Chối bỏ Đức Giê-su là chối bỏ sự sống đời đời
Gợi ý giảng lễ Chúa nhật 19 TNB
Ngày xưa, Ngọc Hoàng sai tiên ông xuống trần quan sát dân chúng. Tiên ông giả làm người ăn mày quần áo rách rưới và đi lang than. Vào buổi chiều mùa đông mưa lạnh. Ông gõ cửa nhà chó sói. Hé cửa nhìn ra, thấy ông lão rách rưới, nó nhe nanh đe dọa để xua đuổi. Ông lão sợ hãi vội chạy đi. Ông lão đến gõ cửa nhà con cáo. Nó chửi mắng thậm tệ nhưng chẳng cho gì. Buồn tủi, ông tiếp tục đi dưới trời mưa lạnh. Sau cùng ông gõ cửa nhà của thỏ trắng. Thấy ông lão run rẩy dưới trời mưa. Thỏ vội mời vào và đưa ông đến bên đống lửa, hong quần áo cho ông. Ông rên rỉ:“Cậu thỏ ơi, tôi đói quá, có gì cho tôi ăn không? Nếu không tôi chết mất”. Thỏ nói: “Thưa ông, mùa đông năm nay kéo dài, rau cỏ dự trữ cháu đã ăn hết, nhưng cụ yên trí, cháu sẽ tìm thức ăn đãi cự”. Thỏ chất thêm củi cho lửa cháy to hơn. Giữa lúc ông lão còn ngạc nhiên thì thỏ nhảy vào đống lửa ngùn ngụt cháy. Chẳng mấy chốc, mùi thơm tỏa lan cả căn nhà. Thì ra thỏ đã tự nguyện hy sinh thân mình, làm món ăn cho ông lão ăn mày. Ông lão về trời báo cáo với Ngọc Hoàng Ngọc Hoàng liền cho triệu sói, cáo và thỏ tới. Sói và cáo bị trừng phạt. Còn thỏ thì được khen thưởng cho ở trên cung trăng như một vị thần. Nên người Trung Quốc gọi mặt trăng là Ngọc Thố. Đây là câu chuyện không có thật, nhưng đáng để chúng ta suy nghĩ. Sói và cáo rất ân hận vì bỏ lỡ cơ hội và không thể trở thành thần tiên. Cơ hội không bao giờ trở lại với chúng ta nữa. Phải chăng dân Do thái nói riêng và mỗi chúng ta nói chung cũng đang rơi vào tình trạng này?
Tại sao chúng ta chối bỏ Đức Giê-su?
Thái độ khinh thường, thành kiến, là thái độ khó chấp nhận Thiên Chúa và đón nhận tha nhân. Đức Giê-su, Ngôi Lời nhập thể đã hiện thân nơi một con người đơn sơ mộc mạc, chất phác bằng nghề thợ mộc thành Nazareth nhưng dân Do thái đã không nhận ra Ngài lại còn có thái độ khinh miệt và loại trừ Ngài. Thái độ đó được diễn tả trong bài Tin mừng hôm nay: “Ông này chẳng phải là ông Giê-su, con ông Giu-se đó sao? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả, sao bây giờ ông ta lại nói: ‘Tôi từ trời xuống?” (Ga 6, 41-42). Họ đã hiểu theo tinh thần thế gian, xác thịt, thì không thể nhận ra được Thiên Chúa hiện diện nơi trần gian, vì tư tưởng Thiên Chúa khác với tư tưởng con người, khác với tư tưởng thế gian. Vì tính chai lì và cứng đầu cứng cổ nơi con người nên sinh ra cố chấp và khó lòng đến với người khác phương chi là với Thiên Chúa.
Mặt khác, cũng vì lòng tham và sự ích kỷ của con người, nên không muốn tìm đến chân lý cũng như sự thật. Con người hầu như mong tìm kiếm cái dễ dại, chóng qua, thực tiễn, cụ thể,... nên sự bình an, niềm hạnh phúc và ngay cả sự sống đời đời làm sao có thể sở hữu được. Họ tìm kiếm cái ăn mau qua hơn là cái ăn trường sinh. Họ khó chịu và thấy chướng tai gai mắt khi Chúa Giê-su nói về bánh trường sinh, nói về việc trao Mình Máu của Ngài cho họ. Họ chối từ sự lôi kéo của Thiên Chúa nên họ không thể gặp gỡ và đón nhận Đức Giê-su. Vì ai đến được với Đức Giêsu đều bởi sự lôi kéo của Thiên Chúa. Chính Chúa Giê-su cũng đã khẳng quyết như vậy: “Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy, và tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết.”(c.46).
Vì sự từ chối đó nên người Do thái nghe mà không nghe, nhìn mà không thấy, lại còn tìm cách hãm hại và gài bẫy Đức Giê-su, thậm chí tìm cách bắt bớ và giết chết Ngài. Quả thật, sự sống và ơn cứu độ của Thiên Chúa chỉ đến với những ai có lòng khát khao và khiêm tốn đón nhận. Ngược lại, ơn cứu độ và sự sống đời đời của Thiên Chúa sẽ bị cản ngăn, không muốn nói là không bao giờ đến được với những ai kiêu căng và chối từ. Như vậy, con người từ chối Đức Giêsu Kitô là từ chối Bánh Hằng Sống từ Trời, mà từ chối Bánh Hằng Sống từ Trời tức là từ chối sự sống đời đời. Thật vậy, để có ơn cứu độ và sự sống đời đời của Thiên Chúa, con người phải đón nhận ‘Bánh hằng sống’ từ Trời, là Đức Giêsu Kitô.
Đón nhận Đức Giê-su là đón nhận sự sống đời đời.
Chúng ta tin rằng ngoài Danh Đức Giêsu Kitô không có danh nào có thể đem lại ơn cứu độ cho con người. (x.Cv 4,12). Thật vậy, đón nhận Bánh Trường Sinh là đón nhận chính Thiên Chúa, là đón nhận sự sống đời đời. Thiên Chúa không bao giờ để con người cô độc, cô đơn và thiếu thốn. Nơi bài đọc I, ngôn sứ Êlia đã được Chúa nuôi dưỡng khi ông tưởng chừng như là đã chết. Do đó, Thiên Chúa sẽ luôn luôn dõi theo và chăm sóc những ai Ngài tuyển chọn. Dù con người có bỏ Thiên Chúa đi chăng nữa, thì Ngài vẫn luôn trung thành và yêu thương con người. Thánh Vịnh 26, 10 cũng đã minh định: “Dầu cha mẹ có bỏ con đi nữa, thì hãy còn có CHÚA đón nhận con.”
Quả thật, vì yêu thương con người, Thiên Chúa đã dùng nhiều cách thể để ở lại và đồng cảm với thân phận yếu đuối cũng như đau khổ của con người. Ngài đã hiện thân làm người giống chúng ta mọi đàng ngoài trừ tội lỗi ngang qua Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể. Thiên Chúa yêu con người và muốn con người hưởng nếm ơn cứu độ và được sống đời đời. Thế nhưng mấy ai nhận ra được sự hiện diện, sự hóa thân cũng như yêu thương đó của một vị Thiên Chúa hết sức đơn sơ và giản dị nơi Con Người Giê-su. Chỉ những ai biết lắng nghe và khiêm tốn đón nhận sự lôi kéo của Thiên Chúa thì mới dễ dàng đón gặp được Đức Giêsu Kitô. Trong đời sống thường ngày, có bao nhiêu cơ hội, bao nhiêu dịp thuận tiện mà chúng ta đã bỏ lỡ và lãng quên vì thái độ xem thường và khinh nhờn. Bao nhiêu dấu chỉ, bao nhiêu phép lạ vẫn diễn ra ngay trong cuộc sống đời thường mà chúng ta đã không hay biết, chẳng hạn hơi thở mà chúng ta đang sử dụng, sức khỏe mà chúng ta đang có, thời gian mà chúng ta đang sở hữu, nhất là sự sống mà chúng ta đang hưởng dùng,..tất cả đều là ân ban của Thiên Chúa.
Ngoài ra, Thiên Chúa là Đấng quan phòng mọi sự. Ngài thấu suốt tâm can con người. Nhưng Thiên Chúa tôn trọng tự do của con người. Vì sự tự do mà con người đã loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời của mình. Vì sự tự do, con người đã tự cho mình có thể giải quyết được tất cả mà không cần sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời. Chính vì thế, trong mọi biến cố, nhất là trong bối cảnh hiện tại nhân loại đang đối diện với ‘cơn sóng dữ dội’ bởi đại dịch Covid, con người dường như hoàn toàn thất bại. Con người đã tìm đủ mọi cách và mọi phương thế để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Nhưng xem ra con người đã không thể làm được gì nếu không có sự hiện diện của Thiên Chúa. Thật vậy, trong gần hai năm qua, cả nhân loại đang phải chiến đấu với đại dịch Covid: Số người nhiễm bệnh và tử vong rất là cao. Đứng trước biến cố nghiêm trọng này, con người dường như tuyệt vọng và hết đường giải thoát. Ngay lúc này, đối với con người, tiền bạc, tài năng, khôn ngoan, kiêu hãnh, giàu có, thông minh, từ cao tự đại,... đã không thể giúp cho họ thoát khỏi cơn đại dịch nguy hiểm này. Sự chết chóc đã bao phủ họ. Sự sợ hãi và hoang mang đang vây quanh họ. Sự khát khao và tìm kiếm sự sống trong lúc này hết sức quan trọng và cấp thiết đối với họ. Dưới nhãn quan Đức tin, chúng ta biết rằng chúng ta chẳng làm được gì nếu không có sự hiện diện của Thiên Chúa. Chính vì thế, đứng trước mọi thử thách và gian nan, con người được mời gọi hãy tìm kiếm Thiên Chúa và sự công chính của Ngài, còn tất cả mọi sự Ngài sẽ ban cho.(x.Mt 6,33). Vì thế, con người cần cầu nguyện liên lỉ và năng chạy đến với Thiên Chúa ngang qua việc lắng nghe Lời Chúa và đặc biệt là dọn mình sốt sắng để rước lấy Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Quả thật, Đức Giêsu đã phán: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.” (Ga 6,51). Thật vậy, sự sống đời đời chỉ có được nơi Đức Giêsu Kitô. Hay nói cách khác, nơi Đức Giêsu Kitô, tất cả mọi sự trong cuộc đời của con người sẽ được giải thoát. Đó là niềm tin của chúng ta.
Trao ban Đức Giê-su cho tha nhân như thế nào?
Chúng ta được đón nhận nhưng không thì cũng phải cho nhưng không.(x.Mt 10,8). Đức Giê-su trở thành tấm bánh bẻ ra cho mỗi chúng ta để chúng ta được bình an, được hạnh phúc và được đón nhận sự sống đời đời. Đến lượt chính mình, chúng ta cũng được mời gọi trở nên tấm bánh đời mình cho anh chị em đồng loại bằng cuộc sống đượm tình bác ái yêu thương. Một lời nói nhỏ nhẹ đầy tình mến là đã trở nên tấm bánh cho đời. Một cử chỉ quảng đại, phục vụ hy sinh và dấn thân không mệt mỏi, nhất là trong bối cảnh Đại dịch Covid-19 này là chúng ta đang trở nên hiện thân của Chúa Giê-su nơi tha nhân. Như vậy, chúng ta sẽ là tấm bánh hữu ích và ‘dễ ăn’ cho anh chị em khi chúng ta dám chấp nhận từ bỏ chính mình, từ bỏ lối sống ích kỷ, lòng tham lam, sự kiêu căng,... Sẽ là ‘tấm bánh thơm ngon và thi vị’ cho muôn người trên đường đời nếu chúng ta biết liên đới hơn là loại trừ, biết bao dung - thứ tha hơn là hận thù - ghen ghét, biết đối thoại - gặp gỡ hơn là khép mình – bảo thủ. Nơi bài đọc II, chính Thánh Phaolô Tông đồ đã căn dặn chúng ta như thế này: “Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thoá mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác. Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Ki-tô. Vậy, anh em hãy bắt chước Thiên Chúa, vì anh em là con cái được Người yêu thương, và hãy sống trong tình bác ái, như Đức Ki-tô đã yêu thương chúng ta, và vì chúng ta, đã tự nộp mình làm hiến lễ, làm hy lễ dâng lên Thiên Chúa tựa hương thơm ngào ngạt.”(Ep 4, 31-32.5, 1-2). Phải chăng sống được như thế là chúng ta đang trở nên tấm bánh tuyệt vời cho anh chị em đồng loại, nhất là cho những ai đang đói khát, nghèo khổ và bệnh hoạn tật nguyền trong môi trường sống của chúng ta?
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Gợi ý giảng lễ Chúa nhật 19 TNB
Ngày xưa, Ngọc Hoàng sai tiên ông xuống trần quan sát dân chúng. Tiên ông giả làm người ăn mày quần áo rách rưới và đi lang than. Vào buổi chiều mùa đông mưa lạnh. Ông gõ cửa nhà chó sói. Hé cửa nhìn ra, thấy ông lão rách rưới, nó nhe nanh đe dọa để xua đuổi. Ông lão sợ hãi vội chạy đi. Ông lão đến gõ cửa nhà con cáo. Nó chửi mắng thậm tệ nhưng chẳng cho gì. Buồn tủi, ông tiếp tục đi dưới trời mưa lạnh. Sau cùng ông gõ cửa nhà của thỏ trắng. Thấy ông lão run rẩy dưới trời mưa. Thỏ vội mời vào và đưa ông đến bên đống lửa, hong quần áo cho ông. Ông rên rỉ:“Cậu thỏ ơi, tôi đói quá, có gì cho tôi ăn không? Nếu không tôi chết mất”. Thỏ nói: “Thưa ông, mùa đông năm nay kéo dài, rau cỏ dự trữ cháu đã ăn hết, nhưng cụ yên trí, cháu sẽ tìm thức ăn đãi cự”. Thỏ chất thêm củi cho lửa cháy to hơn. Giữa lúc ông lão còn ngạc nhiên thì thỏ nhảy vào đống lửa ngùn ngụt cháy. Chẳng mấy chốc, mùi thơm tỏa lan cả căn nhà. Thì ra thỏ đã tự nguyện hy sinh thân mình, làm món ăn cho ông lão ăn mày. Ông lão về trời báo cáo với Ngọc Hoàng Ngọc Hoàng liền cho triệu sói, cáo và thỏ tới. Sói và cáo bị trừng phạt. Còn thỏ thì được khen thưởng cho ở trên cung trăng như một vị thần. Nên người Trung Quốc gọi mặt trăng là Ngọc Thố. Đây là câu chuyện không có thật, nhưng đáng để chúng ta suy nghĩ. Sói và cáo rất ân hận vì bỏ lỡ cơ hội và không thể trở thành thần tiên. Cơ hội không bao giờ trở lại với chúng ta nữa. Phải chăng dân Do thái nói riêng và mỗi chúng ta nói chung cũng đang rơi vào tình trạng này?
Tại sao chúng ta chối bỏ Đức Giê-su?
Thái độ khinh thường, thành kiến, là thái độ khó chấp nhận Thiên Chúa và đón nhận tha nhân. Đức Giê-su, Ngôi Lời nhập thể đã hiện thân nơi một con người đơn sơ mộc mạc, chất phác bằng nghề thợ mộc thành Nazareth nhưng dân Do thái đã không nhận ra Ngài lại còn có thái độ khinh miệt và loại trừ Ngài. Thái độ đó được diễn tả trong bài Tin mừng hôm nay: “Ông này chẳng phải là ông Giê-su, con ông Giu-se đó sao? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả, sao bây giờ ông ta lại nói: ‘Tôi từ trời xuống?” (Ga 6, 41-42). Họ đã hiểu theo tinh thần thế gian, xác thịt, thì không thể nhận ra được Thiên Chúa hiện diện nơi trần gian, vì tư tưởng Thiên Chúa khác với tư tưởng con người, khác với tư tưởng thế gian. Vì tính chai lì và cứng đầu cứng cổ nơi con người nên sinh ra cố chấp và khó lòng đến với người khác phương chi là với Thiên Chúa.
Mặt khác, cũng vì lòng tham và sự ích kỷ của con người, nên không muốn tìm đến chân lý cũng như sự thật. Con người hầu như mong tìm kiếm cái dễ dại, chóng qua, thực tiễn, cụ thể,... nên sự bình an, niềm hạnh phúc và ngay cả sự sống đời đời làm sao có thể sở hữu được. Họ tìm kiếm cái ăn mau qua hơn là cái ăn trường sinh. Họ khó chịu và thấy chướng tai gai mắt khi Chúa Giê-su nói về bánh trường sinh, nói về việc trao Mình Máu của Ngài cho họ. Họ chối từ sự lôi kéo của Thiên Chúa nên họ không thể gặp gỡ và đón nhận Đức Giê-su. Vì ai đến được với Đức Giêsu đều bởi sự lôi kéo của Thiên Chúa. Chính Chúa Giê-su cũng đã khẳng quyết như vậy: “Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy, và tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết.”(c.46).
Vì sự từ chối đó nên người Do thái nghe mà không nghe, nhìn mà không thấy, lại còn tìm cách hãm hại và gài bẫy Đức Giê-su, thậm chí tìm cách bắt bớ và giết chết Ngài. Quả thật, sự sống và ơn cứu độ của Thiên Chúa chỉ đến với những ai có lòng khát khao và khiêm tốn đón nhận. Ngược lại, ơn cứu độ và sự sống đời đời của Thiên Chúa sẽ bị cản ngăn, không muốn nói là không bao giờ đến được với những ai kiêu căng và chối từ. Như vậy, con người từ chối Đức Giêsu Kitô là từ chối Bánh Hằng Sống từ Trời, mà từ chối Bánh Hằng Sống từ Trời tức là từ chối sự sống đời đời. Thật vậy, để có ơn cứu độ và sự sống đời đời của Thiên Chúa, con người phải đón nhận ‘Bánh hằng sống’ từ Trời, là Đức Giêsu Kitô.
Đón nhận Đức Giê-su là đón nhận sự sống đời đời.
Chúng ta tin rằng ngoài Danh Đức Giêsu Kitô không có danh nào có thể đem lại ơn cứu độ cho con người. (x.Cv 4,12). Thật vậy, đón nhận Bánh Trường Sinh là đón nhận chính Thiên Chúa, là đón nhận sự sống đời đời. Thiên Chúa không bao giờ để con người cô độc, cô đơn và thiếu thốn. Nơi bài đọc I, ngôn sứ Êlia đã được Chúa nuôi dưỡng khi ông tưởng chừng như là đã chết. Do đó, Thiên Chúa sẽ luôn luôn dõi theo và chăm sóc những ai Ngài tuyển chọn. Dù con người có bỏ Thiên Chúa đi chăng nữa, thì Ngài vẫn luôn trung thành và yêu thương con người. Thánh Vịnh 26, 10 cũng đã minh định: “Dầu cha mẹ có bỏ con đi nữa, thì hãy còn có CHÚA đón nhận con.”
Quả thật, vì yêu thương con người, Thiên Chúa đã dùng nhiều cách thể để ở lại và đồng cảm với thân phận yếu đuối cũng như đau khổ của con người. Ngài đã hiện thân làm người giống chúng ta mọi đàng ngoài trừ tội lỗi ngang qua Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể. Thiên Chúa yêu con người và muốn con người hưởng nếm ơn cứu độ và được sống đời đời. Thế nhưng mấy ai nhận ra được sự hiện diện, sự hóa thân cũng như yêu thương đó của một vị Thiên Chúa hết sức đơn sơ và giản dị nơi Con Người Giê-su. Chỉ những ai biết lắng nghe và khiêm tốn đón nhận sự lôi kéo của Thiên Chúa thì mới dễ dàng đón gặp được Đức Giêsu Kitô. Trong đời sống thường ngày, có bao nhiêu cơ hội, bao nhiêu dịp thuận tiện mà chúng ta đã bỏ lỡ và lãng quên vì thái độ xem thường và khinh nhờn. Bao nhiêu dấu chỉ, bao nhiêu phép lạ vẫn diễn ra ngay trong cuộc sống đời thường mà chúng ta đã không hay biết, chẳng hạn hơi thở mà chúng ta đang sử dụng, sức khỏe mà chúng ta đang có, thời gian mà chúng ta đang sở hữu, nhất là sự sống mà chúng ta đang hưởng dùng,..tất cả đều là ân ban của Thiên Chúa.
Ngoài ra, Thiên Chúa là Đấng quan phòng mọi sự. Ngài thấu suốt tâm can con người. Nhưng Thiên Chúa tôn trọng tự do của con người. Vì sự tự do mà con người đã loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời của mình. Vì sự tự do, con người đã tự cho mình có thể giải quyết được tất cả mà không cần sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời. Chính vì thế, trong mọi biến cố, nhất là trong bối cảnh hiện tại nhân loại đang đối diện với ‘cơn sóng dữ dội’ bởi đại dịch Covid, con người dường như hoàn toàn thất bại. Con người đã tìm đủ mọi cách và mọi phương thế để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Nhưng xem ra con người đã không thể làm được gì nếu không có sự hiện diện của Thiên Chúa. Thật vậy, trong gần hai năm qua, cả nhân loại đang phải chiến đấu với đại dịch Covid: Số người nhiễm bệnh và tử vong rất là cao. Đứng trước biến cố nghiêm trọng này, con người dường như tuyệt vọng và hết đường giải thoát. Ngay lúc này, đối với con người, tiền bạc, tài năng, khôn ngoan, kiêu hãnh, giàu có, thông minh, từ cao tự đại,... đã không thể giúp cho họ thoát khỏi cơn đại dịch nguy hiểm này. Sự chết chóc đã bao phủ họ. Sự sợ hãi và hoang mang đang vây quanh họ. Sự khát khao và tìm kiếm sự sống trong lúc này hết sức quan trọng và cấp thiết đối với họ. Dưới nhãn quan Đức tin, chúng ta biết rằng chúng ta chẳng làm được gì nếu không có sự hiện diện của Thiên Chúa. Chính vì thế, đứng trước mọi thử thách và gian nan, con người được mời gọi hãy tìm kiếm Thiên Chúa và sự công chính của Ngài, còn tất cả mọi sự Ngài sẽ ban cho.(x.Mt 6,33). Vì thế, con người cần cầu nguyện liên lỉ và năng chạy đến với Thiên Chúa ngang qua việc lắng nghe Lời Chúa và đặc biệt là dọn mình sốt sắng để rước lấy Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Quả thật, Đức Giêsu đã phán: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.” (Ga 6,51). Thật vậy, sự sống đời đời chỉ có được nơi Đức Giêsu Kitô. Hay nói cách khác, nơi Đức Giêsu Kitô, tất cả mọi sự trong cuộc đời của con người sẽ được giải thoát. Đó là niềm tin của chúng ta.
Trao ban Đức Giê-su cho tha nhân như thế nào?
Chúng ta được đón nhận nhưng không thì cũng phải cho nhưng không.(x.Mt 10,8). Đức Giê-su trở thành tấm bánh bẻ ra cho mỗi chúng ta để chúng ta được bình an, được hạnh phúc và được đón nhận sự sống đời đời. Đến lượt chính mình, chúng ta cũng được mời gọi trở nên tấm bánh đời mình cho anh chị em đồng loại bằng cuộc sống đượm tình bác ái yêu thương. Một lời nói nhỏ nhẹ đầy tình mến là đã trở nên tấm bánh cho đời. Một cử chỉ quảng đại, phục vụ hy sinh và dấn thân không mệt mỏi, nhất là trong bối cảnh Đại dịch Covid-19 này là chúng ta đang trở nên hiện thân của Chúa Giê-su nơi tha nhân. Như vậy, chúng ta sẽ là tấm bánh hữu ích và ‘dễ ăn’ cho anh chị em khi chúng ta dám chấp nhận từ bỏ chính mình, từ bỏ lối sống ích kỷ, lòng tham lam, sự kiêu căng,... Sẽ là ‘tấm bánh thơm ngon và thi vị’ cho muôn người trên đường đời nếu chúng ta biết liên đới hơn là loại trừ, biết bao dung - thứ tha hơn là hận thù - ghen ghét, biết đối thoại - gặp gỡ hơn là khép mình – bảo thủ. Nơi bài đọc II, chính Thánh Phaolô Tông đồ đã căn dặn chúng ta như thế này: “Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thoá mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác. Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Ki-tô. Vậy, anh em hãy bắt chước Thiên Chúa, vì anh em là con cái được Người yêu thương, và hãy sống trong tình bác ái, như Đức Ki-tô đã yêu thương chúng ta, và vì chúng ta, đã tự nộp mình làm hiến lễ, làm hy lễ dâng lên Thiên Chúa tựa hương thơm ngào ngạt.”(Ep 4, 31-32.5, 1-2). Phải chăng sống được như thế là chúng ta đang trở nên tấm bánh tuyệt vời cho anh chị em đồng loại, nhất là cho những ai đang đói khát, nghèo khổ và bệnh hoạn tật nguyền trong môi trường sống của chúng ta?
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương