Mùng 5 tháng 9 năm 1997, cách đây đúng 5 năm, Mẹ Têrêsa thành Calcutta, sáng lập Dòng Các Nữ tu Thừa sai bác ái, qua đời trong cảnh khó nghèo giữa các người nghèo khó nhất của Calcutta, thành phố đã được liên kết với tên Mẹ và với sứ mệnh tông đồ của Mẹ.
Mẹ qua đời trong cảnh nghèo khó giữa những người nghèo khó nhất trên thế giới này. Mẹ chỉ để lại làm gia tài một Ảnh Thánh giá và một tràng hạt đã bị mòn đi nhiều; đây là tràng hạt mà Mẹ luôn luôn cầm trong tay, để cầu nguyện, bất cứ ở nơi nào, bất cứ lúc nào, cả lúc Mẹ gặp các Vị lãnh đạo các quốc gia, hay Cộng đồng quốc tế, cả lúc Mẹ lãnh Giải thưởng Nobel về hòa bình năm 1979 tại Stockolm, thủ đô Thụy điển. Trước khi qua đời, Mẹ còn xin tháo bỏ đôi giép (sandales) đơn sơ và cũ kỹ, để Mẹ có thể đến trước mặt Chúa không giầy, không giép, trong sự khiêm tốn tuyệt đối của một trong các người nghèo khó nhất trên thế giới này.
Mẹ qua đi trong khó nghèo vật chất, nhưng đã để lại một gia tài thiêng liêng vô giá. Các người thừa kế gia tài này không phải chỉ là những ai đã sống bên cạnh Mẹ và thi hành cũng một sứ mệnh của Mẹ. Các người thừa kế gia tài của Mẹ có thể nói được là tất cả mọi người chúng ta, không phân biệt có tín ngưỡng hay không có tín ngưỡng, bởi vì tất cả chúng ta, không trừ một ai cả, đều được mời gọi nhìn nhận khuôn mặt của Chúa Kitô nơi dung mạo của tất cả những ai bị đau khổ. Nhân loại đau khổ kêu cứu và chất vấn lương tâm mỗi một người trong chúng ta.
Thật là một gương mù hết sức lố bịch, nếu chúng ta nghĩ đến Hội nghị thượng đỉnh vừa qua tại Johannesburg. Trong lúc người dân đói khổ, không cơm ăn, không nước uống, các phái đoàn hùng hậu của các quốc gia tham dự Hội Nghị, sống tại các khách sạn bốn sao, năm sao, với những thực phẩm hảo hạng, cả rượu champagne được chở từ các nước Tây phương đến Johannesburg, để thỏa mãn khẩu vị của các phái đoàn trong 10 ngày Hội nghị thượng đỉnh. Trước hội nghị, nhà cầm quyền Nam phi ra lệnh quét sạch các người hành khất khỏi thành phố. Các phái đoàn không dám viếng thăm vùng ngoại ô, xóm nhà lá, ổ chuột, nơi các người nghèo sống chui rúc, thiếu thốn mọi dịch vụ vệ sinh. Cảnh Lagiaro nghèo khổ, bệnh hoạn, nằm trước cửa nhà người hộ phú chờ đợi những mụn bánh rơi rớt từ mân cao cỗ đầy... vẫn tiếp diễn hằng ngày trên thế giới văn minh này, một thế giới vẫn tự phụ tiến bộ về mọi phương diện, nhưng đầy bất công, ích kỷ, trục lợi...
Chúng ta có thể nhắc lại nơi đây lời Mẹ Têrêsa trả lời cho một phóng viên báo chí đến quan sát công việc của Mẹ tại Calcutta. Thấy Mẹ làm những công việc ghê tởm: cúi mình trước những người hấp hối, người phong cùi, ông nói với Mẹ: Nếu có ai cho tôi một triệu Mỹ kim đi nữa, tôi cũng không có can đảm làm những việc ghê tởm như vậy. Mẹ trả lời: Tôi không làm vì tiền bạc. Tôi làm vì tôi nhìn thấy khuôn mặt của Chúa đau khổ nơi anh chị em tôi. Khẩu hiệu được viết khắp nơi tại các cơ sở của Mẹ là chính lời Chúa Giêsu nói trên Thánh Giá: Ta khát: Ta khát tình yêu! Đây là cái Mẹ Têrêsa và các con cái của Mẹ đang ban phát cho nhân loại đau khổ, bị loại ngoài lề xã hội.
Để biểu lộ lòng biết ơn Mẹ, vị đại ân nhân không những của Calcutta, của Ấn độ mà thôi, nhưng của cả nhân loại đau khổ, ngày 13 tháng 9 năm 1997, Chính phủ đã tổ chức lễ nghi an táng hết sức long trọng, với sự tham dự của nhiều vị quốc trưởng và thủ tướng trên thế giới. Quốc táng như vậy chỉ dành cho lãnh tụ Mahatma Gandhi, vị Anh hùng của nền độc lập Dân tộc mà thôi. Trong ngày lễ an táng Mẹ Têrêsa, Ấn độ như ngừng mọi hoạt động để cùng nhau hướng về Calcutta và nói lên lời cảm ơn Vị Nữ tu của Giáo hội công giáo, đã hy sinh suốt cuộc đời cho các người nghèo khổ nhất trong các người nghèo khổ. Người dân Ấn độ không phân biệt tôn giáo: Ấn giáo, Hồi giáo, Kitô giáo đều nghiêng mình trước thi hài của Vị Nữ tu nầy, nhỏ bé về thể xác, nhưng là một vĩ nhân trước nhân loại và trước Thiên Chúa.
ĐTC Gioan Phaolô II biết Mẹ từ lâu và đã viếng thăm cơ sở của Mẹ tại Calcutta trong chuyến viếng thăm mục vụ tại Ấn độ tháng hai năm 1986. ĐTC đã cử ĐHY Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh, làm Đặc sứ của ngài, chủ tế thánh lễ an táng Mẹ Têrêsa. Và chính ĐTC, theo lời thỉnh cầu của nhiều Giám mục và giáo dân trên thế giới, đã ban phép làm án phong Chân phước cho Mẹ trên cấp giáo phận, sau hai năm qua đời, thay vì 5 năm theo luật ấn định. Công việc được khởi sự ngày 26/07/1999, và ngày Lễ Đức Mẹ linh hồn và xác lên trời năm 2001 vừa qua, tất cả các hồ sơ đã được Đức TGM Calcutta chuyển về Bộ Phong Thánh ở Roma. Bộ Phong Thánh đang xúc tiến nhanh chóng, để trong thời gian gần đây, Mẹ Têrêsa được cất nhắc lên danh dự bàn thờ. Dĩ nhiên người dân, Công giáo hay ngoài Công giáo, vẫn coi Mẹ là Thánh, ngay từ lúc còn sống và mộ của Mẹ tại Calcutta trở nên nơi hành hương và cầu nguyện hằng ngày. Nhưng để được tôn kính công khai, sự thánh thiện của Mẹ cần được Giáo hội chính thức công nhận và tuyên bố.
Có người hỏi: Mẹ Têrêsa đã làm những gì đặc biệt? Mẹ trả lời luôn luôn bằng lời này: Cái chúng tôi làm chỉ là một giọt nước trong Đại dương, nhưng nếu chúng tôi không làm thì Đại dương thiếu đi một giọt nước. Trong dịp khác Mẹ trả lời: Nhưng tôi có làm gì đặc biệt đâu.
Ngày nay gia đình tinh thần của Mẹ Têrêsa nguyên ngành nữ mà thôi có khoảng 4,500 Nữ tu huật động trong gần 700 nhà, rải rắc tại 127 quốc gia. Bề trên Tổng quyền Dòng Các Nữ Tu thừa sai bác ái, do Mẹ thiết lập ngày 7/10/1950 (Lễ kính Đức Maria rất thánh Mân côi) là Nữ Tu Nirmala Joshi, từ Ấn giáo trở lại Công giáo. Được hỏi: Từ ngày Mẹ qua đời, những gì đã thay đổi trong 5 năm nay, Vị Tổng phụ trách trả lời cách hết sức đơn sơ: Không có gì thay đổi cả, bởi vì các người nghèo luôn luôn ở giữa chúng tôi và Mẹ chỉ xa cách chúng tôi về thể xác mà thôi. Chúng tôi vẫn tiếp tục làm công việc Mẹ đã dạy chúng tôi bằng gương sáng của Mẹ. Chúng tôi phục vụ các người nghèo khổ, vì nơi họ chúng tôi nhìn ra chính Chúa Giêsu. Và Chúa Giêsu chúng tôi phục vụ nơi các người nghèo là chính Chúa Giêsu chúng tôi tôn thờ trong Thánh Thể. Vì lý do này chúng tôi là những người chiêm niệm trong hành động. Cũng nên nhắc lại: Mỗi ngày, mỗi Nữ tu thừa sai bác ái chầu Thánh Thể một giờ. Chính đây là sức sống, sức mạnh và thành công của các hoạt động của Hội Dòng. Mẹ Têrêsa thường nhắn nhủ con cái Mẹ như sau: Thì giờ trước Nhà Tạm với Chúa không phải là thì giờ mất đi.
Sau khi Mẹ qua đời, Dòng Nữ tu thừa sai bác ái đã trải qua cả kinh nghiệm của Phúc Tử đạo. Đây là điều Mẹ vẫn ước ao cho chính mình. Sáu Nữ tu của Dòng đã bị sát hại năm 1998 tại Yemen và năm 1999 tại Siera-Leone. Sơ Nirmala Joshi nói: Chúng tôi rất đau đớn, nhưng đồng thời chúng tôi hãnh diện và cảm tạ Chúa, bởi vì Người đã ghi dấu Hội Dòng chúng tôi bằng máu của các vị tử đạo, dù chúng tôi biết mình không xứng đáng với ơn lạ lùng này. Chính Mẹ Têrêsa đã cầu xin ơn tử đạo, để hiến tất cả cho Giáo hội. Cũng vì lý do này chúng tôi biết rằng: Mẹ vẫn tiếp tục nâng đỡ và theo dõi các bước đi của chúng tôi. Sáu Nữ tu bị sát hại đã có kinh nghiệm về đói khát, mệt nhọc, bệnh tật, bị đe dọa tình mạng và chế nhạo... Các chị em này đã thấy những tàn bạo bạo vây chung quanh mình, đã thấy sự chết trước mắt: cái chết của những anh chị em mình và của biết bao người vô tội. Các chị em này không sợ chết và hô lớn tiếng xin đừng giết những người đã sát hại chị em mình, bởi chính Chúa Giêsu đã dạy tha thứ không phải một lần, nhưng bẩy mươi bẩy lần bẩy.
Chính Mẹ Têrêsa đã soạn ra những lời tổng kết bí quyết sống tình bác ái như sau: Thành quả của yên lặng là cầu nguyện - Thành quả của cầu nguyện là đức tin - Thành quả của đức tin là tình yêu - Thành quả của tình yêu là phục vụ - Thành quả của phục vụ là hòa bình. Bí quyết vắn tắt trên đây luôn luôn được kèm theo lời nguyện: Lạy Chúa, xin làm cho chúng con xứng đáng phục vụ các người nghèo.
Mẹ qua đời trong cảnh nghèo khó giữa những người nghèo khó nhất trên thế giới này. Mẹ chỉ để lại làm gia tài một Ảnh Thánh giá và một tràng hạt đã bị mòn đi nhiều; đây là tràng hạt mà Mẹ luôn luôn cầm trong tay, để cầu nguyện, bất cứ ở nơi nào, bất cứ lúc nào, cả lúc Mẹ gặp các Vị lãnh đạo các quốc gia, hay Cộng đồng quốc tế, cả lúc Mẹ lãnh Giải thưởng Nobel về hòa bình năm 1979 tại Stockolm, thủ đô Thụy điển. Trước khi qua đời, Mẹ còn xin tháo bỏ đôi giép (sandales) đơn sơ và cũ kỹ, để Mẹ có thể đến trước mặt Chúa không giầy, không giép, trong sự khiêm tốn tuyệt đối của một trong các người nghèo khó nhất trên thế giới này.
Mẹ qua đi trong khó nghèo vật chất, nhưng đã để lại một gia tài thiêng liêng vô giá. Các người thừa kế gia tài này không phải chỉ là những ai đã sống bên cạnh Mẹ và thi hành cũng một sứ mệnh của Mẹ. Các người thừa kế gia tài của Mẹ có thể nói được là tất cả mọi người chúng ta, không phân biệt có tín ngưỡng hay không có tín ngưỡng, bởi vì tất cả chúng ta, không trừ một ai cả, đều được mời gọi nhìn nhận khuôn mặt của Chúa Kitô nơi dung mạo của tất cả những ai bị đau khổ. Nhân loại đau khổ kêu cứu và chất vấn lương tâm mỗi một người trong chúng ta.
Thật là một gương mù hết sức lố bịch, nếu chúng ta nghĩ đến Hội nghị thượng đỉnh vừa qua tại Johannesburg. Trong lúc người dân đói khổ, không cơm ăn, không nước uống, các phái đoàn hùng hậu của các quốc gia tham dự Hội Nghị, sống tại các khách sạn bốn sao, năm sao, với những thực phẩm hảo hạng, cả rượu champagne được chở từ các nước Tây phương đến Johannesburg, để thỏa mãn khẩu vị của các phái đoàn trong 10 ngày Hội nghị thượng đỉnh. Trước hội nghị, nhà cầm quyền Nam phi ra lệnh quét sạch các người hành khất khỏi thành phố. Các phái đoàn không dám viếng thăm vùng ngoại ô, xóm nhà lá, ổ chuột, nơi các người nghèo sống chui rúc, thiếu thốn mọi dịch vụ vệ sinh. Cảnh Lagiaro nghèo khổ, bệnh hoạn, nằm trước cửa nhà người hộ phú chờ đợi những mụn bánh rơi rớt từ mân cao cỗ đầy... vẫn tiếp diễn hằng ngày trên thế giới văn minh này, một thế giới vẫn tự phụ tiến bộ về mọi phương diện, nhưng đầy bất công, ích kỷ, trục lợi...
Chúng ta có thể nhắc lại nơi đây lời Mẹ Têrêsa trả lời cho một phóng viên báo chí đến quan sát công việc của Mẹ tại Calcutta. Thấy Mẹ làm những công việc ghê tởm: cúi mình trước những người hấp hối, người phong cùi, ông nói với Mẹ: Nếu có ai cho tôi một triệu Mỹ kim đi nữa, tôi cũng không có can đảm làm những việc ghê tởm như vậy. Mẹ trả lời: Tôi không làm vì tiền bạc. Tôi làm vì tôi nhìn thấy khuôn mặt của Chúa đau khổ nơi anh chị em tôi. Khẩu hiệu được viết khắp nơi tại các cơ sở của Mẹ là chính lời Chúa Giêsu nói trên Thánh Giá: Ta khát: Ta khát tình yêu! Đây là cái Mẹ Têrêsa và các con cái của Mẹ đang ban phát cho nhân loại đau khổ, bị loại ngoài lề xã hội.
Để biểu lộ lòng biết ơn Mẹ, vị đại ân nhân không những của Calcutta, của Ấn độ mà thôi, nhưng của cả nhân loại đau khổ, ngày 13 tháng 9 năm 1997, Chính phủ đã tổ chức lễ nghi an táng hết sức long trọng, với sự tham dự của nhiều vị quốc trưởng và thủ tướng trên thế giới. Quốc táng như vậy chỉ dành cho lãnh tụ Mahatma Gandhi, vị Anh hùng của nền độc lập Dân tộc mà thôi. Trong ngày lễ an táng Mẹ Têrêsa, Ấn độ như ngừng mọi hoạt động để cùng nhau hướng về Calcutta và nói lên lời cảm ơn Vị Nữ tu của Giáo hội công giáo, đã hy sinh suốt cuộc đời cho các người nghèo khổ nhất trong các người nghèo khổ. Người dân Ấn độ không phân biệt tôn giáo: Ấn giáo, Hồi giáo, Kitô giáo đều nghiêng mình trước thi hài của Vị Nữ tu nầy, nhỏ bé về thể xác, nhưng là một vĩ nhân trước nhân loại và trước Thiên Chúa.
ĐTC Gioan Phaolô II biết Mẹ từ lâu và đã viếng thăm cơ sở của Mẹ tại Calcutta trong chuyến viếng thăm mục vụ tại Ấn độ tháng hai năm 1986. ĐTC đã cử ĐHY Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh, làm Đặc sứ của ngài, chủ tế thánh lễ an táng Mẹ Têrêsa. Và chính ĐTC, theo lời thỉnh cầu của nhiều Giám mục và giáo dân trên thế giới, đã ban phép làm án phong Chân phước cho Mẹ trên cấp giáo phận, sau hai năm qua đời, thay vì 5 năm theo luật ấn định. Công việc được khởi sự ngày 26/07/1999, và ngày Lễ Đức Mẹ linh hồn và xác lên trời năm 2001 vừa qua, tất cả các hồ sơ đã được Đức TGM Calcutta chuyển về Bộ Phong Thánh ở Roma. Bộ Phong Thánh đang xúc tiến nhanh chóng, để trong thời gian gần đây, Mẹ Têrêsa được cất nhắc lên danh dự bàn thờ. Dĩ nhiên người dân, Công giáo hay ngoài Công giáo, vẫn coi Mẹ là Thánh, ngay từ lúc còn sống và mộ của Mẹ tại Calcutta trở nên nơi hành hương và cầu nguyện hằng ngày. Nhưng để được tôn kính công khai, sự thánh thiện của Mẹ cần được Giáo hội chính thức công nhận và tuyên bố.
Có người hỏi: Mẹ Têrêsa đã làm những gì đặc biệt? Mẹ trả lời luôn luôn bằng lời này: Cái chúng tôi làm chỉ là một giọt nước trong Đại dương, nhưng nếu chúng tôi không làm thì Đại dương thiếu đi một giọt nước. Trong dịp khác Mẹ trả lời: Nhưng tôi có làm gì đặc biệt đâu.
Ngày nay gia đình tinh thần của Mẹ Têrêsa nguyên ngành nữ mà thôi có khoảng 4,500 Nữ tu huật động trong gần 700 nhà, rải rắc tại 127 quốc gia. Bề trên Tổng quyền Dòng Các Nữ Tu thừa sai bác ái, do Mẹ thiết lập ngày 7/10/1950 (Lễ kính Đức Maria rất thánh Mân côi) là Nữ Tu Nirmala Joshi, từ Ấn giáo trở lại Công giáo. Được hỏi: Từ ngày Mẹ qua đời, những gì đã thay đổi trong 5 năm nay, Vị Tổng phụ trách trả lời cách hết sức đơn sơ: Không có gì thay đổi cả, bởi vì các người nghèo luôn luôn ở giữa chúng tôi và Mẹ chỉ xa cách chúng tôi về thể xác mà thôi. Chúng tôi vẫn tiếp tục làm công việc Mẹ đã dạy chúng tôi bằng gương sáng của Mẹ. Chúng tôi phục vụ các người nghèo khổ, vì nơi họ chúng tôi nhìn ra chính Chúa Giêsu. Và Chúa Giêsu chúng tôi phục vụ nơi các người nghèo là chính Chúa Giêsu chúng tôi tôn thờ trong Thánh Thể. Vì lý do này chúng tôi là những người chiêm niệm trong hành động. Cũng nên nhắc lại: Mỗi ngày, mỗi Nữ tu thừa sai bác ái chầu Thánh Thể một giờ. Chính đây là sức sống, sức mạnh và thành công của các hoạt động của Hội Dòng. Mẹ Têrêsa thường nhắn nhủ con cái Mẹ như sau: Thì giờ trước Nhà Tạm với Chúa không phải là thì giờ mất đi.
Sau khi Mẹ qua đời, Dòng Nữ tu thừa sai bác ái đã trải qua cả kinh nghiệm của Phúc Tử đạo. Đây là điều Mẹ vẫn ước ao cho chính mình. Sáu Nữ tu của Dòng đã bị sát hại năm 1998 tại Yemen và năm 1999 tại Siera-Leone. Sơ Nirmala Joshi nói: Chúng tôi rất đau đớn, nhưng đồng thời chúng tôi hãnh diện và cảm tạ Chúa, bởi vì Người đã ghi dấu Hội Dòng chúng tôi bằng máu của các vị tử đạo, dù chúng tôi biết mình không xứng đáng với ơn lạ lùng này. Chính Mẹ Têrêsa đã cầu xin ơn tử đạo, để hiến tất cả cho Giáo hội. Cũng vì lý do này chúng tôi biết rằng: Mẹ vẫn tiếp tục nâng đỡ và theo dõi các bước đi của chúng tôi. Sáu Nữ tu bị sát hại đã có kinh nghiệm về đói khát, mệt nhọc, bệnh tật, bị đe dọa tình mạng và chế nhạo... Các chị em này đã thấy những tàn bạo bạo vây chung quanh mình, đã thấy sự chết trước mắt: cái chết của những anh chị em mình và của biết bao người vô tội. Các chị em này không sợ chết và hô lớn tiếng xin đừng giết những người đã sát hại chị em mình, bởi chính Chúa Giêsu đã dạy tha thứ không phải một lần, nhưng bẩy mươi bẩy lần bẩy.
Chính Mẹ Têrêsa đã soạn ra những lời tổng kết bí quyết sống tình bác ái như sau: Thành quả của yên lặng là cầu nguyện - Thành quả của cầu nguyện là đức tin - Thành quả của đức tin là tình yêu - Thành quả của tình yêu là phục vụ - Thành quả của phục vụ là hòa bình. Bí quyết vắn tắt trên đây luôn luôn được kèm theo lời nguyện: Lạy Chúa, xin làm cho chúng con xứng đáng phục vụ các người nghèo.