Thiên Chúa truyền cho dân Israel 10 đều răn làm Giao Ước với họ:
„ 8 Ngươi hãy nhớ ngày Sa-bát, mà coi đó là ngày thánh.9 Trong sáu ngày, ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc của ngươi.10 Còn ngày thứ bảy là ngày sa-bát kính ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi. Ngày đó, ngươi không được làm công việc nào, cả ngươi cũng như con trai con gái, tôi tớ nam nữ, gia súc và ngoại kiều ở trong thành của ngươi.11 Vì trong sáu ngày, ĐỨC CHÚA đã dựng nên trời đất, biển khơi, và muôn loài trong đó, nhưng Người đã nghỉ ngày thứ bảy. Bởi vậy, ĐỨC CHÚA đã chúc phúc cho ngày sa-bát và coi đó là ngày thánh.“ ( Xh 20,8- 11).
Hội Thánh Công Gíáo có điều răn: Chớ làm việc xác ngày Chúa Nhật và lễ buộc.
Đâu là nguồn gốc cùng ý nghĩa cho đời sống đức tin của ngày này?
Ngày Sabbat theo đức tin cùng niên lịch của Do Thái giáo là ngày thứ bảy, ngày cuối tuần, theo chu kỳ một tuần lễ có sáu ngày.
Nhưng ngày Chúa Nhật, theo nếp sống đức của đạo Công Giáo không là ngày Sabbat, mà là ngày thứ nhất của tuần lễ , theo chu kỳ một tuần lễ có bảy ngày.
Theo khía cạnh đạo đức thần học, phúc âm Chúa Giêsu viết thuật lại, Chúa Giêsu sống lại ngày thứ nhất của tuần lễ. Vì thế ngày thứ nhất là ngày của Chúa, mừng ngày khởi đầu công trình sáng tạo mới sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô.
Nhưng từ trước khi đức tin đạo Công Giáo được loan truyền lan rộng trên thế giới, trong đế quốc Rama đã có ngày lễ kính thờ Thần Mặt Trời bách thắng- Sol invictus - trong đời sống xã hội Theo truyền thuyết hoàng đế Titus Tatius cùng với anh em Romulus và Remus đã chiến thắng và thành lập xây dựng nên thành Roma, cùng lập nên lễ nghi kính thờ Thần Mặt Trời vào năm 750 trước Chúa giáng sinh hằng tuần.
Năm 312 sau Chúa giáng sinh, Hoàng đế Constantino của Đế quốc Roma ra chiếu chỉ công nhận đạo Công Giáo trong toàn đế quốc, cho tự do tôn giáo chấm dứt thời bách hại đạo Công Giáo.
Nhà Vua dẫu vậy vẫn theo lễ nghi kính thờ thần Mặt Trời của đế quốc Roma. Nhưng với đức tin Công Giáo Mặt Trời trở thành hình ảnh biểu tượng của Thiên Chúa.
Mãi đến năm 321 sau Chúa giáng sinh, Hoàng đế mới ban hành thành luật lệ một tuần lễ có bảy ngày. Và lấy ngày thứ nhất tuần lễ là ngày nghỉ việc, ngày lễ nghỉ. Ngày thứ nhất dành cho Mặt Trời- Sol hay Solis.
Và từ bước ngoặt đó theo dòng thời gian đức tin Công Giáo đã „rửa tội“ cho ngày thờ kính Mặt Trời của dân Roma thành ngày thứ nhất của tuần lễ, ngày Chúa Nhật kính thờ Thiên Chúa.
Những tín hữu Chúa Kitô đầu tiên - còn gọi là lương dân theo đức tin Chúa Kito - đã dành một ngày của tuần lễ là ngày nghỉ việc, ngày cầu nguyện dành cho Thiên Chúa. Ngày này họ nhớ đến sự sống lại của Chúa Giesu Kitô, ngày kính thờ Mặt Trời. Vì họ căn cứ theo phúc âm thuật lại Chúa Giêsu Kitô sống lại vào ngày thứ ba, sau khi bị đóng đinh vào thập gía. Ngày đó tiếp theo sau ngày Sabbat theo tập tục Do Thái giáo. Nên họ lấy ngày này mừng Thiên Chúa- Dies dominicus , dies dominica.
Ngay từ đầu thế kỷ thứ hai sau Chúa giáng sinh sách Didache, viết vào giữa những năm 80 đến 180 sau Chúa giáng sinh, và sau này các Giáo Phụ Plinius, thư của Barnaba thành Alexandria năm 100, Ignatius thành Antiochia năm 110 ở vùng Á Châu, Justin và Irenaeus thành Lyon năm 180. đã nói đến ý nghĩa đạo đức thần học ngày Chúa Nhật dành kính thờ Thiên Chúa.
Sách Didache viết thuật lại:“ Khi anh em tụ họp mừng ngày của Chúa, anh em bẻ bánh và dâng lời tạ ơn, sau khi anh em trước đó đã tuyên xưng sự trở về với Chúa Kitô, để cho lễ dâng tiến của anh em nên tinh tuyền trong sạch.
Vì thế, chúng ta dành ngày thứ tám - ngày Chúa Nhật, ngày thứ nhất của tuần lễ mới - trong niềm vui mừng - tưởng nhớ đến sự chết , sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô và sau đó Ngài đã trở về trời.“.
Trong dòng thời gian lịch sử của đời sống xã hội trên thế giới, ảnh hưởng của đức tin Kitô giáo, Giáo Hội Công Giáo với luật Hội Thánh, ngày Chúa Nhật luôn được duy trì là ngày nghỉ việc, ngày các tín hữu Chúa Kitô đi đến thánh đường tham dự thánh lễ Misa.
Nhưng do đời sống kinh tế, chính trị có nhiều thay đổi, nhiều xu hướng ý thức hệ khác nhau, nên ngày Chúa Nhật không còn mang ý nghĩa là ngày của Chúa, như Giáo Hội sắp đặt nêu ra. Thay vào đó, ngày Chúa Nhật không còn là ngày đầu tuần mừng Chúa Giêsu Kitô sống lại, mà trở thành ngày cuối tuần tự do nghỉ ngơi giải trí.
„ Sine dominico non possumus!“ Không có Thiên Chúa và không có có ngày dành cho Thiên Chúa, đời sống trở nên trống rỗng. Ngày Chúa Nhật thay đổi rất nhiều trong đời sống xã hội bên phương tây, nó trở thành ngày cuối tuần cho thời gian tự do. Thời gian tự do lại rơi vào sự hấp tấp vội vàng trong thế giới tân tiến dành cho điều gì là đẹp là cần thiết, như ai cũng biết. Nhưng thời giờ tự do mà không có nội dung thâm sâu là trung tâm điểm hướng dẫn toàn thể, nó sẽ trở thành thời giờ trống rỗng, nó không giúp cùng không thêm gì cho đời sống. Thời giờ tự do vì thế cần một trung tâm điểm dẫn đưa đến gập gỡ với Đấng là nguyên thủy và là đích điểm của thời giờ.“ ( Giáo Hoàng Benedicktô XVI.).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
„ 8 Ngươi hãy nhớ ngày Sa-bát, mà coi đó là ngày thánh.9 Trong sáu ngày, ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc của ngươi.10 Còn ngày thứ bảy là ngày sa-bát kính ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi. Ngày đó, ngươi không được làm công việc nào, cả ngươi cũng như con trai con gái, tôi tớ nam nữ, gia súc và ngoại kiều ở trong thành của ngươi.11 Vì trong sáu ngày, ĐỨC CHÚA đã dựng nên trời đất, biển khơi, và muôn loài trong đó, nhưng Người đã nghỉ ngày thứ bảy. Bởi vậy, ĐỨC CHÚA đã chúc phúc cho ngày sa-bát và coi đó là ngày thánh.“ ( Xh 20,8- 11).
Hội Thánh Công Gíáo có điều răn: Chớ làm việc xác ngày Chúa Nhật và lễ buộc.
Đâu là nguồn gốc cùng ý nghĩa cho đời sống đức tin của ngày này?
Ngày Sabbat theo đức tin cùng niên lịch của Do Thái giáo là ngày thứ bảy, ngày cuối tuần, theo chu kỳ một tuần lễ có sáu ngày.
Nhưng ngày Chúa Nhật, theo nếp sống đức của đạo Công Giáo không là ngày Sabbat, mà là ngày thứ nhất của tuần lễ , theo chu kỳ một tuần lễ có bảy ngày.
Theo khía cạnh đạo đức thần học, phúc âm Chúa Giêsu viết thuật lại, Chúa Giêsu sống lại ngày thứ nhất của tuần lễ. Vì thế ngày thứ nhất là ngày của Chúa, mừng ngày khởi đầu công trình sáng tạo mới sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô.
Nhưng từ trước khi đức tin đạo Công Giáo được loan truyền lan rộng trên thế giới, trong đế quốc Rama đã có ngày lễ kính thờ Thần Mặt Trời bách thắng- Sol invictus - trong đời sống xã hội Theo truyền thuyết hoàng đế Titus Tatius cùng với anh em Romulus và Remus đã chiến thắng và thành lập xây dựng nên thành Roma, cùng lập nên lễ nghi kính thờ Thần Mặt Trời vào năm 750 trước Chúa giáng sinh hằng tuần.
Năm 312 sau Chúa giáng sinh, Hoàng đế Constantino của Đế quốc Roma ra chiếu chỉ công nhận đạo Công Giáo trong toàn đế quốc, cho tự do tôn giáo chấm dứt thời bách hại đạo Công Giáo.
Nhà Vua dẫu vậy vẫn theo lễ nghi kính thờ thần Mặt Trời của đế quốc Roma. Nhưng với đức tin Công Giáo Mặt Trời trở thành hình ảnh biểu tượng của Thiên Chúa.
Mãi đến năm 321 sau Chúa giáng sinh, Hoàng đế mới ban hành thành luật lệ một tuần lễ có bảy ngày. Và lấy ngày thứ nhất tuần lễ là ngày nghỉ việc, ngày lễ nghỉ. Ngày thứ nhất dành cho Mặt Trời- Sol hay Solis.
Và từ bước ngoặt đó theo dòng thời gian đức tin Công Giáo đã „rửa tội“ cho ngày thờ kính Mặt Trời của dân Roma thành ngày thứ nhất của tuần lễ, ngày Chúa Nhật kính thờ Thiên Chúa.
Những tín hữu Chúa Kitô đầu tiên - còn gọi là lương dân theo đức tin Chúa Kito - đã dành một ngày của tuần lễ là ngày nghỉ việc, ngày cầu nguyện dành cho Thiên Chúa. Ngày này họ nhớ đến sự sống lại của Chúa Giesu Kitô, ngày kính thờ Mặt Trời. Vì họ căn cứ theo phúc âm thuật lại Chúa Giêsu Kitô sống lại vào ngày thứ ba, sau khi bị đóng đinh vào thập gía. Ngày đó tiếp theo sau ngày Sabbat theo tập tục Do Thái giáo. Nên họ lấy ngày này mừng Thiên Chúa- Dies dominicus , dies dominica.
Ngay từ đầu thế kỷ thứ hai sau Chúa giáng sinh sách Didache, viết vào giữa những năm 80 đến 180 sau Chúa giáng sinh, và sau này các Giáo Phụ Plinius, thư của Barnaba thành Alexandria năm 100, Ignatius thành Antiochia năm 110 ở vùng Á Châu, Justin và Irenaeus thành Lyon năm 180. đã nói đến ý nghĩa đạo đức thần học ngày Chúa Nhật dành kính thờ Thiên Chúa.
Sách Didache viết thuật lại:“ Khi anh em tụ họp mừng ngày của Chúa, anh em bẻ bánh và dâng lời tạ ơn, sau khi anh em trước đó đã tuyên xưng sự trở về với Chúa Kitô, để cho lễ dâng tiến của anh em nên tinh tuyền trong sạch.
Vì thế, chúng ta dành ngày thứ tám - ngày Chúa Nhật, ngày thứ nhất của tuần lễ mới - trong niềm vui mừng - tưởng nhớ đến sự chết , sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô và sau đó Ngài đã trở về trời.“.
Trong dòng thời gian lịch sử của đời sống xã hội trên thế giới, ảnh hưởng của đức tin Kitô giáo, Giáo Hội Công Giáo với luật Hội Thánh, ngày Chúa Nhật luôn được duy trì là ngày nghỉ việc, ngày các tín hữu Chúa Kitô đi đến thánh đường tham dự thánh lễ Misa.
Nhưng do đời sống kinh tế, chính trị có nhiều thay đổi, nhiều xu hướng ý thức hệ khác nhau, nên ngày Chúa Nhật không còn mang ý nghĩa là ngày của Chúa, như Giáo Hội sắp đặt nêu ra. Thay vào đó, ngày Chúa Nhật không còn là ngày đầu tuần mừng Chúa Giêsu Kitô sống lại, mà trở thành ngày cuối tuần tự do nghỉ ngơi giải trí.
„ Sine dominico non possumus!“ Không có Thiên Chúa và không có có ngày dành cho Thiên Chúa, đời sống trở nên trống rỗng. Ngày Chúa Nhật thay đổi rất nhiều trong đời sống xã hội bên phương tây, nó trở thành ngày cuối tuần cho thời gian tự do. Thời gian tự do lại rơi vào sự hấp tấp vội vàng trong thế giới tân tiến dành cho điều gì là đẹp là cần thiết, như ai cũng biết. Nhưng thời giờ tự do mà không có nội dung thâm sâu là trung tâm điểm hướng dẫn toàn thể, nó sẽ trở thành thời giờ trống rỗng, nó không giúp cùng không thêm gì cho đời sống. Thời giờ tự do vì thế cần một trung tâm điểm dẫn đưa đến gập gỡ với Đấng là nguyên thủy và là đích điểm của thời giờ.“ ( Giáo Hoàng Benedicktô XVI.).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long