THỨ NĂM TUẦN THÁNH
Thánh Phaolô đã từng ca ngợi sự khiêm nhường của Chúa Kitô: “Ngài vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ” (Pl 2, 6-7).
Sự khiêm nhường của Thiên Chúa không chỉ đơn thuần là ‘quên’ đi cái ‘tôi’, như khi người ta nói ông A, bà B khiêm nhường, cho dù ông A, bà B có khiêm nhường thật. Sự khiêm nhường của Con Thiên Chúa là sự khiêm hạ của Đấng là Thiên Chúa trở nên người phàm. Đó là sự KHIÊM HẠ đúng nghĩa. Người hạ mình để đến nỗi trở thành loài thụ tạo mà chính Người dựng nên.
Bởi nếu con người khiêm nhường thì trước sau họ vẫn là con người. Còn Thiên Chúa khiêm hạ đã trở thành người thật sự. Người là người như chúng ta là người. Người là người không hề "khác người". Người trở nên một trong những con người, sống giữa xã hội loài người như chính con người là con người.
Thứ Năm Tuần Thánh, sống lại hành động rửa chân của Chúa Kitô, chúng ta như được chính Người minh chứng cách cụ thể sự hạ mình của Người. Qua sự hạ mình trong vai trò của một đầy tớ, Chúa Kitô để lại sứ điệp mà ngàn đời chúng ta không được phép quên. Đó là: Hãy hạ mình và phục vụ lẫn nhau.
1. “NẾU THẦY KHÔNG RỬA CHO ANH…”.
Có ai trong chúng ta thương con tằm, con bướm đến nỗi trở nên bất thường, muốn hóa kiếp thành tằm, thành bướm nhằm thông cảm và chia sẻ cái kiếp làm tằm, làm bướm của chúng? Nếu yêu như thế, sẽ bị xem là đặt tình yêu sai chỗ, nặng hơn, là khó hiểu đến mức điên dại. Nhưng suy cho cùng, dù là loài người hay loài tằm, loài bướm, tất cả đều là thụ tạo. Có khác chăng là do chúng ta là thụ tạo bậc cao mà thôi. Một thụ tạo bậc cao muốn chia sẻ kiếp sống với thụ tạo bậc thấp lại bị coi là bất thường...
Vậy mà Thiên Chúa đã yêu chúng ta bằng tình yêu mà chính chúng ta cho là điên dại ấy. Bởi Người là Đấng Tạo Hóa đã hóa thân trở nên loài thụ tạo do chính mình dựng nên!! Một tình yêu tuyệt vời, một tình yêu vượt trên tất cả mọi thứ tình yêu, vượt trên mọi suy nghĩ, mọi thanh âm, Chúa Kitô yêu chúng ta bằng tình yêu của một vì Thiên Chúa đã làm người.
Chính vì yêu, Chúa Kitô trở thành Lời chung quyết của Tình yêu tự hạ nơi cung lòng Chúa Cha. Một tình yêu bí nhiệm đến nỗi, thánh Phêrô phải thốt lên: “Thầy mà lại rửa chân cho con sao?” (Ga 13, 8a). Thánh Phêrô đâu biết rằng, tình yêu tự hạ của Thiên Chúa cần lắm. Cần đến nỗi: “Nếu Thầy không rửa cho anh, anh không được dự phần với Thầy” (Ga 13, 8b).
Vâng, chúng ta rất cần, cần lắm một tình yêu tự hạ như thế. Vì chỉ có một tình yêu tự hạ phát xuất từ Thiên Chúa, con người mới được cứu độ. Chỉ có một tình yêu tự hạ ấy, con người mới được tham dự vào Thiên tính của chính Thiên Chúa. Và chỉ có một tình yêu tự hạ như thế, con người mới được sống trong hạnh phúc đời đời.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Tình yêu của Chúa mạnh hơn, lớn hơn sự chết. Không ai đứng ngoài tình yêu ấy, lại có thể sống. “Nếu Thầy không rửa chân anh”, nếu Chúa không tự hạ, không yêu như thế, trần gian đã không còn là trần gian của hôm nay.
Xin làm cho trái tim nhân loại, và trái tim của mỗi chúng con biết rung trong nhịp đập của tình yêu Thiên Chúa, để chúng con biết yêu tất cả những gì thuộc về chúng con theo mức độ và bằng cách thức Chúa muốn.
2. “VÌ THẦY LÀ THẦY VÀ LÀ CHÚA…”.
Không ít lần trong cuộc đời, chúng ta gặp phải những bi thương, mất mát. Có những bi thương, mất mát như muốn nhận chìm đời mình, làm cho mình suy sụp tưởng như chẳng còn gì...
Biết bao nhiêu gia đình đang sum họp, bỗng dưng người vợ hay người chồng phản bội, rẽ sang hướng khác. Gia đình đang sung túc, bỗng dưng một người thân ra đi vĩnh viễn, mà người thân đó có khi là cột trụ của đời sống, của kinh tế gia đình. Mất mát thật to, nỗi buồn càng lớn. Hay con đường tương lai của mình đang rộng mở, sự thành công đang ở trước mặt, bỗng dưng một biến cố đau thương xảy đến, làm mất hết tất cả. Hoặc hy vọng đang ngời ngời sáng phía trước, bỗng dưng mất mát người thân yêu nhất đời mình…
Những lúc bi đát đến cùng cực ấy, tâm hồn chúng ta không còn bình an, vì thế đức tin dễ chao đảo, có khi còn oán trách Thiên Chúa.
Những lúc như thế, chúng ta hãy tìm gặp Chúa Giêsu, Đấng đã từng khẳng định: “Anh em gọi Thầy là Thầy và là Chúa thì phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy và là Chúa”, để lấy lại can đảm, tìm lại nghị lực cho mình.
Gặp gỡ Chúa, ta sẽ thấy ánh sáng từ cuộc đời của Chúa, gương sống của Chúa dòi dọi chiếu tỏa và lan tỏa trong cuộc đời và trên nỗi đau của ta.
Bởi “Thầy” và “Chúa” nơi Chúa Giêsu, không phải là “thầy” ở phía trên thiên hạ, cũng không phải là “chúa” cai trị mọi người, mặc dù Chúa Giêsu có tất cả quyền hành đó. Vì Chúa là “Thầy” và là “Chúa” nghĩa là “Thầy” và “Chúa” ấy cúi xuống “rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau”.
Chúa cúi xuống trên thân phận con người không phải chỉ khi rửa chân, nhưng ngay từ khi bỏ trời cao mặc lấy kiếp người, chấp nhận sinh ra và lớn lên thiếu thốn, nghèo nàn đến cùng cực.
Người đã cúi xuống đến mức chấp nhận chết như một tên tử tội, để chia sẻ đến cùng cái cùng cực, bi thương của thân phận làm người.
Chúa Giêsu vẫn cúi xuống trong từng ngày sống của cuộc đời chúng ta, khi chấp nhận làm tấm bánh bẻ ra cho chúng ta.
Hôm nay, trong bữa tiệc ly, trước khi rời xa các môn đệ, bằng hành động rửa chân cho các ông, Chúa như đúc kết thành bài học, kết hợp với lời, để nói về tình yêu tự hạ trải dài cả cuộc sống trần gian của Người, dạy ta bài học của yêu thương, khiêm nhường và chấp nhận hiến dâng đến mức hao mòn sức lực, hao mòn thời gian, hao mòn cuộc sống và hao mòn cả đến sự sống của bản thân ta.
Đúng! Chúa Giêsu là Thầy và là Chúa. Là Thầy và là Chúa, Chúa Giêsu đã làm cho chức vị “Thầy” và “Chúa” của mình nổi bậc, không phải do quyền hành, nhưng do lòng yêu thương, một tình yêu xuất phát từ trái tim Thiên Chúa làm người.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, nơi Chúa, chúng con bắt gặp hình ảnh một Người Thầy rất cao cả, nhưng cũng rất gần gũi, có thể xoa dịu mọi vết thương lòng, mang lại bình an thật cho chính tâm hồn chúng con.
Bởi những gì chúng con gặp phải hôm nay, chính Chúa đã tự nguyện gánh lấy để chia sẻ đến cùng cái bi ai đang gieo rắc trong cuộc đời chúng con. Chúng con nguyện xin cho chúng con, sau khi đã tìm gặp Chúa, cũng biết cúi xuống để đem yêu thương chia sẻ cho anh chị em xung quanh, nhằm mang lại bình an, niềm hạnh phúc cho tất cả những ai chúng con gặp gỡ.
Xin cho chúng con vững tin, dù gặp phải bất cứ hoàn cảnh nào trong cuộc sống. Xin Chúa nâng đỡ bao nhiêu người, họ là anh em của chúng con, đang quằng quại trong nỗi đau của cuộc đời này.
3. “ANH EM CŨNG PHẢI RỬA CHÂN CHO NHAU…”.
“Anh em chớ mắc nợ nhau điều gì, trừ ra tình thương mến”. Thánh Phaolô gọi bổn phận yêu thương là “nợ”. Mà nếu là nợ thì phải trả.
Nhưng điều thánh Phaolô nói, đã là điều Chúa Giêsu dạy: “Nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau”.
Không ai có thể đi vào quỹ đạo của tình yêu Thiên Chúa mà lại khước từ bổn phận yêu thương đồng loại. Nếu Thiên Chúa đã tự hạ thì con người cũng phải khiêm nhường.
Bài học của nhập thể, của thập giá, của bí tích Thánh Thể, ngàn đời vẫn còn đó để con người tra vấn về lòng mến của mình. Họ phải yêu như Chúa là Thiên Chúa của họ. Họ phải hy sinh cho nhau như chính Người hy sinh cho họ.
Trong những ngày này, người ta vẫn còn xôn xao về vụ cháy chung cư Carina ở quận 8, Sài Gòn (phát cháy khoảng 1 giờ 30 đầu ngày 23.3.2018). Trong câu chuyện, người ta không quên nhắc đến người bảo vệ chung cư là Trần Văn An, 43 tuổi, đã vĩnh viễn nằm lại trong lửa khó, sau khi đã tri hô báo cháy giữa đêm và hoàn thành nhiệm vụ cứu nhiều người sống sót.
Không biết người anh hùng bảo vệ ấy có phải là người mang niềm tin Công Giáo? Nhưng anh đã hy sinh mình để cứu người. Hình ảnh hiến mình của anh đẹp quá. Lại là hình ảnh diễn ra đúng vào những ngày cận tuần Thánh, càng mang lại chiều ý nghĩa cho tất cả mọi người Công Giáo.
Bởi như Chúa Giêsu đã hoàn thành cuộc đời dương thế của Người để cứu loài người. Chúng ta cũng phải họa lại đời sống của Chúa bằng chính những hy sinh từng ngày trong bổn phận của chúng ta như Chúa.
Tấm gương của người anh hùng bảo vệ Trần Văn An mà mọi người vẫn đang ngưỡng mộ là bằng chứng của lòng hy sinh, của sự hạ mình, của tình yêu mến mà chúng ta cần học lấy để sống chính lời dạy của Chúa: "ANH EM CŨNG PHẢI RỬA CHÂN CHO NHAU".
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con một trái tim mới, một trái tim biết đau nỗi đau của người khác, biết vui trong hạnh phúc của người bên cạnh. Xin cho chúng con biết bắt chước Chúa mà hạ mình xuống phục vụ đồng loại theo Lời Chúa dạy: “Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em”.
Thánh Phaolô đã từng ca ngợi sự khiêm nhường của Chúa Kitô: “Ngài vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ” (Pl 2, 6-7).
Sự khiêm nhường của Thiên Chúa không chỉ đơn thuần là ‘quên’ đi cái ‘tôi’, như khi người ta nói ông A, bà B khiêm nhường, cho dù ông A, bà B có khiêm nhường thật. Sự khiêm nhường của Con Thiên Chúa là sự khiêm hạ của Đấng là Thiên Chúa trở nên người phàm. Đó là sự KHIÊM HẠ đúng nghĩa. Người hạ mình để đến nỗi trở thành loài thụ tạo mà chính Người dựng nên.
Bởi nếu con người khiêm nhường thì trước sau họ vẫn là con người. Còn Thiên Chúa khiêm hạ đã trở thành người thật sự. Người là người như chúng ta là người. Người là người không hề "khác người". Người trở nên một trong những con người, sống giữa xã hội loài người như chính con người là con người.
Thứ Năm Tuần Thánh, sống lại hành động rửa chân của Chúa Kitô, chúng ta như được chính Người minh chứng cách cụ thể sự hạ mình của Người. Qua sự hạ mình trong vai trò của một đầy tớ, Chúa Kitô để lại sứ điệp mà ngàn đời chúng ta không được phép quên. Đó là: Hãy hạ mình và phục vụ lẫn nhau.
1. “NẾU THẦY KHÔNG RỬA CHO ANH…”.
Có ai trong chúng ta thương con tằm, con bướm đến nỗi trở nên bất thường, muốn hóa kiếp thành tằm, thành bướm nhằm thông cảm và chia sẻ cái kiếp làm tằm, làm bướm của chúng? Nếu yêu như thế, sẽ bị xem là đặt tình yêu sai chỗ, nặng hơn, là khó hiểu đến mức điên dại. Nhưng suy cho cùng, dù là loài người hay loài tằm, loài bướm, tất cả đều là thụ tạo. Có khác chăng là do chúng ta là thụ tạo bậc cao mà thôi. Một thụ tạo bậc cao muốn chia sẻ kiếp sống với thụ tạo bậc thấp lại bị coi là bất thường...
Vậy mà Thiên Chúa đã yêu chúng ta bằng tình yêu mà chính chúng ta cho là điên dại ấy. Bởi Người là Đấng Tạo Hóa đã hóa thân trở nên loài thụ tạo do chính mình dựng nên!! Một tình yêu tuyệt vời, một tình yêu vượt trên tất cả mọi thứ tình yêu, vượt trên mọi suy nghĩ, mọi thanh âm, Chúa Kitô yêu chúng ta bằng tình yêu của một vì Thiên Chúa đã làm người.
Chính vì yêu, Chúa Kitô trở thành Lời chung quyết của Tình yêu tự hạ nơi cung lòng Chúa Cha. Một tình yêu bí nhiệm đến nỗi, thánh Phêrô phải thốt lên: “Thầy mà lại rửa chân cho con sao?” (Ga 13, 8a). Thánh Phêrô đâu biết rằng, tình yêu tự hạ của Thiên Chúa cần lắm. Cần đến nỗi: “Nếu Thầy không rửa cho anh, anh không được dự phần với Thầy” (Ga 13, 8b).
Vâng, chúng ta rất cần, cần lắm một tình yêu tự hạ như thế. Vì chỉ có một tình yêu tự hạ phát xuất từ Thiên Chúa, con người mới được cứu độ. Chỉ có một tình yêu tự hạ ấy, con người mới được tham dự vào Thiên tính của chính Thiên Chúa. Và chỉ có một tình yêu tự hạ như thế, con người mới được sống trong hạnh phúc đời đời.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Tình yêu của Chúa mạnh hơn, lớn hơn sự chết. Không ai đứng ngoài tình yêu ấy, lại có thể sống. “Nếu Thầy không rửa chân anh”, nếu Chúa không tự hạ, không yêu như thế, trần gian đã không còn là trần gian của hôm nay.
Xin làm cho trái tim nhân loại, và trái tim của mỗi chúng con biết rung trong nhịp đập của tình yêu Thiên Chúa, để chúng con biết yêu tất cả những gì thuộc về chúng con theo mức độ và bằng cách thức Chúa muốn.
2. “VÌ THẦY LÀ THẦY VÀ LÀ CHÚA…”.
Không ít lần trong cuộc đời, chúng ta gặp phải những bi thương, mất mát. Có những bi thương, mất mát như muốn nhận chìm đời mình, làm cho mình suy sụp tưởng như chẳng còn gì...
Biết bao nhiêu gia đình đang sum họp, bỗng dưng người vợ hay người chồng phản bội, rẽ sang hướng khác. Gia đình đang sung túc, bỗng dưng một người thân ra đi vĩnh viễn, mà người thân đó có khi là cột trụ của đời sống, của kinh tế gia đình. Mất mát thật to, nỗi buồn càng lớn. Hay con đường tương lai của mình đang rộng mở, sự thành công đang ở trước mặt, bỗng dưng một biến cố đau thương xảy đến, làm mất hết tất cả. Hoặc hy vọng đang ngời ngời sáng phía trước, bỗng dưng mất mát người thân yêu nhất đời mình…
Những lúc bi đát đến cùng cực ấy, tâm hồn chúng ta không còn bình an, vì thế đức tin dễ chao đảo, có khi còn oán trách Thiên Chúa.
Những lúc như thế, chúng ta hãy tìm gặp Chúa Giêsu, Đấng đã từng khẳng định: “Anh em gọi Thầy là Thầy và là Chúa thì phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy và là Chúa”, để lấy lại can đảm, tìm lại nghị lực cho mình.
Gặp gỡ Chúa, ta sẽ thấy ánh sáng từ cuộc đời của Chúa, gương sống của Chúa dòi dọi chiếu tỏa và lan tỏa trong cuộc đời và trên nỗi đau của ta.
Bởi “Thầy” và “Chúa” nơi Chúa Giêsu, không phải là “thầy” ở phía trên thiên hạ, cũng không phải là “chúa” cai trị mọi người, mặc dù Chúa Giêsu có tất cả quyền hành đó. Vì Chúa là “Thầy” và là “Chúa” nghĩa là “Thầy” và “Chúa” ấy cúi xuống “rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau”.
Chúa cúi xuống trên thân phận con người không phải chỉ khi rửa chân, nhưng ngay từ khi bỏ trời cao mặc lấy kiếp người, chấp nhận sinh ra và lớn lên thiếu thốn, nghèo nàn đến cùng cực.
Người đã cúi xuống đến mức chấp nhận chết như một tên tử tội, để chia sẻ đến cùng cái cùng cực, bi thương của thân phận làm người.
Chúa Giêsu vẫn cúi xuống trong từng ngày sống của cuộc đời chúng ta, khi chấp nhận làm tấm bánh bẻ ra cho chúng ta.
Hôm nay, trong bữa tiệc ly, trước khi rời xa các môn đệ, bằng hành động rửa chân cho các ông, Chúa như đúc kết thành bài học, kết hợp với lời, để nói về tình yêu tự hạ trải dài cả cuộc sống trần gian của Người, dạy ta bài học của yêu thương, khiêm nhường và chấp nhận hiến dâng đến mức hao mòn sức lực, hao mòn thời gian, hao mòn cuộc sống và hao mòn cả đến sự sống của bản thân ta.
Đúng! Chúa Giêsu là Thầy và là Chúa. Là Thầy và là Chúa, Chúa Giêsu đã làm cho chức vị “Thầy” và “Chúa” của mình nổi bậc, không phải do quyền hành, nhưng do lòng yêu thương, một tình yêu xuất phát từ trái tim Thiên Chúa làm người.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, nơi Chúa, chúng con bắt gặp hình ảnh một Người Thầy rất cao cả, nhưng cũng rất gần gũi, có thể xoa dịu mọi vết thương lòng, mang lại bình an thật cho chính tâm hồn chúng con.
Bởi những gì chúng con gặp phải hôm nay, chính Chúa đã tự nguyện gánh lấy để chia sẻ đến cùng cái bi ai đang gieo rắc trong cuộc đời chúng con. Chúng con nguyện xin cho chúng con, sau khi đã tìm gặp Chúa, cũng biết cúi xuống để đem yêu thương chia sẻ cho anh chị em xung quanh, nhằm mang lại bình an, niềm hạnh phúc cho tất cả những ai chúng con gặp gỡ.
Xin cho chúng con vững tin, dù gặp phải bất cứ hoàn cảnh nào trong cuộc sống. Xin Chúa nâng đỡ bao nhiêu người, họ là anh em của chúng con, đang quằng quại trong nỗi đau của cuộc đời này.
3. “ANH EM CŨNG PHẢI RỬA CHÂN CHO NHAU…”.
“Anh em chớ mắc nợ nhau điều gì, trừ ra tình thương mến”. Thánh Phaolô gọi bổn phận yêu thương là “nợ”. Mà nếu là nợ thì phải trả.
Nhưng điều thánh Phaolô nói, đã là điều Chúa Giêsu dạy: “Nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau”.
Không ai có thể đi vào quỹ đạo của tình yêu Thiên Chúa mà lại khước từ bổn phận yêu thương đồng loại. Nếu Thiên Chúa đã tự hạ thì con người cũng phải khiêm nhường.
Bài học của nhập thể, của thập giá, của bí tích Thánh Thể, ngàn đời vẫn còn đó để con người tra vấn về lòng mến của mình. Họ phải yêu như Chúa là Thiên Chúa của họ. Họ phải hy sinh cho nhau như chính Người hy sinh cho họ.
Trong những ngày này, người ta vẫn còn xôn xao về vụ cháy chung cư Carina ở quận 8, Sài Gòn (phát cháy khoảng 1 giờ 30 đầu ngày 23.3.2018). Trong câu chuyện, người ta không quên nhắc đến người bảo vệ chung cư là Trần Văn An, 43 tuổi, đã vĩnh viễn nằm lại trong lửa khó, sau khi đã tri hô báo cháy giữa đêm và hoàn thành nhiệm vụ cứu nhiều người sống sót.
Không biết người anh hùng bảo vệ ấy có phải là người mang niềm tin Công Giáo? Nhưng anh đã hy sinh mình để cứu người. Hình ảnh hiến mình của anh đẹp quá. Lại là hình ảnh diễn ra đúng vào những ngày cận tuần Thánh, càng mang lại chiều ý nghĩa cho tất cả mọi người Công Giáo.
Bởi như Chúa Giêsu đã hoàn thành cuộc đời dương thế của Người để cứu loài người. Chúng ta cũng phải họa lại đời sống của Chúa bằng chính những hy sinh từng ngày trong bổn phận của chúng ta như Chúa.
Tấm gương của người anh hùng bảo vệ Trần Văn An mà mọi người vẫn đang ngưỡng mộ là bằng chứng của lòng hy sinh, của sự hạ mình, của tình yêu mến mà chúng ta cần học lấy để sống chính lời dạy của Chúa: "ANH EM CŨNG PHẢI RỬA CHÂN CHO NHAU".
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con một trái tim mới, một trái tim biết đau nỗi đau của người khác, biết vui trong hạnh phúc của người bên cạnh. Xin cho chúng con biết bắt chước Chúa mà hạ mình xuống phục vụ đồng loại theo Lời Chúa dạy: “Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em”.