Sensus Fidei – Cảm Thức Đức Tin
Giáo Hội Công Giáo nhìn nhận vai trò của “cảm thức đức tin” của cộng đồng dân Chúa trong việc tiếp cận chân lý. Bên cạnh đó dẫu cho luôn đề cao vai trò của Huấn Quyền trong việc trình bày chân lý đức tin nhưng Giáo hội vẫn luôn tôn trọng tiếng “lương tâm” của từng cá nhân tín hữu.
Xin mạo muội tỏ bày một “cảm thức đức tin” của bản thân về vấn đề thành sự của bí tích Truyền Chức Thánh.
1.Một bé trai một tháng tuổi vừa được lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy thành sự xong và liền được lãnh nhận bí tích Truyền Chức Thánh ngay thì có phải là phó tế, là linh mục hay giám mục thành sự không?
2.Một thiếu niên đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy mà bị bệnh tâm thần không “phân biệt tay phải với tay trái”, nếu lãnh nhận bí tích Truyền Chức Thánh thì có trở thành giám mục, linh mục hay phó tế cách thành sự không?
3.Một trung niên Công Giáo chính tông nhưng đã ly dị và tái hôn nhiều lần và như công khai bỏ đạo, nếu lãnh nhận bí tích Truyền Chức Thánh thì có trở thành giám mục, linh mục hay phó tế cách thành sự không?
4.Một người nam đã chịu bí tích thánh tẩy mà cố ý dùng nhiều kế sách lọc lừa, gian dối để lãnh nhận bí tích Truyền Chức Thánh thì có thành phó tế, linh mục hay thậm chí là giám mục thành sự không?
Theo Giáo Luật Công Giáo hiện hành thì những trường hợp ở trên đều là thành sự dù là bất hợp luật. Giáo luật Điều 1024 chỉ nêu hai điều kiện để lãnh nhận bí tích Truyền Chức Thánh thành sự xét về phía thụ nhân đó là “nam giới và đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy”.
Dù vâng phục Huấn Quyền, nhưng tự đáy lòng tôi, vọng tiếng lương tâm: Những trường hợp ấy là KHÔNG THÀNH SỰ.
Bí tích Truyền Chức Thánh mang tính cộng đoàn hơn bí tích Hôn Phối. Bí tích dứt khoát không phải là “ma thuật”. Phạm trù Giáo hội bổ túc (Ecclesia supplet) xem ra không thể áp dụng vào các trường hợp này.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Giáo Hội Công Giáo nhìn nhận vai trò của “cảm thức đức tin” của cộng đồng dân Chúa trong việc tiếp cận chân lý. Bên cạnh đó dẫu cho luôn đề cao vai trò của Huấn Quyền trong việc trình bày chân lý đức tin nhưng Giáo hội vẫn luôn tôn trọng tiếng “lương tâm” của từng cá nhân tín hữu.
Xin mạo muội tỏ bày một “cảm thức đức tin” của bản thân về vấn đề thành sự của bí tích Truyền Chức Thánh.
1.Một bé trai một tháng tuổi vừa được lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy thành sự xong và liền được lãnh nhận bí tích Truyền Chức Thánh ngay thì có phải là phó tế, là linh mục hay giám mục thành sự không?
2.Một thiếu niên đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy mà bị bệnh tâm thần không “phân biệt tay phải với tay trái”, nếu lãnh nhận bí tích Truyền Chức Thánh thì có trở thành giám mục, linh mục hay phó tế cách thành sự không?
3.Một trung niên Công Giáo chính tông nhưng đã ly dị và tái hôn nhiều lần và như công khai bỏ đạo, nếu lãnh nhận bí tích Truyền Chức Thánh thì có trở thành giám mục, linh mục hay phó tế cách thành sự không?
4.Một người nam đã chịu bí tích thánh tẩy mà cố ý dùng nhiều kế sách lọc lừa, gian dối để lãnh nhận bí tích Truyền Chức Thánh thì có thành phó tế, linh mục hay thậm chí là giám mục thành sự không?
Theo Giáo Luật Công Giáo hiện hành thì những trường hợp ở trên đều là thành sự dù là bất hợp luật. Giáo luật Điều 1024 chỉ nêu hai điều kiện để lãnh nhận bí tích Truyền Chức Thánh thành sự xét về phía thụ nhân đó là “nam giới và đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy”.
Dù vâng phục Huấn Quyền, nhưng tự đáy lòng tôi, vọng tiếng lương tâm: Những trường hợp ấy là KHÔNG THÀNH SỰ.
Bí tích Truyền Chức Thánh mang tính cộng đoàn hơn bí tích Hôn Phối. Bí tích dứt khoát không phải là “ma thuật”. Phạm trù Giáo hội bổ túc (Ecclesia supplet) xem ra không thể áp dụng vào các trường hợp này.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột