Phải làm gì để được sự sống đời đời?
(Suy niệm Chúa nhật 28 TNB)
Câu chuyện: Sự sống đời đời rất quý báu
Bất tuân lệnh vua nước Anh, quan thượng thư Tôma More không chịu rời bỏ Giáo Hội Công Giáo. Quan bị bắt giam trong ngục, chờ ngày xử tử. Vua truyền cho mọi người hãy tìm đủ cách để lung lạc đức tin của Tôma More, đặc biệt là những người thân yêu trong gia đình của quan thượng thư nầy.
Khi thấy người vợ yêu quý của mình vào trong tù, khóc lóc thảm thiết, van nài ông hãy tuân theo lệnh vua để đem lại hạnh phúc cho mình và cho gia đình, quan thượng thư Tôma More liền hỏi vợ: “Nếu vâng theo lệnh vua mà chối bỏ Giáo Hội Công Giáo, thì được sống thêm mấy năm nửa.” Bà vợ liền vui vẻ trả lời: “Được hơn hai mươi năm nửa.” Quan thượng thư Tôma More liền dạy cho vợ mình một bài học đích đáng: “Bà thật dại. Lấy hai mươi năm để đổi lấy sự đời đời. Sao tôi lại bán linh hồn tôi quá rẻ như thế?”Quan thượng thư nầy bị vua ra lệnh giết ngay. Ông chết vì đức tin. Đó là thánh Tôma More, bổn mạng các nhà chính trị Công Giáo.
1/ Sự sống đời đời là gì?
Sự sống đời đời là sự sống ngự bên hữu Thiên Chúa. Sự sống đời đời là sự hướng nếm vị ngọt hạnh phúc đời đời với Chúa sau sự sống trần gian. Sự sống đời đời là phần thưởng Thiên Chúa dành ban cho mọi người và mong muốn mọi người đạt tới. Thiên Chúa không muốn kẻ gian ác phải chết nhưng muốn nó ăn trở lại để được sống muôn đời là vậy. (x.Ed 33,11). Nhiều lần Đức Giê-su đã nói đến sống đời đời:“Sự sống đời đời, đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Giêsu Kitô” (Ga 17,3);“Không phải tôi tự mình nói ra, nhưng là chính Chúa Cha, Đấng đã sai tôi, truyền lệnh cho tôi phải nói gì, tuyên bố gì. Và tôi biết: mệnh lệnh của Người là sự sống đời đời. Vậy, những gì tôi nói, thì tôi nói đúng như Chúa Cha đã nói với tôi" (Ga 12,49-50); “Cha đã ban cho Người quyền trên mọi phàm nhân là để Người ban sự sống đời đời cho tất cả những ai Cha đã ban cho Người” (Ga 17,2). Trong Kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng: ‘tôi tin hằng sống vậy’, tức là tin vào sự sống đời đời. Quả thật, mọi người theo đạo Công Giáo đều được mời gọi sống và thực hành đạo để hướng về sự sống đời đời. Đây là cái đích cuối cùng và mục đích tối hậu của đạo Công Giáo chúng ta. Vậy,
2/ Phải làm gì để được sự sống đời đời?
Tin mừng của Thánh sử Mac-cô (10, 17-30) của Chúa nhật 28 hôm nay trình thuật cho chúng ta cuộc trao đối giữa một người đàn ông với Đức Giê-su về sự sống đời đời. Ông ta hỏi Đức Giê-su: “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?”(c. 17). Nhờ câu hỏi này mà Đức Giê-su đã đưa ra những chỉ dẫn hết sức cụ thể và thiết thực cho ông ta nói riêng và cho mọi người về cách thức để sở hữu sự sống đời đời. Điều trước tiên mà Đức Giê-su mong muốn là: “Hẳn anh biết các điều răn : Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ cha kính mẹ.”(c.19). Như vậy, tiên vàn để đạt được sự sống đời đời, Đức Giê-su đòi buộc mọi người hãy tuân giữ các điều răn của Thiên Chúa. Tuân giữ ở đây không chỉ dừng lại ở trên môi trên miệng, không chỉ thuộc lòng lý thuyết nhưng trên hết là thực hành những giới răn này ngang qua cuộc sống đời thường. Vì như Thánh Gia-cô-bê Tông đồ cũng đã nói: Đức tin không có việc làm là đức tin chết. Chỉ đọc thuộc lòng giới răn mà không chịu thực hành thì đúng như người xây nhà trên cát mà Đức Giê-su đã từng nói. Về điều này, người đàn ông trong Tin mừng xem ra đã thực hành từ nhỏ theo như lời ông nói. Những điều này xem ra chưa đủ để đón nhận sự sống đời đời, nên Đức Giê-su muốn đòi hỏi sâu xa hơn về mối tương quan đối với những người nghèo. Tin mừng thuật lại tiếp: “Đức Giê-su đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến. Người bảo anh ta : “Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.” (c.21). Phải chăng đây là điểm cần thiết và quyết định cho sự sống đời đời? Đối vói Đức Giê-su, tương quan đối với người nghèo, với những kẻ bé mọn, những kẻ bị loại ra khỏi lề xã hội,…là tương quan cần đối với các môn đệ của Đức Giê-su. Đây là điều kiện để được vào Nước Trời.
Quả thật, Thánh Phaolô nói: “Yêu thương là chu toàn lề luật” (Rm 13, 10). Yêu thương và Đức ái là kết quả của những người sống vì Đức Giê-su và sống như Đức Giê-su. Ngài đã đến vì người nghèo, vì những tội nhân bằng chứng tá yêu thương và sự chết trên Thập Tự. Yêu thương bằng những hành động cụ thể chứ không phải bằng đầu môi trót lưỡi. (x.1 Ga 3, 18). Trong Tin mừng hôm nay, Đức Giê-su đã khen ngợi người đàn ông khi ông đã biết tuân giữ các điều răn từ lúc nhỏ. Nhưng Ngài còn đòi hỏi thêm mức độ nữa là hãy đi bán mọi của cải để cho người nghèo để được chiếm hữu sự sống đời đời. Quả thật, bám víu hay tích trữ của cải là có lỗi với người nghèo. Đức Giê-su mong muốn chúng ta dám chấp nhận sống quảng đại, nhẹ nhàng thanh thoát và không còn bị nô lệ bởi của cải vật chất. Đi theo Chúa và muốn hưởng nếm sự sống đời đời, mỗi chúng ta được đòi buộc phải tránh lối sống tham lam, ích kỷ và vô cảm. Đức Giê-su đã ví người giàu có mà tồn tại những lối sống đó thì giống như ‘con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có mà vào Nước Trời.’ Điều đó, người đàn ông giàu có trong Tin mừng là điển hình cho lời nói của Chúa Giê-su khi ông buồn rầu bỏ đi vì ông ta có nhiều của cải mà không dám bán để cho người nghèo.
Hơn nữa, một khi dám chấp nhận bỏ mọi sự vì tha nhân và vì Chúa thì chắc chắn chúng ta sẽ được Chúa đền bù rất lớn. Điều này Ngài đã trả lời cho ông Phê-rô khi ông đã hỏi Ngài: “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy !” Đức Giê-su đáp : “Thầy bảo thật anh em : Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng, mà ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau.” (cc.28-30). Chúa sẽ không bao giờ để cho chúng ta thiệt thòi đâu. Những việc làm tốt đẹp, những nghĩa cử bác ái của chúng ta đối với những mảnh đời bất hạnh và nghèo đói sẽ được Chúa ghi nhận và đó sẽ là hành trang giúp chúng ta hưởng được sự sống đời đời.
Tóm lại, sự sống đời đời là đích đến của mỗi người ki-tô hữu chúng ta. Nhưng làm sao để chúng ta sở hữu được sự sống đó? Hôm nay, ngang qua các Bài đọc phụng vụ, chúng ta được mời gọi hãy biết dành ưu tiên chọn Chúa bằng việc siêng năng lắng nghe Lời Ngài, vì “Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi : xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tuỷ; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người.” (Dt 4,12). Tuy nhiên, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc nghe mà thôi, nhưng Chúa đòi hỏi chúng ta phải suy gẫm và sống thực hành những điều đã nghe bằng cuộc sống hằng ngày, nhất là bằng lối sống yêu thương, lối sống biết cho đi hơn là lãnh nhận. Khi chúng ta dám từ bỏ của cải, vật chất để sống cho người nghèo là lối sống khôn ngoan mà Bài đọc I (Kn 7,7-11) đã nhắc nhở chúng ta.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
(Suy niệm Chúa nhật 28 TNB)
Câu chuyện: Sự sống đời đời rất quý báu
Bất tuân lệnh vua nước Anh, quan thượng thư Tôma More không chịu rời bỏ Giáo Hội Công Giáo. Quan bị bắt giam trong ngục, chờ ngày xử tử. Vua truyền cho mọi người hãy tìm đủ cách để lung lạc đức tin của Tôma More, đặc biệt là những người thân yêu trong gia đình của quan thượng thư nầy.
Khi thấy người vợ yêu quý của mình vào trong tù, khóc lóc thảm thiết, van nài ông hãy tuân theo lệnh vua để đem lại hạnh phúc cho mình và cho gia đình, quan thượng thư Tôma More liền hỏi vợ: “Nếu vâng theo lệnh vua mà chối bỏ Giáo Hội Công Giáo, thì được sống thêm mấy năm nửa.” Bà vợ liền vui vẻ trả lời: “Được hơn hai mươi năm nửa.” Quan thượng thư Tôma More liền dạy cho vợ mình một bài học đích đáng: “Bà thật dại. Lấy hai mươi năm để đổi lấy sự đời đời. Sao tôi lại bán linh hồn tôi quá rẻ như thế?”Quan thượng thư nầy bị vua ra lệnh giết ngay. Ông chết vì đức tin. Đó là thánh Tôma More, bổn mạng các nhà chính trị Công Giáo.
1/ Sự sống đời đời là gì?
Sự sống đời đời là sự sống ngự bên hữu Thiên Chúa. Sự sống đời đời là sự hướng nếm vị ngọt hạnh phúc đời đời với Chúa sau sự sống trần gian. Sự sống đời đời là phần thưởng Thiên Chúa dành ban cho mọi người và mong muốn mọi người đạt tới. Thiên Chúa không muốn kẻ gian ác phải chết nhưng muốn nó ăn trở lại để được sống muôn đời là vậy. (x.Ed 33,11). Nhiều lần Đức Giê-su đã nói đến sống đời đời:“Sự sống đời đời, đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Giêsu Kitô” (Ga 17,3);“Không phải tôi tự mình nói ra, nhưng là chính Chúa Cha, Đấng đã sai tôi, truyền lệnh cho tôi phải nói gì, tuyên bố gì. Và tôi biết: mệnh lệnh của Người là sự sống đời đời. Vậy, những gì tôi nói, thì tôi nói đúng như Chúa Cha đã nói với tôi" (Ga 12,49-50); “Cha đã ban cho Người quyền trên mọi phàm nhân là để Người ban sự sống đời đời cho tất cả những ai Cha đã ban cho Người” (Ga 17,2). Trong Kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng: ‘tôi tin hằng sống vậy’, tức là tin vào sự sống đời đời. Quả thật, mọi người theo đạo Công Giáo đều được mời gọi sống và thực hành đạo để hướng về sự sống đời đời. Đây là cái đích cuối cùng và mục đích tối hậu của đạo Công Giáo chúng ta. Vậy,
2/ Phải làm gì để được sự sống đời đời?
Tin mừng của Thánh sử Mac-cô (10, 17-30) của Chúa nhật 28 hôm nay trình thuật cho chúng ta cuộc trao đối giữa một người đàn ông với Đức Giê-su về sự sống đời đời. Ông ta hỏi Đức Giê-su: “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?”(c. 17). Nhờ câu hỏi này mà Đức Giê-su đã đưa ra những chỉ dẫn hết sức cụ thể và thiết thực cho ông ta nói riêng và cho mọi người về cách thức để sở hữu sự sống đời đời. Điều trước tiên mà Đức Giê-su mong muốn là: “Hẳn anh biết các điều răn : Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ cha kính mẹ.”(c.19). Như vậy, tiên vàn để đạt được sự sống đời đời, Đức Giê-su đòi buộc mọi người hãy tuân giữ các điều răn của Thiên Chúa. Tuân giữ ở đây không chỉ dừng lại ở trên môi trên miệng, không chỉ thuộc lòng lý thuyết nhưng trên hết là thực hành những giới răn này ngang qua cuộc sống đời thường. Vì như Thánh Gia-cô-bê Tông đồ cũng đã nói: Đức tin không có việc làm là đức tin chết. Chỉ đọc thuộc lòng giới răn mà không chịu thực hành thì đúng như người xây nhà trên cát mà Đức Giê-su đã từng nói. Về điều này, người đàn ông trong Tin mừng xem ra đã thực hành từ nhỏ theo như lời ông nói. Những điều này xem ra chưa đủ để đón nhận sự sống đời đời, nên Đức Giê-su muốn đòi hỏi sâu xa hơn về mối tương quan đối với những người nghèo. Tin mừng thuật lại tiếp: “Đức Giê-su đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến. Người bảo anh ta : “Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.” (c.21). Phải chăng đây là điểm cần thiết và quyết định cho sự sống đời đời? Đối vói Đức Giê-su, tương quan đối với người nghèo, với những kẻ bé mọn, những kẻ bị loại ra khỏi lề xã hội,…là tương quan cần đối với các môn đệ của Đức Giê-su. Đây là điều kiện để được vào Nước Trời.
Quả thật, Thánh Phaolô nói: “Yêu thương là chu toàn lề luật” (Rm 13, 10). Yêu thương và Đức ái là kết quả của những người sống vì Đức Giê-su và sống như Đức Giê-su. Ngài đã đến vì người nghèo, vì những tội nhân bằng chứng tá yêu thương và sự chết trên Thập Tự. Yêu thương bằng những hành động cụ thể chứ không phải bằng đầu môi trót lưỡi. (x.1 Ga 3, 18). Trong Tin mừng hôm nay, Đức Giê-su đã khen ngợi người đàn ông khi ông đã biết tuân giữ các điều răn từ lúc nhỏ. Nhưng Ngài còn đòi hỏi thêm mức độ nữa là hãy đi bán mọi của cải để cho người nghèo để được chiếm hữu sự sống đời đời. Quả thật, bám víu hay tích trữ của cải là có lỗi với người nghèo. Đức Giê-su mong muốn chúng ta dám chấp nhận sống quảng đại, nhẹ nhàng thanh thoát và không còn bị nô lệ bởi của cải vật chất. Đi theo Chúa và muốn hưởng nếm sự sống đời đời, mỗi chúng ta được đòi buộc phải tránh lối sống tham lam, ích kỷ và vô cảm. Đức Giê-su đã ví người giàu có mà tồn tại những lối sống đó thì giống như ‘con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có mà vào Nước Trời.’ Điều đó, người đàn ông giàu có trong Tin mừng là điển hình cho lời nói của Chúa Giê-su khi ông buồn rầu bỏ đi vì ông ta có nhiều của cải mà không dám bán để cho người nghèo.
Hơn nữa, một khi dám chấp nhận bỏ mọi sự vì tha nhân và vì Chúa thì chắc chắn chúng ta sẽ được Chúa đền bù rất lớn. Điều này Ngài đã trả lời cho ông Phê-rô khi ông đã hỏi Ngài: “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy !” Đức Giê-su đáp : “Thầy bảo thật anh em : Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng, mà ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau.” (cc.28-30). Chúa sẽ không bao giờ để cho chúng ta thiệt thòi đâu. Những việc làm tốt đẹp, những nghĩa cử bác ái của chúng ta đối với những mảnh đời bất hạnh và nghèo đói sẽ được Chúa ghi nhận và đó sẽ là hành trang giúp chúng ta hưởng được sự sống đời đời.
Tóm lại, sự sống đời đời là đích đến của mỗi người ki-tô hữu chúng ta. Nhưng làm sao để chúng ta sở hữu được sự sống đó? Hôm nay, ngang qua các Bài đọc phụng vụ, chúng ta được mời gọi hãy biết dành ưu tiên chọn Chúa bằng việc siêng năng lắng nghe Lời Ngài, vì “Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi : xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tuỷ; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người.” (Dt 4,12). Tuy nhiên, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc nghe mà thôi, nhưng Chúa đòi hỏi chúng ta phải suy gẫm và sống thực hành những điều đã nghe bằng cuộc sống hằng ngày, nhất là bằng lối sống yêu thương, lối sống biết cho đi hơn là lãnh nhận. Khi chúng ta dám từ bỏ của cải, vật chất để sống cho người nghèo là lối sống khôn ngoan mà Bài đọc I (Kn 7,7-11) đã nhắc nhở chúng ta.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương