Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 07/11: Người vui kẻ buồn - Lm. Giuse Đaminh Nguyễn Ngọc Tân, CP
Giáo Hội Năm Châu
00:37 06/11/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Khi ấy, các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Đức Giê-su để nghe Người giảng. Thấy vậy, những người Pha-ri-sêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng.” Đức Giê-su mới kể cho họ dụ ngôn này:
“Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất? Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai. 6 Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: ‘Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó.’ Vậy, tôi nói cho các ông hay: trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn.
“Hoặc người phụ nữ nào có mười đồng quan, mà chẳng may đánh mất một đồng, lại không thắp đèn, rồi quét nhà, moi móc tìm cho kỳ được? Tìm được rồi, bà ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: ‘Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được đồng quan tôi đã đánh mất.’ Cũng thế, tôi nói cho các ông hay: giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối.”
Đó là lời Chúa
Một đời tìm kiếm
Lm Minh Anh
13:48 06/11/2024
MỘT ĐỜI TÌM KIẾM
“Tâm hồn những ai tìm kiếm Chúa, nào hoan hỷ!”.
Alexander thấy nhà triết học Diogenes đang chăm chú nhìn vào một đống xương người, vua hỏi, “Ông đang tìm kiếm điều gì?”. Diogenes trả lời, “Điều mà tôi không thể tìm thấy!”; và Diogenes thú nhận, ông đã dành cả một đời để tìm kiếm điều ông không thể tìm thấy!
Kính thưa Anh Chị em,
Như Diogenes, cuộc đời mỗi người, xét cho cùng, là ‘một đời tìm kiếm!’. Thật thú vị, Lời Chúa hôm nay còn cho biết, không chỉ con người tìm kiếm; cả Thiên Chúa, Ngài cũng ‘một đời kiếm tìm!’.
Từ phút chào đời, con người đã rành rọt trong việc kiếm tìm! Chưa cần mở mắt, đứa bé đỏ ỏng đã biết tìm vú mẹ. Quá trình trưởng thành của nó, rốt cuộc, cũng là một quá trình tìm kiếm; tìm kiếm cái ăn, cái mặc; tìm kiếm tri thức, tìm kiếm của ăn tinh thần; tìm kiếm lẽ phải, tìm kiếm sự thiện; và tuyệt vời nhất, cái đáng tìm kiếm nhất của con người là Thiên Chúa, Chân - Thiện - Mỹ. Thánh Vịnh đáp ca thật sâu sắc, “Tâm hồn những ai tìm kiếm Chúa, nào hoan hỷ!”.
Phaolô dường như - gần nửa cuộc đời - đã hoài sức tìm kiếm sự hoàn thiện khi nỗ lực chu tất lề luật cho đến khi biết được Chúa Kitô. Biết được Ngài, Phaolô không còn thiết tha gì đến quá khứ, “Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi!” - bài đọc một.
Chính Thiên Chúa, Ngài cũng ‘một đời tìm kiếm!’, và Ngài đã làm điều này từ thuở địa đàng, “Ađam, ngươi ở đâu?”. Với Ngài, tìm kiếm là xót thương, là cứu vớt! Hình ảnh “con chiên lạc” và “đồng bạc mất” được tìm kiếm trong Tin Mừng hôm nay cho thấy điều đó! Cả người chăn chiên và bà nội trợ đều tìm kiếm cho đến khi tìm thấy những gì họ đã mất. Sự kiên trì của họ đã được đền đáp. Cả hai theo bản năng, chia sẻ niềm vui với cộng đồng. Người nghèo đặc biệt giỏi trong việc chia sẻ nỗi buồn và niềm vui của nhau! Điều mới mẻ trong lời dạy của Chúa Giêsu là sự nhấn mạnh rằng, ‘tội nhân phải được tìm kiếm chứ không chỉ đơn thuần là thương tiếc!’. Đó là lý do tại sao thiên đàng vui mừng khi một tội nhân được tìm thấy và phục hồi tình bạn với Thiên Chúa. Bạn có kiên trì cầu nguyện và tìm kiếm những người mà bạn biết đã lạc lối đến với Chúa không?
Anh Chị em,
“Tâm hồn những ai tìm kiếm Chúa, nào hoan hỷ!”. Người tìm Chúa hoan hỷ vì biết rằng, Thiên Chúa đi tìm họ trước! Vì thế, trên hành trình tìm kiếm này, chúng ta biết rằng, Thiên Chúa luôn ngược chiều, Ngài đi tìm mỗi người chúng ta trước. Ngay khi bạn vừa đặt chân xuống dòng suối, tìm lên ngọn nguồn, thì chính dòng nước đã ôm chầm chân bạn! Một điều quan trọng khác cần lưu ý là chúng ta phải xin ơn ‘nhận biết mình lạc lối!’. Phải, tất cả chúng ta đều lạc lối mỗi người mỗi kiểu, theo những cách khác nhau. Chúa Giêsu, Đấng ‘một đời tìm kiếm’ đang kiếm tìm chúng ta. Ngài tìm kiếm mỗi người tận núi Sọ; và mỗi ngày, tiếp tục tìm kiếm chúng ta trong các biến cố, trong những con người chúng ta gặp gỡ. Và điều quan trọng, bạn và tôi hãy ‘la lên’ và ‘cho phép mình được tìm thấy!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa say mê tìm con; cho con say mê kiếm Chúa! Và nhất là, ban cho con sức mạnh và can đảm để có thể ‘la lên’ và ‘cho phép mình được tìm thấy!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Tâm hồn những ai tìm kiếm Chúa, nào hoan hỷ!”.
Alexander thấy nhà triết học Diogenes đang chăm chú nhìn vào một đống xương người, vua hỏi, “Ông đang tìm kiếm điều gì?”. Diogenes trả lời, “Điều mà tôi không thể tìm thấy!”; và Diogenes thú nhận, ông đã dành cả một đời để tìm kiếm điều ông không thể tìm thấy!
Kính thưa Anh Chị em,
Như Diogenes, cuộc đời mỗi người, xét cho cùng, là ‘một đời tìm kiếm!’. Thật thú vị, Lời Chúa hôm nay còn cho biết, không chỉ con người tìm kiếm; cả Thiên Chúa, Ngài cũng ‘một đời kiếm tìm!’.
Từ phút chào đời, con người đã rành rọt trong việc kiếm tìm! Chưa cần mở mắt, đứa bé đỏ ỏng đã biết tìm vú mẹ. Quá trình trưởng thành của nó, rốt cuộc, cũng là một quá trình tìm kiếm; tìm kiếm cái ăn, cái mặc; tìm kiếm tri thức, tìm kiếm của ăn tinh thần; tìm kiếm lẽ phải, tìm kiếm sự thiện; và tuyệt vời nhất, cái đáng tìm kiếm nhất của con người là Thiên Chúa, Chân - Thiện - Mỹ. Thánh Vịnh đáp ca thật sâu sắc, “Tâm hồn những ai tìm kiếm Chúa, nào hoan hỷ!”.
Phaolô dường như - gần nửa cuộc đời - đã hoài sức tìm kiếm sự hoàn thiện khi nỗ lực chu tất lề luật cho đến khi biết được Chúa Kitô. Biết được Ngài, Phaolô không còn thiết tha gì đến quá khứ, “Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi!” - bài đọc một.
Chính Thiên Chúa, Ngài cũng ‘một đời tìm kiếm!’, và Ngài đã làm điều này từ thuở địa đàng, “Ađam, ngươi ở đâu?”. Với Ngài, tìm kiếm là xót thương, là cứu vớt! Hình ảnh “con chiên lạc” và “đồng bạc mất” được tìm kiếm trong Tin Mừng hôm nay cho thấy điều đó! Cả người chăn chiên và bà nội trợ đều tìm kiếm cho đến khi tìm thấy những gì họ đã mất. Sự kiên trì của họ đã được đền đáp. Cả hai theo bản năng, chia sẻ niềm vui với cộng đồng. Người nghèo đặc biệt giỏi trong việc chia sẻ nỗi buồn và niềm vui của nhau! Điều mới mẻ trong lời dạy của Chúa Giêsu là sự nhấn mạnh rằng, ‘tội nhân phải được tìm kiếm chứ không chỉ đơn thuần là thương tiếc!’. Đó là lý do tại sao thiên đàng vui mừng khi một tội nhân được tìm thấy và phục hồi tình bạn với Thiên Chúa. Bạn có kiên trì cầu nguyện và tìm kiếm những người mà bạn biết đã lạc lối đến với Chúa không?
Anh Chị em,
“Tâm hồn những ai tìm kiếm Chúa, nào hoan hỷ!”. Người tìm Chúa hoan hỷ vì biết rằng, Thiên Chúa đi tìm họ trước! Vì thế, trên hành trình tìm kiếm này, chúng ta biết rằng, Thiên Chúa luôn ngược chiều, Ngài đi tìm mỗi người chúng ta trước. Ngay khi bạn vừa đặt chân xuống dòng suối, tìm lên ngọn nguồn, thì chính dòng nước đã ôm chầm chân bạn! Một điều quan trọng khác cần lưu ý là chúng ta phải xin ơn ‘nhận biết mình lạc lối!’. Phải, tất cả chúng ta đều lạc lối mỗi người mỗi kiểu, theo những cách khác nhau. Chúa Giêsu, Đấng ‘một đời tìm kiếm’ đang kiếm tìm chúng ta. Ngài tìm kiếm mỗi người tận núi Sọ; và mỗi ngày, tiếp tục tìm kiếm chúng ta trong các biến cố, trong những con người chúng ta gặp gỡ. Và điều quan trọng, bạn và tôi hãy ‘la lên’ và ‘cho phép mình được tìm thấy!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa say mê tìm con; cho con say mê kiếm Chúa! Và nhất là, ban cho con sức mạnh và can đảm để có thể ‘la lên’ và ‘cho phép mình được tìm thấy!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trump tuyên bố chiến thắng; ghi nhận sự can thiệp của Thiên Chúa
Vũ Văn An
13:24 06/11/2024
Tờ The Catholic Herald của Anh, ngày 6 tháng 11 năm 2024, là một trong các tạp chí Công Giáo đầu tiên loan tin chiến thắng của Donald Trump, người mà một trong các người dẫn đầu chương trình Planet America của Đài ABC Úc thắc mắc hỏi: tại sao một anh chàng gần vào tù ra khám, tư cách không ra gì lại chiến thắng trong cuộc bầu cử này.
The Catholic Herald cho hay: Donald Trump dường như đã một lần nữa giành được chức tổng thống Hoa Kỳ và trở thành tổng thống thứ 47 của nước này, tuyên bố trong bài phát biểu chiến thắng rằng Thiên Chúa đã giúp ông giành chiến thắng.
Chiến thắng bất ngờ này diễn ra sau khi Trump dường như vượt qua được 270 phiếu đại cử tri cần thiết, theo nhiều hãng tin khác nhau tại Hoa Kỳ, không lâu sau nửa đêm tại Hoa Kỳ vào đêm ngày 5 tháng 11.
Ngay trước đó, khi số phiếu đại cử tri của Trump bắt đầu đạt đến mức không thể đánh bại, một người phát ngôn của Kamala Harris đã xuất hiện tại bữa tiệc theo dõi bầu cử của bà tại Đại học Howard, trường cũ của bà, ở Washington, DC, để thông báo rằng ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ sẽ xuất hiện vào buổi sáng để đọc bài phát biểu. Sau đó, nhiều người ủng hộ bắt đầu rời khỏi biến cố.
Sau khi truyền thông Hoa Kỳ đưa tin rằng mốc 270 đã được vượt qua, sau khi Trump giành được các tiểu bang dao động quan trọng là Bắc Carolina, Georgia và Pennsylvania, cựu tổng thống - và giờ đây, rõ ràng là một lần nữa là tổng thống đương nhiệm - đã xuất hiện tại Trung tâm Hội nghị West Palm Beach ở Florida, nơi những người ủng hộ tụ tập.
"Chúng ta đã đạt được điều chính trị đáng kinh ngạc nhất, chiến thắng chính trị, mà đất nước chúng ta [từng] chứng kiến trước đây", Trump nói.
Ngoài lời hứa "giúp đất nước chúng ta chữa lành", ông ám chỉ đến nỗ lực ám sát khiến một viên đạn găm vào tai ông, nói rằng ông sẽ không ở đây nếu không "vì Thiên Chúa" đã giúp ông giành chiến thắng.
JD Vance, ứng cử viên phó tổng thống của Trump và là người trở lại Công Giáo, hiện đã sẵn sàng trở thành phó tổng thống của đất nước, cũng như có sự liên kết chặt chẽ để tự mình tranh cử tổng thống vào năm 2028, tuyên bố: "Chúng ta vừa chứng kiến sự trở lại chính trị vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ".
Đảng Dân chủ đã bắt đầu đặt câu hỏi về việc chiến dịch của Harris đã sai ở đâu, với cựu giám đốc chiến dịch của Barack Obama tuyên bố "chúng tôi đã bị đá đít", lưu ý rằng đảng Dân chủ đã không giao tiếp với các cử tri trẻ và người Mỹ gốc Latinh, theo báo cáo của Daily Telegraph.
Ngoài ra, điều vẫn chưa được biết là tác động của cử tri Công Giáo Hoa Kỳ đối với kết quả bầu cử - dân số Pennsylvania là hơn 20 phần trăm theo Công Giáo, cùng với các tiểu bang khác có số lượng người Công Giáo đáng kể.
Trong chiến dịch tranh cử, Trump đã thúc đẩy đáng kể việc giàng phiếu của người Công Giáo, trong khi Kamala Harris bị chỉ trích vì không coi trọng vấn đề này và xa lánh cử tri Công Giáo.
Harris hy vọng sẽ thúc đẩy phá thai để giành chiến thắng khác của đảng Dân chủ sau Dobbs. Nhưng không thành công.
Vũ Văn An
14:26 06/11/2024
Alice Miranda Ollstein và Megan Messerly của tạp chí Politico, ngày 06/11/2024, nhận định về chiến thắng của Donald Trump như sau (https://www.politico.com/news/2024/11/06/abortion-trump-2024-00187825):
Harris thúc đẩy phá thai để giành chiến thắng khác của đảng Dân chủ sau phán quyết Dobbs, nhưng đã không ngăn được Donald Trump, người đã vượt qua khoảng cách giới tính lớn — và sự tập trung không ngừng của đảng Dân chủ vào sức khỏe sinh sản của phụ nữ — để giành lại Nhà Trắng vào thứ Ba.
Thực vậy, phá thai đã ám ảnh đảng Cộng Hòa kể từ khi vụ Roe kiện Wade sụp đổ. Nhưng vấn đề này không ngăn được cựu Tổng thống Donald Trump, người đã vượt qua khoảng cách giới tính lớn vào thứ Ba — và sự tập trung không ngừng của đảng Dân chủ vào sức khỏe sinh sản của phụ nữ — để giành lại Nhà Trắng.
Với kỷ luật của đảng, thường không được lưu ý trong các phần khác của chiến dịch tranh cử, Trump và các đồng minh của ông đã định vị mình là những người ôn hòa về vấn đề phá thai, lập luận rằng vấn đề này nên được để cho các tiểu bang giải quyết, cam kết phủ quyết lệnh cấm phá thai trên toàn quốc nếu nó được đưa đến bàn làm việc của ông, đưa ra sự ủng hộ của chính phủ đối với thụ tinh trong ống nghiệm và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản khác, và hứa sẽ trở thành người đấu tranh cho phụ nữ. Những nỗ lực này nhằm vô hiệu hóa một vấn đề đã đeo bám đảng Cộng hòa kể từ khi Roe sụp đổ vào năm 2022 đã giúp Trump giành chiến thắng rõ ràng trước Phó Tổng thống Kamala Harris với một cử tri tức giận về nền kinh tế, lạm phát và nhập cư quyết tâm trừng phạt đảng cầm quyền.
Phó Tổng thống đắc cử JD Vance, người đã lùi bước sau nhiều năm ủng hộ các hạn chế phá thai của liên bang, cũng đã nỗ lực xoa dịu sự phẫn nộ lan rộng sau vụ Roe sụp đổ bằng cách hứa sẽ bảo vệ quyền tiếp cận thuốc phá thai của liên bang và tài trợ nhiều chương trình xã hội hào phóng hơn cho các bậc cha mẹ mới. Các đồng minh của Trump thậm chí còn viện dẫn cố thẩm phán Ruth Bader Ginsberg trong một chiến dịch quảng cáo rầm rộ trị giá gần 20 triệu đô la ngay trước ngày bầu cử, lập luận rằng đảng Cộng hòa đồng quan điểm với bà về phá thai. Nhưng trên hết, đảng Cộng hòa chủ yếu tránh vấn đề này và chuyển sang các lãnh thổ có lợi hơn về mặt chính trị, bao gồm kinh tế, tội phạm, nhập cư và quyền của người chuyển giới.
"Donald Trump đã rất, rất rõ ràng khi nói rằng đây là vấn đề về quyền của các tiểu bang và chúng tôi sẽ không can thiệp ở cấp liên bang", Pete Hoekstra, chủ tịch đảng Cộng hòa Michigan, nói với POLITICO vào tháng 9. “Điểm mấu chốt là nếu chúng ta đang tranh luận về vấn đề phá thai, chúng ta đang tranh luận về vấn đề mà đảng Dân chủ muốn nói đến, và nếu chúng ta đang tranh luận về nền kinh tế, nếu chúng ta đang tranh luận về biên giới, việc làm và những vấn đề tương tự, chúng ta tin rằng chúng ta đang tranh luận về những vấn đề quan trọng nhất đối với cử tri ngày nay”.
Đảng Dân chủ đã đánh cuộc rằng phá thai vẫn là động lực mạnh mẽ như trong các cuộc đua trên khắp đất nước kể từ phán quyết Dobbs. Nhưng các vấn đề khác, bao gồm cả nền kinh tế, đã chứng minh được sự nổi bật hơn đối với nhiều cử tri.
Cuộc thăm dò ý kiến cử tri toàn quốc của CNN cho thấy phá thai chỉ là vấn đề hàng đầu đối với 14 phần trăm cử tri, sau dân chủ là 34 phần trăm và nền kinh tế là 31 phần trăm. Cuộc thăm dò ý kiến cử tri đó cũng nhấn mạnh tính thực dụng chính trị trong các nỗ lực của Đảng Công Hòa nhằm tỏ ra ôn hòa về vấn đề phá thai: 28 phần trăm những người tin rằng phá thai nên được hợp pháp hóa đã bỏ phiếu cho Trump.
“Thành tích vượt trội của đảng Dân chủ sau phán quyết Dobbs là không hiện hữu. Hoặc ít nhất là bị nhấn chìm bởi các yếu tố khác có lợi cho Trump,” Tom Bonier, cố vấn cấp cao của công ty dữ kiện Dân chủ TargetSmart, cho biết trên X. “Rõ ràng là Trump không được đủ số cử tri coi là mối đe dọa đối với quyền phá thai, điều này thật khó hiểu.”
Với quyền kiểm soát Quốc hội đang bị treo lơ lửng, lệnh cấm phá thai trên toàn quốc không phải là không thể — mặc dù Trump đã vận động tranh cử với lời hứa phủ quyết một dự luật như vậy. Nhưng có vô số cách mà chính quyền của ông và các thẩm phán mà ông bổ nhiệm có thể hạn chế quyền tiếp cận thủ thuật này mà không cần thông qua luật.
Các đồng minh bảo thủ của tổng thống đắc cử tại Dự án 2025 của Quỹ Di sản và các nhóm khác đã thúc giục ông chỉ đạo Cơ Quan Quản trị Thực phẩm và Thuốc men (FDA) áp dụng lại các hạn chế trước đại dịch đối với đơn thuốc trực tuyến về dịch vụ chuyển phát thuốc phá thai qua đường bưu điện hoặc thu hồi giấy phép FDA của họ — các thẩm phán cũng có thể đưa ra kết quả khi một số vụ kiện về thuốc phá thai được đưa ra tòa án liên bang. Các bước này sẽ chặn quyền tiếp cận trên toàn quốc đối với các loại thuốc chiếm hơn hai phần ba số ca phá thai ở Hoa Kỳ, bao gồm cả ở các tiểu bang có luật bảo vệ thủ thuật này.
Những người phản đối phá thai cũng đã kêu gọi chính quyền của ông thực thi Đạo luật Comstock, một đạo luật năm 1873 cấm vận chuyển các mặt hàng "dâm dục" bao gồm thuốc hoặc dụng cụ dùng để phá thai. Vào tháng 8, Trump cho biết ông không có kế hoạch thực thi Đạo luật Comstock.
Tuy nhiên, Trump dự kiến sẽ áp dụng lại nhiều chính sách chống phá thai của chính quyền đầu tiên của mình, bao gồm các hạn chế đối với chương trình kế hoạch hóa gia đình Title X và các chương trình HIV hoàn cầu.
"Bây giờ công việc bắt đầu phá bỏ các chính sách ủng hộ phá thai của chính quyền Biden-Harris", Marjorie Dannenfelser, chủ tịch của SBA Pro-Life America cho biết hôm thứ Tư.
"Những thành tựu ủng hộ quyền được sống trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Trump là cơ sở cho nhiệm kỳ thứ hai của ông ấy".
Hầu hết các nhóm chống phá thai đều ủng hộ Trump trong suốt chiến dịch tranh cử ngay cả khi ông liên tục bất đồng quan điểm với họ về các hạn chế phá thai của liên bang, các ngoại lệ đối với hiếp dâm và loạn luân và các chính sách khác, phản đối họ trên cương lĩnh của đảng và chào đón những người có thành tích hỗn hợp đến tự do về phá thai vào vòng tròn thân cận của mình. SBA Pro-Life America đã rót hàng chục triệu đô la để thúc đẩy Trump và những người Cộng hòa ít được phiếu bầu (down-ballot) mặc dù trước đó đã nói rằng việc ông từ chối lệnh cấm toàn quốc có thể khiến ông bị loại.
Nhưng một số người trong phong trào lo ngại rằng thành công của Trump sẽ thuyết phục những người Cộng hòa khác ra tranh cử với tư cách là những người ôn hòa về phá thai.
"Họ chắc chắn sẽ là những cố vấn Cộng Hòa cơ hội, những người sẽ cố gắng nắm bắt điều đó và nói rằng, 'Xem này, chúng ta cần phải ngừng nói về phá thai'", Kristan Hawkins, chủ tịch của tổ chức Students for Life of America, cho biết. "Đảng cần phải thấy rằng đây không phải là con đường của tương lai".
Tuy nhiên, Hawkins và các đồng minh của bà cho rằng chiến thắng của ông sẽ đáng giá những thất bại này nếu ông bổ nhiệm các quan chức chống phá thai cứng rắn vào các vị trí chủ chốt tại Bộ Y tế, Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Thuốc men, và Bộ Tư pháp, những người mà họ có thể tin tưởng để thực hiện chương trình nghị sự của mình.
Trong suốt chiến dịch của mình, Harris đã nêu bật những phụ nữ bị biến chứng sức khỏe nghiêm trọng — và một số người đã tử vong — sau khi bị từ chối phá thai, và bà đã nhiều lần nhắc nhở cử tri rằng sự hỗn loạn này là kết quả của "lệnh cấm phá thai của Trump", kiểu nói của bà dành cho các luật của tiểu bang có hiệu lực sau sự sụp đổ của Roe.
Trong những tuần cuối của cuộc bầu cử — khi các cuộc thăm dò cho thấy một việc gần như ngang phiếu bầu— Harris đã tổ chức các cuộc mít tinh tập trung vào phá thai ở Atlanta và Houston, cử cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama đến Michigan và tham gia chương trình podcast nổi tiếng “Call Her Daddy” để nêu bật hậu quả từ các chính sách của Đảng Cộng hòa và cảnh báo về các hạn chế trên toàn quốc nếu Trump giành được quyền lực.
Nhưng vẫn chưa đủ.
Trong giai đoạn cuối của chiến dịch, đảng Dân chủ Michigan đã cảnh cáo rằng họ đang phải vật lộn để thuyết phục cử tri rằng phá thai vẫn bị đe dọa sau khi tiểu bang này thông qua sáng kiến bỏ phiếu bảo vệ quyền tiếp cận thủ thuật này vào năm 2022. Và ngay cả ở các tiểu bang chiến trường khác như Georgia, Bắc Carolina và Arizona, nơi các hạn chế phá thai vẫn có hiệu lực, thông điệp của đảng Dân chủ vẫn bị lấn át.
Trong khi Arizona vẫn chưa được tuyên bố, các chiến lược gia của đảng Dân chủ tại tiểu bang này đang quy kết thất bại dự kiến của họ, một phần, cho cơ quan lập pháp do đảng Cộng hòa kiểm soát. Đầu năm nay, cơ quan này đã có động thái bãi bỏ lệnh cấm phá thai gần như hoàn toàn từ thời Nội chiến và giữ nguyên luật cấm thủ thuật này sau 15 tuần, điều mà đảng Dân chủ cho rằng khiến việc thuyết phục cử tri rằng quyền tiếp cận phá thai đang bị đe dọa trở nên khó khăn hơn.
“Tôi quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề kinh tế hơn là những thứ đã nằm trong quyền của tiểu bang”, Yusuf Isaak, một sinh viên cao đẳng cộng đồng 19 tuổi ở Mesa, cho biết khi đứng bên ngoài một điểm bỏ phiếu vào chiều thứ Ba. “Tôi cảm thấy các vấn đề kinh tế cấp bách hơn vì chúng thực sự ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của mọi người”.
Edna Meza Aguirre, một thành viên hội đồng quản trị của Planned Parenthood of Arizona có trụ sở tại Tucson, cho biết trước cuộc bầu cử rằng mặc dù cô và những người tình nguyện khác đã nỗ lực tập trung sự chú ý của cử tri vào quyền phá thai, nhiều người trong cộng đồng của cô vẫn ủng hộ đảng Cộng hòa vì lo ngại về vấn đề nhập cư.
“Họ lắng nghe những gì những người bảo thủ nói về những cá nhân vượt biên giới, cướp mất việc làm của chúng tôi và cưỡng hiếp phụ nữ của chúng tôi, đồng thời phàn nàn rằng họ là gánh nặng cho xã hội”, cô nói. “Đó là một cách thực sự hữu hiệu mà họ quyết tâm biến sự thù hận thành một vấn đề”. Cô nói thêm rằng có quá nhiều cử tri khác đã lên kế hoạch không tham gia cuộc bầu cử. “Chúng tôi nghe mọi người nói rằng họ quá nản lòng để bỏ phiếu, hoặc chúng tôi nghe họ nói rằng việc bỏ phiếu không quan trọng khi nó quan trọng”.
Sách lược về quyền phá thai của đảng Dân chủ cũng đã thất bại ở New Hampshire, nơi mà đảng này coi là cơ hội tốt nhất để lật ngược ghế thống đốc trong năm nay. Ứng cử viên đảng Dân chủ Joyce Craig, cựu thị trưởng Manchester, đã đưa việc mở rộng quyền phá thai trở thành trọng tâm trong chiến dịch của mình — và là đòn tấn công chính của bà chống lại đối thủ đảng Cộng hòa, cựu Thượng nghị sĩ Kelly Ayotte. Nhưng Ayotte đã né tránh trong các quảng cáo tuyên thệ sẽ duy trì luật của New Hampshire cho phép phá thai đến 24 tuần thai và trong một số trường hợp hạn chế sau đó, và bảo vệ quyền thụ tinh trong ống nghiệm.
Và mặc dù đảng Dân chủ đã nhấn mạnh rằng các sáng kiến bỏ phiếu phá thai ở Arizona và các tiểu bang dao động khác sẽ giúp thúc đẩy tỷ lệ cử tri tiến bộ và mang lại lợi thế cho các ứng cử viên của họ, các biện pháp này có tác động hạn chế ngay cả khi chúng được thông qua áp đảo — và thậm chí có thể giúp đảng Cộng hòa bằng cách cung cấp cho cử tri một "van xả" cho cảm xúc của họ về vấn đề này. Ở một loạt các tiểu bang, bao gồm Arizona, Florida, Missouri và Montana, phần lớn cử tri ủng hộ cả biện pháp bỏ phiếu về quyền phá thai và các ứng cử viên Cộng Hòa có hồ sơ phản đối phá thai, bao gồm cả Trump.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh tấm đá bia mộ
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
14:56 06/11/2024
Hình ảnh tấm đá bia mộ
Vào những dịp giỗ chạp, ngày lễ cầu cho các Linh hồn đã qua đời, dịp đầu Năm mới hay dịp nào về thăm quê nhà...chúng ta thường dành thời giờ ra nghĩa trang thăm viếng phần mộ người thân nằm nơi đó.
Nghĩa cử này nói lên sâu đậm tâm tình lòng trung thành và biết ơn của người còn sống với người đã qua đời. Ðến thăm viếng nơi đó, lẽ dĩ nhiên, ta chỉ có thể tâm tình một mình với người nằm chôn sâu kín trong lòng đất. Người đã qúa cố không biết có nghe được ta nói gì không? Ta thì không nghe thấy họ nói gì với ta. Dẫu thế, ta tin là mối dây liên lạc thần giao cách cảm linh thiêng nối kết hai thế giới người chết và người còn sống lại với nhau. Và tấm bia đá đặt dựng trên nấm mộ của họ nói cho ta một vài tâm tình, như nói thay cho người nằm dưới đó:
„ Tôi là một tảng đá nặng nề vô hồn được đặt dựng trên nấm mồ của người nằm dưới đây. Tôi không phải là người canh mồ, cũng không phải là vật chắn lối cản trở người khác đến gần nấm mồ đâu.
Người đã qúa cố bây giờ nằm chôn sâu kín trong lòng đất, vâng xương thịt đã tan rã thành bụi đất. Nhưng họ không biến mất hẳn khỏi sân khấu cuộc đời đâu. Tên tuổi, ngày chào đời, ngày sau cùng đời sống và quê quán của họ, và có khi cả hình chụp khi xưa nữa, được đục khắc ghi vào bia đá đây. Dù trải qua năm tháng nắng mưa ở giữa trời, nhưng vẫn còn rõ nét, vẫn đọc được. Bia đá ghi giữ lại căn cước của người qúa.
Tùy theo niềm tin tôn giáo tín ngưỡng, cùng tập tục nếp sống văn hóa con người, mà ngôi nhà nấm mộ người qúa cố được xây dựng trình bày khác nhau. Người Công Giáo ngoài viết ghi khắc chân dung cùng căn cước người qúa cố, họ còn khắc vể hình cây thập tự, hình Đức Mẹ hay Thiên Thần thổi loa, hay câu Kinh Thánh và lời cầu nguyện nữa trên tấm bia mộ.
Cây Thập gía dấu hiệu lòng tin của người qúa cố cũng được đục khắc ghi sâu đậm nét vào bia đá. Cây thập gía không phải là dấu hiệu của sự chết. Nhưng là dấu chỉ lòng tin ơn cứu độ, mà Chúa Giêsu đã đem lại cho con người.
Cây thập gía là biểu hiệu của sự sống. Chúa Giêsu đã chết trên thập gía và đã sống lại. Ngài đã biến đổi cây thập gía thành cây mang lại sự sống ơn cứu độ.
Chắc chắn, trong đời sống ai cũng phải trải qua nhiều giai đoạn lên xuống, đau khổ, hy sinh, thất vọng, bệnh tật đau đớn... Ðó là những giăng ngang lối cuộc đời. Cây thập gía khắc ghi trên phần mộ nói lên: cuộc đời người qúa cố nằm nơi đây không thiếu những bước giăng ngang lối cuộc đời như bao người khác!
Chiều dọc thẳng đứng của cây Thập gía diễn tả sự liên đới giữa Thiên Chúa với người đã qua đời. Và chiều ngang cây thập gía nói lên sự tương quan giữa người qúa cố với người còn đang sống trên trần gian.
Trong đời sống ai cũng phải trải qua nhiều chặng đường thông thường cũng như bất thường. Vì thế:
Xin đừng buồn sầu thất vọng về đời sống, dù khi gặp phải cảnh phức tạp khó khăn. Nhưng hãy vững niềm tin: Thiên Chúa là nguồn hy vọng sẽ vực dậy cho sống lại.
Xin đừng nói mình bị lôi cuốn vào vòng đau khổ bệnh tật. Nhưng hãy vững niềm tin: Thiên Chúa cảm hóa chúc lành cho cuộc đời.
Xin đừng nghĩ rằng bị đẩy xa, bị khinh chê cô đơn trong đời sống. Nhưng hãy vững niềm tin: Thiên Chúa không bỏ rơi ai. Người hằng hướng dẫn đời sống, như người mẹ cầm tay dẫn con mình đi.
Xin đừng cho rằng một mình phải vượt qua những cay đắng trên đường đời. Nhưng hãy vững niềm tin: Thiên Chúa hằng đồng hành giúp đỡ.
Xin đừng định kiến rằng mọi sự chấm dứt với cái chết. Chết là hết! Nhưng hãy vững niềm tin: Không, chết không phải hết. Nhưng là khởi đầu một con đường đời sống mới bên kia thế giới nơi Thiên Chúa, Đấng là nguồn sự sống.
Chính Chúa Giêsu đã trải qua sự chết và đã sống lại. Sự phục sinh sống lại của Ngài là chúc phúc lành cùng niềm hy vọng cho con người!
Tháng tưởng nhớ các Linh Hồn.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Vào những dịp giỗ chạp, ngày lễ cầu cho các Linh hồn đã qua đời, dịp đầu Năm mới hay dịp nào về thăm quê nhà...chúng ta thường dành thời giờ ra nghĩa trang thăm viếng phần mộ người thân nằm nơi đó.
Nghĩa cử này nói lên sâu đậm tâm tình lòng trung thành và biết ơn của người còn sống với người đã qua đời. Ðến thăm viếng nơi đó, lẽ dĩ nhiên, ta chỉ có thể tâm tình một mình với người nằm chôn sâu kín trong lòng đất. Người đã qúa cố không biết có nghe được ta nói gì không? Ta thì không nghe thấy họ nói gì với ta. Dẫu thế, ta tin là mối dây liên lạc thần giao cách cảm linh thiêng nối kết hai thế giới người chết và người còn sống lại với nhau. Và tấm bia đá đặt dựng trên nấm mộ của họ nói cho ta một vài tâm tình, như nói thay cho người nằm dưới đó:
„ Tôi là một tảng đá nặng nề vô hồn được đặt dựng trên nấm mồ của người nằm dưới đây. Tôi không phải là người canh mồ, cũng không phải là vật chắn lối cản trở người khác đến gần nấm mồ đâu.
Người đã qúa cố bây giờ nằm chôn sâu kín trong lòng đất, vâng xương thịt đã tan rã thành bụi đất. Nhưng họ không biến mất hẳn khỏi sân khấu cuộc đời đâu. Tên tuổi, ngày chào đời, ngày sau cùng đời sống và quê quán của họ, và có khi cả hình chụp khi xưa nữa, được đục khắc ghi vào bia đá đây. Dù trải qua năm tháng nắng mưa ở giữa trời, nhưng vẫn còn rõ nét, vẫn đọc được. Bia đá ghi giữ lại căn cước của người qúa.
Tùy theo niềm tin tôn giáo tín ngưỡng, cùng tập tục nếp sống văn hóa con người, mà ngôi nhà nấm mộ người qúa cố được xây dựng trình bày khác nhau. Người Công Giáo ngoài viết ghi khắc chân dung cùng căn cước người qúa cố, họ còn khắc vể hình cây thập tự, hình Đức Mẹ hay Thiên Thần thổi loa, hay câu Kinh Thánh và lời cầu nguyện nữa trên tấm bia mộ.
Cây Thập gía dấu hiệu lòng tin của người qúa cố cũng được đục khắc ghi sâu đậm nét vào bia đá. Cây thập gía không phải là dấu hiệu của sự chết. Nhưng là dấu chỉ lòng tin ơn cứu độ, mà Chúa Giêsu đã đem lại cho con người.
Cây thập gía là biểu hiệu của sự sống. Chúa Giêsu đã chết trên thập gía và đã sống lại. Ngài đã biến đổi cây thập gía thành cây mang lại sự sống ơn cứu độ.
Chắc chắn, trong đời sống ai cũng phải trải qua nhiều giai đoạn lên xuống, đau khổ, hy sinh, thất vọng, bệnh tật đau đớn... Ðó là những giăng ngang lối cuộc đời. Cây thập gía khắc ghi trên phần mộ nói lên: cuộc đời người qúa cố nằm nơi đây không thiếu những bước giăng ngang lối cuộc đời như bao người khác!
Chiều dọc thẳng đứng của cây Thập gía diễn tả sự liên đới giữa Thiên Chúa với người đã qua đời. Và chiều ngang cây thập gía nói lên sự tương quan giữa người qúa cố với người còn đang sống trên trần gian.
Trong đời sống ai cũng phải trải qua nhiều chặng đường thông thường cũng như bất thường. Vì thế:
Xin đừng buồn sầu thất vọng về đời sống, dù khi gặp phải cảnh phức tạp khó khăn. Nhưng hãy vững niềm tin: Thiên Chúa là nguồn hy vọng sẽ vực dậy cho sống lại.
Xin đừng nói mình bị lôi cuốn vào vòng đau khổ bệnh tật. Nhưng hãy vững niềm tin: Thiên Chúa cảm hóa chúc lành cho cuộc đời.
Xin đừng nghĩ rằng bị đẩy xa, bị khinh chê cô đơn trong đời sống. Nhưng hãy vững niềm tin: Thiên Chúa không bỏ rơi ai. Người hằng hướng dẫn đời sống, như người mẹ cầm tay dẫn con mình đi.
Xin đừng cho rằng một mình phải vượt qua những cay đắng trên đường đời. Nhưng hãy vững niềm tin: Thiên Chúa hằng đồng hành giúp đỡ.
Xin đừng định kiến rằng mọi sự chấm dứt với cái chết. Chết là hết! Nhưng hãy vững niềm tin: Không, chết không phải hết. Nhưng là khởi đầu một con đường đời sống mới bên kia thế giới nơi Thiên Chúa, Đấng là nguồn sự sống.
Chính Chúa Giêsu đã trải qua sự chết và đã sống lại. Sự phục sinh sống lại của Ngài là chúc phúc lành cùng niềm hy vọng cho con người!
Tháng tưởng nhớ các Linh Hồn.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic TV
Cựu Tổng thống Trump tái đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ
VietCatholic Media
03:26 06/11/2024
Ứng cử viên đảng Cộng hòa Ông Donald Trump đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, đánh bại ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris và đánh dấu sự trở lại chính trị đáng kinh ngạc sau bốn năm rời Tòa Bạch Ốc. Lúc 3 giờ sáng giờ Miền Đông Hoa Kỳ ngày Thứ Tư, 06 Tháng Mười Một, tức là 3 giờ chiều cùng ngày theo giờ Việt Nam, tình hình đã trở nên tuyệt vọng vào đối với phó tổng thống Kamala Harris sau khi cựu Tổng thống Trump giành được 267 phiếu trong khi bà Harris chỉ được 214 phiếu đại cử tri.
Tại West Palm Beach, Florida, nơi Ông Trump dự kiến sẽ phát biểu trước những người ủng hộ tại một trung tâm hội nghị, đám đông đã reo hò và hô vang “USA! USA! USA!” khi Fox News tuyên bố ông là người chiến thắng.
Theo Edison Research, nhiều người tin rằng Ông Trump đã giành chiến thắng sau khi các tiểu bang chiến trường là Bắc Carolina và Georgia và hàng loạt tiểu bang khác rơi vào tay Đảng Cộng Hòa.
Cựu tổng thống đã thể hiện sức mạnh trên khắp cả nước, cải thiện thành tích năm 2020 ở mọi nơi, từ vùng nông thôn đến trung tâm thành thị.
Đảng Cộng hòa giành được đa số tại Thượng viện Hoa Kỳ sau khi lật ngược các ghế của đảng Dân chủ ở Tây Virginia và Ohio. Không đảng nào có vẻ có lợi thế trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát Hạ viện nơi đảng Cộng hòa hiện đang nắm giữ đa số mong manh.
Ông Trump bước vào Ngày bầu cử với cơ hội 50-50 để giành lại Tòa Bạch Ốc, một sự thay đổi đáng chú ý so với ngày 6 Tháng Giêng năm 2021, khi nhiều chuyên gia tuyên bố sự nghiệp chính trị của ông đã kết thúc. Ngày hôm đó, một đám đông những người ủng hộ ông đã xông vào Quốc hội trong một nỗ lực dữ dội nhằm lật ngược kết quả của cuộc bầu cử năm 2020.
Theo các cuộc thăm dò ý kiến cử tri tại Edison, Ông Trump nhận được nhiều sự ủng hộ hơn từ người gốc Tây Ban Nha, những cử tri theo đảng Dân chủ truyền thống và các gia cư có thu nhập thấp vốn chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng giá cả tăng kể từ cuộc bầu cử tổng thống gần đây nhất vào năm 2020.
Ông Trump giành được 45% phiếu bầu của cử tri gốc Tây Ban Nha trên toàn quốc, theo sau Harris với 53% nhưng tăng 13 điểm phần trăm so với năm 2020.
Khoảng 31% cử tri cho biết nền kinh tế là vấn đề hàng đầu của họ và họ đã bỏ phiếu cho Ông Trump với tỷ lệ 79%, theo các cuộc thăm dò ý kiến cử tri sau khi bỏ phiếu. Khoảng 45% cử tri trên toàn quốc cho biết tình hình tài chính của gia đình họ hiện nay tệ hơn so với bốn năm trước và họ ủng hộ Ông Trump với tỷ lệ 80%.
Các nhà đầu tư toàn cầu ngày càng định giá vào chiến thắng của Ông Trump vào cuối ngày thứ Ba. Hợp đồng tương lai cổ phiếu Hoa Kỳ và đồng đô la tăng cao hơn, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc tăng và bitcoin tăng - tất cả đều được các nhà phân tích và nhà đầu tư đánh dấu là giao dịch có lợi cho chiến thắng của Ông Trump.
Tại Đại học Howard, nơi đang tổ chức tiệc theo dõi lớn cho Harris, những người ủng hộ đã bỏ về rất đông, dự đoán rằng phó tổng thống sẽ không phát biểu trước đám đông vào tối thứ Ba.
Cedric Richmond, đồng chủ tịch chiến dịch của Harris, đã có bài phát biểu ngắn gọn trước đám đông và cho biết Harris sẽ không phát biểu. “Chúng tôi vẫn còn phiếu bầu để kiểm”, ông nói. “Chúng tôi vẫn còn các tiểu bang chưa ngã ngũ”.
Ông Trump đang giành được số phiếu bầu lớn hơn so với bốn năm trước ở hầu hết mọi nơi trên đất nước.
Đến 12:30 sáng theo giờ miền Đông Hoa Kỳ hay 12:30 trưa theo giờ Việt Nam, các quan chức đã gần hoàn tất việc kiểm phiếu tại hơn 1.600 quận - khoảng một nửa cả nước - và tỷ lệ phiếu bầu của Ông Trump đã tăng khoảng 2 phần trăm so với năm 2020, phản ánh sự thay đổi rộng rãi nếu không muốn nói là đặc biệt sâu sắc trong sự ủng hộ của người Mỹ đối với vị tổng thống mà họ đã lật đổ bốn năm trước.
Ông đã cải thiện số phiếu ở các quận ngoại thành, vùng nông thôn và thậm chí một số thành phố lớn vốn là thành trì của đảng Dân chủ; ở các quận có thu nhập cao và thu nhập thấp; và ở những nơi có tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao và ở những nơi hiện đang ở mức thấp kỷ lục.
Harris đã giành được sự ủng hộ lớn từ cử tri ở thành thị và ngoại ô, nhưng sự ủng hộ dành cho bà ở những nơi đó lại kém xa Tổng thống Joe Biden trong cuộc bầu cử năm 2020.
Theo các cuộc thăm dò ý kiến cử tri, gần ba phần tư số cử tri cho biết nền dân chủ Hoa Kỳ đang bị đe dọa, điều này nhấn mạnh mức độ phân cực sâu sắc trong một quốc gia mà sự chia rẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn trong cuộc đua cạnh tranh khốc liệt.
Ông Trump đã bỏ phiếu sớm gần nhà ông ở Palm Beach, Florida.
“Nếu tôi thua cuộc bầu cử, nếu đó là một cuộc bầu cử công bằng, tôi sẽ là người đầu tiên thừa nhận điều đó,” Ông Trump nói với các phóng viên.
Giám đốc của Tesla, Elon Musk, một người ủng hộ Ông Trump nổi tiếng, đã theo dõi kết quả tại Mar-a-Lago cùng Ông Trump.
Hàng triệu người Mỹ xếp hàng trật tự để bỏ phiếu, chỉ có một số ít tiểu bang báo cáo tình trạng gián đoạn, bao gồm một số lời đe dọa đánh bom không đáng tin cậy mà FBI cho biết có vẻ xuất phát từ các tên miền email của Nga.
Cuộc bỏ phiếu hôm thứ Ba đã khép lại một cuộc đua chóng mặt với nhiều sự kiện chưa từng có, bao gồm hai nỗ lực ám sát Ông Trump, việc Tổng thống Biden bất ngờ rút lui và sự thăng tiến nhanh chóng của Harris.
Truy nã người Mỹ làm gián điệp cho Nga ở Ukraine. Putin bắt giữ Tướng Nga. Hỏa hoạn bí ẩn ở Hắc Hải
VietCatholic Media
03:29 06/11/2024
1. Nga bắt giữ vị tướng hàng đầu khi cuộc thanh trừng quân sự gia tăng
Theo hãng thông tấn Tass, một vị tướng cao cấp của Nga đã bị bắt giữ vì tội nhận hối lộ.
Cuộc thanh trừng các quan chức quân sự cao cấp của Putin tiếp tục với việc bắt giữ Thiếu tướng Mirza Mirzaev.
Việc bắt giữ Mirzaev, phó tổng cục trưởng hậu cần của Vệ binh Quốc gia Nga, với cáo buộc cố gắng tống tiền một nhà thầu đánh dấu vụ bắt giữ mới nhất đối với một nhân vật quân sự cao cấp và làm dấy lên suy đoán về một cuộc đàn áp bất đồng chính kiến và tham nhũng trong giới lãnh đạo quân sự cao cấp của Vladimir Putin.
Theo kênh Telegram Mash, Mirza bị cáo buộc đã cố gắng tống tiền một nhà thầu quốc phòng cung cấp các mô-đun xây dựng đúc sẵn.
Ông này bị cáo buộc đã đe dọa chấm dứt hợp đồng trị giá 480 triệu rúp, hay 4,9 triệu đô la, của chính phủ với công ty nếu công ty không trả cho ông 140 triệu rúp, hay 1,4 triệu đô la.
Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti đưa tin một vụ án hình sự đã được mở ra chống lại Mirzayev.
Theo Mash, người đàn ông 52 tuổi này bị cáo buộc đã yêu cầu nhà cung cấp mô-đun cho các tòa nhà lắp ghép trả 140 triệu rúp và “đe dọa chấm dứt hợp đồng trị giá 480 triệu rúp nếu không có tiền”.
Kênh Telegram đưa tin rằng công ty đã chuyển tiền cho vị tướng này thông qua một bên trung gian, dẫn đến việc họ bị bắt giữ.
Thiếu tướng sẽ bị giam giữ cho đến ngày 2 Tháng Giêng năm 2025.
Tiến sĩ Samuel Ramani, cộng tác viên tại viện nghiên cứu quốc phòng và an ninh Royal United Services Institute, gọi tắt là RUSI, nói với Newsweek rằng “quân đội Nga đang tiếp tục đàn áp những nhân vật chủ chốt bị cáo buộc tham nhũng”.
Ramani cho biết: “Tham nhũng là một trong những lý do khiến cuộc chiến ở Ukraine diễn ra không tốt; quân đội Nga đang cố gắng chứng minh rằng họ đang loại bỏ những thành phần tham nhũng”.
Vào tháng 10, Thiếu tướng Alexander Ogloblin, cựu giám đốc cơ quan truyền thông quân đội Nga, đã bị bắt vì nghi ngờ tham nhũng sau khi cấp trên cũ của ông thông báo cho ông.
Vào tháng 4, Timur Ivanov, 48 tuổi, thứ trưởng quốc phòng chịu trách nhiệm giám sát các dự án xây dựng quân sự quan trọng, bao gồm việc tái thiết thành phố cảng Mariupol bị tàn phá của Ukraine, đã bị bắt vì nghi ngờ nhận hối lộ lớn. Tội danh này có thể dẫn đến án tù lên tới 15 năm.
Liên tiếp sau đó, Shamarin, Thiếu tướng Ivan Popov, cựu chỉ huy cao cấp của cuộc tấn công của Nga tại Ukraine, và Trung tướng Yury Kuznetsov, nhà lãnh đạo ban giám đốc nhân sự của Bộ Quốc phòng, đều bị bắt giữ vì tội nhận hối lộ.
Vào tháng 5, Vladimir Verteletsky, một quan chức quốc phòng, đã bị bắt và bị buộc tội lạm dụng chức vụ, gây ra thiệt hại vượt quá 70 triệu rúp, hay 776.000 đô la, theo Ủy ban Điều tra.
[Newsweek: Russia Arrests Top General as Military Purge Ramps Up]
2. Daniel Martindale là ai? Người Mỹ nói rằng anh ta làm gián điệp cho Nga ở Ukraine
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ ra lệnh truy nã Daniel Martindale, một công dân Mỹ là người đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Nga, và tự hào cho biết ông ta đã giúp đỡ nỗ lực chiến tranh của Mạc Tư Khoa chống lại Ukraine.
Martindale công khai nói rằng ông ta coi quê hương Hoa Kỳ của ông là “kẻ thù” của ông. Theo Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, trước khi làm gián điệp cho Nga, ông ta làm việc như một nhà truyền giáo Tin lành ở Ba Lan.
Trong các chương trình truyền hình Nga phát ngày Thứ Hai, 04 Tháng Mười Một, một người đàn ông tự nhận là Daniel Martindale nói với truyền thông nhà nước Nga rằng anh ta nhập cảnh vào Ukraine vào ngày 11 tháng 2 năm 2022, 13 ngày trước cuộc xâm lược của Putin, với vỏ bọc là một tình nguyện viên và một nhà báo nước ngoài.
“Đây là hộ chiếu của tôi. Nó đã cùng tôi trải qua cuộc chiến,” người đàn ông 33 tuổi nói bằng tiếng Anh với giới truyền thông Nga, giơ cao những giấy tờ dường như đã được sử dụng nhiều của Hoa Kỳ, bao gồm cả giấy khai sinh.
Theo Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, khi có nguy cơ bị bắt, Martindale đã được lực lượng đặc nhiệm Nga thuộc Tập đoàn quân số 29 đưa khỏi lãnh thổ Ukraine vào ngày 27 tháng 10 vừa qua, và ông đã cảm ơn họ vì đã hành động rất “chuyên nghiệp”.
Hãng thông tấn nhà nước RIA dẫn lời một nguồn tin tình báo Nga giấu tên cho biết Martindale đã cung cấp thông tin cho lực lượng Mạc Tư Khoa về tọa độ của các cơ sở quân sự của Ukraine trong hai năm.
Martindale nói với truyền thông Nga rằng ông đã vào khu vực Donetsk, nơi ông liên lạc với lực lượng thân Nga qua Telegram và chuyển cho họ thông tin về vị trí của Ukraine, thậm chí còn sử dụng điện thoại do máy bay điều khiển từ xa chuyển đến.
Tài khoản tình báo nguồn mở X Chris O_Wiki đã đăng bài viết về việc anh ta “đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cuộc tấn công vào làng Bohoiavlenka phía bắc Vuhledar vào cuối tháng 10” mà quân Nga đã chiếm được vào ngày 27 tháng 10.
“Tôi đã làm mọi thứ để cứu mạng những người lính Nga và bảo đảm một tương lai nào đó cho người Nga ở Ukraine,” Martindale nói. Khi được hỏi liệu ông có xin tị nạn ở Nga không, ông trả lời, “Tôi tin rằng quá trình đó đã bắt đầu rồi.”
Một tài khoản trên mạng xã hội VKontakte được cho là của Daniel Martindale đã liệt kê địa chỉ của anh ta là Palowice ở Ba Lan và nói rằng anh ta sinh năm 1991.
Bài viết cũng cho biết ông đã học tại Học viện Công nghệ Indiana và biết tiếng Nga, tiếng Ba Lan và tiếng Trung Quốc. Bài đăng gần đây nhất là vào ngày 28 tháng 2 năm 2022, bốn ngày sau khi chiến tranh bắt đầu.
Kênh truyền thông xã hội cho thấy sự ủng hộ của Martindale đối với nhóm Tin lành Tự do ở Pałowice. Nguồn cấp dữ liệu của ông chứa các bài đăng có thông tin về vụ án của cựu thống đốc Khabarovsk, Sergei Furgal, người đã bị bắt vào năm 2020 và bị bỏ tù vào năm 2023 vì những cáo buộc được coi là có động cơ chính trị.
Martindale cho biết ông đã làm công việc truyền giáo ở Ba Lan trong hai năm trước khi chiến tranh nổ ra, đã muốn đến Nga từ lâu và khi cảm nhận được cuộc xâm lược sẽ bắt đầu, ông “nhận ra rằng đây chính là khoảnh khắc mà tôi đã chờ đợi”.
Tuy nhiên, hãng tin độc lập của Nga Agentstvo đưa tin rằng, theo phân tích của họ, ông có thể đã sống “nhiều năm” ở Nga vào cuối những năm 2010. Đài phát thanh Âu Châu Tự do lưu ý rằng có những hình ảnh trực tuyến về Martindale, được chụp vào năm 2018 tại thành phố Vladivostok ở vùng viễn đông trong một cuộc thi thể thao dành cho sinh viên.
Khi đưa tin về câu chuyện này, tờ Kyiv Post đưa tin rằng Martindale “lặp lại lời tuyên truyền thường lệ của Điện Cẩm Linh” về cách ông được định hình bởi một quan điểm khác với những gì được truyền thông phương Tây đưa tin. Ông nói trong cuộc phỏng vấn rằng ông không muốn trở về nước và rằng “kể từ năm 2005, tôi coi Hoa Kỳ là kẻ thù của mình”.
[Newsweek: Who Is Daniel Martindale? American Says He Spied for Russia in Ukraine]
3. Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ cho biết Nga phát động chiến dịch ở Moldova nhằm bác bỏ chiến thắng của Sandu
Những nhân vật người Nga và thân Điện Cẩm Linh đã phát động chiến dịch thông tin vào ngày 4 tháng 11 nhằm phủ nhận chiến thắng của Tổng thống Moldova đương nhiệm Maia Sandu trong cuộc bầu cử tổng thống.
Ủy ban Bầu cử Trung ương Moldova, gọi tắt là CEC xác nhận vào ngày 4 tháng 11 rằng Sandu đã giành được 55,35% số phiếu bầu, đánh bại đối thủ thân Điện Cẩm Linh của bà là Alexandr Stoianoglo. Nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã gửi lời chúc mừng tới Sandu vào ngày 3-4 tháng 11, với các nhà quan sát quốc tế phần lớn ca ngợi quá trình bầu cử bất chấp những nỗ lực của Nga nhằm tác động đến kết quả chống lại Sandu.
Các nhóm đối lập và quan chức thân Nga tìm cách phá hoại chiến thắng của Sandu: Đảng Xã hội Moldova gọi bà là “tổng thống bất hợp pháp”, nhà tài phiệt Moldova thân Điện Cẩm Linh Ilan Shor tuyên bố trên kênh truyền hình nhà nước Nga Rossiya-24 rằng phe đối lập có “bằng chứng” về những thông tin sai lệch lan rộng có lợi cho Sandu, và cựu tổng thống Moldova thân Điện Cẩm Linh Igor Dodon nói với TASS rằng Sandu chỉ giành chiến thắng nhờ phiếu bầu của người di cư.
Không gian thông tin của Nga, bao gồm cả các blogger quân sự Nga, đã lặp lại những tuyên bố này, khẳng định rằng cuộc bầu cử do “các quan chức Âu Châu” kiểm soát và người Moldova không kiểm soát được kết quả.
ISW trước đây đã đưa tin về những nỗ lực có hệ thống của Nga nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử Moldova để cản trở cuộc trưng cầu dân ý về Liên Hiệp Âu Châu của Moldova và chiến thắng của Sandu.
Các thế lực Nga và thân Cẩm Linh đã phát động một chiến dịch thông tin vào ngày 4 tháng 11 để làm mất uy tín chiến thắng của Tổng thống Moldova đương nhiệm Maia Sandu trong cuộc bầu cử tổng thống Moldova và có khả năng can thiệp quân sự.
Dự án Sistema của Radio Free Europe đã công bố một cuộc điều tra vào ngày 4 tháng 11, nêu chi tiết các yêu cầu ban đầu của Nga vào năm 2022, trong đó đòi Ukraine đầu hàng hoàn toàn, qua đó củng cố thêm đánh giá lâu nay của ISW rằng Nga chưa bao giờ sẵn sàng tham gia vào các cuộc đàm phán thiện chí với Ukraine theo bất kỳ điều khoản nào ngoài điều khoản của riêng trùm mafia Vladimir Putin.
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ cũng cảnh báo rằng Bộ Quốc phòng Nga tiếp tục nỗ lực thành lập một nhóm các nhà báo quân sự trung thành để kiểm soát không gian thông tin ủng hộ chiến tranh của Nga và tập trung quyền kiểm soát đối với phạm vi đưa tin về chiến tranh của Nga.
4. Zelenskiy cho biết Nga phóng nhiều máy bay điều khiển từ xa Shahed hơn gần 10 lần mỗi năm
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối Thứ Hai, 04 Tháng Mười Một, rằng lực lượng Nga đang phóng số máy bay điều khiển từ xa loại Shahed nhiều gấp mười lần so với số máy bay họ đã phóng vào Ukraine vào mùa thu năm ngoái.
Mạc Tư Khoa đã tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào Kyiv và các khu vực còn lại của đất nước, đồng thời giảm việc sử dụng hỏa tiễn hành trình và hỏa tiễn đạn đạo mạnh hơn và khó đánh chặn hơn.
Theo Bộ Tổng tham mưu Ukraine, Nga đã điều động hơn 2.000 máy bay điều khiển từ xa tấn công vào Ukraine vào tháng 10, phá vỡ kỷ lục trước đó được thiết lập vào tháng 9 là gần 700 máy.
Anatolii Kryvonozhko, quyền tư lệnh Không quân, đã báo cáo với tổng thống về việc chống lại các cuộc tấn công trên không của Nga, tăng cường phòng không và các nhóm hỏa lực cơ động, cũng như phát triển các giải pháp mới để chống lại bom dẫn đường.
Theo các nhà chức trách, máy bay điều khiển từ xa của Nga xuất hiện theo từng đợt và bay ở tầm thấp, có thể là nhằm phát hiện điểm yếu trong hệ thống phòng không của Ukraine.
Zelenskiy cho biết trong tuần qua, Nga đã tấn công Ukraine bằng hơn 900 quả bom dẫn đường, gần 500 máy bay điều khiển từ xa Shahed và khoảng 30 hỏa tiễn.
[Kyiv Independent: Russia launches nearly 10 times more Shahed drones year to year, Zelensky says]
5. Ảnh vệ tinh cho thấy hàng loạt vụ cháy bí ẩn ở vùng Hắc Hải của Nga
Theo Trung tâm thông tin quản lý tài nguyên hỏa hoạn, gọi tắt là FIRM của NASA, ảnh vệ tinh cho thấy một loạt vụ cháy không rõ nguồn gốc ở vùng biển Hắc Hải của Nga gần một hòn đảo của Ukraine.
Nhóm giám sát Crimea Wind cho biết trên Telegram rằng các đám cháy xảy ra ở Hắc Hải, tại những nơi không có giàn khoan sản xuất khí đốt và dầu mỏ.
Nhóm này đã đăng ảnh về những phát hiện của mình từ một tháng trước và vào ngày 3 tháng 11, viết rằng, “Có điều gì đó nghiêm trọng đang xảy ra trên biển, mà chúng ta hầu như không biết gì về điều đó. Lực lượng Phòng vệ Ukraine không bình luận về sự hiện diện và nguyên nhân của các vụ cháy trên biển.”
Newsweek đã liên hệ với Cơ quan Biên phòng Nhà nước Ukraine và NASA qua email để xin bình luận.
Nhóm giám sát Crimea Wind cũng lưu ý rằng các vết cháy cố định đã được ghi nhận tại địa điểm của “giàn khoan Boyko” và nhấn mạnh rằng so với các bức ảnh chụp ngày 2 tháng 10, “một vết cháy mới xuất hiện vào ngày 2 tháng 11” và sau đó là hai vết cháy khác vào ngày hôm sau.
Các đám cháy nằm ở vùng biển gần Đảo Rắn, còn được gọi là Đảo Zmiinyi, ở phía tây bắc Hắc Hải gần Rumani. Đây vẫn là vùng lãnh thổ tranh chấp trong cuộc chiến tranh Nga-Ukraine.
Theo nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự GUR của Ukraine, Đảo Rắn đóng vai trò thiết yếu cho các hoạt động dân sự, thương mại và quân sự vì đây là một phần quan trọng của hoạt động vận chuyển ra vào Hắc Hải.
Nga duy trì quyền kiểm soát lãnh thổ này cho đến khi Ukraine giành lại vào tháng 6 năm 2022 sau khi Mạc Tư Khoa rút quân trong một “cử chỉ thiện chí”.
Đảo Ukraine là một trong những mục tiêu đầu tiên của Nga vào đầu cuộc chiến. Trước năm 2022, Mạc Tư Khoa đã chiếm được một số giàn khoan khí đốt ngay sau khi sáp nhập Crimea vào năm 2014.
Năm ngoái, Ukraine cho biết họ đã giành lại quyền kiểm soát các giàn khoan được gọi là Boyko Towers.
Vào đầu tháng 10, một đoạn video ghi lại cảnh quân đội Ukraine và Nga giao tranh gần tiền đồn Hắc Hải phía tây Crimea đã xuất hiện.
Trong đoạn phim, binh lính Ukraine được nhìn thấy đang chiếm giữ các giàn khai thác khí đốt vào ban đêm, nơi vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Nga.
Theo Reuters, đầu tháng trước, một vụ cháy cũng được ghi nhận ở Feodosia trên bờ biển Crimea, nhưng không có thông tin chi tiết nào được công bố về nguyên nhân gây ra vụ cháy.
Oleg Kryuchkov, cố vấn cho nhà lãnh đạo Crimea do Nga bổ nhiệm, báo cáo không có thương vong mặc dù một số thùng nhiên liệu đã bốc cháy.
Tháp Boyko trước đó cũng đã bốc cháy vào cuối tháng 8, khi cả ba giàn khoan ở phía đông đảo Zmiinyi đều bị tấn công.
[Newsweek: Satellite Photos Show Spate of Mystery Fires in Russia's Black Sea Waters]
6. Ukraine, Lithuania sẽ sản xuất máy bay điều khiển từ xa, tác chiến điện tử theo bản ghi nhớ mới
Hôm Thứ Hai, 04 Tháng Mười Một, Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov cho biết Ukraine và Lithuania đã ký một biên bản ghi nhớ về ngành công nghiệp quốc phòng.
Theo văn bản này, Kyiv và Vilnius sẽ cùng nhau sản xuất máy bay điều khiển từ xa và các bộ phận của máy bay, đạn dược và phụ tùng, cũng như hệ thống tác chiến điện tử.
“Lithuania là người bạn trung thành của chúng tôi, giúp đỡ chúng tôi về mặt ngoại giao, kinh tế và quan trọng nhất là về mặt quân sự”, Umerov nói.
Kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện, Lithuania đã cung cấp cho Ukraine sự hỗ trợ quân sự trị giá hơn 683 triệu euro (khoảng 763 triệu đô la).
Các bên cũng thảo luận về kế hoạch đến năm 2025 nhằm cung cấp thêm viện trợ quân sự cho Kyiv và phân tích kế hoạch của Nga cho mùa thu và mùa đông.
Ngoài ra, tình báo Ukraine còn chia sẻ với Vilnius thông tin chi tiết về tình hình chiến trường.
Vào tháng 9, Vilnius công bố kế hoạch phân bổ 10 triệu euro, hay 11 triệu đô la, để mua máy bay điều khiển từ xa hỏa tiễn Palianytsia do Ukraine sản xuất cho Kyiv.
[Kyiv Independent: Ukraine, Lithuania to produce drones, electronic warfare under new memorandum]
7. Đức sẽ cung cấp 217 triệu đô la viện trợ nhân đạo cho Ukraine
Trong chuyến thăm Kyiv vào ngày 4 tháng 11, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock tuyên bố rằng nước này sẽ cung cấp 200 triệu euro, hay 217 triệu đô la, viện trợ nhân đạo cho Ukraine trong mùa đông, khi Ukraine chuẩn bị cho nhiều cuộc tấn công hơn của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng.
Baerbock cho biết khoản tiền viện trợ sẽ được sử dụng để hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi tình trạng gián đoạn năng lượng nghiêm trọng để “người dân Ukraine có thể được cung cấp những vật dụng thiết yếu như chăn hoặc áo khoác mùa đông ấm áp để bảo vệ họ khỏi nhiệt độ đóng băng”.
Các quan chức Ukraine đã cảnh báo rằng Mạc Tư Khoa đang chuẩn bị tấn công các cơ sở năng lượng của Ukraine trước những tháng mùa đông, khi họ tìm cách đẩy đất nước vào một đợt giá lạnh kéo dài nhằm phá vỡ quyết tâm của người dân Ukraine.
Bộ trưởng Đức đã công bố khoản tài trợ viện trợ sau cuộc gặp Ngoại trưởng Ukraine, Andrii Sybiha và Tổng thống Volodymyr Zelenskiy.
“Chúng tôi đang chống lại sự tàn bạo này bằng lòng nhân đạo và sự hỗ trợ của mình, để người dân Ukraine không chỉ có thể sống sót qua mùa đông mà còn để đất nước của họ có thể tồn tại”, Baerbock cho biết khi đến nơi, theo Reuters.
8. Nga cấp quốc tịch cho hơn 3.300 người nước ngoài theo sắc lệnh quân sự của Putin
Tổng cộng có 3.344 người nước ngoài đã được cấp quốc tịch Nga kể từ đầu năm 2024 theo một trong những sắc lệnh của Putin, Irina Volk, phát ngôn nhân cho biết như trên hôm Thứ Hai, 04 Tháng Mười Một.
Vào tháng Giêng, Putin đã ký một sắc lệnh cho phép những người nước ngoài đã phục vụ một năm theo hợp đồng trong quân đội Nga, cũng như người thân của họ, được cấp quốc tịch Nga theo một thủ tục đơn giản hóa.
Theo tài liệu, kiến thức bắt buộc về tiếng Nga, lịch sử và luật pháp Nga bị loại trừ.
Volk không nói rõ con số này chỉ bao gồm lính đánh thuê hay cả thành viên gia đình của họ.
Kể từ khi cuộc chiến tranh toàn diện bắt đầu, Mạc Tư Khoa đã tuyển mộ người nước ngoài từ Nepal, Somalia, Ấn Độ, Cuba và các quốc gia khác để chiến đấu chống lại Ukraine.
Vào tháng 8, Putin đã ký một sắc lệnh cho phép người nước ngoài và người không quốc tịch nộp đơn xin cư trú tạm thời tại Nga vì “lý do đạo đức”. Một sắc lệnh khác giúp mọi cư dân Ukraine dễ dàng hơn trong việc xin quốc tịch Nga, một động thái bị Bộ Ngoại giao Ukraine lên án.
[Kyiv Independent: Russia grants citizenship to over 3,300 foreigners under Putin's military decree]
9. Hỏa tiễn Tomahawk của Hoa Kỳ được Kyiv để mắt tới so với hỏa tiễn Kalibr của Nga như thế nào?
Trong khi Kyiv công khai tuyên bố đã gửi đơn thỉnh cầu Hoa Kỳ cung cấp hỏa tiễn tầm xa Tomahawk, thì hầu như không khả năng là họ sẽ nhận được loại đạn dược phóng từ biển có sức mạnh tương đương với hỏa tiễn Kalibr của Nga, mặc dù chúng có thể mang lại nhiều lợi thế cho chiến dịch chiến tranh.
Tờ New York Times đưa tin vào cuối tháng 10 rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã đề xuất với Hoa Kỳ như một phần trong “kế hoạch chiến thắng” của mình rằng Kyiv sẽ nhận được hỏa tiễn Tomahawk, là điều chưa từng được đưa tin trước đó.
“Kế hoạch chiến thắng” do Zelenskiy soạn thảo đã được trình lên các nhà lập pháp Ukraine và những người ủng hộ quốc tế của Kyiv vào tháng trước, nhưng đã nhận được phản ứng hờ hững tại thời điểm có thể là thời điểm quan trọng trong nỗ lực chiến tranh. Nga đang giành lợi thế ở phía đông, và tương lai của viện trợ quân sự Ukraine mà Kyiv phụ thuộc đang bị đe dọa trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ.
Một quan chức cao cấp giấu tên của Hoa Kỳ nói với tờ báo rằng yêu cầu về Tomahawks là hoàn toàn không thực tế.
Zelenskiy xác nhận với các phóng viên rằng ông đã yêu cầu Washington cung cấp hỏa tiễn Tomahawk và nói thêm: “Đây là thông tin mật giữa Ukraine và Tòa Bạch Ốc”.
“Chúng ta nên hiểu những thông điệp này như thế nào? Vậy, điều đó có nghĩa là giữa các đối tác không có gì là bí mật?”, nhà lãnh đạo Ukraine nói.
Tomahawk là vũ khí chính xác tầm xa được sử dụng bởi tàu nổi và tàu ngầm của quân đội Hoa Kỳ. Tầm bắn có sự khác biệt đôi chút giữa các phiên bản hỏa tiễn, nhưng nó có thể tấn công ở khoảng cách lên tới khoảng 2414 km.
Con số này vượt xa phạm vi 483 km của Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật của Quân đội, hay ATACMS, hỏa tiễn đạn đạo được Hoa Kỳ cung cấp cho Ukraine với số lượng hạn chế.
Ukraine đã bị hạn chế bởi lệnh cấm của phương Tây, do Hoa Kỳ dẫn đầu, về việc sử dụng vũ khí tầm xa do phương Tây sản xuất để tấn công các mục tiêu có giá trị cao của Nga cách xa hàng trăm dặm vào lãnh thổ Mạc Tư Khoa. Kyiv đã lớn tiếng phản đối lệnh hạn chế này, nhưng cho đến nay Washington vẫn chưa nhúc nhích.
William Freer, nghiên cứu viên về an ninh quốc gia tại tổ chức tư vấn Hội đồng Địa chiến lược có trụ sở tại Anh, cho biết: “Những hỏa tiễn Tomahawk trong tay Ukraine có thể được sử dụng một cách hiệu quả”.
Freer nói với Newsweek rằng: “Chúng có thể khiến các tài sản và cơ sở hạ tầng quân sự tầm xa của Nga dễ bị tấn công”, cũng như gây thêm áp lực lên hệ thống phòng không và hỏa tiễn của Nga.
Nga có kho dự trữ hỏa tiễn hành trình phóng từ tàu ngầm hoặc tàu chiến, bao gồm cả loại Kalibr mà nước này thường xuyên sử dụng để nhắm vào Ukraine từ Hắc Hải. Các quan chức Kyiv cho biết Nga trải qua giai đoạn bắn nhiều hơn một loại hỏa tiễn nhất định, chẳng hạn như Kalibr, sau đó là thời gian tạm lắng khi nước này bổ sung kho dự trữ của mình.
Freer cho biết Kalibr đóng vai trò quan trọng trong các cuộc tấn công của Nga và có tầm bắn tương tự như Tomahawk của Hoa Kỳ.
“ Mối đe dọa từ Kalibr không thể bị đánh giá thấp, nhưng thành tích chiến đấu của Tomahawk còn gây ấn tượng mạnh mẽ hơn”, Freer cho biết.
Freer cho biết Ukraine có thể sử dụng hỏa tiễn Tomahawk để tấn công các tuyến tiếp tế của Nga và làm gián đoạn các cuộc không kích của Mạc Tư Khoa vào quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá này, điều này có thể mang lại “kết quả có ý nghĩa trên chiến trường”.
Nhưng Freer cho biết Hoa Kỳ đã hạn chế số lượng hỏa tiễn hành trình tấn công mặt đất sau khi đã sử dụng hết một phần “đáng kể” trong kho dự trữ của mình trong những năm gần đây.
Freer cho biết: “Do nhu cầu duy trì kho dự trữ hỏa tiễn cho một tình huống bất trắc có thể xảy ra với Trung Quốc, nên không rõ Hoa Kỳ có thể chuyển giao bao nhiêu hỏa tiễn, ngay cả khi vượt qua được sức ì leo thang”. Hoa Kỳ coi Trung Quốc là “mối đe dọa đang gia tăng”, với sự chú ý ngày càng hướng đến hoạt động quân sự của Bắc Kinh.
Theo công ty quốc phòng khổng lồ Raytheon, nơi sản xuất hỏa tiễn, Hoa Kỳ và các đồng minh đã sử dụng loại đạn này trong chiến đấu hơn 2.300 lần. Có một số biến thể của Tomahawk, bao gồm cả loạt Block V mới và hiện đại mà Hoa Kỳ đã dành vài năm qua để nâng cấp.
Freer cho biết: “Bất kể kết quả thế nào, cuộc xung đột ở Ukraine là lời nhắc nhở rõ ràng về tầm quan trọng của khả năng tấn công, kho dự trữ vũ khí thấp và năng lực sản xuất hạn chế trên khắp NATO, những vấn đề cần phải được khắc phục”.
[Newsweek: How Do US Tomahawks Eyed by Kyiv Compare to Russia's Kalibr Missiles?]
10. Ukraine cởi mở với triển vọng Qatar làm trung gian an ninh năng lượng với Nga, cho biết hiện tại không có cuộc đàm phán nào đang diễn ra
Ukraine không đàm phán trực tiếp với Nga về lệnh ngừng bắn năng lượng nhưng sẵn sàng cho một nước thứ ba làm trung gian thực hiện các cuộc đàm phán về công thức hòa bình, Andriy Yermak, nhà lãnh đạo Văn phòng Tổng thống Ukraine, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào ngày 4 tháng 11.
Vị quan chức này đưa ra tuyên bố này để đáp lại nhiều cơ quan truyền thông truyền thông đưa tin Kyiv và Mạc Tư Khoa đang thảo luận sơ bộ về việc cùng nhau ngừng tấn công vào các cơ sở năng lượng.
Sau khi các cuộc đàm phán do Qatar làm trung gian được cho là đã thất bại lần đầu tiên vào tháng 8 sau vụ tấn công xuyên biên giới vào Kursk, tờ Financial Times đưa tin vào ngày 29 tháng 10 rằng các bên đang cân nhắc việc nối lại các cuộc thảo luận. Điện Cẩm Linh đã phủ nhận việc nối lại các cuộc đàm phán trong một tuyên bố vào ngày 30 tháng 10.
Phát biểu tại Montreal, Canada, Yermak bác bỏ mọi cuộc đàm phán trực tiếp với Mạc Tư Khoa. Ông nói thêm rằng một hội nghị quốc tế chuyên đề, do Qatar đồng tổ chức, về việc thực hiện khía cạnh an ninh của công thức hòa bình của Ukraine đã diễn ra trực tuyến vào tháng 8 mà không có sự tham gia của Nga.
Vị quan chức này cho biết Kyiv sẽ không loại trừ khả năng đạt được thỏa thuận dựa trên hội nghị chuyên đề thông qua các bên trung gian, nêu tên Qatar hoặc “bất kỳ quốc gia nào khác” có thể giúp các bên thực hiện các kết luận.
“Sau đó, chúng tôi nói rằng nếu hôm nay, Qatar hoặc bất kỳ quốc gia nào khác sẵn sàng thực hiện các thỏa thuận này riêng rẽ với Ukraine và riêng rẽ với Nga, thì hãy thực hiện”, Yermak nói.
Điểm thứ ba trong công thức hòa bình của Ukraine lên án các cuộc tấn công của Nga vào mạng lưới năng lượng của Ukraine và kêu gọi các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn để làm suy yếu khả năng duy trì các cuộc tấn công này của Mạc Tư Khoa.
Theo Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, ý tưởng về việc cùng nhau ngừng các cuộc tấn công năng lượng để thực hiện mục tiêu này đã được đề xuất trong hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu đầu tiên tại Thụy Sĩ vào tháng 6. Ông cho biết rằng sự sẵn sàng của Nga trong việc dừng các cuộc tấn công có thể báo hiệu sự sẵn sàng bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình rộng rãi hơn.
Một thỏa thuận sẽ đánh dấu sự xuống thang quan trọng nhất của cuộc chiến kể từ khi Putin ra lệnh xâm lược toàn diện Ukraine vào đầu năm 2022.
Yermak nhấn mạnh rằng hiện tại không có thỏa thuận nào như vậy được thảo luận với Nga.
Tài liệu bị rò rỉ cho thấy lời đề nghị hòa bình đầu tiên của Nga vào năm 2022 không gì khác ngoài việc Ukraine đầu hàng.
[Kyiv Independent: Ukraine open to Qatar mediating energy security with Russia, says no talks currently ongoing]
Phản ứng của thế giới trước chiến thắng của cựu Tổng thống Trump. Nga tấn công Nga, đổ thừa Ukraine
VietCatholic Media
15:13 06/11/2024
1. Dagestan của Nga tuyên bố chặn được máy bay điều khiển từ xa, phi trường dừng các chuyến bay
Lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ một máy bay điều khiển từ xa trên bầu trời thành phố Kaspiysk thuộc nước cộng hòa Dagestan ở Bắc Kavkaz của Nga vào sáng ngày 6 tháng 11, nhà lãnh đạo nước cộng hòa này cho biết.
“Tình hình của vụ việc đang được điều tra”, nhà lãnh đạo khu vực, Sergey Melikov, cho biết.
Việc bắn hạ một máy bay điều khiển từ xa ở Dagestan diễn ra ngay sau một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa chưa từng có nhằm vào một học viện quân sự của Nga ở nước láng giềng Chechnya vào ngày 29 tháng 10.
Trong khi nhà lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov đổ lỗi cho Ukraine về vụ tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa ở Chechnya, một nguồn tin tình báo Ukraine cho biết vụ việc có thể là kết quả của mối bất hòa giữa Kadyrov và các quan chức từ Dagestan và Ingushetia.
Một video được chia sẻ bởi các kênh Telegram của Nga cho thấy một máy bay điều khiển từ xa phát nổ trên Kaspiysk lúc 6:55 sáng giờ địa phương. Người dân địa phương báo cáo nghe thấy tiếng súng và tiếng nổ lớn.
Vụ việc xảy ra cách phi trường địa phương khoảng 15 km, kênh tin tức Mash đưa tin, xác định máy bay điều khiển từ xa là máy bay điều khiển từ xa A-22 Flying Fox của Ukraine. Một bé gái được cho là đã bị thương do sự việc.
Chính quyền địa phương cho biết phi trường Makhachkala gần đó đã phải tạm dừng hoạt động vô thời hạn do sự việc này.
[Kyiv Independent: Russia's Dagestan claims to intercept drone, airport halts flights]
2. Nga tuyên bố ‘ngăn chặn’ cuộc tấn công của HIMARS của Ukraine vào nhà máy điện hạt nhân
Theo thống đốc vùng Zaporizhzhia của Ukraine do Nga bổ nhiệm, lực lượng Ukraine đã cố gắng sử dụng vũ khí do Hoa Kỳ cung cấp để chiếm nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Âu Châu.
Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào năm 2022, quốc tế đã lên tiếng báo động về các hoạt động thù địch diễn ra xung quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, ở miền nam Ukraine, nơi Nga đã chiếm giữ vào đầu cuộc chiến.
Hôm Thứ Ba, 05 Tháng Mười Một, Thống đốc Zaporizhzhia Yevgeny Balitsky dường như đã khơi dậy mối lo ngại này khi đưa ra tuyên bố về một cuộc tấn công của lực lượng Ukraine.
“Quân đội Nga đã ngăn chặn một nỗ lực gian trá nhằm chiếm giữ Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của chế độ khủng bố Ukraine. Đối phương đã lên kế hoạch sử dụng hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt HIMARS và máy bay điều khiển từ xa”, ông ta nói, ám chỉ đến hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao do Hoa Kỳ cung cấp
Balitsky cho biết những nỗ lực chiếm giữ nhà máy đang gây ra “thiệt hại và thương vong lớn cho đối phương trong số những người Ukraine được huy động”. Ông nói thêm rằng địa điểm này và khu vực xung quanh được “quân đội Nga bảo vệ đáng tin cậy” và nhân viên vẫn tiếp tục làm việc trong bối cảnh bức xạ xung quanh “bình thường”.
Balitsky, tên phản bội, người được chính quyền Nga bổ nhiệm làm thống đốc khu vực vào tháng 5 năm 2022 trong thời gian Mạc Tư Khoa xâm lược các phần phía nam của tỉnh (khu vực), không đưa ra thêm chi tiết nào về vụ việc bị cáo buộc, điều này chưa được xác nhận độc lập.
Lực lượng Nga đã chiếm giữ cả nhà máy điện hạt nhân và nhiệt điện tại địa điểm này vào ngày 4 tháng 3 năm 2022, và Rosatom, một tập đoàn năng lượng hạt nhân nhà nước, đã tuyên bố kiểm soát địa điểm này, nơi không tạo ra điện và hầu như đã đóng cửa. Nhưng vẫn cần điện để duy trì hoạt động dự phòng, bao gồm máy bơm nước ngăn ngừa sự việc tan chảy, máy giám sát bức xạ và các hệ thống an toàn khác.
Vào tháng 8, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại địa điểm này. Video đăng trên mạng xã hội cho thấy những cột khói bốc lên không trung sau một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa bị nghi ngờ mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đổ lỗi cho Nga.
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, gọi tắt là IAEA cho biết một trong những tháp làm mát đã bị tấn công nhưng khẳng định không có lo ngại nào về an toàn hạt nhân.
Vào tháng 9, Rafael Mariano Grossi, Tổng giám đốc IAEA, đã trao đổi với các quan chức về những lo ngại về an toàn tại địa điểm này, nơi diễn ra vụ pháo kích mà mỗi bên đều đổ lỗi cho bên kia.
IAEA cho biết vào ngày 31 tháng 10, một trong sáu lò phản ứng đã được sửa chữa sau khi phát hiện ra một vết rò rỉ nước nhỏ từ đường ống xung lực, một phần của hệ thống hỗ trợ bơm làm mát lò phản ứng.
[Newsweek: Russia 'Thwarted' Ukraine's HIMARS Assault on Nuclear Plant: Official]
[01- PT-US]
3. Tổng thống Trump tuyên bố chiến thắng
Lúc 2 giờ 33 phút sáng giờ Miền Đông Hoa Kỳ hay 2g 33 chiều Thứ Tư, 06 Tháng Mười Một, cựu Tổng thống Trump tuyên bố ông đã chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống 2024.
Theo AP, vào thời điểm đó ông đã nhận được 267 phiếu đại cử tri, thiếu 3 phiếu để đạt 270 phiếu, nhưng bà Kamala Harris chỉ được 214 phiếu, tình hình không thể lật ngược lại được.
“Đây là một chiến thắng chính trị mà đất nước chúng ta chưa từng chứng kiến trước đây, không gì giống như thế này”, Ông Trump nói.
“Tôi muốn cảm ơn người dân Mỹ vì vinh dự to lớn khi được bầu làm tổng thống thứ 47 và tổng thống thứ 45 của đất nước.
“Mỗi công dân, tôi sẽ chiến đấu vì bạn, vì gia đình bạn và tương lai của bạn. Mỗi ngày tôi sẽ chiến đấu vì bạn, bằng từng hơi thở trong cơ thể tôi.”
“Tôi sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi chúng ta mang lại một nước Mỹ hùng mạnh, an toàn và thịnh vượng mà con cháu chúng ta xứng đáng được hưởng, và mà các bạn xứng đáng được hưởng.
“Đây thực sự sẽ là thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ, đó là những gì chúng ta có. Đây là một chiến thắng vĩ đại.”
Donald Trump tuyên bố ông sẽ đưa nước Mỹ vào thời kỳ hoàng kim.
Ông Trump đang phát biểu trên sân khấu ở Florida với sự ủng hộ đông đảo của những người ủng hộ chủ chốt đằng sau ông, bao gồm cả ứng cử viên phó tổng thống JD Vance.
“Đây là một phong trào chưa từng có ai từng thấy trước đây. Và thành thật mà nói, tôi tin rằng đây là phong trào chính trị vĩ đại nhất mọi thời đại, chưa từng có điều gì giống như thế này ở đất nước này và có lẽ trên toàn thế giới,” Trump nói.
“Và giờ đây, nó sẽ đạt đến một tầm quan trọng mới vì chúng ta sẽ giúp đất nước chúng ta chữa lành. Giúp đất nước chúng ta chữa lành, chúng ta có một đất nước cần được giúp đỡ và rất cần được giúp đỡ. Chúng ta sẽ sửa chữa biên giới của mình, chúng ta sẽ sửa chữa mọi thứ về đất nước chúng ta.
4. Orban chúc mừng Ông Trump chiến thắng, gọi đây là sự trở lại lớn nhất trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ
Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban đã chúc mừng Ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 6 tháng 11.
“Sự trở lại lớn nhất trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ! Xin chúc mừng Tổng thống Ông Donald Trump về chiến thắng to lớn của ông. Một chiến thắng rất cần thiết cho Thế giới!” Orban nói.
Thủ tướng Hung Gia Lợi đã lên tiếng ủng hộ Ông Trump kể từ năm 2016, trước đó ông từng nói rằng ông sẽ ăn mừng chiến thắng của Ông Trump bằng những chai sâm panh.
“Chúng tôi sẽ mở nhiều chai sâm panh nếu Ông Trump trở lại,” Orban nói với các phóng viên trong chuyến thăm gần đây tới Nghị viện Âu Châu ở Strasbourg.
Dưới sự lãnh đạo của Orban, Hung Gia Lợi đã nhiều lần chặn viện trợ cho Kyiv, thúc đẩy đàm phán với Mạc Tư Khoa và đưa ra những quan điểm của Điện Cẩm Linh.
Orban tuyên bố “Âu Châu không thể tiếp tục ủng hộ chiến tranh” nếu Ông Trump thắng cử tổng thống Hoa Kỳ, ám chỉ đến viện trợ quốc phòng của Liên Hiệp Âu Châu cho Ukraine, điều mà Orban liên tục chỉ trích.
Các nhà lãnh đạo thế giới khác đã cùng chúc mừng Ông Trump.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đánh giá cao “cam kết theo đuổi phương pháp 'hòa bình thông qua sức mạnh'“ của Ông Trump, bày tỏ hy vọng về “sự ủng hộ mạnh mẽ của lưỡng đảng dành cho Ukraine tại Hoa Kỳ”.
“Tôi vừa chúc mừng Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ. Sự lãnh đạo của ông ấy một lần nữa sẽ là chìa khóa để duy trì sự vững mạnh của Liên minh của chúng ta”, Tổng thư ký NATO Mark Rutte cho biết.
“Xin chúc mừng, Tổng thống Trump. Sẵn sàng hợp tác như chúng ta đã làm trong bốn năm qua. Với niềm tin của ông và của tôi. Với sự tôn trọng và ao ước hòa bình và thịnh vượng hơn”, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron viết.
Thủ tướng Anh Keir Starmer cho biết ông “mong muốn được hợp tác với Ông Trump trong những năm tới”.
“ Là đồng minh thân cận nhất, chúng ta sát cánh cùng nhau bảo vệ các giá trị chung về tự do, dân chủ và tinh thần kinh doanh.”
[Kyiv Independent: Orban congratulates Trump on victory, calls it biggest comeback in US political history]
5. ‘Ngoại giao giả tạo’ của Putin trước cuộc xâm lược Ukraine bị tiết lộ
Theo báo cáo, hiệp ước hòa bình đầu tiên của Nga nhằm chấm dứt cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine đã đưa ra những điều kiện thiên vị, đòi hỏi Kyiv phải đầu hàng hoàn toàn.
Những tiết lộ của hãng điều tra Systema trích dẫn những gì hãng này nói là bản dự thảo thỏa thuận cho thấy hành vi của Mạc Tư Khoa trong các cuộc đàm phán khi bắt đầu cuộc xâm lược của Vladimir Putin. Cựu đặc phái viên Hoa Kỳ tại Mạc Tư Khoa đã mô tả các cuộc đàm phán của Mạc Tư Khoa trước chiến tranh là “ngoại giao giả tạo”.
Systema, một công ty con của Đài phát thanh Liberty do Hoa Kỳ tài trợ, cho biết những phát hiện, được các phương tiện truyền thông độc lập của Nga đưa tin, đã nêu bật ý định thực sự của trùm mafia Vladimir Putin đối với Ukraine và các cuộc đàm phán chỉ là lời nói suông như một kế nghi binh.
Hiệp ước về giải quyết tình hình ở Ukraine và sự trung lập của Ukraine đã được trao cho phái đoàn Ukraine vào ngày 7 tháng 3 năm 2022. Một loạt yêu cầu của họ bao gồm việc Kyiv cắt giảm quân đội xuống còn một phần năm quy mô, giảm hạm đội tàu, trực thăng và xe tăng và cấm Kyiv nghiên cứu vũ khí.
Yêu cầu Kyiv từ bỏ các yêu sách của mình đối với Crimea đã sáp nhập và các khu vực Donetsk và Luhansk bị tạm chiếm một phần cũng nằm trong tài liệu dài sáu trang được công bố trước nhiều tháng so với tuyên bố của Nga rằng họ đã sáp nhập các khu vực Kherson và Zaporizhzhia.
John J. Sullivan, đại sứ Hoa Kỳ tại Nga từ tháng 2 năm 2020 đến tháng 9 năm 2022, đã tham gia vào hoạt động ngoại giao sôi nổi trong những tháng trước chiến tranh, được ông phác thảo trong cuốn sách “Midnight in Moscow”.
Ông cho biết, trong khi các cuộc đàm phán với người Nga bắt đầu vào năm mới 2022, thì “rõ ràng là người Nga không đàm phán”.
Các quan chức Nga đến dự các cuộc họp “đọc ghi chú của họ và không thay đổi chúng. Họ không được phép tham gia vào bất kỳ sự trao đổi nào. Và điều đó bao gồm tất cả các cấp lên đến tận Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov,” Sullivan nói với Newsweek vào tháng 7.
“Người Nga đã đưa cho chúng tôi hai bản dự thảo hiệp ước, một cho Hoa Kỳ và Nga và một cho NATO và Nga,” Sullivan nói. “Đó chỉ là ngoại giao giả tạo; họ đưa cho chúng tôi văn bản tiếng Nga, không được dịch và muốn đàm phán trong vòng 48 giờ tại Geneva,” ông nói.
Sullivan nói thêm: “Nó không nghiêm chỉnh và văn bản có những tuyên bố tối đa về những gì Nga mong muốn mà không một tổng thống Hoa Kỳ nào có thể đồng ý”.
Những tiết lộ về thỏa thuận ban đầu mà Nga đưa ra cho Ukraine xuất hiện trong bối cảnh lo ngại về diễn biến của các cuộc đàm phán chấm dứt chiến tranh, đặc biệt là sau chiến dịch tranh cử của Hoa Kỳ khi Ông Donald Trump tuyên bố ông có thể chấm dứt xung đột trong vòng một ngày.
Orysia Lutsevych, nhà lãnh đạo Diễn đàn Ukraine tại tổ chức tư vấn Chatham House ở Luân Đôn, phát biểu với Newsweek hôm thứ Ba rằng: “Những cuộc đàm phán trước đó, khi Kyiv đang chịu sự tấn công trực tiếp của quân đội Nga, đã vạch trần mục đích thực sự của Putin trong cuộc chiến này”.
“Ông ấy muốn neo giữ Ukraine trong không gian của Nga, phá hủy mọi khả năng tự vệ có chủ quyền của nước này và xóa bỏ bản sắc của nước này”, bà nói.
Lutsevych nói thêm rằng phần lớn người dân Ukraine ủng hộ quyết định của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy từ chối những yêu cầu này. “Họ vẫn tin rằng Putin đang muốn phá hủy Ukraine có chủ quyền, vì vậy việc nhượng bộ lãnh thổ để đổi lấy hòa bình được coi là một thỏa thuận chén thuốc độc.”
Tháng trước, Zelenskiy cho biết việc Mạc Tư Khoa chấm dứt các cuộc tấn công trên không vào cơ sở hạ tầng của Ukraine có thể là điểm khởi đầu cho các cuộc đàm phán.
Ông đã trình bày một “Kế hoạch Chiến thắng”, bao gồm lời mời gia nhập liên minh quân sự NATO, tăng cường năng lực phòng thủ của Ukraine và ngăn chặn Nga khỏi mọi hành động xâm lược tiếp theo.
Văn bản mà Systema có được thông qua một quan chức Ukraine bắt nguồn từ vòng đàm phán thứ ba của các bên tại Belarus và chỉ đề xuất với Ukraine một “chế độ ngừng bắn” và “biện pháp dừng các hoạt động chiến đấu”. Không có đề cập nào đến việc quân đội Nga rút khỏi Ukraine; Mạc Tư Khoa chỉ cam kết không xâm lược lãnh thổ vượt quá những gì mình kiểm soát.
[Newsweek: Putin's 'Sham Diplomacy' Ahead of Ukraine Invasion Revealed]
[03- PT-US]
6. Trump nói ông đã được “Chúa cứu thoát”
Donald Trump tuyên bố ông đã được Chúa “cứu thoát” để cứu nước Mỹ và ca ngợi sự pha trộn văn hóa rộng rãi của những người bỏ phiếu cho ông, gọi đây là “liên minh lớn nhất, rộng khắp nhất và thống nhất nhất trong lịch sử Hoa Kỳ”.
Ông Trump đã bị bắn trong một vụ ám sát tại một cuộc vận động tranh cử ở tiểu bang chiến trường Pennsylvania vào tháng 7. Ông bị thương nhẹ ở tai trong vụ tấn công.
Cựu tổng thống cho biết ông được cứu để có thể cứu đất nước.
“Tôi đã nói rằng nhiều người đã nói với tôi rằng Chúa đã cứu mạng tôi vì một lý do nào đó,” Ông Trump nói.
“Và lý do đó là để cứu đất nước chúng ta và đưa nước Mỹ trở lại thời kỳ vĩ đại, và bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau hoàn thành sứ mệnh đó.
“Nhiệm vụ này sẽ không dễ dàng, nhưng tôi sẽ mang toàn bộ năng lượng, tinh thần và sự chiến đấu trong tâm hồn mình vào công việc mà ngài đã giao phó.
“Đây là một công việc tuyệt vời, không có công việc nào tuyệt vời như thế này.
“Đây là công việc quan trọng nhất trên thế giới.”
7. ‘Tôi sẽ dừng chiến tranh’ – Ông Trump nói khi tuyên bố chiến thắng
Vào ngày 6 tháng 11, Ông Donald Trump tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ khi các dự đoán cho thấy ông đang tiến gần hơn đến 270 phiếu đại cử tri cần thiết để giành chiến thắng.
“Tôi muốn cảm ơn người dân Mỹ vì vinh dự đặc biệt khi được bầu làm tổng thống thứ 47 và tổng thống thứ 45 của đất nước”, Ông Trump phát biểu trong bài phát biểu trước đám đông reo hò tại West Palm Beach, Florida.
“Tôi sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi mang lại một nước Mỹ hùng mạnh, an toàn và thịnh vượng mà con cháu chúng ta xứng đáng được hưởng”, ứng cử viên đảng Cộng hòa phát biểu, hứa hẹn một “thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ”.
Sự trở lại Tòa Bạch Ốc của ông có thể báo hiệu thời kỳ bất ổn cho Ukraine, vì người ta lo ngại ông có thể rút lại sự ủng hộ đối với quốc gia đang bị bao vây này và đạt được thỏa thuận với Điện Cẩm Linh.
Ông Trump không đề cập đến cuộc chiến của Nga với Ukraine trong bài phát biểu của mình nhưng cho biết Hoa Kỳ “không chứng kiến bất kỳ cuộc chiến tranh nào” trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông.
“Chúng ta không có chiến tranh, trong bốn năm, chúng ta không có chiến tranh. Ngoại trừ việc chúng ta đã đánh bại ISIS,” Ông Trump tuyên bố.
“Họ nói 'ông ấy sẽ bắt đầu một cuộc chiến tranh.' Tôi sẽ không bắt đầu một cuộc chiến tranh, tôi sẽ ngăn chặn các cuộc chiến tranh.”
“Tôi nghĩ chúng ta vừa chứng kiến sự trở lại chính trị vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ”, ứng cử viên phó tổng thống của Ông Trump, JD Vance, phát biểu trước đám đông cử tri Đảng Cộng hòa.
Theo báo cáo vào tháng 10, kế hoạch của Ông Trump nhằm chấm dứt chiến tranh trong vòng “24 giờ” và đưa Hoa Kỳ “ra khỏi” Ukraine sẽ có lợi cho Nga bằng cách nhượng lại lãnh thổ Ukraine và tạo ra các khu vực tự trị ở phía đông.
Nếu Ông Trump cắt giảm viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine, nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng. Cơ sở công nghiệp quốc phòng Hoa Kỳ đã nhận được hơn 50 tỷ đô la đầu tư do sự hỗ trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine, với hàng tỷ đô la được gửi đến các tiểu bang đã giúp Ông Trump giành lại Tòa Bạch Ốc như Arkansas, Alabama và Florida.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã chúc mừng Ông Trump về chiến thắng dự kiến của ông trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, bày tỏ hy vọng về “sự ủng hộ mạnh mẽ của lưỡng đảng đối với Ukraine tại Hoa Kỳ”.
[Kyiv Independent: ‘I’m going to stop the wars’ – Trump says, as he claims victory]
8. Nga gửi chiến đấu cơ Su-57 mới nhất tới Trung Quốc
Nga đã gửi hai nguyên mẫu chiến binh mới nhất đang hoạt động, máy bay tàng hình Su-57, đến Trung Quốc để tham gia một triển lãm hàng không, nơi chúng được cho là đã bị chế giễu vì phẩm chất và điều kiện kém.
Su-57, còn được gọi là “Felon” trong hệ thống báo cáo của NATO, là máy bay quân sự đầu tiên của Nga đang hoạt động được thiết kế với công nghệ tàng hình, một đặc điểm chính của các chiến đấu cơ thế hệ thứ năm như F-22 Raptor và F-35 Lightning II của Mỹ.
Sự xuất hiện của Su-57 diễn ra trước khi J-35A, chiến đấu cơ tàng hình thứ hai và mới nhất của Trung Quốc, ra mắt tại Triển lãm hàng không Trung Quốc 2024 vào tuần tới, quân đội Trung Quốc thông báo vào thứ ba. Chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên của nước này, J-20, đã được đưa vào sử dụng từ năm 2017.
Quân đội Nga đã tiếp nhận máy bay Su-57 hai động cơ, một chỗ ngồi đầu tiên, có khả năng đạt tốc độ bay siêu thanh vào năm 2020. Đây là lần đầu tiên máy bay phản lực này đến Trung Quốc và dự kiến sẽ tham gia Triển lãm hàng không Trung Quốc, dự kiến sẽ được tổ chức từ ngày 12 đến ngày 17 tháng 11.
Một nguyên mẫu Su-57 mang số hiệu 054 đã dừng tiếp nhiên liệu tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, miền bắc Trung Quốc trước khi đến Chu Hải vào thứ Hai để tham gia triển lãm hàng không ở tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc.
Chiếc máy bay này được lái bởi Sergey Bogdan, phi công thử nghiệm cao cấp của nhà thiết kế máy bay Sukhoi. Một nguyên mẫu Su-57 khác, được đánh số 057, được vận chuyển đến Zhuai bằng máy bay chở hàng.
Một bài báo của phương tiện truyền thông Trung Quốc được công bố hôm thứ Ba cho biết đã có “những bình luận hoặc khiếu nại tiêu cực” sau khi mọi người quan sát cận cảnh các nguyên mẫu. Có những đường nối rõ ràng trên bề mặt máy bay và cửa khoang vũ khí không thể đóng hoàn toàn, bài báo cho biết.
Theo các hãng thông tấn chuyên ngành The Aviationist và The War Zone, 054 lần đầu tiên bay vào năm 2012 trong khi 057 chỉ là nguyên mẫu tĩnh để thử nghiệm trên mặt đất và không thể bay được.
Các nguyên mẫu được sử dụng để thử nghiệm và không nhất thiết phải đại diện cho máy bay được sản xuất hàng loạt. Nhà sản xuất máy bay Nga United Aircraft Corporation, công ty kế thừa của Sukhoi, đã thông báo vào tháng 9 rằng họ đã giao lô Su-57 đầu tiên được biết đến trong năm nay.
Tờ Telegraph đưa tin vào tháng 10, trích dẫn nhóm phân tích Frontelligence Insight của Ukraine, rằng việc sản xuất Su-57 đã bị đình trệ vì lệnh trừng phạt của phương Tây đã làm tê liệt nguồn cung cấp phụ tùng điện tử. Nga cho biết họ sẽ mua 76 máy bay phản lực Su-57 trước năm 2028.
Các lệnh trừng phạt được đưa ra sau khi chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra vào tháng 2 năm 2022. Su-57 đã tham gia cái gọi là “hoạt động quân sự đặc biệt” chống lại Ukraine, theo hãng thông tấn Nga TASS. United Aircraft Corporation tuyên bố rằng máy bay đã thể hiện “những phẩm chất tốt nhất” của mình trong chiến đấu.
Vào tháng 6, Ukraine tuyên bố đã làm hư hại một chiếc Su-57 cách tiền tuyến khoảng 365 dặm bên trong lãnh thổ Nga, nói rằng đây là “trường hợp đầu tiên như vậy trong lịch sử”.
Trong chuyến đi tới Nga vào tháng 9 năm ngoái, nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân đã đến thăm một nhà máy Su-57. Ông đã ủng hộ cuộc chiến của Putin chống lại Ukraine, bao gồm cả việc điều động 8.000 đến 12.000 binh lính Bắc Hàn ra tiền tuyến.
[Newsweek: Russia Sends Latest Su-57 Fighter Jet to China]
[02- PT-US]
9. Trump khen ngợi những người ủng hộ nổi tiếng
Donald Trump tiếp tục ca ngợi chiến thắng của mình bằng cách dành nhiều lời khen ngợi cho tỷ phú Elon Musk.
“Chúng ta phải bảo vệ những siêu thiên tài của mình, chúng ta không có nhiều người như vậy”, Trump nói về Musk sau khi ăn mừng chương trình không gian của ông và việc sử dụng Starlink trong cơn bão Helene ở Bắc Carolina.
Trump cũng cho biết Robert F. Kennedy Jr. sẽ được tự do “làm cho nước Mỹ khỏe mạnh trở lại”.
Ông cũng đi sâu vào thể thao để khen ngợi nhà vô địch golf US Open Bryson DeChambeau và giám đốc điều hành UFC Dana White, người ủng hộ mạnh mẽ nhiệm kỳ thứ hai của Trump.
“Không ai xứng đáng với điều này hơn anh ấy và không ai xứng đáng với điều này hơn gia đình anh ấy,” White nói.
“Đây là những gì xảy ra khi máy móc đuổi theo bạn, những gì bạn đã thấy trong vài năm trở lại đây, đây là những gì nó trông như thế này.
10. Zelenskiy chúc mừng Ông Trump về chiến thắng bầu cử Hoa Kỳ
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã chúc mừng Ông Donald Trump về chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, bày tỏ hy vọng về “sự ủng hộ mạnh mẽ của lưỡng đảng đối với Ukraine tại Hoa Kỳ”.
“Xin chúc mừng Ông Donald Trump về chiến thắng bầu cử đầy ấn tượng của ông!” Zelenskiy phát biểu.
Ông Trump đang trên bờ chiến thắng khi chỉ còn lại một vài phiếu đại cử tri để đạt được con số 270 cần thiết, khiến cơ hội chiến thắng của ứng cử viên Phó Tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris ngày càng mong manh.
Sự trở lại của ông báo hiệu thời kỳ bất ổn cho sự ủng hộ của Hoa Kỳ dành cho Ukraine vì một số người lo ngại Ông Trump sẽ tìm cách đạt được thỏa thuận với Điện Cẩm Linh và buộc Kyiv phải đưa ra những nhượng bộ đau đớn.
Washington đã định vị mình là nước ủng hộ quân sự hàng đầu của Ukraine dưới thời Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.
“Tôi nhớ lại cuộc gặp tuyệt vời của chúng tôi với Tổng thống Trump vào tháng 9, khi chúng tôi thảo luận chi tiết về quan hệ đối tác chiến lược Ukraine-Hoa Kỳ, Kế hoạch Chiến thắng và các biện pháp chấm dứt hành động xâm lược của Nga đối với Ukraine”, Zelenskiy viết.
“Tôi đánh giá cao cam kết của Tổng thống Trump đối với đường lối 'hòa bình thông qua sức mạnh' trong các vấn đề toàn cầu. Đây chính xác là nguyên tắc có thể thực tế đưa hòa bình công bằng đến gần hơn ở Ukraine.”
Zelenskiy và Ông Trump có một lịch sử phức tạp. Một vụ bê bối lớn xoay quanh cuộc gọi điện thoại năm 2019 trong đó Tổng thống Trump khi đó được cho là đã gây áp lực buộc Zelenskiy điều tra các đối thủ chính trị của mình. Cuộc gọi điện thoại đã dẫn đến thủ tục luận tội đầu tiên chống lại Ông Trump.
Tổng thống Ukraine đã gặp Ông Trump trong chuyến thăm Hoa Kỳ vào tháng 9, trong đó ứng cử viên của đảng Cộng hòa đã ca ngợi mối quan hệ của ông với cả Zelenskiy và Putin.
“Tôi mong muốn được đích thân chúc mừng Tổng thống Trump và thảo luận về các cách thức tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa Ukraine và Hoa Kỳ”, Zelenskiy cho biết.
[Kyiv Independent: Zelensky congratulates Trump on US election victory]
[04- PT-US]
11. Trump chiến thắng rời khỏi sân khấu
Bài phát biểu dài 30 phút được coi là khá ngắn đối với Donald Trump, và ông đã kết thúc bài phát biểu của mình trong khoảng thời gian đó.
Những phát biểu hân hoan, lan man của ông dường như không nhắc đến đối thủ là Phó Tổng thống Kamala Harris, hay Tổng thống đương nhiệm Joe Biden, nhưng ông đã nhắm đến liên minh cử tri rộng lớn ủng hộ ông, chủ yếu vì lý do kinh tế.
“Tôi chỉ muốn nói với các bạn rằng đây là vinh dự lớn lao, tôi muốn cảm ơn các bạn, tôi sẽ không làm các bạn thất vọng,” Trump kết thúc.
“Nước Mỹ sẽ lớn mạnh hơn, tốt đẹp hơn, táo bạo hơn, giàu có hơn, an toàn hơn và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
“Chúa ban phước cho các bạn và Chúa ban phước cho nước Mỹ, cảm ơn các bạn rất nhiều.”
12. Người Mỹ thua đơn kháng cáo ở Nga sau khi bị kết án về tội ma túy
Trong một phán quyết quan trọng, một tòa án ở Mạc Tư Khoa đã giữ nguyên bản án liên quan đến ma túy đối với công dân Mỹ Robert Woodland, giữ nguyên mức án tù 12,5 năm tù của ông mặc dù ông đã kháng cáo.
Vụ việc này làm nổi bật những căng thẳng đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Nga, vì cách đối xử với những người Mỹ bị bắt ở Nga vẫn là điểm gây tranh cãi.
Theo bản án ban đầu của Tòa án quận Ostankino ở Mạc Tư Khoa vào tháng 7, Woodland bị kết tội cố gắng buôn bán ma túy, chịu mức án tù 12,5 năm.
Quyết định của Tòa án thành phố Mạc Tư Khoa hôm thứ Ba bác bỏ đơn kháng cáo của ông đã củng cố bản án dài này. Phán quyết này khiến Woodland thất vọng. Cho đến nay, Woodland vẫn khẳng định mình vô tội và hy vọng được khoan hồng.
Các báo cáo cho biết Woodland sinh ra tại vùng Perm của Nga, được một gia đình người Mỹ nhận nuôi khi mới 2 tuổi và sau đó trở về Nga tìm cách đoàn tụ với mẹ ruột.
Truyền thông Nga đưa tin rộng rãi về câu chuyện của ông, lưu ý rằng cuối cùng ông đã gặp mẹ mình thông qua một chương trình truyền hình. Lịch sử cá nhân phức tạp của Woodland bao gồm quyền công dân Nga của ông, điều này có thể làm phức tạp thêm vụ án của ông.
Tình hình của Woodland tượng trưng cho một xu hướng đáng lo ngại: tình trạng bắt giữ công dân Mỹ ở Nga ngày càng tăng trong khi quan hệ giữa Mạc Tư Khoa và Washington xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Căng thẳng ngoại giao gia tăng do cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine khiến người Mỹ dễ bị kiện ở Nga, trong đó một số trường hợp có vẻ mang ý nghĩa chính trị.
Ít nhất nửa tá công dân Hoa Kỳ, bao gồm các nhà báo và quân nhân đang tại ngũ, hiện đang bị giam giữ tại các nhà tù và trại giam ở Nga, trong số đó có phóng viên Evan Gershkovich của tờ Wall Street Journal, người đã bị giam giữ hơn một năm trước vì tội gián điệp mà anh ta phủ nhận.
Các quan chức Hoa Kỳ nghi ngờ Mạc Tư Khoa giam giữ công dân phương Tây để làm đòn bẩy trong việc trao đổi tù nhân, một chiến thuật mà Hoa Kỳ đã đáp trả bằng những nhượng bộ thay vì trả tiền chuộc, như đã thấy với Brittney Griner, người được thả vào cuối năm 2022 để đổi lấy trùm buôn vũ khí người Nga Viktor Bout.
Tuy nhiên, chính quyền Nga tuyên bố rằng tất cả công dân nước ngoài bị giam giữ tại nước này đều phải đối mặt với các cáo buộc hình sự hợp pháp và phủ nhận cáo buộc bắt giữ vì động cơ chính trị.
Trong khi một số người Mỹ bị giam giữ tại Nga đã được thả trong các cuộc trao đổi tù nhân cao cấp, không phải tất cả đều có con đường rõ ràng đến tự do. Không phải mọi tù nhân Mỹ đều đủ điều kiện hoặc phù hợp với các cuộc trao đổi như vậy, khiến một số phải đối mặt với án tù dài hạn.
Chính phủ Hoa Kỳ đã lên tiếng lo ngại về cách đối xử với người Mỹ bị giam giữ, đặc biệt là trong những trường hợp Nga cáo buộc những người bị giam giữ phạm tội nghiêm trọng. Tuy nhiên, sự phức tạp về mặt ngoại giao xung quanh những trường hợp như vậy khiến cho việc trao đổi trong tương lai trở nên không chắc chắn, đặc biệt là trong những trường hợp như của Woodland.
Trong khi quan hệ Mỹ - Nga vẫn căng thẳng, những trường hợp như của Woodland phản ánh những thách thức mà người Mỹ bị giam giữ ở nước ngoài phải đối mặt.
Với những căng thẳng địa chính trị đang diễn ra và xung đột ở Ukraine thúc đẩy các vụ bắt giữ này, tương lai của những người bị bắt trên đất Nga dường như ngày càng bất định.
Trong khi Hoa Kỳ tiếp tục bảo vệ quyền lợi cho công dân của mình, lập trường kiên quyết của Mạc Tư Khoa về việc duy trì bản án càng nhấn mạnh thêm khó khăn trong việc bảo đảm việc thả họ.
[Newsweek: American Loses Appeal in Russia After Conviction on Drug Charges]
Bi thảm: Bất chấp những bách hại Giáo Hội phải chịu, GM đỏ dẫn đàn chiên hành hương tri ân Đảng
VietCatholic Media
16:22 06/11/2024
1. Giáo xứ Công Giáo lịch sử ở Indiana nhận được 650.000 đô la để sửa chữa nhà thờ có tuổi đời hàng thế kỷ
Một nhà thờ Công Giáo Ba Lan lịch sử ở thành phố Michigan, Indiana, đã được trao tặng hơn nửa triệu đô la như một phần của chiến dịch huy động vốn lớn nhằm bảo tồn công trình mà chính các giáo dân đã giúp xây dựng cách đây một thế kỷ.
Giáo xứ St. Stanislaus Kostka gần đây đã nhận được hai khoản tài trợ — 400.000 đô la từ Indiana Landmarks và 250.000 đô la từ Quỹ quốc gia dành cho các địa điểm linh thiêng — trong nỗ lực gây quỹ 3 triệu đô la để giải quyết các nhu cầu xây dựng đáng kể.
Giáo xứ ở Thành phố Michigan có nguồn gốc từ năm 1890 khi Giám mục Herman Alerding của Fort Wayne bổ nhiệm Cha Emmanuel Wrobel thành lập một giáo xứ cho cư dân Ba Lan tại thành phố.
Viên đá góc cho nhà thờ theo phong cách Phục hưng hiện tại được đặt vào năm 1916 và hoàn thành vào năm 1926. Cha Walter Ciesla, cha xứ của nhà thờ St. Stanislaus, nói với CNA rằng tòa nhà “chủ yếu được xây dựng bởi chính giáo dân”.
“Họ đào móng nhà thờ này bằng tay,” ông nói. “Họ đang ở trên giàn giáo để xây gạch.”
Ciesla cho biết ban đầu, hội trường giáo xứ được sử dụng làm nhà thờ, sau đó giáo dân “tự xây dựng lên”.
“Ban đầu nó dành cho những người nói tiếng Ba Lan trong khu vực,” ngài nói. “Các cửa sổ có đài tưởng niệm dành cho các gia đình nói tiếng Ba Lan trong thành phố.”
Đầu tháng này, Quỹ Quốc gia dành cho các Địa điểm Linh thiêng đã thông báo rằng giáo xứ sẽ nhận được 250.000 đô la để hỗ trợ cho “các dự án cải tạo đáng kể” của nhà thờ.
Rachel Hildebrandt, giám đốc quỹ, nói với CNA rằng tổ chức này đang tài trợ cho “việc trùng tu các công trình xây dựng và trùng tu 87 cửa sổ kính màu của [giáo xứ], bao gồm cả cửa sổ hoa hồng mang tính biểu tượng”.
Việc sửa chữa nề sẽ bao gồm việc sửa chữa vữa không chính xác ban đầu được thực hiện vào những năm 1960, điều này đã góp phần làm xuống cấp tòa nhà. Các cột trên hai tháp chuông của nhà thờ cũng sẽ phải được sửa chữa.
Hildebrandt cho biết: “Đối với nhiều giáo đoàn, phạm vi công việc của Quỹ Quốc gia có sự thay đổi đôi chút giữa thời điểm bắt đầu chương trình và thời điểm bắt đầu xây dựng khi chúng tôi đánh giá tình trạng của tòa nhà và thiết lập các ưu tiên sửa chữa”, “nhưng theo như chúng tôi biết tại thời điểm này, chúng tôi sẽ tập trung vào phần nề và kính màu”.
Khoản tài trợ 250.000 đô la này đến sau khoản tài trợ tương ứng 400.000 đô la vào đầu năm nay từ tổ chức phi lợi nhuận Indiana Landmarks thông qua sáng kiến Sacred Places Indiana. Giáo xứ cuối cùng đang tìm cách huy động tới 3 triệu đô la thông qua gây quỹ và tài trợ tương ứng.
Ciesla, người đã phục vụ tại giáo xứ trong 25 năm, cho biết tòa nhà nhà thờ đã là một địa danh quan trọng trong khu vực trong một thế kỷ. Giáo xứ cũng có một trường học kèm theo với 120 học sinh từ mẫu giáo đến lớp tám. “Các em tham gia vào các hoạt động của giáo xứ”, ông nói.
Vị linh mục cho biết nhà thờ vẫn ghi nhận nguồn gốc lịch sử Ba Lan của mình, bao gồm cả việc hát những bài thánh ca Ba Lan vào dịp Giáng Sinh.
Ông Ciesla cho biết nhà thờ là nơi sinh sống của nhiều thế hệ người Công Giáo đã tham dự thánh lễ ở đó trong nhiều thập niên.
“Đó là một giáo xứ cũ,” ông nói. “Chúng tôi có những đứa chắt đang đến đây cùng với ông bà cố của chúng.”
Trong khi đó, một báo cáo của tờ Our Sunday Visitor năm 1926 đã chứng thực vẻ đẹp của nhà thờ, một trong những nhà thờ mà các giáo dân “có thể hoàn toàn tự hào”.
Tờ báo đưa tin: “Công trình này không chỉ là một địa điểm trang trí cho toàn bộ thành phố mà còn là tượng đài tráng lệ cho tất cả những ai đã tích cực tham gia xây dựng công trình”.
Source:Catholic News Agency
2. Giám mục Texas: 'Không có lý do gì' để người Công Giáo tham dự Thánh lễ SSPX nếu họ có thể đến nơi khác
Đức Cha Michael Olson Fort Worth, Texas tuyên bố rằng người Công Giáo “không nên” tham dự Thánh lễ hoặc nhận các bí tích từ các linh mục liên kết với Hội Thánh Piô X, gọi tắt là SSPX khi họ có thể tham dự các nhà thờ khác do các linh mục hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội điều hành.
Đức Cha Olson đã công bố lá thư vào thứ năm sau khi ngài “nhận được một số câu hỏi liên quan đến tình trạng giáo hội” của Huynh Đoàn Thánh Piô X. “Tần suất và sự chân thành gần đây của các câu hỏi” đã khiến ngài đưa ra thông điệp này.
Các cuộc điều tra có thể bắt nguồn từ sự tham gia của SSPX vào một cuộc tranh cãi kéo dài giữa Giáo phận Fort Worth và một nhóm nữ tu dòng Carmêlô ở Arlington, Texas. Vatican đã trục xuất các nữ tu khỏi đời sống tu trì vào tháng trước sau khi các nữ tu liên tục bất chấp lệnh và sự quản lý của cả Đức Cha Olson và chính Tòa thánh.
Các nữ tu đã thông báo vào tháng 9 rằng họ đang liên kết với SSPX. Đức Cha Olson trong lá thư thứ năm của mình không đề cập đến tranh cãi đó mà trả lời “những câu hỏi thường gặp” về nhóm Công Giáo, được Tổng giám mục người Pháp Marcel Lefebvre thành lập vào năm 1970.
Đức Cha Olson lưu ý rằng SSPX không “ly giáo chính thức” với Giáo Hội Công Giáo, cũng không “hiệp thông trọn vẹn hay có uy tín”. Nhóm này có tình trạng bất thường về mặt giáo luật bắt nguồn từ việc từ chối giáo lý chính thức của Giáo hội.
Các linh mục của SSPX “thực hiện các bí tích hợp lệ”, nhưng họ “làm như vậy một cách bất hợp pháp”, Đức Cha Olson lưu ý.
Ngài nói: “Việc cố tình và chính thức liên kết với SSPX là liên kết với mối quan hệ bất hợp pháp và bất thường với Giáo Hội Công Giáo, hệ thống phẩm trật và giáo lý của nhóm này”.
Vị giám mục cho biết những người Công Giáo “có thể nhận các bí tích tại một nhà thờ Công Giáo từ các giáo sĩ có uy tín” thì “không có lý do gì để tham dự và nhận các bí tích tại một nhà thờ hay nhà nguyện SSPX”.
Vị giám mục thừa nhận rằng những người Công Giáo đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng sẽ có lý do chính đáng để lãnh nhận các bí tích sám hối, xức dầu bệnh nhân và ban của ăn đàng “nếu không có linh mục nào khác có uy tín sẵn sàng”.
Tuy nhiên, ngài cho biết, tại Giáo phận Fort Worth, có đủ nhà thờ Công Giáo để một người Công Giáo “không có lý do chính đáng” nào để tìm đến một linh mục SSPX để nhận các bí tích.
Đức Giám Mục lưu ý thêm rằng những người muốn tham dự Thánh lễ La tinh truyền thống có thể đến một giáo xứ do Hội Linh mục Thánh Phêrô điều hành, một nhóm theo truyền thống có địa vị chính thức theo giáo luật.
Đức Cha Olson cho biết: “Không cần thiết, đặc biệt là vì tò mò, phải tham dự Thánh lễ SSPX tại nhà nguyện hay nhà thờ trong phạm vi Giáo phận Fort Worth”.
Trong thư, vị giám mục đã kêu gọi cầu nguyện cho “sự hiệp thông đích thực mà chúng ta cùng được hưởng với Đức Thánh Cha và các thành viên của tất cả các Giáo hội địa phương cùng các giám mục của họ đang hưởng sự hiệp thông trọn vẹn với ngài”.
Đức Cha Olson bày tỏ hy vọng rằng các tín hữu trong giáo phận của ngài “có thể liên kết với… giáo lý chân thực và lành mạnh khi chúng ta cầu nguyện cho sự hiệp nhất của tất cả các Kitô hữu”.
Source:Catholic News Agency
3. Giáo phận Công Giáo tại Trung Quốc thực hiện 'Chuyến du lịch đỏ' để 'tỏ lòng biết ơn' Đảng Cộng sản
Một giáo phận Công Giáo ở Trung Quốc gần đây đã thông báo rằng họ đã thực hiện chuyến đi “tỏ lòng biết ơn” tới những anh hùng của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Giáo phận Công Giáo Nghi Tân (Yibin, 宜宾) thuộc Tỉnh Hy Yên (Shian, 希安) đã công bố trong một thông cáo báo chí vào đầu tháng này rằng họ đã dẫn đầu tất cả các linh mục, nữ tu và “nhà lãnh đạo các hiệp hội yêu nước cơ sở” của mình trong một “Chuyến du ngoạn đỏ để bày tỏ lòng biết ơn đối với Đảng”.
Tin tức về chuyến thăm được đưa ra ngay sau khi Vatican tuyên bố sẽ gia hạn thỏa thuận với Trung Quốc về việc bổ nhiệm các giám mục Công Giáo tại nước này thêm bốn năm nữa.
Đoàn đại biểu Công Giáo Trung Quốc đã đến thăm một số di tích tưởng niệm gắn liền với lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc, chẳng hạn như Đài tưởng niệm khởi nghĩa Nam Xương ngày 1 tháng 8, Đài tưởng niệm liệt sĩ cách mạng Tĩnh Cương Sơn, Xưởng đúc tiền Hồng quân và địa điểm trước đây của Hội nghị Lư Sơn.
Bản thông cáo cho biết “Bằng cách lắng nghe giải thích về những hành động cách mạng tại chỗ, xem các phim tài liệu giáo dục yêu nước và dâng vòng hoa cho các liệt sĩ cách mạng”, đoàn đại biểu đã có thể “nâng cao hơn nữa sự công nhận đối với tổ quốc vĩ đại, dân tộc Trung Hoa, văn hóa Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc, và chủ nghĩa xã hội mang sắc thái Trung Quốc”.
Một nhóm do Đức Cha Phêrô La Học Cang (Luo Xuegang, 罗学刚) của Giáo phận Nghi Tân dẫn đầu cũng đã đến thăm một số nhà thờ Công Giáo Trung Quốc “nhằm thúc đẩy quá trình Hán hóa”. Giám Mục La được thụ phong giám mục tại Giáo phận Nghi Tân vào tháng 11 năm 2011 với sự chuẩn y của Tòa thánh.
Đáng chú ý, trong buổi lễ tấn phong Giám Mục La, một giám mục Trung Quốc bị vạ tuyệt thông, được thụ phong mà không có sự chấp thuận của Giáo hoàng vẫn tham gia Thánh lễ tấn phong mặc dù đã được lệnh không được làm như vậy, một động thái làm nổi bật mối quan hệ ngoại giao căng thẳng giữa chính phủ Trung Quốc và Vatican.
Nina Shea, thành viên cao cấp tại Viện Hudson và giám đốc Trung tâm Tự do Tôn giáo, nói với CNA rằng mặc dù Đức Cha La được bổ nhiệm làm giám mục với sự chấp thuận của Vatican, nhưng ông được sự ủng hộ mạnh mẽ của Đảng Cộng sản và Tòa Thánh miễn cưỡng làm như vậy.
“Kể từ khi có thỏa thuận Trung Quốc-Vatican, chính quyền Trung Quốc đang thúc đẩy tất cả các giám mục tham gia hiệp hội và thúc đẩy những người bên trong hiệp hội thể hiện lòng nhiệt thành với đảng,” Shea nói với CNA. “Vị giám mục này đang làm điều đó và đang thể hiện sự ủng hộ của mình đối với chiến dịch Hán hóa của Đảng Cộng sản Trung Quốc bằng cách giáo dục giáo phận của mình về các giá trị và học thuyết của Đảng Cộng sản. Đây là một trong những ví dụ cực đoan nhất mà tôi từng nghe. “
Sau các thỏa thuận ngoại giao gần đây, Vatican đã ghi nhận một số hành vi vi phạm điều khoản trong những năm gần đây, chẳng hạn như việc bọn cầm quyền bổ nhiệm một số giám mục mà không có sự chấp thuận của Tòa thánh, bao gồm một giám mục thuộc một giáo phận không được Vatican công nhận.
Theo Shea, Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc đang trải qua một “cuộc chuyển đổi do Đảng Cộng sản Trung Quốc định hình với sự chấp thuận của Vatican”.
“Giáo Hội đang trở thành đối tác nhiệt tình của Mặt trận Thống nhất, bộ phận tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nơi trực tiếp kiểm soát Hiệp hội Yêu nước kể từ năm 2018”, Shea cho biết.
Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc đã bị chia rẽ giữa Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc được chính phủ công nhận và Giáo hội ngầm, vốn bị đàn áp và việc bổ nhiệm giám mục thường không được chính quyền Trung Quốc công nhận.
Trong tuyên bố của mình, giáo phận lưu ý rằng trong chuyến đi, các giám mục và linh mục cũng đã có thêm cuộc đối thoại “về việc tuân thủ theo hướng Hán hóa và giáo lý dân chủ”.
Giáo phận ca ngợi sự kiện này hơn nữa, tuyên bố: “Tất cả các thành viên đều tin rằng 'Chuyến du lịch đỏ tri ân Đảng' này tràn đầy tinh thần cách mạng và di sản văn hóa, và họ đã được hưởng lợi rất nhiều.”
“Tất cả đều bày tỏ rằng trong công tác tương lai, họ sẽ kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của lòng yêu nước và tình yêu đối với Giáo hội”, tuyên bố viết, và nhấn mạnh rằng giáo phận “không ngừng tăng cường 'năm bản sắc', kiên trì chỉ đạo Hán hóa Công Giáo ở nước ta, nghe theo đảng, biết ơn đảng, đi theo đảng và tích cực đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương với tinh thần phấn khởi hơn”.
Chuyến đi này dường như là sự tiếp nối mục tiêu của Đảng Cộng sản nhằm khuất phục các nhóm tôn giáo dưới sự kiểm soát của chính phủ. Theo báo cáo từ Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ vào đầu tháng này, các quan chức Trung Quốc đã ra lệnh gỡ bỏ thánh giá khỏi các nhà thờ, thay thế hình ảnh Chúa Kitô và Đức Mẹ bằng hình ảnh của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Source:Catholic News Agency