Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 08/10: Thiên Chúa có thiên vị không? – Lm. Phêrô Trần Văn Tiến – TGP Melbourne
Giáo Hội Năm Châu
01:38 07/10/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca,
Khi ấy, Đức Giê-su vào một làng kia. Có một người phụ nữ tên là Mác-ta đón Người vào nhà. Cô có người em gái tên là Ma-ri-a. Cô này cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy. Còn cô Mác-ta thì tất bật lo việc phục vụ. Cô tiến lại mà nói: “Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý tới sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay!” Chúa đáp : “Mác-ta ! Mác-ta ơi! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất, và sẽ không bị lấy đi.”
Đó là lời Chúa
Quỳ gối mà làm
Lm. Minh Anh
14:55 07/10/2024
QUỲ GỐI MÀ LÀM
“Maria đã chọn phần tốt nhất”.
“Tôi không biết chúng ta ở trên thế giới này để làm gì trừ phi là để học cách lên thiên đàng! Cuộc sống trên trái đất sẽ rất vô nghĩa trừ khi chúng ta được đào tạo ở đây cho một công việc siêu phàm phía bên kia nấm mồ. Vậy từ bây giờ, hãy ‘chiêm ngắm trong hành động’; nói cách khác, hãy ‘quỳ gối mà làm’ mọi việc!” - Alex Maclaren.
Kính thưa Anh Chị em,
Sẽ rất ý vị khi ý tưởng của Maclaren được tiết lộ kín đáo qua câu chuyện Matta - Maria mà Luca cố ý đặt ngay sau dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu! Nó ‘khôi phục cân bằng’ trong việc đi theo Chúa. Bởi lẽ, trở nên ‘người thân cận’ có thể khiến một số người nghĩ, chỉ khi ‘hành động’, chúng ta mới yêu mến Chúa. Không hẳn, nó còn là khi ‘chiêm ngắm!’. Luca muốn nhắn nhủ, hãy ‘quỳ gối mà làm’ mọi việc!
Matta, một người hành động đến mức ‘nhắng nhít’; cô “tất bật lo việc phục vụ”. Điều này tốt! Nhưng thật tiếc, đón Chúa Giêsu vào nhà nhưng xem ra, cô không mời Ngài vào lòng; vì thế, sự phục vụ của cô phần nào vơi đi ý nghĩa. Bằng chứng là cô so nài với cô em! Vậy mà cả Matta lẫn Maria và chúng ta… mỗi người chỉ có một đời để sống, một thời gian để phục vụ; và việc biết lắng nghe và sống Lời lại định đoạt số phận mỗi người, cũng như làm cho giá trị của người này khác với người kia. Chính việc lắng nghe, để cho Lời lớn lên, đời sống chúng ta mới được biến đổi; lúc đó, bạn và tôi mới thật là ‘người nhà’ của Chúa Giêsu.
Ngài không ngừng nêu gương và dạy chúng ta phục vụ; nhưng phục vụ không được trở thành gánh nặng. Bằng chứng là sau khi Matta càu nhàu vì cô em, Ngài lên tiếng, “Con băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá!”. Một đầy tớ chân chính không nên quá lo lắng, vì điều đó bộc lộ một nội tâm thiếu bình an! Maria thì dường như không làm gì cả, xem ra lười biếng, thậm chí ích kỷ; nhưng cô “đã chọn phần tốt nhất”, và điều này khiến Matta hụt hẫng! Phần tốt nhất là gì? Là không làm gì? Không! Là lắng nghe, chiêm ngắm; lắng nghe liên quan với hiểu biết, chấp nhận và thẩm thấu để Lời trở thành một phần cuộc sống mình. Nếu không dành thời gian lắng nghe, chiêm ngắm, làm sao bạn có thể biết, hoạt động của bạn được định hướng đúng đắn!
Anh Chị em,
“Maria đã chọn phần tốt nhất”. Như Maria, mỗi ngày, chúng ta dừng lại để “chọn phần tốt nhất”: lắng nghe, phân định và cầu nguyện; nhưng cuối cùng, hình thức hoạt động cao nhất vẫn là chiêm ngắm. Nếu thấy mình không có thời gian để chiêm ngắm, thì hẳn đã có một sự mất cân bằng trong các ưu tiên và trong sự hiểu biết của chúng ta về ý nghĩa của việc mến yêu và phụng sự Chúa! Bạn cần ‘khôi phục cân bằng’. Vì thế, câu chuyện Matta - Maria kết hợp tuyệt vời với câu chuyện người Samaritanô nhân hậu đã diễn tả cốt lõi đời sống của một Kitô hữu. Đó là hành động xót thương tha nhân ‘được định hướng’ bởi những gì học được từ chiêm ngắm! Được như thế, chúng ta sẽ nên như Chúa Giêsu - hoặc như Phaolô - sống làm sao để “vì tôi, họ tôn vinh Thiên Chúa” - bài đọc một. Điều này cần phải cầu xin, “Lạy Chúa, xin dẫn con theo chính lộ ngàn đời!”. Ý nghĩa thay Thánh Vịnh đáp ca!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con lo lắng bối rối vạn chuyện. Giúp con chỉ lo một chuyện, ‘lắng nghe và cung chiêm’, hầu có thể ‘quỳ gối mà làm’ mọi việc cho Chúa, cho anh chị em con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Maria đã chọn phần tốt nhất”.
“Tôi không biết chúng ta ở trên thế giới này để làm gì trừ phi là để học cách lên thiên đàng! Cuộc sống trên trái đất sẽ rất vô nghĩa trừ khi chúng ta được đào tạo ở đây cho một công việc siêu phàm phía bên kia nấm mồ. Vậy từ bây giờ, hãy ‘chiêm ngắm trong hành động’; nói cách khác, hãy ‘quỳ gối mà làm’ mọi việc!” - Alex Maclaren.
Kính thưa Anh Chị em,
Sẽ rất ý vị khi ý tưởng của Maclaren được tiết lộ kín đáo qua câu chuyện Matta - Maria mà Luca cố ý đặt ngay sau dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu! Nó ‘khôi phục cân bằng’ trong việc đi theo Chúa. Bởi lẽ, trở nên ‘người thân cận’ có thể khiến một số người nghĩ, chỉ khi ‘hành động’, chúng ta mới yêu mến Chúa. Không hẳn, nó còn là khi ‘chiêm ngắm!’. Luca muốn nhắn nhủ, hãy ‘quỳ gối mà làm’ mọi việc!
Matta, một người hành động đến mức ‘nhắng nhít’; cô “tất bật lo việc phục vụ”. Điều này tốt! Nhưng thật tiếc, đón Chúa Giêsu vào nhà nhưng xem ra, cô không mời Ngài vào lòng; vì thế, sự phục vụ của cô phần nào vơi đi ý nghĩa. Bằng chứng là cô so nài với cô em! Vậy mà cả Matta lẫn Maria và chúng ta… mỗi người chỉ có một đời để sống, một thời gian để phục vụ; và việc biết lắng nghe và sống Lời lại định đoạt số phận mỗi người, cũng như làm cho giá trị của người này khác với người kia. Chính việc lắng nghe, để cho Lời lớn lên, đời sống chúng ta mới được biến đổi; lúc đó, bạn và tôi mới thật là ‘người nhà’ của Chúa Giêsu.
Ngài không ngừng nêu gương và dạy chúng ta phục vụ; nhưng phục vụ không được trở thành gánh nặng. Bằng chứng là sau khi Matta càu nhàu vì cô em, Ngài lên tiếng, “Con băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá!”. Một đầy tớ chân chính không nên quá lo lắng, vì điều đó bộc lộ một nội tâm thiếu bình an! Maria thì dường như không làm gì cả, xem ra lười biếng, thậm chí ích kỷ; nhưng cô “đã chọn phần tốt nhất”, và điều này khiến Matta hụt hẫng! Phần tốt nhất là gì? Là không làm gì? Không! Là lắng nghe, chiêm ngắm; lắng nghe liên quan với hiểu biết, chấp nhận và thẩm thấu để Lời trở thành một phần cuộc sống mình. Nếu không dành thời gian lắng nghe, chiêm ngắm, làm sao bạn có thể biết, hoạt động của bạn được định hướng đúng đắn!
Anh Chị em,
“Maria đã chọn phần tốt nhất”. Như Maria, mỗi ngày, chúng ta dừng lại để “chọn phần tốt nhất”: lắng nghe, phân định và cầu nguyện; nhưng cuối cùng, hình thức hoạt động cao nhất vẫn là chiêm ngắm. Nếu thấy mình không có thời gian để chiêm ngắm, thì hẳn đã có một sự mất cân bằng trong các ưu tiên và trong sự hiểu biết của chúng ta về ý nghĩa của việc mến yêu và phụng sự Chúa! Bạn cần ‘khôi phục cân bằng’. Vì thế, câu chuyện Matta - Maria kết hợp tuyệt vời với câu chuyện người Samaritanô nhân hậu đã diễn tả cốt lõi đời sống của một Kitô hữu. Đó là hành động xót thương tha nhân ‘được định hướng’ bởi những gì học được từ chiêm ngắm! Được như thế, chúng ta sẽ nên như Chúa Giêsu - hoặc như Phaolô - sống làm sao để “vì tôi, họ tôn vinh Thiên Chúa” - bài đọc một. Điều này cần phải cầu xin, “Lạy Chúa, xin dẫn con theo chính lộ ngàn đời!”. Ý nghĩa thay Thánh Vịnh đáp ca!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con lo lắng bối rối vạn chuyện. Giúp con chỉ lo một chuyện, ‘lắng nghe và cung chiêm’, hầu có thể ‘quỳ gối mà làm’ mọi việc cho Chúa, cho anh chị em con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đọc kinh mân côi cho hòa bình vào đêm trước ngày kỷ niệm đầu tiên cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7 tháng 10
Vũ Văn An
13:30 07/10/2024
Theo Courtney Mares của hãng tin CNA, chiều ngày 6 tháng 10 năm 2024, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chủ trì một buổi đọc kinh mân côi long trọng tại Vương cung thánh đường Đức Bà Cả ở Rome vào tối Chủ Nhật, cầu xin sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria cho hòa bình trên thế giới trong bối cảnh xung đột leo thang ở Trung Đông.
Vào đêm trước ngày kỷ niệm một năm cuộc tấn công của Hamas vào Israel, Đức Giáo Hoàng đã cầu xin Đức Mẹ, Nữ Vương Hòa bình, “xua tan những đám mây đen của sự dữ”.
“Lạy Mẹ, xin chuyển cầu cho thế giới đang gặp nguy hiểm của chúng con, để thế giới có thể bảo vệ sự sống và bác bỏ chiến tranh, chăm sóc những người đau khổ, người nghèo, người không có khả năng tự vệ, người bệnh và người đau khổ, và bảo vệ ngôi nhà chung của chúng con,” ngài cầu nguyện trong buổi lễ ngày 6 tháng 10.
“Chúng con cầu xin Mẹ chuyển cầu lòng thương xót của Chúa, lạy Nữ Vương Hòa Bình! Xin hoán cải tâm hồn những kẻ nuôi dưỡng lòng hận thù, làm im tiếng ồn của vũ khí gây ra cái chết, dập tắt bạo lực đang âm ỉ trong lòng con người và truyền cảm hứng cho các dự án hòa bình trong hành động của những người cai trị các quốc gia.”
Vương cung thánh đường Đức Mẹ lớn nhất của Rome đã chật kín người tham dự buổi cầu nguyện kinh Mân Côi vào ngày 6 tháng 10 với các giám mục, Hồng Y, linh mục, nữ tu và giáo dân — nhiều người trong số họ là đại biểu trong kỳ họp của Thượng hội đồng về tính đồng nghị diễn ra tại Vatican trong tháng này. Các nhà ngoại giao nước ngoài được công nhận tại Tòa thánh cũng có thể được nhìn thấy trong đám đông cầu nguyện cho hòa bình.
Hai người trẻ đã dẫn đầu giáo đoàn trong các mầu nhiệm vinh quang của kinh Mân Côi với một ca đoàn hát một bài thánh ca ngắn về Đức Mẹ giữa mỗi mầu nhiệm.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngồi trên chiếc ghế trắng trước Vương cung thánh đường gần nhà nguyện có bức tượng Đức Mẹ “Salus Populi Romani”, một bức tượng mà ngài đã viếng thăm hơn 100 lần kể từ khi trở thành giáo hoàng.
Giáo đoàn hát kinh cầu nguyện truyền thống “Salve Regina” bằng tiếng Latinh và Kinh Cầu Loreto vào cuối kinh Mân Côi trước khi Đức Giáo Hoàng đọc lời cầu nguyện cho hòa bình.
“Lạy Mẹ Maria, mẹ chúng con, một lần nữa chúng con đứng trước Mẹ. Mẹ biết những nỗi buồn và khó khăn đè nặng lên trái tim chúng con trong giờ phút này. Chúng con hướng mắt về Mẹ, chúng con tập trung vào đôi mắt của Mẹ và phó thác bản thân mình cho trái tim Mẹ,” Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói.
“Mẹ là người sẵn sàng đón nhận nỗi buồn của chúng con, hãy đến giúp đỡ chúng con trong thời điểm này, khi bị áp bức bởi bất công và bị tàn phá bởi chiến tranh, hãy lau khô những giọt nước mắt trên khuôn mặt đau khổ của những người đang than khóc cái chết của những người thân yêu của họ.”
Một đám đông nhỏ đứng bên ngoài Vương cung thánh đường cầu nguyện kinh Mân Côi cùng với Đức Giáo Hoàng bên trong.
Kết thúc buổi cầu nguyện, vị giáo hoàng 87 tuổi được đưa trên xe lăn để cầu nguyện trong im lặng trước bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói rằng ngài muốn được chôn cất tại Vương cung thánh đường Đức Mẹ Maria.
Vài giờ trước đó, Đức Giáo Hoàng đã đưa ra lời kêu gọi nồng nhiệt cho hòa bình ở Trung Đông trong bài phát biểu tại Quảng trường Thánh Phêrô.
"Ngày mai đánh dấu một năm kể từ cuộc tấn công khủng bố vào người dân Israel, những người mà tôi một lần nữa bày tỏ sự gần gũi của mình. Chúng ta đừng quên rằng vẫn còn nhiều con tin ở Gaza. Tôi yêu cầu họ được thả ngay lập tức", Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói.
“Kể từ ngày đó, Trung Đông đã rơi vào tình trạng đau khổ ngày càng gia tăng, với các hành động quân sự tàn phá tiếp tục tấn công người dân Palestine. Người dân đang phải chịu đựng rất nhiều ở Gaza và các vùng lãnh thổ khác. Hầu hết trong số họ là thường dân vô tội, tất cả họ đều là những người phải nhận mọi viện trợ nhân đạo cần thiết. Tôi kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức trên mọi mặt trận, bao gồm cả Lebanon. Chúng ta hãy cầu nguyện cho người dân Lebanon, đặc biệt là những người sống ở phía nam, những người buộc phải rời bỏ làng mạc của họ”, ngài nói thêm.
Kêu gọi cộng đồng quốc tế chấm dứt “vòng xoáy trả thù” và ngăn chặn các cuộc tấn công “giống như cuộc tấn công gần đây do Iran thực hiện”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh quyền của tất cả các công dân được tồn tại trong hòa bình và an ninh.
“Trong tình hình này, cầu nguyện là điều cần thiết hơn bao giờ hết”, Đức Phanxicô nói, nhắc lại lời mời gọi của ngài về một ngày cầu nguyện và ăn chay toàn cầu cho hòa bình trên thế giới vào ngày 7 tháng 10.
“Chúng ta hãy đoàn kết với sức mạnh của điều thiện chống lại những âm mưu chiến tranh độc ác”, Đức Giáo Hoàng nói.
Lời Cầu nguyện cho và thư ngỏ với người Công Giáo Trung Đông của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
14:06 07/10/2024
Như đã loan tin, chiều 6 tháng 10, trước ngày kỷ niệm một năm Hamas tấn công Israel mở màn cho một cuộc chiến tàn khốc sát hại rất nhiều thường dân, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chủ trì một buổi đọc kinh Mân côi tại nhà thờ Đức Bà Cả, nơi đặt bức ảnh nổi tiếng “Salus Populi Romani”, một bức tượng mà ngài đã viếng thăm hơn 100 lần kể từ khi trở thành giáo hoàng, với sự tham dự đông đảo gồm các giám mục, Hồng Y, linh mục, nữ tu, nhà ngoại giao và giáo dân.
Ngỏ cùng Đức Mẹ
Trong buổi đọc kinh này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tha thiết ngỏ với Đức Mẹ những lời sau đây:
Lạy Mẹ Maria, Mẹ chúng con, một lần nữa chúng con đến trước Mẹ. Mẹ biết những nỗi buồn và khó khăn đè nặng lên trái tim chúng con trong giờ phút này. Chúng con hướng mắt lên Mẹ, chúng con cầu xin Mẹ nhìn chúng con bằng tình yêu, chúng con phó thác bản thân mình cho trái tim Mẹ. Lạy Mẹ, Mẹ đã phải đối diện với những thử thách nặng nề và nỗi sợ hãi của con người trong cuộc sống của chính Mẹ, nhưng Mẹ vẫn can đảm và táo bạo: Mẹ đã phó thác mọi sự cho Chúa, Mẹ đã đáp lại Người bằng tình yêu, và Mẹ đã tự nguyện và quảng đại hiến dâng chính mình. Với lòng bác ái can đảm, Mẹ đã vội vã giúp đỡ bà Elizabeth, và nhạy cảm với nhu cầu của cô dâu và chú rể tại tiệc cưới Cana. Với sức mạnh nội tâm sâu sắc, Mẹ đã thắp sáng đêm đau buồn trên đồi Canvê bằng niềm hy vọng phục sinh. Cuối cùng, với tình yêu dịu dàng của một người Mẹ, Mẹ đã ban lòng can đảm cho các môn đệ đang lo lắng trong Phòng Tiệc Ly và cùng với họ, Mẹ đã đón nhận món quà của Chúa Thánh Thần. Bây giờ chúng con khẩn cầu Mẹ: hãy lắng nghe tiếng kêu của chúng con! Chúng con cần ánh mắt yêu thương của Mẹ, ánh mắt mời gọi chúng con tin tưởng vào Chúa Giêsu, Con của Mẹ. Mẹ là Đấng sẵn sàng ôm lấy nỗi buồn của chúng con, xin hãy đến giúp đỡ chúng con trong thời đại này, thời đại đang bị đè nặng bởi bất công và bị tàn phá bởi chiến tranh, xin hãy lau khô những giọt nước mắt đau khổ của những người đang than khóc cái chết của những người thân yêu, của những đứa con của họ. Xin hãy đánh thức chúng con khỏi sự thờ ơ đã làm tối tăm con đường của chúng con và giải thoát trái tim chúng con khỏi những ý nghĩ về bạo lực, để lời tiên tri của Isaia có thể được ứng nghiệm ngay lập tức: “Họ sẽ đúc gươm đao thành lưỡi cày, đúc giáo mác thành lưỡi liềm; dân này sẽ không còn vung kiếm đánh dân kia, và người ta sẽ không còn học chiến tranh nữa” (Is 2:4). Lạy Mẹ, xin hãy hướng ánh mắt từ mẫu của Mẹ đến gia đình nhân loại của chúng con, những người đã mất đi niềm vui của hòa bình và ý thức về tình huynh đệ. Mẹ ơi, xin chuyển cầu cho thế giới đang gặp nguy hiểm của chúng con, để thế giới có thể bảo vệ sự sống và từ chối chiến tranh, chăm sóc những người đau khổ, người nghèo, người không có khả năng tự vệ, người bệnh và người đau khổ, và trông chừng ngôi nhà chung của chúng con. Mẹ ơi, chúng con cầu xin Mẹ chuyển cầu cho lòng thương xót của Chúa, Mẹ là Nữ Vương Hòa Bình! Xin hoán cải trái tim của những kẻ nuôi dưỡng lòng hận thù, làm im tiếng gầm của vũ khí gieo rắc hạt giống tử thần, dập tắt bạo lực ẩn núp trong trái tim con người và truyền cảm hứng cho các dự án hòa bình trong hành động của những người cai trị các quốc gia. Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương Mân Côi, xin tháo gỡ nút thắt của sự ích kỷ và xua tan những đám mây đen của sự dữ. Xin lấp đầy chúng con bằng sự dịu dàng của Mẹ, nâng chúng con lên trong vòng tay chăm sóc của Mẹ và ban cho chúng con những đứa con của Mẹ sự âu yếm của Mẹ, điều này mang lại cho chúng con hy vọng về sự xuất hiện của một nhân loại mới, nơi mà “hoang mạc trở thành cánh đồng màu mỡ, và cánh đồng màu mỡ được coi là rừng. Khi đó, công lý sẽ ngự trong hoang mạc, và sự công chính sẽ ngự trong cánh đồng màu mỡ. Hiệu quả của sự công chính sẽ là hòa bình” (Is 32:15-17). Lạy Mẹ, Salus Populi Romani, xin cầu cho chúng con!
Thư Ngỏ với Người Công Giáo Trung Đông
Và nhân dịp một năm Hamas tấn công Israel tạo nên cuộc chiến tàn khốc, Đức Phanxicô không quên người Công Giáo Trung Đông, thực ra, mọi người Trung Đông, đang chịu nhiều đau khổ. Ngài ngỏ với họ qua bức thư cảm động sau đây:
Anh chị em thân mến,
Tôi đang nghĩ đến anh chị em và cầu nguyện cho anh chị em. Tôi muốn liên lạc với anh chị em vào ngày buồn này. Một năm trước, ngòi nổ hận thù đã bùng cháy; nó không nổ, mà bùng nổ thành một vòng xoáy bạo lực, trong sự bất lực đáng xấu hổ của cộng đồng quốc tế và các quốc gia hùng mạnh nhất trong việc im lặng trước vũ khí và chấm dứt thảm kịch chiến tranh. Máu vẫn đang đổ, cũng như nước mắt. Sự tức giận đang gia tăng, cùng với mong muốn trả thù, trong khi có vẻ như ít người quan tâm đến điều cần thiết nhất và mong muốn nhất: đối thoại và hòa bình. Tôi không bao giờ chán nhắc lại rằng chiến tranh là một thất bại, rằng vũ khí không xây dựng tương lai mà phá hủy nó, rằng bạo lực không bao giờ mang lại hòa bình. Lịch sử đã chứng minh điều này, nhưng nhiều năm xung đột dường như không dạy cho chúng ta điều gì.
Và anh chị em, những người anh chị em trong Chúa Kitô đang sống ở những vùng đất mà Kinh thánh thường nói đến nhất, là một đàn chiên nhỏ bé, không có khả năng tự vệ, khao khát hòa bình. Cảm ơn vì những gì anh chị em đang có, cảm ơn vì muốn ở lại vùng đất của mình, cảm ơn vì có thể cầu nguyện và yêu thương bất chấp mọi sự. Anh chị em là hạt giống được Chúa yêu thương. Giống như một hạt giống, dường như bị đè nén bởi lớp đất bao phủ nó, luôn có thể tìm đường vươn lên, hướng về phía ánh sáng, để sinh hoa trái và cho sự sống, đừng để bản thân bị nhấn chìm bởi bóng tối bao quanh anh chị em. Được gieo trồng trên vùng đất thiêng liêng của anh chị em, hãy trở thành những mầm hy vọng, bởi vì ánh sáng của đức tin dẫn anh chị em đến việc làm chứng cho tình yêu giữa những lời lẽ hận thù, để gặp gỡ giữa sự đối đầu ngày càng gia tăng, để hiệp nhất giữa sự thù địch ngày càng gia tăng.
Với tấm lòng của một người cha, tôi viết cho anh chị em, những người dân thánh thiện của Chúa, những người con của các Giáo hội cổ xưa của anh chị em, ngày nay đang trải qua một "cuộc tử đạo" thực sự, những hạt giống hòa bình giữa mùa đông chiến tranh, những người tin vào Chúa Giêsu, Đấng "hiền lành và khiêm nhường trong lòng" (Mt 11:29) và, trong Người, làm chứng cho sức mạnh của một nền hòa bình bất bạo động.
Con người ngày nay không biết cách tìm kiếm hòa bình. Là các Ki-tô hữu, chúng ta không bao giờ được mệt mỏi trong việc cầu xin hòa bình từ Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao, vào ngày này, tôi đã thúc giục mọi người hãy dành một ngày cầu nguyện và ăn chay. Cầu nguyện và ăn chay là vũ khí của tình yêu làm thay đổi lịch sử, là vũ khí đánh bại kẻ thù thực sự duy nhất của chúng ta: thần dữ gây ra chiến tranh, vì nó "giết người ngay từ đầu", "kẻ nói dối và là cha của sự dối trá" (Ga 8:44). Xin hãy dành thời gian để cầu nguyện và khám phá lại sức mạnh cứu rỗi của việc ăn chay!
Có một điều mà tôi muốn nói với anh chị em, từ tận đáy lòng mình, những anh chị em thân mến, nhưng cũng muốn nói với những người đàn ông và đàn bà thuộc mọi tín ngưỡng và tôn giáo đang phải chịu đựng sự điên rồ của chiến tranh ở Trung Đông: Tôi gần gũi với các bạn, tôi ở bên các bạn.
Tôi ở bên các bạn, những người dân Gaza, những người đã phải chiến đấu lâu dài và trong tình trạng khốn cùng. Các bạn luôn trong suy nghĩ và lời cầu nguyện của tôi hàng ngày.
Tôi ở bên các bạn, những người đã buộc phải rời bỏ nhà cửa, bỏ học và công việc để tìm nơi trú ẩn khỏi cuộc ném bom.
Tôi ở cùng các bà mẹ đang khóc khi nhìn thấy những đứa con đã chết hoặc bị thương của mình, giống như Đức Maria khi nhìn thấy Chúa Giêsu; ở cùng các bà mẹ, những đứa con của vùng đất rộng lớn Trung Đông, nơi những âm mưu của những kẻ nắm quyền lực tước đi quyền được vui chơi của các bà.
Tôi ở cùng các bạn, những người sợ nhìn lên vì sợ lửa từ trên trời rơi xuống.
Tôi ở cùng các bạn, những người không có tiếng nói, vì bất chấp mọi lời bàn tán về các kế hoạch và chiến lược, chẳng mấy ai quan tâm đến những người phải chịu sự tàn phá của chiến tranh, mà những kẻ có quyền lực áp đặt lên người khác; nhưng họ sẽ phải chịu sự phán xét cứng rắn của Thiên Chúa (x. Kn 6:8).
Tôi ở cùng các bạn, những người khao khát hòa bình và công lý, và từ chối khuất phục trước luận lý học của cái ác và, nhân danh Chúa Giêsu, “hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi các con” (Mt 5:44).
Cảm ơn anh chị em, những người con trai và con gái của hòa bình, vì đã an ủi trái tim của Thiên Chúa, đang bị tổn thương bởi cái ác của nhân loại. Tôi cũng cảm ơn những người trên khắp thế giới đang hỗ trợ anh chị em. Tôi xin họ, những người trong anh chị em chăm sóc chính Chúa Kitô trong những người đói khát, bệnh tật, người xa lạ, người bị ruồng bỏ, người nghèo và người thiếu thốn, hãy tiếp tục làm như vậy với lòng quảng đại. Cảm ơn anh em giám mục và linh mục, những người mang sự an ủi của Chúa đến với những người cảm thấy cô đơn và bị bỏ rơi. Xin hãy nhìn đến những người thánh thiện mà anh em được kêu gọi phục vụ và để trái tim anh em được chạm đến, gạt sang một bên, vì lợi ích của đàn chiên, mọi chia rẽ và tham vọng.
Anh chị em thân mến trong Chúa Giêsu Kitô, tôi chúc lành cho anh chị em và ôm anh chị em với tình cảm chân thành. Xin Đức Mẹ, Nữ vương Hòa bình, gìn giữ anh chị em. Xin Thánh Giuse, Bổn mạng của Giáo hội, bảo vệ anh chị em.
Thân ái,
Phanxicô
Roma, Nhà thờ Thánh Gioan Lateran, ngày 7 tháng 10 năm 2024
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ tạ ơn _ Nghi thức nhận xứ của Cha An-tôn Nguyễn Văn Độ
Giáo Xứ Lý Nhân
03:00 07/10/2024
Lễ đặt Cha An-tôn Nguyễn Văn Độ làm Chính Xứ Lý Nhân Tgp. Hà Nội
Xem video
Xem Hình
Thánh lễ tạ ơn và nghi thức nhận xứ của Cha An-tôn Nguyễn Văn Độ do Đức Tổng Giám Mục (TGM) Giu-se Vũ Văn Thiên cử hành vào lúc 9h30, đồng tế với ngài có quý cha đồng tế, cùng sự hiệp thông của quý thầy, quý sơ và đông đảo cộng đoàn dân Chúa.
Mở đầu Thánh lễ, Đức TGM Giu-se hân hoan giới thiệu Cha An-tôn Nguyễn Văn Độ tới toàn thể Giáo xứ Lý Nhân. Sự kiện này đã ghi thêm một chương mới trong hành trình mục vụ của Cha An-tôn sau 19 năm trong thiên chức linh mục, đồng thời cũng là niềm vui lớn cho cộng đoàn Giáo xứ sau 99 năm vắng bóng vị chủ chăn.
Đức Tổng Giám Mục Giuse cho biết : Cha An-tôn Nguyễn Văn Độ do Đức Hồng Y Crescenzio Sepe, Tổng Trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc tại Rôma phong chức ngày 29/11/2005.
Chịu chức xong, Cha được được gửi đi tu học tại Institut Catholique de Paris và tốt nghiệp học vị Thạc sĩ Thần học Giáo Phụ.
Ngay sau đó là nghi thức công bố, trao văn thư bổ nhiệm và trao chìa khóa nhà thờ cho cha xứ An-tôn. Trước mặt Đức TGM Giu-se và toàn thể cộng đoàn dân Chúa, Cha An-tôn đã tuyên xưng đức tin và tuyên thệ trung thành với sứ vụ được trao phó.
Chia sẻ với cộng đoàn phụng vụ về ý nghĩa của Lời Chúa trong Thánh lễ, Đức TGM Giu-se giải thích về hai từ “bài sai”; từ đó giúp mỗi người hiểu rõ, cha xứ mới được chính Chúa sai đến với cộng đoàn qua trung gian là Đức TGM, vì chính Đức Ki-tô mới là vị mục tử đích thực của Giáo hội và Giáo xứ. Cha xứ được gọi là mục tử trong ý nghĩa, ngài là hiện thân của Chúa Giê-su nơi cộng đoàn. Qua cha xứ, Chúa sẽ nói với cộng đoàn về Nước Trời và mời gọi mỗi người hãy sống thánh thiện, tha thứ cho nhau, cùng nhau ra đi loan báo Tin Mừng cho mọi người xung quanh. Cha xứ hiện diện nơi cộng đoàn giáo xứ là một nhà truyền giáo để giúp cho mọi người củng cố và sống đức tin một cách hiệu quả hơn, ý thức về sự hiện diện của Chúa, biết cầu nguyện và lắng nghe tiếng Chúa. Cùng với đó, Đức TGM cũng mở ra một viễn tượng về cộng đoàn tín hữu Lý Nhân: mỗi người trong giáo xứ là một nhà truyền giáo, vì mỗi Ki-tô hữu khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội đều có bổn phận loan báo Tin Mừng.
Kết thúc bài giảng, Cha xứ An-tôn lặp lại lời hứa ngày thụ phong linh mục. Tiếp đến là các nghi thức diễn nghĩa của việc nhận xứ bao gồm: Đức TGM Giu-se hướng dẫn Cha xứ nhận ghế chủ tọa, giếng rửa tội, tòa giải tội, kéo chuông nhà thờ và mở cửa Nhà Tạm. Những nghi thức này diễn tả trách nhiệm và sứ vụ của Cha xứ nơi cộng đoàn.
Trọn niềm vui hân hoan và tâm tình tạ ơn của toàn thể Giáo xứ được vị đại diện dâng lên Đức TGM Giu-se, quý cha, quý sơ và toàn thể cộng đoàn. Tiếp đó, Cha xứ mới An-tôn cũng nói lên lời cảm tạ Thiên Chúa, cảm ơn sự hiện diện của quý Đấng bậc và hai Giáo xứ Vạn Thắng, Tụy Hiền, các Giáo họ Đông Mỹ, Tiên Mai, Hà Đoạn, Ngọ Xá, và họ Phê-rô cùng gia đình linh tông, huyết tộc đã cùng đồng hành và hiện diện cầu nguyện cho ngài trong Thánh lễ hôm nay.
Đặc biệt Cha tân chính xứ cũng gửi lời chào, lời cầu chúc, lời cảm ơn đến toàn thể cộng đoàn xứ Lý Nhân, đồng thời mời gọi mọi thành phần trong Giáo xứ hãy cùng nhau tiến bước trên con đường nên thánh.
Xem video
Xem Hình
Thánh lễ tạ ơn và nghi thức nhận xứ của Cha An-tôn Nguyễn Văn Độ do Đức Tổng Giám Mục (TGM) Giu-se Vũ Văn Thiên cử hành vào lúc 9h30, đồng tế với ngài có quý cha đồng tế, cùng sự hiệp thông của quý thầy, quý sơ và đông đảo cộng đoàn dân Chúa.
Mở đầu Thánh lễ, Đức TGM Giu-se hân hoan giới thiệu Cha An-tôn Nguyễn Văn Độ tới toàn thể Giáo xứ Lý Nhân. Sự kiện này đã ghi thêm một chương mới trong hành trình mục vụ của Cha An-tôn sau 19 năm trong thiên chức linh mục, đồng thời cũng là niềm vui lớn cho cộng đoàn Giáo xứ sau 99 năm vắng bóng vị chủ chăn.
Đức Tổng Giám Mục Giuse cho biết : Cha An-tôn Nguyễn Văn Độ do Đức Hồng Y Crescenzio Sepe, Tổng Trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc tại Rôma phong chức ngày 29/11/2005.
Chịu chức xong, Cha được được gửi đi tu học tại Institut Catholique de Paris và tốt nghiệp học vị Thạc sĩ Thần học Giáo Phụ.
Ngay sau đó là nghi thức công bố, trao văn thư bổ nhiệm và trao chìa khóa nhà thờ cho cha xứ An-tôn. Trước mặt Đức TGM Giu-se và toàn thể cộng đoàn dân Chúa, Cha An-tôn đã tuyên xưng đức tin và tuyên thệ trung thành với sứ vụ được trao phó.
Chia sẻ với cộng đoàn phụng vụ về ý nghĩa của Lời Chúa trong Thánh lễ, Đức TGM Giu-se giải thích về hai từ “bài sai”; từ đó giúp mỗi người hiểu rõ, cha xứ mới được chính Chúa sai đến với cộng đoàn qua trung gian là Đức TGM, vì chính Đức Ki-tô mới là vị mục tử đích thực của Giáo hội và Giáo xứ. Cha xứ được gọi là mục tử trong ý nghĩa, ngài là hiện thân của Chúa Giê-su nơi cộng đoàn. Qua cha xứ, Chúa sẽ nói với cộng đoàn về Nước Trời và mời gọi mỗi người hãy sống thánh thiện, tha thứ cho nhau, cùng nhau ra đi loan báo Tin Mừng cho mọi người xung quanh. Cha xứ hiện diện nơi cộng đoàn giáo xứ là một nhà truyền giáo để giúp cho mọi người củng cố và sống đức tin một cách hiệu quả hơn, ý thức về sự hiện diện của Chúa, biết cầu nguyện và lắng nghe tiếng Chúa. Cùng với đó, Đức TGM cũng mở ra một viễn tượng về cộng đoàn tín hữu Lý Nhân: mỗi người trong giáo xứ là một nhà truyền giáo, vì mỗi Ki-tô hữu khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội đều có bổn phận loan báo Tin Mừng.
Kết thúc bài giảng, Cha xứ An-tôn lặp lại lời hứa ngày thụ phong linh mục. Tiếp đến là các nghi thức diễn nghĩa của việc nhận xứ bao gồm: Đức TGM Giu-se hướng dẫn Cha xứ nhận ghế chủ tọa, giếng rửa tội, tòa giải tội, kéo chuông nhà thờ và mở cửa Nhà Tạm. Những nghi thức này diễn tả trách nhiệm và sứ vụ của Cha xứ nơi cộng đoàn.
Trọn niềm vui hân hoan và tâm tình tạ ơn của toàn thể Giáo xứ được vị đại diện dâng lên Đức TGM Giu-se, quý cha, quý sơ và toàn thể cộng đoàn. Tiếp đó, Cha xứ mới An-tôn cũng nói lên lời cảm tạ Thiên Chúa, cảm ơn sự hiện diện của quý Đấng bậc và hai Giáo xứ Vạn Thắng, Tụy Hiền, các Giáo họ Đông Mỹ, Tiên Mai, Hà Đoạn, Ngọ Xá, và họ Phê-rô cùng gia đình linh tông, huyết tộc đã cùng đồng hành và hiện diện cầu nguyện cho ngài trong Thánh lễ hôm nay.
Đặc biệt Cha tân chính xứ cũng gửi lời chào, lời cầu chúc, lời cảm ơn đến toàn thể cộng đoàn xứ Lý Nhân, đồng thời mời gọi mọi thành phần trong Giáo xứ hãy cùng nhau tiến bước trên con đường nên thánh.
VietCatholic TV
Quân Azov bắt trọn ổ đơn vị Nga vừa hành quyết tù binh Ukraine. 3 Bộ chỉ huy Nga trúng Storm Shadows
VietCatholic Media
06:46 07/10/2024
1. Lữ đoàn Azov bắt giữ những người lính Nga tham gia vào vụ hành quyết tù binh chiến tranh Ukraine ở tỉnh Donetsk
Hôm Thứ Hai, 07 Tháng Mười, Trung Tá Denys Prokopenko, Tư Lệnh Lữ đoàn Azov loan báo rằng Lữ đoàn của ông đã bắt giữ được những người lính Nga tham gia vào vụ hành quyết tù binh chiến tranh Ukraine ở tỉnh Donetsk.
Vụ hành quyết diễn ra vào hôm Thứ Bẩy, 05 Tháng Mười, được quay lại thành video và công bố trên các mạng xã hội của Nga. Các blogger quân sự Nga đã hả hê chia sẻ như một chiến thắng to lớn.
Ông nói: “Hôm Chúa Nhật, 06 Tháng Mười, các đơn vị của Lữ đoàn tác chiến đặc biệt Azov số 12, cùng với Tiểu đoàn tấn công độc lập số 49, đã bắt giữ được những người lính Nga chịu trách nhiệm hành quyết ba tù binh chiến tranh, ở Tỉnh Donetsk”.
“Một máy bay điều khiển từ xa đã ghi lại khoảnh khắc tội ác tàn bạo của quân xâm lược. Người Nga đã bắn, ở khoảng cách gần, ba chiến binh Ukraine không vũ trang từ một trong những đơn vị liền kề.”
“Sau đó, chúng tôi đã mở một cuộc đột kích với sự tham gia của Lữ đoàn tác chiến đặc biệt Azov số 12, cùng với Tiểu đoàn tấn công biệt lập số 49, và đã bắt giữ được một số lính Nga trong đó có những người lính Nga chịu trách nhiệm về hành động tàn bạo này.”
Trung Tá Denys Prokopenko cho biết thêm “trong quá trình thẩm vấn, những người lính Nga bị bắt đã run rẩy khi được cho xem lại các băng ghi hình từ máy bay điều khiển từ xa về các tội ác không thể chối cãi của họ, và đã đồng ý làm chứng về việc đơn vị của họ liên tục giết tù nhân. Họ cũng tiết lộ rằng họ bị buộc phải làm như thế theo lệnh của các chỉ huy Nga. Các sĩ quan Nga này thậm chí còn giết cả những người lính của họ khi các binh sĩ từ chối tham gia vào các cuộc tấn công biển người.”
Tổng Công Tố Ukraine, Andriy Kostin, cho biết hôm 4 tháng 10 rằng cơ quan thực thi pháp luật Ukraine đã có thông tin về vụ hành quyết 93 tù binh chiến tranh Ukraine do lực lượng Nga thực hiện.
[Ukrainska Pravda: Azov Brigade captures Russian soldier involved in execution of Ukrainian POWs in Donetsk Oblast – video]
2. Kim Chính Ân của Bắc Hàn đe dọa sẽ thả vũ khí hạt nhân vào Nam Hàn
Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân đã đe dọa sẽ trả đũa bằng vũ khí hạt nhân với Nam Hàn sau những phát biểu gần đây của Tổng thống Nam Hàn.
Trong cuộc diễn hành vào thứ Ba để kỷ niệm Ngày Quân đội, Tổng thống Nam Hàn Doãn Tích Duyệt đã công bố vũ khí nhằm mục đích ngăn chặn Bắc Hàn. “Ngày đó sẽ là ngày kết thúc của chế độ Bắc Hàn”, ông tuyên bố.
Theo hãng thông tấn Associated Press, Tổng thống Doãn đã công bố hỏa tiễn đạn đạo Hyunmoo-5 mà các nhà quan sát cho rằng có thể phá hủy các hầm trú ẩn kiên cố ngầm ở Bắc Hàn.
Tổng thống Doãn cảnh báo rằng nếu Bình Nhưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân, lực lượng Hoa Kỳ và Nam Hàn sẽ có phản ứng “kiên quyết và áp đảo”.
Tổng thống Nam Hàn nói thêm: “Chế độ Bắc Hàn phải từ bỏ ảo tưởng rằng vũ khí hạt nhân sẽ bảo vệ họ”.
Trong bài phát biểu mạnh mẽ của Kim trước lực lượng “chiến dịch đặc biệt” tại một căn cứ huấn luyện ở một vùng phía tây không được tiết lộ của đất nước, nhà lãnh đạo 40 tuổi đã đáp trả lời cảnh báo của Tổng thống Doãn.
Hãng thông tấn trung ương Bắc Hàn, gọi tắt là KCNA dẫn lời Kim Chính Ân cho biết: “Con rối Doãn Tích Duyệt đã khoe khoang về khả năng phản công áp đảo bằng sức mạnh quân sự của họ ngay trước cửa một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, và thật trớ trêu khi điều này gây ra sự nghi ngờ về việc liệu ông ta có phải là một người bất thường hay không”.
Sau đó, nhà lãnh đạo này chỉ trích Tổng thống Nam Hàn vì đã đe doạ và thể hiện “sự bất an về an ninh và tâm lý bất ổn của lực lượng bù nhìn”.
Kim cho biết nếu Hán Thành “quá tự tin” đến mức to gan vi phạm chủ quyền của nước láng giềng, Bắc Hàn sẽ “không ngần ngại sử dụng mọi lực lượng tấn công mà mình có, bao gồm cả vũ khí hạt nhân”.
Những lời lẽ như vậy từ cả Bắc và Nam Bắc Hàn không phải là mới nhưng lại xuất hiện vào thời điểm căng thẳng gia tăng giữa hai nước láng giềng khi liên tiếp có những hành động trả đũa qua biên giới bằng bóng bay chở rác từ Bắc Hàn và tuyên truyền chống Kim Chính Ân từ Nam Hàn.
Sự kiện này cũng diễn ra sau khi một thỏa thuận quân sự năm 2018 giữa hai nước láng giềng nhằm giảm căng thẳng dọc theo biên giới được quân sự hóa chặt chẽ của họ kết thúc, các vụ phóng vệ tinh do thám và loạt vụ phóng hỏa tiễn liên tục của Bắc Hàn.
Bộ Thống nhất Nam Hàn, vốn chịu trách nhiệm giám sát các nỗ lực hòa nhập hai miền Nam Bắc, gần đây cho biết họ tin rằng Bình Nhưỡng có kế hoạch củng cố lời kêu gọi của Kim về việc loại trừ mọi khả năng thống nhất với Nam Hàn tại phiên họp vào hôm thứ Hai tới đây của Hội đồng Nhân dân Tối cao.
Động thái như vậy sẽ là đỉnh điểm của những nỗ lực của chế độ Kim trong những năm gần đây nhằm xóa bỏ mọi đề cập đến hy vọng thống nhất với miền Nam, vốn từ lâu được coi là mục tiêu cuối cùng của cả hai miền Nam Bắc.
Đầu năm nay, Bình Nhưỡng đã sửa đổi hiến pháp để coi Hán Thành là đối phương chính.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, tính đến tháng Giêng, Bắc Hàn có khoảng 50 đầu đạn hạt nhân, với đủ vật liệu phân hạch cho tới 90 đầu đạn.
Tháng trước, phương tiện truyền thông nhà nước Bắc Hàn đã chia sẻ những hình ảnh cho thấy sự tồn tại của một địa điểm làm giàu uranium thứ hai, có thể được sử dụng để tăng sản lượng vật liệu hạt nhân của nước này, có khả năng đẩy nhanh chương trình hạt nhân được Liên Hiệp Quốc phê chuẩn.
Trong phiên điều trần của Ủy ban Quân lực Thượng viện vào ngày 17 tháng 9, Trung tướng Xavier Brunson, hiện được xác nhận là chỉ huy Lực lượng Hoa Kỳ tại Nam Hàn, đã mô tả tham vọng hạt nhân của Bắc Hàn là “thách thức lớn nhất mà bộ chỉ huy phải đối mặt”.
[Newsweek: North Korea's Kim Chính Ân Threatens to Unleash Nuclear Weapons on South]
3. Quân đội Ukraine tuyên bố đã tấn công 3 sở chỉ huy của Nga bằng Storm Shadows và GMLRS
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Chúa Nhật, 06 Tháng Mười, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết lực lượng Ukraine đã tấn công ba sở chỉ huy của Nga bằng hỏa tiễn Storm Shadow do phương Tây cung cấp và hỏa tiễn GMLRS.
Bộ Tổng tham mưu cho biết các cuộc tấn công diễn ra hôm Thứ Sáu, 04 Tháng Mười, nhằm vào sở chỉ huy của Lữ đoàn súng trường cơ giới độc lập số 35 và 27, cũng như sở chỉ huy của Tập đoàn quân vũ trang hợp thành số 2 của Quân đội Nga.
“Kết quả của các cuộc không kích đang được làm rõ”, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết thêm: “Cuộc tấn công được thực hiện bằng hỏa tiễn Storm Shadow và hỏa tiễn GMLRS.
Hỏa tiễn GMLRS do Hoa Kỳ cung cấp có tầm bắn khoảng 70 km và được bắn từ bệ phóng HIMARS.
Chúng đã thay đổi cuộc chơi đối với Ukraine khi lần đầu tiên xuất hiện vào mùa hè năm 2022, cho phép Ukraine tấn công vào lực lượng Nga ở các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm chính xác hơn nhiều so với trước đây.
Trước đây, Ukraine đã sử dụng hỏa tiễn Storm Shadow do Anh cung cấp, có tầm bắn lên tới 250 km, hay 150 dặm, để tấn công các mục tiêu quân sự của Nga ở Crimea, một vùng lãnh thổ có chủ quyền của Ukraine đã bị Nga sáp nhập bất hợp pháp.
Tờ Telegraph đưa tin vào tháng 8, trích dẫn các nguồn tin giấu tên, rằng Vương quốc Anh đã bí mật ủng hộ việc cho phép Ukraine sử dụng hỏa tiễn Storm Shadow để tấn công chính nước Nga, nhưng không muốn công khai thúc đẩy thay đổi chính sách như vậy vì lo ngại phản ứng dữ dội từ Hoa Kỳ.
Kyiv từ lâu đã lập luận rằng những hạn chế về việc sử dụng vũ khí tầm xa do phương Tây cung cấp đang kìm hãm nỗ lực chiến tranh của nước này, trong khi Washington tuyên bố rằng việc cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí của mình có thể làm leo thang tình hình.
Tháng trước, người ta rất hy vọng rằng Ukraine cuối cùng sẽ được cấp phép tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí này, nhưng vấn đề này một lần nữa lại bị trì hoãn.
Trong khi đó, Ukraine đã tấn công các mục tiêu sâu bên trong nước Nga bằng vũ khí do nước này sản xuất, gần đây nhất là phá hủy một số kho đạn dược của Nga.
Vào tháng 9, Ukraine đã tấn công các kho vũ khí ở thị trấn Tikhoretsk và Toropets của Nga bằng máy bay điều khiển từ xa, thiêu rụi hơn 30.000 tấn đạn dược, được cho là bao gồm cả hỏa tiễn đạn đạo.
[Kyiv Independent: Ukraine hit 3 Russian command posts with Storm Shadows and GMLRS, military claims]
4. Ukraine cho biết Nga tấn công Kyiv và Odessa
Hôm Thứ Hai, 07 Tháng Mười, Thượng Tướng Serhiy Popko, Thống Đốc Biệt khu Thủ đô Kyiv, cho biết Nga đã tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào Ukraine, nhắm vào thủ đô Kyiv và cơ sở hạ tầng tại cảng Odessa ở Hắc Hải vào tối Chúa Nhật, 06 Tháng Mười.
Ông cho biết cuộc tấn công đã khiến phần lớn Ukraine phải trong tình trạng báo động không kích trong nhiều giờ.
Quân đội Ukraine đã bắn hạ 56 trong số ít nhất 87 máy bay điều khiển từ xa do Nga phóng đi trên nhiều khu vực khác nhau của đất nước.
“Đối phương một lần nữa sử dụng máy bay điều khiển từ xa chống lại Kyiv. Máy bay điều khiển từ xa của Nga đã xâm nhập thủ đô Ukraine theo nhiều đợt và từ nhiều hướng khác nhau.”
Cơ quan Dịch vụ Khẩn cấp Nhà nước cho biết một người đã bị thương và nhiều nhà kho cùng xe tải chở hàng bị hư hại ở Odessa trong đợt tấn công nhiều đợt này.
Oleksandr Prokudin, thống đốc khu vực phía nam Kherson, cho biết hôm Thứ Hai, 07 Tháng Mười, rằng một thường dân đã thiệt mạng và 15 người bị thương trong các cuộc tấn công của Nga vào khu vực này trong 24 giờ qua, Reuters đưa tin.
Các cuộc tấn công của Nga diễn ra một ngày sau khi lực lượng Ukraine cho biết một chiến đấu cơ SU-57 của Nga đã nhầm lẫn bắn hạ một máy bay điều khiển từ xa tàng hình trị giá đến 15.1 triệu USD đang do thám ở khu vực Donetsk. Thống Đốc khu vực Donetsk, Vadym Filashkin, cho biết như trên. Ông cho biết thêm: Trong một diễn biến khác, một chiến đấu cơ SU-25 đang thả bom lượn vào khu vực Donetsk đã bị hỏa lực của Nga bắn tan xác trên bầu trời. Điều đáng nói là chiếc SU-25 vẫn còn đang trong không phận của tỉnh Rostov-on-Don của Nga.
[Politico: Russia launches attacks on Kyiv and Odessa, Ukraine says]
5. Không quân cho biết Nga ngày càng tung ra nhiều loại máy bay điều khiển từ xa ‘không xác định’ chống lại Ukraine
Cựu phát ngôn viên Không quân Yurii Ihnat cho biết trong một bình luận gửi tới Ukrainska Pravda vào ngày 5 tháng 10 rằng lực lượng Nga ngày càng triển khai nhiều mẫu máy bay điều khiển từ xa “không xác định” chống lại Ukraine cùng với các mẫu máy bay điều khiển từ xa loại Shahed.
Nga đã tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa trong những tuần gần đây — lần đầu tiên kể từ cuộc xâm lược toàn diện, họ tấn công vào các thành phố và thị trấn trên khắp Ukraine hàng ngày trong suốt một tháng vào tháng 9.
Xu hướng hàng ngày này tiếp tục diễn ra trong những ngày đầu tháng 10 và bình luận về vụ tấn công đêm qua mới nhất, Ihnat cho biết 10 máy bay điều khiển từ xa có thể thuộc các loại khác nhau, không xác định và chỉ có thể xác định chính xác sau khi kiểm tra trên mặt đất.
Nga đã triển khai hàng ngàn máy bay điều khiển từ xa loại Shahed do Iran thiết kế giá rẻ nhưng hiệu quả chống lại Ukraine kể từ mùa thu năm 2022.
Mặc dù ban đầu lấy nguồn hàng từ Iran, nhưng trong báo cáo tháng 8 năm 2023, Bộ Quốc phòng Anh cho biết Nga đã bắt đầu sản xuất trong nước.
Vào tháng 7, Nga đã bắt đầu sử dụng một loại máy bay điều khiển từ xa giá rẻ mới để nhận dạng các hệ thống phòng không và hoạt động như mồi nhử, Andrii Cherniak, phát ngôn nhân của cơ quan tình báo quân sự Ukraine cho biết.
Được làm bằng gỗ dán và xốp nhựa, loại máy bay điều khiển từ xa này được sử dụng để phát hiện vị trí của hệ thống phòng không một loại có thể mang theo camera và thẻ sim Ukraine để gửi cảnh quay về Nga.
“Họ xác định vị trí các nhóm cơ động của chúng tôi, nơi có súng máy có thể tiêu diệt chúng”, Cherniak nói với Reuters.
Vladyslav Vlasiuk, cố vấn của nhà lãnh đạo văn phòng tổng thống, cũng cho biết quân đội Nga đã sử dụng một loại máy bay điều khiển từ xa mới — Gerbera — với số lượng hạn chế trong một cuộc tấn công vào tháng 7.
[Kyiv Independent: Russia increasingly launching 'unspecified' types of drones against Ukraine, Air Force says]
6. Lithuania tịch thu hàng hóa quân sự từ các chuyến tàu Kaliningrad-Mạc Tư Khoa, chuyển cho Ukraine. Nga cho rằng Lithuania đã chán sống khi làm như thế.
Các nhân viên hải quan Lithuania đã phát hiện quân phục và lưới ngụy trang trên các chuyến tàu chở khách đi từ vùng đất tách biệt Kaliningrad của Nga đến Mạc Tư Khoa, hãng tin Delfi đưa tin vào ngày 5 tháng 10.
Tỉnh Kaliningrad là một vùng lãnh thổ nhỏ nhưng được trang bị vũ khí hạng nặng nằm giữa Biển Baltic và các thành viên NATO là Ba Lan và Lithuania.
Chính quyền Lithuania đang quản lý tuyến hỏa xa kết nối chạy qua lãnh thổ của họ và kết nối vùng đất này với Belarus và Nga.
Delfi viết rằng trong quá trình thanh tra, chính quyền Lithuania đã chặn bốn lô hàng gồm nhiều mặt hàng quân sự khác nhau được chất lên tàu chở khách từ ngày 27 tháng 9 đến ngày 2 tháng 10.
Các lô hàng bao gồm những quần áo ngụy trang của quân đội và một số lưới ngụy trang để ngụy trang vũ khí, được tìm thấy tại ga xe lửa Kybartai gần biên giới của vùng đất này.
Vilnius tin rằng các lô hàng này được dự định để Quân đội Nga hoạt động tại Ukraine sử dụng. Các mặt hàng này sẽ được gửi đến Ukraine dưới dạng viện trợ quân sự.
Một số blogger quân sự Nga đã phản ứng dữ dội trước quyết định của Lithuania gởi các bộ quân phục Nga cho Ukraine, và lưu ý rằng trong nhiều trường hợp Lữ Đoàn Azov đã ăn mặc giả như lính Nga để bất ngờ tập kích quân đội Nga. Họ nói rằng nhà cầm quyền Lithuania “chán sống” nên mới quyết định tặng quân phục Nga cho Ukraine.
Lithuania là nước ủng hộ trung thành của Ukraine kể từ khi cuộc chiến tranh toàn diện nổ ra, dẫn đến mối quan hệ xấu đi nghiêm trọng với Mạc Tư Khoa.
Một sự việc khác trên tuyến hỏa xa Kaliningrad-Mạc Tư Khoa xảy ra vào tuần trước. Một toa tàu đến trạm kiểm soát Kena tại biên giới Lithuania-Belarus có chữ Z, một biểu tượng thường được lực lượng xâm lược Nga sử dụng ở Ukraine.
Một toa tàu khác có dòng chữ gọi Vilnius, thủ đô của Lithuania, là “thành phố của Nga”.
Liên Xô đã sáp nhập Lithuania cùng với các nước vùng Baltic khác trong Thế chiến II, và quốc gia này chỉ tuyên bố độc lập vào năm 1990.
[Kyiv Independent: Lithuania confiscates military goods from Kaliningrad-Moscow trains, gives them to Ukraine]
7. Iran sẵn sàng ngừng bắn ở Li Băng nếu Israel ngừng ném bom Gaza
Iran đã đề nghị hỗ trợ các nỗ lực đạt được lệnh ngừng bắn ở Li Băng nhưng với điều kiện rất khó xảy ra là Israel phải dừng chiến dịch quân sự ở Gaza.
Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi đã đưa ra những phát biểu này vào hôm Thứ Bẩy, 05 Tháng Mười, tại Beirut, trong chuyến thăm đầu tiên của một quan chức cao cấp Iran tới thủ đô Li Băng kể từ khi cuộc không kích của Israel giết chết thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah vào tuần trước.
Araghchi nhấn mạnh “tầm quan trọng của việc sử dụng mọi năng lực ngoại giao để hỗ trợ Li Băng và khu vực chống lại chế độ xâm lược của người Do Thái”.
Trong khi Bộ trưởng Iran gặp gỡ các quan chức Li Băng và Hezbollah tại Beirut, Israel tiếp tục tấn công các chỉ huy cao cấp của Hezbollah bằng các cuộc không kích.
Hashem Safieddine, được coi là người kế nhiệm có nhiều khả năng nhất của Nasrallah, có thể nằm trong số những người thiệt mạng trong một loạt các cuộc tấn công trừng phạt của Israel vào vùng ngoại ô phía nam của Beirut trong tuần này. Các quan chức Israel cho biết họ vẫn đang cố gắng xác nhận liệu Safieddine có ở trong trụ sở tình báo của Hezbollah gần phi trường Beirut khi nó bị tấn công hay không.
Cùng với các nhà lãnh đạo Hezbollah, Israel cũng nhắm vào các chỉ huy Hamas đóng tại Li Băng. Vào thứ Bảy, các phương tiện truyền thông liên kết với Hamas đưa tin rằng Saeed Atallah, một trong những chỉ huy của lữ đoàn al-Qassam, một nhánh quân sự của Hamas, đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của Israel vào một trại tị nạn Palestine ở miền bắc Li Băng.
Những phát biểu thách thức của Araghchi phù hợp với những phát biểu được đưa ra chỉ vài giờ trước đó bởi Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei, người đã có bài thuyết giáo đầy nhiệt huyết tại buổi cầu nguyện thứ sáu ở Tehran để biện minh cho cuộc tấn công bằng hỏa tiễn đạn đạo của Iran nhằm vào Israel, nói rằng đó là “hoàn toàn hợp pháp và chính đáng” và là “hình phạt tối thiểu cho tội ác của người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái”.
Tuần qua, Ayatollah Ali Khamenei, đã bị các cơ quan truyền thông Iran hải ngoại chế giễu sau khi ông ta ra lệnh phóng 181 hỏa tiễn vào Israel tốn khoảng 543 triệu Mỹ Kim, mà chỉ làm 2 người Israel bị thương vì hầu hết các hỏa tiễn đã bị đánh chặn.
Thỉnh thoảng cầm nòng súng trường chống bên hông, Khamenei hứa rằng Israel sẽ “không bao giờ đánh bại được Hamas và Hezbollah”, đồng thời nói thêm rằng các nhóm được Iran hậu thuẫn “sẽ không lùi bước”. Lần cuối cùng Khamenei tổ chức cầu nguyện vào một ngày thứ Sáu là gần năm năm trước sau khi Qassem Soleimani, thủ lĩnh lực lượng bán quân sự tinh nhuệ của Iran, bị giết trong một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Hoa Kỳ.
Trong khi đó, Lực lượng Phòng vệ Israel, gọi tắt là IDF cho biết quân đội Israel hôm thứ Bảy đã tấn công các điệp viên Hezbollah tại một trung tâm chỉ huy bên trong một nhà thờ Hồi giáo ở Bint Jbeil, miền nam Li Băng, nằm bên trong khuôn viên Bệnh viện Martyr Salah Ghandour. IDF cho biết cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa là “chính xác” và dựa trên thông tin tình báo.
Phát ngôn nhân Lực Lượng Phòng Vệ Israel, Trung Tá Jonathan Conricus cho biết trước khi tiến hành cuộc tấn công, IDF đã gửi tin nhắn văn bản tới người dân và gọi điện cho các quan chức ở các làng gần đó, “yêu cầu mọi hành động khủng bố được thực hiện tại bệnh viện phải chấm dứt ngay lập tức”.
[Politico: Iran open to cease-fire efforts in Lebanon — if Israel stops bombing Gaza]
8. Macron kêu gọi ngừng cung cấp vũ khí được sử dụng ở Gaza
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi ngừng cung cấp vũ khí để sử dụng ở Dải Gaza.
Macron đưa ra những bình luận này trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình phát thanh Pháp “Etcetera” trên kênh France Inter, được công bố hôm Thứ Bẩy, 05 Tháng Mười,
“Tôi nghĩ hôm nay, ưu tiên là chúng ta quay lại giải pháp chính trị, rằng chúng ta ngừng cung cấp vũ khí cho cuộc chiến ở Gaza”, Macron nói. Ông cho biết Pháp không cung cấp bất kỳ vũ khí nào.
Vương Quốc Anh đã đình chỉ một số hoạt động bán vũ khí cho Israel, trong khi Hoa Kỳ đã dừng một chuyến hàng vũ khí.
Macron cũng chỉ trích sự thất bại của các nỗ lực ngoại giao nhằm đạt được lệnh ngừng bắn ở Gaza. “Tôi nghĩ chúng ta không được lắng nghe”, Macron nói, nhận định rằng việc không có lệnh ngừng bắn là “một sai lầm, bao gồm cả đối với an ninh của Israel vào ngày mai”. Ông nói thêm rằng nó sẽ gây ra “sự oán giận” và “hận thù”.
Khi nguy cơ xảy ra chiến tranh khu vực gia tăng, Macron cho biết ưu tiên hàng đầu là “tránh leo thang”.
Sau các cuộc tấn công liên tiếp của Israel vào Li Băng, ông cho biết người dân Li Băng không nên bị “hiến tế” và Li Băng không nên trở thành “một Gaza mới”.
Iran đã đề nghị hỗ trợ các nỗ lực đạt được lệnh ngừng bắn ở Li Băng nhưng với điều kiện rất khó xảy ra là Israel phải dừng chiến dịch quân sự ở Gaza.
[Politico: Macron urges halt to deliveries of weapons used in Gaza]
9. Stoltenberg cho rằng Ukraine có thể được cấp tư cách thành viên NATO ngay cả khi vẫn còn các vùng lãnh thổ bị Nga xâm lược
Cựu Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm Thứ Bẩy, 05 Tháng Mười, rằng Ukraine có khả năng gia nhập NATO ngay cả khi một số vùng lãnh thổ của nước này vẫn bị Nga xâm lược.
Một trong những lập luận chính phản đối việc trao tư cách thành viên cho Ukraine vào thời điểm hiện tại là điều khoản phòng thủ chung theo Điều 5 của NATO sẽ ngay lập tức kéo liên minh vào một cuộc chiến tranh trực tiếp với Nga.
Nhưng khi nói chuyện với tờ Financial Times, Stoltenberg cho rằng có thể có cách để giải quyết vấn đề
“Khi có ý chí, sẽ có cách để tìm ra giải pháp. Nhưng bạn cần một ranh giới xác định nơi Điều 5 được viện dẫn, và Ukraine phải kiểm soát toàn bộ lãnh thổ cho đến biên giới đó,” ông nói.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết tính đến cuối tháng 8, Nga đã kiểm soát khoảng 27% lãnh thổ Ukraine.
Các tỉnh Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia bị quân đội Nga xâm lược một phần. Nga tuyên bố đã sáp nhập toàn bộ lãnh thổ của các khu vực đó mặc dù không kiểm soát được hai thủ phủ khu vực — Kherson và Zaporizhzhia. Mạc Tư Khoa cũng kiểm soát toàn bộ bán đảo Crimea của Ukraine.
Stoltenberg đã đưa ra các ví dụ lịch sử và hiện tại để minh họa rằng một số thỏa hiệp hoặc bảo đảm an ninh nhất định có thể được thực hiện để bảo vệ Ukraine.
“Tây Đức coi Đông Đức là một phần của nước Đức lớn hơn. Họ không có đại sứ quán ở Đông Berlin. Nhưng NATO, tất nhiên, chỉ bảo vệ Tây Đức,” ông nói.
“Một lần nữa, việc so sánh luôn rất nguy hiểm vì không có sự so sánh nào là chính xác 100 phần trăm, nhưng Hoa Kỳ có bảo đảm an ninh cho Nhật Bản. Nhưng họ không bao gồm Kuril (Quần đảo), mà Nhật Bản coi là lãnh thổ của Nhật Bản, do Nga kiểm soát.”
Ukraine đã nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng 9 năm 2022 nhưng vẫn chưa nhận được lời mời chính thức.
Bất chấp kỳ vọng lớn ở Kyiv, hai hội nghị thượng đỉnh đồng minh gần đây nhất chỉ mang lại những bước tiến mới hướng tới việc tăng cường hợp tác giữa Ukraine và NATO và tuyên bố rằng con đường gia nhập của nước này là “không thể đảo ngược”.
Tuy nhiên, trước đó vào ngày 1 tháng 10, Financial Times đã đưa tin, trích dẫn một quan chức phương Tây giấu tên, rằng Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden có thể đồng ý thúc đẩy tình trạng xin gia nhập NATO của Ukraine trước khi rời nhiệm sở vào tháng Giêng.
Zelenskiy đã trình bày kế hoạch chiến thắng gồm năm điểm của mình với Tổng thống Biden tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 26 tháng 9. Kế hoạch bao gồm các thành phần quân sự và ngoại giao, bao gồm lời mời Ukraine gia nhập NATO, nhưng thông tin chi tiết đầy đủ về khuôn khổ hòa bình vẫn chưa được công bố.
Theo thông tin mà tờ Kyiv Independent có được, Kyiv đã có kế hoạch xin gia nhập NATO trong vòng vài tháng, chứ không phải vài năm.
Trong cuộc phỏng vấn gần đây với FT, Stoltenberg cũng cho biết các đồng minh của Ukraine nên cung cấp cho nước này nhiều vũ khí hơn trước khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu để ngăn chặn điều đó.
Ông nói: “Nếu có điều gì khiến tôi hối tiếc và thấy rõ hơn bây giờ thì đó là chúng ta nên cung cấp cho Ukraine nhiều hỗ trợ quân sự hơn từ sớm hơn”.
“Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều phải thừa nhận, chúng ta nên cung cấp cho họ nhiều vũ khí hơn trước khi xâm lược. Và chúng ta nên cung cấp cho họ nhiều vũ khí tiên tiến hơn, nhanh hơn, sau khi xâm lược.
“Tôi xin nhận phần trách nhiệm của mình.”
Stoltenberg đã mãn nhiệm chức vụ tổng thư ký NATO vào đầu tuần này và Mark Rutte hiện đang đảm nhiệm vai trò này.
[Kyiv Independent: Stoltenberg suggests Ukraine could be granted NATO membership even with territories occupied by Russia]
10. Blogger ủng hộ chiến tranh bị bắt giữ ở Nga vì chỉ trích chính quyền và “một ông già nào đó”
Blogger ủng hộ chiến tranh bị bắt giữ ở Nga vì chỉ trích chính quyền và một ông già nào đó.
Egor Guzenko, một blogger ủng hộ chiến tranh người Nga điều hành kênh Telegram Trinadtsatyi nghĩa là Thứ mười ba với 305.000 người ghi danh, đã bị giam giữ tại Stavropol Krai của Nga. Phát ngôn nhân của Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, cho biết như trên hôm Thứ Bẩy, 05 Tháng Mười.
Guzenko được cho là đã bị giam giữ tại thành phố Novopavlovsk. Meduza, một cơ quan truyền thông Nga có trụ sở tại Latvia, trích dẫn Guzenko và một số kênh Telegram của Nga đã lưu ý rằng cảnh sát đã “đánh ông trong lúc giam giữ”.
Guzenko đã ở Mạc Tư Khoa trong một thời gian dài trước khi trở về Novopavlovsk, là quê hương của ông.
“Lần đầu tiên tôi về nhà, và đây là cách quê hương chào đón tôi”, ông than thở.
Lý do Guzenko bị bắt giữ vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, kênh Telegram Ostrozhno, Novosti, tuyên bố rằng blogger ủng hộ chiến tranh này đã bị bắt giữ tại một buổi hòa nhạc kỷ niệm ngày Novopavlovsk. Đánh giá theo video do kênh này đăng tải, Guzenko đã la hét và chống lại việc bắt giữ.
Kênh Telegram Mash đưa tin rằng Guzenko đã đánh nhau với cảnh sát sau khi họ bình luận về chiếc mặt nạ anh đeo.
Vào đầu tháng 9, Guzenko đã đăng một số video trên kênh Telegram của mình trong đó ông chỉ trích chính quyền Nga. “Những kẻ phản bội đã chiếm lấy đất nước”, ông nói.
Blogger này cũng nhấn mạnh rằng chính quyền Nga đang “loại bỏ những người gây phiền phức” và trích dẫn nhà cực đoan dân tộc chủ nghĩa người Nga Igor Girkin làm ví dụ.
Guzenko được cho là đã gián tiếp ám chỉ đến nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin, sử dụng cụm từ “một ông già nào đó”. Ông tuyên bố rằng nếu “ông già” này “từ chức một cách trung thực” cách đây một thập niên, “tất cả những điều nhảm nhí này sẽ không xảy ra”.
Blogger này cho biết ông không sợ bị ngược đãi. “Chúng tôi rất đông, cả một quốc gia, và chỉ có một nhóm các bạn, các bạn già rồi, các bạn sẽ sớm chết thôi”, anh nói thêm.
Sau đó, một bản ghi âm xuất hiện trên kênh của ông, trong đó có giọng nam giải thích rằng “nhóm” của Guzenko đã xóa một số bản ghi âm video vì Egor là “một người đàn ông của bão tố, nguyên tố và cảm xúc”. Bản ghi âm cũng ám chỉ rằng Guzenko cần một “bệnh viện” để điều trị “vết loét nghiêm trọng”.
Kênh Astra Telegram viết rằng Guzenko đã chiến đấu chống lại Ukraine ở Donbas kể từ năm 2014.
Ngoài ra, kênh Telegram của Guzenko gần đây đã chỉ trích một tuyên bố của Apti Alaudinov, chỉ huy của Akhmat, một đội quân vũ trang Chechnya chiến đấu cho phe Nga. Alaudinov từ chối trao đổi tù binh Chechnya đang bị giam cầm ở Ukraine, khuyên họ nên “rửa sạch nỗi xấu hổ bằng máu” bằng cách nổi loạn để bị tàn sát.
Vào tháng 2 năm 2024, các phương tiện truyền thông và tuyên truyền của Nga đã đưa tin về vụ tự tử của blogger ủng hộ chiến tranh Andrei “Murz” Morozov. Ông để lại một bức thư tuyệt mệnh cho thấy có xung đột với nhà tuyên truyền Vladimir Solovyov và các cộng sự của ông.
Trước đó, vào Tháng Giêng năm 2024, Igor “Strelkov” Girkin, một tội phạm chiến tranh và cựu Bộ Trưởng của cái gọi là “Bộ Quốc phòng của 'Cộng hòa Nhân dân Donetsk”, đã bị kết án bốn năm tù tại một nhà tù hình sự vì kích động hoạt động cực đoan ở Nga. Bản án được liên kết với các bài đăng của ông trên kênh Telegram của mình.
Girkin được cho là bị giam chung với các tù hình sự và có nguy cơ bị đánh chết trong tù. Ông ta đã nộp đơn xin ứng cử Tổng thống với hy vọng được bảo vệ trong tù nhưng đơn xin tranh cử của ông đã bị bác.
[Ukrainska Pravda: Pro-war blogger detained in Russia for criticising authorities and “certain old man” – video]
11. Thủ tướng Slovakia thuyết phục Ukraine tiếp tục vận chuyển khí đốt sau năm 2024
Robert Fico, Thủ tướng Slovakia, có kế hoạch thuyết phục Ukraine không dừng việc vận chuyển khí đốt của Nga sau năm 2024 khi hết hạn thỏa thuận vận chuyển giữa Ukraine và Gazprom, một tập đoàn năng lượng đa quốc gia do nhà nước Nga nắm giữ phần lớn cổ phần.
Fico cho biết ông không loại trừ khả năng xảy ra vấn đề về nguồn cung cấp khí đốt qua Ukraine tới Slovakia vào đầu năm 2025 và ông sẽ thuyết phục Kyiv duy trì hoạt động trung chuyển tại cuộc họp liên chính phủ dự kiến diễn ra vào ngày 7 tháng 10.
“Chúng tôi sẽ thuyết phục các đối tác Ukraine sử dụng cơ sở hạ tầng năng lượng của họ để nhập khẩu khí đốt và dầu vào Âu Châu… Nếu Ukraine muốn bảo tồn cơ sở hạ tầng này, thì nên sử dụng nó.”
Ông lưu ý rằng Slovakia ủng hộ sự hội nhập Âu Châu của Ukraine và trông đợi những bước đi thân thiện từ Ukraine.
Fico nói: “Cả Slovakia và Ukraine đều được hưởng lợi từ việc này vì phí quá cảnh đều được thanh toán.”
Điều đáng chú ý là Fico nói về việc “bảo tồn quá cảnh” mà tránh đề cập đến khí đốt của Nga.
Hợp đồng với Gazprom của Nga về quá cảnh qua hệ thống truyền tải khí đốt của Ukraine sẽ hết hạn vào cuối năm 2024. Kyiv đã kiên quyết từ chối khả năng gia hạn. Điều này đặt ra thách thức cho một số ít quốc gia Liên Hiệp Âu Châu, bao gồm Slovakia và Áo, vẫn tiếp tục nhận khí đốt của Nga qua đường ống.
Các phương tiện truyền thông đưa tin rằng Liên Hiệp Âu Châu được cho là đã thảo luận về việc duy trì vận chuyển khí đốt đến Âu Châu thông qua hệ thống truyền tải khí đốt của Ukraine để các công ty Âu Châu sẽ mua khí đốt từ Azerbaijan thay vì từ Nga. Đồng thời, Ukraine sẽ tiếp tục sử dụng và nhận được thu nhập từ hệ thống vận chuyển khí đốt của mình.
Một nguồn tin giấu tên đã nói với European Pravda vào tháng 9 rằng không có cuộc đàm phán nào như vậy đang diễn ra. “Tuy nhiên, nếu Hung Gia Lợi hoặc Slovakia - với sự hỗ trợ của Ủy ban Âu Châu, theo Thỏa thuận liên kết của chúng tôi - yêu cầu chúng tôi vận chuyển khí đốt của Azerbaijan, chẳng hạn, chúng tôi sẽ không có lý do gì để từ chối họ”, nguồn tin cho biết.
[Ukrainska Pravda: PM of Slovakia to persuade Ukraine to keep gas transit after 2024]