thì sẽ không chừa một thủ đoạn nào, kể cả việc lợi dụng tội lỗi, sự yếu đuối hay nỗi khốn khổ của tha nhân để thủ lợi hoặc để thực hiện ý đồ đen tối của mình.
“Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. Trong sách Luật, ông Môsê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?” Tin Mừng minh nhiên cho ta biết rằng những người biệt phái và luật sĩ hôm ấy cố tình gài bẫy Chúa Giêsu hầu có bằng chứng tố cáo Người. Chắc hẳn những người cố tình gài bẫy hôm ấy nghĩ rằng phen này Chúa Giêsu không thể thoát. Nếu Người không giữ luật Môsê thì khó mà thuyết phục dân chúng. Còn nếu cứ nhất nhất hành xử theo luật truyền thì sẽ đi ngược với lời giảng dạy của Người về lòng nhân từ, tha thứ cho nhau không chỉ bảy lần mà đến bảy mươi lần bảy (x.Mt 18,21-22).
Nhất ngôn độ bách tính: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”(Ga 8,7). Một lệnh ban để thi hành án ư? Xét về hình thức văn tự thì đúng vậy. Nhưng ẩn sâu bên trong lệnh ban ấy, chính là lời mời gọi xét mình, tự kiểm. Ai là người vô tội? Người Do Thái vốn không xa lạ gì với khái niệm tội lỗi, nếu không muốn nói là rất bén nhạy. Cùng với tổ phụ Đavít xưa họ luôn ý thức thân phận tội lỗi của mình để rồi không ngừng cầu xin ơn tha thứ. “Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xóa tội con đã phạm....Vâng, con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm…(Tv 50).
Một lời tuyên phán đã cứu sống người phụ nữ phạm tội ngoại tình. Lời tuyên phán ấy cũng đã giải thoát cả đám đông gian ác hôm ấy. Hành vi rút lui, bỏ đi, kẻ trước người sau, bắt đầu từ người lớn tuổi, là một lời xưng thú tội lỗi công khai, dù vô ngôn nhưng lại đủ ý. Rút lui là tự nhận mình cũng tội lỗi không kém gì người phụ nữ ngoại tình và có khi còn tồi tệ hơn mà chưa bị bắt quả tang. Tình yêu thật vạn năng và diệu kỳ. Tình yêu luôn chiến thắng sự hiểm độc, gian ác.
Ai thực sự vô tội? Chúng ta dễ dàng kết luận đó là Chúa Giêsu, vì chỉ còn lại một mình Người và người phụ nữ. Chỉ mình Chúa Giêsu mới có quyền kết án, thế mà Người lại phán: “Tôi không lên án chị. Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa”. Người rộng lượng tha thứ cho tội nhân, khoan dung với người phạm tội, nhưng lại cương quyết loại trừ tội lỗi. Để làm điều này thì Đấng vô tội đã cam chịu kết án cách bất công.
Một hành vi vừa nhân ái vừa dịu hiền và tinh tế: “Cúi xuống”. Sau khi người ta hỏi mãi, Chúa Giêsu đã ngẫng đầu lên và bảo họ: “Ai trong các ông sạch tội…” Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất. Không biết Chúa Giêsu viết những gì nhưng hành vi cúi xuống của Người thật nhân hậu và đầy tế nhị. Nếu giả như Người cứ chăm chăm nhìn vào đám đông thì chắc gì đã có chuyện người ta can đảm nhận mình là tội nhân để rồi rút lui tuần tự. “Lạy Chúa, Chúa xót thương hết mọi người, vì Chúa làm được hết mọi sự. Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tội lỗi loài người, để họ còn ăn năn hối cải.”(Kn 11,23).
Ai trong chúng ta sạch tội? Một câu hỏi khiến chúng ta cần khiêm nhu nhìn nhận con người thật của mình. Ai trong chúng ta cũng là tội nhân và cần ăn năn sám hối. Để có thể trở về thì ngoài tình yêu và ân sủng Chúa, chắc hẳn cũng cần sự khoan dung và thái độ ứng xử tế nhị trong sự tôn trọng phẩm giá của nhau. Chúa Kitô không chỉ cúi xuống rửa chân cho chúng ta mà con cúi xuống, làm ngơ để tạo cơ hội cho chúng ta là những tội nhân hoán cải trong danh dự. Người đã nêu gương cho chúng ta thì chúng ta cũng phải bắt chước Người để sống với nhau cho có tình trong sự tôn trọng phẩm giá của nhau.
Ban Mê Thuột
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:01 03/04/2025
91. Nếu tâm hồn của chúng ta kết hợp chặt chẻ với Thiên Chúa thì có cảm giác ngọt ngào, ngay cả cái chết cũng không sợ, hơn nữa lại mong muốn được chết sớm, để được diện kiến Thiên Chúa.
(Thánh Gregory)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:03 03/04/2025
6. KHÔNG CẦN LẮC NỮA
Có một tên phá gia chi tử, thích phóng sinh, làm cho long vương cảm động, bèn sai quỷ dạ xoa đem tặng cho anh ta một báu vật gọi là “bài hải can”, chỉ cần đem lắc trong biển thì biển khô và tiền vàng lộ ra.
Người ấy được báu vật, bèn mỗi ngày đi biển lắc, không bao lâu thì trở thành người giàu có.
Sau đó, báu vật mất tiêu, phá gia chi tử bất đắc dĩ phải dùng ngón tay để trong nước biển lắc tới lắc lui, quỷ dạ xoa thấy thì nói với hắn ta:
- “Tiền của ông hết rồi, còn lắc gì nữa vậy?”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 6:
Con người ta dù nghèo hay giàu thì cũng đều có gặp vận may một lần trong cuộc đời, người ta gọi đó là cơ hội. Có người gặp cơ hội thì làm giàu nên gọi là gặp hên, có người bỏ qua cơ hội nên gặp vận xui, xui và hên đều ở trong cơ hội mà ra.
Thực ra, cơ hội đến rất nhiều lần cho người lầm lạc biết đường hoán cải đời sống, cơ hội cũng đến nhiều lần cho những người muốn tiến thân trong cuộc đời, cơ hội cũng đứng đợi trước cửa nhà của người cần cù mẫn cán để họ công thành danh toại..v.v….chỉ có những ai vì quá tự tin vào sức lực tài trí của mình nên mới không thấy cơ hội đang đến với mình mà thôi.
Thiên Chúa là chủ nhân của cơ hội, chính Ngài luôn tạo nhiều cơ hội cho nhân loại nhận biết Ngài hiện diện trong vũ trụ, chính Ngài đã gieo rắc vô số cơ hội trong cuộc sống của con người, và chỉ những ai thành tâm thiện chí, khiêm tốn và biết cầu nguyện mới thấy được cơ hội mà Thiên Chúa dành cho họ mà thôi.
Người Ki-tô hữu là người có nhiều cơ hội nhất để trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Chúa Giê-su, vì họ được học hỏi và biết cách nắm lấy cơ hội để nên thánh mà Đức Chúa Giê-su đã dạy qua giáo hội, qua Thánh Kinh và trong cuộc sống của họ…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một tên phá gia chi tử, thích phóng sinh, làm cho long vương cảm động, bèn sai quỷ dạ xoa đem tặng cho anh ta một báu vật gọi là “bài hải can”, chỉ cần đem lắc trong biển thì biển khô và tiền vàng lộ ra.
Người ấy được báu vật, bèn mỗi ngày đi biển lắc, không bao lâu thì trở thành người giàu có.
Sau đó, báu vật mất tiêu, phá gia chi tử bất đắc dĩ phải dùng ngón tay để trong nước biển lắc tới lắc lui, quỷ dạ xoa thấy thì nói với hắn ta:
- “Tiền của ông hết rồi, còn lắc gì nữa vậy?”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 6:
Con người ta dù nghèo hay giàu thì cũng đều có gặp vận may một lần trong cuộc đời, người ta gọi đó là cơ hội. Có người gặp cơ hội thì làm giàu nên gọi là gặp hên, có người bỏ qua cơ hội nên gặp vận xui, xui và hên đều ở trong cơ hội mà ra.
Thực ra, cơ hội đến rất nhiều lần cho người lầm lạc biết đường hoán cải đời sống, cơ hội cũng đến nhiều lần cho những người muốn tiến thân trong cuộc đời, cơ hội cũng đứng đợi trước cửa nhà của người cần cù mẫn cán để họ công thành danh toại..v.v….chỉ có những ai vì quá tự tin vào sức lực tài trí của mình nên mới không thấy cơ hội đang đến với mình mà thôi.
Thiên Chúa là chủ nhân của cơ hội, chính Ngài luôn tạo nhiều cơ hội cho nhân loại nhận biết Ngài hiện diện trong vũ trụ, chính Ngài đã gieo rắc vô số cơ hội trong cuộc sống của con người, và chỉ những ai thành tâm thiện chí, khiêm tốn và biết cầu nguyện mới thấy được cơ hội mà Thiên Chúa dành cho họ mà thôi.
Người Ki-tô hữu là người có nhiều cơ hội nhất để trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Chúa Giê-su, vì họ được học hỏi và biết cách nắm lấy cơ hội để nên thánh mà Đức Chúa Giê-su đã dạy qua giáo hội, qua Thánh Kinh và trong cuộc sống của họ…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Không thể thờ ơ
Lm Minh Anh
14:30 03/04/2025
KHÔNG THỂ THỜ Ơ
“Họ tìm cách bắt Chúa Giêsu!”.
“Với Chúa Giêsu, không ai có thể thờ ơ quá lâu; họ sẽ theo Ngài hoặc giết chết Ngài!” - Don Schwager.
Kính thưa Anh Chị em,
Ý tưởng của Don Schwager giúp chúng ta khám phá một sự đan xen lý thú của hai bài đọc hôm nay. “Với Chúa Giêsu, không ai có thể thờ ơ quá lâu!”; cũng thế, ‘Với điều thiện, không ai có thể phớt lờ mãi!’. Phải chọn lựa! Chọn Chúa Giêsu hay giết chết Ngài; chọn điều thiện hay bóp nghẹt nó!
Chúng ta thường nghĩ, sự tốt lành sẽ là nguồn cảm hứng cho nhiều người. Không luôn luôn như vậy! Có thể hoàn toàn ngược lại. Kìa xem, “Ta hãy gài bẫy, hại tên công chính, vì nó chỉ làm vướng chân ta!”; “Nó tự hào mình biết Thiên Chúa, xưng mình là con Thiên Chúa”; “Nào ta kết án cho nó chết!” - bài đọc một. Những lời này có thể áp dụng hoàn hảo cho Chúa Giêsu; chúng tiên báo số phận mai ngày của Ngài cũng là số phận cho các môn đệ Giêsu mọi thời. Lòng tốt bị phẫn nộ; hành vi đạo đức bị coi như lên án kẻ khác; và sự nhiệt thành bị coi là mối đe dọa cho kẻ cứng lòng. Kết quả là người tốt bị bức hại, bị giết chết, vì người ta ‘không thể thờ ơ’ mãi với điều lành! Nhưng, thật sâu sắc, bài đọc Khôn Ngoan kết luận, “Chúng không biết những bí nhiệm của Thiên Chúa!”.
Trong Tin Mừng hôm nay, khi Chúa Giêsu nói lên sự thật “Đấng sai tôi là Đấng chân thật”; “Tôi biết Người, bởi vì tôi từ nơi Người mà đến và chính Người đã sai tôi”, thì các đối thủ của Ngài không chịu nổi; họ chế nhạo và tìm cách bắt Ngài. Điều này cũng xảy ra với các môn đệ Giêsu suốt dòng lịch sử; nó cũng đang xảy ra trong thời đại chúng ta.
“Họ tìm cách bắt Chúa Giêsu!”. Và quả họ đã bắt và giết Ngài. Vậy Thiên Chúa thua cuộc rồi sao? Đúng, nhìn bên ngoài, Ngài thua! Nhưng ở đây, “Ai thắng thì thua, ai thua thì thắng!”. Và Thiên Chúa đã toàn thắng! Tình yêu toàn thắng! Thiên Chúa đã để con người sử dụng tự do của nó mà đối xử với Con của Ngài tuỳ thích; nhưng đó là “những bí nhiệm của Thiên Chúa” trong đường lối cứu độ của Ngài vốn không ai hiểu thấu. Đó là sự khôn ngoan của thập giá, điều điên rồ đối với người Hy Lạp, ô nhục đối với người Do Thái.
Cũng thế, bạn và tôi ‘không thể thờ ơ’ với những lời dạy của Chúa Giêsu; hoặc là ủng hộ Ngài hoặc là chống lại Ngài. Không có lập trường trung dung! Bạn sẽ tìm cách uốn nắn lời Ngài theo những ý tưởng và cách suy nghĩ của riêng mình hoặc có thể để lời chân lý của Ngài giải thoát mình khỏi sự mù quáng tội lỗi, lòng kiêu hãnh cố chấp và sự ngu dốt? Hậu quả sẽ là rất lớn, cả trong cuộc sống đời này và cả trong cõi vĩnh hằng.
Anh Chị em,
“Theo Ngài hoặc giết chết Ngài!”. Mùa Chay, mùa chọn lựa tình yêu, chọn điều thiện, chọn Giêsu! Chúng ta ‘không thể thờ ơ’ mãi với Ngài - Đường, Sự Thật và Sự Sống - Ngài cũng đã chờ bạn và tôi quá lâu! Hãy trở về, ‘chọn sự thánh thiện’ dù chúng ta tội lỗi, yếu hèn. Đừng sợ phải nên tốt hơn! Ân sủng của Bí tích Hoà Giải đang chờ để chữa lành chúng ta. Vì lẽ, “Chúa gần gũi những tấm lòng tan vỡ” - Thánh Vịnh đáp ca.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, càng đến gần Tuần Thánh, cho con biết càng kíp quay về với Chúa. Vì con - nhất là con - ‘không thể thờ ơ’ với Chúa mãi!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Họ tìm cách bắt Chúa Giêsu!”.
“Với Chúa Giêsu, không ai có thể thờ ơ quá lâu; họ sẽ theo Ngài hoặc giết chết Ngài!” - Don Schwager.
Kính thưa Anh Chị em,
Ý tưởng của Don Schwager giúp chúng ta khám phá một sự đan xen lý thú của hai bài đọc hôm nay. “Với Chúa Giêsu, không ai có thể thờ ơ quá lâu!”; cũng thế, ‘Với điều thiện, không ai có thể phớt lờ mãi!’. Phải chọn lựa! Chọn Chúa Giêsu hay giết chết Ngài; chọn điều thiện hay bóp nghẹt nó!
Chúng ta thường nghĩ, sự tốt lành sẽ là nguồn cảm hứng cho nhiều người. Không luôn luôn như vậy! Có thể hoàn toàn ngược lại. Kìa xem, “Ta hãy gài bẫy, hại tên công chính, vì nó chỉ làm vướng chân ta!”; “Nó tự hào mình biết Thiên Chúa, xưng mình là con Thiên Chúa”; “Nào ta kết án cho nó chết!” - bài đọc một. Những lời này có thể áp dụng hoàn hảo cho Chúa Giêsu; chúng tiên báo số phận mai ngày của Ngài cũng là số phận cho các môn đệ Giêsu mọi thời. Lòng tốt bị phẫn nộ; hành vi đạo đức bị coi như lên án kẻ khác; và sự nhiệt thành bị coi là mối đe dọa cho kẻ cứng lòng. Kết quả là người tốt bị bức hại, bị giết chết, vì người ta ‘không thể thờ ơ’ mãi với điều lành! Nhưng, thật sâu sắc, bài đọc Khôn Ngoan kết luận, “Chúng không biết những bí nhiệm của Thiên Chúa!”.
Trong Tin Mừng hôm nay, khi Chúa Giêsu nói lên sự thật “Đấng sai tôi là Đấng chân thật”; “Tôi biết Người, bởi vì tôi từ nơi Người mà đến và chính Người đã sai tôi”, thì các đối thủ của Ngài không chịu nổi; họ chế nhạo và tìm cách bắt Ngài. Điều này cũng xảy ra với các môn đệ Giêsu suốt dòng lịch sử; nó cũng đang xảy ra trong thời đại chúng ta.
“Họ tìm cách bắt Chúa Giêsu!”. Và quả họ đã bắt và giết Ngài. Vậy Thiên Chúa thua cuộc rồi sao? Đúng, nhìn bên ngoài, Ngài thua! Nhưng ở đây, “Ai thắng thì thua, ai thua thì thắng!”. Và Thiên Chúa đã toàn thắng! Tình yêu toàn thắng! Thiên Chúa đã để con người sử dụng tự do của nó mà đối xử với Con của Ngài tuỳ thích; nhưng đó là “những bí nhiệm của Thiên Chúa” trong đường lối cứu độ của Ngài vốn không ai hiểu thấu. Đó là sự khôn ngoan của thập giá, điều điên rồ đối với người Hy Lạp, ô nhục đối với người Do Thái.
Cũng thế, bạn và tôi ‘không thể thờ ơ’ với những lời dạy của Chúa Giêsu; hoặc là ủng hộ Ngài hoặc là chống lại Ngài. Không có lập trường trung dung! Bạn sẽ tìm cách uốn nắn lời Ngài theo những ý tưởng và cách suy nghĩ của riêng mình hoặc có thể để lời chân lý của Ngài giải thoát mình khỏi sự mù quáng tội lỗi, lòng kiêu hãnh cố chấp và sự ngu dốt? Hậu quả sẽ là rất lớn, cả trong cuộc sống đời này và cả trong cõi vĩnh hằng.
Anh Chị em,
“Theo Ngài hoặc giết chết Ngài!”. Mùa Chay, mùa chọn lựa tình yêu, chọn điều thiện, chọn Giêsu! Chúng ta ‘không thể thờ ơ’ mãi với Ngài - Đường, Sự Thật và Sự Sống - Ngài cũng đã chờ bạn và tôi quá lâu! Hãy trở về, ‘chọn sự thánh thiện’ dù chúng ta tội lỗi, yếu hèn. Đừng sợ phải nên tốt hơn! Ân sủng của Bí tích Hoà Giải đang chờ để chữa lành chúng ta. Vì lẽ, “Chúa gần gũi những tấm lòng tan vỡ” - Thánh Vịnh đáp ca.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, càng đến gần Tuần Thánh, cho con biết càng kíp quay về với Chúa. Vì con - nhất là con - ‘không thể thờ ơ’ với Chúa mãi!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cơ quan viện trợ Công Giáo lên án các cuộc tấn công của Israel vào Gaza
Vũ Văn An
14:08 03/04/2025

Charles Collins, giám đốc điều hành của Crux, ngày 3 tháng 4 năm 2025, cho hay: Cơ quan viện trợ Công Giáo lên án các cuộc tấn công của Israel vào Gaza.
Thực vậy, một cơ quan viện trợ quốc tế Công Giáo hàng đầu đã lên án việc Israel chiếm giữ các khu vực rộng lớn của Dải Gaza.
Hôm thứ Tư, Benjamin Netanyahu cho biết lực lượng Israel đang chiếm giữ lãnh thổ của một khu định cư Do Thái trước đây nằm giữa các thành phố phía nam Rafah và Khan Younis, mở rộng "khu vực an ninh" mà quân đội Israel chiếm giữ.
CAFOD – cơ quan viện trợ quốc tế của Hội đồng Giám mục Công Giáo Anh và xứ Wales – đã đưa ra tuyên bố của mình, lưu ý rằng hành động của Israel diễn ra một tháng sau khi chặn viện trợ nhân đạo quan trọng, sau khi cưỡng bức di dời 140,000 người trong hai tuần qua và ban hành lệnh sơ tán cưỡng bức hôm qua đối với một số khu vực ở phía bắc Gaza.
"Bất cứ đề xuất nào nhằm chiếm đất và cưỡng bức di dời người Palestine đều vi phạm Luật nhân đạo quốc tế và không thể chấp nhận được", Elizabeth Funnell, Đại diện Chương trình quốc gia của CAFOD tại Trung Đông cho biết.
"CAFOD lên án mạnh mẽ tuyên bố của Israel về việc mở rộng các hoạt động quân sự và chiếm giữ các khu vực rộng lớn ở Gaza", bà cho biết.
Cuộc chiến ở Gaza nổ ra sau cuộc tấn công bất ngờ vào ngày 7 tháng 10 năm 2023 của các chiến binh Hamas khiến 1,200 người Israel thiệt mạng và hơn 250 người bị bắt làm con tin. Theo Lực lượng Phòng vệ Israel, trong số khoảng 100 con tin vẫn ở lại Gaza, một phần ba được cho là đã chết.
Israel ngay lập tức phát động một cuộc tấn công trả đũa ở Gaza để lật đổ Hamas khỏi vị trí lãnh đạo, với cuộc xung đột sau đó dẫn đến cái chết của hơn 40,000 người ở Gaza, theo ước tính của người Palestine.
Một thỏa thuận hòa bình được thực hiện vào đầu năm nay đã bị phá vỡ và Israel đã tăng cường các cuộc tấn công vào Gaza.
"Hòa bình và an ninh chỉ có thể đạt được bằng cách đảm bảo trách nhiệm giải trình và quay trở lại đối thoại. Việc tiếp tục giao tranh đã dẫn đến việc di dời một số lượng lớn người dân, đối với nhiều người trong số họ, đây chỉ là đợt di dời mới nhất trong số nhiều đợt di dời. Người dân Palestine phải được phép trở về nhà và xây dựng lại. Không thể có sự hiện diện lâu dài của Israel tại Gaza mà không vi phạm Luật pháp quốc tế", Funnell cho biết.
"Với nguy cơ vi phạm nghiêm trọng Luật nhân đạo quốc tế, Chính phủ Anh nên hành động khẩn cấp và quyết đoán để đình chỉ việc bán vũ khí và thực hiện các bước có ý nghĩa để buộc Israel phải chịu trách nhiệm", bà nói thêm.
Bà cho biết đối tác giáo hội của CAFOD là Caritas Jerusalem tiếp tục đáp ứng các nhu cầu cấp thiết ở Gaza, bao gồm cả việc cung cấp hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho trẻ em để ứng phó với tổn thất tâm lý to lớn do bạo lực gây ra.
“Tuy nhiên, ngay cả công việc này cũng không phải là không có rủi ro. Sớm hơn hôm nay, nhân viên Caritas đã báo cáo về các cuộc không kích gần điểm y tế của họ tại trại tị nạn Jabalia. Mười ngày trước, tám thành viên của Hội Trăng lưỡi liềm đỏ Palestine đã bị lực lượng Israel giết chết khi đang cố gắng tiếp cận những người bị thương ở phía nam Gaza. Các nhân viên cứu trợ không phải là mục tiêu”, Funnell cho biết.
Bà cho biết cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza “là thảm khốc”.
“Trong tháng qua, Israel đã hoàn toàn chặn đường vào của viện trợ nhân đạo—thời gian đóng cửa dài nhất kể từ tháng 10 năm 2023. Hôm thứ Ba, WFP [chương trình thực phẩm thế giới] thông báo rằng họ đã cạn kiệt nguồn cung cấp bột mì, do đó các tiệm bánh của họ đã đóng cửa”, bà giải thích.
“Hàng trăm ngàn người đang có nguy cơ bị đói và suy dinh dưỡng nghiêm trọng ở Gaza. Chăm sóc sức khỏe đang sụp đổ trong bối cảnh thiếu hụt nghiêm trọng và tình trạng thiếu nước vẫn là mối quan tâm cấp bách. Số người tử vong ở Gaza hiện đã vượt quá 50,000 kể từ tháng 10 năm 2023, trong đó 30 phần trăm là trẻ em – UNICEF đã báo cáo rằng hơn 322 trẻ em đã thiệt mạng kể từ khi Israel phát động một cuộc tấn công mới ở Gaza hai tuần trước,” bà nói.
Người Công Giáo chạy đua với thời gian và chướng ngại vật để giúp đỡ các nạn nhân động đất ở Myanmar
Vũ Văn An
14:13 03/04/2025

Victoria Cardiel của ACI Prensa, đối tác của CNA, ngày 2 tháng 4 năm 2025, tường trình rằng: Các đội cứu hộ đã chạy đua với thời gian ở Myanmar để tìm kiếm những người sống sót dưới đống đổ nát sau trận động đất mạnh 7,7 độ richter vào thứ sáu tuần trước. Nhưng cuộc chiến không chỉ diễn ra với thời gian hoặc nhiệt độ cao trên 100 độ.
“Quân đội không cho phép các đội cứu trợ hoạt động tự do”, một linh mục từ Giáo phận Loikaw ở miền đông Myanmar nói với ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA.
“Giáo hội cũng đang cố gắng giúp đỡ, nhưng chúng tôi gặp phải vô số trở ngại. Chúng tôi không thể tự do tiếp cận các khu vực bị ảnh hưởng vì có các trạm kiểm soát quân sự ở khắp mọi nơi. Nguồn cung cấp bị tịch thu, các tình nguyện viên bị ngăn cản vào và ở một số khu vực, quân đội thậm chí không cho phép nạn nhân nhận được sự hỗ trợ mà họ cần”, vị linh mục yêu cầu giấu tên cho biết.
Ngài cho biết ngài lo ngại về sự trả thù từ chế độ quân sự đã lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính vào tháng 2 năm 2021 và lật đổ chính phủ được bầu cử dân chủ của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ.
Cho đến nay, số người chết chính thức trong trận động đất ngày 28 tháng 3 là 2,886, trong khi số người bị thương đang lên tới 4,639, theo số liệu mới nhất do chính quyền quân sự chia sẻ. Con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng.
Sự tàn phá đặc biệt lan rộng ở Mandalay, thành phố lớn thứ hai của đất nước, chỉ cách tâm chấn động đất 11 dặm, cũng như ở thủ đô Nay Pyi Taw, cách đó hơn 150 dặm, và ở vùng Sagaing ở phía tây bắc của đất nước.
Giáo Hội Công Giáo ‘là một trong những nơi đầu tiên đáp ứng’
“Nhiều người vẫn bị mắc kẹt dưới đống đổ nát, nhưng thời gian trôi qua và cơ hội tìm thấy những người sống sót đang giảm dần. Hơn nữa, những người may mắn thoát chết đang ở trong điều kiện tồi tệ: không có thức ăn, không có nước uống và không có nơi trú ẩn. Nhu cầu hỗ trợ y tế rất lớn, nhưng cũng không có bệnh viện đầy đủ”, vị linh mục kể lại.
“Mọi người đang tuyệt vọng. Sáng nay tôi nghe ai đó nói: ‘Nếu các người không thể cho chúng tôi bất cứ thứ gì khác, thì ít nhất hãy cho chúng tôi nước sạch.’ Điều đó cho thấy tình hình nghiêm trọng như thế nào”, ngài nói thêm.
Ngay từ đầu, Giáo Hội Công Giáo đã cố gắng huy động để hỗ trợ các nạn nhân. Thông qua Caritas Myanmar, các nhóm đã được phối hợp để phân phối nước uống, thực phẩm và thuốc men.
“Giáo hội là một trong những tổ chức đầu tiên ứng phó với tình trạng khẩn cấp, nhưng chúng tôi gặp phải rào cản trong mọi nỗ lực giúp đỡ. Có các trạm kiểm soát quân sự trên đường, chúng tôi phải xin phép để vận chuyển hàng tiếp tế, và trong nhiều trường hợp, quân lính chỉ tịch thu hàng viện trợ hoặc chặn đường đi của hàng viện trợ”, vị linh mục giải thích.
Quốc gia này, một trong những quốc gia nghèo nhất châu Á, đã sa lầy trong cuộc nội chiến kéo dài bốn năm, do cuộc đảo chính năm 2021 của chính quyền quân sự hiện tại nắm quyền gây ra. Theo Liên hợp quốc, cuộc xung đột đã khiến 3.5 triệu người phải di dời và làm trầm trọng thêm tình trạng đói nghèo và mất an ninh lương thực.
Mặc dù cuộc khủng hoảng nhân đạo bùng phát sau trận động đất mạnh, nhưng vòng xoáy bạo lực vẫn không hề thuyên giảm.
“Cuộc xung đột khiến việc di chuyển hàng viện trợ từ khu vực này sang khu vực khác gần như không thể. Chính quyền quân sự kiểm soát quyền tiếp cận các tuyến đường chính, có các trạm kiểm soát ở khắp mọi nơi và bất cứ ai cố gắng mang hàng viện trợ đều có nguy cơ bị bắt hoặc bị tịch thu mọi thứ”, vị linh mục kể lại.
Tổng giám mục Rangoon và chủ tịch Hội đồng Giám mục Myanmar, Hồng Y Charles Maung Bo, đã kêu gọi ngừng bắn ở đất nước của mình để tạo điều kiện cho các nỗ lực cứu hộ, nhưng lời kêu gọi của ngài đã không thành công.

“Chúng tôi đã nhận được báo cáo về giao tranh ở một số khu vực, nhưng thông tin liên lạc bị hỏng, khiến việc đánh giá toàn bộ tác động trở nên khó khăn”, Lisette Suárez, người đứng đầu Bộ phận Bảo vệ và Sức khỏe Tâm thần của Action Against Hunger tại Myanmar, một trong những tổ chức chịu trách nhiệm thu thập viện trợ nhân đạo nước ngoài và phân phối trên khắp cả nước.
“Điều cần thiết là phải đảm bảo tiếp cận an toàn và không hạn chế cho tất cả các cộng đồng bị ảnh hưởng, bất kể họ nằm dưới sự kiểm soát của ai”, bà nhấn mạnh.
Việc phân phối viện trợ nhân đạo cũng bị cản trở vì nhiều con đường và đại lộ chính “đã bị phá hủy hoàn toàn” do trận động đất.
“Hơn nữa, một số sân bay địa phương vẫn đang nỗ lực khôi phục hoạt động, hạn chế vận chuyển hàng không viện trợ nhân đạo”, Suárez nói thêm.
Không có lương thực, nước hoặc điện
Ngoài sự tê liệt về cơ sở hạ tầng này là các vấn đề hành chính, vì nhiều văn phòng chính phủ cũng bị thiệt hại và một số nhân viên của họ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thảm kịch, Suárez lưu ý.
"Đất nước đã trải qua một cuộc khủng hoảng nhân đạo trước thảm họa, với một cuộc xung đột hạn chế khả năng di chuyển và tiếp cận an toàn đến nhiều khu vực", bà chỉ ra.
Nguồn cung cấp điện và nước sạch vẫn bị gián đoạn, cản trở việc tiếp cận các dịch vụ y tế và làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh lây lan qua nước và thực phẩm. Hơn nữa, các bệnh viện đang hoạt động ở một nửa công suất.
“Họ đang điều trị cho bệnh nhân trên đường phố, với nguồn lực hạn chế và không có điện. Một số ít trung tâm chăm sóc còn lại đã quá tải”, một nhân viên của Action Against Hunger, một tổ chức đã hoạt động tại quốc gia này trong 30 năm, cho biết.
Các vấn đề về nguồn cung cấp cũng ảnh hưởng đến thực phẩm. “Các thị trường đã sụp đổ và không có khả năng tiếp cận các loại thực phẩm cơ bản. Hàng nghìn gia đình đã mất đi kế sinh nhai”.
Trận động đất không chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng của những người phải di dời trong nước do xung đột. “Nó đã ảnh hưởng đến tất cả mọi người, không phân biệt. Cộng đồng phải di dời, những người sống trong vùng xung đột và những người không phải di dời”, Suárez giải thích, người cũng nhấn mạnh đến tác động tâm lý không thể tính toán được đối với một bộ phận dân số vốn đã bị chấn thương bởi chiến tranh.
“Trận động đất đã để lại dấu ấn sâu xa đến sức khỏe tâm thần của người dân. Không chỉ các cộng đồng phải chịu tổn thất về người và vật chất, mà các đội ứng phó cũng đang phải làm việc trong điều kiện vô cùng khó khăn”, bà giải thích.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng viện trợ quốc tế đã bắt đầu đến. “Nhiều tổ chức đang sử dụng các vật dụng đã được dự trữ cho mùa gió mùa [tháng 6-tháng 10], nhưng có lẽ sẽ không đủ”, Suárez chỉ ra.
Trong mọi trường hợp, bất chấp sự tàn phá, cộng đồng Công Giáo nhỏ bé ở Myanmar vẫn tiếp tục cho thấy khả năng phục hồi tuyệt vời. “Đức tin của chúng tôi vẫn mạnh mẽ. Bất chấp những khó khăn, chúng tôi vẫn đoàn kết, cầu nguyện và giúp đỡ lẫn nhau. Chúng tôi không thể mất hy vọng rằng những ngày tươi sáng hơn sẽ đến”, vị linh mục từ Giáo phận Loikaw cho biết.
Phép lạ Thánh Thể BETTBRUNN ĐỨC, 1125
Đặng Tự Do
17:03 03/04/2025
Trong Phép lạ Thánh Thể Bettbrunn, một người nông dân rất ngoan đạo vì lòng nhiệt thành quá mức đã đánh cắp một Bánh Thánh mà ông mang về trang trại của mình ở Viehbrunn. Một ngày nọ, Bánh Thánh vô tình rơi xuống đất nhưng không ai có thể nhặt được.
Mọi cách đều được thử và cuối cùng vị Giám mục Regensburg đã can thiệp.
Đức Giám Mục chỉ có thể nâng Mình Thánh Chúa lên sau khi hứa với Chúa rằng ngài sẽ xây một nhà thờ để tôn vinh Mình Thánh Chúa.
Tin tức về phép lạ lan truyền nhanh chóng và thu hút một lượng lớn khách hành hương. Việc xây dựng thị trấn Bettbrunn và Nhà thờ Chúa Cứu Thế ngày nay là nhờ vào phép lạ Thánh Thể diễn ra vào năm 1125. Tại nơi mà thị trấn và nhà thờ tọa lạc hiện nay, trước đây chỉ có một trang trại nhỏ tên là Viehbrunn, vì bên cạnh đó có một cái giếng được dùng để cung cấp nước cho gia súc. Chủ sở hữu là một người đàn ông hết sức sùng kính Bí tích Thánh Thể.
Người đàn ông này sống cách nhà thờ giáo xứ Tholling một tiếng rưỡi và không phải lúc nào ông cũng có thể tham dự Thánh lễ. Vì lòng nhiệt thành của mình, ông quyết định giải quyết vấn đề không phải lúc nào cũng có thể đến nhà thờ bằng cách bí mật đánh cắp một Mình Thánh và mang về nhà. Người nông dân lấy chiếc gậy mà ông luôn mang theo bên mình và khoét một lỗ ở đầu trên cùng để ông đặt Mình Thánh vào đó. Mỗi ngày, khi gia súc đang nghỉ ngơi, ông cắm chiếc gậy của mình xuống đất và quỳ xuống trước Mình Thánh Chí Thánh trong nhiều giờ. Trong nhiều tháng, người đàn ông tiếp tục theo cách này cho đến một ngày, vì mất bình tĩnh, ông đã bốc đồng ném chiếc gậy có Mình Thánh vào một đàn gia súc đã đi lạc quá xa.
Bánh Thánh rơi xuống đất và người nông dân, vô cùng buồn bã, cúi xuống nhặt nó lên. Mọi nỗ lực để nâng nó lên đều vô ích và khi không biết phải làm gì, ông đã gửi người đi tìm cha xứ Tholling. Nhưng vị linh mục cũng không thể nhặt nó lên và cuối cùng họ đã đến gặp Đức Giám Mục Hartwich của Regensburg, người đã ngay lập tức đến nơi xảy ra phép lạ cùng với tất cả các giáo sĩ của mình.
Chỉ khi ngài hứa sẽ xây một nhà nguyện ở nơi đó, ngài mới thành công trong việc nhặt Mình Thánh Chúa từ dưới đất lên. Vào năm 1125, việc xây dựng nhà nguyện đã hoàn tất và thánh tích quý giá được lưu giữ tại nơi này cho đến năm 1330 khi một trận hỏa hoạn đã thiêu rụi mọi thứ. Sau đó, nhà nguyện được xây dựng lại và bên trong nhà nguyện, họ đặt một trong những cây cột đã được cứu khỏi đám cháy.
Source:The Real Presence
40 Bài Tĩnh Tâm Mùa Chay - Thứ Sáu tuần thứ 4 Mùa Chay – Ngày 04-04
J.B. Đặng Minh An dịch
17:04 03/04/2025
Kn 2:1, 12-22
Tv 33(34):16, 18, 19-21, 23
Ga 7:1-2, 10, 25-30
Chúng không biết những bí nhiệm của Thiên Chúa, chẳng trông chờ người thánh thiện sẽ được thưởng công, cũng không tin kẻ tinh tuyền sẽ được ân thưởng. (Kn 2:22)
Bạn đã bao giờ bắt đầu ăn kiêng, thử học một nhạc cụ hay cố gắng cải thiện thể lực của mình chưa? Chúng ta bắt đầu với hy vọng và sự lạc quan lớn lao. Chúng ta có tầm nhìn về tương lai thúc đẩy chúng ta tiến về phía trước, chúng ta mong chờ phần thưởng cuối cùng.
Tuy nhiên, tôi chắc rằng bạn đã từng đưa ra những lý do nhỏ nhặt để dừng chế độ ăn kiêng, không tập luyện, không tập thể dục: “Chỉ lần này thôi; chỉ lần này thôi!” Thông thường, do những khó khăn, nỗ lực hoặc đấu tranh có liên quan, chúng ta quên mất tầm nhìn của mình và chẳng màng đến nữa những phần thưởng sẽ đến từ nỗ lực đó.
Bài đọc thứ nhất hôm nay chỉ ra một thực tế tương tự - lý luận sai lầm của những người đã mất hy vọng vào việc sống một cuộc sống đức hạnh. Lý luận sai lầm này nói rằng, “chẳng trông chờ người thánh thiện sẽ được thưởng công, cũng không tin kẻ tinh tuyền sẽ được ân thưởng”
Đời sống Kitô đầy rẫy những cuộc đấu tranh, và đôi khi chúng ta cũng có thể cảm thấy mất hy vọng hoặc mất nhiệt huyết để sống cuộc sống đó? Chúng ta cũng có thể khuất phục trước lý lẽ sai lầm như vậy và nói rằng, “Lần này sẽ không quan trọng.” “Chỉ lần này thôi mà ăn nhằm gì,” v.v.
Vào những lúc như vậy, chúng ta mất đi tầm nhìn và mất đi mục tiêu cuối cùng của đời sống Kitô hữu: đó là sự hiệp nhất với Thiên Chúa. Tuy nhiên, bài đọc hôm nay nhắc nhở chúng ta rằng những người đức hạnh, mặc dù họ có thể đau khổ, cuối cùng sẽ tìm thấy ngôi nhà đích thực của họ trong Thiên Chúa. Niềm hy vọng của họ không phải là vô ích. Qua cuộc đời, cái chết và sự Phục sinh của Chúa Giêsu - thực sự và biến đổi - chúng ta được bảo đảm đặt niềm hy vọng của mình một cách vững chắc vào đời sống Kitô hữu.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho cuộc sống, cái chết và sự phục sinh của Chúa ban cho con niềm hy vọng rằng những đấu tranh và khó khăn của con là có thể vượt qua, và nhờ tín thác vào Chúa, cuối cùng con sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng là được sống kết hiệp với Chúa muôn đời. Amen
Sứ thần tòa thánh tại El Salvador phê phán lạm dụng phụng vụ
Đặng Tự Do
17:05 03/04/2025
Tòa sứ thần tại El Salvador đã ban hành một bản sửa lỗi về những bất thường xảy ra vào ngày 24 tháng 3 trong Thánh lễ kỷ niệm 45 năm ngày ám sát Thánh Oscar Romero, người từng là Tổng giám mục San Salvador trong cuộc nội chiến của đất nước này.
Thánh lễ được tổ chức tại nhà nguyện nơi Đức Cha Romero bị ám sát khi đang cử hành Thánh lễ vào ngày 24 tháng 3 năm 1980, có sự hiện diện trái phép của một nữ giám mục Anh giáo tại bàn thờ và những biểu ngữ phản đối đề xuất khai thác vàng, vi phạm các chuẩn mực phụng vụ Công Giáo.
Trong một số bức ảnh do phương tiện truyền thông Salvador công bố, có thể thấy một nữ giám mục Anh giáo đứng sau bàn thờ cùng với giám mục của Nhà thờ Công Giáo Cổ Salvador và nhà hoạt động chống khai thác mỏ Neftalí Ruiz; cùng với Đức Cha chủ trì buổi lễ, là Đức Giám Mục Oswaldo Estefano Escobar Aguilar; và Đức Cha Raúl Vera, giám mục hiệu tòa của Saltillo, Mexico.
Trong một số bức ảnh, người ta cũng có thể thấy những biểu ngữ trước bàn thờ với những khẩu hiệu như “Mọi mỏ đều gây ô nhiễm. Nói không với khai thác, nói có với sự sống” và “Tự do cho những người bảo vệ môi trường”.
Tuyên bố của Sứ thần Tòa Thánh tại El Salvador
Trong một tuyên bố phê phán những bất quy tắc, tòa sứ thần tòa thánh tại El Salvador nhắc nhở rằng “các lễ kỷ niệm đại kết được chia sẻ với các thành viên của các nhà thờ không phải Công Giáo chỉ bao gồm Phụng vụ Lời Chúa và phần chú giải, cùng với những lời cầu nguyện của các tín hữu và lời cầu nguyện mà Chúa chúng ta đã dạy chúng ta: là Kinh Lạy Cha “.
Hơn nữa, theo các chuẩn mực phụng vụ, “cần phải lưu ý rằng bàn thờ chỉ dành riêng cho việc cử hành Thánh Thể”.
“Những gì xảy ra tại Nhà nguyện Hospitalito không nên diễn ra vì giáo luật cấm điều đó”, tuyên bố kết luận.
Các nguồn tin từ Tổng giáo phận San Salvador yêu cầu không nêu tên đã nói với ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA, rằng các biểu ngữ này là trái phép và chúng được đặt vào cuối Thánh lễ. Liên quan đến sự hiện diện của “nữ giám mục” Anh giáo và nhà hoạt động chống khai thác mỏ Ruiz, tổng giáo phận nhấn mạnh rằng tòa sứ thần đã ban hành một tuyên bố về vấn đề này.
ACI Prensa đã liên lạc với văn phòng của Tổng giám mục San Salvador, José Luis Escobar, vào ngày hôm sau, ngày 25 tháng 3 để hỏi về những điều bất thường tại Thánh lễ ngày 24 tháng 3. Trong một email, thư ký của ngài trả lời rằng “thật không may, Đức Tổng Giám Mục có nhiều cam kết hơn dự định và sẽ không có mặt tại Tòa Giám Mục, vì vậy chúng tôi xin lỗi vì không thể hỗ trợ yêu cầu này”.
Điều 908 của Bộ Giáo luật, luật điều chỉnh Giáo hội hoàn vũ, nêu rõ rằng “Các linh mục Công Giáo bị cấm đồng tế Thánh Thể với các linh mục hoặc thừa tác viên của các Giáo Hội hoặc cộng đồng giáo hội không hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo”.
Ngoài ra, Điều 844 nhấn mạnh rằng “Các thừa tác viên Công Giáo chỉ ban các bí tích một cách hợp pháp cho các tín hữu Công Giáo, những người cũng chỉ nhận các bí tích một cách hợp pháp từ các thừa tác viên Công Giáo mà thôi”.
Vào tháng 2, một nữ mục sư Anh giáo đã “đồng tế” một thánh lễ nhậm chức tổng giám mục của Tổng giáo phận Chapecó ở Brazil.
Căng thẳng giữa Giáo Hội và Bukele về khai thác mỏ
Cuộc tranh cãi nổ ra trong Thánh lễ tưởng niệm 45 năm ngày ám sát Thánh Oscar Romero phản ánh những căng thẳng hiện tại ở El Salvador, đặc biệt là xung quanh luật khai thác kim loại do Tổng thống Nayib Bukele thúc đẩy.
Sự hiện diện của các biểu ngữ phản đối khai thác mỏ và các nhân vật tôn giáo không phải Công Giáo tại bàn thờ trong buổi lễ nhằm nhấn mạnh sự phản đối sáng kiến của chính phủ.
Vào ngày 19 tháng 3, các giám mục El Salvador đã trình một lá thư lên Hội đồng Lập pháp, được 150.000 chữ ký ủng hộ, yêu cầu bãi bỏ Luật Khai thác Kim loại. Khai thác đã bị cấm ở nước này kể từ năm 2017 nhưng đã được chấp thuận vào tháng 12 năm 2024 với sự ủng hộ của Bukele.
Vào tháng 12 năm 2024, Bukele gọi lệnh cấm này là vô lý, bởi vì sự giàu có do Chúa ban tặng “có thể được sử dụng một cách có trách nhiệm” để đạt được sự phát triển kinh tế và xã hội cao.
Tổng thống cho biết trên tài khoản X của mình rằng “các nghiên cứu được thực hiện chỉ trong 4% diện tích tiềm năng đã xác định được 50 triệu ounce vàng, có giá trị ngày nay là 131,565 tỷ đô la. Con số này tương đương với 380% GDP của El Salvador”.
Tuy nhiên, các giám mục lo ngại rằng những hoạt động này sẽ làm tăng “ô nhiễm nước và không khí… gây ra tử vong và bệnh tật không thể khắc phục”, đặc biệt là trong số những người nghèo.
Source:Catholic News Agency
VietCatholic TV
Công lý nhãn tiền: Trên đường gây án, siêu máy bay Nga gặp nạn. Tân Tổng Tư Lệnh Mỹ bênh vực Ukraine
VietCatholic Media
04:30 03/04/2025
1. Một trong 60 máy bay ném bom Tu-22M cánh xoay của Nga vừa bị rơi
Một máy bay ném bom Tupolev Tu-22M của không quân Nga đã bị rơi tại Quận Usolsky, miền đông nước Nga, cách Ukraine 4345 km. Có lẽ đây là chiếc thứ năm trong số những tổn thất máy bay ném bom Tu-22M dài 42 m. Nga đã mất 4 chiếc như thế trong 37 tháng kể từ khi họ mở rộng cuộc xâm lược vào Ukraine.
Con số này chiếm gần 10 phần trăm trong số khoảng 60 chiếc Tu-22M cánh cụp trước chiến tranh. Đó là phiên bản nâng cấp của máy bay ném bom thời Chiến tranh Lạnh mang theo hỏa tiễn hành trình chống hạm và tấn công đất liền và theo quan điểm của Ukraine, đây là vũ khí khủng bố. Ngày nay, chúng chủ yếu nhắm vào các thành phố của Ukraine. Nạn nhân của chúng thường là dân thường.
Fighterbomber, kênh Telegram của không quân Nga, đã xác nhận vụ tai nạn vào thứ Tư. Trong bản tin hôm Thứ Năm, 03 Tháng Tư, thông tấn xã nhà nước RIA Novosti cho biết “Phi hành đoàn đang được tìm kiếm”.
Lực lượng Tu-22M đã trải qua một cuộc chiến khó khăn. Trước vụ tai nạn hôm thứ Tư, không quân Nga đã mất bốn máy bay ném bom—một chiếc khác bị rơi, một chiếc bị bắn hạ và hai chiếc bị phá hủy do máy bay điều khiển từ xa của Ukraine.
Lực lượng tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa tầm xa của Ukraine đã tập trung phần lớn sự chú ý vào các căn cứ máy bay ném bom của Nga. Một loạt các cuộc tấn công từ Tháng Giêng đến tháng 3 nhắm vào căn cứ không quân Engels ở miền nam nước Nga, cách Ukraine 644 km, đã phá hủy một kho hỏa tiễn hành trình phóng từ máy bay ném bom khổng lồ có giá gần 1 tỷ đô la.
Máy bay Tu-22M gần như luôn thực hiện các cuộc đột kích từ xa, phóng hỏa tiễn hành trình từ khoảng cách xa tới 960 km. Điều này giúp máy bay Tu-22M tránh xa tầm bắn của hỏa tiễn đất đối không của Ukraine—thường là vậy. Nhưng điều đó không có nghĩa là các cuộc đột kích của máy bay ném bom hoàn toàn an toàn cho phi hành đoàn của chúng. Tháng 4 năm ngoái, một khẩu đội đất đối không của Ukraine—có thể là một khẩu đội S-200 cũ nhưng mạnh—đã bắn trúng một chiếc Tu-22M đang bay qua miền nam nước Nga ngay khi nó vừa phóng hỏa tiễn hành trình Kh-22.
Chỉ cần mang theo một chiếc Kh-22 cổ điển từ những năm 1960 cũng có thể nguy hiểm. Chuyên gia hàng không Bill Sweetman cho biết Nga thường ném từ những chiếc máy bay này xuống Ukraine các hỏa tiễn cổ chứa khoảng 4 tấn nhiên liệu hypergolic.
Nhưng với tất cả những rủi ro và tổn thất mà cộng đồng Tu-22M phải chịu đựng trong khi khủng bố dân thường Ukraine, không có lý do gì để tin rằng người Ukraine sẽ dừng các cuộc tấn công vào lực lượng Tu-22M của Nga—thậm chí là tạm thời. Không quân Nga đã mất máy bay ném bom với tốc độ chỉ một hoặc hai máy bay mỗi năm. Họ có quá đủ Tu-22M và Tupolev Tu-95 và Tu-160 lớn hơn để ném bom Ukraine trong tương lai gần.
[Forbes: One Of Russia’s 60 Swing-Wing Tu-22M Bombers Just Crashed]
2. Máy bay ném bom của Nga rơi ở tỉnh Irkutsk, phi công thiệt mạng
Sáng Thứ Năm, 03 Tháng Tư, Thống đốc tỉnh Irkutsk Igor Kobzev, nói với hãng thông tấn nhà nước TASS, rằng một máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 của Nga đã bị rơi ở tỉnh Irkutsk của ông vào ngày 2 tháng 4, khiến phi công thiệt mạng và buộc bốn thành viên phi hành đoàn phải nhảy dù.
Chiếc máy bay được cho là đang thực hiện chuyến bay theo lịch trình khi nó rơi xuống một khu vực hoang vắng. “Đội tìm kiếm và cứu nạn đã đến hiện trường đang di tản các thành viên phi hành đoàn đến phi trường căn cứ”, Kobzev nói.
Kobzev cho biết vụ tai nạn là do trục trặc kỹ thuật và không có người dân địa phương nào bị thương.
Kênh Telegram Mash đưa tin rằng máy bay đã đâm vào đường dây điện, gây mất điện ở hai thị trấn gần đó.
Tu-22M3, máy bay ném bom siêu thanh do Liên Xô phát triển, vẫn là thành phần chủ chốt của Không quân Nga và đã được sử dụng trong các cuộc không kích chống lại Ukraine.
Máy bay này đóng vai trò trong cuộc ném bom dữ dội của Nga vào Mariupol năm 2022, thả bom câm xuống thành phố bị bao vây này.
Đây là vụ tai nạn máy bay quân sự mới nhất của Nga. Vào ngày 24 tháng 3, một máy bay tấn công Su-25 đã bị rơi trong chuyến bay huấn luyện ở Primorsky Krai thuộc vùng Viễn Đông của Nga, Bộ Quốc phòng Nga đưa tin.
Trước đó, Thống Đốc khu vực Donetsk Vadym Filashkin ghi nhận rằng Nga đã không ném bom vào các khu vực Donetsk trong ngày Thứ Tư, 02 Tháng Tư. Từ đầu năm 2025 đến nay, không ngày nào Donetsk không bị ném bom. Ông dự đoán có lẽ Nga đã cạn kiệt các loại bom sau các cuộc tấn công không ngừng bằng máy bay điều khiển từ xa của quân Ukraine trên đất Nga. Tuy nhiên, có lẽ không phải. Nguyên nhân chính là do chiếc máy bay ác ôn đã bị rớt.
[Kyiv Independent: Russian bomber crashes in Irkutsk Oblast, pilot killed]
3. Người được Tổng thống Trump chọn làm tướng hàng đầu của Hoa Kỳ ủng hộ việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine
Trung tướng về hưu Dan Caine, người được Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đề cử làm Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hỗ trợ quân sự của Hoa Kỳ cho Ukraine trong phiên điều trần phê chuẩn của Thượng viện vào ngày 1 tháng 4.
Caine nói với Ủy ban Quân lực Thượng viện rằng Washington “nên tập trung vào những năng lực độc đáo mà chỉ Hoa Kỳ mới có thể cung cấp”, trong khi các nước Âu Châu nên tăng cường hỗ trợ.
Tổng thống Trump đã bổ nhiệm Caine vào vị trí lãnh đạo quân đội Hoa Kỳ sau khi Tướng Charles Quinton Brown bị sa thải.
Caine, một sĩ quan Không quân đã nghỉ hưu và là một nhà đầu tư mạo hiểm, đã phục vụ trong Chiến tranh Iraq và là phó giám đốc phụ trách các vấn đề quân sự tại CIA từ năm 2021 đến năm 2024.
“Về mặt quân sự, Ukraine có quyền tự vệ, và từ quan điểm đó, sự hỗ trợ an ninh của chúng ta sẽ giúp Ukraine tự vệ”, vị tướng này cho biết khi được hỏi về tầm quan trọng của viện trợ quân sự của Hoa Kỳ dành cho Kyiv trong và sau chiến tranh.
“Sự hỗ trợ của chúng ta giúp cải thiện vị thế của Ukraine tại bàn đàm phán và ngăn chặn Nga xâm lược thêm nữa”, tuy nhiên ông nhấn mạnh rằng Washington chỉ là “một phần trong mạng lưới các quốc gia hỗ trợ quốc phòng cho Ukraine”.
Một số bình luận được ông đưa ra trái ngược với chính sách của Tổng thống Trump, vì chính quyền mới chưa phê duyệt bất kỳ gói quân sự mới nào cho Ukraine và thậm chí còn tạm dừng hỗ trợ quốc phòng do người tiền nhiệm của ông, Tổng thống Joe Biden phân bổ. Đồng thời, Tổng thống Trump đã thúc giục Âu Châu chịu trách nhiệm nhiều hơn cho quốc phòng của Ukraine.
Ngay cả trước khi nhậm chức, tân tổng thống Hoa Kỳ đã cam kết làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình nhanh chóng ở Ukraine. Trong khi Kyiv đồng ý ngừng bắn toàn bộ 30 ngày trong các cuộc đàm phán vào ngày 11 tháng 3, Mạc Tư Khoa đã bác bỏ đề xuất này trừ khi nó bao gồm lệnh cấm viện trợ quân sự cho Ukraine.
Thảo luận về mối đe dọa mà Mạc Tư Khoa gây ra cho Hoa Kỳ và các đồng minh, Tướng Caine cho biết năng lực thông thường của Nga đã bị căng thẳng do cuộc chiến với Ukraine, nhưng ông cảnh báo về các hoạt động bất đối xứng có thể xảy ra dưới “ngưỡng xung đột quân sự”.
Vị tướng đã nghỉ hưu này cũng lưu ý rằng Putin vẫn cam kết thực hiện các mục tiêu chiến tranh của mình, bao gồm mở rộng lãnh thổ và “buộc Ukraine phải trung lập”.
Điện Cẩm Linh đã yêu cầu Ukraine rút quân hoàn toàn khỏi các tỉnh Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson, bốn vùng bị tạm chiếm một phần của Ukraine mà nước này tuyên bố là lãnh thổ của mình một cách bất hợp pháp.
Mạc Tư Khoa còn yêu cầu cấm Ukraine gia nhập NATO, trong khi Tổng thống Trump cũng loại trừ khả năng Kyiv gia nhập liên minh.
Ukraine đã từ chối công nhận sự xâm lược của Nga và các hạn chế trong việc tham gia liên minh trong các cuộc đàm phán.
Caine cho biết: “Mạc Tư Khoa có thể coi cuộc xung đột này là có lợi cho mình và sẽ tiếp tục theo đuổi cuộc chiến vào năm 2025 mặc dù có nhiều thương vong do các hoạt động liên tục”.
“Cuộc xung đột vào năm 2025 có thể sẽ tiếp tục là cuộc chiến tranh tiêu hao, với cả hai bên đều chịu tổn thất nặng nề về nhân sự và vật chất.”
[Kyiv Independent: Trump's pick for top US general backs military support for Ukraine]
4. Tổng thống Trump châm ngòi chiến tranh thương mại với tất cả, áp thuế 20% lên Liên Hiệp Âu Châu, 10% lên Ukraine
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vào ngày 2 tháng 4 đã công bố mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này, cùng với mức thuế cao hơn đối với hàng chục quốc gia duy trì thặng dư thương mại với Hoa Kỳ.
Ông tuyên bố biện pháp này cuối cùng sẽ củng cố nền kinh tế Hoa Kỳ và giảm giá cho người tiêu dùng, đồng thời nói thêm rằng nó sẽ đóng vai trò thiết lập lại hoàn toàn cho ngành công nghiệp Mỹ.
Phát biểu tại sự kiện “Làm cho nước Mỹ giàu có trở lại” tại Vườn Hồng, Tổng thống Trump cho biết Hoa Kỳ đã bị cả đồng minh và đối phương bóc lột trong nhiều thập niên, mô tả đất nước này đã bị “cướp bóc, cướp bóc, hãm hiếp và cướp bóc”.
Campuchia phải đối mặt với mức thuế cao nhất là 49%, tiếp theo là Việt Nam với mức 46%. Liên minh Âu Châu sẽ phải chịu mức thuế 20%, trong khi hàng hóa từ Trung Quốc sẽ bị đánh thêm 34% và hiện sẽ phải đối mặt với mức thuế 54%. Ukraine cũng nằm trong danh sách, chịu mức thuế 10%.
Theo biểu đồ của Tòa Bạch Ốc, Nga và Belarus không có tên trong danh sách.
Có lẽ là do, kể từ năm 2022, quan hệ thương mại và kinh tế giữa Hoa Kỳ và cả hai nước đã được điều chỉnh bằng các lệnh trừng phạt và hạn chế đặc biệt. Do đó, chính sách thuế quan không còn mang tính có đi có lại mà bị thúc đẩy bởi các lệnh trừng phạt.
Theo Tòa Bạch Ốc, thuế quan sẽ có hiệu lực vào ngày 5 tháng 4. “Những mức thuế quan này sẽ vẫn có hiệu lực cho đến khi Tổng thống Trump xác định rằng mối đe dọa do thâm hụt thương mại và cách đối xử không có đi có lại cơ bản được thỏa mãn, giải quyết hoặc giảm nhẹ”, thông báo nêu rõ.
Một số mặt hàng sẽ được miễn thuế quan có đi có lại, bao gồm thép, nhôm, đồng, dược phẩm, chất bán dẫn, gỗ xẻ, vàng thỏi và một số nguồn năng lượng và khoáng sản không có ở Hoa Kỳ.
Một số đảng viên Dân chủ đã chỉ trích “thuế quan qua lại” của Ông Donald Trump, lập luận rằng các biện pháp này sẽ tác động tiêu cực đến tầng lớp lao động Mỹ. Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Dick Durbin của Illinois cho biết với mức thuế quan mới, “các gia đình Mỹ sẽ thấy giá thực phẩm, xe hơi, xăng tăng cao và việc làm của người Mỹ sẽ bị ảnh hưởng”.
“Thay vì hạ chi phí sinh hoạt, Tổng thống Trump lại tăng chi phí”, Durbin viết.
Dân biểu đảng Dân chủ Hoa Kỳ Bill Foster nói thêm rằng “Tổng thống Trump đang ép chúng ta vào một cuộc chiến thương mại không cần thiết mà không có mục tiêu hay chiến lược rõ ràng”.
Từ bên kia Đại Tây Dương, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã bình luận về quyết định thuế quan, ông viết: “Tình bạn có nghĩa là quan hệ đối tác. Quan hệ đối tác có nghĩa là thuế quan thực sự và thực sự có đi có lại. Cần có những quyết định phù hợp”, và bao gồm cả biểu tượng cảm xúc cờ Liên Hiệp Âu Châu và Hoa Kỳ.
Trong khi đó, Thủ tướng Ý Giorgia Meloni, người được coi là đồng minh của Tổng thống Trump, đã tuyên bố vào ngày 2 tháng 4 rằng mức thuế mà chính quyền của Trump áp dụng là “sai” và sẽ không phục vụ cho lợi ích của Hoa Kỳ.
Bà nói: “Chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để hướng tới một thỏa thuận với Hoa Kỳ, với mục đích tránh một cuộc chiến tranh thương mại chắc chắn sẽ làm suy yếu phương Tây theo hướng có lợi cho các thế lực toàn cầu khác”.
[Kyiv Independent: Trump ignites trade war against all, slaps 20% tariff on EU, 10% on Ukraine]
5. Tai nạn máy bay ở Ohio
Theo các báo cáo, một phi công đã thiệt mạng sau khi một chiếc máy bay nhỏ bị rơi ở Ohio vào thứ ba.
Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 5 giờ chiều giờ địa phương tại Quận Tuscarawas, Fox News đưa tin, trích dẫn lời các quan chức của Cảnh sát tuần tra đường bộ tiểu bang Ohio.
Chiếc máy bay Cessna 310Q đời 1973 đã đâm vào một cánh đồng nông trại ở Mill Township ngay sau khi cất cánh từ Sân bay Harry Clever Field lúc 4 giờ 40 phút chiều
Không có ai khác trên chiếc máy bay sáu chỗ ngồi khi nó bị rơi.
Những bức ảnh chụp tại hiện trường cho thấy khói bao quanh chiếc máy bay nhỏ, phần lớn đã bị phá hủy trong vụ tai nạn.
Theo Fox News, Sân bay Harry Clever Field không có tháp kiểm soát không lưu và không có cuộc gọi cấp cứu nào được thực hiện từ máy bay trước khi xảy ra sự cố.
Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia và Cục Hàng không Liên bang hiện đang tiến hành các cuộc điều tra riêng của họ, Cảnh sát Tuần tra Đường bộ Tiểu bang Ohio cho biết
[Newsweek: Plane Crashes in Ohio: What to Know]
6. Ba Lan bắt giữ người Ukraine bị tình nghi làm gián điệp cho Nga
Cơ quan an ninh nội địa Ba Lan, gọi tắt là ABW đã bắt giữ một người Ukraine bị tình nghi làm gián điệp cho Nga, theo dõi các cơ sở quân sự của Ba Lan thay mặt cho cơ quan tình báo FSB của Mạc Tư Khoa, hãng tin Ba Lan RMF24 đưa tin vào ngày 1 tháng 4.
Phát ngôn nhân Bộ Nội Vụ Ba Lan cho biết các công tố viên tại tỉnh Masovian phía đông đã buộc tội nghi phạm hoạt động gián điệp, với mức án có thể lên tới 5 đến 30 năm tù.
Người Ukraine này đã thừa nhận các cáo buộc, nói rằng anh ta làm việc cho Nga vì lý do ý thức hệ, RMF24 viết. Chính quyền Ba Lan đã bắt giữ nghi phạm trong ba tháng khi quá trình tố tụng hình sự đang diễn ra.
Các vụ bắt giữ nghi phạm là điệp viên tình báo Nga ở Ba Lan đã tăng đột biến trong những năm qua vì Warsaw đã trở thành đồng minh quan trọng của Ukraine trong cuộc đấu tranh chống lại cuộc xâm lược của Nga.
Tình báo Nga cũng bị cáo buộc dàn dựng vụ tấn công đốt phá một trung tâm mua sắm ở Warsaw vào năm 2024.
Ba Lan, thành viên NATO, giáp với đồng minh Belarus của Nga và vùng đất Kaliningrad được quân sự hóa mạnh mẽ của Nga. Khi những cảnh báo về một cuộc đụng độ tiềm tàng giữa Mạc Tư Khoa và liên minh này gia tăng, Ba Lan sẽ đứng ở tuyến đầu của một cuộc xung đột như vậy.
Trong số 35.662.000 dân Ukraine có đến 17.3% là người gốc Nga. Họ là những di dân hay con cháu các di dân được Nga đưa sang cài cắm ở Ukraine trong thời kỳ cộng sản.
[Kyiv Independent: Poland detains Ukrainian suspected of spying for Russia]
7. Các quan chức chính quyền Tổng thống Trump cho biết lệnh ngừng bắn khó có thể xảy ra trong những tháng tới, Reuters đưa tin
Các quan chức cao cấp trong chính quyền Tổng thống Trump đã thảo luận trong những ngày gần đây rằng Washington lệnh ngừng bắn giữa Nga và Ukraine khó có thể xảy ra trong những tháng tới, Reuters đưa tin vào ngày 1 tháng 4, trích dẫn lời của hai quan chức Hoa Kỳ giấu tên.
Hãng thông tấn này đưa tin, Hoa Kỳ đang vạch ra kế hoạch gây thêm áp lực lên cả Kyiv và Mạc Tư Khoa vì mục tiêu ngừng bắn hoàn toàn vào tháng 4 hoặc tháng 5 dường như ngày càng khó có thể xảy ra.
Trong các cuộc đàm phán tại Jeddah vào ngày 11 tháng 3, Ukraine đã đồng ý với lệnh ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày do Hoa Kỳ đề xuất, nhưng Điện Cẩm Linh đã bác bỏ đề xuất này trừ khi nó bao gồm các điều kiện làm suy yếu khả năng phòng thủ của Kyiv, cụ thể là ngừng hỗ trợ quân sự nước ngoài.
Ba bên đã đồng ý về một lệnh ngừng bắn một phần, bao gồm các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng và Hắc Hải, trong các cuộc đàm phán tại Riyadh tuần trước.
Kể từ đó, Kyiv và Mạc Tư Khoa cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn năng lượng, trong khi tương lai của lệnh ngừng bắn Hắc Hải vẫn còn chưa chắc chắn vì Nga gắn nó với việc dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt của phương Tây.
Trong khi chính quyền Tổng thống Trump từ lâu đã không hài lòng với lập trường đàm phán và sự do dự của Kyiv về thỏa thuận khoáng sản do Hoa Kỳ hậu thuẫn, Reuters đưa tin rằng Washington hiện cũng đang ngày càng thất vọng với Nga.
Các quan chức Tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại giao thừa nhận rằng Putin đang tích cực trì hoãn các nỗ lực làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình.
Điều này trùng hợp với tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Nga rằng Mạc Tư Khoa chưa sẵn sàng chấp nhận các đề xuất của Tổng thống Trump “như hiện tại” vì chúng không giải quyết được “nguyên nhân gốc rễ” của cuộc chiến.
Tổng thống Trump trước đó đã nói rằng ông “tức giận” với Putin vì tiếp tục hạ thấp Tổng thống Volodymyr Zelenskiy. Cùng ngày, Tổng thống Trump cảnh báo rằng Tổng thống Zelenskiy sẽ phải đối mặt với “rắc rối lớn” với Hoa Kỳ nếu ông không ký một thỏa thuận khoáng sản quan trọng.
Vào tháng 3, Hoa Kỳ đã tạm thời ngừng hỗ trợ quân sự và tình báo cho Ukraine để gây áp lực buộc nước này ngồi vào bàn đàm phán sau cuộc đấu khẩu công khai giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Zelenskiy tại Tòa Bạch Ốc.
Tổng thống Trump cũng nhiều lần đe dọa Nga bằng các lệnh trừng phạt bổ sung, gần đây nhất là đe dọa áp thuế đối với dầu xuất khẩu của Nga nếu Putin không “thỏa thuận” chấm dứt chiến tranh.
[Kyiv Independent: Trump admin officials say ceasefire unlikely in coming months, Reuters reports]
8. Phần Lan sẽ rút khỏi hiệp ước bom mìn toàn cầu khi nỗi lo ngại về Nga ngày càng tăng
Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb cho biết hôm thứ Ba rằng Phần Lan sẽ rút khỏi hiệp định quốc tế cấm mìn sát thương, còn được gọi là Công ước Ottawa, và chi 3 phần trăm GDP cho quốc phòng.
“Phần Lan sẽ chuẩn bị cho việc rút khỏi Công ước Ottawa,” ông nói. “Quyết định này dựa trên đánh giá kỹ lưỡng của các bộ liên quan và Lực lượng Phòng vệ. Phần Lan cam kết thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình về việc sử dụng mìn có trách nhiệm,” ông nói thêm.
Công ước Ottawa năm 1997 — còn được gọi là Hiệp ước cấm mìn sát thương — đang chịu nhiều áp lực ngày càng tăng do cuộc chiến của Điện Cẩm Linh với Ukraine, đặc biệt là ở các quốc gia láng giềng với Nga.
Tháng trước, Ba Lan và ba nước vùng Baltic cũng tuyên bố sẽ rời khỏi công ước quốc tế. Phần Lan có chung đường biên giới dài 1.340 km với Nga.
Tổng thống Stubb cũng cho biết Helsinki sẽ chi 3 phần trăm GDP cho quốc phòng vào năm 2029, so với 2,4 phần trăm vào năm 2024. Con số này cao hơn mục tiêu 2 phần trăm hiện tại của NATO, mục tiêu này dự kiến sẽ được đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh vào tháng 6 tại The Hague.
“Đây là một phần trong đóng góp của Phần Lan cho Âu Châu nhằm đảm nhận trách nhiệm lớn hơn cho nền quốc phòng của chúng tôi”, Tổng thống Phần Lan cho biết.
Vào cuối tuần, Tổng thống Stubb đã có chuyến đi bất ngờ, không chính thức đến Florida và nói chuyện với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về cuộc chiến ở Ukraine.
[Politico: Finland will exit global land mine treaty as Russia fears grow]
9. ‘Liên minh những người tự nguyện’ sẽ họp tại Ukraine vào ngày 4 tháng 4, Tổng thống Zelenskiy nói
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết vào ngày 1 tháng 4 rằng các quốc gia tham gia Liên minh Tự nguyện sẽ họp tại Ukraine vào ngày 4 tháng 4.
“Chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc họp vào thứ Sáu, sẽ có một cuộc họp của các nhóm quân sự của chúng tôi giữa một số quốc gia, một nhóm nhỏ các quốc gia. Những người sẽ sẵn sàng điều động một đội quân dưới hình thức này hay hình thức khác,” Tổng thống Zelenskiy nói.
Ông cho biết chuyến thăm này sẽ là “cuộc họp chuyên sâu đầu tiên” của liên minh.
Vào ngày 31 tháng 3, Tổng thống Zelenskiy và Thủ tướng Anh Keir Starmer đã thảo luận về kế hoạch tổ chức một cuộc họp tại Ukraine trong tuần này với các đại diện quân sự từ “liên minh tự nguyện”. Cho đến nay, liên minh đã họp ở các nước Âu Châu khác hoặc họp trực tuyến.
“Đã có các cuộc tham khảo ý kiến, và đây sẽ là cuộc họp chuyên sâu đầu tiên. Chúng tôi sẽ làm rõ một số vấn đề và một số chi tiết. Điều quan trọng là nó sẽ dựa trên các đề xuất đã chuẩn bị của phía Ukraine”, Tổng thống Zelenskiy nói.
Liên minh là một nhóm các quốc gia đã cam kết cung cấp quân gìn giữ hòa bình và các bảo đảm an ninh khác cho Ukraine trong một lệnh ngừng bắn tiềm năng.
“Liên minh những người sẵn sàng” đã họp nhiều lần để xác định các bảo đảm an ninh và lực lượng gìn giữ hòa bình cho Ukraine. Các nhà lãnh đạo của 31 quốc gia đã họp tại Paris vào ngày 27 tháng 3 tại một hội nghị thượng đỉnh của liên minh.
Một số quốc gia, bao gồm Pháp và Anh, dẫn đầu liên minh, đã cam kết sẽ gửi quân đội đến thực địa để thực thi lệnh ngừng bắn.
Hoa Kỳ đã tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình giữa Ukraine và Nga trong các cuộc họp riêng biệt. Các quan chức Ukraine và Hoa Kỳ đã gặp nhau tại Saudi Arabia vào ngày 25 tháng 3.
[Kyiv Independent: 'Coalition of the Willing' to meet in Ukraine on April 4, Zelensky says]
10. Liên Hiệp Âu Châu chuyển 3,7 tỷ đô la cho Ukraine theo chương trình các cơ sở hạ tầng dân sự Ukraine, Thủ tướng Shmyhal cho biết
Ủy ban Âu Châu đã chuyển 3,5 tỷ euro, hay 3,77 tỷ đô la, cho Ukraine vào ngày 1 tháng 4 theo chương trình Cơ sở hạ tầng cho Ukraine, Thủ tướng Denys Shmyhal cho biết như trên.
Shmyhal cho biết số tiền này sẽ hỗ trợ sự ổn định kinh tế vĩ mô của Ukraine, đồng thời nói thêm rằng tổng viện trợ tài chính theo Cơ sở Ukraine hiện đã đạt 19,6 tỷ euro, hay 21,1 tỷ đô la.
“Ukraine vẫn vững bước trên con đường hướng tới hòa bình bền vững, phục hồi và tương lai Âu Châu. Biết ơn Liên Hiệp Âu Châu vì sự tin tưởng và quan hệ đối tác chiến lược”, ông nói.
Phó Thủ tướng thứ nhất kiêm Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Yulia Svyrydenko cho biết đợt giải ngân mới nhất bao gồm 3,1 tỷ euro, hay 3,3 tỷ đô la, dưới dạng các khoản vay ưu đãi và 400 triệu euro, hay 431 triệu đô la, dưới dạng tiền tài trợ, giúp trang trải các khoản chi ngân sách ưu tiên.
Việc tài trợ diễn ra sau khi Ukraine hoàn thành mọi yêu cầu theo Kế hoạch Ukraine cho quý IV năm 2024. Kế hoạch nêu rõ chiến lược phục hồi, tái thiết và hiện đại hóa của Kyiv, cũng như thời gian biểu cải cách gắn liền với quá trình gia nhập Liên Hiệp Âu Châu của Ukraine.
Để đủ điều kiện nhận khoản giải ngân mới nhất, Kyiv đã thực hiện 13 cải cách quan trọng, bao gồm các biện pháp hài hòa hóa luật pháp Ukraine với các chuẩn mực của Âu Châu, tăng cường chuyển đổi số và tăng cường tính độc lập của cơ quan quản lý năng lượng.
Vào tháng 2 năm 2024, Liên Hiệp Âu Châu đã phê duyệt Cơ sở tài chính bốn năm cho Ukraine, phân bổ 33 tỷ euro, hay 36 tỷ đô la, tiền vay và 17 tỷ euro, hay 18 tỷ đô la, tiền tài trợ để hỗ trợ nền kinh tế Ukraine và các nỗ lực tái thiết sau chiến tranh.
[Kyiv Independent: EU transfers $3.7 billion to Ukraine under Ukraine Facility program, PM Shmyhal says]
11. Cuộc thăm dò cho thấy 73% người Ukraine cho rằng Tổng thống Trump không tốt cho Ukraine
Theo một cuộc khảo sát do Viện Xã hội học Quốc tế Kyiv, gọi tắt là KIIS công bố vào ngày 1 tháng 4, khoảng 73% người Ukraine tin rằng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump là người gây bất lợi cho Ukraine, tăng đột biến so với tháng 12 năm 2024, khi chỉ có 21% có quan điểm tiêu cực về ông.
Tháng 12 năm ngoái, sau khi Tổng thống Trump tái đắc cử nhưng trước khi nhậm chức, 54% người Ukraine tin rằng tổng thống Hoa Kỳ mới sẽ có tác động tích cực đến Ukraine. Chỉ có 19% tiếp tục nghĩ như thế vào tháng 3, KIIS cho biết.
Chính quyền Tổng thống Trump đã mang đến sự thay đổi lớn trong chính sách của Washington đối với Ukraine.
Cam kết làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình nhanh chóng, Tổng thống Trump đã tìm cách đổi mới quan hệ với Nga trong khi liên tục ca ngợi mối quan hệ của ông với Putin.
Tổng thống Hoa Kỳ cũng đã ép Ukraine đàm phán ngừng bắn bằng cách tạm thời cắt đứt hỗ trợ quân sự và tình báo vào đầu tháng 3 trước khi công khai chỉ trích Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tại Phòng Bầu dục vào ngày 28 tháng 2.
Từ ngày 12 đến ngày 22 tháng 3, 55% người Ukraine cho biết họ mong đợi một thỏa thuận hòa bình khá hoặc hoàn toàn bất công từ Tổng thống Trump, giảm nhẹ so với mức 58% từ ngày 14 tháng 2 đến ngày 4 tháng 3 nhưng tăng đáng kể so với mức 31% vào tháng 12.
Đổi lại, 23% người Ukraine tin rằng Tổng thống Trump sẽ mang lại hòa bình công bằng vào tháng 12 năm 2024, 11% từ ngày 14 tháng 2 đến ngày 4 tháng 3 và 18% từ ngày 12 đến ngày 22 tháng 3.
Ngày 11 tháng 3, Hoa Kỳ và Ukraine đã đồng ý ngừng bắn trong 30 ngày, được người dân Ukraine coi là tích cực, nhưng Mạc Tư Khoa đã bác bỏ thỏa thuận này.
Nga chỉ đồng ý ngừng bắn một phần đối với các cuộc tấn công vào các cơ sở năng lượng và ở Hắc Hải. Kyiv đã cáo buộc Nga vi phạm lệnh ngừng bắn năng lượng, trong khi tương lai của lệnh ngừng bắn ở Hắc Hải vẫn còn mơ hồ vì Mạc Tư Khoa đã liên kết lệnh này với việc dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt của phương Tây.
Người dân Ukraine hiện coi Âu Châu là đồng minh đáng tin cậy hơn Hoa Kỳ Trong khi 64% số người được hỏi cho biết họ nghĩ các đối tác Âu Châu muốn Ukraine đạt được hòa bình theo các điều khoản có thể chấp nhận được, chỉ có 24% nghĩ như vậy về Hoa Kỳ
Khoảng 67% người Ukraine tin rằng Hoa Kỳ đã chán ngán việc ủng hộ Ukraine và đang thúc đẩy Kyiv phải nhượng bộ.
Cuộc khảo sát phản ánh tâm trạng thay đổi ở Ukraine liên quan đến nhiệm kỳ tổng thống của Tổng thống Trump. Nghiên cứu trước đó cho thấy trước ngày 20 tháng Giêng, nhiều người Ukraine hy vọng Tổng thống Trump sẽ quyết đoán hơn trong việc gây áp lực với Nga hướng tới một nền hòa bình công bằng so với người tiền nhiệm của ông, cựu Tổng thống Joe Biden.
Chính quyền Tổng thống Biden đã quyên góp hơn 100 tỷ đô la hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Ukraine trong cuộc chiến toàn diện. Đồng thời, chính sách của cựu tổng thống đã bị chỉ trích là quá thận trọng và tự hạn chế.
Tổng thống Trump không phê duyệt bất kỳ gói viện trợ bổ sung nào, chỉ cho phép tiếp tục dòng hỗ trợ đã được phê duyệt trước đó. Chính quyền của ông cũng cắt giảm nhiều chương trình mà Ukraine được hưởng lợi, từ các chương trình USAID tài trợ cho cơ sở hạ tầng năng lượng và xã hội dân sự đến một dự án theo dõi trẻ em Ukraine bị bắt cóc.
[Kyiv Independent: 73% of Ukrainians say Trump is bad for Ukraine, poll shows]
12. Lãnh đạo người Serb Bosnia thân Nga Dodik bỏ chạy sang Mạc Tư Khoa trong bối cảnh bị buộc tội ở Bosnia
Lãnh đạo người Serb Bosnia thân Nga Milorad Dodik, người phải đối mặt với các cáo buộc ở Bosnia và Herzegovina vì phá hoại trật tự hiến pháp, đã đến Mạc Tư Khoa, ông cho biết trong một thông điệp video vào ngày 31 tháng 3.
“Tôi đã đến Mạc Tư Khoa”, ông tuyên bố, mà không đề cập đến những đồn đoán rằng ông đang chạy trốn công lý. Vào ngày 1 tháng 4, Điện Cẩm Linh đã đăng tải đoạn phim ghi lại cảnh Putin bắt tay Dodik, nói rằng ông “rất vui” khi thấy ông ở thủ đô Nga.
Dodik, cựu tổng thống Bosnia và hiện là lãnh đạo của Republika Srpska, đã bị kết án vắng mặt vào tháng 2 với mức án một năm tù và bị cấm tham gia hoạt động chính trị trong sáu năm vì bất chấp phán quyết của Đại diện cao cấp của Liên Hiệp Quốc tại Bosnia.
Năm 2023, Dodik đã thúc đẩy một dự luật nhằm ngăn chặn việc thực hiện các quyết định của Tòa án Hiến pháp Bosnia và Đại diện cao cấp của Liên Hiệp Quốc, Christian Schmidt. Ban đầu, chính quyền đã ban hành lệnh bắt giữ nội bộ nhưng do dự không muốn giam giữ ông vì lo ngại bất ổn chính trị.
Vào ngày 27 tháng 3, khi nhà lãnh đạo người Serbia ở Bosnia chuẩn bị rời khỏi đất nước, một tòa án Sarajevo đã ban hành lệnh bắt giữ quốc tế, Politico đưa tin.
Tuần trước, Dodik đã đến Belgrade trước khi đến Giêrusalem để tham dự một hội nghị chống chủ nghĩa bài Do Thái do chính phủ Israel tổ chức. Sau khi trở về Belgrade, ông đã biến mất khỏi tầm mắt của công chúng trước khi xuất hiện trở lại ở Mạc Tư Khoa.
Dodik là người ủng hộ mạnh mẽ cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine, ủng hộ việc Cộng hòa Srpska giành độc lập khỏi Bosnia và Herzegovina và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Điện Cẩm Linh.
Việc ông đến Mạc Tư Khoa theo sau một mô hình các nhà lãnh đạo Balkan chạy trốn sang Nga để tránh bị truy tố. Năm 2001, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nam Tư Veljko Kadijevic đã chạy trốn đến Mạc Tư Khoa để trốn tránh bản cáo trạng về tội ác chiến tranh tiềm tàng của The Hague.
[Kyiv Independent: Bosnian Serb leader flees to Moscow as authorities step up pursuit]
13. Hỏa xa Nga bị tấn công mạng nghiêm trọng
Công ty Hỏa xa Nga cho biết đã bị tấn công mạng trên quy mô lớn vào ngày 1 tháng 4 khiến trang web và ứng dụng không thể truy cập được.
Công ty hỏa xa nhà nước Nga mô tả sự việc này là một “cuộc tấn công DdoS /đi-đốt/ trên quy mô lớn nhằm từ chối dịch vụ”, đồng thời cho biết các nỗ lực khôi phục hoạt động đang được tiến hành.
Tin tức này xuất hiện sau vụ tấn công mạng vào Hỏa xa Ukraine (Ukrzaliznytsia) vào ngày 23 tháng 3, khiến trang web và ứng dụng của công ty này không thể truy cập được và ngăn chặn việc mua vé trực tuyến trong nhiều ngày.
Ukraine cho biết vụ tấn công vào Hỏa xa Ukraine giống với chiến thuật của cơ quan tình báo Nga.
Downdetector.su, một trang web theo dõi sự việc sập trang web, đã ghi nhận một lượng lớn khiếu nại về trang web của Hỏa xa Nga vào lúc 11:45 sáng giờ địa phương, với 489 người dùng báo cáo sự việc tại thời điểm đó. Trang web vẫn không thể truy cập được tính đến 2:15 chiều
Hiện vẫn chưa rõ ai là người đứng sau vụ tấn công mạng. Hỏa xa Nga cho biết phòng vé của họ tại các nhà ga vẫn hoạt động bình thường.
Sự gián đoạn này xảy ra chỉ một ngày sau khi ứng dụng Mạc Tư Khoa Metro không thể truy cập được, với trang web Nga hiển thị tuyên bố của Hỏa xa Ukraine về lỗi kỹ thuật.
Các phương tiện truyền thông Nga cho rằng đây là đòn phản công của Ukraine để trả đũa vụ Nga tấn công mạng hỏa xa Ukraine vào ngày 23 Tháng Ba.
[Kyiv Independent: Russian Railways hit by major cyberattack]
14. Lãnh thổ mà Nga giành được ở Ukraine giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2024
Nhóm giám sát chiến trường DeepState đưa tin vào ngày 1 tháng 4 rằng tốc độ tiến quân của lực lượng Nga vào Ukraine đã chậm lại đáng kể trong vài tháng qua, khi Mạc Tư Khoa chỉ chiếm được 133 km2 vào tháng 3, mức thấp nhất trong tháng kể từ tháng 6 năm 2024.
Tốc độ tấn công của Nga đã tăng đều đặn kể từ tháng 7, đạt đỉnh vào tháng 11 khi quân đội Nga chiếm được 725 km2, vượt qua hàng phòng ngự quá tải của Ukraine ở một số khu vực, đặc biệt là ở phía nam Tỉnh Donetsk.
Lượng đất giành được liên tục giảm kể từ đầu mùa đông, khi quân đội Nga chiếm được 401 km2 vào tháng 12, 321 km2 vào Tháng Giêng và 189 km2 vào tháng 2.
Sự ổn định tương đối của tiền tuyến này đạt được là nhờ điều kiện mùa đông, hoạt động hiệu quả của các đơn vị máy bay điều khiển từ xa của Ukraine và khả năng tấn công tạm thời của Nga đã suy yếu.
Lực lượng Nga tiếp tục các hoạt động tấn công, đặc biệt là xung quanh thành phố Pokrovsk ở tỉnh Donetsk, nơi giao tranh trở nên dữ dội hơn vào cuối tháng 3.
Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi cho biết vào ngày 31 tháng 3 rằng lực lượng Nga đang “chậm lại” và không thể tiến vào khu vực Pokrovsk. Thị trấn Pokrovsk, nằm cách Donetsk khoảng 70 km về phía tây bắc, vẫn là một điểm nóng lớn.
Trong khi những bước tiến của Nga ở Ukraine đã chậm lại, lực lượng của họ đã gần như đảo ngược được những thành quả lãnh thổ của Ukraine tại Kursk của Nga. Ukraine kiểm soát 407 km2 tại đó vào đầu tháng 3 nhưng chỉ giữ được 70 km2 vào cuối tháng, DeepState đưa tin.
Ukraine ban đầu đã chiếm 1.300 km2 lãnh thổ Nga trước khi Mạc Tư Khoa, được tăng cường bởi các đơn vị Bắc Hàn, phát động một cuộc phản công. Kể từ khi phát động các hoạt động ở Kursk, lực lượng Nga đã phải chịu hơn 55.000 thương vong, Syrskyi cho biết vào ngày 27 tháng 3.
DeepState cảnh báo rằng lực lượng Nga trước đây tham chiến ở Kursk hiện có thể được điều động ở nơi khác, gây ra thêm mối đe dọa dọc tuyến đầu.
[Kyiv Independent: Russia's territorial gains in Ukraine drop to lowest level since June 2024]
Belgorod: Thả bom nhiệt hạch cản đường tiến quân của Ukraine, Nga vô tình phá hủy con đập của mình
VietCatholic Media
15:26 03/04/2025
1. Ukraine, Ba Lan cùng bắt giữ một nhà tuyên truyền có liên hệ với Medvechuk trong chiến dịch phối hợp đầu tiên
Điệp viên người Nga Kyrylo Molchanov đã bị bắt giữ tại Ba Lan và được chuyển đến một trong những trung tâm giam giữ trước khi xét xử của Kyiv, Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU cho biết hôm Thứ Tư, 02 Tháng Tư.
Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, Cơ quan Tình báo Nước ngoài và chính quyền Ba Lan đã bắt giữ Kyrylo Molchanov, một nhà tuyên truyền làm việc với mạng lưới truyền thông của nhà tài phiệt thân Nga Viktor Medvedchuk và các cơ quan tình báo Nga.
Molchanov ban đầu bị giam giữ tại Ba Lan và được chuyển đến trại giam trước khi xét xử ở Kyiv, đánh dấu hoạt động đầu tiên như vậy được thực hiện với sự hợp tác giữa Ukraine và một quốc gia Liên Hiệp Âu Châu.
Trước cuộc xâm lược toàn diện, Molchanov được giới thiệu là “chuyên gia chính trị” trong nhóm truyền thông của Medvedchuk. Trong các bài phát biểu của mình, nhà tuyên truyền này tuyên bố rằng người Ukraine bị chia rẽ về ngôn ngữ, lịch sử và tôn giáo và Liên Hiệp Âu Châu sẽ tước đoạt chủ quyền của Ukraine.
Molchanov cũng chỉ trích những đối thủ chính trị của Medvedchuk và các sáng kiến thân phương Tây của chính phủ Ukraine.
Sau khi cuộc chiến tranh toàn diện nổ ra vào năm 2022, Molchanov đã rời đi Nga, nơi ông đã tham dự chương trình của nhà tuyên truyền người Nga Vladimir Solovyov 35 lần, theo SBU. Cơ quan an ninh đã giới thiệu ông là “một trong những nhà tư tưởng chủ chốt của các dự án truyền thông của Điện Cẩm Linh là Other Ukraine và Voice of Europe”, cả hai đều do Medvedchuk giám sát.
Từng là đồng minh chủ chốt của Putin trên chính trường Ukraine, Medvedchuk đã bị bắt và được thả về Nga trong một cuộc trao đổi tù nhân vào cuối năm 2022. Kyiv buộc tội nhà tài phiệt thân Nga này về tội phản quốc vào năm 2021 và tước quyền công dân cũng như ghế của ông tại quốc hội hai năm sau đó.
Cơ quan an ninh cho biết: “Lần đầu tiên kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu, một điệp viên Nga hoạt động chống lại đất nước chúng tôi trong lĩnh vực truyền thông đã bị trao trả cho Ukraine từ Liên Hiệp Âu Châu theo yêu cầu của SBU”.
SBU cáo buộc Molchanov đã được Cơ quan An ninh Liên bang, gọi tắt là FSB và Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga tuyển dụng. Theo SBU, Molchanov đã tham gia vào việc làm mất uy tín của Ukraine ở nước ngoài và hoạt động để phá hoại tình hình nội bộ ở các quốc gia đối tác.
[Kyiv Independent: Ukraine, Poland jointly detain Medvechuk-linked propagandist in first such operation]
2. Một máy bay phản lực của Nga vừa cho nổ tung một con đập của Nga bằng một quả bom nhiệt áp
Việc gây nhiễu vô tuyến hiệu quả của Ukraine đã làm giảm lợi thế của Nga trong lĩnh vực bom lượn chính xác bằng cách chặn các tín hiệu giữa bom và vệ tinh dẫn đường của chúng - thường khiến bom lệch khỏi mục tiêu.
Tuy nhiên, việc gây nhiễu đó có thể không lan rộng quá sâu vào Nga. Điều này có thể giải thích tại sao, vào hôm Thứ Tư, 02 Tháng Tư, một chiến đấu cơ của không quân Nga đã có thể tấn công chính xác một con đập gần các vị trí của Ukraine ở Belgorod ở phía tây nước Nga.
Con đập ngăn dòng sông gần Popovka, một thị trấn biên giới ở Belgorod. Ngay sau khi rút lui khỏi Kursk lân cận sau khi đường tiếp tế của họ bị cắt đứt vào tháng 2, các lữ đoàn Ukraine đã phát động một cuộc tấn công vào Belgorod và vẫn đang tiếp tục chiến đấu trong nhiều tuần qua ở đó.
Cuộc giao tranh ở khu vực này hiện đang tập trung ở Popovka và Demidovka, cả hai đều phần lớn nằm dưới sự kiểm soát của Ukraine vào cuối tháng 3. Theo Trung tâm Chiến lược Quốc phòng Ukraine, quân đội Nga đã phản công dữ dội ở Demidovka vào hôm thứ Tư.
Chiến đấu cơ Sukhoi Su-27 của không quân Ukraine đã hỗ trợ lực lượng Ukraine ở Belgorod, chủ yếu bằng cách ném bom các cây cầu chở quân tiếp viện của Nga vào khu vực này.
Nhưng người Nga đang ném bom trả đũa. Cuộc đột kích hôm thứ Tư được cho là có sự tham gia của ODAB-500 mới, một loại đạn nhiệt áp dẫn đường chính xác có thể phát tán các loại khí dễ cháy và sau đó đốt cháy nó. “Không quân Nga giúp đẩy lùi cuộc tấn công của đối phương bằng các cuộc không kích bằng bom ODAB, phá hủy các đường tiếp cận của quân xâm lược đến Popovka”, một blogger người Nga đã reo lên.
ODAB-500 nặng 1.100 pound là một lựa chọn kỳ lạ cho một cuộc đột kích phá đập, vì tác dụng nhiệt áp của nó gây tổn hại nhiều nhất đến cơ thể con người, đặc biệt là cơ thể con người trong không gian hạn chế.
Để phá vỡ một con đập và làm ngập khu vực xung quanh, bạn phải ném một quả bom nổ mạnh xuyên đất xuống đất và bê tông. Một quả bom rất lớn. Theo một nghĩa nào đó, loại bom này hoàn toàn trái ngược với một quả bom nhiệt áp mỏng manh.
Điều đó có thể ngụ ý rằng mục tiêu của cuộc tấn công hôm thứ Ba không phải là con đập mà là bất kỳ lực lượng Ukraine nào ở gần con đập, hoặc ẩn náu trong các chiến hào hoặc hầm trú ẩn kiên cố gần đó.
Thật không may cho người Ukraine khi việc gây nhiễu vô tuyến bảo vệ rất nhiều người Ukraine khác dường như không lan đến Belgorod. Nếu việc gây nhiễu thực sự lan đến Belgorod, ít nhất nó cũng có thể làm mất tín hiệu của quả ODAB-500 đó.
[Forbes: A Russian Jet Just Blew Up A Russian Dam With A Thermobaric Bomb]
3. Nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng Hoa Kỳ đưa ra các lệnh trừng phạt ‘mạnh tay’ đối với Nga
Một nhóm thượng nghị sĩ Hoa Kỳ thuộc cả hai đảng đã đưa ra các lệnh trừng phạt “mạnh tay” đối với Nga trong một thông cáo báo chí được công bố hôm Thứ Tư, 02 Tháng Tư.
Thông cáo báo chí cho biết: “Quan điểm chủ đạo tại Thượng viện Hoa Kỳ là Nga là kẻ xâm lược và cuộc chiến khủng khiếp này cùng hành động xâm lược của Putin phải chấm dứt ngay bây giờ và phải bị ngăn chặn trong tương lai”.
Vào tháng 3, Tòa Bạch Ốc đã để một miễn trừ đối với hệ thống ngân hàng Nga hết hạn, qua đó tăng cường các lệnh trừng phạt. Các nhà lập pháp Hoa Kỳ trước đây đã lên tiếng ủng hộ việc áp dụng các lệnh trừng phạt mạnh mẽ đối với Nga nếu nước này không hợp tác trong các cuộc đàm phán hòa bình để chấm dứt chiến tranh với Ukraine.
“Các lệnh trừng phạt đối với Nga đòi hỏi phải áp thuế đối với các quốc gia mua dầu, khí đốt, uranium và các sản phẩm khác của Nga. Chúng có tác động mạnh vì một lý do nào đó”, các thượng nghị sĩ cho biết.
Một nhóm gồm 50 thượng nghị sĩ đang dẫn đầu nỗ lực này, với 25 thượng nghị sĩ Cộng hòa và 25 thượng nghị sĩ Dân chủ ủng hộ đề xuất.
Nhóm các nhà lập pháp đề xuất áp dụng “các lệnh trừng phạt chính và phụ đối với Nga và những bên ủng hộ hành động xâm lược của Nga tại Ukraine”.
Tuyên bố cho biết: “Chúng tôi chia sẻ sự thất vọng của Tổng thống Hoa Kỳ với Nga khi nói đến việc đạt được lệnh ngừng bắn và ủng hộ mong muốn của Tổng thống Trump trong việc đạt được một nền hòa bình lâu dài, công bằng và danh dự”.
Mức thuế 500 phần trăm sẽ được áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia mua nhiều sản phẩm năng lượng khác nhau của Nga, bao gồm cả dầu mỏ.
Các thượng nghị sĩ chỉ trích Bản ghi nhớ Budapest và Hiệp định Minsk vì không bảo đảm được hòa bình và chủ quyền ở Ukraine.
“Vào năm 1994, theo Bản ghi nhớ Budapest, Ukraine đã từ bỏ khoảng 1.700 vũ khí hạt nhân với lời hứa từ Hoa Kỳ, Nga và Anh rằng chủ quyền của Ukraine sẽ được tôn trọng trong tương lai. Điều này đã không ngăn chặn được sự xâm lược của Nga “, tuyên bố cho biết.
Nga đã yêu cầu nới lỏng lệnh trừng phạt như một điều kiện tiên quyết cho đề xuất ngừng bắn của Hoa Kỳ tại Hắc Hải.
Mạc Tư Khoa đã cho thấy dấu hiệu không muốn tiến tới một thỏa thuận hòa bình với Ukraine, và chính quyền Nga đã đưa ra những yêu cầu tối đa trong các cuộc đàm phán ngừng bắn với Ukraine và Hoa Kỳ
Ukraine đã đồng ý với lệnh ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày do Hoa Kỳ đề xuất, tuyên bố vào ngày 11 tháng 3 rằng Kyiv đã sẵn sàng nếu Nga cũng đồng ý với các điều khoản. Cho đến nay, Mạc Tư Khoa đã từ chối.
[Politico: Bipartisan group of US senators introduce 'hard-hitting' sanctions against Russia]
4. Đặc phái viên của Tổng thống Trump về Ukraine tin rằng Nga và Ukraine sắp ngừng bắn
Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về Ukraine, Keith Kellogg, trả lời Fox News vào ngày 2 tháng 4 rằng Hoa Kỳ đặt mục tiêu bảo đảm lệnh ngừng bắn hoàn toàn trong cuộc chiến đang diễn ra.
Theo Kellogg, các nước hiện đang tiến gần đến điểm ngừng bắn, tuy nhiên, cả hai bên sẽ cần phải thỏa hiệp để đạt được thỏa thuận.
Kellogg nói thêm rằng “không bên nào có thể đạt được mọi điều họ muốn”. Trong khi đó, Tổng thống Trump vẫn giữ liên lạc với cả Tổng thống Volodymyr Zelenskiy và Putin, và ông sẽ có thể làm trung gian cho một thỏa thuận giữa hai nước.
“Tổng thống Trump cũng thất vọng với cả Tổng thống Zelenskiy và Putin, nhưng chúng ta sẽ đạt được điều đó, và tôi nghĩ điều chúng ta cần làm là tập trung và đi đúng hướng để đạt được mục tiêu chúng ta muốn với lệnh ngừng bắn. Bởi vì điều chúng ta muốn có là lệnh ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày. Khi đạt được điều đó, sẽ rất khó để tái khởi động chiến tranh một lần nữa”, Kellogg nói.
Hoa Kỳ và Ukraine đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn hoàn toàn vào ngày 11 tháng 3, nhưng Nga đã từ chối, chỉ đồng ý ngừng bắn một phần, không bao gồm các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng và hoạt động quân sự ở Hắc Hải.
Kể từ đó, Kyiv cáo buộc Mạc Tư Khoa vi phạm lệnh tạm dừng liên quan đến năng lượng, trong khi tình trạng ngừng bắn ở Hắc Hải vẫn chưa rõ ràng, vì Nga tiếp tục gắn việc gia hạn lệnh ngừng bắn với việc nới lỏng lệnh trừng phạt của phương Tây.
Mặc dù Tổng thống Trump thường nhấn mạnh mối quan hệ của mình với Vladimir Putin, nhưng ông đã lên tiếng chỉ trích nhiều hơn vào ngày 30 tháng 3, cáo buộc Nga kéo dài các cuộc đàm phán ngừng bắn và tập trung quá mức vào việc phá hoại Tổng thống Zelenskiy.
Theo Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài, Hoa Kỳ cũng đã mở rộng lệnh trừng phạt đối với các công ty Nga vào ngày 2 tháng 4 đồng thời gỡ bỏ các hạn chế đối với vợ của Boris Rotenberg, một cộng sự thân cận của Putin.
[Kyiv Independent: Trump's Ukraine envoy believes Russia and Ukraine nearing ceasefire]
5. Cuộc tấn công mạng vào Hỏa xa Ukraine giống với chiến thuật của Nga, quan chức an ninh mạng cho biết
Quan chức an ninh mạng hàng đầu Yevheniia Nakonechna cho biết vào ngày 1 tháng 4 rằng cuộc tấn công mạng vô hiệu hóa hệ thống bán vé của Hỏa xa Ukraine thường được gọi là Ukrzaliznytsia là một hành động khủng bố sử dụng “chiến thuật, kỹ thuật và quy trình đặc trưng của các cơ quan tình báo Nga”.
Trang web và ứng dụng của công ty đã bị bất khả dụng vào ngày 23 tháng 3 do sự việc ban đầu được mô tả là “lỗi kỹ thuật”. Ngày hôm sau, Hỏa xa Ukraine cho biết họ đã bị tấn công bởi một “cuộc tấn công mạng tinh vi và quy mô lớn” do “đối phương” thực hiện.
Sáng ngày 27 tháng 3, công ty cho biết trang web và ứng dụng của họ đã được khôi phục sau “89 giờ làm việc không ngừng nghỉ” và họ đã bán được hơn 12.000 vé kể từ khi khôi phục dịch vụ trực tuyến.
“Sự thất bại của hệ thống bán vé đã tác động đến việc cung cấp các dịch vụ công. Đối phương biết rõ rằng các cuộc tấn công mạng như vậy cực kỳ đau đớn và nghiêm trọng. Do đó, về bản chất, đó là một hành động khủng bố”, Nakonechna, nhà lãnh đạo Trung tâm Phòng thủ mạng Nhà nước của Cơ quan Nhà nước về Bảo vệ Thông tin và Truyền thông Đặc biệt cho biết.
Những kẻ tấn công đã sử dụng nhu liệu độc hại được phát triển dựa trên đặc điểm cụ thể của cơ sở hạ tầng Hỏa xa Ukraine. Theo Nakonechna, việc chuẩn bị cho một cuộc tấn công mạng như vậy đòi hỏi nguồn lực đáng kể.
Hỏa xa Ukraine đã khôi phục 90% dịch vụ hành khách trực tuyến tính đến ngày 1 tháng 4. Công việc đang được tiến hành để khôi phục dịch vụ cho các đơn vị vận chuyển, với thời gian dự kiến hoàn thành vào đầu tháng 4.
Việc khôi phục các dịch vụ trực tuyến bao gồm việc kiểm tra kỹ lưỡng các tệp sao lưu để tìm các mối đe dọa ẩn và điều động các biện pháp an ninh mạng bổ sung. Các chuyên gia CNTT từ các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp đang hỗ trợ Hỏa xa Ukraine, quan chức an ninh mạng hàng đầu cho biết thêm.
[Kyiv Independent: Ukrainian Railways cyberattack resembles Russian tactics, cybersecurity official says]
6. Hỏa tiễn đạn đạo 2 tấn của Ukraine đã trở lại hoạt động
Khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Ukraine có khoảng 500 hỏa tiễn đạn đạo thông thường Tochka. Ba mươi mốt năm sau, vào đêm trước cuộc chiến tranh rộng lớn hơn của Nga với Ukraine, kho vũ khí Tochka-U của quân đội Ukraine đã giảm xuống còn 90 hỏa tiễn đang hoạt động.
Sự suy giảm này có lý. Hỏa tiễn nặng hai tấn, tầm bắn 113 km với đầu đạn nặng 454 kg và dẫn đường quán tính có động cơ nhiên liệu rắn một tầng. Nhiên liệu hỏa tiễn rắn không tồn tại mãi mãi.
Thật khó tin, Lữ đoàn Hỏa tiễn số 19 của quân đội Ukraine, đơn vị cũng vận hành các bệ phóng Hệ thống Pháo phản lực cơ động cao do Hoa Kỳ sản xuất, vẫn tiếp tục phóng những hỏa tiễn Tochka-U thô sơ nhưng mạnh mẽ vào các khu vực tập trung quân và tuyến tiếp tế của Nga ngay sau tiền tuyến.
Những bức ảnh và video chính thức được phát tán vào Tháng Giêng và tháng 3 đã xác nhận rằng Lữ đoàn hỏa tiễn số 19 vẫn còn Tochka-Us. Thật vậy, những hỏa tiễn này có vẻ như mới xuất xưởng.
Nhưng nhà máy Tochka-U nằm ở Nga, và không có khả năng Ukraine đã thiết lập một dây chuyền sản xuất mới cho hỏa tiễn hoàn toàn mới. Xét cho cùng, ưu tiên của Kyiv là hoàn thành việc phát triển một hỏa tiễn đạn đạo mới và cải tiến, được gọi là Hrim-2.
Vậy Tochka-Us thay thế đến từ đâu?
“Có suy đoán rằng quân đội Ukraine có thể khôi phục lại những hỏa tiễn trước đây được coi là không thể sửa chữa được nữa”, Nhóm tình báo xung đột ủng hộ Ukraine giải thích. Điều đó có thể có nghĩa là tháo rời, tiếp nhiên liệu và chế tạo lại những hỏa tiễn đã cũ hàng thập niên, độc hại, dễ nổ và cực kỳ không an toàn khi giải quyết.
Đợt tiếp tế gần đây của Lữ đoàn Hỏa tiễn 19 đánh dấu ít nhất lần thứ hai lữ đoàn nhận được một lô Tochka-U được tân trang lại. Lữ đoàn đã bắn lô hàng trước chiến tranh gồm khoảng 90 hỏa tiễn trong năm đầu tiên của cuộc chiến tranh rộng lớn hơn của Nga với Ukraine từ đầu năm 2022 đến đầu năm 2023. Trong sáu tháng tiếp theo, các bệ phóng Tochka-U có bánh xe và các xạ thủ của chúng đã nhàn rỗi.
Vào tháng 11 năm 2023, các bệ phóng và các xạ thủ đã hoạt động trở lại, ném Tochka-Us vào các mục tiêu vào Belgorod ở miền tây nước Nga và Donetsk ở miền đông Ukraine. Tuy nhiên, ngay sau đó, hỏa tiễn lại hết. Các bệ phóng và các xạ thủ lại tiếp tục nhàn rỗi, chờ đợi hỏa tiễn mới. Chúng đến muộn nhất là vào tháng Giêng.
Có thể đoán được ai đang thực hiện việc xây dựng lại Tochka-U. Ukraine từ lâu đã sở hữu một trong những ngành công nghiệp hỏa tiễn lớn nhất Âu Châu. Khu phức hợp Yuzhmash—hay còn gọi là Pivdenmash—rộng lớn ở Dnipro, miền nam Ukraine, sản xuất nhiều loại hỏa tiễn và bộ phận hỏa tiễn cho các vụ phóng không gian và mục đích quân sự.
Công ty KBM của Nga là nhà sản xuất chính của Tochka-Us trong quá trình sản xuất chính của loại xe này từ những năm 1970 đến những năm 1990. Nhưng Yuzhmash của Ukraine không gặp vấn đề gì khi tự chế tạo các bộ phận Tochka-U sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991.
Không phải vô cớ mà chính phủ Ukraine chọn Yuzhmash để chế tạo Hrim-2. Tương tự như vậy, không phải vô cớ mà lực lượng Nga liên tục tấn công vào Yuzhmash. Điện Cẩm Linh tuyên bố một cuộc tấn công vào tháng 4 năm 2023 đã “phá hủy” một xưởng Tochka-U ở Dnipro. Vào ngày 21 tháng 11, người Nga đã bắn phá Dnipro bằng một hỏa tiễn đạn đạo Oreshnik thử nghiệm chứa một số phương tiện tái nhập độc lập.
Nhưng, rõ ràng là tổ hợp Yuzhmash vẫn hoạt động. Tổ hợp này đã xây dựng lại hoặc phân tán các cơ sở mục tiêu, hoặc cả hai. Ngay từ mùa hè năm 2023, Bộ Quốc phòng Ukraine đã tuyên bố Hrim-2 đã sẵn sàng cho sản xuất ban đầu, có lẽ là ở Dnipro.
Tochka-U không phải là hỏa tiễn tinh vi. Nếu Yuzhmash có thể sản xuất động cơ hạng nặng cho các vụ phóng không gian có rủi ro cao, thì không có lý do gì mà họ không thể tân trang lại Tochka-U nhỏ hơn, đơn giản hơn nhiều. Và vì sau khi Liên Xô sụp đổ, Ukraine sở hữu hàng trăm Tochka-U ở Ukraine, nên sẽ có rất nhiều thân hỏa tiễn cũ nằm xung quanh mà Yuzhmash có thể sử dụng.
Tuy nhiên, tốc độ làm việc rõ ràng là chậm. Đó là lý do tại sao các khẩu đội Tochka-U của Lữ đoàn Hỏa tiễn số 19 tiến hành chiến tranh theo cách của họ: mạnh mẽ—nhưng không thường xuyên.
[Forbes: Ukraine’s 2-Ton Ballistic Missiles Are Back In Action]
7. Cuộc thăm dò cho thấy hầu hết người Mỹ nghĩ rằng Ông Donald Trump quá mềm mỏng với Putin
Một cuộc thăm dò mới cho thấy phần lớn người Mỹ cho rằng Tổng thống Trump không có lập trường cứng rắn đủ với Putin.
Trong hai tháng qua, Âu Châu và Ukraine đã theo dõi với sự lo ngại ngày càng tăng khi chính quyền Tổng thống Trump mới nhậm chức tiến gần hơn đến Nga. Tòa Bạch Ốc đã thúc đẩy các cuộc đàm phán ngừng bắn và đàm phán về một thỏa thuận khoáng sản gây nhiều tranh cãi, một diễn biến khiến Kyiv không còn nhiều không gian để xoay xở. Mối quan hệ ấm lên giữa Mỹ và Nga này đã làm dấy lên mối lo ngại trong số các đồng minh Âu Châu, những người lo ngại rằng sự thay đổi lập trường của Washington có thể làm suy yếu sự đoàn kết của phương Tây chống lại sự xâm lược của Nga và làm suy yếu vị thế chiến lược của Ukraine trong các cuộc xung đột đang diễn ra.
Theo cuộc thăm dò mới nhất của Harvard CAPS/Harris, được tiến hành từ ngày 26 đến 27 tháng 3 trong số 2.746 cử tri đã ghi danh, 61 phần trăm người Mỹ cho rằng Tổng thống Trump không đủ cứng rắn với Tổng thống Putin. 44 phần trăm đảng viên Cộng hòa nghĩ như thế. Con số đó lên đến 76 phần trăm trong số các đảng viên Dân chủ và 65 phần trăm những người độc lập.
[Newsweek: Most Americans Think Donald Trump Is Too Soft With Putin: Poll]
8. Kế hoạch cho Nga tái gia nhập Thế vận hội gây phẫn nộ ở Ukraine
Chính phủ Ukraine đã chỉ trích phát biểu của chủ tịch mới của Ủy ban Olympic quốc tế về việc mở đường cho Nga quay trở lại Thế vận hội.
Các vận động viên Nga đã bị cấm tham gia Thế vận hội dưới quốc kỳ của nước mình kể từ khi Mạc Tư Khoa xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, mà Ủy ban Thế Vận Hội Thế Giới, gọi tắt là IOC, coi là hành vi vi phạm các quy định của mình.
Nhưng Chủ tịch IOC sắp nhậm chức Kirsty Coventry, người sẽ thay thế Thomas Bach vào tháng 6, đã tuyên bố vào tháng 3 rằng bà phản đối việc cấm bất kỳ quốc gia nào tham gia Thế vận hội và sẽ tìm cách bắt đầu một “cuộc thảo luận” về việc cho phép Nga quay trở lại Olympic vào năm 2026.
Điều đó đã gây ra phản ứng gay gắt từ Kyiv, nơi muốn trục xuất Nga khỏi Thế vận hội và các sự kiện thể thao quốc tế khác khi cuộc xâm lược tàn khốc của Mạc Tư Khoa vẫn tiếp diễn.
Yuri Muzyka, thứ trưởng thể thao Ukraine, phát biểu với tờ POLITICO: “Chúng tôi sẽ kêu gọi cộng đồng quốc tế bác bỏ mọi nỗ lực bình thường hóa sự hiện diện của công dân Nga và Belarus trong thể thao chừng nào cuộc chiến chống lại Ukraine vẫn còn tiếp diễn”.
“Ở Liên bang Nga, thể thao là một phần của chính sách nhà nước, không có quyền tự chủ, và các vận động viên cùng quan chức là một phần của cỗ máy tuyên truyền nhà nước”, ông nói và nói thêm rằng Kyiv vẫn “kiên định” ủng hộ lệnh cấm.
Theo các quy định hiện hành, các vận động viên Nga chỉ được phép tham gia Thế vận hội dưới danh nghĩa cá nhân độc lập. Một số liên đoàn thể thao quốc tế, chẳng hạn như khúc côn cầu trên băng và điền kinh, không cho phép người Nga tham gia các giải đấu và vòng loại, nghĩa là họ không đủ điều kiện tham gia Thế vận hội.
Những người “tích cực ủng hộ” cuộc xâm lược của Nga, hoặc làm việc cho quân đội Nga, không được tham gia Thế vận hội (mặc dù trên thực tế lệnh cấm này không phải lúc nào cũng được thực thi). Chỉ có 15 người Nga tham gia Thế vận hội mùa hè ở Paris năm ngoái, so với hơn 300 người ở Tokyo năm 2021.
Mạc Tư Khoa gọi những hạn chế này là bất công và phân biệt đối xử. Coventry cho biết việc cấm một số quốc gia đang có xung đột mà không cấm những quốc gia khác là không nhất quán và cho biết điều quan trọng là “tất cả các vận động viên” đều được “đại diện” tại Thế vận hội.
Nhưng những người ủng hộ lệnh cấm cho rằng Nga đang tìm cách sử dụng sự trở lại của các vận động viên trong các cuộc thi lớn như một chiến thuật quyền lực mềm để phá vỡ sự cô lập ngoại giao và khôi phục hình ảnh toàn cầu của mình.
Muzyka cho biết Nga “chính trị hóa thể thao, coi thường các giá trị Olympic và các nguyên tắc 'Chơi đẹp', và sử dụng thể thao để biện minh cho cuộc chiến tàn khốc của mình chống lại Ukraine”.
Điện Cẩm Linh đã phản ứng hân hoan trước tin tức về cuộc bầu cử của cựu vận động viên bơi lội người Zimbabwe Coventry vào tháng trước, khi Chủ tịch Ủy ban Olympic Nga kiêm Bộ trưởng Thể thao Mikhail Degtyarev đã chúc mừng bà như trên.
“Chúng tôi hy vọng rằng trong kỷ nguyên của nhà lãnh đạo mới, phong trào Olympic sẽ trở nên mạnh mẽ hơn… và Nga sẽ trở lại bục vinh quang Olympic”, ông nói.
Trong khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cố gắng làm trung gian cho một kết thúc nhanh chóng cho cuộc chiến tranh Ukraine, Điện Cẩm Linh đang tìm cách thoát khỏi sự tẩy chay trên toàn cầu, bao gồm việc nới lỏng các lệnh trừng phạt của phương Tây và kết nối lại các tổ chức tài chính của mình với SWIFT, mạng lưới ngân hàng toàn cầu.
Thế vận hội Olympic mùa hè tiếp theo sẽ được tổ chức tại Los Angeles vào năm 2028, trong khi Thế vận hội Olympic mùa đông tiếp theo sẽ diễn ra vào tháng 2 năm 2026 tại Milan, Cortina d'Ampezzo và tại các địa điểm trên khắp Lombardy và đông bắc nước Ý.
IOC không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của POLITICO về những lời chỉ trích của Ukraine.
[Politico: Plan for Russia to rejoin Olympics sparks disgust in Ukraine]
9. ‘Hai nhà lãnh đạo lớn đã nói chuyện bí mật với Putin,’ Vucic của Serbia tuyên bố
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic, trong một cuộc phỏng vấn với blogger Mario Nawfal vào ngày 1 tháng 4, tuyên bố rằng “hai nhà lãnh đạo lớn” đã có cuộc hội đàm bí mật với Putin sau khi Mạc Tư Khoa tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Vucic không đề cập đến tên các nhà lãnh đạo đã đến Điện Cẩm Linh nhưng Nawfal cho rằng ông đang nhắc đến chuyến thăm Mạc Tư Khoa năm 2024 của Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban và Thủ tướng Slovakia Robert Fico, cả hai đều được đưa tin rộng rãi vào thời điểm đó.
“Tôi biết ít nhất hai nhà lãnh đạo lớn đã nói chuyện bí mật với Putin vì tất nhiên tôi vẫn còn bạn bè ở Điện Cẩm Linh,” Vucic nói trong khi từ chối xác nhận liệu ông có đang ám chỉ đến Orban và Fico hay không.
Serbia vẫn duy trì thái độ thân thiện với Nga và từ chối tham gia lệnh trừng phạt quốc tế đối với Mạc Tư Khoa sau cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Vào ngày 24 tháng 2, Vucic buộc phải xin lỗi sau khi ông bỏ phiếu nhầm ủng hộ một nghị quyết của Ukraine tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc gọi Nga là quốc gia xâm lược vì ông “có lẽ đã mệt mỏi và quá sức”.
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết vào ngày 24 tháng 2 lên án cuộc xâm lược toàn diện của Nga, với 93 quốc gia bỏ phiếu thuận và 18 quốc gia bỏ phiếu chống, bao gồm cả Hoa Kỳ
Phát biểu với Nawfal, Vucic cho biết ông sẽ gặp Putin vào ngày 9 tháng 5, “Ngày Chiến thắng” của Nga.
“Tôi sẽ gặp Putin sau ba năm rưỡi, điều đó có nghĩa là chúng tôi rất chân thành, rất trung thực và rất trung thành với những gì chúng tôi nói”, Vucic nói.
Đây sẽ là cuộc gặp đầu tiên của họ kể từ chuyến thăm Sochi gần đây nhất của Vucic vào ngày 25 tháng 11 năm 2021.
Theo Vucic, ông và Putin thường thảo luận về tình hình ở Ukraine và “khu vực Liên Xô” nói chung, nhưng tại Sochi, trong cuộc họp kéo dài ba giờ, Putin chỉ nói về Ukraine “trong 45 giây”.
“Sau khi tôi rời khỏi văn phòng của Putin, tôi đã công khai nói rằng tôi mong đợi những thời điểm rất khó khăn, bao gồm cả chiến tranh. Không ai tin tôi. Mọi người đều nói, 'cô là nữ hoàng kịch tính'“, ông nói.
“Được rồi, tôi là nữ hoàng kịch… nhưng tôi là người duy nhất nói thế,” anh ta nói thêm.
Vucic cũng cho biết ông “hoàn toàn” không tin Putin đang tìm cách xâm lược các nước Âu Châu khác và vượt ra ngoài Ukraine.
“Đó là cách để sợ hãi, để dọa những người khác. Và để đưa họ vào phe chống lại Putin,” ông nói.
Một đánh giá gần đây của tình báo Đức cảnh báo Nga có thể đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh quy mô lớn với NATO vào cuối thập niên này.
[Kyiv Independent: ‘Two big leaders were speaking secretly with Putin,’ Serbia's Vucic claims]
10. Ngoại trưởng Lithuania cho biết các đồng minh phải áp dụng ‘biện pháp cứng rắn’ đối với Nga để ngăn chặn các cuộc đàm phán hòa bình bị đình trệ
Ngoại trưởng Lithuania Kestutis Budrys trả lời tờ The Kyiv Independent vào ngày 1 tháng 4 rằng các đồng minh của Ukraine phải áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn đối với Nga “sớm hay muộn” để ngăn chặn Mạc Tư Khoa kéo dài các cuộc đàm phán hòa bình và leo thang các yêu sách của mình.
“Vì vậy, để cắt giảm xu hướng này, để ngăn chặn tình trạng này, chúng ta phải đưa ra và áp dụng các biện pháp cứng rắn càng sớm càng tốt”, Budrys cho biết.
Những phát biểu của ông được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang nỗ lực làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình giữa Kyiv và Mạc Tư Khoa.
Bất chấp sự làm trung gian của Tổng thống Trump, Mạc Tư Khoa đã bác bỏ lệnh ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày được thỏa thuận giữa Ukraine và Hoa Kỳ tại Jeddah vào ngày 11 tháng 3, yêu cầu nhượng bộ làm suy yếu khả năng phòng thủ của Kyiv, bao gồm cả việc ngừng viện trợ quân sự nước ngoài.
Mặc dù Washington đã bảo đảm được lệnh ngừng bắn một phần, Nga vẫn tiếp tục tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng ở Kherson vào ngày 27 tháng 3, trái ngược với tuyên bố của chính nước này rằng họ sẽ không tiến hành các cuộc tấn công như vậy.
Budrys nhấn mạnh rằng các cường quốc phương Tây phải gây áp lực trực tiếp để buộc Mạc Tư Khoa phải đàm phán một cách thiện chí. “Chúng tôi chưa từng thấy trong lịch sử rằng Nga, nếu không có áp lực chính xác, sẽ đồng ý về bất cứ điều gì”, ông nói.
Trong khi Tổng thống Trump đã đưa ra ý tưởng về các biện pháp trừng phạt và thuế quan bổ sung đối với dầu mỏ của Nga, ông vẫn chưa có hành động cụ thể. Budrys kêu gọi đặt ra thời hạn để ngăn Nga kéo dài các cuộc đàm phán và nhấn mạnh rằng cam kết của phương Tây đối với Ukraine phải được duy trì vững chắc.
“ Bây giờ chúng ta đang bị thúc ép về thời gian, chúng ta đang bị thúc ép về nhu cầu, và Âu Châu cần phải làm nhiều hơn nữa ngay bây giờ. Bởi vì chúng ta không thể dựa quá nhiều vào năng lực của Mỹ, như chính quyền Hoa Kỳ đang cho chúng ta thấy”, Budrys nói thêm.
Trong khi Hoa Kỳ từ chối cung cấp bảo đảm an ninh cho Ukraine, một số quốc gia Âu Châu đã chuẩn bị kế hoạch gửi quân tới Ukraine như một phần của “lực lượng trấn an” trong trường hợp lệnh ngừng bắn được đạt được.
Theo một quan chức Pháp giấu tên được hãng tin Associated Press trích dẫn, Pháp đang ủng hộ việc điều động do Âu Châu dẫn đầu dọc theo Sông Dnipro. Các đề xuất khác bao gồm việc bố trí lực lượng ở miền tây Ukraine hoặc một quốc gia láng giềng.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thúc đẩy sứ mệnh này ngay cả khi không có sự tham gia của Hoa Kỳ, trong khi Thủ tướng Anh Keir Starmer đã thúc giục các đồng minh Âu Châu bảo đảm sự ủng hộ của Hoa Kỳ trước khi tiến hành.
[Kyiv Independent: Allies must impose 'hard measures' on Russia to prevent stalled peace talks, Lithuanian FM says]
11. Tại sao gọi nhà độc tài Nga là trùm mafia Vladimir Putin?
Từ khi được bổ nhiệm làm Giám Đốc Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, vào tháng 7, 1998, Putin đã có thói quen đạp những người ông ta không ưa từ cửa sổ rơi xuống đất vỡ sọ chết, đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok và vô số các trò dã man thường thấy của mafia. Thành ra, từ cuối những năm 1990, người Nga đã gọi ông ta là trùm mafia Vladimir Putin. Tuy nhiên, danh từ đó chỉ phổ biến chủ yếu bên trong nước Nga và các cộng đồng người Nga hải ngoại.
Khúc quanh diễn ra vào ngày 25 Tháng Chín, 2024, khi trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Ngoại trưởng Vương Quốc Anh David Lammy cáo buộc Putin đang điều hành một quốc gia mafia và gọi nhà độc tài Nga bằng danh từ “trùm mafia Vladimir Putin”. Ông David Lammy là Ngoại trưởng, tức là viên chức ngoại giao cao cấp nhất của Vương Quốc Anh đã dùng đến danh từ đó trước Liên Hiệp Quốc, là cơ quan cao nhất thế giới, nên từ đó, các phương tiện truyền thông phương Tây bắt chước gọi theo. Gọi như thế thiết nghĩ cũng là cách để tôn vinh những người Nga đã chết vì đấu tranh cho tự do và nhân quyền.
12. Duma Quốc gia Nga có động thái mở rộng đàn áp bằng luật mới
Duma Quốc gia Nga đã thông qua trong lần đọc đầu tiên một gói ba dự luật nhằm thắt chặt kiểm soát đối với những người bất đồng chính kiến và mở rộng đàn áp của nhà nước, hãng tin độc lập Meduza của Nga đưa tin vào ngày 2 tháng 4.
Các luật được đề xuất mở rộng định nghĩa về “các tác nhân nước ngoài”, cho phép xét xử vắng mặt các tội phản chiến và đưa ra các hình phạt khắc nghiệt hơn đối với hành vi “làm mất uy tín” quân đội.
Dự luật đầu tiên mở rộng tiêu chuẩn dán nhãn cá nhân là “điệp viên nước ngoài”, một danh xưng mà Điện Cẩm Linh đã sử dụng để nhắm vào các phương tiện truyền thông độc lập, các tổ chức phi chính phủ và các nhà phê bình.
Theo các điều khoản mới, bất kỳ ai hỗ trợ các tổ chức nước ngoài “hành động trái với lợi ích của Nga” hoặc thu thập thông tin kỹ thuật quân sự đều có thể bị phân loại là điệp viên nước ngoài.
Những người bị dán nhãn là “điệp viên nước ngoài” phải đối mặt với các yêu cầu báo cáo tài chính nghiêm ngặt, tiền phạt và sự kỳ thị của công chúng, về cơ bản là làm im tiếng nói bất đồng chính kiến và hạn chế quyền tự do ngôn luận.
Dự luật thứ hai cho phép xét xử vắng mặt những công dân đã rời khỏi Nga, bao gồm 20 loại tội danh, bao gồm phát tán “tin giả” về quân đội Nga, “làm mất uy tín” quân đội, kêu gọi chủ nghĩa cực đoan và vi phạm toàn vẹn lãnh thổ của Nga.
Một nửa người Nga ủng hộ lệnh ngừng bắn tạm thời ở Ukraine, cuộc thăm dò cho thấy
Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện chống lại Ukraine vào năm 2022, Điện Cẩm Linh đã sử dụng luật kiểm duyệt để truy tố những người bất đồng chính kiến, trong đó hàng ngàn người phải đối mặt với án phạt tiền hoặc án tù vì chỉ trích cuộc chiến hoặc báo cáo thông tin không được nhà nước chấp thuận.
Sau khi nhà độc tài Vladimir Putin tuyên bố tổng động viên một phần vào tháng 9 năm 2022, hàng trăm ngàn người Nga đã rời khỏi đất nước để tránh nghĩa vụ quân sự.
Dự luật thứ ba đưa ra các hình phạt nghiêm khắc hơn đối với các hành vi chống chiến tranh. Những người bị buộc tội cung cấp “hỗ trợ vì mục đích cá nhân” cho các tổ chức quốc tế mà Nga không tham gia có thể phải đối mặt với án tù lên tới bảy năm.
Bộ luật này cũng tăng mức án cho hành vi “làm mất uy tín” của quân đội Nga và kêu gọi trừng phạt Nga, với mức án lên tới năm năm tù nếu phạm tội vì mục đích lợi nhuận.
Nếu được thông qua trong các lần đọc tiếp theo, luật này sẽ củng cố thêm quyền đàn áp bất đồng chính kiến của Điện Cẩm Linh và củng cố các cơ chế pháp lý để truy tố người Nga ở nước ngoài.
[Kyiv Independent: Russia's State Duma moves to expand state repression with new legislation]
El Salvador: Sứ thần Tòa Thánh phê bình Giáo Hội địa phương mời Nữ Giám Mục Anh Giáo đồng tế
VietCatholic Media
17:00 03/04/2025
1. Phép lạ Thánh Thể BETTBRUNN ĐỨC, 1125
Trong Phép lạ Thánh Thể Bettbrunn, một người nông dân rất ngoan đạo vì lòng nhiệt thành quá mức đã đánh cắp một Bánh Thánh mà ông mang về trang trại của mình ở Viehbrunn. Một ngày nọ, Bánh Thánh vô tình rơi xuống đất nhưng không ai có thể nhặt được.
Mọi cách đều được thử và cuối cùng vị Giám mục Regensburg đã can thiệp.
Đức Giám Mục chỉ có thể nâng Mình Thánh Chúa lên sau khi hứa với Chúa rằng ngài sẽ xây một nhà thờ để tôn vinh Mình Thánh Chúa.
Tin tức về phép lạ lan truyền nhanh chóng và thu hút một lượng lớn khách hành hương. Việc xây dựng thị trấn Bettbrunn và Nhà thờ Chúa Cứu Thế ngày nay là nhờ vào phép lạ Thánh Thể diễn ra vào năm 1125. Tại nơi mà thị trấn và nhà thờ tọa lạc hiện nay, trước đây chỉ có một trang trại nhỏ tên là Viehbrunn, vì bên cạnh đó có một cái giếng được dùng để cung cấp nước cho gia súc. Chủ sở hữu là một người đàn ông hết sức sùng kính Bí tích Thánh Thể.
Người đàn ông này sống cách nhà thờ giáo xứ Tholling một tiếng rưỡi và không phải lúc nào ông cũng có thể tham dự Thánh lễ. Vì lòng nhiệt thành của mình, ông quyết định giải quyết vấn đề không phải lúc nào cũng có thể đến nhà thờ bằng cách bí mật đánh cắp một Mình Thánh và mang về nhà. Người nông dân lấy chiếc gậy mà ông luôn mang theo bên mình và khoét một lỗ ở đầu trên cùng để ông đặt Mình Thánh vào đó. Mỗi ngày, khi gia súc đang nghỉ ngơi, ông cắm chiếc gậy của mình xuống đất và quỳ xuống trước Mình Thánh Chí Thánh trong nhiều giờ. Trong nhiều tháng, người đàn ông tiếp tục theo cách này cho đến một ngày, vì mất bình tĩnh, ông đã bốc đồng ném chiếc gậy có Mình Thánh vào một đàn gia súc đã đi lạc quá xa.
Bánh Thánh rơi xuống đất và người nông dân, vô cùng buồn bã, cúi xuống nhặt nó lên. Mọi nỗ lực để nâng nó lên đều vô ích và khi không biết phải làm gì, ông đã gửi người đi tìm cha xứ Tholling. Nhưng vị linh mục cũng không thể nhặt nó lên và cuối cùng họ đã đến gặp Đức Giám Mục Hartwich của Regensburg, người đã ngay lập tức đến nơi xảy ra phép lạ cùng với tất cả các giáo sĩ của mình.
Chỉ khi ngài hứa sẽ xây một nhà nguyện ở nơi đó, ngài mới thành công trong việc nhặt Mình Thánh Chúa từ dưới đất lên. Vào năm 1125, việc xây dựng nhà nguyện đã hoàn tất và thánh tích quý giá được lưu giữ tại nơi này cho đến năm 1330 khi một trận hỏa hoạn đã thiêu rụi mọi thứ. Sau đó, nhà nguyện được xây dựng lại và bên trong nhà nguyện, họ đặt một trong những cây cột đã được cứu khỏi đám cháy.
Source:The Real Presence
2. 40 Bài Tĩnh Tâm Mùa Chay - Thứ Sáu tuần thứ 4 Mùa Chay – Ngày 04-04
Kn 2:1, 12-22
Tv 33(34):16, 18, 19-21, 23
Ga 7:1-2, 10, 25-30
Chúng không biết những bí nhiệm của Thiên Chúa, chẳng trông chờ người thánh thiện sẽ được thưởng công, cũng không tin kẻ tinh tuyền sẽ được ân thưởng. (Kn 2:22)
Bạn đã bao giờ bắt đầu ăn kiêng, thử học một nhạc cụ hay cố gắng cải thiện thể lực của mình chưa? Chúng ta bắt đầu với hy vọng và sự lạc quan lớn lao. Chúng ta có tầm nhìn về tương lai thúc đẩy chúng ta tiến về phía trước, chúng ta mong chờ phần thưởng cuối cùng.
Tuy nhiên, tôi chắc rằng bạn đã từng đưa ra những lý do nhỏ nhặt để dừng chế độ ăn kiêng, không tập luyện, không tập thể dục: “Chỉ lần này thôi; chỉ lần này thôi!” Thông thường, do những khó khăn, nỗ lực hoặc đấu tranh có liên quan, chúng ta quên mất tầm nhìn của mình và chẳng màng đến nữa những phần thưởng sẽ đến từ nỗ lực đó.
Bài đọc thứ nhất hôm nay chỉ ra một thực tế tương tự - lý luận sai lầm của những người đã mất hy vọng vào việc sống một cuộc sống đức hạnh. Lý luận sai lầm này nói rằng, “chẳng trông chờ người thánh thiện sẽ được thưởng công, cũng không tin kẻ tinh tuyền sẽ được ân thưởng”
Đời sống Kitô đầy rẫy những cuộc đấu tranh, và đôi khi chúng ta cũng có thể cảm thấy mất hy vọng hoặc mất nhiệt huyết để sống cuộc sống đó? Chúng ta cũng có thể khuất phục trước lý lẽ sai lầm như vậy và nói rằng, “Lần này sẽ không quan trọng.” “Chỉ lần này thôi mà ăn nhằm gì,” v.v.
Vào những lúc như vậy, chúng ta mất đi tầm nhìn và mất đi mục tiêu cuối cùng của đời sống Kitô hữu: đó là sự hiệp nhất với Thiên Chúa. Tuy nhiên, bài đọc hôm nay nhắc nhở chúng ta rằng những người đức hạnh, mặc dù họ có thể đau khổ, cuối cùng sẽ tìm thấy ngôi nhà đích thực của họ trong Thiên Chúa. Niềm hy vọng của họ không phải là vô ích. Qua cuộc đời, cái chết và sự Phục sinh của Chúa Giêsu - thực sự và biến đổi - chúng ta được bảo đảm đặt niềm hy vọng của mình một cách vững chắc vào đời sống Kitô hữu.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho cuộc sống, cái chết và sự phục sinh của Chúa ban cho con niềm hy vọng rằng những đấu tranh và khó khăn của con là có thể vượt qua, và nhờ tín thác vào Chúa, cuối cùng con sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng là được sống kết hiệp với Chúa muôn đời. Amen
3. Sứ thần tòa thánh tại El Salvador phê phán lạm dụng phụng vụ
Tòa sứ thần tại El Salvador đã ban hành một bản sửa lỗi về những bất thường xảy ra vào ngày 24 tháng 3 trong Thánh lễ kỷ niệm 45 năm ngày ám sát Thánh Oscar Romero, người từng là Tổng giám mục San Salvador trong cuộc nội chiến của đất nước này.
Thánh lễ được tổ chức tại nhà nguyện nơi Đức Cha Romero bị ám sát khi đang cử hành Thánh lễ vào ngày 24 tháng 3 năm 1980, có sự hiện diện trái phép của một nữ giám mục Anh giáo tại bàn thờ và những biểu ngữ phản đối đề xuất khai thác vàng, vi phạm các chuẩn mực phụng vụ Công Giáo.
Trong một số bức ảnh do phương tiện truyền thông Salvador công bố, có thể thấy một nữ giám mục Anh giáo đứng sau bàn thờ cùng với giám mục của Nhà thờ Công Giáo Cổ Salvador và nhà hoạt động chống khai thác mỏ Neftalí Ruiz; cùng với Đức Cha chủ trì buổi lễ, là Đức Giám Mục Oswaldo Estefano Escobar Aguilar; và Đức Cha Raúl Vera, giám mục hiệu tòa của Saltillo, Mexico.
Trong một số bức ảnh, người ta cũng có thể thấy những biểu ngữ trước bàn thờ với những khẩu hiệu như “Mọi mỏ đều gây ô nhiễm. Nói không với khai thác, nói có với sự sống” và “Tự do cho những người bảo vệ môi trường”.
Tuyên bố của Sứ thần Tòa Thánh tại El Salvador
Trong một tuyên bố phê phán những bất quy tắc, tòa sứ thần tòa thánh tại El Salvador nhắc nhở rằng “các lễ kỷ niệm đại kết được chia sẻ với các thành viên của các nhà thờ không phải Công Giáo chỉ bao gồm Phụng vụ Lời Chúa và phần chú giải, cùng với những lời cầu nguyện của các tín hữu và lời cầu nguyện mà Chúa chúng ta đã dạy chúng ta: là Kinh Lạy Cha “.
Hơn nữa, theo các chuẩn mực phụng vụ, “cần phải lưu ý rằng bàn thờ chỉ dành riêng cho việc cử hành Thánh Thể”.
“Những gì xảy ra tại Nhà nguyện Hospitalito không nên diễn ra vì giáo luật cấm điều đó”, tuyên bố kết luận.
Các nguồn tin từ Tổng giáo phận San Salvador yêu cầu không nêu tên đã nói với ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA, rằng các biểu ngữ này là trái phép và chúng được đặt vào cuối Thánh lễ. Liên quan đến sự hiện diện của “nữ giám mục” Anh giáo và nhà hoạt động chống khai thác mỏ Ruiz, tổng giáo phận nhấn mạnh rằng tòa sứ thần đã ban hành một tuyên bố về vấn đề này.
ACI Prensa đã liên lạc với văn phòng của Tổng giám mục San Salvador, José Luis Escobar, vào ngày hôm sau, ngày 25 tháng 3 để hỏi về những điều bất thường tại Thánh lễ ngày 24 tháng 3. Trong một email, thư ký của ngài trả lời rằng “thật không may, Đức Tổng Giám Mục có nhiều cam kết hơn dự định và sẽ không có mặt tại Tòa Giám Mục, vì vậy chúng tôi xin lỗi vì không thể hỗ trợ yêu cầu này”.
Điều 908 của Bộ Giáo luật, luật điều chỉnh Giáo hội hoàn vũ, nêu rõ rằng “Các linh mục Công Giáo bị cấm đồng tế Thánh Thể với các linh mục hoặc thừa tác viên của các Giáo Hội hoặc cộng đồng giáo hội không hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo”.
Ngoài ra, Điều 844 nhấn mạnh rằng “Các thừa tác viên Công Giáo chỉ ban các bí tích một cách hợp pháp cho các tín hữu Công Giáo, những người cũng chỉ nhận các bí tích một cách hợp pháp từ các thừa tác viên Công Giáo mà thôi”.
Vào tháng 2, một nữ mục sư Anh giáo đã “đồng tế” một thánh lễ nhậm chức tổng giám mục của Tổng giáo phận Chapecó ở Brazil.
Căng thẳng giữa Giáo Hội và Bukele về khai thác mỏ
Cuộc tranh cãi nổ ra trong Thánh lễ tưởng niệm 45 năm ngày ám sát Thánh Oscar Romero phản ánh những căng thẳng hiện tại ở El Salvador, đặc biệt là xung quanh luật khai thác kim loại do Tổng thống Nayib Bukele thúc đẩy.
Sự hiện diện của các biểu ngữ phản đối khai thác mỏ và các nhân vật tôn giáo không phải Công Giáo tại bàn thờ trong buổi lễ nhằm nhấn mạnh sự phản đối sáng kiến của chính phủ.
Vào ngày 19 tháng 3, các giám mục El Salvador đã trình một lá thư lên Hội đồng Lập pháp, được 150.000 chữ ký ủng hộ, yêu cầu bãi bỏ Luật Khai thác Kim loại. Khai thác đã bị cấm ở nước này kể từ năm 2017 nhưng đã được chấp thuận vào tháng 12 năm 2024 với sự ủng hộ của Bukele.
Vào tháng 12 năm 2024, Bukele gọi lệnh cấm này là vô lý, bởi vì sự giàu có do Chúa ban tặng “có thể được sử dụng một cách có trách nhiệm” để đạt được sự phát triển kinh tế và xã hội cao.
Tổng thống cho biết trên tài khoản X của mình rằng “các nghiên cứu được thực hiện chỉ trong 4% diện tích tiềm năng đã xác định được 50 triệu ounce vàng, có giá trị ngày nay là 131,565 tỷ đô la. Con số này tương đương với 380% GDP của El Salvador”.
Tuy nhiên, các giám mục lo ngại rằng những hoạt động này sẽ làm tăng “ô nhiễm nước và không khí… gây ra tử vong và bệnh tật không thể khắc phục”, đặc biệt là trong số những người nghèo.
Source:Catholic News Agency
4. Đức Hồng Y Quốc vụ khanh nói về một số vấn đề thời sự
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, kêu gọi “giải giáp lời nói” để tránh trở thành xung đột; tránh đặt những điều kiện tiên quyết cho cuộc hòa đàm Nga và Ukraine, tìm những giải pháp cho Israel và Hamas mà không dùng võ khí.
Đức Hồng Y đưa ra những lời trên đây, hôm 27 tháng Ba vừa qua, trong cuộc gặp gỡ giới báo chí, bên lề khóa hội luận của tổ chức “Cattedra dell’Accoglienza”, Khoa tiếp đón, tại Trung tâm Hội thảo ở Sacrofano cách Vatican khoảng 23 cây số. Đây là một sáng kiến nhắm thăng tiến văn hóa liên đới và nghệ thuật gặp gỡ, đối thoại.
Được hỏi về những lời tuyên bố “quá mạnh” của Tổng thống Mỹ, Ông Donald Trump chống lại người Âu châu, mà ông gọi là “những người ăn bám”, là “ký sinh trùng”, Đức Hồng Y Parolin mời gọi hãy “giải giáp lời nói”, một thành ngữ được Đức Thánh Cha Phanxicô dùng trong thư trả lời cho Chủ nhiệm tờ báo “Người đưa tin chiều” (Corriere della sera) ở Ý, số ra ngày 18 tháng Ba qua. Đức Hồng Y nói: “Giải giáp lời nói để tránh biến những lời này trở thành những xung đột, trở thành chiến tranh... Điều này được áp dụng cho tất cả mọi người. Nhất là ngày nay, tình trạng căng thẳng trong tất cả mọi lãnh vực, nên thật là điều tốt nếu ít lời, thinh lặng bao nhiêu có thể và nếu lên tiếng thì dùng những lời khôn ngoan, những lời có thể giúp gặp gỡ nhau chứ không phải chia rẽ nhau”.
Đức Hồng Y Quốc vụ khanh cũng được hỏi về chiến tranh Ukraine và những giải pháp cho miền Gaza.
Về Ukraine, hiện nay có những cuộc thương thuyết về việc đình chiến, Đức Hồng Y bày tỏ hy vọng người ta đi tới “những kết luận tích cực”. Ngài nói: “Tôi tin rằng điều quan trọng là đối thoại mà không đặt những điều kiện tiên quyết, làm sao tìm được một điểm đồng thuận và sau cùng có thể đi tới một nền hòa bình công chính và lâu bền mà tất cả chúng ta đều mong ước và tôi nghĩ rằng chính các phe lâm chiến cũng mong đạt được”.
Về những giải pháp cho miền Gaza, Đức Hồng Y Parolin không giấu sự thất vọng vì cuộc đình chiến tạm thời đã không thể trở thành một cuộc ngưng chiến trường kỳ, hầu có thể tiến đến giai đoạn bình định và hòa giải. Đức Hồng Y nói: “Từ cả hai phía cần phải có một ý thức về sự ôn hòa, là điều có lẽ cho đến nay cả phía Israel lẫn Hamas đều không thực hiện. Tìm kiếm một con đường để giải quyết vấn đề hiện hữu, mà không cần phải dùng đến võ khí”.
Đức Hồng Y Quốc vụ khanh cũng được yêu cầu bình luận về Hội nghị Thượng đỉnh “Liên minh những nước sẵn sàng” (Coalizione dei volonterosi), tiến hành tại Paris, hôm 27 tháng Ba vừa qua, ngài tái khẳng định rằng: “Toàn thể đời sống quốc tế tùy thuộc ý chí của các nước tuân giữ các quy luật được ban hành. Nếu không có ý chí chính trị về việc này thì không thể có một đời sống quốc tế an bình và xây dựng”.
Đức Hồng Y nhắc lại rằng các tổ chức quốc tế đã được khai sinh trong một một bối cảnh chiến tranh lạnh, và sau các thế chiến đã làm cho Âu châu đẫm máu trong thế kỷ XX. Ngài nói: “Ngày nay, thế giới hoàn toàn thay đổi, đang có những trung tâm quyền lực và có lẽ không có đủ sự dấn thân từ phía các tổ chức quốc tế, trong việc thích ứng với những thực tại mới này của thế giới. Có lẽ người ta đã mất hy vọng thay đổi hệ thống này là một hệ thống các khối với nhau, không giúp đương đầu với những vấn đề thực sự của xã hội”. Nhưng cần thích ứng các tổ chức quốc tế với thực tại xảy ra từ hàng chục năm nay. Vấn đề là nếu có ý chí cải tổ các cơ quan quốc tế ấy để chúng hoạt động thích hợp hay không, hoặc là người ta muốn theo các nguyên tắc khác”.