Tản Mạn Về Việc Nên Thánh
Hằng năm cứ tháng 11 lại về Mẹ Hội Thánh dẫn đoàn con sống mầu nhiệm hiệp thông. Đây là một tín điều trong bản tuyên xưng đức tin Công Giáo: “Tôi tin các thánh thông công”. Các tín hữu đã qua đời trong ơn nghĩa Chúa và các tín hữu đang còn lữ thứ trần gian luôn hiệp thông với nhau trong cùng một sự sống thần linh và có thể chuyển thông công nghiệp cho nhau. Trong số các tín hữu đã qua đời trong ơn nghĩa Chúa, có một số đông các vị đã được Hội Thánh tuyên phong hiển thánh. Là tín hữu, chúng ta buộc nhìn nhận các Ngài đã được hưởng kiến nhan thánh Chúa cách trọn hảo, nghĩa là đã được hưởng hạnh phúc viên mãn “trên trời”.
Trong Cựu ước, từ “thánh” được dùng để chỉ những người được tuyển chọn, được tách riêng ra để thi hành sứ mạng Chúa giao phó. Trong Tân ước, từ ngữ này được dùng để chỉ các Kitô hữu (x.Cv 9,13; 31-41; 1Cr 1,1; Rm 16,2). Các Kitô hữu được gọi là các thánh vì họ được Thiên Chúa tuyển chọn. Nhờ ân sủng Chúa Thánh Thần, họ được tham dự vào chính sự thánh thiện của Thiên Chúa, làm nên dân tộc thánh thiện. Họ được mời gọi dùng chính bản thân con người và đời sống mình làm thành hy lễ thánh thiện hiến dâng Thiên Chúa (x.Điển Ngữ Thần Học Thánh Kinh hạn từ “Các Thánh”). Dần dà về sau, Kitô hữu nhận thấy sự thật này là dù đã được chết đi cho con người cũ và sống lại với Chúa Kitô trong sự sống mới thì cuộc sống của họ dường như ít đổi thay và cũng có không ít người chưa vượt qua được chước cám dỗ “ngựa quen đường cũ”. Thế là hai từ các thánh thường dành riêng cho những người có lối sống trổi vượt về đức hạnh. Trong số những người có đời sống đạo hạnh thì càng về sau người ta lại chỉ dành chữ “thánh” cho những ai đã qua đời. Đã một thời Hội Thánh lại thận trọng tuyên phong hiển thánh cho một ai đó khi mà những người đương thời với vị ấy đang còn sống. Phải chăng chuyện “nhân bất thập toàn” là một rào cản tâm lý?
Tâm lý muốn được “phong thánh”: một ước mong chính đáng.
Là người, là Kitô hữu, sự thường ai cũng có cám dỗ muốn được người khác nhìn nhận phẩm giá của mình. Một chước cám dỗ tự nó không phải là xấu. Xuất hiện ở đời này, theo năm tháng khi trí khôn phát triển, con người dần khám phá bản thân và tự ý thức về sự hiện hữu của mình. Khi biết được đây là tôi, thì tôi lại muốn tha nhân nhìn nhận đây chính là tôi. Khi người khác nhìn nhận đây là tôi thì vẫn chưa đủ. Tôi còn muốn tha nhân công nhận tôi là thế này, tôi là thế kia theo những tiêu chí mà xã hội mỗi thời trân trọng. Có lẽ thưở sơ khai thì con người thích chứng tỏ mình “mạnh” hơn. Mình mạnh hơn nghĩa là mình xứng đáng có quyền làm đầu với sức mạnh của cơ bắp. Xã hội phát triển dần lên thì con người muốn chứng tỏ mình là có tài hơn, khôn ngoan hơn. Lúc này con người muốn đứng trên kẻ khác bằng tài năng, bằng trí khôn của mình. Cám dỗ muốn chứng tỏ mình đạo đức hơn xem ra tinh tế và đáp ứng được khát vọng của nhiều người hơn. Dù tôi không được khôn ngoan, dù tôi kém tài hay yếu sức nhưng tôi rất có thể sống đàng hoàng, đức hạnh hơn ai đó. Và thế là cũng có cái để hơn người. Quả thật, người ta thường nể sợ những người mạnh sức, thông minh, lắm tài nhưng người ta lại mến mộ người đạo hạnh cho dù họ ở cương vị nào, thân phận ra sao. Mong ước được phong thánh nghĩa là muốn được nhìn nhận phẩm hạnh của mình là một ước mong chính đáng và tốt đẹp. Đây là một trong những nét trỗi vượt của con người so với các loài thọ tạo hữu hình khác.
Sợ phải làm thánh: chuyện bình thường kiếp người
Trong khi vẫn muốn sống tốt hơn, đạo đức hơn thì con người lại bị một sức ì, một lực cản cầm giữ. Thánh Phaolô cảm nghiệm nơi bản thân Ngài: “Những điều tôi muốn thì tôi không làm, còn những điều tôi ghét thì tôi lại cứ làm” (Rm 7,15). Truyền thống gọi tình trạng này là hậu quả của nguyên tội. Nói đến nguyên tội, Kitô hữu trước đây rất dễ đón nhận nội dung giáo lý, đặc biệt được thánh Augustinô triển khai cách tượng hình. Với sự tiến bộ của các ngành khoa học lẫn thần học Thánh kinh thì cách trình bày nội dung tội nguyên tổ trước đây hình như thiếu tính thuyết phục. Tuy nhiên chúng ta thật khó chối bỏ một hiện thực trong kiếp người như thánh Phaolô thú nhận: “Tôi khám phá ra luật này: khi tôi muốn làm sự thiện thì lại thấy sự ác xuất hiện ngay. Theo con người nội tâm, tôi vui thích vì luật của Thiên Chúa, nhưng trong các chi thể của tôi, tôi lại thấy một luật khác: luật này chống lại luật của lý trí và giam hãm tôi trong luật của tội là luật vẫn nằm sẵn trong các chi thể của tôi” (Rm 7,21-23).
Xu hướng vị kỷ một cách nào đó đã và đang tồn tại trong mỗi người chúng ta. Dù biểu lộ dưới nhiều hình thức, nhưng thảy đều có điểm chung là “có lợi cho mình”. Xét theo khía cạnh tiêu cực thì càng ít điều thiệt cho mình thì càng tốt. Bên cạnh đó hầu như ai cũng ngại hy sinh, sợ gặp sự khó, gặp điều không hay, sự chẳng may. Xu hướng vị kỷ này còn cám dỗ chúng ta muốn sống yên phận. Người ta sao thì mình vậy. Sống khác người làm chi cho thiệt thân. An thân, giữ phận trong đám đông là một cách thế khôn ngoan kiểu thế gian. Môn đệ Chúa Kitô, dù không thuộc về thế gian nhưng vẫn còn ở giữa thế gian. Là Giám mục, miễn sao như chư huynh anh em là được. Là linh mục, cứ bình bình như “các cha” là ổn. Là tu sĩ nam nữ, thật hiếm thấy nhiều người dám lội dòng nước ngược như Phanxicô thành Assisii, như Gioan Thánh Giá…, hay gần đây như mẹ Têrêxa thành Calcuttta. Là tín hữu giáo dân, miễn sao được lãnh nhận các Bí tích là đủ rồi. Cái lý do thường được viện dẫn quả có tình có lý. Mình có hơn gì ai. Một con én không làm nên mùa xuân. Không nên làm nổi, chơi trội, khác người. Nếu không được gì hoặc giả có sơ suất nào thì tiếng tăm khó mà che được.
Tuy nhiên, rà soát sâu xa tận đáy lòng thì chúng ta có thể nhận ra chước cám dỗ này đó là ta ngại phải sống tốt hơn. Muốn được phong thánh thì cũng muốn mà lại sợ phải sống thánh thiện hơn, vì phải bỏ mình hơn, quảng đại hơn. Chỉ cần vào được thiên đàng là đủ hay ít ra có một chỗ trong luyện ngục là chắc ăn. Đến đây thì ta mới thấy cái xu hướng vị kỷ hiện rõ mặt thật. Có người còn khôn khéo viện dẫn lời của Pascal để biện bạch: “con người không phải là súc vật cũng không phải là thiên thần. Khi nó muốn trở nên thiên thần thì sẽ rơi xuống hàng súc vật”. Phải chăng, vì quá viễn vông trở thành thánh mà chúng ta bị thần dữ dẫn xuống địa ngục? Điều ấy cũng có thể xảy ra. Ma quỷ tinh ranh khôn xiết. Cám dỗ một ai đó để họ tưởng rằng mình phải là thánh là chước cám dỗ xảo quyệt nhất. Tổ tiên loài người đã không từng ngã gục trước chước cám dỗ đó sao. Không gì hơn, hãy biết “khiêm nhu” bằng lòng với lối sống chung chung của thiên hạ. Vấn nạn thật nan giải! Nhưng chúng ta đừng quên Chúa Giêsu đã từng mời gọi mọi chúng ta: “Các con hãy nên trọn lành như Cha các con trên trời là Đấng trọn lành” (Mt 5,48). Không dám giải quyết vấn nạn cách kín lẽ và đầy đủ lý, nhưng để tiếp cận vấn đề thì không gì hơn, chúng ta cần nhìn lại chân dung của những người mà Hội Thánh đã tuyên phong hiển thánh.
Các thánh là những ai?
Câu hỏi này không muốn được trả lời bằng bảng liệt kê chuỗi danh sách tên tuổi những người đã được hiển thánh, nhưng muốn chúng ta truy tìm chân dung các vị ấy. Dựa vào gợi ý của Hội Thánh qua các bài đọc trong Thánh Lễ trọng kính Các Thánh Nam Nữ (ngày 01-11), chúng ta thử sơ phác diện mạo các Ngài.
- Các thánh là một tập hợp “rất rất nhiều người”, đếm không xuể.
Tác giả sách Khải Huyền trong thị kiến đã thấy “đoàn người thật đông không tài nào đếm được, thuộc mọi nước, mọi dân, mọi chi tộc, mọi ngôn ngữ” (Kh 7,9). Riêng số con dân Israel thì cũng đã là vô số. Ngài đưa ra con số biểu trưng: 144.000 người. Tức là cả ngàn lần của bình phương số 12 (12 x 12 x 1000 = 144.000). Số người đông không đếm xuể mà tác giả sách Khải Huyền đưa ra chắc hẳn không chỉ là lời động viên mà còn là lời xác nhận rằng ai cũng có thể làm thánh được. Không phải tôi muốn làm thánh là khác người nhưng trong khi có vô số người đã làm thánh, còn tôi thì ngại làm thánh mới là khác người.
- Các thánh vốn là những tội nhân.
“Họ là những người từ đau khổ lớn lao mà đến, họ giặt và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên” (c.14). Chiếc áo tâm hồn nhuốm bẩn nghĩa là đã nhiễm tội. Họ không chỉ giặt mà còn phải tẩy chiếc áo tâm hồn trong máu Đấng Cứu Độ nghĩa là tâm hồn các Ngài không chỉ bẩn sơ sơ mà thực sự quá nhơ nhớp. “Không một thánh nhân nào mà không có một quá khứ, vì thế không có tội nhân nào lại không có một tương lai” (Têrêxa). Làm thánh không có nghĩa là không có tội. Thánh nhân cũng là những người yếu đuối và nhiều lầm lỗi như chúng ta. Nhìn lên thập giá để nhớ lại năm xưa trên đỉnh đồi Canvê, người tử tội bị treo bên phải Chúa Giêsu, chính anh ta đã tự thú nhận tội lỗi anh ta xứng đáng với cái án hình nhục nhã là thập giá, thế mà anh ta đã là một trong những thánh nhân, một thánh nhân được đích thân Chúa Giêsu tuyên phong. Yếu đuối, lỗi lầm không phải là những yếu tố ngăn cản ta, không cho ta nên thánh.
- Chính Máu châu báu của Đức Kitô làm cho ta nên thanh sạch, nên thánh.
“Này là Máu Thầy, Máu giao ước mới, giao ước vĩnh cửu, đổ ra cho anh em và nhiều người được tha tội” (x.Mt 26,28). Quả thật “trong Thánh Tử, nhờ Máu Thánh Tử đổ ra, chúng ta được cứu độ, được thứ tha tội lỗi” (Ep 1,7). Chính tình yêu của Thiên Chúa được biểu lộ rõ nét qua Trái Tim bị đâm thâu của Đức Kitô mới làm cho chúng ta nên thanh sạch, nên thánh thiện, vô tì tích. Tuy nhiên Thánh giáo phụ Augustinô khẳng định: “Thiên Chúa có thể dựng nên tôi, không cần có tôi. Nhưng Người không thể cứu tôi mà không có tôi”. Đối với Thiên Chúa thì không có sự gì là không thể (Mc 10, 27). Thiên Chúa có thể làm được mọi sự, nhưng Người đã ban cho loài người một trong những hồng ân cao cả là sự tự do. Chính vì thế để cứu độ con người, Thiên Chúa cần đến sự cộng tác, sự đáp trả của con người. Thánh Gioan Tông đồ trong thư thứ nhất hé mở cho chúng ta về sự đáp trả ấy. “Phàm ai đặt hy vọng vào Đức Kitô thì làm cho mình nên thanh sạch như Người là Đấng thanh sạch” (1Ga 3,3).
- Con đường nên thánh: tin cậy vào Đức Kitô.
Đến thế gian, Chúa Kitô thường mời gọi những nguời muốn nhận ơn lành của Người hãy tin vào Người. “Đức tin của con đã cứu chữa con; Bà tin sao thì được vậy; Anh có tin không?...” Đã quen thuộc những kiểu nói này của Chúa Giêsu, chúng ta phải khẳng định rằng cách bình thường thì đó là một điều kiện ắt có để đón nhận ơn lành của Người. Thánh Phaolô Tông đồ trong hai thư gửi giáo đoàn Rôma và Galata đã nỗ lực minh chứng rằng chúng ta được nên công chính là nhờ tin vào Đức Kitô chứ không do bởi công nghiệp chúng ta. Được làm con cái Thiên Chúa, được hưởng gia tài là hạnh phúc vĩnh hằng tiên vàn là ân ban của Thiên Chúa chứ không phải là kết quả của công nghiệp chúng ta. Hơn nữa giả như làm bản so sánh giữa công và tội thì được mấy ai có phần công nghiệp lớn hơn tội lỗi mà mình đã phạm. Tuy nhiên, đặt sự hy vọng hay niềm tin cậy vào Đức Kitô không phải là một tình cảm, cũng không chỉ là một quyết định một lần nhưng là một quá trình dõi theo con đường Đức Kitô đã đi, đó là con đường sống đức ái. Tình yêu phủ lấp muôn vàn tội lỗi (x.1Pr 4,8). Và sống Đức Ái là chu toàn mọi lề luật (x. Rm 13,10).
- Những nẻo đường nên thánh: theo chân Đức Kitô sống Đức Ái bằng “Tám mối phúc thật”.
Trong Thánh Lễ trọng kính Các Thánh Nam Nữ, Hội Thánh cho chúng ta nghe bài Tin mừng tường thuật việc Chúa Giêsu long trọng tuyên bố bản hiến chương Nước Trời là tám mối phúc thật. Tám mối phúc thật đã từng được diễn giải như là những điều kiện để được hưởng phúc vĩnh tồn. Tin Mừng Luca khi tường thuật những lời giảng dạy này của Chúa Giêsu thì được xem là sát với hoàn cảnh thực tế hơn so với tin Mừng thánh Matthêu vốn đã công thức hóa. Qua ngòi bút của thánh sử Luca chúng ta nhận ra sứ điệp của Chúa Giêsu đặt trọng tâm vào các vế sau nghĩa là thế nào là được phúc thật. Đó là tình trạng được Nước Trời làm gia nghiệp, được Thiên Chúa làm cho thỏa lòng, được Chúa ủi an, được nhìn thấy Thiên Chúa, được Chúa ân thưởng…(x.Lc 6,20-23; Mt 5,1-12). Các vế đầu nói lên các hoàn cảnh của con người, dù cho trong đó có một vài cảnh tình theo cái nhìn của nhân loại là “vô phúc” nhưng vẫn được Thiên Chúa đoái thương trao ban ân lộc vô giá là Nước Trời. Thiên Chúa là Cha nhân hậu. Người không muốn bất cứ ai phải bị hư mất nhưng muốn tất cả đều được sống hạnh phúc đời đời. Vấn đề còn lại thái động thái tiếp nhận của mỗi người chúng ta. Cách thế đón nhận là theo sát chân Đấng Cứu Độ, Giêsu Kitô, vì không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Người (x.Ga 14,6).
Tám mối phúc thực ra đó là những nẻo đường Đức Kitô đã đi khi Người nhập thể, nhập thế. Khó nghèo, hiền lành, khát khao sự công chính, xây dựng hoà bình… là những nẻo đường sống đức ái, đức trọn lành. Để được làm công dân Nước Trời, nghĩa là để được làm thánh thì không thể không đi những nẻo đường Đức Kitô đã đi. Thế nhưng thử hỏi được có mấy ai đã đi qua đủ những nẻo đường ấy. Nhìn vào các Thánh mà Hội Thánh đã tuyên phong thì mỗi thánh mỗi vẻ, mỗi thánh mỗi con đường theo chân Giêsu. Cuộc đời của các thánh cho ta thấy các Ngài đã chọn một nẻo đường nào đó đặc biệt hơn để theo Đức Kitô. Thánh Phanxicô khó khăn chọn con đường khó nghèo để theo Thầy chí thánh. Thánh Vinh Sơn đệ Phaolô thì chọn con đường “biết xót thương người”. Các thánh tử đạo thì chọn con đường bị bách hại vì lẽ công chính. Và rồi cũng có những vị thánh mà cuộc sống không rõ nét là nẻo đường nào. Phải chăng ngoài tám nẻo đường chính thì vẫn có đó những con đường nhỏ tạm gọi là đường mòn, lối đi tắt?
Theo cái nhìn của Kinh Dịch: Thái Cực sinh Lưỡng Nghi (Âm – Dương); Luỡng Nghi sinh Tứ Tượng (Thái Âm, Thiếu Âm; Thái Dương, Thiếu Dương); Tứ Tượng sinh Bát Quái (Kiền, Khôn, Ly, Khảm, Chấn, Đoái, Tốn, Cấn); Và Bát Quái sinh muôn vật. Phải chăng sự giao thoa giữa Bát Phúc sẽ làm nên nhiều nhiều cái phúc khác? Như thế, để theo chân Giêsu thì có muôn vạn nẻo đường? Nhìn lên thập giá, nhớ lại đồi Canvê năm xưa, hướng nhìn lên người tử tội bên phải Chúa Giêsu, chúng ta thử hỏi rằng anh ta đã chọn con đường nào để vào Nước Trời? Anh đã đến đích ngay hôm ấy. “Tôi bảo thật với anh: ngay hôm nay, anh sẽ ở trên Thiên đàng với Tôi” (Lc 23,43).
Những tiêu chí đê kiểm nghiệm hướng đến của các con đường.
Tuy nhiên, đường này hay nẻo kia, để kiểm nghiệm xem có thực chúng hướng đến lối đi của Đấng cứu độ hay không thì cần có tiêu chí xem xét. Có thể có nhiều tiêu chí, nhưng xin đề ra hai tiêu chí mà Tin Mừng hay lặp đi lặp lại. Trước hết là sự bỏ mình. Đường vào thiên quốc là “con đường hẹp” (Mt 7,13-14), là con đường “vác thập giá mình” (Mc 8,34-38). Thứ đến là một tấm lòng hướng tha, biết nghĩ đến thiện ích của người khác. Hãy về và làm như “người Samaritanô nhân hậu” thì sẽ được sự sống đời đời. (x.Lc 10,25-37). Dụ ngôn ngày cánh chung trong Mt 25 làm rõ tiêu chí này. Người tử tội bị treo bên phải Chúa Giêsu năm xưa khi tự nhận lỗi mình đã phạm thì anh ta cũng đã bỏ mình cách nào đó và anh ta cũng đã có chút tình với Chúa Giêsu khi anh ta trách sửa người đồng phạm: “Chúng ta chịu như thế này là đích đáng vì xứng với việc đã làm. Còn Ngài đây đâu có làm điều gì sai trái” (Lc 23,41).
Với ân sủng Chúa ban, thì đường nên thánh quả là đã ở trong tầm tay của mỗi người. Vấn đề còn lại là ở chúng ta. Mong sao chúng ta biết bỏ mình đi một chút để hướng về thiện ích của tha nhân. Sống thánh là thế đó. Quả thật, vừa dễ lại vừa khó. Để kết thúc những chia sẻ này, xin mượn lời người xưa: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, nhưng khó vì lòng người ngại núi, e sông” (Nguyễn Bá Học). Làm thánh không khó, nhưng bạn, tôi, dường như chúng ta vẫn đang ngại làm thánh!
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Hằng năm cứ tháng 11 lại về Mẹ Hội Thánh dẫn đoàn con sống mầu nhiệm hiệp thông. Đây là một tín điều trong bản tuyên xưng đức tin Công Giáo: “Tôi tin các thánh thông công”. Các tín hữu đã qua đời trong ơn nghĩa Chúa và các tín hữu đang còn lữ thứ trần gian luôn hiệp thông với nhau trong cùng một sự sống thần linh và có thể chuyển thông công nghiệp cho nhau. Trong số các tín hữu đã qua đời trong ơn nghĩa Chúa, có một số đông các vị đã được Hội Thánh tuyên phong hiển thánh. Là tín hữu, chúng ta buộc nhìn nhận các Ngài đã được hưởng kiến nhan thánh Chúa cách trọn hảo, nghĩa là đã được hưởng hạnh phúc viên mãn “trên trời”.
Trong Cựu ước, từ “thánh” được dùng để chỉ những người được tuyển chọn, được tách riêng ra để thi hành sứ mạng Chúa giao phó. Trong Tân ước, từ ngữ này được dùng để chỉ các Kitô hữu (x.Cv 9,13; 31-41; 1Cr 1,1; Rm 16,2). Các Kitô hữu được gọi là các thánh vì họ được Thiên Chúa tuyển chọn. Nhờ ân sủng Chúa Thánh Thần, họ được tham dự vào chính sự thánh thiện của Thiên Chúa, làm nên dân tộc thánh thiện. Họ được mời gọi dùng chính bản thân con người và đời sống mình làm thành hy lễ thánh thiện hiến dâng Thiên Chúa (x.Điển Ngữ Thần Học Thánh Kinh hạn từ “Các Thánh”). Dần dà về sau, Kitô hữu nhận thấy sự thật này là dù đã được chết đi cho con người cũ và sống lại với Chúa Kitô trong sự sống mới thì cuộc sống của họ dường như ít đổi thay và cũng có không ít người chưa vượt qua được chước cám dỗ “ngựa quen đường cũ”. Thế là hai từ các thánh thường dành riêng cho những người có lối sống trổi vượt về đức hạnh. Trong số những người có đời sống đạo hạnh thì càng về sau người ta lại chỉ dành chữ “thánh” cho những ai đã qua đời. Đã một thời Hội Thánh lại thận trọng tuyên phong hiển thánh cho một ai đó khi mà những người đương thời với vị ấy đang còn sống. Phải chăng chuyện “nhân bất thập toàn” là một rào cản tâm lý?
Tâm lý muốn được “phong thánh”: một ước mong chính đáng.
Là người, là Kitô hữu, sự thường ai cũng có cám dỗ muốn được người khác nhìn nhận phẩm giá của mình. Một chước cám dỗ tự nó không phải là xấu. Xuất hiện ở đời này, theo năm tháng khi trí khôn phát triển, con người dần khám phá bản thân và tự ý thức về sự hiện hữu của mình. Khi biết được đây là tôi, thì tôi lại muốn tha nhân nhìn nhận đây chính là tôi. Khi người khác nhìn nhận đây là tôi thì vẫn chưa đủ. Tôi còn muốn tha nhân công nhận tôi là thế này, tôi là thế kia theo những tiêu chí mà xã hội mỗi thời trân trọng. Có lẽ thưở sơ khai thì con người thích chứng tỏ mình “mạnh” hơn. Mình mạnh hơn nghĩa là mình xứng đáng có quyền làm đầu với sức mạnh của cơ bắp. Xã hội phát triển dần lên thì con người muốn chứng tỏ mình là có tài hơn, khôn ngoan hơn. Lúc này con người muốn đứng trên kẻ khác bằng tài năng, bằng trí khôn của mình. Cám dỗ muốn chứng tỏ mình đạo đức hơn xem ra tinh tế và đáp ứng được khát vọng của nhiều người hơn. Dù tôi không được khôn ngoan, dù tôi kém tài hay yếu sức nhưng tôi rất có thể sống đàng hoàng, đức hạnh hơn ai đó. Và thế là cũng có cái để hơn người. Quả thật, người ta thường nể sợ những người mạnh sức, thông minh, lắm tài nhưng người ta lại mến mộ người đạo hạnh cho dù họ ở cương vị nào, thân phận ra sao. Mong ước được phong thánh nghĩa là muốn được nhìn nhận phẩm hạnh của mình là một ước mong chính đáng và tốt đẹp. Đây là một trong những nét trỗi vượt của con người so với các loài thọ tạo hữu hình khác.
Sợ phải làm thánh: chuyện bình thường kiếp người
Trong khi vẫn muốn sống tốt hơn, đạo đức hơn thì con người lại bị một sức ì, một lực cản cầm giữ. Thánh Phaolô cảm nghiệm nơi bản thân Ngài: “Những điều tôi muốn thì tôi không làm, còn những điều tôi ghét thì tôi lại cứ làm” (Rm 7,15). Truyền thống gọi tình trạng này là hậu quả của nguyên tội. Nói đến nguyên tội, Kitô hữu trước đây rất dễ đón nhận nội dung giáo lý, đặc biệt được thánh Augustinô triển khai cách tượng hình. Với sự tiến bộ của các ngành khoa học lẫn thần học Thánh kinh thì cách trình bày nội dung tội nguyên tổ trước đây hình như thiếu tính thuyết phục. Tuy nhiên chúng ta thật khó chối bỏ một hiện thực trong kiếp người như thánh Phaolô thú nhận: “Tôi khám phá ra luật này: khi tôi muốn làm sự thiện thì lại thấy sự ác xuất hiện ngay. Theo con người nội tâm, tôi vui thích vì luật của Thiên Chúa, nhưng trong các chi thể của tôi, tôi lại thấy một luật khác: luật này chống lại luật của lý trí và giam hãm tôi trong luật của tội là luật vẫn nằm sẵn trong các chi thể của tôi” (Rm 7,21-23).
Xu hướng vị kỷ một cách nào đó đã và đang tồn tại trong mỗi người chúng ta. Dù biểu lộ dưới nhiều hình thức, nhưng thảy đều có điểm chung là “có lợi cho mình”. Xét theo khía cạnh tiêu cực thì càng ít điều thiệt cho mình thì càng tốt. Bên cạnh đó hầu như ai cũng ngại hy sinh, sợ gặp sự khó, gặp điều không hay, sự chẳng may. Xu hướng vị kỷ này còn cám dỗ chúng ta muốn sống yên phận. Người ta sao thì mình vậy. Sống khác người làm chi cho thiệt thân. An thân, giữ phận trong đám đông là một cách thế khôn ngoan kiểu thế gian. Môn đệ Chúa Kitô, dù không thuộc về thế gian nhưng vẫn còn ở giữa thế gian. Là Giám mục, miễn sao như chư huynh anh em là được. Là linh mục, cứ bình bình như “các cha” là ổn. Là tu sĩ nam nữ, thật hiếm thấy nhiều người dám lội dòng nước ngược như Phanxicô thành Assisii, như Gioan Thánh Giá…, hay gần đây như mẹ Têrêxa thành Calcuttta. Là tín hữu giáo dân, miễn sao được lãnh nhận các Bí tích là đủ rồi. Cái lý do thường được viện dẫn quả có tình có lý. Mình có hơn gì ai. Một con én không làm nên mùa xuân. Không nên làm nổi, chơi trội, khác người. Nếu không được gì hoặc giả có sơ suất nào thì tiếng tăm khó mà che được.
Tuy nhiên, rà soát sâu xa tận đáy lòng thì chúng ta có thể nhận ra chước cám dỗ này đó là ta ngại phải sống tốt hơn. Muốn được phong thánh thì cũng muốn mà lại sợ phải sống thánh thiện hơn, vì phải bỏ mình hơn, quảng đại hơn. Chỉ cần vào được thiên đàng là đủ hay ít ra có một chỗ trong luyện ngục là chắc ăn. Đến đây thì ta mới thấy cái xu hướng vị kỷ hiện rõ mặt thật. Có người còn khôn khéo viện dẫn lời của Pascal để biện bạch: “con người không phải là súc vật cũng không phải là thiên thần. Khi nó muốn trở nên thiên thần thì sẽ rơi xuống hàng súc vật”. Phải chăng, vì quá viễn vông trở thành thánh mà chúng ta bị thần dữ dẫn xuống địa ngục? Điều ấy cũng có thể xảy ra. Ma quỷ tinh ranh khôn xiết. Cám dỗ một ai đó để họ tưởng rằng mình phải là thánh là chước cám dỗ xảo quyệt nhất. Tổ tiên loài người đã không từng ngã gục trước chước cám dỗ đó sao. Không gì hơn, hãy biết “khiêm nhu” bằng lòng với lối sống chung chung của thiên hạ. Vấn nạn thật nan giải! Nhưng chúng ta đừng quên Chúa Giêsu đã từng mời gọi mọi chúng ta: “Các con hãy nên trọn lành như Cha các con trên trời là Đấng trọn lành” (Mt 5,48). Không dám giải quyết vấn nạn cách kín lẽ và đầy đủ lý, nhưng để tiếp cận vấn đề thì không gì hơn, chúng ta cần nhìn lại chân dung của những người mà Hội Thánh đã tuyên phong hiển thánh.
Các thánh là những ai?
Câu hỏi này không muốn được trả lời bằng bảng liệt kê chuỗi danh sách tên tuổi những người đã được hiển thánh, nhưng muốn chúng ta truy tìm chân dung các vị ấy. Dựa vào gợi ý của Hội Thánh qua các bài đọc trong Thánh Lễ trọng kính Các Thánh Nam Nữ (ngày 01-11), chúng ta thử sơ phác diện mạo các Ngài.
- Các thánh là một tập hợp “rất rất nhiều người”, đếm không xuể.
Tác giả sách Khải Huyền trong thị kiến đã thấy “đoàn người thật đông không tài nào đếm được, thuộc mọi nước, mọi dân, mọi chi tộc, mọi ngôn ngữ” (Kh 7,9). Riêng số con dân Israel thì cũng đã là vô số. Ngài đưa ra con số biểu trưng: 144.000 người. Tức là cả ngàn lần của bình phương số 12 (12 x 12 x 1000 = 144.000). Số người đông không đếm xuể mà tác giả sách Khải Huyền đưa ra chắc hẳn không chỉ là lời động viên mà còn là lời xác nhận rằng ai cũng có thể làm thánh được. Không phải tôi muốn làm thánh là khác người nhưng trong khi có vô số người đã làm thánh, còn tôi thì ngại làm thánh mới là khác người.
- Các thánh vốn là những tội nhân.
“Họ là những người từ đau khổ lớn lao mà đến, họ giặt và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên” (c.14). Chiếc áo tâm hồn nhuốm bẩn nghĩa là đã nhiễm tội. Họ không chỉ giặt mà còn phải tẩy chiếc áo tâm hồn trong máu Đấng Cứu Độ nghĩa là tâm hồn các Ngài không chỉ bẩn sơ sơ mà thực sự quá nhơ nhớp. “Không một thánh nhân nào mà không có một quá khứ, vì thế không có tội nhân nào lại không có một tương lai” (Têrêxa). Làm thánh không có nghĩa là không có tội. Thánh nhân cũng là những người yếu đuối và nhiều lầm lỗi như chúng ta. Nhìn lên thập giá để nhớ lại năm xưa trên đỉnh đồi Canvê, người tử tội bị treo bên phải Chúa Giêsu, chính anh ta đã tự thú nhận tội lỗi anh ta xứng đáng với cái án hình nhục nhã là thập giá, thế mà anh ta đã là một trong những thánh nhân, một thánh nhân được đích thân Chúa Giêsu tuyên phong. Yếu đuối, lỗi lầm không phải là những yếu tố ngăn cản ta, không cho ta nên thánh.
- Chính Máu châu báu của Đức Kitô làm cho ta nên thanh sạch, nên thánh.
“Này là Máu Thầy, Máu giao ước mới, giao ước vĩnh cửu, đổ ra cho anh em và nhiều người được tha tội” (x.Mt 26,28). Quả thật “trong Thánh Tử, nhờ Máu Thánh Tử đổ ra, chúng ta được cứu độ, được thứ tha tội lỗi” (Ep 1,7). Chính tình yêu của Thiên Chúa được biểu lộ rõ nét qua Trái Tim bị đâm thâu của Đức Kitô mới làm cho chúng ta nên thanh sạch, nên thánh thiện, vô tì tích. Tuy nhiên Thánh giáo phụ Augustinô khẳng định: “Thiên Chúa có thể dựng nên tôi, không cần có tôi. Nhưng Người không thể cứu tôi mà không có tôi”. Đối với Thiên Chúa thì không có sự gì là không thể (Mc 10, 27). Thiên Chúa có thể làm được mọi sự, nhưng Người đã ban cho loài người một trong những hồng ân cao cả là sự tự do. Chính vì thế để cứu độ con người, Thiên Chúa cần đến sự cộng tác, sự đáp trả của con người. Thánh Gioan Tông đồ trong thư thứ nhất hé mở cho chúng ta về sự đáp trả ấy. “Phàm ai đặt hy vọng vào Đức Kitô thì làm cho mình nên thanh sạch như Người là Đấng thanh sạch” (1Ga 3,3).
- Con đường nên thánh: tin cậy vào Đức Kitô.
Đến thế gian, Chúa Kitô thường mời gọi những nguời muốn nhận ơn lành của Người hãy tin vào Người. “Đức tin của con đã cứu chữa con; Bà tin sao thì được vậy; Anh có tin không?...” Đã quen thuộc những kiểu nói này của Chúa Giêsu, chúng ta phải khẳng định rằng cách bình thường thì đó là một điều kiện ắt có để đón nhận ơn lành của Người. Thánh Phaolô Tông đồ trong hai thư gửi giáo đoàn Rôma và Galata đã nỗ lực minh chứng rằng chúng ta được nên công chính là nhờ tin vào Đức Kitô chứ không do bởi công nghiệp chúng ta. Được làm con cái Thiên Chúa, được hưởng gia tài là hạnh phúc vĩnh hằng tiên vàn là ân ban của Thiên Chúa chứ không phải là kết quả của công nghiệp chúng ta. Hơn nữa giả như làm bản so sánh giữa công và tội thì được mấy ai có phần công nghiệp lớn hơn tội lỗi mà mình đã phạm. Tuy nhiên, đặt sự hy vọng hay niềm tin cậy vào Đức Kitô không phải là một tình cảm, cũng không chỉ là một quyết định một lần nhưng là một quá trình dõi theo con đường Đức Kitô đã đi, đó là con đường sống đức ái. Tình yêu phủ lấp muôn vàn tội lỗi (x.1Pr 4,8). Và sống Đức Ái là chu toàn mọi lề luật (x. Rm 13,10).
- Những nẻo đường nên thánh: theo chân Đức Kitô sống Đức Ái bằng “Tám mối phúc thật”.
Trong Thánh Lễ trọng kính Các Thánh Nam Nữ, Hội Thánh cho chúng ta nghe bài Tin mừng tường thuật việc Chúa Giêsu long trọng tuyên bố bản hiến chương Nước Trời là tám mối phúc thật. Tám mối phúc thật đã từng được diễn giải như là những điều kiện để được hưởng phúc vĩnh tồn. Tin Mừng Luca khi tường thuật những lời giảng dạy này của Chúa Giêsu thì được xem là sát với hoàn cảnh thực tế hơn so với tin Mừng thánh Matthêu vốn đã công thức hóa. Qua ngòi bút của thánh sử Luca chúng ta nhận ra sứ điệp của Chúa Giêsu đặt trọng tâm vào các vế sau nghĩa là thế nào là được phúc thật. Đó là tình trạng được Nước Trời làm gia nghiệp, được Thiên Chúa làm cho thỏa lòng, được Chúa ủi an, được nhìn thấy Thiên Chúa, được Chúa ân thưởng…(x.Lc 6,20-23; Mt 5,1-12). Các vế đầu nói lên các hoàn cảnh của con người, dù cho trong đó có một vài cảnh tình theo cái nhìn của nhân loại là “vô phúc” nhưng vẫn được Thiên Chúa đoái thương trao ban ân lộc vô giá là Nước Trời. Thiên Chúa là Cha nhân hậu. Người không muốn bất cứ ai phải bị hư mất nhưng muốn tất cả đều được sống hạnh phúc đời đời. Vấn đề còn lại thái động thái tiếp nhận của mỗi người chúng ta. Cách thế đón nhận là theo sát chân Đấng Cứu Độ, Giêsu Kitô, vì không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Người (x.Ga 14,6).
Tám mối phúc thực ra đó là những nẻo đường Đức Kitô đã đi khi Người nhập thể, nhập thế. Khó nghèo, hiền lành, khát khao sự công chính, xây dựng hoà bình… là những nẻo đường sống đức ái, đức trọn lành. Để được làm công dân Nước Trời, nghĩa là để được làm thánh thì không thể không đi những nẻo đường Đức Kitô đã đi. Thế nhưng thử hỏi được có mấy ai đã đi qua đủ những nẻo đường ấy. Nhìn vào các Thánh mà Hội Thánh đã tuyên phong thì mỗi thánh mỗi vẻ, mỗi thánh mỗi con đường theo chân Giêsu. Cuộc đời của các thánh cho ta thấy các Ngài đã chọn một nẻo đường nào đó đặc biệt hơn để theo Đức Kitô. Thánh Phanxicô khó khăn chọn con đường khó nghèo để theo Thầy chí thánh. Thánh Vinh Sơn đệ Phaolô thì chọn con đường “biết xót thương người”. Các thánh tử đạo thì chọn con đường bị bách hại vì lẽ công chính. Và rồi cũng có những vị thánh mà cuộc sống không rõ nét là nẻo đường nào. Phải chăng ngoài tám nẻo đường chính thì vẫn có đó những con đường nhỏ tạm gọi là đường mòn, lối đi tắt?
Theo cái nhìn của Kinh Dịch: Thái Cực sinh Lưỡng Nghi (Âm – Dương); Luỡng Nghi sinh Tứ Tượng (Thái Âm, Thiếu Âm; Thái Dương, Thiếu Dương); Tứ Tượng sinh Bát Quái (Kiền, Khôn, Ly, Khảm, Chấn, Đoái, Tốn, Cấn); Và Bát Quái sinh muôn vật. Phải chăng sự giao thoa giữa Bát Phúc sẽ làm nên nhiều nhiều cái phúc khác? Như thế, để theo chân Giêsu thì có muôn vạn nẻo đường? Nhìn lên thập giá, nhớ lại đồi Canvê năm xưa, hướng nhìn lên người tử tội bên phải Chúa Giêsu, chúng ta thử hỏi rằng anh ta đã chọn con đường nào để vào Nước Trời? Anh đã đến đích ngay hôm ấy. “Tôi bảo thật với anh: ngay hôm nay, anh sẽ ở trên Thiên đàng với Tôi” (Lc 23,43).
Những tiêu chí đê kiểm nghiệm hướng đến của các con đường.
Tuy nhiên, đường này hay nẻo kia, để kiểm nghiệm xem có thực chúng hướng đến lối đi của Đấng cứu độ hay không thì cần có tiêu chí xem xét. Có thể có nhiều tiêu chí, nhưng xin đề ra hai tiêu chí mà Tin Mừng hay lặp đi lặp lại. Trước hết là sự bỏ mình. Đường vào thiên quốc là “con đường hẹp” (Mt 7,13-14), là con đường “vác thập giá mình” (Mc 8,34-38). Thứ đến là một tấm lòng hướng tha, biết nghĩ đến thiện ích của người khác. Hãy về và làm như “người Samaritanô nhân hậu” thì sẽ được sự sống đời đời. (x.Lc 10,25-37). Dụ ngôn ngày cánh chung trong Mt 25 làm rõ tiêu chí này. Người tử tội bị treo bên phải Chúa Giêsu năm xưa khi tự nhận lỗi mình đã phạm thì anh ta cũng đã bỏ mình cách nào đó và anh ta cũng đã có chút tình với Chúa Giêsu khi anh ta trách sửa người đồng phạm: “Chúng ta chịu như thế này là đích đáng vì xứng với việc đã làm. Còn Ngài đây đâu có làm điều gì sai trái” (Lc 23,41).
Với ân sủng Chúa ban, thì đường nên thánh quả là đã ở trong tầm tay của mỗi người. Vấn đề còn lại là ở chúng ta. Mong sao chúng ta biết bỏ mình đi một chút để hướng về thiện ích của tha nhân. Sống thánh là thế đó. Quả thật, vừa dễ lại vừa khó. Để kết thúc những chia sẻ này, xin mượn lời người xưa: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, nhưng khó vì lòng người ngại núi, e sông” (Nguyễn Bá Học). Làm thánh không khó, nhưng bạn, tôi, dường như chúng ta vẫn đang ngại làm thánh!
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột