Khi bệnh SARS được ghi nhận lần đầu tiên tại miền nam Trung quốc và để lại những ảnh hưởng đáng kể tới kinh tế, đặc biệt tại Đông Á, một số kinh tế gia đã từng cảnh báo rằng nó có thể dẫn kinh tế thế giới tới chỗ suy thoái, nhưng cuối cùng thì đã không đến mức tồi tệ như nhiều người vẫn lo sợ.

Đối với Đông Á, bệnh SARS có lúc tưởng như đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế.

Và những ảnh hưởng ngắn hạn, trong khi bệnh dịch tiếp tục làn ra, là rất đáng kể. Du lịch, bao gồm những đi lại làm ăn và giải trí là bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Bệnh dịch này phát sinh vào thời điểm khi nền kinh tế thế giới đã vốn đang yếu kém.

Từ hồi năm 2001 đã có tình trạng kinh tế phát triển chậm hẳn lại, và một số kinh tế gia gọi đó là suy thoái.

Đồng thời lại có những lo ngại về một cuộc chiến có thể xảy ra với Iraq, càng làm thiệt hại tới kinh doanh và lòng tin của người tiêu dùng.

Một số người cảnh báo rằng đây chính là yếu tố dẫn tới suy thoái toàn cầu. Nhưng cuối cùng thì những hậu quả kinh tế để lại đã không đến nỗi như những dự đoán tồi tệ nhất đã được đưa ra.

Tới năm 2003, người ta đã kiểm soát được bệnh dịch, và cuộc chiến Iraq đến rồi đi và lòng tin của người tiêu dùng được phục hồi.

Một số doanh gia Á châu cho biết họ ngạc nhiên là các nền kinh tế trong vùng đã phục hồi nhanh chóng như vậy.

Tất nhiên có thể sẽ là một bước thụt lùi nếu bệnh SARS trở lại vùng bán cầu bắc mà một số chuyên gia y tế nói rằng điều đó có thể xảy ra. Tuy nhiên sẽ là trong bối cảnh kinh tế thế giới xem ra có vẻ vững mạnh hơn là khi căn bệnh này mới bùng nổ.(bbc)