Vai trò của Chúa Thánh Thần trong việc bầu chọn một vị Giáo Hoàng

Lược trích bài phỏng vấn với Linh Mục Phaolô O'Callaghan.

ROME (Zenit.org).- Khi dõi theo các bản báo cáo tin tức về cơ mật viện, rất nhiều người Công Giáo tự hỏi: Chúa Thánh Thần là ai và Ngài có vai trò gì trong cơ mật viện?

Hãng tin Zenit đã hỏi câu hỏi câu đó với Cha Phaolô O'Callaghan, trưởng Phân Khoa Thần học của trường Đại Học Thánh Giá, và được Cha chia sẽ về vai trò chính của cơ mật viện.

Hỏi (H): Thưa Cha, có rất nhiều người đang cầu nguyện và kêu gọi Chúa Thánh Thần ngự đến trong những ngày này. Liệu Cha có nghĩ rằng Ngài sẽ ngự xuống chỉ trong những phút giây quan trọng nhất mà thôi không?

Cha O'Callaghan (T): Thưa, tôi tin rằng Chúa Thánh Thần luôn luôn hiện diện một cách tích cực trong Giáo Hội và thế giới, đặc biệt là trong những tuần lễ vừa qua. Khi Đức Cố Gioan Phaolô Đệ Nhị cố gắng nói ra một vài lời tại buổi chúc lành "urbi et orbi" vào sáng Phục Sinh, thì những từ ngữ xuất ra từ miệng của Đức Thánh Cha cho người dân Rôma nhắc nhớ cho chúng ta biết rằng: “Chính Chúa Thánh Thần đang chuyển cầu cho chúng ta qua những tiếng thở dài rất sâu để Đức Cố Giáo Hoàng có thể thốt ra những lời đó.”

Việc theo dõi hàng chục ngàn người kiên nhẫn đợi chờ cho đến phiên họ để họ có thể ngắm nhìn một cách thoáng qua về thi hài của Đức Cố Giáo Hoàng đặt tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, tôi cảm thấy rất xúc động vì sự thật là họ đã bằng lòng đợi chờ như vậy mà không có một sự ràng buộc hay thỏa hiệp nào cả, chỉ đơn giản là họ muốn làm vậy mà thôi, thì điều đó cho thấy đươc rằng “Ở nơi nào có Thần Khí của Thiên Chúa, thì nơi đó có sự tự do thật sự.” Với sự kiên nhẫn và thái độ dung hòa của khách hành hương đã cho chúng ta nhận thấy được “tình yêu của Thiên Chúa dạt dào tuôn đổ xuống trên trái tim của chúng ta bởi Chúa Thánh Thần.”

Nhìn thấy nhiều người lãnh nhận bí tích hòa giải một cách vui vẽ, và tự nguyện, thì những ngôn từ về Chúa Giêsu tự động xuất hiện ra trong tâm trí họ rằng: “Hãy đón nhận Chúa Thánh Thần, nếu các con tha tội cho ai, thì chúng con cũng sẽ được tha lại.”

Và dĩ nhiên, khi nhìn thấy sự đa dạng phong phú trong số những người than khóc, chịu tang của Đức Cố Giáo Hoàng, thì chúng ta liền nghĩ ngay đến Sách Công Vụ Tông Đồ, hay vẫn thường được gọi là Phúc Âm của Chúa Thánh Thần: “Nào là người Parthia và Medes, nào là dân Elamite và các cư dân của vùng Mesopotamia, dân chúng, tuy nhiều và khác biệt nhau, nhưng trong cùng “một Thần Khí” mà thôi.”

Nói chung là quả đúng rằng người Kitô Giáo khẩn cầu Chúa Thánh Thần vào những dịp đặc biệt. Tuy nhiên, dẫu họ có làm như thế hay không, thì Chúa Thánh Thần luôn luôn lúc nào cũng tác động xuống: một cách mạnh mẽ, một cách sâu sắc, một cách im lặng, qua những lời nguyện cầu sốt mến, qua sự tự do, qua tình yêu thương, qua sự hoán chuyển, qua sự đa dạng và qua sự nhiệp nhất. Và do thế, không có lý do gì, để nghĩ rằng Chúa Thánh Thần sẽ không tác động xuống vào những ngày này, vào lúc sắp diễn ra cơ mật viện và ngay cả lúc đang diễn ra cơ mật viện.

Tuy nhiên, tác động của Chúa Thánh Thần có hiệu quả hay không là còn tùy thuộc vào sự phối hợp, sự minh mẫn và mọi nổ lực của con người, và chúng ta, là những người hoàn toàn có thể chống đối lại Chúa Thánh Thần, hay khiến cho Chúa Thánh Thần phải buồn lòng.

Các vị Hồng Y cử tri lẽ dĩ nhiên không có lý do gì để từ chối việc phải suy nghĩ, đắng đo một cách sâu sắc về tất cả những dấu chỉ của việc đưa ra một quyết định rất hệ trọng khi các Ngài được gọi mời để làm điều đó. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, trong Hiến Chế 1986 của Ngài là: "Dominum et Vivificantem," (tức Về Sự Hiện Diện của Chúa Thánh Thần Trong Đời Sống của Giáo Hội và Thế Giới), qua đó Ngài ám chỉ Chúa Thánh Thần đến là để xóa tội lỗi của thế giới. Thì rõ ràng là Chúa Thánh Thần đem những tín hữu lại với nhau và giúp họ biết vượt qua “những tội lỗi và cạm bẫy của thế giới.”

Và trong Tông Hiến Universi Dominici Gregis (liên quan đến việc Trống Ngôi Giáo Hoàng), Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã viết rằng: “Tôi khẩn khoản kêu gọi các vị Hồng Y cử tri, trong khi bầu chọn ra vị Tân Giáo Hoàng, đừng bầu chọn dựa theo tình bằng hữu hay sự ác cảm, cũng đừng để việc bầu chọn của mình bị ảnh hưởng theo sở thích cá nhân dành cho bất kỳ vị nào, hay đừng hành động vì do áp lực của một phe nhóm nào đó, hay do sự phỏng đoán lầm lạc của giới truyền thông đại chúng, hay do vũ lực, hay do sự e ngại rằng mình sẽ trở nên nổi tiếng. Mà là, hãy dành và hướng mọi tâm trí cho vinh quang của Thiên Chúa và cho những điều thiện hảo của Giáo Hội, hãy cầu khẩn sự trợ lực của Thiên Chúa, để các vị bỏ đúng phiếu cho vị được chọn, dẫu vị ấy không thuộc Hồng Y Đoàn, và bằng chính sự suy xét của các vị để chọn ra một người thích hợp nhất, để cai quản Giáo Hội hoàn vũ một cách sinh hoa, kết trái.”

Và cũng đừng để cho mọi tín hữu bị giao hay thụ động. Khi Thánh Phêrô bị bỏ tù, qua Sách Công Vụ Tông Đồ, chúng ta được biết rằng: “Giáo Hội vẫn ngày đêm cầu nguyện và dâng Ngài lên cho Thiên Chúa.” Do thế, bằng việc duy trì đời sống cầu nguyện, những người Kitô hữu đã cùng tham dự một cách trực tiếp vào việc bầu chọn ra vị Tân Giáo Hoàng.

Đúng ra, có rất nhiều người tín hữu trong chúng ta, vẫn ngày đêm kiên trì cầu nguyện trong suốt những ngày qua, thì điều đó thật sự cho thấy rằng cơ mật viện quả đúng là một sự kiện “dân chủ,” theo nghĩa là, chúng ta sẽ có được vị Giáo Hoàng xứng đáng, gương mẫu, mà chúng ta đang mong đợi.

Tuy nhiên, chúng ta cũng nên khẩn cầu lòng xót thương của Thiên Chúa, để Ngài không những cho chúng ta một vị Tân Giáo Hoàng mà chúng ta xứng đáng mong đợi, mà còn là một vị mà cả thế giới đang thật sự cần đến, vị sự chia rẽ, xung đột, thất vọng và mất niềm tin. Như chúng ta vẫn thường được nghe trong Thánh Lễ rằng, “Lạy Chúa, không những chú ý đến tội lỗi của chúng con, mà còn cả đến đức tin của Hội Thánh Chúa.”

(H): Thưa Cha, tại làm sao mà Chúa Thánh Thần lại liên quan đến cơ mật viện và chẳng phải Ngài là một trong Ba Ngôi của Thiên Chúa Cha và Chúa Con sao?

(T): Thưa, rõ ràng là hành động của Chúa Thánh Thần, cũng chẳng khác nào hành động của Thiên Chúa Cha và Chúa Con, vì cả ba Ngôi trở nên Một, thì đó chính là Mầu Nhiệm về Chúa Ba Ngôi. Chúa Cha tác động nơi Chúa Con thông qua Chúa Thánh Thần.

Tuy nhiên, kể từ buổi sáng của Lễ Ngũ Tuần trở đi, người Kitô Giáo rất tin tưởng rằng Giáo Hội đang sống trong thân thể, được sáng soi và hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần. Do đó, vào những phút giây đặc biệt như vậy, và thông qua việc Giáo Hội lữ hành nơi trần gian, người Kitô Giáo cảm nghiệm được sự an ủi và sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Khi Công Đồng Giêrusalem được diễn ra, chẳng hạn, chính Chúa Thánh Thần đã ngự đến.

Ngoài ra, theo Thánh Kinh, Chúa Thánh Thần được biết đến như là Người đã giúp hình thành nên cuộc sống của Chúa Kitô, Người Con Bất Tử, trong và qua mỗi một người tín hữu trong chúng ta, khi chúng ta khóc lóc trong sự vui xướng vì biết được chúng ta chính là con cái của Thiên Chúa Cha bất diệt và hằng hữu.

Từ ngữ “Chúa Kitô” có nghĩa là “được xức dầu” (anointed), và Chúa Giêsu thật sự là Người được xức dầu bởi Chúa Thánh Thần. Một trong những tên gọi phổ quát dành cho vị Giáo Hoàng chính là “Vị Đại Diện Của Chúa Kitô” (Vicar of Christ). Do đó, việc trở thành Giáo Hoàng, chính là việc vị ấy đón nhận được mọi hồng ân tuôn đổ xuống một cách đặc biệt của Chúa Thánh Thần. Một danh xưng khác mà chúng ta dành cho vị kế tục của Thánh Phêrô là “Đức Thánh Cha” (Holy Father). Chúa Giêsu chính Ngài đã từng phán rằng “Ta sẽ không để cho các con mồ côi. Ta sẽ cầu xin Cha Ta và Người sẽ ban xuống cho các con một người an ủi khác, và Người ấy sẽ ở với các con mãi mãi, và Người ấy chính là Thần Khí của sự thật.”

Và sự thật đó là Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã trở nên một Người Cha thánh thiện và mạnh mẽ, trong suốt hơn ¼ thế kỷ qua, và mọi người, ai nấy, cũng phải nhìn nhận ra được điều này. Có lẽ, đó là lý do tại sao mà chúng ta thương nhớ Ngài vô cùng.

(H): Thưa Cha, đâu là nguồn gốc của bài thánh vịnh "Veni Creator Spiritus," và khi nào bài thánh vịnh đó được hát lên?

(T): Thưa, bài thánh vịnh đó xuất phát từ cuối thế kỷ thứ 9, một số người cho rằng bài thánh vịnh đó là của Thánh Ambrose, Thánh Giáo Hoàng Gregory Cả hay của Rabnus Maurus, thế nhưng tác giả chính của bài thánh vịnh, đến bây giờ, vẫn không ai biết được. Đức Cố Giáo Hoàng Lêô IX đã công khai ngâm bài thánh vịnh đó tại Công Đồng Rheims.

Thì bài thánh vịnh đó rất thường được hát vào những dịp đặc biệt khi Giáo Hội cần đến sự bảo vệ và khơi dậy của Chúa Thánh Thần. Nó cũng còn được hát lên trong buổi chiều Chủ Nhật Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống.

(H): Thưa Cha, liệu sẽ có một sự sùng kính đặc biệt nào dành cho Chúa Thánh Thần được vun xới lên nơi các tín hữu không?

(T): Thưa, đời sống đức tin của người Kitô Giáo luôn cần đến một sự cởi mở không ngừng và thật sự về Chúa Thánh Thần, thì đó là điều mà những nhà văn sốt sắng, đạo đức gọi là sự ngoan ngoãn, dễ bảo. Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, người Kitô Giáo nên có một sự sùng kính về Chúa Thánh Thần một cách ý thức hơn nữa, vì rất nhiều lý do đó là Chúa Thánh Thần không bao giờ bắt ép chúng ta phải chấp nhận Ngài, nhưng bằng sự dịu dàng, kiên trì, truyền cảm, và khích lệ, Ngài sẽ giúp tẩy rửa chúng ta.

Những phút giây đặc biệt để hướng sự sùng kính của chúng ta về Chúa Thánh Thần chính là qua việc cử hành Phép Thánh Thể-vì theo như Thánh Irenaeus, chính trong Phép Thánh Thể, Chúa Thánh Thần hiện diện một cách mạnh mẽ và tích cực nhất, hơn hẵn bất kỳ lúc nào khác; hay qua sự thinh lặng, qua lời cầu nguyện thành tâm; qua việc suy niệm Thánh Kinh, vì Thánh Kinh được viết ra do sự soi sáng và khích lệ của Chúa Thánh Thần; qua việc suy gẫm lại về đời sống của Đức Mẹ Maria, một cuộc sống hoàn toàn vâng phục theo Thánh Ý của Thiên Chúa thông qua Chúa Thánh Thần; hay bằng việc chân thành cảm tạ Thiên Chúa vì những hồng ân mà Ngài đã trao ban-vì Chúa Thánh Thần chính là “hiện thân” (personification) của những món quà hay hồng ân đến từ Ba Ngôi Thiên Chúa; hay qua việc rộng rãi hy sinh cho những người khác; hay qua việc khẩn cầu sự soi sáng, hướng dẫn khi chúng ta không biết cách phải hành động như thế nào; và cuối cùng là thông qua việc chúng ta tự hòa giải chúng ta với chính Thiên Chúa.

(H): Thưa Cha, Cha là Giáo Sư Trưởng Khoa của Phân Khoa Thần Học tại Viện Đại Học Giáo Hoàng Thánh Giá, được thành lập ra bởi Thánh Josemaría Escrivá. Thế vị Thánh ấy có thường hay đề cập về Chúa Thánh Thần không?

(T): Thưa, hầu hết những suy niệm về Chúa Thánh Thần, nếu không nói là hết tất cả, đều được rút ra từ những bài viết và cuộc đời của Thánh Josemaría Escrivá. Tuy nhiên, có một điều cần biết là, vị sáng lập ra Dòng Opus Dei này thường hay nói rằng: “Chúa Thánh thần chính là kết quả của Thánh Giá.” Chính vì thế mới có tên là trường Đại Học “Thánh Giá.”

Thánh Gioan đã nói với chúng ta qua Thánh Kinh rằng Chúa Thánh Thần sẽ được gởi xuống trần gian khi Chúa Giêsu chịu chết, phục sinh sống lại và lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa Cha. Chúng ta đã nhìn thấy được điều này qua những ngày vừa qua: sự tuôn đổ về Thần Khí của Chúa Thánh Thần, thông qua việc kéo dài thêm sự chịu đựng của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, cùng với sự chịu đựng không một lời than ván của tất cả khách hành hương đổ về Rôma để tiển đưa linh cửu của vị Cố Giáo Hoàng, và đã chờ đợi hàng giờ để được hiện diện trong Thánh Lễ an táng của người Cha dấu yêu.

Như Đức Thánh Cha đã nêu ra trong lúc phong thánh cho Thánh Josemaría vào năm 2002 rằng: “Lời nguyện cầu và sự hy sinh phải luôn đi đôi với nhau để hành động tong đồ mới có thể hữu hiệu và mang lại hoa trái.”

Chứng kiến những hồng ân tuôn đổ xuống một cách dào dạt bởi Chúa Thánh Thần trong những ngày qua, là điều khiến chúng ta có đủ lý do để mong đợi trên khắp thế giới, như Đức Cố Gioan Phaolô Đệ Nhị vẫn thường nói: “Thiên Chúa đang chuẩn bị một mùa Xuân huy hoàng mới cho Người Kitô Hữu và Đạo Kitô Giáo.”