Khiêm Nhường Và Hiền Lành
(Suy niệm Chúa nhật 14 TNA)
Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã kể lại kinh nghiệm của Ngài như sau:
“Khi tôi mới được bầu làm Giáo hoàng để lãnh đạo Giáo hội hoàn vũ, tôi rất lo lắng, sợ hãi trước một trách nhiệm quá nặng nề. Nhưng một đêm kia, trong giấc ngủ, tôi nghe có tiếng phán bảo tôi:
“Gioan! Đừng tự xem mình quá quan trọng”.
Tôi đem áp dụng ngay câu nói ấy, và từ dạo đó, tôi đã ăn ngon ngủ yên như trước khi tôi được chọn làm Giáo Hoàng.
Xuyên suốt các bài đọc của Chúa nhật 14 thường niên A hôm nay, chúng ta bắt gặp sợi chỉ đỏ: Khiêm nhường.
Vâng, nơi bài đọc I, Tiên tri Dacaria loan báo về Đấng Cứu Độ sẽ đến trong tương lai. Ngài là một Đấng khiêm nhường ngồi trên lưng lừa con, con của lừa mẹ. Lừa mẹ thì có ách, “ách Lề Luật”, lừa con chưa có ách, không bị ràng buộc bởi ‘ách Lề Luật”. Ách Lề Luật không thể mang lại ơn cứu độ, chính Đức Giêsu khiêm nhường - hiền hậu mới thật sự đem lại ơn cứu độ cho muôn dân.
Nơi bài đọc II, Thánh Phaolô nhắc nhở cộng đoàn Rôma nói riêng và chúng ta nói chung rằng nếu chúng ta kiêu căng và chỉ sống theo tính xác thịt, thì chúng ta sẽ phải chết. Cái chết hư hoại vì tính xác thịt đem lại. Còn nếu chúng ta khiêm tốn nhìn nhận mình thuộc về Thiên Chúa, thuộc về Thần Khí, thuộc về Đức Ki-tô, thì chúng ta sẽ được sống và sống muôn đời. Vì chính Đức Giê-su Ki-tô đã chết đối với tội để đem lại sự sống đời đời cho con người mặc dù Ngài không hề vương chút tội lỗi. Chúng ta phải chấp nhận chết đi con người cũ, chết đi cái thân xác yếu hèn và tội lỗi để được sống với Đức Ki-tô.
Nơi bài Tin Mừng, Thánh Ma-thêu phân biệt rõ ai là người được mạc khải mầu nhiệm Nước Trời, ai là người được đón nhận sự sống đời đời ngang qua lời cầu nguyện của Đức Giê-su Ki-tô. “Khi ấy, Đức Giê-su cất tiếng nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết mầu nhiệm Nước Trời, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha.” (Mt 11, 25-26). Quả thật, khiêm nhường là ‘nhân đức trụ’ hay ‘nhân Đức Mẹ’ của mọi nhân đức. Có khiêm nhường, chúng ta sẽ dễ dàng đón nhận Chúa là gia nghiệp, là chủ và là chúa của cuộc sống chúng ta. Có khiêm nhường sẽ có tất cả. Vì chính Đức Giê-su cũng là Đấng Khiêm Nhường, là mẫu gương cho mọi người chúng ta. Là một Thiên Chúa cao sang và quyền uy vô cùng, toàn năng vô cùng và lọn tốt lọn lành vô cùng, thế nhưng mà, Ngài đã chấp nhận vâng lời để nhập thể và nhập thế làm người giống con người mọi đàng ngoại trừ tội lỗi để nâng con người lên làm con Thiên Chúa và đón nhận hồng ân cứu độ. Hôm nay, chính Đức Giê-su cũng đã tự mình bộc bạch cách rõ ràng: “Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.” (c.29). Là Đấng Khiêm Nhường, Đức Giê-su muốn mời gọi chúng ta học noi gương bắt chước Ngài để được đón nhận ơn cứu độ và đón nhận được Mầu Nhiệm Nước Trời mà chính Chúa Cha sẽ tặng ban. Chỉ có hiền hậu và khiêm nhường, chúng ta mới thật sự xứng đáng với danh hiệu làm con cái của Thiên Chúa và anh chị em trong gia đình Hội Thánh. Chỉ có hiền hậu và khiêm nhường, chúng ta mới dễ chấp nhận những sai lỗi của anh chị em và dễ dàng tha thứ cho nhau. Chỉ có sự hiền hậu và khiêm nhường, chúng ta mới dễ dàng đến với nhau, quan tâm, phục vụ và giúp đỡ lẫn nhau, nhất là đối với những ai đau khổ, bệnh hoạn tật nguyền,…Chỉ khi nào nơi chúng ta đầy sự hiền hậu và khiêm nhường như Đức Giê-su Ki-tô, chúng ta mới biết sống cho người khác, yêu thương và xả thân phục vụ họ.
Khiêm nhường và hiền hậu nơi Đức Giê-su và trong Đức Giê-su, ki-tô hữu mới chiến thắng và đánh bại được sự kiêu ngạo nơi tính xác thịt và ‘kẻ thù không đội trời chung’ của Thiên Chúa, đó là ma quỷ. Thật vậy, ma quỷ là cha của mọi sự gian dối và kiêu ngạo. Nó luôn tìm cách cám dỗ và lôi kéo con người chúng ta về phía phe của nó với những lời hứa xem ra ngọt ngào và hào nhoáng bên ngoài. Nếu chúng ta nhẹ dạ cả tin, nếu chúng chạy theo sự mau qua, thú vui nhục dục, hạnh phúc ảo,…mà chính ma quỷ đã gieo rắc, chúng ta sẽ mất đi sự tự do, bị làm nô lệ cho ma quỷ và đương nhiên, sự sống vĩnh cửu, hạnh phúc Nước Trời sẽ không thuộc về chúng ta nữa. Sự chết đời đời sẽ đi theo chúng ta nếu chúng ta thiếu khiêm nhường mà chạy theo lối sống kiêu ngạo của thế gian, ma quỷ và xác thịt. Hãy học với Đức Giê-su Ki-tô khiêm nhường và hiền hậu thì chúng ta sẽ được sống và được hạnh phúc. Ngược lại, nếu chúng ta cứ chạy theo những đam mê xác thịt, chạy theo những kiêu ngạo theo kiểu thế gian và ma quỷ, thì chúng ta sẽ tìm đến con đường của sự diệt vong và tất nhiên sẽ mất đi sự sống muôn đời.
Để thực tập gương hiền lành và khiêm nhường của Chúa, chúng ta phải ý thức rằng: mình chỉ là tội nhân trước Chúa (x. Is 6,3-4; Lc 5,8), mình chỉ là đầy tớ vô dụng (x. Lc 17,10), mình không là gì cả (x. Gl 6,3), mình có gì, được gì, thì đều do Chúa ban (x. 1 Cr 4,7). Khi ý thức như thế, chúng ta sẽ luôn mở lòng ra để đón nhận ơn Chúa, bởi vì, người bệnh mới cần đến thầy thuốc. Cuối cùng, chúng ta hãy ghi nhớ lời thánh Phao-lô căn dặn: đừng đi quá mức khi đánh giá mình, nhưng hãy đánh giá mình cho đúng mức… đừng tự cao tự đại, nhưng, ham thích những gì hèn mọn (x. Rm 12,3.16). Ước gì chúng ta luôn biết vận dụng phương thế: hiền lành và khiêm nhường để giúp mình đạt đến phúc trường sinh. Ước gì được như thế!
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
(Suy niệm Chúa nhật 14 TNA)
Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã kể lại kinh nghiệm của Ngài như sau:
“Khi tôi mới được bầu làm Giáo hoàng để lãnh đạo Giáo hội hoàn vũ, tôi rất lo lắng, sợ hãi trước một trách nhiệm quá nặng nề. Nhưng một đêm kia, trong giấc ngủ, tôi nghe có tiếng phán bảo tôi:
“Gioan! Đừng tự xem mình quá quan trọng”.
Tôi đem áp dụng ngay câu nói ấy, và từ dạo đó, tôi đã ăn ngon ngủ yên như trước khi tôi được chọn làm Giáo Hoàng.
Xuyên suốt các bài đọc của Chúa nhật 14 thường niên A hôm nay, chúng ta bắt gặp sợi chỉ đỏ: Khiêm nhường.
Vâng, nơi bài đọc I, Tiên tri Dacaria loan báo về Đấng Cứu Độ sẽ đến trong tương lai. Ngài là một Đấng khiêm nhường ngồi trên lưng lừa con, con của lừa mẹ. Lừa mẹ thì có ách, “ách Lề Luật”, lừa con chưa có ách, không bị ràng buộc bởi ‘ách Lề Luật”. Ách Lề Luật không thể mang lại ơn cứu độ, chính Đức Giêsu khiêm nhường - hiền hậu mới thật sự đem lại ơn cứu độ cho muôn dân.
Nơi bài đọc II, Thánh Phaolô nhắc nhở cộng đoàn Rôma nói riêng và chúng ta nói chung rằng nếu chúng ta kiêu căng và chỉ sống theo tính xác thịt, thì chúng ta sẽ phải chết. Cái chết hư hoại vì tính xác thịt đem lại. Còn nếu chúng ta khiêm tốn nhìn nhận mình thuộc về Thiên Chúa, thuộc về Thần Khí, thuộc về Đức Ki-tô, thì chúng ta sẽ được sống và sống muôn đời. Vì chính Đức Giê-su Ki-tô đã chết đối với tội để đem lại sự sống đời đời cho con người mặc dù Ngài không hề vương chút tội lỗi. Chúng ta phải chấp nhận chết đi con người cũ, chết đi cái thân xác yếu hèn và tội lỗi để được sống với Đức Ki-tô.
Nơi bài Tin Mừng, Thánh Ma-thêu phân biệt rõ ai là người được mạc khải mầu nhiệm Nước Trời, ai là người được đón nhận sự sống đời đời ngang qua lời cầu nguyện của Đức Giê-su Ki-tô. “Khi ấy, Đức Giê-su cất tiếng nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết mầu nhiệm Nước Trời, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha.” (Mt 11, 25-26). Quả thật, khiêm nhường là ‘nhân đức trụ’ hay ‘nhân Đức Mẹ’ của mọi nhân đức. Có khiêm nhường, chúng ta sẽ dễ dàng đón nhận Chúa là gia nghiệp, là chủ và là chúa của cuộc sống chúng ta. Có khiêm nhường sẽ có tất cả. Vì chính Đức Giê-su cũng là Đấng Khiêm Nhường, là mẫu gương cho mọi người chúng ta. Là một Thiên Chúa cao sang và quyền uy vô cùng, toàn năng vô cùng và lọn tốt lọn lành vô cùng, thế nhưng mà, Ngài đã chấp nhận vâng lời để nhập thể và nhập thế làm người giống con người mọi đàng ngoại trừ tội lỗi để nâng con người lên làm con Thiên Chúa và đón nhận hồng ân cứu độ. Hôm nay, chính Đức Giê-su cũng đã tự mình bộc bạch cách rõ ràng: “Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.” (c.29). Là Đấng Khiêm Nhường, Đức Giê-su muốn mời gọi chúng ta học noi gương bắt chước Ngài để được đón nhận ơn cứu độ và đón nhận được Mầu Nhiệm Nước Trời mà chính Chúa Cha sẽ tặng ban. Chỉ có hiền hậu và khiêm nhường, chúng ta mới thật sự xứng đáng với danh hiệu làm con cái của Thiên Chúa và anh chị em trong gia đình Hội Thánh. Chỉ có hiền hậu và khiêm nhường, chúng ta mới dễ chấp nhận những sai lỗi của anh chị em và dễ dàng tha thứ cho nhau. Chỉ có sự hiền hậu và khiêm nhường, chúng ta mới dễ dàng đến với nhau, quan tâm, phục vụ và giúp đỡ lẫn nhau, nhất là đối với những ai đau khổ, bệnh hoạn tật nguyền,…Chỉ khi nào nơi chúng ta đầy sự hiền hậu và khiêm nhường như Đức Giê-su Ki-tô, chúng ta mới biết sống cho người khác, yêu thương và xả thân phục vụ họ.
Khiêm nhường và hiền hậu nơi Đức Giê-su và trong Đức Giê-su, ki-tô hữu mới chiến thắng và đánh bại được sự kiêu ngạo nơi tính xác thịt và ‘kẻ thù không đội trời chung’ của Thiên Chúa, đó là ma quỷ. Thật vậy, ma quỷ là cha của mọi sự gian dối và kiêu ngạo. Nó luôn tìm cách cám dỗ và lôi kéo con người chúng ta về phía phe của nó với những lời hứa xem ra ngọt ngào và hào nhoáng bên ngoài. Nếu chúng ta nhẹ dạ cả tin, nếu chúng chạy theo sự mau qua, thú vui nhục dục, hạnh phúc ảo,…mà chính ma quỷ đã gieo rắc, chúng ta sẽ mất đi sự tự do, bị làm nô lệ cho ma quỷ và đương nhiên, sự sống vĩnh cửu, hạnh phúc Nước Trời sẽ không thuộc về chúng ta nữa. Sự chết đời đời sẽ đi theo chúng ta nếu chúng ta thiếu khiêm nhường mà chạy theo lối sống kiêu ngạo của thế gian, ma quỷ và xác thịt. Hãy học với Đức Giê-su Ki-tô khiêm nhường và hiền hậu thì chúng ta sẽ được sống và được hạnh phúc. Ngược lại, nếu chúng ta cứ chạy theo những đam mê xác thịt, chạy theo những kiêu ngạo theo kiểu thế gian và ma quỷ, thì chúng ta sẽ tìm đến con đường của sự diệt vong và tất nhiên sẽ mất đi sự sống muôn đời.
Để thực tập gương hiền lành và khiêm nhường của Chúa, chúng ta phải ý thức rằng: mình chỉ là tội nhân trước Chúa (x. Is 6,3-4; Lc 5,8), mình chỉ là đầy tớ vô dụng (x. Lc 17,10), mình không là gì cả (x. Gl 6,3), mình có gì, được gì, thì đều do Chúa ban (x. 1 Cr 4,7). Khi ý thức như thế, chúng ta sẽ luôn mở lòng ra để đón nhận ơn Chúa, bởi vì, người bệnh mới cần đến thầy thuốc. Cuối cùng, chúng ta hãy ghi nhớ lời thánh Phao-lô căn dặn: đừng đi quá mức khi đánh giá mình, nhưng hãy đánh giá mình cho đúng mức… đừng tự cao tự đại, nhưng, ham thích những gì hèn mọn (x. Rm 12,3.16). Ước gì chúng ta luôn biết vận dụng phương thế: hiền lành và khiêm nhường để giúp mình đạt đến phúc trường sinh. Ước gì được như thế!
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương