Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 17/09: Một vị Tiên Tri cao cả xuất hiện giữa chúng ta – Lm. Giuse Lăng Kinh Luân, CS
Giáo Hội Năm Châu
02:00 16/09/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca,
Khi ấy, Đức Giê-su đi đến thành kia gọi là Na-in, có các môn đệ và một đám rất đông cùng đi với Người. Đức Giê-su đến gần cửa thành, đang lúc người ta khiêng một người chết đi chôn, người này là con trai duy nhất, và mẹ anh ta lại là một bà goá. Có một đám đông trong thành cùng đi với bà. Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương và nói: “Bà đừng khóc nữa!” Rồi Người lại gần, sờ vào quan tài. Các người khiêng dừng lại. Đức Giê-su nói : “Này người thanh niên, tôi bảo anh: hãy trỗi dậy!” Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói. Đức Giê-su trao anh ta cho bà mẹ. Mọi người đều kinh sợ và tôn vinh Thiên Chúa rằng: “Một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người. Lời này về Đức Giê-su được loan truyền khắp cả miền Giu-đê và vùng lân cận.
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:14 16/09/2024
36. Sự tiến triển của thánh đức là hoàn toàn do sự cầu nguyện.
(Thánh Augustinus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:16 16/09/2024
61. TIẾC CHO NHÂN PHẨM
Có một ông quan tư khấu giảng dạy giỏi, tiếng đồn vang xa.
Một hôm, ông ta nhận được một lá thư từ phương xa gởi đến, sau khi đọc xong thì bi thương chảy nước mắt.
Có một học sinh trẻ tuổi hỏi nguyên nhân, tư khấu trả lời:
- “Ông thầy giáo già nọ đã chết rồi, không phài ta đau buồn cho cái chức quan của ông ta, nhưng ta chỉ tiếc là nhân phẩm của ông ta rất tốt”.
Anh học sinh trẻ nói:
- “Không phải đâu, xưa nay hể làm quan lớn thì nhân phẩm tự nhiên là phải tốt thôi”.
Tư khấu câm miệng không đáp lại được.
(Hài sử)
Suy tư 61:
Ở đời không có gì quý cho bằng nhân phẩm, nhân phẩm tức là phẩm chất của một con người, mà phẩm chất chính là cái đạo đức nhân bản làm người của chúng ta vậy. Người sống có nhân phẩm dù có chết đi thì tiếng tốt vẫn còn lưu danh mãi, cho nên nhân phẩm chính là cái bất diệt của con người nếu chúng ta biết quý trọng nó.
Không tiếc cái chức vụ của người chết mà chỉ tiếc cái nhâm phẩm của họ là chuyện hiếm có của người đời, bởi vì rất ít người để ý đến nhân phẩm của người khác sau khi họ chết, mà chỉ nghĩ đến cái chức vụ, cái quyền uy rồi tiếc cho họ mà thôi.
Người Ki-tô hữu cũng như những người khác luôn coi trọng nhân phẩm của mình, nhưng nhân phẩm càng được quý giá hơn khi chúng ta đem ánh sáng Tin Mừng áp dụng vào trong cuộc sống của mình, bởi vì nhân phẩm vốn là những đức tính nhân bản phải có của con người, mà nếu không đem lời của Đức Chúa Giê-su áp dụng vào, thì nhân bản sẽ dần dần mai một hoặc chỉ là chuyện khách sáo bên ngoài cho đến khi không còn nhân phẩm nữa mà thôi.
Hổ chết để da, còn người Ki-tô hữu chết thì để lại đức hạnh và tiếc thương trong lòng mọi người.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một ông quan tư khấu giảng dạy giỏi, tiếng đồn vang xa.
Một hôm, ông ta nhận được một lá thư từ phương xa gởi đến, sau khi đọc xong thì bi thương chảy nước mắt.
Có một học sinh trẻ tuổi hỏi nguyên nhân, tư khấu trả lời:
- “Ông thầy giáo già nọ đã chết rồi, không phài ta đau buồn cho cái chức quan của ông ta, nhưng ta chỉ tiếc là nhân phẩm của ông ta rất tốt”.
Anh học sinh trẻ nói:
- “Không phải đâu, xưa nay hể làm quan lớn thì nhân phẩm tự nhiên là phải tốt thôi”.
Tư khấu câm miệng không đáp lại được.
(Hài sử)
Suy tư 61:
Ở đời không có gì quý cho bằng nhân phẩm, nhân phẩm tức là phẩm chất của một con người, mà phẩm chất chính là cái đạo đức nhân bản làm người của chúng ta vậy. Người sống có nhân phẩm dù có chết đi thì tiếng tốt vẫn còn lưu danh mãi, cho nên nhân phẩm chính là cái bất diệt của con người nếu chúng ta biết quý trọng nó.
Không tiếc cái chức vụ của người chết mà chỉ tiếc cái nhâm phẩm của họ là chuyện hiếm có của người đời, bởi vì rất ít người để ý đến nhân phẩm của người khác sau khi họ chết, mà chỉ nghĩ đến cái chức vụ, cái quyền uy rồi tiếc cho họ mà thôi.
Người Ki-tô hữu cũng như những người khác luôn coi trọng nhân phẩm của mình, nhưng nhân phẩm càng được quý giá hơn khi chúng ta đem ánh sáng Tin Mừng áp dụng vào trong cuộc sống của mình, bởi vì nhân phẩm vốn là những đức tính nhân bản phải có của con người, mà nếu không đem lời của Đức Chúa Giê-su áp dụng vào, thì nhân bản sẽ dần dần mai một hoặc chỉ là chuyện khách sáo bên ngoài cho đến khi không còn nhân phẩm nữa mà thôi.
Hổ chết để da, còn người Ki-tô hữu chết thì để lại đức hạnh và tiếc thương trong lòng mọi người.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Lý tưởng phục vụ
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:44 16/09/2024
CHÚA NHẬT XXV MÙA THƯỜNG NIÊN
Kn 2,12.17-20; Gc 3,16-4,3; Mc 9,30-37
LÝ TƯỞNG PHỤC VỤ
Một hành vi nhân linh có thể được thúc đẩy bởi nhiều động lực khác nhau. Cũng thế, việc đi theo Chúa Giêsu cũng được thúc đẩy bởi những động lực khác nhau, có khi có những động lực ngay lành, thánh thiện, nhưng có khi cũng hàm chứa những động lực rất trần tục. Đó là điều được phản ánh trong các bài đọc Lời Chúa hôm nay.
1. Tinh thần thế gian
Thánh Máccô cho chúng ta biết trong khi Chúa Giêsu loan báo lần thứ hai về việc Người sẽ bị bắt, bị giết chết và ngày thứ ba Người sẽ sống lại, thì các môn đệ chỉ nghĩ đến quyền lợi, địa vị mình và cãi nhau xem ai là người lớn nhất trong Nước Chúa (x. Mc 9,30-34).
Rõ ràng các môn đệ đã theo Chúa nhưng vẫn còn mang trong mình những “giấc mơ trái mùa,” các ông ước mơ sẽ được thăng quan tiến chức, có chức vụ và quyền lực theo kiểu trần thế trong Nước Chúa. Quả thật, các ông theo Chúa nhưng vẫn còn hành xử theo tinh thần thế gian, chưa đi vào đường lối của Chúa, đó là đường tiến về Giêrusalem, đường thập giá, đường hiến thân phục vụ; các ông vẫn chưa thể hiểu hay đúng hơn là không muốn hiểu điều Chúa đang loan báo.
Về điểm này, Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta nhìn lại bản thân. Cũng như các môn đệ xưa, chúng ta có thể bị cám dỗ coi việc bước theo Chúa chỉ là để thăng tiến bản thân với những động lực bên trong rất trần tục. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta thanh lọc động lực theo Chúa để có thể bước đi và phụng sự Chúa với ý hướng ngay lành và động lực trong sáng.
Cũng như các môn đệ xưa, tinh thần thế gian có thể xâm nhập vào trong chúng ta, nên nhiều lúc chúng ta giảm thiểu các chức vụ trong Giáo Hội như là một thứ địa vị, chức tước, hay một dạng nghề nghiệp để xây dựng sự nghiệp riêng hơn là để phục vụ tha nhân. Vì thế, trong cộng đoàn đã xảy ra những chuyện ganh tỵ, thủ đoạn, chiến tranh và hạ bệ lẫn nhau. Đó là điều mà thánh Giacôbê nói rất chí lý ở bài đọc II:
“Ở đâu có ghen tương và tranh chấp, ở đấy có xáo trộn và đủ mọi thứ việc xấu xa… Anh em ganh ghét cũng chẳng được gì, nên anh em xung đột với nhau, gây chiến với nhau” (Gc 3,16.4,2).
Chúng ta được mời gọi chống lại tinh thần thế gian. Vì nó sẽ làm cho cộng đoàn tan nát.
Cũng như các môn đệ xưa, chúng ta có thể bước theo Chúa nhưng lại không muốn đi vào đường lối của Chúa, thích giữ một nền “linh đạo thoải mái,” không có hy sinh và khổ luyện, thích một Chúa Kitô không có thập giá.
2. Tinh thần Chúa Giêsu
Nhân dịp này, Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ và cả chúng ta bước vào con đường mới, con đường hiến thân phục vụ. Người nói:
“Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết và làm người phục vụ mọi người” (Mc 9,35).
Thật vậy, câu nói này tóm tắt đạo lý của Chúa Giêsu về lý tưởng phục vụ. Theo Chúa không phải để tìm kiếm địa vị, chức tước hay để xây dựng sự nghiệp riêng, nhưng là để trở thành người loan báo Tin Mừng và phục vụ Giáo Hội. Người làm lớn phải trở thành người tôi tớ phục vụ người khác. Trong Giáo Hội, các chức vụ và địa vị chỉ là phương tiện để phục vụ, để xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô, chứ không phải là mục đích, hay để thống trị và bắt người khác phục vụ mình. Như thế, Đức Giêsu đã khai mở một con đường lãnh đạo mới bằng sự khiêm hạ và phục vụ mà sau này Robert Greenleaf gọi đó là “servent leadership – lối lãnh đạo phục vụ.”
Nếu trong một quốc gia, những người lãnh đạo là những người phục vụ người dân thì đất nước đó sẽ phát triển và sẽ tiến nhanh, tiến mạnh. Trong một xã hội, nếu mọi người biết phục vụ nhau, thì xã hội đó sẽ bình an và thịnh vượng. Trong một cộng đoàn, ai cũng có tinh thần phục vụ, thì cộng đoàn đó sẽ sống động và đầy niềm vui. Cũng thế trong một gia đình, vợ chồng, con cái biết phục vụ lẫn nhau, thì gia đình đó sẽ rất tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.
3. Tinh thần Giáo Hội
Giáo Hội chọn lý tưởng phục vụ do Chúa Giêsu đề ra làm con đường phải đi. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II quả quyết rằng: “Con người là con đường của Giáo Hội.” Điều này có nghĩa là Giáo Hội được thiết lập là để phục vụ con người. Vì con người là trung tâm điểm của sứ mạng Giáo Hội. Giáo Hội được mời gọi bước theo mẫu gương phục vụ của Chúa Kitô. Bởi lẽ, chính Người là mẫu gương tuyệt hảo về lý tưởng phục vụ: Người là Thiên Chúa nhưng đã trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên người phàm hèn và bằng lòng chịu chết, chết trên thập giá để cứu độ chúng ta (x. Pl 2,6-8). Người đến để phục vụ như Người đã nói:
“Con người đến không phải để được phục vụ mà đến để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc nhiều người” (Mt 20,28).
Như thế, Đức Giêsu hôm nay mời gọi chúng ta bước vào con đường của Chúa, đó là con đường khiêm hạ, hy sinh và phục vụ người khác. Đây là con đường giúp chúng ta trở thành môn đệ đích thực của Chúa Kitô và cũng là con đường giúp chúng ta tìm lại hạnh phúc cho bản thân. Đó cũng là điều mà đại thi hào Tagor nói đến trong bài thơ phục vụ:
“Khi tôi ngủ, tôi mơ thấy niềm vui,
Khi tôi thức, tôi thấy đời phục vụ,
Khi tôi phục vụ, tôi gặp được niềm vui.”
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết đi vào con đường của Chúa, đó là con đường yêu thương và phục vụ. Vì chỉ con đường đó dẫn chúng con tới niềm vui, bình an và hoan lạc trong tâm hồn. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Kn 2,12.17-20; Gc 3,16-4,3; Mc 9,30-37
LÝ TƯỞNG PHỤC VỤ
Một hành vi nhân linh có thể được thúc đẩy bởi nhiều động lực khác nhau. Cũng thế, việc đi theo Chúa Giêsu cũng được thúc đẩy bởi những động lực khác nhau, có khi có những động lực ngay lành, thánh thiện, nhưng có khi cũng hàm chứa những động lực rất trần tục. Đó là điều được phản ánh trong các bài đọc Lời Chúa hôm nay.
1. Tinh thần thế gian
Thánh Máccô cho chúng ta biết trong khi Chúa Giêsu loan báo lần thứ hai về việc Người sẽ bị bắt, bị giết chết và ngày thứ ba Người sẽ sống lại, thì các môn đệ chỉ nghĩ đến quyền lợi, địa vị mình và cãi nhau xem ai là người lớn nhất trong Nước Chúa (x. Mc 9,30-34).
Rõ ràng các môn đệ đã theo Chúa nhưng vẫn còn mang trong mình những “giấc mơ trái mùa,” các ông ước mơ sẽ được thăng quan tiến chức, có chức vụ và quyền lực theo kiểu trần thế trong Nước Chúa. Quả thật, các ông theo Chúa nhưng vẫn còn hành xử theo tinh thần thế gian, chưa đi vào đường lối của Chúa, đó là đường tiến về Giêrusalem, đường thập giá, đường hiến thân phục vụ; các ông vẫn chưa thể hiểu hay đúng hơn là không muốn hiểu điều Chúa đang loan báo.
Về điểm này, Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta nhìn lại bản thân. Cũng như các môn đệ xưa, chúng ta có thể bị cám dỗ coi việc bước theo Chúa chỉ là để thăng tiến bản thân với những động lực bên trong rất trần tục. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta thanh lọc động lực theo Chúa để có thể bước đi và phụng sự Chúa với ý hướng ngay lành và động lực trong sáng.
Cũng như các môn đệ xưa, tinh thần thế gian có thể xâm nhập vào trong chúng ta, nên nhiều lúc chúng ta giảm thiểu các chức vụ trong Giáo Hội như là một thứ địa vị, chức tước, hay một dạng nghề nghiệp để xây dựng sự nghiệp riêng hơn là để phục vụ tha nhân. Vì thế, trong cộng đoàn đã xảy ra những chuyện ganh tỵ, thủ đoạn, chiến tranh và hạ bệ lẫn nhau. Đó là điều mà thánh Giacôbê nói rất chí lý ở bài đọc II:
“Ở đâu có ghen tương và tranh chấp, ở đấy có xáo trộn và đủ mọi thứ việc xấu xa… Anh em ganh ghét cũng chẳng được gì, nên anh em xung đột với nhau, gây chiến với nhau” (Gc 3,16.4,2).
Chúng ta được mời gọi chống lại tinh thần thế gian. Vì nó sẽ làm cho cộng đoàn tan nát.
Cũng như các môn đệ xưa, chúng ta có thể bước theo Chúa nhưng lại không muốn đi vào đường lối của Chúa, thích giữ một nền “linh đạo thoải mái,” không có hy sinh và khổ luyện, thích một Chúa Kitô không có thập giá.
2. Tinh thần Chúa Giêsu
Nhân dịp này, Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ và cả chúng ta bước vào con đường mới, con đường hiến thân phục vụ. Người nói:
“Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết và làm người phục vụ mọi người” (Mc 9,35).
Thật vậy, câu nói này tóm tắt đạo lý của Chúa Giêsu về lý tưởng phục vụ. Theo Chúa không phải để tìm kiếm địa vị, chức tước hay để xây dựng sự nghiệp riêng, nhưng là để trở thành người loan báo Tin Mừng và phục vụ Giáo Hội. Người làm lớn phải trở thành người tôi tớ phục vụ người khác. Trong Giáo Hội, các chức vụ và địa vị chỉ là phương tiện để phục vụ, để xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô, chứ không phải là mục đích, hay để thống trị và bắt người khác phục vụ mình. Như thế, Đức Giêsu đã khai mở một con đường lãnh đạo mới bằng sự khiêm hạ và phục vụ mà sau này Robert Greenleaf gọi đó là “servent leadership – lối lãnh đạo phục vụ.”
Nếu trong một quốc gia, những người lãnh đạo là những người phục vụ người dân thì đất nước đó sẽ phát triển và sẽ tiến nhanh, tiến mạnh. Trong một xã hội, nếu mọi người biết phục vụ nhau, thì xã hội đó sẽ bình an và thịnh vượng. Trong một cộng đoàn, ai cũng có tinh thần phục vụ, thì cộng đoàn đó sẽ sống động và đầy niềm vui. Cũng thế trong một gia đình, vợ chồng, con cái biết phục vụ lẫn nhau, thì gia đình đó sẽ rất tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.
3. Tinh thần Giáo Hội
Giáo Hội chọn lý tưởng phục vụ do Chúa Giêsu đề ra làm con đường phải đi. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II quả quyết rằng: “Con người là con đường của Giáo Hội.” Điều này có nghĩa là Giáo Hội được thiết lập là để phục vụ con người. Vì con người là trung tâm điểm của sứ mạng Giáo Hội. Giáo Hội được mời gọi bước theo mẫu gương phục vụ của Chúa Kitô. Bởi lẽ, chính Người là mẫu gương tuyệt hảo về lý tưởng phục vụ: Người là Thiên Chúa nhưng đã trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên người phàm hèn và bằng lòng chịu chết, chết trên thập giá để cứu độ chúng ta (x. Pl 2,6-8). Người đến để phục vụ như Người đã nói:
“Con người đến không phải để được phục vụ mà đến để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc nhiều người” (Mt 20,28).
Như thế, Đức Giêsu hôm nay mời gọi chúng ta bước vào con đường của Chúa, đó là con đường khiêm hạ, hy sinh và phục vụ người khác. Đây là con đường giúp chúng ta trở thành môn đệ đích thực của Chúa Kitô và cũng là con đường giúp chúng ta tìm lại hạnh phúc cho bản thân. Đó cũng là điều mà đại thi hào Tagor nói đến trong bài thơ phục vụ:
“Khi tôi ngủ, tôi mơ thấy niềm vui,
Khi tôi thức, tôi thấy đời phục vụ,
Khi tôi phục vụ, tôi gặp được niềm vui.”
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết đi vào con đường của Chúa, đó là con đường yêu thương và phục vụ. Vì chỉ con đường đó dẫn chúng con tới niềm vui, bình an và hoan lạc trong tâm hồn. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Ở đâu có ghen tỵ, ở đó có đủ thứ tệ đoan
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:49 16/09/2024
CHÚA NHẬT XXV MÙA THƯỜNG NIÊN
Kn 2,12.17-20; Gc 3,16-4,3; Mc 9,30-37
Ở ĐÂU CÓ GHEN TỴ, Ở ĐÓ CÓ ĐỦ THỨ TỆ ĐOAN!
Lời Chúa hôm nay nói nhiều về tính ghen tương hay là ghen tỵ nhau. Ghen tương là một trong bảy mối tội đầu, nghĩa là tật xấu này sinh ra nhiều nhiều tội khác. Tính ghen tương có thể xuất hiện ở bất người nào và bất cứ hoàn cảnh nào.
Bài đọc I từ sách Khôn Ngoan đề cập đến việc người xấu ghen tỵ với người tốt, phường vô đạo ghen tỵ với người công chính, họ tìm cách gài bẫy và làm hại người công chính. Bởi vì sự hiện diện của người công chính làm cho họ cảm thấy chướng tai gai mắt và chống lại những việc làm xấu xa họ làm. Dưới ánh sáng Tân Ước, những điều này được ứng nghiệm trong cuộc đời của Chúa Giêsu. Như một người công chính, Người lên án thái độ giả hình và tham vọng của các Biệt Phái và Luật Sĩ, nên họ đã chống lại Người, bách hại và đóng đinh Người trên thập giá vì sự ghen ty và thù ghét Người.
Bài đọc này cũng được ứng nghiệm trong đời sống của tất cả những ai phải chịu đau khổ bởi sự bách hại bất công vì đã sống công chính và ngay thẳng. Giống như Đức Kitô, nhiều lúc, chúng ta bị bách hại bởi những kẻ thù bên ngoài và nhiều lúc bởi chính cả bạn bè, người thân nữa vì chúng ta làm điều gì đó tốt đẹp. Họ có thái độ thù địch và ghen ghét chúng ta. Nhưng chúng ta phải can đảm và bền lòng, vì Thiên Chúa chắc chắn sẽ minh oan cho chúng ta như Người đã làm cho Đức Kitô.
Bài đọc II nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc tập trung sống những điều tốt lành vốn chúng mang lại sự hiệp nhất với nhau hơn là chạy theo những điều làm chia rẽ chúng ta. Đó là anh em hãy “trở nên thanh khiết, hiếu hòa, bao dung, mềm dẻo, đầy lòng từ bi và sinh nhiều hoa thơm trái tốt, không thiên vị, cũng chẳng giả hình” (Gc 3,17).
Tất cả chúng ta đều ước ao một cuộc sống hòa hợp, bởi vì nhiều cộng đoàn Kitô hữu, nhiều gia đình thường xuyên sống trong cảnh chiến tranh, xung đột và xáo trộn.
Những tranh chấp như thế nhiều lúc không thể tránh khỏi trong đời sống, nhưng chúng ta không được phép để cho chúng chia rẽ chúng ta. Thật đáng buồn, gốc rễ của hầu hết các cuộc tranh chấp như thế là do tham vọng ích kỷ. Vì thế, thánh Giacôbê nhắc nhở chúng ta đừng để cho những tham vọng ích kỷ phá hủy những tương quan, gia đình và cộng đoàn chúng ta. Thánh nhân quả quyết:
“Ở đâu có ghen tương và tranh chấp, ở đấy có xáo trộn và đủ mọi thứ việc xấu xa… Anh em ganh ghét cũng chẳng được gì, nên anh em xung đột với nhau, gây chiến với nhau” (Gc 3,16.4,2).”
Dĩ nhiên, nhiều gia đình, nhiều vợ chồng, nhiều cộng đoàn và nhiều quốc gia đã bị phá hủy vì những tham vọng và ước muốn ích kỷ.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, khi Chúa Giêsu loan báo về việc Người sẽ bị bắt, bị giết chết và ngày thứ ba, Người sẽ sống lại, thì các môn đệ chỉ có nghĩ đến quyền lợi, địa vị và tranh dành nhau ai lớn hơn ai trong Nước Chúa. Rõ ràng các môn đệ theo Chúa nhưng vẫn còn mang trong mình những “giấc mơ trái mùa” mà họ nghĩ rằng Chúa đến để thiết lập, họ sẽ được thăng quan tiến chức theo kiểu thế gian hơn là đi theo Chúa để phục vụ tha nhân. Như thế, giống như cộng đoàn mà thánh Giacôbê viết thư khuyên bảo, các môn đệ của Chúa Giêsu cũng đã kinh nghiệm về sự tranh dành quyền lực và ganh tỵ nhau.
Đây cũng là điều mà chúng ta thường thấy trong xã hội, Giáo Hội, gia đình và bất cứ nơi đâu mà sự tham vọng cá nhân được xem là quan trọng hơn bất cứ điều gì. Khi đó, chúng ta thấy xuất hiện chiến tranh, ngồi lê đôi mách, dửng dưng, gây hấn, đe dọa mạng sống và tài sản, hiềm thù, và mọi tật xấu tệ đoan. Tất cả những điều này phá hủy hết mọi thiện ích chung và sự sống chung hòa bình.
Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta một con đường để vượt thắng sự ghen tỵ. Đó là không nhìn người khác như là đối thủ phải loại trừ trong cuộc cạnh tranh. Tha nhân là đối tượng để chúng ta thăng tiến và phục vụ.
Vì thế, khi Chúa Giêsu bồng một em bé lên như là một mẫu gương cho chúng ta hôm nay, Người đơn giản muốn dạy chúng ta rằng chúng ta phải trở nên giống như trẻ thơ để trở nên người lớn nhất. Dĩ nhiên, đây không có nghĩa là trở nên “ấu trĩ.” Đúng hơn, nó có nghĩa là trở nên giống tinh thần trẻ thơ. Nghĩa là sống cách đơn giản, trong sáng, với tinh thần khiêm tốn, phục vụ Chúa và tha nhân.
Cuối cùng, để trở nên người lớn nhất có nghĩa là người biết tập trung vào người khác chứ không phải tập trung vào chính mình, người biết dùng khả năng mình để phục vụ, đón tiếp, và cộng tác với người khác như các trẻ thơ thường làm. Nó cũng có nghĩa là sẵn sàng chấp nhận sự thật, tôn trọng sự khác biệt của người khác và hợp tác với nhau một cách tích cực.
Để kết thúc, chúng ta nghe lại câu chuyện dân gian Việt Nam về sự nguy hại của sự ghen tỵ, câu chuyện Thiếu Phụ Nam Xương.
Cô là một người phụ nữ có tên là Nguyễn Thị Thiết, lấy chồng họ Chương, sống ở tỉnh Hà Nam. Hai vợ chồng đang yêu thương và chung thủy với nhau, nhưng vì nước, chàng phải đi lính theo lời hiệu triệu của nhà vua. Trước khi ra trận, hai người có con mà không biết. Khi sinh con, mỗi buổi tối, người mẹ ru con ngủ, đứa con trai hỏi mẹ: “Bố con ở đâu?” Người mẹ chỉ vào cái bóng mình in trên vách nhà và nói: “Bố con đó.” Sau ba năm anh trở về, hai mẹ con đi ra đón chồng. Khi anh tới ôm đứa bé, nó liền bảo: “Ông không phải là bố tôi, bố tôi tối mới về kìa.” Nghe vậy chàng Chương bừng bừng nổi giận máu ghen với vợ mình. Đau lòng quá và không thể làm cách gì để giải thích cho chồng hiểu, nàng đành ra sông tự tử. Sau đó, cứ mỗi tối thấy bóng người trên vách nhà, đứa con lại kêu lên: “Bố con đã về kìa!” Hiểu ra vấn đề, chàng Chương ân hận, thương tiếc vợ mình, nhưng mọi sự đã quá muộn. Anh và đứa con liền ra sông lập miếu để thờ nàng.
Câu chuyện trên minh chứng lời này: có yêu thì mới ghen, nhưng quá ghen thì giết chết tình yêu!
Xin Chúa giúp chúng ta biết giệt trừ tính ghen tỵ trong lòng chúng ta. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Kn 2,12.17-20; Gc 3,16-4,3; Mc 9,30-37
Ở ĐÂU CÓ GHEN TỴ, Ở ĐÓ CÓ ĐỦ THỨ TỆ ĐOAN!
Lời Chúa hôm nay nói nhiều về tính ghen tương hay là ghen tỵ nhau. Ghen tương là một trong bảy mối tội đầu, nghĩa là tật xấu này sinh ra nhiều nhiều tội khác. Tính ghen tương có thể xuất hiện ở bất người nào và bất cứ hoàn cảnh nào.
Bài đọc I từ sách Khôn Ngoan đề cập đến việc người xấu ghen tỵ với người tốt, phường vô đạo ghen tỵ với người công chính, họ tìm cách gài bẫy và làm hại người công chính. Bởi vì sự hiện diện của người công chính làm cho họ cảm thấy chướng tai gai mắt và chống lại những việc làm xấu xa họ làm. Dưới ánh sáng Tân Ước, những điều này được ứng nghiệm trong cuộc đời của Chúa Giêsu. Như một người công chính, Người lên án thái độ giả hình và tham vọng của các Biệt Phái và Luật Sĩ, nên họ đã chống lại Người, bách hại và đóng đinh Người trên thập giá vì sự ghen ty và thù ghét Người.
Bài đọc này cũng được ứng nghiệm trong đời sống của tất cả những ai phải chịu đau khổ bởi sự bách hại bất công vì đã sống công chính và ngay thẳng. Giống như Đức Kitô, nhiều lúc, chúng ta bị bách hại bởi những kẻ thù bên ngoài và nhiều lúc bởi chính cả bạn bè, người thân nữa vì chúng ta làm điều gì đó tốt đẹp. Họ có thái độ thù địch và ghen ghét chúng ta. Nhưng chúng ta phải can đảm và bền lòng, vì Thiên Chúa chắc chắn sẽ minh oan cho chúng ta như Người đã làm cho Đức Kitô.
Bài đọc II nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc tập trung sống những điều tốt lành vốn chúng mang lại sự hiệp nhất với nhau hơn là chạy theo những điều làm chia rẽ chúng ta. Đó là anh em hãy “trở nên thanh khiết, hiếu hòa, bao dung, mềm dẻo, đầy lòng từ bi và sinh nhiều hoa thơm trái tốt, không thiên vị, cũng chẳng giả hình” (Gc 3,17).
Tất cả chúng ta đều ước ao một cuộc sống hòa hợp, bởi vì nhiều cộng đoàn Kitô hữu, nhiều gia đình thường xuyên sống trong cảnh chiến tranh, xung đột và xáo trộn.
Những tranh chấp như thế nhiều lúc không thể tránh khỏi trong đời sống, nhưng chúng ta không được phép để cho chúng chia rẽ chúng ta. Thật đáng buồn, gốc rễ của hầu hết các cuộc tranh chấp như thế là do tham vọng ích kỷ. Vì thế, thánh Giacôbê nhắc nhở chúng ta đừng để cho những tham vọng ích kỷ phá hủy những tương quan, gia đình và cộng đoàn chúng ta. Thánh nhân quả quyết:
“Ở đâu có ghen tương và tranh chấp, ở đấy có xáo trộn và đủ mọi thứ việc xấu xa… Anh em ganh ghét cũng chẳng được gì, nên anh em xung đột với nhau, gây chiến với nhau” (Gc 3,16.4,2).”
Dĩ nhiên, nhiều gia đình, nhiều vợ chồng, nhiều cộng đoàn và nhiều quốc gia đã bị phá hủy vì những tham vọng và ước muốn ích kỷ.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, khi Chúa Giêsu loan báo về việc Người sẽ bị bắt, bị giết chết và ngày thứ ba, Người sẽ sống lại, thì các môn đệ chỉ có nghĩ đến quyền lợi, địa vị và tranh dành nhau ai lớn hơn ai trong Nước Chúa. Rõ ràng các môn đệ theo Chúa nhưng vẫn còn mang trong mình những “giấc mơ trái mùa” mà họ nghĩ rằng Chúa đến để thiết lập, họ sẽ được thăng quan tiến chức theo kiểu thế gian hơn là đi theo Chúa để phục vụ tha nhân. Như thế, giống như cộng đoàn mà thánh Giacôbê viết thư khuyên bảo, các môn đệ của Chúa Giêsu cũng đã kinh nghiệm về sự tranh dành quyền lực và ganh tỵ nhau.
Đây cũng là điều mà chúng ta thường thấy trong xã hội, Giáo Hội, gia đình và bất cứ nơi đâu mà sự tham vọng cá nhân được xem là quan trọng hơn bất cứ điều gì. Khi đó, chúng ta thấy xuất hiện chiến tranh, ngồi lê đôi mách, dửng dưng, gây hấn, đe dọa mạng sống và tài sản, hiềm thù, và mọi tật xấu tệ đoan. Tất cả những điều này phá hủy hết mọi thiện ích chung và sự sống chung hòa bình.
Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta một con đường để vượt thắng sự ghen tỵ. Đó là không nhìn người khác như là đối thủ phải loại trừ trong cuộc cạnh tranh. Tha nhân là đối tượng để chúng ta thăng tiến và phục vụ.
Vì thế, khi Chúa Giêsu bồng một em bé lên như là một mẫu gương cho chúng ta hôm nay, Người đơn giản muốn dạy chúng ta rằng chúng ta phải trở nên giống như trẻ thơ để trở nên người lớn nhất. Dĩ nhiên, đây không có nghĩa là trở nên “ấu trĩ.” Đúng hơn, nó có nghĩa là trở nên giống tinh thần trẻ thơ. Nghĩa là sống cách đơn giản, trong sáng, với tinh thần khiêm tốn, phục vụ Chúa và tha nhân.
Cuối cùng, để trở nên người lớn nhất có nghĩa là người biết tập trung vào người khác chứ không phải tập trung vào chính mình, người biết dùng khả năng mình để phục vụ, đón tiếp, và cộng tác với người khác như các trẻ thơ thường làm. Nó cũng có nghĩa là sẵn sàng chấp nhận sự thật, tôn trọng sự khác biệt của người khác và hợp tác với nhau một cách tích cực.
Để kết thúc, chúng ta nghe lại câu chuyện dân gian Việt Nam về sự nguy hại của sự ghen tỵ, câu chuyện Thiếu Phụ Nam Xương.
Cô là một người phụ nữ có tên là Nguyễn Thị Thiết, lấy chồng họ Chương, sống ở tỉnh Hà Nam. Hai vợ chồng đang yêu thương và chung thủy với nhau, nhưng vì nước, chàng phải đi lính theo lời hiệu triệu của nhà vua. Trước khi ra trận, hai người có con mà không biết. Khi sinh con, mỗi buổi tối, người mẹ ru con ngủ, đứa con trai hỏi mẹ: “Bố con ở đâu?” Người mẹ chỉ vào cái bóng mình in trên vách nhà và nói: “Bố con đó.” Sau ba năm anh trở về, hai mẹ con đi ra đón chồng. Khi anh tới ôm đứa bé, nó liền bảo: “Ông không phải là bố tôi, bố tôi tối mới về kìa.” Nghe vậy chàng Chương bừng bừng nổi giận máu ghen với vợ mình. Đau lòng quá và không thể làm cách gì để giải thích cho chồng hiểu, nàng đành ra sông tự tử. Sau đó, cứ mỗi tối thấy bóng người trên vách nhà, đứa con lại kêu lên: “Bố con đã về kìa!” Hiểu ra vấn đề, chàng Chương ân hận, thương tiếc vợ mình, nhưng mọi sự đã quá muộn. Anh và đứa con liền ra sông lập miếu để thờ nàng.
Câu chuyện trên minh chứng lời này: có yêu thì mới ghen, nhưng quá ghen thì giết chết tình yêu!
Xin Chúa giúp chúng ta biết giệt trừ tính ghen tỵ trong lòng chúng ta. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Trả lại sự sống
Lm. Minh Anh
14:48 16/09/2024
TRẢ LẠI SỰ SỐNG
“Đừng khóc nữa!”.
Hai giọt nước mắt nhỏ xuống, trôi ra dòng sông Cuộc Đời. Giọt này nói với giọt kia, “Bạn là ai?” - “Tôi là giọt nước mắt của một cô gái đang yêu một người và đã mất anh ấy! Còn bạn, bạn là ai?” - “Ôi, tôi là giọt nước mắt của cô gái đã lấy được anh ấy!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay cũng nói đến những giọt nước mắt, nhưng không phải của những người đang yêu, mà là của một bà mẹ; qua đó, tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa tỏ lộ! Thiên Chúa Là Tình Yêu, Đấng luôn ‘trả lại sự sống’ và luôn làm cho sống!
“Điều khiến Chúa Giêsu cảm động trong mọi tình huống không gì khác ngoài lòng thương xót. Với lòng thương xót, Ngài ‘đọc được’ trái tim của những con người Ngài gặp gỡ và đáp lại nhu cầu sâu sắc nhất của họ!” - Phanxicô. Đọc lại trình thuật Chúa Giêsu ‘trả lại sự sống’ cho đứa con của bà mẹ Nain, chúng ta có thể nhấn mạnh đến “thần tính” của Ngài và nói rằng, chỉ Thiên Chúa mới có thể mang lại sự sống cho con người. Phải! Nhưng hôm nay, chúng ta cần lưu ý đến “nhân tính” của Ngài nữa, vì ở đây, Ngài không là một thực thể xa lạ hay là một ai đó rất khác biệt, hoặc thậm chí là một người quá quan trọng đến nỗi không thể khơi dậy trong chúng ta một niềm tin, một niềm hy vọng, một sự tự tin như một người bạn tốt, gần gũi, đầy lòng thương xót.
Đức Phanxicô nói, “Lòng thương xót, cả trong Chúa Giêsu và trong chính chúng ta, là một hành trình bắt đầu từ trái tim để vươn tới đôi tay. Điều này có nghĩa là gì? Chúa Giêsu nhìn bạn, chữa lành bạn bằng lòng thương xót của Ngài; Ngài nói với bạn, “Hãy trỗi dậy!” và trái tim bạn trở nên mới mẻ. Thực hiện hành trình này có nghĩa là, với một trái tim mới - một trái tim được chữa lành - tôi có thể thực hiện các công việc thương xót như Ngài qua đôi tay, cụ thể bằng các việc làm, tìm cách giúp đỡ, chữa lành, ‘trả lại sự sống’ cho những ai đang cần!”.
Là những người theo Chúa, chúng ta noi gương Chúa Giêsu, cầu xin Ngài ban ơn để trở nên ‘giống Ngài vì người khác’. Tuyệt vời biết bao nếu người khác có thể nhìn thấy chúng ta là hình ảnh của Chúa Giêsu trên trái đất này! Điều đó đã xảy ra, những ai nhìn thấy Phanxicô Assisi, họ nhìn thấy hình ảnh Chúa Giêsu. Các thánh là những người mang Chúa Giêsu trong lời nói và hành động, các ngài đã bắt chước cách cư xử đầy xót thương của Ngài. Xã hội chúng ta cần những vị thánh, bạn và tôi có thể trở thành những vị thánh ‘trả lại sự sống’ cho người khác trong môi trường của mình.
Anh Chị em,
“Đừng khóc nữa!”. Đó là lời một thanh niên có tên Giêsu nói với một bà mẹ từ thành Nain đi ra. Thứ Sáu tuần thánh, Giêsu ấy cũng ra khỏi thành, Mẹ anh cũng khóc. Ô hay! Anh không an ủi bà, cũng không tự cứu mình nhưng anh đã chết thật; để nhờ cái chết của anh, Giêsu ấy đã kéo toàn thể nhân loại vào một thành khác - Giêrusalem - thành thánh trên trời. Với người thanh niên Nain đã chết, Ngài nói lớn tiếng, “Hãy trỗi dậy!”; với bạn và tôi hôm nay, Ngài cũng nói những lời đó, “Hãy trỗi dậy!”. Lòng thương xót của Ngài sẽ ‘trả lại sự sống’ cho chúng ta; và điều quan trọng là chúng ta chỗi dậy, đi tới, sống và làm những công việc xót thương như Ngài!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, trỗi dậy là đứng lên, ‘ra khỏi tình trạng cũ!’. Đừng để con chết lại sau khi được Chúa làm cho sống!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Đừng khóc nữa!”.
Hai giọt nước mắt nhỏ xuống, trôi ra dòng sông Cuộc Đời. Giọt này nói với giọt kia, “Bạn là ai?” - “Tôi là giọt nước mắt của một cô gái đang yêu một người và đã mất anh ấy! Còn bạn, bạn là ai?” - “Ôi, tôi là giọt nước mắt của cô gái đã lấy được anh ấy!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay cũng nói đến những giọt nước mắt, nhưng không phải của những người đang yêu, mà là của một bà mẹ; qua đó, tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa tỏ lộ! Thiên Chúa Là Tình Yêu, Đấng luôn ‘trả lại sự sống’ và luôn làm cho sống!
“Điều khiến Chúa Giêsu cảm động trong mọi tình huống không gì khác ngoài lòng thương xót. Với lòng thương xót, Ngài ‘đọc được’ trái tim của những con người Ngài gặp gỡ và đáp lại nhu cầu sâu sắc nhất của họ!” - Phanxicô. Đọc lại trình thuật Chúa Giêsu ‘trả lại sự sống’ cho đứa con của bà mẹ Nain, chúng ta có thể nhấn mạnh đến “thần tính” của Ngài và nói rằng, chỉ Thiên Chúa mới có thể mang lại sự sống cho con người. Phải! Nhưng hôm nay, chúng ta cần lưu ý đến “nhân tính” của Ngài nữa, vì ở đây, Ngài không là một thực thể xa lạ hay là một ai đó rất khác biệt, hoặc thậm chí là một người quá quan trọng đến nỗi không thể khơi dậy trong chúng ta một niềm tin, một niềm hy vọng, một sự tự tin như một người bạn tốt, gần gũi, đầy lòng thương xót.
Đức Phanxicô nói, “Lòng thương xót, cả trong Chúa Giêsu và trong chính chúng ta, là một hành trình bắt đầu từ trái tim để vươn tới đôi tay. Điều này có nghĩa là gì? Chúa Giêsu nhìn bạn, chữa lành bạn bằng lòng thương xót của Ngài; Ngài nói với bạn, “Hãy trỗi dậy!” và trái tim bạn trở nên mới mẻ. Thực hiện hành trình này có nghĩa là, với một trái tim mới - một trái tim được chữa lành - tôi có thể thực hiện các công việc thương xót như Ngài qua đôi tay, cụ thể bằng các việc làm, tìm cách giúp đỡ, chữa lành, ‘trả lại sự sống’ cho những ai đang cần!”.
Là những người theo Chúa, chúng ta noi gương Chúa Giêsu, cầu xin Ngài ban ơn để trở nên ‘giống Ngài vì người khác’. Tuyệt vời biết bao nếu người khác có thể nhìn thấy chúng ta là hình ảnh của Chúa Giêsu trên trái đất này! Điều đó đã xảy ra, những ai nhìn thấy Phanxicô Assisi, họ nhìn thấy hình ảnh Chúa Giêsu. Các thánh là những người mang Chúa Giêsu trong lời nói và hành động, các ngài đã bắt chước cách cư xử đầy xót thương của Ngài. Xã hội chúng ta cần những vị thánh, bạn và tôi có thể trở thành những vị thánh ‘trả lại sự sống’ cho người khác trong môi trường của mình.
Anh Chị em,
“Đừng khóc nữa!”. Đó là lời một thanh niên có tên Giêsu nói với một bà mẹ từ thành Nain đi ra. Thứ Sáu tuần thánh, Giêsu ấy cũng ra khỏi thành, Mẹ anh cũng khóc. Ô hay! Anh không an ủi bà, cũng không tự cứu mình nhưng anh đã chết thật; để nhờ cái chết của anh, Giêsu ấy đã kéo toàn thể nhân loại vào một thành khác - Giêrusalem - thành thánh trên trời. Với người thanh niên Nain đã chết, Ngài nói lớn tiếng, “Hãy trỗi dậy!”; với bạn và tôi hôm nay, Ngài cũng nói những lời đó, “Hãy trỗi dậy!”. Lòng thương xót của Ngài sẽ ‘trả lại sự sống’ cho chúng ta; và điều quan trọng là chúng ta chỗi dậy, đi tới, sống và làm những công việc xót thương như Ngài!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, trỗi dậy là đứng lên, ‘ra khỏi tình trạng cũ!’. Đừng để con chết lại sau khi được Chúa làm cho sống!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thi hài của Đức Thượng phụ Armenia Agagianian, nguyên đặc sứ của Đức Giáo Hoàng tại Đại hội Thánh mẫu Sài Gòn năm 1959, trên con đường có thể được phong thánh, trở về Lebanon
Vũ Văn An
14:16 16/09/2024
Romy Haber, Souhail Lawand, trên CNA, ngày 15 tháng 9 năm 2024, tường trình rằng vào hôm thứ năm, ngày 12 tháng 9, Tòa Thượng phụ Công Giáo Armenia đã tổ chức một buổi lễ lớn tại Quảng trường Tử Đạo của Beirut để chào đón hài cốt của Đức Hồng Y và Đức Thượng phụ Gregory Peter XV Agagianian từ Rome. Thi hài của ngài sẽ được an táng tại Nhà thờ Công Giáo Armenia St. Elias và St. Gregory ở trung tâm thành phố Beirut.
ĐHY Agagianian, nổi tiếng về việc phản đối mạnh mẽ đối với chế độ cộng sản trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đã trở thành một nhân vật nổi bật trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo. Ngài là ứng viên hàng đầu cho chức giáo hoàng trong hai lần. Tiến trình phong chân phước cho ngài, một bước tiến tới được phong thánh trong Giáo Hội Công Giáo, đã bắt đầu tại Rome vào ngày 28 tháng 10 năm 2022.
Di hài của cố thượng phụ Công Giáo Armenia đã đến Lebanon trong một chiếc quan tài bằng thủy tinh do 12 thanh niên Lebanon từ nhiều tín phái khác nhau khiêng, tượng trưng cho sự thống nhất giữa các tôn giáo.
Khi ban nhạc hướng đạo Armenia chơi nhạc, những người tham dự đã đưa tay chạm vào quan tài để được ban phước lành. Một số người ném gạo và cánh hoa hồng lên quan tài — một truyền thống của Trung Đông tượng trưng cho sự chào đón vui vẻ.
Buổi lễ, có sự tham dự của nhiều nhân vật chính trị và tôn giáo, bắt đầu bằng một bộ phim tài liệu về cuộc đời của cố thượng phụ.
Trong một bài phát biểu chân thành, Thượng phụ Công Giáo Armenia hiện tại, Raphaël Bedros XXI Minassian, cho biết: "Chúng tôi đã đưa ngài đến Lebanon để cho thế giới thấy sự thống nhất, đoàn kết và tình yêu thương lẫn nhau giữa các tín phái và tất cả các bên. Những thanh niên từ nhiều tín phái khác nhau khiêng quan tài, tượng trưng cho sự phản ánh chân thực về diện mạo của một gia đình Lebanon".
Đức Hồng Y Bechara Boutros al-Rahi, Thượng phụ Maronite, lãnh đạo cộng đồng Kitô giáo lớn nhất Lebanon, đã xác nhận rằng lăng mộ của ĐHY Agagianian sẽ nằm trong Nhà thờ Công Giáo Armenia St. Elias và St. Gregory tại Quảng trường Dabbas, Beirut.
"Ngài là một trong những người không bị phân hủy của Giáo hội", ngài nói thêm. "Chúng tôi hy vọng rằng phép lạ này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đơn xin phong chân phước cho ngài. Dù sao, ngài sẽ là một chân phước và vị thánh vĩ đại. Chúng tôi xin chúc mừng Giáo Hội Công Giáo Armenia, tất cả các giáo hội và toàn thể Lebanon. Những kỳ công của Chúa thật vĩ đại nơi các vị thánh của Người".
Đức Giám Mục Krikor Badishah, Giám Mục Phụ Tá của Giáo phận Beirut, tuyên bố: "Nhờ sự hiện diện tuyệt vời của nhiều người tham gia, Quảng trường Tử Đạo một lần nữa không chỉ là một địa điểm đơn thuần mà còn là biểu tượng quốc gia đoàn kết tất cả người dân Lebanon, bất kể họ theo tôn giáo nào. Đây là ngọn hải đăng hy vọng chiếu sáng trên quê hương yêu dấu của chúng ta, liên tục nhắc nhở chúng ta về các giá trị chung và sự thống nhất không thể phá vỡ của chúng ta".
Trong buổi lễ, ca sĩ Layal Nehmé Matar đã biểu diễn, cùng với ban nhạc của quân đội Lebanon, tạo nên bầu không khí tôn kính và trang nghiêm.
Quy trình phong chân phước
Sáng kiến phong chân phước cho ĐHY Agagianian bắt đầu với cựu Thượng phụ Công Giáo Armenia Krikor Bedros XX Ghabroyan. Sáng kiến này đã nhận được sự ủng hộ khi Thượng phụ hiện tại, Minassian, yêu cầu mở lăng mộ của Agagianian cách đây khoảng hai năm, để lộ cơ thể dường như không bị phân hủy của ngài.
Mặc dù không có nghi thức chính thức nào trong Giáo hội để xác định xem một cơ thể có bị phân hủy hay không và sự không bị phân hủy không được coi là dấu hiệu của sự thánh thiện, nhưng nhiều vị thánh được coi là không bị phân hủy. Quy trình chính thức để có thể phong thánh cho ngài đã được phát động tại Rome vào ngày 28 tháng 10 năm 2022.
Giai đoạn này bao gồm một cuộc điều tra kỹ lưỡng, xem xét mọi khía cạnh trong cuộc sống và đức tính của ĐHY Agagianian. Thông tin được thu thập từ các tài liệu viết và các nhân chứng đương thời, cũng như các tường thuật về phép lạ được cho là nhờ sự chuyển cầu của ngài. Quy trình này hiện đang tiến triển nhanh chóng.
Di sản của Đức Thượng phụ Agagianian
Thượng phụ Agagianian nổi tiếng với đức hạnh của mình. Đức Trinh Nữ Maria giữ một vị trí đặc biệt trong linh đạo của ngài, và ngài đã tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Bí tích Thánh Thể. Ngài là người ủng hộ công lý và phục vụ những người bị thiệt thòi, bao gồm người già, trẻ mồ côi và người khuyết tật. Ngay cả sau khi trở thành giám mục, ngài vẫn tiếp tục đến thăm cộng đồng người Armenia lưu vong trên toàn thế giới. ĐHY Agagianian đã giữ một số chức vụ quan trọng trong Giáo hội. Được Đức Giáo Hoàng Pi-ô XII phong làm Hồng Y vào năm 1946, ngài là người đứng đầu Thánh bộ Truyền bá Đức tin (Propaganda Fide), sau này là Thánh bộ Truyền bá Phúc âm cho các Dân tộc, từ năm 1958 đến năm 1970 và chủ trì ủy ban giáo hoàng chịu trách nhiệm soạn thảo luật cho các Giáo Hội Công Giáo Đông phương. Ngài cũng được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI bổ nhiệm làm một trong bốn người điều hành những năm cuối của Công đồng Vatican II (1962–1965), một sự kiện quan trọng trong lịch sử Công Giáo hiện đại. Vào thời điểm mà Đức Giáo Hoàng hiếm khi rời khỏi Rome, Agagianian từng là phái viên của Tòa thánh, viếng thăm nhiều quốc gia trên nhiều châu lục, trong đó có Việt Nam năm 1959. Ngài đã hai lần được coi là "papabile", một ứng viên nghiêm túc cho chức giáo hoàng, vào năm 1958 và 1963.
Mối liên hệ của ĐHY Agagianian với Lebanon
ĐHY Agagianian là người gốc Gruzia-Armenia nhưng đã nhập quốc tịch Lebanon sau khi đến quốc gia này với tư cách là một vị kinh lược vào năm 1935. Một năm sau, ở tuổi 42, ngài trở thành thượng phụ của Giáo Hội Công Giáo Armenia.
Ngài đã phát triển mối quan hệ chặt chẽ với nhiều bộ phận khác nhau của xã hội Lebanon và nỗ lực tập hợp các chính trị gia lại với nhau. Ngài thường tập hợp họ tại tu viện Công Giáo Armenia ở Jounieh (Núi Lebanon) để họp riêng. ĐHY Agagianian đã đóng vai trò trong việc hòa giải Thượng phụ Maronite Paul Meouchi với Tổng thống Lebanon khi đó là Camille Chamoun. Ngài cũng đã giúp bổ nhiệm Charles Helou (người sau này trở thành tổng thống Lebanon) làm đại sứ Lebanon đầu tiên tại Vatican.
ĐHY Agagianian được biết đến là “thượng phụ xây dựng” nhờ nhiều dự án kiến trúc của ngài, bao gồm một trường học và một trại trẻ mồ côi ở Anjar, Lebanon. Di hài của ngài được an táng tại Nhà thờ Công Giáo Armenia St. Elias và St. Gregory, nơi ngài xây dựng ở trung tâm Beirut.
Tại Đại hội Thánh Mẫu Sài Gòn 1959
Theo tài liệu được cung cấp bởi Tổng Giáo phận Sài-Gòn, năm 1958 – 1959, Giáo hội tổ chức năm Thánh Mẫu, mừng kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức. Dịp kết thúc Năm Thánh, Giáo hội Việt Nam đã tổ chức Đại hội Thánh Mẫu tại Sài Gòn cũng để kỷ niệm 300 năm thành lập Giáo hội Việt Nam (1659 – 1959).
Vào thời điểm này, Đức Thánh giáo hoàng Gioan XXIII đã cử Đức Hồng Y Gregorio Pietro Agagianian, Thứ trưởng Thánh Bộ Truyền giáo làm đặc sứ của ngài đến thăm và chủ tọa Đại hội Thánh mẫu tại Sài Gòn. Trong cuộc nghênh đón Đức Hồng Y đặc sứ vào chiều 16.2.1959, Đức Hồng Y Agagianian đã làm phép tượng Đức Mẹ tại quảng trường trước Nhà thờ Sài Gòn với sự tham dự đông đảo của các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân.
Các nhóm phò sinh điều chỉnh chiến thuật trong toàn cảnh bầu cử đầy thách thức của Hoa Kỳ
Vũ Văn An
14:42 16/09/2024
Martin Barillas của CNA ngày 16 tháng 9, 2024 tường trình rằng: Việc các ứng cử viên của Đảng Dân chủ hùng hổ ủng hộ phá thai trên khắp các lá phiếu năm nay, cùng với các biện pháp bỏ phiếu phá thai ở 10 tiểu bang, đang khiến các nhóm ủng hộ sự sống trên khắp quang phổ chính trị phải điều chỉnh chiến thuật của họ cũng như mở rộng các nỗ lực hợp tác.
Ở cấp tiểu bang trên toàn quốc, "có những điều khiến chúng tôi phấn khích và những điều khác rất đáng lo ngại", Tổng giám đốc điều hành của Americans United for Life John Mize cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNA.
"Điều khiến chúng tôi thấy đáng lo ngại nhất là các sáng kiến bỏ phiếu rất lừa dối của các lực lượng ủng hộ phá thai đã gây ra sự nhầm lẫn hoàn toàn cho một bộ phận lớn công chúng Mỹ", Mize chỉ ra.
Theo quan điểm của bức tranh toàn cảnh bầu cử hiện tại, Mize cho biết tổ chức phi đảng phái của ông đang tăng cường quan hệ đối tác với các nhóm khác như một phần trong mục tiêu chung của họ là bảo vệ mạng sống trước khi sinh và đánh bại các biện pháp ủng hộ phá thai. Ví dụ, ông cho biết, Americans United for Life đã mở rộng các nỗ lực hợp tác của mình với các tổ chức như CareNet, Heartbeat, Lifeline và Vitae Foundation.
Với quy mô thách thức mà phong trào ủng hộ sự sống phải đối diện trong năm nay, người phát ngôn của National Right to Life Laura Echevarría cho biết nhóm của bà cũng hoan nghênh các nỗ lực hợp tác gia tăng.
"Chúng tôi có xu hướng rất chấp nhận các nhóm khác muốn hợp tác với chúng tôi về các vấn đề. Và chúng tôi xem xét điểm chung đó và chúng tôi không tham gia vào các vấn đề khác", Echevarría nhận xét.
Ở phía tả, Democrats for Life và Progressive Anti-Abortion Uprising là hai nhóm đồng tình với hầu hết các khía cạnh trong chương trình nghị sự chính sách của Đảng Dân chủ nhưng lại phản đối mạnh mẽ lập trường ủng hộ phá thai của đảng này.
Giám đốc điều hành Progressive Anti-Abortion Uprising Caroline Taylor Smith, một người Công Giáo cũng là tình nguyện viên cho Democrats for Life, đã nói với CNA rằng các nguyên tắc ủng hộ sự sống của bà tương thích với chủ nghĩa tiến bộ. Bà chỉ trích cả đảng Dân chủ và Cộng hòa vì lập trường của họ về phá thai.
“Tôi rất thiên tả và tiến bộ và đồng ý với mọi giá trị tiến bộ ngoại trừ phá thai. Tôi lên án ý tưởng rằng những người tiến bộ phải ủng hộ việc giết trẻ em. Quan điểm thế giới của tôi là tôi phản đối bạo lực và áp bức đối với tất cả mọi người. Tôi ủng hộ sự giải phóng cho tất cả mọi người. Phôi thai là những con người chưa được sinh ra và cần được thoát khỏi bạo lực”, bà nói.
Smith cho biết một ví dụ về cam kết ủng hộ sự sống của Progressive Anti-Abortion Uprising là nhà hoạt động của Progressive Anti-Abortion Uprising Lauren Handy, 30 tuổi, người đã bị kết án theo Đạo luật Tự do tiếp cận lối vào phòng khám vì chiếm giữ phòng phá thai Surgi-Clinic ở Washington, D.C. Handy, người tự nhận mình là "người Công Giáo đồng tính", hiện đang thụ án bốn năm tù.
Các tổ chức đồng minh được Smith của Progressive Anti-Abortion Uprising xác định cũng bao gồm Pro-Life San Francisco và Rehumanize International.
Mặc dù có chung mục tiêu, Mize thừa nhận, các nhóm có cách tiếp cận khác nhau. Ví dụ, Mize cho biết ông hoài nghi về "các chiến thuật quá hung hăng" như trưng bày ảnh trẻ sơ sinh bị phá thai hoặc hét vào loa phóng thanh với phụ nữ. Ông cho biết những chiến thuật như vậy "làm tăng thêm chấn thương mà một người phụ nữ cảm thấy khi cô ấy phải đưa ra quyết định rất khó khăn và phức tạp. Có một cách tốt hơn. Đó là tăng dần và tập trung vào việc cung cấp các lựa chọn thay thế cho phụ nữ".
Ngoài ra, trong khi Mize cho biết Americans United for Life không phản đối công việc của Progressive Anti-Abortion Uprising, ông cho biết Americans United for Life "có nhiều khả năng hợp tác với một tổ chức như Democrats for Life, những người chia sẻ nhiều giá trị giống chúng tôi về quy trình phù hợp để thúc đẩy mục tiêu ủng hộ sự sống". Mize nói thêm rằng cũng có những tổ chức như Secular Pro-Life.
"Thật không may, điều này đã trở nên quá chính trị và thực sự không phải vậy", Mize khẳng định. "Đó là một vấn đề đạo đức không được định nghĩa bởi chính trị của đảng. Nó được định nghĩa bởi đạo đức và phẩm chất của một người".
Echevarría và Mize đồng ý rằng những thách thức đối với tất cả các tổ chức ủng hộ sự sống chỉ đang nhân lên. Cả hai đều cho biết, các cuộc chiến chính trị dữ dội nằm ở các cơ quan lập pháp tiểu bang và các sáng kiến bỏ phiếu đe dọa lật ngược các hạn chế khó khăn đối với phá thai, chẳng hạn như các yêu cầu về thông báo và sự đồng ý của cha mẹ.
Tổng giám mục Sydney chuẩn bị Đại hội Thánh Thể Quốc tế 2028
Vũ Văn An
15:24 16/09/2024
JD Flynn, chủ bút The Pillar, ngày 16 tháng 9, 2024, tường trình từ Quito, nơi đang diễn ra Đại hội Thánh thể Quốc tế, rằng Khi Đại hội Thánh Thể Quốc tế kết thúc vào Chúa Nhật, các viên chức Vatican đã thông báo rằng Đại hội Quốc tế tiếp theo sẽ được tổ chức tại Sydney, Úc, chỉ trong bốn năm nữa — năm 2028.
Trước thông báo đó, The Pillar đã ngồi lại với Tổng giám mục Anthony Fisher của Sydney để nói về những gì ngài hy vọng biến cố năm 2028 sẽ diễn ra, cách thức truyền bá tin mừng và lý do tại sao người Mỹ nên bắt đầu lên kế hoạch đến Úc.
Cuộc phỏng vấn này đã được chỉnh sửa để có độ dài và rõ ràng hơn.
Thưa Đức Tổng Giám Mục, hiện đã có thông báo rằng ngài sẽ là người tổ chức Đại hội Thánh Thể Quốc tế tiếp theo.
Sau khi trải nghiệm sự kiện đầu tiên của năm nay, xin cho con biết điều gì sẽ là điểm độc đáo trong cách tiếp cận của Sydney đối với Đại hội Thánh Thể Quốc tế.
Đối với chúng tôi, mục tiêu chính là đưa mọi người trở lại Thánh lễ và yêu mến Thánh Thể sâu sắc hơn, lớn lao hơn.
Có thể ở một nơi như Ecuador, hầu hết mọi người thực hành [đức tin] — chúng tôi đang ở trong một nền văn hóa rất khác.
Nhưng hiện tại, chúng tôi ở Úc, chỉ còn chưa đến một trong 10 người Công Giáo đến tham dự Thánh lễ. Chúng tôi đang làm tốt hơn ở Sydney, nhưng vẫn chưa tuyệt lắm.
Vì vậy, phần lớn việc đó đối với chúng tôi là: Chúng tôi có thể làm gì để thực sự giúp mọi người gặp gỡ Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể, để khám phá ra kho báu đó là gì, nó quan trọng như thế nào đối với cuộc sống của họ, nó có thể làm gì cho cuộc sống của họ?
Nhiều năm chuẩn bị của chúng tôi sẽ tập trung rất nhiều vào điều đó.
Tôi cũng nghĩ rằng, chúng tôi sẽ có những yếu tố đặc biệt của Úc để đưa vào biến cố này. Chúng tôi có một thành phố rất đẹp để làm bối cảnh cho biến cố, giống như chúng tôi đã làm cho Ngày Giới trẻ Thế giới 20 năm trước. Chúng tôi có nhiều phong trào thanh thiếu niên, các nhóm thổ dân và các nhóm giáo xứ khác, mà tôi nghĩ sẽ đóng góp hương vị riêng của họ.
Nghe có vẻ rất hấp dẫn. Nhưng phần lớn Đại hội Thánh Thể là loại biến cố thường có sự tham dự của những người đã thực hành đức tin, phải không?
Sẽ gần như là sự đảo ngược của mô hình Đại hội Thánh Thể thông thường nếu đó là một biến cố được tổ chức, một dự án truyền giáo.
Vâng, tôi thấy đây là một chương trình kéo dài ít nhất 10 năm, không chỉ là một biến cố. Ba năm chuẩn bị là ba năm truyền giáo và giáo lý xung quanh Bí tích Thánh Thể. Và còn có tuần lễ các biến cố. Sau đó sẽ có một khoảng thời gian dài theo dõi để thực sự gặt hái thành quả của điều đó.
Ý tôi là, các biến cố có sức mạnh riêng của chúng. Không còn nghi ngờ gì nữa. Đôi khi, mọi người bị cuốn hút. Họ thậm chí không biết tại sao họ ở đó. Một điều gì đó tuyệt vời xảy ra với họ ở đó. Đó là ân sủng của Chúa đang hoạt động. Nhưng chúng ta có thể hợp tác với ân sủng đó bằng cách thực sự chuẩn bị tốt và thực hiện tốt việc theo dõi sau đó. Và vì vậy, tôi thấy đây là một dự án mục vụ kéo dài ít nhất 10 hoặc 15 năm.
Trước Đại hội Thánh Thể Quốc gia Hoa Kỳ, các cuộc hành hương và rước kiệu diễn ra trước Đại hội thực sự dường như có yếu tố “truyền giáo mới” mạnh mẽ.
Những người không thực hành đức tin, hoặc có thể có một cảm giác tiềm ẩn về Công Giáo, đã có điều gì đó được đánh thức hoặc khơi dậy bởi điều đó. Và điều tương tự cũng đúng đối với đoàn rước Thánh Thể phi thường ở Quito.
Đức Tổng có nghĩ rằng điều đó sẽ chuyển sang văn hóa Úc không?
Tôi nghĩ là có.
Chúng tôi đã tổ chức một cuộc rước Mình Thánh Chúa ở Sydney và đoàn rước này đã tăng lên từng năm trong vài năm trở lại đây. Chúng tôi đã có 15,000 người vào lễ Mình Thánh Chúa vừa qua. Tôi đoán rằng vào năm tới, chúng tôi sẽ có 20,000 người và cứ thế (gia tăng). Cuộc rước sẽ tiếp tục tăng lên.
Và điều thú vị là một số người đến đó không thường xuyên đến nhà thờ, nhưng họ rất vui khi được công khai ít nhất là thỉnh thoảng nói về đức tin của mình.
Và tôi nghĩ rằng việc người Công Giáo được thử thách để công khai đức tin của mình hơn một chút là rất tốt.
Nếu mục đích của Đại hội Thánh Thể Quốc tế ở Sydney là đưa mọi người trở lại với đức tin, thì liệu có chỗ cho những người hành hương từ các nơi khác trên thế giới không?
Người Mỹ có nên đến không? Chúng con có thể hình dung chúng con sẽ giúp Đức Tổng thực hiện dự án đó theo cách nào đó không?
Sẽ thực sự hữu ích cho chúng tôi rất nhiều nếu có người Mỹ đến, đặc biệt là với trải nghiệm mà họ vừa có được tại Đại hội Thánh Thể ở Indianapolis. Bởi vì đã 100 năm kể từ lần cuối chúng tôi tổ chức Đại hội Quốc tế tại Sydney.
Đối với một nhóm như người Mỹ, những người vừa mới tổ chức Đại hội này tại diễn đàn quốc gia của họ, họ có thể đến với trải nghiệm và sự nhiệt tình về Thánh Thể, sự phấn khích và mong muốn cử hành công khai. Sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng tôi ở Úc nếu mọi người đến với sự phấn khích về Chúa Kitô và Thánh Thể.
Tôi cũng nghĩ rằng, lễ hội xung quanh Đại hội Thánh Thể sẽ thêm phần sôi động nếu bạn có cờ và màu sắc của trang phục và các điểm nhấn khác nhau. Và nó hơi giống với những gì Ngày Giới trẻ Thế giới mang lại khi có nhiều quốc gia tham dự, không chỉ có quốc gia đăng cai. Chúng tôi muốn điều đó cho Đại hội Thánh Thể Quốc tế của chúng tôi.
Hãy xem, nếu một người quay trở lại với việc thực hành đức tin thường xuyên, trở về với Chúa Thánh Thể và khám phá ra những gì Người dành cho họ, đó là một điều tuyệt vời. Nếu một ngàn người làm, nếu một triệu người làm... Tôi không hiểu tại sao chúng ta lại mong muốn có ít hơn một triệu người quay trở lại Thánh lễ ở Úc.
Vậy nếu chúng ta có thể, sau 10 năm, nói rằng chúng ta đã làm được điều đó, thì chúng ta hãy xem chúng ta sẽ làm gì ngoài điều đó? Ở thành phố của tôi, có 5 hoặc 6 triệu người. Đó là 5 hoặc 6 triệu vị thánh tiềm năng. Và chúng ta phải làm nhiều hơn nữa. Chúng ta đã làm rất nhiều điều tốt, nhưng chúng ta phải làm nhiều hơn nữa để làm việc với Chúa để tạo nên 5 hoặc 6 triệu vị thánh đó.
Tôi nghĩ rằng các nghi lễ tại Đại hội Thánh Thể Quốc gia đã tạo ra một khuôn mẫu cho những gì mà nghi lễ có thể trông giống như thực sự được rút ra từ những gì hiến chế về phung vụ Sacrosanctum concilium nói rằng chúng nên như thế nào.
Và nhiều người đã nói rằng Đại hội Thánh Thể Indianapolis mạnh mẽ chính xác là vì nó mang tính phụng vụ trước mọi thứ khác — trọng tâm chính là việc thờ phượng Chúa.
Đức Tông đã bắt đầu suy nghĩ về các nghi lễ tại Đại hội Thánh Thể ở Sydney chưa?
Chúng tôi đã bắt đầu nghĩ về điều đó. Một điều chúng tôi có ở Sydney, giống như một số thành phố lớn ở Hoa Kỳ, là chúng tôi có nhiều nghi lễ của Giáo hội vẫn còn tồn tại và phát triển. Không chỉ có Nghi lễ La tinh với hai hình thức, hoặc một hoặc hai nhóm dân tộc - chúng tôi có hầu hết các nghi lễ phụng vụ khác nhau của Giáo hội.
Vì vậy, một khả năng là xem chúng ta có thể làm việc với phương đông và phương tây, với cả hai lá phổi, để thể hiện vẻ đẹp của phụng vụ trong các truyền thống khác nhau của Giáo Hội Công Giáo.
Có khả năng nào chúng ta sẽ được chứng kiến Nghi lễ Đaminh không?
Tất nhiên rồi. Vâng, đã có những người cử hành Nghi lễ Đaminh rồi, và tôi chắc rằng họ sẽ làm điều đó với sự nhiệt tình lớn trong Đại hội Thánh Thể.
Những người lãnh đạo Thượng hội đồng trình bày chi tiết về Thương Hội đồng tháng 10
Thanh Quảng sdb
18:00 16/09/2024
Những người lãnh đạo Thượng hội đồng trình bày chi tiết về Thương Hội đồng tháng 10
Các Hồng Y Grech và Hollerich, cùng với Cha Costa và Đức ông Battocchio, phác thảo chi tiết về Thượng hội đồng, nhóm họp vào tháng 10, với một cuộc họp báo tại Vatican do Chủ tịch Thánh Bộ Truyền thông điều phối. Đức Giáo Hoàng sẽ chủ trì một buổi lễ xám hối với lời chứng từ của các nạn nhân bị lạm dụng, chiến tranh và thờ ơ trước vấn nạn di cư. Những điểm mới đáng chú ý bao gồm bốn điểm diễn đàn công khai, có hai giám mục từ Trung Quốc sẽ tham dự.
(Tin Vatican - Tiziana Campisi và Salvatore Cernuzio)
Thượng hội đồng là thời gian cầu nguyện, "không phải là một hội nghị", mà là "một hội đồng Giáo hội cầu nguyện", là thời gian để lắng nghe Lời Chúa và Chúa Thánh Thần, và là cơ hội để cầu xin Chúa tha thứ lỗi lầm của Giáo hội. Đức Hồng Y Mario Grech, Tổng thư ký của Thượng hội đồng, đã trình bày phiên họp thứ hai của Đại hội đồng thường kỳ XVI của Thượng hội đồng giám mục, sẽ được tổ chức tại Rome từ ngày 2 đến ngày 27 tháng 10, trong một cuộc họp báo vào thứ Hai, ngày 16 tháng 9. Ngài nhắc nhớ Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tại lễ khai mạc con đường công nghị vào ngày 9 tháng 10 năm 2021, đã nhấn mạnh "nhân vật chính của Thượng hội đồng là Chúa Thánh Thần".
ĐHY Paolo Ruffini, Chủ tịch Thánh Bộ Truyền thông và Ủy ban Thông tin của Thượng hội đồng, đã giới thiệu những đóng góp minh họa cho Thượng hội đồng tại Văn phòng Báo chí Tòa thánh.
Tĩnh tâm và Canh thức xám hối
Đức Hồng Y Grech giải thích rằng, giống như phiên họp đầu tiên, phiên họp thứ hai và cũng là phiên họp cuối cùng của Thượng hội đồng về tính công nghị này sẽ được tiến hành bằng hai ngày tĩnh tâm vào ngày 30 tháng 9 và ngày 1 tháng 10 tại Vatican, dưới sự hướng dẫn của Cha Timothy Radcliffe, Dòng Đaminh và Mẹ Ignazia Angelini, Dòng Biển Đức. Các ngài sẽ hướng dẫn các buổi cầu nguyện cho Thượng Hội đồng, cùng với Cha Matteo Ferrari của dòng Camaldolese, người sẽ chịu trách nhiệm về các nghi lễ; và các tu sĩ của Camaldoli.
Điểm mới trong năm nay sẽ là một buổi canh thức xám hối sau kỳ tĩnh tâm, được tổ chức vào tối thứ Ba, ngày 1 tháng 10, tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, và do Đức Giáo Hoàng Phanxicô chủ trì. Buổi lễ được tổ chức bởi Tổng thư ký của Thượng Hội đồng và Giáo phận Rome phối hợp với Liên hiệp các Bề trên Cao cấp (USG) và Liên hiệp các Bề trên Cao cấp Quốc tế (UISG), sự kiện này sẽ được đài Vatican phát sóng và mở cửa cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người trẻ, "vì sứ điệp của Giáo hội được giao phó cho họ", Đức Hồng Y Hollerich cho biết. Ngài nhấn mạnh rằng "những người trẻ phải chịu đau khổ vì tội lỗi của chúng ta và tội lỗi trong Giáo hội". Lễ hội sẽ có các chứng từ của ba cá nhân đã bị lạm dụng, chiến tranh và trước sự thờ ơ của cuộc khủng hoảng di cư đang gia tăng. Sau đó sẽ có những lời thú tội về những tội lỗi cụ thể để “nhận ra mình là một phần của những người, thông qua hành động hoặc sự thiếu xót, phải chịu trách nhiệm trước nỗi đau triền miên mà những người vô tội và không có khả năng tự vệ phải chịu đựng”, ĐHY Grech nhấn mạnh.
Cụ thể, những tội lỗi chống lại hòa bình, công trình sáng tạo, người bản địa, người di cư, phụ nữ, gia đình, thanh thiếu niên; tội xử dụng giáo lý như một hòn đá chống lại người khác, tội chống lại sự nghèo đói và tính công đồng (chẳng hạn như không lắng nghe, hoặc tội làm tổn hại đến sự hiệp thông hoặc sự tham gia của tất cả mọi người) sẽ được thú nhận. Đức Giáo Hoàng sẽ kết thúc bằng lời cầu xin tha thứ từ Thiên Chúa và toàn thể nhân loại thay mặt cho tất cả các tín hữu.
Lời cầu nguyện chung
Một buổi lễ cầu nguyện chung cũng sẽ được tổ chức vào tối ngày 11 tháng 10 tại Vatican tại Quảng trường Protomartyrs, nơi truyền thống cho rằng Thánh Phêrô đã bị tử đạo. Ngày này đánh dấu kỷ niệm 62 năm ngày khai mạc Công đồng Vatican II. Cuối cùng, vào ngày 21 tháng 10, sẽ có một ngày tĩnh tâm khác để chuẩn bị cho việc phân định dự thảo văn kiện cuối cùng. Như Đức Hồng Y Grech đã thông báo, sẽ có "sự luân phiên giữa cầu nguyện cá nhân, đối thoại và hiệp thông huynh đệ trong việc lắng nghe và trao đổi lẫn nhau".
Bốn diễn đàn mở cho tất cả
Một tính năng mới khác sẽ là bốn diễn đàn thần học-mục vụ, mở cho tất cả mọi người, bao gồm cả các nhà báo. Hai diễn đàn sẽ diễn ra vào ngày 9 tháng 10, một diễn đàn về "dân Chúa, Chủ thể của Sứ mệnh" tại Hội trường Đại học Dòng Tên, và diễn đàn còn lại về "Vai trò và Quyền hạn của Giám mục trong Giáo hội Công đồng" tại Augustinianum. Hai diễn đàn còn lại sẽ được tổ chức vào ngày 16 tháng 10. Các chủ đề sẽ là "Mối quan hệ hỗ tương giữa Giáo hội địa phương và Giáo hội hoàn vũ" tại Hội trường Đại học Dòng Tên và "Việc thực hiện Quyền tối thượng và Thượng hội đồng Giám mục" tại Augustinianum. Các diễn đàn này sẽ có sự tham gia của các nhà thần học, chuyên gia giáo luật, giám mục và nhiều người khác, với cơ hội đối thoại. Các diễn đàn cũng sẽ có trực tuyến theo yêu cầu.
Số lượng người tham dự Thượng hội đồng
Đức Hồng Y Hollerich giải thích số lượng người tham gia phiên họp thứ hai này tương tự như phiên họp đầu tiên, với 368 thành viên bỏ phiếu, bao gồm 272 giám mục và 96 thành viên không phải giám mục. Đã có 26 lần thay đổi, chủ yếu là thay thế. Có 8 người được mời đặc biệt, trong khi số lượng đại biểu đã tăng từ 12 lên 16, phản ánh sự quan tâm ngày càng tăng của các Giáo hội anh em trong hành trình Thượng hội đồng. Ngài cũng xác nhận sự hiện diện của hai giám mục từ Trung Quốc sẽ tham dự Thượng Hội đồng kỳ này.
Các Hồng Y Grech và Hollerich, cùng với Cha Costa và Đức ông Battocchio, phác thảo chi tiết về Thượng hội đồng, nhóm họp vào tháng 10, với một cuộc họp báo tại Vatican do Chủ tịch Thánh Bộ Truyền thông điều phối. Đức Giáo Hoàng sẽ chủ trì một buổi lễ xám hối với lời chứng từ của các nạn nhân bị lạm dụng, chiến tranh và thờ ơ trước vấn nạn di cư. Những điểm mới đáng chú ý bao gồm bốn điểm diễn đàn công khai, có hai giám mục từ Trung Quốc sẽ tham dự.
(Tin Vatican - Tiziana Campisi và Salvatore Cernuzio)
Thượng hội đồng là thời gian cầu nguyện, "không phải là một hội nghị", mà là "một hội đồng Giáo hội cầu nguyện", là thời gian để lắng nghe Lời Chúa và Chúa Thánh Thần, và là cơ hội để cầu xin Chúa tha thứ lỗi lầm của Giáo hội. Đức Hồng Y Mario Grech, Tổng thư ký của Thượng hội đồng, đã trình bày phiên họp thứ hai của Đại hội đồng thường kỳ XVI của Thượng hội đồng giám mục, sẽ được tổ chức tại Rome từ ngày 2 đến ngày 27 tháng 10, trong một cuộc họp báo vào thứ Hai, ngày 16 tháng 9. Ngài nhắc nhớ Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tại lễ khai mạc con đường công nghị vào ngày 9 tháng 10 năm 2021, đã nhấn mạnh "nhân vật chính của Thượng hội đồng là Chúa Thánh Thần".
ĐHY Paolo Ruffini, Chủ tịch Thánh Bộ Truyền thông và Ủy ban Thông tin của Thượng hội đồng, đã giới thiệu những đóng góp minh họa cho Thượng hội đồng tại Văn phòng Báo chí Tòa thánh.
Tĩnh tâm và Canh thức xám hối
Đức Hồng Y Grech giải thích rằng, giống như phiên họp đầu tiên, phiên họp thứ hai và cũng là phiên họp cuối cùng của Thượng hội đồng về tính công nghị này sẽ được tiến hành bằng hai ngày tĩnh tâm vào ngày 30 tháng 9 và ngày 1 tháng 10 tại Vatican, dưới sự hướng dẫn của Cha Timothy Radcliffe, Dòng Đaminh và Mẹ Ignazia Angelini, Dòng Biển Đức. Các ngài sẽ hướng dẫn các buổi cầu nguyện cho Thượng Hội đồng, cùng với Cha Matteo Ferrari của dòng Camaldolese, người sẽ chịu trách nhiệm về các nghi lễ; và các tu sĩ của Camaldoli.
Điểm mới trong năm nay sẽ là một buổi canh thức xám hối sau kỳ tĩnh tâm, được tổ chức vào tối thứ Ba, ngày 1 tháng 10, tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, và do Đức Giáo Hoàng Phanxicô chủ trì. Buổi lễ được tổ chức bởi Tổng thư ký của Thượng Hội đồng và Giáo phận Rome phối hợp với Liên hiệp các Bề trên Cao cấp (USG) và Liên hiệp các Bề trên Cao cấp Quốc tế (UISG), sự kiện này sẽ được đài Vatican phát sóng và mở cửa cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người trẻ, "vì sứ điệp của Giáo hội được giao phó cho họ", Đức Hồng Y Hollerich cho biết. Ngài nhấn mạnh rằng "những người trẻ phải chịu đau khổ vì tội lỗi của chúng ta và tội lỗi trong Giáo hội". Lễ hội sẽ có các chứng từ của ba cá nhân đã bị lạm dụng, chiến tranh và trước sự thờ ơ của cuộc khủng hoảng di cư đang gia tăng. Sau đó sẽ có những lời thú tội về những tội lỗi cụ thể để “nhận ra mình là một phần của những người, thông qua hành động hoặc sự thiếu xót, phải chịu trách nhiệm trước nỗi đau triền miên mà những người vô tội và không có khả năng tự vệ phải chịu đựng”, ĐHY Grech nhấn mạnh.
Cụ thể, những tội lỗi chống lại hòa bình, công trình sáng tạo, người bản địa, người di cư, phụ nữ, gia đình, thanh thiếu niên; tội xử dụng giáo lý như một hòn đá chống lại người khác, tội chống lại sự nghèo đói và tính công đồng (chẳng hạn như không lắng nghe, hoặc tội làm tổn hại đến sự hiệp thông hoặc sự tham gia của tất cả mọi người) sẽ được thú nhận. Đức Giáo Hoàng sẽ kết thúc bằng lời cầu xin tha thứ từ Thiên Chúa và toàn thể nhân loại thay mặt cho tất cả các tín hữu.
Lời cầu nguyện chung
Một buổi lễ cầu nguyện chung cũng sẽ được tổ chức vào tối ngày 11 tháng 10 tại Vatican tại Quảng trường Protomartyrs, nơi truyền thống cho rằng Thánh Phêrô đã bị tử đạo. Ngày này đánh dấu kỷ niệm 62 năm ngày khai mạc Công đồng Vatican II. Cuối cùng, vào ngày 21 tháng 10, sẽ có một ngày tĩnh tâm khác để chuẩn bị cho việc phân định dự thảo văn kiện cuối cùng. Như Đức Hồng Y Grech đã thông báo, sẽ có "sự luân phiên giữa cầu nguyện cá nhân, đối thoại và hiệp thông huynh đệ trong việc lắng nghe và trao đổi lẫn nhau".
Bốn diễn đàn mở cho tất cả
Một tính năng mới khác sẽ là bốn diễn đàn thần học-mục vụ, mở cho tất cả mọi người, bao gồm cả các nhà báo. Hai diễn đàn sẽ diễn ra vào ngày 9 tháng 10, một diễn đàn về "dân Chúa, Chủ thể của Sứ mệnh" tại Hội trường Đại học Dòng Tên, và diễn đàn còn lại về "Vai trò và Quyền hạn của Giám mục trong Giáo hội Công đồng" tại Augustinianum. Hai diễn đàn còn lại sẽ được tổ chức vào ngày 16 tháng 10. Các chủ đề sẽ là "Mối quan hệ hỗ tương giữa Giáo hội địa phương và Giáo hội hoàn vũ" tại Hội trường Đại học Dòng Tên và "Việc thực hiện Quyền tối thượng và Thượng hội đồng Giám mục" tại Augustinianum. Các diễn đàn này sẽ có sự tham gia của các nhà thần học, chuyên gia giáo luật, giám mục và nhiều người khác, với cơ hội đối thoại. Các diễn đàn cũng sẽ có trực tuyến theo yêu cầu.
Số lượng người tham dự Thượng hội đồng
Đức Hồng Y Hollerich giải thích số lượng người tham gia phiên họp thứ hai này tương tự như phiên họp đầu tiên, với 368 thành viên bỏ phiếu, bao gồm 272 giám mục và 96 thành viên không phải giám mục. Đã có 26 lần thay đổi, chủ yếu là thay thế. Có 8 người được mời đặc biệt, trong khi số lượng đại biểu đã tăng từ 12 lên 16, phản ánh sự quan tâm ngày càng tăng của các Giáo hội anh em trong hành trình Thượng hội đồng. Ngài cũng xác nhận sự hiện diện của hai giám mục từ Trung Quốc sẽ tham dự Thượng Hội đồng kỳ này.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh Chiếc lồng đèn và bánh Trung Thu
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
05:44 16/09/2024
Hình ảnh Chiếc lồng đèn và bánh Trung Thu
Hằng năm vào ngày Rằm tháng Tám âm lịch (15.Tháng Tám) - trong khoảng tháng Chín Dương lịch - theo tập tục văn hóa Việt Nam, là ngày Tết Trung Thu, hay còn gọi là Tết của trẻ em.
Vào dịp này trẻ em có tập tục cùng nhau đi rước lồng đèn dưới ánh trăng và ca hát, cùng được ăn bánh trung thu.
Chiếc lồng đèn các em cầm trong tay đi ca hát có nhiều hình thù khác nhau.
Đơn sơ và ý nghĩa hơn cả là chiếc lồng đèn làm bằng vật liệu đơn giản như tre trúc, rồi có giấy mầu dán chung quanh. Bên trong có đốt một cây nến nhỏ tỏa ánh sáng yếu ớt mà lại lung linh. Chiếc lồng đèn như thế không có gì là lộng lẫy sang trọng. N hưng lại biểu hiện tính sáng tạo theo tầm mức trí óc của trẻ em.
Nhìn chiếc lồng đèn trung thu như thế làm nhớ lại ánh sáng cây nến Rửa Tội ngày xưa lúc còn thơ bé đã lãnh nhận ngày nhận Bí Tích làn nước Rửa Tội. Ngọn lửa cây nến Rửa tội được đốt thắp lên từ ngọn lửa cây nến Chúa Kito phục sinh. Ánh sáng ngọn lửa cây nến Rửa tội, nếu so sánh với ánh sáng đèn điện, thì thật là mờ nhạt yếu kém. Nhưng đủ soi sáng cho tâm hồn đức tin, nhất là trong những khi gặp hoang mang chao đảo.
Ngày xưa Martin Luthero, cha đẻ khai sinh ra đạo Tin Lành, trong lúc hoài nghi bối rối, đã nhớ lại cây nến rửa tội của mình và đã viết thành chữ „ Tôi là người đã được rửa tội.“.
Ánh sáng yếu mờ nhạt phát tỏa ra từ chiếc lồng đèn trung thu em bé cầm trên tay làm nổi bật hình thù chiếc đèn, và những hình cắt vẽ dán chung quanh đèn.
Đời sống người tín hữu Chúa Kito có trong tâm hồn mình ánh sáng đức tin vào Chúa, cũng chiếu tỏa ra bên ngoài qua lời nói, cung cách thái độ sống cư xử với mọi người cùng chung sống, ánh sáng tình yêu của Chúa ra bên ngoài.
Ánh sáng chiếc lồng đèn trung thu của em bé nói lên niềm vui hạnh phúc của em ngày Tết Trung Thu, cùng mời gọi cùng tham gia vào niềm vui ngày Trung Thu dưới ánh trăng.
Một đời sống thấm nhuần đức tin vào Chúa tình yêu cũng qua cung cách sống chiếu toả ánh sáng ngọn lửa phục sinh của Chúa, Đấng mang niềm vui ơn cứu chuộc cho con người.
Không phải chỉ có chiếc lồng đèn ngày Tết Trung Thu, nhưng các em còn được ăn bánh trung thu nữa.
Bánh Trung Thu xưa nay có hai hình thức tròn hoặc vuông, hoặc là bánh nướng mầu nâu hay bánh dẻo mầu trắng. Nhân bánh có đậu xanh, với trái trứng muối, hay có bánh với nhân thập cẩm hạt sen, mứt bí, lạp xưởng. Bên trên mặt bánh có in hình mặt trăng, hay cành hoa lá...Và bánh thường mang vị ngọt nhiều.
Chiếc bánh trung thu để ăn, nhưng cũng nói lên một vài tâm tình cho suy nghĩ. Bánh trung thu nướng hay bánh dẻo đều nói lên qúa trình bột cần phải được nhồi pha chế cho dậy nổi. Rồi sau đó mới cho vào khuôn đúc thành hình và đem vào lò nướng, hay ủ hấp cho thành dẻo.
Đời sống con người từ khi lọt lòng mẹ mở mắt chào đời, người nào cũng phải sống trải qua những giai đoạn thời kỳ cần phải được chỉ dậy, tập luyện thi cử, trải qua những lúc gặp thử thách, những khi phải chịu đựng, những hoàn cảnh gặp khó khăn, gặp thất bại, phải hồi hộp lo lắng chờ đợi...Những giai đoạn thời kỳ như thế giúp cho trở thành người trưởng thành chín mùi.
Rồi lòng nhân bánh có nào là đậu xanh, trứng vịt muối, lạp xưởng, mứt bí, hạt sen...cùng đủ mọi hương mùi vị...Nhân bánh đem lại hương vị ngon miệng cho người ăn, không bị ngán, nếu chỉ có toàn bột nướng hay bột dẻo bọc bên ngoài.
Điều này cũng là hình ảnh đời sống con người chúng ta cũng có nhiều cái phải thâu nhận, phải học hỏi, phải thay đổi, mới tạo nên ngon, hấp dẫn cùng hữu ích cho người khác được.
Rồi vị mặn nồng của trứng vịt muối cùng phối hợp với vị ngọt của đường pha trộn lẫn trong bột hoặc các loại mứt trong nhân bánh, làm cho bánh thêm hương vị thơm ngon.
Đời sống con người cũng thế, nếu toàn dễ dãi, toàn cái có sẵn, toàn vị đường ngọt không giúp gì cho đời sống đi lên, nhiều khi lại làm cho đời sống đi xuống nữa.
Vị mặn là những cay đắng đau khổ, những chiến đấu thúc đẩy giúp vận dụng tâm trí sáng tạo cùng cố gắng vươn lên. Như thế cuộc sống không thành nhàm chán một chiều, cùng có ý nghĩa tích cực. Và thật ra ở đời có ai là không phải sống trải qua vị mặn, vị đắng cay đau khổ trong đời sống đâu?
Chúa Giêsu, là Con Thiên Chúa, cũng đã phải sống đau khổ, chịu bị xỉ nhục và sau cùng chết trên thập gía, để mang ơn cứu chuộc cho con người khỏi hình phạt tội lỗi.
„Trung thu Trăng sáng ta rước đèn đùa vui ca hát.
Trăng sáng trên cao, chiếu soi trời đất.
Lung linh ánh nến tô thắm màu đèn sao muôn sắc.
Vai sánh bên nhau, hát ca vang trời.
Hát lên em ơi!
Hát vang bạn hỡi!
Ánh trăng lung linh;
Trăng sáng trong ta, sáng trong muôn người.“
Mùa Trăng Trung Thu
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hằng năm vào ngày Rằm tháng Tám âm lịch (15.Tháng Tám) - trong khoảng tháng Chín Dương lịch - theo tập tục văn hóa Việt Nam, là ngày Tết Trung Thu, hay còn gọi là Tết của trẻ em.
Vào dịp này trẻ em có tập tục cùng nhau đi rước lồng đèn dưới ánh trăng và ca hát, cùng được ăn bánh trung thu.
Chiếc lồng đèn các em cầm trong tay đi ca hát có nhiều hình thù khác nhau.
Đơn sơ và ý nghĩa hơn cả là chiếc lồng đèn làm bằng vật liệu đơn giản như tre trúc, rồi có giấy mầu dán chung quanh. Bên trong có đốt một cây nến nhỏ tỏa ánh sáng yếu ớt mà lại lung linh. Chiếc lồng đèn như thế không có gì là lộng lẫy sang trọng. N hưng lại biểu hiện tính sáng tạo theo tầm mức trí óc của trẻ em.
Nhìn chiếc lồng đèn trung thu như thế làm nhớ lại ánh sáng cây nến Rửa Tội ngày xưa lúc còn thơ bé đã lãnh nhận ngày nhận Bí Tích làn nước Rửa Tội. Ngọn lửa cây nến Rửa tội được đốt thắp lên từ ngọn lửa cây nến Chúa Kito phục sinh. Ánh sáng ngọn lửa cây nến Rửa tội, nếu so sánh với ánh sáng đèn điện, thì thật là mờ nhạt yếu kém. Nhưng đủ soi sáng cho tâm hồn đức tin, nhất là trong những khi gặp hoang mang chao đảo.
Ngày xưa Martin Luthero, cha đẻ khai sinh ra đạo Tin Lành, trong lúc hoài nghi bối rối, đã nhớ lại cây nến rửa tội của mình và đã viết thành chữ „ Tôi là người đã được rửa tội.“.
Ánh sáng yếu mờ nhạt phát tỏa ra từ chiếc lồng đèn trung thu em bé cầm trên tay làm nổi bật hình thù chiếc đèn, và những hình cắt vẽ dán chung quanh đèn.
Đời sống người tín hữu Chúa Kito có trong tâm hồn mình ánh sáng đức tin vào Chúa, cũng chiếu tỏa ra bên ngoài qua lời nói, cung cách thái độ sống cư xử với mọi người cùng chung sống, ánh sáng tình yêu của Chúa ra bên ngoài.
Ánh sáng chiếc lồng đèn trung thu của em bé nói lên niềm vui hạnh phúc của em ngày Tết Trung Thu, cùng mời gọi cùng tham gia vào niềm vui ngày Trung Thu dưới ánh trăng.
Một đời sống thấm nhuần đức tin vào Chúa tình yêu cũng qua cung cách sống chiếu toả ánh sáng ngọn lửa phục sinh của Chúa, Đấng mang niềm vui ơn cứu chuộc cho con người.
Không phải chỉ có chiếc lồng đèn ngày Tết Trung Thu, nhưng các em còn được ăn bánh trung thu nữa.
Bánh Trung Thu xưa nay có hai hình thức tròn hoặc vuông, hoặc là bánh nướng mầu nâu hay bánh dẻo mầu trắng. Nhân bánh có đậu xanh, với trái trứng muối, hay có bánh với nhân thập cẩm hạt sen, mứt bí, lạp xưởng. Bên trên mặt bánh có in hình mặt trăng, hay cành hoa lá...Và bánh thường mang vị ngọt nhiều.
Chiếc bánh trung thu để ăn, nhưng cũng nói lên một vài tâm tình cho suy nghĩ. Bánh trung thu nướng hay bánh dẻo đều nói lên qúa trình bột cần phải được nhồi pha chế cho dậy nổi. Rồi sau đó mới cho vào khuôn đúc thành hình và đem vào lò nướng, hay ủ hấp cho thành dẻo.
Đời sống con người từ khi lọt lòng mẹ mở mắt chào đời, người nào cũng phải sống trải qua những giai đoạn thời kỳ cần phải được chỉ dậy, tập luyện thi cử, trải qua những lúc gặp thử thách, những khi phải chịu đựng, những hoàn cảnh gặp khó khăn, gặp thất bại, phải hồi hộp lo lắng chờ đợi...Những giai đoạn thời kỳ như thế giúp cho trở thành người trưởng thành chín mùi.
Rồi lòng nhân bánh có nào là đậu xanh, trứng vịt muối, lạp xưởng, mứt bí, hạt sen...cùng đủ mọi hương mùi vị...Nhân bánh đem lại hương vị ngon miệng cho người ăn, không bị ngán, nếu chỉ có toàn bột nướng hay bột dẻo bọc bên ngoài.
Điều này cũng là hình ảnh đời sống con người chúng ta cũng có nhiều cái phải thâu nhận, phải học hỏi, phải thay đổi, mới tạo nên ngon, hấp dẫn cùng hữu ích cho người khác được.
Rồi vị mặn nồng của trứng vịt muối cùng phối hợp với vị ngọt của đường pha trộn lẫn trong bột hoặc các loại mứt trong nhân bánh, làm cho bánh thêm hương vị thơm ngon.
Đời sống con người cũng thế, nếu toàn dễ dãi, toàn cái có sẵn, toàn vị đường ngọt không giúp gì cho đời sống đi lên, nhiều khi lại làm cho đời sống đi xuống nữa.
Vị mặn là những cay đắng đau khổ, những chiến đấu thúc đẩy giúp vận dụng tâm trí sáng tạo cùng cố gắng vươn lên. Như thế cuộc sống không thành nhàm chán một chiều, cùng có ý nghĩa tích cực. Và thật ra ở đời có ai là không phải sống trải qua vị mặn, vị đắng cay đau khổ trong đời sống đâu?
Chúa Giêsu, là Con Thiên Chúa, cũng đã phải sống đau khổ, chịu bị xỉ nhục và sau cùng chết trên thập gía, để mang ơn cứu chuộc cho con người khỏi hình phạt tội lỗi.
„Trung thu Trăng sáng ta rước đèn đùa vui ca hát.
Trăng sáng trên cao, chiếu soi trời đất.
Lung linh ánh nến tô thắm màu đèn sao muôn sắc.
Vai sánh bên nhau, hát ca vang trời.
Hát lên em ơi!
Hát vang bạn hỡi!
Ánh trăng lung linh;
Trăng sáng trong ta, sáng trong muôn người.“
Mùa Trăng Trung Thu
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic TV
FBI lên tiếng sau vụ ám sát Cựu TT Trump lần 2. Ukraine tiến vũ bão: Hàng loạt thị trấn Nga thất thủ
VietCatholic Media
03:15 16/09/2024
1. FBI hiện đang điều tra vụ việc ở Florida là 'một nỗ lực ám sát cựu Tổng thống Trump”
Chính quyền liên bang đang điều tra một vụ việc xảy ra tại câu lạc bộ chơi golf của cựu Tổng thống Trump ở Florida vào hôm Chúa Nhật, 15 Tháng Chín, “có vẻ như là một vụ ám sát bất thành”, một nỗ lực ám sát cựu tổng thống lần thứ hai trong vòng hai tháng.
Phát ngôn nhân của cơ quan này cho biết trong một cuộc họp báo rằng các đặc vụ Mật vụ đã “nổ súng vào một tay súng ở gần ranh giới tài sản” của Câu lạc bộ Golf Quốc tế Trump ở West Palm Beach, đồng thời nói thêm rằng họ “không chắc liệu cá nhân đang bị giam giữ có thể đã nổ súng vào các đặc vụ của chúng tôi hay không”.
Cựu Tổng thống Trump, người đang chơi golf tại câu lạc bộ vào thời điểm đó, không hề hấn gì.
Theo Cảnh sát trưởng Quận Palm Beach Ric Bradshaw, một mật vụ đã phát hiện nghi phạm với một khẩu súng trường nhô ra khỏi hàng rào sân golf và ngay lập tức bắn vào người đàn ông trước khi anh ta bỏ trốn khỏi hiện trường. Ông Trump cách nghi phạm khoảng 270 đến 460 mét.
Trong bụi rậm sau đó, lực lượng thực thi pháp luật đã tìm thấy một “súng trường kiểu AK-47” có ống ngắm. Họ cũng tìm thấy hai chiếc ba lô treo trên hàng rào mắt cáo và một camera GoPro. Bradshaw cho biết nghi phạm “có ý định quay phim những gì đang diễn ra”.
Bradshaw cho biết một nhân chứng phát hiện nghi phạm bỏ trốn trên một chiếc Nissan màu đen và chụp ảnh chiếc xe cùng biển số xe. Sau đó, nghi phạm đã bị chặn lại và bị chính quyền bắt giữ trên Xa lộ Liên tiểu bang 95 ở Quận Martin lân cận.
Trong một tuyên bố, FBI cho biết họ đang “điều tra những gì có vẻ là một vụ ám sát cựu Tổng thống Trump”. Theo Bradshaw, vụ việc xảy ra vào khoảng 1:30 chiều giờ địa phương, tức là 0:30 sáng Thứ Hai, 16 Tháng Chín theo giờ Việt Nam. Luật sư quận Palm Beach cho biết các công tố viên đang lập lệnh bắt giữ nghi phạm.
Giám đốc truyền thông chiến dịch tranh cử của Ông Trump, Steven Cheung, cho biết trong một tuyên bố chưa đầy một giờ sau vụ việc rằng cựu tổng thống “an toàn sau vụ nổ súng gần đó”. Ông Trump đã được đưa vào bên trong câu lạc bộ chơi golf của mình.
Khi được hỏi về cách thức vi phạm an ninh xảy ra, Bradshaw lưu ý rằng Ông Trump “hiện không phải là tổng thống đương nhiệm” và cho biết các biện pháp an ninh không nghiêm ngặt như đối với một tổng thống đang tại nhiệm.
“Nếu ông ấy là Tổng thống, chúng tôi đã bao vây toàn bộ sân golf nghiêm nhặt hơn”, Bradshaw nói. “Nhưng vì ông ấy không phải như vậy, nên an ninh chỉ giới hạn ở những khu vực mà Mật vụ cho là có thể xảy ra vấn đề”.
Cảnh sát trưởng Quận Palm Beach Ric Bradshaw đã cầm bức ảnh chụp một khẩu súng trường và các vật dụng khác trong cuộc họp báo cho các phóng viên báo chí xem.
Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris, đối thủ của Ông Trump trong cuộc tổng tuyển cử, đã được “báo cáo về sự việc an ninh tại Sân golf Quốc tế Ông Trump, nơi cựu Tổng thống Trump đang chơi golf”, một phát ngôn viên của Tòa Bạch Ốc cho biết trong một tuyên bố.
“Như tôi đã nói nhiều lần, không có chỗ cho bạo lực chính trị hay bất kỳ bạo lực nào ở đất nước chúng ta”, Tổng thống Biden cho biết trong một tuyên bố trong đó ông nói thêm rằng ông “nhẹ nhõm” vì Ông Trump không bị tổn hại. “Tôi đã chỉ đạo nhóm của mình tiếp tục bảo đảm rằng Cơ quan Mật vụ có mọi nguồn lực, khả năng và biện pháp bảo vệ cần thiết để bảo đảm sự an toàn liên tục của cựu tổng thống”.
Theo một người giấu tên để thảo luận về tình hình, chiến dịch tranh cử của Ông Trump, cũng có trụ sở tại West Palm Beach, đã bị phong tỏa. Câu lạc bộ golf quốc tế Ông Trump cũng đã bị phong tỏa sau vụ việc.
Trong email gửi cho các nhân viên chiến dịch, cố vấn cao cấp của chiến dịch Ông Trump là Chris LaCivita và Susie Wiles đã thúc giục họ “duy trì cảnh giác” trong “những hoạt động đi lại hàng ngày”.
“Cựu Tổng thống Trump và mọi người đi cùng ông đều an toàn nhờ vào sự làm việc tuyệt vời của Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ”, email nêu rõ.
Vụ nổ súng xảy ra chỉ 64 ngày sau khi Ông Trump sống sót sau một vụ ám sát khi đang tham gia một cuộc vận động ngoài trời ở Butler, Pennsylvania.
Trước sự việc này, những người thân cận với cựu tổng thống đã bày tỏ mối lo ngại riêng tư về sự an toàn của ông khi ông ở sân golf. Mặc dù các câu lạc bộ đồng quê của ông ở Florida và New Jersey không mở cửa cho công chúng, một số ranh giới của sân golf của ông vẫn có thể nhìn thấy từ xa.
Các nhân viên mật vụ cho biết cựu tổng thống đang ở lỗ thứ năm của sân golf. Ông Trump đang chơi golf với Steve Witkoff, một nhà tài trợ và là bạn của cựu tổng thống.
“Chúng tôi nghe thấy, 'Pop-pop, pop-pop' trong vòng vài giây, chúng tôi đã lao vào cựu tổng thống, bảo vệ ông ấy. Chúng tôi có cả những nhân viên bắn tỉa — chúng tôi biết hướng các phát súng đã được bắn, và chúng tôi có các camera theo dõi vị trí các phát súng đã được bắn.”
Các nhân viên xác nhận rằng một khẩu AK-47 đã được tìm thấy, và một cá nhân đã lên xe sau khi quăng khẩu súng. Cựu tổng thống sau đó được đưa đến câu lạc bộ, tiếp theo là tất cả những người khác có mặt trên sân golf cùng ông.
“Tôi thực sự muốn hoàn thành buổi chơi golf. Tôi đã đạt điểm cao, và tôi đã có một cú gạt bóng ghi điểm birdie,” Ông Trump nói đùa sau đó.
JD Vance, ứng cử viên phó tổng thống của Ông Trump, cho biết trên X rằng ông đã nói chuyện với Ông Trump trước khi tin tức được công khai và rằng cựu tổng thống “thật đáng kinh ngạc là vẫn rất vui vẻ” và “vẫn còn nhiều điều chúng ta chưa biết”.
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết ông đã nói chuyện với Ông Trump và ông ấy “có tinh thần tốt và quyết tâm hơn bao giờ hết để cứu đất nước chúng ta”.
Cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đều phản ứng trước vụ việc bằng cách lên án mạnh mẽ bạo lực chính trị.
“Tôi không thể tin rằng tôi phải nói điều này một lần nữa trong chu kỳ bầu cử này: hoàn toàn không có chỗ cho bạo lực trong chính trị,” Lãnh đạo phe đa số tại Hạ viện Steve Scalise phát biểu. “Tôi biết ơn tất cả các lực lượng thực thi pháp luật đã tham gia ngăn chặn những gì có thể trở thành thảm họa.”
Dân biểu Adam Schiff, một đối thủ của cựu tổng thống, người đã dẫn đầu phiên luận tội đầu tiên chống lại ông Trump, cho biết: “Sự điên rồ này phải chấm dứt. Bạo lực không phải là câu trả lời cho những khác biệt chính trị của chúng ta.”
[Politico: FBI now investigating Florida incident as ‘an attempted assassination’ on Trump]
2. Ukraine chiếm được nhiều thị trấn khi cuộc tấn công xuyên biên giới vào Kursk tiến triển
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, trong báo cáo hôm Chúa Nhật, 15 Tháng Chín, cho biết lực lượng Ukraine đã đạt được nhiều thành quả tại Tỉnh Kursk của Nga, và chiếm được hàng loạt thị trấn sau khi mở một mũi tấn công xuyên biên giới mới vào phía Tây của tỉnh Kursk.
Báo cáo cho biết quân đội Ukraine đã tiến vào quận Glushkovo vào hôm Thứ Bẩy, 14 Tháng Chín, sau khi hàng loạt các thị trấn trên đường tiến công của họ lần lượt thất thủ.
Đoạn phim được ghi hình vào hôm Thứ Bẩy, 14 Tháng Chín, và được xác minh thông qua định vị địa lý cho thấy quân đội Ukraine hiện đang hoạt động ở Veseloye, phía tây nam Glushkovo.
Cho đến sáng Chúa Nhật, 15 Tháng Chín, các blogger quân sự Nga thừa nhận rằng quân đội Ukraine đã hoàn toàn kiểm soát được Veseloye.
Trước đó, các báo cáo từ nguồn tin quân sự Nga cho biết quân đội Ukraine đã tiếp tục các hoạt động tấn công ở một số khu vực, bao gồm Obukhovka và Novy Put.
Các quan chức Ukraine tuyên bố rằng, sức tiến công vũ bão của quân Ukraine đã buộc Mạc Tư Khoa phải tăng cường sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực bằng cách rút quân khỏi miền Đông Ukraine để cứu viện.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Chúa Nhật, 15 Tháng Chín, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết Nga đã tăng cường triển khai quân tại Tỉnh Kursk từ 11.000 quân trước cuộc tấn công vào tháng 8 lên con số ước tính từ 30.000 đến 45.000 quân hiện nay.
Vào ngày 6 tháng 8, Kyiv bắt đầu chiến dịch dường như đã khiến Putin và các đồng minh của Ukraine bất ngờ. Lãnh đạo NATO Jens Stoltenberg cho biết liên minh không nhận được bất kỳ cảnh báo nào về ý định tấn công của Ukraine.
Bộ Quốc Phòng Nga cho rằng lực lượng Nga đã phản công gần Lyubimovka và Daryino, và Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến 810 rút từ bán đảo Crimea về đã tiến vào trung tâm Borki, phía đông nam Sudzha.
Tuy nhiên, quân đội Ukraine vẫn tiếp tục tiến về phía bắc Sudzha, với các báo cáo cho thấy quân đội Kyiv đã chiếm được thị trấn Cherkasskoye.
ISW tuyên bố rằng hoạt động xuyên biên giới của Kyiv đã buộc Nga phải điều động quân đội từ tiền tuyến Ukraine tới Kursk.
Trong khi lực lượng Ukraine vẫn duy trì đà tiến quân, Mạc Tư Khoa buộc phải tăng cường tập trung quân đội tại khu vực này. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết Nga đặt mục tiêu triển khai tới 70.000 quân tới khu vực này.
Cuộc tấn công đang diễn ra dường như có mục đích chiến lược vượt ra ngoài mục tiêu giành lãnh thổ. Một loạt các cuộc trao đổi tù binh giữa hai nước đã diễn ra sau cuộc xâm lược.
Vào ngày 14 tháng 9, Ukraine và Nga đã tiến hành đợt trao đổi tù nhân thứ ba kể từ khi bắt đầu chiến dịch Kursk, mỗi bên trao đổi 103 tù nhân.
Các quan chức Ukraine cho rằng các cuộc xâm nhập này đã nâng cao vị thế đàm phán của Kyiv trong việc bảo đảm thả tù nhân chiến tranh.
ISW cũng đưa tin về các báo cáo từ các blogger quân sự Nga xuất hiện vào ngày 13 tháng 9 cho biết những người điều khiển máy bay điều khiển từ xa và chuyên gia tác chiến điện tử đã thiệt mạng trong trận chiến sau khi bị điều sang các đơn vị bộ binh để trừng phạt.
Nhóm nghiên cứu cho rằng các chỉ huy Nga đang làm suy yếu lực lượng của mình bằng cách cử lực lượng có chuyên môn tham gia vào các cuộc tấn công trực diện nguy hiểm.
Theo các blogger quân sự Nga, Trung Tá Igor Puzyk, chỉ huy Trung đoàn Súng trường 87, được cho là đã buộc nhóm vận hành UAV của Dmitry Lysakovsky, một sĩ quan Nga giàu kinh nghiệm điều khiển drone, phải giải tán và tham gia tác chiến sau khi Trung đoàn gánh chịu thương vong nặng nề đến mức thất bại không thể hoàn thành nhiệm vụ là chiếm làng Lysivka, cách thành trì Pokrovsk của Ukraine, 6.5km. Lysakovsky biết mình cũng sẽ chết vì không đơn vị nào tấn công vào làng Lysivka có thể sống sót. Anh ta ghi hình một video chửi bới Trung Tá Igor Puzyk, là video quý vị và anh chị em đang xem thấy đây. Đúng như dự đoán, anh ta và cả nhóm vận hành UAV của Trung đoàn đã tử trận hôm Thứ Sáu, 13 Tháng Chín.
[Newsweek: Ukraine Captures Multiple Villages As Kursk Incursion Advances]
3. Niềm tin của người Nga vào sự an toàn của đất nước đã bị 'phá vỡ' bởi các cuộc tấn công sâu rộng của Ukraine, Budanov nói
Nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự Ukraine Kyrylo Budanov cho biết các cuộc không kích của Ukraine vào sâu trong lãnh thổ Nga đã “phá vỡ” niềm tin của người dân Nga rằng đất nước họ hùng mạnh và an toàn.
Ông đã đưa ra lập trường trên tại cuộc họp thường niên lần thứ 20 của Chiến lược Âu Châu Yalta, gọi tắt là YES, được tổ chức tại Kyiv. Budanov cho biết các cuộc không kích đã có “ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tâm lý xã hội”, đồng thời nói thêm rằng “niềm tin của người dân Nga rằng họ đang sống trong một đất nước an toàn đã bị phá vỡ. Đó là thành tựu chính của tất cả các cuộc tấn công sâu rộng này.''
Những bình luận này được đưa ra trong bối cảnh cuộc tranh luận gay gắt giữa Ukraine và các đồng minh về vấn đề cho phép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga bằng vũ khí do nước ngoài cung cấp.
Trong nhiều tháng, Ukraine đã yêu cầu được phép sử dụng vũ khí nước ngoài để tấn công vào lãnh thổ Nga, nhưng nhiều đối tác bao gồm Hoa Kỳ và Đức đã từ chối vì lo ngại leo thang căng thẳng.
Thay vào đó, Ukraine đã sử dụng máy bay điều khiển từ xa sản xuất trong nước để tấn công hàng loạt vào các thành phố của Nga và gia tăng các cuộc tấn công này trong những tuần gần đây.
Vào mùa xuân năm nay, Hoa Kỳ đã bắt đầu cung cấp cho Ukraine hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân, gọi tắt là ATACMS, có tầm bắn lên tới 300 km.
Mặc dù những hỏa tiễn này đã được sử dụng ở Crimea bị Nga tạm chiếm, nhưng những hạn chế của Washington không cho phép sử dụng chúng trên đất Nga.
Tuy nhiên, người ta hiểu rằng lập trường của các quốc gia phương Tây đã thay đổi sau khi Iran cung cấp hỏa tiễn đạn đạo cho Nga, với một số báo cáo cho biết Anh đã quyết định cấp phép cho Ukraine sử dụng Storm Shadows để tấn công các mục tiêu sâu bên trong nước Nga.
Tại hội nghị thượng đỉnh, Budanov cũng bày tỏ quan ngại về việc Bắc Hàn cung cấp hỏa tiễn đạn đạo cho Nga và dự đoán rằng Nga có thể buộc phải tiến hành một đợt tổng động viên khác vào mùa hè năm 2025.
[Kyiv Independent: Russians' faith in their country's safety 'broken' by Ukraine's deep strikes, Budanov says]
4. Tuyên bố từ con trai của Ryan Wesley Routh
Trong một hành động được một số phương tiện truyền thông Hoa Kỳ đánh giá là cực kỳ nguy hiểm cho nghề làm báo, các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ, bao gồm cả tờ New York Times, đang nêu tên Ryan Wesley Routh là nghi phạm trong một vụ việc rõ ràng là nỗ lực ám sát.
Cảnh sát trưởng Quận Palm Beach Ric Bradshaw cho biết một nhân chứng phát hiện nghi phạm bỏ trốn trên một chiếc Nissan màu đen và chụp ảnh chiếc xe cùng biển số xe. Sau đó, nghi phạm đã bị chặn lại và bị chính quyền bắt giữ trên Xa lộ Liên tiểu bang 95 ở Quận Martin lân cận.
Tuy nhiên, cho đến nay, cảnh sát không nêu đích danh nghi can là Ryan Wesley Routh. Cái tên này là do thông tin bị rò rỉ từ cảnh sát.
Ryan Wesley Routh – người mà giới truyền thông Hoa Kỳ, bao gồm cả tờ New York Times, đang nêu tên là nghi phạm trong vụ ám sát rõ ràng – đã được tờ New York Times phỏng vấn vào năm 2023, “về việc người Mỹ tình nguyện hỗ trợ Ukraine. Routh, người không có kinh nghiệm quân sự, cho biết ông đã đến đó sau cuộc xâm lược của Nga năm 2022”
CNN đã nói chuyện với con trai của nghi phạm bị cáo buộc, người được các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ nêu tên là Ryan Wesley Routh.
Con trai của Routh nói, “Ryan là cha tôi, và tôi không có bình luận nào ngoài việc mô tả tính cách của ông ấy như một người cha yêu thương và chu đáo, và một người đàn ông trung thực, chăm chỉ. Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra ở Florida, và tôi hy vọng mọi chuyện có thể đã bị thổi phồng quá mức, bởi vì theo những gì tôi nghe được thì có vẻ như người đàn ông tôi biết không làm bất cứ điều gì điên rồ, càng không phải là bạo lực. Ông ấy là một người cha tốt, một người đàn ông tuyệt vời, và tôi hy vọng bạn có thể miêu tả ông ấy một cách trung thực.”
[The Guardian: Statement from Ryan Wesley Routh’s son]
5. Giáo sư MARK ALMOND: Nếu Nga biến Iran thành một cường quốc hạt nhân, phản ứng dây chuyền có thể nhấn chìm thế giới vượt xa biên giới của nước này
Nếu Putin ngày càng tuyệt vọng và trao cho các giáo sĩ mật mã chiến tranh hạt nhân thì chúng ta đã bước vào kỷ nguyên bất ổn toàn cầu mới.
Chúng ta biết chế độ Tehran đã hỗ trợ Hamas và Hezbollah bằng vũ khí truyền thống với số tiền lên tới hàng trăm triệu đô la.
Ý định giết người của chế độ Ayatollah đã được thể hiện rõ qua các hỏa tiễn nhắm vào Israel vào tháng 4 năm nay.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho tờ The Sun, Giáo sư Mark Almond của Viện Nghiên Cứu Khủng Hoảng của chính phủ Vương Quốc Anh cảnh báo hôm Chúa Nhật, 15 Tháng Chín, rằng các nhà khoa học Iran, nhiều người trong số họ có thể đã được đào tạo tại các trường đại học hàng đầu của chúng ta, đã dành nhiều năm để làm giàu uranium.
Sự sẵn sàng hợp tác của Nga với các quốc gia bất hảo như Iran khiến nguy cơ Iran sở hữu vũ khí hạt nhân vào đầu năm 2025 tăng lên đáng báo động
Phương Tây lo ngại Iran đang trên bờ vực có được vũ khí hạt nhân khả thi với sự giúp đỡ của Nga. Trong nhiều năm, Iran đã làm giàu uranium. Có vẻ như họ có đủ để chế tạo đầu đạn hạt nhân.
Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei đang tìm cách biến chế độ của mình thành một siêu cường hạt nhân. Nhưng, ông ta cần hai thứ khác để biến uranium thành vũ khí hạt nhân có sức hủy diệt cực lớn.
Chúng ta biết Iran có hỏa tiễn cần thiết để mang đầu đạn hạt nhân. Chỉ cần một hỏa tiễn hạt nhân là có thể gây ra thảm họa. Nhưng thành phần quan trọng nhất của vũ khí hạt nhân là ngòi nổ trong đầu đạn của hỏa tiễn.
Nó kích hoạt vụ nổ hạt nhân khi chạm đến mục tiêu.
Nếu kíp nổ không hoạt động, họ chỉ được ném một cục đá phóng xạ vào đối phương — gây ô nhiễm chứ không gây tàn phá.
Đây chính là lúc sự giúp đỡ của Nga có thể mang tính quyết định.
Nga đã sản xuất vũ khí hạt nhân từ năm 1949, nhưng Iran vẫn chưa bao giờ thử đầu đạn hạt nhân. Phương Tây và Israel có thể phát hiện ra trận động đất do vụ nổ hạt nhân dưới lòng đất gây ra.
Nga, giống như Mỹ, đã làm chủ công nghệ thử đầu đạn hạt nhân mà không gây ra vụ nổ khiến thế giới phải cảnh giác.
Nếu Nga chia sẻ bí mật hạt nhân với Iran để đổi lấy hỏa tiễn thông thường cho cuộc tấn công của Putin vào Ukraine, Iran có thể có vũ khí hạt nhân hoạt động chỉ trong vòng vài tháng.
Làm như vậy sẽ vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, nhưng Putin đã thể hiện sự coi thường lệnh trừng phạt này bằng cách ký các thỏa thuận vũ khí với Bắc Hàn.
Sự sẵn lòng hợp tác của Nga với các quốc gia bất hảo như Iran và Bắc Hàn khiến nguy cơ Iran sở hữu vũ khí hạt nhân vào đầu năm 2025 tăng lên đáng báo động.
Trong khi phương Tây còn do dự về việc viện trợ cho Ukraine để tự vệ thì Nga lại đang giúp Iran nhanh chóng sở hữu bom hạt nhân.
Nếu Nga biến Iran thành một cường quốc hạt nhân, phản ứng dây chuyền có thể nhấn chìm thế giới, vượt xa biên giới nước này.
[The Sun: MARK ALMOND If Russia is turning Iran into a nuclear power, the chain reaction could engulf the world far beyond its borders]
6. Sullivan của Hoa Kỳ cho biết kế hoạch hòa bình không nên được áp đặt cho Ukraine từ bên ngoài
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan phát biểu tại một hội nghị ở thủ đô Ukraine cho biết chính phủ Ukraine phải đi đầu trong việc quyết định cách thức chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.
Sullivan phát biểu qua liên kết video tại hội nghị Chiến lược Âu Châu Yalta, gọi tắt là YES, thường niên ở Kyiv rằng: “Tôi nghĩ bất kỳ kế hoạch hòa bình nào về cơ bản nhằm áp đặt hòa bình cho người dân Ukraine, mà không phù hợp với các nguyên tắc cơ bản về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, dân chủ và tự do, đều là không công bằng và cũng chẳng bền vững”.
Nhiều sáng kiến đã được đưa ra để chấm dứt xung đột Ukraine kể từ khi nhà độc tài Nga Vladmir Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022, bao gồm cả “sứ mệnh hòa bình” tự tuyên bố của Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán. Nhưng chỉ có công thức hòa bình do Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đề xuất bao gồm việc trả lại tất cả các lãnh thổ Ukraine bị Nga chiếm giữ, là được đánh giá cao và phù hợp với công pháp quốc tế.
Trung Quốc và Brazil đề xuất ngừng bắn và đóng băng tiền tuyến, nhưng họ thậm chí không hỏi ý kiến Kyiv trước khi đưa đề xuất này ra khắp thế giới; mặc dù họ đã tham khảo ý kiến của Điện Cẩm Linh. Putin muốn Kyiv trao cho Mạc Tư Khoa bốn vùng của Ukraine mà họ thậm chí chưa kiểm soát được hoàn toàn và phi quân sự hóa quân đội Kyiv trong khi không đưa ra bất kỳ bảo đảm nào rằng hành động xâm lược sẽ không xảy ra nữa trong tương lai.
Sullivan, trong bài phát biểu của mình tại hội nghị Kyiv vào thứ Bảy, cho biết những gợi ý rằng cuộc chiến ở Ukraine có thể được giải quyết “trong một ngày từ bên ngoài” là không đúng sự thật.
Sullivan cho biết: “Bất kỳ ai bước ra và nói rằng họ có thể giải quyết cuộc chiến tranh Ukraine trong một ngày từ bên ngoài, bạn thực sự phải tự hỏi họ sẽ giải quyết nó theo phe nào”. “Và tôi nghĩ đó là điều đáng lo ngại thực sự”, ông nói thêm, và nhấn mạnh rằng ông không đề cập cụ thể đến tuyên bố của Ông Trump.
[Kyiv Independent: Peace plan should not be imposed on Ukraine from the outside, US’s Sullivan says]
7. Ukraine đã bắt đầu sản xuất đạn pháo 155 ly, quan chức cho biết
Cựu Bộ trưởng Công nghiệp Chiến lược Oleksandr Kamyshin cho biết Ukraine đã tự sản xuất được đạn pháo 155 ly.
Kamishyn, người đã từ chức trong cuộc cải tổ chính phủ lớn nhất thời chiến vào ngày 4 tháng 9, nói với hãng truyền thông Na Uy Nettavisen rằng sản lượng vật liệu quốc phòng của Ukraine đã tăng gấp đôi dưới sự lãnh đạo của ông.
“Đến cuối năm, con số này sẽ tăng gấp ba. Chúng tôi tiếp tục tiến lên,” Kamishyn nói thêm.
Ukraine từ lâu đã cố gắng tăng cường sản xuất đạn dược trong nước để trở nên độc lập hơn với các đối tác phương Tây. Vào mùa hè năm 2023, Ukroboronprom cho biết họ đã thành thạo sản xuất mìn cối 82 ly, đạn pháo 122 ly và 152 ly, cũng như đạn pháo tăng 125 ly.
Các phương tiện truyền thông trước đó đưa tin các quan chức Ukraine hy vọng có thể bắt đầu sản xuất đạn pháo 155 ly theo tiêu chuẩn NATO “cực kỳ cần thiết” sớm nhất là vào “nửa cuối” năm 2024.
“Đây là một quá trình rất phức tạp. Đây là điều mà Ukraine chưa từng làm trước đây”, Kamyshin nói, đồng thời nói thêm rằng ông “không thể nói nhiều” về vấn đề này.
Bất chấp những nỗ lực trong nước, quân đội Ukraine vẫn chủ yếu phụ thuộc vào việc cung cấp đạn pháo 155 ly từ các đối tác, vì các nước Âu Châu liên kết với nhau để mua đạn pháo này bên ngoài Âu Châu.
Hoa Kỳ cũng đã mở một nhà máy mới vào tháng 5 năm ngoái để sản xuất đạn dược 155 ly cho Ukraine và tăng đáng kể sản lượng tại một số nhà máy hiện có.
[Kyiv Independent: Ukraine launched production of 155-ly artillery shells, official says]
8. Nga cho biết đã bị 29 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine tấn công trong đêm
Hôm Chúa Nhật, 15 Tháng Chín, Bộ Quốc Phòng Nga cho biết vào rạng sáng cùng ngày họ đã bị 29 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine tấn công, nhưng tất cả đều bị bắn hạ.
Tờ Kyiv Independent không thể xác minh độc lập tuyên bố này. Chính phủ Ukraine chưa bình luận về các vụ tấn công bị cáo buộc.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, mười lăm máy bay điều khiển từ xa đã bị bắn hạ trên vùng Bryansk, năm chiếc trên vùng Kursk, bốn chiếc trên vùng Smolensk, hai chiếc trên vùng Oryol và mỗi vùng Belgorod, Kaluga và Rostov đều bị bắn hạ một chiếc. Tuy nhiên, có phần mâu thuẫn với tuyên bố của Bộ Quốc Phòng Nga, Alexander Bogomaz, Thống đốc khu vực Bryansk của Nga, cho biết hỏa hoạn lớn đã xảy ra tại một số thị trấn do máy bay điều khiển từ xa của Ukraine tấn công.
Trong những tháng gần đây, Kyiv đã tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào các cơ sở hạ tầng và cơ sở quân sự của Nga, với hy vọng làm suy yếu lực lượng xâm lược của Nga tại Ukraine.
Đầu tuần này, Mạc Tư Khoa tuyên bố rằng Ukraine đã tấn công qua đêm bằng 144 máy bay điều khiển từ xa, khiến cuộc tấn công này có khả năng trở thành một trong những cuộc tấn công lớn nhất trong suốt cuộc chiến.
[Kyiv Independent: Russia says it was attacked by 29 Ukrainian drones overnight]
9. Hy vọng về cuộc tấn công bằng hỏa tiễn tầm xa của Ukraine một lần nữa bị trì hoãn nhưng vẫn còn những dấu hiệu đáng khích lệ
Hy vọng của Ukraine về việc được phép sử dụng hỏa tiễn tầm xa do phương Tây cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga đã một lần nữa bị dập tắt vào ngày 13 tháng 9, sau khi các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Anh không đưa ra thông báo mà Kyiv mong muốn.
Sự mong đợi rất lớn trước cuộc gặp giữa Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Anh Keir Starmer tại Washington, nhưng Tòa Bạch Ốc đã dập tắt kỳ vọng ngay cả trước khi hai bên kết thúc cuộc hội đàm.
Phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby nói với các phóng viên: “Không có thay đổi nào trong quan điểm của chúng tôi về việc cung cấp khả năng tấn công tầm xa để Ukraine sử dụng bên trong nước Nga”.
Ukraine đang hy vọng nhận được sự cho phép sử dụng hai hỏa tiễn tầm xa do phương Tây cung cấp mà nước này đã có để tấn công các mục tiêu quân sự như phi trường nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
Với lệnh cấm được áp dụng, Kyiv cho biết họ không thể bảo vệ hiệu quả các thành phố của Ukraine khỏi các cuộc tấn công trên không ngày càng dữ dội.
Hai loại hỏa tiễn này là ATACMS do Hoa Kỳ cung cấp, một loại hỏa tiễn đạn đạo chiến thuật siêu thanh tầm ngắn, và Storm Shadow do Anh-Pháp cung cấp.
Cả Storm Shadows và ATACMS ban đầu đều được cung cấp cho Kyiv với điều kiện là chúng chỉ được sử dụng để tấn công các mục tiêu của Nga trong lãnh thổ Ukraine hoặc ở các khu vực bị Nga tạm chiếm.
Nỗi lo sợ leo thang chiến tranh với Nga của phương Tây chính là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này.
Chiều hướng bắt đầu thay đổi sau cuộc tấn công mới của Nga vào Tỉnh Kharkiv vào tháng 5, khi Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây khác nới lỏng các hạn chế, cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu bằng vũ khí của phương Tây - theo cách phòng thủ - bên trong nước Nga.
Trước cuộc gặp giữa Starmer và Tổng thống Biden vào ngày 13 tháng 9, nhiều báo cáo truyền thông cho rằng cả hai nước có thể đang trên bờ vực cho phép Kyiv sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga.
Theo Politico, vào ngày 11 tháng 9, Tổng thống Biden được cho là đang hoàn thiện các chi tiết của kế hoạch dỡ bỏ một số hạn chế.
Cùng ngày, tờ Guardian đưa tin rằng Anh đã quyết định riêng tư cho phép Ukraine sử dụng hỏa tiễn Storm Shadow do Anh cung cấp cho các cuộc tấn công tầm xa, mặc dù không có thông báo công khai nào được đưa ra vào thời điểm đó.
Người ta hy vọng rất nhiều rằng thông báo sẽ được đưa ra sau cuộc gặp giữa Tổng thống Biden và Starmer.
Phát biểu với các phóng viên tại Tòa Bạch Ốc, Starmer cho biết cuộc gặp với Tổng thống Biden là một “cuộc thảo luận rộng rãi về chiến lược” thay vì là quá trình ra quyết định về “một năng lực cụ thể”.
Ông cho biết: “Chúng tôi đã có cuộc thảo luận dài và hiệu quả về một số vấn đề, bao gồm cả Ukraine, như bạn mong đợi, Trung Đông và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, thảo luận về các quyết định chiến thuật một cách chiến lược”.
Theo các báo cáo, Anh đã quyết định cấp phép cho Ukraine sử dụng Storm Shadows để tấn công các mục tiêu sâu bên trong nước Nga.
Tòa Bạch Ốc cho biết cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo được triệu tập theo yêu cầu của Vương quốc Anh và theo tờ The New York Times, Anh muốn có sự cho phép rõ ràng từ Tổng thống Biden để có thể trình bày một chiến lược phối hợp.
Trong khi Kirby khẳng định rõ ràng rằng quyết định sẽ không được đưa ra vào ngày 13 tháng 9, ông không loại trừ khả năng quyết định có thể được đưa ra trong tương lai gần.
Theo tờ Guardian, Starmer cho biết kế hoạch này sẽ được thảo luận thêm “với một nhóm cá nhân rộng lớn hơn” tại đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York vào cuối tháng này.
Tờ NYT đưa tin rằng có khả năng quyết định về Storm Shadows sẽ được đưa ra trước khi ATACMS được thông qua.
Trong khi Ukraine đã cầu xin sự cho phép trong nhiều tháng, người ta hiểu rằng lập trường của các quốc gia phương Tây đã thay đổi sau khi Iran cung cấp hỏa tiễn đạn đạo cho Nga.
“Chúng ta đã thấy hành động này của Nga khi mua hỏa tiễn đạn đạo từ Iran, điều này sẽ tiếp tục củng cố sự xâm lược của họ ở Ukraine. Vì vậy, nếu có ai đó đang thực hiện hành động leo thang, thì đó có vẻ là Putin và Nga”, Ngoại trưởng Anh David Lammy phát biểu khi đến thăm Kyiv vào đầu tuần này.
Lammy nói thêm rằng việc Iran cung cấp hỏa tiễn đạn đạo cho Nga “rõ ràng đã thay đổi cuộc tranh luận” xung quanh vấn đề này, vì nó cho phép Điện Cẩm Linh “thâm nhập sâu hơn vào Ukraine”.
Putin và các quan chức Nga khác đã phản ứng gay gắt hơn, tuyên bố rằng động thái này có nghĩa là NATO sẽ trực tiếp tham chiến với Nga.
“Tôi không nghĩ nhiều về Vladimir Putin,” Tổng thống Biden nói khi được hỏi vào ngày 13 tháng 9 rằng ông nghĩ gì về phát biểu của tổng thống Nga.
[Kyiv Independent: Ukraine's long-range missile strike hopes on hold once again but encouraging signs remain]
10. Ukraine và Nga trao đổi tù nhân trong bối cảnh căng thẳng về hạn chế hỏa tiễn
Hơn một trăm binh sĩ Ukraine đã được trả tự do khỏi nơi giam cầm ở Nga theo một thỏa thuận mang tính bước ngoặt, ngay cả khi Mạc Tư Khoa gia tăng các mối đe dọa trước nỗ lực của Kyiv nhằm tấn công các mục tiêu bên trong nước này bằng hỏa tiễn do phương Tây sản xuất.
“Những người lính của chúng ta đã về nhà”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tuyên bố trong một tuyên bố hôm Chúa Nhật, 15 Tháng Chín, xác nhận rằng 83 binh lính nhập ngũ và 21 sĩ quan đã được thả. Ông cảm ơn các nhà đàm phán đã bảo đảm “tin tốt lành như vậy cho Ukraine”.
Bộ Quốc phòng Nga đồng thời báo cáo rằng 103 quân nhân Nga đã được Ukraine trao trả và được chuyển bằng xe buýt đến nước láng giềng Belarus.
Cuộc trao đổi này là lần thứ hai chỉ trong hai ngày. Vào hôm Thứ Sáu, 13 Tháng Chín, 49 tù nhân Ukraine đã được chụp ảnh đang vui mừng sau khi được thả, bao gồm các thành viên của lực lượng vệ binh quốc gia, biên phòng và thường dân. Trong số đó có Leniye Umerova, một người Tatar ở Crimea đã bị lực lượng an ninh Nga bắt giữ trên bán đảo Ukraine bị tạm chiếm vào năm ngoái sau khi trở về thăm người cha đang bị bệnh của mình.
Tuy nhiên, cùng lúc đó, Điện Cẩm Linh đã leo thang cuộc chiến khẩu chiến giữa kỳ vọng ngày càng tăng rằng Hoa Kỳ có thể bật đèn xanh cho Kyiv tấn công các cơ sở quân sự của Nga qua biên giới bằng vũ khí tầm xa do các đồng minh phương Tây của mình tài trợ. Putin đã tuyên bố động thái này tương đương với việc NATO tham gia trực tiếp vào cuộc chiến — mặc dù đã liên tục tìm cách mô tả cuộc xâm lược của mình là một cuộc chiến chống lại phương Tây.
Khi được hỏi vào hôm Thứ Sáu, về những lời đe dọa của nhà độc tài Nga, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden chỉ nói: “Tôi không nghĩ nhiều về Vladimir Putin.”
Thủ tướng Anh Keir Starmer đã nêu vấn đề này trong chuyến thăm Washington cùng ngày, với Luân Đôn từ lâu đã thúc đẩy nới lỏng các quy định về vũ khí. Ukraine muốn sử dụng hỏa tiễn Storm Shadow do Anh sản xuất để phá hủy các địa điểm hỏa tiễn của Nga, nhưng cần Tòa Bạch Ốc chấp thuận vì một số thành phần nhất định do Mỹ sản xuất.
“Nga là một cường quốc hạt nhân, và sẽ là vô trách nhiệm nếu hoàn toàn phớt lờ điều đó,” Bradley Bowman, giám đốc cao cấp của Trung tâm Quyền lực Quân sự và Chính trị tại Quỹ Bảo vệ Dân chủ của Washington và là cựu cố vấn Thượng viện của Đảng Cộng hòa, cho biết. “Nhưng Putin đã từng đưa ra những lời đe dọa theo hướng này trước đây và chiến lược nhất quán của ông ta là lợi dụng nỗi sợ leo thang như một phương tiện để tước đoạt vũ khí và sự hỗ trợ mà Kyiv cần.”
“Kể từ ngày 24 tháng 2 năm 2022, chúng ta đã chứng kiến hết lần này đến lần khác động thái mà Zelenskiy nói rằng tôi cần hệ thống này hay hệ thống kia và sau đó chúng ta thấy một câu trả lời 'không' từ chính quyền Tổng thống Biden, rồi chúng ta thấy một câu trả lời 'có thể', rồi một câu trả lời 'có', “ Bowman nói. “Và, khi thời gian trôi qua, tất cả những gì xảy ra là người Ukraine chết, Nga tiến lên.”
[Politico: Ukraine and Russia swap prisoners amid standoff over missile restrictions]
11. Đồng minh của Putin đưa ra cảnh báo hạt nhân mới: 'Hậu quả không thể đảo ngược'
Cựu Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, một đồng minh thân cận của Putin, đã đưa ra cảnh báo mới về phản ứng hạt nhân vào hôm Thứ Bẩy, 14 Tháng Chín, nói rằng đó sẽ là một quyết định có “hậu quả không thể đảo ngược”.
Trong bối cảnh cuộc chiến Nga-Ukraine đang diễn ra, căng thẳng giữa các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO, và Điện Cẩm Linh vẫn tiếp diễn khi các nhà lãnh đạo NATO ngày càng cảnh báo rằng xung đột trực tiếp với Mạc Tư Khoa là mối nguy hiểm thực tế. Điều này diễn ra sau khi Putin và các quan chức cao cấp của Nga liên tục đe dọa leo thang hạt nhân chống lại Kyiv và các đối tác phương Tây của nước này kể từ khi Nga phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Hôm thứ Bảy, Medvedev, phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga và cựu tổng thống Nga, đã nói về phản ứng hạt nhân và rằng đó là “một quyết định cực kỳ phức tạp với những hậu quả không thể đảo ngược”, nhưng cảnh báo rằng “bạn chỉ có thể thử thách sự kiên nhẫn của ai đó trong một thời gian nhất định”.
“Tuy nhiên, Nga đã kiên nhẫn. Rõ ràng là phản ứng hạt nhân là một quyết định cực kỳ phức tạp với những hậu quả không thể đảo ngược. Nhưng điều mà những kẻ ngu ngốc kiêu ngạo Anglo-Saxon không thừa nhận là bạn chỉ có thể thử thách sự kiên nhẫn của ai đó trong một thời gian nhất định”, Medvedev nói.
Ông nói thêm: “Cuối cùng, một số nhà phân tích phương Tây ôn hòa đã đúng khi họ cảnh báo: 'Đúng vậy, người Nga không có khả năng sử dụng phản ứng này, mặc dù... nó vẫn có khả năng xảy ra. Bên cạnh đó, họ có thể sử dụng các phương tiện giao hàng mới với tải trọng thông thường.' Và rồi—mọi chuyện kết thúc. Một khối khổng lồ màu xám nóng chảy ở nơi mà 'mẹ của các thành phố Nga' từng đứng. Trời ạ, điều đó là không thể, nhưng nó đã xảy ra...” Thuật ngữ 'mẹ của các thành phố Nga' là tên lịch sử của Kyiv.
Điều này xảy ra khi Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác đã cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine để tự vệ trước Nga. Đầu năm nay, Hoa Kỳ đã bắt đầu cung cấp cho Ukraine hỏa tiễn hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân, gọi tắt là ATACMS, có tầm bắn xa hơn.
Ukraine đã gây sức ép mạnh mẽ để Hoa Kỳ và Vương quốc Anh dỡ bỏ lệnh cấm sử dụng hỏa tiễn ATACMS của Mỹ và hỏa tiễn Storm Shadow của Anh để nhắm vào lãnh thổ Nga, trong bối cảnh lo ngại rằng việc sử dụng chúng sẽ làm leo thang xung đột.
Kyiv cho biết họ cần vũ khí tầm xa để nhắm vào các căn cứ không quân được chiến đấu cơ của Nga sử dụng để phóng bom lượn vào Ukraine, thường là từ sâu bên trong lãnh thổ Nga. Cho đến nay, hỏa tiễn Storm Shadow có tầm bắn khoảng 240 km chỉ được sử dụng để tấn công các mục tiêu của Nga trên lãnh thổ Ukraine bị tạm chiếm, bao gồm cả bán đảo Crimea.
Khi được hỏi liệu Washington có dỡ bỏ các hạn chế hay không, Tổng thống Joe Biden cho biết hôm thứ Ba rằng chính quyền của ông “đang giải quyết vấn đề đó ngay bây giờ”.
Tuy nhiên, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov hôm thứ Tư cho biết “nhiều khả năng, tất cả những quyết định này đã được phương Tây đưa ra” liên quan đến việc bãi bỏ lệnh cấm vũ khí tầm xa, hãng thông tấn nhà nước Tass đưa tin.
“Điều này có thể được giả định với xác suất cao,” Peskov nói với truyền thông Nga. “Hiện tại, truyền thông chỉ đang tiến hành một chiến dịch thông tin như vậy để chính thức hóa quyết định đã được đưa ra.”
Peskov cho biết nếu Ukraine được phép sử dụng vũ khí để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, Mạc Tư Khoa sẽ đưa ra “một phản ứng thích hợp”, mặc dù ông nói thêm rằng “không cần phải mong đợi bất kỳ phản ứng nào ở khắp mọi nơi”.
Đây không phải là lần đầu tiên Medvedev cảnh báo về phản ứng hạt nhân vì trước đó, ông đã trở thành tâm điểm chú ý trong suốt cuộc chiến ở Ukraine với những lời chỉ trích thường xuyên trên mạng xã hội, từ lời kêu gọi tấn công hạt nhân vào các thành viên NATO cho đến gợi ý rằng Mạc Tư Khoa không còn lựa chọn nào khác ngoài việc lật đổ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã bác bỏ tính nghiêm trọng trong những tuyên bố khác nhau của Medvedev.
“Chúng tôi biết rằng bây giờ không nên coi Medvedev là nghiêm chỉnh”, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết. “Đây là điều vô lý thông thường của Cẩm Linh”.
[Newsweek: Putin Ally Issues New Nuclear Warning: 'Irreversible Consequences']
Ukraine thắng lớn: Lính Chechnya lũ lượt đầu hàng. Nga lợi dụng vụ mưu sát cựu TT Trump hãm hại Kyiv
VietCatholic Media
16:10 16/09/2024
1. Chỉ huy Chechnya từ bỏ những người đồng hương đã đầu hàng Kyiv, tuyên bố 'Ukraine có thể giữ họ lại'
Hàng loạt đơn vị Chechnya tham gia cuộc phản công của Nga nhằm tái chiếm các lãnh thổ Nga bị quân Ukraine chiếm đóng đã đầu hàng quân Ukraine khi Kyiv mở một cuộc tấn công xuyên biên giới mới cách địa điểm mà họ đã tấn công hôm 6 Tháng Tám 32 km về phía Tây. Cuộc tấn công này nhằm bọc hậu quân Nga đang tấn công quân Ukraine từ phía Tây.
Ở mũi tấn công thứ hai này, quân Ukraine đã chiếm được quận Glushkovo và hàng loạt các thị trấn. Trước các báo cáo cho thấy nhiều đơn vị Chechnya đã đầu hàng quân Ukraine, hôm Thứ Hai, 16 Tháng Chín, Thiếu Tướng Chechnya Apti Alaudinov cho biết những chiến binh tự nguyện đầu hàng quân đội Ukraine không xứng đáng được sống và nên “làm mọi cách để bị quân Ukraine giết chết”.
“Tôi nói với người Ukraine: hãy giữ họ cho riêng mình... Tôi có thể trao đổi bất kỳ ai, nhưng không phải những người Chechnya đã tự nguyện đầu hàng”, Alaudinov nói trong một bài phát biểu video trên kênh Telegram của mình, trong khi ăn mặc như một vị đạo sĩ Hồi Giáo hơn là một tướng lĩnh.
Các đơn vị Chechnya chiến đấu cùng phe với Nga đã được triển khai tại Tỉnh Kursk trong cuộc tấn công bất ngờ của Ukraine vào đầu tháng 8.
Ngoài số binh sĩ Chechnya mới đầu hàng quân Ukraine trong mấy ngày qua, một số chiến binh Chechnya cũng đã bị quân đội Ukraine bắt giữ, trong khi đơn vị Akhmat bị các blogger quân sự Nga cáo buộc là không hề kháng cự khi cuộc tấn công bắt đầu.
Alaudinov cho biết cần phải bảo đảm thả những tù binh Chechnya bị thương, nhưng những người đầu hàng mà không chống trả thì nên tự tử chết đi.
“Người Chechnya luôn coi việc đầu hàng bị giam cầm là nỗi ô nhục lớn nhất. Một nỗi ô nhục như vậy không thể rửa sạch bằng bất cứ thứ gì ngoài máu của các ngươi”, Alaudinov nói.
“Chỉ cần đứng lên, nhặt thứ gì đó và tấn công ai đó, làm mọi cách có thể để khiến mình bị giết.”
Trước đó, vị chỉ huy đã phủ nhận việc các chiến binh Chechnya bị bắt trong các trận chiến ở Tỉnh Kursk.
Nga đã phát động một cuộc phản công ở Kursk vào tuần trước trong nỗ lực đánh bật quân đội Ukraine khỏi khu vực này. Mạc Tư Khoa tuyên bố đã chiếm lại một số thị trấn trong một cuộc tiến công “nhanh chóng”, trong khi Kyiv cho biết cuộc tiến công không đạt được thành công “nghiêm chỉnh” tính đến ngày 13 tháng 9.
[Kyiv Independent: 'Ukraine can keep them' — Chechen commander renounces compatriots who surrendered to Kyiv]
2. Ryan Wesley Routh, Kẻ muốn ám sát cựu Tổng thống Trump, Đã chiến đấu ở Ukraine, Ủng hộ Chiến tranh
Một nghi phạm đang bị giam giữ sau một nỗ lực ám sát rõ ràng vào Chúa Nhật nhằm vào cựu tổng thống Donald Trump tại sân golf của ông ở West Palm Beach, Florida. Nghi phạm, được xác định là Ryan Wesley Routh, 58 tuổi, dường như có động cơ là sự thất vọng với chính sách của Hoa Kỳ về cuộc chiến ở Ukraine.
Trong một cuộc phỏng vấn với Newsweek Rumani hồi tháng 6 năm 2022, Routh đã nói về những nỗ lực của mình trong việc tuyển dụng tình nguyện viên cho Quân đoàn Quốc phòng Ukraine, một đơn vị thuộc Lực lượng Lục quân Ukraine.
“Câu hỏi về lý do tại sao tôi ở đây... đối với tôi, rất nhiều cuộc xung đột khác là màu xám, nhưng xung đột này chắc chắn là đen và trắng,” Routh nói. “Đây là cuộc xung đột giữa thiện và ác. Đây là một câu chuyện rõ ràng như trong bất kỳ bộ phim nào chúng ta từng xem, đây chắc chắn là ác chống lại thiện.”
Nhà phân tích tình báo và thực thi pháp luật hàng đầu của CNN John Miller đã đưa tin vào chiều Chúa Nhật rằng các tài khoản mạng xã hội của Routh tập trung vào “sự tham gia tự xưng” của ông ta vào cuộc chiến ở Ukraine, bao gồm cả nỗ lực được cho là của ông ta nhằm tuyển mộ binh lính để chiến đấu trong cuộc xung đột. Routh cũng tuyên bố đã chiến đấu ở Ukraine khi nước này tiếp tục ngăn chặn cuộc xâm lược của Nga.
Routh dường như đã từng nói chuyện với tờ The New York Times về nỗ lực tuyển dụng những người lính Afghanistan đã chạy trốn khỏi Taliban để chiến đấu ở Ukraine. Vào thời điểm báo cáo được công bố vào ngày 25 tháng 3 năm 2023, Routh nói với tờ Times rằng anh ta đã dành nhiều tháng ở Ukraine vào năm 2022.
Một báo cáo của Semafor công bố ngày 10 tháng 3 năm 2023 đã trích dẫn Routh là nhà lãnh đạo Trung tâm tình nguyện quốc tế, gọi tắt là IVC, tại Ukraine, một tổ chức tư nhân hoạt động để “trao quyền cho các tình nguyện viên” và các nhóm phi lợi nhuận khác hoạt động để “tăng cường phân phối viện trợ nhân đạo trên khắp Ukraine”, theo trang web của IVC.
Trong email gửi tới những người ủng hộ, Ông Trump cho biết: “Có tiếng súng nổ gần tôi, nhưng trước khi tin đồn lan rộng ngoài tầm kiểm soát, tôi muốn các bạn nghe điều này trước: TÔI AN TOÀN VÀ KHỎE MẠNH!”
“Không gì có thể làm tôi chậm lại. Tôi sẽ KHÔNG BAO GIỜ ĐẦU HÀNG!” cựu tổng thống nói.
Cựu tổng thống, người không bị thương, đã trở về nhà riêng tại câu lạc bộ Mar-a-Lago ở Palm Beach sau vụ việc.
Người đồng hành tranh cử của Ông Trump, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đến từ Ohio JD Vance, cho biết ông đã nói chuyện với cựu tổng thống trước khi tin tức được công khai và cho biết, “thật đáng kinh ngạc, ông ấy vẫn rất vui vẻ”.
Vance cho biết vẫn còn nhiều điều “chúng ta chưa biết” về vụ việc.
[Newsweek: Ryan Wesley Routh, Would-be Trump Assassin, Fought in Ukraine, Supports War]
3. Zelenskiy lên án nỗ lực ám sát Ông Trump
Hôm Thứ Hai, 16 Tháng Chín, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã lên án một nỗ lực ám sát gần đây nhằm vào ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ và cựu tổng thống Donald Trump.
“Tôi rất vui khi nghe tin Ông Donald Trump vẫn an toàn và không bị thương. Tôi xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới ông ấy và gia đình ông ấy,” Zelenskiy nói.
“Thật tốt khi nghi phạm trong vụ ám sát đã bị bắt giữ nhanh chóng. Đây là nguyên tắc của chúng tôi: pháp quyền là tối cao và bạo lực chính trị không có chỗ đứng ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.”
Mật vụ đã nổ súng vào ngày 15 tháng 9 sau khi nhìn thấy một cá nhân có vũ trang tại Câu lạc bộ Golf Quốc tế của cựu Tổng thống Trump ở West Palm Beach, Florida, trong khi Ông Trump đang chơi golf. Ông Trump không bị thương, và FBI đang điều tra vụ việc như một nỗ lực ám sát khác nhằm vào ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa.
Nghi phạm bị bắt giữ liên quan đến vụ tấn công được xác định là Ryan Wesley Routh, 58 tuổi. Dựa trên hoạt động trên mạng xã hội của mình, Routh đã tự nhận mình là người ủng hộ Ukraine và đã nói chuyện với tờ New York Times vào năm 2023 về một kế hoạch tuyển dụng binh lính Afghanistan để chiến đấu cho Kyiv.
Không rõ liệu Routh có tuyển được bất kỳ tình nguyện viên nào cho Ukraine hay không. Tờ Kyiv Independent không thể xác minh ngay lập tức những tuyên bố của ông.
Quân đoàn Quốc tế Bảo vệ Ukraine, một đơn vị quân sự gồm các tình nguyện viên nước ngoài, đã phủ nhận mọi mối liên hệ với Routh.
“Chúng tôi muốn làm rõ rằng Ryan Wesley Routh chưa bao giờ là một phần, liên quan hoặc có liên hệ với Quân đoàn Quốc tế Bảo vệ Ukraine dưới bất kỳ hình thức nào”, Quân đoàn cho biết trong một bình luận cho Euronews.
“Bất kỳ khiếu nại hoặc gợi ý nào cho thấy điều ngược lại đều hoàn toàn không chính xác.”
Ông Trump trước đó đã bị nhắm đến trong một vụ ám sát vào ngày 13 tháng 7 trong một cuộc vận động tranh cử ở Pennsylvania. Vụ việc đã gây ra một làn sóng tuyên truyền ủng hộ Điện Cẩm Linh đổ lỗi sai sự thật cho đảng Dân chủ về âm mưu chống lại Ông Trump.
Người ta lo ngại rằng sự ủng hộ rõ ràng của Routh đối với Ukraine có thể sẽ làm bùng phát thêm các câu chuyện thông tin sai lệch của Nga trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2024. Nhiều báo cáo chỉ ra rằng Nga sẽ tìm cách can thiệp vào cuộc bỏ phiếu sắp tới.
[Kyiv Independent: Zelensky denounces apparent assassination attempt on Trump]
4. Nghi phạm trong vụ ám sát cựu Tổng thống Trump Ryan Routh tỏ ra bình tĩnh khi ngồi bị còng tay ở phía sau xe cảnh sát
Nghi phạm trong vụ ám sát Trump lần thứ hai tỏ ra bình tĩnh và điềm tĩnh khi ngồi bị còng tay ở phía sau xe cảnh sát sau khi bị chính quyền Florida bắt giữ vào chiều Chúa Nhật, 15 Tháng Chín.
Bức ảnh mới đầu tiên của Ryan Routh mà Fox News có được cho thấy nghi phạm 58 tuổi này mặc áo phông Nautica màu cam và quần tối màu với hai tay bị còng ra sau lưng sau khi anh ta bị cáo buộc mang theo một khẩu súng trường kiểu AK-47 dọc theo Câu lạc bộ Golf Quốc tế Ông Trump West Palm Beach và chờ tổng thống thứ 45.
Trong hình ảnh, anh ta có vẻ bình thản, điều này chứng minh cho những gì Cảnh sát trưởng Quận Martin William Snyder đã nói về hành vi của Routh trong một cuộc họp báo.
William Snyder đã chỉ huy lực lượng cảnh sát Quận Martin chặn bắt Routh trên đường liên bang 95. Quận Martin kế cận với Quận Palm Beach.
Snyder cho biết Routh “tương đối bình tĩnh” trong quá trình bị bắt giữ.
“Không biểu lộ nhiều cảm xúc,” cảnh sát trưởng nói trong cuộc họp báo. “Không bao giờ hỏi 'chuyện này là sao?' bất kể là anh ta thấy lực lượng thực thi pháp luật đông đảo với súng trường, đèn xanh nhấp nháy, rất nhiều thứ đang diễn ra — không bao giờ đặt câu hỏi về bất cứ điều gì.”
Cảnh sát trưởng đã bắt giữ Routh trên đường liên bang 95 sau khi các mật vụ phát hiện ra họng súng trong bụi cây dọc theo sân golf khi cựu tổng thống đang chơi golf cách đó vài lỗ.
Các nhà chức trách cho biết một đặc vụ đã nổ súng vào nghi phạm trước khi hắn bỏ trốn trên một chiếc Nissan màu đen.
Routh, người Hawaii, có tiền án dài, mặc dù con trai ông được cho là đã nói sau đó vào Chúa Nhật rằng ông không nghĩ cha mình là người bạo lực. Ông đã bị kết án vào năm 2022 vì tội sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Trên mạng xã hội, nghi phạm muốn ám sát đã chỉ trích cựu Tổng thống Trump là mối đe dọa đối với nền dân chủ.
Chưa có cáo buộc nào được đưa ra trong vụ án này.
Vụ việc mới nhất được cho là vụ ám sát thứ hai nhằm vào ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa chỉ trong vòng ba tháng.
Ông Trump đã bị một viên đạn sượt qua vào tháng 7 trong một cuộc vận động tranh cử ở Pennsylvania sau khi Thomas Matthew Crooks bắn ông từ một mái nhà gần đó. Crooks, 20 tuổi, đã bị Mật vụ tiêu diệt trong vụ hỗn loạn.
[New York Post: Suspect in Ông Trump’s would-be assassin Ryan Routh appears calm as he sits handcuffed in back of police car: arrest photo]
5. Cuộc không kích của Nga vào tòa nhà cao tầng Kharkiv khiến nhiều người bị thương
Theo các quan chức địa phương, hơn 30 thường dân Ukraine đã bị thương vào hôm Chúa Nhật, 15 Tháng Chín, sau khi Nga tiến hành một cuộc không kích vào một tòa nhà cao tầng ở Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá này.
Thống Đốc khu vực Kharkiv, Oleh Syniehubov, cho biết ít nhất 35 người đã bị thương trong vụ tấn công hôm Chúa Nhật, khiến một tòa nhà chung cư 12 tầng bốc cháy. Ông cho biết một quả bom dẫn đường của Nga đã đánh trúng tầng 10 của tòa nhà và ngọn lửa đã nhấn chìm bốn tầng.
Ông cho biết thêm: ba trẻ em - 1, 4 và 12 tuổi - đã bị thương trong vụ tấn công. Độ tuổi của các nạn nhân trưởng thành từ 33 đến 86 tuổi.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã cảm ơn lực lượng cấp cứu đang giải cứu người dân khỏi tòa nhà chung cư bị hư hại và đưa ra lời kêu gọi tới cộng đồng quốc tế.
“Thế giới phải giúp chúng ta tự vệ trước máy bay quân sự của Nga và hàng chục quả bom dẫn đường trên không cướp đi sinh mạng của người Ukraine mỗi ngày. Khủng bố này có thể bị ngăn chặn”, ông nói.
Vụ tấn công ở Kharkiv xảy ra trong bối cảnh Ukraine và Nga đang tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn trong bối cảnh cuộc chiến giữa hai quốc gia này vẫn tiếp diễn trong hơn hai năm qua.
Không quân Ukraine cho biết hôm Chúa Nhật rằng họ đã bắn hạ 10 trong số 14 máy bay điều khiển từ xa và một trong ba hỏa tiễn mà Mạc Tư Khoa phóng trong đêm.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đã chặn được 29 cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa mà Ukraine tiến hành từ đêm đến Chúa Nhật ở các khu vực phía tây và tây nam nước này và một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine vào sáng Chúa Nhật ở khu vực phía tây Ryazan.
Theo thống đốc khu vực thành phố cảng Hắc Hải của Ukraine, Oleh Kiper, một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào vùng ngoại ô Odesa đã giết chết một cặp vợ chồng và làm một người khác bị thương vào đêm thứ Bảy.
Không có thiệt hại nào do các mảnh vỡ rơi xuống ở khu vực phía tây và tây nam nước Nga.
Trong khi đó, Zelenskiy đã nhiều lần yêu cầu các đồng minh của nước mình, bao gồm cả Hoa Kỳ, dỡ bỏ các hạn chế đối với vũ khí mà họ cung cấp cho Ukraine để Kyiv có thể bắn chúng vào sâu trong lãnh thổ Nga nhằm phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự quan trọng.
Ông nói: “Tuần này, Nga đã phóng khoảng 30 hỏa tiễn các loại, hơn 800 quả bom dẫn đường và gần 300 máy bay điều khiển từ xa tấn công vào Ukraine.”
Ông nói thêm: “Ukraine cần sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các đối tác của chúng tôi để bảo vệ mạng sống của chúng tôi trước chủ nghĩa khủng bố của Nga—phòng không, khả năng tầm xa, hỗ trợ cho các chiến binh của chúng tôi. Mọi thứ sẽ giúp buộc Nga chấm dứt cuộc chiến này.”
Hoa Kỳ đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Hoa Kỳ cung cấp trên lãnh thổ Nga nhưng chỉ trong một khu vực hạn chế và chỉ nhằm mục đích bảo vệ Kharkiv. Hỏa tiễn tầm xa do Hoa Kỳ sản xuất không được phép tấn công sâu vào Nga.
Tổng thống Joe Biden đã gặp Thủ tướng Anh Keir Starmer vào thứ sáu, các quan chức Hoa Kỳ nắm rõ nội dung cuộc đàm phán cho biết họ tin rằng Starmer đang tìm kiếm sự chấp thuận của Tổng thống Biden để cho phép Ukraine sử dụng hỏa tiễn tầm xa Storm Shadow của Anh để tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga, theo hãng thông tấn Associated Press.
Vì hỏa tiễn được sản xuất bằng các thành phần của Hoa Kỳ, Tổng thống Biden có thể phải chấp thuận cho Starmer, các quan chức đã nói chuyện với AP cho biết họ tin rằng tổng thống sẽ chấp thuận, nhưng vẫn chưa có quyết định nào được công bố.
[Newsweek: Russian Air Strike on Kharkiv High-Rise Leaves Multiple Injured]
6. Budanov thảo luận về chiến lược của Nga và sự tham gia của Bắc Hàn tại cuộc họp YES ở Kyiv
Kyrylo Budanov, giám đốc tình báo quân sự Ukraine, đã đưa ra nhiều tuyên bố tại cuộc họp Chiến lược Âu Châu Yalta, gọi tắt là YES, lần thứ 20, được tổ chức tại Kyiv.
Budanov bày tỏ quan ngại về sự hỗ trợ quân sự đáng kể của Bắc Hàn cho Nga, đặc biệt là việc cung cấp hỏa tiễn đạn đạo.
Khi được yêu cầu xếp hạng các quốc gia cung cấp nhiều hỗ trợ quân sự nhất cho Nga, Budanov đã xếp Bắc Hàn ở vị trí đầu tiên, tuyên bố rằng “Bắc Hàn sẽ đứng đầu, sau đó là không có ai trong một dài, rồi mới đến tất cả các quốc gia còn lại”, nhấn mạnh khối lượng thiết bị vô song mà Bắc Hàn cung cấp.
Ông nói thêm rằng Nga đã tăng cường đáng kể sản lượng hỏa tiễn, bao gồm hỏa tiễn Iskander và bom dẫn đường trên không.
Trong một cuộc phỏng vấn khác, Budanov cho biết Nga đặt mục tiêu chấm dứt chiến tranh vào cuối năm 2025 hoặc đầu năm 2026 do dự báo sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế và xã hội.
Ông lưu ý rằng đến mùa hè năm 2025, Nga sẽ phải đối mặt với các vấn đề kinh tế nghiêm trọng và có thể buộc phải tổng động viên để có thêm quân.
Budanov cho biết: “Nga dự đoán rằng vào khoảng mùa hè năm 2025, tác động tiêu cực đến nền kinh tế của đất nước họ sẽ rất đáng chú ý”.
Vào tháng 2 năm 2024, tình báo Hoa Kỳ ước tính rằng kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện, Nga đã chi tới 211 tỷ đô la cho các hoạt động quân sự ở Ukraine. Cuộc chiến đã khiến Nga thiệt hại tới 1,3 ngàn tỷ đô la về tăng trưởng kinh tế cho đến năm 2026, một nguồn tin giấu tên trong tình báo Hoa Kỳ trong một bình luận gửi cho Reuters.
[Kyiv Independent: Budanov discusses Russia's strategy and North Korean involvement at YES meeting in Kyiv]
7. Zelenskiy cho biết viện trợ của phương Tây không đủ để trang bị cho 'dù chỉ 4 trong số 14' lữ đoàn thiếu vũ khí ở mặt trận
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNN vào ngày 15 tháng 9 rằng Ukraine đã không nhận đủ viện trợ quân sự từ các đối tác nước ngoài để trang bị “cho dù chỉ bốn trong số 14” lữ đoàn quân đội Ukraine mà đất nước “cần phải sẵn sàng”.
Zelenskiy không nói rõ 14 lữ đoàn này sẽ được sử dụng vào mục đích gì hoặc sẽ được điều động đến đâu.
Trong suốt cuộc phỏng vấn, Zelenskiy đã sử dụng các ví dụ khác để nhấn mạnh rằng viện trợ của phương Tây gửi đến Ukraine là không đủ để ngăn chặn các cuộc tấn công tàn khốc của Nga vào các thành phố của Ukraine và để “ở vị thế mạnh mẽ về mặt ngoại giao”. Ông cũng nhấn mạnh rằng các chuyến hàng viện trợ chậm được chuyển đến sau khi các đối tác cam kết.
“Trong thời gian tạm dừng kéo dài 8 tháng trước quyết định tích cực của Quốc hội Hoa Kỳ về việc cung cấp gói viện trợ trị giá 61 tỷ đô la vào tháng 4 năm ngoái — những gì chúng tôi đã làm, mọi người phải hiểu: Chúng tôi đã sử dụng mọi thứ có thể”, Zelenskiy nói.
“Chúng tôi đã di chuyển những gì chúng tôi có trong kho, và bất cứ thứ gì các lữ đoàn dự bị có – đó là những lữ đoàn mà chúng tôi cần ngay bây giờ để chiến đấu,” ông nói thêm.
Zelenskiy cũng bảo vệ quyết định của bộ chỉ huy quân đội Ukraine tiến hành cuộc tấn công Kursk vào Nga vào tháng 8 để chuyển hướng quân đội Nga đến đó, thay vì giữ lực lượng Ukraine ở hướng đông Pokrovsk, nơi quân đội Nga đang giành được những thắng lợi về lãnh thổ tương đối nhanh chóng trong những tuần qua.
Zelenskiy cho biết, số lượng lữ đoàn bảo vệ miền đông khó có thể có hiệu quả nếu “một nửa trong số đó không được trang bị”. Cụ thể, ông cho biết họ thiếu xe thiết giáp và đạn pháo vì lực lượng Nga bắn nhiều hơn quân đội Ukraine gấp 12 lần.
Không bị phân tâm bởi cuộc tấn công Kursk, Nga tiến sâu hơn về phía Pokrovsk ở Donetsk
Trong một cuộc phỏng vấn trước đó với Bloomberg vào ngày 4 tháng 7, Zelenskiy cho biết 14 lữ đoàn trong Quân đội Ukraine vẫn chưa được trang bị các loại vũ khí cần thiết mà Quốc hội Hoa Kỳ đã bỏ phiếu để gửi cho Ukraine, nhưng việc này diễn ra chậm trễ.
Ông cho biết các lữ đoàn này có thể được Ukraine sử dụng để phản công nếu được trang bị đầy đủ.
“Chúng tôi mong muốn phản công, nhưng vẫn chưa có công cụ”, Zelenskiy nói với Bloomberg.
Trong một cuộc phỏng vấn với BBC, Zelenskiy cho biết Nga đã phóng 4.000 quả bom dẫn đường mỗi tháng vào miền đông Ukraine và phá hủy 80% cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này, bởi vì Hoa Kỳ ngần ngại cho phép Ukraine tấn công các phi trường sâu trong lãnh thổ Nga, nơi có các máy bay phản lực phóng bom.
“Chúng tôi đã chờ quá lâu”, ông nói, “Nga đang bắt đầu di chuyển các máy bay phản lực này từ 100-150 km, hay 300 km từ lãnh thổ do Ukraine kiểm soát ra xa hơn đến 500 km”.
“Sau đó, tôi lại phải nói với các bạn, bây giờ chúng tôi cần nhiều giấy phép hơn”, Zelenskiy nói.
Ông nói thêm rằng cho đến nay, Ukraine vẫn chưa có được sự cho phép của Hoa Kỳ để sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp để tấn công vào bên trong nước Nga.
[Kyiv Independent: Western aid not enough to equip 'even 4 out of 14' underarmed brigades needed on the front, Zelensky says]
8. Quân đội Ukraine nhận được 18 khẩu pháo Bohdana do Đan Mạch tài trợ
Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Troels Lund Poulsen tuyên bố quân đội Ukraine đã được bàn giao 18 khẩu pháo tự hành Bohdana do Ukraine sản xuất được Đan Mạch tài trợ.
Có thể lắp trên nhiều loại khung gầm xe tải khác nhau, Bohdana là loại pháo đầu tiên do Ukraine sản xuất theo cỡ nòng 155ly theo tiêu chuẩn NATO.
Bộ trưởng cho biết thêm rằng sản xuất vũ khí trong nước ở Ukraine rẻ hơn và hiệu quả hơn so với ở phương Tây, đồng thời kêu gọi các nước Âu Châu khác làm như vậy.
Kyiv đã tìm cách thuyết phục các nước đồng minh tài trợ vũ khí cho quân đội Ukraine thông qua việc mua trực tiếp từ các công ty Ukraine, vì ngân sách quốc phòng của Kyiv không phù hợp với năng lực sản xuất vũ khí trong nước.
Một khẩu pháo tự hành có thể vào vị trí, bắn nhiều loạt đạn trong vòng chưa đầy một phút và thoát khỏi tầm bắn phản công trước khi kẻ địch kịp tổ chức lại, giúp nó có lợi thế về tốc độ so với các đơn vị pháo binh được kéo vào vị trí.
Được phát triển trong nhiều năm trước khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu, Bohdana lần đầu tiên được sử dụng trong chiến đấu vào mùa hè năm 2022, khai hỏa vào các vị trí của Nga trên Đảo Rắn ở Hắc Hải.
Tổng thống Zelenskiy đã ký sắc lệnh thành lập 18 đơn vị pháo binh Bohdana vào tháng 7 năm nay.
Vào tháng 7, Bộ Công nghiệp Chiến lược cho biết các đối tác nước ngoài cho đến nay đã cam kết đầu tư khoảng 675 triệu đô la vào ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine để trang bị vũ khí cho lực lượng của Kyiv.
[Kyiv Independent: Ukrainian military receives 18 Bohdana howitzers financed by Denmark]
9. Tướng Syrskyi cho biết: Quân đội Ukraine sẽ triển khai dự án mới trong những tháng tới để cải thiện huấn luyện cơ bản
Ukraine đang nỗ lực cải thiện phẩm chất đào tạo cho quân đội nước này, Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi tuyên bố hôm Thứ Hai, 16 Tháng Chín, và sẽ triển khai các kế hoạch mới vào tháng 10 và tháng 11.
Trong một cuộc họp làm việc gần đây với các nhà lãnh đạo quân sự và các cơ quan chịu trách nhiệm về huấn luyện quân sự, nhóm đã thảo luận về các vấn đề liên quan đến huấn luyện quân sự và thảo luận các chiến lược để giải quyết chúng, Syrskyi cho biết.
“Các giảng viên đóng vai trò then chốt trong phẩm chất đào tạo. Do đó, chúng tôi chú trọng tối đa vào việc thu hút các giảng viên có động lực và kinh nghiệm chiến đấu. Chúng tôi cũng đang nghiên cứu khả năng thành lập một trường đào tạo giảng viên, đây sẽ là nguồn chính và duy nhất cung cấp các giảng viên được đào tạo bài bản”, Syrskyi cho biết.
“Chúng tôi đang tiến hành kéo dài thời hạn huấn luyện quân sự kết hợp cơ bản. Dự án tương ứng sẽ được khởi công vào tháng 10-tháng 11 năm nay”, ông nói thêm.
Vào tháng 7, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết quân đội đang gặp khó khăn do thiếu cơ sở đào tạo cho binh lính mới, trích dẫn tình hình của quân đội Ukraine.
“ Xét về các cơ sở đào tạo, hiện vẫn chưa có đủ. Chúng đang được mở rộng”, Zelenskiy nói.
Quốc hội Ukraine đã thông qua luật động viên được cập nhật vào giữa tháng 4 để tăng cường động viên trong bối cảnh chiến tranh đang diễn ra ở Nga. Luật mới đơn giản hóa quy trình xác định những người đủ điều kiện nhập ngũ và bao gồm các hình phạt bổ sung cho những người trốn tránh nghĩa vụ quân sự và có hiệu lực vào ngày 18 tháng 5.
[Kyiv Independent: Ukrainian military to launch new project in coming months to improve basic training, Syrskyi says]
10. Văn phòng của Zelenskiy phủ nhận báo cáo rằng kế hoạch chiến thắng bao gồm lệnh ngừng bắn theo các đường ranh giới hiện có
Một cố vấn của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã phủ nhận tin tức cho rằng kế hoạch chiến thắng mới của Zelenskiy sẽ bao gồm lệnh ngừng bắn một phần, và gọi đó là “giả mạo”.
Zelenskiy cho biết ông sẽ trình bày với Hoa Kỳ một kế hoạch giúp Ukraine giành chiến thắng vào cuối tháng này trong cuộc gặp với Tổng thống Biden.
Trả lời bài viết đăng trên tờ báo Bild của Đức vào ngày 15 tháng 9, Cố vấn chánh văn phòng Tổng thống Mykhailo Podolyak nói với tờ Ukrainska Pravda rằng tuyên bố đó là không đúng sự thật.
“Bild đã phát tán tin giả,” Podolyak nói. “Bild chưa xem kế hoạch chiến thắng, và trong số ít người hiện đang được tổng thống mời tham gia vào quá trình chuẩn bị Kế hoạch Chiến thắng, không ai trong số họ nói chuyện với Bild.”
“Ukraine phản đối bất kỳ sự đóng băng chiến tranh nào, và điều này được nói ở mọi cấp lãnh đạo của Ukraine. Và điều quan trọng đối với chúng tôi là Hoa Kỳ ủng hộ Kế hoạch Chiến thắng của Ukraine, không phải đầu hàng hay đóng băng”, Podolyak nói.
Ông nói thêm rằng Hoa Kỳ sẽ là đối tác đầu tiên được trình bày kế hoạch này.
Các quan chức cho đến nay vẫn giữ im lặng về chi tiết của kế hoạch.
Tháng trước, Zelenskiy cho biết các hoạt động của Ukraine tại Kursk là một phần trong kế hoạch giành chiến thắng của ông.
Zelenskiy cho biết các khía cạnh khác của kế hoạch bao gồm sự tham gia của Ukraine vào cơ sở hạ tầng an ninh toàn cầu, gây sức ép buộc Nga chấm dứt chiến tranh thông qua các biện pháp ngoại giao và khía cạnh kinh tế mà không tiết lộ thêm chi tiết.
Ukraine đang chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh hòa bình lần thứ hai, sau hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu đầu tiên tại Thụy Sĩ vào tháng 6, nơi Nga không được tham dự.
Kyiv cho biết họ có ý định mời một đại diện của Nga tới dự hội nghị lần thứ hai.
Kyiv đã nhiều lần bác bỏ mọi lệnh ngừng bắn hoặc tạm ngừng giao tranh, nói rằng điều đó chỉ tạo cơ hội cho Nga tập hợp lại lực lượng.
[Kyiv Independent: Zelensky's office denies report that victory plan includes ceasefire along existing lines]
11. Chính quyền Tổng thống Biden yêu cầu gia hạn khoản tài trợ quân sự gần 6 tỷ đô la cho Ukraine
Chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã yêu cầu Quốc hội gia hạn thẩm quyền “dời ngày hết hạn thanh toán của tổng thống” cho việc cung cấp vũ khí cho Ukraine cho đến năm 2025, để số tiền 5,8 tỷ đô la còn lại có thể được sử dụng sau năm tài chính kết thúc vào ngày 30 tháng 9.
Theo quy định hiện hành, số tiền này sẽ hết hạn nếu không được sử dụng trước thời hạn đó.
Ngũ Giác Đài đang làm việc với Quốc hội để bảo đảm việc gia hạn, điều này sẽ cho phép tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine.
Nếu không được gia hạn, Tòa Bạch Ốc có thể công bố gói viện trợ lớn vào ngày 1 tháng 10, nhưng đường lối này có thể gây ra những thách thức về mặt hậu cần, chẳng hạn như thiếu nguồn lực sẵn có.
Ngoài ra, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony Blinken gần đây đã công bố khoản viện trợ hơn 700 triệu đô la cho Ukraine trong chuyến thăm Kyiv.
Hoa Kỳ sẽ cung cấp 325 triệu đô la để giúp sửa chữa cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, vốn cần được tăng cường trước mùa đông và trước nguy cơ xảy ra chiến dịch không kích mới của Nga.
Gói viện trợ này cũng bao gồm 290 triệu đô la viện trợ nhân đạo, sẽ hỗ trợ “hàng triệu người dân ở Ukraine và khu vực xung quanh đã buộc phải rời bỏ nhà cửa”, Blinken cho biết.
[Kyiv Independent: Biden administration requests extension of nearly $6 billion military funding for Ukraine]
12. Sự chuyển hướng sang Trung Quốc của Vladimir Putin đang phản tác dụng
Sự chuyển hướng của Nga sang Trung Quốc đã gặp phải nhiều trở ngại trong năm nay khi các ngân hàng Trung Quốc, lo ngại về lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ áp đặt liên quan đến cuộc xâm lược Ukraine của Vladimir Putin, đang từ chối các giao dịch, buộc Mạc Tư Khoa phải tăng phí chuyển tiền bằng nhân dân tệ.
Mạc Tư Khoa, quốc gia chịu nhiều lệnh trừng phạt, đã được hưởng lợi từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới kể từ khi chiến tranh Ukraine bắt đầu, với kim ngạch thương mại song phương tăng vọt 26 phần trăm lên mức cao nhất là 240 tỷ đô la vào năm ngoái và Nga trở thành nguồn cung cấp dầu hàng đầu của Trung Quốc.
Tháng trước, phương tiện truyền thông Nga đưa tin rằng khoảng 98 phần trăm các ngân hàng Trung Quốc hiện từ chối các giao dịch thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ. Đầu tiên là các ngân hàng lớn, và giờ là các ngân hàng địa phương nhỏ hơn, Trung Quốc đã tăng cường tuân thủ các hạn chế từ chính quyền Tổng thống Biden để bảo vệ mình khỏi các lệnh trừng phạt thứ cấp. Khả năng sử dụng đồng Nhân dân tệ hạn chế này đã gây ra tình trạng siết chặt thanh khoản, dường như đã thúc đẩy các đợt tăng phí gần đây của các ngân hàng Nga.
Các công ty Nga kinh doanh với Trung Quốc bắt đầu phải đối mặt với nhiều rào cản hơn trong tháng này, lần này là từ các chủ nợ trong nước.
Ngân hàng thương mại Nga Expobank JSC đã tăng mạnh phí chuyển tiền bằng Nhân dân tệ vào tuần trước từ 1,2 phần trăm với mức phí tối thiểu là 350 Nhân dân tệ hay 49 đô la lên 6,5 phần trăm, cổng thông tin tài chính Nga Frank Media đưa tin hôm thứ Hai.
Mức hoa hồng tối thiểu đã được tăng lên 7.500 nhân dân tệ, trước đó là mức hoa hồng tối đa.
Ngân hàng cho vay Nga Uralsib Bank cũng sẽ tăng hoa hồng cho các giao dịch chuyển tiền nhân dân tệ lên 6,5 phần trăm số tiền chuyển vào hôm thứ sáu. Ngân hàng này cũng sẽ tăng số tiền chuyển tối thiểu bằng tiền Trung Quốc lên 400 nhân dân tệ.
Trong khi đó, Ngân hàng SDM của Nga đã tăng phí chuyển khoản bằng Nhân dân tệ lên 6,2 phần trăm.
“Vì ngày càng khó khăn hơn khi thanh toán bằng loại tiền tệ này, chi phí sẽ tăng lên. Do đó, việc tăng giá có liên quan trực tiếp đến việc thiếu cơ hội trên thị trường, Phó chủ tịch Ngân hàng SDM Vyacheslav Andryushkin nói với hãng tin. “Đối với chúng tôi, điều này trực tiếp chuyển thành chi phí cao hơn cho các khoản chuyển tiền từ ngân hàng của chúng tôi”.
Các nhà nhập khẩu Nga cũng ngày càng phải dựa vào các bên trung gian.
Một giải pháp khả thi có thể phục vụ cả hai nước là thành lập một ngân hàng chung giữa Trung Quốc và Nga.
Alexey Maslov, giám đốc Viện các nước Á Châu và Phi Châu thuộc Đại học Tổng hợp Mạc Tư Khoa, phát biểu với hãng thông tấn nhà nước TASS rằng: “ Ý tưởng về một ngân hàng Nga-Trung đã được thảo luận từ nhiều thập niên trước, nhưng khi đó nó không còn phù hợp nữa vì hệ thống hiện tại hoạt động một cách hợp lý”.
Ngân hàng được đề xuất đang được “truyền thông Trung Quốc tích cực thảo luận”, ông cho biết, đồng thời thừa nhận rằng khái niệm này vẫn đang ở giai đoạn rất sớm. Về lý thuyết, “các chi nhánh của cùng một tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Nga và Trung Quốc”, ông cho biết thêm rằng các thỏa thuận sẽ được ẩn khỏi các bên thứ ba.
Việc đưa Sàn giao dịch chứng khoán Mạc Tư Khoa vào danh sách trừng phạt của Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã hạn chế giao dịch đồng đô la và các cặp tiền tệ bằng đô la, khiến quốc gia này phụ thuộc nhiều hơn vào đồng nhân dân tệ cho thương mại quốc tế và dự trữ ngoại hối.
Điều này cũng khiến nền kinh tế Nga dễ bị tổn thương hơn trước chính sách tiền tệ và điều chỉnh tỷ giá hối đoái của nước láng giềng.
[Newsweek: Vladimir Putin's Pivot to China is backfiring]
ĐTC kêu gọi cầu nguyện cho nạn nhân lũ lụt tại Việt Nam. Nhận xét của ĐTC về cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ
VietCatholic Media
17:01 16/09/2024
1. Đức Giáo Hoàng Phanxicô họp báo trên máy bay chở ngài từ Singapore trở lại Vatican
Phát biểu trên chiếc máy bay chở ngài, một chuyến bay thuê bao của Singapore Airlines, Đức Giáo Hoàng khuyến khích người Công Giáo bỏ phiếu theo lương tâm của họ.
“Trong đạo đức chính trị, nói chung, họ nói rằng nếu bạn không bỏ phiếu, thì điều đó không tốt, mà là xấu. Bạn phải bỏ phiếu, và bạn phải chọn cái ác nhỏ hơn”, ngài nói.
“Cái ác nhỏ hơn là gì? Người phụ nữ đó, hay người đàn ông đó?” ngài nói tiếp, ám chỉ đến Phó Tổng thống Kamala Harris và đối thủ Cộng hòa của bà, cựu tổng thống Donald Trump. “Tôi không biết. Mỗi người, theo lương tâm của mình, phải suy nghĩ và làm điều này”.
Trong cuộc họp báo đầu tiên mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô phải đối mặt sau gần một năm, ngài đã bày tỏ sự hài lòng của mình với thỏa thuận ngoại giao gây tranh cãi của Vatican với Trung Quốc cộng sản, và ngài kiên quyết loại trừ khả năng tham dự lễ mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà Paris. Đức Giáo Hoàng không được hỏi bất cứ câu hỏi nào về những vụ lạm dụng và tác phẩm nghệ thuật bị cáo buộc của Cha Marko Rupnik và một lần nữa, ngài nhấn mạnh rằng phá thai là “giết người”.
Phóng viên Anna Matranga của CBS News đã hỏi Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng ngài sẽ đưa ra lời khuyên gì cho một cử tri Mỹ phải quyết định giữa một ứng cử viên “ủng hộ phá thai và một ứng cử viên khác muốn trục xuất hàng triệu người di cư”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô trả lời: “Cả hai đều chống lại sự sống — cả người đuổi người di cư và người giết trẻ sơ sinh — cả hai đều chống lại sự sống”.
Harris, một đảng viên Dân chủ đã đưa phá thai không có hạn chế pháp lý trở thành trọng tâm trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình, và Ông Trump, người đã kêu gọi trục xuất có lẽ hàng triệu người nhập cư đã nhập cảnh bất hợp pháp vào Hoa Kỳ trong những năm gần đây, đang bị kẹt trong một cuộc cạnh tranh gay gắt khi chỉ còn 52 ngày nữa là đến cuộc bầu cử ngày 5 tháng 11.
Nhận xét của Đức Thánh Cha về “cái ác nhỏ hơn” ám chỉ đến giáo lý lâu đời của Giáo hội rằng khi phải lựa chọn giữa các ứng cử viên không hoàn toàn đồng tình với lập trường của Giáo hội về các vấn đề cơ bản “không thể thương lượng” — chẳng hạn như tính thánh thiêng của sự sống, hôn nhân và tự do tôn giáo — thì được phép bỏ phiếu chống lại ứng cử viên gây ra nhiều tác hại nhất.
Phá thai là ‘giết người’
Đức Giáo Hoàng nói tiếp rằng khoa học ủng hộ quan điểm sự sống bắt đầu từ khi thụ thai, đồng thời nói thêm rằng mặc dù mọi người có thể không thích sử dụng chữ “giết” khi thảo luận về chủ đề này, nhưng phá thai là “giết người”.
“Phá thai là giết một con người”, Đức Phanxicô nói.
“Giáo hội không cho phép phá thai vì phá thai là giết người”, ngài nói thêm. “Đó là giết người. Và chúng ta phải làm rõ điều này”.
Trong hướng dẫn cử tri được cập nhật của mình, các giám mục Hoa Kỳ tuyên bố: “Mối đe dọa phá thai vẫn là ưu tiên hàng đầu của chúng ta vì nó trực tiếp tấn công những anh chị em dễ bị tổn thương và không có tiếng nói nhất của chúng ta và hủy hoại hơn một triệu sinh mạng mỗi năm chỉ riêng tại quốc gia chúng ta”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng nói mạnh mẽ về chủ đề nhập cư, khi nhắc lại chuyến thăm biên giới Mexico với Hoa Kỳ, nơi ngài đã cử hành Thánh lễ gần Giáo phận El Paso, nói rằng “đuổi người di cư đi” hoặc không chào đón họ là “tội lỗi”.
“Đuổi người di cư đi, không cho họ phát triển, không cho họ có cuộc sống, là một điều tồi tệ và ghê tởm. Đuổi một đứa trẻ khỏi bầu sữa mẹ là một hành vi giết người vì vẫn còn sự sống. Về những điều này, chúng ta phải nói thẳng thắn”, ngài nói.
Bình luận của Đức Giáo Hoàng được đưa ra ba ngày sau cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên giữa Ông Trump và Harris, trong đó cả phá thai và di cư đều là những chủ đề tranh luận quan trọng. Cuộc tranh luận của Hoa Kỳ diễn ra khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang ở cách xa gần 10,000 dặm để thăm các quốc đảo Đông Timor, Papua New Guinea, Indonesia và Singapore từ ngày 2 đến ngày 13 tháng 9.
Trong cuộc họp báo kéo dài 45 phút trên chuyến bay — bị gián đoạn trong giây lát do nhiễu động mạnh trên máy bay chở Đức Giáo Hoàng — Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng trả lời các câu hỏi về lạm dụng tình dục của giáo sĩ, đối thoại Vatican-Trung Quốc, chiến tranh ở Gaza, án tử hình và các kế hoạch công du sắp tới của ngài
2. Đức Phanxicô nắm bắt được sự thật khắc nghiệt: Người Công Giáo Mỹ sẽ trở thành người vô gia cư về mặt chính trị
John L. Allen Jr., chủ bút tạp chí Crux, ngày 15 tháng 9 năm 2024, nhận định rằng đối với một vị giáo hoàng thường bị coi là có ác cảm với Hoa Kỳ – và, ta hãy thừa nhận điều đó, ấn tượng đó không hoàn toàn vô căn cứ – tuy nhiên, trong những bình luận gần đây của ngài về “điều ít tệ hại hơn trong hai điều tệ hại” liên quan đến cuộc đua Ông Trump/Harris, Đức Phanxicô dường như đã truyền tải được bản chất người Mỹ mà ngài vốn nghĩ một cách khá tốt.
Ý tôi là, có bao nhiêu người Mỹ, Công Giáo hay không, đôi khi cảm thấy trong các chu kỳ bầu cử gần đây chúng ta phải lựa chọn giữa hai phương án thiếu sót, buộc phải đưa ra những lựa chọn đáng thất vọng?
Thật vậy, có những người nhiệt tình ở cả hai phía của sự chia rẽ đảng phái của chúng ta, những người có lẽ không nhìn nhận mọi thứ theo cách đó, nhưng cách Đức Phanxicô đánh giá tình hình sẽ gây được tiếng vang với một bộ phận lớn người Mỹ, bất kể có tôn giáo hay không, những người đơn giản là không thể có được lập trường hoàn toàn, ngay thẳng và kiên định ủng hộ bất cứ phương án nào.
Tuy nhiên, đối với người Công Giáo Mỹ nói riêng, những bình luận của Đức Phanxicô trên chuyến bay trở về Rôma từ Singapore cũng đã chỉ ra một sự thật phũ phàng, một sự thật thường bị lãng quên giữa sự ồn ào và náo nhiệt của mùa bầu cử: Cụ thể, bất cứ người Mỹ nào coi trọng toàn bộ giáo lý xã hội Công Giáo thì đơn giản là không thể thoải mái với bất cứ đảng phái chính trị lớn nào của chúng ta.
Quan điểm này đã từng được John Carr, người khi đó là người vận động hành lang chính cho các giám mục Hoa Kỳ và hiện đang điều hành Sáng kiến về Tư tưởng Xã hội Công Giáo và Đời sống Công cộng tại Georgetown, đúc kết thành một câu nói nổi tiếng. Carr cho biết một người Công Giáo Mỹ đang cố gắng nhất quán trong việc áp dụng giáo lý của Giáo hội vào hệ thống hai đảng của Hoa Kỳ thì chắc chắn sẽ mãi “vô gia cư về mặt chính trị”.
Sự tương tác giữa các giáo hoàng và tổng thống trong nhiều năm chắc chắn đã chứng minh điều đó.
Khi Tổng thống Lyndon Johnson lên nắm quyền tại Hoa Kỳ vào năm 1963, chỉ vài tháng sau cuộc bầu cử của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, hầu hết các chuyên gia đều dự đoán rằng vị giáo hoàng có tư tưởng tiến bộ này sẽ tìm được tiếng nói chung với nhà lãnh đạo đảng Dân chủ về phong trào dân quyền và Cuộc chiến chống đói nghèo. Cả hai người đều thừa hưởng vai trò lãnh đạo từ những người tiền nhiệm đầy sức lôi cuốn, và cả hai đều chia sẻ một chương trình cải cách tiến bộ rộng rãi.
Mặc dù tất cả những điều đó đều đúng cho đến nay, nhưng vào thời điểm hai người gặp nhau tại Vatican vào tháng 12 năm 1967, các báo cáo chỉ ra rằng Đức Phaolô VI thực sự đã hét vào mặt Johnson tại một thời điểm, đập tay xuống bàn, về những bất đồng sâu sắc liên quan đến cuộc chiến ở Việt Nam.
Sau đó, người ta cũng cho rằng Giáo hoàng Gioan Phaolô II bảo thủ hơn sẽ cảm thấy thoải mái khi Tổng thống George W. Bush nhậm chức vào Tháng Giêng năm 2001, xét vì lập trường ủng hộ sự sống mạnh mẽ của Bush, sự ủng hộ của ông đối với các sáng kiến dựa trên đức tin và sự ngưỡng mộ rõ ràng của ông đối với Giáo Hội Công Giáo mặc dù ông xuất là người Thệ Phản.
Tuy nhiên, không có điều gì trong số đó ngăn chặn được một trong những cuộc khủng hoảng sâu sắc nhất trong lịch sử quan hệ Hoa Kỳ/Vatican khi Bush quyết định tham chiến ở Iraq vì sự phản đối mạnh mẽ của Đức Gioan Phaolô.
Tất nhiên, mô hình đó vẫn tiếp tục dưới thời Giáo hoàng Phanxicô. Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, một người Công Giáo tự do cổ điển của trường phái cũ, chưa bao giờ bỏ lỡ cơ hội bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình đối với Đức Phanxicô, nhưng Đức Giáo Hoàng và tổng thống có quan điểm trái ngược nhau rõ ràng về các vấn đề từ Ukraine và Gaza đến chính sách phá thai và lý thuyết phái tính.
Người ta có thể tiếp tục liệt kê những ví dụ về sự bất hòa như vậy - cách Gioan Phaolô II và Tổng thống Bill Clinton xung đột trong các hội nghị của Liên Hiệp Quốc về dân số và phụ nữ tại Cairo và Bắc Kinh, được tổ chức lần lượt vào năm 1994 và 1995, đặc biệt là về vấn đề “quyền” phá thai quốc tế, nhưng lại thấy mình hợp lực trong năm thánh 2000 để ủng hộ việc xóa nợ cho các quốc gia đang phát triển.
Hoặc, để trích dẫn một trường hợp khác, bất chấp sự tương phản rõ ràng giữa Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đíc-tô XVI và Tổng thống Barack Obama về nhiều vấn đề khác nhau, khi hai người gặp nhau tại Vatican vào năm 2009, phần lớn cuộc trò chuyện đều dành cho thông điệp Caritas in Veritate của Đức Bê-nê-đíc-tô, trong đó vị giáo hoàng ủng hộ việc phân phối lại của cải để phục vụ người nghèo, kêu gọi củng cố thẩm quyền chính trị thế giới và than thở về biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường - tất cả các vấn đề mà vị giáo hoàng bảo thủ và tổng thống tự do có thể tìm thấy tiếng nói chung.
Vấn đề là, thực sự không quan trọng liệu một đảng viên Cộng hòa hay Dân chủ chiếm giữ Tòa Bạch Ốc. Trong cả hai trường hợp, sẽ có một số lĩnh vực mà Giáo hội và nhà nước sẽ hòa hợp, và những lĩnh vực khác thì không.
Động lực đó có một lời giải thích đơn giản: Mỗi bên trong sự chia rẽ đảng phái của Hoa Kỳ đều mạnh về một phần học thuyết xã hội Công Giáo nhưng tương đối yếu về phần khác.
Nói một cách đơn giản hóa quá mức, đảng Cộng hòa có xu hướng dễ dãi với giáo lý giáo hội về các vấn đề sự sống, tự do tôn giáo và việc ủng hộ của công chúng đối với các tổ chức tôn giáo, trong khi đảng Dân chủ thường gần gũi hơn với giáo lý về các vấn đề xã hội, bao gồm các nỗ lực chống đói nghèo, án tử hình, môi trường và quan hệ chủng tộc.
Nói cách khác, khi người Công Giáo Mỹ bước vào phòng bỏ phiếu, họ luôn cố gắng đóng một cái chốt vuông vào một lỗ tròn.
Trong thời gian chuẩn bị cho chiến tranh Iraq, có một thời điểm Đức Gioan Phaolô II đã cử Hồng Y Pio Laghi đến Washington để cố gắng thuyết phục người Mỹ vào phút cuối hủy bỏ mọi thứ. Đó là một lựa chọn tự nhiên, vì Laghi đã phục vụ với tư cách là sứ giả của Đức Giáo Hoàng tại Hoa Kỳ trong suốt một thập niên, từ năm 1980 đến năm 1990, và có mối quan hệ đặc biệt thân thiết với gia đình Bush. Tuy nhiên, cuối cùng nhiệm vụ của ngài đã thất bại, và Hoa Kỳ vẫn phát động cuộc xâm lược.
Khi Laghi trở về Rôma, ngài đã có một cuộc họp báo ngắn với một nhóm nhỏ các phóng viên, và tôi nhớ rõ phản ứng của ngài: “Vấn đề là tất cả bọn họ đều là người theo thuyết Manichean ở đó”, ngài nói, không những ám chỉ bản chất nhị nguyên của chính trị Hoa Kỳ, mà còn ám chỉ theo nhiều cách quan điểm chung của chúng ta về thế giới.
Theo nghĩa đó, những gì Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói vào tối thứ Sáu hoàn toàn phù hợp với kinh nghiệm của người Công Giáo cả từ xa xưa và gần đây. Tác động của nó đối với cuộc đua Ông Trump/Harris, nếu có, vẫn còn phải chờ xem, nhưng ít nhất đây là một trường hợp mà bạn không thể thực sự cáo buộc vị Giáo hoàng người Á Căn Đình đã hiểu sai về nước Mỹ.
3. Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật vui vẻ!
Tin Mừng Phụng Vụ hôm nay cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu, sau khi hỏi các môn đệ rằng mọi người nghĩ gì về Người, đã trực tiếp hỏi họ: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” (Mc 8:29). Phêrô trả lời thay mặt cho toàn thể nhóm, rằng: “Thầy là Đấng Kitô” (c. 30), nghĩa là, Ngài là Đấng Messia. Tuy nhiên, khi Chúa Giêsu bắt đầu nói về sự đau khổ và cái chết đang chờ đợi Người, thì chính Phêrô phản đối, và Chúa Giêsu đã nghiêm khắc khiển trách ông: “Satan, hãy lui ra đằng sau Thầy!” – Người gọi ông, vị Giáo Hoàng tiên khởi của Giáo Hội, là Satan – vì tư tưởng của ông không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người. (c. 33).
Khi nhìn vào thái độ của tông đồ Phêrô, chúng ta cũng có thể tự hỏi rằng biết Chúa Giêsu thực sự có nghĩa là gì. Biết Chúa Giêsu có nghĩa là gì?
Trên thực tế, một mặt, Thánh Phêrô trả lời hoàn hảo, khi nói với Chúa Giêsu rằng Ngài là Chúa Kitô. Tuy nhiên, đằng sau những lời đúng đắn này vẫn còn một cách suy nghĩ “của loài người”, một não trạng tưởng tượng ra một Đấng Messiah mạnh mẽ, một Đấng Messiah chiến thắng, không thể chịu đau khổ hay chết. Vì vậy, những lời mà Thánh Phêrô trả lời là “đúng”, nhưng cách suy nghĩ của ông vẫn không thay đổi. Ông vẫn phải thay đổi tư duy của mình, ông vẫn phải hoán cải.
Và đây là một thông điệp, một thông điệp quan trọng đối với chúng ta nữa. Thật vậy, chúng ta cũng đã học được đôi điều về Chúa, chúng ta biết giáo lý, chúng ta đọc đúng các lời cầu nguyện và có lẽ, chúng ta trả lời tốt câu hỏi “Chúa Giêsu là ai đối với bạn?”, với một số công thức chúng ta đã học được trong giáo lý. Nhưng chúng ta có chắc rằng điều này có nghĩa là thực sự biết Chúa Giêsu không? Trên thực tế, để biết Chúa, không đủ nếu chỉ biết đôi điều về Người, mà đúng hơn là phải theo Người, để cho mình được chạm đến và thay đổi bởi Phúc Âm của Người. Đó là vấn đề có mối quan hệ với Người, một cuộc gặp gỡ. Tôi có thể biết nhiều điều về Chúa Giêsu, nhưng nếu tôi chưa gặp Người, tôi vẫn không biết Chúa Giêsu là ai. Cần có cuộc gặp gỡ này để thay đổi cuộc sống: nó thay đổi cách sống, nó thay đổi cách suy nghĩ, nó thay đổi các mối quan hệ mà anh chị em có với anh chị em mình, sự sẵn lòng chấp nhận và tha thứ, nó thay đổi những lựa chọn mà anh chị em đưa ra trong cuộc sống. Mọi thứ đều thay đổi nếu anh chị em thực sự biết Chúa Giêsu! Mọi thứ đều thay đổi.
Anh chị em thân mến, Bonhoeffer, là một nhà thần học Lutheran và là một mục sư nạn nhân của chủ nghĩa Quốc xã, đã viết: “Điều làm tôi bận tâm không ngừng là câu hỏi về Kitô giáo thực sự là gì, hoặc thực sự Chúa Kitô thực sự là ai, đối với chúng ta ngày nay” (Dietrich Bonhoeffer, Thư và giấy tờ từ nhà tù). Thật không may, nhiều người không còn tự đặt ra câu hỏi này cho mình và vẫn “không bận tâm”, ngủ quên, thậm chí xa cách Chúa. Thay vào đó, điều quan trọng là phải tự hỏi: tôi có để mình bị bận tâm không, tôi có hỏi Chúa Giêsu là ai đối với tôi không, và Ngài chiếm vị trí nào trong cuộc sống của tôi không? Tôi chỉ theo Chúa Giêsu trong lời nói, tiếp tục có một não trạng thế gian, hay tôi quyết tâm theo Ngài, để cuộc gặp gỡ với Ngài biến đổi cuộc sống của tôi?
Xin Mẹ Maria, người biết rõ Chúa Giêsu, giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến,
Tôi bày tỏ sự gần gũi của mình với người dân Việt Nam và Miến Điện, những người đang phải chịu đựng hậu quả của lũ lụt do cơn bão dữ dội gây ra. Tôi cầu nguyện cho những người đã chết, những người bị thương và những người phải di dời. Xin Chúa nâng đỡ những người đã mất người thân và nhà cửa, và ban phước cho những người đang đến giúp đỡ họ.
Hôm qua, Moisés Lira Seraphin đã được phong chân phước tại Thành phố Mexico. Là một linh mục và là người sáng lập Dòng Thừa sai Bác ái Đức Mẹ Vô nhiễm, ngài qua đời năm 1950, sau một cuộc đời giúp mọi người tiến triển trong đức tin và tình yêu Chúa. Mong rằng lòng nhiệt thành tông đồ của ngài sẽ khuyến khích các linh mục hiến thân không chút dè dặt, vì lợi ích thiêng liêng của dân thánh Chúa. Một tràng pháo tay cho vị Chân phước mới! Tôi có thể thấy lá cờ Mexico ở đằng kia…
Hôm nay là Ngày quốc tế về “Xơ cứng teo cơ một bên” tại Ý. Tôi xin ghi nhớ trong lời cầu nguyện cho những người mắc bệnh và gia đình họ; Tôi khuyến khích công tác nghiên cứu về bệnh lý này và các hiệp hội tình nguyện.
Và chúng ta đừng quên những cuộc chiến tranh đang gây ra đổ máu trên thế giới. Tôi nghĩ đến Ukraine, Miến Điện đang bị giày vò, tôi nghĩ đến Trung Đông. Biết bao nạn nhân vô tội. Tôi nghĩ đến những bà mẹ đã mất con trai mình trong chiến tranh. Biết bao sinh mạng trẻ tuổi đã bị cắt ngắn! Tôi nghĩ đến Hersh Goldberg-Polin, được tìm thấy đã chết vào tháng 9, cùng với năm con tin khác ở Gaza. Vào tháng 11 năm ngoái, tôi đã gặp mẹ của anh ta, Rachel, người đã gây ấn tượng với tôi về lòng nhân đạo của bà. Tôi đồng hành cùng bà trong khoảnh khắc này. Mong rằng xung đột ở Palestine và Israel sẽ chấm dứt! Mong rằng bạo lực sẽ chấm dứt! Mong rằng hận thù sẽ chấm dứt! Hãy thả các con tin, hãy để các cuộc đàm phán tiếp tục và hãy để các giải pháp hòa bình được tìm thấy!
Tôi chào tất cả anh chị em, người Roma và những người hành hương từ Ý và nhiều quốc gia. Đặc biệt, các tín hữu của giáo xứ Thánh Nữ hoàng Jadwiga ở Radom, Ba Lan; nhóm các linh mục Dòng Tên đã đến Roma để học; các sinh viên của trường Stade, Đức và những người tham gia cuộc đi bộ tiếp sức từ Roma đến Assisi. Và tôi chào những người trẻ của Immacolata, những người đã được thụ phong ba lần trong những ngày này: xin chúc mừng!
Chúc mọi người một ngày Chúa Nhật tốt lành. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Thánh Ca
TV 53
Lm. Thái Nguyên
05:30 16/09/2024
Tâm Tình yêu mến
Lm. Thái Nguyên
05:31 16/09/2024
Sống Phút Hiện Tại
Phạm Trung
14:33 16/09/2024
Con Với Mẹ
Phạm Trung
14:34 16/09/2024