89. Ngoài mặt đoan chính thì có thể làm thay đổi lòng người khác, bảo tồn đức hạnh bên trong thì giống như mũ và áo giáp bảo vệ thân thể vậy.
(Thánh Bonaventura)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có người nói với bạn rằng:
- “Người trong thiên hạ, tâm của ai cũng không chính trực như tâm của tôi”.
Người bạn gật gật đầu nói:
- “Tâm của ông vừa chính vừa trực, chỉ có điều là sắc hơn mũi nhọn, giống như cái dùi ấy, cái đầu lúc nào cũng muốn chích người khác”.
Người ấy không vui vẻ nói:
- “Tâm của tôi dù cho như cái dùi thì cũng tốt hơn so với tâm của anh”.
Người bạn không phục bèn nói:
- “Tâm của tôi thì sao chứ?”
Người ấy nói:
- “Tâm của anh vừa giống như cái dùi lại vừa cong như móc câu, ngày nào cũng muốn móc tủy xương của người khác”.
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 4:
Có người tâm không chính nên ngôn hành không trực, họ trở thành đại họa cho người ngay thẳng; có người ngôn hành thì chính mà tâm không trực, nên họ là nguyên nhân của những mưu mô gian ác trong bóng tối.
Con người ta ai cũng –vốn có- một tâm hồn chính trực vì được Thiên Chúa tạo dựng nên giống hình ảnh của Ngài, nhưng vì tham sân si mà tâm hồn biến thành cong như cái móc câu để móc lợi lộc cho mình, móc cái nhỏ thành cái lớn để gây mất hòa khí trong tập thể cộng đoàn giáo xứ tu hội, móc cái xấu đã bị người khác bỏ đi xâu lại thành một khối để bêu xấu và lật đổ người khác…
Phê bình tâm của tha nhân như cái dùi chích người khác, còn tâm của mình cong như cái móc câu vừa móc tủy xương của người khác, vừa móc khuyết điểm của tha nhân thì lại không nói đến, thì rõ đúng họ là đại họa cho xã hội và cho cá nhân của mình vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
1Khi ấy, Đức Giê-su đến núi Ô-liu. 2 Vừa tảng sáng, Người trở lại Đền Thờ. Toàn dân đến với Người. Người ngồi xuống giảng dạy họ. 3Lúc đó, các kinh sư và người Pha-ri-sêu dẫn đến trước mặt Đức Giê-su một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình. Họ để chị ta đứng ở giữa 4rồi nói với Người : “Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. 5Trong sách Luật, ông Mô-sê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?” 6Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người.
Nhưng Đức Giê-su cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất. 7Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ : “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi.” 8Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất. 9Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Đức Giê-su, và người phụ nữ thì đứng ở giữa. 10Người ngẩng lên và nói : “Này chị, họ đâu cả rồi? Không ai lên án chị sao?” Người đàn bà đáp : “Thưa ông, không có ai cả.” Đức Giê-su nói : “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu ! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa !”
TÌNH YÊU THIÊN CHÚA ĐỐI DIỆN VỚI PHI-TÌNH YÊU LOÀI NGƯỜI
Trong những năm 1944-1945, dân thành Rô-ma khiếp sợ mỗi khi nghe nhắc đến tên Peter Koch, một sĩ quan mật vụ Ðức Quốc xã đã từng giết hại không biết bao nhiêu mạng người. Sau chiến tranh, anh ta bị bắt và bị kết án tử hình. Anh viết thư cho Ðức Giáo hoàng Piô 12 để xưng thú các tội ác mình đã phạm và đặc biệt xin ngài tha thứ cho anh tội đã tấn công vào Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành. Ðức Thánh cha đã sai một linh mục đến nhà tù để gặp anh ta và chuyển tới anh sự tha thứ của ngài, đồng thời trao cho anh ta một tràng hạt Mân Côi. Ðến nhà giam, sau khi làm theo lời căn dặn của Ðức Giáo hoàng, vị linh mục đã nghe người tử tội thốt lên như sau : "Tổ quốc con nguyền rủa con, đó là điều hợp lý ! Tòa án đã kết án con, điều này cũng rất công bình ! Ðức Giáo hoàng đã tha thứ cho con và đã cho con một bài học cao quý ! Giả như con đã luôn nghĩ đến việc tha thứ, thì giờ này có lẽ con không phải ra pháp trường như thế này.” Nói rồi anh bật khóc : "Con không dám động đến tràng hạt của Ðức Giáo hoàng bằng đôi tay vấy máu của con. Xin cha đeo tràng hạt vào cổ cho con." Ít phút sau, Peter Koch ngã gục dưới loạt đạn, miệng anh vẫn còn cầu khẩn Mẹ Maria...
Câu chuyện tha thứ trên đây cảm động quá phải không bạn? Nhưng trang Tin Mừng đang đọc dạy cho ta bài học tha thứ còn cảm động và ý nghĩa gấp bội.
Trước hết, cần nhớ rằng chuyện Đức Giê-su rời núi Ô-liu (Cây dầu) để đến Đền thờ “cứu một người đàn bà ngoại tình”, một nữ tội nhân, là một trong những hạt ngọc của Tin Mừng. Hôm nay là Chúa nhật cuối cùng trước cuộc Khổ nạn… lúc chúng ta cũng được kêu mời lãnh nhận ơn tha thứ của Người vì những tội mình đã phạm. Hãy coi chừng đừng hạ giá trang tuyệt vời này, bằng cách giản lược nó thành một loại bài học về sự khoan dung đối với các yếu đuối của con người… sự khoan dung mà các Hiền nhân, bậc Khôn ngoan thuộc mọi nền văn minh đều đã tán dương ca tụng. Nếu Đức Giê-su đã đến để chỉ nói lại với chúng ta điều ấy, thì rốt cuộc chúng ta chẳng cần Người.
Nhưng trên thực tế, trang Tin Mừng này là một mạc khải rất sâu xa về bản chất của tội lỗi và bản chất của ơn tha thứ…. từ quan điểm của Thiên Chúa.
1- Ý niệm Ki-tô giáo về tội lỗi.
Tiên vàn, tội lỗi đúng là một thực tại của con người, nhưng nhất là một thực tại của đức tin. Khi các nhà xã hội học nghiên cứu về thái độ của con người, họ khám phá ra rằng :
Trước hết, đó là một sự vi phạm… Xã hội của loài người nam nữ, của các gia đình và của các thành thị đúng nghĩa chỉ có thể hoạt động theo một số điều kiện với một số luật lệ, một số lệnh cấm. Chớ trộm cắp. Chớ nói dối. Chớ ngoại tình. Tôn trọng vợ chồng người ta ! Đừng có hiểu trang Tin Mừng này theo nghĩa ngược lại. Rõ ràng Đức Giê-su kết án tội ngoại tình : “Từ nay chị đừng phạm tội nữa.”
Rồi đến ý niệm lỗi lầm… Nếu trẻ thơ chỉ dừng lại ở chỗ các lệnh cấm -và khổ thay, một số người lớn vẫn là con nít trong chuyện này- thì thanh niên, khi ra khỏi thói coi trọng sơ đẳng cái được phép và cái cấm làm, thường khám phá ra rằng cái người ta đã cấm mình “gây thiệt hại cho chính bản thân mình.” Khi tôi nói láo, trộm cắp, hay ngoại tình, tôi phá hủy trong tôi một cái gì đó của nhân tính mình. Lỗi lầm là như một con sâu gặm nhấm trong một trái cây… một khiếm khuyết trong hữu thể, trong ý chí tôi.
Nhưng ý niệm tội lỗi còn một mức độ thứ ba. Tội lỗi, theo nghĩa chặt, tác động đến mối “quan hệ với Thiên Chúa.” Chúa nhật mới rồi, Đức Giê-su đã nhắc ta nhớ đến tội lỗi như một sự gãy đổ tình yêu với Cha trên trời : người ta cắt đứt liên hệ, người ta bỏ đi thật xa. Hôm nay, Tin Mừng gợi cho ta một mối quan hệ khác : tất cả Thánh Kinh từng so sánh tội lỗi của dân Ít-ra-en như một sự ngoại tình, một sự “phá vỡ Giao ước” giữa Thiên Chúa với tuyển dân yêu quý của Người. Các ngôn sứ cũng từng so sánh nhân loại như một Hôn thê bất trung với Hôn phu của mình. Phá vỡ một giao ước tình yêu ! Làm điều dữ cho một Đấng yêu thương chúng ta không ngừng ! Đấy chính là mạc khải đích thực và sâu xa về cái gọi là tội lỗi.
Như thế, đối với Đức Giê-su, người ta chỉ có “cảm thức về tội lỗi” khi có “cảm thức về Thiên Chúa,” Cuối cùng, chính các vị thánh là sáng suốt nhất vì họ cảm nhận được vết thương tình yêu mà những vi phạm và lầm lỗi gây ra cho Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng chúng ta và thương yêu chúng ta biết chừng nào ! Đấng bị chúng ta tàn phá “khuôn mặt”… trong chúng ta, những kẻ đã được tạo dựng theo “hình ảnh” của Người !
2- Ý niệm Ki-tô giáo về ơn tha thứ.
Điều tuyệt diệu của Thánh Kinh, đó là tội lỗi được mạc khải thật sự cho chúng ta chỉ qua việc nó được tha thứ : “Tôi tin phép tha tội”… Lòng thương xót của Thiên Chúa đi trước các cuộc thống hối của chúng ta. Đấy là khám phá đích thực cần phải thực hiện, trong đức tin. Không chắc người đàn bà ngoại tình đã ăn năn tội khi người ta dẫn thị đến trước Đức Giê-su. Nhưng chắc chắn Đức Giê-su đã thương xót thị và đã cứu thoát thị : “Tôi không lên án chị đâu !”
Vâng, tình thương Thiên Chúa là vô điều kiện : Người vẫn tiếp tục thương yêu những kẻ không yêu thương mình. Thiên Chúa chẳng phải như ông chồng vụ lợi đầy tình âu yếm đối với bà vợ yêu say, nhưng bắt đầu ghét bà khi bà không còn dễ thương, hay bất trung, hay lừa phỉnh mình… dù phải tha thứ cho bà nếu bà trở lui lại. Không, Thiên Chúa -Thánh Kinh bảo chúng ta- tiếp tục yêu quý hôn thê ngoại tình của mình. Người luôn trong tình trạng tha thứ, ngay cả khi cô nàng bướng bỉnh. Thiên Chúa chẳng bao giờ hủy bỏ Giao ước (Hôn ước) của Người.
Thành thử cần điều chỉnh khái niệm thông thường vốn khẳng định cách quá đơn giản rằng : “Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta nếu chúng ta hối cải.” Chuyện tha tội không tiếp sau việc hối cải nhưng là đi trước, đi đầu. Đứa con hoang đàng được tha thứ hoàn toàn, yêu mến hoàn toàn trước. Con chiên lạc được mục tử thương mến, kiếm tìm ngay cả trong những lần đi lạc. Chị phụ nữ ngoại tình, với tội lỗi dĩ nhiên bị kết án, đã được Đức Giê-su yêu mến cách đặc biệt, vì Người thương xót chị : tội lỗi đã làm hư hỏng và gây tổn hại cho chị.
Tình thương Thiên Chúa là vô điều kiện. Để tha thứ, Thiên Chúa không chờ chúng ta. Người đi trước chúng ta. Nhưng để hòa giải, phải cần cả hai. Hôn phu thần linh sẽ chỉ có thể ôm lấy hôn thê ngoại tình của mình nếu cô nàng trở về với Người cách tự do. Sắp đến lễ Phục sinh, tất cả chúng ta đều được mời lãnh nhận sự tha thứ của Thiên Chúa : đây là một vấn đề tình yêu !
Viết theo Noël Quesson, Les entretiens du dimanche.
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi ấy, sau khi chữa lành một người bệnh trong ngày sa-bát, Đức Giê-su tuyên bố với người Do-thái rằng: “Cho đến nay, Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc.” Bởi vậy, người Do-thái lại càng tìm cách giết Đức Giê-su, vì không những Người phá luật sa-bát, lại còn nói Thiên Chúa là Cha của mình, và như thế là tự coi mình ngang hàng với Thiên Chúa.
Đức Giê-su lên tiếng nói với họ rằng: “Thật, tôi bảo thật các ông: người Con không thể tự mình làm bất cứ điều gì, ngoại trừ điều Người thấy Chúa Cha làm; vì điều gì Chúa Cha làm, thì người Con cũng làm như vậy. Quả thật, Chúa Cha yêu người Con và cho người Con thấy mọi điều mình làm, lại sẽ còn cho người Con thấy những việc lớn lao hơn nữa, khiến chính các ông cũng phải kinh ngạc. Chúa Cha làm cho kẻ chết trỗi dậy và ban sự sống cho họ thế nào, thì người Con cũng ban sự sống cho ai tuỳ ý. Quả thật, Chúa Cha không xét xử một ai, nhưng đã ban cho người Con mọi quyền xét xử, để ai nấy đều tôn kính người Con như tôn kính Chúa Cha. Kẻ nào không tôn kính người Con, thì cũng không tôn kính Chúa Cha, Đấng đã sai người Con. Thật, tôi bảo thật các ông: ai nghe lời tôi và tin vào Đấng đã sai tôi, thì có sự sống đời đời và khỏi bị xét xử, nhưng đã từ cõi chết bước vào cõi sống.
“Thật, tôi bảo thật các ông: giờ đã đến -và chính là lúc này đây- giờ các kẻ chết nghe tiếng Con Thiên Chúa; ai nghe thì sẽ được sống. Quả thật, Chúa Cha có sự sống nơi mình thế nào, thì cũng ban cho người Con được có sự sống nơi mình như vậy, lại ban cho người Con được quyền xét xử, vì người Con là Con Người. Các ông chớ ngạc nhiên về điều này, vì giờ đã đến, giờ mọi kẻ ở trong mồ sẽ nghe tiếng người Con và sẽ ra khỏi đó: ai đã làm điều lành, thì sẽ sống lại để được sống; ai đã làm điều dữ, thì sẽ sống lại để bị kết án.
“Tôi không thể tự ý mình làm gì. Tôi xét xử theo như tôi được nghe, và phán quyết của tôi thật công minh, vì tôi không tìm cách làm theo ý riêng tôi, nhưng theo ý Đấng đã sai tôi.”
Đó là lời Chúa
“Chúa Cha làm cho kẻ chết trỗi dậy và ban sự sống cho họ thế nào, thì người Con cũng ban sự sống cho ai tuỳ ý”.
“Cuộc sống con người là một tiến trình liên lỉ làm quen với những điều không ngờ! Thiếu nhi trìu mến, thiếu niên dễ dạy, 20 hãnh tiến, 30 không mệt mỏi, 40 bốc lửa, 50 mạnh mẽ, 60 nghiêm túc, 70 trầm mặc; 80 đau đớn, thở gấp và đợi chết! Nhưng, ở bất cứ giai đoạn nào, một cuộc sống chỉ ý nghĩa khi nó ‘trao sự sống’ và cứu sống!” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
Trái ngược với con người, Thiên Chúa không trải qua một giai đoạn nào! Ngài hằng hữu, hằng sống và đời đời! Ngài là Đấng ‘trao sự sống’ và cứu sống. Lời Chúa hôm nay cho thấy Thiên Chúa dịu dàng như người mẹ; kiên định như người cha. Từ các thuộc tính ấy, Gioan đi đến một định nghĩa trên tất cả các định nghĩa, “Thiên Chúa là Tình Yêu!”.
Isaia diễn tả tình yêu của Thiên Chúa khi gợi lên hình ảnh một phụ nữ yêu thương đứa con đang thót lọt trong lòng bà. Hình ảnh này nói lên sự ràng buộc giữa Thiên Chúa và con người - bài đọc một, “Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ!”. Thánh Vịnh đáp ca xác tín, “Chúa là Đấng từ bi nhân hậu!”.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói, “Chúa Cha làm cho kẻ chết trỗi dậy và ban sự sống cho họ thế nào, thì người Con cũng ban sự sống cho ai tuỳ ý”. Ngài còn nói, “Giờ đã đến - và chính là lúc này đây - giờ các kẻ chết nghe tiếng Con Thiên Chúa; ai nghe thì sẽ được sống!”. Khi nói đến ‘giờ’ của Ngài, như Isaia, Chúa Giêsu lấy lại hình ảnh mang nặng đẻ đau của một người mẹ; Ngài muốn nói, chính qua ‘cuộc sinh nở’ tử nạn và phục sinh của Ngài, Ngài ‘trao sự sống’ mới cho những ai tin. Họ sẽ nhận được sự sống, một sự sống từ trên cao, vĩnh cửu; và sau sự chết, được cùng Ngài đi vào cõi đời đời. Vì thế, tất cả môn đệ Giêsu mọi thời, thuộc mọi đấng bậc, nam hay nữ, kết hôn hay độc thân, đều được kêu gọi chia sẻ công việc của Ngài: ‘trao sự sống’ và cứu sống!
Thánh Augustinô từng nói đến một “Cuộc trao đổi tuyệt vời”, “Nếu Ngôi Lời không mặc lấy xác phàm của chúng ta trước, Ngài không thể chết vì chúng ta. Chỉ bằng cách đó, Chúa Trời bất tử mới có thể chết và ban sự sống cho người phàm. Do đó, bằng sự ‘chia sẻ kép’ này, Ngài đã mang đến một sự trao đổi tuyệt vời. Chúng ta đã làm cho Ngài có thể chết, và Ngài đã làm cho chúng ta có thể sống!”.
Anh Chị em,
“Ngài đã làm cho chúng ta có thể sống!”. Cảm nghiệm được tình yêu và hạnh phúc khi sống sự sống của chính Thiên Chúa, không ai trong chúng ta được phép sống tầm thường. Bạn và tôi buộc phải chọn sống một cuộc sống có ý nghĩa. Vậy, hãy thôi sống lây lất, tiếc nuối ‘thuở lang thang’, thôi ‘sống qua ngày đợi qua đời’; nhưng tuỳ sức mình, chúng ta ra sức tái tạo tình yêu, tái tạo niềm vui, bình an cho mình và cho người khác! Được như thế, bạn và tôi đang cùng Chúa ‘trao sự sống’ và cứu sống thế giới vậy!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, dẫu con là ai - 30, 40 hay ‘mấy mươi’ đi nữa, rồi cũng chỉ ‘thở gấp và đợi chết’ - cho con luôn là một ‘vũ khí lợi hại’ trong tay Chúa để tiếp tục trao ban!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Đại Học Công Giáo Notre Dame có truyền thống mời các Tổng thống hay phó Tổng thống đương nhiệm đến phát biểu trong lễ Tốt Nghiệp. Chính quyền của Tổng thống Trump được tiếng là phò sinh, và Phó tổng thống Mỹ James David Vance là người trở lại Công Giáo. Nhưng nhà trường đã không mời Trump, cũng chẳng mời Vance dự lễ Tốt Nghiệp. Nhiều người thắc mắc tại sao.
Trên tờ National Catholic Register ngày 31 tháng Ba, 2025, linh mục Raymond J. de Souza, là chủ bút tập san Công Giáo Convivium của Canada, giải thích lý do trong bài phân tích nhan đề “Notre Dame’s Presidential Commencement ‘Tradition’ More Nuanced Than Some Assume”, nghĩa là “Truyền thống mời Tổng thống phát biểu trong lễ Tốt Nghiệp của Đại Học Công Giáo Notre Dame tinh tế hơn một số người nghĩ”.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Người nhận huy chương năm 2025 đã được công bố vào ngày 30 tháng 3, nhân Chúa Nhật Laetare hay Chúa Nhật Áo Hồng, Chúa Nhật thứ tư của Mùa Chay. Kerry Alys Robinson, chủ tịch của Catholic Charities USA, sẽ nhận huy chương tại lễ tốt nghiệp hàng năm vào tháng 5. Huy chương vinh danh một Robinson như một cá nhân, nhưng cũng thể hiện sự ủng hộ đối với Catholic Charities, tổ chức đã phải cắt giảm các chương trình và sa thải nhân viên do chính quyền Tổng thống Trump cắt giảm ngân sách lớn.
Diễn giả lễ tốt nghiệp năm 2025 đã được công bố vào ngày 18 tháng 3. Đó sẽ là cựu sinh viên Notre Dame Đô đốc Christopher Grady, phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân. Ông là quyền chủ tịch hiện tại sau khi Tổng thống Trump gần đây đã sa thải Tướng Charles Quinton Brown. Quyết định vinh danh một cựu sinh viên và sĩ quan quân đội cao cấp nhất đã khéo léo tránh khỏi sự ngượng ngùng khi cả Tổng thống Trump lẫn Phó Tổng thống JD Vance đều không được vinh danh tại lễ tốt nghiệp năm nay.
Một số người đã nhầm tưởng rằng đó là sự phá vỡ truyền thống các tổng thống phát biểu tại lễ tốt nghiệp. Không phải vậy. Kể từ lần đầu tiên tổng thống phát biểu tại lễ tốt nghiệp mùa xuân năm 1960, bảy trong số 12 tổng thống đương nhiệm đã không được mời đến lễ tốt nghiệp của Notre Dame. Chỉ có năm người được mời. Truyền thống không đơn giản như nhiều người nghĩ.
Các vị Tổng thống tại Notre Dame
Nhiều tổng thống đã được vinh danh tại lễ tốt nghiệp của Notre Dame hơn bất kỳ tổ chức nào khác ngoài các học viện quân sự. Các Tổng thống Franklin Delano Roosevelt, John Fitzgerald Kennedy, Dwight Eisenhower, Gerald Ford, Jimmy Carter, Ronald Reagan, cả hai cha con George Bush và Barack Obama đều đã được trao bằng tiến sĩ danh dự. Tuy nhiên, không phải tất cả đều theo cùng một cách.
John Fitzgerald Kennedy được vinh danh tại lễ tốt nghiệp năm 1950, 10 năm trước khi ông được bầu làm tổng thống. Franklin Delano Roosevelt và Gerald Ford được trao bằng danh dự tại các buổi lễ đặc biệt, không phải lễ tốt nghiệp mùa xuân hàng năm. Eisenhower và Bush cha đến vào năm cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống của họ, lần lượt là 1960 và 1992, không phải trong những tháng sau lễ nhậm chức đầu tiên của họ.
Tổng thống đầu tiên tham dự lễ tốt nghiệp chính là Dwight Eisenhower vào năm 1960. Cha Ted Hesburgh của Dòng Thánh Giá, hiệu trưởng trường Notre Dame từ năm 1952 đến năm 1987, đã gặp khó khăn trong việc tìm diễn giả cho lễ tốt nghiệp — một số người mà cha đã mời đã không thể đến. Thư ký của ngài đã đề nghị thử mời Tổng thống Eisenhower, mặc dù khá muộn. Trước sự ngạc nhiên của Notre Dame, Tổng thống Eisenhower đã chấp nhận. Vị chỉ huy tối cao của quân đồng minh đã rất vui mừng vào Ngày D đến nỗi ông đã làm gián đoạn buổi họp lớp lần thứ 45 của mình tại Học viện Quân sự Hoa Kỳ để đến South Bend.
Đáng chú ý hơn nữa là lễ tốt nghiệp đầu tiên có sự tham dự của một tổng thống bao gồm bằng danh dự dành cho Đức Hồng Y Giovanni Battista Montini, vị Giáo Hoàng tương lai Phaolô Đệ Lục. Một tổng thống sắp nghỉ hưu và Đức Giáo Hoàng tương lai đã cùng nhau có mặt tại khuôn viên trường Notre Dame.
Lễ tốt nghiệp với Tổng thống Carter
Chuyến thăm của Tổng thống Eisenhower không phải là sự khởi đầu của bất cứ điều gì. Tổng thống Ford đã được trao bằng danh dự tại một buổi lễ đặc biệt mừng Ngày Thánh Patrick năm 1975. Chính vị tổng thống tiếp theo mới thực sự bắt đầu truyền thống mời Tổng thống đến phát biểu trong lễ tốt nghiệp của trường Notre Dame.
Tổng thống Carter được mời vào tháng 5 năm 1977, ngay sau khi nhậm chức. Ông đã có bài phát biểu quan trọng và có ý nghĩa, nêu rõ chính sách đối ngoại của chính quyền mình. Carter lập luận rằng đã đến lúc nước Mỹ phải vượt qua “nỗi sợ hãi quá mức về chủ nghĩa cộng sản” khi Liên Xô đang suy yếu và tập trung lại các ưu tiên của mình vào việc thúc đẩy nhân quyền.
Việc Tổng thống Carter chọn Notre Dame cho một bài phát biểu quan trọng như vậy là do hai yếu tố. Thứ nhất, sự ngưỡng mộ cá nhân của ông đối với Cha Hesburgh, được cựu thống đốc Georgia đánh giá cao như một nhà đấu tranh vĩ đại cho quyền công dân. Thứ hai, Carter rất sùng đạo muốn khôi phục lại sự nổi bật của các giá trị đạo đức trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Vì vậy, ông đã chọn trường đại học tôn giáo nổi tiếng nhất ở Hoa Kỳ để làm như vậy.
Sự trở lại của Reagan
Những gì Tổng thống Carter bắt đầu Tổng thống Reagan đã nâng cao. Với việc Tổng thống Carter biến Notre Dame thành nơi có bài phát biểu thiết lập chương trình nghị sự cho chính quyền của mình, Tổng thống Reagan cũng được trao cơ hội tương tự — thậm chí còn phù hợp hơn khi cựu diễn viên này đã vào vai George Gipp trong bộ phim bóng bầu dục Notre Dame Knute Rockne All-American.
Sự kịch tính lên đến đỉnh điểm khi Reagan bị ám sát vào tháng 3 năm 1981. Ông vẫn giữ cuộc hẹn của mình tại Notre Dame vào tháng 5, đó là chuyến đi đầu tiên của ông ra khỏi Washington sau vụ ám sát hụt. Tại đó, ông đã có bài phát biểu đầu tiên trong số các bài phát biểu quan trọng của mình với tư cách là tổng thống, tập hợp các lực lượng cần thiết để giành chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh.
Trong khi bài phát biểu của ông tại Cổng Brandenburg năm 1987 — Hãy phá bỏ bức tường này! — được nhớ đến nhiều nhất, thì tại Nhà thờ Đức Bà Paris năm 1981, Reagan lần đầu tiên tuyên bố rằng chủ nghĩa cộng sản là không thể chấp nhận được như một thế lực vô đạo và sẽ sớm bị xóa khỏi lịch sử:
“Phương Tây sẽ không chỉ kiềm chế chủ nghĩa cộng sản mà thôi, nhưng phương Tây sẽ đè bẹp chủ nghĩa cộng sản. Chúng ta sẽ coi đó là một chương buồn, kỳ lạ trong lịch sử nhân loại mà những trang cuối cùng thậm chí còn đang được viết.”
Sau Tổng thống Reagan, Tổng thống George HW Bush đã không đến vào năm 1989, năm ông nhậm chức. Ông không thể nào sánh được với Reagan, và Bush cần thoát khỏi cái bóng của Reagan. Ông đã đến khi tái tranh cử vào năm 1992. Trong năm bầu cử đó, Notre Dame đã cố gắng đạt được sự hợp tác lưỡng đảng bằng cách trao tặng Huân chương Laetare cho Thượng nghị sĩ Dân chủ Daniel Patrick Moynihan của New York.
Quyết định vinh danh Moynihan đã gây ra sự chỉ trích đáng kể do hồ sơ bỏ phiếu nhất quán của ông ủng hộ quyền phá thai. Sự chỉ trích đó đã khiến Tổng thống Bill Clinton không được mời đến dự lễ tốt nghiệp trong suốt hai nhiệm kỳ của ông.
Truyền thống Carter-Reagan được khôi phục lại với Tổng thống George W. Bush, hay ông Bush con, người được vinh danh vào tháng 5 năm 2001.
Tranh cãi quanh Obama
Sau khi quyết định mời Tổng thống Bush ngay từ đầu nhiệm kỳ tổng thống, Notre Dame cảm thấy bắt buộc phải mời Tổng thống Barack Obama. Cha Hesburgh, mặc dù đã nghỉ hưu, vẫn hiện diện trong khuôn viên trường, một anh hùng của phong trào dân quyền và cựu chủ tịch Ủy ban Dân quyền Hoa Kỳ. Thật không thể tưởng tượng được khi vị tổng thống da đen đầu tiên lại không được mời.
Cuộc tranh cãi sau đó trở nên gay gắt, với hàng chục giám mục Hoa Kỳ lên án quyết định vinh danh Obama của Notre Dame vì chương trình phá thai của ông. Giáo sư Mary Ann Glendon của Harvard, người nhận Huy chương Laetare năm đó, đã từ chối giải thưởng và không xuất hiện tại lễ tốt nghiệp cùng với học trò cũ của bà, là vị tổng thống hiện tại.
Cha John Jenkins, khi đó là hiệu trưởng trường Notre Dame, đã tiến hành lễ tốt nghiệp nhưng hối tiếc về “rạp xiếc chính trị” mà nó gây ra. Ngài không muốn điều đó xảy ra nữa. Và do đó, Obama là vị tổng thống cuối cùng phát biểu tại lễ tốt nghiệp.
Vào cuối nhiệm kỳ thứ hai của Obama năm 2016, Cha Jenkins đã quyết định trao tặng Huân chương Laetare cho hai người Công Giáo ngồi sau Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi ngài phát biểu trước Quốc hội năm 2015, Phó Tổng thống Joe Biden, một đảng viên Dân chủ, và Chủ tịch Hạ viện John Boehner, một đảng viên Cộng hòa. Đây là một nỗ lực khác hướng tới sự hợp tác lưỡng đảng.
Điều đó cũng có nghĩa là khi Tổng thống Biden nhậm chức vào năm 2021, đã có một cách giữ thể diện để tránh lặp lại tranh cãi của Obama. Tổng thống Biden đã được vinh danh rồi tại lễ tốt nghiệp năm 2016, vì vậy việc quay trở lại có thể được coi là không cần thiết.
Để trình bày trước công chúng, Notre Dame đã mời Tổng thống Biden nhưng ông đã từ chối, viện dẫn lý do xung đột lịch trình — điều đó luôn là một cái cớ khả thi cho một tổng thống. Notre Dame thường không nói về những lời mời nào được hoặc không được chấp nhận. Họ đã từ chối làm như vậy trong năm nay. Vì vậy, rõ ràng là lời mời và từ chối của Tổng thống Biden đã được sắp xếp khéo léo trước thời hạn với Tòa Bạch Ốc.
Sự khác biệt của Tổng thống Trump
Bằng danh dự không khó để có được đối với những người nổi tiếng; bản thân Cha Hesburgh đã giữ kỷ lục thế giới, khi nhận được hơn 150 bằng. Những người nổi tiếng sưu tầm chúng như những ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood. Chỉ riêng năm ngoái, Harvard đã trao bằng tiến sĩ danh dự cho Tom Hanks và New York University trao bằng tiến sĩ danh dự cho Taylor Swift.
Mặc dù có thành tích nổi tiếng lâu dài trong nhiều lĩnh vực, Tổng thống Trump vẫn có một kỷ lục thế giới khác liên quan đến bằng tiến sĩ danh dự. Ông đã bị tước nhiều bằng danh dự hơn số bằng ông giữ lại được — một sự khác biệt đáng kinh ngạc.
Tổng thống Trump đã được trao năm bằng tiến sĩ danh dự, từ Đại học Lehigh, vào năm 1988, Đại Học Wagner, năm 2004, Đại học Robert Gordon, năm 2010, và hai bằng từ Đại học Liberty, năm 2012 và 2017. Chính tại Wagner, Tổng thống Trump đã đưa ra cho những sinh viên tốt nghiệp những lời khuyên mà ông thấy hữu ích: “Luôn luôn phải có thỏa thuận tiền hôn nhân”. Thỏa thuận tiền hôn nhân, tiếng Anh gọi là prenup, là hợp đồng bằng văn bản được đôi tân hôn ký kết trước khi kết hôn hoặc chung sống dân sự, cho phép họ lựa chọn và kiểm soát nhiều quyền hợp pháp mà họ có được khi kết hôn, và những gì xảy ra khi cuộc hôn nhân của họ kết thúc do tử vong hoặc ly hôn.
Đại Học Robert Gordon đã tước bằng tiến sĩ danh dự của Tổng thống Trump vào năm 2015, sau khi ông kêu gọi “cấm hoàn toàn và toàn diện người Hồi giáo vào Hoa Kỳ”. Lehigh và Wagner cũng làm theo vào năm 2021 sau vụ tấn công vào Điện Capitol Hoa Kỳ vào ngày 6 Tháng Giêng, năm đó trong cuộc tranh cãi về kết quả cuộc bầu cử Tổng thống.
Liberty, trường đại học do Jerry Falwell sáng lập, là trường duy nhất không hủy bỏ hai bằng danh dự của mình. Bằng thứ hai, được trao vào tháng 5 năm 2017, là một dạng giải thưởng an ủi được trao vào cùng tháng mà Notre Dame không mời Tổng thống Trump.
Notre Dame sẽ không bao giờ trao cho Tổng thống Trump bằng danh dự vì cùng lý do mà các trường đại học danh tiếng khác đã tước bằng tiến sĩ danh dự của ông. Nhiều năm sau, Cha Jenkins nói rằng Tổng thống Trump không đáp ứng được “một chuẩn mực nhất định về mặt đạo đức”.
Giải pháp Phó Tổng thống
Năm 2017, Notre Dame đã mời Phó Tổng thống Mike Pence đến phát biểu tại lễ tốt nghiệp thay vì Tổng thống Trump. Với đức tin Kitô giáo sùng đạo của Pence và ông là cựu thống đốc của Indiana, đây là một lựa chọn thay thế phù hợp. Đây là lần đầu tiên và duy nhất lựa chọn phó tổng thống được sử dụng.
Vậy tại sao không sử dụng nó một lần nữa trong năm nay với Phó Tổng thống JD Vance, người trở lại Công Giáo vào năm 2019?
Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu Notre Dame mời Vance trong những năm tới; ông ấy rất muốn giải đáp các câu hỏi về đức tin trong đời sống công cộng và đã đưa ra những lập luận dựa trên đức tin của mình về các chính sách của chính quyền Tổng thống Trump.
Tuy nhiên, thời điểm năm nay sẽ khá khó xử, ngay cả khi Robinson của tổ chức bác ái Công Giáo không nhận được Huân chương Laetare.
Vance đã vu cáo các giám mục Công Giáo Hoa Kỳ kiếm tiền từ việc tái định cư người tị nạn. [Vance đã đặt vấn đề về vai trò của Giáo Hội Công Giáo trong việc hỗ trợ những người nhập cư không có giấy tờ trên chương trình Face the Nation của CBS vào ngày 26 Tháng Giêng.
Vance nói: “Tôi nghĩ rằng Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ thực sự cần phải nhìn vào gương một chút và nhận ra rằng khi họ nhận được hơn 100 triệu đô la để giúp tái định cư những người nhập cư bất hợp pháp, liệu họ có lo lắng về các vấn đề nhân đạo không? Hay họ thực sự lo lắng về lợi nhuận ròng của mình?”
Sau những phát biểu của Phó Tổng thống Vance, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã ban hành một tuyên bố cho biết các ngài đã nhận được tiền từ chính phủ theo luật năm 1980, nhưng nhấn mạnh rằng “số tiền này không đủ để trang trải toàn bộ chi phí cho các chương trình này. Tuy nhiên, đây vẫn là công việc của lòng thương xót và mục vụ của Giáo hội.”
Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ hiện đang kiện chính quyền vì từ chối thực hiện hợp đồng theo luật định cho các dịch vụ Giáo Hội đã cung cấp. Sau đó, chính quyền Tổng thống Trump đi xa hơn nữa quyết định chấm dứt quan hệ đối tác kéo dài hàng thập niên với Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ về vấn đề người tị nạn. Tuy nhiên, các Giám Mục nhấn mạnh rằng có hay không có sự trợ giúp của chính quyền, Giáo Hội vẫn không lùi bước và tiếp tục trợ giúp và bênh vực người tị nạn vì đây vẫn là công việc của lòng thương xót và mục vụ của Giáo hội.]
Nếu Vance được mời, tốt hơn là nên đợi đến thời điểm ít xung đột hơn.
Cũng tế nhị là thái độ thù địch của Vance đối với Ukraine, về điều mà ông đã nói vào năm 2022, “Tôi thực sự không quan tâm đến những gì xảy ra với Ukraine.” Cùng năm đó, Notre Dame đã nhấn mạnh sự đoàn kết của mình với Ukraine bằng cách mời Đức Tổng Giám Mục Borys Gudziak, giám mục Công Giáo Ukraine hàng đầu tại Hoa Kỳ, làm diễn giả lễ tốt nghiệp. Notre Dame quan tâm đến Ukraine. Còn quá sớm để tiếp đón Vance sau khi phó tổng thống hét vào mặt Tổng thống Volodomyr Tổng thống Zelenskiy tại Phòng Bầu dục.
Truyền thống mời các vị Tổng thống phát biểu tại Notre Dame phức tạp hơn những gì thường được trình bày. Năm nay Notre Dame đã giải quyết tốt. Không có Tổng thống Trump, cũng không có Vance, thay vào đó là người lính hàng đầu và một cựu sinh viên của nhà trường.
Cầu mong sao chúng ta không còn phải chứng kiến một loạt các đối phó với những gì đang tiếp diễn, nhưng lại được thấy như một chung kết hoàng tráng các diễn từ đỉnh cao như của các Tổng thống Carter và Reagan.
Source:National Catholic Register

JD. Flynn, chủ bút The Pillar, ngày 1 tháng 4, cho hay: Tuần này, tờ The Economist đã khơi dậy một cuộc trò chuyện giữa những người Công Giáo về Chân phước Carlo Acutis và quá trình phong thánh của Giáo hội, sau khi nhà báo John Phipps nói chuyện với một số người bạn của Acutis, những người cho biết trải nghiệm của họ với Carlo giống "đứa trẻ bình thường" hơn là "vị thánh ngoan đạo".
Trước lễ phong thánh cho Acutis vào tháng này, tiểu luận dường như đặt câu hỏi về tính xác thực của quá trình phong thánh của Giáo hội, cho rằng động lực sau khi chết, chứ không phải sự thánh thiện thực sự, đã thúc đẩy Carlos tiến tới việc tôn vinh trên bàn thờ.
Bài báo cáo có thu phí, nhưng bạn có thể đọc phiên bản lưu trữ tại đây.
Tôi không sùng kính Carlo Acutis, và không tham gia vào cuộc chiến này, nhưng tôi có một vài suy nghĩ:
Hôm nọ, tôi đã nói chuyện với một người bạn về một người bạn chung của chúng tôi, một vị linh mục thánh thiện. Người bạn của tôi đã mô tả vị linh mục như thế này: "Ông ấy là người hòa nhập nhất mà tôi biết".
Tôi nghĩ đó là một cách tuyệt vời để mô tả sự thánh thiện — sự hòa nhập của Ki-tô giáo — theo đó chúng ta thực sự và thực sự là chính mình — là con trai và con gái của Chúa Cha — mọi lúc. Chúng ta sống như chính mình trong mọi khoảnh khắc. Và chúng ta làm điều đó bằng ân sủng.
Tuổi vị thành niên có lẽ là thời kỳ phát triển tan rã nhất trong cuộc đời của một người. Tôi không phải là thánh nhân — và nếu tôi chết ngày hôm nay thì sẽ không có lý do hay sự sùng bái nào — nhưng chắc chắn đó là trải nghiệm thời trẻ của riêng tôi khi hành động theo những cách khác nhau với những người khác nhau. Tôi đã sống như một Ki-tô hữu trong hầu hết cuộc đời mình. Nhưng trong số những người bạn trung học mà tôi đã uống Southern Comfort cùng vào tối thứ Sáu, khía cạnh đó trong bản sắc của tôi đã giảm đi phần nào — mặc dù, tạ ơn Chúa, không vượt quá sự ăn năn hay cải cách. Tuy nhiên, tôi đã không mở đầu bằng lời mời học Kinh thánh hoặc (giống như một đứa trẻ Tin lành ngoan đạo) nghe nhạc “rock” Ki-tô giáo của mình.
Tôi biết những thanh thiếu niên hòa nhập phi thường, và bạn cũng có thể, nhưng tôi nghĩ hầu hết trẻ em đều trải qua giai đoạn thử nghiệm những bản sắc khác nhau, hoặc ít nhất là những sắc thái hơi khác, cho đến khi chúng tìm ra chính xác mình là ai và mình muốn trở thành ai. Điều đó... bình thường. Vì vậy, nếu Carlos không có vẻ ngoài sùng đạo hoặc ngoan đạo giữa những người bạn thời trung học như khi ở bên gia đình, thì điều đó chắc chắn không có nghĩa là anh không có đức tin sống động và tích cực - hoặc anh có một "cuộc sống bí mật", như tờ Economist đã nói.
Lên khung như vậy là giật gân, và theo quan điểm của tôi, không tính đến sự phát triển cơ bản của con người, chứ đừng nói đến sự trưởng thành của Ki-tô giáo.
Nhưng "sự bình thường" của Carlos giữa những người bạn của anh có làm suy yếu tuyên bố về sự thánh thiện không?
À
Tường trình dường như không tính đến cái chết của Carlos. Khi tôi đọc câu chuyện của anh, Acutis, được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu nguyên bào tủy, đã trải qua 11 ngày cuối đời trong đau khổ phi thường, trong thời gian đó, anh ường như đã thể hiện sự thánh thiện thực sự — một cái chết khác thường, theo lời chứng của những người chăm sóc y tế của anh.
Đối với tôi, có vẻ như bạn không thể thực sự hiểu Acutis nếu không hiểu cách anh sống những ngày cuối đời. Rằng anh là một đứa trẻ Công Giáo có vẻ trung thành nhưng vẫn bình thường, người đã thể hiện đức tính anh hùng trong những ngày đau khổ và cái chết của mình, và đó là điều khiến anh xứng đáng được tôn kính và noi theo.
NHƯNG
Nếu tôi đúng về điều đó, tôi nghĩ điều đó cũng có nghĩa là mọi người không phải lúc nào cũng kể câu chuyện của anh một cách chính xác. Acutis thường được miêu tả như một kiểu thiên thần cầm máy chơi game, đối với anh, mỗi lời nói ra đều là một viên ngọc khôn ngoan tâm linh, người đã thực hiện các vụ trở lại ở mọi ngã rẽ và người dành mọi khoảnh khắc trên internet để cứu rỗi các linh hồn bằng cách lập danh mục các phép lạ Thánh Thể.
Câu chuyện đó đôi khi được kể với lòng đạo đức giả tạo đến mức khó tin. Về phần mình, tác giả bài viết trên tờ The Economist có xu hướng đổ lỗi cho mẹ của Acutis. Và thực sự, tôi đã nghe bà nói, bà có vẻ như có lòng tận tụy, lòng tự hào và tình cảm vô bờ bến của một người mẹ dành cho con trai mình. Không có gì sai với điều đó, nhưng tôi nghĩ rằng một lời kể thực tế hơn về cuộc đời của Carlo Acutis sẽ nhấn mạnh rằng anh dường như đã đi sâu hơn vào sự thánh thiện và trưởng thành của người Ki-tô hữu khi anh chuẩn bị và trải qua một cái chết tốt đẹp và thánh thiện.
CÙNG LÚC
Trước đây, phải mất nhiều thời gian hơn để được tuyên bố là một vị thánh, và tôi nghĩ điều đó là tốt. Thử nghiệm sức chịu đựng của một việc sùng kính mộ đạo là một điều tốt, và nó cho phép câu chuyện về cuộc đời của một vị thánh tương lai kết tinh và trưởng thành hơn một chút, để có thể nhìn nhận một cách tỉnh táo và trưởng thành. Nó cũng đảm bảo rằng một số ít người có nguồn lực tài chính (như gia đình Acutis) không thể thúc đẩy một nguyên nhân phong thánh một cách đơn lẻ, khi bản thân quá trình này kéo dài hơn một chút so với sự gia tăng năng lực sùng đạo giữa những người bạn và người thân của một vị thánh tiềm năng. Tóm lại, Carlo không biến mất, và Bộ có thể cân nhắc lý do thúc đẩy sự vội vã này.
VỚI TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU ĐÃ NÓI
Quy trình tại Bộ Phong thánh có tính toàn diện, và tôi không nghĩ là dễ dàng bị tiếp quản hoặc bị cưỡng ép — bất chấp những bất ổn về mặt hành chính và chính trị khác nhau xung quanh bộ. Những người bạn đã nói chuyện với The Economist cũng đã nói chuyện với thánh bộ. Những người chăm sóc y tế, giáo viên và có lẽ là cả cha xứ của ngài cũng vậy. Với tất cả những thông tin đó — không chỉ là sự nhiệt tình của một người mẹ yêu thương — thánh bộ đã tiến hành việc làm của họ. Điều đó không nên bị loại trừ hoàn toàn.
Hơn nữa, việc tuyên bố một vị thánh là một hành động của thẩm quyền giáo hoàng liên quan đến đức tin và đạo đức — và các nhà thần học đồng thuận rằng đó là một hành động ràng buộc lương tâm của người Công Giáo bằng đức tin. Vì vậy, tôi có xu hướng tin rằng hành động tuyên bố được Chúa Thánh Thần bảo vệ khỏi sai lầm, ngay cả khi có những câu hỏi hợp lý về sự thận trọng, quy trình hoặc thời điểm mà Giáo hội có thể đặt ra — những câu hỏi mà chính các tín hữu có thể đặt ra, theo tinh thần tính đồng nghị.
Một lần nữa, tôi không thực sự là người của Acutis. Và nếu cuộc trò chuyện tiếp tục, chúng tôi sẽ đưa tin nhiều hơn về ngài. Tôi không nghĩ có một loại "bằng chứng rõ ràng" nào trong tường trình của The Economist. Nhưng có thể hữu ích nếu nó giúp chúng ta suy nghĩ tỉnh táo hơn về việc Acutis là ai, và cách Chúa có thể đã hành động để bày tỏ chính mình trong cái chết tốt lành, thánh thiện và trung thành của chàng trai trẻ.
Một lưu ý cuối cùng về điều này: Tôi thấy thích thú khi thấy sự hiện diện của Đức ông Anthony Figueiredo, từng là một linh mục ở Newark, hiện đang được thụ phong trong một giáo phận nhỏ của Ý, trong câu chuyện về Carlo Acutis.
Theo tờ The Economist — dường như đã lấy thông tin từ chính Figueiredo — thì vài năm trước, Figueiredo dường như đã trở thành nhân vật trung tâm trong việc thúc đẩy sự sùng bái lòng sùng kính của Acutis.
Điều đó thật đáng chú ý đối với tôi, bởi vì trước đây Figueiredo đã tự nhận mình có mối quan hệ cá nhân thân thiết với Thánh Teresa thành Calcutta và là cộng sự thân cận của Đức Giáo Hoàng Thánh Gioan Phaolô II. Sau đó, khi vụ bê bối McCarrick nổ ra, ông đã trở thành tiêu đề khi nói rằng ông đã từng là người của McCarrick ở Rome, "thư ký riêng của Rome" của cựu Hồng Y - một sự thật mà trước đây ông chưa từng tiết lộ theo bất cứ cách nào.
Tôi hơi ngạc nhiên khi Figueiredo được The Economist ghi nhận công lao trong việc thúc đẩy và phổ biến việc sùng kính Acutis, vì Acutis đã được phong chân phước vào năm 2020, cùng năm vị linh mục chuyển đến Assisi và có liên lụy.
Trong cả hai trường hợp, Figueiredo hoặc có bình diện "Bước nhảy vọt" của chức linh mục may mắn tình cờ, hoặc đã bị người ta nói chuyện về trong suốt chặng đường. Vì vậy, khi The Economist dựa vào ông để làm nguồn tin, đủ để tôi cho rằng có lẽ cần đưa tin nhiều hơn.

Theo Catholic World News trong bản tin ngày 31 tháng 3 năm 2025, “Tinh thần của Teilhard de Chardin, tu sĩ Dòng Tên đa tài, mà lễ kỷ niệm 70 năm ngày mất đang diễn ra trong những ngày này, đã lơ lửng trên cuộc họp diễn ra sáng nay tại Vương cung thánh đường Thánh Gioan Lateranô, từ đầu đến cuối,” L’Osservatore Romano đưa tin trong ấn bản ngày 29 tháng 3.
Bài viết của nhà báo Guglielmo Gallone theo sau bài tri ân dài hai trang, gồm sáu bài viết dành cho nhà triết học và nhà cổ sinh vật học người Pháp trong ấn bản ngày 27 tháng 3 của tờ báo Vatican, bao gồm lời tựa cuốn sách của Hồng Y José Tolentino de Mendonça, Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Giáo dục. Giống như các bài viết trước đó, bài viết của Gallone không đề cập đến quan điểm của Cha Teilhard về chủng tộc và thuyết ưu sinh, vốn đã thu hút sự chú ý ngày càng tăng của giới học giả trong thập niên qua.
Sự kiện ngày 29 tháng 3 tại Vương cung thánh đường Lateranô được tổ chức bởi CENSIS, một cơ quan nghiên cứu của Ý. Các diễn giả—bao gồm Hồng Y Baldassare Reina, tổng đại diện của Giáo phận Rome, và Cha Antonio Spadaro, SJ, phó thư ký của Bộ Văn hóa và Giáo dục—đã thảo luận về một phân tích của CENSIS về việc thực hành Công Giáo đang suy giảm ở Ý. Gallone báo cáo rằng Vương cung thánh đường, nhà thờ chính tòa của Giáo hoàng, đã chật kín người.
Nhắc đến Cha Teilhard (1881-1955)—người có những bài viết là chủ đề của một cảnh cáo của Văn phòng Thánh năm 1962—Gallone đã viết rằng “tài liệu CENSIS, cơ sở của cuộc thảo luận, báo cáo đáng kể về sự khẳng định của nhà thần học người Pháp, người có quan điểm ‘Giáo hội sẽ diệt vong nếu không thoát khỏi chủ nghĩa bí tích định lượng, để tái sinh trong những khát vọng cụ thể của con người.’”
“Người Công Giáo phải giúp thế giới ‘tiến lên và hướng lên’, như Teilhard đã nói,” Giuseppe De Rita, người sáng lập CENSIS 92 tuổi, nói với những người tham gia.
Cha Spadaro nói rằng người ta không nên “tạo ra sự phân cực giữa Chúa và thế giới, mà phải yêu thương và theo Chúa trên thế giới”—“nhận thức rằng, như Teilhard đã nhớ lại, ‘Mọi thứ vươn lên đều hội tụ’”, theo bản tóm tắt của Gallone về những nhận xét của Spadaro.

Trong thông điệp video với ý cầu nguyện tháng 4, Đức Giáo Hoàng thúc giục đưa công nghệ vào phục vụ con người, đặc biệt những người cần nhất.
(Tin Vatican - Kielce Gussie)
Trong tháng 4, Đức Phanxicô muốn dành ý cầu nguyện cho các công nghệ mới và hy vọng rằng việc sử dụng chúng "sẽ không thay thế các mối tương quan của con người, mà tôn trọng phẩm giá của con người và giúp chúng ta đối diện với các cuộc khủng hoảng của thời đại chúng ta".
Trong thế giới mạng xã hội
Trong một thế giới tràn ngập các xu hướng truyền thông xã hội và lĩnh vực trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng "công nghệ là thành quả của trí thông minh mà Chúa đã ban cho chúng ta". Tuy nhiên, ngài cảnh báo không nên lạm dụng nó - vì điều đó có thể gây ra hậu quả tiêu cực.
Đức Giáo Hoàng nói với Diễn đàn Kinh tế Thế giới: Trí tuệ Nhân tạo (AI) phải thúc đẩy và không bao giờ vi phạm phẩm giá con người
Ví dụ, Đức Giáo Hoàng ám chỉ đến các vấn đề về sự cô lập và sự vắng bóng của các mối quan hệ thực sự. Ngài nói, "có điều gì đó không ổn nếu chúng ta dành nhiều thời gian cho điện thoại di động hơn là cho tha nhân". Đức Giáo Hoàng Phanxicô cảnh báo rằng việc sử dụng màn hình ngày càng tăng ở mọi hình thức "khiến chúng ta quên rằng có những con người thực sự đằng sau nó, những người đang thở, cười và khóc". Kết quả là, nạn bắt nạt trên mạng và sự thù hận bắt đầu lan tràn trên các mạng xã hội.
Hơn nữa, công nghệ là một điều tốt không được "chỉ mang lại lợi ích cho một số ít người trong khi loại trừ những người khác" vì điều này dẫn đến bất bình đẳng về kinh tế, xã hội, lao động, giáo dục và các bất bình đẳng khác.
Công nghệ phục vụ con người
Để tránh những nguy hiểm này, Đức Giáo Hoàng khuyến khích mọi người "đặt công nghệ vào việc phục vụ con người" - như một phương tiện để đoàn kết mọi người, giúp đỡ những người gặp khó khăn, cải thiện cuộc sống của người bệnh, thúc đẩy văn hóa gặp gỡ và bảo vệ hành tinh của chúng ta.
Công nghệ không nhằm mục đích tách con người khỏi thực tế và các mối quan hệ. Do đó, Đức Phanxicô mời gọi mọi người "ít nhìn vào màn hình hơn" và "nhìn vào mắt nhau nhiều hơn". Việc cân bằng công nghệ với các mối quan hệ sẽ giúp mỗi người chúng ta khám phá ra điều thực sự quan trọng rằng “chúng ta là anh chị em, là con của cùng một Cha”.
1. Các chỉ huy Nga núp vào một hầm trú ẩn kiên cố chôn ngầm. Một chiếc MiG của Ukraine ném một quả bom chính xác xuyên qua cửa.
Đối với các chỉ huy Nga ở tỉnh Kherson, miền nam Ukraine, một hầm trú ẩn kiên cố chỉ huy phòng không bỏ hoang - từng liên quan đến một hệ thống hỏa tiễn S-300 của không quân Ukraine - có thể được coi là địa điểm an toàn cho một sở chỉ huy dã chiến.
Suy cho cùng, phần lớn nơi này nằm dưới lòng đất và có thể có những cánh cửa kiên cố.
Nhưng đối với những chiếc Mikoyan MiG-29 cải tiến của không quân Ukraine, được trang bị mới để ném bom chính xác bằng loại đạn dược do Mỹ thiết kế, hầm trú ẩn kiên cố chỉ là một mục tiêu đơn giản. Hôm Thứ Hai, 31 Tháng Ba, một trong những chiếc MiG siêu thanh đã ném một quả bom lượn GBU-62, có cánh xuyên qua cửa hầm trú ẩn kiên cố.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng Thứ Ba, 01 Tháng Tư, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết “Cuộc đột kích làm mất đi các sĩ quan cao cấp chỉ huy quân đoàn cùng với trang thiết bị. Những cuộc tấn công như vậy tước đi quyền kiểm soát rõ ràng của lực lượng địch và cũng làm suy yếu đáng kể tinh thần của các đơn vị quân đội xâm lược”.
Mục đích của cuộc đột kích hầm chỉ huy là vô hiệu hóa các trung đoàn và lữ đoàn Nga chịu trách nhiệm tấn công các đảo trên Sông Dnipro rộng lớn. “Khi không có sự lãnh đạo thì sẽ không có sự đổ bộ lên các đảo của chúng ta”, Chuẩn tướng Oleksii Hromov giải thích.
Cuộc tấn công trên không này chỉ là cuộc tấn công mới nhất trong một loạt các cuộc tấn công trong bối cảnh lực lượng không quân nhỏ bé của Ukraine tiếp nhận các loại đạn dược và máy bay mới và tiếp tục chuyển đổi thành một lực lượng tấn công chính xác nhỏ nhưng mạnh mẽ.
Có khả năng là toàn bộ khoảng 100 chiến đấu cơ trong kho vũ khí của Ukraine - một sự kết hợp hỗn hợp giữa các máy bay MiG và Sukhoi cũ của Liên Xô, các máy bay Lockheed Martin F-16 cũ của Đan Mạch và Hòa Lan và các máy bay Dassault Mirage 2000 cũ của Pháp - đều được trang bị để ném bom chính xác bằng nhiều loại bom lượn dẫn đường bằng vệ tinh và quán tính: GBU-39 và GBU-62 của Mỹ, Hammer của Pháp và thậm chí có khả năng là một mẫu mới của chính Ukraine.
Tất nhiên, người Nga cũng tiến hành ném bom chính xác. Và với hàng trăm máy bay phản lực nhiều hơn người Ukraine, người Nga có lợi thế về số lượng trên không.
Nhưng Ukraine gây nhiễu sóng radio vệ tinh làm giảm độ chính xác của đạn dược Nga thành công hơn là Nga gây nhiễu làm giảm độ chính xác của Ukraine, vì bom Ukraine có hệ thống dẫn đường dự phòng vượt trội dưới dạng hệ thống quán tính được tính toán vị trí của đạn dược thông qua máy đo gia tốc chính xác.
GBU-62 đã phá tan trụ sở của Nga tại Kherson là do Mỹ sản xuất nhưng lại là của Ukraine. Ngay sau khi Nga mở rộng cuộc chiến với Ukraine vào tháng 2 năm 2022, chính quyền của cựu Tổng thống Joe Biden đã nhanh chóng trang bị cho các máy bay MiG và Sukhois cũ của Ukraine những quả bom lượn giá rẻ nhưng chính xác, kết hợp giữa một quả bom câm 500 pound tiêu chuẩn với cánh của Bom Đường kính Nhỏ mới và bộ dẫn đường từ Đạn Tấn công Trực tiếp Liên hợp, không lượn, của quân đội Hoa Kỳ.
Hỏa tiễn GBU-62 có giá khoảng 50.000 đô la một quả—và cho phép các lữ đoàn MiG-29 của Ukraine làm những gì mà người Nga đã làm với hỏa tiễn đạn đạo Iskander đắt tiền hơn nhiều của họ, mỗi hỏa tiễn Nga có giá lên tới hơn 3 triệu đô la.
Khi Điện Cẩm Linh muốn phá hủy một sở chỉ huy của Ukraine trong một hầm trú ẩn kiên cố ngầm ở Kharkiv vào những giờ đầu của cuộc chiến tranh lớn cách đây ba năm, trước tiên họ định vị sở chỉ huy do Liên Xô xây dựng trong các kho lưu trữ đã bị lãng quên từ lâu—và sau đó nhắm hỏa tiễn Iskander vào đó.
Ukraine đã lặp lại thành tích này bằng một máy bay điều khiển từ xa giám sát nhỏ, một chiến đấu cơ cũ và một quả bom chính xác. Ba thứ rẻ tiền ấy được ghép lại với nhau.
[Forbes: Russian Commanders Ducked Into A Buried Bunker. A Ukrainian MiG Hurled A Precision Bomb Right Through The Door.]
2. Xe limousine của Putin bị cháy ở trung tâm Mạc Tư Khoa: Những điều cần biết cho đến nay
Đang có những tin cho rằng trùm mafia Vladimir Putin đã chết trong vụ cháy chiếc xe limousine. Quý vị và anh chị em đừng tin, điều đó không đúng đâu. Ông ta vẫn còn sống.
Ngày 1 tháng Tư thường được gọi là ngày cá tháng Tư, hay Ngày nói dối là một phong tục hàng năm vào ngày 1 tháng Tư dương lịch bao gồm những trò đùa và trò lừa bịp vô hại, đánh lừa người khác nhằm mục đích mua vui và mọi người mà có thể không chịu những lời chỉ trích, hay tác hại nào. Trong ngày này, những người thích đùa thường cố gắng lừa những người thân, bạn bè của họ tin vào điều gì đó không đúng sự thật, nhưng một cách vô hại và hài hước và không có nghĩa lừa lọc hoặc khiến người khác bực bội. Sau màn đùa và lừa, người đùa thường hét lên “Cá tháng tư” để giải tỏa thắc mắc và tiết lộ trò đùa. Truyền thống về ngày Cá tháng Tư tồn tại ở hầu hết các nước Âu Châu cũng như Bắc Mỹ.
Các phương tiện thông tin đại chúng thường tham gia vào những trò đùa này, với những tin vịt hoặc thông tin phóng đại ra ngoài sự thật, chia sẻ những câu chuyện hài hước vào ngày 1 tháng 4, và thường là đính chính hoặc tiết lộ vào ngày hôm sau.
Theo các phương tiện truyền thông Nga, một chiếc xe limousine là một phần trong đội xe của tổng thống Vladimir Putin đã bị cháy.
Người dùng mạng xã hội đã xem đoạn phim lan truyền về chiếc xe Aurus Senat đang bốc cháy, được cho là có giá trị khoảng 350.000 đô la. Theo các báo cáo, vụ việc xảy ra gần trụ sở của cơ quan tình báo chính của Nga, FSB.
Với hơn 1,7 triệu lượt xem trên một tài khoản mạng xã hội, cảnh quay về chiếc xe đang cháy đã lan truyền và gây ra nhiều đồn đoán. Nguyên nhân gây ra vụ cháy vẫn chưa được biết, và không rõ liệu chiếc xe có được Putin đích thân sử dụng hay không, nhưng nhà lãnh đạo Nga được cho là đã thể hiện sự hoang tưởng về các âm mưu ám sát.
Chiếc xe limousine Aurus Senat phát nổ trên phố Sretenka, ngay phía bắc trụ sở FSB ở Lubyanka vào hôm thứ Bảy.
Người chứng kiến có thể thấy khói bốc lên từ phía trước của chiếc xe bị phá hủy, và phía sau xe dường như cũng bị hư hỏng.
Không rõ ai là người sử dụng chiếc xe vào thời điểm đó, nhưng tờ báo Anh The Sun đưa tin, chiếc xe này có thể thường xuyên được Putin sử dụng.
Mikhail Khodorkovsky, một nhà hoạt động đối lập người Nga cho biết Putin có một số xe limousine Aurus Senat giống hệt như nhau, và ông ta đổi từ chiếc này sang chiếc khác khá thường xuyên.
Putin được cho là đã ra lệnh kiểm tra hệ thống cống rãnh trong khu vực và cả đội ngũ an ninh của mình.
Theo tờ Bild của Đức, không có báo cáo nào về thương tích và không có thông tin chi tiết về nguyên nhân vụ cháy. Câu chuyện về vụ việc cũng được nhiều phương tiện truyền thông chính thức của Nga đưa tin rộng rãi, bao gồm cả những phương tiện truyền thông ở Ukraine.
Tờ báo Đức cho biết vụ việc đã gây ra sự hoảng loạn ở Điện Cẩm Linh, lưu ý rằng an ninh được thắt chặt xung quanh tổng thống Nga khi ông đi công du.
Vào tháng 12, một quả bom giấu trong một chiếc xe tay ga đã giết chết nhà lãnh đạo lực lượng hóa học và sinh học của Nga, Trung tướng Igor Kirillov, và trợ lý của ông trong một vụ tấn công mà Ukraine đã nhận trách nhiệm. Trang tin độc lập Meduza của Nga cho biết Putin đã gọi vụ việc là một lỗ hổng an ninh lớn.
Video ghi lại chuyến thăm của Putin vào tuần trước tới thành phố Murmansk ở Bắc Cực cho thấy cảnh các quân nhân thuộc đội cận vệ nghi lễ bị kiểm tra để tìm vũ khí hoặc thiết bị nổ giấu kín trước khi tổng thống đến đặt vòng hoa tại Mộ Chiến sĩ vô danh.
Các cơ quan đặc biệt của Nga đã tăng cường các biện pháp an ninh vốn đã nghiêm ngặt xung quanh nhà lãnh đạo Nga ở mức độ chưa từng có, các quan chức Nga và Điện Cẩm Linh giấu tên đã nói với tờ The Moscow Times.
Tờ báo nhận xét rằng “Không chỉ Nga đang bốc cháy—ngay cả xe limousine của Putin cũng nổ tung. Vậy thì, này Vladimir—nếu ngay cả xe của ông cũng bốc cháy bên cạnh trụ sở FSB… có lẽ hệ thống đang có những rạn nứt từ bên trong?”
[Newsweek: 'Putin Motorcade' Limo Burns Down in Central Moscow: What To Know]
3. Tổng thống Trump sẽ không loại trừ nhiệm kỳ thứ ba
Sáng Chúa Nhật, Tổng thống Trump đã từ chối loại trừ ý tưởng tìm kiếm nhiệm kỳ thứ ba tại nhiệm, là điều bị cấm theo hiến pháp, khi nói với Kristen Welker của NBC News rằng “có những phương pháp” để thực hiện điều đó.
“Bạn phải bắt đầu bằng cách nói rằng, tôi có số phiếu thăm dò cao nhất trong số bất kỳ đảng viên Cộng hòa nào trong 100 năm qua,” Tổng thống Trump nói. “Chúng tôi đang ở mức cao 70 trong nhiều cuộc thăm dò, trong các cuộc thăm dò thực tế, và bạn thấy điều đó. Và, và bạn biết đấy, chúng tôi rất được ưa chuộng. Và bạn biết đấy, rất nhiều người muốn yêu cầu tôi làm điều đó. Nhưng, ý tôi là, về cơ bản tôi nói với họ, chúng tôi còn một chặng đường dài phải đi, bạn biết đấy, chính quyền này vẫn còn rất sớm.”
Bất kỳ động thái nào của Tổng thống Trump hoặc các đồng minh của ông nhằm đưa Tổng thống vào Phòng Bầu dục lần thứ ba sẽ đi ngược lại trực tiếp với Tu chính án thứ 22 của Hiến pháp, trong đó nêu rõ rằng “không ai được bầu vào chức vụ Tổng thống quá hai lần” và không có ngoại lệ ngay cả các tổng thống được bầu vào các nhiệm kỳ không liên tiếp như Tổng thống Trump. Tu chính án này được ban hành vào năm 1951, phần lớn là theo yêu cầu của những người Cộng hòa không hài lòng khi Tổng thống Franklin D. Roosevelt được bầu bốn lần.
“Người Mỹ hoàn toàn chấp thuận và ủng hộ Tổng thống Trump và các chính sách Nước Mỹ trên hết của ông. Như Tổng thống đã nói, vẫn còn quá sớm để nghĩ về điều đó và ông ấy đang tập trung vào việc khắc phục mọi tổn thương mà Tổng thống Biden đã gây ra và Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, Giám đốc truyền thông Tòa Bạch Ốc Steven Cheung cho biết trong một tuyên bố.
Đồng minh hàng đầu Steve Bannon, người thường xuyên họp với những người theo đường lối cứng rắn của MAGA trong podcast War Room của mình, vào tháng 12 đã gợi ý rằng Tổng thống Trump có thể tìm kiếm một nhiệm kỳ nữa vào năm 2028. Ông đã tiếp tục thúc đẩy điều đó trong những tháng kể từ đó.
Tổng thống Trump cũng đã nghiêng về ý tưởng này.
“Vâng, có những kế hoạch,” ông nói với Welker vào hôm Chúa Nhật. “Có — thực ra không phải là kế hoạch. Có, có những phương pháp mà bạn có thể thực hiện, như bạn biết đấy.”
Welker đã hỏi Tổng thống Trump rằng liệu ông có cân nhắc đến phương pháp là để Phó Tổng thống JD Vance ra tranh cử Tổng thống vào năm 2028 hay không. Theo kịch bản, JD Vance ra tranh cử Tổng thống trong một liên danh mà Tổng thống Trump là phó tổng thống. Sau đó, Vance nhường lại công việc cho Tổng thống Trump sau khi đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử.
“Vâng, đó là một cách,” Tổng thống Trump nói. “Nhưng còn những cách khác nữa. Còn những cách khác nữa.”
4. Đã đến lúc trừng phạt Orbán, chính phủ tiếp theo của Đức cho biết
Chính phủ mới của Đức cho biết họ sẽ gây áp lực để Liên minh Âu Châu đưa ra thêm biện pháp cứng rắn đối với các quốc gia có hành vi sai trái ― ám chỉ ngầm đến Hung Gia Lợi của Viktor Orbán. Tân thủ tướng Friedrich Merz cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm Thứ Hai, 31 Tháng Ba.
Theo dự thảo thỏa thuận liên minh mà POLITICO xem được, phe bảo thủ của tân thủ tướng Friedrich Merz và đối tác liên minh trung tả của họ, là Đảng Dân chủ Xã hội, gọi tắt là SPD, đã đồng ý yêu cầu khối này cắt giảm tiền và đình chỉ quyền bỏ phiếu đối với các quốc gia vi phạm các nguyên tắc quan trọng như pháp quyền.
Mặc dù Hung Gia Lợi không được nhắc đến tên, nhưng dự thảo thỏa thuận rõ ràng đang đề cập đến quốc gia vi phạm tồi tệ nhất trong Liên Hiệp Âu Châu, quốc gia trong nhiều năm qua bị cáo buộc phá hoại các chuẩn mực dân chủ, hạn chế quyền tự do báo chí và hạn chế tính độc lập của các thẩm phán.
Các đảng phái Đức ― bao gồm những người chiến thắng của Merz và SPD lãnh đạo chính phủ trước ― hiện đang đàm phán để thành lập liên minh và cần thống nhất các nguyên tắc cơ bản trước khi nhậm chức. Một thỏa thuận gây áp lực buộc Liên Hiệp Âu Châu phải theo đuổi các lệnh trừng phạt đối với các quốc gia như Hung Gia Lợi là một phần của một loạt các thỏa thuận tạm thời bao gồm các vấn đề đa dạng như chính sách di cư, việc loại bỏ than và chi tiêu phúc lợi.
“Các công cụ bảo vệ hiện có, từ các thủ tục vi phạm và việc giữ lại các quỹ của Liên Hiệp Âu Châu cho đến việc đình chỉ các quyền thành viên như quyền bỏ phiếu trong Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu, phải được áp dụng nhất quán hơn nhiều so với trước đây”, các nhà đàm phán từ khối bảo thủ của Merz và SPD đã viết trong một dự thảo thỏa thuận liên minh về chính trị Liên Hiệp Âu Châu.
Nghị viện Âu Châu đã kích hoạt giai đoạn đầu tiên của thủ tục Điều 7 chống lại Hung Gia Lợi vào năm 2018 vì nghi ngờ “vi phạm nghiêm trọng” các giá trị cốt lõi và quyền cơ bản của khối. Nhưng quá trình này, có thể dẫn đến việc đình chỉ quyền bỏ phiếu của Hung Gia Lợi, đã bị đình trệ do chia rẽ chính trị giữa các quốc gia thành viên.
Năm 2022, Ủy ban Âu Châu đã có động thái chặn khoảng 22 tỷ euro tiền mặt của Liên Hiệp Âu Châu dành cho Hung Gia Lợi trong bối cảnh lo ngại về nhân quyền và tính độc lập của ngành tư pháp. Cuối cùng, họ đã mở khóa hơn 10 tỷ euro vào năm ngoái, gây ra phản ứng dữ dội.
Một điểm bất đồng khác giữa Liên Hiệp Âu Châu và chính phủ Hung Gia Lợi là thái độ thân thiện của Orbán đối với Mạc Tư Khoa, khi Budapest nhiều lần sử dụng quyền phủ quyết của mình để ngăn chặn lệnh trừng phạt đối với các nhà tài phiệt và chỉ huy quân sự Nga.
Để lách quyền phủ quyết đó, chính phủ Đức mới muốn “ủng hộ việc mở rộng quyền bỏ phiếu đa số đủ điều kiện trong Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu, đặc biệt là về một số vấn đề của Chính sách đối ngoại và an ninh chung, gọi tắt là CFSP, chẳng hạn như việc áp dụng các biện pháp trừng phạt”. Điều đó sẽ cho phép đưa ra quyết định mà không cần sự chấp thuận của Hung Gia Lợi.
Nói rộng hơn, các nhà đàm phán liên minh đã thề sẽ đảm nhận vai trò chủ động hơn trên trường Âu Châu bằng cách sử dụng Tam giác Weimar — một liên minh lỏng lẻo giữa Pháp, Đức và Ba Lan — như một phương tiện để định hình chính sách Liên Hiệp Âu Châu. Dưới chính phủ liên minh trước đây do Olaf Scholz của SPD lãnh đạo, mối quan hệ của Đức với Pháp và Ba Lan đã xấu đi.
“ Tại Tam giác Weimar, chúng tôi sẽ tìm kiếm sự phối hợp chặt chẽ về mọi vấn đề chính sách liên quan của Âu Châu để hành động thống nhất hơn trong việc phục vụ toàn thể Liên Hiệp Âu Châu”, bản dự thảo thỏa thuận nêu rõ, lặp lại những tuyên bố trước đây của thủ tướng mới Merz, người đã nói rằng ông sẽ tới cả Paris và Warsaw vào ngày đầu tiên nhậm chức.
Những người bảo thủ cũng tuyên bố sẽ giải quyết một lời phàn nàn về nước Đức thường được nghe thấy ở các thủ đô Âu Châu: việc Đức không bỏ phiếu về các vấn đề quan trọng của Liên Hiệp Âu Châu, được gọi một cách mỉa mai là “phiếu bầu của Đức”.
Khi các bộ của Đức bất đồng quan điểm về chính sách của Liên Hiệp Âu Châu, theo nguyên tắc, quốc gia này sẽ không bỏ phiếu cho Liên Hiệp Âu Châu. Tuy nhiên, Merz đã tuyên bố sẽ không có sự bỏ phiếu trắng nào của Đức khi nói đến các cuộc bỏ phiếu quan trọng tại Brussels dưới sự lãnh đạo của ông.
Nhưng phe bảo thủ của ông và SPD không đồng ý về cách thực hiện điều đó. Phe bảo thủ muốn Merz có thể có tiếng nói lớn hơn trong lập trường của Đức khi nói đến các cuộc bỏ phiếu quan trọng của Liên Hiệp Âu Châu bằng cách “chịu trách nhiệm điều phối ngay từ đầu hoặc chịu trách nhiệm trong suốt quá trình”. Mặt khác, SPD muốn tuân thủ “nguyên tắc liên bộ”, giải quyết các tranh chấp giữa các bộ.
Bản dự thảo thỏa thuận về lập trường của chính phủ đối với Liên Hiệp Âu Châu xuất phát từ một trong 16 nhóm làm việc liên đảng được thành lập để phát triển lập trường về các lĩnh vực chính sách quan trọng. Vào chiều thứ sáu, các chính trị gia chủ chốt đã tham gia đàm phán cuối cùng để đưa ra một thỏa thuận liên minh thống nhất dựa trên bản dự thảo của các nhóm làm việc.
Thỏa thuận liên minh cuối cùng có thể đạt được sớm nhất vào giữa tháng 4.
[Politico: The time has come to punish Orbán, Germany’s next government says]
5. Thỏa thuận ngừng bắn Hắc Hải có thể phản tác dụng đối với Ukraine như thế nào
Washington đã đưa ra đề xuất ngừng bắn ở Hắc Hải như bằng chứng cho thấy chính quyền Tổng thống Trump có thể thay đổi cục diện trong cuộc chiến của Nga với Ukraine nhưng Kyiv và các đồng minh có thể lo ngại rằng Putin có thể giành được lợi thế từ thỏa thuận này.
Sau ba ngày đàm phán tại Saudi Arabia với sự tham gia của các phái đoàn Mỹ, Ukraine và Nga, Ngoại trưởng Marco Rubio cho biết Hoa Kỳ đang đánh giá các điều khoản của Nga sau khi Mạc Tư Khoa đồng ý “về nguyên tắc” với một thỏa thuận ngừng bắn. Những điều khoản này bao gồm việc chấm dứt sử dụng tàu thương mại cho mục đích quân sự nhưng Điện Cẩm Linh muốn các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ để đổi lại.
Nhưng hai chính trị gia Ukraine đã nói với Newsweek rằng thỏa thuận này không nêu rõ liệu các cảng của Ukraine có được bảo vệ hay không, trong khi một chuyên gia hàng hải cho biết nó có thể phá hủy mọi thành quả mà Kyiv đã đạt được khi tấn công Hạm đội Hắc Hải của Nga.
Sau các cuộc đàm phán ở Riyadh, Tổng thống Ukraine Volodymr Tổng thống Zelenskiy cho biết ông lạc quan rằng lệnh ngừng bắn ở Hắc Hải có thể mở ra những động thái tiếp theo hướng tới một thỏa thuận hòa bình dài hạn hơn. Nhưng Ukraine và các đồng minh lo ngại Nga có thể giành được lợi thế trong nỗ lực của chính quyền Tổng thống Trump nhằm đạt được tiến triển ngoại giao nhanh chóng.
Vào đầu tháng 3, Ukraine đã đồng ý với lệnh ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày do Hoa Kỳ đề xuất nhưng Nga đã từ chối. Các cuộc đàm phán gần đây nhất của Saudi đã kết thúc với các kế hoạch tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển Hắc Hải và dừng các cuộc tấn công tầm xa vào cơ sở hạ tầng năng lượng.
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Mike Waltz cho biết trọng tâm là lệnh ngừng bắn trên biển để cả hai nước có thể khởi động lại hoạt động buôn bán ngũ cốc và nhiên liệu. Putin cho biết ông ủng hộ việc khôi phục sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải, mà Mạc Tư Khoa đã rút khỏi.
Nhưng Ukraine đã khai phá một tuyến đường thương mại đòi hỏi tàu thuyền phải đi gần bờ biển của mình do Hải quân Ukraine dẫn đường, qua đó tái lập tuyến đường xuất khẩu ngũ cốc chính và hoạt động thương mại gần với mức trước chiến tranh.
Kyiv có thể phải từ bỏ ảnh hưởng của mình ở Hắc Hải, nơi các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn, thuyền điều khiển từ xa, và máy bay điều khiển từ xa đã đẩy hải quân Nga ra khỏi căn cứ ở Sevastopol trên Bán đảo Crimea.
Phó Đô đốc đã nghỉ hưu của Hoa Kỳ Robert Murrett nói với tờ Newsweek rằng: “Chúng ta nên ghi nhận thành công rất đáng chú ý mà Ukraine đã đạt được trong việc giành chiến thắng trong trận chiến Hắc Hải và khiến Hải quân và đội tàu buôn của Nga gặp nguy hiểm tại đó”.
Murrett, phó giám đốc Viện Chính sách và Luật An ninh thuộc Đại học Syracuse, cho biết: “Không có gì ngạc nhiên khi Mạc Tư Khoa tìm kiếm một thỏa thuận cho phép họ hoạt động tự do hơn trước sự thành công liên tục của Ukraine trong các hoạt động hàng hải”.
Các quan chức Rumani và Bulgaria chia sẻ với tờ Financial Times về nỗi lo ngại của họ rằng một thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Mạc Tư Khoa có thể mở rộng khu vực hoạt động của hải quân Nga, khôi phục lại ảnh hưởng của nước này tại vùng biển tiếp giáp bờ biển của cả ba quốc gia.
Điều này cũng có thể khiến Ukraine mất đi con bài mặc cả trong các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai trước khi bất kỳ thỏa thuận nào về lệnh ngừng bắn rộng rãi hơn có thể được đồng ý.
Yörük Işık, nhà lãnh đạo công ty tư vấn Bosphorus Observer có trụ sở tại Istanbul, nói với Newsweek rằng các cuộc đàm phán ở Riyadh không mang lại thỏa thuận mà chỉ là “một văn bản đầu hàng trước các điểm đàm phán của Điện Cẩm Linh”.
“Nó mang đến cho Nga cơ hội đưa hải quân của mình ra phần còn lại của Hắc Hải và sẽ thiết lập lại tất cả các lợi ích mà Ukraine đã đạt được”, ông nói. “Điều đó có nghĩa là, tại bất kỳ thời điểm nào, các đồn tác chiến của Ukraine lại bị Nga đe dọa”.
Ngay cả khi Putin đề xuất ông ủng hộ việc khôi phục thỏa thuận ngũ cốc, Nga vẫn muốn nhận lại rất nhiều, cụ thể là nới lỏng lệnh trừng phạt đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu thực phẩm và các tổ chức tài chính của nước này, bao gồm cả Rosselkhozbank.
Mạc Tư Khoa cũng muốn kết nối lại với hệ thống thanh toán SWIFT mà nước này đã bị loại khỏi khi cuộc chiến tranh xâm lược của Putin bắt đầu.
Nhưng các lệnh trừng phạt do phương Tây dẫn đầu này nhằm mục đích cô lập Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu để ngăn chặn nguồn tài trợ cho cỗ máy chiến tranh của nước này. Đã có một cuộc chiến khó khăn nhằm hạn chế xuất khẩu dầu bị hạn chế của Nga, tiếp tục diễn ra thông qua một đội tàu ngầm và Kyiv cùng những người vận động hành lang của họ không muốn bất kỳ động thái nào làm giảm bớt các biện pháp này.
Ngoài ra, lệnh ngừng bắn ở Hắc Hải không cung cấp nhiều sự rõ ràng về an ninh cho các cảng của Ukraine. Oleksiy Goncharenko, một nghị sĩ Ukraine, thành viên của phái đoàn Ukraine tại Hội đồng Nghị viện của Hội đồng Âu Châu, gọi tắt là PACE, cho biết để thỏa thuận được công bằng, nó phải mở rộng ra ngoài thành phố Odessa thường xuyên bị nhắm đến đến các cảng Kherson và Mykolaiv, nơi Nga đã chặn và đặt mìn.
“Lệnh ngừng bắn ở Hắc Hải rất quan trọng đối với Ukraine và chúng tôi rất vui khi Hoa Kỳ đang nỗ lực để đạt được lệnh này nhưng vẫn có một số lo ngại về các chi tiết”, Goncharenko nói với Newsweek.
Một nghị sĩ Ukraine khác, Kira Rudik, lãnh đạo đảng Holos của Ukraine, cũng đồng ý rằng câu hỏi quan trọng vẫn là liệu các cảng của Ukraine có được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công của Nga hay không và không có gì chắc chắn liệu Mạc Tư Khoa có tuân thủ bất kỳ thỏa thuận nào hay không.
Bà cho biết Putin có thể chỉ sử dụng thỏa thuận này để kéo dài thời gian với hy vọng giành được lợi thế trên chiến trường.
Kế hoạch ngừng bắn của cả hai bên bao gồm việc dừng các cuộc tấn công tầm xa vào cơ sở hạ tầng năng lượng, nhưng điều này có vẻ ít nhượng bộ hơn đối với Mạc Tư Khoa. Điều này là do các cuộc tấn công của Kyiv có xu hướng nhắm vào các cơ sở dầu mỏ của Nga có liên quan đến nỗ lực chiến tranh của nước này, trong khi các cuộc tấn công của Nga vào các cơ sở năng lượng của Ukraine nhằm mục đích làm suy yếu tinh thần của người dân vào mùa đông.
Hein Goemans, một chuyên gia về chấm dứt chiến tranh và tranh chấp lãnh thổ đến từ Đại học Rochester, nói với Newsweek rằng thỏa thuận Hắc Hải hiện tại “thực sự không có nhiều ý nghĩa”.
Thỏa thuận này sẽ hợp lý nếu Washington sẵn sàng thực thi nó”, ông nói. “Ukraine không nên tin rằng thỏa thuận này đáng tin cậy theo bất kỳ cách nào nếu Hoa Kỳ không sẵn sàng cam kết trừng phạt nếu Nga từ bỏ, và họ sẽ từ bỏ”.
“Nga không thỏa hiệp về bất kỳ khía cạnh nào”, ông nói thêm. “Có thể điều này sẽ cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc, nhưng phần lớn việc đó đã diễn ra suôn sẻ”.
Các quan chức Nga đã chào đón các cuộc đàm phán với sự lạc quan, và Tổng thống Zelenskiy cho biết đây là một khởi đầu tốt, nhưng sự không chắc chắn về các chi tiết của thỏa thuận Hắc Hải cho thấy con đường dẫn đến thỏa thuận ngừng bắn có thể còn dài và phức tạp.
[Newsweek: How Black Sea Ceasefire Deal Could Backfire For Ukraine]
6. Tổng thống Trump đe dọa sẽ ném bom Iran nếu không đạt được thỏa thuận hạt nhân
Tổng thống Trump đe dọa sẽ ném bom và áp thuế bổ sung đối với Iran nếu nước này không đạt được thỏa thuận với chính quyền của ông về chương trình hạt nhân.
“Nếu họ không đạt được thỏa thuận, sẽ có vụ đánh bom”, Tổng thống Trump nói trong cuộc phỏng vấn với Kristen Welker của NBC News vào hôm Chúa Nhật.
Ông nói thêm: “Có khả năng là nếu họ không đạt được thỏa thuận, tôi sẽ áp dụng thuế quan thứ cấp đối với họ như tôi đã làm cách đây bốn năm, là điều đã đưa họ đến một vị trí mà họ rất mong muốn”.
Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian cho biết hôm Chúa Nhật rằng Iran đã từ chối đàm phán trực tiếp với Hoa Kỳ để đáp lại lá thư của Tổng thống Trump về chương trình hạt nhân của nước này.
Pezeshkian cho biết: “Mặc dù khả năng đàm phán trực tiếp giữa hai bên đã bị bác bỏ trong phản hồi này, nhưng tôi vẫn nhấn mạnh rằng con đường đàm phán gián tiếp vẫn còn mở”.
Căng thẳng đã leo thang giữa Iran và Hoa Kỳ kể từ khi Tổng thống Trump trở lại Tòa Bạch Ốc, với chính quyền của ông liên tục nhấn mạnh rằng Iran không thể có được vũ khí hạt nhân. Trong nhiệm kỳ đầu tiên tại nhiệm, Tổng thống Trump đã rút Hoa Kỳ khỏi một hiệp ước với Iran vốn nhằm chấm dứt tham vọng hạt nhân của nước này và sau đó liên tục cáo buộc Iran không giữ lời hứa. Trung Quốc, Nga, Pháp, Đức, Anh và Liên minh Âu Châu cũng tham gia vào hiệp ước năm 2015 đó.
Đầu tháng này, tổng thống đã đe dọa sẽ có hành động quân sự chống lại Iran vì nước này ủng hộ lực lượng Houthi ở Yemen, nói rằng các cuộc tấn công tiếp theo của nhóm chiến binh này sẽ được coi là cuộc tấn công trực tiếp từ Iran và sẽ bị đáp trả bằng “lực lượng lớn”.
[Politico: Trump threatens to bomb Iran if nuclear deal can’t be reached]
7. Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận bắt giữ nhà báo Thụy Điển
Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận hôm Chúa Nhật về vụ bắt giữ nhà báo người Thụy Điển Joakim Medin.
Trung tâm chống thông tin sai lệch của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết trong một tuyên bố: “Người này bị truy nã vì tội 'thuộc về một tổ chức khủng bố có vũ trang' và 'phỉ báng tổng thống', đã bị bắt khi đến phi trường Istanbul vào ngày 27 tháng 3 và bị giam giữ”.
Việc giam giữ nhà báo diễn ra trong bối cảnh các cuộc biểu tình lớn ở Istanbul phản đối vụ bắt giữ nhà lãnh đạo phe đối lập Ekrem İmamoğlu. Thị trưởng Istanbul — người được coi là đối thủ chính của Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan — đã bị bắt vào tuần trước với cáo buộc tham nhũng.
Vụ bắt giữ Medin diễn ra sau vụ trục xuất Mark Lowen, phóng viên của BBC, cũng như việc bắt giữ hàng chục nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin về các cuộc biểu tình.
Tuy nhiên, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết lệnh bắt giữ phóng viên người Thụy Điển “không liên quan gì đến hoạt động báo chí”.
Nội dung phim kể về sự tham gia của Medin vào một cuộc biểu tình của Đảng Công nhân người Kurd, gọi tắt là PKK tại Stockholm vào năm 2023. PKK bị nhiều nước Âu Châu, bao gồm cả Thụy Điển, coi là một nhóm khủng bố.
Sự hiện diện của các thành viên PKK tại Thụy Điển là cốt lõi của mối quan hệ phức tạp giữa Thổ Nhĩ Kỳ và quốc gia Bắc Âu này. Đây là một trong những lý do tại sao Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những quốc gia cuối cùng chấp thuận đề xuất gia nhập NATO của Stockholm vào năm ngoái — và Ankara cuối cùng đã đưa ra những nhượng bộ bao gồm cả việc dẫn độ công dân Thổ Nhĩ Kỳ đang cư trú tại Thụy Điển.
Erik Larsson, nhà lãnh đạo tổ chức Phóng viên không biên giới tại Thụy Điển, đã chỉ trích vụ bắt giữ Medin. “Đây không chỉ là một cuộc tấn công vào Joakim Medin mà còn vào tất cả chúng ta. Chúng ta có quyền được biết những gì đang diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ,” ông nói.
[Kyiv Independent: Turkey confirms arrest of Swedish journalist]
8. Các bác sĩ tiếp tục phẫu thuật cho bệnh nhân tại bệnh viện quân y bị Nga tấn công
Một bệnh viện dành cho những người lính Ukraine bị thương ở Kharkiv đã tiếp tục hoạt động sau khi cơ sở này bị máy bay điều khiển từ xa của Nga tấn công vào ngày 29 tháng 3. Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết như trên trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Hai, 31 Tháng Ba.
Bệnh viện quân y này là mục tiêu tấn công có chủ đích của Nga khiến hai người thiệt mạng và 25 người khác bị thương ở Kharkiv và khu vực xung quanh.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết: “Hậu quả của cuộc tấn công vào ban đêm của Shaheds là nhiều bệnh nhân và nhân viên tại bệnh viện đã bị thương, và một số tòa nhà bị hư hại”.
“Nhưng giờ đây, các hoạt động đã được tiếp tục tại các phòng phẫu thuật bị hư hại do sóng nổ. Bệnh viện không thể ngừng hỗ trợ và điều trị bệnh nhân dù chỉ một phút.”
Edouard Khorosun, nhà lãnh đạo trung tâm y tế quân đội, gọi cuộc tấn công vào bệnh viện là “một hành động khủng bố”.
Nhiều vụ nổ xảy ra tại Kharkiv trong hai đêm 29, và 30 tháng 3. Máy bay điều khiển từ xa của Nga đã phá hủy một trung tâm mua sắm, một số tòa nhà dân cư và một tòa nhà văn phòng ngoài bệnh viện.
Thống đốc tỉnh Kharkiv Oleh Syniehubov cho biết vụ tấn công đã giết chết một người đàn ông 67 tuổi và một người phụ nữ 70 tuổi, và khiến 25 người khác bị thương, trong đó có năm trẻ em.
Một bé gái 15 tuổi đã phải vào bệnh viện trong tình trạng nguy kịch sau cuộc tấn công.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy ngày 30 tháng 3 cho biết vụ tấn công vào Kharkiv là một dấu hiệu nữa cho thấy Tổng thống Nga Vladmir Putin không quan tâm đến việc hướng tới lệnh ngừng bắn.
Ông cho biết: “Địa lý và mức độ tàn bạo của các cuộc không kích của Nga, không chỉ thỉnh thoảng mà diễn ra hầu như hằng ngày, cho thấy Putin không hề quan tâm đến ngoại giao”.
Tỉnh Kharkiv ở đông bắc Ukraine thường xuyên là mục tiêu của các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn, máy bay điều khiển từ xa và bom lượn của Nga.
[Kyiv Independent: Doctors resume operating on patients at military hospital hit by Russian strike]
9. Tổng thống Trump sa thải gần như toàn bộ nhân viên tại viện hòa bình Hoa Kỳ, tờ Washington Post đưa tin
Tòa Bạch Ốc đã sa thải gần như toàn bộ nhân viên tại trụ sở Viện Hòa bình Hoa Kỳ, gọi tắt là USIP tại Washington, DC vào ngày 29 tháng 3, tờ Washington Post đưa tin.
Viện đóng vai trò tích cực trong việc hòa giải xung đột và hỗ trợ đàm phán hòa bình tại các quốc gia đang có chiến tranh, bao gồm cả Ukraine.
Bộ Hiệu quả Chính phủ, gọi tắt là DOGE, một cơ quan do Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thành lập, đã sa thải khoảng 200 đến 300 nhân viên tại trụ sở của viện, các nhân viên nói với tờ Washington Post với điều kiện giấu tên.
Theo báo cáo của tờ Washington Post, hầu hết nhân viên ở nước ngoài của viện vẫn giữ nguyên vị trí.
Tổng thống Trump đã cấp cho DOGE quyền rộng rãi để cắt giảm ngân sách và sa thải nhân viên liên bang với danh nghĩa loại bỏ lãng phí. DOGE do tỷ phú Elon Musk, người giàu nhất thế giới, đứng đầu đã ra lệnh sa thải hàng loạt và cắt giảm tài trợ mặc dù đang có những thách thức pháp lý.
DOGE trước đây đã nhắm vào Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, gọi tắt là USAID, các cơ quan truyền thông do Hoa Kỳ tài trợ tại Ukraine và một sáng kiến theo dõi việc Nga trục xuất cưỡng bức trẻ em Ukraine.
USIP có khoảng 600 nhân viên trên toàn thế giới. Các nhân viên nói với tờ Washington Post rằng việc sa thải đột ngột sẽ có tác động ngay lập tức đến các khu vực xung đột.
Một nhân viên cho biết: “Chúng tôi cử những người trung gian đến để giúp gắn kết những cộng đồng này lại với nhau”.
“Vì vậy, việc rút những tài sản này ra ngay lập tức sẽ có tác động đáng kể đến tình trạng bạo lực trên thực địa.”
Việc chấm dứt diễn ra khi chính quyền Tổng thống Trump tiếp tục nỗ lực đàm phán một thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine. Các cuộc đàm phán gần đây tại Saudi Arabia đã dẫn đến lệnh ngừng bắn một phần đối với các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng và các hoạt động ở Hắc Hải, mặc dù Kyiv đã cáo buộc Mạc Tư Khoa tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở năng lượng.
Cho đến nay, chỉ có Ukraine đồng ý với đề xuất của Hoa Kỳ về lệnh ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày đối với mọi hành động thù địch. Nga vẫn tiếp tục từ chối.
[Kyiv Independent: Trump fires nearly all staff at US peace institute, WP reports]
10. Số người thiệt mạng trong trận động đất ở Miến Điện lên tới 1.600
Chính phủ do quân đội nước này lãnh đạo cho biết hôm thứ Bảy rằng hơn 1.600 người đã thiệt mạng trong trận động đất lớn xảy ra ở Miến Điện và khu vực rộng lớn hơn vào thứ Sáu, và 3.400 người khác bị thương.
Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ ước tính số người chết có thể lên tới 10.000 người, sau trận động đất mạnh 7,7 độ richter xảy ra gần Mandalay, thành phố lớn thứ hai của đất nước.
Trận động đất cũng làm rung chuyển nước láng giềng Thái Lan, khoảng 100 người vẫn đang mắc kẹt trong tòa nhà đang xây dựng bị sập ở Bangkok.
Giới lãnh đạo quân đội Miến Điện cho biết số người chết ở nước này đã tăng lên 1.644 vào chiều thứ Bảy, trong khi số người bị thương đã tăng lên 3.408, với 139 người mất tích, theo BBC đưa tin.
Miến Điện được lãnh đạo bởi nhà lãnh đạo chính quyền quân sự Min Aung Hlaing, người đang bị Tòa án Hình sự Quốc tế ra lệnh bắt giữ.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết chính quyền của ông sẽ giúp Miến Điện. Đây sẽ là một trong những phản ứng đầu tiên của Washington đối với một thảm họa thiên nhiên lớn kể từ khi Tổng thống Trump ra lệnh giải thể Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, hủy bỏ hơn 80 phần trăm các chương trình của cơ quan này và cắt giảm tài trợ cho nhiều sáng kiến.
Brussels cho biết trong một tuyên bố rằng Liên minh Âu Châu đã giải ngân 2,5 triệu euro tiền viện trợ khẩn cấp ban đầu cho các nạn nhân của trận động đất, nâng tổng số viện trợ nhân đạo của Liên Hiệp Âu Châu cho Miến Điện lên hơn 35 triệu euro tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay.
Hadja Lahbib, ủy viên Liên Hiệp Âu Châu phụ trách quản lý khủng hoảng, cho biết: “Liên Hiệp Âu Châu đoàn kết với người dân Miến Điện và khu vực rộng lớn hơn đang phải gánh chịu hậu quả của trận động đất mạnh này”.
[Kyiv Independent: Myanmar earthquake death toll tops 1,600]
1. Hoa Kỳ xoay xở để ngăn chặn cuộc chiến tranh Ukraine ‘trở thành hạt nhân’ sau khi Tướng Armageddon của Putin kêu gọi sử dụng vũ khí nguyên tử chiến thuật
Tờ The New York Times hôm Thứ Hai, 31 Tháng Ba, báo cáo rằng Tướng quân Ngày Tận Thế thường được gọi là Armageddon của NGA đã bị các điệp viên Hoa Kỳ phát hiện khi đang kêu gọi sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trong khoảnh khắc nghẹt thở khi cuộc chiến gần như sắp trở thành chiến tranh hạt nhân.
Vào tháng 10 năm 2022, những chiến binh dũng cảm của Kyiv đang tiến vào Kherson và đẩy lùi quân đội Mạc Tư Khoa qua sông Dnipro. Khi Nga đang bị làm nhục, Tướng Sergei Surovikin, 58 tuổi của Vladimir Putin, đã bị tình báo Mỹ nghe lén và lập ra một kế hoạch tuyệt vọng.
Theo tờ The New York Times, Surovikin muốn ngăn chặn quân đội Ukraine vượt sông bằng cách sử dụng bom hạt nhân chiến thuật. Nga rất muốn ngăn chặn bước tiến liên tục của Ukraine vì họ lo ngại nếu quân đội Kyiv vượt sông, họ có thể tiến đến Crimea.
Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã ra lệnh rút lui nhục nhã sau khi các chỉ huy của ông thú nhận rằng họ không còn có thể đối mặt với pháo binh của Ukraine và không thể tiếp tế cho quân đội của họ. Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh báo cáo rằng các Lữ Đoàn Dù tinh nhuệ của Nga bị tổn thất nặng nề đến mức có các tiểu đoàn Dù Nga chỉ còn không quá 6 binh sĩ. Khả năng tên bạo chúa bệnh hoạn Putin sử dụng vũ khí hạt nhân tăng từ năm phần trăm tăng lên 50 phần trăm nếu phòng tuyến của Nga sụp đổ. Sau đó, Hoa Kỳ đã gây áp lực buộc Ukraine phải chậm lại trong bối cảnh lo ngại Nga sẽ bắt đầu một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Không rõ Putin có chủ động cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân vào thời điểm này hay không, nhưng người ta tin rằng ông đã chịu áp lực từ cả Trung Quốc và Hoa Kỳ để không làm như vậy. Nhưng nỗi sợ hãi đã tạo ra sự chia rẽ giữa các chỉ huy quân đội Âu Châu và Hoa Kỳ, trong đó người Mỹ muốn người Ukraine chậm lại.
Nga đã để lại một lực lượng để bảo vệ đường rút lui của mình qua Dnipro, mà theo báo cáo thì Ukraine có thể dễ dàng đánh bại.
Chìa khóa cho sự tiến bộ của Ukraine là Task Force Dragon - một liên minh các sĩ quan tình báo sẽ cung cấp thông tin cho Ukraine. Nhưng họ sẽ không tiết lộ cách họ biết thông tin để bảo vệ nguồn tin của mình.
Tướng Mỹ Christopher Donahue nói với người Ukraine: “Đừng lo lắng về cách chúng tôi tìm ra thông tin tình báo. Chỉ cần tin rằng khi bạn bắn, nó sẽ trúng đích, và bạn sẽ thích kết quả, và nếu bạn không thích kết quả, hãy cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ làm cho nó tốt hơn.”
Trước các tin tức cho rằng Surovikin có thể tung đòn hạt nhân chiến thuật, và dưới áp lực của Mỹ, các tướng lĩnh của Volodymyr Zelenksy đã không ra đòn quyết định. Nga đã sử dụng một số cách khác để ngăn chặn quân đội Ukraine vượt biên, bao gồm gài mìn phá Đập Kakhovka và phá hủy những cây cầu bắc qua Dnipro.
Ukraine chờ quân Nga rút lui rồi dừng lại ở sông Dnipro, kết thúc cuộc phản công thành công.
Tổng thống Ukraine Tổng thống Zelenskiy đã kéo cờ quốc gia trên quảng trường chính của thành phố phía nam trong bối cảnh hân hoan vào tháng 11 năm 2022.
Surovikin phụ trách chiến dịch chiến tranh của Nga tại Ukraine từ tháng 10 năm 2022 cho đến khi Putin sa thải ông vào Tháng Giêng năm 2023. Ông bị gạt ra ngoài vì lo ngại ông thông đồng với Yevgeny Prigozhin - người đã cố gắng đảo chính cùng lực lượng lính đánh thuê Wagner vào tháng 6 năm 2023.
Ông đã bị thay thế bởi tướng Valery Gerasimov, người sau đó được cho là đã bị thay thế trong cuộc nổi loạn Wagner. Mạc Tư Khoa có những ranh giới đỏ trong học thuyết của mình về thời điểm sử dụng vũ khí hạt nhân - nhưng chúng mềm mỏng hơn so với phương Tây.
Người ta cho rằng Nga có khoảng 2.000 vũ khí hạt nhân trong kho vũ khí của mình dưới dạng hỏa tiễn tầm thấp, ngư lôi và đạn pháo.
Học thuyết chiến tranh của Mạc Tư Khoa được cho là có thể sử dụng vũ khí hạt nhân trong một cuộc xung đột thông thường như một chiến thuật đe dọa - và việc sử dụng vũ khí như vậy phải được đích thân Putin ký.
Putin được cho là sẵn sàng sử dụng vũ khí nếu ông cho rằng có “mối đe dọa hiện hữu” đối với Nga.
Tuy nhiên, Oleksandr Merezhko, thành viên Quốc Hội Ukraine, chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Verkhovna Rada, tức là Quốc Hội độc viện của Ukraine, tỏ ra cay đắng với câu chuyện của tờ Tờ New York Times. Ông cho rằng Putin không dám dùng vũ khí hạt nhân dù là hạt nhân chiến thuật. Không phải Sergei Surovikin đã sơ suất bị tình báo Mỹ nghe lén, nhưng đã cố ý dàn cảnh như bị CIA nghe lén để dọa người Mỹ, và ông ta đã thành công.
[The Sun: FINGER ON THE BUTTON How US managed to stop Ukraine war ‘going nuclear’ after Putin’s General Armageddon called for tactical atomic weapons]
2. Tổng thống Trump lại đe dọa đánh thuế dầu vào Nga nếu không đạt được thỏa thuận hòa bình
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đe dọa vào ngày 31 tháng 3 sẽ áp dụng thuế quan thứ cấp đối với dầu xuất khẩu của Nga nếu Putin không “đạt được thỏa thuận” chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.
“Tôi muốn thấy Putin đạt được một thỏa thuận, để chúng ta ngăn chặn binh lính Nga và binh lính Ukraine cùng những người khác khỏi bị giết hại,” Tổng thống Trump nói với các phóng viên tại Phòng Bầu dục. “Tôi muốn bảo đảm rằng ông ấy sẽ thực hiện, và tôi nghĩ ông ấy sẽ làm vậy. Tôi không muốn áp thuế thứ cấp đối với dầu của ông ấy. Nhưng tôi nghĩ, bạn biết đấy, đó là điều tôi sẽ làm nếu tôi nghĩ ông ấy không làm tốt công việc.”
Bình luận của Tổng thống Trump về Nga được đưa ra chỉ một ngày sau khi Tổng thống Trump nói với NBC News rằng ông “bực tức” và “rất tức giận” về việc Putin ám ảnh về yêu cầu mới nhất của tổng thống Nga về một chính phủ chuyển tiếp sẽ thay thế Tổng thống Volodymyr Zelenskiy.
Trước đó, Tổng thống Trump đã đe dọa sẽ áp đặt thêm thuế quan đối với Nga, đe dọa sẽ áp “thuế quan 25% đối với tất cả dầu mỏ, thuế quan từ 25 đến 50 điểm đối với tất cả dầu mỏ”.
Thương mại giữa Hoa Kỳ và Nga đang ở mức thấp nhất mọi thời đại do các lệnh trừng phạt do Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây khác áp đặt vì cuộc chiến toàn diện của Nga chống lại Ukraine. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Trump đã mở rộng ngoại giao với Mạc Tư Khoa và tuyên bố sẵn sàng tìm hiểu quan hệ đối tác thương mại.
Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Karoline Leavitt cho biết vào ngày 31 tháng 3 rằng Tổng thống Trump đã “bày tỏ sự không hài lòng” với cả nhà lãnh đạo Nga và Ukraine trong bối cảnh nỗ lực bảo đảm lệnh ngừng bắn trong cuộc chiến toàn diện.
Trong cuộc họp báo tại Phòng Bầu dục, Tổng thống Trump cũng bày tỏ sự thất vọng với những nỗ lực đang diễn ra nhằm đạt được thỏa thuận về khoáng sản với các quan chức Ukraine.
“Tôi chưa nói chuyện với các quan chức Ukraine, nhưng thông qua các bạn, tôi nghe nói rằng bây giờ họ nói, 'Được thôi, tôi sẽ chỉ thực hiện thỏa thuận đó nếu chúng tôi gia nhập NATO hoặc điều gì đó tương tự. Vâng, điều đó chưa bao giờ được thảo luận, thứ nhất. Thứ hai, tôi nghĩ rằng từ rất lâu Putin đã nói rằng Ukraine không thể gia nhập NATO”, Tổng thống Trump nói với các phóng viên.
“Thực ra, đó có lẽ là lý do khiến chiến tranh nổ ra”, Tổng thống Trump nói, lặp lại những lời tường thuật của Điện Cẩm Linh nhằm biện minh cho cuộc xâm lược Ukraine của Nga.
Vào ngày 31 tháng 3, một nguồn tin từ Văn phòng Tổng thống Ukraine nói với tờ Kyiv Independent rằng tư cách thành viên NATO của Ukraine không phải là một phần trong cuộc thảo luận xoay quanh thỏa thuận khoáng sản.
“Chúng tôi không liên kết thỏa thuận khoáng sản với NATO, đây chỉ là sự hiểu lầm”, nguồn tin cho biết.
3. Nga một lần nữa tập trung vào khu vực Pokrovsk, nhưng ‘đang khựng lại’, Tướng Syrskyi nói
Nga đang tập trung nỗ lực tấn công chính vào khu vực Pokrovsk ở Tỉnh Donetsk nhưng đang “chậm tiến” và không thể tiến lên, Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi cho biết hôm Thứ Ba, 01 Tháng Tư.
Pokrovsk, nằm cách Donetsk khoảng 70 km về phía tây bắc, vẫn là một trong những khu vực tranh chấp gay gắt nhất của mặt trận. Syrskyi trước đó tuyên bố rằng 7.000 binh lính Nga đã thiệt mạng gần thị trấn này chỉ riêng trong tháng Giêng.
Vào tháng 2, tình hình gần Pokrovsk đã phần nào ổn định khi quân đội Ukraine cho biết quân đội Nga đã “sa lầy” gần thành phố.
Tổng tư lệnh cho biết nhiệm vụ chính của Ukraine là giữ vững các tuyến phòng thủ và ổn định các mối đe dọa, những mục tiêu đã đạt được một phần, đặc biệt là theo hướng Pokrovsk.
“Đồng thời, quân đội của chúng tôi sử dụng chiến thuật phòng thủ chủ động ở bất cứ nơi nào có thể. Ở một số khu vực tiền tuyến, họ đang tiến lên, cải thiện tình hình chiến thuật, khôi phục hàng chục vị trí và kiềm chế lực lượng địch đáng kể”, Syrskyi đăng trên Facebook.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy trước đó đã cảnh báo về các cuộc tấn công mới của Nga trên khắp mặt trận, bao gồm cả ở các tỉnh Kharkiv, Sumy và Zaporizhzhia.
Vào tháng 3, Nga đã có những bước tiến lớn tại Tỉnh Kursk, một vùng lãnh thổ mà lực lượng Ukraine đã chiếm được vào tháng 8 mà chính quyền Tổng thống Zelenskiy hy vọng sẽ sử dụng làm đòn bẩy trong các cuộc đàm phán.
Việc chiếm thêm lãnh thổ Ukraine có thể sẽ khuyến khích Putin tìm kiếm những điều kiện thậm chí còn khắc nghiệt hơn trong một thỏa thuận hòa bình tiềm năng mà Hoa Kỳ muốn làm trung gian.
Trong một diễn biến bi thảm đối với người Nga, một trung đoàn Nga hôm Chúa Nhật, 30 Tháng Ba, đã gương cao một lá đại kỳ Nga trắng, xanh và đỏ để thêm can đảm khi họ tấn công vào quân Ukraine tại Pokrovsk,
Tập hợp một tá xe thiết giáp ngày càng hiếm, quân Nga tấn công về phía thành phố pháo đài Pokrovsk ở miền đông Ukraine. Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến số 35 của Ukraine và nhóm máy bay điều khiển từ xa Những Cánh Chim Magyar đang chờ họ với máy bay điều khiển từ xa và pháo binh.
“Toàn bộ đoàn quân đã bị phá hủy hoàn toàn”, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết trong cuộc họp báo hôm Thứ Hai, 31 Tháng Ba. Điều tương tự đã xảy ra lần trước khi người Nga tấn công dưới một lá cờ khổng lồ—lần đó là lá cờ đỏ máu của Liên Xô đã không còn tồn tại.
[Kyiv Independent: Russia again focusing on Pokrovsk sector, yet 'stalling,' Syrskyi says]
4. Thủ tướng Starmer và Tổng thống Trump đồng ý duy trì ‘áp lực tập thể’ lên Putin
Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tái khẳng định cam kết thúc đẩy thỏa thuận thịnh vượng kinh tế Anh-Hoa Kỳ trong cuộc điện đàm vào ngày 30 tháng 3, đồng ý rằng các nỗ lực sẽ tiếp tục diễn ra nhanh chóng trong những ngày tới.
Về Ukraine, Starmer đã tóm tắt với Tổng thống Trump về cuộc họp gần đây của Liên minh những người sẵn sàng tại Pháp, mô tả các cuộc thảo luận là có hiệu quả. Các nhà lãnh đạo từ 31 quốc gia đã tụ họp tại Paris vào ngày 27 tháng 3 để phối hợp viện trợ quân sự cho Ukraine và vạch ra các bước hướng tới một nền hòa bình công bằng và lâu dài.
Thủ tướng Starmer và Tổng thống Trump cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì “áp lực tập thể” lên Putin.
Bình luận này được đưa ra sau cuộc phỏng vấn của Tổng thống Trump với NBC, trong đó ông được cho là đã nói rằng ông “bực tức và rất tức giận” vì Putin liên tục trì hoãn tìm cách đổ lỗi cho Tổng thống Volodymyr Zelenskiy.
Trong cuộc trò chuyện với nhà báo Kristen Welker của NBC, Tổng thống Trump đã chỉ trích yêu cầu mới nhất của Putin về việc thành lập một chính phủ chuyển tiếp để thay thế Tổng thống Zelenskiy, nói rằng những bình luận như vậy “không phù hợp”.
Tổng thống Trump cũng cảnh báo rằng ông sẽ áp thuế đối với dầu của Nga nếu ông tin rằng Mạc Tư Khoa đang cản trở tiến trình hướng tới một thỏa thuận hòa bình.
“Nếu Nga và tôi không thể đạt được thỏa thuận để chấm dứt đổ máu ở Ukraine, và nếu tôi nghĩ đó là lỗi của Nga - điều này có thể không đúng - nhưng nếu tôi nghĩ đó là lỗi của Nga, tôi sẽ áp dụng thuế quan thứ cấp đối với dầu mỏ, đối với tất cả dầu mỏ xuất phát từ Nga,” Tổng thống Trump nói với NBC News.
“Điều đó có nghĩa là nếu bạn mua dầu từ Nga, bạn không thể kinh doanh tại Hoa Kỳ. Sẽ có mức thuế 25% đối với tất cả dầu, mức thuế từ 25 đến 50 điểm đối với tất cả dầu.”
Bất chấp những lời chỉ trích, Tổng thống Trump lưu ý rằng ông vẫn duy trì “mối quan hệ rất tốt” với Putin và nói thêm rằng “cơn giận sẽ nhanh chóng tan biến... nếu ông ấy làm điều đúng đắn”. Ông cũng cho biết ông có kế hoạch sẽ nói chuyện lại với nhà lãnh đạo Nga trong tương lai gần.
Mikhail Khodorkovsky, một nhân vật đối lập chống Putin cảnh giác rằng Nga đang cố gắng trình bày sai sự thật về Ukraine, một nạn nhân bi thảm của họ, như một nhà nước khủng bố nguy hiểm cho hòa bình thế giới.
Ông đưa ra lập trường trên khi các phương tiện truyền thông Nga đã cáo buộc Tổng thống Zelenskiy có liên quan đến vụ cháy chiếc limousine của Putin.
Theo tin sơ khởi, một trong những chiếc limousine của Vladimir Putin đã phát nổ và bốc cháy ở Mạc Tư Khoa hôm Thứ Bẩy, 29 Tháng Ba, trên một con phố ngay phía bắc trụ sở mật vụ FSB của Mạc Tư Khoa tại Lubyanka. Các phương tiện truyền thông Nga cho biết Trung Tướng Igor Krasnov, Tổng Công Tố Nga, đã bắt đầu mở cuộc điều tra và không loại trừ khả năng một tác nhân cấp nhà nước gây ra vụ này. Hãng tin quốc doanh RIA Novosti đi xa đến độ trích dẫn cuộc phỏng vấn của Tổng thống Zelenskiy với EuroVision tối 26 tháng 3 tại Paris, như một bằng chứng cho thấy Tổng thống Ukraine biết trước kế hoạch đánh bom.
Trong một cuộc phỏng vấn với các đài truyền hình Âu Châu Eurovosion được công bố hôm Thứ Năm, 27 Tháng Ba, tổng thống Ukraine cho biết nhà độc tài Nga “sắp qua đời”.
Tổng thống Zelenskiy nói rằng “Putin sẽ sớm chết”, sau đó “mọi thứ sẽ kết thúc”.
Tổng thống Zelenskiy không đưa ra thêm thông tin chi tiết. Tổng thống Ukraine có thể đang ám chỉ Putin phải đối mặt với những vấn đề về sức khỏe mà Điện Cẩm Linh luôn bác bỏ, cũng có thể ông đang ám chỉ rộng hơn đến việc không có nhà lãnh đạo nào có thể sống vô thời hạn.
5. Tòa Bạch Ốc cho biết Tổng thống Trump không hài lòng với cả Nga lẫn Ukraine
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã “bày tỏ sự không hài lòng” với cả 2 nhà lãnh đạo Nga và Ukraine trong bối cảnh nỗ lực bảo đảm lệnh ngừng bắn trong cuộc chiến toàn diện, Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Karoline Leavitt cho biết vào ngày 31 tháng 3.
Bình luận của Leavitt được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Trump nói rằng ông “tức giận” với Putin vì tiếp tục hạ thấp Tổng thống Volodymyr Zelenskiy. Cùng ngày, Tổng thống Trump cảnh báo rằng Tổng thống Zelenskiy sẽ phải đối mặt với “rắc rối lớn” với Hoa Kỳ nếu ông không ký một thỏa thuận khoáng sản quan trọng.
“Tổng thống đang làm việc vô cùng chăm chỉ để đạt được thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine,” Leavitt nói với các phóng viên vào ngày 31 tháng 3.
“Và ông ấy đã bày tỏ sự không hài lòng của mình với những bình luận được đưa ra bởi các nhà lãnh đạo của cả hai bên trong cuộc xung đột này. Ông ấy đã bày tỏ những gì ông ấy tin là cần phải diễn ra để thấy cuộc xung đột này kết thúc. Ông ấy tiếp tục làm việc rất chăm chỉ về vấn đề này và các nhóm của chúng tôi vẫn tiếp tục tham gia.”
Sau khi nói rằng ông tức giận với Putin và đe dọa sẽ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, Tổng thống Trump sau đó đã dịu giọng hơn khi nói với các phóng viên trên Không lực Một rằng ông và Putin “luôn ăn ý với nhau”.
Tổng thống Trump không nêu ngày cụ thể mà Mạc Tư Khoa phải đồng ý ngừng bắn hoàn toàn ở Ukraine, nhưng cho biết có một “thời hạn tâm lý” cho một thỏa thuận như vậy.
Ukraine đã đồng ý với đề xuất của Hoa Kỳ về lệnh ngừng bắn toàn phần trong 30 ngày, trong khi Nga vẫn tiếp tục từ chối. Kyiv đã cáo buộc Mạc Tư Khoa vi phạm lệnh ngừng bắn một phần bao gồm các cuộc tấn công vào các cơ sở năng lượng và ở Hắc Hải.
Tổng thống Trump đã đe dọa áp thêm thuế quan và lệnh trừng phạt đối với Nga nhiều lần trong những tháng qua nhưng phần lớn đã tránh thực hiện các bước đi cụ thể. Thay vào đó, chính quyền đã gây áp lực đáng kể lên Ukraine trong các cuộc đàm phán, bao gồm cả việc tạm thời cắt đứt hỗ trợ quân sự và tình báo.
[Kyiv Independent: Trump not pleased with Russia or Ukraine, White House says]
6. Điện Cẩm Linh phản ứng trước những phát biểu giận dữ của Ông Donald Trump về Putin
Điện Cẩm Linh cho biết họ vẫn cam kết hợp tác với Hoa Kỳ sau khi Tổng thống Trump cho biết ông “bực tức” trước một số hành động gần đây của Nga dưới thời nhà độc tài Vladimir Putin.
Dmitry Peskov, phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh, đã phản hồi lại phát biểu của Tổng thống Trump tại cuộc họp báo sáng Thứ Hai, 31 Tháng Ba.
“Một số tuyên bố được đưa ra dưới dạng diễn giải, chúng không phải là trích dẫn trực tiếp. Đó là điều đầu tiên”, Peskov nói.
Putin đã bác bỏ đề xuất ban đầu của Washington về lệnh ngừng bắn. Tuần trước, ông đã thêm các điều kiện vào lệnh ngừng bắn ở Hắc Hải, sau đó Tổng thống Trump thừa nhận rằng nhà lãnh đạo Nga có thể trì hoãn bất kỳ thỏa thuận nào.
NBC đưa tin Tổng thống Trump đã nói rằng ông “rất tức giận” với Putin, đánh dấu sự thay đổi giọng điệu so với trước đây khi nhà lãnh đạo Hoa Kỳ ca ngợi mối quan hệ chặt chẽ của ông với người đồng cấp Nga.
Phát ngôn nhân của Putin đã được hỏi về sự tức giận của Tổng thống Trump đối với tổng thống Nga sau khi có thông tin cho rằng Tổng thống Trump không hài lòng với ông vì đã đặt câu hỏi về thẩm quyền của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Điện Cẩm Linh nhiều lần tuyên bố Tổng thống Zelenskiy không còn là nhà lãnh đạo hợp pháp nữa vì thiết quân luật thời chiến đã ngăn cản cuộc bầu cử tổng thống.
Hãng thông tấn AFP đưa tin Putin đã kêu gọi thành lập một chính phủ chuyển tiếp tại Kyiv, để lật đổ Tổng thống Zelenskiy, một nhà lãnh đạo mà Tổng thống Trump thường xuyên có những căng thẳng.
Peskov cố gắng xoa dịu căng thẳng khi nói với các phóng viên hôm thứ Hai rằng “thực tế đã có một số tuyên bố khác nhau”, ám chỉ các tuyên bố sau đó của Tổng thống Trump trên chiếc chuyên cơ Air Force One, và rằng Mạc Tư Khoa đang thực hiện một số ý tưởng trong lệnh ngừng bắn được đề xuất của Ukraine.
Tưởng cũng nên nhắc lại là trong một diễn biến đầy kịch tính, trong cuộc phỏng vấn với NBC, Tổng thống Trump đã tỏ ra bất mãn với trùm mafia Vladimir Putin và đe dọa đưa ra các lệnh trừng phạt đối với hoạt động nhập khẩu dầu thô của Nga nếu Mạc Tư Khoa không ký lệnh ngừng bắn ở Ukraine trong tháng tới.
Tuy nhiên, căng thẳng giữa Tổng thống Trump và Putin chỉ kéo dài được 3 tiếng đồng hồ. Ông Donald Trump đã dịu giọng với Putin, và đe dọa Tổng thống Zelenskiy sẽ gặp 'rắc rối lớn'
Trong cuộc phỏng vấn 3 giờ sau đó, trên chiếc chuyên cơ Air Force One, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gọi nhà lãnh đạo Nga là người đáng tin cậy trong khi đe dọa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy sẽ gặp “những rắc rối lớn, rất lớn” vì sự chậm trễ trong thỏa thuận khoáng sản giữa Washington và Kyiv.
Phát biểu với giới truyền thông trên chuyên cơ Air Force One, Tổng thống Trump cho biết ông không tin Putin sẽ “thất hứa”. Trả lời một phóng viên báo chí, Tổng thống Trump nói:
“Anh đang nói về Putin. Tôi không nghĩ ông ấy sẽ nuốt lời. Tôi đã biết ông ấy từ lâu rồi. Chúng tôi luôn ăn ý với nhau”.
Ông cho biết Nga đang nỗ lực xây dựng mối quan hệ song phương vốn đã bị tổn hại dưới thời chính quyền Tổng thống Biden - cựu Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã thúc đẩy các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm bóp nghẹt cỗ máy chiến tranh của Mạc Tư Khoa.
[Newsweek: Kremlin Responds to Donald Trump's Angry Remarks on Putin]
7. Putin ký lệnh thực hiện chiến dịch nghĩa vụ quân sự lớn nhất trong 14 năm, tuyển mộ 160.000 người
Hôm Thứ Ba, 01 Tháng Tư, Putin đã ký sắc lệnh về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với 160.000 nam giới vào mùa xuân, hãng thông tấn nhà nước TASS đưa tin.
Lệnh bắt buộc nhập ngũ kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6, áp dụng cho công dân từ 18 đến 30 tuổi và đánh dấu chiến dịch nghĩa vụ quân sự lớn nhất trong 14 năm.
Nga tiến hành nghĩa vụ quân sự hai lần một năm, vào mùa xuân và mùa thu, yêu cầu những người đàn ông đủ điều kiện phải phục vụ trong một năm. Lần cuối cùng số lượng nghĩa vụ quân sự vượt quá mức này là vào năm 2011, khi 203.000 người được tuyển chọn, tờ Moscow Times lưu ý.
Năm 2024, chiến dịch mùa xuân cần 150.000 người và chiến dịch mùa thu cần 133.000 người. Putin ký các sắc lệnh nêu rõ số lượng tân binh cần tuyển trong mỗi giai đoạn.
Chính phủ Nga trước đó đã thực hiện các biện pháp mới nhằm đơn giản hóa quy trình nghĩa vụ quân sự, giúp việc tuyển dụng thanh niên trở nên dễ dàng hơn, kể cả những người đã trốn tránh nghĩa vụ.
Mặc dù lính nghĩa vụ Nga thường không được điều động tham gia chiến đấu thực sự, Mạc Tư Khoa vẫn dựa vào các ưu đãi tài chính và lệnh ân xá để tuyển mộ thường dân cho cuộc chiến ở Ukraine.
Sau cuộc tổng động viên không được ủng hộ vào tháng 9 năm 2022, khi hơn 261.000 người Nga chạy trốn khỏi đất nước, Putin đã tránh được một cuộc tuyển quân quy mô lớn khác, thay vào đó sử dụng các phương pháp thay thế để tăng cường quân số.
Xin lưu ý quý vị và anh chị em: Đang có những tin cho rằng trùm mafia Vladimir Putin đã chết trong vụ cháy chiếc xe limousine. Quý vị và anh chị em đừng tin, điều đó không đúng đâu. Ông ta vẫn còn sống cho nên hôm nay đã ký sắc lệnh này. Thu Trinh xin nói lại lần nữa ông Vladimir Putin vẫn còn sống.
Ngày 1 tháng Tư thường được gọi là ngày cá tháng Tư, hay Ngày nói dối là một phong tục hàng năm vào ngày 1 tháng Tư dương lịch bao gồm những trò đùa và trò lừa bịp vô hại, đánh lừa người khác nhằm mục đích mua vui và mọi người mà có thể không chịu những lời chỉ trích, hay tác hại nào. Trong ngày này, những người thích đùa thường cố gắng lừa những người thân, bạn bè của họ tin vào điều gì đó không đúng sự thật, nhưng một cách vô hại và hài hước và không có nghĩa lừa lọc hoặc khiến người khác bực bội. Sau màn đùa và lừa, người đùa thường hét lên “Cá tháng tư” để giải tỏa thắc mắc và tiết lộ trò đùa. Truyền thống về ngày Cá tháng Tư tồn tại ở hầu hết các nước Âu Châu cũng như Bắc Mỹ.
Các phương tiện thông tin đại chúng thường tham gia vào những trò đùa này, với những tin vịt hoặc thông tin phóng đại ra ngoài sự thật, chia sẻ những câu chuyện hài hước vào ngày 1 tháng 4, và thường là đính chính hoặc tiết lộ vào ngày hôm sau.
[Kyiv Independent: Putin signs largest conscription campaign in 14 years, drafting 160,000 men]
8. ‘Putin không quan tâm đến ngoại giao’ - Tổng thống Zelenskiy nói khi Nga tăng cường tấn công Ukraine
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã kêu gọi tăng cường gây áp lực lên Nga, thúc giục cộng đồng quốc tế áp đặt các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn và cung cấp thêm các hệ thống phòng không cho Ukraine.
Trong bài phát biểu buổi tối với quốc dân đồng bào, ông cho biết cần phải áp dụng mọi biện pháp có thể để phá vỡ “khả năng tiến hành chiến tranh và duy trì chế độ chỉ muốn chiến tranh” của Nga.
“Địa lý và sự tàn bạo của các cuộc không kích của Nga, không chỉ thỉnh thoảng, mà thực sự là diễn ra hàng ngày và hàng đêm, cho thấy Putin không quan tâm đến ngoại giao”, Tổng thống Zelenskiy nói thêm. “Trong nhiều tuần, đã có một đề xuất của Hoa Kỳ về một lệnh ngừng bắn vô điều kiện. Và hầu như mỗi ngày, để đáp lại đề xuất này, đều có máy bay điều khiển từ xa, bom, pháo kích và các cuộc tấn công đạn đạo của Nga”.
Theo tổng thống, một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Nga đã giết chết hai thường dân và làm bị thương ít nhất 55 người ở Kharkiv, bao gồm năm trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 17, vào cuối ngày 29 tháng 3. Một bệnh viện quân y ở Kharkiv nằm trong số những nơi bị lực lượng Nga cố tình nhắm tới trong đêm, Bộ Tổng tham mưu đưa tin.
Tổng cộng, Nga đã phóng một hỏa tiễn đạn đạo và 111 máy bay điều khiển từ xa vào Ukraine trong đêm, Không quân báo cáo vào ngày 30 tháng 3.
Bình luận về các cuộc tấn công, Tổng thống Zelenskiy cho biết Ukraine hy vọng Hoa Kỳ, Âu Châu và tất cả các đối tác khác cam kết vì hòa bình và an ninh lâu dài sẽ sử dụng mọi công cụ để đạt được lệnh ngừng bắn.
Ukraine đã đồng ý với lệnh ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày do Hoa Kỳ đề xuất, tuyên bố vào ngày 11 tháng 3 rằng Kyiv đã sẵn sàng nếu Nga cũng đồng ý với các điều khoản. Cho đến nay, Mạc Tư Khoa đã từ chối.
9. Tổng thống Trump nói Putin có “thời hạn tâm lý” để đồng ý ngừng bắn ở Ukraine
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu vào ngày 30 tháng 3 rằng có một “thời hạn tâm lý” để Putin đồng ý ngừng bắn ở Ukraine, nhưng không nêu ngày cụ thể.
“ Nếu tôi nghĩ Nga lợi dụng chúng ta, tôi sẽ không vui về điều đó”, Tổng thống Trump nói với các phóng viên trên Không lực Một, bày tỏ niềm tin rằng nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh “muốn đạt được một thỏa thuận”.
Tổng thống Trump đã dịu giọng hơn khi nói về Putin sau khi nói với NBC News trước đó vào ngày 30 tháng 3 rằng ông “tức giận” với nhà lãnh đạo Nga vì sự ám ảnh của ông đối với Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, đe dọa áp thuế từ 25% đến 50% đối với dầu mỏ của Nga.
Khi được hỏi liệu mối quan hệ của ông với Putin có đang ở “điểm thấp nhất” hay không, Tổng thống Trump trả lời, “Không, tôi không nghĩ vậy. Tôi không nghĩ ông ấy sẽ nuốt lời... Chúng tôi luôn ăn ý với nhau.”
Tổng thống Hoa Kỳ đã nhiều lần đe dọa áp thêm thuế quan và lệnh trừng phạt đối với Nga trong những tháng qua nhưng vẫn chưa thực hiện. Đổi lại, Tổng thống Trump đã gây áp lực đáng kể lên Ukraine để đưa nước này vào bàn đàm phán, bao gồm cả việc tạm thời cắt đứt hỗ trợ quân sự và tình báo.
Putin đã bác bỏ lệnh ngừng bắn toàn phần kéo dài 30 ngày được Hoa Kỳ và Ukraine đồng ý tại Jeddah vào ngày 11 tháng 3 trừ khi nó bao gồm các điều kiện làm suy yếu khả năng phòng thủ của Ukraine và chỉ đồng ý ngừng bắn một phần đối với các cuộc tấn công vào các cơ sở năng lượng và ở Hắc Hải.
Kyiv đã cáo buộc Nga vi phạm lệnh ngừng bắn về năng lượng, trong khi tương lai của lệnh ngừng bắn ở Hắc Hải đang bị nghi ngờ vì Mạc Tư Khoa đã liên hệ lệnh này với việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt của phương Tây đối với các nhà sản xuất thực phẩm và một số ngân hàng.
Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb, người đã đến thăm Tổng thống Trump vào cuối tuần tại dinh thự Mar-a-Lago của ông ở Florida, cho biết tổng thống Hoa Kỳ thất vọng với sự chậm trễ của Nga. Stubb cũng đề xuất ngày 20 tháng 4 là “thời điểm tốt” cho một lệnh ngừng bắn vô điều kiện.
Vào ngày 25 tháng 3, Tổng thống Trump thừa nhận rằng Nga có thể đang “trì hoãn” các cuộc đàm phán hòa bình, trong khi Kyiv và các nhà quan sát khác cảnh báo rằng Mạc Tư Khoa cố tình kéo dài tiến trình để cho phép lực lượng Nga chiếm được nhiều lãnh thổ hơn.
Phát biểu với các phóng viên, Tổng thống Trump cũng chỉ trích Tổng thống Zelenskiy vì bị cáo buộc muốn rút khỏi thỏa thuận về tài nguyên thiên nhiên giữa Mỹ và Ukraine.
“Ông ấy đang cố gắng rút khỏi thỏa thuận đất hiếm và nếu ông ấy làm vậy, ông ấy sẽ gặp phải một số vấn đề, những vấn đề rất, rất lớn”, Tổng thống Trump nói.
“Ông ấy muốn trở thành thành viên của NATO, nhưng ông ấy sẽ không bao giờ trở thành thành viên của NATO. Ông ấy hiểu điều đó.”
Tổng thống Zelenskiy cho biết vào ngày 28 tháng 3 rằng ông sẽ không ký một thỏa thuận khoáng sản nào cản trở kế hoạch gia nhập Liên minh Âu Châu của Ukraine. Bloomberg đưa tin vào ngày 29 tháng 3 rằng Kyiv đang yêu cầu thay đổi đề xuất hiện tại, bao gồm đầu tư nhiều hơn từ Hoa Kỳ và làm rõ hơn về cách thức hoạt động của quỹ chung.
[Kyiv Independent: There's 'psychological deadline' for Putin to agree to Ukraine ceasefire, Trump says]
10. MÀU SẮC THẬT CỦA ÁC QUỶ Putin là kẻ nói dối – không ai nên bị lừa tin rằng ông ta muốn hòa bình thực sự, thứ trưởng ngoại giao Ukraine cảnh báo
Thứ trưởng ngoại giao UKRAINE đã cảnh báo rằng “kẻ nói dối” Vladimir Putin không đáng tin cậy và không muốn ngừng bắn.
Mariana Betsa nói với tờ The Sun rằng tên bạo chúa này không thực sự quan tâm đến việc duy trì hòa bình lâu dài trong khu vực.
Nhưng bà cảnh báo Ukraine sẽ không chấp nhận bất kỳ sự thỏa hiệp lãnh thổ nào trong thỏa thuận, khẳng định Kyiv không muốn “hòa bình bằng bất cứ giá nào”.
Daria Zarivna, cố vấn cho chánh văn phòng tổng thống Ukraine, cũng nói với tờ The Sun rằng hàng ngàn trẻ em bị Nga bắt cóc phải được trả lại như một điều kiện của bất kỳ thỏa thuận nào.
Ông Donald Trump cho biết ông “tin tưởng” rằng Putin muốn chấm dứt chiến tranh - nhưng Kyiv và các đồng minh phương Tây đã cáo buộc Điện Cẩm Linh cản trở các cuộc đàm phán.
Washington đang cố gắng đàm phán các điều khoản của một thỏa thuận giữa Ukraine và Nga nhằm chấm dứt cuộc xâm lược kéo dài ba năm của Putin.
Nhưng Điện Cẩm Linh vẫn khăng khăng đưa ra một danh sách các điều kiện và yêu sách phi lý nhằm trì hoãn tiến trình.
Đầu tháng này, Kyiv đã nhanh chóng đồng ý với đề xuất ban đầu về lệnh ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày - nhưng đề xuất này đã nhanh chóng bị Putin bác bỏ.
Thứ trưởng Mariana đã bác bỏ những ý kiến cho rằng Putin muốn chiến tranh kết thúc và nói rằng “không ai nên bị Nga lừa”.
Bà nhấn mạnh rằng: “Chúng ta không thể tin tưởng Nga. Nga nói dối và họ biết cách nói dối.”
Mariana nói với The Sun: “Không ai nên tin vào lời nói hay hành động của Nga trên phương tiện truyền thông, chúng ta nên xem xét hành động của họ”.
“Chúng tôi đã có những cuộc thảo luận thực sự sâu rộng với các đồng nghiệp Hoa Kỳ vào đầu tháng 3 về lệnh ngừng bắn.
“Ukraine đã tham gia một cách thiện chí. Chúng tôi đã đồng ý ngừng bắn trên bầu trời và trên biển. Chúng tôi đã đồng ý ngừng bắn ở mặt trận. Hôm đó là ngày 11 tháng 3 và Nga tiếp tục bác bỏ trong khi không ngừng đưa ra thêm các điều kiện.
“Ukraine một lần nữa cho thấy cam kết của mình đối với hòa bình, cam kết vì hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài.
“Nga đã làm gì? Họ bắt đầu ném bom chúng tôi với cường độ lớn và rất nhiều người đã thiệt mạng trong suốt tháng này.
“Tôi nghĩ câu trả lời là Nga không thực sự muốn hòa bình ở Ukraine và không tỏ ra hối hận, không có hành động nào hướng tới mục tiêu này.”
Hôm thứ năm 27 Tháng Ba,, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã gặp gỡ các đồng minh chủ chốt tại hội nghị thượng đỉnh được gọi là “liên minh tự nguyện” ở Paris.
Ông kêu gọi Hoa Kỳ phải cứng rắn hơn với Nga vì các nhà lãnh đạo bao gồm Keir Starmer và Emmanuel Macron đều đồng ý rằng hiện không phải là thời điểm dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Mạc Tư Khoa.
Thủ tướng Anh Keir Starmer nhấn mạnh Putin phải được đưa ra thời hạn để đạt được tiến triển trong lệnh ngừng bắn ở Ukraine và cáo buộc ông này đang “chơi trò chơi”.
Ông cho biết Putin đang cố gắng kéo dài tiến trình do Tổng thống Trump khởi xướng để lực lượng của ông có thời gian tiếp tục tấn công vào Ukraine.
Nhưng Mariana cảnh báo Ukraine sẽ không thỏa hiệp về bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào, đồng thời cam kết sẽ làm mọi cách để lấy lại tất cả trẻ em bị bắt cóc và không nhượng bộ bất kỳ vùng đất nào.
Bà nói: “Điều quan trọng là phải biết rằng Ukraine sẽ không bao giờ chấp nhận những thỏa hiệp về lãnh thổ hay hòa bình bất công.
“Chúng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận tình trạng tù nhân chiến tranh, người bị giam giữ bất hợp pháp và trẻ em không được trả tự do.
“Họ phải trả lại tất cả và trẻ em phải được trả lại vô điều kiện.
“Tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng tôi sẽ không nghỉ ngơi nếu người dân Ukraine không được thực thi công lý.
“Điều cực kỳ quan trọng là không chấp nhận bất cứ thứ hòa bình nào, bằng mọi giá.
“Đó phải là nền hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài cho Ukraine với sự chịu trách nhiệm của Nga và tội phạm Nga.”
Hàng chục ngàn trẻ em Ukraine đã bị buộc phải di chuyển đến những khu vực nằm dưới sự kiểm soát của Mạc Tư Khoa kể từ khi chiến tranh bắt đầu.
Các em đã được cấp quốc tịch Nga và được các gia đình người Nga “nhận nuôi”.
Nhiều trẻ em bị đưa vào các trại tị nạn tàn ác, nơi các em bị bỏ đói, tra tấn và bị “tẩy não” để trở thành công dân Nga.
Trong khi đó, khoảng 1,6 triệu trẻ em Ukraine đang sống trong lãnh thổ do lực lượng xâm lược của Putin kiểm soát.
Mariana cho biết: “Họ đang cố gắng thay đổi tên, dữ liệu cá nhân và nơi ở của mình.
“Trường hợp nổi tiếng của Margarita, đây là một bé gái 10 tháng tuổi từ Nhà trẻ Kherson, được đưa đến Mạc Tư Khoa theo đơn thuốc của bác sĩ.
“Sau đó, cháu được Sergey Mironov, một trong những đồng minh hàng đầu của Putin, nhận làm con nuôi.
“Tên của bé đã được đổi thành Marina. Nơi sinh của bé đã được đổi từ Kherson thành Podolsk.
“Khi tôi có cơ hội giải quyết vấn đề này tại Hội đồng Bảo an, tôi đã trình bày giấy khai sinh, giấy khai sinh Ukraine của cô gái này và giấy khai sinh Nga.
“Sử dụng bằng chứng như thế này là tốt, vì toàn bộ quy mô tội phạm trở nên rất rõ ràng.
“Bé gái này mới chỉ 10 tháng tuổi khi mọi chuyện xảy ra, vì vậy em thậm chí còn không biết mình là ai, nguồn gốc của mình như thế nào, và toàn bộ cuộc sống của em đã bị hủy hoại và thay đổi ra sao.
“Mức độ nham hiểm đằng sau chuyện này thật kinh khủng.”
Kyiv đã nhiều lần tuyên bố sẽ đưa mọi trẻ em về nhà - gọi vụ bắt cóc là tội ác chiến tranh, phù hợp với định nghĩa về tội diệt chủng theo hiệp ước của Liên Hiệp Quốc.