Tỉnh thức luôn đi chung với nhau. Biết mình tỉnh có nghĩa là còn thức; tỉnh thì thức, không thể ngủ. Tỉnh thức là điều chủ nhân muốn gia nhân ông thực hiện. Dụ ngôn người kia trước khi đi xa, giao gia tài cho gia nhân coi sóc. Chủ nhân trong Phúc Âm hôm nay nói đến là Đức Kitô, gia nhân là môn đệ Đức Kitô và tài sản là dân Chúa. Tỉnh thức để làm công việc mà Tiên tri Isaiah sống hơn bảy trăm năm trước Đức Kitô đã tiên đoán, đó là 'cho người mù sáng mắt, ban tự do cho kẻ bị đoạ đầy và mang ánh sáng, niềm tin cho người sống trong bóng tối, lầm lạc' Is 42,7. Ngày chủ trở lại là giờ phán xét, ngày giờ này không được xác định, nhưng việc trở lại là chắc chắn. Bởi vì ngày giờ chủ trở lại không xác định, nên chủ khuyên gia nhân tỉnh thức, để bất cứ khi nào chủ về là sẵn sàng.

Tỉnh thức trong một thời gian ngắn không thành vấn đề, bởi việc đó dễ dàng. Tuy nhiên tỉnh thức trong thời gian lâu dài và việc khó, bởi tỉnh thức đòi cố gắng, phấn đấu chống lại đòi hỏi buồn ngủ, chán nản của cơ thể con người. Dụ ngôn 'Mười Trinh Nữ' Mt 25,1-11, đón chàng rể đến chậm tất cả đều ngủ vì họ chờ đợi trong thụ động, không làm gì cả. Môn đệ Đức Kitô trên vườn Cây Dầu cũng ngủ bởi các ông chờ đợi trong thụ động. Một mình Đức Kitô thức bởi Ngài chờ đợi trong hoạt động, Ngài quì cầu nguyện cùng Chúa cha, Ngài đi tới, đi lui với các môn đệ. Để tránh rơi vào trường hợp nhàm chán khi chờ đợi, đi đến buồn ngủ, Kitô hữu cần phải sinh hoạt, giúp cơ thể và tâm linh luôn tỉnh thức. Tốt hơn nữa là sinh hoạt chung với nhau, cùng khuyến khích nhau làm việc tốt lành, việc bác ái, cùng giúp nhau tỉnh thức. Khi không làm việc là cơ thể bắt đầu tiến sang tình trạng nghỉ, và nhỉ xả mệt thường dẫn đến buồn ngủ. Các em nhỏ luôn đi tới, đi lui, sinh hoạt, vận động vì thế các em không buồn ngủ. Chỉ cần chúng ngồi yên năm phút là chúng ngủ say. Rõ ràng nhất là khi lên xe, chỉ cần vài ba phút sau là các em ngủ ngon, bởi các em thụ động, không hoạt động. Người lớn cũng nằm trong trường hợp đó, khi cơ thể không sinh hoạt, khi đầu óc không suy nghĩ sẽ đi vào giấc ngủ. Để tỉnh thức cần phải hoạt động. Công việc đâu tiên cần làm chính là cầu nguyện. Cầu nguyện mang lại bình an cho tâm hồn vì thế cầu nguyện cũng rất dễ đưa ta vào giấc ngủ. Không dễ tránh cầu nguyện và ngủ ngồi đi chung với nhau. Điều này xảy ra bởi cầu nguyện diễn ra trong lúc cơ thể mỏi mệt. Vì thế cần thực nguyện cầu nguyện trong lúc cơ thể tỉnh thức. Cầu nguyện giúp hướng dẫn việc thực thi bác ái, bởi thực hành đức ái mà thiếu cầu nguyện dễ đi sai đường, nên cầu cầu nguyện hướng dẫn. Cầu nguyện và thực thi đức ái chính là cộng tác với Thánh Thần Chúa. Việc làm mà có Thánh Thần Chúa soi sáng, hướng dẫn thì không thể sai lầm. Thánh Thần Chúa hướng dẫn Kitô hữu làm công việc mà chính Đức Kitô đã làm khi Ngài sống nơi trần gian. Đó là làm cho tình yêu Chúa sống động trong cuộc sống tha nhân, giúp đỡ anh chị em nghèo đói, khổ cực, thiếu cơm ăn, nước uống trong sạch, kẻ vô gia cư Lk. 4,18tt.

Tỉnh thức còn là dấu chỉ của niềm tin bởi tin vào điều đã hứa nên tỉnh thức mong chờ điều đó đến, mong gặp lại người thân, người thương yêu. Khi biết người mình yêu thương, quí mến đến thăm mà không chuẩn bị đón người thân thương là đón tiếp cáxch vu vơ. Đón tiếp vu vơ làm cho khách cảm thấy nhạt nhẽo, không thật tình. Biết rõ Đức Kitô đến mà không chuẩn bị tâm hồn đón Ngài vào trong tâm hồn, ta tự hỏi mình là người môn đệ yêu mến Đức Kitô ra sao? Tỉnh thức chờ đón là dấu chỉ của niềm hy vọng bởi. Bởi hy vọng nên tỉnh thức chờ đợi. Đức Kitô hứa sẽ đến lần thứ hai. Vì thế Kitô hữu đón Ngài trong hy vọng, cậy trông và linh hoạt. Trong lúc chờ Ngài đến Kitô hữu hỗ trợ nhau bằng những sinh hoạt cộng đoàn. Cùng nâng đỡ nhau, yêu ủi nhau khi có người chán nản, hỗ trợ tinh thần khi có người mệt mỏi, thất vọng. Sinh hoạt chung với nhau sưởi ấm lòng tin, củng cố đức cậy và duy trì đức tin. Trở thành khí cụ bình an trong tay Chúa, thành cánh tay Kitô nối dài, thành bước chân Kitô thập giá là điều Đức Kitô mong mjốn nơi các môn đệ. Chính Đức Kitô không được lợi gì vì Ngài không thiếu. Lợi đây là lợi cho dân Chúa và đó là điều Đức Kitô mong muốn. Chúng ta cảm tạ Đức Kitô mời gọi chúng ta là tay, là chân của Đức Kitô.

TiengChuong.org

Stay Awake

Jesus uses an image of a master who is going away, leaving behind his estate for his servants to take care of the business (vv. 33-34). In this parable the Master is Jesus; His servants are Jesus' disciples, and the business is what prophet Isaiah had prophesised, and that is 'to open the eyes of the blind, to free captives from prison, and those who live in darkness from the dungeon' Is.42,7. The hour of His return is known as Jesus' second coming, at the end of time. The end time is certain, but when it will happen is uncertain. Because of the uncertainty, Jesus' disciples need to stay awake to welcome Him whenever He comes. Staying awake for a limited time is easy, but staying awake for a long time is a real challenge for everyone. 'The parable of the ten virgins' who were waiting for the groom's coming, all fell asleep because they were passively waiting. Mt 25:1-11. It was the same for Jesus' apostles in the garden, Jesus was praying, and he was fully awake, while all His apostles were sleeping; caused by passive waiting. To avoid falling into such situations, Jesus' disciples need to engage in doing something good to keep them staying awake. In other words, we need to put our talents into useful and active modes. It is impossible to stay awake when one is staying idle, better known as 'passive waiting'. When we do nothing, our mind tunes into a passive mode, and we feel drowsy. Children are fully awake when they are active; when they are in an inactive mode, sitting in a car, they soon fall into sleep because of their inactivity. Staying awake works best when we are active, doing something good and useful. It is better still when we are doing something with others, and for others. By doing that, we invest our lives into the lives of others by providing services. It means we cooperate with the spirit of the Lord, being guided by the Spirit to do the same kind of ministry Jesus initiated while He was on earth. It means to make God's love relevant to the lives of the poor, the needy, and the marginalized. Lk 4,18ff.

Staying awake is an act of faith. When we believe the promise a person made that s/he will return, we will wait for that person to return. We wait in hope, and we would love to do something to make that person feel, that s/he is welcomed. Jesus has promised, that He will return. Staying awake means we truly believe in His word. We make His word alive in our heart. We truly believe He will return for the second time, and we hope to see Him one day. Through prayers we show our faith in His word alive. Through prayers we keep in touch with Jesus. We are aware of His active presence in our life. Knowing that our guest is coming, and doing nothing to make the guest feel welcome, is not the action of a good host. Knowing that Jesus will return to meet us, and not doing anything to welcome Him, we would need to ask ourselves how do we fulfil our duty as Jesus' disciples. Jesus expects us to do nothing for himself, because He lacks nothing, but He expects us to do something for His people, because He loves them and wants us to be His hands and feet. We thank Jesus for allowing each of us to be a 'Christ bearer' for others.