Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 12/09: Hiến tặng cả áo trong – Lm. Giuse Đaminh Nguyễn Ngọc Tân, CP.
Giáo Hội Năm Châu
01:18 11/09/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca,
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây: hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em, và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em. Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin, thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh, thì đừng đòi lại. Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy. Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ. Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế. Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì là ân với nghĩa? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẳng. Trái lại, anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác.
“Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy.”
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:30 11/09/2024
32. Con người cần phải đứng trước mặt Thiên Chúa, không những phải nghe Ngài, mà còn phải nói chuyện với Ngài.
(Thánh Francis de Sales)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:34 11/09/2024
57. ĐI TÌM ĐẠO LÝ SÂU XA
Thương Lý Tử rất thích huyền học, đem rất nhiều tiền đi vân du thiên hạ, chỉ cần thấy người đội mũ màu vàng thì xá lạy cầu học đạo huyền lý sâu xa.
Có một tên bịp bợm thấy cái túi đầy tiền kêu lẻng xẻng của ông ta, bèn nói:
- “Tôi rất am hiểu huyền học, chỉ cần ông theo tôi đi chơi thì tôi sẽ dạy cho ông”.
Lý Tử bèn mang tấm lòng thành tâm thành ý theo tên bịp đi du lãm. Một hôm đi đến bên sông, tên bịp bợm nghĩ rằng thời cơ đã đến, bèn nói:
- “Huyền học ở trên cột buồm của chiếc thuyền mộc kia, ông đi lên tìm là được”.
Lý Tử bèn đem túi tiền bỏ dưới cột buồm, tự mình ôm cột buồm mà trèo lên, tên bịp bợm ở dưới luôn miệng thúc giục:
- “Trèo lên, trèo lên”.
Lý tử không thể trèo lên cao được nữa, đột nhiên hiểu ra được và ôm cột buồm lớn tiếng hoan hô:
- “Tìm ra rồi, tìm ra rồi”.
Tên bịp cầm bao tiền chạy mất, Lý Tử sau khi xuống khỏi cột buồm lại còn tiếp tục mừng vui, người đi đường nói:
- “Ái dà, ông phát điên rồi ạ, nó là tên đại bịp, ăn cắp túi tiền của ông và chạy rồi”.
Nhưng Lý Tử vẫn cứ lớn tiếng hoan hô:
- “Nó là thầy dạy của tôi, thầy dạy của tôi ! Đó chính là huyền lý mà nó dạy tôi đấy ạ !”
(Quyền tử)
Suy tư 57:
Có người đi tìm cái huyền nhiệm ở trong sách vở nên miệt mài tìm kiếm, đến nỗi không biết nhân tình thế thái là gì; có người thích tìm sự cao sâu của đạo lý nên đi vào rừng tìm tiên tìm phật để đạt đạo; có người mai danh ẩn tích để tìm sự huyền lý trong vũ trụ.v.v...
Người hiểu biết lẽ sâu xa của đạo lý là người biết tha thứ trước, vì họ đã khiêm tốn tự nhận mình cũng là một con người bất toàn như những người khác, họ chính là những người Ki-tô hữu học hỏi lẽ mầu nhiệm cao xa của đạo lý nơi Đức Chúa Giê-su, đó chính là biết kính mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận như chính mình vậy.
Đạo lý sâu xa không ở bên trong rừng trong núi, cũng không ở trong sách trong vở, nhưng ở ngay trong lòng của mỗi người, đó là khi chúng ta có một quả tim nhân hậu và khiêm tốn của Đức Chúa Giê-su, Đấng cứu chuộc chúng ta...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Thương Lý Tử rất thích huyền học, đem rất nhiều tiền đi vân du thiên hạ, chỉ cần thấy người đội mũ màu vàng thì xá lạy cầu học đạo huyền lý sâu xa.
Có một tên bịp bợm thấy cái túi đầy tiền kêu lẻng xẻng của ông ta, bèn nói:
- “Tôi rất am hiểu huyền học, chỉ cần ông theo tôi đi chơi thì tôi sẽ dạy cho ông”.
Lý Tử bèn mang tấm lòng thành tâm thành ý theo tên bịp đi du lãm. Một hôm đi đến bên sông, tên bịp bợm nghĩ rằng thời cơ đã đến, bèn nói:
- “Huyền học ở trên cột buồm của chiếc thuyền mộc kia, ông đi lên tìm là được”.
Lý Tử bèn đem túi tiền bỏ dưới cột buồm, tự mình ôm cột buồm mà trèo lên, tên bịp bợm ở dưới luôn miệng thúc giục:
- “Trèo lên, trèo lên”.
Lý tử không thể trèo lên cao được nữa, đột nhiên hiểu ra được và ôm cột buồm lớn tiếng hoan hô:
- “Tìm ra rồi, tìm ra rồi”.
Tên bịp cầm bao tiền chạy mất, Lý Tử sau khi xuống khỏi cột buồm lại còn tiếp tục mừng vui, người đi đường nói:
- “Ái dà, ông phát điên rồi ạ, nó là tên đại bịp, ăn cắp túi tiền của ông và chạy rồi”.
Nhưng Lý Tử vẫn cứ lớn tiếng hoan hô:
- “Nó là thầy dạy của tôi, thầy dạy của tôi ! Đó chính là huyền lý mà nó dạy tôi đấy ạ !”
(Quyền tử)
Suy tư 57:
Có người đi tìm cái huyền nhiệm ở trong sách vở nên miệt mài tìm kiếm, đến nỗi không biết nhân tình thế thái là gì; có người thích tìm sự cao sâu của đạo lý nên đi vào rừng tìm tiên tìm phật để đạt đạo; có người mai danh ẩn tích để tìm sự huyền lý trong vũ trụ.v.v...
Người hiểu biết lẽ sâu xa của đạo lý là người biết tha thứ trước, vì họ đã khiêm tốn tự nhận mình cũng là một con người bất toàn như những người khác, họ chính là những người Ki-tô hữu học hỏi lẽ mầu nhiệm cao xa của đạo lý nơi Đức Chúa Giê-su, đó chính là biết kính mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận như chính mình vậy.
Đạo lý sâu xa không ở bên trong rừng trong núi, cũng không ở trong sách trong vở, nhưng ở ngay trong lòng của mỗi người, đó là khi chúng ta có một quả tim nhân hậu và khiêm tốn của Đức Chúa Giê-su, Đấng cứu chuộc chúng ta...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Khôn ngoan nhất
Lm. Minh Anh
14:50 11/09/2024
KHÔN NGOAN NHẤT
“Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em, và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em!”.
Sau nội chiến, miền Nam rơi vào thế ‘bên thua cuộc’; đột nhiên, Lincoln muốn đàm phán. Điều này khiến nhiều tướng lãnh bất bình. Một người giận dữ nói, “Kẻ thù nhất định phải bị tiêu diệt!”. Tổng thống ôn hoà bảo, “Kẻ thù bị tiêu diệt khi họ trở thành bạn!”. Cuộc chiến kết thúc với câu nói bất hủ của ông, “Trong nội chiến, không ai thắng!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Kẻ thù bị tiêu diệt khi họ trở thành bạn!”. Câu nói của Abraham Lincoln thật phù hợp với giáo huấn của Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay - “Hãy yêu kẻ thù!” - và xem ra, yêu kẻ thù là kim chỉ nam ‘khôn ngoan nhất!’.
Với ba ví dụ tích cực, Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta đến mấy lần phải yêu kẻ thù của mình: làm ơn cho kẻ ghét mình, chúc lành cho kẻ nguyền rủa mình, và cầu nguyện cho kẻ vu khống mình. Làm sao có thể yêu những người không yêu mình? Làm sao có thể yêu những người mà chúng ta biết chắc chắn là họ ghét mình? Vậy mà, yêu như thế là một món quà từ Thiên Chúa với điều kiện, chúng ta biết mở lòng đón nhận. Vì xét cho cùng, yêu kẻ thù là điều ‘khôn ngoan nhất’. Tại sao? Một khi chúng ta yêu họ, kẻ thù cảm thấy như đã bị tước khí giới; và ‘vũ khí mới’ dành cho họ chỉ còn là tình yêu, để họ cũng chỉ có thể đáp trả bằng tình yêu. Yêu thương bấy giờ là điều kiện chắc chắn để họ không còn là kẻ thù - mà là bạn - của chúng ta.
Với Chúa Giêsu, “Hãy yêu kẻ thù!” không là tuỳ chọn, nhưng là mệnh lệnh. Nó không dành cho mọi người, nhưng dành cho các môn đệ, những ai Chúa Giêsu gọi là “những người đang nghe Thầy”. Ngài biết rõ việc yêu kẻ thù vượt quá khả năng con người, nhưng đây là lý do tại sao Ngài đã ‘trở thành con người’: không phải để chúng ta ‘như chúng ta hiện tại’, mà để biến đổi chúng ta thành những con trai con gái của Chúa vốn ‘có khả năng yêu thương lớn hơn’. Đây là tình yêu của Chúa Cha và con cái Ngài; đây là tình yêu Chúa Giêsu dành cho những ai “đang nghe” Ngài. Vì vậy, điều đó trở nên khả thi! Với Ngài, nhờ tình yêu và Thánh Thần của Ngài, bạn và tôi có thể yêu thương ngay cả những người không yêu thương chúng ta, cả những người làm hại chúng ta.
Anh Chị em,
“Hãy yêu kẻ thù!”. Không ai trong chúng ta không muốn được tha thứ, cũng không ai không muốn được yêu thương. Mọi tôn giáo đều có châm ngôn vàng, “Đừng làm cho người khác những gì bạn không muốn người khác làm cho mình!”. Tuy nhiên, Chúa Giêsu là người duy nhất đi xa hơn cách tích cực nhất với câu nói này, “Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy!”. Về điều này, Gioan Kim Khẩu nói, “Thậm chí còn hơn thế, vì Chúa Giêsu không chỉ nói: ‘hãy mong điều tốt cho người khác’, mà còn ‘hãy làm điều tốt cho người khác!’”. Đây là lý do tại sao châm ngôn vàng ‘khôn ngoan nhất’ Chúa Giêsu đưa ra không thể chỉ là một suy nghĩ viển vông, nhưng nó phải được chuyển thành hành động.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, là người Công Giáo, nhất định con không có kẻ thù; nhưng có lẽ con có vô vàn người ghét. Xin cứ để họ ghét con ‘vì Chúa’, đừng để họ ghét con ‘vì con!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em, và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em!”.
Sau nội chiến, miền Nam rơi vào thế ‘bên thua cuộc’; đột nhiên, Lincoln muốn đàm phán. Điều này khiến nhiều tướng lãnh bất bình. Một người giận dữ nói, “Kẻ thù nhất định phải bị tiêu diệt!”. Tổng thống ôn hoà bảo, “Kẻ thù bị tiêu diệt khi họ trở thành bạn!”. Cuộc chiến kết thúc với câu nói bất hủ của ông, “Trong nội chiến, không ai thắng!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Kẻ thù bị tiêu diệt khi họ trở thành bạn!”. Câu nói của Abraham Lincoln thật phù hợp với giáo huấn của Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay - “Hãy yêu kẻ thù!” - và xem ra, yêu kẻ thù là kim chỉ nam ‘khôn ngoan nhất!’.
Với ba ví dụ tích cực, Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta đến mấy lần phải yêu kẻ thù của mình: làm ơn cho kẻ ghét mình, chúc lành cho kẻ nguyền rủa mình, và cầu nguyện cho kẻ vu khống mình. Làm sao có thể yêu những người không yêu mình? Làm sao có thể yêu những người mà chúng ta biết chắc chắn là họ ghét mình? Vậy mà, yêu như thế là một món quà từ Thiên Chúa với điều kiện, chúng ta biết mở lòng đón nhận. Vì xét cho cùng, yêu kẻ thù là điều ‘khôn ngoan nhất’. Tại sao? Một khi chúng ta yêu họ, kẻ thù cảm thấy như đã bị tước khí giới; và ‘vũ khí mới’ dành cho họ chỉ còn là tình yêu, để họ cũng chỉ có thể đáp trả bằng tình yêu. Yêu thương bấy giờ là điều kiện chắc chắn để họ không còn là kẻ thù - mà là bạn - của chúng ta.
Với Chúa Giêsu, “Hãy yêu kẻ thù!” không là tuỳ chọn, nhưng là mệnh lệnh. Nó không dành cho mọi người, nhưng dành cho các môn đệ, những ai Chúa Giêsu gọi là “những người đang nghe Thầy”. Ngài biết rõ việc yêu kẻ thù vượt quá khả năng con người, nhưng đây là lý do tại sao Ngài đã ‘trở thành con người’: không phải để chúng ta ‘như chúng ta hiện tại’, mà để biến đổi chúng ta thành những con trai con gái của Chúa vốn ‘có khả năng yêu thương lớn hơn’. Đây là tình yêu của Chúa Cha và con cái Ngài; đây là tình yêu Chúa Giêsu dành cho những ai “đang nghe” Ngài. Vì vậy, điều đó trở nên khả thi! Với Ngài, nhờ tình yêu và Thánh Thần của Ngài, bạn và tôi có thể yêu thương ngay cả những người không yêu thương chúng ta, cả những người làm hại chúng ta.
Anh Chị em,
“Hãy yêu kẻ thù!”. Không ai trong chúng ta không muốn được tha thứ, cũng không ai không muốn được yêu thương. Mọi tôn giáo đều có châm ngôn vàng, “Đừng làm cho người khác những gì bạn không muốn người khác làm cho mình!”. Tuy nhiên, Chúa Giêsu là người duy nhất đi xa hơn cách tích cực nhất với câu nói này, “Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy!”. Về điều này, Gioan Kim Khẩu nói, “Thậm chí còn hơn thế, vì Chúa Giêsu không chỉ nói: ‘hãy mong điều tốt cho người khác’, mà còn ‘hãy làm điều tốt cho người khác!’”. Đây là lý do tại sao châm ngôn vàng ‘khôn ngoan nhất’ Chúa Giêsu đưa ra không thể chỉ là một suy nghĩ viển vông, nhưng nó phải được chuyển thành hành động.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, là người Công Giáo, nhất định con không có kẻ thù; nhưng có lẽ con có vô vàn người ghét. Xin cứ để họ ghét con ‘vì Chúa’, đừng để họ ghét con ‘vì con!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Theo và Chấp nhận
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
15:04 11/09/2024
THEO VÀ CHẤP NHẬN
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XXIV - B
(Mc 8, 27 – 35)
Sau lời tuyên xưng : “Thầy là Đức Kitô” (Mc 8, 29) Phêrô cùng các môn đệ bị Thầy cấm không được nói với bất cứ ai về Thầy. Liền sau lời cấm là bài học về chính Thầy, Đấng Mêssia : “Con Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều…bị giết đi” (Mc 8, 31). Vì không chấp nhận nên Phêrô đã bị khiển trách nặng nề bởi ông đã bày tỏ ý tưởng sai lạc của con người về Đấng Cứu Thế : “Satan, hãy lui đi, vì người không biết việc Thiên Chúa, mà chỉ biết việc loài người” (Mc 8, 33).
Quả thật, một thụ tạo sao hiểu được ý Đấng Sáng Tạo, một con người sao biết được Thiên Chúa. Chúng ta phải cám ơn các tác giả Tin Mừng đã mô tả cách chân thực về con người môn đệ Chúa Giêsu, thực sự họ không phải là nhân vật lý tưởng tuyệt vời hay là thần thánh gì hết, họ là những con người bằng xương bằng thịt với đức tính và khuyết điểm như chúng ta. Có thế họ mới gần gũi chúng ta, và giúp chúng ta nhận ra rằng tất cả chúng ta cần phải hoàn thiện mỗi ngày, bởi không ai là hoàn hảo ngay từ khi mới sinh.
Vậy, đâu là ý Thiên Chúa?
Chúa Giêsu bắt đầu dạy cho các môn đệ hiểu rằng “Con Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều, sẽ bị các kỳ lão, các trưởng tế, các luật sĩ chối bỏ, và giết đi, rồi sau ba ngày sẽ sống lại” (Mc 8, 31). Chương trình trên làm đảo lộn tâm hồn các môn đệ. Làm sao “Ðấng Kitô” (Mc 8, ) lại có thể bị đau khổ cho tới chết được? Tông đồ Phêrô nổi loạn, không chấp nhận con đường ấy, nên mới : “Kéo Người lui ra mà can trách Người” (Mc 8, 32). Ý muốn của Thiên Chúa là chấp nhận thập giá.
Xem ra sự khác biệt giữa chương trình tình yêu của Chúa Cha và dự án, ước muốn của các môn đệ là điều hiển nhiên. Không chấp nhận thập giá là phủ nhận chương trình tình yêu của Chúa Giêsu, và hầu như ngăn cản Người thi hành ý muốn của Chúa Cha. Vì thế Chúa Giêsu mới nặng lời trách đuổi Phêrô: “Satan, hãy lui đi ” (Mc 8, 33).
Khi con người thực hiện cuộc đời mình chỉ hướng tới thành công xã hội, giầu sang vật chất và kinh tế, con người gạt bỏ Thiên Chúa sang một bên, không lý luận theo Thiên Chúa nữa, mà theo con người. Và khi nào chúng ta để cho những suy nghĩ, tình cảm hay lý luận nhân loại chiếm ưu thế, không để cho đức tin, hay Thiên Chúa dạy dỗ và hướng dẫn, lúc ấy chúng ta sẽ trở nên những tảng đá cản trở chương trình tình yêu của Người.
Theo Chúa phải từ bỏ
Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ: ” Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mà theo Ta. Quả thật, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất. Còn ai chịu mất mạng sống mình vì Ta và vì Phúc Âm, thì sẽ cứu được mạng sống mình” (Mc 8, 34).
Chúng ta tự hỏi: “Từ bỏ” mình có nghĩa gì? Và tại sao ta phải tử bỏ mình?
Thật khó chấp nhận điều Chúa Giêsu yêu cầu là từ bỏ và hy sinh. Sống trong một xã hội được lập trình sẵn, khuyến khích thành công nhanh, tận dụng tối đa làm ít, hưởng nhiều, đỡ tốn thời giờ và sức khỏe, nên không có lạ khi chúng ta làm và nhìn mọi sự theo kiểu con người chứ không theo cái nhìn của Thiên Chúa. Chính Phêrô, chỉ sau khi đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần, ông mới ý thức được rằng, ông phải qua con đường ông đi và sống trong hy vọng.
Cần phải phân biệt, Chúa Giêsu không đòi chúng ta từ bỏ “điều chúng ta là“, nhưng điều “chúng ta đã trở nên“. Chúng ta là hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa thấy tốt đẹp sau khi tạo dựng người nam và người nữ (x. St 1, 31). Điều chúng ta phải từ bỏ không phải là điều Chúa đã làm, nhưng điều chúng ta lạm dụng quyền tự do làm, cụ thể như: kiêu ngạo, hà tiện, dâm dục, hờn giận, mê ăn uống, ghen ghét và làm biếng… là những khuynh hướng xấu, tội lỗi, bao phủ trên hình ảnh Thiên Chúa. Thánh Phaolô gọi ảnh biến hình này là “ảnh dưới đất“, ngược với “ảnh trên trời“, giống như Chúa Kitô. Do đó “từ bỏ chính chúng ta“, là từ bỏ ý loài người để mặc lấy ý Chúa, hợp và giống Chúa hơn.
Kierkegaard đã lấy một ví dụ: Hai người trẻ ngôn ngữ khác nhau yêu nhau. Muốn cho tình yêu của hai người sống còn và lớn mạnh, một trong hai người phải học tiếng nói của người kia. Bằng không, họ không có khả năng truyền đạt và tình yêu của họ không bền. Và ông kết luận, điều này chỉ xảy ra giữa chúng ta và Chúa. Chúng ta nói thứ ngôn ngữ xác thịt, Chúa nói thứ ngôn ngữ thần khí; chúng ta nói ngôn ngữ tính ích kỷ, Chúa nói ngôn ngữ tình yêu.
Muốn theo Chúa, phải từ bỏ chính mình là học ngôn ngữ của Chúa để chúng ta có thể giao tiếp với Chúa. Chúng ta sẽ không có khả năng nói “vâng” với người khác nếu chúng ta trước hết không khả năng nói “không” với chúng ta.
Theo Chúa là chấp nhận thập giá
Thì ra con đường của các môn đệ là theo Chúa Giêsu, Ðấng bị đóng đinh. Con đường “chịu mất chính mình“, để tìm lại được chính mình, như Đức nguyên Giáo hoàng Benedictô XVI viết: con đường “chịu mất chính mình“, là điều cần thiết đối với con người, và nếu không có điều này, thì nó không thể tìm lại được chính mình” (Ðức Giêsu thành Nagiarét 2007, 333).
Ngày nay Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mà theo Ta” (Mc 8, 34). Theo Chúa khi chấp nhận thập giá của mình với lòng yêu mến. Dưới con mắt thế gian, “chịu mất mạng sống” (Mc 8, ) là một thất bại. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã viết như sau: “Một cách nhiệm mầu chính Chúa Kitô chấp nhận… chết trên một thập giá để nhổ tận gốc rễ tội kiêu căng khỏi trái tim con người, và biểu lộ một sự vâng phục toàn vẹn con thảo” (Es. ap. Gaudete in Domino 9 maggio 1975, AAS 67 (1975) 300-301). Khi tự nguyện chấp nhận cái chết, Ðức Giêsu mang lấy thập giá của tất cả mọi người và trở thành suối nguồn ơn thánh cứu độ cho toàn dân. Thánh Cirillo thành Giêrusalem giải thích rằng: “Thập giá chiến thắng đã soi sáng những ai bị mù lòa vì ngu muội, đã giải thoát người bị tội lỗi giam cầm, đã đem lại ơn cứu độ cho toàn nhận loại” (Catechisis Illuminandorum XIII,1; de Christo crucifixo et sepulto: PG 33, 772 B).
Lạy Chúa, xin gia tăng lòng tin yêu Chúa nơi chúng con, để những gì tốt đẹp nơi chúng con ngày càng phát triển và được Chúa chăm sóc giữ gìn. Amen.
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XXIV - B
(Mc 8, 27 – 35)
Sau lời tuyên xưng : “Thầy là Đức Kitô” (Mc 8, 29) Phêrô cùng các môn đệ bị Thầy cấm không được nói với bất cứ ai về Thầy. Liền sau lời cấm là bài học về chính Thầy, Đấng Mêssia : “Con Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều…bị giết đi” (Mc 8, 31). Vì không chấp nhận nên Phêrô đã bị khiển trách nặng nề bởi ông đã bày tỏ ý tưởng sai lạc của con người về Đấng Cứu Thế : “Satan, hãy lui đi, vì người không biết việc Thiên Chúa, mà chỉ biết việc loài người” (Mc 8, 33).
Quả thật, một thụ tạo sao hiểu được ý Đấng Sáng Tạo, một con người sao biết được Thiên Chúa. Chúng ta phải cám ơn các tác giả Tin Mừng đã mô tả cách chân thực về con người môn đệ Chúa Giêsu, thực sự họ không phải là nhân vật lý tưởng tuyệt vời hay là thần thánh gì hết, họ là những con người bằng xương bằng thịt với đức tính và khuyết điểm như chúng ta. Có thế họ mới gần gũi chúng ta, và giúp chúng ta nhận ra rằng tất cả chúng ta cần phải hoàn thiện mỗi ngày, bởi không ai là hoàn hảo ngay từ khi mới sinh.
Vậy, đâu là ý Thiên Chúa?
Chúa Giêsu bắt đầu dạy cho các môn đệ hiểu rằng “Con Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều, sẽ bị các kỳ lão, các trưởng tế, các luật sĩ chối bỏ, và giết đi, rồi sau ba ngày sẽ sống lại” (Mc 8, 31). Chương trình trên làm đảo lộn tâm hồn các môn đệ. Làm sao “Ðấng Kitô” (Mc 8, ) lại có thể bị đau khổ cho tới chết được? Tông đồ Phêrô nổi loạn, không chấp nhận con đường ấy, nên mới : “Kéo Người lui ra mà can trách Người” (Mc 8, 32). Ý muốn của Thiên Chúa là chấp nhận thập giá.
Xem ra sự khác biệt giữa chương trình tình yêu của Chúa Cha và dự án, ước muốn của các môn đệ là điều hiển nhiên. Không chấp nhận thập giá là phủ nhận chương trình tình yêu của Chúa Giêsu, và hầu như ngăn cản Người thi hành ý muốn của Chúa Cha. Vì thế Chúa Giêsu mới nặng lời trách đuổi Phêrô: “Satan, hãy lui đi ” (Mc 8, 33).
Khi con người thực hiện cuộc đời mình chỉ hướng tới thành công xã hội, giầu sang vật chất và kinh tế, con người gạt bỏ Thiên Chúa sang một bên, không lý luận theo Thiên Chúa nữa, mà theo con người. Và khi nào chúng ta để cho những suy nghĩ, tình cảm hay lý luận nhân loại chiếm ưu thế, không để cho đức tin, hay Thiên Chúa dạy dỗ và hướng dẫn, lúc ấy chúng ta sẽ trở nên những tảng đá cản trở chương trình tình yêu của Người.
Theo Chúa phải từ bỏ
Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ: ” Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mà theo Ta. Quả thật, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất. Còn ai chịu mất mạng sống mình vì Ta và vì Phúc Âm, thì sẽ cứu được mạng sống mình” (Mc 8, 34).
Chúng ta tự hỏi: “Từ bỏ” mình có nghĩa gì? Và tại sao ta phải tử bỏ mình?
Thật khó chấp nhận điều Chúa Giêsu yêu cầu là từ bỏ và hy sinh. Sống trong một xã hội được lập trình sẵn, khuyến khích thành công nhanh, tận dụng tối đa làm ít, hưởng nhiều, đỡ tốn thời giờ và sức khỏe, nên không có lạ khi chúng ta làm và nhìn mọi sự theo kiểu con người chứ không theo cái nhìn của Thiên Chúa. Chính Phêrô, chỉ sau khi đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần, ông mới ý thức được rằng, ông phải qua con đường ông đi và sống trong hy vọng.
Cần phải phân biệt, Chúa Giêsu không đòi chúng ta từ bỏ “điều chúng ta là“, nhưng điều “chúng ta đã trở nên“. Chúng ta là hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa thấy tốt đẹp sau khi tạo dựng người nam và người nữ (x. St 1, 31). Điều chúng ta phải từ bỏ không phải là điều Chúa đã làm, nhưng điều chúng ta lạm dụng quyền tự do làm, cụ thể như: kiêu ngạo, hà tiện, dâm dục, hờn giận, mê ăn uống, ghen ghét và làm biếng… là những khuynh hướng xấu, tội lỗi, bao phủ trên hình ảnh Thiên Chúa. Thánh Phaolô gọi ảnh biến hình này là “ảnh dưới đất“, ngược với “ảnh trên trời“, giống như Chúa Kitô. Do đó “từ bỏ chính chúng ta“, là từ bỏ ý loài người để mặc lấy ý Chúa, hợp và giống Chúa hơn.
Kierkegaard đã lấy một ví dụ: Hai người trẻ ngôn ngữ khác nhau yêu nhau. Muốn cho tình yêu của hai người sống còn và lớn mạnh, một trong hai người phải học tiếng nói của người kia. Bằng không, họ không có khả năng truyền đạt và tình yêu của họ không bền. Và ông kết luận, điều này chỉ xảy ra giữa chúng ta và Chúa. Chúng ta nói thứ ngôn ngữ xác thịt, Chúa nói thứ ngôn ngữ thần khí; chúng ta nói ngôn ngữ tính ích kỷ, Chúa nói ngôn ngữ tình yêu.
Muốn theo Chúa, phải từ bỏ chính mình là học ngôn ngữ của Chúa để chúng ta có thể giao tiếp với Chúa. Chúng ta sẽ không có khả năng nói “vâng” với người khác nếu chúng ta trước hết không khả năng nói “không” với chúng ta.
Theo Chúa là chấp nhận thập giá
Thì ra con đường của các môn đệ là theo Chúa Giêsu, Ðấng bị đóng đinh. Con đường “chịu mất chính mình“, để tìm lại được chính mình, như Đức nguyên Giáo hoàng Benedictô XVI viết: con đường “chịu mất chính mình“, là điều cần thiết đối với con người, và nếu không có điều này, thì nó không thể tìm lại được chính mình” (Ðức Giêsu thành Nagiarét 2007, 333).
Ngày nay Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mà theo Ta” (Mc 8, 34). Theo Chúa khi chấp nhận thập giá của mình với lòng yêu mến. Dưới con mắt thế gian, “chịu mất mạng sống” (Mc 8, ) là một thất bại. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã viết như sau: “Một cách nhiệm mầu chính Chúa Kitô chấp nhận… chết trên một thập giá để nhổ tận gốc rễ tội kiêu căng khỏi trái tim con người, và biểu lộ một sự vâng phục toàn vẹn con thảo” (Es. ap. Gaudete in Domino 9 maggio 1975, AAS 67 (1975) 300-301). Khi tự nguyện chấp nhận cái chết, Ðức Giêsu mang lấy thập giá của tất cả mọi người và trở thành suối nguồn ơn thánh cứu độ cho toàn dân. Thánh Cirillo thành Giêrusalem giải thích rằng: “Thập giá chiến thắng đã soi sáng những ai bị mù lòa vì ngu muội, đã giải thoát người bị tội lỗi giam cầm, đã đem lại ơn cứu độ cho toàn nhận loại” (Catechisis Illuminandorum XIII,1; de Christo crucifixo et sepulto: PG 33, 772 B).
Lạy Chúa, xin gia tăng lòng tin yêu Chúa nơi chúng con, để những gì tốt đẹp nơi chúng con ngày càng phát triển và được Chúa chăm sóc giữ gìn. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ở Dili kêu gọi chấm dứt nạn bắt nạt, bảo thanh thiếu niên ‘gây xáo động’
Vũ Văn An
14:46 11/09/2024
Elise Ann Allen trên Crux ngày 11 tháng 9 năm 2024, tường trình rằng khi chuẩn bị rời Đông Timor, nơi một nửa dân số dưới 30 tuổi, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bảo những người trẻ tuổi phải tôn trọng người già và yêu thương người khác bất kể sự khác biệt, đưa ra cho họ lời chỉ dẫn kinh điển của mình là “gây xáo động” cho Thiên Chúa.
Phát biểu trước những người trẻ tuổi trước khi rời Dili vào ngày 11 tháng 9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã hỏi họ một loạt câu hỏi về những gì thanh thiếu niên làm, và nhận được những câu trả lời như “công bố Chúa Kitô”, “công bố Lời Chúa” và “yêu thương”.
Trong một bài phát biểu hoàn toàn ngẫu hứng, Đức Phanxicô đã nói với họ rằng đừng bao giờ quên “gây phá phách, làm xáo động”.
Ngài hoan nghênh số lượng lớn thanh thiếu niên trong nước và nói rằng khi tạm biệt, “Tôi sẽ không bao giờ quên nụ cười của các bạn. Đừng ngừng mỉm cười”.
Đức Phanxicô đã đến thăm Dili từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 9 như một phần của chuyến tông du rộng lớn hơn đến Châu Á và Châu Đại Dương, chuyến tông du này cũng đưa ngài đến Indonesia và Papua New Guinea. Điểm dừng chân cuối cùng của ngài sẽ là Singapore, nơi ngài sẽ dành ba ngày trước khi trở về Rome vào thứ Sáu.
Chuyến thăm của ngài đến Đông Timor - quốc gia Công Giáo lớn nhất Châu Á về mặt tỷ lệ phần trăm - diễn ra chưa đầy 25 năm sau khi giành được độc lập từ Indonesia, đạt được sau một cuộc xung đột bạo lực kéo dài vẫn còn hiện hữu trong ký ức gần đây của hầu hết người dân.
Cuộc hẹn cuối cùng trong lịch trình của Đức Giáo Hoàng là cuộc gặp gỡ với những người trẻ tuổi, những người chiếm hơn 60 phần trăm dân số Đông Timor.
Trong cuộc họp hôm thứ Tư, ngài đã lắng nghe lời chứng từ bốn thanh niên, bao gồm Cecilia Efranio Bonaparte, người đã nói về tác động tiêu cực của công nghệ đối với gia đình cô và tình trạng nghiện điện thoại di động ở những người bạn cùng trang lứa.
Một người trẻ khác tên là Rogéria dos S. X. Baptista đã nói về việc thành phố bẩn như thế nào và tác động của hành vi con người đối với biến đổi khí hậu và hỏi làm thế nào để nâng cao nhận thức và xây dựng thái độ tốt hơn.
Một thanh niên Hồi giáo tên là Ilham Mahfot Bazher đã nói về sự khoan dung liên tôn tốt đẹp ở Đông Timor và cảm ơn Đức Giáo Hoàng về Văn kiện về Tình huynh đệ nhân loại năm 2019, được chính phủ Timor thông qua vào năm 2022, với ý tưởng đưa vào chương trình giảng dạy ở trường học. Anh nói về nhu cầu xây dựng lòng khoan dung thông qua phương tiện truyền thông xã hội.
Thanh niên Nelson M. da Conceição đã nói về vấn đề ngày càng gia tăng ở Đông Timor về những thanh niên tham gia các băng nhóm chuyên về võ thuật và gây bạo lực với người khác, đồng thời hỏi làm thế nào để người dân Đông Timor trở nên đoàn kết hơn.
Trong buổi gặp gỡ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã để qua bên bài phát biểu đã chuẩn bị trước của mình và nói hoàn toàn ngẫu hứng, nói với những người trẻ rằng với tư cách là phần lớn dân số ở Đông Timor, họ đại diện cho lời kêu gọi tiến tới “sự sống, hy vọng và tương lai”.
“Đừng đánh mất lòng nhiệt thành của đức tin”, ngài nói, cảnh báo những người trẻ tuổi về “những kẻ bán hạnh phúc” bán “ma túy, họ bán nhiều thứ mang lại cho bạn hạnh phúc trong nửa giờ, không hơn”.
Ngài nói với những người trẻ tuổi hãy tiếp tục tiến về phía trước với niềm vui và đừng bao giờ quên rằng họ là “những người thừa kế của những người đi trước các bạn trong việc thành lập quốc gia này. Vì lý do này, đừng đánh mất ký ức của mình. Ký ức về những người đi trước các bạn và với rất nhiều hy sinh đã củng cố quốc gia này”.
Cả thanh niên của đất nước và nụ cười của người dân là hai điều mà Đức Giáo Hoàng nói rằng “đã chạm đến trái tim tôi” ở Đông Timor, ngài nói, và nói với họ hãy tiếp tục mơ ước.
Một người trẻ không mơ ước sẽ rơi vào những cám dỗ như ma túy và rượu, ngài nói đùa rằng nếu họ uống quá nhiều, họ sẽ bị thương. Một người trẻ không mơ ước, ngài nói, là “người về hưu”.
Người trẻ “phải làm xáo trộn để thể hiện cuộc sống mà bạn có”, ngài nói.
Một người trẻ “đang ở giữa con đường của cuộc sống, ở giữa, giữa trẻ em và người lớn”, ngài nói, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ bền chặt và tôn trọng người cao tuổi, gọi người cao tuổi là “một trong những tài sản đẹp đẽ và tuyệt vời nhất của xã hội”.
“Chính người cao tuổi là người truyền đạt khôn ngoan cho thanh thiếu niên”, ngài nói, nói rằng một xã hội như Đông Timor với rất nhiều người trẻ tuổi có trách nhiệm chăm sóc cả trẻ em và người cao tuổi, nói rằng, hai kho báu lớn nhất mà một xã hội có là trẻ em và người cao tuổi, cùng với nhau.
Nhắc lại cuộc chiến giành độc lập của Đông Timor, mà họ đã đạt được vào năm 2002, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với những người trẻ tuổi rằng họ có một đất nước với “lịch sử anh hùng, đức tin, sự tử đạo và trên hết là đức tin và sự hòa giải kỳ diệu”.
Về vấn đề này, ngài nói rằng có ba điều quan trọng đối với thanh thiếu niên, đó là tự do, cam kết và tình anh em.
Nói về tự do, ngài hỏi, “một thanh niên nam nữ không có khả năng tự quản lý bản thân, không có khả năng sống như thế này, họ là gì?”
Họ là “nô lệ”, ngài nói, nói rằng nếu không có khả năng mạnh mẽ để tự quản lý bản thân và đưa ra quyết định đúng đắn, một người cuối cùng sẽ không theo đuổi gì hơn ngoài ham muốn của riêng họ, khiến họ cảm thấy “toàn năng” và khiến họ “kiêu ngạo”.
Thay vào đó, một người trẻ tận tụy, làm việc và biết cách đưa ra quyết định sáng suốt là người “chịu trách nhiệm” và là người bạn đồng hành với những người khác xung quanh, ngài nói, họ là “một người trẻ yêu quê hương”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc môi trường và thúc đẩy sự hiệp nhất của gia đình, ngài nói rằng một người trẻ “phải học biết rằng tự do không có nghĩa là làm bất cứ điều gì họ muốn, mà đúng hơn là họ phải có trách nhiệm”.
“Một trong những trách nhiệm là học cách chăm sóc ngôi nhà chung”, ngài nói, “đây là lý do tại sao những người trẻ phải cam kết”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô lưu ý rằng nhiều gia đình ở Đông Timor đã phải chịu đựng những khó khăn và đau khổ trên con đường giành độc lập và nói về tầm quan trọng của sự hòa giải và xây dựng tình anh em, “là bạn bè chứ không phải kẻ thù”.
“Cha mẹ các bạn, ngay cả khi có những ý tưởng khác nhau, vẫn là anh em”, ngài nói, và nói với những người trẻ rằng việc có những ý tưởng khác nhau là điều bình thường và nếu họ cãi nhau, họ phải luôn tìm cách hòa giải.
Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng thái độ “yêu thương và hòa giải”, và giải quyết vấn đề bắt nạt.
Ngài nói rằng bắt nạt “là thái độ lợi dụng những người yếu nhất: vì họ xấu xí, họ béo phì, họ đi lại không tốt. Họ lợi dụng điểm yếu của người khác”.
“Làm ơn, từ bây giờ, đừng để xảy ra thêm nữa”, ngài nói.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết thúc bài phát biểu của mình bằng cách nhắc lại mong muốn của mình là những người trẻ tuổi “gây phá phách” và “làm xáo động”, đồng thời nhắc nhở họ về tầm quan trọng của việc tôn trọng và lắng nghe người già, và duy trì tinh thần vui vẻ của họ.
Nguyên văn Bài Diễn văn của Đức Thánh Cha Với giới trẻ Đông Timor
Vũ Văn An
15:35 11/09/2024
Như đã loan tin, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tới Trung tâm hội nghị tại Dili, Đông Timor, Thứ tư ngày 11 tháng 9 năm 2024, để gặp gỡ giới trẻ Đông Timor, những người chiếm tới 60 phần trăm dân số của một đất nước tương đối trẻ trung vì mới giành được độc lập thực sự vào năm 2002. Tại đây, ngài đã đọc một bài diễn văn, được Tòa Thánh phổ biến bằng tiếng Pháp:
Dadeer di'ak! (Chào buổi sáng !)
Trước hết cha đặt ra một câu hỏi, xem ai trả lời được: các bạn trẻ đang làm gì? Giới trẻ đang làm gì? Con [chỉ vào một cô gái].
[Cô gái: Công bố Chúa Kitô].
Rất được. Người trẻ còn làm gì nữa? Còn gì nữa?
[một người trẻ khác: Công bố Lời Chúa].
Rất được. Người trẻ còn làm gì nữa?
[một bạn trẻ khác: Yêu nhau].
Tình yêu, và người trẻ có khả năng yêu thương rất lớn. Người trẻ còn làm gì nữa?
[một bạn trẻ khác: Chúng ta phải vun đắp hòa bình trong đất nước chúng ta].
Không bao giờ quên điều đó! Rất tốt, rất tốt.
Nhưng có một điều mà giới trẻ luôn làm, những người trẻ thuộc các quốc tịch khác nhau, những người trẻ thuộc các tôn giáo khác nhau. Các con có biết giới trẻ luôn làm gì không? Thanh niên gây ồn ào, thanh niên gây xáo trộn. Các con có đồng ý không? Các con có đồng ý với điều đó không? [trả lời: Có].
Cảm ơn các con vì lời chào mừng, lời chứng thực và câu hỏi. Cảm ơn các con vì những điệu nhảy. Bởi vì các con biết rằng khiêu vũ là thể hiện cảm xúc bằng toàn bộ cơ thể. Các con có biết những người trẻ không biết nhảy không? Cuộc sống đi kèm với khiêu vũ. Và các con là một đất nước của những người trẻ.
Sáng nay cha đã nói với một vị giám mục: Tôi sẽ không bao giờ quên nụ cười của ngài. Đừng ngừng mỉm cười! Và các con, những người trẻ, các con là phần lớn dân số của đất nước này, và sự hiện diện của các con mang lại cho đất nước này sức sống, niềm hy vọng và tương lai. Đừng đánh mất lòng nhiệt thành của đức tin! Hãy tưởng tượng một thanh niên không có đức tin, với khuôn mặt buồn bã. Nhưng các con có biết điều gì khiến một người trẻ chán nản không? Tệ nạn. Hãy cẩn trọng. Bởi vì những người tự gọi mình là người bán hạnh phúc đã đến. Và họ bán cho các con ma túy, họ bán cho các con rất nhiều thứ khiến các con hạnh phúc trong nửa giờ và chỉ thế thôi. Các con biết rõ điều đó hơn cha phải không? Các con biết rõ tình huống này hơn cha. Các con có biết nó hay không?... Cha không "nghe thấy"... [có] Rất tốt, cảm ơn các con.
Chúc các con tiến bộ với niềm vui của tuổi trẻ.
Nhưng hãy nhớ một điều: các con là người thừa kế của những người đi trước các con trong việc thành lập quốc gia này. Vì vậy, đừng để mất trí nhớ của các con! Ký ức về những người đi trước các con và những người đã phải trả giá bằng nhiều hy sinh để xây dựng nên đất nước này.
Có hai điều khiến cha cảm động khi bước đi trên phố. Họ thực sự chạm đến trái tim cha. Tuổi trẻ của đất nước này và nụ cười. Các con là một dân tộc biết cách mỉm cười! Hãy tiếp tục như thế! Đừng quên điều ấy.
Tuổi trẻ phải có ước mơ. »Và làm thế nào chúng ta có thể mơ được, thưa Cha? » Chúng ta có uống rượu không? [Không!] Không. Nếu làm vậy, các con sẽ gặp ác mộng! Cha mời các con hãy ước mơ, hãy mơ những điều lớn lao. Người trẻ không ước mơ là giã từ cuộc đời. Và có ai trong số những người trẻ này, có ai trong số các con, đã nghỉ hưu không? [Không!] Người trẻ phải gieo bối rối và vui vẻ để thể hiện cuộc sống mà mình có. Nhưng một người trẻ đang ở giữa hành trình cuộc đời. Giữa đường đời, giữa trẻ em và người lớn. Và các con có biết một trong những tài sản lớn nhất của xã hội là gì không? Các con có biết không? Người già, ông bà! Các con, những người trẻ, và ở đầu bên kia là những người già. Nhưng chính ông bà, chính người già mới là người ban sự khôn ngoan cho lớp trẻ. Các con có tôn trọng người lớn tuổi không? [Có] Người già luôn đi trước người trẻ trong lịch sử, có đúng vậy không? Người già là một kho báu: hai kho báu của một dân tộc là trẻ em và người già. Hiểu chưa? Xem nào, các con nói lại lần nữa. Hai kho báu lớn nhất của một dân tộc là gì? [Trẻ em và người già] Trẻ em và người già. Đây là lý do tại sao một xã hội có nhiều trẻ em như xã hội của các con phải chăm sóc họ. Và một xã hội có nhiều người già, vốn là ký ức, thì phải tôn trọng và chăm sóc họ.
Cha kể cho các con một câu chuyện. Có một gia đình, người cha, người mẹ, những đứa con và người ông già nua đang ăn cùng nhau. Và ông cụ khi ăn đã bị bẩn và làm đổ thức ăn. Vì vậy, người cha quyết định đặt một chiếc bàn trong bếp để ông nội có thể ngồi ăn một mình ở đó. Và người cha giải thích với gia đình rằng vì ông nội không có ở đó nên họ có thể mời mọi người đến nhà mà không bị ông nội làm phiền. Hãy suy nghĩ về điều này một chút. Vài ngày sau, người cha đến và thấy cậu con trai 5 tuổi đang chơi gỗ. Người cha hỏi cậu: “Con đang làm gì với số gỗ này?” - “Con đang làm một chiếc bàn” - “Tại sao? » - cho cha, khi cha già rồi phải tự mình ăn uống.
Hai tài sản lớn nhất của xã hội là con cái và ông bà. Cùng nhau: hai kho báu lớn nhất là gì của xã hội? [Con cái và ông bà] Hãy chăm sóc con cái và ông bà nhé? Và bây giờ chúng ta hãy vỗ tay chúc mừng ông bà của chúng ta!
Ở đất nước tươi cười này, các con có một câu chuyện tuyệt vời, được tạo nên từ chủ nghĩa anh hùng, đức tin, sự tử đạo và trên hết là sự tha thứ và hòa giải. Cha xin hỏi các con một câu: trong lịch sử ai là người có khả năng tha thứ và hòa giải? Hãy suy nghĩ: người này là ai? Đó là ai? [Chúa Giêsu] Chúa Giêsu! Chúa Giêsu là người anh yêu thương tất cả chúng ta, phải không? Và sự hòa giải này khiến cha khuyên các con ba điều: tự do, dấn thân, tình huynh đệ.
Trong tiếng Tetum có câu: “ukun rasik-an”, nghĩa là có khả năng tự quản lý. Một người trẻ không có năng lực, một người trẻ không có khả năng làm chủ bản thân, không có khả năng sống “ukun rasik-an”, đó là gì? Các con nói gì? Một người phụ thuộc vào người khác. Rất tốt. Và một người đàn ông, một người đàn bà, một thanh niên, một cậu bé không tự cai trị được mình là nô lệ, bị lệ thuộc, không được tự do. Và một người trẻ có thể làm nô lệ cho điều gì? Sẽ có người trả lời... Về cái gì? Về tội lỗi, về chiếc điện thoại di động - Cha sẽ nói với các con về chiếc điện thoại di động sau -, về một điều khác... Anh ta có thể trở thành nô lệ cho cái gì? Trở thành nô lệ cho ham muốn của chính mình, tin rằng mình là người toàn năng. Một người trẻ có thể làm nô lệ cho điều gì khác? [Có người đáp] Tất nhiên là kiêu ngạo: người trẻ tuổi luôn như vậy là người trẻ tuổi kiêu ngạo. Ngược lại, thế nào là người trẻ dấn thân, người trẻ lao động? Hãy nói cho cha biết, một người trẻ đi làm là như thế nào? [Có người đáp] À, người thích sự đơn giản. Và sau đó? Ai có trách nhiệm. Một người trẻ yêu quý anh chị em, có trách nhiệm, là một người trẻ yêu nước. Điều này rất quan trọng.
Và còn một điều nữa mà Rogéria và Cecilia Efranio đã nói khi nói về tầm quan trọng của việc chăm sóc ngôi nhà chung và vun đắp sự đoàn kết gia đình. Một người trẻ phải hiểu rằng tự do không có nghĩa là làm những gì mình muốn mà là có trách nhiệm. Và một trong những trách nhiệm là học cách chăm sóc ngôi nhà chung. Và đó là lý do tại sao người trẻ phải tham gia. Tục ngữ phương Đông có câu: Khó khăn làm nên người mạnh mẽ. Hãy nhìn cha mẹ, ông bà của các con, những người đã phải đối mặt với những thời kỳ khó khăn để trả lại tự do cho đất nước của họ. Đây là lý do tại sao các con cần học cách đối phó với những thời điểm khó khăn.
Một điều cuối cùng trước khi cha rời đi. Đây là một giá trị mà các con phải học: tình anh em. Là anh em, không phải là kẻ thù. Người lớn tuổi, cha mẹ và ông bà của các con có thể có những quan điểm khác nhau, nhưng họ là anh em. Và việc người trẻ có những ý tưởng khác biệt có tốt không? [Có] Và tại sao? Để tranh luận với người khác? Hay để tôn trọng nhau? [Họ trả lời] Cha nghĩ các con đang nghĩ thế này: nếu tôi theo tôn giáo này và bạn theo tôn giáo kia, chúng ta sẽ đánh nhau. Không phải như vậy, các con phải tôn trọng chính mình. Chúng ta lặp lại từ này: tôn trọng lẫn nhau.
Và một câu hỏi: hận thù có phải là một thái độ tốt không? [Không!] Yêu thương và phục vụ là thái độ đúng đắn. Bây giờ tất cả chúng ta hãy cùng nhau lặp lại: hận thù không, tình yêu và sự phục vụ có [họ lặp lại] Một lần nữa, Cha không nghe rõ [họ lặp lại] Và nếu một thanh niên, một thiếu nữ cãi nhau với người khác, anh ta nên làm gì? Cha không thể nghe được. Họ đã nói gì? Tất cả chúng ta hãy cùng nhau lặp lại điều đó: tình yêu và sự hòa giải!... [họ lặp lại] Tình yêu và sự hòa giải.
Có một điều mà Cha không biết liệu nó có xảy ra ở đất nước này không, nhưng ở những quốc gia khác thì có: quấy rầy. Ở đây có quấy rầy không? Quấy rầy là lợi dụng kẻ yếu. Đó là lý do tại sao nó xấu, vì nó nặng. Nhưng đó luôn là một thái độ xấu xa, vì nó lợi dụng điểm yếu của người khác. Nhưng ở đây, ở Đông Timor, có bị quấy rầy không? Xin từ nay đừng quấy rầy nữa!
Các bạn trẻ thân mến, hãy là những người thừa kế lịch sử tươi đẹp đi trước các con! Hãy là người thừa kế lịch sử tươi đẹp đi trước các con. Và theo đuổi nó. Hãy dũng cảm, hãy dũng cảm để tiếp tục. Và nếu các con tranh cãi, hãy làm lành. Cha cảm ơn Tôi vì tất cả những gì các con đã làm cho quê hương, cho dân Chúa. Và chúng ta hãy nhớ điều mà Ilham, người vừa phát biểu, đã nói với chúng ta: chúng ta phải yêu thương nhau vượt lên trên mọi khác biệt sắc tộc hay tôn giáo. Các con có hiểu điều này không? [Có!] Hòa giải, chung sống với mọi khác biệt. Nó quan trọng. Chúng ta có đồng ý không? [Có !]
Và trước khi kết thúc, cha phải cho các con một lời khuyên: hãy gây ồn ào, gieo rắc sự hỗn loạn! Lời khuyên thứ hai của tôi: hãy tôn trọng và lắng nghe người lớn tuổi, được chứ? Lời khuyên đầu tiên là gì? [họ trả lời] Tốt. Và mẹo thứ hai? [họ trả lời].
Xin Chúa ban phước cho các con. Cảm ơn các con vì sự hiện diện này! Cảm ơn các con vì những bài hát và điệu nhảy, rất đẹp. Và hai lời khuyên đó là gì?
Đầu tiên? Thứ hai? Gây ồn ào, gây lộn xộn và tôn trọng người già. Xin Chúa gìn giữ niềm vui này cho các con. Xin Chúa luôn gìn giữ các con!
Cuối cùng, sau những lời chào hỏi, ngài nói thêm:
Cảm ơn vì niềm vui của các con, cảm ơn vì nụ cười của các con!
Và cha đã cho các con hai lời khuyên, thứ nhất, đó là gì? [họ trả lời] Sự bối rối. Và thứ hai? [họ trả lời] Người trẻ nên gây lộn xộn và người trẻ nên tôn trọng người lớn tuổi hơn, được chứ? Tất cả cùng nhau, điều đầu tiên: sự lộn xộn. Thứ hai: kính trọng người già.
Cảm ơn sự hiện diện của các con. Cha sẽ rời khỏi đất nước này, nơi luôn nở nụ cười với khuôn mặt của các con và với những hy vọng của các con. Xin Chúa ban phước lành cho tất cả các con!
Văn Hóa
Từ Ngày 11 Tháng 9
Nguyễn Trung Tây
17:03 11/09/2024
Nguyễn Trung Tây
Từ Ngày 11 Tháng 9
https://www.youtube.com/watch?v=tnLwIETuq7U
Hơn hai mươi năm đã trôi qua kể từ ngày định mệnh đó. Bản thân tôi đã học được những gì?
Sống đức tin là điều đáng trân trọng, nhưng cần tránh rơi vào chủ nghĩa cuồng tín. Đức tin chân chính đòi hỏi sự khiêm nhường và cởi mở, đặc biệt đối với những người có niềm tin khác biệt. Công đồng Vatican II đã dạy, sự hiện diện của Thiên Chúa được tìm thấy trong nhiều tôn giáo như Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, và các tôn giáo khác (Nostra Aetate 2). Giáo huấn này nhắc nhở rằng tôn trọng những người không chia sẻ đức tin Kitô giáo không phải là một lựa chọn, mà là một yêu cầu của đức tin.
Ý thức này dẫn đến sự cần thiết của đối thoại (chia sẻ và lắng nghe) với các tôn giáo khác. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thực hiện sứ vụ đối thoại tôn giáo qua chuyến Tông du Iraq vào năm 2021. Tại thành phố Ur, quê hương của tổ phụ Abraham, trước sự hiện diện của các nhà lãnh đạo Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo, ngài nhắc nhở rằng cả ba tôn giáo đều cùng chia sẻ niềm tin vào một Thiên Chúa. Ngài nhắc đến lời hứa của Thiên Chúa dành cho Abraham rằng con cháu của ông sẽ đông như sao trên trời. Các tín đồ của ba tôn giáo này là những ngôi sao đó, và di sản chung này của cả ba tôn giáo là nền tảng mạnh mẽ cho sự đối thoại và hiểu biết.
Từ thảm kịch ngày 11 tháng 9, tôi học được rằng cởi mở và đối thoại, không phải sợ hãi hay thù hận, là phương cách hòa giải. Chủ nghĩa cuồng tín phát triển từ sự thiếu hiểu biết và sự sợ hãi, trong khi hòa bình được xây dựng trên nền tảng của tôn trọng nhân phẩm và lòng nhân ái.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng đối thoại liên tôn, dù cần thiết, cũng đầy thử thách. Mỗi tôn giáo có những giá trị, truyền thống, và lịch sử riêng. Những nét riêng biệt này có thể dẫn đến những khác biệt sâu sắc về quan điểm và thực hành. Để đối thoại, nhân loại phải sẵn sàng đối mặt với những khó khăn này. Trên tất cả, đối thoại không phải là phương cách để tìm kiếm sự đồng thuận tuyệt đối, mà tìm kiếm sự hiểu biết và đồng cảm giữa các bên.
Những sự kiện như ngày 11 tháng 9 không chỉ gây tổn thương về mặt cá nhân mà còn để lại hậu quả lớn về chính trị và xã hội. Hơn thế nữa, 11/9 còn góp phần vào gia tăng sự chia rẽ và hiểu lầm giữa các cộng đồng tôn giáo. Đây là lý do cần thiết để đối thoại nhiều hơn, không chỉ giữa các tôn giáo mà còn trong bối cảnh xã hội rộng lớn hơn. Chính qua sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau mà nhân loại có thể hàn gắn và vượt qua những vết thương lịch sử.
Qua biến cố 11 tháng 9, người ta có thể cam kết xây dựng những nhịp cầu giữa các tôn giáo. Thông qua đối thoại liên tôn và sự hiểu biết lẫn nhau, nhân loại có thể ngăn chặn những thảm kịch tương tự không còn tái diễn. Nhưng để làm điều đó, cá nhân tôi phải chân thành mở lòng, tôn trọng phẩm giá của người khác, và nhận ra rằng sự thật có thể được tìm thấy trong nhiều niềm tin khác nhau, “a ray of Truth” (Nostra Aetate 2).
Xin cho nhân loại học từ kinh nghiệm quá khứ, để những hành động thù hận và bạo lực không có chỗ đứng trên mặt địa cầu.
11/9/2024
Từ Ngày 11 Tháng 9
https://www.youtube.com/watch?v=tnLwIETuq7U
Hơn hai mươi năm đã trôi qua kể từ ngày định mệnh đó. Bản thân tôi đã học được những gì?
Sống đức tin là điều đáng trân trọng, nhưng cần tránh rơi vào chủ nghĩa cuồng tín. Đức tin chân chính đòi hỏi sự khiêm nhường và cởi mở, đặc biệt đối với những người có niềm tin khác biệt. Công đồng Vatican II đã dạy, sự hiện diện của Thiên Chúa được tìm thấy trong nhiều tôn giáo như Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, và các tôn giáo khác (Nostra Aetate 2). Giáo huấn này nhắc nhở rằng tôn trọng những người không chia sẻ đức tin Kitô giáo không phải là một lựa chọn, mà là một yêu cầu của đức tin.
Ý thức này dẫn đến sự cần thiết của đối thoại (chia sẻ và lắng nghe) với các tôn giáo khác. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thực hiện sứ vụ đối thoại tôn giáo qua chuyến Tông du Iraq vào năm 2021. Tại thành phố Ur, quê hương của tổ phụ Abraham, trước sự hiện diện của các nhà lãnh đạo Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo, ngài nhắc nhở rằng cả ba tôn giáo đều cùng chia sẻ niềm tin vào một Thiên Chúa. Ngài nhắc đến lời hứa của Thiên Chúa dành cho Abraham rằng con cháu của ông sẽ đông như sao trên trời. Các tín đồ của ba tôn giáo này là những ngôi sao đó, và di sản chung này của cả ba tôn giáo là nền tảng mạnh mẽ cho sự đối thoại và hiểu biết.
Từ thảm kịch ngày 11 tháng 9, tôi học được rằng cởi mở và đối thoại, không phải sợ hãi hay thù hận, là phương cách hòa giải. Chủ nghĩa cuồng tín phát triển từ sự thiếu hiểu biết và sự sợ hãi, trong khi hòa bình được xây dựng trên nền tảng của tôn trọng nhân phẩm và lòng nhân ái.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng đối thoại liên tôn, dù cần thiết, cũng đầy thử thách. Mỗi tôn giáo có những giá trị, truyền thống, và lịch sử riêng. Những nét riêng biệt này có thể dẫn đến những khác biệt sâu sắc về quan điểm và thực hành. Để đối thoại, nhân loại phải sẵn sàng đối mặt với những khó khăn này. Trên tất cả, đối thoại không phải là phương cách để tìm kiếm sự đồng thuận tuyệt đối, mà tìm kiếm sự hiểu biết và đồng cảm giữa các bên.
Những sự kiện như ngày 11 tháng 9 không chỉ gây tổn thương về mặt cá nhân mà còn để lại hậu quả lớn về chính trị và xã hội. Hơn thế nữa, 11/9 còn góp phần vào gia tăng sự chia rẽ và hiểu lầm giữa các cộng đồng tôn giáo. Đây là lý do cần thiết để đối thoại nhiều hơn, không chỉ giữa các tôn giáo mà còn trong bối cảnh xã hội rộng lớn hơn. Chính qua sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau mà nhân loại có thể hàn gắn và vượt qua những vết thương lịch sử.
Qua biến cố 11 tháng 9, người ta có thể cam kết xây dựng những nhịp cầu giữa các tôn giáo. Thông qua đối thoại liên tôn và sự hiểu biết lẫn nhau, nhân loại có thể ngăn chặn những thảm kịch tương tự không còn tái diễn. Nhưng để làm điều đó, cá nhân tôi phải chân thành mở lòng, tôn trọng phẩm giá của người khác, và nhận ra rằng sự thật có thể được tìm thấy trong nhiều niềm tin khác nhau, “a ray of Truth” (Nostra Aetate 2).
Xin cho nhân loại học từ kinh nghiệm quá khứ, để những hành động thù hận và bạo lực không có chỗ đứng trên mặt địa cầu.
11/9/2024
VietCatholic TV
Tâm tình xúc động của ĐTC dành cho các nhà truyền giáo của quốc gia nghèo Đông Timor
VietCatholic Media
01:39 11/09/2024
Kỷ lục: Một nửa dân số Đông Timor tham dự thánh lễ đại trào do Đức Thánh Cha cử hành
VietCatholic Media
02:52 11/09/2024
Biến lớn - Mỹ, EU xác nhận Iran đã giao Putin hỏa tiễn đạn đạo. Kyiv: Sẽ ATACMS Nga. Moscow cháy lớn
VietCatholic Media
03:08 11/09/2024
1. Phi trường Mạc Tư Khoa đóng cửa sau khi máy bay điều khiển từ xa tấn công phi đạo
Một loạt máy bay điều khiển từ xa tấn công nhiều khu vực của Nga đã khiến các chuyến bay tại Mạc Tư Khoa phải dừng lại, các mảnh vỡ của một máy bay điều khiển từ xa được tìm thấy trên phi đạo của một trong những phi trường tại thủ đô trong vụ tấn công mới nhất mà Nga đổ lỗi cho Ukraine. Giống như ở Kursk, cuộc chiến hiện đã lan đến chính thủ đô Nga, công khai thách thức ảo tưởng rằng Putin đang kiểm soát mọi thứ.
Kênh Astra Telegram đã đăng tải video về những hành khách trên phi đạo của phi trường Zhukovsky, cách trung tâm thủ đô Nga khoảng 32 km về phía nam và đã đóng cửa đối với các chuyến bay đến và đi. Cho đến nay vẫn chưa biết khi nào phi trường này mới có thể hoạt động trở lại.
Các chuyến bay cũng bị dừng tại các phi trường Vnukovo, Domodedovo và Sheremetyevo của Mạc Tư Khoa, trong khi các video đăng tải trên các kênh truyền thông xã hội cho thấy cảnh máy bay điều khiển từ xa bay trên bầu trời lúc bình minh giữa những tiếng la hét thất thanh của người dân tận mắt chứng kiến các UAV lao vào các tòa nhà cao của thủ đô Nga. Khói bốc lên cao bằng một nhà lầu 5 tầng có thể được nhìn thấy ở nhiều nơi trong thành phố. Tiếng còi thất thanh từ các xe cứu thương, xe cứu hỏa tạo thành một cảnh tượng kinh hoàng khi các loại xe của lực lượng khẩn cấp này giành đường với các xe cộ khác trong giờ cao điểm.
Bộ Quốc Phòng Nga cho biết lực lượng phòng không đã bắn hạ khoảng 144 máy bay trên 9 khu vực của Nga trong các cuộc tấn công đốt cháy các tòa nhà dân cư, giết chết một phụ nữ và gây gián đoạn các chuyến bay.
Ngành công nghiệp máy bay điều khiển từ xa trong nước của Ukraine đang phát triển nhanh chóng vì phải đối mặt với các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn liên tục do Mạc Tư Khoa tiến hành. Ukraine đã gia tăng các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào các địa điểm năng lượng, quân sự và vận tải của Nga.
Các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa hôm Thứ Ba, 10 Tháng Chín, là một trong những cuộc tấn công lớn nhất trên lãnh thổ Nga kể từ khi Vladimir Putin bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện, thúc đẩy ủy ban điều tra của Nga mở một vụ án hình sự, cáo buộc Ukraine về các hành vi khủng bố, hãng thông tấn nhà nước Tass đưa tin.
Khi được liên lạc để xin bình luận, Bộ Quốc phòng Ukraine trả lời Newsweek: “Chúng tôi không bình luận về những gì đang diễn ra trên lãnh thổ Nga”.
Tass đưa tin rằng các hệ thống phòng không đã chặn máy bay điều khiển từ xa trên các vùng Kursk, Tula, Belgorod, Kaluga, Voronezh, Lipetsk và Oryol. Các kênh SHOT và Baza Telegram của Nga, có liên kết với các cơ quan an ninh của Nga, đã đăng tải các video cho thấy ngọn lửa bùng phát từ nhiều tòa nhà chung cư nhiều tầng.
Thống đốc Mạc Tư Khoa Andrei Vorobyov đăng trên Telegram rằng ít nhất hai tòa nhà chung cư cao tầng ở quận Ramenskoye của Mạc Tư Khoa đã bị hư hại trong các cuộc không kích khiến một số căn nhà bốc cháy.
Ông cho biết một phụ nữ 46 tuổi đã tử vong, ba người bị thương và 43 người đã được di tản. Video từ cư dân ở Bryansk cho thấy hậu quả của các cuộc tấn công, mặc dù các quan chức liên tục khẳng định tất cả các máy bay điều khiển từ xa đã bị bắn hạ, và cho biết không có thiệt hại hoặc thương vong.
Cựu Bộ trưởng Phát triển kinh tế và thương mại Ukraine Tymofiy Mylovanov đã đăng trên X bên cạnh video về các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa rằng phương tiện truyền thông chính thức của Nga không còn coi nhẹ chúng nữa và rằng “họ không thể bỏ qua chúng nữa”.
Ông cho biết rằng có vẻ như đây là một phần của chiến dịch lớn hơn tương tự như các cuộc tấn công nhằm vào Hạm đội Hắc Hải của Nga, “chỉ khác là lần này, phi trường là trọng tâm của chiến tranh bất đối xứng”.
“Giống như ở Kursk, cuộc chiến hiện đã lan đến đất Nga, công khai thách thức ảo tưởng rằng Putin đang kiểm soát mọi thứ”, ông viết.
[Newsweek: Moscow Airport Shut Down After Drone Strikes Runway]
2. Cuộc tấn công lớn vào Nga chứng kiến hơn 140 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine tấn công chín khu vực
Nga cho biết lực lượng Ukraine đã tấn công chín khu vực bên trong nước Nga bằng hơn 140 máy bay điều khiển từ xa chỉ trong một đêm, đánh dấu một trong những cuộc tấn công lớn nhất của Kyiv trong cuộc chiến cho đến nay.
Hôm Thứ Tư, 11 Tháng Chín, Bộ Quốc phòng Nga cho biết vào ngày hôm trước, hệ thống phòng không của nước này đã phá hủy và đánh chặn 144 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine—72 chiếc ở khu vực Bryansk; 20 chiếc ở khu vực Mạc Tư Khoa; 14 chiếc ở khu vực Kursk; 13 chiếc ở khu vực Tula; 8 chiếc ở khu vực Belgorod; 7 chiếc ở khu vực Kaluga; 5 chiếc ở khu vực Voronezh; 4 chiếc ở khu vực Lipetsk; và 1 chiếc ở khu vực Oryol.
Các cơ quan truyền thông Nga, bao gồm RBC, mô tả vụ tấn công này là “một trong những vụ tấn công lớn nhất mọi thời đại”. Các phương tiện truyền thông độc lập thì cho rằng giống như ở Kursk, cuộc chiến hiện đã lan đến chính thủ đô Nga, công khai thách thức ảo tưởng rằng Putin đang kiểm soát mọi thứ.
Thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergei Sobyanin cho biết ít nhất 14 máy bay điều khiển từ xa nhắm vào thủ đô đã bị bắn hạ tại các quận Ramenskoye, Podolsk, Domodedovo, Lyubertsy và Kolomna. Theo hãng thông tấn nhà nước Tass, một phụ nữ 46 tuổi đã thiệt mạng tại Ramenskoye và một số người khác bị thương.
Các phi trường Zhukovsky, Sheremetyevo, Domodedovo và Vnukovo của Mạc Tư Khoa đã bị đóng cửa sau vụ tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa, truyền thông địa phương đưa tin. Phi đạo của phi trường Zhukovsky bị tấn công nên chưa biết đến khi nào mới mở cửa trở lại, trong khi các phi trường khác đã hoạt động lại tính cho đến sáng Thứ Tư, 11 Tháng Chín.
Đoạn phim được chia sẻ bởi kênh ASTRA Telegram, một dự án do các nhà báo độc lập của Nga điều hành, cho thấy cảnh khói bốc lên gần Phi trường quốc tế Zhukovsky.
Các cuộc tấn công xảy ra sau khi Ukraine tấn công tám khu vực ở Nga vào ngày 14 tháng 8 bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn. Kênh Telegram ủng hộ chiến tranh Fighterbomber, được cho là có liên kết với Không quân Nga, cho biết ba phi trường quân sự của Nga đã bị Ukraine tấn công trong cuộc tấn công này.
Các căn cứ không quân của Nga đã bị Ukraine nhắm tới nhiều lần trong suốt cuộc chiến bắt đầu vào tháng 2 năm 2022. Kyiv tuyên bố rằng các căn cứ quân sự của Nga là mục tiêu hợp pháp trong cuộc xung đột và lực lượng của họ thường xuyên tấn công chúng bằng máy bay điều khiển từ xa tầm xa.
Các cuộc tấn công trên đất Nga thường được Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, và Tổng cục Tình báo Ukraine, gọi tắt là HUR, nhận trách nhiệm.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Tư, 11 Tháng Chín, Phát ngôn nhân Không quân Ukraine Đại Úy Ilya Yevlash, cho biết lực lượng Nga đã phóng hai hỏa tiễn và 46 máy bay điều khiển từ xa tấn công Shahed trong đêm.
“Quân xâm lược Nga đã phát động một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn đạn đạo Iskander-M từ Crimea bị tạm chiếm, hỏa tiễn chống radar Kh-31P từ không phận trên Hắc Hải và 46 máy bay điều khiển từ xa Shahed, phóng từ Kursk và Yeisk ở Nga. Nhờ những nỗ lực chiến đấu, 38 máy bay điều khiển từ xa Shahed đã bị bắn hạ”.
“Ngoài ra, ba máy bay điều khiển từ xa đã rời khỏi không phận do Ukraine kiểm soát: một máy bay hướng về phía Nga và hai máy bay hướng về phía Luhansk bị tạm chiếm. Ba máy bay điều khiển từ xa của đối phương khác đã biến mất khỏi radar trên lãnh thổ Ukraine, có lẽ là do hệ thống tác chiến điện tử bị nhiễu.”
[Newsweek: Massive Attack on Russia Sees Over 140 Ukrainian Drones Strike Nine Regions]
3. Liên Hiệp Âu Châu có 'thông tin đáng tin cậy' Iran đã gửi hỏa tiễn đạn đạo tới Nga
Hôm Thứ Ba, 10 Tháng Chín, phát ngôn nhân của Liên Hiệp Âu Châu Peter Stano cho biết Liên minh Âu Châu có bằng chứng cho thấy Iran đã cung cấp hỏa tiễn đạn đạo cho Nga.
Tuyên bố này được đưa ra sau các báo cáo gần đây của giới truyền thông rằng Tehran đã gửi hỏa tiễn đạn đạo để tăng cường hỏa lực cho Nga trong bối cảnh cuộc chiến toàn diện đang diễn ra với Ukraine.
Theo Stano, Liên Hiệp Âu Châu có thông tin “đáng tin cậy” từ các đồng minh về việc chuyển giao hỏa tiễn đạn đạo của Iran cho Nga.
“Chúng tôi đang xem xét sâu hơn vấn đề này cùng với các quốc gia thành viên và nếu được xác nhận, chuyến hàng này sẽ thể hiện sự leo thang đáng kể trong việc Iran ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược phi pháp của Nga chống lại Ukraine”, ông nói.
“Lập trường đồng thanh của các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu luôn rõ ràng. Liên minh Âu Châu sẽ phản ứng nhanh chóng và phối hợp với các đối tác quốc tế, bao gồm cả các biện pháp hạn chế mới và đáng kể đối với Iran.”
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Vedant Patel cũng cảnh báo vào hôm Thứ Ba, 10 Tháng Chín, rằng việc chuyển giao hỏa tiễn đạn đạo của Iran từ Mạc Tư Khoa sẽ báo hiệu một “sự leo thang mạnh mẽ”.
Tờ Times đưa tin, theo một nguồn tin quân sự giấu tên của Ukraine, một lô hàng gồm 200 hỏa tiễn đạn đạo của Iran đã đến một cảng ở Biển Caspi vào ngày 4 tháng 9.
Sau các báo cáo, Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết nếu Iran cung cấp hỏa tiễn đạn đạo cho Nga, “điều này sẽ gây ra hậu quả tàn khốc cho quan hệ song phương Ukraine-Iran”.
Iran phủ nhận việc chuyển giao hỏa tiễn đạn đạo cho Nga, gọi các báo cáo ngược lại là “chiến tranh tâm lý”. Mạc Tư Khoa đã đưa ra câu trả lời né tránh khi được hỏi về các báo cáo này vào ngày 9 tháng 9.
Nga có kho hỏa tiễn đạn đạo riêng được sử dụng ở Ukraine, chẳng hạn như hỏa tiễn Kinzhal hoặc Iskander-M. Mạc Tư Khoa cũng đã nhận được hỏa tiễn đạn đạo từ Bắc Bắc Hàn, được sử dụng để nhắm vào các thành phố của Ukraine.
[Kyiv Independent: EU has 'credible information' Iran sent ballistic missiles to Russia]
4. Ngoại trưởng Blinken tuyên bố Iran đã gửi hỏa tiễn đạn đạo tới Nga
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết hôm Thứ Ba, 10 Tháng Chín, rằng Iran đã cung cấp hỏa tiễn đạn đạo cho Nga như một phần của cuộc xung đột đang leo thang ở Ukraine, đồng thời cam kết sẽ áp đặt lệnh trừng phạt mới của Hoa Kỳ đối với Tehran.
Phát biểu trong chuyến thăm Luân Đôn, Blinken cho biết: “Nga hiện đã nhận được các lô hàng hỏa tiễn đạn đạo này và có thể sẽ sử dụng chúng trong vòng vài tuần nữa tại Ukraine để chống lại người Ukraine”.
Ông nói thêm: “Việc cung cấp hỏa tiễn của Iran cho phép Nga sử dụng nhiều vũ khí hơn cho các mục tiêu ở xa tiền tuyến, trong khi dành các hỏa tiễn mới nhận được từ Iran cho các mục tiêu tầm gần hơn.
“Diễn biến này và sự hợp tác ngày càng tăng giữa Nga và Iran đe dọa đến an ninh Âu Châu.”
Tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Anh David Lammy, nhà lãnh đạo ngành ngoại giao Hoa Kỳ phát biểu với các nhà báo: “Chúng tôi đã cảnh báo riêng với Iran rằng việc thực hiện bước đi này sẽ dẫn đến sự leo thang nghiêm trọng”.
Và ông hứa rằng Hoa Kỳ sẽ “công bố các lệnh trừng phạt tiếp theo đối với Iran vào cuối ngày hôm nay, bao gồm các biện pháp bổ sung đối với Iran Air”, một hãng hàng không lớn của Iran và là đòn bẩy gây áp lực kinh tế mới lên quốc gia này. “Chúng tôi hy vọng các đồng minh và đối tác cũng sẽ công bố các biện pháp mới của riêng họ đối với Iran”, ông nói thêm.
Hai vị này xác nhận họ sẽ có chuyến thăm chung tới Kyiv vào cuối tuần này tại thời điểm mà họ mô tả là “thời điểm quan trọng” đối với Ukraine.
Nhưng họ từ chối cam kết công khai sẽ cung cấp cho Ukraine khả năng tấn công tầm xa để chống lại cuộc xâm lược của Nga - trong khi vẫn ra tín hiệu rằng họ sẵn sàng thảo luận thêm về vấn đề này.
“Một trong những mục đích của chuyến đi mà chúng ta sẽ cùng thực hiện là lắng nghe trực tiếp từ giới lãnh đạo Ukraine, bao gồm... Tổng thống Zelenskiy về cách người dân Ukraine nhìn nhận nhu cầu của họ vào thời điểm này, hướng tới những mục tiêu nào — và chúng ta có thể làm gì để hỗ trợ những nhu cầu đó,” ông nói.
Blinken đã có mặt tại Luân Đôn khi hai nước đồng thanh mở một “cuộc đối thoại chiến lược” mới giữa Hoa Kỳ và Anh. Sau đó, ông sẽ gặp Thủ tướng Đảng Lao động mới đắc cử Keir Starmer.
Starmer sẽ đến Washington DC vào cuối tuần này, nơi ông sẽ gặp Tổng thống Joe Biden. Nhưng ông không dự kiến sẽ ngồi lại với bất kỳ ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ nào.
[Politico: Blinken: Iran sending ballistic missiles to Russia]
5. Ukraine cho biết hỏa tiễn Iran ở Nga là mục tiêu hợp pháp
Hôm Thứ Ba, 10 Tháng Chín, một quan chức cao cấp của Ukraine đã đưa ra cảnh báo về các báo cáo cho rằng Iran đã cung cấp hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn cho Mạc Tư Khoa.
Andrii Yermak, nhà lãnh đạo văn phòng tổng thống Ukraine, cho rằng Ukraine nên được phép tấn công vào các cơ sở lưu trữ hỏa tiễn bên trong nước Nga sau các báo cáo cho biết Iran đã gửi hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn tới Nga để phục vụ cho cuộc chiến tranh ở Ukraine.
“Để đáp trả việc cung cấp hỏa tiễn đạn đạo cho Nga, Ukraine phải được phép phá hủy các kho chứa những hỏa tiễn này bằng vũ khí phương Tây để tránh khủng bố”, Yermak cho biết, nhưng không nêu rõ quốc gia nào đang cung cấp hỏa tiễn.
Bình luận của Yermak được đưa ra sau khi tình báo Hoa Kỳ xác nhận rằng Iran đã gửi hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn tới Nga để phục vụ cho cuộc chiến ở Ukraine, hai người hiểu rõ vấn đề này nói với The Associated Press vào hôm thứ Bảy 7 Tháng Chín.
Ngoài ra, Tòa Bạch Ốc từ chối xác nhận việc chuyển giao vũ khí, nhưng chỉ ra mối lo ngại rằng Iran đang tăng cường hỗ trợ cho Nga.
Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia cho biết: “Bất kỳ việc chuyển giao hỏa tiễn đạn đạo nào của Iran cho Nga đều sẽ thể hiện sự leo thang đáng kể trong việc Iran ủng hộ cuộc chiến xâm lược của Nga chống lại Ukraine và dẫn đến việc giết hại nhiều thường dân Ukraine hơn. Mối quan hệ đối tác này đe dọa an ninh Âu Châu và minh họa cho cách ảnh hưởng gây bất ổn của Iran vươn ra ngoài Trung Đông và trên toàn thế giới”.
Theo Liên Hiệp Quốc, Nga đã liên tục tấn công Ukraine bằng hỏa tiễn tầm xa và máy bay điều khiển từ xa khiến hơn 10.000 thường dân thiệt mạng kể từ khi chiến tranh bắt đầu vào tháng 2 năm 2022.
Trong khi đó, việc Nga sử dụng vũ khí do Iran sản xuất không phải là điều mới mẻ. Kể từ năm 2022, Mạc Tư Khoa đã triển khai máy bay điều khiển từ xa Shahed của Iran để tấn công các mục tiêu của Ukraine.
Tuy nhiên, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov hôm thứ Hai đã phủ nhận các báo cáo gần đây về hỏa tiễn của Iran và tuyên bố rằng “không phải lúc nào thông tin này cũng đúng sự thật”.
Ông nói thêm: “Iran là đối tác quan trọng của chúng tôi. Chúng tôi đang phát triển quan hệ thương mại và kinh tế. Chúng tôi đang phát triển hợp tác và đối thoại trong mọi lĩnh vực có thể, bao gồm cả những lĩnh vực nhạy cảm nhất, và sẽ tiếp tục làm như vậy vì lợi ích của người dân hai nước chúng ta.”
Iran cũng phủ nhận việc cung cấp hỏa tiễn cho Nga. Phái đoàn Iran tại Liên Hiệp Quốc gọi những cáo buộc này là “có động cơ chính trị”.
“ Chúng tôi cực lực bác bỏ những cáo buộc về vai trò của Iran trong việc gửi vũ khí cho một bên trong cuộc chiến và chúng tôi đánh giá những cáo buộc này là có động cơ chính trị từ một số bên”.
Bất chấp những lời phủ nhận này, Ukraine vẫn kiên định với lập trường của mình. Bộ ngoại giao nước này đã đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc vào cuối tuần, kêu gọi Iran ngừng hỗ trợ các nỗ lực chiến tranh của Nga.
“Iran phải hoàn toàn và dứt khoát ngừng cung cấp vũ khí cho Nga để chứng minh bằng hành động chứ không phải lời nói, sự chân thành trong tuyên bố của giới lãnh đạo chính trị nước này về việc không tham gia cung cấp nhiên liệu cho cỗ máy chiến tranh tử thần của Nga”, một tuyên bố cho biết.
[Newsweek: Iranian Missiles in Russia Are a Legitimate Target, Ukraine says]
6. Cuộc thăm dò cho thấy hơn 50% người Ukraine phản đối lệnh cấm Telegram nhưng ủng hộ các hạn chế
Theo cuộc thăm dò của Viện Xã hội học Quốc tế Kyiv, gọi tắt là KIIS, công bố ngày 9 tháng 9, khoảng 54% người Ukraine phản đối lệnh cấm hoàn toàn ứng dụng nhắn tin Telegram nhưng ủng hộ một số hạn chế nhất định khi sử dụng ứng dụng này.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy 71% người Ukraine coi việc lan truyền thông tin sai lệch và tuyên truyền của Nga trên mạng xã hội, bao gồm cả Telegram, là mối đe dọa “khá nghiêm trọng” hoặc “rất nghiêm trọng”.
Telegram vẫn là một trong những nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất đối với người dân Ukraine. Một cuộc thăm dò vào tháng 9 năm 2023 của Viện Xã hội học Quốc tế Kyiv chỉ ra rằng 44% người dân Ukraine sử dụng Telegram để nhận thông tin và tin tức.
Khi được hỏi họ cảm thấy thế nào về lệnh cấm Telegram ở Ukraine, chỉ có 9% ủng hộ lệnh cấm hoàn toàn, trong khi 26% người Ukraine tin rằng ứng dụng này “không nên bị kiểm soát theo bất kỳ cách nào”.
Theo cuộc thăm dò, hơn một nửa người Ukraine ủng hộ việc đưa ra một số biện pháp giám sát ứng dụng, chẳng hạn như chặn một số kênh Telegram.
Khi được hỏi liệu họ có ủng hộ lệnh cấm nếu chủ sở hữu Telegram kiên quyết từ chối chặn các kênh Telegram được binh lính Nga sử dụng trong cuộc chiến chống lại Ukraine hay không, 71% số người được hỏi trả lời là “có”.
Sự phổ biến của Telegram ở Ukraine tăng vọt sau khi cuộc xâm lược bắt đầu vào năm 2022, đặc biệt là do các kênh ẩn danh của ứng dụng này giúp truyền bá nội dung rộng rãi tới người ghi danh trong khi vẫn bảo đảm tính ẩn danh hoàn toàn của người xuất bản.
Chức năng của Telegram cũng được Nga, lực lượng quân sự và các cơ quan tình báo của nước này tích cực sử dụng để phá hoại nỗ lực chiến tranh của Ukraine và thúc đẩy nỗ lực của chính nước này.
Phát biểu với Đài phát thanh Khartiya, Trung Tướng Budanov, nhà lãnh đạo tình báo quân đội Ukraine cho biết ông “chưa bao giờ ngại nói” rằng Telegram là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Ukraine.
“Telegram có hại”, Budanov nói và nói thêm rằng việc chặn Telegram là khả thi.
Budanov cho biết ông không ủng hộ việc chặn Telegram theo cách mà Ukraine đã chặn mạng xã hội VKontakte của Nga vào tháng 5 năm 2017, nhưng chủ sở hữu kênh Telegram không nên ẩn danh.
Ông cho biết, chủ sở hữu kênh phải được yêu cầu ghi danh danh tính của mình “để mọi người hiểu rằng đây là kênh của công dân Liên bang Nga hoặc công dân Ukraine”.
Hiện tại, không có dấu hiệu nào cho thấy chính quyền Ukraine đang nghiêm chỉnh cân nhắc việc chặn Telegram. Các nhà lập pháp đang soạn thảo một dự luật nhằm mục đích quản lý các nền tảng truyền bá thông tin, bao gồm cả Telegram.
[Kyiv Independent: Over 50% of Ukrainians oppose Telegram ban but support restrictions, poll shows]
7. Người lính Nga bắt được máy bay điều khiển từ xa FPV của Ukraine và giữ chặt cho đến khi nó phát nổ trên tay anh ta
Các video xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy một người lính Nga được cho là đã dùng tay bắt một máy bay điều khiển từ xa FPV của Ukraine và giữ nó một lúc trước khi nó phát nổ.
Hôm Chúa Nhật, 08 Tháng Chín, Lữ đoàn Biệt lập số 68 của Quân đội Ukraine đã công bố đoạn phim cho thấy cảnh một người lính Nga dùng tay bắt máy bay điều khiển từ xa và giữ chặt nó trên tay cho đến khi nó phát nổ. Video đi kèm với chú thích, “Một góc nhìn khác về người bắt máy bay điều khiển từ xa đã trở nên nổi tiếng sau khi qua đời”.
Đoạn phim này, được ghi lại bởi camera của máy bay điều khiển từ xa thứ hai, cho thấy người lính đầu tiên cố gắng trốn tránh và chạy trốn khỏi máy bay điều khiển từ xa trước khi cuối cùng bắt được nó. Đoạn video sau đó ghi lại cảnh máy bay điều khiển từ xa phát nổ, kết thúc bằng cảnh người lính nằm bất động trên đường.
Trong một bình luận gửi đến Kyiv Post, một trinh sát hàng không người Ukraine giải thích rằng mạch nổ của máy bay điều khiển từ xa, chịu trách nhiệm kích hoạt vụ nổ, đôi khi có thể bị trục trặc. Tuy nhiên, người vận hành thường có thể khởi động vụ nổ từ xa.
Trước đó, một video khác đã lan truyền trên mạng xã hội, cho thấy một máy bay điều khiển từ xa FPV của Ukraine được cho là được trang bị súng trường tấn công AK-74, bắn vào các vị trí của Nga ở khu vực Donetsk. Đoạn phim được chia sẻ bởi đơn vị “Wild Hornets”, một nhóm tình nguyện viên sản xuất máy bay điều khiển từ xa tấn công kamikaze FPV cho AFU.
Một trinh sát hàng không người Ukraine, nói với Kyiv Post với điều kiện giấu tên, cho biết công nghệ này có tiềm năng nhưng phải đối mặt với những hạn chế. Những hạn chế này bao gồm nhu cầu tấn công chính xác hơn, đòi hỏi thiết bị ngắm bổ sung và những thách thức với lượng đạn hạn chế và tốc độ nạp đạn chậm.
Người trinh sát này cho biết thêm rằng cho đến nay, các phụ tùng giá rẻ dành cho máy bay điều khiển từ xa FPV kamikaze dùng một lần và máy bay điều khiển từ xa ném bom có hỏa lực đáng kể đã chứng minh được hiệu quả hơn.
Ukraine đã nổi lên như một quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ máy bay điều khiển từ xa quân sự và chiến tranh điện tử, vượt qua Nga. Theo báo cáo của Forbes, Nga, quốc gia từng thống trị các lĩnh vực này trong vụ sáp nhập Crimea năm 2014, đã mất lợi thế trong 30 tháng xâm lược toàn diện.
[Kyiv Post: WATCH: Russian Soldier Catches and Runs with Ukrainian FPV Drone Until It Detonates in His Hands]
8. Nga sẽ tham gia tập trận quân sự với Trung Quốc vào tháng 9
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết vào ngày 9 tháng 9, quân đội Nga sẽ cử lực lượng hải quân và không quân tham gia cuộc tập trận của Trung Quốc vào tháng 9.
Mạc Tư Khoa đã tăng cường quan hệ quân sự với Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với phương Tây, đặc biệt sau khi cuộc chiến toàn diện nổ ra ở Ukraine.
Bộ này cho biết, cuộc tập trận chung North-Joint 2024 sẽ diễn ra tại Biển Nhật Bản và Biển Okhotsk, với mục đích “tăng cường hợp tác chiến lược giữa quân đội Trung Quốc và Nga cũng như khả năng ứng phó chung với các mối đe dọa an ninh”.
Ngày diễn ra cuộc tập trận chính xác không được nêu rõ.
Lực lượng hải quân Nga và Trung Quốc cũng sẽ tiến hành chuyến tuần tra chung trên biển lần thứ năm tại Thái Bình Dương và Bắc Kinh sẽ tham gia cuộc tập trận Ocean-2024 của Nga.
Trước đó, hai nước đã tổ chức tập trận chung tại một địa điểm quân sự của Trung Quốc ở Trạm Giang vào tháng 7.
Cuộc tập trận vào tháng 7 diễn ra ngay sau khi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố các thành viên liên minh đồng thanh rằng Trung Quốc là “bên quyết định” thúc đẩy cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine.
Một tuyên bố chung của các thành viên NATO cũng đề cập rằng Trung Quốc là mối đe dọa đối với lợi ích và an ninh của liên minh, mà Stoltenberg cho biết là “lần đầu tiên tất cả các thành viên NATO nêu rõ điều này trong một văn bản đã thống nhất”.
Trung Quốc cũng đã trở thành đường dây kinh tế quan trọng đối với Nga khi nước này phải đối mặt với các lệnh trừng phạt ngày càng tăng của phương Tây về cuộc xâm lược Ukraine, cũng như nguồn hàng hóa sử dụng kép hàng đầu của nước này. Không có xác nhận nào cho thấy Trung Quốc đã cung cấp hỗ trợ quân sự trực tiếp cho Nga.
[Kyiv Independent: Russia to participate in Chinese military drills in September]
9. Ukraine thất vọng vì bình luận của Thủ tướng Slovakia về binh lính Ukraine
Hôm Thứ Ba, 10 Tháng Chín, Bộ Ngoại giao Ukraine đã lên tiếng bày tỏ sự thất vọng trước những tuyên bố của thủ tướng thân Nga của Slovakia, người đã thúc giục Kyiv giải quyết những gì ông mô tả là “các phần tử phát xít” trong hàng ngũ quân đội.
Những phát biểu của Fico lặp lại luận điệu của Nga biện minh cho cuộc chiến chống lại Ukraine, đặc biệt là lời khẳng định của Điện Cẩm Linh rằng cuộc xâm lược năm 2022 của nước này là nhằm mục đích “phi phát xít hóa” Ukraine.
Thủ tướng Robert Fico phát biểu rằng: “Chúng ta đều nói về chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa Quốc xã, nhưng chúng ta lại ngầm chấp nhận sự thật rằng có những đơn vị hoạt động khắp Ukraine với danh nghĩa rất rõ ràng, có liên quan đến các phong trào mà hiện chúng ta coi là nguy hiểm và bị cấm”.
Kyiv cho biết những bình luận của Fico làm suy yếu mức độ tin cậy và hợp tác hiện tại giữa Ukraine và Slovakia.
Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết thêm: “Những người lính Ukraine đang bảo vệ gia đình, nhà cửa và đất nước của họ, cũng như toàn bộ Âu Châu và thế giới tự do, khỏi những kẻ xâm lược Nga được đánh dấu bằng chữ “Z” - một biểu tượng của thẩm mỹ phát xít hiện đại của nước Nga. Đối với người Ukraine, việc chống lại sự xâm lược của Nga sẽ làm tăng thêm lịch sử kháng chiến của quốc gia này chống lại các chế độ toàn trị trong thế kỷ qua”.
Bộ này cho biết thêm rằng trong thế kỷ 20, người dân Ukraine đã phải chịu “hàng triệu tổn thất” trong cuộc chiến chống chủ nghĩa Quốc xã.
Nga thường xuyên gọi các nhà lãnh đạo Ukraine là Đức Quốc xã, một cách diễn đạt mà nhà độc tài Vladimir Putin đã sử dụng kể từ ngày đầu tiên của cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022.
Với tư cách là một nhà lãnh đạo NATO, việc Fico đồng tình với lập trường của Điện Cẩm Linh khiến cho lời kêu gọi liên tục của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy về việc Liên minh cung cấp vũ khí tầm xa và cho phép sử dụng trên lãnh thổ Nga trở nên phức tạp hơn.
[Kyiv Independent: Ukraine disappointed by Slovak PM's comments on Ukrainian soldiers]
10. Thành viên NATO theo dõi tàu chiến, tàu ngầm của Nga ở Đại Tây Dương
Hôm Thứ Ba, 10 Tháng Chín, Bộ trưởng Quốc phòng Bồ Đào Nha Nuno Melo cho biết ít nhất ba nhóm tàu của Nga, bao gồm một tàu ngầm có khả năng phóng hỏa tiễn hành trình tầm xa, đã đi qua vùng biển gần Bồ Đào Nha, quốc gia thành viên NATO, vào tuần trước.
Không quân Bồ Đào Nha đã thông báo về hoạt động của các tàu Nga trong vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của nước này từ ngày 2 đến ngày 6 tháng 9. Không quân Bồ Đào Nha đã triển khai máy bay giám sát và chống tàu ngầm Lockheed P-3C Orion để theo dõi những vị khách đến từ Nga.
Cuộc chạm trán gần đây nhất xảy ra vào ngày 6 tháng 9, khi bốn tàu của Nga đi qua vùng đặc quyền kinh tế lục địa của Bồ Đào Nha, bao gồm cả Novorossiysk, một tàu ngầm lớp Kilo cải tiến chạy bằng máy phát điện diesel và được phân bổ cho Hạm đội Hắc Hải.
Tàu ngầm có lượng giãn nước 3.100 tấn khi lặn. Nó có thể phóng hỏa tiễn hành trình tấn công mặt đất Kalibr với tầm bắn ước tính từ 932 đến 1.553 dặm. Đây là vũ khí tấn công mặt đất chính của hải quân Nga, được sử dụng rộng rãi trong các cuộc tấn công chống lại Ukraine.
Ông cho biết tàu ngầm này có khả năng đang hướng về Biển Địa Trung Hải để thay thế Ufa, một tàu chị em hiện đang được triển khai đến Tartus, một thành phố cảng lớn của Syria, nơi Nga đã thành lập một căn cứ hải quân.
Novorossiysk là tàu ngầm đầu tiên trong số sáu tàu ngầm lớp Kilo cải tiến của Hạm đội Hắc Hải. Một trong những tàu chị em của nó, Rostov-on-Don, đã bị đánh chìm sau một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào Sevastopol, một cảng Hắc Hải của Crimea bị Nga tạm chiếm, vào ngày 2 tháng 8 theo tuyên bố của quân đội Ukraine.
Khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine hai năm trước, Novorossiysk đang ở Địa Trung Hải. Nó không thể quay trở lại Hắc Hải vì Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng các eo biển tiếp cận biển. Nó đã hoàn tất việc sửa chữa tại một xưởng đóng tàu ở Saint Petersburg vào đầu năm nay.
Theo Bộ Trưởng Nuno Melo, Novorossiysk đã đi qua cùng với tàu kéo hộ tống Evgeniy Churov về phía nam Đại Tây Dương ngoài khơi Bồ Đào Nha. Chúng rời Biển Baltic vào ngày 29 tháng 8 và đi qua Eo biển Dover và Kênh đào Anh, giữa Vương quốc Anh và Pháp, vào ngày 2 tháng 9.
Hôm Chúa Nhật, 08 Tháng Chín, cả Novorossiysk và Evgeniy Churov đều đi qua Mũi St. Vincent, điểm cực Tây Nam của Bồ Đào Nha. Droxford Maritime ước tính rằng hai tàu này sẽ đi qua Eo biển Gibraltar theo hướng đông để vào Biển Địa Trung Hải vào Thứ Hai.
Hai tàu khác của Nga, tàu chở dầu nhỏ Phó Đô đốc Paromov và tàu huấn luyện buồm Kruzenshtern, được phát hiện đang đi trên vùng biển kinh tế của Bồ Đào Nha vào cùng ngày. Tàu trước đi về phía bắc trong khi tàu sau đang đi về phía nam.
Theo những người theo dõi tàu thuyền, chiến hạm Phó Đô đốc Paromov đã hoạt động ở Địa Trung Hải từ ngày 12 tháng 5 đến ngày 20 tháng 8. Sau khi di chuyển về phía tây qua Eo biển Gibraltar, tàu rời khỏi Địa Trung Hải và đi về phía bắc, có khả năng sẽ quay trở lại Biển Baltic.
Hãng thông tấn nhà nước Nga Tass đưa tin vào ngày 29 tháng 8 rằng Kruzenshtern, được đóng vào năm 1926 và được đặt theo tên nhà thám hiểm người Nga Ivan Krusenstern, đã bắt đầu chuyến đi huấn luyện từ lãnh thổ Kaliningrad của Nga ở vùng Baltic. Con tàu dự kiến sẽ ghé thăm Morocco.
Hai cuộc chạm trán khác vào ngày 2 và 3 tháng 9 liên quan đến hai tàu chở dầu của Nga, General Skobelev và Yaz, khi chúng đi qua vùng biển kinh tế của Bồ Đào Nha trong hành trình về phía bắc, và Atlantniro, khi chúng di chuyển về phía nam.
Dữ liệu theo dõi tàu trên trang web MarineTraffic cho thấy General Skobelev và Yaz đã ở Bắc Hải vào thứ Hai, sau khi đi qua Kênh tiếng Anh và Eo biển Dover. Điểm đến được báo cáo của họ là Saint Petersburg, với thời gian dự kiến đến vào ngày 14 và 15 tháng 9.
Atlantniro, một con tàu có cấu hình tàu đánh cá nhưng liên quan đến các hoạt động điều tra và nghiên cứu, đã di chuyển về phía nam trong vùng biển lãnh thổ Bồ Đào Nha. Dữ liệu theo dõi cho thấy nó ở ngoài khơi bờ biển Tây Bắc Phi Châu vào thứ Hai.
Tass đưa tin, tàu Atlantniro, khởi hành từ Kaliningrad, được giao nhiệm vụ cho Chuyến thám hiểm Phi Châu vĩ đại của Nga, sẽ hoạt động tại vùng biển kinh tế của 18 quốc gia để đánh giá toàn diện các nguồn tài nguyên sinh vật biển ngoài khơi bờ biển toàn Phi Châu.
Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, được cả Bồ Đào Nha và Nga ký kết và phê chuẩn, nêu rõ rằng tất cả các tàu thuyền, bao gồm cả tàu chiến, đều được hưởng quyền “đi qua vô hại” qua vùng biển lãnh thổ của các quốc gia khác một cách liên tục và nhanh chóng.
Lãnh hải là vùng nước có chủ quyền của một quốc gia, được đo 12 hải lý tính từ bờ biển của quốc gia đó. Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng biển, mở rộng 200 hải lý ra ngoài lãnh hải của một quốc gia, bao gồm vùng biển quốc tế.
[Newsweek: NATO Member Shadows Russian Ships, Submarine in Atlantic]
Nhãn tiền: Toàn bộ Wagner ở Mali tử trận. Kyiv tấn công phi trường Nga ở Bắc Cực. EU trừng phạt Iran
VietCatholic Media
16:12 11/09/2024
1. Reuters đưa tin những người lính kỳ cựu của Wagner đã thiệt mạng hết trong các trận chiến ở Mali vào tháng 7
Hôm Thứ Tư, 11 Tháng Chín, Reuters trích dẫn các cuộc phỏng vấn với người thân và phân tích trên mạng xã hội, đã đưa tin rằng các cựu chiến binh Nga trong nhóm Wagner đã từng tham gia cuộc chiến chống lại Ukraine, sau đó được chuyển sang chiến đấu ở Mali đã chết hết, không còn ai sống sót. Họ đã thiệt mạng trong trận chiến với phiến quân Tuareg ở Mali vào tháng 7.
Giao tranh dữ dội nổ ra ở bên ngoài làng Tinzawaten vào cuối tháng 7, khi các chiến binh liên minh chống chính phủ báo cáo rằng họ đã tiêu diệt “toàn bộ lực lượng quân đội Mali và lính đánh thuê Nga”.
Nhóm lính đánh thuê Wagner, do cố Yevgeny Prigozhin thành lập, hoạt động đặc biệt tích cực ở Mali và bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và cướp bóc tràn lan.
Reuters cho biết họ đã xác định được danh tính của 86 người trong một đại đội quân Wagner. 51 người được tin là tử trận trong cuộc giao tranh với phiến quân ở gần làng Tinzawaten. Bên cạnh đó, còn có 23 binh lính Wagner mất tích và hai người khác bị chiến binh Tuareg bắt giữ. 25 người này sau đó cũng đã chết.
Tất cả những người này đã tham gia vào cuộc xâm lược Bakhmut, một thị trấn của Ukraine ở Tỉnh Donetsk, nơi chứng kiến cuộc giao tranh ác liệt kéo dài nhiều tháng và bị Nga chiếm vào tháng 5 năm 2023. Hoa Kỳ ước tính thương vong của Nga ở Bakhmut là 100.000 binh sĩ.
Reuters đưa tin, những lính đánh thuê Wagner khác đã chiến đấu ở Syria và Libya. Một số là cựu binh Nga, ít nhất một người trong số họ đã nghỉ hưu sau sự nghiệp quân đội toàn thời gian.
Hãng thông tấn này đã trích dẫn đoạn phim về những người lính Nga tử trận đang lan truyền trực tuyến. Một số người thân nói với hãng tin rằng thi thể của chồng và con trai họ đã bị bỏ lại trong sa mạc. Các nhà báo không thể xác minh được có bao nhiêu người đã tử trận trong trận chiến.
Các quan chức và chuyên gia bình luận với Reuters rằng thất bại ở Mali làm dấy lên nghi ngờ liệu Mạc Tư Khoa có làm tốt hơn việc gìn giữ hòa bình trong khu vực như quân đội phương Tây và Liên Hiệp Quốc mà chính quyền quân sự vừa trục xuất hay không.
Vào cuối tháng 7, các chi nhánh của Wagner Group xác nhận rằng lực lượng lính đánh thuê đã chịu tổn thất đáng kể trong các cuộc đụng độ.
Mali đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ukraine vì cáo buộc Ukraine hỗ trợ phiến quân do người Tuareg lãnh đạo mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào về sự hợp tác trực tiếp. Bước đi này được thực hiện sau những bình luận của Andrii Yusov, phát ngôn nhân tình báo quân sự Ukraine, về việc phiến quân nhận được “thông tin hữu ích cho phép họ thực hiện một chiến dịch quân sự thành công chống lại tội phạm chiến tranh Nga”.
[Kyiv Independent: Wagner veteran soldiers presumed killed in July battles in Mali, Reuters reports]
2. Pháp, Đức, Anh trừng phạt Iran vì cung cấp hỏa tiễn cho Nga
Pháp, Đức và Vương quốc Anh sẽ trừng phạt Iran vì cung cấp hỏa tiễn cho Nga để phục vụ cuộc chiến tranh với Ukraine, ba nước này đồng thanh tuyên bố hôm Thứ Tư, 11 Tháng Chín.
“Đây là động thái leo thang hơn nữa trong việc hỗ trợ quân sự của Iran cho cuộc chiến xâm lược của Nga chống lại Ukraine và sẽ chứng kiến hỏa tiễn của Iran vươn tới lãnh thổ Âu Châu, làm gia tăng thêm nỗi thống khổ của người dân Ukraine”, Paris, Berlin và Luân Đôn cho biết trong một tuyên bố chung.
“Chúng tôi sẽ thực hiện các bước ngay lập tức để hủy bỏ các thỏa thuận dịch vụ hàng không song phương với Iran. Ngoài ra, chúng tôi sẽ theo đuổi việc chỉ định các thực thể và cá nhân quan trọng liên quan đến chương trình hỏa tiễn đạn đạo của Iran và việc chuyển giao hỏa tiễn đạn đạo và các vũ khí khác cho Nga”, tuyên bố cho biết thêm.
Pháp, Đức và Anh cũng cho biết họ “sẽ nỗ lực áp đặt lệnh trừng phạt đối với Iran Air”, hãng hàng không quốc gia của Iran.
Một phát ngôn viên của Liên Hiệp Âu Châu xác nhận họ cũng đã nhận được “thông tin đáng tin cậy” về việc chuyển giao hỏa tiễn đạn đạo của Iran cho Nga, đồng thời nói thêm rằng những hỏa tiễn này “có thể sẽ hỗ trợ chiến dịch ném bom leo thang của Nga nhằm vào dân thường, các thành phố và cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine, làm gia tăng thêm thương vong và sự tàn phá của dân thường”.
Phát ngôn nhân cho biết: “Sự hỗ trợ như vậy cho chiến dịch khủng bố của Nga chống lại người dân Ukraine sẽ vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ Liên Hiệp Âu Châu”, đồng thời nói thêm rằng nhà ngoại giao hàng đầu của khối này đã đưa ra một loạt biện pháp cho các nước thành viên và các biện pháp này sẽ phải được đồng thanh thông qua.
Ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu, Josep Borrell, tiết lộ rằng ông khá ngạc nhiên trước sự hiểm trá của ngành ngoại giao Iran.
Cho đến tận ngày nay, bất kể có các bằng chứng xác đáng là các xác máy bay điều khiển từ xa Shahed, Bộ Ngoại giao Iran vẫn quyết liệt phủ nhận việc gởi máy bay điều khiển từ xa cho Nga. Trong cuộc phản công giành lại các lãnh thổ trong khu vực Kharkiv hồi năm, quân Ukraine còn tịch thu được tại Kupiansk, các máy bay điều khiển từ xa Shahed-136 còn nguyên vẹn.
Trong cuộc trò chuyện qua điện thoại với phía Iran, Bộ Trưởng Ngoại Giao nước này là Hossein Amir-Abdollahian, nay đã qua đời, vẫn tiếp tục khẳng định rằng “Chính trị của chúng tôi là chúng tôi phản đối chiến tranh và sự leo thang chiến tranh ở Ukraine”.
Ngoại trưởng Iran nói “Cáo buộc Iran gửi hỏa tiễn cho Nga để sử dụng chống lại Ukraine là không có cơ sở. Chúng tôi có hợp tác trong các vấn đề quốc phòng với Nga, nhưng việc gửi vũ khí và máy bay điều khiển từ xa chống lại Ukraine chắc chắn không phải là chính trị của chúng tôi.”
Ban đầu thì Amir-Abdollahian phủ nhận mọi thứ, nhưng trước các bằng chứng không thể chối cãi được, ông ta nói rằng chúng tôi có gởi nhưng là trước khi xảy ra cuộc chiến tại Ukraine.
Ông Josep Borrell cũng chỉ ra rằng, hôm 9 Tháng Chín, phái đoàn Iran tại Liên Hiệp Quốc tuyên bố rằng Iran không cung cấp vũ khí cho bất kỳ bên nào trong cuộc xung đột ở Ukraine và kêu gọi các quốc gia khác ngừng làm như vậy.
“Lập trường của Iran đối với cuộc xung đột Ukraine vẫn không thay đổi”, Phái bộ Iran cho biết. “Iran coi việc cung cấp hỗ trợ quân sự cho các bên tham gia vào cuộc xung đột—dẫn đến gia tăng thương vong về người, phá hủy cơ sở hạ tầng và xa rời các cuộc đàm phán ngừng bắn—là vô nhân đạo”.
Tuyên bố tiếp tục: “Vì vậy, Iran không chỉ tự mình tránh tham gia vào các hành động như vậy mà còn kêu gọi các quốc gia khác ngừng cung cấp vũ khí cho các bên liên quan đến cuộc xung đột”.
Ông Josep Borrell nói “Người Iran có vấn đề đối với sự liêm chính và thành thật.”
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Ukraine Heorhii Tykhyi cho biết Kyiv đã cảnh báo Iran rằng nếu nước này cung cấp hỏa tiễn cho Nga, sẽ có hậu quả nghiêm trọng. “Mọi phương án đều được cân nhắc”, ông nói tại cuộc họp báo ở Kyiv hôm thứ Ba khi được hỏi liệu Ukraine có cắt đứt quan hệ ngoại giao hay không.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cũng tuyên bố sẽ áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Tehran.
“Diễn biến này và sự hợp tác ngày càng tăng giữa Nga và Iran đe dọa đến an ninh Âu Châu,” Blinken cho biết hôm thứ Ba.
Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu đã áp đặt nhiều lệnh trừng phạt đối với Iran vì chương trình hạt nhân, vi phạm nhân quyền và ủng hộ cuộc xâm lược Ukraine của Điện Cẩm Linh.
“Chúng tôi kêu gọi Iran ngay lập tức ngừng mọi sự hỗ trợ cho cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine và dừng phát triển cũng như chuyển giao hỏa tiễn đạn đạo”, Pháp, Đức và Anh cho biết.
[Politico: France, Germany, UK sanction Iran for supplying missiles to Russia]
3. Tổng thống Biden 'không loại trừ' việc để Ukraine tấn công sâu vào bên trong nước Nga, Blinken nói với Sky News
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden có thể cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Sky News.
Phát biểu của Blinken được đưa ra sau cuộc họp báo ở Luân Đôn, tại đó ông lưu ý rằng Iran đã cung cấp cho Mạc Tư Khoa hỏa tiễn tầm ngắn, là loại vũ khí mà lực lượng Nga dự kiến sẽ triển khai tại Ukraine trong vòng vài tuần.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã thúc giục Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây khác cho phép Ukraine sử dụng hỏa tiễn tầm xa để tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Nga, nhằm tăng áp lực buộc Mạc Tư Khoa phải chấm dứt chiến tranh.
Trong một cuộc phỏng vấn với Yalda Hakim trên Sky News, Blinken được hỏi liệu Tổng thống Biden có cân nhắc cho phép những hành động như vậy khi chiến tranh vẫn tiếp diễn hay không. Blinken trả lời rằng Hoa Kỳ đã bảo đảm Ukraine nhận được “những gì họ cần, khi họ cần, để có hiệu quả trong việc đẩy lùi sự xâm lược của Nga” kể từ khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện vào tháng 2 năm 2022.
Tuy nhiên, Blinken nhấn mạnh rằng Washington phải cân nhắc các yếu tố khác, bao gồm cả việc liệu lực lượng của Ukraine có thể vận hành và duy trì được các “hệ thống tinh vi” do các đồng minh phương Tây cung cấp hay không: “Điều tôi có thể nói với các bạn là chúng tôi đã thích nghi và điều chỉnh mọi bước trên chặng đường này, và chúng tôi sẽ tiếp tục - do đó không loại trừ khả năng này trong giai đoạn hiện nay.”
“Chúng tôi không bao giờ loại trừ. Nhưng khi chúng tôi đưa ra phán quyết, chúng tôi muốn bảo đảm rằng nó được thực hiện theo cách có thể thúc đẩy những gì người Ukraine đang cố gắng đạt được”, Blinked nói. Sau đó, ông nói với các phóng viên tại Tòa Bạch Ốc rằng chính quyền của ông đang “giải quyết vấn đề đó ngay bây giờ” khi được hỏi liệu Hoa Kỳ có dỡ bỏ các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa hay không.
4. Ngoại trưởng Blinken cho biết Tổng thống Biden, và Thủ tướng Starmer dự kiến sẽ thảo luận về nhu cầu chiến trường của Ukraine vào ngày 13 tháng 9
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết vào ngày 10 tháng 9 rằng ông “hoàn toàn dự đoán” Tổng thống Hoa Kỳ Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Anh Keir Starmer sẽ thảo luận về nhu cầu quân sự của Ukraine khi họ gặp nhau vào ngày 13 tháng 9, để trả lời câu hỏi về các hạn chế của Kyiv đối với các cuộc tấn công tầm xa bên trong nước Nga.
Blinken và Lammy đã tổ chức một cuộc họp báo chung tại Luân Đôn vào ngày 10 tháng 9, trong đó Blinken được hỏi về những hạn chế mà Washington và Luân Đôn áp đặt lên Kyiv liên quan đến các cuộc tấn công tầm xa vào các mục tiêu quân sự bên trong nước Nga bằng vũ khí do Hoa Kỳ và Anh cung cấp.
“Chúng tôi liên tục điều chỉnh và thích nghi dựa trên các điều kiện chiến trường, dựa trên những gì Nga đang làm ở một địa điểm nhất định và bằng các phương tiện nhất định, và đó là một điểm chung trong mọi việc chúng tôi đã làm”.
Blinken và Lammy đã đến thăm Kyiv hôm Thứ Tư, 11 Tháng Chín. Một trong những mục đích của chuyến đi là “lắng nghe trực tiếp từ giới lãnh đạo Ukraine, bao gồm cả Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, về cách người dân Ukraine nhìn nhận chính xác nhu cầu của họ tại thời điểm này”, Blinken cho biết.
Blinken cho biết: “Chúng tôi sẽ báo cáo lại với thủ tướng và Tổng thống Biden, và tôi hoàn toàn dự đoán đây là vấn đề họ sẽ thảo luận khi gặp nhau vào thứ Sáu 13 Tháng Chín”.
Blinken nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ và Vương quốc Anh sẽ “xem xét và lắng nghe” những gì Kyiv cần và xem xét “mục tiêu mà các đối tác Ukraine của chúng tôi đặt ra trong những tuần và tháng tới là gì và cách chúng tôi có thể hỗ trợ họ tốt nhất”.
“Chúng tôi sẽ tổng kết lại những điều đó, chúng tôi sẽ thông báo cho các ông xếp của mình, thủ tướng và tổng thống, và một lần nữa, tôi hoàn toàn mong đợi rằng điều đó sẽ là một phần trong cuộc thảo luận của họ vào thứ Sáu.”
Kyiv từ lâu đã lập luận rằng những hạn chế về việc sử dụng vũ khí tầm xa đang kìm hãm nỗ lực chiến tranh của nước này, trong khi Washington tuyên bố rằng việc cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí của mình có thể làm leo thang xung đột.
Ukraine đã bác bỏ những lập luận này và đã gia tăng áp lực để dỡ bỏ lệnh cấm trong những tuần gần đây trong bối cảnh cuộc xâm nhập đang diễn ra vào Kursk của Nga. Tòa Bạch Ốc vẫn không thay đổi lập trường của mình, mặc dù một số chính trị gia Hoa Kỳ ủng hộ các yêu cầu của Kyiv.
[Kyiv Independent: Tổng thống Biden, Starmer expected to discuss Ukraine's battlefield needs on Sept. 13, Blinken says]
5. Bỉ chỉ trích kế hoạch của Hung Gia Lợi đưa người tị nạn đến Brussels bằng xe buýt
Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ và là Ủy viên Liên Hiệp Âu Châu mới được bổ nhiệm Hadja Lahbib đã chỉ trích kế hoạch dùng xe buýt chở người tị nạn đến Brussels của Hung Gia Lợi.
Thông báo này được Budapest đưa ra cách đây vài tuần nhưng chỉ thu hút sự chú ý của bộ trưởng vào hôm Thứ Ba, 10 Tháng Chín. Lahbib gọi đó là “sự khiêu khích trái ngược với nghĩa vụ của Âu Châu”.
“Chính sách di cư là một thách thức chung cần được giải quyết theo cách có trật tự và với sự đoàn kết của tất cả các quốc gia thành viên”, Lahbib nói.
Bỉ đã đề cử Lahbib làm ứng cử viên cho Ủy ban Âu Châu mới của Ursula von der Leyen. Bà được biết đến với lập trường cứng rắn về Budapest: Ví dụ, trong thời gian Bỉ giữ chức chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu, Lahbib đã thúc giục các chính phủ Liên Hiệp Âu Châu cân nhắc tiến hành thủ tục tước quyền bỏ phiếu của Hung Gia Lợi — là nước đã tiếp quản chức chủ tịch vào tháng 7.
Chính phủ Hung Gia Lợi tuyên bố vào cuối tháng 8 rằng nếu phán quyết của Tòa án Công lý Âu Châu buộc Budapest phải áp dụng chính sách tị nạn “không giam giữ”, họ sẽ sẵn sàng cấp cho bất kỳ người di cư nào cố gắng nhập cảnh vào Hung Gia Lợi một vé xe buýt một chiều đến Brussels.
Thứ sáu tuần trước, Thứ trưởng Nội vụ Bence Rétvári đã nhắc lại ý tưởng này và để làm rõ thông điệp, Budapest đã tổ chức một cuộc họp báo trước những chiếc xe buýt có điểm đến là Brussels.
Nicole de Moor, Bộ trưởng Bộ tị nạn và di cư Bỉ, cũng lên án ý tưởng này và cho rằng nó “thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với các thể chế và chính sách chung của Âu Châu”.
Chính sách này gợi nhớ đến đường lối được một số tiểu bang miền Nam Hoa Kỳ áp dụng, theo đó hàng ngàn người mới đến đã được đưa lên xe buýt hoặc máy bay đến các tiểu bang khác.
[Politico: Belgium slams Hungarian plan to bus asylum seekers to Brussels]
6. Nga cáo buộc Ukraine tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào tỉnh Murmansk cách Ukraine 1.500 km
Hôm Thứ Tư, 11 Tháng Chín, chính quyền khu vực Nga tuyên bố rằng tỉnh Murmansk phía sau Vòng Bắc Cực đã bị tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa, khiến các phi trường phải đóng cửa.
Tỉnh Murmansk nằm cách Ukraine khoảng 1.500 km và nằm trên biên giới Nga với Phần Lan và Na Uy.
Nơi đây có Căn cứ không quân Olenya, nơi đồn trú của các máy bay ném bom chiến lược của Nga được sử dụng trong các cuộc không kích chống lại Ukraine, cũng như căn cứ hải quân Severomorsk của Hạm đội phương Bắc của Nga.
Thống đốc khu vực, Andrey Chibis, tuyên bố trên kênh Telegram của mình lúc 2:10 chiều giờ địa phương hôm Thứ Tư, 11 Tháng Chín, rằng ba máy bay điều khiển từ xa đã bị bắn hạ trên Murmansk Oblast. Ông nói thêm rằng các sân bay của Murmansk và Apatity đã tạm thời đóng cửa.
Các báo cáo về việc nhìn thấy máy bay điều khiển từ xa ở Murmansk Oblast gần Severomorsk đã xuất hiện trên các kênh Telegram của Nga vào đầu ngày 11 tháng 9. Ukraine chưa bình luận về các tuyên bố này.
Kyiv đã thực hiện một số cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào các cơ sở hạ tầng và cơ sở quân sự của Nga trong suốt cuộc chiến toàn diện, với hy vọng làm suy yếu lực lượng xâm lược của Nga tại Ukraine.
Cơ quan tình báo quân sự Ukraine tuyên bố vào tháng 7 rằng hai máy bay ném bom Tu-22M3 của Nga đã bị hư hại trong một cuộc tấn công vào căn cứ không quân Olenya.
[Kyiv Independent: Russia claims drone attacks on Murmansk Oblast 1,500 km from Ukraine]
7. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến cuộc tấn công của quân Ukraine vào căn cứ không quân Marinovka của Nga.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Một cuộc tấn công của Ukraine vào Căn cứ Không quân Marinovka ở vùng Volgograd của Nga vào ngày 22 tháng 8 năm 2024 đã gây ra sự phá hủy rộng rãi đối với cơ sở hạ tầng và thiết bị quan trọng. Cuộc tấn công dẫn đến: 4 nhà chứa máy bay bị phá hủy, 3 nhà chứa máy bay bị hư hỏng, một mái che radar bị phá hủy, các tòa nhà hỗ trợ bị phá hủy và các cơ sở lưu trữ mở bị phá hủy.
[08-KT10]
8. Ba Lan cho biết đã đập tan băng nhóm phá hoại người Nga và Belarus
Hôm Thứ Ba, 10 Tháng Chín, Ba Lan cho biết họ đã phá vỡ một nhóm phá hoại kỹ thuật số có liên quan đến các cơ quan đặc biệt của Belarus và Nga.
Bộ trưởng Bộ Các vấn đề Kỹ thuật số Krzysztof Gawkowski cho biết các dịch vụ này đã hoạt động ở Ba Lan, cố gắng truy cập trái phép vào thông tin và sau đó sử dụng thông tin đó để tống tiền các cá nhân và tổ chức, tạo nên một “cuộc chiến tranh mạng trên thực tế”.
Gawkowski cho biết tin tặc của họ đã cố gắng tấn công Cơ quan Chống Doping Ba Lan, vốn có thể được sử dụng làm điểm vào các tổ chức khác của Ba Lan trong chính quyền địa phương hoặc các công ty nhà nước liên quan đến an ninh quốc gia.
Theo Bộ trưởng, số lượng các sự việc an ninh mạng đã tăng gấp đôi trong năm qua, nhưng với sự giúp đỡ của Bộ Nội vụ và nỗ lực phối hợp của các cơ quan khác và quân đội, họ đã ngăn chặn thành công vụ tấn công hồi tháng 8.
Bộ trưởng Nội vụ Tomasz Siemoniak cho biết thêm rằng chính phủ Ba Lan hiện đang nỗ lực cập nhật các quy định về truyền thông điện tử. “Chúng tôi cũng muốn chính quyền Ba Lan biết mọi thứ và kiểm soát mọi hoạt động viễn thông qua Ba Lan”, ông nói.
Tin tặc từ các quốc gia như Nga và Trung Quốc đã nhiều lần xâm nhập vào các hệ thống trên khắp Liên Hiệp Âu Châu và nhiều nơi khác trong năm 2024. Ba Lan trước đó cho biết họ cũng là mục tiêu của nhóm tin tặc Fancy Bear do Nga kiểm soát, nhóm này đã tấn công các hệ thống thông tin của Đức và Tiệp, nhưng họ đã chống trả được cuộc tấn công.
[Politico: Poland says it smashed gang of Russian and Belarusian saboteurs]
9. Kế hoạch ba điểm của Ukraine để đánh bại máy bay điều khiển từ xa của Nga
Ukraine đang tiến hành phát triển máy bay điều khiển từ xa đánh chặn được thiết kế để ngăn chặn các phương tiện điều khiển từ xa của Nga trước khi chúng có thể tấn công các mục tiêu quan trọng của Ukraine.
Hôm Thứ Ba, 10 Tháng Chín, tờ báo Đức Bild đưa tin rằng Kyiv đã triển khai kế hoạch ba giai đoạn để xây dựng kho dự trữ máy bay điều khiển từ xa có khả năng chiến đấu với các máy bay điều khiển từ xa của Mạc Tư Khoa trên không, bao gồm cả loại đạn dược lơ lửng Shahed có tính hủy diệt của Nga.
Sự phát triển nhanh chóng và thường mang tính thử nghiệm của máy bay điều khiển từ xa ở Ukraine đã định hình nên cuộc xung đột kéo dài hơn hai năm rưỡi ở quốc gia này. Kyiv và Mạc Tư Khoa liên tục đấu tranh để giành lợi thế trong cuộc đua máy bay điều khiển từ xa và trong cuộc cạnh tranh để phát triển các chiến lược chống máy bay điều khiển từ xa.
Tờ Bild đưa tin Ukraine đã thực hiện giai đoạn đầu tiên của kế hoạch, dùng máy bay điều khiển từ xa nhỏ của mình để tiêu diệt các máy bay do thám và tấn công bốn cánh quạt của Nga trên bầu trời Ukraine.
Các báo cáo từ Ukraine đã nhiều lần cho thấy máy bay điều khiển từ xa của Ukraine, đặc biệt là máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất, giao chiến với UAV của Nga trên không trung. Các cảnh quay cũng cho thấy máy bay điều khiển từ xa của Mạc Tư Khoa đâm vào UAV của Ukraine.
Ukraine cũng được cho là đang phát triển kho dự trữ máy bay điều khiển từ xa cánh cố định có thể đánh chặn máy bay điều khiển từ xa của Nga ở khoảng cách lên tới 60 km. Theo báo cáo của Bild, các UAV cánh cố định đang được thử nghiệm và dự kiến sẽ được triển khai vào cuối năm nay.
Công ty Besomar của Ukraine đã nói với hãng thông tấn quân sự Militarnyi của Ukraine vào hôm thứ Bảy 7 Tháng Chín, rằng họ đã phát triển một máy bay điều khiển từ xa “đánh chặn kamikaze” giá rẻ cũng có thể thực hiện các nhiệm vụ trinh sát. Hình ảnh do hãng thông tấn này công bố dường như cho thấy một máy bay điều khiển từ xa đánh chặn cánh cố định.
Theo tờ Bild, mũi nhọn thứ ba trong chiến lược này là phát triển “sát thủ máy bay điều khiển từ xa” tầm xa, tốc độ cao để tiêu diệt kho vũ khí do Iran thiết kế của Mạc Tư Khoa.
Nga đã sử dụng rộng rãi máy bay điều khiển từ xa Shahed của Iran và các phiên bản do Nga sản xuất, được gọi là UAV Geran, để tấn công Ukraine trong cuộc chiến tranh toàn diện.
Hôm Thứ Hai, 09 Tháng Chín, lực lượng không quân Ukraine cho biết Mạc Tư Khoa đã phóng tám máy bay điều khiển từ xa Shahed vào Ukraine qua đêm, với hệ thống phòng không bắn hạ sáu máy bay điều khiển từ xa. Hai máy bay điều khiển từ xa đã “mất tích” ở những địa điểm không xác định, lực lượng không quân cho biết, ám chỉ đến các hệ thống tác chiến điện tử nằm rải rác trên khắp đất nước.
Theo hãng tin Đức, Kyiv hy vọng có thể phát triển “sát thủ máy bay điều khiển từ xa” Shahed với tầm hoạt động lên tới 500 km, đưa máy bay điều khiển từ xa đánh chặn vào hoạt động vào năm tới.
Động lực thúc đẩy động thái này, theo hãng tin này đưa tin, là chi phí quá cao cho các hỏa tiễn đánh chặn hiện đang được giao nhiệm vụ bắn hạ các loại máy bay điều khiển từ xa như Shahed.
Với các thiết bị giá rẻ để sản xuất và triển khai, các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa Shahed thường buộc Ukraine phải sử dụng nhiều nguồn lực đắt tiền hơn để bắn hạ các UAV đang bay tới. Các hỏa tiễn phòng không tiên tiến, chẳng hạn như hỏa tiễn do hệ thống Patriot do Hoa Kỳ cung cấp, có thể có giá lên tới hàng triệu đô la.
[Newsweek: Ukraine's Three-Point Plan to Defeat Russian Drones]
10. Liên Hiệp Âu Châu lên án cuộc bầu cử giả mạo ở Crimea bị Nga tạm chiếm
Hôm Thứ Ba, 10 Tháng Chín, Cơ quan Hành động Đối ngoại Âu Châu cho biết trong một tuyên bố rằng cuộc bầu cử giả mạo của Nga được tổ chức tại Crimea bị tạm chiếm vào cuối tuần là “một hành động vi phạm luật pháp quốc tế khác”.
Nga đã tiến hành cái gọi là cuộc bầu cử ở cấp địa phương và khu vực trên khắp nước Nga cũng như ở Crimea bị Nga tạm chiếm từ ngày 6 đến 8 tháng 9. Kết quả được nhà nước chấp thuận sẽ không được công bố cho đến cuối tháng 9.
Cơ quan giám sát bầu cử độc lập Golos báo cáo đã có 651 khiếu nại về các hành vi vi phạm tiềm ẩn trên khắp nước Nga trong cuộc bầu cử.
Cơ quan Hành động Đối ngoại Âu Châu cho biết Liên Hiệp Âu Châu lên án mạnh mẽ việc tổ chức bầu cử ở Crimea, đây là “một hành động vi phạm luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hiệp Quốc và chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”.
Do đó, kết quả này là “vô hiệu và không có giá trị” và sẽ không được Liên Hiệp Âu Châu công nhận.
Cơ quan Hành động Đối ngoại Âu Châu cho biết: “Giới lãnh đạo Nga và những người chịu trách nhiệm tổ chức các hành động bất hợp pháp này sẽ phải chịu trách nhiệm và đối mặt với hậu quả”.
Nga đã tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống bán dân chủ vào tháng 3, trao cho Vladimir Putin, người đã nắm quyền từ năm 1999, thêm sáu năm tại vị.
Cuộc bỏ phiếu cũng được tổ chức tại Crimea bị tạm chiếm, cũng như một số khu vực Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia của Ukraine, vi phạm luật pháp quốc tế.
Bán đảo Crimea đã bị sáp nhập bất hợp pháp vào tháng 3 năm 2014 sau một cuộc trưng cầu dân ý giả mạo do Nga dàn dựng khi không có bất kỳ quan sát viên quốc tế nào và có sự hiện diện của binh lính Nga có vũ trang tại các địa điểm bỏ phiếu.
[Newsweek: EU condemns sham elections in Russian-occupied Crimea]
11. Latvia triệu tập đại biện lâm thời Nga về vụ tai nạn máy bay điều khiển từ xa
Latvia đã triệu tập đại biện lâm thời của Đại sứ quán Nga để bày tỏ sự phản đối sau khi một máy bay điều khiển từ xa của Nga mang theo chất nổ lần đầu tiên bị rơi ở Latvia. Bộ Ngoại giao Latvia cho biết như trên hôm Thứ Ba, 10 Tháng Chín.
Bộ Ngoại giao Latvia cho biết, “Người đại biện lâm thời đã được yêu cầu cung cấp lời giải thích toàn diện về vụ việc, trong đó một máy bay điều khiển từ xa đã xâm phạm trái phép không phận của Latvia trong khi cũng mang theo chất nổ”.
Nhà ngoại giao Nga “xác nhận rằng ông sẽ thông báo cho Bộ Ngoại giao Nga về tình hình này”.
Bộ Ngoại giao Latvia cho biết hiện chính quyền nước này đang tiến hành “một cuộc điều tra chi tiết về tình tiết của vụ việc”.
Trung tướng Leonids Kalnins, tổng tư lệnh Quân đội Latvia, xác nhận vào hôm Thứ Hai, 09 Tháng Chín, rằng máy bay điều khiển từ xa đang hướng đến một mục tiêu ở Ukraine trước khi vào Latvia qua ngã Belarus.
Latvia xác nhận máy bay điều khiển từ xa Shahed của Nga được trang bị thuốc nổ đã rơi trên lãnh thổ của mình
Cuối cùng, máy bay điều khiển từ xa đã rơi xuống giáo xứ Gaigalava ở quận Rezekne, cách biên giới Belarus 85 km về phía tây bắc.
Chất nổ mà máy bay điều khiển từ xa mang theo không phát nổ khi va chạm, nhưng đã bị nhân viên Latvia vô hiệu hóa.
Máy bay điều khiển từ xa của Nga trước đây đã bị rơi ở Rumani và nước láng giềng không thuộc NATO là Moldova. Các máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn khác cũng đã vi phạm không phận Ba Lan nhiều lần.
Sau khi một máy bay điều khiển từ xa có khả năng là của Nga bay vào không phận Ba Lan vào ngày 26 tháng 8 trong bối cảnh xảy ra cuộc tấn công ồ ạt vào Ukraine, Chuẩn tướng Ba Lan Tomasz Drewniak cho biết Nga có khả năng đang thử nghiệm hệ thống phòng không của Ba Lan.
Tướng Drewniak nói với RMF24: “Bằng cách thả thiết bị vào lãnh thổ của chúng tôi, người Nga đang kiểm tra cách hệ thống của chúng tôi được kích hoạt, vào thời điểm nào chúng tôi đưa lực lượng cảnh báo lên không trung”.
Tướng Drewniak cho biết phản ứng của Ba Lan trước việc máy bay điều khiển từ xa xâm nhập không phận của nước này có thể cung cấp cho Nga “rất nhiều thông tin có giá trị, sau đó hữu ích cho việc lập kế hoạch cho bất kỳ hoạt động nào”.
[Kyiv Independent: Latvia summons Russian charge d'affaires over drone crash]
12. Thụy Điển công bố gói viện trợ 445 triệu đô la cho Ukraine
Thụy Điển sẽ cung cấp cho Ukraine khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần nửa tỷ đô la khi cân nhắc triển vọng cung cấp chiến đấu cơ cho nước này.
Mặc dù ủng hộ Ukraine kể từ khi Vladimir Putin bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện, Thụy Điển là thành viên mới nhất của NATO khi gia nhập liên minh này vào tháng 3 năm nay, điều này đã bổ sung thêm một chiều hướng quốc phòng vào mối quan hệ với Kyiv trong bối cảnh chiến tranh.
Hôm Thứ Ba, 10 Tháng Chín, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pål Johnson cho biết gói trị giá 4,6 tỷ crown Thụy Điển hay 445 triệu đô la sẽ bao gồm xe chiến đấu bộ binh, tàu chiến, hỏa tiễn và thiết bị ngụy trang cũng như tiền tài trợ để hỗ trợ mua sắm quốc phòng.
Một nửa giá trị của gói viện trợ sẽ bao gồm các bộ phận để Thụy Điển sản xuất chiến đấu cơ Gripen E mới nhất mặc dù Stockholm cho biết họ vẫn chưa quyết định về việc chuyển giao chúng. Điều này có nghĩa là Thụy Điển sẽ không phải loại bỏ các mẫu Gripen trước đó như một phần của quá trình nâng cấp và có thể cho phép chuyển các máy bay phản lực cũ hơn của mình đến Kyiv trong tương lai.
Jonson cho biết Thụy Điển muốn có thể cung cấp Gripens cho Kyiv “ở một giai đoạn sau” khi Ukraine đã thành thạo với các chiến đấu cơ F-16, và gói mới nhất sẽ cho phép điều đó.
Theo Defense News, trước khi Thụy Điển gia nhập NATO, nước này đã thảo luận với Kyiv về việc cung cấp máy bay phản lực Gripen JAS39 mà các phi công Ukraine đã thử nghiệm.
Tuy nhiên, Stockholm cho biết họ không muốn làm gián đoạn quá trình đưa máy bay F-16 do Mỹ sản xuất vào sử dụng tại Kyiv thông qua các nước thứ ba, Reuters đưa tin.
Jonson cho biết trong một tuyên bố đăng trên X vào thứ Hai: “Hiện tại, việc chuyển giao JAS Gripen cho Ukraine không phải là một lựa chọn khả thi vì nó sẽ ảnh hưởng đến việc đưa F-16 vào sử dụng”.
Thụy Điển cũng tuyên bố sẽ cung cấp thêm hệ thống phòng không di động RBS70, súng phóng lựu, đạn dược, mìn chống tăng và thiết bị phòng thủ hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân.
Jonson nhắc lại chính sách của Thụy Điển là không hạn chế việc sử dụng vũ khí mà nước này tặng cho Kyiv để sử dụng trên lãnh thổ Nga, vì Ukraine “rõ ràng đang thực hiện quyền tự vệ của mình theo luật pháp quốc tế”.
Ukraine đã bày tỏ sự thất vọng khi không được phép sử dụng vũ khí từ một số đồng minh, chẳng hạn như Hoa Kỳ, để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga vì lo ngại điều này có thể dẫn đến leo thang căng thẳng.
Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi biết ơn các đối tác Thụy Điển vì sự ủng hộ không ngừng nghỉ của họ”. Vào tháng 5, chính phủ Thụy Điển đã đồng ý cung cấp cho Ukraine 75 tỷ crown hay 7,01 tỷ đô la hỗ trợ quân sự trong ba năm.
[Newsweek: Sweden Announces $445 Million Aid Package for Ukraine]
13. Đồng minh của Putin dự đoán Hoa Kỳ sẽ sụp đổ trong 'Cuộc nội chiến mới sắp xảy ra'
Cựu Tổng thống và Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, đồng minh thân cận của Putin, đã đưa ra cảnh báo vào hôm Thứ Bẩy, 07 Tháng Chín, dự đoán Hoa Kỳ sẽ sụp đổ trong một “cuộc nội chiến mới sắp xảy ra” trong bối cảnh cuộc bầu cử năm nay về các lệnh trừng phạt Nga.
Kể từ khi chiến tranh Nga-Ukraine bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, các nước phương Tây đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Mạc Tư Khoa, với hàng ngàn lệnh trừng phạt đối với các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức chính phủ của Nga. Hoa Kỳ đã dần mở rộng các lệnh trừng phạt mà họ áp đặt khi Tổng thống Joe Biden ban hành một sắc lệnh hành pháp vào tháng 12, cho phép Hoa Kỳ trừng phạt trực tiếp các ngân hàng nước ngoài tạo điều kiện cho các giao dịch quan trọng cho Nga. Washington đe dọa sẽ chặn khỏi hệ thống tài chính của mình tất cả các ngân hàng giao dịch với các công ty hỗ trợ ngành công nghiệp quốc phòng của Nga.
Hôm Thứ Bẩy, 07 Tháng Chín, Medvedev, phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, đã nói về tình hình chính trị hiện tại của Hoa Kỳ và cuộc đua tổng thống năm 2024, trong đó cựu tổng thống Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa, sẽ đối đầu với Phó Tổng thống Kamala Harris, người đã giành chiến thắng trong cuộc đua giành ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ sau khi Tổng thống Biden bỏ cuộc vào ngày 21 tháng 7.
“Do tức giận với chính quyền hiện tại, Ông Donald Trump đã đe dọa sẽ dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga. Nhưng liệu ông ấy có thực sự làm như vậy nếu đắc cử không? Không, tất nhiên là không. Với tất cả sự phô trương rõ ràng của mình như một 'người ngoài cuộc', Ông Trump cuối cùng là một người trong cuộc. Đúng, ông ấy là một người lập dị, nhưng ông ấy cũng là một người thực dụng. Là một doanh nhân, Ông Trump hiểu rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại đến sự thống trị của đồng đô la trên thế giới. Tuy nhiên, đó là lý do không đủ để dàn dựng một cuộc cách mạng ở Hoa Kỳ và đi ngược lại đường lối chống Nga của Nhà nước ngầm khét tiếng, vốn mạnh hơn nhiều so với bất kỳ Ông Trump nào”, Medvedev nói.
Ông nói thêm: “Nhưng còn Harris thì sao? Bạn không nên mong đợi bất kỳ điều bất ngờ nào từ cô ấy. Cô ấy thiếu kinh nghiệm và, theo đối phương của cô ấy, chỉ đơn giản là ngu ngốc. Những bài phát biểu vô nghĩa đẹp đẽ và những câu trả lời 'đúng' nhàm chán cho các câu hỏi sẽ được chuẩn bị cho cô ấy, mà cô ấy sẽ đọc trên máy nhắc chữ trong khi cười một cách truyền nhiễm. Đã có những lệnh trừng phạt đối với Liên Xô trong suốt thế kỷ 20, và chúng đã quay trở lại ở quy mô chưa từng có trong thế kỷ 21. Vì vậy, đó là lệnh trừng phạt mãi mãi. Hay đúng hơn, cho đến khi Hoa Kỳ sụp đổ trong một cuộc nội chiến mới sắp xảy ra. Rốt cuộc, Hollywood làm phim về điều này vì một lý do nào đó.”
Đây không phải là lần đầu tiên Medvedev cảnh báo về một cuộc nội chiến vì trước đó ông đã đưa ra cảnh báo tới Hoa Kỳ vào ngày 4 tháng 7, cho rằng có sự tương đồng giữa Nội chiến Hoa Kỳ và tình hình chính trị hiện tại của Hoa Kỳ, ám chỉ đến “điềm báo về một cuộc nội chiến”.
Trong video vào tháng 7, Medvedev thừa nhận tầm quan trọng của Ngày Độc lập ở Mỹ, nhưng sau đó so sánh Nội chiến Hoa Kỳ với cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine khi ông cảnh báo về tình hình chính trị ở Hoa Kỳ
Medvedev đã trở thành tâm điểm chú ý trong suốt cuộc chiến ở Ukraine vì những lời chỉ trích thường xuyên trên mạng xã hội, từ lời kêu gọi tấn công hạt nhân vào các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương cho đến những gợi ý rằng Mạc Tư Khoa không còn lựa chọn nào khác ngoài việc lật đổ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Trả lời câu hỏi trước đó của Newsweek, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã bác bỏ tính nghiêm trọng trong những tuyên bố khác nhau của Medvedev.
“Chúng tôi biết rằng bây giờ không nên coi Medvedev là nghiêm chỉnh”, một phát ngôn viên của bộ đã viết. “Đây là điều vô lý thông thường của Cẩm Linh”.
Khái niệm về một cuộc nội chiến ở Hoa Kỳ đã được các quan chức Nga đưa ra trước đó. Vào tháng 12 năm 2023, trong một lần xuất hiện trên truyền hình nhà nước, Sergei Markov, một nhà khoa học chính trị ủng hộ Putin và là cựu cố vấn của nhà lãnh đạo Nga, đã nói rằng một diễn biến như vậy sẽ có lợi cho Mạc Tư Khoa và sẽ chứng kiến cuộc xung đột ở Ukraine kết thúc có lợi cho họ trong “một tuần”.
“Chúng tôi biết nếu có điều gì đó thực sự bắt đầu ở Mỹ, thì cuộc nội chiến ở Ukraine sẽ chấm dứt sau một tuần nữa,” Markov nói. “Zelenskiy và Tổng tư lệnh Quân đội Ukraine sẽ chạy đua đến tận đây... Họ sẽ đến gặp những người hòa giải và nói, 'Chúng ta hãy chấm dứt ngay lập tức tất cả những điều này.'“
[Newsweek: Putin Ally Predicts US Will Collapse in 'Imminent New Civil War']