GIỮ CHAY THẾ NÀO CHO ĐẸP LÒNG CHÚA
(LỄ TRO - 2015)
Hôm nay, cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta bước vào Mùa tập luyện thiêng liêng bằng việc xức tro và ăn chay để khởi đầu Mùa Chay Thánh. Mùa Chay được bắt đầu từ thứ Tư Lễ Tro và kết thúc vào thứ Sáu Tuần Thánh. Mùa Chay được kéo dài năm tuần lễ để chuẩn bị tâm hồn mừng đại lễ Phục Sinh là đỉnh cao của niềm tin Kitô Giáo. Tuy nhiên, có điều là: Mùa Chay đã diễn ra hằng năm, nhưng tại sao đời sống đạo của chúng ta vẫn chỉ dừng lại nhiều ở góc độ bên ngoài mà đời sống tâm linh không có gì thay đổi lắm! Nguyên nhân tại đâu và việc chúng ta ý thức về nó như thế nào? Đâu là điều Chúa và Giáo Hội muốn nơi người tín hữu mỗi khi Mùa Chay về? Nhân ngày thứ Tư Lễ Tro, chúng ta hãy làm mới lại tinh thần về ngày lễ này.
1. Xức Tro
Việc xức tro lên đầu nhắc chúng ta về thân phận hữu hạn, tro bụi của kiếp người. Vì thế, Tổ Phụ Abraham đã thưa với Chúa: “Con chỉ là thân tro bụi” (St 18, 27).
Thật vậy, con người được hiện hữu trên trần gian này là do tình thương của Thiên Chúa. Nhưng tiếc thay, tình thương ấy đã bị con người lạm dụng và hướng chiều về tội lỗi thay vì biết ơn! Mỗi khi xức tro, Giáo Hội nhắc chúng ta: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1, 14) để được Thiên Chúa tha thứ.
Những ý nghĩa này được khởi đi từ những câu chuyện trong Kinh Thánh Cựu Ước, điển hình như: tiên tri Giêrêmia kêu gọi sám hối: “Thiếu nữ dân tôi ơi, hãy quấn vải thô vào mình và lăn trên tro bụi” (Gr 6, 26). Không chỉ dừng lại ở lời khuyên, tiên tri Đanien xin Chúa cứu dân Itrael, và nêu gương cho họ khi nói và hành động: “Tôi ăn chay, mặc áo vải thô và rắc tro lên đầu rồi ngẩng mặt lên Chúa Thượng là Thiên Chúa, để dâng lời khẩn nguyện nài van” (Đn 9, 3). Đến thời Giona, Đức Chúa truyền cho ông loan báo về tai ương mà Đức Chúa sẽ giáng xuống trên dân, nếu dân không ăn năn sám hối. Ông đã loan báo công khai, mãnh liệt, ráo riết, nên: “Tin báo đến cho vua Ninivê; vua rời khỏi ngai, cởi áo choàng, khoác áo vải thô, và ngồi trên tro” (Gn 3, 6).
Sang thời Tân Ước, Đức Giêsu vẫn giữ nguyên giá trị và ý nghĩa của việc xức tro. Tuy nhiên, Ngài hối thúc và cảnh báo sự trai lỳ cứng cỏi của dân khi nói: “Khốn cho các ngươi, hỡi Khoradin! Khốn cho ngươi, hỡi Bétxaiđa! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi các ngươi mà được làm tại Tia và Xiđon, thì họ đã mặc áo vải thô, rắc tro lên đầu tỏ lòng sám hối. Vì thế, Ta nói cho các ngươi hay: đến ngày phán xét, thành Tia và thành Xiđon còn được xử khoan hồng hơn các ngươi” (Mt 11, 21 - 22; x. Lc 10, 13).
Tro còn nói đến một điềm gở, mà cụ thể là cái chết của mỗi người và nhân loại. Vì thế, tiên tri Giêrêmia đã mô tả như: “Thung lũng tử thi và tro thiêu xác” (x. Gr 31, 40). Nói như thánh Phaolô: “Mỗi ngày tôi phải đối diện với cái chết” (1 Cr 15, 31). Vì thế, chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng, không thể trần chừ. Chuẩn bị tức là sống theo tinh thần của Chúa.
Như vậy, hành động xức tro lên đầu ngoài việc công khai nhận mình là người có tội và tỏ lòng sám hối chân thành, để xin ơn thương xót của Thiên Chúa, chúng ta còn thể hiện sự quyết tâm trở về với Chúa, đổi mới tâm hồn để xứng đáng là con Chúa.
Một trong những điều thể hiện sự trở về, đó là việc chay tịnh. Tuy nhiên, giữ chay thế nào mới đúng với tinh thần mà Chúa mong muốn?
2. Ăn Chay
Ăn chay khởi đi từ tinh thần thờ phượng Thiên Chúa và làm đẹp lòng Người, để dâng cho Người một phân nửa của cải (x. Ds 29,7; Cv 13,2), (x. Tl 20,26; Gđt 8,6). Ăn chay còn có ý nghĩa nữa là thể hiện lòng đạo đức để được Thiên Chúa nhận lời (x. 2Sm 12,16-22; Er 8,21; để đền tội, xin Thiên Chúa tha thứ (x. Lv 23,27; Hc 34,26; Đn 10,2); hỗ trợ việc để trừ quỉ... (x. Mt 17,21).
Ăn chay còn thể hiện tính vị tha là thực hiện công lý và tình thương (x. Is 58,6-7), để thánh hóa bản thân, siêu thoát tinh thần để được sự sống đời đời. Không bám vúi vào của cải, sức riêng cách thái quá, vì: “Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra" (Mt 4, 4).
Thật vậy, nếu không ăn chay với những mục đích đã kể trên thì sẽ trở thành công dã tràng! Điều này đã được thánh Phaolô nói: “Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi” (1Cr 13,3).
3. Cách giữ chay của người Công Giáo hiện nay
Ngày nay, tinh thần ăn chay của người Công Giáo xem ra đã bị lạm dụng, hay hướng chiều về những hành vi tiêu cực.
Có những người ăn chay, bố thí... chỉ vì mục đích được khen là đạo đức, họ ủ rột, thê lương, cốt để làm sao cho mọi người biết mình là người nghiêm chỉnh giữ chay. Lại có những người ăn chay chỉ vì vụ luật hay sợ Chúa phạt. Vì thế, nếu trong ngày, lỡ cách nào đó mà phạm luật, họ hoang mang đến bất an chỉ vì chót ăn vặt, không đúng giờ, đúng bữa... Cũng có những người tính toán đến độ ngày mai ăn chay, thì hôm nay ăn uống cho đã để ngày mai đỡ thèm, hoặc ăn trực nằm chờ cho qua thời gian luật định, tức là qua 24h, sau đó nhậu nhẹt hả hê. Họ làm như thế và an tâm vì đã giữ trọn ngày chay theo đúng luật. Vì thế, không lạ gì khi có những người mỉa mai cách thức ăn chay của chúng ta rằng: “thứ ba béo”; “thứ năm sung sướng”. Đáng buồn hơn nữa là: có nhiều gia đình ngày chay kiêng thịt thì lại đi mua những thứ cao lương mỹ vị như: hải sản, tôm hùm hay những thứ khác đắt tiền hơn thịt nhiều...
Tinh thần ăn chay như thế, hẳn chúng ta thua xa về ý thức nơi anh chị em các tôn giáo khác về việc giữ chay! Mặt khác, điều chúng ta dè bửu người Pharisêu hình thức khi xưa, khi họ lo giữ cho sạch chén bát bên ngoài, còn trong lòng thì toàn sự hận thù, ghen ghét, ích kỷ, kiêu ngạo (x. Mc 7,1-8a.14-15.21-23), thì nay, chúng ta lại đi vào chính vết xe đổ của họ, chẳng khác gì “gậy ông đập xuống lại dần lưng ông”. Nói cách khác, chúng ta là con đẻ của nhóm hình thức vụ luật. Thiết nghĩ, ăn chay như vậy, hẳn chúng ta chẳng khác gì những Pharisêu! Vì thế, chúng ta không lạ gì khi Đấng thấu suốt mọi điều kín nhiệm là Đức Giêsu đã quả trách họ cách nặng nề: “Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta” (Mc 7, 6). Ăn chay kiểu như thế quả thật vô nghĩa vì đã đánh mất đi ý nghĩa thánh thiêng của ngày Thánh, ngày dành cho Thiên Chúa và vì ơn cứu độ của mình và tha nhân.
Việc ăn chay của Kitô giáo phải gắn liền cuộc đời, lời nói và hành vi của mình với Đức Kitô, nếu không, chúng ta chỉ là cỗ máy không hồn, như chiếc thùng kêu to, nhưng thực chất nó rỗng, và đôi khi chúng ta trở thành danh hài hay con hề trên sân khấu. Thánh Phaolô đã cẩn trọng nhắc nhở những kẻ như trên trong thời của Ngài, khi nói: “Anh em mà tìm sự công chính trong Lề Luật, là anh em đoạn tuyệt với Đức Kitô và mất hết ân sủng” (Gl 5,4) khi chỉ lo giữ luật mà không có đức mến và đức ái đi kèm.
Người Công Giáo ăn chay, ngoài việc liên đới với Thiên Chúa, chúng ta còn gắn liền với các mối tương quan nơi tha nhân. Vì thế, Giáo Hội mời gọi chúng ta dành ra một chút hy sinh về của cải vật chất mà lẽ ra chúng ta được hưởng để chia sẻ cho người túng nghèo, lo truyền giáo, giúp đỡ các bệnh nhân... Nói cách khác, việc ăn chay phải nhằm xây dựng Nước Trời ở trần gian này, nghĩa là phải biến việc ăn chay thành một phong cách sống nhằm xây dựng xã hội hay Giáo Hội ngày càng tốt đẹp hơn, công lý và tình thương hơn.
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta: "Hãy xé tâm hồn chứ đừng xé áo " (Ge 2, 12-18); “Hãy làm hoà cùng Chúa đi... Bây giờ là cơ hội thuận tiện" (2 Cr 5, 20 - 6, 2).
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con hiểu rằng: muốn được phục sinh với Chúa, chúng con phải qua con đường thập giá. Phải chiến đấu và tập luyện các nhân đức cách sốt sắng, để thêm lòng yêu mến Chúa và liên đới với tha nhân. Amen.
(LỄ TRO - 2015)
Hôm nay, cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta bước vào Mùa tập luyện thiêng liêng bằng việc xức tro và ăn chay để khởi đầu Mùa Chay Thánh. Mùa Chay được bắt đầu từ thứ Tư Lễ Tro và kết thúc vào thứ Sáu Tuần Thánh. Mùa Chay được kéo dài năm tuần lễ để chuẩn bị tâm hồn mừng đại lễ Phục Sinh là đỉnh cao của niềm tin Kitô Giáo. Tuy nhiên, có điều là: Mùa Chay đã diễn ra hằng năm, nhưng tại sao đời sống đạo của chúng ta vẫn chỉ dừng lại nhiều ở góc độ bên ngoài mà đời sống tâm linh không có gì thay đổi lắm! Nguyên nhân tại đâu và việc chúng ta ý thức về nó như thế nào? Đâu là điều Chúa và Giáo Hội muốn nơi người tín hữu mỗi khi Mùa Chay về? Nhân ngày thứ Tư Lễ Tro, chúng ta hãy làm mới lại tinh thần về ngày lễ này.
1. Xức Tro
Việc xức tro lên đầu nhắc chúng ta về thân phận hữu hạn, tro bụi của kiếp người. Vì thế, Tổ Phụ Abraham đã thưa với Chúa: “Con chỉ là thân tro bụi” (St 18, 27).
Thật vậy, con người được hiện hữu trên trần gian này là do tình thương của Thiên Chúa. Nhưng tiếc thay, tình thương ấy đã bị con người lạm dụng và hướng chiều về tội lỗi thay vì biết ơn! Mỗi khi xức tro, Giáo Hội nhắc chúng ta: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1, 14) để được Thiên Chúa tha thứ.
Những ý nghĩa này được khởi đi từ những câu chuyện trong Kinh Thánh Cựu Ước, điển hình như: tiên tri Giêrêmia kêu gọi sám hối: “Thiếu nữ dân tôi ơi, hãy quấn vải thô vào mình và lăn trên tro bụi” (Gr 6, 26). Không chỉ dừng lại ở lời khuyên, tiên tri Đanien xin Chúa cứu dân Itrael, và nêu gương cho họ khi nói và hành động: “Tôi ăn chay, mặc áo vải thô và rắc tro lên đầu rồi ngẩng mặt lên Chúa Thượng là Thiên Chúa, để dâng lời khẩn nguyện nài van” (Đn 9, 3). Đến thời Giona, Đức Chúa truyền cho ông loan báo về tai ương mà Đức Chúa sẽ giáng xuống trên dân, nếu dân không ăn năn sám hối. Ông đã loan báo công khai, mãnh liệt, ráo riết, nên: “Tin báo đến cho vua Ninivê; vua rời khỏi ngai, cởi áo choàng, khoác áo vải thô, và ngồi trên tro” (Gn 3, 6).
Sang thời Tân Ước, Đức Giêsu vẫn giữ nguyên giá trị và ý nghĩa của việc xức tro. Tuy nhiên, Ngài hối thúc và cảnh báo sự trai lỳ cứng cỏi của dân khi nói: “Khốn cho các ngươi, hỡi Khoradin! Khốn cho ngươi, hỡi Bétxaiđa! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi các ngươi mà được làm tại Tia và Xiđon, thì họ đã mặc áo vải thô, rắc tro lên đầu tỏ lòng sám hối. Vì thế, Ta nói cho các ngươi hay: đến ngày phán xét, thành Tia và thành Xiđon còn được xử khoan hồng hơn các ngươi” (Mt 11, 21 - 22; x. Lc 10, 13).
Tro còn nói đến một điềm gở, mà cụ thể là cái chết của mỗi người và nhân loại. Vì thế, tiên tri Giêrêmia đã mô tả như: “Thung lũng tử thi và tro thiêu xác” (x. Gr 31, 40). Nói như thánh Phaolô: “Mỗi ngày tôi phải đối diện với cái chết” (1 Cr 15, 31). Vì thế, chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng, không thể trần chừ. Chuẩn bị tức là sống theo tinh thần của Chúa.
Như vậy, hành động xức tro lên đầu ngoài việc công khai nhận mình là người có tội và tỏ lòng sám hối chân thành, để xin ơn thương xót của Thiên Chúa, chúng ta còn thể hiện sự quyết tâm trở về với Chúa, đổi mới tâm hồn để xứng đáng là con Chúa.
Một trong những điều thể hiện sự trở về, đó là việc chay tịnh. Tuy nhiên, giữ chay thế nào mới đúng với tinh thần mà Chúa mong muốn?
2. Ăn Chay
Ăn chay khởi đi từ tinh thần thờ phượng Thiên Chúa và làm đẹp lòng Người, để dâng cho Người một phân nửa của cải (x. Ds 29,7; Cv 13,2), (x. Tl 20,26; Gđt 8,6). Ăn chay còn có ý nghĩa nữa là thể hiện lòng đạo đức để được Thiên Chúa nhận lời (x. 2Sm 12,16-22; Er 8,21; để đền tội, xin Thiên Chúa tha thứ (x. Lv 23,27; Hc 34,26; Đn 10,2); hỗ trợ việc để trừ quỉ... (x. Mt 17,21).
Ăn chay còn thể hiện tính vị tha là thực hiện công lý và tình thương (x. Is 58,6-7), để thánh hóa bản thân, siêu thoát tinh thần để được sự sống đời đời. Không bám vúi vào của cải, sức riêng cách thái quá, vì: “Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra" (Mt 4, 4).
Thật vậy, nếu không ăn chay với những mục đích đã kể trên thì sẽ trở thành công dã tràng! Điều này đã được thánh Phaolô nói: “Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi” (1Cr 13,3).
3. Cách giữ chay của người Công Giáo hiện nay
Ngày nay, tinh thần ăn chay của người Công Giáo xem ra đã bị lạm dụng, hay hướng chiều về những hành vi tiêu cực.
Có những người ăn chay, bố thí... chỉ vì mục đích được khen là đạo đức, họ ủ rột, thê lương, cốt để làm sao cho mọi người biết mình là người nghiêm chỉnh giữ chay. Lại có những người ăn chay chỉ vì vụ luật hay sợ Chúa phạt. Vì thế, nếu trong ngày, lỡ cách nào đó mà phạm luật, họ hoang mang đến bất an chỉ vì chót ăn vặt, không đúng giờ, đúng bữa... Cũng có những người tính toán đến độ ngày mai ăn chay, thì hôm nay ăn uống cho đã để ngày mai đỡ thèm, hoặc ăn trực nằm chờ cho qua thời gian luật định, tức là qua 24h, sau đó nhậu nhẹt hả hê. Họ làm như thế và an tâm vì đã giữ trọn ngày chay theo đúng luật. Vì thế, không lạ gì khi có những người mỉa mai cách thức ăn chay của chúng ta rằng: “thứ ba béo”; “thứ năm sung sướng”. Đáng buồn hơn nữa là: có nhiều gia đình ngày chay kiêng thịt thì lại đi mua những thứ cao lương mỹ vị như: hải sản, tôm hùm hay những thứ khác đắt tiền hơn thịt nhiều...
Tinh thần ăn chay như thế, hẳn chúng ta thua xa về ý thức nơi anh chị em các tôn giáo khác về việc giữ chay! Mặt khác, điều chúng ta dè bửu người Pharisêu hình thức khi xưa, khi họ lo giữ cho sạch chén bát bên ngoài, còn trong lòng thì toàn sự hận thù, ghen ghét, ích kỷ, kiêu ngạo (x. Mc 7,1-8a.14-15.21-23), thì nay, chúng ta lại đi vào chính vết xe đổ của họ, chẳng khác gì “gậy ông đập xuống lại dần lưng ông”. Nói cách khác, chúng ta là con đẻ của nhóm hình thức vụ luật. Thiết nghĩ, ăn chay như vậy, hẳn chúng ta chẳng khác gì những Pharisêu! Vì thế, chúng ta không lạ gì khi Đấng thấu suốt mọi điều kín nhiệm là Đức Giêsu đã quả trách họ cách nặng nề: “Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta” (Mc 7, 6). Ăn chay kiểu như thế quả thật vô nghĩa vì đã đánh mất đi ý nghĩa thánh thiêng của ngày Thánh, ngày dành cho Thiên Chúa và vì ơn cứu độ của mình và tha nhân.
Việc ăn chay của Kitô giáo phải gắn liền cuộc đời, lời nói và hành vi của mình với Đức Kitô, nếu không, chúng ta chỉ là cỗ máy không hồn, như chiếc thùng kêu to, nhưng thực chất nó rỗng, và đôi khi chúng ta trở thành danh hài hay con hề trên sân khấu. Thánh Phaolô đã cẩn trọng nhắc nhở những kẻ như trên trong thời của Ngài, khi nói: “Anh em mà tìm sự công chính trong Lề Luật, là anh em đoạn tuyệt với Đức Kitô và mất hết ân sủng” (Gl 5,4) khi chỉ lo giữ luật mà không có đức mến và đức ái đi kèm.
Người Công Giáo ăn chay, ngoài việc liên đới với Thiên Chúa, chúng ta còn gắn liền với các mối tương quan nơi tha nhân. Vì thế, Giáo Hội mời gọi chúng ta dành ra một chút hy sinh về của cải vật chất mà lẽ ra chúng ta được hưởng để chia sẻ cho người túng nghèo, lo truyền giáo, giúp đỡ các bệnh nhân... Nói cách khác, việc ăn chay phải nhằm xây dựng Nước Trời ở trần gian này, nghĩa là phải biến việc ăn chay thành một phong cách sống nhằm xây dựng xã hội hay Giáo Hội ngày càng tốt đẹp hơn, công lý và tình thương hơn.
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta: "Hãy xé tâm hồn chứ đừng xé áo " (Ge 2, 12-18); “Hãy làm hoà cùng Chúa đi... Bây giờ là cơ hội thuận tiện" (2 Cr 5, 20 - 6, 2).
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con hiểu rằng: muốn được phục sinh với Chúa, chúng con phải qua con đường thập giá. Phải chiến đấu và tập luyện các nhân đức cách sốt sắng, để thêm lòng yêu mến Chúa và liên đới với tha nhân. Amen.