Hôm nay, 27/8/2022 ĐTC đã chủ trì nghi lễ trao mũ đỏ cho 20 tân HY, (một vị đang nằm bệnh viện không có mặt.) Trong bài giảng, ĐTC đã khuyên các tân HY hãy mang ngọn lửa của Chúa Giêsu noi theo gương cuả Thánh Charles de Foucauld, cố HY Casaroli và cố HY Nguyễn Văn Thuận.

Nguồn tin AsiaNews như sau:

Thành phố Vatican (AsiaNews) - Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi 20 tân Hồng Y được long trọng phong tước chiều nay tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô trong triều đại giáo hoàng thứ tám của ngài, để mang đến cho thế giới ngày nay ngọn lửa của lòng nhiệt thành truyền giáo, nhưng cũng là ngọn lửa của sự hiền lành của Chúa Giêsu.

Như vậy con số HY còn sống là 226 vị, trong số đó có 132 vị sẽ tham gia đại cử tri đoàn trong trường hợp một mật nghị bầu GH được triệu tập trong tương lai.

Trích dẫn phúc âm thánh Lu-ca, đoạn Chúa Giê-su nói ngài đến "để mang lửa đến trái đất," Đức Giáo Hoàng mời chúng ta nhìn vào hai khuôn mặt của ngọn lửa này: Một là "ngọn lửa quyền năng của Thánh Linh, tình yêu nồng nàn thanh tẩy, tái sinh và biến đổi mọi thứ, Hai là, "cũng là than hồng" nhu mì và ẩn giấu "mà bên cạnh đó, Chuá đã ngồi chờ các môn đồ sau khi họ đi đánh cá về, là một cuộc bỏ lưới kỳ diệu trên Hồ Ga-li-lê, đã được kể lại trong phúc âm của thánh Gioan.

ĐGH giải thích: “Ngọn lửa mạnh mẽ là ngọn lửa đã thúc đẩy sứ đồ Phao-lô trong việc rao giảng Phúc âm không mệt mỏi, trong 'cuộc chạy đua' truyền giáo, luôn được Thánh Linh và Ngôi Lời thúc đẩy. Đó là ngọn lửa của rất nhiều nhà truyền giáo đã trải nghiệm qua niềm vui, mệt mỏi và ngọt ngào cuả việc truyền giáo, và chính cuộc sống của họ đã trở thành phúc âm vì họ là những nhân chứng đầu tiên và quan trọng nhất."

Nhưng nó (Ngọn lửa mạnh mẽ ) không thể tách rời khỏi khuôn mặt chứng nhân khác, đó là sự cao cả và hiền lành: về điểm này, Đức Giáo Hoàng trích dẫn gương của Thánh Charles de Foucauld, người đã "ở lại rất lâu trong một môi trường phi Cơ đốc giáo, trong sự cô độc của sa mạc, tập trung mọi sự vào sự hiện diện: sự hiện diện của Chúa Giêsu hằng sống, trong Ngôi Lời và trong Bí tích Thánh Thể, và sự hiện diện cuả bác ái, thân thiện, huynh đệ của chính ngài."

Thêm hai gương mặt nữa đã trau dồi cả hai (điểm trên), làm gương mẫu và họ là hai người tiền nhiệm của các tân HY. "Một vị Hồng Y", Đức Phanxicô nói, "yêu mến Giáo hội, luôn luôn có cùng ngọn lửa thiêng liêng, dù giải quyết những vấn đề lớn hay giải quyết những việc nhỏ; dù gặp gỡ những người vĩ đại của thế giới hay những người nhỏ bé, vốn cũng là những người vĩ đại trước mặt Thiên Chúa. Tôi đang nghĩ đến Đức Hồng Y Casaroli nổi tiếng với cái nhìn rộng mở, với cuộc đối thoại khôn ngoan và kiên nhẫn, để hỗ trợ những chân trời mới của một Châu Âu trong Chiến Tranh Lạnh.

Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục: "Tuy nhiên trong mắt Chúa, những chuyến thăm mà ngài thường xuyên đi tới các tù nhân trẻ tuổi trong một nhà tù dành cho trẻ vị thành niên ở Rome, nơi ngài được gọi là 'Don Agostino', đều có giá trị như nhau."

Nhưng bên cạnh vị (cố ) ngoại trưởng cuả Vatican từ những năm đối thoại với Đông Âu (nói trên,) Đức Giáo Hoàng còn muốn chỉ thêm một vị Hồng Y Việt Nam, cố HY François-Xavier Nguyễn Văn Thuân, “người được kêu gọi chăn dắt dân Chúa trong một kịch bản quan trọng khác của thế kỷ 20, đồng thời, được thôi thúc bởi ngọn lửa tình yêu của Chuá Kitô mà lo lắng cho linh hồn của người cai ngục đang đứng gác trước cửa phòng giam của ngài."

"Chúa Giêsu," Đức Giáo Hoàng kết luận với các tân Hồng Y, "hôm nay cũng muốn đốt ngọn lửa này trên trái đất; Người muốn thắp sáng lại ngọn lửa trên bờ những câu chuyện hàng ngày của chúng ta. Người gọi chúng ta bằng tên, nhìn vào mắt chúng ta. và hỏi chúng ta: Cha có thể tin tưởng vào các con không? "

Tiếp theo đó, Đức Phanxicô trao mũ, nhẫn và tước hiệu màu đỏ cho 19 trong số 20 tân Hồng Y: một vị Hồng Y, Richard Kuuia Baawobr, giám mục Wa, người Ghana, đã không thể có mặt tại buổi lễ vì ngài đã phải nhập viện do một vấn đề sức khỏe phát sinh sau khi đến Rome.

Trong số các tân Hồng Y có tới sáu vị là người châu Á, tất cả đều ở tuổi nằm trong danh sách đại cử tri đoàn: là HY Lazarus You Heung-sik người Hàn Quốc, cựu tổng giám mục của Daejeon, và hiện là tổng trưởng giáo hạt Giáo Sĩ, Tổng giám mục Virgilio do Carmo da Silva của Dili ở Đông Timor, hai giám mục Ấn Độ là Filipe Neri António Sebastião do Rosário Ferrão, Tổng giám mục Goa và Anthony Poola Tổng giám mục Hyderabad, Tổng giám mục Singapore William Goh Seng Chye, và Giorgio Marengo người Ý, thuộc khu truyền giáo Consolata và là giám quản tông tòa Ulanbaatar ở Mông Cổ.

Cũng ngày hôm nay, có tin tiết lộ rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhận lời mời chính thức đến thăm Mông Cổ. Nó được đưa ra bởi phái đoàn chính thức đến từ Ulan Batar do cựu Tổng thống Enkhbayar dẫn đầu, ông là người đã chuyển thông điệp chính thức từ Tổng thống đương nhiệm Khürelsükh. “Đức Giáo Hoàng,” theo lời Hồng Y Marengo kể lại, “đã bày tỏ rất quan tâm đến đề xuất này và cho biết ngài dự định thực hiện chuyến đi, phù hợp với tình trạng sức khỏe và những cam kết trước đó của ngài.

Cuối cùng, trong buổi lễ, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã chấp thuận việc tuyên phong hai vị thánh mới - ĐGM Giovanni Battista Scalabrini, giám mục Piacenza, người sáng lập Dòng Thừa sai Thánh Charles và Dòng các Nữ tu Truyền giáo của Thánh Charles Borromeo, và Thày Artemide Zatti, một giáo dân 'trợ sĩ ' Salêdiêng người Argentina - sẽ được phong thánh vào Chủ nhật, ngày 9 tháng 10, năm 2022.