Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:10 07/05/2025
119. Vui vẻ trong mọi công việc, lúc nào cũng vì anh chị em mà hy sinh bản thân mình.
(Thánh nữ Francis of Rome)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:13 07/05/2025
35. MỘT BỨC HOÀNH
Ở Huy Châu có người trong làng mấy năm liên tiếp kiện tụng với người khác, kiện cho đến khi vừa oán hận vừa chán ghét.
Đêm trừ tịch, ba bố con cùng bàn với nhau:
- “Ngày mai là tết, chúng ta nên nói vài câu may mắn thuận lợi, để trong năm tới gặp may, đừng kiện tụng nữa.”
Các con nói:
- “Bố nói trước đi.”
Ông bố nói:
- “Năm nay tốt.”
Con trai cả nói:
- “Ít rủi ro.”
Con trai út nói:
- “Không được kiện tụng nữa.”
Ba bố con đem ba câu nói mười một chữ này thuê người viết thành một bức hoành, dán trong nhà, kêu người nhà phải thường thường đọc lớn tiếng để được điều may mắn thuận lợi.
Sáng ngày mồng một tết, con rể đến mừng tuổi, khi đi ngang qua phòng khách thì ngẫng đầu lên thấy bức hoành, bèn lớn tiếng đọc:
- “Năm nay nhiều rủi ro, không thể ít kiện tụng được.”
Ba bố con vội vàng chạy đến, luôn miệng nói:
- “Xúi quẩy, xúi quẩy.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 35:
Để được nhiều may mắn, ba bố con bèn đem quyết tâm của mình viết trên bức hoành đề nhớ và tâm niệm mỗi ngày, đó là một phương pháp hay để nhắc nhở mình, nhưng vì con rể đọc không chấm không phẩy, ngắt câu sai mà ý của nó trở thành xấu…
Để được trở nên con cái tốt lành của Thiên Chúa, người Ki-tô hữu luôn khắc ghi lời của Ngài trong tâm hồn của mình, bởi vì không một biến cố gì xảy ra trong cuộc sống của mình mà Thánh Kinh không nói trước, bởi vì không một thử thách gian nan nào xảy ra trong cuộc sống, qua mọi thế hệ, mà Thánh Kinh không báo trước và dạy chúng ta cách sống.
Dịp tết là để mọi người tìm cách xích lại gần với nhau hơn, quyết tâm sống tốt hơn trong năm mới, nhưng mỗi năm chỉ có một lần tết mà thôi, cơ hội quá ít.
Mỗi một thánh lễ là một cơ hội làm cho người Ki-tô hữu có quyết tâm sống đẹp sống mới hơn, có cơ hội xích lại gần với Thiên Chúa hơn, xích lại gần với nhau hơn trong tình yêu thương của Đức Chúa Giê-su, cơ hội rất nhiều…
Nhưng thử hỏi, có mấy ai lợi dụng cơ hội này –tham dự thánh lễ mỗi ngày- để có quyết tâm làm lại cuộc đời tội lỗi của mình !!!
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ở Huy Châu có người trong làng mấy năm liên tiếp kiện tụng với người khác, kiện cho đến khi vừa oán hận vừa chán ghét.
Đêm trừ tịch, ba bố con cùng bàn với nhau:
- “Ngày mai là tết, chúng ta nên nói vài câu may mắn thuận lợi, để trong năm tới gặp may, đừng kiện tụng nữa.”
Các con nói:
- “Bố nói trước đi.”
Ông bố nói:
- “Năm nay tốt.”
Con trai cả nói:
- “Ít rủi ro.”
Con trai út nói:
- “Không được kiện tụng nữa.”
Ba bố con đem ba câu nói mười một chữ này thuê người viết thành một bức hoành, dán trong nhà, kêu người nhà phải thường thường đọc lớn tiếng để được điều may mắn thuận lợi.
Sáng ngày mồng một tết, con rể đến mừng tuổi, khi đi ngang qua phòng khách thì ngẫng đầu lên thấy bức hoành, bèn lớn tiếng đọc:
- “Năm nay nhiều rủi ro, không thể ít kiện tụng được.”
Ba bố con vội vàng chạy đến, luôn miệng nói:
- “Xúi quẩy, xúi quẩy.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 35:
Để được nhiều may mắn, ba bố con bèn đem quyết tâm của mình viết trên bức hoành đề nhớ và tâm niệm mỗi ngày, đó là một phương pháp hay để nhắc nhở mình, nhưng vì con rể đọc không chấm không phẩy, ngắt câu sai mà ý của nó trở thành xấu…
Để được trở nên con cái tốt lành của Thiên Chúa, người Ki-tô hữu luôn khắc ghi lời của Ngài trong tâm hồn của mình, bởi vì không một biến cố gì xảy ra trong cuộc sống của mình mà Thánh Kinh không nói trước, bởi vì không một thử thách gian nan nào xảy ra trong cuộc sống, qua mọi thế hệ, mà Thánh Kinh không báo trước và dạy chúng ta cách sống.
Dịp tết là để mọi người tìm cách xích lại gần với nhau hơn, quyết tâm sống tốt hơn trong năm mới, nhưng mỗi năm chỉ có một lần tết mà thôi, cơ hội quá ít.
Mỗi một thánh lễ là một cơ hội làm cho người Ki-tô hữu có quyết tâm sống đẹp sống mới hơn, có cơ hội xích lại gần với Thiên Chúa hơn, xích lại gần với nhau hơn trong tình yêu thương của Đức Chúa Giê-su, cơ hội rất nhiều…
Nhưng thử hỏi, có mấy ai lợi dụng cơ hội này –tham dự thánh lễ mỗi ngày- để có quyết tâm làm lại cuộc đời tội lỗi của mình !!!
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Biện chứng Mục tử Chiên
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
06:07 07/05/2025
BIỆN CHỨNG MỤC TỬ– CHIÊN
Hằng năm cứ vào ngày Chúa nhật IV Phục Sinh, Hội Thánh mời gọi chúng ta, Kitô hữu đặc biệt cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ. Dựa trên các bản văn Lời Chúa của ngày Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, xin chia sẻ đôi nét về biện chứng mục tử nhân lành và con chiên ngoan hiền.
Biện chứng pháp được xây dựng chủ yếu trên quy luật vận động, sự biến đổi của sự vật, hiện tượng và những ảnh hưởng tương tác giữa chúng. Cái nhìn này không phải là mới lạ với khám phá của Hégel hay Karl Marx, nhưng đã bàng bạc sẵn có trong các hệ tư tưởng Đông phương như quy luật âm dương, bát quái, ngũ hành hay sắc sắc không không… Không muốn đi sâu vào lãnh vực chuyên môn mang tính triết học, nhưng xin góp cái nhìn theo một góc độ mà cha ông chúng ta cảm nghiệm: “có con rồi mới có cha; có cháu rồi mới có ông, có bà”.
1. Để là mục tử nhân lành, cần phải là chiên ngoan hiền:
Chúa Kitô đã minh nhiên khẳng định Người chính là mục tử nhân lành (x.Ga 10,11). Tuy nhiên, để đảm nhận vai trò mục tử thì trước tiên Người đã vuông tròn vị thế con chiên hiền ngoan. Thánh Phêrô giới thiệu Đức Kitô như là con chiên tinh tuyền, hiền lành, gánh tội gian trần. “Người không hề phạm tôi; chẳng ai thấy miệng Người nói một lời gian dối. Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe, nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình. Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá…” (1P 2,21-24). Ngài kết luận rằng chính khi đảm nhận phận việc ấy thì Đức Kitô đã chu toàn trách vụ “vị mục tử, Đấng chăm sóc linh hồn chúng ta” (c.25).
Chiên không đi theo người lạ, nhưng sẽ chạy trốn. Trái lại, chiên nhận biết tiếng mục tử và đi theo mục tử. Dưới cái nhìn này thì Chúa Kitô là một con chiên đích thực vì “lương thực của Người là thi hành thánh ý Cha trên trời” (x.Ga 4,34). Cho dù mồ hôi tuôn ra pha lẫn máu, Con chiên tinh tuyền Giêsu Kitô vẫn một mực “xin đừng theo ý con, một vâng theo thánh ý Cha mà thôi” (x.Lc 22,39-44).
2. Để là con chiên hiền ngoan, cần phải có tấm lòng mục tử nhân hậu:
Chúa Kitô không minh nhiên giới thiệu mình là con chiên, nhưng cuộc đời của Người, đặc biệt cuộc hiến tế thập giá của Người mặc nhiên khẳng định Người là Chiên vượt qua của Giao Ước mới. Vị ngôn sứ cao trọng hơn mọi ngôn sứ là Gioan Tẩy giả đã minh nhiên long trọng giới thiệu Chúa Kitô là “Chiên Thiên Chúa” (Ga 1,36).
Để thực thi phận vụ “Con Chiên Thiên Chúa”, Chúa Kitô đã sống tình một mục tử tốt lành, nhân hậu. Người chạnh lòng thương xót khi thấy đoàn lũ đông đảo như chiên không người chăn (x.Mc 6,34). Người nhiệt thành đến quên cả ăn uống để băng bó thương tích cho đoàn chiên (x.Mc 3,20), để dẫn chiên đến đồng cỏ xanh, nguồn suối mát. Người hiến dâng mạng sống vì đàn chiên và mong sao không một con chiên nào lạc đàn (x.Ga 10,11;14). Lẽ sống của người mục tử chính là sự sống, sự phát triển của từng con chiên và của đàn chiên. Chính vì thế, người mục tử là người “biết” chiên tức là gắn bó mật thiết với chiên, sẵn sàng chung thân, đồng phận với chiên, lấy hạnh phúc của chiên làm lẽ sống của mình.
Vài tâm tình hướng đến những ứng viên ơn thiên triệu linh mục, tu sĩ:
Khi nhận ứng viên vào Tu viện hay Chủng viện, các vị hữu trách thường dò xét các ý hướng của ứng viên. Các vị thường rất hài lòng trước những ý hướng mang tính cống hiến, phục vụ vị tha hơn là những hậu ý hàm chứa sự vị kỷ cho dù có khi rất là thiêng thánh như đi tu để được rỗi linh hồn. Thánh Công Đồng dạy: “Việc giáo dục toàn diện các chủng sinh nhằm huấn luyện cho họ thực sự thành những vị chăn dắt các linh hồn… (tức là các mục tử)” (ĐT số 4). Ước gì các tu sinh, chủng sinh có được chút tâm tình của người mục tử ngay khi còn mài đũng quần ở tu viện hay chủng viện. Đó là tâm tình của người mục tử:
-Biết cống hiến hơn là hưởng thụ: “Con Người đến không phải để cho người ta hầu hạ nhưng để hầu hạ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc muôn người” (Mc 10,46; x. Ga 13,12-17).
-Nhiệt thành: Sẵn sàng đi trước trong các việc khó mà đó là những việc phải làm và nên làm; Chuyên chăm nuôi dưỡng và bảo vệ chiên trong đàn lẫn ngoài đàn.
-Biết đồng cảm, đồng phận với tha nhân, với đồng loại và nhất là với những người nghèo hèn, kẻ yếu đuối, người bất hạnh… “Quả vậy, thượng tế nào cũng là người được chọn trong số người phàm, và được đặt lên làm đại diện cho loài người trong các mối tương quan với Thiên Chúa để dâng lễ phẩm cũng như tế vật đền tội. Vị ấy có khả năng cảm thông với những kẻ ngu muội và những kẻ lầm lạc, bởi vì chính người cũng đầy yếu đuối…” (Dt 5,1-3).
Nhân loại mọi thời, đặc biệt hôm nay đang rất cần những con người sẵn sàng sống cống hiến, rất cần những cuộc đời biết sống hiến dâng. Chính vì thế ơn thiên triệu linh mục, tu sĩ vẫn mãi là ơn chúng ta cần kiên trì cầu xin. Tuy nhiên sự cầu xin của chúng ta không được phép chỉ dừng lại ở thái độ chấp tay khấn vái hay móc túi để góp tiền, mà còn phải biết mở miệng, nắm tay để dệt xây những mục tử biết vuông tròn phận vụ con chiên hiền ngoan và những con chiên luôn ắp đầy tâm tình mục tử tốt lành.
Ban Mê Thuột
Hằng năm cứ vào ngày Chúa nhật IV Phục Sinh, Hội Thánh mời gọi chúng ta, Kitô hữu đặc biệt cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ. Dựa trên các bản văn Lời Chúa của ngày Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, xin chia sẻ đôi nét về biện chứng mục tử nhân lành và con chiên ngoan hiền.
Biện chứng pháp được xây dựng chủ yếu trên quy luật vận động, sự biến đổi của sự vật, hiện tượng và những ảnh hưởng tương tác giữa chúng. Cái nhìn này không phải là mới lạ với khám phá của Hégel hay Karl Marx, nhưng đã bàng bạc sẵn có trong các hệ tư tưởng Đông phương như quy luật âm dương, bát quái, ngũ hành hay sắc sắc không không… Không muốn đi sâu vào lãnh vực chuyên môn mang tính triết học, nhưng xin góp cái nhìn theo một góc độ mà cha ông chúng ta cảm nghiệm: “có con rồi mới có cha; có cháu rồi mới có ông, có bà”.
1. Để là mục tử nhân lành, cần phải là chiên ngoan hiền:
Chúa Kitô đã minh nhiên khẳng định Người chính là mục tử nhân lành (x.Ga 10,11). Tuy nhiên, để đảm nhận vai trò mục tử thì trước tiên Người đã vuông tròn vị thế con chiên hiền ngoan. Thánh Phêrô giới thiệu Đức Kitô như là con chiên tinh tuyền, hiền lành, gánh tội gian trần. “Người không hề phạm tôi; chẳng ai thấy miệng Người nói một lời gian dối. Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe, nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình. Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá…” (1P 2,21-24). Ngài kết luận rằng chính khi đảm nhận phận việc ấy thì Đức Kitô đã chu toàn trách vụ “vị mục tử, Đấng chăm sóc linh hồn chúng ta” (c.25).
Chiên không đi theo người lạ, nhưng sẽ chạy trốn. Trái lại, chiên nhận biết tiếng mục tử và đi theo mục tử. Dưới cái nhìn này thì Chúa Kitô là một con chiên đích thực vì “lương thực của Người là thi hành thánh ý Cha trên trời” (x.Ga 4,34). Cho dù mồ hôi tuôn ra pha lẫn máu, Con chiên tinh tuyền Giêsu Kitô vẫn một mực “xin đừng theo ý con, một vâng theo thánh ý Cha mà thôi” (x.Lc 22,39-44).
2. Để là con chiên hiền ngoan, cần phải có tấm lòng mục tử nhân hậu:
Chúa Kitô không minh nhiên giới thiệu mình là con chiên, nhưng cuộc đời của Người, đặc biệt cuộc hiến tế thập giá của Người mặc nhiên khẳng định Người là Chiên vượt qua của Giao Ước mới. Vị ngôn sứ cao trọng hơn mọi ngôn sứ là Gioan Tẩy giả đã minh nhiên long trọng giới thiệu Chúa Kitô là “Chiên Thiên Chúa” (Ga 1,36).
Để thực thi phận vụ “Con Chiên Thiên Chúa”, Chúa Kitô đã sống tình một mục tử tốt lành, nhân hậu. Người chạnh lòng thương xót khi thấy đoàn lũ đông đảo như chiên không người chăn (x.Mc 6,34). Người nhiệt thành đến quên cả ăn uống để băng bó thương tích cho đoàn chiên (x.Mc 3,20), để dẫn chiên đến đồng cỏ xanh, nguồn suối mát. Người hiến dâng mạng sống vì đàn chiên và mong sao không một con chiên nào lạc đàn (x.Ga 10,11;14). Lẽ sống của người mục tử chính là sự sống, sự phát triển của từng con chiên và của đàn chiên. Chính vì thế, người mục tử là người “biết” chiên tức là gắn bó mật thiết với chiên, sẵn sàng chung thân, đồng phận với chiên, lấy hạnh phúc của chiên làm lẽ sống của mình.
Vài tâm tình hướng đến những ứng viên ơn thiên triệu linh mục, tu sĩ:
Khi nhận ứng viên vào Tu viện hay Chủng viện, các vị hữu trách thường dò xét các ý hướng của ứng viên. Các vị thường rất hài lòng trước những ý hướng mang tính cống hiến, phục vụ vị tha hơn là những hậu ý hàm chứa sự vị kỷ cho dù có khi rất là thiêng thánh như đi tu để được rỗi linh hồn. Thánh Công Đồng dạy: “Việc giáo dục toàn diện các chủng sinh nhằm huấn luyện cho họ thực sự thành những vị chăn dắt các linh hồn… (tức là các mục tử)” (ĐT số 4). Ước gì các tu sinh, chủng sinh có được chút tâm tình của người mục tử ngay khi còn mài đũng quần ở tu viện hay chủng viện. Đó là tâm tình của người mục tử:
-Biết cống hiến hơn là hưởng thụ: “Con Người đến không phải để cho người ta hầu hạ nhưng để hầu hạ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc muôn người” (Mc 10,46; x. Ga 13,12-17).
-Nhiệt thành: Sẵn sàng đi trước trong các việc khó mà đó là những việc phải làm và nên làm; Chuyên chăm nuôi dưỡng và bảo vệ chiên trong đàn lẫn ngoài đàn.
-Biết đồng cảm, đồng phận với tha nhân, với đồng loại và nhất là với những người nghèo hèn, kẻ yếu đuối, người bất hạnh… “Quả vậy, thượng tế nào cũng là người được chọn trong số người phàm, và được đặt lên làm đại diện cho loài người trong các mối tương quan với Thiên Chúa để dâng lễ phẩm cũng như tế vật đền tội. Vị ấy có khả năng cảm thông với những kẻ ngu muội và những kẻ lầm lạc, bởi vì chính người cũng đầy yếu đuối…” (Dt 5,1-3).
Nhân loại mọi thời, đặc biệt hôm nay đang rất cần những con người sẵn sàng sống cống hiến, rất cần những cuộc đời biết sống hiến dâng. Chính vì thế ơn thiên triệu linh mục, tu sĩ vẫn mãi là ơn chúng ta cần kiên trì cầu xin. Tuy nhiên sự cầu xin của chúng ta không được phép chỉ dừng lại ở thái độ chấp tay khấn vái hay móc túi để góp tiền, mà còn phải biết mở miệng, nắm tay để dệt xây những mục tử biết vuông tròn phận vụ con chiên hiền ngoan và những con chiên luôn ắp đầy tâm tình mục tử tốt lành.
Ban Mê Thuột
Ơn gọi : Quà tặng sự sống
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
06:09 07/05/2025
SUY NIỆM CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH – C
(Ga 10, 27-30)
Ơn gọi : Quà tặng sự sống
Bước vào Chúa nhật thứ IV Phục sinh, Chúa nhật Chúa Chiên Lành. Giáo hội mời gọi chúng ta cầu nguyện cho các mục tử và cho ơn gọi Linh mục và Tu sĩ. Xin Chúa Ki-tô, Vị Mục Tử tối cao ban cho Giáo hội có thêm nhiều mục tử tốt lành như lòng Chúa mong ước; đồng thời xin Chúa cho mọi thành viên trong gia đình, các đoàn thể, các giáo họ, giáo xứ biết ý thức bổn phận nâng đỡ và cầu nguyện cho ơn gọi, nhất là xin Chúa soi sáng để có nhiều bạn trẻ nhận ra lý tưởng cao quý của đời tu, sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa gọi, để trở thành những thợ gặt trong cánh đồng truyền giáo.
Nghe tiếng Chúa gọi mời
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng ta ơn gọi và sứ mạng cuộc đời của Phê-rô, của Ba-na-ba và Phao-lô cũng như các tông đồ khác.
Phê-rô có tên gọi là Si-môn, con trai của Giô-na và là em ruột với An-rê. Ông là một trong số mười hai Tông đồ đáp lại tiếng Chúa Giê-su gọi và được Chúa đặt làm tông đồ trưởng khi trực tiếp trao quyền cai quản Hội Thánh cho ông. Ông cũng lãnh sứ mạng để đi loan báo Tin Mừng chủ yếu cho người Ít-ra-en.
Ba-na-ba là người Do Thái thuộc giáo tỉnh Cypern, gốc Lê-vi và tên gọi là Giu-se. “Là một người tốt lành, đầy Thánh Thần và lòng tin’’ (Cv11,23). Dù không thuộc nhóm Mười Hai (x.Cv 14,4). Nhưng Ba-na-ba có lòng độ lượng: “Giu-se, người đã được các Tông Đồ đặt tên là Ba-na-ba nghĩa là con của sự an ủi một người Lê-vi, người gốc Kyprô, có một thửa ruộng, ông đã bán đi và đem bạc đặt dưới chân các Tông Đồ” (Cv 4,36-37). Ông mau mắn nhận lãnh sứ mạng Chúa trao làm người hướng dẫn Sao-lô sau khi Sao-lô trở lại đến gặp các vị Tông Đồ ở Giê-ru-sa-lem (x.Cv 9,26-27).
Phao-lô là người Do Thái thuộc chi tộc Ben-gia-min, có tên gọi là Sao-lô, sinh tại Tác-xô xứ Ki-li-ki-a. Chúa Giê-su Phục Sinh chọn gọi ông trên đường đến thành Đa-mát, lúc ông khí thế hung hăng, đằng đằng sát khí, muốn tiêu diệt Hội Thánh của Chúa. Chúa biến đổi ông trở thành người rao giảng Tin Mừng cách nhiệt thánh cho dân ngoại (x. Cv 13, 13-28).
Chúa là Mục Tử
Chúa Giê-su khẳng định Người là vị Mục Tử Thiên Chúa, liên đới với đoàn chiên. Chính Chúa cho họ được sống và sống dồi dào trong sự hiệp nhất mật thiết với Chúa Cha (x.Ga 10,17-30). Thị kiến mà sách Khải Huyền mô tả chính xác về đoàn người được tuyển chọn đông đảo khôn kể xiết đứng chầu quanh ngai Thiên Chúa. Con Chiên đang ngự ở giữa họ “sẽ chăn dắt và dẫn đưa họ tới nguồn nước trường sinh” (x. Kh 7, 9, 14-17).
Ơn cứu độ phổ quát do các ngôn sứ loan báo, được Con Chiên hiến dâng mạng sống mình “cho muôn người”, được đám đông “thuộc mọi nước, mọi dân, mọi chi tộc và mọi ngôn ngữ” chứng thực. “Họ đứng trước ngai và trước Con Chiên, mình mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế”: “Họ đứng”: dấu chỉ của sự sống và sự sống lại, “mình mặc áo trắng”: dấu chỉ của sự vô tội, và “tay cầm nhành lá thiên tuế”: dấu chỉ của sự khải hoàn.
Chúa Giê-su chính là Lời Thiên Chúa hiện thân. Chúa biết chiên và đoàn chiên biết Chúa: “Tôi biết chúng và chúng theo tôi”. “Biết” ở đây hàm chứa chuyển động của cả trí tuệ lẫn con tim; sự hiểu biết này dẫn đến niềm tin tưởng phó thác. Người môn đệ “theo” và gắn bó với Chúa Giê-su. Qua cái chết và sự sống lại, Chúa thông truyền cho con người sự sống đời đời.
Sứ điệp ngày cầu cho ơn Thiên Triệu
Ngày thế giới cầu nguyện cho ơn Thiên triệu trong Năm Thánh 2025 thật đặc biệt và cảm động; chính Đức cố Giáo hoàng Phan-xi-cô đã viết sứ điệp lần thứ 62 này khi đang được điều trị tại bệnh viên Đa khoa Gê-men-li (Gemelli) ở Roma; được ký vào ngày 19 tháng 3 có tựa đề “Những Người Hành hương hy vọng: quà tặng sự sống”. Ngài viết rằng, mọi ơn gọi đều là dấu chỉ hy vọng mà Thiên Chúa dành cho thế giới và cho con cái của Người. Ngài mời gọi các bạn trẻ lắng nghe tiếng Chúa trong tâm hồn, trở thành những chứng nhân của hy vọng, những người tuyên bố bằng cuộc sống của họ rằng việc theo Chúa Ki-tô là nguồn mạch của niềm vui. Ngài khích lệ dân Chúa: “Nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 62 này, tôi muốn gửi đến anh chị em lời mời gọi vui tươi và khích lệ trở thành những người hành hương hy vọng, bằng cách quảng đại trao tặng cuộc sống của anh chị em (trích Sứ điệp ơn gọi năm 2025).
“Ơn gọi là món quà quý giá mà Thiên Chúa gieo vào tâm hồn chúng ta, là lời kêu gọi bước ra khỏi chính mình để bước đi trên hành trình yêu thương và phục vụ. Và mỗi ơn gọi trong Giáo hội, dù là ơn gọi giáo dân hay thừa tác viên thánh chức hay đời sống thánh hiến, đều là dấu chỉ hy vọng mà Thiên Chúa dành cho thế giới và cho mỗi người con của Người….“.
Ngài nói riêng với người trẻ: “Các bạn trẻ thân mến, Cha phó thác sự nỗ lực đi theo Chúa của các con cho sự chuyển cầu của Đức Ma-ri-a, Mẹ của Giáo hội và của ơn gọi. Hãy luôn bước đi như Những người Hành hương Hy vọng trên con đường Tin Mừng! Cha đồng hành cùng các con bằng phép lành của cha và cha xin các con hãy cầu nguyện cho cha.“
Ngài cho rằng: “Gia đình là mái trường đầu tiên và cũng là một chủng viện tiên khởi vun trồng ơn gọi; trong bổn phận là người cha người mẹ trong gia đình; là người giáo lý viên là người phục vụ các đoàn thể trong giáo xứ, tất cả chúng ta đều có bổn phận tìm kiếm và chăm sóc cho ơn gọi được phát triển và lớn lên trong Giáo hội. Những cản trở luôn giăng đầy, ta cố gắng hiệp hành bên nhau và cầu nguyện cùng Thiên Chúa, Vị Mục tử Nhân lành, Ngài đã hứa: “Ta đến để chúng được sống và sống dồi dào”.
Giờ đây trên Nước Trời chắc chắn ngài đang cầu nguyện và mong chờ lời đáp trả của chúng ta. Xin Chúa ban cho Giáo hội ngày càng có nhiều tâm hồn, nhất là các bạn trẻ biết quảng đại đáp lại lời mời gọi của Chúa để hiến dâng đời mình phục vụ Chúa và tha nhân.
(Ga 10, 27-30)
Ơn gọi : Quà tặng sự sống
Bước vào Chúa nhật thứ IV Phục sinh, Chúa nhật Chúa Chiên Lành. Giáo hội mời gọi chúng ta cầu nguyện cho các mục tử và cho ơn gọi Linh mục và Tu sĩ. Xin Chúa Ki-tô, Vị Mục Tử tối cao ban cho Giáo hội có thêm nhiều mục tử tốt lành như lòng Chúa mong ước; đồng thời xin Chúa cho mọi thành viên trong gia đình, các đoàn thể, các giáo họ, giáo xứ biết ý thức bổn phận nâng đỡ và cầu nguyện cho ơn gọi, nhất là xin Chúa soi sáng để có nhiều bạn trẻ nhận ra lý tưởng cao quý của đời tu, sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa gọi, để trở thành những thợ gặt trong cánh đồng truyền giáo.
Nghe tiếng Chúa gọi mời
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng ta ơn gọi và sứ mạng cuộc đời của Phê-rô, của Ba-na-ba và Phao-lô cũng như các tông đồ khác.
Phê-rô có tên gọi là Si-môn, con trai của Giô-na và là em ruột với An-rê. Ông là một trong số mười hai Tông đồ đáp lại tiếng Chúa Giê-su gọi và được Chúa đặt làm tông đồ trưởng khi trực tiếp trao quyền cai quản Hội Thánh cho ông. Ông cũng lãnh sứ mạng để đi loan báo Tin Mừng chủ yếu cho người Ít-ra-en.
Ba-na-ba là người Do Thái thuộc giáo tỉnh Cypern, gốc Lê-vi và tên gọi là Giu-se. “Là một người tốt lành, đầy Thánh Thần và lòng tin’’ (Cv11,23). Dù không thuộc nhóm Mười Hai (x.Cv 14,4). Nhưng Ba-na-ba có lòng độ lượng: “Giu-se, người đã được các Tông Đồ đặt tên là Ba-na-ba nghĩa là con của sự an ủi một người Lê-vi, người gốc Kyprô, có một thửa ruộng, ông đã bán đi và đem bạc đặt dưới chân các Tông Đồ” (Cv 4,36-37). Ông mau mắn nhận lãnh sứ mạng Chúa trao làm người hướng dẫn Sao-lô sau khi Sao-lô trở lại đến gặp các vị Tông Đồ ở Giê-ru-sa-lem (x.Cv 9,26-27).
Phao-lô là người Do Thái thuộc chi tộc Ben-gia-min, có tên gọi là Sao-lô, sinh tại Tác-xô xứ Ki-li-ki-a. Chúa Giê-su Phục Sinh chọn gọi ông trên đường đến thành Đa-mát, lúc ông khí thế hung hăng, đằng đằng sát khí, muốn tiêu diệt Hội Thánh của Chúa. Chúa biến đổi ông trở thành người rao giảng Tin Mừng cách nhiệt thánh cho dân ngoại (x. Cv 13, 13-28).
Chúa là Mục Tử
Chúa Giê-su khẳng định Người là vị Mục Tử Thiên Chúa, liên đới với đoàn chiên. Chính Chúa cho họ được sống và sống dồi dào trong sự hiệp nhất mật thiết với Chúa Cha (x.Ga 10,17-30). Thị kiến mà sách Khải Huyền mô tả chính xác về đoàn người được tuyển chọn đông đảo khôn kể xiết đứng chầu quanh ngai Thiên Chúa. Con Chiên đang ngự ở giữa họ “sẽ chăn dắt và dẫn đưa họ tới nguồn nước trường sinh” (x. Kh 7, 9, 14-17).
Ơn cứu độ phổ quát do các ngôn sứ loan báo, được Con Chiên hiến dâng mạng sống mình “cho muôn người”, được đám đông “thuộc mọi nước, mọi dân, mọi chi tộc và mọi ngôn ngữ” chứng thực. “Họ đứng trước ngai và trước Con Chiên, mình mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế”: “Họ đứng”: dấu chỉ của sự sống và sự sống lại, “mình mặc áo trắng”: dấu chỉ của sự vô tội, và “tay cầm nhành lá thiên tuế”: dấu chỉ của sự khải hoàn.
Chúa Giê-su chính là Lời Thiên Chúa hiện thân. Chúa biết chiên và đoàn chiên biết Chúa: “Tôi biết chúng và chúng theo tôi”. “Biết” ở đây hàm chứa chuyển động của cả trí tuệ lẫn con tim; sự hiểu biết này dẫn đến niềm tin tưởng phó thác. Người môn đệ “theo” và gắn bó với Chúa Giê-su. Qua cái chết và sự sống lại, Chúa thông truyền cho con người sự sống đời đời.
Sứ điệp ngày cầu cho ơn Thiên Triệu
Ngày thế giới cầu nguyện cho ơn Thiên triệu trong Năm Thánh 2025 thật đặc biệt và cảm động; chính Đức cố Giáo hoàng Phan-xi-cô đã viết sứ điệp lần thứ 62 này khi đang được điều trị tại bệnh viên Đa khoa Gê-men-li (Gemelli) ở Roma; được ký vào ngày 19 tháng 3 có tựa đề “Những Người Hành hương hy vọng: quà tặng sự sống”. Ngài viết rằng, mọi ơn gọi đều là dấu chỉ hy vọng mà Thiên Chúa dành cho thế giới và cho con cái của Người. Ngài mời gọi các bạn trẻ lắng nghe tiếng Chúa trong tâm hồn, trở thành những chứng nhân của hy vọng, những người tuyên bố bằng cuộc sống của họ rằng việc theo Chúa Ki-tô là nguồn mạch của niềm vui. Ngài khích lệ dân Chúa: “Nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 62 này, tôi muốn gửi đến anh chị em lời mời gọi vui tươi và khích lệ trở thành những người hành hương hy vọng, bằng cách quảng đại trao tặng cuộc sống của anh chị em (trích Sứ điệp ơn gọi năm 2025).
“Ơn gọi là món quà quý giá mà Thiên Chúa gieo vào tâm hồn chúng ta, là lời kêu gọi bước ra khỏi chính mình để bước đi trên hành trình yêu thương và phục vụ. Và mỗi ơn gọi trong Giáo hội, dù là ơn gọi giáo dân hay thừa tác viên thánh chức hay đời sống thánh hiến, đều là dấu chỉ hy vọng mà Thiên Chúa dành cho thế giới và cho mỗi người con của Người….“.
Ngài nói riêng với người trẻ: “Các bạn trẻ thân mến, Cha phó thác sự nỗ lực đi theo Chúa của các con cho sự chuyển cầu của Đức Ma-ri-a, Mẹ của Giáo hội và của ơn gọi. Hãy luôn bước đi như Những người Hành hương Hy vọng trên con đường Tin Mừng! Cha đồng hành cùng các con bằng phép lành của cha và cha xin các con hãy cầu nguyện cho cha.“
Ngài cho rằng: “Gia đình là mái trường đầu tiên và cũng là một chủng viện tiên khởi vun trồng ơn gọi; trong bổn phận là người cha người mẹ trong gia đình; là người giáo lý viên là người phục vụ các đoàn thể trong giáo xứ, tất cả chúng ta đều có bổn phận tìm kiếm và chăm sóc cho ơn gọi được phát triển và lớn lên trong Giáo hội. Những cản trở luôn giăng đầy, ta cố gắng hiệp hành bên nhau và cầu nguyện cùng Thiên Chúa, Vị Mục tử Nhân lành, Ngài đã hứa: “Ta đến để chúng được sống và sống dồi dào”.
Giờ đây trên Nước Trời chắc chắn ngài đang cầu nguyện và mong chờ lời đáp trả của chúng ta. Xin Chúa ban cho Giáo hội ngày càng có nhiều tâm hồn, nhất là các bạn trẻ biết quảng đại đáp lại lời mời gọi của Chúa để hiến dâng đời mình phục vụ Chúa và tha nhân.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài Giảng trong thánh lễ Khai Mạc Cơ Mật Viện của Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Niên trưởng Hồng Y Đoàn
J.B. Đặng Minh An dịch
03:57 07/05/2025
Hôm Thứ Tư, 07 Tháng Năm, tất cả các Hồng Y đã cử hành thánh lễ Pro Eligendo Pontifice, nghĩa là “Để bầu Giáo Hoàng” tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Chúng ta đọc trong Công vụ Tông đồ rằng sau khi Chúa Kitô lên trời và trong khi chờ đợi Lễ Ngũ Tuần, tất cả mọi người đều hiệp nhất và kiên trì cầu nguyện cùng với Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu (x. Công vụ 1:14).
Đây chính xác là những gì chúng ta đang làm vài giờ trước khi bắt đầu Cơ Mật Viện Hồng Y, dưới sự chứng kiến của Đức Mẹ bên cạnh bàn thờ, trong ngôi đền thờ có mộ của Thánh tông đồ Phêrô.
Chúng ta cảm thấy hiệp nhất với toàn thể dân Chúa trong đức tin, tình yêu dành cho sứ vụ Giáo Hoàng và sự trông đợi đầy tin tưởng.
Chúng ta ở đây để cầu xin sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, cầu xin ánh sáng và sức mạnh của Người để Đức Tân Giáo Hoàng được bầu có thể là người mà Giáo hội và nhân loại cần đến tại thời điểm khó khăn và phức tạp này trong lịch sử.
Cầu nguyện, bằng cách khẩn cầu Chúa Thánh Thần, là thái độ đúng đắn và thích hợp duy nhất cần có, khi các Hồng Y cử tri chuẩn bị thực hiện một hành động có trách nhiệm cao nhất đối với nhân loại và Giáo hội và đưa ra một lựa chọn có tầm quan trọng đặc biệt. Đây là một hành động của con người mà mọi cân nhắc cá nhân phải được gạt sang một bên, chỉ ghi nhớ trong tâm trí và trái tim mình Chúa Giêsu Kitô và lợi ích của Giáo hội và nhân loại.
Trong Tin Mừng đã được công bố, những lời vang lên đưa chúng ta đến trọng tâm của sứ điệp và di chúc tối cao của Chúa Giêsu, được trao cho các Tông đồ của Người vào buổi tối Bữa Tiệc Ly tại Phòng Tiệc Ly: “Đây là điều răn của Thầy: các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con.” Như để làm rõ câu “như Thầy đã yêu thương các con,” và để chỉ ra tình yêu của chúng ta phải đi xa đến mức nào, Chúa Giêsu nói tiếp: “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh mạng sống mình vì bạn hữu” (Ga 15:13).
Đây là thông điệp của tình yêu, mà Chúa Giêsu gọi là một điều răn “mới”. Nó mới vì nó biến thành một điều gì đó tích cực, và mở rộng rất xa, lời khuyên của Cựu Ước rằng, “Đừng làm cho người khác những gì bạn không muốn người ta làm cho bạn.”
Tình yêu mà Chúa Giêsu mặc khải không có giới hạn và phải đặc trưng cho mọi suy nghĩ và hành động của tất cả các môn đệ của Người, những người phải luôn thể hiện tình yêu đích thực trong hành vi của mình và cam kết xây dựng một nền văn minh mới, mà Đức Phaolô Đệ Lục gọi là “nền văn minh tình yêu”. Tình yêu là sức mạnh duy nhất có khả năng thay đổi thế giới.
Chúa Giêsu đã nêu gương về tình yêu này vào đầu Bữa Tiệc Ly bằng một cử chỉ đáng ngạc nhiên: Người hạ mình phục vụ người khác, rửa chân cho các Tông đồ, không phân biệt đối xử, và không loại trừ Giuđa, kẻ sẽ phản bội Người.
Sứ điệp này của Chúa Giêsu liên quan đến những gì chúng ta đã nghe trong bài đọc thứ nhất của Thánh lễ, trong đó tiên tri Isaia nhắc nhở chúng ta rằng phẩm chất cơ bản của người mục tử là tình yêu thương đến mức hoàn toàn hy sinh.
Do đó, các văn bản phụng vụ của buổi cử hành Thánh Thể này, mời gọi chúng ta yêu thương huynh đệ, giúp đỡ lẫn nhau và cam kết hiệp thông trong Giáo hội và tình huynh đệ nhân loại phổ quát. Trong số các nhiệm vụ của người kế nhiệm Thánh Phêrô có nhiệm vụ nuôi dưỡng sự hiệp thông: sự hiệp thông của tất cả các Kitô hữu với Chúa Kitô; sự hiệp thông của các Giám mục với Đức Giáo Hoàng; sự hiệp thông của các Giám mục với nhau. Đây không phải là sự hiệp thông tự tham chiếu, mà là sự hiệp thông hoàn toàn hướng đến sự hiệp thông giữa những con người, giữa các dân tộc và các nền văn hóa, với mối quan tâm rằng Giáo hội phải luôn là “ngôi nhà và trường học của sự hiệp thông”.
Đây cũng là lời kêu gọi mạnh mẽ để duy trì sự hiệp nhất của Giáo hội trên con đường mà Chúa Kitô đã vạch ra cho các Tông đồ. Sự hiệp nhất của Giáo hội là thánh ý của Chúa Kitô; một sự hiệp nhất không có nghĩa là đồng nhất, nhưng là một sự hiệp thông vững chắc và sâu sắc trong sự đa dạng, miễn là sự trung thành hoàn toàn với Tin Mừng được duy trì.
Mỗi vị Giáo hoàng tiếp tục hiện thân cho Thánh Phêrô và sứ mệnh của ngài và do đó đại diện cho Chúa Kitô trên trái đất; Đức Giáo Hoàng là tảng đá mà Giáo hội được xây dựng (x. Mt 16:18).
Việc bầu Tân Giáo hoàng không phải là một sự kế nhiệm đơn giản của một dòng người, nhưng luôn luôn là sự trở lại của Thánh tông đồ Phêrô.
Các Hồng Y cử tri sẽ bỏ phiếu tại Nhà nguyện Sistina, nơi mà theo Hiến chế Universi Dominici Gregis đã nêu, “là nơi mọi thứ đều hướng đến việc nhận thức về sự hiện diện của Chúa, Đấng mà trước mắt Người, mỗi người một ngày nào đó sẽ được phán xét”.
Trong tác phẩm Rôma Triptych, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã bày tỏ hy vọng rằng trong những giờ bỏ phiếu cho quyết định quan trọng này, hình ảnh Chúa Giêsu Đấng phán xét hiện ra lờ mờ của Michelangelo sẽ nhắc nhở mọi người về trách nhiệm to lớn của việc trao “chìa khóa tối cao” vào đúng người.
Chúng ta hãy cầu nguyện rằng Chúa Thánh Thần, Đấng trong một trăm năm qua đã ban cho chúng ta một loạt các Giáo hoàng thực sự thánh thiện và vĩ đại, sẽ ban cho chúng ta một Giáo hoàng mới theo lòng Chúa vì lợi ích của Giáo hội và nhân loại.
Chúng ta hãy cầu nguyện xin Thiên Chúa ban cho Giáo hội một Giáo hoàng biết cách đánh thức lương tâm của mọi người và các năng lượng đạo đức và tinh thần trong xã hội ngày nay, một xã hội đặc trưng bởi sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ nhưng lại có xu hướng lãng quên Thiên Chúa.
Thế giới ngày nay kỳ vọng rất nhiều vào Giáo hội trong việc bảo vệ những giá trị cơ bản về con người và tinh thần mà nếu không có chúng thì sự chung sống của con người sẽ không tốt hơn và cũng không mang lại điều tốt đẹp cho các thế hệ tương lai.
Xin Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Giáo hội, cầu bầu bằng lời chuyển cầu từ mẫu của Mẹ, để Chúa Thánh Thần soi sáng tâm trí của các Hồng Y cử tri và giúp các ngài đồng thuận về vị Giáo hoàng mà thời đại chúng ta đang cần.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
Văn Hóa
Sách biếu: Đức Phanxicô lâm trọng bệnh, qua đời và Rôma trống tòa
Vũ Văn An
05:05 07/05/2025
Sách biếu: Đức Phanxicô lâm trọng bệnh, qua đời và Rôma trống tòa
http://vietcatholic.net/Media/Francis, illness, death, interregnum.pdf
VietCatholic TV
Sỉ nhục lớn cho Putin: Drone Ukraine đánh tới tấp vào Moscow, hàng chục phi trường phải đóng cửa
VietCatholic Media
03:06 07/05/2025
1. Máy bay điều khiển từ xa của Ukraine tấn công đóng cửa tất cả các phi trường quốc tế của Mạc Tư Khoa
Bốn phi trường quốc tế của Mạc Tư Khoa đã đóng cửa trong nhiều giờ sau cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine vào thủ đô, sau đó lan sang các thành phố và phi trường khác của Nga.
Bộ Quốc phòng Nga cho các hãng thông tấn địa phương biết rằng lực lượng Nga đã bắn hạ 105 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine chỉ trong một đêm. phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết “Đây là con số máy bay điều khiển từ xa lớn nhất mà kẻ thù sử dụng để tấn công Thủ đô”.
Theo Thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergei Sobyanin, chỉ riêng gần Mạc Tư Khoa đã có 19 máy bay điều khiển từ xa bị phá hủy, không gây thương tích.
Truyền thông Nga đưa tin, trích dẫn nguồn tin từ cơ quan an toàn vận tải hàng không Nga, cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã gây ra tình trạng gián đoạn tại 13 phi trường của Nga vào sáng sớm thứ Ba.
Ngoài bốn phi trường ở Mạc Tư Khoa, các hạn chế bay cũng được áp dụng tại các phi trường ở Kaluga, Volgograd, Saratov, Samara, Ivanovo, Nizhny Novgorod, Yaroslavl, Kazan và Nizhnekamsk, hãng thông tấn nhà nước TASS đưa tin.
Các cuộc tấn công nhằm vào thủ đô Nga đã xảy ra vào đêm thứ hai liên tiếp khi Mạc Tư Khoa chuẩn bị cho cuộc diễn hành Ngày Chiến thắng vào thứ Sáu đánh dấu kỷ niệm 80 năm ngày đánh bại Đức Quốc xã. Cuộc diễn hành sẽ có sự tham dự của các nhà lãnh đạo đồng minh của Nga, bao gồm Tập Cận Bình của Trung Quốc và Luiz Inácio Lula da Silva của Brazil, cũng như Putin.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã cảnh báo vào cuối tuần rằng chính phủ của ông không thể bảo đảm an toàn cho các phái đoàn nước ngoài đến thăm Mạc Tư Khoa để tham dự cuộc diễn hành vào thứ Sáu, bất chấp lời kêu gọi ngừng bắn trong ba ngày của Putin trong khi lực lượng Nga vẫn tiếp tục tấn công Ukraine.
“Chúng tôi không thể chịu trách nhiệm về những gì xảy ra trên lãnh thổ Liên bang Nga,” Tổng thống Zelenskiy nói với các phóng viên.
[Politico: Ukrainian drone attacks close Moscow airports]
2. Hung thần Kadyrov của Chechnya xin Putin cho từ chức nhà lãnh đạo Cộng hòa Chechnya
Nhà độc tài Chechnya Ramzan Kadyrov đã hỏi Putin liệu ông có thể từ chức nhà lãnh đạo Cộng hòa Chechnya hay không, ông trả lời phỏng vấn với hãng thông tấn nhà nước Nga Chechnya Today vào ngày 6 tháng 5.
Kadyrov đã cai trị Chechnya kể từ năm 2007. Dưới sự lãnh đạo của ông, Cộng hòa Chechnya đã trở thành một trong những nơi nguy hiểm nhất thế giới, khét tiếng với các vụ mất tích cưỡng bức, tra tấn và giết người ngoài vòng pháp luật.
Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây khác đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Kadyrov và gia đình ông vì hành vi vi phạm nhân quyền ở Chechnya.
“Tôi cũng đã nghe những tin đồn đó về việc từ chức. Họ nói đủ thứ chuyện. Ngược lại, tôi đang yêu cầu được miễn nhiệm khỏi chức vụ của mình,” Kadyrov nói. “Tôi hy vọng rằng yêu cầu của tôi sẽ được chấp thuận.”
Kadyrov nói rõ rằng quyết định về việc ông có được từ chức hay không hiện tùy thuộc vào Putin.
Tuyên bố của Kadyrov được đưa ra trong bối cảnh có tin tức rằng căn bệnh hoại tử tụy của nhà độc tài Chechnya đang tiến triển nhanh chóng và ông được cho là đã chỉ định con trai nhỏ Adam mới 17 tuổi làm người kế nhiệm, theo hãng truyền thông độc lập của Nga Novaya Gazeta Europe.
Đây không phải là lần đầu tiên Kadyrov xin từ chức. Ông đã đưa ra những tuyên bố tương tự vào năm 2016, 2017 và 2022, theo hãng truyền thông độc lập Astra của Nga. Trong những trường hợp trước, đơn từ chức của ông đã không được chấp thuận.
[Kyiv Independent: Kadyrov asks Putin if he can resign as head of Chechen Republic]
3. Hegseth được cho là đã ra lệnh tạm dừng viện trợ cho Ukraine mà không có sự cho phép của Tổng thống Trump
Reuters đưa tin ngày 6 tháng 5, trích dẫn nguồn tin giấu tên, rằng văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Pete Hegseth đã ra lệnh tạm dừng các chuyến bay viện trợ quân sự tới Ukraine vào đầu tháng 2 mà không thông báo cho Tòa Bạch Ốc.
Việc đình chỉ này được cho là ảnh hưởng đến 11 lô đạn pháo và vũ khí từ Căn cứ Không quân Dover và một căn cứ của Hoa Kỳ tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Lệnh này được ban hành khoảng một tuần sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai, đã ngay lập tức gây ra mối lo ngại ở Kyiv và các quan chức ở Ba Lan, những người đã liên hệ với Washington để xin câu trả lời.
Các quan chức an ninh quốc gia hàng đầu tại Tòa Bạch Ốc, Ngũ Giác Đài và Bộ Ngoại giao không biết về quyết định này và không thể trả lời các câu hỏi.
Các chuyến bay đã được nối lại vào ngày 5 tháng 2, sau ba ngày tạm dừng, do sự can thiệp được cho là của Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Mike Waltz, một nguồn tin cho biết.
Reuters đưa tin vào tháng 2 rằng Hoa Kỳ đã tạm dừng các chuyến hàng vũ khí tới Ukraine trong thời gian ngắn khi chính quyền mới của Tòa Bạch Ốc tranh luận về các chính sách của mình đối với Kyiv.
Lệnh bằng lời này được cho là xuất phát từ văn phòng của Hegseth sau cuộc họp về Ukraine tại Phòng Bầu dục vào ngày 30 tháng Giêng, nơi việc cắt viện trợ đã được thảo luận nhưng không được Tổng thống Trump chấp thuận.
Bốn người hiểu rõ vấn đề này nói với Reuters rằng một nhóm nhỏ nhân viên Ngũ Giác Đài, nhiều người trong số họ từ lâu đã phản đối viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine, đã khuyên Hegseth nên ngừng viện trợ.
Tổng thống và các quan chức cao cấp khác vẫn không biết về việc đình chỉ cho đến khi các đối tác Ukraine và Âu Châu nêu lên mối lo ngại. Các chuyến bay bị hủy được cho là đã khiến Bộ Tư lệnh Vận tải Hoa Kỳ, gọi tắt là TRANSCOM thiệt hại 2,2 triệu đô la.
Các loại vũ khí này trước đây đã được phê duyệt dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Joe Biden và được Quốc hội cho phép. Kể từ khi nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump bắt đầu vào tháng Giêng, không có gói viện trợ mới nào được phê duyệt.
Hoa Kỳ đã tạm thời dừng cung cấp quân sự cho Ukraine vào tháng 3 trước khi khởi động lại sau khi Kyiv đồng ý với kế hoạch ngừng bắn trong các cuộc đàm phán tại Jeddah vào ngày 11 tháng 3.
Trong cuộc phỏng vấn với CBS News ngày 13 tháng 4, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã thúc giục Hoa Kỳ cung cấp hỗ trợ phòng không, nói rằng Ukraine sẵn sàng mua 10 hệ thống Patriot do Hoa Kỳ sản xuất với giá 15 tỷ đô la để bảo vệ các thành phố lớn.
Phòng không của Kyiv ngày càng chịu nhiều áp lực trong bối cảnh thiếu hỏa tiễn
“Chúng tôi sẽ tìm tiền và chi trả cho mọi thứ”, Tổng thống Zelenskiy nói, nhấn mạnh ý định mua chứ không phải yêu cầu mua thêm các hệ thống bổ sung của Ukraine.
Tổng thống Trump đã bác bỏ yêu cầu này vào ngày hôm sau, cáo buộc Ukraine “luôn tìm cách mua hỏa tiễn” và đổ lỗi sai cho Kyiv về việc kích động chiến tranh.
Tổng thống Trump vẫn chưa làm rõ liệu viện trợ quân sự của Hoa Kỳ có tiếp tục hay không nếu các cuộc đàm phán hòa bình với Nga thất bại, làm dấy lên mối lo ngại trong các đồng minh về cam kết lâu dài của Washington.
Hệ thống phòng không Patriot có trụ sở tại Israel sẽ được chuyển giao cho Ukraine sau khi tân trang, tờ New York Times đưa tin vào ngày 4 tháng 5, trích dẫn nguồn tin từ bốn quan chức Mỹ hiện tại và trước đây giấu tên.
Mạc Tư Khoa đã từ chối lệnh ngừng bắn kéo dài 30 ngày, yêu cầu những nhượng bộ đặc biệt, bao gồm cả việc dừng mọi viện trợ quân sự nước ngoài cho Ukraine.
[Kyiv Independent: Hegseth reportedly ordered Ukraine aid pause without Trump's knowledge]
4. Máy bay điều khiển từ xa của Nga tấn công bệ phóng HIMARS của Ukraine
Một đoạn video có vẻ cho thấy một đơn vị máy bay điều khiển từ xa của Nga đã phá hủy một trong những bệ phóng hỏa tiễn HIMARS do Mỹ sản xuất của Ukraine gần tiền tuyến ở khu vực Donetsk.
Nhóm máy bay điều khiển từ xa tinh nhuệ của Nga, Rubicon Center of Advanced Unmanned Technologies, đã nhận trách nhiệm về cuộc tấn công. Họ cho biết đã phá hủy hệ thống HIMARS gần làng Rusyn Yar, cách tiền tuyến khoảng 18 dặm.
Nếu được xác nhận, đây sẽ là lần đầu tiên máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất, gọi tắt là FPV của Nga tiêu diệt thành công một trong những hệ thống HIMARS của Ukraine kể từ khi chiến tranh nổ ra vào tháng 2 năm 2022.
Quân đội Ukraine thường xuyên sử dụng loại vũ khí này, thường nhắm vào các hệ thống hỏa tiễn phòng không và sở chỉ huy tiên tiến nhất của Nga.
Trong bài đăng trên Telegram, Trung tâm Công nghệ Điều khiển từ xa Tiên tiến Rubicon của Nga viết: “Hướng Donetsk. Cách tiền tuyến 30 km, nhóm tác chiến Rubicon đã phát hiện và phá hủy HIMARS.”
Một đoạn video kèm theo bài đăng cho thấy hệ thống này chìm trong biển lửa, với khói đen dày đặc bốc lên trời.
Ukraine đã điều động HIMARS trên nhiều mặt trận, đặc biệt là ở Donetsk và Luhansk — hai khu vực phần lớn nằm dưới sự xâm lược của Nga.
Điện Cẩm Linh đã thúc đẩy việc chiếm giữ hoàn toàn hai khu vực này kể từ khi Nga xâm lược miền Đông Ukraine vào năm 2014.
Hoa Kỳ đã chuyển giao ít nhất 39 đơn vị HIMARS cho Ukraine kể từ khi bắt đầu chiến tranh. Chúng được cho là đã giúp Kyiv gây ra tổn thất đáng kể cho các tài sản quân sự của Nga.
Nga thành lập đơn vị tác chiến máy bay điều khiển từ xa chuyên dụng vào tháng 8 năm 2024 theo chỉ đạo của Bộ trưởng Quốc phòng Andrey Belousov. Theo Bộ Quốc phòng, đơn vị này đào tạo các giảng viên có tay nghề cao được lựa chọn từ các chuyên gia máy bay điều khiển từ xa trong các đơn vị và đội hình quân đội.
Giao tranh ở Donetsk dự kiến sẽ gia tăng khi lực lượng Nga tiếp tục nỗ lực giành quyền kiểm soát hoàn toàn khu vực này.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết hôm thứ Ba rằng Nga có ý định thực hiện kế hoạch ngừng bắn ba ngày tại Ukraine từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 5.
Nhưng ông cho biết rằng “nếu chế độ Kyiv không làm như vậy và tiếp tục cố gắng tấn công các vị trí và cơ sở của chúng tôi, thì phản ứng thích hợp sẽ được đưa ra ngay lập tức”.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng Thứ Tư, 07 Tháng Năm, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, đã phủ nhận tin tức của Nga.
[Newsweek: Russian Drones Strike Ukraine's HIMARS Launcher In War's First: Video]
5. Văn phòng Tổng thống cho biết tòa án đặc biệt chống lại giới lãnh đạo Nga có thể được thành lập vào năm 2026
Hôm Thứ Ba, 06 Tháng Năm, Ông Andriy Yermak, chánh văn phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, cho biết tòa án đặc biệt về tội ác xâm lược của Nga đối với Ukraine dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2026.
Tòa án, được thành lập để hoạt động trong Hội đồng Âu Châu, sẽ tập trung vào các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự của Nga, đặc biệt là nhà độc tài Vladimir Putin.
Yermak cho biết: “Tòa án đặc biệt có thể bắt đầu hoạt động sớm nhất là vào năm tới. Năm nay, chúng tôi đang hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và thành lập tòa án đặc biệt: tuyển dụng thẩm phán và ban thư ký, thực hiện các quy tắc, quy định và thủ tục”.
Ông nhấn mạnh rằng một dự thảo điều lệ cho tòa án đặc biệt có chức năng quản lý đầy đủ công việc của tòa án này đã được lập ra.
“Một tòa án đặc biệt về tội xâm lược chống lại Ukraine đã được thành lập trong khoảng hai năm. Điều này khá nhanh, xét đến các vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm mà chúng tôi phải tìm cách thỏa hiệp”.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy là người ủng hộ mạnh mẽ cho tòa án, tìm cách buộc Putin phải chịu trách nhiệm về việc phát động cuộc xâm lược toàn diện gần ba năm trước.
Chính quyền Ukraine đã ghi nhận hàng ngàn tội ác chiến tranh do quân đội Nga gây ra, bao gồm các cuộc tấn công cố ý vào dân thường, các địa điểm văn hóa và cơ sở y tế, cũng như các trường hợp tra tấn và trục xuất cưỡng bức.
Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC đã ban hành lệnh bắt giữ Putin và Maria Lvova-Belova, quan chức Nga giám sát việc trục xuất cưỡng bức trẻ em Ukraine về Nga.
Vào tháng 3 năm 2024, ICC cũng đã ban hành lệnh truy nã hai chỉ huy quân sự người Nga vì tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine vào mùa đông năm 2022-2023.
Không giống như tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người và tội diệt chủng — những cáo buộc áp dụng cho cá nhân ở mọi cấp độ của một cuộc xung đột quân sự — tội xâm lược là cáo buộc chỉ có thể được đưa ra chống lại giới lãnh đạo cao cấp của một quốc gia xâm lược.
Trong khi Nga huấn luyện trẻ em bị bắt cóc cho chiến tranh, Ukraine phải chiến đấu gian khổ để đưa chúng về nhà.
[Kyiv Independent: Special tribunal against Russian leadership may be launched in 2026, President's Office says]
6. Lithuania sẽ gài mìn dọc theo toàn biên giới với Nga, và Belarus trong kế hoạch quốc phòng mới trị giá 1,2 tỷ đô la
Hôm Thứ Ba, 06 Tháng Năm, Dovilė Šakalienė, Bộ trưởng Quốc phòng Lithuania thông báo rằng nước này sẽ đầu tư 1,1 tỷ euro, hay 1,2 tỷ đô la, trong thập niên tới để tăng cường phòng thủ dọc biên giới phía đông với Nga và Belarus.
Lithuania giáp với vùng đất Kaliningrad của Nga ở phía tây nam và Belarus ở phía đông và phía nam. Căng thẳng giữa NATO và Mạc Tư Khoa đã leo thang kể từ cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Bà cho biết sáng kiến này nhằm mục đích “ngăn chặn và làm chậm” một cuộc xâm lược có thể xảy ra. Khoảng 800 triệu euro, hay 905 triệu đô la, sẽ được phân bổ cho việc mua và lắp đặt mìn chống tăng để ngăn chặn hành động xâm lược tiềm tàng.
Các cơ quan tình báo phương Tây đã cảnh báo về khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh quy mô lớn ở Âu Châu trong vòng năm năm tới, với lý do Nga ngày càng có thái độ hung hăng.
Các quan chức Lithuania đã ưu tiên bảo vệ Hành lang Suwalki, một tuyến đường chiến lược nối liền Lithuania với Ba Lan, được coi là rất quan trọng đối với sườn phía đông của NATO.
Vào tháng Giêng, Vilnius công bố kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng lên mức từ 5% đến 6% GDP hàng năm từ năm 2026 đến năm 2030, với lý do lo ngại mối đe dọa từ sự xâm lược của Nga trong khu vực.
Vào ngày 18 tháng 3, Lithuania, Estonia, Latvia và Ba Lan tuyên bố ý định rút khỏi Công ước Ottawa, một hiệp ước quốc tế cấm các loại mìn sát thương cá nhân.
Mạc Tư Khoa đã phản ứng gay gắt với những động thái này. Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga, gọi tắt là SVR Sergey Naryshkin đã cảnh báo vào ngày 15 tháng 4 rằng Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic sẽ là “những nước đầu tiên phải chịu thiệt hại” trong một cuộc xung đột trực tiếp giữa NATO và Nga.
[Kyiv Independent: Lithuania to mine border with Russia, Belarus in new $1.2 billion defense plan]
7. Bắc Hàn gửi gần 15.000 người di cư đến Nga để bù đắp tình trạng thiếu hụt lao động, Wall Street Journal đưa tin
Tờ Wall Street Journal đưa tin ngày 5 tháng 5, trích dẫn nguồn tin tình báo Nam Hàn, rằng Bắc Hàn đã gửi khoảng 15.000 lao động di cư đến Nga để bù đắp tình trạng thiếu hụt lao động.
Động thái này rõ ràng là vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc được thông qua sau vụ thử hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa, gọi tắt là ICBM của Bắc Hàn.
Bắc Hàn là một trong những nước ủng hộ Nga mạnh mẽ nhất kể từ khi cuộc chiến toàn diện bắt đầu. Hợp tác kinh tế và quân sự chỉ ngày càng sâu sắc hơn, và hai nước đã phê chuẩn một hiệp ước phòng thủ chung vào tháng 11.
Tờ Wall Street Journal đưa tin, trích dẫn ước tính của phương Tây, rằng tình trạng thiếu hụt lao động ở Nga là do tổn thất nặng nề trong cuộc chiến tranh với Ukraine, tỷ lệ sinh thấp và tình trạng người dân chạy trốn ra nước ngoài.
Theo Bộ Lao động Nga, đến năm 2030, tình trạng thiếu hụt lao động của nước này có thể lên tới 2,4 triệu người, so với mức 1,5 triệu hiện nay.
Để bù đắp, Nga đã bắt đầu thu hút lao động từ quốc gia đồng minh, những người hiện đang làm việc chủ yếu ở Viễn Đông. Trong khi đó, chính quyền Nga hy vọng rằng lao động Bắc Hàn sẽ sớm xuất hiện ở các thành phố lớn ở các khu vực khác.
Theo truyền thông, các nhà tuyển dụng Nga đánh giá cao lao động Bắc Hàn vì họ sẵn sàng làm việc 12 giờ với mức lương thấp và không phàn nàn về điều kiện làm việc.
Nhiều công nhân Bắc Hàn đến Nga bằng thị thực du học. Năm 2024, công dân Bắc Hàn đã vượt biên giới Nga 7.887 lần, được cho là để học tập, hãng tin độc lập Mediazona của Nga đưa tin vào ngày 4 tháng 2, trích dẫn Cục Biên phòng thuộc Cục An ninh Liên bang Nga. Đây là con số lớn nhất kể từ năm 2019.
Theo Mediazona, số lượng sinh viên từ Bắc Hàn bắt đầu tăng vào quý 3 năm 2024. Trong khi đó, vào tháng 4 năm 2024, Bộ Giáo dục Nga báo cáo rằng có gần 130 sinh viên từ Bắc Hàn đang học tập tại nước này vào thời điểm đó.
Ngoài công nhân, Bắc Hàn còn gửi quân đội và vũ khí đến Nga. Năm 2024, 12.000 quân Bắc Hàn đã đến Nga để tham gia cuộc chiến chống lại Ukraine, và năm 2025, thêm 3.000 người nữa đã đến, theo tình báo Nam Hàn.
Khoảng 600 binh lính Bắc Hàn đã thiệt mạng khi chiến đấu cùng lực lượng Nga, nhà lập pháp Nam Hàn Lee Seong-kweun cho biết vào ngày 30 tháng 4, trích dẫn thông tin từ Cơ quan Tình báo Quốc gia nước này.
[Kyiv Independent: North Korea sends nearly 15,000 migrants to Russia to cover labor market shortage, WSJ reports]
8. Các đồng minh Âu Châu cân nhắc khoản dự phòng 90 tỷ đô la cho Ukraine nếu Kế hoạch hòa bình của Tổng thống Trump thất bại
Cao ủy phụ trách quốc phòng của Liên minh Âu Châu đã đề xuất tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine trong trường hợp kế hoạch hòa bình của Tổng thống Trump thất bại.
Andrius Kubilius cho rằng Liên Hiệp Âu Châu có thể tăng cường đáng kể sự hỗ trợ quân sự cho Ukraine bằng cách mua vũ khí trực tiếp từ các nhà sản xuất Ukraine.
Tổng thống Trump đang chùn bước trong nỗ lực làm trung gian đàm phán hòa bình để chấm dứt xung đột, với Nga và Ukraine đang vật lộn để đạt được các điều khoản có thể chấp nhận được cho cả hai bên. Tổng thống đã gợi ý trong một cuộc phỏng vấn của NBC Meet the Press phát sóng vào Chúa Nhật rằng có thể Washington không thể làm trung gian chấm dứt xung đột.
Kubilius cho biết hôm Chúa Nhật rằng Liên Hiệp Âu Châu có khả năng tăng đáng kể hỗ trợ quân sự cho Ukraine nếu Putin không bị thuyết phục bởi những nỗ lực tạo ra hòa bình của Tổng thống Trump.
Ủy viên quốc phòng cho biết Liên Hiệp Âu Châu “có thể tăng gấp đôi khối lượng vũ khí mà Ukraine nhận được” nếu đầu tư vào sản xuất vũ khí trong nước.
Kubilius nói thêm: “Giá trị thực sự của sự hỗ trợ của chúng tôi sẽ tăng lên tới 80 tỷ euro [90,6 tỷ đô la]”.
Đan Mạch là nước đi đầu trong “mô hình Đan Mạch” về mua sắm vũ khí cho Ukraine vào tháng 9 năm 2024, khi nước này tuyên bố sẽ đầu tư 4,2 tỷ kroner Đan Mạch, hay 630 triệu đô la, vào ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine.
Chỉ trong tháng trước, chính phủ Đan Mạch đã cam kết đầu tư 2 tỷ kroner Đan Mạch, hay 290 triệu đô la, vào ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine, với lý do năng lực sản xuất và cung cấp thiết bị cho cuộc đấu tranh giành tự do của Kyiv ngày càng tăng.
Chính phủ Đan Mạch cho biết hy vọng “các quốc gia khác sẽ noi gương chúng tôi ở mức độ lớn hơn nữa”.
Kubilius kêu gọi các thành viên Liên Hiệp Âu Châu sử dụng sáng kiến Hành động An ninh vì Âu Châu, gọi tắt là SAFE mới của khối này - một công cụ cho vay trị giá hàng tỷ đô la - để hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột do Nga khởi xướng vào tháng 2 năm 2022. Sáng kiến này giúp các quốc gia đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như phòng thủ hỏa tiễn, máy bay điều khiển từ xa và an ninh mạng.
Các quan chức Âu Châu và Ukraine lo ngại Tổng thống Trump sắp từ bỏ nỗ lực chấm dứt chiến tranh, tờ báo Anh Financial Times đưa tin tuần trước, trích dẫn nguồn tin từ những người được thông báo về các cuộc thảo luận.
Andrius Kubilius, ủy viên quốc phòng của Liên minh Âu Châu, phát biểu trên X vào Chúa Nhật: “Nếu Tổng thống Trump không thuyết phục được Putin để lập lại hòa bình, chúng ta có thể đưa ra những lập luận thuyết phục hơn về hòa bình rất nhanh chóng—bằng cách tăng đáng kể sự hỗ trợ quân sự của chúng ta cho Ukraine.
“Cho đến nay, Liên Hiệp Âu Châu và Hoa Kỳ đã cung cấp khoảng 40 tỷ euro viện trợ quân sự mỗi năm cho Ukraine. Nhưng chúng ta có thể chi cùng số tiền đó để mua vũ khí hiện đại ở Ukraine—chỉ tốn khoảng một nửa so với vũ khí được sản xuất tại Liên Hiệp Âu Châu hoặc Hoa Kỳ.
“Điều này sẽ thực sự tăng gấp đôi khối lượng vũ khí mà Ukraine nhận được với cùng số tiền 40 tỷ euro. Giá trị thực sự của sự hỗ trợ của chúng tôi sẽ tăng lên 80 tỷ euro.
“Các khoản vay #SAFE mới, được Liên Hiệp Âu Châu hỗ trợ, cung cấp cho các quốc gia thành viên chính xác khả năng này: sử dụng các khoản vay để mở rộng hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Đó là cách công thức “Hòa bình thông qua sức mạnh” thực sự có thể hoạt động trong thực tế. Các khoản vay #SAFE có nghĩa là sức mạnh cho Ukraine!”
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã nói với chương trình Meet the Press của NBC trong một cuộc phỏng vấn với người dẫn chương trình Kristen Welker phát sóng vào Chúa Nhật: “Tôi tin rằng chúng ta gần gũi hơn với một đảng. Và có thể không gần gũi bằng với đảng kia, nhưng chúng ta sẽ phải xem. Trung bình, có năm ngàn binh lính tử trận mỗi tuần. Họ không phải là lính Mỹ. Nhưng tôi muốn giải quyết vấn đề.
“Có một sự căm ghét khủng khiếp. Kristen, để bạn hiểu, chúng ta đang nói về sự căm ghét khủng khiếp giữa hai người đàn ông này và giữa một số binh lính, giữa các vị tướng; họ đã chiến đấu hết mình trong ba năm. Tôi nghĩ chúng ta có cơ hội rất tốt để làm điều đó.”
Tổng thống Trump đã tuyên bố Hoa Kỳ có thể từ bỏ các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine và Nga nếu hai nước không thể tiến tới chấm dứt xung đột.
[Newsweek: European Allies Mull $90B Contingency for Ukraine If Trump Peace Plan Fails]
9. Cuốn sách về những người bất đồng chính kiến Liên Xô giành giải Pulitzer
“Thành công của sự nghiệp vô vọng của chúng ta: Nhiều cuộc đời của phong trào bất đồng chính kiến Liên Xô” của Benjamin Nathans đã giành giải thưởng Pulitzer vào ngày 5 tháng 5.
Giải thưởng Pulitzer được trao hàng năm tại New York. Vào tháng 5 năm 2024, nhà báo và nhân vật đối lập người Nga bị cầm tù Vladimir Kara-Murza đã giành giải Pulitzer cho bài bình luận được viết từ phòng giam của ông ở Nga.
Các thẩm phán lưu ý rằng Nathans liên hệ cuộc đấu tranh của những người bất đồng chính kiến ở Liên Xô với những vấn đề tương tự vẫn tồn tại ở Nga dưới sự cai trị của Putin.
Ban giám khảo giải Pulitzer cho biết: “Một tác phẩm phi thường về phong trào bất đồng chính kiến Liên Xô, “To the Success of Our Hopeless Cause” cho thấy cách những người bất đồng chính kiến dẫn đầu cuộc đấu tranh để thoát khỏi quá khứ toàn trị của Liên Xô, một cuộc đấu tranh vẫn tiếp diễn ở nước Nga của Putin — và làm sáng tỏ những cuộc đấu tranh khác giữa sự tuyệt vọng và sự kiên trì ngày nay”.
Nathans trước đây đã từng giành Giải thưởng Sách Do Thái Koret, Giải thưởng Sách Vucinich và Giải thưởng Sách Lincoln.
Kể từ khi Nga tiến hành cuộc chiến toàn diện với Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Điện Cẩm Linh đã tăng cường kiểm soát những người bất đồng chính kiến.
Nhà báo Nga Ekaterina Barabash đã bị quản thúc tại gia vì đăng bài chỉ trích cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine trên Facebook. Cô đã trốn thoát khỏi lệnh quản thúc tại gia vào ngày 21 tháng 4 và sau đó trốn sang Pháp.
Nga đã truy đuổi các nhà báo ở các vùng lãnh thổ bị Nga tạm chiếm của Ukraine. Nhà báo Ukraine Viktoriia Roshchyna đã mất tích vào tháng 8 năm 2023. Cô đã chết sau khi bị tra tấn trong thời gian bị giam cầm ở Nga. Thi thể của Roschyna đã được trả về Ukraine vào tháng 2 với các nội tạng bị mất.
[Kyiv Independent: Book on Soviet dissidents wins Pulitzer Prize]
10. Cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào vùng ngoại ô Sumy khiến 3 người thiệt mạng, 11 người bị thương
Lực lượng Nga đã tiến hành một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào vùng ngoại ô Sumy vào ngày 6 tháng 5, khiến ba người thiệt mạng và 11 người bị thương, trong đó có ba trẻ em. Phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska cho biết như trên trong cuộc họp báo sáng Thứ Tư, 07 Tháng Năm.
Theo thông tin ban đầu, quân đội Nga đã sử dụng một hỏa tiễn đạn đạo, Cục Quản lý Quân sự Tỉnh Sumy cho biết. Hỏa tiễn được phóng vào khoảng 5:30 chiều giờ địa phương, nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự.
Một phụ nữ 20 tuổi đã thiệt mạng tại hiện trường vụ tấn công. Một bé trai sáu tuổi và một người đàn ông 41 tuổi đã tử vong trên đường đến bệnh viện, theo chính quyền.
Cô cho biết phần lớn những người bị thương là trẻ em.
Tỉnh Sumy là vùng đông bắc giáp với các tỉnh Kursk, Belgorod và Bryansk của Nga. Người dân tỉnh Sumy thường xuyên phải hứng chịu nhiều cuộc tấn công mỗi ngày, với các khu vực biên giới hứng chịu các cuộc tấn công bằng pháo binh và bom lượn, và thủ phủ của tỉnh Sumy bị tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa.
Gần đây nhất, Nga đã điều động các nhóm tấn công nhỏ để xâm nhập khu vực này nhằm mở rộng tiền tuyến.
[Kyiv Independent: Russian missile strike on Sumy suburb kills 3, injures 11]
11. 205 tù binh chiến tranh Ukraine được thả trong cuộc trao đổi tù binh
Ukraine đã bảo đảm sự trở về của 205 binh sĩ trong cuộc trao đổi tù nhân một đổi một với Nga do Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất làm trung gian, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết như trên hôm Thứ Tư, 07 Tháng Năm.
“Ukraine đã nhận lại được 205 binh lính. Những người đàn ông trẻ và người đàn ông trưởng thành từ hầu hết mọi loại và mọi nhánh của quân đội. Những người bảo vệ Mariupol và những người bảo vệ toàn bộ tiền tuyến,” Tổng thống Zelenskiy nói.
Đây là cuộc trao đổi tù binh chiến tranh thứ năm được biết đến trong năm 2025 và là cuộc trao đổi thứ 64 kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga bắt đầu vào tháng 2 năm 2022.
“Mỗi ngày, chúng tôi chiến đấu vì người dân của mình. Chúng tôi chắc chắn sẽ làm mọi thứ để trả lại từng người một,” tổng thống nói thêm.
Đợt trao đổi mới nhất diễn ra sau đợt trao đổi lớn hơn vào ngày 19 tháng 4, khi 277 binh sĩ Ukraine trở về nhà trước kỳ nghỉ lễ Phục sinh.
Ukraine không tiết lộ số liệu chính xác về số lượng tù binh chiến tranh Ukraine bị giam giữ tại Nga. Theo Thanh tra viên Dmytro Lubinets, Nga giam giữ hơn 16.000 thường dân Ukraine ngoài tù binh chiến tranh.
Vào năm 2024, Kyiv đề xuất trao đổi tù nhân toàn bộ, nhưng Mạc Tư Khoa đã từ chối lời đề nghị này.
[Kyiv Independent: 205 Ukrainian POWs released in prisoner swap]
12. Máy bay điều khiển từ xa của Ukraine nhắm vào Mạc Tư Khoa đêm thứ hai liên tiếp, quan chức Nga tuyên bố, trước cuộc diễn hành Ngày Chiến thắng
Thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergei Sobyanin cho biết vào ngày 6 tháng 5, Nga đã chặn 19 máy bay điều khiển từ xa hướng về Mạc Tư Khoa trong 2 đêm liên tiếp 5 và 6 tháng 5. Ông bày tỏ lo ngại về an ninh liên quan đến cuộc diễn binh được dự trù sẽ diễn ra tại quảng trường đỏ vào ngày 9 Tháng Năm, sắp tới.
Đây là đêm thứ hai liên tiếp máy bay điều khiển từ xa được cho là nhắm vào thủ đô của Nga. Các cuộc tấn công diễn ra chỉ vài ngày trước cuộc diễn hành Ngày Chiến thắng của thành phố và lệnh ngừng bắn tạm thời do Nga đề xuất, dự kiến diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 5.
Chính phủ Ukraine chưa bình luận về vụ tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa bị cáo buộc.
Các đơn vị phòng không đã chặn 19 máy bay điều khiển từ xa bay về phía Mạc Tư Khoa từ nhiều hướng khác nhau, Sobyanin tuyên bố. Các mảnh vỡ từ một trong những máy bay điều khiển từ xa được cho là đã rơi xuống Xa lộ Kashirskoye, một con đường chính của Mạc Tư Khoa, và các dịch vụ khẩn cấp đang làm việc tại hiện trường.
Mối đe dọa từ máy bay điều khiển từ xa đã gây ra tình trạng đóng cửa tạm thời tại các phi trường Vnukovo, Domodedovo, Zhukovsky và Sheremetyevo trong khu vực. Ngoài cả bốn phi trường ở Mạc Tư Khoa, các hạn chế cũng được áp dụng tại phi trường Grabtsevo ở Tỉnh Kaluga của Nga.
Vụ tấn công được báo cáo xảy ra cùng tuần với lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9 tháng 5 của Nga, đánh dấu vai trò của Liên Xô trong việc đánh bại Đức Quốc xã trong Thế chiến II. Điện Cẩm Linh đã mời khách nước ngoài tham dự lễ diễn hành Ngày Chiến thắng của Mạc Tư Khoa, mặc dù nhiều quan chức phương Tây đã từ chối.
Putin cũng đơn phương tuyên bố “lệnh ngừng bắn nhân đạo” từ nửa đêm ngày 8 tháng 5 đến nửa đêm ngày 11 tháng 5. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã bác bỏ đề xuất này là một “vở kịch”, cáo buộc Putin thao túng cộng đồng quốc tế bằng cách tuyên bố lệnh ngừng bắn ngắn hạn mà không có ý định tuân theo.
Ukraine đã đồng ý ngừng bắn trong 30 ngày theo đề xuất của Hoa Kỳ đối với mọi hoạt động thù địch, nhưng Nga vẫn tiếp tục từ chối.
Trong khi Tổng thống Zelenskiy và các nhà lãnh đạo thế giới khác vẫn còn nghi ngờ về lệnh ngừng bắn ba ngày của Putin, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vào ngày 5 tháng 5 đã ca ngợi cử chỉ này, nói rằng lệnh ngừng bắn ngắn ngủi này “nghe có vẻ không đáng kể, nhưng thực ra là rất lớn, nếu bạn biết chúng ta đã bắt đầu từ đâu”.
Tổng thống Zelenskiy đã cảnh báo vào ngày 3 tháng 5 rằng Nga có thể dàn dựng các hành động khiêu khích, chẳng hạn như “đốt phá, nổ bom hoặc các hành động khác” vào dịp nghỉ lễ Ngày Chiến thắng và cố gắng đổ lỗi cho Ukraine.
[Kyiv Independent: Ukraine's drones target Moscow second night in a row, Russian official claims, ahead of Victory Day parade]