Lược trích bài phỏng vấn với Ông Mark Shea về niềm tin kiên vững của Ông vào Phép Thánh Thể
SEATLE, Washington -- Sau nhiều năm vô tín ngưỡng, rồi sau đó trở thành người Tin Lành Kitô giáo, và bây giờ trở thành người Công Giáo, Ông Mark Shea đã trải qua một tiến trình hoán chuyển về niềm tin để giờ đây Ông tin rằng có Sự Hiện Diện thật sự của Chúa Kitô qua Phép Thánh Thể.
Ông Shea giờ đây là một tổng biên tập viên cao cấp chuyên đặc trách về nội dung của một website Công Giáo nổi tiếng, có tên là Catholic Exchange (Giao Lưu Công Giáo, tại địa chỉ http://www.catholicexchange.com), là một thuyết trình viên cho Catholic Answers (Những Câu Giải Đáp Công Giáo), và cũng là một tác giả của rất nhiều quyển sách, gồm quyển sách có nhan đề là “Đây Là Mình Ta: Một Sự Khám Phá của Phúc Âm về Sự Hiện Diện Thật Sự của Chúa Kitô nơi Phép Thánh Thể,” sách được in tại nhà xuất bản Christendom Press.
Ông Shea đã chia sẽ với hãng tin Zenit trong tuần qua về việc làm thế nào mà Sự Hiện Diện thật sự của Thiên Chúa nơi Phép Thánh Thể đã giúp giữ cho niềm tin được sống động và không bị méo mó, hay đơn giản chỉ là một khái niệm thuần tuý hay một bữa ăn bình thường nơi gia đình:
Hỏi (H): Thưa Ông, làm thế nào mà Ông từ một người Tin Lành lại biết khám phá và đi đến việc tin rằng có Sự Hiện Diện Thật Sự của Thiên Chúa nơi Phép Thánh Thể?
Ông Shea (T): Thưa, tôi là người cải đạo, vì trước kia, tôi không hề theo bất kỳ một tín ngưỡng nào khác. Từ khi tôi trở thành một người có niềm tin, tôi cảm thấy rằng nhiệm vụ của tôi là phải biết học hỏi từ những người thầy dạy mà Thiên Chúa đã gởi đến trong cuộc đời tôi. Thế nhưng, một nhóm người Kitô giáo mà tôi phụ thuộc vào, sau khi tôi đã trở thành một người có niềm tin, họ lại không hề cử hành bất kỳ một phép bí tích nào cả, thậm chí cả Phép Rửa Tội hay Bữa Tiệc Ly. Họ là một nhóm có sức lôi cuốn cao và không hề theo khẩu vị của một giáo phái nào cả, và họ đã chọn một kiểu siêu thần linh để nhấn mạnh đến đời sống tâm linh, hay còn gọi là kiểu “hồn lìa khỏi xác” mà mỗi thành viên phải trả giá bằng thân xác thể lý, tính bản con người và cung cách phụng vụ.
Cái ý tưởng mà tôi đã được dạy bảo như là một người mới gia nhập đạo chính là: “Phép rửa tội thật sự chính là phép rửa tội trong thần khí của Chúa Thánh Thần; sự hiệp thông thật sự chính là khi Chúa Giêsu trong chính con người tôi hiệp thông với Chúa Kitô trong anh,” vân vân. Đối với họ, những nghi lễ hữu hình chẳng hạn như Phép Thánh Thể được xem như là phần của sự chết, chứ không phải là của một Thần Khí Sống Động. Phụng vụ chỉ được xem như là một cử chỉ lập đi lập lại, tẻ nhạt đơn thuần cùng với những lời nguyện cầu vô nghĩa.
Đối với họ, lời nguyện cầu thật sự luôn luôn và chỉ khi nào nó được diễn ra một cách ngẩu nhiên, đồng thời, không hề soạn trước, không hề đoán trước, vì đó là việc của Chúa Thánh Thần thổi vào nơi một người nào đó mà Ngài muốn. Và dĩ nhiên, trên hết vẫn là khái niệm về Sự Hiện Diện Thật Sự chỉ được xem như là một phần cổ xưa của một trò quỷ thuật của thời trung cổ, vốn đã bị cuốn lôi vào trong Giáo Hội trong những thời kỳ Đen Tối, Xua Tàn.
Đoạn văn nguyên bản duy nhất có đề cập đến Phép Thánh Thể chính là trong sách Gioan, chương 6, câu 63: “Thần khí mới tác sinh, xác thịt thì không ích gì. Lời Ta đã nói với các ngươi là Thần khí và là sự sống.” Thì qua đoạn Kinh Thánh này, chúng ta mới nhận thấy rõ ràng rằng việc Rước Lễ thật sự chính là một sự hiệp thông với Chúa Thánh Thần và rằng sự Rước Lễ về thể xác chỉ thuộc về phàm tục mà thôi và nó chẳng có ý nghĩa gì cả.
Điều này có thể là hữu ích đối với những ai có đời sống tâm linh không mấy vững vàng trong những thế kỷ qua. Thế nhưng giờ đây Thiên Chúa đang tác động lên một điều gì đó mới mẽ nơi trái đất này và chỉ có những ai biết tín thác vào Chúa Thánh Thần, thì sẽ không còn cần đến sự hổ trợ của những phương pháp nghe nhìn, thính thị như là một cái nạng nữa.
Những khó khăn của tôi về cái nhìn đối với Phép Thánh Thể, rồi cứ thế mà lớn dần lên, cho đến lúc tôi không còn thể chấp nhận theo như những cách nhìn nhận của họ nữa. Và vì lý do đó, tôi rời bỏ họ, và lúc này tôi vẫn còn cảm thấy rằng tôi còn nợ họ, vì lòng biết ơn, vì rằng chính họ là người đầu tiên đã thổi vào trong tôi hơi thở của Chúa Kitô, và nghĩa cử này tôi sẽ không thể nào trả nổi. Chính họ là những người đầu tiên chứng tỏ cho tôi thấy được tình yêu của Chúa Kitô, đã dạy cho tôi cầu nguyện và đọc Kinh Thánh. Họ đã sống gương mẫu và cho tôi thấy được cách thức để sống đúng với một người môn đệ trung tín.
Thế nhưng, có rất nhiều vấn nạn khác nhau cứ thế mà chồng chất lên, không theo một thứ tự nào cả, đã khiến tôi mất một khoảng thời gian rất lâu để lọc lừa ra. Nếu thân xác không quan trọng, thì tại sao Lời lại trở nên xác thịt (flesh)? Nếu chúng ta được cứu rỗi từ giọt máu đổ ra của Chúa Giêsu Kitô, thì cái ý tưởng về việc nhận dòng máu đó, không phải chỉ bằng biểu tượng không thôi-mà còn qua cả Mình Thánh, thì ý tưởng đó quả là ngờ ngệch làm sao? Nếu các lễ nghi luôn luôn lúc nào cũng xấu cả, thế thì tại làm sao chúng ta phải thực hành cái nghi lễ là việc học hỏi Kinh Thánh thường ngày?
Nếu những người Công Giáo đang “tái đóng đinh Chúa Giêsu”, thế thì làm cách nào mà Giáo Hội Công Giáo lại lên án cái ý tưởng rằng bạn có thể tái đóng đinh Chúa Giêsu? Nếu bạn đang cố dành lấy sự hy sinh của Chúa Giêsu bằng môi miệng-bằng việc khẩn cầu Chúa Giêsu ngự vào trong trái tim của bạn như là Thiên Chúa và là Đấng Cứu Chuộc của riêng bạn và bằng cách “nài xin máu của Chúa Kitô”- thế tại sao những người Kitô giáo lại không thể làm điều đó qua hình thức của phép bí tích? Nếu nó chỉ là một biểu tượng, thế tại làm sao chẳng có ai nhận được một bản ghi nhớ đó trong hàng ngàn năm trước đó của Giáo Hội?
Thì những câu hỏi trên cùng rất nhiều câu hỏi khác nữa buộc tôi phải khám phá ra về những giảng dạy của Công Giáo, mà tôi đã có lần hình dung ra nó giống như một cái gì đó hùng vĩ, đồ sộ khắc thẩm sâu vào một cuốn sách Kinh Thánh đồ sộ bằng gổ cứng.
Và trong lúc khám phá, tôi đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, rằng những giảng dạy của Giáo Hội Công Giáo, thực sự, chỉ đơn giản là một cây mù tạc cao lớn thẳng thừng và những giảng dạy về Kinh Thánh chỉ là một hạt cây mù tạc rắn chắc.
Hay nói cách khác, khi tôi khám xét lại những lời phê bình khác nhau của Tin Lành có liên quan đến học thuyết về Sự Hiện Diện Thật Sự, tôi nhận thấy rằng lập luận của họ ít dựa vào Kinh Thánh hơn là việc hiểu những từ ngữ một cách dứt khoát, rõ ràng và đơn giản của Giáo Hội Công Giáo đó là: “Đây là Mình Thầy.”
(H): Thưa Ông, đâu là điều ít hiểu biết đến về Bí Tích Cực Thánh, giữa người giáo dân và những người không Công Giáo?
(T): Thưa, vì tôi không phải là chuyên gia về câu hỏi đó, thế nhưng nếu rút kinh nghiệm từ riêng bản thân tôi với tư cách là người không phải Công Giáo, mà hầu như là thế, thì trong bất kỳ ý chỉ nào, tôi nghĩ là Sự Hiện Diện Thật Sự mới thật sự chính là điều ít được hiểu biết đến.
Đối với những người không Công Giáo, khái niệm này cần phải được giải thích cặn kẽ cùng với sự kiên nhẫn chứ không phải là một sự giải thích sơ sài. Sau cùng là, học thuyết về Thánh Thể, nếu chỉ thoáng nhìn qua lần đầu, thì nó trông có vẽ như là một ví dụ điển hình của một sự mê tín lạ kỳ nào đó. Cái ý tưởng về một Thiên Chúa đã nhập thể để tất cả mọi tín hữu đều có thể đón nhận Ngài vào trong lòng, để được nên giống Ngài, thì trông có vẽ như là một cái gì đó có vẽ độc ác trước thời của tổ phụ Abraham đối với cả những đầu óc của trần tục, và thậm chí cả những tâm trí của rất nhiều người Kitô giáo.
Tuy nhiên, như C.S. Lewis đã khéo léo mô tả về Kitô giáo giống như là một mày mò, tìm hiểu phối hợp giữa những gì là “cuồng tín” và những gì là “hời hợt” của tôn giáo. Tôn giáo hời hợt (thin religion) giống hệt như là một loại nước dùng. Nó bao gồm: đạo đức, châm ngôn, lý lẽ, những câu tục ngữ khôn ngoan và những ví dụ hiện đại. Thuyết nhất vi luân (là thuyết tin rằng Chúa Trời chỉ là một người, chứ không phải là Ba Ngôi Thiên Chúa) chính là một ví dụ điển hình của một tôn giáo hời hợt.
Tôn giáo cuồng tín (thick religion) thì đầy cả những nghi thức kỳ bí, máu, sự hy sinh, những kỳ công và những điều sợ hãi. Người lệ thuộc được ra lệnh để làm mọi thứ dẫu rằng không có một lý do rõ ràng là tại sao, điều quan trọng là chỉ biết như thế mà vâng lời. Sách Cựu Ước nói về thời Juda, là thời có rất nhiều những yếu tố cuồng tín, thì cũng giống hệt như sự cúng bái bí hiểm của người ngoại giáo vậy.
Còn niềm tin Công Giáo chính là sự phối hợp của tôn giáo hời hợt và tôn giáo cuồng tín. Bạn phải gắn bó với một tiêu chuẩn đạo đức trong trắng, lành mạnh nào đó, nhưng đồng thời bạn cũng phải tham gia vào các lễ nghi. Rất nhiều người thời nay chỉ đơn giản muốn quay trở về và làm biến chất nó để trở thành một biểu tượng đơn thuần mà thôi.
Thậm chí có rất nhiều người Công Giáo không muốn dính vào mối liên hệ kinh khủng có liên quan đến máu và sự hy sinh, và họ xem Phép Thánh Thể chỉ đơn thuần là một bữa ăn gia đình mà ý nghĩa chính của nó chính là để cho các thành viên của cộng đoàn xác tín với nhau về sự tán thành của họ, vốn là một điều mà thứ tôn giáo hời hợt vẫn thường hay làm.
Thế nhưng Chúa Giêsu không để cho chúng ta phải như vậy, vì Ngài cứ mãi nhấn mạnh những chữ như: “Đây là Mình Thầy, và đây là Máu Thầy.”
Mùi hôi thối của sự hy sinh - lại chính là một mầu nhiệm Phục Sinh diệu kỳ - để luôn nhắc nhớ cho chúng ta đừng bao giờ quên về tội lỗi của chúng ta, mà Ngài đã phải trả giá thay, và đó cũng là tất cả những gì mà Ngài đã chiến thắng cho chúng ta. Ngài sẽ không để cho đức tin bị tan vở để trở thành một khái niệm đơn thuần, vì Ngài vẫn kiên trì giữ cho nó được sống động.
(H): Thưa Ông, thế vụ gây tranh cải về việc những chính trị gia ủng hộ phá thai lên Rước Lễ có nói gì đến sự tôn trọng của Bí Tích Cực Thánh?
(T): Thưa, tôi nghĩ là nó phản ánh khá rõ về sự nhầm lẫn trong nội bộ Giáo Hội về Sự Hiện Diện Thật Sự nơi Phép Thánh Thể. Nếu việc Rước Lễ chỉ đơn giản và thuần túy là một bữa ăn gia đình mà tất cả chúng ta đều xác tín về sự gần gũi, thân thiết với nhau trong biểu tượng đẹp đẽ của việc chia sẽ và chăm sóc lẫn nhau, thì theo lẽ tự nhiên, nếu mà bạn tin vào điều này, thì bạn sẽ nghĩ rằng rất khó để mà xua đuổi ai đó ra khỏi bàn vì lý do chính trị.
Nhưng nếu bữa ăn đó cũng chính là Mình và Máu của Chúa Giêsu Kitô, xét về mặt bí tích chính là sự hy sinh cho tội lỗi của con người, thì vấn đề có liên quan đến người mục tử trước mặt Thiên Chúa cũng đang bị lâm nguy.
Bất thình lình, như việc cảnh cáo thẳng thắng của Thánh Phaolô đối với những ai đã ăn và uống một cách bất xứng chính là đã lỗi phạm đối với Mình và Máu của Thiên Chúa. Thì rõ ràng, nó đã trở nên một vấn đề thật sự, đó là một mặt thì bạn đang đòi hỏi để có một sự sống cho bạn, còn mặt kia thì bạn lại nổ lực từ chối sự sống đối với những người khác.
Chính vì thế, điều quan trọng cần thiết chính là giáo dục mọi tín hữu về Phép Thánh Thể chính là gì, nếu chúng ta hy vọng sẽ khiến họ suy nghĩ một cách thông suốt hơn rằng Phép Thánh Thể có ý nghĩa như thế nào và làm sao phải cần tôn trọng Phép Thánh Thể bằng cách sống đúng với một đời sống của một người môn đệ thật sự chứ phải chỉ đơn thuần là sự gần gũi với nhau trong một căn phòng có máy điều hòa không khí.
(H): Thưa Ông, những bài viết và triều đại Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã có một sự đóng góp như thế nào vào sự hiểu biết và tình yêu rộng lớn đối với Phép Thánh Thể?
(T): Thưa, tôi nghĩ là, hơn tất cả mọi thức khác, Đức Thánh Cha đã đóng góp rất nhiều vào sự hiểu biết và tình yêu dành cho Phép Thánh Thể của tôi bằng cách sống đúng, và trái lại, biết cách chối từ những điều sai trái. Mọi người cứ thắc mắc rằng tại sao Ngài không từ chức và trao lại gánh nặng của triều đại Giáo Hoàng cho một ai đó vì sức khỏe suy yếu của Ngài, thế nhưng, Ngài đã chứng tỏ cho chúng ta thấy, một sự hy sinh sống động, có ý nghĩa như thế nào, khi cho đi tất cả. Ngài đang chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng chúng ta chỉ là những con người bình thường, chứ không phải là hành động con người, và rằng giá trị của một người không thể nào bị suy giảm chỉ vì sự yếu đối của người đó. Qua đó, chúng ta có thể thấy được một tính chất dấu kín lạ thường của Phép Thánh Thể, là nơi mà Chúa Giêsu tự cải trang dưới hình của một miếng bánh và thứ rượu trồng trong vườn, để tỏ bày ra một vinh quang sáng lạng và mầu nhiệm vĩ đại của vũ trụ, thông qua đó.
(H): Thưa Ông, đâu là ý nghĩa của việc Đức Thánh Cha quyết định chọn năm này chính là Năm của Phép Thánh Thể?
(T): Thưa, đối với tôi, ý nghĩa chính là ở chổ nó hoàn toàn tương phản với cách mà thế giới ngày nay đang phải qui hướng về. Mọi người, ai nấy cũng đều la lên rằng, giải pháp cho sự sống chính là qua quyền lực và xung đột: xung đột giai cấp, xung đột chủng tộc, xung đột giới tính, và xung đột tôn giáo. Mục đích là thông qua thuyết của Đắc-uyn thì: kẻ mạnh sẽ sống còn.
Nơi Phép Thánh Thể, một dạng của sự sống từ một thế giới khác đang được tỏ bày ra cho chúng ta - một thế giới mà trong đó tình yêu và sự khiêm hạ, chứ không phải là bạo lực và sự khống chế, sẽ cuối cùng được Thiên Chúa tưởng thưởng.
(H): Thưa Ông, đâu là những hy vọng của Ông về sự lớn mạnh của Giáo Hội trong nhận thức và sự sùng kính đối với Phép Thánh Thể trong năm nay?
(T): Thưa, tôi hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ tác động lên mỗi người trong chúng ta những gì mà Ngài mà đã tác động lên tôi: bằng các mạc khải về hành động yêu thương cao đẹp và diệu kỳ qua sự Hy Tế của Ngài trong thánh lễ. Ý nghĩa chính về Sự Hiện Diện Thật Sự của Thiên Chúa nơi Phép Thánh Thể chính là việc Chúa Giêsu đã mạc khải: Hãy luôn tìm đến nơi vương quốc của Ngài trước đã, rồi tất cả mọi thứ sẽ theo sau.
Phép Thánh Thể thực chất chính là một bữa ăn trên chiếc bàn tròn của gia đình. Khi chúng ta được rửa tội, chúng ta trở thành một phần của gia đình Thiên Chúa. Thế nhưng nếu như chúng ta chỉ xem Phép Thánh Thể đơn giản chỉ là một biểu tượng hay là một khoảnh khoắc gia đình, thì chúng ta sẽ chẳng nhận được gì cả sau này.
Nhưng nếu chúng ta biết tôn kính Phép Thánh Thể, vốn đúng là Mình, Máu, Tâm Hồn và Thần Trí của Chúa Giêsu Kitô, và sống cuộc sống của chúng ta như là những người môn đệ theo đúng nghĩa của nó, thì chúng ta sẽ nhận ra được rằng chúng ta đã trở nên những thành viên của gia đình mà chúng ta chẳng hề cố gắng để làm điều đó cả.
Tôi xin nguyện cầu và hy vọng rằng năm này, Thiên Chúa sẽ làm gia tăng lên trong gia đình của Ngài một tình yêu và lòng biết ơn cho sự hy sinh cao cả mà Ngài chính là Đấng Hiện Diện Thật Sự nơi Phép Thánh Thể.
SEATLE, Washington -- Sau nhiều năm vô tín ngưỡng, rồi sau đó trở thành người Tin Lành Kitô giáo, và bây giờ trở thành người Công Giáo, Ông Mark Shea đã trải qua một tiến trình hoán chuyển về niềm tin để giờ đây Ông tin rằng có Sự Hiện Diện thật sự của Chúa Kitô qua Phép Thánh Thể.
Ông Shea giờ đây là một tổng biên tập viên cao cấp chuyên đặc trách về nội dung của một website Công Giáo nổi tiếng, có tên là Catholic Exchange (Giao Lưu Công Giáo, tại địa chỉ http://www.catholicexchange.com), là một thuyết trình viên cho Catholic Answers (Những Câu Giải Đáp Công Giáo), và cũng là một tác giả của rất nhiều quyển sách, gồm quyển sách có nhan đề là “Đây Là Mình Ta: Một Sự Khám Phá của Phúc Âm về Sự Hiện Diện Thật Sự của Chúa Kitô nơi Phép Thánh Thể,” sách được in tại nhà xuất bản Christendom Press.
Ông Shea đã chia sẽ với hãng tin Zenit trong tuần qua về việc làm thế nào mà Sự Hiện Diện thật sự của Thiên Chúa nơi Phép Thánh Thể đã giúp giữ cho niềm tin được sống động và không bị méo mó, hay đơn giản chỉ là một khái niệm thuần tuý hay một bữa ăn bình thường nơi gia đình:
Hỏi (H): Thưa Ông, làm thế nào mà Ông từ một người Tin Lành lại biết khám phá và đi đến việc tin rằng có Sự Hiện Diện Thật Sự của Thiên Chúa nơi Phép Thánh Thể?
Ông Shea (T): Thưa, tôi là người cải đạo, vì trước kia, tôi không hề theo bất kỳ một tín ngưỡng nào khác. Từ khi tôi trở thành một người có niềm tin, tôi cảm thấy rằng nhiệm vụ của tôi là phải biết học hỏi từ những người thầy dạy mà Thiên Chúa đã gởi đến trong cuộc đời tôi. Thế nhưng, một nhóm người Kitô giáo mà tôi phụ thuộc vào, sau khi tôi đã trở thành một người có niềm tin, họ lại không hề cử hành bất kỳ một phép bí tích nào cả, thậm chí cả Phép Rửa Tội hay Bữa Tiệc Ly. Họ là một nhóm có sức lôi cuốn cao và không hề theo khẩu vị của một giáo phái nào cả, và họ đã chọn một kiểu siêu thần linh để nhấn mạnh đến đời sống tâm linh, hay còn gọi là kiểu “hồn lìa khỏi xác” mà mỗi thành viên phải trả giá bằng thân xác thể lý, tính bản con người và cung cách phụng vụ.
Cái ý tưởng mà tôi đã được dạy bảo như là một người mới gia nhập đạo chính là: “Phép rửa tội thật sự chính là phép rửa tội trong thần khí của Chúa Thánh Thần; sự hiệp thông thật sự chính là khi Chúa Giêsu trong chính con người tôi hiệp thông với Chúa Kitô trong anh,” vân vân. Đối với họ, những nghi lễ hữu hình chẳng hạn như Phép Thánh Thể được xem như là phần của sự chết, chứ không phải là của một Thần Khí Sống Động. Phụng vụ chỉ được xem như là một cử chỉ lập đi lập lại, tẻ nhạt đơn thuần cùng với những lời nguyện cầu vô nghĩa.
Đối với họ, lời nguyện cầu thật sự luôn luôn và chỉ khi nào nó được diễn ra một cách ngẩu nhiên, đồng thời, không hề soạn trước, không hề đoán trước, vì đó là việc của Chúa Thánh Thần thổi vào nơi một người nào đó mà Ngài muốn. Và dĩ nhiên, trên hết vẫn là khái niệm về Sự Hiện Diện Thật Sự chỉ được xem như là một phần cổ xưa của một trò quỷ thuật của thời trung cổ, vốn đã bị cuốn lôi vào trong Giáo Hội trong những thời kỳ Đen Tối, Xua Tàn.
Đoạn văn nguyên bản duy nhất có đề cập đến Phép Thánh Thể chính là trong sách Gioan, chương 6, câu 63: “Thần khí mới tác sinh, xác thịt thì không ích gì. Lời Ta đã nói với các ngươi là Thần khí và là sự sống.” Thì qua đoạn Kinh Thánh này, chúng ta mới nhận thấy rõ ràng rằng việc Rước Lễ thật sự chính là một sự hiệp thông với Chúa Thánh Thần và rằng sự Rước Lễ về thể xác chỉ thuộc về phàm tục mà thôi và nó chẳng có ý nghĩa gì cả.
Điều này có thể là hữu ích đối với những ai có đời sống tâm linh không mấy vững vàng trong những thế kỷ qua. Thế nhưng giờ đây Thiên Chúa đang tác động lên một điều gì đó mới mẽ nơi trái đất này và chỉ có những ai biết tín thác vào Chúa Thánh Thần, thì sẽ không còn cần đến sự hổ trợ của những phương pháp nghe nhìn, thính thị như là một cái nạng nữa.
Những khó khăn của tôi về cái nhìn đối với Phép Thánh Thể, rồi cứ thế mà lớn dần lên, cho đến lúc tôi không còn thể chấp nhận theo như những cách nhìn nhận của họ nữa. Và vì lý do đó, tôi rời bỏ họ, và lúc này tôi vẫn còn cảm thấy rằng tôi còn nợ họ, vì lòng biết ơn, vì rằng chính họ là người đầu tiên đã thổi vào trong tôi hơi thở của Chúa Kitô, và nghĩa cử này tôi sẽ không thể nào trả nổi. Chính họ là những người đầu tiên chứng tỏ cho tôi thấy được tình yêu của Chúa Kitô, đã dạy cho tôi cầu nguyện và đọc Kinh Thánh. Họ đã sống gương mẫu và cho tôi thấy được cách thức để sống đúng với một người môn đệ trung tín.
Thế nhưng, có rất nhiều vấn nạn khác nhau cứ thế mà chồng chất lên, không theo một thứ tự nào cả, đã khiến tôi mất một khoảng thời gian rất lâu để lọc lừa ra. Nếu thân xác không quan trọng, thì tại sao Lời lại trở nên xác thịt (flesh)? Nếu chúng ta được cứu rỗi từ giọt máu đổ ra của Chúa Giêsu Kitô, thì cái ý tưởng về việc nhận dòng máu đó, không phải chỉ bằng biểu tượng không thôi-mà còn qua cả Mình Thánh, thì ý tưởng đó quả là ngờ ngệch làm sao? Nếu các lễ nghi luôn luôn lúc nào cũng xấu cả, thế thì tại làm sao chúng ta phải thực hành cái nghi lễ là việc học hỏi Kinh Thánh thường ngày?
Nếu những người Công Giáo đang “tái đóng đinh Chúa Giêsu”, thế thì làm cách nào mà Giáo Hội Công Giáo lại lên án cái ý tưởng rằng bạn có thể tái đóng đinh Chúa Giêsu? Nếu bạn đang cố dành lấy sự hy sinh của Chúa Giêsu bằng môi miệng-bằng việc khẩn cầu Chúa Giêsu ngự vào trong trái tim của bạn như là Thiên Chúa và là Đấng Cứu Chuộc của riêng bạn và bằng cách “nài xin máu của Chúa Kitô”- thế tại sao những người Kitô giáo lại không thể làm điều đó qua hình thức của phép bí tích? Nếu nó chỉ là một biểu tượng, thế tại làm sao chẳng có ai nhận được một bản ghi nhớ đó trong hàng ngàn năm trước đó của Giáo Hội?
Thì những câu hỏi trên cùng rất nhiều câu hỏi khác nữa buộc tôi phải khám phá ra về những giảng dạy của Công Giáo, mà tôi đã có lần hình dung ra nó giống như một cái gì đó hùng vĩ, đồ sộ khắc thẩm sâu vào một cuốn sách Kinh Thánh đồ sộ bằng gổ cứng.
Và trong lúc khám phá, tôi đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, rằng những giảng dạy của Giáo Hội Công Giáo, thực sự, chỉ đơn giản là một cây mù tạc cao lớn thẳng thừng và những giảng dạy về Kinh Thánh chỉ là một hạt cây mù tạc rắn chắc.
Hay nói cách khác, khi tôi khám xét lại những lời phê bình khác nhau của Tin Lành có liên quan đến học thuyết về Sự Hiện Diện Thật Sự, tôi nhận thấy rằng lập luận của họ ít dựa vào Kinh Thánh hơn là việc hiểu những từ ngữ một cách dứt khoát, rõ ràng và đơn giản của Giáo Hội Công Giáo đó là: “Đây là Mình Thầy.”
(H): Thưa Ông, đâu là điều ít hiểu biết đến về Bí Tích Cực Thánh, giữa người giáo dân và những người không Công Giáo?
(T): Thưa, vì tôi không phải là chuyên gia về câu hỏi đó, thế nhưng nếu rút kinh nghiệm từ riêng bản thân tôi với tư cách là người không phải Công Giáo, mà hầu như là thế, thì trong bất kỳ ý chỉ nào, tôi nghĩ là Sự Hiện Diện Thật Sự mới thật sự chính là điều ít được hiểu biết đến.
Đối với những người không Công Giáo, khái niệm này cần phải được giải thích cặn kẽ cùng với sự kiên nhẫn chứ không phải là một sự giải thích sơ sài. Sau cùng là, học thuyết về Thánh Thể, nếu chỉ thoáng nhìn qua lần đầu, thì nó trông có vẽ như là một ví dụ điển hình của một sự mê tín lạ kỳ nào đó. Cái ý tưởng về một Thiên Chúa đã nhập thể để tất cả mọi tín hữu đều có thể đón nhận Ngài vào trong lòng, để được nên giống Ngài, thì trông có vẽ như là một cái gì đó có vẽ độc ác trước thời của tổ phụ Abraham đối với cả những đầu óc của trần tục, và thậm chí cả những tâm trí của rất nhiều người Kitô giáo.
Tuy nhiên, như C.S. Lewis đã khéo léo mô tả về Kitô giáo giống như là một mày mò, tìm hiểu phối hợp giữa những gì là “cuồng tín” và những gì là “hời hợt” của tôn giáo. Tôn giáo hời hợt (thin religion) giống hệt như là một loại nước dùng. Nó bao gồm: đạo đức, châm ngôn, lý lẽ, những câu tục ngữ khôn ngoan và những ví dụ hiện đại. Thuyết nhất vi luân (là thuyết tin rằng Chúa Trời chỉ là một người, chứ không phải là Ba Ngôi Thiên Chúa) chính là một ví dụ điển hình của một tôn giáo hời hợt.
Tôn giáo cuồng tín (thick religion) thì đầy cả những nghi thức kỳ bí, máu, sự hy sinh, những kỳ công và những điều sợ hãi. Người lệ thuộc được ra lệnh để làm mọi thứ dẫu rằng không có một lý do rõ ràng là tại sao, điều quan trọng là chỉ biết như thế mà vâng lời. Sách Cựu Ước nói về thời Juda, là thời có rất nhiều những yếu tố cuồng tín, thì cũng giống hệt như sự cúng bái bí hiểm của người ngoại giáo vậy.
Còn niềm tin Công Giáo chính là sự phối hợp của tôn giáo hời hợt và tôn giáo cuồng tín. Bạn phải gắn bó với một tiêu chuẩn đạo đức trong trắng, lành mạnh nào đó, nhưng đồng thời bạn cũng phải tham gia vào các lễ nghi. Rất nhiều người thời nay chỉ đơn giản muốn quay trở về và làm biến chất nó để trở thành một biểu tượng đơn thuần mà thôi.
Thậm chí có rất nhiều người Công Giáo không muốn dính vào mối liên hệ kinh khủng có liên quan đến máu và sự hy sinh, và họ xem Phép Thánh Thể chỉ đơn thuần là một bữa ăn gia đình mà ý nghĩa chính của nó chính là để cho các thành viên của cộng đoàn xác tín với nhau về sự tán thành của họ, vốn là một điều mà thứ tôn giáo hời hợt vẫn thường hay làm.
Thế nhưng Chúa Giêsu không để cho chúng ta phải như vậy, vì Ngài cứ mãi nhấn mạnh những chữ như: “Đây là Mình Thầy, và đây là Máu Thầy.”
Mùi hôi thối của sự hy sinh - lại chính là một mầu nhiệm Phục Sinh diệu kỳ - để luôn nhắc nhớ cho chúng ta đừng bao giờ quên về tội lỗi của chúng ta, mà Ngài đã phải trả giá thay, và đó cũng là tất cả những gì mà Ngài đã chiến thắng cho chúng ta. Ngài sẽ không để cho đức tin bị tan vở để trở thành một khái niệm đơn thuần, vì Ngài vẫn kiên trì giữ cho nó được sống động.
(H): Thưa Ông, thế vụ gây tranh cải về việc những chính trị gia ủng hộ phá thai lên Rước Lễ có nói gì đến sự tôn trọng của Bí Tích Cực Thánh?
(T): Thưa, tôi nghĩ là nó phản ánh khá rõ về sự nhầm lẫn trong nội bộ Giáo Hội về Sự Hiện Diện Thật Sự nơi Phép Thánh Thể. Nếu việc Rước Lễ chỉ đơn giản và thuần túy là một bữa ăn gia đình mà tất cả chúng ta đều xác tín về sự gần gũi, thân thiết với nhau trong biểu tượng đẹp đẽ của việc chia sẽ và chăm sóc lẫn nhau, thì theo lẽ tự nhiên, nếu mà bạn tin vào điều này, thì bạn sẽ nghĩ rằng rất khó để mà xua đuổi ai đó ra khỏi bàn vì lý do chính trị.
Nhưng nếu bữa ăn đó cũng chính là Mình và Máu của Chúa Giêsu Kitô, xét về mặt bí tích chính là sự hy sinh cho tội lỗi của con người, thì vấn đề có liên quan đến người mục tử trước mặt Thiên Chúa cũng đang bị lâm nguy.
Bất thình lình, như việc cảnh cáo thẳng thắng của Thánh Phaolô đối với những ai đã ăn và uống một cách bất xứng chính là đã lỗi phạm đối với Mình và Máu của Thiên Chúa. Thì rõ ràng, nó đã trở nên một vấn đề thật sự, đó là một mặt thì bạn đang đòi hỏi để có một sự sống cho bạn, còn mặt kia thì bạn lại nổ lực từ chối sự sống đối với những người khác.
Chính vì thế, điều quan trọng cần thiết chính là giáo dục mọi tín hữu về Phép Thánh Thể chính là gì, nếu chúng ta hy vọng sẽ khiến họ suy nghĩ một cách thông suốt hơn rằng Phép Thánh Thể có ý nghĩa như thế nào và làm sao phải cần tôn trọng Phép Thánh Thể bằng cách sống đúng với một đời sống của một người môn đệ thật sự chứ phải chỉ đơn thuần là sự gần gũi với nhau trong một căn phòng có máy điều hòa không khí.
(H): Thưa Ông, những bài viết và triều đại Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã có một sự đóng góp như thế nào vào sự hiểu biết và tình yêu rộng lớn đối với Phép Thánh Thể?
(T): Thưa, tôi nghĩ là, hơn tất cả mọi thức khác, Đức Thánh Cha đã đóng góp rất nhiều vào sự hiểu biết và tình yêu dành cho Phép Thánh Thể của tôi bằng cách sống đúng, và trái lại, biết cách chối từ những điều sai trái. Mọi người cứ thắc mắc rằng tại sao Ngài không từ chức và trao lại gánh nặng của triều đại Giáo Hoàng cho một ai đó vì sức khỏe suy yếu của Ngài, thế nhưng, Ngài đã chứng tỏ cho chúng ta thấy, một sự hy sinh sống động, có ý nghĩa như thế nào, khi cho đi tất cả. Ngài đang chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng chúng ta chỉ là những con người bình thường, chứ không phải là hành động con người, và rằng giá trị của một người không thể nào bị suy giảm chỉ vì sự yếu đối của người đó. Qua đó, chúng ta có thể thấy được một tính chất dấu kín lạ thường của Phép Thánh Thể, là nơi mà Chúa Giêsu tự cải trang dưới hình của một miếng bánh và thứ rượu trồng trong vườn, để tỏ bày ra một vinh quang sáng lạng và mầu nhiệm vĩ đại của vũ trụ, thông qua đó.
(H): Thưa Ông, đâu là ý nghĩa của việc Đức Thánh Cha quyết định chọn năm này chính là Năm của Phép Thánh Thể?
(T): Thưa, đối với tôi, ý nghĩa chính là ở chổ nó hoàn toàn tương phản với cách mà thế giới ngày nay đang phải qui hướng về. Mọi người, ai nấy cũng đều la lên rằng, giải pháp cho sự sống chính là qua quyền lực và xung đột: xung đột giai cấp, xung đột chủng tộc, xung đột giới tính, và xung đột tôn giáo. Mục đích là thông qua thuyết của Đắc-uyn thì: kẻ mạnh sẽ sống còn.
Nơi Phép Thánh Thể, một dạng của sự sống từ một thế giới khác đang được tỏ bày ra cho chúng ta - một thế giới mà trong đó tình yêu và sự khiêm hạ, chứ không phải là bạo lực và sự khống chế, sẽ cuối cùng được Thiên Chúa tưởng thưởng.
(H): Thưa Ông, đâu là những hy vọng của Ông về sự lớn mạnh của Giáo Hội trong nhận thức và sự sùng kính đối với Phép Thánh Thể trong năm nay?
(T): Thưa, tôi hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ tác động lên mỗi người trong chúng ta những gì mà Ngài mà đã tác động lên tôi: bằng các mạc khải về hành động yêu thương cao đẹp và diệu kỳ qua sự Hy Tế của Ngài trong thánh lễ. Ý nghĩa chính về Sự Hiện Diện Thật Sự của Thiên Chúa nơi Phép Thánh Thể chính là việc Chúa Giêsu đã mạc khải: Hãy luôn tìm đến nơi vương quốc của Ngài trước đã, rồi tất cả mọi thứ sẽ theo sau.
Phép Thánh Thể thực chất chính là một bữa ăn trên chiếc bàn tròn của gia đình. Khi chúng ta được rửa tội, chúng ta trở thành một phần của gia đình Thiên Chúa. Thế nhưng nếu như chúng ta chỉ xem Phép Thánh Thể đơn giản chỉ là một biểu tượng hay là một khoảnh khoắc gia đình, thì chúng ta sẽ chẳng nhận được gì cả sau này.
Nhưng nếu chúng ta biết tôn kính Phép Thánh Thể, vốn đúng là Mình, Máu, Tâm Hồn và Thần Trí của Chúa Giêsu Kitô, và sống cuộc sống của chúng ta như là những người môn đệ theo đúng nghĩa của nó, thì chúng ta sẽ nhận ra được rằng chúng ta đã trở nên những thành viên của gia đình mà chúng ta chẳng hề cố gắng để làm điều đó cả.
Tôi xin nguyện cầu và hy vọng rằng năm này, Thiên Chúa sẽ làm gia tăng lên trong gia đình của Ngài một tình yêu và lòng biết ơn cho sự hy sinh cao cả mà Ngài chính là Đấng Hiện Diện Thật Sự nơi Phép Thánh Thể.