Hình ảnh cung cách sống lòng khiêm nhượng
Cung cách sống lòng khiêm nhượng là một đức tính tốt, một nhân đức thánh thiện anh hùng luôn được khuyến khích đề cao. Nhưng trong thực tế đời sống đức tính nhân đức khiêm nhượng, nhất là ngày hôm nay, thường bị cho là cổ hủ, là thụt lùi dậm chân tại chỗ…
Vì đời sống cạnh tranh trong xã hội đòi buộc phải tỏ ra có bản lĩnh vượt thắng những khó khăn thách đố, rào cản chắn lối, phải tiến tới phía trước, phải trổi vượt có thành tích, sáng kiến hay mới lạ!
Còn trong lãnh vực tinh thần đạo giáo thì hình ảnh cung cách nếp sống này như thế nào?
Hiểu ý nghĩa lòng khiêm nhượng không dễ dàng đơn giản, vì liên quan gắn bó với nếp sống của con người.
Có người tự nguyện sống đơn giản. Họ bằng lòng với hiện tại với điều có, họ không đòi hỏi gì khác. Cung cách nếp sống khiêm nhượng đơn giản này, không có gì trổi vượt sáng chói, nhưng mang đến cho đời sống sự bằng lòng trong niềm vui. Đây là cung cách nếp sống lòng khiêm nhượng chống lại sự kiêu ngạo.
Có người vì hòan cảnh đời sống, không tự nguyện, nhưng phải chấp nhận như mình có. Họ khép mình cùng thích nghi với môi trường hoàn cảnh sống. Một nếp sống khiêm nhượng trong tương quan với hoàn cảnh đời sống.
Sách Jesus Sirach 3, – Sách Huấn ca – nói về lòng khiêm nhượng trên căn bản cung cách nếp sống nơi con người trong chiều tương quan với Thiên Chúa và với con người.
Trong tương quan với Thiên Chúa, lòng khiêm nhượng thể hiện trong sự kính trọng và lòng tin tưởng: Vì quyền năng Thiên Chúa thì lớn lao, Người được tôn vinh nơi các kẻ khiêm nhường. ( Huấn ca 3, 20).
Người tin tưởng vào Chúa, nhận hiểu ra sự khác biệt giữa Thiên Chúa, đấng Tạo Hoá, và con người, loài thụ tạo.
Con người là tạo vật yêu qúi được Thiên Chúa tạo thành nuôi dưỡng. Không có Thiên Chúa con người chẳng là gì. Nhưng con người không phải là hình nộm diễn kịch trên sân khấu của Thiên Chúa. Trái lại họ là người có tự do, có trí tuệ suy nghĩ phát triển do Thiên Chúa tạo dựng sinh thành.
Tâm tình lời cầu nguyện cậy trông, cung cách tôn kính tuân phục thờ phượng Thiên Chúa trình bày diễn tả lòng khiêm nhượng. Và như thế nói lên danh vọng, tiếng tăm thành tích qua đi, nhưng duy chỉ có Thiên Chúa vẫn luôn tồn tại. Ngài là khởi đầu, hiện tại và cùng tận. Ngài là Đấng ban tặng con người sự sống hôm nay và ngày mai.
Trong chiều tương quan với con người, tác gỉa sách Huấn ca nêu ra lời kinh nghiệm khôn ngoan: “: Con ơi, hãy hoàn thành việc của con một cách nhũn nhặn, thì con sẽ được mến yêu hơn người hào phóng.” ( Huấn ca 3, 17).
Cung cách nếp sống thực tế lịch sự nhũn nhận này tỏ ra sẵn sàng quên mình, không cho mình là chính, là quan trọng. Cung cách nếp sống nhũn nhặn này hướng tầm nhìn tới người chung quanh mình trong tình bác ái liên đới.
Thánh Phaolô có suy tư về cung cách nếp sống bác ái lòng khiêm nhượng: ”Anh em đừng làm gì vì cạnh tranh hoặc háo danh, nhưng mỗi người với tất cả sự khiêm tốn, hãy coi người khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm tư lợi, nhưng hãy tìm lợi ích của người khác nữa” (Pl 2,1-4).
Mẹ Thánh Terexa thành Calcutta cả đời hiến thân phục vụ người nghèo trong xã hội bên Ấn Độ, đã có tâm tình về khía cạnh cung cách nếp sống lòng khiêm nhượng:
“ Thực ra công việc của chúng ta không quan trọng, nhưng là công việc đơn giản khiêm nhượng nhất. Gíá trị công việc hệ tại nơi tinh thần tình yêu hướng về Chúa nơi tâm hồn. Người ta không thể yêu mến Chúa, mà không có tình yêu mến người khác.
Mặt khác người tu sĩ truyền giáo cho tình yêu vì người khác không bao giờ được quên lời Chúa Kitô Giêsu nhắn nhủ trong dụ ngôn ngày phán xét chung thẩm:” Ta đói, con đã cho ta ăn…” Điều nay chúng ta cố gắng thực hiện: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc. Tìm kiếm Chúa Kitô Giêsu nơi những người nghèo hèn khốn cùng, nơi người hấp hối sắp qua đời, nơi người người bệnh, nơi người mồ côi bơ vơ bị bỏ rơi.
Công việc của chúng ta khởi đầu với những trẻ em bị bỏ rơi bên lề đời sống. Những trẻ em này không phải chỉ có ở một nơi, nhưng rất tiếc buồn thảm thay luôn có trở lại. Có một lần trong những năm đầu tiên hoạt động bác ái của Dòng chúng tôi, cảnh sát dẫn đến cho chúng tôi một nhóm trẻ em trong trại tù bị giam hãm. Vì chúng bị bắt gặp phạm tội ăn cắp. Tôi hỏi các em, tại sao các em làm như vậy. Chúng trả lời, mỗi ngày từ 17 giờ tới 20 giờ chúng con được người lớn dậy cho kỹ thuật ăn trộm ăn cắp.” ( Mutter Teresa, Leben, um zu lieben. Jahreslesebuch, Herder 1999, trang 51.).
Cung cách nếp sống khiêm nhượng không tỏa ra thành tích sáng chói, nhưng mang lại niêm vui sự bình an cho con người.
Sách Huấn ca có suy niệm sâu xa hơn về cung cách đối nghịch với nhân đức lòng khiêm nhượng “ Kẻ kiêu ngạo lâm cảnh khốn cùng thì vô phương cứu chữa, vì sự xẩy xa đã ăn sâu mọc rễ trong nó. ( Huấn ca, 3, 28).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Cung cách sống lòng khiêm nhượng là một đức tính tốt, một nhân đức thánh thiện anh hùng luôn được khuyến khích đề cao. Nhưng trong thực tế đời sống đức tính nhân đức khiêm nhượng, nhất là ngày hôm nay, thường bị cho là cổ hủ, là thụt lùi dậm chân tại chỗ…
Vì đời sống cạnh tranh trong xã hội đòi buộc phải tỏ ra có bản lĩnh vượt thắng những khó khăn thách đố, rào cản chắn lối, phải tiến tới phía trước, phải trổi vượt có thành tích, sáng kiến hay mới lạ!
Còn trong lãnh vực tinh thần đạo giáo thì hình ảnh cung cách nếp sống này như thế nào?
Hiểu ý nghĩa lòng khiêm nhượng không dễ dàng đơn giản, vì liên quan gắn bó với nếp sống của con người.
Có người tự nguyện sống đơn giản. Họ bằng lòng với hiện tại với điều có, họ không đòi hỏi gì khác. Cung cách nếp sống khiêm nhượng đơn giản này, không có gì trổi vượt sáng chói, nhưng mang đến cho đời sống sự bằng lòng trong niềm vui. Đây là cung cách nếp sống lòng khiêm nhượng chống lại sự kiêu ngạo.
Có người vì hòan cảnh đời sống, không tự nguyện, nhưng phải chấp nhận như mình có. Họ khép mình cùng thích nghi với môi trường hoàn cảnh sống. Một nếp sống khiêm nhượng trong tương quan với hoàn cảnh đời sống.
Sách Jesus Sirach 3, – Sách Huấn ca – nói về lòng khiêm nhượng trên căn bản cung cách nếp sống nơi con người trong chiều tương quan với Thiên Chúa và với con người.
Trong tương quan với Thiên Chúa, lòng khiêm nhượng thể hiện trong sự kính trọng và lòng tin tưởng: Vì quyền năng Thiên Chúa thì lớn lao, Người được tôn vinh nơi các kẻ khiêm nhường. ( Huấn ca 3, 20).
Người tin tưởng vào Chúa, nhận hiểu ra sự khác biệt giữa Thiên Chúa, đấng Tạo Hoá, và con người, loài thụ tạo.
Con người là tạo vật yêu qúi được Thiên Chúa tạo thành nuôi dưỡng. Không có Thiên Chúa con người chẳng là gì. Nhưng con người không phải là hình nộm diễn kịch trên sân khấu của Thiên Chúa. Trái lại họ là người có tự do, có trí tuệ suy nghĩ phát triển do Thiên Chúa tạo dựng sinh thành.
Tâm tình lời cầu nguyện cậy trông, cung cách tôn kính tuân phục thờ phượng Thiên Chúa trình bày diễn tả lòng khiêm nhượng. Và như thế nói lên danh vọng, tiếng tăm thành tích qua đi, nhưng duy chỉ có Thiên Chúa vẫn luôn tồn tại. Ngài là khởi đầu, hiện tại và cùng tận. Ngài là Đấng ban tặng con người sự sống hôm nay và ngày mai.
Trong chiều tương quan với con người, tác gỉa sách Huấn ca nêu ra lời kinh nghiệm khôn ngoan: “: Con ơi, hãy hoàn thành việc của con một cách nhũn nhặn, thì con sẽ được mến yêu hơn người hào phóng.” ( Huấn ca 3, 17).
Cung cách nếp sống thực tế lịch sự nhũn nhận này tỏ ra sẵn sàng quên mình, không cho mình là chính, là quan trọng. Cung cách nếp sống nhũn nhặn này hướng tầm nhìn tới người chung quanh mình trong tình bác ái liên đới.
Thánh Phaolô có suy tư về cung cách nếp sống bác ái lòng khiêm nhượng: ”Anh em đừng làm gì vì cạnh tranh hoặc háo danh, nhưng mỗi người với tất cả sự khiêm tốn, hãy coi người khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm tư lợi, nhưng hãy tìm lợi ích của người khác nữa” (Pl 2,1-4).
Mẹ Thánh Terexa thành Calcutta cả đời hiến thân phục vụ người nghèo trong xã hội bên Ấn Độ, đã có tâm tình về khía cạnh cung cách nếp sống lòng khiêm nhượng:
“ Thực ra công việc của chúng ta không quan trọng, nhưng là công việc đơn giản khiêm nhượng nhất. Gíá trị công việc hệ tại nơi tinh thần tình yêu hướng về Chúa nơi tâm hồn. Người ta không thể yêu mến Chúa, mà không có tình yêu mến người khác.
Mặt khác người tu sĩ truyền giáo cho tình yêu vì người khác không bao giờ được quên lời Chúa Kitô Giêsu nhắn nhủ trong dụ ngôn ngày phán xét chung thẩm:” Ta đói, con đã cho ta ăn…” Điều nay chúng ta cố gắng thực hiện: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc. Tìm kiếm Chúa Kitô Giêsu nơi những người nghèo hèn khốn cùng, nơi người hấp hối sắp qua đời, nơi người người bệnh, nơi người mồ côi bơ vơ bị bỏ rơi.
Công việc của chúng ta khởi đầu với những trẻ em bị bỏ rơi bên lề đời sống. Những trẻ em này không phải chỉ có ở một nơi, nhưng rất tiếc buồn thảm thay luôn có trở lại. Có một lần trong những năm đầu tiên hoạt động bác ái của Dòng chúng tôi, cảnh sát dẫn đến cho chúng tôi một nhóm trẻ em trong trại tù bị giam hãm. Vì chúng bị bắt gặp phạm tội ăn cắp. Tôi hỏi các em, tại sao các em làm như vậy. Chúng trả lời, mỗi ngày từ 17 giờ tới 20 giờ chúng con được người lớn dậy cho kỹ thuật ăn trộm ăn cắp.” ( Mutter Teresa, Leben, um zu lieben. Jahreslesebuch, Herder 1999, trang 51.).
Cung cách nếp sống khiêm nhượng không tỏa ra thành tích sáng chói, nhưng mang lại niêm vui sự bình an cho con người.
Sách Huấn ca có suy niệm sâu xa hơn về cung cách đối nghịch với nhân đức lòng khiêm nhượng “ Kẻ kiêu ngạo lâm cảnh khốn cùng thì vô phương cứu chữa, vì sự xẩy xa đã ăn sâu mọc rễ trong nó. ( Huấn ca, 3, 28).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long