Nga cảnh báo "tác hại nặng" nếu phương Tây cung cấp máy bay cho Ukraine

Nga cảnh báo phương Tây về "những tác hại khổng lồ" nếu cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine. Cảnh báo này được đưa ra sau khi Mỹ tuyên bố sẽ cho phép các đồng minh của mình chuyển giao các máy bay quân sự cho Ukraine.

(Tin Vatican - Stefan J. Bos)

Thủ tướng Anh Rishi Sunak ôm Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima, một thành phố Nhật Bản đã từng bị phá hủy bởi quả bom hạt nhân của Mỹ vào cuối Thế chiến thứ hai.

Ông nói "Rất vui được gặp bạn" và "mừng cho bạn đã thành công", Sunak vỗ nhẹ vào lưng Zelensky, người nói với các phóng viên rằng đó là một ngày may lành cho Ukraine.

Ông được biết G7 cho hay Hoa Kỳ đã cho phép các đồng minh cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine, bao gồm cả F-16, nhằm tăng cường sức chiến kháng cho Kiev.

Người Cố vấn An ninh Nhà Trắng, Jack Sullivan đã xác nhận với các phóng viên các đợt giao hàng sắp tới mà không đưa ra thời điểm rõ ràng trong bối cảnh có những lo ngại về an ninh. Ông nói thêm: "Khi việc đào tạo [các phi công chiến đấu] diễn ra trong những tháng tới, chúng tôi sẽ làm việc với các đồng minh của mình để xác định khi nào máy bay sẽ được chuyển giao, ai sẽ giao và số lượng bao nhiêu".

Đáp lại, Nga cảnh báo rằng các nước phương Tây sẽ gặp "tác hại nặng nề" nếu họ cung cấp F-16 cho Ukraine. Trong những ngày gần đây, Moscow sẽ tấn công Ukraine bằng những tên lửa và máy bay không người lái.

Và hôm thứ Bảy (20/5/2023), người đứng đầu nhóm lính đánh thuê Wagner của Nga tuyên bố lực lượng của ông đã kiểm soát hoàn toàn thành phố Bakhmut, ở cả phía đông, nhưng Kiev tuyên bố giao tranh vẫn tiếp diễn.

Tổng thống Zelensky bay đến G7 sau một chuyến thăm ngắn tới Ả Rập Xê Út, nơi ông nói với các quốc gia Ả Rập rằng hầu hết những người hứng chịu sự chiếm đóng của Nga ở Crimea là người Hồi giáo, ám chỉ cộng đồng Tatar.

Các nhà lãnh đạo Ả Rập

Ông kêu gọi các nhà lãnh đạo Ả Rập giúp Ukraine giải phóng bán đảo và các khu vực khác, đồng thời hỗ trợ các nỗ lực của Kiev nhằm chấm dứt chiến tranh. Zelensky ca ngợi Ả Rập Xê Út trước đề nghị làm trung gian hòa giải trong cuộc xung đột vũ trang. Ông giải thích: “Chúng tôi đã có kinh nghiệm tích cực với Ả Rập Xê Út về việc trả tự do cho các tù binh của chúng tôi bị Nga bắt giữ. "Chúng ta có thể mở rộng kinh nghiệm này."

Saudi Arabia đã cam kết viện trợ 400 triệu USD cho Ukraine vào đầu năm nay và đã bỏ phiếu ủng hộ các nghị quyết của Liên hợp quốc kêu gọi Nga chấm dứt cuộc xâm lược và kiềm chế sáp nhập lãnh thổ Ukraine.

Tuy nhiên, trong bài phát biểu trước Liên đoàn Ả Rập, một tổ chức khu vực của thế giới Ả Rập, ông Zelensky lưu ý rằng "ngay cả khi có những người ở đây tại hội nghị thượng đỉnh có quan điểm khác về cuộc chiến ở vùng đất của chúng tôi, gọi đó là một cuộc xung đột, tôi chắc chắn rằng tất cả chúng ta có thể đoàn kết trong việc cứu người khỏi các trường hợp nhà tù Nga."

Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, "Thật không may, có một số người trên thế giới và ở đây trong số các bạn nhắm mắt làm ngơ trước những chiếc cũi và sự thôn tính bất hợp pháp đó."

Zelensky gián tiếp đề cập đến Syria, quốc gia công khai ủng hộ cuộc xâm lược của Nga và Iran, quốc gia đã cung cấp máy bay không người lái "kamikaze" hoặc "sát thủ" cho Nga sử dụng ở Ukraine.

Tại G7, nơi ông đến sau đó, các nhà lãnh đạo đã đồng ý hỗ trợ quân sự nhiều hơn cho Ukraine trong khi thừa nhận rằng cái mà họ gọi là "cuộc chiến tranh xâm lược của Nga" đã gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng.

Trong tuyên bố cuối cùng, họ cương quyết sẽ đạt được mục tiêu chung là không xa thải chất độc hại vào năm 2050 bằng cách đẩy nhanh việc xử dụng và tìm kiếm năng lượng sạch.

Mỹ xin lỗi dù chương trình đã hoạch định, sau G7, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ thăm Úc.

Tuy Tổng thống Mỹ xin lỗi Thủ tướng Úc Anthony Albanese vì không theo như hoạch định, ông phải vội vã trở về nước để giám sát các cuộc đàm phán ngân sách và ngăn chặn vụ vỡ nợ đầu tiên trong lịch sử của Hoa Kỳ.

"Tôi thực sự xin lỗi Thủ tướng vì đã để ngài đến đây thay vì tôi đi Australia", ông nói với nhà lãnh đạo Australia ngồi cạnh mình ở Hiroshima. "Vì tôi có một việc tối khẩn ngay bây giờ và tôi phải về để giải quyết điều đó."

Đáp lại, Thủ tướng Albanese nói với Tổng thống Biden: "Tôi rất buồn vì bạn không thể viếng thăm nước Úc vào lúc này, nhưng tôi thông cảm với hoàn cảnh mà ngài đang phải đối diện vì chính cá nhân tôi cũng phải giải quyết những vấn đề tương tự."

Thủ tướng Albanese đã làm rơi một tờ báo khi bắt tay Biden, người đã chìa tay ra trước mặt ông và nói: "Tất cả hoạt động chính trị có thể mang tính địa phương, nhưng tình bạn của chúng ta vẫn trường tồn…" và Thủ tướng Albanese đáp: “Chắc chắn rồi!”

Cả hai nhà lãnh đạo sau đó đã xiết chặt tình bạn qua một thỏa thuận về khí hậu, khoáng sản và năng lượng.