Mali – Phi châu – Một nữ tu truyền giáo đã bị bắt cóc 4 năm rồi mà vẫn chưa được thả tự do!
Rôma, theo Thông tấn xã Fides thì "Hội Dòng Phanxicô Đức Maria Vô nhiễm đã và đang phát động chiến dịch làm một tuần chín ngày đặc biệt cầu nguyện cho sơ Gloria Cecilia Narváez đã bị bắt có 4 năm nay! Thật vậy, vào ngày 7 tháng 2 là đúng 4 năm sơ bị bắt cóc ở Mali. Đã có nhiều nỗ lực để giải thoát cho sơ, nhưng vẫn không thành công!
Sơ Noemi Quesada, nguyên Bề trên Tổng quyền của Tu hội, nói với Thông tấn xã Fides rằng một tuần chín ngày cầu nguyện cho sơ được Hội dòng khởi phát: "Chúng tôi tha thiết yêu cầu những kẻ bắt cóc sơ ấy, hãy thả sơ ra càng sớm càng tốt vì sức khỏe của sơ ấy đã bị xuống cấp trầm trọng! Sơ Gloria [Cecilia Narváez] đã phải gánh chịu nhiều đau khổ, cũng như Cộng đoàn và gia đình của sơ đã bị đau khổ khắc khoải rất nhiều... Thiên Chúa, Đấng là Cha nhân lành mà chúng ta chạy đến kêu cầu Ngài giải thoát cho sơ… Vì trong thân phận con người, chúng tôi cảm thấy bất lực khi đối diện với những kẻ bắt cóc chưa từng có này và chúng tôi kêu cầu cộng đoàn Kitô giáo hãy cầu nguyện và cộng đồng quốc tế, hãy nỗ lực giải cứu những nạn nhân bị bắt cóc như trường hợp của sơ Gloria… ".
Sơ Quesada nói với Thông tấn xã Fides rằng: "Tôi biết Sơ Gloria Cecilia Narváez từ khi sơ bắt đầu cuộc hành trình tu trì của mình. Ngay từ lúc đầu, tôi thấy sơ ấy có nhiều năng khiếu của một nhà giáo dục và sơ ấy đã trau dồi chuẩn bị để phục vụ trong lĩnh vực này. Nhiều người trong nhiều trường sở giáo dục đã cùng làm việc với sơ như tại Đại học Samaniego, miền nam Colombia, là nơi mà sơ từng làm phân khoa trưởng trước khi sơ quyết định ra đi truyền giáo ở miền nam Mexico, ở Apatzingán, thuộc bang Michoacán và đặc biệt chuẩn bị, để được gửi đi Boukoumbé, Benin, như là một nhà giáo dục.
Sáu năm sơ đã nhập cuộc, thích ứng với văn hóa châu Phi và truyền thống của người dân nơi đây một cách sâu sắc. Hội Dòng sau đó đã cử cô đến đảm trách công cuộc của Dòng tại Karangasso, Mali. Ở đó, cùng với các sơ, cộng đoàn đã dấn thân vào công tác truyền giáo, làm việc tại một trung tâm y tế, điều hành trại mồ côi và một trung tâm phục hồi nữ giới, thực hiện dự án xóa nạn mù chữ cho 700 phụ nữ trong làng cũng như các trẻ em và thanh thiếu niên tại địa phương ”.
Sơ Noemi mô tả về sơ Gloria, một nhà truyền giáo bị bắt cóc: "Sơ có một lòng hăng say lo cho các sơ trong cộng đoàn, sơ sống giản dị và thân thiết với mọi người, sơ có một đời nội tâm và cầu nguyện sâu sắc, luôn kết hợp mật thiết với Chúa và thân thiện với mọi người. Điều này đã khiến sơ trở nên gần gũi và gắn bó với người nghèo, đòi buộc sơ phải có những sáng kiến cho nhiều công cuộc mới, hầu đáp ứng những tình huống cấp bách của những người mà Chúa đã trao phó cho sơ".
Sơ Noemi cho hay: "Khi những kẻ bắt cóc sơ chưa bắt được sơ thì chúng bắt một trong những nữ tu trong cộng đoàn, khiến sơ đã tiến ra khỏi nơi ẩn nấp và nói với họ rằng: Tôi là sơ lớn tuổi nhất, là người chịu trách nhiệm, hãy để sơ ấy đi. Vì vậy, những kẻ bắt cóc đã thả sơ trẻ đó ra và bắt sơ Gloria và áp tải sơ ấy đi ".
Sơ Gloria Cecilia Narváez Argoti, một nữ tu người Colombia thuộc Dòng Nữ Phanxicô Đức Mẹ Vô nhiễm, đã bị bắt cóc khi đang khi thực hiện sứ mệnh truyền giáo ở Karangasso, miền nam Mali, vào tối ngày 7 tháng 2 năm 2017. Khoảng 9 giờ tối, một nhóm vũ trang đã đột nhập vào giáo xứ Karangasso ở Koutiala, một khu vực được coi là yên tĩnh và tương đối an toàn, để bắt cóc một nữ tu. Vào ngày 1 tháng 7, nhóm Al Qaeda ở Mali, thông qua mạng Telegram được mã hóa, đã phát tán một đoạn video trong đó một nữ tu cùng với 5 con tin người nước ngoài khác bị bắt cóc bởi mạng lưới thánh chiến. Khoảng một năm sau, vào tháng 1 năm 2018, một video khác được đăng tải trên Internet, trong đó nữ tu Gloria, người có vẻ còn sức khỏe tốt, đã thân thưa với Đức Thánh Cha Phanxicô, tha thiết khẩn cầu ngài can thiệp để sơ được thả tự do.
Mẹ của sơ Gloria, bà Rosita Argoty de Narváez đã qua đời tại Pasto, Colombia, vào tháng 9 năm 2020, ở tuổi 87, cho đến giờ phút cuối cùng bà vẫn không mất hy vọng mong gặp lại được người con gái của mình.
Cô Sophie Petronin, một nhân viên cứu trợ nhân đạo người Pháp đã được giải cứu cùng với các con tin Tây phương khác, với linh mục Pierluigi Maccalli, được phóng thích vào ngày 8 tháng 10 năm 2020, cho hay sơ Gloria còn sống nhưng sức khỏe bị suy yếu trầm trọng!
Cô Sophie cho hay cô đã bị giam với sơ Gloria người Colombia. Hai người đã ở bên nhau trong suốt thời gian cho đến ngày 5 tháng 10, khi Petronin được chuyển đến một trại khác để được trả tự do. Cô cho hay sơ và cô đã trải qua khoảng 30 trại khác nhau. Đức Hồng Y Jean Zerbo, Tổng Giám mục Bamako, yêu cầu thả tự do cho tất cả các con tin như ngài đã nói: "Mỗi khi chúng tôi cầu nguyện, chúng tôi cầu xin Chúa giúp trả tự do cho Sơ Gloria và tất cả các con tin khác. Đây thật là một mối nhục lớn cho người dân Mali, vì các nhà truyền giáo đến đây để giúp chúng ta, thực hiện những điều tốt lành cho chúng ta mà họ lại bị bắt cóc và giam giữ như những tên cướp, như thể họ là nô lệ tội phạm! Thật là xấu hổ cho đất nước chúng ta" (xem Fides, 8/2/2017; 9/2/2017; 10/3/2017; 18 / 3/2017; 3/7/2017; 30/1/2018; 29/9/2020; 15/10/2020). (SL) (Agenzia Fides, 6/2/2021)
Rôma, theo Thông tấn xã Fides thì "Hội Dòng Phanxicô Đức Maria Vô nhiễm đã và đang phát động chiến dịch làm một tuần chín ngày đặc biệt cầu nguyện cho sơ Gloria Cecilia Narváez đã bị bắt có 4 năm nay! Thật vậy, vào ngày 7 tháng 2 là đúng 4 năm sơ bị bắt cóc ở Mali. Đã có nhiều nỗ lực để giải thoát cho sơ, nhưng vẫn không thành công!
Sơ Noemi Quesada, nguyên Bề trên Tổng quyền của Tu hội, nói với Thông tấn xã Fides rằng một tuần chín ngày cầu nguyện cho sơ được Hội dòng khởi phát: "Chúng tôi tha thiết yêu cầu những kẻ bắt cóc sơ ấy, hãy thả sơ ra càng sớm càng tốt vì sức khỏe của sơ ấy đã bị xuống cấp trầm trọng! Sơ Gloria [Cecilia Narváez] đã phải gánh chịu nhiều đau khổ, cũng như Cộng đoàn và gia đình của sơ đã bị đau khổ khắc khoải rất nhiều... Thiên Chúa, Đấng là Cha nhân lành mà chúng ta chạy đến kêu cầu Ngài giải thoát cho sơ… Vì trong thân phận con người, chúng tôi cảm thấy bất lực khi đối diện với những kẻ bắt cóc chưa từng có này và chúng tôi kêu cầu cộng đoàn Kitô giáo hãy cầu nguyện và cộng đồng quốc tế, hãy nỗ lực giải cứu những nạn nhân bị bắt cóc như trường hợp của sơ Gloria… ".
Sơ Quesada nói với Thông tấn xã Fides rằng: "Tôi biết Sơ Gloria Cecilia Narváez từ khi sơ bắt đầu cuộc hành trình tu trì của mình. Ngay từ lúc đầu, tôi thấy sơ ấy có nhiều năng khiếu của một nhà giáo dục và sơ ấy đã trau dồi chuẩn bị để phục vụ trong lĩnh vực này. Nhiều người trong nhiều trường sở giáo dục đã cùng làm việc với sơ như tại Đại học Samaniego, miền nam Colombia, là nơi mà sơ từng làm phân khoa trưởng trước khi sơ quyết định ra đi truyền giáo ở miền nam Mexico, ở Apatzingán, thuộc bang Michoacán và đặc biệt chuẩn bị, để được gửi đi Boukoumbé, Benin, như là một nhà giáo dục.
Sáu năm sơ đã nhập cuộc, thích ứng với văn hóa châu Phi và truyền thống của người dân nơi đây một cách sâu sắc. Hội Dòng sau đó đã cử cô đến đảm trách công cuộc của Dòng tại Karangasso, Mali. Ở đó, cùng với các sơ, cộng đoàn đã dấn thân vào công tác truyền giáo, làm việc tại một trung tâm y tế, điều hành trại mồ côi và một trung tâm phục hồi nữ giới, thực hiện dự án xóa nạn mù chữ cho 700 phụ nữ trong làng cũng như các trẻ em và thanh thiếu niên tại địa phương ”.
Sơ Noemi mô tả về sơ Gloria, một nhà truyền giáo bị bắt cóc: "Sơ có một lòng hăng say lo cho các sơ trong cộng đoàn, sơ sống giản dị và thân thiết với mọi người, sơ có một đời nội tâm và cầu nguyện sâu sắc, luôn kết hợp mật thiết với Chúa và thân thiện với mọi người. Điều này đã khiến sơ trở nên gần gũi và gắn bó với người nghèo, đòi buộc sơ phải có những sáng kiến cho nhiều công cuộc mới, hầu đáp ứng những tình huống cấp bách của những người mà Chúa đã trao phó cho sơ".
Sơ Noemi cho hay: "Khi những kẻ bắt cóc sơ chưa bắt được sơ thì chúng bắt một trong những nữ tu trong cộng đoàn, khiến sơ đã tiến ra khỏi nơi ẩn nấp và nói với họ rằng: Tôi là sơ lớn tuổi nhất, là người chịu trách nhiệm, hãy để sơ ấy đi. Vì vậy, những kẻ bắt cóc đã thả sơ trẻ đó ra và bắt sơ Gloria và áp tải sơ ấy đi ".
Sơ Gloria Cecilia Narváez Argoti, một nữ tu người Colombia thuộc Dòng Nữ Phanxicô Đức Mẹ Vô nhiễm, đã bị bắt cóc khi đang khi thực hiện sứ mệnh truyền giáo ở Karangasso, miền nam Mali, vào tối ngày 7 tháng 2 năm 2017. Khoảng 9 giờ tối, một nhóm vũ trang đã đột nhập vào giáo xứ Karangasso ở Koutiala, một khu vực được coi là yên tĩnh và tương đối an toàn, để bắt cóc một nữ tu. Vào ngày 1 tháng 7, nhóm Al Qaeda ở Mali, thông qua mạng Telegram được mã hóa, đã phát tán một đoạn video trong đó một nữ tu cùng với 5 con tin người nước ngoài khác bị bắt cóc bởi mạng lưới thánh chiến. Khoảng một năm sau, vào tháng 1 năm 2018, một video khác được đăng tải trên Internet, trong đó nữ tu Gloria, người có vẻ còn sức khỏe tốt, đã thân thưa với Đức Thánh Cha Phanxicô, tha thiết khẩn cầu ngài can thiệp để sơ được thả tự do.
Mẹ của sơ Gloria, bà Rosita Argoty de Narváez đã qua đời tại Pasto, Colombia, vào tháng 9 năm 2020, ở tuổi 87, cho đến giờ phút cuối cùng bà vẫn không mất hy vọng mong gặp lại được người con gái của mình.
Cô Sophie Petronin, một nhân viên cứu trợ nhân đạo người Pháp đã được giải cứu cùng với các con tin Tây phương khác, với linh mục Pierluigi Maccalli, được phóng thích vào ngày 8 tháng 10 năm 2020, cho hay sơ Gloria còn sống nhưng sức khỏe bị suy yếu trầm trọng!
Cô Sophie cho hay cô đã bị giam với sơ Gloria người Colombia. Hai người đã ở bên nhau trong suốt thời gian cho đến ngày 5 tháng 10, khi Petronin được chuyển đến một trại khác để được trả tự do. Cô cho hay sơ và cô đã trải qua khoảng 30 trại khác nhau. Đức Hồng Y Jean Zerbo, Tổng Giám mục Bamako, yêu cầu thả tự do cho tất cả các con tin như ngài đã nói: "Mỗi khi chúng tôi cầu nguyện, chúng tôi cầu xin Chúa giúp trả tự do cho Sơ Gloria và tất cả các con tin khác. Đây thật là một mối nhục lớn cho người dân Mali, vì các nhà truyền giáo đến đây để giúp chúng ta, thực hiện những điều tốt lành cho chúng ta mà họ lại bị bắt cóc và giam giữ như những tên cướp, như thể họ là nô lệ tội phạm! Thật là xấu hổ cho đất nước chúng ta" (xem Fides, 8/2/2017; 9/2/2017; 10/3/2017; 18 / 3/2017; 3/7/2017; 30/1/2018; 29/9/2020; 15/10/2020). (SL) (Agenzia Fides, 6/2/2021)