Một lối nhìn về gia đình loan báo Tin mừng
Chiều thứ Sáu, cuối tháng, lãnh lương, bố được bạn bè rủ ra ngoài quán làm vài chén.... Tối mịt bố đờ đẫn vào nhà, mẹ chạy ra đỡ bố và ôn tồn nói:
- Anh có mệt không, anh ngồi nghỉ, em pha chanh nóng cho anh uống nhé.
Tôi hỏi mẹ:
- Bố nhậu say bí tỉ như thế, bỏ công việc nhà, bỏ mẹ con mình, sao mẹ không cáu giận bố, lại còn nói nhẹ nhàng vậy?
Mẹ tôi bảo:
- Bố con, lâu lâu vui vẻ với bạn bè tí mà, việc gì phải ầm ĩ lên? Nói lời yêu thương, nhẹ nhàng hay hơn lời cáu gắt con à.
Hôm nay, mẹ tôi nấu nồi canh chua mặn chát, thế mà bố tôi vẫn chan cơm thêm tí nước sôi vào và ăn ngon lành.
Tôi hỏi bố, sao mẹ nấu cơm canh như thế mà bố ăn được cũng tài nhỉ, con thì con chịu đấy?
Bố tôi bảo:
- Mẹ mệt cả ngày rồi, làm được mâm cơm cho bố con mình ăn, còn hơn ăn cơm hộp, mẹ lỡ tay cho nhiều nước mắm thôi mà, hãy ăn thoải mái để gia đinh yên ắng hơn là chê bai trách móc, con nhé.
Đã xem nhau như một gia đình, nên khoan dung để người thân có cơ hội sửa đổi, thay vì làm quan tòa phán xét tội đồ, vẫn hay hơn.
Đúng không các bạn?
Kính thưa quý ông bà và anh chị em, đặc biệt đôi hôn nhân rất thân mến,
Cuộc sống gia đình không phải lúc nào cũng êm ả/ bằng phẳng như chúng ta tưởng, mà nó còn kèm theo những va chạm từ cái nhỏ/ cái vặt vãnh sinh ra cái lớn lao giữa chồng và vợ, giữa cha mẹ và con cái. Tuy nhiên, dù hạnh phúc lẫn bất hòa bất thuận diễn ra, chúng ta cũng được mời gọi hãy sống bổ túc cho nhau, yêu thương nhau như Đức Ki-tô đã yêu Giáo hội của Ngài.
Thật là hạnh phúc và ý nghĩa cho tất cả các anh chị tổ chức thánh lễ thành hôn hôm nay. Vì chúng ta đang ở trong bầu khí cả Giáo hội Việt Nam đang hướng về Gia đình qua chủ đề “Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống gia đình”. Năm mà Giáo hội mời gọi tất cả các gia đình sống đời sống cầu nguyện; sống đời sống yêu thương; sống bảo vệ sự sống và sống loan báo Tin Mừng. Phải chăng đây là những cách thức giúp Gia đình trở nên gia đình loan báo Tin mừng?
Trước tiên, gia đình cầu nguyện là gia đình loan báo Tin mừng.
Quả thật, như Đức Giê-su đã nói “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia Người sẽ thêm cho.” (Mt 6:33)
Vì thế, mỗi chúng ta dù ai đi chăng nữa, một khi đã được lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, được tháp nhập vào Hội Thánh, được kết hợp mật thiết với Đức Ki-tô, chúng ta không thể sống mà không có Ngài. Sức mạnh của chúng ta là ở nơi Chúa. Không có Chúa chúng ta không làm được gì. Để tìm hiểu nhau, chúng ta không thể không cầu nguyện. Để chuẩn bị yêu nhau, chuẩn bị cưới nhau cũng vậy, nếu không có sự hiện diện của Chúa, chúng ta sẽ gặp nhiều điều bất trắc, nhiều khó khăn và thiếu vắng tình yêu chung thủy. Chính vì thế, người Nga có câu: “Trước khi ra trận, hãy cầu nguyện một lần; trước khi xuống tàu, hãy cầu nguyện hai lần; trước khi kết hôn, hãy cầu nguyện ba lần”. Nơi bài đọc I (Tb 8, 5-10), hai vợ chồng Tobia và Sara đã nhớ đến Chúa trước và sau khi đến với nhau. Hai ông bà đã nhận thức được rằng Chúa mới là chủ mọi sự, con người chỉ là người quản lý, là người cộng tác trong việc sinh con và giáo dục chúng nên người theo Lời Chúa dạy.
Thứ đến, gia đình yêu thương là gia đình loan báo Tin mừng.
Kính thưa quý cộng đoàn, tình yêu là nền tảng của hạnh phúc vợ chồng. Nếu không có tình yêu giữa hai người, không có tình yêu trong gia đình, thì cuộc sống sẽ khô héo, sẽ mau chóng tan vỡ. Nếu không có tình yêu giữa hai người nam và nữ thì cuộc hôn nhân chỉ là để thỏa mãn nhu cầu xác thịt. Thích thì đến với nhau, không thích thì bỏ nhau. Tình yêu vợ chồng không phải như món hàng ngoài chợ, thích thì mua, mua dùng xong, chán thì vứt bỏ. Nhưng tình yêu vợ chồng/ tình yêu gia đình xuất phát từ tình yêu của Đức Ki-tô đối với Hội Thánh. Người chồng là hình ảnh Đức Ki-tô yêu người vợ, hình ảnh Hội thánh, hiền thê của Người. Nơi bài đọc II ( 1Ga 3, 18-24), thánh Gioan Tông đồ mời gọi mọi người: chúng ta đừng yêu bằng lời nói và miệng lưỡi, nhưng bằng việc làm và chân thật. Và ngài nhấn mạnh “chúng ta phải tin vào thánh danh Con của Người là Chúa Giê-su Ki-tô, và phải thương yêu nhau, như Người đã ban giới răn cho chúng ta.” Hơn nữa, chính Thiên Chúa đã thiết lập bí tích hôn nhân của đôi bạn. Chính Đức Giê-su đã minh định:“Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly”(Mc 10, 9).
Quả thật, khi các anh chị cầm tay nhau nói lên lời cam kết lúc thịnh vượng cũng như lúc gian nan, lúc mạnh khỏe cũng như lúc đau yếu, hứa yêu thương và tôn trọng nhau mọi ngày suốt đời nhau. Đây là lời hứa hết sức quan trọng của anh chị trước mặt Chúa, trước mặt Hội Thánh cũng như trước mặt mọi người. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi những va chạm, có thể có những lúc cơm chẳng ngon, canh chẳng ngọt; chuyện nhỏ xé ra chuyện to,…nhưng hãy nhớ lại lời hứa, hãy lấy tình yêu xuất phát từ Đức Ki-tô để yêu thương, tha thứ và sẵn sàng bỏ qua cho nhau để đời sống gia đình luôn luôn tràn ngập tình thương và tiếng cười.
Thứ 3, gia đình bảo vệ sự sống là gia đình loan báo Tin mừng.
Vì vợ chồng được mời gọi cộng tác với Ơn của Chúa để sinh con đẻ cái và giáo dục chúng nên người theo ý Chúa, nên vợ chồng có trách nhiệm sinh sản con cái và bảo vệ sự sống. Quả thật, Thiên Chúa là chủ của sự sống, chúng ta chỉ là người quản lý sự sống. Chính vì thế, chúng ta không bao giờ được phép dùng biện pháp này, biện pháp kia để loại trừ sự sống. Điều răn thứ 5 đã dạy chúng ta rõ ràng rằng chớ giết người, tức là không được phá thai trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống. Chúng ta được mời gọi hãy bảo vệ sự sống không chỉ riêng chúng ta mà ngay cả sự sống người khác.
Thứ bốn, gia đình trở thành cuốn sách Tin mừng bằng cuộc sống.
Trong Tông huấn niềm vui Tin Mừng, Đức Thánh Cha Phanxico đã nhấn mạnh rằng dù ai đi chăng nữa, một khi đã được lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, chúng ta phải trở nên người loan báo Tin Mừng. Anh chị được mời gọi bước vào đời sống gia đình, anh chị cũng được mời gọi hãy trở nên gia đình loan báo Tin Mừng. Thế nhưng, chúng ta phải loan báo Tin Mừng như thế nào? Cách loan báo Tin Mừng rõ ràng nhất đó là vợ cHồng Yêu thương nhau, siêng năng kinh hạt lễ lạy, sống đúng bổn phận làm chồng, làm cha, làm mẹ, làm vợ. Nghĩa là người chồng cần biết loại trừ các tệ nạn: rượu chè bê tha, cờ bạc, gương mù gương xấu, trộm cắp, ngoại tình,…đừng bao giờ uống rượu say để rồi đi nhầm ngõ nhà khác;… người vợ cần loại trừ các tệ nạn: ngồi lê đôi mách, chửi chồng, chửi con, nói xấu, phàm phu như sư tử hà đông,…đừng bao giờ có hiện tượng: đêm qua mở cửa đón chồng, đêm nay mở cửa đón anh xóm làng. Để tránh các tệ nạn đó, vợ chồng cần đến với Chúa nhiều hơn qua đời sống cầu nguyện, vì tự sức chúng ta không thể làm được, nhưng cần có ơn Chúa/ cần có sức mạnh của Chúa. Vì “không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5). Quả thật, khi từng cá nhân sống tốt, khi các thành viên trong gia đình biết sống cho nhau, quan tâm đến nhau, thì gia đình dễ dàng trở nên cuốn sách Tin mừng cho người lương dân đọc.
Kính thưa quý cộng đoàn phụng vụ,
Ngày lễ thành hôn của đôi bạn hôm nay, chúng ta hãy dâng lên Chúa, là Cha tình yêu, ban cho các đôi hôn nhân luôn sống chung thủy với nhau, yêu thương và tha thứ cho nhau trong mọi hoàn cảnh để gia đình họ luôn luôn là men, là muối ướp thêm mặn nồng tình làng nghĩa xóm để gia đình, để làng xóm, để giáo họ, để giáo xứ luôn luôn tràn ngập tình yêu, tràn ngập niềm vui và tiếng cười. Như thế, chúng ta dễ dàng tỏa sáng niềm tin, tỏa sáng tình yêu của Chúa đến cho những ai chưa nhận biết Chúa ngõ hầu tất cả cũng được chung sự bình an, niềm hạnh phúc đích thực không chỉ ở thiên đàng mai sau, nhưng đón nhận thiên đàng ở ngay tại thế này. Amen.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Chiều thứ Sáu, cuối tháng, lãnh lương, bố được bạn bè rủ ra ngoài quán làm vài chén.... Tối mịt bố đờ đẫn vào nhà, mẹ chạy ra đỡ bố và ôn tồn nói:
- Anh có mệt không, anh ngồi nghỉ, em pha chanh nóng cho anh uống nhé.
Tôi hỏi mẹ:
- Bố nhậu say bí tỉ như thế, bỏ công việc nhà, bỏ mẹ con mình, sao mẹ không cáu giận bố, lại còn nói nhẹ nhàng vậy?
Mẹ tôi bảo:
- Bố con, lâu lâu vui vẻ với bạn bè tí mà, việc gì phải ầm ĩ lên? Nói lời yêu thương, nhẹ nhàng hay hơn lời cáu gắt con à.
Hôm nay, mẹ tôi nấu nồi canh chua mặn chát, thế mà bố tôi vẫn chan cơm thêm tí nước sôi vào và ăn ngon lành.
Tôi hỏi bố, sao mẹ nấu cơm canh như thế mà bố ăn được cũng tài nhỉ, con thì con chịu đấy?
Bố tôi bảo:
- Mẹ mệt cả ngày rồi, làm được mâm cơm cho bố con mình ăn, còn hơn ăn cơm hộp, mẹ lỡ tay cho nhiều nước mắm thôi mà, hãy ăn thoải mái để gia đinh yên ắng hơn là chê bai trách móc, con nhé.
Đã xem nhau như một gia đình, nên khoan dung để người thân có cơ hội sửa đổi, thay vì làm quan tòa phán xét tội đồ, vẫn hay hơn.
Đúng không các bạn?
Kính thưa quý ông bà và anh chị em, đặc biệt đôi hôn nhân rất thân mến,
Cuộc sống gia đình không phải lúc nào cũng êm ả/ bằng phẳng như chúng ta tưởng, mà nó còn kèm theo những va chạm từ cái nhỏ/ cái vặt vãnh sinh ra cái lớn lao giữa chồng và vợ, giữa cha mẹ và con cái. Tuy nhiên, dù hạnh phúc lẫn bất hòa bất thuận diễn ra, chúng ta cũng được mời gọi hãy sống bổ túc cho nhau, yêu thương nhau như Đức Ki-tô đã yêu Giáo hội của Ngài.
Thật là hạnh phúc và ý nghĩa cho tất cả các anh chị tổ chức thánh lễ thành hôn hôm nay. Vì chúng ta đang ở trong bầu khí cả Giáo hội Việt Nam đang hướng về Gia đình qua chủ đề “Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống gia đình”. Năm mà Giáo hội mời gọi tất cả các gia đình sống đời sống cầu nguyện; sống đời sống yêu thương; sống bảo vệ sự sống và sống loan báo Tin Mừng. Phải chăng đây là những cách thức giúp Gia đình trở nên gia đình loan báo Tin mừng?
Trước tiên, gia đình cầu nguyện là gia đình loan báo Tin mừng.
Quả thật, như Đức Giê-su đã nói “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia Người sẽ thêm cho.” (Mt 6:33)
Vì thế, mỗi chúng ta dù ai đi chăng nữa, một khi đã được lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, được tháp nhập vào Hội Thánh, được kết hợp mật thiết với Đức Ki-tô, chúng ta không thể sống mà không có Ngài. Sức mạnh của chúng ta là ở nơi Chúa. Không có Chúa chúng ta không làm được gì. Để tìm hiểu nhau, chúng ta không thể không cầu nguyện. Để chuẩn bị yêu nhau, chuẩn bị cưới nhau cũng vậy, nếu không có sự hiện diện của Chúa, chúng ta sẽ gặp nhiều điều bất trắc, nhiều khó khăn và thiếu vắng tình yêu chung thủy. Chính vì thế, người Nga có câu: “Trước khi ra trận, hãy cầu nguyện một lần; trước khi xuống tàu, hãy cầu nguyện hai lần; trước khi kết hôn, hãy cầu nguyện ba lần”. Nơi bài đọc I (Tb 8, 5-10), hai vợ chồng Tobia và Sara đã nhớ đến Chúa trước và sau khi đến với nhau. Hai ông bà đã nhận thức được rằng Chúa mới là chủ mọi sự, con người chỉ là người quản lý, là người cộng tác trong việc sinh con và giáo dục chúng nên người theo Lời Chúa dạy.
Thứ đến, gia đình yêu thương là gia đình loan báo Tin mừng.
Kính thưa quý cộng đoàn, tình yêu là nền tảng của hạnh phúc vợ chồng. Nếu không có tình yêu giữa hai người, không có tình yêu trong gia đình, thì cuộc sống sẽ khô héo, sẽ mau chóng tan vỡ. Nếu không có tình yêu giữa hai người nam và nữ thì cuộc hôn nhân chỉ là để thỏa mãn nhu cầu xác thịt. Thích thì đến với nhau, không thích thì bỏ nhau. Tình yêu vợ chồng không phải như món hàng ngoài chợ, thích thì mua, mua dùng xong, chán thì vứt bỏ. Nhưng tình yêu vợ chồng/ tình yêu gia đình xuất phát từ tình yêu của Đức Ki-tô đối với Hội Thánh. Người chồng là hình ảnh Đức Ki-tô yêu người vợ, hình ảnh Hội thánh, hiền thê của Người. Nơi bài đọc II ( 1Ga 3, 18-24), thánh Gioan Tông đồ mời gọi mọi người: chúng ta đừng yêu bằng lời nói và miệng lưỡi, nhưng bằng việc làm và chân thật. Và ngài nhấn mạnh “chúng ta phải tin vào thánh danh Con của Người là Chúa Giê-su Ki-tô, và phải thương yêu nhau, như Người đã ban giới răn cho chúng ta.” Hơn nữa, chính Thiên Chúa đã thiết lập bí tích hôn nhân của đôi bạn. Chính Đức Giê-su đã minh định:“Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly”(Mc 10, 9).
Quả thật, khi các anh chị cầm tay nhau nói lên lời cam kết lúc thịnh vượng cũng như lúc gian nan, lúc mạnh khỏe cũng như lúc đau yếu, hứa yêu thương và tôn trọng nhau mọi ngày suốt đời nhau. Đây là lời hứa hết sức quan trọng của anh chị trước mặt Chúa, trước mặt Hội Thánh cũng như trước mặt mọi người. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi những va chạm, có thể có những lúc cơm chẳng ngon, canh chẳng ngọt; chuyện nhỏ xé ra chuyện to,…nhưng hãy nhớ lại lời hứa, hãy lấy tình yêu xuất phát từ Đức Ki-tô để yêu thương, tha thứ và sẵn sàng bỏ qua cho nhau để đời sống gia đình luôn luôn tràn ngập tình thương và tiếng cười.
Thứ 3, gia đình bảo vệ sự sống là gia đình loan báo Tin mừng.
Vì vợ chồng được mời gọi cộng tác với Ơn của Chúa để sinh con đẻ cái và giáo dục chúng nên người theo ý Chúa, nên vợ chồng có trách nhiệm sinh sản con cái và bảo vệ sự sống. Quả thật, Thiên Chúa là chủ của sự sống, chúng ta chỉ là người quản lý sự sống. Chính vì thế, chúng ta không bao giờ được phép dùng biện pháp này, biện pháp kia để loại trừ sự sống. Điều răn thứ 5 đã dạy chúng ta rõ ràng rằng chớ giết người, tức là không được phá thai trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống. Chúng ta được mời gọi hãy bảo vệ sự sống không chỉ riêng chúng ta mà ngay cả sự sống người khác.
Thứ bốn, gia đình trở thành cuốn sách Tin mừng bằng cuộc sống.
Trong Tông huấn niềm vui Tin Mừng, Đức Thánh Cha Phanxico đã nhấn mạnh rằng dù ai đi chăng nữa, một khi đã được lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, chúng ta phải trở nên người loan báo Tin Mừng. Anh chị được mời gọi bước vào đời sống gia đình, anh chị cũng được mời gọi hãy trở nên gia đình loan báo Tin Mừng. Thế nhưng, chúng ta phải loan báo Tin Mừng như thế nào? Cách loan báo Tin Mừng rõ ràng nhất đó là vợ cHồng Yêu thương nhau, siêng năng kinh hạt lễ lạy, sống đúng bổn phận làm chồng, làm cha, làm mẹ, làm vợ. Nghĩa là người chồng cần biết loại trừ các tệ nạn: rượu chè bê tha, cờ bạc, gương mù gương xấu, trộm cắp, ngoại tình,…đừng bao giờ uống rượu say để rồi đi nhầm ngõ nhà khác;… người vợ cần loại trừ các tệ nạn: ngồi lê đôi mách, chửi chồng, chửi con, nói xấu, phàm phu như sư tử hà đông,…đừng bao giờ có hiện tượng: đêm qua mở cửa đón chồng, đêm nay mở cửa đón anh xóm làng. Để tránh các tệ nạn đó, vợ chồng cần đến với Chúa nhiều hơn qua đời sống cầu nguyện, vì tự sức chúng ta không thể làm được, nhưng cần có ơn Chúa/ cần có sức mạnh của Chúa. Vì “không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5). Quả thật, khi từng cá nhân sống tốt, khi các thành viên trong gia đình biết sống cho nhau, quan tâm đến nhau, thì gia đình dễ dàng trở nên cuốn sách Tin mừng cho người lương dân đọc.
Kính thưa quý cộng đoàn phụng vụ,
Ngày lễ thành hôn của đôi bạn hôm nay, chúng ta hãy dâng lên Chúa, là Cha tình yêu, ban cho các đôi hôn nhân luôn sống chung thủy với nhau, yêu thương và tha thứ cho nhau trong mọi hoàn cảnh để gia đình họ luôn luôn là men, là muối ướp thêm mặn nồng tình làng nghĩa xóm để gia đình, để làng xóm, để giáo họ, để giáo xứ luôn luôn tràn ngập tình yêu, tràn ngập niềm vui và tiếng cười. Như thế, chúng ta dễ dàng tỏa sáng niềm tin, tỏa sáng tình yêu của Chúa đến cho những ai chưa nhận biết Chúa ngõ hầu tất cả cũng được chung sự bình an, niềm hạnh phúc đích thực không chỉ ở thiên đàng mai sau, nhưng đón nhận thiên đàng ở ngay tại thế này. Amen.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương