Giáo Hội Và Nước Thiên Chúa
(Thứ Ba sau Chúa Nhật XXX TN - Lc 13,18-21)
Không phải vô cớ mà Alfred Firmin Loisy (1857-1940), một cựu linh mục và là nhà phê bình, thường chỉ trích Giáo Hội đã nói: “Chúa Giêsu loan báo Nước Trời thì Giáo Hội đã đến”. Không có lữa thì làm sao có khói. Dù rằng Alfred Firmin Loisy có lý do nào đó để phê phán Giáo hội, tuy nhiên ông đã lầm khi quan niệm hai thực tại Giáo hội và Nước Trời là một. Sự sai lầm này đã từng có không chỉ khởi đi từ thời các giáo phụ khi có nhiều vị như Inhaxiô thành Antiôkia, Grêgôri thành Nysse, Âugustinô… khẳng định rằng: “Ngoài Giáo hội không có ơn cứu độ” mà còn kéo dài đến gần cuối thế kỷ XX.
Những ngày gần đây có nhều trăn trở và suy tư của một vài bậc vị vọng và nhiều thần học gia về tương lai của Giáo Hội. Thi thoảng có vài nỗi lo âu xuất hiện, nhưng vẫn có đó nhiều xác tín về sự tồn tại và phát triển của Giáo Hội, tuy nhiên hình thức hiện hữu có thể đổi thay. Bài Tin Mừng được trích đọc trong ngày thứ Ba sau Chúa Nhật XXX TN tường thuật những lời của Chúa Giêsu về sự tăng trưởng cách diệu kỳ của Nước Thiên Chúa qua hai dụ ngôn ngắn gọn: “hạt cải” và “nắm men trong bột”. Xin có cái nhìn về Nước Thiên Chúa là vương quốc của tình yêu và chân lý, của tự do và trách nhiệm để thoáng nhận ra sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của Nước Trời như lời Chúa Giêsu khẳng định.
Sứ mạng chính yếu của Chúa Kitô khi vào trần gian này là loan báo và xây đựng Nước Thiên Chúa. Người thực thi điều này bằng lời rao giảng, các hoạt động cứu nhân độ thế, nhất là bằng cuộc khổ nạn và phục sinh của Người. Và phải xác tín rằng chính Người là Nước Thiên Chúa như lời Người khẳng định: “Nước Thiên Chúa ở giữa các ngươi” (Lc 17,21).
Ròng rã ba năm rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu không ngừng loan truyền chân lý, dẫu cho có khi đụng chạm đến nhiều người quyền cao chức trọng. Người miệt mài thi ân giáng phúc cho nhân trần đến nỗi không còn thời giờ ăn uống nghỉ ngơi. Người truyền dạy phải biết yêu thương nhau cách đủ đầy các mặt trong tình liên đới đến cùng. Thậm chi khi đang dâng của lễ mà chợt thấy có người anh em đang có điều gì bất hòa với mình thì hãy để của lễ lại đó, trở về làm hòa với người anh em trước đã (x.Mt 5,20-26).
Vương quốc tình yêu và chân lý đang triển nở hầu khắp trên hành tinh xanh này. Ngày nay người ta trên thế giới, kể cả đám đông dân chúng và những người kém phận đều khao khát và tìm nhiều cách để đòi hỏi quyền tiếp cận sự thật. Ủy ban Nobel Na Uy đã quyết định trao giải Nobel Hòa Bình năm 2021 cho hai nhà báo là Maria Ressa và Dmitry Muratov vì những nỗ lực bảo vệ quyền tự do ngôn luận là một đan cử. Dù cho mức độ thực hiện thì còn phải xem xét, nhưng tại quê hương nhà Việt Nam, khẩu hiểu: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” cũng nói lên xu thế tất yếu của thời đại. Chân lý sẽ giải thoát chúng ta khỏi ách kìm giữ của satan (x.Ga 8,31-42).
Việc liên đới với nhau trong tình yêu ngày càng tăng trưởng mọi mặt. Hoàn cảnh dịch bệnh đang hoành hành càng làm nổi rõ sự tương thân tương ái cách rõ nét. Tình yêu liên đới này như đang dần vượt qua tình trạng “bầu bí chung giàn”, giới hạn, cục bộ. Đã và đang có đó nhiều con tim, khối óc, bàn tay, hầu bao mở ra vì tha nhân chỉ trên nền tảng là đồng loại, bất phân màu da, sắc tộc hay biên giới.
Hai phạm trù tình yêu và chân lý phải luôn song hành. Sự thật mà vắng tình yêu thì dễ trở thành sự kết án, xét đoán, loại trừ. Tình yêu mà thiếu sự thật thì dễ trở thành hình thức và nhiều khi chỉ là sự giả dối, thậm chí là cách thế để lọc lừa.
Nước Trời là vương quốc của tự do và trách nhiệm đang phát triển như nắm men trong thúng bột. Đến thế gian này sứ mạng chính của Chúa Kitô là giải thoát con người khỏi ách nô lệ của thần dữ và dẫn đưa loài người trở về tình trạng con cái tự do của Cha trên trời. Là đoàn con cái tự do thì chúng ta phải có trách nhiệm với Cha trên trời và với nhau. Việc nỗ lực làm sáng Danh Cha, làm cho Nước Cha trị đến và ý Cha thể hiện là một vịnh dự và cũng là bổn phận của đoàn con cái. Sự tự do trong đời con cái đòi hỏi chúng ta phải có trách nhiệm với hạnh phúc và phần rỗi của tha nhân vì là anh chị em của mình (x.Mt 6,7-15).
Nước Trời đang tăng trưởng cách đáng kinh ngạc trước mắt chúng ta. Ngày nay nhân dân nhiều quốc gia trên thế giới quyết tâm đòi hỏi món quà vô giá mà Thượng đế ban cho đó là sự tự do. Họ sẵn sàng trả nhiều giá đắt để được hít thở bầu khí tự do, vì vẫn còn có đó nhiều người không chỉ muốn mà còn tìm đủ cách thế bắt kẻ khác làm nô lệ dưới nhiều hình thức. Bên cạnh đó các hình thức sống có trách nhiệm hơn với xã hội, với các tập thể lớn nhỏ mình thuộc về, nhất là với những người nghèo hèn, kém phận, xem ra ngày càng nở rộ đó đây. Văn hóa từ chức là một hình thái biết sống có trách nhiệm khi bản thân không thể chu toàn bổn phận hoặc để xảy ra lỗi lầm nào đó di hại cho xã hội.
Hai phạm trù tự do và trách nhiệm cũng cần phải sánh đôi. Đã tự do thì phải có trách nhiệm không chỉ với bản thân mà còn với cả tha nhân và xã hội. Khi biết sống có trách nhiệm thì chúng ta sẽ giúp nhau ngày càng được tự do hơn như những người anh chị em trưởng thành.
Giáo Hội là dấu chỉ của Nước Trời. Dấu chỉ không hiện hữu cho chính nó mà là cho thực tại nó hướng về, chỉ về. Như thế sự hiện hữu của Giáo hội là để phục vụ cho Nước Thiên Chúa. Dù cho cách thế hiện hữu của Giáo Hội hữu hình có đổi thay ra sao thì trong đức tin chúng ta tin nhận rằng Nước Thiên Chúa mãi đang triển nở vì chính Thiên Chúa là Đấng dựng xây Nước của Người.
Theo cái nhìn của cha Karl Rahner thì chúng ta luôn giữ vững niềm hy vọng vì có đó nhiều người ngoài Công Giáo, ngoài Kitô giáo, thậm chí là vô thần đang góp phần làm cho Nước Thiên Chúa hiển trị. Họ là những người hâm mộ chân lý, hăng say loan truyền sự thật trong tình yêu liên đới. Họ là những người biết thật lòng xả thân vì đồng loại cách bất vụ lợi. Họ là những người không chỉ muốn sống trong tự do mà còn sẵn sàng đòi hỏi sự tự do cho bản thân và tha nhân. Đây chính là một cách thể biểu hiện tinh thần trách nhiệm của họ. Nếu họ là người ngoài Kitô giáo thì họ cũng là Kitô hữu,“Kitô hữu vô danh”.
Giáo Hội Công Giáo thế nào cũng phải đổi thay nhiều mặt. Phải đổi thay về cơ chế luật lệ, về cả lề lối sống đức tin. Xin đừng quá băn khoăn lo lắng rằng Giáo hội sẽ ra sao về hình thức bên ngoài hay về số lượng tín hữu có lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy có thể giảm sút. Điều đáng băn khoăn là Giáo hội canh tân như thế nào để có thể sống đúng căn tính của mình là một khí cụ phục vụ Nước Thiên Chúa, hầu cho vương quốc của tình yêu và chân lý, của tự do và trách nhiệm tăng trưởng đúng đẹp thánh ý Người.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Thứ Ba sau Chúa Nhật XXX TN - Lc 13,18-21)
Không phải vô cớ mà Alfred Firmin Loisy (1857-1940), một cựu linh mục và là nhà phê bình, thường chỉ trích Giáo Hội đã nói: “Chúa Giêsu loan báo Nước Trời thì Giáo Hội đã đến”. Không có lữa thì làm sao có khói. Dù rằng Alfred Firmin Loisy có lý do nào đó để phê phán Giáo hội, tuy nhiên ông đã lầm khi quan niệm hai thực tại Giáo hội và Nước Trời là một. Sự sai lầm này đã từng có không chỉ khởi đi từ thời các giáo phụ khi có nhiều vị như Inhaxiô thành Antiôkia, Grêgôri thành Nysse, Âugustinô… khẳng định rằng: “Ngoài Giáo hội không có ơn cứu độ” mà còn kéo dài đến gần cuối thế kỷ XX.
Những ngày gần đây có nhều trăn trở và suy tư của một vài bậc vị vọng và nhiều thần học gia về tương lai của Giáo Hội. Thi thoảng có vài nỗi lo âu xuất hiện, nhưng vẫn có đó nhiều xác tín về sự tồn tại và phát triển của Giáo Hội, tuy nhiên hình thức hiện hữu có thể đổi thay. Bài Tin Mừng được trích đọc trong ngày thứ Ba sau Chúa Nhật XXX TN tường thuật những lời của Chúa Giêsu về sự tăng trưởng cách diệu kỳ của Nước Thiên Chúa qua hai dụ ngôn ngắn gọn: “hạt cải” và “nắm men trong bột”. Xin có cái nhìn về Nước Thiên Chúa là vương quốc của tình yêu và chân lý, của tự do và trách nhiệm để thoáng nhận ra sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của Nước Trời như lời Chúa Giêsu khẳng định.
Sứ mạng chính yếu của Chúa Kitô khi vào trần gian này là loan báo và xây đựng Nước Thiên Chúa. Người thực thi điều này bằng lời rao giảng, các hoạt động cứu nhân độ thế, nhất là bằng cuộc khổ nạn và phục sinh của Người. Và phải xác tín rằng chính Người là Nước Thiên Chúa như lời Người khẳng định: “Nước Thiên Chúa ở giữa các ngươi” (Lc 17,21).
Ròng rã ba năm rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu không ngừng loan truyền chân lý, dẫu cho có khi đụng chạm đến nhiều người quyền cao chức trọng. Người miệt mài thi ân giáng phúc cho nhân trần đến nỗi không còn thời giờ ăn uống nghỉ ngơi. Người truyền dạy phải biết yêu thương nhau cách đủ đầy các mặt trong tình liên đới đến cùng. Thậm chi khi đang dâng của lễ mà chợt thấy có người anh em đang có điều gì bất hòa với mình thì hãy để của lễ lại đó, trở về làm hòa với người anh em trước đã (x.Mt 5,20-26).
Vương quốc tình yêu và chân lý đang triển nở hầu khắp trên hành tinh xanh này. Ngày nay người ta trên thế giới, kể cả đám đông dân chúng và những người kém phận đều khao khát và tìm nhiều cách để đòi hỏi quyền tiếp cận sự thật. Ủy ban Nobel Na Uy đã quyết định trao giải Nobel Hòa Bình năm 2021 cho hai nhà báo là Maria Ressa và Dmitry Muratov vì những nỗ lực bảo vệ quyền tự do ngôn luận là một đan cử. Dù cho mức độ thực hiện thì còn phải xem xét, nhưng tại quê hương nhà Việt Nam, khẩu hiểu: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” cũng nói lên xu thế tất yếu của thời đại. Chân lý sẽ giải thoát chúng ta khỏi ách kìm giữ của satan (x.Ga 8,31-42).
Việc liên đới với nhau trong tình yêu ngày càng tăng trưởng mọi mặt. Hoàn cảnh dịch bệnh đang hoành hành càng làm nổi rõ sự tương thân tương ái cách rõ nét. Tình yêu liên đới này như đang dần vượt qua tình trạng “bầu bí chung giàn”, giới hạn, cục bộ. Đã và đang có đó nhiều con tim, khối óc, bàn tay, hầu bao mở ra vì tha nhân chỉ trên nền tảng là đồng loại, bất phân màu da, sắc tộc hay biên giới.
Hai phạm trù tình yêu và chân lý phải luôn song hành. Sự thật mà vắng tình yêu thì dễ trở thành sự kết án, xét đoán, loại trừ. Tình yêu mà thiếu sự thật thì dễ trở thành hình thức và nhiều khi chỉ là sự giả dối, thậm chí là cách thế để lọc lừa.
Nước Trời là vương quốc của tự do và trách nhiệm đang phát triển như nắm men trong thúng bột. Đến thế gian này sứ mạng chính của Chúa Kitô là giải thoát con người khỏi ách nô lệ của thần dữ và dẫn đưa loài người trở về tình trạng con cái tự do của Cha trên trời. Là đoàn con cái tự do thì chúng ta phải có trách nhiệm với Cha trên trời và với nhau. Việc nỗ lực làm sáng Danh Cha, làm cho Nước Cha trị đến và ý Cha thể hiện là một vịnh dự và cũng là bổn phận của đoàn con cái. Sự tự do trong đời con cái đòi hỏi chúng ta phải có trách nhiệm với hạnh phúc và phần rỗi của tha nhân vì là anh chị em của mình (x.Mt 6,7-15).
Nước Trời đang tăng trưởng cách đáng kinh ngạc trước mắt chúng ta. Ngày nay nhân dân nhiều quốc gia trên thế giới quyết tâm đòi hỏi món quà vô giá mà Thượng đế ban cho đó là sự tự do. Họ sẵn sàng trả nhiều giá đắt để được hít thở bầu khí tự do, vì vẫn còn có đó nhiều người không chỉ muốn mà còn tìm đủ cách thế bắt kẻ khác làm nô lệ dưới nhiều hình thức. Bên cạnh đó các hình thức sống có trách nhiệm hơn với xã hội, với các tập thể lớn nhỏ mình thuộc về, nhất là với những người nghèo hèn, kém phận, xem ra ngày càng nở rộ đó đây. Văn hóa từ chức là một hình thái biết sống có trách nhiệm khi bản thân không thể chu toàn bổn phận hoặc để xảy ra lỗi lầm nào đó di hại cho xã hội.
Hai phạm trù tự do và trách nhiệm cũng cần phải sánh đôi. Đã tự do thì phải có trách nhiệm không chỉ với bản thân mà còn với cả tha nhân và xã hội. Khi biết sống có trách nhiệm thì chúng ta sẽ giúp nhau ngày càng được tự do hơn như những người anh chị em trưởng thành.
Giáo Hội là dấu chỉ của Nước Trời. Dấu chỉ không hiện hữu cho chính nó mà là cho thực tại nó hướng về, chỉ về. Như thế sự hiện hữu của Giáo hội là để phục vụ cho Nước Thiên Chúa. Dù cho cách thế hiện hữu của Giáo Hội hữu hình có đổi thay ra sao thì trong đức tin chúng ta tin nhận rằng Nước Thiên Chúa mãi đang triển nở vì chính Thiên Chúa là Đấng dựng xây Nước của Người.
Theo cái nhìn của cha Karl Rahner thì chúng ta luôn giữ vững niềm hy vọng vì có đó nhiều người ngoài Công Giáo, ngoài Kitô giáo, thậm chí là vô thần đang góp phần làm cho Nước Thiên Chúa hiển trị. Họ là những người hâm mộ chân lý, hăng say loan truyền sự thật trong tình yêu liên đới. Họ là những người biết thật lòng xả thân vì đồng loại cách bất vụ lợi. Họ là những người không chỉ muốn sống trong tự do mà còn sẵn sàng đòi hỏi sự tự do cho bản thân và tha nhân. Đây chính là một cách thể biểu hiện tinh thần trách nhiệm của họ. Nếu họ là người ngoài Kitô giáo thì họ cũng là Kitô hữu,“Kitô hữu vô danh”.
Giáo Hội Công Giáo thế nào cũng phải đổi thay nhiều mặt. Phải đổi thay về cơ chế luật lệ, về cả lề lối sống đức tin. Xin đừng quá băn khoăn lo lắng rằng Giáo hội sẽ ra sao về hình thức bên ngoài hay về số lượng tín hữu có lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy có thể giảm sút. Điều đáng băn khoăn là Giáo hội canh tân như thế nào để có thể sống đúng căn tính của mình là một khí cụ phục vụ Nước Thiên Chúa, hầu cho vương quốc của tình yêu và chân lý, của tự do và trách nhiệm tăng trưởng đúng đẹp thánh ý Người.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột