Michael Pakaluk, trên The Catholic Thing, Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2024, viết về Ngày Lễ Đức Mẹ Dâng Mình Vào Đền Thờ:
Mẹ của Đức Trinh Nữ Maria được gọi là "Hannah" trong tiếng Do Thái, nhưng chúng ta biết bà là "Anna" qua tiếng Latin qua tiếng Hy Lạp. Hannah này và chồng bà, Joachim, theo truyền thống cũ, được các giáo hoàng xác nhận, đã đưa con gái của họ, Maria đến đền thờ khi cô còn là một bé gái, để dâng hiến cô cho Chúa. Lễ kỷ niệm "Lễ dâng Đức Mẹ" này là lễ mà Giáo hội cử hành hôm nay.
Có lẽ bạn đã không chú ý gì đến lễ này. Có thể bạn đã nghĩ trong đầu rằng, "Ồ, Đức Maria đã được dâng hiến trong đền thờ giống như Chúa Giêsu vậy", và dừng lại ở đó. Nhưng có điều không hề có nghi lễ dâng hiến con gái đầu lòng. Nếu Maria đã được "dâng hiến", và sự kiện này quan trọng đến mức Giáo hội vẫn kỷ niệm, thì lý do là gì?
Tôi sẽ không nói rằng tài liệu viết cổ xưa nhất trong truyền thống điền vào câu chuyện này, tức The Proto-Evangelium of James [Đệ nhất Tin Mừng Giacôbê], là đáng tin cậy, nhưng nó chắc chắn rất thú vị và đáng để bạn chú ý. Theo "phúc âm ngụy thư" này và những tài liệu khác tương tự, Hannah đã hiếm muộn và trong hơn hai mươi năm đã cầu xin Chúa cho một đứa con.
Một ngày nọ, bà đi dạo trong vườn, ngồi dưới một cây nguyệt quế, và nhìn thấy một tổ chim sẻ trên cây (xem Thánh vịnh 84:3), bà đã cầu nguyện với lời than thở sâu sắc này:
Than ôi! Ai đã sinh ra tôi? Và tử cung nào đã sinh ra tôi?...
Than ôi! Tôi đã được ví như thế nào? Tôi không giống như các loài chim trên trời, vì ngay cả các loài chim trên trời cũng sinh sản trước mặt Chúa, lạy Chúa.
Than ôi! Tôi đã được ví như thế nào? Tôi không giống như các loài thú trên đất, vì ngay cả các loài thú trên đất cũng sinh sản trước mặt Chúa, lạy Chúa.
Than ôi! Tôi đã được ví như thế nào? Tôi không giống như những dòng nước này, vì ngay cả những dòng nước này cũng sinh sôi nảy nở trước mặt Chúa, lạy Chúa.
Than ôi! Tôi được ví như ai? Tôi không giống như trái đất này, vì ngay cả trái đất cũng sinh hoa trái đúng mùa, và chúc tụng Chúa, lạy Chúa.
Đó quả là một Laudato si’ về khả năng sinh sản. Bà nhìn vào mọi ngóc ngách của thiên nhiên và thấy sự phì nhiêu ở đó. Nhưng chính bà, vì sự cằn cỗi của mình, đã trở thành người xa lạ, một kẻ bị ruồng bỏ khỏi “ngôi nhà chung” này. (Hãy quan sát xem tất cả những điều này khác biệt như thế nào so với “chủ nghĩa bảo vệ môi trường” của chúng ta!)
Rồi, một thiên thần hiện ra với bà, nói với bà rằng bà sẽ thụ thai – Hannah tin và chấp nhận ngay lập tức – và để đáp lại, bà lặp lại lời của người cùng tên với mình: “Chúa là Đức Chúa Trời hằng sống của con, nếu con sinh con trai hay con gái, con cũng sẽ dâng nó như một món quà cho Chúa là Đức Chúa Trời của con; và nó sẽ phục vụ Ngài một cách thánh thiện trong suốt cuộc đời của nó.” (Xem 1 Samuen 1:11. Lưu ý rằng trong tiếng Hy Lạp, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được gọi bằng từ trung tính, “nó.”)
Bản Proto-Evangelium [Đệ nhất Tin Mừng] thường khá trần tục nhưng về sự thụ thai Maria, nó bình luận một cách giản dị tuyệt đẹp, liên quan đến người cha sau khi ông trở về từ việc chăn đàn gia súc của mình: “Và Joachim nghỉ ngơi ngày đầu tiên trong nhà của mình.” Người chồng nghỉ ngơi trong nhà của mình và trở thành một người cha.
Sau khi Hannah sinh con, bà hỏi bà đỡ “Tôi đã sinh ra điều gì?” Bà đỡ nói với cô, “Một bé gái.” Không có dấu hiệu thất vọng nào, Hannah bế đứa trẻ, nhìn con và thốt lên, “Linh hồn tôi đã được tôn vinh ngày hôm nay!” Và, bất kể giá trị của câu chuyện này là gì, điều hoàn toàn có thể là Hannah biết và sau đó lặp lại bài hát của người cùng tên với mình (1 Samuen 2:1-10), và bài Magnificat của Maria là sự chiếm hữu của riêng ngài đối với bài hát của mẹ ngài.
Truyền thống tiếp tục nói rằng Joachim và Hannah đã đợi đến năm thứ ba của Maria mới đưa con đến đền thờ. Họ đặt con ở chân một số cầu thang đá dốc dẫn lên đền thờ; các trinh nữ cầm đèn lồng đứng ở trên cùng. Liệu bé gái có bò lên phía họ không? Không phải thế, Maria đã nhanh chóng và tự tin bước lên cầu thang. Em đi thẳng đến "nhà của cha mình" (so sánh Lc 2:49).
Trong đền thờ, em sẽ học đọc và viết, Luật pháp và các Tiên tri, và không sống với cha mẹ mình nữa, những người đã mất khi em mới bảy hoặc tám tuổi.
Con trai của em, tự nhận mình là Chúa của đền thờ, sau đó sẽ dạy, "Ai yêu cha hoặc mẹ hơn tôi thì không xứng đáng với tôi" (Mt 10:37)
Vào tuổi 12 (trước khi có kinh nguyệt), theo truyền thống này, các linh mục yêu cầu cô phải đính hôn với một người đàn ông lớn tuổi hơn, một người góa vợ, chọn ra từ giữa những ứng viên, đó là Giuse, lúc đầu miễn cưỡng, vì dấu hiệu của một con chim bồ câu, đậu trên hoặc thậm chí có thể nhảy ra từ cây gậy của ông.
Truyền thống nói thế. Chúng ta có thể hỏi: Nếu Giáo hội kỷ niệm lễ dâng Đức Maria vào Đền thờ, thì lễ này dạy những bài học gì?
Không cần phải có nhiều sáng tạo ẩn dụ để thấy rằng nó dạy chúng ta nên mong muốn một nền giáo dục tôn giáo cho con cái của mình. Lễ dâng dâng Đức Maria vào Đền thờ đôi khi được gọi là Illatio, một sự đưa vào, một cam kết, một bước quyết định. Tại sao một người mẹ và người cha Ki-tô hữu, nếu không bị buộc phải làm như vậy, lại nhất quyết giao phó con mình cho những người không tin? Hãy tưởng tượng Joachim và Hannah đưa Đức Maria vào triều đình của Herod để được hướng dẫn thay thế.
Rõ ràng là Hannah cũng dạy chúng ta nên mong muốn có con cái một cách mãnh liệt như thế nào và do đó tôn kính khả năng sinh sản của mình. Chúng ta thấy ở Hannah sự kỳ lạ của nền nhiệm cục thần linh. Bà trao con gái mình cho Chúa, nhưng chính qua lời cam kết của Đức Maria về sự đồng trinh trọn đời, Hannah trở thành bà của toàn thể nhân loại. Con gái của bà, qua những lời "Này là mẹ của con", thậm chí còn trở thành "mẹ của tất cả những người sống" hơn cả Evà (St 3:20)
Và sau đó chúng ta thấy tình yêu Kitô giáo được ưu tiên hơn tình cảm gia đình tự nhiên, và bậc đồng trinh được ưu tiên hơn bậc hôn nhân. Chúng ta thậm chí còn thấy tình yêu của người chồng trong một ánh sáng rõ ràng, vì Giuse đón Maria từ đền thờ như một người con gái để bảo vệ và trân trọng.
Đối với tất cả chúng ta, đây là một cử hành Đức Maria, Mẹ của Tình yêu đẹp nhất (Huấn Ca 24:24)