Hình ảnh đời sống của Thánh Gioan tẩy gỉa

Từ thế kỷ 04. sau Chúa giáng sinh đã có lễ mừng sinh nhật của Thánh Gioan tẩy gỉa vào ngày 24.Tháng sáu hằng năm dựa trên phúc âm của Thánh sử Luca tường thuật viết lại„ Bà Elisabeth có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gabriel đến Galileo thành Nazareth gặp trinh nữ Maria. ( Lc 1,26-27).

Cũng từ thế kỷ thứ 04. sau Chúa giáng sinh, Giáo Hội Công Giáo Roma ấn định ngày lễ mừng sinh nhật Chúa Giêsu vào ngày 25. Tháng Mười Hai hằng năm.

Thánh Gioan con bà Elisabeth là người chị em họ hàng với Đức Mẹ Maria, thành hình sự sống trong cung lòng mẹ trước Chúa Giêsu sáu tháng. Nên Giáo Hội ấn định ngày mừng sinh nhật của Gioan sáu tháng trước lễ sinh nhật Chúa Giêsu.

Ngày 24. Tháng Sáu, ngày bản lề, ngày cao điểm bắt đầu mùa Hè, và từ ngày này ánh sáng mặt trời từ từ xuay chuyển sang mùa Thu, mùa Đông.

Ngày mừng sinh nhật Chúa Giêsu sáu tháng sau đó, ngày 25. Tháng Mười Hai, ngày này cũng là ngày bản lề ánh sáng mặt trời cùng thời tiết xuay chuyển từ đêm tối của mùa Thu, mùa Đông từ từ sáng dần ra sang tiết trời mùa Xuân và mùa Hè.

Thánnh Gioan sinh ra đời trước Chúa Giêsu sáu tháng và theo phúc âm thuật lại Ông là người đi trước dọn đường cho Chúa Giêsu đến. Gioan là tiếng kêu trong sa mạc rao giảng sự ăn năn thống hối từ bỏ tội lỗi trở về với Chúa.

Ông không chỉ rao giảng, nhưng còn làm phép Rửa cho mọi người đến xin, để tỏ lòng khiêm nhượng xin ơn tha thứ. Và chính Chúa Giêsu cũng đã đến nhận lãnh phép Rửa của Ông Gioan bên bờ sông Jordan.
Theo Kinh Thánh cùng theo truyền thống và giáo huấn của Giáo hội, Chúa Giêsu từ trời cao đến trần gian mở đầu thời đại mới, thời đại Tân ước.

Còn Ông Gioan với vai trò là tiếng người kêu gọi dọn đường cho Chúa Giesu đến, nên được nhìn nhận là vị Ngôn sứ cuối cùng của thời Cựu ước.

Ông Gioan trở thành là „gạch nối“, ở vị trí nút dây thắt buộc cho hai thời đại Tân và Cược ước nối lại với nhau.

Ông Gioan như thế ở vị trí nối liền lịch sử ơn cứu độ của Thiên Chúa giữa Do Thái giáo ( Cựu ước từ thời Mose) và Kitô giáo (Tân ước bắt đầu với Chúa Giêsu Kitô).

Thời cổ đại xa xưa không có tập tục ghi lại biến cố sinh ra, thời thơ ấu của ai cả. Nhưng những nhân vật quan trọng thường sau đó được thuật lại lịch sử sinh ra và đời thơ ấu của họ cách đặc biệt. Điều này cũng xảy ra nơi Thánh Gioan tẩy gỉa con Ông Zacharia và Bà Elisabeth.

Khi Thây tư tế Zacharia được Thiên Thần Chúa báo tin ông sẽ có con nối dõi tông đường. Ông qúa đỗi ngạc nhiên và không tin nổi lời Thiên Thần. Vì Ông và nhất là vợ ông đã qúa gìa rồi. Nên Ông bị phạt trở thành câm. Như thế Ông Zacharia cũng cùng chia sẻ số phận với các Ngôn sứ khác.

Thánh tiên tri Mose cũng đã không thể nói được: "Lạy Chúa, xin xá lỗi cho con, từ hồi nào đến giờ, ngay cả từ lúc Chúa ban lời cho tôi tớ Ngài, con không phải là kẻ có tài ăn nói, vì con cứng miệng cứng lưỡi.“ ( Xh 4,10)

Ngôn sứ Jeremia khiêm cung chân nhận "Ôi! Lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói! „( Gr 1,6). Ngôn sứ Daniel trở thành người câm khi nghe lời Thiên Thần Gabriel nói: „Nghe những lời người nói đó, tôi cúi mặt xuống đất, không nói nên lời.“ ( Daniel 10,15).

Ngôn sứ Ezechiel đã thành câm điếc cho tới khi được Thiên Chúa chữa cho nói trở lại được để đi rao giảng sự năn năn thống hối cho dân chúng: „ Vào buổi chiều trước hôm người ấy đến, tay ĐỨC CHÚA đặt trên tôi. Và lúc người ấy đến vào buổi sáng, Người đã mở miệng cho tôi; miệng tôi đã mở ra, tôi không còn câm nữa.“ ( Ezechiel 33,22).

Thầy tư tế Zacharia, cha của Gioan, bị câm và chỉ có thể nói trở lại được khi con ông mở mắt chào đời, và được đặt tên là Gioan theo như lời Thiên Thần nói cho Zacharia trước đó trong đền thờ. Và như thế, đúng như lời lời đoan hứa thần thánh linh thiêng của Thiên Chúa đã nói qua Thiên Thần.

Ông Gioan sinh trưởng trong gia đình cha là thầy cả tư tế. Lẽ ra ông cũng nối gót theo nghiệp cha truyền con nối. Nhưng Gioan lại chọn con đường đời sống khác:“ Cậu bé càng lớn lên thì tinh thần càng vững mạnh. Cậu sống trong hoang địa cho đến ngày ra mắt dân Ít-ra-en.“ ( Lc 1,80).

Trong sa mạc ông sống cuộc đời khổ hạnh với sứ mệnh dọn đường cho Chúa Giêsu đến qua lời rao giảng ăn năn thống hối và làm phép Rửa cho dân chúng để được ơn tha tội cùng ơn cứu chuộc.

Ngày xưa thánh tiên tri Mose cũng nhận lãnh sự vụ được trao cho: „ dạy cho họ các thánh chỉ, các lề luật, và cho họ biết đường lối phải đi và cách phải xử sự.“( Xh 18,20).

Quần áo Gioan mặc là da thú lông lạc đà nói lên sự đơn giản nghèo nàn, và dây thắt lưng của ông diễn tả hình ảnh sức mạnh.

Ngày xưa Ngôn sứ Elija cũng có lối ăn mạc như thế: "Đó là một người mặc áo da lông, đóng khố da." Vua nói: "Đó là ông Ê-li-a người Tít-be! „ ( 2 Các Vua 1,8).
Thiên Chúa nói với ngôn sứ Jeremia:“ Còn ngươi, ngươi hãy thắt lưng.Hãy chỗi dậy! Hãy nói với chúng tất cả những gì Ta sẽ truyền cho ngươi.“ ( Gr 1,17).

Dây thắt lưng nơi ngôn sứ Isaia diễn tả sức mạnh thiêng liêng: “ Đai thắt ngang lưng là đức công chính,giải buộc bên sườn là đức tín thành.“ ( Isaia 11,5)

Như vậy dây thắt lưng là dấu chỉ nói lên các vị Ngôn sứ thi hành sự vụ của Thiên Chúa trao cho họ.

Ở vùng thung lũng Jordan nơi biển hồ Genezareth, thánh Gioan tẩy giả và Chúa Giêsu Kitô mở đầu sứ vụ rao giảng nước Thiên Chúa về sự công chính. Ông Gioan được các Thánh sử phúc âm diễn tả là vị tiền hô dọn đường cho Chúa Giêsu đến. Còn Chúa Giêsu Kitô là Đấng cứu thế được xức dầu cho Hội Thánh.

Chúa Giesu và Thánh Gioan không chỉ như Thánh sử Luca viết thuật lại trong phúc âm, nối liền liên hệ chặt chẽ với nhau trong lịch sử sự sinh ra
của hai người. Nhưng còn nhiều hơn thế nữa về sứ điệp, sự đau khổ và sau cùng sự tử nạn bị kế án của cả hai Vị song song cùng chung một số phận.

Hình ảnh lịch sử con đường đời sống của Chúa Giêsu và của Thánh Gioan viết lên cùng một cung cách lối sống là làm chứng cho lời đoan hứa của Thiên Chúa trong trần gian.

Lễ Thánh Gioan tẩy gỉa
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long