Các sự thật khó khăn và lời cầu nguyện sâu sắc đã đánh dấu cuộc gặp gỡ của phái đoàn Metis với Đức Giáo Hoàng Phanxicô hôm thứ Hai. Các giám mục Canada và 9 trưởng lão Metis, cũng như các học sinh cũ trong các các trường nội trú dành cho người bản địa đã nói chuyện với Đức Giáo Hoàng.

Đức Tổng Giám Mục Don Bolen của Regina đã cho biết như trên trong cuộc họp báo với hàng chục nhà báo đang tụ tập tại một khách sạn ở Rôma.

Bằng tiếng Pháp, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Canada, Đức cha Raymond Poisson cho biết ngài đã chứng kiến một cuộc trao đổi “từ trái tim đến trái tim” giữa các đại biểu Metis và Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Cuộc trao đổi tràn ngập “tình cảm lẫn nhau,” Đức cha nói.

“Tôi sẽ mang theo những suy tư này trong lời cầu nguyện và cả trong lúc suy gẫm,” Đức Tổng Giám Mục Poisson nói.

Nhớ lại những câu chuyện mà những Metis đã kể cho Đức Thánh Cha Phanxicô trong lần đầu tiên trong ba cuộc gặp gỡ đã được lên kế hoạch giữa Đức Giáo Hoàng và các phái đoàn bản địa ở Rome đã khiến nhà sử học và nhà giáo dục Mitchell Case của Metis rơi nước mắt.

“Hôm nay là sự khởi đầu của một điều gì đó,” Case nói, sau đó nói thêm “Chúng tôi sẽ làm việc để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.”

Sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau là kết quả tỏ tường của cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và người Metis.

Tưởng cũng nên nhắc lại, từ các tài liệu của CCCB, đây là những điều người Công Giáo nên biết:

Thứ nhất: Chính sách buộc các trẻ em thổ dân da đỏ theo học tại các trường nội trú nhằm mục đích hòa nhập trẻ em bản địa vào xã hội Canada là một chính sách của chính phủ Canada, không phải của Giáo Hội Công Giáo. Tất cả 130 trường nội trú đều là do chính phủ Canada dựng lên. Các phái bộ truyền giáo tham gia điều hành các trường nội trú này là vì thấy ở đây cơ hội truyền giáo.

Thứ hai: Ngày nay, người ta nói rằng chính sách hòa nhập trẻ em bản địa vào xã hội Canada là một chính sách diệt chủng văn hóa. Cho mãi đến thập niên 1990, nhà cầm quyền Canada và xã hội nói chung không nghĩ như thế, mà đơn thuần chỉ nghĩ rằng chính sách này mang lại ánh sáng văn minh, và một cuộc sống khả quan hơn người bản địa.

Thứ ba: Sau khi giao phó các trường nội trú cho các tôn giáo điều hành, chính phủ đã cung cấp một kinh phí hạn hẹp. Điều này cộng hưởng với nỗi buồn phải xa nhà, tình trạng y tế khó khăn ở các vùng xa xôi đã khiến một số trẻ em thiệt mạng vì bệnh tật. Tuy nhiên, nhiều tác giả cho rằng tỷ lệ tử vong của các em sống trong các bộ lạc còn cao hơn rất nhiều so với các trường nội trú.

Thứ tư: Những ngôi mộ vô danh này là những ngôi mộ cá nhân, không phải các mồ chôn tập thể như báo chí cố ý xuyên tạc; và các học sinh này qua đời trong nhiều thập niên, chứ không phải cùng một lúc.

Giọng điệu của nhiều phương tiện truyền thông trong những ngày qua thể hiện tâm tình bài Công Giáo mà họ đã ấp ủ từ lâu.


Source:bccatholic.ca